Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố Hưng Yên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố Hưng Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_nghien_cuu_dac_diem_chat_luong_nuoc_ho_ban_nguyet.pdf
Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố Hưng Yên
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƢỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƢỢNG NƢỚC HỒ BÁN NGUYỆT TẠI THÀNH PHỐ HƢNG YÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN MÃ SỐ: 72908532 Giáo viên hướng dẫn : TS. Bùi Xuân Dũng Sinh viên thực hiện : Nguyễn Tuấn Đạt Mã sinh viên : 1453101087 Lớp : K59B_QLTNTN Khóa học : 2014 – 2018 Hà Nội, 2020
- LỜI CẢM ƠN Để đánh giá kết quả học tập của sinh viên qua 4 năm học cũng nhƣ bƣớc đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, vận dụng những kiến thức đã đƣợc trang bị trong quá trình học tập một cách linh hoạt và sáng tạo vào thực tế sản xuất, đƣợc sự đồng ý của Khoa, bộ môn Quản lý Môi trƣờng tôi tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ Bán Nguyệt tại thành phố Hưng Yên”. Trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Đến nay tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Nhân dịp này cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc ngƣời đã hƣớng dẫn nhiệt tình, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Xin cảm ơn các thầy cô giáo khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng, xin cảm ơn cán bộ thuộc trung tâm Phân tích môi trƣờng và ứng dụng công nghệ địa không gian. Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng với tinh thần khẩn trƣơng nghiêm túc, song do thời gian, trình độ cũng nhƣ kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy cô giáo và bạn đồng nghiệp để luận đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 22 tháng 06 năm 2020 Sinh viên thực hiện Nguyễn Tuấn Đạt i
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC HÌNH vi PHẦN 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1 1.1 Ô NHIỄM NƢỚC 1 1.1.1 Khái niệm 1 1.1.2 Nguồn gốc gây ô nhiễm nƣớc 1 1.1.3 Hậu quả của ô nhiễm nƣớc 2 1.2. HIỆN TRẠNG NƢỚC MẶT HIỆN NAY 4 1.2.1 Nƣớc mặt hiện nay 4 1.2.2 Tình trạng ô nhiễm nƣớc hiện nay 5 1.2.3 Hiện trạng nƣớc mặt ở thành phố Hƣng Yên 6 1.3. CÁC NGHİÊM CỨU VỀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC MẶT 7 1.3.1. Trên thế giới 7 1.3.2. Ở Việt Nam 8 CHƢƠNG 2 MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG – NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9 2.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 9 2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 9 2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9 2.3.1 Phƣơng pháp thu nhập và kế thừa tài liệu 9 2.3.2 Phƣơng pháp điều tra, khảo sát ngoài thực địa 10 2.3.3 Phƣơng pháp lấy mẫu 10 2.3.4 Phƣơng pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 13 2.3.5 Phƣơng pháp xử lý số liệu 18 ii
- 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 19 3.1.1 Vị trí 19 3.1.2 Địa hình 20 3.1.3 Khí hậu 20 3.2. KINH TẾ - XÃ HỘI 20 3.2.1 Kinh tế 20 3.2.2 Văn hóa – xã hội 23 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26 4.1. Đặc điểm công tác quản lý hồ Bán Nguyệt tại TP Hƣng Yên 26 4.2. Thực trạng chất lƣợng nƣớc tại hồ Bán Nguyệt 27 4.2.1 Các thông số: Nhiệt độ, pH 29 4.2.2 Hàm lƣợng oxy hòa tan (DO), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), tổng chất rắn hòa tan (TDS) 31 4.2.3 Nhu cầu oxy sinh hóa học (BOD5 ), nhu cầu oxy hóa học (COD) 34 4.2.4. Hàm lƣợng Amoni (N-NH4 +) trong nƣớc hồ Bán Nguyệt 36 4.2.5. Hàm lƣợng Phosphat (P-PO43-) trong nƣớc hồ Bán Nguyệt 37 4.3. Đề xuất giải pháp cải thiện chất lƣợng nƣớc trên toàn hồ 39 4.3.1. Giải pháp mặt kỹ thuật – công nghệ 39 4.3.2. Giải pháp về quản lý 40 4.3.3. Giải pháp về giáo dục tuyên truyền 41 KẾT LUẬN – TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO iii
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Bộ NN & PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BTNMT Bộ tài nguyên môi trƣờng DO Lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc cần UBND Ủy ban nhân dân KCN Khu công nghiệp LVS Lƣu vực sông QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nƣớc TDS Hàm lƣợng chất rắt hòa tan TSS Hàm lƣợng chất rắn lơ lửng WHO World Health Organization iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc hồ Bán Nguyệt 28 Bảng 4.2: Bảng nhiệt độ và pH 29 v
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Tỷ lệ phân bố tài nguyên theo các LVS 4 Hình 2.1: Vị trí lấy mẫu nƣớc 10 Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Hƣng Yên 19 Hình 4.1. Hồ Bán Nguyệt 27 Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn giá trị pH của nƣớc hồ Bán Nguyệt 30 Hình 4.3: Biểu đồ biểu diễn nồng độ DO trong nƣớc hồ Bán Nguyệt. 32 Hình 4.4: Biểu đồ biểu diễn hàm lƣợng TSS trong nƣớc hồ Bán Nguyệt. 33 Hình 4.5: Biểu đồ biểu diễn hàm lƣợng TDS trong nƣớc hồ Bán Nguyệt. 34 Hình 4.6: Biểu đồ biểu diễn nhu cầu BOD trong nƣớc hồ Bán Nguyệt. 35 Hình 4.7: Biểu đồ biểu diễn nhu cầu COD trong nƣớc hồ Bán Nguyệt. 36 + Hình 4.8: Biểu đồ biểu diễn hàm lƣợng N-NH4 trong nƣớc hồ Bán Nguyệt. 37 3- Hình 4.9: Biểu đồ biểu diễn hàm lƣợng P-PO4 trong nƣớc hồ Bán Nguyệt. 38 vi
- PHẦN 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Ô nhiễm nƣớc 1.1.1 Khái niệm Ô nhiễm nƣớc là hiện tƣợng các vùng nƣớc nhƣ sông, hồ, biển, nƣớc ngầm bị các hoạt động của môi trƣờng tự nhiên và con ngƣời làm nhiễm các chất độc hại nhƣ chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp chƣa đƣợc xử lý, tất cả có thể gây hại cho con ngƣời và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. 1.1.2 Nguồn gốc gây ô nhiễm nước Nƣớc bị ô nhiễm là do sự phú dƣỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nƣớc ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lƣợng muối khoáng và hàm lƣợng các chất hữu cơ quá dƣ thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nƣớc không thể đồng hoá đƣợc. Kết quả làm cho hàm lƣợng oxy trong nƣớc giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nƣớc, gây suy thoái thủy vực. - Ô nhiễm tự nhiên: Do các hiện tƣợng thời tiết (mƣa, lũ lụt, gió bão, ) hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nƣớc ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nƣớc ngầm hòa vào dòng lớn. Lụt lội có thể làm nƣớc mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và cuốn theo các loại hoá chất trƣớc đây đã đƣợc cất giữ. Nƣớc lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trƣờng kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nƣớc ô nhiễm hoá chất. Ô nhiễm nƣớc do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt, ) có thể rất nghiêm trọng, nhƣng không thƣờng xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lƣợng nƣớc toàn cầu. 1
- - Ô nhiễm nhân tạo: + Từ sinh hoạt: Nƣớc thải sinh hoạt (Sewage): là nƣớc thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trƣờng học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con ngƣời. Thành phần cơ bản của nƣớc thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dƣỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lƣợng nƣớc thải cũng nhƣ tải lƣợng các chất có trong nƣớc thải của mỗi ngƣời trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lƣợng nƣớc thải và tải lƣợng thải càng cao. + Từ các chất thải công nghiệp: Nƣớc thải công nghiệp (industrial wastewater): là nƣớc thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nƣớc thải sinh hoạt hay nƣớc thải đô thị, nƣớc thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nƣớc thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thƣờng chứa lƣợng lớn các chất hữu cơ; nƣớc thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfua, Ngƣời ta thƣờng sử dụng đại lƣợng PE (population equivalent) để so sánh một cách tƣơng đối mức độ gây ô nhiễm của nƣớc thải công nghiệp với nƣớc thải đô thị. Đại lƣợng này đƣợc xác định dựa vào lƣợng thải trung bình của một ngƣời trong một ngày đối với một tác nhân gây ô nhiễm xác định. Các tác nhân gây ô nhiễm chính thƣờng đƣợc sử dụng để so sánh là COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa), TSS (chất rắn lơ lửng). Ngoài các nguồn gây ô nhiễm chính nhƣ trên thì còn có các nguồn gây ô nhiễm nƣớc khác nhƣ từ y tế hay từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp của con ngƣời [Lƣơng Trƣờng, Các nguyên nhân gây ô nhiễm chất lượng nguồn nước]. 1.1.3 Hậu quả của ô nhiễm nước - Đối với sức khỏe con ngƣời: + Hầu nhƣ tất cả các loại ô nhiễm nƣớc đều có hại cho sức khỏe của con ngƣời, động vật và thực vật. Ô nhiễm nƣớc có thể không gây hại cho sức khỏe của 2
- chúng ta ngay lập tức nhƣng có thể gây hại sau khi tiếp xúc lâu dài. Các dạng ô nhiễm nƣớc khác nhau ảnh hƣởng đến sức khỏe theo những cách khác nhau: + Kim loại nặng từ các quá trình công nghiệp có thể tích lũy trong các hồ và sông gần đó. Chúng độc hại đối với sinh vật biển nhƣ cá và động vật có vỏ, và sau đó là cho những ngƣời ăn chúng. Kim loại nặng có thể làm chậm sự phát triển; dẫn đến dị tật bẩm sinh và bệnh ung thƣ. + Chất thải công nghiệp thƣờng chứa nhiều hợp chất độc hại gây hại cho sức khỏe của thủy sản. Một số chất độc trong chất thải công nghiệp có thể chỉ có tác dụng nhẹ trong khi những chất độc khác có thể gây tử vong. Chúng có thể gây ức chế miễn dịch, suy sinh sản hoặc ngộ độc cấp tính. + Các chất ô nhiễm từ nƣớc thải thƣờng dẫn đến các bệnh truyền nhiễm cho các loài thủy sinh và sinh vật trên cạn thông qua nƣớc uống. Nƣớc ô nhiễm vi sinh vật là một vấn đề lớn ở các nƣớc đang phát triển, với các bệnh nhƣ dịch tả và sốt thƣơng hàn là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh. + Các hạt sunfat từ mƣa axit có thể gây hại cho sức khỏe của sinh vật ở các sông và hồ có thể dẫn đến tử vong. + Các hạt lơ lửng trong nƣớc ngọt làm giảm chất lƣợng nƣớc uống cho con ngƣời và môi trƣờng nƣớc cho sinh vật biển. Các hạt lơ lửng thƣờng có thể làm giảm lƣợng ánh sáng mặt trời xuyên qua nƣớc, làm gián đoạn sự phát triển của thực vật quang hợp và vi sinh vật. - Đối với nền kinh tế: + Ô nhiễm nƣớc có thể gây tổn hại cho nền kinh tế vì nó có thể tốn kém chi phí để xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm. Chất thải không bị phân hủy nhanh chóng tích tụ trong nƣớc và chảy vào các đại dƣơng. + Ô nhiễm nƣớc ngầm có thể đƣợc ngăn chặn bằng cách ngăn chặn các chất ô nhiễm làm ô nhiễm các vùng nƣớc gần đó. Có một số phƣơng pháp xử lý nƣớc để ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nƣớc nhƣ: bộ lọc sinh học, hóa chất, bộ lọc cát. 3
- + Những kỹ thuật đơn giản này tốn tiền để duy trì, nhƣng các biện pháp phòng ngừa có chi phí rẻ hơn nhiều so với làm sạch nƣớc ô nhiễm. Chi phí cho việc làm sạch ô nhiễm môi trƣờng nƣớc phụ thuộc vào nhiều yếu tố: + Vị trí ô nhiễm nguồn nƣớc rất quan trọng trong việc xác định chi phí dọn dẹp sẽ là bao nhiêu. Nếu ô nhiễm nguồn nƣớc ở khu vực thuận tiện di chuyển, thì chi phí dọn dẹp sẽ rẻ hơn. + Quy mô khu vực ô nhiễm môi trƣờng nƣớc cũng cần đƣợc xem xét, diện tích ô nhiễm càng lớn, chi phí cho việc làm sạch càng tốn kém. + Loại chất gây ô nhiễm nguồn nƣớc cũng có thể có ảnh hƣởng đến chi phí làm sạch, một số chất gây ô nhiễm khó làm sạch hơn các loại khác, và do đó đắt hơn [Tống Yến, Ô nhiễm nước và các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước]. 1.2. Hiện trạng tài nguyên nƣớc mặt 1.2.1 Nước mặt tài nguyên nước mặt ở Việt Nam Vị trí địa lý, đặc điểm điều kiện tự nhiên đặc thù nên khoảng 60% lƣợng nƣớc của cả nƣớc tập trung ở LVS Mê Công, 16% tập trung ở LVS Hồng - Thái Bình, khoảng 4% ở LVS Đồng Nai, các LVS lớn khác, tổng lƣợng nƣớc chỉ chiếm phần nhỏ còn lại (Biểu đồ 1.1). Hình 1.1. Tỷ lệ phân bố tài nguyên theo các LVS 4
- Tổng lƣợng nƣớc mặt của nƣớc ta phân bố không đều giữa các mùa một phần là do lƣợng mƣa phân bố không đồng đều cả về thời gian và không gian, gây nên lũ lụt thƣờng xuyên và khô hạn trong thời gian dài. Lƣợng mƣa thay đổi theo mùa và thời điểm mùa mƣa, mùa khô ở các vùng là khác nhau. Ở miền Bắc, mùa khô bắt đầu vào tháng 11 và tháng 12, ở miền Trung và miền Nam mùa khô bắt đầu muộn hơn, vào tháng 1. Mùa khô ở nƣớc ta kéo dài từ 6 đến 9 tháng và khắc nghiệt, lƣợng nƣớc trong thời gian này chỉ bằng khoảng 20 - 30% lƣợng nƣớc của cả năm. Vào thời điểm này, khoảng] một nửa trong số 15 LVS chính bị thiếu nƣớc - bất thƣờng hoặc cục bộ. Tổng lƣợng nƣớc mặt của các LVS trên lãnh thổ Việt Nam khoảng 830 - 840 tỷ m3 /năm, nhƣng chỉ có khoảng 310 - 315 tỷ m3 (37%) là nƣớc nội sinh, còn 520 - 525 tỷ m3 (63%) là nƣớc chảy từ các nƣớc láng giềng vào lãnh thổ Việt Nam. Chẳng hạn, ở LVS Hồng nguồn nƣớc ngoại lai chiếm 50% tổng khối lƣợng nƣớc bề mặt. Còn ở LVS Mê Công có đến 90% tổng khối lƣợng nƣớc bề mặt có nguồn gốc ngoại lai. Nếu chỉ xem xét tổng lƣợng nƣớc cả năm sẽ thấy tài nguyên nƣớc của Việt Nam rất dồi dào. Xét trên từng lƣu vực, theo tiêu chuẩn quốc tế* 1, trong mùa khô, chỉ có 4 lƣu vực có đủ nƣớc đó là: Mê Công, Sê San, Vu Gia - Thu Bồn và Gianh; 2 lƣu vực khác là LVS Hƣơng và LVS Ba ở ngƣỡng xấp xỉ mức đủ nƣớc; LVS Đông Nam Bộ và Đồng Nai thì việc thiếu nƣớc có thể thƣờng xuyên hơn; LVS Ba gần tiến đến mức này; Các LVS còn lại có khả năng thiếu nƣớc không thƣờng xuyên [Theo báo cáo Môi trường quốc gia 2012 về Môi trường nước mặt, Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ TN&MT, 2012]. 1.2.2 Tình trạng ô nhiễm nước hiện nay - Tại các khu công nghiệp hàng trăm đơn vị sản xuất lớn nhỏ, hàng tấn nƣớc thải rác thải chƣa qua xử lý đã xả trực tiếp vào đƣờng ống, các chất ô nhiễm hữu cơ, các kim loại còn nguyên trong nƣớc đã thâm nhập vào nguồn nƣớc. - Ở các thành phố, rác thải sinh hoạt đƣợc vứt lung tung, ngổn ngang làm tắc đƣờng cống, nƣớc không thoát đƣợc, nên cứ mỗi trận mƣa đến ngừời ta lại 5
- phải đi thông cống để thoát nƣớc. Những con sông nhuệ, sông tô lịch đen kịt, bốc mùi hôi vì rác thải. - Ở nông thôn do điều kiện sinh hoạt còn khó khăn, cơ sở lạc hậu, các chất thải sinh hoạt và cả gia súc, gia cầm chƣa qua xử lý đã thấm xuống các mạch nƣớc ngầm, nếu sử dụng nƣớc ngầm không xử lý sẽ có khả năng mắc các bệnh do nƣớc gây ra. - Bên cạnh đó, việc lạm dụng phân bón và các chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến các kênh mƣơng, sông hồ bị ô nhiễm ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời. - Theo thống kê trung bình mỗi năm có đến 9000 ngƣời chết vì ô nhiễm nguồn nƣớc, và phát hiện 100.000 trƣờng hợp ung thƣ mỗi năm mà nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nƣớc ô nhiễm. Khảo sát 37 xã mang tên “làng ung thƣ” đã có 1.136 ngƣời chết vì các bệnh ung thƣ. Ngoài ra, còn có 380 ngƣời ở các xã lân cận cũng chết bởi ung thƣ [Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường]. - Tại một số địa phƣơng, tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trƣờng nƣớc nhƣ tiêu chảy do nƣớc nhiễm bị khuẩn ecoli, viêm da, hoặc các bệnh đau mắt ngày càng nhiều, và có khả năng lây lan thành dịch bệnh. 1.2.3 Hiện trạng nước mặt ở thành phố Hưng Yên Hƣng Yên đƣợc đánh giá là có nguồn nƣớc mặt khá dồi dào với một hệ thống sông ngòi, kênh mƣơng trải dài trên lãnh thổ nhƣ: sông Hồng, sông Luộc, sông Điện Biên, sông Từ Hồ - Sài Thị, sông Cửu An, công trình đại thủy nông Bắc – Hƣng – Hải Nguồn nƣớc lƣu thông qua địa bàn lớn nhƣng nguồn nƣớc phát sinh chủ yếu lại đến từ khu vực khác còn nguồn nƣớc phát sinh tại chỗ thấp. Điều này khiến cho mực nƣớc trên các sông, trục không ổn định, thiếu chủ động. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế làm tăng nhu cầu sử dụng nƣớc. Thêm vào đó là việc có thêm nhiều công trình thủy điện đƣợc xây dựng trên thƣợng nguồn nhƣ: thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La khiến nguồn nƣớc lƣu thông xuống hạ du, trong đó có Hƣng Yên, 6
- giảm mạnh và không ổn định [Mai Nhung, Hưng Yên chung tay bảo vệ nguồn nước mặt]. Theo các kết quả quan trắc, phân tích gần đây cho thấy chất lƣợng nƣớc mặt tại nhiều nơi trong tỉnh vƣợt tiêu chuẩn, quy chuẩn cho phép. Đặc biệt khi vào mùa khô, nhất là thời điểm trƣớc khi có nƣớc đổ ải, chất lƣợng nƣớc mặt tại các dòng sông, dòng kênh trên địa bàn tỉnh có mức độ ô nhiễm cao nhất với các chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn chủ yếu là DO, BOD5, COD và tổng coliform. Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm nƣớc mặt là do quá trình tiếp nhận các nguồn thải đến từ không khí, rác thải và cả nƣớc thải trong sản xuất, sinh hoạt. Theo đánh giá thì lƣợng thải này ngày càng tăng và do nhận thức, ý thức trách nhiệm nên việc xử lý chất thải trƣớc khi xả thải còn chƣa đƣợc thực hiện hoặc thực hiện chƣa đạt yêu cầu. Anh Trần Đăng Anh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng cho biết: “Qua kết quả quan trắc, phân tích nƣớc mặt gần đây cho thấy nhiều con sông, con kênh trên địa bàn tỉnh đã bị ô nhiễm, thậm chí có nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Có chỉ tiêu ô nhiễm vƣợt hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần tiêu chuẩn cho phép. Ngoài tác nhân gây ô nhiễm đến từ sản xuất, sinh hoạt thì việc các dòng sông, dòng kênh này ít đƣợc nạo vét, khơi thông cũng là một nguyên nhân làm gia tăng mức độ ô nhiễm” [Mai Nhung, Hưng Yên chung tay bảo vệ nguồn nước mặt]. 1.3. Các nghiêm cứu về chất lƣợng nƣớc mặt 1.3.1. Trên thế giới “Water quality assessments Use of biota, sediments and water in environmental monitoring” (1996) athors: World Health Organization, UNESCO, United Nations Environment Programme. Nghiên cứu của WHO đƣa ra lời khuyên toàn diện và thiết thực về thiết kế và thiết lập các chƣơng trình giám sát để có đƣợc dữ liệu hợp lệ để đánh giá chất lƣợng nƣớc ở tất cả các loại nƣớc ngọt. 7
- Đề tài nghiên cứu đánh giá chất lƣợng nƣớc thu đƣợc những kết quả sau: Cung cấp thông tin chính cho tất cả các cơ quan và cá nhân chịu trách nhiệm về chất lƣợng nƣớc; Là một trợ giúp thiết yếu cho bất cứ ai tham gia thiết lập chƣơng trình đánh giá chất lƣợng nƣớc, hoặc nghiên cứu đề tài này nhƣ một phần của khóa học của họ; Giải quyết các khuyến nghị chính của Chƣơng trình nghị sự 21 của Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trƣờng và Phát triển bền vững. 1.3.2. Ở Việt Nam PGS.TS Trần Đức Hạ, phó Viện trƣởng, Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trƣờng đã thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng tự làm sạch và đề xuất các phƣơng án cải thiện chất lƣợng nƣớc hồ Yên Sở nhằm đame bảo yêu cầu xả nƣớc thải ra song Hồng”. Kết quả thu đƣợc là chất lƣợng nƣớc thải sau hồ chƣa đảm bảo quy định xả vào nguồn nƣớc mặt loại A (sông Hồng) theo TCVN 5945:2005 và đề xuất một số giải pháp làm tăng khả năng tự làm sạch của nƣớc hồ. Chuyên đề “Đánh giá chất lƣợng nƣớc Hồ Tây (Hà Nội) dựa vào sự phú dƣỡng bằng mô hình toán học” đƣợc thực hiện. Kết quả của đề tài của đề tài đạt đƣợc là: Sử dụng mô hình Vollenweider để xác định hàm lƣợng Photpho cho phép đồ vào hồ hàng năm; Đánh giá và dự báo chất lƣợng nƣớc dựa vào tình trạng phú dƣỡng của Hồ Tây theo thông số hóa học (Photpho, Nitơ) bằng mô hình Vollenweider, mô hình kinh nghiệm và mô hình Jorgensen. TS. Lê Thu Hà, NCS. Ngô Quang Dự, CN. Trần Minh Hiển, CN. Bùi Thị Hoa, trƣờng Đại học Khoa Hoạc Tự Nhiên Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã thực hiện đề tài: “Áp dụng phƣơng pháp phân tích ma trận tong quan trắc và đánh giá chất lƣợng nƣớc một số hồ Hà Nội”. Kết quả đạt đƣợc là đã đánh giá hiện trạng chất lƣợng nƣớc của 10 hồ trên địa bàn Hà Nội (bao gồm hồ Thành Công, Thuyền Quang, Hai Bà Trƣng, Thanh Nhàn, Ngọc Khánh, Giảng Võ, Trúc Bạch, Bẩy Mẫu, Linh Quang, Hoàn Kiếm) thông qua việc phân tích các thông số lý, hóa học của nƣớc. Và áp dụng phƣơng pháp phân tích ma trận để so sánh mức độ ô nhiễm của 10 hồ nêu trên. 8
- CHƢƠNG 2 MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG – NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1 Mục tiêu chung - Đề tài cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm quản lý bền vững tài nguyên nƣớc mặt tại khu vực nghiên cứu. 2.1.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá đặc điểm chất lƣợng nƣớc tại hồ Bán Nguyệt thuộc thành phố Hƣng Yên. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nƣớc hồ. 2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài tiến hành nghiên cứu các nội dung sau: - Đánh giá công tác quản lý chất lƣợng nƣớc tại hồ Bán Nguyệt tại thành phố Hƣng Yên. - Nghiên cứu chất lƣợng chất lƣợng nƣớc tại hồ Bán Nguyệt của thành phố Hƣng Yên. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nƣớc tại hồ Bán Nguyệt. 2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp thu nhập và kế thừa tài liệu Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những tài liệu những văn bản mang tính pháp lý, những tài liệu điều tra của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến khu vực, đề tài áp dụng các phƣơng pháp: thu thập, phân tích thông tin tài liệu, số liệu và tổng hợp. Những tài liệu cần thu thập đƣợc bao gồm: 9
- - Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội và môi trƣờng khu vực nghiên cứu. Tài liệu này đƣợc sử dụng để phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng và môi trƣờng tại khu vực nghiên cứu - Báo cáo nghiên cứu khoa học, luận án về các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu đề tài. 2.3.2 Phương pháp điều tra, khảo sát ngoài thực địa Khảo sát thực địa tại khu vực nghiên cứu để lấy cơ sở chọn vị trí lấy mẫu, chọn phƣơng pháp lấy mẫu phù hợp. Đồng thời xác định các nguồn thải chính nhƣ bệnh viện, khu thƣơng mại, nhà máy, xí nghiệp xung quanh khu vực lấy mẫu. Phƣơng pháp này còn đƣợc sử dụng để tiến hành thực hiện nội dung nghiên cứu và công tác quản lý môi trƣờng tại hồ Bán Nguyệt, cũng nhƣ tìm hiểu, xem xét các công nghệ đang đƣợc áp dụng để xử lý ô nhiễm tại hồ Bán Nguyệt, thành phố Hƣng Yên. 2.3.3 Phương pháp lấy mẫu Hình 2.1: Vị trí lấy mẫu nước 10
- Ảnh P1 nơi lấy mẫu 1 Ảnh P2 nơi lấy mẫu 2 11
- Ảnh P3 nơi lấy mẫu 3 Ảnh P4 nơi lấy mẫu 4 Hình 2.2: Hình ảnh lấy mẫu nước thực địa 12
- - Qua khảo sát thực địa khu vực nghiên cứu, đề tài chọn phƣơng pháp lấy mẫu bảo quản mẫu: TCVN 6663-1/2011 và TCVN 6663-3:2008, lấy 4 mẫu. Điểm lấy mẫu đƣợc phân bố đều trên không gian mặt hồ. Cụ thể là lấy mẫu tại 4 góc, cách bờ 1m, sâu 1,5m (những nơi tập trung nguồn xả thải). - Thiết bị lấy mẫu: máy Winker, thể tích 2 lít. - Thời gian lấy mẫu: Đợt 1 lấy mẫu vào 17h ngày 05/05/2020 Đợt 2 lấy mẫu vào 17h ngày 22/05/2020 Đợt 3 lấy mẫu vào 17h ngày 23/06/2020 - Các bƣớc tiến hành lấy mẫu: Dùng máy lấy nƣớc cầm tay Winker thả xuống độ sâu 1/3 độ sâu của hồ tính từ mặt hồ, cho nƣớc chảy vào thiết bị đựng mẫu tránh oxy cuốn theo. - Bảo quản mẫu trong thùng xốp và bảo quản lạnh khi vận chuyển tránh oxy cuốn theo. 2.3.4 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm * Độ pH Đo bằng giấy quỳ tím rồi so sánh màu giấy quỳ bằng bảng để xác định độ pH của mẫu nƣớc. * Độ đục Dùng thiết bị đo nhanh để xác định độ đục của mẫu nƣớc. Đơn vị: NTU *DO – oxy hòa tan Dùng máy “DISSOLVED OXYGEN METER” để đo nồng độ oxy hòa tan trong nƣớc. Đơn vị: mg/l *BOD- Nhu cầu oxy sinh hóa - Chuẩn bị dung dịch pha loãng: Nƣớc pha loãng đƣợc chuẩn bị ở chai to, rộng miệng bằng cách thổi không khí sạch ở 200C vào nƣớc cất và lắc nhiều lân cho đến khi bão hòa oxy sau đó thêm 1ml dung dịch đệm photphat, 1ml dung dịch MgSO4, 1ml CaCl2 và 1ml FeCl3 vào 1 lít nƣớc đã sục oxy ở trên. Trung hòa mẫu nƣớc phân tích pH = 13
- 7 bằng H2SO4, 1N hay bằng NaOH 1N. Pha loãng mẫu nƣớc phân tích trƣớc khi xác định bằng nƣớc hiếu khí đã chuẩn bị trƣớc theo hệ số pha loãng thích hợp. Sau khi pha loãng xong cho mẫu vào trong hai chai để xác định BOD5 đóng kín nút chai dùng để ủ trong 5 ngày ở nơi tối tại nhiệt độ 200C, một chai dùng để xác định Do ban đầu trong mẫu pha loãng. - Tính toán kêt quả: Lƣợng BOD5 đƣợc tính theo mg O2/l theo công thức: BOD5 = (D1 – D2) x F Trong đó: D1: Là lƣợng oxy hòa tan (mg/l) của dung dịch mẫu đã pha loãng sau 15 phút. D2: Là lƣợng oxy hòa tan (mg/l) của dung dịch mẫu sau 5 ngày ủ F: Là hệ số pha loãng - Hóa chất gồm: + Dung dịch đệm photphat: Hòa tan 4,25g KH2PO4; 10,875g K2HPO4; 16,7g Na2HPO4.7H2O và 1,7g NH4Cl trong 200ml nƣớc sau đó định mức bằng nƣớc cất đến 500ml. + Dung dịch MgSO4: Hòa tan 11,25g MgSO4.7H2O trong 500ml nƣớc cất. + Dung dịch CaCl2: Hòa tan 27,4 g trong 1l nƣớc cất. + Dung dịch FeCl3: Hòa tan 0,25 g FeCl3.6H2O trong 1l nƣớc cất. + Nƣớc pha loãng: sục oxy sao cho DO= 8mg/l. * COD – Nhu cầu oxy hóa học COD là lƣợng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa toàn bộ các chất hữu cơ có trong nƣớc thành CO2 và nƣớc. Chỉ số này dùng để đánh giá hàm lƣợng chất hữu cơ của nƣớc thải và sự ô nhiễm nƣớc tự nhiên. COD là lƣợng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa học các chất hữu cơ trong nƣớc thành CO2 và nƣớc. Chuẩn bị hoá chất: 14
- - Hỗn hợp phản ứng: Hoà tan 10.216g K2Cr2O7 loại tinh khiết, sấy sơ bộ ở 1030C trong 2giờ, thêm 167 ml dung dịch H2SO4 và 33.3g HgSO4. Làm lạnh và định mức tới 1000ml. - Thuốc thử axit: Pha thuốc thử theo tỉ lệ 22g Ag2SO4 /4kg H2SO4. Để dung dịch pha khoảng 1 đến 2 ngày để lƣợng bạc sunfat tan hoàn toàn. - Dung dịch chuẩn kaliphtalat (HOOCC6H4COOK): Sấy sơ bộ một lƣợng kaliphtalat ở nhiệt độ 1200C. Cân 850 mg kaliphtalat hoà tan và định mức thành 1l. Dung dịch này chứa 1mgO2/ml. -HgSO4, tkpt -H2SO4 đặc, tinh khiết - Máy so mầu. -Máy pháp mẫu COD -Ống phá mẫu có nắp vặn kín bằng TFE -Pipet Phƣơng pháp xác định: Lấy vào ống pháp mẫu 2 ml mẫu, thêm vào 1.2 ml dung dịch phản ứng và 2.8ml dung dịch thuốc thử axit. Đem đun trên máy pháp mẫu COD ở nhiệt độ 1500C trong vòng 2h. Lấy ra để nguội, đem đo mật độ quang tại bƣớc sóng 600nm (chú ý: khi đo tránh để dung dịch đục hoặc có bọt khí sẽ làm sai kết quả phân tích). Xây dựng đƣờng chuẩn: Chuẩn bị một dãy dung dịch chuẩn có nồng độ từ 20 – 1000 mgO2/l. tiến hành xử lý và pháp mẫu tƣơng tự nhƣ trên. * TDS Tổng chất rắn hòa tan (TDS) là một đơn vị đo hàm lƣợng kết hợp của tất cả các chất vô cơ và chất hữu cơ chứa trong chất lỏng dạng phân tử, ion hóa hoặc vi hạt. Nói chung, định nghĩa chi tiết là các chất rắn phải nhỏ đủ để đi qua một bộ lọc với những lỗ nhỏ cỡ 2 micromet (kích thƣớc danh định, hoặc nhỏ hơn). Tổng lƣợng chất rắn hòa tan thƣờng chỉ đƣợc sử dụng cho các hệ thống nƣớc ngọt vì độ muối bao gồm một số ion cấu thành định nghĩa TDS. Việc áp dụng chính của TDS là nghiên cứu về chất lƣợng nƣớc cho các dòng suối, sông ngòi, hồ, mặc dù TDS thƣờng không đƣợc xem là chất gây ô nhiễm chính (ví dụ nó không đƣợc xem là liên quan đến các ảnh hƣởng đến sức khoẻ) nó đƣợc sử 15
- dụng nhƣ một chỉ thị về các đặc tính của nƣớc uống và là một chỉ thị tổng hợp về sự hiện diện của một loạt các chất gây ô nhiễm hóa học. Phƣơng pháp phân tích điện cực: Độ dẫn điện của nƣớc liên quan trực tiếp đến nồng độ các chất rắn ion hoá hòa tan trong nƣớc. Các ion từ các chất rắn hòa tan trong nƣớc tạo ra khả năng cho dòng nƣớc đó tiến hành một dòng điện, có thể đƣợc đo bằng một máy đo độ dẫn truyền thống hoặc TDS meter. Khi tƣơng quan với các phép đo TDS trong phòng thí nghiệm. * N-NH4 + Phƣơng pháp chuẩn độ là phƣơng pháp có thể áp dụng để xác định cả nitơ-hữu cơ và nitơ-amoni trong các mẫu nghiên cứu. Phƣơng pháp đƣợc ứng dụng trong khoảng nồng độ từ 5-100 mg N-amoni/l. Trong phƣơng pháp này ngƣời ta sử dụng axit boric nhƣ một chất hấp thụ để chuẩn độ. Nguyên tắc của phƣơng pháp là mẫu đƣợc đệm hóa ở pH 9,5 bằng đệm borat để làm giảm sự thủy phân xianat và các hợp chất hữu cơ chứa nitơ. Sau đó sử dụng bình Kjeldahl để cất và hấp thụ amoniac vào dung dịch axit boric (nếu sử dụng phƣơng pháp chuẩn độ) và hấp thụ vào axit sunforic (nếu dùng phƣơng pháp phenat). Chọn phƣơng pháp chuẩn độ hay so màu phenat là tùy thuộc vào nồng độ amoni trong mẫu; hoặc cũng có thể sử dụng phƣơng pháp điện cực chọn lọc khi thu amoniac vào H2SO4. Dung dịch hấp thụ vào axit sau khi chƣng cất phù hợp cho việc xác định nitơ-amoni có hàm lƣợng từ 5 mg/l trở lên. Xác định amoni trong phần cất bằng cách chuẩn độ với axit HCl 0,02 M hoặc với dung dịch HCl 0,1 M khi mẫu có hàm lƣợng amoni cao. 3- * P –PO4 3- Dung dịch photphat gốc 50mgPO4 /ml: hòa tan 219,5mg KH2PO4 bằng nƣớc cất và định mức tới 1 lit. - Dung dịch photphat làm việc: pha loãng 100ml dung dịch photphat gốc thanh 1 lit bằng nƣớc cất, 1ml dung dịch này chứa 5mgP. 16
- - Dung dịch photphat kiểm soát chất lƣợng: pha loãng 50ml dung dich photphat gốc thành 100ml bằng nƣớc cất, dung dịch này ó nồng độ 0.5mgP/l - Tác nhân khử E - Dung dịch H2SO4 5N (A): pha loãng 70ml H2SO4 đậm đặt bằng nƣớc cất và định mức tới 500ml bằng nƣớc cất. - Dung dịch Amoni molipdat 40g/l (B): hòa tan 20g (NH4)6Mo7O24.4H2O và định mức tới 500ml bằng nƣớc cất. Bảo quản dung dịch trong chai sẫm màu. - Dung dịch Kali antimony tatrat 2.743g/l (C): hòa tan 1.3715g K(SbO)C4H6.1/2H2O bằng nƣớc cất và định mức thành 500ml. bảo quản dung dịch trong chai sẫm màu. - Dung dịch ascobic 0,1M (D): hòa tan 1.76 axit ascobic trong 100ml nƣớc cất. Dung dịch này ổn định trong khoảng 1 tuần ở 40C. - Dung dịch hỗn hợp E: trộn 50ml dung dịch A, 15ml dung dịch B, 5ml dung dịch C và 30ml dung dịch D. Dung dịch này ôn định trong khoảng 4h. Để các dung dịch trên đạt đến nhiệt độ hòng trƣớc khi trƣớc khi trộn. nếu dung dịch hỗn hợp đục, lắc đều và để yên vài phút đến khi trong trƣớc khi dùng. *TSS Chất rắn tổng cộng và chất rắn bay hơi - Chuẩn bị cốc: làm khô cốc ở nhiệt độ 103-105°C trong vòng một giờ. Nếu xác định chất rắn bay hơi, nung cốc một giờ ở nhiệt độ 550 ± 50°C trong tủ nung. Làm nguội cốc trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng (trong một giờ). Cân khối lƣợng a (mg) - Phân tích mẫu: + Xác định chất rắn tổng cộng: chọn thể tích mẫu sao cho lƣợng cặn nằm giữa 2,5-200mg. Chuyển mẫu có dung tích xác định đã đƣợc xáo trộn đều vào cố cân. Làm bay hơi nƣớc trong tủ sấy ở nhiệt độ 103-105°C. Làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng trong (trong một giờ). Cân b (mg) 17
- + Xác định chất rắn bay hơi: thực hiện các bƣớc nhƣ phần xác định chất rắn tổng cộng. Nung cốc trong tủ nhiệt độ 550 ± 50°C. Làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng (trong một giờ). Cân c (mg) - Tổng chất rắn lơ lửng Chuẩn bị giấy lọc sợi thủy tinh: làm khô giấy lọc ở nhiệt độ 103 – 105°C trong một giờ. Làm nguội giấy lọc trong bình hút ẩm. Cân d (mg). Phân tích mẫu: lọc mẫu có dung tích xác định đã xáo trộn đều qua giấy lọc đã cấn. Làm bay hơi nƣớc trong tủ sấy ở nhiệt độ 103-105°C. Làm nguội giấy lọc trong bình hút ẩm. Cân d(mg). Tính toán hàm lƣợng chất rắn TSS trong nƣớc thải Chất rắn tổng cộng (mg/l) = [(b-a)×1000]/V (ml) Chất rắn bay hơi (mg/l) = [(c-b)×1000]/V (ml) Chất rắn lơ lửng (mg/l) = [(d-c)×1000]/V (ml) 2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu Sau khi tiến hành phân tích các chỉ tiêu ta dựa vào công thức của từng chỉ tiêu để tính toán kết quả, đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của đề tài. Kết quả phân tích đƣợc so sánh với QCVN08: 2015 đối với từng chỉ tiêu để đánh giá mức độ ô nhiễm của hồ. 18
- CHƢƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1 Vị trí Thành phố Hƣng Yên nằm ở phía nam tỉnh Hƣng Yên, bên bờ trái (bờ Bắc) sông Hồng, có vị trí địa lý: Phía bắc giáp huyện Kim Động Phía đông giáp huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình và huyện Tiên Lữ Phía nam giáp huyện Lý Nhân và thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam với sông Hồng làm ranh giới tự nhiên. Thành phố Hƣng Yên có diện tích 73,42 km², dân số năm 2013 là 147.275 ngƣời. Quốc lộ 38 với cầu Yên Lệnh nối thành phố Hƣng Yên với quốc lộ 1. Thành phố có hai xã Phú Cƣờng và Hùng Cƣờng nằm ở bãi bồi (cù lao) giữa sông Hồng. Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên 19
- 3.1.2 Địa hình Hƣng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ giữa ba thành phố lớn: Hà Nội, Hải Dƣơng, Nam Định, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, là một trong hai tỉnh Bắc bộ có địa hình hoàn toàn đồng bằng, không có rừng, núi. Hƣng Yên không giáp biển. Độ cao đất đai gần nhƣ đồng đều, địa hình rất thuận lợi. 3.1.3 Khí hậu Hƣng Yên chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mƣa nhiều, bốn mùa rõ rệt. Trong thời kỳ đầu mùa đông khí hậu tƣơng đối khô, nửa cuối thì ẩm ƣớt; mùa hạ nóng ẩm, nhiều mƣa. Số giờ nắng trung bình 1.650 giờ/năm, nhiệt độ trung bình 23,20°C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 160°C. Tổng nhiệt độ trung bình năm 8.500 - 8.6000°C. Lƣợng mƣa trung bình 1.450 - 1.650mm, nhƣng lƣợng mƣa phân bố không đều trong năm. Mùa mƣa (từ tháng 5 đến tháng 10) tập trung tới 70% lƣợng mƣa cả năm, gây úng lụt, ảnh hƣởng xấu đến sản xuất. Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) lạnh và thƣờng có mƣa phùn, thích hợp cho gieo trồng nhiều loại cây ngắn ngày có giá trị kinh tế. Nhìn chung, chế độ khí hậu-thời tiết của Hƣng Yên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: các chế độ nhiệt, ẩm, nắng cho phép canh tác nhiều vụ cây trồng ngắn ngày trong năm và thích hợp để bố trí một cơ cấu cầy trồng, vật nuôi đa dạng có nguồn gốc nhiệt đới và một số cây trồng (rau, hoa, quả, ) có nguồn gốc ôn đới. 3.2. Kınh tế - xã hộı 3.2.1 Kinh tế Xác định phát triển thƣơng mại- dịch vụ gắn với khai thác tiềm năng du lịch sẽ là hƣớng đi lâu dài, có ý nghĩa quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội của thành phố phát triển, những năm qua, thành phố đã và đang nỗ lực phát huy lợi thế, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để không ngừng phát triển 20
- thƣơng mại, dịch vụ và du lịch. Điểm đặc biệt thuận lợi là thành phố hiện vẫn bảo tồn đƣợc 200 di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật, là một trong những địa phƣơng có mật độ di tích lịch sử dày đặc nhất cả nƣớc. Nổi bật trong đó là những di tích, nhƣ: Chùa Chuông, chùa Nễ Châu, đình chùa Hiến, đền Mẫu, đền Mây, đền Kim Đằng, Văn Miếu Xích Đằng Quần thể di tích lịch sử văn hóa đa dạng đã tạo cho thành phố Hƣng Yên một bản sắc văn hóa sâu đậm, vừa mang tính dân tộc cộng đồng vừa mang đặc trƣng riêng của địa phƣơng; đồng thời cũng tạo cho thành phố một hệ thống các lễ hội dân gian truyền thống độc đáo, với trên 30 lễ hội đƣợc diễn ra hàng năm, đã góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của địa phƣơng. Bên cạnh đó, việc đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Khu di tích Phố Hiến vào năm 2014, cùng với việc thành phố phục dựng và tổ chức Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến hằng năm nhằm bảo tồn, tôn vinh, phát huy các giá trị lịch sử văn hóa của vùng quê Hƣng Yên văn hiến và cách mạng; đồng thời quảng bá sâu rộng với bạn bè trong nƣớc và quốc tế về con ngƣời và giá trị văn hiến của vùng đất “tiểu Tràng An” đã tạo ra thế mạnh để phát triển du lịch, dịch vụ và thƣơng mại của thành phố, thu hút đƣợc hàng vạn lƣợt du khách trong và ngoài nƣớc về tham quan chiêm bái mỗi năm. Trong 10 năm qua, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, thành phố đã tập trung đầu tƣ nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị, hạ tầng thƣơng mại dịch vụ với tổng nguồn vốn đầu tƣ hơn 3.500 tỷ đồng. Một trong số những dự án trọng điểm đã và đang phát huy đƣợc hiệu quả tiêu biểu nhƣ: Đƣờng trong khu đô thị đại học Phố Hiến, đƣờng chở vật liệu từ cảng sông Hồng ra quốc lộ 38B, đƣờng dựng xã Liên Phƣơng, đƣờng Nhân dục, đƣờng trục liên xã Hoàng Hanh, Hồng Nam, Tân Hƣng, Hùng Cƣờng, Phú Cƣờng, đƣờng Dƣơng Hữu Miên Hiện nay trên địa bàn thành phố đã và đang duy trì việc phát triển hàng trăm loại hình các dịch vụ về bƣu chính, viễn thông, tài chính, bảo hiểm, nhà hàng, khách sạn, hệ thống chợ với quy mô và chất lƣợng ngày càng đƣợc nâng 21
- cao góp phần đƣa giá trị ngành thƣơng mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố năm 2019 ƣớc đạt 6.925 tỷ đồng, tăng gần 4,5 lần so với năm 2009. Từ năm 2009 đến 2019, trên địa bàn thành phố có 1.123 dự án đã đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ, có một số dự án đã đi vào hoạt động ổn định và hiệu quả nhƣ: Bệnh viện Hƣng Hà, khu nhà ở Phúc Hƣng, khách sạn Phố Hiến, trung tâm thƣơng mại và salon ô tô Hƣng Yên ; đồng thời thành phố thu hút nhiều siêu thị kinh doanh của các tập đoàn lớn về xây dựng cơ sở kinh doanh nhƣ: Siêu thị điện máy MediaMart, siêu thị điện máy Nguyễn Kim, siêu thị Điện máy xanh Các doanh nghiệp kinh doanh với doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động tại địa phƣơng. Một số dự án đang triển khai thực hiện đầu tƣ nhƣ: Siêu thị ô tô xe máy Ngọc Huệ, khu sinh thái Đông Giang, khu nhà chung cƣ cho ngƣời thu nhập thấp Bên cạnh đó, thời gian qua cũng đã có nhiều tập đoàn kinh tế lớn nhƣ: tập đoàn Vingroup, tập đoàn FLC, tập đoàn T & T đã về khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tƣ trên địa bàn thành phố. Mới đây nhất, ngày 11/7/2019, UBND tỉnh Hƣng Yên đã có quyết định số 1512 phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu đô thị phía Đông sông Điện Biên do tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tƣ. Đây có thể coi là cơ hội để thành phố Hƣng Yên tiếp tục phát triển trong những năm tiếp theo. Những kết quả phát triển kinh tế của thành phố trên các lĩnh vực đã góp phần đƣa nền kinh tế của thành phố ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện về vật chất và tinh thần. Năm 2019, thu ngân sách trên địa bàn thành phố ƣớc đạt 1.780 tỷ đồng, tăng trên 4,3 lần so với năm 2009, thu nhập bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 69,5 triệu đồng/ngƣời/năm, tăng gần 4 lần so với năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 3,5% năm 2009 xuống còn 1,5% năm 2019. Nói về những thay đổi từ khi thị xã Hƣng Yên đƣợc công nhận trở thành thành phố đến nay, ông Lâm Văn Dậu trú tại khu phố An Thịnh, phƣờng Hiến Nam cho biết: “ Sau khi thị xã đƣợc công nhận trở thành thành phố, tôi thấy tốc độ đô thị hóa trên địa bàn diễn ra rất nhanh. Hệ thống đƣờng giao thông đƣợc 22
- nâng cấp, mở rộng thênh thang, đặc biệt là đƣờng Nguyễn Văn Linh với chiều rộng 54 m, rất thuận tiện cho ngƣời dân trong việc tham gia giao thông cũng nhƣ giao thƣơng buôn bán. Bên cạnh đó, việc thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh đô thị đã đƣợc ngƣời dân nhận thức và thực hiện một cách nề nếp. Đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân không ngừng đƣợc nâng lên. 3.2.2 Văn hóa – xã hội Lĩnh vực văn hóa, xã hội của thành phố có nhiều tiến bộ. Các chế độ, chính sách đối với gia đình chính sách, ngƣời có công đƣợc thực hiện kịp thời, đầy đủ; các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội đƣợc đảm bảo. Sự nghiệp giáo dục, đào tạo có những bƣớc phát triển toàn diện và luôn đứng ở vị trí tốp đầu của tỉnh. Cơ sở vật chất, trƣờng lớp, trang thiết bị giáo dục không ngừng đƣợc đầu tƣ, nâng cấp theo hƣớng chuẩn hóa, chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng cao. Hiện trên địa bàn thành phố đã có 33 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, tăng 24 trƣờng so với năm 2009. Công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cũng đƣợc thành phố triển khai tích cực. Trung bình mỗi năm thành phố tạo thêm việc làm mới cho khoảng 2.450 lao động. Trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo duy trì ở các năm đều ở mức trên 60%. Hệ thống y tế công và tƣ đƣợc đầu tƣ phát triển vƣợt bậc, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, trung tâm y tế thành phố, trạm y tế các phƣờng, xã đƣợc đầu tƣ thiết bị khoa học kỹ thuật hiện đại, cùng với đội ngũ y, bác sỹ chuyên môn vững vàng, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, đã đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Hiện tỷ lệ ngƣời dân thành phố tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ƣớc đạt 90% , tăng gần 40% so với năm 2009. Việc cung cấp, mở rộng hàng loạt các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn thành phố không chỉ nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho ngƣời dân, mà còn góp phần thúc đẩy phong trào rèn luyện thể thao theo gƣơng Bác Hồ vĩ đại. Hiện thành phố có 87/89 khu phố, làng văn hóa, số gia đình đạt văn hóa trên 92%. Tỷ lệ ngƣời dân luyện tập thể dục thể thao thƣờng xuyên hằng năm đạt trên 50%. Hệ thống lƣới điện sản xuất và sinh hoạt của thành phố đƣợc cung cấp ổn định, an toàn, 100 các tuyến phố đƣợc trang bị hệ thống chiếu sáng với chiều 23
- dài gần 40 km. Hiện thành phố có 3 nhà máy cung cấp nƣớc sạch, đƣa tỷ lệ hộ dân dùng nƣớc sạch đạt 100%, trong đó tỷ lệ dân cƣ nội thành đƣợc sử dụng nƣớc máy đạt 87%; khu vực ngoại thành 70%. Hƣớng tới đô thị văn minh, hiện đại, thành phố luôn quan tâm đến công tác vệ sinh môi trƣờng, đảm bảo môi trƣờng sống cho ngƣời dân, thành phố đã triển khai sâu rộng Chƣơng trình 10 của Thành ủy về nâng cao chất lƣợng, hiệu quả thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh trên địa bàn thành phố Hƣng yên giai đoạn 2016 - 2020; đồng thời duy trì thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả phong trào Chiều thứ 6: Vì môi trƣờng thành phố Hƣng Yên sạch- đẹp. Toàn bộ chất thải đƣợc thu gom, vận chuyển, phân loại xử lý đạt tỷ lệ cao. Xen kẽ giữa các đô thị là hàng loạt cây xanh, công viên, hồ nƣớc, đã tạo không gian sống chất lƣợng cho cƣ dân thành phố. Điều vô cùng độc đáo là nhiều năm nay giữa lòng thành phố có 2 đảo cò với số lƣợng hàng vạn con, biểu thị cho một thành phố hƣng thịnh nhƣng rất đỗi bình yên, là địa điểm thƣ giãn tinh thần của ngƣời dân thành phố và là điểm đến tham quan của nhiều du khách gần, xa. Về cải cách hành chính đƣợc thành phố và các phƣờng, xã thực hiện nghiêm túc và đồng bộ việc tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông". Nếu nhƣ năm 2009 thành phố mới chỉ triển khai bƣớc đầu việc “ xây dựng chính quyền điện tử ” thì đến năm 2019, 100% văn bản trao đổi dƣới dạng điện tử giữa các cơ quan nhà nƣớc và 100% thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố đều đã đƣợc công khai, tiếp nhận, luân chuyển trên hệ thống điện tử, qua đó góp phần làm giảm phiền hà, rút ngắn thời gian đi lại của tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Đánh giá về những cải cách trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, bà Lê Thị Hằng, ngƣời dân khu phố Bãi Sậy, phƣờng Minh Khai cho biết: “ Từ khi lên thành phố tôi thấy ngoài vấn đề đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân không ngừng đƣợc nâng lên, thì việc đi làm các thủ tục, giấy tờ cũng hết sức đơn giản và nhanh gọn. Các cô chú trong bộ phận một cửa của thành phố cũng nhƣ các 24
- phƣờng, xã rất nhiệt tình hƣớng dẫn, tạo mọi điều kiện để chúng tôi có thể hoàn thiện các thủ tục trong thời gian nhanh nhất ”. Bên cạnh đó an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn đƣợc giữ vững ổn định với việc duy trì có hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, cũng nhƣ thành lập các Tổ tự quản về an ninh trật tự. Thành phố thƣờng xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng lực lƣợng vũ trang địa phƣơng vững mạnh toàn diện sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ trong tình hình mới. Song song với việc phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị cũng đƣợc thành phố và các phƣờng, xã thƣờng xuyên củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lƣợng hoạt động. Thành phố đã và đang tiếp tục thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập, các trƣờng tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn. Công tác tuyên giáo, học tập sâu và phát huy hiệu quả. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng đƣợc nâng lên. Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng đƣợc tăng cƣờng; kỷ luật, kỷ cƣơng không ngừng đƣợc duy trì, giữ vững; công tác dân vận của Đảng, hệ thống chính trị cũng ngày càng đƣợc tăng cƣờng, phát huy hiệu quả. 25
- PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá công tác quản lý hồ Bán Nguyệt tại TP Hƣng Yên Hiện trạng hồ Bán Nguyệt đƣợc kè bờ 100%, với tổng diện tích 7.5 ha. Trong hồ có một đảo nhỏ hình tròn, không có thực vật che phủ, xung quanh hồ đƣợc trồng nhiều cây xanh tạo khuôn viên xanh mát. Các nhân tố tác động chính: Ý thức của ngƣời dân và du khách còn chƣa đƣợc cao, còn hiện tƣợng xả rác thải xuống hồ. Hệ thống cống thoát nƣớc thải sinh hoạt thiết kế còn thiếu sót, khi mƣa lớn xuất hiện tình trạng trào ra từ các ống cống và chảy thẳng vào hồ. Các hoạt động lễ hội tạo ra một lƣợng lớn rác thải hữu cơ từ việc đốt tiền giấy, vàng mã, thả đèn hoa đăng, trên bề mặt hồ. UBND tỉnh là cấp bậc cao nhất trong thực hiện Luật, có các Ngành Sở giúp cho UBND tỉnh về các chính sách về bảo vệ hồ. Mỗi sở đều có chức năng khai thác hồ từ các góc cạnh khác nhau, không xuất phát từ khía cạnh bảo vệ hệ sinh thái. Do đó các chính sách đƣa ra và các biện pháp thực hiện đều không coi trọng cách tiếp cận hệ sinh thái là 1 chiến lƣợc. Thay vào đó các chính sách này góp phần thay đổi cảnh quan của khuôn viên xung quanh bờ hồ thêm xanh sạch đẹp, góp phần thu hút du khách từ bốn phƣơng. Hồ Bán Nguyệt ở tp Hƣng yên có đơn vị quản lý chính là: Sở TN&MT tỉnh Hƣng Yên, Đơn vị này chịu trách nhiệm giữ gìn tài nguyên nƣớc và khai thác tài nguyên nƣớc. - Hoạt động quản lý: làm sạch rác thải, chăm sóc cây xanh, xử lý nƣớc hồ khi bị ô nhiễm. Tuy nhiên các công tác vệ sinh và xử lý chất thải luôn bị động. Hoàn toàn phụ thuộc vào ý thứ của ngƣời dân và cộng động xung quanh hồ. Thậm chí đơn vị chƣa quản lý tốt các nguồn nƣớc thả sinh hoạt chƣa qua xử lý mà đã xả thải xuống hồ gây nên hiện tƣợng ô nhiễm phú dƣỡng. 26
- - Những tồn tại trong việc quản lý: Công tác xử lý nƣớc hồ và làm sạch cảnh quan xung hồ còn rất bị động phụ thuộc nhiều vào ý thức của ngƣời dân. Chƣa có ban ngành phụ trách việc giám sát chất lƣợng nƣớc của các hồ. Chƣa quản lý đƣợc các nguồn nƣớc thải sinh hoạt của khu dân cƣ sống xung quanh hồ. - Những thách thức: Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta luôn phải đi đôi với việc bảo vệ môi trƣờng phát triểu bên vững. Để bảo vệ hồ Bán Nguyệt cũng nhƣ khu di tích Phố Hiến một cách toàn diện nhất thiết cần có sự can thiệp của cả chính quyền của các cấp và ban quản lý khu di tích Phố Hiến. Việc này đòi hỏi phải đƣợc quy hoạch đầu tƣ trong khoảng thời gian dài gắn liền với sự phát triển các hoạt động du lịch, giải trí để nâng cao hiệu quả kinh tế của thành phố Hƣng Yên. Bên cạnh đó, ý thức của mỗi ngƣời dân và du khách trong việc bảo vệ cảnh quan hồ Bán Nguyệt nói riêng và khu di tích Phố Hiến nói chung cũng cần đƣợc tuyên truyền và quan tâm nhiều hơn. 4.2. Nghiên cứu chất lƣợng nƣớc tại hồ Bán Nguyệt Hình 4.1. Hồ Bán Nguyệt 27
- Hồ Bán Nguyệt nằm ở trung tâm thành phố Hƣng yên (Phố Hiến), ý nghĩa rất lớn về sự hình thành và phát triển của Tỉnh Hƣng Yên. Đối với ngƣời dân Hƣng Yên cũng nhƣ trong mắt của bạn bè, du khách gần xa thì nơi này luôn là thắng cảnh xƣa nay thu hút tao nhân mặc khách sáng tạo bao tác phẩm văn học nghệ thuật tài hoa. Ven hồ còn có đôi di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia: đền Mẫu và đền Trần. Tuy nhiên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hồ Bán Nguyệt đã gánh chịu nhiều tác động của con ngƣời. Hậu quả là chất lƣợng nƣớc ngày càng đi xuống, lƣợng nƣớc trong hồ cũng không đƣợc nhƣ trƣớc do rác thải tích tụ, lớp bùn ngày càng dày lên, lòng hồ không đƣợc nạo vét trong nhiều năm. Để đánh giá thực trạng chất lƣợng nƣớc hồ vào thời điểm hiện nay, đề tài đã tiến hành lấy mẫu ở 4 nơi gần nhƣng nguồn xả thải chia làm 3 đợt tại hồ Bán Nguyệt vào khoảng thời gian từ 5/5/2020 đến 23/6/2020, qua quá trình phân tích các mẫu nƣớc kết quả thu đƣợc thể hiện qua bảng 4.1 dƣới đây: Bảng 4.1. Kết quả phân tích chất lượng nước hồ Bán Nguyệt Giá Thông Đơn trị P1 P2 P3 P4 P1 P2 P3 P4 P1 P2 P3 P4 Số vị giới hạn TDS mg/l 142 437 142 133 137 118 109 109 168 145 111 143 500 pH 7.5 7.6 6.9 7 8.1 8.4 8 7.9 8.3 8.4 8.4 8.3 5,5-9 Độ đục NTU 105 186 190 157 39 28 36 54 40 28.4 40 57 - DO mg/l 4.8 4.2 4.5 6.8 3.6 3.2 4.8 5 3.7 3.1 5.2 4.5 ≥ 4 BOD5 mg/l 82 153 94 61 192 260 94 76 180 142 50 60 15 COD mg/l 192 240 192 96 400 440 160 120 320 280 120 160 30 + N-NH4 mg/l 1.8 2.4 1.7 1.1 0.1 1.6 1.5 1.3 0.7 0.2 0.4 0.2 0,9 3- P-PO4 mg/l 5 5.8 4.3 4 0.7 1.9 0.1 0.1 1.4 2.2 0.4 0.5 0,3 TSS mg/l 221 316 329 342 220 223 278 270 320 233 258 260 50 Thời Mẫu lấy ngày 5/5 Mẫu lấy ngày 22/5 Mẫu lấy ngày 23/6 điềm 17h00 lấy (Đợt 1) (Đợt 2) (Đợt 3) - mẫu QCVN 08:2015/BTNMT ƣ 28
- Chú giải: P1: Mẫu nƣớc lấy tại hồ Bán nguyệt ở vị trí gần khu vui chơi giải trí dành cho các em thiếu nhi nhƣ tàu lƣợn, đạp vịt P2: Mẫu nƣớc lấy tại khu vực có ống thoát nƣớc thải sinh hoạt đối diện bên kia đƣờng là trƣờng THCS Nguyễn Quốc Ân. P3: Mẫu nƣớc lấy tại cuối hồ Bán Nguyệt nơi tập kết xe rác thải đối diện bên kia đƣờng là trƣờng mầm non Phố Hiến. P4: Mẫu nƣớc lấy tại khu vực có ống thoát nƣớc thải sinh hoạt cạnh bờ đê cũ. Tất cả các mẫu đều lấy tại điểm cách xa bờ 1m và ở độ sâu 1,5m. Nhận xét: Qua bảng trên những quan sát ban đầu cho thấy, chất lƣợng nƣớc hồ Bán Nguyệt tại thành phố Hƣng Yên trong giai đoạn nghiên cứu có sự nhiễm bẩn từ môi trƣờng bên ngoài nên tôi đã quyết định tiến hành quan trắc chất lƣợng nƣớc hồ Bán Nguyệt thông qua việc phân tích một số chỉ tiêu hóa học nhằm đánh giá chất lƣợng nƣớc hồ theo quy chuẩn QCVN 08:2015/BTNMT. 4.2.1 Các thông số: Nhiệt độ, pH Đây là các thông số hóa lý đặc trƣng, cơ bản đƣợc sử dụng để xác định chất lƣợng nƣớc hồ Bán Nguyệt. Kết quả đƣợc đo 4 lần sau 4 đợt lấy mẫu thể hiện trong bảng 4.2. Bảng 4.2: Bảng nhiệt độ và pH Nhiệt độ (°C) pH Mẫu Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 P1 20.2 20.9 22.1 7.5 8.1 8.3 P2 20.5 21.3 20.8 7.6 8.4 8.4 P3 20.8 21.5 21.3 7 8 8.4 P4 20.3 21.0 21.1 6.9 7.9 8.3 29
- Nhiệt độ Nhiệt độ có vai trò quan trọng đối với các quá trình sinh hóa diễn ra trong nguồn nƣớc tự nhiên. Sự thay đổi về nhiệt độ của nƣớc sẽ kéo theo các ảnh hƣởng về chất lƣợng nƣớc, tốc độ phân hủy các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hòa tan Nhiệt độ còn là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và khả năng phát triển của các thủy sinh vật. Nhiều loài sinh vật chỉ có khả năng phát triển trong một khoảng nhiệt độ nhất định, ngoài phạm vi nhiệt độ đó thì chúng sẽ không thể tồn tại và phát triển đƣợc. Các kết quả thu đƣợc về nhiệt độ trong thời gian phân tích cho thấy, nhìn chung nhiệt độ nƣớc tại hồ Bán Nguyệt trong cả ba đợt lấy mẫu phân tích dao động không đáng kể trong khoảng từ 20,2 – 22,30C. Do điều kiện khí hậu năm nay nóng hơn mọi năm, có nhiều đợt nắng nóng tuy thời gian dài nhƣng tần suất ít nên trong cả 3 đợt lấy mẫu nhiệt độ của nƣớc hồ có nhiều biến động. Trong đó, đợt 1 và đợt 2 nhiệt độ trên 200C không gây ảnh hƣởng tới sự sinh trƣởng và phát triển của sinh vật thủy sinh trong hồ. Đợt 3 nhiệt độ có cao hơn trên 220C tuy nhiên cũng chỉ đạt ngƣỡng cao nhất là 21,30C. pH Từ bảng 4.2 ta có biểu đồ sau: Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn giá trị pH của nước hồ Bán Nguyệt 30
- Qua biểu đồ và bảng ta thấy chất lƣợng nƣớc hồ có pH dao động trong khoảng 6.9 – 8,4 ở các vị trí và thời điểm lấy mẫu khác nhau tuy nhiên sự biến động đó là không đáng kể và giá trị pH của hồ nằm trong tiêu chuẩn cho phép của QCVN 08:2015/BTNMT- B1 - Dùng cho mục đích tƣới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lƣợng nƣớc tƣơng tự hoặc các mục đích sử dụng nhƣ loại B2. 4.2.2 Hàm lượng oxy hòa tan (DO), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), tổng chất rắn hòa tan (TDS) Hàm lượng oxy hòa tan (DO) Hàm lƣợng oxy hòa tan (DO) là lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc, là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong môi trƣờng nƣớc, vì oxy là không thể thiếu đối với sự sống của các sinh vật bao gồm tất cả các sinh vật sống trên cạn và dƣới nƣớc. Oxy duy trì quá trình trao đổi chất, sinh ra năng lƣợng cho sự sinh trƣởng, sinh sản và tái sản xuất. Hàm lƣợng DO thay đổi ảnh hƣởng đến sinh vật trong nƣớc. Khi hàm lƣợng DO thấp các loài sinh vật nƣớc thiếu oxy sẽ làm giảm hoạt động hoặc dẫn tới chết. Hàm lƣợng oxy hòa tan là một thông số đánh giá “tình trạng sức khỏe” của nguồn nƣớc. Mọi nguồn nƣớc đều có khả năng tự làm sạch nếu nhƣ nguồn nƣớc đó còn đủ một hàm lƣợng DO nhất định. Khi DO giảm xuống đến khoảng 4-5 mg/l, số sinh vật có thể sống đƣợc trong môi trƣờng nƣớc đó giảm đáng kể. Nếu hàm lƣợng DO quá thấp, thậm chí không còn, nƣớc sẽ có mùi và có màu đen. 31
- Từ bảng 4.1 ta có biểu đồ biểu diễn nồng độ DO trong nƣớc hồ: Hình 4.3: Biểu đồ biểu diễn nồng độ DO trong nước hồ Bán Nguyệt. Nhận xét: giá trị DO ở các mẫu phân tích có sự biến động nhiều. Giá trị DO dao động khoảng 3,1 – 6,8 mg/l, có nghĩa là giá trị DO cao nhất đạt 6,8 mg/l và giá trị DO thấp nhất là 3,0 mg/l. Tại các đợt phân tích và các vị trí phân tích khác nhau thì hàm lƣợng DO là khác nhau do áp lực tác động khác nhau. Qua biểu đồ ta thấy, hàm lƣợng DO ở hồ Bán Nguyệt có mẫu p1, p2 của đợt 2 và 3 là thấp hơn QCVN 08:2015/BTNMT. Mẫu đợt 2 chỉ có mẫu p3, p4 đạt mức quy chuẩn là >=4 mg/l, mẫu đợt 2 có mẫu p3, p4 đạt mức quy chuẩn, mẫu đợt 3 có mẫu p3, p4 đạt mức quy chuẩn. Toàn bộ mẫu của đợi 1 đều đạt đƣợc mức quy chuẩn, ta có thể thấy hàm lƣợng DO tại đợt 1 cao hơn hẳn so với đợi 2 và 3. Với hàm lƣợng DO nhƣ vậy, cho thấy hàm lƣợng oxy trong nƣớc hồ Bán Nguyệt có thời điểm không đáp ứng đủ nhu cầu oxy cho các loài vi sinh vật, các thủy động vật thủy sinh dƣới hồ. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) TSS là tổng lƣợng vật chất hữu cơ và vô cơ (phù sa, mùn bã hữu cơ, tảo) lơ lửng trong nƣớc (kích thƣớc khoảng 10-5 – 10-6 m). Một phần các chất rắn lơ lửng có kích thƣớc lớn hơn 10-5 sẽ có khả năng lắng xuống đáy. Khi hàm lƣợng TSS cao sẽ có ảnh hƣởng nghiêm trọng tới đời sống của sinh vật thủy sinh, TSS cao có thể chặn ánh sáng từ thực vật ngập nƣớc, khi số 32
- lƣợng ánh sáng truyền qua nƣớc giảm, khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh giảm. Từ bảng 4.1 ta có biểu đồ biểu diễn hàm lƣợng TSS trong nƣớc hồ: Hình 4.4: Biểu đồ biểu diễn hàm lượng TSS trong nước hồ Bán Nguyệt. Nhận xét: Từ hình 4.4 ta có thể thấy, hàm lƣợng TSS trong hồ rất cao so với QCVN 08:2015/BTNMT – B1( gấp 4,4 – 6.84 lần), điều đó có nghĩa là lƣợng TSS trong hồ ảnh hƣởng quá nhiều tới sự tồn tại, sinh trƣởng và phát triển của các loài vi sinh vật, động vật, thực vật thủy sinh có trong hồ. Tổng chất rắn hòa tan (TDS) TDS thƣờng tồn tại dƣới dạng các ion âm và ion dƣơng. Do đặc điểm tự nhiên của nƣớc là luôn có tính hoà tan rất cao nên nƣớc thƣờng có xu hƣớng lấy các ion từ các vật chất nó tiếp xúc. TDS là chỉ số đo đƣợc của các cation và anion trong nƣớc. TCVN về nƣớc uống TDS = 500mg/l. Tiêu chuẩn nƣớc khoáng là 1000mg/l. 33
- Từ bảng 4.1 ta có biểu diễn hàm lƣợng TDS trong nƣớc hồ: Hình 4.5: Biểu đồ biểu diễn hàm lượng TDS trong nước hồ Bán Nguyệt. Nhận xét: Từ hình 4.5 ta có thể thấy, chỉ số TDS của các mẫu giao động nhiều từ 109 – 437 (Đặc biệt là mẫu p2 của Đợt 1). Tuy nhiên tất cả các mẫu đều không vƣợt quá đƣờng giới hạn của TCVN về nƣớc uống (< 500 mg/l). 4.2.3 Nhu cầu oxy hóa sinh học (BOD5), Nhu cầu oxy hóa học (COD) Nhu cầu oxy hóa sinh học(BOD5) Trong môi trƣờng nƣớc, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lƣợng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hƣởng của một dòng thải đối với nguồn nƣớc. BOD có ý nghĩa biểu thị lƣợng các chất thải hữu cơ trong nƣớc có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật. 34
- Từ bảng 4.1 ta có biểu đồ biểu diễn nhu cầu BOD5 trong nƣớc hồ: Hình 4.6: Biểu đồ biểu diễn nhu cầu BOD trong nước hồ Bán Nguyệt. Nhận xét: Từ hình 4.5 ta có thể thấy, chỉ số BOD trong hồ cao hơn gấp nhiều lần so với QCVN 08:2015/BTNMT – B1(gấp 3.3 – 6.84 lần), điều này có thể làm cạn kiệt lƣợng oxy cần thiết cho các sinh vật thủy sinh khác. Dẫn đến tảo bùng phát, cá chết và các thay đổi có hại cho hệ sinh thái thủy sinh nơi xả nƣớc thải. Nhu cầu oxy hóa học (COD) Thí nghiệm COD là hoàn toàn nhân tạo. Tuy nhiên, vẫn mang lại một kết quả có thẻ sử dụng làm cơ sở để ƣớc tính chính xác và tái sản xuất hợp lý các tính chất cần của oxy của nƣớc ô nhiễm. Thí nghiệm COD thƣờng đƣợc tiến hành cùng với thí nghiệm BOD để ƣớc tính vật liệu hữu cơ không phân hủy sinh học đƣợc ở trong nƣớc. Trong trƣờng hợp các chất hữu cơ có thể phân hủy sinh học đƣợc, COD thƣờng cao hơn từ 1.3 – 1.5 lần BOD. Nếu kết quả COD cao gấp đôi so với BOD, có thể một phần lớn các chất hữu cơ trong mẫu nƣớc không bị phân hủy bởi các vi sinh vật thông thƣờng. 35
- Từ bảng 4.1 ta có biểu đồ biểu diễn nhu cầu COD trong nƣớc hồ: Hình 4.7: Biểu đồ biểu diễn nhu cầu COD trong nước hồ Bán Nguyệt. Nhận xét: Từ hình 4.5 ta có thể thấy, chỉ số BOD trong hồ cao hơn gấp nhiều lần so với QCVN 08:2015/BTNMT - B1( gấp 1.92 - 8.8 lần), điều này có thể làm cạn kiệt lƣợng oxy cần thiết cho các sinh vật thủy sinh khác. Hơn nữa chỉ cố COD cao gấp đôi chỉ BOD có nghĩa là phần lớn các chất hữu cơ trong mẫu nƣớc không bị phân hủy bởi các vi sinh vật thông thƣờng. 4.2.4. Hàm lượng Amoni (N-NH4 +) trong nước hồ Bán Nguyệt + Amoniac tồn tại trong nƣớc ở hai dạng NH3 và NH4 tùy thuộc vào pH của môi tƣờng vì nó là một bazơ yếu. Trong điều kiện pH thấp amoniac tồn tại ở dạng ion. Trong điều kiện pH môi trƣờng có tính kiềm nó tồn tại ở dạng NH3. Trong tự nhiên, amoniac thƣờng có nguồn gốc từ sự phân hủy sinh hóa trong các hợp chất hữu cơ chứa nitơ hay sự giải phóng tự nhiên của sinh khối. Nồng độ của chũng thƣờng không cao. Trong điều kiện yếm khí, amoniac cũng có thể hình thành từ nitrat do hoạt động kỵ khí của một số vi sinh vật. Nồng độ amoniac đạt giá trị cao trong nƣớc 36
- thải công nghiệp, nƣớc thải sinh hoạt, chế biến thực phẩm, hoạt động công nghiệp. NH3 đƣợc coi là độc tố đối với cá dù ở nồng độ rất nhỏ, NH3 có độc tố + với cá cao hơn NH4 . + Từ bảng 4.1 ta có biểu đồ biểu hàm lƣợng N-NH4 trong nƣớc hồ: + Hình 4.8: Biểu đồ biểu diễn hàm lượng N-NH4 trong nước hồ Bán Nguyệt. Nhận xét: Từ hình 4.8 ta có thể thấy, hàm lƣợng N-NH4+ trong nƣớc hồ biến khá nhiều dao động từ 0.1 - 2.4 mg/l. Trong đợt 1 và 2 hầu hết các mẫu trừ p1 đều vƣợt quá giới hạn của QCVN 08:2015/BTNMT - B1 (cao nhất là mẫu p2 của 2 đợt 1 và 2). Tất cả các mẫu của đợt 3 đều đạt tiêu chẩn của QCVN + 08:2015/BTNMT - B1 (từ 0.2 - 0.7 mg/l). Qua hàm lƣợng NH4 có thể tính ra đƣợc hàm lƣợng NH3 mà đó là chất độc làm tổn thƣơng mang cá và ảnh hƣởng đến khả năng vận chuyển máu của động vật nguyên sinh. 4.2.5. Hàm lượng Phosphat (P-PO43-) trong nước hồ Bán Nguyệt Phốt phát là dạng phổ biến nhất của phốt pho trong tự nhiên và cũng là hợp chất quan trong, đóng vai trò quan trọng thiết yếu trong cơ thể sống nhƣ: là nguyên liệu di truyền trong DNA và RNA; các tế bào sống sử dụng để vận chuyển năng lƣợng thông qua ATP; hay ở màng tế bào và trong xƣơng sống và răng của động vật. Song phốt phát cũng là một chất độc gây nguy hiểm cho cơ thể sống nếu dƣ thừa phốt phát gây ra loãng xƣơng (do phốt phát tác dụng với 37
- canxi), tắc mạch máu dẫn tới tai biến mạch máu não hoặc đau tim đẫn tới suy tim. Việc thừa phốt phát dẫn đến hiện tƣợng phú dƣỡng, làm tăng nhanh quá trình phát triển của tảo rồi chết gây ra màu nƣớc xanh của tảo, tạo mùi khó chịu và giải phóng một số chất độc gây chết cá và làm ô nhiễm nguồn nƣớc. Nguồn nƣớc ô nhiễm phốt phát chủ yếu do hoạt động sản xuất nông nghiệp của con ngƣời, hàng năm lƣợng phốt phát thải ra tự nhiên là rất lớn. Vì vậy, việc xử lý phốt phát trong nƣớc là rất cần thiết nhằm giảm ô nhiễm môi trƣờng và thu hồi lại lƣợng lớn phốt phát thất thoát. 3- Từ bảng 4.1 ta có biểu đồ biểu diễn hàm lƣợng P-PO4 trong nƣớc hồ: 3- Hình 4.9: Biểu đồ biểu diễn hàm lượng P-PO4 trong nước hồ Bán Nguyệt. 3- Nhận xét: Từ hình 4.8 ta có thể thấy, hàm lƣợng P-PO4 trong nƣớc hồ biến khá nhiều dao động từ 0.1 – 5.8 mg/l. Chỉ có 2 mẫu p3 và p4 đợt 2 đều đạt tiêu chẩn của QCVN 08:2015/BTNMT – B1 ( 0.1mg/l ). Các mẫu còn lại của cả 3 đợt dều vƣợt quá tiêu chuẩn của QCVN 08:2015/BTNMT – B1 (cao nhất là mẫu p2 của cả 3 đợt). Qua hàm lƣợng thừa phốt phát dẫn đến hiện tƣợng phú dƣỡng, làm tăng nhanh quá trình phát triển của tảo rồi chết gây ra mầu nƣớc xanh của tảo, tạo mùi khó chịu và giải phóng một số chất độc gây chết cá và làm ô nhiễm nguồn nƣớc. 38
- 4.3. Đề xuất giải pháp cải thiện chất lƣợng nƣớc trên toàn hồ Theo nhƣ kết quả phân tích và tìm hiểu đƣợc ta thấy đa số chất lƣợng nƣớc của hồ Bán Nguyệt bị ô nhiễm cần phải đƣợc cải tạo và giữ gìn hồ là một điều tất yếu. Đồng nghĩa với việc bảo vệ môi trƣờng và sức khỏe cho ngƣời dân sống trong xung quanh hồ. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm chất lƣợng nƣớc hồ là: -Nƣớc thải sinh hoạt từ khu dân cƣ xung quanh hồ. -Rác thải sinh hoạt, cành và các lá cây xung quanh hồ rụng xuống mặt nƣớc và không đƣợc vớt thƣờng xuyên gây ra hiện tƣợng bồi lắng xuống lòng hồ. -Do các hoạt động văn hóa, lễ hội gây gia tăng chất thải hữu cơ trong hồ (Ngƣời dân và du khách chƣa có ý thức xả thải bừa bãi rác, đốt tiền giấy, vàng mã, trên bề mặt hồ trong mùa lễ hội) Từ thực trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm trên đề tài xin đƣợc đề xuất một số giải pháp nhƣ sau: 4.3.1. Giải pháp mặt kỹ thuật – công nghệ Đây là những giải pháp tác động trực tiếp tới mặt nƣớc hồ Bán Nguyệt thông qua biện pháp kĩ thuật – công nghệ, để cải thiện chất lƣợng nƣớc theo tiêu chuẩn môi trƣờng (QCVN 08:2015/BTNMT cột B1) - Tạo điều kiệu thuận lợi gia tăng lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc hồ bằng các biện pháp nhƣ: Tạo tia nƣớc làm xáo trộn mặt hồ tạo điều kiện cho oxy trong không khí đƣợc khuếch tán vào trong nƣớc, tạo dòng chảy tại làm gia tăng hàm lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc. - Nâng cao chất lƣợng nƣớc hồ bằng hệ thống cây thủy sinh. Việc áp dụng các loại thực vật sống dƣới nƣớc có chi phí thấp, dễ vận hành, đồng thời có mức độ xử lý ô nhiễm cao. Dùng các loại thực vật thủy sinh để loại bỏ các chất hữu cơ trong nƣớc. Tuy nhiên, khi trồng các loại cây thủy sinh cần phải kiểm soát đƣợc chặt chẽ tránh tình trạng phát triển ồ át gây ảnh hƣởng đến hệ sinh thái của hồ. - Tiến hành nạo vét bùn dƣới hồ Bán Nguyệt giúp hạn chế chất lơ lửng tích tụ ở đáy bờ hồ. Thƣờng xuyên vớt rác nổi trên mặt hồ. 39
- - Xử lý nƣớc bằng chế phẩm EM. Dƣới tác động của vi sinh vật trong EM mùi hôi thối sẽ giảm đi và thăng cƣờng khả năng xử lý xử lý nƣớc thải của hồ, đảm bảo nƣớc hồ đạt đƣợc các chỉ tiêu cho phép theo tiêu chuẩn môi trƣờng, đồng thời thời cải thiện điều kiện môi trƣờng sống của các loại thủy sản sống trong hồ, tăng hiệu quả kinh tế cho việc quản lý và khai thác hồ, không phải nạo vét, thay nƣớc hồ. 4.3.2. Giải pháp về quản lý Các nhà quản lý cần chú trọng hơn nữa trong vấn đề cứu sống môi trƣờng của hồ Bán Nguyệt thoát khỏi tình trạng ô nhiễm phú dƣỡng nhƣ hiện nay để có những giải pháp xử lý kịp thời. - Tiến hành quan trắc, đánh giá định kì chất lƣợng môi trƣờng nƣớc hồ, nhằm phát hiện kịp thời các vùng bị ô nhiễm, để kịp thời khắc phục, dự báo đƣợc diễn biến chất lƣợng nƣớc hồ trong tƣơng lai gần đảm bảo mĩ quan cho khu di tích. - Tăng cƣờng đầu tƣ kinh phí quy hoạch, xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh hệ thống thoát nƣớc đảm bảo nƣớc thải đã qua xử lý trƣớc xả thải xuống hồ. - Ứng dụng các phần mền công nghệ quản lý môi trƣờng để đánh giá sự biến động của chất lƣợng nƣớc hồ. Xác định đƣợc vị trí các nguồn thải có lƣu lƣợng và chất lƣợng nƣớc thải bị ô nhiễm, kịp thời để có kế hoạch kiểm tra, giám sát nƣớc thải và đƣa ra biện pháp xử lý kịp thời. - Cần có bộ luật chặt chẽ hơn trong công tác quản lý hồ. Giao nhiệm vụ cụ thể cho cơ quan có thẩm quyển nhƣ: Đối với UBND thành phố Hƣng Yên: Có văn bản quản lý rõ ràng về việc bảo vệ khu di tích nói chung. Nghiêm cấm du khách và ngƣời dân xả rác xuống hồ trong mùa lễ hội. Giáo dục ý thức và tuyên truyền bảo vệ môi trƣờng cho mọi ngƣời phải đƣợc chú trọng. Đối với Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hƣng Yên: - Triển khai thử nghiệm một số phƣơng án xứ lý giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng nƣớc trong hồ nhƣ: trồng một số loại thủy thực vật làm sạch nƣớc nhƣ sen, súng 40
- - Thành lập ban quản lý các hồ Hƣng Yên. Ban này trực thuộc sở Tài Nguyên và môi trƣờng tỉnh Hƣng Yên. Cơ quan này có trách nhiệm quản lý tất cả các vấn đề liên quan đến hệ thống hồ của Tỉnh Hƣng Yên. 4.3.3. Giải pháp về giáo dục tuyên truyền - Tiến hành duy trì và phát triển những phong trào làm sạch xung quanh hồ Bán Nguyệt cần kêu gọi sự tham gia của cộng đồng thông qua các buổi họp dân phố. Tuyên dƣơng các hộ gia đình, cá nhân có thành tích trong các hoạt động làm sạch môi trƣờng xung quanh hồ. - Tuyên truyền phát động chƣơng trình làm sạch và giữ gìn môi trƣờng xung quanh khu di tích và hồ Bán Nguyệt để phát triển du lịch. Điều này sẽ cần sự chung tay của cả cơ quan chính quyền, cũng nhƣ cần sự tự ý thức đƣợc của khách du lịch và ngƣời dân sống gần khu di tích. 41
- KẾT LUẬN – TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Thông qua quá trình điều tra thực tế, lấy mẫu phân tích chất lƣợng nƣớc mặt hồ Bán Nguyệt ở một số thông số cơ bản và đối chiếu với mục đích, nội dung nghiên cứu đề ra trƣớc khi tiến hành đề tài, tôi đƣa ra một số kết luận sau: Đánh giá đặc điểm chất lƣợng nƣớc: Chất lƣợng nƣớc hồ Bán Nguyệt đã bị ô nhiễm phú dƣỡng. Các thông số có dấu hiệu vƣợt ngƣỡng quy chuẩn là TSS, BOD, COD, + 3- N-NH4 , P-PO4 và thể hiện rõ nhất là tại các vị trí lấy mẫu số p1, p2 so với QCVN 08:2015/BTNMT –B1. Đề ra một số biện pháp nhằm cải thiện chất lƣợng nƣớc hồ nhƣ: nạo vét hồ định kì, thƣờng xuyên vớt rác nổi trên bề mặt nƣớc hồ, tiến hành quan trắc, đánh giá định kì chất lƣợng môi trƣờng nƣớc hồ, tuyên truyền, phát động phong trào làm sạch và giữ gìn môi trƣờng nƣớc hồ Đặc điểm công tác quản lý chất lƣợng nƣớc của hồ là xây dựng khuôn viên của hồ xanh, sạch đẹp, tận dụng đƣợc vị trí đẹp của hồ để phát triển ngành kinh tế du lịch. Tìm ra những tồn tại bất cập trong công tác quản lý chất nƣớc tại hồ là chƣa chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của ngƣời dân và du khách. TỒN TẠI Đề tài nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế nhƣ sau: Số mẫu lấy ngoài thực địa còn ít và chỉ tập trung vào những vị trí có nguồn xả thải nên phần nào đó làm giảm độ tín cậy của nghiên cứu. Thời gian lấy mẫu của từng đợt cách dài và không đều, ảnh hƣởng đến kết quả so sánh tƣơng quan các giữa các chỉ tiêu sinh, hóa lý. Điều tra ngoài thực địa tuy đã xác định nguyên nhân gây ảnh hƣởng chất lƣợng nƣớc hồ nhƣng chƣa thể xác định mức độ tác động đến nƣớc hồ. 42
- KIẾN NGHỊ Từ những mặt hạn chế của đề tài nghiên cứu, tôi xin kiến nghị một số nội dung nhằm giúp các nghiên cứu sau hoàn thiện hơn: Tăng số mẫu lấy về từ ngoài thực địa từ 6-10 mẫu lấy mẫu ở vị trí ngẫu nhiên. Thời gian lấy mẫu nên cách nhau khoảng 7 ngày và chia ra làm 5-8 đợt để có thể theo dõi biến động của các chỉ tiêu một cách chi tiết. Điều tra ngoài thực địa cần phải tính toán đƣợc lƣu lƣợng chất thải mà hồ nhận mỗi ngày. 43
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ tài nguyên và môi trƣờng (2015), QCVN 08:2015, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, Hà Nội. 2. Cục Quản lý tài nguyên nƣớc, Bộ TN&MT (2012), Báo cáo môi trường quốc gia về môi trường nước mặt, Hà Nội. 3. Đặng Đình Bách, Nguyễn Văn Hải. Giáo trình hóa học môi trường. 123-176, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội. 4. Lê Đức (chủ biên), Trần Khác Tiệp, Nguyễn Xuân Cự, Phạm Văn Khang, Nguyễn Ngọc Minh (2004), Một số phương pháp phân tích môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Huỳnh Thu Hà và Võ Văn Bé (2003), Môi trường và con người, NXB Đại học Cần Thơ. 6. Trần Đức Hạ (2006). Đánh giá chất lượng nước 5 hồ Hà Nội sau khi cải tạo và đề xuất các giải pháp pháp hợp lý. Báo cáo tổng kết các đề tài NCKH cấp thành phố Hà Nội, mã số 01C-09/06,2005-1,2006, Hà Nội. 7. Trần Đức Hạ (2008). Đánh giá khả năng tự làm sạch và đề xuất các phương án cải thiện chất lượng nước hồ Yên Sở nhằm đảm bảo yêu cầu xả nước thải ra Sông Hông. Báo cáo đề tài NCKH cấp thành phố Hà Nội, mã số:01C-09/04-2007-2, 2008, Hà Nội. 8. Trần Đức Hạ, Nguyễn Nhƣ Hà (2008). Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp tổng hợp để cải thiện môi trường nước một số hồ đô thị tại các vùng sinh thái khác nhau. Báo cáo đề tài NCKH cấp Bộ xây dựng, mã số RDMH 15- 06, 2008, Hà Nội. 9. Trƣơng Quang Học(2011), Vai trò của nước đối với đa dạng sinh học và hệ sinh thái nước, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 10. Nguyễn Thanh Sơn (2005), Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo Dục.
- Tài liệu qua website 11. WHO, UNESCO, United Nations Environment Programme (1996). Water quality assessments Use of biota, sediments and water in environmental monitoring, Printed in Great Britain at the University Press, Cambridge ISBN 0 419 21590 5 (HB) 0 419 21600 6 (PB) 12. Hoàng Thị Lê Vân, Lê Ngọc Cầu, Bạch Quang Dũng, Nguyễn Thị Kim Anh, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Trƣờng Giang, Ngô Kim Anh (20/12/2018), Đánh giá chất lượng nước hồ Tây, Viên Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu. 13. Lê Thu Hà. Taxonomic analysis for water quality assessment of the some lakes in Hanoi. Tạp chí khoa học ĐHQGHN, tập 21, số 4 PT, 2005. 14. Lƣơng Trƣờng(2014). Các nguyên nhân gây ô nhiễm chất lượng nguồn nước, Sở TNMT Bình Dương. 15. Mai Nhung(2012). Hưng Yên chung tay bảo vệ nguồn nước mặt, báo Hưng Yên.