Khóa luận Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) - Chi nhánh Long Biên

doc 85 trang thiennha21 11944
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) - Chi nhánh Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoa_luan_nang_cao_chat_luong_cong_tac_tham_dinh_tin_dung_tr.doc

Nội dung text: Khóa luận Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) - Chi nhánh Long Biên

  1. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG 1: CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4 1.1. Công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp 4 1.1.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của thẩm định tín dụng 4 1.1.1.1. Khái niệm thẩm định tín dụng 4 1.1.1.2. Vai trò của thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp 5 1.1.2. Nội dung thẩm định tín dụng 5 1.1.2.1. Quy trình tín dụng cơ bản của Ngân hàng thương mại 5 1.1.2.2. Nội dung thẩm định tín dụng doanh nghiệp 8 1.1.2.2.1. Thẩm định tính pháp lý, năng lực hoạt động của khách hàng 9 1.1.2.2.2. Thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiệp 11 1.1.2.2.3. Thẩm định về phương án, dự án vay vốn 12 1.1.2.2.4. Thẩm định về tài sản đảm bảo 15 1.2. Chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp 15 1.2.1. Khái niệm chất lượng thẩm định tín dụng 15 1.2.2. Sự cần thiết nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng 16 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp 16 1.2.3.1. Các chỉ tiêu định tính 16 1.2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng 17 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp 21 1.3.1. Về phía ngân hàng thương mại 21 1.3.2. Doanh nghiệp 24 1.3.3. Các nhân tố khác 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI- CHI NHÁNH LONG BIÊN 27 Hoàng Thị Hoàn Lớp: Tài chính doanh nghiệp 49C
  2. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng 1.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội và chi nhánh Long Biên 27 1.1.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng TMCP Quân đội 27 1.1.2. Giới thiệu về Chi nhánh MB Long Biên 31 1.1.2.1. Lịch sử hình thành Chi nhánh MB Long Biên 31 1.1.2.2. Sơ đồ, cơ cấu tổ chức 31 1.1.2.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 32 1.1.2.4. Các sản phẩm, dịch vụ MB Long Biên đang cung cấp 34 1.1.3. Khái quát hoạt động của chi nhánh MB Long Biên 35 1.1.3.1. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của Ngân hàng TMCP Quân đội 35 1.1.3.2. Kết quả kinh doanh của MB Long Biên 36 2.2. Thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội- chi nhánh Long Biên 42 2.2.1. Quy trình thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội- Chi nhánh Long Biên 42 2.2.2. Quy mô, cơ cấu khách hàng và thời gian thẩm định 55 2.2.3. Chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh 59 2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp ở Chi nhánh Long Biên 65 2.3.1. Kết quả đạt được 65 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 67 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI- CHI NHÁNH LONG BIÊN 70 3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội, Chi nhánh Long Biên 70 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp ở Chi nhánh MB Long Biên 71 3.3. Một số kiến nghị 77 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 77 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 78 3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Quân đội 79 KẾT LUẬN 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 Hoàng Thị Hoàn Lớp: Tài chính doanh nghiệp 49C
  3. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ 1: Mô tả quy trình tín dụng 6 SƠ ĐỒ 2: Mô hình tổ chức của nh tmcp quân đội 30 BẢNG 1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Ngân hàng TMCP Quân đội 35 BẢNG 2: Kết quả huy động vốn tại MB Long Biên (Đơn vị: triệu đồng) 37 BẢNG 4: Kết quả kinh doanh của chi nhánh MB Long Biên 41 BẢNG 5: Tình hình dư nợ theo đối tượng tài trợ 55 BẢNG 6: Dư nợ một số ngành chủ yếu tại MB Long Biên 57 BẢNG 7: Thời hạn thẩm định tín dụng của Ngân hàng Quân đội 59 BẢNG 8: Dư nợ tín dụng của khách hàng doanh nghiệp trong 3 năm 2008-2010 61 BẢNG 9: Tỷ lệ các nhóm nợ của Chi nhánh Long Biên trong 4 năm (2007-2010) 63 BẢNG 10: Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động thẩm định tín dụng trong 3 năm (2008-2010) 63 BẢNG 11: Tỷ lệ sinh lời của Chi nhánh Long Biên từ năm 2007-2010 64 BẢNG 12: Kế hoạch hoạt động kinh doanh của Chi nhánh MB Long Biên trong năm 2011 71 BIỂU ĐỒ 1: Dư nợ tín dụng theo loại hình doanh nghiệp 56 BIỂU ĐỒ 2: Dư nợ tín dụng trung bình 3 năm theo đối tượng tài trợ 57 BIỂU ĐỒ 3 : Biểu đồ dư nợ thời điểm 30/09/2010 58 BIỂU ĐỒ 4: Tổng dư nợ tín dụng Chi nhánh Long Biên trong 3 năm 2008-2010 62 Hoàng Thị Hoàn Lớp: Tài chính doanh nghiệp 49C
  4. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT NHTM : Ngân hàng thương mại NH : Ngân hàng DN : Doanh nghiệp PASXKD : Phương án sản xuất kinh doanh DAĐT : Dự án đầu tư NHNN : Ngân hàng nhà nước TMCP : Thương mại cổ phần CBTĐ : Cán bộ thẩm định TS : Tài sản
  5. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trong quá trình hoàn thành công nghiệp hóa- hiện đại hoá đất nước, nhà nước đòi hỏi triển khai,thực hiện nhiều dự án đầu tư với nguồn vốn huy động cả trong và ngoài nước, thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong đó, nguồn vốn huy động từ các NHTM là chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn. NHTM là tổ chức gắn chặt với nền kinh tế thị trường, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển. Nguồn vốn cho vay theo dự án đầu tư của NHTM ngày càng phổ biến, cơ bản và quan trọng đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ. NHTM đóng vai trò là trung tâm tiền tệ tín dụng của nền kinh tế, để phù hợp với xu hướng đa dạng hoá các hoạt động của ngân hàng nhằm cung cấp các nguồn vốn cho doanh nghiệp hoạt động, hệ thống NHTM Việt Nam đã chủ động đẩy mạnh hoạt động tín dụng cho vay với mọi thành phần kinh tế nếu đáp ứng thỏa mãn điều kiện cho vay của ngân hàng. Đây là hoạt động đem lại thu nhập chính cho các NHTM. Trong quá trình cấp tín dụng, NH luôn phải đối mặt với nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và các NH không thể loại trừ hoàn toàn rủi ro tín dụng mà chỉ có thể đề phòng, hạn chế nó. Chính vì vậy mà vấn đề đặt ra cho các ngân hàng thương mại là làm sao sử dụng đồng vốn của mình một cách tốt nhất, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời một cách hiệu quả nhất khi quyết định tài trợ để không ngừng nâng cao được uy tín, đảm bảo được sự tồn tại và phát triển của chính bản thân ngân hàng. Trong đó hoạt động nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng là biện pháp chính hữu hiệu để giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng. Đặc biệt, hiện nay đang trong thời kỳ khôi phục nền kinh tế sau khủng hoảng, các doanh nghiệp đang cần nhu cầu vốn vay lớn từ ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo cho ngân hàng có thể thu hồi được cả gốc và lãi vay, công tác thẩm định khách hàng là bước chính để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay hay không. Công tác thẩm định có vai trò quyết định tới chất lượng cho vay của ngân hàng, tới tỷ lệ nợ xấu, nợ dưới tiêu chuẩn và ảnh hưởng tới cả lợi nhuận của ngân hàng. Tại Ngân hàng TMCP Quân đội- Chi nhánh Long Biên, thực trạng tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh còn khá cao ở mức trên 3% tổng dư nợ, một phần nguyên nhân chính do chất lượng thẩm định tín dụng các khoản vay trong thời gian
  6. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng trước tới nay. Và giải pháp quan trọng là nâng cao chất lượng thẩm định mới giúp giảm tỷ lệ này, tăng thu nhập cho Chi nhánh và Ngân hàng, nâng cao chất lượng canh tranh cho Ngân hàng Trong quá trình thực tập tại Chi nhánh Long Biên của Ngân hàng TMCP Quân đội, nhận thấy tầm quan trọng của công tác thẩm định tín dụng khách hàng và nhu cầu vay vốn của các khách hàng doanh nghiệp rất lớn, em quyết định chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB)- Chi nhánh Long Biên” làm đề tài chuyên đề thực tập. Chuyên đề đi vào nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng và thẩm định tín dụng. Phân tích đánh giá thực trạng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp. Và cuối cùng là nghiên cứu một số giải pháp để nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong cho vay Nội dung của chuyên đề về lý luận, chủ yếu tập trung vào chất lượng thẩm định tín dụng trên góc độ ngân hàng thương mại. Liên hệ nghiên cứu quy trình, chỉ tiêu liên quan đến chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Long Biên. Và sử dụng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Long Biên giai đoạn từ 2007-2010 để phân tích thực tiễn Kết cấu chuyên đề thực tập gồm: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng TMCP Quân đội- Chi nhánh Long Biên Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Quân đội- Chi nhánh Long Biên Do kiến thức và thời gian hạn chế, đề tài thực tập của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô giáo và các bạn . Em xin chân thành cảm ơn!
  7. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng CHƯƠNG 1: CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của thẩm định tín dụng 1.1.1.1. Khái niệm thẩm định tín dụng Tín dụng là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho khách hàng, là hoạt động sinh lời lớn nhất và rủi ro cao nhất cho NHTM. Rủi ro này có nhiều nguyên nhân, đều gây tổn thất, làm giảm thu nhập và có thể bị chiếm dụng vốn đẩy NHTM đến phá sản. Nên trước khi đưa ra quyết định tài trợ, NH phải cân nhắc thật kỹ lưỡng, ước lưỡng khả năng rủi ro, sinh lời từ quyết định tài trợ này. Đây chính là công tác thẩm định tín dụng khách hàng. Đứng trên mỗi góc độ lại có những quan niệm khác nhau về thẩm định, nhưng chung nhất: “Thẩm định là xem xét một cách khách quan và toàn diện các nội dung cơ bản của một doanh nghiệp hay một phương án có ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành, khai thác, sự lành mạnh về tài chính, tính sinh lợi cũng như tính khả thi của doanh nghiệp hay phương án đó”. Thông thường, mỗi dự án được thẩm định dưới nhiều góc độ khác nhau như: chủ đầu tư, người đi vay, người cho vay, chính phủ Về phía NH thẩm định một doanh nghiệp, cá nhân hoặc một phương án cho vay được gọi là thẩm định tín dụng “Thẩm định tín dụng là việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà khách hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng” Đứng trên góc độ NH, thẩm định tín dụng cố gắng phân tích và hiểu được dự án có thực sự khả thi hay không về mặt kinh tế. Khách hàng khi lập một dự án luôn mong muốn được NH cho vay vốn nên có thể thổi phồng về hiệu quả kinh tế của dự án nên thẩm định tín dụng cần phải xem xét đánh giá đúng thực chất hiệu quả của dự án mang lại. Vì thế, công tác thẩm định là công việc phức tạp đòi hỏi tư duy logic và tổng hợp khoa học, phải có cách nhìn tổng thể đồng thời phải có kiến thức sâu sắc về lĩnh vực kinh tế, ngành nghề doanh nghiệp hoạt động để đánh giá khách quan nhất sự lành mạnh về tài chính của doanh nghiệp, tính khả thi hiệu quả của
  8. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng phương án kinh doanh hay dự án đầu tư. 1.1.1.2. Vai trò của thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp Hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất cho các ngân hàng thương mại nhưng đồng thời chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Rủi ro tín dụng là khả năng xẩy ra tổn thất cho ngân hàng do khách hàng không trả nợ đúng hạn, hay không trả đầy đủ gốc và lãi Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng do khách quan và chủ quan như: khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng, thiên tai dịch bệnh mất mùa thất bát, khách hàng không có đủ khả năng trả nợ, khách hàng kinh doanh thất bại Trong hoạt động tín dụng khả năng xẩy ra tổn thất là rất khó loại trừ hết nên vấn đề là ngân hàng thương mại cần phải tìm ra, hạn chế những tổn thất đến mức thấp nhất nếu được. Các ngân hàng áp dụng nhiều biện pháp để làm giảm những rủi ro tín dụng, một trong những biện pháp cực kì quan trọng bất kỳ ngân hàng nào cũng phải làm trước tiên là công tác thẩm định trước khi cho vay. Qua thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp đi vay, ngân hàng sẽ nắm rõ hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp như: tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lời của tổng tài sản, nhu cầu vốn của doanh nghiệp, khả năng trả nợ vay, hay doanh nghiệp có sử dụng vốn hiệu quả không để ngân hàng xác định hạn mức, đưa ra phương án cho vay, phương án thu hồi nợ. Thẩm định tín dụng với mục đích là đánh giá chính xác, trung thực khả năng tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng để ra quyết định cho vay, là một khâu quan trọng trong quy trình tín dụng. Để giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng tự tin, tránh sai lầm khi đưa ra các quyết định cho vay, thẩm định tín dụng cần đạt được các mục tiêu: - Đánh giá được mức độ tin cậy của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh mà khách hàng nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn - Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay - Giảm xác suất của hại loại sai lầm khi quyết định cho vay: cho vay dự án tồi hay từ chối cho vay dự án tốt 1.1.2. Nội dung thẩm định tín dụng 1.1.2.1. Quy trình tín dụng cơ bản của Ngân hàng thương mại Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng
  9. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng Nhân viên tín dụng: Lập hồ sơ: Khách hàng: - Tiếp xúc, hướng dẫn - Giấy đề nghị vay Cung cấp các tài liệu - Phỏng vấn khách hàng - Hồ sơ pháp lý và thông tin - Phương án/ Dự án Tổ chức phân tích và thẩm định: Kết quả ghi nhận: Thu thập thông tin - Pháp lý - Biên bản, báo cáo qua phỏng vấn, - Bảo đảm nợ vay - Tờ trình viếng thăm - Giấy tờ về bảo đảm nợ Cập nhật thông tin Quyết định tín dụng: thị trường, chính - Hội đồng phán quyết Từ chối Giấy báo lý do sách, pháp lý - Cá nhân phán quyết Hợp đồng tín dụng: Chấp thuận - Đàm phán - Ký kết HĐ tín dụng - Ký kết HĐ phụ khác Giải ngân: - Chuyển tiền vào tài khoản KH - Trả cho nhà cung cấp Tổ chức giám sát: - Nhân viên kế toán Giám sát tín Vi phạm hợp - Nhân viên tín dụng dụng đồng - Thanh tra, kiểm soát viên Thu nợ cả gốc và lãi Không đủ, không đúng hạn Biện pháp: Cảnh báo, tăng cường Thanh lý hợp đồng tín Đầy đủ và đúng hạn kiểm soát; Ngừng giải ngân, tái xét dụng bắt buộc tín dụng Thanh lý HĐTD mặc nhiên Xử lý: Không đủ, không Tòa án đúng hạn Cơ quan thẩm quyền SƠ ĐỒ 1: MÔ TẢ QUY TRÌNH TÍN DỤNG
  10. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng Mỗi ngân hàng đều thiết kế và xây dựng cho mình một quy trình tín dụng riêng. Dưới dây là các bước căn bản của một quy trình tín dụng Bước 1: Lập hồ sơ để đề nghị cấp tín dụng Lập hồ sơ tín dụng là khâu đầu tiên của quy trình tín dụng, được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Đây là khâu thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định cho vay. Theo từng đối tượng khách hàng mà cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ với những thông tin khác nhau. Nhưng một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ khách hàng những thông tin sau: - Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng. - Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng. - Thông tin về bảo đảm tín dụng Bước 2: Phân tích tín dụng Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm năng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay. Phân tích tín dụng để tìm kiếm những trường hợp có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa, hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Bên cạnh đó, phân tích tín dụng còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, nhận định về thái độ trả nợ của khách hàng là cơ sở quyết định cho vay Bước 3: Quyết định và ký hợp đồng tín dụng Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đây là khâu ảnh hưởng rất lớn đến các khâu sau, ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Để hạn chế sai lầm, trong khâu quyết định tín dụng rất chú trọng: - Thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở để ra quyết định - Trao quyền quyết định cho một hội đồng tín dụng hoặc những người có năng lực phân tích và phán quyết
  11. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng Bước 4: Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng. Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết, ngân hàng phải có trách nhiệm cấp tiền hoặc thanh toán tiền hàng cho khách hàng như thỏa thuận, kèm theo đó ngân hàng tiến hành kiểm soát khách hàng: sử dụng tiền vay có đúng mục đích không, đúng tiến độ hay không? Quá trình sản xuất kinh doanh có những thay đổi bất thường gì, có dấu hiệu lừa đảo hoặc làm ăn thua lỗ? Quá trình này cho phép ngân hàng thu thập thêm các thông tin về khách hàng. Bước 5: Thanh lý hợp đồng tín dụng Khi khách hàng đến hạn trả nợ hay vi phạm hợp đồng thì phải thanh lý hợp đồng tín dụng. Đây là khâu kết thúc hợp đồng tín dụng và phải thực hiện các việc sau: - Thu nợ: Tùy theo tình hình tài chính khách hàng, tính chất khoản vay của khách hàng và những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo những hình thức thu nợ sau: + Thu nợ gốc và lãi 1 lần khi đáo hạn + Thu nợ gốc 1 lần khi đáo hạn, thu lãi theo định kỳ + Thu nợ gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn Khi đến hạn mà khách hàng không có điều kiện trả nợ, ngân hàng có thể gia hạn cho khách hàng hoặc chuyển sang khoản nợ quá hạn để có biện pháp xử lý sau này - Tái xét hợp đồng tín dụng: Tiến hành phân tích tín dụng trong điều kiện khoản tín dụng đã được cấp để đánh giá chất lượng tín dụng phát hiện rủi ro để xử lý kịp thời - Thanh lý hợp đồng tín dụng: Khi đến hạn của hợp đồng tín dụng và khách hàng đã hoàn tất các nghĩa vụ trả gốc, lãi thì hai bên ngân hàng và khách hàng làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, lưu hồ sơ vay vốn của khách hàng vào kho lưu trữ 1.1.2.2. Nội dung thẩm định tín dụng doanh nghiệp Thẩm định tín dụng mục đích là cung cấp thông tin chính xác cho cán bộ tín dụng, lãnh đạo ngân hàng để đưa ra quyết định cho vay tránh những sai lầm có thể mắc phải. Thẩm định tín dụng tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:
  12. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng 1.1.2.2.1. Thẩm định tính pháp lý, năng lực hoạt động của khách hàng a) Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng ❖ Thẩm định điều kiện vay vốn của doanh nghiệp: Theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 được sửa đổi bổ sung theo Quyết định 783 và 127/2005/QD-NHNN,khách hàng được xem xét và quyết định cho vay phải đảm bảo đủ các điều kiện sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định pháp luật - Có mục đích sử dụng vốn hợp pháp - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật - Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và theo hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Đối với khách hàng doanh nghiệp - Pháp nhân: Doanh nghiệp được công nhận là pháp nhân theo điều 94 và điều 96 Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật Việt Nam Đối với doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc: phải có giấy ủy quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp quản lý - Doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp - Công ty hợp danh: thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp ❖ Thẩm định hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp: Thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng để xem xét tính đầy đủ, trung thực của những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho Ngân hàng để làm thủ tục xin vay. Thông thường bộ hồ sơ vay vốn gồm: - Giấy đề nghị vay vốn
  13. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng - Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng - Phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư và kế hoạch trả nợ - Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất - Các giấy tờ về tài sản đảm bảo - Các giấy tờ liên quan khác nếu cần b) Thẩm định năng lực hoạt động của khách hàng ❖ Đánh giá về trình độ tổ chức và quản lý: Mô hình tổ chức quản lý của khách hàng có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, quy mô của hoạt động không, có những ưu điểm, thuận lợi hay khó khăn trong công việc quản lý, có mang tính chuyên môn hóa cao, tiếp cận các phương thức quản lý hiện đại không ❖ Đánh giá về kinh nghiệm, năng lực quản lý, tư cách của lãnh đạo doanh nghiệp: bao gồm Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng ❖ Thẩm định uy tín của khách hàng: - Mối quan hệ với các ngân hàng: đánh giá mức độ tín nhiệm trong quan hệ với các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác trong việc trả nợ vay, doanh số tiền gửi, việc thực hiện các nghĩa vụ, cam kết - Mối quan hệ về công nợ, thanh toán các khoản phải trả của doanh nghiệp với bạn hàng - Vị trí khách hàng trên thị trường: chất lượng, giá cả hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp được đánh giá ở mức độ nào trên thị trường, mức độ chiếm lĩnh thị phần bao nhiêu ❖ Đánh giá về quá trình phát triển và tình hình hoạt động của khách hàng: - Phân tích quá trình phát triển của doanh ngiệp về những thành tựu, khó khăn và những thay đổi trong quy mô kinh doanh, quan hệ tài chính - Đánh giá chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: về tính thực tiễn, phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp và điều kiện thay đổi của thị trường - Phân tích khả năng cạnh tranh, marketing của doanh nghiệp: phân tích điểm mạnh điểm yếu qua hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa của doanh nghiệp
  14. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng 1.1.2.2.2. Thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiệp Đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp nhằm xác định sức mạnh về tài chính, khả năng độc lập, tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán và hoàn trả nợ của khách hàng, chủ đầu tư. Ngoài ra còn phải xác định số vốn mà doanh nghiệp thực tế xin vay vốn theo quy định cho vay Khi phân tích năng lực tài chính của doanh nghiệp cán bộ thẩm định lựa chọn những chỉ tiêu phù hợp với điều kiện thực tế của từng loại hình doanh nghiệp để phân tích. Việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, chủ đầu tư được thông qua các nội dung chính sau: 1.Thẩm định các báo cáo tài chính: Các BCTC của doanh nghiệp bao gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng thuyết minh các báo cáo tài chính của hai thời kỳ gần nhất với thời điểm vay vốn. Do doanh nghiệp rất muốn được ngân hàng cấp vốn vay nên thường thổi phồng, làm lạc quan các bản báo cáo tài chính lên. Vì vậy, việc thẩm định độ tin cậy của các báo cáo tài chính là rất quan trọng, ảnh hưởng tới các bước thẩm định sau. Thông qua xem xét về tổng nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn, tình hình sử dụng nguồn vốn để đánh giá quy mô doanh nghiệp thuộc loại doanh nghiệp nào (nhỏ, vừa hay lớn), cơ cấu tỷ trọng các nguồn vốn để đánh giá tình hình tài chính chung của doanh nghiệp 2.Hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng Thẩm định, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua đánh giá các chỉ tiêu sau: - Tỷ suất lợi nhuận ròng - Tỷ suất về khả năng sinh lời của tài sản (ROA) - Tỷ suất về khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) - Tỷ suất sử dụng tài sản cố định - Tốc độ, cơ cấu tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận năm sau so với năm trước 3.Khả năng tự chủ tài chính Phân tích khả năng tự chủ tài chính là xem xét, đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đánh giá gồm:
  15. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng - Tỷ số nợ so với tổng tài sản: - Tỷ lệ đòn cân nợ (tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu - Hệ số tự tài trợ - Hệ số về khả năng trả lãi của khách hàng - Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn của doanh nghiệp: + Tài sản cố định / Tổng tài sản + Tài sản cố định / Vốn chủ sở hữu + Tài sản lưu động / Tổng tài sản 4.Khả năng thanh khoản: Các chỉ tiêu đánh giá gồm: - Thước đo tiền mặt: được tính bằng (Tồn quỹ bình quân + những tài sản lưu động, đầu tư tài chính ngắn hạn có thể bán/ chuyển thành tiền dễ dàng) - Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn (current ratio) - Chỉ tiêu thanh khoản nhanh hay tức thời (Quick ratio) - Vốn lưu động thuần= Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn - Vòng quay hàng tồn kho: Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân 5.Đánh giá về tài sản cố định của doanh nghiệp: đánh giá tình hình tăng giảm, cơ cấu của tài sản cố đinh theo giá trị: + Nguyên giá + Giá trị còn lại + Khấu hao cơ bản trích các năm 6.Các tỷ lệ khác (nếu cần thiết): các tỷ lệ đánh giá khả năng sử dụng hiệu quả tài sản của doanh nghiệp - Khoản phải thu/ Doanh thu: đánh giá việc sử dụng vốn của doanh nghiệp kết hợp với thời gian phải thu hợp lý - Hàng tồn kho/ Doanh thu - Khoản phải trả/ Doanh thu - Hệ số vòng quay vốn = Doanh thu thuần/ Tổng số vốn bình quân - Hệ số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/ Tài sản lưu động bình quân 1.1.2.2.3. Thẩm định về phương án, dự án vay vốn Khi vay vốn, doanh nghiệp vay phải lập một bảng về phương án sản xuất
  16. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng kinh doanh (PASXKD) đối với vay ngắn hạn và dự án đầu tư (DAĐT) đối với vay trung và dài hạn cho ngân hàng. Các doanh nghiệp khi lập PASXKD/ DAĐT thường có khuynh hướng thổi phồng, làm lạc quan doanh thu và giảm chi phí để PASXKD/ DAĐT khả thi và hiệu quả. Do đó Ngân hàng phải thẩm định lại PASXKD/ DAĐT để đánh giá mức độ tin cậy và khả năng hoàn trả vốn vay của khách hàng. Nội dung thẩm định PASXKD/ DAĐT phải bao hàm các nội dung sau: 1.Thẩm định các thông số phân tích thị trường và dự báo doanh thu: Mức độ chính xác của doanh thu ước lượng phụ thuộc vào các thông số phân tích dự báo thị trường, bao gồm: + Dự báo tăng trưởng của nền kinh tế + Dự báo tỷ lệ lạm phát + Dự báo tỷ giá hối đoái + Dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu + Dự báo tốc độ tăng giá + Dự báo nhu cầu thị trường về loại sản phẩm dự án sắp đầu tư + Ước lượng thị phần của doanh nghiệp 2.Thẩm định các thông số xác định chi phí CBTĐ phân tích các khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh.Do đặc điểm của từng PASXKD/ DAĐT, các thông số xác định chi phí đa dạng, thay đổi khác nhau, nhưng khi phân tích dựa vào các thông số để làm cơ sở như: Công suất máy móc thiết bị, định mức tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu, lao động, đơn giá các nguồn lực, chi phí nguyên vật liệu, lao động và phương pháp khấu hao 3.Thẩm định dòng tiền của dự án Dòng tiền dự án bao gồm những khoản thực thu, thực chi của dự án trong suốt thời gian tuổi thọ của dự án và được ghi theo từng năm ❖ Thẩm định cách thức xử lý các loại chi phí khi ước lượng dòng tiền đã chính xác, đầy đủ, phù hợp chưa. Những loại chi phí thẩm định gồm: chi phí cơ hội, chi phí chìm, chi phí lịch sử, nhu cầu vốn lưu động, thuế thu nhập doanh nghiệp, các chi phí gian tiếp, dòng tiền tăng thêm
  17. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng ❖ Thẩm định cách xử lý lạm phát Lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của một PASXKD/ DAĐT lạm phát làm tăng chi phí thực tế và thu nhập thực tế của doanh nghiệp đồng thời làm tăng chi phí cơ hội của vốn đầu tư. Nên khi ước lượng dòng tiền của dự án cần ước lượng tỷ lệ lạm phát kỳ vọng. 4.Thẩm định chi phí sử dụng vốn Một dự án được xem là hiệu quả khi có NPV dương, suất sinh lợi mang lại vượt quá suất sinh lợi yêu cầu đối với dự án. Xác định suất sinh lời yêu cầu của dự án cần chú ý hai vấn đề: + Chủ đầu tư sử dụng những loại nguồn vốn nào để tài trợ cho dự án, tỷ trọng của mỗi bộ phận nguồn vốn là bao nhiêu + Chi phí sử dụng vốn của mỗi bộ phận vốn là bao nhiêu? 5.Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá dự án và quyết định đầu tư - Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV) - Chỉ tiêu suất sinh lời nội bộ (IRR) - Thời gian hoàn vốn (PP) - Suất sinh lời bình quân - Chỉ số lợi nhuận (PI) 6. Phân tích rủi ro của dự án: Trong quá trình thực hiện PASXKD/ DAĐT, quá trình sử dụng vốn vay có thể xảy ra nhiều rủi ro khó lường trước, nên mục đích thẩm định là để giảm thiều xác suất không thu hồi được nợ. Đối với một phương án sản xuất hay dự án có thể phát sinh những rủi ro khác nhau: - Rủi ro do nhu cầu sản phẩm giảm - Rủi ro cạnh tranh - Rủi ro từ chi phí, sản xuất và quản lý - Rủi ro hoàn trả vốn vay - Rủi ro kinh tế vĩ mô: rủi ro chính trị- xã hội, rủi ro ngoại hối - Các rủi ro khác Đối với dự án đầu tư có thể phân tích và thẩm định rủi ro dựa trên các phương pháp như: phân tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích mô phỏng
  18. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng 1.1.2.2.4. Thẩm định về tài sản đảm bảo Bảo đảm tiền vay là việc các TCTD áp dụng các biện pháp để phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý nhằm thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Bảo đảm tín dụng có thể thực hiện bằng : tài sản thế chấp, tài sản cầm cố, tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba. Khi tài sản (TS) hoặc các quyền phát sinh từ TS có thể tạo ra dòng tiền đều có thể dùng để bảo đảm tiền vay. Thông thường điều kiện về bảo đảm tiền vay là: - Giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm (số tiền vay) - TS dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được dòng tiền - Có đầy đủ điều kiện pháp lý để người cho vay có quyền xử lý TS dùng làm bảo đảm tiền vay 1.2. Chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm chất lượng thẩm định tín dụng Chất lượng thẩm định tín dụng là khái niệm khó lượng hóa, phụ thuộc vào quan điểm và mục tiêu đánh giá của mỗi chủ thể. Chất lượng thẩm định tín dụng là toàn bộ các đặc tính thể hiện được tính hiệu quả trong hoạt động thẩm định tín dụng của ngân hàng, đảm bảo lợi ích cho cả hai bên khách hàng và ngân hàng. Xem xét trên các góc độ: + Đối với khách hàng (doanh nghiệp): Chất lượng thẩm định tín dụng là hiệu quả trong việc đánh giá, đáp ứng nhu cầu tín dụng hợp lý, nhanh chóng, kịp thời của ngân hàng giúp cho khách hàng có được một cơ cấu vốn tối ưu nhằm nắm bắt được cơ hội sản xuất kinh doanh, tổ chức hoạt động sản xuất có hiệu quả mang lại lợi nhuận cho khách hàng + Đối với ngân hàng: Chất lượng tín dụng là hiệu quả của việc đánh giá và đưa ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng, đảm bảo phòng ngừa được rủi ro tín dụng và đem lại lợi ích cho ngân hàng. Thẩm định tín dụng có chất lượng khi kết quả thẩm định phù hợp với kết quả thực tế đạt được sau khi triển khai dự án, phương án sản xuất kinh doanh. Thể hiện qua chất lượng tín dụng như quy mô tín dụng, khả năng sinh lời cho ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ tín dụng, cơ cấu tín dụng hợp lý
  19. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng 1.2.2. Sự cần thiết nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng NHTM là loại hình doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động đặc thù là huy động tiền gửi từ các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, tổ chức kinh tế và sử dụng nguồn tiền này để cấp tín dụng cho khách hàng có nhu cầu để thu lợi nhuận. Rủi ro tín dụng luôn luôn có thể xảy ra, tiềm ẩn trong tất cả các nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng nên việc nâng cao hiệu quả tín dụng để hạn chế các rủi ro có tính quyết định tới kết quả kinh doanh và cả quá trình hoạt động của ngân hàng thương mại. Bây giờ đang trong thời kỳ mở cửa, hội nhập nền kinh tế ngày càng có rất nhiều ngân hàng cả trong và ngoài nước đẩy mạnh mở rộng mạng lưới hoạt động tại Việt Nam. Tính cạnh tranh trong ngành ngân hàng luôn gay gắt, phức tạp. Đối với các ngân hàng thương mại, để năng cao khả năng cạnh tranh thì phải nghiên cứu, xây dựng các biện pháp về công nghệ, nhân lực, thị trường nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, uy tín hoạt động Nâng cao chất lượng tín dụng là cơ sở để ngân hàng phát triển và mở rộng các dịch vụ kinh doanh khác. Thông qua quan hệ tín dụng với khách hàng, ngân hàng có thể áp dụng và đưa vào các sản phẩm dịch vụ của mình cho khách hàng sử dụng, góp phần làm tăng thêm thu nhập cho ngân hàng. Vấn đề hàng đầu để nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng tín dụng là các ngân hàng thương mại phải nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trước khi cho vay để giảm rủi ro tín dụng. Đây là một giải pháp hiệu quả cao, bắt buộc với mỗi ngân hàng. 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp 1.2.3.1. Các chỉ tiêu định tính ❖ Tính chính xác của kết quả thẩm định: Mục đích của thầm định tín dụng là đánh giá khách hàng về nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ vay, khi thẩm định càng chất lượng thì kết quả thẩm định và thực tế thực hiện càng gần nhau, càng chính xác, từ đó đưa ra quyết định cho vay đúng đắn. Cán bộ tín dụng/cán bộ thẩm định sau khi phân tích và xử lý thông tin sẽ trình kết quả trong báo cáo đề suất tín dụng cho cấp có thẩm quyền phê duyệt, ra quyết định. Các kết quả này sẽ được so sánh với các chỉ tiêu do NHTM đưa ra, hay các nguồn
  20. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng thông tin có căn cứ xác thực. ❖ Tính khoa học và hiệu quả của quy trình thẩm định tín dụng: Mỗi ngân hàng dựa trên quy trình tín dụng căn bản để xây dựng nên một quy trình tín dụng chuẩn, phù hợp với ngân hàng mình. Một quy trình thẩm định tín dụng được xem là hiệu quả khi thỏa mãn các yêu cầu: + Quy trình thẩm định tín dụng có sự kết hợp hài hòa giữa các bước, không chồng chéo, trùng lặp và có sự tách biệt rõ ràng về thủ tục, trách nhiệm giữa từng bước + Quy trình hoàn thiện, có trình tự thực hiện các bước hợp lý, có đầy đủ cơ sở pháp lý, thông tin cần thiết để thực hiện + Cán bộ thẩm định luôn tuân thủ thực hiện thẩm định theo quy trình và các nội dung thẩm định của ngành + Kết quả đạt được sau khi thực hiện quy trình thẩm định đạt yêu cầu đề ra, có chất lượng thực tế ❖ Sự hài lòng của khách hàng về công tác thẩm định tín dụng: Đứng trên góc độ khách hàng nhìn nhận về chất lượng thẩm định tương tự như đánh giá việc cung cấp một sản phẩm dịch vụ đang có nhu cầu sử dụng. Khi khách hàng có nhu cầu về vốn vay và ngân hàng thẩm định xem có nên cấp tín dụng cho khách hàng không, chính là ngân hàng đang cung cấp cho khách hàng một sản phẩm dịch vụ của mình. Chính sự hài lòng của khách hàng luôn là một tiêu chuẩn, một thước đo chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Ngân hàng qua thẩm định tín dụng đưa ra được những nhận định hợp lý về khoản tín dụng khách hàng đang cần, vừa mang lại cho khách hàng những thông tin có ích cho cơ cấu nguồn tài trợ của mình, vừa tăng uy tín đối với khách hàng 1.2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng ❖ Thời gian thẩm định tín dụng Một hồ sơ vay vốn được đánh giá có kết quả thẩm định tốt với thời gian thẩm định tín dụng kéo dài sẽ không được đánh giá tốt. Thời gian thẩm định kéo dài không đáp ứng được kịp thời nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, làm mất cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp nên ngân hàng không có cơ hội gia tăng lợi nhuận, làm mất khách hàng, giảm uy tín và tính cạnh tranh trên thị trường.
  21. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng Mỗi ngân hàng đều có quy định cụ thể về thời gian thẩm định cho từng loại hồ sơ vay vốn. Chỉ tiêu này được công bố công khai, được xem như là một công cụ cạnh tranh giữa các ngân hàng nên việc đánh giá chất lượng tín dụng dựa vào chỉ tiêu này khá đơn giản, hiệu quả. ❖ Chi phí thẩm định tín dụng Chi phí thẩm định tín dụng bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình thực hiện công tác thẩm định như: chi phí thu thập thông tin, đánh giá, vận chuyển, đi công tác thực tế Khi quy trình thẩm định tín dụng được thực hiện đầy đủ với chi phí thẩm định càng thấp càng chứng tỏ chất lượng thẩm định tín dụng được cải thiện. Đây là chỉ tiêu thể hiện về mặt tài chính và quản lý tài chính trong các khâu thẩm định ❖ Các chỉ tiêu tài chính đánh giá chất lượng thẩm định (*) Dư nợ tín dụng Dư nợ tín dụng phản ánh số tiền mà Ngân hàng cho khách hàng vay, bao gồm khoản vay chưa đến hạn thanh toán và những khoản vay đang nằm trong tình trạng nợ quá hạn. Dư nợ tín dụng cho biết quy mô tín dụng của Ngân hàng thông qua việc so sánh giữa các thời kỳ với nhau nên được các ngân hàng rất quan tâm. Nếu dư nợ tín dụng tăng đều và ổn định qua các thời kỳ, chứng tỏ chất lượng tín dụng Ngân hàng đảm bảo, hiệu quả tín dụng của Ngân hàng tốt. Còn nếu dư nợ tín dụng giảm nhanh, có hệ thống qua các thời kỳ chứng tỏ hoạt động tín dụng của Ngân hàng đang có vấn đề, có thể do chất lượng tín dụng của Ngân hàng xấu, hoạt động tín dụng chưa đạt được hiệu quả. Nguyên nhân có thể là: chất lượng dịch vụ không tốt, trình độ của nhân viên tín dụng, thẩm định yếu kém, Ngân hàng đang phải giải quyết một số khoản vay xấu (*) Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn là những khoản nợ trong đó toàn bộ hay một phần nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn trả. Công thức tính: Tổng dư nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100% Tổng dư nợ
  22. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Cho biết những khoản vay đã qua thẩm định có thật sự trả được nợ đúng hạn như ban đầu không. Nếu công tác thẩm định không dự báo được các rủi ro xảy ra dẫn đến nợ quá hạn tăng lên ngoài khả năng kiểm soát, làm thu nhập ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh vì có nguy cơ mất khả năng thanh toán, hoạt động tín dụng không đạt hiệu quả tốt. Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cao biểu hiện hiệu quả, chất lượng tín dụng tại ngân hàng thấp, đồng thời hoạt động thẩm định tín dụng cũng bị đánh giá có chất lượng kém (*) Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ • Nợ xấu là những khoản nợ không sinh lời hay khó thu hồi bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày và các khoản nợ quá hạn sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Theo luật định, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3 đến nhóm 5: + Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ trên 90 ngày tới 180 ngày Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại Các khoản nợ nhóm khác chuyển sang nhóm 3 + Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 180 ngày đến 360 ngày Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại Các khoản nợ của nhóm khác chuyển sang nhóm 4 + Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại Các khoản nợ nhóm khác chuyển sang nhóm 5 • Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ: là tỷ lệ cho biết có bao nhiêu phần trăm các khoản cho vay khó có khả năng thu hồi hay mức độ hoàn trả nợ vay của khách hàng có khả năng trả nợ thấp
  23. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng Dư nợ xấu cuối kỳ Tỷ lệ nợ xấu = x 100% Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ Theo tiêu chuẩn quốc tế, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đảm bảo an toàn ở mức dưới 1.5%. Tại Việt Nam, tỷ lệ này dưới 3% là an toàn, hoạt động thẩm định tín dụng có chất lượng (*) Nợ khó đòi ròng: được tính bằng Tổng dư nợ khó đòi trừ cho Dự phòng rủi ro chưa sử dụng. Chỉ tiêu này phải nhỏ hơn hoặc bằng 0 thì chất lượng tín dụng và chất lượng thẩm định tín dụng mới được xem là tốt (*) Các chỉ tiêu về sinh lời • Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động tín dụng Công thức xác định chỉ tiêu: Tỷ trọng Doanh thu từ hoạt Doanh thu từ hoạt động tín dụng = x 100% động tín dụng Tổng doanh thu của ngân hàng Chỉ tiêu này phản ánh rõ nhất về quy mô hiệu quả đạt được từ hoạt động tín dụng trong tổng các hoạt động của ngân hàng. Thu từ hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao sẽ đóng góp lớn vào thu nhập của ngân hàng. Nếu khoản tín dụng có hiệu quả không tốt thì không những không thu được đủ gốc và lãi mà còn làm tăng chi phí của ngân hàng, nên kéo theo doanh thu giảm tương ứng. Chỉ tiêu này đánh giá được trực tiếp, thể hiện rõ lợi ích thực tế cuối cùng mà hoạt động thẩm định hướng tới là đem lại thu nhập cho ngân hàng. • Tỷ lệ sinh lời: Công thức xác định: Doanh thu từ hoạt động tín dụng Tỷ lệ sinh lời = x 100% Tổng dư nợ - Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả từ hoạt động cho vay, phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng, số lãi thu được từ một đồng dư nợ hay một đồng cho vay mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Tỷ lệ này cao có lợi cho ngân hàng phản ánh hiệu quả thẩm định tín dụng của ngân hàng tốt, đặc biệt là những ngân hàng chưa phát triển nhiều các dịch vụ thì thu từ hoạt động tín dụng là chủ yếu.
  24. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng • Hệ số thu nợ (%). Công thức: Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = x 100% Doanh số cho vay - Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. - Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu hồi nợ của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt. • Vòng quay vốn tín dụng: Công thức: Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = (lần) Dư nợ bình quân Trong đó: Dư nợ bình quân trong kỳ = (Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ) / 2 Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp 1.3.1. Về phía ngân hàng thương mại • Chiến lược và chính sách thẩm định tín dụng của ngân hàng: Chiến lược phát triển của ngân hàng là yếu tố ảnh hưởng đầu tiên đến hoạt động tín dụng và hiệu quả tín dụng. Chiến lược phát triển đúng đắn sẽ định hướng cho tất cả các hoạt động trong đó bao gồm công tác thẩm định tín dụng, phát huy điểm mạnh, khai thác các cơ hội đầu tư. Chính sách thẩm định tín dụng của ngân hàng là các nguyên tắc cơ bản phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, là hướng dẫn chung cho cán bộ ngân hàng trong phân tích, thẩm định tín dụng, tạo sự thống nhất chung nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời • Quy trình tín dụng: Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất
  25. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng quan trọng đối với hoạt động thẩm định tín dụng, hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Khi một quy trình hợp lý, hoàn thiện sẽ góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. • Tổ chức hoạt động thẩm định tín dụng: Tổ chức hoạt động thẩm định tín dụng của ngân hàng phụ thuộc và quy mô ngân hàng, quy mô các khoản tín dụng. Nhân viên thẩm định thường tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nhận hồ sơ xin vay, phỏng vấn, xem xét hồ sơ và thu thập thông tin, phân tích đánh giá khách hàng. Tại các ngân hàng quy mô lớn, tổ chức hoạt động thẩm định tín dụng ngày càng được chuyên môn hóa cao cho từng giai đoạn, theo địa bàn và đối tượng khách hàng Ngân hàng với một cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ, nhân viên, giữa phòng tín dụng và các phòng ban trong ngân hàng, giữa các chi nhánh trong hệ thống với nhau cũng như với các cơ quan khác liên quan bảo đảm cho hoạt động tín dụng của ngân hàng nhịp nhàng, thống nhất có hiệu quả và qua đó tạo điều kiện đáp ứng dược kịp thời nhu cầu của khách hàng, theo dõi và quản lý sát sao các khoản tín dụng, từ đó nâng cao hiệu quả thẩm định tín dụng. • Trình độ đội ngũ cán bộ thẩm định tín dụng: Con người có yếu tố quyết định đến sự thành bại trong mọi lĩnh vực hoạt động, trong ngân hàng với điều kiện xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao để đối phó kịp thời với các tình huống khác nhau của hoạt động tín dụng, nâng cao hiệu quả tín dụng. Các ngân hàng luôn cố gắng xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp tốt và có tinh thần trách nhiệm với công việc Cán bộ tín dụng thường phải tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau. Do đó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm được đặc thù của mỗi ngành sản xuất kinh doanh, am hiểu về luật pháp, nắm vững thông tin thị trường và điều quan trọng là phải biết thẩm định tín dụng có như vậy mới có thể đáp ứng tốt được những yêu cầu của hoạt động tín dụng. Nếu cán bộ tín dụng yếu kém về năng lực hoặc chưa được đào tạo đầy đủ sẽ thiếu khả năng phân tích và đánh giá chính xác về khách hàng vay vốn, không bao quát được
  26. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng các điểm yếu về mặt pháp lý hoặc các sai sót trong hồ sơ của khách hàng, yếu kém về chuyên môn dễ bị đánh giá sai về khách hàng hoặc bị khách hàng lợi dụng lừa đảo. Hoạt động tín dụng là hoạt động phức tạp liên quan trực tiếp đến vấn đề tài chính do vậy mà tính trung thực của cán bộ tín dụng là rất quan trọng. Một khi có những sai phạm của cán bộ tín dụng ví dụ cán bộ tín dụng cấu kết với khách hàng gian lận cho vay, gây khó khăn trong việc thu hồi vốn làm ảnh hưởng xấu tới hiệu quả tín dụng, hoạt động của ngân hàng • Tính chính xác của nguồn thông tin: Nhờ thông tin tín dụng mà người có thẩm quyền có thể đưa ra các quyết định cần thiết cho việc cho vay, theo dõi quản lý khoản vay. Nhưng trên thực tế, việc xác định các thông số phi tài chính như uy tín, năng lực, đạo đức, triển vọng của khách hàng rất khó khăn, phức tạp, mang tính tương đối, chủ quan nên dễ nhầm lẫn. Các thông tin càng chính xác, đầy đủ, kịp thời, độ tin cậy cao là rất quan trọng đối với các ngân hàng giúp khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh càng lớn. Ngược lại, khi thông tin tín dụng không được cung cấp một cách đầy đủ và kịp thời thì sẽ dẫn đến quyết định cho vay của cán bộ tín dụng là sai lầm, việc đầu tư của ngân hàng là không hiệu quả. Trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến mất vốn. Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh việc nắm bắt thông tin chính xác kịp thời sẽ quyết định phần lớn thành công, có thể nói người có thông tin là người chiến thắng. Thông tin là yếu tố đầu vào quan trọng của thẩm định tín dụng, đa dạng hóa thông tin sẽ cho NHTM cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp, từ đó hiệu quả công tác thẩm định sẽ cao Tính chính xác của các nguồn thông tin mà ngân hàng có thể khai thác phục vụ cho công tác thẩm định bao gồm cả số lượng và chất lượng nguồn thông tin. • Công nghệ của ngân hàng: Bản chất của thẩm định tín dụng là dự toán các chỉ tiêu và đánh giá chúng. Công việc này có một số chỉ tiêu tính toán phức tạp, đòi hỏi phải có phần mềm chuyên dụng để tính toán, hỗ trợ. Nếu công nghệ ngân hàng quá lạc hậu, quá trình thu thập xử lý thông tin về doanh nghiệp bị hạn chế, thời gian kéo dài, tính toán các chỉ tiêu không chính xác khiến việc đưa ra kết luận sai lầm.
  27. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng 1.3.2. Doanh nghiệp Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn lớn và thời gian vay dài, là đối tượng cho vay chủ yếu của các NHTM. Nên những thông tin điều tra, xác minh về hồ sơ khách hàng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của công tác thẩm định tín dụng và quyết định cho vay của Ngân hàng. Để tạo mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài với Ngân hàng và giúp cho công tác thẩm định được diễn ra nhanh chóng đảm bảo kế hoạch hoạt động, doanh nghiệp nên đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của Ngân hàng. Chất lượng thẩm định tín dụng của các ngân hàng chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố thuộc về phía doanh nghiệp như: + Tính trung thực của hồ sơ vay vốn: Hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp là tài liệu chính để phục vụ cho công tác thẩm định tín dụng nên phải đảm bảo đầy đủ thông tin, hợp lý, trình bày khoa học và trung thực. Nếu doanh nghiệp cố ý lừa đảo ngân hàng bằng bộ hồ sơ không trung thực, cán bộ thẩm định không kiểm tra đầy đủ, nghiêm túc, cẩn trọng, không phát hiện ra thì sẽ đưa đến kết quả thẩm định sai gây tổn thất cho NHTM. + Sử dụng vốn vay đúng mục đích: Trong thực tế đã có nhiều trường hợp khách hàng lập một phương án kinh doanh, dự án đầu tư giả với hiệu quả kinh tế cao để lừa ngân hàng vay vốn, rồi dùng nguồn vốn đó để đầu tư vào dự án kháccó rủi ro cao với lợi nhuận lớn, cho vay lại, chiếm dụng vốn đó để vui chơi, đầu tư tài sản cố định, bất động sản dẫn đến có thể không có khả năng hoàn trả lại nợ vay. Do đó việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay là rất cần thiết để giảm rủi ro mất khả năng thu hồi nợ. + Uy tín của doanh nghiệp: đây là ý thức cá nhân của doanh nghiệp trong việc trả nợ, không có một phương pháp nào có thể đánh giá, định lượng chính xác uy tín của doanh nghiệp để đưa ra quyết định cho vay. + Năng lực, kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp: Doanh nghiệp có trình độ quản lý kinh doanh tốt, tạo cho ngân hàng niềm tin, sự tín nhiệm an tâm khi cho vay, về khả năng hoàn trả nợ vay trong tương lai. Doanh nghiệp có năng lực quản lý cũng sẽ cung cấp cho ngân hàng những thông tin tài chính chính xác, kịp thời, khoa học giúp cho công tác thẩm định được tiến hành nhanh chóng và chính xác
  28. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng 1.3.3. Các nhân tố khác ❖ Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật và sự điều hành việc thực hiện những văn bản đó của các cơ quan chức năng. Môi trường pháp lý có thể ảnh hưởng tốt hoặc không tốt đến chất lượng thẩm định tín dụng, hiệu quả tín dụng. Hệ thống pháp luật đồng bộ, rõ rang, chặt chẽ là hành lang an toàn cho hoạt động tín dụng. Tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ tín dụng đều phải tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ và sẽ được bảo vệ quyền lợi chính đáng. Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, pháp luật đã trở thành hàng rào bảo vệ, kim chỉ nam hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự, bình đẳng, tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng lành mạnh, ổn định, phát huy vai trò đối với sự phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ tín dụng. Tuy nhiên vẫn có những quy định chồng chéo gây khó khăn cho ngân hàng, các quy định thiếu chặt chẽ tạo ra các khe hở cho các bên cùng trục lợi. Yêu cầu đặt ra là những quy phạm pháp luật, văn bản luật quy định về tín dụng phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở đó kích thích hoạt động tín dụng có hiệu quả hơn. ❖ Môi trường kinh tế xã hội: Chiến lược, chủ trương chính sách phát triển kinh tế của nhà nước là yếu tố định hướng và xác định mục tiêu kinh doanh của ngân hàng, của các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng. Căn cứ các chỉ tiêu, cơ cấu của ngành kinh tế các doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mình những kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp, cân đối tài chính để xác định nhu cầu vay vốn ngân hàng. Các ngân hàng thương mại cũng căn cứ vào các chỉ tiêu, định hướng phát triển ngành kinh tế để xác định cơ cấu đầu tư tín dụng của mình một cách có hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp căn cứ vào chỉ tiêu, cơ cấu ngành để xây dựng những kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu tín dụng phù hợp Một doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh tế thì phải chịu tác động của những biến đổi trong môi trường kinh tế, chu kỳ kinh tế. Nên rất cần phải có
  29. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng công tác dự báo tình hình, chu kỳ kinh tế và đưa ra khả năng ứng phó kịp thời với các tình huống xảy ra giúp doanh nghiệp và các ngân hàng hoạt động tốt, đảm bảo các khoản tín dụng được hiệu quả. Cộng thêm các nhân tố xã hội như tình hình an ninh, an toàn xã hội, trình độ dân trí, cơ sở hạ tầng ảnh hưởng trực tiếp đến các chủ thể tham gia vào quan hệ tín dụng của ngân hàng. Nếu một địa bàn mà an ninh trật tự không tốt, an toàn xã hội kém sẽ gây ra tâm lý không an tâm cho các nhà đầu tư nên họ sẽ không đầu tư vào nơi đó, do đó nhu cầu vay vốn sẽ hạn chế ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng của ngân hàng thương mại, cũng như ngân hàng sẽ không an tâm cho doanh nghiệp trên địa bàn vay vốn kinh doanh vì rủi ro mất vốn cao Việc quản lý doanh nghiệp sẽ hiệu quả hơn nếu giữa các cơ quan quản lý Nhà nước phối hợp nhịp nhàng trong việc trao đổi thông tin về doanh nghiệp như: tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình trả nợ vay ngân hàng, các nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước Từ đó NHTM có được những thông tin cần thiết để phân tích, đánh giá khách hàng, đưa ra quyết định cho vay đúng đắn, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. ❖ Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng: Trong môi trường cạnh tranh, để gây sức ép cho nhau buộc các NHTM mở rộng cho vay, hạ thấp các điều kiện tín dụng, giảm thời gian và thủ tục thẩm định. Các ngân hàng luôn phải cố gắng để nâng cao chất lượng thẩm định tốt nhất, từ đó đưa đến cho ngân hàng kết quả tín dụng cao nhất
  30. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI- CHI NHÁNH LONG BIÊN 1.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội và chi nhánh Long Biên 1.1.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng TMCP Quân đội Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) chính thức được thành lập và đi vào hoạt động ngày 4/11/1994, hoạt động theo giấy phép số 0054/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 14/09/1994 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 060297 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/09/1994. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 28A Điện Biên Phủ, Đống Đa, Hà Nội và hiện nay là số 3 Đường Liễu Giai, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; 16 năm qua MB liên tục giữ vững vị thế là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam. Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Tên Tiếng Anh : Military Bank (MB) Trụ sở chính : Đặt tại tòa nhà Số 3 Liễu Giai – Ba Đình – Hà Nội . Trang web : Cổ đông chính của MB • Tổng Công ty Viễn thông Quân Đội Viettel • Công ty vật tư công nghiệp Bộ quốc phòng (GAET) • Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam • Tổng công ty xây dựng Trường Sơn • Công ty Tân Cảng • Ngân hàng ngoại thương Việt Nam(Vietcombank) Mạng lưới • Hơn 120 điểm giao dịch tại hầu hết các tỉnh, thành Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam.
  31. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng • Máy ATM : 450 máy (tính đến cuối năm 2009). • Máy POS: 2.100 máy (tính đến cuối năm 2009) Công ty thành viên • Công ty Cổ phần chứng khoán Thăng long (TSC). • Công ty Quản lý Quỹ đầu tư MB (MB CAPITAL) • Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản(AMC). • Công ty Cổ phần Địa ốc MB (MB Land) Tầm nhìn • Trở thành ngân hàng cổ phần hàng đầu ở Việt Nam trong các mảng thị trường lựa chọn tại các khu vực đô thị lớn, tập trung vào: • Các khách hàng doanh nghiệp truyền thống, các tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp lớn. • Tập trung có chọn lọc doanh nghiệp vừa và nhỏ. • Phát triển các dịch vụ khách hàng cá nhân. • Mở rộng các hoạt động kinh doanh trên thị trường vốn. • Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư. • Liên kết chặt chẽ giữa Ngân hàng và các thành viên để hướng tới trở thành một tập đoàn tài chính mạnh. Sứ mạng MB dành mọi nỗ lực gây dựng một đội ngũ nhân lực tinh thông về nghiệp vụ, tận tâm trong phục vụ nhằm mang lại cho các doanh nghiệp, các cá nhân những giải pháp tài chính-ngân hàng khôn ngoan với chi phí tối ưu và sự hài lòng mỹ mãn. Giá trị cốt lõi Giá trị của MB không nằm ở tài sản mà là ở những giá trị tinh thần được mỗi thành viên MB luôn coi trọng và phát huy bao gồm 6 giá trị cơ bản: • Hợp tác (Teamwork) • Tin cậy (Trustworth) • Chăm sóc khách hàng (Customer Care) • Sáng tạo (Creative) • Chuyên nghiệp (Professional)
  32. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng • Hiệu quả (Performance-driven) ❖ Bộ máy quản lý và điều hành của Ngân hàng TMCP Quân đội: A- Hội đồng quản trị. 1. Ông Trương Quang Khánh - Chủ tịch HĐQT 2. Ông Lê Văn Bé – Phó Chủ tịch HĐQT 3. Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch HĐQT 4. Ông Hà Tiến Dũng – Thành viên HĐQT 5. Ông Đào Minh Tuấn – Thành viên HĐQT 6. Ông Đậu Quang Lành – Thành viên HĐQT 7. Ông Nguyễn Đăng Nghiêm – Thành viên HĐQT B- Ban điều hành. 1. Ông Lê Công– Tổng Giám Đốc 2. Ông Đỗ Văn Hưng – Phó Tổng giám đốc phụ trách khối Hỗ trợ kinh doanh. 3. Ông Lê Văn Minh – Phó Tổng giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động của Sở giao dịch MB. 4. Ông Đặng Quốc Tiến – Phó Tổng giám đốc phụ trách khu vực miền Nam. 5. Bà Vũ Thị Hải Phượng – Phó Tổng giám đốc phụ trách khối Khách hàng lớn và các định chế tài chính. 6. Ông Lưu Trung Thái – Phó Tổng giám đốc phụ trách khối Tổ chức nhân sự, Khách hàng cá nhân và Công nghệ thông tin. 7. Bà Nguyễn Thị An Bình– Phó Tổng giám đốc. phụ trách Khối Kiểm soát nội bộ. 8. Bà Nguyễn Minh Châu– Phó Tổng giám đốc phụ trách Khối Treasury
  33. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng SƠ ĐỒ 2: MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NH TMCP QUÂN ĐỘI Đại Hội đồng cổ đông Hội đồng Cơ quan kiểm Ban kiểm soát Văn phòng hội quản tri soát nội bộ đồng quản trị Các ủy ban cao cấp Ban điều Cơ quan nghiên hành cứu phát triển Khối kiểm soát nội Khối quản trị rủi bộ ro Quản lý hệ thống Hỗ trợ kinh doanh Kinh doanh Phòng kế hoạch tổng hợp Khối hỗ trợ kinh doanh Khối Treasury Phòng pháp chế Khối DN lớn và các Khối hành chính và định chế tài chính Phòng truyền thông quản lý chất lượng Khối DN nhỏ và vừa Khối quản lý mạng Khối tài chính-kế toán lưới, kênh phân phối Khối khách hàng cá Trung tâm CNTT nhân Khối tổ chức nhân sự Khối Đầu tư Phòng chính trị Văn phòng đại diện phía nam 120 chi nhánh và các phòng giao dịch
  34. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng 1.1.2. Giới thiệu về Chi nhánh MB Long Biên 1.1.2.1. Lịch sử hình thành Chi nhánh MB Long Biên Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội- chi nhánh Long Biên Tên giao dịch: Chi nhánh Long Biên Địa chỉ: số 2 đường Ngô Gia Tự- phường Đức Giang- quận Long Biên- TP Hà Nội. MB Long Biên được thành lập trên cơ sở nâng cấp phòng giao dịch số 3 địa chỉ 491A Nguyễn Văn Cừ, đi vào hoạt động từ ngày 03/04/2007 theo quyết định số 0113016533 của Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Là một trong những cơ sở đi đầu trong hệ thống mạng lưới ngân hàng TMCP Quân đội chú trọng triển khai nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, lấy phát triển dịch vụ và đem lại tiện ích cho khách hàng làm nền tảng, hoạt động theo mô hình một cửa với quy trình nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và công nghệ tiên tiến, theo đúng dự án hiện đại hóa ngân hàng Việt Nam hiện nay. Gần bốn năm thành lập đến nay Chi nhánh đã bắt kịp sự phát triển của thị trường. Trụ sở chính đặt trên đường Ngô Gia Tự cùng với hai điểm giao dịch rất thuận tiện để cung cấp các sản phẩm ngân hàng tới từng doanh nghiệp và cá nhân. Về cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị hoạt động, Ngân hàng đã thực hiện xong chương trình hiện đại hóa đưa phần mềm mới T24 vào sử dụng, đây là chương trình có nhiều tiện ích online trên cả nước rất thuận tiện cho công tác thanh toán trên toàn quốc, chuyển tiền trong nước và quốc tế. 1.1.2.2. Sơ đồ, cơ cấu tổ chức Mô hình tổ chức của MB Long Biên được xây dựng dựa trên mô hình hiện đại hóa ngân hàng, theo hướng đổi mới và tiên tiến phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động của Chi nhánh. Đứng đầu chịu trách nhiệm chính về kết quả hoạt động kinh doanh, điều hành hoạt động của chi nhánh là Giám đốc Chi nhánh. Giúp việc cho Giám đốc điều hành chi nhánh là 02 Phó Giám đốc được hoạt động theo sự phân công, ủy quyền của Giám đốc chi nhánh theo đúng quy định đề ra. Các phòng, ban của chi nhánh được tổ chức thành 3 khối hoạt động gồm: khối trực tiếp kinh doanh, khối hỗ trợ kinh doanh và khối quản lý nội bộ.
  35. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng • Khối trực tiếp kinh doanh bao gồm các phòng ban sau: - Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp (tên cũ là Phòng Tín dụng hay Phòng Kinh doanh) - Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân - Phòng Kế toán và dịch vụ khách hàng - PGD Nguyễn Văn Cừ, PGD Đông Anh • Khối hỗ trợ kinh doanh gồm các phòng ban sau: - Phòng Hỗ trợ quan hệ khách hàng. • Khối Quản lý nội bộ - Phòng Quản lý tín dụng - Phòng Hành chính- nhân sự - Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ 1.1.2.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban ❖ Ban Giám đốc. Ban giám đốc thực hiện các công việc do Tổng giám đốc ủy quyền, phê duyệt các khoản vay, phân công công việc cho các phòng ban, thực hiện và giám sát công tác quản lý chi nhánh. Đứng đầu và chịu trách nhiệm chính về kết quả hoạt động kinh doanh, điều hành hoạt động của chi nhánh là Giám đốc Chi nhánh. ❖ Phòng Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức, thức hiện các hoạt động tiếp thị các sản phẩm tín dụng, bảo lãnh, thanh toán quốc tế đối với các khách hàng, đồng thời thực hiện công tác điều tra thị trường về nhu cầu sản phẩm dịch vụ ngân hàng đối với nhóm khách hàng này. ❖ Phòng Quan hệ khách hàng Cá nhân + Thực hiện cho vay đối với các khách hàng cá nhân; thiết lập, duy trì, mở rộng quan hệ với khách hàng cá nhân, luôn giữ các khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới; tư vấn giới thiệu khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ cá nhân: thẻ thanh toán, sản phẩm nhà mới, gia đình trẻ, hỗ trợ du học, ôtô hạng sang, bảo quản tài sản hộ + Phân tích chấm điểm khách hàng cá nhân.
  36. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng ❖ Phòng Kế toán và dịch vụ khách hàng. • Bộ phận kế toán có nhiệm vụ : + Hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh và báo cáo tài chính kế toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.Cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, các chỉ tiêu thanh khoản của Chi nhánh. + Hậu kiểm các chứng từ thanh toán của các phòng trong Chi nhánh. • Bộ phận giao dịch có nhiệm vụ : + Trực tiếp tiếp xúc khách hàng và xử lý các giao dịch phát sinh: Mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng, thực hiện mua bán trao đổi ngoại tệ giao ngay, nhận tiền gửi, rút tiền gửi bằng nội tệ và ngoại tệ và thực hiện thanh toán trong nước như chuyển tiền, điện tử, séc, nhờ thu, chi + Tư vấn và cung cấp cho khách hàng các thông tin cần thiết về sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Tiếp nhận các nguồn tin cùng các phản hồi từ khách hàng. • Bộ phân kho quỹ có nhiệm vụ : + Thực hiện xuất, nhập tiền; bảo quản, vận chuyển tiền; đảm bảo tính thanh khoản của chi nhánh, phòng ngừa rủi ro thanh khoản. Quản lý ngoại tệ, kim khí quý, vàng bạc, đá quý, giấy tờ có giá + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao. ❖ Phòng Hành chính- nhân sự: Thực hiện các công việc hành chính, tổ chức, nhân sự của chi nhánh: - Quản lý, theo dõi, bảo mật hồ sơ của cán bộ nhân viên, chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội của các cán bộ nhân viên chi nhánh - Gửi và nhận fax, thông tư, chỉ thị, quyết định của cấp trên gửi xuống; đưa lên ban lãnh đạo chi nhánh để triển khai cho các phòng ban - Xây dựng, tổ chức thực hiện và bố trí đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên của chi nhánh phù hợp với đòi hỏi của công việc và sự phát triển của hệ thống Ngân hàng ❖ Phòng Quản lý tín dụng - Quản trị rủi ro các hoạt động tín dụng, kiểm soát tính tuân thủ về quy trình, quy chế hoạt động tín dụng cũng như việc tuân thủ liên quan đến sự phê duyệt của khoản vay.
  37. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng - Thực hiện tái thẩm định các khoản vay vượt mức đề ra của chi nhánh, những khoản vay yêu cầu phải có ý kiến của Phòng Quản lý tín dụng như để xây dựng hạn mức. Rà soát, theo dõi, đôn đốc các khoản nợ xấu, tham gia tư vấn và quản lý các khách hàng quá hạn. ❖ Phòng Hỗ trợ kinh doanh. Thực hiện các công việc cho Phòng Quan hệ khách hàng: - Thực hiện công việc định giá tài sản đảm bảo, giải ngân, thực hiện các thủ tục ký hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo đối với tài sản đảm bảo. - Tham gia đôn đốc, nhắc khách hàng về kỳ trả gốc, lãi. Hỗ trợ, cung cấp thông tin cho cán bộ quan hệ khách hàng trong việc kinh doanh, bán hàng. - Thực hiện các chế độ báo cáo 1.1.2.4. Các sản phẩm, dịch vụ MB Long Biên đang cung cấp MB Long Biên thực hiện cung cấp tất cả các sản phẩm, dịch vụ mà Ngân hàng Quân đội quy định. • Sản phẩm & dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: - Dịch vụ tài khoản - Tín dụng doanh nghiệp: Cho vay vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, cho vay kinh doanh nông sản, tài trợ dự án trọn gói, tài trợ nhà cung cấp, tài chính kho vận trọn gói, thấu chi doanh nghiệp, cho vay trung dài hạn, cho vay vốn lưu động, tài trợ kinh doanh nhỏ. - Dịch vụ thẻ - Sản phẩm ngoại hối và quản trị rủi ro - Dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế - Dịch vụ bao thanh toán và bảo lãnh - Bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp • Sản phẩm & dịch vụ khách hàng cá nhân : - Tiết kiệm - Giấy tờ có giá ngắn hạn - Cho vay cá nhân - Dịch vụ thẻ - Dịch vụ chuyển tiền
  38. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng - Dịch vụ ngoại hối cá nhân - Sản phẩm dịch vụ khác • Sản phẩm và dịch vụ ngân hàng điện tử - Mobibanking - Internetbanking. - eMB- Plus. - eMB- Clasic 1.1.3. Khái quát hoạt động của chi nhánh MB Long Biên 1.1.3.1. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của Ngân hàng TMCP Quân đội BẢNG 1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Ngân hàng TMCP Quân đội Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007 Tổng tài sản Tỷ đồng 102.000 69.008 44.364 29.623 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 1.785 1.505 860.9 608.9 Vốn huy động Tỷ đồng 82.216 59.279 38.666 23.136,4 Tổng dư nợ Tỷ đồng 42.500 29.588 15.740,4 11.616,6 ROE % 27.35 25.02 24.48 24.7 ROA % 2.75 2.91 2.41 2.82 Vốn điều lệ Tỷ đồng 6.700 5.300 3.400 (Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Quân đội) • Về quy mô hoạt động. Vốn điều lệ của MB năm 2009 đã đạt mức 5.300 tỷ đồng (tăng thêm gần 1.900 tỷ so với năm 2008). Ngày 1/12/2010 vốn điều lệ của MB tăng lên 6.700 tỷ đồng, tăng 1.400 tỷ so với năm 2009; vốn chủ sở hữu đạt 6.888 tỷ đồng cuối năm 2009. Tổng tài sản của Ngân hàng cũng không ngừng tăng lên, hiện đạt 102.000 tỷ đồng, tăng 47.8% so với năm 2009. • Về huy động vốn. Nguồn vốn huy động của MB luôn ổn định, tăng trưởng phù hợp qua từng năm ngay cả trong thời kỳ khó khăn chung của nền kinh tế, tăng trưởng tín dụng luôn là nỗi lo của nhiều tổ chức tín dụng. Cuối tháng 12 năm 2010, tổng vốn huy động MB đạt 82.216 tỷ đồng, đạt 138% so với năm 2009
  39. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng • Về hoạt động tín dụng. MB đã tổ chức triển khai tích cực hoạt động tín dụng theo chính sách kích cầu, tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Tổng dư nợ tín dụng đạt 42.500tỷ đồng, tăng 12.912 tỷ đồng so với năm 2009. Cùng với phát triển tín dụng, MB thường xuyên chú trọng vấn đề quản trị rủi ro nhằm song song quản lý chất lượng tín dụng chặt chẽ. MB luôn theo sát mục tiêu HĐQT đặt ra về kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. Đến cuối năm 2009, hệ số an toàn MB duy trì cao ở mức 12% (mức tối thiểu 9%). • Về lợi nhuận. MB đã gặt hái được kết quả kinh doanh khả quan trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế. Lợi nhuận trước thuế năm 2010 của MB đạt 1785 tỷ đồng, tăng 195 tỷ so với năm 2009, vượt 5% so với kế hoạch Đại hội cổ đông năm 2010 thông qua. • Tỷ suất sinh lời Tỷ suất sinh lời MB đạt được khá cao, các chỉ số đều lớn hơn năm trước. Mặc dù trong năm qua nhằm tăng năng lực tài chính, Ngân hàng đã thực hiện tăng vốn nhiều lần nhưng lợi ích của cổ đông vẫn luôn đảm bảo ở mức cao. Đặc biệt, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE tới thời điểm cuối năm 2010 vươn lên ở mức 27,35% cao hơn nhiều so với năm trước (năm 2009: 25,02%). Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản năm 2010 đạt 2.75% thấp hơn năm 2009 (ROA= 2,91%), cao hơn năm 2008 (ROA= 2,41%); EPS (lãi cơ bản trên cổ phiếu) năm 2009 đạt gần 3.000 đồng/ cổ phiếu. 1.1.3.2. Kết quả kinh doanh của MB Long Biên Năm 2007 là năm khởi đầu ghi nhận sự hoạt động của chi nhánh MB Long Biên. Ngay từ buổi ban đầu chi nhánh đã có một nền tảng tương đối tốt từ nội lực của bản thân chi nhánh: cán bộ có trình độ học vấn cao, tương đối đồng đều, hăng hái nhiệt tình cao của sức trẻ và đoàn kết gắn bó của toàn bộ tập thể chi nhánh; kết hợp với những điều kiện thuận lợi của môi trường kinh doanh: nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của thủ đô, địa bàn hoạt động nhiều tiềm năng phát triển Tuy nhiên, chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn do sự cạnh tranh của các ngân hàng trên cùng địa bàn, thời gian công tác của cán bộ chưa nhiều, mạng lưới khách hàng
  40. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng mỏng Song với sự cố gắng phấn đấu, sau gần 4 năm đi vào hoạt động, MB Long Biên đã đạt được một số kết quả nhất định. ❖ Huy động vốn Huy động vốn là hoạt động chủ đạo, then chốt và luôn được đạt lên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng. Vì để hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường cần phải có một nguồn vốn ổn định dồi dào, đảm bảo khả năng thanh toán và tăng tính chủ động cho ngân hàng. Sau 4 năm đi vào hoạt động số vốn huy động của chi nhánh đã có sự tăng trưởng đáng kể theo từng năm, đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng, tránh được tình trạng bị động nhu cầu vốn. Kết hợp với chính sách linh hoạt về lãi suất, phí, thời hạn, những chương trình ưu đãi khác, hiệu quả của công tác huy động vốn đã được nâng lên rõ rệt, kết quả cụ thể như sau : BẢNG 2: Kết quả huy động vốn tại MB Long Biên (Đơn vị: triệu đồng) Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007 Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Chỉ tiêu Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng (%) (%) (%) (%) Tổng huy động vốn 1.863.418 100 1.490.734 100 1.156.342 100 875.092 100 Theo đối tượng Huy động từ dân cư 1.311.846 70.4 1.065.875 71.5 885.758 76.6 490.052 56 Huy động từ TCKT 551572 29.6 424.859 28.5 270.584 23.4 385.040 44 Theo loại tiền VND 1.328.617 71.3 1.091.217 73.2 934.324 80.8 492.677 56.3 Ngoại tệ 534.801 28.7 399.517 26.8 222.018 19.2 382.415 43.7 Theo thời hạn Dưới 12 tháng 1.593.222 85.5 1.311.846 88 1.033.770 89.4 630.941 72.1 Trên 12 tháng 270.196 14.5 178.888 12 122.572 10.6 244.151 27.9 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh MB Long Biên năm 2007- 2010) Ta thấy huy động tiền gửi từ dân cư luôn là thế mạnh của NH TMCP Quân đội so với các Ngân hàng khác. Do đặc trưng của nền kinh tế nước ta vẫn ưa sử
  41. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng dụng tiền mặt trong giao dịch kinh tế. Vì thế lượng tiền mặt dân cư nắm giữ hiện nay là rất nhiều. Huy động được nguồn vốn từ dân cư là nguồn tăng chính cho nguồn vốn của Ngân hàng. Tiền gửi từ dân cư tăng dần theo các năm về giá trị tuyệt đối, nhưng về tỷ trọng thì đang có xu hướng giảm, cao nhất là năm 2008 chiếm 76.6% trên tổng nguồn vốn huy động. Biết được thế mạnh này nên NH TMCP Quân đội luôn có những chính sách phù hợp và đúng đắn để thu hút lượng tiền gửi từ dân cư. ❖ Hoạt động cho vay BẢNG 3: Kết quả hoạt động cho vay tại chi nhánh MB Long Biên (Đơn vị: triệu đồng) Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007 Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Chỉ tiêu Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng (%) (%) (%) (%) Tổng dư nợ 2.161.782 100 1.686.490 100 1.267.914 100 956.778 100 Theo đối tượng Cá nhân 396.687 18.35 341.682 20.26 322.050 25.4 278.040 29.06 Doanh nghiệp 1.765.095 81.65 1.344.808 79.74 945.864 74.6 678.738 70.94 Theo thời hạn Ngắn hạn 1.569.453 72.6 1.151.873 68.3 834.287 65.8 752.027 78.6 Trung, dài hạn 592.329 27.4 534.617 31.7 433.627 34.2 204.751 21.4 Loại tiền VND 1.794.279 83 1.391.354 82.5 1.032.082 81.4 729.065 76.2 Ngoại tệ 367.503 17 295.136 17.5 235.832 18.6 227.713 23.8 (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh MB Long Biên năm 2007-2010) Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động cho vay của chi nhánh Long Biên có sự tăng trưởng đều, ổn định qua từng năm. Tổng dư nợ đến năm 2010 chi nhánh đạt 2.161,782 tỷ đồng, tăng 128% so với năm 2009 ; tăng 171% so với năm 2008 ; tăng 226% so với năm 2007. • Xét cơ cấu dư nợ theo đối tượng : Qua bảng số liệu bảng 3 ta thấy tỷ trọng dư nợ lớn là doanh nghiệp chiếm trung bình trên 75% tổng dư nợ. Đối với khách hàng cá nhân, xét về số tuyệt đối có
  42. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng tăng đều qua các năm nhưng về tỷ trọng thì giảm dần từ 29.06% năm 2007 xuống 18/35% năm 2010. Do Chi nhánh MB Long Biên đã tiếp cận với khách hàng doanh nghiệp lớn và thức đẩy dư nợ tăng cao. Đối với các sản phẩm tín dụng cá nhân, do xuất phát từ đặc thù thị trường. Mặc dù cùng nằm trên địa bàn Hà Nội nhưng mặt bằng chung của Quận Long Biên vẫn còn khoảng cánh từ mặt bằng dân trí, thu nhập, cơ sở hạ tầng, vật chất so với nội thành. Chi nhánh MB Long Biên cơ bản vẫn cung cấp những sản phẩm truyền thống: cho vay cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh, cho vay mua ôtô trả góp, cho vay mua và sửa chữa nhà cửa, cho vay lương, tiêu dùng, vay cầm cố giấy tờ có giá Những sản phẩm cá nhân đã được phát triển rất nhiều nơi như sản phẩm cho vay du học, thấu chi, chưa được khai thác tại Long Biên. • Xét cơ cấu dư nợ theo thời hạn : Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn là chính, chiếm bình quân 71% và có chiều hướng gia tăng trong giai đoạn 2008- 2010 (tăng từ 65.8% - 72.6%), nguyên nhân của việc tăng tỷ trọng này là do định hướng của ngân hàng. Trong giai đoạn khủng hoảng 2008- 2010 lãi suất huy động biến động không ngừng, cá nhân và các tổ chức không gửi tiền với kỳ hạn dài, để tránh rủi ro thanh khoản các ngân hàng cũng phải cân đối chiến lược cho vay để phù hợp với quy mô, kỳ hạn huy động nên đã định hướng giai đoạn này Ngân hàng tập trung và ưu tiên cho vay ngắn hạn, hạn chế cho vay trung và dài hạn. • Xét cơ cấu nợ theo loại tiền tệ: Tỷ trọng cho vay VND chiếm tỷ trọng cao, bình quân đạt 80% và có chiều hướng tăng qua các năm 2008-2010 (tăng từ 76.2% năm 2007 lên 83% năm 2010), tại chi nhánh Long Biên ngoài dư nợ VND chủ yếu là USD, EURO. Việc nhận nợ bằng đồng VND hay ngoại tệ phụ thuộc vào tính chất hoạt động kinh doanh của khách hàng, chính sách lãi suất của ngân hàng và chính sách tài chính của Chính phủ. Trong 3 năm gần đây lãi suất VND thường cao hơn lãi suất ngoại tệ, tuy nhiên tỷ giá ngoại tệ lại biến động khó lường. Nên doanh nghiệp phải cân nhắc khi nhận nợ là VND hay ngoại tệ là dựa vào lãi suất cho vay từng loại tiền và đánh giá tỷ giá biến động như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất cho mình.
  43. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng Trong giai đoạn hiện nay, ngân hàng Quân đội đang khuyến khích khách hàng nhận nợ bằng ngoại tệ, đặc biệt là các loại ngoại tệ ít bị biến động tỷ giá (trừ USD và EURO), ngân hàng khuyến khích tăng tỷ trọng dư nợ VND: USD là 75%: 25%. Bên cạnh đó để giảm thiểu rủi ro về tỷ giá ngân hàng đã đưa ra một loạt các biện pháp, các gói sản phẩm đồng bộ như: mua bán ngoại tệ theo kỳ hạn, khuyến khích nhận nợ bằng ngoại tệ ít có sự biến động tỷ giá (ví dụ: JPY, ), SWAP lãi suất ❖ Hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác Tính đến hết năm 2009, thu từ hoạt động dịch vụ đạt 8.482 triệu đồng đạt 127% kế hoạch kinh doanh được giao; trong đó thu từ bảo lãnh đạt 5.310 triệu đồng chiếm 62.6 % tổng thu dịch vụ, dịch vụ thanh toán đạt 2.493,7 triệu đồng chiếm 29.4%, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ khác đạt 678.3 triệu chiếm 8% tổng thu dịch vụ. Ngoài ra, còn có dịch vụ phát hành thẻ ATM, trả lương tự động và một số dịch vụ khác đều tăng trưởng. Hoạt động dịch vụ không chỉ tăng trưởng về lợi nhuận mà doanh số hoạt động tại các nghiệp vụ dịch vụ chính cũng có sự tăng trưởng đáng kể. Trong năm 2009, doanh số thanh toán trong nước đạt 3.015 tỷ đồng, doanh số thanh toán quốc tế đạt 88 triệu USD, doanh số kinh doanh ngoại tệ 55 triệu USD, doanh số bảo lãnh đạt 450 tỷ đồng, thanh toán LC đạt 332 tỷ đồng. Ngoài ra, chi nhánh đã triển khai tốt công tác khách hàng và phát triển mạng lưới: - Tính đến hết năm 2009, số lượng khách hàng cá nhân mở tài khoản thanh toán và sử dụng thẻ ATM của chi nhánh là 5690 thẻ vượt 112% kế hoạch được giao. - Số lượng khách hàng doanh nghiệp mở tài khoản trong năm tăng thêm 134 tài khoản nâng tổng số tài khoản của doanh nghiệp mở tại chi nhánh là 448 tài khoản, trong đó có 22 doanh nghiệp thực hiện dịch vụ trả lương thường xuyên. - Về công tác mở rộng mạng lưới giao dịch: ngoài trụ sở tại số 2 Ngô Gia Tự, hiện tại chi nhánh đã mở 2 phòng giao dịch (Đông Anh, Nguyễn Văn Cừ), lắp đặt thêm 4 máy ATM nâng tổng số máy ATM lên 16 chiếc góp phần nâng cao hình ảnh của Ngân hàng Quân đội trên địa bàn. ❖ Kết quả kinh doanh của Chi nhánh MB Long Biên từ 2007-2010:
  44. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng BẢNG 4: Kết quả kinh doanh của chi nhánh MB Long Biên ( Đơn vị: Tỷ đồng) Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị trọng trọng trọng trọng Thu nhập 123.620 100 152.801 100 205.282 100 264.454 100 Từ hoạt động tín dụng 110.269 89.2 133.853 87.6 182.619 88.96 234.085 88.52 Thu lãi cho vay 65.964 53.36 82.467 53.97 105.433 51.36 135.313,4 51.17 Thu khác hđ tín dụng 667 0.54 947 0.62 595 0.29 761,6 0.29 Thu lãi vốn điều chuyển 43.638 35.3 50.424 33 76.570 37.3 98.010 37.06 Thu dịch vụ 7.590 6.14 8.435 5.52 14.082 6.86 19.715 7.45 Dịch vụ thanh toán 2.744 2.22 2.490 1.63 7.267 3.54 11.902 4.5 Thu từ bảo lãnh 4.697 3.8 5.745 3.76 6.548 3.19 7.451 2.82 Thu khác 148 0.12 198 0.13 246 0.12 362 0.13 Thu từ KD ngoại hối 1.730 1.4 2.445 1.6 3.839 1.87 5.720 2.16 Thu từ các hđ khác 4.030 3.26 8.098 5.3 4.721 2.3 4.934 1.86 Thu bất thường (hoàn DP) 3.906 3.16 7.945 5.2 2.750 1.34 3.328 1.26 Thu phí quản lý 123 0.1 152 0.1 1.991 0.97 1.606 0.6 Chi phí 101.789 100 123.830 100 179.786 100 225.324 100 Chi hoạt động tín dụng 77.705 76.34 98.395 79.46 125.904 70.03 168.440 74.75 Chi trả lãi tiền gửi 29.193 28.68 34.387 27.77 52.120 28.99 79.619 35.34 Chi khác 1.822 1.79 173 0.14 1.600 0.89 1.874 0.83 Trả lãi vốn điều chuyển 46.690 45.87 63.834 51.55 72.184 40.15 86.947 38.59 Chi phí hoạt động dịch vụ 427 0.42 371 0.3 1.114 0.62 1.601 0.71 Chi dịch vụ thanh toán 91 0.09 74 0.06 251 0.14 555,8 0.25 Chi khác 336 0.33 347 0.28 863 0.48 1045 0.46 Chi hoạt động kd 2.98 366 0.36 668 0.54 4.063 2.26 6.704 ngoại hối Chi nộp thuế và lệ phí 61 0.06 111 0.09 90 0.05 105 0.05 Chi cho nhân viên 4.621 4.54 5.721 4.62 9.115 5.07 13.216 5.87 Lương và phụ cấp 4.194 4.12 5.287 4.27 8.396 4.67 12.174 5.40 Các khoản theo lương 427 0.42 433 0.35 719 0.4 1.042 0.46 Chi hoạt động quản lý 2.20 2.239 2.2 2.972 2.4 3.955 2.2 4953 công vụ Chi về tài sản 6.158 6.05 5.151 4.16 6.832 3.8 7.746 3.44 Chi dự phòng 5.904 5.8 4.123 3.33 20.675 11.5 12.681 5.63
  45. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị trọng trọng trọng trọng Chi phí khác (quản lý cấp 4.38 4.305 4.23 6.278 5.07 7.964 4.43 9.874 trên) Thu nhập trước thuế 21.831 17.66 28.971 18.96 25.496 12.42 39.134 Thuế TNDN 1.274 7.903 11.533 Thu nhập sau thuế 27.697 17.593 27.601 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007,2008,2009, 2010) Thu nhập cơ bản của Ngân hàng từ: hoạt động tín dụng (thu từ lãi cho vay và điều chuyển vốn nội bộ) và các khoản phải thu khác (gồm: phí dịch vụ, thanh toán, bảo lãnh, thẻ, ) Tổng thu nhập tăng đều qua các năm với tốc độ tăng trưởng khá cao, tính tới năm 2010 đạt 264 tỷ đồng tăng 59 tỷ so với năm 2009, năm 2009 đạt 205 tỷ tăng 53 tỷ, tăng trưởng 34.8% so với năm 2008, năm 2008 đạt 152 tỷ tăng 29 tỷ so với năm 2007 tăng trưởng 23.6%. Nhưng do đây là chi nhánh mới thành lập, các nghiệp vụ phát sinh không nhiều, quy mô hoạt động chưa lớn nên doanh số còn thấp. Chi phí trong hoạt động kinh doanh, tốc độ gia tăng của chi phí cũng khá lớn, năm 2010 tổng chi phí là 225.3 tỷ đồng tăng hơn 45.6 tỷ so với năm 2009; năm 2009 tốc độ tăng chi phí biến động lớn đạt 179.8 tỷ tăng 56 tỷ, tăng trưởng 45% so với năm 2008, tăng 78 tỷ so với năm 2007, tăng trưởng 76,6%. Trong cơ cấu chi phí năm 2009 ta thấy tỷ trọng tăng cao nhất là chi dự phòng rủi ro, đạt 20.7 tỷ (chiếm 11.5% tổng chi phí) nguyên nhân do năm 2009 chi nhánh phải trích lợi nhuận dự phòng cho các khoản vay chuyển nợ nhóm 5, nợ xấu. 2.2. Thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội- chi nhánh Long Biên 2.2.1. Quy trình thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội- Chi nhánh Long Biên Toàn bộ quy trình nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng TMCP Quân đội đối với khách hàng được chia thành 2 giai đoạn và 7 bước tác nghiệp chính gồm: ➢ Giai đoạn 1: Thẩm định và Xét duyệt -Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
  46. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng - Bước 2: Thẩm định - Bước 3: Trình duyệt hồ sơ vay vốn, phán quyết cho vay ➢ Giai đoạn 2: Thực hiện cho vay và quản lý tín dụng - Bước 4: Lập, đàm phán và ký kết các hợp đồng - Bước 5: Giải ngân -Bước 6: Giám sát, theo dõi khoản vay; Thu nợ và xử lý các vấn đề phát sinh - Bước 7: Tất toán khế ước, thanh lý hợp đồng, lưu hồ sơ. Nội dụng công tác thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng Quân đội gồm: - Thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng - Thẩm định về năng lực hoạt động, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và uy tín của khách hàng - Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, thẩm định khoản vay và khả năng trả nợ - Thẩm định dự án đầu tư - Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay - Thẩm định về khả năng đáp ứng nguồn vốn, lãi suất, thời hạn cho vay của bản thân Ngân hàng a) Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng Khách hàng vay vốn phải có đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật, phải có đủ hồ sơ chứng minh năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Các tài liệu sử dụng để thẩm định và đánh giá: + Hồ sơ pháp lý của khách hàng + Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh + Các tài liệu tham khảo Đối với khách hàng vay là doanh nghiệp, cán bộ thẩm định phải: - Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của: quyết định thành lập đối với doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp được thành lập theo luật công ty; giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài; đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp; đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước
  47. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng - Quyền hạn, trách nhiệm của các bên trong hợp đồng liên doanh - Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm trong điều lệ doanh nghiệp - Tính pháp lý của các quyết định bổ nhiệm Giám đốc (Tổng giám đốc), kế toán trưởng, người quản lý về tài chính của doanh nghiệp - Người đại diện pháp nhân của doanh nghiệp là ai? - Thời hạn hoạt động còn lại của doanh nghiệp b) Năng lực hoạt động, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp ❖ Thẩm định năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cán bộ tín dụng kiểm tra, phân tích, đánh giá các nội dung sau: ➢ Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh: - Kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, phù hợp với dự án dự định đầu tư - Ngành nghề kinh doanh được phép hoạt động và xu hướng phát triển của ngành đang kinh doanh ➢ Mô hình tổ chức, bố trí lao động: - Quy mô hoạt động của doanh nghiệp - Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp về mô hình quản lý điều hành, các phòng ban, các chi nhánh, công ty thành viên - Số lượng lao động, cơ cấu lao động trực tiếp, gián tiếp - Trình độ tay nghề của người lao động trong doanh nghiệp; việc chấp hành kỷ luật, quy trình lao động trong doanh nghiệp - Thu nhập của người lao động ➢ Quản trị điều hành của Lãnh đạo doanh nghiệp - Trình độ, năng lực chuyên môn và năng lực quản trị điều hành, quản lý tài chính của người lãnh đạo doanh nghiệp - Phẩm chất tư cách, uy tín của người lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp - Khả năng nắm bắt thị trường, hội nhập thị trường của doanh nghiệp - Sự đoàn kết nội bộ, quyết tâm của lãnh đạo trong việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh - Trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ kế cận
  48. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng ➢ Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh - Thương hiệu của sản phẩm, các sản phẩm chủ yếu và thị phần của sản phẩm doanh nghiệp sản xuất kinh doanh - Mạng lưới phân phối sản phẩm, dịch vụ - Lợi thế của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường, khả năng tăng trưởng trên thị trường của doanh nghiệp - Chiến lược kinh doanh, chính sách khách hàng của doanh nghiệp - Các quan hệ giao dịch có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ➢ Phân tích các rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động sản xuất kinh doanh: Rủi ro về thị trường; rủi ro về chính sách, chế độ của Nhà nước; rủi ro bất khả kháng; các loại rủi ro khác ➢ Quan hệ của khách hàng với các Tổ chức tín dụng: • Quan hệ tín dụng: + Dư nợ tín dụng tại Hội sở chính của Ngân hàng TMCP Quân đội và tại các chi nhánh + Quan hệ với các tổ chức tín dụng khác về: Dư nợ ngắn, trung, dài hạn đến thời điểm gần nhất; mức độ tín nhiệm; mục đích vay vốn của các khoản vay • Quan hệ tiền gửi: + Tại ngân hàng TMCP Quân đội:Số dư tiền gửi bình quân, doanh số tiền gửi, tỷ trọng tiền gửi so với doanh thu + Tại các Tổ chức tín dụng khác: Số tiền gửi bình quân; doanh số tiền gửi, tỷ trọng tiền gửi so với doanh thu ❖ Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng ➢ Các tài liệu sử dụng để phân tích và đánh giá gồm: - Tài liệu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh - Báo cáo tài chính - Các tài liệu tham khảo khác liên quan • Các nội dung phân tích đánh giá: Các báo cáo tài chính doanh nghiệp cung cấp tối thiểu là trong 2 năm gần nhất. Khi tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính, chỉ số tăng
  49. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng trưởng để phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính doanh nghiệp cẩn phân tích xu hướng, phân tích tăng trưởng hoạt động trên cơ sở so sánh qua các năm và với ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh ➢ Tình hình sản xuất kinh doanh: + Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh chính: sản lượng, tình hình sản xuất, tình hình bán hàng. Lợi nhuận: lợi nhuận của các loại sản phẩm, các đơn vị thành viên, của toàn doanh nghiệp + Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu đầu vào, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, giá thành sản phẩm. Phân tích biến động tổng chi phí, các yếu tố chi phí ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, doanh số và lợi nhuận của toàn doanh nghiệp + Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời, tăng trưởng của doanh nghiệp. Đánh giá nguyên nhân việc tăng giảm doanh thu, chi phí, lợi nhuận của sản phẩm và của toàn doanh nghiệp; dự đoán xu hướng tăng giảm doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong tương lai ➢ Phân tích tình hình tài chính: Để phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp cán bộ tín dụng phải phân tích: + Tổng tài sản/ nguồn vốn + Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh, sử dụng các nguồn vốn + Tình trạng các khoản phải thu, vòng quay các khoản phải thu, các khoản phải thu khó đòi và dự phòng các khoản phải thu khó đòi + Tình trạng hàng tồn kho, vòng quay hàng tồn kho, hàng tồn kho ứ đọng, kém chất lượng và dự phòng giảm giá hàng tồn kho + Dự trữ tiền mặt, các khoản có thể chuyển đổi thành tiền + Phân tích cơ cấu, thực trạng tình hình các khoản mục của tài sản, nguồn vốn ➢ Các chỉ tiêu kinh tế tài chính sử dụng để phân tích đánh giá: Tùy vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp mà cán bộ tín dụng lựa chọn các chỉ tiêu để phân tích phù hợp. Các nhóm chỉ tiêu chính để phân tích là: (*) Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán: + Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
  50. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng Tổng TSLD + Đầu tư ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện thời = Tổng Nợ- Nợ dài hạn Hệ số khả năng thanh toán hiện thời > 1 là tốt Hệ số khả năng thanh toán hiện thời cho biết khách hàng có đảm bảo để trả nợ vay đúng hạn không. Chú ý khi tính chỉ tiêu này cần loại trừ các khoản phải thu khó đòi trong tài sản lưu động + Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Tiền + Đầu tư ngắn hạn dễ chuyển thành tiền Khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Hệ số này cho biết khả năng huy động nhanh các nguồn tiền, các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển thành tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này được xem là tốt khi lớn hơn 0.5 + Thước đo tiền mặt: gồm Tồn quỹ tiền mặt bình quân + Những tài sản có thể bán chuyển thành tiền dễ dàng. Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ thường xuyên, hệ số này lớn hơn hoặc bằng số nợ phải thanh toán thường xuyên hàng tháng thì tốt (*) Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động: Doanh thu thuần + Vòng quay vốn lưu động = (vòng) Tài sản lưu động bình quân Chỉ số này cho biết số lần tất cả vốn đầu tư được chuyển thành thanh toán thương mại. Nếu chỉ số này thấp thì chứng tỏ vốn đầu tư không được sử dụng hiệu quả hay khách hàng dự trữ hàng hóa/tài sản quá nhiều hoặc không sử dụng được hoặc đang vay quá mức. Vòng quay vốn lưu động càng lớn càng tốt + Hệ số quay vòng các khoản phải thu: Doanh thu thuần Vòng các khoản phải thu = (vòng) Các khoản phải thu bình quân Hệ số này cho biết tốc độ thu hồi các khoản nợ của khách hàng + Hệ số vòng quay hàng tồn kho: Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho = (vòng) Giá trị hàng tồn kho bình quân Hệ số này cho biết chu kỳ luân chuyển vật tư hàng hóa bình quân của doanh
  51. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng nghiệp. hệ số càng cao càng tốt (*) Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời: + Khả năng sinh lời tổng tài sản: cho biết khả năng sinh lời của tổng tài sản của doanh nghiệp Lợi tức trước thuế Hệ số sinh lời tổng tài sản = x 100% Tổng tài sản Hệ số sinh lời này càng cao càng tốt + Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu = x 100% Vốn chủ sở hữu Hệ số này cho biết khả năng kinh doanh thực sự của doanh nghiệp, xem xét một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số càng cao càng tốt và ít nhất phải cao hơn lãi suất vay trong kỳ của doanh nghiệp + Tỷ suất lợi nhuận ròng (tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu): Chỉ số này được tính để đánh giá năng lực kinh doanh, cạnh tranh của khách hàng trong việc tạo ra lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận ròng = x 100% Doanh thu bán hàng (*) Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn: Tổng số nợ phải trả + Hệ số nợ = x 100% Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Hệ số nợ càng nhỏ càng an toàn vì nó cho biết tỷ lệ đóng góp vốn của chủ sở hữu so với số nợ vay Tài sản lưu động (hoặc TSCĐ) + Chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn = x 100% Tổng tài sản Dùng chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn để xác định nguồn vốn doanh nghiệp đã được cơ cấu hợp lý chưa. Tiêu chuẩn cơ cấu các nguồn vốn phụ thuộc vào đặc thù của từng ngành nghề riêng, nên khi phân tích tính hợp lý của doanh nghiệp phải kết hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh + Vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động – Nợ Chỉ tiêu cho biết phần nguồn vốn ổn định dùng tài trợ cho nhu cầu kinh
  52. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng doanh, nên càng lớn càng an toàn (*) Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng của doanh nghiệp: + Tốc độ tăng trưởng doanh Doanh thu (kỳ hiện tại- kỳ trước) = x 100% thu Doanh thu kỳ trước + Tốc độ tăng trưởng lợi = Lợi nhuận (kỳ hiện tại- kỳ trước) x 100% nhuận = Lợi nhuận kỳ trước ❖ Phân tích tồn tại, nguyên nhân -Về quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, quản lý tài chính của Doanh nghiệp - Tình hình tài chính: cơ cấu tài sản, nguồn vốn, khả năng thanh toán, công nợ, khả năng tự chủ tài chính - Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh: doanh thu, chi phí, lợi nhuận ❖ Kết luận, đánh giá Sau khi phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng phải đưa ra đánh giá, kết luận các mặt sau: - Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, có tăng trưởng không - Tình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh, có tốt không? - Đánh giá các rủi ro hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp - Biện pháp phòng ngừa rủi ro, phương hướng khắc phục, xử lý các tồn tại trong thời gian tới của doanh nghiệp - Các lưu ý trong quan hệ với doanh nghiệp c) Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, thẩm định khoản vay và khả năng trả nợ • Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh: - Kiểm tra các yếu tố đầu vào, đầu ra của phương án sản xuất kinh doanh - Khả năng, kinh nghiệm thực hiện phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện phương án kinh doanh của doanh nghiệp • Xác định nhu cầu vốn vay ngắn hạn Áp dụng cho các doanh nghiệp có uy tín, có nhu cầu vay vốn lưu động
  53. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng thường xuyên, liên tục, khó quản lý tiền vay theo từng món vay và các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề như: xây lắp, sản xuất công nghiệp, vân tải Căn cứ xác định nhu cầu vốn lưu động bình quân: - Kế hoạch sản xuất kinh doanh quý, năm của doanh nghiệp - Báo cáo tài chính - Kế hoạch dư nợ các tổ chức tín dụng - Lãi dự tính, kế hoạch khấu hao, thuế suất thuế giá trị gia tăng ➢ Phương pháp xác định hạn mức vốn vay cho doanh nghiệp được Ngân hàng áp dụng: - Giá vốn hàng bán = Tổng chi phí trong kỳ - Vòng quay vốn lưu động: Doanh thu thuần/ Vốn lưu động bình quân - Kế hoạch khấu hao: Xác định trên cơ sở giá trị tài sản cố định hiện có, kế hoạch đầu tư, mua sắm mới trong kỳ + Kế hoạch khấu hao = Chi phí khấu hao nhà xưởng + Chi phí khấu hao thiết bị + Chi phí khấu hao văn phòng + Chi phí khấu hao tài sản cố định vô hình - Nhu cầu vốn lưu động cần thiết: Tổng nhu cầu VLĐ = Tổng sản lượng – Khấu hao – Thu nhập trước thuế dự kiến – Thuế (VAT, tiêu thu đặc biệt dự kiến) Nhu cầu VLĐ bình quân = Tổng nhu cầu VLĐ/ Vòng quay VLĐ - Nhu cầu vay VLĐ bình quân: Nhu cầu vay vốn bình quân = Nhu cầu VLĐ bình quân- VLĐ tự có - Nhu cầu vay vốn lưu động bình quân tại ngân hàng TMCP Quân đội + Nhu cầu vay VLĐ bình quân tại NH = Nhu cầu vay vốn bình quân – Kế hoạch vay vốn tại các ngân hàng khác  Hạn mức vay vốn = Mức vốn lưu động bình quân tại NHQĐ • Tính toán hiệu quả kinh tế của phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh: - Phương thức tiêu thụ, mạng lưới phân phối của doanh nghiệp đối với từng loại sản phẩm. Xác định giá cả hợp lý trong phương án sản xuất kinh doanh, phù hợp với giá cả thị trường đối với từng loại sản phẩm - Nguyên vật liệu đầu vào, xu hướng phát triển của nguyên vật liệu chính trong tương lai
  54. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng - Lập bảng doanh thu, chi phí, lợi nhuận tương lai của phương án - Xác định hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh • Phân tích khả năng vay trả, nguồn trả và hạn trả: - Xác định các nguồn thu từ phương án kinh doanh, từ doanh nghiệp để hoàn trả nợ vay cho ngân hàng - Phân tích các nguồn dự phòng - Trên cơ sở phân tích vòng quay vốn của doanh nghiệp, khả năng thu hồi vốn của phương án để xác định thời hạn trả nợ cho phù hợp d) Thẩm định dự án đầu tư Thẩm định dự án đầu tư là một khâu then chốt, có tầm quan trọng trong việc phán quyết tín dụng trung, dài hạn hoặc ra quyết định đầu tư. Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, toàn diện các nội dung cơ bản liên quan đến dự án đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi, hiệu quả, khả năng hoàn vốn đầu tư của dự án Các nguồn tài liệu cần thiết cho công tác thẩm định gồm: - Báo cáo nghiên cứu và phân tích ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế - Các số liệu thống kê liên quan đến dự án: nhà cung cấp, các sản phẩm cùng loại, cung cầu của thị trường, nguyên vật liệu đầu vào, kim ngạch xuất nhập khẩu - Định hướng phát triển, quy hoạch phát triển của Chính phủ với ngành nghề kinh doanh của dự án - Các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ kinh tế thuộc dự án và các mối quan hệ kinh tế có liên quan Nội dung thẩm định và trình tự thẩm định dự án đầu tư như sau: • Phân tích kỹ thuật dự án - Địa điểm xây dựng: cơ sở hạ tầng, vật chất hiện có như thế nào, địa điểm có thuận lợi về giao thông, gần các nguồn cung cấp về nguyên vật liệu, nước, điện, thị trường tiêu thụ hay không - Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án: đánh giá về công suất thiết kế dự kiến của dự án; quy cách, phẩm chất, mẫu mã sản phẩm; yêu cầu về tay nghề sản xuất của lao động như thế nào? Dự án sản xuất sản phẩm là mới hay đã có sẵn trên thị trường
  55. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng - Quy mô, giải pháp xây dựng. công nghệ kỹ thuật của thiết bị, máy móc - Thẩm định tác động môi trường, PCCC • Thẩm định về khả năng thực hiện dự án: - Phương thức tổ chức quản lý thực hiện dự án - Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn: gồm đánh giá tổng vốn đầu tư, xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án, các nguồn vốn đầu tư • Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ tiêu chính cần phải đề cập, tính toán, gồm có: - Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án: + NPV ( net present value) + IRR ( Internal rate of return) + ROE ( return on equity) : đối với dự án có vốn tự có + Thời gian hoàn vốn - Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ: + Nguồn trả nợ hàng năm + Thời gian hoàn trả vốn vay + Chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án (DSCR) • Hiệu quả của dự án về các mặt môi trường, xã hội: Tùy theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án cần đánh giá hiệu quả về các chỉ tiêu như: - Khả năng tái tạo ngoại tệ - Khả năng tạo công ăn việc làm - Khả năng đổi mới công nghệ - Đào tạo nhân lực • Phân tích rủi ro để đưa ra biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro: - Rủi ro về cơ chế chính sách: rủi ro này gồm tất cả những bất ổn về chính sách của địa điểm xây dựng dự án - Rủi ro xây dựng, thi công xây dựng: như hoàn tất dự án không đúng hạn, không phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện đã ký kết. Đây là loại rủi ro nằm ngoài khả năng điều chỉnh của Ngân hàng, nhưng có thể giảm thiểu thông qua
  56. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Thắng chủ đầu tư - Rủi ro thị trường, thu nhập và thanh toán - Rủi ro về cung cấp: Là trường hợp dự án không có nguồn nguyên liệu đầu vào với giá cảm, số lượng, chất lượng như dự kiến. - Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì - Rủi ro về môi trường xã hội - Rủi ro kinh tế vĩ mô e) Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay Cán bộ tín dụng thẩm định về biện pháp bảo đảm tiền vay của khách hàng, đề xuất các biện pháp bảo đảm an toàn cho khoản vay theo quy định • Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản: - Tài sản bảo đảm là các giấy tờ có giá: Trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, thẻ tiết kiệm. Phân tích các nội dung: + Quyền chủ sở hữu nắm giữ các giấy tờ có giá đó + Nguồn gốc phát hành + Ngày phát hành, ngày đáo hạn + Thời hạn thanh toán: cơ chế thanh toán lãi, cổ tức + Lãi suất + Tính thanh khoản - Tài sản đảm bảo là kim khí quý, đá quý : CBTĐ phân tích về nguồn gốc xuất xứ, khối lượng, hàm lượng, tỷ trọng nguyên chất, giá trị thị trường - Tài sản đảm bảo là bất động sản: + Nguồn gốc tài sản + Tính pháp lý của các giấy tờ về quyền sở hữu, sử dụng + Các vấn đề liên quan đến quy hoạch, chuyển nhượng và khả năng chuyển nhượng + Định giá đất theo khung giá Nhà nước và theo khung giá thị trường + Khả năng thanh lý trong trường hợp phải xử lý tài sản + Hình thức thế chấp, chuyển nhượng + Công chứng hợp đồng thế chấp, bảo hiểm rủi ro cho toàn bộ tài sản thế chấp trong suốt thời gian thế chấp