Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây Đinh mật (Fernandoa brillettii Dop) tại xã Yên Lạc, Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

pdf 72 trang thiennha21 19/04/2022 3700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây Đinh mật (Fernandoa brillettii Dop) tại xã Yên Lạc, Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_dac_diem_lam_hoc_cay_dinh_mat_fernandoa.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây Đinh mật (Fernandoa brillettii Dop) tại xã Yên Lạc, Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THÁI KIÊN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CÂY ĐINH MẬT (Fernandoa brillettii Dop) TẠI XÃ YÊN LẠC, YÊN TRẠCH HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : ST&BTĐDSH Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2015-2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THÁI KIÊN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CÂY ĐINH MẬT (Fernandoa brillettii Dop) TẠI XÃ YÊN LẠC, YÊN TRẠCH HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : ST&BTĐDSH Lớp : K47 – STBTĐDSH Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2015-2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Vũ Văn Thông Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là kết quả tực tế của tôi, những phần sử dụng tài kiệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình theo dõi hoàn toàn trung thực, nếu có sai sót gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỉ luật của khoa và nhà trường đề ra. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019 XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Đồng ý cho bảo vệ khóa luận trước hội đồng TS Vũ Văn Thông Nguyễn Thái Kiên XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN DIỆN Xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm đánh giá (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp là bước cuối cùng đánh dấu sự trưởng thành của một sinh viên ở giảng đường Đại học. Để trở thành một cử nhân hay một kỹ sư đóng góp những gì mình đã học được cho sự phát triển đất nước. Đồng thời là cơ hội để sinh viên vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, xây dựng phong cách làm việc khoa học và chuyên nghiệp. Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp và giáo viên hướng dẫn, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây Đinh mật (Fernandoa brillettii Dop) tại xã Yên Lạc, Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”. Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn và được phía nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, tôi đã có một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và học tập nghiêm túc để hoàn thành đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo TS. Vũ Văn Thông đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập. Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, tháng 5 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thái Kiên
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Các tiêu chí đánh giá phân tích mẫu đất. 21 Bảng 4.1: Phân bố cây Đinh mật theo các trạng thái rừng 24 Bảng 4.2: Bảng phân bố của loài Đinh mật theo độ cao 25 Bảng 4.3: Kết quả đo đếm đường kính trung bình của thân cây Đinh mật 26 Bảng 4.4: Kết quả đo đếm kích thước trung bình của lá Đinh mật 27 Bảng 4.5: Kết quả đo đếm chiều dài và đường kính quả Đinh mật 28 Bảng 4.6: Kết quả đo đếm trọng lượng hạt trung bình của quả Đinh mật 30 Bảng 4.7: Tổng hợp công thức tổ thành tầng cây gỗ 31 Bảng 4.8: Tổng hợp độ tàn che nơi có Đinh mật phân bố 32 Bảng 4.9: Nguồn gốc tái sinh của loài Đinh mật 33 Bảng 4.10: Chất lượng tái sinh quanh gốc mẹ của loài Đinh mật 34 Bảng 4.11: Chất lượng tái sinh loài Đinh mật trong các OTC 35 Bảng 4.12 (1): Mật độ tái sinh của loài Đinh mật ở OTC 37 Bảng 4.12 (2): Mật độ tái sinh của loài Đinh mật quanh gốc cây mẹ 37 Bảng 4.13: Bảng cây tái sinh triển vọng của loài Đinh mật 38 Bảng 4.14: Bảng tổng hợp độ che phủ trung bình của cây bụi nơi có loài Đinh mật phâ bố 39 Bảng 4.15: Bảng tổng hợp độ che phủ trung bình của lớp dây leo và thảm tươi nơi có loài Đinh mật phân bố 40 Bảng 4.16: Kết quả phẫu diện đất nơi có loài Đinh thối phân bố 42 Bảng 4.17: Kết quả phân tích đất khu vực có cây Đinh thối phân bố 43
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Thân cây Đinh mật 26 Hình 4.2: Lá kép cây Đinh mật 27 Hình 4.3: Lá chét cây Đinh mật 27 Hình 4.4: Hoa của cây Đinh mật 28 Hình 4.5: Quả của cây Đinh mật 29 Hình 4.6: Hạt của cây Đinh mật 29
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ĐDSH Đa dạng sinh học N Số cây gỗ trong mỗi ô tiêu chuẩn LCCTTT Số loài cây tham gia vào công thức tổ thành ĐMTS Đinh mật tái sinh OTC Ô tiêu chuẩn ODB Ô dạng bản D1.3 Đường kính đo tại vị trí 1,3m HVN Chiều cao vút ngọn HDC Chiều cao dưới cành Dt Đường kính tán T Tốt X Xấu TB Trung bình
  8. vi MỤC LỤC Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 3 2.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài 3 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 3 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 10 2.2.3. Đánh giá tổng quan về cây Đinh mật 11 2. 3 Tổng quan khu vực nghiên cứu 13 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 13 2.3.2. Điều kiện địa hình: 13 2.3.3. Điều kiện khí hậu thời tiết: 14 2.3.4. Về đất đai thổ nhưỡng: 14 2.3.5. Về du lịch: 14 2.3.6. Kết cấu hạ tầng: 15 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: 16 3.3. Nội dung nghiên cứu. 16 3.2.3. Đặc điểm phân bố của loài Đinh mật. 16 3.2.2. Đặc điểm nổi bật về hình thái của loài Đinh mật 16
  9. vii 3.2.3. Một số đặc điểm sinh thái của loài Đinh mật 16 3.2.4. Đề xuất một số biên pháp bảo tồn và phát triển cây Đinh mật 17 3.3. Phương pháp nghiên cứu 17 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu 17 Nghèo 21 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QỦA 24 4.1. Đặc điểm phân bố của loài 24 4.1.1. Kết quả đặc điểm phân bố trong các trạng thái rừng .24 4.1.2. Đặc điểm phân bố Đinh mật theo độ cao trên khu vực nghiên cứu 25 4.2. Đặc điểm hình thái thân, cành, lá, hoa, quả và hạt 25 4.2.1. Hình thái Gốc thân, cành 25 4.2.2. Hình thái lá 27 4.2.3. Hình thái hoa, quả 28 4.2.4. Hình thái hạt 29 4.3. Một số đặc điểm lâm học của loài Đinh mật 30 4.3.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ 30 4.3.2. Đặc điểm về tái sinh của loài Đinh mật phân bố 33 4.3.3. Cây tái sinh triển vọng của loài Đinh mật 38 4.3.4. Đặc điểm cây bụi, và thảm tươi nơi có loài Đinh mật phân bố 39 4.4. Đặc điểm đất nơi loài cây nghiên cứu phân bố 40 4.4.1. Đặc điểm lý tính của đất 41 4.4.2. Đặc điểm hóa tính của đất 43 4.5. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài 44 4.5.1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn và phát triển cây Đinh mật tại xã Yên Lạc, Yên Trạch, huyện Phú Lương 44 4.5.2. Đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển loài 45 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
  10. viii 5.1. Kết luận 46 5.2. Tồn tại 47 5.3. Kiến nghị 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
  11. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng tự nhiên đang ngày càng bị thu hẹp diện tích, trữ lượng và chất lượng rừng giảm. Do hoạt động khai thác chặt phá, sửu dụng rừng không hợp lý, đốt nương làm rẫy dẫn tới diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng tăng lên. Gỗ và các lâm sản ngoài gỗ đang dần cạn kiệt, các loài cây gỗ quý có giá trị kinh tế cao đã và đang bị khai thác một cách triệt để, khả năng tái sinh của chúng luôn luôn bị đe dọa, có loài đã mất dần khả năng tái sinh tự nhiên. Từ năm 1943 đén năm 1993, khoảng 6 triệu ha rừng tự nhiên nước ta đã mất, trung bình mỗi năm mất 110000-120000ha. Trong 3 thập kỷ qua nước ta đã trồng trên 2 triệu ha rừng, diện tích thành rừng chỉ chiếm gần 40%. Trước thực tế sử dụng gỗ ngày càng tăng, cũng như vấn đề phòng hộ môi trường ngày càng cấp thiết. trong những năm qua nhà nước ta với sự giúp đỡ của các tổ chức nước ngoài đã đầu tư khá lớn để phục hồi, trồng mới và phát triển rừng. Trong công tác trồng rừng, các loài cây bản địa chưa được chú ý đúng mức, chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong trồng rừng. Mặc dù đã có nhiều hội thảo về cơ cấu cây trồng cho các vùng kinh tế lâm nghiệp và hệ thống cơ cấu cây trồng lâm nghiệp đã được Bộ Lâm nghiệp ban hành theo quyết định QĐ 680 QD/LN năm 1986, gần 100 loài cây được quy định, trong số 54 loài cây được xếp vào nhóm khẳng định. Tập đoàn cây lâm nghiệp đã xác định các vùng để gây tạo, trồng phục hồi, nhưng nhiều nơi trồng không thành rừng, trong đó có nguyên nhân kỹ thuật cần được xem xét. Những năm gần đây trong việc trồng rừng của nước ta đã có xu hướng trồng bổ sung cây trồng là các loài cây địa phương. Đinh mật là một loài cây gỗ lớn, có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao. Trong những năm qua gỗ Đinh mật đã bị khai thác với số lượng lớn, nên
  12. 2 còn rất ít ở một số vùng trên núi đất và núi đá vôi, tập trung chủ yếu ở các khu bảo tồn thiên nhiên như Ba Bể, Phượng Hoàng v.v và là đối tượng cần được chăm sóc, bảo tồn và phát triển. Việc nghiên cứu đặc điểm lâm học cây Đinh mật là rất cần thiết là cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, nhằm bảo tồn và phát triển loài cây quý hiếm này tôi đã được tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây Đinh mật (Fernandoa brillettii Dop.) tại xã Yên Lạc, Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được thực trạng phân bố và một số đặc điểm lâm học của cây Nghiến tại khu vực nghiên cứu. - Xác định được ảnh hưởng của diện tích tán cây mẹ đến mật độ tái sinh, mật độ cây tái sinh có triển vọng cây Đinh mật tại khu vực nghiên cứu. - Đề xuất một số giải pháp xúc tiến tái sinh cây đinh mật. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp sinh viên làm quen với việc nghiên cứu khoa học, cũng cố kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tế, biết các thu thập, phân tích và xử lý thông tin cũng như kỹ năng tiếp cận và làm việc với cộng đồng thôn bản và người dân. Bổ sung các thông tin khoa học và là cơ sở khoa học cho các nhà quản lý. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Nghiên cứu loài cây Đinh mật (Fernandoa brillettii Dop) làm cơ sở khoa học đề xuất hướng bảo tồn và phát triển loài tại xã Yên Lạc, Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
  13. 3 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Về cơ sở sinh học Công việc nghiên cứu đối với bất kỳ loài cây rừng nào chúng ta cũng cần phải nắm rõ đặc điểm sinh học của từng loài. Việc hiểu rõ hơn về đặc tính sinh học của loài giúp chúng ta có những biện pháp tác động phù hợp, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và bảo vệ hệ động thực vật quý hiếm, từ đó giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về thiên nhiên sinh vật Về cơ sở bảo tồn Biến đổi khí hậu, chặt phá rừng làm cho nhiều loài động, thực vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng chính vì vậy công tác bảo tồn loài, bảo tồn đa dạng sinh học ngày càng được quan tâm và chú trọng Cây Đinh mật tuy có khu phân bố rộng, nhưng bị khai thác rất mạnh. Đinh mật phân bố rộng ở Việt Nam, có thể gặp trên nhiều hệ sinh thái rừng từ núi đất tới núi đá vôi. Ngay tại các khu khu bảo tồn vẫn bị chặt trộm. Loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên. Đây là cơ sở giúp tôi tiến hành đề tài này. 2.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Những nghiên cứu về bảo tồn nguồn gen Lê Thị Thanh Hương (2013) [4], “Bảo tồn loài là khả năng tồn tại loài đó trong hiện tại và tương lai gần có những yếu tố được xem xét khi đánh giá tình trạng bảo tồn của một loài không chỉ đơn giản dựa vào cá thể còn sống mà tỷ lệ tăng hay giảm của loài đó theo thời gian, tỷ lệ nhân giống thành công, mối đe dọa với loài”.
  14. 4 Bảo tồn nguồn gen: “Nguồn gen là những sinh vật sống hoàn chỉnh hay những bộ phận của chúng mang thông tin di truyền sinh học, và là những vật liệu ban đầu có khả năng tạo ra hay tham gia tạo giống mới của thực vật, động vật và vi sinh vật” theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [17]. Vì vậy bảo tồn nguồn gen chính là bảo tồn các vật thể mang thông tin di truyền sinh học, những vật thể có khả năng tạo ra hay tham gia tạo ra giống mới. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, các hoạt động kinh tế xã hội có chủ ý hoặc nhiều khi là vô thức mà con người đã không nhận thức được đầy đủ sự cần thiết phải giữ mối quan hệ chung sống hài hòa giữa con người với thiên nhiên. Vì thế con người đang hàng ngày hàng giờ gây tổn hại tới môi trường sống của mình, trong đó có việc đang làm mất đi nhiều dạng sống của sinh vật. Con số thống kê cho thấy thế giới sinh vật đã mất đi hàng triệu dạng sống, cả các nguồn gen tự nhiên lẫn các nguồn gen giống vật nuôi, cây trồng mà các thế hệ loài người phải rất dày công và trải qua lịch sử hàng vạn năm mới tạo ra được. Rừng nhiệt đới được xem như những “kho chứa” về tính đa dạng sinh học (ĐDSH) của thế giới theo Kanowski và Boshier (1997) [21], nên sự suy thoái về số lượng lẫn chất lượng của rừng nhiệt đới đồng nghĩa với sự suy giảm tính ĐDSH. Vì vậy, việc phát triển những chiến lược hiệu quả nhằm bảo tồn, khôi phục và phát triển tính ĐDSH cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới đang nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế và nhiều dự án bảo tồn ĐDSH cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới đang được tiến hành trên quy mô toàn cầu. Theo Tewari (1993) [22] thì bảo tồn nguồn gen hay bảo tồn nguồn tài nguyên di truyền là quản lý sự sử dụng của con người đối với nguồn tài nguyên di truyền để có thể thu được lợi ích ổn định lớn nhất cho thế hệ hiện
  15. 5 tại trong khi vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của các thế hệ mai sau. Bảo tồn các tài nguyên sống có ba mục tiêu chủ yếu, đó là (1) Bảo vệ các hệ sinh thái (bảo tồn thiên nhiên), (2) Bảo tồn sự đa dạng di truyền (bảo tồn nguồn gen) và (3) Bảo đảm sử dụng lâu bền các nguồn tài nguyên. Như vậy có thể dễ dàng nhận thấy vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng của bảo tồn nguồn gen trong chiến lược bảo vệ đa dạng sinh học theo FAO (1993) [20]. Bảo tồn nguồn gen thực chất là bảo tồn đa dạng di truyền tồn tại bên trong mỗi loài và giữa các loài. Đa dạng di truyền là biến dị di truyền có trong biến dị tự nhiên. Biến dị tự nhiên có bên trong, kích thước quần thể và sự cách ly. Cùng với quá trình tiến hóa, các mỗi loài là kết quả của các tương hỗ phức tạp giữa các yếu tố khác nhau như di truyền, phản ứng với sự đa dạng của môi trường sống, hệ thống nhân giống, mức độ lai chéo, lai giống, yếu tố này thường tạo nên các quần thể khác biệt về mặt di truyền bên trong một loài và tạo nên các cá thể khác biệt nhau về mặt di truyền bên trong quần thể. Ở đây việc bảo tồn nguồn gen cây rừng thường gắn bảo tồn nguồn gen các cây thuốc, cây nông nghiệp hoang dại và động vật sinh sống trong rừng. Vì vậy bảo tồn nguồn gen cây rừng cũng liên quan chặt chẽ với điều chế rừng. Các hoạt động cần ưu tiên, bao gồm: khảo sát, thu thập đánh giá, đánh giá, bảo tồn, sử dụng. Bảo tồn nguồn gen cây rừng được tiến hành bằng các phương thức khác nhau như: bảo tồn in situ, bảo tồn ex situ (bao gồm cả dạng cây sống, hạt giống, hạt phấn, mô nuôi cấy in vitro), bảo tồn tư liệu và bảo tồn thông tin. Hiện nay, các nước có nền lâm nghiệp tiên tiến cũng chỉ tập trung bảo tồn nguồn gen cho một số cây trồng rừng chủ yếu. Ví dụ, ở châu Âu tập trung ở nhóm cây lá kim, ở Trung Cận Đông là nhóm Sổi dẻ (Quercus) vv Ở các nước Bắc Âu, bảo tồn nguồn gen cũng chỉ tập trung ở một số loài lá kim
  16. 6 thuộc các chi Picea, Pinus, Psendotauga, Larix và một số loài cây lá rộng thuộc chi Populus. Tại Thái Lan, việc bảo tồn nguồn gen tại chỗ cũng chỉ tập trung cho 5 loài cây ưu tiên là: Gõ đỏ (Aflezia xylocarpa), Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Sao đen (Hopea odorata), Giáng hương quả to (Pterocarpus maorocarpa) và Tếch (Tectona grandis), dẫn theo Nguyễn Đức Thành và cs (2005) [14]. Những nghiên cứu về nhân giống phục vụ công tác bảo tồn Ở Malaysia, nhân giống sinh dưỡng các loại cây họ Sao dầu bắt đầu từ năm 1970, hầu hết các nghiên cứu được tiến hành ở Viện nghiên cứu Lâm nghiệp Malaysia, theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [16]. Ở trường Đại học Tổng hợp Pertanian, Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp tại Sepilok đã báo cáo các công trình có giá trị về nhân giống sinh dưỡng cho cây họ dầu. Tuy nhiên, tỷ lệ ra rễ của các cây họ dầu còn chưa cao, sau khi thay đổi các phương tiện nhân giống như: Các biện pháp vệ sinh tốt hơn, chế độ che bóng, phun sương mù, kỹ thuật trẻ hóa cây mẹ, thì tỷ lệ ra rễ đã cải thiện hơn, dẫn theo Phùng Văn Phê (2013) [9]. Tại Indonesia, các nghiên cứu về giâm hom cây họ dầu được tiến hành tại trung tâm nghiên cứu cây họ Dầu Wanariset đã áp dụng phương pháp nhân giống Tắm bong bóng, Phương pháp này thu được tỷ lệ ra rễ 90 - 100% so với các loài Shorea Leprosul, dẫn theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (1999) [6]. Trong lâm nghiệp, nhân giống sinh dưỡng cho cây rừng đã được sử dụng trên 100 năm nay. Từ những năm 1840, Marrier de Boisdyver (người Pháp) đã ghép 10.000 cây Thông Đen. Năm 1883, Velinski A.H công bố công trình nghiên cứu nhân giống một số loài cây lá kim và lá rộng thường xanh bằng hom. Ở Pháp năm 1969, Trung tâm lâm nghiệp nhiệt đới bắt đầu chương trình nhân giống Bạch đàn. Năm 1973 mới có 1 ha rừng trồng bằng cây hom đến năm 1986 có khoảng 24.000 ha rừng trồng bằng hom, các
  17. 7 rừng này đạt tăng trưởng bình quân 35 m3/ha/năm, dẫn theo Đoàn Thị Mai và cs (2005) [5]. Trên thế giới, cây lá kim rất được tập trung vào nghiên cứu. Riêng hai nước Australia và Newzealand sản xuất hàng năm trên 10 triệu cây hom Pinus radiate, Canada sản xuất hàng năm trên 3 triệu cây hom Vân sam đen (Picea maiana), Vân sam đen (Picea sitchensis) được các nước trên tạo ra hơn 4 triệu cây hom mỗi năm. Năm 1989, Nhật bản sản xuất 31,4 triệu cây hom Liễu sam (Cryptomeria japonica). Vân sam Na Uy (Picea abies) là loài cây lá kim cũng thu được những thành công trong việc nhân giống bằng hom với số lượng lớn phục vụ công tác trồng rừng dòng vô tính, nhất là ở Châu Âu. Chỉ tính riêng ở một số cơ sở giâm hom chính của 11 nước mà đã sản xuất được hơn 11 triệu cây hom mỗi năm và qua 10 năm khảo nghiệm ở Mỹ mới đưa vào sản xuất đại trà Cây thông Noel (P. attenuate x P. radiate) với đặc tính tốt của cây trang trí, sinh trưởng nhanh, chịu lạnh, chịu hạn, dẫn theo Đặng Phi Hùng (2010) [3]. Các nghiên cứu về sinh thái Các chuyên gia sinh thái học đã khẳng định: Rừng là một hệ sinh thái, thực vật rừng có sự biến động cả về chất và lượng khi yếu tố ngoại cảnh thay đổi, rừng cây và con người có quan hệ mật thiết với nhau. Chính vì lẽ đó, cây rừng được con người quan sát, xem xét. Baur G.N (1976) [1] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói chung và về cơ sở thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh, áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Từ đó tác giả này đã đưa ra những tổng kết hết sức phong phú về các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh nhằm đem lại rừng cơ bản là đều tuổi, rừng không đều tuổi và các phương thức xử lý cải thiện rừng mưa.
  18. 8 Odum E.P (1971) [8] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935. Khái niệm hệ sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh thái học. E.p.Odum (1978) [11] đã phân chia ra sinh thái học cá thể và sinh thái học quần thể. Sinh thái học cá thể nghiên cứu từng cá thể sinh vật hoặc từng loài, trong đó chu kì sống và tập tính cũng như khả năng thích nghi với môi trường được đặc biệt chú ý. Ngoài ra mối quan hệ giữa các yếu tố sinh thái và sinh trưởng có thể định lượng bằng các phương pháp toán học thường được gọi là mô phỏng, phản ánh các đặc điểm, quy luật tương quan phức tạp trong tự nhiên. Quan điểm sinh thái thì cấu trúc rừng chính là hình thức bên ngoài phản ánh nội dung bên trong của hệ sinh thái rừng. Về mô tả hình thái cấu trúc rừng Kraft (1884) lần đầu tiên đưa ra hệ thống phân cấp cây rừng, ông chia cây rừng trong một lâm phần thành 5 cấp dựa vào khả năng sinh trưởng, kích thước và chất lượng của cây rừng. Phân cấp của Kraft phản ánh được phương án phân cấp cây rừng cho rừng nhiệt đới tự nhiên mà được chấp nhận rộng rãi. Sampion Gripfit (1984), khi nghiên cứu rừng tự nhiên Ấn Độ và rừng ẩm nhiệt đới Tây Phi có kiến nghị phân cấp cây rừng thành 5 cấp cũng dựa vào kích thước và chất lượng cây rừng, Richards (1952) phân rừng ở Nigeria thành 6 tầng dựa vào chiều cao cây rừng theo Đặng Kim Vui (2013) [19]. Richards B.P (1999) [13] đã phân biệt tổ thành thực vật của rừng mưa thành hai loại rừng mưa hỗn hợp có tổ thành loài cây phức tạp và rừng mưa đơn ưu có tổ thành loài cây đơn giản, trong những lập địa đặc biệt thì rừng mưa đơn ưu chỉ bao gồm một vài loài cây. Cũng theo tác giả này thì rừng mưa thường có nhiều tầng (thường có 3 tầng, trừ tầng cây bụi và tầng cây thân cỏ). Trong rừng mưa nhiệt đới, ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các loài thân
  19. 9 cỏ còn có nhiều loài cây leo đủ hình dáng và kích thước, cùng nhiều thực vật phụ sinh trên thân hoặc cành cây. Tóm lại, trên thế giới các công trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng rất phong phú đa dạng, có nhiều công trình nghiên cứu công phu đã đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh rừng Những nghiên cứu về tái sinh rừng Tái sinh tự nhiên của rừng là một quá trình rất phức tạp. Tuy vậy vấn đề này cũng đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà lâm học. Khi nghiên cứu tái sinh rừng, người ta thường tập trung vào một số loài cây có giá trị kinh tế. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố. P.W.Richards (1959) [12] đã tiến hành nghiên cứu tái sinh ở rừng mưa nhiệt đới và cho xuất bản cuốn. ”Rừng mưa nhiệt đới” Kết quả nghiên cứu cho thấy tái sinh rừng mưa nhiệt đới vô cùng phức tạp, cây tái sinh tự nhiên có phân bố cụm một số khác có phân bố Poisson. Tác giả G. N. Baur (1976) [1] cho rằng, sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến phát triển của cây con còn đối với sự nảy mầm và phát triển của cây mầm ảnh hưởng này thường không rõ ràng và thảm cỏ, cây bụi có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây tái sinh. Ở những quần thụ kín tán, thảm cỏ và cây bụi kém phát triển nhưng chúng vẫn có ảnh hưởng đến cây tái sinh. Nhìn chung, ở rừng nhiệt đới, tổ thành và mật độ cây tái sinh thường khá lớn nhưng số lượng loài cây có giá trị kinh tế thường không nhiều và được chú ý hơn, còn các loài cây có giá trị kinh tế thấp thường ít được nghiên cứu, đặc biệt là đối với tái sinh ở các trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy. Trong nghiên cứu tái sinh rừng người ta nhận thấy rằng tầng cỏ và cây bụi qua thu nhận ánh sáng, độ ẩm và các nguyên tố dinh dưỡng khoáng của tầng đất mặt đã ảnh hưởng xấu đến
  20. 10 cây con tái sinh của các loài cây gỗ. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Năm 1998, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được giao là cơ quan đầu mối về bảo tồn nguồn gen cây rừng và chủ trì đề tài “Bảo tồn nguồn gen cây rừng”. Do số lượng loài cây rừng rất lớn không thể bảo tồn tất cả các loài cây rừng nên việc bảo tồn nguồn gen cây rừng định hướng tập trung 4 nhóm đối tượng chính: . Các loài cây rừng có giá trị kinh tế cao, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. . Các loài cây rừng có giá trị khoa học cao, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. . Các loài cây bản địa phục vụ trồng rừng. . Các loài cây nhập nội phục vụ trồng rừng. Khi nghiên cứu về thảm thực vật ở Việt Nam, Thái Văn Trừng (1978) [17] đã nhấn mạnh tới ý nghĩa của điều kiện ngoại cảnh đến các giai đoạn phát triển cây tái sinh. Trần Ngũ Phương (1970) [10] khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa lá rộng thường xanh đã có nhận xét “rừng tự nhiên dưới tác động của con người khai thác hoặc làm nương rẫy, lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Nếu chúng ta để thảm thực vật hoang dã tự nó phát triển lại, thì sau một thời gian dài trảng cây bụi, trảng cỏ chuyển dần lên những dạng thực bì cao hơn, thông qua quá trình tái sinh tự nhiên và cuối cùng rừng có thể phục hồi dưới dạng gần giống trạng thái rừng ban đầu”. Đặc điểm lâm học của các loài cây bản địa ở nước ta chưa được nghiên cứu nhiều, một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm lâm học thường được đề cập trong các báo cáo khoa học và một phần công bố trong các tạp chí như: Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Huỷnh (Tarrietia Javanica Bl) và cây Giổi Xanh (Michelia Medioris Dandy) làm cơ sở xây dựng các biện pháp kỹ thuật gây trồng, dẫn theo Hoàng Xuân Tý và cs (2005) [18]. Nghiên
  21. 11 cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Camelia hoa vàng tại vườn quốc gia Tam Đảo, theo Đỗ Đình Tiến (2002) [15]. Các công tình nghiên cứu riêng về cây Đinh mật chưa nhiều, phần lớn các tác giả mới chỉ nghiên cứu về lĩnh vực phân loại mô tả phát hiện, giám định tên loài cây Đinh mật.Như vậy cho đến nay các công trình nghiên cứu về cây Đinh mật chưa nhiều và chưa tương xứng với giá trị của nó. Tuy nghiên những công trình đã nghiên cứu này là cơ sở để xác định nội dung nghiên cứu của đề tài này. 2.2.3. Đánh giá tổng quan về cây Đinh mật 2.2.3.1. Những nghiên cứu về cây Đinh mật Cây Đinh mật, tên khác: Đinh thối, tên khoa học: Fernandoa brillettii (Dop.) Steen. Đặc điểm nhận biết Cây gỗ lớn, cao 25- 30m, đường kính có thể tới 50-100cm. Vỏ mầu xám tro bong mảng, có nhiều lớp mỏng lớp trong nâu vàng. Phân cành thấp. Cành non hơi vuông cạnh phủ lông nâu vàng. Lá kép lông chim 1 lần lẻ mọc đối, dài 40- 45cm. Lá chét hình trái xoan hay trứng trái xoan, đầu có mũi nhọn, đuôi gần tròn, dài 10- 13cm, rộng 5- 6cm, mặt dưới có lông mịn và tuyến nhỏ ở gốc, gân bên nổi rõ ở mặt dưới, gân nhỏ gần song song. Cuống lá chét ngắn. Hoa tự xim viên chuỳ ở đầu cành. Hoa to, thưa, lưỡng tính, không đều. Đài hình chuông, tràng hợp gốc, màu trắng hay trắng vàng tạo thành 2 môi. Nhị 5 có 2 nhị dài, bầu 2 ô. Quả nang hình trụ dài khoảng 40cm, rộng 4cm, đầu quả nhọn. Vỏ quả hoá gỗ khi chín tách ô. Hạt dẹt nhẵn bóng, có cánh màu trắng, xếp thành 2 hàng trong mỗi ô.
  22. 12 Đặc tính sinh học và sinh thái học Cây mọc chậm, mùa hoa tháng 9 –11. Mọc rải rác trong rừng kín lá rộng thường xanh ở các tỉnh miền Bắc. Theo Nguyễn Tiến Bân và cs (2005) [2], Danh lục các loài thực vật Việt Nam tập III, ở Việt Nam đã phát hiện 5 loài cây trong chi Đinh: - Fernandoa adenophylla (Wall. ex G.Don) Steenis, 1976 - Đinh lá tuyến, ngọt nai - Fernandoa bracteata (P.Dop) Steenis, 1976 - Đinh lá hoa, đinh vàng - Fernandoa brilletii (P.Dop) Steenis, 1976 - Đinh thối (đinh mật) - Fernandoa collignonii (P.Dop) Steenis, 1976 - Đinh, đinh vàng, đinh collignon - Fernandoa serrata (P.Dop) Steenis, 1976 - Đinh vàng, kẹn, sò đo 2.2.3.2. Giá trị kinh tế Đứng đầu bảng trong nhóm gỗ quý và nằm trong nhóm "Tứ thiết”. Là loại gỗ sinh trưởng chậm, gỗ nặng, chắc, bề mặt đanh mịn, gỗ Đinh mật già mặt vân chun rất đẹp, thuộc loại đẹp nhất, giá vô cùng đắt và gần như không còn, mua bán chỉ qua quen biết giới thiệu nhau. Tuy có khu phân bố rộng, nhưng bị khai thác rất mạnh (trước đây để lấy gỗ dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng trong gia định như làm cửa, sàn nhà, bàn ghế, tủ phân bố chủ yếu ở các Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, Pà Cò - Hang Kia, Hữu Liên và Vườn quốc gia Ba Bể, nhưng tại những nơi đó vẫn bị chặt trộm. Loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên. 2.2.3.3. Hiện trạng phân bố cây Đinh mật Trong nước: Thái Nguyên (Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, Đồng Hỷ, Đại Từ), Sơn La (Thuận Châu, Sông Mã, Mộc Châu), Hà Giang, Tuyên Quang (Chiêm Hoá), Cao Bằng (Quảng Hoà, Trùng Khánh, Hạ Lang, Thạch
  23. 13 An), Bắc Kạn (Chợ Đồn, Ba Bể), Lạng Sơn (Hữu Liên, Bắc Sơn), Quảng Ninh, Bắc Giang, Hoà Bình (Mai Châu, Pà Cò). Tỉnh Thái Nguyên có hệ thống rừng tự nhiên phong phú, đa dạng, phân bố ở núi thấp, núi cao, núi đất, núi đá và có thể phục vụ du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học như Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa-Phượng, rừng đặc dụng ATK, rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc nhưng hiện tại loài Đinh mật đang trở nên khan hiếm và có nguy cơ biến mất bởi các hoạt động của con người. Hiện trạng loài cây Đinh mật ở Thái Nguyên còn lại rất ít, phân bố rải rác ở các vườn rừng, các diện tích rừng tự nhiên tại các huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, Định Hóa, Phú Lương và Đại Từ. 2. 3 Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu * Xã Yên Lạc: Yên Lạc là một xã thuộc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Xã có địa hình kéo dài theo chiều bắc-nam và giáp với xã Văn Lãng thuộc huyện Đồng Hỷ ở phía đông bắc, xã Phú Đô ở phía đông, xã Tức Tranh ở phía đông nam và nam, một đoạn nhỏ giáp với xã Phấn Mễ ở phía tây nam, giáp với xã Động Đạt, Phú Lương ở phía tây và với hai xã Yên Ninh và Yên Đổ ở phía tây bắc; phía bắc Yên Lạc là xã Quảng Chu thuộc huyện Chợ Mới của tỉnh Bắc Kạn. * Xã Yên Trạch Yên Trạch là một xã ở phía bắc của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Xã nằm ở phía bắc của huyện và theo chiều kim đồng hồ từ phía bắc, xã lần lượt giáp với Yên Ninh, Yên Đổ (thuộc Phú Lương); Phú Tiến, Trung Hội, Phượng Tiến, Tân Dương (thuộc Định Hóa). 2.3.2. Điều kiện địa hình:
  24. 14 Địa hình của cả 3 xã tương đối phức tạp, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100m đến 400m. Các xã này có nhiều núi cao, độ cao trung bình từ 300 m đến 400m, độ dốc phần lớn trên 20°; thảm thực vật dầy, tán che phủ cao, phần nhiều lá rừng xanh quanh năm Đây là vùng địa hình mang tính chất của vùng trung du nhiều đồi, ít ruộng. 2.3.3. Điều kiện khí hậu thời tiết: Điều kiện khí hậu thời tiết của 3 xã này đều cùng chung điều kiện khí hậu của huyện Phú Lương. Khí hậu Phú Lương mang tính chất nhiệt đới gió mùa với hai mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) nhiệt độ xuống thấp, có khi xuống tới 3°C, thường xuyên có các đợt gió mùa đông bắc hanh, khô. Mùa nóng (từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm) nhiệt độ cao, nhiều khi có mưa lớn và tập trung. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22°C, tổng tích nhiệt khoảng 8.000°C. Nhiệt độ bình quân cao nhất trong mùa nóng 27,2°C (cao nhất là tháng 7 có năm lên tới 28°C - 29°C). Nhiệt độ bình quân thấp nhất trong mùa lạnh là 20°c, (thấp nhất là tháng 1: 15,6°C). 2.3.4. Về đất đai thổ nhưỡng: Có ba loại đất chính: đất fe-ra-lít vàng đỏ trên phần thạch sét, đất fe-ra- lít mầu vàng nhạt trên đá cát và đất nâu đỏ trên đá mácmabazơ và trung tính tương đối phù hợp để trồng cây công nghiệp dài ngày, chủ yếu là các cây chè, cà phê, cây ăn quả và bố trí sản xuất theo hướng nông - lâm kết hợp. 2.3.5. Về du lịch: Các xã này có vị trí gần với các khu du lịch nổi tiếng của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn như Núi Đuổm, Núi Chúa, Núi Sơn Cẩm và Đền Thắm. Đó đều là những khu du lịch tâm linh thu hút rất nhiều người đến hành lễ và thăm quan hàng năm.
  25. 15 2.3.6. Kết cấu hạ tầng: Ngoài hai tuyến đường chính là quốc lộ 3 và tỉnh lộ 254, Yên Đổ còn có tuyến đường liên xã Tức Tranh - Yên Lạc - Yên Đổ thuộc dự án đường giao thông nông thôn của huyện Phú Lương. Công trình có tổng đầu tư gần 45 tỷ đồng, trong đó chi phí xây lắp là trên 28 tỷ đồng. Kinh phí từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ngân sách Nhà nước và một số nguồn vốn khác. Việc xây dựng tuyến đường này đã góp phần thúc đẩy giao lưu, buôn bán, trao đổi giữa các xã với nhau.
  26. 16 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Loài Đinh mật - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học (Hình thái, cấu trúc, phân bố, tái sinh) của loài cây Đinh mật, làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: - Đề tài được tiến hành từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2019. - Địa điểm nghiên cứu: Tại Xã Yên Lạc, Yên Trạch, huyện Phú Lương. 3.3. Nội dung nghiên cứu. Để đạt được các mục tiêu, khóa luận nghiên cứu các nội dung chính sau: 3.2.3. Đặc điểm phân bố của loài Đinh mật. + Phân bố theo trạng thái rừng + Phân bố theo độ cao 3.2.2. Đặc điểm nổi bật về hình thái của loài Đinh mật - Hình thái thân cây - Hình thái lá - Hình thái hoa, quả 3.2.3. Một số đặc điểm sinh thái của loài Đinh mật - Đặc điểm tầng cây gỗ nơi có loài Đinh mật phân bố (Công thức tổ thành sinh thái tầng cây gỗ) - Đặc điểm về ánh sáng nơi loài Đinh mật phân bố - Đặc điểm về tái sinh của loài (chất lượng, mât độ, cây tái sinh triển vọng) - Đặc điểm cây bụi và thảm tươi nơi có loài Đinh mật phân bố - Đặc điểm đất nơi loài cây Đinh mật phân bố + Đặc điểm lý tính
  27. 17 + Đặc điểm hóa tính 3.2.4. Đề xuất một số biên pháp bảo tồn và phát triển cây Đinh mật 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1.1. Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu. Trong quá trình thực hiện, đề tài đã kế thừa các số liệu, tài liệu sau: - Các tài liệu, công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh thái, hình thái, tái sinh, giá trị sử dụng, của loài Đinh mật được thực hiện ở trong và ngoài nước. - Các số liệu, tài liệu, bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng tại huyện Phú Lương- tỉnh Thái Nguyên. - Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu. 3.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu phân loại học. Để xác định, làm quen và nhận rõ loài khi triển khai nghiên cứu thực địa thì việc nghiên cứu phân loại loài rất quan trọng. Nghiên cứu này thực hiện tốt giúp nhà nghiên cứu không nhầm lẫn đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra, nó cũng chỉ rõ vi trí phân loại của loài trong các hệ thống phân loại. Để thực hiện được nội dung này, đề tài đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu liên quan về hệ thống học của chi và họ Đay trên thế giới và trong nước, đồng thời tiến hành kiểm tra cách nhận biết cây Đinh mật ngoài thực địa để không bị nhầm lẫn với các cây khác. Các đặc điểm hình thái của loài cũng được ghi chép để phục vụ nghiên cứu hình thái loài. 3.3.1.3. Điều tra sơ thám. Sau khi đã có những thông tin sơ bộ về hình thái và phân bố của loài, đề tài tiến hành xác định trên bản đồ khu vực cần điều tra. Điều tra sơ thám nhằm:
  28. 18 - Nhận diện chính xác loài và xác định sơ bộ khu vực nghiên cứu của loài Đinh mật. - Xác định sơ bộ tuyến điều tra sao cho đảm bảo đi qua các loại rừng đại diện, nơi có loài Đinh mật phân bố. 3.3.1.4. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ngoài hiện trường. a) Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái. Sử dụng phương pháp quan sát mô tả trực tiếp đối tượng lựa chọn đại diện kết hợp với phương pháp đối chiếu, so sánh với các tài liệu đã có. Đây là phương pháp thông dụng được dùng trong nghiên cứu thực vật học, theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001) [7] Cụ thể như sau: - Quan sát mô tả hình thái và xác định kích thước của các bộ phận: thân cây, vỏ cây, sự phân cành, lá, hoa và hạt của cây Đinh mật, đối với thân cây ta dùng thước dây để xác định chu vi tại vị trí D1.3 , đo lá và quả bằng cách chọn những lá và quả sinh trưởng bình thường không bị sâu bệnh hay biến dạng dùng thước kẻ hoặc thước dây đo chiều dài và rộng rồi ghi lại các thông số đã đo vào bảng, ngoài ra chúng ta có thể dùng thước kẹp để đo kích thước quả rất tiện lợi và có độ chính xác cao - Lấy mẫu tiêu bản không những của loài nghiên cứu mà lấy của các loài khác trong quần xã phục vu cho việc định danh loài. Các mẫu vật thu được cần so sánh với các tiêu bản trước đây hoặc những loài cây có hình thái tương tự nhằm xác định tính chính xác của loài, dẫn theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001)[7]. - Đo đếm giá trị trung bình cuả lá và quả cây Đinh mật. Thu hái 100 mẫu lá, quả ở 3 vị trí trên tán cây (Dưới tán, giữa tán và đỉnh tán) - Dụng cụ thiết bị hỗ trợ: Máy ảnh, thước dây. ống nhòm, thước đo độ cao, GPS,
  29. 19 b) Điều tra trên các OTC điển hình: OTC có diện tích 1000 m2 (25 x 40m) cạnh dài đặt song song với đường đồng mức, cạnh ngắn vuông góc với đường đồng mức. Tại những nơi địa hình dốc, khó khăn (núi đá) trong điều tra tiến hành lập các OTC có diện tích nhỏ hơn (200-500 m2), gần nhau và lấy ngẫu nhiên thay thế cho ô có diện tích lớn (có tổng diện tích các OTC =1000m2). Số lượng OTC: 5 OTC/khu vực điều tra. Trong OTC xác định các nhân tố điều tra sau: - Đối với tầng cây gỗ: Các chỉ tiêu thu thập gồm: tên loài cây, Hvn, Hdc, D1,3, Dt, chất lượng của cây Đinh mật, có D1.3 ≥ 6cm trong OTC. Còn các loài cây khác chỉ đo D1.3 và Hvn. + Tên loài xác định tên địa phương tại hiện trường, sau đó tra tên khoa học, cây chưa biết tên lấy mẫu tiêu bản để giám định theo phương pháp chuyên gia. + Chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành đo bằng thước Blum - Leiss. + Đường kính đo tại vị trí 1,3m bằng thước kẹp kính có khắc vạch đến mm. + Đường kính tán đo bằng thước dây theo 2 chiều Đông Tây - Nam Bắc và lấy trị số trung bình theo phương pháp trung bình cộng. - Đối với tầng cây tái sinh Tầng cây tái sinh được xác định toàn bộ cây tái sinh của loài Đinh mật. Diện tích đo đếm cây tái sinh Trong mỗi OTC điển hình tạm thời và các tuyến điều tra tiến hành điều tra tái sinh Đinh mật xung quanh các gốc cây mẹ loài Đinh mật có cây con tái sinh theo diện tích hình tròn bán kính 2m lấy gốc cây mẹ làm tâm: từ 2, 4, 6, 8 m đến khi không còn cây tái sinh Đinh mật xuất hiện. Lập 5 ODB (ô dạng bản) có kích thước 5 x 5m trong OTC, các vị trí 1 ODB giữa OTC, 4 ODB ở 4 góc OTC để xác định các loài cây tái sinh, cây bụi, dây leo và thảm tươi. Thống kê tất cả cây tái sinh theo các tiêu chí: - Tên loài cây tái sinh. - Chiều cao cây tái sinh theo các cấp khác nhau.
  30. 20 - Xác định chất lượng cây tái sinh: + Cây tốt là cây thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh. + Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh. + Còn lại là cây có chất lượng trung bình. - Xác định nguồn gốc cây tái sinh: hạt hay chồi Khi điều tra tái sinh, chúng tôi đồng thời xách định các chỉ tiêu: độ tàn che, độ che phủ bình quân và độ dốc mặt đất tại vi trí cây mẹ. - Xác định cây tái sinh có triển vọng: Cây tái sinh có triển vọng là những cây ≥2m, sinh trưởng tốt có khả năng tham gia vào tầng cây cao. - Phương pháp điều tra cây bụi, thảm tươi Trên diện tích đo đếm tái sinh đã lập, sau khi đo đếm tái sinh xong, tiến hành đo đếm đồng thời các cây bụi và thảm tươi trên toàn bộ diện tích các dải vòng tròn đồng tâm (các dải) có bán kính 2m. Điều tra cây bụi theo chỉ tiêu: Tên loài chủ yếu, số lượng khóm (bụi), chiều cao bình quân, độ che phủ trung bình của từng loài và tổng số loài trên các ODB. Điều tra thảm tươi theo các chỉ tiêu: Loài chủ yếu, chiều cao bình quân, độ che phủ bình quân của loài và tình hình sinh trưởng của thảm tươi trên ODB. Để xác định độ che phủ của tầng cây bụi, thảm tươi chúng tôi thực hiện như sau: dùng thước dây có chia vạch theo 2 đường chéo vuông góc với nhau của ODB, trên mỗi đường đã vạch tính tổng chiều dài của những đoạn bị tán của cây bụi và thảm tươi che lấp, độ dài bị che lấp này chia cho chiều dài đường kính của ODB sẽ thu được độ che phủ. Cộng tổng và chia trung bình của 02 đường kính sẽ ra độ che phủ trung bình của 1 ODB.
  31. 21 c) Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và phân tích đất - Lấy mẫu và bảo quản đất. Phương pháp lẫy mẫu tại hiện trường, các dụng cụ lưu giữ mẫu, bảo quan mẫu, vận chuyển mẫu, tiếp nhận mẫu phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn trong các TCVN tương ứng. Trong mỗi OTC xuất hiện loài Đinh mật, chúng tôi tiến hành đào phẫu diện đất, mỗi phẫu diện đất mô tả lý tính của đất, các chỉ tiêu chính sau: + Độ dày trung bình tầng đất + Màu sắc + Độ ẩm + Độ xốp + Tỷ lệ đá lộ đầu, đá lẫn + Thành phần cơ giới - Phương pháp phân tích đất. Kế thừa kết quả phân tích mẫu của Trung tâm Đào tạo, Nghiên cứu & Phát triển Thủy sản vùng Đông Bắc tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên được phân tích tại Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, số 35/KQPT-MNPB công bố ngày 28 tháng 4 năm 2019. Từ đó, đánh giá đất với các chỉ tiêu: Độ PH, các chất đa lượng N, P, K và hàm lượng mùn theo thang đánh giá dựa trên tài liệu khoa học đất: Bảng 3.1: Các tiêu chí đánh giá phân tích mẫu đất. Tiêu chí Mùn N% P2O5 % K2O5% Rất nghèo 0,2 % > 0,1 % > 1,2 % Rất giàu > 8% pH: kiềm mạnh Kiềm
  32. 22 3.3.1.5. Phương pháp sử lý số liệu. Toàn bộ số liệu thu thập xử lý bằng phần mền Excel 5.0. a. Tổ thành tầng cây gỗ. Hệ số tổ thành của các loài cây được xác định theo số cây hoặc tiết diện ngang. Trên quan điểm sinh thái người ta thường xác định tổ thành tầng cây cao theo số cây còn trên quan điểm sản lượng, người ta lại xác định tổ thành thực vật theo tiết diện ngang hoặc theo trữ lượng. Đê xác định tổ thành tầng cây gỗ, đề tài sử dụng phương pháp xác định mức độ quan trọng (Importance Value Index = IVI) tính theo công thức (1) của Đặng Kim Vui và cs [20] ( 푖%+ 푖%) 푖 (%) = (1) 2 Trong đó: • IVIi là chỉ số mức độ quan trọng (tỷ lệ tổ thành) của loài i. • Ni% là phần trăm số cá thể ở tầng cây cao của loài i so với tổng số cây trên ô tiêu chuẩn. ni Ni(%) s x 100 ni i 1 • Gi% là tỉ lệ tiết diện ngang của loài i so với tổng tiết diện ngang trong ô tiêu chuẩn. g Gi(%) i x 100 s  gi i 1 Theo đó, những loài cây có chỉ số IVI ≥ 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1978) trong một lâm
  33. 23 phần nhóm loài cây nào chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế. Nhưng loài có IVI (%) ≥ 5% được lấy vào công thức tổ thành sinh thái. b. Mật độ cây tái sinh Là chỉ tiêu bảng thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức sau: 10.000 n N/ha (3-5) S Trong đó: - S là tổng diện tích các ô dạng bản điều tra tái sinh (m2), - n là số lượng cây tái sinh điều tra được. c. Xác định độ tàn che: Độ tàn che của rừng được đo ở 5 vị trí trong ô tiêu chuẩn (tại vị trí lập 5 ô dạng bản) bằng máy đo độ tàn che Spherical Densiometer Model-A. n *1,04 ĐTC = (3-6) 100 Trong đó n là tổng số ô bị tán rừng che khuất. 1,04 là hệ số
  34. 24 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QỦA 4.1. Đặc điểm phân bố của loài 4.1.1. Kết quả đặc điểm phân bố trong các trạng thái rừng . Quá trình điều tra đặc điểm phân bố cây Đinh mật theo các trạng thái rừng, kết quả được thu thập vào bảng 4.1: Bảng 4.1: Phân bố cây Đinh mật theo các trạng thái rừng OTC Số cây Trạng thái rừng Địa danh 1 7 Núi đá có rừng Đồng Xiềnồng 2 2 Núi đá có rừng Đồng Xiềnồng 3 2 Núi đá có rừng Đồng Xiềnồng 4 1 Núi đá có rừng Đồng Xiềnồng 5 1 Núi đá có rừng Đồng Xiền 6 1 Núi đá có rừng Xóm Ó 7 1 Núi đá có rừng Xóm Ó 8 1 Núi đá có rừng Xóm Ó 9 1 Núi đá có rừng Xóm Ó 10 4 Rừng IIB Yên Trạch Tổng 20 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Kết quả điều tra cho thấy loài Đinh mật trên địa phương nghiên cứu chủ yếu phân bố ở trạng thái rừng: Núi đá có rừng và rừng IIB. Theo số liệu đã điều tra Đinh mật có thể sống ở những điều kiện khác nhau, các khu vực phân bố của Đinh mật chủ yếu ở xã Yên Lạc, Yên Trạch. Tại xóm Đồng Xiền, do nơi đây trước kia có lượng lớn cây Đimh mật tập trung tại khu vực lũng Đinh Đồng Xiền.
  35. 25 4.1.2. Đặc điểm phân bố Đinh mật theo độ cao trên khu vực nghiên cứu Quá trình điều tra phân bố loài Đinh mật theo độ cao kết quả được thu thập tại bảng 4.2: Bảng 4.2: Bảng phân bố của loài Đinh mật theo độ cao OTC Số cây Độ cao(m) Địa danh 1 7 332 Đồng Xiền 2 2 248 Đồng Xiền 3 2 269 Đồng Xiền 4 1 246 Đồng Xiền 5 1 275 Đồng Xiên 6 1 130 Xóm Ó 7 1 163 Xóm Ó 8 1 179 Xóm Ó 9 1 227 Xóm Ó 10 4 110 Khau Đu Tổng 21 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Qua bảng 4.2 có thể đưa ra nhận xét: Đinh mật tại nơi nghiên cứu phân bố chủ yếu từ độ cao 110m cho đến cao nhất là 332m, là những nơi có địa hình đồi núi thấp. Các khu vực phân bố của Đinh mật chủ yếu ở phía Bắc và Tây- Bắc huyện Phú Lương. 4.2. Đặc điểm hình thái thân, cành, lá, hoa, quả và hạt 4.2.1. Hình thái Gốc thân, cành Theo lài liệu thực vật học mô tả cây Đinh mật (Fernandoa Brillettii). Là cây gỗ, cao 25-30m, đường kính có thể tới 50-100cm. Vỏ mầu xám tro bong mảng, có nhiều lớp mỏng lớp trong nâu vàng. Phân cành thấp. Cành non hơi vuông cạnh phủ lông nâu vàng.
  36. 26 Hình 4.1: Thân cây Đinh mật Tiến hành đo đếm đường kính trung bình thân cây Đinh mật kết qảu thu được tổng hợp ở bảng 4.3: Bảng 4.3: Kết quả đo đếm đường kính trung bình của thân cây Đinh mật Chỉ số D1.3 (cm) Hvn (m) Nhỏ nhất 6 4 Lớn nhất 43 18 Trung bình 25,5 12 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Do tác động của con người khai thác nên không còn những cây Đinh mật lớn. Qua thống kê điều tra chúng tôi chỉ bắt gặp những cây Đinh mật nhỏ, đường kính D1.3 nhỏ nhất là 6cm và chiều cao Hvn nhỏ nhất là 4m. Cây lớn nhất có đường kính D1.3 là 43cm chiều cao Hvn là 18m, Người dân cho biết đây là cây trồng hơn chục năm nay. Tổng số các cây nghiên cứu trong khu vực nghiên cứu có đường kính tring bình D1.3 là 25,5cm và chiều cao Hvn là 12m.
  37. 27 4.2.2. Hình thái lá Lá kép lông chim 1 lần lẻ mọc đối, dài 40- 45cm. Lá chét hình trái xoan hay trứng trái xoan, đầu có mũi nhọn, đuôi gần tròn, dài 10- 13cm, rộng 5- 6cm, mặt dưới có lông mịn và tuyến nhỏ ở gốc, gân bên nổi rõ ở mặt dưới, gân nhỏ gần song song. Cuống lá chét ngắn. Hình 4.2: Lá kép cây Hình 4.3: Lá chét cây Đinh mật Đinh mật Tiến hành đo đếm kích thước lá của cây Đinh mật kết quả thu được tổng hợp tại bảng 4.4: Bảng 4.4: Kết quả đo đếm kích thước trung bình của lá Đinh mật Lá chét Lá kép Chiều Chiều Chiều Chiều dài Chiều Chiều Chỉ số dài dài lá r ộ ng lá cuống lá dài lá r ộ ng lá cuống (cm ) (cm) (cm) (cm ) (cm) lá (cm) Nhỏ nhất 0.2 10 5 3.8 26 11 Lớn nhất 0.4 14 8 5 38 18 Trung bình 0.3 12 6,5 4,4 32 14,5 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
  38. 28 Từ bảng đo đếm hình thái trung bình lá kép cây Đinh mật so với tài liệu được ghi chép về cây Đinh mật thấy có sựu chênh lệch nhất định, điển hình như chiều dài trung bình của lá kép đã điều tra được là 32cm nhỏ hơn chiều dài ghi trong tài liệu là 40-45cm. Trong khi các chỉ số khác không chênh lệch nhiều Có những kích thước chênh lệch như trên là do điều kiện sống của loài Đinh mật từng nơi là khác nhau, các yếu tố như là khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, ảnh hưởng đến hình thái của lá Đinh mật. 4.2.3. Hình thái hoa, quả Hình 4.4: Hoa của cây Đinh mật Quả nang hình trụ dài khoảng 40cm, rộng 4cm, đầu quả nhọn. Vỏ quả hoá gỗ khi chín tách ô. Hạt dẹt nhẵn bóng, có cánh màu trắng, xếp thành 2 hàng trong mỗi ô. Tiến hành đo đếm chiều dài và đường kính trung bình của quả Đinh mật, kết quả thu được ở bảng 4.8: Bảng 4.5: Kết quả đo đếm chiều dài và đường kính quả Đinh mật Quả Chỉ số Chiều dài - L (cm) Đường kính - D (cm) Nhỏ nhất 60 0.9 Lớn nhất 120 1.3 Trung bình 80 1.1 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
  39. 29 Hình thái trung bình của quả Đinh mật đã điều tra có chiều dài 80cm và đường kính trung bình là 1.1cm. Hình 4.5: Quả của cây Đinh mật 4.2.4. Hình thái hạt Hình 4.6: Hạt của cây Đinh mật Hạt dẹt nhẵn bóng, có cánh màu trắng, xếp thành 2 hàng trong mỗi ô. Hạt Đinh mật có hình tròn hai bên, có cánh màu trắng mỏng. Hạt Đinh mật nhẹ và dễ bay xa nên phát tán hạt giống chủ yếu nhờ gió.
  40. 30 Bảng 4.6: Kết quả đo đếm trọng lượng hạt trung bình của quả Đinh mật Hạt Trọng lượng 1000(g) Số lượng hạt/100g Tổng 201.160 20.116 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) 4.3. Một số đặc điểm lâm học của loài Đinh mật 4.3.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ 4.3.1.1. Công thức tổ thành tầng cây gỗ Tổ thành là nhân tố biểu thị mức độ tham gia của các loài cây trong việc hình thành quần xã thực vật rừng. Tổ thành là nhân tố sinh thái có ảnh hưởng quyết định tới các nhân tố sinh thái và hình thái khác của rừng. Tổ thành rừng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức bền vững , tính ổn định, tính đa dạng sinh học của rừng. Sự đa dạng loài trong công thức tổ thành phản ánh tính bền vững và khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của môi trường nhằm duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái rừng. Tổ thành rừng càng phức tạp bao nhiêu, tính thống nhất, cân bằng, ổn định và khả năng phòng hộ chống sói mòn tốt bấy nhiêu. Đối với mỗi trạng thái khác nhau, mỗi vị trí khác nhau đều có đặc trưng về tổ thành khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu cấu trúc tổ thành rừng là một công việc quan trọng và cần thiết trong việc nghiên cứu cấu trúc rừng. Ghi chú: N: Số cây gỗ trong mỗi ô tiêu chuẩn (cây); LCCTTT: Số loài cây tham gia vào công thức tổ thành (loài). Trong đó: Duo:Dướng, Deg:Dẻ, Lah:Lát hoa, Dim:Đinh mật, Tbc:Trám ba cạnh, Hav:Han voi, Ddx:Dâu da xoan, Sen:Sến, Map:Mạy Puồng, Sux:Sung xè, Kha:Kháo, Mum:Mùm mụp, Nho:Nhội, Lmln: Lộc mại lá nhỏ, Xot:Xoan ta, Sao:Sao, Mlt:Mò lá tròn, Tmt:Thổ mật tù, Xon:Xoan nhừ, Tbl:Thôi ba lông, San:Sảng, Trt:Trám Trắng, Bua:Bứa, Sau:Sấu, Gao:Gạo,
  41. 31 Pha:Phay, Thn:Thành ngạnh, Lk:Loài khác. Kết quả điều tra và tính toán tổ thành sinh thái tầng cây gỗ tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp tại bảng 4.7: Bảng 4.7: Tổng hợp công thức tổ thành tầng cây gỗ OTC N LCCTTT Công thức tổ thành 13,86Duo+9,21Deg+8,59Lah+8,24Dim+7,45Tbc+6,54 1 55 8 Hav+6,38Ddx+6,08Sen+33,64Lk 25,51Map+10,22Sux+9,02Hav+6,77Deg+6,77Kha+5,1 2 38 7 1Mum+5,02Nho+31,57Lk 22,07Duo+20,44Lmln+7,06Mum+6,33Deg+5,83Xot+5, 3 49 6 51Hav+32,77Lk 30,38Map+13,38Duo+6,90Sao+6,88Mlt+6,19Tmt+5,31 4 50 6 Deg+30,95Lk 27,83Map+17,19Hav+6,98Ddx+6,55Tmt+6,40Duo+5,9 5 50 7 4Deg+5,16Max+23,96Lk 15,70Duo+11,77Hav+8,46Lah+6,95Kha+6,36Xon+6,0 6 51 7 3Tbl+5,37San+27,68Lk 18,94Sux+13,40Map+9,72Kha+9,54Xot+9,00Hav+6,37 7 44 8 Lmln+6,11Trt+5,16Bua+21,75Lk 15,69Lmln+9,01Hav+8,81Sau+8,34Trt+7,94Gao+6,90 8 48 7 Xot+5,84Pha+37,47Lk 14,66Duo+13.23Xot+9,57Lah+7,27Kha+6,42Pha+6,36 9 52 10 Tmt+6,35Nho+6,05Tbc+5,11Mav+5,01Thn+19,96Lk 12,75Max+10,77Tmt+10,52Lah+9,89Hav+9,16Dim+7, 10 47 7 07Ddx+5,81Xot+34,03Lk Công thức tổ 9,84Duo+9,76Map+8,49Hav+5,01Lah+66,89Lk thành chung (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Kết quả bẳng 4.7 cho thấy trong khu vực nghiên cứu lập 10 OTC là có cây Đinh mật phân bố đều có tầng cây gỗ. Thành phần các loài cây đi kèm trong 10 OTC phân bố đa dạng về số lượng, số loài tham gia vào công thức tổ thành từ 6 đến 10 loài tham gia, các loài có chỉ số mức độ quan trọng IV% lớn
  42. 32 hơn 5% là tham gia vào công thức tổ thành. Mức độ quan trọng của Đinh mật trong công thức tổ thành của các OTC là khác nhau. Trong 10 OTC thì có 2 OTC (OTC 1; OTC10) là có sự tham gia của cây Đinh mật vào công thức tổ thành. Từ công thức tổ thành chung ta có thể thấy trong khu vực nghiên cứu các loài cây như Dướng, Mạy puồng, Han voi, Lát hoa là những loài có hệ số tổ thành lớn, là những loài ưa sáng mọc nhanh thường xuất hiện trong ô tiêu chuẩn. Cây Đinh mật trong khu vực nghiên cứu rất ít và có chỉ số tổ thành nhỏ hơn 5% có thể thấy được sự tác động rất lớn của người dân vào nơi sống cũng như việc khai thác loài cây này so với các loài khác tại địa phương nghiên cứu. 4.3.1.2. Độ tàn che nơi có Đinh mật phân bố Độ tàn che của rừng biểu thị mức độ che kín mặt đất của tầng cây gỗ là nhân tố quan trọng trong việc hoàn thành tiểu hoan cảnh rừng, có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của các thành phần các loài dưới tán rừng đặc biệt là lớp cây tái sinh.Trong quá trình điều tra và tiến hành đo đếm độ tàn che ở các OTC có sự xuất hiện của loài Đinh mật thu được bảng tổng hợp: Bảng 4.8: Tổng hợp độ tàn che nơi có Đinh mật phân bố OTC Trị số các lần đo trên các ODB Trị số Số 1 2 3 4 5 TB 1 0,2 0,25 0,35 0,3 0,4 0,3 2 0,5 0,5 0,4 0,5 0,6 0,5 3 0,4 0,3 0,2 0,3 0,3 0,3 4 0,4 0,4 0,3 0,3 0,6 0,4 5 0,6 0,4 0,4 0,6 0,5 0,5 6 0,2 0,3 0,3 0,2 0,5 0,3 7 0,5 0,5 0,5 0,55 0,45 0,5 8 0,3 0,3 0,35 0,35 0,2 0,3 9 0,6 0,3 0,4 0,3 0,4 0,4 10 0,3 0,2 0,35 0,35 0,3 0,3 Độ tàn che trung bình của các OTC 0,38 (Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra)
  43. 33 Theo bảng 4.8 Độ tàn che nơi cây Đinh mật phân bố là từ 0,2-0,6, trong các ô tiêu chuẩn cây Đinh mật phân bố chủ ở những nơi có độ tàn che là 0,3. Độ tàn che trung bình trong các ô tiêu chuẩn có cây Đinh mật phân bố ở mức thấp 0,38 điều đó cho thấy Đinh mật có thể sinh sống ở những lâm phần có độ tàn che thấp, cây Đinh mật có thể sinh trưởng và phát triển ở những nới có đọ tàn che từ 0,2 đến những nơi có độ tàn che của tán rừng 0,6 tại khu vực nghiên cứu. 4.3.2. Đặc điểm về tái sinh của loài Đinh mật phân bố 4.3.2.1. Nguồn gốc cây tái sinh nơi Đinh mật phân bố Kết quả nghiên cứu về nguồn gốc tái sinh của loài Đinh mật tại khu vực nghiên cứ được thể hiện tại bảng 4.9: Bảng 4.9: Nguồn gốc tái sinh của loài Đinh mật STT Otc Diện tích Số cây Nguồn gốc (m2) Hạt Chồi 1 1 1000 5 3 2 2 2 1000 0 0 0 3 3 1000 15 8 7 4 4 1000 10 6 4 5 5 1000 0 0 0 6 6 1000 15 8 7 7 7 1000 0 0 0 8 8 1000 12 9 3 9 9 1000 14 9 5 10 10 1000 18 10 8 Tổng 89 53 36 Tỉ lệ (%) 100% 59.5% 40.5% (Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra)
  44. 34 Qua bảng 4.9 kết quả cho thấy trong khu vực nghiên cứu có 7 OTC có cây tái sinh Đinh mật có nguồn gốc tái sinh hạt là 53 cây chiếm 59,5%, cây tái sinh chồi là 36 cây chiếm 40,5% . Qua đó cho ta thấy cây tái sinh có nguồn gốc tái sinh hạt là chủ yếu, trong tự nhiên cây Đinh mật tái sinh bằng hạt tốt hơn chồi. 4.3.2.2. Chất lượng cây tái sinh loài Đinh mật Kết quả nghiên cứu chất lượng cây tái sinh Đinh mật được thể hiện qua bảng 4.10 và bảng 4.11: Bảng 4.13: Chất lượng tái sinh quanh gốc mẹ của loài Đinh mật Số cây Cấp chiều cao (m) Chất lượng % Nguồn gốc OTC tái sinh 0 - 1 1≤2 ≥2 Tốt Xấu TB Hạt Chồi 1 5 3 1 1 0 2 3 3 2 2 Không có cây tái sinh Đinh mật 3 15 8 5 2 2 5 8 8 7 4 10 2 4 4 4 3 3 6 4 5 Không có cây tái sinh Đinh mật 6 15 7 2 6 6 4 5 8 7 7 Không có cây tái sinh Đinh mật 8 12 5 6 1 2 5 5 9 3 9 14 8 3 3 6 7 1 9 5 10 18 8 4 6 8 5 5 10 8 Tổng 89 41 25 23 28 31 30 53 36 Tỉ lệ % 46,1 28,1 25,8 31,5 34,8 33,7 59,5 40,5 (Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra) Qua bảng 4.10 có 41 cây từ 0 - 1m chiếm 46,1 %, 25 cây từ 1 ≤ 2 chiếm 28,1%, 23 cây > 2m chiếm 25,8%. Chất lượng tái sinh cây Đinh mật có 28 cây tốt đạt 31,5%, 30 cây trung bình đạt 33,7%, 31 cây xấu đạt 34,8%. Cây tốt
  45. 35 chủ yếu là cây có cấp chiều cao từ 0 - 1m, cây xấu và cây trung bình chiếm tỉ lệ cao và là những cây tái sinh có cấp chiều cao từ 1 ≤ 2m và > 2m. kết quả cho thấy trong khu vực nghiên cứu số lượng cây tái sinh loài Đinh mật có sự giảm dần theo cấp chiều cao. Bảng 4.11: Chất lượng tái sinh loài Đinh mật trong các OTC Chất lương % Nguồn gốc OTC ODB 0 – 1m 1 ≤ 2m ≥2m Hạt Chồi T TB X T TB X T TB X 1 1 1 1 2 Không có cây tái sinh Đinh mật 3 1 1 1 4 1 1 1 5 Không có cây tái sinh Đinh mật 6 5 1 1 1 1 7 Không có cây tái sinh Đinh mật 8 1 1 1 2 9 3 1 1 10 3 1 1 Tổng 4 1 1 2 1 8 1 Tỷ lệ % 44,5 11,1 11,1 22,2 11,1 88,9 11,1 (Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra) Qua bảng 4.11 ta có thể thấy chất lượng cây tái sinh tốt ở các cấp chiều cao có 2 cây chiếm 22,2%, cây trung bình có 4 cây chiếm 44,5% và cây xấu có 3 cây chiếm 33,3%. Từ bảng 4.10 và bảng 4.11 thu được biểu đồ tương quan phản ánh mật độ tái sinh quanh gốc cây mẹ và trong OTC:
  46. 36 BIỂU ĐỒ TƯƠNG QUAN N/H 45 40 35 30 25 20 Sốcây 15 10 5 0 Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cây TS xung quanh gốc 41 25 23 cây mẹ Cây TS trong ODB 5 1 3 Từ biểu đồ tương quan cho thấy cây tái sinh Đinh mật quanh gốc cây mẹ chiếm số lượng và chất lượng lớn hơn số cây tái sinh trên các ô dạng bản nhưng đều giảm dần theo cấp chiều cao, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đế số lượng cây triển vọng là những cây khi trưởng thành sẽ là cây mẹ. Chất lượng cây tái sinh xấu đi tăng lên do rất nhiều nguyên nhân, phần lớn các cây Đinh mật trưởng thành đã bị người dân chặt phá hết, số cây tái sinh cũng bị người dân chăn thả gia súc trên rừng tàn phá. cây tái sinh ngoài tự nhiên ít vì khả năng tái sinh của loài này thấp. Cây con dễ bị sâu bệnh hại, cạnh tranh nguồn sống với các loài cây khác làm cho cây con sinh trưởng kém, hoặc chết đi. Từ đó, mật độ tái sinh loài Đinh mật cũng có sự thay đổi lớn giữa ô dạng bản và quanh gốc cây mẹ trên địa phương nghiên cứu. 4.3.2.3. Mật độ tái sinh nơi Đinh mật phân bố Kết quả nghiên cứu mật độ tái sinh của cây Đinh mật được thể hiện qua OTC 4.12 (1) và quanh gốc cây mẹ bảng 4.12 (2):
  47. 37 Bảng 4.12 (1): Mật độ tái sinh của loài Đinh mật ở OTC Diện tích ODB Mật độ OTC ODB Số cây tái sinh ( m2) (cây/ha) 1 1 1 125 80 2 0 0 125 0 3 1 1 125 80 4 1 1 125 80 5 0 0 125 0 6 5 2 125 160 7 0 0 125 0 8 1 2 125 160 9 3 1 125 80 10 3 1 125 80 Trung bình 72 (Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra) Bảng 4.12 (2): Mật độ tái sinh của loài Đinh mật quanh gốc cây mẹ Mật độ OTC Bán kính (m) Số cây tái sinh Diện tích ( m2) (cây/ha) 1 8 5 201 249 2 0 0 0 0 3 14 15 615 244 4 10 10 314 318 5 0 0 0 0 6 16 15 804 187 7 0 0 0 0 8 12 12 452 265 9 16 14 804 174 10 16 18 804 224 Trung bình 166 (Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra) Kết quả nghiên cứu qua bảng 4.12 (1) và bảng 4.12 (2) cho thấy mật độ cây tái sinh loài Đinh mật ở khu vực nghiên cứu là ít, số lượng cây tái sinh khó có thể phục hồi thành rừng được. Tái sinh của cây Đinh mật xuất hiện trong 7 OTC, mật độ tái sinh trung bình của loài Đinh mật theo OTC trong
  48. 38 lâm phần điều tra là 72 cây/ha, mật độ tái sinh trung bình của loài Đinh mật quanh gốc cây mẹ 166 cây/ha. Từ đó, cho thấy mật độ cây tái sinh chủ yếu tập chung quanh gốc cây mẹ và sự cạnh tranh nơi sống của cây tái sinh đinh mật và các loài khác ảnh hưởng lớn đến việc sinh trưởng và phát triển của loài. Dẫn đến số cây tái sinh triển vọng không nhiều vì thế nếu lớp cây không còn sẽ không có lớp cây kế cận làm cho Đinh mật càng suy giảm số lượng và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai gần. 4.3.3. Cây tái sinh triển vọng của loài Đinh mật Kết quả cây tái sinh triển vọng được thể hiện qua bảng 4.13: Bảng 4.13: Bảng cây tái sinh triển vọng của loài Đinh mật Tổng số cây tái sinh Số cây tái sinh triển vọng OTC ODB Quanh gốc cây mẹ ODB Quanh gốc cây mẹ 1 1 5 0 0 2 0 0 0 0 3 1 15 0 2 4 1 10 0 3 5 0 0 0 0 6 2 15 0 5 7 0 0 0 0 8 2 12 1 1 9 1 14 0 3 10 1 18 1 2 Tổng 9 89 2 16 (Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra) Ghi chú: ĐMTS - Đinh mật tái sinh Bảng 4.13 cho thấy số lượng cây tái sinh Đinh mật triển vọng trong khu vực chiếm số lượng rất ít. Trên tổng diện tích 10 OTC chỉ có thấy 16 cây tái sinh triển vọng trong tổng số 89 cây tái sinh quanh gốc cây mẹ, 2 cây tái sinh
  49. 39 triển vọng trong tổng số 9 cây tái sinh ở ô dạng bản. Nếu không có những biện pháp bảo tồn kịp thời thì loài này có nguy cơ tuyệt chủng rất cao trong tương lai gần. 4.3.4. Đặc điểm cây bụi, và thảm tươi nơi có loài Đinh mật phân bố 4.3.4.1. Độ che phủ của cây bụi nơi có loài Đinh mật phân bố Kết quả nghiên cứu đọ che phủ của tầng cây bụi được thể hiện qua bảng 4.14: Bảng 4.14: Bảng tổng hợp độ che phủ trung bình của cây bụi nơi có loài Đinh mật phân bố OTC Trị số các lần đo trên các ODB (%) Trị số Số 1 2 3 4 5 TB (%) 1 25 15 20 35 30 25 2 10 15 5 10 10 10 3 10 15 5 15 5 10 4 15 10 10 5 10 10 5 10 15 15 5 5 10 6 25 15 20 35 30 25 7 10 15 5 20 10 12 8 15 10 5 15 5 10 9 15 15 10 5 5 10 10 10 5 15 15 5 10 Độ che phủ trung bình của các OTC 13.2 (Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra) Qua bảng 4.14 cho thấy Đinh mật phân bố ở nơi có độ che phủ trung bình của cây bụi là 13.2%. Đây là mức độ che phủ thấp được quyết định bởi các loài cây như nứa, giang, cỏ lào, Với độ che phủ chứng tỏ các loài này phát triển chưa mạnh tại các lâm phần điều tra và có ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng tái sinh của cây con Đinh mật. 4.3.4.2. Độ che phủ của thảm tươi nơi có loài Đinh mật phân bố
  50. 40 Ta có thể thấy được độ che phủ trung bình của lớp thảm tươi và dây leo là 25%, là mức độ che phủ trung bình với các loài dây leo như dây mật, ráy, dương xỉ, cỏ chít, Với độ tàn che như vậy chúng có ảnh hưởng đến khả năng tái sinh, chất lượng tái sinh cây Đinh mật còn trong lâm phần. Các loài này cạnh tranh điều kiện sống với cây Đinh mật tái sinh, làm cho các cây con sinh trưởng chậm hoặc làm chết cây. Kết quả nghiên cứu độ che phủ của thảm tươi được thể hiện qua bảng 4.15: Bảng 4.15: Bảng tổng hợp độ che phủ trung bình của lớp dây leo và thảm tươi nơi có loài Đinh mật phân bố OTC Trị số các lần đo trên các ODB (%) Trị số Số 1 2 3 4 5 1 30 15 45 25 35 30 2 20 20 10 30 20 20 3 20 35 35 40 20 30 4 40 35 30 40 30 35 5 20 15 25 20 20 20 6 35 10 15 20 25 25 7 20 25 10 30 15 20 8 25 35 30 20 40 30 9 40 35 20 25 30 30 10 10 5 15 5 15 10 Độ che phủ trung bình của các OTC 25 (Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra) 4.4. Đặc điểm đất nơi loài cây nghiên cứu phân bố Đất là nhân tố không thể thiếu đối với mỗi loài cây. Thực hiện việc lấy mẫu đất trong các ô tiêu chuẩn có loài Đinh mật phân bố, sau đó về phân tích các tính chất lý, hóa học của đất kết quả thu được như sau.
  51. 41 4.4.1. Đặc điểm lý tính của đất Những đặc điểm lý tính chung của đất nơi có loài Đinh mật phân bố sau khi phân tích đã được tổng hợp vào bảng 4.16: Qua bảng 4.16 ta có thể đưa ra một số nhận xét sau: Tầng A0 có độ dày trung bình là 2cm. Độ dày của tâng này mỏng được quyết định bởi cành khô, lá rụng, chất thải và xác của sinh vật. Độ dày trung bình tầng A là 20cm, tầng này trung bình đất có màu xám, ẩm và xốp tỉ lệ đá lẫn ở mức thấp chiếm 5%, đá lộ đâug chiếm tỉ lệ cao lên đến 85% và kết cấu viên. Những chỉ tiêu trên cho thấy cây Đinh mật phân bố trong lâm phần chủ yếu là ở các khu vực hiểm trở, điều kiện sống khó khắn đặc biệt là cây tái sinh. Tầng B có độ dày trung bình là 40cm, có màu xám,ẩm, đất có kết cấu chặt, dạng viên, tỉ lệ đá lẫn ở mức độ thấp chiếm 8%.
  52. 42 Bảng 4.16: Kết quả phẫu diện đất nơi có loài Đinh mật phân bố Độ dày trung Tỷ lệ đá lộ đầu, Màu sắc Độ ẩm Độ xốp Thành phần cơ giới bình tầng đất(cm) đá lẫn (%) OTC Lộ Đá lẫn A0 A B A B A B A B A B đầu A B 1 Đá lộ đầu >95% chỉ có đất mùn thô màu xám đen, ẩm, tơi xốp, kết cấu viên, tập trung ở trong các khe và hốc đá 2 Đá lộ đầu >90% chỉ có đất mùn thô màu xám đen, ẩm, tơi xốp, kết cấu viên, tập trung ở trong các khe và hốc đá 3 3 20 50 Nâu Xám Ẩm Xốp 50 5 10 kết cấu viên 4 Đá lộ đầu >95% chỉ có đất mùn thô màu xám đen, ẩm, tơi xốp, kết cấu viên, tập trung ở trong các khe và hốc đá 5 Đá lộ đầu >95% chỉ có đất mùn thô màu xám đen, ẩm, tơi xốp, kết cấu viên, tập trung ở trong các khe và hốc đá 6 Đá lộ đầu >90% chỉ có đất mùn thô màu xám đen, ẩm, tơi xốp, kết cấu viên, tập trung ở trong các khe và hốc đá 7 Đá lộ đầu >90% chỉ có đất mùn thô màu xám đen, ẩm, tơi xốp, kết cấu viên, tập trung ở trong các khe và hốc đá 8 Đá lộ đầu >95% chỉ có đất mùn thô màu xám đen, ẩm, tơi xốp, kết cấu viên, tập trung ở trong các khe và hốc đá 9 Đá lộ đầu >95% chỉ có đất mùn thô màu xám đen, ẩm, tơi xốp, kết cấu viên, tập trung ở trong các khe và hốc đá 10 2 30 60 Xám Xám ẩm Xốp Xốp 50 5 10 kết cấu viên Trung bình 2 20 40 xám xám ẩm ẩm Xốp Xốp 85 5 8 Viên Viên (Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra)
  53. 43 4.4.2. Đặc điểm hóa tính của đất Những đặc điểm hóa tính chung của đất nơi có loài Đinh mật phân bố sau khi phân tích đã được tổng hợp vào bảng 4.17: Bảng 4.17: Kết quả phân tích đất khu vực có cây Đinh mật phân bố Mã Nitơ TS P2O5 TS pH K2O Mùn Khu vực mẫu/OTC (%) (%) KCl (%) (%) 1 0,11 0,06 4,72 1,00 2,33 2 0,13 0,07 4,38 0,80 4,00 3 0,15 0,09 3,96 1,10 2,25 4 0,12 0,10 4,20 0,92 3,34 5 0,16 0,12 4,18 1,20 3,90 Phú Lương 6 0,10 0,07 5,40 0,60 3,00 7 0,11 0,02 4,32 1,20 4,12 8 0,15 0,14 3,89 1,10 3,98 9 0,35 0,25 3,38 2,68 6,29 10 0,25 0,12 3,92 2,09 5,85 Trung bình 0,163 0,104 4,235 1,269 3,906 (Nguồn: tổng hợp số liệu phân tích đất) Từ kết quả phân tích đất khu vực có Đinh mật phân bố dựa trên các tiêu chí phân tích đánh giá về thành phần hàm lượng các chất đa lượng và độ PH ta có thể đưa ra những nhận xét sau: Chỉ tiêu Nitơ TS (%) trong khu vực nghiên cứu từ 0,11-0,35%. Chỉ tiêu Nitơ TS (%) Trung bình ở 10 OTC là 0,163% đây là chỉ số giàu để cây sinh trưởng và phát triển. Chỉ tiêu P2O5 TS (%) trong khu vực nghiên cứu từ 0,06-0,25%. Chỉ tiêu P2O5 TS (%) trung bình ở 10 OTC là 0,104 đây là chỉ số giàu để cây sinh trưởng và phát triển.
  54. 44 Chỉ tiêu pH KCl trong khu vực nghiên cứu từ 3,3,-5,40%. Chỉ tiêu pH KCl trung bình ở 10 OTC là 4,235% đây là chỉ số pH của đất chua. Chỉ tiêu K2O (%)trong khu vực nghiên cứu thấp nhất là 0,60%, cao nhất là 2,68%. Chỉ tiêu K2O(%) trung bình ở 10 OTC là 1,269% đây là chỉ số giàu để cây sinh trưởng và phát triển. Chỉ tiêu Mùn (%) ở 10 OTC từ 2,25-6,29%. Chỉ tiêu Mùn (%) trung bình ở 10 OTC là 3,906 đây là chỉ số giàu, cây sinh trưởng và phát triển. Từ các chỉ tiêu vừa phân tích ở trên có thể thấy đất tại khu vực có cây Đinh mật phân bố là đất chua, hàm lượng đạm, lân, Kali ở mức trung bình. 4.5. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài 4.5.1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn và phát triển cây Đinh mật tại xã Yên Lạc, Yên Trạch, huyện Phú Lương Thuận lợi Khó khăn -Đinh mật có thể tái sinh từ hạt, - Người dân chưa được hỗ trợ về kỹ thuật chồi, dâm hom vì vậy khả năng tái nhân giống, gây trồng, chăm sóc và bảo vệ sinh phục hồi cao đây là cơ sở giúp một số nguồn gen cây cây rừng quý hiếm có ta có nhiều lựa chọn trong công tác tại địa phương như cây Đinh mật nhân giống phục hồi thành rừng. - Lực lượng đảm nhận công tác quản lý trên -Đinh mật là loài cây gỗ quý có giá địa bàn còn mỏng và thiếu các phương tiện trị kinh tế cao nên sẽ được sự hỗ trợ phục vụ bảo tồn kinh phí trong công tác bảo tồn -Nhận thức của người dân về tầm quan trọng - Tất cả các diện tích rừng đã được của việc bảo tồn cây Đinh mật còn hạn chế giao khoán cho các hộ gia điình nên - Công tác tuyên truyền vận động người dân thuận lợi trong công tác bảo vệ bảo vệ rừng chưa được tốt - Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đã có -Thiếu nguồn vốn để phục vụ công tác bảo chủ trương phục hồi và phát triển vệ và phát triển loài nguồn gen các loài cây quý hiếm. -diện tích rộng và có nhiều dân tộc sinh sống khó quản lý.
  55. 45 4.5.2. Đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển loài Mục đích của việc nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, và tình trạng của loài cây Đinh mật chính là góp phần vào công tác bảo tồn và phát triển loài trong địa phương. Vì vậy, sau khi đã nghiên cứu xong và có những kết quả cần thiết thì việc tiếp theo chúng ta cần thực hiện đó là đưa ra các giải pháp để bảo vệ và phát triển loài. Hiện nay, số lượng cây không còn nhiều, do đó cần đưa ra một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài như sau: - Cán bộ Kiểm lâm địa bàn cần kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các tổ chức có liên quan, chú trọng hơn đến công tác bảo tồn loài cũng như lưu giữ nguồn gen quý hiếm trong khu vực nói chung và đối với cây Đinh mật nói riêng. - Cần thường xuyên theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển và tái sinh của loài để kịp thời đưa ra các biện pháp bảo vệ sự tồn tại, phát triển và nhân rộng nguồn gen quý hiếm này. - Nghiêm cấm các hành vi khai thác trái phép gây ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của loài. - Nâng cao hơn vai trò của người dân trong công tác quản lý và bảo vệ rừng bằng các cách như tuyên truyền, đi dân vận, Trên đây là một số giải pháp tôi đưa ra nhằm đóng góp ý kiến, góp phần nâng cao công tác bảo tồn loài Đinh mật cũng như sự phát triển của cây Đinh mật trong khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dân. Do đó cần phải tăng cường tuyên truyền giúp nâng cao ý thức người dân. Có như vậy, công tác bảo tồn và phát triển loài Đinh mật và các loài cây quý hiếm khác trong khu vực mới đạt được hiệu quả và thành công.
  56. 46 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài Đinh mật. Nhìn chung sự hiểu biết của người dân trong khu vực nghiên cứu về cây Đinh mật là khá rõ thông qua công dụng, giá trị và lợi ích mà chúng mang lại. Đặc điểm nổi bật về hình thái của loài Đinh mật. Cây gỗ lớn, cao 4-18m, đường kính 6-43cm. Vỏ mầu xám tro bong mảng, có nhiều lớp mỏng lớp trong nâu vàng. Phân cành thấp. Cành non hơi vuông cạnh phủ lông nâu vàng. Lá kép lông chim 1 lần lẻ mọc đối, dài 26- 38cm. Lá chét hình trái xoan hay trứng trái xoan, đầu có mũi nhọn, đuôi gần tròn, dài 10- 14cm, rộng 5- 8cm, mặt dưới có lông mịn và tuyến nhỏ ở gốc, gân bên nổi rõ ở mặt dưới, gân nhỏ gần song song. Cuống lá chét ngắn. Hoa tự xim viên chuỳ ở đầu cành. Hoa to, thưa, lưỡng tính, không đều. Đài hình chuông, tràng hợp gốc, màu trắng hay trắng vàng tạo thành 2 môi. Nhị 5 có 2 nhị dài, bầu 2 ô. Đặc điểm phân bố của loài Đinh mật. Cây Đinh mật phân bố chủ yếu ở trạng thái rừng: Núi đá có rừng và rừng IIB. Trong khu vực nghiên cứu phát hiện 20 cây Đinh mật phân bố ở ngoài tự nhiên và trong vườn rừng của người dân. Đinh mật tại nơi nghiên cứu phân bố chủ yếu từ độ cao 110m cho đến cao nhất là 332m, là những nơi có địa hình đồi núi thấp. Đặc điểm sinh thái của cây Đinh mật. Tại các lâm phần có Đinh mật phân bố, thành phần các loài cây gỗ khá đa dạng, biến động từ 7 đến 11 loài. Công thức tổ thành chung nơi nghiên cứu có loài Đinh mật phân bố: 9,84Duo+9,76Map+8,49Hav+5,01Lah+66,89Lk
  57. 47 Độ tàn che trung bình trong các OTC là 0,38 điều đó cho thấy Đinh mật phân bố ở những lâm phần có độ tàn che thấp. Nguồn gốc, chất lượng, mât độ, cây tái sinh triển vọng. • Quanh gốc cây mẹ: Trong 89 cây Đinh mật tái sinh có nguồn gốc tái sinh hạt là 53 cây chiếm 59,5%, cây tái sinh chồi là 36 cây chiếm 40,5%. Chất lượng tái sinh cây Đinh mật có 28 cây tốt đạt 31,5%, 30 cây trung bình đạt 33,7%, 31 cây xấu đạt 34,8%. Mật độ tái sinh trung bình của loài Đinh mật 166 cây/ha quanh gốc cây mẹ và có 6 cây tái sinh triển vọng. • Trong OTC: Trên các ODB có 9 cây tái sinh Đinh mật, 8 cây tái sinh bằng hạt chiếm 88,9% và 1 cây tái sinh chồi chếm 11,1%. Chất lượng cây cây Đinh mật tái sinh tốt có 2 cây chiếm 22,2%, 4 cây trung bình chiếm 44,5% và 3 cây xấu chiếm 33,3%. Mật độ tái sinh trung bình là 72 cây/ha và có 2 cây tái sinh triển vọng. Đặc điểm cây bụi, dây leo và thảm tươi nơi có cây Đinh mật phân bố. • Độ che phủ trung bình của cây bụi là 13,2%. • Độ che phủ trung bình của lớp dây leo và thảm tươi là 25%. Đặc điểm đất khu vực nghiên cứu Nhìn chung đất khu vực nghiên cứu vẫn còn tốt với các tính chất hóa, lý phù hợp để cây Đinh mật sinh trưởng và phát triển. Đất tại khu vực Đinh mật phân bố là đất chua, hàm lượng đạm, lân, Kali ở mức trung bình. 5.2. Tồn tại Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng cũng còn một số tồn tại sau: - Do thời gian nghiên cứu và kinh phí có hạn nên đề tài chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu về thu hái, bảo quả hạt giống và kỹ thuật tạo cây con Đinh mật. - Phạm vi nghiên cứu mới chỉ thực hiện tại xã Yên Lạc, Yên Trạch nên
  58. 48 chưa phản ánh được đầy đủ các đặc điểm sinh lý, sinh thái của loài Đinh mật. 5.3. Kiến nghị Từ những kết quả nghiên cứu đạt được, cũng như những tồn tại trong quá trình thực hiện nghiên cứu, để góp phần bảo tồn và phát triển loài Đinh mật tại xã Yên Lạc, Yên Trạch đưa ra một số kiến nghị sau: - Cần có thêm nhiều những nghiên cứu sâu hơn về đặc tính sinh thái học, gây trồng loài này và và những chương trình, dự án để bảo tồn và phát triển loài. - Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các đặc điểm sinh lý sinh thái, đặc điểm vật hậu học của loài Đinh mật (do chu kỳ ra quả của loài thường từ 3 - 5 năm) làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong nghiên cứu bảo tồn và phát triển loài Đinh mật.
  59. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Tiếng Việt 1. Baur G.N (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương Tấn Dịch dịch, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 2. Nguyễn Tiến Bân (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập III, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Đặng Phi Hùng (2010), Xác định các nhân thái ảnh hưởng tới phân bố, tái sinh tự nhiên của loài Pơ mu (Fokienia hodginsil (Dunn) A. Henry et Thomas) tại Vườn QG Chu Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk, trường Đại học Tây Nguyên. 4. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học, Tập 1, Nxb nông nghiệp, Hà Nội. 5. Đoàn Thị Mai và cs (2005), Một số kết quả ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống cây lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 6. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1999), Một số loài cây bị đe doạ ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 79-80. 7. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001), Phương pháp nghiên ức u trong lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Odum, EP (1971), Nguyên tắc cơ bản của sinh thái học. Ấn bản thứ ba, Công ty Saunders WB, Philadelphia, 1-574. 9. Phùng Văn Phê (2013), “ Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn các loài thực vật bị đe dọa tuyệt chủng tại khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò,tỉnh Hòa Bình”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 29. 10. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 11. P Odum (1978), Cơ sở sinh thái học, Tập 1, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 12. P.W. Richards (1959), Rừng mưa nhiệt đới, Vương Tấn Dich dịch, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 13. Richard B. Primack (1999), Cơ sở Sinh học bảo tồn, dịch Võ Quý, Phạm Bình Quyền, Hoàng Văn Thắng, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
  60. 50 14. Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Nghiên cứu quan hệ di truyền của một số loài thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) ở Việt Nam dựa trên đa hình DNA genome và lục lạp. Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống”, tr 1379-1382. 15. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 16. Đỗ Đình Tiến (2002), Nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh thái của cây Camelia hoa vàng tại vườn quốc gia Tam Đảo. Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Tây. 17. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 18. Hoàng Xuân Tý, Nguyễn Đức Minh (2005), nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh thái của cây Huỷnh và cây Giổi xanh làm cơ sở xây dựng các giải pháp kỹ thuật gây trồng, tài liệu hội nghị khoa học công nghệ Lâm nghiệp tháng 4, tr 457 - 462. 19. Đặng Kim Vui (2013), Bài giảng Lâm sinh, Khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. II. Tiếng nước ngoài 20. FAO (1993), Conservation of genetic resources in tropical forest management, Forestry Paper No.107. 21. Kanowski, P. and Boshier, D., (1997), Bảo tồn nguồn gen cây in situ, trong sách Bảo tồn gen thực vật: Tiếp cận In Situ, Nxb Chapman & Hall, London, tr 207-219. 22. Tewari,D,N, (1993), Forestry research: India introduction.
  61. PHỤ LỤC I OTC1 Loài ni Ni% gi Gi% IVI% 1 Dướng 7 12.73 1101.36 14.99 13.86 2 Dẻ gai 2 3.64 1086.44 14.78 9.21 3 Lát Hoa 5 9.09 595.03 8.10 8.59 4 Đinh Mật 7 12.73 275.54 3.75 8.24 5 Tram ba cạnh 1 1.82 961.63 13.09 7.45 6 Han Voi 5 9.09 293.59 4.00 6.54 7 Dâu Da Xoan 4 7.27 403.49 5.49 6.38 8 Sến 4 7.27 359.53 4.89 6.08 9 Sung đá 3 5.45 278.68 3.79 4.62 Thích năm 10 1 1.82 452.16 6.15 3.99 thùy 11 Hoắc quang 1 1.82 415.27 5.65 3.73 12 Muồng 2 3.64 196.25 2.67 3.15 13 Thích bắc bộ 2 3.64 128.74 1.75 2.69 14 Thị Đá 2 3.64 106.76 1.45 2.54 15 Nhội 2 3.64 102.05 1.39 2.51 16 Cọc Rào 2 3.64 91.85 1.25 2.44 17 Nghiến 2 3.64 56.52 0.77 2.20 18 Sấu 1 1.82 176.63 2.40 2.11 19 Sung xè 1 1.82 153.86 2.09 1.96 20 Mạy Voòng 1 1.82 113.04 1.54 1.68 55 100 7348.385 100 100
  62. OTC2 Loài ni Ni% gi Gi% IVI% 1 Mạy Puồng 8 21.05 1938.95 29.96 25.51 2 Sung Xè 4 10.53 642.13 9.92 10.22 3 Han Voi 5 13.16 315.57 4.88 9.02 4 Dẻ gai 1 2.63 706.50 10.92 6.77 5 Kháo 1 2.63 706.50 10.92 6.77 6 Mùm mụp 1 2.63 490.63 7.58 5.11 7 Nhội 3 7.89 138.95 2.15 5.02 8 Sấu 2 5.26 251.20 3.88 4.57 9 Đại phong tử 1 2.63 254.34 3.93 3.28 10 Đinh Mật 2 5.26 78.50 1.21 3.24 11 Lộc mại lá nhỏ 1 2.63 226.87 3.51 3.07 12 Thích bắc bộ 1 2.63 176.63 2.73 2.68 13 Sung đá 1 2.63 132.67 2.05 2.34 14 Cọc Rào 1 2.63 94.99 1.47 2.05 15 Mò lá tròn 1 2.63 63.59 0.98 1.81 16 Sến 1 2.63 63.59 0.98 1.81 17 Nghiến 1 2.63 50.24 0.78 1.70 18 Thị Đá 1 2.63 50.24 0.78 1.70 19 Xoan ta 1 2.63 50.24 0.78 1.70 20 Lát Hoa 1 2.63 38.47 0.59 1.61 38 100 6470.76 100 100
  63. OTC 3 STT Loài ni Ni% gi Gi% IVI% 1 Dướng 10 20.41 1781.17 23.73 22.07 2 Lộc mai lá nhỏ 9 18.37 1689.32 22.50 20.44 3 Mùm Mụp 5 10.20 294.38 3.92 7.06 4 Dẻ gai 2 4.08 643.70 8.57 6.33 5 Xoan ta 2 4.08 568.34 7.57 5.83 6 Han Voi 3 6.12 368.17 4.90 5.51 7 Đinh Mật 2 4.08 332.84 4.43 4.26 8 Mạy tèo 2 4.08 211.17 2.81 3.45 9 Lát hoa 1 2.04 314.00 4.18 3.11 10 Thị Đá 2 4.08 157.00 2.09 3.09 11 Sấu 2 4.08 142.09 1.89 2.99 12 Nghiến 1 2.04 254.34 3.39 2.71 13 Thích bắc bộ 1 2.04 176.63 2.35 2.20 14 Sung đá 1 2.04 153.86 2.05 2.05 15 Mạy Voòng 1 2.04 113.04 1.51 1.77 16 Vàng anh 1 2.04 113.04 1.51 1.77 17 Nhội 1 2.04 63.59 0.85 1.44 18 Thổ mật tù 1 2.04 63.59 0.85 1.44 19 Sến 1 2.04 38.47 0.51 1.28 20 Cọc Rào 1 2.04 28.26 0.38 1.21 49 100 7506.96 100 100
  64. OTC 4 STT Loài ni Ni% gi Gi% IVI% 1 Mạy Puồng 14 28 2688.625 32.76885 30.38 2 Dướng 9 18 719.06 8.763873 13.38 3 Sao 2 4 804.625 9.806736 6.90 4 Mò lá tròn 2 4 801.485 9.768465 6.88 5 Thổ Mật Tù 4 8 358.745 4.372369 6.19 6 Dẻ gai 1 2 706.5 8.610792 5.31 7 Mạy vòng 2 4 240.21 2.927669 3.46 8 Vàng Anh 2 4 191.54 2.334481 3.17 9 Nhội 2 4 176.625 2.152698 3.08 10 Han Voi 2 4 163.28 1.99005 3.00 11 Sung đá 1 2 314 3.827019 2.91 12 Đinh Mật 1 2 254.34 3.099885 2.55 13 Mạy tèo 1 2 200.96 2.449292 2.22 14 Lát hoa 1 2 176.625 2.152698 2.08 15 Thị đá 1 2 132.665 1.616915 1.81 16 Sung xè 1 2 94.985 1.157673 1.58 17 Mạy xả 1 2 63.585 0.774971 1.39 18 Cọc rào 1 2 50.24 0.612323 1.31 19 Sến 1 2 38.465 0.46881 1.23 20 Nghiến 1 2 28.26 0.344432 1.17 50 100 8204.82 100 100
  65. OTC 5 STT Loài ni Ni% gi Gi% IVI% 1 Mạy Puông 13 26 3056.79 29.66405 27.83 2 Han Voi 9 18 1686.965 16.37084 17.19 Dâu Da 3 3 6 819.54 7.953074 6.98 Xoan 4 Thổ Mật Tù 3 6 731.62 7.09987 6.55 5 Dướng 3 6 701.005 6.802773 6.40 6 Dẻ gai 1 2 1017.36 9.872781 5.94 7 Mạy Xả 3 6 444.31 4.311724 5.16 8 Nghiến 3 6 130.31 1.264569 3.63 9 kháo 1 2 452.16 4.387903 3.19 10 Mò lá tròn 1 2 379.94 3.687057 2.84 11 Mạy Vòng 2 4 88.705 0.860821 2.43 12 Sến 1 2 283.385 2.750057 2.38 13 Mạy tèo 1 2 132.665 1.287423 1.64 14 Xoan ta 1 2 132.665 1.287423 1.64 Đại phong 15 1 2 63.585 0.617049 1.31 tử 16 Nhội 1 2 63.585 0.617049 1.31 17 Sung Đá 1 2 63.585 0.617049 1.31 18 Đinh Mật 1 2 28.26 0.274244 1.14 19 Thị đá 1 2 28.26 0.274244 1.14 50 100 10304.7 100 100
  66. OTC 6 STT Loài ni Ni% gi Gi% IVI% 1 Dướng 9 17.65 1258.36 13.75 15.70 2 Han Voi 7 13.73 898.83 9.82 11.77 3 Dâu Da Xoan 6 11.76 1061.32 11.60 11.68 4 Lát Hoa 5 9.80 650.77 7.11 8.46 5 Kháo 3 5.88 733.19 8.01 6.95 6 Xoan nhừ 2 3.92 804.63 8.79 6.36 7 Thôi ba lông 2 3.92 744.97 8.14 6.03 8 Sảng 2 3.92 623.29 6.81 5.37 9 Sến 2 3.92 540.87 5.91 4.92 10 Đinh Mật 1 1.96 530.66 5.80 3.88 11 Thị đá 2 3.92 145.23 1.59 2.75 12 Nhội 2 3.92 113.83 1.24 2.58 13 Ô Rô 1 1.96 200.96 2.20 2.08 14 Sồi gai 1 1.96 200.96 2.20 2.08 15 Mạy Tèo 1 1.96 153.86 1.68 1.82 Thích năm 16 1 1.96 153.86 1.68 1.82 thùy 17 Trám Ba Cạnh 1 1.96 153.86 1.68 1.82 18 Sung đá 1 1.96 78.50 0.86 1.41 19 Nhọc đá 1 1.96 63.59 0.69 1.33 20 Dẻ Gai 1 1.96 38.47 0.42 1.19 51 100 9149.96 100 100
  67. OTC 7 STT Loài ni Ni% gi Gi% IVI% 1 Sung Xè 7 15.91 1777.24 21.97 18.94 2 Mạy puồng 6 13.64 1065.25 13.17 13.40 3 Kháo 3 6.82 1021.29 12.63 9.72 4 Xoan ta 5 11.36 624.08 7.72 9.54 5 Han Voi 5 11.36 536.16 6.63 9.00 Lộc Mại Lá 6 3 6.82 479.64 5.93 6.37 Nhỏ 7 Tram trắng 1 2.27 803.84 9.94 6.11 8 Bứa 2 4.55 467.86 5.78 5.16 9 Muồng tang 2 4.55 333.63 4.12 4.34 10 Mò Lá Tròn 2 4.55 208.03 2.57 3.56 11 Nhội 2 4.55 128.74 1.59 3.07 12 Xoan đào 1 2.27 254.34 3.14 2.71 13 Trường kẹ 1 2.27 176.63 2.18 2.23 14 Thành ngạnh 1 2.27 94.99 1.17 1.72 15 Sồi Gai 1 2.27 50.24 0.62 1.45 16 Lát hoa 1 2.27 38.47 0.48 1.37 17 Đinh Mật 1 2.27 28.26 0.35 1.31 44 100 8088.64 100 100
  68. OTC 8 STT Loài ni Ni% gi Gi% IVI% 1 Lộc Mại Lá Nhỏ 8 16.67 1146.10 14.72 15.69 2 Han Voi 5 10.42 591.89 7.60 9.01 3 Sấu 5 10.42 560.49 7.20 8.81 4 Trám trắng 2 4.17 974.19 12.51 8.34 5 Gạo 1 2.08 1074.67 13.80 7.94 6 Xoan ta 4 8.33 425.47 5.46 6.90 7 Phay 3 6.25 422.33 5.42 5.84 8 Dướng 3 6.25 278.68 3.58 4.91 9 Trường kẹ 2 4.17 403.49 5.18 4.67 10 Nhội 2 4.17 367.38 4.72 4.44 11 Thành ngạnh 2 4.17 286.53 3.68 3.92 12 Lát hoa 2 4.17 239.43 3.08 3.62 13 Vàng Anh 2 4.17 102.05 1.31 2.74 14 Xoan đào 1 2.08 254.34 3.27 2.68 15 Sung xè 1 2.08 200.96 2.58 2.33 16 Đinh mật 1 2.08 132.67 1.70 1.89 17 Mạy vòng 1 2.08 113.04 1.45 1.77 18 Kháo 1 2.08 94.99 1.22 1.65 19 Mùm Mụp 1 2.08 78.50 1.01 1.55 20 Dâu da xoan 1 2.08 38.47 0.49 1.29 48 100 7785.63 100 100
  69. OTC 9 STT Loài ni Ni% gi Gi% IVI% 1 Dướng 10 19.23 814.05 10.09 14.66 2 Xoan ta 8 15.38 892.55 11.07 13.23 3 Lát hoa 5 9.62 768.52 9.53 9.57 4 Kháo 1 1.92 1017.36 12.61 7.27 5 Phay 2 3.85 726.13 9.00 6.42 6 Thổ Mật Tù 4 7.69 405.85 5.03 6.36 7 Nhội 4 7.69 404.28 5.01 6.35 Trám Ba 8 2 3.85 665.68 8.25 6.05 Cạnh 9 Mạy vòng 3 5.77 359.53 4.46 5.11 10 Thành ngạnh 3 5.77 343.05 4.25 5.01 11 Đinh mật 1 1.92 490.63 6.08 4.00 12 Mạy tèo 2 3.85 286.53 3.55 3.70 13 Han Voi 2 3.85 132.67 1.64 2.75 14 Sấu 1 1.92 226.87 2.81 2.37 15 Dẻ Gai 1 1.92 153.86 1.91 1.92 16 Sung xè 1 1.92 132.67 1.64 1.78 17 Vàng Anh 1 1.92 132.67 1.64 1.78 18 Trường kẹn 1 1.92 113.04 1.40 1.66 52 100 8065.88 100 100
  70. OTC 10 STT Loài ni Ni% gi Gi% IVI% 1 Mạy Xả 8 17.02 799.92 8.48 12.75 2 Thổ Mật Tù 4 8.51 1229.31 13.03 10.77 3 Lát Hoa 4 8.51 1182.21 12.53 10.52 4 Han Voi 6 12.77 661.76 7.02 9.89 5 Đinh mật 4 8.51 925.52 9.81 9.16 6 Dâu Da Xoan 3 6.38 730.84 7.75 7.07 7 Xoan ta 3 6.38 493.77 5.23 5.81 8 Dướng 2 4.26 540.87 5.73 4.99 9 Kháo 1 2.13 615.44 6.52 4.33 10 Mạy Vòng 2 4.26 279.46 2.96 3.61 11 Gạo 1 2.13 415.27 4.40 3.26 12 Sung Đá 1 2.13 415.27 4.40 3.26 13 Phay 1 2.13 346.19 3.67 2.90 14 Dẻ gai 1 2.13 283.39 3.00 2.57 15 Mạy Puông 1 2.13 176.63 1.87 2.00 16 Trường kẹ 1 2.13 94.99 1.01 1.57 17 Bứa 1 2.13 78.50 0.83 1.48 Lộc Mại Lá 18 1 2.13 63.59 0.67 1.40 Nhỏ 19 Nhọc Đá 1 2.13 50.24 0.53 1.33 20 Sồi gai 1 2.13 50.24 0.53 1.33 47 100 9433.345 100 100
  71. CTTT STT Loài ni Ni% gi Gi% IVI% 1 Dướng 53 10.95 7194.53 8.74 9.84 2 Mạy Puông 42 8.68 8926.24 10.84 9.76 3 Han Voi 49 10.12 5648.86 6.86 8.49 4 Lát Hoa 25 5.17 4003.50 4.86 5.01 5 Lộc mai lá nhỏ 22 4.55 3605.51 4.38 4.46 6 Xoan ta 24 4.96 3187.10 3.87 4.41 7 Đinh Mật 21 4.34 3077.20 3.74 4.04 8 Kháo 11 2.27 4640.92 5.63 3.95 9 Dẻ gai 10 2.07 4636.21 5.63 3.85 10 Dâu Da Xoan 17 3.51 3053.65 3.71 3.61 11 Sung Xè 15 3.10 3001.84 3.64 3.37 12 Thổ mật tù 16 3.31 2789.11 3.39 3.35 13 Nhôi 19 3.93 1559.01 1.89 2.91 14 Mạy xả 12 2.48 1307.81 1.59 2.03 15 Mạy Voòng 12 2.48 1307.03 1.59 2.03 16 Sấu 11 2.27 1357.27 1.65 1.96 17 Sến 10 2.07 1324.30 1.61 1.84 18 Sung đá 9 1.86 1436.55 1.74 1.80 19 Phay 6 1.24 1494.64 1.81 1.53 20 Mò lá tròn 6 1.24 1453.04 1.76 1.50 21 Trám Ba Cạnh 4 0.83 1781.17 2.16 1.49 22 Tram trắng 3 0.62 1778.03 2.16 1.39 23 Mạy tèo 7 1.45 985.18 1.20 1.32 24 Thị Đá 9 1.86 620.15 0.75 1.31 25 Mùm mụp 7 1.45 863.50 1.05 1.25 26 Nghiến 8 1.65 519.67 0.63 1.14 27 Gạo 2 0.41 1489.93 1.81 1.11 28 Thành ngạnh 6 1.24 724.56 0.88 1.06 29 Trường kẹ 5 1.03 788.14 0.96 1.00 30 Vàng Anh 6 1.24 539.30 0.65 0.95 31 Muồng 4 0.83 529.88 0.64 0.73 32 Thích bắc bộ 4 0.83 481.99 0.59 0.71 33 Sao 2 0.41 804.63 0.98 0.70
  72. 34 Xoan nhừ 2 0.41 804.63 0.98 0.70 35 Cọc Rào 5 1.03 265.33 0.32 0.68 36 Thôi ba lông 2 0.41 744.97 0.90 0.66 37 Bứa 3 0.62 546.36 0.66 0.64 38 Sảng 2 0.41 623.29 0.76 0.59 39 Thích nam thùy 2 0.41 606.02 0.74 0.57 40 Xoan đào 2 0.41 508.68 0.62 0.52 41 Sồi gai 3 0.62 301.44 0.37 0.49 42 Đại phong tử 2 0.41 317.93 0.39 0.40 43 Hoắc quang 1 0.21 415.27 0.50 0.36 44 Nhọc đá 2 0.41 113.83 0.14 0.28 45 Ô Rô 1 0.21 200.96 0.24 0.23 484 100 82359.06 100 100