Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng các loại phân bón Đầu trâu 501, Axit humic, Phân hữu cơ đến Lan Kiều tím (Dendrobium amabile) tại vườn lanTrường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng các loại phân bón Đầu trâu 501, Axit humic, Phân hữu cơ đến Lan Kiều tím (Dendrobium amabile) tại vườn lanTrường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_nghien_cuu_anh_huong_cac_loai_phan_bon_dau_trau_50.pdf
Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng các loại phân bón Đầu trâu 501, Axit humic, Phân hữu cơ đến Lan Kiều tím (Dendrobium amabile) tại vườn lanTrường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THÙY LINH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN(ĐẦU TRÂU 501, AXIT HUMIC, PHÂN HỮU CƠ) TỚI SINH TRƯỞNG CỦA LAN KIỀU TÍM (DENDROBIUM AMABILE) TẠI VƯỜN LAN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông Lâm Kết Hợp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2016 - 2020 Thái Nguyên, năm 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THÙY LINH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN(ĐẦU TRÂU 501, AXIT HUMIC, PHÂN HỮU CƠ) TỚI SINH TRƯỞNG CỦA LAN KIỀU TÍM (DENDROBIUM AMABILE) TẠI VƯỜN LAN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông Lâm Kết Hợp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2016 – 2020 Giảng viên hướng dẫn : Th.S La Thu Phương Thái Nguyên, năm 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được thu thập trong quá trình thực hiện đề tài, không sao chép của ai. Nội dung khóa luận có tham khảo một số tài liệu được liệt kê trong danh mục tài liệu của khóa luận. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên,25 tháng 6 năm 2020 Xác nhận của GVHD Sinh viên Trần Thùy Linh Xác nhận của giáo viên chấm phản biện (Kí và ghi rõ họ tên)
- ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành thực hiện đề tài:“Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu 501, Axit humic, Phân hữu cơ đến Lan Kiều tím (Dendrobium amabile) tại vườn lan- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” Vậy em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn chúng em. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. La Thu Phương đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành tốt bản khóa luận, nhưng do thời gian và kiến thức bản thân còn hạn chế. Vì vậy bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý chân thành của các thầy cô và toàn thể các bạn để khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 25 tháng 06 năm 202020 Sinh viên Trần Thùy Linh
- iii DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng chồi lan Kiều tím 29 Bảng 4.2: Ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao chồi cây lan Kiều tím 31 Bảng 4.3: Ảnh hưởng của phân bón tới động thái ra rễ của lan Kiều tím 33 Bảng 4.4: Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chiều dài rễ lan Kiều tím 35 Bảng 4.5: Ảnh hưởng của phân bón đế động thái ra lá của cây lan Kiều tím 37 Bảng 4.6: Chất lượng của cây lan Kiều tím 39 DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Biểu đồ ảnh hưởng sinh trưởng chồi của cây lan Kiều tím 29 Hình 4.2: Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chiều cao chồi của cây lan Kiều tím 31 Hình 4.3: Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng động thái ra rễ của cây lan Kiều tím 33 Hình 4.4: Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chiều dài rễ của cây lan Kiều tím 35 Hình 4.5: Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng động thái ra lá của cây lan Kiều tím 37 Hình 4.6: Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng của cây lan Kiều tím 40
- iv DANH MỤC VIẾT TẮT CTTN Công thức thí nghiệm Hvn Chiều cao vút ngọn CT Công thức STT Số thứ tự vn Chiều cao vút ngọn trung bình Hi Giá trị chiều cao vút ngọn của một cây n Dung lượng mẫu điều tra i Thứ tự cây thứ i cm Centimet TB Trung bình
- vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC HÌNH iii DANH MỤC VIẾT TẮT iv MỤC LỤC vi Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.2. Tổng quan về các loài lan 8 2.2.1. Đặc điểm thực vật 8 2.2.2. Phân bố 9 2.2.3. Đặc điểm hình thái 12 2.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 13 2.4. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 16 2.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu 20 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 3.1. Đối tượng 22 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22 3.3. Nội dung Nghiên cứu 22 3.4. Phương pháp nghiên cứu 23
- vii 3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 23 3.4.2. Chuẩn bị, bố trí thí nghiệm và các bước tiến hành 23 3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu 28 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 29 4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng số chồi cây lan Kiều tím 29 4.2. Sinh trưởng chiều cao chồi của cây lan Kiều tím 31 4.3. Động thái ra rễ của cây lan Kiều tím 33 4.4. Sinh trưởng chiều dài rễ của cây lan Kiều tím 35 4.5. Động thái ra lá của cây lan Kiều tím 37 4.6. Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng của cây lan Kiều tím 39 4.7. Kết quả sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ. 41 Phần 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 43 5.1. Kết luận 43 5.2 Tồn tại 44 5.3. Kiến nghị 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hoa lan sở dĩ được nhiều người ưa chuộng là vì trong thế giới các loài hoa, hoa lan là một trong những loài hoa đẹp nhất. Hoa lan có hơn 25.000 giống khác nhau, cùng với những loài mới được khám phá và mô tả theo hàng năm. Hoa lan được coi là loài hoa tinh khiết, hoa vương giả cao sang, vua của các loài hoa. Hoa lan không những đẹp về màu sắc mà còn đẹp cả về hình dáng, cái đẹp của hoa lan thể hiện từ những đường nét của cánh hoa tao nhã đến dạng hình thân, lá, cành duyên dáng ít có loài hoa nào sánh nổi.Tuy nhiên ở Việt Nam có một loài lan được xem là đẹp nhất đó là hoa lan Kiều tím nó có một vẻ đẹp huyền bí, thường được người ta gọi là đại diện cho sự chân thành và chung thủy. Vì thế nó thường được dùng để làm quà tặng rất ý nghĩa hoặc trồng trong khu vườn của gia đình. Cách nhận biết lan kiều tím cũng rất đơn giản ở vẻ bề ngoài của nó. Lan kiều thường được ví với sức sống mạnh mẽ cũng chính vì điểm nhận dạng đầu tiên là lá của nó rất cứng. Lá hơi nhọn và có thân dài màu đen, thường có 4 – 5 lá trên thân cây. Có thể nói mẹ thiên nhiên đã ban cho núi rừng một loài hoa đẹp “xuất sắc” như hoa phong lan kiều tím. Hoa có 5 cánh màu tím đặc trưng thuần khiết, với điểm thêm họng hoa màu vàng dễ làm “rung động” tất cả tâm hồn người ngắm hoa. Màu sắc hoa lan nói chung thường thắm tươi, đủ vẻ, từ trong như ngọc, trắng như ngà, êm mượt như nhung, mịn màng như phấn, tím sậm, đỏ nhạt, nâu, xanh, vàng, tía cho đến chấm phá, loang sọc vằn Hình dáng đa dạng phong phú, dù rằng phần lớn chỉ là 5 cánh bao bọc chung quanh một cái môi elip, nhưng mỗi thứ hoa lại có những dị biệt khác
- 2 thường. Hoa lan có loại cánh tròn, có loại cánh dài nhọn hoắt,có loại cụp vào, có loại xoè ra có những đường chun xếp, vòng vèo, uốn éo, có loại có râu, có vòi quấn quýt, có những hoa giống như con bướm, con ong. Hoa lan có những bông nhỏ nhưng cũng có bụi lan rất lớn. Hương của hoa lan đủ loại: thơm ngát, dịu dàng, thoang thoảng, ngọt ngào, thanh cao, vương giả. Hoa lan nếu được nuôi giữ ở nhiệt độ và ẩm độ thích hợp có thể giữ được nguyên hương, nguyên sắc đến 2 tuần lễ có những giống nở hoa liên tiếp quanh năm. Phân bố, đây là một trong những họ lớn nhất của thực vật, và chúng phân bố nhiều nơi trên thế giới và Việt Nam. Do có giá trị kinh tế cao, được nhiều người ưa thích, các loài lan rừng đã bị khai thác kiệt quệ. Để tìm hiểu một số kỹ thuật trồng và chăm sóc tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu ảnh hưởng các loại phân bón Đầu trâu 501, Axit humic, Phân hữu cơ đến Lan Kiều tím (Dendrobium amabile) tại vườn lan- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng, và chất lượng của cây lan Kiều tím trong giai đoạn đầu sinh trưởng từ đó đưa ra loại phân bón phù hợp với điều kiện khí hậu tại Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Việc nghiên cứu các loại phân bón đối với cây trồng là rất quan trọng , ảnh hưởng tới việc sinh trưởng và phát triển của cây đặc biệt là trong sản xuất và nhân giống đề xuất một số giải pháp bảo tồn.
- 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua nghiên cứu đề tài đề xuất được các giải pháp về phân bón, tới sinh trưởng và phát triển của cây lan kiều tím giai đoạn vườn ươm. Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên, làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy về cây lan Kiều tím tại Trường. Kết luận của đề tài là cơ sở quan trọng để trọng được loại phân bón hợp lý, góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc giúp nâng cao năng suất, chất lượng và tiết kiệm chi phí sản xuất cho người trồng lan.
- 4 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học Phân bón thúc đẩy cây sinh trưởng, phát triển của cây. Sinh trưởng là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc của cây một cách không thuận nghịch (các thành phần mới của tế bào, tế bào mới, cơ quan mới ) thường dẫn đến tăng về số lượng, kích thước, thể tích, sinh khối của chúng. Tuy nhiên không nên quan niệm sinh trưởng chỉ biểu hiện sự biến đổi về lượng một cách đơn thuần vì không phải bao giờ sự sinh trưởng cũng dẫn đến sự biến đổi về kích thước và khối lượng. Chẳng hạn, lúc tạo yếu tố cấu trúc mới của nhân, tế bào tạm ngừng lớn lên, khi hạt trương nước thì trọng lượng chất khô không tăng, lúc ra hoa cây ngừng sinh trưởng về kích thước. Phân bón có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật trong các hoạt động sinh lý của thực vật như: Sự trao đổi nước, quang hợp, hô hấp, dinh dưỡng khoáng và nitơ, sự biến đổi và vận chuyển các chất hữu cơ ở trong cây. Các chức năng sinh lý này xảy ra một cách đồng thời và luôn luôn có mối quan hệ khăng khít ràng buộc với nhau. Kết quả hoạt động tổng hợp của các chức năng sinh lý đó đã làm cho cây lớn lên, ra hoa kết quả rồi già đi và chết, hay nói một cách khác đã làm cho cây sinh trưởng và phát triển. Như vậy sinh trưởng và phát triển là một quá trình sinh lý tổng hợp của cây, là kết quả của toàn bộ các chức năng và quá trình sinh lý của cây. Mục đích của việc bón phân là nhằm làm cho cây phát triển và đạt năng suất cao, có phẩm chất tốt, cho nên bón phân phải phù hợp với yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng mới phát huy tối đa tác dụng của phân bón. Sinh trưởng và phát triển của cây trồng có quan hệ mật thiết với điều kiện bên ngoài.
- 5 Phân bón là một chất dùng để cung cấp một hay nhiều yếu tố màu mỡ cần thiết cho cây. Phân bón có thể là một sản phẩm thiên nhiên hoặc được chế tạo trong công nghiệp. Trong cả hai trường hợp các nguyên tố dinh dưỡng đều như nhau và tác dụng như nhau đối với sinh trưởng của cây (FAO 1994). Theo nhiều tài liệu trên thế giới, chỉ sử dụng phân bón chiếm 30%. Việc kết hợp cân đối nguồn phân, khả năng cung cấp của đất, hệ thống canh tác, giống cây trồng, điều kiện thời tiết thích hợp sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững. Phân bón là chất dùng để cung cấp một trong nhiều chất cần thiết cho cây. Phân bón có thể là một sản phẩm thiên nhiên hoặc được chế tạo trong công nghiệp. Trong cả hai trường hợp các nguyên tố dinh dưỡng đều như nhau và tác động như nhau đối với sinh trưởng của cây, trong các biện pháp kỹ thuật được sử dụng phổ biến thường xuyên đem lại hiệu quả lớn. Tuy nhiên bón phân cần phải cân đối để cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý theo từng đối tượng cây trồng, từng loại đất và mùa vụ cụ thể sẽ đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt. Các loại phân hóa học được sử dụng chăm sóc cây con trong thời gian ngắn. Bón phân này cần kết hợp với các biện pháp lâm sinh như: Nhổ cỏ, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, phải thường xuyên phát huy tối đa hiệu lực của phân bón. Trong sản xuất nông nghiệp: Đất là giá thể, môi trường sinh sống trực tiếp của bộ rễ và là nguồn cung cấp nước, chất dinh dưỡng cho cây. Đất tốt, cây sinh trưởng tốt ra hoa kết quả sớm, sản lượng - chất lượng quả, hạt cao, chu kỳ sai quả ngắn và ngược lại. Đất tốt là đất giàu dinh dưỡng chủ yếu là N, P, K và các nguyên tố vi lượng cần thiết đồng thời các thành phần đó có một tỉ lệ thích hợp.
- 6 Sâu bệnh hại:Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều nên hầu hết các vườn ươm đều có nhiều sâu, bệnh hại, làm ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng cây con, tăng giá thành sản xuất cây con, thậm chí có nơi còn dẫn đến thất bại hoàn toàn. Cho nên trước khi xây dựng vườn ươm cần điều tra mức độ nhiễm sâu bệnh hại của đất, để có biện pháp sử lý đất trước khi gieo ươm hoặc không xây dựng vườn ươm ở những nơi bị nhiễm sâu bệnh nặng. Theo bộ Lâm nghiệp (1994) cây con tạo ra từ các vườn ươm phải được đảm bảo cho các cây giống được lựa chọn những phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai để giảm bớt sự cạnh tranh của các loại cây khác với chúng. Việc chăm sóc cây con sẽ đảm bảo cho sự phát triển của cây con trong tương lai. Các loại phân bón được sử dụng chăn sóc cây con trong thời gian ngắn. Sự bón phân này kết hợp với các biện pháp lâm sinh như: Phá váng, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh hại phải thường xuyên để phát huy tối đa hiệu lực của phân bón. Phân bón là chất dung để cung cấp một trong nhiều chất cần thiết cho cây. Phân bón có thể là một sản phẩm thiên nhiên hoặc được chế tạo trong công nghiệp. Trong cả hai trường hợp các nguyên tố dinh dưỡng đều như nhau và tác động như nhau đối với sinh trưởng của cây. Bón phân vào đất (qua rễ) cây hấp thụ thường nhanh và dễ dàng do có tế bào lông hút ở rễ. Số tế bào lông hút ở rễ cây nhiều và rễ cây hấp thụ phân qua sự hòa tan trong nước. Song một thực tế cho thấy, trước nhu cầu về lâm sản hiện nay, công tác trồng rừng hiện nay không còn phù hợp, thay vào đó là trồng rừng thâm canh cao đòi hỏi đầu tư lớn khâu chọn giống, nhân giống đến trồng và chăm sóc cần phải bón phân theo một quy trình nghiêm ngặt từ đó rút ngắn được chu kỳ kinh doanh, tăng khối lượng sản phẩm trên một đơn vị diện tích.
- 7 Nhưng kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, muốn đạt kết quả cao trong việc kinh doanh rừng thì việc sử dụng phân bón là rất cần thiết đặc biệt trong giai đoạn vườn ươm, giai đoạn mà rễ cây con còn phát triển chậm. Cơ sở trồng, chăm sóc, bảo vệ lan rừng Hoa lan rừng khi mang về trồng trong môi trường nhà ở nếu bị ánh nắng trực tiếp, nhất là nắng quá chiều sẽ gây lụi tàn nhanh chóng dù lan được cung cấp đầy đủ nước và khoáng hòa tan. Muốn cho lan sinh trưởng tốt, môi trường thuận lợi nhất cho lan bám vào cây tươi nơi thoáng gió, ít ánh sáng chói. Vì vậy, khi lan đưa vào trồng trong chậu cần chăm sóc từ từ cho cây quen dần, không bón thúc phân hóa học quá sớm. Lúc lấy lan rừng cần bóc cả vỏ gỗ mục (loại lan đang sống) bó lại để nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương đều cả lá thân rễ. Chăm sóc cho lan một tháng rồi chiết thành nhánh trồng vào giò. Chú ý lót giò bằng mùn cưa hay xơ dừa đều không được nén chặt. Tránh để ánh nắng gay gắt, thỉnh thoảng đưa lan ra ngoài trời đêm. Chơi lan không nên bón nhiều phân hóa học, chỉ cần đủ nước, ánh sáng và không gian phù hợp là cây phát triển tốt. Khi muốn lan ra hoa bất thường, vào dịp tết chẳng hạn, thì bón phân qua lá dành riêng cho lan. Song cần rất hạn chế bón thúc cho hoa vì sau mỗi đợt bón như vậy cây sẽ yếu sức. Tốt nhất là cách hai tháng lại thay lót giò một lần bằng xơ dừa mạt cưa. Hoa tàn thì cắt ngay cuống lá để tập trung dinh dưỡng nuôi cây lại sức. Tưới nước nhẹ đều đặn ngày vài ba lần là cây sống khỏe không cần bón phân. - Chăm sóc Một trong những đặc điểm sinh học của lan là loài cây khó tính ở chỗ lan có khả năng chịu ớm cao, ưa ẩm và bóng râm nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng suất và phẩm chất. Nếu lan bị ánh nắng trực tiếp nhất là nắng
- 8 quá chiều sẽ gây lụi tàn nhanh chóng mặc dù vẫn được cung cấp đầy đủ nước và khoáng hòa tan. Để phòng ngừa tác hại của nắng hạn đối với lan, ta cần chủ động tiến hành một số biện pháp sau: Đối với phong lan: Không để cho nắng trời trực tiếp chiếu vào, đặc biệt "kỵ" với nắng quái chiều và gió tây (gió Lào). Chú ý phun tưới (tốt nhất là phun sương mù nhân tạo) cho toàn bộ cây và giá thể theo kinh nghiệm "2 ướt - 1 khô" trong ngày, đó là vào các thời điểm trước bình minh và sau hoàng hôn. Lượng nước vừa đủ để làm mát cây, ướt rễ và dự trữ. Đối với địa lan: Chăm sóc như đối với phong lan, cần chú ý đảm bảo đất nền tơi xốp, nhiều màu ở thể hữu cơ đang hoai mục là tốt nhất. Nên bổ sung từ 10-20% vụn gỗ mục (cả vỏ), 10-20% (theo khối lượng tổng thể) các mẫu than gỗ nhỏ, luôn ẩm (nhưng không ướt sũng) để nhử rễ ăn ra (gọi là hồ rễ). Tránh gió khô, nóng lùa qua phần nổi của cây. Làm mát đất bằng phun tưới nước loang theo bóng tán. Cần loại bỏ ngay những lá già để ngăn chặn sâu bệnh bội nhiễm, tỉa các cành khô, rễ đã hết chức năng hấp thụ hơi nước và cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm nuôi cây. Không nên dùng NPK - loại dùng cho cây hoa màu, cây lương thực để bón cho lan. Để cây tươi lâu, đẹp bền, hoa sai thắm màu, hương đậm có thể thúc cho lan (phun tưới toàn bộ giá thể) với nước gạo mới vo, nước ngâm tro hoai và rắc xỉ than (nguồn phân vi lượng tổng hợp). Nếu có điều kiện lấy bông (hoặc vải cotton) nhúng vào dung dịch glycerin 10-15% cuốn vào cổ rễ để giữ ẩm cho cây [18]. 2.2. Tổng quan về các loài lan 2.2.1. Đặc điểm thực vật Họ Lan (Orchidaceae) là một họ thực vật có hoa, thuộc bộ Lan Orchidales, lớp thực vật một lá mầm.
- 9 Lan thuộc vào loài hoa đông đảo với khoảng 750 loài và hơn 25.000 giống nguyên thủy và khoảng một triệu giống đã được lai giống nhân tạo hay thiên tạo, hoa lan (Orchidaceae) là một loài hoa đông đảo vào bậc thứ nhì sau hoa cúc (Asteraceae). Người ta thường gọi lầm tất cả các loại hoa lan là phong lan. Hoa lan mọc ở các điều kiện, giá thể khác nhau và được chia làm 4 loại: 1. Epiphytes: Phong lan bám vào cành hay thân cây gỗ đang sống. 2. Terestrials: Địa lan mọc dưới đất. 3. Lithophytes: Thạch lan mọc ở các kẽ đá. 4. Saprophytes: Loại lan mọc trên lớp rêu hay gỗ mục. Đối với các loài lan (phong lan và địa lan), hầu như từ trước tới nay, người dân mới biết đến chúng là những loài được sử dụng làm cây cảnh trang trí ở các hộ gia đình mà chưa biết rằng trong số hàng ngàn loài lan đã phát hiện có một số loài còn có tác dụng cung cấp các hoạt chất sinh học làm nguyên liệu chế biến thuốc và thực phẩm chức năng. Trong số những loài đó người ta đã phát hiện trong lan Thạch hộc tía và lan kim tuyến có chứa một loại hoạt chất để sản xuất thuốc chữa ung thư. Chính vì vậy, giá thị trường hiện nay lên tới 7 triệu đồng/kg lan [19]. Còn đối với Kiều tím có thân cứng, tròn, màu xanh đậm, thường dài 30-80cm. Dọc theo thân cây là nhiều rãnh nhỏ.Kiều tím không có mùa nghỉ, nên ít rụng lá vào mùa đông. Lá rất dày có chóp hơi nhọn, màu xanh đậm và tốt quanh năm [21]. 2.2.2. Phân bố Họ lan là một họ có tính chất toàn cầu, chúng xuất hiện và có mặt mọi nơi trên trái đất nhưng có khoảng 4/5 tập trung ở các vùng nhiệt đới. Những vùng khí hậu khắc nghiệt như khu vực gần các địa cực thuộc Bắc Cực và Nam Cực người ta vẫn thấy sự xuất hiện của hoa lan.Tuy nhiên số lượng địa lan ở
- 10 đây rất ít ỏi chỉ có một vài loài địa lan với sức sống vô cùng mạnh mẽ. Ở các vùng Ôn Đới hoa lan bắt đầu phong phú hơn, phân bố nhiều loài địa lan sống sát mặt đất. Việt Chương, Nguyễn Việt Thái (2004) [3]. Theo Helmut Bechtel (1982) . Hiện nay trên thế giới có hơn 750 loài lan rừng, gồm hơn 25.000 giống được xác định, chưa kể một số lượng khổng lồ Lan lai không thể thống kê chính xác số lượng [11]. Cây hoa lan (Orchidaceae) thuộc họ phong lan (Orchidaceae), bộ lan (Orchidales), lớp một lá mầm (Monocotyledoneae). Họ phong lan phân bố từ 680 vĩ Bắc đến 560 vĩ Nam, nghĩa là từ gần cực Bắc như Thuỵ Điển, Aleska, xuống tận cuối cùng ở cực nam của Ostralia. Tuy nhiên tập trung phân bố của họ này là ở trên các vĩ độ nhiệt đới, đặc biệt châu Mỹ và Đông Nam Á. Ngay ở các vùng nhiệt đới họ phong lan cũng phân bố rộng khắp từ vùng đầm lầy sát Biển Hồ qua các đồi núi thấp lên các vùng núi cao. Mặc dù đa số các loài lan chỉ mọc ở độ cao dưới 2000 m so với mặt nước biển, song có một số ít loài sống cả ở độ cao 5000m so với mặt nước biển (ở Colômbia có một số loài phong lan sống ở núi quanh năm tuyết phủ). Việt Chương, Nguyễn Việt Thái (2004) [3]. Ở Châu Á, các nước Thái Lan, Lào Campuchia, Việt Nam có Hoàng thảo (Dendrobium), Hồ điệp (Phalaenopsis), Phượng vĩ (Renanthera). Các nước Châu Mỹ như Venezuela, Colombia có các chi Cattleya, Miltonia Theo presley (1951) thì vùng Châu Á nhiệt đới có 250 chi và 6.800 loài, trong đó có Dendrobium có 1.400 loài, chi phalaenopsis có 35 loài, chi Vanda có 60 loài Nguyễn Tiến Bân [1]. Theo Briger (1971), ở vùng khí hậu ôn hoà số lượng loài giảm đi nhanh chóng và rõ rệt. Bắc bán cầu có khoảng 75 chi và 900 loài. Nam bán cầu có khoảng 40 chi và 500 loài, toàn Châu Âu có khoảng 120 loài và Bắc Mỹ khoảng 170 loài Nguyễn Tiến Bân [1].
- 11 Theo R.L. Dresler (1981) ở Châu Mỹ nhiệt đới có 306 chi và 8.266 loài, Trên thế giới có một số nước tập trung nhiều loài như Colombia có 1.300 loài và Tân Ghinê có 1.450 loài, Phan Thúc Huân (1987) [5]. Theo Trần Hợp (1990) . Hệ thực vật họ phong lan nước ta vô cùng phong phú, chúng phân bố từ bắc vào nam. Một số loài chỉ xuất hiện ở các tỉnh phía bắc, một số khác chỉ phân bố ở các tỉnh phía nam, số ít phân bố rộng từ bắc vào nam làm cho sự phân chia về phân bố khá phức tạp . Tuy nhiên có thể sơ bộ chia sự phân bố đó làm 6 khu vực sau: [6] - Khu Đông Bắc Bộ: đây là nơi có vĩ độ cao và khí hậu lạnh nhất nước ta, tập trung một số loài lan Á Nhiệt Đới, Nhiệt Đới như Cymbidium, Phalaenopsis, Vanda, Paphiopedium, Dendrobium - Khu Tây Bắc Bộ: nằm ở vị trí có vĩ độ cao, tuy nhiên có nhiều dãy núi che chắn và có gió lào vào mùa hè nên các loài lan ở đây chịu nóng tốt hơn như: Eria, Bulbophylum, Rhynchostylis, Dendrobium - Khu Trường Sơn Bắc: đây là vùng chuyển tiếp của khu hệ phong lan miền Bắc và miền Nam. Một số loài chủ yếu: Habenaria, Phaius, Flickingeria, Dendrobium - Khu Trường Sơn Nam: do địa hình chia cắt nhiều nên các loài lan phân bố ở đây rất phức tạp, có những loài Nhiệt Đới và Á Nhiệt Đới, đặc biệt có loài chịu khô nóng kéo dài như: Eria, Cleisostoma, Liparis , loại chịu ẩm như Bromheadia, Calanthe - Đối với lan Kiều tím hay còn gọi là hoa lan Hoàng Thảo Thủy Tiên Hường có nguồn gốc xuất sứ từ rất nhiều nơi đặc biệt vùng Đông Nam Á. Tại Việt Nam mọc từ Miền Bắc vào đến Miền Nam Bộ dọc theo dãy Trường Sơn giáp với nước Lào,Campuchia và Thái Lan. Ở Việt Nam xuất hiện tại các tỉnh như Thái Nguyên,Thanh Hóa,Tây Ninh
- 12 2.2.3. Đặc điểm hình thái Lan Kiều tím loài phong lan ưa nắng, thoáng mát và nhiệt độ ở nơi trồng lan thủy tiên nên duy trì từ 20 – 300C là cây có thể sinh sống và phát triển tốt nhất. Không cần tưới nước quá nhiều lần trong một tuần, độ ẩm duy trì từ 60 – 80%, nhiệt độ quá thấp sẽ khiến lan phát triển chậm hoặc có các biểu hiện teo thân, tóp ngọn. Lan kiều cho số lượng hoa nhiều, chùm hoa to, dài, nhiều màu sắc và khá bắt mắt, hoa lâu tàn, thời gian nở từ 7 đến 15 ngày. Thân: Phong lan thân thẳng thường mọc dựng lên trên hướng ánh nắng, thân cây thường cao từ 25-40cm,đường kính thân khoảng 0,5-1cm. Lá loại này ra rất ít,chỉ khoảng từ 3-5 lá,lá dài từ 7-10 cm và rộng khoảng 5-7 cm(hoặc có thể to hơn 7cm,loại đặc biệt,dạng lá mít),màu của lá
- 13 thường có màu xanh đậm,màu xanh vàng tùy thuộc vào tình trạng cây đủ nắng hoặc thiếu nắng hoặc thiếu nắng, lá mọc dạng so le và cách nhau từ 1-2cm. Cổ lá thường có khấc màu xanh trắng,trên lá cây có thể sẽ có nhiều gân và có thể có sọc trắng mờ dọc,cuối từng chiếc lá sẽ có những vết khuyết nhỏ chéo giữa nửa lá này và nửa lá bên kia.Thường cây đến cuối năm sẽ ngừng phát triển và rụng lá từ gốc sau đó lan dần lên ngọn nhưng cây vẫn hút nước qua rễ để nuôi thân và cho hoa năm tới. Rễ cây: Rễ cây thuộc loại rễ chùm, đầu rễ thường có màu xanh trắng, Thân rễ thường có màu trắng ngà và ít khi có màu khác. Cây ra rễ ở gốc và ở các cây ki con mọc ra trên thân cây cũ. Với khí hậu nóng và không lạnh thì rễ mọc quanh năm, còn nếu có mùa đông rễ cây sẽ ngừng phát triển hoặc phát triển rất chậm. Rễ cây bắt đầu ra sẽ có rất nhiều đầu rễ sau đó theo năm tháng sẽ dài ra và tiếp tục ra nhiều rễ phân nhánh con bám vào chất trồng để đi tìm hơi ẩm. Mùa nở hoa: Mùa Hoàng Thảo Thủy Tiên Hường hoặc Kiều tím nở hoa thường vào mùa hè,ra hoa vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 6.Hoa nở dải rác và có cây cho tận 2 lần hoa trong 1 năm. Màu Sắc và Hương thơm: Màu sắc của Hoa Lan Hoàng Thảo Thủy Tiên Hường hoặc Kiều tím chỉ có là màu trắng tím và lưỡi có màu vàng đậm viền trắng. Hoa Lan Hoàng Thảo Thủy Tiên Hường hoặc Kiều tím rừng cánh hoa rất đa dạng như cánh bay,cánh sen,cánh mai cánh hoa rất đa dạng làm cho người sưu tầm rất lâu mới có thể khám phá hết,hơn nữa mùi hương cũng rất nhẹ nhàng và đầy quyến rũ. Độ bền của hoa khoảng 5-7 ngày nếu ở trong điều kiện nóng và khô,cũng có thể lên đến khoảng >7 ngày nếu thời tiết mát mẻ [21]. 2.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Sử dụng phân bón hữu cơ cung cấp một thay thế an toàn hơn để lựa chọn tổng hợp. Sử dụng của họ gắn liền với sự gia tăng trong nông nghiệp
- 14 hữu cơ. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, có hơn 14.000 trang trại hữu cơ và các trại chăn nuôi ở Hoa Kỳ. Trong số này, 50 phần trăm sử dụng phân bón hữu cơ như mùn hữu cơ và phân bón cho cây trồng của họ. Phân bón hữu cơ giúp thực vật trong một số cách cho dù đó là một hoạt động canh tác quy mô toàn hoặc cho các nhà máy khu vườn. Theo Thomas (1985) , chất lượng cây con có mối quan hệ logic với tình trạng chất khoáng. Nitơ và phốt pho cung cấp nguyên liệu cho sự sinh trưởng và phát triển của cây con. Tình trạng dinh dưỡng của cây con thể hiện rõ qua màu sắc của lá. Phân tích thành phần hóa học của mô là một cách duy nhất để đo lường mức độ thiếu hụt dinh dưỡng của cây con [15]. Giả thuyết rằng tưới cây, bón phân quá ít hoặc quá nhiều sẽ làm chậm tăng trưởng thực vật được chứng minh là đúng. Sử dụng các số liệu chính xác của phân bón là rất quan trọng để tối ưu hóa năng suất của vườn hoặc trang trại. Đôi khi sử dụng liên tục của phân bón sẽ gây ra các chất dinh dưỡng và muối để tích lũy trong đất trong một khoảng thời gian. Vì vậy, sử dụng phân bón mỗi tuần một lần thay vì hàng ngày hoặc có đất kiểm tra có thể được đề nghị để cải thiện năng suất và bảo vệ cây trồng [13]. Cây hoa lan được biết đến đầu tiên từ năm 2800 trước công nguyên, trải qua lịch sử phát triển lâu dài, đến nay ở nhiều quốc gia đã lai tạo, nhân nhanh được nhiều giống mới đem lại giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và sản xuất hoa lan trên thế giới ngày càng được quan tâm, chú ý nhiều hơn, đặc biệt nhất là Thái Lan. Thái lan có lịch sử nghiên cứu và lai tạo phong lan cách đây khoảng 130 năm Parinda - Sriyaphai (2002). Hiện nay, Thái Lan đã nghiên cứu và làm chủ công nghệ sản xuất cây giống bằng nuôi cấy mô tế bào và công nghệ sản xuất, điểu khiển ra hoa đồng loạt một số loài phong lan, đặc biệt là các
- 15 loài lan Hoàng Thảo (Dendrobium) chiếm 80%. Đặc biệt khí hậu ở Thái Lan lại rất phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của lan Hoàng Thảo. Chính vì vậy, Thái Lan là nước đứng đầu về xuất khẩu hoa phong lan trên thế giới kể cả giống và cây lan cắt cành [14]. Cây lan biết đến đầu tiên ở Trung Quốc là Kiến lan (được tìm ra đầu tiên ở Phúc Kiến) đó là Cymbidium ensifonymum là một loài bán địa lan. Ở Phương Đông, lan được chú ý đến bởi vẻ đẹp duyên dáng của lá và hương thơm tuyệt vời của hoa. Vì vậy trong thực tế lan được chiêm ngưỡng trước tiên là lá chứ không phải màu sắc của hoa (quan niệm thẩm mỹ thời ấy chuộng tao nhã chứ không ưa phô trương sặc sỡ). Các nhà khoa học Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ Thực vật thành phố Thẩm Quyến, Viện Nghiên cứu Thẩm Quyến, Đại học Thanh Hoa và Viện Nghiên cứu Gen Hoa Đại tuyên bố đã hoàn thành việc phác họa khung bản đồ gen hoa lan, Trung Quốc phác họa khung bản đồ gen hoa lan (2009) [16]. Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích so sánh gen của 11 loài hoa lan khác nhau và tạo ra được hệ thống tiến hóa tương đối hoàn chỉnh. Sau khi hoàn thành việc phác họa khung bản đồ gen hoa lan, các nhà khoa học sẽ tiếp tục hoàn thiện bản đồ gen chi tiết. Lan đối với người Trung Hoa hay Lan đối với người Nhật, tượng trưng cho tình yêu và vẻ đẹp, hương thơm tao nhã, tất cả thuộc về phái yếu, quý phái và thanh lịch như có người đã nói “Mùi hương của nó tỏa ra trong sự yên lặng và cô đơn”. Khổng Tử đề cao lan là vua của những loài cây cỏ có hương thơm. Phong trào chơi phong lan và địa lan ở Trung Quốc phát triển rất sớm, từ thế kỷ thứ V trước công nguyên đã có tranh vẽ về phong lan còn lưu lại từ thời Hán Tông. Ở châu Âu bắt đầu để ý đến phong lan từ thế kỷ thứ 18, sau Trung Quốc đến hàng chục thế kỷ và cũng nhờ các thuỷ thủ thời bấy giờ mà phong
- 16 lan đã đi khắp các miền của địa cầu. Lúc đầu là Vanny sau đó đến Bạch Cập, Hạc Đính rồi Kiến Lan lan chính thức ra nhập vào ngành hoa cây cảnh trên thế giới hơn 400 năm nay. Địa lan (Cymbidium) hay còn gọi Thổ lan là một loại hoa lan khá phổ thông, vì hội đủ điều kiện: có nhiều hoa, to đẹp, đủ màu sắc và lâu tàn, rất thông dụng cho việc trang trí trưng bày. Hiện nay nước Mỹ có nhiều vườn địa lan dùng cho kỹ nghệ cắt bông như Gallup & Tripping ở Santa Barbara nhưng cũng phải nhập hàng triệu đô la mỗi năm từ các nước Âu Châu và Á châu để cung ứng cho thị trường trong nước. Năm 1904, Noel Bernard thực hiện phương pháp gieo hạt cộng sinh với nấm để gây sự nảy mầm, ông nhận thấy rằng các hoa lan con nảy mầm trong rừng đều bị nhiễm nấm, ông đã cô lập các nấm ở rễ hoa lan con và cấy vào hạt lan, chính bằng phương pháp này ông là người đầu tiên làm cho 100% hạt lan nảy mầm. Hans Burgff (1909) đã làm nảy mầm hạt lan trên môi trường dinh dưỡng 0,33% đường saccarose trong điều kiện hoàn toàn bóng tối. Năm 1922, Lewis Krudso một nhà khoa học người Mỹ lại thành công trong việc gieo hạt ở môi trường thạch và ông nhận thấy rằng sự nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào thời gian thu hái quả Ajchara – Boonrote (1987) [10]. 2.4. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Ý nghĩa của nghiên cứu sinh thái loài hết sức cần thiết và quan trọng, đây là cơ sở cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngăn ngừa suy thoái các loài nhất là những loài động, thực vật quý hiếm, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Khi nghiên cứu sinh thái các loài thực vật, Lê Mộng Chân (2000) . Đã nêu tóm tắt khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu. Sinh thái thực vật nghiên cứu tác động qua lại giữa thực vật với ngoại cảnh. Mỗi loài cây sống trên mặt đất đều trải qua quá trình thích ứng và tiến hoá lâu dài, ở hoàn cảnh
- 17 sống khác nhau các loài thực vật thích ứng và hình thành những đặc tính sinh thái riêng, dần dần những đặc tính được di truyền và trở thành nhu cầu của cây đối với hoàn cảnh [2]. Nguyễn Thị Kim Lý (2009) cho rằng, nên tưới nước phân cho lan vào buổi sáng sớm hay lúc chiều mát, không nên tưới phân vào buổi trưa. Bình thường tưới 1 lần trong 1 tuần, nếu vườn lan giâm mát thì khoảng cách dài hơn, 10 – 15 ngày/lần. Ngược lại, vườn lan có nhiều ánh sáng có thể tưới 2 lần/tuần. Sau khi tưới phân nên tăng lượng nước tưới của ngày sau đó để rửa bớt muối còn đọng lại gây ảnh hưởng bất lợi cho lan. Trước khi lan bước vào mùa nghỉ dùng loại phân bón có nồng độ kali cao để tăng sức chịu đựng như phân N:P:K loại 10:20:30. Cũng theo Nguyễn Công Nghiệp, không nên dùng nồng độ phân bón quá 1 g/lít nước vì sẽ làm cây lan chết hoặc thoái hoá. Phân bón qua lá dưới dạng phun sương là rất hiệu quả. Theo Nguyễn Hạc Thúy (2001), phân bón qua lá gồm phân hóa học (vô cơ), phân hữu cơ (xác bã động, thực vật, ) và phân hữu cơ có nguồn gốc EDTA và các Aminoacid thuỷ phân từ các chất hữu cơ giàu protein (phân pomior). Tác giả đã xác định phân có tỷ lệ đạm cao 30:10:10) phù hợp cho cây con, những cây đang nảy chồi mới, những cây sau khi cắt hoa. Phân có tỷ lệ lân cao (6:30:30) kích thích ra rễ, hoa, làm cho lá bớt màu xanh, giảm lượng nước ở trong lá, tăng khả năng đề kháng của cây. Phân có tỷ lệ kali cao (10:20:30) giúp cây khỏe, chống hạn, sâu, bệnh tốt. So với cây trồng khác thì cây lan cần lượng kali tương đối nhiều vì mục đích chính của nuôi trồng lan là thưởng thức hoa. Kali giúp hoa có màu sắc đẹp, bền, thường sử dụng phân có tỷ lệ kali vào lúc cây lan có hoa. Việt Chương và Nguyễn Việt Thái (2002) đã xác định tỷ lệ bón phân N:P:K phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng của lan như N:P:K loại 30:10:10 thúc đẩy tốt cho việc tăng trưởng, ra lá lan. Loại
- 18 10:20:10 bón thúc cho lan ra hoa sẽ cho hiệu quả cao. Loại 10:10:20 thúc đẩy lan ra rễ tốt. Loại 10:20:30 làm tăng sức chịu đựng và sức đề kháng cho lan [22]. Theo Nguyễn Xuân Quát (1985) , để giúp cây con sinh trưởng và phát triển tốt, vấn đề bổ sung thêm chất khoáng bằng cách bón phân là rất cần thiết. Trong giai đoạn vườn ươm, những yếu tố được đặc biệt quan tâm là đạm, lân, kali và các chất phụ gia [7]. Đạm (N) là chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Mặc dù hàm lượng trong cây không cao, nhưng nitơ lại có vai trò quan trọng bậc nhất. Thiếu nitơ cây không thể tồn tại. Nitơ là thành phần quan trọng cấu tạo nên tất cả các axit amin và từ các axit amin tổng hợp nên tất cả các loại protein trong cơ thể thực vật. Vai trò của protein đối với sự sống của cơ thể thực vật là không thể thay thế được. Nitơ có mặt trong axit nucleic, tham gia vào cấu trúc của vòng porphyril, là những chất đóng vai trò quan trọng trong quang hợp và hô hấp của thực vật. Nói chung, nitơ là dưỡng chất cơ bản nhất tham gia vào thành phần chính của protein, vào quá trình hình thành các chất quan trọng như amino axit, men, nhiều loại vitamin trong cây như B1, B2, B6 Nitơ thúc đẩy cây tăng trưởng, đâm nhiều chồi, lá to và xanh, quang hợp mạnh. Nếu thiếu đạm, cây sinh trưởng chậm, còi cọc, lá ít và có kích thước nhỏ và hơi vàng. Nhưng nếu bón thừa đạm cũng gây tác hại cho cây. Biểu hiện của triệu chứng thừa đạm là cây sinh trưởng quá mức, cây dễ đổ ngã, nhiều sâu bệnh, lá có màu xanh đậm vì diệp lục được tổng hợp nhiều (Trịnh Xuân Vũ, 1975 [8]; Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998 [9]; Ekta Khurana and J.S. Singh, 2000 [12]; Thomas D. Landis, 1985 [15]. Lân (P) là yếu tố quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng. Lân có tác dụng làm tăng tính chịu lạnh cho cây trồng, thúc đẩy sự phát triển của hệ rễ. Lân cần thiết cho sự phân chia tế bào, mô phân sinh, kích thích sự phát triển của rễ, ra hoa, sự phát triển của hạt và quả. Cây được cung cấp đầy đủ
- 19 lân sẽ tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi như lạnh, nóng, đất chua và kiềm. Nếu thiếu lân, kích thước cây nhỏ hơn bình thường, lá cây phồng cứng, lá màu xanh đậm, sau chuyển dần sang vàng; thân cây mềm, thấp; năng xuất chất khô giảm. Ngoài ra, thiếu lân sẽ hạn chế hiệu quả sử dụng đạm. Một vài loại lá kim khi thiếu lân lá sẽ đổi màu xanh thẫm, tím, tím nâu hay đỏ. Ở những loài cây lá rộng, thiếu lân sẽ dẫn đến lá có màu xanh đậm, xen kẽ với các vết nâu, cây tăng trưởng chậm. Khi thừa lân không thấy tác hại nghiêm trọng như thừa nitơ (Trịnh Xuân Vũ, 1975 [8]; Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998 [9] Ekta Khurana and J.S. Singh, 2000 [12]; Thomas D. Landis, 1985 [15]. Kali (K) đóng vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng, quá trình đồng hóa của cây, điều khiển quá trình sử dụng nước, thúc đẩy quá trình sử dụng đạm ở dạng NH4+, giúp cây tăng sức đề kháng, cứng chắc, ít đổ ngã, chống sâu bệnh, chịu hạn và rét. Do vậy, nếu thiếu kali, thì cây có biểu hiện về hình thái rất rõ như lá hơi ngắn, phiến lá hẹp và có màu lục tối, sau chuyển sang vàng, xuất hiện những chấm đỏ, lá bị khô (cháy) rồi rủ xuống (Trịnh Xuân Vũ, 1975 [9]; Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998 [9]. Các chất phụ gia thường được sử dụng là xơ dừa, tro trấu Chúng có tác dụng làm xốp đất, giữ ẩm, thoáng khí Phân bón là một trong các biện pháp kỹ thuật được sử dụng phổ biến thường xuyên đem lại hiệu quả lớn. Tuy nhiên bón phân cần phải cân đối để cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý theo từng đối tượng cây trồng, từng loại đất và mùa vụ cụ thể sẽ đảm bảo năng xuất cao, chất lượng tốt [17]. Năm 2000, Hoàng Công Đãng trong luận văn tiến sỹ đã đề cập đến ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng và sinh khối của loài cây
- 20 bần chua, trong đó tác giả đã nghiên cứu tác động riêng lẽ của từng loại phân NPK đến sinh trưởng và chất lượng cây con bần chua [4]. Từ kết quả nghiên cứu của nhà bác học của nhiều nhà khoa học trong nước cho thấy đối với từng loài, từng giai đoạn phát triển khác nhau thì yêu cầu về phân bón cũng khác nhau. Các tác giả đã xác định chính xác định lượng phân bón phù hợp để cây con của các loài cây đó sinh trưởng nhanh, chất lượng tốt. Đối với những nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước cho thấy đối với từng loại cây, từng giai đoạn phát triển khác nhau thì các yêu cầu về phân bón cũng khác nhau. Chính vì vậy các tác giả đã xác định chính xác lượng phân bón phù hợp cho từng loại cây và ở từng giai đoạn khác nhau một cách phù hợp để cây con của các loài cây đó sinh trưởng và phát triển tốt. 2.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu * Vị trí địa lý Đề tài được tiến hành tại Trung Tâm ĐT, NC&PT Thủy sản vùng Đông Bắc, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, thuộc địa bàn xã Quyết Thắng. Căn cứ vào bản đồ địa lý Thành Phố Thái Nguyên thì vị trí của trường như sau: - Phía Bắc giáp với phường Quan Triều - Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán - Phía Tây giáp với xã Phúc Hà - Phía Đông giáp với khu dân cư trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
- 21 * Địa hình Địa hình của xã chủ yếu là đồi bát úp không có núi cao. Độ dốc trung bình 10 - 150, độ cao trung bình 50 - 70m, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Vườn ươm nằm ở khu vực chân đồi, hầu hết đất ở đây là loại đất feralit phát triển trên đá sa thạch. Do vườn ươm mới chuyển về đây nên đất lấy để hoạt động đóng bầu gieo cây là đất mặt ở đồi tương đối tốt. * Đặc điểm khí hậu, thời tiết Vườn ươm làm nghiên cứu nằm trong khu vực xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa, song chủ yếu là hai mùa chính: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- 22 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng - Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cây lan Kiều tím (Dendroium amabile.) lấy tại vườn lan –Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của ba loại phân bón đầu trâu 501,axit humic , phân hữu cơ tới sinh trưởng của lan Kiều tím trong giai đoạn sinh trưởng đầu của lan Kiều tím. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại vườn lan Trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng Đông Bắc - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Thời gian nghiên cứu: Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 01/2020 đến tháng 6/2020 3.3. Nội dung nghiên cứu - Để đạt được các mục tiêu của đề tài tiến hành các nội dung: + Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng số chồi của cây Kiều tím . + Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chiều cao chồi cây Kiều tím. + Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng số rễ của cây Kiều tím. + Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chiều dài rễ của cây Kiều tím. + Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của cây Kiều tím.
- 23 + Ảnh hưởng của phân bón tới chất lượng cây lan Kiều tím. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu Sử dụng phương pháp nghiên cứu kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số liệu, kết quả của các đề tài đã nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu trước đây. Tổng hợp và phân tích số liệu điều tra: từ những số liệu thu thập qua các mẫu điều tra trên mô hình bố trí thí nghiệm, tiến hành tổng hợp và phân tích thí nghiệm bằng các phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp. 3.4.2. Chuẩn bị, bố trí thí nghiệm và các bước tiến hành Bước1: Công tác chuẩn bị -Thước đo cao (Thước nhựa 50 cm, chia tới mm), thước dây, thước Panme (Thước kẹp thép không gỉ 150mm - H245). + Bảng biểu, vở ghi chép, bút. + Bình phun điện dung tích 20 lít. + Phân bón : Sử dụng ba loại phân bón ( phân Đầu trâu(501) ; phân axit humic; phân hữu cơ). *Phân Đầu trâu MK 501
- 24 Thành phần: N: 30 %, P2O5: 15 %, K2O: 10 %, CaO: 0.05 %, MgO: 0.05 %, TE (B, Cu, Fe, Mn, Zn): 1850 ppm, NAA: 200 ppm, GA3: 100 ppm. + Liều lượng phun: 20 gam/20 lít nước. + Thời điểm phun: Sau khi cây lan ra rễ và xuất hiện chồi non. Phân giúp lan con ra nhiều chồi mới, thân lá phát triển nhanh, tăng sức chống chịu khi gặp thời tiết bất lợi, tăng khả năng nảy chồi, kích thích ra hoa. 1 tháng phun 3 lần mỗi lần cách nhau 3-5 ngày. + Loại bình phun: Bình phun 20 lít. *Phân Axit humic Thành phần: N: 3%; P2O5: 2%; K2O: 2%; Humic Acid 6,3%; Fulvic Acid: 1,2%; Fe: 0,1%; Zn: 0,05%; Cu: 0,05%; Mn: 0,05%. + Liều lượng phun: pha 20ml axit humic cho 20 lít nước. + Thời điểm bón: Sau khi cây lan đã ra rễ và xuất hiện chồi non. Axit humic giúp cây dễ hấp thụ, cung cấp dinh dưỡng cho rễ nhanh chóng hấp thu và giúp cây phát triển tốt ưu 1 tháng phun 3 lần. + Loại bình phun: bình phun 20 lít.
- 25 *Phân hữu cơ Phân hữu cơ là loại phân dê thích hợp cho cây lan. Đồng thời bổ sung vi lượng khá tốt, nhất là kẽm(Zn) và sắt (fe) yếu tố làm tăng màu xanh cho lá. + Liều lượng bón: 200 gram/ gốc. + Thời điểm bón: Sau khi cây lan Kiều tím bắt đầu ra rễ.Tiến hành bón phân 1 lần. Bước2: Bố trí thí nghiệm - Bố trí thí nghiệm với các công thức ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng và phát triển. Để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây lan Kiều tím, tiến hành thử nghiệm với 4 công thức thí nghiệm, 30 gốc/công thức để xác định mức độ ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây, từ đó chọn công thức phân bón trội nhất. Cụ thể như sau: - Công thức 1: Phân đầu trâu 501 - Công thức 2: Phân axit humic - Công thức 3: Phân hữu cơ - Công thức 4: Công thức đối chứng (Không bón phân)
- 26 CT1 CT2 CT3 CT4 CT4 CT3 CT2 CT1 CT1 CT2 CT3 CT4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm Phương pháp theo dõi thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với ba lần lặp lại, 30 gốc/công thức/1 lần lặp. Theo dõi định kỳ 1 lần/tháng và đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của cây con, các chỉ tiêu theo dõi được. Bước 3: Chăm sóc thí nghiệm Chăm sóc cây lan Kiều tím trong thời gian thí nghiệm, các biện pháp chăm sóc được thực hiện giống như nhau trên tất cả các công thức thí nghiệm: - Tưới nước: Tưới đủ ẩm. Định kì tưới cây vào sáng sớm và chiều tối cho cây giai đoạn đầu, sau giảm lượng tưới cho cây tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, độ ẩm của đất trong giỏ và nhu cầu về nước của cây lan. Thí nghiệm phải đảm bảo luôn giữ độ ẩm cho cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng. - Làm cỏ trong giỏ lan : nhổ sạch sẽ cỏ ở trong giỏ lan. - Sâu bệnh hại: Trong quá trình chăm sóc thí nghiệm, thường xuyên theo dõi sâu, bệnh hại của cây lan Kiều tím, phun thuốc phòng sâu bệnh cho cây theo định kỳ. Thời gian đo đếm các chỉ tiêu về sinh trưởng được tiến hành theo định kỳ. Trong mỗi CTTN theo dõi 90 gốc. Các cây được đánh dấu trong các công thức thí nghiệm và được đánh số thứ tự cho từng cây để tránh nhầm lẫn cho các lần đo sau. - Đo chiều cao vút ngọn (Hvn): sử dụng thước đo chiều cao và độ chính xác là 0,1cm. Đặt thước sát cổ rễ đến ngọn cây. Chiều cao toàn thân (từ mặt cây con đến đỉnh ngọn cây). - Số lá: đếm số lá non mới ra theo thứ tự của các cây đo chiều cao, đường kính cổ rễ của các công thức.
- 27 -Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với ba lần lặp lại, 30 gốc/công thức/1 lần lặp. Tiến hành đo đếm chỉ tiêu sinh trưởng của cây con, sâu, bệnh hại 30 ngày 1 lần. Các chỉ tiêu theo dõi: số rễ, Hvn, Số lá, chất lượng được ghi vào mẫu phiếu 3.1: Mẫu phiếu 3.1. Phiếu điều tra sinh trưởng cây Kiều tím Công thức thí nghiệm: Lần đo: Ngày đo: Người đo: Chiều Sâu Chiều Số Số STT cây Số rễ dài Chất lượng cây bệnh dài(cm) chồi lá (cm) hại Lần đo: 1 Tốt Xấu TB 1 2 Lần lặp 1 1 2 Lần lặp 2 1 2 - Điều tra sâu bệnh hại: - Sâu hại. Thường xuyên quan sát khi thấy các loại sâu hại phải tiến hành các biện pháp bắt diệt sâu hại bằng phương pháp cơ giới. Nếu số lượng sâu tới mức gây hại không bắt được hết, cần phải phun thuốc. - Bước 4: Theo dõi thí nghiệm và thu thập số liệu. - Thời gian đo đếm các chỉ tiêu thí nghiệm được tiến hành vào cuối đợt thí nghiệm, trong mỗi công thức thí nghiệm theo dõi 30 gốc lan được đánh số từ gốc số 1 đến gốc số 30. - Đo chiều dài rễ : Dùng thước đo ở vị trí cổ rễ.
- 28 - Đo chiều cao (Hvn) sử dụng thước đo chiều cao với độ chính xác của thước là ± 0,1cm, đặt thước sát gốc đến hết ngọn cây. - Số lá: Đếm số lá theo thứ tự của các cây đo chiều cao, đường kính cổ rễ của các công thức. 3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp để tính chiều cao vút ngọn trung bình, thông qua công thức 1 n Hvn= Hi n i 1 Trong đó: : Là chiều cao vút ngọn trung bình. H vn Hi: Là giá trị chiều cao vút ngọn của một cây. N: Là dung lượng mẫu điều tra. i: Là thứ tự cây thứ i. Để có bảng phân tích phương sai một nhân tố ANOVA: Ta thực hiện trên phần mềm excel như sau: Nhập số liệu vào bảng tính. Click Tools Data Analysis ANOVA: Single Factor. Trong hộp thoại ANOVA: Single Factor. Input range: Khai vùng dữ liệu ( ) Grouped by: Nếu số liệu nhắc lại của từng công thức thí nghiệm sắp xếp theo hàng thì đánh dấu Rows và mục Label in Firt Column nếu trong vùng dữ liệu vào có chứa cột tiêu đề. Nếu số liệu nhắc lại của từng công thức thí nghiệm sắp xếp theo cột thì đánh dấu vào Columns và mục Label in Firt Rows nếu trong vùng dữ liệu vào có chứa hàng tiêu đề. Alpha: Nhập (0.05) hay (0.01). Input range: Khai vùng xuất kết quả.
- 29 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng số chồi cây lan Kiều tím Kết quả đo đếm về ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng chồi Lan Kiều tím được tổng hợp ở bảng 4.1: Bảng 4.1: Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng chồi lan Kiều tím Số chồi Tổng Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 3 Lần đo 4 Lần đo 5 số cây (30 ngày) (60 ngày) (90 ngày) (120 ngày) (150 ngày) CTTN CTTN 1 90 0 0,05 1,07 1,43 1,63 CTTN 2 90 0 0 0,06 0,35 0,54 CTTN3 90 0 0 0 0,27 0,36 CTTN4 90 0 0 0,03 0,23 0,33 Số chồi Ngày Hình 4.1: Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng số chồi của cây lan Kiều tím
- 30 Kết quả bảng 4.1 và hình 4.1 cho thấy: Ở lần đo 1(30 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chồi cây lan Kiều tím ở các công thức đều chưa thấy có sinh trưởng và phát triển của chồi. Ở lần đo 2 (60 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chồi cây lan Kiều tím cao nhất ở công thức 1 (Đầu trâu 501) đạt trung bình là 0,05 chồi , 3 công thức còn lại chưa thấy hiện tượng phát triển của chồi. Ở lần đo 3 (90 ngày) : Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chồi cây lan Kiều tím cao nhất ở công thức 1(đầu trâu 501) đạt trung bình là 1,07 chồi , công thức 3 ( phân dê) vẫn chưa thấy xuất hiện chồi non. Ở lần đo 4 (120 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chồi cây lan Kiều tím cao nhất ở công thức 1(đầu trâu 501) đạt trung bình là 1,43 chồi , thấp nhất là công thức 4 (không sử dụng phân bón) đạt trung bình là 0,23 chồi. Ở lần đo 5 (150 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chồi cây lan Kiều tím cao nhất ở công thức 1(đầu trâu 501) đạt trung bình là 1,52 chồi , thấp nhất là công thức 4 (không sử dụng phân bón) đạt trung bình 0,5 chồi. Như vậy, từ việc phân tích trên cho thấy các loại phân bón ảnh hưởng tốt tới khả năng ra chồi lan Kiều tím. Nhưng sự ảnh hưởng này ở các công thức thí nghiệm là không như nhau. Công thức 1 sử dụng phân bón đầu trâu 501 có ảnh hưởng tốt nhất đến khả năng ra chồi lan Kiều tím, tiếp đến là phân axit humic, và cuối cùng là phân hữu cơ. Để khẳng định ảnh hưởng của các loại phân bón khác nhau đến sinh trưởng chồi lan Kiều tím một cách chính xác tôi tiến hành phân tích phương sai một nhân tố 3 lần lặp lại (Phụ lục 1). Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy: FA(số chồi ) = 4,505 > F05(số chồi ) = 3,490. Vậy nhân tố phân bón có tác động không đồng đều đến sinh trưởng số
- 31 chồi lan Kiều tím. Có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại. 4.2. Sinh trưởng chiều cao chồi của cây lan Kiều tím Kết quả đo đếm về ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng chồi Lan Kiều tím được tổng hợp ở bảng 4.2: Bảng 4.2: Ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao chồi cây lan Kiều tím (cm) Tổng Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 3 Lần đo 4 Lần đo 5 CTTN số cây (30 ngày) (60 ngày) (90 ngày) (120 ngày) (150 ngày) CTTN 1 90 0 0,19 10,7 20,56 34,37 CTTN 2 90 0 0 0,28 1,29 2,99 CTTN3 90 0 0 0 0,66 2,45 CTTN4 90 0 0 0,26 0,62 2,24 Hvn Ngày Hình 4.2: Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chiều cao chồi của cây lan Kiều tím
- 32 Kết quả bảng 4.2 và hình 4.2 cho thấy Ở lần đo 1(30 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chiều cao chồi cây lan Kiều tím ở các công thức chưa thấy có sự sinh trưởng và phát triển của chồi. Ở lần đo 2 (60 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chiều cao chồi cây lan Kiều tím cao nhất ở công thức 1(đầu trâu 501) đạt trung bình là 0,19cm, thấp nhất là công thức 4 (không sử dụng phân bón) chưa có sinh trưởng về chồi. Ở lần đo 3 (90 ngày) : Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chồi cây lan Kiều tím cao nhất ở công thức 1(đầu trâu 501) đạt trung bình là 10,17cm, công thức 3 ( phân hữu cơ) vẫn chưa thấy xuất hiện chồi non. Ở lần đo 4 (120 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chồi cây lan Kiều tím cao nhất ở công thức 1(đầu trâu 501) đạt trung bình là 20,56cm, thấp nhất là công thức 4 (không sử dụng phân bón) đạt trung bình là 0,62 cm. Ở lần đo 5 (150 ngày): Sinh trưởng chồi cây lan Kiều tím cao nhất ở công thức 1(đầu trâu 501) 34,37cm, thấp nhất là công thức 4 (không sử dụng phân bón) đạt trung bình là 2,24cm. Như vậy, từ việc phân tích trên cho thấy các loại phân bón ảnh hưởng tốt tới khả năng sinh trưởng chồi của lan Kiều tím. Nhưng sự ảnh hưởng này ở các công thức thí nghiệm là không như nhau. Công thức 1 sử dụng phân bón đầu trâu 501 có ảnh hưởng tốt nhất đến khả năng ra chồi lan Kiều tím, tiếp đến là phân axit humic, và cuối cùng là phân hữu cơ. Để khẳng định ảnh hưởng của các loại phân bón khác nhau đến sinh trưởng chồi lan Kiều tím một cách chính xác tôi tiến hành phân tích phương sai một nhân tố 3 lần lặp lại (Phụ lục 2).
- 33 Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy: FA(chiều cao chồi ) = 4,483 > F05(chiều cao chồi) = 3,490. Vậy nhân tố phân bón có tác động không đồng đều đến sinh trưởng chiều cao chồi lan Kiều tím. Có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại. 4.3. Động thái ra rễ của cây lan Kiều tím Kết quả đo đếm về ảnh hưởng của các loại phân bón đến động thái ra rễ của lan Kiều tím được tổng hợp ở bảng 4.3: Bảng 4.3: Ảnh hưởng của phân bón tới động thái ra rễ của lan Kiều tím Cái Tổng Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 3 Lần đo 4 Lần đo 5 CTTN số cây (30 ngày) (60 ngày) (90 ngày) (120 ngày) (150 ngày) CTTN 1 90 0 2,1 4,04 4,34 4,6 CTTN 2 90 0 0,99 2,33 2,82 3,03 CTTN3 90 0 0,37 1,53 2,22 2,32 CTTN4 90 0 0,03 0,36 1,06 1,2 Số rễ Ngày Hình 4.3: Biểu đồ Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng động thái ra rễ của cây lan Kiều tím
- 34 Kết quả bảng 4.3 và hình 4.3 cho thấy: Ở lần đo 1(30 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng động thái ra rễ của cây lan Kiều tím ở các công thức chưa thấy có sự sinh trưởng và phát triển của chồi. Ở lần đo 2 (60 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng động thái ra rễ cao nhất ở công thức 1 (đầu trâu 501) đạt trung bình là 2,1 rễ,thấp nhất là công thức 4(không sử dụng phân bón) đạt trung bình là 0,03 rễ. Ở lần đo 3 (90 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng động thái ra rễ cao nhất ở công thức 1 (đầu trâu 501) đạt trung bình là 4,04 rễ,thấp nhất là công thức 3(phân hữu cơ) và công thức 4(không sử dụng phân bón) đạt trung bình là 0.36 rễ. Ở lần đo 4 (120 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng động thái ra rễ cao nhất ở công thức 1 (đầu trâu 501) đạt trung bình là 4,34 rễ, thấp nhất là công thức 4 (không sử dụng phân bón) đạt trung bình là 1,06 rễ. Ở lần đo 5 (150 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng động thái ra rễ cao nhất ở công thức 1 (đầu trâu 501) đạt trung bình là 4,6 rễ, thấp nhất là công thức 4 (không sử dụng phân bón) đạt trung bình là 1,2 rễ. Như vậy, từ việc phân tích trên cho thấy các loại phân bón ảnh hưởng tốt tới động thái ra rễ của lan Kiều tím. Nhưng sự ảnh hưởng này ở các công thức thí nghiệm là không như nhau. Công thức 1 sử dụng phân bón đầu trâu 501 có ảnh hưởng tốt nhất đến khả năng ra chồi lan Kiều tím, tiếp đến là phân axit humic, và cuối cùng là phân hữu cơ. Để khẳng định ảnh hưởng của các loại phân bón khác nhau đến sinh trưởng chồi lan Kiều tím một cách chính xác tôi tiến hành phân tích phương sai một nhân tố 3 lần lặp lại (Phụ lục 3). Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy: FA(số rễ) = 8,417 > F05(số rễ) = 3,490. Vậy nhân tố phân bón có tác động không đồng đều đến động thái ra rễ lan Kiều tím. Có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại.
- 35 4.4. Sinh trưởng chiều dài rễ của cây lan Kiều tím Kết quả đo đếm về ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng rễ của lan Kiều tím được tổng hợp ở bảng 4.4: Bảng 4.4: Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chiều dài rễ lan Kiều tím (cm) Tổng Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 3 Lần đo 4 Lần đo 5 CTTN số cây (30 ngày) (60 ngày) (90 ngày) (120 ngày) (150 ngày) CTTN 1 90 0 3,70 9,8 12,39 15,05 CTTN 2 90 0 2,07 5,65 7,74 9,4 CTTN3 90 0 0,40 2,35 5,36 9,37 CTTN4 90 0 0 1,04 2,1 2,74 Cm Ngày Hình 4.4: Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chiều dài rễ của cây lan Kiều tím
- 36 Kết quả bảng 4.4 và hình 4.4 cho thấy: Ở lần đo 1(30 ngày): ): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chiều dài rễ của cây lan Kiều tím ở các công thức chưa thấy có sự sinh trưởng và phát triển của chồi. Ở lần đo 2 (60 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chiều dài rễ cao nhất ở công thức 1 (đầu trâu 501) đạt trung bình là 3,07cm, thấp nhất là công thức 4(không sử dụng phân bón) chưa thấy hiện tượng ra rễ. Ở lần đo 3 (90 ngày) : Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chiều dài rễ cao nhất ở công thức 1 (đầu trâu 501) đạt trung bình là 9,8cm, thấp nhất là công thức 3(phân hữu cơ) đạt trung bình là 2,35 cm và công thức 4(không sử dụng phân bón) đạt trung bình là 1,04cm. Ở lần đo 4 (120 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chiều dài rễ cao nhất ở công thức 1 (đầu trâu 501) đạt trung bình là 12,39cm, thấp nhất là công thức 4 (không sử dụng phân bón) đạt trung bình là 2,1cm. Ở lần đo 5 (150 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chiều dài rễ cao nhất ở công thức 1 (đầu trâu 501) đạt TB là 15,05, thấp nhất là công thức 4 (không sử dụng phân bón) đạt trung bình là 2,74cm. Như vậy, từ việc phân tích trên cho thấy các loại phân bón ảnh hưởng tốt tới khả năng sinh trưởng chiều dài rễ của lan Kiều tím. Nhưng sự ảnh hưởng này ở các công thức thí nghiệm là không như nhau. Công thức 1 sử dụng phân bón đầu trâu 501 có ảnh hưởng tốt nhất đến khả năng ra chồi lan Kiều tím, tiếp đến là phân axit humic, và cuối cùng là phân dê. Để khẳng định ảnh hưởng của các loại phân bón khác nhau đến sinh trưởng chồi lan Kiều tím một cách chính xác tôi tiến hành phân tích phương sai một nhân tố 3 lần lặp lại (Phụ lục 4). Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy: FA(chiều dài rễ) = 4,287 > F05(số rễ) = 3,490. Vậy nhân tố phân bón có tác động không đồng đều đến động thái ra rễ lan Kiều tím. Có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại.
- 37 4.5. Động thái ra lá của cây lan Kiều tím Kết quả đo đếm về ảnh hưởng của các loại phân bón đến động thái ra lá của Lan Kiều tím được tổng hợp ở bảng 4.5: Bảng 4.5: Ảnh hưởng của phân bón đế động thái ra lá của cây lan Kiều tím Số lá Tổng Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 3 Lần đo 4 Lần đo 5 CTTN số cây (30 ngày) (60 ngày) (90 ngày) (120 ngày) (150 ngày) CTTN 1 90 0 0 1,41 2,98 6,42 CTTN 2 90 0 0 0,05 0,45 0,64 CTTN3 90 0 0 0 0,22 0,62 CTTN4 90 0 0 0,13 0,16 0,6 Số lá Ngày Hình 4.5: Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng động thái ra lá của cây lan Kiều tím
- 38 Kết quả bảng 4.5 và hình 4.5 cho thấy: Ở lần đo 1(30 ngày: Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng động thái ra rễ của cây lan Kiều tím ở các công thức chưa thấy có sự sinh trưởng và phát triển của lá. Ở lần đo 2 (60 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng động thái ra lá của cây lan Kiều tím ở các công thức chưa thấy có sự sinh trưởng và phát triển của lá. Ở lần đo 3 (90 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng động thái ra lá cao nhất ở công thức 1 (đầu trâu 501) đạt trung bình là 1,41 lá thấp nhất là công thức 3 (phân hữu cơ) và công thức 4(không sử dụng phân bón) đạt trung bình là 0.13 lá. Ở lần đo 4 (120 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng động thái ra rễ cao nhất ở công thức 1 (đầu trâu 501) đạt trung bình là 2,98 lá, thấp nhất là công thức 4 (không sử dụng phân bón) đạt trung bình là 0,16 lá. Ở lần đo 5 (150 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng động thái ra rễ cao nhất ở công thức 1 (đầu trâu 501) đạt trung bình là 6,42 lá, thấp nhất là công thức 4 (không sử dụng phân bón) đạt trung bình là 0,6 lá. Như vậy, từ việc phân tích trên cho thấy các loại phân bón ảnh hưởng tốt tới khả năng sinh trưởng động thái ra lá của lan Kiều tím. Nhưng sự ảnh hưởng này ở các công thức thí nghiệm là không như nhau. Công thức 1 sử dụng phân bón đầu trâu 501 có ảnh hưởng tốt nhất đến khả năng ra chồi lan Kiều tím, tiếp đến là phân axit humic, và cuối cùng là phân dê. Để khẳng định ảnh hưởng của các loại phân bón khác nhau đến sinh trưởng chồi lan Kiều tím một cách chính xác tôi tiến hành phân tích phương sai một nhân tố 3 lần lặp lại (Phụ lục 5).
- 39 Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy: FA(số lá) = 4,287 > F05(số lá) = 3,490. Vậy nhân tố phân bón có tác động không đồng đều đến động thái ra rễ lan Kiều tím. Có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại. 4.6. Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng của cây lan Kiều tím Kết quả đo đếm về ảnh hưởng của các loại phân bón đến chất lượng cây của lan Kiều tím được tổng hợp ở bảng 4.5: Bảng 4.6: Chất lượng của cây lan Kiều tím Chất lượng cây ở các công thức thí nghiệm Lần Chỉ tiêu CTTN 1 CTTN 2 CTTN3 CTTN 4 đo Tốt TB X Tốt TB X Tốt TB X Tốt TB X Tổng số 90 90 90 90 cây 1 Số cây 15 70 5 11 72 7 7 75 8 3 74 13 Tỷ lệ % 16,6 77,7 5,5 12,2 80 7,7 7,7 83,3 8,8 3,3 82,2 14,4 Tổng số 90 90 90 90 cây 2 Số cây 31 56 3 19 76 5 12 69 9 7 71 12 Tỷ lệ % 34,4 62,2 3,3 21,1 84,4 5,5 13,3 76,6 10 7,7 78,8 13,3 Tổng số 90 90 90 90 cây 3 Số cây 42 48 0 28 62 0 21 59 11 9 66 15 Tỷ lệ % 46,6 53,3 0 31,1 68,8 0 23,3 65,5 12,2 10 73,3 16,6 Tổng số 90 90 90 90 cây 4 Số cây 49 41 0 36 54 0 30 70 13 12 61 13 Tỷ lệ % 54,4 45,5 0 40 60 0 33,3 77,7 14,4 13,3 67,7 14,4 Tổng số 90 90 90 90 cây 5 Số cây 59 31 0 48 42 0 45 40 15 17 54 19 Tỷ lệ % 65,5 34,4 0 53,3 46,6 0 38,8 44,4 16,6 18,8 60 21,1
- 40 Hình 4.6: Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng của cây lan Kiều tím Kết quả bảng 4.6 và hình 4.6 cho thấy: Ở lần đo 1: CTTN1( đầu trâu 501) có số gốc Kiều tím tốt đạt cao nhất là 16,6%, cây trung bình 77,7%, cây xấu 5,5%, CTTN2( axit humic có số cây tốt là 12,2% cây trung bình 80%, cây xấu 7,7%, CTTN 3( phân hưu cơ) có số cây tốt là 7,7% cây trung bình là 83,3%, cây xấu 8,8%, CTTN 4( không sử dụng phân bón có số cây tốt là 13,3% cây trung bình là 82,2%, cây xấu 14,4%. Ở lần đo 2: CTTN1( đầu trâu 501) có số gốc Kiều tím tốt đạt cao nhất là 34,4%, cây trung bình 62,2%, cây xấu 3,3%, CTTN2( axit humic có số cây tốt là 21,1% cây trung bình 84,4%, cây xấu 5,5%, CTTN 3( phân hưu cơ) có số cây tốt là 13,3% cây trung bình là 76,6%, cây xấu 5,5%, CTTN 4( không sử dụng phân bón) có số cây tốt là 7,7% cây trung bình là 78,8%, cây xấu 13,3 %. Ở lần đo 3: CTTN1( đầu trâu 501) có số gốc Kiều tím tốt đạt cao nhất là 46,6%, cây trung bình 53,3%, cây xấu 0%, CTTN2( axit humic có số cây tốt là 31,1% cây trung bình 68,8%, cây xấu 0%, CTTN 3( phân hưu cơ) có số
- 41 cây tốt là 23,3% cây trung bình là 65,5%, cây xấu 12,2%, CTTN 4( không sử dụng phân bón) có số cây tốt là 10% cây trung bình là 73,3%, cây xấu 16,6 %. Ở lần đo 4: CTTN1( đầu trâu 501) có số gốc Kiều tím tốt đạt cao nhất là 54,4%, cây trung bình 45,5%, cây xấu 0%, CTTN2( axit humic có số cây tốt là 40% cây trung bình 60%, cây xấu 0%, CTTN 3( phân hưu cơ) có số cây tốt là 33,3% cây trung bình là 77,7%, cây xấu 14,4%, CTTN 4( không sử dụng phân bón) có số cây tốt là 13,3% cây trung bình là 67,7%, cây xấu 18,8 %. Ở lần đo 5: CTTN1( đầu trâu 501) có số gốc Kiều tím tốt đạt cao nhất là 65,5%, cây trung bình 34,4%, cây xấu 0%, CTTN2( axit humic có số cây tốt là 53,3% cây trung bình 46,6%, cây xấu 0%, CTTN 3( phân hưu cơ) có số cây tốt là 38,8% cây trung bình là 44,4%, cây xấu 16,6%, CTTN 4( không sử dụng phân bón) có số cây tốt là 18,8% cây trung bình là 60%, cây xấu 21,1 %. Từ kết quả trên cho thấy sau 150 ngày theo dõi công thức sử dụng phân bón đầu trâu 501 cho kết quả chất lượng cây tốt nhất đạt 65,5%. Công thức đối chứng cho tỉ lệ cây thấp nhất đạt 18,8%. 4.7. Kết quả sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ. Kết quả sâu bệnh hại Trong quá trình thực hiện theo dõi sâu bệnh hại cây lan Kiều tím ở các lần đo nhận thấy ở các công thức thí nghiệm có rất ít sâu bệnh hại, không đáng kể. Nên tôi không tiến hành tính toán các chỉ tiêu đo đếm sâu bệnh hại. Sở dĩ trong quá trình theo dõi loài lan Kiều tím thấy xuất hiện ít sâu bệnh là do đã sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại. Biện pháp phòng trừ - Tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho cây và cung cấp chất chất dinh dưỡng cho cây lan Kiều tím. - Làm cỏ cho gốc rễ cây Kiều tím.
- 42 - Vệ sinh vườn ươm sạch sẽ tránh nơi trú ẩn của các loài sâu hại trong vườn ươm. -Nên thường xuyên theo dõi sâu, bệnh hại cây lan để phòng trừ kịp thời và hợp lý. - Thường xuyên luân canh các loài cây gieo ươm trong vườn để hạn chế sự tái phát bệnh. - Sử dụng một số biện pháp sinh học để phòng trừ sâu ăn lá và các sâu bệnh hại khác.
- 43 Phần 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây lan Kiều tím đề tài có một số kết luận như sau: Công thức 1 sử dụng phân bón Đầu trâu 501 có ảnh hưởng tốt nhất đến khả năng ra chồi của lan Kiều tím, tiếp đến là phân axit humic, và cuối cùng là phân hữu cơ. Sau 150 ngày theo dõi công thức 1 (đầu trâu 501) có trung bình số chồi cao nhất đạt 1,63 chồi . Thấp nhất là công thức 4 (không sử dụng phân bón) đạt 0,33 chồi. Công thức 1 sử dụng phân bón Đầu trâu 501 có ảnh hưởng tốt nhất đến khả năng ra sinh trưởng chiều cao chồi của lan Kiều tím, tiếp đến là phân axit humic, và cuối cùng là phân hữu cơ. Sau 150 ngày theo dõi công thức 1 (đầu trâu 501) có trung bình số chồi cao nhất đạt 34,37 cm . Thấp nhất là công thức 4 (không sử dụng phân bón) đạt 2,24 cm. Công thức 1 sử dụng phân bón Đầu trâu 501 có ảnh hưởng tốt nhất đến khả năng ra sinh trưởng động thái ra rễ của lan Kiều tím, tiếp đến là phân axit humic, và cuối cùng là phân hữu cơ. Sau 150 ngày theo dõi công thức 1 (đầu trâu 501) có trung bình số rễ cao nhất đạt 4,6 rễ. Thấp nhất là công thức 4 (không sử dụng phân bón) đạt 1,2 rễ. Công thức 1 sử dụng phân bón Đầu trâu 501 có ảnh hưởng tốt nhất đến khả năng ra sinh trưởng chiều dài rễ của lan Kiều tím, tiếp đến là phân axit humic, và cuối cùng là phân hữu cơ. Sau 150 ngày theo dõi công thức 1 (đầu trâu 501) có trung bình số rễ cao nhất đạt 15,05 cm. Thấp nhất là công thức 4 (không sử dụng phân bón) đạt 2,74 cm.
- 44 Công thức 1 sử dụng phân bón Đầu trâu 501 có ảnh hưởng tốt nhất đến khả năng ra sinh trưởng động thái ra lá của lan Kiều tím, tiếp đến là phân axit humic, và cuối cùng là phân hữu cơ. Sau 150 ngày theo dõi công thức 1 (đầu trâu 501) có trung bình số lá cao nhất đạt 6,42 lá. Thấp nhất là công thức 4 (không sử dụng phân bón) đạt 0,6 lá. Từ kết quả trên cho thấy sau 150 ngày theo dõi công thức sử dụng phân bón đầu trâu 501 cho kết quả chất lượng cây tốt nhất đạt 65,5%. Công thức đối chứng cho tỉ lệ cây thấp nhất đạt 18,8%. 5.2 Tồn tại - Đề tài mới chỉ sử dụng 3 loại phân bón để đánh giá sinh trưởng cây lan Kiều tím trong giai đoạn đầu sinh trưởng. - Chưa đánh giá được ảnh hưởng của môi trường đến sinh trưởng của cây lan Kiều tím. 5.3. Kiến nghị - Trong phạm vi và kết quả nghiên cứu của đề tài em đưa ra kiến nghị như sau: - Nên sử dụng phân bón đầu trâu ( 501) cho cây lan Kiều tím giai đầu sinh trưởng của cây có thể sử dụng các loại phân bón khác như axit humic, phân hữu. - Cần thử nghiệm thêm các loại phân khác nhau đối với cây lan Kiều tím để tìm thêm được loại phân mới phù hợp với sinh trưởng của cây lan Kiều tím. - Sau 150 ngày theo dõi công thức sử dụng phân đầu trâu 501 có ảnh hưởng tốt nhất đến khả năng ra chồi, chiều cao chồi, ra rễ và chiều dài rễ của lan Kiều tím.
- 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt 1. Nguyễn Tiến Bân (1997), “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật ở Việt Nam”, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội 2. Lê Mộng Chân (2000), Thực vật rừng, Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội 3.Việt Chương, Nguyễn Việt Thái (2004), Kỹ thuật trồng và kinh doanh phong lan Việt, Nxb TP. Hồ Chí Minh 4. Hoàng Công Đãng (2000), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng và sinh khối của cây Bần chua (Sonneratia caseolaris) ở giai đoạn vườn ươm. Tóm tắt luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 5.Phan Thúc Huân (1987), Hoa lan cây cảnh và vấn đề phát triển sản xuất 6. Trần Hợp (1990), Phong lan Việt Nam, tập 1,2 – NXB KH và KT Hà Nội 7. Nguyễn Xuân Quát(1985), Thông nhựa ở Việt Nam – Yêu cầu chất lượng cây con và hỗn hợp ruột bầu ươm cây để trồng rừng. Tóm tắt luận án Phó Tiến sĩ khoa học Nông nghiệp. Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 8. Trịnh Xuân Vũ và các tác giả khác (1975), Sinh lý thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 9. Viện Thổ nhưỡng nông hóa(1998), Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội II.Tài liệu tiếng anh 10. Ajchara, - Boonrote (1987), Effcts of glucose, hydroquinoline sulfate, silve nitrat, silve thiosuffate on vase life of Dendrobium Padeewan cut flowers in Thai Land, Bankok. 11. Helmut Bechtel (1982), Windfruchte, Gebundene Ausgabe, Landbuch Verlagsges. mbH, 1982. Gebundene Ausgabe 120 Seiten Ausgabejahr
- 46 12. Ekta Khurana and J.S. Singh(2000) Ecology of seed and seedling growth for conservation and restoration of tropical dry forest: a review. Department of Botany, Banaras Hindu University, Varanasi India 13.IUCN 2006 Red List of Threatened Species . predictive abilities of major tests. Workshop held October 16-18, 1984. Forest Research Laboratory, Oregon State University 14. Parinda – Sriyaphai (2002), “Effects of storage temperatures and duration on growth of Dendrobium orchid seedlings in community pots” Bangkok (Thailand). 15. Thomas D. Landis(1985) Mineral nutrition as an index of seedling quality. Evaluating seedling quality: principles, procedures, and 16.Wang, - Y. T. (1995), “Phalaenopsis orchid light requirement during the indution of spiking”, HortScience: - -a-publilication-of-the AmericanSociety-for-Hortticultural-Science (USA): p. 59-61. II. Tài liệu Internet 17. Nguyên tắc sử dụng phân bón. phan-bon/ 18. Kỹ thuật đơn giản trồng hoa lan rừng. rung-2425566.html 19. Thần dược thạch hộc tía. 20. Thiên đường ngàn hoa. amabile-nuoi-thuan-dep.htm 21. Tình hình nghiên cứu cây lan.
- 47 . dendrobium-oncidium-o-viet-nam/
- PHỤ LỤC Phụ biểu 01. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng chồi của cây lan Kiều tím. Phân tích phương sai Anova Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance 0 4 4,18 1,045 0,4937 0 4 0,95 0,2375 0,064025 0 4 0,63 0,1575 0,034425 0 4 0,76 0,19 0,05313333 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 2,18045 3 0,7268 4,50541106 0,024485149 3,4903 Within Groups 1,93585 12 0,1613 Total 4,1163 15
- Phụ biểu 02. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng chiều cao chồi của cây lan Kiều tím. Phân tích phương sai SUMMARY Groups Count Sum Average Variance 0 4 65,82 16,455 211,823 0 4 4,56 1,14 1,82807 0 4 3,11 0,7775 1,34003 0 4 3,12 0,78 1,012 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 726,3 3 242,0999563 4,48327 0,0248 3,4903 Within Groups 648,01 12 54,00073125 Total 1374,3 15
- Phụ biểu 03. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng động thái ra rễ của cây lan Kiều tím. Phân tích phương sai SUMMARY Groups Count Sum Average Variance 0 4 15,08 3,77 1,291867 0 4 9,17 2,2925 0,840025 0 4 6,44 1,61 0,806733 0 4 2,65 0,6625 0,312825 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 20,525625 3 6,841875 8,417014 0,002787318 3,4902948 Within Groups 9,75435 12 0,812863 Total 30,279975 15
- Phụ biểu 04. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng chiều dài rễ của cây lan Kiều tím. Phân tích phương sai SUMMARY Groups Count Sum Average Variance 0 4 40,94 10,235 23,57457 0 4 24,86 6,215 9,990033 0 4 17,48 4,37 15,2738 0 4 5,88 1,47 1,451867 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 161,7129 3 53,9043 4,287454 0,028353879 3,4902948 Within Groups 150,8708 12 12,57257 Total 312,5837 15
- Phụ biểu 05. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng động thái ra lácủa cây lan Kiều tím. Phân tích phương sai SUMMARY Groups Count Sum Average Variance 0 4 10,81 2,7025 7,62363 0 4 1,14 0,285 0,09657 0 4 0,84 0,21 0,08547 0 4 0,89 0,2225 0,06816 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 18,217 3 6,0723 3,08481 0,068088 3,49029 Within Groups 23,6215 12 1,9685 Total 41,8384 15
- PHỤ LỤC ẢNH Hình 1: Chuẩn bị giống lan Kiều tím. Hình 2: Xử lý, phòng trừ nấm bệnh cho lan Kiều tím trước khi trồng.
- Hình 3: Đo chiều cao chồi lan Kiều tím. Hình 4: Rễ cây lan Kiều tím.