Khóa luận Nghiên cứu công tác kế toán tài sản cố định hữu hình và hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế

pdf 133 trang thiennha21 21/04/2022 3780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu công tác kế toán tài sản cố định hữu hình và hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_cong_tac_ke_toan_tai_san_co_dinh_huu_hi.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu công tác kế toán tài sản cố định hữu hình và hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THỪA THIÊN HUẾ Trường Đại học Kinh tế Huế TRẦN THỊ HƯƠNG THẢO Khóa học: 2014 – 2018
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THỪA THIÊN HUẾ TrườngSinh viên Đại thực hi ệhọcn: KinhGiảng viên tế hư Huếớng dẫn: Trần Thị Hương Thảo ThS. Đào Nguyên Phi Lớp: K48B Kế toán Niên khóa: 2014-2018 Huế, tháng 04 năm 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trong thời gian qua tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, đơn vị thực tập, gia đình và bạn bè. Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kế toán-Kiểm toán đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cần thiết và bổ ích cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường vừa qua. Đó là nền tảng cho quá trình thực hiện khóa luận cũng như công việc của tôi sau này. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Th.S Đào Nguyên Phi, thầy giáo đã tận tình hướng dẫn và theo sát giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập vừa qua. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, đặc biệt là quý cô, chú, anh, chị phòng Tài chính – Kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi, cũng như tận tình cung cấp những tài liệu cần thiết trong suốt thời gian thực tập tại đây. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt những tuần vừa qua. Trong quá trình thực hiện Khóa luận tốt nghiệp của mình, do kiến thức còn hạn chế chắc chắn bài làm không tránh khỏi thiếu sót, rất mongTrường quý thầy cô Đạicùng các học bạn sinh Kinh viên góp tếý, giúp Huế đỡ để tôi có thể hoàn thiện bài của mình tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 24 tháng 04 năm 2018 Sinh viên thực hiện Trần Thị Hương Thảo
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC : Báo cáo tài chính BCKQHĐKD : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh DN : Doanh nghiệp Điện lực TTH : Điện lực Thừa Thiên Huế GTGT : Giá trị gia tăng GTCL : Giá trị còn lại HĐKT : Hợp đồng kinh tế HMLK : Hao mòn lũy kế HMHH : Hao mòn hữu hình HMVH : Hao mòn vô hình HTK : Hàng tồn kho KH : Khấu hao KHCB TCT : Khấu hao cơ bản Tổng công ty MBA : Máy biến áp NPT : Nợ phải trả NDH : Nợ dài hạn NNH : Nợ ngắn hạn SCL : Sửa chữa lớn SXKD : Sản xuất kinh doanh TK : Tài khoản TrườngTSCĐ Đại: Tàihọc sản cố Kinhđịnh tế Huế TSCĐHH : TSCĐ hữu hình TSNH : Tài sản ngắn hạn TSDH : Tài sản dài hạn VCSH : Vốn chủ sở hữu XDCB : Xây dựng cơ bản SVTH: Trần Thị Hương Thảo ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình lao động tại Công ty Điện lực TTH năm 2015-2017 32 Bảng 2.2: Biến động tài sản của công ty Điện lực TTH qua 3 năm 2015-2017 43 Bảng 2.3: Cơ cấu và biến đồng nguồn vốn của Công ty Điện lực TTH qua 3 năm 2015-2017 47 Bảng 2.4: Bảng tình hình biến động KQKD của Công ty Điện lực TTH qua 3 năm 2015-2017 51 Bảng 2.5: Nguyên giá TSCĐHH dưới 30 triệu 53 Bảng 2.6: Tổng hợp tình hình TSCĐ theo hình thái biểu hiện trong T12/2017 54 Bảng 2.7: Tổng hợp tình hình TSCĐ theo nguồn vốn trong T12/2017 55 Bảng 2.8: Đánh giá TSCĐHH theo giá trị còn lại 56 Bảng 2.9: Cơ cấu TSCĐHH tại Công ty Điện lực TTH qua 3 năm 2015-2017 96 Bảng 2.10: Tình hình tăng giảm của TSCĐHH qua 3 năm 2015-2017 98 Bảng 2.11: Tình trạng kỹ thuật của TSCĐHH và tình hình trang bị TSCĐHH qua 3 năm 2015-2017 100 Bảng 2.12: Hiệu quả sử dụng TSCĐHH qua 3 năm 2015-2017 102 Bảng 2.13: Giá trị TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng 107 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Hương Thảo iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi DANH MỤC BIỂU Biểu 2.1: Hóa đơn GTGT số 0004073 ( Bản sao Hóa đơn mua sắm TSCĐHH) 59 Biểu 2.2: Trích Thẻ TSCĐ (Nghiệp vụ tăng TSCĐ do mua sắm mới) 61 Biểu 2.3: Trích Sổ chi tiết tài khoản 211 T7/2017 62 Biểu 2.4: Trích Thẻ TSCĐ (Nghiệp vụ tăng TSCĐ do xây dựng cơ bản hoàn thành) . 66 Biểu 2.5: Trích sổ chi tiết đối tượng theo tài khoản nội bộ (trước quyết toán) 67 Biểu 2.6: Trích sổ chi tiết đối tượng theo tài khoản nội bộ (sau quyết toán) 67 Biểu 2.7: Trích Thẻ TSCĐ (Nghiệp vụ tăng TSCĐ do nhận bàn giao ngoài) 70 Biểu 2.8: Trích Bảng chi tiết tăng giảm TSCĐ T4/2017 71 Biểu 2.9: Trích Sổ chi tiết tài khoản 211 T9/2017 75 Biểu 2.10: Trích Sổ chi tiết tài khoản 214 T12/2017 79 Biểu 2.11: Trích Bảng chi tiết nguyên giá và hao mòn TSCĐ năm 2017 80 Biểu 2.12: Trích Bảng tổng hợp tình hình TSCĐ và hao mòn TSCĐ 81 Biểu 2.13: Hóa đơn bán hàng số 0037234 (Nghiệp vụ SCL TSCĐ) 87 Biểu 2.14: Trích Bảng tổng hợp trích khấu hao TSCĐ T12/2017 90 Biểu 2.15: Trích Báo cáo trích khấu hao và hao mòn TSCĐ Quý IV năm 2017 91 Biểu 2.16:Trường Trích Sổ nhật kýĐại chung T7 học/2017 Kinh tế Huế 92 Biểu 2.17: Trích Sổ cái T7/2017 93 SVTH: Trần Thị Hương Thảo iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình kế toán chi tiết TSCĐ 17 Sơ đồ 1.2: Quy trình tổ chức chứng từ TSCĐ 19 Sơ đồ 1.3: Hạch toán tăng giảm TSCĐHH 20 Sơ đồ 1.4: Hạch toán khấu hao TSCĐHH 21 Sơ đồ 1.5: Quy trình tổ chức sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung 23 Sơ đồ 1.6: Quy trình tổ chức sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 24 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Điện lực TTH 36 Sơ đồ 2.2: Tổ chức Bộ máy kế toán tại Công ty Điện lực TTH 38 Sơ đồ 2.3: Hình thức kế toán của Công ty Điện lực TTH 40 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài sản của công ty qua 3 năm 2015-2017 41 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Hương Thảo v
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC BIỂU iv DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ v MỤC LỤC vi PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Kết cấu đề tài 4 PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TSCĐHH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐHH 5 1.1. Lý luận chung về TSCĐHH 5 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò của TSCĐHH 5 1.1.1.1. Khái niệm 5 1.1.1.2. Đặc điểm 5 1.1.1.3. Phân loại 6 1.1.1.4. Vai trò 7 1.1.2. Nguyên tắc quản lý TSCĐHH 7 1.1.3. Đánh giá TSCĐHH 8 1.1.3.1. TrườngNguyên giá Đại học Kinh tế Huế 8 1.1.3.2. Giá trị hao mòn 11 1.1.3.3. Giá trị còn lại 12 1.1.4. Khấu hao TSCĐHH 12 1.1.4.1. Khái niệm 12 1.1.4.2. Thời gian trích khấu hao của TSCĐHH 12 1.1.4.3. Phương pháp trích khấu hao TSCĐ 13 1.1.5. Nâng cấp và sửa chữa TSCĐ hữu hình 15 SVTH: Trần Thị Hương Thảo vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 1.2. Công tác kế toán TSCĐHH 16 1.2.1. Kế toán chi tiết TSCĐHH 16 1.2.2. Kế toán tổng hợp TSCĐHH 17 1.2.2.1. Chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ 17 1.2.2.2. Tài khoản sử dụng 19 1.2.2.3. Phương pháp hạch toán 20 1.2.2.4. Tổ chức sổ kế toán tổng hợp 23 1.3. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐHH của doanh nghiệp 25 1.3.1. Biến động TSCĐHH 25 1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá tình trạng kỹ thuật của TSCĐ 27 1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá tình hình trang bị TSCĐ 27 1.3.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐHH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐHH TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THỪA THIÊN HUẾ 29 2.1. Giới thiệu chung về Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế 29 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 29 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm kinh doanh 30 2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ 30 2.1.2.2. Đặc điểm kinh doanh 31 2.1.3. Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2015-2017 31 2.1.4. Đặc điểm về tổ chức quản lý, tổ chức kế toán Công ty Điện lực TTH 35 2.1.4.1. Tổ chức bổ máy quản lý 35 2.1.4.2. Tổ chức bộ máy kế toán 38 2.1.5. Khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn qua 3 năm 2015-2017 41 2.1.5.1. Tình hình tài sản 41 2.1.5.2. Tình hình nguồn vốn 45 2.1.6. KháiTrường quát tình hình kĐạiết quả kinh học doanh qua Kinh 3 năm 2015 tế-2017 Huế 48 2.2. Thực trạng công tác kế toán TSCĐHH tại Công ty Điện lực TTH 52 2.2.1. Các bộ phận liên quan 52 2.2.2. Đặc điểm về TSCĐHH tại công ty 52 2.2.2.1. Tiêu chuẩn ghi nhận, đặc điểm và phân loại TSCĐHH tại công ty Điện lực Thừa Thiên Huế 52 2.2.2.2. Đánh giá TSCĐHH tại công ty 55 2.2.3. Thực trạng công tác kế toán TSCĐHH tại công ty Điện lực TTH 57 SVTH: Trần Thị Hương Thảo vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 2.2.3.1. Kế toán tăng TSCĐHH tại công ty 57 2.2.3.2. Kế toán giảm TSCĐHH tại công ty 72 2.2.3.3. Kế toán khấu hao TSCĐHH tại công ty 76 2.2.3.4. Kế toán sữa chữa TSCĐHH tại công ty Điện lực Thừa Thiên Huế 82 2.2.3.5. Công tác kiểm kê TSCĐHH tại công ty Điện lực Thừa Thiên Huế 88 2.2.3.6. Sổ sách tổng hợp kế toán TSCĐHH 89 2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐHH của công ty Điện lực TTH 94 2.3.1. Phân tích biến động TSCĐHH qua 3 năm 2015-2017 94 2.3.2. Phân tích tình trạng kỹ thuật và tình hình trang bị của TSCĐHH qua 3 năm 2015-2017 99 2.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐHH qua 3 năm 2015-2017 101 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐHH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐHH TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THỪA THIÊN HUẾ 103 3.1. Đánh giá chung công tác kế toán công ty và kế toán TSCĐHH tại công ty Điện lực Thừa Thiên Huế 103 3.1.1. Đánh giá chung về công tác kế toán tại công ty 103 3.1.1.1. Ưu điểm 103 3.1.1.2. Hạn chế 104 3.1.2. Đánh giá công tác kế toán TSCĐHH tại công ty 105 3.1.2.1. Ưu điểm 105 3.1.2.2. Hạn chế 106 3.2. Đánh giá tình hiệu quả sử dụng TSCĐHH tại công ty Điện lực TTH 108 3.3.1. Ưu điểm 108 3.3.2. Hạn chế 108 3.3. Một số biện pháp đề xuất góp phần hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐHH tại công ty Điện lực THH 108 3.3.1. VTrườngề công tác kế toán Đại học Kinh tế Huế 108 3.3.2. Về hiệu quả sử dụng TSCĐHH của công ty 109 PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 110 1. Kết luận 110 2. Kiến nghị 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112 PHỤ LỤC 113 SVTH: Trần Thị Hương Thảo viii
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, khi Việt Nam đang có những bước chuyển mình lớn để hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới cũng là lúc mà các doanh nghiệp Việt phải đương đầu với nhiều thách thức mới để tiếp tục đứng vững trên thị trường. Muốn như vậy doanh nghiệp phải điều tra nắm bắt nhu cầu thị trường, từ đó lựa chọn quy trình công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị phù hợp tạo cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Do đó, việc đổi mới tài sản cố định trong doanh nghiệp để theo kịp sự phát triển của xã hội là một vấn đề được đặt lên hàng đầu. Bởi vì nhờ có đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ doanh nghiệp mới có thể tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đảm bảo cho sản phẩm của doanh nghiệp có uy thế cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Như vậy tài sản cố định là một bố phận then chốt trong doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất, có vai trò quyết định tới sự sống còn của doanh nghiệp. Tài sản cố định thể hiện một cách chính xác nhất năng lực, trình độ trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Trong đó, tài sản cố định hữu hình lại chiếm giá trị rất lớn trong tổng tài sản cố định của các doanh nghiệp sản xuất. Tài sản cố định hữu hình có ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do tài sản cố định hữu hình có giá trị lớn, được sử dụng trong nhiều năm thậm chí là hàng chục năm, nó liên tục chuyển giá trị của tài sản vào trong giá thànhTrường sản phẩm. Tài s ảnĐại cố định họcnói chung Kinhvà tài sản c ố tếđịnh Huếhữu hình nói riêng được cải tiến, đổi mới và hoàn thiện phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh thực tế mỗi thời kỳ, nhưng phải đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất một cách hiệu quả nhất, thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Với xu thế ngày càng bổ sung, sửa đổi nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam như hiện nay thì các quan niệm về tài sản cố định và cách hạch toán trước đây không còn phù hợp, yêu cầu đặt ra cho người kế toán phải luôn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và cập nhật liên tục các luật định mới. SVTH: Trần Thị Hương Thảo 1
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Sản xuất điện là một ngành đặc thù đòi hỏi phải trang bị phương tiện máy móc hiện đại cao. Tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp sản xuất điện có giá trị rất lớn, do đặc thù ngành nên máy móc phải hoạt động liên tục và phải trang bị máy móc thay thế khi có sự cố điện xảy ra để liên tục cung cấp điện sinh hoạt và sản xuất cho người dân. Những vấn đề này đã đặt ra yêu cầu quản lý cho kế toán đó là phải quản lý chặt chẽ cả về hiện vật và giá trị. Về mặt hiện vật, phải theo dõi kiểm ta việc bảo trì, sữa chữa và sử dụng tài sản cố định hữu hình để nắm bắt được số lượng và hiện trạng của tài sản cố định. Về mặt giá trị, phải theo dõi được nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của tài sản cố định, theo dõi quá tình thu hồi vốn đầu tư để tái sản xuất tài sản cố định. Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết ở trên, cùng với quá trình học tập ở trường Đại học Kinh tế Huế và thời gian thực tập, tìm hiểu, nghiên cứu tại Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế nên tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu công tác kế toán tài sản cố định hữu hình và hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu cho Khóa luận tốt nghiệp đại học của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Đề tài được nghiên cứu dựa trên các mục tiêu sau đây: - Tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán TSCĐHH trong doanh nghiệp và các phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐHH. - Tìm hiểu đặc điểm của công ty trong sản xuất và công tác kế toán doanh nghiệp. Từ đó, nghiên cứu và phân tích được thực trạng công tác kế toán TSCĐHH, xa hơn là tìnhTrường hình sử dụng TSCĐHH Đại tạ ihọc Công ty ĐiKinhện lực Thừ a tếThiên Huế Huế. - Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện công tác kế toán TSCĐHH và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐHH tại Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế. 3. Đối tượng nghiên cứu Công tác kế toán TSCĐHH và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐHH của công ty Điện lực Thừa Thiên Huế. SVTH: Trần Thị Hương Thảo 2
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 4. Phạm vi nghiên cứu  Về không gian: Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế. Địa chỉ: 102 Nguyễn Huệ, Phường Vĩnh Ninh Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế  Về thời gian: - Thời gian nghiên cứu thực tập: 02/01/2018-23/04/2018 - Thời gian thu thập số liệu Số liệu dùng để phân tích và đánh giá tình hình nguồn lực và kết quả hoạt động là nguồn số liệu tổng hợp của 3 năm 2015 - 2017. Số liệu thu thập để minh họa công tác kế toán tại doanh nghiệp: Năm 2017 5. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này dùng để thu thập thông tin thứ cấp như nội dung của chuẩn mực, thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính; các chuyên đề, khóa luận có liên quan tại thư viện trường và trên internet; các tài liệu thu thập tại công ty và một số văn bản pháp luật về doanh nghiệp, để hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kế toán TSCĐHH, đồng thời kế thừa tiếp tục cải thiện những hướng nghiên cứu mới. - Phương pháp phân loại và tổng hợp tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để phân loại các sổ sách, chứng từ, báo cáo và các thông tin liên quan theo mục đích sử dụng cho vấn đề nghiên cứu. Từ đó, thu thập, tổng hợp các thông tin từ nhiều nguồn của phòng Tài chính – Kế toán và các phòng ban khác tại công ty liên quan đến TSCĐHHTrường theo các cách đã Đạiphân loại. học Kinh tế Huế - Phương pháp quan sát: Quan sát và ghi chép lại những công việc hàng ngày của nhân viên trong công ty nói chung và phòng Tài chính – Kế toán nói riêng đã thực hiện. - Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi trực tiếp với những người liên quan đến vấn đề nghiên cứu để được giải đáp thắc mắc và học hỏi thêm kinh nghiệm làm việc trong thực tế. SVTH: Trần Thị Hương Thảo 3
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi  Phương pháp xử lí, phân tích số liệu: - Phương pháp chung nhằm phân tích khái quát tình hình tài chính công ty, gồm các phương pháp: phân tích theo chiều ngang, phân tích xu hướng, phân tích theo chiều dọc, phân tích các chỉ số tài chính. Cụ thể trong bài phân tích này, tôi đã sử dụng chủ yếu ba phương pháp chính là phương pháp phân tích theo chiều ngang, phân tích xu hướng và còn dùng thêm phương pháp phân tích theo chiều dọc để phân tích cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và hiệu quả sử dụng TSCĐHH của doanh nghiệp. Từ đó, tổng hợp các kết quả so sánh và phân tích trên để đưa ra nhận xét chung, tìm những mặt hạn chế và đưa ra giải pháp khắc phục.  Phương pháp mô tả: Là phương pháp dùng để mô tả quá trình luân chuyển chứng từ, quy trình hạch toán kế toán trong doanh nghiệp. 6. Kết cấu đề tài Khóa luận bao gồm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về Kế toán TSCĐHH và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐHH Chương 2: Thực trạng công tác kế toán TSCĐHH và hiệu quả sử dụng TSCĐHH tại Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế Chương 3: Một số biện pháp cải thiện công tác kế toán TSCĐHH tại Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế Phần III:Trường Kết luận Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Hương Thảo 4
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TSCĐHH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐHH 1.1. Lý luận chung về TSCĐHH 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò của TSCĐHH 1.1.1.1. Khái niệm Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC - Hướng dẫn chế độ quản lí, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ: “TSCĐHH là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐHH, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải ” Tóm lại, TSCĐHH là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ do Bộ Tài chính quy định. Trong quá trình sử dụng, giá trị của TSCĐ bị hao mòn dần và chuyển một phần giá trị vào sản phẩn nhưng hình thái vật chất của nó vẫn giữ nguyên như ban đầu. Căn cứ vào Điều 3, chương II, Thông tư 45/2013/TT-BTC - Hướng dẫn chế độ quản lí, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, là thông tư mới nhất được Bộ tài chính ban hành về kế toán TSCĐ, thông tư bao gồm 3 tiêu chuẩn như sau: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; - Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; - NguyênTrường giá tài sả n Đại phải đư ợhọcc xác đị nhKinh một cách tintế c ậyHuế và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên. 1.1.1.2. Đặc điểm Đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất của TSCĐ là tồn tại trong nhiều chu kì kinh doanh của doanh nghiệp. SVTH: Trần Thị Hương Thảo 5
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Mặc dù TSCĐHH là một loại của TSCĐ nhưng nó có nhiều đặc điểm khác với TSCĐ vô hình. Đó là: - Tồn tại ở hình thái vật chất cụ thể: TSCĐHH do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động SXKD, từ nguyên liệu vật liệu rồi sử dụng TSCĐHH này để tạo ra sản phẩm. Vì vậy, những tài sản này chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy và nhận biết được. - Khó di dời: Do TSCĐHH là nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị, dụng cụ, được hình thành sau quá trình thi công xây dựng hoặc được dùng trong SXKD nên thường khó di chuyển. - Có thể dễ dàng định giá tài sản: TSCĐHH được đánh giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. TSCĐHH được tính theo nguyên giá (giá trị ban đầu), giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại. 1.1.1.3. Phân loại TSCĐHH trong doanh nghiệp có nhiều loại với nhiều hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư, công dụng và tình hình sử dụng khác nhau. Để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán TSCĐHH, cần sắp xếp vào từng nhóm theo từng đặc trưng nhất định. Sự sắp xếp này tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác tối đa công dụng của TSCĐHH và phục vụ tốt cho công tác thống kê TSCĐHH. TSCĐHH có thể được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau, nhưng trong phần này tôi chỉ trình bày 3 hình thức phân loại là: - Phân loại theo hình thái biểu hiện: Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc, thiết bị PhươngTrường tiện vận tải, Đạithiết bị truy họcền dẫn Kinh tế Huế Thiết bị, dụng cụ quản lý Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm Các TSCĐ là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế quản lý, sử dụng. Các loại TSCĐ khác: là toàn bộ các TSCĐ khác chưa liệt kê vào sáu loại trên. SVTH: Trần Thị Hương Thảo 6
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Phân loại theo công dụng kinh tế : TSCĐHH dùng trong SXKD TSCĐHH dùng ngoài SXKD - Phân loại TSCĐ HH theo tình hình sử dụng : TSCĐHH đang sử dụng TSCĐHH chưa cần dùng TSCĐHH không cần dùng và chờ thanh lý 1.1.1.4. Vai trò TSCĐ là một bộ phận của tư liệu sản xuất, giữ vai trò tư liệu lao động chủ yếu của quá trình sản xuất. Chúng được coi là cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò quan trọng trong hoạt động SXKD,là điều kiện tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân. Từ góc độ vi mô, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất chính là yếu tố để xác định quy mô và năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Từ góc độ vĩ mô, đánh giá về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế quốc dân có thực lực vững mạnh hay không? Chính vì vậy, trong SXKD của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như của toàn bộ nền kinh tế nói chung, TSCĐ là cơ sở vật chất và có vai trò cực kì quan trọng. Việc cải tiến, hoàn thiện, đổi mới và sử dụng hiệu quả TSCĐ là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp và của nền kinh tế. Nhận thức đúng đắn vai trò của TSCĐ cũng chính là cơ sở để doanh nghiệp thấy được tầm quanTrường trọng của TSCĐ Đạicũng như học vai trò c ủKinha TSCĐHH nóitế riêng Huế trong hoạt động SXKD. 1.1.2. Nguyên tắc quản lý TSCĐHH Theo Điều 5 Thông tư 45/2013/TT-BTC, nguyên tắc quản lý TSCĐ là: - Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). SVTH: Trần Thị Hương Thảo 7
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ. - Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán - Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này. - Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường. 1.1.3. Đánh giá TSCĐHH Đánh giá TSCĐHH là xác định giá trị ghi sổ của tài sản, TSCĐHH được đánh giá lần đầu hoặc có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. Xuất phát từ nguyên tắc quản lý TSCĐ thứ 2 được trình bày ở trên, TSCĐ hữu hình phải được đánh giá theo nguyên giá (giá trị ban đầu), giá trị hao mòn, giá trị còn lại. 1.1.3.1. Nguyên giá Thuật ngữ Nguyên giá TSCĐHH theo Khoản 5 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC được hiểu như sau: “Nguyên giá TSCĐHH là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có TSCĐHH tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.” Nguyên giá được xác định dựa trên nguyên tắc giá gốc và tùy thuộc vào nguồn hình thành TSCĐ mà cách xác định nguyên giá TSCĐ là khác nhau. Theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC, xác định nguyên giá TSCĐHH: a)Trường TSCĐ hữu hình mua Đại sắm: học Kinh tế Huế Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm TSCĐ; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác. SVTH: Trần Thị Hương Thảo 8
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có). Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, còn TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ hữu hình vào sử dụng. Trường hợp sau khi mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, doanh nghiệp dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ để xây dựng mới thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này; nguyên giá của TSCĐ xây dựng mới được xác định là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành. Những tài sản dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ được xử lý hạch toán theo quy định hiện hành đối với thanh lý TSCĐ. b) TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵnTrường sàng sử dụng, như: Đại chi phí vậhọcn chuyể n,Kinh bốc dỡ; chi phítế nâng Huế cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có). Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi. c) TSCĐHH tự xây dựng hoặc tự sản xuất: SVTH: Trần Thị Hương Thảo 9
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành. Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thời điểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá định mức quy định trong xây dựng hoặc sản xuất). d) Nguyên giá TSCĐHH do đầu tư xây dựng: Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác. Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành. Đối với TSCĐ là con súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây đó từ lúc hình thành tính đến thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng. đ) TSCĐHH được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa: Nguyên giá TSCĐHH được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp. e)Trường TSCĐHH được c ấĐạip; được đi họcều chuyể nKinh đến: tế Huế Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến bao gồm giá trị còn lại của TSCĐ trên số kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật, cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí thuê tổ chức định giá; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử g) TSCĐHH nhận góp vốn, nhận lại vốn góp: SVTH: Trần Thị Hương Thảo 10
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.  Thay đổi nguyên giá TSCĐHH Ta thấy nguyên giá TSCĐ có tính ổn định cao. Theo Khoản 4 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC, nó chỉ thay đổi trong một số trường hợp sau: a) Đánh giá lại giá trị TSCĐ trong các trường hợp: - Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn. - Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. b) Đầu tư nâng cấp TSCĐ. c) Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ mà các bộ phận này được quản lý theo tiêu chuẩn của 1 TSCĐHH. Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao luỹ kế, thời gian sử dụng của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo quy định. 1.1.3.2. Giá trị hao mòn Theo TrườngKhoản 7 Điều 2 Thông Đại tư 45/2013/TT học-BTC, Kinh hao mòn TSCĐ tế làHuế sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động SXKD, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật trong quá trình hoạt động của TSCĐ. Hao mòn TSCĐ có 2 loại: hao mòn vô hình và HMHH. Trong đó, HMHH là hao mòn do sự bào mòn của tự nhiên (cọ xát, bào mòn, hư hỏng). HMHH có thể diễn ra hai dạng dưới đây: - Hao mòn dưới dạng kỹ thuật xảy ra trong quá trình sử dụng. - Hao mòn do tác động của thiên nhiên không phụ thuộc vào việc sử dụng. SVTH: Trần Thị Hương Thảo 11
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Do có sự HMHH nên tài sản mất dần giá trị và giá trị sử dụng lúc ban đầu, cuối cùng phải thay thế bằng một tài sản khác. Hao mòn TSCĐ là một phạm trù mang tính chất khách quan, muốn xác định nó phải dựa vào một cơ sở khách quan là thông qua giá trị thị trường (tức là phải so sánh giá cả của TSCĐ mới và cũ cùng loại). Tuy nhiên, do đặc điểm của TSCĐ là được đầu tư mua sắm để sử dụng lâu dài cho quá trình SXKD nên các DN không thể xác định giá trị hao mòn qua phương pháp trên. Để có thể phân bổ giá trị hao mòn một cách hợp lý, DN cần phải tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong từng kì hạch toán, được gọi là khấu hao TSCĐ. 1.1.3.3. Giá trị còn lại Theo Khoản 12 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC, giá trị còn lại của TSCĐ là hiệu số giữa nguyên giá của TSCĐ và số khấu hao luỹ kế (hoặc giá trị hao mòn luỹ kế) của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo. Giá trị còn lại trên sổ Nguyên giá của Số hao mòn luỹ kế = - kế toán của TSCĐ TSCĐ của TSCĐ Trong đó, giá trị HMLK của TSCĐ (hay số hao mòn lũy kế của TSCĐ): là tổng cộng giá trị hao mòn của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo. (Trích Khoản 8 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC) 1.1.4. Khấu hao TSCĐHH 1.1.4.1. Khái niệm TheoTrường Khoản 7 Điều 2 ThôngĐại tư 45/2013/TThọc Kinh-BTC, Khấ utế hao HuếTSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của TSCĐ. 1.1.4.2. Thời gian trích khấu hao của TSCĐHH - Đối với TSCĐ còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian trích khấu hao TSCĐ quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC để xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ. SVTH: Trần Thị Hương Thảo 12
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Đối với TSCĐ đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của TSCĐ được xác định như sau: Giá trị hợp lý của TSCĐ Thời gian trích khấu Thời gian Giá bán của TSCĐ cùng hao của TSCĐ mới cùng = x trích khấu hao loại mới 100% (hoặc của loại xác định theo Phụ lục 1 của TSCĐ TSCĐ tương đương trên (ban hành kèm theo Thông thị trường) tư 45/2013/TT-BTC) Trong đó: Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá (trong trường hợp được cho, được biếu, được tặng, được cấp, được điều chuyển đến ) và các trường hợp khác. - Thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ: Trường hợp DN muốn xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới và đã qua sử dụng khác so với khung thời gian trích khấu hao quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC, DN phải lập phương án thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ trên cơ sở giải trình rõ các nội dung được quy định trong Thông tư. 1.1.4.3. Phương pháp trích khấu hao TSCĐ Việc tính khấu hao có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao nào là tuỳ thuộc vào quy định của nhà nước và chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC, doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương pháp khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ nhưng phải đảm bảo nguyên tắc nhất quán và công khai phương pháp khấu hao đang vận dụng trên BCTC. Có 3 phương pháp khấu hao như sau:  Phương pháp khấu hao đường thẳng PhươngTrường pháp khấu hao đưĐạiờng thẳ nghọc là phương Kinh pháp trích khtếấu hao Huế theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí SXKD của DN của TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh. Công thức tính: Mức KH trung bình hằng năm của Nguyên giá của TSCĐ = TSCĐ Thời gian trích khấu hao Mức KH trung bình tháng của TSCĐ = Mức KH trung bình năm/12 tháng SVTH: Trần Thị Hương Thảo 13
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi  Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh. TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: - Là TSCĐ đầu tư mới (chưa qua sử dụng) - Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm Công thức tính: Mức trích khấu hao hàng Giá trị còn lại của Tỷ lệ khấu hao = x năm của TSCĐ TSCĐ nhanh Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau: Tỷ lệ khấu khao Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo Hệ số điều nhanh (%) = x phương pháp đường thẳng chỉnh Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng xác định như sau: Tỷ lệ khấu hao TSCĐ 1 theo phương pháp = Thời gian trích khấu x 100 đường thẳng (%) hao của TSCĐ Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của TSCĐ quy định tại bảng dưới đây: Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh (lần) Đến 4Trường năm ( t 4 năm) Đại học Kinh tế Huế1,5 Trên 4 đến 6 năm (4 năm 6 năm) 2,5 Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ. SVTH: Trần Thị Hương Thảo 14
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi  Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: - Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm - Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ. - Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế Công thức tính: - Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức dưới đây: Số lượng sản Mức trích khấu hao Mức trích khấu hao = phẩm sản xuất x bình quân tính cho trong tháng của TSCĐ trong tháng một đơn vị sản phẩm Trong đó: Mức trích khấu hao bình quân tính Nguyên giá của TSCĐ = cho một đơn vị sản phẩm Sản lượng theo công suất thiết kế - Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau: Mức trích khấu Mức trích khấu hao Số lượng sản phẩm hao năm của = x bình quân tính cho sản xuất trong năm TSCĐ một đơn vị sản phẩm Trường Trườnghợp công suất thiết Đạikế hoặc nguyên học giá củaKinh TSCĐ thay tế đổi, Huếdoanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ 1.1.5. Nâng cấp và sửa chữa TSCĐ hữu hình Sửa chữa TSCĐ là việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu của TSCĐ. SVTH: Trần Thị Hương Thảo 15
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Sửa chữa thường xuyên TSCĐ: là việc sữa chữa những bộ phận, chi tiết nhỏ của TSCĐ. TSCĐ không phải ngừng hoạt động khi sữa chữa và chi phí sữa chữa không lớn. Sửa chữa lớn TSCĐ: là việc sửa chữa, thay thế những bộ phận chi tiết của TSCĐ, nếu không sửa chữa thì TSCĐ không hoạt động được. Thời gian sửa chữa dài, chi phí sửa chữa lớn. Sửa chữa nâng cấp TSCĐ HH: Kết quả của việc sửa chữa nâng cấp là TSCĐ hoạt động hiệu quả hơn, năng suất cao hơn hoặc tăng thêm tính năng của TSCĐ, tăng thêm tuổi thọ của nó. Theo điều 7 thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính quy định: - Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp TSCĐ được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí SXKD trong kỳ. - Các chi phí sửa chữa TSCĐ không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí SXKD trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm. - Đối với những TSCĐ mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa TSCĐ lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa TSCĐ nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ. 1.2. Công tác kế toán TSCĐHH 1.2.1. Kế toán chi tiết TSCĐHH  Kế toán chi tiết TSCĐ được thực hiện thông qua việc đánh số TSCĐ và mở sổ theo dõi từng TSCĐ ở các bộ phận của doanh nghiệp.  Các bước tiến hành hạch toán chi tiết bao gồm: - ĐánhTrường số hiệu cho TSCĐ Đại: là việc quyhọc định cho Kinh mỗi TSCĐ mtếột s ố Huếhiệu tương ứng theo những quy tắc nhất định. Đánh số TSCĐ thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý TSCĐ. - Lập thẻ TSCĐ và vào sổ chi tiết TSCĐ theo từng đối tượng: Khi phát sinh nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ, căn cứ vào các chứng từ TSCĐ (được lưu trong hồ sơ của từng TSCĐ), kế toán tiến hành lập thẻ TSCĐ (trường hợp tăng) hoặc huỷ thẻ TSCĐ (trường hợp giảm TSCĐ) và phản ánh vào các sổ chi tiết TSCĐ. Sổ chi SVTH: Trần Thị Hương Thảo 16
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi tiết TSCĐ trong doanh nghiệp dùng để theo dõi từng loại, từng nhóm TSCĐ và theo từng đơn vị sử dụng trên cả hai chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị. Bộ Tài chính đã đưa ra hai mẫu sổ chi tiết TSCĐ bao gồm: Mẫu 1: sổ TSCĐ (dùng chung cho toàn doanh nghiệp). Sổ được mở cho cả năm và phải phản ánh đầy đủ các thông tin chủ yếu như các chỉ tiêu chung, các chỉ tiêu tăng nguyên giá, khấu hao và chỉ tiêu giảm nguyên giá TSCĐ. Mẫu 2: Sổ tài sản theo đơn vị sử dụng. Sổ này dùng để theo dõi TSCĐ và công cụ lao động nhỏ của từng bộ phận, từng đơn vị trong doanh nghiệp. Chứng Lập Sổ kế Bảng Báo từ hoặc toán chi tổng cáo tài TSCĐ hủy thẻ tiết hợp chi chính tiết Ghi hằng ngày Ghi cuối kỳ Sơ đồ 1.1: Quy trình kế toán chi tiết TSCĐ Từ các sổ chi tiết TSCĐ, cuối kỳ kế toán sẽ căn cứ để lập bảng tổng hợp chi tiết tăng giảm TSCĐ. Và dựa vào bảng tổng hợp chi tiết tăng giảm TSCĐ này, kế toán lập các BCTC. 1.2.2. Kế toán tổng hợp TSCĐHH 1.2.2.1. Chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ a. Chứng từ sử dụng Các chứng từ kế toán là căn cứ pháp lý để kế toán hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. ĐểTrường hạch toán các nghiệ pĐại vụ liên quan học đến TSCĐ, Kinh kế toán dự atế vào cácHuế chứng từ sau: - Chứng từ tăng, giảm: là các quyết định tăng, giảm TSCĐ của chủ sở hữu. - Chứng từ TSCĐ: theo quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính, có 5 loại chứng từ TSCĐ: + Biên bản bàn giao TSCĐ - Mẫu số 01- TSCĐ + Biên bản thanh lý TSCĐ - Mẫu số 02- TSCĐ + Biên bản giao nhận TSCĐ, SCL đã hoàn thành - Mẫu số 03- TSCĐ SVTH: Trần Thị Hương Thảo 17
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi + Biên bản kiểm kê TSCĐ - Mẫu số 04- TSCĐ + Biên bản đánh giá lại TSCĐ - Mẫu số 05- TSCĐ - Chứng từ khấu hao TSCĐ: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - Mẫu số 06- TSCĐ  Bộ hồ sơ, chứng từ tài sản cố định cụ thể trong doanh nghiệp của từng loại nghiệp vụ kế toán tài sản cố định được trình bày dưới đây: Bộ hồ sơ TSCĐ mua mới: + Hợp đồng mua tài sản/hợp đồng nhập khẩu + Hoá đơn giá trị gia tăng/hoá đơn thông thường mua tài sản + Hoá đơn nguyên nhiên vật liệu, cấu kiện đi kèm + Chứng từ chuyển giao, thuê chuyên gia, vận chuyển lắp đặt nếu có + Biên bản giao nhận tài sản của người bán cho công ty + Chứng từ/biên lại nộp thuế (Lệ phí trước bạ, thuế trực thu) Bộ hồ sơ tài sản cố định xây lắp hoàn thành, sửa chữa lớn tài sản cố định + Bản vẽ kỹ thuật + Dự toán chi phí và tiêu hao + Hợp đồng thi công, xây lắp, sửa chữa, gia công (thuê ngoài) + Hồ sơ quyết toán, bản vẽ hoàn công khi nghiệm thu – bàn giao. + Tập hợp chi phí do công ty trực tiếp thực hiện về: vật tư, nhân công theo nguyên tắc thực tế phát sinh có hoá đơn tài chính hoặc chứng từ hợp lý – hợp lệ + Biên bản nghiệm thu từng phần/toàn phần + Biên bản bàn giao tài sản cố định xây lắp, sửa chữa hoàn thành + Hoá đơn tài chính cho giá trị thuê gia công, xây lắp hoàn thành + Hợp đồng vay vốn và chứng từ trả lãi vay (nếu có) TrườngBộ hồ sơ TSCĐ thanhĐại lý, như họcợng bán Kinh tế Huế + Biên bản họp hội đồng quản trị đồng ý thanh lý tài sản + Quyết định của giám đốc về việc thanh lý tài sản cố định + Hợp đồng thanh lý nhượng bán tài sản cố định + Hoá đơn giá trị gia tăng ghi theo giá bán đàm phán được + Chứng từ thanh toán theo hoá đơn + Biên bản bàn giao tài sản cho người mua SVTH: Trần Thị Hương Thảo 18
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Bộ hồ sơ trích khấu hao TSCĐ + Căn cứ vào hồ sơ tài sản, kế toán lập bảng tổng hợp và khấu hao tài sản cố định theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 200. + Căn cứ kết quả tính khấu hao TSCĐ đã lập, kế toán ghi nhận chi phí tương ứng của từng khoản mục/bộ phận theo quyết định đưa vào sử dụng và bàn giao. b. Quy trình luân chuyển chứng từ Ban giao nhận Chủ sở hữu Kế toán TSCĐ (ban thanh lý) Lưu Nghiệp hồ sơ vụ (1) (2) (3) (4) kế TSCĐ toán Quyết định Giao nhận (hoặc thanh Lập hoặc hủy thẻ lý) TSCĐ và lập biên tăng, giảm TSCĐ, ghi sổ chi TSCĐ bản giao nhận (hoặc tiết, tổng hợp biên bản thanh lý) Sơ đồ 1.2: Quy trình tổ chức chứng từ TSCĐ Khi có nhu cầu đầu tư đổi mới hoặc thanh lý, nhượng bán cũng như các nghiệp vụ khác liên quan đến TSCĐ, chủ sở hữu sẽ ra các quyết định tăng, giảm, đánh giá lại TSCĐ (1) Khi đó doanh nghiệp phải thành lập ban giao nhận TSCĐ với trường hợp tăng tài sản (hoặc ban thanh lý với trường hợp giảm TSCĐ, ban kiểm nghiệm kỹ thuật các công trình sửa chữa lớn). Ban này có nhiệm vụ nghiệm thu, giao nhận (hoặc tiến hành thanh lý) TSCĐ và lập biên bản giao nhận (hoặc biên bản thanh lý, biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành) tuỳ từng trường hợp công việc cụ thể (2). Lúc này, kế toán mới tiến hành lập thẻ TSCĐ (nếu mua sắm, đầu tư mới TSCĐ), ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp, tính và phân bổ khấu hao, lập kế hoạch và theo dõi quá trình sửa chữa TSCĐTrường (3) Cuối cùng làĐại bảo quả nhọc và lưu ch Kinhứng từ theo quy tế đị nhHuế (4). 1.2.2.2. Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 211- TSCĐHH làm tài khoản trung tâm để hạch toán tăng, giảm TSCĐHH. Tài khoản này được mở chi tiết cấp 2. Bên cạnh đó, kế toán TSCĐHH còn sử dụng các tài khoản khác như: TK 111, TK 811, TK 411, Kế toán sử dụng TK 2141- Hao mòn TSCĐHH để làm tài khoản trung tâm hạch toán hao mòn TSCĐHH. Ngoài ra còn một số TK liên quan như: TK 627, TK641, TK 642, TK 353, SVTH: Trần Thị Hương Thảo 19
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Kế toán sử dụng TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ để hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến sửa chữa lớn TSCĐ. Tùy từng trường hợp sữa chữa mà kế toán sử dụng các tài khoản liên quan khác như tài khoản chi phí (TK 627, TK 641, TK 642), TK 111, TK 331. TK112, TK 334, 1.2.2.3. Phương pháp hạch toán a. Hạch toán tình hình biến động tăng giảm TSCĐHH TK 211 TK 811 TK 111,112,331, 341 Thanh lí, nhượng bán TSCĐ Mua TSCĐ Nguyên giá GTCL TK 1332 Thuế GTGT TK 214 Số đã hao mòn TK 154, 155 TSCĐ tự sản xuất TK 217 TK 2212,2213 BĐSĐT chuyển thành TSCĐ TK 214 Số đã hao mòn TK 221 Nhận lại vốn góp Góp vốn liên doanh liên kết bằng TSCĐ TK 241 TSCĐ do XDCB hoàn TK 711 TK 811 thành bàn giao TK 411 Chênh lệch giá đánh Chênh lệch giá đánh Nhận vốn góp giá lại > GTCL giá lại < GTCL bằng TSCĐ Trường Đại học Kinh tế HuếTK 412,1381 Giảm khác TK 222, 3381 TK 214 Tăng khác Số đã hao mòn Đồng thời căn cứ vào nguồn hình thành TSCĐ để ghi tăng nguồn vốn chủ sở hữu Sơ đồ 1.3: Hạch toán tăng giảm TSCĐHH SVTH: Trần Thị Hương Thảo 20
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi b. Hạch toán khấu hao TSCĐHH TK 2141 TK 211 TK 627,641,642 Định kì trích KH TSCĐHH vào Giảm hao mòn TSCĐHH do chi phí SXKD thanh kí nhượng bán TK 3532,3533 Hao mòn TSCĐHH dùng cho hoạt động phúc lợi TK 811 2141 TK 211 Giá trị còn Nhận TSCĐHH đã sử dụng lại TK 411 Giá trị còn lại Sơ đồ 1.4: Hạch toán khấu hao TSCĐHH c. Hạch toán sữa chữa TSCĐHH  Hạch toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ HH Khi sửa chữa thường xuyên kế toán căn cứ vào chi phí sửa chữa thực tế phát sinh để phản ánh vào chi phí SXKD trong kì: Nợ TK 627, 641,642 Phản ánh vào chi phí trong kì Có TK 111, 112, 331,152,334, Chi phí sửa chữa  Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ HH.  Nếu sửa chữa có kế hoạch - Hàng tháng kế toán sẽ trích trước một khoản chi phí sẽ phải trả TrườngNợ TK 627, 641,642:Đại Chi học phí SXKD Kinh. tế Huế Có TK 335 : Số theo kế hoạch. - Khi tiến hành sửa chữa TSCĐ thì toàn bộ chi phí thực tế phát sinh kế toán ghi Nợ TK 2413 : Số thực tế phát sinh Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 111, 112, 331. - Khi công việc sửa chữa hoàn thành SVTH: Trần Thị Hương Thảo 21
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi o Nếu số kế hoạch lớn hơn số thực tế Nợ TK 335: Số kế hoạch Có TK 2413 : Số thực tế phát sinh Có TK 627,641,642: Chênh lệch số kế hoạch và số thực tế. o Nếu số kế hoạch nhỏ hơn số thực tế phát sinh Nợ TK 335: Số kế hoạch Nợ TK 627,641,642: Chênh lệch số kế hoạch và số thực tế. Có TK 2413: Số thực tế phát sinh. o Nếu số thực tế bằng số kế hoạch Nợ TK 335: Số kế hoạch. Có TK 2413: Số thực tế phát sinh.  Nếu sửa chữa lớn ngoài kế hoạch Khi tiến hành sửa chữa, kế toán phản ánh chi phí thực tế phát sinh Nợ TK 2413: Số thực tế Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 111, 112, 331: Số tiền phải trả. Khi công việc sửa chữa hoàn thành kế toán kết chuyển để phân bổ dần Nợ TK 242: Chi phí trả trước. Có TK 2413 : Số thực tế. Hàng tháng kế toán phân bổ dần 1 khoảng chi phí SXKD Nợ TK 627, 641, 642: Chi phí SXKD trong kì Có TK 242: Chi phí trả trước. Trường Hạch toán s ửaĐại chữa cả i họctạo nâng cKinhấp TSCĐ HH tế Huế Tập hợp chi phí nâng cấp TSCĐ HH: Nợ TK 2413: Giá thành thực tế công việc sửa chữa Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111,112,131,152,214,334,331, Khi công việc sửa chữa hoàn thành Nợ TK 211 – TSCĐ HH. Có TK 2413 – Xây dựng cơ bản dở dang. SVTH: Trần Thị Hương Thảo 22
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 1.2.2.4. Tổ chức sổ kế toán tổng hợp Các sổ kế toán tổng hợp sử dụng trong hạch toán TSCĐ tuỳ theo hình thức tổ chức sổ mà doanh nghiệp hiện đang áp dụng, bao gồm: - Hình thức Nhật ký- sổ cái - Hình thức Nhật ký chung. - Hình thức Chứng từ ghi sổ. - Hình thức Nhật ký- chứng từ - Hình thức kế toán trên máy vi tính Trong Khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin trình bày cụ thể về hình thức Nhật ký chung và hình thức kế toán trên máy vi tính. Sau đây là quy trình tổ chức sổ kế toán: Sơ đồ 1.5: Quy trình tổ chức sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung - HàngTrường ngày, căn cứ vàoĐại các ch ứhọcng từ đã kiKinhểm tra đượ ctế dùng Huếlàm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì sau khi ghi sổ NKC kế toán ghi vào các sổ chi tiết liên quan. - Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc SVTH: Trần Thị Hương Thảo 23
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). - Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. Sơ đồ 1.6: Quy trình tổ chức sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính - Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ,Trường tài khoản ghi Có đĐạiể nhập d ữhọc liệu vào Kinhmáy vi tính theotế các Huế bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. - Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động cập nhật vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ cái hoặc Nhât ký – Sổ cái, ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. - Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữu số liệu tổng hợp với SVTH: Trần Thị Hương Thảo 24
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. - Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định. 1.3. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐHH của doanh nghiệp Trong doanh nghiệp sản xuất, TSĐHH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản dài hạn và đóng vai trò rất quan trọng góp phần vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp.Vì vậy, doanh nghiệp luôn phải chú trọng đến công tác quản lý TSCĐHH để ngày càng hoàn thiện hơn. Muốn vậy nhà quản lý phải yêu cầu kế toán tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ. Thông qua phân tích, đánh giá cho thấy được những ưu, nhược điểm trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, trong quá trình trang bị và sử dụng TSCĐ. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến phương thức đầu tư, đổi mới công tác quản lý và có giải pháp sử dụng hiệu quả TSCĐ. 1.3.1. Biến động TSCĐHH Khi phân tích tình hình TSCĐ, trước hết phải xem xét tình hình tăng giảm của TSCĐ giữa thực tế với kế hoạch, giữa cuối kỳ với đầu năm. Đồng thời tính và so sánh tốc độ tăng và tỷ trọng của từng loại TSCĐ. Xu hướng có tính hợp lý là xu hướng TSCĐ (đặc biệt là máy móc thiết bị) dùng trong sản xuất phải lớn hơn TSCĐ dùng ngoài sản xuất, có vậy mới tăng được năng lực sản xuất của DN, các loại TSCĐ khác vừa đủ cân đối để phục vụTrường cho các thiết bị sản Đạixuất và gi ảhọcm đến m ứKinhc tối đa TSCĐ tế chờ xHuếử lý.  Phân tích biến động về quy mô TSCĐ - Hệ số tăng TSCĐ: Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ Hệ số tăng TCSĐ = Giá trị TSCĐ có BQ trong kỳ Trong đó: Giá trị TSCĐ có BQ trong kỳ = ½ ( Giá trị TSCĐ đầu kỳ + Giá trị TSCĐ cuối kỳ) Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ bao gồm cả những TSCĐ cũ thuộc nơi khác điều đến. SVTH: Trần Thị Hương Thảo 25
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Hệ số giảm TSCĐ: Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ Hệ số giảm TCSĐ = Giá trị TSCĐ có BQ trong kỳ Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ bao gồm những TSCĐ hết hạn sử dụng, đã thanh lý hoặc chưa hết hạn sử dụng được điều động đi nơi khác và không bao gồm phần KH. Hai chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng (giảm ) TSCĐ do mọi nguyên nhân. Nếu hệ số tăng TSCĐ > Hệ số giảm TSCĐ chứng tỏ quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang được mở rộng và ngược lại. - Hệ số đổi mới TSCĐ Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ Hệ số đổi mới TCSĐ = Giá trị TSCĐ hiện có cuối kỳ Trong đó: Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ bao gồm cả chi phí hiện đại hóa. Hệ số này cho biết trong tổng số TSCĐ hiện có cuối kỳ thì có bao nhiêu TSCĐ mới được bổ sung trong năm. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ năng lực SXKD của DN càng cao. - Hệ số loại bỏ TSCĐ Giá trị TSCĐ lạc hậu, cũ giảm trong kỳ Hệ số loại bỏ TCSĐ = Giá trị TSCĐ hiện có đầu kỳ Hệ số này cho biết trong tổng số TSCĐ có đầu kỳ, thì có bao nhiêu đơn vị TSCĐ cũ, lạc hậu được loại bỏ trong kỳ. Hệ số này phản ánh mức độ loại thải TSCĐ trong năm.  Các hệ số tăng và giảm TSCĐ phản ánh chung mức độ tăng giảm thuần thúy về quy mô TSCĐ.  TrườngCác hệ số đổi m ớĐạii TSCĐ vàhọc hệ số lo ạKinhi bỏ TSCĐ ngoàitế viHuếệc phản ánh tăng giảm thuần túy về mặt quy mô tài sản cố đinh còn phản ánh trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật, tình hình đổi mới trang thiết bị của DN.  Phân tích biến động về kết cấu TSCĐ Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng của từng loại, từng bộ phận TSCĐ chiếm trong toàn bộ TSCĐ xét về mặt giá trị. Phân tích kết cấu TSCĐ là xem xét, đánh giá tính hợp lý về sự biến động tỷ trọng của từng loại, từng bộ phận TSCĐ. SVTH: Trần Thị Hương Thảo 26
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Trên cơ sở đó, xây dựng đầu tư TSCĐ theo một cơ cấu hợp lý, nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng của chúng. Cơ cấu TSCĐ phụ thuộc vào đặc điểm về kinh tế kỹ thuật của từng đơn vị, DN. 1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá tình trạng kỹ thuật của TSCĐ Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của TSCĐ là sự hao mòn. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ hao mòn dần và đến một lúc nào đó sẽ không sử dụng được nữa. Mặt khác, quá trình hao mòn TSCĐ diễn ra đồng thời với quá trình SXKD. Nghĩa là sản xuất càng nhiều bao nhiêu thì hao mòn càng nhanh bấy nhiêu. Bởi vậy, việc phân tích trình trạng kỹ thuật của TSCĐ là một vấn đề hết sức quan trọng, nhằm đánh giá đúng mức TSCĐ của doanh nghiệp còn mới hay cũ hoặc mới, cũ ở mức nào, có biện pháp đúng đắn để tái sản xuất TSCĐ. Để phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ, cần phân tích chỉ tiêu Hệ số hao mòn TSCĐ, công thức tính như sau: Giá trị hao mòn TSCĐHH Hệ số hao mòn TSCĐ = Nguyên giá TSCĐHH  Nếu hệ số hao mòn TSCĐ càng gần 1, chứng tỏ TSCĐ càng cũ và doanh nghiệp phải chú trọng đến việc đổi mới và hiện đại hóa TSCĐ  Nếu hệ số hao mòn càng nhỏ hơn 1 bao nhiêu, chứng tỏ TSCĐ của doanh nghiệp đã được đổi mới. 1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá tình hình trang bị TSCĐ Phân tích tình hình trang bị TSCĐ là đánh giá mức độ đảm bảo TSCĐ, đặc biệt là máy mócTrường thiết bị sản xuất choĐại lao độ ng,học cho m ộKinht đơn vị diện tíchtế s ảHuến xuất, trên cơ sở đó có kế hoạch trang bị thêm TSCĐ, nhằm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Chỉ tiêu để đánh giá tình hình trang bị trang bị TSCĐ đó là hệ số trang bị TSCĐ cho sản xuất phản ánh trình độ trang bị TSCĐ cho một lao động trực tiếp sản xuất. Chỉ tiêu này càng tăng chứng tỏ trình độ cơ giới hóa của DN càng cao. Công thức như sau: SVTH: Trần Thị Hương Thảo 27
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Hệ số trang bị TSCĐHH cho lao Nguyên TSCĐHH bình quân = động sản xuất Số lao động bình quân Chỉ tiêu này cho biết bình quân mỗi lao động được trang bị bao nhiêu đơn vị giá trị TSCĐ, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ mức đầu tư, trang bị phương tiện kỹ thuật cho người lao động càng cao và ngược lại. 1.3.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ Hiệu quả sử dụng tài sản cố đinh phản ánh trình độ sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí về TSCĐ là nhỏ nhất. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ chính là kết quả của việc cải tiến tổ chức lao động và tổ chức sản xuất, hoàn chỉnh kết cấu tài sản cố đinh, hoàn thiện những khâu yếu kém hoặc lạc hậu của quy trình công nghệ. Đồng thời, sử dụng có hiệu quả TSCĐ hiện có là biện pháp tốt nhất để sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả. Bao gồm các chỉ tiêu sau: - Sức sản xuất của TSCĐ Doanh thu thuần Sức sản xuất của TSCĐ = Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá TSCĐ đầu tư trong kỳ thì thu lại đươc bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng cao thể hiện TSCĐ hoạt động tốt. - Sức sinh lợi của TSCĐ Lợi nhuận sau thuế Sức sinh lợi của TSCĐ = Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng giá trị TSCĐ sử dụng trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồTrườngng lợi nhuận sau thu Đạiế. Chỉ tiêu học này càng Kinh cao chứng t ỏtế hiệu quHuếả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp là tốt. - Sức hao phí của TSCĐ Nguyên giá bình quân TSCĐ Sức hao phí của TSCĐ = Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ thì cần bao nhiêu đồng giá trị TSCĐ. SVTH: Trần Thị Hương Thảo 28
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐHH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐHH TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Giới thiệu chung về Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển  Giới thiệu chung - Tên cơ quan: Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế - Tên giao dịch quốc tế: Thua Thien Hue Power Company - Tên viết tắt tiếng Anh: PC THUA THIEN HUE - Trụ sở chính: 102 Nguyễn Huệ, Phường Vĩnh Ninh, Tp Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế - Điện thoại: (0234) 2211222 – 2220220 - Fax: (84-0234) 2220330 - Website: - Email: pctth@pctth.vn  Ngành nghề kinh doanh Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế thực hiện nhiệm vụ SXKD theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số: 0400101394 – 003 do Sở kế hoạch và đầu tư Thừa Thiên Huế cấp, đăng ký lần đầu vào ngày 19/05/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 3 vào ngày 12/04/2017, hoạt động với các ngành nghề: - SXKD điện năng; - Giám sát các công trình lưới điện (Từ cấp điện áp 35 kV trở xuống); - Khảo sát, thiết kế các công trình lưới điện (Từ cấp điện áp 35 kV trở xuống); - Sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện và dụng cụ đo điện; - STrườngửa chữa, đại tu thi ếĐạit bị điện (Thọcừ cấp đi ệKinhn áp 35 kV tr ởtế xuố ng);Huế - Xây dựng, cải tạo lưới điện (Từ cấp điện áp 35 kV trở xuống); - Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng;  Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế là doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng công ty Điện lực miền Trung, hoạt động đa ngành nghề trong đó ngành nghề chính là sản xuất và kinh doanh điện năng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Công ty Điện lực TTH mà SVTH: Trần Thị Hương Thảo 29
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi tiền thân là Sở quản lý và phân phối điện Bình Trị Thiên thuộc Công ty Điện lực Miền Trung được thành lập ngày 28/12/1976. Từ năm 1989 do tỉnh Bình Trị Thiên được tách thành 3 tỉnh: ngày 15/10/1989 Bộ Năng Lượng đã có Quyết định số 646 NL/TCCB-LĐ thành lập Sở Điện lực Thừa Thiên Huế và đến ngày 08/3/1996 được đổi tên là Điện lực Thừa Thiên Huế. Công ty Điện lực TTH chính thức được thành lập theo Quyết định số 230/QĐ-EVN ngày 14 tháng 4 năm 2010 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi mô hình hoạt động của Điện lực TTH. Công ty Điện lực TTH có vai trò chủ đạo trong nhiệm vụ cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh – quốc phòng và đời sống nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Luôn nỗ lực phấn đấu hết mình để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện của khách hàng với chất lượng và dịch vụ ngày càng tốt hơn. Với mục tiêu xây dựng niềm tin, sự tín nhiệm bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ, sự trung thực và tinh thần trách nhiệm, Công ty Điện lực TTH cam kết với mọi đối tác sẽ luôn đảm bảo chất lượng là mục tiêu hàng đầu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Sau hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Điện lực TTH không ngừng phát triển lớn mạnh về mô hình tổ chức, quy mô tài sản, nguồn nhân lực, cung cách quản lý đạt nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, có tầm ảnh hưởng rộng lớn, tác động tích cực đến phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh quốc phòng, đời sống nhân dân trong khu vực. Công ty Điện lực TTH được Nhà nước ghi nhận tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (1996), Huân chương lao động hạng Nhì (2008), bằng khen của Chính phủ (2012) và là một trong các đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua Lao động sản xuất hàng năm của EVNCPC, EVN; được Chính phủ, Bộ Công Thương, EVN và UBND Trườngtỉnh tặng Cờ Thi đua Đại xuất sắc cùnghọc nhiề uKinh phần thưởng tế cao qHuếuý khác. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm kinh doanh 2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ  Chức năng Chức năng chính của công ty Điện lực TTH là sản xuất và kinh doanh điện năng. Ngoài ra, công ty còn có một số hoạt động phụ khác nhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể. SVTH: Trần Thị Hương Thảo 30
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi  Nhiệm vụ Với chức năng chính là kinh doanh điện năng, Điện lực TTH phải thực hiện nhiệm vụ: - Dự báo nhu cầu sử dụng điện theo từng khu vực và các thành phần kinh tế nhằm quy hoạch, đầu tư xây dựng phát triển hệ thống điện, đảm bảo “điện luôn đi trước một bước” trong phát triển kinh tế, xã hội. - Quản lý, vận hành hệ thống lưới điện phân phối có cấp điện áp từ 35 KV trở xuống. Đảm bảo tính đầy đủ, liên tục, an toàn, hiệu quả kinh tế cao. - Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh điện năng như: giao tiếp khách hàng và hợp đồng mua bán điện; đo đếm điện năng sử dụng; áp giá bán điện, thu tiền điện, quản lý chăm sóc khách hàng - Bồi dưỡng, kiểm tra việc thực hiện quy trình, quy phạm quản lý vận hành và kinh doanh điện. 2.1.2.2. Đặc điểm kinh doanh Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh điện năng nên công ty Điện lực Thừa Thiên Huế nói riêng và toàn ngành điện nói chung có những đặc thù sau: - Sản phẩm sản xuất ra là vô hình, có tiêu thụ mới có sản phẩm do đó không tồn tại dạng sản phẩm tồn kho, dở dang hay dự trữ. - Sản phẩm được vận chuyển bằng đường dây truyền tải điện kỹ thuật và được đo đếm bằng đồng hồ đo điện. - Vốn đầu tư lớn, tài sản dàng trải khắp nơi và đến tận hộ sử dụng điện. - Là ngành độc quyền nên ngoài mục tiêu kinh tế còn phải thực hiện nhiệm vụ chính trTrườngị, xã hội Đại học Kinh tế Huế 2.1.3. Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2015-2017 Lao động là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của doanh nghiệp để tiến hành hoạt động SXKD. Một cơ cấu lao động hợp lý và trình độ lao động cao là yếu tố thúc đẩy cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao. SVTH: Trần Thị Hương Thảo 31
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Là một đơn vị mà hoạt động SXKD có liên quan mật thiết đến công nghệ kỹ thuật, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế rất quan tâm đến tình hình lao động. Bảng 2.1: Tình hình lao động tại Công ty Điện lực TTH năm 2015-2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Chênh Chênh SL % SL % SL % % % lệch lệch Tổng số lao động 784 100,00 771 100,00 726 100,00 (13) (1,66) (45) (5,84) 1. Theo tính chất Trực tiếp sản 693 88,39 680 88,20 506 69,70 (13) (1,88) (174) (25,59) xuất Gián tiếp quản lý 91 11,61 91 11,80 120 16,53 - - 29 31,87 2. Theo giới tính Nữ 121 15,43 112 14,53 108 14,88 (9) (7,44) (4) (3,57) Nam 663 84,57 659 85,47 618 85,12 (4) (0,60) (41) (6,22) 3. Theo độ tuổi Dưới 30 98 12,50 94 12,19 70 9,64 (4) (4,08) (24) (25,53) Dưới 40 256 32,65 263 34,11 279 38,43 7 2,73 16 6,08 Dưới 50 216 27,55 210 27,24 196 27,00 (6) (2,78) (14) (6,67) Dưới 60 213 27,17 203 26,33 166 22,87 (10) (4,69) (37) (18,23) 60 1 0,13 1 0,13 15 2,07 - - 14 1.400 4. Theo quy định lao động nhà nước Viên chức 265 33,80 266 34,50 279 38,43 1 0,38 13 4,89 Nhân viên 33 4,21 25 3,24 31 4,27 (8) (24,24) 6 24,00 Công nhân 486 61,99 479 62,13 426 58,68 (7) (1,44) (53) (11,06) (Nguồn: Phòng tổ chức và nhân sự) Trên đây là bảng phân loại và phân tích tình hình lao động của công ty Điện lực Huế qua 3 năm 2015-2017. Quan sát bảng ta thấy rằng biến động của lao động trong 3 năm qua có xu hướng giảm. Năm 2016, tổng số lao động là 771 người giảm 13 người, tương đương giảm 1,66% so với năm 2015. Nguyên nhân của biến động này là do năm 2016 công ty thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức sắp xếp lại các phòng ban và đổi tên cho phù hợpTrường với đặc điểm quả nĐại lý. Năm 2017,học tổng Kinhsố lao động ctếủa công Huế ty tiếp tục giảm thêm 45 người tương đương giảm 5.84% so với năm 2016. Nằm trong chương trình triển khai sửa chữa nóng lưới điện phân phối 22kV với mục tiêu cuối năm 2017, đầu năm 2018 sẽ áp dụng tại 13/13 Công ty Điện lực thành viên của Tổng công ty điện lực miền Trung, Điện lực TTH nằm trong giai đoạn 01 và đã được đào tạo nhân sự, cấp dụng cụ, phương tiện làm việc và triển khai công tác thực tế vào cuối quý IV năm 2016. Đội sửa chữa nóng lưới điện Hotline được thành lập từ ngày 01/06/2016 là một SVTH: Trần Thị Hương Thảo 32
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi bước giúp Điện lực TTH ứng dụng các công nghệ mới vào công tác quản lý vận hành lưới điện để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng và hạn chế tối đa việc mất điện cũng như không để xảy ra sự cố lưới điện, nhờ đó đảm bảo tính ổn định và liên tục trong việc sử dụng điện của khách hàng. Tuy thành lập thêm Đội sửa chữa nóng lưới điện Hotline nhưng do các chi nhánh điện thuộc huyện, xã trên địa bàn tỉnh giảm nhân lực vì Công ty thay đổi hình thức thanh toán tiền điện nên không cần nhân viên đến tận nhà người dân thu tiền như những năm trước. Vì vậy, số lượng lao động giảm đáng kể. Để tìm hiểu kỹ hơn, ta đi vào phân tích tình hình lao động của công ty theo các chỉ tiêu phân loại.  Phân theo tính chất Quá trình tổ chức kinh doanh, bố trí nguồn lao động hợp lý giữa cơ cấu lao động trực tiếp sản xuất và gián tiếp sản xuất. Số lao động trực tiếp tham gia tạo ra sản phẩm điện họ quyết định năng suất, chất lượng sản xuất. Tuy, số lượng lao động gián tiếp không trực tiếp tham gia vào lĩnh vực sản xuất nhưng là trung tâm đầu não, có vai trò quan trọng lớn trong việc điều hành, quản lý giúp cho hoàn thành mục tiêu của đơn vị. Số lượng lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm giảm dần qua 3 năm. Năm 2016 là 13 người (giảm 1,88% so năm 2015), năm 2017 giảm mạnh tới 174 người (giảm 25,59% so với năm 2016). Trong khi đó, đội ngủ cán bộ, công nhân gián tiếp quản lý năm 2015 và 2016 không đổi, đến năm 2017 thì tăng 29 người tương đương tăng 31,87% so với năm 2016. Nhìn vào tình hình lao động trực tiếp và gián tiếp của công ty qua 3 năm ta có thể thấy đươc chính sách nguồn nhân lực hiện tại của công ty tập trung giảm số lượng lao động trực tiếp để đào tạo, quản lý tốt hơn chấTrườngt lượng đồng thời tăngĐại số lư ợhọcng cán bộ Kinhquản lý để đi tếều hành Huế tốt hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty trong thời gian sắp tới.  Phân theo giới tính Điện lực là một ngành mà hoạt động chính là sản xuất và kinh doanh điện năng. Do đó tính chất công việc chủ yếu là nặng nhọc và mức độ nguy hiểm cao. Điều này hoàn toàn không thích hợp với lao động là nữ. Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy tỷ lệ lao động nữ chiếm không cao trong tổng số lao động ở công ty (chỉ chiếm từ 14,5% đến 15.5%), SVTH: Trần Thị Hương Thảo 33
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi biến động lao động nữ trong 3 năm có xu hướng giảm. Số lượng lao động nữ ở đây chủ yếu làm việc ở các bộ phận ngoài sản xuất. Lao động nam là lực lượng chiếm đa số và trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất như: xử lý sự cố, mắc dây đặt điện, vận hành lưới điện Số lượng lao động nam giảm nhẹ với mức 0,6% năm 2016 chủ yếu là do thôi việc và nghỉ hưởng chế độ hưu trí. Đến năm 2017 lại tiếp tục giảm 41 người tương đương giảm 6,22%.  Phân theo độ tuổi Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy độ tuổi người lao động ở công ty Điện lực TTH tập trung chủ yếu từ 30 đến 50 tuổi. Nhìn chung ở mỗi mức tuổi số người lao động có xu hướng giảm nhưng riêng độ tuổi từ trên 30 tuổi đến 40 tuổi lại có xu hướng tăng. Đây là độ tuổi lao động thể hiện nguồn nhân lực đã lành nghề, có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các công việc được giao. Độ tuổi lao động từ 40 đến 60 cũng chiếm tỷ trọng lớn chỉ sau độ tuổi dưới 40 trong tổng số lao động. Ở độ tuổi này chiếm phần lớn đó là lãnh đạo công ty, những người đã có kinh nghiệm dày dạn trong ngành. Dù chỉ chiếm khoảng trên dưới 10% trong tổng số lao động của công ty nhưng độ tuổi lao động dưới 30 tuổi là nguồn nhân lực trẻ có nhiều đóng góp trong các hoạt động đoàn hội, năng động, sáng tạo trong công việc cũng như các hoạt động văn thể mỹ của đơn vị. Công ty luôn tuân thủ chế độ nghỉ hưu của nhà nước, lao động nam sẽ nghỉ hưu ở độ tuổi 60 và nữ là 55 tuổi, năm 2017 ghi nhận 15 cán bộ nghỉ hưu làm một phần nguồn nhân lực của công ty tiếp tục giảm. Trong những năm sắp tới công ty đang có kế hoạch tuyển thêm nhiều vị trí để bổ sung nguồn nhân lực vào bộ máy hoạt động.  Phân theo quy định lao động của nhà nước PhânTrường loại theo quy định Đại lao động học của nhà nưKinhớc thì với tếtrường Huế hợp của Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế lao động được chia làm 3 loại là viên chức, nhân viên và công nhân. Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng chênh lệch giữa ba loại lao động này là khá lớn, trong đó công nhân chiếm trung bình trên 60%. Đây là đội ngũ lao động chính trong công ty vì các đối tượng này có tay nghề phù hợp với công việc của đơn vị . Viên chức và nhân viên tuy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng là lực lượng chính tham gia vào quản lý bộ máy của công ty. Cả 3 loại lao động điều có loại hình lao động dài hạn, SVTH: Trần Thị Hương Thảo 34
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi điều này cho thấy rằng việc làm ở công ty là rất ổn định, nhu cầu về lao động lâu dài là rất lớn. Đây là cơ sở cho hoạt động của công ty được tiến hành thuận lợi, giúp cho việc quản lý lao động cũng như các chế độ về đãi ngộ lao động được tốt hơn. 2.1.4. Đặc điểm về tổ chức quản lý, tổ chức kế toán Công ty Điện lực TTH 2.1.4.1. Tổ chức bổ máy quản lý Bộ máy quản lý của công ty gồm: Giám đốc Công ty, các Phó giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc gồm 13 phòng nghiệp vụ, 01 Đội và 11 đơn vị trực tiếp sản xuất. Trong đó: - Giám đốc: là người do Tổng công ty Điện lực Việt Nam bổ nhiệm, có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng pháp luật và các qui định của ngành. Là người chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về hoạt động của đơn vị, và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các chính sách, chế độ do Nhà nước quy định. - Các Phó giám đốc SXKD: là người giúp việc cho giám đốc, thay mặt giám đốc điều hành và quản lý mọi mặt liên quan đến công tác kinh doanh và các hoạt động kỹ thuật của đơn vị. - Kế toán trưởng: có trách nhiệm trước giám đốc và Công ty Điện lực Miền trung về mọi hoạt động tài chính trong đơn vị, tham mưu cho giám đốc về các vấn đề liên quan đến công tác tài chính. - Phòng kế hoạch và vật tư: là nơi xây dựng kế hoạch SXKD, xây dựng cơ bản ; tổ chức giám sát thi công, nghiệm thu công trình; theo dõi và tổng hợp tình hình sử dụng điện trong toàn tỉnh. Lập kế hoạch về nhu cầu vật tư, tổ chức tiếp nhận, quản lý, cungTrường ứng vật tư cho đơn Đại vị; quả nhọc lý đội xe phKinhục vụ nhiệ mtế vụ SXKDHuế. - Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm thiết kế, dự toán, kiểm tra chất lượng thi công các công trình; soạn thảo các qui trình quản lý, vận hành, sửa chữa, xử lý sự cố các thiết bị điện; lập và quản lý hồ sơ các máy móc thiết bị và lập các phương án cải tạo xây dựng mới nguồn và lưới điện trên địa bàn tỉnh. - Phòng an toàn: trực tiếp theo dõi và tham mưu cho Giám đốc về công tác Kỹ thuật An toàn - Bảo hộ lao động. SVTH: Trần Thị Hương Thảo 35
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi GIÁM ĐỐC Hà Thanh Long PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƯỞNG Nguyễn Đại Phúc Đồng Sỹ Tuấn Hoàng Ngọc Hoài Quang Nguyễn Thân PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG ĐỘI BAN PHÒNG TỔ THANH PHÒNG KẾ PHÒNG PHÒNG PHÒNG TÀI KIỂM SỮA QLDA VĂN QUẢN PHÒNG CHỨC TRA KINH HOẠCH KỸ AN ĐIỀU CHÍNH TRA CHỮA ĐẦU PHÒNG LÝ ĐẦU CNTT VÀ BỎA VỆ DOANH VÀ VẬT THUẬT TOÀN ĐỘ KẾ GSMB NÓNG TƯ TƯ NHÂN PHÁP TƯ TOÁN ĐIỆN LƯỚI XÂY SỰ CHẾ ĐIỆN DỰNG ĐIỆN ĐIỆN ĐIỆN ĐIỆN ĐIỆN ĐIỆN ĐIỆN ĐIỆN ĐIỆN XÍ ĐIỆN LỰC LỰC LỰC LỰC LỰC LỰC LỰC LỰC LỰC NGHIỆP LỰC A NAM BẮC HƯƠNG PHONG QUẢNG PHÚ PHÚ NAM HƯƠNG ĐIỆN LƯỚI SÔNG SÔNG THỦY ĐIỀN ĐIỀN VANG LỘC ĐÔNG TRÀ CƠ HƯƠNG HƯƠNG Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Điện lực TTH Chú thích : quan hệTrường trực tuyến Đại học Kinh tế Huế : quan hệ chức năng SVTH: Trần Thị Hương Thảo 36
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Phòng điều độ: Thực hiện chức năng chỉ huy, điều khiển, quản lý vận hành hệ thống điện trên địa bàn Công ty quản lý, đảm bảo ổn định, chất lượng lưới điện, phương thức vận hành vận hành hệ thống lưới điện thuộc phạm vi quản lý. Quản lý các phương tiện thông tin liên lạc vô tuyến điện của Công ty. - Văn phòng: là nơi quản lý về công trình văn phòng, trang thiết bị văn phòng; phục vụ hội họp, tiếp khách, văn thư và các công việc tạp vụ khác. - Phòng tổ chức và nhân sự: có nhiệm vụ quản lý nhân sự, lao động, tiền lương và các chế độ bảo hiểm xã hội, thi đua, đào tạo - Phòng Thanh tra - Bảo vệ - Pháp chế: tham mưu cho Giám đốc Công ty về các lĩnh vực công tác sau: Công tác thanh tra, kiểm tra, bảo vệ, pháp chế; giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác quốc phòng - an ninh và công tác bảo vệ bí mật và những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động SXKD của Công ty. - Phòng tài chính kế toán: chịu trách nhiệm về công tác kế toán tài chính, quản lý chặt chẽ nguồn vốn cấp, tự bổ sung, thực hiện các chỉ tiêu đúng nguyên tắc. - Phòng quản lý đầu tư: tham mưu cho Giám đốc Công ty chỉ đạo thực hiện chức năng quản lý dự án, công trình đầu tư xây dựng thuộc các nguồn vốn theo phân cấp; quản lý công tác dự toán, đấu thầu xây lắp. - Phòng công nghệ thông tin: Xây dựng, quản lý vận hành hệ các thống: giám sát, điều khiển và thu thập dữ liệu hệ thống điện (SCADA/EMS); hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ thị trường điện; hệ thống viễn thông; hệ thống mạng LAN/WAN và các thiết bị văn phòng; hệ thống thiết bị PCCC; nguồn tự dùng, UPS. - Phòng Kiểm tra giám sát mua bán điện: tham mưu và trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến công tác kiểm tra giám sát; xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động mua,Trường bán và sử dụng Đại điện, công học tác kiể mKinh toán năng lư tếợng thuHuếộc phạm vi quản lý của Công ty. Phòng Kiểm tra giám sát là cơ quan giám sát đồng thời cả bên Bán và bên Mua điện. - Đội sửa chữa nóng lưới điện: quản lý phương tiện, thiết bị và triển khai thực hiện kế hoạch công tác sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế, đấu nối các thiết bị trên lưới đang mang điện 22kV; vệ sinh cách điện trên lưới đang mang điện 22kV, 110kV của các đơn vị thuộc PC Thừa Thiên Huế và các đơn vị bên ngoài nếu có nhu cầu. SVTH: Trần Thị Hương Thảo 37
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng: Quản lý đầu tư xây dựng các công trình lưới Điện do Công ty làm Chủ đầu tư theo hình thức chủ đầu tư quản lý thông qua Ban quản lý lưới điện. Tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế, đầu tư xây đường dây và trạm biến áp cấp điện áp từ 110kV trở xuống, phạm vi Toàn Quốc. Tư vấn lập kế hoạch quản lý môi trường, kế hoạch đền bù tái định cư, kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số các dự án. - Các chi nhánh điện: là các đơn vị trực thuộc, có khuôn dấu riêng, được mở tài khoản chuyên thu tại ngân hàng nơi đóng trụ sở hoạt động. Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về việc thực hiện kế hoạch được giao. 2.1.4.2. Tổ chức bộ máy kế toán a. Sơ đồ bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán vừa tập trung vừa phân tán giúp giảm nhẹ công việc cho kế toán tại văn phòng công ty. Tất cả các hoạt động của chi nhánh điện trên toàn tỉnh Thừa THiên Huế có bộ máy kế toán hoạt động riêng, theo dõi mọi hoạt động của các chi nhánh dưới sự chỉ đạo và theo dõi của kế toán tại văn phòng. Cuối mỗi kì (quý, năm), mỗi đơn vị trực thuộc đều phải nộp báo cáo quyết toán lên cho bộ phận kế toán văn phòng tại công ty. Kế toán văn phòng công ty có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý, trung thực và tổng hợp để lập báo cáo kế toán chung cho toàn bộ công ty và báo cáo lên Tổng công ty Điện lực Miền Trung. KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế Kế Kế Kế Kế Kế Kế Thủ toán toán toán toán toán toán toán quỹ tổng vật tư phải thanh phải xây hợp Trườngthu Đại toánhọc Kinhtrả TSCĐ tế Huếdựng cơ bản Kế toán chi nhánh Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức Bộ máy kế toán tại Công ty Điện lực TTH Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng SVTH: Trần Thị Hương Thảo 38
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Bao gồm: - Kế toán trưởng: có trách nhiệm trước giám đốc và Công ty Điện lực Miền trung về mọi hoạt động tài chính trong đơn vị, tham mưu cho giám đốc về các vấn đề liên quan đến công tác tài chính. - Kế toán tổng hợp: trực tiếp tổng hợp mọi hoạt động của phòng kế toán - tài chính, lập các báo cáo về tình hình hoạt động SXKD để nộp về Công ty theo định kỳ, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiệp vụ kế toán, điều hành hoạt các hoạt động kế toán khi kế toán trưởng đi vắng. - Kế toán nhập vật tư: cập nhật, ghi chép, phản ảnh chính xác, đầy đủ, kịp thời về tình hình xuất, nhập và tồn kho vật tư. - Kế toán phải thu: Theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu của công ty, đảm bảo thu đúng, thu đủ trong thời gian sớm nhất; kiểm duyệt chính sách nợ theo đúng thỏa thuận thanh toán; duy trì việc kiểm soát có hiệu quả các tài khoản công nợ thông qua việc hạn chế tối đa các khoản nợ quá hạn. - Kế toán thanh toán: theo dõi thu chi hàng ngày các khoản mua bán vật tư, theo dõi các khoản tạm ứng, thanh toán lương, bảo hiểm xã hội, - Kế toán phải trả: Thực hiện việc cập nhật, kiểm tra và thực hiện thanh toán đúng hạn cho các khoản chi của công ty; giúp đỡ kế toán trưởng trong việc kiểm tra, thực hiện thanh toán đúng hạn cho các khoản chi tiêu; - Kế toán TCSĐ: theo dõi tình hình tăng giảm và trích khấu hao TSCĐ. - Kế toán xây dựng cơ bản: Phân tích hợp đồng ký kết xây dựng giữa công ty và chủ đầu tư; bóc tách chi phí dự toán công trình. -Trường Thủ quỹ: quản lý tiềĐạin mặt củ ahọc đơn vị, th Kinhực hiện thu chi tế tiề n Huếmặt hàng ngày. - Kế toán các chi nhánh: làm nhiệm vụ thu thập chứng từ, kiểm tra và xử lý sơ bộ chứng từ của chi nhánh rồi gửi về phòng kế toán của công ty Điện lực Thừa Thiên Huế theo định kỳ. b. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán - Chế độ kế toán áp dụng theo Thông tư 200 của Bộ Tài Chính và Quy định Chế độ kế toán trong Tổng Công ty Điện lực miền Trung. - Niên độ kế toán: là một năm bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 SVTH: Trần Thị Hương Thảo 39
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VNĐ - Hệ thống tài khoản kế toán: sử dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp được Bộ Tài chính ban hành và hệ thống tài khoản chi tiết nội bộ của Tổng công ty Điện lực Việt Nam. - Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán máy trên nền tảng Nhật ký chung, sử dụng chương trình kế toán máy FMIS. SỔ KẾ TOÁN Chứng từ - Sổ tổng hợp kế toán gốc PHẦN MỀM - Sổ chi tiết KẾ TOÁN FMIS - Bảng tổng hợp Bảng tổng hợp các chứng từ kế toán - Báo cáo tài chính MÁY VI TÍNH cùng loại - Báo cáo kế toán quản trị Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối quý, năm Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 2.3: Hình thức kế toán của Công ty Điện lực TTH Theo hình thức kế toán này phân hành kế toán TSCĐ hữu hình có trình tự ghi sổ như sau: Hằng ngày, sau khi tiếp nhận các chứng từ gốc ban đầu: Hóa đơn GTGT, Phiếu chi, Ủy Nhiệm chi, Biên bản giao nhận, Biên bản thanh lý, kế toán sẽ tiến hành kiểm tra, phân loại. Sau đó kế toán sẽ nhập số liệu vào máy theo từng phân hành riêng và tiến hành định khoản. Chương trình sẽ tự cập nhập vào thẻ TSCĐ, sổ chi tiết TCSĐ, sổ cái, sổ nhật ký chung và các bảng biểu chứng từ liên quan. PhTrườngần mềm sẽ tự động Đạitính và trích học chi phí Kinhkhấu hao, ch ạtếy vào Huế sổ kế toán chi tiết và tổng hợp TSCĐHH, tổng hợp các bảng trích khấu hao. Sau mỗi nghiệp vụ, kế toán TSCĐ in chứng từ ghi sổ kẹp cùng với chứng từ gốc để lưu rồi đối chiếu các bảng, báo cáo trong hệ thống với nhau để kiểm tra các giá trị nguyên giá, giá trị còn lại, hao mòn và khấu hao trong tháng. Cuối mỗi quý, năm kế toán (hoặc khi có yêu cầu của cấp trên) sẽ tiến hành xuất các loại sổ chi tiết và tổng hợp, các bảng biểu in ra giấy, đóng thành tập để lưu giữ. SVTH: Trần Thị Hương Thảo 40
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Phương pháp kế toán HTK: + Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: theo nguyên tắc giá gốc + Phương pháp tính giá trị HTK: Bình quân gia quyền + Phương pháp hạch toán HTK: kê khai thường xuyên - Nguyên tắc ghi nhận và KH TCSĐ và bất động sản đầu tư: + Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ (hữu hình, vô hình): theo chế độ qui định của nhà nước. + Phương pháp KH TSCĐ (hữu hình, vô hình): phương pháp đường thẳng. - Hệ thống báo cáo tài chính: Công ty lập báo cáo tài chính theo từng quý, hệ thống báo cáo tuân thủ theo hệ thống báo cáo kế toán mà Bộ tài chính quy định. Danh mục báo cáo tài chính được lập ở công ty bao gồm: Bảng cân đối kế toán Mẫu B01-DN Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu B02-DN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu B03-DN Bảng thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu B09-DN 2.1.5. Khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn qua 3 năm 2015-2017 2.1.5.1. Tình hình tài sản Cơ cấu tài sản của Công ty 100% 90% 80% 70%Trường Đại học Kinh tế Huế 60% 50% 92,21 92,61 93,86 Tài sản dài hạn 40% Tài sản ngắn hạn 30% 20% 10% 0% 7,79 7,39 6,14 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài sản của công ty qua 3 năm 2015-2017 SVTH: Trần Thị Hương Thảo 41
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Từ biểu đồ trên ta có thể thấy được, trong cơ cấu tài sản của Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn có sự chênh lệch nhau rất lớn. Năm 2015, tỷ trọng TSDH chiếm tới 92,21% trong tổng tài sản của công ty, tỷ trọng TSNH chỉ chiếm 7,79% trong tổng tài sản của công ty. Đến năm 2016, tỷ trọng TSDH tiếp tục tăng nhẹ thêm 0,4%, đồng thời TSNH giảm thêm 0,4% . Tính đến cuối năm 2017, tỷ trọng TSDH tăng lên thành 93,86%, còn tỷ trọng TSNH lại giảm xuống còn 6,14%. Nhìn chung qua cả 3 năm, tỷ trọng TSNH và TSDH trong tổng tài sản của công ty có sự chênh lệch nhau rất lớn. Tỷ trọng TSDH chiếm trên 90% trong tổng tài sản của công ty, lớn hơn gấp 9 lần so với tỷ trọng của TSNH từ đó cho thấy công ty không chú trọng đến việc cân bằng giữa TSNH và TSDH. Công ty sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực điện năng nên công tác đầu tư cho hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như TSCĐ bài bản, công nghệ tiên tiến, an toàn phải được công ty tập trung thực hiện. Do đặc thù hoạt động sản xuất của công ty nên đòi hỏi nhu cầu vốn đầu tư vào TSDH mà đặc biệt là TSCĐ cao, công ty luôn phải duy trì giá trị TSDH hằng năm chiếm 85% – 95% tổng giá trị tài sản. Vì vậy tỷ trọng TSNH và TSDH như vậy là tương đối hợp lí. Tuy chỉ chiếm chưa tới 10% tổng tài sản, nhưng nhìn vào giá trị số tiền qua các năm (như năm 2017 là gần 51 tỷ) khi đem so sánh với nợ ngắn hạn (như năm 2017 là gần 351,5 tỷ) ta có thể thấy tính thanh khoản của tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty không tốt. Vì lí do này, TSDH chiếm tỷ trọng quá cao so với TSNH trong cơ cấu tổng tài sản cần được cân nhắc hợp lý để không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của công ty. Để tìm Trườnghiểu rõ hơn nguyên Đại nhân tăng học giảm của Kinh tài sản, tiếp tếtheo tôiHuế sẽ đưa ra những nhận xét về tình hình biến động tài sản của công ty qua 3 năm 2015-2017 dựa vào Bảng dưới đây (Xem ở trang tiếp theo). SVTH: Trần Thị Hương Thảo 42
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Bảng 2.2: Biến động tài sản của công ty Điện lực TTH qua 3 năm 2015-2017 Đvt: đồng Năm 2016/Năm 2015 Năm 2017/Năm 2016 Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch % Chênh lệch % I. Tài sản ngắn hạn 48.949.596.281 55.547.567.495 50.913.988.638 6.597.971.214 13,48 (4.633.578.857) (8,34) 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 4.807.011.179 3.821.137.401 2.135.646.034 (985.873.778) (20,51) (1.685.491.367) (44,11) 2. Các khoản phải thu ngắn hạn 28.778.006.228 36.856.912.924 19.460.869.446 8.078.906.696 28,07 (17.396.043.478) (47,20) 3. Hàng tồn kho 15.112.704.092 14.850.138.019 29.201.149.214 (262.566.073) (1,74) 14.351.011.195 96,64 4. Tài sản ngắn hạn khác 251.874.782 19.379.151 116.323.944 (232.495.631) (92,31) 96.944.793 500,25 II. Tài sản dài hạn 579.813.858.297 696.198.079.795 778.370.674.229 116.384.221.498 20,07 82.172.594.434 11,80 1. Tài sản cố định 566.683.988.032 602.314.480.740 691.575.097.032 35.630.492.708 6,29 89.260.616.292 14,82 2. Tài sản dở dang dài hạn 13.129.870.265 85.539.898.989 76.654.079.493 72.410.028.724 551,49 (8.885.819.496) (10,39) 3. Tài sản dài hạn khác - 8.343.700.066 10.141.497.704 8.343.700.066 1.797.797.638 21,55 - Tổng cộng Trường 628.763.454.578 751.745.647.290Đại học 829.284.662.867 Kinh 122.982.192.712 tế Huế 19,56 77.539.015.577 10,31 SVTH: Trần Thị Hương Thảo 43
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Theo số liệu từ bảng biến động của tài sản ta thấy tổng tài sản tăng đều qua 3 năm. Cụ thể năm 2016, tổng tài sản tăng gần 123 tỷ đồng tương đương tăng 19,56% so với năm 2015. Năm 2017, tổng tài sản tăng 77,5 tỷ đồng tương đương tăng 10,31% so với năm 2016. Như vậy, qua 3 năm tổng tài sản tăng mạnh, tính đến cuối năm 2017 thì tổng tài sản của công ty đạt hơn 829 tỷ đồng. Trong tổng tài sản của công ty trong 3 năm 2015 – 2017 thì TSDH luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 90%) so với TSNH. Tuy nhiên, biến động tăng giảm của từng khoản mục tài sản lại trái ngược với tỷ trọng cơ cấu. Cụ thể, năm 2016 TSNH tăng gần 6,6 tỷ đồng tương ứng tăng 13,48%, nhưng năm 2017 lại giảm 4,6 tỷ đồng tương ứng giảm 8,34% so với 2016. Tài sản dài hạn lại tăng đều qua ba năm. Thể hiện rõ qua sự chênh lệch của 2 năm 2015 và 2016 là trên 116 tỷ đồng tương đương tăng 20,07%. Đến năm 2017 thì TSDH lại tiếp tục tăng 82 tỷ đồng, tương đương tăng 11,8% so với 2016. Từ các số liệu và phân tích trên, có thể thấy công ty đang tập trung tăng nguồn TSDH và giảm dần nguồn TSNH để phục vụ sản xuất. Các chính sách của ban giám đốc công ty có sự thay đổi rõ rệt và theo hướng tích cực, phù hợp với mục tiêu đặt ra của Tổng công ty Điện lực Miền Trung và Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong những năm tới. Tài sản của công ty tăng là do công ty mở rộng quy mô sản xuất tăng số trạm biến áp, đường dây cung cấp điện. Tổng tài sản tăng do chủ yếu TSCĐ tăng, TSCĐ năm 2016 tăng đến hơn 35,6 tỷ đồng, tương ứng tăng 6,29% so với năm 2015; năm 2017 tăng so với năm 2016 hơn 89 tỷ đồng (tăng 14,82% so với năm 2016). Đây là những con số rất lớn cho thấy tầm quan trọng của TSCĐ trong tổng tài sản của công ty. TSCĐ tăng nhưng bên cạnh đó thì TSNH biến động không đồng đều, nếu xét đến cuối nămTrường 2017 thì TSNH giảmĐại một phầnhọc do doanh Kinh nghiệp đã tế thu hồiHuế được các khoản phải thu ngắn hạn, số vốn bị chiếm dụng giảm nhiều so với hai năm trước. Bên cạnh đó khoản mục tiền và tương đương tiền giảm dần. Sự giảm xuống của tài khoản tiền và các khoản tương đương tiền về mặt lý thuyết là xấu vì nó sẽ làm cho khả năng thanh toán của công ty giảm xuống tuy nhiên nếu lượng tiền nhàn rỗi quá nhiều thì cũng sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Trong trường hợp của công ty, do khoản mục này giảm mạnh (năm 2017 giảm 44,11% so với năm 2016) nên đây là một dấu hiệu xấu SVTH: Trần Thị Hương Thảo 44
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi cho thấy khả năng thanh toán của công ty giảm. Điện là một loại sản phẩm đặc biệt, chính vì vậy mà hàng tồn kho của công ty chỉ gồm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chứ không có thành phẩm và sản phẩm dở dang. Tuy nhiên, đây vẫn được coi là một khoản mục không nhỏ trong TSNH . Mặc dù năm 2016 giá trị của HTK có giảm nhẹ so với 2015 nhưng đến 2017 giá trị HTK tăng mạnh tới 96,64%. Xu hướng này cho thấy hoạt động sản xuất của công ty đang phát triển rất thuận lợi do đó mà yêu cầu về dự trữ tăng lên, trong đó chủ yếu là vật tư và nguyên nhiên liệu. Với lượng tồn kho nguyên vật liệu như thế, công ty cần có kế hoạch sử dụng chúng một cách có hiệu quả và tiết kiệm nhất để đem lại hiệu suất cao cho công việc SXKD. Tóm lại, theo phân tích trên ta thấy tốc độ tăng giảm của TSNH thấp hơn nhiều so với TSDH. TSDH tăng hàng năm với tốc độ lớn, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty đây là một dấu hiệu tốt cho kết quả sản xuất công ty trong thời gian tới. 2.1.5.2. Tình hình nguồn vốn Việc phân tích cơ cấu và biến động của nguồn vốn cũng rất quan trọng. Thông qua việc phân tích các nhà quản lý sẽ thấy được tình hình, đặc trưng nguồn vốn của Công ty, nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn, đánh giá được tính an toàn của cấu trúc tài chính, mức độ độc lập và an ninh tài chính của công ty. Từ bảng 2.3 ta có thể thấy nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. Năm 2015, giá trị NPT của công ty là gần 574 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 73,17% tổng nguồn vốn. Năm 2016 NPT giảm 35,6 tỷ đồng tương ứng với giảm 6,2% so với năm 2015 (chiếm 71,59% trong tổng nguồn vốn). Đến năm 2017, NPT lại tăng lên 77,5 tỷ đồng, tương ứng tăng 14,4% (chiếm 74,24% tổng nguồn vốn). Nhìn chung qua 3 năm,Trường giá trị NPT trong Đại tổng nguồn học vốn cóKinh xu hướng tăngtế giảm Huế không đều, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2016 thì NPT giảm, nhưng đến năm 2017 thì tỷ trọng lại tăng lên. Đây là một xu hướng tốt, nâng cao được đòn bẩy tài chính để đạt hiệu quả SXKD hơn. Tuy nhiên,NPT quá lớn cho thấy khả năng thanh toán của công ty chưa tốt, công ty có ít sự độc lập bị phụ thuộc nhiều vào bên ngoài. Do đó, công ty cần có quyết định sử dụng nợ sao cho đảm bảo khả năng thanh toán và hiệu SVTH: Trần Thị Hương Thảo 45
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi quả sử dụng. Để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân của sự biến động của khoản mục NPT thì ta cùng tìm hiểu sự biến động của NNH và NDH. Nợ ngắn hạn (NNH) là nhân tố chiếm tỷ trọng lớn so với tổng nguồn vốn của công ty, là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chỉ tiêu tổng nguồn vốn. Năm 2015, NNH có giá trị 421,6 tỷ đồng tương đương chiếm 53,76% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2016 và 2017, tỷ trọng NNH lần lượt chiếm 48,32% (363,3 tỷ đồng) và 42,39% (351,5 tỷ đồng) so với tổng nguồn vốn. Giá trị NNH qua 3 năm có xu hướng giảm, năm 2016 giảm 13,83% so với năm 2015, năm 2017 giảm thêm 3,24%. NNH giảm xuống chủ yếu là do khoản mục vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn giảm mạnh. Tỷ trọng khoản mục NNH cao điều này sẽ giúp công ty có đòn bẩy tài chính cao và công ty sẽ tận dụng được tối đa nguồn lực kinh doanh. Đây là một nguồn lực có chi phí sử dụng thấp, nếu công ty biết cách vận dụng chúng để tạo ra một tỷ suất lợi nhuận cao thì đây có thể là mấu chốt để công ty bứt phá, tạo sự phát triển so với đối thủ. Tuy nhiên điều đó sẽ tạo áp lực cho công ty trong việc chi trả các khoản nợ đến hạn. Giá trị và cơ cấu của TSNH có xu hướng giảm chứng tỏ công ty đang cố gắng thanh toán các khoản NNH. Bên cạnh NNH thì NPT còn bao gồm NDH. Tuy giá trị chiếm trong NPT là không cao song phát triển của khoản mục này qua 3 năm là rất nhanh: từ năm 2015 đến năm 2016 tăng 14,95%, từ năm 2016 đến năm 2017 tăng 51,4%. Điều này cũng đã góp phần vào biến động chung của NPT. Khoản mục vay và nợ thuê tài chính dài hạn ảnh hưởng toàn bộ đến NDH. NDH tăng là do doanh nghiệp vay vốn để đầu tư cho cơ sở đường dây điện tăng lên. Tuy việc chiếm dụng vốn làm tăng nguồn vốn SXKD, lá chắn thuế cho doanh nghiệp nhưng làm tăng chi phí lãi vay lên. Vì thế, công ty nên cân nhắc giữa lợi ích thu được và khoản chi phí bỏ ra để có chính sách vốn phù hợp. Nếu Trườngxu hướng biến động Đại của NPT họclà tăng giảm Kinh không đều tếqua cácHuế năm thì vốn chủ sở hữu ổn định hơn. Tốc độ tăng của vốn CSH là tương đối chậm, năm 2016 tăng 1,53% so với năm 2015, năm 2017 tăng tiếp 0,02%. Trong vốn CSH thì vốn đầu tư của CSH và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản là hai khoản mục có qui mô lớn nhất và đáng chú ý nhất. Nguồn vốn XDCB qua 3 năm là không đổi nên vốn chủ sở hữu tăng là do khoản mục vốn đầu tư của CSH tăng. Điều này nói lên rằng hiệu quả hoạt động của công ty đang tốt dần lên qua các năm, nguồn tài chính của công ty ngày càng vững mạnh. SVTH: Trần Thị Hương Thảo 46
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Bảng 2.3: Cơ cấu và biến đồng nguồn vốn của Công ty Điện lực TTH qua 3 năm 2015-2017 Đvt: đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2016/Năm 2015 Năm 2017/Năm 2016 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % Chênh lệch % Chênh lệch % I. Nợ phải trả 573.714.396.882 73,17 538.150.084.754 71,59 615.653.545.541 74,24 (35.564.312.128) (6,20) 77.503.460.787 14,40 1. Nợ ngắn hạn 421.564.917.278 53,76 363.259.697.529 48,32 351.496.395.793 42,39 (58.305.219.749) (13,83) (11.763.301.736) (3,24) 2. Nợ dài hạn 152.149.479.604 19,40 174.890.387.225 23,26 264.157.149.748 31,85 22.740.907.621 14,95 89.266.762.523 51,04 II. Vốn chủ sở hữu 210.378.765.940 26,83 213.595.562.536 28,41 213.631.117.326 25,76 3.216.796.596 1,53 35.554.790 0,02 Tổng cộng 784.093.162.822 100,00 751.745.647.290 100,00 829.284.662.867 100,00 (32.347.515.532) (4,13) 77.539.015.577 10,31 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Hương Thảo 47
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 2.1.6. Khái quát tình hình kết quả kinh doanh qua 3 năm 2015-2017 Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là nơi thể hiện rõ nhất tình hình về chi phí, doanh thu ở tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, để kiểm soát hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải xem xét tình hình biến động của các khoản mục trong BCKQHĐKD. Từ số liệu ở bảng BCKQHĐKD qua 3 năm 2015-2017, ta lập bảng phân tích như trang 51. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ ở công ty Điện lực TTH bao gồm doanh thu điện, doanh thu khác. Với chức năng chính là sản xuất và kinh doanh điện năng thì doanh thu điện chiếm gần như toàn bộ, xu hướng biến động của doanh thu thuần bị chi phối mạnh mẽ bởi xu hướng biến động của doanh thu điện. Quan sát bảng 2.4 ta có thể thấy rằng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty không ngừng tăng lên qua mỗi năm. Năm 2015, doanh thu thuần của công ty là 1.782,6 tỷ đồng, qua năm 2016 tăng lên 21,94% hay 391 triệu đồng. Đến năm 2017, doanh thu thuần tiếp tục tăng lên với 18,62% và đạt giá trị là 404,6 triệu đồng. Như vậy có thể đánh giá rằng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao cũng như khả năng truyền tải điện của công ty là rất tốt. Kết quả đó đạt được là do đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc vận hành các qui trình về truyền tải điện, khắc phục sự cố nhằm cung cấp một nguồn điện ổn định cho sản xuất cũng như cho sinh hoạt. Theo xu hướng phát triển của doanh thu như trên thì giá vốn hàng bán cũng liên tục tăng qua 3 năm. Năm 2016, giá vốn hàng bán là 2057,6 tỷ đồng, tăng 21,46% so với năm 2015. Năm 2017, con số này tăng thêm 18,65% hay tăng thêm 383,7 triệu đồng. So sánhTrường tốc độ tăng của giá Đại vốn hàng học bán với Kinhdoanh thu thuần tế về Huế bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 3 năm thì rõ ràng rằng doanh thu thuần có tốc độ tăng gần như tương đương với giá vốn hàng bán. Điều này có thể kết luận rằng sự biến động của giá vốn hàng bán theo sản lượng điện sử dụng là tương đương nhau. Đây là một điều thuận lợi đối với quy mô của lợi nhuận gộp. Ngoài doanh thu hoạt động bán hàng cung cấp dịch vụ doanh nghiệp còn có thêm doanh thu hoạt động tài chính. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2016 là 194 triệu SVTH: Trần Thị Hương Thảo 48
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi đồng, giảm so với năm 2015 89 triệu đồng, đến năm 2017 thì tăng lên lại được 209 triệu đồng. Hoạt động tài chính của công ty Điện lực TTH còn chưa phát triển. Điều đó thể hiện ở giá trị doanh thu tài chính thu được trong 3 năm qua là rất nhỏ so với quy mô SXKD của công ty. Tuy hoạt động tài chính còn hạn hẹp như vậy nhưng chi phí tài chính lại rất lớn, năm 2017 đạt mức 18,23 tỷ đồng. Vì vậy, năm 2015 lãi gộp và doanh thu tài chính vẫn không bù được chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp làm cho lợi nhuận kế toán từ hoạt động kinh doanh năm 2015 lỗ tới gần 7,27 tỷ đồng. Nguyên nhân lớn làm cho công ty lỗ nặng đó là do giá dầu thế giới tăng mạnh năm 2015 nhưng giá điện vẫn ở mức bình thường và các chi phí khác phát sinh quá lớn. Tuy nhiên sang đến năm 2016, do chính sách nhà nước tăng giá điện nên các năm 2016, 2017 công ty thu lãi. Với các doanh nghiệp thông thường, chi phí bán hàng là một loại chi phí có thể sử dụng để đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của doanh. Nhưng riêng với công ty Điện lực TTH thì lại khác. Điều đó xuất phát từ bản chất của sản phẩm mà công ty đang kinh doanh. Điện vốn là một thứ không thể thiếu được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, lại càng rất quan trọng đối với các hoạt động sản xuất khác trong nền kinh tế. Việc tiêu thụ điện đã trở thành nhu cầu bức thiết. Qua 3 năm, chi phí bán hàng của công ty giảm đáng kể. Năm 2016 là 36,4 tỷ giảm 9,4% so với năm 2015, năm 2017 giảm tiếp thêm 2,4 tỷ tương đương giảm 6,56 %. Chi phí quản lý doanh nghiệp là loại chi phí rất quan trọng và không thể thiếu được ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhìn vào bảng phân tích số liệu ta thấy rằng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2016, chi phí này là 51,1 tỷ đồng, tăng 11,16%Trường so với năm 2015; Đại năm 2017học là 59,4 Kinh tỷ đồng tức tế là đã Huếtăng thêm 16,23% so với năm trước. Xem xét mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí quản lý trong giai đoạn 2015-2017 thì ta nhận thấy rằng tốc độ tăng của doanh thu vẫn lớn hơn tốc độ tăng của chi phí quản lý do đó có thể đánh giá rằng đội ngũ quản lý của công ty làm việc rất hiệu quả. Điều này đã được khẳng định qua kết quả mà công ty đạt được hàng năm. SVTH: Trần Thị Hương Thảo 49