Khóa luận Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của trâu Chiêm Hóa - Tuyên Quang

pdf 55 trang thiennha21 19/04/2022 3540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của trâu Chiêm Hóa - Tuyên Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_kha_nang_san_xuat_tinh_dich_cua_trau_ch.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của trâu Chiêm Hóa - Tuyên Quang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM PHẠM HUY HỒNG KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT TINH DỊCH CỦA TRÂU CHIÊM HĨA - TUYÊN QUANG Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuơi - Thú y Khoa Chăn nuơi Thú y Khĩa học: 2015 - 2019 THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM PHẠM HUY HỒNG KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT TINH DỊCH CỦA TRÂU CHIÊM HĨA - TUYÊN QUANG Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuơi - Thú y Lớp : K47 - CNTY - MARPHA Khoa Chăn nuơi Thú y Khĩa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Huê Viên THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Được sự phân cơng của quý thầy cơ Khoa Chăn nuơi Thú Y, Trường Đại học Nơng Lâm Thái Nguyên, sau 6 tháng thực tập nghề nghiệp tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuơi miền núi - Viện Chăn nuơi em đã hồn thành khĩa luận tốt nghiệp. Qua đây em xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành, sâu sắc tới Ban giám hiệu Trường Đại học Nơng Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuơi Thú Y, các phịng ban cùng các thầy cơ giáo đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại cơ sở. Đặc biệt em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Trần Huê Viên đã trực tiếp hướng dẫn tận tình chỉ bảo và giúp đỡ chúng em trong quá trình thực tập và hồn thành tốt được thực tập. Chúng em xin chân thành cảm ơn tới cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên mơn tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuơi miền núi - Viện Chăn nuơi đã tạo điều kiện giúp đỡ em được thực tập mở mang kiến thức, nâng cao tay nghề tại cơ sở. Qua đây chúng em xin được gửi tới các thầy cơ giáo, gia đình, bạn bè lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 2 năm 2019 Sinh viên Phạm Huy Hồng
  4. ii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1. Sinh lý sinh dục trâu đực 3 2.1.1.2. Cấu tạo bộ máy sinh dục trâu đực 3 2.1.1.3. Các tuyến sinh dục phụ 5 2.1.1.4. Sự tiết tinh dịch ở trâu đực 5 2.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá số lượng và chất lượng tinh dịch trâu đực 6 2.1.2.1. Màu sắc tinh dịch 6 2.1.2.2. Lượng xuất tinh (ml) 6 2.1.2.3. pH tinh dịch 7 2.1.2.4. Nồng độ tinh trùng C (tỷ/ ml) 7 2.1.2.5. Hoạt lực tinh trùng A (%) 8 2.1.2.6. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình 8 2.1.2.7. Tỷ lệ tinh trùng sống 10 2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh dịch 10 2.1.3.1. Giống và cá thể trâu đực 10 2.1.3.2. Tuổi trâu đực 10
  5. iii 2.1.3.3. Thời tiết khí hậu 11 2.1.3.4. Thức ăn 11 2.1.3.5. Khoảng cách lấy tinh 12 2.1.3.6. Chăm sĩc 12 2.1.4. Một số nguyên lý cơ bản về đơng lạnh tinh dịch 13 2.1.4.1. Hiện tượng đơng băng chất lỏng 13 2.1.4.2. Ảnh hưởng của đơng băng lên tế bào tinh trùng 15 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới sức sống của tinh trùng khi đơng lạnh, giải đơng 17 2.1.5.1. Khả năng chịu lạnh của tinh trùng 17 2.1.5.2. Thành phần mơi trường đơng lạnh 17 2.1.5.3. Thời gian cân bằng 17 2.1.5.4. Tốc độ đơng lạnh 17 2.1.5.5. Giải đơng 18 2.1.5.6. Bảo quản 19 2.1.6. Mơi trường pha lỗng tinh dịch trâu 19 2.1.6.1. Áp suất thẩm thấu 19 2.1.6.2. pH và năng lực đệm của mơi trường 20 2.1.6.3. Chất điện giải và khơng điện giải trong mơi trường 20 2.1.6.4. Tác dụng của kháng sinh trong mơi trường pha lỗng 20 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 21 2.3. Tình hình nghiên cứu ngồi nước 21 Phần 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 25 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 25 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25 3.1.2. Địa điểm và điều kiện nghiên cứu 25 3.1.3. Thời gian nghiên cứu 25
  6. iv 3.2. Nội dung nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi 25 3.2.1. Đánh giá hiện trạng đàn trâu nuơi tại Chiêm Hĩa - Tuyên Quang 25 3.2.2. Đặc điểm thể hình của các trâu đực 25 3.2.3. Số lượng, chất lượng tinh dịch trâu đực 25 3.2.4. Khả năng sản xuất tinh đơng lạnh của trâu đực 26 3.3. Phương pháp nghiên cứu 26 3.3.1. Đánh giá hiện trạng đàn trâu nuơi tại Chiêm Hĩa - Tuyên Quang 26 3.3.1.1. Phương pháp thu thập thơng tin thứ cấp 26 3.3.1.2. Phương pháp thu thập thơng tin sơ cấp 26 3.3.2. Phương pháp đánh giá khả năng sản xuất tinh cọng rạ 29 3.3.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá trong phịng thí nghiệm 29 3.3.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá thơng qua kết quả truyền giống nhân tạo 29 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 29 Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30 4.1. Thực trạng số lượng đàn trâu Chiêm Hĩa - Tuyên Quang 30 4.1.1. Số lượng và sự phân bố đàn 30 4.1.2. Cơ cấu quy mơ đàn trâu nuơi trong nơng hộ tại huyện Chiêm Hĩa 31 4.1.3. Thực trạng tình hình chăn nuơi đàn trâu tại huyện Chiêm Hĩa 32 4.1.3.1. Nguồn thức ăn sử dụng cho trâu 32 4.1.3.2. Điều kiện chuồng trại và chăn nuơi trâu tại huyện Chiêm Hĩa 33 4.2. Chất lượng tinh dịch của trâu Chiêm Hĩa 35 4.2.1. Lượng xuất tinh (thể tích tinh dịch) 35 4.2.2. Hoạt lực tinh trùng 36 4.2.3. Nồng độ tinh trùng 36 4.2.4. Màu sắc tinh dịch 37 4.2.5. Độ pH tinh dịch 38 4.2.6. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình 38
  7. v 4.2.7. Tỷ lệ tinh trùng sống 39 4.2.8. Đánh giá chất lượng tinh trâu Chiêm Hĩa sau khi giải đơng 40 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41 5.1. Kết luận 41 5.2. Đề nghị 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 I. Tài liệu trong nước 42 II. Tài liệu nước ngồi 43 PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Thang điểm đánh giá hoạt lực tinh trùng 28 Bảng 4.1. Số lượng và sự phân bố đàn trâu ở Chiêm Hĩa qua các năm 30 Bảng 4.2. Cơ cấu quy mơ đàn trâu nuơi trong nơng hộ 31 Bảng 4.3. Sử dụng thức ăn cho trâu tại các nơng hộ 32 Bảng 4.4. Chuồng trại và các biện pháp thú y cho chăn nuơi trâu 33 Bảng 4.5. Lượng xuất tinh (ml) 35 Bảng 4.6: Hoạt lực tinh trùng của trâu đực giống (%) 36 Bảng 4.7: Nồng độ tinh trùng trâu đực giống (tỷ/ml) 37 Bảng 4.8: Màu sắc tinh dịch 37 Bảng 4.9: Độ pH tinh dịch của trâu đực giống 38 Bảng 4.10: Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (%) 39 Bảng 4.11: Tỷ lệ tinh trùng sống (%) 39 Bảng 4.12: Một số chỉ tiêu chất lượng tinh dịch trâu Chiêm Hĩa sau giải đơng 40
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Tên viết tắt Tên viết đầy đủ 1. A : Hoạt lực tinh trùng 2. Cs : Cộng sự 3. CSDT : Chỉ số dài thân 4. CSKL : Chỉ số khối lượng 5. CSTM : Chỉ số trịn mình 6. CSTX : Chỉ số to xương 7. C : Nồng độ tinh trùng 8. DTC : Kích thước dài thân chéo 9. K : Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình 10. P : Khối lượng của trâu 11. V : Thể tích tinh dịch 12. VAC : Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong tinh dịch 13. VN : Kích thước vịng ngực 14. % : Phần trăm
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Chăn nuơi trâu là một nghề truyền thống lâu đời của nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang nĩi chung và của huyện Chiêm Hĩa nĩi riêng. Ở địa phương, con trâu đã trở thành con vật thân thiết với người nơng dân, con trâu là tài sản quý đối với mỗi người nơng dân vì nĩ khơng những mang lại giá trị kinh tế cao, vừa cung cấp sức kéo và phân bĩn trong sản xuất nơng nghiệp. Trong những năm gần đây đàn trâu của địa phương đang cĩ xu hướng phát triển tăng lên. Tuy nhiên, do đặc điểm tập quán chăn nuơi và cơng tác quản lý giống trên địa bàn chưa chặt chẽ, việc giao phối tự do dẫn đến tình trạng đồng huyết, cận huyết ngày càng nhiều. Đàn trâu của địa phương đang cĩ nguy cơ bị thối hố giống nghiêm trọng. Để khai thác và phát triển cĩ hiệu quả nguồn gen trâu Chiêm Hĩa, việc xây dựng đàn trâu đực sinh sản và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong hỗ trợ sinh sản là rất cần thiết. Hiện nay thụ tinh nhân tạo (TTNT) cho vật nuơi đã áp dụng phổ biến ở các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, các cơ sở chăn nuơi tập trung, cơ sở nuơi giữ giống gốc quốc gia, việc áp dụng TTNT trên vật nuơi đại gia súc đặc biệt là TTNT cho trâu chưa được áp dụng nhiều mặc dù nước ta cĩ đến 3 triệu con. Việc nâng cao tầm vĩc cũng như chất lượng đàn giống và tăng đàn là một việc làm cần thiết. Vì vậy TTNT trâu nĩi chung và đơng lạnh tinh trâu là vơ cùng cần thiết. Đơng lạnh tinh trâu là một kỹ thuật cĩ ý nghĩa kinh tế, nhằm khai thác tiềm năng di truyền của con đực, bảo đảm an tồn về dịch bệnh, bảo tồn các giống quý hiếm, đáp ứng nhu cầu TTNT trong chăn nuơi, giúp cho thương mại giống được dễ dàng, tránh cận huyết và dịch bệnh, tránh được sự chênh lệch về khối lượng cơ thể, đem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuơi.
  11. 2 Đơng lạnh tinh trâu đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới như: Đức, Pháp, Nhật, Hàn Quốc Tuy nhiên ở nước ta hiện nay mới cĩ một số đơn vị nghiên cứu thuộc Viện chăn nuơi sản xuất thành cơng tinh cọng rạ trâu, trong đĩ cĩ trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuơi miền núi, việc chuyển giao được thực hiện ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Trâu đực giống Chiêm Hĩa được nhập về Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuơi Miền núi vào tháng 8 năm 2018, với mục đích lai tạo để nâng cao tầm vĩc, khả năng sản xuất của trâu nội và duy trì được nguồn gen của trâu Chiêm Hĩa. Với nguồn nguyên liệu trên chúng tơi tiến hành nghiên cứu, triển khai đề tài "Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của trâu Chiêm Hĩa - Tuyên Quang". 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu lâu dài Xác định được khả năng sản xuất tinh dịch của trâu đực giống và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong hỗ trợ sinh sản gĩp phần nâng cao số lượng và chất lượng đàn trâu của địa phương. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá được khả năng sản xuất, chất lượng tinh dịch của trâu Chiêm Hĩa - Tuyên Quang. Đánh giá được ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng tinh cọng rạ trâu Chiêm Hĩa - Tuyên Quang.
  12. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Sinh lý sinh dục trâu đực 2.1.1.1. Sự thành thục về tính Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, một con đực hoặc cái đạt đến thành thục về tính dục là khi chúng cĩ khả năng sản sinh giao tử và biểu hiện đầy đủ các hệ quả tập tính sinh dục. Ở con đực, thành thục về tính là lúc bộ máy sinh sản đã đủ phát triển, sản sinh ra tinh trùng cĩ khả năng làm con cái cĩ chửa (Hiroshi, 1992)[16]. Sự thành thục về tính dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như giống, tuổi, khối lượng cơ thể, điều kiện nuơi dưỡng và mơi trường Nghé đực 3-4 tháng đã cĩ phản xạ nhảy (nhảy ơm lên những con nghé khác), một năm rưỡi nghé đực đã cĩ khả năng giao phối với cái (Nguyễn Đức Thạc 1983)[12], Tuổi thành thục về tính của trâu phụ thuộc vào loại hình, giống trâu và đặc biệt là chế độ chăm sĩc, nuơi dưỡng nghé trước và sau khi tách mẹ. 2.1.1.2. Cấu tạo bộ máy sinh dục trâu đực Bao dịch hồn là một túi ngồi của da trong vùng bẹn, là nơi chứa dịch hồn. Bao dịch hồn trâu dài và thõng, cổ thon và cĩ rãnh giữa rõ khi khơng co rút. Bao dịch hồn cĩ cổ ngắn hoặc thĩt lại là khơng tốt (Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Duy Hoan, 1998)[3]. Dịch hồn được xem là cơ quan nguyên thủy vì chúng sản sinh giao tử đực (tinh trùng) và các hormone tính dục đực (androgen). Dịch hồn trâu đực dài 10-13cm, rộng 5-6cm và nặng 300-400g. Những ống sinh tinh uốn khúc (trong đĩ tinh trùng được sản sinh) được hình thành từ những thừng giới tính nguyên thủy. Chúng cĩ chứa những tế bào mầm (tinh nguyên bào) và những
  13. 4 tế bào nuơi dưỡng (tế bào Sertoli). Được FSH kích thích, các tế bào Sertoli sản sinh cả protein đính androgen và inhibin. Các tế bào Leydig (tế bào kẽ) cĩ trong mơ mềm của dịch hồn giữa những ống sinh tinh uốn khúc. LH kích thích tế bào Leydig sản sinh testosterone và một ít những androgen khác. Ống tinh ra dùng để vận chuyển tinh trùng từ đuơi dịch hồn phụ ra niệu quản vùng chậu. Phần tận cùng của ống tinh ra cĩ thành dày và được gọi là phồng ống. Đơi phồng ống, cùng với ống tiết của tinh nang, đổ vào niệu quản ngay phía sau cổ bĩng đái. Thừng dịch hồn kéo dài từ vịng bẹn đến các dịch hồn. Bao gồm cĩ các động mạch dịch hồn, các tĩnh mạch dịch hồn, các mạch lympho, thần kinh, ống dẫn tinh ra, cơ bao dịch hồn ngồi và một số lớp áo ngồi. Qua cổ bao dịch hồn cĩ thể sờ được thừng dịch hồn. Động mạch dịch hồn uốn khúc rất nhiều phía trên dịch hồn trong một khu vực được gọi là đám rối tĩnh mạch, rồi tiếp tục đi xuống dưới phía sau dịch hồn rồi tỏa nhánh để phân bố mạch máu cho dịch hồn. Dịch hồn phụ là ống dẫn tinh ra ngồi đầu tiên từ dịch hồn lượn theo chiều dài của bề mặt dịch hồn, được bọc trong một lớp giáp mạc với dịch hồn. Đầu dịch hồn phụ là khu vực gồ lên ở đỉnh của dịch hồn, tại đây cĩ 12-15 ống nhỏ, chúng dồn vào một ống dẫn tinh ra. Dương vật là cơ quan giao cấu ở con đực. Dương vật trâu đực cĩ một đoạn cong chữ S, nhờ đĩ dương vật cĩ thể co rụt hồn hồn vào bên trong khi khơng giao cấu (Kunitada, 1992)[17]. Quy đầu là đầu mút tự do của dương vật, cĩ nhiều thần kinh cảm giác và nĩ tương đương với âm vật ở con cái. Mơ cương là mơ hổng (xốp) nằm ở hai vùng của dương vật. Mơ xốp dương vật là mơ hổng bao quanh niệu quản. Những lỗ hổng này chứa đầy máu khi kích thích tính dục, làm duỗi dương vật ra (cương) tạo điệu kiện dễ dàng cho quá trình phĩng tinh.
  14. 5 Bao dương vật (cịn gọi là “bao bì”) là cái túi do da thụt vào, túi này chứa tồn bộ quy đầu. Nĩ chia thành nếp gấp ngồi và nếp gấp trong. Đầu của bao dương vật được bao quanh bằng một túm lơng dài và mịn. 2.1.1.3. Các tuyến sinh dục phụ Các tuyến sinh dục phụ nằm dọc theo niệu quản phần xương chậu, chúng tiết dịch và đổ vào niệu quản. Chúng gồm cĩ tuyến tinh nang, tuyến tiền liệt và tuyến cầu niệu đạo. Chúng đĩng gĩp một phần lớn thể tích vào lượng xuất tinh, hơn nữa dịch tiết của chúng là dung dịch đệm, chất dinh dưỡng và những chất cần thiết khác đảm bảo tối ưu cho sự vận động và khả năng thụ tinh của tinh dịch. Tuyến tinh nang là một đơi tuyến hình thùy dễ phân biệt vì chúng cĩ dạng lồi. Chúng được mơ tả cĩ hình dạng giống “chùm nho”. Hai trong các hợp chất của dịch tiết (fructose và sorbitol) là nguồn năng lượng chủ yếu cho tinh trùng trâu đực. Trong dịch tiết này cĩ cả đệm phosphate và cacbonate là các hợp chất rất quan trọng vì chúng giữ cho pH tinh dịch khơng thay đổi. Tuyến tiền liệt là một tuyến đơn nằm xung quanh và dọc theo niệu quản ngay phía sau ống đổ ra của tuyến tinh nang. Cĩ thể sờ khám tuyến tiền liệt ở trâu đực. Dịch tiết của tuyến tiền liệt giàu các ion vơ cơ với sodium, chlorine, calcium, magnesium. Tuyến cầu niệu đạo là một đơi tuyến nằm dọc theo niệu quản, miệng đổ ra của nĩ nằm ở cuối niệu đạo phần xoang chậu. Tuyến cĩ kích cỡ và hình dáng giống quả hồ đào. Nĩ đĩng gĩp phần dịch tiết rất ít vào tinh dịch. 2.1.1.4. Sự tiết tinh dịch ở trâu đực Tinh dịch là dịch tiết của cơ quan sinh dục đực khi nĩ thực hiện cĩ kết quả phản xạ sinh dục. Tinh dịch chỉ được hình thành một cách tức thời khi con đực phĩng tinh nghĩa là lúc nĩ hưng phấn cao nhất trong quá trình thực hiện phản xạ giao phối (Trần Tiến Dũng và cs, 2002)[4].
  15. 6 Tinh dịch gồm: tinh trùng (3-5%) và tinh thanh (95-97%). Tinh trùng được sinh ra từ những ống sinh tinh ở dịch hồn, cịn tinh thanh được sinh ra từ các tuyến sinh dục phụ. 2.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá số lượng và chất lượng tinh dịch trâu đực Cũng như bị và các gia súc khác, tinh dịch trâu cĩ thể được khai thác bằng cách sử dụng âm đạo giả, bằng máy xung điện (electroejaculator), mát xa qua trực tràng hoặc lấy ra từ âm đạo của con cái sau khi cho con đực xuất tinh vào. Tuy nhiên khai thác tinh bằng âm đạo giả được sử dụng phổ biến hơn bởi tính an tồn và phù hợp với tập tính sinh dục, các phương pháp cịn lại hoặc cĩ chất lượng tinh dịch thấp hoặc cĩ những phản ứng phụ khơng tốt cho vật nuơi. Một số chỉ tiêu phẩm chất tinh dịch được kiểm tra, đánh giá gồm màu sắc tinh dịch, lượng xuất tinh (ml), nồng độ tinh trùng (tỷ/ml), hoạt lực tinh trùng (%), tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (%), tỷ lệ tinh trùng sống (%), pH tinh dịch. Các chỉ tiêu này cĩ ý nghĩa trong việc phát hiện các trường hợp sinh sản yếu hoặc vơ sinh ở gia súc. 2.1.2.1. Màu sắc tinh dịch Tinh dịch trâu thường cĩ màu trắng sữa hay trắng ngà. Màu sắc tinh dịch phụ thuộc vào nồng độ tinh trùng cũng như sự hiện diện của các chất khác (Vale 1994a)[20]. Tinh dịch cĩ màu trắng sữa hoặc trắng ngà thường cĩ nồng độ tinh trùng cao, màu trắng trong, lỗng là tinh dịch cĩ nồng độ tinh trùng thấp. Tinh dịch cĩ màu xanh hoặc xám thường cĩ lẫn mủ, cĩ màu cà phê hay màu nâu thường do lẫn máu hay sản phẩm viêm của đường sinh dục. 2.1.2.2. Lượng xuất tinh (ml) Chỉ tiêu này kiểm tra bằng mắt thường trên vạch chia mililit (ml) ở thành ống hứng tinh. Lượng xuất tinh là số ml tinh dịch lấy được trong một lần xuất tinh thành cơng (ml/lần khai thác). Lượng xuất tinh liên quan chặt
  16. 7 chẽ tới giống, tuổi, chế độ chăm sĩc, nuơi dưỡng, kích thước dịch hồn, mùa vụ, mức độ kích thích tính dục trước khi lấy tinh, phản xạ nhảy giá và kỹ thuật khai thác tinh. Trâu đực giống trẻ thì lượng xuất tinh thường ít nhưng sau 2 tuổi cĩ thể đạt được hơn 4ml tinh dịch. Trâu đực trên 4 tuổi lượng xuất tinh cĩ thể đạt hơn 6ml tinh dịch (Vale 1994a)[20]. Nếu lấy tinh hai lần thì thể tích lấy tinh lần hai thường ít hơn lần đầu (Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Quốc Đạt 1997)[2]. 2.1.2.3. pH tinh dịch Sau khi tinh vừa lấy xong cần kiểm tra độ pH của tinh dịch sẽ hỗ trợ cho đánh giá chất lượng tinh dịch chính xác. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tinh dịch trâu. Người ta cĩ thể dùng máy đo pH để kiểm tra, hoặc dùng giấy đo pH cũng chính xác và nhanh. Tinh dịch cĩ pH hướng kiềm là khơng tốt hoặc biểu hiện viêm các bộ phận sinh dục Tinh dịch nguyên tươi của trâu đực giống khơng đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu này phải loại bỏ và khơng cần kiểm tra các chỉ tiêu khác. 2.1.2.4. Nồng độ tinh trùng C (tỷ/ ml) Nồng độ tinh trùng (C) là số lượng tinh trùng cĩ trong một ml tinh dịch. Nồng độ tinh trùng là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tinh dịch, là chỉ tiêu cơ sở để tính số liều tinh sản xuất. Cĩ nhiều cách xác định nồng độ tinh trùng, nhưng hiện nay nồng độ tinh trùng được xác định bằng máy so màu rất nhanh và chính xác. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc là: Tinh dịch cĩ nồng độ tinh trùng khác nhau sẽ tạo nên các mức độ mờ đục khác nhau, làm cho độ sáng đến tế bào quang học cĩ kết quả khác nhau và được chuyển thành dịng điện tích làm lệch kim điện kế, nhờ chương trình cài đặt sẵn máy tự động tính tốn và hiện thơng số nồng độ tinh trùng khá chính xác. Nếu ta nhập dữ liệu thể tích tinh dịch và hoạt lực tinh trùng thì máy cĩ thể tính tốn cho ta thơng số về lượng mơi
  17. 8 trường cần pha, số lượng cọng rạ cĩ thể sản xuất được. Nồng độ tinh trùng cĩ ý nghĩa khoa học thực tiễn, nĩ xác định số lượng tinh trùng trên một lần lấy tinh, phân loại tinh dịch, quyết định loại bỏ hay sử dụng cho các cơng đoạn sau. Nồng độ tinh trùng (C) khi phối hợp với V và A cho biết tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng của lần xuất tinh đĩ (Hà Văn Chiêu, 1999)[1]. 2.1.2.5. Hoạt lực tinh trùng A (%) Hoạt lực tinh trùng là sức sống hay sức hoạt động của tinh trùng, là chỉ tiêu thể hiện số lượng tinh trùng hoạt động tiến thẳng trong tinh dịch và được xếp theo phần trăm, từ 0% đến 100%. Tinh trùng tiến thẳng được là nhờ cấu trúc đặc biệt của đuơi và nguồn năng lượng từ lị xo ty thể. Tốc độ di chuyển tiến thẳng của tinh trùng phụ thuộc vào các điều kiện nội tại và ngoại cảnh như giống, cá thể, niêm dịch đường sinh dục tiết ra nhiều hay ít và độ co bĩp của các bộ phận sinh dục của con cái. Chỉ cĩ tinh trùng vận động tiến thẳng mới cĩ khả năng tham gia quá trình thụ tinh. Do vậy người ta đánh giá chất lượng tinh dịch thơng qua ước lượng tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng hoặc mức “sĩng động” của mặt thống vi trường tinh dịch do hoạt lực của tinh trùng tạo nên. 2.1.2.6. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình Trong điều kiện bình thường, tinh trùng cĩ hình dạng đặc trưng cho mỗi lồi, nhưng cĩ thể vì một lý do nào đĩ trong quá trình sinh tinh hoặc xử lý tinh dịch, tinh trùng cĩ hình thái khác thường như giọt bào tương bám theo; biến dạng hay khuyết tật ở đầu, đuơi như: đầu méo, to, hai đầu, đuơi gấp khúc, hai đuơi, đuơi xoăn, cĩ giọt bào tương, thể đỉnh phù, tháo rời, vỡ vv Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) được tính bằng %, được xác định bằng cách đếm trên kính hiển vi. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
  18. 9 giống, điều kiện nuơi dưỡng, thời tiết, bệnh tật, di truyền kỹ thuật xử lý tinh dịch (Trần Tiến Dũng và cs, 2002)[4]. Tinh trùng kỳ hình là tinh trùng gặp những rối loạn về sự phát triển ở giai đoạn sinh sản và hồn chỉnh tinh trùng gây ra những hình thái bất thường ở đầu, cổ, thân và đuơi. Những tinh trùng kỳ hình thường khơng cĩ khả năng thụ thai hoặc làm chết phơi sớm. Tinh trùng kỳ hình đầu thường gặp: - Kích thước đầu khác thường: đầu to, đầu nhỏ, đầu hẹp, đầu quả lê, đầu quả trứng - Kỳ hình ở thể cực đầu: tháo rời cực đầu, phù, thốt đầu - Đầu bất thường về cấu trúc: bất thường ngoại hình của khối nhân, cĩ xoang rỗng ở đầu và cực đầu, hạt bám cực đầu. - Kỳ hình ở phần đáy của đầu: đáy hẹp, đáy rộng, đáy phẳng, đáy lồi. - Ở cổ tinh trùng cĩ kỳ hình: đuơi và đáy đầu bị lệch, cổ kép, cổ tách rời. - Phần thân cĩ kỳ hình: ngắn, dài, mảnh, rộng, kép, gián đoạn. - Đuơi cĩ kỳ hình: ngắn, mảnh, gián đoạn, gập về phía đầu, đuơi xoắn, đuơi kép Những tinh trùng khơng thành thục cĩ đặc điểm là cịn sĩt những giọt nguyên sinh chất ở cổ và đuơi. Những tinh trùng kỳ hình ở đầu thường do di truyền, do bệnh ở tinh hồn như viêm, thối hố, sơ hố Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình là tỷ số % tinh trùng kỳ hình đếm được với số tinh trùng kiểm tra. Trong thụ tinh nhân tạo, tinh dịch cĩ tỷ lệ kỳ hình dưới 15% cĩ thể sử dụng, tuy nhiên tỷ lệ tinh trùng kỳ hình ở đầu khơng vượt qua 5%. Kỳ hình tinh trùng cĩ thể xảy ra trong 3 trường hợp: - Trường hợp 1: do qua trình sinh tinh bị tổn thương. - Trường hợp 2: xảy ra khi tinh trùng đi qua dịch hồn phụ.
  19. 10 - Trường hợp 3: xảy ra do tác động bên ngồi khi lấy tinh, khi kiểm tra chất lượng tinh, khi cân bằng và đơng lạnh tinh dịch. Nếu kỳ hình ở trường hợp 1 và 2 cao thì tỷ lệ thụ tinh thấp và những trâu đực này nên loại thải. Nếu trường hợp 3 cần hạn chế những nguyên nhân gây ra kỳ hình bằng cách thực hiện nghiêm các quy trình kỹ thuật qua các khâu khai thác tinh, đánh giá chất lượng tinh dịch và sản xuất tinh đơng lạnh. 2.1.2.7. Tỷ lệ tinh trùng sống Tỷ lệ tinh trùng sống xác định chất lượng của xuất tinh. Tinh dịch vừa thu với hơn 30% tinh trùng chết cĩ thể khơng thích hợp cho việc lưu trữ và đĩng băng. Tỷ lệ tinh trùng sống liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ thụ tinh của tinh trùng. Dựa vào nguyên lý màng của tinh trùng chết hoặc đang chết cĩ khả năng cho các chất nhuộm màu thấm qua, do sự rối loạn tính thẩm thấu của màng tinh trùng. Trong khi đĩ những tinh trùng sống màng tinh trùng khơng cho các chất nhuộm màu thấm qua nên khơng bắt màu khi nhuộm. Bằng cách này người ta đã sử dụng thuốc nhuộm màu eosine để nhuộm tinh trùng chết rồi đếm chúng trên kính hiển vi và tính tỷ lệ sống. Tỷ lệ tinh trùng sống phụ thuộc vào giống, độ tuổi, chế độ chăm sĩc nuơi dưỡng, khai thác tinh, mơi trường pha lỗng (Masuda, 1992)[16]. 2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh dịch 2.1.3.1. Giống và cá thể trâu đực Tuỳ từng giống, tầm vĩc to hay nhỏ, cường độ trao đổi chất mạnh hay yếu, khả năng thích nghi với thời tiết khí hậu tốt hay khơng mà cĩ số lượng và chất lượng tinh dịch sản xuất khác nhau. 2.1.3.2. Tuổi trâu đực Quá trình sinh tinh ở trâu đực được bắt đầu khá sớm, từ 6 tháng tuổi đã cĩ thể quan sát thấy sự phát triển của các tế bào sertoli trong ống sinh tinh,
  20. 11 đến 12 tháng tuổi xuất hiện các tế bào sertoli hồn chỉnh, từ 15 tháng tuổi trở đi bắt đầu cĩ tế bào tinh trùng trong ống sinh tinh, đến 29 tháng tuổi trâu cĩ tinh dịch hồn chỉnh, nhưng đến 32 tháng tuổi các ống sinh tinh mới phát triển hồn thiện (Ahmad và cs, 2010)[18]. 2.1.3.3. Thời tiết khí hậu Như mọi cơ thể sống khác, trâu đực chịu tác động trực tiếp của mơi trường, chủ yếu là các yếu tố tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng vv Theo quy luật giới hạn sinh thái mỗi lồi hoặc mỗi cơ thể đều cĩ một khoảng thích hợp của một yếu tố khí hậu nào đĩ. Nếu ngồi giới hạn thích hợp sẽ làm giảm khả năng sống của cơ thể và bị tác động cộng hưởng bởi các yếu tố mơi trường. Trong mối quan hệ giữa ngoại cảnh với sinh vật, tác động của mơi trường tới sinh sản là quan trọng nhất, việc tác động của mơi trường đến sản xuất tinh dịch của con đực là rất phức tạp, khĩ xác định được nhân tố nào là quan trọng vào từng thời điểm nhất định. Ở các nước ơn đới chất lượng tinh dịch kém nhất vào mùa đơng, tốt nhất vào mùa hè và mùa thu. Nguyên nhân chủ yếu là do ánh sáng. Nhưng ở nước ta tinh dịch thường kém nhất vào mùa hè do nắng nĩng. Tinh dịch tốt nhất là vụ đơng - Xuân, mùa Hè giảm nhiều, mùa Thu lại tăng lên (Nguyễn Xuân Trạch và cs, 2006)[6]. 2.1.3.4. Thức ăn Thức ăn cĩ vai trị đặc biệt quan trọng trong sinh trưởng, phát triển và sinh sản của gia súc và là một trong những yếu tố quyết định đến phẩm chất tinh dịch của con đực (Chinnaiya và Ganguli, 1990; Dahiya và Singh, 2003; Dahiya và cs, 2006)[18]. Thiếu hụt dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của việc suy giảm khả năng sinh sản gia súc như dậy thì muộn, giảm và mất tính hưng phấn sinh dục, giảm chất lượng tinh dịch (Pant, 2002)[23].
  21. 12 Việc cho trâu ăn khẩu phần ăn thích hợp từ trước tuổi dậy thì là yếu tố quan trọng cho sự phát triển khả năng sinh sản của trâu (Dahiya và Singh, 2013)[16]. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thiếu hụt dinh dưỡng vitamin, khống chất đa lượng và vi lượng đã làm giảm chất lượng tinh dịch. Vitamin A và E cĩ liên quan trực tiếp đến chất lượng tinh dịch trong tất cả các lồi vật nuơi. Thiếu hụt selen làm tăng kỳ hình đuơi tinh trùng. Tiêm vitamin A, D và E định kỳ sẽ cải thiện chất lượng tinh dịch (Sighl và cs, 2000)[19]. Hàm lương Zn cĩ liên quan đến quá trình trao đổi chất của tinh trùng và từ đĩ ảnh hưởng tới hoạt lực tinh trùng. Các axit amin cũng cĩ tác dụng đến cải thiện chất lượng tinh dịch và chất lượng tinh đơng lạnh (Singh và cs, 2000)[19]. 2.1.3.5. Khoảng cách lấy tinh Thời gian từ ngày lấy tinh này đến ngày lấy tinh tiếp theo là khoảng cách lấy tinh của đực giống. Đối với trâu đực giống thường khoảng cách 3 - 5 ngày lấy tinh một lần là tốt nhất, nếu khoảng cách lấy tinh ngắn cĩ thể mỗi lần lấy tinh được ít, nhưng số lần lấy tinh thì nhiều (Hà Văn Chiêu, 1996)[8], nên tổng lượng xuất tinh trong một khoảng thời gian nhất định tăng so với lấy tinh cĩ khoảng cách dài. Nếu khoảng cách lấy tinh dài, lượng xuất tinh lấy được nhiều nhưng tỷ lệ tinh trùng chết cao, hoạt lực tinh trùng yếu. Việc xác định khoảng cách lấy tinh phải căn cứ vào lượng xuất tinh và chất lượng tinh lấy được lần trước của từng con đực để xác định lần lấy tinh tiếp theo. Để duy trì khả năng sinh sản lâu dài của trâu đực thì khoảng cách lấy tinh thích hợp cho trâu là 3 - 4 ngày/lần. 2.1.3.6. Chăm sĩc Chăm sĩc là cơng việc tác động trực tiếp lên cơ thể trâu đực gồm: cách cho ăn, tắm trải vận động, thái độ của người chăm sĩc và lấy tinh sẽ cĩ ảnh hưởng rất lớn đến số lượng và chất lượng tinh khai thác. Cĩ thể sẽ khơng lấy
  22. 13 được tinh trong một thời gian dài và cĩ thể làm cho hỏng trâu đực giống nếu chăm sĩc quản lý khơng tốt (Nguyễn Xuân Trạch và cs, 2006)[6]. Chuồng trại sạch sẽ, thống mát về mùa hè, ấm áp về mùa đơng, trâu được tắm, chải, vận động thoải mái hàng ngày, tuần hồn máu lưu thơng vv , giúp trâu đực khoẻ mạnh sẽ làm tăng khả năng sinh tinh và chất lượng tinh cũng được tăng lên. 2.1.4. Một số nguyên lý cơ bản về đơng lạnh tinh dịch Tinh trùng là một tế bào sống, vận động ngồi cơ thể, rất mẫn cảm với sự thay đổi của điều kiện mơi trường xung quanh. Trong quá trình đơng lạnh tinh dịch, ngồi việc dựa vào nguyên lý, lý học, hĩa học cịn phải dựa vào nguyên lý sinh học và mối tương tác của chúng sao cho tinh trùng khi đơng băng vẫn giữ nguyên hình thái, trao đổi chất tạm ngừng và sau khi giải đơng tinh trùng vẫn hoạt động bình thường (Ditto, 1992; Nguyễn Xuân Hồn, 1994)[22]. 2.1.4.1. Hiện tượng đơng băng chất lỏng Khi một chất lỏng được làm lạnh, quá trình đơng băng xảy ra, quá trình này gồm các giai đoạn: Tiền đơng băng (supercooling), tạo nhân (nucleation), giãn nở của tinh thể băng (growth off ice crystals) và kết tinh hồn thiện tại một nhiệt độ nhất định (eutectic point). Khi đơng lạnh tinh dịch sự tạo tinh thể và giãn nở tinh thể băng chỉ xảy ra trong điều kiện đơng lạnh chậm, cịn khi đơng lạnh cực nhanh thì hai hiện tượng trên khơng xảy ra, mà xảy ra hiện tượng thủy tinh hĩa (Vitrification), tạo ra các hạt băng nhỏ li ti, loại trừ được hiện tượng giãn nở tinh thể (Mazur, 1989)[21]. a. Hiện tượng tiền đơng băng Khi làm lạnh một chất lỏng nếu tốc độ làm lạnh chậm, nhiệt độ của chất lỏng hạ xuống điểm đơng băng, thậm chí cịn xuống thấp dưới điểm đơng băng mà chất lỏng vẫn giữ nguyên trạng thái, chưa cĩ tinh thể băng. Quá trình
  23. 14 này gọi là tiền đơng băng (Supercooling). Trạng thái của chất lỏng khơng ổn định, chỉ cần một tác động nhẹ sẽ xảy ra hiện tượng tạo nhân, hoặc phá vỡ hiện tượng tạo tinh thể, thay vào đĩ sẽ xảy ra hiện tượng kết hạt (Ditto, 1992)[22]. b. Hiện tượng tạo nhân tinh thể Một chất lỏng đơng băng phải cĩ một hạt nhỏ làm “nhân” cho các phân tử nước lần lượt bám vào để hình thành tinh thể. Hiện tượng tạo nhân tinh thể cĩ hai hình thức. Ở nước nguyên chất việc tạo nhân là từ các hạt tinh thể nước, cịn ở dung dịch cĩ chất tan, các hạt chất tan này sẽ là nhân cho các phân tử nước bám vào tạo tinh thể. Vì thế ở trường hợp đầu việc tạo tinh thể nước xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn so với trường hợp sau (Barios, 1995 trích từ Hà Văn Chiêu, 1999)[1]. c. Sự dãn nở của tinh thể băng Khi đơng băng các tinh thể hình thành, lượng xuất tinh của chúng sẽ tăng, sự dãn nở lượng xuất tinh này giải phĩng năng lượng tiềm ẩn sẵn trong các phân tử nước, làm nhiệt độ của dung dịch tăng đến điểm đơng băng, mặc dù quá trình làm lạnh vẫn tiếp tục nhưng tại thời điển này nhiệt độ của dung dịch khơng đổi trong một giai đoạn nhất định và giai đoạn này dài hay ngắn phụ thuộc vào tốc độ đơng băng. Nếu tốc độ đơng băng nhanh thì giai đoạn trên sẽ ngắn và sự giãn nở của tinh thể băng sẽ bị loại trừ và thay vào đĩ là hiện tượng thuỷ tinh hố (Ditto, 1992)[22]. d. Điểm đơng băng hồn chỉnh và sự kết tinh tinh thể của dung dịch Khi hiện tượng làm lạnh tiếp tục, lượng tinh thể nước tăng lên và pha lỗng giảm dần, nồng độ dung dịch tăng. Dung dịch sẽ tách làm hai phần: Pha tinh thể nước và pha lỏng. Nếu hiện tượng làm lạnh tiếp tục thì pha lỏng sẽ bị biến mất tại một nhiệt độ nhất định. điểm đĩ gọi là điểm đơng băng hồn
  24. 15 chỉnh của một dung dịch (Rodriguez và Duverger, 1997 trích từ Hà Văn Chiêu, 1999)[1]. 2.1.4.2. Ảnh hưởng của đơng băng lên tế bào tinh trùng Tinh trùng rất mẫn cảm và luơn tồn tại trong tinh thanh, khi đơng lạnh, tinh trùng chịu sự tác động của các hiện tượng sau (Ditto, 1992)[22]: a. Hiện tượng đơng băng nội bào Tinh trùng bị chết, hoặc mất năng lực hoạt động, khi cấu tạo nội bào bị phá vỡ do việc hình thành tinh thể nước nội bào. Nếu tinh trùng nằm trong dung dịch muối sinh lý cĩ thể loại trừ được hiện tượng này vì được các phân tử nước dạng lỏng bao quanh, mặc dù dung dịch ngoại bào bắt đầu đơng băng ở nhiệt độ - 20oC hoặc - 50oC. Như vậy quá trình đơng băng sẽ khơng làm hại tới tế bào tinh trùng cho đến khi nước nội bào đơng lạnh mặc dù dung dịch mơi trường bao quanh đã đơng lạnh (Mazur, 1989)[21]. b. Sự mất nước của tế bào tinh trùng Nếu nước nội bào thốt ra ngồi, tinh trùng sẽ bị teo lại, nhưng vẫn cĩ tinh trùng sống được ở nhiệt độ thấp hoặc siêu thấp chẳng hạn -196oC. Trong quá trình làm lạnh tinh dịch, nước ngoại bào đơng băng làm áp suất thẩm thấu chênh lệch, nước nội bào thốt ra ngồi tinh trùng và tiếp tục đơng băng phần ngoại bào. Ở nhiệt độ - 15oC cĩ 80% nước nội bào bị đơng lạnh và được thốt ra ngồi, do đĩ ngăn ngừa được hiện tượng đơng băng nội bào (Maria, 1995 trích từ Hà Văn Chiêu, 1999)[1]. Ở nhiệt độ -30oC phần lớn nước nội bào thốt ra khỏi tinh trùng. Với tinh trùng cĩ thể chịu lạnh ở nhiệt độ -30oC, cĩ thể tồn tại được ở nhiệt độ -196oC, cịn tế bào bình thường thì bị phá hủy, tuy nhiên cũng cĩ tinh trùng khơng cĩ khả năng chịu lạnh do các biến đổi lý - hố - sinh xảy ra. Những biến đổi hĩa sinh cĩ thể xảy ra trong tế bào bị phá hủy ở nhiệt độ thấp như vậy, bao gồm thay đổi trong cấu trúc nội bào, do thay đổi trong cấu trúc nội bào và thay đổi liên kết hydro ở chuỗi polyme. Sự đơng đặc
  25. 16 hĩa khơng thể quay trở lại như cũ và sự kết tủa protein do mất nước của nguyên sinh chất (Aritani, 1989)[24]. c. Hiện tượng đơng băng ngoại bào Trong khi đơng lạnh ngoại bào, sẽ xảy ra hiện tượng nồng độ chất hịa tan kèm theo áp suất thẩm thấu tăng lên và kéo theo những thay đổi về độ pH. Các chất điện giải như Natri và Kali cĩ nhiều nhất trong tinh thanh và chúng tồn tại ở dạng Natri clorua, Kali clorua. Ở điểm eutectic, nồng độ các muối này cao nhất là khi nhiệt độ -21,2oC đối với Natri clorua và -11,1oC đối với Kali clorua và biên độ nhiệt độ này cĩ hại cho tinh trùng. Do cĩ sự tăng nồng độ chất hịa tan đi kèm với tăng áp suất thẩm thấu cũng như pH thay đổi, tất cả xảy ra trong biên độ nhiệt độ này, mà người ta khơng rõ cái gì cĩ tác hại nhất đến tinh trùng (Maria, 1995 trích từ Hà Văn Chiêu, 1999)[1]. d. Chuyển động của nước và sự giãn nở của tinh thể nước gây ra huỷ hoại cơ học đối với tinh trùng Hiện tượng giải đơng giống như đơng lạnh cũng làm huỷ hoại tinh trùng do chênh lệch áp suất thẩm thấu, sự di chuyển của nước qua màng tế bào tinh trùng và sự giãn nở của các tinh thể nước đá trong quá trình đơng lạnh hoặc tan băng cĩ thể gây tổn thương tế bào tinh trùng. Các bọt khí tồn tại trong tinh thể băng cũng cĩ thể gây tổn hại tinh trùng trong quá trình này (Maria, 1995 trích từ Hà Văn Chiêu, 1999)[1]. Các tổn thương trên cĩ thể loại trừ được bằng cách giảm kích cỡ các tinh thể băng và làm tăng số lượng tinh thể nhỏ hơn. Tốc độ làm lạnh nhanh cĩ thể làm tăng tinh thể nhỏ đĩ khi đơng lạnh. Nĩi cách khác là khi làm lạnh nhanh sẽ ngăn chăn được sự lớn lên của các tinh thể băng trong dung dịch và tạo điều kiện đơng lạnh giống như thủy tinh hĩa. Tuy vậy, băng thủy tinh gồm các tinh thể băng sẽ khơng ổn định ở nhiệt độ trên -129oC và sự chuyển động và tái tinh thể hĩa của chúng sẽ gây tổn hại tế bào tinh trùng. Chuyển động sẽ
  26. 17 tăng lên ở trên -40oC và dễ gây tổn hại tinh trùng đặc biệt là ở khoảng -20oC. (Hiroshi, 1992)[16]. 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới sức sống của tinh trùng khi đơng lạnh, giải đơng 2.1.5.1. Khả năng chịu lạnh của tinh trùng Khả năng chịu lạnh của tinh trùng là tỷ lệ sống sĩt của tinh trùng sau khi giải đơng, điều này phụ thuộc vào giống, độ tuổi lấy tinh, mùa vụ lấy tinh 2.1.5.2. Thành phần mơi trường đơng lạnh Mơi trường đơng lạnh bao gồm: chất cĩ năng lượng, chất đệm, chất chống đơng, chất điện giải Tỷ lệ tinh trùng sau đơng lạnh và giải đơng phục thuộc vào các thành phần trên, nếu việc pha chế mơi trường khơng hợp lý sẽ giảm hoạt lực, tăng tỷ lệ chết của tinh trùng. 2.1.5.3. Thời gian cân bằng Tinh trùng sau khi ra ngồi cơ thể rất dễ bị sốc nhiệt do sự chênh lệch giữa nhiệt độ trong cơ thể và nhiệt độ mơi trường ngồi cơ thể. Chính vì vậy cần thiết phải hạ nhiệt độ từ từ để tinh trùng làm quen với nhiệt độ thấp. Tác giả Ditto (1992) cho biết: Thời gian cân bằng khoảng 3-5 giờ ở nhiệt độ 50oC để tinh trùng làm quen với nhiệt độ thấp. 2.1.5.4. Tốc độ đơng lạnh Tốc độ làm lạnh quá nhanh sẽ gây tổn hại tới tinh trùng vì nĩ gây ra siêu lạnh, thể vẩn và nước lưu giữ trong tế bào. Điều đĩ gây ra đơng lạnh ngoại bào và sau đĩ đơng lạnh nội bào. Tốc độ làm lạnh chậm sẽ gây ra tập trung nồng độ cho cả dung dịch ngoại bào và dung dịch nội bào và sẽ làm rối loạn tế bào, đây được coi là ảnh hưởng của dung dịch. Tốc độ làm lạnh tối ưu là tốc độ làm giảm tối đa cả đơng lạnh nội bào và ảnh hưởng của dung dịch. Tốc độ làm lạnh tối ưu này khác nhau khơng chỉ theo loại tế bào mà cịn theo các yếu tố như các thành phần của thể vẩn tế bào
  27. 18 và loại chất chống đơng băng. Chẳng hạn dung dịch đường saccharide được đơng lạnh nhanh (đơng lạnh từ 2 đến 4 phút, 5oC xuống -79oC), cho hoạt lực tinh trùng sau giải đơng cao hơn so với đơng lạnh chậm (đơng lạnh 45 phút, từ 5oC xuống - 79oC), vì đã ngăn cản được ảnh hưởng của dung dịch. Mơi trường pha lỗng cĩ nồng độ glycerol từ 5 đến 7% được đơng lạnh nhanh (đơng lạnh từ 3 đến 5 phút, từ 5oC xuống -130oC) cho hoạt lực tinh trùng cao hơn so với đơng lạnh chậm (đơng lạnh từ 20 đến 40 phút, từ 5oC xuống - 79oC) (Hiroshi, 1992)[16]. Đơng lạnh chậm: Nước ngoại bào đĩng băng, nước nội bào thốt ra ngồi, tế bào tinh trùng mất nhiều nước và teo lại. Đơng lạnh nhanh: Khi khơng đủ thời gian để nước nội bào thốt ra khỏi tinh trùng, nên nước ngoại bào và nước nội bào cùng đĩng băng ở dạng tinh thể, các tinh thể nước giãn nở sẽ làm méo hoặc vỡ màng tế bào tinh trùng. Đơng lạnh rất nhanh: Khi nước nội bào khơng kịp thốt ra ngồi và do tốc độ đĩng băng rất nhanh, nước nội bào và nước ngoại bào khơng kịp kết tinh dạng tinh thể mà xảy ra hiện tượng thuỷ tinh hố. Kích thước của tất cả các tinh thể nước nội bào và ngoại bào đều rất nhỏ ở dạng li ti nên khơng cĩ sự giãn nở về thể tích, giữ được áp suất thể tích đẳng trương. Do đĩ, tinh trùng vẫn giữ nguyên hình thái và cấu trúc. 2.1.5.5. Giải đơng Tinh cọng rạ được giải đơng trong nước ấm. Nhiệt độ và thời gian giải đơng phải đồng thời đáp ứng được hai yêu cầu là “đánh thức” tinh trùng đang ở trạng thái tiềm sinh trở sang trạng thái hoạt động và khơng làm ảnh hưởng đến hoạt lực của tinh trùng. Do đĩ, cần phải giải đơng nhanh, nhiệt độ giải đơng phải đảm bảo để tinh trùng khơng phải chịu đựng pha kết tinh hố đồng thời khơng phá vỡ cấu trúc của tinh trùng.
  28. 19 2.1.5.6. Bảo quản Các loại chất bảo quản đơng lạnh thường được sử dụng trong trữ tế bào: Glycerol; DMSO (Dimethyl sulfoxide); 1,2-Propanodiol (Propylene glycol); 1,2-Ethalnediol (Ethylene glycol). Chất bảo quản đơng lạnh cĩ thể thấm qua màng tế bào một cách bị động; cĩ khả năng hoạt động thay thế nước; chỉ độc với tế bào ở nồng độ cao. Thiết bị trữ lạnh là những bình chứa ni-tơ lỏng được thiết kế đặc biệt: bình này được gắn nhơm, cơ lập hồn tồn với bên ngồi; cổ bình thường được làm bằng nhựa tổng hợp; bình chịu nhiệt và rất rắn chắc. Tinh trùng sau đơng lạnh luơn phải được bảo quản trong nitơ lỏng nhiệt độ - 196oC. Nếu bảo quản tốt, tinh trùng sau bảo quản hàng chục năm khi giải đơng vẫn cĩ khả năng thụ thai. 2.1.6. Mơi trường pha lỗng tinh dịch trâu Nhờ pha lỗng nên đã phát huy được tính ưu việt của thụ tinh nhân tạo như tăng khả năng chịu lạnh, tăng hiệu quả sử dụng tinh dịch trâu. Mơi trường pha lỗng cần đảm bảo những tính chất sau đây: 2.1.6.1. Áp suất thẩm thấu Áp suất thẩm thấu của một chất lỏng phụ thuộc vào nồng độ hịa tan của các phân tử và các ion cĩ trong dung dịch đĩ. Để cho tinh trùng tồn tại được, áp suất thẩm thấu của mơi trường (áp suất ngoại bào) phải tương đương như áp suất thẩm thấu bên trong tinh trùng (áp suất nội bào), tức là cĩ hiện tượng đẳng trương. Các dung dịch ưu trương (áp suất ngoại bào lớn hơn áp suất nội bào) sẽ làm cho tinh trùng teo lại. Các dung dịch nhược trương (áp suất ngoại bào thấp hơn áp suất nội bào) sẽ làm cho tinh trùng trương phồng lên và cĩ thể gây vỡ màng tinh trùng (Nguyễn Tấn Anh, 1984)[5]. Tuy nhiên trong thực tế khả năng chịu đựng áp suất thẩm thấu của tinh trùng khơng chặt chẽ mà chúng chịu đựng và tồn tại được trong một khoảng giá trị áp suất thẩm
  29. 20 thấu biến thiên nhất định dao động từ 250 đến 500 mosmol, nhờ khả năng thích ứng và độ bền thẩm thấu của màng tế bào (Innecda, 1995 trích từ Hà Văn Chiêu, 1999)[1]. Vì vậy nồng độ của các chất tan trong mơi trường pha lỗng cần tạo nên một áp suất thẩm thấu phù hợp với khả năng chịu đựng của tinh trùng. 2.1.6.2. pH và năng lực đệm của mơi trường pH của mơi trường phụ thuộc vào nồng độ H+ cĩ trong mơi trường. Nồng độ H+ càng tăng thì mơi trường càng toan tính và ngược lại. Mơi trường pha lỗng tinh dịch phải cĩ pH 6,2 - 6,8 (Nguyễn Tấn Anh và cs, 1997)[2]. Trong sản xuất để mơi trường pha lỗng tinh dịch cĩ khả năng duy trì một cách ổn định độ pH ở mức thích hợp, người ta đưa vào mơi trường loại hố chất cĩ tác dụng làm giảm khả năng kiềm hố hoặc toan hố của mơi trường. 2.1.6.3. Chất điện giải và khơng điện giải trong mơi trường Chất khơng điện giải làm giảm độ dẫn điện của mơi trường giúp tinh trùng tránh được mất điện tích, ngăn ngừa hiện tượng tụ dính của tinh trùng và tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng duy trì sự sống. Chất khơng điện giải giữ vai trị chất khử, gánh chịu sự tác động của oxy nên cĩ tác dụng như chất chống oxy hố và bảo vệ chất chống đơng của tinh dịch khỏi bị oxy hố. Tinh trùng rất mẫn cảm với dung dịch NaCl, nhưng vẫn phải đưa vào mơi trường pha lỗng tinh dịch một lượng nhất định chất điện giải khơng độc và cĩ anion hố trị cao. Nếu tăng cation sẽ làm cho tinh trùng tụ dính, khi đơng lạnh tinh trùng sẽ chĩng chết, cịn các anion tác động lên tinh trùng tốt hơn, vì nĩ chống được hiện tượng tụ dính của tinh trùng (Hiroshi, 1992)[16]. 2.1.6.4. Tác dụng của kháng sinh trong mơi trường pha lỗng Trong mơi trường pha lỗng tinh dịch thường cĩ một lượng kháng sinh nhất định, thường là peniciline và streptomycine. Peniciline cĩ tác dụng ức chế tổng hợp các mucopeptid của vỏ tế bào vi khuẩn. Vi khuẩn trưởng thành,
  30. 21 vỏ tế bào mỏng ra tại một số điểm để chuẩn bị phân bào, tại các điểm đĩ peniciline phong bế men chuyển hĩa peptit, làm cho vỏ tế bào vi khuẩn khơng được bổ sung, trong lúc lượng xuất tinh của nguyên sinh chất vẫn tăng làm tế bào vi khuẩn vỡ (Hồng Tích Huyền, 1994)[13]. Vỏ tế bào vi khuẩn gram dương chứa 60% mucopeptit, nên chịu tác động và phân hủy theo cơ chế của peniciline, các vi khuẩn gram âm chỉ cĩ 10% mucopeptit, nên khơng mẫn cảm với penicilin. Steptomycine làm tổn hại đến ARN thơng tin, làm cho ARN thơng tin chọn nhầm các axít amin, tạo ra một đa peptit khác, protein đặc trưng khơng hình thành do đĩ vi khuẩn mới khơng được tạo nên (Hồng Tích Huyền, 1994)[13]. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Trâu Việt Nam là gia súc lớn nhai lại (hay gia súc lớn cĩ sừng), theo phân loại động vật thì trâu thuộc lớp động vật cĩ vú (Mammalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla) bộ phụ nhai lại (Ruminantia), Trâu Việt Nam (Bubalus bubalis) cĩ nguồn gốc từ trâu rừng thuần hĩa, thuộc nhĩm trâu đầm lầy (tiếng Anh: swamp buffalo), phân bố rộng rãi khắp nước Việt Nam. Ở Tây Nguyên cĩ giống trâu Langbiang nổi tiếng, ở vùng Yên Bái, Tuyên Quang thì cĩ giống trâu Ngố phổ biến. Mục đích sử dụng: trâu Việt Nam được sử dụng chủ yếu cho cày kéo và cho thịt. Hiện nay xu hướng cho thịt đang là vấn đề bức xúc vì nĩi chung sức kéo khơng cịn căng thẳng nữa. Việc lấy da, sừng làm đồ tiêu dùng, mỹ nghệ xuất khẩu hoặc lấy phân bĩn cho cây trồng là tất yếu khi nuơi và khi giết trâu lấy thịt. Trâu đầm lầy cĩ kết cấu ngoại hình với mục đích kéo cày là chủ yếu. Màu đặc trưng màu tro sẫm, lơng thưa, da dày khơ. Đại bộ phận cĩ vạch loang cắt ngang qua phía dưới cổ họng và một hình chữ V thấp hơn chạy ngang qua phía trên ngực. Ít khi cĩ trâu màu trắng. Đầu to ngắn, sừng dài, đen, nhọn và cong về phía sau; mắt sâu, lơng mi dài; taito, rộng, bên trong cĩ nhiều lơng; cổ dài thẳng,
  31. 22 cĩ nhiều nếp nhăn; vai vạm vỡ khỏe mạnh; ngực lép; bụng to trịn; lưng dốc về phía sau. Mơng thường phát triển tốt; đuơi ngắn; vú nhỏ và lùi về phía sau. Trâu Ngố: Cĩ nguồn gốc ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc như vùng Lục Yên thuộc Yên Bái, vùng Hàm Yên thuộc Tuyên Quang và huyện vùng cao Chiêm Hĩa, Tuyên Quang vốn nổi tiếng cĩ giống trâu ngố vĩc dáng to, khỏe. Giống trâu ngố Lục Yên là giống trâu tốt, cĩ tầm vĩc to, khỏe Trâu cái cĩ khả năng giao phối lúc khoảng từ 30- 36 tháng tuổi, tuổi đẻ lứa đầu khoảng 4 năm tuổi. Chu kỳ động dục của trâu 22- 25 ngày. Thời gian mang thai 320 -325 ngày. Thời gian động dục lại sau đẻ khoảng sáu tháng, nhịp đẻ thường 3 năm 2 nghé hoặc 2 năm 1 nghé. Mùa sinh sản của trâu tập trung chủ yếu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. * Khả năng sinh sản của trâu đực: Trâu đực cĩ khả năng giao phối lúc 3 năm tuổi, thời gian sử dụng tốt nhất là 4-6 năm tuổi, càng về sau tuy trâu vẫn cịn khả năng giao phối nhưng tính hăng và kết quả phối giống sẽ giảm dần. Mỗi lần phĩng tinh trâu đực xuất 3-4ml tinh dịch, hoạt lực 70-80%, nồng độ 0,8-1 tỷ/ml. Khả năng phối giống của trâu đực phụ thuộc vào cá thể, mùa vụ, điều kiện nuơi dưỡng và sử dụng. Cho phối giống khi trâu đực giống đạt ≥ 36 tháng tuổi, thời gian sử dụng khơng quá 6 năm, với phương thức chăn thả sau 3 năm phải chu chuyển khỏi vùng. Bố trí mỗi trâu đực giống phụ trách 40-50 trâu cái sinh sản, phối giống đạt 20 trâu cái cĩ chửa/năm. Số lần phối giống tốt là 2-3 lần trong một tuần, nếu nhiều hơn thì phẩm chất tinh sẽ kém và tỷ lệ thụ thai thấp hơn. * Khả năng sản xuất của trâu cái: Trâu cái cĩ tuổi động dục lần đầu lúc 3 tuổi, lúc đĩ khối lượng cơ thế mới đạt 70-75% khối lượng lúc trưởng thành. Tuổi đẻ lứa đầu của trâu là khoảng 4 tuổi, khối lượng cơ thể đạt 80- 85% khối lượng lúc trưởng thành. Chu kỳ động dục của trâu dao động khá
  32. 23 lớn, từ 15-35 ngày, thời gian kéo dài động dục là 15-20 giờ và phần lớn trâu cái biểu hiện động dục khơng rõ ràng (động dục ngầm). Thời gian mang thai của trâu nội là 320-325 ngày. Thời gian động dục lại sau khi đẻ 6 tháng, dẫn đến nhịp đẻ thường 3 năm 2 nghé hoặc 2 năm 1 nghé. Trâu là động vật đơn thai, rất ít trường hợp sinh đơi (dưới 1%). Sự sinh sản của trâu mang tính mùa vụ khá rõ rệt, trâu động dục tập trung vào mùa thu đơng (từ tháng 8 đến tháng 2 dương lịch năm sau), cịn mùa hè nĩng nực thì tỷ lệ động dục rất thấp. * Khả năng sinh trưởng: Nguyễn Cơng Định (2012)[Error! Reference source not found.] cho biết, kết quả điều tra đàn trâu địa phương ở 3 tỉnh thành Hà Nội, Hưng Yên và Nghệ An cho thấy, trâu đực ở 24 tháng tuổi cĩ khối lượng trung bình đạt 234,79kg, ở 36 tháng tuổi cĩ khối lượng trung bình đạt 301,43kg và trâu đực trưởng thành cĩ khối lượng trung bình đạt 385,52kg. Tác giả sử dụng trâu đực khối lượng lớn phối với trâu cái tơ đã được cải tạo qua 2 thế hệ, kết quả cho thấy trâu đực thế hệ 2 cĩ khối lượng trung bình đạt 271,68kg ở 24 tháng tuổi và 346,79kg ở 36 tháng tuổi. 2.3. Tình hình nghiên cứu ngồi nước Theo Tomar và cs (2000) cho biết tinh dịch trâu đực giống nội Việt Nam cĩ pH dao động từ 6,8 đến 7,0; tỷ lệ tinh trùng sống ở mùa hè đạt 85,4%, mùa thu đạt 85%, mùa đơng đạt 82,4%, mùa xuân đạt 62,4%. Nghiên cứu của Manik và Mudgal, (1984) cho biết, trâu đực giống nội Việt Nam cĩ lượng xuất tinh bình quân đạt 3,25 ml/lần khai thác; nồng độ tinh trùng đạt 0,97 tỷ/ml đến1,44 tỷ/ml; tỷ lệ tinh trùng kỳ hình dao động trong khoảng 4,60% đến 6,53%; tỷ lệ sống của tinh trùng dao động trong khoảng 72,94% đến 93,33%. Nghiên cứu Bhakat và cs (2011) trên trâu đực giống nội Việt Nam cĩ độ tuổi từ 2,31-7,36 tuổi lượng xuất tinh bình quân là 2,58 ml/lần khai thác; hoạt lực tinh trùng 66,63 %; nồng độ tinh trùng 0,99 tỷ/ml; tỷ lệ tinh trùng kỳ hình
  33. 24 là 11,1%. Theo Mandal và cs (2000) cho biết tinh dịch trâu đực giống nội Việt Nam cĩ pH dao động từ 6,85 đến 6,97; nồng độ tinh trùng dao động từ 0,96 tỷ/ml đến 1,18 tỷ/ml; tỷ lệ tinh trùng kỳ hình chiếm 7,32% đến 14,21%; hoạt lực tinh trùng từ 63,86% đến 67,99%; tỷ lệ tinh trùng sống dao động từ 76,11% đến 83,08%. Pawan Singh và cs (2001) cơng bố kết quả khi nghiên cứu 12 trâu đưc giống nội Việt Nam 40 tháng tuổi cho biết thể tích tinh trùng đạt 4,26 ml; hoạt lực của tinh trùng trâu nội Việt Nam sau pha lỗng là 70,83%; hoạt lực tinh trùng trước đơng lạnh đạt 59,58% ; hoạt lực sau giải đơng đạt 32,91%; tỷ lệ tinh trùng sống đạt 88,09 %; nồng độ tinh trùng đạt 1,32 tỷ/ml. Bhosrekar và cs (1991) khi nghiên cứu về tinh dịch trâu nội Việt Nam cho biết tỷ lệ sống của tinh trùng dao động trong khoảng 66% dến 89%; tỷ lệ kỳ hình của tinh trùng trâu Murrah từ 7,32% đến 14,21%; hoạt lực của tinh trùng từ 63% đến 86%.
  34. 25 Phần 3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Trâu đực giống và tinh dịch của các trâu đực giống cĩ nguồn gốc từ Chiêm Hĩa - Tuyên Quang. 3.1.2. Địa điểm và điều kiện nghiên cứu Địa điểm: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuơi miền núi - Viện Chăn nuơi. Điều kiện nghiên cứu: Trâu đực giống được chăm sĩc, nuơi dưỡng theo quy trình kỹ thuật đáp ứng đầy đủ tiêu chí theo quyết định 66/2005/QĐ-BNN của Bộ Nơng nghiệp và PTNT (Bộ Nơng nghiệp và PTNT, 2005). 3.1.3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 5 năm 2018 đến tháng 11 năm 2018. 3.2. Nội dung nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi 3.2.1. Đánh giá hiện trạng đàn trâu nuơi tại Chiêm Hĩa - Tuyên Quang 3.2.2. Đặc điểm thể hình của các trâu đực 3.2.3. Số lượng, chất lượng tinh dịch trâu đực - Thể tích tinh dịch (V); (ml/lần) - Màu sắc tinh dịch - Nồng độ tinh trùng (C); (tỷ/ml) - Hoạt lực tinh trùng (A); (%) - pH tinh dịch - Tỷ lệ tinh trùng sống; (%) - Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K); (%) - Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong tinh dịch (VAC)
  35. 26 3.2.4. Khả năng sản xuất tinh đơng lạnh của trâu đực - Tỉ lệ các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn (%) - Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng tinh dịch - Số lượng tinh sản xuất được trong một lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn (liều/lần khai thác) - Hoạt lực tinh trùng sau giải đơng (%) - Kiểm tra chất lượng tinh sau thời gian bảo quản bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Đánh giá hiện trạng đàn trâu nuơi tại Chiêm Hĩa - Tuyên Quang 3.3.1.1. Phương pháp thu thập thơng tin thứ cấp Thơng tin thứ cấp được thu thập từ các báo cáo hoạt động chăn nuơi của các cơ quan quản lý và chuyên mơn của địa phương. 3.3.1.2. Phương pháp thu thập thơng tin sơ cấp Thơng tin sơ cấp về tình hình chăn nuơi ở nơng hộ được thu thập thơng qua điều tra 300 hộ nơng dân nuơi trâu tại huyện Chiêm Hĩa và một số địa phương lân cận. Xác định khối lượng nghé bằng cách cân trực tiếp. Khối lượng của trâu được tính dựa trên số liệu và kích thước các chiều đo theo cơng thức do Viện Chăn nuơi xây dựng năm 1980: P(kg) = 88,4 x VN2 x DTC Trong đĩ: P: Khối lượng của trâu (kg) VN: Kích thước vịng ngực (m) DTC: Kích thước dài thân chéo (m)
  36. 27 Phương pháp xác định kích thước các chiều đo: - Dài thân chéo: Khoảng cách từ chỗ lồi phía trước của xương bả vai đến phía sau của xương u ngồi (dùng thước dây). - Rộng ngực: Khoảng cách giữa 2 điểm rộng nhất của ngực (dùng thước gậy hoặc thước compa). - Vịng ngực: Chu vi quanh ngực tiếp giáp với phía sau xương bả vai, sát nách chân trước (dùng thước dây). - Cao vây: Khoảng cách từ mặt đất đến u vai (dùng thước gậy). - Vịng ống: Là chu vi 1/3 phía xương bàn chân trước (dùng thước dây). - Tính một số chỉ số cấu tạo thể hình: DTC + Chỉ số dài thân (CSDT) (%) CSDT x100 CV VN + Chỉ số khối lượng (CSKL) (%) CSKL x100 CV VN + Chỉ số trịn mình (CSTM) (%) CSTM x100 DTC VO + Chỉ số to xương (CSTX) (%) CSTX x100 CV Đánh giá khả năng sản xuất tinh của trâu Chiêm Hĩa tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuơi miền núi - Viện Chăn nuơi. + Lượng xuất tinh V (ml): xác định bằng ống hứng tinh cĩ vạch chia xác định ml. + Màu sắc, mùi: xác định bằng phương pháp cảm quan, quan sát trực tiếp tinh dịch trâu ngay sau khai thác. + Sức hoạt động của tinh trùng A (%): xác định bằng phương pháp quan sát trực tiếp qua kính hiển vi với độ phĩng đại 100 - 400 lần để xác định hoạt lực tinh trùng ở nhiệt độ 37oC.
  37. 28 Sức hoạt động tinh trùng thể hiện và được đánh giá theo 4 mức khác nhau: A0: Trong vi trường khơng cĩ sĩng tinh, tinh trùng khơng hoạt động hoặc hoạt động rất yếu, chỉ dưới 10 % tinh trùng hoạt động A+: Các sĩng tinh trùng ẩn hiện chậm, yếu, sau đĩ giảm nhanh hoặc cĩ nhiều tinh trùng chết, chỉ cĩ 10 - 40 % tinh trùng hoạt động. A ++: Các sĩng tinh ẩn hiện rất nhanh, cĩ 40 - 60 % tinh trùng hoạt động A +++: Các sĩng tinh ẩn hiện rất nhanh, rất mạnh, rất dày cĩ trên 70 % tinh trùng hoạt động. Bảng 3.1: Thang điểm đánh giá hoạt lực tinh trùng A(điểm) 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1,0 A(%) 5-15 15-25 25-35 35-45 45-55 55-65 65-75 75-85 85-95 95-100 + pH tinh dịch: Đo pH tinh dịch bằng giấy đo pH của hãng Merck-Đức + Tỷ lệ tinh trùng sống: Theo phương pháp của Milovanov: nhỏ 1 giọt tinh dịch lên lam kính lõm + 2 giọt Eosin 5 %, đảo nhẹ rồi sau đĩ nhỏ 4 giọt Nogrosin 10%. Đảo nhẹ nhàng, để ấm 370C trong 30 giây. Lấy 1 giọt phết kính dàn mỏng đều đưa lên kính hiển vi với độ phĩng đại 400 lần đếm tổng số 500 tinh trùng rồi tính tỷ lệ %, bằng phép số học thơng thường. Tinh trùng chết là những tinh trùng bắt màu đỏ Eosin. + Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K): Bằng phương pháp nhuộm xanh methylen 5 % khoảng 5-7 phút hoặc đỏ Fucsin 5 % khoảng 5-7 phút và đếm tinh trùng kỳ hình và tinh trùng bình thường trên kính hiển vi 500 tinh trùng rồi tính tốn bằng phép tính số học thơng thường. Số tinh trùng kỳ hình K (%) = x 100 Tổng số tinh trùng + Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong tinh dịch (VAC): xác định bằng cách nhân tích số của V, A và C.
  38. 29 3.3.2. Phương pháp đánh giá khả năng sản xuất tinh cọng rạ 3.3.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá trong phịng thí nghiệm - Tỷ lệ các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn (%): Ghi chép tất cả các lần lấy tinh và tính tốn bằng phương pháp số học thơng thường: Tỷ lệ các lần lấy tinh Số lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn = x 100 đạt tiêu chuẩn (%) Tổng số lần khai thác - Số lượng tinh cọng rạ sản xuất được trong một lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn (liều/lần khai thác): Ghi chép số lượng lần khai thác đạt tiêu chuẩn và số liều tinh sản xuất tương ứng. - Hoạt lực tinh trùng sau giải đơng (%): Lấy ngẫu nhiên 1-2 liều tinh cọng rạ giải đơng ở nước ấm nhiệt độ 370C, thời gian 30 giây theo từng ngày sản xuất để đánh giá hoạt lực tinh trùng sau đơng lạnh của lơ sản xuất. + Nếu hoạt lực sau giải đơng đạt A ≥ 35% thì lơ ngày sản xuất của đực giống đĩ đạt tiêu chuẩn. + Nếu hoạt lực sau giải đơng đạt A < 35% thì lơ ngày sản xuất của đực giống đĩ khơng đạt tiêu chuẩn và bị loại bỏ. Số liều tinh cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn/con/lần khai thác: Ghi chép tổng số liều tinh đạt tiêu chuẩn của từng trâu đực giống/lần khai thác. 3.3.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá thơng qua kết quả truyền giống nhân tạo Theo dõi và xác định kết quả số trâu cái cĩ chửa/số trâu cái được truyền tinh cọng rạ được sản xuất tại Trung tâm Số trâu cái cĩ chửa Tỷ lệ thụ thai (%) = x 100 Tổng số trâu cái được phối giống 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu được xử lý bằng chương trình Microsoft Excel(2003), phần mềm Minitab 14.
  39. 30 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng số lượng đàn trâu Chiêm Hĩa - Tuyên Quang 4.1.1. Số lượng và sự phân bố đàn Bảng 4.1. Số lượng và sự phân bố đàn trâu ở Chiêm Hĩa qua các năm 2017 2018 Địa điểm So sánh TT khảo sát Số lượng Tỷ lệ Số lượng Số lượng Tỷ lệ (xã) (con) (%) (con) (con) (%) 1 Yên Nguyên 794 16,70 790 -4 -0,50 2 Hịa Phú 1061 22,31 1040 -21 -1,98 3 Vinh Quang 1132 23,81 1210 78 6,89 4 Phúc Thịnh 641 13,48 580 -61 -9,52 5 Tân Thịnh 861 18,11 790 -71 -8,25 6 Vĩnh Lộc 73 1,54 70 -3 -4,11 Tổng số 4562 100 4480 -82 -1,80 Nhận xét: Kết quả bảng 4.1 cho thấy năm 2017 cả 6 xã điều tra cĩ tổng đàn là 4562 con trâu. Trong đĩ xã cĩ số lượng trâu nhiều nhất là xã Vinh Quang là 1132 con, chiếm 23,81 % tổng đàn. Sau đĩ đến xã Hịa Phú cĩ 1061 con, chiếm 22,31 % tổng dàn. Đứng thứ ba là xã Tân Thịnh với 861 con, chiếm 18,11 tổng đàn. Đứng thứ tư là xã Yên Nguyên với 794 con, chiếm 16,7 % tổng đàn. Thứ năm là xã Phúc Thịnh với 641 con, chiếm 13,48 % tổng đàn và thấp nhất là xã Vĩnh lộc với 73 con, chiếm 1,54 %.
  40. 31 Năm 2018 số lượng trâu của 6 xã đã giảm 82 con so với năm 2017. Sự chênh lệch về tỷ lệ là 1,80 %. Tuy Nhiên mức chênh lệch về số lượng trâu nuơi tại các xã qua các năm 2017 - 2018 khơng quá lớn, vẫn giữ ở mức ổn định. 4.1.2. Cơ cấu quy mơ đàn trâu nuơi trong nơng hộ tại huyện Chiêm Hĩa Bảng 4.2. Cơ cấu quy mơ đàn trâu nuơi trong nơng hộ Quy mơ đàn Số hộ Địa điểm 5 con/hộ khảo khảo sát Số Số Số sát (xã, thị trấn) lượng Tỷ lệ lượng Tỷ lệ lượng Tỷ lệ (hộ) (hộ) (%) (hộ) (%) (hộ) (%) Yên Nguyên 80 69 86,25 11 12,5 1 1,25 Hịa Phú 82 71 86,59 11 13,41 0 0,00 Vinh Quang 81 72 88,89 7 8,64 2 2,47 Phúc Thịnh 27 25 92,59 2 7,41 0 0,00 Tân Thịnh 7 7 100,00 0 0,00 0 0,00 Vĩnh Lộc 27 22 81,48 5 18,52 0 0,00 Tổng số 304 266 87,50 32 10,53 3 0,99 Nhận xét: Qua bảng số liệu cho thấy số hộ dân nuơi 3 con trờ xuống cĩ tỉ lệ cao vào 87,50 %. Số hộ dân nuơi từ 3 đến 5 con chỉ đạt tỉ lệ 10,53 %. Cịn số hộ nuơi trên 5 con đạt tỉ lệ thấp với 0,99 %. Cho thấy số lượng trâu nuơi trên địa bàn các xã giảm sút đáng kể.
  41. 32 4.1.3. Thực trạng tình hình chăn nuơi đàn trâu tại huyện Chiêm Hĩa 4.1.3.1. Nguồn thức ăn sử dụng cho trâu Bảng 4.3. Thức ăn sử dụng cho trâu tại các nơng hộ Yên Hịa Vinh Phúc Tân Vĩnh Số Tổng cộng Nguồn Nguyên Phú Quang Thịnh Thịnh Lộc TT hộ thức ăn KS Số Tỷ lệ Số hộ Số hộ Số hộ Số hộ Số hộ Số hộ lượng % I Cỏ 1 Cỏ voi 304 78 79 77 27 7 27 295 97,03 Cỏ tự 2 304 80 82 80 27 7 27 303 99,67 nhiên 3 Cỏ khác 304 3 0 0 0 0 0 3 0,98 II Phụ phẩm 1 Rơm tươi 304 3 0 20 3 0 0 26 8,55 2 Ngơ già 304 9 5 5 1 2 0 22 7,23 Lá mía 3 304 11 13 7 2 1 0 34 11,18 tươi Dự trữ III TĂ 1 Rơm khơ 304 10 39 20 13 6 2 90 29,60 2 Loại khác 304 0 0 0 0 0 0 0 0 Nhận xét: Thực hiện khảo sát 304 hộ thì trong đĩ cĩ 303 hộ sử dụng cỏ tự nhiên chiếm tỷ lệ 99,67 %. Cho thấy cỏ tự nhiên được người dân ưu chuộng sử dụng nhất. Thứ 2 là cỏ voi với 295/304 hộ sử dụng chiếm tỷ lệ 97,03 %. Thứ 3 là rơm khơ với 90/304 hộ sử dụng chiếm tỷ lệ 29,60 %. Cịn đối với các loại phụ
  42. 33 phẩm như rơm tươi, ngơ già, lá mía tươi người dân ít sử dụng làm thức ăn cho gia súc của mình. 4.1.3.2. Điều kiện chuồng trại và chăn nuơi trâu tại huyện Chiêm Hĩa *Chỉ tiêu đánh giá chuồng trại: - Kiên cố: + Được xây dựng bằng bê tơng cốt thép. + Thống khí, mát mẻ về mùa hè, ấm ấp về mùa đơng. + Mái chuồng chắc chắn, khơng bị dột nát. + Nền chuồng vững chắc, dễ làm vệ sinh. + Máng ăn, máng uống làm bằng vật liệu vững chắc, dễ làm vệ sinh. - Bán kiên cố: + Được xây dựng bằng gỗ, tre chắc chắn. + Thống khí, mát mẻ về mùa hè, ấm ấp về mùa đơng. + Mái chuồng chắc chắn, khơng bị dột nát. + Nền chuồng vững chắc, dễ làm vệ sinh. + Máng ăn, máng uống làm bằng vật liệu vững chắc, dễ làm vệ sinh. - Thơ sơ: + Được xây dựng tạm, khơng chăc chắn. + Khơng cĩ mái che.
  43. 34 Bảng 4.4. Chuồng trại và các biện pháp thú y cho chăn nuơi trâu Kết quả khảo sát TT Nội dung khảo sát Số hộ Tỷ lệ (%) A Chuồng trại 304 100 I Khơng cĩ chuồng trại 0 0 II Cĩ chuồng trại 304 100 1 Kiên cố 19 6,25 2 Bán kiên cố 280 92,10 3 Thơ sơ 5 1,65 B Vệ sinh thú y 304 100 I Tiêm phịng 304 100 1 Số hộ cĩ tiêm phịng hàng năm 277 91,12 2 Số hộ khơng tiêm phịng hàng năm 27 8,88 II Tẩy ký sinh trùng 304 100 1 Số hộ cĩ tẩy ký sinh trùng 121 39,80 2 Số hộ khơng tẩy kí sinh trùng 183 60,20 Nhận xét: Qua bảng số liệu cho thấy đa số các hộ dân đều đã xây dựng chuơng trại kiên cố và bán kiên cố cho trâu, chỉ cĩ số ít hộ dân khơng cĩ điều kiện kinh tế cịn dựng chuồng trại thơ sơ, chăn thả trâu bừa bãi. Được chính quyền địa phương và cán bộ thú y tuyên truyền, các hộ chăn nuơi phần lớn đều thực hiện tốt việc tiêm phịng định kỳ cho trâu với tỷ lệ 91.12 %. Các hộ dân thực hiện tẩy nội ký sinh trùng, ngoại ký sinh trùng chỉ đạt ở mức trung bình.
  44. 35 4.2. Chất lượng tinh dịch của trâu Chiêm Hĩa 4.2.1. Lượng xuất tinh (thể tích tinh dịch) Bảng 4.5. Lượng xuất tinh (ml) Số lần khai Lượng tinh STT Số hiệu trâu thác X± Mx 1 01 5 3,34 0,27 2 02 5 3,26 0,43 3 03 5 3,46 0,21 4 04 5 3,24 0,31 5 05 5 3,14 0,36 Trung bình 3,29 0,32 Kết quả: Qua mỗi lần khai thác trên lượng tinh cọng rạ trung bình sản xuất được là 152,94 cọng/lần khai thác. Nhận xét: Qua bảng 4.5 cho thấy, các trâu đực giống Chiêm Hĩa cĩ thể tích tinh dịch trung bình đạt 3,29 ml, trong đĩ trâu đực số hiệu 03 cĩ thể tích tinh dịch cao nhất đạt 3,46 ml, trâu đực số hiệu 05 cĩ thể tích tinh dịch thấp nhất đạt 3,14 ml. Yếu tố thời tiết các mùa trong năm đã ảnh tới thể tích tinh dịch. Theo Koonjaenak và cs (2006) nghiên cứu trên trâu đực trưởng thành (Swamp Buffalo) trong hệ thống TTNT ở Thái Lan thấy cĩ thể tích tinh dịch trung bình đạt 3,6 ml. Theo Nordin và cs (1990) trâu đầm lầy ở Malaysia độ tuổi từ 29-32 tháng tuổi và 33-41 tháng tuổi cĩ thể tích tinh dịch trung bình đạt 1,5 ml và 1,8 ml. Như vậy, đa số các trâu đực Chiêm Hĩa nuơi tại trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuơi miền núi cĩ thể tích tinh dịch trung bình tương đương với kết quả nghiên cứu của Koonjaenak và cs (2006).
  45. 36 4.2.2. Hoạt lực tinh trùng Kết quả nghiên cứu về hoạt lực tinh trùng của 5 trâu đực giống nuơi tại Trung tâm được thể hiện qua bảng 4.6. Bảng 4.6: Hoạt lực tinh trùng của trâu đực giống (%) Số lần Hoạt lực Số hiệu trâu khai thác (n) X± Mx 01 05 82,10 5,65 02 05 81,96 1,94 03 05 81,36 4,06 04 05 81,36 4,59 05 05 83,56 5,24 Trung bình 82,07 4,30 Nhận xét: Qua bảng 4.6 cho thấy, hoạt lực tinh trùng trung bình của 05 trâu đực giống Chiêm Hĩa đạt 82,07 %. Trong đĩ trâu đực số hiệu 05 cĩ hoạt lực tinh trùng cao nhất đạt 83,56 %. Trâu đực số hiệu 04 cĩ hoạt lực tinh trùng thấp nhất chỉ đạt 81,36 %. Nghiên cứu trên trâu đực trưởng thành (Swamp Buffalo) trong hệ thống TTNT ở Thái Lan, các tác giả Sukhato và cs (1988) và Koonjaenak và cs (2007a) cho biết hoạt lực tinh trùng dao động từ 65% đến 80% tùy thuộc vào độ tuổi của đực giống. Theo Nordin và cs (1990), trâu đầm lầy ở Malaysia độ tuổi 29-32 tháng tuổi và 33-41 tháng tuổi cĩ hoạt lực tinh trùng đạt 50,1% và 51,1%. Như vậy, đa số các trâu đực Chiêm Hĩa nuơi tại trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuơi miền núi đều cĩ hoạt lực tinh trùng cao hơn so với trâu ở Thái Lan cĩ thể do kỹ thuật chăm sĩc nuơi dưỡng hiện nay tốt hơn. 4.2.3. Nồng độ tinh trùng Kết quả về nồng độ tinh trùng của các trâu đực giống Chiêm Hĩa nuơi tại Trung tâm được trình bày tại bảng 4.7.
  46. 37 Bảng 4.7: Nồng độ tinh trùng trâu đực giống (triệu/ml) Số lần khai thác Nồng độ Số hiệu trâu (n) X± Mx 01 05 911,42 53,34 02 05 898,36 64,06 03 05 902,29 52,60 04 05 920,18 63,80 05 05 914,92 58,01 Trung bình 909,43 58,36 Nhận xét: Qua bảng 4.7 cho thấy, các trâu đực giống Chiêm Hĩa cĩ nồng độ tinh trùng trung bình trong một ml tinh dịch đạt 909,43 triệu/ml. Trong đĩ trâu đực số hiệu 04 cĩ nồng độ tinh trùng cao nhất đạt 920,18 triệu/ml. Trâu đực số hiệu 02 cĩ nồng độ tinh dịch thấp nhất chỉ đạt 898,36 triệu/ml. Các trâu đực Chiêm Hĩa nuơi tại trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuơi miền núi cĩ nồng độ tinh trùng trung bình tương đương với một số kết quả nghiên cứu về tinh dịch trâu trâu nội. Tạ Văn Cần (2006), C = 810 - 830 triệu/ml. Koonjaenak và cs (2006), tinh trâu cĩ C = 995tr/ml ở mùa hè. cao hơn kết quả nghiên cứu của Nordin và cs (1990). 4.2.4. Màu sắc tinh dịch Bảng 4.8: Màu sắc tinh dịch Số lần Trắng kem Trắng ngà Trắng sữa Số hiệu khai Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ trâu n n n thác (%) (%) (%) 1 20,0 0 0,0 4 80,0 02 5 1 20,0 1 20,0 3 60,0 03 5 0 0,0 1 20,0 4 80,0 04 5 2 40,0 0 0,0 3 60,0 05 5 2 40,0 1 20,0 2 40,0 Cộng: 25 6 24,0 3 12,0 16 64,0
  47. 38 Kết quả nghiên cứu về màu sắc tinh dịch của các trâu đực giống Chiêm Hĩa nuơi tại Trung tâm được trình bày tại bảng 4.8. Nhận xét: Màu sắc tinh dịch là màu trắng sữa chiếm tỷ lệ cao nhất 64%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với chỉ tiêu chất lượng tinh dịch và tương đương với kết quả của các tác giả đã nghiên cứu. 4.2.5. Độ pH tinh dịch Bảng 4.9: Độ pH tinh dịch của trâu đực giống Thứ tự Độ pH n Số hiệu trâu X± Mx 01 05 6,92 0,19 02 05 6,82 0,25 03 05 6,86 0,22 04 05 6,90 0,27 05 05 6,78 0,19 Trung bình 6,86 0,23 Nhận xét: Qua bảng 4.9 cho thấy, pH tinh dịch trung bình của các trâu đực giống Chiêm Hĩa đạt 6,86. Trong đĩ trâu số 01 cĩ độ pH cao nhất đạt 6,92. Trâu số 05 cĩ độ pH thấp nhất đạt 6,78. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi là phù hợp với kết quả nghiên cứu của Koonjaenak và cs (2007a), trâu đầm lầy ở Thái Lan cĩ pH tinh dịch trung bình dao động trong khoảng từ 6,8 đến 7,0. 4.2.6. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình Qua bảng 4.10 cho thấy, 05 trâu đực giống Chiêm Hĩa cĩ tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trung bình đạt 14,12 %. Trong đĩ trâu số 03 cĩ tỷ lệ tinh trùng kỳ hình cao nhất đạt 14,80 %. Trâu số 02 cĩ tỷ lệ tinh trùng kỳ hình thấp nhất đạt 13,40 %. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Koonjaenak và
  48. 39 Rodriguez Martinez (2007b), tinh dịch trâu Chiêm Hĩa tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) nhỏ hơn 15%. Bảng 4.10: Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (%) Số lần khai thác Tinh trùng kỳ hình Số hiệu trâu (n) X± Mx 01 05 14,60 1,82 02 05 13,40 1,14 03 05 14,80 1,92 04 05 14,00 2,00 05 05 13,80 1,48 Trung bình 14.12 1.67 4.2.7. Tỷ lệ tinh trùng sống Bảng 4.11: Tỷ lệ tinh trùng sống (%) Số lần khai thác Tỷ lệ tinh trùng sống Số hiệu trâu (n) X± Mx 01 05 80,60 6,15 02 05 80,60 2,88 03 05 82,40 4,56 04 05 82,20 2,59 05 05 84,40 3,97 Trung bình 82,04 4,03 Nhận xét: Qua bảng 4.11 cho thấy, tỷ lệ tinh trùng sống trung bình của các trâu đực Chiêm Hĩa đạt 82,04 %. Trong vụ xuân hè trâu đực số hiệu 03 cĩ cĩ tỷ lệ
  49. 40 tinh trùng sống cao nhất đạt 82,40 %, trâu đực số hiệu 01, 02 cĩ tỷ lệ tinh trùng sống thấp nhất đạt 80,60 %. 4.2.8. Đánh giá chất lượng tinh trâu Chiêm Hĩa sau khi giải đơng Tinh trâu Chiêm Hĩa được sản xuất tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuơi miền núi, kết quả thể hiện ở bảng 4.12. Bảng 4.12: Một số chỉ tiêu chất lượng tinh dịch trâu Chiêm Hĩa sau giải đơng Xm Chỉ tiêu ĐVT n x V ml 15 0,25 A % 15 63,27 ± 0,93 C Triệu/ml 15 26,67 ± 5,30 K % 15 12,13 ± 0,83 Nhận xét: Kết quả cho thấy một số chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch sau giải đơng đều đạt tiêu chuẩn. Như vậy, so với tiêu chuẩn đặt ra chúng tơi thấy tinh trâu dạng cọng rạ sản xuất tại Trung tâm đảm bảo để sử dụng trong thụ tinh nhân tạo.
  50. 41 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua khai thác và đánh giá chất lượng tinh dịch của 05 trâu đực Chiêm Hĩa nuơi tại trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuơi miền núi cho thấy các trâu đực cho chất lượng tinh dịch tốt: - Thể tích tinh dịch các trâu đực trung bình đạt 3,29 ml, trong đĩ trâu đực số hiệu 03 cĩ thể tích tinh dịch cao nhất đạt 3,46 ml. - Nồng độ tinh trùng trung bình trong một ml tinh dịch đạt đạt 909,43 triệu/ml. Trong đĩ trâu đực số hiệu 04 cĩ nồng độ tinh trùng cao nhất đạt 920,18 triệu/ml. Trâu đực số hiệu 02 cĩ nồng độ tinh dịch thấp nhất chỉ đạt 898,36 triệu/ml. - pH tinh dịch trung bình đạt 6,86. Trong đĩ trâu số 01 cĩ độ pH cao nhất đạt 6,92. Trâu số 05 cĩ độ pH thấp nhất đạt 6,78. - Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trung bình đạt 14,12 %. Trong đĩ trâu số 03 cĩ tỷ lệ tinh trùng kỳ hình cao nhất đạt 14,80 %. Trâu số 02 cĩ tỷ lệ tinh trùng kỳ hình thấp nhất đạt 13,40 %. - Tỷ lệ tinh trùng sống trung bình đạt 82,04 % - Chất lượng tinh dịch sau đơng lạnh, giải đơng cĩ hoạt lực tốt 63%. 5.2. Đề nghị - Tiếp tục nghiên cứu đánh giá năng suất, chất lượng tinh trâu Chiêm Hĩa nuơi tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuơi miền núi. - Cho sản xuất tinh trâu dạng cọ rạ để thụ tinh nhân tạo cho đàn trâu nội, nhằm cải tao và duy trì được nguồn ghen trâu Chiêm Hĩa.
  51. 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước 1. Hà Văn Chiêu (1999), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học tinh dịch trâu (murrah) Và khả năng sản xuất tinh đơng lạnh của chúng tại Việt Nam, Luận án Tiến Sỹ Khoa học Nơng nghiệp, Viện Chăn nuơi. 2. Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Quốc Đạt (1997), Thụ tinh nhân tạo gia súc gia cầm, Nxb Nơng nghiệp Hà Nội. 3. Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Duy Hoan (1998), Sinh lý sinh sản gia súc, Nxb Nơng nghiệp Hà Nội. 4. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long và Nguyễn Văn Thanh (2002), Sinh sản gia súc, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội. 5. Nguyễn Tấn Anh (1984), Nghiên cứu sử dụng mơi trường tổng hợp để pha lỗng bảo tồn tinh dịch một số giống lợn nuơi ở Miền Bắc Việt Nam, Luận án phĩ tiến sỹ khoa học nơng nghiệp, Viện Khoa học nơng nghiệp Việt Nam 6. Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm và Lê Văn Ban (2006), Giáo trình chăn nuơi trâu bị, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội 7. Cục Chăn nuơi (2006), Tình hình chăn nuơi trâu 2001-2005 và định hướng phát triển 2006-2015, Báo cáo tại hội nghị đánh giá tình hình phát triển chăn nuơi giai đoạn 2001-2005 và định hướng phát triển thời kỳ 2006- 2015 ngày 5-6/6/2006, Hà nội. 8. Hà Văn Chiêu (1996), "Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của một số giống trâu cao sản nuơi ở Việt Nam", Tạp chí khoa học-cơng nghệ và quản lý kinh tế, 9, tr 11-19. 9. Vũ Đình Ngoan, Đào Đức Thà, Đặng Đình Hanh, Nguyễn Hữu Trà, Nguyễn Đức Chuyên, Tạ Văn Cần, Hàn Quốc Vương, Nguyễn Thị
  52. 43 Hương, Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2010), Nghiên cứu kỹ thuật đơng lạnh tinh dịch trâu dạng cọng rạ tại Bá Vân - Thái Nguyên, tr. 35-42. 10. Mai Văn Sánh (2006), ”Nghiên cứu sử dụng trâu đực ngoại hình to phối với trâu cái được tuyển chọn nâng cao tầm vĩc trâu địa phương”, Tạp chí khoa học cơng nghệ chăn nuơi - Viện chăn nuơi, 3, tr. 15-21. 11. Mai Văn Sánh, Nguyễn Cơng Định và Trịnh Văn Trung (2008), ”Sử dụng trâu đực giống ngoại hình to nhằm cải tạo tầm vĩc và khả năng sinh trưởng của đàn trâu địa phương tại Xã Ngọc Sơn, Thanh Chương- Nghệ An”, Tạp chí khoa học cơng nghệ chăn nuơi - Viện chăn nuơi, 15, tr. 24-30. 12. Nguyễn Đức Thạc (1983), “Một số đặc điểm về sinh trưởng, cho thịt, sữa của loại hình trâu to Miền Bắc và khả năng cải tạo nĩ với trâu Murrah”, Luận án phĩ tiến sỹ, Hà nội. 13. Hồng Tích Huyền (1994), Dược lý học, tập II, NXB Y học, Hà Nội. 14. Trịnh Thị Kim Thoa, Cao Thị Vân Hậu, Lê Thị Huệ, Đào Đức Thà, Nguyễn Hữu Trà (2005), Bảo tồn tinh trâu, Những vấn đề cơ bản trong khoa học sự sống, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, tr. 765-767. 15. Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan (1996), Sinh lý học gia súc, Nxb Nơng nghiệp Hà Nội. tr. 244-252. II. Tài liệu nước ngồi 16. Hiroshi Masuda (1992), Reproduction function of male livestock and semen physiology, Artificial inseminstion for cattle, Assosiation of livestock technology. Tokyo Japan, pp. 93 – 107. 17. Kunitada Sato (1992), The male Reproductive system, Artificial inseminstion manual for cattle, Assosiation of livestock technology. Tokyo Japan, pp. 7-13. 18. Dahiya, S.S., P. Singh and A. Bharadwaj. (2006), Feeding and
  53. 44 Management of buffalo bulls, Technical Bulletin CIRB, Hisar, India. 19. Singh, J.K., Sharma, R.K., Singh, I., Singh, S. (2000), Ovarian follicular dynamics during estrus induction and subsequent fertility of true anestrus peripubertal Murrah heifers receiving 'Ovsynch' and 'Ovsynch-Plus’ treatments, In: National Seminar on Economic feeding and rearing of buffaloes (IGFRI), Jhansi. Proceedings Jhansi, The seminar, . p.37. 20. Vale, W.G., (1994a), Collection, processing and deep freezing of buffalo semen of buffalo semen, Buffalo J. 2, pp. 65–72. 21. Mazur P. (United States) (1989), Fundamental aspects of the freezing of cells with emphasis on mammalian ova and embryos, International congress on animal Reproduction and Artificial insemination, Madrid 7/1989. 22. Ditto B. (1992), Theory of spematozoal freezing -artificial insemination for cattle -Association of livestock technology, pp. 111-123. 23. Pant, H.C. (2002), Increasing reproductive efficiency and productivity of cattle and buffaloes, In: Proceedings of the National Symposium on Reproductive Technologies for Augmentation of Fertility in Livestock of The Indian Society for Study of Animal Reproduction , pp. 14-23. 24. Aritani (1989), Problems of Freezing spermatozoa different species. 9th international congress on animal reproduction and artificial insemination, Madrid 7/1989.
  54. PHỤ LỤC MỘT SỐ ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU Ảnh 1: Khu chăn nuơi trâu đực Ảnh 2: Khu khai thác tinh và giá giống và sản xuất tinh đơng lạnh khai thác tinh Ảnh 3: Trâu đực nhảy giá khai Ảnh 4: Âm đạo giả thác tinh Ảnh 5: Chuẩn bị âm đạo giả Ảnh 6: Đánh giá hoạt lưc tinh trung
  55. Ảnh 7: Máy đánh giáz hoạt lực Ảnh 8: Pha lỗng tinh dịch cọng dạ tinh trùng Ảnh 9: Máy xác định độ pH Ảnh 10: Máy ghi đồ thị về nhiệt đơ trong buơng đơng lạnh tinh dịch Ảnh 11: Buồng cân bằng trong Ảnh 12: Máy in nhãn hiệu lên buồng 5oC cọng dạ