Khóa luận Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay

pdf 80 trang thiennha21 16/04/2022 5072
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_phap_luat_trong_linh_vuc_mang_thai_ho_o.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HỒ THỊ PHƢƠNG MAI HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC MANG THAI HỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬT TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HỒ THỊ PHƢƠNG MAI HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC MANG THAI HỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2016-L Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Hoài Phương HÀ NỘI, 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu trong Khóa luận được sử dụng trung thực, nguồn trích dẫn có chú thích rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố, các website. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi. Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2020 Người thực hiện Khóa luận HỒ THỊ PHƢƠNG MAI i
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, xin trân trọng cảm ơn người đã hướng dẫn tôi là TS. Nguyễn Thị Hoài Phương, cô đã tận tình hướng dẫn và cho tôi những nhận xét, góp ý những sai sót của tôi trong quá trình hoàn thành Khóa luận. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô thuộc Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy cho tôi trong quá trình học tập. Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các Thầy, Cô để bài Khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2020 Người thực hiện Khóa luận HỒ THỊ PHƢƠNG MAI ii
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. Luật HN&GĐ năm 2014 : Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 2. Nghị định số 10/2015/NĐ-CP : Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 3. BLHS năm 2015 : Bộ luật Hình sự năm 2015 4. TTTON : Thụ tinh trong ống nghiệm iii
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MANG THAI HỘ 6 1.1. Khái niệm chung về mang thai hộ 6 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến “mang thai hộ” 6 1.1.2. Phân loại các hình thức mang thai hộ 8 1.2. Cở sở lý luận và thực tiễn đối với lĩnh vực mang thai hộ 10 1.2.1. Cơ sở lý luận 10 1.2.2. Cơ sở thực tiễn 12 1.3. Ý nghĩa của hoạt động mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 13 1.3.1. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giúp đảm bảo quyền con người 13 1.3.2. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mang giá trị nhân văn sâu sắc 14 1.3.3. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là kết quả ứng dụng thành công thành tựu khoa học kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm của lĩnh vực y học . 14 1.3.4. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giúp duy trì nòi giống 15 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MANG THAI HỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 17 2.1. Thực trạng xây dựng pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ 17 2.1.1. Quy định pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ của một số quốc gia trên thế giới 17 2.1.2. Lịch sử hình thành phát triển pháp luật mang thai hộ ở Việt Nam 23 2.1.3. Nội dung pháp luật mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay 25 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật và nguyên nhân dẫn đến thực trạng trong lĩnh vực mang thai hộ 46 2.2.1. Thực trạng thực hiện pháp luật và nguyên nhân dẫn đến thực trạng iv
  7. mang thai hộ ở Việt Nam trước khi có Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 46 2.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật và nguyên nhân dẫn đến thực trạng mang thai hộ ở Việt Nam khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có hiệu lực cho đến nay 49 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC MANG THAI HỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 61 3.1. Giải pháp đơn giản hóa quá trình hoàn thiện hồ sơ “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” 61 3.2. Giải pháp giúp các cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ có thể đáp ứng đủ “điều kiện mang thai hộ vì mục đích mang thai hộ” 63 3.4. Một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quy định về “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan 65 KẾT LUẬN 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 v
  8. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Hiện nay, tình trạng vô sinh ở cả nam giới và nữ giới ngày càng nhiều do các yếu tố tác động như bệnh lý, căng thẳng kéo dài, do môi trường, thói quen sinh hoạt, vệ sinh an toàn thực phẩm Theo nghiên cứu trên toàn quốc do Bệnh viện Phụ sản trung ương và Đại học Y Hà Nội tiến hành trên 14.300 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) ở 08 tỉnh - đại diện cho 08 vùng sinh thái ở nước ta - cũng xác định tỉ lệ vô sinh của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ là 7,7%, nghĩa là có từ 700.000 đến 1 triệu cặp vợ chồng Việt Nam bị vô sinh [9]. Nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhiều tiến bộ trong kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã ra đời đã cho phép các cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có thể có con, đáp ứng niềm mong mỏi tha thiết của họ. Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có thể giải quyết được tình trạng vô sinh của phụ nữ và nam. Tuy nhiên, đối với những người phụ nữ không có khả năng mang thai hoặc sinh con thì kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, cụ thể là phương pháp TTTON có thể giúp họ có được đứa con chung huyết thống nhưng chỉ trong trường hợp pháp luật cho phép mang thai hộ. Khi Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12/02/2003 quy định về sinh con bằng phương pháp khoa học, tức là, pháp luật cho phép thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để giúp các cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân có thể có con, nhưng lại nghiêm cấm kỹ thuật này thực hiện cho người phụ nữ không có khả năng mang thai hoặc sinh con dù độc thân hay là người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh trong việc mang thai hộ. Điều này đã khiến cho việc mang thai hộ dễ bị thương mại hóa, các dịch vụ mang thai hộ càng diễn ra “sôi động” và tinh vi hơn vì họ nắm được tâm lý khát khao có được đứa con máu mủ của những người này. Quá trình mang thai hộ có rất nhiều rủi ro dễ xảy ra tranh chấp cũng như vấn đề pháp lý liên quan đến đứa trẻ sinh ra trong trường hợp này. Để có cơ sở quản lý xã hội cũng như ổn định các vấn đề liên quan đến dân số, đảm bảo các quyền cơ bản 1
  9. của con người, pháp luật đã thừa nhận mang thai hộ nhưng phải vì mục đích nhân đạo và nghiêm cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại. Quốc hội đã thông qua Luật HN&GĐ năm 2014, có hiệu lực ngày 01/01/2015, cùng với đó là Nghị định số 10/2015/NĐ-CP để hướng dẫn thi hành. Trong đó, pháp luật vẫn tiếp tục ghi nhận hai kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là thụ tinh nhân tạo và kỹ thuật TTTON, tuy nhiên kỹ thuật thụ tinh nhân tạo được thực hiện theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, còn Nghị định 10/2015/NĐ-CP thì quy định chi tiết về sinh con bằng kỹ thuật TTTON và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Đây là lần đầu tiên Việt Nam thừa nhận và cho phép mang thai hộ, do đó, việc nghiên cứu và làm rõ hơn pháp luật mang thai hộ là điều cần thiết nên em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay” cho khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Mang thai hộ là một vấn đề không mới và đã xuất hiện khá lâu trong xã hội. Tuy nhiên, thời điểm trước kia do không được pháp luật thừa nhận và cho phép nên việc mang thai hộ bị biến tướng và được thực hiện trái pháp luật dưới nhiều hình thức khác nhau. Pháp luật luôn điều chỉnh và thay đổi để phù hợp với thực tế đời sống, sự phát triển của y học thế giới và quan trọng là đảm bảo thực hiện các quyền cơ bản của con người. Do đó, Quốc hội thông qua Luật HN&GĐ năm 2014, ban hành Nghị định số 10/2015/NĐ-CP. Ngay khi có dự thảo luật sửa đổi Luật HN&GĐ năm 2000 thì sức nóng của vấn đề mang thai hộ nhanh chóng được cập nhập trên các phương tiện truyền thông, báo đài, tin tức thời sự, có thể kể đến như: “Mang thai hộ: nên cho phép để kiểm soát tốt” trên báo phunuonline.com.vn ngày 17/8/2013; “ Đưa mang thai hộ vào luật” trên duthaoonline.quochoi.vn; “Chính thức cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” trên báo ngày 19/06/2014; “Luật cho phép mang thai hộ, tình trạng đẻ thuê còn diễn ra?” trên trang web ngày 12/07/2014; “Mang thai 2
  10. hộ: Cửa đã mở, nhưng mới hé ?” trên trang web ngày 30/12/2014; “Mang thai hộ: Có luật nhưng vẫn khó khăn” trên Báo tuổi trẻ online ngày 13/05/2015 Điểm chung của các bài viết này đều nêu lên thực trạng thực hiện pháp luật của hoạt động mang thai hộ , gợi mở vấn đề, nêu ra một số hạn chế của pháp luật, đánh giá sơ bộ mang tính chất thông báo về quy định mới của pháp luật tuy chưa đi sâu vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá để làm rõ hơn về những quy định mà pháp luật đưa ra. Về công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực mang thai hộ chủ yếu đến từ các bài viết trên tạp chí chuyên ngành và luận văn thạc sĩ, tiêu biểu như: - Tạp chí Luật học: “Pháp Luật về mang thai hộ ở Việt Nam” của PGS. TS Nguyễn Văn Cừ (2016); - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật: “Một số bất cập trong các quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014” của tác giả Nguyễn Huy Cường (2016); - Nội san Y học sinh sản: “Mang thai hộ - Những điều cần biết” của ThS. Hồ Mạnh Tường (2014); - Luận văn Thạc sĩ: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về mang thai hộ” của tác giả Bùi Quỳnh Hoa (2014), Trường Đại học Luật Hà Nội; - Luận văn Thạc sĩ: “Mang thai hộ theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014” của tác giả Phạm Thị Hương Giang (2015), Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội. Ngoài ra, còn có các bài bình luận khoa học được đăn tải trên Internet. Tất cả, đã giúp vấn đề mang thai hộ được khái quát, mở rộng hơn theo nhiều góc nhìn khác nhau và nhiều vấn đề liên quan được nêu ra. Qua các góc nhìn đó, nghiên cứu “Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay” này sẽ tổng hợp, chỉ ra những vướng mắc còn tồn động và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ. 3
  11. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về mang thai hộ như: khái niệm, đặc điểm, nội dung và ý nghĩa của mang thai hộ; cơ sở của việc pháp luật quy định mang thai hộ; nội dung các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về mang thai hộ và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là về các vấn đề trong lĩnh vực mang thai hộ trên các phương diện như lý luận khoa học, lịch sử hình thành, pháp luật về mang thai hộ và thực tiễn áp dụng pháp luật mang thai hộ từ trước và sau khi hoạt động mang thai hộ được luật hóa vào năm 2014 trên lãnh thổ Việt Nam. Song, trọng tâm nghiên cứu khóa luận này là thực trạng áp dụng pháp luật về mang thai hộ để từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. Ngoài ra, phạm vi đề tài còn được mở rộng khi nghiên cứu pháp luật về mang thai hộ ở một số quốc gia tiêu biểu để đối chiếu với lịch sử hình thành và pháp luật về mang thai hộ Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Để đạt được mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng một số phương pháp chung của khoa học xã hội và các phương pháp đặc thù của luật học để nghiên cứu đề tài. Các phương pháp chủ yếu bao gồm: - Phương pháp phân tích quy phạm: phương pháp này được sử dụng chủ yếu để tìm hiểu các quy định của pháp luật, cũng như các vụ việc liên quan tới xác định ngữ nghĩa của quy phạm pháp luật, tính hợp lý khi áp dụng. - Phương pháp phân tích lịch sử: phương pháp này dùng để sử dụng nhằm khái quát quá trình hình thành chế định mang thai hộ ở Việt Nam. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như quy nạp, liệt kê, tổng hợp, để đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài a. Mục đích nghiên cứu 4
  12. Khóa luận nghiên cứu phân tích, làm rõ nội dung quy định về mang thai hộ trong Luật HN&GĐ năm 2014, chỉ ra thực trạng pháp luật và nguyên nhân dẫn đến thực trạng pháp luật khi những quy định về mang thai hộ được áp dụng vào trong cuộc sống. Từ đó, kiến nghị giải pháp khắc phục. b. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu như trên, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định như sau: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về mang thai hộ như khái niệm, ý nghĩa, cơ sở của mang thai hộ; Phân tích, đánh giá những quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 về mang thai hộ; Thực trạng pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ. 6. Kết cấu của khóa luận Ngoài các phần mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận bao gồm 03 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về mang thai hộ. Chương 2: Thực trạng pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay. 5
  13. CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MANG THAI HỘ 1.1. Khái niệm chung về mang thai hộ 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến “mang thai hộ” “Mang thai hộ” dưới góc nhìn xã hội (chưa có Luật HN&GĐ năm 2014) Ở Việt Nam, trước khi Luật HN&GĐ năm 2014 được ban hành thì các khái niệm “mang thai hộ”, “chửa hộ”, “đẻ thuê” thường bị đánh đồng với nhau, nội dung và ý nghĩa của chúng không có sự tách biệt nhất định. Và phần đông mọi người hiểu “mang thai hộ” giống “đẻ thuê” là khi người đàn ông (người chồng) quan hệ trực tiếp, không sử dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản với một người phụ nữ (không phải là vợ) đến khi người phụ nữ này có thai và sinh con. Trong trường hợp này đứa trẻ sinh ra bằng tinh trùng của người đàn ông (người chồng) và noãn của người phụ nữ (không phải là vợ). Cách hiểu này đã làm cho ý nghĩa của việc “mang thai hộ” trở nên sai lệch, trái với thuần phong mỹ tục và đi ngược lại với giá trị con người. “Mang thai hộ” dưới góc nhận định của các chuyên gia Theo ThS.BS Hồ Mạnh Tường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu di truyền và Sức khỏe sinh sản, Đại học Quốc gia TPHCM, cho biết: “Mang thai hộ là phương pháp giải quyết vấn đề không thể có con ở người phụ nữ do tử cung nên cần nhờ đến tử cung của người khác. Đến nay, kỹ thuật này đã được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng nó đang là vấn đề gây tranh cãi giữa các trường phái tư tưởng, văn hóa khác nhau”.[34] Theo Tiến sĩ Luật học Nguyễn Văn Cừ, Phó giáo sư Trường Đại học Luật Hà Nội, trong bài viết “Pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam” đăng trên Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2016, số 6 có đề cập:“Thuật ngữ “mang thai hộ” được định nghĩa là phương pháp hỗ trợ sinh sản áp dụng khi người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi đã 6
  14. thực hiện kí thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con. Vì vậy, người mang thai hộ không có liên quan về di truyền với đứa trẻ mà mình nuôi dưỡng trong cơ thể và sinh ra đứa trẻ đó”.[26, tr.11] Trong bài viết “Một số vấn đề về thực hiện quy định của pháp luật hiện hành về mang thai hộ ở Việt Nam” đăng trên tạp chí Nghề luật, Học viện Tư pháp, 2016, số 2, ThS. Trần Đức Thắng có nêu quan điểm của mình như sau:“Mang thai hộ là một thỏa thuận dân sự hình thành trên cơ sở tự nguyện. Thỏa thuận mang thai hộ được xác lập giữa một cặp vợ chồng và người mang thai hộ, đồng thời làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên”.[35, tr.58] “Mang thai hộ” dưới góc độ pháp lý Khoản 22 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014 đưa ra khái niệm: “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con”. Khi pháp luật thừa nhận việc mang thai hộ và định nghĩa rõ ràng nội hàm của mang thai hộ thì khái niệm mang thai hộ đã tách biệt và có nội dung hoàn toàn khác với “đẻ thuê”, “đẻ mướn”. Tức là, mang thai hộ bắt buộc phải là trứng của người vợ và tinh trùng của người chồng trong cặp vợ chồng hiếm muộn, sau khi được TTTON thành phôi thì cấy vào tử cung của người mang thai hộ, khác hoàn toàn với việc đẻ thuê là người đẻ thuê giao phối trực tiếp với người chồng và không sử dụng bất kỳ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nào. Đây chính là sự khác biệt cơ bản giữa “mang thai hộ” và “đẻ thuê”. Khái niệm “mang thai hộ” dưới góc nhìn của các chuyên gia dù là trong lĩnh vực y tế hay luật học thì đều có tính chất chuyên môn cao, dẫn đến khó 7
  15. hiểu cho người đọc. Đối với khái niệm “mang thai hộ” trong Luật HN&GĐ năm 2014 đưa ra không chỉ cụ thể, hoàn chỉnh và dễ tiếp nhận cho người đọc mà còn thể hiện rõ nội dung mà pháp luật cho phép khi thực hiện hoạt động mang thai hộ, đó là: - Thứ nhất, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, người phụ nữ tự nguyện mang thai hộ cho cặp vợ chồng vô sinh không vì các giá trị vật chất, tiền bạc hay yếu tố kinh tế nào khác. - Thứ hai, phương pháp thực hiện mang thai hộ là kỹ thuật TTTON, tức là việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ nhờ mang thai hộ để người này mang thai và sinh con. - Thứ ba, đối tượng được phép nhờ mang thai hộ phải là cặp vợ chồng hiếm muộn và mục đích của hoạt động mang thai hộ là mang tính nhân đạo, dành cho người phụ nữ không thể tự mình sinh con. Phụ nữ độc thân có thể xin tinh trùng và TTTON để có đứa con cùng huyết thống, tuy nhiên, pháp luật không thừa nhận phụ nữ độc thân không có khả năng mang thai và sinh con được nhờ mang thai hộ. 1.1.2. Phân loại các hình thức mang thai hộ Hội thảo Tư pháp Quốc tế Hague (HCCH) được tổ chức tại Hà Lan vào năm 2012 rút ra kết luận: Các thiết chế trên thế giới quy định về hoạt động “mang thai hộ” đang được chia ra làm bốn nhóm: Nhóm nước chưa có quy định; nhóm nước phản đối; nhóm nước cho phép vì mục đích nhân đạo và nhóm các nước chấp thuận thương mại hóa [41]. Các quốc gia đã hợp pháp hóa việc mang thai hộ lại được chia ra làm hai nhóm nước: Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại. Trong Luật HN&GĐ năm 2014 tại khoản 23 Điều 3 cũng phân ra hai hình thức là “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” và “mang thai hộ vì mục đích thương mại”. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận hoạt động này dưới góc độ nhân đạo. Cụ thể như sau: 8
  16. a. Mang thai vì mục đích thƣơng mại Mang thai hộ vì mục đích thương mại là khi người phụ nữ chấp nhận mang thai cho bên thuê mang thai hộ rồi sinh con, sau khi trao đứa con lại cho bên nhờ mang thai hộ. Người phụ nữ sẽ được bên nhờ mang thai hộ trả cho một khoản tiền hoặc sẽ đáp ứng bằng một lợi ích nào đó mà hai bên đã thỏa thuận trước đó. Luật HN&GĐ năm 2014 chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại. Việc mang thai hộ phải được tuân thủ chặt chẽ quy định tại các điều khoản của Luật HN&GĐ năm 2014 và Nghị định 10/2015/NĐ-CP. Khoản 23 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 đưa ra khái niệm mang thai hộ vì mục đích thương mại như sau: “Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi ích về kinh tế hoặc lợi ích khác”. Khái niệm này đầy đủ và hoàn toàn đúng theo cách hiểu về việc thương mại hóa mang thai hộ ở một số quốc gia trên thế giới. Ở các quốc gia đó mang thai hộ giống như một dịch vụ tự do trao đổi giữa các bên với sự có “cầu” ắt có “cung”. Có thể thấy, việc mang thai hộ vì mục đích thương mại chính là một loại hợp đồng đẻ thuê. Sau khi giao kết hợp đồng, hai bên phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình theo bản hợp đồng đó. Bản hợp đồng này là hợp đồng công việc cần làm với đối tượng trao đổi là đứa trẻ và lợi ích. Vô hình chung, bản hợp đồng đã khiến đứa trẻ trở thành hàng hóa có thể trao đổi. Điều này vi phạm quyền con người và việc trao đổi theo hợp đồng giống như việc mua bán trẻ con vi phạm luật quốc tế. Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam không cho phép việc mang thai hộ vì mục đích thương mại. Tuy nhiên, không ít trường hợp lợi dụng việc mang thai hộ để hưởng lợi về kinh tế, trái mục đích mà nhà nước hướng tới khi cho phép mang thai hộ. Thực tế cho thấy, việc mang thai hộ vì mục đích thương mại vốn dĩ đã tồn tại từ rất lâu dù vi phạm pháp luật và vấn đề đạo đức xã hội. 9
  17. b. Mang thai vì mục đích nhân đạo Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là khi người vợ, vì lý do sức khỏe, bệnh lý mà không thể mang thai nhưng có trứng; tham gia vào quan hệ mang thai hộ với mong muốn được làm mẹ và người phụ nữ được nhờ mang thai hoàn toàn tự nguyện để giúp đỡ người vợ thực hiện chức năng làm mẹ, tất nhiên có hoặc không có bồi dưỡng trong quá trình mang thai nhưng tuyệt nhiên không vì mục đích kiếm lợi. Khoản 22 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 đưa ra khái niệm “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” (như đã trình bày ở phần trên). Tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 2014 cũng quy định rất rõ các điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với các bên tham gia thoả thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cũng như các thủ tục pháp lý trong quá trình làm hồ sơ xin xét duyệt mang thai hộ. Pháp luật cho phép “mang thai hộ” đối với một số đối tượng đủ điều kiện để bảo đảm quyền làm cha, làm mẹ chính đáng của những cặp vợ chồng vô sinh và người mang thai hộ không vì mục đích lợi nhuận. Bản chất “mang thai hộ” là hết sức nhân văn vì là sự giúp đỡ của một người phụ nữ này đối với người phụ nữ khác để sinh ra những đứa trẻ. Việc mang thai và sinh nở cũng là việc làm có ý nghĩa nhằm duy trì nòi giống, gắn kết và giữ gìn hạnh phúc mỗi gia đình, bởi vì con cái là động lực để cha mẹ chúng làm việc tốt hơn, sống có trách nhiệm hơn, góp phần vào sự ổn định, phồn vinh của xã hội. Có thể đánh giá quy định cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong Luật HN&GĐ năm 2014 là bước tiến bộ vượt bậc trong tư duy làm luật, trong nhận thức về việc cho phép ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực sản khoa nói riêng và trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bảo đảm quyền dân sự, hôn nhân và gia đình của cá nhân nói chung. 1.2. Cở sở lý luận và thực tiễn đối với lĩnh vực mang thai hộ 1.2.1. Cơ sở lý luận Thứ nhất, về mặt khoa học kỹ thuật, mang thai hộ được thực hiện trên cơ bản là kỹ thuật TTTON thông thường, nên không phức tạp về mặt kỹ 10
  18. thuật. Người vợ trong cặp vợ chồng có nhu cầu nhờ mang thai hộ sẽ được kích thích buồng trứng, theo dõi và chọc hút noãn. Noãn sẽ được thụ tinh với tinh trùng người chồng để tạo phôi. Phôi có thể được chuyển vào tử cung người mang thai hộ đã được chuẩn bị bằng nội tiết hoặc phôi sẽ được đông lạnh và sẽ được rã đông và cấy vào tử cung người nhận mang thai hộ vào thời điểm thích hợp. Người chồng trong cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ phải đảm bảo có đủ tinh trùng để TTTON và người vợ phải có dự trữ buồng trứng đủ để cho việc thực hiện TTTON. [9] Năm 2011, với sự ra đời của Trung tâm nghiên cứu về di truyền và sức khỏe sinh sản (khoa Y Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Việt Nam trở thành một trong bốn trung tâm đào tạo về hỗ trợ sinh sản lớn nhất của Châu Á (cùng với Singapore, Ấn Độ, Trung Quốc) và hiện mỗi năm tiếp nhận đào tạo, huấn luyện đào tạo cho nhiều bác sỹ nước ngoài [2, tr.16]. Hiện nay cả nước có 21 cơ sở đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được Bộ Y tế ra quyết định công nhận, trong đó có 05 cơ sở trên cả nước được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo gồm Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Mỹ Đức, Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế [19]. Mặt khác, chi phí một ca TTTON ở Việt Nam chỉ bằng 1/4 hoặc 1/3 với khu vực và 1/6 -1/8 so với Mỹ, cụ thể chi phí để điều trị TTTON (thủ thuật và thuốc) ở Việt Nam khoảng 2.000-3.000 USD trong khi ở những nước trong khu vực dao động từ 8.000- 12.000 USD. [39] Mang thai hộ cũng được coi là một trong những phương pháp hỗ trợ sinh sản dành cho cặp vợ chồng hiếm muộn. Kỹ thuật chính cần dùng trong mang thai hộ là kỹ thuật TTTON, đây là kỹ thuật về y tế đòi hỏi công nghệ và kỹ thuật cao mà Việt Nam đã có các trung tâm hỗ trợ sinh sản, bệnh viện phụ sản hoàn toàn có đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật TTTON và mang thai hộ để thực hiện với chi phí hợp lý. Với đầy đủ cơ sở vật chất, nguồn nhân lực được đào tạo mỗi năm, mang thai hộ hoàn toàn có thể thực hiện được và chỉ còn 11
  19. mang tính chất phức tạp trong mặt quan niệm và các thủ tục pháp lý, quyền cũng như lợi ích của các bên liên quan. Thứ hai, về mặt pháp lý, Luật HN&GĐ năm 2014 tạo ra cơ chế pháp lý khá hoàn chỉnh cho việc mang thai hộ, cụ thể là từ Điều 93 đến Điều 100 về Xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; Xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và xử lý hành vi vi phạm về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ. Việt Nam là một trong số ít quốc gia ở khu vực Đông Nam Á ban hành riêng Nghị định của Chính phủ quy định về sinh con theo phương pháp khoa học (kỹ thuật hỗ trợ sinh sản). Nghị định số 10/2015/NĐ-CP và các văn bản có liên quan đã tạo hành lang pháp lý quan trọng giúp cho hoạt động tư vấn, khám và điều trị của các cán bộ y tế tư vấn được thuận lợi; các cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ đơn thân muốn mang thai có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hơn nữa các quy định pháp lý về mang thai hộ nhằm bảo đảm cơ chế, giải quyết hậu quả pháp lý của việc mang thai hộ; bảo vệ quyền, lợi ích của trẻ em sinh ra từ việc mang thai hộ, bảo vệ bên mang thai hộ và nhờ mang thai hộ. Nghị định cũng đã bao phủ được hầu hết các vấn đề liên quan đến hỗ trợ sinh sản. Các quy định của Nghị định phù hợp với các bằng chứng khoa học và pháp luật trong nước cũng như quốc tế. 1.2.2. Cơ sở thực tiễn Nhu cầu mang thai hộ trên thực tế là khá phổ biến. Việc pháp luật không cho phép đẻ thuê/mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ dẫn đến tình trạng bác sĩ tại Việt Nam không dám/và không được phép thực hiện vì sẽ là vi phạm pháp luật. Những người có nhu cầu thì đi tìm những dịch vụ chui hoặc 12
  20. ra nước ngoài để thực hiện mang thai hộ. Việc sử dụng những dịch vụ chui vừa tốn kém, vừa trái pháp luật, vừa rủi ro mà quyền và lợi ích của người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ hay đứa trẻ cũng không được bảo đảm. Khi có tranh chấp giữa các bên phát sinh trong dịch vụ chui, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị động do không có cơ sở pháp lý để xử lý, vì đây là hợp đồng không hợp pháp. Các nguyên nhân gây vô sinh có nguyên nhân do tử cung người vợ bị tật bẩm sinh hoặc do các bệnh lý khác khiến cho người phụ nữ không thể mang thai được ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù, áp dụng phương pháp sinh con theo phương pháp khoa học, người chồng có tinh trùng, người vợ có noãn nhưng họ cũng không thể có con được. Họ rất cần người mang thai hộ để có thể có được chính những đứa trẻ do chính tinh trùng và noãn của họ tạo nên, đây là nhu cầu chính đáng và cần thiết. Hơn nữa, việc cho phép mang thai hộ là một giải pháp mang tính nhân văn nhằm tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con để thực hiện được quyền làm cha, mẹ. Nếu không được quy định trong luật thì do nhu cầu có con nên họ vẫn thực hiện mang thai hộ và họ làm tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam (làm chui) dẫn tới các hậu quả sẽ xảy ra: Tình trạng đẻ thuê (vì mục đích thương mại); không đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng cho đứa trẻ và người mang thai hộ; quyền lợi của người mang thai hộ và quyền lợi của đứa trẻ sẽ không được đảm bảo; phát sinh tranh chấp vì không có quy định chặt chẽ của pháp luật. Do vậy, việc pháp luật cần ghi nhận, hợp pháp hoá mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là hết sức cần thiết. 1.3. Ý nghĩa của hoạt động mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 1.3.1. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giúp đảm bảo quyền con người Công nhận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc làm mang tính nhân văn, đáp ứng nhu cầu chính đáng của con người, đảm bảo cho con người được hưởng các quyền dân sự cơ bản, quyền đảm bảo chất lượng sống, quyền hôn nhân và mưu cầu hạnh phúc. 13
  21. Quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân thực chất bao gồm một số quyền có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Những quyền này có quan hệ mật thiết với quyền được hỗ trợ để bảo vệ gia đình, quyền của các bà mẹ và trẻ em được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt. Hơn nữa, một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình nhằm bảo đảm quyền dân sự, hôn nhân và gia đình của cá nhân liên quan đến y tế, đó là nguyên tắc: “Giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình” (khoản 4 Điều 2 Luật HN&GĐ năm 2014). Việc cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có thể được coi là một việc mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đồng thời thể hiện quyền được bình đẳng và hạnh phúc của những người không thể có con với những người khác. Điều này rất có ý nghĩa đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh. 1.3.2. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mang giá trị nhân văn sâu sắc Bản chất vốn có của mang thai hộ là vô cùng nhân văn, bởi nó là sự giúp đỡ của người phụ nữ này với người phụ nữ khác để sinh ra những đứa trẻ. Yếu tố huyết thống của một con người dù thế nào cũng không thay đổi nên điều khiến một người phụ nữ khác sẵn sàng giúp đỡ để sinh con cho một cặp vợ chồng được nhìn nhận như một hành vi nhân đạo cao cả. Pháp luật cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo của nó, tuy nhiên pháp luật luôn đề cao ý nghĩa cao cả đó bằng việc chỉ thừa nhận mang thai hộ trên phương diện nhân đạo để tạo cơ hội được làm cha mẹ cho những cặp vợ chồng hiếm muộn mà người vợ không thể tự mình mang thai được. 1.3.3. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là kết quả ứng dụng thành công thành tựu khoa học kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm của lĩnh vực y học Đứng dưới góc độ y tế có thể thấy rằng, phương pháp mang thai hộ là giải pháp tốt cho những trường hợp vô sinh mà người phụ nữ không thể chữa trị để tự mang thai. Và trong trường hợp này, đứa bé ra đời từ mang thai hộ mang gien di truyền của người phụ nữ có trứng thụ tinh chứ không phải của người mang thai. Nếu hiểu khái niệm huyết thống đồng nhất với khái niệm 14
  22. gien di truyền (ADN) thì quan hệ huyết thống là quan hệ giữa người phụ nữ có trứng và đứa trẻ. Nếu chúng ta chấp nhận việc nuôi trẻ bằng sữa của người phụ nữ khác khi người mẹ của đứa trẻ không có khả năng nuôi con bằng sữa của chính mình thì chúng ta cũng nên chấp nhận việc mang thai hộ. Hai hiện tượng này gần như đồng nhất với nhau, chỉ khác ở thời điểm là trước và sau khi sinh. Việc cấm mang thai hộ tại Việt Nam sẽ dẫn đến sự phân biệt về giàu nghèo vì các cặp cha mẹ có điều kiện kinh tế có thể sang nước ngoài để thực hiện phương pháp này. Hơn nữa, việc mang thai hộ được luật quy định sẽ bảo đảm sự an toàn và quyền lợi cho các đối tượng tham gia, hạn chế các đường dây bóc lột phụ nữ nghèo tại các nước đang phát triển. Luật HN&GĐ năm 2014, Nghị định số 10/2015/NĐ-CP đã thiết lập một cơ chế kiểm tra sự đồng thuận của người mang thai hộ (không bị sức ép tâm lý, kinh tế, gia đình; nhận thức rõ ràng về các hậu quả của việc rời bỏ đứa trẻ sau khi sinh ra; hậu quả với sức khỏe cá nhân và đời tư về sau; sự đồng thuận của người chồng của người mang thai hộ . 1.3.4. Mang thai hộ vì mục đích nhân dạo giúp duy trì nòi giống Duy trì nòi giống là quy luật tự nhiên của loài người từ xa xưa để phát triển xã hội. Theo Ăngghen: “con người ta thay đổi hàng ngày cuộc sống của mình, bắt đầu sản xuất ra những con người khác tức là tự tái sản xuất, đó là quan hệ giữa đàn ông và đàn bà, giữa cha mẹ và con cái, đó là gia đình” [37, tr21]. Nếu không có sản xuất và tái sản xuất, kể cả “tái sản xuất con người” thì xã hội không phát triển, thậm chí không tồn tại được. Nhờ có mang thai hộ mà chức năng duy trì nòi giống của các cặp vợ chồng hiếm muộn được đảm bảo, đồng thời đáp ứng được nhu cầu sinh con cùng huyết thống, cùng mã gen với bố mẹ. Yếu tố huyết thống không chỉ là cơ sở để xác định cha, mẹ, con mà còn là cơ sở để xác định nguồn gốc, dòng họ, gia phả với những giá trị văn hóa tinh thần, đạo đức và truyền thống của dòng họ gắn với mỗi con người cụ thể. Đó cũng là lý do để các cặp vợ chồng hiếm muộn vẫn luôn khao 15
  23. khát có đứa con mang dòng máu của mình và trường hợp người vợ không thể mang thai và sinh con thì cách duy nhất chỉ có thể là thực hiện “mang thai hộ”. Như vậy, một ý nghĩa nữa của mang thai hộ chính là đảm bảo khả năng thực hiện chức năng cơ bản của gia đình – chức năng duy trì nòi giống. 16
  24. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MANG THAI HỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Thực trạng xây dựng pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ 2.1.1. Quy định pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ của một số quốc gia trên thế giới Thời điểm ca mang thai hộ đầu tiên trên thế giới được xác định vào năm 1979 tại Hoa Kỳ khi bác sĩ Richard M.Levin tiếp một cặp vợ chồng mà người vợ không có khả năng sinh con. Khi đó, người vợ đã rất mong muốn có một đứa con của chồng, dù bản thân bà không mang thai được. Biết được nguyện vọng này, bác sĩ Levin đã nghĩ đến cách nhờ một phụ nữ khác mang thai giúp thụ tinh nhân tạo với tinh trùng của người chồng. Tuy nhiên, để thực hiện được ý định, ông Levin đã vấp phải các vấn đề pháp lý đối với việc mang thai hộ này và mất chín tháng hợp tác với các luật sư, nghiên cứu luật của bang và của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ để hiểu rõ hơn các khía cạnh pháp luật phức tạp của mối quan hệ mang thai hộ (còn gọi là làm mẹ thuê, đẻ thuê). Các khía cạnh này cũng được nghiên cứu kỹ, có sự tham khảo ý kiến của nhiều chức sắc tôn giáo và nhà đạo đức học để đi đến một thỏa thuận không xúc phạm đến giá trị đạo đức của cộng đồng. Cuối cùng, một “hợp đồng”, còn gọi là “biên bản ghi nhớ” đã được soạn thảo rất kín kẽ, bảo đảm quyền lợi cho cặp vợ chồng vô sinh, người mẹ mang thai hộ và cả đứa trẻ. Người mẹ mang thai hộ lần đầu tiên trên thế giới đó đã được các thầy thuốc khám, tư vấn rất kỹ lưỡng về các vấn đề y tế sinh sản cũng như được các nhà hoạt động pháp luật tư vấn về vấn đề pháp lý xoay quanh quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp mang thai hộ này. Đến đầu năm 1980, theo thỏa thuận giữa người mẹ mang thai hộ và cặp vợ chồng vô sinh, các bác sĩ đã tiến hành thụ tinh nhân tạo phôi thai bằng tinh trùng của người chồng với noãn của người vợ và phôi thai được cấy vào 17
  25. người phụ nữ mang thai hộ. Chín tháng sau, tại Lousville, người phụ nữ mang thai hộ đã sinh hạ một bé trai và năm ngày sau đó, người phụ nữ mang thai hộ đã trình diện trước Tòa án để chính thức chấm dứt những quyền liên quan đến việc làm mẹ của mình và trao lại con cho người bố sinh học. Sau khi đã hoàn tất các thủ tục về mối quan hệ pháp lý với đứa trẻ, cặp vợ chồng được toàn quyền chăm sóc, nuôi dạy đứa trẻ. Đó là câu chuyện về trường hợp mang thai hộ hợp pháp và có chuẩn bị kỹ lưỡng đầu tiên trên thế giới. [34, tr.6] Đó là câu chuyện về trường hợp mang thai hộ hợp pháp và có chuẩn bị kỹ lưỡng đầu tiên trên thế giới. Cũng từ đây, các quốc gia đã có sự ghi nhận tuỳ mức độ khác nhau dưới góc độ luật pháp đến vấn đề mang thai hộ này. Theo một khảo sát của Liên đoàn Sinh sản Thế giới về vấn đề mang thai hộ được thực hiện vào năm 2013 tại 105 quốc gia, đã có 62 quốc gia phản hồi. Trong đó, 19 quốc gia có quy định, luật mang thai hộ rõ ràng; 24 quốc gia theo đạo Hồi và Thiên chúa giáo nghiêm cấm mang thai hộ; 14 quốc gia không có quy định cụ thể nhưng cho phép thực hiện dựa trên các luật liên quan. [13] 2.1.1.1. Các quốc gia chưa hợp pháp hóa mang thai hộ a. Một số nƣớc ở châu Âu Tại Pháp và Italy quy định cấm phụ nữ độc thân và các cặp vợ chồng đồng tính nữ sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, TTTON và cấm mang thai hộ. Do sự phát triển mạnh mẽ của giáo hội Công giáo tới pháp luật của các quốc gia này, họ cho rằng đứa trẻ phải được sinh ra một cách tự nhiên, là món quà của Thượng đế ban tặng, con người không thể tự tạo ra trẻ. Đồng thời, kỹ thuật TTTON với việc hủy phôi đã đi ngược lại với quan điểm của Giáo hội. Đạo luật số 94-653 năm 1994 (còn gọi là Luật đạo đức sinh học) của Pháp cấm việc mang bầu và đẻ thuê. Bất kỳ thoả thuận "mang thai hộ" nào dù mang tính thương mại hay không cũng là là bất hợp pháp. Tại tỉnh Quebec, Canada cấm tất cả các thỏa thuận "mang thai hộ". Bộ luật Dân sự Quebec làm cho tất cả các hợp đồng "mang thai hộ", cho dù 18
  26. thương mại hay nhân đạo, đều không thể thực thi. Điều 541, Bộ luật dân sự của Quebec năm 1991 quy định: "bất kỳ thỏa thuận nào, theo đó một người phụ nữ cam kết sinh sản hoặc mang theo một đứa trẻ cho một người khác là hoàn toàn vô giá trị". b. Một số bang ở Mỹ Các bang Arizona, Indiana, Michigan, Uhtar, North Dakota “mang thai hộ” lại bị cấm tuyệt đối. Pháp luật bang Michigan cấm hoàn toàn tất cả các thỏa thuận "đẻ thuê" hay nói cách khác là "mang thai hộ" có tính chất thương mại. Đó là một trọng tội nếu tham gia vào thỏa thuận như vậy, và có thể bị phạt phạt tiền lên đến 50.000 USD và tối đa năm năm tù giam. Pháp luật làm cho họ không thể thực thi việc mang thai hộ ở tiểu bang này. c. Một số nƣớc ở châu Á Trung Quốc là một quốc gia còn tồn tại cấu trúc mô hình gia đình truyền thống. Trong mô hình truyền thống này, người phụ nữ sẽ kết hôn và sinh con một cách tự nhiên. Do vậy, việc mang thai bằng kỹ thuật TTTON với phụ nữ đơn thân không được khuyến khích ở Trung Quốc. Phụ nữ độc thân mang thai và sinh con tự nhiên hay bằng phương pháp TTTON đều không được cấp giấy khai sinh. Điều này dẫn tới việc đứa trẻ sẽ không có hộ khẩu (hay gọi là hukou) – giấy phép cư trú của địa phương để được tham gia vào các dịch vụ xã hội, bao gồm giáo dục công cộng, sức khỏe y tế, hộ chiếu, trừ khi họ đóng một loại phí gọi là “phí bảo trì xã hội” (social maintenance fee) đối với hành vi vi phạm “Chính sách một con” của Trung Quốc. Nhật Bản tuy là một trong số các quốc gia đi đầu trong khu vực về khoa học và các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, tuy nhiên, Nhật Bản vẫn chưa có luật về công nghệ sinh sản. Hiện nay, dự thảo vẫn đang được thảo luận một số vấn đề gây tranh cãi, bao gồm vệc đẻ thuê, cho và nhận tinh trùng, noãn từ người hiến tặng. Do nền tảng tư duy của người Nhật Bản về tầm quan trọng của gia đình huyết thống, tức là các thành viên trong gia đình phải có mối quan hệ huyết thống với nhau. Việc cho nhận tinh trùng, noãn từ người hiến 19
  27. tặng sẽ vi phạm sâu sắc tới mô hình gia đình này. Bởi chưa có luật điều chỉnh, nên đã xảy ra trường hợp một người mẹ đơn thân không thể mang thai đã dùng noãn của mình và nhờ mang thai hộ, dẫn tới việc đứa trẻ sinh ra bằng phương pháp TTTON có hai người mẹ: mẹ sinh học (người mang thai và sinh ra đứa trẻ) và mẹ cung cấp noãn. Trong trường hợp này, Tòa án tối cao Nhật Bản đã phán quyết phụ nữ sinh ra đứa trẻ là mẹ hợp pháp của đứa trẻ, song Bộ luật dân sự Nhật Bản lại chưa có quy định liên quan tới vấn đề này. Do vậy, tình trạng pháp lý cũng như quyền và lợi ích của phụ nữ độc thân cũng như đứa trẻ do phụ nữ độc thân sinh ra không được đảm bảo, gây bất lợi trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc đứa trẻ cũng như quyền thừa kế của trẻ trong trường hợp không có di chúc. 2.1.2.1.Các quốc gia hợp pháp hóa mang thai hộ Trên thế giới hiện nay nhiều nước, vùng lãnh thổ cho phép mang thai hộ đã quy định cụ thể trong luật như: Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Phần Lan, Hunggari, Canada, Australia, Nam Phi, Brazin, Hy Lạp, Estonie, Equateur, Hong Kong, Ấn Độ, Iran, Nga, Salvador, Ukraine, Pháp. Và tại Mỹ, một thiểu số bang cho phép mang thai hộ như bang Arkansas, Californie, Illinois, New- Hampshire, Texas, Utah, Virginie, Kentucky, Washington, thậm chí, các bang Alaska, Lowa, Nevada cho phép ngay cả khi thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích kinh tế. a. Một số nƣớc ở châu Âu Tại Anh, việc mang thai hộ bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản và cả việc quảng cáo để tìm người mang thai hộ đều được cho phép, cụ thể là quy định tại Luật về thụ tinh nhân tạo năm 1994: thừa nhận tính hợp pháp của việc chuyển quyền làm cha mẹ từ người đẻ thuê sang người thuê đẻ; quan hệ cha mẹ được thiết lập bằng quyết định của tòa án sau khi đứa trẻ ra đời, từ yêu cầu của cha mẹ thuê đẻ. Người mẹ đẻ thuê có 6 tuần để phản đối việc xác định quan hệ cha mẹ này. Bộ Luật Hình sự của Anh nghiêm cấm việc trả tiền cho người môi giới cha mẹ thuê đẻ và người mang thai hộ. 20
  28. Ở Ukraine, từ năm 2002, "mang thai hộ" đã được công nhận và hoàn toàn hợp pháp. “Mang thai hộ” được chính thức quy định bởi Bộ luật Gia đình Ukraine và Lệnh 771 của Bộ Y tế Ukraine. Theo đó, vợ chồng hiếm muộn có thể lựa chọn giữa thai “mang thai hộ”, hiến trứng hoặc tinh trùng, phôi thai thông qua các chương trình đặc biệt và sự kết hợp của chúng mà không cần có sự cho phép từ bất kỳ cơ quan quản lý. Sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các bên tham gia (người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ) trong thỏa thuận “mang thai hộ" là bắt buộc. Theo luật của Ukraine, người “mang thai hộ” không có quyền đối với trẻ em sinh ra và đứa trẻ sinh ra về mặt pháp lý là con của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Tên của người “mang thai hộ” là không bao giờ được liệt kê trong giấy khai sinh. Người mang thai hộ cũng không thể giữ đứa trẻ sau khi sinh. Ngay cả khi một chương trình quyên góp đã diễn ra và không có mối quan hệ sinh học giữa đứa trẻ và cha mẹ nhờ mang thai hộ thì tên của họ vẫn được ghi trong giấy khai sinh (khoản 3 trong tổng số 123 điều của Bộ Luật Gia Đình của Ukraine. Phương pháp mang thai hộ cũng có thể được áp dụng với những người phụ nữ độc thân bằng việc áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo với tinh trùng của những người hiến tặng đã biết hoặc vô danh. [34, tr.30] b. Australia Đạo luật mang thai hộ năm 2010 của Australia quy định, việc mang thai hộ được công nhận nếu giữa người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ có thỏa thuận đứa trẻ sau khi sinh ra là con của người nhờ mang thai hộ, chuyển giao quyền nuôi dưỡng và giám hộ đứa trẻ cho người nhờ mang thai hộ; người nhờ mang thai hộ đồng ý nhận trách nhiệm lâu dài trong việc nuôi dưỡng và giám hộ cho đứa trẻ. Luật này cũng quy định hậu quả của việc mang thai hộ theo một số nguyên tắc: một là, người phụ nữ mang thai hộ và chồng của người phụ nữ này sẽ là bố mẹ hợp pháp của đửa trẻ từ lúc bắt đầu mang thai cho đến khi chuyển giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Do đó, trong quá trình mang thai, tính mạng của đứa trẻ hoàn toàn do người phụ nữ 21
  29. mang thai hộ quyết định. Nếu người này muốn từ bỏ đứa trẻ thì việc đó là hợp pháp. Hai là, theo thỏa thuận giữa hai bên, sau khi đứa trẻ sinh ra mà có bất kỳ sự tranh chấp nào về quyền nuôi dưỡng hoặc giám hộ cho đứa trẻ thì quyền giám hộ hợp pháp thuộc thẩm quyền của Tòa vị thành niên. Nguyên tắc giải quyết của Tòa vị thành niên là vì lợi ích tốt nhất của đứa trẻ. [33, tr.8] c. Một số nƣớc ở châu Á Mặc dù vấn đề "mang thai hộ" vẫn còn gây tranh cãi và bị cấm ở nhiều quốc gia nhưng ở Ấn Độ "mang thai hộ" lại phát triển mạnh kể từ khi Tòa án tối cao hợp pháp hóa vấn đề này. Năm 2010, Quốc hội Ấn Độ đã thông qua dự luật điều chỉnh công nghệ sinh sản có hỗ trợ. Theo luật mới này, tuổi người mang thai hộ không được dưới 21 hoặc hơn 35 nhằm hạn chế tình trạng trước đây, có nhiều người mang thai hộ ở tuổi vị thành niên hoặc trên 40 tuổi. Nếu đương sự có chồng, họ phải được sự đồng ý của chồng. Người mang thai hộ cũng không được sinh nở quá năm lần, tính cả lần sinh con ruột. Điều khoản này nhằm bảo vệ sức khỏe của mẹ và trẻ sơ sinh. Riêng mang thai hộ, luật không cho phép thực hiện quá 03 lần cho cùng một cặp vợ chồng. Trong luật cũng quy định rõ chỉ có công dân Ấn Độ mới được ký hợp đồng "mang thai hộ". Không bệnh viện nào được phép đưa người ra nước ngoài để "mang thai hộ". Tên tuổi người mang thai hộ phải được giữ bí mật tối đa. Đạo luật cũng có một điều khoản quan trọng quy định rằng giấy khai sinh em bé phải ghi tên cha mẹ là người nhờ "mang thai hộ" và những người này phải chấp nhận nuôi dưỡng đứa bé cho dù gặp phải trường hợp mắc bệnh bẩm sinh. Ở Thái Lan, mang thai hộ vì mục đích thương mại bị cấm. Ngày 28/11/2014, Quốc hội Thái Lan đã bỏ phiếu lần một thông qua dự luật cấm dịch vụ mang thai hộ. Dự luật này có hiệu lực từ tháng 6 năm 2015. Theo dự luật này, người thuê sẽ bị phạt đến 10 năm tù và/hoặc phạt tiền 200.000 baht, còn người môi giới sẽ bị phạt đến 05 năm tù và/hoặc bị phạt 100.000 baht. Dự luật là một danh sách các thủ tục để bảo vệ các em bé được hình thành qua việc "mang thai hộ", người mang thai hộ và kiểm soát mối quan hệ pháp lý 22
  30. giữa người "mang thai hộ", người mẹ và người cha của bé. Dự thảo đã ghi nhận các điều kiện của mang thai hộ, cụ thể: Cha và mẹ thật của đứa bé không thể có con được và muốn có một đứa con bằng cách nhờ một người phụ nữ khác mang thai hộ. Cặp vợ chồng này phải sẵn sàng cả tâm lý, tinh thần, và vật chất để trở thành cha mẹ khi em bé ra đời; Người mang thai hộ không phải là mẹ của đứa trẻ được sinh ra; Người mang thai hộ phải có một đứa con trước khi thực hiện "mang thai hộ" và nếu đã kết hôn, phải được sự đồng ý của chồng mình. Ðiều này rõ ràng là rất cần thiết để phòng việc cô và gia đình tuyên bố bất kỳ quyền lợi gì khi em bé ra dời. Mặc dù vậy, Cơ quan y tế của Thái Lan vẫn có thể tuyên bố thêm điều kiện và điều khoản theo sự thích hợp và chứng thực của Hội đồng bảo vệ trẻ Em. [34, tr.33] 2.1.2. Lịch sử hình thành phát triển pháp luật mang thai hộ ở Việt Nam Ở Việt Nam, vào ngày 30/4/1998, 03 em bé TTTON đầu tiên chào đời tại bệnh viện Từ Dũ, đánh dấu một bước ngoặt lớn cho ngành sản khoa Việt Nam. Mặc dù ở nước ta, kỹ thuật TTTON được thực hiện thành công khá muộn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Song, trong những năm gần đây, nền y học nước nhà đã đạt được những bước tiến nhanh và đáng khích lệ, ngay cả khi Luật HN&GĐ năm 2000 chưa quy định về mang thai hộ. [24] Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12/02/2003 của Chính phủ quy định về sinh con theo phương pháp khoa học đã nghiêm cấm hành vi mang thai hộ. Vì thế chưa có văn bản nào quy định hậu quả pháp lý cũng như xác định cha, mẹ đứa trẻ được sinh ra, các quyền nhân thân và quyền tài sản của đứa trẻ với những người có liên quan (người mang thai, người nhờ mang thai hộ). Năm 2011, Bộ Y tế đã tổ chức Đánh giá 08 năm thi hành Nghị định số 12/2003/NĐ-CP. Qua khảo sát 07 Trung tâm hỗ trợ sinh sản được Bộ Y tế ra quyết định công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, TTTON, các Trung tâm đều nêu khó khăn trong việc thực hiện khoản 1 Điều 23
  31. 6 Nghị định số 12/2003/NĐ-CP. Thực tế, pháp luật bấy giờ quy định cấm mang thai hộ, tuy nhiên các bác sĩ hay nhân viên của Trung tâm không có nghiệp vụ nên khó có thể phát hiện trường hợp mang thai hộ với trường hợp thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Qua toạ đàm, các Trung tâm đều có ý kiến hiện nay có nhiều trường hợp đến gặp bác sĩ bày tỏ nguyện vọng tha thiết được làm kỹ thuật TTTON để nhờ người mang thai hộ. Tuy nhiên, các bác sĩ đều từ chối vì pháp luật không cho phép. Có trường hợp các bác sĩ phát hiện được mang thai hộ là do nghi ngờ và yêu cầu kiểm tra chứng minh nhân dân nhưng vẫn không dám khẳng định chắc chắn là trong các ca do mình thực hiện có ca nào là mang thai hộ không. Đây cũng là một áp lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế khi thực hiện hỗ trợ sinh sản vì nếu vô tình thực hiện mang thai hộ (do không biết vì không có nghiệp vụ cũng như không có quy định pháp luật để kiểm tra trường hợp) nên có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt. Trong Báo cáo tổng kết 08 năm thi hành Nghị định số 12/2003/NĐ-CP đề xuất xem xét bỏ quy định cấm mang thai hộ tại Việt Nam và quy định cho phép mang thai hộ cũng như cơ chế kiểm soát chặt chẽ các trường hợp này. Do nhu cầu của xã hội, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngày 19/6/2014, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật HN&GĐ năm 2014, cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và đã quy định cụ thể về hậu quả pháp lý cũng như xác định cha, mẹ đứa trẻ được sinh ra, các quyền nhân thân và quyền tài sản của đứa trẻ với những người có liên quan. Năm 2015 đánh dấu sự ra đời của Nghị định 10/2015/NĐ-CP và Thông tư 57/2015/TT-BYT hướng dẫn thi hành Nghị định 10/2015/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; Quyết định 7358/QĐ-BYT năm 2016 công bố thủ tục hành chính được quy định tại Nghị định 98/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 10/2015/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Lần đầu tiên, pháp luật Việt Nam ghi nhận việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cũng như đưa ra nhiều quy định cụ thể, hướng dẫn chi tiết quy trình thực hiện sinh con bằng kỹ 24
  32. thuật TTTON, mở đường cho hàng triệu gia đình, mang đến hy vọng cho hàng triệu người khó có khả năng mang thai tự nhiên tại Việt Nam. Từ khi Luật HN&GĐ năm 2014 và Nghị định 10/2015/NĐ-CP có hiệu lực pháp luật. Bệnh viện Từ Dũ đã được phép áp dụng kỹ thuật mang thai hộ tại bệnh viện bắt đầu từ tháng 7/2015, tính đến nay đã có 117 ca mang thai hộ (riêng năm 2018 có 31 ca), trong đó có 58 ca có thai, chiếm tỉ lệ 50%. Hiện đã có 33 bé được sinh ra nhờ mang thai hộ. Tại Bệnh viện Mỹ Đức, trường hợp đầu tiên sinh bé từ chương trình mang thai hộ được ghi nhận là bé trai, cân nặng 3.100g vào ngày 03/8/2018. Hiện bệnh viện đã có 04 bé chào đời và hoàn tất việc chuyển phôi cho 25 trường hợp. [17] 2.1.3. Nội dung pháp luật mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay Theo quy định trong Luật HN&GĐ năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, pháp luật Việt Nam hiện chỉ cho phép thực hiện hoạt động mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Vì đây là hoạt động có ảnh hưởng đến nhiều đối tượng chủ thể, lại là hoạt động khá đặc biệt nên pháp luật Việt Nam có những quy định rất chặt chẽ về điều kiện, về quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể, về trình tự, thủ tục, và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động mang thai hộ vì mục đích nhân đạo này. 2.1.3.1. Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Để tránh tình trạng nhờ người khác mang thai hộ một cách bừa bãi, pháp luật đã quy định chỉ trong những trường hợp đặc biệt mới được phép nhờ mang thai hộ và phải đáp ứng những điều kiện rất chi tiết, cụ thể theo luật định. Cụ thể, bên nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện như: người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền; vợ chồng không có con chung và đã được tư vấn về pháp lý, y tế, tâm lý Quy định chi tiết như vậy là nhằm hạn chế việc lợi dụng mang thai hộ trong khi chính người phụ nữ vẫn có khả năng làm mẹ, đồng thời đó cũng là một cách để hạn chế việc thương mại hóa mang thai hộ. 25
  33. Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định rất cụ thể về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo với đối với từng bên tham gia quan hệ pháp luật này như sau: a. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải đƣợc thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và đƣợc lập thành văn bản thoả thuận Luật HN&GĐ năm 2014 quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải dựa trên sự tự nguyện của bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ bằng việc tham gia kí kết văn bản thỏa thuận, gọi là thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Thỏa thuận này là sự ràng buộc trách nhiệm của các bên từ khi bắt đầu thực hiện việc mang thai hộ cho tới khi giao nhận con, đồng thời, là cơ sở pháp lý để thực hiện các thủ tục cần thiết như khai sinh cho đứa trẻ được sinh ra từ việc mang thai hộ hoặc khi có tranh chấp giữa các bên. b. Điều kiện đối với bên nhờ mang thai hộ * Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Khái niệm “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” theo khoản 22 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để TTTON, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con”. Ngay trong khái niệm này đã xác định cụ thể đối tượng được áp dụng mang thai hộ, mang thai hộ chỉ được đặt ra đối với những cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản. Vợ chồng trong trường hợp này phải là những người có hôn nhân hợp pháp, nghĩa là phải đăng kí kết hôn hoặc quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực). 26
  34. Các trường hợp sau đây có thể được xem xét mang thai hộ do nguyên nhân y khoa, nghĩa là một cặp vợ chồng không thể có con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hoặc việc mang thai có thể nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của người vợ và của trẻ sinh ra: Đã phẫu thuật cắt tử cung do bệnh lý hay do các tai biến sản khoa ; Không có tử cung hay dị dạng tử cung bẩm sinh; Người vợ bị bệnh nội khoa nặng không thể mang thai: ví dụ bệnh tim, suy tim ; Có thể xem xét các trường hợp sẩy thai nhiều lần hay thất bại TTTON nhiều lần do vấn đề liên quan đến tử cung. [32] Do đó, điều kiện đầu tiên đối với bên nhờ mang thai hộ là phải có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tại điểm a khoản 2 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2014. Xác nhận này để đảm bảo hoàn toàn việc người vợ không có khả năng sinh con. Điểm đ khoản 1 Điều 14 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định trong hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cần có: “Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật TTTON về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản”. Như vậy, qua quy định này có thể hiểu là cơ sở y tế được thực hiện kỹ thuật TTTON mới có thẩm quyền xác nhận người vợ không có khả năng mang thai ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Giấy xác nhận này mang ý nghĩa quan trọng và cần sự chính xác hoàn toàn vì vậy cơ sở y tế có khả năng thực hiện kỹ thuật TTTON để hỗ trợ sinh sản mới có đủ chuyên môn cần thiết để đánh giá đúng về tình trạng của người vợ xem có khả năng mang thai sinh con hay có thể áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hay không * Vợ chồng đang không có con chung Luật HN&GĐ năm 2014 quy định một trong những điều kiện đối với bên nhờ mang thai hộ là vợ chồng đang không có con chung. Quy định này có thể hiểu vợ chồng nhờ mang thai hộ phải chưa từng có con chung cho đến 27
  35. thời điểm nhờ người mang thai hộ hoặc vợ chồng nhờ mang thai hộ có thể đã từng có con chung nhưng ở thời điểm hiện nay đứa con đã không còn sống, vì thế họ muốn có thêm con, nhưng lại không thể do không thụ thai được nữa. Trong trường hợp, vợ chồng đã có con riêng nhưng đang không có con chung thì vẫn thuộc trường hợp được nhờ mang thai hộ nhưng nếu vợ chồng không có con riêng nhưng có con chung, con chung đó đã cho người khác nhận nuôi hoặc bị mắc chứng bệnh tâm thần hoặc một số bệnh khác làm cho đứa con không phát triển được bình thường thì lại không được nhờ mang thai hộ. Với điều kiện trên, vợ chồng có con nhưng con bị bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh nếu muốn sinh thêm con nữa thì không thể nhờ mang thai hộ. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng xét về tình thì được nhờ mang thai hộ trong trường hợp này rất chính đáng, nhân văn. Trước vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Hải Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp cũng giải thích chi tiết: “Ở đây chúng tôi quan tâm về quyền con người, đặc biệt là quyền lợi đứa con vì trong hoàn cảnh này mà cho mang thai hộ sẽ đồng nghĩa với việc không thừa nhận đứa trẻ này là người bình thường, gạt bé ra “bên lề”, vô tình gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Một đứa trẻ sinh ra dù bị dị tật thì cũng là con của cha, của mẹ, cần được bảo vệ, chăm sóc chu đáo”. [25, tr.41] Quy định chỉ áp dụng mang thai hộ khi vợ chồng chưa có con chung bởi lẽ mang thai hộ là nhằm mục đích nhân đạo, là một nghĩa cử cao đẹp giữa những người phụ nữ với nhau, giống một sự hỗ trợ, giúp đỡ để những người kém may mắn có thể hưởng niềm vui được làm mẹ và khi niềm khao khát có một đứa con ruột thịt thành hiện thực, niềm hạnh phúc làm mẹ thật thiêng liêng, đáng trân trọng. Quy định này nhằm góp phần hạn chế việc nhờ mang thai hộ tràn lan, việc mang thai ảnh hưởng lớn đến người phụ nữ nên không thể xem nhẹ mà chỉ được áp dụng mang thai hộ là giải pháp tối ưu cuối cùng cho người phụ nữ không thể mang thai và sinh con. 28
  36. * Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý Do mang thai hộ là một biện pháp phức tạp về mọi mặt nên người nhờ mang thai hộ cần phải được chuẩn bị đầy đủ những thông tin, kiến thức trong cả quá trình mang thai hộ về y tế, pháp lý và tâm lý. Tư vấn về y tế thì Điều 15 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP nêu ra một số nội dung cần thiết bao gồm: “Các phương án khác ngoài việc mang thai hộ hoặc xin con nuôi; Quá trình thực hiện kỹ thuật TTTON và mang thai hộ; Các khó khăn khi thực hiện mang thai hộ; Tỷ lệ thành công của kỹ thuật có thể rất thấp nếu dự trữ buồng trứng của người vợ thấp hoặc người vợ trên 35 tuổi; Chi phí điều trị cao; Khả năng đa thai”. Việc nắm bắt đầy đủ thông tin liên quan đến y tế trong toàn bộ quá trình mang thai hộ là việc làm hết sức cần thiết đối với bên nhờ mang thai hộ. Do mang thai hộ là một biện pháp hỗ trợ sinh sản yêu cầu sự can thiệp của y tế nhiều và rất phức tạp. Tư vấn về pháp lý là cung cấp, giải đáp thông tin để người nhờ mang thai hộ biết và hiểu được quyền cũng như nghĩa vụ của mình. Từ chỗ hiểu được các quyền và nghĩa vụ của mình, người mang thai hộ sẽ có những ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật, gi p hạn chế những tranh chấp xảy ra giữa các bên trong quan hệ mang thai hộ. Hay những điều kiện, thủ tục cần thiết về mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ cần nắm được. Tư vấn về tâm lý cũng là việc cần thiết đối với bên nhờ mang thai hộ dù người nhờ mang thai hộ không trải qua cảm giác mang thai và sinh con nhưng họ vẫn cần chuẩn bị tâm lý để đón nhận đứa trẻ, để sẵn sàng làm mẹ. Nghị định số 10/2015/NĐ-CP đã đưa ra một số nội dung tâm lý mà bên nhờ mang thai hộ cần được tư vấn trong khoản 1 Điều 17 gồm có: “Các vấn đề về tâm lý trước mắt và lâu dài của việc nhờ mang thai hộ, người thân và bản thân đứa trẻ sau này; Người mang thai hộ có thể có ý định muốn giữ đứa bé sau sinh; Hành vi, thói quen của người mang thai hộ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ; Tâm lý, tình cảm khi nhờ người mang thai và sinh con; Thất bại và tốn kém với các đợt điều trị mang thai hộ có thể gây tâm lý căng thẳng, mệt mỏi; Các nội dung khác có liên quan.” 29
  37. c. Điều kiện đối với bên đƣợc nhờ mang thai hộ * Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ Khoản 7 Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP giải thích người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ gồm: “Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ”. Quy định này đã phần nào giải quyết được khúc mắc về nội hàm của khái niệm “người thân thích cùng hàng” được đặt ra trong Luật HN&GĐ năm 2014 nhằm hạn chế tình trạng thương mại hóa việc mang thai hộ. Dưới góc độ đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các cặp vợ chồng vô sinh, quy định này cũng phần nào hạn chế đối tượng được nhờ mang thai hộ. Thực tế cho thấy, sẽ có không ít các cặp vợ chồng là người con duy nhất trong gia đình và trong phạm vi thân thích như Nghị định số 10/2015/NĐ-CP đã nêu trên đều không có chị em gái, hoặc có chị em gái nhưng những người này không đáp ứng đủ các điều kiện khác như là người chưa thành niên, hay đã thành niên nhưng chưa kết hôn và mang thai lần nào. Như vậy, việc mang thai hộ sẽ không thể được tiến hành nên nhiều ý kiến cho rằng nên mở rộng đối tượng được phép mang thai hộ. Tuy nhiên, xét một khía cạnh khác của vấn đề này, việc mở rộng đối tượng cho phép mang thai hộ lại chứa đựng nhiều bất ổn có thể xảy ra trong thực tiễn, nhất là khi cơ sở để phân biệt nhân đạo và thương mại lại rất mong manh, khó xác định. Theo TS Nguyễn Văn Cừ, Chủ nhiệm Khoa Pháp luật Dân sự, trường Đại học Luật Hà Nội – thành viên tổ biên tập sửa đổi Luật HN&GĐ năm 2000 cho biết: “Đây là điều hợp lý bởi sẽ tránh được những vấn đề phát sinh phức tạp về tranh chấp đứa trẻ. Tuy nhiên, chưa thể mở rộng đối tượng những người được phép mang thai hộ bởi điều đó dễ gây phát sinh chuyện hợp đồng, kinh doanh”. [25, tr.45] 30
  38. * Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần Điều kiện yêu cầu người được nhờ mang thai hộ đã từng có thai và sinh con để đảm bảo rằng người mang thai hộ đã có kinh nghiệm cho việc mang thai, quy định này cũng nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con. Mang thai và sinh con là cả một quá trình mà người phụ nữ phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau của thai kỳ, phải có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, chăm sóc đặc biệt để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh. Người đã từng mang thai sẽ có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và giữ gìn thai nhi hơn cũng như biết cách phòng ngừa những biến chứng, những tác động không tốt đến sức khỏe của thai nhi từ đó ảnh hưởng tới sự thành công của việc mang thai hộ. Hơn nữa, người đã từng mang thai sẽ hiểu được những ảnh hưởng về sức khỏe và đặc biệt là tâm lý của thai nhi mang lại, từ đó sẽ hạn chế được phần nào khả năng tranh chấp có thể phát sinh giữa hai bên do việc phát sinh tình cảm gắn kết giữa người mang thai hộ và đứa trẻ. Pháp luật cũng quy định người mang thai hộ chỉ được mang thai hộ một lần nhằm đảm bảo sức khỏe cho người mang thai hộ, đồng thời hạn chế được việc biến tấu mang thai hộ trở thành dịch vụ đã được thương mại hóa. Tuy nhiên, nếu đứa trẻ trong trường hợp mang thai hộ không may chết ngay sau khi sinh hoặc trước thời điểm sinh thì mục đích cuối cùng của mang thai hộ chưa đạt được và theo quy định thì người nhận mang thai hộ không thể mang thai hộ thêm lần thứ hai. Do vậy pháp luật cần cân nhắc đến trường hợp này để quy định có thể đạt được mục đích cuối cùng của việc mang thai hộ. * Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ Hiện nay, Luật HN&GĐ năm 2014 chỉ mới quy định người được nhờ mang thai hộ phải ở độ tuổi phù hợp, tuy nhiên, độ tuổi nào là độ tuổi thích hợp thì chưa được quy định. Theo Tiến sĩ bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Trưởng khoa Hậu sản Nhi, Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM cho rằng: “Độ tuổi làm mẹ tốt nhất trước hết cơ thể phát triển toàn diện để đảm nhiệm khả năng sinh sản tốt, 31
  39. vững vàng về kiến thức, định hình về tính cách, ổn định tâm lý, tự tin vào bản thân và độc lập về tài chính. Độ tuổi sinh sản tốt là không dưới 18 tuổi. Phụ nữ còn trẻ đã mang thai, lúc này cơ thể chưa phát triển đầy đủ và cũng chưa sẵn sàng về cả mặt tâm lý lẫn sinh lý nên dễ dẫn đến sẩy thai hoặc các hiện tượng khác như thai yếu, sinh non. Bởi cơ thể người mẹ còn quá trẻ sẽ chưa phát triển đầy đủ, xương chậu chưa nở tốt dễ bị sang chấn khi sinh đẻ, tỷ lệ mổ lấy thai cũng cao hơn. Việc nuôi con của các bà mẹ trẻ cũng gặp không ít khó khăn do thiếu về tài chính lẫn kiến thức. Ngược lại với phụ nữ trên 35 tuổi thì khả năng mang thai giảm so với độ tuổi dưới 30, và nguy cơ trẻ mắc bệnh down và các hiện tượng đột biến gene cũng tăng cao. Tỷ lệ này là 1/400 đối với độ tuổi 35 và sẽ dần tăng lên mức 1/109 ở các bà mẹ sinh con khi ở tuổi 40. Khi ở tuổi 45, nguy cơ này là 1/32 (so với tỉ lệ 1/1.500 ở tuổi 25). Ngoài ra, các nguy cơ khác như các dị tật, bệnh bẩm sinh do sự biến đổi gene. Như vậy độ tuổi mang thai tốt nhất trung bình khoảng 22 – 33 tuổi” [42]. Như vậy, độ tuổi thích hợp để có một “ca” mang thai hộ thành công được khuyến khích là từ 20 đến 35 tuổi. Độ tuổi của người mang thai hộ không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của chính người đó mà còn ảnh hưởng tới phôi được cấy vào trong tử cung của người đó. Ngoài ra, người mang thai hộ không mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV-AIDS, bệnh tâm thần, bệnh truyền nhiễm hay các bệnh di truyền khác thì việc yêu cầu khung độ tuổi được phép mang thai hộ là rất cần thiết. Đối với việc xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ, điểm e khoản 1 Điều 14 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định: “Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật TTTON đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này và đã từng sinh con”. Vậy nên bản xác nhận về khả năng mang thai của người phụ nữ được nhờ mang thai hộ phải do cơ sở khám chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật TTTON đối với người mang thai hộ. Quy định như vậy là hoàn toàn 32
  40. hợp lý, do chỉ những cơ sở khám chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật TTTON đối với người mang thai hộ mới có đủ chuyên môn để đánh giá đúng thể trạng của người phụ nữ được nhờ mang thai hộ có khả năng tiếp nhận phôi và mang thai hộ hay không vì đây là bước quan trọng nhất trong kỹ thuật thực hiện việc mang thai hộ. * Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng Điều kiện này thể hiện sự tôn trọng về mặt pháp lý của vợ chồng nhờ mang thai hộ và cả người mang thai hộ đối với chồng mình khi quyết định một chuyện hệ trọng có ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Bởi lẽ, nhu cầu có con là một nhu cầu thiết yếu thì nhu cầu được bảo vệ hạnh phúc gia đình cũng là nhu cầu chính đáng cần được bảo vệ. Mặt khác, người phụ nữ khi mang thai, đặc biệt là mang thai hộ có nhiều biến đổi về tâm lý cũng như sức khỏe nên rất cần sự động viên và quan tâm chăm sóc của người chồng để việc mang thai được thuận lợi. Hơn nữa, mang thai hộ là một vấn đề phức tạp để tránh được tối đa những tranh chấp có thể xảy ra, người vợ nhận mang thai hộ phải có sự đồng ý của người chồng và sự đồng ý phải được thể hiện bằng văn bản. * Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý Mang thai hộ là việc khá phức tạp và có ảnh hưởng lớn nhất đến người được nhờ mang thai hộ cả về tâm lý và sức khỏe, do đó, người nhận mang thai hộ cần nắm rõ mọi quy định về mang thai hộ trong pháp luật, những ảnh hưởng về tâm lý, sức khỏe cũng như cần chuẩn bị tâm lý đầy đủ trước khi nhận mang thai hộ. Nghị định số 10/2015/NĐ-CP cũng đã quy định rõ những nội dung cần tư vấn y tế cho người nhận mang thai hộ bao gồm: “Các nguy cơ, tai biến có thể xảy ra khi mang thai như sảy thai, thai ngoài tử cung, băng huyết sau sinh và các tai biến khác; Khả năng phải mổ lấy thai; Khả năng đa thai; Khả năng em bé bị dị tật và phải bỏ thai”. Đồng thời, quy định rõ hồ sơ yêu cầu mang thai hộ cần có bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ làm việc 33
  41. tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật TTTON. Như vậy, cả bên nhờ mang thai hộ và bên được nhờ mang thai hộ đều phải được tư vấn y tế từ bác sỹ chuyên khoa sản làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật TTTON. Quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý về mặt chuyên môn mà người tư vấn cần có đủ để có thể tư vấn tốt nhất cho các bên. Đối với tư vấn về pháp lý, người được nhờ mang thai hộ cần nắm được những nội dung cơ bản như: Xác định cha mẹ con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 94 Luật HN&GĐ năm 2014; Quyền, nghĩa vụ của người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 97 Luật HN&GĐ năm 2014; Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 98 Luật HN&GĐ năm 2014. Việc tư vấn về pháp lý cho người mang thai hộ là việc rất cần thiết và quan trọng vì họ cần nắm rõ quyền cũng như nghĩa vụ của mình theo pháp luật quy định khi tham gia nhận mang thai hộ để tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có. Nghị định số 10/2015/NĐ-CP nêu rõ người có thẩm quyền, trách nhiệm tư vấn pháp lý cho người được nhờ mang thai hộ cũng như người nhờ mang thai hộ là người có trình độ cử nhân luật trở lên làm việc tại tổ chức có tư cách pháp nhân về trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật. Việc mang thai cũng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của người mang thai cũng như những người xung quanh họ. Chính vì vậy, người được nhờ mang thai hộ cần được tư vấn để chuẩn bị trước tâm lý cho bản thân cũng như cho những người xung quanh họ. Người tư vấn về tâm lý cho người được nhờ mang thai hộ cũng như người nhờ mang thai hộ phải có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên làm việc tại cơ sở được cấp giấy phép hoạt động có phạm vi hoạt động chuyên môn tư vấn tâm lý và phải tư vấn tâm lý đầy đủ các nội dung cần tư vấn. Nội dung tư vấn tâm lý gồm có: Tâm lý, tình cảm của người trong gia đình, bạn bè trong thời gian mang thai hộ; Tâm lý trách 34
  42. nhiệm đối với cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ nếu để sảy thai, Tác động tâm lý đối với con ruột của mình; Cảm giác mất mát, mặc cảm sau khi trao lại con cho cặp vợ chồng nhờ mang thai; Chỉ thực hiện mang thai hộ khi động lực chính là mong muốn giúp đỡ cho cặp vợ chồng nhờ mang thai, không vì mục đích lợi nhuận; d. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không đƣợc trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Mang thai hộ cũng là một trường hợp của phương pháp sinh con theo phương pháp khoa học, sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, cụ thể là TTTON. Chính vì vậy, việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với những quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Quan trọng nhất là nguyên tắc cơ bản khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bao gồm: - Thứ nhất, các cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ sống độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa; - Thứ hai, việc thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải theo đúng quy trình kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành; - Thứ ba, TTTON, cho và nhận noãn, cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi, được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện; - Thứ tư, việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận; tinh trùng, phôi của người cho phải được mã hóa để bảo đảm bí mật nhưng vẫn phải ghi rõ đặc điểm của người cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc; - Thứ năm, việc thực hiện kỹ thuật TTTON phải tuân theo quy trình kỹ thuật; quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật TTTON, mang thai và sinh con do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. (theo Điều 3 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP). 35
  43. 2.1.3.2. Quy định pháp luật về thoả thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và quyền và nghĩa vụ của các bên mang thai hộ a. Thoả thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Pháp luật HN&GĐ Việt Nam hiện nay chỉ cho phép mang thai hộ trong trường hợp vì mục đích nhân đạo và để đảm bảo tính hợp pháp của việc mang thai hộ và giúp các bên phân định rõ trách nhiệm cũng như quyền lợi của mình đồng thời là căn cứ giải quyết các tranh chấp phát sinh pháp luật yêu cầu việc mang thai hộ phải được xác lập theo thỏa thuận đúng với quy định của pháp luật đặc biệt là Điều 96 Luật HN&GĐ năm 2014. Theo đó, thỏa thuận phải đáp ứng những điều kiện sau: - Thứ nhất, về nguyên tắc thỏa thuận mang thai hộ. Về bản chất, thỏa thuận mang thai hộ là một thỏa thuận dân sự, do đó cũng giống như các thỏa thuận dân sự khác, thỏa thuận mang thai hộ cũng được pháp luật ghi nhận nguyên tắc thỏa thuận chung là: tự nguyện. Đó phải là sự thỏa thuận mà có sự thống nhất giữa tự do ý chí và bày tỏ ý chí, là sự ngang bằng về địa vị và quyền lợi, không có sự lừa dối, ép buộc giữa người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ. Việc ghi nhận nguyên tắc của thỏa thuận mang thai hộ là cần thiết bởi nó là cơ sở quan trọng để đánh giá tính hợp pháp của việc phát sinh sự kiện mang thai hộ. - Thứ hai, về hình thức thỏa thuận mang thai hộ. Pháp luật quy định hình thức của thỏa thuận mang thai hộ như là một điều kiện để cặp vợ chồng vô sinh được phép nhờ người phụ nữ khác mang thai hộ do thỏa thuận mang thai hộ có tính chất phức tạp, dễ phát sinh tranh chấp, đối tượng của hợp đồng vô cùng đặc biệt nên thỏa thuận mang thai hộ phải được lập thành văn bản với những nội dung cụ thể. Bên cạnh đó, văn bản thỏa thuận bắt buộc phải được công chứng, chứng thực tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp một trong các bên vợ (chồng) của người mang thai hộ hoặc người nhờ mang thai hộ không thể trực tiếp thỏa thuận về văn bản thì bên chồng (vợ) còn lại phải ủy quyền cho nhau và việc ủy quyền phải lập văn bản có 36
  44. công chứng. Quy định này nhằm đảm bảo cặp vợ chồng của mỗi bên đều biết và đồng ý với việc mang thai hộ, tránh trường hợp một bên vợ (chồng) tự thực hiện thỏa thuận dẫn đến những tranh chấp phát sinh sau này. Việc ủy quyền chỉ được thực hiện giữa hai vợ chồng của bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ mà không được ủy quyền cho người thứ ba, quy định này đề cao tính ý chí, tự nguyện của hai bên tham gia thỏa thuận. Trường hợp thỏa thuận mang thai hộ có sự tham gia của cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng biện pháp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế. - Thứ ba, về nội dung thỏa thuận mang thai hộ. Tương tự các thỏa thuận dân sự khác, thỏa thuận mang thai hộ cần có những nội dung cơ bản sau: Thông tin đầy đủ về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo các điều kiện có liên quan quy định tại Điều 95 của Luật này; Cam kết thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 97 và Điều 98 của Luật này; Việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa; hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ mang thai hộ và các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan; Trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận. (theo khoản 1 Điều 96 Luật HN&GĐ năm 2014). b. Quyền và nghĩa vụ các bên trong thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo * Quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ Luật HN&GĐ năm 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ gồm: Thứ nhất, người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ 37
  45. và phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Đứa trẻ trong những tuần tuổi đầu cần sự chăm sóc của bên mang thai hộ nên bên mang thai hộ có nghĩa vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và nuôi dưỡng đứa trẻ cho đến khi giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Bên mang thai hộ có nghĩa vụ phải trao con cho bên nhờ mang thai hộ theo đúng thời gian đã thỏa thuận. Thứ hai, người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế. Quy định này nhằm bảo vệ đứa trẻ sinh ra được khỏe mạnh, phát triển bình thường. Thứ ba, người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày. Việc sinh con do mang thai hộ không tính vào số con theo chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ được quy định chi tiết trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm bắt buộc với một số quy định điển hình như sau: “Lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; Trường hợp ở xa cơ sở khám chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai; Trong trường hợp sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền với thời gian nghỉ việc tối đa cụ thể: 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên; Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con nếu lao động đó đủ điều kiện như pháp luật quy định; ”. 38
  46. Thứ tư, bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Thứ năm, trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con. Xuất phát từ nhu cầu và mong muốn có con của bên nhờ mang thai hộ nên việc mang thai hộ mới được tiến hành. Pháp luật cũng quy định đứa trẻ sinh ra trong trường hợp mang thai hộ được xác định là con của bên nhờ mang thai hộ nên bên nhờ mang thai hộ buộc phải nhận con trong mọi tình huống. Nếu bên nhờ mang thai hộ không nhận con theo thỏa thuận thì bên nhận mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. * Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ Luật HN&GĐ năm 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ gồm: Thứ nhất, bên nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế. Chế định mang thai hộ là chế định được đưa ra nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi làm cha mẹ của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ, tuy rằng mang thai hộ chỉ được chấp thuận trong trường hợp vì mục đích nhân đạo nhưng trong quá trình mang thai hộ không tránh khỏi có những chi phí cần phải chi trả. Những chi phí thực tế trong quá trình mang thai hộ liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản bên nhờ mang thai hộ phải chi trả để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho mẹ và con như: chi phí khám thai thường xuyên (tối thiểu phải được khám ba lần trên ba kỳ thai nghén), tiêm phòng, tiêm vắc xin, chi phí về chế độ dinh dưỡng, ăn uống, nghỉ ngơi. Quy định như vậy nhằm tránh trường hợp người mang thai hộ đưa ra những đòi hỏi vô lý, vượt quá khả năng hỗ trợ của người nhờ mang thai hộ. 39
  47. Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với ccho đâyon phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Thứ ba, bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật này và bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ. Thứ tư, giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác của gia đình bên nhờ mang thai hộ có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan. Đứa trẻ sinh ra trong trường hợp mang thai hộ theo pháp luật được xác định là con đẻ của bên nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm sinh ra, theo đó những mối quan hệ với các thành viên khác trong gia đình bên nhờ mang thai hộ cũng theo đó mà hình thành như quan hệ ông, bà, cô dì, chú bác, với cháu, kèm theo đó là những quyền và nghĩa vụ của các mối quan hệ theo quy định của pháp luật. Thứ năm, trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con nhằm đảm bảo mục đích ban đầu của việc mang thai hộ pháp luật quy định bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc người mang thai hộ phải giao con. 2.1.3.3. Các quy định pháp luật liên quan trong quá trình thực hiện thoả thuận mang thai hộ Trong quá trình thực hiện thoả thuận mang thai hộ giữa bên vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên nhận mang thai hộ, các bên cần tôn trọng thoả 40
  48. thuận và các quy định pháp luật liên quan đến các quy định về tham khám, theo dõi thai nhi, cụ thể như sau: “Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế” theo khoản 2 Điều 97 Luật HN&GĐ năm 2014. Trước đây, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 537 /QĐ-BYT ngày 01/02/2010 về việc ban hành quy trình sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh. Tuy nhiên, thực hiện quy định trên, ngày 21/9/2016, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 34/2016/TT-BYT quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị, xử trí các bất thường, dị tật của bào thai. Theo thống kê của Tổng cục Dân số Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có khoảng gần 1,5 triệu trẻ em mới được sinh ra. Nếu được sàng lọc trước sinh và sơ sinh tốt sẽ phát hiện được khoảng 1.400 -1.800 trẻ bị mắc bệnh Down, khoảng 250 - 250 trẻ mắc hội chứng Edwards, có 1.000 - 1.500 trẻ bị dị tật ống thần kinh, 300 - 400 trẻ bị suy giáp bẩm sinh. Đáng lưu ý, số trẻ sơ sinh tử vong do dị tật bẩm sinh khoảng hơn 1.700 trẻ (chiếm tỷ lệ 11%), số trẻ mắc dị tật bẩm sinh còn sống sau giai đoạn sơ sinh là khoảng 40.039 trẻ. Khoảng 60 - 70% các dị dạng, dị tật bẩm sinh đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân. Như vậy nếu thai phụ được sàng lọc trước sinh kết hợp với sàng lọc sơ sinh sẽ loại bỏ 95% những dị tật bất thường và cho ra đời những đứa trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. [38] “Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai” theo khoản 4 Điều 97 Luật HN&GĐ năm 2014. Đứng dưới góc độ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được nhờ mang thai hộ thì đây là một quy định hợp lý. Bởi hơn ai hết, người phụ nữ được nhờ mang thai hộ sẽ hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình để cân nhắc có thể tiếp tục hay không việc mang thai. Tuy nhiên, nếu xét dược góc độ bảo vệ quyền và lợi ích của bên nhờ mang thai hộ quy định này 41
  49. còn một vấn đề như sau: Theo khoản 4 Điều 94 và Điều 97 Luật HN&GĐ năm 2014 bên nhờ mang thai hộ sẽ là người chịu trách nhiệm chăm sóc đứa trẻ đó từ thời điểm trẻ được sinh ra cho đến khi trưởng thành và được công nhận là cha mẹ của trẻ. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, bào thai phát triển không tốt do các khuyết tật bẩm sinh thì họ lại không có quyền quyết định tiếp tục duy trì thai kỳ hay chấm dứt. Về việc giao và nhận con giữa các bên trong việc mang thai thì theo quy định tại Điều 94 Luật HN&GĐ năm 2014 thì: “Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra”. Vì vậy, vợ chồng nhờ mang thai hộ sẽ có quyền và nghĩa vụ nhận trẻ ngay khi trẻ vừa được sinh ra. Tuy nhiên, để bao quát các khả năng phát sinh, luật cũng có quy định thêm rằng: “Trong trường hộ bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con” (khoản 5 Điều 97 Luật HN&GĐ năm 2014). Mặt khác, khoản 5 Điều 98 Luật HN&GĐ năm 2014 cũng có quy định: “Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con cho thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con”. Căn cứ vào quy định này có thể thấy rằng luật chỉ mới dự liệu được hai trường hợp: Thứ nhất, bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con và bên được nhờ mang thai hộ cũng không muốn nuôi con. Nếu trường hợp này xảy ra thì bên được nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con. Thứ hai, bên được nhờ mang thai hộ từ chối giao con và bên nhờ mang thai hộ cũng muốn nhận con. Nếu phát sinh trường hợp này thì bên nhờ mang thai hộ sẽ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên được nhờ mang thai hộ giao con. Tuy nhiên, luật lại chưa dự liệu được trường hợp: bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con và bên được nhờ mang thai hộ đồng ý nhận nuôi con. Trong trường hợp này cần phải có quy định ghi nhận quyền được nhận nuôi con của bên được nhờ mang thai hộ nếu bên nhờ mang thai hộ đã từ chối nhận con và bên được nhờ mang thai hộ đủ điều kiện để nhận con nuôi theo quy định tại Luật nuôi con nuôi năm 2010. 42
  50. Luật HN&GĐ năm 2014 cũng đã quy định rất chi tiết về thời điểm chấm dứt quyền, nghĩa vụ chăm sóc con như cha mẹ của cặp vợ chồng được nhờ mang thai hộ là từ thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Đây là một quy định hợp lý, đảm bảo tính nhân văn. Bởi vì, quy định này sẽ đảm bảo tốt về sức khỏe cho những đứa trẻ vừa được sinh ra, tránh những trường hợp bên nhờ mang thai hộ không quan tâm chăm sóc vì cho đó không phải là con đẻ của mình sẽ dẫn đến những hậu quả không tốt cho đứa trẻ, hoặc ngược lại bên nhờ mang thai hộ ngăn cản việc chăm sóc sức khỏe cho đứa trẻ từ phía người được nhờ mang thai dù người này có đủ các điều kiện tốt nhất để chăm sóc cho trẻ sơ sinh như nguồn sữa mẹ. 2.1.3.4. Việc xác định thời điểm, quan hệ cha mẹ, con và việc giải quyết tranh chấp, vi phạm nếu có khi thực hiện thoả thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo * Xác định thời điểm và quan hệ cha mẹ, con trong thoả thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Theo pháp luật HN&GĐ năm 2014, căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con dựa trên sự kiện sinh đẻ và sự kiện nhận nuôi con nuôi. Tuy nhiên, trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, căn cứ xác định cha, mẹ, con trong trường hợp này dựa trên yếu tố huyết thống. Huyết thống là quan hệ di truyền sinh học, là quan hệ giữa cha, mẹ và con. Trong trường hợp mang thai hộ, đây là sự kết hợp giữa noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng được TTTON thành phôi, sau đó, mới cấy vào tử cung của người phụ nữ mang thai hộ. Nhóm máu, cũng như bộ gen di truyền của đứa trẻ được hình thành ngay khi tinh trùng của người cha kết hợp với trứng của người mẹ. Vì thế, xét về mặt sinh học thì người mang thai hộ hoàn toàn không phải là mẹ của đứa bé, mà chỉ là người giúp cho phôi thai phát triển hình hài rồi khi đủ ngày đủ tháng, đứa trẻ ra đời và tính cách của đứa trẻ hoàn toàn không bị tác động bởi người mang thai hộ. Hiện nay, để xác định được mối quan hệ cha, mẹ và con, người ta thường sử dụng kỹ thuật khoa học mới nhất là xét nghiệm ADN xem có sự trung khớp hay không, đây là biện pháp 43
  51. xét nghiệm trên bộ gen di truyền cho kết quả chính xác đến 99,9% và biện pháp này cũng đã được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Trong trường hợp mang thai hộ, nếu như áp dụng kỹ thuật xét nghiệm ADN để xác định mẹ đứa trẻ được sinh ra thì kết quả ADN của đứa trẻ sẽ trùng khớp với kết quả ADN của người mẹ nhờ mang thai hộ, do đứa trẻ được hình thành từ trứng đã chứa bộ gen của người mẹ này. Xét về góc độ pháp lý, Điều 94 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra” và tại khoản 2 Điều 98 Luật HN&GĐ năm 2014 cũng có quy định: “Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh từ thời điểm con được sinh ra”. Điều này có nghĩa các quyền dân sự như: quyền đại diện cho con, quyền quản lý tài sản của con hay quyền thừa kế tài sản của con thì sẽ phát sinh giữa người nhờ mang thai hộ và chồng của người đó đối với con. Vì vậy, nếu có tranh chấp phát sinh giữa người mang thai hộ và đứa con mang hộ thì hoàn toàn có thể căn cứ vào các quy định của pháp luật dân sự và pháp Luật HN&GĐ năm 2014 hiện hành để giải quyết. Việc xác định mối quan hệ cha mẹ con trong mang thai hộ có ý nghĩa rất quan trọng, từ đó xác định phát sinh quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật giữa các chủ thể. * Giải quyết tranh chấp phát sinh trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và xử lý vi phạm. Pháp luật quy định nếu các bên trong quan hệ pháp luật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo vi phạm điều kiện, nghĩa vụ phải thực hiện thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý theo trách nhiệm dân sự, hành chính, hình sự. Luật HN&GĐ năm 2014 quy định tại khoản 1 Điều 99: “Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ”. Theo quy định này, những tranh chấp phát sinh trong mang thai hộ sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án, tuy nhiên luật lại không quy 44
  52. định rõ đó là những tranh chấp nào. Hiện nay, Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 tại Điều 28 và Điều 29 quy định về những tranh chấp, yêu cầu dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có những tranh chấp, yêu cầu liên quan đến mang thai hộ theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014. Tuy nhiên, vẫn cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể các trường hợp tranh chấp có thể phát sinh và thẩm quyền cũng như hướng giải quyết cho vấn đề về mang thai hộ. Ngoài ra, đối nới vi phạm hành chính trong hoạt động thực hiện mang thai hộ thì quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện kỹ thuật mang thai hộ. Chế tài hình sự được áp dụng để ngăn chặn hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại. Tại Điều 187 BLHS năm 2015 quy định về Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại như sau: “1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Đối với 02 người trở lên; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”. Pháp luật Hình sự Việt Nam chú trọng xử lý người tổ chức mang thai hộ mà chưa mở rộng xử lý các bên tham gia hoạt động mang thai hộ. Các quy định về giải quyết các tranh chấp cũng như xử lý các vi phạm trong hoạt động thực hiện mang thai hộ còn chưa đầy đủ và thống nhất, tuy nhiên, khi pháp sinh những tranh chấp hoặc xuất hiện những vi phạm mới mà pháp luật chưa điều chỉnh được hết và những tranh chấp sẽ được giải quyết theo hướng sau: 45
  53. Một là, ưu tiên sự thỏa thuận giữa các bên. Mang thai hộ được tiến hành giữa các bên theo thỏa thuận và được lập thành văn bản có công chứng vì vậy khi các tranh chấp xảy ra văn bản thỏa thuận giữa các bên sẽ là minh chứng có hiệu lực nhất để giải quyết những tranh chấp ấy. Hai là, đảm bảo duy trì mục đích của mang thai hộ theo đúng quy định của pháp luật HN&GĐ, giữ vững tính nhân văn sâu sắc của mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Ba là, đảm bảo quyền lợi cũng như sức khỏe của phụ nữ và đứa trẻ trong mang thai hộ. Mang thai hộ là một vấn đề phức tạp và phải trải qua quá trình dài với khá nhiều rủi ro đặc biệt là người mang thai hộ, chính vì vậy, quyền lợi và sức khỏe của người phụ nữ mang thai hộ cần được đặt lên vị trí ưu tiên khi giải quyết các tranh chấp phát sinh trong vấn đề về mang thai hộ. Bên cạnh đó, trẻ em là sinh linh bé nhỏ yêu ớt cần được chăm sóc và bảo vệ nên khi giải quyết tranh chấp trong mang thai hộ, quyền lợi của đứa trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ cũng cần được ưu tiên xem xét. 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật và nguyên nhân dẫn đến thực trạng trong lĩnh vực mang thai hộ 2.2.1. Thực trạng thực hiện pháp luật và nguyên nhân dẫn đến thực trạng mang thai hộ ở Việt Nam trước khi có Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 Trước khi Luật HN&GĐ năm 2014 (có hiệu lực ngày 01/01/2015) được ban hành thì pháp luật Việt Nam vẫn cấm “mang thai hộ”. Tuy nhiên, với mong muốn được làm cha, làm mẹ thì thực tế, nhiều cặp vợ chồng đã tìm đến dịch vụ mang thai chui hoặc nhờ môi giới tìm người mang thai hộ. “Chị Thủy 32 tuổi, quê tỉnh Quảng Bình, vào TP HCM làm công nhân được hơn một năm. Trước đây, chị đã có chồng và 1 con gái. Sau khi chồng chết do tai nạn giao thông, chị phải để con ở lại và nhờ bên nội nuôi giùm. Vào TP HCM, hằng tháng, chị gửi tiền về quê cho mẹ chồng nuôi con. Chị đã giấu gia 46
  54. đình chuyện làm thuê này. Xoa bàn tay lên bụng, nơi đang có một sinh linh đang lớn lên từng ngày, chị Thủy nói: “Chỉ mong 09 tháng qua mau để mẹ tròn con vuông, giao bé cho cha mẹ ruột của nó rồi lấy tiền về quê buôn bán nuôi con”. Theo thỏa thuận, trừ tiền ăn hằng tháng do người thuê cung cấp, sau khi sinh, Thủy sẽ được 400 triệu đồng nếu là con trai, 350 triệu đồng nếu là con gái. Để ở lại TP HCM sinh con trong dịp Tết này, chị phải tìm cách nói dối gia đình để không ai nghi ngờ. Dự định, sau khi sinh khoảng 01 tháng, chị mới về quê. Khác với chị Thủy, tình cảnh của chị Yến (quê Bến Tre) còn bi đát hơn. Chị Yến cũng có chồng và 01 bé trai 03 tuổi. Chồng chị chỉ lo nhậu nhẹt, đánh đề khiến cuộc sống gia đình trở nên ngột ngạt. Cách đây khoảng 01 năm, chẳng lẽ ôm con chờ chết đói, sau khi ly dị chồng, chị thuê người thân dưới quê nuôi con rồi lên TP HCM làm công nhân may giày. Tiền lương tháng nào “xào” hết tháng đó, nếu con bệnh thì phải vay mượn . Vì vậy, chị phải nhận lời đẻ thuê cho cặp vợ chồng vô sinh và đã mang thai được 06 tháng. Vừa rồi, nghe tin mẹ mất, dù rất thương nhưng Yến không thể bụng mang dạ chửa về quê chịu tang mẹ. Biết tin này, vợ chồng người thuê đẻ cấm cô không được khóc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Những ngày đó, mỗi tối, chị Yến ôm nằm khóc rưng rức trong phòng trọ. Chị tâm sự: “Nếu biết trước, em sẽ không nhận làm chuyện này đâu. Sau khi sinh, giao đứa bé lại cho chủ, việc đầu tiên là em chạy ngay về quê đốt nén nhang tạ lỗi với mẹ và quyết không rời con nửa bước””. [14] Trong khi pháp luật Việt Nam còn đang nghiêm cấm mọi hoạt động mang thai hộ thì quốc gia láng giềng Thái Lan đã hợp pháp hóa mang thai hộ. Ngoài được luật pháp bảo hộ, đánh giá về chuyên môn cao còn thuận tiện về mặt địa lý, mang thai hộ ở Thái Lan là lựa chọn hàng đầu của nhiều người, nhiều cặp vợ chồng Việt Nam có điều kiện kinh tế hơn. “Sang Thái Lan thuê đẻ nhưng vợ chồng chị B ở quận 2, TP HCM lại thỏa thuận trong hợp đồng phải là bé trai vì gia đình này đã có 2 bé gái. Chị B kể rằng sau khi lấy tinh 47
  55. trùng của chồng để phối vào trứng của chị, bệnh viện ở Thái Lan cho chị tiếp xúc với luật sư và người đẻ thuê để thỏa thuận, trong đó có rất nhiều điều ràng buộc từ tài chính cho đến các xét nghiệm, giới tính, ADN để có một đứa bé hoàn hảo nhất cho thân chủ và tuyệt đối không có tình trạng nhùng nhằng đòi thêm tiền hoặc không giao con. Một tháng sau khi ra đời, bé trai được trao về cho gia đình chị. Nhìn đứa trẻ giống hệt cha và mang nhiều nét của mẹ, gia đình chị B vui mừng khôn xiết. Thằng bé này nay đã hơn 1 tuổi, lanh lợi và hiếu động như bao đứa trẻ khác nhưng nếu không được chị B “bật mí” thì chẳng ai biết được bé là sản phẩm của dịch vụ mang thai hộ”. [19] Tuy nhiên, mang thai là một quá trình hết sức phức tạp và phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan nên không phải trường hợp nào cũng thành công. “Vợ chồng chị L ở quận 7, TP HCM làm đủ các thủ tục từ xét nghiệm, lấy trứng và tinh trùng rồi tìm người mang thai hộ. Mọi ràng buộc đã được ký kết trong hợp đồng. Khi người mang thai hộ có bầu đến tháng thứ 4 thì phát hiện đứa bé trong bụng bị dị tật. Thế là bệnh viện phải bỏ thai nhi bằng phương pháp cho sinh non. Đây là trường hợp bất khả kháng nên gia đình chị L phải trả cho người mang thai hộ 1/3 số tiền theo hợp đồng. Chuyện xảy ra đã gần 1 năm nhưng mỗi lần nhắc lại, chị L cho biết vẫn còn ân hận và quyết từ bỏ ý định thuê đẻ”. [19] Nguyên nhân dẫn đến thực trạng mang thai chui “nở rộ” là do tỷ lệ vô sinh, hiếm muộn ở Việt Nam ngày càng có xu hướng trẻ, nhu cầu làm cha, mẹ của các cặp vợ chồng vô sinh ngày càng cao . Pháp luật trong giai đoạn này cấm mang thai hộ dưới mọi hình thức nhưng thực tế ghi nhận tình trạng mang thai hộ vẫn diễn ra. Nhà nước vẫn phải áp dụng các biện pháp hành chính và pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích của những đứa trẻ được sinh ra từ việc mang thai hộ. Do đó, pháp luật cần có phương thức điều chỉnh hợp lý để vừa giảm thiểu những tác động tiêu cực của việc mang thai hộ vừa tạo điều kiện cho những cặp vợ chồng không thể có con được thực hiện quyền làm cha mẹ. 48
  56. 2.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật và nguyên nhân dẫn đến thực trạng mang thai hộ ở Việt Nam khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có hiệu lực cho đến nay 2.2.2.1. Thực trạng mang thai hộ ở Việt Nam khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có hiệu lực cho đến nay a. Khó khăn từ bƣớc chuẩn bị hồ sơ đề nghị mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định về các mẫu biên bản, đơn cam kết, thỏa thuận, báo cáo thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có tới 07 mẫu đơn cho cả cơ sở y tế thực hiện kỹ thuật mang thai hộ cũng như cho cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ, người nhận mang thai hộ. Nhưng tại khoản 1 Điều 14 cũng của Nghị định này hồ sơ mà cặp vợ chồng vô sinh phải gửi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để đề nghị thực hiện “kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” lại bao gồm 12 loại giấy tờ (theo mẫu) sau: “a) Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ; b) Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; c) Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào; d) Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận; đ) Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; e) Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này và đã từng sinh con; g) Bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người mang thai hộ, 49
  57. người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ này; h) Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ. i) Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ sản khoa; k) Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên; l) Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý; m) Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo quy định.” Sau bước chuẩn bị hồ sơ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì khó khăn lại tiếp tục trong việc xin xác nhận hành chính đối với các giấy tờ trong bộ hồ sơ. Theo bà Phan Thị Yến – y tá trưởng Trung tâm hỗ trợ sinh sản Quốc gia: “Hai bên nhờ mang thai hộ phải hoàn tất 13 cam kết, trong đó có nhiều cam kết cần hỗ trợ của chính quyền địa phương, luật sư tư vấn và hai đơn đề nghị mới đủ thủ tục nhờ - nhận mang thai hộ khó khăn nhất hiện nay là thủ tục hành chính, nhiều trường hợp đã có chỉ định của trung tâm là cần nhờ mang thai hộ, nhưng về địa phương chính quyền lại không xác nhận vì họ nói chưa có ai hướng dẫn. Có trường hợp có xác nhận chưa có con nào thì địa phương lại bảo nhỡ đâu chồng có con ở ngoài. Có trường hợp ngay tại Hà Nội là nơi thông tin về cho phép mang thai rất nhiều nhưng chính quyền cũng không xác nhận hoặc xác nhận chung chung”. [10] Ngoài những khó khăn trên thì việc xin xác nhận tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý cũng gây trở ngại cho vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ. BS. Hồ Mạnh Tường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu di truyền và sức khỏe sinh sản (CGRH) - khoa Y, Đại học Quốc gia TPHCM, cho biết: “Để thực hiện được một ca mang thai hộ hoàn chỉnh, người có nhu cầu mang 50