Khóa luận Nâng cao ý thức chấp hành quy tắc giao thông đường bộ trong luật giao thông đường bộ năm 2008 cho sinh viên lớp 1705LHOC trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nâng cao ý thức chấp hành quy tắc giao thông đường bộ trong luật giao thông đường bộ năm 2008 cho sinh viên lớp 1705LHOC trường Đại học Nội Vụ Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_nang_cao_y_thuc_chap_hanh_quy_tac_giao_thong_duong.pdf
Nội dung text: Khóa luận Nâng cao ý thức chấp hành quy tắc giao thông đường bộ trong luật giao thông đường bộ năm 2008 cho sinh viên lớp 1705LHOC trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu “Nâng cao ý thức chấp hành quy tắc giao thông đường bộ trong luật giao thông đường bộ năm 2008 cho sinh viên lớp 1705LHOC trường Đại học Nội vụ Hà Nội” nhóm chúng tôi đã nhận được sự quan tâm hướng dẫn của giảng viên giảng dạy học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học và sự hợp tác trong quá trình điều tra thu thập thông tin của tập thể lớp 1705LHOC. Nhóm chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc giảng viên Vũ Ngọc Hoa đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo chúng tôi hoàn thành đề tài này. Đồng thời chúng tôi gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên lớp 1705LHOC đã hợp tác góp phần tạo nên thông tin tin cậy cho đề tài. Nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2018. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Ngô Đức Nhật
- LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do chính chúng tôi nghiên cứu, không có sự sao chép từ bất kì nguồn tài liệu nào. Chúng tôi có tham khảo luật giao thông đường bộ, một số sách, một số công trình nghiên cứu khác, tất cả đều có nguồn gốc đáng tin cậy.
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 2.1: Mức độ nhận thức pháp luật về hệ thống báo hiệu đường bộ của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 15 Biểu đồ 2.2: Mức độ nhận thức pháp luật về tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 16 Biểu đồ 2.3: Mức độ chủ động tim hiểu pháp luật về hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 17 Biểu đồ 2.4: Cách xử lí tình huống: Khi di chuyển qua khu vực giao nhau đường sắt và đường bộ khi rào chắn kéo vào của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 21 Biểu đồ 2.5: Cách xử lí tình huống khi đang tham gia giao thông mà thấy người khác vi phạm của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 22 Biểu đồ 2.6: Cảm xúc của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội khi phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe 26 Biểu đồ 2.7: Mức độ tự giác chấp hành pháp luật về hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 27 Biểu đồ 2.8: Quan điểm về lợi ích khi chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 28 Bảng 2.1: Mức độ vi phạm pháp luật về hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 19 Bảng 2.2: Lí do vi phạm pháp luật về hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 24
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 4 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu. 5 6. Bố cục đề tài 5 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC CHẤP HÀNH QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NĂM 2008 6 1.1. Một số khái niệm cơ bản 6 1.1.1. Khái niệm ý thức 6 1.1.2. Khái niệm chấp hành 6 1.1.3. Luật giao thông đường bộ 6 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giưa các xe 7 1.2.1. Yếu tố khách quan 7 1.2.2. Yếu tố chủ quan 8 1.4. Những biểu hiện của việc chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe trong luật giao thông đường bộ 10 1.4.1. Về mặt nhận thức 10 1.4.2. Về mặt hành vi 12 TIỂU KẾT 14 Chương 2. THỰC TRẠNG Ý THỨC CHẤP HÀNH HỆ THỐNG BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ ,TỐC ĐỘ XE VÀ KHOẢNG CÁCH XE CỦA SINH VIÊN LỚP 1705LHOC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 15 2.1. Nhận thức về việc hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách xe của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 15 2.1.1. Nhận thức về hệ thống báo hiệu đường bộ 15
- 2.1.2. Nhận thức về tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe 16 2.2. Hành vi chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách xe của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 17 2.2.1. Chủ động tìm hiểu các quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ 17 2.2.2. Chấp hành các quy định của hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe 18 2.2.3. Thái độ khi chấp hành hệ thống báo hiệu báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe 26 2.2.4. Quan điểm về lợi ích khi chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách xe 28 TIỂU KẾT 29 Chương 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC CHẤP HÀNH HỆ THỐNG BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ, TỐC ĐỘ XE VÀ KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC XE CHO SINH VIÊN LỚP 1705LHOC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 30 3.1. Sinh viên chủ động tìm hiểu các quy định pháp luật về hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khảng cách xe 30 3.2. Tăng cường nguồn tư liệu, sách báo về quy tắc giao thông tại thư viên nhà trường 31 3.3. Đẩy mạnh giáo dục và tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe 31 3.4. Xử lí nghiêm các vi phạm về hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách xe của sinh viên 33 TIỂU KẾT 34 KẾT LUẬN 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 PHỤ LỤC 38
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ý thức chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe không phải là đề tài quá mới mẻ hay xa lạ đối với mọi người nói chung, sinh viên nói riêng. Tính cho tới thời điểm năm 2018 đã có rất nhiều công trình nghiên cứu thiết thực góp phần làm rõ và hiểu hơn về vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn chưa có bài nghiên cứu hay đề tài nghiên cứu cụ thể và chi tiết hóa về ý thức chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách của sinh viên lớp 1705LHOC trường Đại học Nội Vụ Hà Nội. Ngày nay, tình trạng giao thông đã và đang vượt quá mức báo động đỏ, được xếp vào loại thứ cao trong khu vực Đông Nam Á. Tai nạn ngày một xảy ra nhiều với số lượng người thương vong và thiệt hại về của cải vật chất ngày một gia tăng đột biến, trầm trọng. Khoảng 33 tỷ người đã thiệt mạng do tai nạn giao thông đường bộ đặc biệt hơn tỷ lệ thanh niên, sinh viên là phần lớn chiếm gần 20% dân số Việt Nam. Theo như ngân hàng phát triển Châu Á ước tính cứ mỗi năm xấp xỉ 11.000 người thiệt mạng và hàng chục nghìn người bị thương để lại nhiều hậu quả, hệ lụy cho gia đình, xã hội và chính bản thân bị gặp nạn về sau. Phần lớn những hậu quả đáng tiếc này xảy ra do chính ý thức người điều khiển và tham gia giao thông đường bộ. Khi mà trên các tuyến phố, con đường đã lắp đặt các hệ thống báo hiệu và có cảnh báo về tốc độ xe hay khoảng cách đi giữa các xe phần lớn không thèm quan tâm, chú ý tới. Nhất là thanh niên hay là sinh viên độ tuổi trẻ trung mới lớn thường có tư tưởng thích khẳng định, khoe cá tính bản thân thông qua việc vượt quá tốc độ quy định. Họ không có ý thức chấp hành thản nhiên, hiên ngang không thèm chấp hành các hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xa và những cảnh báo về khoảng cách giữa các xe nên để lại nhiều hậu quả đáng buồn. Nhận thấy được tầm quan 1
- trọng của các hệ thống báo hiệu trên đường khi tham gia giao thông, quy định về tốc độ xe và khoảng cách nhóm chúng tôi quyết định nghiên cứu chính đề tài này. Nhóm nghiên cứu sẽ đưa được ra những thực trạng và giải pháp nhằm góp ý, khắc phục ý thức sinh viên. Đặc biệt, sinh viên lớp luật chúng tôi và đề tài nghiên cứu mang tên “Nâng cao ý thức chấp hành quy tắc giao thông đường bộ trong luật giao thông đường bộ năm 2008 cho sinh viên lớp 1705LHOC trường Đại học Nội Vụ Hà Nội”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tính cho đến thời điểm năm 2018, đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến các vấn đề về giao thông đường bộ, các đề tài này thường nghiên cứu về ý thức chấp hành luật giao thông của sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng. Cụ thể như: Trần Thị Minh Đức (2003) [1] khi nghiên cứu Ý thức của sinh viên về việc chấp hành luật giao thông đường bộ đã đưa ra các phân tích về nguyên nhân, hiện trạng, cùng một số kiến nghị. Cụ thể tác giả đã đưa ra một số nhận định như phần lớn sinh viên ý thức được việc hiểu biết luật giao thông nhưng bên cạnh đó do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mà vẫn còn một bộ phận nhỏ sinh viên chưa ý thức được tầm quan trọng của việc hiểu biết luật giao thông. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nâng cao ý thức như thông qua truyền hình Ngô Thị Lệ Thủy (2010) [7] khi nghiên cứu hành vi tham gia giao thông của sinh viên Trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã chỉ ra rằng thực trạng của sinh viên trường Đã Nẵng có đến 98% các bạn nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ tuy nhiên cũng còn một số sinh viên vi phạm các quy định như sang đường không đúng nơi quy định, không chấp hành tín hiệu giao thông. 2
- Nguyễn Tuấn (2014) [8] với đề tài Thái độ chấp hành luật giao thông đường bộ khi đi mô tô, xe máy của sinh viên khoa kế toán kiểm toán và quản trị kinh doanh Trường Đại học tài chính marketting đã nghiên cứu kĩ hơn về thái độ, đưa ra nhận định về thái độ khi tham gia giao thông của sinh viên Trường Đại học tài chính marketting phần lớn có thái độ tích cực nhưng còn bộ phận không tích cực. Những sinh viên này thường xuyên vượt đèn đó, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và nghiêm trọng hơn là không chủ động tìm hiểu luật giao thông đường bộ. Nguyễn Thị Hạ (2014) [2] với bài báo Ý thức tham gia giao thông của học sinh - sinh viên hiện nay đã chỉ ra thực trạng đã chỉ ra gần 80% số người bị xử lý khi tham gia giao thông có độ t3uổi từ 16 đến 35, gần 80% sinh viên đi xe máy không có giấy phép lái xe, 95% sinh viên điều khiển xe sai kỹ thuật. Tác giả đưa ra một số giải pháp như các ngành chức năng cần thông tin tuyên truyền, vận động để giúp cho người dân hiểu rõ hơn về luật giao thông và tăng cường nghiêm chỉnh chấp hành luật. Đào Thu Phương (2015) [5] khi nghiên cứu đề tài Nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ cho sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội đã đưa ra các khái niệm về giao thông, luật giao thông đường bộ, sinh viên nêu lên thức trạng chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên đh nội vụ hà nội. Tác giả khẳng định ý thức chấp hành của sinh viên còn kém như đèo 3 đèo 4, không đội mũ bảo hiểm tác giả đưa ra 1 số kết quả khảo sát như có 64% sinh viên cho rằng rất cần biết luật nhưng cũng còn 3% cho rằng ko cần biết luật. Tác giả cũng đưa ra một số nguyên nhân khá cụ thể. Các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra được những lí luận thức tiễn về ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ, đưa ra được thực trạng của các vấn đề này. Tuy nhiên các đề nghiên cứu trên như chưa đề ra những giải pháp 3
- cụ thể cho từng đối tượng mà cụ thể ở đề tài này là sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Việc chấp hành quy tắc giao thông đường bộ trong luật giao thông đường bộ năm 2008 của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về việc chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách xe trong quy tắc giao thông đường bộ thuộc Luật giao thông đường bộ của sinh viên lớp 1705LHOC. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Việc nghiên cứu đề tài này giúp mọi người nhận thức được thực trạng của việc chấp hành quy tắc giao thông đường bộ trong luật giao thông đường bộ mà cụ thể là về việc chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe của sinh viên lớp 1705LHOC. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Nhiệm vụ: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về ý thức chấp hành quy tắc giao thông đường bộ trong luật Giao thông đường bộ 2008. Thực trạng chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe của sinh viên lớp 1705LHOC tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe cho sinh viên lớp 1705LHOC tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 4
- 5. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp phân tích lý thuyết: Phân tích thông tin thu thập được về ý thức chấp hành quy tắc giao thông đường bộ của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Phương pháp tổng thuật: Tổng hợp các ý trong luật giao thông đường bộ và các công trình nghiên cứu liên quan để xây dựng luận cứu khoa học cho đề tài. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phát 58 phiếu điều tra sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội để làm rõ thực trạng chấp hành quy tắc giao thông đường bộ trong luật giao thông đường bộ của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 6. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về việc chấp hành quy tắc giao thông đường bộ trong luật giao thông đường bộ năm 2008. Chương 2: Thực trạng ý thức chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe cho sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 5
- Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC CHẤP HÀNH QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NĂM 2008 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm ý thức Ý thức là hình thức phản ánh tâm lí cao nhất chỉ có ở con người, là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu được trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan.[9,56] 1.1.2. Khái niệm chấp hành Chấp hành là làm theo điều tổ chức định ra[4, 160] Chấp hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lí của mình bằng hành động tích cực. [6,183] 1.1.3. Luật giao thông đường bộ Luật giao thông đường bộ là hệ thống các qui tắc xử sự do Nhà Nước đưa ra cho mọi người, phương tiện trong quá trình tham gia hoạt động và sử dụng các công trình giao thông đường bộ và giao thông đô thị nhằm đảm bảo về sức khỏe, tính mạng về người và của. [3] Nói một cách khái quát luật Giao thông đường bộ là chuẩn mực pháp luật thuộc phạm trù chuẩn mực xã hội, là văn bản pháp luật có giá trị pháp lí cao, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho công tác đảm bảo an toàn giao thông nước ta. Luật giao thông đường bộ năm 2008 của Việt Nam được ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2008 bởi Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phạm vi điều chỉnh của Luật giao thông đường bộ là quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và 6
- người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ [3]. Đối tượng áp dụng của Luật giao thông đường bộ: áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [3]. Như vậy, sinh viên nói chung và sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng cũng là đối tượng áp dụng của Luật giao thông đường bộ. Theo nhóm chúng tôi, quy tắc giao thông đường bộ là tổng thể các quy định về giao thông đường bộ mà mọi người phải tuân theo. Cụ thể đề tài này nghiên cứu liên quan đến hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn. Tốc độ xe 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giưa các xe 1.2.1. Yếu tố khách quan Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc chấp hành luật giao thông đường bộ chủ yếu như sau: Những yếu tố môi trường tự nhiên như: thời tiết, bão lũ, ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường, nguồn nước; yếu tố môi trường xã hội như: mặt trái của nền kinh tế thị trường; phong tục tập quán, thói quen, tâm lý đám đông đã ảnh hưởng gián tiếp đến tâm lý, văn hóa giao thông của người tham gia giao thông, văn hóa của nhà quản lý, hoạch định giao thông. Hệ thống giao thông nước ta đang còn tồn tại nhiều bất cập, hạ tầng lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa tương xứng với tốc độ phát triển của dân số và phương tiện, chưa đáp ứng kịp yêu cầu của cuộc sống và tốc độ đô thị hoá của 7
- đất nước. Phần lớn các tuyến đường bộ còn chật hẹp, chưa bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật, dòng phương tiện lưu thông trên đường là dòng hỗn hợp (xe cơ giới, xe thô sơ, người đi bộ) có tốc độ khác nhau nên thường gây ra các xung đột ở các giao cắt. Chất lượng mặt đường, ngoại trừ số tuyến vừa được nâng cấp là tốt, còn nhiều tuyến chưa bảo đảm, đặc biệt ở khu vực ngoại thành. Tình trạng lấn chiếm hành lang bảo vệ an toàn giao thông còn tương đối phổ biến. Công tác quy hoạch, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông còn hạn chế so với sự gia tăng của phương tiện giao thông, tình trạng đào đường thường xuyên xảy ra, đặc biệt là các thành phố lớn gây nên tắc nghẽn giao thông, ùn tắc giao thông rất nghiêm trọng, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Nhiều cơ quan, tổ chức cũng như cá nhân vẫn còn sử dụng phương tiện giao thông cũ nát, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tham gia giao thông, nhất là ở các khu đô thị, thành phố, thị xã. 1.2.2. Yếu tố chủ quan Yếu tố học tập: Học tập đóng vai trò quan trọng trong việc nhận thức hay có những tri thức khoa học đúng đắn, từ đó xây dựng được sự hiểu biết về một vấn đề khoa học và đưa những sự hiểu biết ấy vào phục vụ bản thân, phục vụ cộng đồng trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Có nhiều cách học tập như: học ở trường lớp, nơi công cộng hay học tập từ người khác và biến nó thành của mình. Yếu tố này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến ý thức chấp hành Luật an toàn giao thông đường bộ của sinh viên. Nếu được học tập một cách đúng đắn, khoa học những tri thức về Luật an toàn giao thông 8
- đường bộ thì bản thân sinh viên đó sẽ có những biểu hiện tích cực trong ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ và ngược lại. Yếu tố giới tính: Vai trò kết hợp của giới tính với một số vẫn đề xã hội cũng ảnh hưởng đến việc chấp hành Luật giao thông đường bộ, như nam giới có tỉ lệ cao hơn nữ giới trong việc tiêu thụ rượu bia, ma túy hay các chất kích thích khác khi tham gia giao thông, việc đó cũng ảnh hưởng đến hành vi của họ khi tham gia giao thông. Hay yếu tố mạnh mẽ hơn của nam giới khiến họ có thể chấp nhận những tổn thương hay những hành vi dễ gây hại cho sức khỏe của họ để thế hiện được sự nam tính trước người khác nói chung và trong việc chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ nói riêng. Từ đó khiến cho yếu tố giới tính quyết định một phần không nhỏ trong ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của con người. Cơ chế bắt chước: Bắt chước là hành vi mô phỏng, tái tạo, lặp lại các hành động, hành vi, tâm trạng, cách thức suy nghĩ, ứng xử của một người hay một nhóm người nào đó. Yếu tố này cũng tác động không nhỏ đến ý thức chấp hành luật an toàn giao thông. Khi một hay một nhóm người nào đó có hành vi bắt chước vi phạm của người khác mà không màng đến hậu quả, họ có thể vô tình tao ra những hệ lụy nghiêm trọng trong việc chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ, từ đó gây ảnh hưởng đến bản thân và người khác. Đặc biệt là khi có sự tác động từ “hiệu ứng đám đông” hay hiệu ứng “mạng xã hội” thì càng làm cho cơ chế bắt chước trở nên phổ biến. Cơ chế lây lan: là hiện tượng khi một hay một vài cá nhân ở trong một nhóm xã hội nhất định bị tác động bởi các tình cảm, cảm xúc, hành vi của người khác, từ đó dẫn đến việc điều chỉnh tình cảm, cảm xúc và hành vi của bản thân theo chiều hướng giống những người gây tác động lên họ. Chẳng hạn ở trong một nhóm xã hội, nhiều người có thái độ phản ánh, lên án một 9
- hành vi cụ thể nào đó thì có thể lây lan cảm xúc sang người khác và khiến họ cũng có thái độ như vậy. 1.3. Tầm quan trọng của việc chấp hành Luật giao thông đường bộ Việc chấp hành Luật giao thông đường bộ nói chung và chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe nói riêng có ý vai trò rất quan trọng. Việc chấp hành sẽ làm giảm thiểu tình trạng tai nạn giao giông, giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn giao thông giảm thiểu thiệt thại về người và của cải vật chất, đảm bảo sức khỏe tính mạng của chính bản thân và những người xung quanh. Việc chấp hành luật giao thông đường bộ còn giúp rèn luyền ý thức của bản thân, từ đó nâng cao văn hóa bản thân góp phần chung vào nâng cao văn hóa tham gia giao thông của toàn xã hội. Khi văn hóa tham gia giao thông được nâng cao sẽ cải thiện hình ảnh giao thông của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. 1.4. Những biểu hiện của việc chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe trong luật giao thông đường bộ 1.4.1. Về mặt nhận thức Nhận thức là quá trình tìm hiểu, học hỏi, ghi nhớ kiến thức về các quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ , chấp hành hệ thống báo hiệu, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe. Cụ thể, người tham gia giao thông phải hiểu và nhớ được những qui định cơ bản sau: Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định: 10
- Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại; Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi; Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau: Tín hiệu xanh là được đi; Tín hiệu đỏ là cấm đi; Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau: Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra; Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành; 11
- Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết; Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại. Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường. Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo. [3] 1.4.2. Về mặt hành vi Hành vi là sự biểu hiện ra bên ngoài thái độ của cá nhân với đối tượng, thông qua hành vi mà chúng ta đoán biết được đối tượng. Vì vậy thông qua những biểu hiện hành vi của khi tham gia giao thông chúng ta có thể nhận biết được thái độ của họ khi tham gia giao thông. Trước những nhận thức về luật lệ giao thông như vậy thì họ thể hiện qua hành vi như thế nào? Một số hành vi chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe là: Chủ động tìm hiểu các qui định về hệ thống báo hiệu giao thông, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe 12
- Không vi phạm các quy định của hệ thống báo hiệu đường bộ, không vi phạm tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe Có thái độ tích cực khi tham gia giao thông, không được thực thiện một cách chống đối. Hiểu được lợi ích từ đó chủ động chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe. 13
- TIỂU KẾT Hiện nay, an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được toàn xã hội quan tâm. Đặc biệt ý thức chấp hành giao thông đường bộ, chủ yếu là hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ đang có chiều hướng đi xuống. Qua đó, chương 1 trên cơ sở tìm hiểu về các khái niệm liên quan và khái quát luật giao thông đường bộ, đặc biệt hệ thống báo hiệu đường bộ; đồng thời, từ đó chỉ ra các yếu tố tác động đến nhận thức và hành vi khi tham gia giao thông của mỗi người nhằm đưa ra những hiểu biết cơ bản giúp mọi người hiểu được tầm quan trọng của việc chấp hành luật giao thông đường bộ. Trên cơ sở lý luận chung, chương này là nền tảng để đưa ra đánh giá, nhận xét đúng về thực trạng ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ, cụ thể việc chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ của sinh viên nói chung và sinh viên lớp luật 17C trường Đại học Nôị vụ Hà Nội nói riêng. Để qua đó đưa ra giải pháp cụ thể phù hợp nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông cho mỗi sinh viên. Nâng việc chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông không chỉ là việc phải chấp hành mà hãy biến thành thói quen của mỗi người. 14
- Chương 2 THỰC TRẠNG Ý THỨC CHẤP HÀNH HỆ THỐNG BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ ,TỐC ĐỘ XE VÀ KHOẢNG CÁCH XE CỦA SINH VIÊN LỚP 1705LHOC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 2.1. Nhận thức về việc hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách xe của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 2.1.1. Nhận thức về hệ thống báo hiệu đường bộ 100% 90% 80% 47,4 42,2 53,1 70% 57,8 57,8 57,8 55,6 60% 50% 40% 30% 52,6 57,8 46,9 20% 42,2 42,2 42,2 44,4 10% 0% Hiệu lệnh Tín hiệu Biển báo Vạch kẻ Cọc tiêu Rào chắn Trung bình của người đèn giao hiệu giao đường điều kiển thông thông giao thông Trả lời đúng Trả lời sai Biểu đồ 2.1: Mức độ nhận thức pháp luật về hệ thống báo hiệu đường bộ của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Kết quả khảo sát cho thấy, trong 45 phiếu hợp lệ thì số sinh viên biết các qui định pháp luật về hệ thống báo hiệu đường bộ không cao. Cụ thể, về hiệu lệnh cùa người điều kiển giao thông số sinh viên trả lời đúng các câu hỏi chỉ 52.6%; số sinh viên hiểu các quy định về cọc tiêu là 57.8%; của rào chắn là 44.4%. Đặc biệt, số sinh viên trả lời đúng các câu hỏi về Tín hiệu đèn giao 15
- thông, biển báo hiệu giao thông và vạch kẻ đường chỉ là 42.2%. Số liệu thống kê từ khảo sát cho thấy rằng khoảng một nửa sinh viên của lớp 1705LHOC không biết các qui định pháp luật về hệ thống báo hiệu đường bộ. Việc sinh viên không biết các qui định pháp luật về hệ thống báo hiệu đường bộ sẽ gây nhiều hệ quả nghiêm trọng như không chấp hành hiệu lệnh của người điều kiển giao thông; tín hiệu giao thông; biển báo hiệu giao thông 2.1.2. Nhận thức về tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe 100% 90% 80% 70% 66,7 73,3 70.0 60% 50% 40% 30% 20% 33,3 26,7 30 10% 0% Tốc độ xe Khoảng cách Trung bình giữa các xe Trả lời sai 66,7 73,3 70 Trả lời đúng 33,3 26,7 30 Biểu đồ 2.2: Mức độ nhận thức pháp luật về tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Theo số liệu thống kê từ cuộc khảo sát được biểu thị qua biểu đồ 2.2 thu được kết quả như sau: số lượng sinh viên lớp 1705LHOC trả lời đúng các câu hỏi về tốc độ xe chỉ là 33.3%; thấp hơn nữa, tỉ lệ sinh viên trả lời đúng các câu hỏi đánh giá nhận thức về khoảng cách giữa các xe chỉ là 26.7%. Số lượng sinh viên không hiểu biết các quy định về tốc độ xe và khoảng cách 16
- giữa các xe gấp gần 3 lần số sinh viên hiểu biết về các quy định. Điều này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng như sinh viên chạy quá tốc độ cho phép, không làm chủ tốc độ, chạy xe không đảm bảo khoảng cách an toàn. Từ đó có thể gây ra tai nạn giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và tài sản của sinh viên khi tham gia giao thông. 2.2. Hành vi chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách xe của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 2.2.1. Chủ động tìm hiểu các quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ 40% Có chủ động Không chủ động 60% Biểu đồ 2.3: Mức độ chủ động tim hiểu pháp luật về hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Theo điều tra cho thấy 60 % sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội chủ động tìm hiểu pháp luật về hệ thống báo hiệu giao thông, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe, Tỉ lệ này khá tương đồng với tỉ lệ số sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cho rằng “Cần phải biết luật giao 17
- thông lĩnh vực đường bộ” trong đề tài: “Nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” của tác giả Đào Thu Hương. Tỉ lệ sinh viên không chủ động tìm hiểu pháp luật về hệ thống báo hiệu giao thông, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe chiếm số lượng khá lớn (khoảng 40.0%). Điều này cho thấy vẫn còn một số lượng lớn sinh viên lớp 1705LHOC ý thức còn chưa cao trong việc chủ động tìm hiểu pháp luật mà cụ thể là luật giao thông đường bộ. Việc không chủ động tìm hiểu pháp luật chính là nguyên nhân kiến sinh viên không nhận thức rõ về các qui định pháp luật về hệ thống hệ thống báo hiệu đường bộ , tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe trong luật giao thông đường bộ. 2.2.2. Chấp hành các quy định của hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe 2.2.2.1. Mức độ vi phạm vi phạm pháp luật về hệ thống báo hiệu giao thông, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 18
- Đơn vị: % Chưa Hiếm Thỉnh Thường Chưa bao bao giờ khi vi thoảng xuyên vi giờ chấp vi phạm phạm vi phạm phạm hành Hiệu lệnh của người 83.7 11.6 4.7 0.0 0.0 điều kiển giao thông Tín hiệu đèn giao 47.6 28.6 14.3 9.5 0.0 thông Biển báo hiệu giao 61.7 23.4 12.8 2.1 0.0 thông Vạch kẻ đường 60 20 15.6 4.4 0.0 Cọc tiêu 86.4 11.4 2.2 0.0 0.0 Rào chắn 80.4 17.4 2.2 0.0 0.0 Tốc độ xe 60.4 16.7 14.6 8.3 0.0 Khoảng cách giữa các 63.6 22.7 4.6 9.1 0.0 xe Trung bình 62.9 19.0 8.9 4.2 0.0 Bảng 2.1: Mức độ vi phạm pháp luật về hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Theo khảo sát cho thấy, khoảng 62.9% sinh viên lớp 1705LHOC cho rằng mình “Chưa bao giờ vi phạm” các qui định về hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách xe; 19.0% cho rằng mình “hiếm khi vi phạm”; 8.9% cho rằng mình “thỉnh thoảng vi phạm” và 4.2% sinh viên cho rằng mình “thường xuyên vi phạm”. Cụ thể như sau: 19
- Về hiệu lệnh của người điều kiển giao thông: Kết quả khảo sát thu về khá khả quan khi khoảng 83,7% sinh viên “Chưa bao giờ vi phạm”; 11.6% sinh viên “hiếm khi vi phạm”; 4.7% sinh viên “Thỉnh thoảng vi phạm”. Như vậy, số sinh viên “chưa bao giờ vi phạm” gấp hơn 5 lần số sinh viên đã từng không chấp hành hiệu lệnh của người điều kiển giao thông. Không có sinh viên nào “thường xuyên vi phạm” và “chưa bao giờ chấp hành” hiệu lệnh của người điều kiển giao thông. Về tín hiệu đèn giao thông: Các quy định pháp luật về tín hiệu đèn giao thông bị sinh viên lớp 1705LHOC vi phạm nhiều nhất trong hệ thống báo hiệu đường bộ. Số sinh viên “Chưa bao giờ vi phạm” chỉ chiếm 47.6%, con số này là con số đáng báo động khi hơn một nửa lớp 1705LHOC đã từng vi phạm tìn hiệu đèn giao thông. Cụ thể: 28.6% sinh viên cho rằng mình “hiếm khi vi phạm”; 14.3% cho rằng mình “thường xuyên vi phạm” và đặc biệt còn tận 9.5% sinh viên “thường xuyên vi phạm”. Về biển báo hiệu giao thông: Số sinh viên “chưa bao giờ vi phạm” chỉ khoảng 61.7%; số sinh viên “hiếm khi vi phạm” chiếm 23.4%; số sinh viên “thỉnh thoảng vi phạm” chiếm 12.8% và vẫn còn khoảng 2.1% sinh viên “thường xuyên vi phạm”. Về vạch kẻ đường: Tỉ lệ sinh viên đã từng không chấp hành các quy định của vạch kẻ đường cao thứ 2 trong hệ thống báo hiệu đường bộ khi chỉ có khoảng 60% số sinh viên “chưa bao giờ vi phạm”; 20% sinh viên cho rằng mình “hiếm khi vi phạm”, 15.6% sinh viên “thỉnh thoảng vi phạm” và vẫn còn 4.4% số sinh viên “thường xuyên vi phạm”. Về rào chắn và cọc tiêu: Kết quả của cuộc kháo sát cho thấy tỉ lệ sinh viên lớp 1705LHOC chấp hành các quy định về rào chắn và cọc tiêu khá tương đồng. Số sinh viên “chưa bao giờ vi phạm” các quy định về rào chắn và 20
- cọc tiêu lần lượt là 80.4% và 86.4%. Nhưng số sinh viên “thỉnh thoảng vi phạm” vẫn còn 2.2%. Về tốc độ xe: Số sinh viên “chưa bao giờ vi phạm” chỉ khoảng 60.4%; số sinh viên “hiếm khi vi phạm” chiếm 16.7%; số sinh viên “thỉnh thoảng vi phạm” chiếm 14.6% và vẫn còn khoảng 8.3% sinh viên “thường xuyên vi phạm”. Tức là số sinh viên đã từng vi phạm chiếm đến khoảng gần 40% mức này tương đồng với tỉ lệ 40% đến 50% “người tham gia giao thông chạy quá tốc độ” theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới. Về khoảng cách giữa các xe: Số sinh viên “chưa bao giờ vi phạm” chỉ khoảng 63.6%; số sinh viên “hiếm khi vi phạm” chiếm 22.7%; số sinh viên “thỉnh thoảng vi phạm” chiếm 4.6% và cá biệt còn khoảng 9.1% sinh viên “thường xuyên vi phạm”. Cố tình vượt qua Dừng xe đợi tín hiệu được đi Yêu cầu người gác cho đi qua Quay xe đi đường khác Ý kiến khác hoặc không trả lời 2% 11% 7% 9% 71% Biểu đồ 2.4: Cách xử lí tình huống: Khi di chuyển qua khu vực giao nhau đường sắt và đường bộ khi rào chắn kéo vào của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 21
- Với tình huống cho trước “Khi di chuyển qua khu vực giao nhau đường sắt và đường bộ, trong trường hợp tàu đang chuẩn bị di chuyển qua, rào chắn đang kéo vào và bạn đang có việc gấp. Bạn xử lý như thế nào?” cách xử lí của sinh viên lớp 1705LHOC bộc lộ nhiều bất cập. Khi chỉ có khoảng 71% sinh viên được hỏi sẽ “Dừng xe đợi tín hiệu được đi”. Nhưng với 9% số sinh viên được hỏi “Yêu cầu người gác cho qua” và 7% sinh viên “cố tình vượt qua” có thể coi là hành vi uy hiếp an toàn đường sắt; 11% số sinh viên được hỏi sẽ “quay đầu đi hướng khác” hành vi này có thể gây rối loạn giao thông, tắc đường và dễ gây ra tai nạn giao thông. Trực tiếp ngăn cản 2% 2% 5% 7% Nhắc nhở 9% Mặc kệ, coi như không thấy Báo cơ quan chức năng 44% Chửi họ 31% Vượt cùng Không có thời gian để ý Biểu đồ 2.5: Cách xử lí tình huống khi đang tham gia giao thông mà thấy người khác vi phạm của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Với tình huống cho trước “Khi tham gia giao thông trên đoạn đường cấm có rào chắn và bạn nhìn thấy có người cố tình kéo rào chắn để đi. Bạn sẽ xử lí tình huống như thế nào. Vì sao?” Sinh viên lớp 1705LHOC có nhiều cách trả lời khác nhau nhưng đều chung một vài cách xử lí. Cụ thể, 44% sinh viên sẽ 22
- nhắc nhở, khuyên nhủ người đang cố tình vi phạm, 7% sinh viên sẽ trực tiếp ra ngăn cản, 9% sẽ báo cơ quan chức năng. Những sinh viên này có ý thức muốn giải quyết vấn đề sao cho đảm bảo an toàn cho người có ý định vi phạm cũng chính là bảo vệ bản thân. Nhưng có khoảng 31% kệ coi như không thấy, 5% cho rằng mình không có thời gian để để ý, 2 % sinh viên sẽ vượt cùng và 2% sinh viên sẽ chửi người có ý định vi phạm. Việc vượt cùng hoặc chửi người có ý định vi phạm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bản thân, việc kệ coi như không thấy hay cho rằng không có thời gian để để ý là hành động vô cảm đáng lên án mà có thể chính sự vô cảm đó có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của sinh viên Tóm lại, số sinh viên lớp 1705LHOC có vi phạm các quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách xe vẫn còn khá lớn. Điều này minh chứng, phản ánh lại thực trạng nhận thức luật của sinh viên lớp. 2.2.2.2. Nguyên nhân vi phạm vi phạm pháp luật về hệ thống báo hiệu giao thông, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 23
- Đơn vị: % Do Do không Cảm thấy Luật chưa quá thấy hệ không cần đúng nên vội thống báo thiết phải không chấp hiệu chấp hành hành Hiệu lệnh của người điều 70.8 12.5 12.5 4.2 kiển giao thông Tín hiệu đèn giao thông 65.5 20.7 13.8 0.0 Biển báo hiệu giao thông 51.9 33.3 11.1 3.7 Vạch kẻ đường 47.8 17.4 17.4 17.4 Cọc tiêu 58.8 11.8 23.5 5.9 Rào chắn 55.0 40 0.0 5.0 Tốc độ xe 65.4 23.1 11.5 0.0 Khoảng cách giữa các xe 48.0 20.0 28.0 4.0 Bảng 1.2: Lí do vi phạm pháp luật về hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Qua khảo sát thực tế thống kê cho thấy có nhiều lí do sinh viên lớp 1705LHOC tham gia giao thông vi phạm hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách xe. Trong đó, với hiệu lệnh của người điều khiển giao thông: Sinh viên vi phạm là do quá vội chiếm 70,8% Sinh viên không thấy hiệu lệnh của người điều khiển giao thông 65,5% Đặc biệt việc sinh viên cho rằng không cần thiết phải chấp hành chiếm 12,5%. 24
- Ở trường hợp này, có 4,2% sinh viên phản ánh luật còn sai nên không chấp hành. Với đèn tín hiệu giao thông. Thì việc chấp hành tín hiệu giao thông của sinh viên đặc biệt là đèn giao thông còn tương đối kém: Do quá vội đến 65,5% sinh viên cố tình vi phạm. Không thấy tín hiệu của đèn giao thông: 20,7%. Không cần thiết phải chấp hành: 13,8% Đây là 2 hệ thống báo đường mà sinh viên phải gặp thường xuyên, cho thấy rằng việc sinh viên chưa thật sự quan tâm đến những hậu quả nghiêm trọng khi cố tình vi phạm trong lúc quá vội. Đồng thời có điều đáng buồn là sinh viên cho rằng việc chấp hành các tín hiệu giao thông đó là không cần thiết chiếm 1/5 tổng số sinh viên. Vậy thì đối với các quy định về cọc tiêu, rào chắn , thì mức độ vi phạm sẽ tương đối cao ví dụ với rào chắn chỉ vì từ “vội” mà 55% sinh viên vi phạm, và với cọc tiêu thì lên tới 23,5% sinh viên cho rằng đó là điều không cần phải chấp hành. Tiếp theo đó, về chấp hành tốc độ xe, có 65,4% sinh viên vi phạm vì quá vội. Khoảng cách các xe sinh viên vi phạm chiếm 48%, nhưng tỷ lệ sinh viên thấy không cần chấp hành lên đến 28%. Ta thấy rằng lí do “Quá vội” chiếm tỉ lệ lớn nhất, đây là lí do suất phát từ suy nghĩ của mỗi sinh viên và không thể chấp nhận. Vì việc không chấp hành các hệ thống báo hiệu đường bộ hay chạy quá tốc độ sẽ gây rối loạn giao thông dẫn đến tắc đường kiến thời gian lưu thông càng tăng lên, hơn nữa việc không chấp hành cực kì nguy hiểm uy hiếp trực tiếp đến sức khỏe của sinh viên và những người xung quanh khi tham gia giao thông. 25
- 2.2.3. Thái độ khi chấp hành hệ thống báo hiệu báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe 2% 2% 9% Cảm thấy bình thường 7% Cảm thấy khó chịu Thấy tốn thời gian Thấy an tâm Thấy vui vẻ 80% Biểu đồ 2.6: Cảm xúc của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội khi phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe. Cảm xúc – tình cảm đóng vai trò như động cơ của hoạt động. Đối với việc chấp hành luật lệ giao thông thì nó được biểu hiện thông qua qua việc họ thể hiện cảm xúc ra sao và mức độ nào đối với việc chấp hành luật. Tức là phải chấp hành luật với tính tự giác, vui vẻ Khi được hỏi về cảm xúc khi phải chấp hành chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách xe thì 80% sinh viên cho rằng mình “cảm thấy bình thường”, 9% sinh viên “cảm thấy an tâm” và 2% sinh viên “cảm thấy vui vẻ”. Bên cạnh đó vẫn còn 7% sinh viên “cảm thấy khó chịu” và 2% sinh viên “cảm thấy tốn thời gian” khi phải chấp hành. Việc cảm thấy tốn thời gian hay cảm thấy khó chịu chính là không muốn chấp hành các quy 26
- định, nhưng để việc chấp hành một cách bền vững và có hiệu quả cao thì ngay cả trong suy nghĩ đã không được “cảm thấy khó chịu”. Tự giác chấp hành. Không cần nhắc nhở, giám sát 11% Chỉ chấp hành khi đa số 29% những người cùng tham 60% gia giao thông xung quanh chấp hành Chỉ chấp hành khi có sự giám sát của lực lượng chức năng và các phương tiện giám sát khác (camera) Biểu đồ 2.7: Mức độ tự giác chấp hành pháp luật về hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Theo thống kê cho thấy, sinh viên lớp 1705LHOC có đến 60% “tự giác chấp hành, không cần nhắc nhở giám sát” các quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe. Tức là còn 40% số sinh viên không tự giác chấp hành trong đó có 29% sinh viên “chỉ chấp hành khi đa số những người cùng tham gia giao thông chấp hành” và 11% sinh viên “chỉ chấp hành khi có sự giám sát cùa lực lượng chức năng và phương tiện giám sát khác”. 40% sinh viên này chấp hành một cách chống đối để không bị phạt, để không bị khiển trách của nhà trường. Tất nhiên những sinh viên này sẽ vẫn vi phạm các quy định khi có thể. Đây là hành vi gian dối đáng lên án và cần tìm ra biện pháp để chấp dứt càng nhanh càng tốt. 27
- 2.2.4. Quan điểm về lợi ích khi chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách xe An toàn cho tính mạng An toàn cho tài sản Giảm thiểu tai nạn giao thông Không đem lại lợi ích gì 4% 13% 7% 76% Biểu đồ 2.8: Quan điểm về lợi ích khi chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Trong 45 phiếu khảo sát hợp lệ, 76% ý kiến cho rằng việc chấp hành sẽ đem lại sự “an toàn cho tính mạng”, 7% cho rằng việc chấp hành giúp “an toàn cho tài sản”, 13% cho rằng lợi ích của việc chấp hành là “giảm thiểu tai nạn giao thông”. Những quan điểm trên đều đúng chứng tỏ phần lớn sinh viên lớp 1705LHOC đã ý thức được phần nào lợi ích của việc chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe. Nhưng vẫn còn 4% sinh viên cho rằng việc chấp hành “không đem lại lợi ích gì” Việc những sinh viên không hiểu được lợi ích của việc chấp hành sẽ dẫn đến việc những sinh viên đó không chấp hành các quy định pháp luật về giao thông. 28
- TIỂU KẾT Nhìn chung, phần lớn sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội chưa có nhận thức đúng, hiểu biết về các quy định của hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách xe. Vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên có hành vi vi phạm các quy định khi tham gia giao thông với lí do chủ quan như “quá vội” Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận sinh viên của lớp không chủ động tìm hiểu pháp luật về giao thông đường bộ mặc dù họ tham gia giao thông hàng ngày. Đặc biệt có những sinh viên chấp hành một cách chống đối để không bị phát, vẫn còn những sinh viên không nhận thức được những lợi ích của việc chấp hành các quy định khi tham gia giao thông. Thực trạng này dẫn đến việc sinh viên lớp 1705LHOC dễ gặp các rủi ro pháp lí hay nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe khi lỡ xảy ra va chạm. Vì vậy, cấp thiết cần đề ra những giải pháp thiết thực để cải thiện tình hình trên. 29
- Chương 3 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC CHẤP HÀNH HỆ THỐNG BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ, TỐC ĐỘ XE VÀ KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC XE CHO SINH VIÊN LỚP 1705LHOC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 3.1. Sinh viên chủ động tìm hiểu các quy định pháp luật về hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khảng cách xe Theo như sự khảo sát của chúng tôi trên 58 bạn sinh viên lớp 1705LHOC thuộc trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, phần lớn các bạn sinh viên khi tham gia giao thông chưa tìm hiểu kĩ về luật. Một số bạn khi tham gia giao thông còn chưa có bằng lái xe, không đội mũ bảo hiểm các bạn đang vô tình thiếu trách nhiệm với bản thân mình cũng như xã hội. Dựa trên thực tế đó, sau đây chúng tôi có đưa ra một vài giải pháp giúp các bạn sinh viên chủ động hơn trong việc tham gia giao thông an toàn. Cụ thể chúng ta sẽ tìm hiểu về hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách xe. Sinh viên lớp cần chủ động tiếp cận với những nguồn cung cấp thông tin về các quy định pháp luật về hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách xe. Các nguồn thông tin đó là: Qua các bản tin thời sự, qua các buổi tuyên truyền, qua thư viện trường Sinh viên lớp nên tạo một câu lạc về an toàn giao thông. Ở đó, các bạn sinh viên trò chuyện với nhau về các quy định pháp luật về giao thông đường bộ, các cách phòng chánh tai nạn khi tham gia giao thông. Với việc sinh viên lớp thảo luận với nhau sẽ dễ tiếp thu hơn là ngồi nghe xuông như “đàn gảy tai trâu”. Câu lạc bộ này cũng sẽ có những chuyến đi thăm các nạn nhân bị tai nạn giao thông ở các bệnh viên. Để có thể một phần giúp đỡ họ đồng thời giúp sinh viên trong lớp thấy được hậu quả của sự thiếu hiểu về luật an toàn giao thông mang lại. 30
- Sinh viên lớp cũng phải thường xuyên tận dụng các cuộc thi, các bài kiểm tra về giao thông đường bộ trên Internet để tự kiểm tra kiến thức của mình. 3.2. Tăng cường nguồn tư liệu, sách báo về quy tắc giao thông tại thư viên nhà trường Thư viện đóng vai trò hết sức quan trọng trong cung cấp thông tin để giúp đỡ cho học sinh, sinh viên trong việc tự học, tự nghiên cứu. Nên việc tăng cường tư liệu, sách báo về ý thức chấp hành giao thông trong thư viện nhà trường là điều thực sự cần thiết và hữu ích. Điều đó có thể giúp ích rất nhiều cho sinh viên trong việc nghiên cứu, bổ sung kiến thức về ý thức chấp hành luật giao thông trong môi trường trường lớp, từ đó dễ áp dụng vào việc tham gia giao thông hằng ngày, cũng như có được kiến thức để tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè, cộng đồng nâng cao ý thức chấp hành giao thông, góp phần xây dựng một nền giao thông ổn định hơn. Để tăng cường nguồn tư liệu, sách báo về quy tắc giao thông cho thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cần sự chung tay của cả từ phía nhà trường và từ phía học sinh, sinh viên. Nhà trường nên trích ra một phần kinh phí hàng năm để mua các tư liệu sách báo mới. Nhà trường cũng nên mở các cuộc vận động khuyên góp, tặng sách báo, tư liệu về quy tắc giao thông cho thư viện. Từ đó, tích cực tuyên truyền để sinh viên hưởng ứng đóng góp thêm sách báo, tư liệu cho thư viện. 3.3. Đẩy mạnh giáo dục và tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe Tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách xe là đưa ra các thông tin (về quy định của luật giao thông đường bộ, tác hại của việc không chấp hành luật, lợi ích của việc chấp hành) với mục đích đẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của sinh viên 31
- lớp 1705LHOC theo chiều hướng tích cực trong việc chấp hành các quy định giao thông. Để tuyên truyền có hiệu quả cho sinh viên lớp 1705LHOC chúng ta cần xác định cụ thể kế hoạch tuyên truyền. Cụ thể nội dung tuyên truyền tới các thành viên lớp luật 1705LHOC là về các quy định việc chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách xe, tác hại của việc không chấp hành, lợi ích của việc chấp hành. Hình thức tuyên truyền gồm: Thứ nhất, tổ chức phát tờ rơi, trong đó tờ rơi có thể gồm những hình ảnh, về biển báo giao thông, tín hiệu đèn giao thông để giúp sinh viên lớp nâng cao kiến thức, những câu cổ động như: “Nhanh một phút chậm cả đời”, “Không uống rượu bia khi tham gia giao thông”, những hình ảnh về các vụ tai nạn giao thông để đánh vào thái độ của sinh viên. Thứ hai, tổ chức một buổi sinh hoạt tập thể như tạo một cuộc trò chơi hay đố vui giữa các nhóm để sinh viên nhận thức được việc chấp hành hệ thống báo hiện đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách là hoàn toàn đúng đắn. Việc tuyên truyền cần phù hợp với tình hình thực tế của sinh viên lớp, tránh máy móc, dập khuôn. Thứ ba, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu luật giao thông đường bộ tại trường với tần suất 1 năm 1 lần để sinh viên lớp 1705LHOC cũng như toàn bộ sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội cọ sát nâng cao kiến thức. Giáo dục nhằm nâng cao ý thức chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe là hoạt động giảng dạy, đào tạo nhằm thực hiện nhiệm vụ trên. Cụ thể đối với giải pháp này, nhà trường nên tổ chức các buổi giảng dạy cung cấp kiến thức về các quy định giao thông không chỉ cho sinh viên lớp 1705LHOC mà cho toàn thể sinh viên nhà trường với tần suất phù hợp là một kỳ học một lần. 32
- 3.4. Xử lí nghiêm các vi phạm về hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách xe của sinh viên Để có thể giảm thiểu hành vi vi phạm giao thông của toàn thể sinh viên của lớp 1705LHOC trường Đại học Nội vụ Hà Nội thì nhà trường cần phải phối hợp chặt chẽ với công an giao thông trên toàn khu vực. Thứ nhất, các lực lượng cảnh sát giao thông phải thường xuyên già soát trên khu vực, lập biên bản xử phạt hành chính với hành vi vượt đèn đỏ, tốc độ xe và khoảng cách xe của sinh viên đó, rồi gửi danh sách những sinh viên đó về cho nhà trường họ đang học, thường xuyên lập các chốt gần trường để có thể xem được tình trạng chấp hành giao thông có tốt hơn không, nếu vi phạm thì sẽ có hình thức xử lí cao hơn. Thứ hai, về phía nhà trường thì cần phải có hình thức kỉ luật cao đối với những sinh viên có hành vi đi sai luật giao thông như vi phạm hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách xe. Chẳng hạn như đánh vào điểm rèn luyện của mỗi sinh viên đó để xét hạnh kiểm. nhắc nhở đối với những sinh viên vi phạm một lần và đình chỉ học 1 tuần đối với sinh viên thường xuyên vi phạm. Và cứ mỗi một sinh viên vi phạm trong lớp thì lớp đó sẽ bị kỉ luật theo, dung biện pháp kỉ luật này để nêu cao tinh thần tập thể một người vì mọi người, mọi người vì một người. Thứ ba, về phía lớp thì phải có hình thức răn đe với những sinh viên vi phạm, cho sinh viên vi phạm luật giao thông đó trực nhật, phê bình sinh viên đó trước lớp và nhà trường. 33
- TIỂU KẾT Nhằm nâng cao ý thức chấp hành hề thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe cho sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, nhóm tác giả tập trung được nghiên cứu và đưa ra những giải pháp luận sau đây: Sinh viên cần chủ động tìm hiểu các quy định pháp luật về hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách xe; tăng cường nguồn tư liệu, sách báo về quy tắc giao thông tại thư viên nhà trường Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội; đẩy mạnh giáo dục và tuyên truyền và kêu gọi nâng cao về ý thức chấp hành các hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ và khoảng cách giữa các xe khi tham gia giao thông; cần xử lí nghiêm các vi phạm về hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc đọ xe và khoảng cách của sinh viên. Các giải pháp này sẽ góp phần cải thiện tình hình nhận thức về các quy tắc giao thông cho các sinh viên trực thuộc lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, sẽ giúp đa sinh viên chấp hành hệ thống báo hiệu đường bô, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe, luôn lựa chọn tốc đô, khoảng cách an toàn khi điều khiển và sử dụng phương tiện giao thông khi tham gia lưu thông trên các đoạn đường và còn các lợi ích to lớn hơn thế nữa. 34
- KẾT LUẬN Từ việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao ý thức chấp hành quy tắc giao thông cho sinh viên lớp 1705LHOC trường Đại học Nội Vụ Hà Nội” với giới hạn là nghiên cứu về hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe, nhóm chúng tôi đưa đến những kết luận sau: 1. An toàn giao thông là một vấn đề lớn, được toàn xã hội quan tâm. Đặc biệt ý thức chấp hành giao thông đường bộ, chủ yếu là hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ đang có chiều hướng đi xuống. Qua đó, chương 1 trên cơ sở tìm hiểu về các khái niệm liên quan và khái quát luật giao thông đường bộ, đặc biệt hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách xe; đồng thời, từ đó chỉ ra các yếu tố tác động đến nhận thức và hành vi khi tham gia giao thông của mỗi người nhằm đưa ra những hiểu biết cơ bản giúp mọi người hiểu được tầm quan trọng của việc chấp hành luật giao thông đường bộ. Trên cơ sở lý luận chung, chương này là nền tảng để đưa ra đánh giá, nhận xét đúng về thực trạng ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ, cụ thể việc chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ của sinh viên nói chung và sinh viên lớp luật 17C trường Đại học Nôị vụ Hà Nội nói riêng. Để qua đó đưa ra giải pháp cụ thể phù hợp nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông cho mỗi sinh viên góp phần nâng việc chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông không chỉ láy thức phải chấp hành mà nó trở thành thói quen của mỗi người. 2. Nhìn chung, phần lớn sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội chưa có nhận thức đúng, hiểu biết về các quy định của hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách xe. Vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên có hành vi vi phạm các quy định khi tham gia giao thông với lí do chủ quan như “quá vội” Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận sinh viên của 35
- lớp không chủ động tìm hiểu pháp luật về giao thông đường bộ mặc dù họ tham gia giao thông hàng ngày. Đặc biệt có những sinh viên chấp hành một cách chống đối để không bị phát, vẫn còn những sinh viên không nhận thức 1.được những lợi ích của việc chấp hành các quy định khi tham gia giao thông. Thực trạng này dẫn đến việc sinh viên lớp 1705LHOC dễ gặp các rủi ro pháp lí hay nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe khi lỡ xảy ra va chạm. 3. Nhằm nâng cao ý thức chấp hành hề thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe cho sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, nhóm tác giả tập trung được nghiên cứu và đưa ra những giải pháp luận sau đây: Sinh viên cần chủ động tìm hiểu các quy định pháp luật về hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách xe; tăng cường nguồn tư liệu, sách báo về quy tắc giao thông tại thư viên nhà trường Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội; đẩy mạnh giáo dục và tuyên truyền và kêu gọi nâng cao về ý thức chấp hành các hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ và khoảng cách giữa các xe khi tham gia giao thông; cần xử lí nghiêm các vi phạm về hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc đọ xe và khoảng cách của sinh viên. Đề tài này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ ve và khoảng cách giữa các xe. Đó là một số phần thuộc quy tắc giao thông đường bộ. Để tiếp tục hoàn thiện việc nghiên cứu ý thức chấp hành quy tắc giao thông đường bộ nhóm chúng tôi sẽ tiến hành mở rộng giới hạn nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến ý thức chấp hành việc vượt xe, chuyển hướng xe, lùi xe, tránh xe đi ngược chiều và dừng đỗ xe trên đường phố 36
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị Minh Đức (2003), Ý thức của sinh viên về việc chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên, Tạp chí phát triển giáo dục,(số 9), trang 5 -10. 2. Nguyễn Thị Hạ (2014), Ý thức tham gia giao thông của học sinh - sinh viên hiện nay, xa-hoi/y-thuc-tham-gia-giao-thong-cua-hoc-sinh-sinh-vien-hien-nay.html 3. Luật giao thông đường bộ, 23/2008/QH12, ngày 13 tháng 11 năm 2008, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. 4. Phương Ngọc – Quang Khánh – Quan Hùng (2010), Từ Điển Tiếng Việt, NXB Từ Điển Bách Khoa, Hà Nội. 5. Đào Thu Phương (2015), Nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ cho sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 6. Lê Minh Tâm (2013), Giáo trình Lí luận Nhà nước và pháp luật, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 7. Ngô Thị Lệ Thủy (2010), Nghiên cứu hành vi tham gia giao thông của sinh viên Trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng. 8. Nguyễn Tuấn (2014), Thái độ chấp hành luật giao thông đường bộ khi đi mô tô, xe máy của sinh viên khoa kế toán kiểm toán và quản trị kinh doanh Trường Đại học tài chính marketting, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường Đại học tài chính marketting. 9. Nguyễn Quang Uẩn (2007), Giáo trình Tâm lí học Đại cương, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 37
- PHỤ LỤC BỘ NỘI VỤ Mã phiếu: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN (Dành cho sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội) Để chuẩn bị các luận cứ cho việc xây dựng nghiên cứu: “Ý thức chấp hành quy tắc giao thông đường bộ trong luật giao thông đường bộ 2008 của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” Nhóm tác giả xin các anh/chị cho biết ý kiến về các nội dung sau, bằng cách đánh dấu vào ô hoặc đánh số thứ tự 1,2,3, ứng với những phương án mà anh/chị tán thành. Đối với những câu hỏi mở, xin anh/chị ghi rõ ý kiến của mình. Những ý kiến chân thành và thẳng thắn của anh/chị sẽ góp phần quan trọng nhằm xác định thực trạng ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Những thông tin mà anh/chị cung cấp chỉ nhằm phục vụ cung cấp luận cứ khoa học cho đề tài “Ý thức chấp hành quy tắc giao thông đường bộ trong luật giao thông đường bộ 2008 của sinh viên lớp 1705LHOC Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” và không phục vụ cho các mục đích khác. Nhóm tác giả rất mong có được sự hợp tác nhiệt tình từ phía anh/chị! A. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI TRẢ LỜI 1. Giới tính a) Nam b) Nữ B. Ý THỨC CHẤP HÀNH QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2. Khi người điều khiển giao thông (như cảnh sát giao thông, gác tàu ) tay giơ thẳng đứng thì người tham gia giao thông ở các hướng phải: a) Dừng lại. b) Đi thẳng. c) Rẽ phải. d) Rẽ trái. 38
- 3. Khi người điều khiển giao thông (như cảnh sát giao thông ) dang hai tay hoặc một tay dang ngang thì: a) Người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau người điều khiển giao thông được đi, người tham gia giao thông ở phía bên trái và bên phải dừng lại. b) Người tham gia giao thông phía trước và phía sau người điều khiển giao thông dừng lại, người tham gia giao thông ở phía bên trái và bên phải được đi. c) Người tham gia giao thông ở tất cả các hướng đều được đi. d) Người tham gia giao thông tất cả các hướng đều dừng lại. 4. Khi người điều khiển giao thông (như cảnh sát giao thông, gác tàu ) tay phải giơ về phía trước thì: a) Người tham gia giao thông ở bên phải và phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại. b) Người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải. c) Người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi. d) Cả 3 phương án trên. 5. Vạch trắng kẻ dọc ở gần đèn giao thông dùng để đánh dấu: a) Phần cho người đi bộ qua đường. b) Phần dành cho xa máy đi qua. c) Phần dừng lại của các phương tiện. d) Phần đường ưu tiên. 6. Vạch kẻ liên tục màu vàng có chiều rộng 10 cm để a) xác định nơi cấm dừng và cấm đỗ xe. b) xác định phần dành cho người đi bộ qua đường. c) xác định nơi dừng, đỗ xe. d) Xác định đảo phân chia dòng phương tiện ngược chiều nhau. 7. Vạch kép (2 vạch liên tục) màu trắng, có chiều rộng bằng nhau và bằng 10 cm, cách nhau là 10 cm dùng để: a) phân chia 2 dòng phương tiện giao thông từ 2 hướng ngược chiều nhau trên những đường có từ 4 làn đường trở lên. Xe chạy không được đè qua vạch. b) phân chia 2 dòng phương tiện giao thông từ 2 hướng ngược chiều nhau trên những đường có từ 2 làn đường trở lên. Xe chạy không được đè qua vạch. c) phân chia 2 dòng phương tiện giao thông từ 2 hướng ngược chiều nhau trên những đường có từ 2 làn đường trở lên. Xe chạy 39
- được đè qua vạch. d) chiều nhau trên những đường có từ làn 4 đường trở lên. Xe chạy được đè qua vạch. 8. Đèn vàng báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ có ý nghĩa gì? a) Khi tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau. b) Nhanh chóng đi tiếp. c) Đi chậm lại và dừng hẳn trước “Vạnh dừng xe” d) Đi bình thường. 9. Loại đèn đỏ hai bên thay nhau nhấp nháy có ý nghĩa: a) Nơi giao nhau với đường sắt, khi bật sáng thì mọi phương tiện phải đi thật nhanh qua nơi giao nhau. b) Nơi giao nhau với đường sắt, khi bật sáng thì mọi phương tiện phải ngừng lại và chỉ được đi khi đèn tắt. c) Nơi giao nhau với đường sắt, khi bật sáng thì mọi xe máy, ô tô ngừng lại và chỉ được đi khi đèn tắt. d) Dùng để điều khiển giao thông ở những nơi giao nhau với đường sắt, bến phà, cầu cất, dải cho máy bay lên xuống ở độ cao không lớn. 10. Nếu đèn có lắp đèn phụ hình mũi tên màu xanh được bật sáng cùng lúc với đèn đỏ hoặc vàng thì các loại phương tiện giao thông được phép: a) Đi theo hướng mũi tên nhưng phải nhường đường cho các loại phương tiện đi từ các hướng khác đang được phép đi. b) Đi theo hướng mũi tên các loại phương tiện đi từ các hướng khác đang được phép đi phải nhường đường. c) phương tiện không được đi theo hướng mũi tên. d) phương tiện được đi theo hướng mũi tên. 11. Phương tiện nào trong các phương tiện sau khi tham gia giao thông được phép đi với tốc độ tối đa 41km/h trong khu vực đông dân cư? a) Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi, ô tô tải có trọng tải dưới 3500 Kg. b) Xe máy kéo, xe công nông, xe lam, xe lôi máy, xe xích lô máy, xe ba gác máy, Xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự (loại 40
- đang được phép hoạt động). c) Xe thô sơ. d) Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi, ô tô tải có trọng tải từ 3500 Kg trở lên, ô tô sơ mi rơ moóc, ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, ô tô chuyên dùng, xe mô tô, xe gắn máy. 12. Khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ, tốc độ lưu hành > 60km/h khoảng cách an toàn tối thiểu là: a) 35 mét b) 45 mét c) 25 mét d) 15 mét 13. Rào chắn trong hệ thống báo hiệu đường bộ được sử dụng nhằm mục đích: a) Thông báo đoạn đường phía trước nguy hiểm. b) Báo hiệu đoạn đường cấm, đường cụt, đường cầu, đầu cống và nơi cần kiểm soát đi lại. c) Chặn đường không cho các phương tiện đi lại. d) Bảo vệ đoạn đường vừa thi công. 14. Cọc tiêu dùng để? a) Đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường. b) Để báo hiệu nguy hiểm. c) Để chặn các phương tiện không đi ra khỏi mép đường. d) Để làm đẹp cho cảnh quan giao thông 15. Biển báo sau đây có ý nghĩa gì? a) Đường cấm ô tô bốn bánh đi qua. b) Đường cấm các loại ô tô đi qua. c) Đường cấm tất cả các loại xe cơ giới kể cả môtô 3 bánh có thùng đi qua, trừ môtô hai bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo luật lệ nhà nước quy định. d) Tất cả các phương án trên đều sai. 41
- 16. Biển báo sau đây có ý nghĩa gì? a) Báo trước sắp đến phần đường ngang dành cho người đi bộ sang qua đường. Gặp biển này các loại xe cộ phải nhường ưu tiên cho người đi bộ và chỉ được chạy xe nếu như không gây nguy hiểm cho người đi bộ. b) Báo trước là gần đến đoạn đường thường có trẻ em đi ngang qua hoặc tụ tập trên đường như ở vườn trẻ, trường học, câu lạc bộ đi qua. c) Báo trước là gần đến chỗ thường có người đi xe đạp từ những đường nhỏ cắt ngang qua hoặc từ đường dành cho xe đạp đo nhập vào đường ô tô d) Tất cả các phương án trên đều sai. 17 . Biển báo sau đây có ý nghĩa gì? a) Báo cho các loại xe phải chạy vòng theo đảo an toàn ở các ngã ba, ngã tư. Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe muốn chuyển hướng phải chạy vòng theo, đảo an toàn theo hướng mũi tên chỉ. b) Biểu thị tại cầu vượt, xe có thể đi thẳng hoặc theo chỉ dẫn trên hình vẽ để rẽ trái. Biển đặt tại vị trí thích hợp ngay trước khi vào đường rẽ trái hoặc qua cầu vượt. c) Để báo cho các loại xe chỉ được rẽ phải. d) Tất cả các phương án trên đều sai. 42
- 18. Biển báo sau đây có ý nghĩa gì? a) Để chỉ dẫn những chỗ có trạm cấp cứu y tế ở gần đường. b) Để chỉ dẫn những chỗ có cơ sở điều trị bệnh ở gần đường như bệnh viện, bệnh xá, trạm xá, .v.v Gặp biển này người lái xe phải thận trọng và tránh làm ồn. c) Để chỉ dẫn những chỗ có cấp cứu khẩn cấp. d) Tất cả các phương án đều đúng. 19. Anh/chị có thường xuyên vi phạm pháp luật về hệ thống báo hiệu giao thông, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe không? Chưa Hiếm Thỉnh Thường Chưa bao bao giờ khi vi thoảng xuyên vi giờ chấp vi phạm phạm vi phạm phạm hành Hiệu lệnh của người điều kiển giao thông Tín hiệu đèn giao thông Biển báo hiệu giao thông Vạch kẻ đường Cọc tiêu Rào chắn Tốc độ xe Khoảng cách giữa các xe 43
- 20. Tại sao anh/chị lại vi phạm pháp luật về hệ thống báo hiệu giao thông, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe không (nếu có)? Do Do không Cảm thấy Luật chưa quá thấy hệ không cần đúng nên vội thống báo thiết phải không chấp hiệu chấp hành hành Hiệu lệnh của người điều kiển giao thông Tín hiệu đèn giao thông Biển báo hiệu giao thông Vạch kẻ đường Cọc tiêu Rào chắn Tốc độ xe Khoảng cách giữa các xe Lí do khác (ghi rõ): 21. Khi di chuyển qua khu vực giao nhau đường sắt và đường bộ, trong trường hợp tàu đang chuẩn bị di chuyển qua, rào chắn đang kéo vào và bạn đang có việc gấp. Bạn xử lý như thế nào? a) Cố tình vượt qua. b) Dừng xe đợi tín hiệu được đi. c) Yêu cầu người gác cho qua. d) Quay xe đi đường khác. e) Ý kiến khác (ghi rõ): 44
- 22. Anh/chị có chủ động tìm hiểu pháp luật về hệ thống báo hiệu giao thông, tốc độ xe và khoảng cách xe không? a) Có b) Không 23. Khi lưu thông trên đường gặp đoạn đường cấm có rào chắn và bạn nhìn thấy có người cố tình kéo rào chắn để đi. Bạn sẽ xử lý tình huống như thế nào. Vì sao? 24. Mức độ anh/chị chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe? a) Tự giác chấp hành, không cần nhắc nhở, giám sát. b) Chỉ chấp hành khi đa số những người cùng tham gia giao thông xung quanh chấp hành. c) Chỉ chấp hành khi có sự giám sát của lực lượng chức năng và các phương tiện giám sát khác (camera ). d) Ý kiến khác. (ghi rõ) : 25. Khi chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, đảm bảo tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe anh/chị cảm thấy như thế nào? (cảm thấy bình thường, khó chịu, ) 26. Theo anh/chị, việc chấp hành pháp luật về hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ xe và khoảng cách xe đem lại lợi ích gì? XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ANH CHỊ 45