Khóa luận Nghiên cứu bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra ở lợn (bệnh gạo lợn) tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên

pdf 53 trang thiennha21 18/04/2022 2420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra ở lợn (bệnh gạo lợn) tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_benh_do_au_trung_cysticercus_cellulosae.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra ở lợn (bệnh gạo lợn) tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÒ ANH PHÚ Tên đề tài: NGHIÊN CỨU BỆNH DO ẤU TRÙNG CYSTICERCUS CELLULOSAE GÂY RA Ở LỢN (BỆNH GẠO LỢN) TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 - 2018 Thái Nguyên – năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÒ ANH PHÚ Tên đề tài: NGHIÊN CỨU BỆNH DO ẤU TRÙNG CYSTICERCUS CELLULOSAE GÂY RA Ở LỢN (BỆNH GẠO LỢN) TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K46-TY – N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn: ThS. ĐỖ THỊ LAN PHƯƠNG Bộ môn: Bệnh động vật, khoa Chăn nuôi Thú y Thái Nguyên – năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng nhất đối của sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng nói chung và trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Từ đó sinh viên hệ thống hóa lại kiến thức đã học, nhằm phục vụ chuyên môn sau này. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân và sự giúp đỡ của các thầy, các cô, các cô chú cán bộ ở Trạm Thú y huyện Điện Biên Đông em đã hoàn thành Khoá luận tốt nghiệp của mình. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, đặc biệt cô giáo ThS. Đỗ Thị Lan Phương đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Trạm thú y huyện Điện Biên Đông đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian thực tập. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã chia sẻ, giúp đỡ, động viên em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp của mình. Do thời gian có hạn, năng lực và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để Khoá luận tốt nghiệp được hoàn thiện tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Lò Anh Phú
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 2.1: Chu kỳ phát triển của sán dây T. solium 6 Bảng 4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn tại địa phương 23 Bảng 4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cyrticercus cellulosae ở lợn theo tháng tuổi 25 Bảng 4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn qua các tháng 26 Bảng 4.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae theo giống ở lợn 28 Bảng 4.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn theo phương thức chăn nuôi 30 Bảng 4.6. Thực trạng tập quán chăn nuôi và sinh hoạt của người dân ở địa phương 31 Bảng 4.7. Tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia solium ở người tại địa phương 32 Bảng 4.8. Tỷ lệ người nhiễm bệnh sán dây Taenia solium theo tuổi ở Huyện Điện Biên Đông 35 Bảng 4.9. Tổn thương đại thể của lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn 35 Bảng 4.10. Tổn thương vi thể của lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae 36
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cs : Cộng sự Cys. Cellulosae : Cysticercus cellulosae Cob : Cytochorome oxidase b Nxb : Nhà xuất bản mm : milimet PCR : Polymerase Chain Reaction TT. : Thị Trấn TsMP : Taenia soliummetacestode T. solium : Taenia solium Vv : Vân vân
  6. iv MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2 3.1. Ý nghĩa khoa học 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 3 2.1.2. Điều kiện xã hội 3 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.2.1. Đặc điểm sinh học của sán dây Taenia solium ký sinh ở người và ấu trùng Cysticercus cellulosae 4 2.3. Bệnh sán dây Taenia solium và bệnh Cysticercus cellulosae (bệnh gạo) 7 2.3.1. Đặc điểm dịch tễ của bệnh sán dây Taenia solium và bệnh gạo. 7 2.3.2. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh 10 2.3.3. Chẩn đoán bệnh gạo lợn 11 2.3.4. Phòng và điều trị bệnh gạo cho lợn 12 2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae và bệnh sán dây ỏ người 15 2.4.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 15 2.4.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 16 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
  7. v 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 17 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 17 3.2. Vật liệu nghiên cứu 17 3.3. Nội dung nghiên cứu 18 3.3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cystircercuscellulosae gây ra ở lợn tại một số xã của huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên 18 3.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do ấu trùng Cystircercuscellulosae gây ra trên lợn 18 3.4. Phương pháp nghiên cứu 18 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn tại một số xã của huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên 18 3.4.2. Nghiên cứu bệnh do ấu trùng Cystircercuscellulosae trên lợn 21 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 22 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23 4.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra ở lợn tại một số xã của huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên 23 4.1.1. Tình hình nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn tại một số xã của huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên 23 4.1.2. Nghiên cứu các yếu tố nhiễm sán dây Taenia solium ở người tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên 30 4.2. Nghiên cứu bệnh ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn 35 4.2.1. Tổn thương đại thể và vi thể của lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở Huyện Điện Biên Đông 35 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 38 5.1. Kết luận 38 5.2. Đề nghị 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Bệnh gạo lợn là một bệnh truyền lây giữa người và động vật. Bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra. Đây là sán ấu trùng của sán dây Taenia solium ký sinh ở người. Ấu trùng Cysticercus cellulosae ký sinh ở các cơ của lợn, khi lợn mắc bệnh gạo thì thịt lợn không thể sử dụng làm thực phẩm cho con người, gây tổn thất cho ngành chăn nuôi. Người ăn thịt lợn gạo chưa nấu chín sẽ bị bệnh sán dây. Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [9] ấu trùng Cysticercus cellulosae là một bọc màu trắng, bên trong có nước trong suốt, đường kính từ 8 - 10 mm, có khi chỉ 5 mm, giống hình hạt gạo. Trên màng bên trong dính một đầu sán màu trắng, cấu tạo giống đầu sán dây trưởng thành. Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2012) [12] lợn ở miền mắc bệnh gạo cao hơn ở đồng bằng, vì ở miền núi thường nuôi lợn thả rông, một số vùng có tập quán ăn thịt lợn sống hoặc chưa nấu chín. Đó là nguyên nhân làm cho lợn dễ nhiễm bệnh gạo và người cũng dễ nhiễm bệnh sán dây. Khi lợn mắc bệnh gạo có triệu chứng không điển hình, rất khó phát hiện bệnh. Khi mổ khám lợn, kiểm tra các cơ vân, mới phát hiện được gạo ký sinh. Hiện nay, bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra rất khó phát hiện. Ngoài ra, việc chẩn đoán bệnh trên con vật sống rất khó khăn do triệu chứng bệnh không điển hình. Đặc biệt, không thể tìm thấy ấu trùng bằng cách xét nghiệm phân do ấu trùng ký sinh trong cơ của lợn. Những năm gần đây, lợn được nuôi phổ biến ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, trong đó có tỉnh Điện Biên. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình vẫn nuôi lợn theo phương thức thả rông và một số hộ gia đình vẫn chưa có điều kiện xây nhà tiêu. Chính vì vậy khi người phóng uế ra môi trường thì trứng sán dây phát tán, lợn nuôi thả rông ăn phải trứng sán dây dễ mắc bệnh bệnh gạo.
  9. 2 Những vấn đề trên cho thấy, việc tìm hiểu đặc điểm của của ấu trùng Cysticercus cellulosae gây bệnh gạo ở lợn, không những góp phần hạn chế tỷ lệ nhiễm ấu trùng (gạo) ở lợn, mà còn góp phần phòng chống bệnh sán dây ở người. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trên, chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra ở lợn (bệnh gạo lợn) tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên” 2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài Nghiên cứu đặc điểm điểm dịch tễ và lâm sàng của bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra trên lợn, làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo để xây dựng quy trình phòng chống bệnh đạt hiệu quả cao. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ và lâm sàng bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra trên lợn tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, có một số đóng góp mới cho khoa học. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để người chăn nuôi nhận biết về bệnh để có biện pháp phòng bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra, hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra trên lợn và người
  10. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên - Lịch Sử Điện Biên Đông là một huyện miền núi thuộc tỉnh Điện Biên, được thành lập theo Nghị định 59/CP ngày 7 tháng 10 năm 1995 Trước đây huyện này là một phần của huyện Điện Biên và từ ngày 7 tháng 10 năm 1995 được tách ra. Khi tách ra, huyện Điện Biên Đông có 10 xã: Chiềng Sơ, Háng Lìa, Keo Lôm, Luân Giới, Mường Luân, Na Son, Phì Nhừ, Phình Giang, Pù Nhi, Xa Dung. Ngày 6 tháng 6 năm 2005, thành lập 3 xã: Nong U, Pú Hồng, Tìa Dình và thị trấn Điện Biên Đông. - Địa Lý Phía bắc huyện giáp huyện Mường Ảng, phía tây giáp huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ (tây bắc), phía nam và phía đông là tỉnh Sơn La. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Điện Biên Đông. 2.1.2. Điều kiện xã hội Huyện có 14 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 1 thị trấn Điện Biên Đông và 13 xã: Chiềng Sơ, Háng Lìa, Keo Lôm, Luân Giói, Mường Luân, Na Son, Nong U, Phì Nhừ, Phình Giàng, Pú Hồng, Pú Nhi, Tìa Dình, Xa Dung. Tại thời điểm năm 2007, huyện Điện Biên Đông có 120.639 ha diện tích tự nhiên và 48.990 người Nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trình độ dân trí thấp và không đồng đều giữa các vùng. Cơ sở vật chất trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn và chưa được đầu tư đồng bộ 100% số xã cơ sở hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn. Đa số đường giao thông đi từ trung tâm huyện đến xã đa số chỉ đi được vào mùa khô.
  11. 4 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 2.2.1. Đặc điểm sinh học của sán dây Taenia solium ký sinh ở người và ấu trùng Cysticercus cellulosae 2.2.1.1. Vị trí của sán dây Taenia solium trong hệ thống phân loại động vật học Theo Phan Thế Việt và cs (1977) [ 32 ]; (Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [19]); cho biết, sán dây Taenia solium có vị trí trong hệ thống phân loại như sau: Lớp sán dây Cestoda Rudolphi, 1808 Phân lớp Cestoda Carus, 1863 Bộ Cyclophyllidae Beneden in Braun, 1900 Phân bộ Taeniata Skjabin et Schulz, 1973 Họ Taeniidae Ludwig, 1886 Giống Taenia Liunaeus, 1758 2.2.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của sán dây Taenia solium và ấu trùng Cysticercus cellulosae * Đặc điểm, hình thái, cấu tạo của sán dây Taenia solium Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về sán dây Taenia solium đều cho rằng sán dây có đặc điểm, hình thái, cấu tạo như sau: Sán dây dài, dẹp theo hướng lưng - bụng, màu trắng hoặc vàng. Cơ thể bao gồm: đầu, cổ và các đốt. Số lượng các đốt dao động từ 3 đốt đến vài trăm đốt. Các đốt phía trước là đốt non và bé, càng về sau các đốt càng lớn và già, đốt già nhất ở cuối cơ thể. Theo Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (2001) [14] : Sán dây Taenia solium dài 2 - 8 mét x 7 - 10 mm. Cổ dài và mảnh. Không có túi chứa tinh, cũng không có cơ bóp âm hộ. Túi dương vật dài 0.500 - 0,700 mm, đường kính 0,120 - 0,50 mm, tử cung có 7 - 10 nhánh ngang chính. Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [9] : Sán trưởng thành Taenia solium ký sinh ở ruột non người, dài 2 - 7 m. Đốt đầu hình cầu, có 4 giác bám, có đỉnh đầu và hai hàng móc đỉnh gồm 22 - 32 móc xếp thành 2 hàng. Đốt sán ngắn, hẹp. Sán có 700 - 1000 đốt. Đốt chưa thành thục có chiều dài lớn hơn chiều rộng. Đốt già, hình chữ nhật, tử cung phân 7 - 12 nhánh.
  12. 5 - Hình thái trứng sán dây: Theo Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (2001) [14]; Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [9] : Trứng sán Taenia solium có dây hình tròn hoặc hình bầu dục, đường kính từ 31- 43µm. - Sức đề kháng của sán dây: Trong tự nhiên, trứng sán dây có sức đề kháng cao với điều kiện ngoại cảnh và các hóa chất thông thường. Ở ngoại cảnh sau 1,5 tháng trứng sán mất khả năng sống. Trong dung dịch formol, cresyl 5 %, sau 2 giờ mới diệt được trứng sán dây. Nguyễn Phước Tương (2002) [31] cho rằng: Trứng sán dây sống được ở môi trường bên ngoài khoảng vài tháng. * Đặc điểm hình thái, cấu tạo của ấu trùng Cysticercus cellulosae - Đặc điểm hình thái: Ấu trùng Cysticercus cellulosae là một hạt nước hình cầu hay hình bầu dục, dài 6 - 10 mm, rộng 5 - 10 mm, chứa đầy nước. Trên có mặt một điểm trắng đục, bằng hạt gạo, đó chính là đầu sán tụt vào. Theo Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (2001) [14] : Ấu trùng Cysticercus cellulosae ký sinh ở não, mắt, cơ lưỡi, cơ mông, cơ liên sườn, cơ tim của lợn và người. Ấu trùng có cấu tạo dạng bọc mầu trắng, giống hạt gạo nếp, đường kính từ 8 - 10 mm, bên ngoài là tổ chức liên kết dầy, bên trong chứa dịch thể trong suốt và một đầu sán màu trắng. Cấu tạo như đầu sán dây trưởng thành. Do ấu trùng Cysticercus cellulosae ký sinh ở cơ, não, tim của lợn. Sán dây trưởng thành là Taenia solium ký sinh ở ruột non người. Ngoài lợn còn thấy gạo (ấu trùng) ở người. Lợn là ký chủ trung gian. Người vừa là vật chủ trung gian vừa là vật chủ cuối cùng vì ấu trùng ký sinh ở các cơ và não của người. Theo Chu Thị Thơm và cs, 2006 [29]. - Sức đề kháng của ấu trùng: Ấu trùng sán dây lợn do có vỏ bọc nên có sức tồn tại cao. Ở thịt lợn chưa nấu chín, có vắt chanh, ấu trùng vẫn tồn tại nguyên vẹn. Những biện pháp điều
  13. 6 trị nhằm làm vôi hóa ấu trùng nói chung đều không có tác dụng (Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh, (1976) [27]). Những hóa chất có tác dụng diệt khuẩn, nếu được dùng với nồng độ cao có tác dụng diệt ấu trùng sán lợn tốt. Phạm Hoàng Thế đã thí nghiệm tiêm các dung dịch ancol hoặc iod vào bọc ấu trùng thấy có tác dụng diệt ấu trùng nhanh. Ấu trùng có sức đề kháng cao ở nhiệt độ thấp và có sức đề kháng yếu ở nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ 50 - 60oC, ấu trùng sán dây chết sau 1giờ. Theo Zirintunda G., Ekou J. (2015) [43]: Ấu trùng sán dây lợn có thể sống hơn 70 ngày ở nhiệt độ từ 1 - 4oC, nhưng lại bị diệt trong 5 ngày ở nhiệt độ từ - 5oC đến - 8oC (thịt ướp lạnh có thể diệt được gạo). 2.2.1.3. Chu kỳ sinh học của sán dây Taenia solium Sán dây Taenia solium trưởng thành ký sinh ở ruột non người. Đốt sán già theo phân ra ngoài, vỡ ra giải phóng ra trứng sán. Nếu ký chủ trung gian (lợn, lợn rừng, chó, mèo, người) nuốt phải trứng, ở ruột non ấu trùng được giải phóng. Sau 24 - 72 giờ, ấu trùng vào mạch máu, ống lâm ba ruột và theo hệ tuần hoàn về các cơ, lúc đầu hình thành bọc nước, sau 60 ngày trong bọc hình thành đầy đủ các móc và giác hình thành trưởng thành gọi là sán gạo lợn Sơ đồ 2.1: Chu kỳ phát triển của sán dây T. solium
  14. 7 Gạo này có thể sống nhiều năm ở lợn và người, Số lượng gạo ở lợn có khi tới hàng nghìn, do lợn nuốt phải đốt sán có nhiều trứng. Khi người ăn phải gạo lợn vào đường tiêu hóa đầu sán nhô ra và cắm vào niêm mạc ruột non, tiếp tục phát triển sau 2 - 3 tháng hình thành sán trưởng thành T.solium và lại tiếp tục thải đốt già theo phân ra ngoài. Sán dây T. solium có thể tồn tại 25 năm ở người (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996 [9]) Theo Chu Thị Thơm, và cs (2006) [29]: Người ăn phải trứng sán dây lợn sẽ bị bệnh gạo ở người, hay còn gọi là bệnh ấu trùng sán dây lợn, có địa phương người dân gọi là sán cơ hoặc sán não, sau khi ăn phải trứng sán dây lợn, trứng vào dạ dày và ruột rồi nở ra ấu trùng, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại các cơ vân, não, mắt, Những người bị bệnh do ăn phải trứng sán dây lợn từ môi trường ngoài thường có ít ấu trùng (ngoại trừ trường hợp ăn phải cả đốt sán) những người có sán dây trong ruột, khi đốt già rụng, theo phản ứng nhu động ruột mà đốt sán có thể trào ngược lên dạ dày và lúc này như là ăn phải trứng sán dây lợn với số lượng rất lớn nên số nang ở người cũng rất nhiều, trường hợp như thế này gọi là tự nhiễm. Hạt gạo bọc một màng kén do phản ứng các tổ chức của ký chủ. Hạt nước thông thường ở lợn gây bệnh gạo lợn, nhưng cũng có thể thấy ở nhiều loài có vú khác và ở người. Ấu trùng gạo lợn có thể sống nhiều năm ở ký chủ trung gian, người ăn phải thịt lợn có ấu trùng, thì nó phát triển thành sán trưởng thành. Thời gian hoàn thành vòng đời khoảng 3 tháng. 2.3. Bệnh sán dây Taenia solium và bệnh Cysticercus cellulosae (bệnh gạo) 2.3.1. Đặc điểm dịch tễ của bệnh sán dây Taenia solium và bệnh gạo. - Đặc điểm dịch tễ Lợn ở miền núi mắc bệnh gạo cao hơn ở đồng bằng, vì ở miền núi thường nuôi lợn thả rông , một số vùng có tập quán ăn thịt sống hoặc thịt tái, không có hố xí hai ngăn hoặc hố xí tự hoại.
  15. 8 Ở Miền Nam, vùng đồng bằng rất hiếm gặp tập quán ăn thịt lợn sống, tái nên tỷ lệ nhiễm bệnh sán dây ở lợn không đáng kể. Theo điều tra của Nguyễn Hữu Thọ, Đỗ Nguyên Thanh, 1968 [28]: Ở vùng núi, lợn nuôi thả rông còn phổ biến, lợn dễ nhiễm ấu trùng sán dây (thường gọi là lợn gạo). Lợn khi mắc bệnh thường là nhiễm nặng, với số lượng ấu trùng gạo nhiều. Ở vùng đồng bằng, nếu lợn nhiễm ấu trùng sán dây thì thường là những trường hợp nhiễm nhẹ đôi khi khó phát hiện. Một số địa phương ở các tỉnh miền núi còn phổ biến tập quán ăn thịt lợn sống hoặc chưa nấu chín. Ở số nơi còn ăn thịt lợn dưới hình thức nem chua, gỏi hoặc ăn thịt lợn sống có vắt chanh ,bóp mẻ vv Những địa phương vừa có tập quán nuôi lợn thả rông vừa có tâp quán ăn thịt lợn sống có tỷ lệ nhiễm sán dây khá cao và đây là nguyên nhân làm cho lợn mắc bệnh gạo. Ở một số vùng rừng núi thuộc khu tự trị Việt Bắc, tỷ lệ nhiễm bệnh sán dây lợn từ 6 % đến 8 % . Bệnh sán dây và ấu trùng sán dây lợn phân bố rải rác nhiều nước trên thế giới, với khoảng 100 triệu người nhiễm bệnh. Riêng bệnh ấu trùng sán dây lợn và tổn thương neurocysticercosis lưu hành tại châu Mỹ La Tinh, Châu Á, Châu Phi và đặc biệt ở Mỹ thì bệnh bắt đầu tăng mạnh vào những năm 1980. Một số quốc gia ở Châu Âu có số ca mắc cao là Tây Ban Nha, Mexico. Trong đó, Mexico tỷ lệ dương tính trên xét nghiệm huyết thanh học là 3,6% người trưởng thành và qua giải phẩu tử thi có tỷ lệ nhiễm là 1,9%. -Tỷ lệ nhiễm bệnh Ấu trùng sán dây lợn do đặc điểm của phương thức nhiễm bệnh nên tỷ lệ phân tán và có tính chất phân bố theo vùng rõ rệt. Những người bệnh mắc bệnh có ấu trùng sán dây lợn thuộc nhiều địa phương khác nhau, thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau và có nghề nghiệp khác nhau. Ở Miền Bắc đã phát hiện bệnh gạo lợn ở các tỉnh miền núi, trung du như: Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hà Nội, Hoà Bình. Tỷ lệ nhiễm dao động 0,524 - 3,98 % (Theo Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1976)[27]).
  16. 9 - Đường lây truyền Theo Lê Thị Xuân (2013) [34]: Đường truyền bệnh thông qua thức ăn, nước uống. Trên thế giới có khoảng 2,5 triệu người mắc bệnh sán dây, bệnh gặp khắp nơi trên thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh phụ thuộc vào thói quen ăn nhất là ở những nơi có tập tục ăn thịt lợn sống, chưa nấu chín. Việc quản lý phân thải chưa tốt như sử dụng các loại hố xí không hợp vệ sinh, nuôi lợn thả rông. Ngoài ra, chưa có chế độ quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm chặt chẽ cũng làm bệnh có thể lưu hành. Ở Châu Mỹ La tinh tỷ lệ người nhiễm sán dây từ 0,2 - 2,7 %; Châu Á từ 3,9 - 38 %, Châu Phi từ 0,13 - 8,6 %, các nước theo đạo Hồi ở vùng Bắc Phi không nhiễm bệnh. Theo Paredes A . và cs (2016) [41] thì: Sán dây Taenia solium gây ra (u nang), là nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh động kinh của người lớn, khởi phát ở các nước đang phát triển. Bệnh sán dây Taenia solium khá phổ biến ở Châu Phi, Châu Á, Nam Mỹ và Nam Âu. Bệnh sán dây hiếm gặp ở các nước Hồi giáo có người dân ở đó không tiêu thụ thịt lợn mắc bệnh sán dây Theo Zhang Y và cs (2016) [42]. Sán dây Taenia solium, là một ký sinh trong cơ thể người và lợn. Đây là nguyên nhân hàng đầu của bệnh động kinh trên người đã được ngăn chặn ở các nước đang phát triển trên thế giới . Trứng T. solium trứng được giải phóng vào môi trường qua phân của người nhiễm sán dây. Khi lợn ăn phải trứng sán dây trong phân người sẽ mắc bệnh gạo và người ăn phải ấu trùng gạo lợn sẽ mắc bệnh sán dây. - Tác hại của bệnh: Bệnh gây tác hại cho cả người và lợn. + Người nhiễm sán trưởng thành, gạo rất nguy hiểm như gạo kí sinh ở mắt, não, cơ. + Lợn nhiễm gạo chậm lớn, chậm xuất chuồng chỉ đạt 25 - 30 kg. Khi mổ thịt phải tiêu huỷ gây tổn thất kinh tế.
  17. 10 2.3.2. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh - Bệnh lý: Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2001) [14]: Khi lợn mắc bệnh gạo có triệu chứng không điển hình, khi mổ khám mới thấy những tổn thương bệnh lý. Nếu gạo ở não thì con vật bị co giật, sùi bọt mép giống như cơn động ở người. Mổ khám lợn bị bệnh thường thấy ấu trùng ký sinh ở tổ chức cơ vân, chèn ép các mao mạch gây trở ngại tuần hoàn, chèn ép thần kinh gây bại liệt. Ấu trùng cũng gây ra các ổ viêm xơ hóa ở các tổ chức nội quan của vật chủ. Ấu trùng “gạo lợn” tạo ra các kén trong cơ, gây tắc mao mạch, chèn ép vào thần kinh vận động, làm liệt từng bộ phận của cơ thể, đặc biệt khi ấu trùng ký sinh ở não vật chủ làm con vật có triệu chứng thần kinh. Ấu trùng có thể có ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể, nhưng nhiều nhất là ở bắp thịt, cơ lưỡi, cổ, vai, mông, cơ liên sườn, cơ tim, cơ hoành cách mô. - Lâm sàng: Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [13], Phạm Sỹ Lăng và cs (2001) [14] : Lợn bị bệnh có triệu chứng không rõ rệt và thay đổi theo chỗ ký sinh của gạo, nếu ở lưỡi có thể thấy liệt lưỡi và hàm dưới, nếu ở cơ chân thì thấy con vật đi lại khó khăn, nếu ở não thì thấy triệu chứng thần kinh, nếu nhiễm nhiều và toàn thân thì có triệu chứng viêm ruột và viêm gan, sau đó viêm hệ cơ toàn thân. Lúc này con vật lờ đờ, thở dốc, không ăn, đi ỉa, gầy rạc dần rồi chết. Triệu chứng bệnh phụ thuộc rất nhiều vào số lượng ấu trùng và vị trí chúng ký sinh trong cơ thể lợn: - Số lượng ấu trùng ít: Lợn bệnh có triệu chứng không rõ, không điển hình. Người chăn nuôi chỉ thấy lợn xù lông, chậm lớn, đôi khi hay nghiến răng, lợn vẫn ăn uống bình thường. - Số lượng ấu trùng nhiều: Bệnh phát triển ngay từ những ngày đầu nhiễm ấu trùng sán với các triệu chứng như:
  18. 11 Giảm ăn, tính mẫn cảm tăng, dễ bị kích thích, sốt 41 - 41,7oC, niêm mạc mắt, miệng đỏ tấy. Một số lợn ỉa lỏng trong 7 - 10 ngày, các biểu hiện trên dần dần mất đi nhưng lợn ăn kém. Sau 1 tháng, do xuất hiện các ổ viêm trong cơ vân và trong các cơ quan nội tạng nên lợn đứng lên, nằm xuống khó khăn và rất ngại đi lại. Các dấu hiệu khác như thở khó, nhai khó, nuốt khó bắt đầu xuất hiện và ngày một nặng dần khiến lợn thường xuyên rên rỉ. Nếu ấu trùng Cysticercus cellulosae ký sinh trong não, trong mắt, còn thấy lợn đi lại mất thăng bằng, có những cơn động kinh, co giật, mờ mắt hoặc mù mắt. Bệnh kéo dài 1 - 2 tháng, phần lớn lợn bị còi cọc, gầy yếu hoặc chết vì suy nhược và rối loạn chức năng các cơ quan. + Triệu chứng lâm sàng ở người: Theo Bùi Huy Quý (2006) [7]: Bệnh ấu trùng sán dây (gạo) ở người có triệu chứng rõ rệt, kéo dài từ vài tuần đến vài năm sau khi bị nhiễm sán. Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [12] cho biết: Nếu ấu trùng ở não người thì chèn ép não, cản trở tuần hoàn máu, gây tụ máu, nếu ở mắt thì mờ mắt, chảy nước mắt, có khi bị mù. Triệu chứng thường thấy là: Đau đầu dữ dội, bại liệt, co giật, nôn mửa, rối loạn thị giác, suy nhược toàn thân. Nếu ấu trùng ở cơ thì bệnh nhân bị mỏi và đau cơ, nếu gạo ở dưới da gây đau nhức rất khó chịu. 2.3.3. Chẩn đoán bệnh gạo lợn Chẩn đoán bệnh gạo ở lợn không thể căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, vì triệu chứng của bệnh không điển hình, không thể chẩn đoán bệnh chính xác khi con vật còn sống, kể cả lúc con vật đã mắc bệnh ở giai đoạn rất nặng. Muốn chẩn đoán chính xác bệnh gạo ở lợn, cần mổ khám tìm ấu trùng ký sinh ở các cơ của lợn, hoặc chẩn đoán bằng phương pháp huyết thanh học. Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [13], Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [16], Phạm Sỹ Lăng (2006) [15], Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [12], cho biết: Khi con vật còn sống, có thể tìm gạo ở lưỡi, mắt. Nếu không thấy gạo ở những nơi đó thì khó chẩn đoán. Có thể chẩn đoán bằng phương pháp miễn dịch học:
  19. 12 Lấy các đốt sán dây T.solium để chế kháng nguyên, tiêm nội bì 0,2 ml. Sau khi tiêm 15 - 45 phút, nếu nơi tiêm sưng và đỏ thì dương tính. Tuy nhiên, phương pháp này có độ chính xác thấp vì có thể gây ra phản ứng dương tính chéo với một số ấu trùng sán dây khác như Cys. tenuicollis Có thể ứng dụng kỹ thuật ELISA phát hiện lợn bị gạo. Đối với con vật chết: mổ khám, tìm gạo ở cơ đùi, cơ lưỡi và cơ tim. 2.3.4. Phòng và điều trị bệnh gạo cho lợn * Phòng bệnh Vargas-Calla A1. và cs (2015) [44]. Tất cả lợn được điều trị bằng oxfendazole chỉ có u nang thoái hóa trong xác chết của họ. Ngược lại, TCBZ có rất ít ảnh hưởng đối với các u nang ký sinh. U nang từ lợn ở nhóm TCBZ nhìn dường như bình thường sau khi điều trị. Tuy nhiên, đánh giá mô học cho thấy một mức độ nhẹ đến mức độ vừa phải của viêm. Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [9], Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2001) [14],] Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [12]: bệnh sán dây T. solium là bệnh chung của người và gia súc, do đó phải kết hợp chặt chẽ giữa ngành thú y và ngành y tế, áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như sau: - Xây dựng, củng cố và thực hiện nghiêm ngặt quy định kiểm nghiệm thịt Để bảo vệ sức khỏe cho người, phòng cho người không bị nhiễm sán dây Teania solium thì cần kiểm nghiệm thịt nghiêm ngặt trong các nhà máy chế biến thịt, các lò mổ ở các tỉnh, huyện. Nếu thấy gạo thì tùy mức độ nặng, nhẹ mà xử lý. Nếu trên 40 cm2 / lát cắt thịt có nhiều hơn 3 hạt gạo thì phải hủy bỏ hoặc chế biến chín làm thức ăn cho gia súc; nếu trên 40 cm2 lát cắt thịt có dưới 3 hạt gạo thì xử lý bằng một trong ba biện pháp sau: + Luộc chín: Cắt thành miếng 1 - 2 kg, dày 5 - 6 cm, luộc trong 45 phút đến 1 giờ (ấu trùng chết ở 60 - 70oC hoặc -10 - 15oC, nếu thịt cắt to và dày quá thì nhiệt độ bên trong không đủ để diệt ấu trùng). + Ướp muối: ngâm thịt trong nước muối đặc, sau 3 tuần thì gạo chết. + Ướp lạnh ở nhiệt độ -10oC đến - 15oC từ 10 - 15 ngày. Sau đó phải thử sức sống của gạo trước khi dùng thịt này làm thực phẩm. Cách làm: bóc một số
  20. 13 hạt gạo ở thịt đã ướp lạnh, cho vào đĩa lồng chứa dịch mật bò (80 %) pha với nước sinh lý (20 %), để ở tủ ấm 39 - 40oC khoảng 15 phút. Kết quả: màng ngoài của gạo bị phân hủy giải phóng đầu sán dây, nếu thấy đầu sán dây không chuyển động thì gạo đã chết. Ngoài ra, cần kiểm tra thịt chặt chẽ thịt ở các lò mổ và các nhà máy chế biến thực phẩm; cán bộ thú y cần kiểm tra thịt bán ở các chợ hoặc các cơ sở giết mổ tư nhân. - Đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh cho người và gia súc + Xây dựng hố xí hai ngăn hoặc hố xí tự hoại để ngăn ngừa không cho lợn ăn phải đốt hoặc trứng sán dây trong phân người. + Nâng cao ý thức vệ sinh của nhân dân, tuyên truyền giáo dục cho mọi người hiểu những kiến thức cơ bản và tác hại của bệnh, chỉ ăn thức ăn đã được rửa sạch, nấu chín, không ăn thịt lợn nghi là lợn gạo. Trước khi ăn và sau khi đại tiện phải rửa tay bằng xà phòng. - Chẩn đoán bệnh cho nhân dân ở vùng có dịch bằng cách hỏi bệnh, kết hợp với xét nghiệm phân tìm đốt sán, sau đó tẩy sán cho những bệnh nhân có sán ký sinh. Theo Chu Thị Thơm và cs (2006) [29]; Phan Lục và cs (2006) [20]: Vì chưa có thuốc điều trị bệnh gạo lợn có hiệu quả nên vấn đề phòng bệnh là quan trọng, cần kiểm tra thịt lợn gạo ở các lò mổ, xử lý thịt nhiễm gạo (tiêu hủy hoặc luộc chín), điều trị triệt để người nhiễm sán dây, quản lý phân và ủ phân người để diệt trứng sán dây. Theo Zirintunda G. và Ekou J. (2015) [43]: Xử lý tốt chất thải của con người bằng cách xây dựng nhà vệ sinh đạt yêu cầu, nuôi lợn trong chuồng, chuồng nuôi phải cách xa khu nhà ở là các biện pháp phòng bệnh gạo cho lợn. * Điều trị bệnh: - Điều trị bệnh ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn Trước đây, khi lợn mắc bệnh ấu trùng Cysticercus cellulosae, quá trình điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn do ấu trùng ký sinh sâu trong các cơ của lợn.
  21. 14 Hiện nay, theo một số tác giả, bệnh gạo lợn có thể điều trị được bằng thuốc chống sán dây với liều cao và lặp lại. Phạm Sỹ Lăng và cs (2012), [18] cho biết: thuốc praziquantel, liều 8 mg/kg TT, dùng 1 liều trước khi ăn 1 giờ, hòa thuốc với nước cho lợn uống. Có thể dùng thuốc fenbendazol, liều 5 mg/kg TT, liên tục trong 5 ngày. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996) [9]. Nếu phát hiện lợn mắc bệnh sớm thì dùng thuốc praziquante với liều 50 - 100mg/ kg TT Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [12]: Để điều trị bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn và bệnh sán dây ở người thực hiện theo phác đồ sau: - Đối với người: Diệt ấu trùng sán dây (gạo) ở người bằng một trong hai phác đồ sau: + Praziquantel: Liều 30 mg/kg TT/ngày x 15 ngày, chia thành 2 - 3 đợt (mỗi đợt cách nhau 10 - 20 ngày). + Praziquantel: Liều 15 - 20 mg/kg TT ngày đầu, những ngày sau dùng albendazole 15 mg/kg TT/ngày x 30 ngày, chia thành 2 - 3 đợt (mỗi đợt cách nhau 20 ngày). Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [9], Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2001) [15], Tẩy sán dây cho người bằng một trong hai loại thuốc: praziquantel, liều 15 - 20 mg/kg thể trọng (liều duy nhất); hoặc niclosamide, liều 2 gam/ người lớn (liều duy nhất). Có thể lặp lại liều này sau 7 ngày nếu thấy cần thiết. Nên tiến hành điều trị bệnh sán dây cho người ở các cơ sở y tế, có phương tiện tốt, có bác sỹ theo dõi trong quá trình điều trị. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996) [9]. Có nhiều loại thuốc tẩy sán dây, nhưng có thể dùng bài thuốc nam sau: - Hạt bí ngô (bỏ vỏ) : 50 g - Hạt cau: 70 - 100 g - MgSO4: 20 - 30 g
  22. 15 Sáng sớm còn đói cho ăn hạt bí, sau 1- 2 giờ cho uống nước sắc hạt cau (hạt cau nghiền thành bột cho uống thêm 500ml nước, đun sôi 1h, nước cạn còn khoảng 100 ml gạn qua vải màn lại sắc lại 2 lần nữa, cuối cùng lấy lại 300ml nước sác đun lại, còn 100 ml lọc và uống) sau nửa giờ thì uống thuốc tẩy MgSO4. Sau khi uống thuốc 40 phút đến 4h, đầu sán và các đốt thân sẽ ra. - Đối với lợn: Cũng có thể áp dụng các phác đồ trên để điều trị bệnh gạo. Tuy nhiên, nếu đã chẩn đoán chính xác lợn bị bệnh gạo thì nên loại thải và xử lý theo đúng quy định kiểm tra vệ sinh thú y. 2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae và bệnh sán dây ỏ người 2.4.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước - Tình hình nghiên cứu về bệnh gạo. Tỷ lệ lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lò mổ ở các tỉnh như sau: tỉnh Lạng Sơn, tỷ lệ nhiễm 3,89%; tỉnh Thái Nguyên (1,49%); tỉnh Hòa Bình (0,524%); thành phố Hà Nội (0,187%); tỉnh Hà Nam không có lợn nhiễm sán dây tại thời điểm điều tra (dẫn theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục, (1996) [9]). Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [13], (2012) [12]: Lợn ở miền núi mắc bệnh gạo cao hơn ở đồng bằng vì ở miền núi thường nuôi lợn thả rông, đồng thời người dân hay ăn thịt sống hoặc tái, không có hố xí hai ngăn. Phạm Văn Khuê và cs (1996) [9] cho biết: lợn ở Việt Nam nhiễm gạo với tỷ lệ 0,3 %, tỷ lệ lợn nhiễm gạo phân bố ở vùng miền núi cao hơn vùng đồng bằng. - Tình hình nghiên cứu về bệnh sán dây: Nguyễn Văn Đề và cs (2001) [4] cho biết: điều tra tình hình nhiễm sán dây T. solium ở người tại Bắc Ninh tỉ lệ nhiễm sán dây từ 1- 12,6 %, tỷ lệ nhiễm ấu trùng gạo lợn là 2,2 - 7,2 %. Kiểm tra ấu trùng C. Cellulosae trên lợn ở Bắc Ninh và Bắc Kạn bằng phương pháp ELISA, tỷ lệ nhiễm là 9,91 %, biến động từ 6,06 - 15,49%. Điều tra tình hình nhiễm sán dây T. sollium ở người tại Bắc Ninh tỷ lệ nhiễm sán dây là 1- 12,6 %, tỷ lệ nhiễm ấu trùng là 2,2 - 7,2 %.
  23. 16 Theo Phan Anh Tuấn (2013) [30]: Tại Việt Nam, theo điều tra của Viện sốt rét, tỷ lệ nhiễm sán dây lợn vùng đồng bằng từ 0,5 – 2 %, vùng trung du và miền núi là 3,8 – 6 %. Bệnh sán dây và ấu trùng sán dây lợn phân bố ở nhiều nơi liên quan đến tập quán ăn uống thịt lợn hoặc thịt trâu, bò chưa nấu chín. Trên vùng đồng bằng, tỷ lệ nhiễm sán dây từ 0.5 – 2 %; trong khi đó, ở trung du và miền núi thì tỷ lệ nhiễm sán dây 2 – 6 %. 2.4.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Theo Khaing T.A. và cs. (2015) [38]: Để điều tra tỷ lệ và các yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng sán dây Taenia solium, tác giả đã tiến hành kiểm tra 300 lợn ở 3 cơ sở giết mổ và 364 lợn ở 203 hộ gia đình từ 3 thị trấn trong khu vực Nay Pry Taw của Myanma, kết quả cho thấy; tỷ lệ nhiễm giun sán ở lợn là 26,67 % (71 / 300 mẫu kiểm tra); tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán dây Taenia solium là 15,93 % (58 / 364 lợn kiểm tra). Đã thống kê 450 trường hợp người bị mắc bệnh gạo thì có 21,6 % có sán dây T. solium trưởng thành ký sinh cho biết kiểm tra 164 người bị sán trưởng thành ký sinh thì có 16,4 % bị gạo. Như vậy, người bị sán dây trưởng thành ký sinh cần được tẩy sớm để tránh bị bệnh gạo lợn Aung A.K., Spelman D.W. (2016) [35] cho biết các triệu chứng ban đầu của bệnh sán dây và ấu trùng sán dây không thể phát hiện được, do tiềm ẩn trong khoảng thời gian dài là các nốt sần dưới da, hoặc phát hiện khi chụp X quang. Các nang của ấu trùng Cysticercus cellulosae không thể nhận biết khi chụp X quang ở thời gian dưới 5 năm kể từ khi xâm nhập vào cơ thể người. Theo Hiroyuki Miura, MD . và cs (2000) [37]: Ở Singapore, kiểm tra rất cẩn thận thịt lợn khi mổ khám để cung cấp cho người tiêu dùng. Trong 4 năm đã kiểm tra 894,316 lợn mổ khám, có 3,630 lợn mắc bệnh ấu trùng Cysticercus cellulosae. Khám và xét nghiệm cho 118,723 bệnh nhân nhập viện Tan Tock Seng trong 9 năm, có 6 bệnh nhân nhiễm sán dây Taenia solium.
  24. 17 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Lợn các lứa tuổi nuôi ở nông hộ tại một số xã thuộc huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. - Bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra ở lợn. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài được thực hiện ở một số xã của huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. - Địa điểm xét nghiệm mẫu: Phòng thí nghiệm Bộ môn Bệnh động vật - Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên. 3.2. Vật liệu nghiên cứu * Động vật thí nghiệm: - Lợn các lứa tuổi nuôi ở nông hộ tại một số xã thuộc huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên (mổ khám xác định tỷ lệ nhiễm Cysticercus cellulosae ở lợn). * Bệnh phẩm: - Mẫu cơ, não, lưỡi, thận,ruột, gan, phổi, thận, lá lách, tim của lợn nhiễm ấu trùngCysticercus cellulosae. * Dụng cụ, thiết bị và hóa chất - Máy cắt tế bào Microtom. - Kính lúp. - Kính HV quang học. - Thùng bảo ôn để bảo quản bệnh phẩm. - Hộp bảo quản ấu trùng Cysticercus cellulosae.
  25. 18 - Bộ hóa chất làm tiêu bản xác định bệnh tích vi thể. - Thuốc nhuộm Hematoxilin- Eosin. - Formol 10%. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cystircercuscellulosae gây ra ở lợn tại một số xã của huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên - Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn tại một số địa phương - Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae theo tuổi lợn - Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn theo tháng - Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae theo giống lợn - Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn theo phương thức chăn nuôi 3.3.1.1. Nghiên cứu các yếu tố nhiễm sán dây ở người - Điều tra tập quán chăn nuôi và sinh hoạt của người dân ở vùng núi huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. - Tỷ lệ người nhiễm sán dây ở một số xã. - Tỷ lệ người nhiễm sán dây theo giới tính. 3.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do ấu trùng Cystircercuscellulosae gây ra trên lợn - Tổn thương đại thể của lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae. - Tổn thương vi thể của lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn tại một số xã của huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên 3.4.1.1.Phương pháp nghiên cứu tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn * Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn theo phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả, dịch tễ học phân tích
  26. 19 Bố trí thu thập mẫu theo phương pháp lấy mẫu chùm nhiều bậc. - Cỡ mẫu được tính trên phần mềm Win episcope. Bố trí điều tra tình hình nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn. - Đã mổ khám lợn tại 5 xã của huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên: Bằng cách tự mổ khám và tham gia mổ cùng các lò mổ với các cán bộ Thú y huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Xã Na Son mổ khám: 130 con lợn; xã Mường Luân mổ khám: 120 con lợn; xã Keo Lôm mổ khám 125 con lợn; TT. Điện Biên Đông mổ khám 135 con lợn; xã Luân Giói mổ khám: 140 con lợn. - Để xác định được tình hình nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn, tiến hành mổ khám lợn. Theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2016, về Quy trình kiểm soát giết mổ động vật vật (số 09/2016/TT- BNNPTNT ngày 01/06/2016), kiểm tra cơ và tất cả các khí quan của lợn, thu thập ấu trùng Cysticercus cellulosae. * Một số quy trình trong nghiên cứu dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra - Dự kiến lợn mổ khám theo các chỉ tiêu trong nghiên cứu dịch tễ học như sau: +Tuổi lợn: Lợn được phân ra 4 lứa tuổi 2-6 tháng tuổi > 6 -12 tháng tuổi > 12 tháng tuổi - Giống lợn: dựa vào tình hình chăn nuôi thực tế của 5 xã, các nông hộ chủ yếu nuôi hai giống lợn là lợn lai và lợn địa phương. + Lợn lai (lợn ngoại × lợn móng cái hoặc lợn ngoại × với lợn địa phương). + Lợn địa phương (gồm tất cả những giống lợn nội được nuôi tại địa phương). - Phương thức chăn nuôi: theo dõi mổ khám lợn theo ba phương thức là:
  27. 20 + Nuôi nhốt hoàn toàn. + Nuôi bán chăn thả. + Nuôi thả rông. * Phương pháp thu thập ấu trùng Cysticercus cellulosae và đánh giá tỷ lệ mắcbệnh gạo lợn -Việc mổ khám lợn và thu thập ấu trùng Cysticercus cellulosae được tiến hành tại các nông hộ và các cơ sở giết mổ. Ấu trùng thu thập được để trong lọ nhựa có nắp, có dán nhãn ghi các thông tin: giống lợn, tuổi, địa điểm mổ khám, ngày mổ khám, biểu hiện lâm sàng của lợn (nếu có). * Phương pháp đánh giá tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng cysticercus celluosae ở lợn Những lợn có ấu trùng Cysticercus cellulosae ký sinh ở trong cơ thể thì đánh giá là nhiễm bệnh, ngược lại là không nhiễm bệnh. Cường độ nhiễm ấu trùng được xác định theo thông tư 09/2016 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. - Ở cơ: cường độ nhiễm số ấu trùng/40 cm2 bề mặt lát cắt ở cơ. + Trên 40 cm2 lát cắt cơ có1 - 2 ấu trùng: nhiễm cường độ nhẹ (+) . + Trên 40 cm2 lát cắt cơ có 3 - 5 ấu trùng: nhiễm cường độ trung bình (++) . + Trên 40 cm2 lát cắt cơ có > 6 ấu trùng: nhiễm cường độ nặng (+++). - Ở tim, não, thận: là số ấu trùng Cysticercus cellulosae trên toàn bộ não, tim, thận của mỗi lợn. 3.4.1.2. Nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ nhiễm sán dây Taenia solium ở người và ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn * Phát phiếu điều tra để thu thập thông tin từ các hộ chăn nuôi lợn Số lượng phiếu: 250 phiếu/huyện/5 xã. - Phương thức chăn nuôi lợn Có nuôi lợn không?
  28. 21 Nuôi nhốt, thả rông, bán chăn thả? Thức ăn cho lợn là gì? Tuổi lợn đang nuôi? Trong mấy năm gần đây lợn nuôi tại gia đình có con nào bị gạo không? - Tập quán sinh hoạt của người Giết mổ lợn tại nhà hay bán cho người khác mang về giết mổ? Gia đình có bao nhiêu người? Có nhà vệ sinh không, nhà vệ sinh xây dựng theo hình thức nào: hố xí 1 ngăn, 2 ngăn, tự hoại. Có ăn thịt sống, thịt tái không? Có ăn thịt hun khói không? Có ăn rau sống không? Có được xét nghiệm xem có bị bệnh sán dây không? Gia đình có ai bị bệnh sán dây không? Người mắc bệnh sán dây trong gia đình (nếu có) là nam hay nữ? Người mắc bệnh sán dây bao nhiêu tuổi? Những người trong gia đình có được tẩy sán dây theo định kỳ không? - Tổng hợp qua phiếu điều tra: kết quả tổng hợp tập trung vào 2 nội dung: một là, xác định được nhóm người có hoặc không có phương thức chăn nuôi và tập quán sinh hoạt tốt; hai là, xác định tỷ lệ người bị nhiễm sán dây Taenia solium trong tổng số người được điều tra. 3.4.2. Nghiên cứu bệnh do ấu trùng Cystircercuscellulosae trên lợn * Phương pháp xác định triệu chứng lâm sàng và tổn thương đại thể, vi thể trên lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae - Triệu chứng lâm sàng được xác định qua quan sát những biểu hiện của lợn tại nông hộ (thể trạng, ăn uống, da và niêm mạc, vận động,trạng thái phân, thân nhiệt).
  29. 22 - Tổn thương đại thể: được xác định bằng phương pháp mổ khám lợn, tìm ấu trùng Cysticercus cellulosae ký sinh ở cơ và tất cả các cơ quan khác trong cơ thể. Quan sát những tổn thương và chụp ảnh vùngcó tổn thương rõ rệt. - Tổn thương vi thể: được xác định bằng phương pháp mô bệnh học (cắt tổ chức, nhuộm Hematoxilin - Eosin, quan sát dưới kính hiển vi quang học). 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu được được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học (theo tài liệu của Nguyễn Văn Thiện, 2008, trên phần mềm Excel 2010 và phần mềm Minitab 16.0.
  30. 23 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra ở lợn tại một số xã của huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên 4.1.1. Tình hình nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosaeở lợn tại một số xã của huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên 4.1.1.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysctircercus cellulosae ở lợn tại một số xã của huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên Để biết được tình hình nhiễm ấu trùng Cysctircercus cellulosae ở lợn tại 5 xã của tại huyện Điện Biên Đông. Chúng tôi đã tiến hành mổ khám 650 lợn. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1. Bảng 4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn tại địa phương Số lợn Tỷ lệ Địa phương Số lợn mổ Cường độ nhiễm nhiễm nhiễm (xã) khám (con) (Số ấu trùng/40 cm2) (con) (%) Na Son 130 4 3,08 7,25 Mường Luân 120 3 2,50 7,67 Keo Lôm 125 7 5,60 8,85 TT. Điện Biên Đông 135 1 0,74 5,00 Luân Giói 140 3 2,14 6,66 Tính chung 650 18 2,81 7,09 Quan bảng 4.1.1 chúng tôi thấy: Mổ khám 650 lợn, có 18 con nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 2,81%, cường độ nhiễm trung bình 7,09 ấu trùng/40 cm2. Ở xã Na Son , mổ khám 130 lợn, có 4 lợn nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 3,08%, cường độ nhiễm trung 7,25 ấu trùng/40 cm2. Ở xã Mường Luân, mổ khám 120 lợn, có 3 lợn nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 7,67%, cường độ nhiễm trung bình 3 ấu trùng/40 cm2.
  31. 24 Ở xã Keo Lôm, mổ khám 125 lợn, có 7 lợn nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 5,6% cường độ nhiễm 8,85 ấu trùng/40 cm2. Ở TT. Điện Biên Đông, mổ khám 135 lợn, có 1 lợn nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 0,74%, cường độ nhiễm trung bình 5,00 ấu trùng/40 cm2. Ở xã Luân Giói, mổ khám 140 lợn, có 3 con nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 2,14%, cường độ nhiễm trung bình 6,66 ấu trùng/40 cm2. Qua kết quả trên chúng tôi thấy: Tỷ lệ nhiễm bệnh gạo ở lợn cao nhất ở xã Keo Lôm chiếm tỷ lệ 5,6%, cường độ nhiễm trung bình 8,85 ấu trùng/40 cm2, tỷ lệ nhiễm bệnh thấp nhất ở TT. Điện Biên Đông, chiếm tỷ lệ 0,74%, cường độ nhiễm trung bình 5,00 ấu trùng/40 cm2. Nguyên nhân lợn ở xã Keo Lôm nhiễm bệnh gạo ở mức độ khá cao là do: các hộ gia đình ở đây vẫn chưa quan tâm tới tập quán chăn nuôi, vẫn còn chăn nuôi lợn thả rông, lợn tự tìm kiếm thức ăn ngoài tự nhiên. Mặt khác, đa sô hộ gia đình ở đây không có nhà vệ sinh, phân của người được phóng uế ra ngoài môi trường. Nếu người mắc sán dây, đốt sán già được thải ra ngoài theo phân, lợn ăn phải thức ăn, nước uống có lẫn đốt sán, ở ruột non trứng sán dây nở thành ấu trùng. Sau 24 - 72 giờ, ấu trùng vào mạch máu, ống lâm ba ruột rồi theo tuần hoàn về vị trí ký sinh và phát triển thành một bọc có nước, sau 60 ngày hình thành hạt gạo lợn hoàn chỉnh. Theo Nguyễn Văn Đề và cs (2001) [4]: Điều tra tình hình ấu trùng gạo lợn ở Bắc Ninh, tỷ lệ nhiễm ấu trùng là 2,2 - 7,2. Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [11], (2012) [12]: Lợn ở miền núi mắc bệnh gạo cao hơn ở đồng bằng vì ở miền núi thường nuôi lợn thả rông, đồng thời người dân hay ăn thịt sống hoặc tái, không có hố xí hai ngăn. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm bệnh gạo của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của các tác giả trên và tương đồng với nhận xét của Nguyễn Thị Kim Lan và cs.
  32. 25 4.1.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cyrticercus cellulosae theo tuổi lợn Để biết được tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cyrticercus cellulosae theo tuổi lợn tại 5 xã của huyện huyện Điện Biên Đông. Chúng tôi đã tiến hành mổ khám lợn ở các lứa tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2. Bảng 4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cyrticercus cellulosae ở lợn theo tháng tuổi Số lợn mổ Tỷ lệ Tuổi lợn Số lợn Cường độ nhiễm khám nhiễm (tháng) nhiễm (con) (Số ấu trùng/40 cm2) (con) (%) ≤ 2 100 0 0 0,0 > 2 – 6 150 4 2,66 7,25 > 6 – 12 160 6 3,75 9,33 > 12 240 8 3,33 12,3 Tính chung 650 18 3,24 9,62 Qua bảng 4.2 chúng tôi thấy: Mổ khám 650 lợn ở giai đoạn ≤ 2 tháng tuổi đến > 12 tháng tuổi, có 18 lợn nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 3,24%, cường độ nhiễm trung bình 9,62 ấu trùng/40 cm2. Ở lợn giai đoạn ≤ 2 tháng tuổi, không bị nhiễm . Ở lợn giai đoạn > 2 - 6 tháng tuổi, mổ khám 150 lợn, có 4 lợn nhiễm bệnh chiếm tỷ lệ 2,66%, cường độ nhiễm trung bình 7,25 ấu trùng/40 cm2. Ở lợn giai đoạn > 6 - 12 tháng tuổi, mổ khám 160 lợn, có 5 lợn nhiễm bệnh chiếm tỷ lệ 3,75%, cường độ nhiễm trung bình 9,33 ấu trung/40 cm2. Ở lợn giai đoạn > 12 tháng tuổi, mổ khám 240 lợn, có 7 lợn nhiễm bệnh chiếm tỷ lệ 3,33%, cường độ nhiễm 12,3 ấu trùng/40 cm2. Qua kết quả trên chúng tôi thấy: Tỷ lệ lợn nhiễm bệnh gạo cao ở giai đoạn > 12 tháng tuổi, chiếm tỷ lệ 3,33%, cường độ nhiễm trung bình 12,3 ấu trùng/40 cm2, tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn ở giai đoạn ≤ 2 tháng tuổi là không bị nhiễm.
  33. 26 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm bệnh của lợn ở các tháng tuổi là: Lợn ≤ 2 tuổi có tỷ lệ nhiễm thấp là do lợn mới sinh, còn nhỏ nên ít có cơ hội tiếp xúc với đốt sán, trứng sán ở ngoài môi trường. Mặt khác, nếu lợn ăn phải đốt sán, trứng sán ngay từ khi mới sinh thì lợn sẽ mắc bệnh ấu trùng sán dây. Vì thời gian hoàn thành vòng đời của ấu trùng sán dây là 60 ngày, nếu trước thời gian này thì ấu trùng đã ký sinh ở trong cơ, nhưng chưa hoàn chỉnh. Lợn >12 thời gian nuôi dài hơn, nên lợn có nguy cơ nhiễm bệnh từ thức ăn, nước uống và môi trường xung quanh nhiều hơn, do đó tỷ lệ nhiễm bệnh cũng cao hơn. 4.1.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn qua các tháng theo dõi Để biết được tình hình nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn tại 5 xã của huyện Điện Biên Đông, chúng tôi đã tiến hành mổ khám lợn. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3. Bảng 4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn qua các tháng Số lợn Số lợn mổ Tỷ lệ nhiễm Cường độ nhiễm Tháng nhiễm khám (con) (%) (Số ấu trùng/40 cm2 ) (con) 11 114 2 1,75 6,00 12 122 0 0 0,0 1 135 1 0,74 5,00 2 91 4 4,4 7,25 3 95 5 5,26 8,80 4 93 6 6,45 10,30 Tính chung 650 18 3,1 7,47 Qua kết quả 4.3 chúng tôi thấy: Mổ khám 650 lợn từ tháng 11 đến tháng 4, có 18 lợn nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 3,1%, cường độ nhiễm trung bình 3 ấu trùng/40 cm2.
  34. 27 Ở tháng 11: Mổ khám 114 lợn, có 2 lợn nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 1,75%, cường độ nhiễm trung bình 6,00 ấu trùng/40 cm2. Ở tháng 12: Mổ khám 122 lợn, không có con nào nhiễm. Ở tháng 1: Mổ khám là 135 lợn, có 1 lợn nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 0,75%, cường độ nhiễm trung bình là 5,00 ấu trùng/40 cm2 Ở tháng 2: Mổ khám là 91 lợn, có 4 lợn nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 4,4% , cường độ nhiễm trung bình là 7,25 ấu trùng/ 40 cm2, Ở tháng 3: Mổ khám là 95 lợn, có 5 lợn nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 5,26%, cường độ nhiễm trung bình là 8,80 ấu trùng/40 cm2. Ở tháng 4: Mổ khám là 93 lợn, có 6 lợn nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 6,45%, cường độ nhiễm trung bình 10,30 ấu trùng/ 40 cm2. Qua kết quả trên chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm bệnh gạo ở lợn cao nhất là tháng 4, tỷ lệ nhiễm thấp nhất ở tháng 1 và tháng 11 , không có lợn nhiễm bệnh ở tháng 12 . Theo chúng tôi lợn nhiễm bệnh gạo cao ở tháng 4 là do thời gian này thời tiết thay đổi thất thường, nóng, độ ẩm cao, mưa nhiều. Do đó, đây là điều kiện thuận lợi để trứng sán dây phát tán ra ngoài môi trường, tồn tại và phát triển thành trứng có sức gây bệnh. Mặt khác, trong tự nhiên, trứng sán dây có sức đề kháng cao với điều kiện ngoại cảnh và các hóa chất thông thường. Ở ngoại cảnh sau 1,5 tháng, trứng sán không còn khả năng sống. Trong dung dịch formol, cresyl 5 %, sau 2 giờ mới diệt được trứng sán dây. Nguyễn Phước Tương (2002) [31] cho rằng: Trứng sán dây sống được ở môi trường bên ngoài khoảng vài tháng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của tác giả trên. 4.1.1.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn theo giống Để biết được tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn theo giống tại 5 xã tại huyện Điện Biên Đông. Chúng tôi đã tiến hành mổ khám lợn ở các giống. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4
  35. 28 Bảng 4.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae theo giống ở lợn Số lợn Số lợn Tỷ lệ Cường độ Địa phương Giống mổ khám nhiễm nhiễm nhiễm (Số ấu (xã) (con) (con) (%) trùng/40 cm2) Lợn địa phương 68 4 5,88 9,30 Na Son Lợn lai 62 2 3,22 4,20 Lợn địa phương 70 3 4,28 8,50 Mường Luân Lợn lai 50 2 2,50 3,00 Lợn địa phương 65 6 9,23 15,5 Keo Lôm Lợn lai 60 1 1,66 4,30 TT. Điện Biên Lợn địa phương 70 1 1,43 6,00 Đông Lợn lai 60 0 0 0 Lợn địa phương 60 2 3,33 6.50 Luân Giói Lợn lai 80 1 1,25 4,00 Lợn địa phương 333 16 4,83 Tính chung 6,90 Lợn lai 317 6 2,15 Qua bảng 4.4 chúng tôi thấy: Mổ khám 333 lợn địa phương, có 16 con nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 4,83 %; mổ khám 317 lợn lai,có 6 con nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 2,15 %:cường độ nhiễm trung bình 6,90 ấu trùng/40 cm2. Ở xã Na Son: Mổ khám 68 lợn địa phương, có 4 con nhiễm bệnh,chiếm tỷ lệ 5,88 %,cường độ nhiễm trung bình 9,30 ấu trùng/40 cm2; mổ khám 62 lợn lai, có 2 con nhiễm bệnh, chiếm tỷ 3,22 %, cường độ nhiễm trung bình 5,00 ấu trùng/40 cm2. Ở xã Mường Luân: Mổ khám 70 Lợn địa phương, có 3 con nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 4,28 %, cường độ nhiễm trung bình 8,50 ấu trùng/40 cm2; mổ
  36. 29 khám 60 lợn lai, có 2 con nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 2,50 %, cường độ nhiễm trung bình 3,00 ấu trùng/40 cm2. Ở xã Keo Lôm: Mổ khám 65 lợn địa phương, có 6 con nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 9,23%, cường độ nhiễm trung bình 15,5 ấu trùng/40 cm2; mổ khám 60 lợn lai, có 1 con nhiễm bệnh, chiếm tỷ 1,66 lệ %, cường độ nhiễm trung bình 4,30 ấu trùng/40 cm2. Ở TT. Điện Biên Đông: Mổ khám 70 lợn địa phương, có 1 con nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 1,43%, cường độ nhiễm trung bình 6,00 ấu trùng/40 cm2; mổ khám 65 lợn lai, không có con nhiễm Ở xã Luân Giói mổ khám 60 địa phương,có 2 lợn nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 3,33%, cường độ nhiễm trung bình 6,50 ấu trùng/40 cm2; mổ khám 80 lợn lai, có 1 con nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 1,25%, cường độ nhiễm trung bình 4,00 ấu trùng/40 cm2. Qua quá trình mổ khám cho thấy; tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh cao ở giống lợn địa phương, và nhiễm bệnh thấp ở giống lợn lai. Giống lợn địa phương có tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh cao theo chúng tôi có thể giải thích như sau: Giống lợn địa phương thường được nuôi ở các xã miền núi huyện Điện Biên Đông , do chúng có đặc tính phù hợp với địa hình và thời tiết khắc nghiệt và chúng thường được người dân chăn thả tự do hoặc bán chăn thả,vì vậy lợn địa phương có nguy cơ nhiễm ấu trùng sán dây cao hơn lợn lai. 4.1.1.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn theo phương thức chăn nuôi Để biết được tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn theo phương thức chăn nuôi tại 5 xã tại huyện Điện Biên Đông. Chúng tôi đã tiến hành mổ khám lợn theo các phương thức chăn nuôi. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5
  37. 30 Bảng 4.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn theo phương thức chăn nuôi Số lợn Số lợn Tỷ lệ Cường độ nhiễm Phương thức mổ khám nhiễm nhiễm (Số ấu trùng/40 chăn nuôi (con) (con) (%) cm2/con) Nuôi nhốt hoàn toàn 220 3 1,36 2,50 Nuôi bán chăn thả 200 5 2,50 5,23 Nuôi thả rông 230 10 4,34 9,32 Tính chung 650 18 2,73 5,68 Kết luận bảng 4.5 cho thấy: Ở phương thức nuôi nhốt hoàn toàn, mổ khám 220 lợn, có 2 con nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 1,36 %, cường độ nhiễm trung bình 2,50 ấu trùng/40 cm2. Ở phương thức nuôi bán chăn thả, mổ khám 200 lợn, có 5 con nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 2,5%, cường độ nhiễm trung bình 5,23 ấu trùng/40 cm2. Ở phương thức nuôi thả rông, mổ khám 230 lợn, có 10 con nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 4,34%, cường độ nhiễm trung bình 9,32 ấu trùng/40 cm2. Trong quá trình mổ khám cho thấy: Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn theo phương thức chăn nuôi thả rông nhiễm cao nhất, chiếm tỷ lệ 4,34 % và cường độ nhiễm 9,32 ấu trùng / 40 cm2 cơ, lợn nuôi nhốt hoàn toàn nhiễm thấp nhất, chiếm tỷ lệ 1,36 %, cường độ nhiễm 2,50 ấu trùng / 40 cm2 cơ. Theo chúng tôi lợn thả rông nhiễm bệnh cao nhất, tiếp đó là lợn nuôi bán chăn thả, lợn nuôi nhốt có tỷ lệ nhiễm thấp nhất do những nguyên nhân sau: Nhiều gia đình ở huyện, nông hộ không có điều kiện xây chuồng trại kiên cố để chăn nuôi lợn. Chuồng trại thường được làm tạm bợ, tận dụng tận dụng và cải tạo một vị trí nào đó trong vườn để thuận tiện cho việc làm chuồng nuôi lợn tạm thời. Ở vùng sâu, vùng xa, do điều kiện khó khăn nên lợn thường được thả rông và không có chuồng trại. Lợn tự kiếm thức ăn trong khu vực xung quanh của gia đình và các hộ dân lân cận. Chính vì vậy nên lợn nuôi bán chăn thả và lợn thả rông đều có nguy cơ
  38. 31 tiếp xúc với đốt sán và trứng sán dây của người mắc bệnh sán dây thải phân ra ngoài môi trường. Do đó, lợn nuôi bán chăn thả và lợn thả rông thường mắc bệnh gạo cao hơn lợn nuôi nhốt. Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [11], (2012) [12]: Lợn ở miền núi mắc bệnh gạo cao hơn ở đồng bằng vì ở miền núi thường nuôi lợn thả rông, đồng thời người dân hay ăn thịt sống hoặc tái, không có hố xí hai ngăn. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm bệnh gạo của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [11]. 4.1.2. Nghiên cứu các yếu tố nhiễm sán dây Taenia solium ở người tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên 4.1.2.1 Thực trạng chăn nuôi lợn và sinh hoạt của người dân ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên Để biết được thực trạng chăn nuôi và sinh hoạt có liên quan đến tỷ lệ lợn nhiễm bệnh gạo ở lợn. Chúng tôi đã điều tra 250 hộ gia đình, kết quả về tỷ lệ nhiễm bệnh gạo ở lợn và bệnh sán dây ở người được trình bày ở bảng 4.6. Bảng 4.6. Thực trạng tập quán chăn nuôi và sinh hoạt của người dân ở địaphương Số hộ Số hộ Tỷ lệ Tập quán chăn nuôi và sinh hoạt điều tra áp dụng (%) Nuôi lợn thả rông 250 198 79,2 Nuôi lợn bán chăn thả 250 142 56,8 Không nhà vệ sinh cho người 250 203 81,2 Người ăn thịt sống/tái 250 194 77,6 Người không được xét nghiệm và tẩy sán dây 250 215 86,0 Kết quả bảng 4.6 qua điều tra 250 hộ về tập quán chăn nuôi sinh hoạt của người dân ở địa phương, có 198 hộ nuôi lợn thả rông, chiếm tỷ lệ 79,2 %. Số hộ áp dụng phương thức nuôi lợn bán chăn thả là 142 hộ, chiếm tỷ lệ 56,8%. Trong đó, số hộ gia đình không có nhà vệ sinh cho người là 203 hộ, chiếm tỷ lệ 81,2%.
  39. 32 Trong 250 hộ điều tra, có 194 hộ ăn thịt tái, sống chiếm tỷ lệ là 77,6 %. Số hộ có người không được xét nghiệm và tẩy sán dây là 215 hộ, chiếm tỷ lệ là 86,6 %. Qua kết quả trên chúng tôi thấy: Hầu hết các hộ gia đình ở huyện Điện Biên Đông , tỉnh Điện Biên chưa quan tâm và đầu tư cho chăn nuôi cũng như quan tâm đến sinh hoạt của gia đình. Phần lớn các hộ gia đình vẫn còn nuôi lợn thả rông, nhà vệ sinh chưa được đầu tư chú trọng. Do kinh tế khó khăn, đất rộng, thói quen chăn nuôi, đặc biệt là các xã vùng núi nên các hộ gia đình không có điều kiện xây dựng chuồng trại, lợn thường được thả rông, không được nuôi nhốt. Do phong tục, tập quán từ lâu đời nên người dân có thói quen ăn thịt sống, tái. Trong hộ gia đình có người mắc bệnh sán dây cũng không có điều kiện đi xét nghiệm và tẩy sán dây do điều kiện kinh tế khó khăn, xa các trung tâm y tế. Một phần, ngại khi biết bản thân nhiễm bệnh và không biết được hết tác hại của bệnh do sán dây gây ra. 4.1.2.2. Tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia solium ở người tại địa phương Để biết được tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia solium ở người. Chúng tôi đã điều tra 242 hộ gia đình, kết quả về tỷ lệ số hộ nhiễm sán và số người nhiễm sán dây được trình bày ở bảng 4.7 Bảng 4.7. Tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia solium ởngười tại địa phương Số hộ có Số người Số hộ Số người Tỉ Địa Phương người Tỷ Lệ nhiễm điều tra điều tra Lệ (Xã) nhiễm Sán (%) Sán Dây (hộ) (người) (%) dây (hộ) (người) Na Son 50 2 4,00 130 2 1,54 Mường Luân 50 3 6,00 140 3 2,14 Keo Lôm 50 6 12,0 120 5 4,16 TT. Điện Biên Đông 50 1 2,00 110 2 1,18 Luân Giói 50 4 8,00 150 4 2,66 Tính Chung 250 16 6,40 650 16 2,33
  40. 33 Qua bảng 4.7 chúng tôi thấy: điều tra 250 hộ của 5 xã về tỷ lệ người mắc sán dây Taenia solium, có 16 hộ có người nhiễm sán dây, chiếm tỷ lệ 6,40 %; Trong đó điều tra 650 người, số người nhiễm sán dây là 16 , chiếm tỷ lệ 2,33 %. Qua kết quả ở bảng trên chúng tôi thấy, ở xã Keo Lôm có số hộ gia đình nhiễm sán dây lợn cao nhất chiếm tỷ lệ 12,0 % và có số người nhiễm cao nhất chiếm tỉ lệ 4,16 %. Xã có tỷ lệ hộ gia đình và người nhiễm sán dây thấp nhất là xã Na Son 1,54 % và TT. Điện Biên Đông 1,18 %. Theo chúng tôi ở TT. Điện Biên Đông có tỷ lệ hộ gia đình và người nhiễm bệnh thấp vì đây là một xã vùng đồng bằng, gần trung tâm huyện, trình độ dân trí cao, giao thông thuận lợi. Người dân ít ăn thịt sống, tái. Xã Keo Lôm có hộ gia đình và người nhiễm bệnh sán dây cao là do những nguyên nhân sau: Đây là xã vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế, giao thông khó khăn, xa cơ sở y tế. Do phong tục tập quán cũng như trình độ dân trí còn thấp, khi thịt lợn nhiễm bệnh gạo người dân cũng không nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh, nếu có biết thì cũng không nhận thức để báo cáo cho các cơ quan chức năng đến tiêu hủy mà khi mổ ra xong thì chia cho các hộ làm ăn cùng chế biến làm thức ăn cho người nên làm tăng khả năng bị nhiễm bệnh . Người dân thường xuyên ăn thịt sống, tái do phong tục, tập quán từ xa xưa truyền lại khó có thể thay đổi. Khi người dân biết bản thân nhiễm bệnh sán dây cũng không có điều kiện đi xét nghiệm và tẩy sán dây. Nguyễn Văn Đề và cs (2001) [4] cho biết: Điều tra tình hình nhiễm sán dây T. solium ở người tại Bắc Ninh tỉ lệ nhiễm sán dây từ 1- 12,6 % Ở vùng núi và cao nguyên, tỷ lệ người mắc bệnh sán lợn cao từ 3,8 – 4 % có nơi lên đến 6 %; tỷ lệ nhiễm của người các tỉnh đồng bằng thấp hơn 0,5 -2 % . Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ nhiễm thấp hơn hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đề và cs (2001) [4], và tỷ lệ nhiễm sán dây ở
  41. 34 người cao hơn kết quả điều tra của (Việt Sốt rét, Ký sinh trùng năm 1993) ở vùng đồng bằng. 4.1.2.3. Tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia solium ở người theo giới tính ở một số xã của huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên Để biết được tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia solium ở người theo giới tính ở 5 xã của huyện Điện Biên Đông, chúng tôi tiến hành điều tra người dân theo tuổi . Kết quả được trình bày ở bảng 4.8. Bảng 4.8. Tỷ lệ người nhiễm bệnh sán dây Taenia solium theo tuổi Số người điều tra Số người nhiễm Tỷ lệ nhiễm Tuổi (người) (người) (%) 31 - 50 tuổi 270 11 4,07 Tính chung 650 16 3,03 Qua bảng 4.8 chúng tôi thấy; Điều tra 650 người, có 16 người nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 3,03%. Độ tuổi 31 - 50 tuổi: Điều tra 270 người thì có 11 người mắc bệnh chiếm tỷ lệ 4,07 %. Qua kết quả trên chúng tôi thấy tỷ lệ người mắc bệnh sán dây cao ở độ tuổi > 31 - 50 tuổi, tỷ lệ thấp hơn ở độ tuổi 16 - 30 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh không có ở độ tuổi 31 – 50, đây là lứa tuổi trưởng thành và trung niên, nhân dân miền núi thường có phong tục,tập quán từ lâu đời là ăn thịt tái, chưa nấu chín, ăn rau sống . Chính vì vậy lứa tuổi này có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất. Nguyễn Hữu Thọ, Đỗ Nguyên Thanh, 1968 [7]: Người mắc bệnh sán
  42. 35 dây chủ yếu là do thói quen ăn uống. Nếu người dân ăn rau sống, thịt lợn tái/sống, thịt hun khói, thịt treo gác bếp có nguy có nhiễm sán dây cao. Do vậy tuổi nhiễm sán dây ở huyện tập trung vào lứa tuổi > 31 - 50 tuổi là cao nhất. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thọ và cs. 4.2. Nghiên cứu bệnh ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn 4.2.1. Tổn thương đại thể và vi thể của lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở Huyện Điện Biên Đông * Tổn thương đại thể Bảng 4.9. Tổn thương đại thể của lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn Số lợn mổ Số lợn Tỷ lệ có Các bệnh tích đại thể chủ yếu khám có bệnh bệnh tích Số lợn Tỷ lệ Những bệnh tích chủ yếu (con) tích(con) (%) (con) (%) Não: xung huyết, xuất huyết, 9 56,2 có gạo kí sinh Gan: xuất huyết, thoái hóa 6 37,5 Lách: xung huyết 4 25,0 Phổi: xung huyết, xuất huyết 5 31,2 650 16 2,46 Thận: xung huyết 5 31,2 Cơ: có gạo kí sinh 16 100 Lá lách:, xuất huyết, xơ hóa 6 37,5 Tim: xung huyết, có gạo ký 8 50,0 sinh trong và ngoài cơ tim Ruột: niêm mạch ruột non 4 25,0 xung huyết Qua bảng 4.9 chúng tôi thấy: Mổ khám 650 lợn, có 16 lợn có biểu hiện bệnh tích đại thể, tỷ lệ lợn có bệnh tích chiếm 2,46 %. Trong đó: Có 16/16 lợn mổ khám có gạo ký sinh trong cơ. Có 6/16 lợn có bệnh tích ở gan với biểu hiện: xuất huyết, gan thoái hóa. Có 9/16 lợn có bệnh tích ở não: xung huyết, xuất huyết, có gạo ký sinh.
  43. 36 Có 8/16 lợn có gạo ký sinh ở trong và ngoài cơ tim, cơ tim xung huyết. Có 4/16 lợn, niêm mạc ruột non xung huyết. Có 5/16 lợn có bệnh tích thận. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2001) [14]: Khi lợn mắc bệnh gạo có triệu chứng không điển hình, khi mổ khám mới thấy những tổn thương bệnh lý. Mổ khám lợn bị bệnh thường thấy ấu trùng ký sinh ở tổ chức cơ vân, chèn ép các mao mạch gây trở ngại tuần hoàn, chèn ép thần kinh gây bại liệt. Ấu trùng cũng gây ra các ổ viêm xơ hóa ở các tổ chức nội quan của vật chủ. Ấu trùng có thể có ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể, nhưng nhiều nhất là ở bắp thịt, cơ lưỡi, cổ, vai, mông, cơ liên sườn, cơ tim, cơ hoành cách. Kết quả mổ khám lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae của chúng tôi cũng phù hợp với vị trí mô tả của Phạm Sỹ Lăng và cs (2001) [14]. * Tổn thương vi thể Để biết được tổn thương vi thể của lợn nhiễm ấu trùng, chúng tôi đã lấy bệnh tích điển hình của 12 lợn mổ khám để làm tiêu bản vi thể. Kết quả về tổn thương vi thể được thể hiện ở bảng 3.9 Bảng 4.10. Tổn thương vi thể của lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae Tổng Tổng số Số tiêu bản có Số tiêu bản Tỷ lệ Loại mẫu Mẫu tiêu bản tổn thương vi nghiên cứu (%) đã làm thể Não 16 16 16 16 100 Mắt 16 16 16 14 87,5 Cơ 16 16 16 16 100 Cơ lưỡi 16 16 16 16 100 Tim 16 16 16 12 75,0 Gan 16 16 16 10 62,5 Phổi 16 16 16 11 68,7 Thận 16 16 16 10 62,5 Lách 16 16 16 11 68,7 Ruột 16 16 16 12 75,0
  44. 37 Qua bảng 4.10. chúng tôi thấy: có 16/16 tiêu bản vi thể có biểu hiện bệnh tích ở cơ. Có 16 / 16 tiêu bản vi thể có biểu hiện bệnh tích ở não. Có 10 / 16 tiêu bản vi thể có biểu hiện bệnh tích thận. Có 12 / 16 tiêu bản vi thể có biểu hiện bệnh tích ở tim. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2012) [18]: ấu trùng phát triển, chèn ép làm cho các mô bị teo, hoại tử và thoái hóa, mô bào và các cơ bị tổn thương, bên trong có bạch cầu ái toan, bạch cầu trung tính và các tổ chức xơ. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2001) [14] Ấu trùng “gạo lợn” tạo ra các kén trong cơ, gây tắc mao mạch, chèn ép vào thần kinh vận động, làm liệt từng bộ phận của cơ thể, đặc biệt khi ấu trùng ký sinh ở não vật chủ làm con vật có triệu chứng thần kinh. Nghiên cứu về tồn thương vi thể trên lợn nhiễm bệnh gạo của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và cs, năm 2001[14] và năm 2012[18].
  45. 38 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận Sau thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp từ tháng 11/2017 đến tháng 5/2018 tại huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên em thu được kết quả như sau: - Về đặc điểm dịch tễ của bệnh: - Tỷ lệ nhiễm bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae cao nhất là xã Keo Lôm 5,60 %, thấp nhất là TT. Điện Biên Đông 0,74 %. Cường độ nhiễm bệnh gạo ở xã Keo Lôm trung bình 8,85 ấu trùng / 40 cm2 và TT. Điện Biên Đông trung bình 5 ấu trùng / 40 cm2 . - Tỷ lệ nhiễm bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae cao ở lợn cao nhất ở giai đoạn > 12 tháng tuổi, chiếm tỷ lệ 3,24 %; thấp nhất là giai đoạn ≤ 2 tháng tuổi chiếm tỷ lệ 0 %. Cường độ nhiễm trung bình theo tháng tuổi 9,62 ấu trùng/ 40 cm2. - Tỷ lệ nhiễm bệnh gạo lợn cao nhất là tháng 4, chiếm tỷ lệ 6,45 % thấp nhất là tháng 12, chiếm tỷ lệ 0 %. Cường độ nhiễm bệnh gạo ở tháng 7 trung bình 10,3 ấu trùng / 40 cm2 và tháng 12 không có - Tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae cao nhất là lợn địa phương 4,83 %, trung bình 9,30 ấu trùng / 40 cm2, thấp nhất ở lợn lai 2,15 %, trung bình 6 ấu trùng / 40 cm2. - Tỷ lệ nhiễm bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn cao theo phương thức chăn nuôi thả rông, chiếm 4,34 % và nhiễm thấp ở phương thức nuôi nhốt hoàn toàn chiếm 1,36 %. Cường độ nhiễm ấu trùng ở phương thức chăn nuôi thả rông trung bình 9,32 ấu trùng / 40 cm2 và ở phương thức lợn nuôi nhốt hoàn toàn trung bình 2,50 ấu trùng/40 cm2. - Thực trạng tập quán chăn nuôi và sinh hoạt của người dân ở địa phương theo chưa được quan tâm, lợn vẫn được nuôi thả rông, phần lớn không có nhà vệ sinh cho người.
  46. 39 - Tỷ lệ hộ nhiễm bệnh sán dây Taenia solium ở các xã trong huyện cao, chiếm tỷ lệ là 6,40 %,, trong đó có 16 người, nhiễm sán dây, chiếm tỷ lệ 2,33 %. Lợn nhiễm bệnh gạo mổ khám ở các xã trong huyện đều biểu hiện bệnh tích từ 25,0 % - 100 %. Có 16/16 tiêu bản lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae có bệnh tích là 100 %. 5.2. Đề nghị - Tăng cường thực hiện vệ sinh phòng bệnh và công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức phòng bệnh cho người chăn nuôi cũng như các biện pháp kiểm dịch nhằm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh xảy ra ở địa phương - Không ăn thịt lợn, chưa nấu chín, nem, thính, nem chua, thịt lợn tái. Phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra chặt chẽ các lò mổ lợn, để loại bỏ lợn mang ấu trùng sán dây. Quản lý phân tốt của người bằng cách sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không để lợn thả rông ăn phân người, không nuôi lợn thả rông. - Không ăn rau sống, không uống nước lã. Phát hiện và điều trị sớm những người mắc bệnh sán dây.
  47. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Sổ tay cán bộ thú y cơ sở, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 116. 2. Phạm Đức Chương, Cao Văn, Từ Quang Hiển, Nguyễn Thị Kim Lan (2003), Giáo trình dược lý học thú y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 235 - 237. 3. Nguyễn Văn Đề, Kiều Tùng Lâm, Lê Văn Châu, Lê Đình Công, Đặng Thanh Sơn, Hà Viết Viên, Nguyễn Thị Tân (1998), “Nghiên cứu bệnh sán lá, sán dây”, Thông tin phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 2; trang 29 - 32. 4. Nguyễn Văn Đề, Lê Thanh Hoà, Nguyễn Quốc Doanh, Nguyễn Bích Nga và Lê Đình Công (2001), “Thông báo loài sán dây mới ký sinh ở người tại Hà Nội, Việt Nam. Tạp chí phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng”, số 3, trang 80 - 86. 5. Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp (1997), Dược lý học thú y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 347 - 348. 6. Phạm Khắc Hiếu (2009), Giáo trình dược lý học thú y, Nxb giáo dục Việt Nam, tr. 141 - 144. 7. Bùi Quý Huy (2006), Phòng chống các bệnh ký sinh trùng từ động vật lây sang người, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 78 - 81. 8. Hoàng Tính Huyền, Đào Văn Phan (1998), Dược lý học thú y, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 347 - 348. 9. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 81 - 83; 98 - 101. 10. Nguyễn Thị Kỳ (2003), Động vật chí Việt Nam, tập 13, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
  48. 44 11. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyên (1999), Giáo trình ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 72 - 76, 83 - 85. 12. Nguyễn Thị Kim Lan (2012), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y (dùng cho đào tạo bậc Đại học), Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, tr. 115 - 120. 13. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyên (1999), Giáo trình ký sinh trùng Thú y, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, tr. 115 - 120. 14. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (2001), Bệnh ký sinh trùng ở gia súc và biện pháp phòng trị, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội. 15. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan (2006), Các bệnh ký sinh trùng và bệnh nội sản khoa thường gặp ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 74 - 78. 16. Phạm Sỹ Lăng, Phạm Ngọc Đình, Nguyễn Bá Hiển, Phạm Quang Thái, Văn Đăng Kỳ (2009), 8 bệnh chung quan trọng truyền lây giữa người và động vật, tr. 91 - 98. 17. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Ngọc Mỹ, Nguyễn Thị Kim Thành, Nguyễn Văn Thọ, Chu Đình Tới (2009), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở vật nuôi, Nxb giáo dục Việt Nam, tr. 221 - 227. 18. Phạm Sỹ Lăng, Hoàng Văn Năm (2012), Bệnh truyền lây từ động vật sang người, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, tr. 254 - 256. 19. Nguyễn Thị Lê, Phan Văn Lực, Hà Duy Ngọ, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thị Minh (1996), Giun sán ký sinh ở gia súc Việt Nam, Nxb Khoa học Kỹ Thuật Hà Nội. 20. Phan Lục (2006), Giáo trình bệnh ký sinh trùng thú y, , Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 79 - 81. 21. Quy trình kiểm soát giết mổ động vật (QĐ số 87/2005/QĐ - BNN ngày 26/12/2005).
  49. 45 22. Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh (1978), Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam, tập 1, Giun sán ở người, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 206 - 210. 23. Nguyễn Văn Thiện (2008), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 24. Trịnh Văn Thịnh (1963), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông thôn, Hà Nội. 25. Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái (1975), Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 60. 26. Trịnh Văn Thịnh, Phan Trọng Cung, Phạm Văn Khuê, Phan Địch Lân, Bùi Lập, Dương Công Thuận (1978), Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam, tập II, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 93, 65, 73, 80 - 82. 27. Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái (1978), Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt nam, tập 2, Nxb Khoa học kỹ thuật, tr. 58 - 61. 28. Nguyễn Hữu Thọ và Đỗ Nguyên Thanh (1968)“ Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam”. 29. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2006), Phương pháp phòng chống bệnh giun sán ở vật nuôi, Tủ sách khuyến nông phục vụ người lao động, Nxb Lao động, Hà Nội, tr. 103 -110. 30. Phan Anh Tuấn (2013), Ký sinh trùng Y học, Nxb Y học, tr.253-261 và tr.273-276. 31. Nguyễn Phước Tương (2002), Bệnh ký sinh trùng của vật nuôi và thú hoang lây sang người, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 15 -16. 32. Phan Thế Việt (1977), Đời sống các loài giun sán ký sinh, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà nội, tr. 63 - 66. 33. Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977), Giun sán ký sinh ở động vật Việt Nam, Nhà xuất bản KHKT Hà Nội, tr. 153 - 221.
  50. 46 34. Lê Thị Xuân (2013), Ký sinh trùng thực hành, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.143 - 145 II. Tài liệu tiếng Anh 35. Aung A.K., Spelman D.W. (2016), “Taenia solium Taeniasis and Cysticercosis in Southeast Asia”,Am. J. Trop. Med. Hyq: 15 - 068. 36. Johasen M.V., Trevisan C., Gabriel S., Magnussen P., Braae U.C. (2016), “Are we ready for Teania solium cysticercosis elimination in sub - Saharan Africa”, Parasitologo: 1 - 6. 37. Hiroyuki Miura, MD, Yuka Itoh, MD, and Takehito Kozuka, MD, PhDa Osaka, Japan “A case of subcutaneous cysticercosis (Cysticercus cellulosaecutis) J AM CAD DERMATOL SEPTEMBER 2000 : 138 – 540. 38. Khaing T.A., Bawm S, Wai S.S, Htut Y, Htun L.L. (2015), “Epidemiological Survey on Porcine Cysticercosis in Nay Pyi Taw Area, Myanmar”, J. Vet. Med., 2015: 340828. 39. Nkouawa A., Sako Y., Okamoto M., Ito A. (2016), “Simple Identification of Human Taenia Species by Multiplex Loop - Mediated Isothermal Amplification in Combination with Dot Enzyme - Linked Immunosorbent Assay”, Am. J. Trop. Medp: 15 - 0829. 40. P.C., Chung W.C. (1998), “Taenia saginata asiatica: epidemiology, infection, immunological and molecular studies” J. Microbiol. Immunol. Infect., 31(2): 84 - 89. 41. Paredes A1, Sáenz P1, Marzal MW1, Orrego MA1, Castillo Y2, Rivera A1, Mahanty S3, Guerra-Giraldez C4, García HH5, Nash TE3 (2016) “Cysticercosis Working Group in Peru” (166) : 37-43 42. Zhang Y., Bae Y.A., Zong H.Y., Kong Y., Cai G.B. (2016), “Functionally Expression of Metalloproteinase in Taenia solium Metacestode and Its Evaluation for Serodiagnosis of Cysticercosis” 11 (1): 35 – 45
  51. 47 43. Zirintunda G., Ekou J. (2015), “Occurrence of porcine cysticercosis in free-ranging pigs delivered to slaughter points in Arapai, Soroti district, Uganda”, Onderstepoort: 82 (1):888. 44. Vargas-Calla A1, Gomez-Puerta LA2, Calcina J1, Gonzales-Viera O1, Gavidia C1, Lopez-Urbina MT1, Garcia HH3, Gonzalez AE1. “Evaluation of activity of triclabendazole against Taenia solium metacestode in naturally infected pigs”, Asian Pac Trop med: 9(1):23-6.
  52. PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI Ảnh 1: Lợn thả rông và nhà về sinh cho người không đảm bảo
  53. Ảnh 3: Ấu trùng tách ra từ cơ của lợn Ảnh 4 : Ấu trùng Cysticercus cellulosae ký sinh trong cơ của lợn Ảnh 5: Ấu trùng cysticercus cellulosae xâm nhập cơ ( Tiêu bản nhuộm HE độ phóng đại 400 lần ) Ảnh 6: Ấu trùng cysticercus cellulosae xâm nhập tổ chức não ( Tiêu bản nhuộm HE độ phóng đại 200 lần