Khóa luận Nghiên cứu bào chế hệ phân tán rắn aspirin bằng phương pháp phun sấy

pdf 47 trang thiennha21 6862
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu bào chế hệ phân tán rắn aspirin bằng phương pháp phun sấy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_bao_che_he_phan_tan_ran_aspirin_bang_ph.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu bào chế hệ phân tán rắn aspirin bằng phương pháp phun sấy

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN THỊ KIM NGÂN NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ HỆ PHÂN TÁN RẮN ASPIRIN BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHUN SẤY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội - 2021
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC Người thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ HỆ PHÂN TÁN RẮN ASPIRIN BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHUN SẤY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (NGÀNH DƯỢC HỌC) Khóa : QH2016.Y Người hướng dẫn : GS.TS. NGUYỄN THANH HẢI Hà Nội - 2021 Hà Nội - 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng kính trọng và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Thanh Hải đã đưa ra những lời khuyên, định hướng quý báu để em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Văn Khanh cùng các thầy cô Bộ môn Bào chế và Công nghệ dược phẩm Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô, các phòng ban và cán bộ nhân viên Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN, những người đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho em trong 5 năm học tập tại trường. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè - những người đã luôn ở bên, động viện, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận. Trong quá trình làm khóa luận, không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý cua các thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2021 Sinh viên NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
  4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung CDH Chất diện hoạt DĐVN Dược Điển Việt Nam HHVL Hỗn hợp vật lý HPMC Hydroxypropyl methylcellulose HPTR Hệ phân tán rắn PVP Polyvinyl pyrolidon SKD Sinh khả dụng TCNSX Tiêu chuẩn nhà sản xuất TKHH Tinh khiết hóa học UV – VIS Từ ngoại – khả kiến Vđ Vừa đủ
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của aspirin trong nước 3 Bảng 2.1. Các nguyên liệu, hóa chất sử dụng trong nghiên cứu 16 Bảng 2.2. Các thiết bị sử dụng trong nghiên cứu .17 Bảng 3.1. Độ hấp thụ quang của aspirin theo nồng độ tại bước sóng 276 nm 23 Bảng 3.2. Độ hòa tan của bột asprin nguyên liệu (n = 3, TB ± SD) 24 Bảng 3.2. Công thức HPTR aspirin sử dụng các chất mang khác nhau và công thức hỗn hợp vật lý 26 Bảng 3.3. Tỷ lệ aspirin hòa tan theo thời gian trong HPTR với chất mang khác nhau và hỗn hợp vật lý (n = 3, TB ± SD) 26 Bảng 3.4. Công thức HPTR aspirin sử dụng các tỷ lệ chất mang HPMC E6 khác nhau 28 Bảng 3.5. Tỷ lệ aspirin hòa tan theo thời gian trong HPTR sử dụng tỷ lệ chất mang HPMC E6 khác nhau (n = 3, TB ± SD) .28 Bảng 3.6. Tỷ lệ aspirin hòa tan theo thời gian trong HPTR aspirin : HPMC E6 tỉ lệ 1 : 8 (n = 3, TB ± SD) .30
  6. DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của aspirin . 2 Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn độ hấp thụ quang của aspirin theo nồng độ tại bước sóng 276 nm 23 Hình 3.2. Đồ thị hòa tan của aspirin nguyên liệu trong môi trường đệm phosphat pH 6,8 25 Hình 3.3. Đồ thị hòa tan của HPTR aspirin với chất mang khác nhau và hỗn hợp vật lý .27 Hình 3.4. Đồ thị hòa tan của HPTR aspirin sử dụng các tỷ lệ chất mang HPMC E6 khác nhau .29 Hình 3.5. Đồ thị hòa tan của HPTR aspirin : HPMC E6 tỉ lệ 1 : 8 30
  7. MỤC MỤC DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 2 1.1. Tổng quan về aspirin 2 1.1.1. Công thức hóa học 2 1.1.2. Tính chất vật lý 2 1.1.3. Độ ổn định 3 1.1.4. Tác dụng dược lý 3 1.1.5. Đặc tính dược động học 4 1.2. Tổng quan về HPTR 5 1.2.1. Khái niệm 5 1.2.2. Phân loại 5 1.2.3. Cơ chế tăng sinh khả dụng cho dược chất của HPTR 6 1.2.4. Ưu nhược điểm của HPTR 6 1.2.5. Các chất mang sử dụng trong HPTR 7 1.2.6. Các phương pháp bào chế HPTR 9 1.2.7. Các phương pháp đánh giá 12 1.3. Tổng quan về phương pháp phun sấy 13 1.3.1. Khái niệm 13 1.3.2. Ưu nhược điểm của phương pháp phun sấy 13 1.4. Một số nghiên cứu về HPTR của aspirin 14 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 2.1. Đối tượng nghiên cứu 16 2.2. Nguyên liệu, thiết bị 16 2.2.1. Nguyên liệu 16
  8. 2.2.2. Thiết bị và dụng cụ 17 2.3. Phương pháp thực nghiệm 18 2.3.1. Phương pháp bào chế HPTR 18 2.3.2. Phương pháp bào chế hỗn hợp vật lý 19 2.4. Các phương pháp đánh giá 19 2.4.1. Hình thức 19 2.4.2. Xây dựng phương pháp định lượng aspirin trong HPTR bằng phương pháp đo quang 19 2.4.3. Đánh giá độ hòa tan in vitro của aspirin 20 2.4.4. Mất khối lượng do làm khô 22 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 23 3.1. Định lượng aspirin bằng phương pháp đo quang 23 3.1.1. Xác định cực đại hấp thụ của aspirin 23 3.1.2. Đường chuẩn định lượng 23 3.2. Khảo sát độ hòa tan của aspirin nguyên liệu 24 3.3. Khảo sát sơ bộ khi xây dựng công thức HPTR theo phương pháp phun sấy 25 3.3.1. Khảo sát ảnh hưởng của chất mang tới khả năng hòa tan của aspirin 25 3.3.2. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ dược chất và chất mang HPMC E6 28 3.4. Đánh giá một số đặc tính của HPTR aspirin 30 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 32 4.1. Về phương pháp phun sấy 32 4.2. Về xây dựng công thức bào chế HPTR aspirin 33 4.3. Về các đặc tính của HPTR aspirin sau bào chế 33 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. MỞ ĐẦU Aspirin thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid, có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Ngoài ra còn được dùng để chống kết tập tiểu cầu (giảm đông máu, chống tắc mạch). [2] Aspirin hiện là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Vai trò của nó trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và mạch máu não đã mang tính cách mạng và là một trong những thành công trong dược phẩm lớn nhất của thế kỷ trước. Cho đến ngày nay, aspirin vẫn không ngừng được nghiên cứu về tác dụng, như ngăn ngừa tiền sản giật, điều trị ung thư đại trực tràng, [6, 15, 23] Tuy nhiên, aspirin có độ hòa tan thấp, không dễ hấp thu qua đường tiêu hóa nên sinh khả dụng thấp, ngoài ra aspirin cũng rất dễ bị thủy phân: aspirin chủ yếu được hấp thu ở dạ dày, dùng lâu dài hoặc dùng quá liều lượng có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, thậm chí là xuất huyết. [2] Vì vậy, các nhà khoa học luôn tìm kiếm giải pháp để tăng độ hòa tan nâng cao sinh khả dụng của thuốc. Hệ phân tán rắn (HPTR) là hệ thống phân tán trong đó thuốc được phân tán đồng đều trong chất mang rắn ở dạng phân tử, chất vô định hình, vi tinh thể hoặc dạng keo. Do đó có thể cải thiện độ hòa tan tăng sinh khả dụng cho dược chất. Đồng thời phương pháp bào chế HPTR đơn giản, dễ thực hiện. Khi điều chế HPTR, phương pháp sấy phun có đặc điểm là nhiệt độ sấy thấp, HPTR được bào chế là dạng bột rời, độ phân tán thuốc cao, hòa tan nhanh, thích hợp để cải thiện độ hòa tan của thuốc khó tan và phù hợp với tính chất kém bền nhiệt của aspirin. [11] Vì vậy, với mong muốn cải thiện độ hòa tan của aspirin chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu bào chế HPTR aspirin bằng phương pháp phun sấy” với mục tiêu: 1. Bào chế HPTR aspirin bằng phương pháp phun sấy. 2. Bước đầu đánh giá một số đặc tính của HPTR aspirin bào chế được. 1
  10. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về aspirin 1.1.1. Công thức hóa học Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của aspirin Tên quốc tế: Acetylsalicylic acid Mã ATC: A01A D05, B01A C06, N02B A01. Danh pháp: Acid-2-acethoxy benzoic Công thức phân tử: C9H804 Khối lượng phân tử: 180,2g/mol [1, 3] 1.1.2. Tính chất vật lý Màu trắng hoặc gần như trắng, bột kết tinh hoặc tinh thể (thường hình ống hoặc hình kim), không mùi hoặc có mùi nhạt. Nhiệt độ nóng chảy khoảng 143oC. Độ tan: Aspirin khó tan trong nước (1g trong 300ml nước), dễ tan trong ethanol (1g trong 5ml ethanol), 1g trong 17ml cloroform, và 1g trong 10ml đến 15ml ether; ít tan trong ether tuyệt đối. [3, 10] Độ tan của aspirin trong nước thay đổi theo nhiệt độ (bảng 1.1) [19, 34] 2
  11. Bảng 1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của aspirin trong nước Nhiệt độ (t0C) Độ tan (g/ml) 25 1 trong 300 37 1 trong 100 100 1 trong 33 1.1.3. Độ ổn định Aspirin ổn định trong không khí khô. Trong không khí ẩm, thuốc thủy phân dần dần thành acid salicylic và acid acetic. pKa của aspirin là 3,6 nên nó sẽ tồn tại chủ yếu ở dạng anion ở pH>5. Sản phẩm của sự thuỷ phân là acid salicylic và acid acetic. Có thể nhận biết được sự thủy phân này thông qua mùi đặc trưng của acid acetic, đôi khi có thể nhìn thấy các tinh thể acid salicylic hình kim trên bề mặt dạng thuốc rắn (do sự thăng hoa của acid salicylic). Tốc độ thuỷ phân aspirin xảy ra nhanh hơn nếu trong quá trình bào chế và bảo quản ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ bình thường. Ngoài ra, phản ứng thuỷ phân aspirin còn chịu ảnh hưởng của pH môi trường. Nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến sự thuỷ phân aspirin ở nhiệt độ 25 °c cho thấy: tốc độ thuỷ phân aspirin tăng lên trong môi trường pH 9, aspirin bền vững nhất ở pH = 2,5. Quá trình thủy phân không thay đổi trong khoảng pH 5 - 9, tại pH = 7, hằng số tốc độ thuỷ phân là 3,7.10-6 s-1. [14, 19, 34] 1.1.4. Tác dụng dược lý Acid acetylsalicylic (aspirin) có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt và chống viêm. Thuốc ức chế enzym cyclooxygenase (COX), dẫn đến ức chế tổng hợp prostaglandin, thromboxan và các sản phẩm khác như prostacyclin của 3
  12. cyclooxygenase. Aspirin gắn cộng trị với cả hai loại COX dẫn đến ức chế không đảo ngược hoạt tính của enzym này, do đó thời gian tác dụng của aspirin liên quan đến tốc độ vòng chuyển hóa của cyclooxygenase. Aspirin có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu. Cơ chế do ức chế COX của tiểu cầu dẫn đến ức chế tổng hợp thromboxan A2 là chất gây kết tập tiểu cầu. Tiểu cầu là tế bào không có nhân, không có khả năng tổng hợp COX mới, do đó không giống như các thuốc chống viêm không steroid khác, aspirin ức chế không thuận nghịch kết tập tiểu cầu, tác dụng này kéo dài suốt đời sống của tiểu cầu (8 - 11 ngày). Tác dụng ức chế thromboxan A2 xảy ra nhanh và không liên quan đến nồng độ aspirin trong huyết thanh. Tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu có tính chất tích lũy khi sử dụng các liều lặp lại. Liều aspirin 20 - 50 mg/ngày có thể hầu như ức chế hoàn toàn sự tổng hợp thromboxan của tiểu cầu trong vài ngày. Liều cao 100 - 300 mg có thể ngay tức thì cho tác dụng ức chế tối đa. Aspirin còn ức chế sản sinh prostaglandin ở thận. Sự sản sinh prostaglandin ở thận có vai trò rất quan trọng trong duy trì lưu thông máu qua thận ở người suy thận mạn tính, suy tim, suy gan, hoặc có rối loạn về thể tích huyết tương. Ở những người bệnh này, tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandin ở thận của aspirin có thể dẫn đến suy thận cấp tính, giữ nước và suy tim cấp tính. [2] 1.1.5. Đặc tính dược động học Aspirin được hấp thu nhanh từ đường tiêu hóa khi uống, nhanh chóng thủy phân thành salicylat. 20 phút đầu sau khi uống, aspirin vẫn giữ nguyên dạng trong huyết tương. Cả aspirin và salicylat đều có hoạt tính nhưng chỉ aspirin có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu. Aspirin gắn protein huyết tương với tỷ lệ 80 - 90% và được phân bố rộng, với thể tích phân bố ở người lớn là 170 ml/kg. Khi nồng độ thuốc trong huyết tương tăng, có hiện tượng bão hòa vị trí gắn protein huyết tương và tăng thể tích phân bố. Salicylat cũng gắn nhiều với protein huyết tương và phân bố rộng trong cơ thể, vào được trong sữa mẹ và qua được hàng rào nhau thai. 4
  13. Salicylat được thanh thải chủ yếu ở gan. Các chất chuyển hóa chính là acid salicyluric và salicyl phenolic glucuronid dễ bị bão hòa và dược động theo phương trình Michaelis Menten, các chất chuyển hóa còn lại theo động học bậc 1, dẫn đến kết quả tại trạng thái cân bằng, nồng độ salicylat trong huyết tương tăng không tuyến tính với liều. Sau liều 325 mg aspirin, thải trừ tuân theo động học bậc 1 và thời gian bán thải là 2 - 3 giờ; với liều cao aspirin, thời gian bán thải có thể tăng đến 15 - 30 giờ. Salicylat cũng được thải trừ dưới dạng không thay đổi qua nước tiểu, lượng thải trừ tăng theo liều dùng và phụ thuộc pH nước tiểu; khoảng 30% liều dùng thải trừ qua nước tiểu kiềm hóa so với chỉ 2% thải trừ qua nước tiểu acid hóa. Thải trừ qua thận liên quan đến các quá trình lọc cầu thận, thải trừ tích cực qua ống thận và tái hấp thu thụ động qua ống thận. [2] 1.2. Tổng quan về HPTR 1.2.1. Khái niệm HPTR là hệ trong đó dược chất được phân tán hoặc hòa tan trong một hoặc nhiều chất mang trơ hay khung (matrix) ở trạng thái rắn được bào chế bằng phương pháp thích hợp. Dược chất ít tan được phân tán vào trong chất mang và tồn tại dưới dạng tinh thể mịn, vô định hình hoặc dạng phân tử trong chất mang tinh thể hoặc vô định hình. [4, 13] 1.2.2. Phân loại Căn cứ vào cấu trúc lý hóa, người ta phân HPTR thành các loại sau: - Hỗn hợp eutecti đơn giản. - Dung dịch rắn có dược chất được phân tán ở mức độ phân tử trong chất mang. - Dược chất tồn tại kết tủa vô định hình trong chất mang kết tinh. - Cấu trúc kép của cả dung dịch hay hỗn dịch rắn. - Phức hợp giữa dược chất và chất mang. 5
  14. - Sự kết hợp của các loại trên. [13] 1.2.3. Cơ chế tăng sinh khả dụng cho dược chất của HPTR HPTR có tác dụng cải thiện độ tan và tốc độ hòa tan theo cơ chế sau: - Làm giảm kích thước của tiểu phân dược chất: Dược chất được phân tán ở mức độ cực kì mịn, thậm chí ở mức độ phân tử nếu hệ có cấu trúc dung dịch rắn. Khi hòa tan vào môi trường, thuốc sẽ phân tán phân tử trong môi trường hòa tan, tăng diện tích bề mặt, dẫn đến tăng tỷ lệ hòa tan và cải thiện sinh khả dụng. - Làm tăng mức độ thấm môi trường hòa tan của dược chất do có mặt của chất mang thân nước, dẫn đến giảm kết tụ và tăng diện tích bề mặt. - Tăng độ xốp của hạt: Sự tăng độ xốp cũng phụ thuộc vào tính chất của chất mang, từ đó tăng tốc độ hòa tan, tăng khả năng giải phóng dược chất - Dược chất ở trạng thái vô định hình: Dược chất ở dạng kết tinh có độ tan kém nhưng khi tồn tại ở dạng vô định hình thì độ tan tăng lên đáng kể, do không cần cung cấp năng lượng để phá vỡ mạng tinh thể. Ngoài ra, sự tương tác giữa dược chất và chất mang sẽ ngăn chặn sự kết tụ của các tiểu phân mịn do chất mang bao quanh các tiểu phân dược chất, tạo ra diện tích bề mặt hòa tan lớn hơn sau khi chất mang được hòa tan. [7, 13, 32] 1.2.4. Ưu nhược điểm của HPTR Ưu điểm HPTR nhờ những cơ chế như: giảm kích thước tiểu phân dược chất rắn ít tan, cải thiện tính thấm môi trường của dược chất, tăng độ xốp của khối tiểu phân dược chất rắn, duợc chất chuyển sang dạng vô định hình, Do đó cải thiện độ tan, tốc độ hòa tan của dược chất ít tan, tăng tính thấm qua màng sinh học và tăng sinh khả dụng. HPTR còn cải thiện độ ổn định của dược chất do có chất mang thân nước bao quanh. [33] 6
  15. Nhược điểm HPTR có bề mặt xốp, không ổn định làm dược chất từ trạng thái vô định hình có thể bị kết trong quá trình xử lý hoặc bảo quản. Độ ẩm có thể làm tăng tính di động của thuốc, thúc đẩy quá trình kết tinh thuốc. Khi hòa tan còn gặp phải hiện tượng tái kết tủa dược chất do quá bão hòa. Bên cạnh đó, hầu hết các polyme được sử dụng trong phân tán rắn có thể hấp thụ độ ẩm, dẫn đến tách pha, kết tinh hoặc thành một dạng tinh thể bền vững hơn. Điều này có thể dẫn đến độ hòa tan và tốc độ hòa tan giảm. Một nhược điểm khác của HPTR là khó mở rộng sản xuất quy mô công nghiệp. [33] 1.2.5. Các chất mang sử dụng trong HPTR 1.2.5.1. Yêu cầu đối với chất mang Chất mang trong HPTR cần đáp ứng một số yêu cầu: - Dễ hòa tan trong nước và dịch tiêu hóa, dễ tan trong dung môi hữu cơ, dễ loại dung môi ngay cả khi dung dịch có độ nhớt cao - Trơ về mặt dược lý, không độc - Nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp hoặc không cao hơn nhiều so với dược chất, bền vững về mặt nhiệt động học - Áp suất hơi tương đối thấp - Có khả năng làm tăng độ tan, tốc độ tan của dược chất ít tan - Tạo được HPTR có độ ổn định cao [17] 1.2.5.2. Một số chất mang - Polyvinylpyrrolydon (PVP): Sự trùng hợp của vinylpyrolidon tạo thành polyvinylpyrolidon (PVP) có trọng lượng phân tử dao động từ 2500 đến 3,000,000. Nhiều loại PVP khác nhau được dùng thông dụng trong sản xuất dược phẩm như PVP K15, PVP K30, PVP K60, PVP K90 với chỉ số K biểu thị khối lượng phân tử trung bình của PVP. Các 7
  16. PVP bị phân hủy tại nhiệt độ nóng chảy (275°C), tan tốt trong nước và nhiều dung môi hữu cơ khác nên thích hợp cho bào chế HPTR bằng phương pháp dung môi. PVP hòa tan trong nước, cải thiện độ thấm và từ đó cải thiện tốc độ hòa tan của dược chất. Chiều dài chuỗi PVP ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ hòa tan, chiều dài chuỗi càng tăng thì độ hòa tan và độ nhớt càng giảm. Nhược điểm của PVP là rất háo ẩm nên dễ hút ẩm vào HPTR. [7, 27, 29] - Polyethylen glycol (PEG): Polyetylen glycol (PEG) là các polyme của etylen oxit, thường có khối lượng phân tử khoảng 200 - 300000, loại được sử dụng phổ biến nhất làm chất mang trong HPTR là PEG 4000, PEG 6000 và PEG 8000. Nói chung PEG hòa tan tốt trong nước, độ tan giảm dần theo KLPT. PEG có nhiệt độ nóng chảy thấp (<65°C), thích hợp để điều chế HPTR bằng phương pháp đun chảy. [7, 27] - Urê Urê là sản phẩm cuối cùng của protein trong trao đổi chất ở người, có tác dụng lợi tiểu nhẹ và được coi là không độc hại, tan tốt trong nước và nhiều dung môi hữu cơ, nhiệt độ nóng chảy thấp, phù hợp với cả phương pháp đun chảy và dung môi.[7] Dù ngày nay urê không thường được sử dụng làm chất mang, tuy nhiên một số nghiên cứu đã cho thấy khi sử dụng cho HPTR, urê làm tăng đáng kể độ hòa tan của một số dược chất ít tan như: ofloxacin, rofecoxib, piroxicam, [22, 25] - Dẫn xuất Cellulose Bao gồm các chất cao phân tử chuỗi không phân nhánh, trong đó các đơn vị saccharide được liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-glicozit. Các dẫn xuất là: metyl cellulose (MC), hydroxypropyl cellulose (HPC), hydroxypropylmethyl (HPMC) và nhiều cellulose bán tổng hợp khác. 8
  17. HPMC là hỗn hợp của methyl và hydroxypropyl ete cellulose, trong đó 16,5 - 30% các nhóm hydroxyl được methyl hóa và 4 - 32% là dẫn xuất với các nhóm hydroxypropyl. Các HPMC hầu hết đều hòa tan được trong nước, hỗn hợp ethanol với dichloromethan và methanol với dichloromethan. HPMC cho kết quả tốt nhất trong việc cải thiện tỷ lệ hòa tan ở một số chất như: paracetamol, nilvadipine, [7, 29] - Chất diện hoạt: Các chất diện hoạt có hiệu quả cao trong việc tăng độ hòa tan của dược chất ít tan do cải thiện khả năng thấm ướt và micell hóa. Nhưng hiệu quả hòa tan cao hơn có thể không đồng nghĩa với khả năng thẩm thấu và sinh khả dụng của thuốc cao hơn. Trong thực tế đôi khi bằng cách tăng độ hòa tan và giảm sức căng bề mặt của tinh thể đang phát triển, chất diện hoạt có thể gây ra kết tủa in vivo gây bất lợi cho việc duy trì sự siêu bão hòa, vì vậy việc bổ sung một lượng lớn chất diện hoạt là không khả thi. Các chất diện hoạt ít khi dùng một mình làm chất mang trong HPTR mà thường dùng phối hợp với các chất mang khác. Poloxamer là một nhóm chất diện hoạt không ion hóa được dùng làm chất gây phân tán, chất nhũ hóa, chất tăng độ tan, làm tá dược trơn cho viên nén, tác nhân gây thấm. Poloxamer là tên gọi chung của một nhóm các đồng polyme của propylen oxid và ethylen oxid, phân tử có đầu kỵ nước là polypropylenoxid và phần thân nước là polyethylenoxid. Các poloxamer có thể phân loại theo khối lượng phân tử và tỷ lệ ethylen oxid trong phân tử. Poloxamer 407 có khối lượng phân tử trung bình khoảng 9840-14600, trong đó polyoxyethylen chiếm khoảng 70-75% khối lượng phân tử, còn lại là polyoxypropylen. Poloxamer 407 tan tốt trong nước và ethanol, chỉ số HLB 18-23. [21] 1.2.6. Các phương pháp bào chế HPTR Dựa vào các tính chất vật lý, hóa học của dược chất và chất mang, các HPTR được điều chế theo một trong các phương pháp sau. 9
  18. 1.2.6.1. Phương pháp đun chảy Phạm vi áp dụng: Dược chất không phân hủy bởi nhiệt, sử dụng chất mang trơ thân nước có nhiệt độ nóng chảy thấp. Dược chất và chất mang có nhiệt độ nóng chảy cao thì sử dụng đồng chất mang. Tiến hành: Hỗn hợp vật lý của dược chất và chất mang được đun chảy, khuấy trộn để dược chất và chất mang trộn lẫn ở trạng thái chảy lỏng rồi làm lạnh đột ngột để tạo HPTR. Khối rắn được để ổn định một thời gian, sau đó được phân chia tới kích thước xác định. [13] Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, kinh tế do không phụ thuộc nhiều vào thiết bị máy móc. Nhược điểm: Không áp dụng cho dược chất, chất mang kém ổn định với nhiệt. HPTR có thể xảy ra hiện tượng tách pha trong quá trình làm lạnh. [4, 21] 1.2.6.2. Phương pháp dung môi Phạm vi áp dụng: Dược chất kém bền với nhiệt, đồng tan hoặc không đồng tan với chất mang. Chất mang có điểm nóng chảy cao như: PVP, polysaccharid Sử dụng dung môi có khả năng hòa tan cao, ít độc, không dễ cháy như: ethanol, chloroform, dicloromethan, Tiến hành: Dược chất và chất mang được hòa tan trong một lượng dung môi hoặc hỗn hợp dung môi trơ tối thiểu. Sau đó bốc hơi dung môi, làm khô bằng cách: phun sấy, bốc hơi dưới áp suất giảm bằng máy cô quay hoặc tủ sấy chân không ở nhiệt độ thấp, để thu được đồng kết tủa của dược chất và chất mang. Phân chia tới kích thước xác định bằng rây, nghiền. Ưu điểm: Áp dụng rộng cho cả dược chất dễ bay hơi, kém bền với nhiệt, có thể tránh được sự phân hủy của dược chất và chất mang do có thể chọn một dung môi chung có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiều so với nhiệt độ chảy của chất mang. Quy trình thực hiện dễ dàng, áp dụng được sản xuất quy mô lớn. 10
  19. Nhược điểm: Hầu hết các dung môi hữu cơ đều có độc tính nhất định, lượng dung môi tồn dư trong HPTR cũng là nguyên nhân ảnh hưởng độ ổn định của sản phẩm. Hiện tượng tác pha có thể xảy ra trong quá trình loại bỏ dung môi. Giá thành sản xuất cao do phụ thuộc thiết bị, máy móc. [13, 33] 1.2.6.3. Phương pháp đun nóng chảy Phạm vi ứng dụng: Tương tự phương pháp đun chảy, có thể mở rộng ứng dụng với các hợp chất không bền nhiệt Nguyên tắc: Dược chất được phân tán vào chất mang nhờ thiết bị đun ở nhiệt độ cao, trong một khoảng thời gian nhỏ, sau đó làm nguội ở nhiệt độ phòng và phân chia tới kích thước xác định. Việc giảm nhiệt độ có thể đạt được bằng cách kết hợp giữa đun nóng chảy và sử dụng carbon dioxide làm chất hóa dẻo. [13, 21] 1.2.6.4. Phương pháp nghiền Phạm vi áp dụng: Dược chất không tan trong dung môi, chất mang không bền ở nhiệt độ cao. Nguyên tắc: Trộn dược chất và chất mang với một lượng tối thiểu chất lỏng thích hợp, nghiền trộn trong một thời gian dài bằng cối, chày hoặc máy nghiền để thu được khối bột nhão. Làm khô bột nhão, nghiền và rây lấy hạt có kích thước thích hợp. Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí. Nhược điểm: Khối bột nhão phải tiếp xúc với nhiệt độ cao trong khoảng thời gian dài có thể ảnh hưởng tới độ ổn định của dược chất và chất mang.[13, 21] 1.2.6.5. Phương pháp CO2 siêu tới hạn Cách tiến hành: Ở phương pháp này, CO2 được dùng như một dung môi. Dược chất và chất mang trộn trong CO2 lỏng được phun vào một bình có áp suất thấp hơn và các tiểu phân ngay lập tức được hình thành. Đem kết tủa đi sấy khô, nghiền và rây lấy hạt có kích thước thích hợp. 11
  20. Ưu điểm: Phương pháp này sử dụng CO2 thay thế cho dung môi hữu cơ làm giảm mức độ độc hại cũng như hạn chế để lại tồn dư dung môi trong sản phẩm, không gây ô nhiễm môi trường. Sản phẩm cho ra có chất lượng cao, phù hợp với những nguyên liệu nhạy cảm với nhiệt độ, ánh sáng. Nhược điểm: Phương pháp này sử dụng CO2 thay thế cho dung môi hữu cơ làm giảm mức độ độc hại cũng như hạn chế để lại tồn dư dung môi trong sản phẩm, không gây ô nhiễm môi trường. Sản phẩm cho ra có chất lượng cao, phù hợp với những nguyên liệu nhạy cảm với nhiệt độ, ánh sáng. [4, 21] 1.2.7. Các phương pháp đánh giá 1.2.7.1. Nhiễu xạ tia X Mạng tinh thể của một chất được cấu tạo từ nguyên tử hay ion phân bố đều đặn trong không gian theo một quy luật xác định. Khi chiếu một chùm tia X vào mặt tinh thể và đi vào trong thì mạng tinh thể đóng vai trò như một cách tử nhiễu xạ. Mức độ kết tinh của mẫu được thể hiện qua các pic trên phổ nhiễu xạ. Do tính đặc hiệu của các pic, có thể phân biệt được tinh thể trong mẫu là của hoạt chất hay chất mang. Như vậy, cho dù chất mang ở dạng vô định hình hay kết tinh, vẫn có thể xác định được trạng thái kết tinh của hoạt chất. Tuy nhiên, tỷ lệ kết tinh dưới 5-10% thường không phát hiện được bằng phổ nhiễu xạ tia X. [13] 1.2.7.2. Phân tích nhiệt vi sai Phương pháp phân tích nhiệt vi sai đánh giá những thay đổi lý hóa của một hệ như một hàm số của nhiệt độ, thường được dùng để xác định những tính chất của vật liệu hữu cơ khi mẫu thử được nung nóng hay làm nguội theo một quy trình định sẵn hoặc được giữ đẳng nhiệt trong một thời gian xác định. Các hiệu ứng thu nhiệt hoặc tỏa nhiệt được đặc trưng cho các quá trình biến đổi hóa lý của mẫu nghiên cứu. Giản đồ phân tích nhiệt vi sai thể hiện hiệu nhiệt độ giữa các mẫu nghiên cứu (chất có hoạt tính nhiệt) với mẫu chuẩn (chất trơ nhiệt). Hoạt chất trong HPTR tồn tại ở dạng vô định hình sẽ không có đỉnh nóng chảy trên giản đồ phân tích nhiệt vi sai. Dựa vào diện tích đỉnh nóng chảy có thể xác định được mức độ 12
  21. kết tinh. Tuy nhiên nếu tỷ lệ kết tinh dưới 2% thì thông thường không phát hiện được trên giản đồ. [13] 1.2.7.3. Quang phổ hồng ngoại Quang phổ hồng ngoại cung cấp thông tin về cấu trúc và cấu tạo phân tử ở trạng thái rắn bằng cách nghiên cứu sự chuyển động của các nguyên tử trong phân tử. Bằng cách so sánh phổ hồng ngoại của dược chất tinh khiết và dược chất trong HPTR có thể xác định được sự tương tác giữa dược chất và tá dược trong HPTR. 1.2.7.4. Thử nghiệm hòa tan Các dữ liệu về tốc độ hòa tan dược chất không chứng minh được sự hình thành nên HPTR. Khi mục đích của việc chế tạo HPTR để cải thiện độ hòa tan của dược chất, kết quả về độ tan và độ hòa tan hiển nhiên là tiêu chí quan trọng hàng đầu khi đánh giá sự thành công của phương pháp áp dụng. So sánh khả năng hòa tan của dược chất từ HPTR và nguyên liệu tinh khiết chứng minh HPTR có làm tăng độ tan và tốc độ hòa tan của dược chất hay không. [13] 1.3. Tổng quan về phương pháp phun sấy 1.3.1. Khái niệm Phun sấy là phương pháp tạo hạt từ dung dịch hoặc hỗn dịch các nguyên liệu được phun dưới dạng sương mù hoặc giọt nhỏ để bốc hơi trong luồng không khí nóng, các giọt nhỏ được sấy khô ngay lập tức thành các tiểu phân hình cầu. Do thời gian tiếp xúc với khí nóng rất ngắn nên thích hợp dùng để sấy các nguyên lyệu nhạy cảm với nhiệt.[5] 1.3.2. Ưu nhược điểm của phương pháp phun sấy Ưu điểm: - Phù hợp sử dụng với các chất nhạy cảm với nhiệt nhờ loại bỏ dung môi nhanh chóng, thời gian dung dịch, hỗn dịch phun sấy tiếp xúc với nhiệt ngắn nên giảm thiểu ảnh hưởng tới dược chất, chất mang. 13
  22. - Các tính chất vật lý của sản phẩm (như hình dạng, kích thước, độ ẩm, độ trơn chảy) có thể kiểm soát thông qua việc lựa chọn máy móc và các thao tác của quá trình. - HPTR hạn chế nhiễm tạp do sự tiếp xúc giữa thiết bị và nguyên liệu là nhỏ nhất so với các phương pháp tạo hạt khác. - Có thể mở rộng quy mô sản xuất. Nhược điểm: - Hiệu suất thấp, các hạt kích thước nhỏ hơn 2 µm dễ bị cuốn ra ngoài theo đường khí thải - Không phù hợp cho bào chế các hạt với kích thước lớn hơn 200µm. - Hiệu quả sử dụng nhiệt thấp vì khí thải ra có chứa nhiệt. [11, 33] 1.4. Một số nghiên cứu về HPTR của aspirin Xiao Yuxiu, Geng Hao, Zhang Kai (1999) đã tiến hành nghiên cứu HPTR của aspirin với chất mang PEG. Nghiên cứu khảo sát tỷ lệ trọng lượng thích hợp giữa aspirin và PEG, HPTR được đánh giá bằng tốc độ hòa tan trong ống nghiệm và nhiễu xạ tia X. Kết quả: PEG20000 vượt trội hơn PEG6000 để làm chất mang. Tốc độ hòa tan của aspirin trong HPTR cao hơn rõ rệt so với hóa chất trong hỗn hợp vật lý (P <0 .01). Tỷ lệ trọng lượng của PEG trong HPTR càng cao thì aspirin càng ổn định, HPTR Aspirin-PEG bắt đầu ổn định ở tỉ lệ 1∶9 (kl/kl). HPTR hòa tan nhanh hơn, vì vậy có thể giảm kích ứng dạ dày bằng cách giảm liều aspirin mà không làm giảm tác dụng chữa bệnh. [35] Zhang Kai và cộng sự (2014) đã tiến hành bào chế HPTR asirin sử dụng polyvi-nylpyrrolidone (PVP K30) làm chất mang bằng phương pháp sấy phun. HPTR được đánh giá độ hòa tan trong ống nghiệm, trạng thái phân tán của aspirin trong chất mang và diện tích bề mặt được khảo sát bằng nhiễu xạ tia X và kính hiển vi điện tử. Kết quả độ hòa tan của aspirin trong HPTR đã tăng lên đáng kể so với nguyên liệu thô và hỗn hợp vật lý mang aspirin. Tỷ lệ chất mang càng cao thì độ tan càng tăng. Khi tỷ lệ dược chất trên chất mang trên 1 : 6, sự gia tăng độ hòa 14
  23. tan không còn đáng kể. So với nguyên liệu thô, diện tích bề mặt riêng của aspirin trong HPTR với tỷ lệ dược chất : chất mang là 1 : 6 tăng 3,2 lần; sự giải phóng tích lũy của aspirin trong HPTR đạt được khoảng 99,8% trong vòng 30 phút. [36] 15
  24. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: HPTR aspirin 2.2. Nguyên liệu, thiết bị 2.2.1. Nguyên liệu Các nguyên liệu và hóa chất chính sử dụng trong khóa luận được trình bày ở bảng dưới đây: Bảng 2.1. Các nguyên liệu, hóa chất sử dụng trong nghiên cứu STT Tên nguyên liệu, hóa chất Nguồn gốc Tiêu chuẩn 1 Aspirin Viện Kiểm nghiệm SKS: QT078 Thuốc T.P HCM 100718 2 Aspirin Trung Quốc DĐVN V 3 Polyvinyl pyrrolidon K30 Trung Quốc DĐVN V 4 Hydroxypropyl Methyl Cellulose Trung Quốc DĐVN V E6 5 Ethanol 96% Việt Nam DĐVN V 6 Natri hydroxid Trung Quốc TKHH (NaOH) 7 Kali dihydrophotphat Trung Quốc TKHH (KH2PO4) 8 Methanol Việt Nam TCNSX 9 Nước cất Việt Nam DĐVN V 16
  25. 2.2.2. Thiết bị và dụng cụ Bảng 2.2. Các thiết bị sử dụng trong nghiên cứu STT Tên thiết bị Xuất xứ 1 Cân kỹ thuật Ohaus Mỹ 2 Cân phân tích Quintix Sartorius Đức 3 Cân sấy ββ Ohaus Mỹ 4 Tủ sấy Memmert Đức 5 Máy siêu âm S60H Elma Đức 6 Máy phun sấy YC-015 Shanghai Pilotech Trung Quốc 7 Máy thử độ hòa tan 708-DS Dissolution Mỹ Apparatus Agilent Technologies 8 Máy đo pH Hach sensION+ PH3 Trung Quốc 9 Máy đo quang UV-2600 Shimadzu Nhật Bản 10 Máy đo phổ hồng ngoại IR Cary 630 FTIR Mỹ Agilent Technologies 11 Máy phân tích nhiệt quét vi sai DSC LINSEIS Đức Dụng cụ: - Cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, ống đong, ống nghiệm, bình định mức các loại. - Pipet, pipet bầu, micro pipet. - Màng lọc cellulose acetat 0,45 µm 17
  26. 2.3. Phương pháp thực nghiệm 2.3.1. Phương pháp bào chế HPTR 2.3.1.1. Phương pháp phun sấy Tiến hành bào chế HPTR aspirin bằng phương pháp dung môi sử dụng thiết bị phun sấy. Khảo sát bào chế HPTR với chất mang là các polyme PVP K30, HPMC E6 và ethanol 50% được lựa chọn làm dung môi. Dung môi được làm bay hơi ở nhiệt độ thích hợp và HPTR thu được dưới dạng bột phun sấy. Tiến hành: - Cân aspirin và chất mang theo tỷ lệ thích hợp. - Hòa tan hỗn hợp aspirin và chất mang vào một lượng ethanol 50% theo tỷ lệ 1/6 (g/ml), siêu âm ở 60ºC trong 50 phút cho tới khi tan hết. - Sau đó, loại dung môi bằng thiết bị phun sấy với các thông số máy như sau: nhiệt độ khí đầu vào 130ºC; nhiệt độ khí đầu ra 70ºC; áp lực súng phun 3,5 atm; tốc độ phun dịch 1200 ml/giờ; tốc độ thổi khí 800 lít/giờ. - Thu sản phẩm, để ổn định trong bình hút ẩm 24 giờ. Bảo quản sản phẩm trong lọ thủy tinh được đậy kín ở nhiệt độ thường và đặt trong bình hút ẩm. 2.3.1.2. Phương pháp xác định hiệu suất phun sấy Hiệu suất quá trình phun sấy hay còn gọi là hiệu suất thu sản phẩm (H) được đánh giá dựa trên phần trăm khối lượng sản phẩm thu được so với tổng lượng chất rắn trong công thức hỗn dịch đem đi phun sấy ban đầu. Hiệu suất phun sấy được tính theo công thức: Trong đó: H: hiệu suất quá trình phun sấy (%). m: khối lượng sản phẩm thu được (g). 18
  27. m1: khối lượng aspirin trong công thức hỗn dịch phun sấy (g). m2: khối lượng chất mang trong công thức hỗn dịch phun sấy (g). 2.3.2. Phương pháp bào chế hỗn hợp vật lý Cân dược chất và chất mang theo khối lượng và tỷ lệ tương tự khi bào chế HPTR. Đem rây các thành phần qua rây 180 rồi trộn dược chất và chất mang trong chày cối sạch thành hỗn hợp bột kép theo nguyên tắc trộn đồng lượng. Hỗn hợp vật lý được dùng để so sánh khả năng giải phóng asprin trong các mẫu HPTR. 2.4. Các phương pháp đánh giá 2.4.1. Hình thức Hình thức của bột phun sấy HPTR aspirin được đánh giá bằng cảm quan. Tiến hành quan sát màu sắc, kết cấu của sản phẩm. 2.4.2. Xây dựng phương pháp định lượng aspirin trong HPTR bằng phương pháp đo quang • Xác định đỉnh cực đại hấp thụ của aspirin Cân chính xác khoảng 100 mg chất chuẩn aspirin vào bình định mức 100 ml. Bổ sung methanol tới vạch, lắc đều thu được dung dịch mẹ S có nồng độ 1000 µg/ml. Pha loãng dung dịch chuẩn S thu được dung dịch chuẩn có nồng độ 10 µg/ml. Mẫu trắng: Dung dịch methanol. Tiến hành quét độ hấp thụ quang của dung dịch chuẩn ở dải bước sóng từ 800 - 200 nm với mẫu trắng là methanol. Xác định bước sóng tại đỉnh hấp thụ cực đại (λmax). • Định lượng aspirin bằng phương pháp đo quang Sau khi xác định được cực đại hấp thụ của aspirin, sử dụng phương pháp đo quang UV - VIS để định lượng aspirin. 19
  28. Mẫu chuẩn: Pha loãng dung dịch S trong bình định mức 50 ml với cùng dung môi để tạo thành dãy gồm 5 dung dịch có nồng độ lần lượt là 5 µg/ml; 10 µg/ml; 20 µg/ml; 40 µg/ml; 80 µg/ml. Mẫu trắng: Dung dịch methanol. Mẫu thử: Mẫu thử đem lọc qua màng cellulose acetat 0,45 µm và đo ở cực đại hấp thụ, đem pha loãng bằng dung môi ở tỷ lệ nhất định để được nồng độ dung dịch trong khoảng 5 đến 80 µg/ml. Đo độ hấp thụ quang của mẫu chuẩn và mẫu thử ở bước sóng cực đại. Xây dựng đường chuẩn và phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa độ hấp thụ quang và nồng độ aspirin. 2.4.3. Đánh giá độ hòa tan in vitro của aspirin Đánh giá độ hòa tan của aspirin nguyên liệu và aspirin trong HPTR bằng máy thử độ hòa tan 708-DS Dissolution Apparatus. Phép thử độ hòa tan thực hiện theo phụ lục 11.4 DĐVN V với các thông số sau: o Thiết bị cánh khuấy, tốc độ: 100 ± 2 vòng/phút. o Nhiệt độ môi trường thử: 37ºC ± 0,5ºC. o Môi trường hòa tan: 900 ml dung dịch đệm phosphat pH 6,8 (pha theo Dược điển Việt Nam V) o Khối lượng mẫu thử: cân một lượng mẫu là bột aspirin nguyên liệu hoặc bột phun sấy tương ứng với 100 mg aspirin. Tiến hành: - Vận hành máy, cho môi trường hòa tan vào cốc và đợi nhiệt độ môi trường đạt 37ºC ± 0,5ºC. - Cho mẫu thử vào cốc. - Sau các khoảng thời gian 5, 10, 15, 30, 20, 60 phút hút 10 ml dung dịch thử, lọc dịch qua màng lọc cellulose acetat 0,45 µm. 20
  29. - Bù dịch: bổ sung ngay 10 ml dung dịch đệm phosphat pH 6,8 vào cốc thử độ hòa tan - Dung dịch thử vừa hút ra được lọc qua màng cellulose acetat 0,45 µm rồi đem định lượng bằng phương pháp đo quang Tính toán: Lượng asprin giải phóng trong môi trường hòa tan tại thời điểm t được tính theo công thức: Trong đó: Qt: Tổng lượng dược chất đã được giải phóng tại thời điểm t (µg) V: Thể tích môi trường khuếch tán (ml) v: Thể tích mỗi lần lấy mẫu thử (ml) Ct: Nồng độ DC trong môi trường khuếch tán tại thời điểm t (µg/ml) Ci: Nồng độ DC trong MTKT tại thời điểm ngay trước đó (µg/ml) Tỷ lệ phần trăm dược chất đã giải phóng từ mẫu nghiên cứu tại thời điểm t được xác định theo công thức: Trong đó: Xt: Phần trăm dược chất giải phóng tại thời điểm t (%) Qt: Lượng dược chất giải phóng tại thời điểm t (mg) M: Khối lượng DC có trong mẫu (mg). 21
  30. 2.4.4. Mất khối lượng do làm khô Sản phẩm được đo trên máy Ohaus (Mỹ) theo phương pháp mất khối lượng do làm khô theo phụ lục 9.6 DĐVN V. Tiến hành: Cân chính xác khoảng 1 g mẫu trên mặt đĩa của thiết bị, dàn đều mẫu ra mặt đĩa, rồi đậy nắp và chạy máy. Nhiệt độ đo ở 105ºC, kết quả hiển thị trên máy. Đọc và ghi lại kết quả. Mỗi mẫu đo 3 lần lấy kết quả trung bình. 2.5. Phương pháp xử lý số liệu Các kết quả thu được sẽ được xử lý thống kê với sự hỗ trợ của phần mềm Excel 2010 và được trình bày dưới dạng TB ± SD với TB là giá trị trung bình và SD là độ lệch chuẩn. 22
  31. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 3.1. Định lượng aspirin bằng phương pháp đo quang 3.1.1. Xác định cực đại hấp thụ của aspirin Quét phổ hấp thụ quang của dung dịch aspirin chuẩn có nồng độ 10 µg/ml ở bước sóng từ 800 nm đến 200 nm. Kết quả cho thấy dung dịch aspirin chuẩn nồng độ 10 µg/ml có đỉnh cực đại hấp thụ quang ở bước sóng 276 nm (Phụ lục Hình 1). Do đó các nghiên cứu định lượng tiếp theo sẽ được tiến hành bằng phương pháp đo quang UV – VIS ở bước sóng 276 nm. 3.1.2. Đường chuẩn định lượng Tiến hành pha các dung dịch có nồng độ 5; 10; 20; 40; 80 µg/ml trong dung môi methanol. Đo độ hấp thụ của các mẫu dung dịch tại bước sóng λ = 276 nm và xây dựng đường chuẩn biểu thị mối tương quan giữa độ hấp thụ và nồng độ dung dịch aspirin. Kết quả được mô tả trong bảng 3.1 và hình 3.1. Bảng 3.1. Độ hấp thụ quang của aspirin theo nồng độ tại bước sóng 276 nm Nồng độ (µg/ml) 5 10 20 40 80 Độ hấp thụ quang (Abs) 0,04 0,088 0,176 0,373 0,711 Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn độ hấp thụ quang của aspirin theo nồng độ tại bước sóng 276 nm 23
  32. Nhận xét: 푅2 = 0,9991 (> 0,995) cho thấy có sự tuyến tính giữa nồng độ hấp thụ quang và nồng độ dung dịch aspirin trog khoảng nồng độ 5 µg/ml đến 80 µg/ml ở bước sóng λ = 276 nm. Phương trình biểu diễn sự tương quan độ hấp thụ quang với nồng độ là = 0,009 - 0,0005 Trong đó: y là độ hấp thụ quang (Abs). x là nồng độ aspirin (µg/ml). 3.2. Khảo sát độ hòa tan của aspirin nguyên liệu Đánh giá độ hòa tan của aspirin nguyên liệu ở dạng bột đã nghiền mịn qua rây số 180 trong môi trường đệm phosphat pH 6,8 như mô tả ở mục 2.4.4. Kết quả thí nghiệm được trình bày như trong bảng 3.2 và hình 3.2. Bảng 3.2. Độ hòa tan của bột asprin nguyên liệu (n = 3, TB ± SD) Thời gian (phút) Tỷ lệ aspirin hòa tan (%) 5 27,35 ± 3,42 10 44,89 ± 2,34 15 76,26 ± 2,41 30 99,13 ± 2,02 60 101,14 ± 3,21 24
  33. Hình 3.2. Đồ thị hòa tan của aspirin nguyên liệu trong môi trường đệm phosphat pH 6,8 Nhận xét: Aspirin nguyên liệu sau 5 phút hòa tan tan được 27,35% so với lượng ban đầu trong môi trường đệm phosphat pH 6,8. Sau 30 phút aspirin nguyên liệu hòa tan gần như hoàn toàn (99,13%). 3.3. Khảo sát sơ bộ khi xây dựng công thức HPTR theo phương pháp phun sấy 3.3.1. Khảo sát ảnh hưởng của chất mang tới khả năng hòa tan của aspirin HPTR của aspirin được bào chế cùng một số chất mang là polyme thân nước PVP K30, HPMC E6 với tỷ lệ dược chất và chất mang là 1 : 6 được trình bày ở bảng 3.3. Bào chế HPTR theo phương pháp phun sấy như mô tả trong mục 2.3.1.1 và HHVL mô tả ở mục 2.3.2. Kết quả thử độ hòa tan của các mẫu được trình bày ở bảng 3.3 và hình 3.3. 25
  34. Bảng 3.2. Công thức HPTR aspirin sử dụng các chất mang khác nhau và công thức hỗn hợp vật lý Thành phần N1 N2 HHVL 1 HHVL 2 Aspirin (g) 2 2 2 2 PVP K30 (g) 12 - 12 - HPMC E6 (g) - 12 - 12 Ethanol 50% (ml) vđ vđ vđ vđ Bảng 3.3. Tỷ lệ aspirin hòa tan theo thời gian trong HPTR với chất mang khác nhau và hỗn hợp vật lý (n = 3, TB ± SD) Thời gian Tỷ lệ aspirin hòa tan (%) (phút) N1 N2 HHVL 1 HHVL 2 5 49,92 ± 4,02 56,12 ± 1,24 32,69 ± 2,78 30,01 ± 3,52 10 73,24 ± 1,62 72,49 ± 2,17 49,33 ± 1,21 47,34 ± 0,83 15 100,01 ± 2,84 99,79 ± 2,13 79,55 ± 1,79 78,17 ± 1,22 30 104,83 ± 2,44 102,81 ± 1,29 105,83 ± 3,25 99,20 ± 2,34 60 105,47 ± 2, 95 110,80 ± 3,89 102,64 ± 2,11 102,31 ± 5,81 26
  35. 120 100 80 60 40 % aspirin hòa tan hòa aspirin % 20 0 0 5 10 15 30 60 Thời gian (phút) N1 N2 HHVL1 HHVL2 Hình 3.3. Đồ thị hòa tan của HPTR aspirin với chất mang khác nhau và hỗn hợp vật lý Nhận xét: Độ hòa tan của aspirin từ HPTR và HHVL đều tăng lên do aspirin được phân tán hoặc trộn lẫn vào chất mang rắn thân nước, làm tăng tỷ trọng của HPTR aspirin và tăng khả năng thấm ướt môi trường hòa tan. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi bào chế HPTR aspirin bằng phương pháp phun sấy làm tăng mức độ và tốc độ hòa tan aspirin khoảng 2 lần sau 5 phút và 10 phút thí nghiệm so với aspirin nguyên liệu. Với cùng một tỷ lệ công thức, độ hòa tan của aspirin với các chất mang có sự khác nhau, cụ thể HPMC E6 > PVP K30. Do vậy, chất mang HPMC E6 được sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo. 27
  36. 3.3.2. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ dược chất và chất mang HPMC E6 Sau khi lựa chọn được chất mang HPMC E6, tiến hành khảo sát tỷ lệ dược chất và chất mang ảnh hưởng tới độ hòa tan của HPTR aspirin qua một số mẫu. Các mẫu được bào chế với tỷ lệ chất mang/dược chất khác nhau được trình bày trong bảng 3.4. Kết quả thử độ hòa tan của aspirin trong các mẫu được trình bày ở bảng 3.5. Bảng 3.4. Công thức HPTR aspirin sử dụng các tỷ lệ chất mang HPMC E6 khác nhau Nguyên liệu N3 N4 N5 N6 N7 Aspirin (g) 2 2 2 2 2 HPMC E6 (g) 2 6 12 16 20 (DC : HPMC E6) (1 : 1) (1 : 3) (1 : 6) (1 : 8) (1 : 10) Ethanol 50% vđ vđ vđ vđ vđ Bảng 3.5. Tỷ lệ aspirin hòa tan theo thời gian trong HPTR sử dụng tỷ lệ chất mang HPMC E6 khác nhau (n = 3, TB ± SD) Thời Tỷ lệ aspirin hòa tan (%) gian (phút) N3 N4 N5 N6 N7 5 38,62 ± 2,27 42,01 ± 0,72 56,12 ± 1,24 62,46 ± 2,12 64,56 ± 4,25 10 62,32 ± 2,86 69,21 ± 2,10 72,49 ± 2,17 89,65 ± 3,31 90,72 ± 1,12 15 77,27 ± 2,57 83,17 ± 1,45 99,79 ± 2,13 102,85 ± 3,65 103,32 ± 2,91 30 98,11 ± 3,02 100,23 ± 102,81 ± 102,09 ± 3,26 100,98 ± 1,52 1,88 1,29 60 99,46 ± 2,35 108,72 ± 110,80 ± 106, 61 ± 104,02 ± 2,01 5,35 3,89 1,94 28
  37. 120 100 80 60 40 % aspirin hòa tan hòa aspirin % 20 0 0 10 20 30 40 50 60 70 Thời gian (phút) N3 N4 N5 N6 N7 Hình 3.4. Đồ thị hòa tan của HPTR aspirin sử dụng các tỷ lệ chất mang HPMC E6 khác nhau Nhận xét: Từ kết quả và đồ thị hòa tan của HPTR aspirin được bào chế với chất mang là HPMC E6 ở các tỷ lệ khác nhau cho thấy: Tất cả các mẫu HPTR với chất mang HPMC E6 ở tỷ lệ khác nhau đều làm tăng độ hòa tan của aspirin so với độ hòa tan của aspirin nguyên liệu. Độ hòa tan của các mẫu HPTR aspirin với chất mang ở tỷ lệ khác nhau được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau 1 : 10 > 1 : 8 > 1 : 6 > 1 : 3 > 1 : 1 (tỷ lệ dược chất : chất mang). Có thể thấy, giá trị độ hòa tan của HPTR aspirin tăng dần khi tăng tỉ lệ chất mang trong HPTR. Tỉ lệ 1 : 8 và 1 : 10 không có sự chênh lệch quá nhiều về độ hòa tan, tỉ lệ 1 : 8 lại kinh tế hơn do tiết kiệm nguyên liệu Do vậy, tỷ lệ Aspirin : HPMC E6 = 1 : 8 được lựa chọn trong các đánh giá tiếp theo 29
  38. 3.4. Đánh giá một số đặc tính của HPTR aspirin Mẫu được lựa chọn: HPTR aspirin, tỉ lệ aspirin : HPMC E6 là 1:8 3.4.1. Hình thức: Bột phun sấy HPTR của aspirin có màu trắng, bột có kết cấu mịn, tơi xốp. 3.4.2. Mất khối lượng do làm khô: Mất khối lượng do làm khô được đo trên máy mô tả ở phần 2.2.3.5 cho kết quả là 5,26% 3.4.3. Độ hòa tan: Bảng 3.6. Tỷ lệ aspirin hòa tan theo thời gian trong HPTR aspirin : HPMC E6 tỉ lệ 1 : 8 (n = 3, TB ± SD) Thời gian 5 10 15 30 60 (phút) Tỷ lệ aspirin 62,46 ± 2,12 89,65 ± 102,85 ± 102,09 ± 106, 61 ± hòa tan (%) 3,31 3,65 3,26 1,94 120 100 80 60 40 % aspirin hòatan aspirin % 20 0 0 5 20 15 30 60 Thời gian Hình 3.5. Đồ thị hòa tan của HPTR aspirin : HPMC E6 tỉ lệ 1 : 8 30
  39. Nhận xét: HPTR với chất mang HPMC E6 ở tỷ lệ 1 : 8 làm tăng mức độ và tốc độ hòa tan aspirin khoảng 2 – 3 lần sau 5 phút và 10 phút thí nghiệm so với aspirin nguyên liệu. Từ kết quả cho thấy mẫu HPTR khảo sát tan tốt trong môi trường phosphat pH 6,8. 31
  40. CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Về phương pháp phun sấy Cùng với sự phát triển của công nghệ bào chế, việc cải thiện độ hòa tan cho các dược chất ít tan vẫn đang là vấn đề được nghiên cứu rộng rãi. Về bản chất, các biện pháp làm tăng độ tan có thể chia làm hai nhóm là nhóm biến đổi hóa học (tạo muối, tạo phức, dẫn xuất, tạo tiền chất, ) và nhóm biến đổi vật lý (giảm kích thước tiểu phân bằng nghiền siêu mịn, tạo tiểu phân nano, vi nang, tạo HPTR, ). Bào chế HPTR có nhiều phương pháp trong đó một số phương pháp phổ biến có thể kể đến phương pháp đun chảy; phương pháp dung môi như phun sấy, đông khô, cô quay ; phương pháp nghiền, phương pháp dùng chất lỏng siêu tới hạn Tùy vào tính chất vật lý, hóa học của dược chất và chất mang mà lựa chọn phương pháp bào chế phù hợp. Trong nghiên cứu này, HPTR aspirin được bào chế bằng phương pháp phun sấy có ưu điểm nhanh, có thể kiểm soát tính chất vật lý của sản phẩm thông qua các thông số máy như áp suất, tốc độ phun dịch, nhiệt độ đầu vào, Sản phẩm thu được cải thiện độ hòa tan dược chất. Phương pháp thực hiện đơn giản, hạn chế nhiễm tạp từ thiết bị. Đặc biệt phương pháp phun sấy được sử dụng trong nghiên cứu này bởi đặc tính kém bền nhiệt của aspirin. Sau khi phun sấy, sản phẩm thu được là các tiểu phân có hình cầu, trơn chảy, chịu nén tốt, dùng dập thẳng, cấu trúc hạt xốp nên làm tăng độ tan và tốc độ hòa tan của dược chất; làm tăng tỷ lệ và tính ổn định của dạng vô định hình do kết hợp với các chất mang ổn định. Tuy nhiên phương pháp phun sấy cũng có nhược điểm là hiệu suất thấp. Thực tế trong nghiên cứu này khi bào chế các mẫu HPTR aspirin, hiệu suất chỉ đạt khoảng 20 – 65%. Nếu muốn đặt hiệu suất cao hơn có thể mở rộng quy mô sản xuất, tăng lượng nguyên liệu khi phun sấy. 32
  41. 4.2. Về xây dựng công thức bào chế HPTR aspirin Qua tham khảo một số nghiên cứu bào chế HPTR aspirin bằng phương pháp phun sấy, tỉ lệ chất mang trong HPTR cao giúp độ hòa tan tăng, tùy vào chất mang mà hệ bắt đầu ổn định ở những tỉ lệ dược chất : chất mang khác nhau. Nghiên cứu này sử dụng 2 chất mang PVP K30 và HPMC E6 để khảo sát. PVP K30 tan tốt trong nước và nhiều dung môi hữu cơ khác nên thường hay được dùng làm chất mang trong HPTR bào chế bằng phương pháp dung môi. Nhược điểm của PVP là rất háo ẩm nên dễ hút ẩm vào HPTR. HPMC E6 hòa tan được trong nước, hỗn hợp ethanol với dichloromethan và methanol với dichloromethan. Với dung môi được sử dụng trong nghiên cứu là ethanol 50%, tốc độ hòa tan của HPMC E6 chậm hơn PVP K30. Kết quả cuối cùng, HPMC E6 được lựa chọn với tỉ lệ 2g aspirin : 16g HPMC E6. Khi bào chế HPTR aspirin với tỉ lệ này cho kết quả hòa tan tốt cùng hiệu suất cao. 4.3. Về các đặc tính của HPTR aspirin sau bào chế Trong các nghiên cứu về HPTR aspirin của Zhang K và Xiao Y trước đó, khi sử dụng môi trường hòa tan là dung dịch acid chlohydrid, kết quả độ hòa tan của HPTR cải thiện rõ rệt hơn hẳn, độ hòa tan tăng khoảng 2 -3 lần so với aspirin nguyên liệu. HPTR aspirin thu được bằng các phun sấy đã cải thiện độ tan đáng kể so với aspirin nguyên liệu trong môi trường đệm phosphat. Sau 15 phút, HPTR aspirin đã hòa tan 89,65% trong khi aspirin nguyên liệu đạt 44,89%. Kết quả này được giải thích là do khi kích thước tiểu phân giảm dẫn đến tăng diện tích tiếp xúc bề mặt giữa tiểu phân với môi trường hòa tan giúp làm tăng độ hòa tan bão hòa và tốc độ hòa tan của aspirin. 33
  42. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KẾT LUẬN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành một loạt các thực nghiệm bám sát mục tiêu nghiên cứu và rút ra được các kết luận sau: 1. Đã bào chế được HPTR aspirin bằng phương pháp phun sấy, lựa chọn công thức tối ưu Các mẫu HPTR được bào chế theo phương pháp phun sấy sử dụng chất mang khác nhau PVP K30, HPMC E6. Kết quả thử nghiệm hòa tan cho thấy chất mang HPMC E6 phù hợp hơn để bào chế HPTR aspirin. Tỷ lệ chất mang HPMC E6 : aspirin là 8 : 1 có độ hòa tan gần như cao nhất trong các mẫu khảo sát (thấp hơn không đáng kể so với tỷ lệ HPMC E6 : aspirin là 10 : 1), đồng thời tiết kiệm chi phí, có lợi hơn về kinh tế do tiết kiệm nguyên liệu. 2. Đánh giá được một số đặc tính HPTR aspirin bằng phương pháp phun sấy HPTR aspirin thu được bằng các phun sấy đã cải thiện độ tan đáng kể so với aspirin nguyên liệu trong môi trường đệm phosphat. Sau 15 phút, HPTR aspirin đã hòa tan 89,65% trong khi aspirin nguyên liệu đạt 44,89%. Kết quả tính mất khối lượng do làm khô của HPTR aspirin là 5,26%, đảm bảo yêu cầu bảo quản khi dược chất không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm. KIẾN NGHỊ Để tiếp tục hoàn thiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi xin có một số đề xuất sau: - Tiếp tục đánh giá các tính chất HPTR aspirin - Đánh giá độ ổn định của HPTR tối ưu trog thời gian dài. - Nghiên cứu ứng dụng vào dạng bào chế cụ thể như viên nén, viên nang, - Nâng cấp quy mô sản xuất HPTR 34
  43. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Bộ Y tế (2017), Dược điển Việt Nam V, 17. 2. Bộ Y Tế (2018), Dược thư quốc gia, NXB Y học, 117 – 119 3. Bộ Y Tế (2007), Hóa dược, NXB Y học, 98-101. 4. Nguyễn Văn Long (1993), "Một số vấn đề về hệ phân tán rắn và ứng dụng trong các dạng thuốc", Tạp chí Dược học 6, 10-14. 5. Từ Minh Koóng, Nguyễn Đình Luyện (2009), Kỹ thuật sản xuất dược phẩm, NXB Y học, 28-29. TIẾNG ANH 6. A. Atallah, al et (2017), “Aspirin for Prevention of Preeclampsia”, Drugs 77(17): 1819-1831. 7. A. Sharma, al et (2011), “Solid dispersion: A promising technique to enhance solubility of poorly water soluble drug”, International Journal of Drug Delivery 3 (2), 149-170. 8. Abdulkadir M. Q. (2009), "Colorimetric assay of Aspirin using modified method". 9. Albertini B, Mezzena M, Passerini N, Rodriguez L, Scalia S (2009), "Evaluation of spray congealing as technique for the preparation of highly loaded solid lipid microparticles containing the sunscreen agent, avobenzone", Journal of Pharmaceutical Sciences 98(8), 2759-2769. 10. Alison B (2009), Martindale: the complete drug reference, Pharmaceutical Press London, pp 21 - 25. 11. Celik M., C. Wendel S. (2005), "Spray-drying and pharmaceutical technology", Drug and the pharmaceutical sciences 154, 129.
  44. 12. Chauhan B, Shimpi S, Paradkar A (2005), "Preparation and evaluation of glibenclamide polyglycolized glycerides solid dispersions with silicon dioxide by spray drying technique", European Journal of Pharmaceutical Sciences 26(2), 219-230. 13. Chiou W. L., Riegelman S. (1971), "Pharmaceutical applications of solid dispersion systems", J Pharm Sci 60(9), 1281-302. 14. Das S K, Roy S, Kalimuthu Y, Khanam J, Nanda A (2012), "Solid dispersions: an approach to enhance the bioavailability of poorly water-soluble drugs", International Journal of Pharmacology and Pharmaceutical Technology 1(1), 37-46 15. Drew DA, Cao Y, Chan AT (2016), “Aspirin and colorectal cancer: the promise of precision chemoprevention”, Drugs 16(3), 173-86. 16. Jahan K, Sultana Z, Karim S, Ali H, Uddin J (2017), "Enhancement of dissolution properties of poorly water soluble drug loratadineby using different techniques of solid dispersion", World Journal of Science and Engineering 2(1), 103-108. 17. Kaur J, Aggarwal G, Singh G, Rana A C (2012), "Improvement of drug solubility using solid dispersion", International Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences 4(2), 47-53. 18. Kawabata Y, Wada K, Nakatani M, Yamada S, Onoue S (2011), "Formulation design for poorly water-soluble drugs based on biopharmaceutics classification system: basic approaches and practical applications", International Journal of Pharmaceutics 420(1), 1-10. 19. Kenneth A. Connors, Gordon L. Amidon, Valentino J. Stella (1986), Chemical Stability of Pharmaceuticals, A Wiley- Interscience Publication, 221 - 228.
  45. 20. Kohli K, Chopra S, Dhar D, Arora S, Khar R K (2010), "Self-emulsifying drug delivery systems: an approach to enhance oral bioavailability", Drug Discovery Today, 15(21- 22), 958-965. 21. Leuner C, Dressman J (2000), "Improving drug solubility for oral delivery using solid dispersions", European journal of Pharmaceutics and Biopharmaceutics 50(1), 47-60. 22. Liu C, Desai K, Goud H, Liu C, Park H (2004), “Enhancement of dissolution rate of rofecoxib using solid dispersions with urea”, Drug Dev Res 63, 181-189. 23. Michael J R, David M K (2017), The aspirin story - from willow to wonder drug, Pubmed. 24. Narang A, Shrivastava A (2002), "Melt extrusion solid dispersion technique", Drug Development and Industrial Pharmacy, 26(8), 111-115. 25. Okonogi S, Oguchi T, Yonemochi E, Puttipipatkhachorn S, Yamamoto K. (1997), “Improved dissolution of ofloxacin via solid dispersion”, Int J Pharm 156, 175-180. 26. Robert Diep (2020), Does aspirin prevent venous thromboembolism?, Hematology Am Soc Hematol Educ Program. 27. Rodriguez-Hornedo N, Murphy D. (1999), "Significance of controlling crystallization mechanisms and kinetics in pharmaceutical systems", J Pharm Sci, 88(7), 651-660. 28. Ryh-Nan P, Jing-Huey C, Russel RheiLong C (2000), “Enhancement of dissolution and bioavailability of piroxicam in solid dispersion systems”, Drug Dev Ind Pharm 26, 989-994. 29. Singh Abhishek, Van den Mooter Guy (2016), "Spray drying formulation of amorphous solid dispersions", Advanced drug delivery reviews 100, 27-50.
  46. 30. Sosnik A, Seremeta K P (2015), "Advantages and challenges of the spray- drying technology for the production of pure drug particles and drug-loaded polymeric carriers", Advances in Colloid and Interface Science 223, 40-54. 31. Swarbrick, James, et al. (2000), Encyclopedia of Pharmaceutical Technology: Volume 20 - Supplement 3, CRC press. 32. Vasconcelos T, Sarmento B, Costa P (2007), "Solid dispersions as strategy to improve oral bioavailability of poor water soluble drugs", Drug Discovery Today, 12 (23-24), 1068-1075. 33. Vo C L N, Park C, Lee B J (2013), "Current trends and future perspectives of solid dispersions containing poorly water-soluble drugs", European Journal of Pharmaceutics and Biopharmaceutics 85(3), 799-813. 34. Walter Lund (1994), The Pharmaceutical Codex Twelfth Edition, The Pharmaceutical Prees, 741 – 745. 35. Xiao Y, al et (1999), Studies of aspirin solid dispersion, China Academic Journal Electronic Publishing House. 36. Zhang K, al et (2014), Preparation of Aspirin Solid Dispersions by Spray Drying and Characterization of Its Capsules in Vitro, Chin J Mod Appl Pharm 31. 37. Zhang Shenwu, Sun Mengchi, Zhao Yongshan, Song Xuyang, He Zhonggui, Wang Jian, Sun Jin (2017), "Molecular mechanism of polymer- assisting supersaturation of poorly water-soluble loratadine based on experimental observations and molecular dynamic simulations", Drug Delivery and Translational Research, 7(5), 738-749
  47. PHỤ LỤC PHỔ HẤP THỤ UV – VIS Hình 1: Dãy phổ hấp thụ quang của dung dịch aspirin chuẩn ở bước sóng 800 nm đến 200 nm