Khóa luận Mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh: Trường hợp nghiên cứu tại công ty TNHH Tôn Bảo Khánh

pdf 115 trang thiennha21 22/04/2022 3040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh: Trường hợp nghiên cứu tại công ty TNHH Tôn Bảo Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_moi_quan_he_giua_nang_luc_kinh_doanh_cua_doanh_nha.pdf

Nội dung text: Khóa luận Mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh: Trường hợp nghiên cứu tại công ty TNHH Tôn Bảo Khánh

  1. Đại học Kinh tế Huế ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ  Đại học kinh tế Huế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI CÔNG TY TNHH TÔN BẢO KHÁNH SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN HUỲNH THI GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: HOÀNG LA PHƯƠNG HIỀN HUẾ, 4/2018 i
  2. Đại học Kinh tế Huế ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ  Đại học kinh tế Huế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI CÔNG TY TNHH TÔN BẢO KHÁNH SVTH: TRẦN HUỲNH THI GVHD: Th.SHOÀNG LA PHƯƠNG HIỀN Lớp: K48 QTKD Niên khóa: 2014 - 2018 HUẾ, 5/2018 ii
  3. Đại học Kinh tế Huế Trong thời gian tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: Trường hợp nghiên cứu tại công ty TNHH Tôn Bảo Khánh” tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân và tổ chức. Tôi xin bày tỏ lòng cám ơn và kinh trọng đến tất cả tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trước hĐạiết xin g ửhọci lời cảm ơnkinh sâu sắc đếtến giáo Huế viên hướng dẫn – Th.S Hoàng La Phương Hiền người đã tận tình hướng dẫn, đôn đốc và chỉ bảo cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Tôi xin chân thành cám ơn đến Ban giám hiệu, Khoa quản trị kinh doanh, các giảng viên Trường Đại Học Kinh Tế Huế - Đại Học Huế- Người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin đặc biệt cảm ơn Giám đốc công ty TNHH Tôn Bảo Khánh, các bộ phận kinh doanh, kế toán của công ty và những khách hàng của công ty đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Mặc dù tôi đã cố gắng và nỗ lực hết sức để hoàn thành đề tài trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để khóa luận của tôi được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn ! Huế, ngày 23 tháng 4 năm 2018 Sinh viên thực hiện Trần Huỳnh Thi iii
  4. Đại học Kinh tế Huế MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.Tính cấp thiết của đề tài: 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1 Mục tiêu tổng quát: 2 2.2 Mục tiêu cụ thể: 2 2.3 Câu hỏi nghiên cứu: 2 3.Đối tượng nghiênĐại cứu: học kinh tế Huế 3 4. Phạm vi nghiên cứu: 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 5.1 Phương pháp thu nhập số liệu: 3 5.2 Phương pháp phân tích số liệu: 3 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6 1.1Khái niệm và vai trò của doanh nhân 6 1.1.1 Khái niệm doanh nhân 6 1.1.2 Vai trò của doanh nhân đối với phát triển kinh tế và xã hội 9 1.1.3 Vai trò của doanh nhân đối với doanh nghiệp 12 1.2 Năng lực kinh doanh của doanh nhân 14 1.2.1 Khái niệm năng lực 14 1.2.2.Khái niệm năng lực kinh doanh và một số mô hình nghiên cứu năng lực kinh doanh của doanh nhân. 15 1.2.2.1.Khái niệm năng lực kinh doanh 15 1.2.2.2 Một số mô hình nghiên cứu về năng lực kinh doanh của doanh nhân 17 1.2.2.3 Khái niệm kết quả kinh doanh 23 iv
  5. Đại học Kinh tế Huế 1.3 Ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 24 1.3.1 Các giả thuyết nghiên cứu về sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 24 1.3.2.Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất 26 1.3.3 Mô hình nghiên cứu được đề xuất 29 CHƯƠNG 2. ẢNH HƯỞNG CỦA NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA CHỦ DOANH NGIỆP ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TÔN BẢO KHÁNH Đại học kinh tế Huế 33 2.1 Tổng quan tại Công Ty TNHH Tôn Bảo Khánh 33 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 33 2.1.2. Sản phẩm của công ty TNHH Tôn Bảo Khánh 35 2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH Tôn Bảo Khánh 36 2.1.3.1. Chức năng 36 2.1.3.2 Nhiệm vụ 36 2.1.4 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 37 2.1.4.1 Địa bàn hoạt động của công ty TNHH Tôn Bảo Khánh 37 2.1.4.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 38 2.1.5 Khái quát về tình hình lao động của Công Ty TNHH Tôn Bảo Khánh 39 2.1.6. Tình hình tài chính của công ty qua 3 năm 2015 – 2017Error! Bookmark not defined. 2.1.7 Kết qủa hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015- 2017 42 2.2 Đánh giá sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp đến kết quả kinh doanh tại Công Ty TNHH Tôn Bảo Khánh 45 2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá: 47 2.2.2.1 Phân tích nhân tố khám phá biến độc lập 47 2.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc: 52 v
  6. Đại học Kinh tế Huế 2.2.3 Đánh giá của nhân viên về năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp tại công ty TNHH Tôn Bảo Khánh 55 2.2.3.1 Đánh giá của nhân viên về năng lực định hướng chiến lược 55 2.2.3.2 Đánh giá của nhân viên về năng lực nhận thức 56 2.2.3.3 Đánh giá của nhân viên về năng lực nắm bắt cơ hội 57 2.2.3.4 Đánh giá của nhân viên về năng lực tổ chức lãnh đạo 58 2.2.3.5 Đánh giá của nhân viên về năng lực học tập: 59 2.2.3.6 Đánh giá của nhân viên về năng lực cá nhân: 60 2.2.4 Xem xét Đạimối tương học quan giữ akinh các biến tế Huế 61 2.2.5 Phân tích hồi quy đa biến 62 2.2.5.1 Kiểm định độ phù hợp của mô hình kết quả kinh doanh 64 2.2.5.2 Phân tích hồi quy đa biến 64 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN - CHỦ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TÔN BẢO KHÁNH. 74 3.1.Giải pháp nâng cao năng lực định hướng chiến lược 74 3.2.Giải pháp nâng cao năng lực cam kết: 74 3.3.Giải pháp năng lực nhận thức: 75 3.4.Giải pháp nâng cao năng lực nắm bắt cơ hội 75 3.5.Giải pháp năng lực tổ chức – lãnh đạo 76 3.6.Giải pháp năng lực thiết lập mối quan hệ 77 3.7.Giải pháp cho năng lực học tập 78 3.8.Giải pháp cho năng lực cá nhân 78 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80 A. Kết luận 80 B. Kiến nghị 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 83 PHỤ LỤC 85 vi
  7. Đại học Kinh tế Huế DANH MỤC VIẾT TẮT TNHH: Trách nhiệm hữu hạn DNVVN: Doanh nghiệp vừa và nhỏ DN: Doanh nghiệp NL: Năng lực SX: Sản xuất TM: Thương mại CNH – HĐH: ĐạiCông nghi họcệp hóa – Hikinhện đại hóa tế Huế vii
  8. Đại học Kinh tế Huế DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Định nghĩa và hành vi của năng lực kinh doanh của doanh nhân. 21 Bảng 2: Bộ thang đo năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 26 Bảng 3: Tình hình lao động của công ty Tôn Bảo Khánh 39 Bảng 4: Tình hình tài chính của công ty trong 3 năm 2015-2017 40 Bảng 5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 43 Bảng 6: ThốngĐại kê mô thọcả mẫu nghiên kinh cứu: tế Huế 45 Bảng 7: Bảng kết quả phân tích EFA về năng lực kinh doanh của doanh nhân 48 Bảng 8: Kết quả EFA và độ tin cậy Chronbach alpha cho thang đo các nhân tố năng lực kinh doanh 49 Bảng 9: Kết quả phân tích EFA về kết quả hoạt động kinh doanh 53 Bảng 10: Kết quả EFA và độ tin cậy Chronbach alpha cho thang đo các nhân tố biến phụ thuộc 53 Bảng 11: Đánh giá của nhân viên về năng lực định hướng chiến lược tại công ty TNHH Tôn Bảo Khánh 55 Bảng 12: Đánh giá của nhân viên về năng lực nhận thức tại công ty TNHH Tôn Bảo Khánh 56 Bảng 13: Đánh giá của nhân viên về năng lực nắm bắt cơ hội tại công ty TNHH Tôn Bảo Khánh 57 công ty TNHH Tôn Bảo Khánh 57 Bảng 14 : Đánh giá của nhân viên về năng lực tổ chức lãnh đạo tại công ty TNHH Tôn Bảo Khánh 58 Bảng 15: Đánh giá của nhân viên về năng lực học tập tại công ty TNHH Tôn Bảo Khánh 59 Bảng 16: Đánh giá của nhân viên về năng lực cá nhân tại công ty TNHH Tôn Bảo Khánh 60 viii
  9. Đại học Kinh tế Huế Bảng 17: Hệ số tương quan Pearson lần 1 61 Bảng 18: Hệ số tương quan Pearson lần 2 62 Bảng 19: Độ phù hợp của mô hình 63 Bảng 20: Phân tích ANOVA 64 Bảng 21: Kết quả phân tích hồi quy đa biến 65 Bảng 22 - Kết luận các giả thuyết 69 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: MốiĐại quan hệ gihọcữa năng kinhlực kinh doanh tế vàHuế kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 32 Sơ đồ 2: Bộ máy quản lý của công ty TNHH Tôn Bảo Khánh 38 Sơ đồ 3: Mô hình sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả kinh doanh của công ty TNHH Tôn Bảo Khánh 68 ix
  10. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài: Doanh nhân là người phải đồng thời vào vai của nhà kinh doanh, nhà quản trị và nhà chuyên môn trong doanh nghiệp do đó để làm tròn vai của mình, họ cần phải hội đủ những những phẩm chất và năng lực kinh doanh cần thiết như năng lực nắm bắt cơ hội, năng lực định hướng chiến lược, năng lực tổ chức – lãnh đạo, năng lực chuyên môn nghiệp vụ để chèo lái con thuyền doanh nghiệp vượt qua bão khủng hoảng và cập đỗ bến bờ thành công. Những hạn chế về năng lực kinh doanh ảnh hưởng lớn đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý, phòng tránh các rủi ro pháp lý choĐại doanh ngh họciệp, hay nóikinh cách khác tế là làm Huế suy giảm chất lượng và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Công ty TNHH Tôn Bảo Khánh là một công ty sản xuất và kinh doanh tổng hợp đa ngành đồng thời đây là doanh nghiệp đã đi vào hoạt động hơn 10 năm và có nhiều giải thưởng về doanh nhân như doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc, top 100 doanh nhân trẻ có ý tưởng kinh doanh độc đáo. Tuy chủ doanh nghiệp là một người còn trẻ tuổi nhưng đã sở hữu và điều hành đến tận 13 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng và buôn bán nội thất ở khắp địa bàn Huế đồng thời cái tên Bảo Khánh khi nhắc đến thì rất nhiều người biết không chỉ ở Huế mà còn ở những tỉnh thành lận cận như Quảng Bình, Quảng Trị mặt khác thì phương châm kinh doanh của công ty “Trung thực để làm ăn lớn” làm tôi rất ấn tượng bởi vì đa số các doanh nghiệp hiện nay luôn luôn chạy theo lợi nhuận mà quên mất đi sự trung thực. Không những vậy mà công ty còn đưa ra những chiến lược rất quan tâm đến khách hàng như là: “Đổi trả vô thời hạn không cần lý do mà khách hàng không phải chịu một chi phí nào”. Đây là những lí do tôi chọn công ty TNHH Tôn Bảo Khánh để nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh: Trường hợp nghiên cứu tại công ty TNHH Tôn Bảo Khánh” Bên cạnh đó, xét về mặt lý luận thì mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đã nhận được sự quan tâm của nhiều học giả trên thế giới tuy nhiên, vẫn chưa có sự thống nhất về mô hình nghiên Khóa luận tốt nghiệp 1
  11. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền cứu và một số nghiên cứu chỉ dừng lại ở góc độ đề xuất mô hình lý thuyết. Rõ ràng, đây là một vấn đề nghiên cứu có tính cấp thiết cao. Vì vậy tôi đã chọn Công Ty TNHH Tôn Bảo Khánh để tiến hành nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu của đề tài là tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp đến hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Tôn Bảo Khánh. 2.2 Mục tiêu cụ thể: Hệ thốngĐại hóa cơ sởhọclý luận liênkinh quan đế ntế doanh Huế nhân, năng lực kinh doanh của doanh nhân, mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp và phân tích sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp đến kết quả kinh doanh tại Công Ty TNHH Tôn Bảo Khánh. Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp tại Công Ty TNHH Tôn Bảo Khánh. 2.3 Câu hỏi nghiên cứu: - Lý thuyết, mô hình hay khung phân tích nào có thể phù hợp cho đánh giá, phân tích năng lực kinh doanh của doanh nhân? - Năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp tại công ty Tôn Bảo Khánh và mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp với kết quả kinh doanh của công ty là như thế nào? - Giải pháp nào giúp hoàn thiện năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp tại Công Ty TNHH Tôn Bảo Khánh? Khóa luận tốt nghiệp 2
  12. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền 3.Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp và sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp đến kết quả kinh doanh tại Công Ty TNHH Tôn Bảo Khánh. - Đối tượng điều tra: Tất cả các nhân viên làm việc trong Công Ty TNHH Tôn Bảo Khánh. 4. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Công ty TNHH Tôn Bảo Khánh - Phạm viĐại thời gian: học Đề tài thu kinh thập số li ệtếu thứ Huếcấp của công ty từ năm 2016 đến 2018 và tiến hành thu thập số liệu sơ cấp từ 01/03/2018 đến 20/04/2018. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp thu nhập số liệu: Dữ liệu thứ cấp: Cơ cấu lao động, tình hình nguồn vốn và kết quả kinh doanh trong 3 năm từ 2015- 2017 được thu nhập dữ liệu từ các phòng ban của của công ty TNHH Tôn Bảo Khánh, Ngoài ra còn thu thập trên báo,website của công ty, Internet và các khóa luận khác như là các sản phẩm của công ty, khái niệm của doanh nhân, chức năng và nhiệm vụ của công ty Dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp các nhân viên của công ty bằng bảng hỏi. Kích thước mẫu: Áp dụng công thức tính mẫu của Hair (2006) về kích thước mẫu ít nhất gấp 5 lần biến quan sát.Trong bài có 31 biến quan sát thì áp dụng công thức của Hair thì nên chọn mẫu là 155 nhưng do công ty có sự hạn chế về nhân viên nên kích thước mẫu mà tôi chọn là 140. Tức là điều tra tổng thể tất cả nhân viên trong công ty. 5.2 Phương pháp phân tích số liệu:  Phân tích độ tin cậy Phân tích độ tin cậy (hệ số Cronbach Alpha) để xem kết quả nhận được đáng tin cậy ở mức độ nào. Độ tin cậy đạt yêu cầu khi hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.8. Tuy Khóa luận tốt nghiệp 3
  13. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền nhiên, theo “Hoàng Trọng và các đồng nghiệp, 2005” thì Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên cũng có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người được phỏng vấn trong bối cảnh nghiên cứu (trường hợp của đề tài- nghiên cứu khám phá) nên khi kiểm định sẽ lấy chuẩn Cronbach Alpha ≥ 0.6.  Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phân tích nhân tố khám phá: được sử dụng để rút gọn tập nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu (Hair và các tác giả, 1998). Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và hệ số chuyển tải nhânĐại tố (factor học loading) kinhphải lớn hơn tế hoặ cHuế bằng 0.5 trong một nhân tố (Hair & ctg (1998). Ngoài ra, để đạt độ giá trị phân biệt thì khác biệt giữa các hệ số chuyển tải phải bằng 0.3 hoặc lớn hơn (Jabnoun & Al-Tamimi (2003)). Số lượng nhân tố: được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser thì những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu. Phương pháp trích hệ số được sử dụng trong nghiên cứu này là Pricipal Components Factoring với phép xoay Varimax. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích được từ 50% trở lên.  Thống kê mô tả Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cũng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Phân tích thống kê tần số để mô tả các thuộc tính của nhóm mẫu khảo sát theo các đặc điểm năng lực của doanh nhân. Ngoài ra, thông qua việc biểu diễn dữ liệu bằng đồ thị có thể giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát và so sánh được sự khác biệt trong mức độ đánh giá giữa các nhóm đối tượng khác nhau.  Phân tích hồi quy tuyến tính bội Phân tích hồi quy tuyến tính bội: được sử dụng để mô hình hoá mối quan hệ nhân quả giữa các biến, trong đó một biến gọi là biến phụ thuộc (hay biến được giải thích) và các biến kia là các biến độc lập (hay biến giải thích). Mô hình này sẽ mô tả Khóa luận tốt nghiệp 4
  14. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền hình thức của mối liên hệ và mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Tương ứng với nội dung nghiên cứu của đề tài này, biến phụ thuộc là kết quảkinh doanh, còn các biến độc lập là các năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp tại công ty TNHH Tôn Bảo Khánh. Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp hồi quy từng bước (Stepwise) với phần mềm SPSS. Mức độ phù hợp của mô hình được đánh giá bằng hệ số R2 điều chỉnh. Giá trị R2 điều chỉnh không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2 do đó được sử dụng phù hợp với hồi quy tuyĐạiến tính đa học biến. kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp 5
  15. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1Khái niệm và vai trò của doanh nhân 1.1.1 Khái niệm doanh nhân Doanh nhân là ai?Hiện nay đã có hàng chục định nghĩa khác nhau về doanh nhân được công bố với nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau. Định nghĩa doanh nhân theo tiêu chí nghề nghiệp của họ trong xã hội. Cách định nghĩa này dựa vào sự giải thích từ “doanh nhân” của các từ điển.Có sự khác nhau trong quan niệm của giới học thuật nước ta về việc giải nghĩa từ doanh dẫn đến cách hiểu không giốĐạing nhau vhọcề danh t ừkinhdoanh nhân.T tếừ điHuếển từ và việt Hán – Việt hán của GS. Nguyễn Lân chú giải từ “doanh” theo ba nghĩa (1) doanh là lo toan làm ăn; (2) là đầy đủ và (3) là biển lớn. Hiểu theo nghĩa (1), thì doanh nhân có nghĩa rất rộng, gồm tất cả những người biết lo toan làm ăn; là tất cả những người làm việc trong lĩnh vực kinh tế, trước hết là nhóm người làm công việc quản lí kinh tế, bao gồm những người làm công việc quản lý nhà nước về kinh tế và những người hoạt động trong các doanh nghiệp, cả doanh nghiệp công ích không có mục tiêu vị lợi lẫn doanh nghiệp kinh doanh vị lợi. Quan niệm như trên là quá rộng, không phân biệt được doanh nhân với những đối tượng khác cùng trong lĩnh vực hoạt động kinh tế. Quan niệm thứ hai về doanh nhân lại quá hẹp, chỉ bao gồm các ông chủ doanh nghiệp tư nhân, không bao gồm những người lãnh đạo các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Tác giả Nguyễn Đức Thạc (2005) định nghĩa:“Doanh nhân là những người chủ thực sự những quan hệ kinh tế trong các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp tư nhân, từ quan niệm sở hữu đến quan niệm điều hành và các quan hệ phân phối. Doanh nhân là những “ông chủ” doanh nghiệp tư nhân”.Quan niệm như vậy đã loại những người làm kinh doanh cá thể, hộ gia đình và DNNN khỏi khái niệm doanh nhân. Quan niệm thứ ba về doanh nhân đã cố gắng khắc phục tính chất quá rộng hoặc quá hẹp của hai quan niệm trên GS. Trần Ngọc Thêm (2006) chú giải kinh doanh theo nghĩa đen là “Quản lý kinh tế” còn doanh nhân là “Người quản lý” “ là người làm kinh doanh”. Cuốn bài giảng Văn hóa kinh doanh do Đại học Kinh tế Quốc dân xuất bản Khóa luận tốt nghiệp 6
  16. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền năm 2006 chọn cách giải thích từ Hán-Viêt “doanh” là lãi, “nhân” là người; “doanh nhân” là nười làm kinh doanh để kiếm lời. Muốn biết doanh nhân là ai thì cận nhận biết thế nào là kinh doanh. Kinh doanh, theo nghĩa rộng, là tất cả các hành vi có mục đích vị lợi, nhằm đạt được lợi nhuận cho chủ thể. Doanh nhân là một khái niệm rộng chỉ nhiều loại đối tượng theo lĩnh vực hoạt động (sản xuất, dịch vụ, thương mại ) và quy mô khác nhau (cá thể, hộ gia đình, doanh nghiệp ). Hiện nay, trên thế giới cũng như nước ta, nói đến doanh nhân là người nghĩ ngay tới nhóm đối tượng tiêu biểu nhất của nó là những người sáng lập và lãnh đạo các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn, công ty lớn. Hiểu như vậy là đúng nhưng chưa đủĐại. học kinh tế Huế Theo Ông Vũ Tiến Lộc (2005), chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam định nghĩa: “Doanh nhân là nhà đầu tư, nhà quản lý, là người chèo lái con thuyền doanh nghiệp mà điểm khác biệt của doanh nhân với những người khác là ở chỗ họ là người dám chấp nhận mạo hiểm, rủi ro khi dấn thân vào con đường kinh doanh”. Theo nhà nghiên cứu Vũ Quốc Tuấn (2007) , trong bài “Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần”, ngày 13/10/2007, Viết: “ Nói một các chặt chẽ, doanh nhân là những người chủ doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh doanh nghiệp của mình, những người được cử hoặc thuê để quản lý doanh nghiệp, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh; trách nhiệm và lợi ích của họ gắn liền với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, mà yêu cầu đầu tiên của họ là phải có đủ điều kiện để sáng tạo, không ngừng phát triển doanh nghiệp”. Theo Drucker(1985) cho rằng “Doanh nhân là một bộ phận không phổ biến về mặt số lượng. Họ là người sáng tạo nên cái mới, sự khác biết, họ thay đổi giá trị họ nhận thấy rằng sự thay đổi là một điều hiển nhiên”. Doanh nhân thành đạt thường có địa vị cao quý trong xã hội và là “Biểu tượng của chủ nghĩa cá nhân, động lực và khả năng trực giác là hiện thân của chủ nghĩa tài chính” (Ehrlich, 1986). Bolton và Thompson (2007) thì cho rằng doanh nhân là “Người có thói quen sáng tạo và cải tiến để tạo dựng điều gì đó trên cơ sở của việc nhận thức những cơ hội có giá trị xung quanh”. Khóa luận tốt nghiệp 7
  17. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền Theo Zimmerer và Scarborough (2005) thì doanh nhân là “Người tham gia vào tiến trình khởi sự kinh doanh trong bối cảnh phải luôn đương đầu với rủi ro và sự không chắc chắn nhằm đạt được lợi nhuận và sự tăng trưởng thông qua việc xác định được những cơ hội quan trọng và huy động những nguồn lực cần thiệt”. Tóm lại, có rất nhiều định nghĩa và quan niệm về doanh nhân và không có một định nghĩa hay quan niệm nào trong số đó thừa nhận là chính xác và trọn vẹn bởi sự đa dạng và phức tạp trong chức năng và nhiệm vụ mà một doanh nhân phải thực hiện trên con đường khởi nghiệp (Henry, Hills & Leitch, 2003). Các tác giả trên đã đưa ra những khái niệm dưới các khía cạnh và góc độ khác nhau. Tuy nhiên, giữa họ có những quan điĐạiểm chung học khi bàn lukinhận về doanh tế nhân Huế là người kết hợp các yếu tố sản xuất và tổ chức quá trình sản xuất, kinh doanh để tạo ra giá trị mới cao hơn, không phân biệt hình thức sỡ hữu, loại hình và quy mô kinh doanh. Một cách chung nhất, doanh nhân là người chấp nhận rủi ro, nhà tổ chức sản xuất, kinh doanh và là người cải cách sáng tạo. Vì vậy, một doanh nhân có thể được xác định như là người cố gắng tạo ra những giá trị mới, tổ chức sản xuất và chấp nhận rủi ro, mạo hiểm và xử lý các yếu tố không chắc chắn mang tính kinh tế liên quan đến DN. Hiểu theo nghĩa rộng thì doanh nhân là những người có vị trí trong một doanh nghiệp và làm công ăn việc quản trị trong DN. Họ là những người có năng khiếu đặc biệt về kinh doanh, có kỹ năng đặc biệt về kinh doanh, có kinh nghiệm phong phú để ứng dụng trong kinh doanh. Doanh nhân phải là người có năng lực quản lý, quản trị hơn hẳn những người khác.Doanh nhân được xem là một nghề như nhiều nghề khác trong xã hội. Vai trò chính của doanh nhân là xây dựng các DN, vận hành, phát triển chúng để làm ra hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Doanh nhân phải làm ra lợi nhuận và biết đóng góp cho xã hội. Trên cơ sở tổng hợp các quan điểm nghiên cứu trên của các tác giả thì trong phạm vi đề tài này “Doanh nhân là chủ doanh nghiệp, trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận và sự phát triển, là người dám chấp nhận những rủi ro và có khả năng đổi mới sáng tạo”. Khóa luận tốt nghiệp 8
  18. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền 1.1.2 Vai trò của doanh nhân đối với phát triển kinh tế và xã hội Lịch sử phát triển của doanh nhân Việt Nam đã bắt đầu với những trang phong phú, sinh động, bước đầu xác định vị trí và vai trò của doanh nhân trong lịch sử hiện đại của dân tộc. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nhân là người có vai trò quyết định sự phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần quan trọng tạo việc làm và đóng góp cho ngân sách nhà nước, đồng thời tham gia phát triển văn hóa, xã hội. Vai trò của đội ngũ doanh nhân còn gắn liền với vai trò của đội ngũ DN ở nước ta. Cụ thể: Một là, doanh nhân là một bộ phận quan trọng của lực lượng xã hội chủ yếu quyết định giảĐạii phóng l ựhọcc lượng s ảkinhn xuất, thúc tếđẩy nhanhHuế quá trình CNH-HĐH và tạo ra chuỗi giá trị mới cho xã hội. Đội ngũ doanh nhân nước ta ra đời và phát triển cùng với quá trình hình thành mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong mô hình đó, doanh nhân chính là hạt nhân của mô hình DN. Sự phát triển nhanh của đội ngũ doanh nhân gắn liền với sự phát triển nhanh của khu vực DN. Thực tế cho thấy, chính sự tăng trưởng và phát triển của DN là yếu tố quyết định đến tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế những năm qua. DN phát triển nhanh những năm gần đây đã làm cho tỷ trọng đóng góp của khu vực này vào GDP tăng nhanh. Lợi ích cao hơn mà tăng trưởng DN đem lại là góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, tạo ra khối lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn, phong phú hơn, chất lượng tốt hơn, thay thế được nhiều mặt hàng phải nhập khẩu, góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao mức tiêu dùng trong nước và tăng kim ngạch xuất khẩu, đó cũng là yếu tố giữ cho nền kinh tế ổn định và phát triển những năm qua. Doanh nhân Việt Nam còn là một trong những trụ cột của chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Các DN đã tạo điều kiện cho người nghèo tham gia vào thị trường, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động và thu hút lao động dôi dư, một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay. Khóa luận tốt nghiệp 9
  19. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền Hai là, doanh nhân là lực lượng tạo lập mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh mới - mô hình DN, đại biểu cho lực lượng sản xuất mới. Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế ở nước ta từ năm 1986 đến nay, doanh nhân là nhân tố quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của DN và các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh hiện đại. Doanh nhân là lực lượng chủ yếu tạo lập và phát triển một mô hình tổ chức kinh doanh mới- mô hình DN hiện đại, đại biểu cho lực lượng sản xuất mới trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Các DN, doanh nhân thuộc các thành phần kinh tế vừa hợp tác, bổ sung cho nhau, vừa cạnh tranh và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ba là, doanhĐại nhân học là lực lư ợkinhng có vai tròtế quy Huếết định trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, của quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế. Có thể nói, doanh nhân là người quyết định thành bại của DN trong cạnh tranh.Thị trường luôn biến động khôn lường, luôn tồn tại cơ hội và thách thức.Bởi vậy, hơn ai hết, doanh nhân phải là người hiểu được đối thủ cạnh tranh của mình, phải giành được ưu tiên trên thị trường. Trong tiến trình hội nhập của bất kỳ nền kinh tế nào, doanh nhân luôn là những chiến sỹ đi đầu, là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước và thế giới.Chính doanh nhân là người tạo dựng nên thương hiệu và uy tín của một đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa.Thông qua các sản phẩm hàng hóa và thương hiệu Việt Nam, doanh nhân góp phần nâng cao vị thế của dân tộc trên trường quốc tế. Thêm vào đó, sự phát triển nhanh chóng của đội ngũ doanh nhân, DN, đặc biệt là DN ngành công nghiệp, là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu CNH- HĐH đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo vị thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Bốn là, doanh nhân góp phần tạo lập cơ cấu giai cấp xã hội mới, giữ vững ổn định chính trị-xã hội. Với lực lượng doanh nhân đông đảo và đang tiếp tục tăng nhanh nói trên, trong cơ cấu giai tầng Việt Nam đã và đang hình thành một tầng lớp xã hội mới- tầng lớp Khóa luận tốt nghiệp 10
  20. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền doanh nhân. Cùng với giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ doanh nhân của Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào công cuộc đổi mới đất nước. Đội ngũ doanh nhân, với trách nhiệm lớn lao đối với vận mệnh dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là lực lượng xung kích trong phát triển kinh tế, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định kinh tế- chính trị- xã hội. Hơn thế, với tư cách là một tầng lớp xã hội, doanh nhân ngày càng có vai trò và vị thế chính trị quan trọng, tham gia vào hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội- nghề nghiệp, góp phần xây dựng xã hội dân sự ở nước ta. Năm là, doanh nhân có vai trò quan trọng trong tư vấn hoạch định chính sách, xây dựng hệ thôngĐại chính học trị và góp kinh phần hoàn tếthi ệnHuế thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Thông qua các cơ quản lý Nhà nước và các tổ chức đại diện của mình, doanh nhân Việt Nam đã đóng vai trò là một kênh tham mưu quan trọng trong xây dựng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhiều doanh nhân là đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, Ủy viên Ban chấp hành Mặt trận tổ quốc Việt Nam, thành viên của các tổ chức chính trị xã hội Đồng thời, doanh nhân Việt cũng tích cực tham gia vào việc xây dựng chính sách phát triển kinh tế xã - hội của ngành, địa phương. Bên cạnh đó, sự phát triển của các DNTN ở nước ta trong thời gian qua chính là nhân tố quyết định thúc đẩy đa dạng hóa các loại hình sỡ hữu, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh giữa các chủ thể, các thành phần kinh tế.Trên cơ sở đó, mô hình kinh tế thị trường từng bước được xác lập. Vì vậy, có thể nói, lực lượng chủ lực tạo nên môi trường kinh doanh và mô hình kinh tế thị trường là đội ngũ doanh nhân. Sáu là, đội ngũ doanh nhân và DN đã góp phần giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội. Những năm gần đây, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ do khối DN tạo ra ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại mặt hàng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ được nâng lên, do đó đã giải quyết cơ bản nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ ngày càng Khóa luận tốt nghiệp 11
  21. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền cao của toàn xã hội, góp phần nâng cao mức sống vật chất của dân cư và tăng nhanh lượng hàng hóa xuất khẩu. Nhiều sản phẩm trước đây thường phải nhập khẩu cho tiêu dùng thì nay đã được các DN sản xuất thay thế và được người tiêu dùng trong nước tín nhiệm như: Ô tô, xe máy, phương tiện vận tải, các mặt hàng đồ điện, điện tử, may mặc, thực phẩm, đồ uống, hóa mỹ phẩm, đồ dùng gia đình, sản phẩm phục vụ xây dựng Nhờ đó, vai trò và vị thế của doanh nhân đang ngày càng được xã hội đề cao và trên trọng, bằng chứng là trong số gần 100 doanh nhân ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XVIII, 38 người trúng cử. Điều này cho phép doanh nhân có tiếng nói hơn trong các vấn đề phát triĐạiển kinh t ếhọcxã hội liên kinh quan đến ho tếạt đ ộngHuế của mình. 1.1.3 Vai trò của doanh nhân đối với doanh nghiệp Doanh nhân và DN là hai chủ thể luôn song hành với nhau. Trong phạm vi DN, doanh nhân có vai trò quyết định tới sự phát triển của doanh nghiệp do doanh nhân lãnh đạo. Vì vậy, việc phân tích, đánh giá vai trò của doanh nhân trên nhiều mặt được thể hiện thông qua hoạt đông của doanh nghiệp do doanh nhân lãnh đạo. Vai trò của doanh nhân đối với DN thể hiện trên một nội dung sau đây (Hoàng Văn Hoa, 2010). Thứ nhất, doanh nhân là người lãnh đạo, trực tiếp điều hành DN, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Như đã nêu trên, trong nền kinh tế thi trường, doanh nhân có thể là chủ sở hữu, người trực tiếp thành lập DN, hoặc người được ủy quyền, được thuê quản ý, điều hành DN. Trong mỗi DN, doanh nhân là người lãnh đạo cấp cao, trực tiếp hoạch định chính sách phát triển doanh nghiệp, tổ chức triển khai các hoạt động của DN, đại diện DN chịu trách nhiệm về mặt pháp lý của DN, chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hoạt động sản xuất kinh doanh, về các lợi ích chung và kết quả cuối cùng của DN. Thứ hai, doanh nhân là người tổ chức lực lượng sản xuất của DN. Doanh nhân là người giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng và thực thi chiến lược của DN, trực tiếp lập kế hoạch và phân bổ, sử dụng các nguồn của DN; kiểm tra, đanh giá mức độ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Họ giữ vai trò quyết định đối với việc ứng dụng khoa học- công nghệ, tổ chức phân công, hợp tác kinh doanh của doanh nghiệp. Khóa luận tốt nghiệp 12
  22. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền Thứ ba, doanh nhân là người có vai trò quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.Họ quyết định thành bại của doanh nghiệp trong cạnh tranh.Vì vậy, doanh nhân là người hơn ai hết phải hiểu đối thủ cạnh tranh, phải giành được ưu thế trong cạnh tranh. Thứ tư, doanh nhân là người sáng tạo ra giá trị của DN. Mỗi DN trong quá trình phát triển phải tạo cho mình một giá trị riêng. Vai trò của doanh nhân là phải sáng tạo cho mình một giá trị riêng. Vai trò của doanh nhân là phải sáng tạo ra những giá trị có tính cá biệt của doanh nghiệp để vừa đáp ứng được nhu cầu thị trường, thỏa mãn được người tiêu dùng lại vừa khác với đối thủ cạnh tranh, đảm bảo sự tồn tại và phát triển. Thứ năm,Đại doanh nhânhọc là ngư kinhời xây dự ngtế chi ếHuến lược kinh doanh và hoạch định các chính sách phát triển DN. Trong quá trình thực hiện các chính sách cụ thể, doanh nhân có trách nhiệm hạn chế đến mức thấp nhất mọi rủi ro của DN, bao gồm rủi ro tài chính cũng như rủi ro bên ngoài. Thứ sáu, doanh nhân là người tạo lập và xây dựng các mối liên kết trong và ngoài DN. Lãnh đạo DN là người thường xuyên tiếp xúc với các đối tác, khách hàng, các hiệp hội, cơ quan chính quyền. Trong quá trình đó, doanh nhân thu thập các nguồn thông tin và tạo sự ủng hộ cần thiết cho DN. Vì thế, họ còn là những nhà hoạt động xã hội. Như vậy: Vai trò chủ chốt của các doanh nhân là xây dựng các doanh nghiệp của mình về vận hành và phát triển chúng thật tốt để làm ra hàng hóa chất lượng, uy tín và đáng tin cậy. Giải quyết được các dịch vụ cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm ỗn định cho người dân không chỉ quốc gia mình mà còn cho người dân của các quốc gia khác. Doanh nhân trước hết phải làm ra lợi nhuận và biết đóng góp tích cực cho xã hội. Hầu hết các doanh nhân tập hợp trong một tầng lớp xã hội gọi là tầng lớp doanh nhân. Từ xưa đến bây giờ thì doanh nhân Việt Nam chủ yếu cố gắng chiếm lĩnh thị trường nội địa trong nước. Nhưng nay các doanh nhân Việt Nam đã bắt đầu có những bước tiến mới đầu tư lớn ra nước ngoài. Khóa luận tốt nghiệp 13
  23. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền Doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay muốn phát triển cũng rất khốc liệt khi phải cạnh tranh thương trường với các doanh nhân của thế giới. Những yêu cầu, đòi hỏi từ khách hàng, cũng như người dân cũng vì vậy mà ngày càng cao. Do vậy, xã hội có cái nhìn ngày càng khắt khe hơn đối với doanh nhân về bổn phận, phải có trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội. Các doanh nhân muốn phát triển doanh nghiệp bền vững phải luôn tuân thủ không chỉ những chuẩn mực về bảo đảm sản xuất – kinh doanh phải có lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận, mà còn cả những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trưĐạiờng lao đ ộhọcng, về th ựkinhc hiện bình tếđẳng Huếgiới, an toàn lao động, quyền lợi về lao động, quyền lợi đào tạo và phát triển của nhân viên, góp phần phát triển cộng đồng, bao hàm cả các hoạt động thực hiện an sinh xã hội như nhân đạo, từ thiện. 1.2 Năng lực kinh doanh của doanh nhân 1.2.1 Khái niệm năng lực Năng lực (NL) có 2 đặc trưng cơ bản: Một là được bộc lộ qua hoạt động; Hai là đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Ở đầu vào (cấu trúc bề mặt), NL được tạo thành từ tri thức, kĩ năng và thái độ.Ở đầu ra (cấu trúc bề sâu), các thành tố đó trở thành NL hiểu, NL làm và NL ứng xử. Mỗi NL ứng với một loại hoạt động, có thể phân chia thành nhiều NL bộ phận; bộ phận nhỏ nhất, gắn với hoạt động cụ thể là kĩ năng (hành vi). Các NL bộ phận có thể đồng cấp với nhau, bổ sung cho nhau, nhưng cũng có thể là những mức độ phát triển khác nhau.Cách hiểu về NL là cơ sở để đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả giáo dục. Theo tổ chức và hợp tác và phát triển kinh tế Thế giới (OECD) quan niệm năng lực là “Khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể.” Chương trình Giáo dục Trung học (GDTH) bang Quesbec, Canada năm 2004 xem năng lực “Là một khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực”. Khóa luận tốt nghiệp 14
  24. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền Denyse Tremblay (2012) cho rằng năng lực là “Khả năng hành động, thành công và tiến bộ dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực để đối mặt với các tình huống trong cuộc sống”. Còn theo F.E Weinert (2014), năng lực là “ tổng hợp các khả năng và kỹ năng sẵn có hoặc học được cũng như sẵn sang của HS nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh và hành động một cách có trách nhiệm, có sự phê phán để đi đến giải pháp. Theo cách hiểu của Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn (2009).“NL là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy”.Đại học kinh tế Huế Cách hiểu của Đặng Thành Hưng (2005): NL là thuộc tính cá nhân cho phép cá nhân thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. Dựa vào những khái niệm trên thì theo tôi “Năng lực là sự kết hợp giữa kiến thức, kỹ năng, hành vi, thái độ và một số đặc điểm cá nhân khác của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định và đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả”. 1.2.2.Khái niệm năng lực kinh doanh và một số mô hình nghiên cứu năng lực kinh doanh của doanh nhân. 1.2.2.1.Khái niệm năng lực kinh doanh So với nhà quản trị thì doanh nhân là người phải đảm nhiệm rất nhiều hoạt động liên quan đến các lĩnh vực khác nhau trong tổ chức như là hoạt động chức năng, quản trị và đặc biệt là kinh doanh. Công việc mà họ đảm trách rất phức tạp và có thể thực hiện một cách hiệu quả thông qua những hành vi hợp lý. Những hành vi này được kết tinh từ một số đặc điểm cá nhân như là niềm tin, động cơ, vai trò xã hội, kiến thức và tính cách ( Bird, 1995) giúp doanh nhân thực hiện hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả và thành công. Trên nền tảng lý thuyết về năng lực của Boyatzis (1982) thì năng lực kinh doanh có thể được định nghĩa như là những đặc điểm cần thiết của một cá nhân để khởi sự Khóa luận tốt nghiệp 15
  25. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền kinh doanh, để tồn tại và phát triển (Bird, 1995).Những đặc điểm này bao gồm các yếu tố di truyền, kiến thức, động cơ, tính cách, hình ảnh cá nhân, vai trò xã hội và kỹ năng của cá nhân.Một trong số nhưng năng lực kinh doanh là bẩm sinh trong khi số khác là có thể được hun đúc từ quá trình học tập, đào tạo và phát triển. Man và cộng sự (2002) cho rằng năng lực kinh doanh là sự tựu trung của những đặc điểm đặc biệt giúp thể hiện một cách đầy đủ những khả năng của một doanh nhân để hoàn thành xuất sắc công việc và những đặc điểm cá nhân này bao gồm kiến thức, kỹ năng, tính cách được hình thành từ sự giáo dục, đào tạo, nền tảng gia đình, kinh nghiệm và một số đặc điểm nhân chủng học khác. MuzychenkoĐại và Saee học (2004) phânkinh biệt nh tếững khíaHuế cạnh di truyền với những khía cạnh có thể đạt được của năng lực cá nhân. Nguồn gốc nguyên thủy của tính cách, thái độ, hình ảnh cá nhân và vai trò xã hội được biết đến như là “Những nhân tố bên trong” và những nhân tố như là kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm hình thành thông qua quá trình trải nghiệm công việc, lĩnh hội từ lý thuyết hay thực hành thành công quá trình trải nghiệm công việc, lĩnh hội từ lý thuyết hay thực hành được biết đến như là “Những nhân tố bên ngoài”. Những thuộc tính bên trong năng lực thì mang tính bẩm sinh và khó thay đổi trong khi những thuốc tính bên ngoài có thể đạt được và phát triển thông qua quá trình giáo dục, rèn luyện những năng lực này thường được nghiên cứu như là một phần đặc điểm của người chủ sỡ hữu (Gibb, 2005; McGregor & Tweed, 2001). Theo Mitchelmore và Rowley (2010) năng lực kinh doanh được biết đến như là một nhóm các năng lực liên quan và cần thiết cho tiến trình khởi nghiệp và kinh doanh. Trên cơ sở tham khảo nghiên cứu của Bird (1995), Mitchelmore và Rowley (2010) định nghĩa năng lực kinh doanh là “Sự kết tinh của những đặc điểm cần thiết như là kiến thức, động cơ, tính cách, hình ảnh cá nhân, vai trò xã hội và kỹ năng giúp cho việc khai sinh, duy trì và phát triển một sự nghiệp kinh doanh”. Nghiên cứu này cũng dựa trên quang niệm rằng “Năng lực kinh doanh là những đặc điểm cá nhân bao gồm thái độ và hành vi giúp doanh nhân đạt được và duy trì sự thành công trong kinh doanh” (Ahmad, 2007). Một trong những thách thức lớn nhất Khóa luận tốt nghiệp 16
  26. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền khi đo lường năng lực kinh doanh của doanh nhân làm việc đo lường các thuộc tính cá nhân bên trong tạo nên năng lực như là nhu cầu thành đạt, xu hướng chấp nhận rủi ro, sự tự tinh bởi đây là những thuộc tính không thể quan sát trực tiếp nên cách thức được tiến hành thường được thực hiện là thông qua sự tường thuật cà nhân, phân tích nội tâm và sự liên hệ thông qua biểu hiện hành vi của doanh nhân. Tóm lại, trên cơ sở tham khảo những định nghĩa khác nhau về năng lực kinh doanh của các nghiên cứu trước đây thì trong khuôn khổ của đề tài này “Năng lực kinh doanh là sự kết hợp giữa kiến thức, kỹ năng, hành vi, thái độ và một số đặc điểm cá nhân khác của doanh nhân nhằm đáp ứng các yêu cầu của hoạt động kinh doanh từ đó giúp hộ đạt đưĐạiợc và duy họctrì sự thành kinh công trong tế kinh Huếdoanh”. 1.2.2.2 Một số mô hình nghiên cứu về năng lực kinh doanh của doanh nhân Một số mô hình năng lực kinh doanh được xây dựng từ những nghiên cứu trên đối tượng là chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa và chu kỳ kinh doanh Snell và Lau (1994) đã tiến hành nghiên cứu định tính về năng lực kinh doanh của 21 doanh nghiệp nhỏ và vừa do người Trung Quốc làm chủ ở Hồng Kong. Bảng hỏi mở được sử dụng để phỏng vấn chủ các doanh nghiệp. Thông qua quang điểm của những đối tượng được phỏng vấn thì nghiên cứu này cho rằng năng lực kinh doanh của doanh nhân được cấu thành các thành phần sau: Có mục tiêu và tầm nhìn, khả năng thiết lập chiến lược kinh doanh hiệu quả, khả năng quản trị nguồn nhân lực và chiến lược, khả năng phát huy văn hóa học tập, khả năng duy trì mối quan hệ với khách hàng/ đối tác, khả năng định hướng bởi chất lượng. Không chỉ dừng lại ở bước nghiên cứu định tính, nghiên cứu này sau đó được tác giả kiểm định lại tính giá trị và độ tinh cậy để suy rộng kết quả nghiên cứu thông qua các kỹ thuật nghiên cứu định lượng với một kích thước mẫu lớn hơn. Tương tự, Thompson & ctg (1997) đã thực hiện nghiên cứu với 30 doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Bắc IreLand và chỉ ra được những năng lực kinh doanh mà một doanh nhân cần có vào các giai đoạn khác nhau của chu kỳ phát triển doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp ở giai đoạn khởi đầu thì một số năng lực sau được cho là quan trọng như là: Năng lực chiến lược, thích nghi với sự thay đổi, tập trung, không sợ hãi, có động Khóa luận tốt nghiệp 17
  27. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền lực, có kỹ năng giao tiếp, khả năng tạo biên lợi nhuận, tầm nhìn toàn cầu, khả năng động viên người khác. Khi doanh nghiệp ở thời kỳ tăng trưởng thì một số năng lực khác lại trở nên cần thiêt như: Năng lực quản lý tài chính, năng lực Marketing, năng lực dùng người, năng lực xã hội, hiểu biết về môi trường kinh doanh, nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, khả năng huấn luyện và đào tạo nhân sự, khả năng giải quyết vấn đề, dám mạo hiểm, trung thực và liêm chính, có kỹ năng bán hàng. Vào năm 2002, một nghiên cứu được thực hiện bởi Winterton ở Mỹ và tác giả đã chỉ ra 4 nhóm năng lực kinh doanh gồm có: Năng lực nhận thức, năng lực chức năng, năng lực nhân sự, năng lực thích nghi. Theo tác giả, năng lực nhận thức đó là hiểu về ngành và lĩnh Đạivực kinh họcdoanh.Năng kinh lực chức tếnăng Huếbao gồm năng lực quảng lý mục tiêu, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản trị nguồn nhân lực. Năng lực nhân sự ám chỉ hành vi đạo đức, tạo lập nhóm hoạt động, giao tiếp, định hướng kết quả, ảnh hưởng người khác, quản trị bản thân, tìm kiếm thông tinh. Cuối cùng là năng lực thích nghi được đề cặp đến như là khả năng ứng phó với sự thay đổi, học tập, dự báo và cải tiến (Winterrton, 2002).Tuy nhiên mô hình năng lực kinh doanh của tác giả vẫn chưa được kiểm chứng thực nghiệm. Một số mô hình năng lực kinh doanh dã được kiểm chứng thực nghiệm Một số mô hình năng lực kinh doanh được thảo luận ở trên đóng vai trò hết sức quan trọng cho những nghiên cứu tiếp theo đù rằng chúng chưa được kiểm chứng thực nghiệm. Theo Bird (1995) và Kigguundu (2002) việc tiến đến hành các nghiên cứu thực nghiệm đã kiểm chứng các mô hình năng lực kinh doanh là một điều cần thiết.Tuy nhiên, chỉ một vài nghiên cứu được phát triển xa hơn thông qua các nghiên cứu thực nghiệm để kiểm chứng giá trị và độ tin cậy của mô hình (Chandler & Jansen, 1992; Georgellis et al. 2004; Man, 2001; Martin & Staines, 1994; McGee & Peterson, 2000).Một trong số những nghiên cứu này được thực hiện bởi Chandler và Jansen (1992) trên 134 chủ doanh nghiệp ở Utah, (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ). Kết quả nghiên cứu xác định được một số năng lực kinh doanh quan trọng là: Năng lực nhận thức cơ hội, năng lực chính trị, động cơ khởi nghiệp, năng lực xã hội, năng lực thực hành. Những năng lực này có mối quan hệ chặt chẽ với sự thành công của doanh Khóa luận tốt nghiệp 18
  28. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền nghiệp.Phân tích nhân tố khám phá được thực hiện để kiểm tra tính nhất quán nội tại.Một phát hiện quan trọng từ nghiên cứu này là năng lực quản lý và năng lực kỹ thuật là 2 năng lực kinh doanh được cho là nổi trội của các doanh nhân thành đạt. Hạn chế mà nghiên cứu này phải gặp phải là phạm vi nghiên cứu nhỏ do đó, Admad(2007) cho rằng các nghiên cứu tiếp theo nên cân nhắc khi kế thừa mô hình này trong những bối cảnh nghiên cứu khác. Một nghiên cứu khác với phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được áp dụng của 2 tác giả Martin và Stains (1994). Trong nghiên cứu này 30 chủ doanh nghiệp và nhà quản trị được phỏng vấn trực tiếp và 150 đối tượng điều tra khác được quan sát Đạiqua email. học Nghiên cứkinhu này đượ ctế thực hiHuếện với nỗ lực khám phá sự khác biệt của năng lực quản trị giữa nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa độc lập và nhóm doanh nghiệp phụ thuộc ở Scotland.Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng năng lực kỹ thuật có đóng góp quan trọng cho sự thành công. Họ cũng phát hiện rằng doanh nhân thuộc cả 2 nhóm doanh nghiệp đều cần đến những năng lực kinh doanh mang tính chất toàn cầu, phổ biến như là những năng lực liên quan đến việc thực hiện các chức năng quản trị tài chính, quản trị sản xuất. Đặc biệt quan trọng là (1) năng lực cá nhân và (2) năng lực ra quyết định. Năng lực cá nhân tập tung vào những thuộc tính cá nhân như là hướng nội hay hướng ngoại, kỹ năng tương tác với người khác, trung thực và liêm chính, xu hướng chấp nhận rủi ro, cải tiến và sáng tạo, lãnh đạo nêu gương, tham vọng và tự tin. Năng lực ra quyết định liên quan đến kiến thức và khả năng có được từ kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng kỹ thuật và kiến thức ngành chuyên sâu.Một nghiên cứu được thực hiện bởi Martin và Staines cũng kiểm chứng một vài mô hình năng lực kinh doanh và có nhiều điểm tương đồng giữa những năng lực kinh doanh được đề xuất bởi họ và những năng lực đã được xác định trong các nghiên cứu trước đó. Phương pháp nghiên cứu tổng hợp giữa định tính và định lượng trong lĩnh vực dịch vụ Hong Kong năm 2001 thực hiện bởi Man, nghiên cứu sự tác động của năng lực kinh doanh của doanh nhân đến hoạt động của doanh nghiệp và mô hình năng lực kinh doanh cũng được xây dựng trong nghiên cứu này. Dựa trên khảo sát 19 chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa tác giả xác định được 8 nhóm năng lực kinh doanh cụ thể như sau: Năng lực nhận thức cơ hội, năng lực thiết lập mối quan hệ, năng lực nhận thức, năng Khóa luận tốt nghiệp 19
  29. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền lực tổ chức, năng lực tư duy chiến lược, năng lực cam kết, năng lực học tập và năng lực cá nhân. Sau đó tính giá trị của những nhóm năng lực này được xác định thông qua phân tích nhân tố khám phá, sử dụng bộ dữ liệu khảo sát 153 chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ Hong Kong. Kết quả cho thấy những năng lực được xác định là đáng tin cậy với những giá trị thống nhất nội tại thay đổi từ 0.78 đến 0.94.Các năng lực kinh doanh xây dựng được từ nghiên cứu định tính đều được giữ lại trong kết quả nghiên cứu định lượng, riêng chỉ có năng lực nhận thức và năng lực tổ chức bị chia thành hai nhóm năng lực nhỏ.Trong đó, năng lực nhận thức chia thành năng lực cải tiến và năng lực phân tích; năng lực tổ chức chia thành năng lực nhân sự và năng lực hoạt động.Đại học kinh tế Huế Mô hình năng lực kinh doanh của Man (2001) được đánh giá là có tính tổng hợp cao nhất so với các mô hình khác. Ta có thể thấy rằng những hành vi liên quan đến năng lực kinh doanh được xác định từ các nghiên cứu khác đều được phân loại và ham chức trong các nhóm năng lực kinh doanh mà Man đề xuất. Ngoài ra, mô hình năng lực kinh doanh của Man (2001) có một lợi thế vượt trội so với các mô hình khác ở chỗ dư liệu thu thập được thực hiện ở châu Á chứ không phải châu Âu hay châu Mỹ như các mô hình khác nên nó đặc biệt có ý nghĩa cho trường hợp nghiên cứu năng lực kinh doanh ở Việt Nam bởi sự tương đồng về văn hóa và các yếu tố môi trường nghiên cứu. Tuy nhiên, việc sử dụng mô hình này cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn bởi dữ liệu thu thập được chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ nên rất khó để suy diễn kết quả nghiên cứu cho tổng thể lớn hơn. Ngoài ra, sự tương quan mạnh giữa các nhóm năng lực kinh doanh thành phần làm cho nghiên cứu đứng trước nguy cơ bị hiện tượng tương quan và độ tin cậy của kết quả sẽ không cao. Mặc dù mô hình kinh doanh của Man(2001) còn tồn tại một số hạn chế nhưng so với những lợi thế và sự phù hợp của mô hình nên nó vẫn đóng vai trò chính trong mô hình tham khảo trong nghiên cứu này.Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước đã tổng hợp thì đề tài này tiếp cận và xây dựng thang đo ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo các nhóm năng lực kinh doanh thành phần cụ thể sau: Khóa luận tốt nghiệp 20
  30. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền Bảng 1. Định nghĩa và hành vi của năng lực kinh doanh của doanh nhân. Yếu tố thang đo Định nghĩa Hành vi Năng lực định hướng Năng lực này liên quan đến khả Tạo ra những mục tiêu kinh doanh chiến lược năng tư duy chiến lược, khả và tầm nhìn đầy thách thức nhưng năng lãnh đạo, phát triển tầm khả thi, đánh giá được hiệu quả nhìn trong tương lai và có hành của các chiến lược và có hành động chiến lược đòi hỏi phải động phù hợp, linh hoạt trong việc phù hợp với từng hoàn cảnh. lựa chọn chiến lược và sử dụng Đại(Amad học 2010) kinh tế cácHuế chiến thuật trong kinh doanh Năng lực nắm bắt cơ Năng lực này bao gồm những Xác định, đánh giá và tìm kiếm cơ hội hành vi liên quan đến việc nhận hội kinh doanh diện cơ hội kinh doanh trên thị trường bằng nhiều cách thức khác nhau đồng thời năng lực này cũng gắn liền với khả năng tìm kiếm, phát triển và đánh giá các cơ hội chất lượng cao có sẵn trong thị trường.( Man, 2001) Năng lực nhận thức Năng lực này nói đến những Suy nghĩ một cách thấu đáo và phẩm chất cá nhân quan trọng nhanh chóng trước khi ra quyết tạo sức mạnh cá nhân và nâng định, có cách nhiều da chiều, cải cao hiệu quả cá nhân trong việc tiến, đánh giá và chấp nhận rủi ro thực hiện những nhiệm vụ khó nhất định. (Man & lau, 2000). Điều này có thể bao gồm sự quyết tâm và tự tin (Thomson, 1996), tình cảm và sự tự nhận Khóa luận tốt nghiệp 21
  31. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền thức (Goleman, tự kiểm soát và chịu đựng căng thẳng (Markman và Bon, 1998), động cơ thúc đẩy (Marin và Staines,1994) cũng như tự quản lý (Winterton, 2002). Năng lực cam kết Năng lực kiên định là “Năng Nổ lực bền bỉ, kiên định với mục lực động viên doanh nhân tiếp tiêu dài hạn, kiên trì với các mục tục thẳng tiến trên con đường tiêu của cá nhân và sẵn sàng đứng Đạikinh học doanh đầ ykinh chông gai tế của dHuếạy từ thất bại mình” (Man & ctg 2002). Năng lực thiết lập mối Năng lực này liên quan đến sự Thiết lập quan hệ và xây dựng quan hệ tương tác giữa cá nhân với nhau mạng lưới giao tiếp, đàm phán, và nhóm với nhau.(Man, 2001) quản trị xung đột Năng lực tổ chức và Năng lực này liên quan đến việc Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, lãnh đạo tổ chức các nguồn lực bên trong động viên, phân quyền và kiểm tra và bên ngoài tổ chức như là: con người, các yếu tố vật chất, tài chính, công nghệ, lãnh đạo, huấn luyện và kiểm soát cấp dưới (Man & ctg, 2002) Năng lực học tập Năng lực này liên quan đến khả Học tập từ những người có kinh năng học tập từ nhiều cách thức nghiệm đi trước, rút ra những bài khác nhau như chủ động học học sai lầm trong quá khứ đồng tập, tiếp thu và cập nhật những thời áp dụng được những kiến vấn đề mới mẽ trong các lĩnh thức đã học được vào tình huống vực kinh doanh. kinh doanh phù hợp. Năng lực cá nhân Năng lực này liên quan đến khả Hành vi của năng lực cá nhân là Khóa luận tốt nghiệp 22
  32. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền năng kiếm soát thời gian, khả sự tự tin trong kinh doanh, ý thức năng duy trì nguồn lực ổn định bản thân, sự kiên trì và hiểu được và dồi dào đồng thời phải nhận bản thân muốn gì, lạc quan trong diện được những điểm mạnh mọi tình huống. cũng như điểm yếu của bản thân để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu. (Nguồn phân tích từ tác giả) 1.2.2.3 Khái niệm kết quả kinh doanh Theo ChandlerĐại và học Hanks (1993), kinhthì kế t tếquả kinhHuế doanh là những lợi ích về mặt tài chính như doanh thu, thị phần, lợi nhuận.Các chỉ số trên được dùng để đo lường sự thành công trong kết quả hoạt động kinh doanh. Theo Walker và Brown (2004); Beaver vàJennings (2005) thì kết quả kinh doanh là những lợi ích về mặt phi tài chính như làsự hài lòng của khách hàng, duy trì, sự hài lòng của doanh nhân, danh tiếng và thiện chí củakinh doanh, sự hài lòng của nhân viên và môi trường làm việc / quan hệ tốt.Những yếu tố này thường được dùng để đo lường sự thành công của kết quả kinh doanh cuối cùng. Theo quan điểm của Adam và Sykes (2003), sự hài lòng của khách hàng và thiện chí liên quan đến lòng trung thành của khách hàng có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Tóm lại “Kết quả hoạt động kinh doanh nó sẽ bao gồm các yếu tố liên quan đến tài chính như các chỉ số doanh thu, doanh số, thị phần và lợi nhuận và các yếu tố phi tài chính như sự hài lòng của nhân viên, sự hài lòng của khách hàng, môi trường làm việc, mối quan hệ, danh tiếng và uy tính”. Khóa luận tốt nghiệp 23
  33. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền 1.3 Ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.1 Các giả thuyết nghiên cứu về sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Theo Drucker(1985) cho rằng “Doanh nhân là một bộ phận không phổ biến về mặt số lượng. Họ là người có năng lực sáng tạo nên cái mới, sự khác biết, họ thay đổi giá trị họ nhận thấy rằng sự thay đổi là một điều hiển nhiên”. Một doanh nghiệp thành công thì năng lực sáng tạo sẽ được đặt lên làm hàng đầu. Vì vậy doanh nhân có năng lực sáng tạo tốt thì nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh rất nhiều. Theo ZimmererĐại vàhọc Scarboro kinhugh (2005) tếthì doanh Huế nhân là “Người tham gia vào tiến trình khởi sự kinh doanh trong bối cảnh phải luôn đương đầu với rủi ro và sự không chắc chắn nhằm đạt được lợi nhuận và sự tăng trưởng thông qua việc xác định được những cơ hội quan trọng và huy động những nguồn lực cần thiết”. Vì vậy doanh nhân phải có năng lực nhận thức tốt để đương đầu với những rủi ro tiềm ẩn nhằm đạt được những kết quả kinh doanh mong muốn. Theo Mitchelmore và Rowley (2010) năng lực kinh doanh được biết đến như là một nhóm các năng lực liên quan và cần thiết cho tiến trình khởi nghiệp và kinh doanh. Trên cơ sở tham khảo nghiên cứu của Bird (1995), Mitchelmore và Rowley (2010) định nghĩa năng lực kinh doanh là “Sự kết tinh của những đặc điểm cần thiết như là kiến thức, động cơ, tính cách, hình ảnh cá nhân, vai trò xã hội và kỹ năng giúp cho việc khai sinh, duy trì và phát triển một sự nghiệp kinh doanh”. Theo (Ahmad, 2007) “Năng lực kinh doanh là những đặc điểm cá nhân bao gồm thái độ và hành vi giúp doanh nhân đạt được và duy trì sự thành công trong kinh doanh”. Theo Drago và Clements (1999), doanh nhân là người định hướng và hành động để dẫn dắt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Những quyết định kinh doanh của họ chịu sự ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân, kiến thức, kỹ năng và khả năng. Do đó, doanh nhân cần phải có kiến thức, kỹ năng đa dạng và tổng hợp để làm tròn những vai trò phức tạp của họ trong doanh nghiệp (Sadler – Smith & ctg, 2003). Khóa luận tốt nghiệp 24
  34. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền Theo Hoàng Văn Hoa, (2010) doanh nhân là người có năng lực lãnh đạo, trực tiếp điều hành DN, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Như đã nêu trên, trong nền kinh tế thi trường, doanh nhân có thể là chủ sở hữu, người trực tiếp thành lập DN, hoặc người được ủy quyền, được thuê quản ý, điều hành DN. Trong mỗi DN, doanh nhân là người lãnh đạo cấp cao, trực tiếp hoạch định chính sách phát triển doanh nghiệp, tổ chức triển khai các hoạt động của DN, đại diện DN chịu trách nhiệm về mặt pháp lý của DN, chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hoạt động sản xuất kinh doanh, về các lợi ích chung và kết quả kinh doanh của DN. Một trong số những nghiên cứu về sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh đến kết quả kinh doanhĐại của doanh học nghiệp kinhđược thực hitếện b ởHuếi Chandler và Jansen (1992) trên 134 chủ doanh nghiệp ở Utah, (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ). Kết quả nghiên cứu xác định được một số năng lực kinh doanh quan trọng là: Năng lực nhận thức cơ hội, năng lực chính trị, động cơ khởi nghiệp, năng lực xã hội, năng lực thực hành. Những năng lực này có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hay nghiên cứu của Man, nghiên cứu về sự tác động của năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Qua kết quả phân tích thì xác định được 8 nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh gồm có: năng lực nhận thức, năng lực tư duy chiến lược, năng lực cam kết, năng lực tổ chức, năng lực thiết lập mối quan hệ, năng lực nắm bắt cơ hội, năng lực nhận thức và năng lực học tập. Theo Georgellis và cộng sự (2000) nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh.Hai năng lực được xem là ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó là năng lực hoạch định và năng lực cải tiến.  Do đó, việc phát triển một các đúng đắn và toàn diện các các nhóm năng lực kinh doanh thành phần cấu thành năng lực kinh doanh chung của doanh nhân sẽ góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khóa luận tốt nghiệp 25
  35. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền 1.3.2.Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất Bảng 2: Bộ thang năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. I. Thang đo năng lực kinh Các biến quan sát Nguồn doanh Man (2001) - Xác định những cơ hội kinh doanh dài hạn - Nhận thức được những chiều Đạihư ớnghọc thay kinh đổi của thtếị Huế trường và sự tác động của nó đến doanh nghiệp 1.Năng lực - Ưu tiên những công việc gắn định hướng liền với mục tiêu kinh doanh chiến lược - Kết nối những hoạt động hiện tại cho phù hợp với những mục tiêu chiến lược Khóa luận tốt nghiệp 26
  36. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền Man (2001) - Cống hiến hết mình cho sự nghiệp kinh doanh - Kiên định với các mục tiêu kinh doanh dài hạn đã được 2. Năng lực xây dựng cam kết - Không để hoạt động kinh doanh thất bại khi vẫn còn khả năng Đại học kinh tế Huế Man (2001) - Áp dụng được các ý tưởng kinh doanh vào trong từng hoàn cảnh phù hợp - Nhìn nhận vấn đề theo những cách mới mẻ 3. Năng lực Chấp nhận những rủi ro có nhận thức - thể xảy ra - Đánh giá được các rủi ro tiềm ẩn. Khóa luận tốt nghiệp 27
  37. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền Man (2001) - Xác định hàng hóa/ dịch vụ khách hàng muốn - Chủ động tìm kiếm những sản phẩm/ dịch vụ mang lại 4. Năng lực lợi ích thực sự cho khách nắm bắt cơ hội hàng - Nắm bắt được những cơ hội kinh doanh tốt Đại học kinh tế Huế Man (2001) - Lập kế hoạch hoạt động kinh doanh - Tổ chức nguồn lực Phối hợp công việc 5. Năng lực tổ - Ủy quyền trong quản trị chức và lãnh - Động viên cấp dưới đạo - - Lãnh đạo cấp dưới - Giám sát cấp dưới Man (2001) - Xây dựng mối quan hệ lâu dài và đáng tin cậy với người khác 6. Năng lực - Giao tiếp với người khác thiết lập mối - Duy trì mối quan hệ cá nhân quan hệ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh - Đàm phán với người khác Man (2001) 7. Năng lực - Học tập từ nhiều cách thức Khóa luận tốt nghiệp 28
  38. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền học tập khác nhau, lớp, học từ thực tế công việc - Áp dụng được những kiến thức và kỹ năng học được vào thực tiễn kinh doanh - Luôn cập nhật những vấn đề mới của lĩnh vực kinh doanh Man (2001) - Lắng nghe những lời phê bình có tính xây dựng Đại- Duy học trì thái đ ộkinhlạc quan trong tế Huế 8. Năng lực cá kinh doanh nhân - Sử dụng hiệu quả thời gian của bản thân II. Kết quả hoạt động kinh doanh 1. Phương Doanh thu Chandler và Hanks (1993) diện tài chính Thị phần Sự hài lòng của khách hàng đối với Walker và Brown ( 2004); Beaver doanh nghiệp vàJennings (2005) 2. Phương Danh tiếng và uy tín của công ty diện phi tài Sự hài lòng của nhân viên chính Môi trường làm việc Mối quan hệ với đối tác Nguồn: Tổng hợp phân tích từ tác giả 1.3.3 Mô hình nghiên cứu được đề xuất Quan điểm dựa vào nguồn lực (Resource Based View - RBV) cho rằng năng lực doanh nhân được xem như là nguồn lực quý giá, hiếm hoi mà đối thủ khó có thể sao chép hay bắt chước nên sẽ góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững và giá trị gia tăng cho doanh nghiệp (Tehseen và Ramayah, 2015). Theo Drago và Clements (1999), Khóa luận tốt nghiệp 29
  39. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền doanh nhân là người định hướng và hành động để dẫn dắt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Những quyết định kinh doanh của họ chịu sự ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân, kiến thức, kỹ năng và khả năng. Theo Zimmerer và Scarborough (2005) thì doanh nhân là “Người tham gia vào tiến trình khởi sự kinh doanh trong bối cảnh phải luôn đương đầu với rủi ro và sự không chắc chắn nhằm đạt được lợi nhuận và sự tăng trưởng thông qua việc xác định được những cơ hội quan trọng và huy động những nguồn lực cần thiệt”. Do đó, doanh nhân cần phải có kiến thức, kỹ năng đa dạng và tổng hợp để làm tròn những vai trò phức tạp của họ trong doanh nghiệp (Sadler – Smith & ctg, 2003). Trong nghiên cứu của Chandler và Jansen (1992), doanh nhân các DNNVV phải Đạiđồng thờ i họcđảm trách kinh ba vai trò ctếơ bả n Huếđó là vai trò của nhà kinh doanh, nhà quản lý và nhà chuyên môn. Do đó, việc phát triển một các đúng đắn và toàn diện các các nhóm năng lực kinh doanh thành phần cấu thành năng lực kinh doanh chung của doanh nhân sẽ góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên kết quả nghiên cứu của các tác giả như Man (2001) nghiên cứu về sự tác động của năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì có 8 nhóm năng lực ảnh hưởng gồm: năng lực nhận thức cơ hội, năng lực thiết lập mối quan hệ, năng lực nhận thức, năng lực tổ chức, năng lực tư duy chiến lược, năng lực học tập, năng lực cá nhân và năng lực cam kết.Georgellis và cộng sự (2000) nghiên cứu về sự tồn tại của mối quan hệ giữa năng lực doanh nhân và hiệu quả hoạt động kinh doanh.Hai năng lực được xem là ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó là năng lực hoạch định và năng lực cải tiến.McGee & Peterson (2000) nghiên cứu mối quan hệ thuận chiều giữa năng lực kinh doanh và hoạt động doanh nghiệp thì có năng lực nhận thức cơ hội, năng lực chính trị, động cơ để khởi nghiệp, năng lực xã hội, năng lực thực hành có mối quan hệ cùng chiều với kết quả hoạt động của doanh nghiệpvà Chandler & Jansen (1992) nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh với sự thành công của doanh nghiệp và một phát hiện từ nghiên cứu này là năng lực tổ chức quản lý và năng lực kỹ thuật được cho là có mối quan hệ chặt chẽ với sự thành công của doanh nghiệp, do đómối quan hệ giữa các biến nghiên cứu được đề xuất như sau: Giả thuyết: Khóa luận tốt nghiệp 30
  40. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền H1: Năng lực định hướng chiến lược của chủ doanh nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. H2: Năng lực cam kết của chủ doanh nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. H3: Năng lực nắm bắt cơ hội của chủ doanh nghiệpảnh hưởng cùng chiều đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. H4: Năng lực tổ chức - lãnh đạo của chủ doanh nghiệpảnh hưởng cùng chiều đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. H5: Năng lực thiết lập quan hệ của chủ doanh nghiệpảnh hưởng cùng chiều đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. H6: NăngĐại lực học họctập của ch kinhủ doanh nghi tếệpả nhHuế hưởng cùng chiều đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. H7: Năng lực cá nhân của chủ doanh nghiệpảnh hưởng cùng chiều đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. H8: Năng lực nhận thức của chủ doanh nghiệpảnh hưởng cùng chiều đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khóa luận tốt nghiệp 31
  41. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Năngh1 lực định hướng chiến lược H1 Năng lực cam kết H2 Năng lực nắm bắt cơ hội H3 hội Đại học kinh tế Huế Năng lực tổ chức, lãnh đạo H4 Kết quả Năng lH5ực thiết lập mối kinh doanh quan hệH6 Năng lực học tập H7 H8 Năng lực cá nhân Năng lực nhận thức (Nguồn được đề xuất từ tác giả ) Khóa luận tốt nghiệp 32
  42. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền CHƯƠNG 2. ẢNH HƯỞNG CỦA NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA CHỦ DOANH NGIỆP ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TÔN BẢO KHÁNH. 2.1 Tổng quan tại Công Ty TNHH Tôn Bảo Khánh Tên công ty: Công ty TNHH Tôn Bảo Khánh Mã số thuế: 3300464657 Địa chỉ: 199 Bà Triệu, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế Đại diện Đạipháp luậ t: họcPhạm Th ịkinhQuỳnh Như tế Huế Ngày cấp giấy phép: 16/01/2007 Ngày hoạt động: 16/1/2007 Điện thoại: 0543932728 Fax: 0543932729 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Trong xu thế hội nhập kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển xã hội, văn hóa, tôn giáo của nước ta thì việc tham gia vào tiến trình thương mại sẽ giúp cho các doanh nghiệp, công ty sẽ có nhiều cơ hội cạnh tranh. Đây chính là động lực chính nhằm thúc đẩy Công ty TNHH-SX TM DV CHIẾN QUÝ ra đời: Ngày 16 tháng 1 năm 2007 công ty được thành lập.Từ khi thành lập đến nay, doanh nghiệp luôn mang thương hiệu đi cùng với sản phẩm nên được người tiêu dùng lựa chọn và tin dùng sản phẩm.Tiến trình Việt Nam hội nhập nền kinh tế toàn cầu mang tới thách thức cũng như cơ hội lớn để doanh nghiệp khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường. Doanh nghiệp không ngừng đầu tư máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải để đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm và tốc độ cung ứng hàng hoá cho quý khách hàng.Từ khi đi vào hoạt động thì công ty luôn chú trọng đa dạng hoá sản phẩm để cung ứng đúng với thị hiếu của người tiêu dùng, nên được người tiêu dùng đánh giá cao. Khóa luận tốt nghiệp 33
  43. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền 01/09/2010 Cơ sở 7 – 169 Bà Triệu – TP Huế được chọn là trung tâm giao dịch lớn là trụ sở chính của công ty. Đến 12/03/2011 Cơ sở 8 Lô số 5, Dãy A1, KQH trung tâm thương mại Quảng Điền, thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của doanh nghiệp trong suốt những năm vừa qua. Đến 2014 công ty đã mở rộng đến 12 chi nhánh trên địa bàn quy mô sản xuất, phát triển thêm nhiều mặt hàng cung ứng. Sau 7 năm xây dựng và phát triển đã hình thành 12 cơ sở trực thuộc công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh tôn lợp, tôn la phông, sắt, thép, B40, gạch men, ngói lợp, các thiết bị vệ sinh, cửa cuốn cửa Đạikéo đài loan, học bàn gh ếkinhsalon gỗ .và tế các Huế vật liệu xây dựng khác, thu hút toàn bộ hệ thống khách hàng trên toàn tỉnh. Nếu như trước đây, hoạt động của Công ty Chiến Quý chỉ gói gọn trong phạm vi thành phố Huế thì đến năm 2012, các cơ sở trực thuộc của công ty Chiến Quý đã có mặt và hoạt động rất tốt tại các thị xã, huyện khác nhau của phía Bắc và phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm các cơ sở: Phú Bài, Tứ Hạ, Phong Điền, Sịa, Thuận An, Thủy Dương, Tăng Bạt Hổ, Bà Triệu, QL49, kho sản xuất, kho nội thất, siêu thị gạch men. Từ khi công ty được thành lập, tự tìm kiếm thị trường đối tác kinh doanh. Đội ngũ cán bộ công nhân viên đã cố gắng phấn đấu không ngừng đưa công ty phát triển ngang tầm với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Công ty vay vốn tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất kinh doanh. Nhằm quảng bá thương hiệu cho công ty, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín trên thị trường công ty đã mở rộng thị trường ra các vùng lân cận: Quảng Trị, Quảng Bình Sau 7 năm hoạt động và phát triển công ty TNHH SX TM DV Chiến Quý đã xây dựng cho mình một chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng Thừa Thiên Huế.Lúc này, tầm quan trọng của thương hiệu được ban lãnh đạo công ty nhân thức rõ hơn bao giờ hết, chính vì vậy vào tháng 3/2014 công ty được đổi tên thành công ty TNHH tôn Bảo Khánh. Quyết định đổi tên công ty đã được ban giámđốc thống nhất nhằm mục đích để tạo đà cho sự phát triển bền vững của thương hiệu trong tương lai, nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành của công ty. Quá trình đổi tên được công ty tiến hành dần dần từng bước để người tiêu dùng có thời gian nắm bắt và đi vào nhận thức của khách hàng, do đó tại các cơ sở kinh doanh công ty chưa chính Khóa luận tốt nghiệp 34
  44. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền thức gỡ bỏ thương hiệu Chiến Quý mà dần dần thay thế các bảng hiệu cùng với tư vấn của nhân viên bán hàng cho các khách hàng biết về thông tin đổi tên của doanh nghiệp. Đầu năm 2018, công ty đã mở rộng thêm ngành nghề kinh doanh của mình bằng việc mua lại 2 khách sạn ở Đà Nẵng là khách sạn Ana Maison ( quận Ngũ Hành Sơn) và 1 khách sạn đang tu sửa chủng bị đi vào hoạt động. Hiện nay, Công Ty TNHH Tôn Bảo Khánh đã mở rộng quy mô kinh doanh của mình và hình thành nên 13 cơ sở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và 2 khách sạn cao cấp ở Đà Nẵng,là một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả cao và đứng vững trên thị trường. Được sự tin tưởng cao đến từ người tiêu dùng trong địa bàn 2.1.2. SảnĐại phẩm của học công ty kinhTNHH Tôn tếBảo KhánhHuế - Tôn - sắt – thép: Lưới B40, Tôn nhựa sáng, Tôn xốp cách nhiệt, sắt hộp, sắt kẽm, sắt thép 6,sắt thép 5 . - Gạch men- Nội thất: Bàn phấn trang điểm, bộ kẹp trà, ghế sắt Đút Hoa Văn, giường, gạch men bạch mã, gạch men viglacera - Bàn ghế - Đồ Gỗ: Kệ tivi, kệ tủ, tủ áo quần, bàn học, bàn ăn cơm, bàn ghế trang trí - Đá tự nhiên – đá trang trí: Đá trang trí nội thất, đá trang trí phòng khách, đá ánh trăng đen, đá ghép đen, đá ghép vàng, đá lồi vàng - Bồn nước : Sonha, Việt Mỹ. Toàn Mỹ , Tân mỹ, Tân Á - Thiết bị vệ sinh: Vòi lavabo, vòi nước, tiểu nam, bồn tắm nằm, chậu inox Sơn Hà, Bồn tắm đứng Các đối tác của Công ty TNHH Tôn Bảo Khánh Khóa luận tốt nghiệp 35
  45. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền 2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH Tôn Bảo Khánh 2.1.3.1. Chức năng - Công ty TNHH tôn Bảo Khánh được thành lập và hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu cho nền kinhĐại tế và tiêuhọc dùng. kinh tế Huế - Là doanh nghiệp thương mại chuyên kinh doanh vật liệu, tôn sắt hộp, phục vụ nhu cầu của xã hội nói chung và cho địa bàn riêng. - Các ngành nghềkinh doanh của doanh nghiệp: + Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng, trong các cửa hàng kinh doanh. + Mua bán vật liệu xây dựng, đồ ngũ kim, thiết bị cấp thoát nước trong nhà, thiết bị nhiệt, phụ tùng thay thế. + Xây dựng nhà các loại, xây dựng các công trình dân dụng. + Gia công cơ khí, xửlý và tráng phủkim loại. + Gia công các loại Tôn mạ màu, Tôn mạ kẽm. + Bán buôn máy móc, thết bịvà phụ tùng máy khác. + Mua bán máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện máy phát điện, động cơ điện. + Buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng. + Buôn bán sắt thép, ống thép, kim loại màu, thép phôi, sắt thép xây dựng, ống kim loại Và một số loại ngành nghề kinh doanh khác. 2.1.3.2 Nhiệm vụ - Tổ chức hoạt động kinh doanh. - Tìm đối tác và khách hàng để tiêu thụ hàng hóa. Khóa luận tốt nghiệp 36
  46. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền - Điều hành và tổ chức bộ máy quản lý một cách hợp lý nhằm đem lại hiệu quả cao trong quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị. - Nghiêm túc thực hiện chế độnộp thế, ngân sách nhà nước và tiền bán hàng về tổng công ty. Chấp hành đúng các chế độ, chính sách của nhà nước và các văn bản quy định của ngành. - Sử dụng hợp lý nguồn vốn, tài sản, lao động, hạ thấp chi phí bán hàng, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và tăng cường vốn 2.1.4 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 2.1.4.1 Địa bàn hoạt động của công ty TNHH Tôn Bảo Khánh Địa bàn Đạihoạt động học kinh tế Huế Các đơn vị trực thuộc gồm: Tổng số 14 đơn vị, nhân sự mổi đơn vị có 01 cán bộ Quản lý và 01 Kế toán cùng một số Nhân viên bán hàng. - Trụ sở chính: 199 Bà Triệu, P. Xuân Phú, TP Huế - Cơ sở 1: Thôn Ngọc Anh, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, TT Huế. - Cơ sở 3: 275 Tăng Bạt Hổ, phường Phú Bình, TP Huế, TT Huế. - Cơ sở 4: Thôn 1, phường Thủy Dương, TX Hương Thủy, TT Huế. - Cơ sở 5: Số 110 Nguyễn Tất Thành, phường Phú Bài, TX Hương Thủy, TT Huế. - Cơ sở 6: QL1 A, xã Hương Văn, huyện Hương Trà, TT Huế. - Cơ sở 8: Lô số 5, Dãy A1 KQH TT TM Quảng Điền, TT Sịa,huyện Quảng Điền. - Cơ sở 9: Thôn Khánh Mỹ, TT Phong Điền, huyện Phong Điền, TT Huế. - Cơ sở 11: Số 3, Trấn Hải Thành, thôn Minh Hải, TT Thuận An, huyện Phú Vang. - Cơ sở 12: KQH Nam Vỹ Dạ (giai đoạn 5) phường Vỹ dạ, Thành Phố Huế.TT Huế. - Cơ sở 14: 54 Phạm Văn Đồng, Thành Phố Huế - Cơ sở 15: Quốc Lộ 49, Đường Phạm Văn Đồng, Phú Vang, TT Huế Khóa luận tốt nghiệp 37
  47. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền - Cơ sở 16: 824 Nguyễn Tất Thành, P. Thủy Dương, TX Hương Thủy, TT Huế - Cơ sở 17: 70 Phạm Văn Đồng, TP Huế 2.1.4.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ 2: Bộ máy quản lý của công ty TNHH Tôn Bảo Khánh CHỦ TỊCHHĐQT TỔNG GIÁM ĐỐC Đại học kinh tế Huế GIÁM ĐỐC KINH GIÁM ĐỐC KẾ HOẠCH QUẢN LÝ VĂN PHÒNG GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH DOANH QUẢN LÝ PHÒNG KẾ QUẢN LÝ PHÒNG KẾ TOÁN HOẠCH 13 CỬA HÀNGTRƯỞNG (13CS) Trong đó hội đồng thành viên gồm 5 người: Bà: Phạm Thị Như Quỳnh, giữ chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám Đốc Ông: Hoàng Ngọc Gia, giữ chức vụ: Tổng Giám Đốc Giám đốc điều hành: Ông Nguyễn Viết Quang Giám đốc kế hoạch: Ông Phan Duy Giáp Giám đốc kinh doanh: Bà Phạm Thị Thơm Giám đốc điều hành và giám đốc kế hoạch là 2 người trực tiếp quản lý 13 Cửa hàng trưởng (13 Cơ sở).Trong đó giám đốc điều hành là người điều hành công việc Khóa luận tốt nghiệp 38
  48. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền cho 13 cửa hàng trưởng còn giám đốc kế hoạch là người lập kế hoạch cho 13 cửa hàng trưởng. 2.1.5 Khái quát về tình hình lao động của Công Ty TNHH Tôn Bảo Khánh Từ một cửa hàng nhỏ chỉ với vài nhân viên, qua quá trình phát triển, mở rộng quy mô cũng như khai thác sâu tại thị trường Thừa Thiên Huế, tính đến năm 2017 tại công ty TNHH Tôn Bảo Khánh có 140 lao động. Bảng 3: Tình hình lao động của công ty Tôn Bảo Khánh Chỉ tiêu Năm So sánh Đại2015 học2016 kinh2017 tế Huế2016/2015 2017/2016 Số lượng Số Số % +/- +/- % lượng lượng Tổng số lao động 127 126 140 99,2 -1 14 111,1 Phân theo giới tính Nam 96 95 98 99,0 -1 3 103,2 Nữ 31 31 42 100 0 11 135,5 Phân theo trình độ Cao học 1 1 2 100 0 1 200 Đại học 28 28 30 100 0 2 107,1 Trung cấp, cao đẳng 60 58 61 96,7 -2 3 105,2 Lao động phổ thông 38 39 47 102,6 1 8 120,5 (Nguồn: Phòng kinh doanh công ty TNHH Tôn Bảo Khánh) Về tổng số lao động: Năm 2015, tổng số LĐ của công ty là 127 người, năm 2016 là 126 người. Số LĐ của công ty năm 2016 so với năm 2015 đã giảm 1 người. Năm 2017, tổng số LĐ là 140 người, tăng 14 người so với năm 2016 và so với năm 2015 thì tăng 13 người. Năm 2016, lực lượng LĐ của công ty giảm đi 1 người. Còn năm 2017 Khóa luận tốt nghiệp 39
  49. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền số lượng lao động đáng kể để đáp ứng tình hình mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty. Theo giới tính: Trong cơ cấu LĐ của công ty qua 3 năm, nam luôn chiếm tỷ lệ cao hơn nữ khoảng 3 lần. Số LĐ nam năm 2015 là 96 người, năm 2016 là 95 người, giảm 1 người. Lực lượng LĐ chủ yếu là LĐ phổ thông và trung cấp, cao đẳng do đặc điểm của công ty là kinh doanh vật liệu xây dựng và nội thất cần lực lượng vận chuyển, bốc vác và cơ khí lớn nên nam nhiều hơn nữ là điều dễ hiểu. Về số LĐ nữ, không biến đổi qua 2 năm 2015 và 2016. Đến năm 2017 thì có tăng lên 11 người do công ty cần tuyển thêm nhân viên nữ bán hàng ở các cơ sở, và một số nhân viên kế toán vì nữ sẽ có khả năng bán hàng mềm mại hơn là nam giới. So với năm 2016, năm 2017 số LĐ namĐại tăng 3 ngưhọcời, do côngkinh ty đã muatế thêm Huế một vài xe tải để phục vụ hoạt động vận chuyển nên đã thuê thêm một số lao động nam. Cơ cấu, sự biến động về LĐ theo giới tính phản ánh đúng thực trạng về nhu cầu nhân sự của một công ty kinh doanh vật liệu xây dựng. Theo trình độ LĐ: Số lượng LĐ phổ thông, trung cấp và cao đẳng luôn chiếm tỷ trong lớn nhất (trên 77%) những lao động này chủ yếu là những nhân viên bán hàng, nhân viên cơ khí máy móc và nhân viên bốc vát. Số LĐ có trình độ đại học, cao học chiếm tỷ lệ không cao chủ yếu là những người trong ban lãnh đạo như giám đốc, trưởng phòng kinh doanh, kế toán trưởng. 2.1.6 Tình hình tài chính của công ty Bảng 4: Tình hình tài chính của công ty trong 3 năm 2015-2017 (Đvt: Triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016 Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % Tổng vốn 32.726 100 32.877 100 18.709 100 151 100,46 -14.168 56,91 sản xuất kinh doanh 1. Phân theo đặc điểm nguồn vốn Vốn cố 4.024 12,3 4.066 12,37 3.515 18,79 42 101,04 -551 86,45 định Vốn lưu 28.702 87,7 28.811 87,63 15.194 81,21 109 100,38 -13.617 52,74 Khóa luận tốt nghiệp 40
  50. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền động 2. Phân theo nguồn hình thành Nợ phải 26.635 81,39 26.377 80,23 13.099 70,01 - 99,03 -13.278 49,66 trả 258 Nguồn 6.091 18,61 6.500 19,77 5.610 29,99 409 106,71 -890 86,31 VCSH (Nguồn: Phòng kinh doanh công ty TNHH Tôn Bảo Khánh) Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, thì nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ.Một doanh nghiệp nếu không đủ vốn thì rất có thể phải đóng Đạicửa vì không họcđáp ứ ngkinh được nh ữngtế nhu Huế cầu của thị trường.Chính vì vậy nguồn vốn chính là yếu tố giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Nhìn vào bảng cơ cấu vốn của công ty trong 3 năm 2015-2017, ta thấy tình hình vốn của công ty có sự biến động thất thường qua các năm cụ thể: năm 2016 là 32.877 triệu đồng tăng 151 triệu tương ứng mức tăng 0,46% so với năm 2015 và đến năm 2017, số vốn của doanh nghiệp là 18.709 triệu đồng, giảm 14.168 triệu đồng tương ứng với mức giảm 56,91% so với năm 2016. Sỡ dĩ tỷ lệ nguồn vốn 2017/2016 giảm so với 2016/2015 là do đến năm 2016, công ty đã xây dựng và mua lại quyền sử dụng đất của các cơ sở kinh doanh, nên phần vốn của công ty có xu hướng giảm trong năm 2017. Xét theo nguồn hình thành vốn: vốn của công ty được chia thành 2 nhóm chủ yếu là vốn chủ sở hữu và vốn vay, 2 nguồn vốn này biến động thất thường qua các năm và vốn vay chiếm tỷ lệ cao hơn so với vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn. Năm 2016, vốn chủ sở hữu là 6.500 triệu đồng (chiếm 19,77%) tăng 409 triệu đồng tương ứng mức tăng 6,71% so với năm 2015 (chiếm 18,61%), đến năm 2017 là 5.610 triệu đồng (chiếm 29,99%) giảm 890 triệu đồng tương ứng với mức giảm 49,66% so với năm 2016. Trong khi đó nguồn vốn vay năm 2016 là 26.377 (chiếm 80,23%) giảm 258 triệu đồng tương ứng mức giảm 0,97% so với năm 2015 (chiếm 81,39%), năm 2017 là 13.099 triệu đồng( chiếm 70,01%) giảm 13.278 triệu đồng tương ứng với mức giảm Khóa luận tốt nghiệp 41
  51. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền 50,34% so với năm 2016. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty bên cạnh đó việc giảm vốn vay cho thấy công ty đã hoàn thiện hơn về cơ sỏ vật chất cũng như cơ sở hạ tầng của mình. Tuy nhiên lượng vốn vay vẫn chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn của mình và công ty nên tăng mạnh nguồn vốn chủ sở hữu lên để có nguồn lực tài chính mạnh hơn, đem lại nguồn lợi nhuận cao hơn khi phải sư dụng lượng vốn vay lớn khiến lượng tiền lãi chiếm một khoảng tài chính lớn của công ty. Xét theo đặc điểm vốn: trong 3 năm vừa qua thì vốn cố định và vốn lưu động điều biến đổi tăng giảm theo nhịp độ khắc nghiệt của thị trường. Cụ thể: vốn cố định năm 2016 là 4.066Đại triệu họcđồng (chi ếkinhm 12,37%) tếtăng 42Huế triệu đồng tương ứng mức tăng 1,04% so với năm 2015 (chiếm 12,3%), năm 2017 thì vốn cố định của công ty là 3.515 triệu đồng (chiếm 18,79%) giảm 551 triệu đồng tương ứng mức giảm 13,55% so với năm 2016. Vốn lưu động của công ty cụ thể trong 3 năm như sau, năm 2016 là 28.881 triệu đồng (chiếm 87,63%) tăng 109 triệu đồng tương ứng mức tăng 0,38% so với năm 2015 (chiếm 87,7%), năm 2017 con số này là 15.194 triệu đồng (chiếm 81,21%) giảm 13.617 triệu đồng tương ứng mức giảm 47,26% so với năm 2016. Qua đó ta thấy vốn lưu động của công ty chiếm tỷ lệ lớn là khá hợp lý vì ngành nghề kinh doanh của công ty là đa dạng nên việc đầu tư vào vốn lưu động là điều cần thiết để có thể có vòng quay vốn nhằm tạo hiệu quả hoạt động kinh doanh. Với tình hình vốn như vậy công ty đã sủ dụng nguồn vốn khá hợp lý và có hiệu quả vào hoạt động kinh doanh. Vì những năm gần đây, thị trường cạnh tranh gay gắt nên công ty đã có những bước chũng lại nhằm chờ thời cơ tốt để đầu tư vào các ngành nghề khác, nhằm đa dạng hóa loại hình hoạt động của công ty nên lượng vốn cho hoạt động công ty bây giờ có thể giảm bớt đi nhưng nhìn chung tình hình hoạt động của công ty đang ổn định. 2.1.7 Kết qủa hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015- 2017 Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động kinh doanh thì mục tiêu hàng đầu và mang tính sống còn của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động Khóa luận tốt nghiệp 42
  52. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền sản xuất kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu chi phí. Dưới đây là tình hình hoạt động sản xuất kinh của công ty qua 3 năm 2015, 2016, 2017: Bảng 5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm Năm Năm So sánh (%) 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Giá trị Giá trị Giá trị % +/- +/- % 1. Doanh thuĐại học kinh tế Huế bán hàng và 23.303 14.178 85.557 108.860 123.038 127,2 113,0 cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh 0 0 0 0 0 0 0 thu 3. Doanh thu 23.303 14.178 85.557 108.860 123.038 127,2 113,0 thuần 4. Giá vốn hàng 22.830 15.156 79.756 102.586 117.742 128,6 114,8 bán 5. Lợi nhuận 472 -1.005 5.802 6.274 5.296 108,1 84,4 gộp 6. Doanh thu -90 -12 hoạt động tài 125 35 23 28 65,7 chính 7. Chi phí tài 506 -41 1.380 1.886 1.845 136,7 97,8 chính Khóa luận tốt nghiệp 43
  53. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền Chỉ tiêu Năm Năm Năm So sánh (%) 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Giá trị Giá trị Giá trị % +/- +/- % 8. Chi phí quản -876 -425 6.143 5.267 4.842 85,7 91,9 lý doanh nghiệp 9. Lợi nhuận -752 525 thuần từ hoạt 1.596 844 1.369 52,9 162,2 động kinhĐại học kinh tế Huế doanh 10. Thu nhập -797 636 2.294 1.497 2.133 65,3 142,5 khác 11. Chi phí khác 1,7 1 0,4 58,8 -0,7 -0,6 40 12. Lợi nhuận -796 636 2.292 1.496 2.132 65,3 142,5 khác 13. Lợi nhuận -44 112 696 652 764 93,7 117,2 trước thuế 14. Chi phí thuế -116 20 230 114 134 49,6 117,5 TNDN 15. Lợi nhuận 72 92 466 538 630 115,5 117,1 sau thuế (Nguồn: Phòng kinh doanh và phân tích của tác giả) Qua bảng số liệu ta thấy: Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng đều qua 3 năm, cụ thể là năm 2016 so với năm 2015 tăng 23.303 triệu đồng(27,24%). Năm 2017 so với Khóa luận tốt nghiệp 44
  54. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền 2016 tăng 14.718 triệu đồng(13,02%). Tuy nhiên trong giai đoạn năm 2016 thì lợi nhuận trước thuế của công ty giảm 44 triệu đồng, sang năm 2017 thì lợi nhuận trước thuế đã tăng lên 112 triệu đồng. Tuy có sự biến động về lợi nhuận trước thuế nhưng nhìn chung thi lợi nhuân sau thế của công ty luôn tăng đều năm 2016 tăng 72 triệu đồng (15,45%), năm 2017 tăng 92 triệu đồng (17,10%). Điều này đảm bảo cho việc hoạt động kinh doanh của công ty luôn thuận lợi. Tuy nhiên phải nhắc đến việc công ty ít chú trọng vào hoạt động tài chính biểu hiện rõ vào năm 2016 thì giảm 90 triệu đồng so với năm 2015, năm 2017 giảm so với 2016 12 triệu đồng. Đầu tư tài chính ngắn hạn được xem là một nguồn lợi cho công ty nên công ty cần chú ý đầu tư vào hoạt động tài chínhĐại để có học thể thu lờkinhi nhằm phụ ctế vụ cho Huế hoạt động kinh doanh của công ty. Tóm lại, qua 3 năm 2015-2017, mặc dù kinh tế thị trường có nhiều biến động, tuy nhiên công ty vẫn giữ được mức tăng trưởng và phát triển ổn định như năm trước. Đó là nhờ công ty không ngừng mở rộng và đa dạng các hệ thống và hình thức bán hàng đã khiến cho Công ty tạo được 1 vị thế lớn trên thị trường. Bên cạnh đó Công ty đã áp dụng nhiều chính sách bán hàng hợp lý, xây dựng phương châm bán hàng dựa trên uy tín và chất lượng và đặc biệt là chủ doanh nghiệp là một người có năng lực kinh doanh tốt. Điều đặc biệt là Công ty sẵn sàng chở sản phẩm đến tận tay khách hàng dù số lượng ít hay nhiều và có thể đổi trả miễn phí trong điều kiện vô thời hạn mà không mất phí vận chuyển. Hy vọng rằng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân trong công ty thì công ty luôn đạt được kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh. 2.2 Đánh giá sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp đến kết quả kinh doanh tại Công Ty TNHH Tôn Bảo Khánh 2.2.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Bảng 6: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu: Tiêu chí Phân loại Tần số Tần suất Khóa luận tốt nghiệp 45
  55. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền (%) Giới tính Nam 98 70 Nữ 42 30 Độ tuổi Dưới 25 tuổi 38 27,1 Từ 25 đến 35 tuổi 75 53,6 Trên 35 tuổi 27 19,3 Trình độ học vấn Trung học phổ thông 47 33,6 Trung cấp, cao đẳng 61 43,6 ĐạiĐ ạhọci học kinh tế Huế30 21,4 Cao học 2 1,4 Số năm làm việc Từ 1 đến 3 năm 39 27,9 Từ 3 đến 5 năm 58 41,4 Trên 5 năm 43 30,7 Vị trí công việc Cán bộ quản lý 16 11,4 Nhân viên kho bãi 20 14,3 Nhân viên chở hàng 26 18,6 Nhân viên giao hàng 22 15,7 Nhân viên bốc vác 22 17,1 Nhân viên văn phòng 26 18,6 Khác 6 4,3 (Nguồn phân tích từ tác giả) Qua số liệu trên ta thấy có đến hơn 70% là nam vì đặc thù công việc ở công ty TNHH Tôn Bảo Khánh đa số là thiên về sức mạnh như bóc vát, chở hàng, giao hàng nên vì vậy nam giới chiếm tỷ lê cao. Nữ giới chiếm 30% thường thì những công việc của nữ là kiểm toán, kế toán, bán hàng nên vì vậy nữ thường chiếm tỷ lệ thấp hơn nam ở công ty. Trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng và trung học phổ thông chiếm tỷ lệ Khóa luận tốt nghiệp 46
  56. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền cao (77,1%) bởi vì đặc thù công việc chính của công ty là bóc vát, chở hàng, giao hàng. Còn những người có trình độ đại học hay cao học thường là những người làm việc ở văn phòng nghiên về các mãng như kế toán, quản trị kinh doanh nên có tỷ lệ thấp (22,8%). Những người làm việc từ 3-5 năm và trên 5 năm chiếm tỷ lệ cao (72,1%) . Cho thấy Công ty Tôn Bảo Khánh có những chính sách đãi ngỗ về nhân viên tốt vì vậy mà nhân viên gắn bó với công ty lâu dài. Về vị trí công việc nhân viên kho bãi, bốc vác chở hàng và giao hàng chiếm tỷ lệ cao (65,7%) vì đây là những công việc đặc thù của công ty Tôn Bảo Khánh. 2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá: 2.2.2.1 PhânĐại tích nhânhọc tố khám kinh phá biến đtếộc lập Huế Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để rút gọn và tóm tắt các biến nghiên cứu thành các khái niệm. Thông qua phân tích nhân tố nhằm xác định mối quan hệ của nhiều biến được xác định và tìm ra nhân tố đại diện cho các biến quan sát. Để xác định số lượng nhân tố tạo ra, nghiên cứu sử dụng hai tiêu chuẩn: + Tiêu chuẩn Kaiser nhằm xác định số nhân tố được trích từ thang đo. Các nhân tố kém quan trọng bị loại bỏ, chỉ giữ lại những nhân tố quan trọng bằng cách xem xét giá trị EIgenvalue.Giá trị Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, chỉ có nhân tố nào Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích. + Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained criteria): Phân tích nhân tố thích hợp nếu tổng phương sai trích không được nhỏ hơn 50%. Kết quả phân tích EFA lần 1 cho thấy, giá trị kiểm định KMO thu được là 0,743 và p- value (sig.=0,000) của kiểm định Barlett đều bé hơn 0,05, tức đảm bảo các điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA. Với số lượng 8 nhân tố được rút trích từ 31 biến quan sát ban đầu, tổng phương sai trích của phân tích EFA lần 1 thu được 76,874%. Tuy nhiên, trong các nhân tố mới rút trích này, có một số nhân tố có hệ số tải bé hơn 0,5 nên loại một số biến như: NLCK1, NLCK2, NLCK3, NLTCLD2, NLTCLD4, NLTCLD5, NLTCLD7, NLTLMQH1, NLTLMQH2, NLTLMQH3, NLTLMQH4. Vậy nên nghiên cứu tiến hành phân tích nhân tố khám phá lần 2 để loại đi 11 biến quan sát này. Khóa luận tốt nghiệp 47
  57. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền Bảng 7: Bảng kết quả phân tích EFA về năng lực kinh doanh của doanh nhân Phân tích Số lượng Số lượng KMO Sig. Tổng EFA item Factor Barlet’s phương sai trích Rút trích 31 8 0,743 0,000 76,874% các nhân tố lần 1 Rút trích 20 6 0,838 0,000 73,665% các nhân tố lần 2 Đại học kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp 48
  58. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền Kết quả phân tích EFA lần 2 cho thấy, giá trị kiểm định KMO thu được là 0,838 và p- value (sig.=0,000) cua kiểm định Barlett đều bé hơn 0,05, tức đảm bảo các điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA. Với số lượng 5 nhân tố được rút trích từ 18 biến quan sát ban đầu, tổng phương sai trích của phân tích EFA lần 1 thu được là 73.665%.Tất cả các nhân tố mới được rút trích đều đảm bảo các điều kiện về giá trị Eigenvalue, phương sai trích, cũng như điều kiện về hệ số tải nhân tố ở Bảng 7 và có thể đưa vào kiểm định độ tin cậy thang đo. Bảng 8: Kết quả EFA và độ tin cậy Chronbach alpha cho thang đo các nhân tố năng lực kinh doanh Đại học kinh tếNhân Huế tố rút trích Biến quan sát 1 2 3 4 5 6 Định hướng chiến lược- Xác ,860 định những cơ hội kinh doanh dài hạn Định hướng chiến lược- nhận ,804 thức những chiều hướng thay đổi của thị trường Định hướng chiến lược- ưu ,803 tiên những công việc gắn liền với mục tiêu kinh doanh Định hướng chiến lược- kết ,752 nối những hoạt động hiên tại phù hợp với mục tiêu chiến lược Nhận thức- áp dụng các ý ,830 tưởng kinh doanh Nhận thức- đánh giá các rủi ro ,822 tiềm ẩn Khóa luận tốt nghiệp 49
  59. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền Nhận thức- nhìn thấy vấn đề ,814 một các mới mẻ Nhận thức- chấp nhận những ,681 rủi ro có thể xảy ra Nắm bắt cơ hội- xác định hàng ,912 hóa dịch vụ khách hàng mong muôn Nắm bắt cơ hội- chủ động tìm ,893 kiếm những sản phẩm mang lại lợi ích cho khách Đạihàng học kinh tế Huế Nắm bắt cơ hội- nắm bắt cơ hội ,741 kinh doanh tốt Học tập- học tập từ nhiều cách ,837 thức khác nhau Học tập- Luôn cập nhật những ,755 vấn đề mới mẻ vào trong lĩnh vực kinh doanh Học tập- áp dụng những kiến ,709 thức và kỹ năng vào trong kinh doanh Năng lực cá nhân- lắng nghe ,838 những lời phê bình có tính xây dựng Năng lực cá nhân- duy trì thái ,821 độ lạc quan trong kinh doanh Năng lực cá nhân- sử dụng hiệu ,778 quả thời gian của bản thân Năng lực tổ chức lãnh đạo- ,869 phối hợp công việc Khóa luận tốt nghiệp 50
  60. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền Năng lực tổ chức lãnh đạo-lập ,757 kế hoạch hoạt động kinh doanh Năng lực tổ chức lãnh đạo- ,651 lãnh đạo cấp dưới Eigen Value 6,542 2,968 1,691 1,451 1,167 1,003 Phương sai trích 15,338 30,192 42,037 53,056 63,440 73,665 Chronbach alpha 0,879 0,861 0,834 0,834 0,768 0,795 (Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích, 2018) Kết quảĐạicủa phân học tích nhân kinh tố cho ta 6tếnhân Huếtố mới với 20 biến. Giá trị phươngsaitrích đạt được là 73,665% thoả mãn yêu cầu của phân tích nhân tố. Nhân tố 1 có giá trị Eigenvalue bằng6,452 với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,879. Nhân tố này bao gồm các biến: xác định những cơ hội kinh doanh dài hạn, nhận thức được những chiều hướng thay đổi của thị trường và sự tác động của nó đến doanh nghiệp, ưu tiên những công việc gắn liền với mục tiêu kinh doanh, kết nối những hoạt động hiện tại cho phù hợp với những mục tiêu chiến lược.Đây là các nhân tố liên quan đến Năng lực định hướng chiến lược của chủ doanh nghiệptại công ty Tôn Bảo Khánh. Giá trị chuyển tải nhân tố của từng vấn đều lớn hơn 0,5. Do vậy nhân tố này vẫn có tên là Năng lực định hướng chiến lược. Nhân tố 2 có giá trị Eigenvalue bằng 2,968 với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,861. Nhân tố này bao gồm các biến: áp dụng được các ý tưởng kinh doanh vào trong từng hoàn cảnh phù hợp, nhìn nhận vấn đề theo những cách mới mẻ, chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra, đánh giá được các rủi ro tiềm ẩn . Đây là các nhân tố liên quan đến Năng lực nhận thức của chủ doanh nghiệp tại công ty Tôn Bảo Khánh. Giá trị chuyển tải nhân tố của từng vấn đều lớn hơn 0,5. Do vậy nhân tố này vẫn có tên là Năng lực cam kết. Nhân tố 3 có giá trị Eigenvalue bằng 1,691 với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,834. Nhân tố này bao gồm các biến: Xác định hàng hóa/ dịch vụ khách hàng muốn, chủ động tìm kiếm những sản phẩm/ dịch vụ mang lại lợi ích khách hàng, nắm bắt được những cơ hội kinh doanh tốt. Đây là các nhân tố liên quan đến Năng lực nắm bắt cơ Khóa luận tốt nghiệp 51
  61. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền hội của chủ doanh nghiệp Tôn Bảo Khánh. Giá trị chuyển tải nhân tố của từng vấn đều lớn hơn 0,5. Do vậy nhân tố này vẫn có tên là Năng lực nắm bắt cơ hội. Nhân tố 4 có giá trị Eigenvalue bằng 1,451 với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,834. Nhân tố này bao gồm các biến: Học tập từ nhiều cách thức khác nhau ( lớp, học từ thực tế công việc ), áp dụng những kiến thức và kỹ năng học được vào thực tiễn kinh doanh, luôn cập nhật những vấn đề mới của lĩnh vực kinh doanh. Đây là các nhân tố liên quan đến Năng lực học tập của chủ doanh nghiệp Tôn Bảo Khánh. Giá trị chuyển tải nhân tố của từng vấn đều lớn hơn 0,5. Do vậy nhân tố này vẫn có tên là Năng lực học tập. Nhân tố Đại5 có giá trhọcị Eigenvalue kinh bằng 1,167 tếvớ i Huếhệ số Cronbach’s Alpha là 0,768. Nhân tố này gồm: Lắng nghe những lời phê bình có tính xây dựng, duy trì thái độ lạc quan trong kinh doanh, sử dụng hiệu quả thời gian của bản thân. Đây là các nhân tố liên quan đến Năng lực cá nhân của chủ doanh nghiệp Tôn Bảo Khánh. Giá trị chuyển tải nhân tố của từng vấn đều lớn hơn 0,5. Do vậy nhân tố này có tên là Năng lực cá nhân. Nhân tố 6 có giá trị Eigenvalue bằng 1,003 với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,735. Nhân tố này gồm: Lập kế hoạch hoạt động kinh doanh, phối hợp công việc, lãnh đạo cấp dưới. Đây là các nhân tố liên quan đến Năng lực tổ chức lãnh đạo của chủ doanh nghiệp Tôn Bảo Khánh. Giá trị chuyển tải nhân tố của từng vấn đều lớn hơn 0,5. Do vậy nhân tố này có tên là Năng lực tổ chức lãnh đạo. 2.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc: Kết quả phân tích EFA cho thấy, giá trị kiểm định KMO thu được là 0,705 và p- value (sig.=0,000) của kiểm định Barlett đều bé hơn 0,05, tức đảm bảo các điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA. Với số lượng 2 nhân tố được rút trích từ 5 biến quan sát ban đầu, tổng phương sai trích của phân tích EFA lần 1 thu được là 69,614%.Tất cả các nhân tố mới được rút trích đều đảm bảo các điều kiện về giá trị Eigenvalue, phương sai trích, cũng như điều kiện về hệ số tải nhân tố ở Bảng 9 và có thể đưa vào kiểm định độ tin cậy thang đo. Khóa luận tốt nghiệp 52
  62. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền Bảng 9: Kết quả phân tích EFA về kết quả hoạt động kinh doanh Phân Số lượng Số lượng KMO Sig. Tổng Loại biến tích EFA item Factor Barlet’s phương sai trích Rút trích 7 2 0,770 0,000 57,813% PDPTC2(Danh các nhân tiến và uy tín của công ty tố lần 1 Đại học kinh tế Huế tăng) Rút trích 6 2 0,761 0,000 64,062% PDPTC3 các nhân (Sự hài lòng tố lần 2 của nhân viên tăng) Rút trích 5 2 0,705 0,000 69,614% Giữ nguyên các nhân tố lần 3 Bảng 10:Kết quả EFA và độ tin cậy Chronbach alpha cho thang đo các nhân tố biến phụ thuộc Biến quan sát Nhân tố rút trích 1 2 Môi trường làm việc ngày càng được cải thiện 0,814 Mối quan hệ với đối tác ngày càng được phát triển 0,764 Sự hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp ngày càng 0,744 tăng Doanh thu tăng 0,881 Khóa luận tốt nghiệp 53
  63. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Huỳnh Thi GVHD: ThS. Hoàng La Phương Hiền Thị phần tăng 0,831 Eigen Value 2,383 1,097 Phương sai trích 37,419 69,614 Chronbach alpha 0,699 0,705 (Nguồn phân tích và xử lý từ tác giả) Nhân tố trên có giá trị Eigenvalue bằng 2,383 với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,699. Hệ số KMO bằng 0,705 > 0,5 và giá trị sig. của Bartlett's Test nhỏ hơn 0,05 thỏa mãn điều kiện của phân tích nhân tố. Nhân tố này bao gồm các biến: Doanh thu tăng, thị phầnĐại tăng. Đây học là các nhân kinh tố liên quantế đếHuến kết quả hoạt động kinh doanh cảu công ty Tôn Bảo Khánh. Do vậy nhân tố này có tên là Phương diện tài chính. Nhân tố trên có giá trị Eigenvalue bằng 1,097với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,721. Hệ số KMO bằng 0,705 > 0,5 và giá trị sig. của Bartlett's Test nhỏ hơn 0,05 thỏa mãn điều kiện của phân tích nhân tố. Nhân tố này bao gồm các biến: Sự hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp, môi trường làm việc ngày càng được cải thiện, môi quan hệ ngày càng phát triển Đây là các nhân tố liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh cảu công ty Tôn Bảo Khánh. Do vậy nhân tố này có tên là Phương diện phi tài chính. Khóa luận tốt nghiệp 54