Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của bộ phận sản xuất trực tiếp tại Công ty SCAVI Huế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của bộ phận sản xuất trực tiếp tại Công ty SCAVI Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_nghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_den_nang_suat_lao.pdf
Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của bộ phận sản xuất trực tiếp tại Công ty SCAVI Huế
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN SẢN XUẤT TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ NGUYỄN HƯNG NHẬT CƯỜNG Trường Đại học Kinh tế Huế Niên khóa: 2016 - 2020
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN SẢN XUẤT TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN HƯNG NHẬT CƯỜNG TS. HOÀNG THỊ DIỆU THÚY Mã sinh viên: 16K4021012 Lớp: K50B Quản trị Kinh doanh TrườngNiên khóa: 2016 Đại- 2020 học Kinh tế Huế Huế, tháng 12 năm 2019
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy Lời cảm ơn! Trong xã hội ngày càng phát triển và thay đổi, sự khác biệt giữa kiến thức học được trên giảng đường so với thực tế là nỗi lo lắng đối với mỗi sinh viên như bản thân em. Và sau ba tháng thực tập do khoa Quản trị Kinh doanh tổ chức đã phần nào giúp em có cơ hội tổng hợp và hệ thống hóa lại các kiến thức đã học, đồng thời kết hợp với thực tế để nâng cao kiến thức chuyên môn. Trong quá trình thực tập, với sự giúp đỡ tận tình từ quý thầy cô Khoa Quản trị Kinh doanh và các anh chị Quản lý, Nhân viên tại Công ty Scavi Huế đã giúp em có được những kinh nghiệm quý báu để hoàn thành để tài nghiên cứu này. Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, đặc biệt là Quý thầy cô Khoa Quản trị Kinh doanh đã tận tình truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện cho em được tham gia thực tập cuối khóa. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô TS. Hoàng Thị Diệu Thúy đã luôn quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình trong suốt ba tháng thực tập vừa qua để em có thể hoàn thành đề tài này. Em cũng rất chân thành muốn gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các anh chị nhân viên tại Công ty Scavi Huế đã tạo điều kiện cho em có được một môi trường thực tập bổ ích. Cảm ơn anh chị vì đã luôn quan tâm, hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình thực tập. Em hy vọng rằng, sau đợt thực tập lần này sẽ nhận được những sự góp ý, chỉ bảo từ quý thầy cô để có thể giúp em đúc kết được những kinh nghiệm thực tiễn cho bản thân mình, giúp em phát hiện ra những điểm mạnh để tiếp tục phát huy cũng như sớm phát hiện những điểm yếu mà bản thân còn gặp phải để khắc phục trong Trườngthời gian sắp tới. Em xinĐại chân thành học cảm ơn! Kinh tế Huế Sinh viên Nguyễn Hưng Nhật Cường SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường i
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vii DANH MỤC BẢNG viii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 2.3. Câu hỏi nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 3 4.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 3 4.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 3 5. Bố cục đề tài 6 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7 1.1. Cơ sở lý luận 7 1.1.1. Khái niệm về năng suất 7 1.1.2. Khái niệm về năng suất lao động 9 1.1.3. Đặc điểm về tăng năng suất lao động 10 1.1.4. Phân biệt giữa năng suất lao động và cường độ lao động 12 1.1.5. Phân loại năng suất lao động 13 Trường1.1.6. Ý nghĩa của năng Đại suất lao độ nghọc Kinh tế Huế 14 1.1.7. Các chỉ tiêu tính năng suất lao động 15 1.1.7.1. Năng suất lao động tính bằng hiện vật 15 1.1.7.2. Năng suất lao động tính bằng giá trị 16 SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường ii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy 1.1.7.3. Năng suất lao động tính bằng thời gian lao động 17 1.1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động 17 1.1.8.1. Các yếu tố gắn với bản thân người lao động 18 1.1.8.2. Các yếu tố gắn với tổ chức người lao động 19 1.1.8.3. Các yếu tố gắn liền với sự phát triển và sử dụng tư liệu sản xuất 22 1.1.8.4. Các yếu tố môi trường lao động 23 1.1.9. Các nghiên cứu liên quan 24 1.1.9.1. Các nghiên cứu nước ngoài 24 1.1.9.2. Các nghiên cứu trong nước 25 1.1.10. Mô hình nghiên cứu đề xuất 26 1.2. Cơ sở thực tiễn 27 1.2.1. Thực trạng về ngành dệt may ở trên thế giới 27 1.2.2. Thực trạng về ngành dệt may ở Việt Nam 29 CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN SẢN XUẤT TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ 30 2.1. Tổng quan về Công ty Scavi Huế 31 2.1.1. Giới thiệu về Công ty Scavi Huế 31 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Scavi Huế 33 2.1.3. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh 34 2.1.4. Cơ cấu tổ chức 34 2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức 34 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận 36 2.2. Thực trạng năng suất lao động của Công ty Scavi Huế trong giai đoạn 2016-2018 38 2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Scavi Huế giai đoạn 2016-2018 38 2.2.2. Tình hình lao động của Công ty Scavi Huế giai đoạn 2016-2018 40 2.3.3. Thực trạng năng suất lao động trong giai đoạn 2016-2018 42 Trường2.3. Kết quả nghiên c ứuĐại học Kinh tế Huế.43 2.3.1. Đặc điểm mẫu điều tra 43 2.3.1.1. Đặc điểm mẫu theo giới tính 44 2.3.1.2. Đặc điểm mẫu theo độ tuổi 45 SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường iii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy 2.3.1.3. Đặc điểm mẫu theo trình độ học vấn 46 2.3.1.4. Đặc điểm mẫu theo bộ phận làm việc 47 2.3.4.5. Đặc điểm mẫu theo ca làm việc 48 2.3.4.6. Đặc điểm mẫu theo thời gian làm việc tại công ty 48 2.3.4.7. Đặc điểm mẫu theo thu nhập bình quân một tháng 49 2.3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo 50 2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) 53 2.3.3.1. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến độc lập 54 2.3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập 55 2.3.3.3. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến phụ thuộc 57 2.3.3.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc 58 2.3.4. Kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu 59 2.3.4.1. Kiểm định mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc 59 2.3.4.2. Xem xét tự tương quan 60 2.3.4.3. Xem xét đa cộng tuyến 60 2.3.4.4. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư 61 2.3.4.5. Mô hình hồi quy 62 2.3.4.6. Phân tích hồi quy 62 2.3.4.7. Đánh giá độ phù hợp của mô hình 64 2.3.4.8. Kiểm định sự phù hợp của mô hình 65 2.3.5. Đánh giá của công nhân viên về các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của bộ phận sản xuất trực tiếp tại Công ty Scavi Huế 65 2.3.5.1. Đánh giá của công nhân viên về Bản thân người lao động 66 2.3.5.2. Đánh giá của công nhân viên về sự quản lý và phân công lao động của cấp trên.67 2.3.5.3. Đánh giá của công nhân viên về Điều kiện làm việc 69 2.3.5.4. Đánh giá của công nhân viên về sự cải tiến trong sản xuất 70 2.3.5.5. Đánh giá của công nhân viên về môi trường làm việc 72 Trường2.3.8.6. Đánh giá của côngĐại nhân viên học về năng suấ t Kinhlao động tế Huế 73 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN SẢN XUẤT TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ 76 SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường iv
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy 3.1. Định hướng phát triển của Công ty Scavi Huế trong thời gian tới 76 3.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của bộ phận sản xuất trực tiếp tại Công ty Scavi Huế 77 3.2.1. Giải pháp dựa trên nhóm nhân tố môi trường làm việc 77 3.2.2. Giải pháp dựa trên nhóm nhân tố cải tiến trong sản xuất 79 3.2.3. Giải pháp dựa trên nhóm nhân tố điều kiện làm việc 80 3.2.4. Giải pháp dựa trên nhóm nhân tố quản lý và phân công lao động của cấp trên 81 3.2.5. Một số giải pháp khác 81 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83 1. Kết luận 83 2. Kiến nghị 84 2.1. Đối với cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên – Huế 84 2.2. Đối với Tập đoàn Scavi 85 3. Hạn chế của đề tài 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT 89 PHỤ LỤC 2: MÃ HÓA THANG ĐO 93 PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ XỬ LÝ, PHÂN TÍCH SPSS 96 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 96 2. Kiểm định độ tin cậy thang đo 98 3. Phân tích nhân tố khám phá EFA 101 4. Phân tích tương quan và phân tích hồi quy 104 5.Đánh giá của công nhân viên về các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của bộ phận sản xuất trực tiếp tại Công ty Scavi Huế 107 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường v
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NSLĐ: Năng suất lao động CĐLĐ: Cường độ lao động EFA: Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá) Sig.: Significance (Mức ý nghĩa) SPSS: Statistical Package for the Social Sciences (Phần mềm thống kê trong khoa học xã hội) SXKD: Sản xuất kinh doanh Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường vi
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 27 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Scavi Huế 35 Biểu đồ 2.2: Đặc điểm mẫu theo giới tính 44 Biểu đồ 2.3: Đặc điểm mẫu theo độ tuổi 45 Biểu đồ 2.4: Đặc điểm mẫu theo trình độ học vấn 46 Biểu đồ 2.5: Đặc điểm mẫu theo bộ phận làm việc 47 Biểu đồ 2.6: Đặc điểm mẫu theo ca làm việc 48 Biểu đồ 2.7: Đặc điểm mẫu theo thời gian làm việc 49 Biểu đồ 2.8: Đặc điểm mẫu theo thu nhập bình quân/tháng 49 Sơ đồ 2.9: Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố khám phá 59 Biểu đồ 2.10: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa Histogram 61 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường vii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2018 38 Bảng 2.2: Tình hình lao động giai đoạn 2016-2018 40 Bảng 2.3: Năng suất lao động theo doanh thu giai đoạn 2016 –2018 42 Bảng 2.4: Đặc điểm mẫu điều tra 43 Bảng 2.5: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo của các biến độc lập 51 Bảng 2.6: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo của biến phụ thuộc 52 Bảng 2.7: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến độc lập 54 Bảng 2.8: Rút trích nhân tố biến độc lập 55 Bảng 2.9: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến phụ thuộc 57 Bảng 2.10: Rút trích nhân tố biến phụ thuộc 58 Bảng 2.11: Kết quả phân tích tương quan Pearson 60 Bảng 2.12: Hệ số phân tích hồi quy 63 Bảng 2.13: Đánh giá độ phù hợp của mô hình 64 Bảng 2.14: Kết quả kiểm định ANOVA 65 Bảng 2.15: Kết quả đánh giá về Bản thân người lao động 66 Bảng 2.16: Kết quả đánh giá về sự quản lý và phân công lao động của cấp trên 68 Bảng 2.17: Kết quả đánh giá về Điều kiện làm việc 69 Bảng 2.18: Kết quả đánh giá về sự cải tiến trong sản xuất 71 Bảng 2.19: Kết quả đánh giá về môi trường làm việc 72 Bảng 2.20: Kết quả đánh giá về năng suất lao động 73 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường viii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trên con đường phát triển bền vững và thành công của bất kỳ một doanh nghiệp, tổ chức nào cũng đều phải chịu sự tác động của rất nhiều các yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài của doanh nghiệp đó. Và một trong những yếu tố rất quan trọng, được các nhà quản trị thường xuyên quan tâm đến đó chính là năng suất lao động. Năng suất lao động là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc chú trọng tăng năng suất lao động sẽ góp phần nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Hơn hết, với các Công ty chuyên sản xuất, gia công các mặt hàng may mặc xuất khẩu có số lượng lao động trực tiếp lớn như Công ty Scavi Huế, việc nâng cao năng suất lao động là một bài toán cực kỳ quan trọng và cũng là một thách thức lớn cho các nhà quản trị. Bởi đây cũng là một yếu tố sống còn, tăng năng suất lao động cho phép Công ty giảm được lao động, tiết kiệm được quỹ tiền lương, đồng thời tăng tiền lương cho cá nhân người lao động và khuyến khích, tạo động lực làm việc cho người lao động, chỉ khi năng suất lao động cao mới giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Tuy nhiên, để giải được bài toán này, trước tiên các nhà quản trị cần phải biết được các yếu tố nào tác động đến năng suất lao động trong quá trình sản xuất và mức độ tác động của chúng như thế nào, nguồn lực của mình ngang đâu, để từ đó có thể đưa ra các phương pháp quản trị, cũng như quy trình sản xuất phù hợp cho từng bộ phận nhằm sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động và mang lại lợi nhuận lớn cho công ty. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phải nâng cao năng suất lao động nên tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của bộ phận sản xuất trực tiếp tại Công ty SCAVI Huế” để phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao năng suất Trườnglao động cho bộ phận sảĐạin xuất trực tihọcếp của công tyKinh Scavi Huế. tế Huế SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 1
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động. Để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động tại Bộ phận sản xuất trực tiếp của Công ty Scavi Huế trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của Bộ phận sản xuất trực tiếp tại Công ty Scavi Huế - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất lao động của Bộ phận sản xuất trực tiếp tại Công ty Scavi Huế - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của Bộ phận sản xuất trực tiếp tại Công ty Scavi Huế 2.3. Câu hỏi nghiên cứu - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến năng suất lao động của Bộ phận sản xuất trực tiếp tại Công ty Scavi Huế? - Các yếu tố trên ảnh hưởng đến năng suất lao động của Bộ phận sản xuất trực tiếp tại Công ty Scavi Huế theo chiều hướng nào? - Các yếu tố trên ảnh hưởng đến năng suất lao động của Bộ phận sản xuất trực tiếp tại Công ty Scavi Huế với mức độ như thế nào? - Làm thế nào để có thể nâng cao năng suất lao động cho Bộ phận sản xuất trực tiếp tại Công ty Scavi Huế? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động và giải pháp nâng cao năng suất lao động của bộ phận sản xuất trực tiếp tại Công ty Scavi Huế Trường- Đối tượng kh ảĐạio sát: Công nhọchân viên tạ i bKinhộ phận sản xuất trtếực tiế p Huếcủa Công ty Scavi Huế SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 2
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại bộ phận sản xuất trực tiếp (Nhà máy 1, Nhà máy 2) của Công ty SCAVI Huế - Phạm vi thời gian: + Đề tài được thực hiện từ ngày 05/10/2019 đến ngày 22/12/2019 + Các dữ liệu thứ cấp thu thập được từ Công ty Scavi trong giai đoạn 2016- 2018 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 4.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Các dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các nguồn: + Từ website của Công ty: + Các số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình nguồn nhân lực của Công ty Scavi Huế trong các năm qua thu thập được từ phòng Hành chính – Nhân sự, phòng Kế toán của Công ty 4.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Phương pháp chọn mẫu và xác định quy mô mẫu - Phương pháp chọn mẫu: Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Theo đó, khảo sát viên tiến hành phát bảng hỏi để khảo sát các công nhân viên đang làm việc tại Bộ phận sản xuất trực tiếp của Công ty. Quá trình khảo sát một số được thực hiện ngay trong quá trình mà các công nhân đang làm việc tại các Nhà máy (Nhà máy 1, Nhà máy 2) để nhằm đem lại các đánh giá khách quan nhất. Một số đối tượng khác như công nhân may phải làm việc liên tục nên để tránh ảnh hưởng đến năng suất lao động của Nhà máy nên được thực hiện trong giờ nghỉ giữa các ca. TrườngQuá trình khảo sátĐạiđược tiến hànhhọc mỗi ngày Kinh trong quá trình thtếực tập tạHuếi Công ty đến khi phỏng vấn và thu thập đủ 120 bảng hỏi đủ điều kiện và đủ tin cậy. - Phương pháp xác định quy mô mẫu: SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 3
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy Đề tài xác định quy mô mẫu dựa trên các công thức tính kích thước mẫu theo các nghiên cứu như sau: + Theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (năm 1998) Theo nghiên cứu trên, kích thước mẫu cần thiết tối thiểu phải được xác định sao cho phù hợp với số biến trong phân tích nhân tố, theo công thức: N=5 x k Trong đó: N: Kích thước mẫu cần xác định k: Số biến quan sát được đưa vào để phân tích nhân tố Qua đó, mô hình đo lường của đề tài này có 24 biến quan sát nên kích thước mẫu tối thiểu theo công thức trên là 120 (5 x 24=120) [18] + Theo Tabachnick & Fidell (1991), để phân tích hồi quy đạt kết quả cao thì kích thước mẫu được xác định phải thỏa mãn công thức: N >= 8m +50 Trong đó: N: Kích thước mẫu cần xác định m: Số biến độc lập của mô hình Với 5 biến độc lập của mô hình thì kích thước mẫu thỏa mãn phải là: N >= 90 [19] Trong đề tài này, tác giả kết hợp cả phân tích nhân tố và phân tích hồi quy nên kích thước mẫu được xác định là 120. 4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Dữ liệu sau khi thu thập được nhập vào phần mềm SPSS.20 và Excel để thống kê và tiến hành mã hóa, xử lý và phân tích dữ liệu. Đề tài đã sử dụng các phương pháp như: - Thống kê mô tả: TrườngMục đích của phươngĐại pháp nàyhọc nhằm mô Kinhtả, hiểu rõ đượ c tếđặc đi ểmHuế của đối tượng điều tra thông qua các tiêu chí tần số (Frequency), biểu đồ, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai. - Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha: SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 4
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy Theo nhiều nhà nghiên cứu, mức độ đánh giá các biến thông qua hệ số Cronbach’s Alpha được đưa ra như sau: Những biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 sẽ được chấp nhận và được đưa vào những bước phân tích xử lý tiếp theo. [15] Cụ thể là: Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8 đến gần bằng 1: Thang đo lường rất tốt Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8: Thang đo lường tốt Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 đến 0,7: Thang đo chấp nhận được nếu là thang đo mới - Phân tích nhân tố khám phá EFA Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là phương pháp EFA) giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo, nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát thành một tập biến ít hơn (gọi là nhân tố). Các nhân tố được rút gọn này sẽ có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến quan sát ban đầu. [18] - Phân tích hồi quy tương quan: Sau khi tiến hành điều tra sơ bộ và lập bảng hỏi chính thức, đề tài đã rút ra được các biến định tính phù hợp khảo sát và lập mô hình hồi quy với các biến độc lập và biến phụ thuộc. Sau khi rút trích được các nhân tố từ phân tích nhân tố EFA, xem xét các giả định cần thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính như: kiểm tra phần dư chuẩn hóa; kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF; kiểm tra giá trị Durbin – Watson. Nếu các giả định ở trên không bị vi phạm, mô hình hồi quy sẽ được xây dựng. Hệ số R Square cho Trườngthấy các biến độc lập đưaĐại vào mô hhọcình giải thích Kinh được bao nhiêu phtếần trăm Huế sự biến thiên của biến phụ thuộc. Mô hình hồi quy có dạng: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + .+ βnXn + ei SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 5
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy Trong đó: Y: Là biến phụ thuộc β0: Là hệ số chặn (Hằng số) β1: Là hệ số hồi quy riêng phần (Hệ số phụ thuộc) Xi: Là các biến độc lập trong mô hình ei: Là biến độc lập ngẫu nhiên (Phần dư) Dựa vào hệ số Bê-ta chuẩn hóa với mức ý nghĩa Sig. tương ứng để xác định các biến độc lập nào có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu và ảnh hưởng với mức độ ra sao, theo chiều hướng nào. Từ đó, làm căn cứ để có những kết luận chính xác hơn và đưa ra giải pháp mang tính thuyết phục cao. Kết quả của mô hình sẽ giúp ta xác định được chiều hướng, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của bộ phận sản xuất trực tiếp tại Công ty Scavi Huế. 5. Bố cục đề tài Bố cục đề tài nghiên cứu này gồm có 3 phần, cụ thể: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của bộ phận sản xuất trực tiếp tại Công ty Scavi Huế Chương 3: Định hướng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của bộ phận sản xuất trực tiếp tại Công ty Scavi Huế Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 6
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm về năng suất - Theo quan niệm truyền thống: Khái niệm năng suất được hiểu khá đơn giản là mối tương quan giữa đầu ra và đầu vào. Nếu đầu ra lớn hơn đạt được từ một lượng đầu vào giống nhau hoặc với đầu ra giống nhau từ một đầu vào nhỏ hơn thì có thể nói rằng năng suất cao hơn. Những năm gần đây khái niệm năng suất được hoàn thiện bổ sung thêm những nội dung mới cho thích ứng với tình hình kinh tế xã hội và những thay đổi của môi trường kinh doanh hiện nay. [20] Theo Từ điển Oxford: “Năng suất là tính hiệu quả của hoạt động sản xuất được đo bằng việc so sánh giữa khối lượng sản xuất trong những thời gian hoặc nguồn lực được sử dụng để tạo ra nó” [13] Theo từ điển kinh tế học hiện đại của MIT (Mỹ): “Năng suất là đầu ra trên một đơn vị đầu vào được sử dụng. Tăng năng suất xuất phát từ tăng tính hiệu quả của các bộ phận vốn, lao động. Cần thiết phải đo năng suất bằng đầu ra thực tế, nhưng rất ít khi tách riêng biệt được năng suất của nguồn vốn và lao động” [13] Năm 1950, tổ chức hiệp tác kinh tế Châu Âu đưa ra định nghĩa chính thức như sau: “Năng suất là thương số thu được bằng cách chia đầu ra cho một trong những nhân tố sản xuất. Trong trường hợp này có thể nói về năng suất của vốn, năng suất đầu tư hoặc năng suất của nguyên vật liệu, tuỳ theo cách xem xét đầu ra trong mối quan hệ với vốn, đầu tư hay nguyên liệu” Như vậy, tuy có nhiều quan niệm khác nhau về năng suất nhưng tất cả các quan Trườngniệm đó đều dựa trên mĐạiột cách chung học nhất đó là :Kinh “Năng suất là t ỷ tếsố giữ a Huếđầu ra và những đầu vào được sử dụng để tạo ra đầu ra đó. Về mặt toán học năng suất được phản ánh bằng: P = tổng đầu ra / tổng đầu vào” [13] SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 7
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy Đầu ra được phản ánh dưới nhiều tên gọi khác nhau như: “Tập hợp các kết quả”; “Thực hiện ở các mức độ cao nhất”; “Tổng đầu ra hữu hình”; “Toàn bộ đầu ra có thể được”. Cụ thể trong các doanh nghiệp đầu ra được tính bằng tổng giá trị sản xuất hay giá trị gia tăng, hoặc khối lượng hàng hoá tính bằng đơn vị hiện vật. Ở cấp độ vĩ mô người ta thường sử dụng GDP như đầu ra chủ yếu để tính năng suất. Đầu vào được tính theo các yếu tố tham gia để sản xuất ra đầu ra. Đó là lao động, nguyên liệu, vốn, thiết bị, năng lượng, kỹ thuật, kỹ năng quản lý. Việc chọn đầu vào và đầu ra khác nhau sẽ tạo ra các mô hình đánh giá năng suất khác nhau. Đặc điểm của quan niệm truyền thống là tập trung nhấn mạnh đến yếu tố đầu vào như lao động, vốn (năng lượng, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ) trong đó yếu tố lao động là trung tâm. - Theo cách tiếp cận mới về năng suất của cơ quan năng suất Châu Âu (EPA) đưa ra: “Năng suất là một trạng thái tư duy. Nó là một thái độ nhằm tìm kiếm để cải thiện những gì đang tồn tại. Có một sự chắc chắn rằng ngày hôm nay con người có thể làm việc tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai tốt hơn ngày hôm nay. Hơn nữa nó đòi hỏi những cố gắng không ngừng để thích ứng với các hoạt động kinh tế trong những điều kiện luôn thay đổi. Đó là sự tin tưởng chắc chắn trong quá trình tiến triển của loài người”. Theo cách tiếp cận mới năng suất trở thành một khái niệm động, tổng hợp nhiều yếu tố, cần phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với bản chất và môi trường kinh tế xã hội mà trong đó các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính chất tổng hợp còn thể hiện trong chất lượng, đặc điểm của đầu ra và hiệu quả của các yếu tố đầu vào được xem xét ở mọi cấp độ khác nhau như quốc tế, quốc gia doanh nghiệp và từng cá nhân. [13] Khái niệm năng suất phản ánh tính lợi nhuận, tính hiệu quả, giá trị chất lượng, sự đối mới chất lượng cuộc sống. Đó là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh Trườngtế xã hội được lượng hoáĐại bằng mứ c họctăng giá trị giaKinh tăng của tất c ả tếcác ngu Huếồn lực và yếu tố tham gia vào một quá trình hay một loạt các hoạt động kinh tế trong một thời gian nhất định. Năng suất là một trạng thái tổng hợp cách thức hoạt động của con người và các doanh nghiệp SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 8
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy Năng suất được hình thành với sự đóng góp của tất cả các hoạt động trong các hoạt động trong các chuỗi giai đoạn có liên quan từ nghiên cứu, thiết kế, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh, cung ứng cho nhà tiêu dùng, bảo dưỡng. Năng suất phải tính đến tác động tổng hợp của hàng loạt các yếu tố và tập trung vào sự thực hiện của doanh nghiệp. Điểm căn bản nhất của cách tiếp cận mới về năng suất là tăng số lượng đồng thời tăng chất lượng. Điều này có nghĩa là sử dụng cùng một khối lượng nguyên liệu, lao động, vốn, năng lượng để sản xuất một khối lượng lớn hơn các đầu ra có cùng chất lượng hoặc chất lượng cao hơn. Với quan niệm như vậy, năng suất có thể hiểu là trả ít hơn và nhận nhiều hơn mà không tổn hại đến chất lượng. Ngày nay, năng suất và chất lượng đã trở thành đồng hướng, thống nhất. Chất lượng của đội ngũ lao động, chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, chất lượng của môi trường kinh tế xã hội và chất lượng của năng lực quản lý điều hành sản xuất kinh doanh. [13] 1.1.2. Khái niệm về năng suất lao động - Theo C.Mác thì NSLĐ là “sức sản xuất của lao động cụ thể có ích”. NSLĐ thể hiện kết quả hoạt động sản xuất có ích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định. [9] - Theo quan niệm truyền thống: NSLĐ là tỷ số giữa đầu ra với đầu vào, là lượng lao động để tạo ra đầu ra đó. NSLĐ được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hoặc bằng lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. [20] - Theo quan điểm tiếp cận mới về NSLĐ do Ủy ban năng suất của Hội đồng năng suất Châu Âu đưa ra: NSLĐ là một trạng thái tư duy. Nó là một thái độ nhằm tìm kiếm để cải thiện những gì đang tồn tại. Có một sự chắc chắn rằng ngày hôm nay con người có thể làm việc tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai tốt hơn ngày hôm nay. Hơn nữa đó đòi hỏi những cố gắng không ngừng để thích ứng với các hoạt động kinh Trườngtế trong điều kiện luôn Đạithay đổi, luôn họcứng dụng nhKinhững lý thuyết và phươngtế phápHuế mới. Đó là sự tin tưởng chắc chắn trong quá trình phát triển của con người. [20] - Ở quan điểm truyền thống: NSLĐ thuần túy thể hiện mối tương quan chặt chẽ giữa “đầu ra” và “đầu vào”. Nếu đầu ra lớn hơn đạt được từ một đầu vào thì có thể SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 9
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy nói NSLĐ cao hơn. Quan niệm này đề cập về mặt tĩnh và chủ yếu nhấn mạnh về mặt số lượng. Những năm gần đây khái niệm năng suất được hoàn thiện bổ sung thêm những nội dung mới cho thích ứng với tình hình kinh tế xã hội và những thay đổi của môi trường kinh doanh hiện nay. Đối với quan điểm hiện đại thì NSLĐ được hiểu một cách rộng hơn, đó là tăng số lượng sản xuất đồng thời tăng chất lượng đầu ra. Điều này có nghĩa là sử dụng một lượng lao động để sản xuất ra một khối lượng lớn các đầu ra có cùng chất lượng hoặc có chất lượng cao hơn. Vì vậy, năng suất cũng có thể hiểu là trả ít hơn nhưng nhận nhiều hơn mà không ảnh hưởng xấu đến chất lượng. NSLĐ không chỉ phụ thuộc vào số lượng mà còn là chất lượng, đặc điểm của đầu ra và tính hiệu quả trong sản xuất. Thời đại ngày nay, năng suất và chất lượng trở thành đồng hướng thống nhất với nhau. NSLĐ cao phải tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có những đặc điểm kỹ thuật và chức năng sử dụng thỏa mãn nhu cầu của công nhân sản xuất trực tiếp cũng như đòi hỏi của xã hội, bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên, ít gây ô nhiễm và ít gây lãng phí trong quá trình sản xuất. [20] Qua những khái niệm trên, ta có thể khẳng định rằng NSLĐ là hiệu quả sản xuất của lao động có ích trong khoảng thời gian nhất định. Tăng NSLĐ không chỉ là chỉ tiêu phản ánh lượng sản phẩm nó sản xuất ra mà còn là thể hiện mối quan hệ giữa năng suất – chất lượng – cuộc sống – việc làm và sự phát triển bền vững. Vì vậy, để có thể đánh giá về năng suất lao động của một Công ty, ta có thể dựa vào mức độ hoàn thành công việc theo kế hoạch, chất lượng của sản phẩm được tạo ra, cũng như sự hăng hái của người lao động trong quá trình tham gia sản xuất. 1.1.3. Đặc điểm về tăng năng suất lao động Tăng năng suất lao động là “Sự tăng lên của sức sản xuất hay năng suất lao động, nói chung chúng ta hiểu là sự thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn” Trường- Năng suất lao Đạiđộng tăng lênhọc biểu hiện ởKinhchỗ phần lao độ ngtế sống Huếgiảm bớt, phần lao động quá khứ tăng lên, nhưng tăng như thế nào đó để tổng hao phí lao động chứa đựng trong hàng hoá giảm ấy giảm đi; nói cách khác lao động sống giảm nhiều hơn lao động quá khứ tăng lên [9] SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 10
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy - Theo C.Mác: Trong quá trình sản xuất sản phẩm, lao động sống và lao động quá khứ bị hao phí theo những lượng nhất định. Lao động sống là lao động mà con người bỏ ra ở hiện tại. Lao động quá khứ là lao động ở giai đoạn trước đã chuyển vào giá trị sản phẩm. Hạ thấp chi phí lao động sống nêu rõ đặc điểm tăng năng suất lao động cá nhân. Hạ thấp chi phí lao động sống và lao động quá khứ nêu rõ đặc điểm tăng năng suất lao động xã hội. Giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong quá trình quản lý kinh tế nếu chỉ chú trọng tăng năng suất lao động cá nhân thì sẽ diễn ra hiện tượng coi nhẹ tiết kiệm vật tư, coi nhẹ chất lượng sản phẩm và như vậy năng suất lao động xã hội có khi không tăng mà còn giảm. Để một chế độ xã hội mới ra đời phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trình độ phát triển kinh tế biểu hiện là cơ sở hạ tầng; chính trị xã hội biểu hiện là kiến trúc thượng tầng; điều kiện tự nhiên Trong đó, trình độ phát triển kinh tế là quan trọng nhất, nó quyết định đến những nhân tố còn lại, trình độ phát triển kinh tế biểu hiện bằng sự phát triển của lực lượng sản xuất, lực lượng sản xuất phát triển biểu hiện là sự tăng năng suất lao động. Vì vậy, tăng năng suất lao động không chỉ là một hiện tượng kinh tế thông thường mà là một quy luật kinh tế chung cho mọi hình thức xã hội. Năng suất lao động của chế độ xã hội sau bao giờ cũng cao hơn năng suất lao động của chế độ xã hội trước vì xã hội càng phát triển thì trình độ con người ngày càng cao, khả năng sáng tạo ngày càng lớn, vì vậy mà công cụ lao động ngày càng hoàn thiện hơn. Sự vận động của quy luật tăng năng suất lao động ở mỗi chế độ xã hội khác nhau thì khác nhau, càng ở những chế độ xã hội sau thì năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng hơn so với các chế độ xã hội trước đó. Đó là điều tất nhiên vì các chế độ xã hội trước thì hệ thống công cụ xã hội càng kém hoàn thiện, và trình độ con người cũng kém phát triển, công cụ lao động thô sơ, lao động thủ công là chủ yếu nên hao phí sức lao động nhiều mà Trườnggiá trị hàng hoá tạo ra Đạiít. Khi xã h ộhọci càng phát triKinhển thì năng suấ t tếlao độ ngHuế tăng lên nhanh hơn do trình độ con người phát triển hệ thống công cụ lao động ngày càng hoàn thiện, lao động thủ công dần bị thay thế chủ yếu bằng máy móc hiện đại, hao phí sức lao động bỏ ra ít mà hàng hoá tạo ra nhiều hơn. Ngày nay, khi mà khoa học công nghệ SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 11
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy phát triển như vũ bão, hệ thống công cụ lao động được cải tiến từng ngày vì thế mà tốc độ tăng năng suất lao động rất cao so với trước đây. Như vậy trình độ phát triển của lực lượng lao động của các chế độ xã hội khác nhau nên biểu hiện của quy luật tăng năng suất lao động cũng khác nhau. [10] 1.1.4. Phân biệt giữa năng suất lao động và cường độ lao động Năng suất lao động (NSLĐ) là năng lực sản xuất của lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm được người lao động sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Năng suất lao động tăng lên nghĩa là cùng trong một khoảng thời gian lao động đó mà số lượng hàng hóa tăng lên, làm cho thời gian lao động cần thiết để tạo ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống, do đó mà giá trị của một đơn vị hàng hóa cũng sẽ giảm xuống. Cường độ lao động (CĐLĐ) là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian. Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng hàng hóa sản xuất ra sẽ tăng lên, đồng thời sức hao phí lao động để sản xuất ra lượng hàng hóa đó cũng tăng lên, vì vậy mà giá trị của một đơn vị hàng hóa cũng không đổi. Điểm giống nhau giữa NSLĐ và CĐLĐ đó là khi tăng năng suất lao động hay tăng cường độ lao động thì đều sẽ làm tăng kết quả lao động, lượng sản phẩm được tạo ra trong một đơn vị thời gian vì thế cũng tăng lên. NSLĐ và CĐLĐ có nhiều nét tương đồng với nhau nên khiến cho các nhà quản trị dễ bị nhầm lẫn, không phân biệt được dẫn đến việc đưa ra các kế hoạch, phương pháp sản xuất không hợp lý. Tuy nhiên, về bản chất thì NSLĐ và CĐLĐ là hoàn toàn khác nhau. Tăng năng suất lao động thì sẽ làm giảm hao phí lao động trong một đơn vị sản phẩm. Từ đó, chi phí lao động cũng sẽ giảm theo và giúp cho doanh nghiệp có thể giảm giá thành sản phẩm. NSLĐ sẽ chịu sự tác động của các yếu tố như: trình độ tay nghề; công nghệ; kỹ năng và phương pháp làm việc của người lao động Nhưng khi tăng cường độ lao động thì hao phí lao động sản xuất ra một sản phẩm không thay đổi và không ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm. TrườngTăng năng suất lao đ ộngĐại là vô hạn cònhọc tăng cườ ngKinh độ lao động là cótế giới hạHuến bởi sức khoẻ của con người có hạn. Tăng năng suất lao động có tác dụng tích cực và không ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người còn tăng cường độ lao động nếu tăng quá mức sẽ gây ra tai nạn lao động và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 12
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy 1.1.5. Phân loại năng suất lao động Theo các nhà kinh tế, NSLĐ sẽ được phân loại theo nhiều cách thức khác nhau. Nhưng thông thường, xét theo phạm vi NSLĐ được chia làm hai loại đó là: NSLĐ cá nhân và NSLĐ xã hội. Năng suất lao động cá nhân: Là sức sản xuất của cá nhân người lao động, được đo bằng tỷ số số lượng sản phẩm hoàn thành với thời gian lao động để hoàn thành số sản phẩm đó. Năng suất lao động cá nhân là thước đo tính hiệu quả lao động sống, thường được biểu hiện bằng đầu ra trên một giờ lao động. Năng suất lao động cá nhân có vai trò rất lớn trong quá trình sản xuất. Việc tăng hay giảm năng suất lao động cá nhân phần lớn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, do đó hầu hết các doanh nghiệp đều chấp nhận trả công theo năng suất lao động cá nhân hay mức độ thực hiện của từng cá nhân từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu chuẩn sống của người lao động. Có rất nhiều nhân tố tác động đến năng suất lao động cá nhân , tuy nhiên các nhân tố chủ yếu là các yếu tố gắn với bản thân người lao động như: kỹ năng, kỹ xảo, cường độ lao động, thái độ lao động, tinh thần trách nhiệm, dụng cụ lao động, sự thành thạo sáng tạo trong sản xuất của người lao động và mức độ hiện đại của công cụ lao động sẽ quyết định năng suất lao động cá nhân cao hay thấp. Ngoài ra các nhân tố gắn với quản lý con người và điều kiện lao động thì đêu ảnh hưởng đến năng suất lao động cá nhân. Vì thế muốn tăng năng suất lao động cá nhân thì phải quan tâm đến tất cả các yếu tố tác động đến nó. [20] Năng suất lao động xã hội: Là mức năng suất của tất cả các nguồn lực của một doanh nghiệp hay toàn xã hội. Năng suất lao động xã hội được đo bằng tỷ số giữa đầu ra của doanh nghiệp hoặc Trườngcủa xã hội với số lao độĐạing sống và laohọc động quá khKinhứ bị hao phí để sảtến xuất raHuế một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động xã hội có sự tiêu hao của lao động sống và lao động quá khứ. Lao động sống là sức lực của con người bỏ ra ngay trong quá trình sản xuất, lao SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 13
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy động quá khứ là sản phẩm của lao động sống đã được vật hoá trong các giai đoạn sản xuất trước kia (biểu hiện ở máy móc, nguyên vật liệu). [20] Mối quan hệ giữa NSLĐ cá nhân và NSLĐ xã hội: Giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Năng suất lao động cá nhân là tiền đề cho năng suất lao động xã hội. Tuy nhiên, giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội không phải lúc nào cũng cùng chiều. Nếu giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội đều tăng, thì đây là mối quan hệ cùng chiều mong muốn vì năng suất lao động cá nhân liên quan đến thu nhập của người lao động, còn năng suất lao động xã hội phản ánh lợi ích của doanh nghiệp. Cả hai đều tăng thì lợi ích hai bên đều tăng. Nếu năng suất lao động cá nhân tăng mà năng suất lao động xã hội không tăng hoặc giảm thì đây là mối quan hệ không mong muốn vì lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động không thống nhất. Trường hợp này xảy ra khi cá nhân người lao động vì muốn tăng năng suất lao động nên bỏ qua quy trình công nghệ, lãng phí nguyên vật liệu, sử dụng máy móc không hợp lý, coi nhẹ chất lượng sản phẩm. Do đó, muốn quan hệ năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội cùng chiều thì quan hệ giữa lao động sống và lao động quá khứ phải thường xuyên có sự thay đổi. Lao động sống giảm nhiều hơn lao động quá khứ tăng lên. Muốn như vậy phải thường xuyên nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động, cần phải có biện pháp khuyến khích và kỷ luật nghiêm ngặt, phải gắn lợi ích của người lao động với lợi ích của doanh nghiệp để người lao động gắn bó với doanh nghiệp hơn nữa, và tuân thủ các kỷ luật trong lao động. [20] 1.1.6. Ý nghĩa của năng suất lao động Tăng năng suất lao động có một ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của xã hội và loài người, nó là động cơ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia, là cơ sở quan trọng trong các quyết định ở tầm vi mô và vĩ mô. Tác động quan tổng hợp Trườngnhất hay là mục tiêu cĐạiủa tăng năng họcsuất lao độ ngKinh hiện nay là hoàn tế thiện chHuếất lượng cuộc sống của con người trên toàn thế giới. Vấn đề trung tâm của năng suất lao động hiện nay là đảm bảo xã hội tốt hơn thông qua kỹ thuật cải tiến nhằm sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực và công nghệ sẵn có. SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 14
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy Đối với các doanh nghiệp, tăng năng suất lao động càng có ý nghĩa quan trọng, nó là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là một yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện: - Tăng năng suất lao động góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi khi tăng năng suất lao động có nghĩa là hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm, vì thế nó cho phép giảm số người làm việc, tiết kiệm được quỹ lương. Mà tiền lương là một trong những chi phí của quá trình sản xuất, do đó tăng năng suất lao động góp phần là giảm chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh - Tăng năng suất lao động sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Có thể nói, nâng cao năng lực cạnh tranh là một vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Bởi nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm hơn trên thị trường, làm tăng thị phần, tăng lợi nhuận Mà năng suất lao động tăng thì làm giảm giá thành sản phẩm nhưng đồng thời chất lượng sản phẩm cũng được cải tiến vì tiết kiệm được chi phí về tiền lương trên một đơn vị sản phẩm. Giá cả và chất lượng chính là hai yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. - Năng suất lao động cao và tăng nhanh sẽ tạo điều kiện tăng quy mô và tốc độ của tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân, cho phép giải quyết thuận lợi các vấn đề về tích luỹ, tiêu dùng. Vì năng suất lao động tăng lên thì sản lượng tăng lên và tổng giá trị sản lượng tăng lên. Khi giá trị sản lượng tạo điều kiện cho việc tăng lợi nhuận, giúp cho các doanh nghiệp có thể tích luỹ đầu tư mở rộng sản xuất - Năng suất lao động tăng là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế 1.1.7. Các chỉ tiêu tính năng suất lao động TrườngCó rất nhiều ch ỉĐạitiêu để tính nănghọc suất lao đKinhộng, nhưng theo Giáotế trình Huế “Thống kê doanh nghiệp” của PGS.TS Hoàng Hữu Hòa thì năng suất lao động được tính thông qua các chỉ tiêu cơ bản dưới đây: 1.1.7.1. Năng suất lao động tính bằng hiện vật SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 15
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy NSLĐ tính bằng hiện vật là chỉ tiêu dùng sản lượng hiện vật của từng loại sản phẩm để biểu hiện mức năng suất lao động của một công nhân lao động. Công thức tính : W = Q/T Trong đó: W: Năng suất lao động trong một thời gian nhất định Q: Tổng sản lượng tính bằng hiện vật (tính bằng đơn vị hiện vật hay là hiện vật kép: m, m2, tấn, cái, chiếc, tấn – km, tấn/giờ, kw/h ) T: Tổng lao động hao phí tính bằng thời gian hao phí (giờ, ngày ) hoặc số người cần thiết để sản xuất ra khối lượng sản phẩm trên Ưu điểm của chỉ tiêu: - Đánh giá trực tiếp được hiệu quả lao động - Biểu hiện NSLĐ một cách cụ thể, chính xác, không bị ảnh hưởng bởi nhân tố giá cả. - Có thể dùng để so sánh trực tiếp năng suất lao động của các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại sản phẩm Nhược điểm của chỉ tiêu: - Không thể dùng để so sánh NSLĐ của các ngành có các loại sản phẩm khác nhau hay các năng suất lao động của các DN sản xuất nhiều chủng loại mặt hàng - Tổng sản lượng (Q) chỉ tính đến thành phẩm nên NSLĐ tính được chưa phản ánh đúng được hiệu quả của lao động đã hao phí cho toàn bộ khối lượng sản phẩm tạo ra trong kỳ của doanh nghiệp. Vì vậy các ngành có tỷ trọng bán thành phẩm lớn không áp dụng được chỉ tiêu này. - Chỉ tiêu này không phản ánh được yếu tố chất lượng của sản phẩm 1.1.7.2. Năng suất lao động tính bằng giá trị NSLĐ tính bằng giá trị là chỉ tiêu được xác định bằng giá trị sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. TrườngCông thức tính Đại: W = Q/T học Kinh tế Huế Trong đó: W: Năng suất lao động tính bằng giá trị SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 16
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy Q: Giá trị tổng sản lượng (thường dùng tổng giá trị sản xuất hay tổng doanh thu, đơn vị tính là tiền tệ) T: Tổng lao động hao phí để sản xuất ra sản phẩm Ưu điểm của chỉ tiêu: - Phản ánh tổng hợp hiệu quả của lao động, cho phép tính cho các loại sản phẩm khác nhau, khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu tính bằng hiện vật. - Tổng hợp chung được các kết quả mà doanh nghiệp đã tạo ra trong kỳ (thành phẩm, bán thành phẩm, các công việc và dịch vụ ) Nhược điểm của chỉ tiêu: - Bị ảnh hưởng bởi yếu tố giá cả - Khuyến khích dùng các nguyên, nhiên vật liệu đắt tiền 1.1.7.3. Năng suất lao động tính bằng thời gian lao động NSLĐ hiểu theo cách khác là thời gian hao phí để tạo ra một đơn vị sản phẩm. Công thức tính: t= T/Q Trong đó: t: lượng lao động hao phí cho một sản phẩm T: thời gian lao động hao phí Q: Tổng sản lượng hoặc tổng doanh thu Ưu điểm của chỉ tiêu: - Phản ánh được cụ thể mức tiết kiệm về thời gian lao động để sản xuất ra một sản phẩm hoặc một đơn vị giá trị Nhược điểm của chỉ tiêu: - Tính toán phức tạp. - Không dùng để tổng hợp được NSLĐ bình quân của một ngành hay một DN có nhiều loại sản phẩm khác nhau [5] Trong các chỉ tiêu trên, đề tài này được tác giả lựa chọn sử dụng chỉ tiêu tính Trườngnăng suất lao dộng bằ ngĐại giá trị. Theo học đó, tác giả sẽKinhdựa vào doanh thutế và s ốHuếlượng lao động sản xuất trực tiếp để tính và phân tích tình hình năng suất lao dộng của Công ty Scavi Huế trong giai đoạn 2016 - 2018. 1.1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 17
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy 1.1.8.1. Các yếu tố gắn với bản thân người lao động Bản thân người lao động là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất tác động đến năng suất lao động. Năng suất lao động của mỗi quốc gia, ngành và doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động. Trình độ văn hoá: là sự hiểu biết cơ bản của người lao động về tự nhiên và xã hội. Trình độ văn hoá tạo ra khả năng tư duy và sáng tạo cao. Người có trình độ văn hóa sẽ có khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời trong quá trình làm việc họ không những vận dụng chính xác mà còn linh hoạt và sáng tạo các công cụ sản xuất để tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất. Trình độ chuyên môn: là sự hiểu biết khả năng thực hành về chuyên môn nào đó, có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc thuộc một chuyên môn nhất định. Sự hiểu biết về chuyên môn càng sâu, các kỹ năng, kỹ xảo nghề càng thành thạo bao nhiêu thì thời gian hao phí của lao động càng được rút ngắn từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động. Trình độ văn hoá và chuyên môn của thực hiện công việc nhanh mà góp phần người lao động không chỉ giúp cho người lao động nâng cao chất lượng thực hiện công việc. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khoa học ngày càng phát triển với tốc độ nhanh, các công cụ đưa vào sản xuất ngày càng hiện đại, đòi hỏi người lao động có trình độ chuyên môn tương ứng. Nếu thiếu trình độ chuyên môn người lao động sẽ không thể điều khiển được máy móc, không thể nắm bắt được các công nghệ hiện đại. Tình trạng sức khoẻ: Trạng thái sức khoẻ có ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động. Nếu người có tình trạng sức khoẻ không tốt sẽ dẫn đến mất tập trung trong quá trình lao động, làm cho độ chính xác của các thao tác trong công việc giảm dần, các sản phẩm sản xuất ra với chất lượng không cao, số lượng sản phẩm cũng giảm, thậm Trườngchí dẫn đến tai nạn lao đĐạiộng. học Kinh tế Huế Thái độ lao động: Thái độ lao động là tất cả những hành vi biểu hiện của người lao động trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh. Nó có ảnh hưởng quyết định đến khả năng, năng suất và chất lượng hoàn thành công việc của người SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 18
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy tham gia lao động, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu khác nhau, cả khách quan và chủ quan. Kỷ luật lao động: Là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của lao động mà tổ chức xây dựng nên dựa trên những cơ sở pháp lý và các chuẩn mực đạo đức xã hội. Nó bao gồm các điều khoản quy định hành vi lao động trong lĩnh vực có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ như số lượng, chất lượng công việc, an toàn vệ sinh lao động, giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi, các hành vi vi phạm pháp luật lao động, các hình thức xử lý vi phạm kỷ luật Tinh thần trách nhiệm: Được hình thành dựa trên cơ sở những ước mơ khát khao, hy vọng của người lao động trong công việc cũng như với tổ chức. Trong tổ chức, nếu người lao động thấy được vai trò, vị thế, sự cống hiến hay sự phát triển, thăng tiến của mình được coi trọng và đánh giá một cách công bằng, bình đẳng thì họ cảm thấy yên tâm, phấn khởi, tin tưởng vào tổ chức. Đây là cơ sở để nâng cao tính trách nhiệm, sự rèn luyện, phấn đấu vươn lên, cố gắng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động. Sự gắn bó với doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp ngoài mục đích lao động để kiếm sống họ còn coi tổ chức như một chỗ dựa vững chắc về vật chất và tinh thần. Nếu quá trình lao động và bầu không khí trong tập thể lao động tạo ra cảm giác gần gũi, chan hoà, tin tưởng lẫn nhau giữa những người công nhân, tạo cảm giác làm chủ doanh nghiệp, có quyền quyết định đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra tính độc lập tự chủ sáng tạo, được quan tâm chăm lo đến đời sống và trợ giúp khi gặp khó khăn thì người lao động sẽ có lòng tin, hy vọng, sự trung thành và gắn bó với doanh nghiệp. - Cường độ lao động: cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người lao động và từ đó ảnh hưởng tới năng suất lao động. [20] Trường1.1.8.2. Các yếu tố g ắnĐại với tổ chứ c ngưhọcời lao đ ộngKinh tế Huế Trình độ và khả năng tổ chức lao động của mỗi doanh nghiệp có tác động mạnh mẽ tới năng suất lao động thông qua việc xác định phương hướng phát triển, phân công lao động, chế độ tiền lương, tiền thưởng, tổ chức phục vụ nơi làm việc SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 19
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy Phân công lao động: “Là sự chia nhỏ toàn bộ các công việc được giao cho từng người hoặc tưng nhóm người lao động thực hiện” Theo giáo trình tổ chức lao động Khoa học, NXB Giáo dục 1994, Tr74: Về bản chất thì đó là quá trình gắn từng người lao động với những nhiệm vụ phù hợp với khả năng của họ. Thực chất của phân công lao động là sự tách biệt, cô lập các chức năng lao động riêng biệt và tạo nên các quá trình lao động độc lập và gắn chúng với từng người lao động, đấy chính là sự chuyên môn hoá (cho phép tạo ra những công cụ chuyên dùng hợp lý và hiệp tác lao động có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng năng suất lao động. Tiền lương, tiền thưởng: Đây là một yếu tố quan trọng góp phần tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc nâng cao năng suất lao động. Tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của người lao động. Phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích của hết thảy mọi người lao động, mục đích này tạo động lực để người lao động phát triển trình độ và khả năng lao động của mình. - Tiền lương: “Là số lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo giá trị sức lao động đã hao phí trong những điều kiện xã hội nhất định trên cơ sở thoả thuận của hai bên trong hợp đồng lao động” Số tiền này nhiều hay ít còn phụ thuộc vào năng suất lao động, hiệu quả làm việc, trình độ hay kinh nghiệm làm việc trong quá trình lao động. Tiền lương phản ánh, đóng góp nhiều cho xã hội và càng thể hiện giá trị xã hội trong cuộc sống của người lao động. Do vậy tiền lương thoả đáng sẽ là động lực để người lao động làm việc hiệu quả và đạt năng suất lao động cao. [2] - Tiền thưởng: Là số tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động trong những điều kiện đặc biệt theo sự thoả thuận của hai bên hoặc theo sự tự nguyện của bên sử dụng lao động trong các trường hợp như: Khi công nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiết kiệm được nguyên vật liệu, có những sáng kiến sáng tạo Trườngtrong hoạt động lao đ ộng Đại Nếu ti ềnhọc thưởng đảm Kinhbảo gắn trực tiếp vtếới thành Huế tích của người lao động, gắn với hệ thống chỉ tiêu được nghiên cứu, phân loại cụ thể và mức thưởng có giá trị tiêu dùng trong cuộc sống thì tiền thưởng sẽ là công cụ để người sử SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 20
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy dụng lao động kích thích sự hăng say, gắn bó, sự tích cực, tinh thần trách nhiệm, năng suất và hiệu quả của người lao động. Ngoài tiền lương, tiền thưởng các phúc lợi xã hội cũng góp phần thúc đẩy nâng cao năng suất lao động. Phúc lợi xã hội là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các bổ trợ về cuộc sống cho người lao động. Phúc lợi có thể là tiền, vật chất hoặc những điều kiện thuận lợi mà người sử dụng lao động cung cấp cho người lao động trong những điều kiện bắt buộc hay tự nguyện để động viên hoặc khuyến khích và đảm bảo an sinh cho người lao động. Phúc lợi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cũng như góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, từ đó thúc đẩy và nâng cao năng suất lao động. Tổ chức phục vụ nơi làm việc: Nơi làm việc là không gian sản xuất được trang bị máy móc thiết bị, phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để người lao động hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất đã định, là nơi diễn ra các quá trình lao động. Nơi làm việc là nơi thể hiện rõ nhất khả năng sáng tạo và nhiệt tình của người lao động. Tổ chức phục vụ nơi làm việc là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lao động của con người. Nơi làm việc được tổ chức một cách hợp lý và phục vụ tốt góp phần bảo đảm cho người lao động có thể thực hiện các thao tác trong tư thế thoải mái nhất giúp việc tiến hành sản xuất với hiệu quả cao, nâng cao năng suất lao động. Thái độ cư xử của người lãnh đạo: Lãnh đạo là việc định ra chủ trương, đường lối, nguyên tắc hoạt động của một hệ thống các điều kiện môi trường nhất định. Lãnh đạo là một hệ thống các tổ chức bao gồm người lãnh đạo, người được lãnh đạo, mục đích của hệ thống, các nguồn lực và môi trường. Người lãnh đạo là một trong các yếu tố quan trọng của hệ thống lãnh đạo, là người ra mệnh lệnh, chỉ huy điều khiển những nguời khác thực hiện các quyết định đề ra nhằm đảm bảo giải quyết tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức hoạt động và hoàn thiện bộ máy quản lý. Người lãnh đạo có vai trò rất quan trọng Trườngtrong tổ chức, họ qu ảnĐại lý tập thể bằhọcng quyền l ựcKinh và uy tín của mình. tế Quy Huếền lực là những quyền hạn của người lãnh đạo trong khuôn khổ quyền hạn của nhà nước hoặc tập thể trao cho người lãnh đạo. Uy tín là khả năng thu phục các thành viên dưới quyền, nó gắn liền với những phẩm chất tài và đức của người lãnh đạo. Phong cách, SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 21
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy phương pháp cũng như thái độ của người lãnh đạo quyết định đến sự phát triển của các tổ chức. Với phong cách uy quyền tức là người lãnh đạo hành động độc đoán, khi ra quyết định không tham khảo ý kiến của bất kỳ ai, dẫn đến việc ra lệnh cứng nhắc, không tôn trọng ý kiến của tập thể thì nhân viên thường không làm việc tự giác và độc lập, không phát huy được tính sáng tạo và hứng thú trong lao động, cuối cùng có tác động xấu đến tập thể. Với phong cách dân chủ tự do tức là người lãnh đạo trao quyền chủ động sáng tạo, độc lập tối đa và tự do hành động cho nhân viên để hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết để họ có ý kiến đóng góp và tham gia vào quá trình xây dựng, phát triển tổ chức. Việc lựa chọn phong cách này hay phong cách lãnh đạo khác có một ý nghĩa quan trọng đối với việc củng cố giáo dục tập thể lao động. Mỗi phong cách lãnh đạo có đặc thù riêng và thích ứng với từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Phong cách lãnh đạo khác nhau tạo ra thái độ của người lãnh đạo khác nhau. Thái độ của người lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa người lãnh đạo với tập thể, đóng vai trò to lớn trong việc xây dựng và củng cố tập thể vững mạnh từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc và năng suất lao động. Vì vậy, người lãnh đạo phải hiểu rõ bản chất và vận dụng các phong cách lãnh đạo trong những hoàn cảnh cụ thể, chính xác và hiệu quả. [2] Bầu không khí của tập thể: Tập thể lao động là nhóm người mà tất cả các thành viên trong quá trình thực hiện những trách nhiệm của mình hợp tác trực tiếp với nhau, luôn có sự liên quan và tác động qua lại lẫn nhau. Mức độ hoạt động, hoà hợp về các phẩm chất tâm lý cá nhân của mọi người trong tập thể lao động được hình thành từ thái độ của mọi người đối với công việc, bạn bè, đồng nghiệp và người lãnh đạo tạo nên bầu không khí của tập thể. Trong tập thể lao động luôn có sự lan truyền cảm xúc từ người này sang người khác, nó ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tâm lý, thái độ đối với lao động, với ngành nghề và với mỗi thành viên. Từ đó ảnh hưởng tới năng suất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trường1.1.8.3. Các yếu tố g ắnĐại liền với sự pháthọc triển và sKinhử dụng tư liệu s ảtến xuấ t Huế Các yếu tố này bao gồm: Khoa học, kỹ thuật, công nghệ sản xuất, năng lượng, nguyên vật liệu, cơ sở hạ tầng. [12] SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 22
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy Trong đó khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, đây là yếu tố mạnh mẽ nhất làm tăng năng suất lao động. Trình độ kỹ thuật của sản xuất được biểu hiện thông qua tính năng của công cụ sản xuất, trình độ sáng chế và sử dụng các đối tượng lao động, các quá trình công nghệ sản xuất. Ngày nay, ai cũng thừa nhận máy móc hiện đại là yếu tố mạnh mẽ làm tăng năng suất lao động. Thật vậy, sự phát triển của lực lượng sản xuất thường bắt đầu từ sự thay đổi của công cụ sản xuất, lấy máy móc thay thế cho lao động thủ công, lấy máy móc hiện đại thay thế cho máy cũ. [12] Tính năng nâng cao trình độ sáng chế và sử dụng các đối tượng lao động được thể hiện ở chỗ: Nó ứng dụng rộng rãi các nguyên vật liệu mới, có những tính năng cao hơn, giá rẻ hơn, tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết kiệm lao động, trong một đơn vị thời gian sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn. Nó không chịu tác động các giới hạn sinh lý như con người, cho nên khả năng tăng năng suất lao động lớn. Một nguyên nhân làm cho năng suất lao động xã hội ở Việt Nam còn thấp là do trình độ ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất còn thấp, lao động thủ công còn nhiều. Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động. Cơ sở Vật chất - Kỹ thuật đó biểu hiện thông qua các ngành năng lượng, cơ khí, luyện kim, hoá học, giao thông vận tải và hệ thống thông tin, liên lạc. Đó là các yếu tố gắn với sự phát triển kinh tế, muốn tăng nhanh năng suất lao động xã hội cần phải đặc biệt quan tâm. [12] 1.1.8.4. Các yếu tố môi trường lao động - Môi trường tự nhiên: Thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động. Nó tác động đến năng suất lao động một cách khách quan và không thể phủ nhận. Thời tiết và khí hậu của các nước nhiệt đới khác với các nước ôn đới và hàn đới, do đó ở các nước khác nhau có những thuận lợi và khó khăn khác nhau trong sản Trườngxuất. Và ở mỗi một ngành Đại sản xuấ t thìhọc nó tác độ ngKinh khác nhau. Trong tế nông nghiHuếệp thì độ phì nhiêu của đất, của rừng, của biển khác nhau sẽ đưa lại năng suất khác nhau.Trong công nghiệp khai thác mỏ thì các vấn đề như hàm lượng của quặng, độ nông sâu của các vỉa than, vỉa quặng, trữ lượng của các mỏ đều tác động đến khai thác, SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 23
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy đến năng suất lao động. Con người đã có nhiều hoạt động nhằm hạn chế các tác động có hại của thiên nhiên đến sản xuất và đạt được kết quả rõ rệt như trong dự báo thời tiết, trong diệt trừ côn trùng phá hoại mùa màng Tuy nhiên, vẫn chưa khắc phục được hết. vì thế yếu tố thiên nhiên là yếu tố quan trọng, cần phải đặc biệt tính đến trong các ngành như nông nghiệp, khai thác và đánh bắt hải sản, trồng rừng, khai thác mỏ và một phần nào trong ngành xây dựng. [20] - Điều kiện lao động: Quá trình lao động của con người bao giờ cũng diễn ra trong môi trường sản xuất nhất định, mỗi môi trường khác nhau lại có các nhân tố khác nhau tác động đến người lao động, mỗi nhân tố khác nhau lại có mức độ tác động khác nhau, tổng hợp các nhân tố ấy tạo nên điều kiện lao động. Các nhân tố tích cực tạo ra điều kiện thuận lợi còn nhân tố tiêu cực tạo ra điều kiện không thuận lợi cho con người trong quá trình lao động. Điều kiện lao động là tổng hợp các yếu tố của môi trường làm việc tác động tới sức khoẻ và khả năng thực hiện công việc của người lao động”. cụ thể là cường độ chiếu sáng, độ ẩm, tiếng ồn, độ rung, bụi, các chất độc hại ảnh hưởng tới con người. Nếu nơi làm việc có điều kiện làm việc không tốt như quá sáng hoặc quá tối sẽ ảnh hưởng đến thị giác của người lao động, giảm khả năng lao động. Hoặc nơi làm việc có môi trường bị ô nhiễm, mức độ an toàn không cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động. Mặt khác, làm cho người lao động có cảm giác không yên tâm nên không chuyên tâm vào công việc, làm giảm năng suất lao động. [20] 1.1.9. Các nghiên cứu liên quan 1.1.9.1. Các nghiên cứu nước ngoài Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về năng suất và các yếu tố tác động đến nó trên các góc độ và quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu trước đây đều tập trung ở các nước phát triển với những điều kiện rất khác biệt so với các nước đang phát triển như Việt Nam về văn hóa, nguồn lao động, chi phí, máy móc thiết bị. TrườngDo vậy hầu hết các mô Đạihình của nư ớchọc ngoài không Kinh thực sự phù hợp đtếể xem xétHuế và học hỏi dù các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động ngành hàng dệt được nghiên cứu tương đối nhiều ở các nước. Có thể kể đến nghiên cứu của Thomas P. Triebs và Subal C. Kumbhakar (2012), đã nghiên cứu mức độ thay đổi quy trình sản xuất và thực tế SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 24
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy quản lý của các doanh nghiệp dệt may tại Ấn độ giai đoạn 1995-2010. Họ đã bí mật quan sát và theo dõi các nhóm đối tượng và khám phá ra rằng sự thay đổi về kỹ thuật có tác động lớn hơn đến năng suất lao động rất nhiều so với yếu tố quản lý. Họ rút ra rằng, sẽ dễ dàng hơn khi nhiều tổ chức linh động hơn trong việc khai thác yếu tố kỹ thuật hơn là yếu tố quản lý để có thể tăng năng suất lao động và hiệu quả chung của doanh nghiệp. Tuy nhiên nghiên cứu này mới chỉ là phân tích định tính và chưa có mô hình lượng kiểm chứng. Bên cạnh đó các nhân tố xác định mới chỉ dừng lại ở hai nhân tố, chưa thực sự bao quát được hết. 1.1.9.2. Các nghiên cứu trong nước Vấn đề về năng suất cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của các doanh nghiệp Dệt may hiện nay là một vấn đề đang được rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm. Bởi đây là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, là ngành thu hút nhiều lao động và đem lại nhiều lợi nhuận cho con người, doanh nghiệp và quốc gia. Thực tế ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu về năng suất và một số mô hình được phát triển nhằm tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động theo nhiều quan điểm khác nhau, trong đó nổi bật là các nghiên cứu đã chứng minh về sự ảnh hưởng của các yếu tố quản lý. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu về các yếu tố này đều được tiến hành một cách độc lập tùy theo mục tiêu, thời gian, nguồn lực của nhà nghiên cứu, chưa có một nghiên cứu nào thực hiện nghiên cứu về tác động đồng thời của các yếu tố quản lý đến năng suất doanh nghiệp một cách đầy đủ và có hệ thống. Cụ thể đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động và hoàn thiện công tác định mức lao động cho mã hàng NANO tại công ty cổ phần dệt may 29-3” của các tác giả Nguyễn Thị Phương Minh - Trần Thị Thủy (Đại học kinh tế Đà Nẵng). Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất rất đa dạng, tuy nhiên đề tài đã bước đầu phát Trườnghiện được những yếu tốĐạicá nhân ngư họcời lao động đầKinhu tiên ảnh hưởng tếđến năng Huế suất lao động trong doanh nghiệp dệt may như: Tiền lương, bậc thợ, kinh nghiệm, thời gian phục vụ tổ chức, thời gian phục vụ kỹ thuật, việc nói chuyện trong giờ làm việc. Nghiên cứu này đã phần nào tìm hiểu kỹ về động cơ thái độ cũng như các yếu tố cá SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 25
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy nhân có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động, góp phần thực hiện định mức lao động tại công ty được tốt hơn. [11] Ngoài ra, đề tài: “Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Thị Kim Loan - TP HCM. Đề tài này đã tìm hiểu, phân tích các khía cạnh, tầm quan trọng của năng suất, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của các DN vừa & nhỏ ở TP Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đã nhận ra các yếu tố chính, yếu tố phụ và mối quan hệ giữa các yếu tố này. Trên cơ sở đó đề nghị những giải pháp để nâng cao năng suất phù hợp với điều kiện thực tế của các doanh nghiệp trong từng ngành. Những giải pháp này có thể được áp dụng rộng rãi cho các doanh nghiệp và đem lại hiệu quả cao. [6] Một đề tài khác như đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố quản lý có ảnh hưởng đến năng suất của các doanh nghiệp dệt may” của tác giả Trần Thị Kim Loan - Bùi Nguyên Hùng (trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM). Đề tài này đã nghiên cứu các lý thuyết có liên quan và tham khảo nghiên cứu của APO (2000), trên cơ sở đó đề xuất một mô hình lý thuyết nghiên cứu về các yếu tố quản lý có ảnh hưởng đến năng suất các doanh nghiệp dệt may ở TP-HCM. Mô hình lý thuyết bao gồm 5 yếu tố thuộc về quản lý có ảnh hưởng đến năng suất đó là: Cam kết của quản lý cấp cao, hướng đến khách hàng, quản trị nhân lực, quản trị sản xuất và mối quan hệ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên mô hình này mới chỉ được đưa ra mà chưa có nghiên cứu nào đi vào điều tra thực tiễn để có kết luận chính xác. [7] 1.1.10. Mô hình nghiên cứu đề xuất Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trên về các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động và dựa vào tình hình thực tế tại công ty Scavi Huế, đề tài quyết định lựa chọn mô hình nghiên cứu dưới đây: H1: Bản thân người lao động TrườngH2: Sự quả n lýĐại và phân công học lao Kinh tế Huế động của cấp trên H3: Điều kiện làm việc NSLĐ H4: Sự cải tiến trong sản xuất SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 26
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy H5: Môi trường làm việc Sơ đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất Theo cách tiếp cận mới về năng suất của cơ quan năng suất Châu Âu (EPA), điểm căn bản nhất về năng suất là tăng số lượng đồng thời cũng tăng về chất lượng trong cùng một đơn vị hao phí. Điều này có nghĩa là khi sử dụng cùng một khối lượng nguyên liệu, lao động vốn, năng lượng để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm lớn hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng ngang bằng hoặc cao hơn. Đồng thời, dựa vào tình hình thực tế, đặc điểm sản xuất tại Công ty Scavi Huế, để đo lường biến NSLĐ đề tài dựa vào các tính chất như: “Mức độ hoàn thành” nhằm đánh giá mức độ hoàn thành khối lượng công việc theo kế hoạch của người lao động; “Chất lượng” nhằm kiểm chứng các sản phẩm được tạo ra có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không, có làm lãng phí nguyên vật liệu khi phải sửa chữa cho hư hỏng hay không; Ngoài ra, “Sự hăng hái trong sản xuất” sẽ đánh giá thái độ và tinh thần làm việc của người lao động. Năng suất lao động được xem là biến phụ thuộc chịu sự tác động của 5 biến độc lập trên. Sự thay đổi của các yếu tố này theo hướng tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động của người lao động của công ty. Căn cứ vào mô hình nghiên cứu như trên, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sau đây: H1: Yếu tố “Bản thân người lao động” tác động cùng chiều đến năng suất lao động H2: Yếu tố “Sự quản lý và phân công lao động của cấp trên” tác động cùng chiều đến năng suất lao động H3: Yếu tố “Điều kiện làm việc” tác động cùng chiều đến năng suất lao động H4: Yếu tố “Sự cải tiến trong sản xuất” tác động cùng chiều đến năng suất lao Trườngđộng Đại học Kinh tế Huế H5: Yếu tố “Môi trường làm việc” tác động cùng chiều đến năng suất lao động 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng về ngành dệt may ở trên thế giới SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 27
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy Ngành dệt may thế giới chịu ảnh hưởng sâu sắc của các biến động kinh tế vĩ mô. Trung Quốc là công xưởng sản xuất dệt may lớn nhất thế giới với chuỗi cung ứng hoàn thiện và các lợi thế về máy móc cũng như nhân công giá rẻ. Các nước phát triển như: Mỹ; Ý; Hàn Quốc; Hong Kong; chiếm lĩnh các khâu mang lại giá trị gia tăng cao hơn như thiết kế, marketing và xây dựng thương hiệu, thương mại hóa và xuất khẩu. Trung Quốc, Mỹ, Đức và Nhật Bản là những quốc gia tiêu thụ dệt may lớn nhất thế giới. Dự đoán trong 5 năm tới, các thị trường mới nổi với quy mô dân số lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Trong khi đó, thị trường dệt may tại các nước phát triển, đặc biệt là các nước Châu Âu, có xu hướng bão hòa và tăng trưởng chậm lại. [16] Trung Quốc đã soán ngôi thống trị xuất khẩu hàng dệt may và may mặc của Liên minh Châu Âu (EU) từ năm 2010 và hiện tại vẫn luôn duy trì vị trí đứng đầu trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa dệt may và may mặc toàn cầu, bằng việc tập trung vào sản xuất những sản phẩm xơ, sợi và vải mang tính gia tăng giá trị, ví dụ như loại sản phẩm có độ dai và tính bền cao hơn, tích hợp khả năng chống tia UV và khả năng chống thấm, chống ẩm. Quốc gia này vẫn sẽ duy trì và thống trị phân khúc sản phẩm gia tăng giá trị này ngay cả khi giá trị nền sản xuất đang có chiều hướng tăng lên nhanh chóng tại những quốc gia sở hữu nền công nghiệp dệt may và may mặc có giá trị thấp hơn như Bangladesh và Việt Nam. Trong năm vừa qua, Trung Quốc đạt giá trị xuất khẩu hàng dệt may chiếm 37,1% và hàng may mặc chiếm 34,9% giá trị xuất khẩu toàn cầu. Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nổ ra vào tháng 07/2018 kéo theo rất nhiều lo ngại khi hai nước này là những quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn và sâu rộng đối với nền kinh tế thế giới. Giới chuyên gia phân tích tài chính của Trung Quốc nhận định, cho đến nay thuế đánh vào bông sợi nước này có một tác động rất nhỏ đối với ngành dệt may của Trung Quốc bởi vì họ có rất nhiều cách thức khác nhau để tránh bị ảnh hưởng. Theo tình hình hiện tại, mức thuế 10% trên 200 tỷ USD mà Mỹ Trườngđánh vào hàng hóa nh ậĐạip khẩu từ Trung học Quốc ph ầnKinh lớn chưa chạm đtếến hàng Huế dệt may, ngoại trừ đồ da và các loại phụ kiện như mũ, găng tay và túi xách. [16] Nhận định của một chuyên gia cho rằng, chiến tranh thương mại mang tính “Ăn miếng trả miếng” và khả năng mở rộng phạm vi của các rào cản thương mại sẽ làm SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 28
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy cho các doanh nghiệp Trung Quốc xem xét kỹ hơn việc tái cơ cấu năng lực sản xuất sang phương thức sản xuất dựa trên chuỗi cung ứng như Bangladesh và Việt Nam, còn được gọi là “Ngành thương mại gia công”, với tính toán đạt được lợi thế về chi phí lên tới 10% đối với cùng một loại sản phẩm có chất lượng và giá trị tương đương. Những tính toán này cần phải được xem xét trên nhiều phương diện, kể cả phương diện pháp lý, tuy nhiên đây vẫn được coi là một điểm sáng đáng ghi nhận đối với nền sản xuất hàng dệt may và may mặc của Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại ngày càng leo thang như hiện nay. [1] 1.2.2. Thực trạng về ngành dệt may ở Việt Nam Ngành dệt may Việt Nam là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai cả nước, kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt 35 tỷ USD, tăng trưởng bình quân CAGR 12% giai đoạn 2011-2018, hàng may mặc chiếm phần lớn (80%), do ngành may mặc là ngành sử dụng nhiều lao động nên sẽ dần chuyển dịch về phía những quốc gia có lực lượng lao động dồi dào, chi phí sản xuất thấp. [16] Ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là ngành gia công (CMT, FOB cấp 1) khiến giá trị xuất khẩu mặc dù rất lớn nhưng lợi nhuận thấp do biên lợi nhuận của mảng gia công thấp. Vấn đề lớn của ngành là mất cân bằng cung cầu trong chuỗi giá trị. Mảng sợi xuất khẩu những mảng may lại phải nhập khẩu vải, nguyên nhân do mảng dệt nhuộm ở Việt Nam chưa phát triển, khiến không tự chủ được nguyên liệu. Theo tổng cục thống kê, ngành dệt may năm 2018 ghi nhận doanh thu toàn ngành đạt 30.4 tỷ USD (+16.6% YoY), trong đó chủ yếu xuất khẩu hàng may mặc (chiếm 80%), theo sau là xuất khẩu vải (chiếm 6%) và xuất khẩu xơ, sợi (chiếm 11%). Sự tăng trưởng tích cực này còn được thể hiện ở việc giá trị xuất khẩu đến các thị trường chủ lực cũng lần lượt tăng tích cực. Cụ thể trong năm 2018, giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 14% và tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam (chiếm 47% giá trị xuất khẩu toàn ngành). Trong khi đó, hàng dệt may TrườngViệt nam đang tiến d ầnĐại đến vị trí dẫhọcn đầu tại 2 thKinhị trường tiềm năng tế là Hàn Huế Quốc và Nhật Bản. [4] SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 29
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy Dự đoán trong những năm tới, ngành dệt may Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi lớn từ các sự kiện trên thế giới, đặc biệt từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra từ tháng 7/2018: - Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn ra đem lại cơ hội dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam: Hàng dệt may Việt Nam đứng thứ 2 thị phần nhập khẩu tại Mỹ, chỉ sau Trung Quốc. Vì vậy, ngành dệt may Việt nam được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ sự dịch chuyển đơn hàng khi hàng dệt may Trung Quốc đang bị áp thuế 25%. Từ 2014-2018, thị phần xuất khẩu của Trung Quốc tại thị trường Mỹ có dấu hiệu giảm dần, thị phần hàng dệt may Việt Nam đã tăng từ 9% lên 13% và tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. [14] - Việt Nam, Bangladesh sẽ có lợi thế lớn nhờ chi phí nhân công giá rẻ và năng lực sản xuất mạnh. Bangladesh phần lớn là các đơn hàng có khối lượng lớn, yêu cầu kỹ thuật đơn giản và điều kiện lao động ở mức thấp. - Trong trung dài hạn, Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển sản xuất gia công may mặc ra khỏi Trung Quốc sang các quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, trong dài hạn cần phải có giải pháp đi sâu vào trong chuỗi giá trị (ODM, OEM), những lợi thế về chi phí của Việt Nam sẽ mất dần đi và gặp phải áp lực cạnh tranh lớn từ các quốc gia như: Campuchia; Bangladesh; hay thậm chí từ chính các doanh nghiệp FDI may mặc chuyển dịch từ Trung Quốc sang nhằm tận dụng các cơ hội về ưu đãi thuế. [14] Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 30
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN SẢN XUẤT TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ 2.1. Tổng quan về Công ty Scavi Huế 2.1.1. Giới thiệu về Công ty Scavi Huế - Tên chính thức: Công ty Scavi Huế - Tên giao dịch: SCAVI HUE COMPANY - Địa chỉ: Khu công nghiệp Phong Điền, thị trấn Phong Điền, Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên-Huế Trường- Mã số thuế: 3300382362Đại (Đưhọcợc đăng ký Kinh và quản lý bởi cụtếc thu ế Huếtỉnh Thừa Thiên – Huế) - Số điện thoại: 02343.751.751 - Fax: 02343.751.761 SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 31
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy - Email: scavi@scavihue.com - Website: www.scavi.com.vn Logo công ty Scavi Huế Công ty Scavi Huế được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh vào ngày 22/11/2005 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/11/2006. Công ty thuộc tập đoàn Scavi và được đầu tư bởi Công ty mẹ là Tập đoàn Corele International Pháp, một trong top những tập đoàn hàng đầu tại Châu Âu trong ngành kỹ nghệ trang phục lingerie với trên 140 năm trong nghề. Sau hơn 28 năm phát triển với chiến lược cung ứng chuỗi dây liên kết từ sáng tạo đến dịch vụ Sourcing, Out-Sourcing, Công ty Cổ Phần Scavi đã tạo được cho mình một thương hiệu có uy tín trên thương trường quốc tế. Hiện nay Scavi là một "Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tiêu biểu của ngành dệt may Việt Nam" với trên 12.000 CBCNV, 5 nhà máy (4 nhà máy tại Việt Nam là Huế, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Bảo Lộc và 1 nhà máy tại Lào) cùng với sự hợp tác sản xuất của khoảng trên 15 vệ tinh tại Việt Nam, Campuchia, Lào. [21] Sản phẩm chủ yếu của Scavi là thời trang lót nam nữ và trẻ em cao cấp. Ngoài ra còn chuyên sâu sản xuất về trang phục thể thao và quần áo tắm. Hệ thống khách hàng là những tập đoàn kỹ nghệ và phân phối hàng đầu, tập trung chủ yếu tại các thị trường châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Tập đoàn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đầu tư công nghệ chuyên biệt, tinh tế để cung ứng đến khách hàng những dòng sản phẩm có giá trị gia tăng cao cấp, đồng thời linh hoạt sáng tạo không ngừng trong dịch vụ kỹ Trườngnghệ hóa,với chủ trương Đại xã hội hóa, học Tập đoàn Scavi Kinh vừa giải quy ết tếcông ănHuế việc làm cho nhiều người lao động, vừa tạo được thế lực vững vàng trước sự cạnh tranh của thị trường thế giới. Đó là hướng đi chuyên biệt, tránh đối đầu với các "ông lớn" như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia về giá cả và các nước Nam Mỹ, Đông Âu về địa lý. SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 32
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy Công ty có 30 nhóm khách hàng, với 50 thương hiệu hàng đầu thế giới như: Decathlon; Puma; Petit Bateau; HBI; Triump; tập trung tại các thị trường Châu Âu, Bắc mỹ, và một phần châu Á. Đáp ứng toàn diện nhu cầu khách hàng từ thiết kế, kỹ thuật, tổ chức nguyên phụ liệu, tổ chức sản xuất và giao hàng tận nơi, với tốc độ tăng trưởng trung bình 25%/năm trong nhiều năm qua, SCAVI hiện đứng Top 2 của Pháp và Top 7 thế giới trong nghành nghề dịch vụ oursourcing thời trang nội y. Trong những năm tới, SCAVI nhắm đến mục tiêu tăng trưởng 40%/năm, đạt vị trí số 1 thế giới trong nghành vào năm 2021. [21] SCAVI là doanh nghiệp tiên phong trong chuỗi liên kết quốc tế ở Việt Nam. Công ty hiện sử dụng 60% nguyên phụ liệu có nguồn gốc Việt Nam và đặt mục tiêu đạt 100% vào cuối năm 2020. SCAVI cũng tiên phong về trách nhiệm xã hội. Công ty chú trọng việc đào tạo nghề trong công nhân viên của mọi bộ phận sản xuất, kết nối với hệ thống đào tạo tại các địa phương. Hiện nay, SCAVI đang triển khai chuỗi liên kết quốc tế, đã xây dựng nhà trẻ cho con em thành viên Tập đoàn, ứng dụng phương pháp tiên tiến Montessori, cấp học bổng toàn phần ưu tiên cho gia đình có thu nhập thấp [21] 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Scavi Huế Tập đoàn Scavi là tập đoàn được cấp giấy phép đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đầu tiên (FDI) vào năm 1988 nhưng đến năm 2006, Công ty Scavi Huế mới chính thức đi vào hoạt động. Mặc dù vậy, trải qua hơn 13 năm hình thành và phát triển, công ty Scavi Huế đã có những bước tiến mạnh mẽ, liên tục mở rộng quy mô sản xuất trong những năm gần đây. Theo đó, vào năm 2016 công ty đã chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy thứ 3 được xây dựng trên diện tích 35.000m2 với tổng mức đầu tư khoảng 5 triệu USD, quy mô có sức chứa 40 chuyền may. Nhà máy được hoàn thành sau gần 1 năm triển khai xây dựng và đã tạo thêm được việc làm cho Trườngkhoảng 1.600 lao động. Đại[21] học Kinh tế Huế Các nhà máy tại công ty được xây dựng theo mô hình công nghệ hiện đại, có khả năng tiết giảm được chi phí sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm để đáp ứng cho các đối tác xuất khẩu. SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 33
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy Như vậy, đến thời điểm hiện tại, Công ty Scavi Huế đã có 3 nhà máy hoạt động liên hoàn tại KCN Phong Điền, giải quyết việc làm cho hơn 6.500 lao động, doanh thu năm 2017 đạt 2.471 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 105,6 triệu USD. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2018, doanh thu đạt 1.130 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 150,6 triệu USD, đóng góp ngân sách tại địa phương khoảng 24 tỷ đồng. Sau hơn 13 năm có mặt tại Huế, Scavi đã đạt được những thành quả khích lệ, khẳng định được thương hiệu trên địa bàn tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ngoài những thành tích về sản xuất kinh doanh, Scavi Việt Nam cũng là một đơn vị giới thiệu đầu tư, hỗ trợ xúc tiến đầu tư rất lớn cho tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua nghiên cứu được biết, hiện nay Tập đoàn Corèle International, Scavi đang có những kiến nghị đề xuất với tỉnh Thừa Thiên Huế trong mở rộng đầu tư trong những năm tới. 2.1.3. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh Lĩnh vực kinh doanh của Công ty Scavi Huế là các kỹ nghệ trang phục Lingerie (thời trang nội y). Bên cạnh đó, ngành nghề kinh doanh chủ yếu như: Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục); May trang phục (trừ trang phục từ lông thú); In ấn và các dịch vụ liên quan đến in ấn. Thông qua các chủng loại sản phẩm: quần lót (Brief); áo ngực (Bra); đồ bơi; Bikini; Sport Bra; váy ngủ (Night-dress). Trong những năm qua, Công ty luôn cố gắng kết nối nhiều hơn nữa với các đối tác và khách hàng trên toàn cầu. Hiện nay, các khách hàng, đối tác chính của Công ty Scavi Huế đó là: Decathlon; Puma; Fruit of the loom (FOL); Laredosa (LR); Arena; Petit bateau; HBI; Oysho; Adore me; Dobotex [21] 2.1.4. Cơ cấu tổ chức 2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 34
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Scavi Huế (Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự) SVTH: Nguyễn HưngTrường Nhật Cường Đại học Kinh tế Huế 35
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận - Tổng Giám đốc: Điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty Hoạch định chiến lược, xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi cho toàn Công ty Hoạch định chiến lược kinh doanh Chịu mọi trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh trước Tập đoàn - Giám đốc Nhà máy: Điều hành mọi hoạt động sản xuất tại các nhà máy Hoạch định chiến lược, đặt mục tiêu sản xuất Trực tiếp giám sát các hoạt động sản xuất của các bộ phận trong Nhà máy Chịu mọi trách nhiệm về tình hình sản xuất trước Tổng giám đốc Công ty - Bộ phận Hành chính: Phụ trách các giấy tờ, văn bản hành chính Phụ trách tiếp đón và chăm sóc khách hàng Đảm bảo an ninh, an toàn cho toàn bộ nhà máy Điều động xe đưa đón cho cán bộ công nhân viên Thực hiện các yêu cầu khác từ Tổng giám đốc - Bộ phận Nhân sự: Quản lý người lao động Hoạch định chiến lước tuyển dụng Phụ trách tuyển dụng các vị trí khi có đề nghị tuyển dụng từ các bộ phận Phụ trách các hoạt động đào tạo, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho người lao động Đảm bảo các quyền lợi, chính sách, các chế độ bảo hiểm cho người lao động Trường Quản lý và lưuĐại trữ hồ sơ nhân học sự Kinh tế Huế Tham mưu cho Tổng giám đốc về quy trình quản lý nhân sự - Bộ phận Tiền lương: Phụ trách lấy dấu vân tay, chấm công cho người lao động SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 36
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy Tính công Tập hợp các biên bản vi phạm Tính lương cho cán bộ, công nhân viên - Bộ phận Tài chính – Kế toán: Xét duyệt các khoản thu – chi Hoạch định nguồn vốn cho toàn công ty Là đầu mối phối hợp với các phòng, ban, bộ phận trong việc mua sắm, thanh lý tài sản, vật dụng cho công ty Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, công tác quản lý thu chi tài chính, thực hiện thanh toán tiền lương và các chế độ khác cho cán bộ công nhân viên - Bộ phận Thương mại: Quản lý đơn hàng từ giai đoạn đúc kết thị trường đến khi đơn hàng xuất khỏi nhà máy Phối hợp với các bộ phận liên quan để đảm bảo đơn hàng được sản xuất đúng mục tiêu cam kết, đúng hẹn, đúng chất lượng và giá cả Đại diện cho công ty làm việc, đàm phán và thương lượng với khách hàng trong tất cả các vấn đề liên quan đến đơn hàng Nắm rõ phương thức mua hàng, hiểu về tính biến động của thị trường để từ đó áp dụng vào cách thức cân đối nguyên phụ liệu, kiểm soát chặt chẽ vấn đề tồn kho nguyên phụ liệu Phối hợp với khách hàng trong những dự án tiến bộ về chuỗi cung ứng - Bộ phận Xuất nhập khẩu: Làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa Làm việc trực tiếp về các thủ tục với Hải Quan Làm việc trực tiếp với các hãng tàu, đại lý hãng tàu, khách hàng về các vấn Trườngđề liên quan đến xuất hàngĐại học Kinh tế Huế Các công việc khác theo sự phân công của Trưởng bộ phận và Ban Giám đốc Nhà máy SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 37
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy - Bộ phận Kế hoạch: Sắp xếp kế hoạch sản xuất Theo dõi, kiểm soát và tái điều chỉnh KHSX Cập nhật năng suất thực tế trên từng line vào kế hoạch Kiểm soát cung đảm bảo mục tiêu cung - cầu Báo cáo Scorecard hàng tuần Xây dựng số phút mục tiêu hàng tháng Book kiểm hàng hàng tuần cho Thương Mại Cập nhật Kế Hoạch vào hệ thống - Bộ phận AQL: Kiểm soát toàn bộ quy trình chất lượng của mã hàng được phân bổ tại giai đoạn sản xuất: Tiền sản xuất – Inline – Endline – Pre Final – Final xuất hàng Tham gia các hoạt động cải tiến chất lượng Kết nối với các bộ phận liên quan xử lý chất lượng khi có vấn đề phát sinh Theo dõi, giám sát, tổ chức Pre Final đảm bảo trước khi giao cho Khách hàng Theo dõi kế hoạch chuẩn bị sản xuất, xuất hàng, từ đó giám sát các hoạt động đảm bảo chất lượng Làm các công việc khác khi có nhu cầu điều động từ bộ phận quản lý chất lượng trong nhà máy 2.2. Thực trạng năng suất lao động của Công ty Scavi Huế trong giai đoạn 2016- 2018 2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Scavi Huế giai đoạn 2016-2018 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2018 (Đơn vị: Tỷ đồng) So sánh Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2017/2016 2018/2017 Trường2016 Đại2017 học2018 Kinh+/- % tế+/- Huế% Doanh thu 1569,24 2476,27 2583,51 907,03 57,80 107,24 4,33 Tổng chi phí 1449,49 2241,15 2337,45 791,66 54,62 96,30 4,30 Lợi nhuận gộp 119,75 235,12 246,06 115,37 96,34 10,94 4,65 LN sau thuế 110,29 217,62 227,42 107,33 97,32 9,80 4,50 SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 38
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính) Dựa và bảng kết quả hoạt động kinh doanh ở trên cho thấy tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty Scavi Huế qua từng năm có sự chuyển biến tích cực. Theo đó, doanh thu năm 2016 đạt 1569,24 tỷ đồng với tổng chi phí sản xuất kinh doanh là 1449.49 tỷ đồng, qua đó đem lại lợi nhuận sau thuế là 110,29 tỷ đồng. Qua năm 2017, ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty có sự thay đổi rất lớn, cụ thể là: doanh thu của Công ty đạt 2476,27 tỷ đồng, tăng 907,03 tỷ đồng so với năm 2016; tổng chi phí sản xuất kinh doanh là 2241,15 tỷ đồng, tăng 791,66 tỷ đồng so với năm 2016; lợi nhuận sau thuế có sự tăng trưởng mạnh mẽ khi tăng 97,32% so với năm 2016, qua đó mang lại lợi nhuận sau thuế cho Công ty là 217,62 tỷ đồng. Sở dĩ trong năm 2017 có sự chuyển biến mạnh mẽ như trên so với năm 2016 là do bắt đầu từ năm 2017, nhà máy thứ 3 của Công ty đã đi vào hoạt động ổn định hơn, năng suất lao động tăng cao, quy mô được mở rộng. Trái ngược với năm 2017, năm 2018 kết quả hoạt động kinh doanh không có nhiều sự chuyển biến lớn, tuy nhiên dựa vào bảng trên, ta vẫn thấy Công ty đang hoạt động hiệu quả, mang lại nguồn doanh thu, lợi nhuận ổn định qua các năm, cụ thể là: Doanh thu đã tăng 107,24 tỷ đồng so với năm 2017 và đạt 2583,51 tỷ đồng; tổng chi phí sản xuất kinh doanh cũng tăng lên 96,3 tỷ đồng so với năm 2017 là 2337,45 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế qua đó tăng trưởng 4,50% so với năm 2017 đạt mốc 227,42 tỷ đồng. Mặc dù so với năm 2017, năm 2018 công ty vẫn có kết quả hoạt động tốt, tuy nhiên sự tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận là không cao, chưa đạt mục tiêu mà Công ty đặt ra. Ta thấy lợi nhuận sau thuế của Công ty chỉ tăng lên 4,50% so với năm trước, trong khi mục tiêu của Công ty là lợi nhuận sau thuế phải tăng trưởng 25% qua mỗi năm. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 39
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy 2.2.2. Tình hình lao động của Công ty Scavi Huế giai đoạn 2016-2018 Bảng 2.2: Tình hình lao động giai đoạn 2016-2018 Số lượng 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu 2016 2017 2018 +/- % +/- % Tổng số lao động 4980 6231 6310 1251 25,12 79 1,27 Theo giới tính Nam 998 1238 1284 240 24,05 46 3,72 Nữ 3982 4993 5026 1011 25,39 33 0,66 Theo độ tuổi Từ 18 – 25 1988 2490 2124 502 25,25 (366) (14,70) Từ 25 – 30 1424 1801 1909 377 26,47 108 6,00 Từ 30 – 35 782 977 1125 195 24,94 148 15,15 Trên 35 786 963 1152 177 22,52 189 19,63 Theo tính chất công việc Trực tiếp 4646 5850 5896 1204 25,91 46 0,79 Gián tiếp 334 381 414 47 14,07 33 8,66 Theo trình độ học vấn Phổ thông 4761 5997 6039 1236 25,96 42 0,70 Trung cấp 32 36 37 4 12,50 1 2,78 Cao đẳng 51 57 64 6 11,76 7 12,28 ĐH/trên ĐH 136 141 170 5 3,68 29 20,57 (Nguồn: Bộ phận nhân sự) Dựa vào số liệu từ bảng trên, ta thấy tổng số lao động làm việc tại Công ty có Trườngsự biến động mạnh t ừĐạinăm 2017, theohọc đó số lư ợKinhng lao động năm tế2017 làHuế 6231 lao động tăng 1251 lao động so với năm 2016 là 4980 người, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trên là do Công ty mở rộng quy mô sản xuất, cần nhiều nhân sự hơn trong năm SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 40
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy 2017. Qua năm 2018, tình hình nhân sự không có nhiều thay đổi, khi tổng số lao động là 6310 người, chỉ tăng lên 1,27% (70 người) so với năm 2017. - Cơ cấu lao động theo giới tính: Dựa vào bảng tình hình nhân sự ở trên, ta thấy số lượng nữ rất lớn, lớn hơn nhiều so với lao động nam do đặc thù của các Công ty ngành may mặc, cụ thể: trong năm 2016, số lao động nữ là 3982 người nhiều hơn 2984 người so với lao động nam; năm 2017 có số lượng lao động nữ là 4993 người và số lao động nam là 1238 người; năm 2018 có số lao động nữ là 5026 người và số lượng nam chỉ 1284 lao động. - Cơ cấu lao động theo độ tuổi: Do tính chất công việc tại các công ty công nghiệp, đã gây ra sự chênh lệch khá lớn về cơ cấu lao động phân theo độ tuổi. Theo đó, tại Công ty Scavi Huế, qua các năm ta thấy số lượng lao động có độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi là rất lớn, cao nhất là năm 2017 với số lượng là 2490 lao động, vì yêu cầu tính chất công việc cần nguồn lao động trẻ, có sức khoẻ tốt nên phần lớn lao động của Công ty có tuổi đời còn trẻ là rất dễ hiểu. Trong khi đó, số lượng lao động từ 35 tuổi trở lên là thấp nhất, cụ thể qua các năm như sau: năm 2016 có 786 lao động; năm 2017 có 963 người và năm 2018 có 1152 người. - Cơ cấu lao động theo tính chất công việc: Dựa vào bảng phân bổ lao động ở trên, ta thấy có sự chênh lệch rất rõ ràng giữa số lượng lao động thuộc các bộ phận sản xuất trực tiếp so với số lượng lao động làm việc tại các bộ phận gián tiếp. Qua các năm, số lượng lao động của bộ phận gián tiếp không có nhiều thay đổi, tuy nhiên điểm thay đổi lớn nhất là số lượng người lao động trực tiếp năm 2017 là 5850 người tăng 1204 người so với năm 2016 do nhu cầu sản xuất tăng mạnh sau khi Công ty chính thức đưa vào hoạt động nhà máy thứ 3. - Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn: Tại Công ty Scavi Huế, số lượng lao động phổ thông chiếm phần lớn và tập Trườngtrung nhiều nhất tại các Đại bộ phận sả n họcxuất trực tiế p.Kinh Trong năm 2018, tếcó 6039 Huế lao động phổ thông (Chiếm tỷ lệ 95,71%), 37 lao động có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ thấp nhất là 0,59%, 64 lao động có trình độ cao đẳng (Chiếm tỷ lệ 1,01%) và trình độ đại học, trên đại học là 170 lao động (Chiếm 2,69%). SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 41
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy 2.3.3. Thực trạng năng suất lao động trong giai đoạn 2016-2018 Bảng 2.3: Năng suất lao động theo doanh thu giai đoạn 2016 –2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2016 2017 2018 +/- % +/- % Tổng doanh thu (Tỷ đồng) 1569,24 2476,27 2583,51 907,03 57,80 107,24 4,33 Tổng số lao động trực tiếp 4646 5850 5896 1204 25,91 46 0,79 NSLĐ theo doanh thu (triệu 337,76 423,29 438,18 85,53 25,32 14,89 3,51 đồng/người) (Nguồn: Kết quả tính toán từ dữ liệu thứ cấp) Dựa vào kết quả tính toán từ bảng trên, ta thấy năng suất lao động theo doanh thu có sự tăng trưởng qua mỗi năm, cho thấy Công ty đã giữ vững được sự ổn định trong hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, so với sự đầu tư mạnh mẽ trong việc mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến và nâng cấp các thiết bị máy móc hiện đại, thì sự tăng trưởng của năng suất lao động theo doanh thu qua các năm là không cao, cụ thể là: năm 2017 NSLĐ tính theo doanh thu đạt 423,29 triệu đồng/người chỉ tăng 25,32% so với năm 2016 là 337,76 triệu đồng/người, trong khi đó tổng chi phí đầu tư sản xuất năm 2017 tăng đến 54,62% so với năm 2016. Đặc biệt, ta thấy năm 2018 NSLĐ tính theo doanh thu là 438,18 triệu đồng/người chỉ tăng lên 3,51% so với năm 2017 là một con số không cao. TrườngVới kết quả trên, Đại ta thấy tuy họcNSLĐ tính theoKinh doanh thu củ atế Công tyHuế qua các năm đều có sự cải tiến, nhưng so với sự đầu tư cùng với định hướng phát triển của Công ty thì đây là một con số rất nhỏ. Vì vậy, nhằm đạt được mục tiêu tăng lợi nhuận sau thuế mà Công ty đặt ra là 25% qua mỗi năm, thì đòi hỏi ban lãnh đạo Công ty cần SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 42
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy phải có các giải pháp cụ thể, phù hợp nhằm nâng cao năng suất lao động trong hoạt động sản xuất để có thể đạt được mục tiêu mà Công ty đã đặt ra. 2.3. Kết quả nghiên cứu 2.3.1. Đặc điểm mẫu điều tra Bảng 2.4: Đặc điểm mẫu điều tra SỐ CÂU TỶ LỆ TÍCH LŨY TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI TRẢ LỜI (%) (%) Nam 39 32,5 32,5 Giới tính Nữ 81 67,5 100,0 Từ 18 đến 25 tuổi 32 26,7 26,7 Từ 26 đến 35 tuổi 49 40,8 67,5 Độ tuổi Từ 36 đến 45 tuổi 25 20,8 88,3 Trên 45 tuổi 14 11,7 100,0 Dưới phổ thông 32 26,7 26,7 Phổ thông 61 50,8 77,5 Trung cấp 11 9,2 86,7 Trình độ học vấn Cao đẳng 9 7,5 94,2 Đại học 7 5,8 100,0 Sau đại học 0 0 100,0 Bộ phận giám định 16 13,3 13,3 Bộ phận cắt 32 26,7 40,0 Bộ phận làm việc Bộ phận may 57 47,5 87,5 Bộ phận hoàn thành 15 12,5 100,0 Hành chính 1 30 25,0 25,0 (7h15 - 16h00) Trường ĐạiHành chính học 2 Kinh tế Huế Ca làm việc 39 32,5 57,5 (8h15 - 17h00) Ca 1 29 24,2 81,7 (6h00 - 14h00) SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 43
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy Ca 2 17 14,2 95,8 (14h00 - 22h00) Ca 3 5 4,2 100,0 (22h00 - 6h00) Dưới 1 năm 29 24,2 24,2 Thời gian Từ 1 đến 3 năm 58 48,3 72,5 làm việc Trên 3 năm 33 27,5 100 Từ 3-5 triệu đồng 25 20,8 20,8 Thu nhập Từ 5-7 triệu đồng 84 70,0 90,8 bình quân/tháng Trên 7 triệu đồng 11 9,2 100,0 (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS) 2.3.1.1. Đặc điểm mẫu theo giới tính 39 NAM GIỚI TÍNH 81 NỮ 0 20 40 60 80 100 Biểu đồ 2.2: Đặc điểm mẫu theo giới tính (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS) Theo kết quả khảo sát từ bảng trên, trong tổng số 120 người lao động được khảo sát tại công ty có 39 lao động là nam (chiếm tỷ lệ 32,5%) và 81 lao động là nữ (chiếm tỷ lệ 67,5%). Qua đó cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa tỷ lệ nam và nữ với tỷ lệ nữ lớn hơn gấp hai lần tỷ lệ nam. Số lượng người lao động thuộc bộ phận may là rất lớn, lớn hơn nhiều so với các bộ phận khác, mà bộ phận may đa số là lao động nữ bởi Trườngcông việc tại đây đòi hỏĐạii người lao độhọcng phải có sựKinhkhéo léo, tỉ mỉ. tế Huế SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 44
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy 2.3.1.2. Đặc điểm mẫu theo độ tuổi 60 49 50 40 32 30 25 20 14 10 0 ĐỘ TUỔI Từ 18-25 tuổi Từ 26-35 tuổi Từ 36-45 tuổi Trên 45 tuổi Biểu đồ 2.3: Đặc điểm mẫu theo độ tuổi (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS) Kết quả khảo sát về cơ cấu theo độ tuổi, cho thấy: Độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 49 người trong tổng số 120 người được khảo sát (chiếm tỷ lệ 40,8%); Tiếp theo đó là độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi với 32 người (chiếm tỷ lệ 26,7%); Có 25 lao động trong độ tuổi từ 36 đến 45 tuổi (chiếm tỷ lệ 20,8%) và chiếm tỷ lệ thấp nhất là độ tuổi trên 45 tuổi với 14 người (chiếm tỷ lệ 11,7%). Từ kết quả trên cho thấy số lượng lao động trẻ tuổi (từ 18 – 35 tuổi) là đa số (chiếm 67,5% trong tổng số 120 lao động được khảo sát). Kết quả này cũng khá dễ hiểu, bởi đối tượng khảo sát của nghiên cứu là các đối tượng thuộc các bộ phận sản xuất trực tiếp tại Công ty, mà đặc điểm công việc tại các bộ phận này đòi hỏi người lao động phải nhanh nhẹn, khéo léo và hơn hết là phải có sức khỏe tốt, phù hợp với những lao động trẻ trung, năng động nên Công ty luôn ưu tiên tuyển dụng những lao động trẻ tuổi. Ngoài ra, một số vị trí sản xuất khác lại đòi hỏi người lao động phải có kinh nghiệm và chuyên môn dày dặn, tuy nhiên số lượng lao động từ độ tuổi 45 trở lên tại các bộ phận sản xuất là không nhiều. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 45
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy 2.3.1.3. Đặc điểm mẫu theo trình độ học vấn 70 61 60 50 40 32 30 20 11 9 10 7 0 TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN Dưới phổ thông Phổ thông Trung cấp Cao đẳng Đại học Biểu đồ 2.4: Đặc điểm mẫu theo trình độ học vấn (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS) Dựa vào biểu đồ cơ cấu trình độ học vấn như ở trên, ta dễ dàng nhận thấy có sự chênh lệch rõ ràng giữa hai nhóm phổ thông, dưới phổ thông và nhóm từ trung cấp trở lên. Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất với 50,8% trong tổng số 120 lao động được khảo sát thuộc trình độ phổ thông, tiếp đến là trình độ dưới phổ thông có 32 người (chiếm tỷ lệ 26,7%). Như vậy, chỉ riêng nhóm phổ thông và dưới phổ thông đã chiếm đến 77,5% với số lượng là 93 lao động. Vì tính chất công việc tại các bộ phận sản xuất không yêu cầu người lao động phải có trình độ học vấn cao như các bộ phận làm việc gián tiếp nên tập trung phần lớn những người lao động trẻ như các học sinh vừa tốt nghiệp cấp 3 và các lao động có tay nghề, trong nhóm trình độ này cũng được phân bổ tập trung nhiều nhất là ở bộ phận May. Ngoài ra, ở các bộ phận sản xuất khác như bộ phận Cắt và bộ phận Giám định, một số vị trí yêu cầu người lao động phải có trình độ chuyên môn và học vấn cao hơn như nhóm trình độ trung cấp trở lên, tốt nghiệp trong các chuyên ngành thiết kế, may mặc, công nghiệp để có thể vận hành máy móc, thiết kế, Trườnglên sơ đồ trong quá trìnhĐại làm việc tạhọci các bộ ph ậnKinh này. tế Huế SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 46
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy 2.3.1.4. Đặc điểm mẫu theo bộ phận làm việc Đề tài nghiên cứu chọn đối tượng khảo sát là các công nhân viên đang làm việc tại các bộ phận sản xuất tại 2 Nhà máy của Công ty. Kết quả khảo sát ở trên đã có sự chênh lệch lớn khi số lượng người lao động phần lớn tập trung ở bộ phận may khi có đến 57 người trong tổng số 120 lao động được khảo sát (chiếm tỷ lệ 47,50%). BỘ PHẬN LÀM VIỆC 12,50% 13,30% 26,70% 47,50% Bộ phận giám định Bộ phận cắt Bộ phận may Bộ phận hoàn thành Biểu đồ 2.5: Đặc điểm mẫu theo bộ phận làm việc (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS) Đặc điểm mẫu thuộc các bộ phận khác, lần lượt là: Bộ phận cắt với 32 lao động (chiếm 26,7%); Bộ phận giám định chiếm 13,3% với 16 người trong tổng số 120 lao động được khảo sát; Và chiếm tỷ lệ thấp nhất với 12,5% (15/120 lao động) đó là bộ phận hoàn thành. Sở dĩ lao động được khảo sát thuộc bộ phận này thấp là do tính chất công việc tại đây, người lao động không làm việc cố định và tập trung trong một khu vực nhất định như các bộ phận khác nên đã gây khó khăn trong quá trình khảo sát. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 47
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Thị Diệu Thúy 2.3.4.5. Đặc điểm mẫu theo ca làm việc 30 39 CA LÀM VIỆC 29 17 5 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Hành chính 1 Hành chính 2 Ca 1 Ca 2 Ca 3 Biểu đồ 2.6: Đặc điểm mẫu theo ca làm việc (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS) Với kết quả khảo sát như trên, ta nhận thấy: người lao động được khảo sát phần lớn làm việc thuộc ca hành chính 2 (từ 8h15 đến 17h00) với số lượng 39 người (chiếm tỷ lệ 32,5%); Ca hành chính 1 (từ 7h15 đến 16h00) với 30 lao động (chiếm tỷ lệ 25,5%); Ca 1 (từ 6h00 đến 14h00) chiếm tỷ lệ 24,2% với 29 người; Ca 2 (từ 14h00 đến 22h00) có 17 người (chiếm tỷ lệ 14,2%); Và ca 3 (từ 22h00 đến 6h00 hôm sau) có số lượng thấp nhất là 5 lao động (chiếm tỷ lệ 4,2%). Trên thực tế, nhằm để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa nên Công ty đã chia thành 5 ca làm việc và được phân bổ người lao động khá đồng đều trong mỗi ca, đảm bảo năng suất và hoạt động xuyên suốt trong một ngày. Tuy nhiên, khi nhìn vào biểu đồ phân bổ như ở trên, ta dễ dàng nhận thấy sự chênh lệch giữa số lượng người lao động thường xuyên làm việc tại ca 2, và đặc biệt là ca 3 ít hơn hẳn so với các ca còn lại. Bởi trong quá trình khảo sát, khảo sát viên chỉ thực hiện trong ca hành chính 2 (từ 8h15 đến 17h00) nên số lượng lao động thường xuyên làm việc ở ca 2 và ca 3 là không nhiều. 2.3.4.6. Đặc điểm mẫu theo thời gian làm việc tại Công ty Để phân loại số năm làm việc trong bảng khảo sát như ở trên, tác giả đã dựa Trườngvào thời gian ký kết h ợĐạip đồng lao đ ộnghọc tại Công tyKinh (Hợp đồng 1 năm; tế hợp đồHuếng 3 năm và hợp đồng vô thời hạn là trên 3 năm) nhằm có được độ tin cậy cao nhất. SVTH: Nguyễn Hưng Nhật Cường 48