Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại lưu vực sông ba đoạn chảy qua thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai

pdf 127 trang thiennha21 12/04/2022 6590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại lưu vực sông ba đoạn chảy qua thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_danh_gia_hien_trang_va_de_xuat_giai_phap_quan_ly_tai_n.pdf

Nội dung text: Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại lưu vực sông ba đoạn chảy qua thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TẠI LƯU VỰC SÔNG BA ĐOẠN CHẢY QUA THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Võ Lê Phú Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Hằng MSSV: 1151080078 Lớp: 11DMT02 TP. Hồ Chí Minh, 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Võ Lê Phú. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu đước trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Nọi dung của luận án có tham khảo và sử dụng một số thông tin, tài liệu từ các nguồn sách, tạp chí được liệt kê trong danh mục các tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thanh Hằng i
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS Võ Lê Phú, đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình viết Luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa CNSH – TP – MT , Trường đại học Công Nghệ TP. Hồ CHí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm tôi học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nến tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để tôi bước vào đời một các vứng chắc và tự tin. Tôi chân thành cảm ơn Phòng Tài Nguyên & Môi Trường thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực tập tại Phòng Tài Nguyên & Môi Trường. Cuối cùng tôi kính chúc quý Thầy, Cô dòi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh ,Chị trong phòng tài Nguyên & Môi trường thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong công việc. Trân trọng kính chào Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hằng ii
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu tổng quát 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Nội dung nghiên cứu 3 4. Phạm vi đề tài 3 5. Giới hạn đề tài 3 6. Phương pháp nghiên cứu 3 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 5 7.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 5 7.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 5 8. Cấu trúc của luận văn 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về tài nguyên nước 7 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 7 1.1.2. Tầm quan trọng của nước đối với hoạt động kinh tế - xã hội 11 1.1.3. Mức độ khai thác và tình hình ô nhiễm nước hiện nay tại Khu vực Tây Nguyên 15 1.2. Tổng quan về thị xã An Khê, Tỉnh Gia Lai 16 1.2.1. Điều kiện tự nhiên 16 1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 23 iii
  5. 1.2.3. Tài nguyên 28 1.3. Tổng quan về sông Ba 30 1.3.1. Đặc điểm chung 30 1.3.2. Tài nguyên nước sông Ba 33 1.3.3. Tầm quan trọng của sông Ba đối với phát triển KTXH của Thị xã An Khê và Tỉnh Gia Lai 34 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC SÔNG BA TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ AN KHÊ 36 2.1. Hiện trạng tài nguyên nước sông Ba 36 2.1.1. Hiện trạng phân bố và lưu lượng nước sông Ba trên địa bàn TX An Khê .36 2.1.2. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước sông Ba tại Thị xã An Khê 37 2.1.3. Các nguồn gây ô nhiễm chất lượng nước sông Ba 40 2.2. Hiện trạng công tác quản lý nước sông Ba tại địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai 49 2.2.1. Hệ thống cơ quan quản lý tài nguyên nước 49 2.2.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý môi trường nước sông Ba 51 2.2.3. Hệ thống trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác quản lý chất lượng nước sông Ba 53 2.2.4. Các hoạt động quản lý tài nguyên nước sông Ba đã triển khai 53 2.2.5. Hoạt động xử lý nguồn thải gây ô nhiễm nước sông Ba 55 2.3. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý nước sông Ba, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai iv
  6. 2.3.1. Thuận lợi 62 2.3.2. Khó khăn, tồn tại 63 2.4. Đánh giá khả năng tiếp nhận các nguồn thải của sông Ba, đoạn chảy qua thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai 67 2.4.1. Xác định các nguồn thải 72 2.4.2. Các kịch bản đánh giá khả năng tiếp nhận nguồn thải của sông Ba 72 2.4.3. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông Ba theo các kịch bản .72 CHƯƠNG 3 :ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NƯỚC SÔNG BA TẠI THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI 3.1. Giải pháp quản lý và nâng cao nhận thức về môi trường, quản lý rừng đầu nguồn sông Ba 90 3.1.1. Giải pháp Quản lý và nâng cao nhận thức về môi trường 90 3.1.2. Giải pháp quản lý rừng đầu nguồn 92 3.2. Giải pháp cho khai thác, sử dụng tài nguyên nước sông Ba 95 3.2.1. Giải pháp quản lí 95 3.2.2. Giải pháp hợp tác quốc tế 99 3.2.3. Các giải pháp kĩ thuật 100 3.3. Giải pháp công nghệ cho chất lượng nước sông Ba 100 3.3.1. Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ nguồn thải 100 3.3.2. Áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) cho một số ngành/lĩnh vực 101 3.3.3. Đổi mới công nghệ 105 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106 v
  7. 1.KẾT LUẬN 106 2.KIẾN NGHỊ 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 vi
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD Nhu cầu oxy sinh hóa BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường CLN Chất lượng nước COD Nhu cầu oxy hóa học DO Oxy hòa tan E.Coli Tổng Coliform GDP Tổng sản phẩm nội địa KB1 Kịch bản 1 KB2 Kịch bản 2 KBHT Kịch bản hiện trạng LVS Lưu vực sông N-NH4: Nito P-PO4 Phốtpho QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định TCMT Tổng cục Môi trường TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSS Tổng chất rắn lơ lửng UBND Ủy ban nhân dân vii
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Nhiệt độ không khí trung bình của Thị xã An Khê qua các năm 21 Bảng 1.2: Độ ẩm không khí trung bình của Thị xã An Khê qua các năm 21 Bảng 1.3. Lượng mưa trung bình của Thị xã An Khê qua các năm 21 Bảng 1.4. Số giờ nắng trung bình của Thị xã An Khê qua các năm 22 Bảng 1.5. Mực nước và lưu lượng nước của sông Ba tại trạm quan trắc An Khê từ năm 2010 - 2014. 22 Bảng 1.6. Tình hình dân số trung bình của Thị xã An Khê đầu năm 2015 23 Bảng 1.7. Số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thị xã An Khê 25 Bảng 1.8. Diện tích đất, phân theo loại đất của Thị xã An Khê năm 2014 29 Bảng 2.1. Đặc trưng tài nguyên nước của lưu vực sông Ba 36 Bảng 2.2. Lưu lượng trung bình tháng tại trạm thủy văn An Khê 36 Bảng 2.3: Hiện trạng công trình thủy lợi Thị xã An Khê 37 Bảng 2.4: Các thông số chính của Công trình thủy điện An Khê – Ka Nak 39 Bảng 2.5. Số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thị xã An Khê 40 Bảng 2.6. Chất lượng nước thải đầu ra của Nhà máy đường An Khê 41 Bảng 2.7: Kết quả quan trắc lượng nước thải đầu ra của Khu chà mỳ 42 Bảng 2.8: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại suối Vôi, Thị xã An Khê 43 Bảng 2.9. Kết quả phân tích mẫu nước tại bệnh viện đa khoa An Khê 45 Bảng 2.10. Lưu lượng các nguồn thải công nghiệp vào sông Ba 75 Bảng 2.11. Tải lượng ô nhiễm tối đa của các nguồn thải 76 Bảng 2.12: Tải lượng chất ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận 76 Bảng 2.13. Tải lượng ô nhiễm từ các nguồn thải 77 Bảng 2.14. Khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn nước 78 Bảng 2.15: Lưu lượng các nguồn thải công nghiệp và sông Ba 79 Bảng 2.16. Tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận 80 viii
  10. Bảng 2.17. Tải lượng ô nhiễm từ các nguồn thải 81 Bảng 2.18. Khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn nước 82 Bảng 2.19. Lưu lượng các nguồn thải công nghiệp và sông Ba 83 Bảng 2.20. Tải lượng ô nhiễm tối đa của các nguồn thải 84 Bảng 2.21. Tải lượng chất ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận 85 Bảng 2.22. Tải lượng ô nhiễm từ các nguồn thải 86 Bảng 2.23: Khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn nước 87 ix
  11. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 1.1.Vòng tuần hoàn nước toàn cầu 12 Hình 1.2.Bản đồ hành chính Thị xã An Khê - tỉnh Gia Lai 17 Hình 1.3.Bản đồ lưu vực sông Ba 34 Hình 2.1.Nước từ thượng nguồn sông Ba (Gia Lai) qua hai công trình thủy điện lại đổ ra sông Kôn (Bình Định) 48 Hình 2.2.Sơ đồ hệ thống quản lý môi trường Thị xã An Khê 49 Hình 2.3.Quy trình công nghệ xử lý nước thải của nhà máy đường An Khê 55 Hình 2.4: Quy trình xử lý nước thải tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Thực phẩm Quảng Ngãi – Nhà máy Sản xuất Tinh bột sắn Gia Lai cơ sở 2 56 Hình 2.5: Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải Công ty MDF Vinafor Gia Lai 57 Hình 2.6. Các nguồn thải nằm gần nhau (coi như xáo trộn chung ) 73 Hình 2.7. Các nguồn thải cùng xả thải vào một vị trí 73 x
  12. Đồ án tốt nghiệp 2015 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sông Ba là một trong chín hệ thống sông chính của Việt Nam và là sông lớn nhất ở Nam Trung Bộ, Sông Ba có diện tích lưu vực 14.132 km2 trong đó 8.656 km2 nằm trong tỉnh Gia Lai. Bắt nguồn từ vùng núi cao trên 1.200 m ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, sông Ba chảy qua nhiều địa phận thuộc tỉnh Gia Lai, chảy vào tỉnh Phú Yên và cuối cùng đổ ra biển ở cửa Đà Rằng. Trong những năm gần đây, Sông Ba trở nên cạn kiệt và có những lúc trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến đời sống hoạt động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng dân cư vùng hạ lưu. Thực trạng lưu lượng dòng chảy của sông Ba tại các thời điểm vào mùa kiệt là quá thấp, không thể đáp ứng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng lưu vực sông, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước cho quá trình sản xuất, sinh hoạt, đảm bảo vấn đề môi sinh vùng hạ du sau đập, đặc biệt trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu với các biểu hiện về thời tiết nắng hạn gay gắt kéo trong thời gian qua. Cùng với vấn đề cạn kiệt dòng chảy chất lượng môi trường nước sông Ba cũng trở nên báo động, đã có lúc gây hoang mang cho người dân ở khu vực. Kết quả quan trắc môi trường nước sông Ba tại một số điểm bị ảnh hưởng của việc xả thải từ các cơ sở sản xuất thuộc lưu vực sông cho thấy một số chỉ tiêu môi trường vượt ngưỡng quy chuẩn quy định, không đảm bảo cho mục đích nước cấp sinh hoạt, bảo tồn động vật thủy sinh hoặc thậm chí cho mục đích tưới tiêu thủy lợi. Bởi tại sông Ba đã phải oằn mình tiếp nhận những nguồn thải ô nhiễm ngày càng phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và các chất thải sinh hoạt của các khu dân cư có ý thức về môi trường thấp. Trước thực trạng đó, đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về sông Ba, nhưng phần lớn tập trung nghiên cứu cho mục tiêu phát triển các công trình thuỷ điện, kiểm soát xả lũ hay hạn chế rủi ro lũ lụt tại lưu vực sông. Ngoài ra, vấn đề môi trường, 1
  13. Đồ án tốt nghiệp 2015 chất lượng nước sông Ba cũng được quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây, nhưng để giải quyết vấn đề này cần có sự đầu tư các đề tài nghiên cứu khoa học, nhằm đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả chất lượng nước sông Ba cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho lưu vực. Trong bối cảnh đó, để góp phần đánh giá mức độ ô nhiễm và công tác quản lý tài nguyên nước tại lưu vực sông Ba, người thực hiện đề tài đã chọn và tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực sông Ba đoạn chảy qua Thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai” cho Luận văn tốt nghiệp của mình nhằm đóng góp một phần nào đó cho quê hương nơi người thực hiện đề tài đang sinh sống 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đề xuất các giải pháp tổng hợp vừa đảm bảo các luận cứ khoa học vừa phù hợp với thực tiễn của địa phương để quản lý chất lượng nguồn nước sông Ba đoạn chảy qua thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai 2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, các mục tiêu cụ thể sau đây cần phải đạt được: - Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Ba đoạn chảy qua thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. - Dự báo tác động của phát triển kinh tế- xã hội đến chất lượng nước sông Ba - Đề xuất các giải pháp quản lý chát lượng nguồn nước sông Ba đoạn chảy qua thị xã An Khê cho mục tiêu phát triển bền vững. 3. Nội dung nghiên cứu 2
  14. Đồ án tốt nghiệp 2015 Để đạt được các mục tiêu cụ thể nêu trên, các nội dung nghiên cứu sau đây sẽ được thực hiện: - Tổng quan về tài nguyên nước - Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thị xã An Khê và lưu vực sông Ba. - Hiện trạng tài nguyên nước tại Thị xã An Khê, Tỉnh Gia Lai. - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và công tác quản lý tài nguyên nước tại Thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. - Xác định các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý tài nguyên nước tại lưu vực sông Ba. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý TNN tại Thị xã An Khê vì mục tiêu phát triển bền vững 4. Phạm vi đề tài: - Phạm vi không gian: Thị xã An Khê, Tỉnh Gia Lai. - Phạm vi thời gian: Tháng 05/2015 – tháng 08/2015. 5. Giới hạn đề tài: Đề tài chỉ tập trung vào đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và ô nhiễm nguồn nước mặt tại sông thuộc địa bàn Thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai 6. Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được các nội dung nghiên cứu nêu trên, các phương pháp sau đây sẽ được áp dụng - Phương pháp khảo sát thực địa: 3
  15. Đồ án tốt nghiệp 2015 Từ ngày 1/6/2015 đến 14/6/2015đi thực tế khu vực nghiên cứu để quan sát, đánh giá cảm quan chất lượng nước mặt: Màu sắc, mùi, và các hệ sinh thái khu vực ven sông để đưa ra những nhận định sơ bộ chất lượng nước cũng như hiện trạng môi trường nước tại khu vực nghiên cứu. Ghi chép, chụp ảnh lại những vấn đề quan tâm và cần thiết cho đề tài nghiên cứu để có dẫn chứng cụ thể cho đề tài. - Phương pháp thu thập và kế thừa Sử dụng các văn bản pháp lý như: Luật Bảo vệ Môi trường, các tiêu chuẩn môi trường về quản lý tài nguyên nước mặt, các quy chuẩn ngành để phân tích các vấn đề môi trường có liên quan đến công tác quản lý tài nguyên nước làm cơ sở để có thể đánh giá được hiện trạng về tài nguyên nước tại địa điểm nghiên cứu. Nghiên cứu các tài liệu về báo cáo quan trắc chất lượng nước mặt của Thị xã qua các năm, các tài liệu trên mạng Internet, báo chí, khai thác tài nguyên, quản lý môi trường. Từ đó rút ra những nhận xét đánh giá hiện trạng khai thác tài nguyên nước của khu vực sông Ba (đoạn chảy qua Thị xã An Khê). Một số tài liệu về dân số, kinh tế - xã hội được thu thập từ phòng Tài nguyên và Môi trường Thị xã An Khê. - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Tham khảo ý kiến các thầy cô, những cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường. - Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Từ các thông tin, dữ liệu thu thập được, tiến hành xem xét tìm ra các tồn tại để từ đó đưa ra các giải pháp quản lý tốt hơn. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4
  16. Đồ án tốt nghiệp 2015 7.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Làm cơ sở ban đầu cho những nghiên cứu tiếp t7heo đối với lưu vực sông Ba đoạn chảy qua thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. - Bước đầu đánh giá tình trạng ô nhiễm tại lưu vực sông Ba, đánh giá công tác quản lý chất lượng nước mặt lưu vực sông, đoạn chảy qua thị xã An Khê. Từ đó rút ra những khó khăn, hạn chế trong quả lý môi trường tại làng nghề và đề xuất các giải pháp quản lý nguồn nước mặt lưu vực sông Ba hiệu quả. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Trong những năm gần đây, có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về sông Ba, nhưng phần lớn tập trung nghiên cứu cho mục tiêu phát triển các công trình thuỷ điện, kiểm soát xả lũ hay hạn chế rủi ro lũ lụt tại lưu vực sông. Vấn đề môi trường, chất lượng nước sông Ba cũng được quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây, nhưng để giải quyết vấn đề này cần có sự đầu tư các đề tài nghiên cứu khoa học, nhằm đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả chất lượng nước sông Ba cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho lưu vực.Với mục đích đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại lưu vực sông Ba đoạn chảy qua thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Đề tài này sẽ cung cấp những thông tin có giá trị cho công tác quản lý môi trường tại lưu vực sông Ba nhằm hạn chế tối đa việc phát sinh ô nhiễm trên lưu vực sông Ba 8. Cấu trúc của Luận văn Luận văn gồm 03 chương được bố cục như sau: Tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày ở Chương Mở đầu. Ở Chương 1 sẽ tổng quan về các vấn đề nghiên cứu bao gồm: tổng quan về tài nguyên nước, tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, tổng quan về lưu vực sông Ba. Chương 2 sẽ thực hiện đánh giá về hiện trạng tài nguyên nước sông Ba trên 5
  17. Đồ án tốt nghiệp 2015 địa bàn thị xã An Khê, đánh giá việc quản lý tài nguyên nước trên lưu vực sông Ba. Cuối cùng dựa trên việc đánh giá ở Chương 2, Chương 3 sẽ đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý tài nguyên nước sông Ba trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Một số kết luận và kiến nghị sẽ được trình bày ở phần cuối của Luận văn. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về tài nguyên nước: 1.1.1. Các khái niệm cơ bản: 1.1.1.1. Nước mặt: Tài nguyên nước mặt: Là nước phân bố trên mặt đất, nước trong các đại dương, sông, suối, ao hồ, đầm lầy. Đặc điểm của tài nguyên nước mặt là chịu ảnh hưởng lớn từ 6
  18. Đồ án tốt nghiệp 2015 điều kiện khí hậu và các tác động khác do hoạt động kinh tế của con người; nước mặt dễ bị ô nhiễm và thành phần hóa lý của nước thường bị thay đổi; khả năng hồi phục trữ lượng của nước nhanh nhất ở vùng thường có mưa. ( Nguyễn Võ Châu Ngân, 2003) 1.1.1.2. Ô nhiễm nước: Luật Tài nguyên Nước của Việt Nam đã nêu: Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Suy thoái nguồn nước là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc trong các thời kỳ trước đó. Cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của nguồnnước, làm cho nguồn nước không còn khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng và duy trì hệ sinh thái thủy sinh.  Nguồn gốc ô nhiễm nước: Các nguyên nhân gây ô nhiễm nước được chia làm hai loại: nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo. Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước.  Phân loại ô nhiễm nước: 7
  19. Đồ án tốt nghiệp 2015 Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, tác nhân ô nhiễm nước được phân loại thành: ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý. 1.1.1.3. Thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước:  Các chỉ tiêu hóa lý: - Độ đục: Độ đục do sự hiện diện của các chất huyền trọc như đất sét, bùn, chất hữu cơ li ti và nhiều loại vi sinh vật khác. Nước có độ đục cao chứng tỏ nước có nhiều tạp chất chứa trong nó, khả năng truyền ánh sáng qua nước giảm. - Độ màu (màu sắc): Màu sắc của nước gây ra bởi lá cây, gỗ, thực vật sống hoặc đã phân hủy dưới nước, từ các chất bào mòn có nguồn gốc từ đất đá, từ nước thải sinh hoạt, công nghiệp. màu sắc của nước có thể là kết quả từ sự hiện diện của các ion có tính kim khí như sắt, mangan. - Chất rắn hòa tan: Trong những sự thay đổi về mặt môi trường, cơ thể con người có thể thích nghi ở một giới hạn. Với nhiều người khi phải thay đổi chỗ ở, hoặc đi đây đó khi sử dụng nước có hàm lượng chất rắn hòa tan cao thường bị chứng nhuận tràn cấp tính hoặc ngược lại tùy theo thể trạng mỗi người. Tuy nhiên đối với dân địa phương, sự kiện trên không gây một phản ứng nào trên cơ thể. Trong ngành cấp nước, hàm lượng chất rắn hòa tan được khuyến cáo nên giữ thấp hơn 500mg/l và giới hạn tối đa chấp nhận cũng chỉ đến 1000mg/l.  Các chỉ tiêu vi sinh: - Định lượng Coliform: Coliform là những trực khuẩn gram âm không sinh bào tử hiếu khí hoặc kị khí tùy ý, có khả năng lên men lactose, sinh acid là sinh hơi ở 370C trong 24 – 48 giờ. Trong thực tế phân tích coliform được định nghĩa là các vi khuẩn có khả năng lên men sinh hơi trong khoảng 48 giờ khi được ủ 370C trong môi trường canh lauryl sulphate và canh Brilliant green lactose bile salt. Nhóm coliform 8
  20. Đồ án tốt nghiệp 2015 hiện diện rộng rãi trong tự nhiên trong ruột người, động vật. Coliform là nhóm vi sinh vật chỉ thị: Số lượng hiện diện của chúng trong nước, thực phẩm. - Tổng số vi sinh hiếu khí: Vi khuẩn hiếu khí là những vi khuẩn tăng trưởng và hình thành khuẩn lạc trong điều kiện có sự hiện diện của oxi phân tử. Tổng số vi khuẩn hiếu khí hiện đạt trong mẫu chỉ thị mức độ vệ sinh của thực phẩm. Chỉ số này được xác định bằng phương pháp đếm khuẩn lạc mọc trên môi trường thạch dinh dưỡng từ một lượng mẫu xác định trên cơ sở xem 1 mẫu khuẩn lạc là sinh khối phát triển từ 1 tế bào hiện diện trong mẫu và được biểu diễn dưới dạng 1 số đơn vị hình thành khuẩn lạc (colony forminhg unit, CFU). Chỉ tiêu tổng vi sinh vật hiếu khí được dùng để đánh giá chất lượng của mẫu về vi sinh vật. - Chỉ số vệ sinh E.coli: Trong nước thải đặc biệt là nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải khu chăn nuôi, nhiễm nhiều vi sinh vật có sẵn trong phân người và phân sức vật. Trong đó có nhiều loài vi sinh khuẩn gây bệnh đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa, như tả lị thương hàn, các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Việc xác định tất cả các loài vi sinh vật có ở trong phân bị hòa tan vào nước, kể cả các vi khuẩn gây bệnh rất khó khăn và phức tạp. Trong các nhóm đó người ta chọn E.coli làm vi sinh vật chỉ thị vì: - E.coli đại diện cho nhóm vi khuẩn quan trọng nhất trong việc đánh giá mức độ vệ sinh có nhiễm phân hay không và nó có đủ tiêu chuẩn lý tưởng cho vi sinh vật chỉ thị. - Nó có thể xác định bằng các phương pháp phân tích vi sinh vật học thông thường ở phòng thí nghiệm.  Các chỉ tiêu hóa học: - pH: pH là đại lượng đặc trưng cho tính axit hoặc bazơ của nước và được tính bằng công thức: pH = -log[H+]. 9
  21. Đồ án tốt nghiệp 2015 - Tổng chất rắn hòa tan (TSD): Nước lôi cuốn và hòa tan vô số vật chất hữu cơ, vô cơ hoặc các ion kim loại theo dòng chảy. Ngoài các vật thể có kích thước lớn trong phạm vi thấy được bằng mắt, các vật thể còn lại sau khi nước bốc hơi tạo thành lớp cặn khô dưới đáy cốc được gọi là chất rắn hòa tan. Chất rắn tổng cộng bao gồm các thành phần: Chất rắn qua lọc hay chất rắn hòa tan (TDS) và chất rắn lơ lửng. Nước có hàm lượng chất rắn cao gây bệnh cho con người, làm tăng chi phí hóa chất trong xử lý nước. Hàm lượng chất rắn khuyến cáo tối đa chỉ đến 1000 mg/l thấp nhất là 500 mg/l. - Độ dẫn điện: Nước tự nhiên là dung môi tốt để hòa tan hầu hết các axit, bazơ và muối vô cơ. - Chỉ số BOD: Nhu cầu oxy sinh hóa được xác định dựa trên kinh nghiệm phân tích đã được tiến hành tại nhiều phòng thí nghiệm chuẩn trong việc liên hệ giữa nhu cầu oxy hóa với các hoạt động sinh học hiếu khí trong nước thải hoặc dòng chảy bị ô nhiễm. Chỉ số BOD là thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước do các chất hữu cơ có thể bị vi sinh vật phân hủy trong điều kiện hiếu khí. Chỉ số BOD chỉ ra lượng oxy mà vi khuẩn tiêu thụ trong phản ứng oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước ô nhiễm. Chỉ số BOD càng cao chứng tỏ lượng chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học ô nhiễm trong nước càng lớn. - Chỉ số COD: Là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thành CO2 và H2O. COD biểu thị lượng chất hữu cơ có thể oxy hóa bằng hóa học. Trong thực tế COD được dùng rộng rãi để đặc trưng cho mức độ các chất hữu cơ trong nước ô nhiễm 10
  22. Đồ án tốt nghiệp 2015 (kể cả chất hữu cơ dễ phân hủy và khó phân hủy sinh học). Chỉ số COD có giá trị cao hơn BOD vì nó bao gồm cả lượng chất hữu cơ không bị oxy hóa bởi sinh vật. Tỷ lệ giữa BOD và COD thường xấp xỉ 0,5 – 0,7. Việc xác định BOD đòi hỏi thời gian lâu hơn để xác định COD nên trong thực tế có thể xác định COD để đánh giá mức độ ô nhiễm. 1.1.2. Tầm quan trọng của nước đối với hoạt động kinh tế - xã hội: Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Nước không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật trên Trái Đất. Nước quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước; mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường. Nước là một Tài nguyên có hạn (infinite) và có thể tái tạo (renewable). Đồng thời, nước vừa là nhân tố then chốt và vừa là nhân tố giới hạn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của con người Theo Hội đồng nước Thế giới, nước trên Trái Đất có số lượng rất lớn. Với trữ lượng nước là 1,386 triệu km3 bao phủ 71% diên tích trên trái đất, tương đương với một lớp nước dày 2.700 m khi trải ra trên toàn bộ bề mặt Trái Đất (bằng 510x102). Có thể ví “giọt nước” trên Trái Đất gồm: 97,5% nước biển (mặn) và chỉ 2,5% nước ngọt. Trong 2,5% nước ngọt này chỉ có 0,4% nước mặt gồm sông ngòi, ao hồ và hơi nước trong không khí, 30,1% nước ngầm và phần còn lại là những tảng băng trải rộng ở phía Bắc và Nam cực. Và sau cùng trong 0,4% nước mặt đó, có 67,4% nước ao hồ, 1,6% sông ngòi, 12,2% nước đã thấm vào đất, 9,5% hơi nước trong không khí Nước không ngừng thay đổi trạng thái, tạo nên vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Theo USGS (Cục địa chất Mỹ) ta có khái niệm Vòng tuần hoàn nước chính là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển của Trái Đất.Nước trái đất luôn vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, 11
  23. Đồ án tốt nghiệp 2015 từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại. Vòng tuần hoàn nước đã và đang diễn ra từ hàng tỉ năm và tất cả cuộc sống trên trái đất đều phụ thuộc vào nó, trái đất chắc hẳn là một nơi không thể sống nếu không có nước.  Sơ lược về vòng tuần hoàn nước Hình 1.1 Vòng tuần hoàn nước toàn cầu Theo USGS (Cục địa chất Mỹ): vòng tuần hoàn nước không có điểm bắt đầu nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ các đại dương. Mặt trời điều khiển vòng tuần hoàn nước bằng việc làm nóng nước trên đại dương, làm bốc hơi nước vào trong không khí. Những dòng khí bốc lên đem theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi nước bị ngưng tụ thành những đám mây. Những dòng khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với nhau gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành giáng thuỷ (mưa). Giáng thuỷ dưới dạng tuyết được tích lại thành những núi tuyết và băng hà có thể giữ nước đóng băng hàng nghìn năm. Trong những vùng khí hậu ấm áp hơn, khi mùa xuân đến, tuyết tan và chảy than dòng trên mặt đất, đôi khi tạo thành lũ. Phần lớn lượng giáng thuỷ rơi trên các đại dương; hoặc rơi trên mặt đất và nhờ trọng lực trở thành dòng chảy mặt. Một phần dòng chảy mặt chảy vào trong sông theo những thung lũng sông trong khu vực, với dòng 12
  24. Đồ án tốt nghiệp 2015 chảy chính trong sông chảy ra đại dương. Dòng chảy mặt và nước ngầm được tích luỹ và được trữ trong hồ nước ngọt. Mặc dù vậy, không phải tất cả dòng chảy mặt đều chảy vào các sông. Một lượng nước lớn thấm xuống dưới đất. Một lượng nhỏ được giữ lại ở lớp đất sát mặt và được thấm ngược trở lại vào nước mặt ( và đại dương) dưới dạng dòng chảy ngầm. Một phần nước ngầm chảy ra thành các dòng suối nước ngọt. Dưới ngầm tầng nông được rễ cấy hấp thụ rồi thoạt hơi qua lá cây. Một lượng nước tiếp tục thấm vào lớp đất dưới sâu hơn và bổ sung cho tầng nước ngầm sâu để tái tạo nước ngầm (đá sát mặt bảo hoà), nơi mà một lượng nước ngot khổng lồ được trữ lại trong một thời gian dài. Tuy nhiên, lượng nước này vẫn luân chuyển theo thời gian, có thể quay trở lại đại dương, nơi mà vòng tuần hoàn nước “kết thúc” và lại bắt đầu. Do đất nước đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nên nhu cầu sử dụng nước cho phát triển kinh tế, phục vụ dân sinh ngày càng lớn khiến tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước diễn ra phổ biến và nghiêm trọng Theo nhận xét của GS.TS Ngô Đình Tuấn, Trường Đại học Thủy lợi: Việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước chưa hợp lý và thiếu bền vững đã và đang gây suy giảm tài nguyên nước, trong khi hiệu quả sử dụng nước còn thấp, tình trạng lãng phí trong sử dụng nước còn phổ biến trong phạm vi cả nước. Chẳng hạn như nước được dùng cho sản xuất nông nghiệp nhiều nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long và lưu vực sông Hồng, chiếm tới 70% lượng nước sử dụng. Tuy vậy, diện tích thực tưới thấp hơn nhiều so với diện tích thiết kế (chỉ đạt 68% tổng diện tích được tưới), chứng tỏ hiệu quả sử dụng nước cho nông nghiệp chưa cao. Nước còn được sử dụng nhiều cho công nghiệp. Theo một nghiên cứu mới đây, nhóm sông có tỷ lệ dùng nước cho công nghiệp cao nhất là lưu vực sông Hồng-Thái Bình, chiếm gần 1/2 tổng lượng nước sử dụng cho ngành công nghiệp cả nước. Trong đó 25% sử dụng nước công nghiệp diễn ra ở lưu vực sông Đồng Nai; 7% ở nhóm sông Đông Nam Bộ và 10% ở lưu vực Cửu Long. Đặc biệt, tỷ lệ sử dụng nước dưới đất cho 13
  25. Đồ án tốt nghiệp 2015 công nghiệp rất lớn, riêng TP Hồ Chí Minh có đến 57% doanh nghiệp sử dụng nước dưới đất. (PGS.TS Ngô Đình Tuấn) Dự báo đến năm 2015, khối lượng nước sử dụng trong công nghiệp sẽ tăng gấp đôi so với năm 2006, mức độ tăng sẽ chủ yếu diễn ra ở lưu vực sông vốn đã là một cơ sở công nghiệp lớn là các lưu vực sông Hồng-Thái Bình, Đồng Nai, nhóm sông Đông Nam Bộ, Cửu Long và Vu Gia-Thu Bồn. (PGS.TS Ngô Đình Tuấn) Nước là một tài nguyên có giá trị kinh tế và trong sử dụng phải coi trọng giá trị kinh tế của tài nguyên nước. Con người tuy nhận thức được tầm quan trọng và vai trò không thể thiếu của nước đối với cuộc sống, nhưng với nếp nghĩ coi nước là thứ trời cho nên thường sử dụng nước một cách tùy tiện và lãng phí. Phải trải qua hàng ngàn năm cho đến nay, khi mà nguồn nước tại nhiều nơi đang trở nên khan hiếm và có nguy cơ cạn kiệt, đe dọa sự phát triển lâu dài của nhân loại thì con người mới nhận ra giá trị kinh tế đích thực của tài nguyên nước cũng như dầu hỏa hay như bất kỳ tài nguyên quý hiếm nào khác và thấy rõ trong sử dụng cần phải coi nước như một loại hàng hóa. Đây là nhận thức mới được thế giới khẳng định trong mấy thập kỷ gần đây. Nó làm thay đổi căn bản quan điểm về sử dụng nước ngày nay so với trước đây và là cơ sở chủ yếu cho việc xây dựng chiến lược quản lý sử dụng tài nguyên nước trong thế kỷ 21 và các thế kỷ tiếp sau nữa. 1.1.3. Tình hình khai thác, sử dụng và ô nhiễm nước hiện nay tại Khu vực Tây Nguyên: Theo báo cáo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguồn nước mặt trên phạm vi toàn quốc không những đang suy kiệt mà còn ô nhiễm trên diện rộng, trong khi tổng trữ lượng nước mặt của Việt Nam đạt tới 840 tỷ m3, nhưng có hơn 60% lượng nước được sản sinh từ nước ngoài, phần còn lại nằm trong phạm vi lãnh thổ của chúng ta. Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, ngưỡng khai thác tài nguyên nước được phép giới hạn trong phạm vi 30% lưu lượng dòng chảy. Nhưng hiện nay, hầu hết các 14
  26. Đồ án tốt nghiệp 2015 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã và đang khai thác trên 50% lưu lượng dòng chảy, làm suy thoái nghiêm trọng nước trên các lưu vực sông lớn trên địa bàn . Để giải quyết các vấn đề nói trên, các chuyên gia nghiên cứu môi trường nước khuyến nghị cần lập hành lang bảo vệ nước, gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi; hồ tự nhiên, nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư; hồ, ao lớn có chức năng điều hòa; đầm, đầm phá; sông, suối, kênh, rạch là nguồn cấp nước, trục tiêu nước Tại các địa phương, UBND tỉnh sẽ chịu trách nhiệm cắm mốc chỉ giới và quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, đồng thời quản lý chặt chẽ việc xả thải vào nguồn nước. Theo kết quả phân tích hàng trăm mẫu nước của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên từ nước ngầm, giếng đào đến nước mặt của các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum đều có kết quả trên 83% mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Cụ thể, trong nước có nhiều vi khuẩn E.coli, độ pH thấp, độ đục cao, hàm lượng sắt vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước của các tỉnh Tây Nguyên là do phân gia súc, chất thải hữu cơ dùng trong sinh hoạt chưa có biện pháp xử lý hợp lý, sử dụng các loại hóa chất, phân bón cho các loại cây trồng bừa bãi, nhiều vùng chưa quan tâm đến công tác giữ gìn vệ sinh môi trường. Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên khuyến cáo, các tỉnh Tây Nguyên cần làm tốt hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ môi trường; quản lý, xử lý hợp lý, khoa học các chất thải, nguồn phân gia súc, gia cầm. Cần chú ý hơn nữa đến việc tuyên truyền, hướng dẫn đồng bào các dân tộc đào giếng xa các công trình vệ sinh, chuồng trại gia súc, gia cầm, tuyệt đối không được đổ chất thải, vứt xác động vật xuống các sông, suối, ao, hồ tự nhiên, hạn chế sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật có độ thẩm thấu cao, dễ phát tán vào nước gây ô nhiễm nguồn nước và hệ sinh thái. 15
  27. Đồ án tốt nghiệp 2015 1.2. Tổng quan về thị xã An Khê, Tỉnh Gia Lai: 1.2.1. Điều kiện tự nhiên: 1.2.1.1. Vị trí địa lý: Thị xã An Khê là cửa ngõ phía Đông Bắc của tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku 90 km, cách Quy Nhơn 79 km, trên đèo An Khê (giáp huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Thị xã chính thức được thành lập ngày 24/12/2003 theo Nghị định số 155/2003/NĐ-CP ngày 9/12/2003 của Chính phủ trên cơ sở chia tách huyện An Khê cũ để thành lập huyện Đăk Pơ (phía Tây) và Thị xã An Khê (phía Đông). Thị xã An Khê có tọa độ địa lý 13047’15’’ đến 14007’ vĩ độ bắc, 108038’ đến 108047’ kinh độ đông. - Bắc giáp: Huyện Kbang và tỉnh Bình Định. - Nam giáp: Huyện Đăk Pơ. - Đông giáp: Huyện Tây Sơn – tỉnh Bình Định. - Tây giáp: Huyện Đăk Pơ. 16
  28. Đồ án tốt nghiệp 2015 Hình 1.2. Bản đồ hành chính Thị xã An Khê – tỉnh Gia Lai 17
  29. Đồ án tốt nghiệp 2015 1.2.1.2. Diện tích và ranh giới hành chính: Thị xã An Khê có diện tích tự nhiên 20.065,21 ha, bao gồm các xã: Tú An, Cửu An, Song An, Thành An và thị trấn An Khê thuộc huyện An Khê cũ, gồm có 11 đơn vị hành chính như sau: - Phường An Bình: diện tích 930,40 ha. Địa giới hành chính phường An Bình: Đông giáp các phường Tây Sơn, An Tân; Tây và Nam giáp huyện Đak Pơ; Bắc giáp xã Thành An. - Phường An Phú: diện tích 384,50 ha. Địa giới hành chính phường An Phú : Đông giáp huyện Đak Pơ; Tây giáp phường Tây Sơn; Nam giáp huyện Đak Pơ; Bắc giáp phường An Tân. - Phường An Tân: diện tích 457,35 ha. Địa giới hành chính phường An Tân : Đông giáp phường An Phú và xã Song An; Tây giáp phường An Bình; Nam giáp các phường An Phú, Tây Sơn; Bắc giáp các xã Thành An, Song An. - Phường Tây Sơn: diện tích 327,75 ha. Địa giới hành chính phường Tây Sơn : Đông giáp phường An Phú; Tây giáp phường An Bình; Nam giáp huyện Đak Pơ; Bắc giáp phường An Tân. - Phường Ngô Mây: diện tích 1.004,10 ha. Địa giới hành chính phường Ngô Mây: Đông giáp xã Song An, thị xã An Khê; Tây giáp phường An Tân và xã Thành An, thị xã An Khê; Nam giáp phường An Tân, thị xã An Khê và xã Phú An, huyện Đak Pơ; Bắc giáp xã Cửu An, thị xã An Khê. - Phường An Phước: diện tích 1.879,22 ha. Địa giới hành chính phường An Phước: Đông giáp xã Cửu An, thị xã An Khê; Tây giáp xã Thành An, thị xã An Khê; Nam giáp xã Song An, thị xã An Khê; Bắc giáp xã Tú An, thị xã An Khê. - Xã Xuân An: diện tích 2.793,00 ha. Địa giới hành chính xã Xuân An: Đông giáp xã Cửu An, thị xã An Khê và huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định; Tây giáp xã 18
  30. Đồ án tốt nghiệp 2015 Thành An và xã Tú An, thị xã An Khê; Nam giáp xã Cửu An, xã Thành An, thị xã An Khê; Bắc giáp xã Tú An, thị xã An Khê. - Xã Song An: diện tích 4.452,33 ha. - Xã Cửu An: diện tích 1.998,08 ha. - Xã Tú An: diện tích 3.533,95 ha. 1.2.1.3. Đặc điểm địa hình: An Khê ở vị trí thềm lục địa thứ hai, là khu vực chuyển tiếp từ ven biển Nam Trung Bộ lên cao nguyên Pleiku và Kon Tum, có độ cao trung bình khoảng 400 m. Toàn vùng đặc trưng bởi kiểu địa hình bóc mòn tích tụ với các đồi sót được tạo thành do hoạt động xâm thực bóc mòn của sông Ba và phụ lưu. Bề mặt địa hình có dạng đồi cao tương đối bằng, thường cắt thành vách vào các bề mặt san bằng cổ hơn, với độ dốc trung bình 80 – 150. Đôi chỗ còn sót lại các bề mặt san bằng cổ với lớp phủ bazan cổ. 1.2.1.4. Khí hậu, thủy văn: An Khê thuộc tiểu vùng khí hậu núi thấp Đông Nam tỉnh, tập hợp chủ yếu các khu vực địa lý thuộc Thị xã An Khê và phần phía Bắc của nó, độ cao trung bình phổ biến từ 200 – 600 m. An Khê có dòng sông Ba chảy ngang qua khu vực trung tâm Thị xã và chảy xuống vùng duyên hải miền Trung nên có vị trí khá quan trọng trong việc cân bằng sinh thái khu vực Tây Nguyên và các tỉnh ven biển miền Trung. 1.2.1.5. Địa chất, thổ nhưỡng Thị xã An khê nằm trên một phần của nền đá cổ rộng lớn, dày trên 4.000 m, thuộc Địa khối Kom Tum. Cuối kỷ Neeogen sang kỷ Đệ Tứ ( cách đây khoảng 1,6 triệu năm) các chuyển động tân kiến tạo làm vỏ Trái Đất nứt khá sâu, khiến các núi lửa 19
  31. Đồ án tốt nghiệp 2015 hoạt động mạnh, phun các lớp banzan phủ dày từ vài chục đến 500m. Dung nham núi lửa đã lấp đầy các hố trũng của bề mặt địa hình, tạo nên cao nguyên rộng lớn và khá bằng phẳng. Theo phân loại của FAO-UNESCO, địa chất thổ nhưỡng của tỉnh Gia lai nói chung và thị xã An khê nói riêng có 26 loại đất gồm 7 nhóm chính như sau: - Nhóm đất phù sa chiếm 3% diện tích tự nhiên, phân bố ở nơi có địa hình bằng phẳng, gần nguồn nước (sông suối lớn) - Nhóm đất xám chiếm 23,55% diện tích tự nhiên tập trung thành vùng dọc theo sông Ba, sông Ayun ở Tây Nam huyện Chư Prong và các huyện, thị xã: An Khê, Đăk Pơ, Ayun Pa, Ia Pa - Nhóm đất đen chiếm 1,8% diện tích tự nhiên - Nhóm đất đỏ vàng chiếm 50,44% diện tích tự nhiên - Nhóm đất mùn vàng chiếm 11,35% diện tích tự nhiên, loại đất này chủ yếu cho cây phát triển lâm nghiệp - Nhóm đất thung lũng dốc tụ chiếm 0,91% - Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá chiếm 7,32 % diện tích tự nhiên 1.2.1.6 . Đặc điểm khí tượng - khí hậu Thị xã An Khê thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn. Khí hậu ở đây được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. *Chế độ nhiệt Nhiệt độ không khí trung bình của thị xã An Khê biến động trong khoảng từ 23,2– 26,5 0C. 20
  32. Đồ án tốt nghiệp 2015 Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình của Thị xã An Khê qua các năm Nhiệt độ không khí qua các năm (%) Khu vực 2010 2011 2012 2013 2014 An Khê 23,6 24,0 24,3 23,2 24,2 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Gia Lai, 2014 * Độ ẩm không khí Bảng 1.2. Độ ẩm không khí trung bình của Thị xã An Khê qua các năm Độ ẩm không khí qua các năm (0C) Khu vực 2010 2011 2012 2013 2014 An Khê 82,92 83,75 83,75 82,17 82,76 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Gia Lai, 2014 * Lượng mưa: Lượng mưa có tác động rất lớn đến lưu lượng và khả năng duy trì dòng chảy của các con sông trong lưu vực sông Ba. Lượng mưa trung bình nhiều năm tại khu vực quan trắc trạm thị xã An Khê biến động từ 996,4 – 1.976,8 mm Bảng 1.3. Lượng mưa trung bình của Thị xã An Khê qua các năm Độ ẩm không khí qua các năm (mm) Khu vực 2010 2011 2012 2013 2014 An Khê 1.976,8 1.878,2 1.838,8 1.826,2 1.790,8 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Gia Lai, 2014 * Số giờ nắng: Số giờ nắng trung bình của thị xã An Khê khá lớn, biến động từ 2.114,3-2.425,7 giờ. Sự chênh lệch về số giờ nắng tại các trạm quan trắc biến động không đáng kể. 21
  33. Đồ án tốt nghiệp 2015 Bảng 1.4. Số giờ nắng trung bình của Thị xã An Khê qua các năm Độ ẩm không khí qua các năm (giờ) Khu vực 2010 2011 2012 2013 2014 An Khê 2.171,6 2.294,0 2.461,2 2.095,5 2.426,3 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Gia Lai, 2014  Mực nước và lưu lượng nước các con sông tại lưu vực sông Ba đoạn chảy quan thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai Mực nước sông Ba tại trạm quan trắc An Khê qua các năm 2010- 2014 đạt cao nhất là 406,98 m, thấp nhất là 401,13 m. Bảng 1.5. Mực nước và lưu lượng nước của sông Ba tại trạm quan trắc An Khê từ năm 2010 – 2014 Trạm quan trắc khí Đơn 2010 2011 2012 2013 2014 tượng vị Mực nước sông Ba Trạm thị xã An Khê -Cao nhất m 406,53 406,98 405,51 405.25 403,20 -Thấp nhất m 401,24 401,45 401,20 401,13 401,22 - Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Gia Lai, 2014 22
  34. Đồ án tốt nghiệp 2015 1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội: 1.2.2.1. Dân số, lao động: Theo thống kê đầu năm 2015 dân số toàn thị xã có 65.210 người, chiếm 4,86% dân số tỉnh Gia Lai. Dân số thành thị là 42.245 người, dân số nông thôn là 22.274 người. Mật độ dân số trung bình là 325 người/km2. Tình hình dân số trung bình của Thị xã được thể hiện qua bảng 1.5 sau: Bảng 1.6. Tình hình dân số trung bình của Thị xã An Khê đầu năm 2015 Tỷ suất Tỷ suất Tổng tỷ Dân số Tỷ suất Tỷ suất tăng tự di cư suất tăng trung bình sinh chết nhiên thuần dân số năm 2015 (%0) (%0) (%0) túy (%0) (%0) (người) TỔNG SỐ 14,78 4,36 10,43 0,72 11,15 65.210 Phường An 15,29 3,46 11,83 -0,27 11,57 7.521 Bình Phường Tây 16,42 3,41 13,01 0,28 13,28 10.840 Sơn Phường An 14,46 6,12 8,34 2,07 10,41 12.588 Phú Phường An 11,97 4,79 7,18 2,09 9,27 3.343 Tân Phường An 8,64 4,03 4,61 1,44 6,05 3.471 Phước 23
  35. Đồ án tốt nghiệp 2015 Phường Ngô 16,50 5,70 10,80 2,04 12,84 4.908 Mây Xã Thành An 12,40 3,49 8,91 -0,19 8,72 5.161 Xã Song An 12,20 4,20 8,00 1,20 9,20 5.002 Xã Cửu An 15,09 2,81 12,27 -3,32 8,95 3.911 Xã Tú An 18,68 4,37 14,31 2,58 16,90 5.031 Xã Xuân An 17,47 4,08 13,40 -2,04 11,36 3.434 1.2.2.2. Kinh tế: a) Cơ cấu kinh tế:  Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Chế biến nông, lâm sản, thực phẩm là một ngành thế mạnh của Thị xã An Khê, đặc biệt là chế biến tinh bột sắn, chế biến đường. Giá trị sản lượng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 662,496 tỷ đồng. Trên địa bàn Thị xã có Cụm công nghiệp An Khê. Tuy nhiên nguồn lực đầu tư vào khu vực này vẫn còn nhiều hạn chế, ngoài Nhà máy đường An Khê, Chi nhánh công ty cổ phần thực phẩm Quảng Ngãi – Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Gia Lai cơ sở 2 và Công ty MDF Vinafor Gia Lai thì còn lại chủ yếu là các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ. 24
  36. Đồ án tốt nghiệp 2015 Bảng 1.7. Số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thị xã An Khê Năm Năm Năm Năm Năm 2010 Ngành công nghiệp 2011 2012 2013 2014 (cơ sở) (cơ sở) (cơ sở) (cơ sở) (cơ sở) Công nghiệp khai thác 12 12 14 14 12 Công nghiệp chế biến 325 334 319 234 220 Công nghiệp SX và phân phối điện, khí 2 2 2 2 8 đốt Tổng cộng 339 348 335 250 240 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Gia Lai, 2014  Nông – lâm nghiệp: Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Thị xã là lúa gạo, mía, ngô, sắn. Giá trị sản lượng ngành nông, lâm nghiệp đạt 181.680 tỷ đồng. Tổng diện tích gieo trồng thực hiện được 9.433 ha.  Dịch vụ và du lịch: Ngành thương mại Thị xã trong những năm qua có tốc độ tăng khá cao đóng góp ngày càng lớn trong cơ cấu của Thị xã. Trung tâm thương mại của Thị xã là nơi tiếp nhận hàng hóa buôn bán, bán lẻ có vai trò chi phối các hoạt động thương mại trên địa bàn Thị xã. Lĩnh vực dịch vụ có bước chuyển dịch tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống của dân cư, nhất là hoạt động tiếp thị, quảng cáo, các dịch vụ phục vụ giao thông, tín dụng, bưu điện, bảo hiểm 25
  37. Đồ án tốt nghiệp 2015 b) Tốc độ phát triển kinh tế của Thị xã: Là một Thị xã mới thành lập, nhưng An Khê là một đô thị được hình thành từ một quá trình lịch sử lâu đời. Sự hình thành và phát triển của An Khê gắn liền với nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước. Hôm nay, trong thời kỳ đất nước thực hiện công cuộc CNH – HĐH thì An Khê đã khẳng định là một đô thị động lực cho vùng phía đông của tỉnh Gia Lai, có tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội hàng đầu sau thành phố Pleiku. Mặc dù chịu tác động của suy thoái kinh tế của cả nước và thế giới nhưng đến thời điểm này Thị xã An Khê đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 13,14%. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 1.333,327 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2011; thương mại - dịch vụ 821,223 tỷ đồng, tăng 33,38% so với cùng kỳ năm 2011; thu nhập bình quân đầu người 19 triệu đồng/năm, tăng hơn gấp đôi so với năm 2003 Điều đó cho thấy An Khê đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng công nghiệp chế biến và quan tâm đến phát triển thương mại - dịch vụ. 1.2.2.3. Cơ sở hạ tầng: a. Hệ thống cấp nước: Cấp nước của Thị xã An Khê chủ yếu lấy từ nguồn nước sông Ba qua xử lý để sử dụng cho nước sinh hoạt dân cư. Đối với nước dưới đất khả năng khai thác chưa được đánh giá, chủ yếu người dân tự khai thác. Việc cấp nước sinh hoạt cho nông thôn vào mùa khô là một trong những việc làm cấp thiết hiện nay của Thị xã vì người dân phụ thuộc vào giếng đào là chủ yếu. b. Hệ thống giao thông: 26
  38. Đồ án tốt nghiệp 2015 Giao thông An Khê khá thuận lợi, quốc lộ 19 nối cảng biển Quy Nhơn với cao nguyên Pleiku, là con đường huyết mạch và án ngữ giữa hai ngọn đèo An Khê và Mang Yang. Từ An Khê, tỉnh lộ 669 (đường số 7C cũ) được mở theo hướng bắc cũng là trục giao thông quan trọng nhất để vào huyện Kbang và cao nguyên Kon Plông (tỉnh Kon Tum). Tỉnh lộ 674 xuôi xuống phía nam, men theo bờ sông Ba, dẫn vào huyện Kông Chro, Ia Pa và nối với quốc lộ 25 ở phía tây Thị xã Ayun Pa tại địa danh ngã ba Cây Xoài. 1.2.2.4. Văn hóa – giáo dục: Hiện tại, trên địa bàn Thị xã An Khê có 34 cơ sở Giáo dục – Đào tạo, bao gồm: 8 trường mẫu giáo, 13 trường tiểu học, 8 trường trung học cơ sở, 3 trường trung học phổ thông, 1 trường trung cấp nghề và 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên. 1.2.2.5. Y tế - Sức khỏe: Thị xã hiện có 1 cơ sở khám chữa bệnh và 11 trạm y tế các xã phường. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, tích cực công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là dịch bệnh nguy hiểm. 1.2.3. Tài nguyên: 1.2.3.1. Tài nguyên nước mặt: Dòng sông Ba cùng các phụ lưu của nó như suối Vối, suối Cái là nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt và hoạt động tưới tiêu của toàn Thị xã An Khê. Mật độ trung bình khoảng 0,315 km/km2, dòng chảy ở đây vào loại trung bình. Ngoài hệ thống sông, suối, An Khê còn có một số hồ tự nhiên và nhân tạo cung cấp nguồn nước quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất. 27
  39. Đồ án tốt nghiệp 2015 1.2.3.2. Tài nguyên rừng: Rừng giữ một vai trò quan trọng trong việc duy trì và bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời là một phần đóng góp quan trọng cho nền kinh tế của địa phương. Tổng diện tích đất rừng là 2.830,25 ha, trong đó, đất rừng sản xuất là 2.655,62 ha và đất rừng phòng hộ là 174,63 ha. Tài nguyên rừng bị tác động mạnh mẽ do con người. Thảm rừng gỗ chỉ còn lại rất ít ở những nơi xa dân cư và không thuận lợi cho việc khai thác. Hai kiểu thảm đặc trưng ở đây là rừng kín và kiểu rừng kín nửa rụng lá.Kiểu rừng kín thường xanh vì mưa ẩm nhiệt đới, phân bố rải rác trên các sườn và các khe suối với các quần hợp thường gặp có kiền kiền, trâm xe, muồng, dổi, bồ hòn, ràng ràng chiếm diện tích không lớn. Kiểu rừng kín nửa rừng kín nửa rụng lá do hơi ẩm nhiệt đới phát triển thành những vạt rừng phân bố trên các sườn đồi, ven suối tập trung nhiều nhất ở độ cao từ 400 – 500 m. Cây rụng lá điển hình là săng lẻ. Rừng có 4 tầng, tầng cao 3m là săng lẻ thuần loại; tầng thấp có những cây thường xanh hay rụng lá như tùng, gụ mật, giáng hương. Trong tầng loại cây gỗ nhỏ gồm một số loại cây thầu dầu, bồ hòn, đay. Nhìn chung, phần lớn diện tích rừng của An Khê đã biến thành trảng cây bụi với những quần hợp thường gặp: Thành ngạnh, móng bò, găng, giành giành. 1.2.3.3. Tài nguyên đất: An Khê có nhiều loại đất, được chia thành các nhóm chính, trong đó các nhóm đất quan trọng nhất là: - Nhóm đất xám và xám nâu có 15. 500 ha (toàn tỉnh có 364.806 ha), chiếm 77,24% tổng diện tích đất đai toàn Thị xã, tập trung ở các xã Tú An, Cửu An, Song An, Thành An, phường An Bình, thích hợp vứi những loại cây công nghiệp ngắn ngày như: mía, vừng, sắn, thuốc lá, đậu đỗ các loại. 28
  40. Đồ án tốt nghiệp 2015 - Nhóm đất phù sa có 2.400 ha (toàn tỉnh có 46.430 ha), chiếm 11,96% diện tích toàn tỉnh. Loại đất này phân bố ven các sông, suối chủ yếu thuộc địa bàn các xã Tú An, Song An, Thành An, phường An Tân, phường An Bình, rất thích hợp với việc trồng lúa và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Diện tích đất nông – lâm nghiệp của Thị xã An Khê tương đối lớn, diện tích đất dùng để sản xuất nông nghiệp chiếm 81,4% tổng diện tích đất. Đây là một trong những lợi thế của địa phương để phát triển mạnh công nghiệp chế biến dựa vào nguồn nguyên liệu từ lâm nghiệp và cây công nghiệp ngắn ngày. Bảng 1.8. Diện tích đất, phân theo loại đất của Thị xã An Khê năm 2014 (Đvt: Ha) Đơn vị hành Đất SX nông Đất lâm Đất chưa sử Tổng số chính nghiệp nghiệp dụng Thị xã An Khê 19.629,93 15.986,40 2.830,25 813,28 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Gia Lai, 2014 1.2.3.4. Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản của Thị xã không đa dạng, chủ yếu bao gồm 2 loại chính là đất sét và đá xây dựng, thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Đất sét: Tài nguyên Sét ở Thị xã đạt 5 triệu m3. Trữ lượng đảm bảo cho nhu cầu 3 nhà máy gạch, mỗi nhà máy công suất 10 triệu viên/năm. Đá xây dựng: Trên địa bàn có 3 đơn vị được cấp phép khai thác đá, với trữ lượng là 622.840 m3. 29
  41. Đồ án tốt nghiệp 2015 1.2.3.5. Tài nguyên động thực vật: Thảm cây trồng ở An Khê bao gồm: mía, sắn, lúa, dừa, đu đủ. Động vật trong rừng có: nai, hổ, hoẵng, các loài chim, sóc và khỉ. 1.3. Tổng quan về sông Ba 1.3.1. Đặc điểm chung: 1.3.1.1. Vị trí địa lý: - Lưu vực sông Ba là một trong chín lưu vực sông lớn của nước ta và là con sông lớn nhất khu vực ven biển miền Trung, thuộc địa phận 3 tình Gia Lai, Đăk Lăk, Phú Yên với diện tích tự nhiên của lưu vực khoảng 13.900 km2 (nếu tính cả nhánh sông Bàn Trạch là 14.132 km2), trong đó 8.656 km2 nằm trên địa bàn tỉnh Gia Lai, với vị trí như sau: - Phía Bắc giáp lưu vực sông Trà Khúc. - Phía Nam giáp lưu vực sông Cái (Nha Trang) và sông Sê Rê Pôk. - Phía Tây giáp lưu vực sông Sê San và sông Sê Rê Pôk. - Phía Đông giáp với sông Côn, sông Kỳ Lộ và biển Ðông. 1.3.1.2. Đặc điểm địa hình: Sông Ba bắt nguồn từ vùng núi cao trên 1200 m ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đến An Khê rồi chuyển hướng Đông Bắc – Tây Nam. Từ AyunPa (Cheo Reo) dòng chính sông Ba tiếp nhận nhánh Ia Ayun ở phía bờ phải. Từ đó sông Ba lại chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam cho đến Cà Lúi. Sau khi nhận thêm nhánh sông Krông Hnăng từ phía bờ phải chảy vào, sông Ba chảy vào tỉnh Phú Yên và đổ ra biển ở cửa Đà Rằng. 30
  42. Đồ án tốt nghiệp 2015 Lưu vực sông Ba với đại bộ phận diện tích nằm ở phía Đông Nam dãy Trường Sơn, nhưng ảnh hưởng của dãy đến khu vực này đã yếu dần và thay thế bằng phông chung của nền cấu trúc khối tảng cao nguyên. Phần thượng lưu của lưu vực sông, chủ yếu là các nhánh núi bị chia cắt mạnh. Phần trung lưu của lưu vực sông rất ngắn, đồi núi có chiều cao trung bình làm cho sông gần như không có phần trung lưu, nước từ thượng nguồn đổ thẳng xuống vùng đồng bằng ven biển, được cấu thành bởi những gò đồi sót của các bề mặt địa hình cổ hơn bị bóc mòn, cùng với những bậc thềm, bãi bồi, đụn cát, cồn cát nguồn gốc biển, gió biển, sông – biển và sông. Lớp phủ thổ nhưỡng lưu vực sông Ba khá đa dạng và không đồng nhất trên nhiều dạng địa hình trong đó đồi núi dốc chiếm ưu thế. 1.3.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn: Lưu vực sông Ba đại bộ phận nằm ở sườn phía Tây và một phần phía Ðông của dải Trường Sơn, vì vậy nó chịu ảnh hưởng của hai chế độ là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Song do địa hình của lưu vực phức tạp, bị chia cắt mạnh và bị ảnh hưởng của dải Trường Sơn kết hợp với hoàn lưu gió mùa, làm cho khu vực sông Ba hình thành 3 vùng khí hậu khác nhau: vùng khí hậu Tây Trường Sơn; vùng khí hậu Đông Trường Sơn; vùng khí hậu trung gian. Lượng mưa tháng trong năm phân hoá khá phức tạp, biến đổi rất lớn theo không gian – thời gian, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố địa hình và hoàn lưu khí quyển. Mùa mưa ở vùng thượng và trung du thường đến sớm từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 hoặc tháng 11, kéo dài trong 6 – 7 tháng. Trong khi đó mùa mưa vùng hạ du đến muộn và kết thúc sớm, chỉ kéo dài 3 – 4 tháng khoảng tháng 9 đến tháng 12. Lượng mưa phổ biến trong lưu vực dao động từ 1.400 – 2.200 mm. Sự biến động dòng chảy nằm trên lưu vực sông Ba khá phức tạp, thượng và trung du chịu ảnh hưởng của khí hậu Tây Trường Sơn nên mùa mưa và mùa lũ đến sớm và kết thúc sớm hơn so với vùng hạ du chịu tác động của khí hậu Đông Trường Sơn. 31
  43. Đồ án tốt nghiệp 2015 1.3.1.4. Mạng lưới sông suối: Tính từ thượng nguồn đến cửa ra (sông Ðà Rằng), sông Ba có diện tích lưu vực 13.900 km2, với chiều dài nhánh sông chính là 374 km, mật độ lưới sông 0,22 km/km2. Sông Ba thuộc loại sông kém phát triển so với các sông khác vùng lân cận, sông Ba gồm có: 36 sông nhánh cấp 1, 54 nhánh cấp 2, 14 nhánh cấp 3 và 1 nhánh cấp 4. Trong đó có 3 sông nhánh cấp 1 ở bờ phải đáng chú ý là: - Sông Ayun: Bắt nguồn từ đỉnh núi Krong Hơ Dung ở độ cao 1.220 m, chảy theo hướng Bắc Nam, sau chuyển hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi nhập với dòng chính sông Ba tại vị trí cách thị trấn Cheo Reo khoảng 1 km về phía Bắc. Sông có diện tích lưu vực 2.950 km2, độ dài sông 175 km. - Sông Krong H'Năng: Bắt nguồn từ đỉnh núi Chư Tung ở độ cao 1.215 m. Hướng dòng chảy tương đối phức tạp song chủ yếu là Bắc - Nam và Tây Bắc - Đông Nam rồi nhập với sông chính tại ranh giới Gia Lai và Phú Yên. Sông có diện tích lưu vực là 1.840 km2, độ dài là 130 km. - Sông Hinh: Bắt nguồn từ đỉnh núi Chư H'Mu ở độ cao 2.051 m. Hướng dòng chính là Tây Bắc - Đông Nam đến vĩ độ 1205' sông chảy theo hướng Bắc - Nam rồi nhập với dòng chính tại phía trên Sơn Hòa. Sông có diện tích lưu vực l à 1.040 km2, độ dài là 88 km. Các sông suối thuộc lưu vực sông Ba đều hẹp và sâu, độ dốc lớn có tiềm năng lớn về thủy điện. Địa hình bị chia cắt mạnh, lưu vực sông Ba có dạng lòng máng chạy dài từ thượng nguồn đến cửa sông; phía Bắc, Đông, Nam có núi cao b ao học (ở độ cao 500 - 2.000 m) và chỉ được mở rộng về phía Tây Nam với cao nguyên rộng lớn Pleiku, Mang Yang, Chư Sê, mở ra biển qua vùng đồng bằng Tuy Hoà rộng hơn 2.400 ha với độ cao từ 5-10 m, còn vùng cửa sông và ven biển từ 0,5 - 2,0 m. Lòng máng của lưu vực bị những dãy núi đâm sát ra mép sông tạo nên những thung lũng độc lập như An Khê (400 - 500 m), Cheo Reo (150 – 200 m) và Phú Túc (100 – 200 m). 32
  44. Đồ án tốt nghiệp 2015 1.3.1.5. Đặc điểm tài nguyên: Với đặc điểm địa hình khu vực động thực vật trong khu vực khá đa dạng. Về thực vật nổi bật là họ: họ thầu dầu, họ đậu, họ cà phê đó là những họ thực vật đặc trưng của vùng Tây nguyên. Về động vật bao gồm hệ động vật trên cạn có nhiều loài đặc hữu cho Việt Nam và Ðông Dương, có nhiều loài quí hiếm được ghi trong sách đỏ; hệ động vật dưới nước khá phong phú bởi có nhiều loại hình thủy vực khác nhau. 1.3.2. Tài nguyên nước sông Ba: Toàn hệ thống sông Ba có lưu lưu lượng dòng chảy là 302m 3/s với tổng lượng nước trung bình nhiều năm là 9.527 triệu m 3 nước. Trong đó Tây Nguyên chiếm 7.605 triệu m3, tỉnh Phú Yên - Đông Trường Sơn có 1.922 triệu m 3 chiếm 20,2% tổng lượng nước toàn hệ thống. Bình quân đầu người trong lưu vực là 7.939 m 3/người lớn gấp khoảng 2 lần nguồn nước nội địa bình quân đầu người trong cả nước. Tiềm năng nước dưới đất không lớn, chủ yếu dùng cho sinh hoạt (Lưu lượng nước dưới đất toàn lưu vực sông Ba - Tây Nguyên chỉ có khoảng 40m 3/s) 1.3.3. Tầm quan trọng của sông Ba đối với phát triển KTXH của Thị xã An Khê và Tỉnh Gia Lai: Sông Ba giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của các cư dân bản địa nơi dòng sông chảy qua. Từ ngàn đời nay, người dân sống dọc sông đã uống nước, ăn cá trên dòng sông này. Bên cạnh nguồn lợi thủy sản dồi dào, sông Ba còn giữ vai trò điều tiết nước tưới cho toàn bộ lưu vực sông. Hàng năm, sông Ba bồi đắp phù sa để từ đó hình thành những bãi ngô, ruộng đậu quanh năm tươi tốt; những cánh đồng lúa trĩu bông, cho năng suất cao Ngoài những giá trị về về kinh tế, sông Ba còn có giá trị văn hóa, du lịch đặc biệt quan trọng trong toàn vùng Tây Nguyên. Từ những con thác hùng vĩ nơi thượng 33
  45. Đồ án tốt nghiệp 2015 nguồn đến những hồ nước mênh mông với dòng chảy êm đềm xuôi về hạ du đều mang một dấu ấn đậm nét văn hóa của cư dân nơi đây. Hình 1.3. Bản đồ lưu vực sông Ba 34
  46. Đồ án tốt nghiệp 2015 CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC SÔNG BA TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ AN KHÊ 2.1. Hiện trạng tài nguyên nước sông Ba Hiện nay, sông Ba là nguồn cung cấp nước chủ yếu, đáp ứng nhu cầu sử dụng cho sinh hoạt, phục vụ cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và các lĩnh vực liên quan khác cho Thị xã An Khê. 2.1.1. Hiện trạng phân bố và lưu lượng nước sông Ba trên địa bàn Thị xã An Khê: 2.1.1.1. Sự phân bố: Lưu vực sông Ba chảy qua Thị xã An Khê có diện tích 1.440 km2. Lòng sông Ba thường lộ đá gốc, bề mặt thềm và đất bồi rất hạn chế, với các dạng xâm thực tồn tại như những dạng đồi thoải với độ cao tương đối từ 15 – 25 m. Toàn vùng có mức độ chia cắt sâu từ 50 – 70 m, mật độ chia cắt ngang trung bình với diện tích phân bố. 2.1.1.2. Đặc điểm: Do điều kiện địa hình và lượng mưa tập vào các tháng mùa mưa nên trên hệ thống sông Ba thường có lũ lớn. Từ năm 1979 đến nay, mực nước lớn nhất trong các cơn lũ ở An Khê là 9,18 m (ngày 20 – 09 – 1986), vì vậy rất cần đến các biện pháp chống lũ trên sông. 35
  47. Đồ án tốt nghiệp 2015 Bảng 2.1. Đặc trưng tài nguyên nước lưu vực sông Ba Lượng Lớp Lượng Dòng Dòng Hệ số Hệ số Hệ số Lưu vực mưa dòng bốc hơi chảy chảy dòng cấp bốc sông TB chảy (mm) mặt ngầm chảy nước hơi (mm) (mm) Sông Ba 1535 785 750 609 175 0,51 0,19 0,81 Nguồn: Đài Khí tượng Thuỷ văn Tây Nguyên, 2014 2.1.1.3. Lưu lượng: Trên địa bàn Tỉnh Gia Lai chỉ có trạm thủy văn An Khê ở thượng nguồn sông Ba là có số liệu quan trắc dòng chảy liên tục từ năm 1977 đến nay. Lưu lượngnước sông Ba thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.2. Lưu lượng trung bình tháng tại trạm thủy văn An Khê Lưu lượng trung bình (m3/s) Trạm Sông TB I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm An Ba 18,1 11,1 8,02 7,72 15,1 17,3 16,1 22,5 34,9 97,5 111 56,3 35,9 Khê Nguồn: Đài Khí tượng Thuỷ văn Tây Nguyên, 2014 2.1.2. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước sông Ba tại Thị xã An Khê: 2.1.2.1. Cấp nước đô thị: Hiện nay, trên địa bàn Thị xã An Khê đã xây dựng 01 nhà máy nước phục vụ cấp nước tập trung với công suất thiết kế 5000 m3/ngày, công suất khai thác 5000 m3/ngày, với 7000 hộ sử dụng nước. Tổng nhu cầu nước cho sinh hoạt năm 2014 là 6,72.106 m3/năm. 36
  48. Đồ án tốt nghiệp 2015 2.1.2.2. Cấp nước cho hoạt động công nghiệp: Khu công nghiệp An Khê nằm tại Thị xã An Khê có các ngành chính: Chế biến nông lâm sản như đường, tinh bột sắn, thức ăn gia súc, sản xuất sợi ván ép, chế biến lâm sản, sản xuất gạch Tổng lượng nước mặt sử dụng năm 2014 là 0,82.106 m3/năm. 2.1.2.3. Trồng trọt: Thị xã An Khê có nhóm đất xám rất thích hợp cho cây công nghiệp ngắn ngày phát triển như mía, thuốc lá, lạc Tổng nhu cầu nước mặt của ngành trồng trọt năm 2014 là 224,32.106 m3/năm. Trên địa bàn Thị xã tính đến thời điểm hiện tại có 9 công trình thủy lợi, với năng lực tưới cho 116 ha. Bảng 2.3. Hiện trạng công trình thủy lợi Thị xã An Khê Địa điểm Năm hoàn STT Tên công trình Năng lực tưới (ha) xây dựng thành 1 Hồ suối Le Tú An 1984 10 2 Hồ Bầu Dồn Thành An 1984 18 3 Hồ Bến Tuyết An Phú 1985 20 4 Hồ Hòn Cỏ Song An 1999 14 5 Hồ làng Nhoi Làng Nhoi 2001 10 6 Hồ Pnang Tú An 2005 18 7 Hồ Tà Diêm An Tân - 10 8 Hồ Làng (Bàu Làng) Cửu An - 10 9 Hồ Mười Thiêu Cửu An - 6 Tổng cộng 116 37
  49. Đồ án tốt nghiệp 2015 Nguồn: Sở Tài Nguyên & Môi Trường tỉnh Gia Lai, 2011 2.1.2.4. Chăn nuôi: Đối với Thị xã, chăn nuôi đã mang lại hiệu quả thiết thực, ngoài việc phục vụ cho ngành trồng trọt, chăn nuôi còn cung cấp nguồn thực phẩm tươi sống cho thị trường tiêu thụ trên địa bàn Thị xã và một phần bán ra ngoài cho các vùng lân cận. Hình thức chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò, heo và chăn nuôi gia cầm. Thông thường các đàn trâu bò sử dụng lượng nước tự nhiên, còn đàn heo thì sử dụng lượng nước do con người cung cấp trong quá trình họ chăn nuôi. Tổng nhu cầu nước mặt của ngành chăn nuôi trên địa bàn thị xã An Khê năm 2014 là 2,62.106 m3/năm. 2.1.2.5. Thủy sản: Đối với Thị xã An Khê chỉ có nuôi trồng thủy sản nước ngọt, gồm nuôi cá lồng trên dòng chảy sông Ba, nhưng hiện tại loại hình nuôi cá này trên địa bàn chưa phát triển rộng. 2.1.2.6. Thủy điện: Đầu nguồn sông Ba hiện có 2 nhà máy thủy điện đang hoạt động: Nhà máy thủy điện An Khê gồm 2 tổ máy, công suất mỗi tổ máy 80MW. Nhà máy thủy điện Ka Nak gồm 2 tổ máy, công suất mỗi tổ máy 6,5MW. Công trình thủy điện An Khê – Ka Nak do BQL dự án thủy điện 7 làm chủ đầu tư với diện tích 2.678.055 ha. Bảng 2.4. Các thông số chính của Công trình thủy điện An Khê - Ka Nak Thông số Đơn vị Ka Nak An Khê a) Thuỷ văn - Diện tích lưu vực km2 833,00 1236,00 - Lưu lượng chảy trung bình nhiều năm m3/s 18,6 27,8 38
  50. Đồ án tốt nghiệp 2015 b) Hồ chứa - Cao trình mực nước dâng bình m 515,00 429,00 thường - Cao trình mực nước chết m 485,00 427,00 - Dung tích toàn bộ hồ chứa 10 313,70 15,90 - Dung tích hữu ích 106 m3 285,50 5,60 c) Nhà máy thủy điện - Lưu lượng lớn nhất (Qmax) m3/s 42 50 - Lưu lượng đảm bảo P = 90% (Qđb) m3/s 11 9,6 - Công suất lắp máy (Nlm) MW 13 160 - Điện lượng trung bình nhiều năm 106 kWh 56 645,5 (E0) 2.1.3. Các nguồn gây ô nhiễm chất lượng nước sông Ba Hiện nay, nguồn nước sông Ba thuộc địa phận Thị xã An Khê trở về thượng nguồn bị ô nhiễm, trữ lượng nguồn nước giảm do tích nước hồ thủy điện An Khê. Mặt khác, tình trạng xả nước thải của 3 nhà máy gồm: Đường An Khê, Chế biến gỗ MDF và Chi nhánh công ty cổ phần thực phẩm Quảng Ngãi – Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Gia Lai cơ sở 2 và các nguồn thải phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, chất thải sinh hoạt chưa qua xử lý đã đổ xuống dòng sông cũng làm cho dòng sông Ba "ngập thở". Các nguồn gây ô nhiễm chính bao gồm: 2.1.3.1. Nước thải công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Trên địa bàn Thị xã có Cụm công nghiệp An Khê. Ngoài nhà máy đường An Khê, Công ty TNHH MTV MDF Vinafor Gia Lai và Chi nhánh Công ty Cổ phần Thực 39
  51. Đồ án tốt nghiệp 2015 phẩm Quảng Ngãi – Nhà máy Sản xuất Tinh bột sắn Gia Lai cơ sở 2, còn lại chủ yếu là các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ. Bảng 2.5. Số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã An Khê Năm Năm Năm Năm Năm 2010 Ngành công nghiệp 2011 2012 2013 2014 (Cơ sở) (Cơ sở) (Cơ sở) (Cơ sở) (Cơ sở) Công nhiệp khai thác 12 12 14 14 12 Công nghiệp chế 325 334 319 234 220 biến Công nghiệp sản xuất và phân phối 2 2 2 2 8 điện, khí đốt Tổng cộng 339 348 335 250 240 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Gia Lai, 2014 Kết quả thu mẫu phân tích chất lượng nước sông Ba và các nhánh suối đổ vào sông Ba năm 2015 của Phòng Tài nguyên và Môi trường cho thấy sông Ba đã có dấu hiệu ô nhiễm bởi các chất hữu cơ (COD, BOD5), ô nhiễm dinh dưỡng (Amoni, Phosphat), vi sinh (Coliform), làm hàm lượng oxy hòa tan (DO) trong nước giảm, không đảm bảo QCVN 08:2008/BTNMT – cột B1 hoặc QCVN 40:2011/BTNMT – cột B, cụ thể: + Mẫu nước thải tại đầu ra của hệ thống xử lý nước thải tập trung của Nhà máy đường An Khê (mẫu lấy ngày 29/1/2015) có 4/15 chỉ tiêu phân tích vượt so với QCVN 40:2011/BTNMT – cột B, cụ thể: COD vượt 1,39 lần, BOD5 vượt 3,13 lần, coliform vượt 4,8 lần, độ màu vượt 2,48 lần. Cụ thể được thể hiện ở Bảng 3.6: 40
  52. Đồ án tốt nghiệp 2015 Bảng 2.6. Chất lượng nước thải đầu ra của Nhà máy đường An Khê QCVN STT Thông số Đơn vị Kết quả 40:2011/BTNMT (B) 1 pH - 6,62 5,5 – 9 2 Nhiệt độ 0C 29,4 40 3 Nhu cầu oxy hóa học (COD) mg/l 209,3 150 4 Nhu cầu oxy sinh học (BOD5) mg/l 156,8 50 5 Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 98,5 100 6 Clo dư mg/l KPH 2 7 Coliform MPN/100ml 24000 5000 8 Dầu, mỡ khoáng mg/l 0,1 10 9 Độ màu Pt-Co 373 150 10 Tổng Nitơ mg/l 7,51 40 11 Tổng Phosphor mg/l 3,03 6 12 Asen (As) mg/l <0,0017 0,1 13 Chì (Pb) mg/l <0,0038 0,5 14 Cadimi (Cd) mg/l <0,0015 0,1 15 Thủy ngân (Hg) mg/l <0,0005 0,01 + Mẫu nước thải tại đầu ra của Khu chà mỳ, tổ 6, phường Ngô Mây, Thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai (mẫu lấy ngày 29/1/2015) có 5/11 chỉ tiêu phân tích vượt so với QCVN 40:2011/BTNMT – cột B, cụ thể: COD vượt 165,76 lần, BOD5 vượt 286,8 lần, TSS 41
  53. Đồ án tốt nghiệp 2015 vượt 8,25 lần, sunfua (tính theo H2S) vượt 57,6 lần, P – Tổng vượt 64,5 lần và mùi rất rõ. Cụ thể được thể hiện ở Bảng 2.7: Bảng 2.7. Kết quả quan trắc chất lượng nước thải đầu ra của Khu chà mỳ QCVN STT Thông số Đơn vị Kết quả 40:2011/BTNMT (B) 1 pH - 6,23 5,5 – 9 2 Nhu cầu oxy sinh học (BOD5) mg/l 14340 50 3 Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 825 100 4 Nhu cầu oxy hóa học (COD) mg/l 24864 150 5 Tổng Nitơ mg/l 4,02 40 + 6 Amoni (NH4 , tính theo N) mg/l 0,0053 10 7 Sunfua (tính theo H2S) mg/l 28,8 0,5 8 Clo dư mg/l KPH 2 9 Tổng Phosphor mg/l 387 6 10 Mùi - Mùi rất rõ - 11 Coliform MPN/100ml 2300 5000 + Mẫu nước mặt tại suối Vối, Thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai (mẫu lấy ngày 29/1/2015) có 6/14 chỉ tiêu phân tích vượt so với QCVN 08:2008/BTNMT – cột B1, cụ thể: COD + vượt 3,75 lần, BOD5 vượt 3,7 lần, TSS vượt 1,8 lần, amoni (NH4 , tính theo N) vượt 2,48 lần, Fe vượt 2,14 lần, coliform vượt 1,24 lần. Cụ thể được thể hiện ở bảng 3.8: 42
  54. Đồ án tốt nghiệp 2015 Bảng 2.8. Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại suối Vối, Thị xã An Khê QCVN STT Thông số Đơn vị Kết quả 08:2008/BTNMT (B1) 1 pH - 7,31 5,5 – 9 2 Nhu cầu oxy sinh học (BOD5) mg/l 55,5 15 3 Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 90 50 4 Nhu cầu oxy hóa học (COD) mg/l 112,5 30 5 Lượng oxy hòa tan (DO) mg/l 6,04 4 + 6 Amoni (NH4 , tính theo N) mg/l 1,24 0,5 - 7 Nitrate (NO3 , tính theo N) mg/l 1 10 - 8 Nitrite (NO2 , tính theo N) mg/l 0,02 0,04 9 Sắt (Fe) mg/l 3,22 1,5 - 10 Clorua (Cl ) mg/l 10,1 600 11 Asen (As) mg/l <0,13*10-3 0,05 12 Thủy ngân (Hg) mg/l <0,0005 0,001 13 Chì (Pb) mg/l <0,0038 0,05 14 Coliform MPN/100ml 9300 7500 Nước ở nhiều đoạn sông có màu đen, bốc mùi hôi thối thường xảy ra vào mùa khô trong năm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân và cảnh quan môi trường trên địa bàn. Người dân sống hai bên dòng sông gần các 43
  55. Đồ án tốt nghiệp 2015 nhà máy thường xuyên kêu cứu tới các cấp, các ngành vì trẻ em bị ghẻ lở khi tắm nước sông, nhất là có hiện tượng cá chết hàng loạt. 2.1.3.2. Nước thải đô thị: Nước thải sinh hoạt được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, chợ và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, tiêu chuẩn cấp nước. Nhu cầu nước sinh hoạt của Thị xã An Khê lấy từ nguồn nước mặt được ước tính bằng công thức dưới đây: (Nhu cầu nước sinh hoạt) = (Dân số trong khu vực)*(Tiêu thụ bình quân đầu người) 2.1.3.3. Nước thải y tế: Nước thải bệnh viện đa khoa An Khê sau khi qua hệ thống xử lý sơ bộ như bể tự hoại vẫn không đạt quy chuẩn cho phép do đó cần phải xử lý tại hệ thống XLNT tập trung, tuy nhiên hiện nay hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện đang trong giai đoạn lắp đặt do đó nước thải xả vào cống thoát nước chung có các chỉ tiêu BOD5, COD, SS, Coliform vượt quy chuẩn cho phép về nước thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT loại B. Cụ thể được thể hiện ở Bảng 2.5: Bảng 2.9. Kết quả phân tích mẫu nước thải tại bệnh viện đa khoa An Khê QCVN Stt Thông số Đơn vị Kết quả 28:2010/BTN MT cột B 1 pH - 6,85 6,5 – 8,5 2 BOD5 mg/l 157 50 3 COD mg/l 283 100 4 SS mg/l 135 100 44
  56. Đồ án tốt nghiệp 2015 5 Tổng N mg/l 39,7 - 6 Tổng P mg/l 4,89 - 7 Chì mg/l KPH - 8 Dầu mỡ mg/l KPH 20 9 E.Coli MPN/100ml 150 - 10 Tổng coliform MPN/100ml 6,4x106 5000 2.1.3.4. Nước thải nông nghiệp: Các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp bao gồm: - Do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phân bón hóa học: Các vùng sản xuất nông nghiệp ở Thị xã An Khê có biểu hiện của dư lượng thuốc tăng trưởng và thuốc bảo vệ thực vật, cũng như phân bón trong đất. Đó là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm sông Ba, có thể gây những hậu quả không mong muốn đối với sinh vật và con người. - Nước thải chăn nuôi: Nước thải chăn nuôi cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Nguồn thải chính của hoạt động chăn nuôi là nước thải phát sinh từ quá trình vệ sinh chuồng trại, có chứa một lượng lớn các chất gây ô nhiễm nguồn nước như các loại muối, chất hữu cơ, vi khuẩn, là nguồn gây ô nhiễm đối với môi trường nước sông Ba. - Sử dụng phân bón tươi: Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Thị xã là lúa gạo, mía, ngô, sắn. Tổng diện tích gieo trồng thực hiện được 9.433 ha. Trong những năm gần đây, việc sản xuất nông nghiệp trên địa bàn có nhiều biểu hiện dư lượng thuốc tăng trưởng và thuốc bảo vệ thực vật cũng như phân bón – tất cả dư lượng đó tham gia vào làm ô nhiễm nước sông. 45
  57. Đồ án tốt nghiệp 2015 2.1.3.5. Nước thải từ các bãi rác, bãi chôn lấp: Trên địa bàn Thị xã có 1 bãi rác hở, không có hệ thống chống thấm đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quyết định số 243/QĐ-UBND ngày 12/6/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai V/v phê duyệt danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Ngoài ra một số hộ gia đình tự thu gom và chôn lấp tại vườn nhà. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ các gia đình sinh sống ven sông thải trực tiếp rác thải xuống sông, gây ảnh hưởng chất lượng nước. 2.1.3.6. Hoạt động khai thác thủy điện: Nằm trên thượng nguồn sông Ba có hai nhà máy thủy điện An Khê, Ka Nak. Thủy điện An Khê nằm ở Thị xã An Khê (Gia Lai) và huyện Tây Sơn (Bình Định), có công suất 160 MW. Thủy điện Ka Nak nằm ở huyện Kbang (Gia Lai) có công suất 13 MW. Thủy điện An Khê - Ka Nak có thiết kế hai bậc cách xa nhau hàng chục cây số. Bậc trên là thủy điện Ka Nak lấy nước từ thượng nguồn sông Ba, đổ vào hồ chứa Ka Nak (trên địa bàn huyện Kbang, Gia Lai) có dung tích 285 triệu m3. Sau khi chảy qua các tua bin của thủy điện bậc trên Ka Nak, thay vì phải trả nước lại cho sông Ba, toàn bộ nguồn nước này dồn vào một hồ trung chuyển có dung tích 5,6 triệu m3 rồi dẫn theo đường ống xuyên đèo An Khê dài 14 km để đổ dựng đứng xuống thủy điện bậc dưới là An Khê nằm trên địa bàn huyện Tây Sơn (Bình Định). Do áp lực nước lớn nên thủy điện An Khê có công suất lên đến 160 MW. Sau đó, nguồn nước này đổ ra sông Kôn, chảy về hạ lưu Bình Định. Do dòng chảy bị bẻ quặt, 90% lưu lượng nước sông Ba bị lấy tức tưởi nên nhiều đoạn bên dưới của sông Ba đã trở thành “sông chết” vào mùa khô, nhất là tại Thị xã An Khê, nước thải từ những nhà máy “quần tụ” bốc mùi nồng nặc. Trong khi mùa mưa lại xả lũ về sông Ba, góp phần gây lũ hạ du gây bức xúc cho người dân sinh sống ở đây. 46
  58. Đồ án tốt nghiệp 2015 Kết quả đo đạc lưu lượng dòng chảy tại Trạm An Khê vào những tháng mùa khô năm 2011 cho thấy, lưu lượng dòng chảy rất thấp Q = 0,476 m3/s. Trong khi đó, theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Ban quản lý dự án Công trình Thủy điện An Khê – KaNak được duyệt: Khi đi vào hoạt động phải duy trì dòng chảy tối thiểu ở mức 4 m3/s. Đây là dòng chảy ở mức thấp nhất, cần để duy trì phát triển bình thường của hệ sinh thái sông Ba và đảm bảo nhu cầu nước cho khu công nghiệp. Theo ý kiến của cộng đồng dân cư, nếu duy trì dòng chảy đúng như Dự án được phê duyệt cũng vẫn không đảm bảo nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, sản xuất trong những tháng mùa khô kéo dài, trong khi dòng chảy chỉ còn 0,476 m3/s như kết quả đo nêu trên. Sông Ba cạn kiệt nguồn nước dẫn đến khó khăn trong sản xuất và đời sông của hàng chục nghìn người dân ở khu vực hạ lưu, nhiều nhà máy trên địa bàn phải ngừng hoạt động vì thiếu nước. Ngược lại, về mùa mưa khi hồ chứa An Khê xả lũ thì các địa phương ở hạ lưu lại phải hứng chịu. Chẳng hạn, rạng sáng 25/5/2014, thủy điện An Khê-Ka Nak (do Ban Quản lý Dự án Thủy điện 7 làm chủ đầu tư) đã bất ngờ xả nước khiến gần 50 ha hoa màu, 10 con trâu, bò và 62 máy nổ, máy bom nước của hơn 140 hộ dân ở xã Đông và Nghĩa An (huyện Khang) bị cuốn trôi, gây thiệt hại ước tính khoảng 10 tỷ đồng Tại thời điểm mực nước dâng cao nhất đạt cao trình 441m, trong khi đó cao trình cho phép chỉ 431 m, đỉnh lũ cao nhất là bão số 9 cũng chỉ dừng ở mức 329 m. Nguy cơ tiếp tục xảy ra sự cố tương tự đang treo lơ lửng (Sở KHCN tỉnh Gia Lai, 2014). 47
  59. Đồ án tốt nghiệp 2015 Hình 2.1. Nước từ thượng nguồn sông Ba (Gia Lai) qua hai công trình thủy điện lại đổ ra sông Kôn (Bình Định). 2.2. Hiện trạng công tác quản lý nước sông Ba tại địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai: 2.2.1. Hệ thống cơ quan quản lý tài nguyên nước: 48
  60. Đồ án tốt nghiệp 2015 UBND Tỉnh Gia Lai Các Sở, Ban ngành, Sở Tài nguyên & Môi UBND Thị xã Tổ chức đoàn thể trường Gia Lai khác Phòng Tài nguyên & UBND xã Môi trường Thị xã Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống quản lý môi trường Thị xã An Khê  Các công tác đã triển khai đối với vấn đề ô nhiễm nước ở lưu vực sông Ba: Trong thời gian qua UBND tỉnh kết hợp với Chi cục BVMT đã chỉ đạo quyết liệt công tác kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm (tần suất 6 lần/tháng từ đầu tháng 4 đến hết tháng 5/2014 và 03 lần/tháng từ đầu tháng 02 đến hết tháng 5/2015), xác định nguyên nhân gây ô nhiễm và đề ra các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường ở lưu vực sông Ba; chỉ đạo UBND các huyện, Thị xã ở lưu vực sông Ba tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân, không đổ rác thải, xác động vật chết xuống sông; các nhà máy công nghiệp trên lưu vực sông Ba phải xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường trước khi xả ra môi trường, đến nay đã có 3/6 nhà máy đã khắc phục hoàn toàn ô nhiễm, 01 nhà máy UBND tỉnh đã chỉ đạo tạm ngừng hoạt động để khắc phục ô nhiễm (Nhà máy Chế biến Quặng sắt K'Bang), 02 nhà máy còn lại gồm Nhà máy đường An Khê, Nhà máy Chế biến Nông sản Xuất khẩu Phú Túc đã đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống xử lý với vốn đầu tư hơn chục tỷ đồng và hiện đang trong giai đoạn vận hành, thử nghiệm. 49
  61. Đồ án tốt nghiệp 2015 Ngoài ra việc chặn dòng, chuyển đổi dòng chảy về sông Côn tỉnh Bình Định của thủy điện An Khê - Kanak là nguyên nhân chính gây cạn kiệt nguồn nước, mất cân bằng hệ sinh thái, không đảm bảo nhu cầu dùng nước vùng hạ du sông Ba, gián tiếp làm ô nhiễm môi trường sông Ba. UBND tỉnh đã nhiều lần làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Tập đoàn điện lực Việt Nam kiến nghị với các Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, tính toán để trả nước lại dòng sông Ba với lưu lượng tối thiểu bằng lưu lượng mùa kiệt của dòng sông, đảm bảo mức tối thiểu cho hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các đối tượng dùng nước ở hạ lưu sông Ba đã được các Bộ, ngành chấp nhận việc xả nước định kỳ cao hơn 4m3/s và đang lập quy hoạch lưu vực sông Ba. 2.2.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý môi trường nước sông Ba: Các Luật, Nghị định, Thông tư, Tiêu chuẩn (Quy chuẩn) Quốc gia hoặc tiêu chuẩn Ngành liên quan đến tài nguyên nước mặt hiện đang còn hiệu lực: - Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 (sửa đổi, bổ sung) ngày 01/07/2006. - Luật Tài nguyên nước 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012. - Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ về quản lý lưu vực sông . -Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013. - Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 50
  62. Đồ án tốt nghiệp 2015 - Thông tư 04/2008/TT-BTNMT ngày 18/9/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường. - Thông tư 05/200/TT-BTNMT ngày 8/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường và Vụ Pháp chế trình duyệt, ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. - QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn thay thế QCVN 24:2009/BTNMT, được ban hành theo Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Quyết định 16/2010/QĐ-UBND V/v quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai ngày 29 tháng 7 năm 2010. Trong những năm qua, công tác quản lý tài nguyên nước đã được cải thiện đáng kể về mặt pháp lý, từ khi Luật Tài nguyên nước đã được chính thức ban hành và các văn bản pháp quy hướng dẫn các quy định về quản lý, điều hành, lưu trữ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên toàn quốc, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội. 51
  63. Đồ án tốt nghiệp 2015 Tuy nhiên, hiện nay nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của công tác quản lý tài nguyên nước còn hạn chế và thiếu ý thức tự giác chấp hành pháp luật tài nguyên nước. Tình trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước vẫn còn phổ biến. Đối với công tác bảo vệ nguồn nước thực sự khó khăn, nan giải bởi các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên nước chưa xây dựng được hoặc xây dựng chưa hoàn chỉnh công trình xử lý nước thải. 2.2.3. Hệ thống trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác quản lý chất lượng nước sông Ba: Toàn tỉnh Gia Lai có 4 trạm khí tượng đo đầy đủ các yếu tố khí tượng cơ bản là trạm Pleiku và AyunPa có số liệu đo từ năm 1976 đến nay. Trạm An Khê có số liệu đo từ năm 1978 đến nay và trạm Ialy có số liệu đo từ năm 1994 đến nay. Số liệu khí tượng đã đo ở các trạm này là: Nhiệt độ, độ ẩm không khí, tổng số giờ nắng, lượng bốc hơi, lượng mưa, số ngày mưa. Về trang thiết bị như thiết bị, máy móc đo đạc, phòng thí nghiệm phân tích mẫu nước, hệ thống quan trắc, để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường không có. 2.2.4. Các hoạt động quản lý tài nguyên nước sông Ba đã triển khai: Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có một số quy hoạch liên quan đến khai thác và sử dụng tài nguyên nước đã được xây dựng như quy hoạch nông nghiệp, thủy lợi; quy hoạch thủy điện; quy hoạch cấp nước sạch nông thôn Các quy hoạch này đều là quy hoạch sử dụng nước đơn ngành do các ngành dùng nước xây dựng. Mặc dù đã thu được những kết quả đáng kể trong việc đáp ứng nhu cầu nước cho các ngành kinh tế các giai đoạn vừa qua, nhưng thực tế cho thấy khai thác sử dụng TNN trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập, tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn, đặc biệt khi nhu cầu sử dụng nước tiếp tục tăng mạnh trong tương lai nhằm thỏa mãn các yêu cầu của phát triển kinh tế, trong khi đó số lượng nước có thể khai thác, sử dụng ngày càng giảm sút 52
  64. Đồ án tốt nghiệp 2015 cả về số lượng và chất lượng nhất là về mùa khô, những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình khai thác nước giữa các ngành liên tục xảy ra, ví dụ như nước cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, sản xuất hay tưới của Thị xã An Khê và nước cho thủy điện của nhà máy thủy điện An Khê Do đó, để tháo gỡ vấn đề trên và có công cụ để quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài nguyên nước, UBND tỉnh Gia Lai đã ra Quyết định số 679/QĐ- UBND ngày 17/10/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên nước tỉnh Gia Lai đến năm 2020. Đối với thu phí nước thải: Thu phí nước thải được áp dụng với các hộ dân được cấp nước và các doanh nghiệp xả nước thải. Hiện nay, mức thu phí được áp dụng theo Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước t hải. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013. Trước ngày 1/7/2013, mức thu phí được áp dụng theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 đối với nước thải và Nghị định 04/2007/NĐ-CP (bổ sung cho Nghị định 67/2003/NĐ- CP) đối với nước thải công nghiệp. Các quy định trong Nghị định này chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý do: Mức thu phí còn thấp so với chi phí xử lý nước thải. Ví dụ như đối với mức thải sinh hoạt, mức phí phải nộp là 250 đồng/m3 đối với hộ dùng trong định mức 4 m3/tháng, nếu vượt định mức sẽ phải nộp 400 đồng/m3; cách tính mức thu phí chưa phù hợp, gây khó khăn cho nhà quản lý trong việc áp dụng. Ví dụ như việc thu phí dựa trên các hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong nước thải như vậy chưa phù hợp với tình hình thực tế là hiện nay chưa có những số liệu kiểm tra định kỳ chất lượng nước thải tại hầu hết các cơ sở sản xuất. Như vậy chưa có cơ sở để thu phí. Đối với hoạt động quan trắc chất lượng nước sông Ba: Hiện nay trên lưu vực sông Ba chỉ mới có 2 trạm thủy văn thuộc quản lý của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia đó là trạm thủy văn An Khê, tỉnh Gia Lai và trạm thủy văn Củng Sơn thuộc địa phận tỉnh Phú Yên. Trên địa bàn tỉnh Gia Lai chỉ có trạm thủy văn An Khê ở 53
  65. Đồ án tốt nghiệp 2015 thượng nguồn sông Ba là có số liệu quan trắc dòng chảy liên tục từ năm 1977 đến nay. Trạm đo các yếu tố thủy văn sau: mực nước (H), lưu lượng (Q) và cát bùn lơ lửng (r). Hiện nay việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm được thực hiện theo Nghị định 117/2009/NQ-CP Ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ngoài cảnh cáo thì mức phạt nhẹ nhất là 100 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 10 m3/ngày đêm. Mức phạt cao nhất là từ 400 triệu đồng đến 500 triệu đồng cho các hành vi xả nước thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép. Nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường của cộng đồng đã được nâng cao một bước, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Thị xã đã đư ợc cải thiện đáng kể. UBND các xã, phường đã phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc giáo dục, tuyên truyền nhân dân, nhằm nhắc nhở nhân dân ý thức bảo vệ môi trường, tạo phong trào, nếp sống văn hóa, ăn sạch, ở sạch và hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường trong sạch trên địa bàn Thị xã. Trong cộng đồng dân cư có phong trào xây dựng nếp sống văn minh bảo vệ môi trường sống, phong trào này được lồng ghép với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư. 2.2.5. Hoạt động xử lý nguồn thải gây ô nhiễm nước sông Ba: 2.2.5.1. Nước thải công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: - Đối với cơ sở sản xuất đường: Tại nhà máy đường An Khê, nước thải sản xuất được xử lý qua hệ thống xử lý có quy trình công nghệ như sau: 54
  66. Đồ án tốt nghiệp 2015 Nước thải Song chắn rác Bể lắng Hầm Biogas Nguồn tiếp nhận Bể lọc than Hồ sinh học Bể lọc than Hình 2.3. Quy trình công nghệ xử lý nước thải của nhà máy đường An Khê Thuyết minh quy trình: Nước thải sản xuất phát sinh tại nàh máy đi qua song chắn rác để loại bỏ rác, những vật có kích thước lớn rồi chảy vào bể lắng. Tại bể lắng, các chất rắn lơ lửng, tro cặn được lắng xuống đáy, nước thải sau lắng chảy về hầm Biogas để xử lý theo phương pháp sinh học kỵ khí, nước thải từ hầm Biogas lần lượt chảy qua bể lọc than và hồ sinh học. Tại hồ sinh học các chất hữu cơ được xử lý bằng phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên, tại hồ sinh học tùy nghi theo chiều sâu lớp nước diễn ra hai quá trình, oxy hóa hiếu khí và lên men yếm khí các chất bẩn hữu cơ. Trong hồ sinh học tùy nghi, vi khuẩn và tảo có quan hệ tương hỗ đóng vai trò cơ bản đối với sự chuyển hóa các chất. Nước thải sau đó được lọc qua bể lọc than rồi theo mương dẫn thải vào nguồn tiếp nhận là sông Ba. - Đối với cơ sở sản xuất tinh bột sắn: Chi nhánh Công ty Cổ phần Thực phẩm Quảng Ngãi – Nhà máy Sản xuất Tinh bột sắn Gia Lai cơ sở 2 trên địa bàn Thị xã An Khê là một cơ sở có quy mô lớn, máy móc thiết bị tương đối hiện đại và có hệ thống xử lý nước thải trước khi thải vào hệ thống sông Ba. Đối với những cơ sở xay củ mì tươi để làm bột mì, đây là những cơ sở quy mô hộ gia đình, nước thải phát sinh được thải thẳng vào cống thoát nước chung trong khu vực. Quy trình hệ thống xử lý nước thải của Chi nhánh Công ty Cổ phần Thực phẩm Quảng Ngãi – Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Gia Lai cơ sở 2 như sau: 55
  67. Đồ án tốt nghiệp 2015 Nước thải từ khâu rửa nguyên liệu thô Nước thải từ khâu lọc Hệ thống lồng quay vớt chất thải rắn Hệ thống bể thu hồi tinh bột Hệ thống bể lắng bùn đất Hệ thống bể mêtan Hệ thống hồ sinh học (7 hồ) Hệ thống bể xử lý hiếu khí Hồ sinh học số 8 Sông Ba Hình 2.4. Quy trình xử lý nước thải tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Thực phẩm Quảng Ngãi – Nhà máy Sản xuất Tinh bột sắn Gia Lai cơ sở 2 - Đối với cơ sở chế biến gỗ: Cơ sở có quy mô hoạt động lớn như Công ty MDF Vinafor Gia Lai có hệ thống xử lý, số cơ sở nhỏ lại không có hệ thống xử lư nước thải. Quy trình hệ thống xử lý nước thải của Công ty MDF Vinafor Gia Lai như sau: 56
  68. Đồ án tốt nghiệp 2015 Nước thải vào Bể điều hòa Bể UASB Bể lắng 1 Bể bùn Bể Aeroten Bể lắng 2 Bể lắng 3 Bể oxy hóa Nguồn tiếp Bình lọc áp lực Hình 2.5. Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải Công ty MDF Vinafor Gia Lai Các nhà máy tuy đã có đầu tư xây dựng hệ thống xử môi trường song đôi khi vì chạy theo lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh, không vận hành hệ thống xử lý môi trường thường xuyên, liên tục nên việc gây ô nhiễm môi trường chưa được hạn chế, tình trạng doanh nghiệp vi phạm pháp luật về môi trường còn xảy ra. Hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy đường An Khê đã được xây dựng, tuy nhiên không tuân thủ theo Báo cáo Đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, chưa được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thực hiện các công trình, biện pháp BVMT phục vụ giai đoạn vận hành nhưng đã đưa vào hoạt động chế biến mùa vụ 2013-2014 kể từ ngày 15/11/2013. Các cơ sở sản xuất kinh doanh (hộ kinh doanh cá thể) chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, việc lập bản cam kết bảo vệ môi trường còn mang tính hình thức, không thực hiện đúng như bản cam kết môi trường đã được xác nhận. Nước thải, chất thải còn thải trực tiếp ra môi trường. Cụ thể là khu dân cư chế biến sắn tươi thuộc tổ 6 phường Ngô Mây Thị xã An Khê vẫn xả nước 57
  69. Đồ án tốt nghiệp 2015 thải chưa đạt tiêu chuẩn ra môi trường. Đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước sông Ba tại giai đoạn hiện tại (từ tháng 7/2014 đến nay). 2.2.5.2. Xử lý nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt trên địa bàn Thị xã không được xử lý, chỉ thu gom vào cống chung rồi đổ thẳng xuống sông. Hộ gia đình chưa thật sự quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, tỷ lệ hộ gia đình tham gia đăng ký hợp đồng thu gom rác thải trên địa bàn còn thấp, tình trạng vứt bừa bãi rác thải ra vườn, ra nơi công cộng còn phổ biến. Khu vực ngoại thị nhân dân vẫn thực hiện việc xử lý rác thải theo tập quán (đào hố cạn lấp hoặc vứt ra vườn). 2.2.5.3. Nước thải chăn nuôi: Hình thức chăn nuôi phổ biến nhất là chăn nuôi heo, bò dưới hình thức hộ gia đình với quy mô nhỏ từ 05 – 30 con và chăn nuôi gia cầm. Các hộ gia đình chăn nuôi quy mô trên 20 con đã đầu tư xây dựng hầm Biogas, ao lắng lọc để hạn chế ô nhiễm. Tuy nhiên việc chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện nay phát triển chủ yếu theo nhu cầu thị trường làm cho số lượng gia súc, gia cầm có lúc tăng đột biến dẫn đến việc quá tải hệ thống xử lý gây ra mùi hôi và ô nhiễm nước, đặc biệt là ô nhiễm vi sinh. Cũng như các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ với quy mô dưới 10 con không có hệ thống xử lý nước, chỉ giữ nước thải trong ao, sau đó thải trực tiếp vào nguồn nước. Làm nguồn nước ô nhiễm và dịch bệnh dễ lây lan. 2.2.5.4. Nước thải y tế: Hiện trên địa bàn có bệnh viện đa khoa An Khê đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tạm thời nước thải chỉ được xử lý bằng hệ thống sơ bộ như bể tự hoại. 2.2.5.5. Khai thác thủy điện: Việc đảm bảo nhu cầu nước cho phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh vùng hạ du lưu vực sông Ba là hết sức quan trọng. Vì vậy, tại Quyết định số 108/QĐ-BTNMT 58
  70. Đồ án tốt nghiệp 2015 ngày 29 tháng 01 năm 2007 phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Thủy điện An Khê - Ka Nak, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã yêu cầu chủ dự án: “Phối hợp với các cơ quan chức năng và địa phương có liên quan thực hiện chế độ điều tiết dòng chảy, đảm bảo nhu cầu sử dụng nước và bảo vệ môi trường sinh thái cho đoạn sông sau cửa xả nhà máy và vùng hạ du sau đập An Khê - Ka Nak”. Như vậy, Nhà máy thủy điện An Khê - Ka Nak phải điều chỉnh lại chế độ điều tiết dòng chảy trong trường hợp 4 m3/s không đảm bảo các nhu cầu sử dụng nước gia tăng và bảo vệ môi trường sinh thái hạ du sông Ba. Theo số liệu thủy văn quan trắc tại Trạm thủy văn An Khê trên dòng chính sông Ba (phía sau đập An Khê) trong 37 năm qua (từ năm 1978 đến nay) thì dòng chảy sông Ba trong các tháng mùa kiệt biến đổi rất mạnh: Lưu lượng dòng chảy nhỏ nhất là 0,295 m3/s (ngày 29 tháng 4 năm 1983); lưu lượng trung bình tháng nhỏ nhất là 0,527 m3/s (tháng 6 năm 1983), lớn nhất là 14,4 m3/s (tháng 3 năm 2009), trung bình là 7,63 m3/s. Khi các hồ An Khê, Ka Nak bắt đầu tích nước, vận hành phát điện đã gây tình trạng cạn kiệt dòng chảy, thiếu nước ở dưới hạ du, đặc biệt là khu vực sau đập An Khê; đồng thời, do không xả đủ lượng nước để pha loãng nước thải ra từ các hoạt động sản xuất ở ven sông nên đã làm nguồn nước sông Ba ở phía sau đập An Khê bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhiều hộ dân ở khu vực hạ du sông Ba. Nguyên nhân của tình trạng trên là do trong giai đoạn đầu vận hành công trình chưa bảo đảm dòng chảy tối thiểu sau đập An Khê để cung cấp cho các nhu cầu khai thác, sử dụng nước hạ du, chưa phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong quá trình vận hành. Mặt khác, trong quá trình lập quy hoạch thủy điện cũng chưa đánh giá đ ầy đủ, toàn diện các mặt được và chưa được đối với môi trường sinh thái và sản xuất, đời sống của nhân dân vùng hạ du sông Ba. Do vậy, chưa lường hết được các vấn đề phát sinh, các tác động tiêu cực của việc chuyển nước ra khỏi lưu vực. 59
  71. Đồ án tốt nghiệp 2015 Trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương đã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Nhà máy thủy điện An Khê - Ka Nak, trước mắt phải đảm bảo duy trì xả thường xuyên, liên tục xuống sau đập An Khê tối thiểu là 4 m3/s trong suốt mùa khô; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong quá trình vận hành để điều chỉnh lưu lượng xả nước phù hợp, đảm bảo nhu cầu dùng nước của nhân dân ở hạ du; lắp đặt hệ thống giám sát tự động để giám sát thường xuyên, liên tục lưu lượng xả sau đập. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã tập trung xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa của hệ thống 5 hồ chứa lớn, quan trọng trên lưu vực sông Ba (trong đó có cụm hồ An Khê - Ka Nak) trong mùa cạn nhằm phối hợp vận hành điều tiết nước để hài hòa các nhiệm vụ cấp nước cho hạ du và phát điện. Trong thời gian qua Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành dự thảo quy trình, gửi lấy ý kiến của các chủ hồ, các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh trên lưu vực, trong đó có Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai. Theo đó, Dự thảo Quy trình vận hành trong mùa cạn đã đề xuất phương án phối hợp vận hành điều tiết nước, bảo đảm yêu cầu sử dụng nước phía hạ lưu đập An Khê (thuộc địa bàn tỉnh Gia Lai) theo hướng khi nhu cầu sử dụng nước dưới hạ du cao thì phải xả nước xuống hạ du sông Ba nhiều hơn và trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn 4 m3/s, cụ thể như sau: - Trong thời kỳ dùng nước gia tăng (từ ngày 16 tháng 12 đến ngày 15 tháng 1 và từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 15 tháng 6), cụm hồ An Khê - Ka Nak phải xả nước xuống hạ du sông Ba liên tục từ 6 giờ đến 19 giờ với lưu lượng: Không nhỏ hơn 8 m3/s, nếu lưu lượng đến hồ Ka Nak trung bình ngày hôm trước lớn hơn 8 m3/s; và không nhỏ hơn 6 m3/s, nếu lưu lượng đến hồ Ka Nak trung bình ngày hôm trước nhỏ hơn 8 m3/s. Từ 19 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau, phải xả liên tục xuống hạ du sông Ba với lưu lượng không nhỏ hơn 4 m3/s. 60
  72. Đồ án tốt nghiệp 2015 - Trong thời kỳ dùng nước bình thường (từ ngày 16 tháng 1 đến ngày 15 tháng 5 và từ ngày 16 tháng 6 đến ngày 31 tháng 8), cụm hồ An Khê - Ka Nak phải xả nước xuống hạ du sông Ba liên tục từ 6 giờ đến 19 giờ với lưu lượng: Không nhỏ hơn 6 m3/s, nếu lưu lượng đến hồ Ka Nak trung bình ngày hôm trước lớn hơn 6 m3/s; và không nhỏ hơn 5 m3/s, nếu lưu lượng đến hồ Ka Nak trung bình ngày hôm trước nhỏ hơn 6 m3/s. Từ 19 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau phải xả liên tục xuống hạ du sông Ba với lưu lượng không nhỏ hơn 4 m3/s. 2.3. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý nước sông Ba, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai: 2.3.1. Thuận lợi: 2.3.1.1. Nguồn nhân lực: Trên địa bàn thị xã An Khê hiện nay có 01 cán bộ trực tiếp phụ trách công tác môi trường thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, đã được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ. 2.3.1.2. Cơ sở pháp lý: Hệ thống cơ sở pháp lý ngày càng được hoàn thiện như: Nghị định 25/2013/NĐ- CP ngày 29/3/2013 Chính phủ về phí BVMT đối với nước thải cơ bản khắc phục một số vướng mắc gặp phải trong quá trình thực hiện Nghị định 67/2003/NĐ-CP, cụ thể là: - Một là, thu được phí đối với các chất kim loại nặng có trong nước thải mà không phải lấy mẫu, đánh giá phân tích bằng cách áp dụng hệ số K (K là hệ số tính phí theo khối lượng nước thải chứa kim loại nặng của các cơ sở sản xuất, chế biến theo Danh mục lĩnh vực, ngành sản xuất có nước thải chứa kim loại nặng do Bộ Tài nguyên và M ôi trường ban hành). - Hai là, giảm tải khối lượng công việc cũng như chi phí của doanh nghiệp sản xuất và cơ quan thu phí trong việc kê phai, nộp phí đối với nhóm các cơ sở có khối lượng 61
  73. Đồ án tốt nghiệp 2015 nước thải ít (dưới 30m3/ngày đêm), do chỉ phải nộp 1 khoản phí cố định cho cả năm sản xuất. Vì theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP việc thu phí đối với nước thải công nghiệp được tính theo 6 chất gây ô nhiễm, bao gồm: Nhu cầu ô xy hoá học, chất rắn lơ lửng, thuỷ ngân, chì, arsenic và cadmium. Để tính phí được với 6 chất này, doanh nghiệp phải lấy mẫu, phân tích, đánh giá hàm lượng của từng chất gây ô nhiễm dẫn đền tốn nhiều công sức, chi phí, nhiều trường hợp số phí thu được còn thấp hơn cả chi phí cho việc thực hiện các khâu này. - Ba là, đảm bảo công bằng cho các cơ sở sản xuất có nước thải khác nhau. - Bốn là, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư kỹ thuật, công nghệ để xử lý chất lượng nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường vì các trường hợp này, doanh nghiệp không phải áp dụng hệ số K. 2.3.1.3 Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị: Trạm thủy văn An Khê ở thượng nguồn sông Ba hoạt động khá tốt, số liệu quan trắc dòng chảy được đo liên tục từ năm 1977 đến nay giúp cho công tác quản lý môi trường trên địa bàn được tốt hơn. 2.3.1.4. Thực hiện công tác quản lý môi trường nước mặt: Công tác giải quyết những thắc mắc, khiếu nại, kiến nghị của người dân về lĩnh vực môi trường đã được giải quyết thoả 62gay, kịp thời. Mức phạt theo Nghị định 117/2009/NQ-CP đã tăng khá nhi ều so với quy định cũ, đã có 62gay chất răn đe đối với các cơ sở gây ô nhiễm. Đơn cử như mức phạt cho 62gay vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn kỹ thật về chất thải từ 10 lần trở lên, trong trường hợp xả thải đến dưới 5.000 m3/62gay đêm có thể bị phạt đến 200 triệu đồng. Trước đây, mức vi phạm này cao nhất cũng chỉ bị phạt từ 31 – 33 triệu đồng. 62
  74. Đồ án tốt nghiệp 2015 2.3.2. Khó khăn, tồn tại: 2.3.2.1. Nguồn nhân lực: Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường chưa được hoàn thiện; năng lực quản môi trường còn thiếu cả về nhân lực, vật lực, trang bị kỹ thuật. Trên địa bàn Thị xã An Khê hiện nay chỉ có 01 cán bộ trực tiếp phụ trách công tác môi trường thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, đã được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng cũng không đáp ứng hết yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. Ở địa bàn các xã, phường cán bộ phụ trách công tác môi trường hầu hết là cán bộ địa chính (quản lý đất đai kiêm nhiệm), chưa được đào tạo kiến thức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. 2.3.2.2. Cơ sở pháp lý: Hiện nay tuy đã có rất nhiều văn bản pháp luật quy định về quản lý tài nguyên nước nhưng luật và các quy định liên quan tới nguồn tài nguyên nước vẫn còn được soạn thảo một cách riêng rẽ. Vì vậy, việc quản lý bị tách rời và không thể tránh khỏi sự chồng chéo về quyền hạn, thiếu sót trong theo dõi, sự cạnh tranh và trùng lặp giữa các cơ quan khác nhau. Các cơ sở sản xuất kinh doanh (hộ kinh doanh cá thể) chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, việc lập bản cam kết bảo vệ môi trường còn mang tính hình thức, không thực hiện đúng như bản cam kết môi trường đã được xác nhận nên công tác quản lý môi trường gặp nhiều khó khăn. 2.3.2.3. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị: Về trang thiết bị như thiết bị, máy móc đo đạc, phòng thí nghiệm phân tích mẫu nước, hệ thống quan trắc, để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường không có. Chế độ đãi ngộ phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường còn hạn hẹp. Kinh phí dành cho các hoạt động bảo vệ môi trường trong những năm qua chưa được đầu tư đúng mức. 63
  75. Đồ án tốt nghiệp 2015 Hệ thống cống rãnh, mương thoát nước trên địa bà n Thị xã hầu hết chưa hoàn chỉnh, nên chưa đáp ứng thông thoát nước thải sinh hoạt cũng như nước mưa. Mặt khác người dân chưa có ý thức thói quen bảo vệ môi trường nên thường đổ rác xuống mương thoát nước làm cho nước không lưu thông gây ứ đọng, đây là nhữ ng tiềm ẩn nguy cơ sinh ra mầm bệnh đe dọa đến sức khỏe cộng đồng dân cư. 2.3.2.4. Thực hiện công tác quản lý môi trường nước mặt:  Quy hoạch khai thác, bảo vệ nước sông Ba: - Quản lý tài nguyên nước hiện nay chưa thực sự theo phương pháp quản lý tổng hợp và bền vững theo lưu vực sông mà thường là vẫn theo địa giới hành chính. - Chưa có quy hoạch phát triển tài nguyên nước toàn diện trên các hệ thống sông/lưu vực sông, mà thường là quy hoạch từng ngành riêng rẽ, như quy hoạch thủy lợi, quy hoạch thủy điện , và cũng chưa có sự kết hợp quy hoạch các tài nguyên thiên nhiên khác, như quy hoạch đất, quy hoạch lâm nghiệp - Trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước chưa xem xét đến yêu cầu sử dụng nước của các ngành trong toàn lưu vực sông mà chỉ chú ý đến từng ngành, địa phương riêng lẻ. Khi thiết kế, xây dựng và vận hành các hồ chứa, nhu cầu nước cho duy trì môi trường hạ lưu công trình chưa được xem xét đầy đủ, tạo nên “đoạn sông chết” ở phía hạ lưu đập. - Việc phân bổ (chia sẻ) nguồn nước giữa các lưu vực sông và giữa các địa phương trong lưu vực cũng chưa được xem xét một cách hợp lý, thường chỉ chú trọng đến lợi ích của một ngành dùng nước (thường là phát điện) và địa phương.  Thu phí xả thải: Trước thời điểm ngày 1/7/2013, khi Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải vẫn còn hiệu lực thì công tác thu phí gặp nhiều khó khăn như: Việc phân định đối tượng nộp phí nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt trong Thông tư liên tịch 64
  76. Đồ án tốt nghiệp 2015 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT chưa được cụ thể dẫn tới việc đối với các cơ sở chỉ có nước thải sinh hoạt gặp phải sự thắc mắc của cơ sở; nhiều cơ sở sản xuất vừa và nhỏ trên địa bàn Thị xã, số phí phải nộp một năm thấp, không bằng số kinh phí phải chi ra phục vụ cho việc thu phí của Sở Tài nguyên và Môi trường; đối với các cơ sở cố tình không chấp hành việc thẩm định tính phí hoặc trốn tránh không nộp phí, tại các văn bản đã ban hành chưa có quy định cụ thể quyền hạn xử lý cho Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc một cơ quan chuyên trách dẫn đến khó khăn cho công tác thu phí Khi Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013 sẽ giải quyết được những khó khăn trên.  Hoạt động quan trắc chất lượng nước sông Ba: Do cơ sở vật chất phục vụ công tác bảo vệ môi trường không có nên khó khăn trong việc xét nghiệm các mẫu nước thải vì mất thời gian và công sức.  Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm: Nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được ban hành đã góp phần hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường, đồng thời là công cụ quan trọng để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường có hiệu quả. Bên cạnh những ưu điểm của Nghị định, vẫn còn một số tồn tại về hành vi vi phạm còn chung chung và thiếu, mức phạt chưa hợp lý, mức phạt thấp đối với những hành vi có tính nguy hại cao Điển hình như vấn đề bồi thường do gây ô nhiễm môi trường không được quy định cụ thể trong bất kỳ một văn bản nào, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện. Mặt khác, một số nhà máy sản xuất, kinh doanh không chú trọng đến công tác BVMT, không xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải. Thậm chí, một số nhà máy có hệ thống xử lý nước thải, nhưng vẫn cố tình vi phạm, lén lút xả thải ra môi trường bằng những thủ đoạn rất tinh vi như xây dựng hệ thống ngầm, được ngụy trang bằng hệ thống đạt tiêu chuẩn, rất khó phát hiện 65