Khóa luận Nghiên cứu giá trị cảm nhận và sự sẵn sàng đóng góp tài chính cho hoạt động bảo tồn quần thể di tích cố đô Huế của khách du lịch và doanh nghiệp

pdf 155 trang thiennha21 22/04/2022 3470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu giá trị cảm nhận và sự sẵn sàng đóng góp tài chính cho hoạt động bảo tồn quần thể di tích cố đô Huế của khách du lịch và doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_gia_tri_cam_nhan_va_su_san_sang_dong_go.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu giá trị cảm nhận và sự sẵn sàng đóng góp tài chính cho hoạt động bảo tồn quần thể di tích cố đô Huế của khách du lịch và doanh nghiệp

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CẢM NHẬN VÀ SỰ SẴN SÀNG ĐÓNG GÓP TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ CỦA KHÁCH DU LỊCH VÀ DOANH NGHIỆP TrườngTR ĐạiẦN TH họcỊ QU ỲKinhNH DƯ tế Huế Niên Khóa: 2015-2019 i
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CẢM NHẬN VÀ SỰ SẴN SÀNG ĐÓNG GÓP TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ CỦA KHÁCH DU LỊCH VÀ DOANH NGHIỆP TrườngSinh viên thực hiệ n:Đại họcGi Kinhảng viên hư ớtếng d ẫHuến: Trần Thị Quỳnh Dư ThS. Phạm Phương Trung Lớp: K49B-QTKD Mã sinh viên: 15K4021022 Niên Khóa: 2015-2019
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý Thầy, Cô Khoa Quản trị kinh doanh cũng như các Thầy, Cô trong Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã tận tình dạy bảo, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi ngồi trên ghế nhà trường, từ đó giúp tôi có nền tảng kiến thức nhất định để có thể hoàn thành đề tài này. Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt nhất đến Thầy giáo Thạc sĩ Phạm Phương Trung - người đã tận tình hướng dẫn, góp ý và truyền đạt kiến thức cho tôi hoàn thành đề tài này. Cảm ơn Thầy đã luôn chỉ dạy, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua. Cùng với đó, tôi xin cảm ơn các Anh/Chị ở Công ty TNHH du lịch Trải nghiệm mới Huế đã luôn tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại đơn vị. Tôi cũng xin cảm ơn ban lãnh đạo sở Du lịch Thừa Thiên Huế và Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế đã cung cấp thông tin cho tôi hoàn thành bài khóa luận của mình. Xin chân thành cảm ơn những tình cảm, sự động viên, giúp đỡ về mặt vật chất và tinh thần của gia đình, người thân và bạn bè trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian hoàn thành đề tài này. Tuy có nhiều sự cố gắng nhưng trong đề tài này không thể nào tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, nhận xét, bổ sung thêm của quý Thầy, Cô, các bạn sinh viên và những người quan tâm đến đề tài này để bài khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trường Đại học KinhHuế, thángtế 12Huế năm 2018 Sinh viên Trần Thị Quỳnh Dư SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư i
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1: Tình hình khách tham quan - du lịch tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017 27 Bảng 2. 2: Doanh thu từ hoạt động du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017 28 Bảng 2. 3 Các dự án được sự hỗ trợ của các chính phủ và tổ chức quốc tế giai đoạn 2014-2017. 43 Bảng 2. 4:Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo đối với khách du lịch 59 Bảng 2. 5: kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo đối với doanh nghiệp (lần 1) 63 Bảng 2. 6: Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo đối với doanh nghiệp (lần 2) 66 Bảng 2. 7: kết quả kiểm định KMO và Bartlett của các biến độc lập 68 Bảng 2. 8: Tổng phương sai trích các biến độc lập 68 Bảng 2. 9: Ma trận xoay các nhân tố biến độc lập đối với khách du lịch 69 Bảng 2. 10: Ma trận xoay các nhân tố biến độc lập đối với doanh nghiệp 71 Bảng 2. 11: kết quả kiểm định Bartlett’s và hệ số KMO của các biến phụ thuộc 74 Bảng 2. 12: Tổng phương sai trích các biến phụ thuộc 74 Bảng 2. 13: Ma trận xoay các nhân tố biến phụ thuộc 74 Bảng 2. 14: Kết quả kiểm định tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập 76 Bảng 2. 15: Thống kê đánh giá về giá trị cảm nhận di sản văn hóa 77 Bảng 2. 16: Thống kê đánh giá về giá trị cảm nhận di sản văn hóa 79 Bảng 2. 17: Thống kê đánh giá về giá trị cảm nhận di sản văn hóa 81 Bảng 2. 18: So sánh sự khác nhau về ý kiến đánh giá giá trị cảm nhận theo từng tiêu chí 83 Bảng 2. 19: So sánh sự khác nhau về ý kiến đánh giá giá trị cảm nhận theo từng tiêu chí 84 Bảng 2. 20: các thuộc tính và cấp độ của chương trình 87 Bảng 2. 21: các chương trình đề xuất 88 Bảng 2. 22: Lựa chọn của du khách về các chương trình bảo tồn 89 Bảng 2. 23: Lựa chọn của doanh nghiệp về các chương trình bảo tồn 89 Bảng 2. 24: Bảng đánh giá các cấp độ, thuộc tính của chương trình bảo tồn 90 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1: Mô hình phân tích giá trị cảm nhận DSVH của John Armbrecht 22 Biểu đồ 2. 1: Biểu đồ so sánh lượng khách tham quan Quần thể di tích Huế giai đoạn (1993- 2016) 49 Biểu đồ 2 2: Biểu đồ doanh thu từ phí tham quan tại Quần thể di tích Cố đô Huế qua các năm (1996-2016) 50 Biểu đồ 2. 3: Quan tâm đến DSVH, di tích lịch sử của đối tượng điều tra 50 Biểu đồ 2. 4: Kênh thông tin khách biết đến Quần thể di tích Cố đô Huế 51 Biểu đồ 2. 5: Số lần du khách đến Huế 52 Biểu đồ 2. 6: Số lần du khách đến Huế 52 Biểu đồ 2. 7: Độ tuổi của đối tượng điều tra 53 Biểu đồ 2 8: nghề nghiệp hiện tại của đối tượng điều tra 53 Biểu đồ 2 .9: Mức thu nhập hằng tháng của đối tượng điều tra 54 Biểu đồ 2. 10: Chức vụ trong công ty 54 Biểu đồ 2 .11: Loại hình doanh nghiệp 55 Biểu đồ 2. 12: Quy mô doanh nghiệp 55 Biểu đồ 2. 13: Doanh nghiệp có kinh doanh dịch vụ du lịch hay không? 56 Biểu đồ 2. 14: Loại hình dịch vụ của doanh nghiệp 57 Biểu đồ 2. 15: Đặc điểm khách hàng của doanh nghiệp 57 Biểu đồ 2 .16:Doanh thu của doanh nghiệp/năm 58 Biểu đồ 2 .17: Đánh giá công tác bảo tồn Quần thể di tích cố đô Huế của du khách 86 Biểu đồ 2. 18: Đánh giá công tác bảo tồn Quần thể di tích cố đô Huế của doanh nghiệp 86 Biểu đồ 2 .19: Tham gia chương trình bảo tồn Quần thể di tích cố đô Huế của khách du lịch 91 Biểu đồ 2. 20: Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp dịch vụ khi đến tham quan du lịch tại Huế của khách du lịch 92 Biểu đồ 2 .21: Mức chi phí tối đa 92 Biểu đồ 2 .22: Tham gia chương trình bảo tồn của doanh nghiệp 93 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc DSVH: Di sản văn hóa SPSS: Statistical Package for the Social Sciences CNH,HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa SPSS: Statistical Package for the Social Sciences BTDT CĐ: Bảo tồn di tích Cố Đô Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung 2 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 2 3. Câu hỏi nghiên cứu 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu 3 4.2. Phạm vi nghiên cúu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 5.1. Phương pháp thu thập thông tin: 4 5.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu: 5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5 7. Kết câu luận văn 6 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7 Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 7 1.1. Lý luận chung về di sản văn hóa 7 1.1.1. Khái niệm về di sản văn hóa. 7 1.1.2. Phân loại di sản văn hóa 8 1.2. QuanTrường điểm về bảo t ồĐạin và phát họchuy di sả nKinh văn hóa. tế Huế 9 1.3. Tài chính cho bảo tồn di sản văn hóa 13 1.4. Kinh nghiệm bảo tồn di sản văn hóa của các quốc gia trên thế giới 14 1.5. Lý luận chung về du lịch 16 1.6. Mối quan hệ giữa du lịch và di sản văn hóa. 17 1.7. Giá trị di sản văn hóa 19 1.8. Mô hình nghiên cứu. 20 SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư v
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung CHƯƠNG II THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ 23 2.1. Tổng quan du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 23 2.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch ở Huế 23 2.1.2. Điều kiện thuận lợi và khó khăn của ngành du lịch Huế 24 2.1.2.1. Thuận lợi phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế 24 2.1.2.2. Khó khăn phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế 26 2.1.3. Thực trạng du lịch tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017 27 2.1.3.1. Tình hình khách tham quan - du lịch tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 201727 2.1.3.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017 28 2.2. Khái quát về quần thể di tích cố đô Huế 29 2.2.1. Điều kiện tự nhiên 30 2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 31 2.2.3. Các di sản văn hóa nằm trong quần thể di tích cố đô Huế 33 2.2.3.1. Cụm công trình trong kinh thành Huế 33 2.2.3.2. Cụm công trình ngoài kinh thành Huế 36 2.2.3.3. Các di tích khác: 39 2.3. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa quần thể di tích cố đô Huế41 2.3.1. Những thành tựu trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa 42 2.3.2. Những hạn chế trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa 47 2.4. Lượng khách tham quan Quần thể di tích Cố đô Huế và doanh thu từ phí tham quan 49 2.4. Đánh giá giá trị cảm nhận DSVH của du khách và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố Huế về giá trị văn hóa ở quần thể di tích cố đô Huế 50 2.4.1. Thông tin chung về mẫu điều tra 50 2.5. ĐánhTrường giá chương tr ìnhĐại tối ưu nhhọcằm bả o Kinhtồn Quần th ểtếdi tích Huế cố đô Huế 85 2.5.1. Đánh giá công tác bảo tồn Quần thể di tích cố đô Huế 85 2.5.2. Đánh giá chương trình bảo tồn tối ưu nhất 86 2.5.2.1. Các chương trình bảo tồn đề xuất 87 2.5.2.2. Đánh giá các chương trình bảo tồn đề xuất 89 2.5.3. Đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia các chương trình bảo tồn 91 2.5.3.1. Đối với khách du lịch: 91 SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ 94 3.1. Định hướng 94 3.2. Giải pháp 94 3.2.1. Giải pháp giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Quần thể di tích Cố đô Huế 94 3.2.2. Nâng cao nhận thức cho người dân về bảo tồn Quần thể di tích Cố đô Huế 95 3.2.3. Thực hiện quy chế quản lý, bảo tồn, tôn tạo và sử dụng di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế 95 3.3.4. Giải pháp huy động tài chính cho hoạt động bảo tồn quần thể di tích Cố đô Huế 95 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97 1. Kết luận 97 2. Kiến nghị 97 2.1. Đối với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế 97 2.2. Đối với Trung tâm bảo tồn quần thể di tích Cố đô Huế 97 2.3. Đối với doanh nghiệp, công ti kinh doanh dịch vụ du lịch 98 2.4. Đối với người dân địa phương tại Thành phố Huế 98 2.5. Đối với khách du lịch 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 PHỤ LỤC I 100 A. PHIẾU KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG 100 B. PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP 104 PHỤ LỤC II: DỮ LIỆU SPSS 108 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Kinh tế, xã hội ngày càng phát triển thì đời sống con người ngày một nâng cao điều đó đã tạo điều kiện cho việc đi du lịch trở thành nhu cầu phổ biến của con người hiện nay. Du lịch văn hóa đã và đang trở thành xu hướng phổ biến của nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực, đặc biệt là với những nước đang phát triển khi mà nền tảng, quy mô, nguồn lực không lớn, chưa có đủ thế mạnh trong việc xây dựng những điểm du lịch đắt tiền, những trung tâm giải trí tầm cỡ và hiện đại. Đối với nước ta, du lịch văn hóa cũng được xác định là một trong những loại hình du lịch đặc thù, có thế mạnh và tiềm năng phát triển. Tọa lạc hai bên bờ sông Hương, thành phố Huế là di sản văn hóa thế giới thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế. Huế sở hữu những di tích lịch sử có giá trị cao nằm trong Quần thể di tích Cố Đô Huế như Kinh Thành Huế, Lăng Minh Mạng, Lăng Gia Long, Chùa Thiên Mụ, Văn Miếu và Trường Quốc Học, . Các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh của địa phương là nguồn tài nguyên du lịch có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển du lịch của quốc gia nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Tuy nhiên, du lịch Huế vẫn chưa phát triển xứng với tiềm năng vốn có của nó. Ngành du lịch của địa phương đang trên đà phát triển nhưng còn nhiều hạn chế: tài nguyên du lịch và các sản phẩm du lịch văn hóa chưa được đầu tư chính đáng, chưa thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài cho các sản phẩm du lịch có chất lượng cao tiêu chuẩn quốc tế, cũng như vốn đầu tư cho các dịch vụ phục vụ khách du lịch nên chưa thuTrường hút được du khách Đại lưu trú dàihọc ngày trên Kinh địa bàn. Bên tế cạ nhHuế đó, công tác bảo tồn văn hóa còn hạn chế, nhiều dự án trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa đến nay chưa có kinh phí để thực hiện. Đồng thời hoạt động du lịch chưa thực sự gắn với bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa, các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp du lịch có sự gắn kết trong việc khai thác và bảo tồn các tài nguyên du lịch. SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Từ những lý do trên, đề tài: “Nghiên cứu giá trị cảm nhận và sự sẵn sàng đóng góp tài chính cho hoạt động bảo tồn quần thể di tích cố đô Huế của khách du lịch và doanh nghiệp” được chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung Đề tài nghiên cứu giá trị cảm nhận và sự sẵn sàng đóng góp tài chính cho hoạt động bảo tồn quần thể di tích cố đô Huế của khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn thành phố Huế. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại Thừa Thiên huế từ năm 2015- 2017. Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động bảo tồn và phát huy các di văn hóa quần thể di tích Cố đô Huế. Đánh giá giá trị cảm nhận của khách du lịch và doanh nghiệp về giá trị văn hóa quần thể di tích Cố đô Huế. Đánh giá lựa chọn của khách du lịch và doanh nghiệp về các chương trình bảo tồn được đề xuất. Đề xuất phương hướng và giải pháp để huy động nguồn tài chính cho hoạt động bảo tồn quần thể di tích cố đô Huế từ du khách và doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn. 3. CâuTrường hỏi nghiên cứu Đại học Kinh tế Huế Thực trạng bảo tồn quần thể di tích cố đô Huế hiện nay như thể nào? Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế? Cảm nhận của du khách và doanh nghiệp đối với Quần thể di tích Cố Đô Huế như thế nào? Chương trình bao tồn Quần thể di tích Cố Đô Huế nào là tối ưu nhất? SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Những định hướng phát triển và giải pháp để huy động nguồn tài chính cho hoạt động bảo tồn quần thể di tích cố đô Huế từ khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch tại địa bàn tỉnh Thừa thiên Huế, thực trạng bảo tồn và giải pháp nhằm huy động nguồn tài chính cho hoạt động bảo tồn quần thể di tích cố đô Huế. Đối tượng điều tra: khách du lịch đến tham quan tại các địa điểm nằm trong quần thể di tích cố đô Huế và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn. 4.2. Phạm vi nghiên cúu Về nội dung nghiên cứu Đề tài này chỉ nghiên cứu về kinh tế học văn hóa, dựa trên các di sản văn hóa của quần thể di tích cố đô huế Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Về thời gian: Thời gian nghiên cứu: chỉ nghiên cứu bảo tồn và phát triển du lịch quần thể di tích cố đô Huế từ năm 2015 đến năm 2017. Thời gian thực hiện đề tài: 10/2018 – 12/2018. 5. PhươngTrường pháp nghiên cứĐạiu học Kinh tế Huế Luận văn sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện trong quá trình phỏng vấn chuyên gia nhằm xây dựng và điều chỉnh bảng câu hỏi. Nghiên cứu định lượng được thực hiện để xây dựng mô hình đánh giá tác động của các nhân tố tới cảm nhận của du khách và doanh nghiệp về các địa điểm nằm trong quần thể di tích cố đô Huế để từ đó có thể đưa ra lựa chọn chương trình bảo tồn tối ưu. SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung 5.1. Phương pháp thu thập thông tin: Dữ liệu thứ cấp được tham khảo thông qua Internet, những bài báo cáo, chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp. Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua hình thức khảo sát thực tế, tham khảo ý kiến du khách và doanh nghiệp. Nghiên cứu này được thực hiện qua hai giai đoạn: (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức. (1) Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính. Nghiên cứu sơ bộ định tính được tiến hành bằng phương pháp thảo luận nhóm tập trung với đối tượng là chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch và bảo tồn các DSVH nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát từ thang đo nháp để hình thành nên thang đo chính thức. (2) Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp du khách đến tham quan tại quần thể di tích Cố đô Huế và doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn thành phố. Do đề tài có sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy tuyến tính bội các nhân tố độc lập với biến phụ thuộc trong phân tích và xử lý số liệu, nên kích cỡ mẫu cần phải thỏa mãn một số điều kiện dưới đây: Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì số mẫu cần thiết để phân tích nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng năm lần số biến quan sát. Theo Nguyễn Đình Thọ (2014): Số mẫu cần thiết để có thể tiến hành phân tích hồi quy phải thỏa mãn: nmin = 8p +50 (p là số biến độc lập). Đối Trườngvới khảo sát khách Đại du lịch: học Kinh tế Huế nmin = số biến quan sát * 5 = 27 * 5 = 135 nmin = 8p +50 = 8 * 6 +50= 98 Trong đó: p là số biến độc lập (trong đề tài thì p = 6) SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Kết hợp hai phương pháp phân tích dữ liệu, kích thước mẫu phù hợp là 135. Tuy nhiên, đảm bảo tính chính xác của số liệu và việc thu hồi phiếu khảo sát trong quá trình điều tra, kích thước mẫu được xác định là 150. Đối với khảo sát khách doanh nghiệp: nmin = số biến quan sát * 5 = 28 * 5 = 140 nmin = 8p +50 = 8 * 6 +50= 98 Trong đó: p là số biến độc lập (trong đề tài thì p = 6) Kết hợp hai phương pháp phân tích dữ liệu, kích thước mẫu phù hợp là 140. Tuy nhiên, đảm bảo tính chính xác của số liệu và việc thu hồi phiếu khảo sát trong quá trình điều tra, kích thước mẫu được xác định là 150. 5.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu: Dùng phần mền excel để tính toán lượng tăng giảm, tốc độ tăng trưởng và phát triển ngành du lịch Thừa Thiên Huế. Sau khi hoàn thành thu thập dữ liệu từ du khách, tiến hành mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu vào máy, làm sạch dữ liệu thông qua công cụ hỗ trợ SPSS. Các phương pháp phân tích được sử dụng: Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach's Alpha: Phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha: nhằm loại bỏ các biến có độ tin cậy thấp. Phân tích các nhân tố EFA để xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của du khách: gom và thu nhỏ dữ liệu. Phương pháp phân tích hồi quy đa biến nhằm xác định ảnh hưởng của các nhân tố giá trị cảmTrường nhận của khách duĐại lịch. học Kinh tế Huế Kiểm định giả thuyết thống kê nhằm đánh giá độ tin cậy và ý nghĩa thống kê của các kết quả nghiên cứu định lượng. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Để nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quát nhất về công tác bảo tồn quần thể di tích Cố đô Huế những năm qua, và từ đó đề xuất các chương trình nhằm huy động nguồn tài chính cho hoạt động bảo tồn từ các dịch vụ du lịch. Ngoài ra, đề tài còn phân tích, đánh giá giá trị cảm nhận của khách du lịch cũng như các doanh nghiệp đang kinh doanh trên địa bàn thành phố Huế về giá trị cảm nhận văn hóa đối với quần thể di tích cố đô Huế. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho Trung Tâm Bảo Tồn Quần Thể Di Tích Cố Đô Huế nghiên cứu sâu hơn và áp dụng các giải pháp và chương trình bảo tồn đề xuất vào thực tiễn. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài còn hạn chế chỉ mới đánh giá được giá trị cảm nhận của du khách nội địa chưa thu thập và đánh giá được giá trị cảm nhận cũng như lựa chọn tham gia vào các chương trình bảo tồn của du khách quốc tế về giá trị văn hóa Quần thể di tích cố đô Huế 7. Kết câu luận văn Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo tồn DSVH và phát triển du lịch. Chương 2: Thực trạng bảo tồn và phát triển du lịch tại quần thể di tích cố đô Huế Chương 3:Một số giải pháp và chương trình bảo tồn tối ưu nhằm tăng ngân sách cho bảo tồn quần thể di tích cố đô Huế từ nguồn thu du lịch. Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1. Lý luận chung về di sản văn hóa. 1.1.1. Khái niệm về di sản văn hóa. Khái niệm văn hóa được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, nhưng xu hướng định nghĩa văn hóa theo tính giá trị và tính đặc trưng cho cộng đồng chủ thể sáng tạo đang được nhiều người chấp nhận nhất. Theo cách định nghĩa này thì: Văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần đặc trưng nhất cho bản sắc của cộng đồng người, do cộng đồng con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tính chất lưu truyền đã biến văn hóa của thế hệ trước trở thành di sản văn hóa của thế hệ sau. Vì vậy, di sản văn hóa (DSVH) chính là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích lũy trong một quá trình lịch sử lâu dài và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó là bộ phận quan trọng nhất, tầng trầm tích dày nhất đã được thời gian thẩm định của một nền văn hóa cụ thể. Điều 1 Luật di sản văn hóa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nêu rõ định nghĩa về DSVH của Việt Nam như sau: “DSVH bao gồm DSVH phi vật thể và DSVH vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. DSVH là yếu tố cốt lõi của văn hóa, chuyển tải bản sắc văn hóa của một cộng đồng xã hội. DiTrường sản văn hoá Việ tĐại Nam là kếhọct tinh trí tuKinhệ, tình cảm, tếtruyề nHuế thống của các thế hệ, là tài sản văn hóa quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của DSVH nhân loại. Mặc dù phải trải qua biết bao biến cố của lịch sử, bị mất mát, hủy hoại bởi chiến tranh và điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, nhưng kho tàng DSVH của dân tộc ta vẫn vô cùng phong phú và đa dạng. DSVH có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách con người Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và tương SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung lai, là nguồn lực quan trọng đóng góp trực tiếp vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. 1.1.2. Phân loại di sản văn hóa. Theo UNESCO, DSVH bao gồm 2 loại: Di sản “văn hóa vật thể” (tangible culture) là dạng DSVH được bảo tồn và lưu giữ dưới dạng hình thể hữu hình mà ta có thể nhận biết được bằng súc giác, là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm: di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. DSVH vật thể được tạo tác từ bàn tay khéo léo của con người, để lại dấu ấn lịch sử rõ rệt. Văn hóa vật thể được khách thể hóa và tồn tại như một thực thể ngoài bản thân con người. DSVH vật thể luôn chịu sự thách thức của quy luật bào mòn của thời gian, trong sự tác động của con người và thiên nhiên, luôn đứng trước nguy cơ biến dạng hoặc thay đổi rất nhiều so với nguyên gốc. Hiện nay, vấn đề bảo tồn những DSVH vật thể lâu đời đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao mới có thể phục hồi nguyên trạng. Di sản “văn hóa phi vật thể” (intangible culture) là dạng thức tồn tại của văn hóa tiềm ẩn trong trí nhớ, ký ức cộng đồng, tập tính, hành vi ứng xử của con người và thông qua các hoạt động sống của con người trong sản xuất, giao tiếp xã hội mà thể hiện ra. Từ đó người ta có thể nhận biết được sự tồn tại của văn hóa. Đặc trưng rõ nhất của văn hóa phi vật thể là nó luôn chìm khuất trong tâm thức của một cộng đồng xã hội và chỉ bộc lộ ra qua hành vi và hoạt động của con người. Văn hóa phi vật thể được lưu giữ trong thế giới tinh thần, và được bộc lộ sinh động thông qua các hình thức diễn xướng trong tư cách một hiện tượng văn hóa. CũngTrường như văn hóa nói Đạichung, DSVHhọc phi Kinhvật thể liên ttếục thay Huế đổi, tiến hóa và ngày càng được các thế hệ sau làm giàu hơn. Tuy nhiên, các hiện tượng văn hóa phi vật thể cũng có thể bị đe dọa và có nguy cơ bị thất truyền do ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa và đồng hóa văn hóa, cũng như do thiếu sự ủng hộ, tôn trọng và hiểu biết của con người. Trong thực tế, người ta thường có xu hướng thêm bớt hoặc lãng quên trong quá trình lưu giữ những giá trị phi vật thể. Cho nên, văn hóa phi vật thể vừa có tính bền vững (trong ký ức của cộng đồng) lại vừa mang tính mong manh, dễ bị tổn SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung thương (phụ thuộc vào cuộc sống của một cá nhân - nghệ nhân với bao may rủi bất ngờ). Hơn nữa, văn hóa phi vật thể còn có nguy cơ biến dạng rất cao bởi tính dị bản của nó do sự can thiệp của các nhóm xã hội qua các thời đại. Tuy có sự phân biệt nhưng hai loại hình này luôn có mối quan hệ hữu cơ và biện chứng, chúng song song tồn tại và có tác động qua lại lẫn nhau. Mỗi một di tích do tiền nhân sáng tạo đều liên quan một nhu cầu hoạt động tinh thần nào đó. Di tích lịch sử văn hóa là sản phẩm vật chất nhưng luôn mang trong mình những yếu tố phi vật chất là thông điệp, sức sáng tạo, ý thức xã hội, đời sống tinh thần, tâm linh của thế hệ trước lưu truyền cho thế hệ sau. Do vậy, dù là DSVH vật thể hay DSVH phi vật thể nếu không được bảo tồn, nuôi dưỡng đúng cách thì cũng sẽ gặp phải nguy cơ mai một biến dạng, hoặc mất đi vĩnh viễn. Vì vậy, chúng ta phải có những biện pháp bảo vệ phù hợp với từng loại hình DSVH để góp phần lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Bảo tồn di sản và truyền dạy cho các thế hệ tương lai sẽ giúp củng cố và giữ di sản sống và cho phép nó thay đổi và thích ứng với hiện tại. 1.2. Quan điểm về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng thức vốn có của nó. Bảo tồn là giữ lại, không để mất đi, không để bị thay đổi, biến hóa hay biến thái. Còn “phát huy là làm cho cái hay, cái tốt tỏa sáng tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm”. Như vậy, trong nội hàm của thuật ngữ này, có khái niệm “cải biến”, “nâng cao” hoặc “phát triển”. Hơn nữa, khi nói đối tượng bảo tồn “phải được nhìn là tinh hoa”, chúng ta đã khẳng định giá trị đích thực và khả năng tồn tại theo thời gian, dưới nhiều thể trạngTrường và hình thức khác Đạinhau của đhọcối tượng đưKinhợc bảo tồn. tế Huế Bảo tồn các DSVH là một hoạt động nhằm mục đích lưu giữ , bảo vệ các DSVH đang có nguy cơ biến mất vì lý do này hay lý do khác. Bảo tồn bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như việc điều tra, nghiên cứu, bảo quản, tu bổ, phục dựng. Bảo tồn được coi là một lĩnh vực khoa học chuyên ngành với những yêu cầu về kỹ năng riêng biệt. Bên cạnh đó việc bảo tồn các DSVH vật thể phải tuân thủ các nguyên tắc về việc trùng tu, tôn tạo, bảo quản. SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Khi bảo tồn DSVH, mỗi cá nhân, tổ chức cần phải hiểu di sản là tài sản, niềm tự hào, nền văn hóa của chính người dân sở tại. Chính vì điều này mà nguyên tắc đầu tiên trong bảo tồn DSVH cần phải đảm bảo , đó là cân bằng lợi ích giữa bảo tồn văn hóa và lợi ích kinh tế. DSVH cần được nhìn nhận như một bộ phận hữu cơ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế và DSVH là hai yếu tố tương tác, phụ thuộc và bổ sung cho nhau. Và do đó, việc bảo tồn DSVH không được cản trở, mà ngược lại, còn phải tạo ra động lực cho phát triển xét dưới góc độ tác động tới việc hình thành nhân cách con người và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ trực tiếp cho phát triển. DSVH phải được gắn với con người và cộng đồng cư dân địa phương (với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa và chủ sở hữu tài sản văn hóa), coi việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa lành mạnh của đông đảo công chúng trong xã hội là mục tiêu hoạt động. Đối tượng bảo tồn (tức là các giá trị DSVH vật thể và phi vật thể) cần thỏa mãn hai điều kiện: Một là, nó phải được coi là tinh hoa, là một giá trị đích thực được thừa nhận minh bạch, không có gì phải hoài nghi hay bàn cãi. Hai là, nó phải hàm chứa khả năng, chí ít là tiềm năng, đứng vững lâu dài với thời gian, là cái giá trị của nhiều thời (tức là có giá trị lâu dài) trước những biến đổi tất yếu về đời sống vật chất và tinh thần của con người, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra cực kỳ sôi động. Quan điểm về bảo tồn DSVH đã được các nhà khoa học ở Việt Nam và trên thế giới nghiênTrường cứu theo nhiề uĐại hướng ti ếhọcp cận khác Kinh nhau. Tuy nhiên,tế Huế các nhà khoa học đều cho rằng tùy thuộc vào từng loại hình di sản mà đưa ra các quan điểm bảo tồn khác nhau để vừa giữ được những giá trị nguyên gốc nhưng vẫn phát huy được giá trị của nó trong xã hội đương đại. Bảo tồn nguyên vẹn (bảo tồn trong dạng “tĩnh”) Bảo tồn nguyên vẹn văn hóa vật thể ở dang “tĩnh” là vận dụng thành quả khoa học kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại đảm bảo giữ nguyên trạng hiện vật như sự vốn có về SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung kích thước, vị trí, đường nét màu sắc, kiểu dáng. Khi cần phục nguyên các DSVH vật thể cần sử dụng hiệu quả các phương tiện kỹ thuật như: đồ họa kỹ thuật vi tính công nghệ 3D theo không gian ba chiều; chụp ảnh; băng hình video; xác định trong lượng, thành phần chất liệu của DSVH vật thể. Sau khi tiến hành bảo tồn nguyên vẹn, phải so sánh đối chiếu số liệu với nguyên mẫu đã được lưu giữ chi tiết để không làm biến dạng DSVH vật thể. Bảo tồn văn hóa phi vật thể ở dạng “tĩnh” là tiến hành điều tra sưu tầm, thu thập các dạng thức văn hóa phi vật thể như nó hiện có theo quy trình khoa học nghiêm túc chặt chẽ, “giữ” chúng trong sách vở, các ghi chép, mô tả bằng băng hình (video), băng tiếng (audio), ảnh Tất cả các hiện tượng văn hóa phi vật thể này có thể lưu giữ trong các kho lưu trữ, các viện bảo tàng. Bảo tồn trên cơ sở kế thừa (bảo tồn trong dạng “động”) Bảo tồn “động”, tức là bảo tồn các hiện tượng văn hóa trên cơ sở kế thừa. Các DSVH vật thể sẽ được bảo tồn trên tinh thần giữ gìn những nét cơ bản của di tích, cố gắng phục chế lại nguyên trạng DSVH vật thể bằng nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại. Đối với các DSVH phi vật thể, bảo tồn “động” trên cơ sở kế thừa là bảo tồn các hiện tượng văn hóa đó ngay chính trong đời sống cộng đồng. Bởi lẽ, cộng đồng không những là môi trường sản sinh ra các hiện tượng văn hóa phi vật thể mà còn là nơi tốt nhất để giữ gìn, bảo vệ, làm giàu và phát huy văn hóa phi vật thể trong đời sống xã hội theo thời gian. Các hiện tượng văn hóa phi vật thể tồn tại trong ký ức cộng đồng, nương náu trong tiếng nói, trong các hình thức diễn xướng, trong các nghi lễ, nghi thức, quy ước dân gian. Văn hóa phi vật thể luôn tiềm ẩn trong tâm thức và trí nhớ của con người mà chúng ta thườngTrường mệnh danh họ là Đạinhững ngh họcệ nhân hay Kinh là những Báu tế vậ t Huếnhân văn sống. Do đó bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể còn đồng nghĩa với việc bảo vệ những Báu vật nhân văn sống. Đó là việc xã hội thừa nhận các tài năng dân gian, tôn vinh họ trong cộng đồng, tạo điều kiện tốt nhất để trong hoàn cảnh có thể, để họ sống lâu, sống khỏe mạnh, phát huy được khả năng của họ trong quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Cần phải phục hồi các giá trị văn hóa phi vật thể một cách khách quan, sáng suốt, tin cậy, chứ không thể chủ quan tùy tiện. Tất cả SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 11
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung những giá trị văn hóa phi vật thể phải được kiểm chứng qua nhiều phương pháp nghiên cứu có tính chất chuyên môn cao, có giá trị thực chứng, thuyết phục thông qua các dự án điều tra, sưu tầm bảo quản, biên dịch và xuất bản các dấu tích DSVH phi vật thể. Bảo tồn theo quan điểm phục hồi nguyên dạng chính là phương thức lý tưởng nhất. Nếu không thể bảo tồn nguyên dạng thì có thể bảo tồn theo hiện dạng đang có. Bởi theo quy luật của thời gian thì các DSVH phi vật thể ngày càng có xu hướng xa dần nguyên gốc. Nếu không thể khôi phục được nguyên gốc thì bảo tồn hiện dạng là điều khả thi nhất. Tuy nhiên hiện dạng phải có mối liên hệ chặt chẽ với nguyên dạng. Theo đó, cần xác định rõ thời điểm bảo tồn để sau này khi có thêm tư liệu tin cậy thì sẽ tiếp tục phục nguyên ở dạng gốc DSVH. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và giao lưu hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương đường lối và chính sách bảo vệ và phát huy giá trị DSVH nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Theo Điều 1 quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT Các quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh: 1. Việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích) phải đảm bảo tính trung thực của lịch sử hình thành các di tích, không được làm sai lệch các giá trị và đặc điểm vốn có của di tích, phải giữ gìn nguyên vẹn, không làm biến đổi những yếu tố cấu thành của di tích, đảm bảo tính nguyên gốc của di tích. 2. Bảo tồn phải gắn với phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của di tích, với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, sự phát triển của các ngành hữu quan,Trường nhất là các ngành Đại Du lịch, Giaohọc thông Kinh công chính, Xâytế dựng Huế v.v. Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích nhằm đặt cơ sở pháp lý và khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành và địa phương. 3. Tạo lập sự hài hoà giữa phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa với bảo vệ các di tích; ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất đai và xây dựng các công trình không phù hợp trong các khu vực bảo vệ của di tích. SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 12
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung 4. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước, thực hiện xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di tích. Huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, nâng cao nhận thức và sự tham gia đóng góp của toàn xã hội trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị di tích. 1.3. Tài chính cho bảo tồn di sản văn hóa Văn hóa được nhìn nhận như một bộ phận hữu cơ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong xu thế hội nhập quốc tế, các quốc gia dân tộc đều đang hướng tới việc tôn trọng sự đa dạng văn hóa và bảo vệ, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc để tạo nền tảng tinh thần cho phát triển.Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát huy giá trị các DSVH cần một nguồn kinh phí rất cao. Theo Điều 58 Luật DSVH nguồn tài chính để bảo vệ và phát huy giá trị DSVH gồm: ngân sách nhà nước; các khoản thu từ hoạt động sử dụng và phát huy giá trị DSVH; tài trợ và đóng góp của các tổ chức, các nhân trong nước và nước ngoài. Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân. Các khoản thu từ hoạt động sử dụng và phát huy giá trị DSVH, sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật, được sử dụng để chi trả cho hoạt động trực tiếpTrường liên quan đến việ c Đạibảo vệ và họcquản lý DSVH. Kinh tế Huế Trong thực tế, chi phí cho việc trùng tu, bảo tồn DSVH đa phần được trích từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, ngân sách nhà nước thì hạn chế trong khi các DSVH luôn đứng trước nguy cơ bị mai một bơi thời gian, thiên nhiên và con người. Việc này đòi hỏi phải có những nguồn ngân sách khác hỗ trợ để kịp thời bảo vệ và phát huy giá trị DSVH nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 13
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Số kinh phí giải ngân chưa đạt theo các quyết định đã phê duyệt và rất thấp so với nhu cầu bảo tồn, phát huy giá trị DSVH cố đô Huế; chủ yếu mới chỉ phục vụ việc tu bổ di tích. Chẳng hạn, Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích cố đô Huế (giai đoạn 2016 - 2024) với mục tiêu trong bốn năm đầu tập trung cho 27 dự án thành phần, nhưng đến nay còn nhiều công trình chưa được khởi động. Trong 23 năm (1996 - 2018), tổng kinh phí thực hiện đầu tư cho việc bảo vệ, phát huy giá trị DSVH cố đô Huế chỉ đạt hơn 1.620 tỷ đồng, trong đó vốn từ ngân sách Trung ương là 684,8 tỷ đồng, chiếm 42% tổng kinh phí đã sử dụng (nhưng chỉ bằng 25% tổng mức kinh phí đã được Thủ tướng phê duyệt). Trong 6 năm (2011-2016), ngân sách tu bổ đạt xấp xỉ 600 tỷ đồng, trong đó nguồn từ trung ương đạt 270 tỷ, ngân sách địa phương và tài trợ quốc tế đạt 330 tỷ. Riêng năm 2017, toàn bộ ngân sách dành cho trùng tu di tích và giải phóng mặt bằng đạt 180 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn từ trung ương là 47 tỷ đồng, địa phương là 135 tỷ đồng. 1.4. Kinh nghiệm bảo tồn di sản văn hóa của các quốc gia trên thế giới Mỗi thành phố, mỗi quốc gia đều mang trong mình một tiến trình lịch sử, có trải nghiệm, có thăng trầm. Mỗi địa danh cũng tạc vào lịch sử ấy tên tuổi và dấu tích của mình, trở thành “chứng nhân” cho xã hội tương lai, con người tương lai. Ở một chừng mực nào đó, trên thế giới cũng có nhiều bài học thành công hoặc thất bại liên quan đến vấn đề di sản. Sau đây là một số ví dụ điển hình mà chúng ta nên tham khảo để rút kinh nghiệm từ những bài học của các nước trên thế giới nhằm tránh những điều đáng tiếc xảy ra trên con đường định hướng bảo tồn di sản. Kinh nghiệm của Hàn Quốc: Xây dựng thương hiệu qua di sản quốc gia HànTrườngQuốc không chỉ n ổĐạii tiếng b ởhọci phong cảKinhnh bốn mùa tếthiên Huếnhiên tươi đẹp mà còn bởi nhiều điểm đến văn hoá du lịch truyền thống đặc sắc. Để có được điều này, Chính phủ Hàn Quốc đã có những chiến lược phát triển và bảo tồn các di sản văn hoá một cách có hệ thống đồng thời nâng cao ý thức của người dân trong việc gìn giữ và phát huy văn hoá truyền thống. Mỗi di sản đều được Chính phủ xác định là tài sản và báu vật của quốc gia và địa phương. Chính phủ Hàn Quốc hiện đã và đang rất nỗ lực nâng cao vị thế và hình ảnh của Hàn Quốc như một phần của “Sáng kiến Xây dựng Thương hiệu Quốc gia” thông qua việc phát huy các di sản vật thể và phi vật thể. SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 14
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Chính phủ Hàn Quốc và người dân nước này sớm nhận ra ý nghĩa và tầm quan trọng của các DSVH. Vì vậy, từ năm 1962 Chính phủ đã cho ban hành Luật DSVH và có các hoạt động hỗ trợ tài chính để bảo vệ các di sản của mình. Chính phủ Hàn quốc luôn tổ chức định kỳ các sự kiện ở từng địa phương nhằm xúc tiến chương trình nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp xã hội, tạo điều kiện cho toàn dân hiểu về giá trị của đất nước mình để người dân thấm nhuần những gì mình đang có, tôn vinh và nghiêm khắc trong ứng xử với di sản của quốc gia. Chính quyền địa phương luôn tổ chức các cuộc thi sáng tác, thi viết phóng sự các hoạt động liên quan đến công tác bảo tồn di sản Cùng với các cuộc thi này, nhiều hoạt động thực tế cũng như các bài giảng, đào tạo được đưa đến thanh niên, giúp cho họ hiểu được sự tuyệt vời và tầm quan trọng của di sản vật thể và phi vật thể của quốc gia và từ đó có ý thức tuyên truyền cho cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc còn có chính sách đào tạo nguồn nhân lực để bảo vệ DSVH. Hầu như bất kỳ đại sứ quán nào của Hàn quốc trên thế giới cũng mang đậm tinh thần “Hàn quốc và di sản Hàn quốc”. Kinh nghiệm của Ấn Độ - bước đầu thành công: Ấn Độ cũng đang bước đầu thành công trong việc nhận diện về tầm quan trọng của bảo tồn di sản. Nhận thức được các di sản sẽ mất đi ý nghĩa và sự truyền đạt thông tin cho các thế hệ tương lai một khi bị hư hại bởi tác động của thiên tai cũng như hoạt động của con người, vì vậy Chính phủ coi việc bảo tồn di sản phải có hành động nghiêm túc và đã lập nên nhiều chiến lược cụ thể, dành kinh phí đáng kể cho quá trình này. Với nỗ lực để New Dehli được công nhận là Thành phố Di sản Thế giới của UNESCO, Chính phủ Ấn Độ đã tiến hành không biết bao nhiêu chương trình và chiến dịch thúcTrường đẩy xây con đườ ngĐại di sản kếhọct nối hơn Kinh30 di tích lịch tế sử t ạiHuế thành phố Thủ đô này với nhau. Bên cạnh đó, việc xây dựng các tuyến phố đi bộ, tuyến phố dành cho những đặc sản địa phương được đặc biệt chú trọng. Đây cũng là nỗ lực đầu tiên của Ấn Độ nhằm giúp New Dehli đủ điều kiện để được trao tặng danh hiệu Thành phố Di sản Thế giới của UNESCO. Con đường Di sản Dehli sẽ kết nối ít nhất 30 di tích lịch sử lớn nhỏ trong thành phố với nhau, nhằm đưa New Dehli vào danh sách 200 thành SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 15
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung phố di sản thế giới trong nỗ lực bảo tồn thành phố 1.000 năm tuổi có bề dày về văn hóa và lịch sử này của Chính phủ Ấn Độ. Kinh nghiệm đau xót từ nước Ý: Mất di sản do quá phụ thuộc vào kinh tế Pompeii, thành phố từng bị chôn vùi trong trận phun trào của núi lửa Vesuvius vào năm 79 sau Công nguyên, hiện là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất thế giới, khoảng 3 triệu lượt khách mỗi năm. Tuy nhiên trong năm 2010, một số bức tường cổ cùng một ngôi nhà cổ từng được các võ sĩ giác đấu sử dụng tại Pompeii đã đổ sập. Mưa lớn được cho là nguyên nhân tàn phá các kiến trúc hơn 2.000 năm tuổi này. Nhưng nguyên nhân sâu sa làm dấy lên tranh cãi về việc bảo tồn các di sản ở nước này là gì? Và đây cũng là bài học đáng để nhiều nước trên thế giới lưu tâm. Theo Cựu lãnh đạo khu Pompeii, việc bảo tồn không được Chính phủ thực hiện hợp lý. Việc cắt giảm mạnh tay nguồn ngân sách từ 9,2 tỉ USD xuống còn 6,6 tỉ USD làm giảm việc giữ gìn, bảo tồn khu di tích. Ông Maurizio Quagliuolo - Tổ chức Herity cũng khẳng định “vấn đề là chính phủ không hiểu rằng bảo tồn DSVH không nên được xem là một điều xa xỉ trong thời buổi khủng hoảng tài chính, mà phải là một phần cơ bản của sự hồi phục kinh tế”. Các khu di tích ở Ý góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, mang lại doanh thu hỗ trợ các dịch vụ của nhà hàng, khách sạn, du lịch, giao thông Vậy mà chính phủ Ý đã có lúc xem nhẹ và để cho những di tích ấy phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế nước nhà. 1.5. Lý luận chung về du lịch. Với xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, du lịch dần trở thành xu hướng chung cTrườngủa người dân trên toàn Đại thế gi ớhọci. Tuy nhiên, Kinh từ những góctế đ ộHuếtiếp cận khác nhau thì mỗi tổ chức, mỗi quốc gia lại có những định nghĩa khác nhau về du lịch. Theo Liên hiệp quốc các tổ chức lữ hành quốc tế (International Union of Official Travel Organization), du lịch được hiểu là một hoạt động du hành đến một địa điểm khác với nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề, hay một việc kiếm tiền sinh sống. SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 16
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Theo tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), thì “Du lịch bao gồm những hoạt động của con người đi đến và lưu trú tại một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên) của họ trong thời gian liên tục không quá một năm nhằm mục đích nghỉ ngơi, kinh doanh, và các mục đích khác.” Theo Điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam (2005) thì “Du lịch là hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.” Ngành du lịch muốn hoạt động và phát triển thì đối tượng khách du lịch là nhân tố quyết định. Nếu không có khách du lịch thì các hoạt động du lịch không thể diễn ra. Theo điều 4 chương I trong Luật du lịch của Việt Nam tháng 6 năm 2005: “ Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.” Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tuỳ thuộc tiêu chí đưa ra. Năm 2017, trang du lịch Fiditour đưa ra 6 loại hình du lịch tại Việt Nam đang được yêu thích: Du lịch tham quan, du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực, du lịch xanh, du lịch MICE,Teambuilding. 1.6. Mối quan hệ giữa du lịch và di sản văn hóa. Văn hóa là nền tảng cho du lịch khai thác, phát triển, nhưng văn hóa cũng phải dựa vào du lịch để quảng bá. Đó là mối tương quan cơ bản và chặt chẽ, không thể tách rời, nhưng việc sử dụng, khai thác hiệu quả mối tương quan này như thế nào là điều cần quan tâm, nhằm đạt tới mục đích chung là sự phát triển của xã hội. Việc phát huy di sản sẽ cóTrường tác dụng làm tăng Đạiý thức, trưhọcớc hết làKinh của mỗi thành tế viên Huế trong cộng đồng dân tộc và của bè bạn quốc tế đối với trách nhiệm bảo tồn các di sản. Ngược lại việc bảo tồn sẽ là cơ sở và tạo ra cơ hội có được các giá trị văn hóa để tự hào, để giới thiệu với các dân tộc khác, các quốc gia khác trên thế giới. Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt, hay nói một cách khác du lịch chỉ có thể phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch. Đứng từ góc độ này, các giá trị văn hóa được xem là dạng tài nguyên du lịch để SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 17
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt và có khả năng cạnh tranh không chỉ giữa các vùng miền, các địa phương trong nước mà còn giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế. Có nhiều phương thức tiếp cận để phát huy các giá trị văn hóa, tuy nhiên du lịch được xem là phương thức phát huy có hiệu quả nhất, đặc biệt đối với bạn bè quốc tế. Không phải ngẫu nhiên du lịch được xem là “cầu nối” giữa các dân tộc, giữa các nền văn hóa trên thế giới. Qua hoạt động hướng dẫn du lịch, du khách có cơ hội không chỉ được được tận mắt nhìn thấy trong thực tế, mà còn được hiểu về giá trị các DSVH nơi mình đến du lịch. Nhiều giá trị văn hóa chỉ có thể cảm nhận được trong những khung cảnh thực của tự nhiên, của nếp sống truyền thống cộng đồng mà không thể có phim ảnh, diễn xuất nào có thể chuyển tải được. Và chỉ có du lịch mới có thể đem lại cho du khách những trải nghiệm đặc biệt, sống động. Công tác bảo tồn các giá trị văn hoá đòi hỏi một khoản kinh phí rất cao cho hoạt động thu thập, nghiên cứu di sản; bảo vệ, tu sửa, tôn tạo, bên cạnh những yêu cầu về kinh nghiệm, về đội ngũ, về trình độ khoa học công nghệ trong lĩnh vực bảo tồn. Nguồn kinh phí dành cho hoạt động bảo tồn DSVH từ ngân sách nhà nước và hợp tác quốc tế thường rất hạn hẹp so với nhu cầu thực tế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác bảo tồn văn hoá. Trong bối cảnh trên, sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp vào việc chấn hưng và bảo tồn các DSVH. Doanh thu của các hoạt động du lịch được sử dụng cho việc tu bổ các di tích, chỉnh lý các bảo tàng, đồng thời khôi phục các DSVH. Du lịch góp phần làm cho các di tích sống lại, vì du lịch không chỉ đưa DSVH đến với công chúng mà còn tiếp sức cho di sản bằng nguồn lợi ích mà nó khai thác từ di sản, góp phần tái tu bổ di tích. Tuy Trườngnhiên, đối với các DSVHĐạivậ thọc thể đặc biKinhệt là những ditếsản Huếcó giá trị toàn cầu nổi bật thì khách tham quan du lịch và sự bùng nổ số lượng khách tham quan đã và đang trở thành mối nguy cơ đe dọa việc bảo vệ các di sản. Hoạt động du lịch ồ ạt có nguy cơ làm suy thoái tài nguyên du lịch tự nhiên. Sự tập trung quá nhiều người và thường xuyên tại địa điểm du lịch làm cho thiên nhiên không kịp phục hồi và đi đến chỗ bị huỷ hoại. Mặt khác, do số lượng công trình phục vụ khách tăng lên nhanh chóng tại các điểm du lịch, đặc biệt là tại các điểm có di sản vượt quá khả năng chịu SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 18
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung tải của cơ sở hạ tầng nên chúng bị xuống cấp trầm trọng, góp phần gia tăng mức ô nhiễm môi trường. Như vậy có thể thấy mối quan hệ tương hỗ mật thiết giữa bảo tồn, phát huy di sản với hoạt động phát triển du lịch. Đây là mối quan hệ biện chứng cần được nhìn nhận một cách khách quan và đầy đủ để xây dựng định hướng khai thác có hiệu quả các gía trị DSVH phục vụ phát triển du lịch và xây dựng các chính sách phù hợp để du lịch có thể có những đóng góp tích cực và trách nhiệm nhất cho hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH. 1.7. Giá trị di sản văn hóa. Giá trị DSVH được hiểu là khoảng tiền lớn nhất mà một người sẵn sàng chi trả để có cơ hội thỏa mãn du lịch về những DSVH đó. Giá trị DSVH đem lại lợi ích cho công đồng địa phương, giúp cho người dân địa phương cơ hội phát triển du lịch. Đem lại nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Giá trị DSVH bao gồm hai giá trị : Giá trị “sử dụng” và . Giá trị “không sử dụng”. Giá trị “sử dụng” của DSVH mà một người nhận lấy được tính bằng khoảng tiền lớn nhất mà người này sẵn sàng chi trả để có cơ thỏa mãn du lịch về DSVH này. Giá trị “không sử dụng” của DSVH mà một người (chưa từng được thưởng thức DSVH) nhận lấy được tính bằng khoảng tiền lớn nhất mà người này sẵn sàng chi ra với mục đích đảm bảo rằng DSVH này được bảo tồn và phát huy. Giá trị này bao gồm giá trị vị tha (sẵn sàng đóng góp bảo tồn vì mục đích chung), giá trị lựa chọn (có thể thưởng thức trong tương lai), giá trị thừa kế (bảo tồn vì thế hệ tương lai), giá trị tồn tại (bảo tồn chỉ vì di sản đó tồn tại). Giá Trườngtrị DSVH có vai trò Đạiquan trọ nghọc đối với viKinhệc du khách đưatế ra Huế quyết định du lịch nơi đây. Thông thường để đưa ra quyết định đầu tư bảo tồn DSVH hay không, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các nhà đầu tư hay các du khách sẽ dựa vào sự phân tích chi phí - lợi ích bằng cách sử dụng định giá phi thị trường, đây là phương pháp có thể chỉ ra rằng một khoảng đầu tư cụ thể vào một DSVH sẽ đem lại mặt tích cực hoặc tiêu cực về lợi ích (khi lợi ích lớn hoặc nhỏ hơn chi phí). Thật sự đó là một chuỗi thông tin rất hữu dụng đối với người ra quyết định, là một căn cứ mạnh mẽ cho sự thuyết phục mọi người tài trợ cho dự án bảo tồn DSVH. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 19
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung đó thì vẫn không đủ để đưa ra quyết định. Có thể có những lý do tốt để đầu tư vào di sản mang lợi ích công cộng mặc dù nó không tạo ra lợi ích kinh tế. Nhiều tổ chức đã chấp nhận đầu tư bảo tồn nhiều DSVH để tất cả mọi người trong xã hội đều có thể thưởng thức nó, mặc dù các thành viên đó có khả năng sẵn sàng chi trả thấp vì nguồn lực hạn chế của họ. Cũng có một số loại di sản văn hoá nhất định được bảo tồn ngay cả khi thị hiếu của thế hệ hiện tại không ủng hộ. Cuối cùng, Có nhiều DSVH khiến xã hội cảm thấy bị bắt buộc phải bảo tồn vì nghĩa vụ và mục đích đạo đức, bất kể sở thích của dân chúng nói chung. Mặc dù vậy, thông tin về sở thích của dân cư đó chỉ có thể cải thiện việc ra quyết định. Sự sẵn có của các kĩ thuật đo lường giá trị của DSVH không phải là một sự thay thế cho các ý kiến, phân tích của chuyên gia. Chuyên gia đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các quyết định, xác định những lựa chọn (DSVH) về thời gian và không gian. Cộng đồng nói chung đánh giá giá trị của DSVH trong bối cảnh mà họ biết. Tầm quan trọng tương đối của các di sản khác nhau được nhận biết từ giá trị cộng đồng và sở thích cộng đồng. Người ra quyết định (người đầu tư/du khách) sẽ xem xét cả đánh giá của chuyên gia lẫn sở thích của cộng đồng như là một thông tin hợp lệ khi đưa ra những quyết định về DSVH. 1.8. Mô hình nghiên cứu. Xét về mặt lý luận và ý nghĩa cũng như sự phù hợp với mục tiêu, đối tượng và lĩnh vực nghiên cứu nên tôi quyết định vận dụng mô hình nghiên cứu của John Armbrecht về giá trị cảm nhận DSVH làm mô hình nghiên cứu cho bài nghiên cứu của mình. Mô hình nghiên cứu này đã chỉ ra 6 nhân tố tác động đến giá trị cảm nhận DSVH, bao gồm: Giá Trường trị cảm nhận hình Đạiảnh: Nó đưhọcợc giả địKinhnh rằng các tế tổ ch ứHuếc văn hóa có ảnh hưởng tích cực đến hình ảnh nhận thức của một điểm đến. Một hình ảnh đẹp, lần lượt, có thể mang lại một địa điểm du lịch. Những hạng mục trong thang đo cần phải cho thấy được sự đóng góp của một tổ chức văn hóa trong việc thu hút và hình ảnh nhận thức của một địa điểm. SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 20
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Giá trị cảm nhận kỹ năng kiến thức: các tổ chức văn hóa cung cấp một nền giáo dục nghệ thuật, chúng còn truyền tải các kỹ năng và kiến thức. Hơn nữa, những tổ chức văn hóa này truyền đạt các kỹ năng mà khó có thể nơi nào có được. Giá trị cảm nhận sức khỏe tinh thần: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sức khỏe tinh thần và thể chất có liên quan đến nhau. Bởi vì các cá nhân có thể nhận thức rằng nó khó để đánh giá sức khỏe thể chất liên quan đến các tổ chức văn hóa, các măt hàng được tập trung chủ yếu vào sức khỏe tinh thần của các cá nhân. Giá trị cảm nhận bản sắc: Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên cái đặc thù của một dân tộc. Nó được hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, được đúc kết từ kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, gắn bó máu thịt với con người. Giá trị cảm nhận xã hội: Các tổ chức văn hóa cung cấp một không gian công cộng nhằm tạo điều kiện gặp mặt giữa các cá nhân. Sự tương tác xã hội và các cuộc gặp mặt đó ảnh hưởng đến mối liên kết xã hội giữa các cá nhân và các tổ chức. Giá trị cảm nhận phát triển kinh tế: các tổ chức DSVH có ảnh hưởng một cách tích cực đến kinh tế địa phương thông qua du lịch. Giúp nền kinh tế du lịch địa phương phát triển hơn. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 21
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Giá trị cảm nhận hình ảnh Giá trị cảm nhận kỹ năng kiến thức Giá trị cảm nhận Giá trị cảm sức khỏe tinh thần nhận di sản văn Giá trị cảm nhận bản sắc hóa Giá trị cảm nhận xã hội Giá trị cảm nhận phát triển kinh tế Sơ đồ 1: Mô hình phân tích giá trị cảm nhận DSVH của John Armbrecht Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 22
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung CHƯƠNG II THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ 2.1. Tổng quan du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch ở Huế Là một trong những tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông chính, có cảng biển nước sâu Chân Mây, cảng Thuận An với quy mô lớn phục vụ cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và tiểu vùng Mê Kông; có sân bay quốc tế Phú Bài nằm trên quốc lộ 1A, tuyến đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có 87,97 km biên giới với nước CHDCND Lào. Thừa Thiên Huế được xác định là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là cửa ngõ của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây nối Myanma, Thái Lan, Lào với biển Đông Với những lợi thế riêng, Cố đô Huế đang lưu giữ 5 DSVH được thế giới công nhận, đó là Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế. Mới đây, Huế cùng 8 tỉnh, TP khác tiếp tục trở thành chủ nhân của thêm một di sản vừa được UNESCO công nhận đó là nghệ thuật bài chòi, có dòng sông Hương nổi tiếng đẹp và thơ mộng, có vườn quốc gia Bạch Mã, có vịnh Lăng Cô được bình chọn là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới, văn hóa ẩm thực xứ Huế, hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai rộng lớn. Du khách đến Huế sẽ được thưởng thức những giai điệu, giọng hò sâu lắng, trữ tình của những cô gái Huế dịu dàng, đằm thắm trong những tà áo dài truyền thống của Việt Nam khi đang du ngoạn ngắm toàn cảnh dòng sông Hương thơ mộng trên những chiếc thuyền rTrườngồng. Du khách còn Đạiđược thư ởhọcng thức nh Kinhững món ăn cungtế đHuếình, những đặc sản nổi tiếng được chế biến một cách tỷ mỉ với công thức truyền thống. Bên cạnh đó, du khách có thể tham gia vào các làng nghề thủ công như hoa giấy thanh tiên, nón bài thơ xứ Huế , tự làm và đem sản phẩm của mình về lưu niệm. Với hơn 500 lễ hội dân gian mang đậm bản sắc dân tộc như lễ hội Cầu Ngư, Điện Hòn Chén, hội đua thuyền sông Hương và đặc biệt là Festival Huế tổ chức định kỳ hai năm một lần, hội tụ những nét văn hóa đậm chất Huế nói riêng cũng như Việt Nam và các nước trên thế giới nói chung, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến Huế. SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 23
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Phát huy lợi thế thành phố của những di sản và lễ hội - nguồn tài nguyên quý giá của du lịch, ngành kinh tế - du lịch kết hợp với những tiềm năng khác của tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển khá toàn diện và bền vững, trở thành một trong những trung tâm văn hóa, du lịch lớn của cả nước, thực hiện sự liên kết về du lịch với các tour du lịch trong tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây với các điểm du lịch ở Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, hình thành nên “Con đường di sản miền Trung”. Dịch vụ du lịch ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, trở thành một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn của Thừa Thiên Huế. Hiện nay, du lịch văn hóa, lễ hội ngày càng được khai thác và phát huy có hiệu quả, Thừa Thiên Huế đã và đang là tâm điểm thu hút một số lượng lớn các quan chức, các nhà nghiên cứu các nhà khoa học, các vận động viên, khách tham quan trong và ngoài nước đến tham dự các hội nghị, các giải thi đấu thể thao. Chính nhờ hiệu quả kinh doanh dịch vụ du lịch nên Thừa Thiên Huế cũng là địa bàn thu hút các nhà đầu tư, có nhiều chương trình hợp tác được triển khai, trong đó có những dự án đầu tư du lịch trên 1 tỷ USD. 2.1.2. Điều kiện thuận lợi và khó khăn của ngành du lịch Huế 2.1.2.1. Thuận lợi phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam, có vị trí thuận lợi về giao thông, là cửa ngõ hướng ra biển Đông của tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây. Đây là tiền đề rất quan trọng trong việc phát triển du lịch quốc tế. Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng có chế độ chính trị ổn định để phát triển du lịch. Với Trườngdiện tích trên 5.000 Đại km2; trong học lòng đ ấtKinh sâu thẳm, Th tếừa Thiên Huế Huế còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Diện tích rừng và đất rừng chiếm khoảng 70% diện tích đất tự nhiên, những khu rừng tự nhiên ở Thừa Thiên Huế có số lượng các loài thực vật cao hơn hẳn các nơi khác với nhiều loại thực vật quý, hiếm như gõ, kiền, cẩm lai, cẩm hương, trò đen, song, mây, tre nứa và những dược phẩm quý như đăng sâm, sa nhân, đỗ trọng Bên cạnh đó Thừa Thiên Huế còn là một tỉnh có tài nguyên nước khá phong phú, bao gồm cả nước ngọt, nước mặn, nước SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 24
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung lợ, nước khoáng nóng, được phân bố tương đối đều trên địa bàn toàn tỉnh thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái. Được mệnh danh là thành phố nổi tiếng bởi các di tích lịch sử, Thừa Thiên Huế hiện đang có trên 500 di tích lịch sử cách mạng, lưu niệm danh nhân và sự kiện lịch sử. Văn hoá Huế phong phú và đa dạng, bao gồm: Văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, cảnh quan thiên nhiên, môi trường Với quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc Cung đình Huế - Di sản văn hoá thế giới, Thừa Thiên Huế là Trung tâm của con đường hành trình di sản văn hoá thế giới của Việt Nam: Hạ Long - Phong Nha - Huế - Hội An - Mỹ Sơn - đường Hồ Chí Minh đã tạo ra sự liên kết về du lịch với các tuyến du lịch ở Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đặc biệt, Lăng Cô vừa được công nhận là 01 trong 30 vịnh biển đẹp nhất thế giới. Đây là lợi thế rất lớn của tỉnh, cho phép phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn mang tầm quốc gia và quốc tế. Chính sách đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại trong đó có phát triển du lịch, thu hút được nhiều nhà đầu tư. Là trung tâm giáo dục đào tạo đa ngành chất lượng cao và nghiên cứu khoa học kỹ thuật của Việt Nam. Đại học Huế với hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tào các lĩnh vực khác nhau trong đó có trường cao đẳng nghề du lịch hay khoa du lịch đại học huế, chuyên đào tạo nguồn lực trong ngành du lịch có trình độ chuyên môn cao. Là một trong ba trung tâm y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao của cả nước. Đại học Y khoa, đại học duy nhất của vùng duyên hải miền trung và bắc trung bộ. Bệnh viện trung ươngTrường Huế, bệnh viện ĐạiĐại học y Huếhọc với trang Kinh thiết bị, công tế nghệ Huế hiện đại là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chửa bênh. Kết cấu về cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội đã và đang được đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp tạo điều kiện khai thác tiềm năng du lịch, tăng khả năng giao lưu giữa các vùng, các quốc gia Số lượng khách sạn, nhà nghỉ nhiều với tiêu chuẩn từ tiêu chuẩn 1 - 5 sao, phục vụ tối đa nhu cầu lưu trú cho du khách khi đến Huế. SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 25
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Ẩm thực Huế rất đa dạng và phong phú, với nhiều món ăn ngon và nổi tiếng được chế biến công phu, đặc biệt là ẩm thực công đình. Song có lẽ, yếu tố con người mới có ý nghĩa quyết định, tạo sức hút mạnh nhất đối với các nhà đầu tư đến với Huế. Người dân Thừa Thiên Huế hiếu khách, văn minh, lịch thiệp, có truyền thống hiếu học bao đời nay và trong mỗi con người đều chứa đựng nét đặc thù sâu sắc văn hoá Huế. 2.1.2.2. Khó khăn phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế Sản phẩm du lịch về đêm và các dịch vụ vui chơi giải trí trên địa bàn vẫn còn thiếu và yếu, chưa thu hút, hấp dẫn được du khách, chất lượng dịch vụ không cao với hai sản phẩm chủ lực là ca Huế trên sông Hương và phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu. Thiếu các hoạt động, sự kiện văn hóa, nghệ thuật, thể thao tầm quốc gia và quốc tế diễn ra tại địa phương diễn ra đều trong quý, tháng. Các di tích lịch sử văn hóa ở Huế chỉ mới khai thác được một phần ở điểm cũ, chưa có thêm các điểm mới; các di tích thiếu kinh phí đầu tư tu bổ để trở thành các điểm du lịch hấp dẫn. Doanh nghiệp hoạt động du lịch có quy mô nhỏ, thiếu năng lực và kinh phí đầu tư vào các dịch vụ cao cấp. Du lịch biển, đầm phá là thế mạnh. Tuy nhiên, sự cố môi trường biển năm 2016 vẫn còn ít nhiều ảnh hưởng tâm lý khách du lịch quyết định tham gia loại hình du lịch biển tại Huế. Ngoài ra, so với các địa phương, chúng ta vẫn chưa có nhiều khu nghỉ dưỡng biển, các dịch vụ bổ sung gắn với du lịch biển mang tính hấp dẫn. Đa phần địa điểm hoạt động du lịch Huế còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên là chủ yếu,Trường chưa được khai thác Đại xây dự nghọc theo quy Kinh mô lớn. tế Huế Vẫn còn nhiều trường hợp người bán chèo kéo, cò mồi, chặt chém khách du lịch. Tình trạng ăn xin vẫn còn nhiều, làm cho khách thấy không thoải mái và không hài lòng khi đến du lịch Huế Một số sản phẩm mới đã hình thành như các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch đầm phá. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm này còn nhỏ lẻ, dịch vụ SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 26
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung chưa đồng bộ, chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa có sự kết nối thành tour tuyến; công tác quảng bá cho các sản phẩm này còn hạn chế, chưa thu hút. Hạ tầng du lịch vẫn còn hạn chế, hạ tầng giao thông đến các điểm du lịch mới/tiềm năng và hạ tầng phục vụ du khách tại các điểm đang còn hạn chế và chưa có tính kết nối cao, hạ tầng đường giao thông ở thành phố đang bị ảnh hưởng do dự án cải thiện hệ thống cấp thoát nước Huế phải cạnh tranh nhiều địa điểm du lịch tham quan trên cả nước, đặc biệt là Đà Nẵng. Trong khi các tỉnh khác có quy mô địa điểm lớn, phục vụ giải trí cho du khách thì Huế vẫn còn hạn chế. 2.1.3. Thực trạng du lịch tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017 Với vị trí địa lý thuận lợi và là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, một thành phố có cảnh quan đẹp, con người hiếu khách. Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng là vùng đất tiềm năng cho phát triển du lịch. Những năm qua nhờ những nỗ lực không ngừng, thay vì chỉ phát triển các loại hình du lịch nhờ tài nguyên thiên nhiên và các DSVH sẵn có thì đã có sự đầu tư phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới đáp ứng được những nhu cầu khác nhau của khách du lịch. Ngành du lịch của tỉnh đã gặt hái được nhiều thành công, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế của Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung. 2.1.3.1. Tình hình khách tham quan - du lịch tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017 Bảng 2. 1: Tình hình khách tham quan - du lịch tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017 (Đơn vị: lượt khách) Năm Năm Năm So sánh Chỉ tiêuTrường Đại học Kinh2016/2015 tế Huế2017/2016 2015 2016 2017 +/- % +/- % Khách 3.126.495 3.258.127 3.800.012 131.632 4,21 541.885 16,63 tham quan Khách 1.023.015 1.052.952 1.501.226 29.937 2.93 448.274 42,57 quốc tế Khách n i ộ 2.103.480 2.205.175 2.298.786 101.695 4.83 93.611 4,25 địa (Nguồn: sở du lịch Thừa Thiên Huế) SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 27
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Nhìn chung thì lượng khách tham quan du lịch đến Huế tăng đều qua các năm từ năm 2015 – 2017, lượng khách nội địa chiếm tỷ lệ cao hơn so với khách quốc tế. Năm 2015, tổng lượng khách đến Huế là 3.126.495lượt khách, trong đó khách quốc tế là 1.023.015 lượt khách và khách nội địa là 2.103.480 lượt khách. Năm 2016, tổng lượng khách tham quan tại Huế là 3.258.127 lượt khách , trong đó khách quốc tế là 1.052.952 lượt khách và khách nội địa là 2.205.175 lượt khách. Năm 2017, tổng lượng khách đến Huế là 3.800.012, trong đó khách quốc tế là 1.501.226 lượt khách và khách nội địa là 2.298.786 lượt khách. So với năm 2015 thì năm 2016 tăng 131.632 lượng khách tham quan du lịch, tức là tăng 4,25%. Lượng khách quốc tế tăng thêm29.937, tức là năm 2016 tăng 2,93%. So với năm 2015. Lượng khách nội địa tăng thêm 101.695, tức là năm 2016 tăng 4,83% so với năm 2015. Nhờ có những phương án đầu tư phát triển hợp lý cho ngành du lịch nên năm 2017 lượng khách đến Huế tăng vượt trội hơn so với năm 2016 tăng 541.885 lượt khách, tức tăng 16,63%. Lượng khách quốc tế tăng thêm 448.274 lượt khách, tức là năm 2017 tăng 42,57% so với năm 2016. Lượng khách nội địa tăng thêm 93.611 lượt khách, tức là năm 2017 tăng 4,25% so với năm 2016. 2.1.3.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017 Bảng 2. 2: Doanh thu từ hoạt động du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017 (Đơn vị: triệu đồng) So sánh Ch tiêu Năm Năm 2016/2015 2017/2016 ỉ TrườngNăm 2015 2016Đại học2017 Kinh tế Huế +/- % +/- % Doanh 2.985.295 3.203.823 3.520.006 218.528 7,32 316.183 9,87 thu (Nguồn: Sở du lịch Thừa Thiên Huế) Như chúng ta đã biết Thừa Thiên Huế là vùng đất nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch. Những năm trở lại đây nhờ chính sách phát triển hợp lý mà ngành du lịch dần SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 28
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung trở thành ngành kinh tế chủ đạo đóng góp rất lớn vào GDP của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung. Biểu hiện là, doanh thu từ ngành du lịch không ngừng tăng trong giai đoạn 2015 – 2017. Năm 2015, doanh thu từ ngành du lịch của tỉnh là 2.985.295 triệu đồng đến năm 2016 là 3.203.823 triệu đồng và đến năm 2017 tăng lên đạt mức 3.520.006 triệu đồng. Năm 2016 tăng thêm 218.528 triệu đồng so với năm 2015, tức tăng 7,3%. Năm 2017, tăng thêm 316.183 triệu đồng, tức tăng 9,87% so với năm 2016. 2.2. Khái quát về quần thể di tích cố đô Huế Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là Thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những DSVH vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Suốt mấy thế kỷ, bao nhiêu tinh hoa của cả nước được chắt lọc hội tụ về đây hun đúc cho một nền văn hóa đậm đà bản sắc để hoàn chỉnh cho một bức cảnh thiên nhiên tuyệt vời sẵn bày sông núi hữu tình thơ mộng. Bởi vậy, nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên thợ trời khéo tạc Trên nền tảng vật chất và tinh thần đã được hình thành ở Huế từ đầu thế kỷ XIV (khi vua Chăm là Chế Mân dâng hai Châu Ô, Rí cho nhà Trần để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân), các chúa Nguyễn (thế kỷ XVI-XVIII), triều đại Tây Sơn (cuối thế kỷ XVIII) và 13 đời vua Nguyễn (1802-1945) đã tiếp tục phát huy và gây dựng ở vùng Huế một tài sản văn hóa vô giá. Tiêu biểu nhất là Quần thể di tích của Cố đô đã được sánhTrường ngang hàng vớ i Đạicác kỳ quan học hằng ngànKinh năm tuổ i tếcủa nhânHuế loại. Phần lớn các di tích này nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993. Hiện tại, cố đô Huế đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 95 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Quần thể di tích Cố đô Huế có thể phân chia thành các cụm công trình gồm các cụm công trình ngoài Kinh thành Huế và trong kinh thành Huế. SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 29
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung 2.2.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý: Quần thể di tích cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Thành phố Huế là đô thị trung tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế, với diện tích 7.067,38 ha; có toạ độ địa lý từ 16o30'45" đến 16o24'00" vĩ độ Bắc và từ 107o31'45" đến 107o38'00" kinh độ Ðông. Thành phố có tổng diện tích tự nhiên là 7.168,49 ha chiếm 1,42% diện tích toàn tỉnh, được tổ chức thành 27 phường. Phía Tây Bắc đến Tây Nam giáp thị xã Hương Trà; Phía Đông Bắc giáp huyện Phú Vang; Phía Nam và Đông Nam giáp thị xã Hương Thủy. Địa hình: Quần thể di tích cố đô Huế tập trung chủ yếu tại thành phố Huế nên có dạng địa hình chuyển tiếp từ thềm núi xuống đồng bằng ven biển bao gồm hai dạng địa hình chính: * Vùng đồi thấp: bao gồm khu vực gò đồi phía Tây Nam thành phố, điểm cao nhất là núi Ngự Bình (+130m), độ dốc trung bình tự nhiên khoảng 8% đến cao nhất là 30% (sườn núi Ngự Bình). * Vùng đồng bằng: dạng địa hình này chiếm hầu hết diện tích đất của thành phố, bao gồm các khu vực phía Bắc, phía Đông và khu vực phía Đông Nam. Độ dốc địa hình tự nhiên 0,2% đến 0,3% theo hướng từ Tây sang Đông. Khí hậu, thời tiết: Là vùng có khí hậu chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam, từ đồng bằng ven biển lên vùng núi cao. Chế độ khí hậu, thuỷ văn ở đây có đặc tính biến động vàTrường hay xảy ra thiên tai Đại bão lũ. Nhi họcệt độ trung Kinh bình hàng ntếăm kho Huếảng 25,2°C. + Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng là từ 27°C - 29°C, tháng nóng nhất (tháng 5, 6) nhiệt độ có thể lên đến 38°C - 40°C. + Mùa lạnh: từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là 20°C - 22°C. SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 30
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Về chế độ mưa, lượng mưa trung bình khoảng 2.500 mm/năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất, chiếm tới 30% lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình trong năm là 85% - 86%. Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn, do đó dễ gây lũ lụt, xói lở. Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính là gió mùa Tây Nam (bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài) và gió mùa Đông Bắc (bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, gió thường kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt). Bão xuất hiện hàng năm, trực tiếp đổ bộ gây ảnh hưởng tới thành phố từ tháng 8 đến tháng 9 - 10. Nguồn nước: Quần thể di tích cố đô Huế chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thuỷ văn của hệ thống sông Hương. Hệ thống sông Hương chảy qua địa bàn thành phố Huế là lưu vực đồng bằng thấp trũng, về mùa mưa lũ nước sông dâng cao từ 2 - 4m (riêng đỉnh lụt năm 1999 mực nước dâng cao 6m) làm ngập tràn các khu dân cư, các vùng sản xuất và gây thiệt hại các hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố, sau đó nước chảy ra biển qua cửa Thuận An. 2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội Dân cư và phân bố dân cư Tính đến năm 2017, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.154.310 người (575.388 nam; 578.922 nữ). Về phân bố, có 563.404 người sinh sống ở thành thị và 590.906 người sinh sống ở vùng nông thôn. MạngTrường lưới giao thông Đại học Kinh tế Huế Hầu hết các di tích thuộc quần thể di tích Cố đô Huế nằm ngay trung tâm thành phố Huế nên có hệ thống giao thông thuận lợi bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thủy. Đường bộ: trong những năm qua nhiều công trình giao thông quan trọng đã hoàn thành và đi vào hoạt động, các tuyến đường được sửa chữa, tu bổ và mở rộng, thực hiện nhựa và bê tông hoá đường giao thông ở các xã nông thôn thuộc thành phố. Hệ SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 31
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung thống bến bãi được đầu tư xây dựng nằm về 2 phía của cửa ngõ Bắc Nam thành phố Huế. Đường săt: ường sắt đóng vai trò quan trọng không chỉ trong vận chuyển hàng hoá mà còn hành khách, đặc biệt là khách du lịch đến thành phố. Tuyến đường sắt xuyên Việt qua địa bàn thành phố dài gần 10 km. Ga đường sắt Huế là một trong những ga trung tâm trên tuyến đường sắt xuyên Việt hiện nay và xuyên Á sau này. Hiện nay ga Huế có 10 đường đón gửi, diện tích nhà ga 1.728 m2, diện tích sân ga 1.084 m2. Đường thủy: Tuyến đường thủy sông Hương phục vụ vận chuyển hàng hoá, hành khách giữa thành phố, các huyện và phục vụ du lịch. Tàu thuyền trọng tải 50 - 60 tấn có thể đi lại quanh năm. Bao gồm các cảng sông và bến thuyền: bến Bãi Dâu, bến thuyền du lịch ( bến Phú Cát, bến Thiên Mụ và hai bến nằm ở đường Lê Lợi), bến Long Thọ và bến đò ngang Đông Ba. Về kinh tế Là tỉnh lỵ và trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục và đào tạo của tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Huế đang đóng vai trò động lực trong phát triển kinh tế của tỉnh nhà và là một cực phát triển của khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch khá mạnh theo hướng của một thành phố du lịch, dịch vụ. Ngành du lịch và mạng lưới thương mại, dịch vụ công cộng phát triển nhanh và rộng khắp. Thành phố Huế đang trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước. Xuất phát từ những lợi thế này, trong phân bố không gian phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung, thành phố Huế được xác định là cực động lựTrườngc phát triển của tỉ nhĐại và là m ộhọct trong nh Kinhững trung tâm tế phát Huế triển của địa bàn kinh tế trọng điểm Trung Bộ. Doanh thu từ hoạt động du lịch dịch vụ luôn tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Từ năm 2012 - 2016, tổng doanh thu ngành du lịch dịch vụ của tỉnh đã đạt mức 2500 - 3200 tỷ đồng/năm, đạt tỷ trọng từ 48% -53% GDP của toàn tỉnh. Cơ cấu kinh tế thành phố sẽ chuyển dịch mạnh, nhanh theo hướng lấy du lịch làm trọng tâm để phù hợp với thành phố Festival. Đó là những điều kiện tiền đề thuận lợi để xây dựng và phát triển thành phố Festival. SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 32
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung 2.2.3. Các di sản văn hóa nằm trong quần thể di tích cố đô Huế 2.2.3.1. Cụm công trình trong kinh thành Huế Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng, kéo dài suốt 27 năm. Các di tích trong kinh thành gồm: Kỳ đài: Còn gọi là Cột cờ, nằm chính giữa mặt nam của kinh thành Huế thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh cũng là nơi treo cờ của triều đình. Kỳ Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807) cùng thời gian xây dựng kinh thành Huế. Đến thời Minh Mạng, Kỳ Ðài được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840. Trong lịch sử, kỳ đài thường là nơi đánh dấu các sự kiện quan trọng và sự thay đổi thể chế chính quyền ở Huế. Trường Quốc Tử Giám Năm 1803 vua Gia Long xây dựng Đốc Học Đường tại địa phận An Ninh Thượng, huyện Hương Trà, cách kinh thành Huế chừng 5 km về phía Tây, trường nằm cạnh Văn Miếu, mặt hướng ra sông Hương. Đây được xem là trường quốc học đầu tiên được xây dựng dưới triều Nguyễn. Đến năm 1908, thời vua Duy Tân, Quốc Tử Giám được dời vào bên trong Kinh thành, bên ngoài, phía Đông Nam Hoàng thành (tức vị trí hiện nay). Với vai trò trường kinh sư, tồn tại đến cuối triều Nguyễn, mặc dù bị chi phối do những biến động về mặt xã hội nhưng Văn Miếu - Quốc Tử Giám Huế là một tổ chức giáoTrườngdục tương đối k ỷĐạicương, là họcnơi đã đào Kinhtạo cho đất tếnước nhiHuếều hiền tài (293 tiến sĩ) với những tên tuổi như: Phan Thanh Giản, Phan Đình Phùng, Phan Thúc Trực, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Thượng Hiền Điện Long An Điện Long An là cung điện đẹp nhất trong kinh thành Huế đã tồn tại gần 150 năm nay. Tên tuổi của điện Long An được gắn liền với Bảo Định Cung, hành cung của vua Thiệu Trị được xây dựng năm 1845. SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 33
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Điện được xây dựng vào năm 1845, thời vua Thiệu Trị với tên gọi là Điện Long An trong cung Bảo Định, phường Tây Lộc (Huế) làm nơi nghỉ của vua sau khi tiến hành lễ Tịch điền (cày ruộng) mỗi đầu xuân. Đây cũng là nơi vua Thiệu Trị thường hay lui tới, nghỉ ngơi, đọc sách, làm thơ, ngâm vịnh. Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế Tọa lạc tại số 3, Lê Trực, thành phố Huế, Tòa nhà chính của viện bảo tàng chính là điện Long An xây năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị. Hiện bảo tàng trưng bày hơn 300 hiện vật bằng vàng, sành, sứ, pháp lam Huế, ngự y và ngự dụng, trang phục của hoàng thất nhà Nguyễn. Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế giúp người tham quan một cái nhìn tổng thể về cuộc sống cung đình Huế. Đình Phú Xuân Đình Phú Xuân được xây dựng nửa đầu thế kỷ XIX ở tổng Phú Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế; nay thuộc phường Tây Lộc, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố 2 km về phía Bắc. Hồ Tịnh Tâm Hồ Tịnh Tâm là một di tích cảnh quan được kiến tạo dưới triều Nguyễn. Trước đây, hồ nguyên là vết tích của đoạn sông Kim Long chảy qua Huế. Đầu thời Gia Long, triều đình cho cải tạo một số đoạn sông và khơi dòng theo hướng khác để tạo thành Ngự Hà và hồ Ký Tế. Hai bãi nổi trong hồ này được dùng làm nơi xây dựng kho chứa thuốc súng và diêm tiêu. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), triều Nguyễn đã huy động tới 8000 binh lính tham gia vào việc cải tạo hồ. Năm 1838, vua Minh Mạng cho di dời hai kho sang phía đông, tái thiết nơi này thành chốn tiêu dao, giải trí và gọi là hồ Tịnh Tâm. DưTrườngới thời vua Thiệu TrịĐại đây đư ợchọc xem là mKinhột trong 20 cảnhtế đẹpHuế đất Thần Kinh. Tàng thư lâu Tàng thư lâu là được xây dựng năm 1825 trên hồ Học Hải trong kinh thành Huế, dùng làm nơi lưu các công văn cũ của cơ quan và lục bộ triều đình nhà Nguyễn. Đây có thể coi là một Tàng Kinh Các của Việt Nam dưới triều Nguyễn lưu trữ các tài liệu văn bản quý hiếm liên quan đến sinh hoạt của triều đình và biến đổi của đất nước. Chỉ riêng số địa bạ thời Gia Long và Minh Mạng lưu trữ ở đây đã lên đến 12.000 tập. Có SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 34
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung thể nói Tàng thư lâu rất quan trọng trong việc chứa các tài liệu và địa bạ, giấy tờ quan trọng lúc bấy giờ. Viện Cơ Mật - Tam Tòa Là cơ quan tư vấn của nhà vua gồm bốn vị đại thần từ Tam Phẩm trở lên, là Đại Học Sĩ của các điện Đông Các, Văn Minh, Võ Hiển và Cần Chánh. Viện lúc đầu đặt ở nhà Tả Vu. Sau khi kinh đô thất thủ năm 1885 phải dời đi đến nhà của bộ Lễ, rồi bộ Binh, và cuối cùng là về chùa Giác Hoàng vùng với toà Giám Sát (của người Pháp) và Trực Phòng các bộ nên gọi là Tam Toà. Hiện nay Tam Tòa nằm ở địa chỉ 23 Tống Duy Tân, thuộc phường Thuận Thành, ở góc Đông-Nam bên trong kinh thành Huế, hiện là trụ sở của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Cửu vị thần công Cửu vị thần công là tên gọi 9 khẩu thần công được các nghệ nhân Huế đúc dưới thời vua Gia Long. Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, khi lên ngôi, vua Gia Long liền cho các nghệ nhân đương thời tập trung tất cả chiến lợi phẩm là binh khí và vật dụng bằng đồng để đúc thành 9 khẩu thần công làm vật chứng cho chiến thắng vẻ vang của mình. Công việc đúc chính thức từ năm 1803 và hoàn thành vào năm 1804. Hoàng thành Huế Hoàng Thành nằm bên trong Kinh Thành, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Hoàng Thành và Tử Cấm Thành thường được gọi chung là Đại Nội. Các di tích trong Hoàng Thành gồm: Ngọ Môn (là cổng chính phía nam của Hoàng Thành Huế được xây dựng vào năm Minh Mạng 14 (1833)); Điện Thái HoàTrườngvà sân Đại Triều ĐạiNghi (đư ợchọc xây dựng Kinh vào năm 1805tế thHuếời vua Gia Long); Triệu Tổ miếu (còn gọi là Triệu Miếu, được xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804)); Hưng Tổ Miếu (còn gọi là Hưng Miếu là ngôi miếu thờ cha mẹ vua Gia Long); Thế Tổ Miếu (thường gọi là Thế Miếu, là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn); Thái Tổ Miếu (còn gọi là Thái Miếu là miếu thờ các vị chúa Nguyễn, từ Nguyễn Hoàng đến Nguyễn Phúc Thuần); Cung Diên Thọ (tên ban đầu là cung Trường Thọ, được bắt đầu xây dựng năm 1803); Cung Trường Sanh (hay Cung Trường Sinh (còn có tên gọi khác là Cung SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 35
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Trường Ninh), được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ nhất (1821)); Hiển Lâm Các (được xây dựng vào năm 1821 và hoàn thành vào năm 1822 thời vua Minh Mạng); Cửu Đỉnh (là chín cái đỉnh bằng đồng đặt ở trước Hiển Lâm Các đối diện với Thế Miếu, phía Tây Nam Hoàng thành Huế. Tất cả đều được đúc ở Huế vào cuối năm 1835, hoàn thành vào đầu năm 1837); Điện Phụng Tiên (là một ngôi điện nằm ở gần cửa Chương Đức, phía trước Cung Diên Thọ, cửa tây của Hoàng Thành được vua Gia Long và vua Minh Mạng xây dựng dùng để thờ cúng các vua triều Nguyễn. Tháng 2 năm 1947, toàn bộ điện bị đốt cháy, hiện nay chỉ còn lại cửa Tam Quan và vòng tường thành còn tương đối nguyên vẹn). Tử Cấm thành Tử Cấm Thành nguyên gọi là Cung Thành là vòng tường thành thứ 3 của Kinh đô Huế, giới hạn khu vực làm việc, ăn ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia. Các di tích trong Tử cấm thành gồm: Tả Vu và Hữu Vu (được xây dựng vào đầu thế kỷ 19, và cải tạo vào năm 1899). Vạc đồng (Tại cố đô Huế hiện còn lưu giữ và trưng bày 15 chiếc vạc đồng, Trong số đó, 11 chiếc được đúc từ thời các chúa Nguyễn, còn 4 chiếc được đúc vào thời Minh Mạng). Điện Kiến Trung (được vua Khải Định cho xây vào năm 1921-1923). Điện Cần Chánh (được xây dựng năm Gia Long thứ 3 năm 1804). Thái Bình Lâu (được vua Khải Định cho xây dựng vào năm 1919, đến năm 1921 thì hoàn thành). Duyệt Thị Đường (là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam. được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826). Từ năm 2004, Duyệt Thị Đường được Trung tâm bảo tàng di tích cố đô Huế khôi phục và đưa vào hoạt động biểu diễn nhã nhạc cung đình Huế phục vụ khách du lịch.) 2.2.3.2. Cụm công trình ngoài kinh thành Huế LăngTrườngGia Long Đại học Kinh tế Huế Lăng Gia Long còn gọi là Thiên Thọ Lăng bắt đầu được xây dựng từ năm 1814 và đến năm 1820 mới hoàn tất. Lăng thực ra là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến. Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi, núi lớn nhỏ, trong đó có Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng và là tên gọi của cả quần sơn này. Lăng Minh Mạng SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 36
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Tháng 2 năm 1820 vua Gia Long băng hà, con trai thứ tư là Phúc Kiểu, húy là Đảm lên nối ngôi, đặt niên hiệu Minh Mạng. Minh Mạng là ông vua có nhiều đóng góp vào việc ổn định và xây dựng vương triều Nguyễn, mở mang đất nước, củng cố nền thống nhất quốc gia Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu lăng do vua Thiệu Trị cho xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 để chôn cất vua cha Minh Mạng. Lăng nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế 12 km. Lăng Thiệu Trị Lăng Thiệu Trị nằm ở địa phận làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, cách Kinh thành chừng 8km. Ở ngôi vua được 7 năm, vua Thiệu Trị lâm bệnh mất ngày 4-11-1847 (thọ 41 tuổi). Sinh thời, nhà vua chưa nghĩ đến cái chết của mình và không muốn binh, dân hao tổn quá nhiều sức lực và của cải, nên ông chưa xây cất sơn lăng. Lăng Thiệu Trị còn gọi là Xương Lăng nằm ở địa phận thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy. Được vua Tự Đức cho xây dựng vào năm 1847 để chôn cất vua cha Thiệu Trị. là nơi chôn cất hoàng đế Thiệu Trị. So với lăng tẩm các vua tiền nhiệm và kế vị, lăng Thiệu Trị có những nét riêng. Đây là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn. Lăng Tự Đức Lăng Tự Đức được chính vua Tự Đức cho xây dựng khi còn tại vị, là một quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất vua Tự Đức tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộcTrường làng Dương Xuân Đại Thượng, học tổng C ưKinh Chánh (cũ), tếnay làHuế thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, sau cuộc nổi loạn Chày Vôi, Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng. Lăng có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn. Lăng Đồng Khánh SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 37
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Lăng Đồng Khánh được xây dựng trên vùng đất thuộc làng Cư Sĩ, nay là thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân, thành phố Huế. Xung quanh lăng này có rất nhiều lăng mộ của bà con quyến thuộc nhà vua. Lăng Ðồng Khánh còn gọi là Tư Lăng tọa lạc giữa một vùng quê thuộc làng Cư Sĩ, xã Dương Xuân ngày trước (nay là thôn Thượng Hai, phường Thủy Xuân, thành phố Huế). Nguyên trước đây là Ðiện Truy Tư được vua Đồng Khánh xây dựng để thờ cha mình là Kiên Thái Vương. Khi Ðồng Khánh mắc bệnh và đột ngột qua đời. Vua Thành Thái (1889-1907) kế vị trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, kinh tế suy kiệt nên không thể xây cất lăng tẩm quy củ cho vua tiền nhiệm, đành lấy điện Truy Tư đổi làm Ngưng Hy để thờ vua Ðồng Khánh. Lăng Dục Đức Lăng Dục Ðức tên chữ An Lăng là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế, là nơi an táng vua Dục Ðức, vị vua thứ 5 của triều đại nhà Nguyễn.Lăng Dục Đức cũng chính là nơi Thiên Táng của vua Dục Đức khi xưa Lăng Dục Ðức tên chữ An Lăng tọa lạc tại thôn Tây Nhất, làng An Cựu, xưa thuộc huyện Hương Thủy, nay thuộc phường An Cựu, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố chưa đầy 2 km; là nơi an táng của 3 vua nhà Nguyễn: Dục Ðức, Thành Thái và Duy Tân. Dục Đức lên ngôi năm 1883 được 3 ngày thì bị phế trất và mất, sau này con ông là vua Thành Thái (lên ngôi năm 1889) cho xây lăng để thờ cha đặt tên là An Lăng. Năm 1954, khi vua Thành Thái mất, thi hài được đưa về chôn tại địa điểm hiện nay trong khu vực An Lăng và được thờ ở ngôi điện Long Ân. Năm 1987, hài cốt vua Duy Tân được đưa về an táng cạnh lăng Thành Thái. LăngTrườngKhải Định Đại học Kinh tế Huế Lăng Khải Định (còn gọi là Ứng Lăng) là lăng mộ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, tọa lạc tại xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách Tp. Huế 10km. Lăng Khải Định còn gọi là Ứng Lăng toạ lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế là lăng mộ của vua Khải Định, vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Lăng được xây dựng từ năm 1920 ngay sau khi Khải Định lên ngôi. Về SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 38
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi sự pha trộn kiến trúc Đông Tây Kim Cổ lạ thường, với các tác phẩm nghệ thuật ghép tranh sành sứ độc đáo 2.2.3.3. Các di tích khác: Trấn Bình đài Trấn Bình đài nằm ở vị trí Đông Bắc kinh thành Huế bên ngoài cửa Trấn Bình được xây dựng năm Gia Long thứ 4 (1805), lúc đầu gọi là đài Thái Bình, đến năm Minh Mạng thứ 13 (1832) đổi thành Trấn Bình đài, dân gian gọi là đồn Mang Cá. Đây là cái pháo đài thứ 25 của Kinh thành Huế, một thành phụ của Kinh thành, cách thành chính chỉ một đoạn hào chung. Phu Văn Lâu Phu Văn Lâu nằm trên trục chính của Hoàng thành Huế phía trước Kỳ Đài, được xây dựng vào năm 1819 dưới thời vua Gia Long, dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức. Năm 1829, vua Minh Mạng dùng nơi đây làm địa điểm tổ chức cuộc đấu giữa voi và hổ, năm 1830 ông lại tổ chức cuộc vui chơi yến tiệc suốt 3 ngày để mừng sinh nhật của mình. Tòa Thương Bạc Tòa Thương Bạc tọa lạc bên bờ Nam sông Hương, bên ngoài cổng Thượng Tứ được vua Tự Đức cho xây dựng năm 1936, tại vị trí hiện nay, cách vị trí Thương Bạc Viện cũ khoảng 100m để ghi nhớ di tích Thương Bạc Viện. Đây là trụ sở để đón tiếp các sứ thần nước ngoài. Công trình này được xây bằng vật liệu mới như xi măng, sắt thép; mTrườngặt nền hình bát giác, Đại mái chia học2 tầng lợp Kinh ngói lưu ly, tế cấu trúcHuế thanh nhã, hài hòa với cảnh vật xung quanh. Văn miếu Văn Miếu còn gọi là Văn Thánh Miếu là nơi thờ Khổng Tử và dựng bia tiến sĩ. Miếu được chính thức xây dựng vào năm 1808 dưới triều vua Gia Long và có quy mô uy nghi đồ sộ, nằm bên bờ sông Hương, thuộc địa phận thôn An Bình, làng An Ninh, phía Tây Kinh thành Huế. SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 39
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Võ Miếu Võ Miếu hay Võ Thánh miếu tại Huế được khởi công xây dựng từ tháng 9 năm Ất Mùi (1835) thời Minh Mạng tại làng An Ninh thuộc huyện Hương Trà, phía bên trái Văn Miếu, trước mặt là sông Hương. Đây là nơi thờ phụng và ghi danh những danh tướng Việt Nam, những tiến sĩ đỗ trong 3 khoa thi võ dưới triều Nguyễn, đây còn là nơi thờ một số danh tướng Trung Quốc. Đàn Nam Giao Đàn Nam Giao triều Nguyễn được xây dựng vào năm 1803, đặt tại làng An Ninh, thời vua Gia Long. Năm 1806, đàn được dời về phía nam của kinh thành Huế, trên một quả đồi lớn thuộc làng Dương Xuân, nay thuộc địa phận phường Trường An, thành phố Huế. Đây là nơi các vua Nguyễn tế trời. Hổ Quyển Hổ Quyền còn đọc là Hổ Khuyên tọa lạc tại địa phận thôn Trường Đá, xã Thủy Biều, thành phố Huế; được xây dựng năm Minh Mạng thứ 11 (1830), là một chuồng nuôi hổ và là một đấu trường độc đáo. Dưới triều Nguyễn đây là đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ nhằm tế thần trong ngày hội và phục vụ nhu cầu giải trí tiêu khiển cho vua, quan lại và người dân. Điện Voi Ré Điện Voi Ré nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía Tây-Nam, cách Hổ Quyền khoảng 400m, trên địa phận thôn Trường Đá thuộc xã Thủy Biều, thành phố Huế. Tương truyền, dưới thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, nhân dân địa phương đã làm lễ an táng, xây mộ cho một con voi của một dũng tướng chết trận, gọi là mộ VoiTrường Ré. Sau khi lên ngôi,Đại vua Giahọc Long đKinhã cho xây d ựngtế b ênHuế cạnh mộ con voi một ngôi điện thờ với tên gọi là Long Châu Miếu để thờ các vị thần bảo vệ và miếu thờ bốn con voi dũng cảm nhất trong chiến trận của triều Nguyễn. Từ truyền thuyết và sự kiện lịch sử như vậy, dân gian quen gọi ngôi miếu này là điện Voi Ré. Điện Hòn Chén Điện Hòn Chén tọa lạc trên núi Ngọc Trản, thuộc làng Ngọc Hồ, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Núi Ngọc Trản xưa có tên là Hương Uyển SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 40
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Sơn, sau mới đổi tên là Ngọc Trản (có nghĩa là chén ngọc), dân gian vẫn quen gọi là Hòn Chén vì nó ngay ngắn tròn trĩnh như hình chén úp. Cũng vì vậy, người ta quen gọi ngôi điện thờ Thánh mẫu tọa lạc giữa lưng chừng núi là điện Hòn Chén. Ðiện Hòn Chén là nơi ngày xưa người Chàm thờ nữ thần PoNagar, sau đó người Việt theo Thiên Tiên Thánh Giáo tiếp tục thờ bà dưới xưng Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Chùa Thiên Mụ Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Đây là ngôi quốc tự dưới thời Nguyễn, cũng là ngôi chùa cổ nhất của Huế. Trấn Hải Thành Trấn Hải Thành (Thành trấn giữ mặt biển) là một thành lũy dùng để bảo vệ kinh đô triều Nguyễn được xây dựng ở cửa ngỏ Phía Đông kinh thành Huế, cách đó 10 km đường sông và 13 km đường bộ. Cửa biển này người ta gọi là yêu Hải Môn - hay Cửa Eo (Cửa Lấp). Năm 1813, Gia Long cho xây dựng Trấn Hải Đài và đổi tên Cửa Eo thành Cửa Thuận An. Đến năm 1834, vua Minh Mạng cho đổi tên Trấn Hải đài ra Trấn Hải thành. Nghênh Lương Đình Nghênh Lương Đình hay Nghênh Lương Tạ là một công trình nằm trên trục dọc từ Kỳ đài ra đến Phu Văn Lâu được xây dựng dưới triều vua Tự Đức thứ 5 (1852), dùng làm nơi nghỉ chân của nhà vua trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi Trườnghóng mát. Đại học Kinh tế Huế Cung An Định Cung An Định tọa lạc bên bờ sông An Cựu, xưa thuộc phường Đệ Bát - Thị xã Huế, nay tại số 97 đường Phan Đình Phùng, Thành phố Huế, là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử đến khi làm vua, sau này được Vĩnh Thuỵ thừa kế và từng sống ở đây sau khi thoái vị. 2.3. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa quần thể di tích cố đô Huế SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 41
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Năm 1993, quần thể Di tích Cố đô Huế, di sản đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi danh là DSVH Thế giới, được các tổ chức quốc tế đánh giá là “điểm sáng” trong việc bảo tồn di sản. 25 năm qua, gần 200 công trình di tích thuộc quần thể Di tích Cố đô Huế được trùng tu, bảo tồn và khai thác du lịch. Thời gian tới, di sản Huế sẽ tiếp tục “hồi sinh” một cách toàn diện và chuyển sang giai đoạn phát triển bền vững. 2.3.1. Những thành tựu trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Bộ VHTT&DL, công cuộc bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã được triển khai và đạt kết quả rất quan trọng, đặc biệt là giai đoạn từ năm 1996 đến nay, cùng với quá trình triển khai Quyết định 105TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án Quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế 1996 - 2010 và Quyết định 818TTg điều chỉnh dự án trên đến năm 2020. Di sản văn hoá Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp và đang từng bước được hồi sinh, diện mạo ban đầu của một Cố đô lịch sử dần dần được hồi phục. Đặc biệt, việc bảo tồn các giá trị DSVH đã luôn gắn chặt với quá trình khai thác, phát huy và tạo điều kiện cho kinh tế du lịch, dịch vụ phát triển. Những kết quả quan trọng ấy được thể hiện trên các mặt: Bảo tồn, trùng tu di tích; bảo tồn văn hóa phi vật thể; bảo tồn, tôn tạo cảnh quan môi trường các khu di sản; hợp tác quốc tế, ứng dụng thành tựu khoa học bảo tồn và đào tạo nguồn nhân lực; phát huy giá trị di sản. Về công tác bảo tồn, trùng tu di tích: Đây là một trong những hoạt động cơ bản nhất của công tác bảo tồn di sản Huế trong những năm qua, cũng là lĩnh vực được đầu tư lớn nhất về kinh phí và chất xám. Những thTrườngành tựu chính trên Đại lĩnh vực nhọcày là: Kinh tế Huế Hầu hết các di tích đều được bảo quản cấp thiết, bằng các biện pháp chống dột, chống sập, chống mối mọt, chống cây cỏ xâm thực, gia cố và thay thế các bộ phận bị lão hóa nhờ vậy mà trong điều kiện thiên tai khắc nghiệt xảy ra liên tiếp, các di tích vẫn được bảo tồn và kéo dài tuổi thọ. SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 42
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Hoạt động bảo tồn và phát triển di tích Cố đô Huế đã đạt được những thành tựu nhất định. Tổng kinh phí tu bổ di tích Huế từ năm 1996 - 2014 là gần 1187 tỷ đồng. Riêng năm 2017, nguồn kinh phí này đạt 177 tỷ đồng. Đến nay, đã có khoảng 130 công trình di tích lớn nhỏ đã được đầu tư trùng tu, bảo tồn, trong đó tiêu biểu là: Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu, cung Diên Thọ, Duyệt Thị Đường, cung Trường Sanh, hệ thống Trường lang (Tử Cấm Thành), lầu Tứ Phương Vô Sự, Đông-Tây Khuyết Đài, điện Long An (Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế), cung An Định, tổng thể đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc (khu vực đàn chính), tổng thể lăng Gia Long, Minh Lâu, Điện Sùng Ân, Hữu Tùng Tự, Bi đình, Hiển Đức Môn (lăng Minh Mạng), Điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Điện, Xung Khiêm Tạ, Dũ Khiêm Tạ, Bửu thành (lăng Tự Đức), Thiên Định Cung, Bi Đình (lăng Khải định), Chùa Thiên Mụ, Cung An Định, 10 cổng Kinh Thành và Quan Tượng Đài, sông Ngự Hà Hiện nay, lăng Gia Long, lăng Đồng Khánh, lăng Thiệu Trị và lăng Tự Đức cũng đang được triển khai trùng tu nhiều hạng mục sau khi các dự án trùng tu được phê duyệt. Các dự án bảo tồn được sự hỗ trợ của các chính phủ và tổ chức quốc tế giai đoạn 2014-2017 được thể hiện ở bảng 2.3: Bảng 2. 3 Các dự án được sự hỗ trợ của các chính phủ và tổ chức quốc tế giai đoạn 2014-2017 Cơ quan tài trợ và hợp Khinh phí STT Tên chương trình Năm tác tài trợ Chương trình”Nâng cao Quỹ hỗ trợ quốc tế của 1 năng lực quản lý khu di sản 2014-2015 29.930 USD UNESCO Huế” Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ( Quỹ Đại sứ về Bảo tồn DTrườngự án Bảo tồn phục chế Đại các học Kinh tế Huế Văn hóa Hoa Kỳ-AFCP), 2 án thờ ở Triệu Tổ Miếu – 2013-2014 29.084 USD thông qua Tổng Lãnh sự Đại Nội Huế quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ 700.000 3 Triệu Tổ Miếu (phần Tiền 2014-2017 (Quỹ Đại sứ về Bảo tồn USD điện) tại Khu Di sản Thế Văn hóa Hoa Kỳ-AFCP), SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 43
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung giới Hoàng thành Huế thông qua Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh (Nguồn: Trung tâm BTDT CĐ Huế) Cơ sở hạ tầng các khu di tích như: Hệ thống đường, điện chiếu sáng khu vực Đại Nội, Quảng trường Ngọ Môn- Kỳ Đài, điện đường đến các lăng Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định, Đồng Khánh đã được đầu tư, nâng cấp. Hệ thống sân vườn sân vườn các di tích Hưng Miếu, Thế Miếu, cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, vườn Cơ Hạ, vườn Thiệu Phương, cung An Định, hệ thống phòng chống hỏa, chống sét, hệ thống nhà vệ sinh trong di tích đã cơ bản được tu bổ hoàn nguyên hoặc xây dựng hoàn thiện. Điều quan trọng là, các di tích đã được tu bổ đều đảm bảo các nguyên tắc khoa học về bảo tồn của quốc gia và thỏa mãn các điều luật của Hiến chương, Công ước quốc tế mà Chính phủ ta đã công nhận và tham gia, được các nhà khoa học trong nước và quốc tế đánh giá cao. Công tác bảo tồn, trùng tu di tích đã đem lại những hiệu quả tích cực về mặt kinh tế và xã hội: góp phần quan trọng trong việc chỉnh trang diện mạo đô thị và khu dân cư, thu hút du khách đến Huế, tăng các nguồn doanh thu du lịch và dịch vụ, tạo ra sự quan tâm đặc biệt của các tầng lớp xã hội đối với DSVH truyền thống Về công tác bảo tồn DSVH phi vật thể Các DSVH phi vật thể của Huế hết sức phong phú và đa dạng. Việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trên chủ yếu được xác định trong phạm vi văn hóa cungTrường đình thời Nguyễn, Đại gồm: Th ơhọc văn Hán NômKinh trên di tích,tế văn Huế bia, thơ Ngự chế được trang trí ở các cung điện, các hoa văn họa tiết trang trí mỹ thuật gắn liền với di tích kiến trúc, lễ nhạc Cung đình, múa hát Cung đình, lễ hội Cung đình, tuồng Ngự, ca Huế Từ năm 1996 đến nay, trên lĩnh vực này, Trung tâm BTDT CĐ đã tổ chức hàng chục công trình nghiên cứu khoa học, tổ chức biên soạn và xuất bản, tổ chức đào tạo nhân lực Theo đó, Trung tâm đã tổ chức trên 10 cuộc hội thảo, hội nghị quốc gia và SVTH: Trần Thị Quỳnh Dư 44