Khóa luận Nghiên cứu bảo tồn loài Xá xị (Cinnamomum parthenoxylon(Jack) Meisn)

pdf 62 trang thiennha21 8400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu bảo tồn loài Xá xị (Cinnamomum parthenoxylon(Jack) Meisn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_bao_ton_loai_xa_xi_cinnamomum_parthenox.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu bảo tồn loài Xá xị (Cinnamomum parthenoxylon(Jack) Meisn)

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU BẢO TỒN LOÀI XÁ XỊ (CINNAMOMUM PARTHENOXYLON (JACK) MEISN ) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THƯỢNG TIẾN TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường Mã ngành: 7850101 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Văn Sâm Sinh viên thực hiện: Chu Quang Tưởng Lớp: K61 _ Quản lý tài nguyên và môi trường Mã sinh viên: 1653150200 Khóa học: 2016 – 2020 Hà Nội, 2020
  2. LỜI CẢM ƠN Trải qua 4 năm học tập và rèn luyện tại Trường Đại Học Lâm Nghiệp đến nay khoá học 2016 – 2020 đang bước đến giai đoạn kết thúc. Được sự đồng ý của nhà trường, khoa quản lý tài nguyên rừng và bộ môn thực vật rừng, tôi tiến hành thực hiện khoá luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu bảo tồn loài Xá xị (Cinnamomum parthenoxylon(Jack) Meisn)“ Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo và các bạn tại Trường Đại Học Lâm Nghiệp, đồng thời kết hợp trực tiếp đề tài Nghiên cứu cây Xá Xị của thầy Hoàng Văn Sâm đến nay bài khóa luận của tôi đã hoàn thành. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể thầy cô đã dạy dỗ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin gủi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Hoàng Văn Sâm, đã nhiệt tình tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong bài luận này. Qua đây, cho tôi gửi lời cảm ơn đến cán bộ tại xã Thượng Tiến, Kim Bôi, Hòa Bình và người dân tại địa phương đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong thời gian thực tập ngoại nghiệp trong địa bàn. Dù đã có nhiều cố gắng song do lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu và trình độ bản thân còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo và toàn thể độc giả để bài luận được hoàn thiện tốt hơn Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2020 Sinh Viên Chu Quang Tưởng
  3. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1. Trên thế giới 3 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 5 1.3. Nghiên cứu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến 10 Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI 11 2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 11 2.1.1. Vị trí địa lý 11 2.1.2. Khí hậu, thủy văn 11 2.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng 12 2.1.4 Thảm thực vật rừng 12 2.1.5. Cấu trúc rừng và tổ thành thực vật 13 2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 13 2.2.1. Dân tộc, dân số 13 2.2.2. Sản xuất nông, lâm nghiệp 13 Chương 3. MỤC TIÊU ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 15 3.2. Đối tượng nghiên cứu 15 3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 15 3.3.1. Nội dung nghiên cứu 15 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu 15 3.3.3. Phương pháp thu thập, điều tra, khảo sát thực địa 16 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19
  4. 4.1. Đặc điểm hình thái và giá trị nguồn gen Xá xị : 19 4.2. Đặc điểm sinh thái 22 4.2.1. Đặc điểm cấu trúc lâm phần nơi có Xá xị phân bố tập trung 25 4.2.2. Đặc điểm tái sinh của lâm phần có Xá xị phân bố tập trung: 28 4.3. Nhân tố ảnh hướng và giải pháp bảo tồn loài Xá xị 30 4.3.1. Nhân tố ảnh hưởng đến loài xá xị 30 4.3.2. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn loài Xá xị 35 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ BIỂU
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Kết quả điều tra Xá xị cây trội 24 Bảng 4.2. Công thức tổ thành cây tầng cao lâm phần có Xá xị phân bố 26 Bảng: 4.3. Tần suất và kích thước các loài cây hay gặp mọc gần nhất với xá xị. 27 Bảng 4.4. Công thức tổ thành cây tái sinh tại lâm phần có Xá xị 28 Bảng 4.5. Các loài cây gỗ người dân thường khai thác ở khu vực 31 Bảng 4.6. Hoạt động thu hái lâm sản ngoài gỗ ở khu vực nghiên cứu 32 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Thân 19 Hình 4.2. Cành 20 Hình 4.3. Mặt trước lá 20 Hình 4.4. Mặt sau lá 20 Hình 4.5. Bản đồ phân bố xá xị tại khu vực nghiên cứu 22
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt DDSH Đa dạng sinh học BTTN Bảo tồn thiên nhiên KBT Khu bảo tồn CNSH Công nghệ sinh học UBND Ủy ban nhân dân OTC Ô tiêu chuẩn CTTT Công thức tổ thành D1.3 Đường kính 1,3 (cm ) Hvn Chiều cao vút ngọn (m) Dt Đường kính tán (m ) KBT Khu bảo tồn PCCR Phòng cháy chữa cháy LSNG Lâm sản ngoài gỗ
  7. ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường. Đây là một quần xã sinh vật khổng lồ bao gồm môi trường đất, khí hậu và sinh vật rừng tạo nên một quần thể thống nhất và tương trợ lẫn nhau, rừng là một hệ sinh thái hoàn chỉnh, có ảnh hưởng to lớn đến đời sống con người. Rừng có tầm quan trọng lớn vì vậy nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang tìm cách quan tâm bảo vệ phát triển tài tài nguyên rừng một cách bền vững. Từ xa xưa con người đã khai thác những sản vật phục vụ cho nhu cầu của mình như: săn bắt thịt thú rừng, lấy gỗ làm nhà và các loại lâm sản phụ khác Những khai thác đó ngày càng tăng khiến thiên nhiên không thể tự phục hồi được nữa, bởi các nguyên nhân như dân số thế giới gia tăng dẫn đến nhu cầu về trồng trọt chăn nuôi tăng, đòi hỏi họ phải chặt phá rừng để tăng diện tích đất chăn nuôi và trồng trọt, công nghiệp ngày càng phát triển đòi hỏi nhiều nguyên liệu, giao thông vận tải cũng đẩy nhanh tốc độ tàn phá rừng. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tính đa dạng sinh học cao với các hệ sinh thái quan trọng, cùng với điều kiện khí hậu, thuỷ văn phong phú tạo cho rừng Việt nam có mức độ đa dạng sinh học cao với trên 12.000 loài thực vật bậc cao, trong đó có nhiều loài thực vật quý hiếm. Khu BTTN Thượng Tiến có tổng diện tích 6.304,7 ha, Diện tích đất có rừng là 6.084,4 ha (trong đó, rừng tự nhiên: 5.959,9 ha; rừng trồng: 124,6 ha); diện tích đất không có rừng là 220,3 ha . Địa hình của khu bảo tồn thiên nhiên khá phức tạp, bao gồm đồi núi có độ dốc vừa phải, đôi chỗ cao hơn 1.000 m. Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến chủ yếu là rừng trên núi đá vôi. Thảm thực vật chính là kiểu thảm rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đã bị tác động. Rừng có một số loại gỗ quý như lát hoa, nghiến, táu Xá Xị (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn) là loài hiếm và tái sinh kém lại bị chặt lấy gỗ. Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) với mức rất nguy cấp CR và và nhóm IIA trong Nghị định số 06/2019NĐ – CP. Xá xị có giá trị kinh tế rất cao, được xếp vào loại hiếm do gỗ Xá xị có hương thơm, bền, chắc, không mối mọt và giá trị về tinh dầu được dùng nhiều trong các 1
  8. ngành công nghiệp và mỹ phẩm. Vì vậy, cần phải có biện pháp bảo vệ, phục hồi và phát triển loài cây này để bảo vệ đa dạng sinh học ghóp phần phát triển kinh tế xã hội, tận dụng tối đa nguồn lợi kinh tế và giá trị sinh học hệ sinh thái rừng tự nhiên đem lại . Xá xị có ghi nhận phân bố tự nhiên tại khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, tỉnh Hòa Bình. Tuy nhiên hiện nay loài này đang chịu nhiều áp lực do giá trị kinh tế cao, chính vì vậy nhằm đánh giá thực trạng bảo tồn và làm cơ sở để xuất biện pháp quản lý và bảo tồn thực vật nguy cấp, quý hiếm này nên tôi chọn đề tài “Nghiên cứu bảo tồn loài Xá xị (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn) tại khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, tỉnh Hòa Bình ” làm đề tài nghiên cứu. 2
  9. Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới - Nghiên cứu về phân loại họ Long não và loài Xá xị Trên thế giới, nghiên cứu phân loại các loài thực vật thuộc chi Cinnamomum và họ Lauraceae cho đến nay đã có nhiều tác giả. Antoine Laurent de Jussieu là nhà Thực vật đầu tiên nghiên cứu, phát hiện và đặt tên họ Long não (Lauraceae) từ năm 1789; còn Jacob Christian Schaeffer là người đầu tiên mô tả, đặt tên chi Cinnamomum năm 1760. Họ Long não gồm 54 chi, khoảng 3500 loài phân bố chủ yếu ở nhiệt đới, á nhiệt đới Bắc, Nam bán cầu; tập trung ở Đông Nam á và nhiệt đới châu Mỹ. Long não (Cinnamomum) là một chi lớn trong họ Long não (Lauraceae), gồm tới 250 loài phân bố từ đại lục châu Á đến khắp vùng Đông nam Á, Austraylia và khu vực Tây Thái bình dương. Tại miền Nam châu Mỹ chỉ có một số ít loài, nhưng riêng khu vực Malesian đã phát hiện được khoảng 90 loài. Đến nay chỉ có khoảng 150 loài đã được nghiên cứu ở những chừng mực nhất định về từng khía cạnh khác nhau. Xá xị (Cinamomum parthenoxylon (Jack) Meisn) là một loài cây trong họ Long não, được xếp ở nhóm thiếu dữ liệu DD (Data Deficient, ver 2.3) trong danh lục đỏ của IUCN (1994). Ở Trung Quốc, Xá Xị đã được mô tả chi tiết về đặc điểm hình thái. Các nghiên cứu sâu về loài Xá xị chưa được quan tâm nhiều. - Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, trồng các loài cây họ Long não và loài Xá xị Bảo tồn nguồn gen cây rừng nói chung và loài cây Xá Xị nói riêng là bảo tồn các đa dạng di truyền cần thiết cho các loài cây rừng nhằm phục vụ cho công tác cải thiện giống trước mắt hoặc lâu dài, tại chỗ hoặc nơi khác. Mục đích chính của bảo tồn nguồn gen là giữ được vốn gen lâu dài cho công tác cải thiện giống, nên bảo tồn nguồn gen cho bất cứ một loài thực vật nào trước hết cũng là lưu giữ các đa dạng di truyền vốn có của chúng để làm nền cho công tác chọn giống. Cải thiện giống là một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất nhằm nâng cao năng 3
  10. suất, chất lượng rừng trồng. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu mang tính đột phá, là cơ sở quan trọng quyết định tới sự thành công của công tác trồng rừng. Công tác chọn giống và cải thiện giống được quan tâm từ rất sớm và đã đạt những thành tựu đáng kể. Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ gen và công nghệ sinh học, công tác chọn, tạo giống và cải thiện giống cây rừng có nhiều cơ hội bứt phá để chọn, tạo ra những giống mới, có năng suất cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và thực tiễn sản xuất. Các biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng đã được nhiều nhà nghiên cứu, khoa học trên thế giới quan tâm, Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến kỹ thuật thâm canh cho riêng loài cây này. Một số loài thực vật thuộc các chi Re (Cinnamomum) và chi Bời lời (Litsea) đã được nghiên cứu nhân giống và gieo trồng ở các mức độ khác nhau. Đối với các loài Bời lời như Litsea cubeba, Litsea umbrosa, Litsea citrata được nhân giống chủ yếu bằng hạt. Ngoài ra, loài Màng tang Litsea cubeba đã có nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật. Hiện nay cũng chưa có công bố nào về nhân giống bằng hom cho các loài thuộc chi Bời lời. Gieo trồng các loài thuộc chi Bời lời đã được thực hiện ở một số nước. Tuy nhiên, các tài liệu về lĩnh vực này còn rất ít được công bố. Đối với chi Long não (Cinnamomum), đã được thực hiện nghiên cứu nhân giống và gieo trồng cho một số loài, điển hình như: Long não (Cinnamomum camphora), Re hương (Cinnamomum iners), Cinnamomum kanehirae, Cinnamomum insularimon-tanum. Đối với nhân giống bằng hom, tuỳ từng loài mà tuổi hom, thời gian thu hái, loại chất điều hoà sinh trưởng, loại giá thể, nồng độ hoá chất và thời gian xử lý hoá chất phù hợp khác nhau. Long não (Cinnamomum camphora): dùng hom cành tuổi 1 thì tỷ lệ ra rễ cao nhất, và nếu tuổi hom càng thấp hơn thì tỷ lệ ra rễ cũng thấp hơn. Re hương (Cinnamomum iners) và Cinnamomum zeylanicum Breyn: Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, hom cành được thực hiện cho kết quả tốt nhất. Đối với Cinnamomum kanehirae: hom cành được thu thập ở cây mẹ 14 tuổi, và xử lý bởi IBA 2000-4000 ppm thì tỷ lệ ra rễ 20-26%. 4
  11. Nhân giống hữu tính bằng hạt đã được thực hiện thành công ở Long não (Cinnamomum camphora). Hạt Long não được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 200C, có thể giữ được sức nảy mầm từ 1-6 tháng. Hạt được đem gieo càng sớm thì càng tốt, và tỷ lệ nảy mầm của hạt càng cao. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước - Nghiên cứu về phân loại họ Long não và loài Xá xị Nghiên cứu xác định thành phần loài và phân loại họ Long não (Lauraceae) ở Việt Nam phải kể tới các tác giả Lecomte người Pháp (1907-1952), Phạm Hoàng Hộ (1992-2000), Nguyễn Kim Đào (2002). Phạm Hoàng Hộ năm 1991 đã mô tả tóm tắt cho 40 loài thuộc chi Long não. Tác giả Nguyễn Kim Đào, Viện Sinh thái & Tài nguyên Sinh vật là người có nhiều nghiên cứu về họ Long não (Lauraceae). Trong cuốn Danh lục các loài thực vật Việt Nam (tập II, năm 2003, trang 65-112), họ Long não (Lauraceae) được công bố 257 loài thuộc 21 chi ; trong đó chi Long não (Cinnamomum) có 44 loài. Chi Long não (Cinnamomum) phân biệt với các chi khác trong họ Long não (Lauraceae) ở chỗ lá thường có 3 gân chính và quả có các thuỳ bao hoa tồn tại và dày lên ở phía dưới. Xá xị (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn) là một loài trong số đó. - Nghiên cứu về giá trị nguồn gen các loài cây họ Long não và loài Xá xị Nghiên cứu về giá trị tài nguyên thực vật thuộc chi Long não (Cinnamomum) phải kể tới tập thể các tác giả thuộc Viện Sinh thái & Tài nguyên Sinh vật. Trong cuốn "Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam" (Lã Đình Mỡi, 2002) đã công bố thành phần hoá học trong tinh dầu của một số loài cây thuộc chi Long não nói chung. Ngoài ra, các tác giả cũng đã mô tả công dụng, đặc tính tinh dầu, tình trạng buôn bán quốc tế, khả năng nhân giống và gây trồng, đặc điểm sinh thái, sinh trưởng và phát triển của một số loài thuộc chi Long não. Nghiên cứu về thành phần hoá học của tinh dầu Xá xị đã được thực hiện bởi một số nhà khoa học thuộc Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật và Trường Đại học dược Hà Nội. Tinh dầu Xá xị có giá trị thương mại rất lớn trên thị trường Quốc tế. - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của thực vật 5
  12. Tới nay đã có nhiều công trình. Điển hình như các công trình: "Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh thái và khả năng nhân giống bằng hom loài trà hoa vàng ở Vườn Quốc gia Tam Đảo" của tác giả Đỗ Đình Tiến (2000); "Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài lim xẹt làm cơ sở cho công tác trồng, nuôi dưỡng, làm giàu rừng tại vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo" của Phan Thanh Diễn (2005); "Nghiên cứu một số đặc điểm phân bố, hình thái và tái sinh của một số loài đỗ quyên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên" của tác giả Hoàng Thái Sơn (2005); "Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài Gõ đỏ phục vụ gây trồng, nuôi dưỡng, làm giàu rừng ở Vườn Quốc Gia Cát Tiên" của Nguyễn Hoàng Hảo (2005); “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài Huỷnh làm cơ sở cho công tác xây dựng rừng giống và phát triển rừng trồng tại hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị” (2005); “Nghiên cứu một số đặc tính lâm học loài Vối thuốc làm cơ sở cho công tác gây trồng tại huyện Lục Ngạn, Bắc Giang” (2004); “Nghiên cứu một sô đặc điểm sinh vật học loài Vù hương Cinnamomum balansae Lecomte làm cơ sở cho công tác bảo tồn tại rừng đặc dụng Yên Tử - Quảng Ninh” (2007) của Phùng Văn Phê. Trường Đại học Lâm nghiệp có tác giả Phạm Xuân Hoàn là người dày công nghiên cứu về cây Quế (Cinnamomum cassia Blume) thuộc chi Long não (Cinnamomum), họ Long não (Lauraceae). Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây Xá xị (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn.) ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam” (2009-2011), Phùng Văn Phê đã bước đầu đánh giá được đặc điểm hình thái, phân bố, sinh học và sinh thái của loài Xá Xị ở 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Cao Bằng một cách chi tiết hơn. Cây trưởng thành Xá Xị thường có lá đơn nguyên, mọc cách, tập trung ở đầu cành; phiến lá hình trứng ngược hay hình trái xoan thuôn; kích thước 5-15 x 2,5-8cm. Kích thước lá trung bình 6,4cm x 4,6cm. Về hình thái, đầu lá có mũi nhọn, ngắn; gốc hình nêm hay nêm rộng; hai mặt nhẵn; gân bên 3-8 đôi; ở nách gân có tuyến; cuống lá nhẵn dài từ 1-3,5 cm, trung bình là 2,2 cm. Đối với cây non, cây tái sinh thì lá thường có hình trái xoan thuôn, hai đầu nhọn dần. Lá thường lớn hơn lá cây trưởng thành 6
  13. nhiều. Kích thước của lá từ 5-14 x 3,8-9 cm; trung bình là 9,3 x 5,7 cm. Hai mặt lá có màu xanh lục, nhẵn. Gân lá nổi rõ ở 2 mặt, thường phẳng theo mặt lá. Cụm hoa dạng chuỳ hay tán; mọc ở đầu cành hay nách lá; dài từ 6-12 cm, mỗi cụm mang khoảng 15 hoa. Hoa lưỡng tính; bao hoa 6 thuỳ, màu trắng vàng; nhị 9, bao phấn 4 ô, chỉ nhị có lông, 3 nhị vòng trong có 2 tuyến mật; nhị lép 3. Quả hạch, hình cầu, đường kính 0,8- 1,2 cm; đế hình chén, có khía răng, khi chín màu tím đen. Mùa hoa tháng 3-7, mùa quả chín tháng 10-11. Xá xị là loài cây thường xanh, sinh trưởng liên tục, ra chồi quanh năm. Lá non thường có màu đỏ, nhẵn cả hai mặt. Chồi hoa thường mập, mang nhiều vảy chồi. Chồi hoa thường nhiều, tập trung vào tháng 6. Hoa sinh trưởng chậm, kéo dài tới hàng tháng. Ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc Xá xị phân bố rải rác chủ yếu thuộc kiểu rừng thứ sinh nhân tác. Rừng thường có cấu trúc một tầng cây gỗ. Số lượng cá thể Xá xị tìm thấy ở đây còn rất ít chừng 10 cây, hầu hết là cây nhỏ. Đất nơi có Xá Xị phân bố có hàm lượng mùn ở mức trung bình đến giầu (chiểm chủ yếu), khá giầu đạm tổng số, kali dễ tiêu và tổng số ở mức cao, thành phần cơ giới trung bình. Đất chua, nghèo Canxi và Magie, ít lân. - Nghiên cứu nhân giống, trồng các loài thuộc họ Long não và loài Xá xị Các loài trong chi Long não thường được nhân giống bằng hạt hoặc bằng hom giống. Hạt các loài cây của chi Long não thường nhỏ, mất sức nảy mầm nhanh, nên chỉ có thể bảo quản ở điều kiện ẩm trong một thời gian ngắn. Hạt Long não (C. camphora), hạt Quế (C. cassia) chỉ có thể giữ được sức nảy mầm trong thời gian 6 tháng. Để hạt có sức nảy mầm tốt, sau khi thu hái cần loại bỏ hết vỏ, thịt quả, rửa sạch và gieo ngay trong đất, cát ẩm, có che bóng. Khả năng nảy mầm của hạt Quế xây lan (C. verum) đạt tới 80%, trong khi đó ở hạt Long não đạt từ 40-60% và ở hạt quế lơn (C. iner) chỉ khoảng 40%. Các cây con của loài Quế lợn (C. iners) ở độ cao chừng 20 cm, đường kính thân chừng 0,5 cm, trồng rễ trần đạt tỷ lệ sống tới 80% ; cây khoẻ và sinh trưởng tốt sau khi trồng. Các thử nghiệm về nhân giống sinh dưỡng các loài Quế (C. cassia, C. verum), Long não (C. camphora) bằng hom cành cũng đã cho các kết quả khả quan. Các 7
  14. hom giống nếu được chọn lọc kỹ, có xử lý chất kích thích sinh trưởng trước khi giâm thì tỷ lệ hom ra rễ và sống có thể đạt 75-90%. Đối với cây Long não hiện nay vẫn được nhân giống chủ yếu bằng hạt. Cũng có thể nhân giống Long não bằng biện pháp giâm hom. Sau khi thu hái, quả Long não chín cần ngâm nước, chà xát, loại bỏ hết thịt quả, rửa sạch, chọn những hạt chắc, mập đem hong khô nhẹ trong bóng mát 1-2 ngày rồi bảo quản trong cát, trấu hoặc mùn cưa ẩm (tốt nhất là trong cát ẩm 60-70%). Hạt Long não nhỏ, khối lượng của 1000 hạt khoảng 160-180 gam. Hàm lượng nước trong hạt Long não cao, để mất nước thì sức nảy mầm kém, tỷ lệ nảy mầm của hạt thấp và sức sống kém. Có thể gieo ngay hoặc bảo quản trong thời gian ngắn, nếu để lâu thì hạt sẽ mất khả năng nảy mầm. Ở điều kiện bảo quản thuận lợi, hạt Long não chỉ có thể giữ được sức nảy mầm trong 6 tháng. Trước khi gieo nên ngâm hạt trong nước nóng 50 độ C để thúc hạt nảy mầm sớm. Sau khi gieo khoảng 3-4 tuần thì hạt bắt đầu nảy mầm. Thời kỳ nảy mầm của hạt có thể kéo dài tới 50-60 ngày. Tốt nhất là lấy hạt và gieo ngay trong mùa đông hoặc cất trữ để gieo vào đầu mùa xuân. Những thử nghiệm so sánh nhân giống bằng biện pháp sinh dưỡng với nhân giống bằng hạt đã cho thấy những quần thể Long não non sinh trưởng cũng không khác nhau nhiều. Quế (Cinnamomum cassia) thuộc họ Long não đã được nghiên cứu nhân giống và trồng rất thành công. Có thể nhân giống Quế bằng hạt hoặc bằng hom cành. Hạt Quế có chứa dầu béo, nên mất khả năng nảy mầm nhanh nếu không được bảo quản ở điều kiện thích hợp. Quả Quế thu về cần cho vào nước, chà xát loại bỏ thịt quả, chọn những hạt chắc (hạt chìm trong nước) và gieo ngay hoặc giữ trong cát ẩm thì tỷ lệ nảy mầm có thể đạt tới 80-90%. Nếu ngâm hạt trong nước muối loãng hoặc thuốc tím 1% (để diệt mầm bệnh) và giữ ở nhiệt độ 40-60 độ C trong một vài giờ thì thời gian nảy mầm nhanh và tỷ lệ nảy mầm cũng tăng. Cần gieo hạt trong vườn ươm hoặc trong bầu đất đã được chuẩn bị sẵn. Khi cây con được 1-2 năm tuổi đã có thể đem ra trồng trên diện tích sản xuất. Các thử nghiệm giâm cành cũng cho kết quả khả quan. Những hom giống lấy từ cành bánh tẻ ở những cây Quế non (3-6 năm tuổi), mỗi hom để lại đôi lá, có xử 8
  15. lý chất kích thích sinh trưởng thì tỷ lệ ra rễ và nảy chồi rất cao. Cần cắm cành giâm vào cát sạch, ẩm có mái che ánh sáng trực xạ và được phun sương ẩm. Khi cành giâm đã ra rễ thì cho vào bầu đất và chuyển dần ra ánh sáng để kích thích sự nảy chồi. Nghiên cứu giâm hom loài Xá Xị (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn.) bước đầu đã định Xá Xị là loài cây tương đối khó ra rễ. Giá thể cắm hom là điều kiện quyết định đến sự hình thành rễ và chất lượng rễ cây hom. Giá thể hỗn hợp 60% cát vàng và 40% mùn cưa là thích hợp nhất, cho tỷ lệ hình thành rễ cao nhất và chất lượng rễ tốt nhất. Khi giâm hom Xá Xị, nên cắt hom khỏi cây mẹ vào buổi sáng, rồi tiến hành xử lý bằng chất điều hòa sinh trưởng và giâm hom ngay trong ngày. Các chất điều hòa sinh trưởng có ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ ra rễ và chất lượng rễ cây hom Xá Xị. IBA nồng độ 250 ppm là phù hợp nhất khi giâm hom Xá Xị, cho tỷ lệ ra rễ cao nhất và chất lượng rễ tốt nhất. Thời gian xử lý hom có ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ ra rễ và chất lượng rễ của cây hom. Nên xử lý cho hom Xá Xị trong 30 phút bằng IBA nồng độ 250 ppm. Ngoài ra, Xá Xị cũng có thể được nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro. Các kết quả nghiên cứu ban đầu của Viện CNSH Lâm nghiệp, trường Đại học Lâm nghiệp đã khẳng định Xá Xị có thể nhân nhanh in vitro thành công. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tạo rễ in vitro cần tiếp tục được thực hiện để tìm ra môi trường phù hợp, vì Xá xị là cây khó ra rễ trong môi trường nuôi cấy. Theo Lê Đình Khả (2003) thì giống là một trong những khâu quan trọng nhất của sản xuất nông lâm nghiệp. Nhờ có giống được cải thiện và áp dụng các biện pháp thâm canh khác mà năng suất các loài cây nông nghiệp chủ yếu trong những năm qua đã tăng gấp đôi so với những năm 1960. Với phương châm, giống là một trong những giải pháp hàng đầu để nâng cao sản lượng và chất lượng rừng, theo Nguyễn Huy Sơn (2006), trong những năm trở lại đây, hoạt động cải thiện giống cây rừng đã được quan tâm và chú trọng. Các hoạt động trong thời gian đầu chủ yếu là khảo nghiệm loài và xuất xứ cho các loài thông, bạch đàn, keo và phi lao Sau đó tiến tới các hoạt động chọn lọc cây trội, xây dựng vườn giồng và rừng giống cho nhiều loài cây rừng, trong đó bao gồm cả 9
  16. cây bản địa và cây ngoại nhập. Bón phân cho cây rừng cũng là một trong những biện pháp thâm canh đã được áp dụng ở nước ta trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về bón phân, nổi bật là công trình nghiên cứu bón phân cho Keo lai tại Cẩm Quỳ - Ba Vì - Hà Tây của Lê Đình Khả và cộng sự (1999); Đỗ Đình Sâm (2001) đã bố trí 14 công thức bón phân khác nhau cho Keo lai trồng trên đất phù sa cổ ở Đông Nam Bộ Như vậy bón phân là một giải pháp rất có hiệu quả trong việc nâng cao năng suất cây trồng ở nước ta. Tuy nhiên nghiên cứu bón phân cho cây Xá Xị, bón như thế nào và kết quả đến đâu thì còn chưa được nghiên cứu. 1.3. Nghiên cứu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến Tại khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến tỉnh Hòa Bình chưa có nghiên cứu nào về phân loại và bảo tồn các loài cây thuộc họ Long Não nói chung và loài Xá xị nói riêng. Gần đây tại khu bảo tồn triển khai chương trình nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen loài Tai chua. Bước đầu đã xác định được hiện trạng phân bố, nhân giống và trồng thành công tại khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến. 10
  17. Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI 2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến được công nhận năm 1986, diện tích là 1.500 ha, thuộc xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Địa hình của khu bảo tồn thiên nhiên khá phức tạp, bao gồm đồi núi có độ dốc vừa phải, đôi chỗ cao hơn 1.000 m. Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến chủ yếu là rừng trên núi đá vôi. Thảm thực vật chính là kiểu thảm rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đã bị tác động. Địa hình trong khu vực nghiên cứu bị chia cắt mạnh bởi nhiều dông núi nhỏ và khe suối độ dốc trung bình từ 30 ⁰ c -35 ⁰ c nhiều nơi có độ dốc tới 40 ⁰ c-45 ⁰ c. 2.1.2. Khí hậu, thủy văn + Khí hậu Khu rừng bảo tồn Thượng Tiến nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có đặc trưng cơ bản sau - Khí hậu : Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa đông lạnh và khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa hè nắng ấm từ tháng 4 đến tháng 9. - Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân năm là 23.5⁰ c, nhiệt độ trung bình mùa nóng là 25⁰ c. Nhiệt độ trung bình mùa lạnh là 20⁰ c. Biên độ nhiệt ngày và đêm 5 - 8⁰ c. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 41⁰ c (tháng 6 ), nhiệt độ tối thấp tuyệt đối đã có lần xuống đến 0⁰ c ( tháng 1 ). Ở các thung lũng địa hình trong năm, có ngày nhiệt độ xuống đến 10⁰ c. - Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân năm là 1.400-1.600 mm, mưa tập chung vào các tháng 7,8 ( chiếm khoảng 80 % lượng mưa trong năm). - Chế độ ẩm: Độ ẩm bình quân năm là 75 %, cao nhất vào các tháng 3 - 4 lên tới 80 % và thấp nhất là 65% vào các tháng 1 - 2, lượng bốc hơi bình quân năm là 1.300mm. Trong những tháng khô hạn có lúc độ ẩm xuống đến 40 - 45 % gây ra nóng bức và khô, ảnh hưởng không tốt đến cây cối. 11
  18. - Chế độ gió: Khu vực Thượng Tiến có 2 loại gió thịnh hành là gió Đông Bắc vào mùa khô hanh và gió Đông Nam vào mùa mưa. Gió Đông bắc lạnh thường xảy ra vào các ngày khô hanh độ ẩm thấp nhất thường gây thiệt hại cho cây cối. + Thủy văn Xuất phát từ đặc điểm địa hình dốc và chia cắt mạnh, vì vậy hệ thống trong vùng thường ngắn và có độ dốc cao nên mùa mưa sẽ tạo ra dòng chảy mạnh và rất có thể kèm theo lũ, ở đây có hệ thủy chính là sông Bôi. Con sông này chảy theo hướng Đông Nam trước khi đổ vào sông Đáy. Ở phía Nam có hệ thống suối là nguồn cung cấp nước sạch, và sản xuất Nông nghiệp cho xã. Nhìn chung, điều kiện khí hậu thủy văn khu vực thuận lợi cho sinh trưởng phát triển các loài động thực vật rừng trong sinh sinh thái rừng Quốc gia. 2.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng - Đá mẹ: Theo tài liệu địa chất huyện Kim Bôi, đất đai được hình thành từ các sản phẩm phong hóa của một số loài đá mẹ chủ yếu là; Sa thạch, phiến thạch, và các đá biến chất khác. - Một số loại đất chính; + Đất Feralit màu vàng trên núi thấp: phân bố ở độ cao từ 300 - 700m, hình thành trên các loại đá mẹ sa thạch, phiến thạch. + Đất đá vôi thung lũng: Đất có tính kiềm, được hình từ sản phẩm phong hóa từ đá sa thạch, biến chất, đá vôi; thích hợp với một số loài cây ăn quả có múi( cam, chanh, bưởi ). 2.1.4 Thảm thực vật rừng Theo báo cáo Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu BTTN Thượng Tiến giai đoạn 2013 - 2020 độ che phủ của rừng 90.5 % tổng diện tích tự nhiên. Thảm thực vật rừng được phân thành 8 kiểu chính và phụ; - Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh trên núi đất có độ cao dưới 700m. Đây là kiểu thảm thực vật khá phổ biến trong vùng, rừng đã bị tác động. Thành phần thực vật chính chiếm ưu thế tham gia vào cấu trúc rừng chủ yếu là: Đen lá rộng, 12
  19. Ba khét, Kháo xanh, Ba soi, Lá nến, Dưới tán rừng tầm thảm tươi khá phát triển, đối với lớp cây tái sinh và cây bụi kém phát triển hơn 2.1.5. Cấu trúc rừng và tổ thành thực vật - Tầng vượt tán có những loài Đen lá rộng, Kháo xanh, Ngõa khỉ tạo thành tầng tán không liên tục với chiều cao từ 10 - 20m. - Tầng ưu thế sinh thái gồm rất nhiều loài tham gia tạo thành tầng tán liên tục. Gồm các loài Ba soi, Ba bét, Hoắc quang, 2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.2.1. Dân tộc, dân số Theo số liệu thống kê tại UBND xã Thượng Tiến năm 2017, Tổng nhân khẩu trong xã 1.098 nhân khẩu trong đó: dân tộc Mường 1.041 người, chiếm 97%. dân tộc kinh 20 người chiếm 2% còn lại thuộc về dân tộc Thái; mật độ dân số 20 người/km² Tỷ lệ dân số tự nhiên trong xã ổn định ở mức 1%. Cộng đồng dân cư trong xã có tập quán định canh, định cư với nền văn minh lúa nước cùng các lễ hội văn hóa truyền thống mang đậm nét vùng cao Tây Bắc. Dân số toàn vùng cũng đống góp vài trò không kém phần quan trọng đối với quá trình bảo vệ rừng, khu vực sinh thái. Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán canh tác và phương thức sử dụng đất khác nhau. Chính sự khác nhau đó đã tạo nên sự khác biệt trong quá trình tác động đến tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu. Bởi vậy, cần có những chính sách phù hợp để tạo điều kiện hỗ trợ đông bào phát triển kinh tế và tham gia phát triển bền vững, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. 2.2.2. Sản xuất nông, lâm nghiệp + Sản xuất nông nghiệp a) Trồng trọt: Sản xuất nông nghiệp: Đây là nghành sản xuất chủ đạo trong xã nhưng đo diện tích đất nông nghiệp ít, năng suất cây trồng thấp, nhiều nơi chỉ có 1 vụ nên đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Diện tích cây trồng trong xã: Lúa 243,2ha, năng suất đạt 41 tạ/ha, sản lượng 997 tấn; ngô 24,7 năng suất 40 tạ/ha, sản lượng 99,8 tấn; sắn 70ha; lạc 2,5 ha; và mía 4,6 ha. 13
  20. b) Chăn nuôi: Các loại vật nuôi trong xã khá đa dạng trong đó: trong đó có một số loài chủ yêu là trâu, bò, lợn, dê và các loại gia cầm gà vịt ngoài ra còn số hộ nuôi nhím, ong để phát triển kinh tế hộ. Nhìn chung các loài vật nuôi đặc biệt là Trâu và Bò được chăn nuôi theo 2 hình thức đó là chăn thả ở các bãi cỏ ven rừng, và thả rông trên rừng. + Sản xuất lâm nghiệp Những năm gần đây được sự hỗ trợ của nhà nước từ dự án 661,147 diện tích rừng trông tăng đều hàng năm. Hiện nay phần lớn diện tích rừng trong xã được gieo khoán cho các hộ dân quản lý bảo vệ trên đất rừng phòng hộ KBTTN Thượng Tiến. Công tác khoanh nuôi phục hồi rừng thực hiện được ít hiểu quả không cao, nột phần do vốn đầu tư thấp, một phần do cơ chế chính sách quyền lợi của người dân từ khoanh nuôi phục hồi rừng. 14
  21. Chương 3 MỤC TIÊU ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu nghiên cứu + Mục tiêu tổng quát Cung cấp cơ sở khoa học nhằm bảo tồn và phát triển nguồn gen loại thực vật quý hiếm Xá xị tại trong khu BTTN Thượng Tiến, tỉnh Hòa Bình. + Mục tiêu cụ thể - Xác định được tình hình phân bố tự nhiên của Xá xị tại khu BTTN Thượng Tiến, tỉnh Hòa Bình - Xác định được một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của xá xị tại khu vực nghiên cứu - Đề xuất được giải pháp bảo tồn và phát triển cây Xá xị tại KBTTN Thượng Tiến, tỉnh Hòa Bình. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Xá Xị (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn) tại khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, tỉnh Hòa Bình. 3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu hiện trạng Xá xị tại khu BTTN Thượng Tiến, tỉnh Hòa Bình - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và tái sinh của loài Xá xị tại khu vực Nghiên cứu - Đề xuất giải pháp bảo tồn loài Xá xị tại khu vực Nghiên cứu. 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp kế thừa số liệu - Thu thập các tài liệu liên quan đến các loài thực vật nguy cấp quý hiếm như danh mục các loài trong sách đỏ Việt Nam, Nghị định 06, CITES, danh mục IUCN 2020 - Những tư liệu về điều kiện tự nhiên khí hậu, thủy văn, đất đai, địa hình, tài nguyên rừng. 15
  22. - Thông tin tư liệu về điều kiện kinh tế - xã hội; Dân số, lao động, thành phần dân tộc, tập quán canh tác. - Những kết quả nghiên cứu, những văn bản liên quan đến các loài thực vật quý hiếm và các giải pháp bảo tồn thực vật quý hiếm ở Việt Nam và trên thế giới. 3.3.3. Phương pháp thu thập, điều tra, khảo sát thực địa + Phương pháp điều tra thu thập số liệu theo tuyến Điều tra theo tuyến vạch sẵn trên bản đồ địa hình, tuyến cần được lựa chọn dựa trên các đường mòn có sẵn để dễ tiếp cận khu vực hơn. - Các tuyến điều tra có chiều dài không giống nhau được xác định đảm bảo đi qua tất cả các trạng thái rừng. Tuyến điều tra được đánh dấu trên bản đồ và đánh dấu trên thực địa bằng sơn hoặc dây nilon có màu dễ nhận biết. - Dùng máy định vị GPS để xác định phân bố của loài Xá xị trên các tuyến điều tra vào bản đồ - Dùng máy ảnh để lưu lại hình ảnh của loài trên tuyến điều tra. * Thiết lập các tuyến điều tra: Căn cứ vào điều kiện thời gian cùng như về nhân lực, vật lực cần thiết phục vụ công tác điều tra, nhằm thực hiện hiệu quả các nội dung của đề tài đề ra nhưng vẫn đảm bảo về mặt thời gian và các điều kiện cần thiết khác. Công tác chuẩn bị nội nghiệp đóng góp một phần rất quan trọng, sau khi xem xét tất cả các yếu tố có liên quan như: hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tại khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, điều kiện địa hình và ý kiến góp ý của lãnh đạo địa phương tại khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, chúng tôi sẽ xác lập các tuyến điều tra đại diện đi qua các sinh cảnh để điều tra xác định được loài nghiên cứu theo các nội dung đề ra. + Phương pháp điều tra thu thập số liệu trong điều tra lâm học Trên các tuyến điều tra, khi gặp loài Xá xị thì lập các ô tiêu chuẩn để nghiên cứu. Diện tích OTC là 500 m2 (20x25 m). Trong mỗi ô tiêu chuẩn điều tra thành phần loài, các chỉ tiêu sinh trưởng đối với tầng cây gỗ, thu mẫu tiêu bản của các loài chưa biết. 16
  23. a/ Điều tra cá thể tầng cây cao - Điều tra, đo tính tất cả các cá thể loài thực vật được tìm thấy trong OTC có đường kính ngang ngực (D1.3) lớn hơn hoặc bằng 6cm. - Đo D1.3 bằng thước kẹp kính. - Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) bằng thước đo cao Blummleiss. - Đo đường kính tán (Dt) bằng thước dây theo hai chiều Đông Tây – Nam Bắc. Đối với những cây khó tới gần (do địa hình hiểm trở) sử dụng phương pháp mục trắc theo kinh nghiệm từ những cây đã đo. Kết quả điều tra theo tuyến được ghi vào mẫu biểu sau: Mẫu biểu 01: Biểu điều tra các cây theo tuyến Số hiệu tuyến: Chiều dài tuyến: Kiểu rừng chính: Độ cao: Độ dốc: . Hướng dốc: Ngày điều tra: Người điều tra: STT Tên loài Hvn D1.3 Hdc Dt Sinh Ghi (m) (cm) (m) (m) trưởng chú 1 2 b/ Điều tra, đo đếm cây tái sinh. Cây tái sinh được điều tra trên các ô dạng bản có diện tích 25 m2. Tổng số 5 ô dạng bản được thiết lập trong mỗi ô tiêu chuẩn, bao gồm 4 ô được đặt tại 4 góc của ô tiêu chuẩn và 1 ô ở trung tâm ô tiêu chuẩn. Trong ô dạng bản, điều tra xác định tên cây tái sinh, số lượng cây tái sinh ở các cấp chiều cao và chất lượng cây tái sinh. Cây tái sinh được phân làm 3 cấp sinh trưởng: Tốt, trung bình và xấu và phân loại nguồn gốc tự nhiên ra 2 nhóm: tái sinh chồi và tái sinh chồi hạt. Chiều cao cây tái sinh được chia làm 5 cấp: Cây tái sinh có chiều cao < 20cm, là cây mạ hay cây con dưới 1 tuổi; Cây tái 17
  24. sinh có chiều cao từ 20-50 cm, thường chịu ảnh hưởng lớn của tầng thảm tươi; Cây tái sinh có chiều cao từ 50-100 cm; Cây tái sinh có chiều cao từ 100-300 cm và chiều cao trên 300 cm, đây là lớp cây tái sinh đã vượt qua tầng cây bụi thảm tươi. Kết quả điều tra cây tái sinh được ghi vào biểu sau: Mẫu biểu 02: Biểu điều tra tái sinh tự nhiên theo tuyến Số hiệu tuyến: Trạng thái rừng: Ngày điều tra: Người điều tra: Nguồn gốc tái Sinh trưởng STT Loài Cấp chiều cao (cm) sinh cây 50 - 100 Tốt TB Xấu 100 Hạt Chồi 1 2 Xác định mật độ cây tái sinh: Mật độ (N) được tính theo công thức: N= (N/S) x 10.000 (cây/ha) Trong đó: N: số cây đếm được trong diện tích S (cây) S: diện tích đo đếm (ha) 18
  25. Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm hình thái và giá trị nguồn gen Xá xị : - Tên phổ thông : Xá xị - Tên khác: Re hương, gù hương - Tên khoa học: Cinnamomum parthenoxylon (jack) Meisn. - Tên đồng nghĩa: Laurus parthenoxylon Jack, 1820; Laurus porrecte Roxb. 1832; Sassafras parthenoxylon (Jack) Nees, 1836; Cinnamomum simondii Lecomte, 1913; Cinnamomum porrectum (Roxb.) Kosterm. 1952. a . Đặc điểm hình thái - Hình thái thân, cành Hình 4.1 Thân 19
  26. Hình 4.2. Cành Cây gỗ, kích thước trung bình hoặc lớn; thân hình trụ thẳng, cao 15 -25m, đường kính thân 40 - 120 cm; rụng lá nhiều hay ít; gốc cây phình to và đôi khi có bạnh gốc. Vỏ ngoài màu nâu, nâu xám đến xám đậm, thường nứt dọc và bong ra từng mảng; thịt vỏ có màu nâu đỏ nhạt. Cành non tròn, thô, có cạnh, màu lục xám. - Hình thái lá: Hình 4.3. Mặt trước lá Hình 4.4. Mặt sau lá Lá đơn nguyên, mọc cách; phiến lá hình trứng hay hình bầu dục thuôn; kích 20
  27. thước 5 -15 x 2,5-8cm; đầu có mũi nhọn, ngắn; gốc hình nêm hay nêm rộng; hai mặt nhẵn; gân bên 3-8 đôi; cuống lá dài 1,2-3cm. Cụm hoa dạng chuỳ hay tán; mọc ở đầu cành hay nách lá; mỗi cụm mang khoảng 10 hoa. Hoa lưỡng tính; bao hoa 6 thuỳ, màu trắng vàng; nhị 9, bao phấn 4 ô, chỉ nhị có lông, 3 nhị vòng trong có 2 tuyến mật; nhị lép 3. Quả mọng, hình cầu, đường kính 0,6 - 1cm; đế hình chén, có khía răng, khi chín màu xanh vàng hoặc tím đen. b. Giá trị nguồn gen và tình trạng bảo tồn Xá xị là loại cây đa tác dụng và có phân bố ở một số tỉnh phía băc và bắc trung bộ Việt nam như Cao Bằng, Lạng sơn, Quảng Ninh, Bắc kạn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Thuận. Ngoài giá trị cho gỗ dùng trong xây dựng các bộn phận của cây còn được chưng cất tinh dầu dùng trong công nghiệp và y dược. Xá xị cho gỗ tốt, có vân đẹp, khi khô ít bị nứt nẻ, hay biến dạng, không mối mọt, chịu nước dễ gia công chế biến. Lá dùng làm thuốc cầm máu, chữa đau dạ dày, phong thấp, mần ngứa ngoài da. Quả được dùng chữa cảm, sốt, ho. Tinh dầu xá xị được sử dụng rộng rãi trong công nghệ hóa mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm. Tinh dầu còn được dùng làm thuốc xoa bóp, chữa thấp khớp, đau nhức. Tinh dầu chứa hết trong các bộ phận ( lá,vỏ, thân và rễ ) của cây. Song người ta thường khai thác gỗ thân rễ làm nguyên liệu chưng cất tinh dầu. Tinh dầu xá xị có giá trị thương mại rất lớn trên thị trường Quốc Tế. Tình trạng khai gỗ và rễ Xá xị để cấ tinh dầu trong thời gian qua ở nước ta làm cho loài cây này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Loài có khu phân bố chia cắt, bị khai thác rất nghiêm trọng, hiện nay còn tìm thấy rât ít cây trưởng thành. Xá xị được xếp trong nhóm IIA Nghị định 06/2019/NĐ-CP của chính phủ năm 2019, nhóm CR rất nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam năm 2007. Trong danh lục đó IUCN loài cây này được xếp vào nhóm thiếu dữ liệu để đánh giá. Vì vậy những thông tin về tình trạng phân bố và hiện trạng bảo tồn vô cùng quan trọng nhằm quản lý và phát triển loài thực vật quan trọng này. 21
  28. 4.2. Đặc điểm sinh thái Ở Việt Nam, Xá xị phân bố rộng ở bình độ trên 500- 700m. Chúng thường chiếm tầng trên của tán rừng và chiếm tỷ lệ cao trong số các loài hiện diện. Cây mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, ẩm trên núi đất hay núi đá vôi, ở từng loại đất khác nhau và hình dạng ngoài có thể thay đổi theo loại đất. Ở đất Ba - Zan chúng có màu đỏ nhạt hoặc nâu vàng, trên đất phiến thạch, đá phong hóa và đất axit chúng có màu đỏ vàng nhạt. Xá xị mọc ở rừng mưa nhiệt đới thường xanh, trên sườn núi có tán rừng trung bình, trên đất ráo, màu mỡ. Cây phát triển nhanh ở 15 - 25 năm tuổi. Khi con non cây ưa bóng râm nhẹ, khi trưởng thành lại ưa sáng. Cây ra hoa vào tháng 3 - 6, quả tháng 6 - 10 Ở khu BTTN Tượng Tiến, Xá xị có chất lượng sinh trưởng tốt. Dưới đây là bản đồ phân bố Xá xị tại khu vực nghiên cứu : Hình 4.5. Bản đồ phân bố xá xị tại khu vực nghiên cứu 22
  29. - Các thông tin phân bố của loài Xá xị trong quá trình đi thực tế được thể hiện trong bảng 1: 23
  30. Bảng 4.1 Kết quả điều tra Xá xị cây trội Chỉ tiêu Kinh độ Vĩ độ Độ cao D1,3 Hvn (m) Hdc (m) Dt Số hiệu HB01 546503 2281732 569 29.7 18.5 12 4.5 HB02 546624 2281408 678 38.7 19 13.5 7.7 HB03 546635 2281649 645 15.5 11.5 8 5.6 HB04 545014 2281646 374 32.5 16.5 10 4.3 HB05 545355 2282119 319 13.1 10.5 6 6.1 HB06 501233 231549 678 28.7 18.5 13.5 7.5 HB07 546545 2282222 448 21.7 13 9 3.5 HB08 546906 2282413 569 41.1 17 14 11 HB09 546875 2282891 458 36.6 21 17 7.5 HB10 544351 2281084 434 44.6 25 21 7.5 HB11 544654 2280645 650 60.5 18 15 6.5 HB12 545466 2281255 544 41.7 25 20 4.5 HB13 545685 2280843 624 31.5 27 21 2.75 HB14 546173 2281258 643 14.6 8 7 1 HB15 546200 2283822 550 53.8 17 11 5.75 HB16 543706 2283873 540 24.5 10 8 HB17 543706 2283873 450 23.6 16 13 3.05 HB18 545430 2285219 619 13.7 12 9 3.5 HB19 545474 2285233 603 31.1 15 10 3.1 HB20 545469 2285223 554 18.8 12 8 4.25 Trung bình 30.8 16.5 12.3 0.7 24
  31. Theo kết quả nghiên cứu được tại khu vực nghiên cứu, Xá xị phân bố ở độ cao từ 319 - 678m. Đường kính ngang ngực và đường kính tán trung bình của các các thể trưởng thành lần lượt là 30,8 cm và 0.7 m. Chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành lần lượt là 16.5 m và 12.3 m. ở KBTT Thượng Tiến xá xị sinh trưởng chủ yếu là rừng thường xanh trên núi đá vôi, thảm thực vật chính là kiểu thảm rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đã bị tác động. 4.2.1. Đặc điểm cấu trúc lâm phần nơi có Xá xị phân bố tập trung - Cấu trúc tổ thành tầng cây cao Tại khu BTTN Thượng tiến thiết lâp 20 OTC có xá xị phân bố ở từng trạng thái khác nhau, tóm tắt các chỉ tiêu tổ thành được thể hiện ở bảng 2 : 25
  32. Bảng 4.2. Công thức tổ thành cây tầng cao lâm phần có Xá xị phân bố Thành phần cấu trúc tổ thành tầng cây cao có xá xị phân bố khá đa dạng Trạng OTC Số loài Mật độ Công thức tổ thành thái lâm phần (cây/ha) 9 3,57 mỡ + 2,14 táu mặt quỷ + 1,42 sao đen + OTC1 560 2,87 Loài khác 10 2,8 mỡ + 1,6 dẻ + 1,2 táu mặt qủy + 5,6 loài OTC2 500 khác 10 2,5 mỡ + 2,5 táu mặt quỷ + 1,25 sồi đầu cứng OTC3 480 + 3,75 loài khác IIA OTC4 7 440 4,09 mỡ + 1,81 dẻ + 4, 1 loài khác 15 1,5 ba bét 1,0 thừng mực + 1,0 trẩu + 1,0 gội OTC9 400 + 1,0 sp1 + 4,5 loài khác 13 2,85 chẹo + 1,42 gội+ 0,95 mắc niểng + 4,78 OTC17 420 loài khác 13 2,22 gạo + 1,11 côm tầng + 1,11 sp 2 + 3,44 OTC20 360 loài khác 11 2,72 dẻ + 2,72 mỡ + 1,21 táu mặt quỷ + 3,35 OTC 5 660 loài khác 8 2,17 dẻ + 2,17 mỡ + 1,73 Pomu + 1,3 táu mặt OTC6 480 quỷ + 2.63 loài khác OTC11 14 300 1,3 sau sau + 8,7 loài khác 11 2,1 chẹo + 2,1 ràng ràng xanh + 1.05 bời lời OTC13 380 + 1,05 sồi xanh+ 3.7 loài khác 13 1,17 ba gạc + 1,17 kháo + 1,17 mít rừng + IIB OTC14 340 1,17 trám trắng + 4,68 loài khác OTC18 15 320 1,25 trám trắng + 8,75 loài khác OTC19 14 300 1,3 chẹo + 8,7 loài khác 13 1,25 chẹo + 1,25 trẩu + 1,25 xoan rừng OTC7 320 +6,25 loài khác 11 1,66 ba bét + 1,66 gội + 1,1 bời lời + 1,1 OTC8 360 kháo + 1,1 trẩu + 2,28 loài khác 16 1,05 màng tang + 1,05 me rừng + 1,05 vàng OTC10 380 tâm + 6,8 loài khác 11 1,76 chẹo + 1,76 sồi xanh + 1,17 dẻ + 1,17 IIIA OTC12 340 thanh thất + 4,14 loài khác OTC15 13 280 1,42 chẹo tía + 8,58 loài khác 1,66 ba bét + 1,66 gội + 1,1 bời lời + 1,1 OTC16 11 360 kháo + 1,1 trẩu + 2,28 loài khác 26
  33. mỗi OTC ghi nhận được từ 9 - 16 loài trung bình 12 loài, thường 3 - 5 loài tham gia vào công thức tổ thành lâm phần. ở trạng thái IIA có 17 loài tham gia vào CTTT lâm phần, cao hơn ở trạng thái IIB (13 loài) và IIIA (loài ). Hầu như tất cả các OTC Xá xị không tham gia vào công thức tổ thành mà chỉ phân bố rải rác góp phần làm tăng đa dạng sinh học cho các lâm phần. Tuy nhiên, không thể cho rằng đây là loài cây bổ trợ hay loài cây phụ, chỉ vì việc khai thác quá mức trong quá khứ đã làm cho số lượng loài giảm. Do đó, nếu có biện pháp bảo tồn và phát triển loài một cách đúng mức thì số lượng quần thể loài sẽ tăng lên, trong tương lai loài sẽ góp mặt trong công thức tổ thành loài cây tầng cao. Vậy, vấn đề đặt ra ở khu BTTN Thượng Tiến là không chỉ bảo tồn các cây Xá xị hiện còn, mà phải có các giải pháp phát triển số lượng loài tại khu vực phân bố tự nhiên của nó. - Tổ hợp nhóm loài cây hay mọc cùng xá xị Để xác định thành phần nhóm loài mọc cùng với xá xị chúng tôi thực hiện điều tra ô 6 cây với 20 OTC xác định 6 cây mọc gần nhất với xá xị, dưới đây là kết quả những cây hay gặp nhất mọc gần xá xị : Bảng: 4.3. Tần suất và kích thước các loài cây hay gặp mọc gần nhất với xá xị. D Hvn Dt K Tên VN Tên khoa học 1.3 (cm) (m) (m) (m) Cinnamomum Cây n/c Xá xị 30,9 16,5 4,98 0 parthenoxylon Một số cây hay gặp( Gần nhất với xá xị ) 1 Dẻ gai Castanopsis hystrix 26,3 17,0 11,6 7,5 Manglietia 2 Mỡ 23,9 14,0 8,8 6,7 conifera 3 Trẩu Vernicia montana, 23,2 17,9 7,6 7,5 Canarium album 4 Trám trắng (Lour.) Raeusch. 32,9 17,2 13,1 5,6 Engelhardtia 5 Chẹo tía chrysolepis Hance 30,9 13 8,75 8,5 6 Gạo Bombax ceiba 38,9 19 11,7 12,7 27
  34. Ghi chú : D1.3 : Đường kính thân trung bình, Hvn : Chiều cao vút ngọn trung bình, K khoảng cách trung bình đến cây nghiên cứu, Dt: Đường kính tán trung bình. Một số cây hay bắt gặp gần nhát với xá xị trung bình 5,6 m ( trám trắng đến 12,7 m ( gạo ). Trám trắng mọc gần Xá xị nhất trung bình 5,6 m, mọc cách xa xá xị nhất là gạo trung bình 12,7 m. Cây nghiên cứu có kích thước trung bình D1.3 : là 30,9cm lớn hơn so với các loài: dẻ 26,3cm, trẩu 23,2cm, mỡ 23,9 cm và bằng so với kích thước trung bình của Chẹo tía 30,9m và nhỏ hơn duy nhất loài Gạo 38,9 m. về chiều cao của cây nghiên cứu ( Xá xị ) có chiều cao trung bình lớn hơn 2 loài ( mỡ, chẹo tía ), và nhỏ hơn các loài ( dẻ, trẩu, trám trắng, gạo ) về đường kính trung bình tán (Dt ) của xá xị nhỏ hơn so với các loài khác, cho thấy độ tàn che của xá xị nơi nghiên cứu là không cao. Từ kích thước và chiều cao của xá xị phân bố cho thấy loài này có không gian phát triển khá ổn định. 4.2.2. Đặc điểm tái sinh của lâm phần có Xá xị phân bố tập trung: Tổ thành cây tái sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chất lượng thế hệ tương lai. Các lâm phần có tổ thành cây tái sinh khác nhau thì biện pháp kinh doanh, quản lý bảo vệ cũng khác nhau. Kết quả nghiên cứu tổ thành cây tái sinh nơi có loài Xá xị phân bố tính theo phương pháp số cây được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.4. Công thức tổ thành cây tái sinh tại lâm phần có Xá xị N L L OTC ts ts cttt Công thức tổ thành (cây/ha) (loài) (loài) OTC1 7600 12 5 2,1 mỡ + 1,05 đinh + 1,05 mò roi + 1,05 trâm trắng + 1,05 vù hương + 3,7 loài khác OTC2 8800 12 6 2,27 dẻ + 1,36 sao đen + 0,9 lim xet + 0,9 mỡ + 0,9 trâm trắng + 0,9 xá xị +2,77 loài khác OTC3 7600 15 3 1,57 mỡ + 0,52 đinh + 0,52 long bàn +7,39 loài khác OTC4 7600 13 4 2,1dẻ + 1,05 mỡ + 1,05trúc tiết + 1,05 xá xị + 4,75 loài khác OTC5 8000 13 3 3dẻ + 1,0Mỡ + 1,0 trâm trắng + 28
  35. 5,00 loài khác OTC6 8800 13 6 1,81 mỡ + 1,36 mò roi + 0,9 dẻ + 0,9 lim xẹt + 0,9 lìu thiu+0,9 trúc tiết +4,59 loài khác OTC7 8800 16 3 1,81 dẻ + 0,9 chè đuôi lươn + 0,9 mỡ + 0,9 mò roi + 5,49 loài khác Ghi chú: Nts - mật độ cây tái sinh (cây/ha), Lts - tổng số loài cây tái sinh ghi nhận trong sinh cảnh, Lcttt - số loài cây tái sinh tham gia công thức tổ thành Tổng số loài cây tái sinh trong mỗi OTC giao động trong khoảng 12 - 16 loài , tổng số loài tham gia vào CTTT lâm phần 14 loài, mỗi OTC có 3 - 5 loài tham gia vào CTTT cây tái sinh, loài cây tái sinh thường xuất hiện trong CTTT chủ yếu là các cây bản địa như mỡ và một số loài cây gỗ thân cứng như đinh, dẻ Các loài tham gia CTTT cây tái sinh, so sánh với công thức tổ thành cây tầng cao có thể nhận thấy, tổ thành cây gỗ tái sinh vẫn giữ được ưu thế của tầng cây mẹ điều này cho thấy trong những năm vừa qua công tác bảo tồn tại khu BTTN Thượng Tiến đã có tác dụng rất lớn. Cây mẹ trong các lâm phần có khả năng gieo giống tốt và là tiền đề cho sự xuất hiện lớp cây tái sinh có tổ thành tương tự như tổ thành cây tầng cao. Xá xị xuất hiện trong CTTT OTC2 và OTC4, tuy số lượng cây Xá xị tầng cao không nhiều nhưng cũng biến động từ 1- 2 cây, trong đó có nhiều cây đã trưởng thành, nhưng số lượng cây tái sinh rất ít, lại chủ yếu là tái sinh chồi (nếu tính số chồi trên một gốc thì số lượng lại rất lớn). Điều này chứng tỏ rằng khả năng tái sinh tự nhiên bằng hạt của loài cây này rất kém và chúng rất khó có thể cạnh tranh nổi với các loài cây khác. Chính vì vậy, cần có kế hoạch thu hái hạt của loài này về gieo ươm thử nghiệm. Mặt khác, việc nhân giống loài cây này nên tập trung vào hoạt động nhân giống sinh dưỡng từ chồi (chủ yếu là giâm hom). - Kết quả ở bảng trên cho thấy số lượng cây gỗ tái sinh trong tất cả các trạng thái rừng rất lớn, dao động từ 7.600 - 8.000 cây/ha, điều này chứng tỏ năng lực tái sinh của cây rừng tại địa bàn nghiên cứu rất mạnh. Nhìn chung, toàn lâm phần cây tái sinh có ngoại hình đẹp, có khả năng phát triển thành cây tầng cao trong tương lai 29
  36. 4.3. Nhân tố ảnh hướng và giải pháp bảo tồn loài Xá xị 4.3.1 Nhân tố ảnh hưởng đến loài xá xị Thông qua quan sát trực tiếp trong quá trình khảo sát thực địa, trao đổi với cán bộ/nhân viên của KBT và phỏng vấn người dân địa phương thì các mối đe dọa chính đối KBTTN Thượng Tiến như sau: Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến được Nhà nước giao quản lý 6.204,7 ha rừng, trên địa bàn 3 xã Thượng Tiến, Kim Tiến (huyện Kim Bôi) và xã Quý Hòa (huyện Lạc Sơn); trong đó rừng tự nhiên là 5.960 ha, rừng trồng 125 ha. Đây là khu rừng đa dạng sinh học của tỉnh với 648 loài thực vật, một số loài quý hiếm như gù hương, thiên tuế lá chè, hoa tiên, đinh vàng, sến mật cùng 59 loài thú, 128 loài chim, một số có tên trong sách Đỏ như cầy hương, cầy gấm, sóc bay lớn, gà lôi trắng. Hàng chục năm về trước, Thượng Tiến từng là điểm nóng của tỉnh về tệ nạn khai thác rừng và một số vụ xâm phạm lớn đã phải đưa ra truy tố và xét xử. Việc săn bắt quá mức các loài thú làm thực phẩm, dược liệu và buôn bán của cộng đồng địa phương cũng là mối đe dọa trực tiếp đến quần thể của các loài. Với 31 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng và 264 thành viên hoạt động tích cực, rừng Thượng Tiến hiện được bảo vệ nghiêm ngặt. Năm 2016, qua 29 đợt tuần tra và nắm tình hình địa bàn, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến đã phát hiện và ngăn chặn 2 vụ khai thác rừng trái phép; xử lý 1 vụ vận chuyển lâm sản phụ trái phép. + Những mối đe dọa trực tiếp Khai thác lâm sản: Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến nằm trên địa bàn 3 xã Thượng Tiến, Kim Tiến (huyện Kim Bôi) và xã Quý Hòa (huyện Lạc Sơn) người dân tộc Mường Các hoạt động săn bắt động vật rừng trái phép làm thực phẩm hoặc buôn bán làm cạn kiệt nguồn tài nguyên động vật, đặc biệt là đối với các loài thú hươu, sóc có giá trị kinh tế cao. Khai thác các Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) một cách ồ ạt, thiếu ý thức làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng: khai thác cây thuốc, phong lan, các loài có giá trị kinh tế. 30
  37. Khai thác gỗ trái phép: Hoạt động khai thác trái phép phục vụ cho đời sống của các hộ dân trên quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu là khai thác chọn vẫn còn xảy ra tại khu vực. Bên cạnh đó, khai thác để bán ra thị trường vẫn xảy ra tại một số xã Kim Tiến và Quý Hòa bởi 2 xã có vị trí gần với rừng nên hiện trạng khai thác trai phép vẫn tiếp tục diễn ra. Đây không phải vấn đề dễ giải quyết, vì đây là nhu cầu thiết yếu của người dân trong khu vực. Do vậy, nhiều khi người dân nắm rất rõ quy định của pháp luật cũng như tầm quan trọng của công tác bảo tồn nhưng vì lợi ích của riêng họ vẫn cố tình vi phạm. Bên cạnh đó, củi đun là nhu cầu thiết yếu hàng ngày của các hộ gia đình sinh sống xung quanh rừng, không sử dụng củi làm nhiên liệu thì không có nguồn nhiên liệu khác thay thế. Bảng 4.5. Các loài cây gỗ người dân thường khai thác ở khu vực Tình trạng Tên Việt Nam Tên khoa học Sử dụng Bán hiện nay Cinnamomum Xá xị + parthenoxylon Trai lý Garcinia fagraeoides + Peltophorum Lim Xẹt ++ pterocarpum Dẻ gai Castanopsis hystrix + Cinnamomum Long não ++ camphora Markhamia stipulata Đinh + + Seem Burretiodendron Nghiến + hsienmu Các loại gỗ tạp +++ Ghi chú: +++: số lượng khai thác nhiều; ++: số lượng khai thác trung bình; +: số lượng khai thác ít, hiếm Việc khai thác gỗ trái phép là mối đe dọa lớn đối với ĐDSH, nó không những làm nghèo kiệt tài nguyên gỗ tự nhiên mà còn làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng rừng và ảnh hưởng tới môi trường sống. Trong khu vực đã có nhiều cố gắng, từ việc nâng cao nhận thức người dân, tạo điều kiện giúp đỡ người dân trong 31
  38. phát triển kinh tế xã hội, cũng như việc đẩy mạnh các chế tài xử lý các vi phạm, nhưng do lực lượng kiểm lâm của khu BTTN và hạt kiểm lâm chưa đủ mạnh, hiệu quả ngăn chặn khai thác gỗ chưa cao, nên tình trạng khai thác gỗ trái phép vẫn tiếp diễn. Thu hái lâm sản ngoài gỗ: Lâm sản ngoài gỗ trong khu vực được cộng đồng địa phương thu hái, sử dụng cho 2 mục đích chính là sử dụng tại chỗ và mục đích thương mại. Các loại lâm sản ngoài gỗ chủ yếu mà cộng đồng địa phươngthu hái được mô tả trong bảng. Hiện nay một số loại lâm sản do khai thác quá mức đã trở nên khan hiếm Bảng 4.6. Hoạt động thu hái lâm sản ngoài gỗ ở khu vực nghiên cứu Thời gian Tình trạng Loại Đối tượng Sử dụng Bán khai thác hiện nay Phong lan Quanh năm Tất cả ++ Mật ong T12 - T4 Nam giới ++ Măng T4 - T9 Tất cả +++ Nấm hương Quanh năm Tất cả + Tre, nứa Quanh năm Tất cả +++ Các loại cây thuốc Quanh năm Nữ ++ Lá dong T12 - T2 Tất cả ++ Quả mát T10 - T3 Nam + Hương nhu T10 - T3 Nữ ++ Mộc nhĩ Quanh năm Nữ ++ Dây nhớt Quanh năm Nữ + Sâm Quanh năm Tất cả + Ghi chú: +++: nhiều; ++: trung bình; +: khan hiếm Hoạt động thu hái lâm sản ngoài gỗ đã gây ảnh hưởng lớn đến khu vực, gây tình trạng nhiễu loạn trong rừng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hoang dã, giảm sút ĐDSH. Đồng thời đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ gây ra cháy 32
  39. rừng. Cần có chính sách đề ra sao cho tình trạng thu hai lâm sản ngoài gỗ một cách phù hợp, việc thu hái chỉ được đạt ngưỡng cho phép. Chăn thả gia súc Đây cũng là một hoạt động có ảnh hưởng ít nhiều đến sự sinh trưởng phát triển của rừng, đặc biệt là lớp cây tái sinh, cây bụi và thảm tươi của rừng, hay nói cách khác là làm giảm sự ổn định và tính đa dạng của rừng. Qua điều tra cho thấy hiện nay hầu hết các hộ trong vùng có tập quán chăn thả gia súc tự do (thả rông). Trong khi đó thức ăn chủ yếu của trâu, bò là lá của các loài thực vật, măng ,cỏ Trên thực tế thức ăn cho gia súc mà người dân sản xuất ra thì không nhiều, vì vậy hầu như chúng sống chủ yếu dựa vào các loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên, ngược lại bãi chăn thả thì không có. Chính vì thế đã gây nên sự tàn phá trên diện rộng của các loài cây tái sinh, phá hoại môi trường sống của thực vật, vết đi của gia súc làm dập nát cây con, đất bị lèn cứng, tạo nên các đường mòn gây thoái hoá và xói mòn đất. Cháy rừng xảy ra cháy ở một số nơi nhỏ lẻ. Lửa rừng có ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên thực vật rừng. Trong đó phải kể đến sự ảnh hưởng của chúng tới quá trình sinh trưởng, phát triển của tầng cây cao, sự tồn tại và phát triển của lớp cây tái sinh và vai trò giữ ẩm cho đất, bảo vệ và hạn chế xói mòn rửa trôi đất của tầng cây bụi thảm tươi. Lửa rừng do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Đốt nương làm rẫy mà không có sự kiểm soát của con người, thiếu ý thức khi mang lửa và sử dụng lửa trong rừng, do các điều kiện tự nhiên khác như: nắng nóng, khô hanh và đặc biệt là hiện tượng gió Lào - một loại gió vừa khô, lại vừa nóng rất dễ gây ra cháy rừng. Vấn đề cháy rừng vẫn luôn được Ban quản lý Khu Bảo tồn quan tâm, hiện nay chưa chưa có vụ cháy rừng nào lớn xảy ra, rừng Thượng Tiến có độ ẩm rất cao tuy nhiên cũng thể chủ quan trong việc duy trì bảo đảm trực phòng cháy chữa cháy Hoạt động quản lý của Khu BTTN Ban Quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên được thành lập theo Quyết định số 1242/QĐ-UB của UBND tỉnh Hòa Bình ngày 09/10/2000. Hiện nay ban quản lý 33
  40. có 12 cán bộ, một trạm bảo vệ và thuộc sự quản lý của UBND tỉnh Hòa Bình. Trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động quản lý bảo vệ rừng còn thiếu thốn, nghèo nàn và lạc hậu, cán bộ kiểm lâm còn trẻ, ít kinh nghiệm, do đó đã làm hạn chế hiệu quả của các hoạt động tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng của hạt. Mặt khác, ngoài tiền lương ra cán bộ kiểm lâm ở đây không có hỗ trợ gì thêm, không có kinh phí bổ sung cho các hoạt động đầu tư và hỗ trợ từ các dự án. Vì vậy, phần nào đã hạn chế đến công việc của các cán bộ kiểm lâm nơi đây. Chính vì thế, các hoạt động liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật ở đây còn nhiều hạn chế và chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên trong những năm gần đây Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến đã từng bước hoàn thiện cán bộ được tập huấn nâng cao năng lực quản lý,điều tra và đi tuân thường xuyên, tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng đến từng người dân trong các xã thuộc địa bàn Khu bảo tồn, từng bước nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ rừng trong các cộng đồng địa phương. Những mối đe dọa gián tiếp Tập quán sống và sinh hoạt: Người dân dân trong khu vực có tập quán, văn hoá làm nhà sàn bằng những cây gỗ tốt và rất lớn vì thế những cây gỗ tốt ngày càng trở nên khan hiếm. Bên cạnh đó, việc săn bắt thú rừng theo tập quán bằng các loại bẫy, các loại súng đang là nguy cơ đe dọa đến khu hệ động vật, đặc biệt là động vật quý hiếm. Sự nghèo đói: Các hoạt động kinh tế của người dân trong vùng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, diện tích đất canh tác nông nghiệp lại rất thấp, kỹ thuật thâm canh lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên (đặc biệt là thời tiết). Đời sống của người dân còn lệ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng trong khu vực. Hiệu lực thi hành pháp luật về quản lý bảo vệ rừng: Công tác quản lý bảo tồn ĐDSH tại khu vực nghiên cứu được dựa trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, hiệu lực thi hành các văn bản luật vẫn chưa triệt để và ý thức bảo vệ ĐDSH của người dân còn chưa cao vẫn có sự khai thác tài nguyên rừng trai phép. Về phương diện quản lý 34
  41. Nhà nước, lực lượng kiểm lâm trong khu vực còn chưa đủ mạnh, chính sách đãi ngộ còn hạn chế, trang bị kỹ thuật yếu nên tài nguyên của khu vực vẫn còn tiếp tục bị xâm hại. + Khó khăn và thách thức trong quản lý bảo tồn ĐDSH - Với diện tích rộng lớn nên cán bộ kiểm lâm không thể kiểm soát được hết toàn bộ khu vực, một trong những chức năng quan trọng của KBT là nghiên cứu khoa học đa lĩnh vực, bao gồm nhiều đối tượng nghiên cứu, đòi hỏi chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu ngày càng được nâng cao vì vậy cần phải bổ sung thêm nguồn nhân lực và trình độ nhân lực phải ngày càng được nâng cao - Thiếu kinh phí đầu tư cũng như duy trì hoạt động của BQL. Các chương trình đầu tư phát triển được thực hiện tại đây còn nhỏ lẻ. - Nhận thức của người dân và chính quyền địa phương về tiềm năng, giá trị của tài nguyên rừng mới dừng lại ở hiểu biết sơ lược, chưa có sự nhận thức sâu sắc về giá trị, tầm quan trọng về giá trị ĐDSH của khu vực này. - Sự tham gia của các bên liên quan còn chưa đúng tầm, chưa phát huy tối đa được sức mạnh vốn có của nó. Đặc biệt là đối với các cấp chính quyền cấp xã còn hạn chế. Mức độ tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý bảo tồn ĐDSH trong khu vực còn thấp. Người dân vẫn còn phân vân, lựa chọn giữa phát triển sinh kế gia đình và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. - Hoạt động bảo vệ, bảo tồn còn mang tính chung chung. Chưa có biện pháp quản lý, theo dõi, nghiên cứu cụ thể cho từng loài. Tình trạng săn bắn động vật hoang dã và khai thác gỗ, khai thác LSNG chưa được kiểm soát triệt để . 4.3.2. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn loài Xá xị Các Giải pháp kỹ thuật, khoa học công nghệ a. Bảo tồn nguyên vị (in-situ conservation) Việc bảo tồn nguyên vị cần được thực hiện với khu vực vùng lõi nhằm bảo vệ sinh cảnh và quần thể, cá thể loài xá xị tại khu vực cụ thể: Hạn chế việc người dân vào rừng thu hái, buôn bán loài này, nâng cao ý thức người dân trong việc bảo tồn và phát triển các loài thực vật quý hiếm nói chung và loài Xá xị nói riêng. 35
  42. b. Bảo tồn chuyển vị (ex-situ conservation): Trong công tác trồng rừng thường xuyên tại Khu bảo tồn, có thể tiến hành xây dựng các vườn giống để gieo ươm, nhân giống loài xá xị , phòng lưu tiêu bản, xây dựng mô hình trồng và quản lý rừng bền vững. Nghiên cứu giâm hom loài Xá xị (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn.) bước đầu đã thành công và khẳng định Xá xị là loài cây tương đối khó ra rễ (Phùng Văn Phê, 2010). Giá thể cắm hom là điều kiện quyết định đến sự hình thành rễ và chất lượng rễ cây hom. Giá thể hỗn hợp 60% cát vàng và 40% mùn cưa là thích hợp nhất, cho tỷ lệ hình thành rễ cao nhất và chất lượng rễ tốt nhất. Khi giâm hom Xá xị, nên cắt hom khỏi cây mẹ vào buổi sáng, rồi tiến hành xử lý bằng chất điều hòa sinh trưởng và giâm hom ngay trong ngày. Các chất điều hòa sinh trưởng có ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ ra rễ và chất lượng rễ cây hom Xá xị. IBA nồng độ 250 ppm là phù hợp nhất khi giâm hom Xá xị, cho tỷ lệ ra rễ cao nhất và chất lượng rễ tốt nhất. Thời gian xử lý hom có ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ ra rễ và chất lượng rễ của cây hom. Nên xử lý cho hom Xá xị trong 30 phút bằng IBA nồng độ 250 ppm. Ngoài ra, Xá xị cũng có thể được nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro. Các kết quả nghiên cứu ban đầu của Viện CNSH Lâm nghiệp, trường Đại học Lâm nghiệp đã khẳng định Xá xị có thể nhân nhanh in vitro thành công. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tạo rễ in vitro cần tiếp tục được thực hiện để tìm ra môi trường phù hợp, vì Xá xị là cây khó ra rễ trong môi trường nuôi cấy Giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng dân cư sống gần KBTTN Thượng Tiến. Việc giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân là việc làm rất cần thiết góp phần tăng cường sự ủng hộ của Cộng đồng đối với các mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học của Khu bảo tồn, giảm thiểu các áp lực tới tài nguyên đa dạng sinh học của Khu bảo tồn, cần cho người dân biết sự nguy hại của xá xị trong khu bảo tổn không chỉ xá xị mà tất cả các loài thực vật quý hiếm đang ở mức nguy cấp đồng thời cho thấy vai trò của thực vật đối với con người và sinh vật nhằm duy trì 36
  43. sự bền vững của các hệ sinh thái rừng và đời sống người dân gần khu bảo tồn. Cần xây dựng các chương trình giáo dục bảo tồn phù hợp với trình độ dân trí của địa phương với nhiều hình thức hấp dẫn như sách báo, tivi, loa đài Hỗ trợ cộng đồng dân cư trong vùng phát triển kinh tế Việc ủng hộ của cộng đồng dân cư vùng đệm phát triển kinh tế có ý nghĩa sống còn đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn loài Xá xị nói riêng. Sự đói nghèo đang là rào cản lớn đối với sự ủng hộ của cộng đồng về các mục tiêu bảo tồn của Khu bảo tồn và là nguyên nhân của nhiều tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học thông qua khai thác trái phép lâm sản, chăn thả gia súc tự do trong khu bảo tồn. Vì vậy cần có chính sách phù hợp nâng cao sự phát triển tránh sự lạc hậu thờ ơ của của người dân địa phương. Tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ rừng Hiện nay các hoạt động tuần tra bảo vệ ở khu BTTN Thượng Tiến diễn ra khá tốt, tuy nhiên trong vài năm gần đây vẫn diễn ra sự khai thác gỗ trái phép cụ thể người khai thác trái phép đã được các cán bộ kiểm lâm phát hiện và tích thu các trang thiết bị và đưa ra phương án xử lý về pháp luật, cần tăng cường các hoạt động tuần tra bảo vệ rừng và xử lý nghiêm các vụ vi phạm xảy ra. Cần tập trung nỗ lực tuần tra bảo vệ rừng ở các khu vực được xác định là nơi phân bố tập trung của loài xá xị. Xây dựng quy ước thôn bản về sử dụng tài nguyên rừng: Thảo luận với cộng đồng, thuyết phục cộng đồng các thôn bản vùng đệm ký cam kết thực hiện các quy ước về quản lý rừng và bảo tồn đa dạng sinh học. Một số nội dung cần có trong các quy ước thôn bản gồm: - Khuyến khích, khen thưởng kịp thời những người phát hiện vi phạm. - Cấm sản xuất, mua bán và tàng trữ cưa máy và phương tiện khai thác gỗ và lâm sản khác. - Cấm sử dụng lửa trong rừng. - Cấm thả rông gia súc trong Khu bảo tồn Tăng cường kiểm soát cháy rừng 37
  44. Cháy rừng thường rất dễ xảy ra vào mùa khô, nắng nóng là tăng nguy cơ cháy rừng, KBTN Thượng Tiến một phần lớn là rừng Luồng và tre nứa vì thế rất dễ xảy ra cháy rừng vào mùa khô, ngoài ra cháy rừng có thể xảy ra bơi các nguyên nhân chủ quan của người dân như nhóm lửa ngủ qua đêm, và nướng các loài động đã săn bắt được Một khi cháy rừng xảy ra thì thiệt hại cho đa dạng sinh học nói chung và các loài thực vật quý, hiếm là rất lớn. Vì vậy, công tác PCCR cần được quán triệt thường xuyên và triển khai rộng khắp các thôn bản sống gần khu bảo tồn. Lập hồ sơ quản lý các cây xá xị đã ghi nhận được BQL Khu BTTN Thượng Tiến cần cho cán bộ điều tra thống kê, đo đạc các cây trưởng thành của loài nói trên và lập hồ sơ theo dõi bảo vệ. Xây dựng cơ sở dữ liệu của loài và định kỳ và kiểm tra sự hiện diện của các cây và đo đạc lại các chỉ tiêu sinh học cây phục vụ công tác quản lý bảo tồn loài. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn loài Xá xị Để bảo tồn, phục hồi và phát triển quần thể của loài Xá xị tại Khu BTTN Thượng Tiến BQL Khu bảo tồn cần độc lập hoặc phối hợp với các nhà khoa học có kinh nghiệm thực hiện một số nghiên cứu cơ bản sau: 1) Thiết lập một số tuyến vật hậu ở các dạng sinh cảnh khác nhau của Khu bảo tồn; tiến hành theo dõi biến động vật hậu (mùa ra lá, hoa, quả, phát tán hạt ) của các cây trên các tuyến vật hậu và ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến quá trình vật hậu của loài. Các tư liệu khoa học này rất cần thiết cho việc quản lý bảo tồn loài. 2) Lựa chọn khoanh vùng một số điểm có cây tái sinh tự nhiên của loài nghiên cứu để theo dõi sinh trưởng của cây tái sinh, nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và yếu tố nhân sinh đến sự sinh trưởng và phát triển của các cây tái sinh. 3) Nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy hoặc hạn chế quá trình phát tán hạt và nẫy mầm của loài nghiên cứu nhằm thúc đẩy sự phát tán của các loài trong các sinh cảnh rừng của Khu BTTN Thượng Tiến. 38
  45. 4) Nghiên cứu khả năng nhân giống đại trà của loài từ hạt và từ cành phục vụ gây trồng nhân tạo trong rừng của Khu bảo tồn. 5) Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (các yếu tố thời tiến cực đoan: bão, hạn hán, sương muối ) đến sự sinh trưởng và phát triển của loài nghiên cứu trong môi trường tự nhiên, đặc biệt đối với các cây tái sinh của loài. 39
  46. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Tại Khu BTTN Thượng Tiến, Xá xị (Cinnamomum parthenoxylon) sinh trưởng chủ yếu trong sinh cảnh rừng thường xanh trên núi đá vôi, thảm thực vật chính là kiểu thảm rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đã bị tác động. Số lượng cây trưởng thành qua quá trình điều tra thực tế ghi nhận 20 cây. Các cây có chiều cao vút ngọn đạt từ 13 - 27 m trung bình 16,5 m, đường kính thân đạt từ 13,1 - 50,8 cm trung bình 30.8 cm nhìn chung các cây đều có chất lượng sinh trưởng rất tốt. Đặc điểm sinh học sinh thái: Tại Khu BTTN Thượng Tiến, Xá xị (Cinnamomum parthenoxylon) có chiều cao vút ngọn đạt từ 13 - 27m trung bình 16,5 m, đường kính đạt từ 13,1 - 50,8 cm trung bình 30.8 cm theo kết quả nghiên cứu được tại khu vực nghiên cứu, Xá xị phân bố ở độ cao từ 319 - 678 m. Sinh cảnh của Xá xị là rừng nhiều tầng, tán cao 15 - 20 m, mật độ cây gỗ đạt 320 - 560 cây/ha, trung bình 399 cây/ha. Đặc điểm lâm phần có xá xị: Thành phần loài cây gỗ tầng cao khá đa dạng với nhiều loài khác nhau. Xá xị đóng vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái rừng nơi chúng phân bố, tham gia CTTT một số lâm phần. Đã xác định được một số loài cây rất hay gặp. Xá xị thuộc tầng trội của rừng, có kích thước lớn hơn hầu hết các cây xung quanh. Xá xị có dạng phân bố lan truyền, chứng tỏ có điều kiện sống tương đối ổn định. Khả năng tái sinh của lâm phần: Khả năng tái sinh bởi các loài nơi xá xị phân bố hầu hết đều đảm bảo thay thế cho cây mẹ, cho thấy thành phần tái sinh ở đây là rất tốt đảm bảo cho sử phát triển sinh thái rừng trong tương lai. Nghiên cứu đã xác định một số nguyên nhân ảnh hưởng đến loài Xá xị và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn loài thực vật quý hiếm nói riêng và tài nguyên thực vật tại Thương Tiến nói chung. 40
  47. 2. Kiến nghị - Do số lượng cây tái sinh xá xị tại các lâm phần còn rất ít nên cần có kế hoạch khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung cây Xá xị tại các vùng phân bố tự nhiên của chúng - Mở rộng điều tra thêm các tuyến để có kết luận về hiện trạng phân bố của loài Xá xị đầy đủ và thuyết phục nhất. - Tiếp tục tiến hành các thí nghiệm nhân giống bằng hom ở các mùa khác nhau và các điều kiện khác nhau (loại chất điều hòa sinh trưởng và nồng độ, chế độ nhiệt, độ ẩm, ánh sáng ). - Tiếp tục theo dõi động thái sinh sản của loài để xác định chu kỳ sau ra quả tiếp theo, phục vụ cho công tác thu hái kịp thời và bảo quản hạt giống. Tiếp tục thử nghiệm nhân giống bằng hạt ở những điều kiện khác. - Tổ chức nghiên cứu thêm về đặc điểm sinh thái của loài, tổng hợp được tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến loài trong môi trường sống của chúng. - Nghiên cứu những đặc điểm của lá như xác định tỷ lệ diệp lục a/b, xác định cường độ quang hợp. - Giải phẫu cấu tạo gỗ để xác định mức độ tăng trưởng hàng năm của loài. - Theo dõi chặt chẽ mùa quả chín để có kế hoạch thu hái hạt giống phục vụ công tác nhân giống bằng hạt. - Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm tái sinh tự nhiên cũng như tái sinh nhân tạo của loài. 41
  48. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), 2005. Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập II, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007. Sách Đỏ Việt Nam (phần thực vật). Nxb. Khoa học tự nhiên & Công nghệ, Hà Nội. 3. Bộ Lâm Nghiệp, 1993. Quyết định số 804/QĐ-KT ngày 02/11/1993 về Ban hành quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống và vườn giống (QPN 15-93) và Quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống chuyển hóa (QPN 16-93). 4. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2000. 04 TCN 23: 2000 Quy phạm kỹ thuật trồng Quế (Cinamomum cassia BL). 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 147- 2006 về Tiêu chuẩn công nhận giống cây trồng Lâm nghiệp. Ban hành kèm theo Quyết định số 4108/QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 6. Hoàng Cầu, 1993. Phân vùng sinh thái và mở rộng vùng trồng Quế ở nước ta. Tạp chí Lâm nghiệp, số 4. 7. Hoàng Cầu, 1993. Kỹ thuật khai thác và chế biến vỏ Quế. Tạp chí lâm nghiệp số 10, 1993. 8. Hoàng Cầu, Nguyễn Hữu Phước, 1991. Kỹ thuật khai thác sơ chế và bảo quản vỏ Quế. Bản tin KHKT và KTLN số 6 - 1991. 9. Hoàng Cầu, Nguyễn Hữu Phước, 1993. Nghiên cứu kỹ thuật khai thác và sơ chế vỏ Quế. Phân viên Nghiên cứu Đặc sản rừng. 10. Chính Phủ Việt Nam, 2006. Nghị định số 32/2006/NĐ-CP. 11. Nguyễn Việt Cường, 2007. Chọn lọc cây trội và khảo nghiệm hậu thế. Dự án giống cây lâm nghiệp Việt Nam. 12. Ngô Quang Đê, Nguyễn Hữu Vĩnh, 1998. Trồng rừng. Giáo trình trường Đại học Lâm nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Phạm Xuân Hoàn, 1995. Lập biểu sản lượng (tạm thời) cho rừng Quế (Cinnamomum cassia) trồng thuần loài đều tuổi tại Văn Yên – Yên Bái. Thông tin khoa học lâm nghiệp, số 1, Trường Đại học Lâm nghiệp.
  49. 14. Phạm Xuân Hoàn, Phạm Văn Điển, 1995. Xây dựng biểu cấp đất cho rừng Quế trồng thuần loài đều tuổi tại Văn Yên - Yên Bái. Tạp chí lâm nghiệp, số 8. 15. Phạm Xuân Hoàn, 1996. Bước đầu nghiên cứu thể tích vỏ Quế (Cinnamomum cassia) dựa vào bề dày vỏ tại đường kính ngang ngực. Thông tin khoa học lâm nghiệp, số 1, Trường Đại học Lâm nghiệp. 16. Phạm Xuân Hoàn, Hoàng Xuân Y, 1999. Lập biểu sản phẩm Quế trồng ở Yên Bái bằng phương trình đường sinh thân cây. Tạp chí lâm nghiệp, số 8, Bộ NN & PTNT. 17. Phạm Xuân Hoàn, 1999. Vấn đề tuổi khai thác trong kinh doanh rừng Quế tại Văn Yên – Yên Bái. Thông tin chuyên đề khoa học công nghệ và kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chuyên đề Trường Đại học Lâm nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học, số 10, Bộ NN và PTNT. 18. Phạm Xuân Hoàn, 2001. Nghiên cứu sinh trưởng và sản lượng làm cơ sở đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong kinh doanh rừng Quế (Cinnamomum cassia) tại tỉnh Yên Bái. Tóm tắt luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học lâm nghiệp, Hà Tây. 19. Trần Hợp, 1984. Một số đặc điểm sinh vật học cây Quế. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm, Thành phó Hồ Chí Minh. 20. Trần Hợp, 1991. Cây Quế miền Bắc Việt Nam. Một số công trình 30 năm Điều tra quy hoạch rừng, Hà Nội, tr 85 – 94. 21. Huỳnh Văn Kéo, 2003. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý – sinh thái và khả năng nhân giống bằng hom cây Hoàng đàn giả ở Vườn quốc gia Bạch mã. Luận án tiến sỹ Sinh học, Đại học Huế. 22. Lê Đình Khả, 2003. Chọn giống Quế có năng suất tinh dầu cao. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (10). 23. Lê Đình Khả và cộng sự, 2003. Chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 24. Lê Đình Khả, Nguyễn Tuấn Hưng, Lê Văn Thành, Trần Hồ Quang, 2003. Chọn giống Quế có năng suất tinh dầu cao. Tạp chí NN&PTNT số 10, 2003.
  50. 25. Hà Quang Khải (chủ biên), Đỗ Đình Sâm, Đỗ Thanh Hoa, 2002. Đất lâm nghiệp. Giáo trình Đại học Lâm nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 26. Đinh Xuân Lý, 1993. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tạo cây con Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) phục vụ trồng rừng gỗ lớn, gỗ lạng ở các tỉnh phía Nam. Luận án PTS khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp. 27. Lã Đình Mỡi (chủ biên), 2001. Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam. Tập I, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 28. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001. Nhân giống vô tính và trồng rừng dòng vô tính. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 29. Phùng Văn Phê, 2012. Nghiên cứu giâm hom cây Xá xị (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn.) làm cơ sở cho công tác bảo tồn ở Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Tạp chí Khoa học và Công nghệ 50 (6) (2012) 645-652. 30. Nguyễn Văn Phong và cộng sự, 2009. Nhân giống cây Vù hương (Cinnamomum balansae) để tạo nguồn giống phục vụ chương trình làm giàu rừng. Tạp chí Kinh tế sinh thái, số 27, trang 46-50. 31. Nguyễn Huy Sơn và Phạm Văn Tuấn, 2006. Chọn và nhân giống Quế (C. cassia. PREL) cho năng suất tinh dầu cao. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 32. Lê Công Sơn và Cộng sự, 2013. Tính đa dạng về thành phần loài và giá trị sử dụng của chi Quế (Cinnamomum) và chi Bời lời (Litsea) họ Long não (Lauraceae Juss.) ở Vườn Quốc gia Bạch Mã. Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5. 33. Lưu Cảnh Trung và Cộng sự, 2016. Khai thác và phát triển nguồn gen giống Quế Thanh Hóa (Cinnamomum cassia) có năng suất và chất lượng tinh dầu cao. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 34. Phạm Văn Tuấn, 2004. Cây Quế: Thị trường và phương thức trồng. Thông tin KHCN&KTLN số 5 năm 2004.
  51. 35. Phạm Văn Tuấn, 2005. Kết quả bước đầu chọn và nhân giống Quế. Báo cáo khoa học tại Hội nghị Lâm nghiệp toàn quốc, tháng 4/2005. 36. Phạm Văn Tuấn, Nguyễn Đình Hải, 2004. Nhân giống sinh dưỡng cây quế bằng ghép và hom. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 12/2004. 37. Phạm Văn Tuấn, Nguyễn Huy Sơn, 2004. Kết quả khảo nghiệm xuất xứ Quế. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 11/2004. 38. Phạm Văn Tuấn, Nguyễn Huy Sơn, 2005. Chọn giống Quế theo chỉ tiêu sinh trưởng và tinh dầu ở Trà My, Quảng Nam. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT số 23/2005.
  52. PHỤ BIỂU Phụ Biểu I : Kết quả điều tra tầng cây cao Số hiệu Trạng C1.3 Hvn Hdc Tên cây D1.3 (cm) DT1 DT2 DTTB OTC thái (cm) (m) (m) OTC1 IIA sồi đấu to 101.7 32.4 19.0 4.8 4.5 4.8 4.7 OTC1 IIA dẻ 41.8 13.3 16.1 8.1 4.1 5 4.6 OTC1 IIA xoan nhừ 96.4 30.7 17.3 7.3 4.9 4.2 4.6 OTC1 IIA Pơmu 77.6 24.7 17.7 6.3 4.6 5.2 4.9 OTC1 IIA sao đen 53.7 17.1 15.7 8.4 4.9 5.6 5.3 OTC1 IIA lìu thiu 94.8 30.2 15.7 4.8 4.6 5.5 5.1 OTC1 IIA mỡ 99.5 31.7 19.0 5.4 6 4.3 5.2 OTC1 IIA Táu mặt quỷ 106.1 33.8 15.7 7.8 6.7 4.9 5.8 OTC1 IIA Táu mặt quỷ 102.7 32.7 16.9 5.3 4.2 4.4 4.3 OTC1 IIA mỡ 55.9 17.8 17.8 6.7 6.4 5.5 6.0 OTC1 IIA Táu mặt quỷ 80.7 25.7 19.2 8.2 4.7 5.1 4.9 OTC1 IIA mỡ 36.1 11.5 18.5 5.0 4.3 5.5 4.9 OTC1 IIA mỡ 95.8 30.5 21.5 6.6 5.9 5.6 5.8 OTC1 IIA vù hương 37.1 11.8 18.3 8.7 5 5.3 5.2 OTC1 IIA sao đen 101.1 32.2 18.0 7.5 4.9 4.3 4.6 OTC1 IIA Táu mặt quỷ 45.2 14.4 18.6 6.2 6.2 5.4 5.8 OTC1 IIA mỡ 50.9 16.2 18.4 6.0 5.5 5.5 5.5 OTC1 IIA dẻ 105.5 33.6 21.4 5.7 5.5 5.6 5.6 OTC1 IIA sao đen 95.1 30.3 20.1 5.6 5.5 4.1 4.8 OTC1 IIA Táu mặt quỷ 49.6 15.8 18.1 7.6 4.4 5.4 4.9 OTC1 IIA Pơmu 85.4 27.2 18.1 7.8 4.1 5.4 4.8 OTC1 IIA mỡ 47.4 15.1 21.1 6.3 5.5 4.3 4.9 OTC1 IIA mỡ 47.4 15.1 15.3 7.6 4.5 5.9 5.2 OTC1 IIA mỡ 49.9 15.9 20.9 6.2 5.7 5.2 5.5 OTC1 IIA mỡ 43.0 13.7 16.5 5.3 7 4.8 5.9 OTC1 IIA sao đen 68.8 21.9 17.9 6.9 4.9 4.5 4.7 OTC1 IIA Táu mặt quỷ 42.7 13.6 19.6 5.8 4.5 5.3 4.9 OTC1 IIA mỡ 40.5 12.9 19.0 4.9 5.7 5.2 5.5 OTC2 IIA mỡ 60.3 19.2 18.1 9.7 4.9 3.1 4.0 OTC2 IIA Táu mặt quỷ 80.1 25.5 20.8 8.8 3.2 3.5 3.4 OTC2 IIA mỡ 98.6 31.4 15.2 7.6 2.9 3.6 3.3 OTC2 IIA trâm trắng 71.9 22.9 21.8 10.2 3.3 3.4 3.4 OTC2 IIA Bông bạc 58.4 18.6 15.1 8.4 3.2 4 3.6 OTC2 IIA mỡ 79.8 25.4 16.8 8.3 4.1 3.9 4.0 OTC2 IIA mỡ 86.4 27.5 18.9 9.6 5.6 4.4 5.0 OTC2 IIA lìu thiu 61.2 19.5 18.7 8.2 4.7 3.3 4.0 OTC2 IIA Pơmu 73.8 23.5 15.5 10.7 4.1 3.7 3.9 OTC2 IIA Xá xị 53.7 17.1 17.5 8.4 5.5 3.4 4.5
  53. OTC2 IIA Táu mặt quỷ 108.6 34.6 21.0 9.5 3.4 3.1 3.3 OTC2 IIA dẻ 51.2 16.3 16.3 9.0 5.3 4.2 4.8 OTC2 IIA dẻ 115.6 36.8 17.4 7.1 3.3 3.9 3.6 OTC2 IIA mỡ 61.2 19.5 20.4 8.8 3.9 4 4.0 OTC2 IIA mỡ 67.5 21.5 16.8 8.5 3.2 4.1 3.7 OTC2 IIA mỡ 63.1 20.1 16.7 6.3 2.8 4.4 3.6 OTC2 IIA Táu mặt quỷ 93.6 29.8 19.4 8.1 4.1 3.4 3.8 OTC2 IIA mỡ 86.7 27.6 20.9 9.2 4.4 3.6 4.0 OTC2 IIA xoan nhừ 82.6 26.3 17.0 9.0 3.5 4.2 3.9 OTC2 IIA Pơmu 115.9 36.9 21.5 7.8 3.1 3.7 3.4 OTC2 IIA Xá xị 50.6 16.1 18.8 10.1 3.7 3.9 3.8 OTC2 IIA dẻ 108.3 34.5 15.3 8.2 3.2 4 3.6 OTC2 IIA vù hương 55.3 17.6 20.3 10.2 2.6 3.8 3.2 OTC2 IIA dẻ 105.5 33.6 22.0 7.9 5.1 3.3 4.2 OTC2 IIA vù hương 81.0 25.8 18.6 10.3 3.9 3.9 3.9 OTC3 IIA mỡ 37.1 11.8 11.2 8.9 6 4.4 5.2 OTC3 IIA Táu mặt quỷ 105.5 33.6 10.3 7.1 6.4 4.3 5.4 OTC3 IIA dẻ 41.4 13.2 9.2 8.9 7.1 5.5 6.3 OTC3 IIA sồi dấu cứng 83.8 26.7 8.3 7.7 5.6 4.9 5.3 OTC3 IIA mỡ 104.9 33.4 9.4 5.6 6.8 4.5 5.7 OTC3 IIA sồi dấu cứng 91.7 29.2 9.1 8.8 5.2 6.5 5.9 OTC3 IIA Táu mặt quỷ 78.8 25.1 14.9 8.1 5.9 4.9 5.4 OTC3 IIA sao đen 71.0 22.6 14.9 5.3 6.1 6.7 6.4 OTC3 IIA vù hương 85.7 27.3 10.6 8.0 5.9 4.3 5.1 OTC3 IIA mò roi 83.8 26.7 10.9 9.0 6.1 7 6.6 OTC3 IIA Táu mặt quỷ 58.4 18.6 13.7 6.7 5.7 5.6 5.7 OTC3 IIA vù hương 70.0 22.3 11.6 6.1 6.6 6.5 6.6 OTC3 IIA mỡ 71.0 22.6 10.0 8.9 4.2 6.3 5.3 OTC3 IIA Táu mặt quỷ 92.3 29.4 13.9 6.5 5.1 4.9 5.0 OTC3 IIA trâm trắng 96.1 30.6 12.9 6.1 5.3 4.8 5.1 OTC3 IIA dẻ lỗ 72.8 23.2 11.0 9.4 7.9 4.9 6.4 OTC3 IIA mỡ 62.5 19.9 13.9 6.1 7.5 4.6 6.1 OTC3 IIA trâm trắng 102.1 32.5 13.7 9.7 7.4 4.4 5.9 OTC3 IIA Táu mặt quỷ 105.2 33.5 9.8 5.8 5.4 4.8 5.1 OTC3 IIA Táu mặt quỷ 37.4 11.9 13.3 7.7 4.2 6.4 5.3 OTC3 IIA lim xẹt 61.9 19.7 12.8 6.1 7.6 6.2 6.9 OTC3 IIA mỡ 75.0 23.9 14.7 7.1 6 4.4 5.2 OTC3 IIA mỡ 58.7 18.7 11.6 8.7 6 7 6.5 OTC3 IIA sồi dấu cứng 52.8 16.8 13.9 7.7 7.4 5.2 6.3 OTC4 IIA mỡ 90.1 28.7 10.2 11.1 5.5 5.5 5.5 OTC4 IIA mỡ 88.9 28.3 15.4 10.1 5.7 4.8 5.3 OTC4 IIA dẻ 54.0 17.2 15.8 10.0 5.9 4.8 5.4 OTC4 IIA mỡ 66.3 21.1 14.9 8.6 5.3 5.9 5.6 OTC4 IIA dẻ 33.6 10.7 15.5 10.9 4.2 4.3 4.3 OTC4 IIA sao đen 76.3 24.3 11.5 8.4 4.1 4.4 4.3
  54. OTC4 IIA mỡ 61.9 19.7 15.1 11.9 5.7 4.8 5.3 OTC4 IIA mỡ 57.8 18.4 14.4 11.9 5 5.2 5.1 OTC4 IIA Táu mặt quỷ 48.4 15.4 14.5 10.5 5.3 5.6 5.5 OTC4 IIA mỡ 33.0 10.5 15.9 11.4 4.5 5 4.8 OTC4 IIA Táu mặt quỷ 67.5 21.5 14.4 7.1 4.5 4.4 4.5 OTC4 IIA dẻ 76.6 24.4 11.5 9.7 7 5.6 6.3 OTC4 IIA sao đen 53.1 16.9 9.8 8.3 5.8 4.7 5.3 OTC4 IIA mỡ 32.0 10.2 9.5 11.9 5.7 5.4 5.6 OTC4 IIA sồi đấu to 34.2 10.9 15.2 8.6 6.6 5.8 6.2 OTC4 IIA mỡ 45.8 14.6 12.2 11.9 5.7 4.7 5.2 OTC4 IIA Táu mặt quỷ 58.7 18.7 13.7 9.9 5.1 5.9 5.5 OTC4 IIA dẻ 68.1 21.7 12.6 8.6 5.9 5.9 5.9 OTC4 IIA vù hương 40.2 12.8 10.5 7.2 6.8 6 6.4 OTC4 IIA Pơmu 39.6 12.6 9.1 10.4 5.1 5.9 5.5 OTC4 IIA Pơmu 51.2 16.3 9.6 11.9 4.8 5.1 5.0 OTC4 IIA mỡ 73.8 23.5 10.2 10.0 5.7 5.6 5.7 OTC5 IIB mỡ 60.3 19.2 19.7 8.7 4.6 4.5 4.6 OTC5 IIB mỡ 77.6 24.7 15.9 8.6 5.3 3.1 4.2 OTC5 IIB lìu thiu 45.5 14.5 16.8 5.6 4.8 4 4.4 OTC5 IIB Pơmu 79.8 25.4 15.1 6.6 5.6 3.5 4.6 OTC5 IIB Xá xị 92.6 29.5 17.4 5.7 3.9 4.4 4.2 OTC5 IIB dẻ 27.6 8.8 18.2 5.6 3 4.4 3.7 OTC5 IIB dẻ 82.9 26.4 16.1 7.1 4.8 3.5 4.2 OTC5 IIB dẻ 81.3 25.9 20.0 6.2 3.8 3.8 3.8 OTC5 IIB dẻ 33.6 10.7 13.6 8.0 4.3 3.9 4.1 OTC5 IIB Táu mặt quỷ 47.4 15.1 18.6 5.7 4.8 5 4.9 OTC5 IIB dẻ 60.6 19.3 17.4 6.2 4.3 3.5 3.9 OTC5 IIB dẻ lỗ 44.3 14.1 19.0 6.1 3.2 5.2 4.2 OTC5 IIB mỡ 91.7 29.2 17.5 6.7 4.4 4.3 4.4 hốc quang 66.3 19.5 8.2 OTC5 IIB trắng 21.1 3.4 4.2 3.8 OTC5 IIB mỡ 58.1 18.5 18.9 9.0 5.6 4.9 5.3 OTC5 IIB mỡ 36.4 11.6 14.1 8.3 4.1 3.4 3.8 OTC5 IIB Xá xị 22.6 7.2 16.9 5.7 4.4 4.6 4.5 OTC5 IIB mỡ 27.6 8.8 15.3 7.6 3 4.4 3.7 OTC5 IIB dẻ 82.9 26.4 14.9 6.6 4.8 3.5 4.2 OTC5 IIB Táu mặt quỷ 81.3 25.9 18.8 6.1 3.8 3.8 3.8 OTC5 IIB dẻ 33.6 10.7 19.2 5.6 4.3 3.9 4.1 OTC5 IIB sồi đấu to 47.4 15.1 17.3 6.9 4.8 5 4.9 OTC5 IIB dẻ 60.6 19.3 18.4 4.5 4.3 3.5 3.9 OTC5 IIB long bàn 44.3 14.1 13.5 7.1 3.2 5.2 4.2 OTC5 IIB mỡ 91.7 29.2 13.8 8.7 4.4 4.3 4.4 OTC5 IIB vù hương 66.3 21.1 18.1 4.8 3.4 4.2 3.8 OTC5 IIB vù hương 58.1 18.5 15.8 7.6 5.6 4.9 5.3 OTC5 IIB mỡ 65.0 20.7 17.0 8.4 4.9 5.2 5.1 OTC5 IIB mỡ 68.8 21.9 14.6 8.4 5 4.9 5.0
  55. OTC5 IIB Táu mặt quỷ 55.3 17.6 19.4 6.0 5.2 5.5 5.4 OTC5 IIB dẻ 87.0 27.7 17.0 5.3 5.7 4.2 5.0 OTC5 IIB Táu mặt quỷ 49.0 15.6 13.2 5.3 5.7 4.4 5.1 OTC5 IIB sồi đấu to 52.4 16.7 14.7 8.8 3.7 5.6 4.7 OTC6 IIB dẻ 101.1 32.2 7.9 7.7 4.2 4.8 4.5 OTC6 IIB Pơmu 91.7 29.2 12.5 5.1 5.3 4.9 5.1 OTC6 IIB mỡ 59.0 18.8 7.2 9.7 4.1 4.7 4.4 OTC6 IIB sồi dấu cứng 38.6 12.3 7.9 5.8 5.4 5.8 5.6 OTC6 IIB sồi đấu to 77.6 24.7 13.2 8.3 5.7 4.2 5.0 OTC6 IIB Pơmu 78.2 24.9 8.7 9.3 4.6 5.5 5.1 OTC6 IIB dẻ 80.4 25.6 8.7 6.9 6.5 4.2 5.4 OTC6 IIB mỡ 91.4 29.1 9.9 9.6 4.1 5.3 4.7 OTC6 IIB mỡ 98.6 31.4 9.0 8.3 6.9 5.4 6.2 OTC6 IIB Pơmu 40.2 12.8 13.2 7.4 5.2 5.2 5.2 OTC6 IIB Táu mặt quỷ 75.0 23.9 8.0 7.4 5.5 4.9 5.2 OTC6 IIB mỡ 85.1 27.1 9.2 6.5 5.1 4.7 4.9 OTC6 IIB dẻ 50.6 16.1 14.0 8.1 4.6 4.9 4.8 OTC6 IIB trâm trắng 42.4 13.5 13.4 8.4 6.7 4.7 5.7 OTC6 IIB mỡ 99.2 31.6 11.7 8.8 6.5 4.3 5.4 OTC6 IIB Táu mặt quỷ 101.1 32.2 11.3 7.0 5.7 5.4 5.6 OTC6 IIB sao đen 79.8 25.4 7.3 7.1 6.5 5 5.8 OTC6 IIB sồi đấu to 89.5 28.5 11.1 9.0 4.8 5.7 5.3 OTC6 IIB dẻ 65.3 20.8 9.5 6.6 6.6 5.9 6.3 OTC6 IIB sồi dấu cứng 62.2 19.8 10.7 8.1 4.5 5.3 4.9 OTC6 IIB Táu mặt quỷ 35.5 11.3 9.8 7.8 4.5 5.9 5.2 OTC6 IIB Pơmu 71.0 22.6 8.1 7.5 6.5 5.1 5.8 OTC6 IIB dẻ 46.8 14.9 13.8 8.4 6.6 5.4 6.0 OTC6 IIB lim xẹt 80.1 25.5 9.3 8.0 4.7 4.8 4.8 OTC7 IIIA Xá xị 68.1 21.7 13 9 4 3 3.5 OTC7 IIIA Trẩu 60.9 19.4 10 8 4 6 5.0 OTC7 IIIA Trẩu 58.1 18.5 8 7 5 7 6.0 OTC7 IIIA Sung rừng 99.9 31.8 10 7 6 6 6.0 OTC7 IIIA Màng tang 55.0 17.5 12 10 3 3 3.0 OTC7 IIIA Xoan rừng 90.1 28.7 21 13 3 3 3.0 OTC7 IIIA Xoan rừng 85.1 27.1 18 10 4 3 3.5 OTC7 IIIA Ba soi 42.1 13.4 8 5 2 3 2.5 OTC7 IIIA Dẻ 75.0 23.9 15 10 2 3 2.5 OTC7 IIIA Lim Xẹt 60.0 19.1 15 11 4 3 3.5 Máu chó lá 32.3 10.3 6 3 2 3 OTC7 IIIA nhỏ 2.5 OTC7 IIIA Re chụm 76.9 24.5 11 6 4 5 4.5 OTC7 IIIA sp1 27.3 8.7 6 5 2 2 2.0 OTC7 IIIA Chẹo 38.6 12.3 7 5 4 4 4.0 OTC7 IIIA Sau sau 45.5 14.5 9 4 5 6 5.5 OTC7 IIIA Chẹo 46.8 14.9 8 5 4 5 4.5
  56. OTC8 IIIA Xá xị 129.1 41.1 17 14 10 12 11.0 OTC8 IIIA Gội 65.0 20.7 9 5 3 3 3.0 OTC8 IIIA Gội 42.1 13.4 7 4 2 2 2.0 OTC8 IIIA Ba soi 90.1 28.7 11 8 5 4 4.5 Máu chó lá 55.0 17.5 9 4 3 5 OTC8 IIIA nhỏ 4.0 OTC8 IIIA Ba bét 95.1 30.3 15 13 5 3 4.0 OTC8 IIIA Trẩu 61.9 19.7 10 5 4 3 3.5 OTC8 IIIA Ba bét 70.0 22.3 10 7 3 4 3.5 OTC8 IIIA Trẩu 80.1 25.5 12 9 4 4 4.0 OTC8 IIIA Sồi 55.0 17.5 13 10 3.5 4 3.8 OTC8 IIIA Ba bét 85.1 27.1 8 5 3 4 3.5 OTC8 IIIA bời lời 70.7 22.5 11 8 2 3 2.5 OTC8 IIIA bời lời 112.1 35.7 14 9 6 5 5.5 OTC8 IIIA kháo 51.5 16.4 10 7 3 2 2.5 OTC8 IIIA mắc niểng 40.8 13 17 7 4 4 4.0 OTC8 IIIA kháo 38.6 12.3 10 8 2 3 2.5 OTC8 IIIA gội 82.0 26.1 22 15 5 7 6.0 OTC8 IIIA Sp1 43.0 13.7 10 8 3 2 2.5 OTC9 IIA Xá xị 114.9 36.6 21 17 7 8 7.5 OTC9 IIA Ba bét 49.9 15.9 10 8 3 3 3.0 OTC9 IIA Trẩu 55.0 17.5 10 7 2 3 2.5 OTC9 IIA Bông đề 75.0 23.9 12 9 5 5 5.0 OTC9 IIA Dẻ gai 130.0 41.4 15 11 10 8 9.0 OTC9 IIA Vàng tâm 114.9 36.6 12 11 5 6 5.5 OTC9 IIA Sồi 140.0 44.6 17 12 10 7 8.5 OTC9 IIA Ngát 110.8 35.3 15 9 7 7 7.0 OTC9 IIA Trẩu 114.6 36.5 15 12 5 6 5.5 OTC9 IIA nanh chuột 44.3 14.1 13 10 3 4 3.5 OTC9 IIA Sp1 148.8 47.4 17 11 10 7 8.5 OTC9 IIA gội 37.1 11.8 11 7 5 4 4.5 OTC9 IIA Sp2 35.2 11.2 11 9 2 3 2.5 OTC9 IIA thừng mực 22.9 7.3 7 2 4 3 3.5 OTC9 IIA kháo 60.0 19.1 14 12 3 5 4.0 OTC9 IIA Sp3 99.5 31.7 14 8 10 7 8.5 OTC9 IIA gội 23.6 7.5 9 5 3 2 2.5 OTC9 IIA thừng mực 35.5 11.3 10 8 5 3 4.0 OTC9 IIA Sp1 116.2 37 14 10 5 7 6.0 OTC9 IIA thừng mực 25.7 8.2 10 4 3 2 2.5 OTC10 IIIA Xá xị 140.0 44.6 25 21 8 7 7.5 OTC10 IIIA Mít rừng 49.9 15.9 8 6 3 3 3.0 OTC10 IIIA Lim xẹt 145.1 46.2 25 20 10 7 8.5 OTC10 IIIA Vàng tâm 215.1 68.5 27 23 15 13 14.0 OTC10 IIIA Bồ kết rừng 123.1 39.2 16 12 6 4 5.0
  57. OTC10 IIIA Dâu da đất 82.9 26.4 7 3 7 5 6.0 OTC10 IIIA Ràng ràng 70.0 22.3 12 9 5 4 4.5 OTC10 IIIA Vàng tâm 90.1 28.7 15 13 4 4 4.0 OTC10 IIIA Sến mật 99.9 31.8 14 10 5 4 4.5 OTC10 IIIA Dẻ gai 95.1 30.3 15 12 7 4 5.5 OTC10 IIIA Sp1 49.9 15.9 8 5 5 3 4.0 OTC10 IIIA Trám trắng 70.0 22.3 11 9 6 4 5.0 OTC10 IIIA Màng tang 61.2 19.5 9 7 3 2.5 2.8 OTC10 IIIA Me rừng 39.9 12.7 11 8 2.5 2.5 2.5 OTC10 IIIA Sp2 60.0 19.1 11 7 3 3 3.0 OTC10 IIIA Sau sau 171.1 54.5 19 9 2.5 3 2.8 OTC10 IIIA Mí 36.4 11.6 8 6 6 3.5 4.8 OTC10 IIIA Màng tang 59.7 19 9 7 3 2.5 2.8 OTC10 IIIA Me rừng 39.9 12.7 11 8 2.5 2.5 2.5 OTC11 IIB Xá xị 190.0 60.5 18 15 8 5 6.5 OTC11 IIB Sp1 85.1 27.1 12 7 5 4 4.5 OTC11 IIB Ràng ràng 90.1 28.7 11 8 3 3 3.0 OTC11 IIB Sến mật 285.1 90.8 20 11 10 7 8.5 OTC11 IIB Lim xẹt 309.9 98.7 27 25 12 10 11.0 OTC11 IIB Màng tang 70.0 22.3 9 6 4 3 3.5 OTC11 IIB Vàng tâm 125.0 39.8 25 21 7 5 6.0 OTC11 IIB Nhội 130.0 41.4 15 12 8 6 7.0 OTC11 IIB Mít rừng 115.9 36.9 11 7 5 5 5.0 OTC11 IIB Sau sau 194.7 62 19 8 9 8.5 8.8 OTC11 IIB Sau sau 185.3 59 20 11 8 10 9.0 OTC11 IIB Sảng nhung 31.4 10 8 5 2 2 2.0 OTC11 IIB Mí 56.5 18 10 8 2.5 3 2.8 OTC11 IIB Sồi xanh 34.5 11 7 4 2.5 3 2.8 OTC11 IIB Lá nến 65.9 21 12 8 5 4.5 4.8 OTC12 IIIA Xá xị 130.9 41.7 25 20 6 3 4.5 OTC12 IIIA Bồ đề 80.1 25.5 20 15 3 2 2.5 OTC12 IIIA Dẻ 99.9 31.8 30 25 6 5 5.5 OTC12 IIIA Dầu 70.0 22.3 15 10 2 2 2.0 OTC12 IIIA Xoan đào 80.1 25.5 25 15 5 3 4.0 OTC12 IIIA Khét 99.9 31.8 20 19 5 5 5.0 OTC12 IIIA Lim xẹt 99.9 31.8 15 12 5 3 4.0 OTC12 IIIA Sồi xanh 189.3 60.3 17 11 4.5 4.5 4.5 OTC12 IIIA Sồi xanh 184.3 58.7 18 12 5.5 5 5.3 OTC12 IIIA Kháo 126.9 40.4 13 7 3.5 4 3.8 OTC12 IIIA Thanh thất 76.0 24.2 11 6 3 3 3.0 OTC12 IIIA Thanh thất 100.5 32 13 6 3 3 3.0 OTC12 IIIA Chẹo 151.0 48.1 13 7 4 3.5 3.8 OTC12 IIIA Dẻ 58.1 18.5 11 6 3 3 3.0
  58. OTC12 IIIA Chẹo 96.4 30.7 13 6 3.5 3.5 3.5 OTC12 IIIA Sồi xanh 137.2 43.7 15 8 3.5 4 3.8 OTC12 IIIA Chẹo 123.4 39.3 16 10 4 4 4.0 OTC13 IIB Xá xị 98.9 31.5 27 21 3 2.5 2.8 OTC13 IIB Dâu gia đất 49.9 15.9 5 3 1.5 1.5 1.5 OTC13 IIB Dẻ 80.1 25.5 20 15 3 2 2.5 OTC13 IIB Mít rừng 49.9 15.9 10 5 4 4 4.0 OTC13 IIB Ngát 80.1 25.5 20 15 4 4 4.0 OTC13 IIB Trám trắng 80.1 25.5 25 20 3 3 3.0 OTC13 IIB Chẹo 99.9 31.8 25 19 6 5 5.5 Ràng ràng 69.1 22 11 7 3 3 OTC13 IIB xanh 3.0 Ràng ràng 56.5 18 10 7 3 2.5 OTC13 IIB xanh 2.8 OTC13 IIB Bời lời 62.8 20 11 8 3 3 3.0 OTC13 IIB Bời lời 56.5 18 13 7 3 2.5 2.8 Ràng ràng 91.1 29 14 10 4 4.5 OTC13 IIB xanh 4.3 Ràng ràng 56.5 18 18 8 4 5.5 OTC13 IIB xanh 4.8 OTC13 IIB Sồi xanh 153.9 49 18 13 3 3 3.0 OTC13 IIB Sồi xanh 166.4 53 11 7 3 2.5 2.8 OTC13 IIB Chẹo 69.1 22 14 10 3 3 3.0 OTC13 IIB Chẹo 59.7 19 11 7 3.5 4 3.8 OTC13 IIB Kháo 65.9 21 12 6 3 2.5 2.8 OTC13 IIB Chẹo 62.8 20 12 6 2 3 2.5 OTC14 IIB Xá xị 45.8 14.6 8 7 1 1 1.0 OTC14 IIB Dẻ 80.1 25.5 10 8 3 4 3.5 OTC14 IIB Chẹo 99.9 31.8 25 20 6 5 5.5 OTC14 IIB Trám trắng 80.1 25.5 20 15 3 4 3.5 OTC14 IIB Dâu da đất 60.0 19.1 7 5 3 3 3.0 OTC14 IIB Trẩu 80.1 25.5 7 6 3 1 2.0 OTC14 IIB Sp1 99.9 31.8 15 12 4 5 4.5 OTC14 IIB Mít rừng 49.9 15.9 7 6 2 2 2.0 OTC14 IIB Trám trắng 59.7 19 12 10 2 2.5 2.3 OTC14 IIB Ba gạc 65.9 21 12.5 8 2.5 2.5 2.5 OTC14 IIB Ba bét 81.6 26 12 7 4 3.5 3.8 OTC14 IIB Ba gạc 47.1 15 12 7.5 3.5 3 3.3 Ràng ràng 72.2 23 14 12.5 2 2.5 OTC14 IIB xanh 2.3 OTC14 IIB Mít rừng 40.8 13 9.5 5.5 2.5 2 2.3 OTC14 IIB Kháo 53.4 17 7.5 5.5 2.5 2 2.3 OTC14 IIB Kháo 163.3 52 15 6.5 7 6 6.5 OTC14 IIB Sp2 153.9 49 16.5 11.5 3.5 3.5 3.5 OTC15 IIIA Xá xị 168.9 53.8 17 11 6.5 5 5.8
  59. OTC15 IIIA Chẹo tía 112.1 35.7 12 6 8 4 6.0 OTC15 IIIA Trám trắng 34.9 11.1 11 9 2.2 2 2.1 OTC15 IIIA Sung rừng 135.0 43 15 12 7 5 6.0 OTC15 IIIA Nhội 70.0 22.3 6 7 4 3 3.5 OTC15 IIIA Rẻ trắng 140.0 44.6 21 17 9 7.5 8.3 OTC15 IIIA Sơn 92.0 29.3 17 14 7.5 6 6.8 OTC15 IIIA Chẹo tía 96.1 30.6 16 13 6.5 5 5.8 OTC15 IIIA Máu chó 54.0 17.2 8 6 3 3 3.0 OTC15 IIIA Sung 82.9 26.4 13 9 4 4.5 4.3 OTC15 IIIA Vàng tâm 115.9 36.9 18 15 6.5 5 5.8 OTC15 IIIA Ba trạc 61.9 19.7 6 5 4 2 3.0 OTC15 IIIA Mán đỉa 122.1 38.9 12 7 8.5 3 5.8 OTC15 IIIA Trẩu 136.0 43.3 14 8 4 4.5 4.3 OTC16 IIIA Xá xị 76.9 24.5 10 8 0.0 OTC16 IIIA Sơn 163.0 51.9 17 12 7 5 6.0 OTC16 IIIA Trám trắng 64.1 20.4 11 9 5.5 4 4.8 OTC16 IIIA Sấu 211.0 67.2 15 11 12 8.4 10.2 OTC16 IIIA Nhội 113.0 36 9 5 7 5.1 6.1 OTC16 IIIA Dâu rừng 68.1 21.7 7 4 6 3 4.5 OTC16 IIIA Trẩu 92.0 29.3 12 9 4.4 4 4.2 OTC16 IIIA Chẹo tía 91.1 29 11 6 6 5.5 5.8 OTC16 IIIA Vả 156.1 49.7 12 7 7 6 6.5 OTC16 IIIA Mán đỉa 190.0 60.5 14 9 9.5 5 7.3 OTC16 IIIA Chẹo tía 64.1 20.4 12 6 2 3 2.5 OTC16 IIIA Chẹo tía 65.0 20.7 12 6 2.5 2.5 2.5 OTC16 IIIA Sồi 58.1 18.5 13 7 3.5 3.5 3.5 OTC16 IIIA Chẹo tía 91.4 29.1 14 8 4.5 4.5 4.5 OTC16 IIIA Sồi xanh 168.9 53.8 13 9 3.5 3.5 3.5 OTC16 IIIA Trám trắng 60.6 19.3 12 6 3 3 3.0 Ràng ràng 81.0 25.8 11 6 3 4 OTC16 IIIA xanh 3.5 OTC17 IIA Xá xị 74.1 23.6 16 13 2.1 4 3.1 OTC17 IIA Trám trắng 90.1 28.7 17 12 6.5 5 5.8 OTC17 IIA Trẩu 85.1 27.1 11 12 6.2 5 5.6 OTC17 IIA Chẹo tía 91.1 29 16 13 6.5 5 5.8 OTC17 IIA Mán đỉa 179.9 57.3 18 15 7.7 6 6.9 OTC17 IIA Máu chó 75.0 23.9 17 14 8 6 7.0 OTC17 IIA Dẻ gai 135.0 43 12 7 9.5 6 7.8 OTC17 IIA Lim xẹt 114.9 36.6 14 11 9.7 6 7.9 OTC17 IIA Chẹo 54.3 17.3 8 6 4 3 3.5 OTC17 IIA mắc niểng 88.2 28.1 12 8 4 5 4.5 OTC17 IIA Chẹo 67.8 21.6 9 7 5 6 5.5 OTC17 IIA Chẹo 55.0 17.5 8 7 2 4 3.0 OTC17 IIA gội 43.0 13.7 9 8 1 1 1.0
  60. OTC17 IIA gội 48.4 15.4 9 6 3 4 3.5 OTC17 IIA Chẹo 44.3 14.1 8 5 1 3 2.0 OTC17 IIA gội 26.4 8.4 8 6 3 5 4.0 OTC17 IIA côm tầng 28.9 9.2 7 6 2 3 2.5 OTC17 IIA mắc niểng 34.9 11.1 8 6 2 2 2.0 OTC17 IIA sp3 31.4 10 7 3 2 3 2.5 OTC17 IIA Chẹo 30.5 9.7 9 7 3 3 3.0 OTC17 IIA Chẹo 32.3 10.3 7 5 4 3 3.5 OTC18 IIB Xá xị 43.0 13.7 12 9 4 3 3.5 OTC18 IIB Ngát 130.0 41.4 15 11 5.5 4 4.8 OTC18 IIB Trám trắng 215.1 68.5 19 12 6.5 7 6.8 OTC18 IIB Chẹo tía 205.0 65.3 11 8 9.2 8 8.6 OTC18 IIB Lim xẹt 169.9 54.1 16 11 9 8 8.5 OTC18 IIB Trẩu 90.1 28.7 11 7 6.5 6 6.3 OTC18 IIB Máu Chó 161.1 51.3 18 14 4.5 6 5.3 OTC18 IIB Dẻ 168.9 53.8 15 10 8.5 8 8.3 OTC18 IIB Nhội 229.8 73.2 16 7 12 7.5 9.8 OTC18 IIB Trám trắng 190.0 60.5 20 16 10 8.5 9.3 OTC18 IIB Cây gạo 174.9 55.7 18 12 5.5 5 5.3 OTC18 IIB Sồi phảng 103.0 32.8 11 8 3 5 4.0 OTC18 IIB Mắc niểng 27.9 8.9 7 5 2 3 2.5 OTC18 IIB Chẹo 25.1 8 8 5 2 3 2.5 OTC18 IIB sp1 49.0 15.6 9 2 4 5 4.5 OTC18 IIB sp2 22.9 7.3 5 4 1 2 1.5 OTC19 IIB Xá xị 103.9 33.1 15 10 4.2 2 3.1 OTC19 IIB Trám trắng 160.1 51 18 15 8 7 7.5 OTC19 IIB Dẻ 190.0 60.5 21 17 9.5 8 8.8 OTC19 IIB Dâu da 69.1 22 10 7 6 6.5 6.3 OTC19 IIB Chẹo tía 92.0 29.3 13 8 5 4.5 4.8 OTC19 IIB Sung 172.1 54.8 17 15 4 3 3.5 OTC19 IIB Trám đen 198.1 63.1 21 18 9.7 9 9.4 OTC19 IIB Lim xẹt 141.9 45.2 19 17 9.8 7 8.4 OTC19 IIB Ngát 141.9 45.2 15 11 4.5 6 5.3 OTC19 IIB Sấu 151.0 48.1 20 14 6 4.2 5.1 OTC19 IIB Sp1 242.1 77.1 17 14 5 6 5.5 OTC19 IIB Mắc niểng 37.1 11.8 12 10 3 4 3.5 OTC19 IIB Máu chó lá to 34.9 11.1 7 5 4 5 4.5 OTC19 IIB Tô mộc 50.9 16.2 12 10 3 4 3.5 OTC19 IIB Chẹo 60.0 19.1 11 9 4 4 4.0 OTC20 IIA Xá xị 59.0 18.8 12 8 4.5 4 4.3 OTC20 IIA Gạo 112.1 35.7 19 9 6 5.4 5.7 OTC20 IIA Sáo bông 95.1 30.3 13 9 7.7 9 8.4 OTC20 IIA Gạo 114.0 36.3 18 11 8.7 8 8.4
  61. OTC20 IIA Gạo 140.0 44.6 20 15 7.5 8 7.8 OTC20 IIA Dẻ 160.1 51 24 12 9 8.5 8.8 OTC20 IIA Rang Mít 147.9 47.1 21 17 7.5 6 6.8 OTC20 IIA Gạo 147.9 47.1 18 12 6.8 7 6.9 OTC20 IIA Trẩu 97.0 30.9 12 7 7 7.5 7.3 OTC20 IIA Cây Ngát 66.9 21.3 9 7 4 3.5 3.8 OTC20 IIA Dâu da 76.9 24.5 7 5 4.5 5 4.8 OTC20 IIA Lá nến 45.8 14.6 9 7 5 6 5.5 OTC20 IIA côm tầng 44.0 14 9 1 3 3 3.0 OTC20 IIA mắc niểng 52.1 16.6 7 1 5 6 5.5 OTC20 IIA sp4 84.2 26.8 13 10 3 4 3.5 OTC20 IIA sp4 101.1 32.2 6 4 2 2 2.0 OTC20 IIA côm tầng 65.0 20.7 10 8 4 4 4.0 OTC20 IIA gội 60.9 19.4 10 8 3 4 3.5
  62. Hình 01; Điều tra thực địa với sự giúp đỡ của cán bộ kiểm lâm và người dân địa phương