Khóa luận Nâng cao hiệu quả sử vốn vay ưu đãi cho các hộ nghèo trên địa bàn xã Nga My, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nâng cao hiệu quả sử vốn vay ưu đãi cho các hộ nghèo trên địa bàn xã Nga My, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_nang_cao_hieu_qua_su_von_vay_uu_dai_cho_cac_ho_ngh.pdf
Nội dung text: Khóa luận Nâng cao hiệu quả sử vốn vay ưu đãi cho các hộ nghèo trên địa bàn xã Nga My, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BẾ THỊ CHÂU Tên đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY ƯU ĐÃI CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGA MY, HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BẾ THỊ CHÂU Tên đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY ƯU ĐÃI CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGA MY, HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K47 - KTNN Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đỗ Trung Hiếu Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Đề tài thực tập tốt nghiệp “Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng vốn vay ưu đãi cho hộ nông dân nghèo tại xã Nga My, huyện Phú Bình, tình Thái Nguyên”, chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp là công trình nghiên cứu của riêng tôi, đề tài đã được sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau,các thông tin có sẵn đã được trích rõ ràng nguồn gốc. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa trong đề tài là trung thực và chưa được sử dụng trong bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi thông tin trích dẫn trong đề tài đềuđã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 5 tháng 3 năm 2019 Sinh viên Bế Thị Châu
- ii LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế và Phát triển nông thôn trường Đạihọc Nông lâm Thái Nguyên, sau khi hoàn thành khóa học ở trường tôi đã tiến hành thực tập ở ủy banxãNga My với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ưu đãi cho hộ nông dân nghèo tại xã Nga My, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”. Em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Nông Lâm cũng như khoa Kinh tế – Phát triển nông thôn nơi đào tạo, giảng dạy và giúp em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.sĩ Đỗ Trung Hiếu người đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ tận tình trong suốt quátrình thực hiện đề tài. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới Ủy ban Nhân dân xã Nga My và toàn thể bà con nhân dân đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành đề tài này. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên đã giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Do trình độ, kinh nghiệm thực tế bản thân có hạn, thời gian thực tập không nhiều vì vậy khóa luận của em không tránh khỏi nhưng sai sótrất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô, sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 5 tháng 3 năm2019 Sinh viên BẾ THỊ CHÂU
- iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Tình hình dân số của xã Nga My năm 2018 22 Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất xã Nga My năm2018 23 Bảng 4.3: Kết quả rà hộ nghèo xã Nga My giai đoạn 2017- 2018 28 Bảng 4.4: Kết quả giảm nghèo tại xã 29 Bảng 4.5: Tình hình vay vốn theo thời hạn tín dụng tại xã Nga My giai đoạn 2017 - 2018 33 Bảng 4.6: Tình hình dư nợ vốn vay trong giai đoạn 2017- 2018 34 Bảng 4.7: GTSX của xã qua 2 năm 35 Bảng 4.8: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã Nga My 36 Bảng 4.9: Thông tin của các hộ điều tra 38 Bảng 4.10: Tình hình đất đai của các hộ điều tra 40 Bảng 4.11: Nhu cầu vay vốn của hộ 40 Bảng 4.12: Cơ cấu vay theo mục đích của các hộ điều tra 41 Bảng 4.13: Nhu cầu vay vốn của các nhóm hộ điều tra với các mức cho vay khác nhau 43 Bảng 4.14: Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điềutra 45 Bảng 4.15: Thu nhập của hộ nghèo trước và sau khi vay vốn 46
- iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Sơ đồ tóm tắt quy trình vay vốn ưu đãi đối với đối hộ nghèo củaxã Nga My 32 Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tình hình trả nợ của hộnghèo 48
- v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ CN - XD Công nghiệp xây dựng CNH - HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa CBCNV Cán bộ công nhân viên CT - XH Chính trị xã hội ĐVT Đơn vị tính GTSX Giá trị sản xuất HĐQT Hội đồng quản trị NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội NLN - TS Nông lâm nghiệp thủy sản NH Ngân hàng NHNg Ngân hàng cho người nghèo NTM Nông thôn mới NĐ-CP Nghị định chính phủ NQ-CP Nghị quyết chính phủ QĐ-TTg Quyết định của thủ tướng TM - DV Thương mại dịch vụ TK&VV Tổ chức tiết kiệm và vay vốn TBKHKT Tiến bộ khoa học kỹ thuật Trđ Triệu đồng UBND Ủy ban nhân dân XĐGN Xóa đói giảm nghèo
- vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC HÌNH iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v MỤC LỤC vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.1. Những định nghĩa, khái niệm có liên quan 4 2.1.2. Vai trò của sử dụng vốn vay ưu đãi cho hộ nông dân nghèo 8 2.1.3. Đặc điểm sử dụng vốn ưuđãi cho hộ nông dân nghèo 9 2.1.4. Hình thức tín dụng trong hộ nông dân 10 2.2. Cơ sở thực tiễn 11 2.2.1. Kinh nghiệm sử dụng vốn ưu đãi hộ nông nghèo củasố một địa phương 11 2.2.2. Bài học kinh nghiệm về sử dụng vốn vay ưu đãi cho xã NgaMy 14 PHÂN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 15 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15
- vii 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 15 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 15 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 15 3.2.1. Địa điểm 15 3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu 15 3.3. Nội dung nghiên cứu 16 3.4. Phương pháp nghiên cứu 16 3.4.1. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên 16 3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin 16 3.4.3. Phương pháp phân tích 17 3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 18 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của địa phương 19 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 19 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 20 4.2. Thực trạng nghèo đói trên địa bàn xã Nga My 27 4.2.1. Kết quả rà soát hộ nghèo xã Nga My, huyện Phú Bình, tỉnh TháiNguyên 27 4.2.2. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo tại đại phương 30 4.2.3. Cơ cấu phân bổ nguồn vốn cho các tổ chức chính trị xã hội 31 4.2.4. Cách thức cho vay của ổt chức chính tri - xã hội 33 4.2.5. Tình hình kinh tế của xã Nga My 35 4.3. Thực trạng vay vốn và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay 37 4.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra 37 4.3.2. Nhu cầu vay vốn của ộh 40 4.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ 45 4.3.4. Tình hình trả nợ vay vốn của hộ 48
- viii 4.3.5. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong vay vốn 49 4.4. Các yếuố t ảnh hưởng đến hiệu quảử s dụng vốn ưu đãi cho ộh nông dân 51 4.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vốn vay đối với hộ nghèo 53 4.5.1. Giải pháp đối với nhà nước 53 4.5.2. Giải pháp đối với chính quyền địa phương 54 4.5.3. Giải pháp đối với các tổ chức tín dụng cho vay 54 4.5.4. Giải pháp đối với hộ nông dân 55 PHẦN 5, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56 5.1. Kết luận 56 5.2. Kiến nghị 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 PHỤ LỤC
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước nông nghiệp có 70% dân số sống tập trung ở khu vực nông thôn và chiếm gần 20% tổng thu nhập quốc dân (Tổng cục thống kê năm 2013). Cho nên có thể nói rằng nông nghiệp nước ta vẫn luôn là mặt trận hàng đầu, có tầm quan trọng chiến lược, ổn định sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của đất nước. Chính vì lẽ đó mà chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn là một trong những vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay nhằm từng bước cải thiện bộ mặt nông thôn Việt Nam trong tiến trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp để có khả năng kinh doanh tốt cũng như tạo ra ưu thế và quy mô kinh doanh phù hợp hay để mua máy móc thay cho lao động thủ công nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian lao động, mua giống, phân bón, thức ăn gia súc có chất lượng tốt đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp cũng như người nông dân phải đầu tư thêm nhiều vốn. Nhưng lượng vốn vay bao nhiêu thì đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của hộ, thời gian vay và lãi suất vay ở mức độ nào thì hộ có thể chấp nhận được với lượng vốn vay và thời hạn vay như vậy? Bên cạnh đó việc xác định thời điểm nào người nông dân có nhu cầu vay vốn cao? Làm thế nào ểđ nông dân tiếp cận vốn một cách kịp thời và thuận lợi nhất? Những hộ nông dân khi đã có vốn thì họ sản xuất kinh doanh như thế nào? Có sử dụng vốn vay đúng ụm c đích không? Đây cũng là vấn đề mà các tổ chức cung cấp tín dụng cần quan tâm để có kế hoạch cung ứng vốn cho các hộ nông dân kịp
- 2 thời, đầy đủ và có hiệu quả nhất. Đặc biệt khi đã hội nhập quốc tế, để các mặt hàng nông sản có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường thế giới đòi hỏi có nguồn vốn lớn đáp ứng yêu cầu công nghệ chất lượng cao và mở rộng sản xuất. Để đáp ứng cho yêu cầu cấp bách này, đã có rất nhiều tổ chức tín dụng làm nhiệm vụ cung ứng nguồn vốn đầu vào cho nông nghiệp. Trong đó, NHNN&PTNT một tổ chức ra đời từ lâu và tồn tại kỳ cựu đến hôm nay đã đóng vai trò quan trọng hàng đầu và là người bạn đồng hành trong việc hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp nông thôn. Nga My là một xã trung du miền núi nằm ở phía Tây Nam huyện Phú Bình, vốn là một xã thuần nông, đời sống một bộ phận nhân dân gặp nhiều khó khăn, toàn xã có 2610 hộ, tỷ lệ hộ nghèo hiện có 254 hộ, chiếm 9,76% tổng số hộ trong xã. Lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp chiếm trên 90% dân số [4], sản xuất theo kiểu thuần nông lại chịu ảnh hưởng của tập quán canh tác cũ độc canh cây lương thực lại dựa vào thiên nhiên nên sản xuất chưa ổn định, thu nhập và đời sống nhân dân còn thấp. Do đó nhu cầu về vốn để mở rộng, phát triển nông nghiệp là hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của xã nói và bà con nông dân nói riêng. Từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử vốn vay ưu đãi cho các hộ nghèo trên địa bàn xã Nga My,huyện Phú Bình,tỉnh Thái Nguyên. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng để đề xuất ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ưu đãi cho các hộ nông dân nghèo trên địa bàn xã Nga My, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được thực trạng giải pháp giải pháp nâng cao hiệu quảsử dụng vốn vay ưu đãi cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn xã Nga My.
- 3 - Phân tích được hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo trên dịa bànxã. - Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng và chỉ ra những rào cản đếngiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ưu đãi cho hộ nông dân nghèo. - Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ưuđãi cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn xã Nga My trong thời gian sắp tới. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Thông qua quá trình học tập thực hiện đề tài giúp cho sinh viên củng cố kiến thức môn học, áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, đồng thờibổ sung những kiến thức còn thiếu, học tập kinh nghiệm - Vận dụng và phát huy những kiến thức đã học tập vào nghiên cứu. - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình nghiên cứu. - Đề tài được dùng làm tài liệu tham khảo cho trường, khoa trong ngành và sinh viên các khóa tiếp theo. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của để tài sẽ đóng góp phần nào vào việc đánh giá sát thực hơn về thực trạng và đề xuất giải pháp nângcao hiệu quả cho vay vốn ưu đãi đối với hộ nghèo tạiNHCSXH xã Nga My. - Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho các nhà quản lý, các cán bộnông nghiệp có thêm những căn cứ để lựa chọn phương pháp, hoạt động hiệu quả. - Góp phần phát triển nông nghiệp tại xã thông qua việc nâng cao hiệu quảcho vay vốn đối với hộ nghèo tại NHCSXH.
- 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Những định nghĩa, khái niệm có liên quan * Khái niệm về hộ nông dân Theo Ellis năm 1988: Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong một hệ thống kinh tế rộng lớn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào thị trường với mức động hoàn hảo không cao. * Khái niệm về nghèo đói Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về nghèo đói do Hội nghị chống nghèo đói khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993:Nghèo “ đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận”.[9] - Nghèo tuyệt đối: Là trình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Nhu cầu tối thiểu là những đảm bảo ở mức tối thiểu những nhu cầu thiết yếu về ăn mặc, ở và sinh hoạt hàng ngày về văn hóa, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp. - Nghèo tương ốđ i: Là tình trạng một bộ phận dân cư có ứm c sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng địa phương đang xem xét. * Chuẩn mực xác định nghèo đói - Tiêu chí về thu nhập: + Khu vực nông thôn: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
- 5 + Khu vực thành thị: Là hộ có thu nhập đầu người /tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. + Chuẩn mức sống trung bình: từ 1.95 triệu đồng/người/tháng trở xuống tại khu vực thành thị và 1.5 triệu đồng/người/tháng khu vực nông thôn. - Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận ịd ch vụ xã hội cơ bản: + Tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin. + Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt bao gồm: Trình độ giáo dục của người lớn, tình trạng đi học của trẻ em, tiếp cận các dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế, chất lượng nhà ở, diện tích nhà ở bình quân đầu người, nguồn nước sinh hoạt, hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng dịch vụ viễn thông, tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. Ngưỡng thiếu hụt đa chiều đối với một hộ gia đình là từ 1/3 tổng điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Dựa vào 2 tiêu chí trên để xác định mức chuẩn nghèo: + Hộ nghèo: Là đápứ ng 1 trong 2 tiêu chí sau: Có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng từ chuẩn nghèo chính sách trở xuống. Có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách đến chuẩn mức sống tối thiểu và từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. + Hộ cận nghèo: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách đến mức sống tối thiểu, và dưới 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
- 6 + Hộ chưa tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn mức sống tối thiểu và 1/3 tổng điểm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. + Hộ có mức sống dưới trung bình: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ dưới chuẩn mức sống trung bình và cao hơn chuẩn mức sống tối thiểu. [6] * Khái niệm vốn Vốn là một khối lượng tiền tệ nào đó được ném vào lưu thông nhằm mục đích kiếm lời, tiền đó được sử dụng muôn hình muôn vẻ. Nhưng suy cho cùng là để mua sắm tư liệu sản xuất và trả công cho người lao động, nhằm hoàn thành công việc sản xuất kinh doanh hay dịch vụ nào đó với mục đích là thu về với số tiền lớn hơn ban đầu. * Khái niệm vốn vay ưu đãi đối với hộ nông dân nghèo Vốn vay ưu đãi đối với hộ nghèo là những khoản tín dụng chỉ dành riêng cho những người nghèo, có sức lao động, nhưng thiếu vốn để sản xuất trong một thời gian nhất định phải hoàn trả số tiền gốc và lãi, tùy theo từng chương trình khác nhau mà cómức lãi suất ưu đãi khác nhau nhằm giúp người nghèo mau chóng vượt qua nghèo đói vươn lên hòa nhập cùng cộng đồng.[11] *Khái niệm tín dụng Về bản chất, tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau và hoàn trả cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định được thỏa thuận giữa người đi vay và người cho vay. Hay nói một cách khác, tín dụng là một phạm trù kinh tế, trong đó ỗm i cá nhân hay tổ chức nhường quyền sử dụng một khối lương giá trị hay hiện vật cho cá nhân hay tổ chức khác với thời hạn hoàn trả cùng với lãi suất, cách thức mượn và thu hồi vốn vay Tín dụng ra đời, tồn tại và phát triển cùng với nền sản xuất hàng hóa trong điều kiện kinh tế còn tồn tại song
- 7 song hàng hóa và quan hệ hàng hóa tiền tệ thì sự tồn tại của tín dụng là một tất yếu khách quan.[2] *Khái niệm về hiệu quả Hiệu quả là là một khái niệm mang tính chung chung có liên quan đến quy luật và phạm trù kinh tế khác nhau, chất lượng và mục đích củacáchoạt động kinh tế sẽ quy định cho nội dung hiệu quả đang được xem xét. Hiệu quả của một quá trình hoạt động sản xuất được thể hiện bằng lợi ích manglạicho cá nhân hay cộng đồng khi họ trực tiếp tham gia vào hoạt độngsản xuất đó. Hiệu quả còn thể hiện sự tổng hòa giữa hai mặt chính là kinh tế và xãhội. Kinh tế và xã hội là hai pham trù có tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhautrong tiến trình phát triển chung.[5] Hiệu quả kinh tế: Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh để sản xuất ra một hay một lượng sản phẩm hay dịch vụ thì người sản xuất đều phảisử dụng một lượng chi phí nhất định về nguồn lực. Ở đây hiệu quả kinh tếđược biểu hiện bằng mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Bên cạnh đó thì hiệu quả kinh tế còn được thể hiện bằng việckhi sản xuất ra các sản phẩm này có đáp ứng được mục tiêu đặt ra hay không?Có phù hợp với điều kiện có sẵn hay không? Sự chênh lệch giữa các đầu vàovà đầu ra như thế nào? Ví dụ như hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốnvaylà tăng thu nhập cho hộ đầu tư chuyển nghề. Và nó thể hiện bằng các mụctiêu sản uấtx của con người, đồng thời đây chính là yêu cầu nhiệm vụ kinh tếcủa chính phủ trong từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước. Hiệu quả xã hội: Được thể hiện bằng chỉ tiêu kết quả thu được vềmặt xã hội đối với việc sử dụng các loại chí phí sản xuất. Hiệu quả xã hội củaviệc sử dụng vốn vay là giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo công bằng xãhội, giảm tình trạng đói nghèo Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội mang tính chất định tính.[8]
- 8 2.1.2. Vai trò của sử dụng vốn vay ưu đãi cho hộ nông dân nghèo Vốn tín dụng thực hiện chức năng luân chuyển giữa các chủ thểkhác nhau, chính sự luân chuyển mạnh mẽ này góp phần thúc đẩy nhanh sự hình thành thị trường tài chính, khi sản xuất càng phát triển thì nhu cầu vềvốn càng lớn. Tín dụng ngân hàng là chất xúc tác mạnh nhất kích thích quátrình sản xuất và lưu thông hàng hóa trong xã hội. Cho vay vốn ưu đãi có vai trò quan trọng đối với hộ nghèo. Nó được coi là một công cụ quan trọng để phá vỡ vòng luẩn quẩn của thu nhập thấp, tiết kiệm thấp và năng suất thấp, là chìa khóa vàng để giảm nghèo. - Là động lực giúp người nghèo vượt qua nghèo đói: Người nghèo đói do nhiều nguyên nhân: Già, yếu, ốm, đau, không có sức lao động, lười lao động, thiếu kiến thức trong sản xuất, do điều kiện tự nhiên bất lợi, thiếu vốn trong thực tế bản chất của người nông dân cần cù chịu khó, tiết kiệm nhưng nghèo đói là do thiếu vốn, thâm canh, kinh doanh. Vì vậy vốn đối với họ là điều kiện tiên quyết, là động lực đầu tiên giúp họ vượt qua khó khăn thoát nghèo. Khi có vốn trong tay, với bản chất cần cù họ sẽ tăng thu nhập, cải thiện đời sống. [6] - Vốn tín dụng góp phần, khai thác vàsử dụng triệt để những tiềm năng có sẵn (lao động, đất đai, tiền vốn) thúc đẩy kinh tế nông hộ phát triển. Từ việc sản xuất thủ công manh mún do thiếu vốn, chính sách tín dụng đãgiúp cho người dân mạnh dạn đi vào sản xuất kinh doanh, cải tạo, nâng cao trang thiết bị, mở rộng giao lưu kinh tế các vùng, việc đưa kinh tế nông hộ từtự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường thì vốn và cơchế quản lý của nhà nước là một tố có tính chất quyết định. Tín dụng đã giúp cho người dân cởi bỏ những khó khăn mạnh dạn đưa hết tiền vốn, lao độngvà kinh nghiệm của mình vào đầu tư cho cho một ngành nghề sản xuất màhọ cho là có lãi.
- 9 - Giúp người dân có những tư liệu sản xuất: Mua phân bón, con, cây giống, thuốc bảo vệ thực vật - Vốn tạo ra thiết bị máy móc, tài sản cố định nâng cao năng lực sản xuất cho các hộ dân. Tạo tiền đề để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế, đời sống vật chất vàtinh thần cho họ. - Giúp hộ nông dân nghèo có nguồn lực về vốn đầu tư phát triển, mở rộng ngành nghề nông thôn, đa dạng hóa trong nông nghiệp, giải quyết công ăn việc làm, có vai trò hết sức to lớn trong việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh cũng như giúp hộ nông dân nâng cao trình độ sản xuất, tăng cường hạch toán kinh doanh nâng cao thu nhập, nguồn vốn tín dụng ngân hàng cũng góp phần giúp các hộ nông dân áp dụng quy trình mới, kỹ thuật mới để đạt đượchiệu quả cao nhất. - Cho vay ưu đãi làm giảm tỷ tệ nạn cho vay nặng lãi giữa nông thôn và thành thị, giảm sự chênh lệch quá xa ở nông thôn và thành thị, giữa người giàu và người nghèo, xây dựng cuộc sống văn minh giàu mạnh. - Thúc đẩy hộ nông dân nghèo trong việc nắm bắt và tiếp cậncác TBKHKT góp phần vào việc CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. - Góp phần giải dư thừa lao động nông thôn tạo công ăn việc làmổn định. - Giúp xây dựng cơ sở hạ tầng củng cố và xây dựng nông thôn đảmbảo cho sản xuất nông hộ có điều kiện thực hiện chuyển giao công nghệ mớivào sản xuất, đồng thời đẩy nhanh quá trình giao lưu hàng hóa. 2.1.3. Đặc điểm sử dụng vốn ưu đãi cho hộ nông dân nghèo Vốn vay ưu đãi cho hộ nông dân nghèo hoạt động theo các mục tiêu, nguyên tắc, điều kiện phương thức vay riêng, khác với các loại hình tín dụng của NHTM mà nó chứa đựng những yếu tố cơ bản sau:
- 10 - Mục tiêu tín dụng: Tín dụng đối với hộ nghèo nhằm vào việc giúp người nghèo có vốn sản xuất kinh doanh nâng cao đời sống, hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, không vì lợi ích lợi nhuận.[3] - Nguyên tắc cho vay: Cho vay hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Hộ nghèo vay vốn phải là những hộ được xác định theo chuẩn mực nghèo đói được công bố trong từng thời kỳ. Thực hiện vay có hoàn trả (cảgốc và lãi) theo kỳ hạn đã thỏa thuận.[3] - Điều kiện cho vay: Tùy theo nguồn vốn, thời kỳ khác nhau, địa phương khác nhau có thể quy định các điều cho phù hợp với thực tế. Nhưng một trong những điều kiện cơ bản nhất của tín dụng đối với hộ nghèo đólà khi vay vốn không phải thế chấp tài sản. [3] - Phương thức cho vay: + Cho vay trực tiếp. + Cho vay ủy thác qua các tổ chức Chính trị- Xã hội.[3] 2.1.4. Hình thức tín dụng trong hộ nông dân Có rất nhiều cách để phân loại hình thức tín dụng trong nền kinh tếhiện nay. Tùy theo tiêu thức phân loại mà tín dụng được phân thành nhiều loại khác nhau. Căn cứ theo thời hạn tín dụng thì tín dụng được chia làm ba loại khác nhau: Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn và tín dụng dàihạn. Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới mộtnămvà thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưuđộng và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân. Tín dụng trung hạn: Là tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm, đượccung cấp để mua sắm tài sản và đổi mới kỹ thuật, mở rộng xây dựng các côngtrình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.
- 11 Tín dụng dài hạn: Là loại có thời hạn trên 5 năm, loại tín dụng này được sử dụng để cung cấp vốn xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất quy mô lớn. Tín dụng trung hạn và dài hạn được đầu tư hình thành vốncố định và một phần tối thiểu hoạt động sản xuất. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Kinh nghiệm sử dụng vốn ưu đãi hộ nông nghèo của mộtsố địa phương 2.2.1.1. Kinh nghiệm tỉnh Quảng Bình Tỉnh Quảng Bình tính đến cuối năm 2002 tỷlệ đói nghèo còn 24% (theo chuẩn nghèo cũ) trên tổng số hộ, số người thất nghiệp còn lớn,tỷ lệ nông dân có nước sạch còn thấp, nhà tranh tạm bợ còn nhiều. Trong 159xã phường thì có 68 xã miền núi, vùng cao, vùng sâu. Thực trạng trên cũngđặt ra cho chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình ngay từ khi ra đời trách nhiệm nặng nề trong thực hiện nhiệm vụ chính trị địa bàn. Bằng sự nỗ lực chủ quan, cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, Ban đạidiện HĐQT, sự tham gia của các tổ chức CT- XH các cấp, đến hết năm 2017 sau hơn 15 năm thực hoạt động, tổng nguồn vốn của chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình đạt 2.772 tỷ đồng, trong đó huy động trong cộng đồng hộ nghèo đạt 62 tỷ đồng. Cũng tính hết năm 2017, tổng dư nợ cho vay của NHCSXH tỉnh Quảng Bình đạt 2.764 tỷ đồng tăng gấp 16 lần so với năm 2002; trong đó hộ nghèo đạt 648,8 tỷ đồng; cho vay hộ cận nghèo đạt 799 tỷ đồng; cho học sinh sinh viên đạt 194,6 tỷ đồng; Nợ quá hạn đã giảm từ 18% năm 2002 xuống 0,1% cuối tháng 12 năm 2017. Mở rộng cho vay 16 chương trình tín dụng, hướng tới các đối tượng chính sách xã hội cụ thể khác nhau.[10] Một số kinh nghiệm của tỉnh Quảng bình đó là: - Hoạt động của chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình kế thừa được một số kinh nghiệm và chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Tăng
- 12 gấp nhiều lần quy mô cho vay trong điều kiện không tăng biên chế, không tăng chi phí, nhưng phải đảm bảo mở rộng mạng lưới giao dịch về tận khắp thôn, bản; tạo thuận lợi cho giao dịch của người dân. - Đặt công tác tổ chức và kiện toàn tổ chức lên vị trí hàngđầu. Triển khai tuyển dụng sinh viên từ các trường đại học, hàng năm đánh giá thành tích đạt được của cán bộ, xây dựng quy hoạch và có kế hoạch đào tạo,bồi dưỡng cán bộ cốt cán, nâng trình độ về mọi mặt. - Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình sớm có tầm nhìn vềchiến lược công nghệ, nên tạo đã được sự đột phá quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa ngân hàng. Thực hiện giao dịch chuyển sang Intellec online và Intellec offline tại điểm giao dịch xã, tiến tới trao đổi khách hàng thông qua điện thoại thông minh (Smart phone) - Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền thường xuyên phối hợp với đài phát thanh - truyền hình vá các cơ quan thông tin báo trí ở địa phương, định kỳ thực hiện một số phóng thực tế sinh động tại cơsở đã triển khai chương trình tín dụng có hiệu quả; tuyên truyền các chủ trương, chính sách, cơ chế, quy định mới; đồng thời tuyên dương những người tốt việc tốt vềcho vay vốn và sử dụng vốn vay. [10] 2.2.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc NHCSXH Vĩnh Phúc được thành lập và đi vào hoạt độngnăm 2003 trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại NH phục vụ người nghèo. Để thực hiện tốtvai trò là điểm tựa của người nghèo và các đối tượng chính sách, cùng vớitranh thủ nguồn vốn từ trung ương chuyển về, nguồn vốn ủy thác đến huyện vàhuy động nguồn vốn từ cộng đồng dân cư, tổ chức TK&VV để đảm bảo cung ứng đủ cho các đối tượng. Đến năm 2017 tổng dư nợ cho vay của NH đạt hơn 2.261 tỷ đồng, tăng 18,6 lần so với năm 2003. Từ nguồn vốn này 15 năm qua toàn tỉnh đã có trên 380.500 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
- 13 được vay vốn ưu đãi. Trong đó, có hơn 142.000 lượt hộ nghèo, gần 17.300 lượt cận nghèo, hơn 6.100 hộ mới thoát nghèo, gần 14.890 lượt hộ đượcvay vốn vay sản xuất kinh doanh. Tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện 12 chương trình chính sách. [10] Một số kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc - Triển khai các chương trình cho vay hỗ trợ đào tạo, giải quyết việc làm, nước sạch, cho học sinh sinh viên vay. - Không chỉ tạo điều kiện về vay vốn mà thông qua việc tham gia sinh hoạt tổ tiết kiệm và vay vốn, các hộ dâncòn được tiếp cận những cách thức sản xuất kinh doanh, cách sử dụng vốn vay sao cho sao cho đạt hiệu quả nhất nhờ các buổi tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâmvà học hỏi kinh nghiệm của các thành viên trong tổ.[10] 2.2.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Tuyên Quang Tỉnh Tuyên Quang luôn phối hợp chặt chẽ với các đơn vị hoạt động tín dụng như NHCSXH để thực hiện các chương trình hỗ trợ người nghèo vàcác đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh, góp phần giảm tỷ lệ nghèo theo nghèo theo tiêu chí đa chiều xuống còn 23,3%. NHCSXH đã hỗ trợ vốn cho hơn 346.842 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách kháctrên tỉnh được vay. Vốn vay tín dụng đã giúp gần 112 nghìn hộ thoát nghèo; trên 23 nghìn lao động có việc làm; 24 nghìn HSSV có hoàncảnh khó khăn được vay vốn đi học; hơn 10 nghìn ngôi nhà và 69 công trình nước sạch và vệsinh môi trường đạt chuẩn được hoàn thành. Cùng xuất phát điểm là những vùng khó khăn, xã Khuân Hà là xã thuần nông của Huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Năm 2015 - 2016 xã có 798 hộ với hơn 90% đông bào dân tộc Tày với 407 hộ nghèo và 195 nhà dột nát. Chính vậy việc bắt tayvớinhững chương trình tín dụng của NHCSXH trở thành hướng đi tích cực cho công tác xóa đói giảm nghèo. Riêng năm 2017 xã Khuân Hà được tiếp cận6 tỷ đồng từ
- 14 NHCSXH. Trong đó, trong đó có chương trình hỗ trợ về nhà ở có dự nợcao nhất gần 1,7 tỷ đồng; còn lại là các chương trình về hộ nghèo, hộ cậnnghèo và vay nước sạch vệ sinh môi trường. Tính đến tháng 8 năm 2017 xã đãcó 144 hộ thoát nghèo, 93 căn nhà mới khang trang, chắc chắn đã và đang được hoàn thiện.[10] Một số kinh nghiệm tỉnh Tuyên Quang - Cần tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương. Phối hợp chặt chẽ giữa NHCSXH với các cơ sở ban nghành liên quan của tỉnh, các tổ chức CT - XH, Ban giảm nghèo, Ban quản lý tổ TK&VV và Trưởng thôn; đồng thời, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ giao dịch xã; thực hiện nghiêm túc quản lý dân chủ, công khai từ cơsở. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho CBCNV nhất là phương pháp, tinh thần thái độ làm việc, ý thức làm với trách nhiệm vì người nghèo.[10] 2.2.2. Bài học kinh nghiệm về sử dụng vốn vay ưu đãi cho xã Nga My - Không chỉ tạo điều kiện về vay vốn mà thông qua việc tham gia sinh hoạt tổ tiết kiệm và vay vốn, các hộ dân còn được tiếp cận những cáchthức sản xuất kinh doanh, cách sử dụng vốn vay sao cho đạt hiệu quả nhất nhờcác buổi tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm và họchỏi kinh nghiệm của các thành viên trong tổ. - Đặt công tác tổ chức và kiện toàn tổ chức lên vị trí hàng đầu. Triển khai tuyển dụng sinh viên từ các trường đại học, hàng năm đánh giá thành tích đạt được của cán bộ, xây dựng quy hoạch và có kế hoạch đàotạo, bồi dưỡng cán bộ cốt cán, nâng trình độ về mọi mặt. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho CBCNV nhất là phương pháp, tinh thần thái độ làm việc, ý thức làm với trách nhiệm vì người nghèo,
- 15 PHÂN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiêm cứu là các hộ nghèo vay vốn trên địa bàn xãNgaMy - Các cơ quan tổ chức tín dụng liên quan đến sử dụng vốn ưu đãi chohộ nông dân nghèo trên địa bàn nghiên cứu 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại xã Nga My, huyện Phú Bình ỉt nh Thái Nguyên. - Phạm vi thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2018 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Nga My, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu - Số liệu thứ cấp: Năm 2016 - 2018. - Số liệu sơ cấp: Thu thập năm 2018. 3.2.2.1 Số liệu thứ cấp Lấy số liệu của 3 năm từ 2016-2018 Tài liệu sử dụng trong đề tài này được thu thập từ các tài liệu, báo cáo đã công bố của các cơ quan và chính quyền các cấp ở địa phương như: Phòng địa chính xã Nga My, báo cáo thống kê xã , báo cáo tổngkết của hội đồng nhân dân xã Nga My Ngoài ra một số thông tin được thu thập từ các báo cáo khoa học và kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả công bố trên các sách báo, website
- 16 3.2.2.2 Số liệu sơ cấp Thu thập trong năm 2018 Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ các hộ vay vốn từ NHNN&PTNT trong địa bàn nghiên cứu thông qua phiếu điều tra. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu - Thực trạng về sử dụng vốn ưu đãi ốđ i với các hộ nghèo - Hiệu quả của việc sử dụng vốn vay ưu đãi 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên - Chọn mẫu ngẫu nhiên là phương pháp chọn mẫu mà khả năng được chọn vào tổng thể mẫu của tất cả cácđơn vị tổng thể đều như nhau + Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản 3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin 3.4.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn thông tin đã công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước, các công trình nghiên cứu của tập thể, cá nhân, tổ chức về tác động của tín dụng đến sản xuất kinh doanh nông nghiệp, và các tài liệu liên quan khác, các báo cáo, tổng kết về thực hiện chủ chương và chính sách tài chính tín dụng của địa phương. Những thông tin thống kê về phát triển kinh tế của địa phương, tình hình hoạt động của hệ thống tín dụng địa phương. Những tài liệu này chủ yếu được lấy ở Ủy ban nhân dân xã Nga My, báo cáo của Ngân hàng Chính sách Xã hội, các tài liệu nghiên cứu liên quan khác, 3.4.2.2. Thu thập tài liệu sơ cấp a. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn Từ nhìn nhận bằng trực quan ban đầu và quá trình tiếp xúc phỏng vấn
- 17 trực tiếp nhà quản lý, các hộ nghèo (những người chịu ảnh hưởng trực tiếp của chính sách tín dụng) về tác động của tín dụng đến phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương. b. Phương pháp điều tra hộ - Phiếu điều tra được xây dựng dựa trên những thông tin cần thu thập. Nội dung của phiếu bao gồm những thông tin cơ bản khái quát về hộ điều tra; những thông tin về tình hình cho vay, lãi suất, mục đích sử dụng vốn vay, Thông tin về nhu cầu vay vốn, kết quả sản xuất và sử dụng vốn vay, - Chọn địa điểm nghiên cứu: để tiến hành điều tra tôi lựa chọn ngẫu nhiên 40 hộ dựa trên danh sách cung cấp của xã. - Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp đại diện hộ nông dân với phiếu câu điều tra. 3.4.3. Phương pháp phân tích Các phương pháp được vận dụng trong phân tích nội dung nghiên cứu đề tài được thực hiện như sau: - Phương pháp chuyên gia: Dựa vào thực tiễn, các chuyên gia như chủ hộ gia đình, người lao động, cán bộ nông nghiệp, hội làm vườn, chủ mua thu gom để tính toán các chỉ tiêu về các loại cây trồng thông qua hỏi phỏng vấn. - Phương pháp minh hoạ bằng biểu đồ, hình ảnh: Phương pháp biểu đồ, đồ thị được ứng dụng để thể hiện mô tả một số số liệu hiện trạng và kết quả nghiên cứu. - Phương pháp SWOT: Thông qua phương pháp này để đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với việc phát triển kinh tế của địa phương. Thông qua đó để thấy rõ được đâu là ặm t mạnh và các cơ hội của ngành đó ểđ từ đó phát huy và tận dụng nó. Đồng thời tìm ra được những mặt hạn chế, các thách thức trong tương lai để có thể có được hướng khắc phục và giảiquyết các khó khăn này.
- 18 - Phương pháp ửx lí, phân tích và tổng hợp số liệu Số liệu điều tra các hộ gia đình sau khi thu thập đủ sẽ tiến hành làm sạch biểu tức là kiểm tra, rà soát và chuẩn hóa lại thông tin, loại bỏ thông tin không chính xác, sai lệch trong điều tra và chuẩn hóa lại các thông tin. Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, phân tổ, đồng thời được xử lý thông tin qua chương trình Excel. Việc xử lí thông tin là cơ sở cho việc phân tích. - Phương pháp phân tích số liệu: Dựa vào các số liệu ta đi phân tích. * Phương pháp thống kê so sánh: Các số liệu phân tích được so sánh qua các năm, các chỉ tiêu để thấy được những thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động tín dụng: - Số hộ được vay vốn. - Lãi suất và thời hạn cho vay. b. Nhóm chỉ tiêu phản ánh nhu cầu vay vốn: - Mục đích muốn vay. - Nhu cầu về mức vốn vay, thời hạn vay, lãi suất vay. - Tỷ lệ vay vốn/nhu cầu. c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sử dụng vốn: - Số lượng và tỷ lệ vốn vay cho từng ngành sản xuất nông nghiệp trên tổng số vay của cả ngành. - Tỷ lệ hoàn vốn trên tổng vốn đã cho vay. Tỷ lệ hộ sử dụng vốn sai mục đích. d. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình của hộ vay vốn: - Thay đổi thu nhập của hộ trước và sau khi được vay vốn; vốn vay/vốn chủ sở hữu. - Lượng vốn các hộ sản xuất nông nghiệp có nhu cầu vay.
- 19 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Xã Nga My nằm ở phía Tây Nam của huyện Phú Bình,xã cách huyện Phú Bình 11 km, cách thành phố Thái Nguyên 25 km và có tuyến đường giao thông quan trọng của tỉnh là đường đê Hà Châu từ Thái Nguyên đi Bắc Giang chạy qua trung tâm xã,vị trí cụ thể như sau : - Phía Bắc: giáp xã Điềm Thụy và xã ÚcKỳ- huyện Phú Bình. - Phía nam: giáp xã Hà Châu- huyện Phú Bình. - Phía Đông : giáp xã Xuân Phương, xã Kha Sơn- huyện Phú Bình và huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang. - Phía Tây : giáp xã Hồng Tiến- huyện Phổ Yên 4.1.1.2. Địa hình - Xã Nga My thuộc nhóm cảnh quan hình thái địa hình đặc trưng đồng bằng trung du Bắc bộ ven sông Cầu, cảnh quan sơn thủy hữu tình, có nhiều gò thấp, dạng bát úp với độ cao trung bình 20-30m phân bố ở phía Bắc, Tây và phía Nam của xã. Đất gò đồi không nhiều xen lẫn với đồng bằng ven sông. 4.1.1.3. Khí hậu Xã Nga My là một xã trung du miền núi, khí hậu mang tính chất đặc thù của vùng nhiệt đới gió mùa,hàng năm được chia thành 2 mùa rõrệt. - Mùa đông (hanh, khô), từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này thời tiết lạnh, có những đợt gió mùa Đông Bắc cách nhau từ 7 đến 10ngày, mưa ít thiếu cho cây trồng vụ Đông. - Mùa hè ( mùa mưa) nóng, nực từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn vào tháng 6,7,8, chiếm 70% lượng mưa cả năm, thường gây ngập úng ở một số nơi trên địa bàn xã, ảnh hưởng đến sản xuất của bàcon nông dân, mùa này có gió mùa Đông Nam thịnh hành.
- 20 + Lượng mưa trung bình trong năm từ 1700 đến 2210mm, lượng mưa cao nhất vào tháng 6,7,8, trên 2000mm và thấp nhất vào tháng 1 khoảng 1212mm. Số giờ nắng trong năm dao động từ 1200 đến 1500 giờ, được phân bố tương đối đồng đều cho các tháng trong năm. + Độ ẩm trung bình cả năm là 85%, độ ẩm cao nhất vào tháng 6,7,8, độ ẩm thấp nhất vào tháng 11,12 hàng năm. + Sương mù bình quân từ 20 đến 30 ngày/ năm, sương muối xuất hiện ít. Nhiệt độ trung bình năm từ 20-22 độ C, nhiệt độ cao nhất 39 độ C , nhiệt độ thấp nhất 7 độ C. - Nga My có sông chính là sông Cầu, nằm trong hệ thống sông Thái Bình bắt nguồn từ Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn chảy theo hướng Đông Băc – Tây Nam, đoạn qua địa bàn xã có chiều dài 2,3km, rộng trung bình 100-200m, một phần là ranh giới tự nhiên phía Đông của xã,trên địa bàn xã còn cósông Cụt nằm ở phía Đông với chiều dài khoảng 1,5km cùng với hệ thống kênh, hồ, đập lón như kênh Dông dài khoảng 4,7km chạy xuyên suốt từ phía Bắc xuống phía Nam của xã, hồ Núi Ngọc, hồ Ông Khoai, hồ Bãi Càng hệthống sông, kênh, hồ, đập này đã tạo nên một mạng lưới thủy văn khá phong phú, đây là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sản xuất sinh hoạt của nhân dân. 4.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên đất Xã Nga My có tổng diện tích đất tự nhiên là 4.114,7 trong đó diện tích đất nông nghiệp là 3.250,51ha, đất phi nông nghiệp 179,37ha. Đất được người dân sử dụng vào việc trồng trọt như trồng lúa và các loại hoa màu. 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 4.1.2.1. Tình hình kinh tế * Về trồng trọt Kết quả: sản xuất vụ Chiêm – Mùa đã thu được những kết quả quan
- 21 trọng: Diện tích lúa 728 ha, năng suất 52,6 tạ/ha, Sản lượng lương thực cây có hạt đạt 4.873,6 tấn/4.676 tấn, đạt 104,2% kế hoạch cả năm, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2017.Thực hiện được 2 cánh đồng một giống lúa có diện tích gieo cấy từ 10ha trở lên với tổng diện tích 42,8 ha. * Về chăn nuôi thú y: - Chăn nuôi: Trong năm,ngành chăn nuôi gặp rất nhiều khó khan, đặc biệt giá thịt xuống thấp trong thời gian dài, người chăn nuôi thua lỗ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống củangười dân. Tổng đàn: 44.200 con, trong đó: Trâu 448 con; bò 1.758 con; lợn 13.163 con; gia cầm 43.000 con. Thịt hơi xuất chuồng đạt 4.020 tấn bằng 96,9% KH HĐND xã giao năm 2018. - Chăm sóc thú y: + Đối với gia súc: Không có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm sảy ra. Chỉ xảy ra một số bệnh thong thường như: Tiêu chảy, tụ huyết trùng + Gia cầm: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhândân thường xuyên vệ sinh, tiêu độc, khong có dịch bệnh nguy hiểm sảy ra trên bịa bàn. + Công tác tiêm phòng cho gia xúc, gia cầm cả 2 đợt đã hoàn thành 78,8% theo kế hoạch trên giao. *Hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Các hoạt động về thương mại, dịch vụ, vận tải trên địa bàn ổn định, thị trường hang hóa đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dung của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hang hóa Và doanh thu dịch vụ tiêu dung của nhân dân trên địa bàn đạt 55,09 tỷ đồng. 4.1.2.2. Dân số và lao động Xã Nga My có 2.610 hộ với 11.180 nhân khẩu sinh sống trên 26 xóm trên địa bàn xã. Chủ yếu là dân tộc kinh và một số dân tộc khác như :Tày, Nùng, Dao
- 22 Bảng 4.1. Tình hình dân số của xã Nga My năm 2018 STT Tên xóm Số hộ Số nhân khẩu 1 Xóm Kén 184 950 2 Xóm Núi Ngọc 85 370 3 Xóm Dinh C 55 255 4 Xóm Ngọc Hạ 55 246 5 Xóm Diệm Dương 85 446 6 Xóm Làng Nội 106 482 7 Xóm Thái Hòa 124 560 8 Xóm Đò 115 446 9 Xóm Tam Xuân 96 451 10 Xóm Ngọc Thượng 62 349 11 Xóm Đồng Hòa 119 557 12 Xóm Dinh A 70 348 13 Xóm Quán Chè 119 534 14 Xóm Trại An Cầu 105 420 15 Xóm Núi 74 296 16 Xóm Cũ 69 301 17 Xóm Điếm 103 412 18 Xóm Ba Tầng 76 308 19 Xóm Dinh B 55 250 20 Xóm Phú Xuân 165 735 21 Xóm Đình Dầm 115 509 22 Xóm Cầu Cát 73 292 23 Xóm Nghể 93 390 24 Xóm Bờ Trực 113 457 25 Xóm Đại An 104 426 26 Xóm Trại 78 290 Tổng 2.610 11.180 (Nguồn: UBND xã Nga My, năm 2018)
- 23 4.1.2.3. Tình hình đất đai của xã Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất xã Nga My năm 2018 STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 4.114,7 100,00 1 Nhóm đất nông nghiệp 3.250,51 78,99 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 980,36 23,82 1.2 Đất lâm nghiệp 2.265,40 55,05 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 4,75 0,12 2 Nhóm đất phi nông nghiệp 179,37 4,36 2.1 Đất ở 39,24 0,95 2.2 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 80,34 1,95 2.3 Đất có mục đích công cộng 49,88 1,21 2.4 Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 0,25 0,006 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,35 0,008 2.6 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 9,31 0,23 3 Đất chưa sử dụng 684,82 16,65 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 3,14 0,08 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 68,85 1,67 3.3 Đất núi đá không có rừng cây 612,83 14,90 (Nguồn: UBND xã Nga My, năm 2018) Đất đai của xã Nga My đã được quy hoạch tổng thể, nhưng chưa quy hoạch chi tiết do vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng chưa phù hợp vớitừng loại đất, người dân địa phương chưa thay đổi được tập quán canh tác, trình độ thâm canh còn ở mức thấp, hàng năm do mưa lũ nên đất thường xuyên bị rửa trôi, xói mòn, hệ số sử dụng đất còn thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế trên1ha canh tác chưa cao.
- 24 Qua bảng trên cho ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của xãNga My là: 4.114,7ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 980,36ha, chiếm 24,83% diện tích đất tự nhiên, hàng năm nhân dân địa phương đã tận dụng triệt để diện tích này trồng các loại cây lương thực đảm bảo cungcấpđủ lương thực cho người dân trong xã. Diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 2.265,4 0ha, chiếm 55,05% diện tích tự nhiên. Đó là một lợi thế thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp và làm cho khí hậu ôn hoà hơn, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, sinhthái. 4.1.2.4. Cơ sở hạ tầng * Giao thông Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền tập huấn đã từng bước nângcao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới từ đó bằng nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước kết hợp với sựđónggóp của người dân đã xây dựng được nhiều tuyến đường giúp giao thông đi lại thuận lợi hơn. Hoàn thành việc làm đường GTNT bằng vốn vay xi măng cho các xóm Thái Hòa, Cầu Cát, Làng Nội, Đại An, Ba Tầng, cụ thể: Tuyến đường từ trạm y tế đi Cầu Cát- Tiên phong: chiều dài 1.215m. Tuyến đường từ ngã 3 Công Quán- Đại An-Đền Mục: Chiều dài 419m. Tuyến đường từ xóm Ba Tầng Sam Sung Phổ Yên: Chiều dài 1.510m. + Hoàn thành tuyến đường tuyến đường 4,7km, cụ thể đoạn từ Quán Chè đi trạm y tế xã *Công trình thủy lợi Hoàn thành thi công tuyến mương 11(Bờ Trực-Kén). Hoàn thành tuyến mương 9 Phú( xuân đi Trạm bơm Ba Tầng) dài 418m. Hoàn thành việc vận động nhân dân hiến đất giải phóng mặt bằngđể xây dựng kè chống xói lở bờ song Cầu đến nay đã được sửdụng.
- 25 Đôn đốc bà con các xóm nạo vét kênh mương, cấp và thoát nước phục vụ sản xuất. * Hệ thống điện Hệ thống lưới điện được trải khắp trên địa bàn nên tỷ lệ sử dụng điện lưới là 100%. * Trường học Hệ thống giáo dục - đào tạo không ngừng được đầu tư cải tạo để nâng cao chất lượng dạy và học. *Y tế Các dịch vụ y tế ngày càng được hoàn thiện, đảm bảo công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân địa phương. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia mua thẻ bảo hiểm y tế (phấn đấu trên 80% trở lên người dân trong địa bàn xãcó thẻ BHYT) Thường xuyên tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ y tế về chế độ dinh dưỡng cho trẻ em và bà mẹ mang thai; tuyên truyền nâng cao kiến thức về dinh dưỡng cho bà mẹ và người chăm sóc trẻ phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 11% vào cuối năm 2018. 4.1.2.5. Văn hóa xã hội * Giaó dục Tổng số học sinh đến trường cả 3 bậc học là 2.156 em, duy trì sỹsốlà 99,35%, tỷ lệ trên lớp 95,15%, tốt nghiệp cuối cấp 1005. Ngày 05/09/017 cả 04 trường trên địa bàn xã đã tiến hành khai giảng năm học mới 2017-2018. *Về y tế Đã đạt chuẩn về y tế. Tỷ lệ người dân tham gia bảo y tế 100%.
- 26 * Môi trường Chỉ đạo nhân dân thường xuyên kiểm tra công tác vệ sinh môi trường, không để ô nhiễm trên địa bàn, tuyên truyền dân dân về công tác vệ sinh môi không đổ rác thải, chất thải chăn nuôi ra các tuyến đường mương,sông, hồ làm ảnh hưởng đến môi trường sống và dòng chảy của các tuyến dường kênh, mương, sông. *An ninh quốc phòng Công tác huấn luyện dân quân tự vệ năm 2018 xã Nga My đã hoàn thành với 119 quân số được triệu tập tham gia. Công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ: Giao đủ quân theo kế hoạch 21/21 đồng chí, đạt 100%. Hoàn thiện việc tổ chức thực hiện diễn tập chiến đấu phòng thủ: Kết quả đạt loại khá. Chế độ chính sách: Đã xét duyệt 380 hồ sơ cho các đối tượng tham gia dân công hỏa tuyến và 110 đối tượng đã được hưởng chế độ theo quyđịnh. Tổ chức làm thẻ quân nhân chuyên nghiệp và hạ sỹ quan, binh sĩ dựbị. Xây dựng kế hoạch, tuyển chọn khám nghĩa vụ quânsự năm 2018. * Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội: - Tình hình an ninh chính trị ổn định. - Về trật tự an toàn xã hội: Trong năm xảy ra 24 vụ việc; mua bán trái phép chất ma túy 01 vụ; Sử dụng súng trái phép: 03 vụ; Đánh người gây thương tích : 07 vụ; Dấu hiệu hiếp dâm: 01 vụ; Trộm cắp tài sản 06 vụ;Tai nạn giao thông: 03 vụ; Đánh bạc bằng hình thức chọi gà 01 vụ; Tai nạn rủiro: 01 vụ; Gây rối trật tự : 01 vụ. - Về tệ nạn xã hội: Nạn ma túy và cờ bạc vẫn còn tồn tại ở mộtsốxóm như Phú Xuân, Bờ Trực, Đồng Hòa, Làng Nội
- 27 4.2. Thực trạng nghèo đói trên địa bàn xã Nga My 4.2.1. Kết quả rà soát hộ nghèo xã Nga My, huyện Phú Bình, tỉnh TháiNguyên Nghèo đói là một vấn đề nan giải không chỉ Xã Nga My mà cảnước đang phải đối mặt. Đó là một tiêu chí phản ánh tình hình kinhtế- xã hội của địa phương. Đối với huyện nhà, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuấtnông nghiệp thì càng khó khăn trong việc xóa đói giảm nghèo. Được sự quantâm của các cấp Đảng và ủy ban các ngành các hộ nghèo đã được hưởng nhiềusự ưu đãi như giảm thuế nhà ở, giảm tiền điện, miễn giảm học phí cho conemđi học, được vay vốn ưu đãi giúp phất triển sản xuất. Trong đó giảipháp về vốn tín dụng mà cụ thể là sự ra đời của NHCSXH huyện là một kết quả đángghi nhận, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về côngtác xóa đói giảm nghèo. Có nhiều nguyên nhân gây ra nghèo đóinhư điều kiện tự nhiên không thuận lợi, trình độ dân trí thấp, gia đình neo đơn, đông con, thiếu vốn sản xuất thông thường các nguyên nhân này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nếu hộ nghèo không tìm được phương kếđể thay đổi thì vòng luẩn quẩn của nghèo đói sẽ bám lấy các hộ và không thể thoát rađược. Bên cạnh những hộ nằm dưới ngưỡng nghèo đói còn có một bộ phận cáchộ cận nghèo, nếu không tìm được phương thức làm ăn thích hợp sẽ dẫn đến tái nghèo trở lại. Trên địa bàn xã có 26 xóm có tổng số hộ và các hộ nghèo của cácxóm là khác nhau. Qua 2 năm số hộ nghèo của các xóm đều có xu hướng giảm nhưng giảm chậm.
- 28 Bảng 4.3: Kết quả rà hộ ghèon xã Nga My giai đoạn 2017 - 2018 Năm 2017 Năm 2018 Hộ Hộ STT Tên xóm Tổng Hộ Tổng Hộ cận cận số hộ nghèo số hộ Nghèo nghèo nghèo 1 Xóm Kén 184 18 17 189 16 17 2 Xóm Núi Ngọc 85 9 7 90 8 5 3 Xóm Dinh C 55 9 9 56 9 8 4 Xóm Ngọc hạ 55 7 5 57 7 5 5 Xóm Diệm Dương 85 11 11 86 9 14 6 Xóm Làng Hội 106 15 9 111 12 10 7 Xóm Thái Hòa 124 16 2 126 12 7 8 Xóm Đò 115 15 14 118 12 14 9 Xóm Tam Xuân 98 12 8 106 10 10 10 Xóm Ngọc Thượng 62 7 12 67 5 12 11 Xóm Đồng Hòa 119 16 9 119 12 13 12 Xóm Dinh A 70 7 10 71 7 10 13 Xóm Quán Chè 125 16 11 125 13 14 14 Xóm Trại An Cầu 104 10 5 105 10 6 15 Xóm Núi 76 8 5 76 6 6 16 Xóm Cũ 71 9 9 75 7 7 17 Xóm Điếm 106 8 4 105 8 3 18 Xóm Ba Tầng 76 9 4 90 7 6 19 Xóm Dinh B 54 4 12 57 5 12 20 Phú Xuân 170 24 14 161 18 14 21 Xóm Đình Dầm 116 15 10 127 12 13 22 Xóm Cầu Cát 81 11 6 83 8 6 23 Xóm Nghể 94 12 10 89 10 11 24 Xóm Bờ Trực 113 13 11 119 10 11 25 Xóm Đại An 106 13 13 110 11 17 26 Xóm Trại 79 10 8 85 10 8 Tổng 2529 304 235 2603 254 259 (Nguồn: UBND Xã Kha Sơn, năm 2018)
- 29 Bảng 4.4: Kết quả giảm nghèo tại xã Năm 2018 Năm 2017 STT Tên xóm Hộ Hộ cận Hộ Hộ cận nghèo nghèo nghèo nghèo 1 Xóm Kén 8.4 8.9 9.7 9.2 2 Xóm Núi Ngọc 8.8 5.5 10.5 8.2 3 Xóm Dinh C 16.0 14.2 16.3 16.3 4 Xóm Ngọc hạ 12.2 8.7 12.7 9.0 5 Xóm Diệm Dương 10.1 15.7 12.9 12.9 6 Xóm Làng Hội 10.8 9.0 14.1 8.4 7 Xóm Thái Hòa 9.5 5.5 12.9 1.6 8 Xóm Đò 10.1 11.8 13.0 12.1 9 Xóm Tam Xuân 9.4 9.4 12.2 8.1 10 Xóm Ngọc Thượng 7.4 17.9 11.2 19.3 11 Xóm ồĐ ng Hòa 10.0 10.9 13.4 7.5 12 Xóm Dinh A 9.8 14.0 10 14.2 13 Xóm Quán Chè 10.4 11.2 12.8 8.8 14 Xóm Trại An Cầu 9.5 5.7 9.6 4.8 15 Xóm Núi 7.8 7.8 10.5 6.5 16 Xóm Cũ 9.3 9.3 12.6 12.6 17 Xóm Điếm 7.6 2.8 7.5 3.7 18 Xóm Ba Tầng 7.7 6.6 11.8 5.2 19 Xóm Dinh B 8.7 21.0 7.4 22.2 20 Phú Xuân 11.1 8.6 14.1 8.2 21 Xóm Đình Dầm 9.4 10.2 12.9 8.6 22 Xóm Cầu Cát 9.6 7.2 13.5 7.4 23 Xóm Nghể 11.2 12.3 12.7 10.6 24 Xóm Bờ Trực 8.4 9.2 11.5 9.7 25 Xóm ạĐ i An 10 15.4 12.2 12.2 26 Xóm Trại 11.7 9.4 12.6 10.1 Tổng 9.7 9.9 12.1 9.2 (Nguồn: UBND xã Kha Sơn, năm 2018)
- 30 Từ số liệu ở bảng 4.4: ta thấy công tác XĐGN (xóa đói giảm nghèo) trên địa bàn xã những năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng tỷlệhộ nghèo, cận nghèo giảm nhưng giảm chậm. Hộ nghèo toàn xã năm 2016 là 304 hộ (chiếm 12,1% tổng số hộ). Sang đến năm 2018, giảm xuống còn 254 hộ (chiếm 9,7% tổng số hộ) tức giảm 2,4%. Số hộ cận nghèo năm 2017 là 235 hộ chiếm 9,2% trong tổng số hộ của xã, năm 2018 số hộ cận nghèo là 259 hộ chiếm 9,9% tức tăng 0,7% so với 2017. Song thực tế vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc khác dẫn đến tìnhtrạng nghèo đói vẫn còn nguy cơ tiếp diễn: kỹ thuật, thị trường, dịch bệnh điều này làm cho thu nhập của người dân cũng giảm đi, nhất là người nghèo nguồn thu nhập chính của họ là từ nông nghiệp nênsự ảnh hưởng đó lại nặng nề hơn. Điều đó cho thấy trong thời gian tới cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền trong công tác dự báo, tìm kiếm thị trường để hàng nông sảncó đầu ra ổn định, tạo điều kiện để hộ nghèo yên tâm sản xuất. 4.2.2. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo tại đại phương Hiện nay trên địa bàn xã đang có các chương trình hỗ trợ giảm nghèo như: chương trình 135, chương trình xóa nhà dột nát, chương trình hỗ trợ téc nước cho hộ nghèo, chương trình hỗ trợ lợn giống cho 20 hộ nghèo (đâylà chương trình của plan) Để hỗ trợ giảm nghèo chính phủđã ra Nghị định số: 78/2002/NĐ-CP Về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sáchkhác. Hộ nghèo. 2. Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề. 3. Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày11 tháng 04 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng. 4. Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
- 31 5. Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình Phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa.[3] 6. Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 4.2.3. Cơ cấu phân bổ nguồn vốn cho các tổ chức chính trị xã hội Ngân hàng cho vay bằng cách kết hợp, thông qua bốn tổ chức đoàn thể: Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dânvà Đoàn Thanh niên. Mỗi hội tại các thôn sẽ cử ra một người tổ trưởng tổ vay vốn để thực hiện cho vayvốn và thu lãi suất hàng tháng. Nguyên tắc và thủ tục vay khá dễ dàng nhưng chỉ được vay khi có thông báo phân bổ ngân sách cho vay từ trung ương. Khi có nguồn vốn cho vay phân bổ xuống, người dân có nhu cầu vay sẽ đăng ký với tổ trưởng tổ vay vốn, người tổ trưởng đó sẽ làm đơn xin vay, xin xác nhận củaUBND xã về hộ khẩu thường trú và nộp cho cán bộ ngân hàng. Tổ trưởng tổ vay vốn cũnglà người xác nhận và cam đoan hộ dân sẽ trả vốn và lãi suất. Sau một thánglúc làm đơn, đúng ngày mùng 7 hàng tháng hộ nông dânsẽ được nhận vốn vay tại điểm giao dịch của xã Nga My.
- 32 Có thể tóm tắt sơ đồ vay vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội nhưsau: Ngân hàng CSXH H ội phụ nữ Hội cựu Hội nông dân Đoàn thanh chiến binh niên Tổ tiết kiệm Tổ tiết kiệm Tổ tiết kiệm Tổ tiết kiệm vay vốn vay vốn vay vốn vay vốn Hộ nông dân Hộ nông dân Hộ nông dân Hộ nông dân Hình 4.1: Sơ đồ tóm tắt quy trình vay vốn ưu đãi đối với đối hộ nghèo của xã Nga My Việc ủy thác cho các hội, đoàn thể nhằm công khai hóa hoạt độngtín dụng chính sách, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của tổchức Hội, đồng thời củng cố hoạt động của tổ chức hội, cơ sở. Đồng thời việcvay qua các tổ chức chính trị sẽ dễ dàng quản lý hơn.
- 33 4.2.4. Cách thức cho vay của tổ chức chính tri - xã hội Bảng 4.5: Tình hình vay vốn theo thời hạn tín dụng tại xã Nga My giai đoạn 2017 - 2018 (ĐVT: Triệu đồng) Tốc độ phát Chỉ tiêu Năm triển (%) 2017 2018 18/17 I Tổng số cho vay 15.000 17.000 113,33 Vay ngắn hạn 1.000 2.000 200,00 Vay trung hạn 4.000 5.000 125,00 Vay dài hạn 10.000 10.000 100,00 II Cơ cấu (%) 100 100 - Tỷ lệ vay ngắn hạn 6,66 11,76 - Tỷ lệ vay trung hạn 26,67 29,41 - Tỷ lệ vay dài hạn 66,67 58,83 - (Nguồn: UBND xã Nga My, năm 2018) Qua bảng cho thấy, người dân vay vốn tại ngân hàng chỉ vay trung hạn và dài hạn, trong đó vay dài hạn là chủ yếu. Tổng vốnvaytheo thời hạn của hộ nông dân xã Kha Sơn có tăng qua các năm nhưng mức độ phát triển giảm dần. Năm 2018 tăng 13,33 % so với năm 2017, bình quân tăng 6,46%. Lượng vốn vay trung hạn tăng qua các năm chứng tỏ nhu cầu cầu vốn tín dụng của người dân ngày càng cao và khả năng cung ứng vốn theo thời hạn của Ngân hàng ngày một tăng lên. Trong cơ cấu vốn vay vốn dài hạn chiếm tỷ lệ cao nhưng có xu hướng vay giảm qua các năm. Năm 2017 tỷ lệ vay dài hạn chiếm 66,67% đến năm 2018 giảm xuống còn 58,83%. Như vậy, ta thấy được sản xuất của địa
- 34 phương là tập chung vào đầu tư dài hạn. Vốn vay dài hạn chiếm tỷ lệ caovì chủ yếu là hộ nghèo vay vốn. Bảng 4.6: Tình hình dư nợ vốn vay trong giai đoạn 2017 - 2018 (ĐVT: Triệu đồng) Năm Tốc độ phát triển (%) Chỉ tiêu 2016 2017 17/16 BQ 1. Tổng dư nợ 41.080 42.189 104,23 102,09 - Dư nợ TH 9.959 6.681 62,27 80,79 - Dư nợ DH 30.541 35.000 114,60 107,05 - Nợ quá hạn 452 360 79,64 89,24 - Khoanh nợ 128 148 115,62 107,52 2. Cơ cấu dư nợ (%) 100 100 - Dư nợ TH/Tổng dư nợ 24,24 15,41 - Dư nợ DH/Tổng dư nợ 74,34 82,96 - Nợ quá hạn/Tổng dự nợ 1,10 1,28 - Khoanh nợ/Tổng dư nợ 0,32 0,35 (Nguồn: UBND xã Nga My, năm 2018) Nhìn tổng thể có thể thấy, tình hình dư nợ của ngân hàng tăngkhá nhanh qua các năm cùng theo sự tăng nhanh của tổng vốn vay. Tổng dưnợ bình quân trong 2 năm tăng 2,09%. Dư nợ dài hạn cũng tăng mạnh năm 2018 tăng 14,60% so với năm 2017 bình quân tăng 7,05%. Dư nợ trung hạn bình quân giảm mạnh hơn dư nợ dài hạn. Nguyên nhân là do hiện nay đầu tư trung hạn chiếm tỷ lệ khá lớn nhưng tốc độ phát triển của đầu tư dài hạn nhưphát triển trang trại chăn nuôi trâu, bò, dê, mở rộng quy mô sản xuất lớn, tăng mạnh nhu cầu lượng vốn cao và dài hạn. Bên cạnh đó, mức lãi suất màngân hàng áp dụng cho vay dài hạn và ngắn hạn giống nhau chỉ phụ thuộc vàngười
- 35 vay vốn thuộc đối tượng nào nên người dân dần chuyển sang vay vốn dài hạn nhiều hơn để tận dụng vốn vay đầu tư lâu dài vào sản xuất. Dư nợ quá hạn và khoanh nợ chiếm tỷ lệ khá thấp. Trong đó, nợquá hạn đang có xu hướng giảm cụ thể năm 2017 giảm 20,36% so với 2016 bình quân giảm 10,76%. Tình trạng khoanh nợ thấp khá ổn định, năm 2017 chiếm 0,35% trong tổng số dư nợ. Nguyên nhân có tình trạng nợ quá hạn và khoanh nợ là do hai nguyên nhân chủ yếu. Thứ nhất, do một bộ phận nhỏ người dân sự dụng không đúng mục đích dẫn đến tình trạng không phát triển đượcsản xuất, đến thời hạn trả nợ ngân hàng không trả được. Thứ hai, do gặp mộtsố dịch bệnh, làm ăn thất bại khiến họ không thể trả nợ vốn vay. 4.2.5. Tình hình kinh tế của xã Nga My Bảng 4.7: GTSX của xã qua 2 năm (Theo giá cố định) (ĐVT: Triệu đồng) So sánh Chỉ tiêu 2017 2018 18/17 Tổng số 60.962,36 66.493,84 109,07 1. NLN - TS 11.275,75 10.257,65 90,97 2. CN - XD 24.145,14 26.453,34 109,56 3. TM - DV 25.541,47 29.782,85 116,60 (Nguồn: UBND xã Nga My, năm 2018) Qua bảng số liệu ta thấy GTSX qua 2 năm đều có sự thay đổi. Tổng GTSX năm 2018 tăng 9,01% so với năm 2017 trong đó: GTSX ngành TM - DV đóng góp của một số ngành có tỷtrọng lớn vào mức tăng trưởng là bán buôn và bán lẻ GTSX của TM - DV năm 2018 so với 2017 tăng lên 16,60%. GTSX của ngành luôn được người dân chú trọng đầu tư
- 36 vì đây là ngành mà thu lại được nhiều lợi nhuận khi xã ànghội ngàyc phát triển sự đáp ứng đầy đủ dịch vụ là yếu quan trọng. Các cách dịch vụ ngày càngphát triển thì đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nângcao. Lý do ở đây GTSX của 2 ngành CN - Xây dựng và TM - Dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn là do có nhà máy TNG hoạt động nên ngành CN - Xây dựng tăng kéo theo đó thì TM - Dịch vụ cũng tăng theo. GTSX của ngành CN - XD cũng khá phát triển năm 2018 GTSX tăng 9,56% so với năm 2017. GTSX của ngành NLN - TS cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn nhưng lại có xu hướng giảm qua các năm lý do là vì thị trường tiêu thụ sản phẩmcả trong và ngoài nước bị thu hẹp, giá bán nhiều sản phẩm chăn nuôi, thủy sảnở mức thấp trong khi giá vật tư nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng cao gây nhiều khó khăn trọng phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vẫn xảy ra. Không chỉ ở chăn nuôi mà trồng trọt cũng bịảnh hưởng bởi sâu bệnh, thời tiết Bảng 4.8: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã Nga My (Theo giá hiện hành) (ĐVT: Triệu đồng) 2017 2018 Chỉ tiêu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu (trđ) (%) (trđ) (%) Tổng số 68.784,12 100 70.743,01 100 1. NLN - TS 11.578,73 16,83 10.584,64 14,96 2. CN - XD 26.760,25 38,91 27.011,22 38,18 3. TM - DV 30.445,14 44,26 33147,15 42,62 (Nguồn: UBND xã Nga My, năm 2018)
- 37 Qua bảng số liệu ta thấy có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua 2năm gần đây. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng ngành NLN - TS có xu hướng giảm qua các năm trong khi tỷ trọng CN và DV có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2017 tỷ trọng ngành NLN - TS giảm 1,42% so với năm 2016. Khi nền kinh tế bước vào giai đoạn phát triển cao thì tốc độ tăng của ngành DVsẽ tăng cao và dẫn đầu cụ thể tỷ trọng ngành DV- TM năm 2017 tăng 2,60% so với năm 2016, trở thành ngành có tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấungành kinh tế CN giảm dần tỷ trọng và đứng thứ 2, hay nói cách khác tỷ trọng ngành DVsẽ lớn hơn CN. Trong khối ngành CN - XD sẽ gia tăng tỷ trọng các ngành sử dụng nhiều vốn: trong ngành CN, tỷ trọng các ngành sản xuấtsản phẩm với dung lượng vốn ngày càng lớn và tốc độ gia tăng ngày càng nhanh, tỷtrọng các ngành có dung lượng lao động cao sẽ giảm dần. 4.3. Thực trạng vay vốn và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay 4.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra Vay được vốn, việc sử dụng vốn thành công hay không phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có năng lực sản xuất của hộ. Năng lực sản xuất của hộ ở đây bao gồm nguồn lực về lao động, về tư liệu sản xuất, đất đai và vốn. Những yếu tố đó cóố m i quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động, việc sử dụng chúng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của hộ. Năng lực sản xuất ảnh hưởng đến thu nhập của hộ và từ đó ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả vốn vay của hộ sau này. Một thực tế là đã là hộ nghèo thì năng lực sản xuất cũng có nhiều hạn chế. Ngoài nguồn thu từ hoạt động nông nghiệp thuần túy nếu người dân không có thêm khoản thu nhập nào khác thì đời sống của họ không thể khá lên được. Trong quá trình điều tra tôi đã chọn ngẫu nhiên 30 hộ nghèo trong xã.
- 38 - Tình hình lao động và nhân khẩu của hộ Trong tất cả các nguồn lực cấu thành nên năng lực sản xuất kinh doanh của hộ thì nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất. Không có bất cứ quá trình sản xuất nào xảy ra mà không có sự tham gia của lao động. Có lao ộđ ng mới tạo ra được sản phẩm. Chính vì tầm quan trọng của nó mà trong công cuộc XĐGN, việc giải quyết việc làm cho người lao động được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên với hộ nghèo, nghề nghiệp chính của hộ là sản xuất nông nghiệp thì việc tạo ra công ăn việc làm trong lúc nông nhàn để gia tăng thu nhập là một vấn đề khó khăn do họ có những giới hạn nhất định về tay nghề cũng như trình độ văn hóa. Bảng 4.9: Thông tin của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT BQ chung 1. Số hộ điều tra Hộ 30 2. BQ nhân khẩu/ hộ Nhân khẩu 3,61 3. BQ lao động/hộ Lao động 2,40 4. BQ nhân khẩu/lao động Lần 1,50 5. Trình độ VH chủ hộ - 100 Tốt nghiệp tiểu học % 6,66 Tốt nghiệp THCS % 53,33 Tốt nghiệp THPT % 40,01 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2018) Qua điều tra 30 hộ, ta thấy tình hình nhân khẩu/hộ không cao. Trung bình có 3,61 nhân khẩu/hộ. Từ bảng số liệu ta thấy số chủ hộ tốt nghiệp tiểu học chỉ chiếm 6,66%, tốt nghiệp THCS chiếm 53,33%; và tốt nghiệp THPT chiếm 40,01%, đó cũng là một lợi vì nhận thức của họ cao. Từ đó họ ýthức được sẽ dễ dàng hơn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Nếu hông cókiến thức thì người dân gặp nhiều khó khăn trong việc hoạch định các kế hoạch
- 39 làm ăn, việc tiếp thu và tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng sẽ khó khăn hơn cácộ h khác. Lao động trong gia đình làộ m t lực lượng quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Đây là lực lượng chính tạo nên thu nhập của hộ. So với các ngành khác thì lao động nông nghiệp có thu nhập thấp hơn rất nhiều. Qua điều tra ta thấy, bình quân có 2,4 lao động trên mỗi hộ. Từ đó cho thấy số lao động trên hộ quá ít, lao động là ốđ i tượng tạo ra thu nhập của hộ. Số lượng lao động đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế của hộ, thiếu lao động là một nguyên nhân có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình nghèo đói trên địa bàn của huyện nhà. Trong lúc đó, bình quân nhân khẩu/lao động của hộ là 1,5 nhân khẩu/1 lao động, tương đương với 1 lao động thì có 1,5 người ăn theo đó là một con số khá lớn gây áp lực lên mỗi lao động. Lao động/khẩu càng nhiều thì số lượng người ăn theo ít và có cơ hội để tạo ra thu nhập của gia đình nhiều hơn. Qua đó có thể thấy các hộ đói nghèo thường là những hộ có số lượng lao động ít, số người ăn theo nhiều. Việc nâng cao trình độ và chất lượng của lao động trong tương lai cần được tiến hành thường xuyên, liên tục vì vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng nguồn vốn đi vay và nâng cao thu nhập của các nông hộ. - Tình hình đất đai Đất đai là nguồn tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp. Để thấy rõ hơn về quy mô, cơ cấu và tình hìnhsử dụng đất đai của các hộ điều tra, ta xem xét bảng sau.
- 40 Bảng 4.10: Tình hình đất đai của các hộ điều tra (ĐVT: m2/hộ) Diện Giao Thuê/ Cho Loại đất tích Ghi chú lâu dài Đấu giá thuê (m2) Tổng diện tích: 1.657,06 - Đất thổ cư 240,12 - Đất trồng trọt 873,20 - Đất chuồng trại 24,22 - Đất ao hồ, mặt nước 49,06 - Đất lâm nghiệp 365,54 - Đất khác 104,92 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2018) Dựa vào bảng ta thấy, tổng diện tích đất nông nghiệp bình quân củacác các hộ điều tra khá lớn khoảng 1657,06m2/hộ. Đất chủ yếu là đất giao lâu dài vì là họ là nhữnghộnghèo nên không có đất cho thuê hoặc đấu giá. Sống chủ yếu bằng ngành trồng trọt và chănnuôi, có một số hộ có ao nuôi cá nhưng không nuôi để bán mà nuôi để ăn phụcvụ cho gia đình. Đất lâm nghiệp của họ rất ít họ không trồng cây nhiều vì thời gian để thu hoạch lâu. 4.3.2. Nhu cầu vay vốn của hộ Bảng 4.11: Nhu cầu vay vốn của hộ STT Thời gian vay vốn Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Ngắn hạn 1 3,33 2 Trung hạn 11 36,67 3 Dài hạn 18 60,00 Tổng 30 100 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2018)
- 41 Qua bảng nhìn chung ta thấy tỉ lệ vay dài hạn là chiếm tỉ lệ caonhất chiếm đến 60% vì các hộ nông dân mong muốn vay với lãi suất thấp vàthời gian vay dài nên tỉ lệ vay ở mức dài hạn là để tận dụng tối đa nguồn vốnvay để đầu tư cho mua sắm thiết bị máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất. Và các hộ vay ở mức trung hạn chiếm tỷ lệ khá cao và các hộvayở mức vay trung hạn chiếm tỉ lệ là 36,67% trong tổng số 30 hộ điều tra. Với thời gian vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ thấp nhất với tỉ lệ là 3,33% do thời gian vay ngắn hạn tỷ lệ quay vòng vốn ngắn, khó có thể làm việc kinh doanh có hiệu quả nên các hộ vay ở mức này rất thấp và đối tượng vaychủ yếu là do các hộ cần thiết với số tiền của họ muốn vayvàsử dụng vào mục đích cần thiết. Bảng 4.12: Cơ cấu vay theo mục đích của các hộ điều tra (ĐVT: Triệu đồng) 2017 2018 Mục đích Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu (triệu đồng) (%) (triệu đồng) (%) Tổng số 890 100 900 100 1. Trồng trọt 160 17,98 80 8,89 2. Chăn nuôi 480 53,93 610 67,78 3. Dịch vụ 50 5,62 0 0,00 4. Mua TLSX 80 8,99 100 11,11 5. XD nhà cửa 50 5,62 0 0 6. Khác 70 7,86 110 12,22 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2018) Căn cứ vào bảng số liệu qua 2 năm ta thấy nhu cầu vay vốn của các hộ ngày càng tăng: Chủ yếu vay với mục đích chăn nuôi. Năm 2017 số lượng vay cho hoạt động chăn nuôi là 480 triệu đồng (chiếm 53,93%) trong tổng số
- 42 vay của năm 2017. Năm 2018 số lượng vay là 610 triệu đồng (chiếm 67,78%), đây thực sự là mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cho người dân, do có kinh nghiệm chăn nuôi lâu năm và có diện tích đất chăn thả lớn cũng như hiện nay đã có những kĩ thuật mới được áp dụng trong chăn nuôi làm giảm chi phí đầu vào nên tăng thu nhập cho người dân, đầu tư vào chăn nuôi an toàn và ít rủi ro hơn trồng trọt vì chăn nuôi không phụ thuộc nhiều vào thời tiết bên ngoài nên dịch bệnh ít, dễ nuôi, tiêm phòng hạn chế được dịch còn trồng trọt phụ thuộc nhiều vào thời tiết bên ngoài. Hơn nữa chăn nuôi cònthu được thêm sản phẩm phụ từ phân có thể làm phân bón cho ngành trồng trọt, có thể tận dụng sản phẩm phụ là phân để làm bể Bioga vừa tiếtkiệmvà vừa bảo vệ môi trường. Hơn nữa là giá cả của ngành chăn nuôi ít bị biến độngnên chăn nuôi luôn được người nông dân lựa chọn. Người dân sử dụng vốn ểđ đầu tư vào chuồng trại mở rộng quy mô. Chuồng trại đầu tư một lần cóthểchi phí cao nhưng ngược lại chăn nuôi được năm này qua năm khác và khi có nhu cầu có thể mở rộng thêm quy mô. Ngành chăn nuôi được ưa chuộng vì hiện nay kỹ thuật chăn nuôi hiện đại có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật,có điều kiện để khống chế dịch bệnh, năng suất cao, sản phẩm nhiều và đồngđều (đối với chăn nuôi có quy mô lớn). Nhu cầu vay vốn mua tư liệu sản xuất cũng tăng nười dân mua máy móc phục vụ cho nông nghiệp, tiết kiệm được côngsức lao động, năng suất tăng. Ngoài ra người dân còn có nhu cầu vay vốn để xây dựng nhà cửa vàvay để sử dụng với một số mục đích khác. Nhu cầu vay vốn cho trồng trọt có xu hướng giảm qua các năm2017 chiếm 17,98%, năm 2018 giảm xuống còn 8,98%. Nguyên nhân là vì trồng trọt không đem lại lợi nhuận cao do một số yếu tố như: thiên tai, dịch bệnh làm cho năng suất giảm dẫn đến lợi nhuận không cao.
- 43 Trong thời gian gần đây số hộ vay vốn để phát triển dịch vụ ngành nghề đang có xu hướng tăng bởi đây là ngành mang lại hiểu quả kinh tế cao đã có nhiều hộ thành công với mô hình mới này, đó làộ m t hướng đi mới để có thể thoát khỏi đói nghèo. Vì vậy trong thời gian tới các cấp chính quyền, các ban ngành cần xác định được hướng đi phù hợp với điều kiện của địa phương để từ đó giúp cho hộ nghèo lựa chọn được mô hình làm ăn phù hợp với điều kiện và khả năng của họ, giúp họ nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và dần dần thoát được nghèo. Bảng 4.13: Nhu cầu vay vốn của các nhóm hộ điều tra với các mức cho vay khác nhau Mức vốn hộ cần vay Số hộ Tỷ lệ (%) <= 10 triệu 0 0,00 10<Mức vốn vay<= 20 triệu 8 26,66 20<Mức vốn vay<= 30 triệu 20 66,67 30<Mức vốn vay<=50 triệu 2 6,67 Tổng 30 100 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2018) Trong 30 điều tra ta thấy các hộ có nhu cầu vay vốn ở các mứcvay khác nhau: mức nhu cầu vay vốn từ 20 đến 30 triệu đồng là 20 chiếm tỷ lệcao 66,67% hầu hết là rơi vào các hộ có nhu cầu đầu tư vào chănnuôi mở rộng quy mô sản xuất, hộ đầu tư vào mua giống, mua thức ăn và xây dựng chuồng trại. Với mức vay từ 10 triệu đến 20 triệu có 8 hộ chiếm 26,66%. Mứcvay trên 30 triệu chỉ có 2 hộ chiếm 6,67% 2 hộ này rơi vào các hộ có nhu cầuđầu tư vào ngành nghề dịch vụ.
- 44 - Về thời hạn vay của các hộ điều tra Việc xác định thời hạn cho vay là do cán bộ tín dụng cùng khách hang xem xét dự án đầu tư và cùng đưa ra quyết định. Việc xác định thời hạncho vay phù hợp với chu kỳ phát triển của cây con sự luân chuyển của vật tư hàng hóa, khả năng trả nợ, sự thỏa thuận của người vay là yếu tố quyết địnhcơbản hiệu quả sử dụng vốn vay, độ an toàn và chất lượng tíndụng. Mọi chủ quan, tùy tiện áp đặt thời hạn cho vay không tuân thủ các quy định các thể lệ cho vay sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường, hoặc phát sinh nợquá hạn, hoặc bị thua thiệt về lãi suất. Thời hạn vay là khoảng thời gian đượctính từ khi khách hàng nhận vay cho đến thời gian trả hết gốc và lãi vay được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. - Về lãi suất cho vay Lãi suất cho vay là một yếu tố quan trọng trong tác động trực tiếpđến hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các đối tượng vay vốn. Vì vậy việc nghiên cứu đưa ra chính sách lãisuất hợp lý, linh hoạt là yêu cầu đặt ra đối với ngân hàng. Tùy theo từngđốitượng vay, tính khả thi mục đích vay cũng như tổng nguồn vốn hiện có củangân hàng mà cán bộ tín dụng và hộ nông dân đi vay có sự thỏa thuận về lãisuấtvà thời hạn vay. Đối với hộ nghèo: - Mức cho vay tối đa 50 triệu/hộ, bao gồm: + Cho vay sản xuất kinh doanh + Cho vay sửa chữa nhà ở: Mức cho vay tối đa không quá 3 triệu đồng/hộ + Cho vay điện thắp sáng: Mức cho vay tối đa không quá 1,5 triệu đồng/hộ + Cho vay nước sạch: Mức vay không quá 6triệu đồng/công trình/hộ + Cho vay chi phí học tập tai các trường phổ thông: Bao gồm 4 khoản sau: Tiền học phí phải nộp theo quy định; kinh phí xây dựng trường học theo
- 45 quy định; tiền mua dụng cụ học tập, sách giáo khoa vàtiền mua quần áo trang phục học đường của học sinh theo quy định. - Lãi suất cho vay: Hiện nay là 0,55%/tháng - Lãi suất nợ qúa hạn: Bằng 130% lãi suất chovay Đối với hộ cận nghèo: - Mức cho vay tối đa 50 triệu/hộ - Lãi suất cho vay: Bằng 120% lãi suất cho vay hộ nghèo được quy định trong từng thời kỳ, hiện nay là 0,66%/tháng - Lãi suất nợ quá hạn: Bằng 130% lãi suất chovay 4.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ 4.3.3.1. Tình hình sử dụng vốn vay trong sản xuất kinh doanh của các hộ Khi đã vay được vốn thì vấn đề quan trọng là họ sử dụng đó nhưthế nào? Qua tìm hiểu tôi thu được kết quả sử dụng vốn vay của họ nhưsau: Bảng 4.14: Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra Tỷ lệ hộ sử dụng Số lượng Số hộ sử dụng Khoản chi vốn sai mục đích hộ vốn sai mục đích (%) Trồng trọt 8 2 33,33 Chăn nuôi 16 3 50 Ngành nghề- dịch vụ 2 0 0,00 Mua TLSX 4 1 16,67 XD nhà cửa 1 0 0,00 Tổng số hộ 30 6 100 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2018) Kết quả cho thấy, đa số các hộ đều sử dụng vốn đụng mục đíchtuy nhiên vẫn còn một số hộ sử dụng vốn sai mục đích. Số hộ vay sai mụcđích chiếm tỷ lệ khá cao chiếm 20% trong tổng số hộ điều tra trong đó tập chung chủ yếu ở ngành chăn nuôi và trồng trọt. Nguyên nhân hộ sử dụng vốnsai mục đích:
- 46 - Lợi dụng lãi vay thấp một số hộ nông dân vay vốn không sử dụng vào việc kinh doanh mà sử dụng vào việ mua xe máy hoặc sử dụng vào vấn đềkhác - Một số hộ cho anh em bạn bè vay để những hộ đó kinh doanh sản xuất Vì vậy để nguồn vốn vay thực sự mạng lại hiệu quả đối vớihọthì người dân phải sử dụng đúng mục đích tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. Đồng thời các cán bộn địa phương, các tổ trưởng tổ vay cần hướng dẫncác phương án sản xuất kinh doanh theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vaycủa nông dân. 4.3.3.2. Hiệu quả về mặt kinh tế Bảng 4.15: Thu nhập của hộ nghèo trước và sau khi vay vốn (Tính bình quân 1 hộ điều tra) (ĐVT: Triệu đồng) Tổng thu Tổng thu So sánh Hộ có sử dụng vốn vay nhập trước nhập sau vào các ngành sản xuất khi vay khi vay + Lần (trđ) (trđ) 1.Trồng trọt 4,55 6,56 2,01 1,44 2. Chăn nuôi 5,51 10,45 4,94 1,89 3. Lâm nghiệp 0 0 0,00 0,00 4. Ngành nghề- dịch vụ 10 14 4,00 1,40 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2018) Qua bảng trên ta có thể thấy thu nhập của các nhóm hộ trong các ngành sản xuất đều tăng sau khi sử dụng vốn vay vào sản xuất. Tuy nhiên mức độ tăng thu nhập giữa các hộ không đồng đều tùy thuộc vào ngành sử dụng vốn vay của hộ, quy mô sản xuất cũng như trình độ quản lý, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh của hộ.
- 47 Hộ đầu tư cho ngành chăn nuôi có thu nhập cao nhất. Trước đây, khi chưa có ốv n vay thì chăn nuôi thường ở dạng quy mô nhỏ, số lượng gia súc, gia cầm ít, chăn nuôi chủ yếu là để tiết kiệm và tận dụng nguồn thức ăn dư thừa. Nhưng sau khi vay vốn, hộ bắt đầu chăn nuôi theo kiểu trang trại với số lượng gia súc, gia cầm lớn và quy mô mở rộng. Vốn vay hộ sử dụng để mua giống con, thức ăn chăn nuôi, xây chuồng trại dẫn đến thu nhập của hộ tăng cao, mức thu nhập của hộ vay vốn chăn nuôi sau khi vay vốn tăng lên 4,94 triệu đồng tức tăng gấp 1,89 lần. Sau ngành chăn nuôi là ngành trồng trọt nhưng có thu nhập không cao lắm, mức tăng thu nhập sau khi vay vốn so với trước khi vay tăng 2,01 triệu đồng tức tăng gấp 1,44 lần. Ngành trồng trọt được người dân đầu tư khá nhiều tuy nhiên lại chưa đem lại được hiệu quả cao do thời tiết và sâu bệnh hoành hành. Ngành nghề - dịch vụ cũng là một lựa chọn hay cho người nông dân hiện nay mức thu nhập sau khi vay vốn so với trước khi vay tăng lên 4 triệu đồng tức tăng gấp 1,40 lần. Còn ngành lâm nghiệp người dân chưa chú trọng lý do là vì đất dành cho lâm nghiệp ít, có trồng nhưng không phải vay vốn vốn ít nên họ tựxoay sở được. Hơn nữa là vay vốn đầu tư cho lâm nghiệp thì thời gian thu lại vốn lâu nên ít người dân chọn.
- 48 4.3.4. Tình hình trả nợ vay vốn của hộ Quá hạn 3,33% Đúng hạn 36.67 Chưa đến hạn 60% Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tình hình trả nợ của hộ nghèo Qua bảng số liệu ta thấy, nhìn chung các hộ trả nợđúng hạn. Số hộ trả nợ đúng hạn là 11 hộ trong tổng số 30 chiếm tỷ lệ khá cao chiếm 36,67%. Tuy là hộ nghèo nhưng ý thức trả nợ của họ rất tốt hộ sử dụng vốnđúngmục đích và hoạt động kinh tế đó đem lại hiệu quả kinhtế nên họ trả nợ đúng hạn. Các hộ trả nợ không đúng hạn chủ yếu rơi vào hộ sử dụng vốn saimục đích, một phần là do hoạt động kinh tế của hộ không đem lại hiệu quả, gặprủi do trong quá trình sản xuất, số hộ sửdụng vốn sai mục đích là 1 hộ trong tổng số 30 hộ chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ chiếm 3,33%. Số chưa đến hạn là 16 hộ chiếm 60%, tại thời điểm điều tra hộ mớivay nên chưa đến hạn phải trả.
- 49 4.3.5. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong vay vốn Điểm mạnh Điểm yếu - Được đảng và nhà nước quan tâm - Người nông dân thường sản xuất chỉ đạo và có nhiều cơ chế chính sách theo quy mô nhỏ, chủ yếu phục vụ - Nguồn lao động dồi dào, người dân cho chính gia đình họ ít tìm hiểu về cần cù sáng tạo. Nhận thức về pháp nhu cầu của thị trường để phát triển luật, tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày kinh tế theo hướng lớn. càng được nâng lên thông qua các - Tâm lý người nông dân rất sợ rủi chương trình tập huấn. ro, không giám vay vốn nhiều để đầu - Diện tích đất nông nghiệp lớn phù tư sản xuất kinh doanh và họ rất lúng hợp với nhiều loại cây trồng và vật túng, lo sợ khi có bệnh dịch xảy ra. nuôi. Đồi núi chủ yếu thích hợp phát Người dân có xu hướng chỉ muốn triên cây lâm nghiệp. nhanh trả nợ rồi không vay nữa, - Giao thông thuận lợi là yếu tố quan dùng vốn tự có cho an toàn nên việc trọng để mở rộng thị trường đầu tư mở rộng sản xuất chưa lớn, chưa phát triển có quy mô tương ứ x ng với tiềm năng. - Chất lượng hoạt động của tổ TK&VV ở xã còn yếu, chưa thực hiện bình xét công khai dân chủ đúng quy định. - Hình thức cho vay còn đơn điệu, chưa linh động. Đa phần cho vay trực tiếp bằng tiền mặt, kéo theo vấn đề phức tạp là các hộ sử dụng tiền vay vốn chưa đúng ụm c đích vay.
- 50 Cơ hội Thách thức - Một số chương trình đề án phát triển - Những biến động thị trường giá giá nông nghiệp nông thôn của Đảng và cả hàng hóa tăng giảm thất thường nhà nước là cơ hội để người dân tham - Giá nguyên liệu cho cho sản xuất gia phát triển kinh tế cho kinh tế hộ nông nghiệp ngày càng tăng nhưng nói riêng và đia phương nói chung. sản phẩm nông nghiệp lại không - Chương trình ụm c tiệu quốc gia về tăng hoặc tăng ít. xây dựng nông thôn mới để nâng cao - Sự xâm nhập hàng hóa, tràn lan đời sống vật chất tinh thân chi người không có sự kiểm soát là một thách dân; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội thực sự của Viêt Nam. phù hợp; cơ cấu kinh tế và các tổ - Nợ xấu cũng là một thách làm ảnh chức sản xuất hợp lý; gắn sản phát hưởng đến hiệu qủa sử dụng vốn. triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định giàu bản sắc dân tộc; quốc phòng an ninh trật tự được giữ vững. - Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) là chú trong vào phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của mỗi đại phương theo chuỗi giá trị. - Đề án phát triển 1.500 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020.
- 51 4.4. Các yếu ốt ảnh hưởng đến hiệu quả ửs dụng vốn ưu đãi cho hộ nông dân a. Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tín dụng đốivới nông hộ, những hộ sống ở vùng đồng bằng, nơi có CSHT tốt, trình độ dântrí cao, khí hậu ôn hòa, đất đai rộng, thì vốn tín dụng có điều kiện pháthuyhiệu quả và ngược lại, những nơi có CSHT khó khăn, đất ít, khí hậu khắc nghiệt thì vốn tín dụng phát hiệu quả không cao. b. Điều kiện xã hội Do tập quán canh tác ở một nơi vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, còn lạc hậu, như chăn nuôi gia súc, gia cầm thả giông, không có chuồng trại, không tiêm phòng, nên hiệu quả không cao từ đó ảnh hưởng trực tiếpđến hiệu quả tín dụng. Một phần cũng do trình độ học vấn của các chủ hộvàcác thành viên trong gia đình thấp nên sử dụng vốn kém hiệu quả dẫn đến không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. c. Điều kiện kinh tế Vốn tự có của hộ ở nông thôn hầu như không có nhiều (có sứclao động), nên vốn chủ yếu dựa vào vốn vayngân hàng cũng là một yếu tố làm giảm hiệu quả vốn vay. Cùng với việc thiếu vốn sản xuất kinh doanh, việc lồng ghép tập huấn các chương trình như: khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư hạn chế cũng góp phần làm giảm hiệuquả tín dụng của nông hộ. Điều kiện y tế giáo dục, thị trường cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệuquả tín dụng ở nông thôn. Những nơi có trạm y tế, có đội ngũ cán bộ y bácsỹđầy đủ thì nơi đó việc chăm sóc sức khỏe chongười dân được đảm bảo, người dân có sức khỏe tốt đồng nghĩa với sức lao động tốt, có điều kiện sản xuấtkinh doanh tốt, sử dụng vốn có hiệu quả. Giáo dục cũng có ý nghĩa quyết địnhđến việc sử dụng vốn có hiệu quả, nếu tỷ lệ người được học cao thì nơi đó có điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nơi đó con người có ý thứctốt
- 52 hơn, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chấp hành pháp luật nhà nướcthực hiện trả nợ cho ngân hàng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng nông hộ, nơi nào có chợ, họp chợ thường xuyên, thì nơi đó kinh tế phát triển, hàng hóa sản xuất ra dễ tiêu thụ, người dân tiếp cận khoa họckỹ thuật, có điều kiện tiếp cận được thị trường. d. Chính sách nhà nước Sự can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế là một tác nhânquan trọng đối với sự ổn định phát triển kinh tế. Sự can thiệp đúng, kịp thời sẽgiúp môi trường kinh tế được lành mạnh hóa, ngược lại sự can thiệp muộn sẽgây rối loạn thị trường. Để Nhà nước có chính sách hỗ trợ vốn chocácvùng nghèo, vùng xa, hộ nghèo kịp thời, liên tục, có chính sách hướng dẫnhộ đầu tư vào lĩnh vực nào trong từng thời kỳ, xử lý kịp thời cho nông hộ, nếu cóthị trường tiêu thụ rốt, thì dễ tiệu thụ có lợi nhuận và hiệu quả đồng vốncaovà ngược lại; nếu nhà nước có chính sách đúng kịpthời hỗ trợ nông hộ trong sản xuất và tiêu thu sản phẩm, thì góp phần làm cho việc sử dụng vốn cóhiệu quả. Nhà nước phải đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm xây dựng và nâng cấpcác con đường giao thông nông thôn, các công trình thủy lợi và chợ. Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, bao gồm cung cấp giống mới và vật tư nông nghiệp khác, tập huấn và khuyến nông để nông hộ có điều kiện cần thiết sử dụng vốncó hiệu quả. Hoạt động hỗ trợ xã hội tương đối yếu, điều này đề cập đến mạng lưới các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp là nơi mà nông dân có thể traođổi thông tin và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, tiêu thụ và cũng như tiếp cậnhệ thống tín dụng. e. Bản thân nông hộ Thiếu khả năng tiếp cận hệ thống tín dụng chính thức, hầu nhưnguồn vốn có được từ tự có hoặc vay được thì số tiền rất ít. Thiếu thông tinvềkỹ
- 53 thuật sản xuất và thị trường, hạn chế về diện tích đất và laođộng tham gia hoạt động sản xuất. Kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của nông hộ hạn chế, sản phẩm sản xuất ra chi phí cao, chất lượng và khả năng cạnh tranh kém, khó vượt các rủi do trong sản xuất và đời sống không tìm được đầumối mối tiêu thu sản phẩm. Và vốn chủ yếu là vốn vay ngân hàng, đẫn đến bị động vềvốn sản xuất. Tại một số vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu sốvẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp của nhà nước. Một số hộ vay do ý thức kém, nên sử dụng vốn sai mục đích không chấp hành việc trả nợ(gốc, lãi) cho ngân hàng đúng hạn. 4.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vốn vay đối với hộ nghèo 4.5.1. Giải pháp đối với nhà nước Chất lượng nông sản thấp, quy mô sản xuất nhỏ lẻ và tính lỏng lẻo trong liên kết làm giảm giá trị và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của ViệtNam. Tăng cường mối liên kết theo chuỗi giá trị nông sản, mở rộng quy mô sản xuất là hướng đi góp phần khắc phụcc cá nhược điểm của nông sản Việt Nam. Nhà nước cần đổi mới thể chế, nâng cao năng lực điều phối giữa các khâu và các tác nhân tham gia chuỗi nông sản hiệu quả và bền vững. Nhà nước thể hiện rõ vai trò của mình trong “4 nhà” thông qua việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển, hình thành chuỗi giá trị nông nghiệp, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, cụ thể: Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao nhằm từng bước hiện đại hóa ngành nông nghiệp, nâng cao chất lượng, tạo giá trị gia tăng cho nông sản Việt Nam. Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, Phát triển nông nghiệp bền vững, thực hiện có hiệu quả chuỗi giá trị trong
- 54 sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản là một hướng đi đúng nhằm tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường cho nông sản Việt Nam, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng tính cạnh tranh và từng bước nâng cao đời sống người nông dân. 4.5.2. Giải pháp đối với chính quyền địa phương - Tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, ngành nghề dịch vụ cho hộ nông dân; cho hộ nông dân tham quan các mô hình sử dụng vốn vay hiệu quả, hướng dẫn cách làm và áp dụng như thế nào cho phù hợp với điều kiện từng hộ gia đình. - Thường xuyên cung cấp các thông tin về thị trường, giá cả, dịch bệnh cho hộ, đặc biệt là việc khai thác thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, bằng các phương tiện thông tin đại chúng như loa phát thanh, thông báo để hộ kịp thời nắm bắt được thông tin cần thiết phục vụ cho sản xuất kinh doanh của gia đình. - Chăn nuôi tại địa phương tuy giờ đang phát triển nhưng quy mô tương đối nhỏ việc tiêm phòng dịch bệnh chưa thực sự được thực hiện tốt. Cần thực hiện tiêm phòng, chống dịch bệnh tốt bằng cách thực hiện nghiêm túc tiêm phòng dịch, khi có dịch bệnh để hạn chế mầm bệnh. 4.5.3. Giải pháp đối với các tổ chức tín dụng cho vay Trong các chương trình cho vay tín dụng hộ nghèo, hộ cận nghèo nâng thời hạn cho vay ít nhất 4 năm để các hộ đầu tư dài hạn, các hộ có thể tranhthủ thời gian vay vốn dài để lấy vốn đầu tư cả trang thiết bị cho sản xuất, tăng cơhội sử dụng vốn. Mặt khác giảm chi phí giao dịch và người dân cũng có khảnăng đầu tư liên mạch, không bị đứt quãng tăng hiệu quả sử dụng vốn vay. Chương trình tín dụng cho học sinh, sinh viên nâng mức cho vay hàng tháng lên 1,5 triệu để các gia đình có vốn chi trả cho chi phí học tập. Vớimức vay của các trường đại học, cao đẳng trung cấp tăng theo kỳ thì việc tăng mức
- 55 cho vay có ý nghĩa rất lớn đối với việc chi trả, khả năng có điều kiện họctập tốt hơn cho các học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó không nên áp dụng thời hạn trả nợ cứng nhắc như hiện tại mà nên xem xét hoàn cảnh của các hộ. Córất nhiều em sinh viên ra trường xin được việc làm tốt có khả năng trả nợsớm nhưng không muốn trả mà dùng vốn để đầu tư mục đích khác, và cũng không ít sinh viên ra trường không xin được việc gia đình khó khăn dẫn đến gánh nặng trả nợ. Vì vậy hạn trả nợ cần phải xem xét tới hoàn cảnh của họcsinh, sinh viên. 4.5.4. Giải pháp đối với hộ nông dân Để nguồn vốn vay thực sự đem lại hiệu quả thì ầđ u tiên nó phụ thuộc rất lớn vào sự cố gắng vươn lên của bản thân mỗi hộ. Nguồn vốn không phải là nguồn trợ cấp, do đó buộc bản thân mỗi hộ phải chịu khó làm ăn, tìm tòi học hỏi kinh nghiệm để nguồn vốn vay thực sự đem lại hiệu quả. - Trước khi có ýị đ nh vay vốn, mỗi hộ nên vạch ra cho mình một phương án sản xuất, mục đích ảs n xuất, cụ thể sẽ làm gì, trồng cây gì, nuôi cây gì Sau đó ầc n tính toán một cách chi tiết các chi phí cần thiết để thực hiện phương án đó, kiểm tra vốn tự có của mình là ợđư c bao nhiêu trong tổng chi phí của dự án và xácị đ nh đúng ốs vốn cần vay. Điều quan trọng là phải xác ịđ nh được nhu cầu của thị trường về sản phẩm đang định sản xuất để từ đó có ữnh ng phương hướng sản xuất thích hợp, đạt được kết quả như mong muốn. - Phải có kế hoạch sử dụng đúng ụm c đích, tiến hành sản xuất ngay khi có vốn, trên thực tế nhiều hộ nghèo khi vay được tiền không dùng ngay vào sản xuất mà đã chi tiêu cho những nhu cầu khác dẫn đến hao hụt và thiếu vốn đầu tư làm ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động sản xuất. - Trong quá trình sản xuất kinh doanh các hộ cần có sự hoạch toán thu chi rõ ràng. - Các hộ nghèo phải tranh thủ tiếp thu các ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nên sử dụng các giống vật nuôi cây trồng có chất lượng tốt.
- 56 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Việc nâng cao hiệu quả vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo là cần thiết và phải làm thường xuyên để giúp họ nâng cao và cải thiện được đờisống. Ổn định sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống nông thôn, tăng thu nhập cho dân có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển đất nước. Chính vì lẽ đó mà chủ trương phát triển nông nghiêp nông thôn là một trong những vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay nhằm từng bước cải thiện bộ mặt nông thôn Việt Nam trong quá trình thực hiện CNH - HĐH đất nước. Trong 2 năm vừa qua xã Nga My đã đạt được những thành tựu đáng kể: số lượng hộ nghèo, cận nghèo không còn nhiều cụ thể tỷ lệ hộ nghèo chỉcòn 7,22 và còn tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo đây là thành công lớn của lãnh đạo và nhân dân toàn xã. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn và hạn chế về: kỹ thuật, thị trường, và dịch bệnh điều này làm ảnh hưởng đến thu nhập của ngườidân đặc biệt là những hộ nông dân nghèo nông nghiệp lại là nguồn thu nhập chính của họ. Từ những khó khăn trên nhà nước và chính quyền địa phương cần: Thực hiện lồng ghép chương trình tín dụng NHCSXH với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới. Đây là một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nguồn vốn tín dụng NHCSXH vừa đảm bảo sự dụng có hiệu quảcác nguồn lực mà địa phuương nhận được. Hai chương trình hỗ trợ lẫn nhau, giảm áp lực về nguồn vốn cho vay và cùng thực hiện phát triển chung của địa phương. Trong công tác xóa đói giảm nghèo, hàng năm khi có kết quả ràsoát vào cuối năm UBND xã nên xây dựng các chương trình kế hoạch cụ thể, tuy