Khóa luận Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế

pdf 95 trang thiennha21 21/04/2022 6110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nang_cao_chat_luong_cho_vay_tieu_dung_tai_ngan_han.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế

  1. Đại Học Huế Trường Đại Học Kinh Tế Huế Khoa Tài Chính – Ngân Hàng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯƠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. Hoàng Văn Liêm Phan Phước Boon Lớp K47 Tài Chính Doanh Nghiệp Huế, tháng 5 năm 2017 Trường Đại học Kinh tế Huế i
  2. TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thừa Thiên Huế. Trong giai đoạn 2013-2016, mục đích của đề tài là nghiên cứu và đề ra giải pháp phát triển chất lượng cho vay tiêu dùng trong tương lai, nhằm tăng giá trị cho khách hàng, tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng và tạo được nhiều giá trị cho nên kinh tế. Nhằm thực hiện mục tiêu đề ra, đề tài nghiên cứu các nội dung sau: - Tìm hiểu sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Vietcombank-chi nhánh Thừa Thiên Huế. - Phân tích hoạt động kinh doanh, đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Vietcombank-chi nhánh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 4 năm 2013-2016. Từ những trải nghiệm thực tế và việc đánh giá tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Vietcombank-chi nhánh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2013-2016, đề tài sẽ đưa ra những giải pháp hữu ích nhằm cũng cố và phát triển hoạt động này tại chi nhánh trong tương lai. Trường Đại học Kinh tế Huế ii
  3. LỜI CÁM ƠN Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, khoa tài chính ngân hàng cùng toàn thể giảng viên trường đại học Kinh tế đã truyền đạt cho em những kiến thức chuyên môn quý giá và hữu ích trong những năm học vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn trưởng phòng khách hàng bán lẻ, các cô chú, anh chị làm việc tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập, đã cung cấp các tài liệu cần thiết cũng như giúp em nắm bắt được tình hình thực tế của ngân hàng. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn Thầy Hoàng Văn Liêm đã tận tình dành nhiều thời gian và công sức trong việc hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Mặc dù đã có thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, nhưng do kiến thức còn hạn chế mà thực tế hoạt động cho vay tiêu dùng quá đa dạng nên bài khóa luận của em không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong quý thầy cô giáo, những người quan tâm đóng góp ý kiến để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2017 Sinh viên thực tập Phan Phước Boon Trường Đại học Kinh tế Huế iii
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là thành quả nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận, kiến thức chuyên nghành, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và sự hướng dẫn khoa học của Giáo viên hướng dẫn: TS.Hoàng Văn Liêm. Các số liệu, bảng biểu, sơ đồ và những kết quả trong khóa luận là trung thực, các nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hiện có. Một lần nữa tôi khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên. Sinh viên Phan Phước Boon Trường Đại học Kinh tế Huế iv
  5. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1 Mục tiêu chung 2 2.2 Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 4.1 Phương pháp định tính 2 4.2 Phương pháp định lượng 3 5. Kết cấu nội dung của đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5 1.1 Những vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng 5 1.1.1 Khái niệm về cho vay tiêu dùng 5 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của cho vay tiêu dùng 5 1.1.3 Đối tượng của cho vay tiêu dùng 6 1.1.4 Đặc điểm cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 7 1.1.5 Các hình thức cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 9 1.1.6 Vai trò của cho vay tiêu dùng 16 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tiêu dùng 18 1.2.1 Các nhân tố khách quan 18 1.2.2 Các nhân tố chủ quan 19 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng 20 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK – CHI NHÁNH HUẾ TỪ NĂM 2012-2016 26 2.1 Giới Trườngthiệu khái quát tình Đại hình ngân học hàng Vietcombank Kinh –tếchi nhánhHuế Huế 26 v
  6. 2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của ngân hàng Vietcombank 26 2.1.2 Mô hình tổ chức quản lý của của ngân hàng Vietcombank 26 2.1.3 Tình hình hoạt động cơ bản của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2016 30 2.2 Tình hình cho vay tiêu dùng của ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế từ năm 2013-2016 38 2.2.1 Quy trình nghiệp vụ cho vay tiêu dùng 38 2.2.2 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế 41 2.2.3 Quy mô và tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng 42 2.2.4 Tỷ trọng doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng trong tổng doanh số thu nợ 44 2.2.4 Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng số dư nợ cho vay chung 47 2.2.5 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng 49 2.2.6 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng có tài sản và không có tài sản đảm bảo 52 2.2.8 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian 55 2.2.9 Thu lãi từ cho vay tiêu dùng 58 2.2.10 Tình hình nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng 60 2.2.11 Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích 64 2.3 Những thành công đạt được 65 2.4 Những hạn chế 66 2.5 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên 67 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK – CHI NHÁNH HUẾ 68 3.1 Định hướng phát triển Vietcombank – chi nhánh Huế 68 3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng 69 3.2.1 Giải pháp về quy trình cho vay tiêu dùng 69 3.2.2 Giải pháp nâng cấp và phát triển công nghệ ngân hàng 70 3.2.3 Nghiên cứu phát triển những sản phẩm cho vay tiêu dùng mới để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. 72 3.2.4 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng 72 3.2.5 GiTrườngải pháp đẩy mạnh Đại về công họctác Marke Kinhting ngân hàng tế Huế 74 vi
  7. 3.2.6 Đầu tư mở rộng thêm phòng giao dịch để phát triển kênh phân phối. 76 3.2.7 Tăng cường huy động vốn để cho vay 76 PHẦN III 78 KẾT LUẬN 78 1.Kết luận 78 2. Hạn chế của đề tài 78 3. Hướng phát triển của đề tài 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC 81 Trường Đại học Kinh tế Huế vii
  8. DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 1. CVTD : Cho vay tiêu dùng 2. NHTM : Ngân hàng thương mại 3. TMCP : Thương mại cổ phần 4. NHNN : Ngân hàng nhà nước 5. Vietcombank : Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam. 6. BGĐ : Ban giám đốc 7. TSĐB : Tài sản đảm bảo Trường Đại học Kinh tế Huế viii
  9. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ STT Tên sơ đồ, đồ thị Trang Sơ đồ 1.1 Cho vay tiêu dùng trực tiếp 11 Cho vay tiêu dùng gián tiếp Sơ đồ 1.2 13 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng VCB Huế 23 Tình hình cơ cấu nguồn nhân lực tại ngân hàng Biểu đồ Vietcombank chi nhánh Huế năm 2016. 26 2.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng Biểu đồ Vietcombank - chi nhánh Huế giai đoạn 2013- 27 2.2 2016. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Biểu đồ Vietcombank - chi nhánh Huế giai đoạn 2013- 31 2.3 2016. Sơ đồ 2.2 Quy trình cho vay 33 Trường Đại học Kinh tế Huế ix
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU BẢN STT Tên biểu bản Trang Bảng 2.1 Kết quả huy động vốn của ngân hàng Vietcombank - chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2016. 29 Bảng 2.2 Kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng Vietcombank-chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2016. 31 Bảng 2.3 Doanh số cho vay cho vay tiêu dùng của ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế giai đoạn từ 2013- 39 2016. Bảng 2.4 Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng và tổng doanh số thu nợ của ngân hàng Vietcombank–Huế giai đoạn từ 41 2013-2016. Bảng 2.5 Dư nợ cho vay tiêu dùng và tổng dư nợ chung của ngân hàng Vietcombank- chi nhánh Huế giai đoạn từ 43 2013-2016. Bảng 2.6 Cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn của ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế giai đoạn 45 từ 2013-2016. Bảng 2.7 Cho vay tiêu dùng theo hình thức bảo đảm của ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế giai đoạn từ 48 2013-2016. Trường Đại học Kinh tế Huế x
  11. Bảng 2.8 Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian của ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế giai đoạn 51 từ 2013-2016. Bảng 2.9 Thu lãi cho vay tiêu dùng của ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế giai đoạn từ 2013- 54 2016. Bảng 2.10 Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế 56 giai đoạn từ 2013-2016. Bảng 2.11 Phân loại các nhóm nợ trong cho vay tiêu dùng 61 Bảng 2.12 Sử dụng vốn sai mục đích trong cho vay tiêu dùng 62 Trường Đại học Kinh tế Huế xi
  12. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang mở cửa để tìm kiếm các cơ hộ và sẵn sàng đương đầu với những thách thức. Chúng ta đã có những thành công bước đầu tuy nhiên để hội nhập sâu và rộng thì đất nước ta nói chung, các bộ phận nói riêng cần tìm ra những chiến lược phù hợp để tồn tại và phát triển. Với tư cách là trung gian tài chính quan trọng bậc nhất, ngân hàng thương mại được xem là trụ cột của nền kinh tế, các ngân hàng thương mại hiện nay phải luôn hoàn thiện và phát triển các sản phẩm dịch vụ, cũng như là các hình thức huy động và cho vay, có như vậy mới cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập hiện nay khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO. Các ngân hàng hiện nay đang phát triển nhiều hình thức huy động và cho vay, đặc biệt trong khoản mục cho vay tiêu dùng, nhận thức thấy rằng xã hội ngày càng phát triển, thu nhập của người dân ngày càng tăng lên, do đó nhu cầu mua sắm, sữa chữa nhà cửa đang ngày càng tăng. Người dân không những sử dụng khoản vốn tự có của mình mà họ còn có nhu cầu vay để tài trợ cho tiêu dùng. Do đó ngày nay các ngân hàng đang dần phát triển khoản mục này vì cho vay tiêu dùng mang lại một nguồn thu nhập không nhỏ cho ngân hàng. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) nói chung và ngân hàng Vietcombank - chi nhánh Huế nói riêng từ khi ra đời đã và đang cố gắng hoàn thiện khoản mục cho vay tiêu dùng. Từ khi thành lập ngân hàng Vietcombank - chi nhánh Huế ngày 2/11/1993 cho đến nay ngân hàng đã không ngừng thay đổi và phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng để có thể phục vụ khách hàng tốt hơn, lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng tăng qua các năm, mang lại một nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Tuy nhiên để đảm bảo những khoản vay này an toàn và hiệu quả thì ngân hàng Vietcombank - chi nhánh Huế cần phải nỗ lực hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của mình. Đây cũng là mục tiêu dài hạn của ngân hàng Vietcombank hiện nay. Vậy để hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho vay tiêu Trường Đại học Kinh tế Huế 1
  13. dùng thì ngân hàng Vietcombank - chi nhánh Huế cần phải làm gì trong thời gian tới? Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “ Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietcombank - chi nhánh Thừa Thiên Huế” để làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, bài viết nhằm nâng cao chất lượng và đưa ra các đề xuất để phát triển hoạt động CVTD tại ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế. 2.2 Mục tiêu cụ thể Hướng vào 3 mục tiêu sau: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hoạt động CVTD của các NHTM Phân tích, đánh giá chất lượng CVTD tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Huế Nghiên cứu những vấn đề gặp phải và những khó khăn trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động CVTD tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Huế 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh Huế. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp định tính Trường Đại học Kinh tế Huế 2
  14. Trao đổi, tham khảo, phỏng vấn, thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu kết hợp với việc tìm và đọc các tài liệu liên quan trên sách, internet, tạp chí, báo đồng thời thông qua quá trình thực tập tại ngân hàng. Từ việc nghiên cứu định tính, các nhân tố thuộc thành phần trong thang đo chất lượng Cho vay tiêu dùng sẽ được điều chỉnh phù hợp với đặc thù triển khai dịch vụ. 4.2 Phương pháp định lượng  Thu nhập số liệu thứ cấp Ở khóa luận này sử dụng các số liệu thứ cấp được thu nhập từ các nguồn sau: Nguồn thông tin bên trong ngân hàng: là các số liệu và tài liệu do ngân hàng cung cấp như doanh số cho vay tiêu dùng qua các năm, doanh số thu nợ, dư nợ, cơ cấu nhân sự ngân hàng Nguồn thông tin bên ngoài ngân hàng: được thu nhập từ các loại sách báo, tạp chí, từ các trang web liên quan về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội  Phân tích số liệu thứ cấp Sau khi được ngân hàng cung cấp và thu nhập từ các nguồn bên ngoài, sẽ tiến hành phân loại, hệ thống, kiểm tra sau đó sử dụng phương pháp tỷ trọng, phương pháp so sánh để đánh giá chất lượng của cho vay tiêu dùng tại ngân hàng. Phương pháp tỷ trọng: xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tố đang xem xét phân tích. Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). 5. Kết cấu nội dung của đề tài Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. Trường Đại học Kinh tế Huế 3
  15. Chương 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK – CHI NHÁNH HUẾ GIAI ĐOẠN TỪ 2013-2016. Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK – CHI NHÁNH HUẾ. Trường Đại học Kinh tế Huế 4
  16. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Những vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng 1.1.1 Khái niệm về cho vay tiêu dùng Tiêu dùng là nhu cầu cần thiết của con người. Xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng là thiếu nguồn tài trợ cho tài chính của mình, đặc biệt cùng với sự phát triển của nền kinh tế việc tiêu dùng của họ cũng nhiều hơn và tăng lên theo thời gian. Nắm bắt được đặc tính đó, hàng loạt các dịch vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng đã được ra đời. Nguồn gốc của cho vay tiêu dùng được bắt đầu từ các hãng bán lẻ với hình thức chủ yếu là bán trả góp. Một số hãng phải vay ngân hàng để bù đắp vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh. Các ngân hàng cho vay tiêu dùng giúp cá nhân có thể mua được tài sản như: nhà cửa, phương tiện đi lại, phương tiện vận chuyển giúp cuộc sống của họ hàng ngày tốt hơn. Cho vay tiêu dùng được các ngân hàng triển khai khá sớm, và cho đến nay cũng đã đạt được những thành tựu nhất định cả về quy mô và chất lượng. Với đặc tính là sản phẩm hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, cho vay tiêu dùng là một trong những sản phẩm có tác dụng nâng cao tính cạnh tranh giữa các ngân hàng, thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng. Như vậy cho vay tiêu dùng là gì? Để có được định nghĩa chính xác về cho vay tiêu dùng chúng ta cần biết được đối tượng cho vay tiêu dùng, cơ chế cho vay, hay nói tóm lại là mục đích của cho vay tiêu dùng. Cho vay tiêu dùng được hiểu đơn giản là cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình. Đối tượng ở đây là các đợn vị cá thể nhỏ trong xã hội. Cho vay tiêu dùng là khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của cá nhân và hộ gia đình. Ngân hàng chuyển tiền trực tiếp cho khách hàng sử dụng theo mục đích tiêu dùng của mình khi đáp ứng đầy đủ các quy định của ngân hàng đề ra. Các khoản vay đó là nguồn tài chính quan trọng giúp cho người tiêu dùng trang trải nhu cầu cuộc sống trước khi họ có khả năng tài chính để thụ hưởng. 1.1.2 QuáTrường trình hình thành Đại và phát học triển củ aKinh cho vay tiêu tế dùng Huế 5
  17. So với các hình thức cho vay khác thì cho vay tiêu dùng ra đời muộn hơn, nó mới chỉ xuất hiện trong những năm cuối của thế kỷ XX. Nguyên nhân là do các khoản vay tiêu dùng thường có giá trị nhỏ, chi phí cho khoản vay lại tương đối lớn và độ rủi ro lại tương đối cao làm cho các ngân hàng ngại cho vay. Nhưng sự phát triển của nền kinh tế, khiến mức sống của dân cư được cải thiện đáng kể, nhu cầu vay tiêu dùng tăng mạnh mẽ, gắn liền với nhu cầu về hàng tiêu dùng lâu bền như nhà, xe ô tô, nhu cầu du lịch, mua sắm Cho vay tiêu dùng trở thành một thị trường hấp dẫn đầy tiềm năng đối với ngân hàng. Các ngân hàng chuyển hướng sang tập trung mở rộng thị trường cho vay tiêu dùng. Nhiều ngân hàng chuyên môn hoá hoạt động cho vay tiêu dùng bằng cách lập các phòng tín dụng tiêu dùng độc lập. Giúp các ngân hàng tăng quy mô, giảm rủi ro và chi phí trong các khoản cho vay tiêu dùng đưa tín dụng tiêu dùng trở thành một trong những loại hình tín dụng có mức tăng trưởng cao. Cho vay tiêu dùng sẽ vẫn đóng vai trò chủ đạo trong dịch vụ ngân hàng trong những năm tới đây. 1.1.3 Đối tượng của cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng có đối tượng khách hàng rất đa dạng và được chia thành nhiều nhóm khác nhau dựa trên khả năng tài chính của khách hàng. Nhóm đối tượng khách hàng có thu nhập thấp, với nhóm đối tượng này thì nhu cầu vay tiêu dùng thường không cao, việc vay vốn nhằm cân đối giữa thu nhập và chi tiêu. Nhóm đối tượng có thu nhập trung bình, nhu cầu vay tiêu dùng có xu hướng tăng mạnh. Đối tượng này muốn vay để tiêu dùng hơn là bỏ ra một khoản tiền tiết kiệm dự phòng của mình. Nhóm đối tượng có thu nhập cao, nhu cầu vay tiêu dùng nảy sinh nhằm làm tăng thêm khả năng thanh toán và coi nó như một khoản phụ trợ linh hoạt để chi tiêu khi tiền tích lũy của họ đang được đầu tư trung và dài hạn. Hay nói cách khác, các khoản vay tiêu dùng này được xem là nguồn ứng trước của lợi nhuận do đầu tư Trường Đại học Kinh tế Huế 6
  18. mang lại. Những người thuộc nhóm này thường xuyên cần chi tiêu trong mục đích tiêu dùng với số tiền lớn. 1.1.4 Đặc điểm cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại Khác với vay kinh doanh, mục đích của cho vay tiêu dùng xuất phát từ nhu cầu cá nhân, hộ gia đình, nguồn trả nợ là thu nhập cố định của họ, độc lập với khoản vay. Vì vậy cần nắm bắt được đặc điểm đó để có những biện pháp hạn chế, phòng ngừa trong quá trình cho vay. Đặc biệt, đối với cán bộ tín dụng cần nắm rõ đặc điểm cho vay tiêu dùng để xem xét quyết định một khoản vay. Cho vay tiêu dùng có một số đặc điểm sau đây: Số lượng món vay nhiều nhưng giá trị khoản vay nhỏ: Khác với hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh có nhu cầu vốn lớn, các khoản vay tiêu dùng thường có giá trị nhỏ. Điều này có thể giải thích là do giá trị hàng hóa dịch vụ mà khách hàng có nhu cầu là không quá đắt đỏ, hoặc khách hàng vay đã có sự tích lũy vốn từ trước đối với giá trị tài sản lớn, họ tìm đến ngân hàng với mục đích hỗ trợ cho hoạt động tiêu dùng của họ. Tuy món vay có giá trị nhỏ nhưng số lượng lại nhiều. Đó là do xã hội phát triển, người tiêu dùng sẽ vay nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của bản thân cũng như gia đình đồng thời đáp ứng các kế hoạch chi tiêu trên cơ sở kỳ vọng các khoản thu nhập trong tương lai. Vì vậy số lượng khách hàng đến ngân hàng vay vốn rất là nhiều, khiến tổng quy mô cho vay rất là lớn. Cho vay tiêu dùng có tính rủi ro hơn cho vay sản xuất kinh doanh: Khi cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh, ngân hàng thẩm định cho vay và khả năng trả nợ của khách hàng, ngân hàng có thể căn cứ vào phương án kinh doanh, vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để quyết định cho vay hay không, để giản rủi ro cho các khoản vay. Đối với cho vay tiêu dùng, khi thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng, ngân hàng chỉ có thể căn cứ nguồn thu nhập trong tương lai của khách hàng. Bất kỳ bất trắc hay sự cố gì xảy ra đối với khách hàng như ốm đâu bệnh tật, công việc không ổn định cũng đều làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngânTrường hàng. Hơn n ữa,Đại những họcthông tin Kinhvề khách hàng tế là nhHuếững thông tin cá 7
  19. nhân thường hay được giấu kín cho việc thẩm định của ngân hàng là rất khó khăn. Do vậy, cho vay tiêu dùng thường có rủi ro hơn trong khoản vay khác của ngân hàng thương mại. Nhạy cảm và phụ thuộc vào chu kỳ của kinh tế: Hoạt động cho vay tiêu dùng chịu ảnh hưởng rất lớn từ tình trạng sức khỏe của nền kinh tế. Khi nền kinh tế ổn định và phát triển, thu nhập người dân ổn định và cao hơn, thì nhu cầu về tiêu dùng của người dân tăng lên. Và ngược lại, kinh tế suy thoái thu nhập của các cá nhân và hộ gia đình sẽ giảm đi, mọi người sẽ e dè trong việc chi tiêu hơn. Do đó hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng vì thế mà kém phát triển hơn. Vì vậy, có thể nói tình hình phát triển kinh tế là một trong những yếu tố thúc đẩy phát triển cho vay tiêu dùng. Chi phí cho vay tiêu dùng cao: Chi phí cho vay tiêu dùng khá cao trong danh mục cho vay của ngân hàng. Do quy mô mỗi món vay thường nhỏ, thời gian vay thường ngắn, rủi ro cao, các thông tin về cá nhân thường không đầy đủ và thiếu chính xác nên ngân hàng phải mất nhiều chi phí và thời gian trong khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng. Hơn nữa, các khoản cho vay tiêu dùng thường có số lượng lớn, do đó ngân hàng phải mất thêm chi phí để quản lý các khoản vay, theo dõi va kiểm tra khách hàng thường xuyên những điều này khiến cho việc thực hiện một khoản cho vay tiêu dùng của ngân hàng đối với khách hàng thường có chi phí lớn. Cho vay tiêu dùng có khả năng sinh lời cao: Cho vay tiêu dùng là một trong những khoản mục tín dụng mạng lại mức lợi nhuận cao nhất trong danh mục cho vay của ngân hàng. Các khoản cho vay tiêu dùng thường được định giá rất cao vì việc định giá này dựa trên cơ sở chi phí cho vay tiêu dùng lớn và mức độ rủi ro cao. Khi người tiêu dùng đến vay tiền của ngân hàng, họ thường quan tâm tới việc có vay được tiền hay không. Và sẵn sàng chấp nhận mức lãi suất cao để có thể vay được tiền thoả mãn nhu cầu tiêu dùng. Có thể nói, cho vay tiêu dùng đã đem lại cho ngân hàng nguồn thu nhập cao. Đây là một thị trường rộng lớn, nhiều tiềm năng, và sẽ tiếp tụcTrường phát triển mạnh trongĐại tương học lai. Kinh tế Huế 8
  20. 1.1.5 Các hình thức cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại Cho vay tiêu dùng ngày càng được chú trọng và xem là một trong những mục tiêu phát triển của các ngân hàng thương mại. Trên cơ sở những đặc điểm riêng có của cho vay tiêu dùng và sự phối hợp hình thức tín dụng ngân hàng nói chung, ngày càng nhiều loại hình sản phẩm cho vay tiêu dùng ra đời với nhiều tên gọi khác nhau. Tóm lược lại, cho vay tiêu dùng có thể phân loại căn cứ theo một số tiêu thức được trình bày tiếp theo đây:  Căn cứ theo mục đích vay có thể phân chia cho vay tiêu dùng thành 2 loại: Cho vay tiêu dùng cư trú (residential morage loan): là các khoản cho vay nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của cá nhân, hộ gia đình. Cho vay tiêu dùng phi cư trú (nonresidential morage loan): là các khoản cho vay phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng, du lịch, học hành hoặc giải trí  Căn cứ theo phương thức hoàn trả có thể phân chia cho vay tiêu dùng thành 3 loại: Cho vay tiêu dùng trả góp ( installment consumer loan): là hình thức vay mà người đi vay trả nợ gốc hoặc nợ gốc và lãi cho ngân hàng với một số tiền bằng nhau nhất định theo kì hạn nợ đều nhau hoặc theo thỏa thuận. Phương thức này thường áp dụng cho những khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhập định kỳ của người vay không đủ thanh toán hết một lần số nợ vay. Đây là hình thức cho vay chủ yếu của các ngân hàng thương mại, loại hình này giúp khách hàng vay không bị áp lực trả nợ vào cuối kỳ cao. Đối với loại cho vay tiêu dùng trả góp, tồn tại một số vấn đề cơ bản:  Điều kiện thanh toán: khi xác định các điều khoản liên quan đến việc thanh toán nợ củaTrường khách hàng, ngân Đại hàng thưhọcờng chú Kinh ý đến một sốtế vấn Huếđề: 9
  21. Số tiền thanh toán mỗi định kỳ phải phù hợp vời khả năng thu nhập, trong mối quan hệ hài hòa với các nhu cầu chi tiêu khác của khách hàng. Đồng thời luôn đảm bảo trong suốt thời gian vay giá trị của tài sản nợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa được thu hồi. Ngân hàng có thể thu nợ tùy thuộc thõa thuận với khách hàng. Đối với phương thức trả nợ gốc đều thì số nợ gốc trả từng phân kỳ bằng tổng số nợ chia cho tổng phân kỳ trả nợ. Lãi suất cho vay nếu tính theo dư nợ giảm dần thì lãi phát sinh ở phân kỳ đầu tiên sẽ là cao nhất và giảm dần theo thời gian. Cách thứ là thu nợ mỗi kỳ đều nhau bao gồm cả nợ gốc phải trả cộng với lãi suất sinh theo dư nợ giảm dần. Số tiền phải trả trong 1 kì được tính theo công thức: Số tiền trả nợ từng kì (A): A = × × ( ) ( ) Phần nợ gốc trong số tiền trả nợ từng kì: P1 = A – (G Pt = P1 × i) A: số tiền× (trả 1 nợ+ i )từng kì G: tổng nợ gốc i: lãi suất tính theo kì trả nợ n: tổng số kì trả nợ P1: phần tiền gốc phải trả trong phân kì thứ 1 Pt: phần tiền gốc phải trả trong phân kì thứ t (t Với một mức thu nhập, phương thức này tạo= điều1,2 ,kiện3, .cho) khách hàng vay được số tiền lớn hơn so với trả nợ gốc đều do nghĩa vụ trả nợ trong những phân kỳ Trường Đại học Kinh tế Huế 10
  22. đầu nhỏ hơn nhiều, đồng thời ngân hàng sẽ thu được lãi nhiều hơn nếu khách hàng vay duy trì đúng lịch trả nợ suốt quá trình vay. Phân kỳ trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng. Phân kỳ trả nợ thường theo tháng do nguồn trả nợ chính của khách hàng vay tiêu dùng đến từ lương nhận được hàng tháng. Thời hạn tài trợ không nên kéo quá dài, thời hạn trả nợ bị giới hạn bởi thời gian hoạt động của tài sản tài trợ. Thời hạn quá dài dễ làm giá trị tài sản tài trợ bị giảm mạnh. Hơn nữa, khi thời gian tài trợ quá dài thì thiện chí trả nợ của người vay cũng như việc thu hồi nợ thường gặp nhiều rắc rối. Điều kiện trả nợ trước hạn: tùy thuộc tình hình nguồn vốn của ngân hàng thương mại có thể cho phép khách hàng trả trước hạn mà không mất phí hoặc có tính phí trả nợ trước hạn hoặc tuyệt đối cấm trả nợ trước hạn, đây là một trong những lợi thế cạnh tranh của sản phẩm về linh hoạt trong thanh toán nợ vay.  Cách tính lãi: có hai cách tính lãi cơ bản là tính lãi suất cố định cho toàn bộ dư nợ trên toàn bộ thời hạn cho vay (không tính đến tình trạng dư nợ) và tính lãi trên dư nợ thực tế giảm dần.  Loại tài sản được tài trợ: thiện chí của người đi vay sẽ tốt hơn nếu tài sản hình thành từ tiền vay đáp ứng nhu cầu thiết yếu của khách hàng do chính họ sẽ được hưởng những tiện ích từ chung trong một thời gian dài. Khi lựa chọn tài sản để tài trợ ngân hàng thường chú ý đến điều này, nên chủ yếu tập trung tài trợ cho nhu cầu mua sắm những tài sản có thời hạn sử dụng lâu bền hoặc có giá trị lớn.  Số tiền phải trả trước: thông thương ngân hàng yêu cầu người đi vay phải thanh toán trước một phần giá trị tài sản mua sắm, số tiền này được gọi là số tiền trả trước (vốn đối ứng) phần còn lại ngân hàng sẽ tài trợ. Số tiền trả trước cần phải đủ lớn, đủ để làm cho những người đi vay nghĩ rằng họ chính là chủ sở hữu của tài sản, đồng thời hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Một khi tâm lý mình không phải là chủ sở hữu của tài sản hình thành từ tiền vay, người đi vay sẽ có thái độ miễn cưỡng trong việc trả nợ. Ngoài ra, khi khách hàng không trả được nợ, ngân hàng trong nhiều trường hợpTrường sẽ phát mãi tài sĐạiản để thu học hồi nợ. HầuKinh hết các tài tế sản đHuếã qua sử dụng đều 11
  23. giảm giá trị, nghĩa là giá trị thị trường nhỏ hơn giá trị hoạch toán của tài sản và lam số tiền trả trước có vai trò quan trọng giuos ngân hàng hạn chế rủi ro. Số tiền trả trước nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố sau: Loại tài sản: đối với các loại tài sản có mức độ giảm giá nhanh thì số tiền trả trước nhiều và ngược lại. Thị trường tiêu thụ tài sản: tài sản sau khi sử dụng nếu vẫn có thể tiếp tục được mua bán dễ dàng thì số tiền trả trước có xu hướng thấp và ngược lại. Môi trường kinh tế Năng lực tài chính của người đi vay Cho vay tiêu dùng phi trả góp (noninstalment consumer loan): tiền vay được khách hàng thanh toán cho ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn. Thông thường, khoản cho vay tiêu dùng phi trả góp chỉ được cấp cho các khoản vay có giá trị nhỏ, thời gian ngắn, đối tượng khách hàng thu nhập khá cao. Cho vay tiêu dùng tuần hoàn (revolving consumer credit): là khoản vay mà ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng được duy trì trong một thời gian nhất định, khách hàng vay và trả nhiều lần nhưng không vượt quá hạn mức tín dụng này. Hình thức vay tuần hoàn dễ áp dụng, thuận tiện cho khách hàng trong việc chủ động sử dụng nguồn tiền linh hoạt. Quy mô của những khoản vay này thường nhỏ, khách hàng có dòng tiền vào – ra thường xuyên. Cho vay qua thẻ là một hình thức phổ biến của tín dụng tiêu dùng tuần hoàn, với hạn mức được cấp, khách hàng có thể rút vượt số dư trên tài khoản của mình.  Căn cứ theo nguồn gốc của khoản vay có thể phân chia cho vay tiêu dùng thành 2 loại: Cho vay tiêu dùng trực tiếp (direct consumer loan): ngân hàng và khách hàng sẽ trực tiếp gặp nhau để tiến hàng đàm phán, kí kết hợp đồng tín dụng; khách hàng sẽ nhận tiền vay từ ngân hàng hoặc chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp mà họ sẽTrường mua hàng hóa, d ịchĐại vụ hoặc học các chủ nợKinh của họ. tế Huế 12
  24. Thông thường, cho vay tiêu dùng gián tiếp thực hiện theo sơ đồ sau: Ngân hàng (3) Công ty bán lẻ (5) (2) (1) (4) Khách hàng vay – người tiêu dùng Sơ đồ 1.1 Cho vay tiêu dùng trực tiếp (1): Ngân hàng và người tiêu dùng kí kết hợp đồng tín dụng (2): Người tiêu dùng trả trước một phần tiền mua hàng cho công ty bán lẻ (3): Ngân hàng thanh toán số tiền còn lại cho công ty bán lẻ (4): Công ty bán lẻ giao hàng hóa tài sản cho người tiêu dùng (5): Người tiêu dùng trả góp cho ngân hàng  Hình thức cho vay tiêu dùng trực tiếp có ưu điểm: Chất lượng tín dụng của khoản vay trực tiếp thường cao hơn so với tín dụng gián tiếp, do ngân hàng có thể sử dụng triệt để trình độ, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của cán bộ tín dụng trong quá trình họ thẩm định khách hàng, do đó các khoản cho vay này thường có chất lượng cao hơn so với cho vay thông qua doanh nghiệp bán lẻ. Hình thức cho vay tiêu dùng trực tiếp linh hoạt hơn hình thức cho vay gián tiếp, vì khi quan hệ trực tiếp, giữa ngân hàng với khách hàng sẽ xử lý tốt các phát sinh, tạo điều kiện thoả mãn quyền lợi cho ngân hàng và khách hàng. Đối tượng khách hàng là rất rộng lớn do đó thông qua hình thức này, việc đưa ra cácTrường dịch vụ, tiện íchĐại mới là học rất thuậ nKinh lợi, đồng thtếời là Huế hình thức để tăng 13
  25. cường quảng bá hình ảnh của ngân hàng đến với khách hàng (dịch vụ thẻ ATM, thanh toán tiền điện nước, điện thoại hàng kỳ ) Cho vay tiêu dùng gián tiếp (indirect consumer loan): là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh của các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hoá hoặc đã cung cấp các dịch vụ cho người tiêu dùng, hình thức này ngân hàng cho vay thông qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc làm các dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Thông thường, cho vay tiêu dùng gián tiếp thực hiện theo sơ đồ sau: (1) Ngân hàng (4) Công ty bán lẻ (5) (6) (2) (3) Khách hàng vay - người tiêu dùng Sơ đồ 1.2 cho vay tiêu dùng gián tiếp (1): Ngân hàng kí kết hợp đồng mua bán nợ với công ty bán lẻ thõa thuận các điều kiện thực hiện (2): Công ty bán lẻ kí kết hợp đồng bán trả chậm với người tiêu dùng (3): Công ty bán lẻ giao tài sản, hàng hóa cho người tiêu dùng (4): Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán hàng trả chậm cho ngân hàng (5): Ngân hàng thanh toán tiền cho công ty bán lẻ (6): Người tiêu dùng trả góp cho ngân hàng  Hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp có ưu điểm: Trường Đại học Kinh tế Huế 14
  26. Các NHTM dễ dàng mở rộng và tăng doanh số cho vay, tiết kiệm và giảm được các chi phí khi cho vay. Đây cũng là cơ sở để mở rộng quan hệ với khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động khác của ngân hàng. Hơn nữa, nếu NHTM quan hệ tốt với các doanh nghiệp bán lẻ, thì hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp có mức độ rủi ro thấp hơn cho vay tiêu dùng trực tiếp.  Hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp có nhược điểm: Khi cho vay các NHTM không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng (người vay vốn) mà thông qua các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hoá, dịch vụ. Do đó các khoản vay này có mức độ rủi ro cao cao hơn so với các khoản vay trực tiếp. Hình thức này thiếu sự kiểm soát của ngân hàng (cả trước, trong và sau khi vay vốn) khi doanh nghiệp thực hiện bán lẻ hàng hoá, dịch vụ, nhất là trong việc lựa chọn khách hàng. Bên cạnh đó, kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ của hình thức cho vay này rất phức tạp. Nhằm hạn chế rủi ro của hình thức cho vay gián tiếp, các ngân hàng thương mại thường mua lại các khoản nợ với hình thức truy đòi toàn bộ hoặc một phần từ các doanh nghiệp trong trường hợp khách hàng (bên vay) không trả được nợ cho ngân hàng.  Căn cứ theo hình thức bảo đảm tiền vay có thể phân chia cho vay tiêu dùng thành 2 loại: Tín dụng không có đảm bảo: là loại tín dụng mà người cho vay dựa vào uy tín của khách hàng, không yêu cầu bất cứ hình thức đảm bảo nào. Tín dụng có đảm bảo: là loại tín dụng mà người cho vay đòi hỏi người vay vốn phải có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba gồm: Trường Đại học Kinh tế Huế 15
  27. Cho vay thế chấp là hình thức cho vay mà người vay phải chuyển các giấy tờ có giá chứng nhận quyền sở hữu (hoặc và sử dụng) các tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng nắm giữ trong thời hạn đã cam kết. Cho vay đảm bảo bằng lương hay thu nhập. Cho vay cầm cố là hình thức ngân hàng cho vay tiền và giữ tài sản của khách hàng để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ của khách hàng trong hợp đồng cầm cố. Đối với tài sản khác, thời hạn căn cứ theo loại, tính chất, điều kiện bảo quản của tài sản. Mức cho vay xác định từ giá trị, mức tiêu thụ, độ bền, mức thanh khoản của tài sản và tối đa không quá 80% giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm cầm cố. Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ tiền vay. Hình thức này áp dụng với tài sản giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài như sửa chữa, mua nhà, mua quyền sử dụng đất, mua ô tô thường là khoảng 60-70% tài sản mua. 1.1.6 Vai trò của cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng không chỉ thể hiện rõ vai trò to lớn đối với ngân hàng mà còn đối với nền kinh tế và đối với người tiêu dùng. Có thể nói hình thức cho vay này đem lại lợi ích cho cả ba đối tượng trên. Cụ thể như sau:  Vai trò đối với ngân hàng Như đã phân tích ở trên, cho vay tiêu dùng là một trong những loại hình cho vay có lãi suất cao nhất, do đó có thể đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Đồng thời, theo nguyên tắc doanh lợi và rủi ro, đây cũng là hoạt động hàm chứa rủi ro cao của ngân hàng. Do vậy, để có được lợi nhuận cao đó, ngân hàng cần áp dụng những biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả như: thu thập thông tin về khách hàng một cách chính xác, phân tích khách hàng, lập phòng riêng theo dõi cho vay tiêu dùng Do sức ép cạnh tranh của các tổ chức tài chính phi ngân hàng và sự cải thiện trong thu nhập của người dân, cho vay tiêu dùng, loại hình trước đây được các ngân hàng xếp vào loại hình cho vay nguy hiểm với mức độ rủi ro cao, đã trở thành một thị trườngTrường tiềm năng được cácĐại ngân hhọcàng chú trKinhọng mở rộng tế và phátHuế triển. 16
  28.  Vai trò đối với người tiêu dùng Thứ nhất, đời sống con người không ngừng được cải thiện làm cho nhu cầu của con người về hàng tiêu dùng không chỉ dừng lại ở những mặt hàng giản đơn để đáp ứng những nhu cầu hàng ngày mà còn là những hàng hóa có giá trị lớn hơn rất nhiều như nhà cửa,ô tô, Như vậy, để đáp ứng được tất cả các nhu cầu trên, một yêu cầu được đặt ra cho con người là cần có một nguồn tài chính đủ lớn. Có thể nói, nguồn tài chính này chỉ có thể được đáp ứng từ nguồn tài trợ của ngân hàng cho người tiêu dùng thông qua cho vay tiêu dùng. Thứ hai, cho vay tiêu dùng gián tiếp tạo ra nguồn hàng hóa phong phú về mẫu mã, chất lượng cao để người tiêu dùng lựa chọn. Thật vậy, hình thức tín dụng này còn làm tăng sự cạnh tranh giữa những người sản xuất với nhau. Những người sản xuất muốn thu hút được nhiều khách hàng phải không ngừng đa dạng hóa các chủng loại hàng hoá, mẫu mã hàng hoá, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. Do đó, người tiêu dùng là người được lợi nhất.  Vai trò đối với các doanh nghiệp Mục tiêu hoạt động hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất là tối đa hoá giá trị tài sản. Để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để tăng số lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ được. Điều này phụ thuộc phần lớn vào khả năng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của khách hàng. Hiện nay, mặc dù nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của người tiêu dùng không ngừng tăng, nhưng nhu cầu đó trong nhiều trường hợp lại không được thỏa mãn bằng nguồn tài chính hiện có của khách hàng. Nói cách khác, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của khách hàng tăng mạnh không đồng nghĩa với khả năng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đó của họ. Nguồn tài chính từ sự tài trợ của ngân hàng là một giải pháp tối ưu. Như vậy, hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng giải quyết được sự ùn tắc trong việc tiêu thụ hàng hoá, đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa, tăng số vòng quay hàng tồn kho, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, nguồn tín dụng này cũng giúpTrường cho các doanh nghiĐạiệp có điềuhọc kiện tăngKinh cường sản tế xuất, Huếmở rộng qui mô, 17
  29. mở rộng thị trường.  Vai trò đối với nền kinh tế Nhu cầu về hàng tiêu dùng của khách hàng tăng nhanh kéo theo nền sản xuất hàng hoá, dịch vụ được đẩy mạnh, lưu thông hàng hoá cũng được tăng cường. Những nhà sản xuất luôn muốn tiêu thụ nhanh chóng hàng hoá, dịch vụ của mình, tuy nhiên điều này phụ thuộc phần lớn vào khả năng tài chính của người tiêu dùng. trên, nếu chỉ đơn thuần chỉ dựa vào nguồn tài chính hiện có của khách hàng thì không thể nào đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của họ, do vậy giải pháp tối ưu là sử dụng nguồn tài trợ của ngân hàng. Như vậy, nguồn vốn của ngân hàng thông qua hình thức cho vay tiêu dùng đã góp phần đẩy mạnh lưu thông hàng hoá, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế. Có thể nói, cho vay tiêu dùng có vai trò quan trọng không chỉ với người tiêu dùng, ngân hàng mà còn đối với nền kinh tế. Với vai trò to lớn như vậy, cho vay tiêu dùng được ngân hàng thực hiện thao quy trình như thế nào? Câu hỏi này sẽ được giải đáp ở mục tiếp theo. 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tiêu dùng 1.2.1 Các nhân tố khách quan Thu nhập và tâm ý của người dân: khả năng mua sắm và sức mua của người tiêu dùng quyết định bởi thu nhập của họ. Nền kinh tế phát triển tạo tâm ý ổn định cho người tiêu dùng, đồng thời làm tăng thu nhập đã tạo ra một thị trường tiềm năng cho các ngân hàng khai thác cung cấp dịch vụ cho vay tiêu dùng và ngược lại. Nguồn trả nợ cho các khoản vay của khách hàng chính là thu nhập của khách hàng. Vì vậy, thu nhập của khách hàng ảnh hưởng lớn đến quyết định của ngân hàng có cho vay hay không. Cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác: đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ các tổ chức tín dụng khác trên thị trường, hoạt động cho vay tiêu dùng trở nên khó khănTrường hơn. Nó vừa là nhânĐại tố gây học cản trở Kinh tới quá trình tếđịnh Huế hình quy mô hoạt 18
  30. động cho vay tiêu dùng, vừa là nhân tố thúc đẩy các ngân hàng tập trung nguồn lực cho sản phẩm cho vay tiêu dùng của mình. Hiện nay, đối thủ cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng có thể chia làm 3 nhóm chính: Nhóm 1 bao gồm các ngân hàng thương mại quốc doanh, nhóm 2 bao gồm các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng liên doanh vốn và nhóm 3 gồm các ngân hàng cổ phần. Xã hội: tỷ lệ thất nghiệp, cơ cấu lao động xuất phát từ cơ chế đào tạo là những vấn đề chính ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng. Hiện nay, nhà nước ta đang có những chủ trương, chính sách thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước: nhằm tạo động lực thúc đẩy kinh tế đất nước vượt qua khó khăn thử thách, tiếp tục quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ, lãnh đạo đảng và nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách mới phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của người dân, trong đó có những chính sách ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cho vay tiêu dùng. 1.2.2 Các nhân tố chủ quan Chính sách tín dụng: định hướng cụ thể và chính sách tín dụng hướng tới thõa mãn nhu cầu của người tiêu dùng là yếu tố có tính chất quyết định đối với hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng và các hoạt động khác nói chung. Vì vậy, chỉ có các chính sách kế hoạch cụ thể thì các nguồn lực nhằm phát triển nó mới tập trung để hoàn thành tốt. Chính sách phù hợp với thực tiễn thị trường sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng. Thẩm định khách hàng: kỹ thuật và thủ tục thẩm định hiệu quả, không rườm rà phức tạp trong thời gian ngắn là một trong những phương thức quan trọng để thu hút khách hàng. Thẩm định tín dụng nhằm đưa ra những đánh giá đúng về khách hàng, về các khoản vay, từ đó có các quyết định cho vay phù hợp. Một hệ thống kỹ thuật thẩm định hợp lý, khoa học thống nhất là yếu tố quyết định chất lượng của thẩm định và do đó quyết định chất lượng khoản vay, bởi vì quan trọng nhất cho vay tiêu Trườngdùng chính là chữ Đại“ tín” của họckhách h àng.Kinh tế Huế 19
  31. Khả năng huy động vốn: ảnh hưởng trực tiếp tới kỳ hạn, lãi suất và hạn mức cho vay tiêu dùng. Nếu nguồn vốn lớn và phong phú thì ngân hàng có thể dễ dàng mở rộng quy mô và đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng của mình. Cán bộ tín dụng: trình độ cán bộ của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến tới các hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt đọng cho vay tiêu dùng nói riêng. Đặc biệt đối với hoạt động cho vay tiêu dùng có rủi ro lớn càng đòi hỏi ở cán bộ tín dụng cả về trình độ chuyên môn và đào đức nghề nghiệp. Cán bộ tín dụng sẽ thực hiện phân tích và đánh giá lựa chọn những khoản cho vay có chất lượng và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Trình độ cán bộ tín dụng ngoài việc phải giỏi về nghiệp vụ còn là phẩm chất đạo đức. Cán bộ tiếp xúc và làm việc trong môi trường tiền bạc, dễ bị mua chuộc, có thể vì tư lợi cá nhân mà làm tổn hại cho cả ngân hàng và khách hàng. Trong môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra ngày càng gây gắt, khách hàng có nhiều sự lựa chọn người cung cấp dịch vụ thõa mãn nhu cầu của mình. Chính vì vậy, muốn tạo được lòng tin từ phái khách hàng để tạo hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng, ngân hàng luôn chú ý xây dựng hình ảnh đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, tác phong chuyên nghiệp, niềm nở, cung cấp dịch vụ nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Cơ sở vật chất: ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng gửi tiền và vay tiền, công nghệ ngân hàng hiện đại là yếu tố giúp ngân hàng có thể thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng một cách chính xác và nhanh chóng. 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng Chất lượng cho vay tiêu dùng được thể hiện: Đối với NHTM: Cho vay tiêu dùng là một mảng trong tín dụng ngân hàng. “Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại là sự đáp ứng kịp thời, hợp lý những yêu cầu về vốn của khách hàng phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, với một mức chi phí hợp lý, đảm bảo sự phát triển an toàn lợi nhuận trong hoạt độngTrường tín dụng của ngânĐại hàng học và thúc Kinh đẩy sự phát tế triển Huế của nền kinh tế” 20
  32. (PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều 2005, Giáo trình ngân hàng thương mại NXB Thống kê, Hà Nội). Đối với khách hàng: Chất lượng cho vay là sự hài lòng đối với các khoản vay vốn từ ngân hàng giúp cho khách hàng có đủ tiền để thõa mãn nhu cầu tiều dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đối với nền kinh tế: Chất lượng cho vay tiêu dùng là một khái niệm vừa cụ thể (thể hiện qua các chỉ tiêu có thể tính toán được như: kết quả kinh doanh, nợ quá hạn, giải quyết nhu cầu tiêu dùng ), vừa trừu tượng (thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế ). Chất lượng cho vay vừa chịu ảnh hưởng bởi nhân tố chủ quan (khả năng quả lý, trình độ và đạo đức cán bộ ngân hàng và khách hàng ), vừa khách quan (sự thay đổi môi trường bên ngoài, sự ổn định chính trị xã hội, môi trường pháp lý, tốc độ tăng trưởng kinh tế). Như vậy, khái niệm chất lượng cho vay tiêu dùng được biểu hiện là ngân hàng đáp ứng vốn vay kịp thời, đầy đủ nhu cầu của khách hàng, khách hàng trang trải đủ chi phí, hoàn trả đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng cả gốc lẫn lãi và ngân hàng có lợi nhuận phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội. 1.3.1 Doanh số cho vay tiêu dùng Đây là tổng số tiền ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng trong một thời kì nhất định thường là một tháng, quý, năm; bao gồm cả lượng vốn đã thu hồi và chưa thu hồi trong kỳ đó. Chỉ tiêu này giúp ta thấy được khả năng cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Khi doanh số cho vay tiêu dùng tăng lên chưa hẳn là đã tốt mà còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tiềm lực của ngân hàng, điều kiện của nền kinh tế trong một giai đoạn nhất định. 1.3.2 Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng số tiền mà ngân hàng thu hồi được từ các khoản đã cho vay trước đó trong một thời kỳ nhất định hay là số vốn của khách hàng hoàn Trường Đại học Kinh tế Huế 21
  33. trả ngân hàng trong thời kỳ nhất định. Doanh số thu nợ phản ánh khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. 1.3.3 Dư nợ cho vay tiêu dùng Chỉ tiêu này phản ánh lượng vốn mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi sau khi giải ngân cho khách hàng trước đó, chỉ tiêu này có thể hiểu là lượng vốn thực tế mà khách hàng còn nợ ngân hàng tại một thời điểm nhất định thường là cuối kỳ. Dư nợ cho vay cuối kỳ = Dư nợ cho vay đầu kỳ + (Doanh số cho vay trong kỳ - Doanh số thu nợ trong kỳ) Ngân hàng luôn mong muốn duy trì và tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng ở mức cao để có thể đảm bảo lợi nhuận suốt thời kỳ. Dư nợ cao chứng tỏ ngân hàng có uy tín tốt, thu hút được nhiều khách hàng. 1.3.4 Dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ cho vay Đây là một chỉ tiêu định lượng, xác định cơ cấu cho vay tiêu dùng so với tổng dư nợ của ngân hàng. Các sản phẩm dịch vụ bán được đều quy về giá trị bằng tiền. Do đó, dư nợ cho vay tiêu dùng, tổng dư nợ đều là các giá trị biểu hiện bằng tiền. Ta có thể tính theo công thức sau: Tỷ lệ = ư ợ ê ù ổ ư ợ Tỷ lệ n ày càng cao thì chứng × tỏ100% nghiệp vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng càng phát triển, và có thể xem cho vay tiêu dùng là hoạt động chủ chốt trong hoạt động tín dụng nói chung của ngân hàng. Tỷ lệ càng thấp thì chứng tỏ nghiệp vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng có thể chưa phát triển, chưa được chú trọng hay có những biện pháp phát triển phù hợp, hoặc đây không phải là nghiệp vụ chủ chốt của ngân hàng. Khi đó ngân hàng cần đặt ra những câu hỏi: định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàngTrường cụ thể như thế nĐạiào; sản phẩmhọc cho vayKinh này đã phù tế h ợpHuế với nhu cầu của 22
  34. thị trường chưa; lợi thế cạnh tranh của ngân hàng đã được khai thác hết và đúng chưa. Bên cạnh đó, có thể so sánh chỉ tiêu này giữa các năm với nhau để đưa ra nhận định về nghiệp vụ cho vay tiêu dùng qua các năm. Nếu tỷ lệ này không thay đổi, dư nợ ngắn hạn và tổng dư nợ đều tăng thì hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng là ổn định. Nếu tỷ lệ này giảm mà tổng dư nợ không thay đổi chứng tỏ hoạt động này đang có xu hướng giảm. Nếu tỷ lệ này tăng trong khi tổng dư nợ tăng chứng tỏ hoạt động này đang phát triển rất tốt Nhiều khả năng khác có thể xảy ra. Song dựa vào đây, nhà lãnh đạo ngân hàng sẽ đánh giá được tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. 1.3.5 Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng Đây là chỉ số cho chúng ta biết được tình hình thu nợ của ngân hàng, số nợ mà ngân hàng chưa thu được tại thời điểm đến hạn của hợp đồng cho vay tiêu dùng. Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngân hàng là khoản nợ đến thời hạn thanh toán (đáo hạn) không được ngân hàng cho gia hạn nợ, giảm nợ mà người vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng. Nợ quá hạn vi phạm đặc trưng cơ bản của tín dụng là tính hoàn trả, hoàn trả không đầy đủ và kịp thời gây nên sự đỗ vỡ niềm tin của ngân hàng đối với người cho vay. Tỷ lệ này được tính theo công thức sau: Tỷ lệ nợ quá hạn = ợ á ạ ổ ư ợ ê ù Nợ quá hạn còn được chia thành 4 nhóm từ ×nhóm100% 2 đến nhóm 5, kèm theo đó là ngân hàng phải trích ra một khoản dự phòng rủi ro, bao gồm dự phòng chung (quy định là 0,75%) và dự phòng cụ thể: Nhóm 2: 2% Nhóm 3: 25% NhómTrường 4: 50% Đại học Kinh tế Huế 23
  35. Nhóm 5: 100% 1.3.6 Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay tiêu dùng Theo văn bản hợp nhất số 22/VBHN-NHNN quy định: “ Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 quy định này, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nơ là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng”. Tỷ lệ nợ xấu = ợ ấ ổ ư ợ ê ù Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng dư × nợ100% thì có bao nhiêu đồng nợ xấu. Tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ nợ xấu chiếm tỷ trọng càng nhiều và lớn trong tổng dư nợ CVTD dẫn đến chất lượng CVTD bị giảm sút. 1.3.7 Chỉ tiêu hệ số thu nợ trong cho vay tiêu dùng Hệ số thu nợ CVTD (lần) = ố ợ Chỉ tiêu này đánh giá công tác quản lýố và thu hồi nợ tại ngân hàng, nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao thì càng tốt, tuy nhiên hệ số này cần được duy trì ở mức vừa phải, nếu quá cao thì ảnh hưởng đến mối quan hệ lâu dài với khách hàng. 1.3.8 Thu lãi cho vay tiêu dùng trên tổng thu lãi từ các hoạt động cho vay Chỉ tiêu này lại phản ánh mức thu nhập mà cho vay tiêu dùng đem lại cho ngân hàng so với các khoản cho vay khác, điều này cũng đánh giá được mức hấp dẫn của cho vay tiêu dùng so với các khoản vay khác. Công thức là ã ê ù ổ ã 1.3.9 Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích × 100% Chỉ tiêu này cho chúng ta biết được khoản cho vay tiêu dùng mà ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng đã bị sử dụng sai mục đích là bao nhiêu, từ đó cho thấy được khảTrường năng quản lý của Đạingân hàng học đối với khoảnKinh cho vay tế tiêu Huếdùng. 24
  36. Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích = ố ử ụ ụ đí ư ợ ê ù × 100% Trường Đại học Kinh tế Huế 25
  37. CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK – CHI NHÁNH HUẾ TỪ NĂM 2012-2016 2.1 Giới thiệu khái quát tình hình ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế 2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của ngân hàng Vietcombank Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Huế tiền thân là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế được thành lập theo quyết định số 68- QĐ NH3 ngày 10/08/1993 của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động ngày 02/11/1993.Trụ sở chính đóng tại số 78 đường Hùng Vương thành phố Huế. Ngày 02/06/2008, căn cứ quyết định số 421/QĐ- TCCB- ĐT của Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương Mại cổ phần Việt Nam chuyển đổi chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Huế. Tên tiếng Anh là “Joint stock commercial Bank foreign trade of Vietnam- Huebranch”.Tên giao dịch là Vietcombank-Huế. Sau một thời gian hoạt động, nhận thấy được tiềm năng của thị trường còn rất lớn, không dừng lại ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Vietcombank Huế đã chủ động mở rộng hoạt động đến các thị trường lân cận như Quảng Bình, Quảng Trị. Từ những bước chập chững đầu, cùng với sự phát triển của hệ thống Vietcombank, Vietcombank Huế đã đổi mới công nghệ ngân hàng hiện đại, đã có mạng lưới giao dịch với hơn 1000 ngân hàng đại lý tại 85 quốc gia trên thế giới, Vietcombank Huế đã từng bước trưởng thành và tự khẳng định mình là một ngân hàng mạnh trong tỉnh. Hiện nay, ngoài trụ sở chính còn có thêm các Phòng giao dịch Số 1, Số 2, phòng giao dịch Mai Thúc Loan, Hương Thủy, phòng giao dịch Bến Ngự tại số 48F Nguyễn Huệ, phường Vĩnh Ninh. Như vậy, đến thời điểm này, Vietcombank - Huế đã có 5 phòng giao dịch và 1 trụ sở chính. 2.1.2 MôTrường hình tổ chức qu ảĐạin lý của chọcủa ngân Kinhhàng Vietcombank tế Huế 26
  38. GIÁM ĐỐC Phòng khách hàng doanh nghiệp Phó giám đốc 1 Phòng hành chính nhân sự Phó giám đốc 2 Phó giám đốc 3 Phòng kế toán Phòng dịch vụ khách hàng Phòng ngân quỹ Phòng quản lý nợ Phòng khách hàng bán lẻ PGD PGD PGD PGD PGD Mai Bến Hương số 1 số 2 Thúc Ngự Thủy Loan TrườngSơ đồ 2.1 CơĐại cấu tổ chhọcức của Kinhngân hàng VCBtế HuHuếế 27
  39. Giám đốc: Điều hành, lãnh đạo, chịu mọi trách nhiệm chung đối với mọi hoạt động của ngân hàng. Phó giám đốc: Chịu sự ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm và có quyền ra các quyết định trong phạm vi theo quy định của NHNN, trực tiếp quản lí các bộ phận. Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh cho nhóm KHDN tại chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật, NHNN và Vietcombank. Đầu mối xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh. Chủ động tổ chức tiếp thị, cung cấp sản phẩm dịch vụ tới các khách hàng doanh nghiệp. Quản lý quan hệ khách hàng và chăm sóc khách hàng. Tham mưu chính sách lãi suất, tỷ giá, phí đối với khách hàng doanh nghiệp; trình cấp thẩm quyền phê duyệt chính sách lãi suất, tỷ giá, phí ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp. Phòng Khách hàng bán lẻ: Xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch kinh doanh đối với nhóm khách hàng SMEs theo đúng các quy định của Pháp luật, NHNN và Vietcombank. Xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch kinh doanh đối với nhóm khách hàng là cá nhân và hộ kinh doanh (gọi tắt là khách hàng thể nhân) theo đúng các quy định của Pháp luật, NHNN và Vietcombank. Phòng quản lí nợ: Thực hiện tác nghiệp trên hệ thống phần mềm liên quan đến thông tin hồ sơ tín dụng và các sản phẩm bán kèm tín dụng và các tác nghiệp khác theo qui trình của Vietcombank trong từng thời kỳ, thực hiện báo cáo liên quan đến khoản vay và danh mục tín dụng tại chi nhánh đảm bảo chính xác, đầy đủ, kịp thời, đúng quy định của pháp luật và quy định hiện hành của Vietcombank. Tham gia vào quá trình theo dõi nợ, nhắc nợ và thu nợ Phòng ngân quỹ: Thực hiện công tác quản lý, giao nhận, bảo quản, vận chuyển và thu chi tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá/coi như có giá và ấn chỉ quan trọng tại chi nhánh đảm bảo đúng quy trình, quy chế của NHNN và Vietcombank. Xây dựngTrường và hướng dẫn thựcĐại hiện cáchọc biện phápKinh đảm bảo tế an toànHuế kho quỹ trong 28
  40. toàn. Thực hiện công tác quản lý, giao nhận, bảo quản, vận chuyển và thu chi tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá/coi như có giá và ấn chỉ quan trọng tại chi nhánh. Hướng dẫn thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn kho quỹ trong toàn chi nhánh, kiểm tra công tác an toàn kho quỹ tại chi nhánh theo yêu cầu cua BGĐ. Phòng kế toán: Thực hiện chức năng đơn vị kế toán cơ sở tại chi nhánh, thực hiện và đảm bảo công tác kế toán tổng hợp chính xác, đầy đủ, kịp thời, tuân thủ quy định của pháp luật, NHNN và Vietcombank. Đầu mối xây dựng và tham gia triển khai kế hoạch tài chính, kế hoạch ngân sách của chi nhánh. Thực hiện công tác kế toán nội bộ và kế toán tổng hợp của chi nhánh. Thực hiện kiểm tra, kiểm soá, công tác báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho HSC Phòng Dịch vụ khách hàng: Thực hiện hỗ trợ bán hàng nhằm cung cấp và xử lý dịch vụ kế toán, thanh toán cho khách hàng theo đúng quy định của pháp luật và quy trình cung cấp dịch vụ hiện hành của Vietcombank. Quản lý hồ sơ thông tin khách hàng (CIF), hồ sơ tài khoản tiền gửi thanh toán và các dịch vụ gia tăng theo đúng quy trình, quy định cung cấp dịch vụ hiện hành của Vietcombank. Thực hiện các công việc hỗ trợ bán hàng và xử lý tác nghiệp tài khoản tiền gửi, tài khoản tiền vay và dịch vụ thanh toán cho khách hàng theo đúng quy trình, quy định cung cấp dịch vụ hiện hành của NHNN và Vietcombank. Phòng Hành chính Nhân sự: Tham mưu cho BGĐ chi nhánh về công tác hành chính, quản trị, xây dựng cơ bản tại chi nhánh, trực tiếp triển khai thực hiện các công tác này theo đúng các quy định của pháp luật, NHNN và Vietcombank. Tham mưu cho BGĐ về đề xuất thay đổi mô hình tổ chức bộ máy chi nhánh, công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực, chính sách lao động và tiền lương của chi nhánh theo các quy định của Vietcombank, của Pháp luật và của ngành, phù hợp với định hướng hoạt động, hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh Phòng giao dịch số 1, số 2 và PGD Hương Thủy, Mai Thúc loan, Bến Ngự: Là đơn vị thực hiện 2 chức năng chính bán hàng và hỗ trợ bán hàng nhằm cung cấp và xử lý Trườngtất các các dịch vụ Đại ngân hàng học phù hợp Kinh với mọi đối tế tượng Huế khách hàng trong 29
  41. phạm vi sản phẩm dịch vụ và hạn mức do HSC, BGĐ chi nhánh quy định, tuân thủ đúng các quy định của Pháp luật, NHNN và Vietcombank. 2.1.3 Tình hình hoạt động cơ bản của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2016. 2.1.3.1 Tình hình cơ cấu nguồn nhân lực tại ngân hàng Vietcombank - chi nhánh Huế. 160 147 140 120 100 80 60 40 32 20 5 2 0 Lao động phổ thông Cao đẳng, trung cấp Đại học Trên đại học Người Biểu đồ 2.1: Tình hình cơ cấu nguồn nhân lực tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Huế năm 2016. (Nguồn: Phòng nhân lực ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế) Tính đến năm 2016 nhân sự tại ngân hàng Vietcombank-chi nhánh Huế có 186 người bao gồm 64 nam và 122 nữ. Chi nhánh đã không ngừng đổi mới công tác xây dựng và điều hành đơn vị, nâng cao trình độ đội ngũ lao động, cải tổ cung cách làm việc, sắp xếp và bố trí cán bộ một cách hợp lý nhằm đáp ứng với tình hình thực tế và yêu cầu đổi mới của nền kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Huế 30
  42. 2.1.3.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Huế 6000.000 5.311,46 5000.000 4828.600 4396.830 3952.210 4000.000 3000.000 2000.000 1000.000 .000 2013 2014 2015 2016 Tài sản Biểu đồ 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng Vietcombank - chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2016. (Nguồn: Phòng Kế toán ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế) Tài sản và nguồn vốn của ngân hàng có xu hướng tăng lên qua các năm trong giai đoạn từ 2013-2016. Tăng từ gần 4000 tỷ đồng năm 2013 lên hơn 5300 tỷ đồng năm 2016, tăng gần 1300 tỷ đồng, tương đương tăng 34,38% từ năm 2013 đến năm 2016.  Xét về tài sản Tiền mặt tại ngân hàng tăng lên qua các năm từ 2013-2016, cùng với tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước và quan hệ tín dụng với khách hàng . Hoạt động ngân hàng diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng là nhờ có sự góp mặt của thiết bị máy móc chuyên sâu và cùng với đội ngũ nhân viên làm việc tích cực. Trường Xét về nguồn vốnĐại học Kinh tế Huế 31
  43. Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng tăng đều qua 4 năm. Vốn huy động từ khách hàng là chỉ tiêu có giá trị chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn của chi nhánh, chỉ tiêu này có xu hướng tăng đều qua từng năm. Lý do là trong giai đoạn 2013- 2016, chi nhánh luôn cố gắng đưa ra mức lãi suất phù hợp đi kèm với các chương trình khuyến mãi để có thể làm tăng quy mô huy động vốn. chỉ tiêu vốn chủ sở hữu cũng có xu hướng tăng đều qua các năm. Luôn luôn tạo được niềm tin từ phía khách hàng, thêm vào đó chính sách thu hút vốn với lãi suất hấp dẫn, các chương trình khuyến mãi được triển khai hiệu quả đã thu hút được lượng lớn khách hàng đến với ngân hàng. 2.1.3.3 Tình hình huy động vốn của ngân hàng Vietcombank chi nhánh Huế qua 4 năm từ 2013-2016. Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại, đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn được thực hiện từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, tiền gửi là nguồn tiền quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. Huy động vốn của Ngân hàng Vietcombank-chi nhánh Huế trong giai đoạn 2013- 2016 được thể hiện trong bảng số liệu sau: Trường Đại học Kinh tế Huế 32
  44. Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của ngân hàng Vietcombank - chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2016. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2014/2013 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % +/- % Nguồn vốn huy động 3110 3356 3970 4350 246 7,91 614 18,30 380 9,57 Theo loại tiền - VND 2708 2973 3474 4051 265 9,79 501 16,85 577 16,60 - Ngoại tệ (quy VND ) 402 383 496 299 (19) (4,73) 113 29,50 (197) (39,65) Theo tính chất tiền gửi -Tổ chức kinh tế 1131 1020 1107 1258 (111) (9,81) 87 8,53 151 13,64 -Tiền gửi dân cư 1979 2336 2863 3092 357 18,04 527 22,56 229 8,00 (Nguồn: Phòng Kế toán ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế) 33 Trường Đại học Kinh tế Huế
  45. Qua bảng trên ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng huy động vốn của ngân hàng tăng lên qua các năm, nhưng tốc độ tăng trưởng không ổn định, năm 2014 tổng nguồn vốn huy động tăng 246 tỷ đồng, tương ứng tăng 7,91% so với năm 2013. Đến năm 2015 nguồn vốn huy động tiếp tục tăng lên 614 tỷ đồng tương ứng tăng 18,3% so với năm 2014. Nhưng đến năm 2016 nguồn vốn huy động chỉ tăng đươc 380 tỷ đồng, tương đương tăng 9,57%, nếu so với tốc độ tăng trưởng năm 2015 thì đã giảm đi 8,73%. Tuy nhiên, nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy vốn huy động bằng tiền VNĐ tăng qua các năm, trong khi đó huy động từ ngoại tệ biến động lên xuống, năm 2014 huy động ngoại tệ đạt 383 tỷ đồng, giảm so với năm 2013 là 19 tỷ đồng, tương đương giảm 4,73%, nhưng đến năm 2015 ngoại tệ đạt 496 tỷ đồng tăng 113 tỷ đồng so với năm 2014, tương đương tăng 29,84%, đến năm 2016 chỉ còn 299,36 tỷ đồng giảm 196,6 tỷ đồng tương đương giảm 39,6% (xét theo phân loại tiền). Nguyên nhân là do tâm lý nắm giữ ngoại tệ của người dân đã tăng lên, sẽ càng có ít người dân muốn bán USD nắm giữ thành tiền đồng để gửi vào hệ thống ngân hàng hưởng lãi, dù lãi suất tiền gửi bằng tiền đồng cao hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi USD, trong khi tỷ giá tiền đồng thì được trấn an là sẽ không có biến động mạnh nữa, nhất là kể từ khi NHNN đưa ra cơ chế tỷ giá trung tâm biến động hàng ngày. Bên cạnh đó việc ngân hàng nhà nước đưa ra chính sách lãi suất tiền gửi USD 0% (vào ngày 29 tháng 8 năm 2015) nên hệ thống ngân hàng đã gặp khó khăn trong việc huy động một lượng USD cần thiết, đã góp phần củng cố niềm tin của người dân khi nắm giữ USD. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của ngân hàng Vietcombank-Huế tăng nhưng vẫn còn chậm chỉ có năm 2015 tốc độ tăng trưởng là 18,3% là được còn lại các năm vẫn còn chậm, tuy nhiên, đây cũng là một thành công đáng khích lệ. Có được sự tăng trưởng như vậy là do ngân hàng đã thực hiện tốt chính sách lãi suất linh hoạt, mở rộng mạng hoạt động đến gần khách hàng hơn và tung ra nhiều sản phẩm huy động có sức hút lớn trên thị trường. Nhìn chung công tácTrường vốn huy động củ aĐại ngân hàn họcg tương đKinhối ổn, một phtếần cHuếũng do nền kinh tế 34
  46. đang khó khăn và trong một số giai đoạn theo chính sách ngân hàng nhà nước, lãi suất giảm nên việc huy động vốn cũng tương đối khó khăn. 2.1.3.4 Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng Vietcombank chi nhánh Huế qua 4 năm từ 2013-2016. Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng Vietcombank-chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2016. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2014/2013 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % +/- % Tổng cho vay 1923 2018 2414 2850 95 4,94 396 19,62 436 18,06 Cho vay ngắn hạn 838 790 937 1251 -48 -5,73 147 18,61 314 33,51 Cho vay trung dài hạn 1085 1226 1477 1599 141 13,00 251 20,47 122 8,26 (Nguồn: Phòng Kế toán ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế) Qua số liệu trên ta thấy doanh số cho vay của Vietcombank – chi nhánh Huế tăng lên qua các năm từ 1923 tỷ đồng năm 2013 tăng lên đến 2850 tỷ đồng năm 2016, tăng gần 1000 tỷ đồng qua 4 năm. Điều này cho thấy tình hình cho vay của Vietcombank – Huế là rất tốt. Bên cạnh đó nếu xét cụ thể tình hình cho vay của Vietcombank – Huế thì hiện nay mức cho vay của ngân hàng Vietcombank – Huế giữa ngắn hạn và trung dài hạn thì trung dài hạn luôn lớn hơn ngắn hạn. Trước đây ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn là chủ yếu do có độ rủi ro thấp hơn so với trung và dài hạn. Nhưng sau này nền kinh tế phát triển cùng với sự cạnh tranh gây gắt giữa các ngân hàng nên ngân hàng Vietcombank – Huế càng ngày càng chú trọng đến cho vay trung dài hạn và doanh số cho vay tăng lên không ngừng và dần dần lớn hơn so với cho vay ngắn hạn. Bên cạnh đó phần lớn khách hàng của ngân hàng là cácTrường doanh nghiệp cóĐại quy mô học vừa và nhKinhỏ, các hộ gia tế đình, Huế hộ sản xuất kinh 35
  47. doanh nên đa phần là tập trung cho vay trung dài hạn. Hoạt động cho vay này được triển khai dưới nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng khách hàng như: cho vay tiêu dùng, cho vay bổ sung vốn kinh doanh, cho vay mở rộng hoạt động sản xuất 2.1.3.5 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Vietcombank - chi nhánh Huế 2013 - 2016 ĐVT:Triệu đồng 500000.000 450000.000 400000.000 350000.000 300000.000 250000.000 200000.000 150000.000 100000.000 50000.000 .000 2013 2014 2015 2016 Tổng thu nhập 430905.460 433602.740 420590.800 471831.800 Tổng chi phí 336541.540 336785.410 347357.820 397424.290 Lợi nhuận sau thuế 94363.920 96817.330 73232.980 74407.500 Biểu đồ 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietcombank - chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2016. (Nguồn: Phòng Kế toán ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế) Kết quả hoạt động kinh doanh là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của bất kì tổ chức hay cá nhân nào. Nó phản ánh đầy đủ tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Vì vậy, trong suốt thời gian hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc và sự nhiệt tình phấn đấu của toàn bộ công nhân viên ngân hàng Vietcombank chi nhánh Huế đã đạt được những kết quả sau: Trường Đại học Kinh tế Huế 36
  48. Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí, là mục tiêu cuối cùng mà mọi ngân hàng muốn đạt đến, đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của ngân hàng, việc phấn đấu tăng lợi nhuận là nhiệm vụ quan trọng. Dựa vào biểu đồ trên ta có thể thấy tổng thu nhập của ngân hàng có xu hướng tăng giảm không đều qua các năm, tổng thu nhập năm 2014 có xu hướng tăng so với năm 2013, đạt hơn 3500 triệu đồng nhưng đến năm 2015 lại có xu hướng giảm (giảm hơn 13 nghìn triệu đồng), từ năm 2016 đã có sự thay đổi rõ rệt về tổng thu nhập các khoản từ lãi đã trở lại tốc độ tăng trưởng của nó, đạt gần 52 nghìn triệu, tăng 12,18%. Cùng với đó là tổng chi phí có xu hướng tăng qua các năm, từ năm 2014 đến năm 2016 chi phí liên tục tăng mạnh, ban đầu chỉ tăng hơn 200 triệu từ năm 2014 so với 2013, nhưng sau đó các năm con số này tăng không ngừng từ hơn 200 triệu năm 2014 đã thành 61 nghìn triệu năm 2016 đây cũng là một nào nguyên nhân từ việc ngày càng canh tranh gây gắt giữa các ngân hàng. Song hành với đó là lợi nhuận của ngân hàng có sự biến động qua các năm, năm 2014 là hơn 96 nghìn triệu tăng hơn 2 nghìn triệu so với năm 2013 nhưng đến năm 2015 thì lại có xu hướng giảm mạnh, giảm hơn 23 nghìn triệu. Từ năm 2015 đến năm 2016 đã có sự chuyển dịch lợi nhuận tăng hơn 1 nghìn tỷ đồng đây là một phần nào ngân hàng tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và quản lý tốt công tác nợ xấu của ngân hàng để phục hồi lại lợi nhuận trong thời kì kinh tế cạnh tranh gây gắt. Trường Đại học Kinh tế Huế 37
  49. 2.2 Tình hình cho vay tiêu dùng của ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế từ năm 2013-2016 2.2.1 Quy trình nghiệp vụ cho vay tiêu dùng Quy trình CVTD gồm có 9 bước sau: Trưởng phòng xét duyệt Quyết định của giám đốc Xếp hạng tín dụng Hoàn tất thủ tục về bảo đảm tiền vay Hợp lệ Lập hồ sơ tín dụng - Tính pháp lý của chủ thể vay. Mục đích sử dụng vốn vay. Giải ngân - Số tiền vay. - Thời hạn. Kiểm tra, giám sát - Nguồn trả nợ chính. Khách hàng vốn vay - Nguồn trả nợ thứ yếu. Hồ sơ vay vốn - Tài sản đảm bảo. Thu nợ, lãi và xử - Rủi ro. lý nợ Thanh lý hợp đồng tín dụng Không hợp lệ Giải chấp tài sản đảm bảo Thông báo lý do và trả hồ sơ cho Nếu từ chối cho khách hàng vay Trường SơĐại đồ 2.2 :học Quy trình Kinh cho vay tế Huế 38
  50. Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Cán bộ tín dụng hướng dẫn cho khách hàng cung cấp các thông tin, giấy tờ về khách hàng, cung cấp các quy định của ngân hàng mà khách hàng phải đáp ứng khi vay vốn – lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận hồ sơ vay vốn.  Hồ sơ vay vốn gồm có: - Giấy đề nghị vay vốn. - Bản sao sổ hộ khẩu thường trú/ giấy tờ chứng minh cư trú thường xuyên: Chứng minh thư đối với khách hàng vay là người Việt Nam hoặc hộ chiếu đối với khách hàng vay là người nước ngoài, đăng ký kết hôn Khi khách hàng đến vay cần xuất trình bản chính để cán bộ tín dụng kiểm tra xem xét, sau đó cán bộ tín dụng lưu bản sao. - Giấy xác nhận là cán bộ/ nhân viên cơ quan quản lý lao động. - Bảng lương hoặc giấy lĩnh lương, giấy xác nhận lương. - Bản sao hợp đồng lao động. - Hồ sơ chứng minh nguồn trả nợ: Giấy chứng minh về thu nhập hàng tháng, thu nhập không thường xuyên, giấy chứng nhận sở hữu tài sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép kinh doanh, biên lai thuế. - Phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống. - Các giấy tờ liên quan khác. Bước 2: Cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định và đề xuất cho vay.  Cán bộ tín dụng: - Thu thập thông tin về khách hàng vay vốn. - Thẩm định khách hàng vay vốn, thẩm định về tài chính: Tiến hành kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các tài liệu do khách hàng cung cấp; phân tích tính khả thi của phương án, dự án, tính khả thi của phương án trả nợ, kiểm tra phân tính về biện pháp đảm bảo tiền vay, thẩm định về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự cTrườngủa khách hàng. Đại học Kinh tế Huế 39
  51. - Quá trình kiểm tra và xác minh những thông tin về khách hàng có thể được thực hiện qua các nguồn tin cậy như: Hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của khách hàng tại ngân hàng thông qua trung tâm thông tin tín dụng (CIC), qua các ngân hàng mà khách hàng trước đây đã vay vốn. - Xếp hạn tín dụng, lập tờ trình thẩm định, chịu trách nhiệm về các kết quả phân tích, thẩm định trên tờ trình và ý kiến đề xuất về việc cho vay hay không cho vay. Sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và tờ trình cho lãnh đạo phòng tín dụng. - Thông báo cho khách hàng về quyết định cho vay hay không cho vay của giám đốc hoặc người được ủy quyền.  Lãnh đạo phòng tín dụng: Thẩm định lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, tờ trình của cán bộ tín dụng hoặc tờ trình thẩm định do phòng thẩm định chuyển sang và ghi rõ ý kiến của mình trên tờ thẩm định về việc cho vay hay không cho vay để trình giám đốc hoặc người được ủy quyền hợp pháp xem xét quyết định và chịu trách nhiệm về nội dung các công việc niêu trên.  Giám đốc người được ủy quyền hợp pháp: xem xét tờ trình thẩm định và đề nghị của phòng tín dụng cùng với tờ trình thẩm định của phòng thẩm định để quyết định việc cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Bước 3: Phê duyệt cho vay. Bước 4: Ký hợp đồng cho vay, hợp đồng bảo đảm và hợp đồng liên quan. Lập hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ tài sản đảm bảo, khách hàng kí xác nhận đùng ý. Bước 5: Giải ngân vốn vay. Khách hàng sẽ được giải ngân dựa trên hạn mức tín dụng được ký trong hợp đồng.  Hồ sơ giải ngân: - Bảng kê rút vốn/hợp đồng tín dụng cụ thể - Các chứng từ giải ngân - HóaTrường đơn theo quy đ ịnhĐại của Bộ học Tài Chính Kinh tế Huế 40
  52. - Hợp đồng dân sự/thương mại - Biên bản/biên lai xác nhận giao hàng trả tiền - Bảng kê sử dụng tiền mặt Bước 6: Kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay, phát hiện và xử lý các dấu hiệu rủi ro. Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Bước 7: Thu nợ và thu lãi theo kế hoạch. Khách hàng trả nợ theo hợp đồng đã ký. Bước 8: Thanh lý hợp đồng tín dụng. - Tất toán khoản vay: khi khách hàng đến tất toán cán bộ tín dụng tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi và phí để tất toán khoản vay. - Thanh lý hợp đồng tín dụng: Khi khách hàng trả xong nợ gốc lãi và phí thì hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay hết hiệu lực các bên cần lập biên bản thanh lý hợp đồng. Bước 9: Giải chấp tài sản đảm bảo. Cán bộ tín dụng đề nghị giải chấp tài sản đảm bảo, hồ sơ khoản vay trình trưởng phòng tín dụng và giám đốc kí duyệt. 2.2.2 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế  Cho vay xây, sửa nhà: Đây là sản phẩm thiết thực với cuộc sống khi mà nhu cầu về nhà ở luôn hiện hữu và cần thiết. Giá trị khoản vay lên đến 70% giá trị tài sản đảm bảo, thời gian hoàn trả khoản vay lên đến 10 năm đặt biệt NH luôn chú ý đến khả năng tài chính của khách hàng để tạo điều kiện cho khách hàng lựa chọ hình thức trả nợ vốn vay phù hợp với mức thu nhập của khách hàng như giảm áp lực trả nTrườngợ trong thời gian đầĐạiu cho khách học hàng. Kinh tế Huế 41
  53.  Cho vay mua nhà dự án: Với sản phẩm này khách hàng có thể sở hữu ngay một căn nhà với số tiền vay tối đa lên đến 100% giá trị ngôi nhà và có thể trả nợ dần trong thời gian tối đa là 20 năm. Khách hàng có thể vay 70% giá trị ngôi nhà nếu được bảo đảm bằng chính ngôi nhà định mua; và lên đến 100% giá trị ngôi nhà nếu được bảo đảm bằng tài sản khác. Ngoài ra áp lực trả nợ gốc trong thời gian đầu thấp với các lựa chọn hình thức trả nợ vốn vay phù hợp mức thu nhập thực tế (trả góp hoặc trả dần), lãi suất cho vay cạnh tranh, giảm dần theo dư nợ thực tế.  Cho vay hổ trợ mua nhà ở xã hội: với sản phẩm này khách hàng là cán bộ, công chứ, viên chức, lực lượng vũ trang có thể vay với giá trị khoản vay lên đến 90% giá trị mua, thời gian hoàn trả khoản vay lên đến 15 năm, lãi suất thấp 7%/năm.  Cho vay cán bộ công nhân viên: Đây là khoản vay tín chấp không cần tài sản đảm bảo, hiện nay gói sản phẩm này rất phát triển, thường áp dụng cho cơ quan nhà nước với mức cho vay tối đa lên đến 200 triệu đồng.  Cho vay mua ô tô: Đời sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về hàng hóa xa xỉ ngày một lớn hơn trong đó mua ô tô là một trong những lựa chọn được nhiều người quan tâm để đáp ứng điều này, NH có thể cho vay lên đến 70% giá trị chiết xe niếu được đảm bảo bằng chính chiết xe khách hàng dự định mua và lên đến 100% giá trị xe niếu được đảm bảo bằng tài sản khác.  Thấu chi tài khoản cá nhân: Với sản phẩm này khách hàng có thể chi tiêu ngay cả khi tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng không còn tiền, hạn mức thấu chi lên đến 30 triệu đồng trong thời gian 12 tháng.  Thấu chi cầm cố giấy tờ có giá: Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà không không muốn phá vỡ kỳ hạn của giấy tờ có giá khách hàng có thể sử dụng sản phẩm này với hạn mức thấu chi tối thiểu là 5 triệu đồng tối đa lên đến 100% giá trị giấy tờ có giá và không vược quá 500 triệu VNĐ. 2.2.3 Quy mô và tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng Trường Đại học Kinh tế Huế 42
  54. Bảng 2.3: Doanh số cho vay cho vay tiêu dùng của ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế giai đoạn từ 2013-2016. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2014/2013 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % +/- % Doanh số CVTD 102.650 125.272 158.864 235.137 22.622 22,04 33.592 26,82 76.273 48,0 Doanh số cho vay chung 1.923.000 2.018.000 2.414.000 2.850.000 95.000 4,94 396.000 19,62 436.000 18,1 Tỷ trọng doanh số CVTD(%) 5,34 6,21 6,58 8,25 0,87 0,37 1,67 (Nguồn: Phòng Kế toán ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế) 43 Trường Đại học Kinh tế Huế
  55. Qua số liệu trên của Vietcombank – chi nhánh Huế ta thấy doanh số cho vay chung tăng lên qua các năm từ năm 2013 đến năm 2016. Cụ thể là, năm 2014 doanh số cho vay chung là 2.018.000 triệu đồng tăng so với năm 2013 là 95.000 triệu đồng tương đương với tăng 4,94%, doanh số cho vay chung tăng lên nhiều vào năm 2015, tăng 396.000 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng tăng 19,62%, tăng gần gấp 4 lần so với tỷ lệ tăng năm 2014. Đến năm 2016 doanh số cho vay chung là 2.850.000 triệu đồng đã tăng mạnh so với năm 2015 tăng thêm 436.000 triệu đồng, tương đương tăng 18,1% đây là một tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao. Trong khi đó doanh số cho vay tiêu dùng chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong doanh số cho vay chung, năm 2013 là 5,34%, năm 2014 là 6,21%, năm 2015 và 2016 lần lượt là 6,58% và 8,25%, tuy tỷ trọng có tăng lên qua các năm nhưng vẫn ở mức thấp. Nguyên nhân là do chiến lược kinh doanh của ngân hàng Vietcombank chưa chú trọng phát triển cho vay tiêu dùng, ngân hàng thường chú trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh vì các khoản vay này thường lớn gấp nhiều lần so với các khoản vay tiêu dùng và là hoạt động tín dụng có độ rủi ro thấp hơn so với cho vay tiêu dùng Nhưng đổi lại tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng thì lại vượt bật so với tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay chung, năm 2014 doanh số cho vay tiêu dùng là 125.272 triệu đồng tăng so với năm 2013 là 22.622 triệu đồng tương đương với tăng 22,04%, doanh số cho vay tiêu dùng tiếp tục đà tăng lên vào năm 2015, tăng 33.592 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng tăng 26,82%. Đến năm 2016 doanh số cho vay tiêu dùng là 235.137 triệu đồng đã tăng mạnh so với năm 2015 tăng thêm 76.273 triệu đồng, tương đương tăng 48% đây là một tỷ lệ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng nhanh là nhờ các năm gần đây xu hướng người dân có thu nhập trung bình, thấp tại Việt Nam có nhu cầu mua sắm lớn, đặc biệt là các mặt hàng như xe máy, điện thoại di động, hàng điện tử Cùng với đó là sự kết hợp hình thức cho vay tiêu dùng tại điểm bán đã góp phần làm nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng nhanh. 2.2.4 TỷTrườngtrọng doanh số thuĐại nợ cho học vay tiêu Kinhdùng trong ttếổng doanhHuế số thu nợ 44
  56. Bảng 2.4: Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng và tổng doanh số thu nợ của ngân hàng Vietcombank–Huế giai đoạn từ 2013-2016. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2014/2013 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % +/- % Doanh số thu nợ CVTD 84.589 95.065 128.138 157.277 10.476 12,38 33.073 34,7 29.139 22,7 Doanh số thu nợ chung 1.748.171 1.834.535 2.015.869 2.484.809 86.364 4,94 181.334 9,88 468.940 23,3 Tỷ trọng doanh số thu nợ CVTD(%) 4,84 5,18 6,36 6,33 0,34 1,18 (0,03) (Nguồn: Phòng Kế toán ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế) 45 Trường Đại học Kinh tế Huế
  57. Qua số liệu trên của Vietcombank – chi nhánh Huế ta thấy doanh số thu nợ chung tăng lên qua các năm từ năm 2013 đến năm 2016. Cụ thể là, năm 2014 doanh số thu nợ chung là 1.834.535 triệu đồng tăng lên so với năm 2013 là 86.364 triệu đồng tương đương với tăng 4,94%, doanh số thu nợ chung tăng lên nhiều vào năm 2015, tăng 181.334 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng tăng 9,88%. Đến năm 2016 doanh số thu nợ chung là 2.484.809 triệu đồng đã tăng mạnh so với năm 2015 tăng thêm 468.940 triệu đồng, tương đương tăng 23,3%, tỷ lệ này đã tăng hơn gấp 2 lần tỷ lệ tăng trưởng năm 2015. Có được kết quả trên là nhờ đã chỉ rõ các nguyên nhân cội rễ làm phát sinh nợ xấu và những nguyên nhân cơ bản khiến cho việc thu hồi, xử lý nợ xấu đã phát sinh còn chậm. Từ đó có định hướng, biện pháp thiết thực và tổng thể để ngăn chặn và giải quyết triệt để các nguyên nhân trên, đặc biệt là những nguyên nhân chủ quan. Giám đốc ngân hàng Vietcombank-Huế cũng đã xác định nhiệm vụ của hệ thống là bên cạnh việc tăng tốc phát triển kinh doanh, thì việc thu hồi và xử lý nợ xấu có một tầm quan trọng rất lớn để nợ xấu không đe dọa đến việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Về mặt tỷ trọng thấp giữa doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng và doanh số thu nợ chung thì doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng vẫn chiếm tỷ trọng thấp. Còn đối với tình hình doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng của ngân hàng thì liên tục tăng qua các năm, năm 2014 doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng là 95.065 triệu đồng tăng lên so với năm 2013 là 10.476 triệu đồng, tương đương với tăng 12,38%, doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng đã tăng mạnh mẽ vào năm 2015, tăng 33.073 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng tăng 34,79%. Đến năm 2016 doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng là 157.277 triệu đồng tiếp tục tăng lên so với năm 2015 tăng thêm 29.139 triệu đồng, tương đương tăng 22,7% đây là một tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao, đạt được những thành tích như vậy cũng nhờ vào Trưởng phòng Khách hàng của chi nhánh đã áp dụng đồng bộ các biện pháp để xử lý và thu hồi nợ, giao tráchTrường nhiệm cụ thể cho Đại từng cá họcnhân trong Kinh việc thực hitếện côngHuế việc liên quan 46
  58. đến hồ sơ tài sản, có thái độ kiên quyết rõ ràng đối với các cán bộ làm phát sinh nợ xấu Rút kinh nghiệm từ thực tế đã xảy ra để tránh mọi nguy cơ gây phát sinh nợ xấu từ những nguyên nhân đã biết, đã tổng kết. 2.2.4 Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng số dư nợ cho vay chung Trường Đại học Kinh tế Huế 47
  59. Bảng 2.5: Dư nợ cho vay tiêu dùng và tổng dư nợ chung của ngân hàng Vietcombank- chi nhánh Huế giai đoạn từ 2013-2016. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2014/2013 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % +/- % Dư nợ CVTD 95.072 128.279 152.005 213.865 33.207 34,93 23.726 18,50 61.860 40,7 Tổng dư nợ chung 1.834.640 2.018.105 2.416.236 2.781.427 183.456 10,0 398.131 19,73 365.191 15,1 Tỷ trọng dư nợ CVTD(%) 5,18 6,36 6,29 7,69 1,18 (0,07) 1,4 (Nguồn: Phòng Kế toán ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế) 48 Trường Đại học Kinh tế Huế
  60. Qua số liệu trên của Vietcombank – chi nhánh Huế ta thấy tổng dư nợ chung tăng lên qua các năm từ năm 2013 đến năm 2016. Cụ thể là, năm 2014 tổng dư nợ chung là 1.834.640 triệu đồng tăng lên so với năm 2013 là 183.456 triệu đồng tương đương với tăng 10%, tổng dư nợ chung tăng lên nhiều vào năm 2015, tăng 398.131 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng tăng 19,73%. Đến năm 2016 tổng dư nợ chung là 2.781.427 triệu đồng đã tăng so với năm 2015 tăng thêm 365.191 triệu đồng, tương đương tăng 15,1%. Về dư nợ cho vay tiêu dùng ta thấy dư nợ cho vay tiêu dùng tăng đều qua các năm từ năm 2013 đến năm 2016. Cụ thể là, năm 2014 dư nợ cho vay là 128.279 triệu đồng tăng mạnh so với năm 2013 là 95.072 triệu đồng, tăng 33.207 triệu đồng tương đương với tăng 34,93%, dư nợ cho vay tiếp tục tăng lên vào năm 2015,tăng 23.726 triệu đồng so với năm 2014 với tỷ lệ tăng trưởng là 18,50%. Đến năm 2016 dư nợ cho vay là 213.865 triệu đồng đã tăng mạnh mẽ so với năm 2015 tăng thêm 61.860 triệu đồng, tương đương tăng 40,70% đây là một tỷ lệ tăng trưởng cao. Có thể nói tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng là tăng qua các năm là do ngân hàng đã biết triển khai các chính sách khách hàng một cách hiệu quả và càng khẳng định được uy tín của ngân hàng đối với khách hàng vay tiêu dùng. Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng truyền thống như: cho vay sửa chữa nhà, cho vay mua nhà dự án, cho vay mua ô tô, cho vay hỗ trợ du học, cho vay chứng minh năng lực tài chính thì ngân hàng Vietcombank còn phát triển thêm nhiều sản phẩm mới không có tài sản đảm bảo như vay tín chấp theo lương (cho vay cán bộ nhân viên), cho vay tiêu dùng – Bảo An tín dụng và cho vay các nhu cầu tiêu dùng thông thường với lãi suất cho vay linh hoạt và ưu đãi đặc biệt, Vietcombank – Huế đã phát triển một lượng lớn khách hàng mới tương đối lớn đồng thời tăng quy mô đối với các khoản vay đối với khách hàng cũ. 2.2.5 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng. Trường Đại học Kinh tế Huế 49
  61. Bảng 2.6: Cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn của ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế giai đoạn từ 2013- 2016. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2014/2013 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % +/- % Dư nợ CVTD theo mục đích SDVV 95.072 128.279 152.005 213.865 33.207 34,93 23.726 18,50 61.860 40,7 Cho vay sửa chữa, mua nhà 8.419 25.599 25.200 31.804 17.180 204,06 (399) (1,56) 6.604 26,21 Tỷ trọng cho vay sửa chữa, mua nhà(%) 8,86 19,96 16,58 14,87 11,1 (3,38) (1,71) Cho vay mua ô tô 8.210 7.590 23.249 53.873 (620) (7,55) 15.659 206,31 30.624 131,72 Tỷ trọng cho vay mua ô tô(%) 8,64 5,92 15,29 25,19 (2,72) 9,37 9,9 Cho vay nhu cầu khác 78.443 95.090 103.556 128.188 16.647 21,22 8.466 8,90 24.632 23,79 Tỷ trọng cho vay nhu cầu khác(%) 82,50 74,12 68,13 59,94 (8,38) (5,99) (8,19) (Nguồn: Phòng Kế toán ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế) 50 Trường Đại học Kinh tế Huế
  62. Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn của ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế tăng lên qua các năm từ 2013 đến 2016. Ngân hàng Vietcom bank đã phân chia hình thức này thành 3 loại chính đó là cho vay sữa chữa, mua nhà; cho vay mua ô tô và cho vay nhu cầu khác. Sau đây là chi tiết về cho vay tiêu dùng theo mục đích, năm 2014 cho vay sữa chữa, mua nhà là 25.599 triệu đồng chiếm tỷ trọng 19,96% và tăng lên so với năm 2013 là 17.180 triệu đồng, đến năm 2015 chỉ tiêu này đạt được là 25.200 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 16,58% và đã có sự giảm nhẹ, giảm 399 triệu đồng, chỉ tiêu này năm 2016 đạt 31.804 triệu đồng chiếm 14,87% trong dư nợ cho vay và tăng 6.604 triệu đồng so với năm 2015, nhìn chung chỉ tiêu này có chiều hướng tăng nhưng có sự giảm nhẹ năm 2015. Nếu so sánh với năm 2013 thì các năm 2014, 2015, 2016 đều có dư nợ cho vay tiêu dùng sửa chửa, mua nhà ở lớn hơn rất nhiều, phần nào là do các năm gần đây các dự án khu dân cư mọc lên cùng với đó giá cả bất động sản đã cởi mở hơn và ngân hàng luôn triển khai các chương trình ưu đãi lãi suất cho khách hàng sữa chửa, mua nhà ở để thu hút được nhiều khách hàng, như triển khai chương trình cho vay ưu đãi với lãi suất chỉ từ 7%/năm. Đối với chỉ tiêu cho vay mua ô tô thì lại khác chỉ có sự sụt giảm nhẹ vào năm 2014 giảm 620 triệu đồng so với năm 2013 nhưng đến năm 2016 thì lại tăng mạnh mẽ, cho vay mua ô tô năm 2016 đạt mức 53.873 triệu đồng chiếm tỷ trọng 25,19% trong dư nợ, sở dĩ có sự tăng mạnh này là phần nào từ các chương trình ưu đãi của ngân hàng trong sản phẩm cho vay mua ô tô đối với khách hàng và kết hợp tâm lý được giảm thuế xe ô tô từ Thông tư 165 năm 2014 của Bộ Tài chính, biểu thuế áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ ASEAN chịu thuế suất ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định thương mại hàng hóa AFTA.Theo đó, xe ôtô nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN sẽ giảm từ 50% năm 2015 xuống còn 40% năm 2016. Còn đối với chỉ tiêu cho vay nhu cầu khác là một chỉ tiêu chiếm tỷ trọng rất lớn trongTrường dư nợ, ta thấy d ùĐại là giá tr ị họccủa khoản Kinh mục cho vay tế nhu Huế cầu khác tăng qua 51
  63. các năm, nhưng xét về mặt tỷ trọng lại có xu hướng giảm qua các năm, năm 2013 chiếm tỷ trọng là 82,50% nhưng đến năm 2014 con số này chỉ còn là 74,12%, năm 2015 tỷ trọng cho vay nhu cầu khác tiếp tục giảm chỉ còn 68,13% nhưng đến cuối năm 2016 chỉ còn chiếm tỷ trọng là 59,94%. Nguyên nhân phần nào là do các năm gần đây xu hướng cho vay mua ô tô tăng lên nhanh làm cho tỷ trọng chung của nhu cầu khác giảm. 2.2.6 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng có tài sản và không có tài sản đảm bảo Để hạn chế mức độ rủi ro và đảm bảo tính an toàn cho các khoản vay tiêu dùng, ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế đã phân chia theo 2 khoản mục cho vay có đảm bảo và cho vay không có đảm bảo. Cho vay tiêu dùng là một dạng cho vay có rủi ro lớn, do đó ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế trước đây phần lớn cho vay có tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, khoản mục cho vay không có tài sản đảm bảo chủ yếu là cho cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên do sự phát triển kinh tế và sự cạnh tranh gây gắt giữa các ngân hàng nên ngân hàng phải chú trọng hơn khoản mục này và phát triển không ngừng qua các năm, và khoản mục này tăng lên vượt qua cho vay có tài sản đảm bảo. Trường Đại học Kinh tế Huế 52
  64. Bảng 2.7: Cho vay tiêu dùng theo hình thức bảo đảm của ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế giai đoạn từ 2013- 2016. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2014/2013 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % +/- % Dư nợ CVTD theo hình thức bảo đảm 95.072 128.279 152.005 213.865 33.207 34,93 23.726 18,50 61.860 40,7 Có TSBĐ 26.569 38.010 48.915 73.521 11.441 43,06 10.905 28,69 24.606 50.30 Tỷ trọng dư nợ có TSĐB(%) 27,95 29,63 32,18 34,38 1,68 2,55 2,2 Không có TSBĐ 68.503 90.269 103.090 140.344 21.766 31,77 12.821 14,20 37.254 36,14 Tỷ trọng dư nợ không có TSĐB(%) 72,05 70,37 67,82 65,62 (1,68) (2,55) (2.2) (Nguồn: Phòng Kế toán ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế) 53 Trường Đại học Kinh tế Huế
  65. Qua số liệu dư nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo của Vietcombank – chi nhánh Huế ta thấy khoản mục cho vay có TSĐB tăng qua các năm từ năm 2013 đến năm 2016. Cụ thể là, năm 2014 dư nợ cho vay có TSĐB là 38.010 triệu đồng tăng so với năm 2013 là 11.441 triệu đồng tương đương với tăng 43.06%, dư nợ cho vay có TSĐB tiếp tục tăng lên vào năm 2015,tăng 10.905 triệu đồng so với năm 2014 với tỷ lệ tăng trưởng là 28,69%. Đến năm 2016 dư nợ cho vay có TSĐB là 73.521 triệu đồng đã tăng mạnh mẽ so với năm 2015 tăng thêm 24.606 triệu đồng, tương đương tăng 50,30% đây là một tỷ lệ tăng trưởng cao. Đi đôi với việc tập trung cho vay không có tài sản đảm bảo ngân hàng vẫn luôn tìm cách để tăng dư nợ cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo bởi vì thứ nhất, loại hình cho vay này có độ rủi ro thấp hơn nếu khách hàng không trả được nợ ngân hàng có thể thanh lý tài sản đảm bảo để trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, làm giảm tình trạng nợ xấu của ngân hàng xuống. Thứ hai, cho vay có tài sản đảm bảo thường những khoản mục cho vay có giá trị lớn, còn với cho vay không có tài sản đảm thì giá trị khoản vay tối đa là 300 triệu đồng. Đối với dư nợ cho vay tiêu dùng không có TSĐB của Vietcombank – chi nhánh Huế cũng có tốc độ tăng trưởng khá ổn định qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo là do ngày nay sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nên Vietcombank–Huế đã tập trung hơn vào loại hình cho vay không có tài sản đảm bảo để tăng thị phần và số lượng khách hàng là vì thứ nhất, xu hướng khách hàng cán bộ công nhân viên ngày càng tăng. Hai là, dịch vụ cho vay không có TSĐB này có thủ tục đơn giản, thời gian giải quyết nhanh và không cần tài sản bảo đảm nên được rất nhiều khách hàng lựa chọn. Ngân hàng Vietcombank-Huế còn cam kết xét duyệt, giải ngân tiền vay chỉ trong 24h kể từ khi tiếp nhận hồ sơ. Hồ sơ chỉ cần các loại giấy tờ đơn giản, bản sao photocopy có đối chiếu bản gốc như chứng minh nhân dân, bằng lái xe, bảng lương. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng không có TSĐB, cụ thể năm 2014 dư nợ cho vay không có TSĐB là 90.269 triệu đồng so với năm 2013 là 68.503 triệu đồng, tăng 21.766Trường triệu đồng tương Đại đương học với tăng Kinh 31,77%, năm tế 2015 Huế dư nợ cho vay 54
  66. không có TSĐB tiếp tục tăng lên, tăng thêm 12.821 triệu đồng so với năm 2014 với tỷ lệ tăng trưởng là 14,20%. Đến năm 2016 dư nợ không có TSĐB là 140.344 triệu đồng đã tăng lên so với năm 2015 tăng thêm 37.254 triệu đồng, tương đương tăng 36,14% đây là một tỷ lệ tăng trưởng cao. Là do trong những năm gần đây, nhu cầu cho vay tiêu dùng của cán bộ nhân viên tăng lên đăc biệt là hình thức vay tín chấp theo lương, do đó dẫn đến việc tăng cho vay tiêu dùng lên trong khoản mục không có tài sản đảm bảo. Mặc dù cho vay không có tài sản đảm bảo có mức độ rủi ro rất cao, nhưng đa phần Vietcombank – chi nhánh Huế chủ yếu cho vay đối với cán bộ nhân viên do khi làm thủ tục vay thì khách hàng phải xuất trình bảng lương và đóng dấu của cơ quan mà họ đang công tác, nên để đảm bảo tính an toàn cho khoản vay thì nhân viên tín dụng phải thường xuyên liên lạc và kiểm tra mục đích sử đụng vốn của họ có đúng hay không. 2.2.8 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian Cho vay tiêu dùng theo thời gian được chia thành hai khoảng thời gian: Cho vay ngắn hạn (dưới 12 tháng), cho vay trung và dài hạn (trên 12 tháng). Trường Đại học Kinh tế Huế 55
  67. Bảng 2.8: Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian của ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế giai đoạn từ 2013-2016. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2014/2013 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % +/- % Dư nợ CVTD theo thời gian 95.072 128.279 152.005 213.865 33.207 34,93 23.726 18,50 61.860 40,7 Dư nợ CVTD ngắn hạn 3.022 3.713 4.257 5.298 691 22,87 544 14,65 1.041 24,45 Tỷ trọng dư nợ CVTD ngắn hạn(%) 3,18 2,89 2,80 2,48 (0,29) (0,09) (0,32) Dư nợ CVTD trung dài hạn 92.050 124.566 147.748 208.567 32.516 35,32 23.182 18,61 60.819 41,16 Tỷ trọng dư nợ CVTD trung dài hạn(%) 96,82 97,11 97,20 97,52 0,29 0,09 0,32 (Nguồn: Phòng Kế toán ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế) 56 Trường Đại học Kinh tế Huế
  68. Qua số liệu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian của Vietcombank – chi nhánh Huế ta thấy khoản mục cho vay trung và dài hạn tăng lên qua các năm từ năm 2013 đến năm 2016. Cụ thể là, năm 2014 dư nợ cho vay trung dài hạn là 124.566 triệu đồng tăng mạnh so với năm 2013 là 32.516 triệu đồng tương đương với tăng 35,32%, dư nợ cho vay trung dài hạn tiếp tục tăng lên vào năm 2015,tăng 23.182 triệu đồng so với năm 2014 với tỷ lệ tăng trưởng là 18,61%. Đến năm 2016 dư nợ trung dài hạn là 208.567 triệu đồng đã tăng mạnh mẽ so với năm 2015 tăng thêm 60.819 triệu đồng, tương đương tăng 41,16% đây là một tỷ lệ tăng trưởng cao, có được kết quả tốc độ tăng trưởng tốt như trên là xuất phát từ ba yếu tố sau: Một là, các năm gần đây thị trường bất động sản phục hồi và có xu hướng tăng trưởng tốt hơn, giao dịch mua bán nhà ở, căn hộ chung cư, nhất là phân khúc thị trường có đối với người có thu nhập trung bình và thấp sôi động hơn, vì vậy nhu cầu cho vay tiêu dùng vốn trung và dài hạn tăng. Hai là, nhờ vào các chương trình ưu đãi lãi suất của ngân hàng cho sản phẩm cho vay tiêu dùng sửa chữa, mua nhà ở,cho vay mua ô tô, cho vay du học từ đó phần nào thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm này của ngân hàng nhiều hơn. Ba là, sự cạnh tranh gây gắt đến từ nhiều ngân hàng khác, từ đó ngân hàng phải chú trọng phát triển cho vay vốn tiêu dùng trung dài hạn để có thể giữ được thị phần, và cũng cố vị thế của ngân hàng. Đối với dư nợ cho vay tiêu dùng ngắn hạn của Vietcombank – chi nhánh Huế cũng có tốc độ tăng trưởng khá ổn định qua các năm, cụ thể là năm 2014 dư nợ cho vay ngắn hạn là 3.713 triệu đồng tăng 619 triệu đồng tương đương với tăng 22,87% so với năm 2013, dư nợ cho vay ngắn hạn tiếp tục tăng lên vào năm 2015,tăng thêm 544 triệu đồng so với năm 2014 với tỷ lệ tăng trưởng là 14,65%. Đến năm 2016 dư nợ ngắn hạn là 5.289 triệu đồng đã tăng lên so với năm 2015 tăng thêm 1.032 triệu đồng, tương đương tăng 24,24% đây là một tỷ lệ tăng trưởng cũng khá ổn. Mục đích của cho vay tiêu dùng ngắn hạn không thể là cho vay để sửa chữa và mua nhà ở hay muaTrường đất, xây nhà ở, Đại mua ô tôhọc như cho Kinh vay trung htếạn đ ưHuếợc. Thông thường 57
  69. khách hàng vay tiêu dùng để phục vụ cho những nhu cầu trung và dài hạn, do đó, cho vay tiêu dùng ngắn hạn luôn chiếm một tỉ lệ vô cùng nhỏ trong dư nợ cho vay tiêu dùng. Cho vay ngắn hạn thường dùng tài trợ cho nhu cầu các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn. Đối tượng khách hàng chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức có thu nhập ổn định. Giá trị của các khoản vay ngắn hạn thường nhỏ và thường được trả cho ngân hàng trong thời gian ngắn. Từ số liệu trên ta thấy cho vay ngắn hạng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ so với cho vay trung và dài hạn, tỷ trọng này vừa có điểm tốt lại có điểm chưa tốt. Điểm tốt ở chỗ tỷ trọng cho vay trung dài hạn lớn giúp mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Vì thời hạn dài thì lãi suất cao, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Khi ngân hàng cung cấp dịch vu cho vay tiêu dùng trung dài hạn cho khách hàng chính là ngân hàng đang tạo ra và duy trì khách hàng của mình trong tương lai. Tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động của mình và ngày càng khẳng định vai trò, vị thế của mình trong nền kinh tế. Mặt khác, cho vay tiêu dùng trung dài hạn còn là công cụ cạnh tranh hiệu quả của ngân hàng nhằm thu hút khách hàng về phía mình.Khi có được mối quan hệ, ngân hàng có điều kiện lôi kéo khách hàng sử dụng các dịch vụ khác do mình cung cấp. Điểm chưa tốt là tỷ trọng cho vay tiêu dùng trung dài hạn lớn thì rủi ro cao bởi vì thời hạn càng dài thì rủi ro càng lớn. Do đó, ngân hàng để đảm bảo an toàn cho mình thì cần phải có một chiến lược phát triển các khoản mục này một cách hợp lý. 2.2.9 Thu lãi từ cho vay tiêu dùng Để đánh giá hiệu quả trong cho vay tiêu dùng thì ta cần phải xét đến khả năng sinh lời của khoản mục cho vay này. Thu lãi từ cho vay tiêu dùng tăng qua các năm và đạt được nhiều thành tích, góp phần mang lại một khoản lợi nhuận không nhỏ, cho ngân hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế 58
  70. Bảng 2.9: Thu lãi cho vay tiêu dùng của ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế giai đoạn từ 2013-2016. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2014/2013 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % +/- % Tổng thu lãi 140.080 147.784 160.327 179.556 7.704 5,50 12.543 8,49 19.229 11,99 Thu lãi cho vay tiêu dùng 16.585 20.564 23.652 30.232 3.979 23,99 3.088 15,01 6.580 27,82 Tỷ trọng thu lãi cho vay tiêu dùng(%) 11,84 13,91 14,75 16,84 2,07 0,84 2,09 (Nguồn: Phòng Kế toán ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế) 59 Trường Đại học Kinh tế Huế
  71. Qua số liệu trên, ta thấy doanh thu từ lãi cho vay tiêu dùng tăng lên qua các năm song song với sự tăng lên của doanh thu cho vay. Cụ thể là năm 2014 doanh thu từ lãi cho vay tiêu dùng là 20.564 triệu đồng tăng so với năm 2013 là 16.585 triệu đồng, tăng 3.979 triệu đồng tương đương với tăng 23,99%, doanh thu từ lãi cho vay tiêu dùng tiếp tục tăng lên vào năm 2015,tăng 3.088 triệu đồng so với năm 2014 với tỷ lệ tăng trưởng là 15,01%. Đến năm 2016 doanh thu từ lãi cho vay tiêu dùng là 30.232 triệu đồng đã tăng hơn so với năm 2015 tăng thêm 6580 triệu đồng, tương đương tăng 27,82%. Doanh thu từ lãi tăng lên là nhờ vào nhu cầu tiêu dùng mua ô tô, xe đạp điện, xây dựng, sữa chữa nhà ở ngày càng tăng, hơn nữa ngân hàng Vietcombank-Huế là một trong những ngân hàng bán lẻ tốt nhất trên địa bàn thành phố Huế và cũng là ngân hàng có uy tín trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh thu từ lãi cho vay tiêu dùng so với doanh thu lãi từ cho vay vẫn còn ở mức thấp, điều này cho thấy ngân hàng Vietcombank-Huế cần đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng với khách hàng hơn nữa, vì đây là một thị trường rất tiềm năng, đời sống con người ở Huế ngày một tăng lên nên nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên để trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như nhà ở, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, du lịch, y tế để cải thiện cuộc sống. 2.2.10 Tình hình nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng Trường Đại học Kinh tế Huế 60
  72. Bảng 2.10: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế giai đoạn từ 2013-2016. Đơn vị: Triệu đồng 2014/2013 2015/2014 2016/2015 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 +/- % +/- % +/- % I.Dư nợ CVTD 95.072 128.279 152.005 213.865 33.207 34,93 23.726 18,50 61.860 40,7 1.Nợ quá hạn CVTD 2.344 9.876 4.385 8.115 7.532 321,33 (5.491) (55,60) 3.730 85,06 Ngắn hạn 12 17 14 5 5 41,67 (3) (17,65) (9) (64,29) Trung dài hạn 2.332 9.859 4.371 8.110 7.527 322,77 (5.488) (55,66) 3.739 85,54 Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD(%) 2,47 7,70 2,88 3,79 5,23 (4,82) 0,91 2.Nợ xấu CVTD 748 635 520 768 (113) (15,11) (115) (18,11) 248 47,69 Tỷ lệ nợ xấu CVTD(%) 0,79 0,50 0,34 0,36 (0,29) (0,16) 0,02 (Nguồn: Phòng Kế toán ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế) 61 Trường Đại học Kinh tế Huế
  73. Như đã phân tích ở trên dư nợ cho vay tiêu dùng ở ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế là tăng qua các năm, và kèm theo đó việc quản lí chưa tốt khoản mục cho vay tiêu dùng khiến tình trạng thu nợ chưa được tốt của ngân hàng nên nợ quá hạn của ngân hàng tăng cao ở năm 2014 vượt quá 3% ngưỡng yêu cầu của ngân hàng nhà nước. Năm 2013 nợ quá hạn cho vay tiêu dùng là 2.344 triệu đồng tương ứng với 2,47% là một là mức nợ quá hạn chấp nhận được (không vượt quá 3%). Đến năm 2014 nợ quá hạn cho vay tiêu dùng tăng lên đạt mức 9.876 triệu đồng tương ứng với 7,7% tăng hơn 5,3% so với năm 2013 vượt ngưỡng 3% do ngân hàng nhà nước quy định, đây là một con số đáng báo động. Xem xét các nhân tố ảnh hưởng làm tỷ lệ nợ quá hạn năm 2014 tăng cao phần nào là do ảnh hưởng trực triếp từ thu nợ cho vay tiêu dùng trung dài hạn không tốt khiến nợ quá hạn cho vay tiêu dùng trung dài hạn tăng cao, tăng 4.527 triệu đồng so với năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu trung dài hạn năm 2014 là 7,69%. Nguyên nhân từ đâu mà tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng trung dài hạn lại tăng cao như vậy. Thứ nhất, do thu nhập của khách hàng vẫn còn gặp khó khăn, cho nên tới hạn trả nợ, nhiều khách hàng không có khả năng trả nợ, dẫn đến số nợ xấu tăng lên. Thứ hai, là vừa qua NHNN đã ban hành Thông tư 09 về phân loại nợ, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro đối với nợ xấu và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Còn đối với khoản mục nợ xấu qua các năm đều có xu hướng giảm nhưng đến năm 2016 thì lại có sự tăng nhẹ lên. Nhìn tổng quát thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế nằm dưới ngưỡng cho phép, đây là một tín hiệu tốt, cho thấy việc ngân hàng quản lý nợ xấu rất tốt. Cụ thể là, năm 2014 tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng là 0,5% giảm so với năm 2013 là 0,79%, tương ứng giảm 0,29%, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm vào năm 2015, tương ứngTrường giảm là 0,16%. ĐĐạiến năm 2016học tỷ lệ Kinhnợ xấu 0,36% tế đã tHuếăng lên so với năm 62