Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái loài gừng núi đá (Zingiber purpureum Roscoe) tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái loài gừng núi đá (Zingiber purpureum Roscoe) tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nghien_cuu_dac_diem_hinh_thai_sinh_thai_loai_gung_nui_da_zin.pdf
Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái loài gừng núi đá (Zingiber purpureum Roscoe) tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM SÙNG A DIA NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH THÁI LOÀI GỪNG NÚI ĐÁ (Zingiber purpureum Roscoe) TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : ST & BTĐDSH Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM SÙNG A DIA NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH THÁI LOÀI GỪNG NÚI ĐÁ (Zingiber purpureum Roscoe) TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : STBTĐDSH Lớp : K47 - ST&BTĐDSH Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thoa Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu của bản thân em. Các số liệu và kết quả nhiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai sót em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Xác nhân của giáo viên hưỡng dẫn Người viết cam đoan TS. Nguyễn Thị Thoa Sùng A Dia XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên)
- ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng, bởi lẽ đây là giai đoạn sinh viên củng cố các kiến thức đã học tập ở trong nhà trường. Đồng thời nó cũng giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp xúc với thực tế, đem những kiến thức đã học tập được áp dụng vào trong thực tiễn sản xuất. Qua đó giúp sinh viên học hỏi, tích luỹ thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân để phục vụ cho công việc sau này. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái loài gừng núi đá (Zingiber purpureum Roscoe) tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang” Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô khoa Lâm nghiệp,các cán bộ và người dân địa phương tại hai xã cao bồ và xã thượng sơn của huyện vị xuyên, tỉnh hà giang. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên - TS. Nguyễn Thị Thoa đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập. Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù tôi đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên môn còn hạn chế, vì vậy đề tài không thể tránh khỏi những khuyết điểm và thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè để khoá luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Sùng A Dia
- iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng của Gừng trên thế giới qua một số năm (2006-2012) 5 Bảng 4.1. Các chỉ tiêu khí hậu cơ bản tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang 35 Bảng 4.2. Kết quả điều tra sơ bộ về đất đai tại khu vực nghiên cứu 36 Bảng 4.3. Phân bố Gừng núi đá trên các tuyến điều tra 37 Bảng 4.4. Phân bố của gừng núi đá theo sinh cảnh 38 Bảng 4.5. Phân bố gừng núi đá theo vị trí địa hình 39 Bảng 4.6. Phân bố gừng núi đá theo độ cao ( 700 (Theo Thái Văn Trừng) 39
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii MỤC LỤC iv PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết 1 1.2. Mục tiêu 2 1.3. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu 3 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 2.1. Những nghiên cứu về họ Gừng (Zingiberraceae) và chi Gừng Zingiber trên thế giới 4 2.1.1. Nguồn gốc và phân loại cây Gừng 4 2.1.2. Phân loại 5 2.1.3. Công dụng và thành phần hóa học của Gừng 9 2.2. Những nghiên cứu về họ Gừng (Zingiberraceae) và chi Gừng Zingiber ở Việt Nam 11 2.2.1. Nguồn gốc và lịch sử về cây Gừng 11 2.2.2. Phân loại 12 2.2.3. Công dụng 19 2.2.4. Những nghiên cứu về loài Gừng núi đá (Zingiber purpureum Roscoe)21 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27 3.2. Thời gian thực hiện 27
- v 3.3. Nội dung nghiên cứu 27 3.4. Phương pháp nghiên cứu 27 3.4.1. Phương pháp kế thừa 27 3.4.2. Phương pháp điều tra thực địa 27 3.4.3. Phương pháp phỏng vấn 29 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp 29 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30 4.1. Đặc điểm sinh học của loài Gừng núi đá 30 4.1.1. Đặc điểm hình thái loài gừng núi đá 30 4.2. Đặc điểm sinh thái học 33 4.2.1. Đặc điểm phân bố 33 4.2.2. Đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật nơi có loài Gừng núi đá phân bố . 34 4.2.3. Đặc điểm khí hậu 35 4.2.4. Đặc điểm đất đai 36 4.2.5. Tần số xuất hiện Gừng núi đá trên các tuyến điều tra 37 4.2.6. Đặc điểm phân bố Gừng núi đá theo các dạng sinh cảnh 38 4.2.7. Đặc điểm phân bố Gừng núi đá theo các dạng địa hình 39 4.2.8. Đặc điểm phân bố Gừng núi đá theo đai cao 39 4.3. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển loài Gừng núi đá 40 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41 5.1. Kết luận 41 5.2. Kiến nghị 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết Họ Gừng bao gồm khoảng 47 chi và hơn 1.000 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu ở nam và đông nam châu Á. Ở Việt Nam hiện nay biết gần 20 chi và gần 100 loài, trong đó Gừng núi đá là một trong những loài có giá trị lớn. Gừng núi đá có tên khoa học Zingiber purpureum Roscoe, họ Gừng zingiberaceae, thuộc chi Gừng zingiber, bộ Gừng Zingiberales. Cây Gừng núi đá cao khoảng từ 0,3-1m, thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh. Từ đời nhà Minh Trung Quốc nhà y học nổi tiếng Lý Thời Trân đã viết trong cuốn “Bản Thảo Cương Mục” như sau: “Gừng đắng mà không hôi, đắng có thể xua tà, đuổi ác, có thể ăn sống, ăn chín, ngâm giấm, làm tương, ngâm muối, xào với mật, đường. Cũng có thể làm rau, làm kẹo, làm thuốc rất có lợi”. Nước Gừng tính ôn có công dụng long đờm chữa ho. Vỏ Gừng tính mát có công dụng tỳ vị, tiêu viêm ,sưng, Gừng khô tính nhiệt, dùng ấm, có công dụng giải hàn, trừ tỳ vị hư hàn. Lá Gừng có tính ôn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, hoạt huyết. Ngày nay với khoa học và kỹ thuật phát triển cây Gừng có tác dụng đặc biệt đã được phát hiện như hoạt tính kháng virus, chống oxy hóa và kháng khuẩn. Tuy nhiên nguồn gen cây họ Gừng đang có nguy cơ mất mát nhanh do sự khai thác quá mức. Theo quyết định số 80/2005QĐ- BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn từ năm 2005 cây Gừng núi đá đã được xếp vào nhóm cây thực phẩm quý hiếm cần được bảo tồn. Vì vậy Gừng núi đá rất cần có định hướng để bảo tồn đúng đắn để phục vụ trong tương lai.
- 2 Gừng núi đá loài dược liệu bản địa có giá trị kinh tế cao của tỉnh Hà Giang, góp phần phát triển kinh tế cải thiện đời sống đồng bào của tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về bảo tồn, phát triển nguồn gen của loài này. Nguồn giống chưa được tuyển chọn, chủ yếu nguồn giống tạp cho nên năng suất, chất lượng còn chưa cao. Hiện nay, ở nước ta các loài cây dược liệu chủ yếu được nhân giống bằng hom, hoặc hạt theo kỹ thuật nhân giống truyền thống. Nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô chưa triển khai rộng rãi do đòi hỏi công nghệ cao, chi phí lớn. Trong khi nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô có ưa điểm vượt trội hơn hẳn phương pháp truyền thống. Với nhu cầu về nguồn dược liệu lớn như hiện nay thì các phương pháp nhân giống thủ công khó có thể đáp ứng được nguồn giống để cung cấp cho sản xuất thương mại theo chuỗi hàng hóa. Hiện nay, ở nước ta công tác bảo tồn các loài cây dược liệu chưa thực sự gắn với phát triển. Để phát triển, công tác chọn tạo giống, công nghệ nhân và nuôi trồng giống tốt cung cấp nguyên liệu chất lượng cần được quan tâm. Chính vì vậy, việc cải tiến áp dụng công nghệ trong bảo tồn, nhân giống là một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề về phát triển dược liệu hiện nay. Xuất phát từ những thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Đặc điểm hình thái, sinh thái loài Gừng núi đá làm cơ sở cho việc nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Gừng núi đá (Zingiber purpureum Roscoe) có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Hà Giang. 1.2. Mục tiêu - Xác định được đặc điểm sinh học cây Gừng núi đá tại khu vực nghiên cứu - Xác định được đặc điểm sinh thái của cây Gừng núi đá - Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển cây Gừng núi đá
- 3 1.3. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học - Củng cố kiến thức đã học, hệ thống lại kiến thức đã học, bổ sung kiếnthức chuyên môn và vận dụng vào thực tế sản xuất. - Cung cấp thông tin về sinh trưởng và phát triển của loài cây Gừng núi đá tạihuyện vị xuyên tỉnh hà giang. - Làm tài liệu tham khảo cho những đề tài và nghiên cứu có liên quan. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất Qua những đánh giá cụ thể về sinh trưởng của loài cây Gừng núi đá chúng ta có thể tìm ra được các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến ngành Lâm nghiệp và phát triển các loài cây này.
- 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Những nghiên cứu về họ Gừng (Zingiberraceae) và chi Gừng Zingiber trên thế giới 2.1.1. Nguồn gốc và phân loại cây Gừng Chi Gừng Zingiber Bochmer gồm khoảng 100 loài, phân bố chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới châu Á và châu Úc. Trung tâm phong phú và đa dạng nhất của chi Gừng là Đông Nam Á. Riêng tại Trung Quốc hiện đã biết khoảng trên 20 loài. Trên thế giới Gừng được gọi với các tên: Ginger (tiếng Anh), gingivere (tiếng Anh từ Trung) Sunthi, Ardrake, Vishvabheshaja và Srngaveran hoặc gốc sừng (tiếng Phan), Zingiber officinale (tên Latin) Sheng jiang (tiếng trung), ziggiberis (tiếng Hy Lạp), Gingembre (Tiếng Pháp), Khnheiy (Tiếng Campuchia). Gừng đã được xuất hiện từ rất lâu đời, nó đã được sử dụng cho lợi ích sức khỏe của con người hơn 5000 năm và được sử dụng trong y học châu Á để điều trị đau dạ dày, buồn nôn, và tiêu chảy. Gừng được coi là một hương liệu, dược liệu và có lịch sử lâu dài được trồng ở các nước. Gừng ở Ấn Độ được xuất khẩu sang Rome khoảng 2000 trước. Gừng được sử dụng rộng rãi bởi những người La Mã, nhưng hầu như biến mất khi Đế chế La Mã sụp đổ. Nhờ chuyến đi của Marco Polo đến vùng Viễn Đông, Gừng đã được trở lại châu Âu. Gừng đã trở thành một gia vị được biết đến, nhưng cũng là một trong những gia vị đắt tiền. Trong giai đoạn từ 1975 đến 1980, Ấn Độ là nhà sản xuất Gừng quan trọng, chiếm khoảng 30-35% thị phần thế giới.S au Ấn Độ là Trung Quốc, với thị phần khoảng 10-15%. Tuy nhiên, ở nửa sau của thập niên 90, sản
- 5 xuất Gừng của Trung Quốc đã tăng lên đáng kể và thị phần Gừng của Ấn Độ đã giảm mạnh. Chi phí đầu vào tăng và cạnh tranh nhờ giá rẻ từ Trung Quốc là nguyên nhân dẫn đến việc Ấn Độ mất dần thị phần Gừng của mình trong thương mại toàn cầu. Trên thế giới được Gừng trồng rộng rãi phổ biến ở nhiều nước trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tình hình sản xuất gừng trên thế giới được thể hiện trong bảng sau. Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng của Gừng trên thế giới qua một số năm (2006-2012) Năm Chỉ tiêu 2006 2008 2010 2011 2012 Diện tích (ha) 415 337 275 784 278 509 317 301 322 157 Năng suất 35,431 57,894 60,760 64,117 65,032 (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1 471 577 1 596 625 1 692 235 2 034 429 2 095 056 (Nguồn: FAOSTAT, 2014) 2.1.2. Phân loại Họ Gừng (Zingiberraceae) có nhiều chi và gồm nhiều loài khác nhau. Hầu hết các cây thuộc họ Gừng phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến đã tổng kết họ Gừng gồm 45 chi và hơn 1300 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Chi Gừng (Zingiber) gồm khoảng 100 loài, phân bố chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới châu Á và châu Úc. Trung tâm phong phú và đa dạng nhất của chi Gừng là các nước Đông Nam Á.
- 6 Tại các nước trồng nhiều Gừng, có 3 loài được nghiên cứu nhiều nhất là Gừng trồng, Gừng tía (Z. montamum Koenig) và Gừng núi đá (Z. zerumber Sm). Tại Malayxia người ta đã xác định được 3 giống Gừng trồng là Haliya betai (thân rễ có màu nhạt), Halyai bara và Halyai indang (thân rễ có màu đỏ nhạt, rất cay, được sơ chế để làm thuốc). Tại Indonesia người ta cũng xác định có 3 giống Gừng, chúng khác nhau về độ lớn, màu sắc thân rễ cũng như hương vị và thành phần hoá học. Tại Ấn Độ Gừng núi đá đã được nghiên cứu sâu, Gừng núi đá là loại nguyên liệu cung cấp tinh dầu cho công nghiệp hoá mỹ phẩm. Trong các loài Gừng thì Gừng núi đá có tính đa dạng cao nhất, sinh trưởng nhanh, chống chịu khoẻ, phân bố rộng. Theo một số tài liệu cho biết loài Gừng núi đá có ít nhất 4 dạng dưới loài như Z.zerumber Sm var. amaricans; Z.zerumber Sm var. aromaticum;Z.zerumber Sm var. Zerumbetvà Z.zerumber Sm var. littorale. Tại Ấn Độ người ta mới chọn lọc được giống Gừng có hàm lượng tinh dầu lên tới 6%. Dạng sống: Các cây trong họ Gừng gồm những cây thảo nhiều năm thường sống nơi đất ẩm, dưới tán cây hay tán rừng, hiếm khi phụ sinh. Rễ nhỏ, hình sợi, đôi khi đầu rễ phình to lên thành dạng củ. Thân rễ to, nạc, nằm ngang, chứa nhiều chất dự trữ, có khi rất ngắn hoặc chỉ mang hoa, thân được tạo thành do các bẹ lá ôm chặt lấy nhau tạo thành thân giả, rất ngắn. Thường hay cao 1-3m, đôi khi cao tới 4-5m, không phân nhánh. Cây thường có mùi thơm hay có mùi hắc như một số loài trong chi Zingiber. Lá: Lá của các cây trong họ Gừng là lá đơn, mọc cách, các lá xếp thành hai hàng, thường hướng lên trên, đôi khi nằm ngang gần như song song với mặt đất (Kaempferia galanga, K. pulchra); có khi lá chỉ là bẹ lá dạng vảy. Lá gồm các phần là: bẹ lá, cuống lá, lưỡi lá và phiến lá: Bẹ lá: Mở đến gốc, phần
- 7 dưới bẹ lá thường ôm chặt lấy nhau làm thành thân giả. Cuống lá: Cuống lá không có hay có, ngắn hay dài (có thể dài tới 25cm), hình lòng máng nông hoặc sâu. Lưỡi lá (thìa lìa): Là phần giữa bẹ lá và cuống lá, từ bẹ lá kéo dài lên. Lưỡi dày hay mỏng dạng màng, đầu nguyên hay xẻ 2, cụt ngang, dài 1-2 mm tới vài cm. Phiến lá: Hình mác, hình trứng hẹp, bầu dục, ít khi gần tròn (Kaempferia pulchra), gốc phiến nhọn, hình nêm hay gần tròn; đầu phiến thường nhọn, đôi khi thót nhỏ thành dạng đuôi, hiếm khi tròn. Thông thường, phiến lá mầu xanh, nhưng ở một vài loài trong một số chi, mặt trên lá có đốm trắng loang lổ (Stahlianthus) hay dọc gân chính mặt trên nâu đỏ (Curcuma) hoặc mặt dưới nâu đỏ (Distichochlamys, Stahlianthus, Zingiber). Cụm hoa: Cụm hoa mọc trên ngọn thân có lá hay từ thân rễ sát mặt đất, tách biệt với thân có lá, hoặc từ giữa các bẹ lá. Cụm hoa dạng chùy, chùm hay bông. Cuống cụm hoa mọc từ thân rễ ở một số chi được bao phủ bởi các bẹ lá dạng vảy thưa hay dày. Cụm hoa thường không phân nhánh, trừ một số ít loài trong các chi Globba, Alpinia, Elettaria, Elettariopsis. + Lá bắc: Lá bắc thường có dạng vảy, hình bầu dục, hình mác hay mác thuôn, bao lấy lá bắc con và hoa, đôi khi lá bắc bao lấy truyền thể (Bulbil). Các lá bắc dính với nhau ở nửa dưới làm thành dạng túi (Curcuma), hay thành dạng chuông (Stahlianthus), hoặc xếp lợp lên nhau. Ở một vài chi, những lá bắc ở phía dưới của cụm hoa là những lá bắc bất thụ (không chứa hoa), thường có mầu sắc, hay những lá bắc này phát triển rất to bao lấy cả cụm hoa khi non gọi là lá bắc tổng bao (nhưng thường sớm rụng). Đôi khi lá bắc không có hoặc sớm rụng. + Lá bắc con: Nằm trong lá bắc và đính gần sát gốc lá bắc, bao lấy hoa. Lá bắc con dạng vảy hay dạng ống, có gốc dính sát với bầu. Đôi khi lá bắc con không có hoặc sớm rụng.
- 8 Hoa: Hoa lưỡng tính, mẫu 3, bầu hạ, đối xứng hai bên, có mầu sắc, kích thước trung bình hoặc lớn. Các hoa đính trên cụm hoa dày đặc hay thưa thớt, hoa đơn độc hay vài hoa trong một cụm nhỏ (Cincinnus) đính vào trục cụm hoa. Hoa gồm các bộ phận: + Đài: Có các lá đài dính với nhau ở phần dưới thành hình ống, phần trên chia 2-3 thùy ngắn hay dài giống dạng răng, hoặc xẻ chữ V - đầu trên chia 2-3 thùy dạng răng. + Tràng: Dính với nhau ở phần dưới thành hình ống, phần trên chia 3 thùy, thùy lưng thường to hơn 2 thùy bên, phía đầu lõm ít nhiều dạng mũ. + Bộ nhị: Chỉ có một nhị sinh sản duy nhất, ở phía trong thùy lưng của tràng, gồm có chỉ nhị dạng bản mỏng hay dày, phía trên đính hai bao phấn hướng trong, mở bằng khe dài dọc theo ô bao phấn. Bao phấn có hay không có phần phụ của trung đới, nếu có thì kéo dài lên phía trên tạo thành mào, không bao lấy vòi nhụy, xẻ thùy hay nguyên, hay bao lấy vòi nhụy kéo dài (Zingiber), hoặc kéo dài ở 2 phía cạnh ngoài hai bao phấn thành dạng cánh (Globba). Đôi khi bao phấn không có phần phụ nhưng ở gốc mỗi bao phấn kéo dài xuống phía dưới tạo thành cựa (Curcuma). Cánh môi đối diện với nhị, do 3 nhị bất thụ dính lại với nhau biến thành, thường to, có màu sặc sỡ. Hai nhị lép còn lại nằm ở hai bên gốc cánh môi, dạng cánh tràng không dính với cánh môi (Hedychium), hay dính với cánh môi ở phía dưới (Zingiber), hoặc tiêu giảm thành dạng răng, dạng vảy hay tiêu giảm hoàn toàn. + Bộ nhụy: Bộ nhụy hợp nguyên lá noãn (Syncarpous) hay hợp bên lá noãn (Paracarpous). Một vòi nhụy mảnh, nằm dọc theo rãnh phía trong chỉ nhị, qua khe giữa 2 bao phấn; núm nhụy nhô lên phía trên đầu 2 bao phấn, trừ ở chi Zingiber, vòi nhụy kéo dài vượt quá đầu 2 bao phấn và được phần phụ trung đới của bao phấn kéo dài bao lấy. Ngoài 1 nhụy hữu thụ duy nhất, còn có các vòi nhụy lép đính trên đỉnh bầu, hình dùi hay bản ngắn.Bầu hình cầu,
- 9 bầu dục, hình trụ hay đôi khi hình phễu. Bầu 3 ô hay 1 ô, noãn đảo, nhiều, đính noãn trụ giữa hay đính noãn bên. Quả: Quả nang chẻ ô, đôi khi quả mọng, quả nặc, thường hình cầu, bầu dục, đường kính từ 0,2cm đến 2-3(4)cm, đôi khi quả có ngấn giữa (Alpinia galanga), hay có dạng quả giác (quả cải) (Siliquamomum tonkinense), hoặc quả có gờ nổi theo chiều dọc (Elettaria, Elettariopsis). Vỏ quả có lông hay không, có gai mềm, gai phân nhánh hay không, hay vỏ quả có cánh dạng quả khế. 2.1.3. Công dụng và thành phần hóa học của Gừng Từ 1980 đến nay Gừng đã được sử dụng rộng rãi với các công dụng như gia vị, dược liệu, làm nước giải khát Ở Ấn Độ người dân sử dụng thân rễ Gừng núi đá tương tự như Gừng, ở Malaysia, Gừng được sử dụng làm thuốc trị giun cho trẻ em, người ta còn dùng nước sắc để uống hoặc ngâm củ trong rượu xoa vào bụng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ. Công dụng: Loài thực vật thuộc họ Gừng Zingiberaceae này thường chữa bệnh mắt hột tốt, làm giác mạc trở nên trong, giảm sự thẩm thấu dưới niêm mạc, tăng hoạt tính sống của mô mắt. Trị đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, nôn mửa ỉa chảy, tứ chi lạnh, đàm ẩm, ho suyễn, bất lực sinh lý. Thành phần hóa học: Gừng chứa 2-3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: β-zingiberen (35%), ar- curcumenen (17%), β-farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như geraniol, linalol, borneol.Nhựa dầu chứa 20 - 25% tinh dầu và 20 - 30% các chất cay. Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và zingerol, trong đó gingerol chiếm tỷ lệ cao nhất. Ngoài ra, trong tinh dầu Gừng còn chứa α-camphen, β-phelandren, eucalyptol và các gingerol. Cineol trong Gừng có tác dụng kích thích khi sử dụng tại chỗ và có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều vi khuẩn.
- 10 Năm 1999, Vimala và cộng sự khi nghiên cứu sàng lọc các hợp chất chữa ung thư từ 7 cây thuốc dân tộc nổi tiếng của Malasya thuộc họ Gừng, phát hiện thấy Gừng dại và nghệ vàng, có hoạt tính chống ung thư của hợp chất zerumbol, thành phần chủ yếu, chiếm tới 72,3 % trong tinh dầu Gừng núi đá trên các dòng tế bào ung thư, nhưng mới ở mức độ thử nghiệm trong ống nghiệm. Từ năm 2003 trở lại đây, các nghiên cứu kháng ung thư của enzymbol chủ yếu trên động vật, phương pháp nghiên cứu này gần với cơ thể người hơn. Năm 2009, các nhà khoa học Mỹ phát hiện thấy, zerumbol còn có tác dụng ngăn chặn sự mất xương do ung thư gây ra. Khả năng ức chế sự phát triển 50% số lượng tế bào ung thư trong 1ml trên nhiều dòng tế bào ung thư như gan, tử cung Năm 2009, người ta nhận thấy zerumbol còn có tác dụng gây sự tự chết của tế bào ưng thư theo lập trình. Chi Gừng (Zingiber) là một chi lớn của họ Gừng (Zingiberaceae) có khoảng 60 loài phân bố nhiều ở rừng mưa nhiệt đới thuộc các vùng đông nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ và khắp các đảo trên Thái Bình Dương, (Wu D. et al., 2000). Ở Việt Nam, chi Gừng có khoảng gần 40 loài (Nguyễn Quốc Bình, 2005), nhiều loài trong chi Gừng cho tinh dầu, làm thuốc, gia vị và làm nguyên liệu đầu cho công nghiệp (Đỗ Huy Bích và cs (2004), Đỗ Tất Lợi, 1999). Gừng tía (Zingiber montanum (Koenig) Dietrich), (Syn.: Amomum montanum Koenig, Zingiber purpureum Roscoe, Zingiber cassumunar Roxb.). Trong y học dân tộc, Gừng tía được dùng chữa lỵ mãn tính, ngoài ra ở nhiều nước đông nam Á còn dùng thân rễ chữa tiêu chảy, bệnh tả, kiết lỵ, kích thích tiêu hóa, thuốc chữa đau dạ dày (Nguyễn Quốc Bình, 2005). Nghiên cứu về thành phần hóa học tinh dầu loài này ở Inđônêxia được Taroeno và cộng sự (1991) đã phân tích với mẫu 1 các thành phần chủ yếu là terpinen-4-ol (10,2%), sabinen (10,1%), trans-1-(3,4-dimethoxyphenyl) butadien (9,8%), trans-1-(3,4-dimethoxyphenyl) but-1-en (7,4%); mẫu 2 là trans-
- 11 1-(3,4-dimethoxyphenyl) butadien (8,7%), sabinen (8,1%), terpinen-4-ol (7,8%). Khi thửnghiệm hoạt tính cho thấy trong tinh dầu có khả năng kháng khuẩn mạnh với một số chủng Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Ngoài ra, tinh dầu còn có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa và chống nấm (Taroeno et al., 1989, 1991). Gần đây, ở Băng La đét Mohammad N. I. B. và cộng sự (2008), cho thấy thành phần chủ yếu từ lá là sabinen (15,0%), -pinen (14,3%), caryophyllen oxit (13,9%) và caryophyllen (9,5%). Từ rễ là 1,4-bis, methoxy (26,5%), (Z)- ocimen (22,0%) và terpinen-4-ol (18,5%) (Mohammad NIB et al., 2008). Ở Thái Lan với các thành phần chính là sabinen, terpinen-4-ol và (E)- 1(3, 4-dimethylphenyl) butadiene, khi thử hoạt tính sinh học cho thấy, trong đó tinh dầu có khả năng kháng khuẩn mạnh (Saowaluck B et al., 2009). Từ rễ của loài này phân bố ở Yên Tử, Quảng Ninh được đặc trưng bởi terpinen-4-ol (35,8%), sabinen (23,7%) và benzen (19,5%) (Đỗ Ngọc Đài và cs, 2012). 2.2. Những nghiên cứu về họ Gừng (Zingiberraceae) và chi Gừng Zingiber ở Việt Nam 2.2.1. Nguồn gốc và lịch sử về cây Gừng Các loài Gừng ở nước ta cũng như ở các nước Đông Nam Á rất phong phú, rất đa dạng, song hiện được nghiên cứu rất ít và hiểu biết của chúng ta về nguồn tài nguyên còn rất hạn chế. Nhiều loài trong chi Gừng (Zingiber spp.) không chỉ là cây thuốc quí mà còn là nguồn gia vị có giá trị trong chế biến thực phẩm. Nhu cầu về các sản phẩm chế biến từ Gừng núi đá (Zingiber purpureum Roscoe) trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Đông nam Á nói riêng cũng đang ngày càng tăng. Nghiên cứu khai thác, phát triển chế biến các sản phẩm từ loài Gừng đã đang là hướng sản xuất có triển vọng ở các khu vực miền núi và trung du nước ta. Gừng mọc tự nhiên rải rác ở vùng núi thấp và trung du, và được trồng rộng rãi phổ biến trên các vùng miền từ bắc vào nam của cả nước.
- 12 Ở nước ta, Gừng núi đá mọc phổ biến ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Vĩnh Phúc, hiện nay đang được trồng ở Tam Đảo, Bắc Kạn, Hoạt tính tái phát và phòng ngừa ung thư được nghiên cứu trên u báng sarcoma - 180 ở chuột sau phẫu thuật, kết quả cho thấy, 30% số chuột được điều trị đều chết. Như vậy, zerumbol không những có tác dụng chống một số loại tế bào ung thư, mà còn phòng ngừa, đặc biệt là chống tái phát ưng thư. Sổ tay y học ở Việt Nam chưa thấy công trình nghiên cứu gây trồng loài cây này. Tuy nhiên được người dân đã tự phát trồng thâm canh rất nhiều để phát triển kinh tế. Tại một số địa phương nghiên cứu cây Gừng được trồng trên diện tích lớn tuy nhiên chỉ dựa trên những kinh nghiệm lâu đời, kiến thức bản địa nên năng suất và hiệu quả kinh tế chưa cao. 2.2.2. Phân loại Có nhiều quan điểm phân loại khác nhau, sau đây điểm qua một số quan điểm: Họ Gừng (Zingiberaceae) ở Việt Nam hiện có 12 chi và 61 loài. Ở Việt Nam, Phạm Hoàng Hộ đã thống kê chi Gừng gồm có 11 loài Gừng Zingiber offinale, Gừng lá nhọn Zingiber acuminatum, Gừng nam bộ Zingiber cochinchinensis, Gừng eberhardt Zingiber eberhardtii, Gừng lúa Zingiber gramineum, Gừng một lá Zingiber monophylum, Gừng boc-da Zingiber pellium, Gừng tía Zingiber montanum, Gừng đỏ Zingiber rubens, Gừng lông hung Zingiber rufopilosum, Gừng núi đá Zingiber purpureum Roscoe. Trong đó có các loài sau là phổ biến: Gừng Zingiber offinale, Gừng núi đá Zingiber purpureum Roscoe, Gừng tía Zingiber montanum. Kết quả nghiên cứu của Trung tâm tài nguyên thực vật cho thấy Việt Nam có tài nguyên cây họ Gừng phong phú cả về loài và trong loài. Trong đó đặc biệt chú ý là các chi Riềng (Alpinia), Nghệ (Curcuma), chi Gừng (Zingiber), chi địa liền (Kaempferia) và chi ngải tiên (Hedychieae) có số lượng loài cao và đa dạng
- 13 di truyền rộng (Võ Văn Chi, 2003-2004). Kết quả đánh giá cho thấy tập đoàn cây họ Gừng thu thập từ năm 1994- 2012 ở Việt Nam bao gồm 334 mẫu giống của 22 loài khác nhau thuộc 9 chi của nguồn gen cây họ Gừng. Trong đó chi Gừng - Zingiber có số lượng loài và số lượng mẫu thu thập lớn hơn cả, tới 218 mẫu giống. Hiện tại toàn bộ các mẫu giống của các loài thuộc chi Gừng đang được bảo quản trong chậu vại tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội. Ở Việt Nam chi Gừng (Zingiber) được thuần hoá sớm và trồng phổ biến và có nhiều ứng dụng khác nhau cho con người như làm thuốc, gia vị, thực phẩm. Tuy nhiên nguồn gen cây họ Gừng đang có nguy cơ mất mát nhanh, rất cần có định hướng bảo tồn đúng đắn để phục vụ xã hội trong tương lai. Theo các nghiên cứu gần đây, họ Gừng ở Việt Nam có 19 chi với khoảng 136-145 loài. Một số chi thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) có ở Việt Nam với các đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên. Chi 1. Alpinia Roxb. - Riềng, Sẹ Đặc điểm: Cây thảo cao 1-3(4)m. Cụm hoa trên ngọn thân có lá, lá bắc màu nâu hay trắng, cánh môi có màu trắng-vàng, trắng-đỏ, vàng-đỏ sặc sỡ, thường to rộng hơn các thùy tràng, phía đầu xẻ thành 2-3 thùy hay nguyên. Phần lớn quả hình cầu, đôi khi có hình bầu dục rộng, hiếm khi là hình thoi (Alpinia oxymitra). Nơi sống: Phần lớn các loài trong chi này ưa bóng, ưa ẩm, mọc dưới tán rừng, dưới bóng các cây khác, nhưng có số ít loài vẫn phát triển tốt ở nơi ít bóng. Trên thế giới có khoảng 230 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á, một số ít ở Úc và quần đảo Thái Bình Dương. Việt Nam có 27-30 loài. Chi 2. Amomum Roxb. nom. cons. - Sa nhân, Thảo quả Đặc điểm: Cây thảo lâu năm, cao 1-2-3(4-5)m. Cụm hoa mọc từ thân rễ
- 14 sát mặt đất hay từ ngay gốc của thân có lá; cánh môi có màu trắng, vàng hay đỏ. Quả nang thường có 3 dạng: Vỏ quả nhẵn, vỏ quả có gai mềm và vỏ quả có cánh giống như dạng quả khế. Nơi sống: Thường mọc ven suối, dưới tán rừng ẩm, chỉ phát triển tốt và ra hoa quả ở những nơi nhiều bóng và ẩm. Trên thế giới có khoảng 150 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á và Úc. Việt Nam có 21-23 loài. Chi 3. Boesenbergia Kuntze - Bồng nga truật Đặc điểm: Cây thảo nhỏ. Cụm hoa mọc giữa các bẹ lá, ít hoa. Mỗi lá bắc chứa một lá bắc con và một hoa, nhị lép bên thường rộng hơn thùy tràng, cánh môi hình trứng ngược rộng, rộng hơn thùy tràng và nhị lép, lõm sâu hình túi, phía gốc hẹp. Nơi sống: Mọc hoang dại và được trồng nhiều nơi ở Việt Nam, cây ưa bóng, ưa ẩm, thường mọc ven nương rẫy, dưới tán rừng. Trên thế giới có khoảng 50 loài, phân bố ở Châu Á. Việt Nam có 1 loài. Chi 4. Caulokaempferia K. Larsen - Đại bao khương Đặc điểm: Cây thảo mảnh cao 30-50cm. Cụm hoa trên ngọn thân có lá, ít hoa. Các lá bắc xếp hai hàng, mỗi lá bắc bao một cụm nhỏ (Cincinnus) có 1-4 hoa. Chỉ nhị rất ngắn, phần phụ trung đới kéo dài thành mào rộng, cong ngược lại, nhị lép bên dạng cánh tràng rộng. Nơi sống: Thường mọc nơi vách đá ẩm có nước rỉ xuống, ở độ cao 1200-1600m. Trên thế giới có khoảng 10 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới Châu Á, vùng tây - nam dãy Himalaya ở Mianma, Trung Quốc, Thái Lan. Việt Nam có 1 loài. Chi 5. Cauley (Benth.) Royle ex Hook. f. - Cầu ly Đặc điểm: Cây thảo nhỏ, mảnh, cao 20-80cm. Cụm hoa trên ngọn thân có lá, thường có 2-10 hoa đính thưa. Mỗi lá bắc chỉ bao một hoa. Hoa thường có màu vàng, hai thùy tràng bên dính 1/2 ở phía gốc với cánh môi; nhị lép bên
- 15 dạng cánh tràng, cánh môi dạng nêm rộng, xoè ra, đầu rách mép. Quả hình cầu. Nơi sống: Cây phụ sinh, nơi râm mát dưới tán cây khác. Trên thế giới có 5 loài, phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Nepal, Butan, Trung Quốc, Thái Lan. Việt Nam có 1 loài. Chi 6. Curcuma L. nom. cons. - Nghệ Đặc điểm: Cây thảo, cao 1-2m, thân rễ có nhánh, dày, nạc, có mùi thơm. Cụm hoa mọc từ thân rễ hay giữa các bẹ lá, đôi khi hoa xuất hiện trước lá. Các lá bắc dính với nhau ở 1/2 chiều dài phía dưới và làm thành dạng túi, phần trên xòe ra, phía đầu các lá bắc có màu sắc khác nhau, gốc mỗi bao phấn kéo dài xuống phía dưới thành dạng cựa, bầu 3 ô. Nơi sống: Cây thảo ưa bóng, mọc dưới tán rừng ẩm, ven suối, ven nương rẫy, sinh trưởng tốt trên đất giàu dinh dưỡng, đất phù sa, nhiều mùn ẩm, thoát nước, không được chịu úng. Trên thế giới có khoảng 50 loài, chủ yếu ở vùng nhiệt đới Châu Á, 1 loài ở Úc. Việt Nam có 18-20 loài. Chi 7. Distichochlamys M. F. Newman - Gừng đen Đặc điểm: Cây thảo nhỏ, các bẹ lá không ôm lấy nhau tạo thành thân giả, rễ nhỏ. Mặt dưới phiến lá nâu nhạt, nâu đỏ; cuống lá dài 15-25cm. Cụm hoa có cuống, mọc giữa các bẹ lá, ít hoa. Hoa màu vàng, cánh môi hình trứng rộng đầu hay gần hình tam giác ngược, xẻ sâu hay nông thành 2 thùy, bầu 3 ô. Nơi sống: Cây thảo ưa bóng, ưa ẩm hay mọc ven suối, dưới tán rừng. Đây là chi đặc hữu của Việt Nam. Chi này có 3 loài, mới chỉ phát hiện thấy ở các tỉnh miền Trung Việt Nam. Chi 8. Elettaria (L.) Maton - Trúc sa, Tiểu đậu khấu Đặc điểm: Cây thảo cao 2-3m. Cụm hoa mọc từ thân rễ, trục mảnh, dài, rủ xuống, có nhánh ngắn.Mỗi lá bắc bao 1 cụm nhỏ (Cincinnus) có 3-4 hoa. Hoa trắng-tím, có cuống ngắn, cánh môi hình thoi, đầu 3 thùy, thùy giữa rách mép. Quả hình trứng, có gờ nổi dọc.
- 16 Nơi sống: Cây ưa bóng, mọc dưới tán rừng ẩm. Trên thế giới có 3 loài, phân bố ở Ấn Độ, Xrilanka, Singapo, Lào, Campuchia, Nam Mỹ. Ở Việt Nam có 1 loài gặp ở miền Bắc. Chi 9. Elettariopsis Baker - Tiểu đậu Đặc điểm: Cây thảo 1m. Cụm hoa mọc từ thân rễ. Mỗi lá bắc bao 1 cụm nhỏ (Cincinnus) có 1-2 hoa. Hoa có đài màu trắng hoặc hồng, chỉ nhị ngắn, rộng, phần phụ trung đới kéo dài thành hình vuông. Quả hình cầu, mầu nâu đỏ, có gờ theo chiều dọc hay không. Nơi sống: Thường mọc nơi đất mùn ẩm, ven đường mòn trong rừng, dưới tán cây. Trên thế giới có khoảng 12 loài, phân bố ở Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaysia, Inđônêxia. Việt Nam có 2 loài. Chi 10. Etlingera Giseke - Ét ling Đặc điểm: Cây to cao đến 4-5m. Cụm hoa mọc từ thân rễ, dạng bông hay đầu, xếp theo vòng cầu đồng tâm trên một đế phẳng, thường có vài hoa nở đồng thời xòe ra. Cánh môi dạng lưỡi dài. Nơi sống: Ven rừng, ven suối, sườn đồi nơi ẩm. Trên thế giới có khoảng 70 loài, phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Malaysia, Thái Lan, bắc Úc. Việt Nam có 5 loài. Chi 11. Gagnepainia K. Schum. - Găng ba Đặc điểm: Cây thảo nhỏ, đầu rễ phình lên thành củ. Lá chỉ phát triển thành dạng bẹ lá, không có phiến và lưỡi lá. Cụm hoa xuất hiện trước lá, dưới cụm hoa là các bẹ lá dạng vảy hẹp. Cánh môi chia 3 thùy rõ ràng, thùy giữa dạng chỉ, hai mép cuộn vào nhau theo chiều dọc giống dạng ống, trừ phần gốc xòe ra giống dạng tai, 2 thùy bên to, dạng xoan rộng hay bầu dục. Nơi sống: Cây thảo thường mọc nơi đất mùn ẩm, ven suối, sườn đồi, dưới tán rừng. Mới gặp ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Có 3 loài trên thế giới, phân bố ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á. Việt Nam có 2 loài.
- 17 Chi 12. Geostachys (Baker) Ridl. - Địa sa Đặc điểm: Cây thảo cao 0,8-1 m. Cụm hoa mọc sát gốc thân có lá, ít hoa. Lá bắc sớm rụng; lá bắc con dạng ống, gần như hình thoi, bao lấy 1 cụm nhỏ (Cincinnus) có 3-4 hoa. Bầu hình trứng. Quả nang, thuôn. Nơi sống: Thường mọc nơi đất mùn ẩm sườn đồi, ven suối, dưới tán rừng. Trên thế giới có 5 loài, phân bố chủ yếu ở Malaysia, Thái Lan. Việt Nam có 2 loài. Chi 13. Globba L. - Lô ba Đặc điểm: Cây thảo nhỏ, mảnh, cao 0,2-0,9 (1,5)m. Cụm hoa trên ngọn thân có lá. Mỗi lá bắc bao một cụm nhỏ (cincinnus) trong có vài hoa, hoặc bao 1 truyền thể (bulbil), bao phấn có hay không có phần phụ kéo dài thành dạng cánh nhọn ở các cạnh ngoài, nhị lép bên dạng cánh tràng, cánh môi cong ngược lại. Nơi sống: Cây thảo ưa bóng, ưa ẩm, thường mọc dưới tán rừng, ven suối, dọc khe núi, có thể gặp ở độ cao tới 1000m. Có khoảng 100 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á, 1 loài ở Úc. Việt Nam có 14 loài. Chi 14. Hedychium Koen. - Ngải tiên, Bạch diệp Đặc điểm: Cây thảo cao 1-2(3)m, đôi khi phụ sinh, lưỡi lá thường dài, rất mỏng. Cụm hoa trên ngọn thân có lá, mỗi lá bắc bao lấy một cụm nhỏ (Cincinnus) có 1-4 hoa, nhị lép bên dạng cánh tràng, rộng hơn thùy tràng, gốc không dính với cánh môi. Hoa chỉ có một màu trắng, vàng hay đỏ, thường có mùi thơm. Quả nang hình cầu, mở bằng 3 van. Nơi sống: Thường mọc ven nương rẫy, sườn đồi, núi, dưới tán rừng, đặc biệt ven suối. Có khoảng 50 loài, phân bố chủ yếu ở Châu Á, ngoài ra còn có ở Châu Phi (Madagascar). Việt Nam có 12 loài, 1 thứ. Chi 15. Hornstedtia Retz.- Giả sa nhân Đặc điểm: Cây thảo cao 1-2(4)m. Cụm hoa mọc từ thân rễ, gần gốc
- 18 thân giả, hình trứng hay thoi, cuống cụm hoa ngắn. Các lá bắc xếp lợp, những lá bắc ở dưới và ngoài cùng dày, bất thụ, mầu đỏ, lá bắc hữu thụ ở phía trên, chứa 1 hoa. Quả nang gần hình cầu, gần như 3 góc, nhẵn, mở đến gần gốc. Nơi sống: Mọc nơi đất ẩm, ven đường mòn, ven suối, bờ đá ẩm. Có khoảng 60 loài ở vùng nhiệt đới Châu Á. Việt Nam mới phát hiện được 1 loài. Chi 16. Kaempferia L. - Địa liền, Thiền liền Đặc điểm: Cây thảo nhỏ, đầu rễ thường phình lên thành dạng củ. Thân giả rất ngắn hoặc không có, phiến lá đôi khi có đốm màu hay hồng ở mặt dưới. Cụm hoa đầu, mọc giữa các bẹ lá hay ở đất từ thân rễ, hoa xuất hiện trước hay sau khi có lá. Nhị lép bên dạng cánh tràng, cánh môi trắng hay hồng, đôi khi có đốm và màu khác ở gần gốc cánh môi. Nơi sống: Cây thảo thường sống nơi đất mùn ẩm, ven nương rẫy, trong hốc đá, dưới tán rừng. Trên thế giới có khoảng 50 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới Châu Á. Việt Nam có 8 loài. Chi 17. Siliquamomum Baill. - Sa nhân giác Đặc điểm: Cây thảo cao 1-2m. Cụm hoa chùm, trên ngọn thân có lá, hoa thưa. Hoa có cuống dài, gần đầu có khớp. Quả nang dài dạng quả cải, dài gấp nhiều lần rộng. Nơi sống: Thường mọc ở các sườn núi ẩm ở độ cao 800-1500m. Chỉ có 1 loài duy nhất, phân bố ở Việt Nam và Trung Quốc. Chi 18. Stahlianthus Ktunze - Tam thất Gừng Đặc điểm: Cây thảo, gần như không thân, đầu rễ phình lên thành dạng củ. Cụm hoa dạng đầu, thường được bao bởi một lá bắc tổng bao hình chuông. Nơi sống: Cây thảo thường mọc nơi ẩm, ven nương rẫy, khe suối, hốc khe nơi ẩm. Trên thế giới có 6 loài, phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Thái Lan. Việt Nam có 2 loài.
- 19 Chi 19. Zingiber Boehm. - Gừng, Khương Đặc điểm: Cây thảo cao đến 2-3m. Cụm hoa hình nón hẹp, mọc từ thân rễ sát mặt đất hay trên ngọn thân có lá. Đặc điểm dễ nhận biết nhất là 2 mép phần tiếp nối giữa cuống lá và bẹ lá giống như khuỷu (đầu gối); phần phụ của trung đới kéo dài và cong ở đầu, bao lấy vòi nhụy. Toàn cây thường có mùi hắc. Nơi sống: Ven suối, dưới tán rừng, ven đồi, hay còn được trồng. Trên thế giới có khoảng 150 loài, chủ yếu phân bố ở vùng Châu Á nóng ẩm. Việt Nam có 14-17 loài. 2.2.3. Công dụng Ở một số địa phương như ở Bình Định, người dân dùng thân rễ Gừng dại để chữa bệnh xơ gan cổ trướng. Giảm bớt lượng cholesterol trong cơ thể, giảm bớt sự mệt mỏi và mọi sự quá tải của tim, cải thiện hiệu quả của tim. Đặc biệt giảm sự đau đớn của viêm khớp gây ra. Gừng còn có một số tác dụng khác như: - Chống ho. - Chống say sóng và các chứng chóng mặt do các nguyên nhân khác. - Gừng khô có thể phòng và chữa khỏi chứng kiết lỵ, hen suyễn khi trời lạnh. - Rửa sạch Gừng tươi, phơi khô, thái lát mỏng, ngâm với đường, mỗi ngày ngậm 2-3 lần, từ 3-5 lần sẽ giúp trừ được khuẩn lỵ. - Gừng sử dụng rất đơn giản, không cần qua khâu xử lý phức tạp, có thể dùng bằng cách nhai sống hoặc nghiền thành bột để uống khi đau bụng, cảm lạnh. - Gừng còn dùng để chữa bệnh nứt nẻ da và chứng rụng tóc, chữa nứt nẻ da bằng cách giã nát Gừng và ngâm với rượu, sau 1 tuần bôi vào chỗ nứt nẻ, chữa rụng tóc và bệnh hói rất hiệu nghiệm. Thân rễ chứa tinh dầu, từ tinh dầu này, dầu béo và nhựa dầu và một ít flavonoid (0,02-0,04%) đã tách được 0,45 - 0,75% zerumbone là thành phần chủ yếu, có nơi đạt được 50 - 85% zerumbone; một sesquiterpen keton đơn
- 20 vòng, có tác dụng kháng khuẩn trên thực nghiệm đối với Micrococcus pyogenes var aureus và mycobacterium tuberculosis. Tinh dầu có 13% các monoterpen và nhiều sesquiterpen, trong đó humulen chiesm 27%; monocyclic sesquiterpen xeton, zerumbom 37,5%. Các monoterpen gồm pinen, cam phen, limonene, cineol và campho. Gừng núi đá vị cay đắng, tính ấm, tán phong hàn, huyết ứ, trị trúng gió, đau bụng, sung tấy, đau nhức, trâu bò bị dịch. Gừng núi đá có vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng chữa phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết, chứng trúng gió, chóng mặt nôn nao ngất xỉu, quan trọng hơn là tác dụng tẩy độc, bồi dưỡng sau sinh, kích tiêu hóa, ăn ngon, ngủ tốt da dẻ hồng hào. Theo kinh nghiệm: lấy thân rễ Gừng núi đá 20-30g, rửa sạch giã nhỏ, thêm ít rượu chắt nước uống chữa trúng giá bị ngất, lấy bã chưng nóng xoa xát khắp người trị chứng tê chân lạnh. Trịnh Thị Hương và cs (2013), đã thu mẫu lá và rễ loài Gừng tía (Zingiber montanum (Koenig) Dietrich), ở Khu BTTN Pù Huống, Nghệ An vào tháng 5 năm 2013 để phân tích. Kết quả thu được hàm lượng tinh dầu tương ứng với 0,16 và 0,11% trọng lượng tươi. Tinh dầu có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước, có mùi thơm dễ chịu. Trong tinh dầu lá được đặc trưng bởi các monotecpen; tinh dầu rễlà các sesquitecpen 43 hợp chất được xác định từ lá chiếm 98,5% tổng lượng tinh dầu. β-pinen (41,1%), α-pinen (11,5%), β- elemen (8,5%), β-caryophyllen (4,5%) là các thành phần chính của tinh dầu. Trong rễ đã xác định được 48 hợp chất chiếm 96,3% tổng lượng tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu là valencen (34,0%), eudesma-4(14),11-dien (9,9%), germacren D (8,7%),7-epi- -selinen (6,0%) và -muurolen (5,0%).
- 21 2.2.4. Những nghiên cứu về loài Gừng núi đá (Zingiber purpureum Roscoe) Phân loại Theo hệ thống thực vật học mới nhất cây Gừng núi đá được phân loại như sau: Giới : Plantae (cây trồng) Ngành : Magnoliophyta (hoa mộc lan) Lớp : Liliopsida Bộ : Zingiberales Họ : Zingiberaceae Chi : Zingiber Loài : Zingiber purpureum Roscoe Tên Việt Nam: Gừng núi đá Tên khoa học: Zingiber purpureum Roscoe Tên khác: Cây Ngải, Zơ Rơng, Gừng Gié, Gừng Tía. Tên nước ngoài: Zingiber cassumunar Roxb., Bengle (Java) Đặc điểm hình thái Cây thân thảo cao 1-1,4m, thân rễ dạng củ, phân nhánh, màu trắng, lúc củ còn non có màu vàng nhạt, thơm. Củ càng già càng to và chắc trong ruột củ có màu vàng, mùi thơm ngọt, dễ chịu. Thân khí sinh khỏe, mọc thẳng đứng. Lá mọc xếp lớp, không cuống mọc thành hai dãy, thuôn dài đầu nhọn, dài khoảng 20cm, rộng 5cm, mặt trên nhẵn , mặt dưới có lông rải rác, bẹ lá to nhẵn, lưỡi bẹ tròn dễ gãy. Cụm hoa dạng trứng, đôi khi hình trụ, mọc từ thân rễ trên một cán mập, dài 20- 30cm, phủ bởi những lá bắc xếp lợp, mép màu lục nhạt, đôi khi pha hồng. Đài hoa nhỏ, tràng hoa có ống loe thành thùy màu trắng, một nhị, bao phấn dài hơn trung đới, cánh môi rộng màu vàng nhạt, chia ba thùy ngắn, nhị lép tạo thành thùy bên của cánh môi,bầu hình elip. Quả nang hình bầu dục,
- 22 chứa ít hạt màu đen, có áo mềm mầu trắng. Mùa hoa : tháng 7-9 ( Nguyễn Quốc Bình,2005). Đặc điểm phân bố Gừng núi đá có nguồn gốc từ Ấn Độ, hiện nay có mặt ở các vùng nhiệt đới như Polynesia, Hawaii, Đông Nam Á bao gồm một số nước như Malaysia, Thái Lan, Lào, Việt Nam và Nam Trung Quốc (Nguyễn Quốc Bình, 2005). Ở nước ta cây xuất hiện tự nhiên khá nhiều ở vùng núi cao Trà Bồng (Quảng Ngãi), một số vùng rừng núi ở Tây Nguyên, Tây Bắc và vùng đồng bằng có địa hình núi ở miền Tây. Hiện nay Gừng núi đá được trồng ở nhiều nơi để làm thuốc. Sinh thái, trồng trọt - Sinh thái: Gừng núi đá ưa khí hậu nóng ẩm, ưa ánh sáng, có thể bị che bóng một phần trong ngày, thường mọc ở ven rừng và dưới tán rừng kín thường xanh. ở vùng trung du và đồng bằng cây mọc lẫn trong các lùm bụi dưới chân đồi hoặc quanh làng bản. Cây sinh trưởng mạnh vào mùa hè, nhiệt độ thích hợp 21-27°C, lượng mưa hang năm 1500- 2500mm. Gừng núi đá có hệ thống rễ phát triển, mỗi năm từ một nhánh mẹ có thể mọc thêm 2-3 nhánh con. Do đó, trong tự nhiên cây thường tạo thành những bụi lớn, có khi chiếm 1-2m (Võ Văn Chi, 1978). - Trồng trọt: Cây thích hợp ở vùng có một mùa khô ngắn, có nhiệt độ không khí tương đối cao trong thời kỳ của Gừng thành thục. Vì vậy, khí hậu ở nhiều địa phương ở miền Nam nước ta thích hợp cho trồng Gừng núi đá. Cây cần đất tương đối tốt, tầng đất dày, tơi xốp, ít đá lẫn, Khả năng dữ nước lớn nhưng thoát nước tốt, có độ ẩm đầy đủ trong suốt thời gian cây sinh trưởng, tốt nhất là đất thịt không ưa đất cát và đất sét. Đất có hàm lượng mùn cao rất thích hợp cho trồng Gừng núi đá.
- 23 Cắt các đoạn thân ngầm (củ) dài 2,5-5 cm, trên mỗi đoạn thân ngầm có ít nhất một mắt mầm (chồi ngủ) để làm giống trồng. Giống Gừng có thể lấy ngay sau khi thu hoạch để trồng hoặc bảo quản trong thời gian ngắn ở nơi khô, thoáng mát sau đó mới đem trồng. Cây được đem trồng vào tháng 2-3 âm lịch, sau 10- 20 ngày, mắt mầm bắt đầu nảy chồi non và lá non, sau một năm sẽ cho thu hoạch củ. - Thành phần hóa học và tác dụng dược lý: Gừng núi đá chứa nhiều tinh dầu, dầu béo và nhựa. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là các monoterpen chiếm 13% và nhiều sesquiterpen. Các monoterpen gồm α-pinen, camphen, limonene, cineol và camphor. Các sesquiterpen chủ yếu là các humulen chiếm 27%, sesquiterpen monoterpen monocyelic ceton và 37,5% zerumbon. Nhiều loại hợp chất thứ cấp cũng được phân lập từ Gừng núi đá như terpenoid, flavonoid. Trong số đó, zerumbon là thành phần chính của thành phần Gừng núi đá và được xem là hoạt chất chính có tác dụng sinh học đáng chú ý. Zerumbom có tác dụng ức chế sự phát triển của tụ cầu vàng và trực cầu lao. Zerumbon là một serquiterpen dạng tinh thể được phân lập từ tinh dầu Gừng núi đá. Thành phần có hoạt tính sinh học này có cấu trúc rất đặc biệt và duy nhất, với một nối ceton lieen hợp ở vị trí C số 11, nhờ đó nó có tác dụng sinh học rất đặc biệt. Các nghiên cứu trong và ngoài nước cũng đã góp phần làm rõ hơn về zerumbon (Đỗ Tất Lợi, 1997). Gừng núi đá đang trở nên dần quen thuộc ở các nước Đông Nam Á và được sử dụng trong các bài thuốc truyền thống (Võ Văn Chi, 1996), đem lại hiệu quả trong điều trị một vài bệnh. Ở Malysia, rễ Gừng núi đá được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh như đau bụng, buồn nôn, đau họng, ho, trị vết thâm, sẹo, chữa đau mắt, chữa bệnh gan, chữa thấp khớp, chữa khối u ác tính, chữa hen suyễn .
- 24 Ở Việt Nam, chi Gừng (Zingiber) có 11 loài đã được biết, trong đó nhiều loài được trồng phổ biến làm gia vị và làm thuốc (Võ Văn Chi, 1996). Chính vì vậy, nhóm các nhà khoa học trẻ thuộc Bộ môn Thực vật - Trường Đại học Dược Hà Nội nhiều năm nay đã đi sâu vào nghiên cứu cây Gừng núi đá (gừng tía) có tên khoa học là Zingiber purpureum Roscoe, họ Gừng - Zingiberaceae để đưa cây bản địa có tác dụng giảm đau này trở thành sản phẩm chăm sóc sức khỏe tới các thị trường trong nước. Gừng tía là cây thảo, cao 2m, thân rễ hình khối, thuôn, có đốt, khía rãnh, màu da cam sẫm ở trong, lá gần như không cuống Cụm hoa tạo thành nón thuôn, dài 11cm, rộng 4-6cm; lá bắc rộng, màu gỉ sắt, với mép nhạt, có lông. Hoa màu tàn, lá đài đỏ; cánh hoa hẹp, có màu vàng lưu huỳnh. Quả nang tròn, cao 1,3cm. Hoa ra tháng 7-8, quả vào tháng 9-10. Cây mọc hoang nhiều ở Ấn Độ, Thái Lan, Malayxia, Trung Quốc và Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 2005). Gừng tía có vị cay, đắng, mùi khó chịu, tính ấm, có tác dụng làm thông hơi, điều kinh, hơi nhuận tràng, cầm lỵ, làm săn da. Gừng tía từ lâu đã được nghiên cứu, trồngkhu vực với tác dụng giảm đau, chống viêm, xoa bóp bong gân. Bà con người dân tộc Bana thuộc huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định) rất hay dùng thân rễ gừng dại với tên "ngải”, "rơrơng” để chữa lỵ mãn tính. Trên thế giới và cả Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành về thành phần hóa học của cây Gừng tía. Các nghiên cứu đã phân lập và xác định cấu trúc của nhiều hợp chất trong cây Gừng tía thuộc các nhóm chất hóa học là: Monoterpenes (tinh dầu) có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống vi khuẩn; Arylbutanoids chống viêm, giảm đau; Dẫn xuất Curcuminoid chống viêm, chống oxy hóa, chống vi khuẩn; Zerumbon có tác dụng ngăn chặn các gốc tự do sinh ra do protein ở thời kỳ tiền nhiễm và ngăn chặn sự phát triển đột biến của tế bào ung thư. Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh Gừng tía có
- 25 tác dụng giảm đau, chứng đau dây thần kinh, chống co thắt, chống oxy hóa (Trịnh Thị Hương, Nguyễn Thị Thanh Hương và Đỗ Ngọc Đài, 2013) Gừng núi đá là loài mọc hoang nơi có độ ẩm mát trong rừng và miền núi, được trồng làm cây cảnh và làm thuốc. Trong Gừng núi đá có nhiều tinh dầu, dầu béo và nhựa. Tinh dầu có 13% các monoterpen và nhiều sesquiterpen, trong đó humulen chiếm 27%, monocylic sesquiterpen xeton, zerumbon 37,5%. Các monoterpen gồm pinen, camphen, limonen, cineol và campho (Đỗ Tất Lợi, 1997). Gừng núi đá có nhiều công dụng, dùng làm gia vị chế biến nhiều món ăn truyền thống của bà con các dân tộc vùng cao, vừa là nguồn dược liệu, vừa là cây trồng có thể trồng thuần loài, trồng xen cho hiệu quả kinh tế cao (Đỗ Tất Lợi, 2005). Tuy nhiên, do bị khai thác kiệt quệ, gừng đá bị thoái hóa nghiêm trọng và có nguy cơ tuyệt chủng. Với mục tiêu bảo tồn nguồn gen quý để mở rộng SX, Viện Di truyền nông nghiệp, Sở KH-CN Bắc Kạn đã triển khai thành công dự án “Nghiên cứu, đánh giá, nhân nhanh giống và kỹ thuật trồng giống gừng đá Bắc Kạn” và hoàn thiện các quy trình kỹ thuật (nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm). Gừng núi đá (Zingiber purpureum Roscoe) còn có các tên khác như gừng núi, gừng gió, gừng tía, riềng gió, ngải xanh, ngải mặt trời tùy theo sự xuất hiện của chúng ở từng địa phương. Riêng ở Bắc Kạn, gừng đá thường mọc tự nhiên ở trong các cánh rừng nguyên sinh có lẫn nhiều sỏi đá, trên các hốc đá nên bà con gọi là gừng đá. - Gừng núi đá mọc tự nhiên ở một số tỉnh vùng Tây Bắc như Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang ; miền Trung như Quảng Nam, Khánh Hòa; Tây Nguyên như Gia Lai, Đăk Lăk Gừng đá ưa những vùng đất giàu mùn, tơi xốp, dễ thoát nước ở các bờ suối nơi ẩm mát, dưới tán rừng già, ở độ cao từ 500 - 700 m so
- 26 với mực nước biển, cây thường phát triển theo cụm (5 ,6 thân). - Gừng núi đá là cây thân thảo, cao khoảng 1 m, lá hình lưỡi mác, màu xanh đậm. Củ nhỏ cỡ ngón tay, có nhiều đốt, khi đã già vỏ củ màu nâu, ruột màu vàng, có mùi thơm đặc trưng không lẫn với các giống gừng khác (hơi hắc mùi bọ xít). - Giá trị sử dụng: Được dùng chủ yếu làm gia vị chế biến một số món ăn truyền thống của bà con dân tộc như thịt ướp, thịt nướng, thịt hầm. Gừng đá có tính kháng sinh cao nên được dùng chữa các bệnh viêm nhiễm, xương khớp, đau bụng, chữa ung thư - Giá trị kinh tế: Theo tính toán sơ bộ, với 1 ha gừng đá trồng xen dưới tán rừng (mật độ từ 5.000 - 8.000 cây), sau 2 năm cho thu hoạch khoảng 700 - 1.000 kg củ, bán với giá bình quân 500.000 đ/kg như hiện nay bà con có thể thu về từ 350 - 500 triệu đồng. Như vậy bình quân mỗi năm 1 ha gừng đá sẽ cho thu nhập từ 125 - 250 triệu đồng. Đây là điều kiện lý tưởng để bà con các dân tộc các tỉnh miền núi cao, nhất là với các hộ có tham gia chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng theo giao khoán có điều kiện tăng thêm thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo tiến tới làm giàu. Như vậy, ở Việt Nam nghiên cứu về cây Gừng núi đá còn ít, mới chỉ có một số nghiên cứu về dược tính của cây Gừng núi đá, còn các nghiên cứu về đặc điểm sinh thọc, sinh thái của loài cũng như đặc điểm sinh trưởng phát triển hầu như chưa có nghiên cứu nào. Với những công dụng đặc biệt của loài Gừng núi đá đã nói ở trên có thể thấy rằng đây là một loài cây thuốc đầy tiềm năng phát triển, song việc gây trồng còn rất ít vì vậy khả năng đáp ứng cho nhu cầu sử dụng tại chỗ và cho chế biến dược liệu để trở thành hàng hóa vẫn còn nhiều hạn chế.
- 27 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là cây Gừng núi đá (Zingiber purpureum) tại huyện Vị Xuyên trong tự nhiên. - Phạm vi nghiên cứu: đề tài là đặc điểm hình thái, sinh thái loài Gừng núi đá tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. 3.2. Thời gian thực hiện - Đề tài được tiến hành từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2019. - Địa điểm nghiên cứu: Xã Cao Bồ và xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên 3.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài Gừng núi đá tại huyện Vị Xuyên - Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài Gừng núi đá tại huyện Vị Xuyên - Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển loài gừng núi đá tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp kế thừa Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu có liên quan đến loài Gừng núi đá (Zingiber purpureum Roscoe). 3.4.2. Phương pháp điều tra thực địa - Phương pháp điều tra thực địa kết hợp nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái của loài cây Gừng núi đá: Tiếp cận thông tin thông qua cán bộ ở phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hạt kiểm lâm và người dân địa phương ở các vùng đại diện trong huyện, đồng thời kế thừa các tài liệu đã có về loài cây Gừng núi đá kết hợp với điều tra ngoài thực địa theo tuyến điển
- 28 hình để từ đó xác định vùng phân bố của loài cây Gừng núi đá. - Xác định một số đặc điểm sinh thái: độ cao so với mực nước biển, vị trí phân bổ hoặc gây trồng (chân, sườn, đỉnh, khe) độ dốc, hướng dốc. - Xác định các thành phần loài tạo tán chính cho cây Gừng núi đá sinh trưởng và phát triển. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái của loài Gừng núi đá Trên cơ sở các tuyến đã được thiết lập trên bản đồ, tiến hành điều tra thực địa. Trên tuyến điều tra nếu gặp loài Gừng núi đá thì dừng lại quan sát, mô tả và đo đếm chi tiết các đặc điểm hình thái, để làm cơ sở cho việc nhận biết và phân loại. Áp dụng phương pháp kế thừa số liệu và điều tra khảo sát bổ sung ngoài hiện trường: Trên mỗi khu vực phân bố quan sát 5 cây Gừng núi đá đại diện cho các cây ở khu vực nghiên cứu, cây sinh trưởng tốt. Quan sát, mô tả hình thái và xác định kích thước của các bộ phận: Thân cây, lá, hoa, quả, hạt (nếu có) và rễ của cây Gừng núi đá. + Lấy mẫu tiêu bản, so sánh với các tiêu bản trước đây hoặc những loài cây có hình thái tương tự nhằm xác định tính chính xác của loài (Nguyễn Nghĩa Thìn 1997, 2007). + Dụng cụ và thiết bị hỗ trợ: máy ảnh, thước dây, thước kẹp (palme), GPS, kẹp tiêu bản, Phương pháp nghiên cứu nhân tố sinh thái của loài Gừng núi đá * Nhân tố địa lý, địa hình được xác định qua tọa độ địa lý, độ cao, độ dốc, hướng phơi. Thiết bị sẽ sử dụng là GPS, Địa bàn, Bảnđồ. * Điều tra về đất: Tại vị trí địa hình (chân, sườn) có loài Gừng núi đá phân bố mô tả theo hướng dẫn trong “Sổ tay điều tra quy hoạch rừng” (1995) gồm: loại đất, độ dày tầng đất, tỷ lệ đá lẫn, thành phần cơ giới, độ ẩm . Kết quả điều tra đất được ghi vào biểu điều tra đất.
- 29 * Nhân tố khí hậu: yếu tố khí hậu được sử dụng của các trạm quan trắc khí tượng gần nhất. Ngoài ra, nhiệt độ và ẩm độ tại vị trí điều tra được xác định bằng nhiệt ẩm kế. Trong các tuyến điều tra lập các ô dạng bản có diện tích 100m2, để thống kê số cá thể gừng núi đá trong mỗi ô dạng bản, * Dụng cụ và thiết bị sẽ sử dụng bao gồm GPS, Máy ảnh kỹ thuật số, Thước dây, Kẹp tiêu bản, báo cũ, cồn êtylic, foocmol. 3.4.3. Phương pháp phỏng vấn Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn RRA để thu thập thông tin từ các địa bàn các huyện có phân bố loài Gừng núi đá để khoanh vùng và tiến hành điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng phân bố, giá trị sử dụng của loài Gừng núi đá. Tiến hành sử dụng công cụ phỏng vấn người cung cấp thông tin chủ chốt, đi lát cắt, phỏng vấn nhóm hộ, cụ thể các đối tượng phỏng vấn là các cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các hộ dân. Nội dung phỏng vấn được trình bày trong phiếu phỏng vấn đã được soạn sẵn về sinh thái loài, địa điểm phân bố hoặc gây trồng, kỹ thuật trồng (trồng, chăm sóc, bón phân), sinh trưởng và giá trị sử dụng. Từ thông tin ban đầu thu được tiến hành khảo sát thực địa để thu thập mẫu Gừng núi đá. Điều tra thu thập thông tin về các hình thức gây trồng cây Gừng núi đá trên từng vùng, từng dân tộc khác nhau. Số người phỏng vấn của hai xã Cao Bồ và xã Thượng Sơn mỗi xã 30 người tùy theo dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc tày và dân tộc dao là chính và phần lớn người biết về loài Gừng núi đá này là rất ít. 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp Kết quả điều tra, phỏng vấn được phân tích, tổng hợp, sử dụng một số phần mềm Microsoft word, Microsoft excel để phân tích, xử lý số liệu.
- 30 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm sinh học của loài Gừng núi đá 4.1.1. Đặc điểm hình thái loài gừng núi đá Gừng núi đá (Zingiber purpureum Roscoe) có một số đặc điểm như sau: dạng cây thân thảo, cao trên 100cm, hình dạng thân cắt ngang tới gốc tròn, lá hình trái xoan hẹp, chiều dài lá 10-15 cm, chiều rộng lá trong khoảng 2,5 – 3,5 cm, độ dài cuống lá ngắn 1,5cm, mép lá có lông mi, trên lá có sọc dọc theo phiến lá, lá có màu xanh đậm, lá có mùi, viền lá màu xanh đậm. Tần suất ra hoa mỗi năm một lần, mỗi khóm có 3-5 hoa, cấu tạo hoa dạng bông cụm, hoa màu nâu đỏ, vàng. Cây Gừng núi đá có dạng củ phân nhánh, kích thước củ nhỏ l,200g, vỏ củ màu đỏ nâu, màu thịt củ phần trung tâm màu xám, màu phụ ở thịt củ có màu vàng, năng suất 2-3 kg củ/khóm, số củ con trên khóm dao động trong khoảng 8-10 củ, chiều dài củ 5-10 cm, chiều rộng củ tại vị trí rộng nhất 2-3 cm, thời gian sinh trưởng dài trên 10 tháng. Mọc tự nhiên trên các núi đá có độ cao trung bình 500-1200m so với mặt nước biển. Cây gừng đá thích hợp với đất mùn trên núi cao, loại đất có hàm lượng mùn cao và tơi xốp. Ðặc biệt, cây gừng núi đá là cây thích hợp với khí hậu mát mẻ của núi đá, ưa bóng, phát triển tốt nhất dưới ánh sáng tán xạ của rừng nguyên sinh. Do khai thác ngoài tự nhiên ồ ạt dẫn đến tình trạng cạn kiệt, một số người dân đã di thực cây gừng đá trên núi về trồng tại các hốc đá và vườn quanh nhà với số lượng nhỏ, chủ yếu chỉ đủ để phục vụ sinh hoạt của gia đình trong những dịp lễ tết. Gừng núi đá còn có tên gọi khác là Khinh phja, có nơi gọi là khinh sa. Tên Khoa học: Zingiber purpureum Roscoe thuộc họ Gừng (Zingiberaceae), chi Zingber.
- 31 4.1.1.1. Đặc điểm hình thái lá Lá mọc xếp lớp không cuống, thuôn dài, đầu nhọn, phía trên màu xanh lục nhẵn, mặt dưới rải rác có vài lông, màu hơi nhạt, phiến lá dài tới 20cm, rộng 5cm, bẹ lá nhẵn, lá kèm nguyên, dễ gẫy. lá hình trái xoan hẹp, chiều dài lá 10-15 cm, chiều rộng lá trong khoảng 2,5 – 3,5 cm, độ dài cuống lá ngắn <5cm, mép lá có lông mi, trên lá có sọc dọc theo phiến lá, lá có màu xanh đậm, lá có mùi, viền lá màu xanh đậm. 4.1.1.2. Đặc điểm thân cây Gừng núi đá Gừng được xếp vào nhóm cây thường niên, thân thảo giống như cây Gừng. thường cao bằng cây giềng, cây cao 1 - 1,3m cây thường xanh tốt quanh năm đến khi tàn lụi thì thu hoạch. Thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh, lúc non màu vàng và thơm, lúc già màu trắng và đắng. Dạng cây cao trên 100cm, hình dạng thân cắt ngang tới gốc tròn.
- 32 4.1.1.3. Đặc điểm hình thái hoa gừng núi đá Cụm hoa dài 30 - 60cm, phủ đầy vẩy, mép có mang lông, hoa hình trứng mọc thẳng từ thân rễ thường có màu lục, khi già màu hồng đỏ, đài và tràng màu trắng, cánh môi màu vàng nhạt. Tần suất ra hoa mỗi năm một lần, mỗi khóm có 3-5 hoa, cấu tạo hoa dạng bông cụm, hoa màu nâu đỏ, vàng. Quả nang hình bầu dục, chia là 3 ô, chứa 1 hạt màu đen, có áo hạt mềm màu trắng, mùa có hoa vào tháng 5 - 6.
- 33 4.1.1.4. Đặc điểm củ, rễ gừng núi đá Hình thái củ: Củ non có màu vàng thơm, củ càng già càng to, chắc, trong ruột có màu vàng, có mùi thơm ngọt, dễ chịu. Cây Gừng đá có dạng củ phân nhánh, kích thước củ nhỏ < 200g, vỏ củ màu đỏ nâu, màu thịt củ phần trung tâm màu xám, màu phụ ở thịt củ có màu vàng, năng suất 2-3 kg củ/khóm, số củ con trên khóm dao động trong khoảng 8-10 củ, chiều dài củ 5-10 cm, chiều rộng củ tại vị trí rộng nhất 2- 3 cm, thời gian sinh trưởng dài trên 10 tháng. 4.2. Đặc điểm sinh thái học 4.2.1. Đặc điểm phân bố Gừng núi đá là cây nhiệt đới thích hợp nhất ở độ cao 500-1200m trên mực nước biển. Các loài trong chi Gừng thường sinh trưởng phổ biến ở những nơi giàu dinh dưỡng, ẩm ướt dưới tán rừng thường xanh hoặc rừng rụng lá theo mùa. Một loài có thể mọc trên đất lẫn sỏi đá, trên bãi đất trống hoặc trong rừng thứ sinh, rừng thưa lên đến độ cao 3000m so với mặt biển. Có loài lại sống ven đường ven suối, trên sườn đồi núi Là cây ưa nóng ẩm và nhiều ánh sáng nhưng lại cần che bóng trong
- 34 thời kỳ nóng nhiều, đặc biệt khi còn non. Lượng mưa 2500-3000mm phân bố đều trong năm là thích hợp cho sinh trưởng phát triển của cây Gừng núi đá. Gừng núi đá không chịu úng, rất dễ bị ủng thân củ đất quá ẩm hay ngập úng. Gừng núi đá mọc hoang khắp nơi, chịu đất ẩm ướt, mát, hốc đất trên núi đá. Gừng núi đá sống ở nơi đất có đủ từ tầng A0 đến tầng B, tiếp giáp tầng C, với độ dày tầng đất lớn, tuy nhiên, đây là loài có bộ rễ ăn nông nên quan trọng nhất là tầng A0 và A1, đa số những nơi có gừng núi đá phân bố đều có 2 tầng này. Cây Gừng núi đá ở nơi đất tương đối tốt, tầng đất dầy, tơi xốp, ít đá lẫn, khả năng giữ nước lớn nhưng thoát nước tốt, có độ ẩm đầy đủ trong suốt thời gian cây sinh trưởng, đất có hàm lượng mùn cao. Đất có độ pH = 4-5,5. 4.2.2. Đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật nơi có loài Gừng núi đá phân bố Tầng tán rừng nơi có Gừng núi đá phân bố có chiều cao trung bình 15- 18m gồm một số loài khác như: Nhội (Bischofia javanica), Tông dù (Toona sinensis), Xoài rừng (Mangifera longipes), Dẻ gai (Castanopsis chinensis), Mun (Diospyros mun), Tầng dưới tán gồm các loài Trai lý (Garcinia fagracoides), Nhọc (Polyalthia sp.), có chiều cao từ 6-7m. Độ tàn che của rừng khoảng 0,6 chủ yếu do tầng rừng chính A 2 và tầng dưới tán A 3 tạo nên. Tầng cây bụi gồm có một số loài: Đơn nem (Maesa perlarius), Sói rừng (Alchornea tiliaefolia), Lấu (Psychotria rubra), Tam tầng (Actinodaphne pilosa), Mua huyết hồng sắc (Melastoma sanguineum), Bo rừng (Blastus borneensis), Đom đóm (Alchornea rugosa), Cơm nguội 5 cạnh (Ardisia quinquegona), Huyết giác (Dracaena cambodiana), có chiều cao khoảng trên 1m. Tầng thảm tươi ở nhưng khu vực Gừng núi đá phân bố rải rác các loài xen lẫn: Cỏ giác lông (Miccostegium ciliatum), cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ lá tre (Centosteca latifolia), Quyển bá (Selaginella sp.), Quyết bám đá nhỏ (Lemmaphyllum microphyllum), Tắc kè đá (Drynaria bonii), Một số loài dây leo: Giảo cổ lam (Gynostemma pentapyllum), Dây pọp (Zehneria indica), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Dây móc mèo (Mucuna pruriens), Vuốt hùm (Caesalpinia minax), Độ che phủ khoảng 40%.
- 35 Những khu vực cây Gừng núi đá mọc thành từng đám thì tầng thảm mục được người dân phát dọn sạch tạo không gian để cây Gừng núi đá sinh trưởng và phát triển. 4.2.3. Đặc điểm khí hậu Kết quả thu thập số liệu về điều kiện khí hậu tỉnh Hà Giang trong năm 2018 thể hiện ở bảng sau Bảng 4.1. Các chỉ tiêu khí hậu cơ bản tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang Tháng Nhiệt độ TB (0C) Lượng mưa TB (mm) Độ ẩm không khí TB (%) 1 14,7 30,8 79 2 17,3 11,9 74 3 20,8 78,1 81 4 25,5 168,5 80 5 28,0 150,2 74 6 28,6 239,6 79 7 28,4 570,6 78 8 27,7 352,2 80 9 27,8 308,9 77 10 24,6 24,6 76 11 20,9 176,1 86 12 15,8 15,2 84 Bình quân 23,3 2.126,7 79 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2018) Là tỉnh miền núi cao nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, lạnh rõ rệt so với vùng thấp và trung du kế cận. Về nhiệt độ, tháng nóng nhất (tháng 7 và 8), nhiệt độ trung bình năm 23,30C. Nhiệt độ thấp nhất là tháng l: 14,70C. Dao động nhiệt ngày và đêm ở các thung lũng diễn ra mạnh mẽ hơn vùng đồng bằng. Chế độ mưa ở đây nhìn chung khá phong phú. Lượng mưa hàng năm đạt 2.317,5mm. Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 2 (22,6mm) và tháng 12. Như vậy, lượng mưa ở đây là không đều, lượng mưa cao nhất tập trung ở tháng 7 là 570,6.
- 36 Hà Giang là một trong những vùng có độ ẩm cao và duy trì hầu như các mùa trong năm. Độ ẩm trung bình năm là 79%. Do đặc trưng khí hậu đã tạo điều kiện tốt giúp cây trồng phát triển, đặc biệt là cây Gừng núi đá vì vậy đây là yếu tố sinh thái quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển trên diện rộng ở cả 3 tiểu vùng. Bên cạnh những thuận lợi, về mùa đông và mùa xuân vùng cao có nơi có sương muối, băng giá, gió lạnh, không có mưa gây thiếu nước, vào mùa hè lại có những đợt mưa kéo dài gây lũ quét làm ảnh hưởng đến năng sản xuất chất lượng Gừng núi đá. 4.2.4. Đặc điểm đất đai Gừng núi đá được trồng ở dưới các tán rừng già (rừng tự nhiên) có độ che phủ tương đối lớn, hàng năm các cây tầng trên trả lại cho đất lương mùn dày nên đất vẫn còn giữ được tính chất đất rừng. Sau khi điều tra đất được tổng hợp ở bảng sau: Bảng 4.2. Kết quả điều tra sơ bộ về đất đai tại khu vực nghiên cứu Tầng đất Độ sâu tầng đất (cm) Mô tả phẫu diện A0 6 – 9 Độ ẩm cao, gồm nhiều vật rụng đang ở trạng thái phân hủy, xốp A1 9 -15 Nâu; thịt trung bình; hơi ẩm; hạt mịn; hơi xốp; có lẫn rễ to; chuyển lớp rõ. A2 15 – 30 Nâu; thịt trung bình đến sét; hơi ẩm hạt mịn; có nhiều rễ cây to nhỏ khác nhau; ít hang hốc; chuyển lớp từ từ. B1 30 – 75 Nâu sáng; thịt nặng đến sét; cấu trúc hạt mịn; còn ít rễ cây; chuyển lớp rõ.
- 37 Kết quả mô tả trên một số phẫu diện điển hình cho thấy: nhìn chung đất rừng trồng Gừng núi đá ở huyện Vị Xuyên có tầng đất từ trung bình đến dày (từ 66cm - 85cm), đất tơi xốp, ẩm độ cao, lượng mùn dày rất thuận lợi cho cây trồng lâm nghiệp nói chung và cây Gừng núi đá nói riêng sinh trưởng và phát triển. Bên cạnh đó, Gừng núi đá được trồng dưới tán rừng tự nhiên (rừng già) có độ tàn che khá cao phù hợp với đặc tính sống dưới tán rừng của cây. Do vậy Gừng núi đá trồng ở huyện Vị Xuyên sinh trưởng và phát triển khá tốt. Tuy nhiên trong quá trình trồng Gừng núi đá, người dân cũng cần phải có chế độ chăm sóc thích hợp, để cho đất không bị thoái hóa, bạc màu. Muốn vậy người dân cần phải bảo vệ rừng, giữ cho độ tàn che thích hợp, đất không bị xói mòn, rửa trôi. 4.2.5. Tần số xuất hiện Gừng núi đá trên các tuyến điều tra Kết quả điều tra thực địa về đặc điểm phân bố của loài gừng núi đá được thể hiện ở bảng 4.3 sau đây: Bảng 4.3. Phân bố Gừng núi đá trên các tuyến điều tra Chiều Số cá Tần suất Cây ra TT Tuyến điều tra dài thể Tuyến (cây/km) hoa, quả (km) (cây) 1 3.5 12 3.4 3 1 Xã Thượng Sơn – 2 5.5 21 3.8 2 Vị Xuyên 3 3.5 18 5.1 0 1 5.2 8 1.5 1 Xã Cao Bồ - 2 3.5 10 2.9 2 2 Vị Xuyên 3 3.2 8 2.5 1 Tổng 6 24.4 77 19.2 9 Trung bình 4.1 12.9 3.2 1.5
- 38 Qua số liệu trình bày ở bảng trên cho thấy rằng, số lượng Gừng núi đá phân bố trong tự nhiên còn ít, phân bố không đều trên các tuyến điều tra. Trên 24.4 km đường điều tra gặp 77 cây với tần số xuất hiện trung bình là 19.2 cây/km, cho ta thấy được số lượng Gừng núi đá là rất ít. Kết quả phỏng vấn người dân cho biết, trước đây 10 năm, số lượng Gừng núi đá bắt gặp rất nhiều ven rừng, trên rẫy bỏ hoang, trên rẫy lúa, rẫy ngô, rẫy sắn. Từ khi Gừng núi đá được thương lái thu mua, giá tăng lên thì người dân khai thác bán hết, khi khai thác nhổ cả bụi, kể cả cây chưa trưởng thành nên số lượng Gừng núi đá trong tự nhiên liên tục giảm. Chính tình trạng khai thác bừa bãi và lãng phí là nguyên nhân chính làm giảm số lượng loài này trong tự nhiên. 4.2.6. Đặc điểm phân bố Gừng núi đá theo các dạng sinh cảnh Kết quả điều tra về phân bố của Gừng núi đá theo các sinh cảnh được thể hiện ở bảng 4.4: Bảng 4.4. Phân bố của gừng núi đá theo sinh cảnh TT Sinh cảnh Tần số bắt gặp Tuyến Tổng Tỷ lệ (%) 1 Trảng cỏ Rất ít gặp 1 2 12,63 2 Vườn nhà Ít gặp 1, 2, 3, 6 7 58,33 3 Nương rẫy Ít gặp 1, 5, 6 7 58,33 4 Rừng trồng Hay gặp 1, 2, 3, 5 8 66,67 5 Rừng tự nhiên Xuất hiện nhiều 1, 2, 3, 5 11 91,67 Kết quả điều tra được trình bày tại bảng 4.4 cho thấy: Gừng núi đá phân bố chủ yếu ở rừng tự nhiên chiếm tới 91,67% số tuyến điều tra, ở các khu rừng trồng, nương rẫy, vườn nhà có xuất hiện Gừng núi đá nhưng với tần số xuất hiện ít hơn, đặc biệt ở khu trảng cỏ, đất trống không có rất ít. Điều này hoàn toàn phù hợp vì đặc điểm sinh học của loài là loài chịu bóng sống dưới tán rừng ở những nơi có độ tàn che từ 0,4 – 0,7.
- 39 4.2.7. Đặc điểm phân bố Gừng núi đá theo các dạng địa hình Đa số các loài thực vật trong cùng một sinh cảnh nhưng ở các vị trí chân, sườn, đỉnh có độ cao khác nhau nên đặc điểm phân bố cũng khác nhau. Kết quả điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn được trình bày ở bảng 4.5: Bảng 4.5. Phân bố gừng núi đá theo vị trí địa hình Tuyến Chân Sườn Đỉnh Tổng Tỷ Số Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Tỷ lệ lệ Số lượng lượng lượng (%) lượng (%) (%) (%) Tuyến 1- 6 7 3,7 81 42,4 14 7,3 102 53,4 Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy, trên các tuyến điều tra tỷ lệ Gừng núi đá ở các vị trí chân (3,7%), sườn (42,4%) và đỉnh (7,3%) là có sự khác biệt, ở vị trí sườn có độ ẩm, điều kiện đất phù hợp hơn. Trong các ô tiêu chuẩn tỷ lệ Gừng núi đá ở các vị trí chân (3,1%), sườn (37,7%) và đỉnh (5,8%) có sự khác biệt. 4.2.8. Đặc điểm phân bố Gừng núi đá theo đai cao Bảng 4.6. Phân bố gừng núi đá theo độ cao ( 700 (Theo Thái Văn Trừng) Đai cao 1000m Tổng Tuyến Bụi % Bụi % Bụi % Tuyến 1-6 36 19,6 66 35,9 102 55,4 Kết quả trình bày ở bảng 4.6 cho thấy, trên tất cả các tuyến điều tra và ô tiêu chuẩn đều có xuất hiện Gừng núi đá. Tuy nhiên, số lượng Gừng núi đá phân bố ở đai cao <1000m so với mặt nước biển thấp (25,5%) so với đai cao trên 1000 m là (74,5%).
- 40 Gừng núi đá ở nơi đất tương đối tốt, tầng đất dầy, tơi xốp, ít đá lẫn, khả năng giữ nước lớn nhưng thoát nước tốt, có độ ẩm đầy đủ trong suốt thời gian cây sinh trưởng, đất có hàm lượng mùn cao. 4.3. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển loài Gừng núi đá Kết quả nghiên cứu đề tài đưa ra một số các giải pháp bảo tồn và phát triển loài như sau: - Cần thường xuyên theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển và tái sinh của loài để kịp thời đưa ra các biện pháp bảo vệ sự tồn tại, phát triển và nhân rộng loài gừng núi đá này. - Người dân trong khu vực có cuộc sống phụ thuộc phần lớn vào rừng nên có tác động không nhỏ đến hệ sinh thái rừng nơi đây. Vì vậy, cần phải có những chính sách hỗ trợ, hướng dẫn phát triển kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cho người dân xung quanh khu vực để họ có điều kiện ổn định kinh tế, ít phụ thuộc vào nguồn cây gỗ và lâm sản ngoài gỗ trong khu vực, để góp phần làm giảm lượng khai thác loài gừng núi đá trong những năm tới. Trên đây là một số các giải pháp đưa ra nhằm đóng góp một chút ý kiến của mình vào công tác bảo tồn loài gừng núi đá cũng như sự phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ trong khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất giúp cho loài tồn tại và phát triển đó là ý thức và trách nhiệm của mỗi người sống trong và xung quanh khu vực. Do đó, mọi người hãy nâng cao trách nhiệm bản thân hơn nữa để góp phần vào việc bảo vệ loài cũng như bảo vệ sự phong phú và đa dạng của hệ thực vật tại huyện vị xuyên.
- 41 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 1. Về đặc điểm hình thái: Gừng núi đá là loài cây thân thảo, cây cao trên 100cm, hình dạng thân cắt ngang tới gốc tròn, lá hình trái xoan hẹp, chiều dài lá 10-15 cm, chiều rộng lá trong khoảng 2,5 – 3,5 cm, dộ dài cuống lá ngắn l;5cm, mép lá có lông mi, trên lá có sọc dọc theo phiến lá, lá có màu xanh đậm, lá có mùi, viền lá màu xanh đậm. Tần suất ra hoa mỗi năm một lần, mỗi khóm có 3-5 hoa, cấu tạo hoa dạng bông cụm, hoa màu nâu đỏ, vàng. Cây Gừng núi đá có dạng củ phân nhánh, kích thước củ nhỏ l;200g, vỏ củ màu đỏ nâu, màu thịt củ phần trung tâm màu xám, màu phụ ở thịt củ có màu vàng, năng suất 2-3 kg củ/khóm, số củ con trên khóm dao động trong khoảng 8-10 củ, chiều dài củ 5-10 cm, chiều rộng củ tại vị trí rộng nhất 2-3 cm, thời gian sinh trưởng dài trên 10 tháng. 2. Đặc điểm sinh thái học: Gừng núi đá là cây nhiệt đới thích hợp nhất ở độ cao 500- 1200m trên mực nước biển. Các loài trong chi Gừng thường sinh trưởng phổ biến ở những nơi giàu dinh dưỡng, ẩm ướt dưới tán rừng thường xanh hoặc rừng rụng lá theo mùa. Là cây ưa nóng ẩm và nhiều ánh sáng nhưng lại cần che bóng trong bóng trong thời kỳ nóng nhiều, đặc biệt khi còn non. Cây Gừng núi đá ở đất tương đối tốt, tầng đất dầy, tơi xốp, ít đá lẫn, khả năng giữ nước lớn nhưng thoát nước tốt, có độ ẩm đầy đủ trong suooats thời gian cây sinh trưởng, tốt nhất là đất thịt, đất có hàm lượng mùn cao. Gừng núi đá sống dưới tán rừng có độ tàn che khoảng 0,4-0,7. Về đặc điểm phân bố của loài gừng núi đá: Kết quả điều tra về đặc điểm phân bố của loài gừng núi đá theo các tuyến điều tra đều có tần suất bắt
- 42 gặp lớn, chúng có phân bố trong tự nhiên, tuy nhiên số khóm ra hoa ít, những khóm này chủ yếu mọc tự nhiên. Gừng núi đá phân bố trên 5 loại sinh cảnh tuy nhiên, chủ yếu chúng phân bố ở ở sinh cảnh rừng tự nhiên, ở vị trí chân núi, ở những nơi có độ cao dưới 1000m so với mực nước biển. Kết quả phỏng vấn người dân và cán bộ cũng cho thấy gừng núi đá chủ yếu được thu hái từ rừng tự nhiên. Về giá trị của gừng núi đá: đây là loài có giá trị cao trong y học, ngoài ra còn được sử dụng để làm gia vị chế biến các món ăn truyền thống của người dân vùng cao. Là loài có tiềm năng tạo nguồn thu nhập cao cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo tiến tới làm giàu bền vững. 5.2. Kiến nghị - Gừng núi đá sống dưới tán rừng tự nhiên, vì vậy chính quyền địa phương cần bảo vệ các khu rừng tự nhiên và có quy hoạch vùng trồng thích hợp, định hướng đầu ra, tránh mở rộng diện tích tràn lan, sản phẩm làm ra không bán được. - Mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và xây dựng mô hình trồng thâm canh để người dân học tập kỹ thuật sản xuất giống, gây trồng, chế biến. - Cần hợp tác với các cơ sở chế biến hoặc các công ty dược để bao tiêu sản phẩm cho bà con. - Nghiên cứu xây dựng vườn giống gốc, vườn cây đầu dòng phục vụ bảo tồn và nhân giống.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Tiến Bân (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Đề án quốc gia về bảo tồn và phát triển Lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006-2020. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), “Quyết định số 1828/QĐ- BNN-TCLN, ngày 11 tháng 8 năm 2011, về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2010”. 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Quyết định số 80/2005/QĐ-BNN ngày 05 tháng 12 năm 2005 của BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, về danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tồn, Hà Nội. 5. BộY tế (2018),Dược điển Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội. 6. Jenne de Beer và các tác giả (2000), Phân tích ngành lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Tài liệu Dự án Sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ, Hà Nội. 7. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 8. Nguyễn Quốc Bình, 2005. Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Họ Gừng (Zingiberaceae), Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 506. 9. Nguyễn Quốc Bình (2008), Bài giảng lâm sản ngoài gỗ, Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Võ Văn Chi (1996), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội. 11. Võ Văn Chi (2003-2004), Từ điển thực vật thông dụng, tập 1 &2, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 12. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978), Phân loại học thực vật, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 13. Cục Thống kê tỉnh Hà Giang (2016, 2017),Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2016, 2017, Nxb Thống kê, Hà Nội.
- 14. Vũ Văn Dũng, và các tác giả (2002), Tổng quan ngành lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam, Dự án bền vững Lâm sản ngoài gỗ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 15. Nguyễn Thị Hồng Duyên (2013), Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Gừng gió (Zingiber zerumbet Sm.) từ đỉnh sinh trưởng bằng phương pháp in vitro, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 16. Dự án Sử dụng bền vững Lâm sản ngoài gỗ (2001), (2002), (2003), Báo cáo kết quả khảo sát chọn vùng dự án, Tài liệu trang web của Dự án và Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản. 17. Dự án hỗ trợ chuyên ngành LSNG tại Việt Nam - Pha II (2007), Bộ tài liệu khuyến lâm về LSNG. 18. Đỗ Ngọc Đài, Bùi Văn Thanh, Lê Thị Hương, Trần Đình Thắng, 2012. Các cấu tử dễ bay hơi từ rễGừng tía (Zingiber montanum(Koenig) Dietrich) và Gừng (Zingiber offinale Rosc.), Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 50(3E): 1229-1234. 19. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam trồng hái, chế biến trị bệnh ban đầu, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 20. Phạm Văn Điển, Phạm Đức Tuấn, Phạm Xuân Hoàn (2009), Phát triển cây LSNG, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 21. Trần Ngọc Hải, Phạm Thanh Hà, Phùng Thị Tuyến (2009), Kỹ thuật gây trồng loài cây lâm sản ngoài gỗ - Trường Đại học Lâm nghiệp. 22. Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Duy Thuần (2005), Kỹ thuật trồng, sử dụng và chế biến cây thuốc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 23. Nguyễn Trung Hòa (2000), Đông y toàn tập, Nxb Y học Hà Nội. 24. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, quyển 3, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh. 25. Nguyễn Thị Ngọc Huệ (2013), Bàn về định hướng bảo tồn nguồn gen cây Gừng (Zingiber spp.) ở Việt Nam, Tài nguyên di truyền thực vật Việt Nam, 18/11/2013.
- 26. Trịnh Thị Hương, Nguyễn Thị Thanh Hương, Đỗ Ngọc Đài (2013), “Thành phần hóa học tinh dầu loài gừng tía (Zingiber montanum (Koenig) Dietrich), Zingiber purpureum Roscoe”, Kỷ yếu hội thảo, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, tr. 1242-1246. 27. Vũ Ngọc Lộ (1977), Những cây tinh dầu quý, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 28. Đỗ Tất Lợi (1997), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - tái bản lần 3 có sửa đổi bổ sung, Nxb Y học, Hà Nội. 29. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học Hà Nội. 30. Nguyễn Huy Sơn, Lê Sỹ Trung, Phan Văn Thắng (2010), Lâm sản ngoài gỗ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 31. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 32. Nguyễn Đình Triệu (2001), Các phương pháp phân tích vật lý và hóa lý, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Tài liệu tiếng nước ngoài 33. Grow the Sand Ginger - Green Culture Singapore (Published on 7 December 2008), Wilson Wong. 34. Taroeno, Brophy J. J., Zwaving J. H., 1991. Analysis of the essential oil of Zingiber cassumunar Roxb. from Inđônêxia, Flavour Fragrance Journal, 6(2): 161-163. 35. Taroeno, Brophy J. J., Noejahati S., Sutarjadi, 1989. Anthenmintic activities of some hydrocarbons oxygenated compounds in the essential oil of Zingiber purpureum, Planta Medica, 55: 105.
- PHỤ LỤC PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN LOÀI GỪNG NÚI ĐÁ PHẦN A: THÔNG TIN CHUNG NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN Tên người được phỏng vấn: . - Tuổi: - Dân tộc: . - Trình độ . . - Địa chỉ: . . - Số điện thoại liên hệ: Ngày phỏng vấn: / / . Người phỏng vấn: PHẦN II: THÔNG TIN VỀ GỪNG NÚI ĐÁ STT Câu hỏi Trả lời Ghi chú 1 Ông/bà (hay gia đình [__] 1. Có ông/bà) có biết về cây [__] 2. Không gừng núi đá dùng làm dược liệu không? 2 Ông/bà có thể cho biết 1. gừng núi đá thường 2. được dùng để làm gì? 3. 4. 5. 3 Ông/bà thường thu hái [__] 1. Tự nhiên cây gừng núi đá từ [__] 2. Gây trồng những nguồn nào? 4 Theo ý kiến của ông/bà, [__] 1. Giảm rất nhiều
- các loài gừng núi đá thu [__] 2. Giảm nhiều hái từ địa phương so với [__] 3. Giảm không đáng kể 5 năm/10 năm trước đây [__] 4. Không giảm biến động như thế nào? [__] 5. Tăng lên Tại sao? 5 Theo ông/bà, ở địa 1. phương mình những 2. khu vực nào còn nhiều 3 cây gừng núi đá 4 6 Ông/bà có thể cho biết [__] 1. Để chữa bệnh mục đích chủ yếu của [__] 2. Để bán cho thầy lang gia đình mình trong việc [__] 3. Để bán cho tư thương thu hái/gây trồng cây [__] 4. Cả 3 mục đích trên gừng núi đá? [__] 5. Không ý kiến 7 Ông/bà cho biết gừng 1. Mọc tự nhiên núi đá chủ yếu được 2. Trồng thuần loài trồng theo hình 3. Trồng ở vườn nhà thức/phương thức trồng 4. Trồng dưới tán nào? 5. Trồng xen với cây nông nghiệp 8 Ông bà thường thu hái 1.Mùa hạ a.sáng cây gừng núi đá vào lúc 2.Mùa xuân b. trưa nào? 3.Mùa thu c. chiều 4.Mùa đông d. tối 5.Quanh năm e. Lúc nào cũng được
- 9. Ông/bà cho biết về hiện trạng gừng núi đá ở địa phương? Khu vực phân bố Đặc điểm khu rừng 10. Đề xuất của Ông/bà để bảo tồn và phát triển loài gừng núi đá bền vững trong giai đoạn tới? Xin trân trọng cảm ơn!
- PHIẾU ĐIỀU TRA CÂY GỪNG NÚI ĐÁ PHIẾU 01. PHIẾU MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI GỪNG NÚI ĐÁ Khu vực điều tra/bắt gặp: Tên thông thường: Tên khác (ghi đầy đủ các tên dân tộc): Khu vực sinh trưởng (Ghi các dạng sinh cảnh): Nơi mọc (Sườn, đỉnh, chân đồi, núi, độ cao): Số lượng (nhiều, trung bình, ít ) Các loài cây mọc cùng: Đặc tính sinh thái chủ yếu: Hình dáng tán lá - Khi non - Khi trưởng thành Cành: - Cách mọc: - Hình dáng - Lông và màu sắc lông Hình dáng thân (tròn, thẳng, có bạnh vè ): Vỏ : - Độ dày : - Màu sắc: - Nhựa mủ Chiều cao cây: - Cả ngọn - Dưới cành Đường kính cây (ngang ngực): - Trung bình - Lớn nhất (quan sát được) Lá: (Hình dáng, màu sắc, kích thước của lá non và lá già): Cụm hoa : - Loại Màu sắc Kích thước - Các đặc điểm khác: Hoa: - Màu sắc (đài, tràng) - Kích thước
- Quả: - Màu sắc : - Kích thước Công dụng (người dân): Phiếu 02. Đặc điểm sinh trưởng cây trưởng thành Cây Chất lượng sinh trưởng Cây có TB OTC Số lượng trưởng hoa, nhánh/cây thành A B C quả 1 2 3 4 5 6 Phiếu 03. Đặc điểm phân bố Gừng núi đá theo tuyến điều tra Tt Tuyến điều tra Chiều dài Số cá Tần suất Cây ra (km) thể (cây/km) hoa, quả (cây) 1 2 3 4 5 Tổng Trung bình
- Phiếu 04. Đặc điểm phẫu diện đất dưới tán rừng tự nhiên nơi loài Gừng núi đá Độ sâu tầng đất Tầng đất Mô tả phẫu diện (cm) A0 6 – 9 A1 9 -15 A2 15 – 30 B1 30 – 75 Phiếu 05: Sinh trưởng Gừng núi đá ngoài tự nhiên Chất lượng sinh Cây Cây TB Số trưởng có Tuyến trưởng nhánh/câ lượng hoa, thành y A B C quả 1 2 3 4 5 6
- Phiếu 06: Sinh trưởng, tái sinh Gừng núi đá ngoài tự nhiên Chiều cao Số cây Nhán Nguồn gốc Chất lượng Tuyến (m) tái sinh h/cây Hạt Chồi < 0,5 0,5-1 A B C 1 2 3 4 5 6 Phiếu 07: Phân bố Gừng núi đá theo tuyến Vị trí/ Chân Sườn Đỉnh Tổng tuyến Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số lượng lượng (%) lượng (%) lượng (%) Phiếu 08: Phân bố Gừng núi đá theo sinh cảnh TT Sinh cảnh Tần số bắt gặp Tuyến