Khóa luận Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Đàn hương từ hạt tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

pdf 53 trang thiennha21 19/04/2022 6411
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Đàn hương từ hạt tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_ky_thuat_nhan_giong_cay_dan_huong_tu_ha.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Đàn hương từ hạt tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN HIỂN Tên đề tài: NGHIÊN CỨUNHÂN GIỐNG ĐÀN HƯƠNG TỪ HẠT TẠI VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN HIỂN Tên đề tài: NGHIÊN CỨUNHÂN GIỐNG ĐÀN HƯƠNG TỪ HẠT TẠI VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Lớp : K47 - LN Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : 1. T.S Nguyễn Minh Chí 2. Th.S Phạm Thu Hà Thái Nguyên, 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận trên là kết quả nghiên cứu của riêng bản thân tôi không sao chép của ai. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là kết quả hoàn toàn trung thực, khách quan. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí theo danh mục tài liệu của khóa luận. Nếu có điều gì sai sót, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước Hội đồng khoa học TS. Nguyễn Minh Chí Th.S Phạm Thu Hà Hoàng Văn Hiển XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu! (Ký và ghi rõ họ tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp, em tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu nhân giông đàn hương từ hạt tại viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam”. Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này trước hết em xin gửi đến các thầy, cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm lời cảm ơn chân thành. Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy Nguyễn Minh Chí và cô Phạm Thu Hà, những người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng ban của Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập. Em xin cảm ơn nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được thưc tập nơi mà em yêu thích, cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích trong côngviệc nghiêncứu khoa học để giúp ích cho công việc sau này của bản thân. Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên đề này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên thực hiện Hoàng Văn Hiển
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Bố trí công thức thí nghiệm ngẫu nhiên. 24 Bảng 3.2: Các công thức thí nghiệm đất và phân bón 26 Bảng 4.1: Tổng hợp kết quả thí nghiệm cây phù trợ sau 90 ngày 27 Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả thí nghiệm cây phù trợ sau 120 ngày 29 Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả thí nghiệm cây phù trợ sau 150 ngày 30 Bảng 1.4: Tổng hợp kết quả thí nghiệm xử lý nảy mầm hạt giống sau 30 ngày 33 Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả thí nghiệm xử lý nảy mầm hạt giống sau 45 ngày 34 Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả thí nghiệm giá thể sau 30 ngày 35 Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả thí nghiệm xử lý nảy mầm hạt giống sau 45 ngày 37 Bảng 4.8: Đặc điểm tính chất đất làm giá thể bầu ươm 38 Bảng 4.9: Ảnh hưởng của đất và phân bón đến sinh trưởng của cây ở giai đoạn 90 ngày tuổi 39
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1 Cây Đàn hương ở viện nghiện cứu Lâm nghiệp 3 Hình 4.2 Cây Đàn hương trồng trên đất khô cằn ở Phú Thọ 3 Hình 4.3 Lá cây Đàn hương 4 Hình 4.4 Hoa và quả non của cây Đàn hương 4 Hình 4.5 Quả và hạt cây Đàn hương ở Phú Thọ 5 Hình 4.6: Cây Đàn hương 90 ngày tuổi khi trồng cùng cây Rệu xanh (ảnh trái) và đối chứng (ảnh phải) 28 Hình 4.7: Cây Đàn hương 120 ngày tuổi khi trồng cùng cây Dền cảnh 29 Hình 4.8: Cây Đàn hương 150 ngày tuổi khi trồng cùng cây Rệu xanh (ảnh trái) và Dền cảnh (ảnh phải) 31 Hình 4.9: Rễ cây Đàn hương bán ký sinh trên rễ cây họ đậu 32 Hình 4.10: Hạt Đàn hương nảy mầm sau 30 ngày ở công thức 3 33 Hình 4.11: Hạt bắt đầu nảy mầm sau 20 ngày trên giá thể cát sông 36
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nghĩa đầy đủ BNN Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CT Công thức ĐC Đối chứng Đ-PB Đất – Phân bón FAO Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc Fpr Xác suất tính GA Chất kích thích sinh trưởng thực vật Gibberellin GA3 Chất điều hòa sinh trưởng Gibberellin Lsd Khoảng sai dị MF1 Chế phẩm vi sinh vật hỗn hợp MF1 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NQ-CP Nghị quyết chính phủ QĐ Quyết định SG Phân vi sinh Sông Gianh TCLN Tổng cục Lâm nghiêp UBND Uỷ ban nhân dân USD Đô la Mỹ
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC HÌNH iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT v PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu 2 1.3. Ý nghĩa củađề tài 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 3 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 3 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 6 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 13 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 13 2.3.2. Đặc điểm khu vực Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 20 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 23 3.1.3. Địa điểm nghiên cứu 23 3.2. Nội dung nghiên cứu 23 3.2.1. Nghiên cứu xác định loài cây phù trợ cho cây Đàn hương bán ký sinh ở giai đoạn vườn ươm 23
  9. vii 3.2.2. Nghiên cứu nhân giống đàn hương từ hạt 23 3.3.1. Nghiên cứu xác định loài cây phù trợ cho cây Đàn hương bán ký sinh ở giai đoạn vườn ươm 24 3.3.2. Nghiên cứu nhân giống Đàn hương từ hạt 24 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27 4.1. Nghiên cứu xác định loài cây phù trợ cho cây Đàn hương bán ký sinh ở giai đoạn vườn ươm 27 4.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loài cây phù trợ đến sinh trưởng của Đàn hương 27 4.1.2. Nghiên cứu đặc điểm bán ký sinh của rễ đàn hương với rễ cây chủ 31 4.2. Nghiên cứu nhân giống đàn hương từ hạt 32 4.2.1. Nghiên cứu xử lý nảy mầm hạt giống 32 4.2.2. Nghiên cứu lựa chọn giá thể gieo hạt 35 4.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể bầu nuôi cây 37 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41 5.1. Kết luận 41 5.2. Kiến nghị 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đàn hương (Santalum album Linn) là loài cây thường xanh, sống bán ký sinh, cây chỉ có thể sinh trưởng tốt khi bán ký sinh với một số loại cây chủ nhất định ở các giai đoạn khác nhau. Đàn hương đã được trồng trên diện rộng ở nhiều nước để lấy gỗ và tinh dầu. Gỗ và lá Đàn hương chứa 3 - 6% tinh dầu dễ bay hơi (chủ yếu là sesquiterpenols α- và β santalols), chất nhựa và tannins. Đàn hương là loài cây gỗ cho tinh dầu có giá trị kinh tế lớn, có nguồn gốc ở Đông Timor, Ấn Độ, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Indonesia. Ở Việt Nam được cho là có phân bố ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Bộ phận thường dùng là lõi của cây gỗ. Việc chưng cất tinh dầu từ gỗ thường sử dụng gỗ của cây có đường kính trên 20cm (>25 năm tuổi), hàm lượng tinh dầu tổng số trung bình đạt từ 1,5-10%, tùy bộ phận của cây. Gỗ lõi của rễ có thể đạt 10%, gỗ giác từ cành nhánh đạt từ 1,5 đến 2%. Năng suất gỗ có thể đạt 85 đến 240 kg gỗ lõi/cây đối với cây đạt đường kính 30cm. Chu kỳ kinh doanh của cây Đàn hương thường từ 20-30 năm. Trong giai đoạn cây còn non, có thể tận dụng cành và lá để chưng cất tinh dầu và chế biến trà túi lọc từ lá. [11] Hiện nay, giá bán tinh dầu Đàn hương trên thị trường thế giới vào khoảng 1.000 đến 1.500 USD/kg, chúng thường được dùng trong công nghiệp chế biến dược liệu, thực phẩm và mỹ phẩm làm hương liệu. Nhu cầu sử dụng tinh dầu Đàn hương rất lớn nhưng mới chỉ đáp ứng được khoảng 20%. Do đó nghiên cứu phát triển Đàn Hương ở Việt Nam nhằm mục tiêu cung cấp tinh dầu giá trị cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là hoàn toàn khả thi. Từ những thực trạng nêu trên, đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây
  11. 2 Đàn hương từ hạt tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam” rất cần được thực hiện. 1.2. Mục tiêu - Xác định được biện pháp xử lý hạt đàn hương nảy mầm. - Xác định được cây chủ cho cây đàn hương bán ký sinh. - Xác định được giá thể phù hợp để gieo ươm đàn hương. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: + Củng cố kiến thức đã học, bổ sung kiến thức chuyên môn. + Việc nghiên cứu đề tài là cơ sở để đề xuất các biện pháp nhân giống cây Đàn hương. + Biết cách tổng hợp, phân tích để viết báo cáo nghiên cứu khoa học. - Ý nghĩa trong thực tiễn: + Qua quá trình thu thập, xử lý số liệu giúp tôi học hỏi và làm quen với thực tế sản xuất và khoa học. + Qua những đánh giá cụ thể về sinh trưởng chúng ta có thể tìm ra được các loài cây phù trợ thích hợp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động trồng và phát triển cây Đàn hương. + Làm cơ sở và tài liệu cho những đề tài nghiên cứu có liên quan.
  12. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Đàn hương là loài cây gỗ cho tinh dầu có giá trị kinh tế lớn, có nguồn gốc ở Đông Timor, Ấn Độ, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Indonesia. Ở Việt Nam được cho là có phân bố ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Bộ phận thường dùng là lõi của cây gỗ. Hiện nay, nhu cầu trồng đàn hương rất cao nhưng kỹ thuật gieo ươm gặp nhiều khó khăn, cây đàn hương đòi hỏi có cây chủ để chúng bán ký sinh ở từng giai đoạn phát triển. Do đó việc nghiên cứu gieo ươm đàn hương thành công sẽ góp phần phát triển hiệu quả cây đàn hương ở Việt Nam. 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước  Giới thiệu chung về cây Đàn hương Đây là cây gỗ cao 10 - 15 m, với đặc tính sinh học quan trọng nhất là có rễ cái ký sinh trên cây chủ, rễ con bám chặt vào rễ cái cây chủ bằng các giác mút, hút dinh dưỡng từ cây ký chủ để sinh trưởng và phát triển nên còn gọi đàn hương là cây gỗ bán ký sinh. Hình 4.1 Cây Đàn hương ở viện Hình 4.2 Cây Đàn hương trồng nghiện cứu Lâm nghiệp trên đất khô cằn ở Phú Thọ
  13. 4 Cây Đàn hương được trồng ở khuôn viên và cây ở ngoài tự nhiên có sự khác nhau rõ rệt, cây được trồng sinh trưởng tốt, lá sẫm màu, tán rộng hơn so với cây ngoài tự nhiên. Là loài cây thường xanh, sống theo bụi to và cao, phát triển được trong các vùng khí hậu khác nhau. Hình 4.3 Lá cây Đàn hương Hình 4.4 Hoa và quả non của cây Đàn hương
  14. 5 Hình 4.5 Quả và hạt cây Đàn hương ở Phú Thọ Lá nguyên, dầy, mọc đối, hình trứng hoặc hình mũi mác. Hoa mẫu 4, cụm hoa mọc thành chùm, lúc đầu màu vàng rơm, sau màu đỏ thẫm. Quả hạch hình cầu, khi chín màu đen, thịt nhiều nhựa. Ra hoa vào tháng 5 - 6, đậu quả vào tháng 7-9. Gỗ Đàn hương cứng, nặng, vàng và hạt mịn, giác trắng, mùi thơm, lõi vàng nâu, được sử dụng sản xuất các loại hàng mỹ nghệ tuyệt diệu, Gỗ đàn hương là loại gỗ đắt thứ hai trên thế giới, sau gỗ đen châu Phi, Dầu gỗ đàn hương được chiết xuất từ gỗ để sử dụng, cất tinh dầu để SX nhiều mặt hàng quý và xà phòng thơm. Cả gỗ và dầu đều tạo ra một mùi thơm đặc biệt được đánh giá cao trong nhiều thế kỷ. Do đó, các loài cây phát triển chậm này đã bị thu hoạch quá mức trong thế kỷ qua.
  15. 6 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 2.2.1.1. Giá trị của cây Đàn hương Đàn hương đã được trồng trên diện rộng ở nhiều nước để lấy gỗ và tinh dầu. Gỗ và lá Đàn hương chứa 3-6% tinh dầu dễ bay hơi (chủ yếu là các hợp chất sesquiterpenols α và β santalols), chất nhựa và tannins.[10] Đàn hương là loài cây gỗ cho tinh dầu có giá trị kinh tế lớn, có nguồn gốc ở Đông Timor, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam. Bộ phận thường dùng là lõi của cây gỗ. Việc chưng cất tinh dầu từ gỗ thường sử dụng gỗ của cây có đường kính trên 20cm (>25 năm tuổi), hàm lượng tinh dầu tổng số trung bình đạt từ 1,5-10%, tùy bộ phận của cây. Gỗ lõi của rễ có thể đạt 10%, gỗ giác từ cành nhánh đạt từ 1,5 đến 2%. Năng suất gỗ có thể đạt 85 đến 240 kg gỗ lõi/cây đối với cây đạt đường kính 30cm. Chu kỳ kinh doanh của cây Đàn hương thường từ 20-30 năm. Trong giai đoạn cây còn non, có thể tận dụng cành và lá để chưng cất tinh dầu và chế biến trà túi lọc từ lá. Hiện nay, giá bán tinh dầu Đàn hương trên thị trường thế giới vào khoảng 1.000 đến 1.500 USD/kg, chúng thường được dùng trong công nghiệp chế biến dược liệu, thực phẩm và mỹ phẩm làm hương liệu. Nhu cầu sử dung tinh dầu Đàn hương rất lớn nhưng mới chỉ đáp ứng được khoảng 20% [10]. Nhu cầu Đàn hương trên toàn cầu sẽ tăng 5 lần lên 20.000 tấn gỗ mỗi năm trong giai đoạn 2015 - 2025, TFS cho biết. Trung Quốc được dự báo đóng góp một nửa sức tăng này. Đàn hương tại đây được dùng làm thuốc, đồ thủ công và nước hoa. Trong khi đó, Đàn hương khai thác hợp pháp tại Ấn Độ lại đang bị Chính phủ hạn chế sản xuất và xuất khẩu [11]. Đây là ngành kinh doanh cực lớn, Công ty Santanol hiện bán dầu Đàn hương với giá dưới 3.000 USD một kg. Giá này được họ cho là "phù hợp với xu hướng tương lai". Ấn Độ đến nay vẫn thống trị nguồn cung Đàn hương.
  16. 7 Tuy nhiên, số lượng bán ra từ các đợt đấu giá của Chính phủ đã lao dốc vài năm gần đây, do khai thác quá mức và buôn lậu, theo các báo cáo tại một hội thảo của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) năm 2011. Bên cạnh đó, luật pháp nước này quy định toàn bộ Đàn hương là tài sản quốc gia, khiến nhà đầu tư tư nhân khó cạnh tranh [2]. 2.2.1.2. Nghiên cứu về chọn loài cây phù trợ cho cây Đàn hương Đàn hương (Santalum album) là loài cây thường xanh, sống bán ký sinh, cây chỉ có thể sinh trưởng tốt khi bán ký sinh với một số loại cây chủ nhất định ở các giai đoạn khác nhau. Chi Rau rệu thường được sử dụng như là cây chủ đầu tiên cho gỗ Đàn hương trong vườn ươm. Tăng trưởng của cây Đàn hương là mạnh mẽ hơn khi chi Rau rệu được trồng trong cùng và cây Đàn hương sẽ phát triển tốt hơn khi cây con được trồng mà có kết hợp với cây phù trợ.[14] Thí nghiệm chọn cây phù trợ với 5 loài gồm Alternanthera nana, Sesbaniaformosa, Atalaya hemiglauca, Acacia hemignostavà Crotalaria retusa, kết quả nghiên cứu cho thấy A. nana và S. formosa phù trợ tốt nhất sau 17 và 24 tuần thí nghiệm, sinh trưởng chiều cao và đường kính của cây Đàn hương vượt hẳn so với các công thức khác và đối chứng.[15] Đàn hương thường bán ký sinh với các loài cây có khả năng cố định đạm như Sesbaniaformosa, Acacia trachycarpavà A. ampliceps. Cây Đàn hương sinh trưởng vượt trội khi được trồng cạnh các loài cây có khả năng cố định đạm nêu trên, trong khi với thí nghiệm trồng Đàn hương cạnh cây Bạch đàn camal, cây sinh trưởng rất kém (Radomiljac et al., 1999). Cây con ở vườn ươm rất phù hợp khi được trồng cùng cây con thuộc loài Alternanthera nana (Radomiljac et al., 1998) và thí nghiệm cho thấy Đàn hương đều bán ký sinh với ba loài Dalbergia sissoo, Lonicera japonica và Aquilaria sinensis, trong đó phù hợp nhất là D. sisso.[13]
  17. 8 2.2.1.3. Nghiên cứu về nhân giống Đàn hương từ hạt Các nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng Đàn hương trên thế giới bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên việc tạo cây con Đàn hương tương đối khó, tỷ lệ nảy mầm đạt khoảng 30% và tỷ lệ tạo cây con thành công đạt khoảng 15%. Đàn hương là cây sống bán ký sinh nên ở giai đoạn vườn ươm, Đàn hương cần phải trồng cùng các cây bổ trợ như Rệu, Dền cảnh để hình thành mối quan hệ bán ký sinh ban đầu. Ở giai đoạn rừng non, Đàn hương cần được trồng cùng các cây bổ trợ thuộc họ đậu như Đậu triều, Muồng đen, Bánh dầy để đảm bảo cây sinh trưởng tốt, Đến giai đoạn tuổi lớn hơn lại phải trồng cùng các cây bổ trợ khác, được gọi là cây bổ trợ dài hạn như Sưa, Trắc, Giáng hương .[1] Tại Hải Nam và Quảng Đông - Trung Quốc đã rất thành công với mô hình này, đến nay đã xây dựng được 1.500ha rừng hỗn giao Đàn hương với Sưa có giá trị kinh tế rất cao [12]. Việc nghiên cứu chọn loài cây phù trợ cho cây Đàn hương rất được quan tâm, công tác này quyết định sự thành công để gieo ươm cũng như trồng rừng Đàn hương. Trong đó, giai đoạn gieo ươm rất quan trọng, quyết định tỷ lệ thành cây và việc gieo ươm Đàn hương đã được thực hiện thành công với việc sử dụng cây phù trợ là loài Alternanthera nana. Sinh trưởng của cây con rất tốt.[14] Hạt giống đã được thí nghiệm xử lý trước khi gieo với 16 công thức, trong đó bao gồm ngâm trong nước sôi, axit và ngâm trong GA3 ở nồng độ và thời gian khác nhau. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ nảy mầm cao nhất (74,33%) khi xử lý ở công thức 8 (Ngâm hạt trong 500 mg/l GA 3 trong 24 giờ) và thấp nhất (44,33%) ở công thức 5 (Ngâm hạt trong H2SO4 trong 5 phút). Việc khử trùng axit và xử lý nước sôi làm giảm tỷ lệ nảy mầm của hạt giống hơn so với việc đối chứng. Liên quan đến chất lượng nảy mầm, ngâm hạt trong 1000 mg/l GA3 trong 24 giờ (CT 9) cho chất lượng nảy mầm cao
  18. 9 nhất (44,67%) tiếp theo là hạt ngâm trong 500 mg/l GA3 (CT 8). Việc xử lý bằng GA3 tạo ra chỉ số nảy mầm cao nhất của hạt và giá trị thấp nhất được ghi nhận trong các phương pháp xử lý H2SO4. Trong thí nghiệm này, tiền xử lý với GA3 tốt nhất, nhưng giải pháp thứ hai là ngâm hạt trong nước nóng và gieo hạt trong phân bò hoai. Đây là phương pháp xử lý chi phí thấp so với GA3 và do đó có thể được nông dân sử dụng rộng rãi trong các vườn ươm [16] Thí nghiệm gieo ươm Đàn hương với các công thức sử dụng túi bầu và công thức giá thể và kích thước túi bầu khác nhau cho thấy túi bầu dung tích 600ml tốt nhất để gieo ươm và thần giá thể phù hợp là cát, đất, phân hữu cơ, trấu cháy và than củi theo tỷ lệ 5: 3: 10: 1: 1.[9] 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 2.2.2.1. Giá trị của cây Đàn hương Cây Đàn hương có tên khoa học Santalum album L, họ Đàn hương (Santalaceae). Đây là cây gỗ cao 10 - 15 m, với đặc tính sinh học quan trọng nhất là có rễ cái ký sinh trên cây chủ, rễ con bám chặt vào rễ cái cây chủ bằng các giác mút, hút dinh dưỡng từ cây ký chủ để sinh trưởng và phát triển nên còn gọi Đàn hương là cây gỗ bán ký sinh. Lá nguyên, dầy, mọc đối, hình trứng hoặc hình mũi mác. Hoa mẫu 4, cụm hoa mọc thành chùm, lúc đầu màu vàng rơm, sau màu đỏ thẫm. Quả hạch hình cầu, khi chín màu đen, thịt nhiều nhựa. Ra hoa vào tháng 5 - 6, đậu quả vào tháng 7 - 9. Đàn hương có nguồn gốc ở Đông Timor, phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Indonesia. Ở Việt Nam cây mọc hoang ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Bộ phận dùng là lõi của cây gỗ, thu hoạch vào mùa thu. Gỗ màu vàng nhạt, mùi thơm ngát, dùng dưới dạng khúc gỗ hoặc gỗ bào.
  19. 10 Đàn hương là cây có giá trị kinh tế rất cao, được thế giới đánh giá là cây hương liệu siêu hạng, Trung Quốc đánh giá Đàn hương là cây có thu nhập vào loại cao nhất trên một đơn vị diện tích, là cây “hoàng kim” giá đắt như vàng.[7] Gỗ Đàn hương có tinh dầu thơm gồm các thành phần α, β - santalol (ancolsesquiterpen), α, β - Santalen, santen, santenon, α - santenol, santalon, santalicaxit, teresantalicaxit, isovalerandehit, teresantalol, tricycloekasantal, santalin, deoxysantalin, sinapylliandehit, coniferylandehit, syringic andehit, vanilin, urs - 12 - en - 3β - yl – palmitat. Gỗ Đàn hương vị cay, mùi thơm tính ấm (ôn). Ly khí, ôn trung, hòa vị, chỉ thống. Chữa các chứng đau bụng vùng dạ dày, bụng dưới, đái buốt do viêm đường tiết liệu, thổ huyết, nấc, ho có đờm lâu khỏi, chữa phong thấp đau nhức xương, kinh giảm, thuốc điều khí chữa đau tim. Theo tây y, gỗ Đàn hương có tác dụng sinh lý chủ yếu là sát trùng đường niệu - sinhdục. Y học cổ truyền Ấn Độ dùng lõi gỗ Đàn hương chống viêm, sát trùng, hạ nhiệt, làm săn da, chữa viêm bàn quang (cystitis), ỉa chảy, lậu mãn tính, xuất huyết, nấc, khí hư, loét và rối loạn đường tiết niệu. Gỗ Đàn hương cứng, giác trắng, không mùi, lõi vàng nâu, được sử dụng sản xuất các loại hàng mỹ nghệ tuyệt diệu, rất đắt tiền, cất tinh dầu để sản xuất nhiều mặt hàng quý và xà phòng thơm. Ngoài ra, ngày càng có nhiều người rất ưa chuộng dùng gỗ Đàn hương để thỏa mãn nhu cầu phong phú về vật chất của cá nhân và nhu cầu sản phẩm tâm linh, được coi là biểu hiện của nhu cầu hưởng thụ mang tính quý tộc. Đàn hương là loài cây có giá trị kinh tế lớn, giá tinh dầu Đàn hương hiện đang đạt từ 1.000 đến 1.500 USD/kg. Nhu cầu sản phẩm tinh dầu Đàn hương trên thế giới rất lớn và nhiều nước như Úc, Ấn Độ và Trung Quốc đã
  20. 11 gây trồng, thương mại hóa các sản phẩm từ cây Đàn hương như tinh dầu, trà túi lọc từ lá. Nếu Đàn hương trồng được 40 năm tuổi thì cho gỗ quý, nhưng trồng từ 6 - 10 năm vẫn cho sản phẩm đắt tiền và hiệu quả cao. Với mật độ trồng 1.000 cây/ha, cũng có nơi trồng 2.000 cây/ha, sau khoảng 10 năm thu đượclõi 30 kg/cây, giá bán khoảng 500 USD/kg. Như vậy, sau 10 năm doanh thu khoảng 15.000 USD/cây, bình quân doanh thu gần 1,5 triệu USD/ha/năm, tương đương 27 tỷ đồng/ha/năm, cao gấp hàng trăm lần các cây rừng khác.[4] 2.2.1.3. Nghiên cứu về nhân giống Đàn hương từ hạt Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống Đàn hương trong tự nhiên rất thấp, trung bình chỉ được 5 - 10%, do đó người ta thường sử dụng biện pháp kích thích nảy mầm nhân tạo bằng các chất kích thích đặc dụng. Tuy nhiên, vì lý do giá thành và nguồn gốc công nghệ nhận chuyển giao, nhiều cơ sở bán cây giống đã sử dụng chất kích thích hóa học GA3 để kích thích hạt giống này mầm. Bản chất GA3 là giúp kéo dãn tế bào, giúp tỷ lệ hạt giống nảy mầm cao hơn, nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cây gỗ. Cây Đàn hương thích hợp nhiều loại đất như đất cát, đất đỏ, đất sét, đất đá ong pha sét, đất sỏi có độ pH từ 5,5 - 8,0. Cây sinh trưởng kém trên đất có tầng đất dày dưới 1m, ở những nơi có độ dốc trên 35 độ. Đặc biệt, Đàn hương là cây chịu hạn tốt, không chịu được ngập úng, không trồng được ở vùng ven biển thường xuyên có bão to. Không phù hợp khi trồng Đàn hương ở những vùng đất có khí hậu dưới 5oC vào mùa đông vì Đàn hương sẽ tạm ngừng phát triển khi nhiệt độ dưới 5oC và sẽ chết khi nhiệt độ dưới 0oC. Nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu của Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp theo Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN, Bộ NN&PTNT với kế hoạch hành động và ưu tiên thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: (1) nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất; (2) nâng cao giá trị
  21. 12 gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; (4) phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp; (5) phát triển thị trường gỗ và sản phẩm. Theo định hướng đó, từ nay đến năm 2020 cần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trồng rừng gỗ lớn, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển cây lâm sản ngoài gỗ. Theo Quyết định số 2366/QĐ-BNN-LN ngày 17/8/2006 về đề án bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006-2020 [3], đã xác định các định hướng cơ bản gồm: (1) Hình thành các vùng nguyên liệu lâm sản ngoài gỗ với quy mô hợp lý gắn với cơ sở chế biến lâm sản, tạo những sản phẩm đặc trưng cho từng vùng và phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đến năm 2020, diện tích cây lâm sản ngoài gỗ 700-800 ngàn ha. (2) Tập trung ưu tiên phát triển nhóm sản phẩm từ chiết xuất tinh dầu và hoá chất có nguồn gốc tự nhiên, thực phẩm. (3) Khuyến khích trồng cây lâm sản ngoài gỗ trong cơ cấu cây trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất, kể cả việc trồng thuần hoá lâm sản ngoài gỗ. Khuyến khích phát triển thực vật rừng được phép kinh doanh và có nhu cầu tiêu thụ trên thị trường quốc tế. (4) Chú trọng cơ sở chế biến lâm sản ngoài gỗ vừa và nhỏ, làng nghề thủ công truyền thống có sử dụng nguyên liệu lâm sản ngoài gỗ, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, đẩy mạnh xúc tiến thương mại để xác định mặt hàng chủ lực làm cơ sở định hướng phát triển vùng nguyên liệu lâm sản ngoài gỗ. Ngoài ra, cây Đàn hương còn có thể gây trồng trên các lập địa khô hạn, nghèo dinh dưỡng vì vậy nó là đối tượng trồng rừng phù hợp cho nhiều vùng sinh thái ở Việt Nam. Qua đó mang lại lợi ích kinh tế lớn cho các vùng khó khăn. Thông qua các chương trình hợp tác quốc tế với Úc, đến nay, Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng đã xây dựng được 01 mô hình trồng Đàn hương tại Tân Sơn, Phú Thọ. Sau 3 năm tuổi, tỷ lệ sống đạt trên 95%. Tuy đất khô,
  22. 13 xấu nhưng cây sinh trưởng tốt và đã ra hoa, kết quả. Đồng thời, trong những năm qua, Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng đã thí nghiệm thăm dò tạo cây con và trồng hỗn giao với Sưa, kết quả bước đầu rất khả quan. Đây là nguồn vật liệu nghiên cứu, là cơ sở khoa học quan trọng và khả thi để tiến hành nghiên cứu phát triển Đàn Hương ở Việt Nam. 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu Thủ đô Hà Nội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm đầu não về chính trị, văn hoá và khoa học kĩ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước. Trải qua 1.000 năm hình thành và phát triển, kể từ khi vua Lý Thái Tổ chọn khu đất Đại La bên cửa sông Tô Lịch làm nơi định đô cho muôn đời. Hà Nội đã chứng kiến sự thăng trầm của hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam từ Lý - Trần - Lê - Mạc - Nguyễn kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. 2.3.1.1. Vị trí địa lý Hà Nội hiện nay có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam - Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang - Bắc Ninh - Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình - Phú Thọ ở phía Tây. Đức Thắng là một phường thuộc quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Phường Đức Thắng có diện tích 120 ha, dân số năm 2013 là 19.923 người.[5] Trước năm 1942, vùng này nguyên là xã Liên Ngạc, tổng Phú Gia, thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Sau năm 1954, đây là xã thuộc quận Quảng Bá, ngoại thành Hà Nội. Năm 1961, xã Liên Ngạc cùng với các xã Đông Ngạc, Nhật Tảo nhập thành xã Đức Thắng thuộc huyện Từ Liêm mới
  23. 14 thành lập. Năm 1964, xã Đức Thắng đổi thành xã Đông Ngạc. Ngày 27 tháng 12 năm 2013, xã Đông Ngạc chia tách thành 2 phường: Đông Ngạc và Đức Thắng.[5] 2.3.1.2. Điều kiện địa hình Nhìn chung, địa hình Hà Nội khá đa dạng với núi thấp, đồi và đồng bằng. Trong đó phần lớn diện tích của Thành phố là vùng đồng bằng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng. Điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Khu vực nội thành và phụ cận là vùng trũng thấp trên nền đất yếu, mực nước sông Hồng về mùa lũ cao hơn mặt bằng Thành phố trung bình 4 - 5m. Hà Nội có nhiều hồ, đầm thuận lợi cho phát triển Thủy sản và du lịch, nhưng do thấp trũng nên khó khăn trong việc tiêu thoát nước nhanh, gây úng ngập cục bộ thường xuyên vào mùa mưa. Vùng đồi núi thấp và trung bình ở phía Bắc Hà Nội thuận lợi cho xây dựng, phát triển công nghiệp, lâm nghiệp và tổ chức nhiều loại hình du lịch. 2.3.1.3. Tài nguyên đất Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên 92.097 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm 47,4%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất ở chiếm 19,26%. Xuất phát từ yêu cầu sử dụng đất của Thủ đô Hà Nội, có 2 nhóm đất có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội, đó là đất nông lâm nghiệp và đất xây dựng. Phần lớn diện tích đất đai ở nội thành Hà Nội được đánh giá là không thuận lợi cho xây dựng do có hiện tượng tích nước ngầm, nước mặt, sụt lún, nứt đất, sạt lở, trôi trượt dọc sông, cấu tạo nền đất yếu.
  24. 15 2.3.1.4. Thủy văn Hà Nội được hình thành từ châu thổ sông Hồng, nét đặc trưng của vùng địa lí thành phố Hà Nội là “Thành phố sông hồ” hay “Thành phố trong sông”. Nhờ các con sông lớn nhỏ đã chảy miệt mài hàng vạn năm đem phù sa về bồi đắp nên vùng châu thổ phì nhiêu này. Hiện nay, có 7 sông chảy qua Hà Nội: sông Hồng, sông Đuống, sông Đà, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Đáy, sông Cà Lồ. Trong đó, đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài tới 163km (chiếm 1/3 chiều dài của con sông này chảy qua lãnh thổ Việt Nam). Trong nội đô ngoài 2 con sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu còn có hệ thống hồ đầm là những đường tiêu thoát nước thải của Hà Nội. Những hồ đầm này của Hà Nội không những là một kho nước lớn mà còn là hệ thống điều hòa nhiệt độ tự nhiên làm cho vùng đô thị nội thành giảm bớt sức hút nhiệt tỏa nóng của khối bê tông, sắt thép, nhựa đường và các hoạt động của các nhà máy Hồ đầm của Hà Nội không những tạo ra cho thành phố khí hậu mát lành - tiểu khí hậu đô thị mà còn là những danh lam thắng cảnh, những vùng văn hóa đặc sắc của Thăng Long - Hà Nội. 2.3.1.5. Điều kiện khí hậu thời tiết Tài nguyên khí hậu ở Hà Nội được hình thành và tồn tại nhờ cơ chế nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nóng nhiều mưa. Lượng bức xạ tổng cộng năm dưới 160 kcal/cm2 và cân bằng bức xạ năm dưới 75 kcal/cm2. Hàng năm, chịu ảnh hưởng của khoảng 25 - 30 đợt front lạnh. Nhiệt độ trung bình năm tuy không dưới 23oC, song nhiệt độ trung bình tháng 01 dưới 18oC và biên độ năm của nhiệt độ trên 12oC. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm khoảng 80% lượng mưa toàn năm. Mùa ít mưa chủ yếu là mưa nhỏ và mưa phùn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong đó tháng 12 hoặc tháng 01 có lượng mưa ít nhất.
  25. 16 Hà Nội có mùa đông lạnh rõ rệt so với các địa phương khác ở phía Nam: Tần số front lạnh cao hơn, số ngày nhiệt độ thấp đáng kể, nhất là số ngày rét đậm, rét hại nhiều hơn, mùa lạnh kéo dài hơn và mưa phùn cũng nhiều hơn. Nhờ mùa đông lạnh trong cơ cấu cây trồng của Hà Nội cũng như đồng bằng Bắc Bộ, có cả một vụ đông độc đáo ở miền nhiệt đới. - Nhiệt độ không khí trung bình trong năm :23oC. - Nhiệt độ không khí ngày cao nhất trong năm:42oC. - Nhiệt độ không khí ngày thấp nhất trong năm: 5oC. - Lượng mưa trung bình trong năm: 1480mm. - Lượng mưa năm cao nhất (tần suất 20%): 1952mm. - Lượng mưa năm thấp nhất: 915mm. Độ ẩm: cao nhất trong năm vào các tháng: 4, 9, 10, thấp nhất vào các tháng: 11, 12. Hướng gió chủ đạo: mùa hè là hướng Đông Nam, mùa đông là hướng Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình: 3m/s. Các yếu tố khí hậu khác trong năm: sương muối có từ 2-3 ngày/năm, mưa phùn khoảng 40 ngày/năm, số giờ nắng trung bình: 1620 giờ/năm. Lượng bức xạ: 8,5kcal/cm2/tháng. Nhìn chung, huyện nằm trong vùng khí hậu tương đối thuận lợi, đặc biệt là cho sản xuất nông nghiệp với khả năng bố trí nhiều vụ gieo trồng trong năm. Với đặc điểm địa hình và điều kiện khí hậu thuận lợi rõ rệt tạo điều kiện cho việc định hướng phát triển kinh tế theo đặc điểm và thế mạnh của từng vùng, tạo nên sự phát triển đa dạng về kinh tế, văn hoá, xã hội. Đồng thời, với địa hình dốc tự nhiên, sẽ tương đối thuận lợi cho việc thiết kế hệ thống tiêu thoát nước trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá. 2.3.1.6. Giao thông Hệ thống đường bộ Cho đến cuối năm 2013, trên địa bàn toàn thành phố có khoảng 6.132 km đường bộ, trong đó đường do Bộ GTVT quản lý khoảng 80 km,
  26. 17 thành phố quản lý khoảng 1.715 km, các huyện quản lý 1.390 km còn lại các xã quản lý 12.947 km. Hệ thống xe buýt Mặc dù Hà Nội đã phát triển nhanh hệ thống xe buýt để phục vụ tới 300 triệu lượt người trong năm 2005, số người lựa chọn đi xe buýt chỉ chiếm gần 18% số người tham gia theo một cuộc điều tra của Sở Giao thông Công cộng thành phố. Hơn 60% trả lời họ lựa chọn xe máy làm phương tiện di chuyển hàng ngày, và khoảng 13% nói họ chọn xe đạp hoặc đi bộ. Sở không công bố bao nhiêu người tham gia cuộc điều tra. Hệ thống đường sắt Đường sắt Hà Nội là hệ thống giao thông quan trọng trong vận chuyển hàng hóa và hành khách, được nối liền với hầu hết với mọi miền ở Việt Nam. Hà Nội là điểm đầu của tuyến đường sắt Bắc Nam dài 1.726 km, nằm trong tổng chiều dài 2.600 km của hệ thống đường sắt Việt Nam, chủ yếu do Pháp xây dựng. Ngoài ra, từ Hà Nội còn có các tuyến đường sắt nối với các tỉnh phía Bắc và đi ra cảng Hải Phòng. Hà Nội cũng có tuyến đường sắt Bắc Hồng - Văn Điển được xây dựng vào năm 1987 với mục đích vận chuyển hàng hóa. Từ năm 1900 Hà Nội đã có đường sắt nội đô dùng cho tàu điện do Pháp xây dựng. Tồn tại trong 9 thập kỷ đến năm 1991 thì tàu ngừng hoạt động, đường ray đã được bóc đi vì phương tiện giao thông này gây tắc đường, một phần do đường ray và phần vì tốc độ tàu chạy chậm. Hiện tại Hà Nội đang có dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị trên cao nhằm tăng lợi ích trong việc lưu thông cho người dân. Tuyến đường đi qua quận Bắc Từ Liêm Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn quận Bắc Từ Liêm là các tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình), tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Yên Sở), tuyến
  27. 18 số 4 (Liên Hà - Bắc Thăng Long), tuyến số 7 (Mê Linh - Ngọc Hồi), tuyến số 8 (An Khánh - Dương Xá), trong đó tuyến số 3 đoạn Nhổn - Ga Hà Nội (một phần của tuyến Trôi - Nhổn - Yên Sở) hiện đang được thi công; tuyến số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo (một phần của tuyến Nội Bài - Thượng Đình) hiện đang được đầu tư xây dựng.[6] Cầu ở Hà Nội Hà Nội hiện có 2 cầu bắc qua sông Đà và 7 cây cầu bắc qua sông Hồng, theo thứ tự lần lượt từ hướng bắc xuống nam: Cầu Đồng Quang: Đây là cây cầu được khánh thành mới nhất tính đến thời điểm này. Cầu nối xã Minh Quang - Ba Vì - Hà Nội với Đồng Luận - Thanh Thủy - Phú Thọ, Cầu Trung Hà,Cầu Vĩnh Thịnh, Cầu Thăng Long,Cầu Nhật Tân, Cầu Long Biên, Cầu Chương Dương, Cầu Vĩnh Tuy, Cầu Thanh Trì và các cầu lớn khác: Cầu Mai Lĩnh bắc qua sông Đáy, Cầu sông Đáy trên đại lộ Thăng Long. Và các cây cầu dự kiến xây trong thời gian tới như Cầu Tứ Liên, cầu Mễ Sở, cầu Hồng Hà. Ngoài ra trong thành phố có các cầu nhỏ bắc qua các con sông nhỏ nội đô như cầu Giấy, cầu Hòa Mục, cầu Trung Hòa, cầu Cống Mọc, cầu Kim Ngưu và có cả những cây cầu không bắc qua sông nào như cầu Thê Húc. Đường sông Hà Nội có hệ thống sông ngòi khá lớn, thuận lợi cho việc vận tải bằng đường sông. Các sông chảy qua địa bàn: - Sông Hồng - Sông Đáy - Sông Đuống - Sông Cà Lồ - Sông Nhuệ - Sông Lừ
  28. 19 - Sông Tô Lịch - Sông Kim Ngưu Hàng không Hà Nội có hai sân bay: sân bay quốc tế Nội Bài (quốc tế và nội địa) và sân bay Gia Lâm (sân bay nhỏ, nơi có thể thuê trực thăng du lịch). Sân bay Nội Bài cách thành phố 45 km về phía Bắc. Sân bay Gia Lâm cách trung tâm thành phố Hà Nội 8 km. Ngoài ra, Hà Nội còn có một sân bay quân sự hiện đã ngưng sử dụng là sân bay Bạch Mai. Tài nguyên rừng Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam không chỉ có bộ mẫu vật khô quý giá đó mà còn có một bộ mẫu vật về tài nguyên sống. Đó chính là khu vườn thực vật rộng trên 3ha được gắn liền với nhà trưng bày của bảo tàng. Khu vườn có đầy đủ các loài thực vật đặc trưng cho các kiểu rừng điển hình của nước ta như: Rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới (Sao đen, Táu, Chò chỉ ). Rừng trên núi đá vôi (Lim, Nghiến, Hoàng đàn, Kim giao ). Rừng khộp (Giáng hương, gụ mật ). Rừng ngập mặn (Bần chua). Một số loài cây đã được cán bộ điều tra rừng đưa về từ các Vườn quốc gia, các Khu Bảo tồn thiên nhiên và các vùng miền khác nhau trên khắp lãnh thổ Việt Nam, góp phần cho sự đa dạng và phong phú của khu vườn. Đặc biệt ở đây còn có các loài thực vật tiêu biểu như: Cây Kơ nia được mang về từ vùng đất Tây Nguyên hiểm trở hay cây Vên Vên được đưa về từ Miền Nam xa xôi hay cây Bần Chua - đại diện cho kiểu rừng ngập mặn ven biển [8] Bên cạnh những tài nguyên quý giá đó, khu vườn của Bảo tàng còn là nơi duy nhất ở Hà Nội lưu giữ một số chứng tích để lại từ những năm chống Mỹ. Đó là các hầm trú ẩn và hố bom - dấu ấn của một thời chiến tranh khốc liệt 12 ngày đêm tại Thủ đô Hà Nội. Hiện tại, một số hố bom ấy đã trở thành
  29. 20 các ao sinh thái rất tự nhiên, có ao trồng sen, súng và có ao nuôi cá tạo nên sự đa dạng sinh học cho khu vườn. Với sự đa dạng và phong phú của tài nguyên thiên nhiên ban tặng, Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam như một khu rừng thu nhỏ nằm giữa lòng Thủ đô. Kết cấu hạ tầng Về hạ tầng: Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hợp lý gắn kết trong tổng thể kết cấu hạ tầng Thành phố; Tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu của đô thị vệ tinh. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hợp lý và hiện đại, tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải giữa đô thị và nông thôn vào năm 2030. 2.3.1.7. Nguồn nhân lực Xây dựng đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong đó tập trung vào đào tạo, nâng cao kỹ thuật cho người lao động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chú trọng đến cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề, phối hợp liên kết các cơ sở đào tạo. Tổ chức các lớp đào tạo và đào tạo lại về kiến thức, kỹ năng phần mềm quản lý văn bản về điều hành tác nghiệp để cán bộ, công chức, viên chức các phòng, ban đơn vị trực thuộc UBND huyện; lãnh đạo, cán bộ văn phòng UBND các xã, thị trấn sử dụng thành thạo. 2.3.2. Đặc điểm khu vực Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Phường Đức Thắng được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/4/2014 theo Nghị quyết 132/NQ-CP của Chính phủ, phường được điều chỉnh địa giới từ xã Đông Ngạc - một địa danh văn hóa “Làng khoa bảng nổi tiếng”. Vị trí địa lý nằm ở phía bắc quận Bắc Từ Liêm với diện tích 120 ha.
  30. 21 Có nhiều cơ quan, đơn vị, trường học đóng trên địa bàn; gồm có 08 tổ dân phố, dân số theo số liệu thống kê năm 2015 là 20.618 người.[5] Nói đến “Đức Thắng” chắc hẳn sẽ gợi lại trong mỗi người dân Đông Ngạc tìm lại một quá trình lịch sử, sự phát triển của vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội. Như được ấn định gánh vác sứ mệnh lịch sử giao phó, nhân dân phường Đức Thắng vinh dự tự hào được mang tên gọi trước đây của xã Đông Ngạc. Ngay những ngày đầu thành lập cán bộ và Nhân dân phường đã không quản ngại những khó khăn gian khổ, đoàn kết thi đua cùng chung tay xây dựng phường vững mạnh, phát triển toàn diện. Bước sang năm 2014, Đảng bộ và Nhân dân phường Đức Thắng chuyển sang một giai đoạn mới sự chuyển đổi từ mô hình quản lý nhà nước của xã nông thôn sang mô hình quản lý của phường đô thị. Ngày đầu mới thành lập cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của phường mang đậm nét kinh tế nông thôn, việc chuyển đổi sang mô hình quản lý nhà nước của phường đô thị đã đặt ra cho cho Đảng bộ và Nhân dân Đức Thắng những thách thức không nhỏ. Cùng với sự tập trung quyết liệt, sự đổi mới không ngừng của tập thể Đảng bộ - Chính quyền và đặc biệt là sự đoàn kết thi đua, sự đồng tình ủng hộ của mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn phường những kết quả đạt được trên các lĩnh vực khá toàn diện và rất đáng tự hào. - Kinh tế tăng trưởng ổn định, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch đúng hướng “thương mại dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp”. - Công tác quản lý đô thị từng bước đi vào nề nếp, công tác quản lý đất đai - trật tự xây dựng được đẩy mạnh. - Sự nghiệp văn hoá - xã hội tiếp tục phát triển tiến bộ, các hoạt động thông tin tuyên truyền được thực hiện tốt với nội dung đa dạng, hình thức phong phú. Tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao và đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Các phong trào, các cuộc
  31. 22 vận động được triển khai thực hiện có hiệu quả: 100% các tổ dân phố đều xây dựng được đội văn nghệ, đội thể thao, tỷ lệ người dân tham gia luyện tập thể thao thường xuyên đạt tỷ lệ cao. Tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt trên 90% và 100% tổ dân phố duy trì giữ vững danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa”. Đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân được nâng lên, số hộ giàu ngày một tăng, số hộ nghèo giảm. 2.3.2.1. Cơ sở vật chất của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam - Các phòng thí nghiệm Phòng thí nghiệm về giống cây rừng. Phòng thí nghiệm sinh thái môi trường rừng sử dụng kỹ thuật GIS vào đánh giá môi trường. Phòng thí nghiệm đất rừng. Phòng thí nghiệm bảo vệ thực vật rừng. Phòng thí nghiệm sâu bệnh cây rừng. Phòng thí nghiệm bảo quản gỗ lâm sản. Phòng thí nghiệm tính chất cơ lý gỗ - Thư viện Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam có 1 thư viện chuyên ngành với khoảng 20.000 cuốn sách và tạp chí về tất cả các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật lâm nghiệp: Lâm sinh, Công nghiệp rừng, Kinh tế lâm nghiệp, với các ngôn ngữ khác nhau như Nga, Anh, Pháp, Đức, Hoa, Tây Ban Nha - Hiện trường nghiên cứu Các hiện trường nghiên cứu do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam quản lý đặt tại các trung tâm vùng với diện tích trên 4.500 ha trong đó có 1.500 ha rừng lá rộng thường xanh. Ngoài ra còn có các hiện trường nghiên cứu liên kết với các đơn vị sản xuất và các Vườn Quốc gia.
  32. 23 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Cây Đàn hương. Các loài cây phù trợ. Các loại giá thể và thuốc kích thích nảy mầm. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về biện pháp gieo ươm cây Đàn hương ở giai đonạ vườn ươm. Thời gian nghiên cứu: bắt đầu từ 1/2019 - 5/2019. 3.1.3. Địa điểm nghiên cứu Các thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm của Trung tâm Nghiêm cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (Phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). 3.2. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. Nghiên cứu xác định loài cây phù trợ cho cây Đàn hương bán ký sinh ở giai đoạn vườn ươm 3.2.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loài cây phù trợ đến sinh trưởng của Đàn hương. 3.2.1.2. Nghiên cứu đặc điểm bán ký sinh của rễ Đàn hương với rễ cây chủ. 3.2.2. Nghiên cứu nhân giống đàn hương từ hạt 3.2.2.1. Nghiên cứu xử lý nảy mầm hạt giống. 3.2.2.2. Nghiên cứu lựa chọn giá thể gieo hạt. 3.2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể bầu nuôi cây.
  33. 24 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Nghiên cứu xác định loài cây phù trợ cho cây Đàn hương bán ký sinh ở giai đoạn vườn ươm 3.3.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loài cây phù trợ đến sinh trưởng của Đàn hương Bố trí thí nghiệm với bốn công thức cây phù trợ gồm: (1) Rệu (Alternanthera sessilis), (2) Rệu xanh (Alternanthera variegated), (3) Dền cảnh (Alternanthera bettzickiana), (4) Dền cơm và (5) công thức đối chứng (chỉ có giá thể). Mỗi công thức bố trí 30 bầu và lặp lại 3 lần. Sơ đồ thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên như sau: Bảng 3.1 Bố trí công thức thí nghiệm ngẫu nhiên. CT3 CT1 CT4 ĐC CT2 CT2 CT5 ĐC CT1 CT4 ĐC CT4 CT2 CT3 CT5 Sau khi cấy các công thức cây phù trợ vào bầu với giá thể gồm 30% phân hữu cơ hoai + 70% đất đồi tầng B từ 7-10 ngày, cấy cây mầm Đàn hương vào bầu và áp dụng chế độ chăm sóc, tưới nước đồng bộ cho các công thức thí nghiệm. Đo đếm số cây sống, số liệu sinh trưởng của Đàn hương ở các công thức thí nghiệm sau 90 ngày, 120 ngày và 150 ngày. 3.3.1.2. Nghiên cứu đặc điểm bán ký sinh của rễ Đàn hương với rễ cây chủ Sau 3 tháng, tiến hành loại bỏ đất, rửa sạch rễ và đánh giá mức độ bán ký sinh thông qua số lượng và kích thước các khối sần trên rễ cây chủ. Chụp ảnh các khối sần. 3.3.2. Nghiên cứu nhân giống Đàn hương từ hạt 3.3.2.1. Nghiên cứu xử lý nảy mầm hạt giống Bố trí thí nghiệm xử lý nảy mầm hạt giống với bốn công thức xử lý hạt gồm: (1) Ngâm hạt 60 phút trong nước ấm 50oC, (2) Ngâm hạt 120 phút trong
  34. 25 nước ấm 50oC, (3) Ngâm hạt 60 phút trong nước ấm 50oC, sau đó xử lý thuốc kích thích nảy mầm, (4) Ngâm hạt 120 phút trong nước ấm 50oC, sau đó xử lý thuốc kích thích nảy mầm và (5) một công thức đối chứng (không xử lý). Tiến hành gieo hạt trên giá thể cát sông đã khử trùng. Mỗi công thức bố trí 30 hạt và lặp lại 3 lần. Đánh giá tốc độ nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm sau 30 ngày và 45 ngày. 3.3.2.2. Nghiên cứu lựa chọn giá thể gieo hạt Thử nghiệm phòng trừ trong phòng thí nghiệm: 5 loại chế phẩm x 10 đĩa petri/loại chế phẩm/lặp/loài x 3 lặp x 2 loài = 300 đĩa petri và 30 đĩa petri đối chứng (tổng số 330 đĩa petri). Thời gian kiểm tra trước và sau khi thí nghiệm 15 ngày. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của giá thể gieo hạt: Trên cơ sở thí nghiệm xử lý nảy mầm hạt giống để chọn công thức tốt nhất và bố trí ba công thức giá thể gieo hạt gồm: (1) Cát sông, (2) Đất đồi tầng B, (3) 30% phân hữu cơ hoai + 70% đất đồi tầng B. Mỗi công thức bố trí 30 hạt và lặp lại 3 lần. Đánh giá tốc độ nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm sau 30 ngày và 45 ngày. 3.3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể bầu nuôi cây - Phân tích đất được thực hiện tại Viện nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, phương pháp phân tích từng chỉ tiêu cụ thể như sau: + Đạm (tổng số và dễ tiêu): theo phương pháp Kjendhal; + P2O5 (tổng số và dễ tiêu): theo phương pháp Bray II; + pH: đo trên máy pH meter; + Thành phần cơ giới: theo phương pháp USDA và phân cấp theo 3 bậc của Mỹ. - Phương pháp thí nghiệm ảnh hưởng của đất và phân bón: Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên với 15 công thức (bao gồm 5 công thức về loại đất làm giá thể kết hợp với 3 công thức phân bón), lặp lại 3 lần, 15 cây/công
  35. 26 thức/lặp. Phân bón được trộn đều với giá thể trước khi đóng bầu. Các công thức cụ thể được trình bày trong bảng 3.2. Bảng 3.2: Các công thức thí nghiệm đất và phân bón Tên công Nội dung thí nghiệm thức Loại đất Phân bón, liều lượng Đ-PB1 Đất đồi 2g chế phẩm vi sinh MF1/cây Đ-PB2 Đất đồi 8g phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh/cây Đ-PB3 Đất đồi Đối chứng không bón Đ-PB4 Đất màu 2g chế phẩm vi sinh MF1/cây Đ-PB5 Đất màu 8g phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh/cây Đ-PB6 Đất màu Đối chứng không bón Đ-PB7 Đất phù sa 2g chế phẩm vi sinh MF1/cây Đ-PB8 Đất phù sa 8g phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh/cây Đ-PB9 Đất phù sa Đối chứng không bón Đ-PB10 Đất đồi + đất phù sa (1:1) 2g chế phẩm vi sinh MF1/cây Đ-PB11 Đất đồi + đất phù sa (1:1) 8g phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh/cây Đ-PB12 Đất đồi + đất phù sa (1:1) Đối chứng không bón Đ-PB13 Đất đồi + đất màu (1:1) 2g chế phẩm vi sinh MF1/cây Đ-PB14 Đất đồi + đất màu (1:1) 8g phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh/cây Đ-PB15 Đất đồi + đất màu (1:1) Đối chứng không bón Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm GenStat 12.1 để phân tích sự sai khác về các chỉ tiêu thống kê.
  36. 27 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Nghiên cứu xác ịđ nh loài cây phù trợ cho cây Đàn hương bán ký sinh ở giai đoạn vườn ươm 4.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loài cây phù trợ đến sinh trưởng của Đàn hương Sử dụng các cây mầm Đàn hương 7 ngày tuổi đồng nhất về độ dài, từ cùng một lô hạt để cấy vào các bầu giá thể 30% phân hữu cơ hoai + 70% đất đồi tầng B và cấy đồng thời các loại cây phù trợ. Kết quả đánh giá thí nghiệm sau 90 ngày, 120 ngày và 150 ngày được tổng hợp trong các bảng dưới đây. Bảng 4.1: Tổng hợp kết quả thí nghiệm cây phù trợ sau 90 ngày (So sánh bằng tiêu chuẩn Duncan với P < 0,05) Tỷ lệ cây sống Chiều cao cây Công thức Sức sống (%) (cm) Rệu 71,1 18,11 Rất tốt Rệu xanh 67,8 17,77 Rất tốt Dền cảnh 67,1 15,04 Tốt Dền cơm 47,8 12,15 Khá Đối chứng 35,0 9,08 Trung bình Lsd 14,89 0,87 Fpr < 0,001 < 0,001 Kết quả thí nghiệm chọn cây phù trợ cho cây Đàn hương cho thấy sau 90 ngày, tỷ lệ cây sống khi trồng cùng Rệu là 71,1 %, Rệu xanh và Dền cảnh đều rất cao, đạt trên 67%. Đồng thời sinh trưởng chiều cao của cây cũng rất tốt, đạt trên 15cm, sức sống của cây Đàn hương ở các công thức này đều tốt
  37. 28 đến rất tốt. Do không có cây phù trợ, cây Đàn hương ở công thức đối chứng có sức sống trung bình, tỷ lệ cây sống chỉ đạt 35% (Bảng 4.1). Như vậy nên chọn cây rệu làm cây phù trợ cho cây Đàn hương là tốt nhất. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với các kết quả nghiên cứu đã được công bố, cây con Đàn hương đã được khẳng định tương đối khó gieo ươm, tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ tạo cây con thành công thấp. Đàn hương luôn cần sống bán ký sinh nên ở giai đoạn vườn ươm, cần phải trồng Đàn hương cùng các cây bổ trợ như Rệu, Dền cảnh để hình thành mối quan hệ bán ký sinh ban đầu. Ở giai đoạn rừng non, Đàn hương cần được trồng cùng các cây bổ trợ thuộc họ đậu như Đậu triều, Muồng đen, Bánh dầy để đảm bảo cây sinh trưởng tốt, Đến giai đoạn tuổi lớn hơn lại phải trồng cùng các cây bổ trợ khác, được gọi là cây bổ trợ dài hạn như Sưa, Trắc, Giáng hương (Radomiljac et al., 1998). Hình 4.6: Cây Đàn hương 90 ngày tuổi khi trồng cùng cây Rệu xanh (ảnh trái) và đối chứng (ảnh phải) Kết quả đánh giá thí nghiệm sau 120 ngày cho thấy tỷ lệ cây sống, chiều cao cây có sai khác rõ nhưng tỷ lệ cây sống ở các công thức và công
  38. 29 thức đối chứng có xu hướng giảm. Kết quả xử lý số liệu được tổng hợp trong bảng dưới đây. Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả thí nghiệm cây phù trợ sau 120 ngày (So sánh bằng tiêu chuẩn Duncan với P < 0,05) Tỷ lệ cây sống Chiều cao cây Công thức Sức sống (%) (cm) Rệu 65,1 28,15 Rất tốt Rệu xanh 51,8 26,54 Rất tốt Dền cảnh 50,1 25,12 Tốt Dền cơm 42,8 21,18 Khá Đối chứng 30,0 16,22 Trung bình Lsd 13,42 1,32 Fpr < 0,001 < 0,001 Kết quả thí nghiệm chọn cây phù trợ cho thấy sau 120 ngày, tỷ lệ cây sống khi trồng cùng Rệu tỷ lệ sống là 65,1 %, Rệu xanh tỷ lệ sống là 51,8% và Dền cảnh là 50,1 % , đạt trên 50%, vẫn duy trì được ưu thế với đối chứng như ở giai đoạn 90 ngày tuổi. Sinh trưởng chiều cao của cây ở các công thức này cũng rất tốt, đạt trên 25cm, sức sống của cây Đàn hương ở các công thức này đều tốt đến rất tốt. Cây Đàn hương ở công thức đối chứng có sức sống trung bình, cây vàng, tỷ lệ cây sống giảm, chỉ còn 30% (Bảng 4.2). Hình 4.7: Cây Đàn hương 120 ngày tuổi khi trồng cùng cây Dền cảnh
  39. 30 Kết quả đánh giá sau 150 ngày cho thấy tỷ lệ cây sống đã giảm ở tất cả các công thức. Tuy nhiên, công thức sử dụng Rệu và Rệu xanh đạt trên 41%. Kết quả xử lý số liệu được tổng hợp trong bảng dưới đây. Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả thí nghiệm cây phù trợ sau 150 ngày (So sánh bằng tiêu chuẩn Duncan với P < 0,05) Tỷ lệ cây sống Chiều cao cây Công thức Sức sống (%) (cm) Rệu 57,8 36,42 Rất tốt Rệu xanh 41,1 35,38 Tốt Dền cảnh 38,8 32,17 Tốt Dền cơm 35,1 29,21 Trung bình Đối chứng 17,8 21,1 Kém, lá vàng Lsd 12,23 2,44 Fpr < 0,001 < 0,001 Kết quả thí nghiệm chọn cây phù trợ cho cây Đàn hương cho thấy sau 150 ngày, tỷ lệ cây sống khi trồng cùng Rệu là 57,8%, Rệu xanh và Dền cảnh đều vẫn khá cao, đạt trên từ 38,8-41,1%, tuy không duy trì được như ở giai đoạn 90 ngày tuổi và 120 ngày tuổi nhưng kết quả này rất khả thi so với các công bố trước đây. Sinh trưởng chiều cao của cây ở các công thức này cũng rất tốt, đạt trên 32cm, sức sống của cây Đàn hương ở các công thức này tốt đến rất tốt. Cây Đàn hương ở công thức đối chứng, do không có cây phù trợ để hệ rễ bán ký sinh nên cây có sức sống kém, cây vàng, tỷ lệ cây sống giảm, chỉ còn 17,8% (Bảng 4.3). Qua đánh giá ở bảng trên ta nên chọn cây Rệu làm cây phù trợ cho cây Đàn hương, vì qua theo dõi cây Rệu là cây phì trợ tốt nhất, hiệu quả nhất.
  40. 31 Hình 4.8: Cây Đàn hương 150 ngày tuổi khi trồng cùng cây Rệu xanh (ảnh trái) và Dền cảnh (ảnh phải) 4.1.2. Nghiên cứu đặc điểm bán ký sinh của rễ đàn hương với rễ cây chủ Sau khi cây Đàn hương và cây phù trợ đã hình thành cơ chế bán ký sinh, trên rễ cây phù trợ sẽ hình thành các nút giao với rễ cây Đàn hương, thông qua đó cây phù trợ sẽ cung cấp các nguồn dinh dưỡng nhất định cho cây Đàn hương sinh trưởng tốt hơn. Cơ chế này cũng đã được mô tả khi trồng cây Đàn hương với các cây họ đậu tại Trung Quốc, trong đó cây Đàn hương bán ký sinh trên rễ của các cây họ đậu và tạo các khối u, trong đó hình thành cơ chế hỗ trợ hút dinh dưỡng khoáng từ cây chủ cung cấp cho cây Đàn hương.[14]
  41. 32 Hình 4.9: Rễ cây Đàn hương bán ký sinh trên rễ cây họ đậu Trong thí nghiệm trồng Đàn hương với cây Sưa Trung Quốc ở giai đoạn 7 tháng tuổi, rễ cây Sưa đã hỗ trợ và cung cấp lượng dinh dưỡng đáng kể cho cây Đàn hương, trong đó nhiều nhất là đạm. Đồng thời các công thức có trồng cây phù trợ đã giúp cây sinh trưởng vượt trội so với đối chứng. 4.2. Nghiên cứu nhân giống đàn hương từ hạt 4.2.1. Nghiên cứu xử lý nảy mầm hạt giống Bố trí thí nghiệm xử lý nảy mầm hạt giống với bốn công thức xử lý hạt gồm: (CT1) Ngâm hạt 60 phút trong nước ấm 50oC, (CT2) Ngâm hạt 120 phút trong nước ấm 50oC, (CT3) Ngâm hạt 60 phút trong nước ấm 50oC, sau đó xử lý thuốc kích thích nảy mầm, (CT4) Ngâm hạt 120 phút trong nước ấm 50oC, sau đó xử lý thuốc kích thích nảy mầmvà (5) một công thức đối chứng (không xử lý). Kết quả đánh giá tốc độ nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm sau 30 ngày và 45 ngày được tổng hợp trong các bảng sau.
  42. 33 Bảng 1.4: Tổng hợp kết quả thí nghiệm xử lý nảy mầm hạt giống sau 30 ngày (So sánh bằng tiêu chuẩn Duncan với P < 0,05) Tỷ lệ nảy Thời gian bắt đầu Công thức Ghichú mầm (%) nảy mầm (ngày) CT1 21,3 22 Cây mầm trung bình CT2 20,6 22 Cây mầm trung bình CT3 31,9 18 Cây mầm khỏe CT4 30,6 19 Cây mầm khỏe Đối chứng 2,0 29 Cây mầm yếu Lsd 8,25 Fpr < 0,001 Kết quả thí nghiệm xử lý nảy mầm hạt giống Đàn hương cho thấy công thức 3 (CT3 - Ngâm hạt 60 phút trong nước ấm 50oC, sau đó xử lý thuốc kích thích nảy mầm) tỷ lệ nảy mầm là 31,9 %,công thức (CT4 - Ngâm hạt 120 phút trong nước ấm 50oC, sau đó xử lý thuốc kích thích nảy mầm) cho tỷ lệ nảy mầm là 30,6 cao hơn công thức chỉ xử lý bằng nước nóng nhưng không xử lý thuốc kích thích ra rễ. Tỷ lệ nảy mầm hạt giống ở công thức 3 và 4 đều đạt trên 30% ở giai đoạn 30 ngày. Như vậy nên chọn công thứ 3 để xử lý hạt giống. Hình 4.10: Hạt Đàn hương nảy mầm sau 30 ngày ở công thức 3
  43. 34 Thời gian hạt bắt đầu nảy mầm cũng khác biệt rõ giữa các công thức, công thức 3 và 4 đều giúp hạt nảy mầm nhanh hơn các công thức khác và đối chứng. Công thức đối chứng nảy mầm rất chậm và tỷ lệ nảy mầm chỉ đạt 2% ở thời điểm 30 ngày. Kết quả nghiên cứu này tương tự như nghiên cứu của Radomiljac và cộng sự (1998), trong đó tỷ lệ nảy mầm chỉ đạt khoảng 30%. Kết quả đánh giá tỷ lệ nảy mầm sau 45 ngày vẫn cho thấy công thức 3 và 4 hiệu quả hơn, kết quả được tổng hợp trong bảng sau. Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả thí nghiệm xử lý nảy mầm hạt giống sau 45 ngày (So sánh bằng tiêu chuẩn Duncan với P < 0,05) Công Tỷ lệ nảy mầm Ghi chú thức (%) CT1 41,1 Cây mầm trung bình CT2 41,5 Cây mầm trung bình CT3 56,1 Cây mầm khỏe CT4 54,8 Cây mầm khỏe Đối chứng 10,0 Cây mầm yếu Lsd 10,66 Fpr < 0,001 Kết quả thí nghiệm xử lý nảy mầm hạt giống Đàn hương sau 45 ngày cho thấy công thức 3 và 4 vẫn cho tỷ lệ nảy mầm cao hơn công thức chỉ xử lý bằng nước nóng nhưng không xử lý thuốc kích thích ra rễ. Tỷ lệ nảy mầm hạt giống ở công thức 3 và 4 đều đạt trên 54% ở giai đoạn 45 ngày. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Sutheesh và cộng sự (2016), trong đó nhóm
  44. 35 nghiên cứu xử lý hạt bằng GA3 nồng độ 1000mg/l trong 24 giờ đã đạt tỷ lệ này mầm của hạt Đàn hương tới 74,3%. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu có thể còn do ảnh hưởng của chất lượng lô hạt, lô hạt giống Đàn hương sử dụng trong nghiên cứu này đã được bảo quản 12 tháng. Do đó có thể tỷ lệ nảy mầm của hạt đã bị giảm đi một phần. Mặc dù chưa đạt được tỷ lệ nảy mầm cao như các nghiên cứu khác trên thế giới nhưng kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ này cũng đạt cao hơn so với các kết quả đã thực hiện thử nghiệm ở một số cơ sở sản xuất khác ở trong nước khi chỉ đạt khoảng 30%. 4.2.2. Nghiên cứu lựa chọn giá thể gieo hạt Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của giá thể gieo hạt: Trên cơ sở thí nghiệm xử lý nảy mầm hạt giống chọn công thức tốt nhất (Ngâm hạt 60 phút trong nước ấm 50oC, sau đó xử lý thuốc kích thích nảy mầm ) để thí nghiệm giá thể với ba công thức giá thể gieo hạt gồm: (CT1) Cát sông, (CT2) Đất đồi tầng B, (CT3) 30% phân hữu cơ hoai +70% đất đồi tầng B. Kết quả đánh giá tốc độ nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm sau 30 ngày và 45 ngày được tổng hợp trong các bảng sau. Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả thí nghiệm giá thể sau 30 ngày (So sánh bằng tiêu chuẩn Duncan với P < 0,05). Tỷ lệ nảy Thời gian bắt đầu Công thức Ghi chú mầm (%) nảy mầm (ngày) CT1 31,9 18 Cây mầm khỏe CT2 16,6 20 Cây mầm trung bình CT3 30,1 19 Cây mầm khỏe Lsd 6,21 Fpr < 0,001
  45. 36 Kết quả tổng hợp trong bảng 4.6 cho thấy tỷ lệ nảy mầm của hạt giống ở giai đoạn 30 ngày sai khác giữa các công thức giá thể, trong đó gieo hạt trên cát sông và gieo trên giá thể gồm 30% phân hữu cơ hoai +70% đất đồi tầng B có tỷ lệ nảy mầm cao nhất, cây mầm khỏe. Kết quả nghiên cứu của Sutheesh và cộng sự (2016) khi ngâm hạt trong nước nóng và gieo hạt trên giá thể phân bò hoai cũng cho hiệu quả rất tốt. Đây là phương pháp xử lý có chi phí thấp hơn so với GA3 và do đó có thể được nông dân sử dụng rộng rãi trong các vườn ươm. Thời gian nảy mầm của hạt ở các công thức không sai khác rõ nhưng việc gieo hạt trên cát sông giúp cho việc bứng cây mầm đem cấy dễ hơn nhiều so với gieo hạt trên giá thể đất. Do đó có thể gieo hạt trên cát sông đã được xử lý sạch mầm bệnh để vẫn đảm bảo tỷ lệ nảy mầm và dễ bứng cây hơn. Hình 4.11: Hạt bắt đầu nảy mầm sau 20 ngày trên giá thể cát sông
  46. 37 Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả thí nghiệm xử lý nảy mầm hạt giống sau 45 ngày (So sánh bằng tiêu chuẩn Duncan với P < 0,05) Công thức Tỷ lệ nảy mầm (%) Ghi chú CT1 56,1 Cây mầm khỏe CT2 31,3 Cây mầm trung bình CT3 44,7 Cây mầm khỏe Lsd 12,62 Fpr < 0,001 Kết quả tổng hợp trong bảng 4.7 cho thấy tỷ lệ nảy mầm của hạt giống ở giai đoạn 45 ngày sai khác giữa các công thức giá thể, trong đó công thức 1: gieo hạt trên cát sông + 30% phân hữu cơ hoai +70% đất đồi tầng B tỷ lệ nảy mầm là 56,1 % có tỷ lệ nảy mầm cao nhất, cây mầm khỏe. Công thức 2: gieo trên giá thể + 30% phân hữu cơ hoai +70% đất đồi tầng B là 44,7 %, cây mầm khỏe. Tỷ lệ nảy mầm của hạt Đàn hương ở công thức 2 là thấp nhất chỉ đạt 31,3 % tỷ lệ nảy mầm. 4.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể bầu nuôi cây Kết quả phân tích một số tính chất cơ bản của ba loại đất dùng làm giá thể bầu ươm cho thấy có sự sai khác về độ chua và thành phần cơ giới và dinh dưỡng. Kết quả được tổng hợp trong bảng 4.8.
  47. 38 Bảng 4.8: Đặc điểm tính chất đất làm giá thể bầu ươm Thành phần cơ giới N P2O5 N P2O5 (%) Loại tổng tổng pHKCl dễ tiêu dễtiêu 2 - 0,002 < đất số số (mg/100g) (mg/kg) 0,02 - 0,02 0,002 (%) (%) mm mm mm Đất 4,28 0,09 2,00 1,08 33,02 12,64 18,72 68,64 đồi Đất 7,61 0,08 0,42 1,87 568,51 53,28 16,12 30,60 màu Đất 7,67 0,06 0,71 1,30 245,95 69,73 4,04 26,23 phù sa Số liệu ở bảng 4.8 cho thấy, cả ba loại đất đều rất nghèo đạm tổng số, đạm dễ tiêu và lân tổng số. Đặc biệt là đất đồi, do đã qua nhiều luân kỳ kinh doanh rừng, đất đã bị thoái hóa, đất chua, nghèo dinh dưỡng, hàm lượng đạm và lân rất thấp. Trong khi đó đất màu và đất phù sa có pH trung tính, hàm lượng lân dễ tiêu cao hơn rất nhiều so với đất đồi và có thành phần cơ giới thịt nhẹ đặc trưng của đất cát pha. Từ những đặc điểm đặc trưng của ba loại đất nêu trên, rất cần nghiên cứu ảnh hưởng của loại đất kết hợp với phân bón đến sinh trưởng và chất lượng cây trong giai đoạn vườn ươm. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của đất và phân bón đến sinh trưởng của cây Đàn hương cho thấy có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm về loại đất, phân bón và tương tác giữa nhân tố đất với phân bón đến sinh trưởng và bệnh hại của cây ở từng giai đoạn tuổi khác nhau, kết quả phân tích được tổng hợp trong các bảng sau:
  48. 39 Bảng 4.9: Ảnh hưởng của đất và phân bón đến sinh trưởng của cây ở giai đoạn 90 ngày tuổi Hvn (cm) Doo (mm) Công thức TB Sd V% TB Sd V% MF1 34,29 2,79 8,1 5,05 0,08 1,5 SG 31,20 2,78 8,9 4,86 0,10 1,9 Phân ĐC 29,16 3,18 10,9 4,79 0,11 2,4 bón Fpr <0,001 <0,001 Lsd 1,58 0,10 Đồi 27,20 2,97 10,9 4,50 0,11 2,5 Màu 29,27 2,71 9,2 4,79 0,10 2,1 Phù sa 30,03 2,84 9,5 5,00 0,10 2,0 Đồi + phù Đất 36,54 3,00 5,29 0,11 sa 8,2 2,1 Đồi + màu 34,72 3,06 8,8 5,00 0,14 2,7 Fpr <0,001 <0,001 Lsd 2,04 0,13 Đ-PB1 31,91 2,69 8,4 4,86 0,13 2,6 Đ-PB2 28,37 2,97 10,5 4,33 0,09 2,1 Đ-PB3 21,30 3,26 15,3 4,29 0,13 3,0 Đ-PB4 35,40 2,53 7,1 5,18 0,20 3,9 Đ-PB5 28,52 2,81 9,8 4,75 0,06 1,3 Đ-PB6 23,89 2,78 11,6 4,45 0,03 0,7 Đ-PB7 31,97 2,42 8,3 4,94 0,06 1,1 Tương Đ-PB8 29,28 2,53 8,8 4,83 0,07 1,4 tác giữa Đ-PB9 28,84 3,58 9,6 4,76 0,18 3,7 phân Đ-PB10 37,38 3,33 6,1 5,38 0,10 1,6 bón với Đ-PB11 37,35 2,35 6,3 5,29 0,09 1,5 loại đất Đ-PB12 34,92 3,21 9,2 5,20 0,17 3,2 Đ-PB13 37,53 2,87 7,6 5,19 0,17 3,3 Đ-PB14 33,69 3,26 9,7 5,05 0,17 3,3 Đ-PB15 32,94 3,05 9,2 4,98 0,06 1,3 Trung bình 31,55 4,90 Fpr <0,001 <0,001 Lsd 3,54 0,23
  49. 40 Kết quả phân tích sau 90 ngày tuổi ở bảng 4.9 cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng của cây có sự sai khác rõ giữa các nhân tố phân bón, loại đất và tương tác giữa đất + phân bón (Fpr < 0,001). Về phân bón: Cây con trong các công thức bón MF1 tốt nhất, sinh trưởng chiều cao trung bình sau 90 ngày tuổi đạt 34,29cm, vượt 9,9% so với công thức bón phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh và vượt 17,6% so với đối chứng. Sinh trưởng đường kính cổ rễ đạt 5,05mm, vượt 3,9% so với công thức bón phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh và vượt 5,4% so với đối chứng. Về đất: Hai công thức hỗn hợp với tỷ lệ 1:1 giữa đất đồi với đất phù sa và giữa đất đồi với đất màu cho kết quả tốt nhất. Sinh trưởng chiều cao trung bình của hai công thức này vượt các công thức chỉ sử dụng đất phù sa, đất màu và đất đồi lần lượt là 18,6%, 21,7% và 30,9%; sinh trưởng đường kính cổ rễ vượt 14,3% so với sử dụng đất đồi làm giá thể. Về tương tác giữa đất với phân bón: Kết quả thí nghiệm đã xác định được các công thức cho sinh trưởng tốt nhất là Đ-PB10, Đ-PB11 và Đ-PB13. Sinh trưởng trung bình của ba công thức tốt nhất vượt so với trung bình chung của các công thức và trung bình của các công thức đối chứng lần lượt là 18,6%, 31,9% về chiều cao và 8,0%, 11,6% về đường kính cổ rễ.
  50. 41 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Ba loài cây thân thảo gồm Rệu, Rệu xanh và Dền cảnh phù hợp để sử dụng làm cây phù trợ cho cây Đàn hương ở giai đoạn vườn ươm. Tỷ lệ cây Đàn hương còn sống khá cao, đạt trên từ 38,8 - 57,8% sau 150 ngày. Cây sinh trưởng tốt, chiều cao của cây ở các công thức này cũng đạt trên 32cm. Kết quả thí nghiệm xử lý nảy mầm hạt giống Đàn hương cho thấy công thức ngâm hạt 60 phút trong nước ấm 50oC, sau đó xử lý thuốc kích thích nảy mầm và công thức ngâm hạt 120 phút trong nước ấm 50oC, sau đó xử lý thuốc kích thích nảy mầm cho tỷ lệ nảy mầm cao, đều đạt trên 30% ở giai đoạn 30 ngày và đạt trên 54% ở giai đoạn 45 ngày. Gieo hạt Đàn hương trên cát sông và gieo hạt trên giá thể hỗn hợp bao gồm 30% phân hữu cơ hoai + 70% đất đồi tầng B có tỷ lệ nảy mầm cao nhất, cây mầm khỏe. Tỷ lệ nảy mầm của hạt ở hai công thức này đạt từ 44,7 - 56,1%. 5.2. Kiến nghị Cần tiếp tục đánh giá hiệu quả của các công thức cây phù trợ và nghiên cứu nhân giống cây Đàn hương với việc sử dụng các cây phù trợ phù hợp cho giai đoạn sau 5 tháng tuổi. Để có kết quả rõ ràng thì cần phải tiếp tục tìm hiểu theo dõi cây trong thời gian dài nữa. Cần nghiên cứu nhiều hơn nữa đến chế độ chăm sóc cho cây trong các giai đoạn như tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh để cây có sức sinh trưởng và phát triển cao nhất, nhằm thu được lợi nhuận cao nhất.
  51. 42 Cây đàn hương tuy đòi hỏi kỹ thuật trồng không phức tạp, nhưng có yêu cầu đặc thù về cây ký chủ, cần bố trí phù hợp. Đây cũng là cây trồng dài ngày sau khoảng 6 - 7 năm trở lên, giá rất đắt, phải được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Vì vậy, nên trồng đàn hương phân tán trong các hộ gia đình, mỗi hộ trồng vài chục cây, để thuận tiện cho việc chăm sóc và bảo vệ, làm giàu cho từng gia đình.
  52. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Chu Minh Khôi (2018). Giấc mơ phát triển cây Đàn hương. 2. Hà Thu (2017). Nơi 'tiền mọc trên cây' ở Australia. truong-the-gioi.284953/ 3. Hội thảo khu vực châu Á (1998). Album Santalum. 2006. Danh sách đỏ các loài bị đe dọa của IUCN. IUCN 2006. www.iucnredlist.org. Truy cập ngày 2007 / 02-08. 4. Phạm Đức Tuấn và Vũ Văn Định (2014). Đàn hương "hoàng kim" thu 27 tỷ/năm. Báo Nông nghiệp Việt Nam. hoang-kim-thu-27-ty-nam-post127105.html 5. Nghị quyết số 132/NQ-CP của Chính phủ: Về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội. 6. Nguyễn Tiến (15 tháng 8 năm 2012). “Giao thông Hà Nội: Tùy tiện, hỗn loạn”. Báo Tin tức (trang TTĐT). Truy cập 16 tháng 5 năm 2013. 7. cay-go-thieng-5000-nam-tuoi-d6943.html 8. Tiếng nước ngoài 9. Annapurna, D., Rathore, T. S., & Joshi, G. (2004). Effect of container type and size on the growth and quality of seedlings of Indian sandalwood (Santalum album L.). Australian forestry, 67(2), 82-87. 10. Burdock, G. A., &Carabin, I. G. (2008). Safety assessment of sandalwood
  53. 44 oil (Santalum album L.). Food and Chemical Toxicology, 46(2), 421-432. 11. Kim, T. H., Ito, H., Hatano, T., Takayasu, J., Tokuda, H., Nishino, H., & Yoshida, T. (2006). New antitumor sesquiterpenoids from Santalum album of Indian origin. Tetrahedron, 62(29), 6981-6989. 12. Lu, J. K., Kang, L. H., Sprent, J. I., Xu, D. P., & He, X. H. (2013). Two- way transfer of nitrogen between Dalbergia odorifera and its hemiparasite Santalum album is enhanced when the host is effectively nodulated and fixing nitrogen. Tree physiology, 33 (5), 464-474. 13. Ouyang, Y., Zhang, X., Chen, Y., Da Silva, J. A. T., & Ma, G. (2016). Growth, photosynthesis and haustorial development of semiparasitic Santalum album L. penetrating into roots of three hosts: a comparative study. Trees, 30 (1), 317-328. 14. Radomiljac, A. M. (1998). The influence of pot host species, seedling age and supplementary nursery nutrition on Santalum album Linn. (Indian sandalwood) plantation establishment within the Ord River Irrigation Area, Western Australia. Forest ecology and management, 102(2-3), 193-201. 15. Radomiljac, A. M., McComb, J. A., & McGrath, J. F. (1999). Intermediate host influences on the root hemi-parasite Santalum album L. biomass partitioning. Forest Ecology and Management, 113(2-3), 143-153. 16. Sutheesh, V. K., Jijeesh, C. M., &Divya, T. P. (2016). Evaluation of organic and inorganic pre-treatments for better seed germination and seedling vigour in (Santalum album L.). Plant Archives, 16(1), 143-150.