Khóa luận Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống

pdf 123 trang thiennha21 16/04/2022 4130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_mot_so_benh_dich_o_nguoi_va_cach_phong_chong.pdf

Nội dung text: Khóa luận Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH – KTNN  DƯƠNG THỊ KIỀU DUYÊN THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ BỆNH DỊCH VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG (Theo chương trình giáo dục phổ thông mới môn Sinh học) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Sinh học HÀ NỘI, 2019
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH – KTNN  DƯƠNG THỊ KIỀU DUYÊN THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ BỆNH DỊCH VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG (Theo chương trình giáo dục phổ thông mới môn Sinh học) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Sinh học Người hướng dẫn khoa học TS. An Biên Thùy HÀ NỘI, 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình khác. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình. Người cam đoan DƯƠNG THỊ KIỀU DUYÊN i
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới TS. An Biên Thùy đã nhiệt tình hướng dẫn trong suốt thời gian em thực hiện đề tài. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô khoa Sinh – Kĩ thuật nông nghiệp, Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện rất tốt trong quá trình em học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô tổ Sinh học trường THPT Mỹ Hào đã đóng góp ý kiến để khóa luận của em được hoàn thiện; các em HS trường THPT Mỹ Hào đã tham gia thực nghiệm sư phạm. Trong quá trình hoàn thành khóa luận không tránh được những sai sót về nội dung và hình thức, vậy nên em rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! ii
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt / kí hiệu Cụm từ đầy đủ PPDH Phương pháp dạy học KTDH Kĩ thuật dạy học GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thông HĐKĐ Hoạt động khởi động HĐHTKT Hoạt động hình thành kiến thức HĐLT Hoạt động luyện tập HĐVD Hoạt động vận dụng HĐTT-MR Hoạt động tìm tòi - mở rộng iii
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU / SƠ ĐỒ Kí hiệu bảng biểu Nội dung bảng biểu Trang Bảng 1.1 Hoạt động của HS 13 Bảng 1.2 Tần suất sử dụng các hình thức dạy học của 14 GV Bảng 1.3 Những khó khăn gặp phải khi GV dạy học 14 theo chuyên đề Bảng 2.1 Hệ thống chuyên đề tự chọn môn Sinh học 18 Sơ đồ 2.1 Các bước thiết kế và tổ chức dạy học 16 chuyên đề Sơ đồ 2.2 Các bước thiết kế tài liệu chuyên đề 17 Sơ đồ 2.3 Các bước thiết kế bài soạn chuyên đề 22 Sơ đồ 2.4 Các bước tổ chức dạy học chuyên đề 31 Bảng 3.1 Thống kê hiệu quả riêng từng hoạt động 35 học tập Bảng 3.2 Thống kê kết quả học tập của HS sau 35 chuyên đề Biểu đồ 3.1 Kết quả học tập của HS sau chuyên đề 36 iv
  7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3 5. Phạm vi nghiên cứu 4 6. Giả thuyết khoa học 4 7. Phương pháp nghiên cứu 4 8. Dự kiến đóng góp của đề tài 4 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài 6 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới 6 1.1.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam 6 1.2. Cơ sở lí luận của đề tài 8 1.2.1. Khái niệm chuyên đề dạy học 8 1.2.2. Một số đặc trưng cơ bản của chương trình đổi mới giáo dục môn Sinh học9 1.2.3. Ưu điểm áp dụng dạy học chuyên đề vào dạy và học 10 1.2.4. Những thuận lợi và khó khăn khi tổ chức dạy học theo chuyên đề ở trường THPT 11 1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 12 1.3.1. Mục tiêu khảo sát 12 1.3.2. Nội dung khảo sát 12 1.3.3. Phương pháp khảo sát 12 1.3.4. Kết quả khảo sát 12 Kết luận chương 1 15 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ: “MỘT SỐ BỆNH DỊCH Ở NGƯỜI VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG” 16 2.1. Thiết kế tài liệu chuyên đề 16 2.1.1. Nguyên tắc thiết kế tài liệu chuyên đề 16
  8. 2.1.2. Quy trình thiết kế tài liệu chuyên đề 16 2.1.3. Ví dụ minh họa 18 2.2. Thiết kế bài soạn chuyên đề 21 2.2.1. Nguyên tắc thiết kế hoạt động chuyên đề 21 2.2.2. Quy trình thiết kế hoạt động chuyên đề 21 2.2.3. Ví dụ minh họa 23 2.3. Tổ chức dạy học chuyên đề 30 2.3.1. Nguyên tắc tổ chức dạy học chuyên đề 30 2.3.2. Quy trình tổ chức dạy học chuyên đề 30 2.3.3. Ví dụ minh họa 31 Kết luận chương 2 34 3.1. Mục đích thực nghiệm 35 3.2. Nội dung thực nghiệm 35 3.3. Phương pháp thực nghiệm 35 3.3.1. Chọn đối tượng tham gia 35 3.3.2. Phương pháp bố trí thực nghiệm 35 3.4. Kết quả thực nghiệm 36 3.4.1. Kết quả định lượng 36 3.4.2. Kết quả định tính 37 3.5. Kết luận 37 Kết luận chương 3 37 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39 I. Kết luận 39 II. Kiến nghị 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 Phụ lục 1.1 1 Phụ lục 1.2 4 Phụ lục 2 6 Phụ lục 3 52 Phụ lục 4 62
  9. Phụ lục 5 63 Phụ lục 6 68 Phụ lục 7.1 70 Phụ lục 7.2 72
  10. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục THPT Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, từ đó kéo theo sự thay đổi trên nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục và đào tạo. Vì vậy, việc đổi mới chương trình giáo dục hướng tới phát triển năng lực người học là tất yếu khách quan và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo năm 2013 đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc”. Vào thời điểm đó, hưởng ứng lời kêu gọi đổi mới của Đảng, nguyên Vụ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp đã chia sẻ đây là cơ hội quí báu để các nhà giáo dục phả bỏ những tư duy lạc hậu, phá bỏ cơ chế giáo dục sai lệch để từng bước chuyển mình trong công cuộc đổi mới. Ông còn nhấn mạnh: “giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu, nếu lần này chúng ta không tạo ra được bước chuyển mạnh mẽ về căn bản giáo dục và đào tạo, cho dù có phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực khác đến đâu cũng theo kịp được các nước láng giềng”.1 Năm 2014 bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành công văn số 5555/BGĐT- GDTrH đã nêu rõ giáo viên (GV) nên: “xây dựng chuyên đề dạy học, biên soạn câu hỏi và bài tập, thiết kế tiến trình dạy học, tổ chức dạy học và dự giờ”, công văn hỗ trợ các trường phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên triển khai có hiệu quả việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học (PPDH) và kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên về phát triển kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (HS).2 Ngày 19 tháng 01 năm 2018, Bộ giáo dục đã cống bố bản dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học. Nhóm năng lực tập trung định hướng cho HS gồm có: năng lực nhận biết kiến thức sinh học, năng lực tìm tòi và khám phá thế 1 Tạp chí Hồn Việt, Tại sao cần đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục và đào tạo, 26/08/2013 2 Công văn số 5555/BGĐT-GDTrH 1
  11. giới sống dưới góc độ sinh học và năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. Chương trình mới đưa ra hệ thống 9 chuyên đề dạy học tự chọn mang thiên hướng khoa học tự nhiên và công nghệ, nội dung ứng với chương trình lớp 10, lớp 11 và lớp 12. Các chuyên đề nhằm mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành để trực tiếp định hướng, làm cơ sở cho các quy trình kĩ thuật, công nghệ thuộc các ngành nghề liên quan đến sinh học. Một trong số đó là chuyên đề: “Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống”. 1.2. Xuất phát từ thực tiễn giáo viên tổ chức dạy học Trong 5 năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực bao gồm: PPDH theo dự án, dạy học theo hợp đồng, dạy học giải quyết vấn đề, ; kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật bể cá, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật sân khấu hóa, Tuy nhiên một số GV áp dụng chỉ mang tính hình thức trong những giờ đánh giá, giờ thao giảng, giờ thi GV giỏi. Ngoài ra một số GV có vận dụng nhưng còn lúng túng, chưa hợp lí và khoa học dẫn đến chưa đạt được hiệu quả cao. Yêu cầu đổi mới là tất yếu vì nếu ta vẫn đi theo lối mòn, chỉ áp dụng các PPDH truyền thống như: vấn đáp- thông báo tái hiện, thuyết trình – tìm tòi bộ phận, thì HS luôn trong tâm thế thụ động, không phát huy được tính tích cực và sáng tạo. Trên thực tế việc GV thiết kế và tổ chức dạy học theo chuyên đề còn hạn chế. Theo kết quả nghiên cứu thực trạng năng lực đội ngũ GV trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông năm tháng 7 năm 2016 về các năng lực DH tích hợp, lồng ghép, liên môn có tới gần 60% GV đều cho rằng chưa vững chắc. Qua các đợt tập huấn, bồi dưỡng GV do Bộ GD&ĐT gần đây, tác giả Đặng Trinh phát hành bài viết: “Mơ màng tập huấn dạy họ tích hợp” trên webside Báo người lao động cũng đã phản ánh: “Hầu hết GV đều mơ màng về tích hợp, liên môn và có những GV vẫn chưa hiểu rõ tích hợp, liên môn là gì” 3. 1.3. Xuất phát từ ý nghĩa của việc thiết kế và dạy học theo chuyên đề tại trường trung học phổ thông (THPT) 3 Website Viện nghiên cứu khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà nội, thực trạng năng lực đội ngũ GV trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, 9/12/2016 2
  12. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực có nhiều phương thức khác nhau, một trong số đó là dạy học theo chuyên đề. Chuyên đề dạy học có tính khái quát cao và dành nhiều thời gian để tổ chức hoạt động học tập tích cực giúp người học phát triển những năng lực của riêng mình, giúp quá tình học tập gần gũi với thực tiễn và thông qua chuyên đề, GV có nhiều cơ hội tổ chức các hoạt động dạy học tích cực để phát triển năng lực người học cũng như tiết kiệm thời gian và không gây nhàm chán, quá tải cho người học. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề: Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống”. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề: Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống để hình thành và phát triển năng lực sinh học cho HS 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu lí thuyết về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, dạy học theo chuyên đề, tài liệu bệnh dịch 3.2. Điều tra GV và HS về thực trạng dạy và học theo chuyên đề ở trường THPT 3.3. Thiết kế tài liệu chuyên đề: Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống 3.4. Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học chuyên đề: Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống 3.5. Tổ chức dạy học chuyên đề: Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống 3.6. Thực nghiệm sư phạm 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Nội dung chuyên đề: Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống - Qui trình thiết kế tài liệu chuyên đề, tiến trình tổ chức dạy học chuyên đề: Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống - Qui trình tổ chức dạy học chuyên đề: Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống 4.2. Khách thể nghiên cứu - Chương trình sinh học mới môn Sinh học 3
  13. - HS lớp 10 trường THPT Mỹ Hào, thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. 5. Phạm vi nghiên cứu - Thiết kế nội dung chuyên đề dạy học: Một số bệnh dịch và cách phòng chống 6. Giả thuyết khoa học - Nếu biên soạn và thiết kế được các hoạt động học tập trong chuyên đề: “Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống” thì sẽ góp phần hình thành năng lực môn Sinh học cho HS 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Nghiên cứu các văn bản liên quan đến đối mới phương pháp dạy và học; luận án; tài liệu dạy học chuyên đề; thiết kế và tổ chức hoạt động học tập; các PPDH và KTDH tích cực; - Nội dung lý thuyết liên quan đến bệnh dịch ở người và cách phòng chống; - Tiến trình thiết kế và tổ chức dạy học một chuyên đề hiệu quả. 7.2. Phương pháp điều tra - Điều tra bằng bảng hỏi vận dụng phương pháp dạy học theo chuyên đề tại trường THPT Mỹ Hào, thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên 7.3. Phương pháp chuyên gia - Tham khảo ý kiến chuyên gia gồm giảng viên đại học, thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy tại trường THPT về: kết cấu nội dung chuyên đề, tiêu chí đánh giá chuyên đề, ngân hàng câu hỏi và bài tập của chuyên đề. 7.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Thực nghiệm sư phạm trên đối tượng học sinh lớp 10A3 tại trường Trung học phổ thông Mỹ Hào, thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên để đánh giá giả thuyết khoa học của đề tài. 7.5. Phương pháp xử lí số liệu - Xử lí các số liệu thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel. 8. Dự kiến đóng góp của đề tài 8.1. Về lí luận 4
  14. - Hệ thống hóa cơ sở lí luận về chuyên đề dạy học gồm: những nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam; ưu điểm, thuận lợi và khó khăn khi tổ chức dạy học - Hệ thống hóa cơ sở lí luận về thiết kế và tổ chức chuyên đề dạy học chuyên đề gồm: nguyên tắc và quy trình thiết kế tài liệu chuyên đề, thiết kế hoạt động chuyên đề tổ chức hoạt động chuyên đề - Xây dựng quy trình dạy học theo chuyên đề phát triển năng lực nhận thức kiến thức sinh học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống dưới góc độ sinh học; năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cho HS. 8.2. Về thực tiễn - Biên soạn được nội dung chuyên đề: Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống - Ngân hàng câu hỏi và bài tập trong dạy học chuyên đề: Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống - Tài liệu tham khảo cho sinh viên Khoa Sinh và GV 5
  15. Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới, dạy học tích hợp đã trở thành một trào lưu sư phạm hiện đại từ rất sớm. Tháng 9-1968, “Hội nghị tích hợp về việc giảng dạy các khoa học” đã được Hội đồng Liên quốc gia về giảng dạy khoa học tổ chức tại Varna (Bungari), với sự bảo trợ của UNESCO. Hội nghị nêu ra hai vấn đề là vì sao phải dạy học tích hợp và tích hợp các khoa học là gì. Theo đó, dạy học tích hợp được UNESCO định nghĩa như sau: “Một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau”. Định nghĩa của UNESCO cho thấy dạy học tích hợp xuất phát từ quan niệm về quá trình học tập hình thành ở học sinh (HS) những năng lực ở trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Quá trình dạy học tích hợp bao gồm những hoạt động tích hợp giúp HS biết cách phối hợp các kiến thức, kĩ năng và thao tác một cách có hệ thống. 4 Dạy học tích hợp đã và đang được thực hiện ở nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển hàng đầu của thế giới, mức độ tích hợp khá đa dạng. Số nước có môn Khoa học tự nhiên thay cho 3 môn học riêng rẽ là Vật lí, Hoá học và Sinh học ở cấp THCS chiếm tỉ lệ cao trong số các quốc có nền giáo dục phát triển như Anh, Australia, Hàn Quốc, Mỹ, New Zealand, Nhật Bản, Singapore, Thụy Sỹ, Việc tích hợp Lịch sử và Địa lí thành một môn học (Lịch sử và Địa lí / Khoa học xã hội / Nghiên cứu xã hội) tuy không phổ biến như môn Khoa học tự nhiên nhưng cũng đã thực hiện ở nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển như Canada, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, 5 1.1.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam Lũ Đạt và Chu Mãn Sinh là chủ biên của 7 cuốn sách: “Cải cách giáo dục ở các nước đang phát triển” đã tập trung nghiên cứu về các văn kiện nổi tiếng, quá trình cải cách giáo dục của các nước trên thế giới. Nội dung các cuốn sách trình bày tư tưởng, quan điểm chủ đạo, những vấn đề cốt lõi, những con đường và những 4 Tạp chí khoa học, Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Dạy học tích hợp trong trường phổ thông Australia 5 Webside Vietnam.net, Dạy học tích hợp – kinh nghiệm từ thế giới
  16. công việc các nước Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Ôxtrâylia, Nhật Bản đã tiến hành để thay đổi nền giáo dục của mình theo hướng hiện đại hoá, làm cho giáo dục trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, điều kiện bảo đảm phát triển bền vững đất nước, tạo ra năng lực cạnh tranh bình đẳng với các quốc gia trong thời hội nhập. Những cuốn sách này có thể coi là cơ sở lý luận và thực tiễn của công cuộc cải cách nền giáo dục một nước.6 Thực hiện nghị quyết 8 hội nghị XI, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã đón đầu chương trình đào tạo GV, triển khai biên soạn, xuất bản và phát hành bộ sách bồi dưỡng GV, trong đó có bộ sách Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh gồm 2 quyển: Quyển 1 – Khoa học tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, ); Quyển 2 – Khoa học xã hội (Lịch sử, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng an ninh, ). Bộ sách cung cấp một số cơ sở lí luận cần thiết về dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực, đồng thời giới thiệu các chủ đề tích hợp với các mức độ tích hợp khác nhau, từ tích hợp ở mức độ lồng ghép/liên hệ đến tích hợp ở mức độ chương trình – ở đó coi Khoa học tự nhiên / Khoa học xã hội như một môn học. Các chủ đề minh hoạ trong bộ sách nhằm giúp GV có cơ sở để rèn các kĩ năng cơ bản từ việc lựa chọn chủ đề tích hợp, thiết kế các hoạt động dạy học đến việc xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá. Mục đích của bộ sách không chỉ cung cấp những chỉ dẫn theo cách “cầm tay chỉ việc”, mà còn giúp GV chủ động, tự tin và sáng tạo trong việc lựa chọn cách thức tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp để đáp ứng tốt nhất mục tiêu dạy học, và sự phát triển đa dạng các năng lực của HS. Sách “Hướng dẫn học tập môn Xã hội” được Bộ Giáo dục Nhật Bản ban hành năm 1947 – thời điểm Nhật Bản đang tiến hành cải cách giáo dục mạnh mẽ nhằm tái thiết đất nước sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945). Bản dịch tiếng Việt do Nguyễn Quốc Vương dịch và TS. Nguyễn Lương Hải Khôi hiệu đính. Cuốn sách trình bày cụ thể về mục tiêu, nội dung, phương pháp chỉ đạo và đánh giá học tập môn Xã hội, những nguyên lý giáo dục hiện đại và có tính phổ biến đã được người Nhật đề cập và nỗ lực thực hiện từ rất sớm như: giáo dục lấy HS làm trung tâm, coi trọng kinh nghiệm xã hội của HS, coi trọng phân quyền địa phương và tự trị trường học, học tập tổng hợp (tích hợp), học tập theo chủ đề, 6 Cải cách giáo dục ở các nước đang phát triển, Nxb Giáo dục Việt Nam 7
  17. Cho tới thời điểm hiện tại có rất nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam nghiên cứu về PPDH chuyên đề: Khóa luận tốt nghiệp, Trần Thị Quyên (2016). Thiết kế chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào trong dạy học Sinh học 10 theo định hướng phát triển năng lực người học. Sau quá trình nghiên cứu, tác giả đề xuất được kế hoạch dạy học chuyên đề: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào. Khóa luận tốt nghiệp, Nguyễn Thị Linh (2016). Thiết kế chuyên đề dạy học vi sinh vật môn Sinh học lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực HS. Sau quá trình nghiên cứu, tác giả đề xuất hệ thống các chuyên đề: 1) Chuyên đề 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật; 2) Chuyên đề 2: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật; 3) Chuyên đề 3: Virus và bệnh truyền nhiễm. Luận văn Thạc sĩ, Trần Thị Hồng Nhung (2015). Thiết kế một số chủ đề dạy học tích hợp trong hóa học 10 theo định hướng phát triển năng lực. Sau quá trình nghiên cứu, tác giả đề xuất nguyên tắc lựa chọn chủ đề dạy học tích hợp, và một số chuyên đề dạy học bao gồm: 1) Chủ đề nước và cuộc sống; 2) Chủ đề ozon và suy giảm tầng ozon. Tuy nhiên các tác giả đều chưa đề xuất được nguyên tắc, quy trình xây dựng chi tiết chuyên đề dạy học và cho tới nay chưa có công trình nghiên cứu nào xây dựng hệ thống 9 chuyên đề dạy học theo chương trình Sinh học mới (ban hành năm 2018). Qua quá trình ngiên cứu tài liệu, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã đề cập tới hình thức dạy học tích hợp, vai trò dạy học chuyên đề, cấu trúc chuyên đề dạy học. Tuy nhiên vẫn chưa làm rõ quy trình thiết kế và tổ chức dạy học theo chuyên đề. Vì vậy, nhóm chúng tôi đi theo hướng nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, cấu trúc dạy học chuyên đề; thiết kế chuyên đề dạy học bao gồm: nguyên tắc và quy trình thiết kế tài liệu chuyên đề, thiết kế hoạt động chuyên đề và tổ chức hoạt động chuyên đề. 1.2. Cơ sở lí luận của đề tài 1.2.1. Khái niệm chuyên đề dạy học Dạy học chuyên đề là một chiến lược kết nối tất cả các lĩnh vực chủ đề bằng cách sử dụng một "chủ đề" chung. Chủ đề này đóng vai trò là trọng tâm hoặc ý tưởng ràng buộc trong đó các mục tiêu và hoạt động của các lĩnh vực học tập khác nhau sẽ được dựa trên. Điều này cung cấp một mục đích, một liên kết làm cho việc 8
  18. học tích hợp trở nên có ý nghĩa. Để chiến lược này có hiệu quả, GV phải hợp tác để quyết định một chủ đề trung tâm có thể được sử dụng để dạy một bài học hoặc một bài học. Sau đó, họ có thể quyết định những hoạt động trong chủ đề.7 Theo chương trình Sinh học mới, dạy học chuyên đề là một quan điểm dạy học, ở đó người học phải huy động nhiều nguồn lực kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề qua đó nâng cao năng lực người học. Chuyên đề học tập không đơn thuần là sự cộng gộp cơ học nội dung các bài với nhau mà có sự liên kết và hợp nhất để tạo thành một chỉnh thể hoàn chỉnh. Ngày nay, GV nên sử dụng chuyên đề trong dạy học vì bản thân vấn đề trong cuộc sống đã là tích hợp, nếu học riêng lẻ sẽ không đáp ứng được, giúp người học phát triển những năng lực của riêng mình, giúp quá tình học tập gần gũi với thực tiễn, và thông qua chuyên đề GV có nhiều cơ hội tổ chức các hoạt động dạy học tích cực để phát triển năng lực người học cũng như tiết kiệm thời gian và không gây nhàm chán, quá tải cho người học. 1.2.2. Một số đặc trưng cơ bản của chương trình đổi mới giáo dục môn Sinh học Chương trình đổi mới giáo dục môn sinh học bám sát theo 4 quan điểm: (1) tuân thủ các quy định nêu trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, (2) tiếp cận xu hướng quốc tế, (3) cụ thể hóa mục tiêu giáo dục định hướng nghề nghiệp, (4) giáo dục phát triển bền vững và gắn liền với cuộc sống hàng ngày của học sinh. Mục tiêu cụ thể của môn Sinh học theo chương trình đổi mới: sau khi học xong chương trình đào tạo lớp 10, lớp 11 và lớp 12 cùng với hệ thống chuyên đề tự chọn, HS tìm hiểu được sâu hơn các tri thức sinh học cốt lõi, các phương pháp nghiên cứu và ứng dụng sinh học, các nguyên lí và quy trình công nghệ sinh học thông qua các chủ đề: sinh học tế bào; sinh học phân tử; sinh học vi sinh vật; sinh lí thực vật; sinh lí động vật; di truyền học; tiến hoá và sinh thái học. Qua đó HS có thể xác định được định hướng nghề nghiệp sau khi rời khỏi ghế THPT đồng thời cũng hình thành những năng lực cần đáp ứng ở xã hội hiện nay. Bên cạnh những nội dung giáo dục cốt lõi như cấu trúc và chức năng ở các cấp độ tổ chức sống: phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, tương tác với môi trường, bao quát lên có di truyền, biến dị, tiến hóa; những HS có thiên hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ còn được tự chọn một số chuyên đề. Các 7 Teaching and learning: My perspective, Thematic teaching 9
  19. chuyên đề nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành, chú trọng các hoạt động trải nghiệm thực tế cho người học. 1.2.3. Ưu điểm áp dụng dạy học chuyên đề vào dạy và học Dạy học theo chuyên đề là một mô hình dạy học mới thay thế cho lớp học truyền thống (bài học ngắn và cô lập, giáo viên là trung tâm với vai trò truyền đạt kiến thức) bằng việc kết cấu những nội dung mang tính chất tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề trong thực tiễn và HS là trung tâm của hoạt động học tập mà không bị quá tải. Việc học của HS thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện được nhiều kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. Với cách tiếp cận này, vai trò của GV chỉ là người hướng dẫn, chỉ bảo thay vì quản lý trực tiếp HS làm việc. Không thể so sánh mô hình nào tốt hơn vì chúng đều mang những ưu điểm riêng. Tuy nhiên trước những vấn đề đặt ra cho giáo dục: Làm thế nào để nội dung kiến thức trở nên hấp dẫn và có ý nghĩa trong cuộc sống? Làm thế nào để việc học tập phải nhắm đến mục đích là rèn kĩ năng giải quyết vấn đề, đặc biệt là các vấn đề đa dạng của thực tiễn? Có phải cứ phải dạy kiến thức theo từng bài thì học sinh mới hiểu và vận dụng được kiến thức? Làm thế nào để nội dung chương trình dạy luôn được cập nhật trước sự bùng nổ vũ bão của thông tin để các kiến thức của việc học và dạy học thực sự là thế giới mới cho những người học? Trước những vấn đề đặt ra đó, rõ ràng dạy học theo chuyên đề có những ưu điểm nổi trội sau: - Các nhiệm vụ học tập được giao, HS quyết định chiến lươc học tập với sự chủ động hỗ trợ, hợp tác của giáo viên (HS là trung tâm) - Hướng tới các mục tiêu: chiếm lĩnh nội dung kiến thức khoa học, hiểu biết tiến trình khoa học và rèn luyện các kĩ năng tiến trình khoa học như: quan sát, thu thập thông tin, dữ liệu; xử lý (so sánh, sắp xếp, phân loại, liên hệ thông tin); suy luận, áp dụng thực tiễn. - Dạy theo một chủ đề thống nhất được tổ chức lại theo hướng tích hợp từ một phần trong chương trình học - Kiến thức thu được là các khái niệm trong một mối liên hệ mạng lưới với nhau - Trình độ nhận thức có thể đạt được ở mức độ cao: phân tích, tổng hợp, đánh giá - Kết thúc một chủ đề HS có một tổng thể kiến thức mới, tinh giản, chặt chẽ và khác với nội dung trong sách giáo khoa 10
  20. - Kiến thức gần gũi với thức tiễn mà HS đang sống hơn do yêu cầu cập nhật thông tin khi thực hiện chủ đề - Hiểu biết có được sau khi kết thúc chuyên đề thường vượt ra ngoài khuôn khổ nội dung cần học do quá trình tìm kiếm, xử lý thông tin ngoài nguồn tài liệu chính thức của HS - Có thể hướng tới, bồi dưỡng các kĩ năng làm việc với thông tin, giao tiếp, ngôn ngữ, hợp tác. 1.2.4. Những thuận lợi và khó khăn khi tổ chức dạy học theo chuyên đề ở trường THPT Khó khăn lớn nhất, cản trở lớn nhất tồn tại ở chính các nhà giáo dục ngại thay đổi. GV đã quen với lối mòn dạy theo tiến trình SGK, chưa mạnh dạn sử dụng các PPDH và KTDH tích cực thay vì cách dạy học truyền thống. Bước đầu làm quen với mô hình dạy học kiểu mới rất khó khăn, từ việc thiết kế nội dung chuyên đề hợp lí khoa học đến việc thiết kế các hoạt động định hướng năng lực cho người học. Vì vậy một bộ phận không nhỏ GV vẫn chọn cách an toàn là điều có thể hiểu. Tại các trường học ở nông thôn, cơ sở vật chất còn hạn chế, chưa phục vụ được cho quá trình dạy học. Hơn nữa, bước đầu thay đổi phương pháp học tập HS cũng sẽ gặp phải những khó khăn, lạ lẫm và khó bắt kịp nhanh chóng do đã hình thành thói quen học thụ động từ nhỏ. Tất cả đã tạo nên 1 rào cản nhất định trong quá trình tổ chức dạy học kiểu mới. Tuy nhiên, theo đánh giá chung của các thầy, cô giáo đang thực hiện dạy học theo hướng tích hợp liên môn thì những khó khăn nội tại không phải là không khắc phục được. Theo thầy Nguyễn Hoàng Triết, GV dạy bộ môn Lịch sử, trường Trung học cơ sở Quang Trung, chia sẻ: “Trong quá trình dạy môn học của mình, GV vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác, vì vậy, đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó. Hay nói cách khác, đội ngũ GV chúng ta đã dạy tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi sâu và chưa có khái niệm tên gọi cụ thể mà thôi".8 Đồng quan điểm trên, thầy Nguyễn Hoàng Giang cho biết: “Trong những năm qua, GV cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về PPDH và KTDH tích 8 Cà Mau Online, Dạy học tích hợp theo chủ đề: Khó hay dễ? 11
  21. cực, như phương pháp bàn tay nặn bột, hoặc kỹ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án Môi trường trường học kết nối rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong dạy tích hợp, liên môn. Riêng HS có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn, nhất là các bộ môn tự nhiên ngày càng nhiều hơn, giáo án được thiết kế theo hướng mở nên cũng tạo điều kiện, cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho HS phát huy tư duy sáng tạo".9 Với việc đổi mới PPDH hiện nay, vai trò của GV không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của HS cả ở trong và ngoài lớp học. GV các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. 1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 1.3.1. Mục tiêu khảo sát - Xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc thiết kế và áp dụng phương pháp dạy học theo chuyên đề dạy học 1.3.2. Nội dung khảo sát - Thực trạng học môn Sinh học ở trường phổ thông - Thực trạng thiết kế và sử dụng chuyên đề trong dạy học môn Sinh học ở trường THPT - Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng chuyên đề dạy học môn Sinh học 1.3.3. Phương pháp khảo sát - Bằng phương pháp quan sát (thông qua dự giờ, thăm lớp), điều tra bằng phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp GV, HS) - Chọn mẫu khảo sát: 5 GV tổ Sinh học trường THPT Mỹ Hào và 100 HS bất kì ở khối lớp 10 của trường THPT Mỹ Hào - Thời gian khảo sát: tháng 3 năm 2019 1.3.4. Kết quả khảo sát Trường THPT Mỹ Hào là một trong top các trường luôn đón đầu trong công cuộc đổi mới giáo dục, vì vậy kết quả thu được khá tích cực Về phía HS: 9 Cà Mau Online, Dạy học theo chủ đề tích hợp: Khó hay dễ? 12
  22. Bảng 1.1: Hoạt động của HS Các hoạt động Mức độ hoạt động Mức độ yêu thích Thường Đôi khi Ít khi Rất Thích Không xuyên thích thích Nghe giáo viên giảng 0 43 57 0 26 73 và ghi chép Đọc trong sách giáo 12 64 24 16 77 7 khoa để trả lời câu hỏi Trao đổi, thảo luận với 83 10 7 33 67 0 bạn để giải quyết 1 vấn đề nào đó Ghi chép vào vở 24 61 15 4 9 87 Làm thí nghiệm hoặc 52 39 9 24 63 13 thực hành Quan sát tranh trong 72 28 0 18 73 9 sách giáo khoa hoặc trên bảng Tự đưa ra vấn đề mà 47 35 18 34 66 0 em quan tâm Đề xuất các hướng 52 39 9 12 72 16 giải quyết vấn đề Giải quyết vấn đề dựa 68 26 6 26 68 6 vào kiến thức đã học Giải quyết vấn đề dựa 60 33 7 60 33 7 vào những hiểu biết thực tế của em Phần lớn các em đều yêu thích học môn Sinh học. Trong giờ học các em thường xuyên được tổ chức các hoạt động như: trao đổi, thảo luận với bạn để giải quyết 1 vấn đề nào đó dựa trên kiến thức đã biết hoặc kiến thức thực tế của các em; làm thí nghiệm hoặc thực hành, điều tra và trải nghiệm thực tế. Hiện tại, việc nghe 13
  23. GV giảng bài và ghi chép đã không còn sử dụng nhiều và những hoạt động đó phần lớn HS đều không thích. Về phía GV: Bảng 1.2: Tần suất sử dụng các hình thức dạy học của GV Các hình thức Mức độ sử dụng dạy học Thường xuyên Đôi khi Chưa sử dụng Thí nghiệm 3 2 0 Thảo luận nhóm 5 0 0 Phương pháp hỏi đáp 5 0 0 Diễn giảng – thuyết trình 4 1 0 Giải quyết vấn đề 4 1 0 Dạy học chuyên đề 2 3 0 Làm dự án 2 3 0 Đóng vai 0 3 2 Thông qua câu hỏi số 2, kết quả thu được 100% GV cho rằng các mục đích dạy học theo chuyên đề được đề xuất trong phiếu là rất quan trọng Bảng 1.3: Những khó khăn gặp phải khi GV dạy học theo chuyên đề Khó khăn Đồng Phân Không ý vân đồng ý Mất nhiều thời gian chuẩn bị cho bài dạy 5 0 0 Phân phối chương trình hiện hành không đáp ứng 2 3 0 Học sinh quen với lối học truyền thống 0 0 5 Cơ sở vật chất nhà trường không đáp ứng được 2 3 0 Đánh giá từng cá nhân / nhóm 4 1 0 Quản lí học sinh (trên lớp / ngoài lớp học) 0 5 0 Các hình thức dạy học thông qua làm thí nghiệm, dạy học dự án, dạy học chuyên đề, tổ chức thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề được các thầy cô thường xuyên áp dụng; hình thức diễn giảng hay thuyết trình các thầy cô sử dụng rất ít, chỉ khi nội dung qua khó cần phải diễn giải nhiều. Các thầy cô đã nhận thức được ý 14
  24. nghĩa to lớn của việc đổi mới giáo dục: hướng tới hình thành và phát triển năng lực qua đó hình thành kiến thức cho HS, dạy học kiểu mới tạo được nhiều hứng thú cho người học, nhưng theo đó là những vất vả của GV trong khâu chuẩn bị tổ chức. Theo thầy cô, việc dạy học theo chuyên đề tồn tại khá nhiều khó khăn như: mất nhiều thời gian chuẩn bị, quản lí lớp, cơ sở vật chất nhà trường chưa kịp đáp ứng, đánh giá từng cá nhân. Tuy nhiên thầy cô đều có biện pháp khắc phục. Kết luận chương 1 Dựa trên những nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam về phương châm đổi mới giáo dục và những định hướng đổi mới tại Việt Nam có thể khẳng định việc thay đổi định hướng giảng dạy, việc áp dụng những phương pháp hay những kĩ thuật dạy học là vô cùng cần thiết. Thông qua điều tra cho thấy: GV và HS trường THPT Mỹ Hào đã tiếp cận và đổi mới theo định hướng dạy học mới. GV đã xây dựng hệ thống chuyên đề dạy học và dự án học tập khối THPT. Tuy nhiên vẫn chưa xây dựng hệ thống 9 chuyên đề theo chương trình mới (ban hành 19/01/2018). Như vậy, đề tài nghiên cứu: Thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề: Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống là đi đúng hướng. 15
  25. CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ: “MỘT SỐ BỆNH DỊCH Ở NGƯỜI VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG” Sau quá trình nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học theo chuyên đề cũng như những khó khăn GV hay mắc phải khi xây dựng cũng như tổ chức, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã thiết kế cùng đưa ra quy trình và tổ chức dạy học chuyên đề một cách khoa học và hiệu quả thông qua sơ đồ tổng quan sau: 2.1. Thiết kế 2.2. Thiết kế 2.3. Tổ chức tài liệu hoạt động hoạt động chuyên đề chuyên đề chuyên đề Sơ đồ 2.1 : Các bước thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề 2.1. Thiết kế tài liệu chuyên đề Đặc điểm khi chúng ta dạy học theo chuyên đề, mạch nội dung sẽ được kết cấu lại hoàn toàn khác so với chương trình SGK hiện hành. Vậy nên, bước đầu tiên cần phải làm chính là biên soạn tài liệu dùng cho dạy và học chuyên đề đó. 2.1.1. Nguyên tắc thiết kế tài liệu chuyên đề Khi thiết kế tài liệu cho chuyên đề dạy học cần phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc: - Bám sát yêu cầu cần đạt của chuyên đề: yêu cầu cần đạt được cụ thể hóa trong chương trình Sinh học mới năm 2018); - Nội dung chính xác, đầy đủ: nội dung đảm bảo tính chính xác, tính sư phạm và tính hệ thống; sử dụng thuật ngữ Sinh học; - Hình thức trình bày khoa học, logic. 2.1.2. Quy trình thiết kế tài liệu chuyên đề Để thiết kế được tài liệu chuyên đề GV cần bám sát vào quy tắc xây dựng chuyên đề. Quy trình thiết kế tài liệu chuyên đề được hệ thống hóa theo sơ đồ dưới đây: 16
  26. 1 Xác định yêu cầu cần đạt của chuyên đề 2 Tìm kiếm thông tin liên quan nội dung chuyên đề 3 Sắp xếp và xử lí thông tin 4 Viết bản thảo chuyên đề 5 Xin ý kiến chuyên gia 6 Hoàn thiện tài liệu Sơ đồ 2.2: Các bước thiết kế tài liệu chuyên đề - Bước 1: Mục tiêu cần đạt của chuyên đề được cụ thể trong chương trình Sinh học mới. Tập trung hình thành năng lực nhận thức kiến thức Sinh học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tìm tòi và khám phá dưới góc độ Sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học để giải quyết những vấn đề thực tiễn. - Bước 2: Thông tin được đưa vào chuyên đề cần tham khảo ở nhiều nguồn khác nhau ví dụ như sách báo; tài liệu tham khảo hay các webside đáng tin cậy (webside của chuyên gia hay cơ quan tổ chức, webside quốc tế), trao đổi với các thành viên trong tổ / nhóm chuyên môn để đảm bảo tính chính xác và nội dung phong phú. - Bước 3: Khi xác định được những nội dung cần đưa vào chuyên đề xong, GV cần xử lí thông tin theo mục đích của riêng mình và sắp xếp chúng sao cho hợp lí và logic (từng chương, từng mục), nội dung chuyên đề đáp ứng yêu cầu cần đạt. - Bước 4: Viết bản thảo tài liệu chuyên đề dựa trên khung nội dung và ý tưởng sắp xếp. Ngôn ngữ viết tài liệu đơn giản, trong sáng. Bản thảo tài liệu theo kết cấu: trang bìa, mục lục, chương, các mục. - Bước 5: Xin ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực về nội dung bản thảo: sau khi hoàn thiện bản sơ thảo nội dung tài liệu chuyên đề cần được đánh giá thông qua chuyên gia. Nội dung đánh giá gồm các tiêu chí: nội dung đúng, đủ, có yếu tố thực tế và trích dẫn đầy đủ, mức độ bám sát mục tiêu, sự phù hợp trong hình thức trình bày, sự phù hợp về kết cấu tài liệu, đáp ứng đủ yêu cầu về độ dài. - Bước 6: Dựa trên góp ý từ chuyên gia hoàn thiện lại nội dung tài liệu chuyên đề. Có 2 trường hợp xảy ra: 17
  27. Trường hợp 1: tài liệu đã đạt yêu cầu, có thể sử dụng để thiết kế tiến trình tổ chức dạy học Trường hợp 2: tài liệu chưa đạt yêu cầu, từ yêu cầu chỉnh sửa của chuyên gia để tiến hành chỉnh sửa (thêm tài liệu, bớt tài liệu, sửa lỗi diễn đạt, bổ sung tư liệu thực tế, ) 2.1.3. Ví dụ minh họa Bảng 2.1: Hệ thống chuyên đề tự chọn môn Sinh học STT Tên chuyên đề Số tiết Lớp 1 Công nghệ tế bào và một số thành tựu 15 2 Công nghệ enzyme 10 10 3 Công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường 10 4 Dinh dưỡng khoáng – tăng năng suất cây trồng và 10 nông nghiệp sạch 5 Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống 15 11 6 Vệ sinh an toàn thực phẩm 10 7 Sinh học phân tử 15 8 Kiểm soát sinh học 10 12 9 Sinh thái nhân văn 10 Tuân thủ các bước thiết kế tài liệu chuyên đề, chúng tôi đề xuất được tài liệu dạy học chuyên đề: Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống. - Bước 1: Xác định yêu cầu cần đạt của chuyên đề (theo chương trình Sinh học mới Trình bày được một số nguyên nhân gây dịch bệnh ở người (ví dụ: do vi sinh vật, vệ sinh cơ thể không đúng cách, nhà cửa không sạch sẽ, ). Phân tích được các nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả và cơ sở khoa học của một số biện pháp phòng chống các bệnh dịch phổ biến ở người: Bệnh sốt xuất huyết; Bệnh cúm; Bệnh viêm phổi; Bệnh sởi; Thực hiện được dự án: Điều tra được một số bệnh dịch phổ biến ở người và tuyên truyền phòng chống bệnh (Bệnh cúm, dịch tả, sốt xuất huyết, HIV/AIDS, ). 18
  28. - Bước 2: Tìm kiếm thông tin lên quan đến nội dung chuyên đề: tham khảo thông tin trong: Giáo trình môn học điều dưỡng bệnh truyền nhiễm; Sách giáo khoa Sinh học 10; Campbell; Bách khoa y học phổ thông; Webside Bộ y tế - Cục y tế dự phòng. - Bước 3: Sắp xếp và xử lí thông tin: Sắp xếp thông tin theo từng mục / phần 1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH BỆNH 1.1. Khái niệm bệnh dịch 1.2. Tác nhân gây bệnh dịch ở người 1.3. Đặc tính của dịch bệnh 1.4. Các con đường lây nhiễm của dịch bệnh 1.5. Phân loại dịch bệnh 1.6. Cách phòng ngừa chung của bệnh dịch 2. MỘT SỐ BỆNH DỊCH Ở NGƯỜI VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG 2.1. Bệnh cúm 2.2. Bệnh sốt xuất huyết 2.3. Bệnh thủy đậu 2.4. Hội chứng HIV/AIDS 3. TOP 5 DỊCH BỆNH ĐÁNG SỢ NHẤT LOÀI NGƯỜI - Bước 4: Viết bản thảo tài liệu chuyên đề dựa trên khung nội dung và ý tưởng sắp xếp. Ngôn ngữ viết tài liệu đơn giản, trong sáng. Bản thảo tài liệu theo kết cấu: trang bìa, mục lục, chương, các mục. - Bước 5: Xin ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực về nội dung bản thảo: sau khi hoàn thiện bản sơ thảo nội dung tài liệu chuyên đề cần được đánh giá thông qua chuyên gia. Nội dung đánh giá gồm các tiêu chí: nội dung đúng, đủ, có yếu tố thực tế và trích dẫn đầy đủ, mức độ bám sát mục tiêu, sự phù hợp trong hình thức trình bày, sự phù hợp về kết cấu tài liệu, đáp ứng đủ yêu cầu về độ dài. - Bước 6: Hoàn thiện tài liệu: bổ sung tài liệu để đảm bảo độ dài, bổ sung hình ảnh và trích dẫn, bổ sung giải pháp cụ thể để phòng chống một số bệnh dịch ở người. Mục lục chi tiết tài liệu chuyên đề: Một số bệnh dịch ở ngời và cách phòng chống MỤC LỤC 1. Tổng quan về dịch bệnh 19
  29. 1.1. Bệnh dịch là gì? 1.2. Tác nhân gây bệnh dịch ở người 1 1.3. Đặc tính của dịch bệnh 5 1.4. Các con đường lây nhiễm 5 1.4.1. Lan truyền trực tiếp 1.4.2. Lan truyền gián tiếp 1.5. Phân loại 7 1.5.1. Dựa vào mức độ nguy hại 1.5.2. Dựa vào con đường lây truyền 1.6. Cách phòng ngừa chung của bệnh dịch 8 2. MỘT SỐ BỆNH DỊCH PHỔ BIẾN Ở NGƯỜI 2.1. Bệnh cúm 9 2.1.1. Cúm là gì? 2.1.2. Tác nhân gây bệnh cúm 2.1.3. Cơ chế sinh bệnh cúm 2.1.4. Triệu chứng, biến chứng bệnh cúm 2.1.5. Biện pháp phòng tránh bệnh cúm 2.1.6. Điều gì xảy ra nếu bị cúm khi mang thai 2.2. Bệnh sốt xuất huyết 6 2.2.1. Sốt xuất huyết là gì? 2.2.2. Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết 2.2.3. Cơ chế sinh bệnh sốt xuất huyết 2.2.4. Triệu chứng và biến chứng bệnh sốt xuất huyết 2.2.5. Các biện pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết 2.3. Bệnh thủy đậu 2.3.1. Bệnh thủy đậu là gì? 2.3.2. Tác nhân gây bệnh thủy đậu 2.3.4. Cơ chế sinh bệnh thủy đậu 2.3.5. Triệu chứng và biến chứng bệnh thủy đậu 2.3.6. Biện pháp phóng chống bệnh thủy đậu 20
  30. 2.3.7. Điều gì xảy ra nếu bị thủy đậu khi mang thai 2.4. Hội chứng HIV/AIDS 7 2.4.1. Khái niệm HIV/AIDS 2.4.2. Tác nhân gây bệnh HIV/AIDS 2.4.3. Phương thức lây truyền HIV/AIDS 2.4.4. Cơ chế sinh bệnh HIV/AIDS 2.4.5. Các giai đoạn phát triển của HIV/AIDS 2.4.6. Làm cách nào để bảo vệ bản thân khỏi HIV/AIDS 2.4.7. Điều trị HIV khi bạn mang thai 3. Top 5 dịch bệnh đáng sợ nhất loài người TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu dạy học chuyên đề: Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống được thể hiện cụ thể trong phụ lục 2 của khóa luận. 2.2. Thiết kế bài soạn chuyên đề 2.2.1. Nguyên tắc thiết kế hoạt động chuyên đề Trong quá trình thiết kế bài soạn dạy học chuyên đề, GV cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau: - Hướng tới mục tiêu chuyên đề: kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực hướng tới cho HS; - Phù hợp với nội dung chuyên đề, trình độ HS và điều kiện cơ sở vật chất của trường học; - Phù hợp phong cách học tập của HS 2.2.2. Quy trình thiết kế hoạt động chuyên đề Để thiết kế được hoạt động học tập trong chuyên đề cần bám sát quy tắc xây dựng chuyên đề. Quy trình thiết kế hoạt động chuyên đề được hệ thống hóa theo sơ đồ dưới đây: 21
  31. Xây dựng chuyên đề 1 Xác định mục tiêu chuyên đề 2 Biên soạn ngân hàng câu hỏi phủ kín 2 3 Thiết kế tiến trình dạy học 4 Tổ chức dạy học và dự giờ 5 Phân tích, rút kinh nghiệm bài học Sơ đồ 2.3: Các bước thiết kế bài soạn chuyên đề - Bước 1: Với mỗi chuyên đề dạy học xác định yêu cầu cần đạt được theo 4 mức độ: biết (nhận biết, hồi tưởng lại thông tin và trình bày lại), hiểu (diễn đạt lại bằng ngôn ngữ riêng những kiến thức đã học), vận dụng (sử dụng những kiến thức đã học để giải quyết những tình huống tương tự) và vận dụng cao (sử dụng những kiến thức đã học để giải quyết những tình huống mới, chia nhỏ thông tin làm nhiều phần để khám phá mối quan hệ và cấu trúc tổng thể, đặt giả thuyết – đưa ý kiến – thử nghiệm, nghĩ ra ý tưởng mới, làm ra sản phẩm, tạo ra cái mới từ những cái đã biết, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đặt ra) - Bước 2: Trên cơ sở các mục tiêu đặt ra theo 4 cấp độ khác nhau để biên soạn ngân hàng câu hỏi / bài tập / tình huống tương ứng để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học cũng như luyện tập, kiểm tra, đánh giá chuyên đề đã xây dựng - Bước 3: Tiến trình tổ chức dạy học chuyên đề tổ chức thành chuỗi các hoạt động học tập cho HS, có thể thực hiện ngay trên lớp hoặc giao về nhà, lựa chọn các PPDH và KTDH phong phú và linh hoạt; chú trọng các hoạt động tập thể / nhóm, thí nghiệm / thực nghiệm. Chuỗi hoạt động gồm: hoạt động khởi động; hoạt động hình thành kiến thức mới; hoạt động luyện tập; hoạt động vận dụng; hoạt động tìm tòi mở rộng. 22
  32. - Bước 4: Trên cơ sở chuyên đề đã xây dựng, tổ / nhóm chuyên môn phân công GV thực hiện bài học và dự giờ, sau đó phân tích và rút kinh nghiệ giờ dạy. Trong quá trình tổ chức dạy học, mỗi hoạt động gồm: Bước 4.1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ đưa ra phải rõ ràng và phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh, hình thức giao nhiệm vụ phải hấp dẫn, sinh động, thu hút, kích thích HS tìm hiểu, đảm bảo 100% HS sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ Bước 4.2: Thực hiện nhiệm vụ: ưu tiên các hoạt động hợp tác, GV phải phát hiện những khó khăn mắc phải của người học và các những biện pháp xử lí kịp thời, hiệu quả, không một HS nào bị “bỏ quên” Bước 4.3: Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo cần phù hợp với nội dung, khuyến khích HS trao đổi và thảo luận với nhau về nội dung kiến thức, GV phải xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí Bước 4.4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV phân tích, nhận xét, đánh giá quá trình thực hiệ và kết quả nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của HS, chuẩn hóa lại nội dung kiến thức. - Bước 5: Phân tích và đánh giá giờ dạy dựa trên các tiêu chí: mức độ phù hợp của kế hoạch và tài liệu dạy học, mức độ phù hợp và hiệu quả của các hoạt động học tập được tổ chức, mức độ thực hiện nhiệm vụ của HS. 2.2.3. Ví dụ minh họa Mục tiêu chuyên đề: Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống 1. Mục tiêu chuyên đề 1.1. Về kiến thức: sau khi học xong chuyên đề, HS phải: Mức độ nhận biết: - Phát biểu được khái niệm bệnh truyền nhiễm và bệnh dịch - Gọi tên được một số loại virus gây dịch bệnh ở người - Liệt kê được các phương thức lây truyền và nêu được các biện pháp phòng tránh các bệnh dịch thường mắc phải ở người. Mức độ thông hiểu: - Nhận ra được mức độ nguy hại của dịch bệnh thông qua sự kiện dịch cúm A H1N1 tại Tây Ban Nha năm 1918 23
  33. - Mô tả được cấu trúc của virus bằng hình vẽ - Giải thích được cơ chế gây bệnh của virus thông qua sơ đồ chu trình sinh sản của chúng - Trình bày được đặc tính chung của dịch bệnh (tính đặc hiệu, tính lây truyền và tính chu kì) - Thiết kế được sơ đồ tư duy trình bày về bệnh dịch ở người (gợi ý: bệnh cúm, bệnh sốt xuất huyết, bệnh thủy đậu, hội chứng HIV /AIDS). Mức độ vận dụng: - Giải thích được tại sao cơ thể có cơ chế miễn dịch nhưng virus H1N1 vẫn có khả năng xâm nhập và gây bệnh ở người - Dự đoán được thời điểm bùng nổ của một số dịch bệnh trong năm - Đưa ra được quan điểm cá nhân về sự việc người nhiễm HIV bị kì thị, xua đuổi xảy ra ở một bộ phận trong xã hội - Đề xuất được một số hoạt động gắn kết những người nhiễm HIV với cộng đồng. Mức độ vận dụng cao: - Điều tra được một số bệnh dịch phổ biến - Tổ chức được các hoạt động tuyên truyền phòng chống dịch bệnh tại lớp, trường học và địa phương. 1.2. Về kĩ năng: Sau khi kết thúc chuyên đề, học sinh phải hình thành được: - Kỹ năng hợp tác thông qua làm việc nhóm - Kỹ năng tự học thông qua các nhiệm vụ học tập cá nhân - Nhóm kỹ năng tư duy thông qua việc: phân tích, lập luận, so sánh, đánh giá, đề xuất, phát hiện và giải quyết vấn đề, - Kỹ năng tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh thông qua dự án điều tra - Ngoài ra, học sinh cần phải hình thành được kĩ năng ngôn ngữ và giao tiếp, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, kĩ năng tính toán và kĩ năng thẩm mĩ, 1.3. Về thái độ - HS học tập tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức - Có ý thức bảo vệ bản thân và những người xung quanh, nhận thức được mức 24
  34. độ nguy hại của dịch bệnh đồng thời chủ động phòng tránh dịch bệnh tại gia đình và địa phương. 1.4. Về năng lực hướng tới: Sau khi học xong chuyên đề, hình thành và phát triển cho HS nhóm năng lực sinh học chính: - Năng lực nhận thức kiến thức sinh học thông qua các nhiệm vụ học tập trong HĐHTKT - Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn thông qua việc giải thích, dự đoán được các hiện tượng tự nhiên về bệnh dịch trong HĐLT và HĐVD - Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới dưới góc độ sinh học thông qua dự án học tập trong HĐTT-MR Ngân hàng câu hỏi phủ kín chuyên đề: Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống 2. Ngân hàng câu hỏi phủ kín và sản phẩm mong đợi 2.1. Nhóm tìm hiểu khái niệm dịch bệnh Câu 1) Các em hãy đánh dấu X vào ô tương ứng Bệnh Bệnh truyền nhiễm Bệnh dịch Cúm H5N1 X X Viêm phổi X Đau mắt đỏ X X HIV/A DS X X Lao X Sởi X X Sâu răng Rubela X X Quai bị X Câu 2) Bệnh truyền nhiễm là gì? Khi nào bệnh truyền nhiễm bùng phát thành dịch bệnh? - Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác; do vi khuẩn, vi nấm, virus, động vật nguyên sinh, gây nênKhi tác nhân hội đủ 3 điều kiền: có khả năng gây bệnh, số lượng nhiễm đủ lớn, con đường xâm nhập 25
  35. thích hợp sẽ có khả năng gây bệnh - Khi bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh chóng với số lượng lớn trong một cộng đồng hoặc một khu vực trong khoảng thời gian ngắn sẽ trở thành dịch bệnh Câu 3) Đọc 1 đoạn thông tin ngắn dưới đây: Trong lịch sử loài người, số người chết trong các dịch bệnh do virus còn lớn hơn cả các cuộc chiến tranh, các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, nạn đói, các trận động đất, núi lửa, hạn hán và tai nạn giao thông cộng lại. Năm 1918, tại Tây Ban Nha xảy ra đại dịch cúm A H1N1, virus lan truyền rất nhanh tren phạm vi toàn cầu, chỉ trong vài tháng đã có hơn một tỉ người mắc bệnh, cướp đi sinh mạng của hơn 20 triệu người. Dịch cúm lúc bấy giờ cũng góp phần kết thức sớm Đại chiến thế giới thứ nhất vì số binh lính chết do cúm còn lớn hơn do súng đạn. Hãy cho biết: a, Em có nhận xét gì về mức độ nguy hại của đại dịch cúm A H1N1 ở Tây Ban Nha vào năm 1918? - Dịch cúm rất nguy hiểm - Dịch bệnh đã gây chết rất nhiều người b, Em hãy dự đoán những nguyên nhân dẫn đến đại dịch thảm khốc năm đó. - Môi trường ô nhiễm - Y học chưa phát triển - Chưa có nhận thức đúng về cách phòng ngừa và điều trị bệnh 2.2. Nhóm tìm hiểu tác nhân gây bệnh Câu 1) Tích dấu “X” vào ô thể hiện tác nhân của các bệnh dưới đây Tác nhân Vi khuẩn Vi nấm Động vật Virus Bệnh nguyên sinh Chagas X Viêm phổi X HIV/AIDS X Sốt rét X Sốt xuất huyết X Giang mai X Sốt thung lũng X Thủy đậu X 26
  36. Lậu X Ngủ li bì X Khoanh tròn đáp án em cho là đúng Câu 2) Đâu là dạng tồn tại của virus: A, Dạng sống B, Dạng không sống C, Trung gian giữa dạng sống và dạng không sống Câu 3) Virus có kích thước: A, Siêu nhỏ, quan sát được dưới kính hiển vi quang học B, Siêu nhỏ, không quan sát được dưới kính hiển vi quang học C, Siêu nhỏ, không quan sát được dưới kính hiển vi điện tử Câu 4) Mô phỏng cấu trúc của 1 virus điển hình bằng hình vẽ, có chú thích (Hình ảnh tham khảo) Câu 5: Ghép nối hình ảnh với nội dung tương ứng Giai đoạn Hình ảnh minh họa Nội dung Hấp phụ Virus bám đặc hiệu với thụ thể màng tế bào vật chủ thông qua gai glicoprotein hoặc vỏ protein Xâm nhập Virus giải phóng enzim lizozim phân hủy màng tế bào vật chủ, bơm axit nucleic vào tế bào chất 27
  37. Sinh tổng hợp Virus sử dụng bộ máy di truyền của tế bào vật chủ để sinh tổng hợp protein và axit nucleic cho mình Lắp ráp Axit nucleic và protein mới tổng hợp ráp lại tạo virus mới hoàn chỉnh Phóng thích Virus phá vỡ tế bào vật chủ và chui ra ngoài 2.3. Nhóm tìm hiểu về đặc tính của bệnh dịch 1) Thế nào là tính đặc hiệu của bệnh dịch? - Mỗi bệnh chỉ do 1 mầm bệnh gây ra 2) Thế nào là tính lây truyền của bệnh dịch? - Bệnh có khả năng lây lan từ người này qua người khác một cách trực tiếp hay gián tiếp 3) Thế nào là tính chu kì của bệnh dịch? - Mỗi bệnh đều phát triển theo chu kì gồm 4 giai đoạn: thời kì nung bệnh, thời kì khởi phát, thời kì toàn phát và thời kì lui bệnh 2.4. Nhóm tìm hiểu về các con đường lây nhiễm dịch bệnh ở người Câu 1) Hoàn thành phiếu học tập sau: Phương thức Bệnh dịch Nơi cư trú của Biện pháp phòng chống lây truyền bệnh dịch dịch cơ bản Lây qua đường Tả, lị, thương Phân, chất nôn Vệ sinh ăn uống, quản lí tiêu hóa hàn, người mang bệnh phân rác, diệt ruồi muỗi, Lây qua đường Cúm, sởi, chân Sol khí Cách li người bệnh, vệ sinh hô hấp tay miệng, thủy cá nhân: nhỏ mũi, đeo khẩu 28
  38. đậu, trang, tiêm vắc xin phòng bệnh Lây qua da, Dại, giang mai, Vết thương hở Cách li người bệnh, vệ sinh niêm mạc lậu, môi trường, tiêm phòng vắc xin Lây qua đường Sốt xuất huyết, Tế bào máu Diệt trung gian truyền bệnh, máu sốt rét, HIV, an toàn trong truyền máu và các sản phẩm của máu Câu 2) Tại sao cơ thể có cơ chế miễn dịch nhưng virus H1N1 vẫn có khả năng xâm nhập và gây bệnh ở người? - Tốc độ sinh sản của virus H1N1 rất nhanh giúp chúng nhanh chóng tiến hóa và thích nghi không bị phát hiện và vô hiệu hóa bởi hệ thống miễn dịch 2.5. Tìm hiểu một số dịch bệnh phổ biến ở người Câu 1) Trình bày những kiến thức liên quan đến dịch bệnh thông qua sơ dồ tư duy Câu 2) Trình bày quan điểm cá nhân về sự việc người nhiễm HIV/AIDS bị kì thị, xua đuổi xảy ra ở một bộ phận trong xã hội. Hãy đề xuất một số hoạt động gắn kết người nhiễm HIV/AIDS với cộng đồng. - Đây là 1 trong những nguy cơ khiến cho dịch bệnh tái diễn và phát triển - Sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS là thiếu hiểu biết - Phối hợp với địa phương nâng cao ý thức người dân thông qua các buổi tìm hiểu về hội chứng HIV/AIDS, tổ chức các trò chơi tập thể nhẹ nhàng cùng các bệnh nhân, Câu 3) Mỗi nhóm đưa ra 1 tình huống thực tế cho nhóm khác xử lí xoay quanh vấn đề bệnh dịch mà nhóm nghiên cứu. Câu 4) Tiến hành dự án: “Vì sức khỏe cộng đồng – Nói không với dịch bệnh”. Nội dung: khảo sát thực trạng dịch bệnh tại địa phương (những bệnh dịch thường xuyên bùng phát, lứa tuổi mắc phải, tần suất lặp lại, phương thức lây lan, điều kiện môi trường tại các hộ gia đình điều tra và môi trường xung quanh, ), đề 29
  39. xuất biện pháp xử lí và tuyên truyền. Hình thức báo cáo: đóng tiểu phẩm, thiết kế tờ rơi tuyên truyền (hình thức infographic), power point, scrapook 2.3. Tổ chức dạy học chuyên đề 2.3.1. Nguyên tắc tổ chức dạy học chuyên đề Trong quá trình thiết kế bài soạn dạy học chuyên đề, GV cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau: - Tuân thủ tiến trình 5 hoạt động theo công văn 5555/BGDĐT-GDTrH - Hình thức phù hợp với nội dung, trình độ nhận thức người học và điều kiện cơ sở vật chất nhà trường - Linh hoạt trong cách thức tổ chức, áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực 2.3.2. Quy trình tổ chức dạy học chuyên đề Theo chuẩn chương trình đổi mới giáo dục hiện hành, quá trình tổ chức dạy học chuyên đề đi theo tiến trình 5 hoạt động dưới đây: 1 Hoạt động khởi động (HĐKĐ) 2 Hoạt động hình thành kiến thức (HĐHTKT) 3 Hoạt động luyện tập (HĐLT) 4 Hoạt động vận dụng (HĐVD) 5 Hoạt động tìm tòi - mở rộng (HĐTT-MR) Sơ đồ 2.4: Các bước tổ chức dạy học chuyên đề - HĐKĐ: giai đoạn này HS được khởi động về cả 2 mặt tâm lí và tư duy. HS trong tâm thế sẵn sàng, vui vẻ, tích cực, động não suy nghĩ, nảy sinh những câu hỏi và mong muốn được tìm hiểu và giải đáp. Mục tiêu của HĐKĐ là tạo mâu thuẫn nhận thức cho người học về những kiến thức đã biết và chưa biết, kiến thức lí thuyết và thức tế, kiên thức cũ và mới; qua đó hình thành nhu cầu giải quyết vấn đề của người học. Để thiết kế được HĐKĐ phù hợp, bước đầu cần đọc tiêu chí đánh giá về hoạt 30
  40. động này trong công văn 5555, phân biệt 3 mức độ để định hướng công việc cần làm. Tiếp theo xây dựng các hoạt động ứng với mức độ mong muốn thông qua các câu hỏi, tình huống, trò chơi, thí nghiệm, hình ảnh, Các tiêu chí đánh giá HĐKĐ là : có hay không hình thành mâu thuẫn; mức độ hấp dẫn, sinh động, gần gũi với đời sống hàng ngày; có hay không có câu hỏi chủ chốt - HĐHTKT: đây là giai đoạn giải quyết các những mâu thuẫn tạo ra cho người học ở HĐKĐ. Thông qua đó hình thành, phát triển năng lực người học và hình thành kiến thức. Nên sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: dạy học hợp đồng, dạy học dự án, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật sân khấu hóa, Các tiêu chí đánh giá HĐHTKT là: có kết nối với HĐKĐ hay không, năng lực HS có được hình thành hay không và đó là những năng lực gì, thông qua các hoạt động HS có lĩnh hội được kiến thức không - HĐLT: đây là giai đoạn củng cố, hoàn thiện và khắc sâu những kiến thức và kĩ năng mới hình thành. Tính hiệu quả của hoạt động thể hiện ở việc HS mô tả được kiến thức theo cách riêng của mình, áp dụng được vào các tình huống, các vấn đề trong học tập và thực tiễn. Các tiêu chí đánh giá HĐLT là: có mục tiêu rõ ràng, nội dung gắn với thực tiễn và có sự kết nối trong chuỗi các hoạt động - HĐVD: giai đoạn này tổ chức cho HS vận dụng kiến thức/ kĩ năng mới học vào vấn đề / tình huống tương tự trong thực tiễn và nên diễn ra ngoài lớp học. Các tiêu chí đánh giá HĐVD là: HS có giải quyết được kiến thức / kĩ năng mới học để giải quyết những vấn đề tương tự hay không, có mô tả được sản phẩm mong đợi rõ ràng hay không, có tạo cơ hội để HS tìm hiểu và giải quyết vấn đề hay không - HĐTT-MR: giai đoạn này tương tự với HĐVD, chỉ khác ở điểm các hoạt động tổ chức nhằm cho HS vận dụng kiến thức/ kĩ năng mới học vào vấn đề / tình huống mới trong thực tiễn 2.3.3. Ví dụ minh họa Tiến trình tổ chức dạy học HĐKĐ trong chuyên đề: Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống 4.1. HĐKĐ - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV tổ chức trò chơi: “Muỗi chích muỗi chích” (chọn 4 bạn làm quản trò có nhiệm vụ quan sát lớp và gọi tên những bạn thua cuộc, muỗi chích tất cả những ai không làm theo hiệu lệnh: đưa 2 tay sang 31
  41. ngang, chạm 1 tay xuống đất, tạo thành nhóm 3 người, ) - Thực hiện nhiệm vụ: HS làm theo hiệu lệnh của GV - Báo cáo kết quả và thảo luận: quản trò thống kê danh sách những bạn thua cuộc, cùng lớp đưa ra hình thức xử phạt - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV nhận xét về thái độ tham gia hoạt động chung của lớp. GV đặt vấn đề: Giả sử con muỗi ban đầu mang mầm bệnh sốt xuất huyết, tất cả các thành viên bị muỗi chích sẽ bị mắc bệnh, bệnh lây từ người bệnh sang người lành. Những bệnh như vậy được gọi là bệnh truyền nhiễm. Khi bệnh truyền nhiễm lây lan trên diện tích rộng và nhanh chóng được gọi là bệnh dịch. Vậy bệnh dịch là gì? Cơ chế lây lan và cơ sở khoa học để phòng tránh bệnh dịch như thế nào? Đây chính là nội dung chuyên đề học tập. 4.2. HĐHTKT Hoạt động 1: Tìm hiểu tổng quan về dịch bệnh (dạy học theo hợp đồng) - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Kí kết hợp đồng: GV giao hợp đồng tới từng cá nhân, giải thích các kí hiệu, phổ biến nội dung và yêu cầu cần đạt các nhiệm vụ trong hợp đồng. Mẫu hợp đồng ở phụ lục 5 khóa luận Nhiệm vụ 1 Mục 2.1 Nhiệm vụ 2 Mục 2.2 Nhiệm vụ 3 Mục 2.3 Nhiệm vụ 4 Mục 2.4 – Câu 1 Nhiệm vụ 5 Mục 2.4 – Câu 2 - Thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện hợp đồng: HS lần lượt thực hiện các nhiệm vụ trong hợp đồng, GV quan sát, phát hiện những khó khăn của cá nhân hay nhóm HS để kịp thời tháo gỡ - Báo cáo kết quả và thảo luận: Thanh lí hợp đồng: Tổ chức cho HS trưng bày và tham quan sản phẩm học tập, cá nhân/nhóm quan sát, so sánh, tự đánh giá - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV chính xác hóa kiến thức, đánh giá thông qua việc chấm điểm các nhiệm vụ Hoạt động 2: Tìm hiểu một số bệnh dịch phổ biến ở người (kĩ thuật sơ đồ tư 32
  42. duy) - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV đưa ra 4 dịch bệnh phổ biến: dịch cúm, dịch sốt xuất huyết, dịch thủy đậu, hội chứng HIV/AIDS. Thực hiện nhiệm vụ mục 2.5 – câu 1 - Thực hiện nhiệm vụ: Tổ chức cho HS tự chọn nhóm (theo sở thích, sở trường), phân công nhiệm vụ, tiến hành thiết kế - Báo cáo kết quả và thảo luận: theo hình thức phòng tranh - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: các nhóm đánh giá chéo thông qua bảng tiêu chí: Nội dung: đầy đủ, chính xác, có liên hệ thực tế 4 điểm Hình thức: bố cục rõ ràng, màu sắc hài hòa, hình ảnh sinh 4 điểm động Thuyết trình: tự tin, có tương tác 2 điểm GV tổng hợp, nhận xét và chính xác hóa kiến thức. 4.3. HĐLT - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: thực hiện nhiệm vụ mục 2.5 – câu 2 - Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, có thể thảo luận với các bạn xung quanh để tìm ra câu trả lời - Báo cáo kết quả và thảo luận: HS báo cáo kết quả kết hợp mời những ý kiến khác - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: tổng hợp, nhận xét các ý kiến và chính xác hóa 4.4. HĐVD - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: thực hiện nhiệm vụ mục 2.5 – câu 3 - Thực hiện nhiệm vụ: các nhóm tập hợp ý kiến, thiết kế thành 1 vở kịch ngắn chứa nội dung vấn đề cần giải quyết cho nhóm khác - Báo cáo kết quả và thảo luận: Các nhóm tiến hành xoay vòng, nhóm 1 đưa tình huống – nhóm 2 trả lời, nhóm 2 đưa tình huống – nhóm 3 trả lời, tương tự với nhóm 3 và nhóm 4 - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: các nhóm đánh giá chéo thông 33
  43. qua bảng tiêu chí: Đưa ra tình huống: gần gũi, hài hước, thu hút người xem 4 điểm Giải quyết tình huống: đúng trọng tâm, dựa trên cơ sở lí thuyết 4 điểm được học Hoạt động nhóm nghiêm túc và hiệu quả 2 điểm GV tổng hợp, nhận xét và chính xác hóa kiến thức liên quan. 4.5. HĐTT-MR - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: thực hiện nhiệm vụ mục 2.5 – câu 4, đồng thời phát cho mỗi HS cuốn sổ theo dõi dự án, mẫu sổ theo dõi ở phụ lục 6 của khóa luận - Thực hiện nhiệm vụ: Nhóm tập hợp và tiến hành dự án đồng thời hoàn thành sổ theo dõi dự án - Báo cáo kết quả và thảo luận: Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm trên lớp - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV đánh giá thông qua sản phẩm nhóm báo cáo và sổ theo dõi dự án của từng HS - Tiến trình tổ chức chuỗi hoạt động” HĐHTKT; HĐLT; HĐVD; HĐTT-MR được trình bày cụ thể trong phụ lục 3 của khóa luận. Kết luận chương 2 Trên cơ sở phát triển yêu cầu cần đạt theo chương trình Sinh học mới, chúng tôi đưa ra quy trình thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề gồm 3 giai đoạn: thiết kế tài liệu chuyên đề; thiết kế hoạt động chuyên đề và tổ chức hoạt động chuyên đề. Tương ứng mỗi giai đoạn, chúng tôi đề xuất nguyên tắc và quy trình thực hiện. Bám sát nguyên tắc và quy trình đã đề xuất, chúng tôi thiết kế chuyên đề dạy học: Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống. 34
  44. CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm Trên cơ sở nội dung xây dựng, tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích kiểm tra tính hiệu quả của chuyên đề dạy học: “Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống”, góp phần vào công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo nước ta. 3.2. Nội dung thực nghiệm Trong thời gian thực tập Sư phạm đợt 2, tôi tiến hành dạy học chuyên đề: “Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống”. Qua việc tổ chức các hoạt động học tập, tôi đánh giá tính hợp lí, khoa học và hiệu quả của tiến trình dạy học; mức độ hứng thú, kiến thức và năng lực hình thành được cho HS, từ đó rút kinh nghiệm và có những chỉnh lí kịp thời. 3.3. Phương pháp thực nghiệm 3.3.1. Chọn đối tượng tham gia Đối tượng thực nghiệm: 36 HS lớp 10A3 trường THPT Mỹ Hào, thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên 3.3.2. Phương pháp bố trí thực nghiệm Sau khi chuẩn bị xong về mặt nội dung và các phương tiện dạy học, tôi tiến hành giảng dạy theo kế hoạch đã xây dựng. Chuyên đề gồm 3 nội dung chính: tìm hiểu tổng quan dịch bệnh thông qua hợp đồng học tập, tìm hiểu chi tiết 1 số bệnh dịch thường gặp ở người thông qua thiết kế sơ đồ tư duy, trải nghiệm thực tế thông qua dự án: “Vì sức khỏe cộng đồng – Nói không vơi dịch bệnh”. Với mỗi nội dung, tôi lần lượt chuyển giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS tiến hành thực hiện, nêu rõ tiêu chí về sản phẩm cần đạt, tổ chức cho HS báo cáo và thảo luận, cuối cùng nhận xét và đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ và sản phẩm của các em. 35
  45. 3.4. Kết quả thực nghiệm Sau 5 nhiệm vụ tương ứng 5 bài đánh giá, thông qua các tiêu chí chúng tôi đánh giá hiệu quả dạy và học chuyên đề: Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống. Các nhiệm vụ đặt ra có 2 hình thức: làm việc nhóm và làm việc cá nhân. Số liệu thu được chúng tôi tiến hành xử lí trên Excel: - Lập bảng thống kê số liệu thu được - Xác định đại lượng thống kê đặc trưng: trung bình, phương sai - So sánh giá trị trung bình để đánh giá khả năng hiểu bài 3.4.1. Kết quả định lượng Bảng 3.1: Thống kê hiệu quả riêng từng hoạt động học tập Số lượng HS Đ ạ t y ế u Đạt trung Đạt khá Đạt Đạt xuất ( 9) Hợp đồng học tập 0 2 12 17 5 Thiết kế sơ đồ tư duy 0 0 9 18 9 Luyện tập kiến thức 0 0 8 24 4 Vận dụng kiến thức 0 0 9 18 9 Thực hiện dự án học tập 0 0 9 18 9 Tổng 0 2 47 95 36 % 0 1.11 26.11 52.78 20 Bảng 3.2: Thống kê kết quả học tập của HS sau chuyên đề Đạt mức Số lượng HS Qui đổi % Mức yếu ( 9) 2 5.56 Qua bảng thông kê trên, ta có biểu đồ sau: 36
  46. Kết quả học tập 5.56 25 Yếu Trung bình Khá Giỏi Xuất sắc 69.44 Biểu đồ 3.1: Kết quả học tập của HS sau chuyên đề 3.4.2. Kết quả định tính Kết thúc chuỗi 5 hoạt động trong chuyên đề: “Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống”, bằng những quan sát và ghi chép cẩn thận, tôi nhận thấy HS rất hăng hái, tích cực tham gia vào các nhiệm vụ tôi đặt ra, đặc biệt với những hoạt động được vui chơi (ở HĐKĐ), những nhiệm vụ được khởi đầu một cách khác lạ (kí kết hợp đồng) hay được khám phá thế giới bên ngoài để tiếp thu kiến thức, vượt ra khỏi không gian trường lớp (điều tra thực tiễn). Không gian học tập thoải mái, không gò ép, thú vị đã kích thích nhu cầu tìm hiểu kiến thức liên quan vì vậy các em hoàn toàn chủ động tiếp thu được những kiến thức và hình thành được những năng lực mà tôi đã đặt ra ở mục tiêu chuyên đề, đáp ứng được mục tiêu chương trình đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo hiện hành. 3.5. Kết luận - Về tính hiệu quả của các hoạt động chung là cao, chỉ 1.11% đạt trung bình với 2 HS, 26.11% đạt khá với 47 HS, 52.78% đạt giỏi với 95 HS, 20% xuất sắc với 36 HS trên tổng 5 nhiệm vụ - Về kết quả học tập của HS qua 5 nhiệm vụ, 0% đạt yếu và trung bình, 25% đạt khá với 9 HS, 69.44% đạt giỏi với 25HS, 5.56% đạt xuất sắc với 2 HS Kết luận chương 3 Qua quá trình thực nghiệm, tôi không chỉ đánh giá được mức độ phù hợp của chuyên đề mà còn trải nghiệm được những hiệu quả dạy học chuyên đề đem lại cho HS, cho GV và cho không khí học tập. Đối tượng thực nghiệm của tôi là lớp 10A3 37
  47. – một trong những lớp chọn đầu của trường THPT Mỹ Hào vì vậy kết quả sau dự án khá cao. Bài học rút ra: cần bổ sung thêm những câu hỏi hay nhiệm vụ ở mức độ vận dụng cao để khai thác được HS nhiều hơn. Nếu dạy ở các lớp thường thì kế hoạch dạy học thiết kế là phù hợp. Không thể phủ nhận nếu áp dụng dạy học chuyên đề một cách nghiêm túc thì kết quả đem lại rất tuyệt: tạo điều kiện để năng lực HS được hình thành và phát triển, giúp HS nắm vững và nhớ lâu kiến thức, kiến thức được HS tích cực và chủ động thu nhận thông qua việc gây hứng thú và kích thích tò mò của chúng, có điều kiện tổ chức các hoạt động thực hành, là thí nghiệm hay trải nghiệm thực tế, 38
  48. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Sau một thời gian nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã giải quyết được các nhiệm vụ sau: 1. Dựa vào phân tích cơ sở lí luận, chúng tôi xác định được vai trò của chuyên đề dạy học. Dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho HS có rất nhiều phương thức khác nhau, trong đó là dạy học chuyên đề. Chuyên đề dạy học có tính khái quát, dành nhiều thời gian để tổ chức hoạt động học tập tích cực rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề cho HS. 2. Điều tra thực trạng cho thấy GV và HS trường THPT Mỹ Hào đã tiếp cận và đổi mới theo định hướng dạy học mới. GV đã xây dựng hệ thống chuyên đề dạy học và dự án học tập khối THPT. Tuy nhiên vẫn chưa xây dựng hệ thống 9 chuyên đề theo chương trình mới (ban hành 19/01/2018). 3. Dựa trên việc phân tích cấu trúc chuyên đề dạy học, yêu cầu của chuyên đề dạy học, chúng tôi đề xuất: Quy trình xây dựng chuyên đề gồm các bước: 1) Thiết kế tài liệu chuyên đề; 2) Thiết kế hoạt động chuyên đề; 3) Tổ chức hoạt động chuyên đề. Quy trình thiết kế tài liệu chuyên đề gồm các bước: 1) Xác định yêu cầu cần đạt của chuyên đề; 2) Tìm kiếm thông tin liên quan đến chuyên đề; 3) Xắp xếp và xử lí thông tin; 4) Viết bản thảo chuyên đề; 5) Xin ý kiến chuyên gia; 6) Hoàn thiện tài liệu. Quy trình thiết kế hoạt động chuyên đề gồm các bước: 1) Xác định mục tiêu chuyên đề; 2) Biên soạn ngân hàng câu hỏi phủ kín; 3) Thiết kế tiến trình dạy học; 4) Tổ chức dạy học và dự giờ; 5) Phân tích và rút kinh nghiệm bài học. Quy trình tổ chức hoạt động chuyên đề gồm chuỗi các hoạt động học tập: 1) HĐKĐ; 2) HĐHTKT; 3) HĐLT; 4) HĐVD; 5) HĐTT-MR II. Kiến nghị 1. Đối với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2: Do điều kiện về thời gian và nhân lực, nhóm nghiên cứu chúng tôi thiết kế được 5 chuyên đề dạy học trong hệ thống 9 chuyên đề theo chương trình Sinh học mới bao gồm: 1) Công nghệ enzim; 2) Công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường; 3) Dinh dưỡng khoáng – tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch; 4) Một số bệnh dịch ở người và cách 39
  49. phòng chống; 5) Vệ sinh an toàn thực phẩm. Do vậy, chúng tôi đề nghị nhà trường tiếp tục triển khai tới sinh viên nghiên cứu và thiết kế 4 chuyên đề dạy học còn lại bao gồm: 1) Công nghệ tế bào và một số thành tựu; 2) Sinh học phân tử; 3) Kiểm soát sinh học; 4) Sinh thái nhân văn. 2. Đối với Trường THPT: tiếp tục triển khai chương trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục tới GV THPT; tạo điều kiện về cơ sở vật chất, không gian lớp học để GV thuận lợi khi dạy học theo hướng tích cực. 3. Đối với GV Sinh học: tăng cường vận dụng quy trình thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề tại trường THPT. 40
  50. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết số 29 - NQ/TW khóa XI, Ban chấp hành trung ương Đảng. 2. Công văn số 5555/BGĐT - GDTrH, Bộ giáo dục và đào tạo. 3. Sách giáo khoa Sinh học 10, NXB Giáo dục Việt Nam. 4. Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học (Dự thảo ngày 19 tháng 01 năm 2018), Bộ giáo dục và đào tạo. 5. Trần Thị Quyên, 2016. Thiết kế chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào trong dạy học Sinh học 10 theo định hướng phát triển năng lực người học. Khóa luận tốt nghiệp đại học. Đại học Sư phạm Hà Nội 2. 6. Dự án Việt - Bỉ, Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. 7. Bộ y tế - Cục y tế dự phòng link: 8. Chủ biên: Ths.BS. Trần Quốc Tuấn, CN. Trần Quốc Khánh; 2007; Giáo trình môn học điều dưỡng bệnh truyền nhiễm; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, trường Cao đẳng Y tế. 9. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1996): Lý luận dạy học Sinh học. NXB Giáo dục Hà Nội. 10. Neil A. et al., 2008. Campbell. Xuất bản lần thứ 8. NXB Pearson Benjamin Cummings Hoa Kỳ. 11. Tài liệu tập huấn: Mô- đun đánh giá dạy học tích cực, Trung tâm giáo dục trải nghiệm. Trường Đại học Công giáo Leuven, Vương quốc Bỉ. 12. Tài liệu tập huấn (2006): Dạy và học tích cực và sử dụng thiết bị dạy học, Dự án Việt - Bỉ, Bộ giáo dục và đào tạo. 13. Tài liệu tập huấn (2007): 3 phương pháp dạy và học tích cực (học theo hợp đồng, theo góc và theo dự án, Dự án Việt - Bỉ, Bộ giáo dục và đào tạo. 41
  51. Phụ lục 1.1 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN VỀ HIỆN TRẠNG DẠY HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường phổ thông, xin mời các thầy / cô cho ý kiến về các vấn đề sau Họ và tên: Nơi công tác: Chuyên môn: SĐT: Email: Câu 1: Thầy cô sử dụng những hình thức dạy học nào sau đây trong giờ dạy các môn Khoa học tự nhiên (Với mỗi hình thức, hãy đánh dấu X vào 1 trong 3 cột phù hợp với suy nghĩ của thầy cô) Các hình thức dạy học Tần suất sử dụng Thường xuyên Đôi khi Không sử dụng Thí nghiệm Thảo luận nhóm Phương pháp hỏi đáp Diễn giảng – thuyết trình Giải quyết vấn đề Dạy học chuyên đề Làm dự án Đóng vai Câu 2: Theo thầy cô, trong dạy học chuyên đề, các mục đích dưới đây có tầm quan trọng như thế nào? (Với những mục đích, hãy đánh dấu X vào 1 trong 5 cột phù hợp nhất với suy nghĩ của thầy cô) PL 1
  52. Mục đích của việc dạy học theo Quan Phân vân Không chuyên đề trọng quan trọng Phát triển năng lực tư duy cho học sinh Giúp học sinh nắm vững và nhớ lâu kiến thức cần học Nâng cao tính tích cực, chủ động nhận thức trong học tập Khai thác các phương tiện dạy học một cách hiệu quả Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay Hình thành cho học sinh kĩ năng giải quyết vấn đề Gây hứng thú học tập cho học sinh Giáo viên đỡ vất vả hơn Rèn cho học sinh kĩ năng thực hành, trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tế Tạo điều kiện hình thành và phát triển năng lực học sinh Câu 3: Theo thầy cô, việc áp dụng chuyên đề vào dạy học thường gặp những khó khăn gì? (Đánh dấu X vào cột đúng với suy nghĩ của thầy cô hoặc cho ý kiến khác) Khó khăn Đồng ý Phân Không vân đồng ý Mất nhiều thời gian chuẩn bị cho bài dạy Phân phối chương trình hiện hành không đáp ứng Học sinh quen với lối học truyền thống Cơ sở vật chất nhà trường không đáp ứng được Đánh giá từng cá nhân / nhóm Quản lí học sinh (trên lớp / ngoài lớp học) PL 2
  53. Ý kiến khác: Xin chân thành cảm ơn những đóng góp, ý kiến của chuyên gia! PL 3
  54. Phụ lục 1.2 PHIẾU KHẢO SÁT TÌNH HÌNH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Họ và tên học sinh: Lớp: Trường: Quận (huyện): Tỉnh (thành phố): Em hãy cho biết ý kiến của mình qua các câu hỏi sau: Câu 1: Thái độ của em đối với môn sinh học (đánh dấu X vào 1 trong 3 ô trống hoặc ghi ý kiến khác) Rất thích Bình thường Không thích Ý kiến khác: Câu 2: Những hoạt động của em trong giờ sinh học (Với mỗi hoạt động, hãy đánh dấu X vào 1 trong 3 cột) Các hoạt động Mức độ hoạt động Thường Đôi khi Ít khi xuyên Nghe giáo viên giảng và ghi chép Đọc trong sách giáo khoa để trả lời câu hỏi Trao đổi, thảo luận với bạn để giải quyết 1 vấn đề nào đó Ghi chép vào vở Làm thí nghiệm hoặc thực hành Quan sát tranh trong sách giáo khoa hoặc trên bảng Tự đưa ra vấn đề mà em quan tâm Đề xuất các hướng giải quyết vấn đề Giải quyết vấn đề dựa vào kiến thức đã học Giải quyết vấn đề dựa vào những hiểu biết thực tế của em PL 4
  55. Câu 3: Hãy đánh dấu X vào những hoạt động mà em thích trong giờ sinh học Các hoạt động Mức độ yêu thích Không Thích Rất thích thích Nghe giáo viên giảng và ghi chép Đọc trong sách giáo khoa để trả lời câu hỏi Trao đổi, thảo luận với bạn để giải quyết 1 vấn đề nào đó Ghi chép vào vở Làm thí nghiệm hoặc thực hành Quan sát tranh trong sách giáo khoa hoặc trên bảng Tự đưa ra vấn đề mà em quan tâm Đề xuất các hướng giải quyết vấn đề Giải quyết vấn đề dựa vào kiến thức đã học Giải quyết vấn đề dựa vào những hiểu biết thực tế của em Ý kiến khác: PL 5
  56. Phụ lục 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH – KTNN  DƯƠNG THỊ KIỀU DUYÊN TÀI LIỆU DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ BỆNH DỊCH VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG (Theo chương trình giáo dục phổ thông mới môn Sinh học) Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Sinh học Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2018 PL 6
  57. MỤC LỤC 1. Tổng quan về dịch bệnh 1.1. Bệnh dịch là gì? 1.2. Tác nhân gây bệnh dịch ở người 1.2.1. Tác nhân vi khuẩn 1.2.2. Tác nhân vi nấm 1.2.3. Tác nhân động vật nguyên sinh 1.2.4. Tác nhân virus 1.3. Đặc tính của dịch bệnh 1.4. Các con đường lây nhiễm của dịch bệnh 1.4.1. Lan truyền trực tiếp 1.4.2. Lan truyền gián tiếp 1.5. Phân loại dịch bệnh 1.5.1. Dựa vào mức độ nguy hại 1.5.2. Dựa vào con đường lây truyền 1.6. Cách phòng ngừa chung của bệnh dịch 2. MỘT SỐ BỆNH DỊCH PHỔ BIẾN Ở NGƯỜI 2.1. Bệnh cúm 2.1.1. Cúm là gì? 2.1.2. Tác nhân gây bệnh cúm 2.1.3. Cơ chế sinh bệnh cúm 2.1.4. Triệu chứng, biến chứng bệnh cúm 2.1.5. Biện pháp phòng tránh bệnh cúm 2.1.6. Điều gì xảy ra nếu bị cúm khi mang thai 2.2. Bệnh sốt xuất huyết 2.2.1. Sốt xuất huyết là gì? 2.2.2. Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết 2.2.3. Cơ chế sinh bệnh sốt xuất huyết 2.2.4. Triệu chứng và biến chứng bệnh sốt xuất huyết 2.2.5. Các biện pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết PL 7
  58. 2.3. Bệnh thủy đậu 2.3.1. Bệnh thủy đậu là gì? 2.3.2. Tác nhân gây bệnh thủy đậu 2.3.4. Cơ chế sinh bệnh thủy đậu 2.3.5. Triệu chứng và biến chứng bệnh thủy đậu 2.3.6. Biện pháp phóng chống bệnh thủy đậu 2.3.7. Điều gì xảy ra nếu bị thủy đậu khi mang thai 2.4. Hội chứng HIV/AIDS 2.4.1. Khái niệm HIV/AIDS 2.4.2. Tác nhân gây bệnh HIV/AIDS 2.4.3. Phương thức lây truyền HIV/AIDS 2.4.4. Cơ chế sinh bệnh HIV/AIDS 2.4.5. Các giai đoạn phát triển của HIV/AIDS 2.4.6. Làm cách nào để bảo vệ bản thân khỏi HIV/AIDS 2.4.7. Điều trị HIV khi bạn mang thai 3. TOP 5 DỊCH BỆNH ĐÁNG SỢ NHẤT LOÀI NGƯỜI TÀI LIỆU THAM KHẢO PL 8
  59. 1. Tổng quan về bệnh dịch 1.1. Bệnh dịch là gì? Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác; do vi khuẩn, vi nấm, virus, động vật nguyên sinh, gây nên; khi tác nhân hội đủ 3 điều kiền: có khả năng gây bệnh, số lượng nhiễm đủ lớn, con đường xâm nhập thích hợp sẽ có khả năng gây bệnh 10. Trong một tài liệu khác, bệnh truyền nhiễm được định nghĩa là bệnh do vi sinh vật (vi khuẩn, Ricketsia, virus) hoặc ký sinh trùng gây nên. Mầm bệnh từ người bị nhiễm khuẩn lây sang người lành xung quanh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (qua nước, thức ăn, vật dụng, côn trùng, )11 Hiện tượng nhiễm khuẩn là kết quả của sự tác động tương hỗ giữa mầm bệnh với cơ thể vật chủ trong điều kiện nhất định của ngoại cảnh. Khi một vật chủ bị nhiễm khuẩn thì diễn biến của bệnh rất phong phú. Có thể là một trong số các trường hợp sau: - Bệnh tiên phát: khi cơ thể nhiễm vi sinh vật lần đầu - Bệnh tái nhiễm: mắc lại bệnh do nhiễm lại mầm bệnh trước đó đã nhiễm - Bệnh tái phát: khi bệnh đã ngừng phát triển một thời gian, nhưng do mầm bệnh cũ chưa bị tiêu diệt hoàn toàn hoạt động trở lại - Bội nhiễm: bệnh cũ chưa khỏi lại xuất hiện mầm bệnh mới nhờ điều kiện thuận lợi mà vi khuẩn xâm nhập gây bệnh nặng hơn. Khi bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh chóng với số lượng lớn trong một cộng đồng hoặc một khu vực trong khoảng thời gian ngắn (thường là hai tuần hoặc ít hơn) sẽ trở thành bệnh dịch12. 1.2. Tác nhân gây bệnh dịch ở người Tác nhân gây nên bệnh dịch rất đa dạng và phong phú, gồm có: vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh, chủ yếu là virus. 1.2.1. Tác nhân vi khuẩn 13 10 SGK Sinh học 10 Tr 125 11 Giáo trình môn học điều dưỡng bệnh truyền nhiễm Tr 6 12 Giáo trình môn học điều dưỡng bệnh truyền nhiễm Tr 6 13 Onheath, Diseases & Infections 101, 05/11/2016 PL 9
  60. Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào, siêu nhỏ sống gần như khắp mọi nơi. Vi khuẩn sống ở mọi khí hậu và vị trí trên trái đất. Một số là không khí trong khi những cá thể khác sống trong nước hoặc đất. Vi khuẩn sống trên và bên trong thực vật, động vật và con người. Từ "vi khuẩn" có ý nghĩa tiêu cực, nhưng vi khuẩn thực sự thực hiện nhiều chức năng quan trọng đối với sinh vật và trong môi trường. Ví dụ, thực vật cần vi khuẩn trong đất để phát triển. Nhiễm vi khuẩn là sự gia tăng của một chủng vi khuẩn có hại trên hoặc bên trong cơ thể. Vi khuẩn có thể lây nhiễm bất kỳ khu vực nào của cơ thể. Viêm phổi, viêm màng não và ngộ độc thực phẩm chỉ là một số bệnh có thể do vi khuẩn gây hại. Vi khuẩn có ba hình dạng cơ bản: hình que (trực khuẩn), hình cầu (cocci) hoặc xoắn ốc (tảo xoắn). Vi khuẩn cũng có thể được phân loại là gram dương hoặc gram âm. Vi khuẩn gram dương có thành tế bào dày trong khi vi khuẩn gram âm thì không. Nhuộm gram, nuôi cấy vi khuẩn với xác định độ nhạy cảm với kháng sinh và các xét nghiệm khác được sử dụng để xác định các chủng vi khuẩn và giúp xác định quá trình điều trị thích hợp. Phần lớn vi khuẩn vô hại với con người và một số chủng thậm chí còn có lợi. Trong đường tiêu hóa của con người, vi khuẩn tốt hỗ trợ tiêu hóa và sản xuất vitamin. Chúng cũng giúp miễn dịch, làm cho cơ thể bớt hiếu khách với vi khuẩn xấu và các mầm bệnh gây hại khác. Khi xem xét tất cả các chủng vi khuẩn tồn tại, tương đối ít có khả năng làm cho người ta bị bệnh. Nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) là do vi khuẩn gây hại. Đôi khi, những nhiễm trùng này không liên quan đến bất kỳ triệu chứng nào nhưng vẫn có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho hệ thống sinh sản. Nhiễm vi khuẩn là một trong những nguyên nhân gây bệnh từ thực phẩm. Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt, ớn lạnh và đau bụng là những triệu chứng phổ biến của ngộ độc thực phẩm. Thịt sống, cá, trứng, thịt gia cầm và sữa chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn gây hại có thể gây bệnh. Chuẩn bị và xử lý thực phẩm không vệ sinh cũng có thể khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn. Vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm bao gồm: - Campylobacter jejuni (C. jejuni) là một bệnh tiêu chảy thường đi kèm với chuột rút và sốt. - Clostridium botulinum (C. botulinum) là một loại vi khuẩn có khả năng đe dọa đến tính mạng, tạo ra độc tố thần kinh mạnh mẽ. PL 10
  61. - Escherichia coli (E. coli) O157: H7 là một bệnh tiêu chảy (thường có máu) có thể đi kèm với buồn nôn, nôn, sốt và chuột rút ở bụng. - Listeria monocytogenes (L. monocytogenes) gây sốt, đau cơ và tiêu chảy. Phụ nữ mang thai, người già, trẻ sơ sinh và những người có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ mắc bệnh này cao nhất. - Salmonella gây sốt, tiêu chảy và chuột rút bụng. Các triệu chứng thường kéo dài từ 4 đến 7 ngày. - Vibrio gây tiêu chảy khi ăn, nhưng nó cũng có thể gây nhiễm trùng da nghiêm trọng khi tiếp xúc với vết thương hở. - Chlamydia là một bệnh nhiễm trùng ở nam và nữ do một sinh vật tên là Chlamydia trachomatis gây ra. Chlamydia làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm vùng chậu (PID) ở phụ nữ. - Bệnh lậu, còn được gọi là "vỗ tay" và "nhỏ giọt", gây ra bởi Neisseria gonorrhoeae. Đàn ông và phụ nữ có thể bị nhiễm bệnh. Bệnh lậu cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm vùng chậu (PID) ở phụ nữ. - Bệnh giang mai có thể ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ và do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Không được điều trị, bệnh giang mai có khả năng rất nguy hiểm và thậm chí có thể gây tử vong. - Viêm âm đạo do vi khuẩn, gây ra sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây bệnh trong âm đạo. - Kháng kháng sinh: việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến sự gia tăng tình trạng kháng kháng sinh. Kháng kháng sinh xảy ra khi vi khuẩn không còn nhạy cảm với một loại thuốc nên loại bỏ nhiễm trùng. Nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh có khả năng rất nguy hiểm và làm tăng nguy cơ tử vong. Khoảng 2 triệu người ở Hoa Kỳ bị nhiễm trùng kháng kháng sinh mỗi năm và 23.000 người chết vì tình trạng này. Tổ chức CDC ước tính 14.000 ca tử vong là do nhiễm trùng Clostridium difficile (C. difficile) xảy ra do ức chế kháng sinh của các vi khuẩn khác cho phép C.difficile sinh sôi nảy nở. Hầu hết các trường hợp tử vong do nhiễm trùng kháng kháng sinh xảy ra ở bệnh nhân nhập viện và những người đang ở trong viện dưỡng lão. PL 11
  62. 1.2.2. Tác nhân vi nấm14 Nấm ở khắp mọi nơi. Có hàng triệu loài nấm khác nhau trên Trái đất, nhưng chỉ có khoảng 300 trong số đó được biết là làm cho con người bị bệnh. Bệnh nấm thường do nấm thường gặp trong môi trường. Nấm sống ngoài trời trong đất và trên cây và cây cũng như trên nhiều bề mặt trong nhà và trên da người. Hầu hết các loại nấm không nguy hiểm, nhưng một số loại có thể gây hại cho sức khỏe. - Aspergillosis là một bệnh nhiễm trùng do Aspergillus, một loại nấm mốc phổ biến (một loại nấm) sống trong nhà và ngoài trời. Hầu hết mọi người hít phải bào tử Aspergillus mỗi ngày mà không bị bệnh. Tuy nhiên, những người có hệ thống miễn dịch yếu hoặc bệnh phổi có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe cao hơn do Aspergillus. Các loại vấn đề sức khỏe do Aspergillus gây ra bao gồm phản ứng dị ứng, nhiễm trùng phổi và nhiễm trùng ở các cơ quan khác. - Bệnh nấm Candida là một bệnh nhiễm nấm do nấm men thuộc chi Candida. Một số trong hàng trăm loài Candida có thể gây nhiễm trùng ở người; phổ biến nhất là Candida albicans. Candida thường sống bên trong cơ thể (ở những nơi như miệng, cổ họng, ruột và âm đạo) và trên da mà không gây ra bất kỳ vấn đề nào. Nấm men Candida có thể gây nhiễm trùng nếu chúng vượt khỏi tầm kiểm soát hoặc nếu chúng xâm nhập sâu vào cơ thể (ví dụ: máu hoặc các cơ quan nội tạng như thận, tim hoặc não). - Sốt thung lũng là một bệnh nhiễm trùng do nấm Coccidioides. Nấm được biết là sống trong đất ở phía tây nam Hoa Kỳ và một phần của Mexico và Trung và Nam Mỹ. Loại nấm này gần đây cũng được tìm thấy ở miền trung nam Washington. Mọi người có thể bị sốt Thung lũng bằng cách hít vào các bào tử nấm siêu nhỏ từ không khí, mặc dù hầu hết những người hít phải bào tử đều không mắc bệnh. Thông thường, những người bị bệnh sốt Valley sẽ tự khỏi trong vòng vài tuần đến vài tháng, nhưng một số người sẽ cần dùng thuốc chống nấm. Một số nhóm người có nguy cơ cao bị bệnh nặng. Nó khó ngăn chặn tiếp xúc với Coccidioides ở những khu vực phổ biến trong môi trường, nhưng những người có nguy cơ cao bị sốt Thung lũng nghiêm trọng nên cố gắng tránh hít phải một lượng lớn bụi nếu họ ở những khu vực này. 14 Centers for Disease Control and Prevention, Types of fungal diseases PL 12
  63. - Viêm phổi do Pneumocystis (PCP) là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do nấm Pneumocystis jirovecii gây ra. Hầu hết những người mắc bệnh PCP đều có tình trạng y tế làm suy yếu hệ thống miễn dịch của họ, như HIV / AIDS, hoặc dùng các loại thuốc làm giảm khả năng của cơ thể để chống lại vi trùng và bệnh tật. Tại Hoa Kỳ, những người nhiễm HIV / AIDS ngày nay ít có khả năng mắc bệnh PCP hơn trước khi có liệu pháp kháng vi-rút (ART). Tuy nhiên, PCP vẫn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng kể.1-3 Phần lớn thông tin chúng tôi có về PCP và cách điều trị của nó đến từ việc chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV / AIDS. - Blastomycosis là một bệnh nhiễm trùng do một loại nấm có tên Blastomyces gây ra. Nấm sống trong môi trường, đặc biệt là trong đất ẩm và trong các vật chất phân hủy như gỗ và lá cây. Blastomyces chủ yếu sống ở các khu vực của Hoa Kỳ và Canada xung quanh thung lũng sông Ohio và Mississippi và Ngũ Hồ. Mọi người có thể bị bệnh blastomycosis sau khi hít phải bào tử nấm siêu nhỏ từ không khí. Mặc dù hầu hết những người hít phải bào tử đều bị bệnh, một số người mắc các triệu chứng giống như cúm và nhiễm trùng đôi khi có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị. - Candida auris là một loại nấm mới nổi gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe toàn cầu. CDC quan tâm đến C. auris vì ba lý do chính: 1) Nó thường kháng đa thuốc, có nghĩa là nó kháng nhiều loại thuốc chống nấm thường được sử dụng để điều trị nhiễm nấm Candida. 2) Rất khó để xác định bằng các phương pháp phòng thí nghiệm tiêu chuẩn, và nó có thể được xác định sai trong phòng thí nghiệm mà không có công nghệ cụ thể. Việc xác định sai có thể dẫn đến quản lý không phù hợp. 3) Nó đã gây ra sự bùng phát trong các thiết lập chăm sóc sức khỏe. Vì lý do này, điều quan trọng là phải nhanh chóng xác định C. auris ở bệnh nhân nhập viện để các cơ sở chăm sóc sức khỏe có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa đặc biệt để ngăn chặn sự lây lan của nó. 1.2.3. Tác nhân động vật nguyên sinh 15 Những sinh vật nhỏ như vậy có thể làm cho bạn bị bệnh? Chúng hoàn toàn có thể. Không phải tất cả nhưng một trong số chúng và nếu không điều trị y tế đúng cách, người bệnh có thể không bao giờ hồi phục. 15 CK-12, Protozoans and human diseases PL 13
  64. Hầu hết các bệnh protist ở người là do các protist giống như động vật, hoặc động vật nguyên sinh. Động vật nguyên sinh làm cho chúng ta bị bệnh khi chúng trở thành ký sinh trùng của con người. Ba ví dụ về động vật nguyên sinh ký sinh được mô tả dưới đây: Các thành viên của chi Trypanosoma là động vật nguyên sinh lá cờ gây ra bệnh ngủ, thường gặp ở Châu Phi. Chúng cũng gây ra bệnh Chagas, bệnh phổ biến ở Nam Mỹ. Các ký sinh trùng được lây lan bởi các vectơ côn trùng. Ký sinh trùng Trypanosoma xâm nhập vào máu người khi vectơ cắn. Sau đó, chúng lan sang các mô và cơ quan khác. Các bệnh có thể gây tử vong mà không cần điều trị y tế. Việc phát hiện ra bệnh Chagas là duy nhất trong lịch sử y học. Đó là bởi vì một nhà nghiên cứu duy nhất, một bác sĩ người Brazil tên Carlos Chagas, đã một mình xác định và giải thích về căn bệnh truyền nhiễm mới. Đầu những năm 1900, Chagas đã nghiên cứu kỹ lưỡng trong phòng thí nghiệm và thực địa. Ông đã xác định mầm bệnh, véc tơ, vật chủ, triệu chứng và phương thức truyền bệnh hiện được đặt tên cho ông. Giardia Protozoa Giardia là động vật nguyên sinh lá cờ gây ra bệnh giardia. Ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể thông qua thực phẩm hoặc nước đã bị ô nhiễm bởi phân của người hoặc động vật bị nhiễm bệnh. Các động vật nguyên sinh bám vào niêm mạc ruột non của chủ nhà, nơi chúng ngăn cản vật chủ hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng. Chúng cũng có thể gây tiêu chảy, đau bụng và sốt. Một hình ảnh của một động vật nguyên sinh Giardia mở ra khái niệm này. Plasmodium protozoa gây sốt rét. Các ký sinh trùng được lây lan bởi một vectơ muỗi. Ký sinh trùng xâm nhập vào một vật chủ máu Máu thông qua vết cắn của một con muỗi bị nhiễm bệnh. Ký sinh trùng lây nhiễm ký chủ tế bào hồng cầu, gây ra các triệu chứng như sốt, đau khớp, thiếu máu và mệt mỏi. Sốt rét là phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới (xem hình 1.1). Trên thực tế, sốt rét là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên hành tinh. Sốt rét cũng là một căn bệnh rất nghiêm trọng. Nó giết chết hàng triệu người mỗi năm, hầu hết là trẻ em. PL 14
  65. Hình 1.1: Phân bố sốt rét trên toàn thế giới Phân phối sốt rét trên toàn thế giới. Bản đồ này cho thấy nơi sốt rét được tìm thấy. Khu vực được xác định bởi vectơ muỗi. Muỗi chỉ có thể sống quanh năm ở những khu vực màu đỏ. 1.2.4. Tác nhân virus Virus không được coi là vật chất sống bởi khi tách khỏi tế bào vật chủ, chúng không thể tồn tại. Vì vậy số phận của chúng được gắn với câu: “cuộc sống vay mượn”. Nhà khoa học Martinus Beijerinck người Hà Lan là người đầu tiên phát hiện ra virus khi ông nghiên cứu đặc tính của tác nhân gây bệnh khảm trên cây thuốc lá (năm 1800). Qua thí nghiệm, ông đã khẳng định tác nhân gây bệnh không phải vi khuẩn. Ông tiếp tục tiến hành một số thí nghiệm nuôi cấy chúng và kết quả chúng không thể sống sót trong môi trường dinh dưỡng phòng thí nghiệm. Từ đó ông tưởng tượng ra một cấu trúc hạt có khả năng sinh sản, nhỏ hơn và Hình 1.2: Sơ đồ thí nghiệm của Martinus có cấu trúc đơn giản hơn vi khuẩn mà Beijerinck sau này được gọi là virus. (Nguồn: PL 15
  66. Vào những năm cuối thế kỉ 19, khi kính hiển vi điện tử ra đời thì các nhà khoa học mới đưa ra được kích thước cụ thể và các dạng cấu trúc của virus. Kích thước: có kích thước siêu nhỏ, đường kính đa phần tính bằng nanomet, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi điện tử. Virus nhỏ nhất có đường kính khoảng 20nm tương đương hàng triệu virus gộp lại mới bằng một đầu kim. Virus lớn nhất hiện nay là Pandora virus được phát hiện trong bãi bùn, đường Hình 1.3: Hình dạng của Pandora kính thân lên tới 1 micromet và có thể viruses (virus lớn nhất thế giới) quan sát dưới kính hiển vi thường. (Nguồn: Dựa vào đặc điểm cấu tạo, chúng ta có thể phân virus thành 3 loại sau: Nhóm 1: Nhóm virus có cấu trúc đối xứng xoắn (các capsome sắp xếp theo chiều xoắn của axit nucleic), ví dụ: virus cúm, sởi, quai bị, dại, Nhóm 2: Nhóm virus có cấu trúc đối xứng dạng khối đa diện 20 mặt (các capsome sắp xếp tạo thành vỏ capsit Hình 1.4: Cấu trúc của virus hình khối đa diện với 20 tam giác đều, (Nguồn: có 30 cạnh và 12 đỉnh), ví dụ: virus adeno, reo, herpes và picorna Nhóm 3: Nhóm virus có cấu tạo phức tạp (đầu hình khối đa diện, gắn với đuôi có cấu trúc đối xứng xoắn), ví dụ: virus đậu mùa, HIV, PL 16
  67. Tuy đa dạng về hình dạng và kích thước, song virus vẫn có những đặc điểm cấu trúc chung gồm 2 phần: phần lõi (axit nucleic, ADN hoặc ARN, mạch đơn hoặc mạch kép) mang thông tin di truyền và phần vỏ (được gọi là capsome được kết cấu từ các capsit có bản chất là protein; một số virus có thêm vỏ ngoài Hình 1.5: Cấu trúc chung của virus chứa các gai glicoprotein có bản chất là (Nguồn: lipit và protein) có chức năng bảo vệ và bám vào tế bào vật chủ. Virus là những thực thể vô bào vì vậy quần thể không thể sinh trưởng thông qua việc phân chia tế bào mà chúng phải sử dụng bộ máy di truyền và hệ trao đổi chất của tế bào vật chủ để tạo ra những bản sao của chúng. Bảng 1.1: Sự nhân lên của virus trong tế bào vật chủ Giai đoạn Hình ảnh minh họa Nội dung (Nguồn: Virus bám đặc hiệu với thụ thể Hấp phụ màng tế bào vật chủ thông qua gai glicoprotein hoặc vỏ protein Virus giải phóng enzim lizozim Xâm nhập phân hủy màng tế bào vật chủ, bơm axit nucleic vào tế bào chất Virus sử dụng bộ máy di truyền Sinh tổng hợp của tế bào vật chủ để sinh tổng hợp protein và axit nucleic cho mình PL 17
  68. Axit nucleic và protein mới tổng Lắp ráp hợp ráp lại tạo virus mới hoàn chỉnh Virus phá vỡ tế bào vật chủ và Phóng thích chui ra ngoài. 1.3. Đặc tính của dịch bệnh - Tính đặc hiệu: mỗi một bệnh do một loại mầm bệnh gây nên (trừ trường hợp bệnh sởi, thủy đậu và rubella đều gây ra do 1 loại virus có tên Varicellaviru) - Tính lây truyền: đều có khả năng lây lan từ người bệnh sang người lành một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (người sang người, động vật sang người). - Tính chu kì: đều phát triển có chu kì gồm 4 giai đoạn Giai đoạn 1. Thời kì ủ bệnh Giai đoạn 2. Thời kì khởi phát Giai đoạn 3. Thời kì toàn phát Giai đoạn 4. Thời kì lui bệnh Sơ đồ 1.1: Các giai đoạn phát triển chung của bệnh dịch Thời kì ủ bệnh: tác nhân mới xâm nhập vào cơ thể, chưa có dấu hiệu Thời kì khởi phát: xuất hiện những triệu chứng đầu tiên, thường là sốt Thời kì toàn phát: các triệu chứng biểu hiện rầm rộ, thời kì bệnh nặng nhất Thời kì lui bệnh: tác nhân bị loại ra khỏi cơ thể, các cơ quan tổn thương dần hồi phục. 1.4. Các con đường lây nhiễm của dịch bệnh 1.4.1. Lan truyền trực tiếp Một cách phổ biến để các bệnh truyền nhiễm lây lan là thông qua việc truyền trực tiếp vi khuẩn, virus hoặc vi trùng gây bệnh từ người này sang người khác. Điều PL 18
  69. này có thể xảy ra khi một người bị vi khuẩn hoặc virus chạm vào, hôn hoặc ho hoặc hắt hơi vào người không bị nhiễm bệnh. Những vi trùng này cũng có thể lây lan qua việc trao đổi chất dịch cơ thể từ quan hệ tình dục. Người truyền mầm bệnh có thể không có triệu chứng của bệnh, nhưng có thể chỉ đơn giản là người mang mầm bệnh. Bị cắn hoặc cào bởi một con vật bị nhiễm bệnh - thậm chí là thú cưng - có thể khiến bạn bị bệnh và trong hoàn cảnh khắc nghiệt, có thể gây tử vong. Xử lý chất thải động vật cũng có thể nguy hiểm. Ví dụ, bạn có thể bị nhiễm toxoplasmosis bằng cách lấy hộp đựng mèo của bạn. Một phụ nữ mang thai có thể truyền vi trùng gây bệnh truyền nhiễm cho thai nhi. Một số vi trùng có thể đi qua nhau thai. Vi trùng trong âm đạo có thể truyền sang em bé trong khi sinh. 1.4.2. Lan truyền gián tiếp Các sinh vật gây bệnh cũng có thể được thông qua tiếp xúc gián tiếp. Nhiều vi trùng có thể nán lại trên một vật vô tri, chẳng hạn như mặt bàn, tay nắm cửa hoặc tay cầm vòi. Ví dụ, khi bạn chạm vào tay nắm cửa được xử lý bởi người bị cúm hoặc cảm lạnh, bạn có thể nhặt vi trùng mà người đó để lại. Nếu sau đó bạn chạm vào mắt, miệng hoặc mũi trước khi rửa tay, bạn có thể bị nhiễm trùng. Côn trùng cắn: một số vi trùng dựa vào thể mang côn trùng - như muỗi, bọ chét, chấy hoặc ve - để di chuyển từ vật chủ sang vật chủ. Muỗi có thể mang ký sinh trùng sốt rét hoặc virut West Nile và ve hươu có thể mang vi khuẩn gây bệnh Lyme. Ô nhiễm thực phẩm: một cách khác để vi trùng gây bệnh có thể lây nhiễm cho bạn là thông qua thực phẩm và nước bị ô nhiễm. Cơ chế lây truyền này cho phép vi trùng lây lan sang nhiều người thông qua một nguồn duy nhất. Ví dụ, E. coli là một loại vi khuẩn có trong hoặc trên một số loại thực phẩm - chẳng hạn như bánh hamburger chưa nấu chín hoặc nước ép trái cây chưa tiệt trùng. 1.5. Phân loại dịch bệnh 1.5.1. Dựa vào mức độ nguy hại Theo quy định tại Điều 3 luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, người ta chia làm 3 loại: PL 19
  70. - Loại A: gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Ví dụ như bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt vàng; bệnh tả; - Loại B: gồm các bệnh nguy hiểm, lây truyền nhanh chóng và có khả năng dẫn đến tử vong. Ví dụ như: bệnh cúm; bệnh dại; bệnh quai bị; bệnh viêm màng não do virus; bệnh sốt xuất huyết; bệnh thương hàn; - Loại C: gồm các bệnh ít nguy hiểm, khả năng lan truyền chậm. Ví dụ như: bệnh lậu; bệnh giang mai; bệnh sán lá gan, bệnh phong; bệnh mắt hột; 1.5.2. Dựa vào con đường lây truyền Dựa vào các con đường lây nhiễm chính, ta có thể chia bệnh dịch thành 4 nhóm: - Nhóm 1: Lây truyền qua tiêu hóa, ví dụ như: bệnh tả; bệnh lị trực khuẩn; bệnh lị amip; - Nhóm 2: Lây truyền qua hô hấp, ví dụ như: bệnh cúm; bệnh bạch hầu; bệnh sởi; bệnh chân tay miệng; bệnh thủy đậu; - Nhóm 3: Lây truyền qua niêm mạc, ví dụ như: bệnh dại; bệnh uốn ván; - Nhóm 4: Lây truyền qua máu, ví dụ như: bệnh sốt rét; bệnh sốt xuất huyết; bệnh viêm gan B; hội chứng HIV – AIDS; Ngoài ra, dựa vào tác nhân gây bệnh, ta cũng có thể chia bệnh dịch thành các nhóm: nhóm bệnh do vi khuẩn; nhóm bệnh do vi nấm; nhóm bệnh do virus; nhóm bệnh do động vật nguyên sinh. 1.6. Cách phòng ngừa chung của bệnh dịch Tác nhân Tác nhân gây bệnh gây bệnh Vật Vật Vật chủ Vật chủ truyên truyên (con (con trung trung người) người) gian 1 gian 1 Vật Vật truyền truyền trung trung gian gian Sơ đồ 1.2: Cách phòng chống dịch cơ bản PL 20
  71. Để phòng ngừa bệnh dịch lây lan cần phải cắt đứt các mắt xích trung gian truyền bệnh. Các tác nhân truyền nhiễm có thể xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua: tiếp xúc với da hoặc chấn thương; hít phải vi trùng trong không khí; nuốt phải thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm; bọ ve hoặc muỗi đốt; tiếp xúc tình dục; Thực hiện theo các mẹo sau để giảm nguy cơ lây nhiễm cho bản thân hoặc người khác - Rửa tay: điều này đặc biệt quan trọng trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Và cố gắng không chạm vào mắt, mũi hoặc miệng bằng tay, vì đó là cách phổ biến vi trùng xâm nhập vào cơ thể. - Tiêm phòng: tiêm chủng có thể làm giảm đáng kể khả năng mắc nhiều bệnh. Hãy chắc chắn để cập nhật về tiêm chủng khuyến cáo của bạn, cũng như con cái của bạn. - Ở nhà khi ốm: không đi làm nếu bạn bị nôn mửa, tiêu chảy hoặc bị sốt. Không cho con đến trường nếu trẻ có những dấu hiệu và triệu chứng này. - Chuẩn bị thức ăn an toàn: giữ quầy và các bề mặt bếp khác sạch sẽ khi chuẩn bị bữa ăn. Nấu thực phẩm đến nhiệt độ thích hợp bằng cách sử dụng nhiệt kế thực phẩm để kiểm tra độ mềm. Đối với thịt xay, điều đó có nghĩa là ít nhất 160 F (71 C); đối với gia cầm, 165 F (74 C); và đối với hầu hết các loại thịt khác, ít nhất là 145 F (63 C). Ngoài ra, hãy nhanh chóng làm lạnh thức ăn thừa - không để thực phẩm chín vẫn ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài.16 - Thực hành tình dục an toàn: luôn luôn sử dụng bao cao su nếu bạn hoặc bạn tình của bạn có tiền sử nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục hoặc hành vi nguy cơ cao. - Không chia sẻ vật dụng cá nhân: sử dụng bàn chải đánh răng, lược và dao cạo của riêng bạn. Tránh dùng chung ly uống nước hoặc dụng cụ ăn uống. 2. MỘT SỐ BỆNH DỊCH PHỔ BIẾN Ở NGƯỜI 2.1. Bệnh cúm 2.1.1. Cúm là gì? Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp do virus A, B, C gây nên. Bệnh cúm nguy hiểm do tính lây lan nhanh và tạo thành dịch. Bệnh có thể 16 Tạp chí y học dự phòng, tập 27 số 4 năm 2017 PL 21
  72. xảy ra dưới nhiều mức độ khác nhau: đại dịch, dịch nhỏ tại địa phương và các trường hợp phát tán.17 2.1.2. Tác nhân gây bệnh cúm Là virus cúm thuộc họ Orthomyxoviridae, thường có hình cầu, được chia thành 3 loại A, B, C giống nhau về tình chất sinh học những khác nhau về tính kháng nguyên và không có miễn dịch chéo. Các virus loại B và C chỉ lây nhiễm ở người và chưa bao giờ gây nên đại dịch. Dễ bị diệt ở nhiệt độ thông thường, chịu tốt ở nhiệt độ thấp. Ở nhiệt độ 0 -4 0C Hình 2.1: Cấu trúc virus influenza sống được vài tuần, ở -200C và mùa (Nguồn: đông khô sống được vài năm. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus cúm có ái tính đặc biết với tế bào biểu mô đường hô hấp. Virus nhân lên và phát triển nhanh. Ở niêm mạc đường hô hấp trên, virus cúm bị các yếu tố miễn dịch không đặc hiệu của cơ thể chống lại. Khi vượt qua hàng rào này, virus cúm vào máu và cuối cùng xâm nhập vào các cơ quan tổ chức, gây tổn thương. 2.1.3. Cơ chế sinh bệnh cúm Cúm rất dễ lây lan và thường lây lan qua ho và hắt hơi của người nhiễm bệnh. Chẳng hạn, một người cũng có thể bị cúm bằng cách chạm vào người bị nhiễm bệnh bằng cách bắt tay. Trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus cúm có ái tính đặc biệt với tế bào biểu mô đường hô hấp. Virus nhân lên và phát triển rất nhanh. Ở niêm mạc đường hô hấp trên, virus cúm bị các yếu tố miễn dịch không đặc hiệu của cơ thể chống lại. Khi 17 Giáo trình môn học điều dưỡng bệnh truyền nhiễm Tr 135 PL 22
  73. vượt qua đường hàng rào này, virus cúm vào máu và cuối cùng xâm nhập vào các cơ quan tổ chức, gây tổn thương. 2.1.4. Triệu chứng, biến chứng bệnh cúm Cúm có thể gây đến sự không thoải mái nhưng không đe dọa đến tính mạng. Triệu chứng sớm của bệnh cúm có thể là: ho, đau họng, sốt, ớn lạnh, nhức mỏi cơ thể, thay đổi đường tiêu hóa. Các giai đoạn phát triển của bệnh cúm như sau: - Thời kì ủ bệnh: thông thường từ 2-4 ngày (ngắn nhất là 24h), thời kì này người bệnh chưa có triệu chứng - Thời kì khởi phát: sốt cao đột ngột 39-40 0C kèm theo rét run; đau đầu, choáng váng, nhức mỏi toàn thân; buồn nôn, nôn - Thời kì toàn phát: biểu hiện bằng 3 hội chứng: hội chứng nhiễm khuẩn – nhiễm độc (sốt cao liên tục và kéo dài, người bệnh mệt mỏi, ăn ngủ kém, môi khô, mạch đập nhanh, ); hội chứng hô hấp (sổ mũi, hắt hơi, ho, khó thở); hội chứng cơ năng (đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nhức mỏi toàn thân) Cúm thường không nghiêm trọng nhưng nó gây cảm giác khó chịu. Tuy nhiên đối với một số người nó gây những hậu quả nghiêm trọng. Các đối tượng có nguy cơ gặp biên chứng cao là: trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh lâu năm khác có thể gây suy yếu hệ miễn dịch của họ. Các biến chứng của cúm có thể bao gồm: viêm phổi do vi khuẩn; mất nước; làm xấu đi tình trạng các bệnh mãn tính như suy tim sung huyết, hen suyễn hay tiêu đường; trẻ em có thể phát triển các vấn đề về xoang, nhiễm trùng tai. 2.1.5. Biện pháp phòng tránh bệnh cúm PL 23