Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây Sói rừng (Sarcandra glabra) tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

pdf 50 trang thiennha21 19/04/2022 4490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây Sói rừng (Sarcandra glabra) tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_anh_huong_cua_che_do_che_sang_den_sinh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây Sói rừng (Sarcandra glabra) tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HỒNG CHẮC ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHE SÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY SÓI RỪNG (SARCANDRA GLABRA) TẠI VƯỜN ƯƠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóahọc : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HỒNG CHẮC ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHE SÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY SÓI RỪNG (SARCANDRA GLABR) TẠI VƯỜN ƯƠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Lớp : K47- Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Công Hoan Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ các tiểu luận, luận văn nào trước đây. Thái Nguyên, Ngày tháng năm 2019 Xác nhận của GVHD Người viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước (Ký, ghi rõ họ tên) hội đồng khoa học (Ký, ghi rõ họ tên) TS. Nguyễn Công Hoan Nguyễn Thị Hồng Chắc XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên Đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi đặc biệt xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, sự quan tâm sâu sắc của thầy giáo TS. Nguyễn Công Hoan đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm thầy Nguyễn Công Hoan đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập tại cơ sở. Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Trong quá trình nghiên cứu do có những chủ quan và khách quan nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các sinh viên để tôi hoàn thành khóa luận được tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, Ngày tháng năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Chắc
  5. iii MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Tình hình nghiên cứu dược liệu trên Thế giới và Việt Nam 4 2.1.1. Tình hình trên Thế giới 4 2.1.2. Tình hình ở Việt Nam 6 2.2. Một số nghiên cứu về cây sói rừng 7 2.2.1. Đặc điểm hình thái 7 2.2.2. Công năng, tác dụng dược lý của cây Sói rừng 8 2.2.3. Cách sử dụng cây Sói rừng 9 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 11 2.3.1 Điều kiện tự nhiên 11 2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 13 PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1. Vật liệu, địa điểm, thời gian nghiên cứu 15 3.2.Nội dung nghiên cứu 15 3.3. Phương pháp nghiên cứu 15 3.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu 15 3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 15 3.3.3.Biện pháp kỹ thuật 18 3.3.4. Các chỉ tiêu sinh trưởng được theo dõi trên vườn ươm 18 3.3.5.Phương pháp xử lý số liệu 19 PHẦN 4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20
  6. iv 4.1. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ sống của cây Sói rừng tại khu vực nghiên cứu 20 4.2. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng đường kính (Do) của cây Sói rừng tại khu vực nghiên cứu 22 4.3. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây Sói rừng tại khu vực nghiên cứu 25 4.4. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng số lá cây Sói rừng tại khu vực nghiên cứu 28 4.5. Đánh giá chất lượng cây Sói rừng và dự kiến tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn 31 4.5.1. Đánh giá chất lượng cây sói rừng 31 4.5.2. Dự kiến tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn 32 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33 5.1. Kết luận 34 5.2.Kiến nghị 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Mẫu Bảng 3.1- Sơ đồ bố trí thí nghiệm che sáng 16 Mẫu bảng 3.2 - Các chỉ tiêu sinh trưởng Hvn, D00 chất lượng của cây Sói rừng 16 Bảng 4.1. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ cây sống 20 của cây Sói rừng tại vườn ươm 20 Bảng 4.2. Bảng phân tích phương sai một nhân tố đối với tỉ lệ sống của cây Sói rừng sau90 ngày theo dõi 22 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng đường kính của cây Sói rừng tại vườn ươm 22 Bảng 4.4. Bảng phân tích phương sai một nhân tố đối với đường kính gốc cây Sói rừng sau 90 ngày theo dõi 24 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng 25 chiều cao của cây Sói rừng tại vườn ươm 25 Bảng 4.6. Bảng phân tích phương sai một nhân tố đối với chiều cao cây Sói rừng sau 90 ngày theo dõi 27 Bảng 4.7. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng 28 Bảng 4.8. Phân tích phương sai một nhân tố đối với động thái ra lá của cây Sói rừng sau 90 ngày theo dõi 30 Bảng 4.9. Kết quả đánh giá chất lượng cây Sói rừng sử dụng các công thức che sáng 31 Bảng 4.10. Dự kiến tỷ lệ xuất vườn cây Sói rừng 33 ```
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ dân số dùng dược liệu một số nước trên thế giới 5 Hình 2.2. Hình ảnh cây Sói rừng trong Vườn ươm 8 Hình 4.1.Tỷ lệ % cây Sói rừng sống sau 90 ngày 21 Hình 4.2. Hình ảnh minh họa 21 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của công thức che sáng đến sinh trưởng đường kính gốc cây Sói rừng sau 90 ngày 24 Hình 4.4. Hình ảnh minh họa 24 Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của các công thức che sáng đến sinh trưởng chiều cao cây Sói rừng sau 90 ngày theo dõi 27 Hình 4.6. Hình ảnh minh họa 27 Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của các công thức che sáng đến động thái ra lá cây Sói rừng sau 90 ngày theo dõi 30 Hình 4.8. Hình ảnh minh họa 30 Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện phẩm chất của cây Sói rừng 32
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Từ ngàn xa xưa các phương thuốc chữa bệnh đều được triết xuất từ những loại cây có chứa các thành phần dược liệu tốt cho sức khỏe, vừa có khả năng bồi bổ cơ thể, vừa hỗ trợ điều trị bệnh. Và các loại cây thuốc đó được gọi chung là cây dược liệu, vậy cây thuốc là gì, đặc điểm ra sao,vai trò của chúng đối với sức khỏe của con người như thế nào? Cây thuốc là thực vật được dùng để chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể cho con người. Những loại cây này có khả năng tự sản sinh các chất hóa học đa dạng để tồn tại ngoài tự nhiên tránh khỏi mọi đe dọa của côn trùng, nấm hay các động vật ăn thực vật. Chính những hợp chất hóa học trong cây lại đem lại các tác động có lợi lên cơ thể người. Và có chứa nhiều dược tính tương đương với các phương thuốc Tây tiên tiến ngày nay. (dẫn theo tài liệu [15]). Trong quá trình chữa bệnh bằng kinh nghiệm từ xưa cho đến ngày nay chúng ta đã tìm ra rất nhiều loại cây thuốc quý với các tác dụng vừa có thể bồi bổ tăng cường sức khỏe vừa chữa bệnh. Thậm chí nhiều cây thuốc sở hữu dược tính có ích giúp điều trì các bệnh nan y, hiểm nghèo khó chữa. Và trong thời đại này do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ với các công cụ hỗ trợ hiện đại, chúng ta đã có thể nghiên cứu và phân tích chính xác mọi thành phần có trong cây thuốc một cách chuẩn xác. Ở khắp nơi trên thế giới đều có sự xuất hiện của các cây thuốc, chẳng hạn như ở Châu Âu hiện nay đã có tới 1482 cây được công nhận là có chứa dược tính chữa bệnh.[14] Hay vùng Châu Á nhiệt đới có 3650 cây chữa bệnh với nhiều nhóm công dụng khác nhau. Và ngay tại Việt Nam cả nước ước tính có khoảng 12.000 loài trong đó có khoảng 4.000 loài cây thuốc. Chính vì vậy mà cây thuốc được chia làm nhiều dạng tùy theo từng đặc điểm, đặc trưng.( dẫn theo tài liệu [14]).
  10. 2 Dược liệu góp phần không nhỏ giúp chăm sóc, tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể và cả điều trị nhiều loại bệnh. Ngày nay 80% thành phần dược tính có trong các cây thuốc được triết xuất để làm một số phương thuốc Tây như aspirin, mao địa hoàng, quinine Xu hướng sử dụng các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng từ thiên nhiên để phòng và chữa bệnh đang dần trở nên phổ biến gần đây. Sói rừng - danh pháp hai phần Sarcandra glabra là một loại thực vật có hoa thuộc họ Hoa sói (Chloranthaceae). (dẫn theo tài liệu [14]). Sói rừng là loài cây bụi thường xanh, có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á. Hiện nay cây phân bổ ở các quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam và Malaysia, tại Việt Nam cây có thể tìm thấy ở các khu vực Lạng Sơn, Bắc Thái, Hoà Bình, Hà Tây đến Kon Tum, Lâm Ðồng, mọc hoang ở những vùng núi đất, bìa rừng và ven đồi ẩm. Cây Sói rừng có chiều cao 1-2 mét, thân nhẵn, các mấu hơi phồng. Nhánh cây tròn, không có lông, với các lá mọc đối, phiến dài hình bầu dục hay hình ngọn giáo, chiều dài 7–20 cm và rộng 2–8 cm với 5-7 cặp gân bên. Mép lá có răng cưa nhọn và thô, kèm với các tuyến. Cuống lá dài 5– 8 mm. Bông kép, ít nhánh, nhánh ngắn với hoa nhỏ màu trắng không có cuống và có một nhị. Bầu nhụy có hình trứng và không có vòi. Cây ra quả mọng nhỏ, hình gần tròn đường kính 3–4 mm, khi chín có màu đỏ hay đỏ gạch. Cây ra hoa vào tháng 6-7 và quả chín vào tháng 8-9. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đi sâu nghiên cứu về sự sinh trưởng và phát triển về câydược liệu đó là cây sói rừng, thực trạng và đề xuất phát triển cây sói rừng để phục vụ cho đời sống con người. Xuất phát từ nhu cầu lý luận và thự tiễn trên, đặt ra sự cần thiết để lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây Sói rừng (Sarcandra glabra) tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
  11. 3 1.2.Mục tiêu nghiên cứu Xác định được chế độ che sáng phù hợp đến sinh trưởng và phát triển của cây Sói rừng trong thời gian nghiên cứu, là cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cây Sói rừng. 1.3.Ý nghĩa nghiên cứu * Ý nghĩa khoa học: - Vận dụng những kiến thức thực tế của bản thân làm quen với quá trình nghiên cứu trong thực tế. - Tích lũy những kinh nghiệm, những hiểu biết từ đó thấy được những điểm mạnh, điểm yếu cảu bản thân khi đi làm. - Nâng cao kiển thức, hiểu biết về loài cây dược liệu Sói rừng cho bản thân. - Rèn luyện các kỹ năng tổng hợp, phân tích, tổng hợp số liệu tiếp thu và hỏi những kinh nghiệm từ thực tế. * Ý nghĩa thực tiễn: - Xác định được sự sinh trưởng, phát triển của loài cây sói rừng trong các điều kiện che sáng khác nhau. - Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng, số liệu thu thập phải khách quan, trung thực và chínhxác. - Đề xuất một số giải pháp kiến nghị phải có tính khả thi, thực tế phù hợp với điều kiện thực tế. - Nâng cao kiến thức thực tế, sự hiểu biết của bản thân để phục vụ cho công tác sau khi ra trường.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1.Tình hình nghiên cứu dược liệu trên Thế giới và Việt Nam 2.1.1.Tình hình trên Thế giới Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2005),[2] 80% dân số ở các nước đang phát triển việc chăm sóc sức khỏe ít nhiều vẫn còn liên quan đến y học cổ truyền (YHCT) hoặc thuốc từ dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên từ cây dược liệu để hỗ trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh. Theo thống kê của WHO (2011), ở Trung Quốc doanh số thị trường thuốc từ dược liệu đạt 26 tỷ USD (2008, tăng trưởng hàng năm đạt trên 20%), Mỹ đạt 17 tỷ USD (2004), Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006), Hàn Quốc 250 triệu USD (2007), châu Âu đạt 4,55 tỷ Euro (2004), Tính trên toàn thế giới, hàng năm doanh thu thuốc từ dược liệu ước đạt khoảng trên 80 tỷ USD. Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới chủ yếu là những nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Bangladesh ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi ở Châu Mỹ La tinh như Brasil, Uruguay Những nước nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là những nước thuộc liên minh châu Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giới. Trung bình hàng năm các nước EU nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD dược liệu và gia vị. Nguồn cung cấp dược liệu chính cho thị trường EU là Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Brazil, Đức. Nhu cầu về dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu (thuốc được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất) có xu hướng ngày càng tăng, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Xu thế trên thế giới con người bắt đầu sử dụng nhiều các loại thuốc chữa bệnh và bồi
  13. 5 dưỡng sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược hơn là sử dụng thuốc tân dược vì nó ít độc hại hơn và ít tác dụng phụ hơn. Hơn nữa hiện còn nhiều triệu chứng và bệnh hiểm nghèo chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị, người ta hi vọng rằng từ nguồn động thực vật tự nhiên hoặc từ vốn trí tuệ bản địa của các cộng đồng, qua nghiên cứu sàng lọc có thể cung cấp cho nhân loại những hợp chất có hoạt tính sinh học cao để làm ra các loại thuốc mới có hiệu quả chữa bệnh như mong muốn. Nghiên cứu sàng lọc cây dược liệu hiện cũng được chú trọng ở nhiều quốc gia, nhiều lĩnh vực như dược liệu, công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm Theo thống kê hiện nay tỷ lệ số người sử dụng YHCT trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh ngày càng tăng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Các nước Châu phi, Ở Trung Quốc chi phí cho sử dụng YHCT khoảng 10 tỷ USD, chiếm 40% tổng chi phí cho y tế, Nhật Bản khoảng 1,5 tỷ USD, Hàn Quốc khoảng trên 500 triệu USD. 100,0% 90,0% 90,0% 90,0% 80,0% 80,0% 70,0% 60,0% 60,0% 50,0% 48,5% 50,0% 50,0% 45,1% 40,0% 30,0% 20,0% 10,0% 0,0% Trung Hàn Quốc Nhật Bản Các nước Australia Singapore Indonesia Việt Nam Quốc Châu Phi . Tỉ lệ dân số Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ dân số dùng dược liệu một số nước trên thế giới (Nguồn: Đề án quy hoạch phát triển cây dược liệu toàn quốc đến năm 2020, tầm nhìn 2030)QĐ-Ttg Theo thống kê của WHO (2011), những năm gần đây, nhiều nhà sản xuất đã có hướng đi mới là sản xuất các thuốc bổ trợ, các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm,hương liệu Chính vì vậy, sản xuất dược liệu đã và đang mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc.
  14. 6 2.1.2.Tình hình ở Việt Nam Việt Nam là một đất nước nằm sát bên cái nôi của nền y học nhân loại, nên chúng ta ít nhiều thừa kế được những kinh nghiệm về y học dân gian của Trung Quốc.[20] Ngoài ra, Việt Nam là một đất nước có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc lại có một nền văn hóa riêng. Điều đó càng làm phong phú thêm kho tàng thuốc dân tộc của chúng ta. Y học cổ truyền Việt Nam có nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả, qua quá trình phát triển của dân tộc, các kinh nghiệm dân gian đã dần đúc kết thành những cuốn sách có giá trị và lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Từ thời vua hùng dựng nước qua các văn tự Hán Nôm còn sót lại và qua các truyền thuyết tổ tiên ta đa biết dùng cây cỏ làm gia vị kích thích sự ngon miệng và chữa bệnh. Cùng với sự phát triển của lịch sử, nền y học cổ truyền Việt Nam cùng vốn kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của nhân dân cũng đã dần phát triển, đã gắn liền tên tuổi và sự nghiệp của các danh y.(dẫn theo tài liệu [20] ). Theo Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Nghĩa ThìnViện Dược liệu (2010), [11] số lượng thực vật bậc cao có mạch đã thống kê được ở nước ta khoảng 10.500 loài, dự đoán khoảng 12.000 loài.Trong đó các loài cây được sử dụng làm thuốc khoảng trên 3900 loài thuộc 307 họ thực vật. Năm 2005, Bộ y tế, Vụ y học cổ truyền biên soạn cuốn sách “Cây hoa cây thuốc”, hướng dẫn cách sử dụng 29 loài cây hoa cây cảnh có tác dụng chữa bệnh thông thường. Cuốn sách sau khi xuất bản đã được đông đảo cán bộ và nhân dân tìm đọc, trở thành nhu cầu cần thiết đối với cộng đồng.(dẫn theo tài liệu [5]). Cùng với các công trình nghiên cứu về đặc điểm, công dụng của các loại cây thuốc trong tự nhiên.Đểcây thuốc sử dụng rộng rãi, trở thành sản phẩm hàng hóa, đồng thời bảo vệ các nguồn gen cây thuốc ngoài tự nhiên đang bị cạn kiệt dần. Các cơ sở nghiên cứu và các nhà khoa học đã nghiên
  15. 7 cứu biện pháp kỹ thuật gây trồng các loài cây thuốc, trong đó có các nghiên cứu như: Nguyễn Bá Hoạt và Nguyễn Duy Thuần (2005),[19] đã hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt sử dụng và chế biến 30 cây thuốc có nhu cầu lớn làm nguyên liệu cho sản xuất thuốc phòng, chữa bệnh xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu sản xuất đại trà trên diện tích lớn, xây dựng vùng dược liệu theo hướng an toàn theo tiêu chuẩn GAP (Good agricultural pratice). Cuốn sách còn cung cấp một số thông tin cơ bản về giá trị của từng cây nhằm quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Trong phần chế biến, các tác giả giới thiệu một số phương pháp chế biến theo y học cổ truyền, giúp cho cơ sở trồng trọt đầu tư làm tăng chất lượng của sản phẩm và dễ bảo quản hơn. Như vậy, điểm qua những nghiên cứu về dược liệu trên Thế giới và ở Việt Nam cho thấy cây lâm sản ngoài gỗ là một nhân tố đóng vai trò quan trọng. Dược liệu được làm thuốc chữa bệnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn nguồn gen và phát triển cây dược liệu nói chung và loài cây Sói rừng nói riêng tại khu vực nghiên cứu trong tương lai ,nâng cao đời sống người dân địa phương. 2.2.Một số nghiên cứu về cây sói rừng 2.2.1.Đặc điểm hình thái Sói rừng còn gọi là "sói nhẵn", "cửu tiết trà", "thảo san hô", "quan âm trà", "tiếp cốt mộc", "cửu tiết phong", "cửu tiết lan", "sơn hồ tiêu", "cốt phong tiêu", "mãn sơn hương", "kê cốt hương", "tiếp cốt trà" , tên khoa học là Sarcandra glabra (Thunb) Nakai, thuộc họ Hoa sói (Chloranthaceae).(dẫn theo tài liệu [16]). Cây mọc hoang ở nhiều nơi, từ các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hoà Bình, Hà Tây (cũ) đến Kon Tum, Lâm Đồng Hay gặp nhất ở các vùng núi đất, bìa rừng và ven đồi ẩm ướt. Một số nơi cũng trồng sói rừng để lấy hoa ướp trà.
  16. 8 Sói rừng là loại cây giàu dược tính nên được khai thác để sử dụng làm thuốc chữa trị nhiều bệnh. Để làm thuốc, có thể thu hái toàn cây vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô trong râm (âm can). Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, cắt đoạn phơi trong râm, cũng được dùng tươi làm thuốc. Là loài cây nhỏ, cao 1 – 2m; đốt phồng to, nhánh tròn, không lông, mọc đối. Lá mọc đối, có phiến dài xoan bầu dục, dài 7- 18cm, rộng 2 – 7cm, đầu nhọn, mép có răng nhọn, gân phụ 5 cặp; cuống ngắn 5-8mm.Bông kép, ít nhánh, nhánhngắn; hoa nhỏ, màu trắng, không cuống; nhị 1. Quả nhỏ, đỏ gạch, mọng, gần tròn 6x4mm. Mùa hoa vào tháng 6 – 7, mùa quả tháng 8 – 9 Hình 2.2. Hình ảnh cây Sói rừng trong Vườn ươm 2.2.2.Công năng, tác dụng dược lý của cây Sói rừng Theo Đông y, cây Sói rừng có vị đắng cay, tính hơi ấm, có độc; có tác dụng hoạt huyết giảm đau, khư phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc. Trong dân gian, rễ cây được ngâm rượu, uống chữa đau tức ngực. Lá được sắc uống trị bệnh lao, hoặc giã đắp chữa rắn cắn, ngâm rượu xoa bóp chữa vết thương, mụn nhọt, phong thấp, đau nhức xương. Theo Perrot và Hurrier (1906),[16] toàn bộ cây sói rừng cũng được dùng để chữa bệnh động kinh. Ở Trung Quốc,
  17. 9 cây được dùng trị ung thư tuỵ, dạ dày, trực tràng, gan, cuống họng, viêm não B truyền nhiễm, lỵ trực trùng, viêm ruột thừa cấp, bệnh nhọt, ngã tổn thương, gãy xương, thấp khớp tạng khớp, đau lưng. Liều dùng 15-30 gam, sắc uống hoặc tán thành bột pha với rượu uống. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, sói rừng có tác dụng ức chế đối với tụ cầu khuẩn vàng staphylococcus aureus, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn bacillus coli, trực khuẩn mủ xanh bacillus pyocyaneus, trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn salmonella typhosa Lá có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhất; rễ và cành tươi có tác dụng mạnh hơn rễ và cành đã khô. Đối với các loại tụ cầu khuẩn và trực khuẩn đều có tác dụng ức chế ở mức độ nhất định. Thử nghiệm đối với các bệnh nhân viêm phổi, viêm phế quản, viêm dạ dày ruột cấp tính, lỵ trực trùng hiệu suất trung bình tới 75 – 80%. Một số bệnh nhân, chỉ sau 1 – 2 ngày dùng thuốc, thân nhiệt khôi phục bình thường. 2.2.3.Cách sử dụng cây Sói rừng Dưới dạng sắc nước uống từ 10 – 15g khô (30 – 40g tươi). Hoặc ngâm rượu. Dùng ngoài giã đắp hoặc nấu nước rửa. Kiêng kỵ: dùng với người âm hư hỏa vượng và phụ nữ có thai. Ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chưa có một công trình nghiên cứu nào về cây sói rừng một cách đầy đủ và khoa học, để làm sáng tỏ điều này và có kế hoạch điều tra khai thác, bảo tồn cây sói rừng ở Cao Bằng, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Cao Bằng đã triển khai nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ứng dụng cây sói rừng (Sarcandra Glabra (Thunb) Nakai) ở Cao Bằng để hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư”. Qua 3 năm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu kết luận: thành phần hóa học của bột sói rừng không chứa Alcaloid, ddooid, Flavonoid, sói rừng có tác dụng điều trị các bệnh lý về xương khớp, bệnh lý về tiêu hóa. Từ cao chiết
  18. 10 MeOH của cây sói rừng (Sarcandra glabra), Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh phân lập được 3 hợp chất bằng phương pháp sắc ký kết hợp; phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) và phổ khối lượng (ESI - MS), qua đó đã xác định được cấu trúc hóa học của 3 hợp chất đó là: Chloranoside A, tertorigenin 7- glucoside và 1β; 3β-Dihydroxylup-20(29)-en. Trong thành phần hóa học của bột sói rừng không chứa thành phần Glycosid tim, khẳng định sói rừng không ảnh hưởng tới bệnh lý tim mạch khi sử dụng trên lâm sàng, bột sói rừng cũng không chứa acid amin; trong thành phần của bột sói rừng có chứa acid béo và nhiều nguyên tố vi lượng có lợi cho cơ thể và không có các nguyên tố có hại như Pb, Co hay As. Sói rừng có tác dụng kháng sinh đối với các chủng nấm mốc (F. oxysporum) với nồng độ ức chế tối thiểu MIC = 200 g/ml và nấm men (S. cerevisiae) với nồng độ ức chế tối thiểu MIC = 100g/ml. Không có tác dụng kháng các vi sinh vật kiểm định còn lại như: vi khuẩn Gr (-) (E. coli, P. aeruginosa), vi khuẩn Gr (+) (B. subtilis, S. aureus), nấm mốc Asp. Niger và nấm men C. albicans. Theo các kết quả nghiên cứu tác dụng kháng các dòng tế bào ung thư người in vitro của cây sói rừng cho thấy sói rừng không có tác dụng gây độc tế bào đối với ba dòng tế bào thử nghiệm là tế bào ung thư phổi, tế bào ung thư gan và tế bào ung thư cơ vân tim người. Bột sói rừng có hoạt tính kháng gốc tự do trên hệ DPPH. Điều này cho thấy sói rừng có thể ứng dụng điều trị trong các bệnh lý về viêm, ung thư, Bệnh viện Y học cổ truyền đã nghiên cứu quy trình bào chế và dạng bào chế thành phẩm từ cây sói rừng, đã thực hiện thành công việc nghiên cứu làm viên tế; thuốc bột (thuốc tán); cao thuốc (cao nước; cốm tan. Ở dạng cốm tan được sản xuất theo chuyên luận cốm DĐVN III với phương pháp sát hạt ướt, sấy khô ở nhiệt độ phù hợp với từng loại hoạt chất, đóng gói trong bao bì không hút ẩm. Tác dụng điều trị ung thư của cốm sói rừng trên chuột nhắt trắng gây u rắn S180 ở 4 dạng; Dạng 1: Bao gồm những chuột mà khối u có sự tăng
  19. 11 trưởng bình thường hoặc có ít sự giảm thể tích so với đối chứng; Dạng 2: Khối u vẫn tăng thể tích theo thời gian tuy nhiên có sự giảm sút thể tích rõ rệt so với đối chứng; Dạng 3: Khối u có sự tăng nhẹ vào thời điểm ban đầu sau điều trị, sau đó nhanh chóng giảm thể tích đến thể tích nhỏ nhất có thể đo được chính xác; Dạng 4: Khối u hầu như không tăng kích thước khi được điều trị với chế phẩm và suy giảm thể tích so với thể tích ban đầu khi bắt đầu điều trị. Như vậy cốm sói rừng có tác dụng ức chế sự phát triển khối u ở 70% chuột tại liều điều trị 20g/kg thể trọng và 50 % ở liều điều trị 10g/kg thể trọng, có tác dụng gây kìm hãm tăng trưởng khối u và suy giảm thể tích khối u trên 42% chuột ở liều điều trị 20g/kg thể trọng và 50% ở liều điều trị 10g/kg thể trọng. Cốm sói rừng còn có tác dụng làm tăng khối lượng của các cơ quan miễn dịch (tuyến ức, lách) lên 30% (liều 20g/kg thể trọng) và 27% (liều 10g/kg thể trọng) so với đối chứng; cốm sói rừng bước đầu cho thấy hiệu quả làm tăng tỷ lệ lympho CD8+ ở cả 2 liều thí nghiệm. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì các lympho CD8+ là thành viên đầu tiên của hệ miễn dịch tham gia vào quá trình nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư, cốm sói rừng không ảnh hưởng đến tỷ lệ tế bào lympho biểu hiện CD19 và hoạt tính CD8, tăng tiết IL-2, không có ảnh hưởng rõ rệt lên sự biểu hiện của TNF-a. 2.3.Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.3.1 Điều kiện tự nhiên  Vị trí địa lý Thí nghiệm được tiến hành tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết Thắng, căn cứ vào bản đồ địa lý Thành phố Thái Nguyên thì vị trí của trường như sau: - Phía Bắc giáp với phường Quán Triều. - Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán. - Phía Tây giáp với xã Phúc Hà. - Phía Đông giáp với khu dân cư trường ĐHNL Thái Nguyên.
  20. 12  Đặc điểm địa hình Địa hình của trường chủ yếu là đồi bát úp, không có núi cao. Độ dốc trung bình 10-150, độ cao trung bình 50-70 m địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.  Khí hậu thủy văn Điều kiện ngoại cảnh có liên quan trực tiếp đến đời sống cây rừng nói chung và cây Sa mộc dầu nói riêng. Vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết Thắng. Do đó khí hậu ở đây mang đủ tính chất khí hậu của thành phố Thái Nguyên. Độ trung bình của Thái Nguyên là 25°C; chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tại thành phố Thái Nguyên, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng được ghi nhận lần lượt là 41,5°C và 3°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1(trích dẫn theo tài liệu[21]). Nhìn chung khí hậu ở đây nóng ẩm, mưa nhiều lượng mưa lớn, độ ẩm cao, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây trồng tại vườn thực vât.  Điều kiện đất đai Vườn ươm trường Đại học Nông Lâm nằm dưới chân đồi, đất không màu mỡ và ít dinh dưỡng. vì vậy để phục vụ công tác gieo ươm đóng bầu củ yếu được lấy từ các đồi khác trong trường. Đất đai hầu hết là đất feralit phát triển trên đá sa thạch, do vậy đất ở đây dinh dưỡng không cao, ít màu mỡ. Qua bảng 2.3 dưới đây phản ánh hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng trong đất.
  21. 13 Bảng 2.3. Kết quả phân tích mẫu đất Độ sâu Chỉ tiêu Chỉ tiêu dễ tiêu/100g đất tầng Mùn N P205 K20 N P205 K20 Ph đất(cm) 1 – 10 1,766 0,024 0,241 0,035 3,64 4,65 0,90 3,5 10 – 30 0,670 0,058 0,211 0,060 3,06 0,12 0,44 3,9 30 - 60 0,711 0,034 0,131 0,107 0,107 3,04 3,05 3,7 (Nguồn: Theo số liệu phân tích đất của trường ĐHNL-TN) Nhìn vào biểu phân tích ta thấy: Độ PH thấp, ở độ sâu tầng đất 10 – 30 cm có độ PH cao nhất cũng chỉ đạt 3,9 Đất nghèo mùn hàm lượng mùn và N; K20; P205 ở mức thấp, chứng tỏ đất nghèo dinh dưỡng. 2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Điều kiện kinh tế Thái Nguyên thuộc Vùng trung du và miền núi phía bắc, một vùng được coi là nghèo và chậm phát triển nhất tại Việt Nam[21]. Tuy vậy, Thái Nguyên lại có nền kinh tế phát triển, trong đó công nghiệp đóng vai trò chủ yếu. Những thành tựu quan trọng có thể kể đến là Thái Nguyên đứng thứ 2 cả nước về tăng trưởng, thứ ba cả nước về giá trị kim ngạch xuất khẩu. GDP bình quân đầu người và giá trị sản xuất công nghiệp lần lượt đứng thứ 4 và thứ 3 trong số 10 tỉnh thuộc vùng Thủ đô. Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện với chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố năm 2016. 3 năm liên tiếp, tỉnh Thái Nguyên nằm trong số 10 tỉnh, thành có chất lượng điều hành tốt nhất [21]. Điều kiện xã hội Thống kê năm (2016).Dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.227.400 người, trong đó nam có 602.700 người và nữ là 624.700 người. Tổng dân số đô thị là
  22. 14 421.100 người (34,31%) và tổng dân cư nông thôn là 806.300 người (65,69%). Cũng theo Tổng cục Thống kê, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2016 của Thái Nguyên là 0,99%. Dân cư Thái Nguyên phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/km², cao nhất là thành phố Thái Nguyên với mật độ 1.627 người/km ². Theo tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, trong 10 năm (1999-2009) dân số tỉnh tăng bình quân 0,7%/năm, thấp hơn mức bình quân của cả nước là 1,2% do có nhiều người di chuyển đi các tỉnh khác, trong đó ba huyện Định Hóa, Đại Từ và Phú Bình có tăng trưởng dân số âm [21].
  23. 15 PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.Vật liệu, địa điểm, thời gian nghiên cứu -Là cây Sói rừng có tên khoa học là (Sarcandra glabra). Được nhân giống từ hom, cây Sói rừng được đưa vào nghiên cứu có (Doo trung bình = 0,18cm ; Hvn trung bình = 6,1cm ), chất lượng tốt. - Địa điểm nghiên cứu: tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/01 đến 30 /05/2019. 3.2.Nội dung nghiên cứu - Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ sống của cây. - Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng đường kính (Do) của cây. - Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây. - Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của số lá trên cây. 3.3.Phương pháp nghiên cứu 3.3.1.Phương pháp kế thừa tài liệu - Kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan đến cây Sói rừng ở trong và ngoài nước (về đặc điểm sinh thái, hình thái, sinh trưởng, năng suất, chọn giống, các biện pháp kỹ thuật gây trồng và chăm sóc ). Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên rừng từ các cơ quan, cán bộ ngành, người dân tại khu vực nghiên cứu. - Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - Xử lý số liệu thống kê trên Excel. 3.3.2.Phương pháp bố trí thí nghiệm Bước 1: Công tác chuẩn bị: - Cây con - Làm đất, lên luống
  24. 16 - Giàn che (lưới đen, cọc tre) - Giấy A4, bút - Thước 2 loại (thước đo chiều cao; thước kẹp kính) Bước 2:Bố trí thí nghiệm: - Phương pháp bố trí thí nghiệm: Để nghiên cứu mức độ ảnh của ánh sángđến sinh trưởng của cây con, đề tài thử nghiệm 4 công thức thí nghiệm, 30 cây/công thức để xác định mức độ ảnh hưởng của che bóng đến sinh trưởng của cây, từ đó chọn công thức che bóng trội nhất. Cụ thể như sau: + CT 1: không che bóng (Đối chứng). + CT 2: che 25% ánh sáng trực xạ. + CT 3: che 50% ánh sáng trực xạ. + CT4: che 75% ánh sáng trực xạ. Mẫu Bảng 3.1-Sơ đồ bố trí thí nghiệm che sáng Lần lặp 1 CT 2 CT1 CT 4 CT 3 Lần lặp 2 CT 4 CT 3 CT 2 CT 1 Lằn lặp 3 CT 2 CT 3 CT 1 CT4 - Phương pháp theo dõi thí nghiệm:Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với ba lần lặp lại, 30 cây/công thức/1 lần lặp. Theo dõi định kỳ 1 lần/tháng và đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của cây con, các chỉ tiêu theo dõi được nghi ở Bảng sau: Mẫu bảng 3.2 -Các chỉ tiêu sinh trưởng Hvn, D00 chất lượng của cây Sói rừng Chất lượng Ghi chú STT D00 Hvn Số lá Tốt TB Xấu 1 2 3
  25. 17 Bước 3: Thực hiện gieo ươm và chăm sóc thí nghiệm Thí nghiệm che sáng được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ một nhân tố 3 lần lặp ở 4 mức che bóng khác nhau: không che phủ (ký hiệu là CS), che 25% (CS 25%), che 50% (CS3 50%), che 75% (CS4 75%). Giàn che là lưới nion đen cao khoảng 1m so với mặt luống và rộng hơn mép luống là 40cm. Mức che sang (CS%) của giàn che được xác định theo công thức của Nguyễn Hữu Thước (1964). 2 CS% = (X + a) - X x 100 ( X + a)2 Trong đó: CS% Tỷ lệ cần che sáng (%) X- Khoảng giữa các nan a- Bề rộng các nan (X+a)2 Diện tích cần che bóng Trong thời gian thí nghiệm (5 tháng), các biện pháp chăm sóc áp dụng đồng nhất cho các công thức thí nghiệm, gồm tưới nước định kỳ hàng ngày, làm cỏ định kỳ hàng tháng, bón bằng phân đạm ((NH2)2CO) với nồng độ 0,01% ở dạng dung dịch định kỳ 2 tuần 1 lần bắt đầu từ tháng thứ 3. Các chỉ tiêu về tỷ lệ sống, sinh trưởng đường kính gốc (D00), chiều cao vút ngọn (Hvn). Những biện pháp chăm sóc (làm cỏ, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh ) cây con được thực hiện giống nhau trên tất cả các lô thí nghiệm. Thời gian theo dõi thí nghiệm là 5 tháng; Trong đó định kỳ đánh giá là mỗi tháng một lần. Bước 4: Theo dõi thí nghiệm và thu thập số liệu Thời gian đo đếm các chỉ tiêu thí nghiệm được tiến hành vào cuối đợt thí nghiệm. trong mối ô tiêu chuẩn theo dõi 30 cây được đánh số từ cây số 1 đến cây thứ 30. - Đo đường kính cổ rễ (D00): Dùng thước đo đường kính ở vị trí cổ rễ. - Đo chiều cao (Hvn) sử dụng thước đo chiều cao với độ chính sác của thước là ± 0,1cm, đặt thước sát miệng đến hết ngọn cây.
  26. 18 - Số lá: Đếm số lá theo thứ tự của các cây đo chiều cao, đường kính cổ rễ của các công thức. 3.3.3.Biện pháp kỹ thuật + Chọn vùng bố trí thí nghiệm: Đất được chọn để bố trí thí nghiệm là khu đất nằm trong khu vực quản lý của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết Thắng, thành phốThái Nguyên. + Giống được thí nghiệm: Giống cây Sói rừng được nhân giống từ hom có kích thước trung bình là: Doo = 0,18cm;Hvn = 6,1cm cây không sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt. + Thời vụ thí nghiệm: Được thí nghiệm vào ngày 01/01/2019 đến 30/05/2019 + Làm đất: - Đất có tầng canh tác dày trên 40 cm, thoát nước tốt; không ngập úng. - Đất được làm kỹ, sạch cỏ, tơi xốp. Lên luống cao 25-30 cm. + Làm giàn, đóng cọc : Được bố trí bằng các giàn tre, cọc tre. Độ cao của giàn tre cách mặt luống là 1,2m. + Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh: Sau khi trồng xong tiến hành tướinước đủ ẩm để cây có thể bén rễ nhanh, tiến hành làm cỏ dại. 3.3.4. Các chỉ tiêu sinh trưởng được theo dõi trên vườn ươm - Chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính: 30 ngày đo 1 lần, dùng thước kẹp kính để đo. - Chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao: 30 ngày đo 1 lần, dùng thước xăng- ti-mét (cm) để đo. - Chỉ tiêu sinh trưởng của lá: 30 ngày theo dõi lần – Đếm số lá trên cây, đánh dấu những lá đã đếm.
  27. 19 3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu Từ những số liệu thu thập được qua công tác ngoại nghiệp, tiến hành tổng hợp trên Excel.
  28. 20 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1.Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ sống của cây Sói rừng tại khu vực nghiên cứu Bảng 4.1. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ cây sống của cây Sói rừng Thời gian định kỳ theo dõi (ngày) Công thức 30 ngày 60 ngày 90 ngày TN Cây Tỉ lệ Cây Tỉ lệ Cây Tỉ lệ Sống (%) Sống (%) Sống (%) Công thức 1 84 93,33 82 91,11 80 88.88 Công thức 2 89 98,88 88 97,77 88 97,77 Công thức 3 88 97,77 88 97,77 87 96,66 Công thức 4 82 91,11 79 87,77 76 84,44 Trung Bình 85,75 95,27 84,25 93,60 82,75 91,93 Dẫn liệu từ bảng 4.1 cho thấy, Các công thức thí nghiệm khác nhau cho tỷ lệ sống của cây Sói rừng là khác nhau. Ở các giai đoạn khác nhau thì tỷ lệ sống có sự thay đổi cụ thể là giảm xuống, trung bình các công thức theo dõi ngày 30 đạt tỷ lệ 95,27% đến ngày 60 tỷ lệ sống trung bình là 93,60% và đến ngày 90 thì tỷ lệ sống trung bình là 91,93%. Sau 90 ngày theo dõi có thể nhận thấy công thứ 2 cho tỷ lệ sống cao nhất đạt 97,77%, được che sáng ở mứa che bóng phù hợp nhất, nên cây Sói rừng phát triển tốt hơn so với các công thức khác. Công thức 4 có tỷ lệ sống thấp nhất đạt 84,44%. Do bị che sáng ở mức lưới che quá dày nên cây bị thiếu ánh sáng và sinh trưởng kém nhất. + Giai đoạn 30 ngày - Tỉ lệ % cây sống 4 công thức che sáng có sự giảm nhẹ. Công thức 2 có tỷ lệ sống cao nhất là 98,88%, thấp nhất là công thức 4 có tỷ lệ 91,11%. + Giai đoạn 60 ngày
  29. 21 - Trong 4 công thức che sáng sau 60 ngày theo dõi thì tỉ lệ % cây sống là khá cao, cụ thể tỉ lệ sống cao nhất là công thức 2 (che sáng 25%) và công thức 3 (che sáng 50%) đạt 97,77% trên cả 3 lần lặp, và tỉ lệ sống thấp nhất là công thức 4 (che sáng 75%) chỉ đạt 87,77% trên cả 3 lần lặp + Giai đoạn 90 ngày - Nhìn chung sau 90 ngày theo dõi thì tỷ lệ sống trung bình là 91,93%. Sau 90 ngày theo dõi có thể nhận thấy công thức 2 (che sáng 25%) cho tỷ lệ sống cao nhất đạt 97,77%, công thức 4 (che sáng 75%) có tỷ lệ sống thấp nhất đạt 84,44%. TỶ LỆ % sống cây Sói rừng SAU 90 NGÀY THEO DÕI 97,77% 96,66% 88,88% 84,44% CT1 CT2 CT3 CT4 Hình 4.1.Tỷ lệ % cây Sói rừng sống sau 90 ngày Hình 4.2. Hình ảnh minh họa
  30. 22 Bảng 4.2. Phân tích phương sai một nhân tố đối với tỉ lệ sống của cây Sói rừng sau 90 ngày theo dõi ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 182,9167 3 60,97222 17,84553 0,000665 4,066181 Within Groups 27,33333 8 3,416667 Total 210,25 11 Đặt nhân tố A là các công thức che sáng ở thí nghiệm Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm So sánh: ta thấy FA =17,84553> F05 = 4,066181 Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tốA tác động không đồng đều đến tỷ lệ sống của cây Sói rừng. Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại. So sánh bảng 4.1 có thể thấy, CT2 có ảnh hưởng tốt nhất đến tỉ lệ sống của cây Sói rừng so với các công thức còn lại. 4.2.Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng đường kính (Do) của cây Sói rừng tại khu vực nghiên cứu Bảng 4.3. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng đường kính của cây Sói rừng tại vườn ươm Đường kính (Doo) cm Công thức TN 30 ngày 60 ngày 90 ngày Công thức 1 0,31 0,52 0,64 Công thức 2 0,37 0,62 0,81 Công thức 3 0,35 0,58 0,72 Công thức 4 0,30 0,41 0,53 Trung Bình 0,33 0,53 0,67
  31. 23 Từ kết quả tổng hợp tại bảng 4.3 có thể thấy rằng, sinh trưởng đường kính gốc của cây Sói rừng là tăng lên qua các thời điểm theo dõi.Cụ thể đường kính gốc trung bình của các công thức theo dõi ở ngày 30 dat là 0,33cm, ngày 60 là 0,53cm và đến ngày 90 đạt 0,67 cm. Khi sử dụng các công thức che sáng khác nhau là khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến sự thay đổi về kích thước đường kính gốc. Sau 90 ngày theo dõi cây Sói rừng sử dụng công thức 2 có đường kính gốc trung bình lớn nhất đạt 0,81cm, thí nghiệm sử dụng công thức 4 có đường kính gốc trung bình nhỏ nhất đạt 0,53cm + Giai đoạn 30 ngày Ở CT1 (không che sáng) có chỉ số D00 là: 0,31 (cm), tiếp theo là ở CT2(che sáng 25%) có chỉ số D00 cao nhất: 0,37(cm), tiếp đến là CT3 (che sáng 50%) có chỉ số D00 là: 0,35 cm và cuối cùng là CT4 (che sáng 75%) có chỉ số D00 là: 0,30 (cm). +Giai đoạn 60 ngày Ở CT1 (không che sáng) có chỉ số D00 là: 0,52 (cm), tiếp theo là ở CT2(che sáng 25%) có chỉ số D00 cao nhất: 0,62(cm), tiếp đến là CT3 (che sáng 50%) có chỉ số D00 là: 0,58 cm và cuối cùng là CT4 (che sáng 75%) có chỉ số D00 là: 0,41 (cm). +Giai đoạn 90 ngày Ở CT1 (không che sáng) có chỉ số D00 là: 0,64 (cm), tiếp theo là ở CT2(che sáng 25%) có chỉ số D00 cao nhất: 0,81(cm), tiếp đến là CT3 (che sáng 50%) có chỉ số D00 là: 0,72 cm và cuối cùng là CT4 (che sáng 75%) có chỉ số D00 là: 0,53 (cm). Ở các giai đoạn khác nhau thì chỉ số 푫̅ 00 có sự thay đổi cụ thể là tăng lên, trung bình các công thức theo dõi 30 ngàyD00 tuổi đạt 0,33 (cm) đến giai đoạn 60 ngày tuổiđạt 0,53 (cm) và đến giai đoạn 90 ngày tuổi thì đạt 0,67(cm).
  32. 24 Khi thực hiện nghiên cứu theo dõi sinh trưởng sự phát triển đường kính gốc của cây Sói rừng ta thấy được CT2 (che sáng 25%) và CT3 (che sáng 50%)là tốt nhất vượt trội hơn cả. Đường kính của cây Sói rừng sau 90 ngày theo dõi 0,81cm 0,72cm 0,64cm 0,53cm CT1 CT2 CT3 CT4 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của công thức che sáng đến sinh trưởng đường kính gốc cây Sói rừng sau 90 ngày Hình 4.4. Hình ảnh minh họa
  33. 25 Bảng 4.4. Phân tích phương sai một nhân tố đối với đường kính gốc cây Sói rừng sau 90 ngày theo dõi ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 0,128852 3 0,042951 5,532101 0,023674 4,066181 Within Groups 0,062111 8 0,007764 Total 0,190963 11 Đặt nhân tố A là các công thức che sáng ở thí nghiệm - Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm - Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm So sánh: ta thấy FA =5,532101> F05 = 4.066181 Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến sinh trưởng đường kính gốc cây Sói rừng. Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại. So sánh bảng 4.3, có thể thấy CT2 có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng đường kính gốc cây Sói rừng so với các công thức còn lại. 4.3.Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây Sói rừng tại khu vực nghiên cứu Bảng 4.5. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng chiều cao của cây Sói rừng tại vườn ươm Công thức Chiều cao (Hvn) cm TN 30 ngày 60 ngày 90 ngày Công thức 1 5,12 6,69 9,33 Công thức 2 6,04 8,57 12,14 Công thức 3 5,24 7,15 10,35 Công thức 4 4,68 6,79 9,24 Trung bình 5,27 7,3 10,27
  34. 26 Theo kết quả từ bảng 4.5 có thể thấy khi sử dụng các công thức che sáng khác nhau thì sự tăng trưởng về chiều cao của cây Sói rừng là khác nhau, sau 90 ngày theo dõi thí nghiệm sử dụng công thức 2 cây Sói rừng có chiều cao trung bình lớn nhất đạt 12,14cm, công thức 4 có chiều cao trung bình thấp nhất đạt 9,24cm. + Giai đoạn 30 ngày Ở CT1 (không che sáng) có chỉ số Hvn là: 5,12 (cm), tiếp theo là ở CT2 (che sáng 25%) có chỉ số Hvn cao nhất: 6,04 (cm), tiếp đến là CT3 (che sáng 50%) có chỉ số Hvn là: 5,24 (cm) và cuối cùng là CT4 (che sáng 75%) có chỉ số Hvn là: 4,68 (cm). +Giai đoạn 60 ngày Ở CT1 (không che sáng) có chỉ số Hvn là: 6,69 (cm), tiếp theo là ở CT2(che sáng 25%) có chỉ số Hvn cao nhất: 8,57 (cm), tiếp đến là CT3 (che sáng 50%) có chỉ số Hvn là: 7,15 (cm) và cuối cùng là CT4 (che sáng 75%) có chỉ số Hvn là: 6,79 (cm). +Giai đoạn 90 ngày Ở CT1 (không che sáng) có chỉ số Hvn là: 9,33 (cm), tiếp theo là ở CT2(che sáng 25%) có chỉ số Hvn cao nhất: 12,14 (cm), tiếp đến là CT3 (che sáng 50%) có chỉ số Hvn là: 10,35 (cm) và cuối cùng là CT4 (che sáng 75%) có chỉ số Hvn là: 9,24 (cm). Ở các giai đoạn khác nhau thì chỉ số Hvn có sự thay đổi cụ thể là tăng lên, trung bình các công thức theo dõi 30 ngày Hvn tuổi đạt 5,27 (cm) đến giai đoạn 60 ngày tuổi đạt 7,3 (cm) và đến giai đoạn 90 ngày tuổi thì đạt 10,27 (cm). Khi thực hiện nghiên cứu theo dõi sinh trưởng sự phát triển chiều cao của cây Sói rừng ta thấy được CT2 (che sáng 25%) và CT3 (che sáng 50%)là tốt nhất vượt trội hơn cả.
  35. 27 SINH TRƯỞNG CHIỀU CAO CỦA CÂY SÓI RỪNG SAU 90 NGÀY THEO DÕI 12,14cm 10,35cm 9,33cm 9,24cm CT1 CT2 CT3 CT4 Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của các công thức che sáng đến sinh trưởng chiều cao cây Sói rừng sau 90 ngày theo dõi Hình 4.6. Hình ảnh minh họa
  36. 28 Bảng 4.6. Phân tích phương sai một nhân tố đối với chiều cao cây Sói rừng sau 90 ngày theo dõi ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 16,28697 3 5,428989 5,804278 0,020893 4,066181 Within Groups 7,482741 8 0,935343 Total 23,76971 11 Đặt nhân tố A là các công thức che sáng ở thí nghiệ m - Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm - Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm So sánh: ta thấy FA = 5.804278 > F05 = 4,066181 Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến chiều cao của cây Sói rừng. Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại. So sánh bảng 4.5, có thể thấy CT2 ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng chiều cao cây Sói rừng so với các công thức còn lại. 4.4.Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng số lá cây Sói rừng tại khu vực nghiên cứu Bảng 4.7. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng số lá của cây Sói rừng tại vườn ươm Số lá trung bình cây Sói rừng Công thức TN 30 ngày 60 ngày 90 ngày Công thức 1 4,8 6,1 7,49 Công thức 2 6,63 9,24 11,27 Công thức 3 5,58 7,72 9,18 Công thức 4 5,07 7,28 8,21 Trung bình 5,52 7,58 9,04
  37. 29 Từ kết quả bảng 4.7 cho thấy, các công thức che sáng khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến động thái ra lá của cây Sói rừng. Sau 90 ngày theo dõi thí nghiệm sử dụng công thức 2 cây có số lá trung bình nhiều nhất đạt 11,27 lá/cây, công thức 1 cây có số lá trung bình ít nhất là 7,49 lá/cây. + Giai đoạn 30 ngày Ở CT1 (không che sáng) có chỉ số lá là: 4,8 ,tiếp theo là ở CT2(che sáng 25%) có chỉ số lá cao nhất: 6,63 ,tiếp đến là CT3 (che sáng 50%) có chỉ số lá là: 5,58 và cuối cùng là CT4 (che sáng 75%) có chỉ số lá là: 5,07. +Giai đoạn 60 ngày Ở CT1 (không che sáng) có chỉ số lá là: 6,1,tiếp theo là ở CT2(che sáng 25%) có chỉ số lá cao nhất: 9,24 ,tiếp đến là CT3 (che sáng 50%) có chỉ số lá là: 7,72 và cuối cùng là CT4 (che sáng 75%) có chỉ số lálà: 7,28. +Giai đoạn 90 ngày Ở CT1 (không che sáng) có chỉ số lá là: 7,49 ,tiếp theo là ở CT2(che sáng 25%) có chỉ số lá cao nhất: 11,27 ,tiếp đến là CT3 (che sáng 50%) có chỉ số lá là: 9,18 và cuối cùng là CT4 (che sáng 75%) có chỉ số lá là: 8,21. Ở các giai đoạn khác nhau thì chỉ số lá có sự thay đổi cụ thể là tăng lên, trung bình các công thức theo dõi 30 ngàyđộng thái ralá đạt 5,52đến giai đoạn 60 ngày tuổiđạt 7,58 và đến giai đoạn 90 ngày tuổi thì đạt 9,04. Khi thực hiện nghiên cứu theo dõi sinh trưởng sự phát triển số lá của cây Sói rừng ta thấy được CT2 (che sáng 25%) và CT3 (che sáng 50%)là tốt nhất vượt trội hơn cả.
  38. 30 ĐỘNG THÁI RA LÁ CỦA CÂY SÓI RỪNG SAU 90 NGÀY THEO DÕI 11,27 9,18 8,21 7,49 CT1 CT2 CT3 CT4 Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của các công thức che sáng đến động thái ra lá cây Sói rừng sau 90 ngày theo dõi Hình 4.8. Hình ảnh minh họa Bảng 4.8. Phân tích phương sai một nhân tố đối với động thái ra lá của cây Sói rừng sau 90 ngày theo dõi ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 24,21181 3 8,070602 10,74828 0,003523 4,066181 Within Groups 6,006993 8 0,750874 Total 30,2188 11
  39. 31 Đặt nhân tố A là các công thức che sáng ở thí nghiệm - Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm - Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm So sánh: ta thấy FA = 10,74828 > F05 = 4,066181 Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến động thái ra lá của cây Sói rừng. Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại. So sánh bảng 4.7 có thể thấy, CT2 có ảnh hưởng tốt nhất đến động thái ra lá cây Sói rừng so với các công thức còn lại. 4.5. Đánh giá chất lượng cây Sói rừng và dự kiến tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn 4.5.1. Đánh giá chất lượng cây Sói rừng Việc đánh giá chất lượng cây giống trong vườn ươm là một bước trong công tác sản xuất cây giống, có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Bảng 4.9. Chất lượng cây Sói rừng ở các công thức che sáng Số cây Phẩm chất sống CTTN sau 90 Tỷ lệ Tỷ lệ Tốt TB Xấu Tỷ lệ (%) ngày (%) (%) Công thức 1 80 58 72,5 14 17,5 8 10 Công thức 2 88 75 85,22 8 9,09 5 5,68 Công thức 3 87 68 78,16 11 12,64 8 9,2 Công thức 4 76 43 56,57 19 25 14 18,42
  40. 32 Từ kết quả bảng 4.9 ta thấy cây Sói rừng sử dụng các công thức che sáng khác nhau thì có chất lượng khác nhau. Trong đó, công thức 2 có tỷ lệ cây có chất lượng tốt cao nhất đạt 85,22%, cây chất lượng xấu là 18,42% ở công thức 4. Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện phẩm chất của cây Sói rừng 4.5.2. Dự kiến tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn Những cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn là những cây có bộ rễ khoẻ mạnh, phải đảm bảo tỷ lệ sống cao khi đem trồng ngoài thực địa. Qua quá trình theo dõi tôi nhận thấy không phải tất cả các cây sống trong quá trình thí nghiệm đều đủ tiêu chuẩn xuất vườn vì chưa đảm bảo về chất lượng.
  41. 33 Bảng 4.10. Dự kiến tỷ lệ xuất vườn cây Sói rừng CTTN Tỷ lệ xuất vườn dự kiến (%) Công thức 1 90 Công thức 2 94,31 Công thức 3 90,8 Công thức 4 81,57 TỶ LỆ XUẤT VƯỜN DỰ KIẾN SAU 90 NGÀY THEO DÕI 94,31% 90% 90,8% 81,57% CT1 CT2 CT3 CT4 Hình 4.10. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn
  42. 34 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1.Kết luận  Về tỷ lệ sống Ở các giai đoạn khác nhau thì tỷ lệ sống có sự thay đổi cụ thể là giảm xuống, trung bình các công thức theo dõi 30 ngày đạt tỷ lệ 95,27% đến 60 ngày tỷ lệ sống trung bình là 93,60% và đến 90 ngày thì tỷ lệ sống trung bình là 91,30%. Sau 90 ngày theo dõi có thể nhận thấy CT2 (che sáng 25%) cho tỷ lệ sống cao nhất đạt 97,77%, CT4 (che sáng 75%) có tỷ lệ sống thấp nhất là 84,44%.  Về đường kính gốc(D00) Sau 90 ngày theo dõi cây Sói rừng sử dụng CT1 (không che sáng) có đường kính gốc trung bình đạt 0,64 (cm), thí nghiệm sử dụng CT2 (che sáng 25%) có đường kính gốc trung bình lớn nhất đạt 0,81 (cm), thí nghiệm sử dụng CT3 (che sáng 50%) có đường kính gốc trung bình đạt 0,72 (cm), thí nghiệm sử dụng CT4 (Che sáng 75%) có đường kính gốc trung bình đạt 0,53 (cm).  Về chiều cao (Hvn) Sau 90 ngày theo dõi dõi thí nghiệm sử dụng CT2 (che sáng 25%) cây Sói rừng có chiều cao trung bình lớn nhất đạt 12,14 (cm), ở CT4 (Che sáng 75%) cây Sói rừng có chiều cao trung bình thấp nhất là 9,24 (cm).  Về số lá Sau 90 ngày theo dõi dõi thí nghiệm sử dụng CT2 (che sáng 25%) cây Sói rừng có số lá nhiều nhất có khoảng 12 lá, ở CT4 (che sáng 75%) cây Sói rừng có số lá ít nhất là 8 lá. Các công thức khác nhau sử dụng trong thí nghiệm có ảnh hưởng khác nhau đến quá trình sinh trưởng của cây Sói rừng.
  43. 35 Công thức 2 (che sáng 25%) và công thứ 3 (che sáng 50%) có hiệu quả cao nhất cho tỷ lệ sống cao, cây tăng trưởng nhanh về đường kính gốc, chiều cao và ra nhiều lá. Cây giống có phẩm chất tốt và cho tỷ lệ xuất vườn cao. Công thức 1(không che sáng) và công thức 4 (Che sáng 75%) cây có tỷ lệ sống thấp, cây sinh trưởng đường kính gốc kém, chiều cao chậm và ít lá hơn. Cây giống có phẩm chất tốt ít, nhiều cây chất lượng trung bình và xấu, tỷ lệ xuất vườn thấp. 5.2.Kiến nghị Mặc dù đề tài nghiên cứu đã đạt được những kết quả nhất định nhưng do thời gian và trình độ còn hạn chế nên kết quả nghiên cứu vẫn còn những tồn tại: - Cần tiếp tục các thí nghiệm sâu hơn và đầy đủ hơn về kỹ thuật che sáng, chế độ tưới nước cho loài cây Sói rừng vì những nghiên cứu của đề tài về nội dung này chỉ mang ý nghĩa thăm dò bước đầu. - Cần tiếp tục theo dõi các chỉ số sinh trưởng và phát triển để hoàn thiện hơn quy trình kỹ thuật gây trồng loài cây Sói rừng. - Cần có những nghiên cứu đánh giá sâu hơn về việc gây trồng loài cây Sói rừng bằng hom chồi, hom thân và từ hạt. - Mở rộng phạm vi nghiên cứu trong các môi trường khí hậu và nền đất khác nhau để xác định khả năng thích nghi của loài cây Sói rừng. Tôi rất mong sau này sẽ được tiếp tục nghiên về chế độ che sáng, nghiên cứu về kỹ thuật trồng, chăm sóc tại các mô hình lớn hơn để có thể lựa chọn và đưa ra được phương pháp kỹ thuật chăm sóc có hiệu quả và năng suất tốt hơn nhằm nâng cao đời sống cho người dân
  44. 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO I.TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Nguyễn Quỳnh Anh (2013), “Nghiên cứu ứng dụng cây Sói rừng Sarcandra Glabra (Thunb) Nakai ở Cao Bằng để hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư”. 2. Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Văn Thuần (2005), Kỹ thuật trồng, sử dụng và chế biến cây thuốc, NXB NN, Hà Nội. 3. Trần Công Khanh (2011), “Cây Sói rừng & Lan kim tuyến”, trên tạp chí Thuốc & Sức khỏe số 431(2011), ISSN 1859-1922, tr. 13. 4. Nguyễn Văn Tập (1996), Nghiên cứu bảo tồn những cây thuốc quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam, Luận án phó tiến sỹ khoa học sinh học, Trường ĐH Quốc Gia Hà Nội. 5. Bộ y tế(2005), dược liệu, NXB Y học, Hà Nội. 6. Viện Dược liệu (2006), Nghiên cứu thuốc từ thảo dược. NXB Khoa học và kỹ thuật. 7. Viện Dược Liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật. 8. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội. 9. Viện Dược Liệu (2005), Kỹ thuật trồng cây thuốc, NXB Y học Hà Nội. 10. Phạm Thị Nhật Trinh (2013), Nghiên cứu thành phần hóa học và thử nghiệm hoạt tính sinh học hai loài thực vật thuộc chi Ráng (Drynaria) họ Dương xỉ (Polypodiaceae). 11. Trương Thị Tố Uyên (2010), Nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Đại học sư phạm Thái Nguyên II.TÀI LIỆU TIẾNG ANH 12. Li X, Zhang YF, Zeng X, Yang L, Deng YH (2011), Chemical profiling
  45. 37 of bioactive constituents in Sarcandra glabra and its preparations using ultra-high-pressure liquid chromatography coupled with LTQ Orbitrap mass spectrometry. Rapid Commun Mass Sp. 2011;25:2439–2447. doi: 10.1002/rcm.5123. [PubMed] [CrossRef]. 13. Lin PL (2013), Quality evaluation and relevant pharmacodynamics of sarcandra glabra. M pharm thesis. China: Fujian University of Chinese Medicine; 2013. III.TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ 14. www.thaoduocquy.vn. 15. 16. ói_rừng. 17.www.pearson.com/us/higher-education/product/SPSS-SPSS-13-0-for- Windows-Student-Version/9780131867567.html. 18. www.microsoft.com/vi-vn. 19. 20. 21.
  46. PHỤ LỤC 1 Phân tích phương sai ANOVA đối với tỷ lệ sống cây Sói rừng Anova: tỷ lệ sống SUMMARY Groups Count Sum Average Variance CT1 3 246 82 4 CT2 3 265 88,33333 0,333333 CT3 3 263 87,66667 0,333333 CT4 3 237 79 9 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 182,9167 3 60,97222 17,84553 0,000665 4,066181 Within Groups 27,33333 8 3,416667 Total 210,25 11
  47. Phân tích phương sai ANOVA đối với sinh trưởng đường kính cổ rễ(D00) cây Sói rừng sau 3 tháng theo dõi Anova: đường kính cổ rễ (D00) SUMMARY Groups Count Sum Average Variance CT1 3 1,913333 0,637778 0,000804 CT2 3 2,42 0,806667 0,000578 CT3 3 2,133333 0,711111 0,000826 CT4 3 1,576667 0,525556 0,029393 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 0,12681 3 0,04227 5,350641 0,025787 4,066181 Within Groups 0,0632 8 0,0079 Total 0,19001 11
  48. Phân tích phương sai ANOVA đối với sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn củacây Sói rừng sau 3 tháng theo dõi Anova: Hvn SUMMARY Groups Count Sum Average Variance CT1 3 27,99667 9,332222 0,174504 CT2 3 36,40667 12,13556 1,233293 CT3 3 31,04667 10,34889 0,953381 CT4 3 27,71667 9,238889 1,380193 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 16,28697 3 5,428989 5,804278 0,020893 4,066181 Within Groups 7,482741 8 0,935343 Total 23,76971 11
  49. Phân tích phương sai ANOVA đối với động thái ra lá cây Sói rừng sau 3 tháng theo dõi Anova: lá SUMMARY Groups Count Sum Average Variance CT1 3 22,46667 7,488889 0,815926 CT2 3 33,8 11,26667 1,29 CT3 3 27,54 9,18 0,674978 CT4 3 24,63333 8,211111 0,222593 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 24,21181 3 8,070602 10,74828 0,003523 4,066181 Within Groups 6,006993 8 0,750874 Total 30,2188 11
  50. PHỤC LỤC 2 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRIỂN KHAI NGOÀI THỰC ĐỊA