Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

pdf 97 trang thiennha21 20/04/2022 3560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_dac_diem_sinh_vat_hoc_loai_lim_xet_pelt.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LỲ PÓ HỪ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC LOÀI CÂY LIM XẸT (Peltophorum tonkinensis A.Chev) TẠI HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2016 - 2020 Thái Nguyên - năm 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LỲ PÓ HỪ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC LOÀI CÂY LIM XẸT (Peltophorum tonkinensis A.Chev) TẠI HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Lớp : K48 - QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2016 - 2020 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thoa Thái Nguyên - năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai xót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Xác nhận của GVHD Người viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả Trước Hội đồng khoa học! TS. Nguyễn Thị Thoa XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Xác nhận sinh viên đã sửa theo yêu cầu của Hội đồng chấm Khóa luận Tốt Nghiệp (Ký, ghi rõ họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của bản thân trong toàn khóa học, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn”. Thực tập tốt nghiệp là khâu cực kỳ quan trọng đối với mỗi sinh viên, giúp cho mỗi sinh viên có điều kiện củng cố lại kiến thức đã học tập trong nhà trường để ứng dụng vào thực tế nhằm chuẩn bị hành trang cho công việc sau này. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên và sự nhất trí của ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang”. Sau thời gian thực tập đến nay tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Có được kết quả như ngày hôm nay ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân tôi còn được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo trong khoa và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS. Nguyễn Thị Thoa. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của các thầy giáo, cô giáo trong khoa và sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn. Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ công chức, viên chức và bà con nhân dân hai xã thuộc huyện Na Hang đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này. Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, nhưng thời gian và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy giáo cô giáo và các bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Sinh viên Lỳ Pó Hừ
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Kết quả điều tra trên 12 OTC có loài cây Lim xẹt phân bố 42 Bảng 4.2: Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây cao nơi có loài cây Lim xẹt phân bố tại vị trí chân đồi 43 Bảng 4.3: Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây cao nơi có loài cây Lim xẹt phân bố tại vị trí sườn đồi 44 Bảng 4.4: Hình thái phẫu diện đất tại khu vực Lim xẹt phân bố 48 Bảng 4.5: Đặc điểm tầng cây bụi và thảm tươi nơi có loài Lim xẹt 49 Bảng 4.6: Tổ thành cây tái sinh ở nơi có Lim xẹt phân bố tại vị trí chân đồi 50 Bảng 4.7: Tổ thành cây tái sinh ở nơi có Lim xẹt phân bố tại vị trí sườn đồi 51 Bảng 4.8: Mật độ tái sinh và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng 52 Bảng 4.9: Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh 54 Bảng 4.10: Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao của lâm phần và Lim xẹt 55
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ nghiên cứu tổng quát 26 Hình 3.2: Hình dạng, kích thước OTC và sơ đồ bố trí ODB 32 Hình 4.1: Hình thái thân cây Lim xẹt 39 Hình 4.2: Mặt trên lá Lim xẹt 40 Hình 4.3: Mặt dưới lá Lim xẹt 40 Hình 4.4: Hoa Lim xẹt 41 Hình 4.5: Quả Lim xẹt 41
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 CTV Cây triển vọng Cs Cộng sự 2 D1.3 Đường kính ngang ngực 3 Dt Đường kính tán 4 ĐTC Độ tàn che 5 ĐVT Đơn vị tính 6 GTVT Giao thông vận tải 7 Ha Hecta 8 Hdc Chiều cao phân cành 9 m Chiều cao trung bình 10 Hvn Chiều cao vút ngọn 11 LP Lâm phần 12 N Số cây 13 Nxb Nhà xuất bản 14 ODB Ô dạng bản 15 OTC Ô tiêu chuẩn 16 PCCC Phòng cháy, chữa cháy 17 T Tốt 18 TB Trung bình 19 X Xấu 20 UBND Ủy ban nhân dân
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC HÌNH iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT v MỤC LỤC vi Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2 Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.2. Nghiên cứu trên thế giới 5 2.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học thực vật 5 2.2.2. Nghiên cứu về họ đậu (Fabaceae) 9 2.3. Nghiên cứu ở Việt Nam 11 2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học thực vật 11 2.3.2. Nghiên cứu về họ đậu (Fabaceae) 14 2.3.3. Nghiên cứu về loài cây Lim xẹt(Peltophorum tonkinensis A.Chev) 15 2.3.4. Thảo luận 16 2.4. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 16 2.4.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 16 2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 19 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25
  9. vii 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25 3.3. Nội dung nghiên cứu 25 3.4. Phương pháp nghiên cứu 25 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu chung 25 3.4.2. Phương pháp kế thừa 27 3.4.3. Phương pháp nghiên cứu ngoại nghiệp 27 3.4.4. Phương pháp nội nghiệp 34 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39 4.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái loài cây Lim xẹt 39 4.1.1. Đặc điểm hình thái thân cây 39 4.1.2. Đặc điểm hình thái lá 39 4.1.3. Đặc điểm hình thái hoa, quả 40 4.2. Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ nơi có loài cây Lim xẹt phân bố 41 4.2.1. Tổng hợp thông tin trên các OTC đã lập 41 4.2.2. Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ 43 4.2.3. Cấu trúc tầng thứ rừng nơi có Lim xẹt phân bố 45 4.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái nơi loài cây Lim xẹt phân bố 46 4.3.1. Đặc điểm khí hậu nơi loài cây Lim xẹt phân bố 46 4.3.2. Đặc điểm phân bố của cây Lim xẹt theo độ cao 47 4.3.3. Đặc điểm đất đai nơi có loài cây Lim xẹt phân bố 48 4.3.4. Đặc điểm tầng cây bụi và thảm tươi nơi có loài cây Lim xẹt phân bố 49 4.4. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên nơi có loài Lim xẹt phân bố 50 4.4.1. Tổ thành cây tái sinh 50 4.4.2. Đặc điểm cấu trúc mật độ và tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng 52 4.4.3. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh 53 4.4.4. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao 55 4.5. Đề xuất các biện pháp bảo vệ và phát triển loài Lim xẹt 56 4.5.1. Giải pháp về cơ chế chính sách 57 4.5.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật 57
  10. viii Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59 5.1. Kết luận 59 5.2. Tồn tại 60 5.3. Đề nghị 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
  11. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay ở Việt Nam, ngành Lâm nghiệp đang phát triển rất nhanh chóng, song những thách thức kèm theo sự phát triển sự nhanh chóng đó cũng không nhỏ, một trong số đó là vấn đề tài nguyên rừng ngày càng suy thoái. Chúng ta cần giải quyết vấn đề vừa đáp ứng được sự phát triển của lâm nghiệp chế biến mà không làm ảnh hưởng tới phát triển môi trường rừng. Từ đó, đặt ra câu hỏi tìm kiếm một loại cây trồng mới vừa phát triển nhanh đem lại hiệu quả kinh tế, có phẩm chất gỗ tốt đáp ứng được ngành công nghiệp đồ gia dụng cũng như bảo vệ được tài nguyên rừng. Tính đến hết ngày 31/12/2019, tổng diện tích đất có rừng toàn quốc là trên 14,6 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên gần 10,3 triệu ha, rừng trồng trên 4,3 triệu ha. Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ toàn quốc là trên 13,8 triệu ha, tỷ lệ che phủ là 41,89%. Mặc dù đã có nhiều hội thảo về cơ cấu cây trồng cho các vùng kinh tế lâm nghiệp và hệ thống cơ cấu cây trồng lâm nghiệp đã được Bộ Lâm nghiệp. Tập đoàn cây lâm nghiệp cho các vùng đã xác định để gây tạo, trồng phục hồi rừng, nhưng nhiều diện tích trồng không thành rừng, trong đó có nguyên nhân kỹ thuật cần được xem xét. Những năm gần đây trong công cuộc trồng rừng của nước ta đang có xu hướng bổ sung cơ cấu cây trồng bằng các loài cây địa phương. Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis), họ Vang (Caesalpiniaceae), hoa cây Lim xẹt thường mọc thành chùm ở phía đầu cành, hoa nhỏ khoảng 2 cm, có 4 cánh màu vàng có lông. Quả dạng quả đậu dẹt dài từ 10 – 12 cm. Cây Lim xẹt được trồng để tạo cảnh quan, lấy bóng mát cho các khu đô thị, trường học, bệnh viện, công viên Cây còn được trồng nhiều tại vùng ven biển để chắn gió, cũng như chống sạt lở đất. Gỗ của cây Lim xẹt có giá trị kinh tế cao.
  12. 2 Vì vậy, thực hiện công việc này bằng các giải pháp lâm sinh như "khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung là một giải pháp lợi dụng triệt để khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng thông qua các biện pháp bảo vệ, biện pháp kỹ thuật lâm sinh và trồng bổ sung cần thiết trên cơ sở sinh vật học - sinh thái học lại càng cấp thiết, nên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được một số đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ nơi có loài Lim xẹt phân bố. - Xác định được một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của rừng và loài Lim xẹt tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. - Đề xuất được một số giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển loài Lim xẹt nói riêng và các loài cây bản địa nói chung. 1.3. Ý nghĩa đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Giúp sinh viên có những kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học, sinh thái, sự phân bố và sinh trưởng của cây Lim xẹt. Giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn điều tra rừng, nhận biết cây rừng. Biết được tầm quan trọng của công tác bảo tồn loài thực vật quý hiếm nói chung và cây Lim xẹt nói riêng trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng hiện nay. Kết quả nghiên cứu của khoá luận sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu khác về loài cây Lim xẹt. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Việc nghiên cứu và đánh giá đặc điểm sinh vật học của loài Lim xẹt nhằm đề xuất một số biện pháp bảo vệ và phát triển loài.
  13. 3 Thành công của đề tài có ý nghĩa rất quan trọng trong việc việc bảo vệ loài Lim xẹt trong tự nhiên, cũng như là cơ sở cho việc gây trồng, gieo ươm để phát triển loài này. Góp phần bảo vệ vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan môi trường, phát triển kinh tế - xã hội của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
  14. 4 Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học Cây Lim xẹt là cây thân gỗ lớn, có chiều cao từ 20 - 30 mét, tán tròn và cành cây tập trung trên ngọn, thân cây có vỏ đen, sần sùi, khi nhỏ có màu đỏ nâu. Lá dạng lá kép lông chim 2 lần chẵn, có lá chét nhỏ, xếp đều nhau, lá cây có màu xanh thẫm ở mặt trên, mặt dưới có xanh trắng khác biệt, lá cây khá nhỏ và cây rụng lá theo mùa. Hoa Lim xẹt có màu vàng tươi, mọc theo chùm, cánh hoa nhỏ, nhăn và khá mềm mại, sau khi hoa rụng quả sẽ hình thành, quả dạng dẹp và có cánh, trong quả có chứa từ 2 - 4 hạt khi non có màu xanh, khi già chuyển thành màu xám trắng. Đặc điểm sinh vật học: là một môn khoa học về sự sống (từ tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học). Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bố của chúng). tròn. Đặc điểm sinh học: là sự thay đổi đặc tính di truyền của một quần thể sinh học qua những thế hệ nối tiếp nhau. Những đặc tính này là sự biểu hiện của các gen được truyền từ bố mẹ sang con cái thông qua quá trình sinh sản. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt của những đặc tính đó trong quần thể là do kết quả của đột biến, tái tổ hợp di truyền và nguồn gốc các biến dị di truyền khác. Hiện tượng tiến hóa xảy ra khi các tác nhân tiến hóa như chọn lọc tự nhiên (bao gồm cả chọc lọc giới tính) và trôi dạt di truyền tác động lên sự đa dạng của những đặc tính này, dẫn đến kết quả là vài đặc tính sẽ trở nên phổ biến hoặc hiếm gặp hơn ở trong quần thể. Chính nhờ quá trình tiến hóa
  15. 5 này đã làm nảy sinh sự đa dạng ở mọi mức độ tổ chức sinh học bao gồm loài, các cá thể sinh vật và cả các phân tử như DNA và protein. Phân bố: Cây Lim xẹt tuy có khu phân bố rộng, nhưng bị khai thác rất mạnh, trước đây để lấy gỗ dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng trong gia đình. Số cá thể trưởng thành đã bị chặt phá > 50%. Tuy có ở các Vườn quốc gia Ba Bể, Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén, Vườn quốc gia Xuân Sơn, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, và các Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, Hữu Liên, Na Hang, Bắc Mê, Bát Đại Sơn, Phong Quang, Tây Côn Lĩnh, Kim Hỷ, Nam Xuân Lạc, Thần Sa - Phượng Hoàng, nhưng tại những nơi đó vẫn bị khai thác trộm. Loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng cao ngoài thiên nhiên. 2.2. Nghiên cứu trên thế giới 2.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học thực vật Thuật ngữ sinh thái học (Ecology) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: Oikos và logos, oikos là nhà hay nơi ở và logos là khoa học hay học thuật. Nếu hiểu một cách đơn giản (nghĩa hẹp) thì sinh thái học là khoa học nghiên cứu về “nhà”, “nơi ở” của sinh vật. Hiểu rộng hơn, sinh thái học là khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh vật hoặc một nhóm hay nhiều nhóm sinh vật với môi trường xung quanh. Hoặc một định nghĩa khác về sinh thái học: Sinh thái học là một trong những môn học cơ sở của Sinh học, nghiên cứu về mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với sinh vật và sinh vật với môi trường ở mọi mức tổ chức khác nhau, từ cá thể, quần thể, đến quần xã và hệ sinh thái. Thuật ngữ sinh thái học xuất hiện từ giữa thế kỷ XIX. Một định nghĩa chung lần đầu tiên về sinh thái học được nhà khoa học người Đức là Haeckel E. Nêu ra vào năm 1869. Theo ông: “Chúng ta đang hiểu về tổng giá trị kinh tế của tự nhiên: nghiên cứu tổ hợp các mối tương tác của con vật với môi trường của
  16. 6 nó và trước tiên là mối quan hệ “bạn bè” và thù địch với một nhóm động thực vật mà con vật đó tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp”(Baur G.N, (1962)[1]. Các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm về sinh thái học thực vật nhằm tìm hiểu sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa các loài thực vật với nhau và giữa chúng với điều kiện nơi mọc, các phương pháp nghiên cứu đó đã được trình bày trong “Thực nghiệm sinh thái học” của Stephen, D.Wrattenand, Gary L.A.ry (1986) tác giả đã chỉ rõ sự thích nghi của các loài với các điều kiện dinh dưỡng khoáng, ánh sáng, chế độ nhiệt, chế độ ẩm, nhịp điệu khí hậu. E.P. Odum (1971) đã phân chia sinh thái học thực vật thành sinh thái học cá thể và sinh thái học quần thể. Sinh thái học cá thể nghiên cứu từng cá thể sinh vật hoặc từng loài. Trong đó chu kỳ sống và tập tính cũng như khả năng thích nghi với môi trường được đặc biệt chú ý. Ngoài ra mối quan hệ giữa yếu tố sinh thái, sinh trưởng có thể định hướng bằng các phương pháp toán học thường được mô phỏng, phản ánh các đặc điểm quy luật tương quan phức tạp trong tự nhiên, tác giả cũng đã chỉ rõ những vấn đề cần nghiên cứu trong sinh thái thực vật như: Sự thích nghi với các điều kiện dinh dưỡng khoáng, ánh sáng, độ nhiệt, độ ẩm, nhịp điệu khí hậu. Richards P.W (1952) phân rừng ở Nigeria thành 6 tầng, tương ứng với chiều cao là 6 - 12 m, 12 - 18 m, 18 - 24 m, 24 - 30 m, 30 - 36 m, 36 - 42 m, nhưng thực chất đây chỉ là các lớp chiều cao. Odum E. P (1971) nghi ngờ sự phân tầng rừng rậm nơi có độ cao dưới 600m ở Puecto Rico và cho rằng không có sự tập trung khối tán ở một tầng riêng biệt nào cả. Richards P.W (1952) theo tác giả, đặc điểm nổi bật của rừng mưa nhiệt đới là tuyệt đại bộ phận thực vật đều thuộc thân gỗ và thường có nhiều tầng. Ông nhận định: "Rừng mưa thực sự là một quần lạc hoàn chỉnh và cầu kỳ nhất về mặt cấu tạo và cũng phong phú nhất về mặt loài cây". Như vậy, nghiên cứu về tầng thứ theo chiều cao còn mang tính cơ giới, nên chưa phản ánh được sự phân tầng
  17. 7 phức tạp của rừng tự nhiên nhiệt đới. Việc nghiên cứu về cấu trúc rừng đã và đang được chuyển từ mô tả định tính sang định lượng với sự hỗ trợ của thống kê toán học và tin học. Odum E.P (1971) đã biểu diễn mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính bằng các hàm hồi quy, phân bố đường kính ngang ngực, đường kính tán bằng các dạng phân bố xác suất. Balley (1972) sử dụng hàm Weibull để mô hình hoá cấu trúc đường kính thân cây loài Thông, Tuy nhiên, việc sử dụng các hàm toán học không thể phản ánh hết được những mối quan hệ sinh thái giữa các cây rừng với nhau và giữa chúng với hoàn cảnh xung quanh, nên các phương pháp nghiên cứu cấu trúc rừng theo hướng này không được vận dụng trong đề tài. Từ việc vận dụng các lý luận về sinh thái, tái sinh, cấu trúc rừng trên, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã vận dụng vào nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái cho từng loài cây. Trung tâm Nông lâm kết hợp thế giới (World Agroforestry Centre, 2006), Anon (1996), Keble và Sidiyasa (1994) đã nghiên cứu đặc điểm hình thái của loài Vối thuốc (Schima wallichii) và đã mô tả tương đối chi tiết về đặc điểm hình thái thân, lá, hoa, quả, hạt của loài cây này, góp phần cung cấp cơ sở cho việc gây trồng và nhân rộng loài Vối thuốc trong các dự án trồng rừng. Tian - XiaoRui trong công trình nghiên cứu về khả năng chịu lửa của một số loài cây trồng rừng đã rút ra kết luận, Vối thuốc (S. wallichii) có sức chống lửa tốt nhất trong tổng số 12 loài cây nghiên cứu. Vối thuốc là loài cây tiên phong ưa sáng, biên độ sinh thái rộng, phân bố rải rác ở các khu vực phía Đông Nam Châu Á. Vối thuốc xuất hiện ở nhiều vùng rừng thấp (phía Nam Thái Lan) và cả ở các vùng cao hơn (Nepal) cũng như tại các vùng có khí hậu lạnh. Là cây bản địa của Brunei, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào Myanmar, Nepal, Papua New Guinea, Phillipines, Thailand và Việt Nam (World Agroforestry Centre, 2006). Vối thuốc thường mọc thành quần thụ từ nơi đất thấp đến núi cao, phân bố ở rừng thứ sinh, nơi đồng cỏ, cây bụi và ngay cả
  18. 8 nơi ngập nước có độ mặn nhẹ. Vối thuốc có thể mọc trên nhiều loại đất với thành phần cơ giới và độ phì khác nhau, từ đất cằn cỗi xương xẩu khô cằn đến đất phì nhiêu, tươi tốt, có thể thấy Vối thuốc xuất hiện nơi đầm lầy. Vối thuốc là loài cây tiên phong sau nương rẫy (dẫn theo Hoàng Văn Chúc, 2009)[12]. Ngoài ra, những nghiên cứu về các đặc tính sinh học và sinh thái học cá thể còn được thực hiện bởi nhiều nhà khoa khác như: I.S.Mankina và I.L.Xeniken (1884, 1980), Uxurai (1891), V.N.Luibimenco (1905,1908), I.Vizner (1907), . Như vậy, với các công trình nghiên cứu về lý thuyết sinh thái, tái sinh, cấu trúc rừng tự nhiên cũng như nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái đối với một số loài cây như trên đã phần nào làm sáng tỏ những đặc điểm cấu trúc, tái sinh của rừng nhiệt đới nói chung. Đó là cơ sở để chúng tôi lựa chọn hướng đi và các nội dung của nghiên cứu này. Việc nghiên cứu sinh học loài cây trong đó có các đặc điểm hình thái và vật hậu đã được thực hiện từ lâu trên thế giới. Đây là bước đầu tiên, làm tiền đề cho các môn khoa học khác liên quan. Có rất nhiêu công trình liên quan đến hình thái và phân loại các loài cây. Những nghiên cứu này đầu tiên tập trung vào mô tả và phân loại các loài, nhóm loài, Có thể kể đến một vài công trình rất quen thuộc liên quan đến các nước lân cận như: Thực vật chí Hong Kong (1861), Thực vật chí Australia (1866), Thực vật chí rừng Tây Bắc và trung tâm Ấn độ (1874), Thực vật chí Ấn độ 7 tập (1872 – 1897), Thực vật chí Miến Điện (1877), Thực vật chí Malaysia (1892 – 1925), Thực vật chí Hải Nam (1972 – 1977), Thực vật chí Vân Nam (1977), Thực vật chí Quảng Đông, Trung Quốc (9 tập). Sự ra đời của các bộ thực vật chí đã góp phần làm tiền đề cho công tác nghiên cứu về hình thái, phân loại cũng như đánh giá tính đa dạng của các vùng miền khác nhau (dẫn theo Bùi Phi Hoàng, 2012)[13]. Ở Nga, từ 1928 đến 1932 được xem là thời kỳ mở đầu cho thời kỳ nghiên cứu hệ thực vật có thể. Tolmachop A.I. cho rằng“Chỉ cần điều tra trên một diện
  19. 9 tích đủ lớn để có thể bao chùm được sự phong phú của nơi sống nhưng không có sự phân hoá mặt địa lý. Ông gọi đó là hệ thực vật có thể. Tolmachop đã đưa ra một nhận định là số loài của một hệ thực vật có thể ở vùng nhiệt đới ẩm thường là 1500 - 2000 loài (Dẫn theo Nguyễn Toàn Thắng, 2008)[11]. Về vật hậu học: hoạt động sinh học có tính chất chu kỳ của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Chu kỳ vật hậu của cùng 1 loài phân bố ở các vùng sinh thái khác nhau sẽ có sự sai khác rõ rệt. Điều này có ý nghĩa cần thiết trong nghiên cứu sinh thái cá thể loài và công tác chọn tạo giống. Các công trình như nêu trên cũng đã ít nhiều nêu ra các đặc điểm về chu kỳ hoa, quả và các đặc trưng vật hậu của từng loài, nhóm loài. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007)[16] trong cuốn “Các phương pháp nghiên cứu thực vật” cũng đã đưa ra phương pháp nghiên cứu về vật hậu của loài cây. 2.2.2. Nghiên cứu về họ đậu (Fabaceae) Họ Đậu (danh pháp khoa học: Fabaceae) là một họ thực vật. Theo định nghĩa của hệ thống APG thì nó là một họ lớn: Fabaceae sensu lato (nghĩa rộng). ICBN cho phép sử dụng cả Fabaceae (nghĩa rộng) và Leguminosae như là các tên gọi thực vật học tương đương nhau ở mức độ họ. Hệ thống APG sử dụng tên gọi Fabaceae, Lê Mộng Châu, Lê Thị Huyên (2000). Tuy nhiên, họ Fabaceae có thể định nghĩa khác đi như là Fabaceae sensu stricto (nghĩa hẹp), ví dụ như trong hệ thống Cronquist. Trong các phân loại như thế thì các phân họ Trinh nữ (Mimosoideae) và Vang (Caesalpinioideae) được nâng lên thành cấp họ với tên gọi tương ứng là Mimosaceae và Caesalpiniaceae. Nhóm còn lại có các tên gọi thực vật học tương ứng là Fabaceae và Papilionaceae (nhưng không phải là Leguminosae). APG coi nhóm này ở mức độ phân họ, với tên gọi Faboideae (tên gọi tương đương của nó trong Leguminosae là Papilionoideae) Lê Mộng Châu, Lê Thị Huyên (2000) [18].
  20. 10 Khi tra cứu hay tham khảo bất kỳ cuốn sách nào có sử dụng tên gọi Fabaceae, cần phải lưu ý là tên gọi này dùng trong ngữ cảnh nào. Các tên gọi như Leguminosae hay Papilionaceae là rõ ràng và các nhà phân loại học dùng các từ này chủ yếu cùng với tên gọi Leguminosae. Leguminosae (hay Fabaceae sensu lato) là họ lớn thứ hai của thực vật có hoa với 650 chi và trên 18.000 loài, Lê Mộng Châu, Lê Thị Huyên (2000) [18]. Các tên gọi thông thường chủ yếu của các loài trong họ này là đỗ hay đậu và họ này chứa một số loài cây quan trọng bậc nhất trong cung cấp thực phẩm cho con người, chẳng hạn các loại đậu, đỗ, lạc, đậu tương và đậu lăng v.v. Các loài khác trong họ cũng là các nguồn cung cấp thức ăn quan trọng cho gia súc, gia cầm hoặc để làm phân xanh, chẳng hạn đậu lupin, cỏ ba lá, muồng hay đậu tương. Một số chi như Laburnum, Robinia, Gleditsia, Acacia, Mimosa và Delonix là các loại cây cảnh. Một số loài còn có các tính chất y học hoặc diệt trừ sâu bọ (chẳng hạn Derris) hay sản sinh ra các chất quan trọng như gôm Ả Rập, tanin, thuốc nhuộm hoặc nhựa. Một số loài, như sắn dây, một loài có nguồn gốc ở khu vực Đông Á, đầu tiên được trồng tại miền đông nam Hoa Kỳ nhằm cải tạo đất và làm thức ăn cho gia súc, nhưng đã nhanh chóng trở thành một loài cỏ dại xâm hại nguy hiểm có xu hướng phát triển trên mọi thứ đất và chèn ép nhiều loài bản địa. Tất cả các thành viên trong họ này đều có hoa chứa 5 cánh hoa, trong đó bầu nhụy lớn khi phát triển được sẽ tạo ra quả thuộc loại quả đậu, hai vỏ của nó có thể tách đôi, bên trong chứa nhiều hạt trong các khoang riêng rẽ. Các loài trong họ này theo truyền thống được phân loại trong ba phân họ, đôi khi được nâng lên thành họ trong bộ Đậu (Fabales), trên cơ sở hình thái học của hoa (đặc biệt là hình dạng cánh hoa): Phân họ Vang (Caesalpinioideae), hay họ Vang - Caesalpiniaceae: Hoa của chúng đối xứng hai bên, nhưng thay đổi nhiều tùy theo từng chi cụ thể, chẳng hạn trong chi Cercis thì hoa tương
  21. 11 tự như hoa của các loài trong phân họ Faboideae, trong khi tại chi Bauhinia thì nó là đối xứng với 5 cánh hoa bằng nhau, Nguyễn Bá (2006) [2]. Phân họ Trinh nữ (Mimosoideae), hay họ Trinh nữ - Mimosaceae: Các cánh hoa nhỏ và thông thường có dạng hình cầu hay là cụm hoa dạng bông và các nhị hoa là bộ phận sặc sỡ nhất của hoa, Nguyễn Bá (2006). Phân họ Đậu (Faboideae hay Papilionoideae) (họ Fabaceae nghĩa hẹp hay họ Papilionaceae): Một cánh hoa lớn và có nếp gấp trên nó, hai cánh hoa cận kề mọc bên cạnh còn hai cánh hoa dưới chúng nối liền với nhau ở đáy, tạo thành một cấu trúc tương tự như cái thuyền con. Một đặc trưng nổi bật của các loài cây thuộc họ Đậu là chúng là các loại cây chủ cho nhiều loài vi khuẩn tại các nốt sần trên rễ của chúng. Các loại vi khuẩn này được biết đến như là vi khuẩn nốt rễ (rhizobium), có khả năng lấy khí nitơ (N2) trong không khí và chuyển hóa nó thành các dạng chất mà cây có thể hấp thụ được (NO3- hay NH3). Hoạt động này được gọi là cố định đạm.Cây đậu, trong vai trò của cây chủ, còn vi khuẩn nốt rễ, trong vai trò của nhà cung cấp nitrat có ích, tạo ra một quan hệ cộng sinh. 2.3. Nghiên cứu ở Việt Nam 2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học thực vật Ở nước ta, nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài cây bản địa đã được thực hiện, và có thể tổng hợp và liệt kê ra đây một số nghiên cứu có liên quan như sau: Bảo Huy (1993) [8] trong nghiên cứu “Góp phần nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng nửa rụng lá – rụng lá ưu thế Bằng lăng (Lagerstroemia calyculata) làm cơ sở đề xuất giải pháp lỹ thuật khai thác - nuôi dưỡng ở Đắk Lắk, Tây Nguyên” đã đề cập đến nhiều nội dung về các đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài, các tương quan trong nghiên cứu lâm học, tái sinh, cấu trúc tổ thành, nhưng tập trung theo điều tra rừng. Các thành phần đi kèm chính với Bằng lăng là Muồng đen (Cassia siamea), Bình
  22. 12 linh (Vitex pubescens), Kháo (Machulus odoratissima), Quế rừng (Cinnamomum iners), Căm xe (Xylia xylocarpa), Lòng mang (Pterospermum heterophyllum), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa). Thái Văn Trừng (1983) [14] trong nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng ở Kon Hà Nừng đã tổng kết rằng loài cây có tổ thành cao nhất là Giẻ (7,05%) bên cạnh các loài cùng họ là Giẻ đỏ (1,06%) và Giẻ cau (0,42%), tiếp đến là loài Trâm (Syzygium sp.) chiếm 6,56%. Các loài cây khác có tổ thành từ 1%-5% gồm có Chò đen, Hoóc quang, Hoàng đàn giả, Thông nàng, Trường, Giổi, Bời lời, Dung, Chò xót, Gội, Re, Vạng trứng, Cóc đá, Hoa khế, Dầu, Sến mủ, Bằng lăng. Các ưu hợp thực vật gồm có: Giẻ-Trâm Hoóc quang, Giẻ-Bời lời-Trâm, Trâm-Vạng trứng-Giẻ, Chò đen-Trâm Trám; Bằng lăng-Chò đen-Thành ngạnh, Cà chít-Dầu, Trâm-Giẻ-Giổi. Kết luận cũng đã cho thấy rừng tự nhiên Kon Hà Nừng hiếm thấy có loài cây ưu thế rõ rệt, ngoại trừ một hai hào Cà chít, Cẩm liên, những loài mà mỗi khi dã có kiều kiện tồn tại và phát triển được, chúng chiếm ưu thế tuyệt đối hình thành nên những lâm phần có đặc điểm tiếp cận kiểu hỗn giao song ưu. Các loài cây trong cùng nhóm loài ưu thế thường có phạm vi phân bố khá trùng hợp nhau về điều kiện lập địa. Nguyễn Bá Chất (1996) [7] đã nghiên cứu đặc điểm lâm học và biện pháp gây trồng nuôi dưỡng cây Lát hoa, ngoài những kết quả nghiên cứu về các đặc điểm phân bố, sinh thái, tái sinh, tác giả cũng đã đưa ra một số biện pháp kỹ thuật gieo ươm cây con và trồng rừng đối với Lát hoa. Trần Minh Tuấn (1997) [21] đã nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học loài Phỉ ba mũi làm cơ sở cho việc bảo tồn và gây trồng tại Vườn Quốc gia Ba Vì - Hà Nội (Hà Tây cũ), ngoài những kết quả về các đặc điểm hình thái, tái sinh tự nhiên, sinh trưởng và phân bố của loài, tác giả còn đưa ra một số định hướng về kỹ thuật lâm sinh để tạo cây con từ hạt và trồng rừng đối với loài cây này. Vũ
  23. 13 Văn Cần (1997) [17] đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của cây Chò đãi làm cơ sở cho công tác tạo giống trồng rừng ở Vườn Quốc gia Cúc Phương, ngoài những kết luận về các đặc điểm phân bố, hình thái, vật hậu, tái sinh tự nhiên, đặc điểm lâm phần có Chò đãi phân bố, tác giả cũng đã đưa ra những kỹ thuật tạo cây con từ hạt đối với loài cây Chò đãi. Phan Nguyên Xuất (1999) [15] khi nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học loài Thông nàng (Podocarpus imbrricatus Blume) tại tỉnh Gia Lai đã làm rõ được các đặc điểm hình thái, vật hậu của loài cũng như các đặc trưng sinh thái như tái sinh, cấu trúc rừng nơi có Thông nàng sinh sống. Kết quả nêu rõ trong các lâm phần có Thông nàng phân bố thì chúng luôn là loài cây chiếm ưu thế ở tầng cao nhất của lâm phần. Thành phần đi kèm với nó chủ yếu là Trâm, Bời lời, Mãi táp, Re, Công, Hồng tùng, Hoa khế, Chò xót, Giẻ. Về tái sinh thì loài có thể tái sinh ở các cấp độ tàn che khác nhau nhưng cao nhất là 0,3-0,4; và tái sinh ở trong, mép và ngoài tán của cây mẹ, nhưng ở mép tán là cao nhất. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số định hướng biện pháp kỹ thuật lâm sinh chủ yếu đối với loài Thông nàng ở Đắk Lắk. Nguyễn Thanh Bình (2003) [18] đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Dẻ ăn quả phục hồi tự nhiên tại Bắc Giang. Với những kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả đã đưa ra nhiều kết luận, ngoài những đặc điểm về hình thái, vật hậu, phân bố, cấu trúc và tái sinh tự nhiên của loài, tác giả còn cho rằng phân bố N-H và N-D đều có một đỉnh; tương quan giữa Hvn và D1,3 có dạng phương trình Logarit. Lê Phương Triều (2003) [19] đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của loài Trai lý tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, tác giả đã đưa ra một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, vật hậu và sinh thái của loài, ngoài ra tác giả còn kết luận là: có thể dùng hàm khoảng cách để biểu thị phân bố N-D1.3, N-Hvn, các mối quan hệ H-D1,3, Dt-D1,3.
  24. 14 Vương Hữu Nhị (2003) [10] đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật tạo cây con Căm xe góp phần phục vụ trồng rừng ở Đắc Lắc - Tây Nguyên, từ kết quả nghiên cứu với những kết luận về đặc điểm hình thái, phân bố, cấu trúc, tái sinh tự nhiên, tác giả còn đưa ra những kỹ thuật gây trồng đối với loài cây này. Vũ Văn Khoát (2007)[20] trong “Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của loài Dầu đồng và cà chít phân bố trong rừng khộp ở Tây Nguyên” đã kết luận được các đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học cơ bản cảu hai loài trên. Dầu đồng có mối quan hệ yếu với Cà chít và mối quan hệ với một số loài cây bạn như Chiêu liêu nghệ, Cẩm liên, Chiêu liêu khế, Bồ kết rừng, Cẩm xe là ngẫu nhiên. Nó với các loài cây bạn này có thể chung sống với nhau suốt đời mà không có sự đào thải nhau về mặt sinh học. Đối với Cà chít, nghiên cứu chỉ ra rằng loài này có quan với các loài bạn như Chiêu liêu khế, Thẩu tấu, Lòng Mang, Cẩm liên, Muồng và quan hệ với nhau bền vững. 2.3.2. Nghiên cứu về họ đậu (Fabaceae) Họ Đậu hay còn gọi họ Cánh bướm (danh pháp khoa học: Fabaceae, đồng nghĩa: Leguminosae, Papilionaceae) là một họ thực vật trong bộ Đậu. Đây là họ thực vật có hoa lớn thứ ba, sau họ Phong lan và họ Cúc, với khoảng 730 chi và 19.400 loài. Các loài đa dạng tập trung nhiều trong các phân họ Trinh nữ (Mimosoideae) và phân họ Đậu (Faboideae), và chúng chiếm khoảng 9,4% trong tổng số loài thực vật hai lá mầm thật sự. Ước tính các loài trong họ này chiếm 16% các loài cây trong vùng rừng mưa nhiệt đới Nam Mỹ. Ngoài ra, họ này cũng có mặt nhiều ở các rừng mưa và rừng khô nhiệt đới ở châu Mỹ và châu Phi. Cho đến nay vẫn còn những tranh cãi về việc họ này bao gồm 3 phân họ hay tách các phân họ của nó thành các họ riêng biệt. Có rất nhiều thông tin về dữ liệu phân tử và hình thái học chứng minh họ Đậu là một họ đơn ngành. Quan điểm này được xem xét không chỉ ở cấp độ tổng hợp khi
  25. 15 so sánh các nhóm khác nhau trong họ này và các quan hệ họ hàng của trên ADN. Các nghiên cứu này xác nhận rằng họ Đậu là một nhóm đơn ngành và có quan hệ gần gũi với các họ trong bộ Đậu là họ Viễn chí (Polygalaceae), họ Suyên biển (Surianaceae), và họ (Quillajaceae). 2.3.3. Nghiên cứu về loài cây Lim xẹt(Peltophorum tonkinensis A.Chev) Những nghiên cứu về cây Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) ở nước ta chưa có nhiều. Có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu về cây Lim xẹt như sau: Theo Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên (2000)[6] cho biết Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) là loài cây thuộc phân họ Vang (Caesalpiniaceae R.Br) nằm trong họ lớn là họ Đậu (Fabaceae hay Leguminosae) phân bố nhiều ở một số tỉnh như Vĩnh Phúc, Phú Thọ , là loài cây có khả năng tái sinh hạt tốt ở chỗ trống hoặc nơi có độ tàn che nhẹ, có thể chọn làm cây cải tạo rừng nghèo hoặc khoanh nuôi trong rừng đang phục hồi. Gỗ Lim xẹt có màu hồng, thớ tương đối mịn, ít bị mối mọt, cong vênh, được dùng để đóng đồ mộc và xây dựng nhà cửa. Đặc biệt Lim xẹt có thể sử dụng làm cây xanh đô thị và được đánh giá là một trong những loài cây có tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Lim xẹt có đặc điểm hình thái là cây gỗ nhỡ, chiều cao có thể đạt 18-20m, đường kính D1.3 đạt 22-23cm.Thân tròn thẳng, tán thưa, đường kính tán đạt trung bình là 5,64 m, cành non phủ nhiều lông màu nâu rỉ sắt, những cây già đã có hiện tượng vỏ bong vảy. Lá của Lim xẹt là lá kép lông chim 2 lần chẵn, cuống chính dài 7-16cm không có tuyến. Cuống thứ cấp dài 12cm. Lá chét mọc đối hình trái xoan thuôn đều gần tròn, đuôi nêm và hơi lệch, dài 1-2cm, rộng 0,5-1cm. Hoa loài Lim Xẹt là hoa tự chùm viên chùy ở nách lá gần đầu cành, nụ hình cầu, đường kính dài 0,8- 0,9cm, lá bắc sớm rụng. Hoa lưỡng tính gần đều đài hợp gốc xẻ 5 thùy, xếp lợp. Tràng 5 cánh màu vàng, có cuống ngắn; nhị 10 rời, vươn ra ngoài hoa,
  26. 16 gốc chỉ nhị phủ nhiều lông dài màu nâu gỉ sắt; vòi nhụy dài, đầu nhị nguyên. Quả đậu hình trái xoan dài, dẹt, mép mỏng thành cánh, dài 9-13cm, rộng 2,5- 3cm. Khi non quả màu tím, khi chín màu nâu bóng. Không tự nứt. Hạt nằm chéo góc 450 trong quả, màu cánh gián, bóng và cứng. Phạm Thị Nga (2000) [9] đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và phân bố của loài Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev), tác giả đã nhận định loài Lim xẹt là loài có khả năng phân bố rộng tại các tỉnh vùng núi phía Bắc, là loài cây ưu sáng cực đoan thường gặp ở những trạng thái rừng bị tác động mạnh, cấu trúc rừng bị phá vỡ, khả năng tái sinh bằng hạt và bằng chồi của Lim xẹt rất tốt, đây là loài cây phù hợp cho mục đích làm loài cây tiên phong trong việc phục hồi rừng. 2.3.4. Thảo luận Từ các công trình nghiên cứu được trình bày như trên, ta thấy các công trình nghiên cứu lý thuyết về hình thái, vật hậu, sinh thái cũng như các nghiên cứu về tái sinh, mật độ, cấu trúc, nhưng những nghiên cứu về loài cây Lim xẹt còn rất hạn chế nên thiếu các cơ sở khoa học để chọn tạo và nhân giống, có một số công trình nghiên cứu về Lim xẹt nhưng lại chưa có công trình nào hoàn thiện. Dựa trên những kiến thức trên là cơ sở cho tôi nghiên cứu về loài cây này. 2.4. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 2.4.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 2.4.1.1 Vị trí địa lý Na Hang là một huyện vùng cao nằm ở phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, cách thị xã Tuyên Quang 113 km. Nằm trong hệ toạ độ từ 22014’ đến 220 42’ vĩ Bắc và 105008’ đến 105036’ kinh Đông. Phía Bắc huyện Nà Hang giáp với các huyện Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng) huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn), huyện Bắc Mê (tỉnh Hà Giang); Phía Nam giáp với huyện Chiêm Hoá (tỉnh
  27. 17 Tuyên Quang); Phía Đông giáp với huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn); Phía Tây giáp với huyên Bắc Quang (tỉnh Hà Giang). 2.4.1.2. Địa hình Địa hình đồi núi thuộc cánh cung Sông Gâm, có nhiều núi đá vôi, tập trung ở phía Nam và phía Bắc, độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam, Na Hangđược chia thành 3 tiểu vùng. Tiểu vùng khu A, ở phía Nam của huyện gồm 3 xã và 1 thị trấn, so với 2 khu B, C, giao thông ở khu A thuận lợi hơn. Tiểu vùng khu B, ở phía Bắc của huyện gồm 5 xã, địa hình có nhiều núi đá cao, xã xa nhất là Xuân Lập, cách trung tâm huyện 51 km. Tiểu vùng khu C, ở phía Đông và Bắc của huyện gồm 8 xã, địa hình chủ yếu là núi cao. Na Hang nằm trong lưu vực của 2 sông lớn: Sông Gâm bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua núi Đổ xã Thượng Tân huyện Bắc Mê vào địa phận Na Hang với chiều dài 53 km, hướng sông chảy từ Bắc xuống Nam; Sông Năng bắt nguồn từ tỉnh Cao Bằng xuống hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) chảy qua Thác Đầu Đẳng vào địa bàn huyện Na Hang với chiều dài 25 km; hai sông hợp với nhau tại chân núi Pắc Tạ cách thượng lưu đập thuỷ điện 2 km. Ngoài ra 2 con sông Gâm và sông Năng, Na Hang còn có nhiều khe, lạch, suối nhỏ và trung bình. * Đặc điểm khí hậu Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, khô hanh ít mưa, có nhiều sương muối cục bộ. Nhiệt độ trung bình 26°C, cao nhất 40o C, thấp nhất 0oC. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.800 mm. Độ ẩm không khí trung bình: 85%. 2.4.1.3. Thổ nhưỡng Thổ nhưỡng: Nhìn chung đất đai phù hợp với nhiều loại cây ngắn ngày và dài ngày như: Lúa, ngô, khoai, sắn, nhãn, vải, chè, keo tai tượng, mỡ
  28. 18 2.4.1.4. Khí hậu thuỷ văn * Khí hậu: Là một xã vùng cao, mang đặc điểm của vùng đồi Bắc Bộ. Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm chia thành bốn mùa rõ rệt nên rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng và bền vững, đồng thời tạo ra sự đa dạng và phát triển trong hệ sinh thái rừng. * Điều kiện thủy văn: Địa bàn xã bị chia cắt bởi khe suối quanh co, uốn khúc được bắt nguồn từ các dãy núi và thượng nguồn. Đặc điểm cạn về mùa đông, sẵn nước về mùa hè nhưng do địa hình dốc và hẹp nên dễ gây ra lũ nhanh và cường độ lớn. Na Hang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm chia thành 2 mùa, mùa đông lạnh, khô hạn và mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 22 – 250C. 2.4.1.5. Hiện trạng sử dụng đất Na Hang là huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, gồm 21 xã và một thị trấn với 14 dân tộc anh em sinh sống. Tổng diện tích rừng tự nhiên là 147.166,00 ha. - Đất sản xuất nông nghiệp là 7.583,93 ha (chiếm 5,15%) - Đất lâm nghiệp là 103.959,21 ha (chiếm 70,64%) - Đất chưa sử dụng là 34.350,87 ha (chiếm 23,34%) 2.4.1.6. Tài nguyên thực vật rừng Tài nguyên rừng huyện Na Hang diện tích 22.401,5 ha trong đó rừng tự nhiên và rừng trồng: - Đối với rừng tự nhiên: 21.251,5 ha. - Đối với rừng trồng: 1.150 ha.
  29. 19 2.4.1.7. Tài nguyên động vật rừng Tiếp giáp với khu bảo tồn thiên nhiên Chạm Chu nói chung và khu vực danh thắng thác Bản Ba có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho thảm động, thực vật phát triển tạo sự phong phú và đa dạng sinh học, trong đó có nhiều loài động vật đã được ghi trong sách Đỏ của Việt Nam và Thế giới. như loài Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) - loài động vật đặc hữu của Việt Nam, đã được ghi vào Sách đỏ Việt Nam năm 2007, Sách đỏ thế giới năm 2000 và được ghi vào phụ lục I của công ước CITES; loài Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) - là loài Voọc quý hiếm ở Việt Nam; loài Khỉ mặt đỏ (Macaca artoides); loài Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus). 2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.4.2.1. Thành phần dân tộc, dân số Theo thống kê của huyện Na Hang đến năm 2019 Dân số khoảng 54.742 người. Na Hang là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc. Các dân tộc Na Hang là: dân tộc Tày chiếm khoảng 57,52%, dân tộc Dao chiếm khoảng 23,38%, dân tộc Kinh chiếm khoảng 9,72%, dân tộc H’Mông chiếm khoảng 5,31%, còn lại là các dân tộc khác. 2.4.2.2. Phát triển kinh tế (nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, dịch vụ ) Năm 2019 toàn huyện Na Hang có 54.742 hộ. huyện Na Hang trên cơ sở 68,8 ha đất với 87 nhân khẩu của xã Thanh Tương; 675,2 ha đất với 840 nhân khẩu của xã Năng Khả và 925 ha đất với 3.650 nhân khẩu của xã Vĩnh Yên. Ngày 15 tháng 7 năm 1999, chia xã Đức Xuân thành hai xã Xuân Tân và Xuân Tiến. Ngày 25 tháng 1 năm 2006, giải thể 5 xã: Thúy Loa, Xuân Tân, Xuân Tiến, Trùng Khánh, Vĩnh Yên (do nằm trong hồ thủy điện Tuyên Quang). Cuối năm 2010, huyện Na Hang có thị trấn Na Hang và 16 xã: Côn Lôn, Đà Vị, Hồng Thái, Khâu Tinh, Khuôn Hà, Lăng Can, Năng Khả, Phúc
  30. 20 Yên, Sinh Long, Sơn Phú, Thanh Tương, Thượng Giáp, Thượng Lâm, Thượng Nông, Xuân Lập, Yên Hoa. Từ ngày 28 tháng 1 năm 2011, tách 5 xã: Lăng Can, Thượng Lâm, Khuôn Hà, Phúc Yên, Xuân Lập để thành lập huyện Lâm Bình. Huyện Na Hang còn lại 1 thị trấn và 11 xã như hiện nay. Sản xuất nông nghiệp Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch giao, tập trung vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu trồng, vật nuôi, đưa ra các loại giống cây con có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, có hiệu quả kinh tế trên diện tích cây trồng chỉ đạo sản xuất vụ đông năm 2019; tổ chức triển khai và thực hiện các đề án phát triển sản xuất Cam sành Tuyên Quang. Về lâm nghiệp Hiện trạng sử dụng đất và hiệu quả kinh tế của 3 mô hình trồng cây lâm nghiệp: Keo, mỡ, sơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy từ năm 2017 đến 2019, huyện Na Hang đã giao đất, giao rừng cho 1.193 hộ với diện tích 2.317,54 ha và trồng mới được 6.371,5 ha và vượt kế hoạch đề ra. Công tác quản lý và bảo vệ rừng được thực hiện thông qua công tác tuyên truyền, tổ chức tuần tra, chống cháy rừng, tổ chức chi trả dịch vụ môi trường rừng Kết quả điều tra các hộ dân trồng cây lâm nghiệp: mỡ, sơn, keo cho thấy cây Sơn có lợi nhuận bình quân năm lớn nhất, cây keo có lợi nhuận bình quân năm nhỏ nhất. Do vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện Na Hang cần phải thực hiện các giải pháp đồng bộ về: công tác tổ chức, cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật và nâng cao nguồn nhân lực tại địa phương.
  31. 21 Chăn nuôi, thú y: Chăn nuôi phát triển ổn định; Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt gần 680 tấn; thực hiện công tác trồng rừng đạt 108,7% kế hoạch; giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 1 nghìn 236,7 tỷ đồng; Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt gần 25 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra. Văn hóa xã hội tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đời sống của đồng bào được nâng cao rõ rệt. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương đưa thị trấn Na Hang sớm trở thành đô thị loại IV trong tương lai. Thương mại, dịch vụ và du lịch - Thực hiện thu chi ngân sách trong dự toán giao đảm bảo đúng luật ngân sách, quyết định giao chỉ tiêu thu các khoản quỹ công chuyên dùng cho các thôn, bản để tổ chức vận động thu, nộp cấp trên. Thực hiện quyết toán ngân sách năm 2018 với huyện, công khai dự toán ngân sách năm 2019 theo quy định, đảm bảo sự giám sát, kiểm tra tình hình thu chi ngân sách. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Đảm bảo chi trả chế độ, tiền lương cho cán bộ, công chức xã và thôn bản, giải ngân kịp thời các nguồn kinh phí thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, đúng thời gian quy định. Tổng chi ngân sách là: 10.267.477.600/10.340.107.800 đạt 99%. Thu thuế, phí và lệ phí 13.095.000đ/10.000.000 đạt 130,95%. 2.4.2.3. Điều kiện giao thông - Giao thông: Các tuyến đường giao thông nông thôn được tu sửa thường xuyên đảm bảo đi lại an toàn. Kiểm tra các tuyến đường huyện phân cấp giao cho xã quản lý, lập phương án, kế hoạch tu sửa đường năm 2019. Tuyên truyền về chấp hành luật giao thông đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ, giải tỏa hành lang đường bộ là: 5 buổi = 675 lượt người nghe, trong ngày 08/4/2019 gió lốc đã làm tốc ván cầu treo thôn Bản Cậy đi Nà Hu UBND xã đã chỉ đạo sửa chữa khắc phục ngay trong ngày đảm bảo giao thông, thông suốt.
  32. 22 2.4.2.4. Y tế và giáo dục * Về Y tế: Ủy ban nhân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân gồm: y tế cơ sở; y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, khôi phục chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị tế; dân số. * Giáo dục và đào tạo Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo. 2.4.2.5. Về hệ thống An ninh - Quốc phòng Quốc phòng - Thực hiện chế độ trực chỉ huy thường xuyên, quản lý chặt chẽ lực lượng, thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa các lực lượng trong bảo vệ an ninh Quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ Quốc phòng. Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu khi có các tình huống xảy ra; tổ chức lễ giao nhận quân, tiễn đưa tân binh lên đường nhập ngũ năm 2019 đạt 100% chỉ tiêu giao là 03 công dân, thực hiện đúng luật nghĩa vụ quân sự. - Ban chỉ huy quân sự xã đã xây dựng kế hoạch củng cố công tác huấn luyện dân quân tự vệ năm 2019 theo nội dung kế hoạch đề ra, đảm bảo an toàn về người và vũ khí, trong quá trình huấn luyện. Kết quả xếp loại huấn luyện đạt loại khá. - Tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn tại xã đảm bảo an toàn về người và cơ sở vật vật chất đúng theo kế hoạch của Ban chỉ đạo
  33. 23 huyện đề ra kết quả đạt loại suất sắc. Trong đợt mưa bão vừa qua ban chỉ huy quân sự xã đã huy động lực lượng dân quân giúp các gia gia đình bị thiệt hại về nhà cửa khắc phục hậu quả thiên tai cụ thể 60 ngày công, tham gia xây dựng nông thôn mới kè sân trường tiểu học và trung học cơ sở là: 50 ngày công. - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng đối tượng 4 theo kế hoạch của hội đồng giáo dục quốc phòng xã có 51 học viên tham gia đạt loại khá trên 70%. - BCH quân sự xã đã xây dựng kế hoạch huấn luyện bổ sung cho đoàn kiểm tra toàn diện của bộ chỉ huy quân sự tỉnh theo kế hoạch. Ban chỉ huy quân sự xã đã tổ chức khám sơ tuyển đợt 1 năm 2020 xong kết quả đủ điều kiện làm hồ sơ là: 17 công dân, khám đợt 2 tại bệnh viện đa khoa huyện đạt 6 công dân đủ điều kiện xét nhiệm HIV, ma túy. An ninh trật tự - Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã năm luôn được giữ vững và ổn định, nhân dân yên tâm lao động sản xuất. Lực lượng Công an luôn chủ động nắm chắc tình hình, giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra theo quy định của pháp luật. - Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân, chủ động phòng ngừa với các hoạt động của bọn tội phạm, tích cực đấu tranh tố giác tội phạm. - Triển khai phương án kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. - Làm tốt công tác tạm trú, tạm vắng, nắm khẩu. - Kết quả giải quyết các vụ việc, trong năm xảy ra 04 vụ gây rối trật tự công cộng đã giải quyết xong, chuyển lên công an huyện giải quyết 1 vụ. - Về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, được thực hiện chặt chẽ, đến thời điểm hiện nay không phát hiện có các loại vũ khí tự chế.
  34. 24 - Trong năm có 486 lượt người đi chợ thăm thân ở Trung Quốc đều làm giấy thông hành xuất nhập cảnh trong đó có 36 nữ, 450 nam, hiện tại còn 26 người đang thăm thân và buôn bán ở bên Trung Quốc trong đó 6 nữ, 20 nam.
  35. 25 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Loài Lim xẹt có tên khoa học (Peltophorum tonkinensis) - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ, đặc điểm tái sinh của loài Lim xẹt. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: tại khu C xã Yên Hoa, xã Thượng Nông, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2020 đến tháng 5/2020. 3.3. Nội dung nghiên cứu Để đáp ứng được các mục tiêu đưa ra, đề tài nghiên cứu các nội dung sau: * Nghiên cứu đặc điểm hình thái loài Lim xẹt * Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ nơi loài cây Lim xẹt phân bố * Nghiên cứu đặc điểm sinh thái nơi loài Lim xẹt phân bố * Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Lim xẹt * Đề xuất một số biện pháp để bảo vệ và phát triển loài Lim xẹt. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu chung - Sơ đồ các bước nghiên cứu như sau:
  36. 26 Thu thập, kế thừa các tài liệu, số liệu đã có Điều tra, thu thập số liệu tại hiện trường nghiên cứu Đặc điểm hình Cấu trúc tổ Đặc điểm cấu trúc thái: Thân, lá, thành, mật độ mật độ, tổ thành, hoa, quả tầng thứ tầng chất lượng, nguồn cây gỗ gốc tái sinh Tổng hợp, phân tích, đánh giá, kết quả nghiên cứu Đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp Hình 3.1: Sơ đồ nghiên cứu tổng quát
  37. 27 3.4.2. Phương pháp kế thừa Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, địa hình, tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu. Tư liệu về điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội tại khu vực nghiên cứu. Sử dụng và kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có về cây Lim xẹt ở trong và ngoài nước (về đặc điểm sinh thái, phân bố, cấu trúc và điều kiện lập địa ). 3.4.3. Phương pháp nghiên cứu ngoại nghiệp 3.4.3.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của loài cây Lim xẹt - Đặc điểm hình thái thân, cành - Đặc điểm hình thái tán cây, lá - Đặc điểm hình thái hoa, quả Sử dụng phương pháp quan sát mô tả trực tiếp đối tượng lựa chọn đại diện kết hợp với phương pháp đối chiếu, so sánh với các tài liệu đã có. Đây là phương pháp thông dụng được dùng trong nghiên cứu thực vật học. Cụ thể như sau: + Mỗi tuyến điều tra chọn 03 cây Lim xẹt để tiến hành quan sát, mô tả hình thái và xác định kích thước của các bộ phận: thân cây, vỏ cây, sự phân cành, lá, hoa, quả, hạt và rễ của cây Lim xẹt (cây được quan sát phải đạt độ trưởng thành nhất định, hiện đang tồn tại trong rừng tự nhiên). Kết quả ghi vào phiếu mô tả cây tương ứng. + Dụng cụ và thiết bị hỗ trợ: máy ảnh, thước dây, GPS, kẹp tiêu bản, Do thời gian nghiên cứu có giới hạn, nên quan điểm kế thừa các nghiên cứu đã có và chỉ tiến hành điều tra bổ sung các thông tin còn thiếu được quán triệt sử dụng. Tiếp cận đa chiều theo nhiều hướng khác nhau để thu được kết quả là tốt nhất và có độ tin cậy cao.
  38. 28 3.4.3.2. Nghiên cứu đặc điểm phân bố và sinh thái loài Lim xẹt 3.4.3.2.1. Đặc điểm khí hậu nơi loài cây Lim xẹt phân bố Kế thừa số liệu điều kiện khí hậu các năm của địa phương mà có loài cây Lim xẹt để nghiên cứu. 3.4.3.2.2. Đặc điểm đất của cây Lim xẹt Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy, loài Lim xẹt chủ yếu phân bố ở các vị trí chân núi, sườn núi vì vậy trên các vị trí địa hình có loài Lim xẹt phân bố tiến hành đào 1 phẫu diện đại diện có kích thước (1,2x0,8x1,0m), mô tả theo hướng dẫn trong “Sổ tay điều tra quy hoạch rừng” (1995) gồm: a, Tầng đất. Tầng thảm mục (Ao), tầng rửa trôi (A), tầng tích tụ (B), mẫu chất (C) và đá mẹ (D) và tầng chuyển tiếp giữa các tầng. Chi tiết từng tầng đất như sau: Tầng A: - Tầng A0: Tầng thảm mục ký hiệu A0, là tầng bề mặt trên cùng của phẫu diện đất. Tầng này chứa các cành khô, lá mục chưa phân giải hoặc đã phân giải trên bề mặt. - Tầng A1: Là tầng hình thành mùn, có màu đen, cường độ màu phụ thuộc nhiều vào hàm lượng mùn có trong đất. Tầng đất A1 thường là tơi xốp, có kết cấu viên hạt, chứa nhiều chất dinh dưỡng khoáng, nhiều vi sinh vật. - Tầng A2: Tầng A2 là tầng đất rửa trôi, do vậy tầng này thường có màu hơn so với tấng đất A1 và A3. Tầng đất này nghèo dinh dưỡng, đất chua. - Tầng AB: Tầng đất chuyển tiếp từ A xuống B, vừa mang tính chất của tấng đất A vừa mang tính chất của tầng đất B. Tầng B: - Tầng B1: Là tầng đất chuyển tiếp từ các tầng đất A xuống các tầng đất B, nhưng mang tính chất tầng đất B nhiều hơn. - Tầng B2: Là tầng tích tụ điển hình, chứa một số chất bị rửa trôi từ các tầng đất phía trên xuống.
  39. 29 - Tầng BC: Tầng B là tầng đất chuyển tiếp từ B sang C, nó vừa mang tính chất của tầng đất B2 vừa mang tính chất của tầng C. Tầng C: Là tầng mẫu chất khí hiệu là C, tầng C là sán phẩm phong hóa từ đá, nó đã bị tơi xốp, đã có khả năng chứa khí, chứa nước nhưng độ phì chưa hoàn thiện. Tầng D: Đôi khi được ký hiệu là R, là tầng đá mẹ, đá nền. Tầng này được xét vào phẫu diện đất tuy nhiên lại không phải là tầng đất, nó được quan tâm chủ yếu bởi các ngành xây dựng, giao thông, thủy lợi, mỏ địa chất. Trên phẫu diện đất, người ta phân tầng chủ yếu dựa vào các đặc điểm riêng của các tầng cũng như các chỉ tiêu cụ thể: màu, kết cấu, thành phần cơ giới, độ chặt, tỷ lệ đá lẫn, kết von, rễ cây, chất mới sinh có nguồn gốc động vật. Dùng thước dây xác định chiều sâu tầng đất, kết quả được bao nhiêu ghi vào cột (2). b, Màu sắc. Màu sắc được ghi lại trong điều kiện ẩm, nên xác định màu sắc trong điều kiện ánh sáng giống nhau. - Màu sắc mô tả theo thang màu của (Munsell, 1975). - Gồm: Trắng, đỏ, hơi đỏ, đỏ - Vàng nhạt, nâu, nâu nhạt, nâu - Đỏ nhạt, nâu - vàng nhạt, vàng, vàng - Đỏ nhạt, xanh lá cây, xám nhạt, xanh da trời, đen, đen - Xanh nhạt. Dùng đất ẩm của phẫu diện quết màu nên ô màu sắc trong bản mô tả phẫu diện tương ứng theo tầng. c, Thành phần cơ giới. Được mô tả ngoài thực địa bằng phương pháp vê giun. Làm cho tầng A và B, hoặc các tầng chuyển tiếp, kết qủa ghi vào cột (04).
  40. 30 - Cách làm: Dùng nước làm đất ẩm, xoe đất trong lòng bàn tay thành hình giun có đường kính 3-5mm. - Nếu: + Không vê được giun: Đất cát + Vê được giun nhưng đứt đoạn rời rạc: Thịt nhẹ (cát pha) + Vê được giun nhưng nhiều vết rạn nứt, không uốn tròn được: Thịt + Vê được giun, nhưng khi uốn trong thì đứt đoạn: Thịt nặng (sét nhẹ) + Vê được giun, uốn tròn không đứt đoạn: Sét. d, Kết cấu đất Biểu hiện là kết cấu đất, làm theo các tầng đất theo bản mô tả phẫu diện - Cách làm: Lấy các tảng đất lớn từ các tầng khác nhau của phẫu diện để quan sát và tìm hiểu, tác động lực vào đó xem đất rời rạc theo hạt đơn dời (đất cát) hay viên, tảng, cục hay khối. Kết quả ghi vào cột (05). e, Độ chặt - Xác định theo cấp: Xốp nhẹ, hơi chặt, chặt và rất chặt. - Cách xác định: Dùng lực tác động bằng mũi dao, hay xẻng vào bề mặt đất. Cấp độ chặt được đánh giá thông qua mức độ dùng lực tác động và đất bám theo đầu mũi dao khi rút khỏi bề mặt đất. h, Tỷ lệ đá lẫn, rễ cây: Lấy đất ở vị trí đường chéo của tầng cần xác định (3 vị trí khác nhau), sau đó trộn đều, lấy 100g, dùng giấy trắng nhặt toàn bộ rễ cây, đá riêng biệt và cân trọng lượng rễ, đá lẫn và đánh giá %. - Lưu ý: Lấy đất theo dạng khối (3 - 5cm3) đảm bảo cắt được rễ cây và đá lẫn không bị rơi. - Ghi chú: Nếu có các chất mới sinh, hay lẫn vào như tổ mối, kiến, kim loại, kết von thì ghi vào cột ghi chú.
  41. 31 3.4.3.3. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng có loài Lim xẹt phân bố Dựa trên điều tra khảo sát sơ bộ, đề tài tiến hành lập 12 ô tiêu chuẩn (OTC) có diện tích 1000m2 trên các dạng địa hình khác nhau nơi có loài cây Lim xẹt phân bố, cụ thể đã lập 6 OTC ở vị trí chân đồi, 6 OTC ở vị trí sườn đồi. Dụng cụ và thiết bị hỗ trợ: GPS, máy ảnh, thước dây, dây dứa, thước đo cao, bảng lập sẵn. Tại các OTC tiến hành mô tả các chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho các nội dung nghiên cứu của đề tài như độ dốc, hướng phơi, độ cao sau đó xác định tên loài và các chỉ tiêu sinh trưởng của tầng cây cao: (1) Xác định tên loài cho tất cả các cây có đường kính 20cm trở lên; (2) Đo đường kính ngang ngực (D1,3) những cây có D ≥ 20cm bằng cách dùng thước dây hai chiều hoặc đo chu vi sau đó quy đổi ra đường kính thân cây. (3) Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) bằng thước sào có chia vạch đến 20cm, sai số đo cao ± 10cm. (4) Đo đường kính hình chiếu tán (Dt) bằng thước dây theo hướng Đông- Tây, Nam- Bắc, sau đó lấy giá trị bình quân với sai số là ± 10cm. (5) Phân cấp phẩm chất cây (tốt, trung bình, xấu). 3.4.3.4. Điều tra cây tái sinh Trên mỗi ô tiêu chuẩn điều tra tầng cây gỗ lớn, tiến hành lập một 5 ô dạng bản có kích thước 25m2 (5x5m) trong đó 4 góc ở ô tiêu chuẩn và 1 ô ở trung tâm ô tiêu chuẩn.
  42. 32 40 m 25m l© 5 m m hä m 5 m c Hình 3.2: Hình dạng, kích thước OTC và sơ đồ bố trí ODB Với từng ô dạng bản đã thiết lập, thực hiện các nội dung điều tra sau:  (1) Xác định tên loài - (2) Xác định nguồn gốc (chồi, hạt) (3) Chất lượng cây tái sinh (tốt, trung bình, xấu) (4) Đo chiều cao cây tái sinh (5) Xác định độ tàn che cho ô dạng bản Tổng số ô dạng bản là 60 ô. Ngoài ra, để điều tra cây Lim xẹt tái sinh xung quanh gốc cây m ẹ (cây trội), tiến hành lập các ô dạng bản có kích thước 25m2 (5x5m). Đo khoảng cách cây Lim xẹt tái sinh đến cây mẹ. a. Trạng thái rừng nơi có loài cây Lim xẹt phân bố. Theo Phụ lục 2 quy định về hệ thống phân chia các kiểu trạng thái®Ò rừng và đất không có rừng (Trích trong Quy phạm Thiết kế Kinh doanh rừng, QPN 6 – 84 có sửa đổi) c Nhóm 1: Đất không có rừng hoặc hiện tại chưa thành rừng, chỉ có cỏ, cây bụi hoặc gỗ, tre mọc rải rác có độ tàn che của cây gỗ, tre < 0,1. • ¬ n g
  43. 33 Phân chia trạng thái rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh và nửa rụng lá theo hệ thống sau đây: Nhóm 2: Nhóm rừng phục hồi. Nhóm 3: Nhóm rừng thứ sinh, rừng đã bị tác động. Nhóm 4: Nhóm rừng nguyên sinh, rừng ổn định. Nhóm 2: Nhóm rừng phục hồi cây tiên phong có đường kính nhỏ. Tuỳ theo hiện trạng và nguồn gốc phân thành các kiểu sau: (1) Kiểu IIA: Rừng phục hồi sau nương rẫy, đặc trưng bởi lớp cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh đều tuổi, 1 tầng. (2) Kiểu IIB: Rừng phục hồi sau khai thác kiệt, phần lớn kiểu này bao gồm những quần thụ non với những loài cây tương đối ưa sáng, thành phần loài phức tạp không đều tuổi, do tổ thành loài cây ưu thế không rõ ràng. Vượt lên khỏi tán rừng kiểu này có thể còn sót lại một số cây của quần thụ cũ nhưng trữ lượng không đáng kể. Chỉ được xếp vào kiểu này những quần thụ mà đường kính phổ biến không vượt quá 20cm. Nhóm 3: Bao gồm các quần thụ rừng đã chịu tác động khai phá của con người ở nhiều mức độ khác nhau. Tuỳ theo mức độ tác động và khả năng cung cấp sản phẩm mà nhóm này được chia làm 2 kiểu: (1) Kiểu IIIA: Kiểu IIIA được đặc trưng bởi những quần thụ đã bị khai thác nhiều, khả năng khai thác hiện tại bị hạn chế. Cấu trúc ổn định của rừng bị phá vỡ hoàn toàn hoặc thay đổi về cơ bản. Kiểu này được chia làm kiểu phụ: Kiểu phụ IIIA1: Rừng đã bị khai thác kiệt quệ, tán rừng bị phá vỡ từng mảng lớn. Tầng trên có thể còn sót lại một số cây cao, to nhưng phẩm chất xấu, nhiều dây leo bụi rậm, tre nứa xâm lấn. Kiểu phụ IIIA2: Rừng đã bị khai thác quá mức nhưng đã có thời gian phục hồi tốt. Đặc trưng cho kiểu này đã hình thành tầng giữa vươn lên chiếm ưu thế sinh thái với lớp cây địa bộ phận có đường kính 20 - 30cm. Rừng có 2
  44. 34 tầng trở lên, tầng trên tán không liên tục được hình thành chủ yếu từ những cây của tầng giữa trước đây, rải rác còn có một số cây to khoẻ vượt tán của tầng rừng cũ để lại. Kiểu rừng IIIA3: Rừng đã bị khai thác vừa phải hoặc phát triển từ IIIA2 lên. Quần thụ tương đối khép kín với 2 hoặc nhiều tầng. Đặc trưng của kiểu này khác với IIIA2 ở chỗ số lượng cây nhiều hơn và đã có một số cây có đường kính lớn (> 35cm) có thể khai thác sử dụng gỗ lớn. (2) Kiểu IIIB: Kiểu IIIB được đặc trưng bởi những quần thụ đã bị chặt chọn lấy ra một ít gỗ quí, gỗ tốt nhưng chưa làm thay đổi đáng kể về kết cấu ổn định của rừng. Khả năng cung cấp của rừng còn nhiều, rừng giầu về trữ lượng với thành phần gỗ lớn cao. b, Điều tra cây bụi, thảm tươi - Xác định hành phần loài lớp cây bụi, dây leo và thảm tươi. - Xác định tên, xác định chiều cao cho cây bụi. - Độ che phủ của cây bụi thảm tươi (tính theo % độ che phủ mặt đất) và được đánh giá cho toàn ô tiêu chuẩn. 3.4.4. Phương pháp nội nghiệp 3.4.4.1. Xác định tổ thành loài cây tầng gỗ. Hệ số tổ thành được tính theo công thức của Curtis, J. T (1959) như sau: (3-1) Trong đó: Ni%: là phần trăm số cá thể ở tầng cây cao của loài i so với tổng số cây trên ô tiêu chuẩn; Ni Ai(%) s x 100 (3-2) Ni i 1
  45. 35 Trong đó: Ni là số cá thể của loài thứ i; s là số loài trong quần hợp Di là độ ưu thế tương đối của loài thứ i: Gi Di(%) s x 100  Gi (3-3) i 1 Trong đó: Gi là tổng tiết diện ngang thân của loài thứ i; s là số loài trong quần hợp s 2 2 Di Gi () cm  x (3-4) i 1 2 Với: Di là đường kính 1.3 m (D1.3) của cây thứ i; s là số loài trong quần hợp Theo đó, những loài cây có chỉ số IVI ≥ 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1978) trong một lâm phần nhóm loài cây nào chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế. Nhưng loài có IVI (%) ≥ 5% được lấy vào công thức tổ thành sinh thái. 3.4.4.2. Mật độ cây gỗ. Cấu trúc mật độ là chỉ tiêu biểu thị số lượng của từng loài hoặc của tất cả các loài tham gia trên một đơn vị diện tích (thường là 1ha), phản ánh mức độ tận dụng không gian dinh dưỡng và vai trò của các loài trong quần xã thực vật rừng. Công thức xác định mật độ như sau: (3-5) Trong đó: n: Tổng số cá thể của loài trong các OTC S: Tổng diện tích các OTC (ha).
  46. 36 3.4.4.3. Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che ở rừng nơi loài cây Lim xẹt phân bố. Cấu trúc tầng thứ là chỉ tiêu cấu trúc hình thái thể hiện sự sắp xếp không gian phân bố của thực vật theo chiều thẳng đứng. Căn cứ vào cách sắp xếp tầng thứ như sau: Tầng A1: Còn gọi là gọi là tầng nhô hay tầng vượt tán và nó được hình thành do một số cá thể của một số loài cây gỗ lớn cao trội hẳn lên trên tán rừng. Tầng này chỉ có ở rừng nguyên sinh hoặc rừng ít bị tác động. Tầng A2: Bao gồm tất cả các cá thể tham gia vào tầng tán rừng. Tầng tán này có thể liên tục nhưng cũng có thể bị đứt đoạn do chặt hạ, khô chết và đổ gãy. Tầng A3: Gọi là tầng dưới tán rừng, bao gồm các cá thể của các loài cây chịu bóng hoặc các cá thể non của tầng trên. Chúng thường mọc rải rác không tạo thành tán liên tục. Tầng B: Tầng cây bụi, bao gồm các loài tuy là thân gỗ nhưng không có thân cây rõ ràng hoặc có thân cây rõ ràng nhưng có kích thước nhỏ không thể tham gia vào tầng A3. Tầng C: Tầng thảm tươi (tầng cỏ quyết) và bao gồm các loài cây thân thảo. Xác định độ tàn che của rừng ở 5 vị trí trong ô tiêu chuẩn bằng máy đo độ tàn che Spherical Densiometer Model-A. Để xác định độ tàn che của tầng cây gỗ, đề tài sử dụng phương pháp đo bằng máy đo độ tàn che ở 3 vị trí khác nhau trong ô tiêu chuẩn, công thức tính như sau: Độ tàn che của rừng được đo ở 5 vị trí trong ô tiêu chuẩn (tại vị trí lập 5 ô (3-6) Trong đó: n: là tổng số ô (điểm) bị tán rừng che khuất.
  47. 37 3.4.4.5. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên. - Tổ thành cây tái sinh Xác định số cây trung bình theo loài dựa vào công thức: m ni  (3-7) n i 1 m Trong đó: n: là số cây trung bình theo loài m: là tổng số loài điều tra được ni: là số lượng cá thể loài i. Xác định tỷ lệ tổ thành và hệ số tổ thành của từng loài được tính theo công thức: (3-8) Trong đó: j: j =1 m: là số thứ tự loài. Nếu: + n%j 5% thì loài j được tham gia vào công thức tổ thành + n%i < 5% thì loài j không được tham gia vào công thức tổ thành. Hệ số tổ thành: ni Ki 10 (3-9) N Trong đó: Ki: Hệ số tổ thành loài thứ i ni: Số lượng cá thể loài i N: Tổng số cá thể điều tra.
  48. 38 - Mật độ cây tái sinh Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức sau: (3-10) Trong đó: S : là tổng diện tích các ô dạng bản điều tra tái sinh (m2) n : là số lượng cây tái sinh điều tra được. - Chất lượng cây tái sinh Tính tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, hoặc xấu theo công thức: n (3-11) N% 100 N Trong đó: N%: Tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, hoặc xấu n: Tổng số cây tốt, trung bình, hoặc xấu N: Tổng số cây tái sinh
  49. 39 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái loài cây Lim xẹt 4.1.1. Đặc điểm hình thái thân cây Lim xẹt là cây thân gỗ cao khoảng 25m, có màu xám trắng, phân thành nhiều cành thấp, Thân cây tròn, thẳng, gốc dạng bạnh vè nhưng nhỏ, bên trong màu nâu đỏ, vỏ ngoài màu nâu, chứa nhiều lỗ bì sần sùi, vỏ nứt dạng vẩy hoặc mảng lớn khi về già. Hình 4.1: Hình thái thân cây Lim xẹt 4.1.2. Đặc điểm hình thái lá Lá cây là nơi diễn ra các quá trình quang hợp, hô hấp, thoát nơi nước góp phần quyết định sự sống của cây xanh, là cơ quan sinh dưỡng nhưng sinh trưởng có hạn trên cành và thân cây. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Lim xẹt có lá kép lông chim 2 lần chẵn, cuống chính dài 7 – 16cm không có tuyến. Cuống thứ cấp dài 12cm. Lá lá chét mọc đối hình trái xoan thuôn đều gần tròn, đuôi nêm và hơi lệch, dài 1 – 2cm, rộng 0,5 – 1cm. Lá kèm nguyên.
  50. 40 Hình 4.2: Mặt trên lá Lim xẹt Phiến lá nhẵn, nách gân lá phía sau có túm lông, gân bên có từ 12 – 15 đôi nổi rõ ở mặt sau. Hình 4.3: Mặt dưới lá Lim xẹt 4.1.3. Đặc điểm hình thái hoa, quả Hoa, quả: hoa cây Lim xẹt thường mọc thành chùm ở phía đầu cành, hoa nhỏ khoảng 2 cm, có 4 cánh màu vàng có lông. Quả dạng quả đậu dẹt dài từ 10 – 12 cm.
  51. 41 Hình 4.4: Hoa Lim xẹt Quả đậu hình trái xoan dài, dẹt, mép mỏng thành cánh, dài 9 – 13cm, rộng 2,5 – 3cm. Khi non quả màu tím, khi chín màu nâu bóng. Không tự nứt. hạt nằm chéo góc 450 trong quả, màu cánh gián, bóng và cứng. Hình 4.5: Quả Lim xẹt 4.2. Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ nơi có loài cây Lim xẹt phân bố 4.2.1. Tổng hợp thông tin trên các OTC đã lập Kết quả điều tra trên 12 OTC có loài cây Lim xẹt phân bố, với các thông tin cụ thể như sau:
  52. 42 Bảng 4.1: Kết quả điều tra trên 12 OTC có loài cây Lim xẹt phân bố Số cá Số Độ cao Địa hình OTC Tọa độ thể Lim loài Xã (m) xẹt khác E10523543 04 238 1 24 Sinh Long N2234113 E00266760 11 256 1 27 Yên Hoa N02494405 E00266202 01 317 1 19 Sinh Long N02494741 E00266055 06 322 1 22 Thượng Nông N02494784 E10524641 02 325 2 24 Sinh Long N2235845 Chân E00274379 07 330 1 17 Thượng Nông N002492879 E00268287 12 348 1 21 Hồng Thái N02493707 E10529059 10 365 1 26 Thượng Nông N2234878 E10523200 08 368 1 24 Thượng Nông N2233754 E10523258 03 402 1 26 Sinh Long N2233714 E10528444 05 563 1 27 Sinh Long N2235417 Sườn E10528364 09 570 1 26 Thượng Nông N2235705 (Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu điều tra ngoài thực địa)
  53. 43 Kết quả bảng 4.1 cho thấy, ở các điểm nghiên cứu cây Lim xẹt chỉ phân bố ở 2 vị trí địa hình là chân đồi và sườn đồi, tuy nhiên số lượng rất ít chỉ có từ 1 - 2 cá thể trên một ô tiêu chuẩn diện tích 1000m2. Độ cao phân bố chủ yếu từ 238m - 570m, số loài thực vật xuất hiện ở rừng này từ 17 - 27 loài, chủ yếu ở trạng thái rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác. 4.2.2. Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ 4.2.2.1. Tại vị trí chân đồi Tại vị trí chân đồi nơi có loài cây Lim xẹt phân bố đề tài đã lập 6 OTC đại diện điển hình, tiến hành đo đếm chỉ số cần thiết, kết quả xử lý số liệu: Bảng 4.2: Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây cao nơi có loài cây Lim xẹt phân bố tại vị trí chân đồi Mật độ Mật độ cây Lim Loài/OTC Loài OTC Công thức tổ thành (Cây/ha) xẹt (Loài) ưu thế (cây/ha) 16,57Ch+9,54Rrm+7,67Mđ+7,22Nr+7,21Clt+ 01 350 10 19 9 7,20Sr+6,78Dg+6,43D+5,35Clt+26,02Lk 20,39G+8,49V+7,75K+6,91Dg+5,48Bd+5,27 02 350 20 26 6 Lxt+45,70Lk 12,23Dg+8,42Lh+6,83N+6,62V+5,95S+5,71Q 04 470 10 21 7 r+5,51K+48,72Lk 13,410Tt+11,671Rr+10,971Mt+6,385C+6,289 06 430 10 27 7 Dg+6,063Dx+5,178Bd+40,024Lk 28,565K+16,125V+12,698Bd+5,813N+5,127 07 430 10 19 5 Lh+31,617Lk 6,608Tt+6,325Bl+6,225Bb+6,043Dg+5,855N 11 420 10 27 7 gt+5,705Bbn+5,624Hs+57,586Kl (Nguồn: Kết quả tổng hợp xử lý số liệu điều tra ngoài thực địa) Ghi chú: Rrm:Ràng ràng mít;Md:Mán đỉa;Nr:Nhãn rừng;Clt:Côm lá thon;Sr:Sung rừng;Dg:Dẻ gai;D:Dẻ;Clt:Côm lá thon;G:gạo;V:Vối thuốc;K:Kháo;Dg:Dẻ gai;Bđ:Bồ đề;Lxt:Lim xẹt; Lm:Lòng mang;Dgađ:Dẻ gai ấn độ; Tt:Trám trắng; Rr:Ràng ràng;Mt:Màng tang;Dx:Dẻ xanh;N:Nhội;Lh:Lát hoa;Ngt:Ngát; Lk:loài khác.
  54. 44 Kết quả điều tra tổng hợp tại bảng 4.2 cho thấy: Trong 6 ô tiêu chuẩn vị trí chân đồi, công thức tổ thành của cây loài cây Lim xẹt tham gia là ô tiêu chuẩn 02 với 5,27%. Ở vị trí chân đồi có 19 - 27 loài cây gỗ, trong đó có từ 3 - 7 loài tham gia vào công thức tổ thành. Các loài cây ưu thế tham gia vào công thức tổ thành ở vị trí này là: Lim xẹt, Dẻ gai, Dẻ, Thôi ba, Sung rừng, Vối thuốc, Hoa sữa, Bời lời, Kháo. Mật độ rừng từ 350 - 470 cây/ha, mật độ trung bình rừng là 435 cây/ha, mật độ loài cây Lim xẹt chiếm 10 - 20 cây/ha, trung bình chiếm 12 cây/ha. 4.2.2.2. Vị trí sườn đồi Tại vị trí sườn đồi nơi có loài cây Lim xẹt phân bố đề tài đã lập 6 OTC đại diện điển hình, tiến hành đo đếm chỉ số cần thiết, kết quả xử lý số liệu: Bảng 4.3: Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây cao nơi có loài cây Lim xẹt phân bố tại vị trí sườn đồi Mật độ Loài/ Mật độ cây Lim Loài OTC OTC Công thức tổ thành (Cây/ha) xẹt ưu thế (Loài) (cây/ha) 14,416G+13,082V+9,6412Dg+7,2852Tb+5,0 12 370 10 21 5 086Blđ+50,567Lk 6,835Dg+6,288D+5,953Tb+5,732Sr+5,661V+ 10 370 10 27 9 5,396Hs+5,375Bl+5,110D+5,011K+48,638Kl 9,731V+6,778Lm+6,586Tb+5,835S+5,749N+ 08 390 10 25 7 5,634Tt+5,614Dg+54,073Lk 7,93Dg+7,83Tt+6,99Bđ+6,49K+5,54Lm+5,3 03 380 10 26 7 5Sr+5,24D+54,64Lk 05 380 10 30 4 8,29Vt+6,30Dg+6,13N+6,09Dgađ+73,19Lk 15,388Dg+11,684V+7,439Ngt+5,503Bb+59,9 09 370 10 29 4 86Lk (Nguồn: Kết quả tổng hợp xử lý số liệu điều tra ngoài thực địa) Ghi chú: Dg:Dẻ gai;V:Vối thuốc;Ngt:Ngát;Bđ:Bồ đề;K:Kháo;Tb:Thôi ba;Lm:Lòng mang;Tt:Trám Trắng;Hs:Hoa sữa;Sr:Sung rừng;Blđ:Bời lời đắng;Dgađ:Dẻ gai ấn độ;Lk:Loài khác.
  55. 45 Kết quả điều tra tổng hợp tại bảng 4.3 cho thấy: Trong 6 ô tiêu chuẩn vị trí sườn đồi, công thức tổ thành của loài cây Lim xẹt không có ô tiêu chuẩn nào tham gia. Ở vị trí Sườn đồi có 21 - 30 loài cây gỗ tạo nên cấu trúc rừng, trong đó có từ 4 - 9 loài tham gia vào công thức tổ thành. Các loài cây ưu thế tham gia vào công thức tổ thành ở vị trí này là: Kháo, Dẻ gai, Ngát, Bồ đề,Thôi ba, Lòng mang, Vối thuốc, Trám trắng. Mật độ rừng từ 370 - 390 cây/ha, mật độ trung bình rừng là 380 cây/ha, mật độ loài Lim xẹt chiếm 10 cây/ha, trung bình chiếm 10 cây/ha. Nhận xét chung: Qua quá trình điều tra, tổng hợp ta thấy loài cây Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) là một trong những loài chiếm ưu thế. Vị trí chân đồi tham gia cấu trúc tổ thành ở một số OTC. Tuy nhiên ta thấy loài này sinh trưởng phát triển rất tốt, nhưng việc quản lý bảo vệ loài này chưa thực sự tốt, mật độ của loài chưa phải là ổn, đường kính chiều cao so với các vùng khác còn nằm ở mức trung bình. Do khu vực điều tra là hệ thống rừng phòng hộ, rừng phục hồi sau khai thác, người dân khai thác tài nguyên rừng, việc này tác động đến mật độ của loài này. 4.2.3. Cấu trúc tầng thứ rừng nơi có Lim xẹt phân bố Kết quả điều tra ở ác khu rừng có loài Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) phân bố cho thấy, đa số rừng có cấu trúc gồm 3 tầng, trong đó có 2 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi, thảm tươi: Tầng tán chính: Bao gồm những loài cây gỗ có nhu cầu ánh sáng cao trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Tầng tán chính có chiều cao từ 8 - 17m bao gồm các loài cây gỗ như: Vối thuốc (Schima wallichii), Kháo (Machilus bonii Lecomte), Bồ đề (Ficus religiosa), Dẻ gai (Fagus sylvatica), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum), Trẩu (aleurites montana), Mán đỉa (Pithecolobium clyperia var acumianata Gagnep), Trong đó loài Kháo
  56. 46 (Machilus parviflora), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum), Dẻ gai (Castanopsis indica), Dẻ xanh (Lithocarpus sp), Vối thuốc (Schima wallichii), Trám trắng (Canarium album), thường tạo thành tầng tán chính chủ yếu. Tầng dưới tán: Bao gồm các loài cây gỗ có nhu cầu ánh sáng yếu hơn so với các loài cây thuộc tầng tán chính, tại khu vực nghiên cứu chiều cao tầng này dao động từ 5 – 7m, tùy vào mức độ có thể phân chia thành những cấp nhỏ hơn, nhìn chung dưới ngay tầng tán chính thì chủ yếu là cây gỗ nhỡ, có nhu cầu ánh sáng thấp. Phía dưới tầng tán của cây gỗ nhỡ thường là tầng cây gỗ nhỏ, sống ưa bóng hoặc chịu bóng. Tầng này gồm những loài sau: Mán đỉa (Pithecolobium clyperia var acumianata Gagnep), Trám trắng (Canarium albrun Racusch), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Trẩu (aleurites montana), Thôi ba (Alangium kurzii) Tầng cây bụi, thảm tươi: Tầng này bao gồm các loài cây bụi, dây leo có chiều cao nhỏ hơn 2,5m, gồm những loài chủ yếu sau: Dương xỉ (Microsorum pteropus), Ké hoa đào (Urena lobata), Bọt ếch lông (Glochidion eriocarpum), Mua thường (Melastoma normale), Mắt trâu (Micromelum hirsutum), Đom đóm (Alchornea tiliaefolia), Lấu núi (Psychotria montana), Hồng bì rừng (Clausena anisata), Nam tinh (Arisaema sp), Xú hương(Lasianthus sp), Sa nhân (Amomum villosum), Vú bò (Ficus heterophylla), Sói rừng (Sarcandra glabra). 4.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái nơi loài cây Lim xẹt phân bố 4.3.1. Đặc điểm khí hậu nơi loài cây Lim xẹt phân bố Kết quả nghiên cứu cho ta thấy, nơi phân bố của loài cây Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) có nhiệt độ bình quân năm 20 – 25 °C. Về khí hậu, do ảnh hưởng của địa hình, đồng nhất giữa các vùng, nó phụ thuộc vào độ cao và đặc điểm của các dãy núi, khí hậu các mùa trong năm có sự phân hoá rõ rệt. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 10, kéo dài đến hết tháng 5 năm sau. Nửa đầu mùa lạnh là thời kỳ khô hanh, ban ngày nhiệt độ ấm áp,
  57. 47 nhưng ban đêm nhiệt độ thường thấp, với độ chênh lệch giữa ngày và đêm từ 5º C - 10ºC, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 22ºC, tối đa 38ºC (tháng 7) và tối thiểu 0oC (tháng 12) với nhiệt độ trung bình vào mùa đông là 16ºC. Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1800 (mm/năm), cao nhất là vào tháng 5 đến tháng 9 (83%), và thấp nhất vào tháng 1, tháng 2, có mưa đá. Gió mùa đông bắc thổi từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Gió mùa đông nam bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 11. Độ ẩm trung bình khoảng 85%, có sương muối xuất hiện bình quân 6 ngày trong năm (tháng 11,12), ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông lâm nghiệp Nơi đây bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố địa hình khó khăn, phức tạp. Do địa hình núi cao bị chia cắt mạnh nên tạo ra các tiểu vùng khí hậu khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là khí hậu gió mùa. Vào mùa đông thường có sương muối, sương mù dày đặc. Vào mùa khô tình trạng khan hiếm nước, khô hanh làm ảnh hưởng không những đến cuộc sống con người mà còn ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái rừng. 4.3.2. Đặc điểm phân bố của cây Lim xẹt theo độ cao Trong nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài thì độ cao là một trong những nhân tố quyết định đến sự phân bố của thực vật. Tuy nhiên độ cao không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố của loài mà ảnh hưởng thông qua hàng loạt các nhân tố mà độ cao quyết định như: Lượng bức xạ mặt trời từ đó ảnh hưởng đến nhiệt độ, khả năng quang hợp của thực vật, lượng mưa, độ ẩm không khí, độ dốc, độ dày tầng đất những yếu tố này có tác động trực tiếp đến sự phân bố của loài. Trong quá trình điều tra khảo sát, lập các OTC ở các vị trí chân, sườn ở các độ cao khác nhau. Kết quả điều tra tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, cho thấy: loài cây Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) phân bố tại các vị trí chân, sườn đồi có độ cao phân bố chủ yếu từ 348m - 570m. Tùy vào điều kiện lập địa khác nhau nên một số nơi cùng độ cao nhưng không có loài cây Lim xẹt phân bố.
  58. 48 4.3.3. Đặc điểm đất đai nơi có loài cây Lim xẹt phân bố Kết quả điều tra khảo sát khu vực nghiên cứu nơi Lim xẹt phân bố cho thấy đặc điểm đất như sau: Bảng 4.4: Hình thái phẫu diện đất tại khu vực Lim xẹt phân bố Tỷ lệ Độ sâu Độ Tphần đá Vị trí Tầng đất tầng đất Màu sắc Độ chặt dốc cơ giới lẫn (cm) (%) A1 0-20 Nâu đen xốp Thịt nhẹ 5 A2 20-30 Xám vàng Tơi xốp Thịt nhẹ 2 A Chân 12° AB 30-60 Trắng vàng Chặt Thịt đá 9 B 60-70 Đỏ vàng Hơi chặt Thịt TB 7 C 70-100 Vàng nhạt Chặt Thịt TB 8 A A0 0-35 Nâu Hơi chặt Thịt nhẹ 7 Sườn 17° A1 35-65 Vàng nâu Chặt Thịt TB 9 B 65-100 Vàng đỏ Chặt Thịt nặng 12 (Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu điều tra ngoài thực địa) Qua bảng 4.4 cho thấy: Rừng có loài cây Lim xẹt phân bố ở khu vực nghiên cứu còn đủ các tầng từ A đến C. Khi rừng phục hồi thì tầng A0 dần được hình thành, giữ độ ẩm cho tầng đất mặt và là nguồn vật chất sinh ra chất mùn, góp phần quan trọng vào việc cải tạo độ phì của đất rừng. Độ dày tầng đất tương đối mỏng, ở tầng A do quá trình canh tác nương rẫy làm cho tầng đất mặt bị xói mòn, rửa trôi. Theo quá trình phục hồi thì độ dày tầng đất có xu hướng tăng lên, tỷ lệ đá lẫn ít và chưa có hiện tượng kết von. Như vậy vai trò thảm che có tác dụng làm giảm xói mòn mặt. Màu sắc đất tuỳ thuộc vào loại đá mẹ và các trạng thái thảm thực bì ở trên. Giai đoạn tuổi tăng lên thì đất có hàm lượng mùn tăng lên do đó thường có màu xám vàng, nâu đen, kết cấu tơi xốp. Thành phần cơ giới có ảnh hưởng đến chế độ nước, chất dinh dưỡng trong đất, do đó ảnh hưởng tới độ phì của đất và sự sinh trưởng của thực vật. Theo kết quả mô tả phẫu diện bằng cách vê giun cho thấy ở tầng A thành phần cơ giới từ
  59. 49 thịt nhẹ đến trung bình, tầng B và C từ thịt trung bình đến nặng. Độ ẩm đất khi điều tra dùng phương pháp nắm đất trong lòng bàn tay cho thấy, nhìn chung đất ở đây tương đối khô; tầng A, B có độ ẩm cao hơn. Và độ ẩm của đất cũng tăng lên khi rừng phục hồi. 4.3.4. Đặc điểm tầng cây bụi và thảm tươi nơi có loài cây Lim xẹt phân bố Kết quả điều tra tổng hợp số liệu đặc điểm phân bố cây bụi, thảm tươi tại vị trí chân, sườn được tổng hợp tại bảng 4.5: Bảng 4.5: Đặc điểm tầng cây bụi và thảm tươi nơi có loài Lim xẹt Vị trí Chân Sườn Đom đóm, Dương xỉ, mía Đom đóm, dương xỉ, Loài cây chủ yếu giò, Đơn nem, Mua Đơn nem, Mua thường, Vú bò, Sa nhân thường, Bọt ếch lông Cây bụi N/ha (cây, bụi) 2586 2546 H (m) 2,25 1,5 Độ che phủ (%) 57 49 (Nguồn: Kết quả tổng hợp xử lý số liệu điều tra ngoài thực địa) Kết quả điều tra tổng hợp tại bảng 4.5 cho thấy: Tại vị trí chân đồi: Có sự phân bố của các loài cây bụi thảm tươi chủ yếu như: Đom đóm, Dương xỉ, Mía dò, Đơn nem, Mua thường, Vú bò, Sa nhân với mật độ 2586 (cây, bụi/ha), chiều cao trung bình là 2,25, độ che phủ 57%. Tại vị trí sườn đồi: Có sự phân bố của các loài cây bụi thảm tươi chủ yếu như: Đom đóm, dương xỉ, Đơn nem, Mua thường, Bọt ếch lông với mật độ 2546 (cây, bụi/ha), chiều cao trung bình là 1,5m, độ che phủ 49%. Cây bụi, thảm tươi nơi Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) phân bố chủ yếu là những loài sau: Dương xỉ (Microsorum pteropus),Đom đóm (Alchornea Tiliaefolia), Mua thường (Melastoma normale) và một số loài khác. Các loài cây bụi, thảm tươi này có mức độ phát triển nhanh, chiều cao dao động từ 0,3m đến lớn hơn 3m.
  60. 50 4.4. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên nơi có loài Lim xẹt phân bố 4.4.1. Tổ thành cây tái sinh Tổ thành cây tái sinh dưới tán rừng là chỉ tiêu phản ánh năng lực tái sinh tự nhiên của rừng, khả năng phát tán và tái sinh hạt giống của tầng cây gỗ. Bên cạnh đó, thông qua việc nghiên cứu cấu trúc tổ thành loài ta có biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp tác dụng vào rừng nhằm cải thiện cấu trúc tầng cây cao trong tương lai theo mục đích kinh doanh bằng việc loại bỏ những cây tái sính phi mục đích, tạo điều kiện để xúc tiến và phát triển những loài cây tái sinh mục đích. Tại vị trí chân đồi nơi có loài Lim xẹt phân bố đề tài đã lập 6 OTC đại diện điển hình, tiến hành đo đếm chỉ số cần thiết, kết quả xử lý số liệu: Bảng 4.6: Tổ thành cây tái sinh ở nơi có Lim xẹt phân bố tại vị trí chân đồi Loài/ Loài OTC OTC ưu Công thức tổ thành (Loài) thế 16,57C+9,54Rrm+7221,88Sg+12,50Ch+6,25Sr+6,25Lh+6, 01 11 7 25K+6,25Dg+6,25Bl+34,38Lk 12,12Dx+12,12Bb+9,09+Mđ+9,09Dg+6,06Tt+6,06Sg+45, 02 15 6 45Lk 8,57Lh+8,57Bl+8,57Bbn+5,71Tb+5,71S+5,71Sg+5,71Mc+ 04 10 11 5,71Mr+5,71K+5,71Gt+5,71Dg+28,57Lk 25,71Mđ+5,71Xmt+5,71Sg+5,71Ngt+5,71Mc+5,71Lm+5, 06 12 8 71Ch+34,29Lk 17,65K+11,76Dg8,82Vt+8,82Mđ+8,82Cc+5,88Nh+5,88Bl 07 9 8 +5,88Bđ+26,47Lk 19,35Mđ+9,68Hq+6,45Tr+6,45S+6,45lmg+6,45Lxt+6,45 11 4 11 K+6,45G+6,45Dx+6,45Bb+6,45Blđ+12,90Lk (Nguồn: Kết quả tổng hợp xử lý số liệu điều tra ngoài thực địa) Ghi chú: Sg: Sảng; Ch: Chẹo; Sr: Sung rừng; Lh: Lát hoa; K: Khóa; Dg: Dẻ gai; Bl: Bời lời; bbn: Ba bét nâu; mc: Máu chó; mr: Mã rạng; ngt: Ngát; lm: Lòng mang; Mđ: Mán đỉa; Xmt: Xăng mã thon; Hq: Hoắc quang; Tt: trám trắng; Lmg: lòng mang; Dx: Dẻ xanh; Blđ: Bời lời đắng; Lxt: Lim xẹt; Lk: Loài khác.
  61. 51 Kết quả điều tra tổng hợp tại bảng. 4.6 cho thấy: Ở vị trí chân đồi có 4 – 15 loài cây tái sinh, trong đó có 6 – 11 loài tham gia vào công thức tổ thành. Các loài cây ưu thế tham gia vào công thức tổ thành ở vị trí này là: Lim xẹt tham gia vào trong công thức tổ thành ô tiêu chuẩn 11 với 6,45%. Loài ưu thế là 6 – 11%. Tại vị trí sườn đồi nơi có loài Lim xẹt phân bố đề tài đã lập 6 OTC đại diện điển hình, tiến hành đo đếm chỉ số cần thiết, kết quả xử lý số liệu. Bảng 4.7: Tổ thành cây tái sinh ở nơi có Lim xẹt phân bố tại vị trí sườn đồi Loài/OTC Loài ưu OTC Công thức tổ thành (Loài) thế 15,15Sg+9,09Dgađ+9,09Dg+6,06Qr+6,06Ngt+6,0 12 10 9 6Lxt+6,06Lh+6,06Blđ+6,06Blbhđ+30,30Lk 8,57K+5,71Vt+5,71Mc+5,71Mđ+5,71Dg5,71Chch+ 10 20 7 5,71Bbn+57,14Lk 8,82S+8,82Mc+8,82Mđ+8,82Dg+5,88Sg+5,88Rr+ 08 10 10 5,88Lmc+5,88Lmg+5,88K+5,88Bua+29,41Lk 11,76Lmc+8,82Mr+8,82K+8,82Dg+5,88Ngt+5,88 03 9 10 ngam+5,88Mđ+5,88Bl+5,88Bđ+5,88Bb+26,47Lk 11,76Mđ+8,82Ngt+8,82Lmc+8,82Bl+5,88Sg+5,88 05 11 9 Mc+5,88Hq+5,88Ch+5,88Bb+32,35Lk 5,88Tb+5,88Mđ+5,88Lmg+5,88K+5,88Dg+5,88C 09 18 8 h+5,88Chch+5,88Bl+52,94 (Nguồn: Kết quả tổng hợp xử lý số liệu điều tra ngoài thực địa) Ghi chú: K: Kháo; Ngt: Ngát; Blđ: Bời lời đắng; Dgađ: Dẻ gai ấn độ; Lxt: Lim xẹt; Lmg: Lòng mang; Mc: Máu chó; Mđ Mán đỉa; Mr: Mã rạng; Sg: Sảng; Rr: Ràng ràng; Ngam: Ngăm; Bl: Bời lời; Lk: Loài khác.
  62. 52 Kết quả điều tra tổng hợp tại bảng 4.7 cho thấy: Ở vị trí sườn đồi có 9 – 20 loài cây tái sinh tạo nên cấu trúc rừng, trong đó có từ 7 – 10 loài tham gia vào công thức tổ thành. Các loài cây ưu thế tham gia vào công thức tổ thành ở vị trí này là: Lim xẹt tham gia vào trong công thức tổ thành ô tiêu chuẩn 12 với 6,06%. Loài ưu thế là 7 – 10%. 4.4.2. Đặc điểm cấu trúc mật độ và tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng Mật độ cây tái sinh là một trong những chỉ tiêu phản ánh mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây tái sinh với nhau và với tầng cây cao, khả năng thích nghi của cây tái sinh với những thay đổi của điều kiện sống. Vậy kết quả nghiên cứu mật độ cây tái sinh là cơ sở để chúng ta xác định được số lượng và chất lượng cây tái sinh trong lâm phần từ đó có các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào lâu dài. Bảng 4.8: Mật độ tái sinh và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng Mật độ Mật độ % Mật độ Mật độ % loài Lim CTV CTV Vị trí OTC LP CTV LP CTV xẹt Lim xẹt Lim (Cây/ha) (Cây/ha) (Cây/ha) (Cây/ha) xẹt 4 2800 0 0 80 0 0 11 2480 720 29 160 160 100 1 2800 800 28,57 0 0 0 6 2800 800 28,57 80 0 0 Chân 2 2640 640 24,24 80 0 0 7 2720 560 20,59 80 0 0 TB 2707 587 21,83 80 27 16,7 12 2640 1040 39,40 160 160 100 10 2800 160 5,71 80 0 0 8 2720 240 8,82 80 0 0 3 2720 80 2,94 0 0 0 Sườn 5 2720 80 2,94 0 0 0 9 2720 240 8,82 0 0 0 TB 2720 307 11,44 53 27 16,7 (Nguồn: Kết quả tổng hợp xử lý số liệu điều tra ngoài thực địa)
  63. 53 Qua bảng 4.8 cho thấy: Ở vị trí chân đồi mật độ 2707 cây/ha, mật độ cây tái sinh triển vọng là 587 cây/ha chiếm tỷ lệ 21,83%. Trong đó mật độ loài Lim xẹt là 80 cây/ha, mật độ cây tái sinh triển vọng là 27 cây/ha và chiếm tỷ lệ có 16,7%. Ở vị trí sườn đồi mật độ 2720 cây/ha, mật độ cây tái sinh triển vọng là 307 cây/ha chiếm tỷ lệ 11,44%. Trong đó mật độ loài Lim xẹt là 53 cây/ha, mật độ cây tái sinh triển vọng là 27 cây/ha và chiếm tỷ lệ có 16,7%. Mật độ cây tái sinh triển vọng so với mật độ cây tái sinh tại 2 vị trí chân, sườn có tỷ lệ từ 11,44% - 16,7%. Trong đó tỷ lệ thấp nhất tại vị trí chân đồi 20,59% và cao nhất tại vị trí sườn 39,40% với mật độ cây tái sinh Lim xẹt khá thấp. Trong đó cây Lim xẹt tái sinh tập trung ở vị trí chân đồi, mật độ tái sinh cây triển vọng Lim xẹt, mật độ cây tái sinh triển vọng so với mật độ cây tái sinh tại 2 vị trí chân, sườn có tỷ lệ từ 16,7% - 16,7%. Trong đó tỷ lệ thấp nhất tại vị trí chânn đồi 20,59% và cao nhất tại vị trí sườn đồi với 39,40%. 4.4.3. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh Chất lượng cây tái sinh phản ánh mức độ thuận lợi của điều kiện ngoại cảnh đối với quá trình phát tán, nảy mầm của hạt và sinh trưởng của cây con. Căn cứ vào kết quả khả năng tái sinh để đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý tác động vào rừng để thúc đẩy quá trình tái sinh rừng.
  64. 54 Bảng 4.9: Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh Tỷ lệ chất lượng Nguồn gốc (%) Vị Mật độ OTC trí (Cây/ha) Hạt Chồi Tốt TB Xấu % % (Cây/ha) (Cây/ha) 4 2800 0 100 0 2400 85,7 400 14,3 11 2480 29 64,5 6,5 1600 64,5 880 35,5 1 2720 29,4 70,6 0 1760 64,7 960 35,3 6 2800 28,6 60 11,4 1520 54,3 1280 45,7 Chân 2 2640 24,2 75,8 0 1840 69,7 800 30,3 7 2720 20,6 79,4 0 1760 64,7 960 35,3 TB 2693 22 75 3 1813 67,3 880 32,7 12 2640 35,5 58 6,5 1920 72,7 720 27,3 10 2800 5,7 94,3 0 2240 80 560 20 8 2720 9 91 0 2400 88,2 320 11,8 3 2720 3 97 0 2320 85,3 400 14,7 Sườn 5 2720 8,3 91,7 0 2160 79,4 560 20,6 9 2720 9 91 0 2240 82,3 480 17,7 TB 2720 11,8 87,2 1 2213 81,3 507 18,7 (Nguồn: Kết quả tổng hợp xử lý số liệu điều tra ngoài thực địa) Kết quả điều tra tổng hợp bảng 4.9 cho thấy: Tại vị trí chân đồi: Ở vị trí chân đồi có mật độ 2693 cây/ha, mật độ cây tái sinh triển vọng là 587 cây/ha, chất lượng có tỷ lệ số cây tái sinh phân bố nhiều nhất là chất lượng tốt (22%) sau đó là chất lượng trung bình (75%) và chất lượng xấu (3%). Nguồn gốc tái sinh từ hạt chiếm (67,3%), tái sinh từ chồi chiếm (32,7%). Ở vị trí chân đồi Lim xẹt tái sinh, có tỷ lệ số cây tái sinh phân bố nhiều nhất là chất lượng tốt (22%), sau đó là chất lượng trung bình (75%) và chất lượng xấu (3%). Nguồn gốc tái sinh từ hạt chiếm (67,3%), tái sinh từ chồi chiếm (32,7%). Tại vị trí sườn đồi: Ở vị trí sườn đồi có mật độ 2720 cây/ha, mật độ cây tái sinh triển vọng là 307 cây/ha, chất lượng có tỷ lệ số cây tái sinh phân bố
  65. 55 nhiều nhất là chất lượng tốt (11,8%) sau đó là chất lượng trung bình (78,2%) và chất lượng xấu (1%). Nguồn gốc tái sinh từ hạt chiếm (81,3%), tái sinh từ chồi chiếm (18,7%). Tại vị trí sườn đồi cây Lim xẹt tái sinh, có tỷ lệ số cây tái sinh phân bố nhiều nhất là chất lượng tốt (11,8%), sau đó là chất lượng trung bình (87,2%) và chất lượng xấu (1%). Nguồn gốc tái sinh từ hạt chiếm (81,3%), tái sinh từ chồi chiếm (18,7%). 4.4.4. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao Phân bố số cây theo cấp chiều cao là một chỉ tiêu quan trọng trong phản ánh hình thái của thực vật và quy luật kết cấu lâm phần. Kết quả điều tra tổng hợp số liệu phân bố tái sinh theo cấp chiều cao tại vị trí chân, sườn đồi được tổng hợp tại bảng 4.10: Bảng 4.10: Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao của lâm phần và Lim xẹt Mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao (Cây/ha) Đặc điểm I II III IV V VI VII Lim xẹt 0 0 80 0 0 0 0 Chân Lâm phần 40 347 867 933 387 53 80 Lim xẹt 0 13 40 0 0 0 0 Sườn Lâm phần 14 480 1200 813 133 0 80 (Nguồn: Kết quả tổng hợp xử lý số liệu điều tra ngoài thực địa) Ghi chú: Cấp I 3,0m. Kết quả bảng 4.9 cho thấy: Tại vị trí chân đồi: Mật độ cây tái sinh phân bố theo cấp chiều cao lớn nhất là cấp I ( 3m). Về Lim xẹt tái sinh ta có cấp cấp I (< 0,5m) với 0 cây/ha, sau đó là cấp II (0,5 - 1m) với 0 cây/ha, cấp III (1 - 1,5m) với 80 cây/ha, cấp IV
  66. 56 (1,5 - 2m) với 0 cây/ha, cấp V (2 - 2,5m) với 0 cây/ha, cấp VI (2,5 - 3m) với 0 cây/ha và cấp VII (> 3m) là 0 cây/ha. Tại vị trí sườn đồi: Mật độ cây tái sinh phân bố theo cấp chiều cao lớn nhất là cấp I ( 3m) với 80 cây/ha. Lim xẹt tái sinh ta có cấp cấp I ( 3m) là 0 cây/ha. Như vậy có thể thấy tại vị trí chân, sườn đồi mật độ tái sinh vẫn tập trung chủ yếu ở cấp I ( 3m) từ 80 - 80 cây/ha. Tại đây Lim xẹt chiếm cấp I ( 3m) từ 0 cây/ha. 4.5. Đề xuất các biện pháp bảo vệ và phát triển loài Lim xẹt Công tác bảo tồn và phát triển loài cây Lim xẹt tại 3xã Thượng Nông, Sing Long, Yên Hoa, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang do đặc điểm địa hình đồi núi cao, lực lượng kiểm lâm mỏng, nên công tác tuần tra bảo vệ rừng còn lỏng lẻo. Từ những nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học loài Lim xẹt ta thấy. Sâu khi lập OTC nơi có loài Lim xẹt phân bố, ta tiến hành đo lần lượt tầng cây gỗ chu vi trên 20cm. Trong một OTC ta chia thành 5 ODB để đo cây tái sinh và cây bụi thảm tươi. Gồm có những loài nào tham gia. Vì vậy trong khu vực nghiên cứu loài Lim xẹt người dân đã bị chặt phá để làm nương rẫy.
  67. 57 Trạng thái thảm thực vật thứ sinh phục hồi rừng tự nhiên sau khai thác kiệt phải bảo vệ tránh những tác động tiêu cực của con người, gia súc; phòng chống lửa rừng đồng thời điều chỉnh mật độ và phân bố cây tái sinh trên mặt đất, trồng bổ sung những loài cây phù hợp với điều kiện sinh thái như: Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum), Nhội (Bischofia javanica), Quế rừng (Cinnamomum sp) Theo hướng có lợi cho quá trình phục hồi rừng và đa dạng sinh học. 4.5.1. Giải pháp về cơ chế chính sách - Rà soát diện tích vùng đệm bên trong, thực hiện các thủ tục lập hồ sơ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân và giúp người dân ổn định cuộc sống, yên tâm đầu tư cho sản xuất, có căn cứ pháp lý để hoàn thiện hồ sơ quản lý cũng như xây dựng và thực hiện các chương trình dự án bảo vệ, bảo tồn và phát triển rừng lâu dài; - Hoàn thiện công tác khoán bảo vệ đến từng hộ dân sống trong vùng đệm, thực hiện mô hình "Đồng quản lý" trong công tác bảo tồn, huy động cộng đồng dân cư tham gia vào công tác bảo tồn. - Khuyến khích phát triển các hoạt động dịch vụ môi trường rừng, kinh doanh du lịch sinh thái trong phù hợp với quy định của pháp luật, nhằm tạo nguồn thu để bù đắp các chi phí, nâng cao thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và thay thế dần đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước. - Tăng cường chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho người dân địa phương, đặc biệt là các chương trình phát triển vùng đệm, tạo sinh kế cho người dân để giảm áp lực vào rừng tự nhiên. 4.5.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật - Tăng cường hệ thống thông tin, nâng cao năng lực, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thường xuyên cập nhật tình hình bảo vệ rừng. Xây dựng hệ thống cảnh báo cháy
  68. 58 rừng, hệ thống thông tin liên lạc chỉ huy phòng chống cháy rừng. - Lồng ghép các giải pháp kỹ thuật với các kỹ năng tiếp cận xã hội nhằm cùng với chính quyền động viên người dân địa phương tham gia công tác bảo tồn cũng như củng cố và xây dựng mối quan hệ với các cơ quan, đoàn thể trong vùng nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ. - Xác định các khu vực có loài Lim xẹt phân bố để tiến hành khoanh vùng trên bản đồ và trên thực địa, đóng biển cấm kết hợp với việc tuần tra, giám sát để ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm trái phép vào tài nguyên rừng. - Nghiên cứu áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tạo điều kiện cho những cây Lim xẹt tái sinh phát triển thành cây tái sinh có triển vọng và nhanh chóng tham gia vào tán rừng.
  69. 59 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Tổ thành các loài cây ở vị trí chân đồi có 19 - 27 loài cây gỗ, trong đó có từ 5 - 9 loài tham gia vào công thức tổ thành trong đó có Kháo, lim xẹt, Dẻ xanh, Mán đỉa, Bồ đề, Nhội, Ngát, Lát hoa, Dẻ gai. Mật độ trung bình rừng là 408 cây/ha, mật độ Lim xẹt chiếm 10 - 20 cây/ha, trung bình chiếm 12 cây/ha. Tổ thành loài cây ở vị trí sườn đồi có 21 - 30 loài cây gỗ tạo nên cấu trúc rừng, trong đó có từ 4 - 9 loài tham gia vào công thức tổ thành trong đó có Dẻ gai, Ngát, Dẻ gai, Bời lời, Lòng mang, Sung rừng, Thôi ba, Bồ đề, Trám trắng. Mật độ trung bình rừng là 377 cây/ha, mật độ loài Lim xẹt chiếm 10 cây/ha, trung bình chiếm 10 cây/ha. Cấu trúc tổ thành và mật độ tái sinh vị trí chân, sườn biến động từ 4 – 20 loài trong đó số loài cây tham gia vào công thức tổ thành từ 6 – 11 loài như: Lim xẹt, Mán đỉa, Dẻ gai, Sau sau, Bứa. Lim xẹt chiếm tỷ lệ tổ thành cao nhất (21,88%), Sung rừng (19,35%), Mán đỉa ba (11,76%), Dẻ gai (6,45%), Lim xẹt (6,25%), Lát hoa (5,71%), Thôi (5,71%) Ngát loài khác như: Bứa, Ba bết nâu, Dẻ xanh, Chẹo, Bời lời chiếm một tỷ lệ chiếm (22,9%). Vị trí sườn đồi Kháo vàng chiếm tỷ lệ tổ thành cao nhất (15,15%), sảng, (11,76%) Lòng mức, (8,82%) Dẻ gai, (6,06%) lim xẹt (5,88%), Mán đỉa (5,88%), Chẹo, loài khác như Kháo, chân chim, Ràng ràng, Thôi ba, sung rừng chiếm một tỷ lệ (46,4%). Phân bố loài Lim xẹt theo độ cao tại 3 xã Yên Hoa, Sinh Long, Thượng Nông, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, cho thấy: loài Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) phân bố tại các vị trí chân, sườn có độ cao phân bố chủ yếu từ 238m – 570m. Chất lượng nguồn gốc tái sinh thông qua công thức tổ thành tái sinh tại
  70. 60 vị trí chân và sườn đồi ta thấy rằng thành phần loài cây tái sinh từ 4 – 20 loài, các vị trí này rất đa dạng về thành phần loài, số lượng loài cây tái sinh của các loài cây gỗ tầng cao chiếm ưu thế chủ yếu là Kháo, Lim xẹt, Mán đỉa, Sung rừng, Dẻ gai tính đa dạng loài cao, phong phú. Tuy nhiên số lượng cây Lim xẹt tái sinh còn ít do cây mẹ của loài này bị khai thác và hầu hết tái sinh loài này là do các loài chim mang đến. Mật độ cây tái sinh triển vọng cây tái sinh tại vị trí chân và sườn đồi có tỷ lệ từ 13% - 27%. Trong đó tỷ lệ thấp nhất tại vị trí chân đồi với 13% và cao nhất tại vị trí sườn đồi với 27%. Mật độ cây tái sinh Lim xẹt quá ít, Lim xẹt tái sinh tập trung ở vị trí sườn cao nhất với 27%, mật độ cây tái sinh tại vị trí chân và sườn có tỷ lệ từ 13% - 27%. Phần bố theo cấp chiều cao vị trí chân và sườn đồi mật độ tái sinh vẫn tập trung chủ yếu ở cấp I cao nhất từ 13 - 933 cây/ha và cấp VII cấp thấp nhất chiếm 80 - 80 cây/ha. Tại đây Lim xẹt chiếm cao nhất cấp I, II từ 0 - 53 cây/ha, và thấp nhất cấp VI, VII từ 0 cây/ha. Những nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên: - Ảnh hưởng của địa hình: Theo số liệu thống kê từ độ cao 238m – 570m ở tại đây loài Lim xẹt phân bố đều, trên độ cao 238m thì loài Lim xẹt giảm dần. - Ảnh hưởng của đất: Độ dày tầng đất ở tầng A, B tương đối mòng và giảm dần theo chiều cao ảnh hưởng đến chất lượng. - Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi và độ che phủ biến động từ 0,49% - 0,57%: chủ yếu xuất hiện những loài cây bụi như: Đom đóm, Đơn nem, Sa nhân, Mua thường Với chiều cao trung bình biến động từ 0,7m – 2,25m. Mật độ cây bụi biến động từ 2546 - 2586 cây/ha. 5.2. Tồn tại Mặc dù đạt được một số kết quả như trên đề tài vẫn còn có những tồn tại sau:
  71. 61 - Đề tài chưa có điều kiện để nghiên cứu đặc điểm của lớp thảm mục trong khu vực nghiên cứu. - Đề tài chưa có điều kiện để nghiên cứu đặc điểm lý, hóa tính của đất trong khu vực nghiên cứu. - Đề tài chưa nghiên cứu được ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố tiểu hoàn cảnh trong quá trình diễn thế của rừng. Những khó khăn gặp phải khi thực hiện đề tài: - Địa hình hiểm trở gây khó khăn cho công tác điều tra và thu thập số liệu. - Thời tiết mưa gây trơn đường đi làm cho viêc đi lại gặp rất nhiều khó khăn cho việc đi đến khu vực nghiên cứu khi đường dốc có nhiều đá. - Thu thập kiến thức bản điạ từ người dân còn hạn chế do bất đồng ngôn ngữ (đa số người dân là dân tộc thiểu số không biết nói tiếng phổ thông). 5.3. Đề nghị Đây là lần đầu tiên làm đề tài, bản thân lại chưa có kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên tôi mới chỉ điều tra sơ bộ một số đặc tính sinh vật học và sinh thái học của cây Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev). Cần tiếp tục điều tra mở rộng thêm trên toàn bộ huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang với thời gian phù hợp, nghiên cứu sâu hơn để có những kết quả đầy đủ về đặc tính sinh vật học, sinh thái của loài. Tiến hành thu hạt giống, tiến hành gây trồng thử nghiệm loài bằng hạt, chồi, nuôi cấy mô sau đó phát triển rộng ra trong khu vực. Chính quyền địa phương và người dân cần phải có những biện pháp quản lý, bảo tồn, phát triển và thúc đẩy cây phát triển trong tự nhiên một cách phù hợp. Phối hợp với các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh để nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật nhân giống, gây trồng loài cây Lim xẹt để bảo vệ và phát triển loài cây này rộng trong cả nước.
  72. 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Baur G.N (1962), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương Tấn Nhị dịch, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 2. Nguyễn Bá (2006), Hình thái học thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Lê Mộng Chân - Lê Thị Huyên (2000), Thực vật rừng, Nxb Nông Nghiệp. 7. Nguyễn Bá Chất (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và biện pháp kỹ thuật gây trồng nuôi dưỡng cây Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss), Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, VKHLN Việt Nam, Hà Nội. 8. Bảo Huy (1993), Góp phần nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng nửa rụng lá - rụng lá ưu thế Bằng lăng (Lagerstroemia calyculata) làm cơ sở đề xuất giải pháp lỹ thuật khai thác - nuôi dưỡng ở Đắk Lắk, Tây Nguyên, Luận án PTS khoa học lâm nghiệp, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 9. Phạm Thị Nga (2009), Tìm hiểu một số đặc điểm sinh thái, sinh trưởng phát triển của cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên tại phân khu phục hồi sinh thái Vườn quốc gia Tam Đảo, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 10. Vương Hữu Nhị (2003), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật tạo cây con căm xe góp phần phục vụ trồng rừng ở Đắc Lắc, Tây Nguyên, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Nguyễn Toàn Thắng (2008), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Dẻ Anh (Castanopsis piriformis Hickel & A.camus) tại Lâm Đồng, Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, Trường ĐHLN, Hà Nội. 12. Hoàng Văn Chúc (2009), Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên loài vối thuốc (Schima wallichii Choisy) trong các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi ở tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ lâm nghiệp, Trường
  73. 63 Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội. 13. Bùi Phi Hoàng (2012), Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài Vàng tâm (Maglietia fordiana Oliv) tại vườn quốc gia pù mát, tỉnh Nghệ An. Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội. 14. Thái Văn Trừng (1983), Những hệ sinh thái rừng Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật. 15. Phan Nguyên Xuất (1999), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học loài Thông nàng (Podocarpus imbrricatus Blume) tại tỉnh Gia Lai, Nxb Nông nghiệp. 16. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 17. Vũ Văn Cần (1997), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của cây Chò đãi làm cơ sở cho công tác tạo giống trồng rừng, Vườn Quốc gia Cúc Phương 18. Nguyễn Thanh Binh (2003), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Dẻ ăn quả phục hồi tự nhiên tại Bắc Giang. 19. Lê Phương triều (2003), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của loài Trai lý tại Vườn Quốc gia Cúc Phương. 20. Vũ Văn Khoát (2007), Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của loài Dầu đồng và cà chít phân bố trong rừng khộp ở Tây Nguyên. 21. Trần Minh Tuấn (1997), Nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học loài Phỉ ba mũi làm cơ sở cho việc bảo tồn và gây trồng tại Vườn Quốc gia Ba Vì - Hà Nội (Hà Tây cũ). II. Tài liệu tiếng Anh 22. Andrew T., Steven Sw., Mark G. and Hanna S., (1999), Hoang Lien Nature reserve, Biodiversity survey and conservation evaluation. 23. Baghai, N.L. 1988. Liriodendron (Magnoliaceae) from the Miocene Clarkia flora of Idaho. Amer. J. Bot. 75(4): 451-464.