Khóa luận Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tính dụng ưu đãi cho hộ nghèo tại xã Quang Sơn - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên

pdf 76 trang thiennha21 19/04/2022 2710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tính dụng ưu đãi cho hộ nghèo tại xã Quang Sơn - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nang_cao_kha_nang_tiep_can_von_tinh_dung_uu_dai_ch.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tính dụng ưu đãi cho hộ nghèo tại xã Quang Sơn - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BẾ THỊ HẢO Tên đề tài: NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CHO HỘ NGHÈO TẠI XÃ QUANG SƠN, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên - năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BẾ THỊ HẢO Tên đề tài: NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CHO HỘ NGHÈO TẠI XÃ QUANG SƠN, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K47 – KTNN – N01 Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Hà Quang Trung Thái Nguyên - năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong bài là trung thực có nguồn gốc rõ ràng và chưa bảo vệ một học vị nào. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Bế Thị Hảo
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tập thể để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu nhà trường, toàn thể các Thầy Cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, bộ môn Kinh tế nông nghiệp đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Ts. Hà Quang Trung đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Qua đây tôi cũng xin cảm ơn tới ban lãnh đạo, cán bộ UBND xã Quang Sơn, đã nhiệt tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập và đặc biệt là toàn bộ người dân trên địa bàn xã trong thời gian tôi về thực tập đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Do trình độ, kinh nghiệm thực tế bản thân có hạn, thời gian thực tập không nhiều vì vậy khoá luận của tôi không thể tránh khỏi những sai sót rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên để bài khoá luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Bế Thị Hảo
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Hiện trạng dân số từng xóm của Quang Sơn năm 2018 23 Bảng 4.2: Hiện trạng lao động của xã Quang Sơn năm 2017 24 Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất xã Quang Sơn năm 2017 25 Bảng 4.4: Kết quả rà soát hộ nghèo xã Quang Sơn giai đoạn 2015 -2017 31 Bảng 4.5: Kết quả giảm nghèo của xã Quang Sơn giai đoạn 2016 -2017 32 Bảng 4.6: Thông tin của các hộ điều tra 36 Bảng 4.7: Nhu cầu vay vốn của các hộ điều tra 38 Bảng 4.8: Nhu cầu vay vốn của các nhóm hộ điều tra với các mức cho vay khác nhau 38 Bảng 4.9: Cơ cấu vay theo mục đích 39 Bảng 4.10: Tình hình trả nợ vay vốn của hộ 40 Bảng 4.11: Nguồn thông tin vay vốn được cung cấp cho hộ 41 Bảng 4.12: Mức độ hài lòng của người dân về tiếp cận ngân hàng 41 Bảng 4.13: Mức độ hài lòng của người dân về thủ tục ngân hàng 42 Bảng 4.14: Mức độ hài lòng của người dân về cán bộ ngân hàng 43 Bảng 4.15: Mức độ hài lòng của người dân về kết quả khoản vay 44 Bảng 4.16: Mức độ hài lòng của người dân về tiếp nhận, xử lý các ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị 45 Bảng 4.17: Ý kiến của người dân để nâng cao khả năng tiếp cận vốn ưu đãi trong thời gian tới 46 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Sơ đồ tóm tắt quy trình vay vốn ưu đãi đối hộ nghèo 37
  6. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ANTQ : An ninh tổ quốc BHYT : Bảo hiểm y tế CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CP : Chính phủ CSXH : Chính sách xã hội HTX : Hợp tác xã KH : Kế hoạch NH : Ngân hàng NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội NHTM : Ngân hàng thương mại NHTW : Ngân hàng trung ương NTM : Nông thôn mới NQ - CP : Nghị quyết chính phủ NĐ - CP : Nghị định chính phủ QĐ - TTg : Quyết định của thủ tướng QTDND : Quỹ tín dụng nhân dân TTATXH : Trật tự an toàn xã hội UBND : Ủy ban nhân dân XĐGN : Xóa đói giảm nghèo
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 1.4. Những đóng góp mới của đề tài 3 1.5. Bố cục khóa luận 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.1. Những định nghĩa, khái niệm có liên quan 4 2.1.2. Bản chất, chức năng về khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho hộ nông dân nghèo 5 2.1.3. Đặc điểm, vai trò khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho hộ nông dân nghèo 6 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho hộ nông dân nghèo 7 2.1.5. Ý nghĩa của việc nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng 8
  8. vi 2.2. Tổng quan những nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến giải pháp nâng cao và sử dụng vốn ưu đãi cho hộ nông dân nghèo. 9 2.2.1. Nghiên cứu ngoài nước 9 2.2.2. Nghiên cứu trong nước 10 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 13 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 13 3.2. Nội dung nghiên cứu 13 3.3. Phương pháp nghiên cứu 13 3.3.1. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên 13 3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin 14 3.3.3. Phương pháp phân tích 14 3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 16 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương 19 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 19 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 21 4.2. Thực trạng nghèo đói trên địa bàn xã Quang Sơn 31 4.2.1. Kết quả rà soát hộ nghèo trên địa bàn xã Quang Sơn 31 4.2.2. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo tại địa phương 33 4.2.3. Đánh giá chung về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 34 4.3. Cách tiếp cận nguồn vốn tín dụng và đánh giá của người dân về mức độ hài lòng 35 4.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra 35 4.3.2. Cơ cấu phân bố nguồn vốn cho các tổ chức chính trị - xã hội 37 4.3.3. Nhu cầu tiếp cận nguồn vốn của hộ 38
  9. vii 4.3.4. Tình hình trả nợ vay vốn của hộ 40 4.3.5. Nguồn thông tin tín dụng của hộ 40 4.3.6. Đánh giá của người dân về mức độ hài lòng 41 4.3.7. Đánh giá chung tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các hộ nghèo từ NHCSXH 47 4.4. Một số giải pháp giúp hộ nghèo có khả năng tốt hơn trong tiếp cận vốn tín dụng chính thức 48 4.4.1. Giải pháp đối với nhà nước 48 4.4.2. Giải pháp đối với chính quyền địa phương 49 4.4.3. Giải pháp đối với các tổ chức tín dụng cho vay 50 4.4.4. Giải pháp đối với hộ nông dân 52 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54 5.1. Kết luận 54 5.2. Kiến nghị 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, cùng với sự phát triển của đất nước, nền kinh tế nước ta đã có một sự tăng trưởng liên tục qua các năm. Từ một nước nghèo đói nhưng năm 80 của thế kỷ trước đã trở thành nước có nền kinh tế đang phát triển. Đời sống của đại bộ phân nhân dân đã được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên bên cạnh đó, sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các miền ngược với miền xuôi, giữa người kinh và người dân tộc thiểu số ngày càng thể hiện rõ rệt. Một bộ phận giàu không nhỏ dân cư, đặc biệt ở vùng cao, vùng sâu vùng xa đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra mạnh, là vấn đề xã hội cần được quan tâm hơn nữa. Chính vì lẽ đó chương trình xóa đói giảm nghèo là một trong những chiến lược quan trọng hàng đầu xuyên suất của chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta. Đói nghèo có rất nhiều nguyên nhân như thiếu đất sản xuất, thiếu kỹ năng lao động, ốm đau, chây lười, trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là: thiếu vốn sản xuất kinh doanh chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng tín dụng Chính sách là một trong những giải pháp quan trọng trong hệ thống các chính sách phát triển kinh tế xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi trên đây, trong những năm qua, xã Quang Sơn đã có những bước tiến khá quan trong trong việc xóa đói giảm nghèo cũng như tăng cường nguồn vốn tín dụng chính thức cho các hộ nghèo để tăng gia sản xuất số hộ nghèo giảm rõ rệt qua các năm số hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn chính thức ngày càng gia tăng.
  11. 2 Tuy nhiên không phải hộ nghèo nào cũng nắm bắt được đầy đủ thông tin và tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, để nâng cao hiệu quả công cụ tín dụng cho hộ nghèo ngày càng phát huy thế mạnh, góp phần nhiều hơn nữa trong việc thực hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo của cả nước nói chung, của xã Quang Sơn nói riêng, tôi tiến hành nghiệm cứu đề tài: “Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tính dụng ưu đãi cho hộ nghèo tại xã Quang Sơn - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay tín dụng của các hộ nghèo trên địa bàn xã Quang Sơn, để từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận chính sách tín dụng cho các hộ nông dân nghèo trên địa bàn xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Phân tích thực trạng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo trên địa bàn xã Quang Sơn. (2) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho các hộ nông dân nghèo tại xã Quang Sơn. (3) Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng hiệu quả tiếp cận vốn cho hộ nghèo, góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống kinh tế - xã hội tại xã Quang Sơn. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Thông qua quá trình thực hiện đề tài giúp cho sinh viên củng cố kiến thức môn học, áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, đồng thời bổ sung những kiến thức còn thiếu, học tập kinh nghiệm
  12. 3 - Đề tài được dùng làm tài liệu tham khảo cho trường, khoa trong ngành và sinh viên các khóa tiếp theo. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của để tài sẽ đóng góp một phần nào vào việc đánh giá sát thực hơn về thực trạng và nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho hộ nghèo tại xã Quang Sơn. - Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho các nhà quản lý, các cán bộ nông nghiệp có thêm những căn cứ để lựa chọn phương pháp, hoạt động hiệu quả. - Góp phần phát triển nông nghiệp tại xã thông qua nâng cao hiệu quả cho vay vốn tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH. 1.4. Những đóng góp mới của đề tài - Thấy được hiệu quả kinh tế nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội đến phát triển kinh tế và thoát nghèo của hộ trước, sau tiếp cận nguồn vốn. - Đánh giá được thuận lợi khó khăn của hộ nghèo từ đó đề xuất giải pháp phù hợp, mang lại hiệu quả. - Xác định vấn đề còn tồn tại của việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các hộ nghèo. 1.5. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục khóa luận gồm: - Phần 1: Mở đầu - Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn - Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu - Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận - Phần 5: Các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng
  13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Những định nghĩa, khái niệm có liên quan * Khái niệm: - Tín dụng: là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật, tiền tệ từ người cho vay sang người đi vay, trong đó người đi vay phải hoàn trả cho chủ sở hữu cả vốn lẫn lãi sau một thời gian nhất định. Các hình thức tín dụng chủ yếu bao gồm: tín dụng nhà nước, tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại. Trong đó tín dụng ngân hàng và tín dụng nhà nước là các hình thức tín dụng chính thức, tín dụng thương mại là hình thức tín dụng phi chính thức. - Tín dụng thương mại: là hình thức tín dụng trong đó người bán, nhà cung cấp đồng ý cho người mua trả chậm trị giá hàng hoá đã mua trọng một khoảng thời gian nhất định. - Tổ chức tín dụng: là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. - Khả năng bị giới hạn tín dụng: là khả năng mà người đi vay có thể nhận được các khoản vay với số lượng vốn vay ít hơn nhu cầu xin vay. - Tiếp cận tín dụng: là việc người dân, hộ gia đình, hộ kinh doanh hiểu biết và có thể vay vốn được tại các tổ chức tín dụng. Hay còn gọi là vay vốn ngân hàng là hình thức phát sinh giao dịch bằng tài sản giữa một bên là các ngân hàng bên cho vay và một bên là các cá thể, doanh nghiệp gọi là bên vay. Bên cho vay sẽ chuyển giao tài sản cho bên vay sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, đồng thời bên đi vay sẽ có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay cả vốn lẫn lãi khi đến hạn phải thanh toán đã thoả thuận.
  14. 5 2.1.2. Bản chất, chức năng về khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho hộ nông dân nghèo 2.1.2.1. Bản chất tín dụng - Thứ nhất, người sở hữu tiền hoặc hàng hoá chuyển giao cho người khác sử dụng trong một thời gian nhất định - Thứ hai, sau khi nhận được vốn tín dụng, người đi vay được quyền sử dụng để thoả mãn một hay một số mục đích nhất định. - Thứ ba, đến thời hạn do hai bên thoả thuận, người vay hoàn trả cho người cho vay một giá trị lớn hơn vốn vay ban đầu. Phần tăng thêm được gọi là tiền lãi. Bản chất của tín dụng dù được diễn đạt bằng nhiều cách, nhưng đều đề cập đến mối quan hệ, một bên là người cho vay và một bên là người đi vay. Trong mối quan hệ này nó được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác. 2.1.2.2. Chức năng của hệ thống tín dụng - Thứ nhất, chức năng phân phối lại tài sản dưới hình thức vốn tiền tệ của người tạm thời chưa dùng đến chuyển cho người tạm thời cần sử dụng. Đó là chuyển nhượng quyền sử dụng vốn. Việc luân chuyển số tiền này xuất phát từ lợi ích của cả hai bên, được thực hiện một cách tự nguyện theo thoả thuận xuất phát từ chức năng của tài chính về phân phối của cải bằng tiền, chức năng đảm bảo vốn và thúc đẩy vận động liên tục tiền vốn. Các tổ chức, cá nhân có vốn tiền tệ tạm thời chưa dùng đến không muốn vốn đó nằm im, không sinh lời nên đã nhượng cho tổ chức cá nhân khác thiếu vốn cần sử dụng tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội. Nhà nước, ngân hàng đã sử dụng chức năng này của tín dụng để thu hút vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Các tổ chức, cá nhân thừa vốn và thiếu vốn được thực hiện thông qua tín dụng, vừa khắc phục được tình trạng thừa thiếu vốn, vừa phát huy hiệu quả sử dụng vốn. Chức năng phân phối của tín dụng được thực hiện thông qua hai con đường:
  15. 6 phân phối trực tiếp chuyển từ người cho vay sang người vay, không qua trung gian và phân phối gián tiếp là sự phân phối qua người trung gian, môi giới tức là qua trung gian tài chính. - Thứ hai, chức năng tạo vốn tiền tệ của tín dụng. Những nguồn vốn nhàn rỗi được huy động từ các tổ chức và nhân dân hình thành nguồn vốn lớn của các tổ chức tín dụng rồi từ đó cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ và các tổ chức tín dụng khác. Chức năng này thúc đẩy thị trường vốn ngắn hạn và dài hạn ngày càng sôi động và mở rộng. - Thứ ba, chức năng kiểm tra của tín dụng. Vốn tiền tệ cho vay không làm thay đổi quyền sở hữu của người cho vay có vốn cho vay. Người cho vay vốn luôn tính tới sự bảo toàn vốn gốc và còn phải có tiền lời, tức là phát triển được số vốn đã có, chống mọi sự rủi to mất vốn. Chính vì vậy mà họ phải kiểm tra sử dụng vốn của người vay. 2.1.3. Đặc điểm, vai trò khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho hộ nông dân nghèo Tín dụng với ba chức năng cơ bản này thật sự là một công cụ quan trọng việc phân phối và quản lý các hoạt động kinh tế đất nước. 2.1.3.1. Đặc điểm của kinh tế hộ nông dân - sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp là một ngành kinh tế có những đặc điểm khác với những ngành khác. Để đầu tư phát triển kinh tế hộ nông dân đòi hỏi phải có chính sách phù hợp với sản xuất nông nghiệp. Chu kỳ sản xuất cây trồng vật nuôi khá dài và phức tạp, độ rủi ro cao so với ngành sản xuất khác. Tuỳ thuộc vào từng loại chu kỳ sản xuất dài ngắn khác nhau. Vì vậy, chính sách đầu tư và cung cấp vốn phải phù hợp với từng loại cây trồng vật nuôi theo đặc tính của nó. 2.1.3.2. Vai trò khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho hộ nông dân nghèo: + Là động lực giúp hộ nghèo vượt qua nghèo đói: khi được vay vốn hộ nghèo có điều kiện tiếp cận được khoa học kỹ thuật, công nghệ mới như các
  16. 7 giống cây con mới, kỹ thuật canh tác mới đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. + Tín dụng ngân hàng làm giảm tệ nạn cho vay nặng lãi ở các vùng nông thôn. Giúp người nghèo có việc làm, nâng cao kiến thức tiếp cận thị trường, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. + Cung ứng vốn cho hộ nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới: từ nguồn vốn vay, các hộ nghèo có điều kiện thay đổi phương thức sản xuất, tăng thu nhập, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao có điều kiện phát triển, trật tự an ninh, an toàn xã hội được giữ vững tạo bộ mặt nông thôn mới ở các vùng quê. - Rủi ro đối với tín dụng hộ nghèo: hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo là hoạt động có tính rủi ro cao. Ngoài những nguyên nhân khách quan như thiên tai, bão lụt, dịch bệnh cây trồng vật nuôi thường xảy ra trên diện rộng, thiệt hại lớn còn là những nguyên nhân khách từ bản thân hộ nghèo như: thiếu kiến thức làm ăn, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, sức cạnh tranh kém, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đầu tư. 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho hộ nông dân nghèo Các nghiên cứu về tiếp cận tín dụng đa phần được xây dựng trên nền tảng thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và thông tin bất đối xứng. Các nghiên cứu thị trường này thường được thực hiện ở từng thị trường hoặc cả ba thị trường tín dụng chính thức, bán chính thức và phi chính thức để so sánh tác động của từng yếu tố lên thị trường tương ứng. Đối với tín dụng chính thức và cả phi chính thức, các nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy, phần lớn khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay thường bị ảnh hưởng tới bởi nhóm các yếu tố đặc điểm kinh tế xã hội của gia đình như: - Tuổi của chủ hộ: tuổi càng lớn thì khả năng tiếp cận càng hạn chế.
  17. 8 - Giới tính: chủ hộ là nữ ít tiếp cận với tín dụng chính thức. Họ thích vay từ các chương trình hỗ trợ vốn của phụ nữ vì thủ tục đơn giản không cần phải thế chấp tài sản. - Học vấn của chủ hộ: trình độ học vấn càng cao thì khả năng tiếp cận tín dụng của hộ càng nhiều hơn. - Dân tộc: chủ hộ là dân tộc kinh thì họ sẽ dễ tiếp cận với thông tin bằng tiếng việt hơn các dân tộc khác. - Tỷ lệ phụ thuộc: số người phụ thuộc trong hộ càng cao thì khả năng tiếp cận tín dụng càng thấp. - Quan hệ xã hội: có bạn bè, người thân càng nhiều thì khả năng tiếp cận tín dụng càng cao. 2.1.5. Ý nghĩa của việc nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng 2.1.5.1. Đối với đối tượng đi vay Các hộ dân đều có khả năng vay vốn tại một trong các tổ chức tín dụng đang hoạt động trên địa bàn, điều này đồng nghĩa với người dân có được nguồn vốn vay để phát triển sản xuất kinh doanh. Giúp cho người nghèo sau quá trình xoá đói giảm nghèo và mức thu nhập đã ở trên chuẩn nghèo, có khả năng vươn lên hoà nhập cộng đồng. Giúp cho người vay hiểu được trách nhiệm của mình trong quan hệ vay mượn, khuyến khích người nghèo sử dụng vốn vào mục đích kinh doanh để tạo thu nhập trả nợ ngân hàng, tránh sự hiểu nhầm tín dụng là cấp pháp. 2.1.5.2. Đối với cơ quan tín dụng Khẳng định được vai trò của mình đối với các hộ dân, các nguồn vốn cho vay trong hộ dân được mở rộng, các dự án cho vay được thực hiện tốt, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa cơ quan tín dụng và người dân, thu được khoản lãi từ việc cho vay.
  18. 9 2.1.5.3. Đối với kinh tế địa phương Góp phần xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi cuộc sông nông thôn, an ninh, trật tự an toàn xã hội phát triển tốt, hạn chế các mặt tiêu cực. Tạo bộ mặt mới trong đời sống ở địa phương. Nền kinh tế địa phương phát triển, chuyển dịch cơ cây trồng, vật nuôi, thực hiện cơ chế khoán hộ trong nông nghiệp, từng bước nâng cao năng suất trong sản xuất nông nghiệp. Góp phần thực hiện phân công lại lao động trong nông nghiệp và lao động xã hội. 2.2. Tổng quan những nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến giải pháp nâng cao và sử dụng vốn ưu đãi cho hộ nông dân nghèo. 2.2.1. Nghiên cứu ngoài nước 2.2.1.1. Nghiên cứu của Okurut (năm 2004) Thực viện việc nghiên cứu một cách tỉ mỉ hơn về nhu cầu tín dụng hộ nghèo tại Uganda. Mô hình hồi quy OLS được tác giả thực hiện đo lường các yếu tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng của người nghèo mà không sử dụng các mô hình Probit và Tobit như những đề tài trên. Tiếp nối chủ đề này, Okurut (2006) lại tiếp tục thực hiện nghiên cứu cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của người nghèo và người da màu trong khu vực tài chính phân đoạn ở Nam Phi. Mô hình logit đa thức được dung để ước tính yếu tố ảnh hưởng tiếp cận vào tín dụng cho người nghèo, mô hình probit dùng cho phương pháp ước tính của yếu tố quyết định tiếp cận tín dụng cho người da màu. Đây là sự kết hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu để đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng với nhiều đối tượng nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên chi phí và điều kiện cho vay có thể bị hạn chế đối với một số người đi vay có rủi ro cao. 2.2.1.2. Nghiên cứu của Kedir (2007) Nghiên cứu này đã sử dụng số liệu điều tra hộ gia đình năm 2000 ở vùng thành thị của Ethiopia cho các hộ riêng biệt để xác định các yếu tố tác
  19. 10 động đến việc tiếp cận tín dụng và lượng vay vốn của các hộ trong vùng nghiên cứu. Tác giả tìm thấy một tỷ lệ cao (26.6%) của hạn chế tín dụng của hộ gia đình, phần lớn trong số đó là những mẫu khó tiếp cận được nguồn tín dụng. Đối với các yếu tố đến hạn chế tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay, nghiên cứu của Kedir (2007) cho thấy các biến vị trí địa lý của các hộ gia đình, nguồn lực hộ gia đình, học vấn của chủ hộ, giá trị tài sản, tài sản thế chấp, số người phụ thuộc, tình trạng hôn nhân và dư nợ là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng. Các đặc tính của khách hàng vay, tức là mặc dù có tất cả các thông tin về cá nhân và hộ gia đình nhưng cũng không thể giúp dự đoán những người sẽ nhận được tín dụng hay không, điều này còn phụ thuộc vào quy chế xét tín dụng. 2.2.1.3. Nhóm nghiên cứu phát triển (DERG) của Trường Đại học Tổng hợp Copenhagen (UoC), (2010) cũng nghiên cứu ước lượng các mô hình xác xuất tuyến tính và các tác động không đổi của xác xuất của việc có một khoản vay theo nguồn, và xác xuất của việc có khoản vay theo mục đích sử dụng để đámh giá các yếu tố quyết định đến tiếp cận tín dụng thông qua việc sử dụng mô hình lựa chọn mẫu Heckman. Đề tài cũng sử dụng phân tích số liệu chéo qua các năm để đánh giá tính hiệu quả của tín dụng đối với các đối tượng nghiên cứu, đồng thời cũng sử dụng cách tiếp cận các biến công cụ để khắc phục vấn đề mang tính nội sinh trong vấn đề nghiên cứu. 2.2.2. Nghiên cứu trong nước 2.2.2.1. Nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Hà (năm 2001) Tác giả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay, lại sử dụng mô hình Probit kết hợp phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất nghiên cứu về việc quyết định tiếp cận tín dụng của nông dân ở Đồng bằng Sông Hồng của Việt Nam. Tác giả chỉ ra rằng giá trị tài sản của hộ và khả năng tiếp cận tín dụng có mối quan hệ mật thiết với
  20. 11 nhau. Cũng sử dụng mô hình Probit để tính xác xuất nông hộ tiếp cận tín dụng của nông hộ [5]. 2.2.2.2. Nghiên cứu của Vương Quốc Duy và Lê Long Hậu (năm 2008) Tác giả thực hiện việc nghiên cứu vai trò của tín dụng chính thức trong đời sống nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long, Sau đó, tác giả không sử dụng tiếp mô hình Tobit hay ước lượng bình phương nhỏ nhất để đánh giá khả năng tiếp cận lượng vốn vay của các nhân tố mà tác giả lại nghiên cứu sự khác biệt của nông hộ vay vốn và không vay vốn dựa trên các tiêu chí thông qua phương pháp so sánh từng cặp [4]. 2.2.2.3. Đối với nghiên cứu của Trần Bình Minh (2010) Tác giả cho thấy các yếu tố quyết định làm hạn chế tín dụng ở đây là do ba biến: nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng trong quá trình vay vốn, lịch sử thanh toán các khoản nợ và sự tiếp xúc bất kỳ ai làm việc trong khu vực tín dụng đó. Ngoài ra, tuổi của chủ hộ cũng có ảnh hưởng, nam thì có cơ hội vay được cao hơn vì họ có trình độ cao hơn. Bên cạnh đó, tỷ lệ phụ thuộc và tổng giá trị tài sản thì bị ảnh hưởng rất nhỏ. Điểm khác trong nội dung nghiên cứu này là tác giả nghiên cứu hạn chế tín dụng ở cả 3 thị trường so với các nghiên cứu khác cùng nội dung. Một điểm đánh lưu ý nữa đối với vấn đề bị hạn chế tín dụng là thông tin tín dụng ở khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế, hộ nghèo nhận được thông tin vay vốn tín dụng phần lớn từ chính quyền địa phương. Riêng đối với Trần Bình Minh (2010) nghiên cứu yếu tố quyết định hạn chế tín dụng ở thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam có thể tiếp cận vốn vay ở 3 khu vực: khu vực chính thức, khu vực bán chính thức và khu vực phi chính thức thông qua bộ số liệu được thu thập từ bốn tỉnh thành từ điều tra mức sống của hộ gia đình Việt Nam năm 2002. Kết quả là các hộ gia đình đều bị hạn chế tín dụng trong cả ba khu vực cung cấp vốn vay. Điểm khác trong
  21. 12 nội dung nghiên cứu này là tác giả nghiên cứu hạn chế tín dụng ở 3 thị trường so với các nghiên cứu khác cùng nội dung [6]. 2.2.2.4. Nghiên cứu của Bùi Thị Minh Thơ (2010) Tác giả nghiên cứu phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nông hộ trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long, bằng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp, phương pháp thống kê mô tả và hồi quy tuyến tính, tác giả đã chọn những nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa phát huy yếu tố ảnh hưởng tốt, khắc phục yếu tố ảnh hưởng xấu. Cụ thể mô hình probit dùng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng và mô hình Tobit dùng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay. Độ tin cậy của mô hình là 10%. Kết quả mô hình probit cho thấy có 6 biến có ý nghĩa thống kê khác 0 ở mức ý nghĩa 10% là số lao động, khoảng cách từ nhà đến huyện, điện thoại, mức độ quen biết trong xã hội, thu nhập và giới tính. Trong đó hai biến có dấu đúng như kỳ vọng là số lao động và biến điện thoại, các biến còn lại thì dấu kỳ vọng ngược lại [10].
  22. 13 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiêm cứu là các hộ nghèo cần tiếp cận nguồn vốn tín dụng 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Đề tài được thực hiện tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian: + Số liệu thứ cấp: 2015-2017. + Số liệu sơ cấp thu thập năm 2018. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Quang Sơn. - Đánh giá thực trạng đói nghèo trên địa bàn xã Quang Sơn. - Phân tích thực trạng tiếp cận vốn, nguồn vốn tín dụng cho các hộ nghèo trên địa bàn xã Quang Sơn. - Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ nghèo, cận nghèo. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp cận vốn để vay vốn góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao ờđ i sống kinh tế - xã hội của xã Quang Sơn. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên - Điều tra các hộ gia đình thuộc hộ vay vốn tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. - Chọn mẫu: số mẫu 30 hộ - Tiêu chí chọn mẫu + Là hộ thuộc địa bàn xã Quang Sơn
  23. 14 + Là hộ nghèo, cận nghèo. - Cách chọn mẫu: Điều tra 30 hộ nghèo của xã 3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin 3.3.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các bài báo, bài viết, sách, các báo cáo và các văn bản đã được công bố, tổng kết, đánh giá về tình hình cho hộ nghèo vay vốn ưu đãi thông qua UBND xã Quang Sơn, Báo cáo của NHCSXH, các tài liệu nghiêm cứu liên quan khác Những thông tin thống kê về phát triển kinh tế địa phương, tình hình hoạt động của hệ thống tín dụng địa phương. 3.3.2.2. Thu thập tài liệu sơ cấp Để thu thập thông tin có hiệu quả tôi sử dụng sẵn nội dung tìm hiểu, hệ thống biểu mẫu và sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ nghèo, phỏng vấn bằng câu hỏi được lập sẵn. Các thông tin sơ cấp thu thập tại các hộ bằng quan sát trực tiếp và hệ thống phiếu điều tra. Phiếu điều tra được xây dựng dựa trên những thông tin cần thu thập. Nội dung của phiếu bao gồm những thông tin cơ bản khái quát về hộ điều tra; những thông tin về tình hình cho vay; lãi suất; mục đích sử dụng vốn vay Thông tin về nhu cầu vay vốn, kết quả sản xuất và sử dụng vốn vay, 3.3.3. Phương pháp phân tích Các phương pháp được vận dụng trong phân tích nội dung nghiêm cứu đề tài được thực hiện như sau: * Phương pháp chuyên gia: Dựa vào thực tiễn, các chuyên gia như chủ hộ gia đình, người lao động, cán bộ nông nghiệp, hội làm vườn, chủ mua thu gom để tính toán các chỉ tiêu về các loại cây trồng thông qua hỏi phỏng vấn. * Phương pháp minh họa bằng biểu đồ, hình ảnh: Phương pháp biểu đồ được ứng dụng để thực hiện mô tả một số số liệu hiện trạng và kết quả nghiêm cứu.
  24. 15 * Phương pháp SWOT: Thông qua phương pháp này để đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với việc phát triển kinh tế của các hộ nghèo tại địa phương. Thông qua đó thấy được đâu là mặt mạnh và các cơ hội của ngành đó để từ đó phát huy và tận dụng nó. Đồng thời tìm ra được những mặt hạn chế, các thách thức trong tương lai để có thể có được hướng khắc phục và giải quyết khó khăn này. * Phương pháp xử lý, phân tích và tổng hợp số liệu: - Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu Số liệu điều tra các hộ gia đình sau khi thu thập đủ sẽ tiến hành làm sạch biểu tức là kiểm tra, ra soát và chuẩn hóa lại thông tin, loại bỏ thông tin không chính xác, sai lệch trong điều tra và chuẩn hóa lại các thông tin. Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, phân tổ, đồng thời được xử lý thông tin qua chương trình Excle. Việc xử lí thông tin là cơ sở cho việc phân tích. - Phương pháp phân tích số liệu * Phương pháp thống kê so sánh: Các số liệu phân tích được so sánh qua các năm, các chỉ tiêu để thấy được những thực trạng liên quan đến vấn đề nghiêm cứu. * Phương pháp Likert: Thang đo Likert sử dụng thử nghiệm tâm lý để đo niềm tin, thái độ và quan điểm. Các câu hỏi sử dụng báo cáo và trả lời sau đó cho biết họ có bao nhiêu ý kiến đồng ý hay không đồng ý với tuyên bố đó. Thông thường, thang đo Likert có điểm từ 0-10, hoặc có thể ngắn hơn. Mỗi loại hình nghiên cứu đều có ưu và nhược điểm riêng. Ưu điểm chính của thang đo Likert là họ sử dụng một phương pháp tổng hợp thu thập dữ liệu, điều này làm cho nó dễ hiểu hơn. Làm việc với dữ liệu định lượng, nó rất dễ dàng để rút ra kết luận, báo cáo, kết quả và đồ thị từ các kết quả phản hồi. Hơn nữa, vì thang đo Likert sử dụng một thang điểm, mọi người không
  25. 16 buộc phải đưa ra ý kiến thay vào đó nó cho phép người được hỏi có thể chọn mức trung bình (giữ ý kiến trung lập) cho vấn đề đưa ra. 3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động tín dụng: - Số hộ được vay vốn - Lãi suất và thời hạn cho vay b. Nhóm chỉ tiêu phản ánh nhu cầu vay vốn: - Mục đích muốn vay - Nhu cầu về mức vốn vay, thời hạn vay, lãi suất vay - Tỷ lệ vay vốn/nhu cầu c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sử dụng vốn: - Số lượng và tỷ lệ vốn vay cho từng ngành sản xuất nông nghiệp trên tổng số vay của cả ngành. - Tỷ lệ hoàn vốn trên tổng vốn đã cho vay. Tỷ lệ hộ sử dụng vốn sai mục đích. d. Chỉ tiêu kết quả sản xuất: GO = ∑ Qi * Pi Trong đó: GO: giá trị sản xuất Qi: khối lượng sản phẩm thứ i Pi: đơn giá sản phẩm thứ i - GO từ trồng trọt - GO từ chăn nuôi - GO từ dịch vụ - GO từ các hoạt động khác.
  26. 17 VA = GO - IC Trong đó: VA: Giá trị gia tăng GO: Tổng thu của ngành dùng vốn vay IC: Chi phí của ngành đó. - Thu nhập hỗn hợp (MI) là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất bao gồm cả phần công lao động và phần lợi nhuận. MI = VA - (A + T) - Giá trị lao động thuê ngoài (nếu có) Trong đó: A: Khấu hao tài sản cố định T: Thuế các loại Thu nhập hỗ hợp do vốn vay mang lại: (MIVv) MIVv = (MI / V) * Vv Trong đó: Vv: Số vốn vay dùng cho ngành đó. e. Các chỉ tiêu phản ánh chi phí: - Chi phí trồng trọt. - Chi phí về chăn nuôi. - Chi phí về thủy sản - Chi phí về lãi suất ngân hàng. f. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình của hộ vay vốn: - Thay đổi thu nhập của hộ trước và sau khi được vay vốn; vốn vay/vốn chủ sở hữu. Lượng vốn các hộ sản xuất nông nghiệp có nhu cầu vay. Lượng lao động được tạo việc làm khi vay vốn. Lượng vốn các hộ sản xuất nông nghiệp có nhu cầu vay. Tổng lượng vốn đã vay phục vụ cho đầu tư sản xuất nông nghiệp.
  27. 18 g. Một số chỉ tiêu đánh giá tác động của hoạt động tín dụng đến phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng: Kinh tế: thu nhập bình quân. Xã hội: Lượng lao động được tạo thêm việc làm nhờ sử dụng vốn vay, tỷ lệ hộ nghèo. h. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế: - Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian TGO = GO/IC - Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí trung gian TVA = VA/IC - Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian TMI = MI/IC - Tỷ suất giá trị sản xuất theo tổng chi phí TGO = GO/TC - Tỷ suất giá trị tăng thêm theo tổng chi phí TVA = VA/TC Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo tổng chi phí TMI = MI/TC Trong đó: TC là Tổng chi phí
  28. 19 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Quang Sơn là xã miền núi phía Bắc huyện Đồng Hỷ, cách trung tâm huyện 15km. Tổng diện tích tự nhiên là 104,25 ha với 15 xóm bản. Giáp danh với 4 xã thị trấn: - Phía Đông giáp với xã La Hiên- huyện Võ Nhai. - Phía Tây giáp với xã Hóa Trung và xã Tân Long. - Phía Nam giáp với xã Khe Mo và thị trấn Sông Cầu. - Phía Bắc giáp với xã Tân Long. 4.1.1.2. Địa hình Quang Sơn là xã có địa hình đồi núi khá phức tạp, đường giao thông liên xóm chủ yếu là đường đất vất vả cho việc đi lại, giao lưu văn hoá và phát triển kinh tế của nhân dân địa phương. Xã có diện tích núi đá vôi chiếm 10% diện tích đất tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến vật liệu xây dựng. 4.1.1.3. Khí hậu - Khí hậu mang những nét chung của khí hậu Đông Bắc Việt Nam, mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nắng ẩm mưa nhiều, xã Quang Sơn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. * Nhiệt độ: - Nhiệt độ trung bình năm 23,8 độ C. - Nhiệt độ cao trung bình cao 35 độ C - 37 độ C. - Tháng 6 - tháng 8 nhiệt độ cao nhất là 40 độ C, vào tháng 7 thường kèm theo mưa to.
  29. 20 - Nhiệt độ trung bình thấp nhất của năm xuống dưới 10 độ C, thấp nhất là tháng 1 nhiệt độ xuống dưới 10 độ C có khi kèm sương muối. * Gió: hướng gió chủ đạo gió Đông Nam về mùa hè, gió Đông Bắc về mùa đông. Vận tốc gió trung bình 2m/s. Ngoài ra hàng năm mùa đông còn chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa đông bắc. * Mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1.600mm - 1.800mm. Mưa theo mùa, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa tập trung chủ yếu vào cuối tháng 6 và tháng 9, có đợt kéo dài 2-3 ngày chiếm đến 70% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Vào các tháng 1, 2 thường có lượng mưa phùn khá rét kéo dài do ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc. Lượng mưa mùa khô thấp chỉ khoảng 17-24 mm. * Nắng: Số giờ nắng trung bình 1.600 giờ - 1.800 giờ/năm. Mùa hè khoảng 6-7 tiếng/ngày, mùa đông 3-4 tiếng/ngày. 4.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên đất Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, đóng vai trò hết sức quan trọng và cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là yếu tố tích cực có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm. Xã có địa hình miền núi với diện tích núi đá vôi chiếm 10% tổng diện tích tự nhiên của xã, do đó có thể khai thác được điểm này để phát triển kinh tế của xã theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá khối lượng, trữ lượng núi đá vôi lớn, đây cũng là nguồn nguyên liệu cho sản xuất xi măng và các ngành vật liệu xây dựng tại địa phương. Nông nghiệp không phải thế mạnh của xã, do đó chỉ tập trung sản xuất trên các loại đất có lợi thế của địa phương như đất lúa, đất trồng cây hàng năm, đất trồng chè. * Tài nguyên khoáng sản Xã có diện tích núi đá vôi chiếm 10% diện tích đất tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến vật liệu
  30. 21 xây dựng. Do đó có thể khai thác được điểm mạnh này để phát triển kinh tế của xã theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khối lượng, trữ lượng núi đá vôi lớn, đây cũng là nguồn nguyên liệu cho sản xuất xi măng và các ngành vật liệu xây dựng tại địa phương. 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 4.1.2.1. Tình hình kinh tế a. Về sản xuất nông, lâm nghiệp: - Về trồng trọt cây hàng năm: sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đạt được kết quả tích cực; cơ cấu ngành nông nghiệp có sự chuyển hướng từng bước chuyển đổi sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao; Hình thành và từng bước phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch góp phần nâng cao giá trị sản phẩm. UBND xã đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn thường xuyên bám sát địa bàn hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh, triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất góp phần hoàn thành tốt các chỉ tiêu về sản xuất nông nghiệp. Sản lượng thực có hạt đạt 1.508,3 tấn/1.356,9 tấn, bằng 110,7% kế hoạch; Diện tích cây mầu khác đều đạt và vượt kế hoạch về diện tích và năng suất. - Về cây chè và cây ăn quả: Sản lượng chè búp tươi cả năm đạt: 1.327.5/1.290,3 tấn = 102% KH, trồng mới và trồng lại bằng các giống chè cành được 3/2ha = 150% KH. Cây ăn quả được người dân quan tâm và phát triển mở rộng diện tích với các loại cây chủ yếu như: Nhãn, chanh, cam, bưởi, mít, táo, ổi, na với diện tích cây ăn quả hiện có 73 ha, sản lượng ước đạt 110 tấn, diện tích cây ăn quả trồng mới và trồng lại được 3,9 ha. - Về lâm nghiệp: Công tác quản lý khai thác và bảo vệ rừng được thực hiện tốt, trong năm đã thực hiện hướng dẫn và làm thủ tục cấp phép khai thác 2,9 ha rừng trồng. Nhân dân đã trồng được 25 ha/25 ha = 100% KH cả năm. Trong đó rừng trồng theo dự án 1.118 là 10,5 ha và nhân dân tự trồng 14,5ha.
  31. 22 - Về chăn nuôi thú y: Trong năm qua tình hình chăn nuôi trên địa bàn tiếp tục phát triển cả về số lượng và quy mô đàn, các hộ dân chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà, dê , đến nay trên địa bàn xã có 3 trang trại chăn nuôi gà, 1 trang trại chăn nuôi lợn và 20 gia trại chăn nuôi lợn quy mô từ 30 con trở lên. Công tác thú y được tổ chức thực hiện theo kế hoạch, trong năm trên địa bàn xã không để xảy ra dịch bệnh, đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn được tiêm phòng theo định kỳ. - Công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai: Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai xã xây dựng kế hoạch, phương án và thường xuyên cập nhật thông tin, thực hiện kịp thời các biện pháp khắc phục khi có tình huống xảy ra. b. Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã chủ yếu là hoạt động sản xuất của các công ty, doanh nghiệp khai thác và chế biến vật liệu xây dựng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp đã tạo việc làm cho 109 lao động địa phương, thu nhập bình quân đầu người đạt 6,5 triệu đồng/người/tháng, quyền lợi của người lao động được đảm bảo, đời sống của lao động được cải thiện và nâng cao. Bên cạnh đó các doanh nghiệp còn tích cực tham gia ủng hộ, đóng góp cho địa phương thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới. Hiên nay trên địa bàn xã có 12 doanh nghiệp và 1 HTX đang hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó 10 doanh nghiệp và 1 HTX hoạt động trong lĩnh vực khai thác, sản xuất chế biến vật liệu xây dựng, 2 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ vận tải. c. Về thương mại - dịch vụ: Trên địa bàn xã có nhiều các cơ quan, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, có hệ thống đường giao thông đi lại thuận tiện, nên tạo điều kiện cho
  32. 23 các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong và ngoài xã. Hiện trên địa bàn xã có 287 cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó thương mại dịch vụ 267, vận tải 20, tăng 13 cơ sở sản xuất kinh doanh so với năm 2016. 4.1.2.2. Dân số và lao động Toàn xã có 872 hộ và 3.343 khẩu, có 8 dân tộc anh em chung sống. Đời sống nhân dân chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp; thu nhập ổn định, kinh tế phát triển không đồng đều. Toàn xã có 8 dân tộc anh em: Sán dìu, Kinh, Nùng, Dao, Tày, Hoa, Cao Lan, Mường cùng sinh sống, sống xen canh, xen cư không tập trung theo vùng, theo khu Bảng 4.1: Hiện trạng dân số từng xóm của Quang Sơn năm 2018 STT Tên xóm Số hộ Số khẩu 1 Bãi Cọ 55 212 2 Đồng Chuỗng 59 220 3 Đồng Thu 1 57 218 4 Đồng Thu 2 65 242 5 La Giang 1 63 233 6 La Giang 2 66 250 7 Lân Đăm 50 197 8 Lân Tây 68 244 9 La Tân 71 295 10 Na Lay 45 189 11 Na Oai 53 200 12 Trung Sơn 60 222 13 Viến Ván 48 190 14 Xuân Quang 1 54 205 15 Xuân Quang 2 58 226 Cộng 872 3.343 (Nguồn: UBND xã Quang Sơn, năm 2018)
  33. 24 Về lao động: lực lượng lao động của xã dồi dào (1.882 lao động), lực lượng lao động trẻ chiếm đa số, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn. Bảng 4.2: Hiện trạng lao động của xã Quang Sơn năm 2017 Hiện trạng TT Hạng mục Đơn vị tính 2017 I Dân số trong tuổi LĐ người 1882,0 - Tỷ lệ % so dân số % 56,3 II Tổng LĐ làm việc trong các ngành kinh tế người - Tỷ lệ % so LĐ trong độ tuổi % 100,0 Phân theo ngành: 2.1 LĐ nông nghiệp, thủy sản người 1630,0 - Tỷ lệ % so LĐ làm việc % 86,6 2.2 LĐ CN, TTCN, XĐ người 179,0 - Tỷ lệ % so LĐ làm việc % 9,5 2.3 LĐ dịch vụ, thương mại, HCSN người 73,0 - Tỷ lệ % so LĐ làm việc % 3,9 (Nguồn: UBND xã Quang Sơn, năm 2017) 4.1.2.3. Tình hình đất đai của xã - Xã Quang Sơn tổng diện tích đất tự nhiên là 1.405.25 ha; Trong đó diện tích đất đồi núi chiếm 70% tổng diện tích đất tự nhiên, tầng đất tương đối dày; Trong đó có diện tích đất có độ dốc cao được bố trí trồng rừng, diện tích đất có độ dốc trung bình, tầng đất mặt dày hơn được nhân dân sử dụng trồng chè, cây ăn quả và làm nhà ở. - Hiện trạng sử dụng đất cho thấy xã đã tận dụng được quỹ đất để phát triển sản xuất giúp người dân cải thiện và nâng cao đời sống. Nông nghiệp
  34. 25 không phải là thế mạnh của xã, do đó chỉ tập trung sản xuất trên các loại đất có lợi thế của địa phương như đất lúa, đất trồng cây hàng năm, đất trồng chè. Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất xã Quang Sơn năm 2017 Diện tích Cơ cấu STT Loại đất (ha) (%) I Tổng diện tích đất tự nhiên 1.405,25 100,00 1 Nhóm đất nông nghiệp 708,95 50,45 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 451,69 63,70 1.1.1 Đất lúa 337,30 74,70 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm 114,39 25,30 1.2 Đất lâm nghiệp 249,07 35,10 1.2.1 Đất trồng cây ăn quả lâu năm 195,03 78,30 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 13,88 5,60 1.2.3 Đất sản xuất 40,16 16,10 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 8,19 1,20 2 Nhóm đất phi nông nghiệp 335,29 23,86 2.1 Đất ở 68,56 20,40 2.2 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 145,34 43,30 2.3 Đất có mục đích công cộng 80,77 24,10 2.4 Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 0,31 0,10 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 7,87 2,30 2.6 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 32,44 9,70 3 Đất chưa sử dụng 361,01 25,69 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 13,07 3,60 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 108,55 30,10 3.3 Đất núi đá không có rừng cây 239,39 66,30 (Nguồn: UBND xã Quang Sơn, năm 2017)
  35. 26 Qua bảng trên cho ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của xã Quang Sơn là: 1.405.25 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 451,69 ha, chiếm 63% diện tích đất tự nhiên, hàng năm nhân dân địa phương đã tận dụng triệt để diện tích này trồng các loại cây lương thực đảm bảo cung cấp đủ lương thực cho người dân trong xã. 4.1.2.4. Cơ sở hạ tầng * Giao thông Trên địa bàn xã có nhiều các cơ quan, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, có hệ thống đường giao thông đi lại thuận tiện, nên tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong và ngoài xã. Phối hợp với Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện thực hiện: Cải tạo, nâng cấp và nhựa hoá tuyến đường đoạn từ ngã ba xóm Na Oai đến Ngã ba xóm Xuân Quang 1 với chiều dài 1,7 km và tuyến đường liên xã Quang Sơn - Tân Long với chiều dài đi qua địa bàn xã là 2km. * Công trình thủy lợi Thường xuyên chỉ đạo bộ phận giao thông thủy lợi kiểm tra rà soát các tuyến đường trên địa bàn xã chỉ đạo nhân dân tu sửa đường và kênh mương phục vụ việc đi lại sản xuất của nhân dân, cùng đó kịp thời lập biên bản và đình chỉ xử lý các trường hợp vi phạm hành lang mương các công trình thủy lợi trên địa bàn. * Hệ thống điện Hệ thống lưới điện được trải khắp trên địa bàn nên tỷ lệ sử dụng điện lưới là 100% * Trường học Hệ thống giáo dục - đào tạo không nghừng được cải thiện được đầu tư cải tạo để nâng cao chất lượng dạy và học.
  36. 27 Xã hiện tại có 4 điểm trường mầm non. Các trường mầm non gồm 9 phòng học, 6 phòng chức năng, có 170 học sinh, 16 giáo viên. Hiện nay cơ sở vật chất còn thiếu một số thiết bị chủ trương sẽ nâng cấp để trường đạt chuẩn. Trường tiểu học gồm 3 điểm trường. Điểm trường Xuân Quang (điển chính) đạt chuẩn quốc gia mức độ năm 2009, diện tích 6.203,5m2, có 12 phòng học, 9 phòng chức năng, trường được xây dựng kiên cố 2 tầng, có đầy đủ chức năng và các công trình phụ trợ. * Y tế Các dịch vụ y tế ngày càng được hoàn thiện, trang thiết bị được trang bị đầy đủ đáp ứng công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân. Các chương trình y tế dự phòng được quan tâm triển khai để phục vụ nhân dân. Duy trì chế độ trực và khám chữa bệnh tại trạm, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, việc khám, chữa bệnh cho nhận dân được đảm bảo. Tuyên truyền tốt các chương trình y tế quốc gia, chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để đề nghị xã đạt chuẩn về y tế đã được UBND tỉnh Thái Nguyên xét công nhận. Tuyên truyền người dân thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. 4.1.2.5. Văn hoá xã hội * Về thực hiện chính sách xã hội: - Công tác thực hiện chính sách người có công, giảm nghèo, bảo trợ xã hội, chăm sóc bảo vệ trẻ em được thực hiện đúng định. Trong dịp lễ, tết các ngành, đoàn thể và vận động các Doanh nghiệp tổ chức đến thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, gia đình thương binh liệt sỹ, gia đình có công với nước, các hộ nghèo kịp thời và đúng chế độ, Tổng số quà 451 xuất = 137.700.000đ; thực hiện chi trả trợ cấp thường xuyên, trợ cấp một lần cho các đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội kịp thời, đúng quy định, kinh phí chi trả trong năm 2017 là 710.922.000đ. - Làm tốt công tác chi trả tiền cho gia đình chính sách và người có công bảo trợ xã hội đảm bảo đúng thời gian quy định, đúng đối tượng được hưởng.
  37. 28 Kết quả năm 2017 đã giải quyết 34 bộ hồ sơ, trong đó 6 hồ sơ mai táng phí người cao tuổi và người có công; 9 hồ sơ người khuyết tật; 7 hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT theo quyết định 62 của chính phủ; 5 hồ sơ trẻ em khó khăn nhận học bổng huyện; 7 hồ sơ hưởng trợ cấp người cao tuổi - Lập danh sách cấp tiền điện theo Quyết định 190 của Chính phủ cho hộ nghèo và hộ có người hưởng trợ cấp xã hội: 86 hộ = 44.828.000đ. * Về văn hoá: - Có 10/15 xóm đạt tiêu chuẩn làng văn hoá chiếm 66,6%, gia đình văn hoá 649 hộ chiếm 84,34%, cơ quan văn hoá 4/5 đạt 80%. - Duy trì phát huy của các cụm loa truyền thanh ở các xóm có hiệu quả, Thường xuyên quan tâm tổ chức triển khai các nhiệm vụ bảo trợ xã hội, đền ơn đáp nghĩa. - Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở xã được nhân dân hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả. * Về giáo dục: Thực hiện hoàn thành nhiệm vụ công tác giáo dục và đào tạo năm học 2016-2017 theo đúng chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tổ chức tốt phong trào thi đua dạy tốt học tốt và củng cố kỷ cương nề nếp trong dạy học. Tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua của nhà trường, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình bậc Tiểu học đạt 100%, tốt nghiệp THCS đạt 100%, tổ chức khai giảng năm học mới 2017 - 2018 đúng quy định, ba trường giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia. Hoạt động khuyến học, khuyến tài, xã hội hoá giáo dục được duy trì, phát triển và tiếp tục phát huy hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn xã. Giữ vững và duy trì công tác phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi, công tác vận động trẻ ra lớp có hiệu quả, số trẻ tăng 10 cháu so với năm học 2016- 2017. Năm 2017 trong toàn xã có 7 cháu đỗ đại học nguyện vọng 1.
  38. 29 * Hoạt động văn hoá, thể thao, thông tin tuyên truyền: - Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng các ngày lễ lớn và tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của xã. Tổ chức bình xét các danh hiệu thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2017, kết quả 740/740 hộ = 100% kế hoạch và bằng 87,6% trên tổng số hộ trong toàn xã; Xóm văn hoá đạt 13/15 xóm = 86,6%, bằng 109% KH; Cơ quan văn hoá đạt 5/5, bằng 100% KH; tổ chức treo 53 băng zôn tuyên truyền mừng Đảng, mừng Xuân và chào mừng những ngày lễ lớn, các chương trình kế hoạch liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, chương trình xây dựng nông thôn mới và giữ vững an ninh chính trị, TTATXH, các quy định của địa phương. Tổ chức thành công Đại hội thể dục thể của xã lần thứ VI, năm 2017 với sự tham gia của 20 đoàn tham gia diễu hành và gần 300 vận động viên tham dự thi đấu 6 bộ môn tại đại hội, kết quả đại hội thể dục thể thao của xã đã được UBND huyện đánh giá là một trong 15 xã, thị trấn tổ chức đại hội thành công nhất. - Hoạt động thông tin tuyên truyền: Tập trung tuyên truyền kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương, chương trình xây dựng nông thôn mới. Duy trì và phát huy các cụm loa truyền thanh ở các xóm, tiếp âm phát sóng Đài truyền thanh của huyện tới đông đảo nhân dân trong xã. * Công tác xã hội: - Làm tốt công tác lao động và xuất khẩu, đào tạo nghề, việc làm cho lao động. Số lao động địa phương được giải quyết việc làm trong năm là 109/100 người = 109% KH, trong đó: xuất khẩu nước ngoài được 10/6 người = 166,6%KH, làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp trong nước và các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn được 99 lao động. - Trong năm 2017 đã cấp được: 3.049/3.268 thẻ bảo hiểm y tế cho nhân dân đạt 93,2% so với tổng số dân toàn xã.
  39. 30 * Công tác giảm nghèo: Năm 2017 qua rà soát, điều tra hộ nghèo tại các xóm kết quả giảm 22/20 hộ = 110% KH huyện giao, bằng 110% KH xã giao. * Công tác y tế: - Thực hiện tốt chế độ trực khám và điều trị đảm bảo việc khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Thực hiện đầy đủ các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng và các chương trình y tế cộng đồng. - Tuyên truyền vận động, hướng dẫn cho nhân dân biết cách phát hiện và phòng chống dịch cúm A (H7N9) ở người và bệnh chân tay miệng. Xã đạt chuẩn quốc gia về y tế Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế: 100%. * Công tác phòng chống suy dinh dưỡng: Tăng cường truyền thông cho bà mẹ có dưới 5 tuổi và phụ nữ có thai biết cách nuôi trẻ, phòng chống dịch bệnh và phòng chống suy dinh dưỡng. * Môi trường: Trên địa bàn không có điểm nóng về môi trường, xã chưa có khu tập kết rác thải tập trung, chủ yếu hộ gia đình tự thu gom. Rác thải sinh hoạt của người dân và rác thải từ khu vực chợ hầu hết là do dân tự xử lý bằng cách chôn lấp quanh vườn nhà và đổ ra những khu vực trũng gây mất vệ sinh tại một số khu vực. Tăng cường công tác quản lý, công tác kiểm tra về bảo vệ môi trường trên địa bàn; đã xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh môi trường đối với 01 cơ sở đốt than củi và 01 cơ sở chế biến gỗ không có cam kết bảo vệ môi trường với số tiền là: 5.000.000đ nộp ngân sách nhà nước. * Quốc phòng và an ninh: - Về hoạt động: Hàng năm Đảng uỷ có nghị quyết, UBND xã có kế hoạch về công tác đảm bảo an ninh, trật tự giao cho ban công an để thực hiện. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, biện pháp bảo vệ an ninh, trật tự và “ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ”. - Ban công an thường xuyên tuần tra kiểm soát trên địa bàn xã Quang Sơn không để xảy ra các hoạt động phá hoại công trình kinh tế, văn hoá, an
  40. 31 ninh, quốc phòng, phá hoại khối đoàn kết toàn dân, không để xảy ra các hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp luật, gây rối an ninh trật tự. Không để xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp trong nội bộ nhân dân, khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp kéo dài. - Toàn địa bàn không để xảy ra cháy nổ và tai nạn nghiêm trọng. Các vụ được giải quyết dứt điểm, không kéo dài. 4.2. Thực trạng nghèo đói trên địa bàn xã Quang Sơn 4.2.1. Kết quả rà soát hộ nghèo trên địa bàn xã Quang Sơn Kết quả điều tra rà soát hộ nghèo trên địa bàn xã Quang Sơn thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.4: Kết quả rà soát hộ nghèo xã Quang Sơn giai đoạn 2015 -2017 Năm 2016 Năm 2017 STT Thôn Tổng số Số hộ Tổng số Số hộ hộ nghèo hộ nghèo 1 Bãi Cọ 52 6 55 6 2 Đồng Chuỗng 57 10 59 10 3 Đồng Thu 1 55 4 57 5 4 Đồng Thu 2 62 7 65 6 5 La Giang 1 61 4 63 5 6 La Giang 2 64 8 66 7 7 Lân Đăm 48 17 50 17 8 Lân Tây 67 4 68 4 9 La Tân 69 9 71 9 10 Na Lay 44 0 45 0 11 Na Oai 51 6 53 5 12 Trung Sơn 58 31 60 31 13 Viến Ván 47 3 48 3 14 Xuân Quang 1 52 9 54 7 15 Xuân Quang 2 57 0 58 0 Tổng 844 118 872 115 (Nguồn: UBND xã Quang Sơn, năm 2018)
  41. 32 Nghèo đói là ộm t vấn đề nan giải không chỉ xã Quang Sơn mà cả nước ta đang phải đối mặt. Đó là một chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Đối với xã Quang Sơn, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp thì càng khó khăn hơn trong công tác xóa đói giảm nghèo. Được sự quan tâm của các cấp Đảng ủy và ban ngành các hộ nghèo đã được hưởng nhiều sự ưu đãi như giảm thuế nhà ở, giảm tiền điện, miễn giảm học phí, được vay vốn ưu đãi giúp phát triển sản xuất. Trong đó giải pháp về vốn tín dụng mà cụ thể là sự ra đời của NHCSXH xã là một kết quả đáng ghi nhận, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác xóa đói giảm nghèo. Có nhiều nguyên nhân gây ra nghèo đói như điều kiện tự nhiên không thuận lợi, trình độ dân trí thấp, gia đình neo đơn, đông con, thiếu vốn sản xuất Bảng 4.5: Kết quả giảm nghèo của xã Quang Sơn giai đoạn 2016 -2017 2016 2017 STT Thôn Tỷ lệ hộ Tỷ lệ hộ Tỷ lệ hộ Tỷ lệ hộ nghèo cận nghèo nghèo cận nghèo 1 Bãi Cọ 11,53 0,00 9,09 1,82 2 Đồng Chuỗng 17,54 0,00 13,56 3,39 3 Đồng Thu 1 3,64 3,64 5,26 3,51 4 Đồng Thu 2 6,45 4,84 4,62 4,62 5 La Giang 1 1,64 4,92 3,17 4,76 6 La Giang 2 12,50 0,00 10,61 0,00 7 Lân Đăm 35,42 0,00 34,00 0,00 8 Lân Tây 5,97 0,00 5,88 0,00 9 La Tân 7,25 5,80 5,63 7,04 10 Na Lay 0,00 0,00 0,00 0,00 11 Na Oai 11,76 0,00 9,43 0,00 12 Trung Sơn 34,48 18,97 33,33 18,33 13 Viến Ván 2,13 4,26 2,08 4,17 14 Xuân Quang 1 17,31 0,00 12,96 0,00 15 Xuân Quang 2 0,00 0,00 0,00 0,00 Tổng 11,02 2,96 9,86 3,33 (Nguồn: UBND xã Quang Sơn, năm 2018)
  42. 33 Qua bảng cho ta thấy tỉ lệ hộ nghèo qua 2 năm có sự giảm nhẹ. Năm 2016 tổng số hộ nghèo toàn xã là 118 hộ trong đó hộ nghèo chiếm tỷ lệ 11,02%, còn hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 2,96%. Năm 2017 tổng số nghèo toàn xã là 115, trong đó hộ nghèo chiếm 9,86% tăng 1,16% so với năm 2016. Hộ cận nghèo chiếm 3,33% tăng 0,37% so với năm 2016. 4.2.2. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo tại địa phương UBND xã Quang Sơn tiếp tục xác định giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng trong việc chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của xã giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo. Trong 3 năm qua, việc triển khai thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ người nghèo đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập; tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận trực tiếp các dịch vụ xã hội; nâng cao năng lực và nhận thức cho người nghèo kết quả cụ thể như sau: * Chính sách vốn vay tín dụng ưu đãi cho người nghèo: Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội huyện Đồng Hỷ đã phối hợp với chính quyền địa phương và các Hội, đoàn thể đã triển khai cung cấp tín dụng ưu đãi * Hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo: Thực hiện chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, giúp người nghèo có được tay nghề cần thiết, từ đó một bộ phận hộ nghèo có việc làm tại chỗ và cải thiện thu nhập, góp phần giảm nghèo * Hỗ trợ về y tế cho người nghèo: Trong 3 năm toàn xã 100% hộ nghèo được cấp thẻ BHYT. * Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo: Đây là chính sách tích cực nhằm giúp cho con em hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện đến trường. Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, chính sách hỗ trợ chi phí học tập, chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa và các khoản đóng góp khác. * Hỗ trợ về nhà cho hộ nghèo: Năm 2016 đã hỗ trợ xây dựng mới 01
  43. 34 nhà ở cho hộ nghèo, năm 2017 hỗ trợ xây mới 03 nhà, năm 2018 hỗ trợ xây mới 01 nhà ở cho hộ nghèo. * Các hỗ trợ khác: trong 3 năm chi hỗ trợ tiền điện cho 214 hộ với số tiền là trên 118 triệu. * Hỗ trợ nông cụ sản xuất: năm 2016 hỗ trợ giống ngô, phân bón với tổng kinh phí 100 triệu đồng. Năm 2017 hỗ trợ giống ngô, phân bón với tổng kinh phí 45,5 triệu đồng. Năm 2018 hỗ trợ nông cụ sản xuất với tổng kinh phí 25,3 triệu đồng. 4.2.3. Đánh giá chung về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Điểm mạnh Điểm yếu - Được Đảng và Nhà nước - Các hộ nghèo có trình độ văn hoá thấp quan tâm chỉ đạo và có nhiều không chủ động (vì: thiếu thông tin về cách cơ chế chính sách thức phương tiện nguồn vốn, không có khả - Trên địa bàn xã có nhiều năng làm các thủ tục vay). kênh thông tin đại chúng như - Không có điều kiện tiếp cận với thông tin đài phát thanh, báo, tivi luôn do đó có ít cơ hội tiếp cận các nguồn lực và tăng cường tuyên truyền, phổ lợi ích do chính sách mang lại. biến chính sách của CP về các - Đa số các hộ nghèo không có kế hoạch sản chương trình tín dụng ưu đãi xuất cụ thể, hoặc sử dụng vốn vay không đến người dân, tạo điều kiện để đúng mục đích, do vậy họ khó có điều kiện người dân tiếp cận với nguồn tiếp cận các nguồn vốn và cuối cùng sẽ làm vốn vay ưu đãi nhanh nhất, cho họ nghèo hơn. thuận lợi nhất. - Một bộ phận người nghèo có tâm lý ỷ lại, - Ý thức người dân càng ngày chưa tích cực chủ động vươn lên thoát được cải thiện rõ rệt. nghèo. - Người dân chưa tự tin vay vốn để đầu tư sản xuất sợ bị rủi ro.
  44. 35 Cơ hội Thách thức - Vốn tín dụng của NHCSXH - Nguồn vốn dành cho chương trình này rất đã tiếp cận với tất cả các hộ lớn, tuy nhiên nguồn vốn từ Ngân sách tỉnh, nghèo, đến tận vùng sâu vùng huyện tham gia lại quá ít, mặc dù hội đồng xa, thôn bản, nhiều chương nhân dân các tỉnh đã có nghị quyết về việc trình tín dụng, với thủ tục vay mỗi năm ngân sách tỉnh sẽ chuyển về một số ngắn gọn, thuận tiện phục vụ tiền nhất định phù hợp với tình hình ngân bà con tại chỗ. sách mỗi tỉnh cho NHCSXH tỉnh để lập quỹ - Thời gian cho vay phù hợp cho vay hộ nghèo ở địa phương, nhưng việc với phuong thức sản xuất hộ thực hiện chuyển vốn lại không đầy đủ, nghèo. Đa số hộ nghèo dùng không kịp thời. vốn vay vào sản xuất chăn - Trong khuôn khổ của dự án tín dụng ưu đãi nuôi, trồng trọt. Thời gian từ thuộc chương trình XĐGN quốc gia, khả khi bắt đầu đến khi thu hoạch năng tiếp cận tín dụng đã tăng lên rất nhiều. được vào khoảng 3 đến 5 năm. Song vẫn còn khaá nhiều người nghèo, đặc Đây sẽ là thời điểm hợp lí để biệt là người rất nghèo không có khả năng họ bán sản phẩm để thu tiền trả tiếp cận với các nguồn tín dụng. nợ gốc cho Ngân hàng. 4.3. Cách tiếp cận nguồn vốn tín dụng và đánh giá của người dân về mức độ hài lòng 4.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra Qua điều tra 30 hộ, ta thấy tình hình nhân khẩu/hộ không cao. Trung bình có 4,3 nhân khẩu/hộ. Trình độ của chủ hộ vẫn đang còn hạn chế, qua bảng số liệu ta thấy số chủ hộ có trình độ văn hóa Tiểu học chiếm 40%; THCS chiếm 40%; chỉ có 20% có trình độ văn hóa THPT, đó là khó khăn cho các hộ trong công tác XĐGN. Không có kiến thức thì người dân gặp nhiều khó khăn trong việc hoạch định các kế hoạch làm ăn, việc tiếp thu và tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng sẽ khó khăn hơn các hộ khác.
  45. 36 Bảng 4.6: Thông tin của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT BQ chung 1. Số hộ điều tra Hộ 30,00 2. BQ nhân khẩu/ hộ Nhân khẩu 4,30 3. BQ lao động/hộ Lao động 2,37 4. BQ nhân khẩu/lao động Lần 1,81 5. Trình độ VH chủ hộ - Tiểu học % 40,00 THCS % 40,00 THPT % 20,00 (Nguồn: UBND xã Quang Sơn, năm 2018) Lao động trong gia đình là một lực lượng quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Đây là lực lượng chính tạo nên thu nhập của hộ. So với các ngành khác thì lao động nông nghiệp có thu nhập thấp hơn rất nhiều. Qua điều tra ta thấy, bình quân có 2,37 lao động trên mỗi hộ. Từ đó cho thấy số lao động trên hộ quá ít, lao động là đối tượng tạo ra thu nhập của hộ. Số lượng lao động đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế của hộ, thiếu lao động là một nguyên nhân có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình nghèo đói trên địa bàn xã. Trong lúc đó, bình quân nhân khẩu/lao động của 30 hộ là 1,81 nhân khẩu/1 lao động, tương đương với 1 lao động thì có 1,81 người ăn theo đó là một con số khá lớn gây áp lực lên mỗi lao động. Lao động/khẩu càng nhiều thì số lượng người ăn theo ít và có cơ hội để tạo ra thu nhập của gia đình nhiều hơn. Qua đó có thể thấy các hộ đói nghèo thường là những hộ có số lượng lao động ít, số người ăn theo nhiều. Việc nâng cao trình độ và chất lượng của lao động trong tương lai cần được tiến hành thường xuyên, liên tục vì vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng nguồn vốn đi vay và nâng cao thu nhập của các nông hộ.
  46. 37 4.3.2. Cơ cấu phân bố nguồn vốn cho các tổ chức chính trị - xã hội Ngân hàng CSXH Hội phụ nữ Hội cựu chiến Hội nông dân Đoàn thanh binh niên Tổ tiết kiệm Tổ tiết kiệm vay Tổ tiết kiệm vay Tổ tiết kiệm vay vốn vốn vốn vay vốn Hộ nông dân Hộ nông dân Hộ nông dân Hộ nông dân Hình 4.1: Sơ đồ tóm tắt quy trình vay vốn ưu đãi đối hộ nghèo Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên xã là tổ chức Đoàn thể phụ trách trực tiếp của Ngân hàng CS - XH. Các tổ chức phân chia quản lý phụ trách vay vốn các thôn trong xã, tùy theo số lượng thôn nhiều hay ít của từng xã. Ngoài ra còn có các tổ trưởng tổ vay vốn của từng thôn chịu trách nhiệm quản lý, thu lãi của hội viên trong tổ. Các tổ chức Đoàn thể này có vai trò rất quan trọng, họ là những tổ chức chịu trách nhiệm với các tổ chức, chương trình tín dụng về hộ vay vốn (và cũng là người đảm bảo quyền lợi cho các hộ vay vốn). Các Đoàn thể xã hội xem xét điều kiện vay vốn, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, thu hồi vốn vay, thu hồi lãi suất Các tổ chức này được ví như “cánh tay vươn dài” của ngân hàng với nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau trong quá trình tiếp cận tín dụng của hộ đặc biệt là hộ nghèo. Các tổ chức này đống vai trò trung gian giữa ngân hàng và các hộ nông dân, đồng thời cũng tham gia trong quy trình từ khâu hướng dẫn hồ sơ xin vay vốn đến đôn đốc thu hồi nợ.
  47. 38 Tại xã Quang Sơn, các tổ chức Đoàn thể này hoạt động đạt hiệu quả khá cao về các chương trình tín dụng. 4.3.3. Nhu cầu tiếp cận nguồn vốn của hộ Kết quả điều tra của 30 hộ về nhu cầu vay vốn của hộ trên địa bàn xã Quang Sơn thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.7: Nhu cầu vay vốn của các hộ điều tra STT Thời gian vay vốn ( tháng) Số hộ Tỷ lệ(%) 1 Ngắn hạn 0 0,0 2 Trung hạn 8 26,7 3 Dài hạn 22 73,3 Tổng 30 100,0 (Nguồn: Tổng số liệu điều tra, năm 2018) Qua bảng trên cho thấy 30 điều tra ta thấy tỉ lệ vay dài hạn là chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm đến 73,3% vì các hộ nông dân mong muốn vay với lãi suất thấp và thời gian vay dài nên tỉ lệ vay ở mức dài hạn là cao nhất. Và các hộ vay ở mức trung hạn chiếm tỷ lệ 26,7%. Với thời gian vay ngắn hạn không có hộ nào vay do thời gian vay ngắn hạn nên các hộ vay ở mức này rất thấp và đối tượng vay chủ yếu là do các hộ cần thiết với số tiền của họ muốn vay và sử dụng vào mục đích cần thiết. Bảng 4.8: Nhu cầu vay vốn của các nhóm hộ điều tra với các mức cho vay khác nhau Mức vốn hộ cần vay Số hộ Tỷ lệ (%) Tổng 30 100 Dưới 10 triệu 0 0 Từ 10 triệu đến 20 triệu 3 10 Từ 20 triệu đến 30 triệu 12 40 Trên 30 triệu 15 50 (Nguồn: Tổng số liệu điều tra, năm 2018)
  48. 39 Qua điều tra cho ta thấy các hộ có nhu cầu vay vốn ở các mức vay khác nhau: Mức nhu cầu vay vốn từ trên 30 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất là 50%, hầu hết là rơi vào các hộ có nhu cầu đầu tư vào chăn nuôi mở rộng quy mô sản xuất, hộ đầu tư vào mua giống, mua thức ăn và xây dựng chuồng trại. Với mức vay từ 10 triệu đến 20 triệu có 3 hộ chiếm 10% các hộ này có nhu cầu vay ít vì hộ chỉ đầu tư vào trồng trọt, phần lớn rơi vào hộ có ít nhân khẩu nên vay phù hợp với mức thu nhập của hộ. Với mức vay từ 20 đến 30 triệu là các hộ vay để đầu tư vào dịch vụ. Bảng 4.9: Cơ cấu vay theo mục đích 2015 2016 2017 Mục đích Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Tổng số 620 100,00 720 100,00 780,0 100,00 1. Trồng trọt 150 24,19 160 22,22 160,0 20,51 2. Chăn nuôi 290 46,77 330 45,83 370,5 47,50 3. Dịch vụ 60 9,68 70 9,72 90,0 11,54 4. Mua tư liệu sản xuất 40 6,45 55 7,64 44,0 5,64 5. Xây dụng nhà cửa 30 4,84 50 6,94 70,0 8,97 6. Khác 50 8,06 55 7,64 45,0 5,83 (Nguồn: Tổng số liệu điều tra, năm 2018) Qua bảng số liệu ta thấy trong 30 hộ điều tra mục đích vay chăn nuôi các năm chiếm tỷ lệ cao. Năm 2015 số tiền vay là 290 (tr.đ) chiếm 46,77%, năm 2016 số tiền vay là 330 (tr.đ) chiếm 45,83%, năm 2017 số tiền vay là 370,5 (tr.đ) chiếm 47,5%. Đầu tư chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất bởi vì chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, người dân có kinh nghiệm chăn nuôi lâu năm, ít rủi ro và có diện tích chăn thả lớn. Tiếp theo vốn vay được sử dụng vào trồng trọt năm 2015 số tiền vay là 150 (tr.đ) chiếm 24,19%, năm 2016 số tiền vay là 160 (tr.đ) chiếm 22,22%, năm 2017 số tiền vay giữ nguyên là 160 (tr.đ) chiếm 20,51% do là hộ nghèo nên sẽ được hỗ trợ về phân bón và giống cây trồng.
  49. 40 Trong thời gian gần đây những hộ vay để đầu tư vào dịch vụ có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2015 số tiền vay là 60 (tr.đ) chiếm 9,68%, đến năm 2017 số tiền vay tăng 90 (tr.đ) chiếm 11,54% tức tăng 1,86%. Đây là ngành mang lại hiệu quả cao. Các chính quyền địa phương cần xác định hướng đi phù hợp với địa phương mình để từ đó giúp hộ nghèo tìm được mô hình kinh doanh phù hợp để nâng cao đời sống cho người dân tìm được lối thoát nghèo. 4.3.4. Tình hình trả nợ vay vốn của hộ Kết quả điều tra 30 hộ về tình hình trả nợ vay vốn của hộ trên địa bàn xã Quang Sơn thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.10: Tình hình trả nợ vay vốn của hộ Số hộ Tỷ lệ (%) Tổng 30 100,00 Đúng hạn 17 56,67 Chưa đến hạn 10 33,33 Quá hạn 3 10,00 (Nguồn: Tổng số liệu điều tra, năm 2018) Qua bảng trên ta thấy tình hình trả nợ quá hạn có 3 hộ chiếm tỷ lệ 10% rơi vào hộ vay sai mục đích, gặp rủi ro trong quá trình sản xuất và chăn nuôi như dịch bệnh, thiên tai gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Các hộ trả nợ đúng hạn chiếm tỷ lệ cao nhất là 56,67% do các hộ biết cách sử dụng vốn đúng mục đích đạt hiệu quả kinh tế cao, giúp hộ trả nợ ngân hàng đúng hạn và kiếm được thêm chi phí sinh hoạt. Chưa đến hạn có 10 hộ chiếm tỷ lệ 33,33%, tại thời điểm điều tra hộ mới vay chưa đến thời hạn phải trả. 4.3.5. Nguồn thông tin tín dụng của hộ Kết quả điều tra 30 hộ về nguồn thông tin vay vốn được cung cấp cho hộ thể hiện qua bảng sau:
  50. 41 Bảng 4.11: Nguồn thông tin vay vốn được cung cấp cho hộ Tiêu thức Tỷ lệ ý kiến (%) Chính quyền phường, xã 46,67 Phương tiện thông tin đại chúng (xem tivi, nghe đài, đọc báo ) 13,33 Người thân, bạn bè 33,33 Mạng Internet 6,67 Tổng 100,00 (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Theo kết quả thống kê ở bảng 4.15 ta thấy được những thông tin mà các hộ vay vốn được cung cấp chính quyền địa phương là cao nhất chiếm 46,67%, từ người thân, bạn bè là 33,33% và do phương tiện thông tin đại chúng là 13,33% và thông tin từ mạng Internet là 6,67%. Qua kết quả này cho thấy các tổ chức tín dụng còn yếu trong việc cung cấp thông tin vay vốn cho nông hộ nên người nông dân họ không biết thông tin gì để tiếp cận với các tổ chức tín dụng này nhiều. 4.3.6. Đánh giá của người dân về mức độ hài lòng Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của hộ nông dân về chính sách tín dụng của các tổ chức tín dụng hiện nay qua bảng sau: Bảng 4.12: Mức độ hài lòng của người dân về tiếp cận ngân hàng Rất Rất Hài Bình Không Bình Kết Nội dung đánh giá hài không lòng thường hài lòng quân luận lòng hài lòng Nơi ngồi chờ giải quyết Hài 7 17 6 0 0 4,03 công việc có đủ chỗ ngồi lòng Trang thiết bị phục vụ Hài 6 15 7 2 0 3,83 người dân đầy đủ lòng Trang thiết bị phục vụ Bình 2 12 10 6 0 3,33 người dân hiện đại thường Trang thiết bị phục vụ Hài 2 12 15 1 0 3,50 người dân dễ sử dụng lòng (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)
  51. 42 Qua bảng trên ta thấy người dân khá hài lòng với nơi ngồi chờ giải quyết công việc. Về trang thiết bị phục vụ đa số người dân hài lòng nhưng vẫn có một số hộ không hài lòng về trang thiết bị hiện đại vì người dân có trình độ học vấn thấp nên sẽ rất khó khăn trong việc sử dụng thiết bị hiện đại. Bảng 4.13: Mức độ hài lòng của người dân về thủ tục ngân hàng Rất Rất Hài Bình Không Bình Kết Nội dung đánh giá hài không lòng thường hài lòng quân luận lòng hài lòng Thủ tục hành chính được Hài 3 20 6 1 0 3,83 niêm yết công khai đầy đủ lòng Thủ tục hành chính được Hài 6 18 6 0 0 4,00 niêm yết công khai chính xác lòng Thành phần hồ sơ mà Hài Ông/Bà phải nộp là đúng 6 15 8 1 0 3,87 lòng quy định Mức phí/lệ phí hồ sơ mà Hài Ông/Bà phải nộp là đúng 0 14 16 0 0 3,47 lòng quy định Thời hạn giải quyết ghi trong giấy hẹn (tính từ Bình ngày tiếp nhận hồ sơ đến 0 11 15 4 0 3,23 thường ngày trả kết quả) là đúng quy định (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Qua thống kê ở bảng 4.13 ta thấy người dân đánh giá cao nhất ở hài lòng với các thủ tục hành chính được niêm yết công khai đầy đủ, chính xác. Về mức phí/lệ phí hồ sơ phải nộp là đúng quy định người dân đánh giá ở mức độ trung bình. Về thời hạn giải quyết ghi trong giấy hẹn người dân đánh giá chủ yếu ở mức độ bình thường nhưng bên cạnh đó vẫn có một số hộ đánh giá mức độ không hài lòng vì ngân hàng vẫn trễ hẹn so với giấy hẹn khi giải quyết ghi trong giấy hẹn.
  52. 43 Bảng 4.14: Mức độ hài lòng của người dân về cán bộ ngân hàng Rất Không Rất Hài Bình Bình Kết Nội dung đánh giá hài hài không lòng thường quân luận lòng lòng hài lòng Cán bộ NH có thái độ Hài 2 20 8 1 0 3,80 giao tiếp lịch sự lòng Cán bộ NH chú ý lắng Bình nghe ý kiến của người 0 8 18 4 0 3,13 thường dân/đại diện tổ chức Cán bộ NH trả lời, giải Bình thích đầy đủ các ý kiến của 0 5 20 5 0 3,00 thường người dân/đại diện tổ chức Cán bộ NH hướng dẫn Bình kê khai hồ sơ tận tình, 0 4 21 5 0 2,97 thường chu đáo Cán bộ NH hướng dẫn Bình 0 9 19 2 0 3,23 kê khai hồ sơ dễ hiểu thường Cán bộ NH tuân thủ Bình đúng quy định trong giải 0 11 13 6 0 3,17 thường quyết công việc (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Ta thấy thái độ và sự nhiệt tình của cán bộ tín dụng cũng được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của hộ nông dân. Thực tế, đa số các hộ tiếp cận thông tin vốn vay và lựa chọn phương thức vay là nhờ vào sự gợi ý của cán bộ tín dụng trên cơ sở xem xét phương án sản xuất và điều kiện của hộ. Do đó, qua bảng trên ta thấy mức độ hài lòng của người dân về cán bộ ngân hàng chiếm tỷ lệ cao. Các chủ hộ có trình độ học vấn thấp nên thường gặp khó khăn trong khả năng làm đơn vì vậy cán cộ NH hướng dẫn người dân kê khai hồ sơ tận tình, chu đáo, dễ hiểu. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại mức độ không hài lòng bởi các cán bộ tín dụng có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng nhưng họ lại chưa hiểu rõ đời sống của người nông dân.
  53. 44 Bảng 4.15: Mức độ hài lòng của người dân về kết quả khoản vay Rất Rất hài Hài Bình Không Bình Kết Nội dung đánh giá không lòng lòng thường hài lòng Quân luận hài lòng Kết quả khoản vay mà Ông/Bà nhận Bình 1 8 4 17 0 2,77 được là phù hợp với thường nguyện vọng Kết quả khoản vay mà Ông/Bà nhận 0 14 16 1 0 3,47 Hài lòng được hợp đồng có thông tin đầy đủ Kết quả mà Ông/Bà nhận được hợp đồng Bình 0 12 16 2 0 3,33 có thông tin chính thường xác (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Qua điều tra mẫu cho thấy các hộ thường xuyên vay vốn tại ngân hàng CSXH và lại chủ yếu là các hộ nghèo, hộ làm nông nghiệp, thiếu vốn sản xuất, vay vốn để phục vụ con em ăn học và đầu tư sản xuất nhỏ lẻ. Nhưng lượng vốn được vay thấp nên để đầu tư kinh doanh lớn thì không được đáp ứng. Do đó, số hộ đánh giá mức độ không hài lòng về kết quả khoản vay chiếm tỷ lệ cao nhất. Về thông tin khoản vay trong hợp đồng có thông tin đầy đủ chiếm tỷ lệ cao nhất ở mức độ hài lòng là 3,47. Về kết quả hợp đồng có thông tin chính xác chiếm 3,33 mức độ bình thường của người dân.
  54. 45 Bảng 4.16: Mức độ hài lòng của người dân về tiếp nhận, xử lý các ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị Rất Rất hài Hài Bình Không Bình Kết Nội dung đánh giá không lòng lòng thường hài lòng quân luận hài lòng Ngân hàng có bố trí hình thức tiếp nhận Bình góp ý, phản ánh, kiến 0 4 22 4 0 3,00 thường nghị của người dân, tổ chức Ông/Bà dễ dàng thực Bình hiện góp ý, phản ánh, 0 4 18 8 0 2,87 thường kiến nghị Ngân hàng tiếp nhận và xử lý tích cực các Bình 0 2 18 10 0 2,73 góp ý, phản ánh, kiến thường nghị của Ông/Bà Ngân hàng thông báo kịp thời kết quả xử lý Bình các ý kiến góp ý, 0 3 21 6 0 2,90 thường phản ánh, kiến nghị cho Ông/Bà (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Qua bảng trên ta thấy được người dân đa số đánh giá mức độ bình thường về các bố trí hình thức tiếp nhận góp ý, phản ánh, kiến nghị của người dân. Nhưng bên cạnh đó vẫn có những ý kiến không hài lòng vì người dân vẫn rụt rè chưa giám nêu lên ý kiến, đóng góp của mình về những khúc mắc và những điều chưa hài lòng đối với ngân hàng. Về việc ngân hàng tiếp nhận và xử lý tích cực các góp ý, phản ánh, kiến nghị người dân đánh giá ở mức trung bình, ngoài ra vẫn có ý kiến không hài lòng bởi người dân nêu ra những đóng góp ý kiến nhưng ngân hàng vẫn chưa quan tâm đến họ. Do vậy, cần lắng nghe những đóng góp của dân nhiều hơn để hiểu được nỗi lo ngại của dân về vay vốn và từ đó tìm ra các giải pháp để khắc phục.
  55. 46 Bảng 4.17: Ý kiến của người dân để nâng cao khả năng tiếp cận vốn ưu đãi trong thời gian tới Nội dung Số lượng Tỷ lệ Mở rộng các hình thức thông tin để người dân dễ dàng tiếp 23 25,56 cận vốn tín dụng Cải thiện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ người 1 1,11 dân tại Ngân hàng Tiến tục đơn giản hoá các thủ tục 22 22,44 Tăng cường niêm yết công khai, minh bạch thủ tục 0 0,00 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết 0 0,00 thủ tục Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục 12 13,33 Giảm phí/lệ phí giải quyết thủ tục 0 0,00 Cải thiện thái độ giao tiếp của ngân hàng 0 0,00 Cải thiện tinh thần phục vụ của ngân hàng 6 6,67 Nâng cao năng lực giải quyết công việc của cán bộ ngân hàng 14 15,56 Tiếp cận, giải quyết tốt các ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị 12 13,33 của người dân (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Qua nghiên cứu ý kiến đánh giá cho thấy người dân quan tâm đến 3 vấn đề tiêu biểu. Về mở rộng các hình thức thông tin để người dân dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng cần phải phát huy vai trò tích cực của các cơ quan chức năng địa phương, để có những chính sách đồng bộ giúp đỡ nông dân trong việc tiếp cận với tín dụng dễ dàng, thuận lợi hơn. Bên cạnh đó điều quan trọng là phải có những chương trình, chính sách đào tạo cho nông dân cách sử dụng vốn hiệu quả. Về thủ tục vay vốn các hộ nông dân được hỏi đã trả lời là phức tạp. Còn có nhiều loại giấy tờ phức tạp trong khi trình độ văn hóa của người hạn chế, nhiều người ít va chạm với các thủ tục giấy tờ ngân hàng. Vậy để bảo
  56. 47 đảm việc cho vay tốt đến hộ nông dân, công tác tín dụng cần phải được củng cố, đáp ứng được việc giúp cho các hộ nông dân tiếp cận được với tín dụng có hiệu quả. Về năng lực giải quyết công việc của cán bộ ngân hàng có khá ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của hộ nông dân. Do vậy, cần thường xuyên làm tốt công tác giám sát, không ngừng nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ ngân hàng. 4.3.7. Đánh giá chung tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các hộ nghèo từ NHCSXH Trên cơ sở tình hình hộ nông dân vay vốn thực tế tại địa phương, khảo sát, phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân và tham khảo ý kiến đánh giá của hộ về sử dụng vốn vay cùng với một số nhận xét của cán bộ tổ chức tín dụng trên địa bàn nghiên cứu thì tôi có một vài đánh giá sau: - Vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đã tiếp cận tới các hộ nghèo, đến tận vùng sâu, vùng xa, thôn, xóm, bản, làng, nhiều chương trình tín dụng, nhiều đối tượng vay vốn, với thủ tục nhanh gọn, thuận tiện phục vụ bà con tại chỗ, tại điểm giao dịch đặt tại UBND xã giúp bà con giảm bớt khó khăn về thời gian, chi phí đi lại đỡ tốn kém. Vốn vay đã giúp nông dân chủ nguồn tài chính để mua sắm công cụ sản xuất, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi, chi phí học tập và đời sống sinh hoạt do đó đã phòng ngừa và hạn chế cho vay nặng lãi, bán lúa non tồn tại lâu đời trong nông thôn. - Thông qua chính sách cho vay ưu đãi với lãi suất thấp, hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được trợ giúp một phần chi phí sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần giảm giá thành sản suất, và nâng cao giá trị sản phẩm, giúp người dân nâng cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. - Vốn vay ưu đãi đã làm thay đổi nhận thức về tín dụng chính sách và làm chuyển biến ý thức sử dụng vốn vay của người nghèo về việc (có vay có trả), người dân không còn ỷ lại nhà nước.
  57. 48 - Trình độ học vấn người dân thấp không có khả năng tự giải quyết các vấn đề vướng mắc liên quan đến pháp luật, ít có cơ hội kiếm việc làm tốt ổn định ảnh hưởng đến thu nhập. - Đồng bào dân tộc thiểu số thường không có điều kiện tiếp cận thông tin do đó ít cơ hội tiếp cận các nguồn lực và lợi ích do chính sách mang lại. Sản xuất tự cung tự cấp là chính, chưa có khái niệm về sản xuất hàng hoá, bán các sản phẩm làm ra nhưng chưa qua chế biến nên giá trị thấp, sản phẩm làm ra chưa suất phát từ nhu cầu thị trường. - Tâm lý người nông dân rất sợ rủi ro, không giám vay vốn nhiều để đầu tư sản xuất kinh doanh và họ rất lúng túng, lo sợ khi có bệnh dịch xảy ra. Người dân có xu hướng chỉ muốn nhanh trả nợ rồi không vay nữa, dùng vốn tự có cho an toàn nên việc đầu tư mở rộng sản xuất chưa lớn, chưa phát triển có quy mô tương xứng với tiềm năng. 4.4. Một số giải pháp giúp hộ nghèo có khả năng tốt hơn trong tiếp cận vốn tín dụng chính thức Nguồn vốn tín dụng phục vụ cho nông nghiệp nông thôn giữ vai trò như là một cơ chế quan trọng giúp hộ vượt qua những cú sốc về thu nhập và do đó là công cụ hiệu quả cải thiện cuộc sống của hộ. Vì vậy, việc hoàn thiện khung pháp lý, quy định và giám sát nhằm tạo động lực đầu tư vào lĩnh vực này trong khi vẫn tập trung hỗ trợ các hộ nghèo là giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của hộ nông dân, đồng thời sẽ là chìa khóa cho sự phát triển của các tổ chức tín dụng trong khu vực giàu tiềm năng này. 4.4.1. Giải pháp đối với nhà nước Các chính sách của Đảng và Nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến sự phát triển kinh tế hộ nói chung và đó cũng là nhân tố tác động mạnh mẽ đến năng lực tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính thống. Trước hết là các chính sách về đất đai cần được thực hiện nhanh và mạnh hơn nữa, đặc biệt
  58. 49 là thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất, chuyển nhượng, mua bán đất cần được nhanh và gọn nhẹ. Bởi lẽ đất đai là tài sản quan trọng nhất để thế chấp trong quá trình vay vốn từ các tổ chức tín dụng nói chung và từ tổ chức tín dụng chính thống nói riêng. Kinh tế hộ nông dân, tự bản thân nó đã rất khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay. Bởi vậy, các chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ người dân vay vốn cần được quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện cho hộ nông dân vay với lãi suất thấp, thời hạn vay dài hơn và có thể đa dạng hóa các hình thức trả nợ sẽ là điều kiện tốt nhằm nâng cao năng lực tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân nói chung và các hộ nông dân xã Quang Sơn nói riêng. Các tổ chức tín dụng chính thống mở rộng phạm vi hoạt động trên địa bàn nông thôn sẽ làm tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn của hộ. Để làm được điều đó, Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi đối với các tổ chức tín dụng chính thống khi mở rộng hoạt động cho vay đối với hộ nông dân. 4.4.2. Giải pháp đối với chính quyền địa phương Chính quyền địa phương có vai trò hết sức quan trọng trong đầu tư tín dụng chính thống đối với hộ sản xuất. Từ việc xác định dự án phát triển kinh tế xã hội đến xét duyệt cho vay, đôn đốc và xử lý các trường hợp vi phạm chế tài tín dụng đều liên quan đến chính quyền địa phương. Thực tế cho thấy các tổ chức tín dụng chính thống nào duy trì tốt mối quan hệ với các cấp chính quyền địa phương thì quy mô tín dụng ngày càng mở rộng, hiệu quả tín dụng được nâng lên. Nhận thức rõ điều đó nên trong những năm qua, chính quyền xã Quang Sơn đã rất chú trọng đến vấn đề này. Điều đó đã không những góp phần không nhỏ tới sự thành công trong công tác tín dụng chính thống, mà còn là điều kiện quan trọng giúp các hộ nông dân trên địa bàn xã có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng chính thống.
  59. 50 - Tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, ngành nghề dịch vụ cho hộ nông dân; cho hộ nông dân tham quan các mô hình sử dụng vốn vay hiệu quả, hướng dẫn cách làm và áp dụng như thế nào cho phù hợp với điều kiện từng hộ gia đình. - Thường xuyên cung cấp các thông tin về thị trường, giá cả, dịch bệnh cho hộ, đặc biệt là việc khai thác thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, bằng các phương tiện thông tin đại chúng như loa phát thanh, thông báo để hộ kịp thời nắm bắt được thông tin cần thiết phục vụ cho sản xuất kinh doanh của gia đình. 4.4.3. Giải pháp đối với các tổ chức tín dụng cho vay Tất cả các ngân hàng trên thế giới, kể cả các ngân hàng ở các nước phát triển và các nước đang phát triển thì hoạt động cho vay vốn tín dụng vẫn là hoạt động chính yếu mang lại thu nhập cho các ngân hàng, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Vì vậy tăng cường, mở rộng hoạt động cho vay vốn tín dụng ngân hàng là điều rất cần thiết. Ngoài việc tăng cường cho vay vốn tín dụng đối với các đối tượng khách hàng chính của các ngân hàng, ngân hàng cũng phải đa dạng hóa các loại hình cho vay vốn tín dụng, mở rộng được mối quan hệ với khách hàng. Các tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn có tiềm năng lớn, là nơi tập nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên bản thân các tổ chức tín dụng đã xác định rõ quan điểm cho mình, đó là: - Cho vay vốn tín dụng phải đi đôi với đảm bảo chất lượng cho vay. Muốn vậy các tổ chức tín dụng phải luôn bám sát định hướng phát triển kinh doanh của các hộ gia đình, doanh nghiệp trên địa bàn. Ngoài những khách hàng truyền thống, các tổ chức tín dụng còn đẩy mạnh chiến lược tìm kiếm khách hàng, mở rộng quan hệ tín dụng với các khách hàng mới nhằm mục tiêu đa dạng hóa danh mục khách hàng.
  60. 51 - Các tổ chức phải lấy hiệu quả xuất kinh doanh của khách hàng làm tiêu chí để thực hiện cho vay vốn tín dụng. Do đó, các tổ chức tín dụng phải luôn theo dõi, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, kề vai sát cánh cùng khách hàng trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn để tìm ra giải pháp cho họ. - Thực hiện cho vay vốn tín dụng phải phù hợp với tấc độ tăng trưởng của nền kinh tế, bám sát các định hướng, chiến lược phát triển của huyện và của tỉnh. - Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh chiến lược chính sách khách hàng thông qua công tác tiếp thị, chính sách lãi suất, trên tinh thần nguyên tắc an toàn, hiệu quả, tinh thần thái độ phục vụ cùng với uy tín của ngân hàng nhằm thu hút được nhiều khác hàng với tổ chức tín dụng. - Các tổ chức tín dụng chính thức cần cải tiến thủ tục cho vay theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với trình độ người dân, tránh tình trạng hộ nông dân phải đi lại nhiều lần và chờ đợi quá lâu. Bên cạnh đó việc tăng quy mô vốn vay trung và dài hạn đối với các hộ hoạt động hiệu quả là cần thiết. Ngoài ra, cơ chế cho vay bằng hiện vật như giống, phân bón, thức ăn gia súc cho nông dân cần được khuyến khích để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích. Các tổ chức tín dụng chính thức cũng cần có một cơ chế lãi suất hợp lý, mềm dẻo cho phù hợp với từng dối tượng vay. - Kéo dài thời gian cho vay: Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phải có biện pháp kéo dài thời gian cho vay cho đối với các hộ dân, vì phần lớn hộ dân làm nông nghiệp vay về phục vụ sản xuất như chăn nuôi, trồng trọt. Thời hạn cho vay một năm quá ngắn đối với họ. Không đủ thời gian quay vòng vốn. Đây là một khó khăn và trở ngại khiến nhiều người dân e ngại khi tham gia vay vốn.
  61. 52 - Tăng mức cho vay: Tạo điều kiện cho người dân được vay vốn chính thức là điều mà Đảng và nhà nước cần phải quan tâm, nhưng tăng mức cho vay cũng rất quan trọng. Vì nhiều hộ muốn vay vốn để phát triển kinh tế lớn cũng như muốn thay đổi tư duy làm ăn nhỏ lẻ, manh mún. 4.4.4. Giải pháp đối với hộ nông dân Nguồn vốn tín dụng chính thống phục vụ cho nông nghiệp nông thôn giữ vai trò như là một cơ chế quan trọng giúp hộ vượt qua những cú sốc về thu nhập và do đó là công cụ hiệu quả cải thiện cuộc sống của hộ. Vì vậy, việc hoàn thiện khung pháp lý, quy định và giám sát nhằm tạo động lực đầu tư vào lĩnh vực này trong khi vẫn tập trung hỗ trợ các hộ nghèo là giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của hộ nông dân, đồng thời sẽ là chìa khóa cho sự phát triển của các tổ chức tín dụng chính thống trong khu vực giàu tiềm năng này. Nâng cao hiểu biết của hộ nông dân về hoạt động vay và cho vay. Trình độ dân trí thấp là rào cản hạn chế các hộ nông dân tiếp xúc cũng như cập nhật thông tin. Do vậy vẫn còn một tỷ lệ đáng kể hộ nông dân chưa nắm rõ được điều kiện vay và thủ tục cho vay, lãi suất, các khoản phải trả, quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi đi vay vốn Để giúp họ, đặc biệt là hộ nghèo tiếp cận một cách tốt hơn với tín dụng chính thức, ngoài việc các tổ chức tín dụng chính thức tìm mọi biện pháp cung cấp vốn thì cần phải có biện pháp giúp hộ nông dân nắm rõ những thông tin về hoạt động cho vay thông qua các hình thức phổ biến, tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người dân. Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn về tín dụng tại từng địa phương, thôn xóm để có thể phổ biến sâu rộng nhất tới người dân, đồng thời giải thích và giải đáp mọi thắc mắc của người dân để họ tiếp cận với hệ thống tín dụng một cách tốt nhất.
  62. 53 Cần phát huy lợi thế của mỗi độ tuổi để tìm cách tiếp cận tín dụng tốt nhất (đối với các chủ hộ lớn tuổi cần dựa vào kinh nghiệm và của cải tích lũy, chủ hộ trẻ tuổi thì cần quan tâm đến tính năng động và sáng tạo). Không ngừng nâng cao địa vị xã hội của chủ hộ để giúp họ tiếp cận tốt hơn đối với nguồn tín dụng chính thống. Hạn chế việc lạm dụng tín dụng phi chính thống trong sản xuất, đời sống và tiêu dùng cá nhân của hộ. Không ngừng nâng cao thu nhập cho chủ hộ từ các nguồn thu nhập khác nhau góp phần tăng khả năng tích lũy của cải của hộ, giúp các hộ tăng khả năng tiếp cận vốn vay tín dụng từ tài sản thế chấp và có thêm phần thu nhập để trang trải các khoản nợ đến hạn. Trình độ học vấn hạn chế của các chủ hộ dẫn đến khả năng xây dựng và thuyết minh phương án sử dụng vốn vay thiếu thuyết phục. Trong điều kiện khó khăn hiện tại, đẩy mạnh hoạt động các chương trình hỗ trợ kỹ thuật như khuyến nông, khuyến lâm là giải pháp hữu hiệu khắc phục điểm yếu này cho các hộ nông dân. Hình thành các hiệp hội ngành nghề và tổ chức xã hội nông thôn, liên kết giữa các cộng đồng lân cận để hình thành mạng lưới tư vấn, trao đổi kinh nghiệm cũng sẽ giúp các hộ nông dân cải thiện được khả năng tiếp cận tín dụng của họ.
  63. 54 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận - Hệ thống tín dụng nông thôn trên địa bàn xã Quang Sơn đã phát triển tương đối mạnh với hai tổ chức tín dụng chủ yếu là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách - Xã hội là chủ lực. - Việc cho vay của các tổ chức, chương trình tín dụng thông qua các Đoàn thể xã hội tại địa phương đã mang lại hiệu quả rất lớn. Thành viên của các tổ chức Đoàn thể đóng vai trò là cán bộ tín dụng thực sự gần gũi với người dân, được người dân tín nhiệm. - Khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của người dân địa phương là tương đối cao, hầu hết các hộ dân đều có khả năng vay vốn tại một trong các tổ chức tín dụng đang hoạt động trên địa bàn xã. - Nguồn vốn vay của các nguồn tín dụng đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho địa phương cùng với hộ dân dịch chuyển cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước nâng cao năng suất trong sản xuất nông nghiệp. - Bên cạnh những mặt đã đạt được thì tình hình tín dụng nông thôn trên địa bàn vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra: + Các nguồn tín dụng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của hộ về mức lãi suất, thời hạn vay , số tiền vay còn thấp so với nhu cầu mở rộng sản xuất của người dân. + Các thông tin, tài liệu phát tay về các tổ chức, chương trình tín dụng đang hoạt động trên địa bàn đến tay người dân còn rất hạn chế. 5.2. Kiến nghị Để hoạt động của các tổ chức, chương trình tín dụng có hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện đời sống của bà con nông dân, trong phạm vi của đề tài, tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau:
  64. 55 - Tăng cường khả năng tiếp cận của các tổ chức, chương trình tín dụng đối với các đối tượng vay vốn. Để thực hiện điều này cần có sự quan tâm và phối hợp giữa các tổ chức tín dụng, các cấp chính quyền và hộ vay vốn để tạo ra một mạng lưới tín dụng nông thôn rộng khắp trên toàn xã. - Phát huy tính tích cực của các Hội, Đoàn thể hoạt động xã hội, phải xem họ là cầu nối trực tiếp thiết thực, gần gũi, để các tổ chức tín dụng tiếp cận gần với các đối tượng vay vốn, từng bước góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng trên địa bàn xã. - Cần phát huy hơn nữa vai trò của các cán bộ tín dụng để hoạt động cho vay có hiệu quả hơn và tăng cường các tài liệu tín dụng đến tay các hộ dân. - Đối với các tổ chức tín dụng, cần cố gắng hạ lãi suất tới mức thấp nhất có thể để người dân có đủ khả năng vay vốn. - Cần tăng mức cho vay và tăng thời gian cho vay - Cần có sự quan tâm của chính quyền xã, giúp người dân khai thác các ngành nghề mới, tìm đầu ra cho các hoạt động ngành nghề, đồng thời tạo điều kiện cho hộ tiếp cận vốn có nhiều cơ hội phát triển ngành nghề nhằm tạo thêm việc làm trong thời gian nhàn rỗi, góp phần tăng thu nhập cho người dân và tăng nguồn thu ngân sách cho xã nhà.
  65. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Bộ lao động - thương binh và xã hội chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020. 2. Công văn số 735/TTg - KTTH ngày 16/05/2008 của thủ tướng chính phủ về việc bố trí vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác năm 2008. 3. Phạm Thị Mỹ Dung và Nguyễn Quốc Oánh (2010), “Khả năng tiếp cận thị trường tài chính nông thôn của hộ nông dân: Trường hợp nghiên cứu ở vùng lân cận ngoại thành Hà Nội”, Tạp chí Khoa học và phát triển, Trường Đại học Nông nghiệp 1, Hà Nội. 4. Vương Quốc Duy và Lê Long Hậu (năm 2008), “Nghiên cứu vai trò của tín dụng chính thức trong đời sống nông hộ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long”. 5. Vũ Thị Thanh Hà (năm 2001), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông dân ở Đồng bằng Sông Hồng”. 6. Trần Bình Minh (2010), “Nghiên cứu yếu tố quyết định hạn chế tín dụng ở thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam”. 7. Ma Hà My (2015), “Tình hình vay vốn và hiệu quả sử dụng vốn vay ưu đãi của các hộ nghèo trên địa bàn xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”, Báo cáo tốt nghiệp, khóa 43 KTNN, khoa KT&PTNT, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 8. Nghị định số 78/2002 NĐ- CP ngày 04/01/2002 của chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. 9. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP (2010), Nghị định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Thủ tướng chính phủ.
  66. 10. Bùi Thị Minh Thơ (2010), “Nghiên cứu phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nông hộ trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long”, Đề tài đại học. 11. Trần Anh Tuấn (2011), “Đánh giá tình hình cho hộ nghèo vay và sử dụng vốn vay ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội nông dân xã Mỹ Bằng - huyên Yên Sơn -Tỉnh Tuyên Quang” Báo cáo luận văn tốt nghiệp- khóa 39PTNT, khóa khuyến nông và PTNT, Đại học Thái Nguyên. 12. UBND xã Quang Sơn, Báo cáo tình hình nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2017, Phương hướng nhiệm vụ 2018. 13. UBND xã Quang Sơn, kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; Nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2018. II. Tài liệu Internet 14. Tín dụng: III. Tài liệu nước ngoài 15. Banerjee, Abhijit, and Esther Duflo (2004), “The economic lives of the poor”, Journal of Economic perspectives, 21, pp. 141-167. 16. Cull, Robert, Asli Demirguc-Kunt and Jonathan Morduch (2009) “Microfinance meets the market”. Journal of Economic perspectives, 23, pp. 167-92. 17. Vũ Thi Thanh Hà (2001). Determinants of Rural Households. Borowing From the Formal Financial Sector. A study of the rural credit market in Red rver de lta region. Master of Arts in Economics of Development, Vietnam-Netherlands Project, Ha Noi.
  67. PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT KHẢ NĂ0NG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG VÀ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG Tên tôi là: Hiện nay tôi đang thực hiện thực tập tốt nghiệp đại học với đề tài: Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Để có tài liệu phục vụ cho phân tích đề tài, xin Ông/Bà vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về những thông tin sau đây. Chúng tôi cam đoan chỉ sử dụng tài liệu này cho mục tiêu nghiên cứu khoa học. Xin Ông/Bà đánh dấu (x) vào ô vuông (□) hoặc khoanh tròn vào mức điểm (5,4,3,2,1) tương ứng với phương án trả lời mà Ông/Bà chọn đối với từng câu hỏi. A. PHẦN THÔNG TIN CHUNG 1. Họ và tên: 2. Giới tính: □ Nam □ Nữ 3. Địa chỉ: 4. Độ tuổi: □ Dưới 25 tuổi □ 25 - 34 tuổi □ 35 - 49 tuổi □ 50 - 60 tuổi □ Trên 60 tuổi 5. Trình độ học vấn: □ Tiểu học (cấp I) □ Trung học cơ sở (cấp II) □ Trung học phổ thông (cấp III) □ Dạy nghề/Trung cấp/Cao đẳng □ Đại học □ Trên Đại học □ Khác (xin viết cụ thể): 6. Số nhân khẩu hộ: . 7. Số lao động của hộ: người; Trong đó lao động chính: 8. Phân loại hộ theo ngành nghề: □ Hộ thuần nông □ Hộ kiêm ngành nghề, dịch vụ
  68. □ Hộ khác (xin viết cụ thể): 9. Phân loại hộ theo thu nhập: □ Hộ nghèo □ Hộ cận nghèo □ Hộ khác (xin viết cụ thể): 10. Nguồn lực sản xuất kinh doanh 10.1. Diện tích đất và tình hình hình sở hữu mỗi loại đất có tại gia đình? Diện tích Loại đất Của nhà Đi thuê Đấu thầu (m2) Đất ruộng Đất vườn Ao Đất khác Tổng diện tích 10.2. Tài sản có thể thế chấp để vay vốn của hộ Loại tài sản Đơn vị Số lượng Giá trị (tr.đ) a. Nhà b. Cửa hàng c. Ôtô d. Máy kéo, công nông e. Máy cày, bừa d. Gia súc, gia cầm e. Tivi f. Xe máy Khác Tổng tài sản
  69. 11. Các nguồn thu nhập của hộ 11.1. Thu nhập từ hoạt động trồng trọt Sản lượng Giá trị Chi phí Thu nhập Loại sản phẩm (kg) (tr.đ) (tr.đ) (tr.đ) a. Lúa b. Rau c. Cây công nghiệp d. Cây ăn quả e. Cây lâm nghiệp d. Khác Thu nhập từ trồng trọt 11.2. Thu nhập từ hoạt động chăn nuôi Sản lượng Giá trị Chi phí Thu nhập Loại sản phẩm (kg) (tr.đ) (tr.đ) (tr.đ) a. Lợn thịt b. Lợn con c. Trâu, bò d. Gia cầm e. Khác Thu nhập từ chăn nuôi 11.3. Thu nhập từ hoạt động chế biến Sản lượng Giá trị Chi phí Thu nhập Loại hoạt động (kg) (tr.đ) (tr.đ) (tr.đ) a. Nấu rượu b. Làm bún
  70. c. Làm đậu d. Làm bánh e. Khác Thu nhập từ chế biến 11.4. Thu nhập từ hoạt động ngành nghề, kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp Thành tiền Chi phí Thu nhập Loại hoạt động Ngày công (tr.đ) (tr.đ) (tr.đ) a. Thợ mộc b. Thợ nề c. Kinh doanh, buôn bán e. Khác Thu nhập từ hoạt động khác 11.5. Thu nhập từ tiền công, tiền lương Lương Ngày Số tháng Thành Loại hoạt động b.quân/tháng công làm việc tiền (tr.đ) (tr.đ) a. Cán bộ b. Công nhân c. Giúp việc e. Khác Thu nhập từ hoạt động khác B. PHẦN CÂU HỎI Câu 1. Ông/Bà đã giải quyết công việc và nhận kết quả ở đâu? □ Tại UBND xã. □ Tại trụ sở Ngân hàng.
  71. □ Địa điểm khác (xin viết cụ thể): Câu 2. Ông/Bà biết thông tin nguồn vốn ưu đãi từ kênh nào? □ Qua hỏi người thân, bạn bè. □ Qua chính quyền phường, xã. □ Qua phương tiện thông tin đại chúng (xem tivi, nghe đài, đọc báo ). □ Qua mạng Internet. □ Khác (xin viết cụ thể): Câu 3. Ông/Bà hoàn thành một khoản vay thì phải đi lại bao nhiêu lần: lần. Câu 4. Cán bộ ngân hàng có gây phiền hà, sách nhiễu đối với Ông/Bà trong quá trình giải quyết công việc không? □ Có □ Không Câu 5. Cán bộ ngân hàng có gợi ý nộp thêm tiền ngoài phí/lệ phí đối với Ông/Bà trong quá trình giải quyết công việc không? □ Có □ Không Câu 6. Ngân hàng có giải ngân cho Ông/Bà có đúng hẹn không? □ Đúng hẹn □ Sớm hơn hẹn □ Trễ hẹn - Nếu câu trả lời trên của Ông/Bà là “Trễ hẹn ”, xin Ông/Bà trả lời tiếp câu hỏi sau: Ngân hàng có thông báo trước cho Ông/Bà về việc trễ hẹn không? □ Có □ Không Ngân hàng có gửi thư xin lỗi Ông/Bà vì trễ hẹn không? □ Có □ Không Câu 7. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết mức độ hài lòng của Ông/Bà về những nội dung sau: (Xin Ông/Bà khoanh tròn vào một mức điểm mà Ông/Bà lựa chọn, trong đó điểm 5 = rất hài lòng, 4= hài lòng, 3= bình thường, 2= không hài lòng và 7 = rất không hài lòng)
  72. Rất Không Rất Hài Bình hài hài không Nhận định lòng thường lòng lòng hài lòng 5 4 3 2 1 I. TIẾP CẬN NGÂN HÀNG 1. Nơi ngồi chờ giải quyết công 5 4 3 2 1 việc có đủ chỗ ngồi 2. Trang thiết bị phục vụ người dân 5 4 3 2 1 đầy đủ 3. Trang thiết bị phục vụ người dân 5 4 3 2 1 hiện đại 4. Trang thiết bị phục vụ người dân 5 4 3 2 1 dễ sử dụng II. THỦ TỤC NGÂN HÀNG 5. Thủ tục hành chính được niêm 5 4 3 2 1 yết công khai đầy đủ 6. Thủ tục hành chính được niêm 5 4 3 2 1 yết công khai chính xác 7. Thành phần hồ sơ mà Ông/Bà 5 4 3 2 1 phải nộp là đúng quy định 8. Mức phí/lệ phí mà Ông/Bà phải 5 4 3 2 1 nộp là đúng quy định 9. Thời hạn giải quyết ghi trong giấy hẹn (tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ đến ngày trả kết quả) là đúng 5 4 3 2 1 quy định
  73. Rất Không Rất Hài Bình hài hài không Nhận định lòng thường lòng lòng hài lòng 5 4 3 2 1 III. CÁN BỘ NGÂN HÀNG TRỰC TIẾP GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC 10. Cán bộ NH có thái độ giao tiếp 5 4 3 2 1 lịch sự 11. Cán bộ NH chú ý lắng nghe ý kiến của người dân/đại diện tổ 5 4 3 2 1 chức 12. Cán bộ NH trả lời, giải thích đầy đủ các ý kiến của người 5 4 3 2 1 dân/đại diện tổ chức 13. Cán bộ NH hướng dẫn kê khai 5 4 3 2 1 hồ sơ tận tình, chu đáo 14. Cán bộ NH hướng dẫn kê khai 5 4 3 2 1 hồ sơ dễ hiểu 15. Cán bộ NH tuân thủ đúng quy 5 4 3 2 1 định trong giải quyết công việc IV. KẾT QUẢ 16. Kết quả khoản vay mà Ông/Bà nhận được là phù hợp với nguyện 5 4 3 .2 1 vọng 17. Kết quả khoản vay mà Ông/Bà 5 4 3 2 1 nhận được hợp đồng có thông tin
  74. Rất Không Rất Hài Bình hài hài không Nhận định lòng thường lòng lòng hài lòng 5 4 3 2 1 đầy đủ 18. Kết quả mà Ông/Bà nhận được 5 4 3 2 1 hợp đồng có thông tin chính xác V. TIẾP NHẬN, XỬ LÝ CÁC Ý KIẾN GÓP Ý, PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ Nếu Ông/Bà đã có ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị, xin Ông/Bà trả lời các câu hỏi từ số 19 đến số 22: 19. Ngân hàng có bố trí hình thức tiếp nhận góp ý, phản ánh, kiến 5 4 3 2 1 nghị của người dân, tổ chức 20. Ông/Bà dễ dàng thực hiện góp 5 4 3 2 1 ý, phản ánh, kiến nghị 21. Ngân hàng tiếp nhận và xử lý tích cực các góp ý, phản ánh, kiến 5 4 3 2 1 nghị của Ông/Bà 22. Ngân hàng thông báo kịp thời kết quả xử lý các ý kiến góp ý, 5 4 3 2 1 phản ánh, kiến nghị cho Ông/Bà