Khóa luận Nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ lúa giống của Công ty Cổ phần Giống cây trồng - Vật nuôi Thừa Thiên Huế

pdf 104 trang thiennha21 6580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ lúa giống của Công ty Cổ phần Giống cây trồng - Vật nuôi Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_tieu_thu_lua_giong_cua.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ lúa giống của Công ty Cổ phần Giống cây trồng - Vật nuôi Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ LÚA GIỐNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG – VẬT NUÔI THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2015 – 2017 Trường NGUYĐạiỄN học PHƯƠNG Kinh MAI tế Huế Huế, Tháng 12 năm 2018 1
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ LÚA GIỐNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG – VẬT NUÔI THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2015 – 2017 Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Phương Mai Th.S Trần Thị Nhật Anh Lớp: K49C- KDTM TrườngNiên khóa: 2015 Đại-2019 học Kinh tế Huế Huế, Tháng 01 năm 2019 2
  3. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Lời Cảm Ơn Sau gần ba tháng thực tập tại doanh nghiệp Công ty cổ phần Giống cây trồng - Vật nuôi Thừa Thiên Huế. Đến nay, đề tài “Công tác nâng cao hiệu quả tiêu thụ lúa giống của Công ty cổ Phần Giống cây trồng - Vật nuôi Thừa Thiên Huế” đã được hoàn thành. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến các thầy cô của Trường Đại học Kinh tế Huế, các thầy cô của Khoa Quản Trị Kinh Doanh đã truyền đạt kiến thức hay và bổ ích cho tôi. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô ThS. Trần Thị Nhật Anh, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các cô, các chú, các anh, các chị trong Công ty cổ phần Giống cây trồng - Vật nuôi Thừa Thiên Huế, đặc biệt là bác Đặng Văn Chung - Giám đốc công ty, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi học tập, nghiên cứu và làm việc để đạt được kết quả tốt nhất. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến bố, mẹ, những người thân trong gia đình và bạn bè đã luôn an ủi, động viên tôi để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận này. Trong quá trình hoàn thành khóa luận này, khó tránh khỏi sai sót, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn. Sau cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô của Trường Đại học Kinh Tế Huế thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả của mình là truyền đạt kiến thức cho các thế hệ mai sau. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Trường Đại học KinhSinh tế viên Huế thực hiện Nguyễn Phương Mai 3 SVTH: Nguyễn Thị Loan 2
  4. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2.Mục tiêu nghiên cứu 2 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4.Phương pháp nghiên cứu 3 5.Tóm tắt cấu trúc đề tài nghiên cứu 4 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6 1.1. Cơ sở lý luận 6 1.1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm 6 1.1.2. Thực chất tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất 6 1.1.3.Vai trò của tiêu thụ sản phẩm 7 1.1.4.Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm 8 1.1.4.1.Hoạt động nghiên cứu thị trường tiêu thụ 8 1.1.4.2.Xây dựng chiến lược và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 10 1.1.4.3.Xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm 15 1.1.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm 23 1.1.5.1.Nhân tố ngoài doanh nghiệp 23 1.1.5.2.Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 26 1.1.6. Đặc trưng và hệ thống tiêu thụ sản phẩm nông sản 30 1.1.6.1. Đặc trưng sản phẩm nông sản 30 1.1.6.2. TrườngHệ thống tiêu thụ sảĐạin phẩm nông học sản Kinh tế Huế 30 1.1.7. Hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả của công tác tiêu thụ 32 1.1.7.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm 32 1.1.7.2. Chỉ tiêu đánh giá về chi phí hoạt động tiêu thụ sản phẩm 32 1.1.7.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm 33 1.2.Cơ sở thực tiễn 34 i
  5. 1.2.1.Thị trường trong nước 34 1.2.2.Thị trường ở Thừa Thiên Huế 35 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM LÚA GIỐNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG – VẬT NUÔI THỪA THIÊN HUẾ 36 2.1. Khái quát về Công ty cổ phần Giống cây trồng – Vật nuôi Thừa Thiên Huế 36 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 36 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty 37 2.1.3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động của công ty 38 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý 38 2.1.3.2. Nhiệm vụ của các bộ phận 39 2.1.3.3. Tình hình lao động của công ty 41 2.1.3.4.Nguồn lực kinh doanh của công ty giai đoạn 2015 - 2017 43 2.1.3.5.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ( 2015 – 2017) 46 2.2. Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm lúa giống của công ty 48 2.2.1. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm lúa giống 48 2.2.2.Tình hình doanh thu tiêu thụ lúa giống của công ty qua các thị trường giai đoạn 2015-2017 51 2.2.3. Tình hình sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty qua các kênh phân phối 54 2.2.4. Doanh thu tiêu thụ theo kênh phân phối giai đoạn 2015-2017 55 2.2.5. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tiêu thụ lúa giống 57 2.3. Đánh giá của khách hàng về các chính sách hỗ trợ công tác tiêu thụ sản phẩm lúa giống 58 2.3.1. ĐTrườngặc điểm mẫu điều traĐại học Kinh tế Huế 58 2.3.2. Đánh giá của khách hàng về các chính sách hỗ trợ công tác tiêu thụ sản phẩm 60 2.3.2.1. Chính sách sản phẩm 60 2.3.2.2. Chính sách giá cả 65 2.3.2.3. Chính sách phân phối 67 ii
  6. CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 70 3.1. Nhận xét chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 70 3.1.1. Những kết quả đạt được 70 3.1.2. Những hạn chế còn tồn tại 70 3.1.2.1. Nguyên nhân khách quan 71 3.1.2.2. Nguyên nhân chủ quan 71 3.2. Định hướng phát triển của CTCP Giống cây trồng – Vật nuôi Thừa Thiên Huế 71 3.3. Phân tích SWOT 72 3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm lúa giống của công ty . 74 3.4.1. Hoàn thiện các chính sách 74 3.4.2. Nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ 80 3.4.3. Đổi mới và hoàn thiện công tác bán hàng. 80 3.4.4. Hạ thấp chi phí nhằm hạ giá bán sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của công ty trên thị trường 81 3.4.5. Vấn đề hoàn thiện đội ngũ cán bộ 82 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83 1. Kết luận 83 2. Kiến nghị 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC Trường Đại học Kinh tế Huế iii
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU CTCP Công ty cổ phần CBCNV Cán bộ công nhân viên UBND Ủy ban nhân dân HĐQT Hội đồng quản trị PGĐ Phó giám đốc QĐ Quyết định GDP Tổng sản phẩm quốc nội VCSH Vốn chủ sở hữu KH Kế hoạch TH Thực hiện TTSP Tiêu thụ sản phẩm Trường Đại học Kinh tế Huế iv
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Tình hình lao động của công ty (2015-2017) 42 Bảng 2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty (2015- 2017) 44 Bảng 3: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (2015-2017) 46 Bảng 4. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm lúa giống (2015-2017) 49 Bảng 5: Tình hình doanh thu tiêu thụ lúa giống của công ty qua các thị trường (2015-2017) 52 Bảng 6: Sản lượng tiêu thụ lúa giống của công ty qua các kênh phân phối (2015- 2017) 55 Bảng 7: Doanh thu tiêu thụ lúa giống theo kênh phân phối (2015-2017) 56 Bảng 8: Kết quả và hiệu quả tiêu thụ lúa giống của công ty (2015-2017) 57 Bảng 9: Thống kê mức độ đồng ý của khách hàng về chính sách sản phẩm của công ty 62 Bảng 10: Kết quả kiểm định giá trị trung bình đánh giá của khách hàng về mức độ đồng ý của các yếu tố trong chính sách sản phẩm lúa giống của công ty 64 Bảng 11: Thống kê mức độ đồng ý của khách hàng về chính sách giá của công ty 65 Bảng 12: Kết quả kiểm định giá trị trung bình đánh giá của khách hàng về mức độ đồng ý của các yếu tố trong chính sách giá của công ty 66 Bảng 13: Thống kê mức độ đồng ý của khách hàng về chính sách phân phối của công tyTrường Đại học Kinh tế Huế 67 Bảng 14: Kết quả kiểm định giá trị trung bình đánh giá của khách hàng về mức độ đồng ý của các yếu tố trong chính sách phân phối của công ty 68 Bảng 15: Phân tích ma trận SWOT 73 v
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Địa điểm mua lúa giống của khách hàng 58 Biểu đồ 2: Cách thức tiếp cận thông tin của khách hàng 59 Biểu đồ 3: Thời gian khách hàng sử dụng lúa giống của công ty 60 Trường Đại học Kinh tế Huế vi
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy quản lí của Công ty Cổ phần Giống 39 Cây Trồng – Vật Nuôi Thừa Thiên Huế 39 Sơ đồ 2: Hệ thống kênh tiêu thụ lúa giống của CTCP Giống cây trồng – Vật nuôi Thừa Thiên Huế 54 Trường Đại học Kinh tế Huế vii
  11. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Ở những nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên ở những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống cho con người những sản phẩm cần thiết đó là lương thực, thực phẩm. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Trên thế giới có tới 60-70% người dân sống bằng lúa gạo, cho thấy tầm quan trọng của nông nghiệp. Việt Nam là một đất nước có nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, có gần 70% dân số sống ở nông thôn và 80% cư dân tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Lúa gạo Việt Nam muốn đứng vững trên trường quốc tế đòi hỏi phải nỗ lực để có những sản phẩm chất lượng tốt, giá phù hợp, an toàn vệ sinh thì việc lựa chọn giống là một bước thực hiện hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Giống được coi như là một trong những trợ thủ đắc lực nhất giúp nông dân tăng nhanh hơn hàm lượng chất xám trong nông sản. Nhân dân ta có câu “Tốt giống, tốt má, tốt mạ, tốt lúa” như vậy, giống luôn được xem là một trong bốn yếu tố quan trọng đem lại thành công trong sản xuất nông nghiệp. Giống tốt thì năng suất mới cao, chất lượng mới tốt và sản phẩm mới được ưa chuộng Trườngtrên thị trường. Đại học Kinh tế Huế Công ty cổ phần Giống cây trồng - Vật nuôi Thừa Thiên Huế là một doanh nghiệp cổ phần chuyên sản xuất kinh doanh các loại giống cây trồng phục vụ sản xuất nông nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đối với doanh nghiệp thì việc đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm không những đem lại hiệu quả cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp mà còn góp phần to lớn trong sự phát triển của xã hội, của nền kinh tế nói chung. Công tác nâng SVTH: Nguyễn Phương Mai 1
  12. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề cốt lõi mà bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế nào đều quan tâm. Vì đó là một điều kiện cần để doanh nghiệp có thể tồn tại trên nền kinh tế thị trường. Để làm được điều đó, đòi hỏi bản thân mỗi doanh nghiệp phải nắm bắt được thực trạng, đánh giá được hiệu quả việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp để từ đó có những tác động tích cực để nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, là một doanh nghiệp cổ phần, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả và đưa ra các chính sách, biện pháp đúng đắn để đứng vững trên thị trường trong nước và tiềm năng vươn ra khu vực. Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp, để quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục thì các doanh nghiệp phải tiêu thụ được sản phẩm của mình đã sản xuất ra. Nhận thức được vai trò của công tác tiêu thụ, dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm đánh giá tình hình và góp phần đưa ra những biện pháp để hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Thừa Thiên Huế của doanh nghiệp, tôi đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ lúa giống của Công ty Cổ phần Giống cây trồng - Vật nuôi Thừa Thiên Huế ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2.Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm lúa giống của CTCP Giống cây trồng – Vật nuôi Thừa Thiên Huế trong thời gian qua, từ đó đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác nâng cao tiêu thụ sản phẩm lúa giống của CTCP Giống cây trồng – Vật nuôi Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.  Mục tiêu cụ thể - HTrườngệ thống hóa lý lu ận,Đại thực tiễnhọcvề ho ạtKinh động tiêu thtếụ sản Huế phẩm của doanh nghiệp thương mại. - Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm lúa giống của CTCP Giống cây trồng – Vật nuôi Thừa Thiên Huế. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm lúa giống của CTCP Giống cây trồng – Vật nuôi Thừa Thiên Huế. SVTH: Nguyễn Phương Mai 2
  13. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: - Hoạt động tiêu thụ sản phẩm lúa giống của CTCP Giống cây trồng – Vật nuôi Thừa Thiên Huế.  Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: CTCP Giống cây trồng - Vật nuôi Thừa Thiên Huế. Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm lúa giống của CTCP Giống cây trồng – Vật nuôi Thừa Thiên Huế. Ý kiến đánh giá của khách hàng là các hộ nông dân ở địa bàn Thừa Thiên Huế. - Phạm vi thời gian: Dữ liệu thứ cấp: Từ năm 2015 đến năm 2017. Dữ liệu sơ cấp: Thu thập từ ngày 2/11/2018 đến 10/11/2018. 4.Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp chọn mẫu Tiến hành điều tra thông qua việc sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để tiến hành khảo sát. Đây là phương pháp lấy mẫu mà theo đó các thành viên mẫu được chọn một cách ngẫu nhiên. Bảng hỏi được phát cho những khách hàng là các hộ nông dân sử dụng sản phẩm lúa giống của CTCP Giống cây trồng - Vật nuôi Thừa Thiên Huế.  Xác định kích thước mẫu Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, cỡ mẫu dùng trong phân tích nhân tố bằng ít nhất 4 đến 5 lần số biến quan sát để kết quả điều tra là có ý nghĩa. Mô hình đo lường gồm 13 biến quan sát, theo tỷ lệ 1:5, tác giả có kích thước mẫu là: N = 13 x 5 =Trường 65 mẫu. Để đảm bảo Đại độ tin cậyhọc nên tác Kinhgiả chọn kích tếcỡ mẫu Huế là 100 mẫu.  Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thứ cấp: Thu thập từ các bản thảo tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, sổ chi tiết bán hàng, bảng cân đối kế toán của công ty; các báo, tạp chí có liên quan. Số liệu sơ cấp: Thu thập bằng điều tra bảng hỏi Mục đích: Thu thập ý kiến phản hồi từ phía khách hàng là các hộ nông dân về SVTH: Nguyễn Phương Mai 3
  14. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh các chính sách tiêu thụ của công ty, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ. Số liệu thu về được xử lý thông qua phần mềm SPSS 20. Sau khi thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn khách hàng bằng bảng hỏi, tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu thông qua các bước: Bước 1: Tiến hành mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu. Bước 2: Dữ liệu đã mã hóa được xử lý với kỹ thuật Frequency của SPSS để tìm ra các đặc điểm của mẫu nghiên cứu( các thông tin cá nhân tham gia khảo sát như giới tính, độ tuổi, trình độ văn hóa, .). Bước 3: Phân tích, đánh giá giá trị trung bình từng nhóm yếu tố. Sử dụng kiểm định One Sample T – Test để kiểm định giá trị trung bình của biến độc lập so với tổng thể. Giả thiết kiểm định: H0: µ = giá trị kiểm định. H1: µ ≠ giá trị kiểm định. Với α = 0,05 là mức ý nghĩa của kiểm định. Nếu Sig. 0,05: Với độ tin cậy 95% chưa có đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0. 5.Tóm tắt cấu trúc đề tài nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm lúa giống của CTCP Giống cây trồng – Vật nuôi Thừa Thiên Huế, bao gồm 3 phần chính như sau: PHTrườngẦN 1: ĐẶT VẤN ĐĐạiỀ học Kinh tế Huế Trình bày lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu này được chia thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Khái niệm, vai trò, nội dung của tiêu thụ sản phẩm. SVTH: Nguyễn Phương Mai 4
  15. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh - Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm. - Thực tiễn thị trường lúa giống hiện nay ở Việt Nam. Chương 2: Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm lúa giống tại Công ty cổ phần Giống cây trồng – Vật nuôi Thừa Thiên Huế. - Khái quát về CTCP Giống cây trồng – Vật nuôi Thừa Thiên Huế: Nêu rõ quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của công ty. - Các đặc điểm của CTCP Giống cây trồng – Vật nuôi Thừa Thiên Huế: Các đặc điểm về nguồn nhân lực, sản phẩm, thị trường tiêu thụ, nguồn vốn và tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty; Những kết quả đạt được và kết quả sản xuất kinh doanh trong ba năm (2015-2017). - Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm lúa giống của công ty. Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm lúa giống của CTCP Giống cây trồng- Vật nuôi Thừa Thiên Huế Từ kết quả nghiên cứu đưa ra một số giải pháp để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của CTCP Giống cây trồng – Vật nuôi Thừa Thiên Huế. PHẦN 3: KẾT LUẬN Đưa ra kết luận và đề xuất kiến nghị đối với Chính quyền địa phương và công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Phương Mai 5
  16. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất, việc mua và bán được thực hiện. Giữa sản xuất và tiêu dùng, nó quyết định bản chất của hoạt động lưu thông và thương mại đầu vào, thương mại đầu ra của doanh nghiệp. Việc chuẩn bị hàng hóa sản xuất trong lưu thông. Các nghiệp vụ sản xuất ở các khâu bao gồm: phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, chuẩn bị các lô hàng để bán và vận chuyển theo yêu cầu khách hàng. Để thực hiện các quy trình liên quan đến giao nhận và sản xuất sản phẩm hàng hóa đòi hỏi phải tổ chức hợp đồng ký kết lao động trực tiếp ở các kho hàng và tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu về mặt hàng về chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về tổ chức kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường. Nó bao gồm các hoạt động: Tạo nguồn, chuẩn bị hàng hóa, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng cho đến các dịch vụ sau bán hàng. (Nguồn: Marketing căn bản, Trần Minh Đạo, Nhà xuất bản Giáo dục 2002) 1.1.2. Thực chất tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đưTrườngợc hiểu là một quá Đại trình gồ mhọc nhiều công Kinh việc khác nhautế từHuếviệc tìm hiểu nhu cầu, tìm nguồn hàng, chuẩn bị hàng, tổ chức bán hàng, xúc tiến bán hàng cho đến các phục vụ sau bán hàng như: chuyên chở, lắp đặt, bảo hành Tóm lại: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm 2 quá trình có liên quan: Một là: Các nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất, chuẩn bị, tiếp nhận, phân loại bao gói, SVTH: Nguyễn Phương Mai 6
  17. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh lên nhãn mác, xếp hàng vào kho, chuẩn bị đóng bộ, vận chuyển theo yêu cầu khách hàng. Hai là: Các nghiệp vụ kinh tế, tổ chức và kế hoạch hóa tiêu thụ sản phẩm nghiên cứu thị trường, tổ chức bán hàng, đào tạo bồi dưỡng và quản trị lực lượng bán hàng. 1.1.3.Vai trò của tiêu thụ sản phẩm Thị trường sản phẩm là một khâu vô cùng quan trọng đối với bất cứ một doanh nghiệp sản xuất hay một doanh nghiệp thương mại nào. Có thể nói sự tồn tại của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào công tác tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm chi phối các khâu nghiệp vụ khác. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải được diễn ra liên tục và nhịp nhàng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được đánh giá bởi nhiều nhân tố, trong đó có tốc độ quay vòng vốn mà tốc độ quay vòng của vốn lại phụ thuộc rất lớn vào tốc độ tiêu thụ của sản phẩm do đó nếu như tiêu thụ sản phẩm tốt thì làm cho số ngày trong một vòng quay của vốn giảm đi. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò thực hiện giá trị sản phẩm khi sản xuất, doanh nghiệp phải bỏ vốn đầu tư vào nguyên vật liệu, máy móc trang thiết bị, nhiên liệu để sản xuất ra sản phẩm. Như vậy là vốn tiền tệ của doanh nghiệp được tồn tại dưới dạng hàng hóa. Khi sản phẩm được tiêu thụ, doanh nghiệp được thu hồi vốn đầu tư để tái sản xuất cho chu kỳ sau và có thể mở rộng sản xuất nhờ phần lợi nhuận thu được từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Thông qua vai trò lưu thông luân chuyển hàng hóa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ta thấy được những yếu điểm để khắc phục, nâng cao, hoàn thiện quá trình sản xuất, tạo hiệu quả cao trong sản xuất. Nếu cải thiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, nghĩa là giảm chi phí khâu tiêu thụ đồng nghĩa với góp phần giảm chi phí của toàn bộ sản phẩTrườngm, nhờ đó sẽ tăng đưĐạiợc lợi nhu họcận cho doanhKinh nghiệp. tếViệc tHuếổ chức hợp lý hóa khoa học quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm tới mức tốt nhất các loại chi phí, góp phần làm giảm giá thành tới tay người tiêu dùng, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Tiêu thụ sản phẩm góp phần củng cố vị trí, thế lực doanh nghiệp, nâng cao uy tín của doanh nghiệp với khách hàng thông qua sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, phương thức giao dịch mua bán thuận tiện, dịch vụ bán hàng tốt Thực hiện tốt SVTH: Nguyễn Phương Mai 7
  18. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh các khâu của quá trình tiêu thụ giúp cho các doanh nghiệp có thể tiêu thụ được khối lượng sản phẩm lớn và lôi cuốn thêm khách hàng, không ngừng mở rộng thị trường. Công tác tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường không đơn thuần là việc đem sản phẩm bán ra thị trường mà là trước khi sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận thì cần phải có sự nỗ lực cả về mặt trí tuệ lẫn sức lao động của người cán bộ và công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm từ việc điều tra nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, trang thiết bị máy móc hiện đại, dây chuyền công nghệ tiên tiến đáp ứng được năng xuất và chất lượng sản phẩm, đào tạo người công nhân có tay nghề cao rồi đến việc quảng cáo chào hàng, giới thiệu sản phẩm, vận chuyển, tổ chức kênh phân phối, tổ chức đội ngũ nhân viên phục vụ khách hàng tận tình, có trình độ hiểu biết cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, là thước đo đánh giá độ tin cậy của người tiêu dùng đối với người sản xuất. Qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm, người tiêu dùng và người sản xuất gần gũi nhau hơn, tìm ra được cách đi đáp ứng nhu cầu tốt hơn và người sản xuất có lợi nhuận cao hơn. Tóm lại: Tiêu thụ sản phẩm có một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm thì sẽ tạo uy tín cho doanh nghiệp, tạo cơ sở vững chắc để củng cố, mở rộng và phát triển thị trường cả trong nước và ngoài nước. Nó tạo ra sự cân đối giữa cung và cầu trên thị trường trong nước, hạn chế hàng nhập khẩu, nâng cao uy tín hàng nội địa. 1.1.4.Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm 1.1.4.1.Hoạt động nghiên cứu thị trường tiêu thụ Thị trường là nơi mà người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giáTrường cả và lượng hàng muaĐại bán. Nhưhọc vậy thị Kinh trường là tổng tế thể Huếcác quan hệ về lưu thông tiền tệ, các giao dịch mua bán và dịch vụ. Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập, phân tích thông tin về thị trường, sản phẩm hoặc dịch vụ được chào bán trên thị trường đó. Nghiên cứu thị trường có thể thiết kế để nghiên cứu về chân dung khách hàng, tiềm năng sản phẩm mới và thị trường mới và chuyển động ngành hàng nói chung. Để thành công trên thương trường đòi hỏi bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng SVTH: Nguyễn Phương Mai 8
  19. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh phải thực hiện công tác nghiên cứu, thăm dò và thâm nhập thị trường nhằm mục tiêu nhận biết và đánh giá khái quát khả năng thâm nhập vào thị trường của doanh nghiệp mình để từ đó đưa ra định hướng cụ thể để thâm nhập thị trường, chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng. Việc nghiên cứu thị trường tạo điều kiện cho các sản phẩm của doanh nghiệp xâm nhập và thích ứng với thị trường và làm tăng sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường đó. Quá trình nghiên cứu thị trường được thực hiện qua 3 bước: - Thu thập thông tin - Xử lý thông tin - Ra quyết định  Thu thập thông tin Thu thập thông tin khái quát về quy mô thị trường chủ yếu thông qua các tài liệu thống kê về thị trường và bán hàng giữa các không gian thị trường như: Doanh số bán hàng của ngành và nhóm hàng theo 2 chỉ tiêu hiện vật và giá trị; Số lượng người mua, người bán trên thị trường; Mức độ thỏa mãn nhu cầu thị trường so với tổng dung lượng thị trường. Thông thường, trong quá trình thu thập thông tin, doanh nghiệp cần chú ý tới một số nguồn thông tin chủ yếu sau: - Sản phẩm hàng hóa gì đang được tiêu thụ nhiều nhất ở thị trường nào? Nguyên nhân chính của việc thị trường đó là gì? - Thời vụ sản xuất và cách thức sản xuất? - Tập quán tiêu dùng những sản phẩm đó? - Hàng hóa sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh đang ở trong giai đoạn nào của chuTrường kỳ sống? Đại học Kinh tế Huế Thông tin phân làm 2 loại: - Thông tin thứ cấp: là thông tin đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những thông tin này phục vụ cho quá trình xác định trạng thái. - Thông tin sơ cấp: là những thông tin do doanh nghiệp tổ chức tìm kiếm theo chương trình tổ chức mục tiêu đã được vạch ra nhằm vào mục đích cụ thể nào đó. Thông tin sơ cấp được thu thập bằng các phương pháp như: SVTH: Nguyễn Phương Mai 9
  20. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh Điều tra chọn mẫu Đặt câu hỏi Quan sát  Xử lý thông tin Trong quá trình nghiên cứu thị trường để nắm bắt được các thông tin là điều rất quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy, ngay từ khi nhận được các thông tin, người nghiên cứu phải tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá thu thập thông tin thị trường từng bước. Nội dung của xử lý thông tin là: - Xác định thái độ của người tiêu dùng dịch vụ hàng hóa sản phẩm của doanh nghiệp như thế nào? - Lựa chọn thị trường trọng điểm của doanh nghiệp để xây dựng phương án kinh doanh. Một phương án tối ưu được đánh giá bằng tính hiệu quả của phương án.  Ra quyết định Doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định lựa chọn các phương án kinh doanh của mình trong thời gian tới và các biện pháp hữu hiệu trong quá trình kinh doanh, nhất là công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chẳng hạn như: - Việc ra quyết định giá bán tại các thị trường khác nhau sao cho phù hợp. - Quyết định về việc mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. - Quyết định về mức dự trữ hàng hóa cần thiết cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Những loại thị trường nào có triển vọng nhất đối với doanh nghiệp? - NhTrườngững loại sản phẩm Đại nào có kh họcả năng ti êuKinh thụ với khối tế lượng Huế lớn nhất phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp. - Giá cả bình quân trên thị trường đối với từng loại hàng hóa trong từng thời kỳ, những nhu cầu chủ yếu của thị trường đối với các loại hàng hóa có khả năng tiêu thụ như mẫu mã, bao gói, chất lượng, phương thức vận chuyển và thanh toán. - Dự kiến về mạng lưới tiêu thụ và phương thức phân phối sản phẩm. 1.1.4.2.Xây dựng chiến lược và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm SVTH: Nguyễn Phương Mai 10
  21. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh  Chiến lược tiêu thụ sản phẩm - Khái niệm Trong nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế độc lập và phải tự mình giải quyết ba vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế. Lợi nhuận là mục tiêu sống còn của doanh nghiệp. Muốn có lợi nhuận doanh nghiệp phải tiêu thụ được hàng hóa. Để tồn tại và phát triển lâu dài thì mỗi doanh nghiệp cần xác định được chiến lược tiêu thụ sản phẩm. Chiến lược tiêu thụ sản phẩm là định hướng hoạt động có mục tiêu của doanh nghiệp và hệ thống các giải pháp, biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu đề ra trong tiêu thụ. Mục tiêu của chiến lược tiêu thụ thường bao gồm: Mặt hàng tiêu thụ, tăng doanh số, tối đa hóa lợi nhuận, mở rộng thị trường nâng cao uy tín doanh nghiệp. - Nội dung của chiến lược tiêu thụ sản phẩm Chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thực chất là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Chiến lược tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp được xây dựng dựa trên những căn cứ khác nhau, với những mục đích khác nhau nhưng đều có hai phần, đó là: Chiến lược tổng quát và chiến lược bộ phận. Chiến lược tổng quát: Có nhiệm vụ xác định các bước đi và hướng đi cùng với những mục tiêu cần đạt tới. Nội dung của chiến lược tổng quát thường được thể hiện bằng những mục tiêu cụ thể như: phương hướng sản xuất, loại sản phẩm, dịch vụ lựa chọn, thị trường tiêu thụ; nhịp độ tăng trưởng và các mục tiêu về tài chính Tuy nhiên vấn đề quan trọng là phải xác định được mục tiêu then chốt cho từng thời kỳ. Chiến lược bộ phận: Bao gồm một loạt các chiến lược sau Chiến lược sản phẩm: Là phương thức kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở bảo đảm thoảTrường mãn nhu cầu của Đại thị trường học và thị hiếu Kinh của khách tếhàng Huếtrong từng thời kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược sản phẩm là xương sống của chiến lược tiêu thụ sản phẩm. Trình độ sản xuất càng cao, cạnh tranh càng gay gắt thì vai trò của chiến lược sản phẩm càng trở nên quan trọng. Chiến lược sản phẩm không chỉ bảo đảm cho sản xuất kinh doanh đúng hướng mà còn gắn bó chặt chẽ giữa các khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu của chiến lược tiêu thụ sản phẩm. Nội dung của chiến lược sản phẩm là nhằm trả SVTH: Nguyễn Phương Mai 11
  22. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh lời câu hỏi: doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gì, bao nhiêu và cho ai? Cụ thể bao gồm: Xác định kích thước của tập hợp sản phẩm trong chiến lược: Kích thước của tập hợp sản phẩm là số loại sản phẩm cùng với số lượng chủng loại mỗi loại và số mẫu mã của mỗi chủng loại doanh nghiệp chuẩn bị đưa ra thị trường. Kích thước của tập hợp sản phẩm gồm ba số đo, chiều dài biểu hiện số loại sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ cung cấp ra thị trường, tức là phản ánh mức độ đa dạng hóa sản phẩm của doanh nghiệp, doanh nghiệp cố thể theo đuổi chính sách chuyên môn hóa, tổng hợp hoặc đa dạng hóa sản phẩm tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và mục tiêu của doanh nghiệp; Chiều rộng của tập hợp biểu hiện số lượng các chủng loại của mỗi loại sản phẩm; Cuối cùng, trong mỗi chủng loại được lựa chọn cần chỉ ra những mẫu mã nào sẽ đưa vào sản xuất kinh doanh để bán ra thị trường, số lượng mẫu mã của mỗi loại chính là chiều sâu của tập hợp sản phẩm. Nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới: Phát triển sản phẩm mới ngày càng trở thành yêu cầu tất yếu khách quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Yêu cầu phải nghiên cứu sản phẩm mới xuất phát từ sự phát triển của khoa học kỹ thuật và cạnh tranh trên thị trường có xu hướng ngả sang cạnh tranh về chất lượng và dịch vụ, đòi hỏi doanh nghiệp phải cải tiến, hoàn thiện các sản phẩm mới hiện có thì mới dành được lược thế trong cạnh tranh. Mặt khác mỗi sản phẩm đều có chu kỳ sống nhất định khi sản phẩm cũ đã bước sang giai đoạn suy thoái thì doanh nghiệp phải có sản phẩm mới để thay thế nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Chiến lược giá cả Mặc dù trên thị trường hiện nay, cạnh tranh bằng giá cả đã nhường vị trí hàng đầu choTrường cạnh tranh bằng chất Đại lượng vhọcà dịch vụ Kinhnhưng giá cả tếvẫn cóHuế vai trò nhất định. Do vậy doanh nghiệp cần phải xác định được một chiến lược giá phù hợp cho từng loại sản phẩm và từng thời kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Chiến lược giá có mối quan hệ mật thiết với chiến lược sản phẩm. Chiến lược sản phẩm dù rất quan trọng nhưng nếu không được hỗ trợ bởi chiến lược giá cả thì sẽ thu được ít hiệu quả. Xác định một chiến lược giá cả đúng đắn sẽ đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp, từ đó bảo đảm các mục tiêu khác. SVTH: Nguyễn Phương Mai 12
  23. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh Chiến lược phân phối Chiến lược phân phối sản phẩm là phương hướng thể hiện cách thức doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng của mình trên thị trường mục tiêu. Chiến lược phân phối có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Mỗi chiến lược kinh doanh hợp lý sẽ làm cho quá trình kinh doanh an toàn, tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh, giảm được sự cạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng hoá nhanh chóng . Chiến lược phân phối có mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược sản phẩm và chiến lược giá cả, chiến lược phân phối chịu ảnh hưởng của chiến lược giá cả, nhưng đồng thời nó cũng tác động quay trở lại đối với việc xây dựng và triển khai hai chiến lược này. Chiến lược phân phối bao gồm những nội dung sau Xác định mục tiêu của chiến lược phân phối: Chiến lược phân phối có nhiều mục tiêu khác nhau nhưng có bốn mục tiêu chính là: bảo đảm phân phối nhanh chóng; tiêu thụ được khối lượng lớn sản phẩm dịch vụ; bảo đảm chất lượng hàng hóa; chi phí thấp. Tuỳ theo mục tiêu tổng quát trong chiến lược tiêu thụ và các mục tiêu của các chiến sản phẩm và giá, mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn một hoặc một số mục tiêu chủ yếu là cơ sở cho xây dựng chiến lược phân phối. Lựa chọn căn cứ xây dựng chiến lược phân phối: Căn cứ vào đặc điểm hàng hóa, có thể chia làm ba nhóm: những hàng hoá khó bảo quản, dễ hư hỏng đòi hỏi phải tiếp cận thị trường trực tiếp; những hàng hóa đơn chiếc, hàng hóa có kỹ thuật đặc biệt cần phải bán trực tiếp; những hàng hóa muốn bán với khối lượng lớn phải qua các khâu trung gian. Căn cứ vào đặc điểm khách hàng: Khách hàng đông hay lẻ tẻ, tập trung hay phân tán, mứcTrường độ ổn định trong tiĐạiêu dùng, đhọcặc điểm tậpKinh quán tiêu dùng tế Huế Xác định kênh phân phối Nội dung cuối cùng của chiến lược phân phối là phải chọn một kênh phân phối phù hợp với đặc điểm của sản phẩm và đặc điểm khách hàng, nhờ đó mà doanh nghiệp đạt mục tiêu của chiến lược phân phối. Ngoài nội dung xác định và lựa chọn kệnh phân phối, trong chiến lược còn phải xác định một số vấn đề khác liên quan đến phân phối như người trung gian, số mạng SVTH: Nguyễn Phương Mai 13
  24. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh phân phối và loại phương tiện vận chuyển.  Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là cơ sở quan trọng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách nhịp nhàng theo tiến độ của kế hoạch đã định. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải được lập dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường nhằm đảm bảo được sát nhất khối lượng sản phẩm sẽ sản xuất, nhờ đó mà doanh nghiệp có thể đảm bảo kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Thực chất của kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là việc dự đoán trước số sản phẩm sẽ được tiêu thụ trong kỳ kế hoạch, đơn giá sản phẩm sẽ được tiêu thụ trong kỳ kế hoạch, đơn giá sản phẩm kế hoạch, doanh thu tiêu thụ sẽ đạt được trong kỳ kế hoạch để các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh hoạt động nhịp nhàng và ăn khớp. Bất cứ doanh nghiệp nào muốn cho quá trình tiêu thụ sản phẩm dễ dàng thuận lợi đều nhất thiết phải lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chính xác cụ thể, bởi có như vậy doanh nghiệp mới bám sát được thị trường từ đó sẽ nắm bắt kịp thời những biến động trên thị trường để có thể chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả. Nếu công tác tiêu thụ sản phẩm không được kế hoạch hoá chặt chẽ thì quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ bị động, tiêu thụ không phù hợp với sản xuất cũng không phù hợp với cầu, do vậy hiệu quả mang lại sẽ thấp. Không những thế, thiếu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hoặc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm không chính xác còn ảnh hưởng đến hàng loạt các kế hoạch tổ chức khác của doanh nghiệp như: kế hoạch vật tư, lao động, lợi nhuận khiến cho sản xuất diễn biến bất thường, mất cân đối, xa rời thực tế. Như vậy, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là điều cần thiết cho mỗi doanh nghiệp sản xuất trước khi bước vào quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, lập kế hoạch như thế nào Trườngđể đem lại hiệu quả Đại cao còn tuhọcỳ thuộc tìnhKinh hình cụ thể tế của Huếmỗi doanh nghiệp. Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để xây dựng kế hoạch hậu cần vật tư, nhằm đáp ứng đủ nguyên vật liệu cho việc sản xuất đủ số lượng sản phẩm đã đề ra, nhờ đó mà tiết kiêm được chi phí và tránh lãng phí vật tư. Ngoài ra kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cũng là cơ sở nhằm điều chỉnh các bộ phận khác của kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính nhằm thực hiện đúng mục tiêu đề ra trong quá trình kinh doanh. SVTH: Nguyễn Phương Mai 14
  25. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh 1.1.4.3.Xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm  Lựa chọn địa điểm Lựa chọn địa điểm liên quan đến nội dung xác định thị trường của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn địa lý và khách hàng đồng thời cụ thể hoá các yếu tố này trong chiến lược tiêu thụ sản phẩm. - Lựa chọn địa điểm theo yếu tố địa lý: Lựa chọn địa điểm theo yếu tố địa lý thực chất là xác định thị trường thích hợp của doanh nghiệp theo tiêu thức địa lý và phân chia thị trường thích hợp tương ứng với khu vực kiểm soát của các đơn vị thành viên của doanh nghiệp. Giới hạn tổng quát: Xác định cho toàn doanh nghiệp. Tuỳ theo quy mô và năng lực của từng doanh nghiệp, tuỳ theo nhu cầu thị trường khác nhau mà độ rộng của thị trường theo tiêu thức địa lý khác nhau. Nếu độ rộng quá hẹp so với khả năng của doanh nghiệp sẽ gây lãng phí, bỏ lỡ cơ hội tiêu thụ sản phẩm. Giới hạn khu vực: Xác định cho đơn vị thành viên và được hiểu là các phân đoạn của thị trường tổng quát. Độ lớn của giới hạn khu vực là không đồng nhất tuy thuộc vào đặc điểm kinh doanh. Mỗi khu vực giới hạn thường tương đương độc lập với nhau và được giao cho các đơn vị thành viên của doanh nghiệp kiểm soát. Giới hạn điểm: Xác định cho điểm bán hàng. Một khu vực giới hạn thị trường đã xác định của doanh nghiệp có thể và thường là rất rộng lớn. Nếu cả khu vực thị trường chỉ có một đầu mối tiếp xúc với khách hàng thì khoảng cách từ nguồn hàng đến nơi họ cần hàng có thể là rất lớn. Do đó hạn chế khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp. Để gần hơn, phục vụ khách hàng tốt hơn cần xác định các điểm bán hàng hợp lý. Trong mTrườngột khu vực có thể Đạiđặt nhiều họcđiểm bán Kinhhàng. Mỗi điểm tế bán Huế hàng cần có một kích thước xác định và được xác định bằng khoảng cách giữa điểm bán hàng với khách hàng ở xa nhất. - Lựa chọn địa điểm theo yếu tố khách hàng: Khách hàng với nhu cầu mua sắm của họ là nguồn hấp dẫn chủ yếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong một khu vực thị trường, đặc điểm của khách hàng là khác nhau. Sự khác biệt này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bán hàng và cách thức vận chuyển, cách thức bán hàng. Các nhóm khách SVTH: Nguyễn Phương Mai 15
  26. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh hàng với tư cách là “điểm đến” của sản phẩm và đặc điểm của nhóm khách hàng mà doanh nghiệp muốn bán sản phẩm cho họ sẽ quyết định nhiều vấn đề cần giải quyết trong quá trình xây dựng chiến lược phân phối. Danh mục khách hàng và kênh phân phối: Điểm đến cuối cùng của sản phẩm luôn là người sử dụng sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh. Doanh nghiệp có thể trực tiếp tiếp xúc bán hàng khi đó hình thành kênh phân phối trực tiếp. Hoặc doanh nghiệp có thể dùng các nhà trung gian để bán sản phẩm cho người sử dụng như vậy sẽ hình thành kênh phân phối gián tiếp. Danh mục khách hàng và phân phối hiện vật: Các nhóm khách hàng khác nhau có ảnh hưởng lớn đến kế hoạch phân phối hiện vật của doanh nghiệp. Các nhóm khách hàng có thể có các danh mục sản phẩm và khối lượng, chất lượng sản phẩm khác nhau. Thời gian nghiên cứu khách hàng và danh mục chất lượng sản phẩm, thời gian, địa điểm tiêu thụ sản phẩm cho từng nhóm khách hàng cụ thể.  Lựa chọn và thiết kế kênh phân phối Phân phối sản phẩm là một bước rất quan trọng liên quan đến dòng sản phẩm của doanh nghiệp từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Dựa vào những nét đặc trưng của sản phẩm và thị trường tiêu thụ, doanh nghiệp xây dựng được mạng lưới phân phối và lựa chọn phương thức phân phối phù hợp. Để chính sách phân phối có hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải xác định xem sản phẩm của mình được đưa tới tay người tiêu dùng cuối cùng theo phương thức nào là hợp lý nhất. - Các dạng kênh phân phối: + Kênh phân phối trực tiếp: Là hình thức doanh nghiệp bán thẳng hàng hoá sản phẩm con người tiêu thụ cuối cùng không qua các khâu trung gian. ƯuTrường điểm: Hệ thống cửaĐại hàng phonghọc phú, Kinh tiện lợi, doanh tế nghiệp Huế thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và thị trường, biết rõ nhu cầu thị trường và tình hình giá cả, từ đó tạo điều kiện để doanh nghiệp gây dựng uy tín trên thị trường. Nhược điểm: Hoạt động bán hàng diễn ra tốc độ chậm, chi phí bán hàng trực tiếp cao, cần một đội ngũ CBCNV chuyên bán hàng lớn, phải đầu tư lớn cho hệ thống cửa hàng này. + Kênh phân phối gián tiếp: Là hình thức doanh nghiệp bán hàng của mình cho SVTH: Nguyễn Phương Mai 16
  27. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh người tiêu dùng cuối cùng qua các khâu trung gian bao gồm: người môi giới, đại lý, người bán buôn, người bán lẻ. Ưu điểm: Với hình thức này doanh nghiệp có thể bán sản phẩm trong thời gian ngắn nhất, thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm được chi phí bảo quản, hao hụt. Nhược điểm: Thời gian lưu thông hàng hoá dài, doanh nghiệp khó kiểm soát được ở các khâu trung gian, thiếu thông tin từ người tiêu dùng về nhu cầu, các thông tin phản hồi về giá cả, chất lượng, mẫu mã, dịch vụ sản phẩm. - Thiết kế hệ thống kênh phân phối Thiết kế hệ thống kênh phân phối là quá trình kết hợp các quyết định về địa điểm theo yếu tố địa lý và khách hàng để quyết định xây dựng phương án kênh phân phối của doanh nghiệp. Để thiết kế được hệ thống kênh phân phối phải làm tốt các nội dụng cơ bản sau Nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn kênh bao gồm Giới hạn địa lý của thị trường. Các nhóm khách hàng trọng điểm. Lực lượng bán hàng của doanh nghiệp. Các lực lượng trung gian trên thị trường. Các mục tiêu của doanh nghiệp. Xác định mục tiêu và tiêu chuẩn của hệ thống kênh phân phối: Mục tiêu của hệ thống kênh phân phối có thể được xác định theo các định hướng cơ bản sau: Mức độ thoả mãn nhu cầu khách hàng về thời gian, địa điểm và dịch vụ bên cạnh sản phẩm hiện vật. Doanh số bán tổng quát cho từng nhóm sản phẩm. TăngTrường cường khả năng Đại chiếm lĩnh học thị trường, Kinh kiểm soát haytế phát Huế triển thị trường. Giảm chi phí bán hàng hay chi phí vận chuyển. Xác định dạng kênh và phương án kênh phân phối. Từ việc nghiên cứu ưu nhược điểm của các dạng kênh, các yếu tố ảnh hưởng đến yêu cầu và khả năng thiết lập kênh, mục tiêu và tiêu chuẩn kênh phân phối, doanh nghiệp sẽ lựa chọn các dạng kênh trong kinh doanh. Doanh nghiệp có thể sử dụng một SVTH: Nguyễn Phương Mai 17
  28. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh hay kết hợp các dạng kênh trong tiêu thụ sản phẩm. Lựa chọn và phát triển các phần tử trong kênh phân phối: Các phần tử chủ chốt trong kênh phân phối của doanh nghiệp bao gồm: Lực lượng bán hàng của doanh nghiệp bao gồm lực lượng bán hàng cơ hữu và các đại lý bán hàng có hợp đồng. Người mua trung gian bao gồm: Các nhà buôn lớn, các nhà buôn nhỏ, các đại lý mua đứt bán đoạn, các nhà bán lẻ.  Lựa chọn phương án vận chuyển hàng hoá sản phẩm trong kênh Lựa chọn phương án vận chuyển hàng hoá sản phẩm trong kênh phân phối đáp ứng tốt yêu cầu về thời gian, địa điểm có ích và giảm chi phí trong tiêu thụ. - Địa điểm: Địa điểm có ích của khách hàng là yêu cầu khách quan từ phái khách hàng. Trách nhiệm của doanh nghiệp là phải thoả mãn nhu cầu về địa điểm có ích của khách hàng. Điều này liên quan đến chi phí vận chuyển, nếu doanh nghiệp cố gắng thoả mãn nhu cầu về địa điểm có ích cho khách hàng. Do đó khi quyết định, doanh nghiệp phải xem xét yếu tố về vận chuyển khi quyết định địa điểm cung cấp cho khách hàng nhất là khi nó liên quan đến khối lượng, thời gian và khả năng chấp nhận giá. - Thời gian vận chuyển: Doanh nghiệp phải lựa chọn phương án sử dụng các loại phương tiện vận chuyển như thế nào trong hệ thống kênh để có thể đáp ứng nhu cầu kịp thời về thời gian trong mối liên hệ với khối lượng và chi phí cũng như khả năng chấp nhận giá. - Chi phí vận chuyển trong kênh phân phối: Doanh nghiệp phải lựa chọn vận tải cần thiết với chi phí vận tải thấp nhất mà vẫn phải đảm bảo đáp ứng kịp thời về khối lượng thời gian, địa điểm của khách hàng.  Lựa chọn dự trữ trong kênh phân phối DTrườngự trữ trong hệ thống Đại kênh phân học phối ảnh Kinh hưởng đến tếkhả năngHuế và chi phí của doanh nghiệp. Dự trữ không hợp lý sẽ dẫn đến làm mất lòng khách hàng của doanh nghiệp. Phương án dự trữ phải xác định đúng về: - Địa điểm dự trữ: Có thể ở kho của doanh nghiệp, ở các nhà trung gian hoặc đẩy dự trữ về phía khách hàng. - Danh mục sản phẩm: Phải đảm bảo dự trữ sản phẩm trong kênh hợp lý theo cơ SVTH: Nguyễn Phương Mai 18
  29. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh cấu sản phẩm, đảm bảo tính hợp lý của từng loại sản phẩm. - Khối lượng: Số lượng dự trữ được xác định cho toàn hệ thống và từng điểm chủ chốt trong kênh phân phối theo từng loại sản phẩm cụ thể. Như vậy khi xây dựng mạng lưới tiêu thụ doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều loại kênh phân phối cùng một lúc sao cho hợp lý, đồng thời phải lựa chọn các phần tử trong kênh phù hợp, có phương án điều khiển dòng sản phẩm trong kênh cụ thể để đạt hiệu quả cao trong hoạt động tiêu thụ, giảm chi phí lưu thông.  Tổ chức xúc tiến hoạt động tiêu thụ sản phẩm Chính sách xúc tiến hay các kỹ thuật yểm trợ Marketing là một công cụ quan trọng để thực hiện các mục tiêu của chiến lược đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ. Do nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi, sản phẩm làm ra ngày càng phong phú đa dạng, nhưng cái khó của nhà sản xuất đó là cho nhu cầu của người tiêu dùng và sản phẩm của doanh nghiệp nhất trí với nhau dẫn đến hoạt động mua bán. Do đó các biện pháp xúc tiến sẽ giúp cho cung cầu gặp nhau, để người mua tìm đúng sản phẩm mình cần. Đồng thời các biện pháp xúc tiến còn tác động vào làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng, để người mua tiếp cận phù hợp với sự thay đổi của khoa học kỹ thuật hơn nữa. Marketing làm cho việc bán hàng dễ dàng hơn, đưa hàng vào kênh phân phối và quyết định lập các kênh phân phối sẽ hợp lý hơn. Chính điều này sẽ tạo nên lợi thế về giá cả cho sản phẩm của doanh nghiệp mình. Do vậy chính sách xúc tiến không chỉ là chính sách hỗ trợ cho các chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối mà còn tăng cường cho các chính sách đó được thực hiện đạt kết quả cao hơn. Chính sách xúc tiến bao gồm các biện pháp và nghệ thuật mà các nhà kinh doanh dùng để thông tin về hàng hoá, tác động vào người mua, lôi kéo họ về phía mình vàTrường các biện pháp hỗ trợĐại cho việc học bán hàng. Kinh Thông qua đótế thì cácHuế doanh nghiệp sẽ làm cho người tiêu dùng biết được thế lực của mình và để bán được nhiều hàng hơn, bán nhanh hơn. Các hoạt động chính đó là quảng cáo, khuyến mại, hội chợ triển lãm, bán hàng trực tiếp, quan hệ công chúng và các hoạt động khuếch trương khác. - Quảng cáo: Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện quảng cáo để truyền thông tin về sản phẩm, dịch vụ hoặc cho các phần tử trung gian hoặc cho khách hàng SVTH: Nguyễn Phương Mai 19
  30. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh cuối cùng trong khoảng không gian và thời gian nhất định. Để thực hiện quảng cáo tốt doanh nghiệp phải lựa chọn sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp các phương tiện quảng cáo. Các phương tiện quảng cáo của doanh nghiệp có thể phân chia gồm: Quảng cáo bên trong mạng lưới kinh doanh và quảng cáo bên ngoài mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp. Quảng cáo bên trong mạng lưới kinh doanh bao gồm: Biển đề tên cơ sở kinh doanh: Mỗi doanh nghiệp kinh doanh phải có biển đề tên đơn vị kinh doanh, địa chỉ. Đặc biệt trong mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, các đơn vị, các trạm, chi tránh, cửa hàng tiêu thụ sản phẩm biển đề tên sẽ thu hút khách hàng nhất định tại địa bàn đó. Tủ kính quảng cáo: Ở mỗi cửa hàng bán lẻ, phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm, tủ kính quảng cáo sẽ làm cho khách hàng có cảm giác hàng hoá được bày bán, giới thiệu một cách khoa học, thuận tiện, an toàn, chất lượng sản phẩm cao từ đó thu hút, hấp dẫn khách hàng. Quảng cáo qua người bán hàng: Đây là một phương tiện quảng cáo hữu hiệu. Người bán hàng quảng cáo cho khách hàng điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm, giá cả, dịch vụ. Quảng cáo trên bao bì sản phẩm: Doanh nghiệp in tên của mình, các hình ảnh, biểu tượng, nhãn hiệu, mã ký hiệu, và các thông tin khác về sản phẩm. Đây là phương tiện quảng cáo thường được dùng ở các cửa hàng, quầy hàng, siêu thị. + Các phương tiện quảng cáo bên ngoài mạng lưới kinh doanh bao gồm: Radio: Là phương tiện quảng cáo đại chúng có số lượng người nhận tin lớn, nhanh và sâu rộng. Quảng cáo trên radio có nhiều người nghe, có thể được lặp đi lặp lại nhiềuTrường lần, không hạn chế Đại về không học gian. Tuy Kinh nhiên nó cótế như ợcHuế điểm là tính lâu bền thông tin thấp, dễ bị người nghe bỏ qua. Tivi: Quảng cáo trên tivi có thể kết hợp được cả âm thanh, hình ảnh, màu sắc, sự chuyển động của hình ảnh. Nó có tác dụng nhanh đặc biệt là sản phẩm mới hoặc sản phẩm có đặc điểm quan trọng. Tuy nhiên chi phí quảng cáo trên ti vi rất cao và thường xuyên tăng. SVTH: Nguyễn Phương Mai 20
  31. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh Quảng cáo trên Panô, áp phích: Đây là một hình thức quảng cáo cho phép khai thác tối đa lợi thế, kích thước, hình ảnh, màu sắc và chủ đề quảng cáo. Loại quảng cáo này thường đơn giản, rẻ tiền nhưng hạn chế là sức thu hút người nhận tin kém. Quảng cáo qua bưu điện: Phương tiện này sử dụng với các khách hàng quen thuộc. Quảng cáo trên Internet - Khuyến mại Khuyến mại là hành vi của thương nhân nhằm xúc tiến bán hàng, cung ứng dịch vụ trong phạm vi kinh doanh bằng cách giành những lợi ích nhất định cho khách hàng. Khuyến mại sử dụng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm có thể gồm các hình thức sau: Giảm giá: Thông thường các doanh nghiệp thường dùng hình thức này trong dịp khai trương, trong ngày lễ lớn. Phiếu mua hàng: Là một giấy xác nhận khi khách hàng cầm giấy mua hàng này sẽ được ưu đãi giá khi mua hàng tại Công ty phát hành. Trả lại một phần tiền: Hình thức này được sử dụng tương đối nhiều. Ở đây người bán giảm giá cho người mua sau khi mua hàng chứ không phải tại cửa hàng bán lẻ. Thương vụ có triết giá nhỏ: Là cách kích thích người tiêu dùng tiết kiệm được một phần chi phí so với giá bình thường của sản phẩm. Trong cách này doanh nghiệp sẽ bao gói các sản phẩm cùng loại với nhau như vậy sẽ giảm chi phí về bao bì. Ngoài ra doanh nghiệp có thể dùng các hình thức khuyến mại khác như: Phần thưởng cho khách hàng thường xuyên, quà tặng, thi cá cược, trò chơi. Tặng vật phẩm mang biểu tượng của doanh nghiệp, chiết giá, thêm hàng hoá cho khách hàng khi mua một lượngTrường hàng nhất định. Đại học Kinh tế Huế - Bán hàng trực tiếp: Bán hàng trực tiếp là hình thức truyền thống trực tiếp từ cá nhân này tới cá nhân khác. Trong đó người bán tìm cách giúp đỡ, thuyết phục khách hàng tiềm năng mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Ưu điểm: Không giống như quảng cáo, bán hàng trực tiếp có sự tiếp xúc giữa người mua và người bán. Sự tiếp xúc này giúp cho người bán có thể tìm thấy, nghe thấy những phản SVTH: Nguyễn Phương Mai 21
  32. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh ứng của khách hàng tiềm năng về sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp. Hạn chế: + Chi phí cho bán hàng trực tiếp cao. Đặc biệt chi phí bán hàng trực tiếp càng lớn khi cần tiếp xúc với khách hàng lớn. Các nhân viên bán hàng trực tiếp khác nhau chưa chắc đã truyền những thông điệp giống nhau. Điều này gây khó khăn trong việc truyền thông đồng bộ và kiên định tới tất cả mọi khách hàng. Sử dụng nhân viên bán hàng, chi phí cao do liên quan đến tuyển dụng, đào tạo, giám sát, trả lương và thưởng hoa hồng xứng đáng. - Tham gia hội chợ, triển lãm Hội chợ là hoạt động xúc tiến tập trung trong một thời gian và một địa bàn nhất định trong đó tổ chức, cá nhân, sản xuất kinh doanh được trưng bày hàng hoá của mình nhằm mục đích tiếp thị, ký kết hợp đồng mua bán sản phẩm hàng hoá. Triển lãm là hoạt động xúc tiến thông qua việc trưng bày sản phẩm hàng hoá, tài liệu về sản phẩm hàng hoá để giới thiệu, quảng cáo nhằm thúc đẩy, mở rộng hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Hội chợ là hoạt động mang tính định kỳ được tổ chức tại một địa điểm, thời gian nhất định, là nơi người bán và người mua trực tiếp giao dịch với nhau. Triển lãm là hoạt động cũng gần như hội chợ, song mục đích của người tham gia triển lãm không phải để bán hàng tại chỗ mà là để giới thiệu, quảng cáo. Ngày nay để thuận tiện và để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc giảm chi phí, các nhà tổ chức thường tổ chức kết hợp hội chợ và triển lãm. Hội chợ triển lãm là dịp quan trọng để doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. KhiTrường tiếp xúc với khách Đại hàng vhọcấn đề không Kinh tránh khỏi tế là giaoHuế tiếp với khách hàng. Do vậy doanh nghiệp phải chuẩn bị tốt sản phẩm hàng hoá và cán bộ nhân viên trực tiếp giao tiếp với khách hàng. - Quan hệ công chúng và hoạt động khuếch trương khác Quan hệ công chúng là những quan hệ quần chúng nhằm truyền tin tức tới các giới dân chúng khác nhau như: nói chuyện, tuyên truyền, quan hệ với cộng đồng, hoạt động tài trợ, từ thiện Thông thường các doanh nghiệp luôn tìm cách thu hút sự ủng SVTH: Nguyễn Phương Mai 22
  33. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh hộ của công chúng. Bộ phận làm nhiệm vụ quan hệ với công chúng tìm cách giao tiếp thông tin với công chúng để tạo uy tín cho doanh nghiệp. Các hoạt động yểm trợ tiêu thụ sản phẩm là khuếch trương khác như: hội nghị khách háng, tham gia hiệp hội kinh doanh.  Dịch vụ khách hàng sau khi bán Trong hoạt động tiêu thụ, sau khi bán hàng thì nghiệp vụ thu tiền là rất quan trọng. Trong trường hợp hàng hóa đã được phân phối vào kênh tiêu thụ hoặc đã giao xong cho người mua, song chưa thu được tiền về thì hoạt động tiêu thụ vẫn chưa kết thúc. Hoặc trong trường hợp doanh nghiệp đã thu được tiền về từ các trung gian nhưng hàng hóa vẫn đang tồn đọng tại các trung gian chưa đến tay người tiêu dùng thì hoạt động tiêu thụ chỉ mới kết thúc trên danh nghĩa, chỉ khi nào tiền bán hàng thu được từ tay người tiêu thụ cuối cùng thì hoạt động tiêu thụ mới kết thúc. Như vậy để thúc đẩy quá trình tiêu thụ thì doanh nghiệp cần làm tốt dịch vụ khách hàng sau khi bán. Khách hàng ở đây vừa là các trung gian phân phối, vừa là người tiêu dùng cuối cùng, tùy mỗi đối tượng mà áp dụng những chính sách hậu mãi khách nhau để thu hút sự gắn bó lâu dài và cũng như lôi kéo ngày càng nhiều khách hàng về phía doanh nghiệp. 1.1.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm 1.1.5.1.Nhân tố ngoài doanh nghiệp  Các nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô: - Các nhân tố về mặt kinh tế Các nhân tố về mặt kinh tế có vai trò rất quan trọng, quyết định đến việc hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế gồm có: TốcTrường độ tăng trưởng kinh Đại tế: Nền học kinh tế tăngKinh trưởng cao tế và ổnHuế định sẽ làm cho thu nhập của tầng lớp dân cư tăng dẫn đến sức mua hàng hóa và dịch vụ tăng lên. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng tạo nên sự thành công trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định kéo theo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, khả năng tích tụ và tập trung sản xuất cao. + Tỷ giá hối đoái: Đây là nhân tố tác động nhanh chóng và sâu sắc với từng quốc SVTH: Nguyễn Phương Mai 23
  34. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh gia và từng doanh nghiệp nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở cửa khi đồng nội tệ lên giá sẽ khuyến khích nhập khẩu và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước sẽ giảm trên thị trường nội địa. Các doanh nghiệp trong nước mất dần cơ hội mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh. Ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá dẫn đến xuất khẩu tăng cơ hội sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước tăng, khả năng cạnh tranh cao hơn ở thị trường trong nước và quốc tế bởi khi đó giá bán hàng hóa trong nước giảm hơn so với đối thủ cạnh tranh nước ngoài. + Lãi suất cho vay của ngân hàng: Nếu lãi suất cho vay cao dẫn đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cao, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhất là khi so với doanh nghiệp có tiềm lực vốn sở hữu mạnh. + Lạm phát: Lạm phát cao các doanh nghiệp sẽ không đầu tư vào sản xuất kinh doanh đặc biệt là đầu tư tái sản xuất mở rộng và đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp sợ không đảm bảo về mặt hiện vật các tài sản, không có khả năng thu hồi vốn sản xuất hơn nữa, rủi ro kinh doanh khi xẩy ra lạm phát rất lớn. + Các chính sách kinh tế của nhà nước: Các chính sách phát triển kinh tế của nhà nước có tác dụng cản trở hoặc ủng hộ lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có khi một chính sách kinh tế của nhà nước tạo cơ hội đối với doanh nghiệp này nhưng làm mất cơ hội cho doanh nghiệp khác. - Các nhân tố thuộc về chính trị pháp luật Một thể chế chính trị, một hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, mở rộng và ổn định sẽ làm cơ sở cho sự bảo đảm điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh lành mạnh, đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp và xã hội. Thể hiệTrườngn rõ nhất là các chính Đại sách bảohọc hộ mậu Kinh dịch tự do, cáctế chính Huế sách tài chính, những quan điểm trong lĩnh vực nhập khẩu, các chương trình quốc gia, chế độ tiền lương, trợ cấp, phụ cấp cho người lao động Các nhân tố này đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. - Các nhân tố về khoa học công nghệ Nhóm nhân tố khoa học công nghệ tác động một cách quyết định đến 2 yếu tố cơ bản nhất tạo nên khả năng cạnh tranh trên thị trường hay khả năng tiêu thụ sản phẩm SVTH: Nguyễn Phương Mai 24
  35. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh của doanh nghiệp, đó là 2 yếu tố chất lượng và giá bán. Khoa học công nghệ hiện đại áp dụng trong sản xuất kinh doanh góp phần làm tăng chất lượng hàng hóa và dịch vụ, giảm tối đa chi phí sản xuất (tăng hiệu suất) dẫn tới giá thành sản phẩm giảm. - Các yếu tố về văn hóa - xã hội Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, tôn giáo tín ngưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp. Những khu vực khác nhau có văn hóa - xã hội khác nhau do vậy khả năng tiêu thụ hàng hóa cũng khác nhau, đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu rõ những yếu tố thuộc về văn hóa - xã hội ở khu vực đó để có những chiến lược sản phẩm phù hợp với từng khu vực khác nhau. - Các yếu tố tự nhiên Các nhân tố tự nhiên có thể tạo ra các thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý Vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện khuếch trương sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ giảm thiểu các chi phí phục vụ bán hàng, giới thiệu sản phẩm. Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.  Các nhóm nhân tố thuộc môi trường vi mô - Khách hàng Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng tạo nên thị trường, quy môTrường của khách hàng t ạoĐại nên quy học mô thị tr ưKinhờng. Những tếbiến độngHuế tâm lý khách hàng thể hiện qua sự thay đổi sở thích, thị hiếu, thói quen làm cho số lượng sản phẩm được tiêu thụ tăng lên hay giảm đi. Việc định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh hướng vào nhu cầu của khách hàng sẽ đem lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp tạo thói quen và tổ chức các dịch vụ phục vụ khách hàng, đánh đúng vào tâm lý tiêu dùng là biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Một nhân tố đặc biệt quan trọng là mức thu nhập và khả năng thanh toán của khách hàng có tính SVTH: Nguyễn Phương Mai 25
  36. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh quyết định đến lượng hàng hóa tiêu thụ của doanh nghiệp. Khi thu nhập tăng thì nhu cầu tăng và khi thu nhập giảm thì nhu cầu giảm, do vậy doanh nghiệp cần có những chính sách giá, chính sách sản phẩm hợp lý. - Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và cường độ cạnh tranh của ngành Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và các đối thủ ngang sức tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có quy mô lớn, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ cao hơn các đối thủ khác trong ngành. Càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành thì cơ hội đến với từng doanh nghiệp càng ít, thị trường phân chia nhỏ hơn, khắt khe hơn dẫn đến lợi nhuận của từng doanh nghiệp cũng nhỏ đi. Do vậy, việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là việc cần thiết để giữ vững thị trường tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. - Các đơn vị cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp. Các nhà cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất có thể chia xẻ lợi nhuận của một doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp đó có khả năng trang trải các chi phí tăng thêm cho đầu vào được cung cấp. Các nhà cung cấp có thể gây khó khăn làm cho khả năng của doanh nghiệp bị giảm trong trường hợp: Nguồn cung cấp mà doanh nghiệp cần chỉ có một hoặc một vài công ty có khả năng cung cấp. Loại vật tư mà nhà cung cấp bán cho doanh nghiệp là đầu vào quan trọng nhất của doanh nghiệp. Từ các yếu tố trên thì nhà cung cấp có thể ép buộc các doanh nghiệp mua nguyên vật liệu với giá cao, khi đó chi phí sản xuất tăng lên, giá thành đơn vị sản phẩm tăng, khối lượng tiêu thụ bị giảm làm doanh nghiệp bị mất dần thị trường, lợi nhuận giảm. Để giảmTrường bớt các ảnh hư ởngĐại xấu, cáchọc nhà cung Kinhứng tới doanhtế nghiệp.Huế Các doanh nghiệp cần tăng cường mối quan hệ tốt với nhà cung ứng, tìm và lựa chọn nguồn cung ứng chính, có uy tín cao đồng thời nghiên cứu để tìm ra nguồn nguyên vật liệu thay thế. 1.1.5.2.Các nhân tố bên trong doanh nghiệp Những nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm bao gồm: Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất về mặt số lượng và chất SVTH: Nguyễn Phương Mai 26
  37. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh lượng sản phẩm, tình hình dự trữ, công tác tiếp cận thị trường, xác định giá bán hợp lý, uy tín doanh nghiệp Một nhân tố rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp là Giá bán sản phẩm.  Giá bán sản phẩm Việc tiêu thụ sản phẩm chịu tác động rất lớn của nhân tố giá cả sản phẩm về nguyên tắc, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa và giá cả xoay quanh giá trị hàng hóa, theo cơ chế thị trường hiện nay giá cả được hình thành tự phát trên thị trường theo sự thoả thuận giữa người mua và người bán. Do đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng giá cả như một công cụ sắc bén để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Nếu doanh nghiệp đưa ra một mức giá phù hợp với chất lượng sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiêu thụ sản phẩm của mình. Ngược lại, nếu định giá quá cao, người tiêu dùng không chấp nhận thì doanh nghiệp chỉ có thể ngồi nhìn sản phẩm chất đống trong kho mà không tiêu thụ được. Mặt khác, nếu doanh nghiệp quản lý kinh doanh tốt làm cho giá thành sản phẩm thấp doanh nghiệp có thể bán hàng với giá thấp hơn mặt bằng giá của các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Đây là một lợi thế trong cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp có thể thu hút được cả khách hàng của các đối thủ cạnh tranh. Từ đó dẫn đến thành công của doanh nghiệp trên thị trường. Đối với thị trường có sức mua có hạn, trình độ tiêu thụ ở mức độ thấp thì giá cả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm. Với mức giá chỉ thấp hơn một chút đã có thể tạo ra một sức tiêu thụ lớn nhưng với mức giá chỉ nhỉnh hơn đã có thể làm sức tiêu thụ giảm đi rất nhiều. Điều này dễ dàng nhận thấy ở thị trường nông thôn, miền núi, nơi có mức tiêu thụ thấp, hay nói rộng ra là thị trường của những nước chậm phát triển. Điều này được chứng minh rõ nét nhất là sự chiếm lĩnh củaTrường hàng Trung Quốc trĐạiên thị trư ờnghọc nước taKinh hiện nay. tế Huế  Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là một yếu tố quan trọng thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường chất lượng sản phẩm là một vũ khí cạnh tranh sắc bén có thể dễ dàng đè bẹp các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Vì vậy, các chương trình quảng cáo khi nói về sản phẩm của công ty, nhiều sản phẩm đưa tiêu chuẩn chất lượng lên hàng đầu: “Chất lượng tốt nhất”, “chất lượng vàng”, SVTH: Nguyễn Phương Mai 27
  38. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh Chất lượng sản phẩm tốt không chỉ thu hút được khách hàng làm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao uy tín cho doanh nghiệp, đồng thời có thể nâng cao giá bán sản phẩm một cách hợp lý mà vẫn thu hút được khách hàng. Ngược lại, chất lượng sản phẩm thấp thì việc tiêu thụ sẽ gặp khó khăn, nếu chất lượng sản phẩm quá thấp thì ngay cả khi bán giá rẻ vẫn không được người tiêu dùng chấp nhận. Đặc biệt trong ngành công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp thì chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Việc bảo đảm chất lượng lâu dài với phương châm “Trước sau như một” còn có ý nghĩa là lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp là uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng. Chất lượng sản phẩm tốt sẽ như sợi dây vô hình thắt chặt khách hàng với doanh nghiệp, tạo đà cho hoạt động tiêu thụ diễn ra thuận lợi.  Việc tổ chức bán hàng của doanh nghiệp Công tác tổ chức bán hàng của doanh nghiệp cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cao hay thấp. Công tác tổ chức bán hàng gồm nhiều mặt - Hình thức bán hàng: Một doanh nghiệp nếu kết hợp tổng hợp các hình thức: Bán buôn, bán lẻ tại kho, tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm, thông qua các đại lý tất nhiên sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn một doanh nghiệp chỉ áp dụng đơn thuần một hình thức bán hàng nào đó. Để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường các doanh nghiệp còn tổ chức mạng lưới các đại lý phân phối sản phẩm. Nếu các đại lý này được mở rộng và hoạt động có hiệu quả sẽ nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp, còn nếu thu hẹp hoặc thiếu vắng các đại ly, hoặc các đại lý hoạt động kém hiệu quả sẽ làm giảm sút doanh thu tiêu thụ sản phẩm. - TTrườngổ chức thanh toán: ĐạiKhách hàng học sẽ cảm Kinhthấy thoải mái tế hơn Huế khi áp dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau như: Thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán chậm, thanh toán ngay và như vậy, khách hàng có thể lựa chọn cho mình phương thức thanh toán tiện lợi nhất, hiệu quả nhất. Để thu hút đông đảo khách hàng đến với doanh nghiệp thì doanh nghiệp nên áp dụng nhiều hình thức thanh toán đem lại sự thuận tiện cho khách hàng, làm đòn bẩy để kích thích tiêu thụ sản phẩm. - Dịch vụ kèm theo sau khi bán: Để cho khách hàng được thuận lợi và cũng là SVTH: Nguyễn Phương Mai 28
  39. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường, trong công tác tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp còn tổ chức các dịch vụ kèm theo khi bán như: dịch vụ vận chuyển, bảo quản, lắp ráp, hiệu chỉnh sản phẩm và có bảo hành, sửa chữa Nếu doanh nghiệp làm tốt công tác này sẽ làm cho khách hàng cảm thấy thuận lợi, yên tâm, thoả mái hơn khi sử dụng sản phẩm có uy tín của doanh nghiệp. Nhờ vậy mà khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ tăng lên.  Quảng cáo giới thiệu sản phẩm Trong nền kinh tế hiện nay, quảng cáo giới thiệu sản phẩm sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết và cô đọng, đặc trưng nhất về sản phẩm để khách hàng có thể so sánh với những sản phẩm khác trước khi đi đến quyết định là nên mua sản phẩm nào. Đối với những sản phẩm mới quảng cáo sẽ giúp cho khách hàng làm quen với sản phẩm, hiểu được những tính năng, tác dụng của sản phẩm, từ đó khơi dậy những nhu cầu mới để khách hàng tìm đến mua sản phẩm của doanh nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu. Quảng cáo là nguồn thông tin để khách hàng và doanh nghiệp tìm đến nhau, vì lý do có thể sản phẩm của doanh nghiệp chưa có mặt ở thị trường nơi đó. Muốn phát huy hết tác dụng của quảng cáo thì doanh nghiệp cần trung thực trong quảng cáo, gắn với chữ “tín”. Nếu doanh nghiệp không tôn trọng khách hàng, quảng cáo không đúng sự thực, quá tâng bốc sản phẩm so với thực tế thì ắt sẽ bị khách hàng phản đối quay lưng lại với sản phẩm của mình, lúc đó quảng cáo sẽ phản tác dụng trở lại đối với tiêu thụ sản phẩm.  Một số nhân tố khác - Mục tiêu và chiến lược phát triển của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong từng thời kỳ. Nếu doanh nghiệp xác định đúng đắn mục tiêu,Trường đề ra chiến lược kinhĐại doanh học đúng đắn Kinh với thực tế thịtế tr ưHuếờng thì khối lượng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tăng lên, tránh tình trạng tồn, ứ đọng sản phẩm hay thiếu hàng hóa cung cấp cho khách hàng trên thị trường. - Nguồn vật lực và tài lực của doanh nghiệp: Thành hay bại của hoạt động tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người (nguồn nhân lực) và tài chính vật chất của doanh nghiệp. Nghiệp vụ, kỹ năng, tay nghề, tư tưởng của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp có tốt thì doanh nghiệp mới vững, mới có đủ sức SVTH: Nguyễn Phương Mai 29
  40. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh cạnh tranh. 1.1.6. Đặc trưng và hệ thống tiêu thụ sản phẩm nông sản 1.1.6.1. Đặc trưng sản phẩm nông sản Việt Nam đang trên đà phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc chọn một hướng đi đúng đắn là điều kiện quyết định thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta cần tận dụng những cơ hội, đón nhận những thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy những lợi thế và tiềm lực vốn có của quốc gia để xây dựng nền kinh tế phát triển toàn diện, theo kịp với các quốc gia trong khu vực và thế giới. Hiện nay, số đông nhân dân ta sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nông sản chính là mặt hàng thế mạnh của đất nước ta. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản. Việc sản xuất và xuất khẩu nông sản phụ thuộc vào tập quán từng vùng, từng địa phương, trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quy trình nông sản trải qua các khâu từ thu mua đến chế biến, bảo quản và tiêu thụ. - Khâu thu mua: Các doanh nghiệp phải lập kế hoạch thu mua thường niên để tạo nên nguồn hàng ổn định vì đặc điểm hàng nông sản là mang tính chất thời vụ nên việc thu mua thường rất khó khăn. - Khâu chế biến: Do khâu chế biến còn ở trình độ thấp nên quy trình chế biến chỉ dừng lại ở khâu sơ chế. Tuy nhiên các doanh nghiệp đang cải thiện tình trạng trên để nâng cao doanh thu thừ các sản phẩm nông sản của mình. - Khâu bảo quản: Đóng vai trò quan trọng vì đặc điểm hàng nông sản dễ hư hỏng nếu không được bảo quản tốt, sản phẩm sẽ không đảm bảo chất lượng. Vì vậy các doanh nghiTrườngệp luôn luôn phải Đại chú trọng học vào trang Kinh thiết bị, hóa tếchất khoHuế bãi để bảo quản sản phẩm nông sản luôn tươi mới có chất lượng tốt. 1.1.6.2. Hệ thống tiêu thụ sản phẩm nông sản Sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam rất đa dạng, phong phú và phức tạp, nhưng trong những năm qua nhờ tổ chức tốt kênh tiêu thụ sản phẩm nên đã góp phần vào tăng trưởng nền kinh tế. Trước đây, việc tiêu thụ sản phẩm nông sản ở Việt Nam do Nhà Nước tổ chức rất chặt chẽ và khép kín. Hệ thống kênh tiêu thụ như vậy có tác dụng SVTH: Nguyễn Phương Mai 30
  41. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh cho kháng chiến và cho phân phối nhưng mặt khác đã làm sản xuất chậm phát triển, lưu thông chậm, giảm sức mua, từng vùng địa phương chỉ biết mình, không được tự do mua bán. Đến nay, do có chính sách tự do hóa thương mại nên mọi người, mọi thành phần kinh tế đều đã được tự do tham gia vào các kênh tiêu thụ nông sản phẩm. Mạng lưới tiêu thụ tuy chưa đồng đều nhưng cũng đã góp phần phân phối một khối lượng lớn nông sản phẩm. Trong những năm qua, có nhiều sản phẩm nông sản đã thâm nhập được vào những thị trường có đòi hỏi khắt khe về chất lượng. Tuy nhiên, thị trường trong nước còn ở trình độ thấp, thị trường nông thôn chưa phát triển, chưa thiết lập được mối liên kết giữa sản xuất và thương nhân, giữa xuất khẩu và nhập khẩu để tạo ra các kênh lưu thông hàng hóa hợp lý và ổn định. Thương nghiệp tư nhân tuy đông đảo nhưng nhỏ bé, hoạt động kinh doanh và sử dụng nguồn lực hiệu quả thấp, chưa xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh đạt hiệu quả cao. Hầu hết các loại nông sản đều có tình trạng tồn đọng, có hiện tượng đột biến về giá cả gây thiệt hại cho người nông dân. Mặc dù nông thôn là địa bàn rộng lớn nhưng sức mua lại hạn chế do thu nhập của họ quá thấp để có thể mua lại sản phẩm do chính họ làm ra, thực tế, vào các siêu thị bán các mặt hàng chế biến nông sản thì chúng chẳng thua kém đồ ngoại nhập, giá cả quá xa vời với người nông dân. Bên cạnh đó, do năng lực chế biến nông sản còn nhiều hạn chế, gây ra hiện tượng ế thừa giả, thất thu cho nông dân. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư đổi mới, trang bị thiết bị hiện đại nhưng vẫn còn một khối lượng lớn chưa đạt được tiêu chuẩn gắt gao của thị trường. Về lưu thông thì điều kiện giao lưu hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ còn thấp kém, ngoài ra các nơi giao dịch hàng hóa như chợ, trung tâm thương mại còn chưa đưTrườngợc đầu tư thỏa đáng. ĐạiChính vìhọc vậy, cầ nKinh đẩy mạnh nhitếều giHuếải pháp để hỗ trợ tăng sức mua, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển thị trường bán lẻ trong nước bằng việc hỗ trợ các doanh nghiệp có thương hiệu bán lẻ mạnh trong nước mở rộng thêm quy mô cửa hàng hiện tại. Đồng thời, tăng thêm số lượng cửa hàng mới tại các tỉnh, thành trong cả nước để doanh nghiệp bán lẻ tăng lợi thế cạnh tranh và sức tiêu thụ nội địa. Tóm lại, các doanh nghiệp cần phải xác định được nguyên nhân của các SVTH: Nguyễn Phương Mai 31
  42. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh tồn tại trên để từ đó có những giải pháp hữu hiệu để đẩy nhanh hiệu quả tiêu thụ nông nghiệp của nước ta. 1.1.7. Hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả của công tác tiêu thụ 1.1.7.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm  Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Chỉ tiêu này nhằm đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ tình hình tiêu thụ sản phẩm càng tốt, có hiệu quả. - Về mặt hiện vật sản lượng tiêu thụ kì phân tích Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch = *100 sản lượng tiêu thụ kì kế hoạch - Về mặt giá trị giá trị sản lượng tiêu thụ kì phân tích Tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch = giá trị sản lượng tiêu thụ kì kế hoạch *100  Chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ sản phẩm Đây là chỉ tiêu quan trọng giúp đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm thực tế của doanh nghiệp. TR= ∑ ( P*Q) Trong đó TR: Doanh thu tiêu thụ P: Giá bán bình quân đơn vị sản phẩm Q: Sản lượng tiêu thụ Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Thuế và các khoản giảm trừ 1.1.7Trường.2. Chỉ tiêu đánh Đại giá về chi học phí hoạ t Kinhđộng tiêu th ụtếsản phHuếẩm Bao gồm các chi phí có liên quan đến hoạt động tiêu thụ như chi phí bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí quản lý doanh nghiệp, trong đó các chi phí phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của sản phẩm. Cho nên không phải cứ chi phí tiêu thụ thấp là cũng tốt mà phải xem mức chi phí đó trong giai đoạn nào của công tác thực hiện chiến lược. SVTH: Nguyễn Phương Mai 32
  43. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh Chi phí kinh doanh = Chi phí bán hàng + Chi phí mua hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.1.7.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm  Chỉ tiêu lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận thu được càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu qua và ngược lại. LN= Q * ( P - TC) Trong đó LN : Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm Q : Khối lượng sản phẩm tiêu thụ P : Giá bán bình quân đơn vị sản phẩm TC : Chi phí bình quân đơn vị sản phẩm Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần từ HĐ kinh doanh + Lợi nhuận từ HĐ tài chính + Lợi nhuận khác Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp  Tỉ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng LN T LN/TR = *100 TR Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu thu được thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ sản xuất.  Tỉ suất lợi nhuận chi phí LN T LN/TC = *100 TC ChTrườngỉ tiêu này phản ánh Đại cứ một đ ồhọcng chi phí Kinh bỏ ra thì thu tếđược Huếbao nhiêu đồng lợi nhuận.  Tỉ suất lợi nhuận trên vốn LN T LN/VCSH= *100 VKd (VKd: Vốn kinh doanh) SVTH: Nguyễn Phương Mai 33
  44. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 1.2.Cơ sở thực tiễn 1.2.1.Thị trường trong nước Ở Việt Nam lúa là cây trồng chính, cung cấp lượng thực và là ngành sản xuất truyền thống trong nông nghiệp. Nghề trồng lúa nước ở nước ta xuất hiện rất sớm, từ nền văn hóa Hòa Bình. Việt Nam là một trong những trung tâm lúa nước sớm nhất tại các nước Đông Nam Á và trở thành một trong những quốc gia lớn trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu lúa gạo. Để đạt được thành tựu đó là việc cải thiện hệ thống thủy lợi, phổ biến ứng dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là việc khảo nghiệm, chọn lọc các loại giống lúa mới. Trong những năm gần đây, cây lúa ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong sự phát triển của đất nước. Việt Nam từ một nước đói nghèo đã vươn lên trở thành một nước không những cung cấp đủ gạo cho tiêu dùng nội địa mà còn đứng thứ 2 trên thế giới, sau Thái Lan về xuất khẩu gạo. Có thể nói, cho đến ngày nay kinh nghiệm và kỹ thuật trồng lúa nước của nhân dân ta đã đạt đến một trình độ khá cao, cộng với sự phát triển của công nghệ sinh học và sự đầu tư thích đáng về thủy lợi, giao thông thì nghề trồng lúa nước rõ ràng là một lợi thế lớn của ngành nông nghiệp nước ta. Từ năm 2000 đến nay, ngành giống của nước ta được hỗ trợ từ nhiều chương trình, dự án của nhà nước. Nhà nước đã đầu tư một số dự án với mục tiêu là tăng cường nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ công chọn tạo, khảo nghiệm và phát triển giống lúa mới, ứng dụng các kĩ thuật công nghệ hiện đại nhân giống tiên tiến, sản xuất và cungTrườngứng giống tốt cho Đạiviệc sản xuấthọc và tiêu Kinh thụ. Bên cạnh tế đó, Huếmột số tỉnh, thành phố đã có các chính sách hỗ trợ phát triển ngành giống, chính sách trợ giá giống đối với các vùng khó khăn, đồng bào dân tộc ít người. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó thì cũng có một số nhược điểm về ngành giống nước ta như tình trạng giống giả, giống kém chất lượng chưa qua kiểm định xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường, tác động của thiên tai bão lụt, thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất sản xuất lúa giống khiến người nông dân hết sức lo lắng. SVTH: Nguyễn Phương Mai 34
  45. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh Trên thực tế đã có nhiều đề tài nghiên cứu về thị trường nông nghiệp. Những đề tài này thường chỉ phân tích tình hình biến động của thị trường và hoạt động sản xuất kinh doanh lúa giống mà chưa đi sâu vào phân tích tình hình tiêu thụ và công tác nâng cao tiêu thụ lúa giống từ phía khách hàng, cửa hàng kinh doanh hay các đại lý. Trong thời đại hiện nay, việc tiêu thụ nông sản đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình kinh doanh của công ty. Chính vì vậy, nghiên cứu về vấn đề tiêu thụ và công tác nâng cao hiệu quả tiêu thụ lúa giống sẽ giúp cho doanh nghiệp có được vị thế trên thị trường, ngày càng phát triển và bền vững. 1.2.2.Thị trường ở Thừa Thiên Huế Hiện nay ở Thừa Thiên Huế thường trồng 2 vụ lúa chính là Hè Thu (bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 9) và Đông Xuân (bắt đầu từ giữa tháng 12 và thu hoạch vào cuối tháng 4 năm sau). Khí hậu Thừa Thiên Huế hàng năm có hai mùa rõ rệt, một mùa khô nóng, một mùa mưa ẩm lạnh cùng với nhiều trận lụt bão nên sản xuất lúa ở Thừa Thiên Huế gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, lúa gạo vẫn chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, với sản lượng 246.100 tấn gạo mỗi năm Thừa Thiên Huế đứng thứ 39 trong tổng số 64 tỉnh thành trong cả nước về sản xuất lúa gạo. Thừa Thiên Huế là tỉnh có một phần lớn diện tích đất được dành cho trồng lúa nhưng nhìn chung, diện tích đó có xu hướng ngày càng giảm. Nguyên nhân chủ yếu là người dân chuyển các diện tích sản xuất năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản. Tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích gieo cấy đối với cây lúa cả năm 2017 đạt 54.815 ha, tăng 0,56% so với năm 2016, chia ra Đông Xuân 28.569 ha, tăng 2,3%; Hè Thu 25.563 ha, giảm 1,6%; Vụ mùa 683 ha, tăng 13%. Năng suất lúa cả năm 2017 đạt 59,7 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha, tăng 0,4% so năm 2016; chia ra Trườngvụ Đông Xuân đạt Đại62,4 tạ/ha, họctăng 1,7 Kinhtạ/ha, tăng 2,8%; tế vụHuế Hè Thu đạt 57,9 tạ/ha, giảm 1,3 tạ/ha, giảm 2,2%; Vụ mùa đạt 16,5 tạ/ha tăng 0,5 tạ/ha, tăng 3,1%. Sản lượng lúa cả năm 2017 đạt 327,4 nghìn tấn, tăng 1% so với năm 2016; bao gồm vụ Đông Xuân 178,3 nghìn tấn, tăng 5,2%; vụ Hè Thu 148 nghìn tấn, giảm 3,8%, Vụ mùa 1.092 tấn, tăng 13%. Nguyên nhân tăng, giảm sản lượng vụ Đông Xuân và Hè Thu do chuyển đổi diện tích lúa của 2 xã Vinh Thái và Vinh Hà. (Nguồn: SVTH: Nguyễn Phương Mai 35
  46. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM LÚA GIỐNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG – VẬT NUÔI THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Khái quát về Công ty cổ phần Giống cây trồng – Vật nuôi Thừa Thiên Huế 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tiền thân của Công ty Giống cây trồng - Vật nuôi Thừa Thiên Huế là Công ty Giống cây trồng Bình Trị Thiên. Tháng 07 năm 1989 sau khi tách tỉnh Bình Trị Thiên ra thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quãng Trị, Thừa Thiên- Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế có Quyết định số 71/ QĐ - UB ngày 22/ 7/ 1989 về việc thành lập Công ty Giống cây trồng Thừa Thiên Huế trong đó có Trại giống lúa Nam Vinh ở Hương Điền. Đến năm 1993 do chuyển đổi cơ chế, các doanh nghiệp nhà nước được thành lập lại theo NĐ 388- HĐBT ngày 20/11/ 1991 của Hội đồng Bộ trưởng, Công ty Giống cây trồng Thừa Thiên- Huế được thành lập lại theo Quyết định số 125 QĐ/ UBND ngày 29/11/ 1993 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế. Tháng 5/ 1997 sáp nhập Công ty Giống và Thức ăn Chăn nuôi Thừa Thiên- Huế vào Công ty Giống cây trồng Thừa Thiên Huế theo Quyết định số 826 QĐ/ UBND ngày 12/5/1997 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc sáp nhập Doanh nghiệp nhà nước. Tháng 3 năm 1999 UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế có Quyết định số 448/1988 QĐ- UBND ngày 17 tháng 3 năm 1998 của UBND Tỉnh chuyển Công ty Giống cây trồng sang lĩnh vực Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích. CôngTrường Ty Giống cây trồng Đại Thừa ThiênhọcHu ếKinhđược đổi tên thànhtế HuếCông ty Giống cây trồng - Vật nuôi Thừa Thiên Huế theo quyết định số 979 QĐ/ UB ngày 16/4/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Có trụ sở chính tại 128 Nguyễn Phúc Nguyên, là một đơn vị trực thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế, hoạt động theo cơ chế nhà nước cấp vốn, tự chủ hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn vốn được giao. Có nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh giống vật nuôi và thức ăn SVTH: Nguyễn Phương Mai 36
  47. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh chăn nuôi, công ty đã đẩy mạnh lĩnh vực này. Ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật chăn nuôi vào sản xuất có lợi ích cho người chăn nuôi và tiêu dùng. Quá trình hình thành và phát triển cộng với việc mở rộng sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thêm địa bàn và đối tác kinh doanh tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động. Công ty không ngừng phát triển doanh thu, lợi nhuận và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách ngày càng có xu hướng tăng cao. Đầu tư mua sắm trang thiết bị, xây dựng nhà máy, các trạm trại sản xuất, không ngừng nâng cao năng lực của CBCNV để có đủ trình độ phục vụ cho nền nông nghiệp tỉnh nhà và một số tỉnh bạn phía Bắc, góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn. Kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính: Sản xuất: 42 năm, từ năm 1976 đến năm 2018. Kinh doanh: 42 năm, từ năm 1976 đến năm 2018. 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty  Chức năng CTCP Giống cây trồng – Vật nuôi Thừa Thiên Huế là đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp, có chức năng chọn lọc và sản xuất các loại giống phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh để cung ứng phục vụ cho ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh nhà và một số vùng lân cận. Với phương châm lấy chất lượng giống cây trồng là chính, luôn nỗ lực đưa ra chính sách giá cả hợp lý để nông dân có thể chấp nhận được, công ty đang từng bước vươn lên trở thành một trong những đơn vị sản xuất kinh doanh hiệu quả của ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Bên cạnh sản xuất kinh doanh chính là các loại giống cây trồng, công ty cũng chú trọng mởTrường rộng kinh doanh cácĐại mặt hàng học phục vụ Kinh cho nhu cầu nôngtế nghiệpHuế như: - Chăn nuôi, kinh doanh lợn, bò giống và thịt. - Kinh doanh các hạt giống cây trồng như ngô, lạc phục vụ sản xuất nông nghiệp. - Kinh doanh thuốc thú y và các trang thiết bị phục vụ chăn nuôi. Công ty phải đảm bảo sản phẩm sản xuất có chất lượng tốt, giá thành hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao và đặc biệt là giảm thiểu đến mức thấp nhất ảnh hưởng tới môi trường. SVTH: Nguyễn Phương Mai 37
  48. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh  Nhiệm vụ - Tổ chức sản xuất kinh doanh các mặt hàng theo đúng chức năng của công ty, nghiên cứu nâng cao chất lượng của sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế. - Thực hiện tốt các chính sách, các quyết định về tổ chức quản lý cán bộ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, an ninh chính trị tốt, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. - Giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập ổn định, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. 2.1.3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động của công ty 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý Để có kết quả và hiệu quả kinh doanh tốt nhất thì cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phải gọn nhẹ, linh hoạt trong việc thực hiện các chức năng của nó. Bộ máy tổ chức quản lý được minh họa qua sơ đồ 1 gồm có hội đồng quản trị là tổ chức đứng đầu công ty, thực hiện việc quản trị, quản lý các cấp thấp hơn, đưa ra các quyết định, chính sách cho công ty; Giám đốc là người lãnh đạo và quản lý tất cả các bộ phận cấp thấp hơn, bên cạnh Giám đốc có Phó giám đốc kinh doanh và Phó giám đốc kĩ thuật, các phòng ban giúp Giám đốc thực hiện các công việc quản lý, điều hành các xí nghiệp, trạm giống như: Xí nghiệp giống và thức ăn chăn nuôi, trạm A Lưới, trạm giống Nam Vinh và các điểm sản xuất khác. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Phương Mai 38
  49. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy quản lí của Công ty Cổ phần Giống Cây Trồng – Vật Nuôi Thừa Thiên Huế HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PGĐ Kinh doanh PGĐ Kỹ thuật P. Kinh P. Hành P. Kế P. Nghiên cứu P. Vật tư P. Quản lý doanh chính toán phát triển chất lượng XN giống Trạm A Lưới Trạm giống Nam Các điểm sản Vinh xuất khác Quan hệ hỗ trợ/ chức năng Quan hệ trực tuyến (Nguồn: Phòng Kế toán - CTCP Giống Cây Trồng – Vật Nuôi Thừa Thiên Huế) 2.1.3.2. Nhiệm vụ của các bộ phận Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận - HTrườngội đồng quản trị : ĐạiLà cấp quản học trị cao Kinhnhất của Công tế ty, doHuế Đại hội đồng cổ đông lập ra thay mặt Đại hội đông cổ đông và có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. - Tổng Giám đốc công ty: Là người đại diện pháp nhân của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước pháp luật, chịu trách nhiệm cao nhất về các quyết định điều hành quản lý, lãnh đạo mọi hoạt động của Công ty SVTH: Nguyễn Phương Mai 39
  50. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh - Phó giám đốc: Bao gồm Phó giám đốc kinh doanh và Phó giám đốc kỹ thuật, có chức năng tham mưu, trợ giúp Giám đốc thực hiện các công việc hằng ngày theo sự phân công, ủy quyền của Tổng Giám đốc; phân công việc cho các CBCNV hoàn thành công việc Tổng Giám đốc giao; đông đúc các CBCNV trong công ty thực hiện các công việc một cách tốt nhất và kiến nghị phương án xử lí các vấn đề phát sinh trong việc điều hành hằng ngày của công ty. - Các phòng ban liên quan hoạt động dưới sự điều hành quản lý của Tổng Giám đốc và Phó Giám đốc: - Phòng Kinh doanh: + Chức năng: Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác quản lý bán hàng, công tác quản lý đội xe, các kho thành phẩm và công tác điều độ, vận chuyển hàng hóa trên hệ thống tiêu thụ toàn Công ty, công tác đưa ra mẫu mã mới theo thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng, việc ký kết các hợp đồng kinh tế thuộc lĩnh vực của phòng Quản lý. + Nhiệm vụ: Tham gia cùng với các phòng ban, đơn vị liên quan thiết lập chiến lược thị trường, chiến lược kinh doanh của Công ty và thực hiện, tổ chức quản lý trực tiếp các thị trường, chịu trách nhiệm về công nợ và thu hồi công nợ của khách hàng, đề xuất các công việc liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm như việc quảng cáo, quảng bá, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, chính sách bán hàng. - Phòng Nghiên cứu phát triển: Là nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu khách hàng, lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu, khảo sát hành vi ứng xử của khách hàng tiềm năng, phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu, xây dựng chiến lược Marketing. - PhòngTrường Quản lý chất Đại lượng: họcCó chức Kinh năng tham mtếưu cho Huế HĐQT và Tổng Giám đốc về công tác kỹ thuật, công nghệ, định mức và chất lượng sản phẩm; kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng sản phẩm; kết hợp với phòng Kế hoạch theo dõi, kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hóa, vật tư khi mua vào và xuất ra. - Phòng Kế toán: Cung cấp các số liệu kịp thời cho lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác tài chính, hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lập kế hoạch tài chính, quản lí tài sản công ty, có quyền và nghĩa vụ theo pháp luật. SVTH: Nguyễn Phương Mai 40
  51. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh - Phòng Vật tư: Giúp Ban Giám Đốc theo dõi công tác cung ứng vật tư, quản lí hệ thống kho nguyên, nhiên vật liệu và cân đối quá trình sử dụng vật tư cho sản xuất. - Phòng Tổ chức hành chính: Quản lí chung các mặt liên quan tới giấy tờ, công văn giấy tờ, đánh dấu công văn, công văn đi, đến các phòng ban, có nhiệm vụ tổ chức quản lí, tổ chức lao động bao gồm các vấn đề như hợp đồng, đề bạt nâng lương, khen thưởng, kỉ luật, bảo hiểm, bảo hộ lao động, Cập nhật văn bản, chính sách của Nhà nước và cơ quan sở tại, lưu trữ, giao nhận hồ sơ tài liệu. - Xí nghiệp giống và thức ăn chăn nuôi: Chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất nguyên liệu cung cấp theo kế hoạch giao toán Công ty cho Xí nghiệp. Chế biến thức ăn gia súc gia cầm. Kinh doanh các loại giống gia suất, gia cầm thông qua các hệ thống cửa hàng của xí nghiệp - Các trại giống lúa và điểm sản xuất khác: Bán giống cây trồng, phục vụ sản xuất. Thu mua nông sản. Bán thức ăn phục vụ chăn nuôi, giống gia súc, gia cầm. Dịch vụ kỹ thuật, vật tư 2.1.3.3. Tình hình lao động của công ty Lao động là một yếu tố cơ bản quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lao động không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh mà còn phản ánh trình độ tổ chức quản lý của lãnh đạo công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Phương Mai 41
  52. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh Bảng 1: Tình hình lao động của công ty (2015-2017) ĐVT: Người Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số lao động 63 100 64 100 67 100 01 100 03 100 Phân theo giới tính Nam 48 76,19 47 73,43 51 76,12 -01 96,38 04 103,65 Nữ 15 23,81 17 26,57 16 23,88 02 111,59 -01 89,88 Phân theo trình độ văn hóa Đại học, trên đại học 38 60,31 39 60,94 42 62,69 01 101,04 03 102,87 Cao đẳng, trung cấp 7 11,11 8 12,50 8 11,94 01 112,51 00 95,52 Lao động phổ thông 18 28,58 17 26,56 17 25,37 -01 92,93 00 95,52 Phân theo tính chất công việc Lao động trực tiếp 47 74,60 48 75,00 49 73,13 01 100,54 01 97,51 Lao động gián tiếp 16 25,39 16 25,00 18 26,87 00 98,46 01 107,48 (Nguồn: Phòng Kế toán – CTCP Giống cây trồng – Vật nuôi Thừa Thiên Huế) Nhận xét: Qua bảng 1 ta thấy tình hình lao động qua các năm tương đối ổn định, không biến đổiTrường nhiều. Số lượng lao Đại động c ủahọc công ty cóKinh xu hướng tăngtế qua Huế các năm. Cụ thể là số lượng lao động của năm 2016 so với năm 2015 tăng 01 lao động, năm 2017 so với 2016 tăng 03 lao động. Nếu xét theo giới tính thì số lượng lao động nam chiếm hơn 50% trong tổng số lao động vì do đặc tính công việc đòi hỏi phải có sức khỏe hơn các ngành nghề khác. Nhìn vào bảng, ta thấy số lượng nam năm 2015 chiếm 76,19%, năm 2016 chiếm 73,43% đến năm 2017 thì chiếm 76,12%. Đối với lao động nữ năm 2015 chiếm SVTH: Nguyễn Phương Mai 42
  53. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh 23,81%, năm 2016 chiếm 26,57%, đến năm 2017 thì chiếm 23,88%. Nếu xét theo trình độ văn hóa thì lao động trình độ đại học, trên đại học và lao động phổ thông chiếm tỉ lệ nhiều hơn khoảng 50% so với các trình độ cao đẳng, trung cấp. Với trình độ đại học, trên đại học năm 2015 chiếm 60,31% . Năm 2016 chiếm 60,94% tương ứng tăng 1,04% so với năm 2015 và năm 2017 chiếm 62,69%, tăng 2,87% so với năm 2016 cho thấy, công ty đã quan tâm đến khâu tuyển chọn lao động, tuyển những người thực sự có tài năng, kiến thức, có khả năng đảm nhiệm các chức vụ, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Với lao động phổ thông, chủ yếu là được thuê mướn theo từng mùa vụ, tùy vào năng suất và sản lượng công ty đạt được mà thuê mướn lao động từ bên ngoài làm theo giờ hoặc theo ca nên số lao động phổ thông của công ty chiếm tỉ lệ nhỏ hơn so với đại học, trên đại học. Nếu xét theo tính chất công việc thì Công ty cổ phần Giống cây trồng – Vật nuôi Thừa Thiên Huế là công ty vừa sản xuất vừa kinh doanh nên lao động trực tiếp luôn chiếm đa số, chiếm khoảng 60-70% so với tổng số lao động, tăng thêm 1 người qua các năm. Đây là lực lượng trực tiếp làm ra của cải vật chất cho công ty. Qua việc phân tích tình hình lao động theo bảng trên, ta thấy lao động của công ty rất có chất lượng, có tài năng và kiến thức thể hiện rằng công ty đã chú trọng trong việc tuyển chọn lọc nhân tài, có những chính sách đúng đắn giúp cho hoạt động của công ty ngày càng có hiệu quả hơn. Đối với nhân viên mới, công ty luôn tạo điều kiện để có thể thích ứng với đặc thù làm việc của công ty. Đây là nhân tố quan trọng góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, để có được hiệu quả kinh doanh tốt hơn nữa, công ty cần phải quan tâm hơn nữa tới công tác bố trí, sắp xếp lao động, không ngừng đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ lao động trong côngTrường ty. Đại học Kinh tế Huế 2.1.3.4.Nguồn lực kinh doanh của công ty giai đoạn 2015 - 2017 Nguồn vốn là điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Là căn cứ để xác lập địa vị pháp lý của công ty, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của công ty theo mục tiêu đã định. SVTH: Nguyễn Phương Mai 43
  54. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh Bảng 2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty (2015- 2017) ĐVT: Triệu đồng 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 +/- % +/- % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 84.073 84.524 88.207 451 100,54 3.683 104,36 1. Tiền và các khoản tương 1.299 4.983 11.074 3.684 383,60 6.091 222,24 đương tiền 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 34.600 35.100 30.200 500 101,45 (4.900) 86,04 3. Các khoản phải thu ngắn hạn 6.966 12.715 15.941 5.749 182,53 3.226 125,37 4. Hàng tồn kho 41.207 31.726 30.992 (9.481) 76,99 (734) 97,69 5. Tài sản ngắn hạn khác 0 0 0 0 0 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 10.300 8.556 9.968 (1.744) 83,07 1.412 116,50 1. Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 0 0 2. Tài sản cố định 8.917 7.140 8.289 (1.777) 80,07 1.149 116,09 3. Bất động sản đầu tư 490 490 490 0 100,00 0 100,00 4. Tài sản dở dang dài hạn 322 394 612 72 122,36 218 155,33 5. Các khoản đầu tư tài chính 200 0 0 (200) 0,00 0 dài hạn 6. Tài sản dài hạn khác 371 532 577 161 143,40 45 108,46 TỔNG TÀI SẢN 94.373 93.080 98.175 (1.293) 98,63 5.095 105,47 C. NỢ PHẢI TRẢ 49.077 42.703 45.445 (6.374) 87,01 2.742 106,42 1. Nợ ngắn hạn 48.158 40.966 44.105 (7.192) 85,07 3.139 107,66 2. Nợ dài hạn Trường Đại919 học1.737 Kinh1.340 818tế 189,01Huế (397) 77,14 D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 45.296 50.377 52.729 5.081 111,22 2.352 104,67 1. Vốn chủ sở hữu 46.672 51.620 54.889 4.948 110,60 3.269 106,33 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác (1.375) (1.243) (2.160) 132 90,40 (917) 173,77 TỔNG NGUỒN VỐN 94.373 93.080 98.175 (1.293) 98,63 5.095 105,47 (Nguồn: Phòng Kế toán – CTCP Giống cây trồng – Vật nuôi Thừa Thiên Huế) SVTH: Nguyễn Phương Mai 44
  55. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Nhật Anh Nhận xét: - Tình hình tài sản qua 3 năm 2015 - 2017 - Về cơ cấu tài sản thì tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng tài sản. Trong tài sản ngắn hạn thì chiếm đa số là hàng tồn kho, còn đối với tài sản dài hạn thì chiếm đa số là tài sản cố định. Năm 2016 so với năm 2015, tài sản ngắn hạn tăng 451 triệu đồng, tương ứng 0,54% do tiền và các khoản tương đương và các khoản phải thu ngắn hạn tăng. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tăng 3.684 triệu đồng, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 5.749 triệu đồng. Còn tài sản dài hạn giảm 1.744 triệu đồng, tương ứng 16,93% do tài sản cố định giảm 1.777 triệu đồng. Bước sang năm 2017, tài sản của công ty tăng, với mức tăng 5.095 triệu đồng, tương ứng 5,47%. Trong đó, so với năm 2016, năm 2017 tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng, với tài sản ngắn hạn tăng 3.683 triệu đồng tương ứng 4,36% và tài sản dài hạn tăng 1.412 triệu đồng tương ứng 16,5%. - Tình hình nguồn vốn qua 3 năm 2015 - 2017 Qua bảng 2, ta nhận thấy tổng nguồn vốn của công ty khá lớn. Năm 2016 đạt 93.080 triệu đồng, giảm 1.293 triệu đồng, tương ứng với giảm 1,37% so với năm 2015 nhưng đến năm 2017 thì tổng nguồn vốn lại tăng nhanh từ 93.080 triệu đồng lên đến 98.175 triệu đồng, tăng 5.095 triệu đồng, tương ứng với tăng 5,47% so với năm 2016. Trong năm 2016, nguồn vốn kinh doanh giảm 1.293 triệu đồng nhưng vẫn đảm bảo do nợ phải trả năm 2016 giảm 6.374 triệu đồng so với năm 2015 do trong năm này công ty đã giảm được các khoản nợ ngắn hạn và thanh toán cho người bán, vốn chủ sở hữu có tăng nhưng tăng không đáng kể chỉ 5.081 triệu đồng. Trong năm 2017 tổng nguồn vốn tăng nhanh, tăng 5.095 triệu đồng so với năm 2016 chTrườngủ yếu là do tăng ngu Đạiồn vốn ch họcủ sở hữu, Kinhtổng VCSH làtế 52.729 Huế triệu đồng, tăng 2.352 triệu đồng so với năm 2016. Trong khi đó, các khoản nợ phải trả có tăng nhưng không đáng kể, chỉ tăng 2.742 triệu đồng tương ứng tăng 6,42%. Với vốn sở hữu chiếm khoảng 48% đến 54% thể hiện sự tự chủ về tài chính của công ty khá cao, ít phải chịu sự chi phối của các nhà đầu tư trong việc đưa ra các chiến lược, mục tiêu kinh doanh của mình. SVTH: Nguyễn Phương Mai 45