Khóa luận Mở rộng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh 8

pdf 89 trang thiennha21 5210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Mở rộng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_mo_rong_tin_dung_tai_ngan_hang_nong_nghiep_va_phat.pdf

Nội dung text: Khóa luận Mở rộng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh 8

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TÚ NGÂN MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH 8 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TÚ NGÂN MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH 8 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN TRỌNG HUY TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  3. I TÓM TẮT Tín dụng Ngân hàng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế: Tín dụng Ngân hàng thúc đẩy sản xuất và lƣu thông hàng hoá, tiền tệ phát triển, góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua chức năng phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc hoàn trả, các nguồn vốn và vật tƣ đƣợc đƣa vào luân chuyển và đƣợc sử dụng hợp lý trong sản xuất. Tín dụng Ngân hàng góp phần thỏa mãn các nhu cầu vốn tiền tệ tạm thời của doanh nghiệp, đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất cũng nhƣ mở rộng sản xuất. Đồng thời tín dụng Ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ cấu tối ƣu trong phát triển kinh tế, là phƣơng tiện để Nhà nƣớc cung ứng tiền cho nền kinh tế phù hợp với sự phát triển kinh tế; Tín dụng Ngân hàng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhờ nguồn vốn vay của Ngân hàng mà doanh nghiệp có thể khắc phục khi gặp khó khăn trong kinh doanh, hoặc doanh nghiệp có nguồn vốn để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tƣ đổi mới công nghệ giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển; Tín dụng Ngân hàng góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu, vay nợ nƣớc ngoài trở thành một nhu cầu khách quan đối với tất cả các nƣớc trên thế giới, nó lại càng tỏ ra bức thiết đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Nhờ đó thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc đang phát triển và nâng cao mức sống vật chất của nhân dân. Do đó, mở rộng tín dụng là vấn đề cần thiết trong tình hình kinh tế hiện nay. Tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Mở rộng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh 8” làm khóa luận. Chính vì vậy, năm 2018 Ngân hàng Nhà nƣớc sẽ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm bảo đảm ổn định các cân đối vĩ mô và kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế ở mức hợp lý. Theo đó, dự kiến trong năm 2018, tăng trƣởng tín dụng toàn ngành Ngân hàng sẽ đạt khoảng 17%. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đặt mục tiêu tăng trƣởng tín dụng năm 2018 từ
  4. I 17% đến 18%, hết quý I/2018 Agribank mới tăng trƣởng tín dụng đạt 1,7% so với đầu năm. Agribank Chi nhánh 8 đƣợc Agribank giao kế hoạch tăng trƣởng tín dụng năm 2018 là 15%, tuy nhiên, hết quý I/2018 Chi nhánh mới tăng đƣợc 5% so với đầu năm. Để đạt và vƣợt kế hoạch tăng trƣởng tín dụng năm 2018, Agribank nói chung và Chi nhánh 8 nói riêng cần có những giải pháp đột phá để mở rộng tín dụng. Trụ sở làm việc của Agribank Chi nhánh 8 tại phƣờng 5, quận 8, Tp.HCM là nơi có nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, là quận trung tâm của Tp.HCM dân cƣ đông đúc, nhiều trung tâm thƣơng mại, chợ, nhà hàng, khách sạn môi trƣờng để tăng trƣởng tín dụng thuận lợi. Tuy nhiên, Agribank Chi nhánh 8 cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trong việc mở rộng tín dụng và phát triển dịch vụ Ngân hàng. Với mục tiêu tìm hiểu thực trạng và đƣa ra các giải pháp để mở rộng tín dụng an toàn và hiệu quả, tác giả phân tích dựa trên phƣơng pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh số liệu nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy đƣợc tiềm năng mở rộng tín dụng tại Agribank Chi nhánh 8, nhƣng cũng cần khắc phục những điểm yếu và tăng cƣờng điểm mạnh để thực hiện mở rộng tín dụng hiệu quả.
  5. II ABSTRACT Bank credit plays an important role in the economy: Bank credit promotes the production and circulation of goods and money, contributes to accelerate the process of reproduction expansion and macro-regulation economy. Through the redistribution of monetary capital on the principle of repayment, capital and materials are put into circulation and used properly in production. Bank credit contributes to satisfy the temporary capital needs of enterprises, ensures continuity of production as well as production expansion. At the same time, bank credit plays an important role in creating the optimum structure for economic development as a means for the State to supply money to the economy in line with the economic development; Bank credit enhances business efficiency of enterprises. Thanks to loans from the bank, businesses can overcome difficulties in business, or businesses have the capital to expand the production scale, invest in technology innovation help businesses to grow more; Bank credit contributes to expand of international economic relations. In the condition of global economic integration, foreign borrowing becomes an objective need for all countries in the world, and it is becoming increasingly urgent for developing countries such as Vietnam. As a result, the economic growth of developing countries and the improve of the material standard of people. Thus, credit expansion is necessary issues in the current economic situation. The author decided to select the topic “Credit expansion at Agribank Branch 8” as thesis. Therefore, in 2018, the State Bank of Vietnam will conduct active and flexible monetary policy in close coordination with the fiscal and orther macroeconomic policies in order to stabilize the macro balances. Tightening and controlling inflation, supporting economic growth at a reasonable level. Accordingly, it is expected that in 2018, credit growth of banking sector will reach about 17%. Agribank has set a target for credit growth in 2018 from 17% to 18%. In the first quarter of 2018, Agribank increased credit growth by 1,7% compared to the
  6. II beginning of the year. Agribank Branch 8 has set a credit growth target of 15% in 2018, but by the end of the first quarter of 2018 Agribank Branch 8 has increased 5% compared to the beginning of the year. In order to reach and exceed the credit growth plan in 2018, Agribank in general and Agribank Branch 8 need to have breakthrough solutions to expand credit. Agribank’s branch office is located in Ward 5, District 8, Ho Chi Minh City, where many businesses enterprise, are concentrated in the central district of Ho Chi Minh City, environment for favorable credit growth. However, Agribank Branch 8 also faces fierce competition among banks in extending credit and developing banking services. This research conducts to purpose the following objectives: assessment of the status and limitatons of credit expansion at Agribank Branch 8; find out the strengths, weaknesses and causes; give some solutions and recommendations in credit expansion at Agribank Branch 8. With the objective find out the current situation and propose solutions to expand the credit safety and effectively, the author analyzes based on analytical methods, statistics, comparison of data to clarify the issue assist. During the study, the author recognizes the potential for credit extension at Agribank Branch 8, but also need to overcome weaknesses and strengthen the strengths to implement effective credit expansion. Data is collected directly from the source of information was officially announced by the State Bank of Vietnam, researches, the report of Agribank Branch 8. This research uses the method of analysis and synthesis in order to inherit the credit expansion theory, formes the theoretical basis for the thesis. Summary Chapter 1: Bank credit is profitable activities mainly for commercial banks. In terms of economic integration, commercial banks abroad joined in Vietnam and the competition among banks, credit institutions, branches of the same system. Credit
  7. II expansion is necessary to help development economic and social stability. Credit expandsion to meet customers’s demand and improve the system of bank credit. Chapter 1, the author presented the basic concepts, classification and role of bank credit, the definion of credit expansion. Through it, thesis pointed out the importance of leading to commercial banks and Agribank Branch 8. Some indicators assesss credit expansion activities were also analyzed in this chapter, outlined the concept and calculation of the indicators. The author gave some lessons of foreign banks in Vietnam, some commercial banks and branches of Agribank. Summary Chapter 2: Each commercial banks has differences credit procedure, lending operations, overdue debt and bad debt. To evaluate the operational details of the extension of credit expansion, the author selects Agribank Branch 8 to asset credit expansion. Chapter 2 introduces an overview Agribank Branch 8 and organizational structure. In this chapter, the author provides the results business activities of Agribank Branch 8 in the period 2015 – 2017. After that, thesis presents operating result credit mobilization of capital, loans, overdue debt and bad dept. In this chapter, the author presents the current status of credit expansion at Agribank Branch 8 through the indicators as the basis of assessing performance credit expansion. To assess in detail credit expansion, the author highlights the opportunities, challenges, strengths, weaknesses and causes. Business credit of Agribank Branch 8 is relatively good in the period 2015 – 2017. However, Branch 8 has some difficulties and challenges but Branch 8 has tried to control the problem. Summary Chapter 3: Chapter 3 of thesis raises the orientation’s the State bank of Vietnam and Agribank in the following years. Agribank Branch 8 has some opportunities, challenges, strengths, weaknesses and causes of financial indicators. Based on the cause of limitations, Chapter 3 presents some possible solutions to bring efficiency
  8. II financial in the work of credit expansion at Agribank Branch 8. Also, Chapter 3 suggest some ideas with the State Bank of Vietnam, Agribank and Agribank Branch 8. Branch 8 always opertates based on the orientation, the policy of the State Bank of Vietnam, Agribank. Credit expansion in the next year need to follow the direction of Agribank. General Conclusion: Thesis presents some basic problems of bank credit and credit expansion. Thesis raises the need of credit expansion to individuals, businesses, banks, society and economy. Credit expansion faces many difficulties and challenges due to competition from orther commercial banks, lack of customer information In such conditions, the bank meet the demand, resonable cost, simple procedure that will satisfy customers. Agribank Branch 8 has the potential to grow and credit expansion brings significant source of income for the Agribank Branch 8. Trends in the future improve credit procedure, apply advanced technologies into internal systems, specialized work to statify customers’s demands. Agribank Branch 8 is capable of effectively credit expansion and have more customers.
  9. III LỜI CAM ĐOAN Khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận. Tác giả Nguyễn Tú Ngân
  10. IV LỜI CẢM ƠN Trong suốt bốn năm học tập tại trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của quý Thầy Cô. Với lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời tri ân chân thành tới toàn thể quý Thầy Cô. Cảm ơn quý Thầy Cô đã mang lại cho tác giả những kiến thức, hiểu biết chuyên môn, những kinh nghiệm và kỹ năng trong cuộc sống. Trong quá trình thực tập tại Agribank Chi nhánh 8, tác giả đã định hƣớng và thực hiện đề tài của mình. Để hoàn thành bài khóa luận, tác giả đƣợc sự giúp đỡ của các Anh/Chị tại cơ quan thực tập và Thầy Trần Trọng Huy đã quan tâm, góp ý, chỉnh sửa kịp thời giúp tác giả hoàn thiện khóa luận. Thầy đã luôn theo sát định hƣớng, tận tình giúp đỡ và luôn tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành khóa luận. Tác giả xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Thầy Trần Trọng Huy nói riêng đã giúp đỡ tác giả trình bày, hoàn thành khóa luận. Đồng thời, tác giả gửi lời cảm ơn chân thành tới Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh 8 đã tạo cơ hội cho tác giả thực tập và nâng cao hiểu biết bản thân. Tác giả cảm ơn các Anh/Chị phòng Tín dụng đã luôn giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện để tác giả tiếp xúc, tìm hiểu thực tế và cung cấp các số liệu giúp tác giả hoàn thành khóa luận. Lời cuối cùng, tác giả xin kính chúc toàn thể quý Thầy Cô của trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, các Anh/Chị đang làm việc tại Agribank Chi nhánh 8 sức khỏa dồi dào và thành công trong công việc. Tác giả Nguyễn Tú Ngân
  11. V MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VI DANH MỤC BẢNG VII DANH MỤC HÌNH VII GIỚI THIỆU CHƢƠNG 1 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG 7 1.1 Tổng quan về tín dụng. 7 1.1.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng. 7 1.1.2 Phân loại tín dụng Ngân hàng. 8 1.1.3- Vai trò của tín dụng Ngân hàng. 10 1.2 Mở rộng tín dụng. 12 1.2.1 Khái niệm mở rộng tín dụng. 12 1.2.2 Sự cần thiết mở rộng tín dụng Ngân hàng. 14 1.2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá mở rộng tín dụng. 15 1.3 Bài học kinh nghiệm. 18 1.3.1 Kinh nghiệm từ các Ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài tại Việt Nam. 18 1.3.2 Kinh nghiệm từ các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. 20 1.3.3 Bài học kinh nghiệm của Việt Nam. 21 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 23 GIỚI THIỆU CHƢƠNG 2 24 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH 8 25 2.1- Giới thiệu khái quát về Agribank Chi nhánh 8. 25 2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển. 25
  12. V 2.1.2- Cơ cấu tổ chức và hoạt động. 25 2.2 Thực trạng mở rộng tín dụng tại Agribank Chi nhánh 8. 29 2.2.1 Kết quả hoạt động tín dụng. 29 2.2.2 Thực trạng mở rộng tín dụng căn cứ trên các chỉ tiêu 43 2.3 Đánh giá chung về mở rộng tín dụng của Agribank Chi nhánh 8 46 2.3.1 Cơ hội 46 2.3.2 Thách thức 47 2.3.3 Điểm mạnh 48 2.3.4 Điểm yếu và nguyên nhân 50 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 55 GIỚI THIỆU CHƢƠNG 3 56 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH 8 57 3.1 Định hƣớng của ngành Agribank 57 3.2 Giải pháp mở rộng tín dụng 57 3.2.1 Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ 57 3.2.2 Nâng cao năng lực CBTD, rút ngắn thời gian thẩm định và cải thiện hệ thống thu thập thông tin 58 3.2.3 Cải thiện quy trình cho vay 59 3.2.4 Cải thiện mô hình tổ chức Ngân hàng: 60 3.2.5 Chủ động tìm kiếm khách hàng: 61 3.2.6 Tiếp thị, thu hút nguồn vốn huy động: 62 3.3 Một số đề xuất 63
  13. V 3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc 63 3.3.2 Đối với Agribank 64 3.3.3 Đối với Agribank Chi nhánh 8 66 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 68 KẾT LUẬN 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
  14. VI DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ACB Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt BIDV Nam Citibank Ngân hàng Citibank Việt Nam NHTM Ngân hàng thƣơng mại CBTD Cán bộ tín dụng CIC Trung tâm thông tin tín dụng DSCV Doanh số cho vay DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC (Việt HSBC Nam) HĐTD Hợp đồng tín dụng KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp NHTMVN Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc
  15. VI NNNT Nông nghiệp nông thôn NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần PGD Phòng giao dịch TCTD Tổ chức tín dụng TSBĐ Tài sản bảo đảm Techcombank Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam Sacombank Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín Vietcombank Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam Viettinbank Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công Thƣơng Việt Nam XLRR Xử lý rủi ro
  16. VII DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1 Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Chi nhánh 8 giai đoạn 2015 - 2017 27 Bảng 2. 2 Mức tăng trƣởng huy động vốn theo thành phần kinh tế và theo thời gian Agribank Chi nhánh 8 giai đoạn 2015 - 2017 29 Bảng 2. 3 Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo thành phần kinh tế và theo thời gian Agribank Chi nhánh 8 giai đoạn 2015 -2017 32 Bảng 2. 4 Mức tăng trƣởng doanh số cho vay Agribank Chi nhánh 8 giai đoạn 2015 - 2017 36 Bảng 2. 5 Cơ cấu tỷ trọng cho vay Agribank Chi nhánh 8 giai đoạn 2015 - 2017 37 Bảng 2. 6 Số lƣợng khách hàng vay vốn Agribank Chi nhánh 8 giai đoạn 2015 - 2017 38 Bảng 2. 7 Hệ số thu nợ tín dụng Agribank Chi nhánh 8 giai đoạn 2015 - 2017 39 Bảng 2. 8 Cơ cấu nợ quá hạn Agribank Chi nhánh 8 giai đoạn 2015 - 2017 41 Bảng 2. 9 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu Agribank Chi nhánh 8 giai đoạn 2015 - 2017 42 Bảng 2. 10 Một số chỉ tiêu đánh giá mở rộng tín dụng Agribank Chi nhánh 8 giai đoạn 2015 - 2017 43
  17. VIII DANH MỤC HÌNH Sơ đồ 2. 1 Sơ đồ tổ chức Agribank Chi nhánh 8 26 Biểu đồ 2. 1 Dƣ nợ cho vay đối tƣợng NNNT, DNNVV và tiêu dùng Agribank Chi nhánh 8 giai đoạn 2015 - 2017 34 Biểu đồ 2. 2 Sự tƣơng quan giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ Agribank Chi nhánh 8 giai đoạn 2015 - 2017 40
  18. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hoạt động tín dụng Ngân hàng có vai trò và tác động quan trọng đối với nền kinh tế. Đáp ứng đƣợc hầu hết các nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế trong xã hội, giúp cho quá trình sản xuất đƣợc liên tục, đẩy mạnh quá trình tái sản xuất. Đồng thời việc tập trung và phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế quốc dân từ nơi thừa đến nơi thiếu; là kênh chuyển tải tác động của Nhà nƣớc đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô nhƣ: Ổn định giá cả, tăng trƣởng kinh tế, tạo công ăn việc làm; là công cụ chủ yếu để đầu tƣ cho các ngành kinh tế then chốt và các ngành kinh tế kém phát triển; thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cƣờng chế độ kiểm toán, giúp các doanh nghiệp khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế trong hoạt động kinh doanh; thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan hệ giao lƣu Quốc tế. Đối với Ngân hàng: Hoạt động tín dụng góp phần tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng đƣợc các hoạt động kinh doanh khác nhằm tăng thu nhập cho Ngân hàng và là nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng (hiện nay hơn 80% thu nhập của Ngân hàng là do hoạt động tín dụng mang lại); tín dụng đƣợc xem nhƣ là xƣơng sống của Ngân hàng, nó quyết định sự tồn tại phát triển của Ngân hàng thƣơng mại; tín dụng Ngân hàng có ảnh hƣởng rất lớn đến vị thế của Ngân hàng. Năm 2017, công tác tín dụng của Agribank Chi nhánh 8 đã đạt đƣợc những kết quả nhất định: Tổng dƣ nợ đạt 2.505 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2016; tỷ lệ nợ xấu là 0,77% tổng dự nợ. Tuy nhiên, so với tiềm năng và sự phát triển thì hoạt động tín dụng của Agribank Chi nhánh 8 vẫn chƣa tƣơng xứng, chƣa hoạt động hết tiềm năng. Sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng gay gắt, Agribank Chi nhánh 8 muốn giữ thị phần của mình cần có các giải pháp mở rộng tín dụng. Việc mở rộng tín dụng của các Ngân hàng hiện nay gặp nhiều khó khăn, nên tìm ra đƣợc các nguyên nhân, giải pháp tăng trƣởng tín dụng một cách hợp lý và hiệu quả là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Mở rộng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh 8” làm khóa luận.
  19. 2 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu này thực hiện nhằm đạt đƣợc những mục tiêu sau đây: a) Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng và đƣa ra các giải pháp, đề xuất nhằm mở rộng tín dụng tại Agribank Chi nhánh 8. b) Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá thực trạng và hạn chế trong việc mở rộng tín dụng tại Agribank Chi nhánh 8. Tìm ra những mặt đƣợc, chƣa đƣợc và nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp và đề xuất trong việc mở rộng tín dụng tại Agribank Chi nhánh 8. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Sau khi xác định đƣợc mục tiêu nghiên cứu nhƣ đã trình bày ở trên, một số câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra: - Thực trạng mở rộng tại Agribank Chi nhánh 8 trong thời gian qua có những điểm mạnh và điểm yếu nào? - Giải pháp nào để mở rộng tín dụng tại Agribank Chi nhánh 8 trong thời gian tới? 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu về thực trạng mở rộng tín dụng từ đó đƣa ra một số giải pháp. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay tại Agribank Chi nhánh 8. - Về thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2017. - Về không gian: Nghiên cứu trên phạm vi Agribank Chi nhánh 8. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng một số phƣơng pháp nhƣ: Phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh số liệu nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu. Phân tích các Luận văn, các đề tài nghiên cứu trƣớc đây để thừa kế các đóng góp và rút ra vấn đề chƣa giải quyết đƣợc đồng thời
  20. 3 đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề còn tồn tại. Trong quá trình nghiên cứu có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. a) Phƣơng pháp thu thập số liệu: - Số liệu thứ cấp: Đƣợc thu thập trực tiếp từ các nguồn thông tin đã công bố chính thức của cơ quan Nhà nƣớc, các nghiên cứu, tạo chí chuyên ngành, các báo cáo của Agribank Chi nhánh 8. - Số liệu sơ cấp: Đƣợc lấy từ các mẫu đƣợc tập trung điều tra tại Agribank Chi nhánh 8. b) Phƣơng pháp phân tích số liệu: Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp nhằm thừa kế các lý luận mở rộng tín dụng, hình thành cơ sở lý thuyết cho khóa luận. Đồng thời, tổng hợp so sánh các chỉ tiêu mở rộng tín dụng. 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng, biểu, danh mục các sơ đồ, phụ lục, kết luận Khóa luận gồm 3 chƣơng: CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG Chƣơng 1 của khóa luận trình bày các vấn đề cơ bản về tín dụng Ngân hàng và mở rộng tín dụng. Chƣơng này nêu lên sự cần thiết mở rộng tín dụng và các chỉ tiêu đánh giá mở rộng tín dụng. Dựa vào các chỉ tiêu này để nêu lên các giải pháp phù hợp trong Chƣơng 3. Ngoài ra, Chƣơng 1 của khóa luận đƣa ra một vài bài học kinh nghiệm về mở rộng tín dụng. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH 8 Giới thiệu khái quát về Agribank Chi nhánh 8 (quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức). Nêu lên tình hình hoạt động huy động vốn, công tác tín dụng Từ đó trình bày thực trạng tăng trƣởng tín dụng và chất lƣợng tín dụng. Quá trình phân tích giúp
  21. 4 xác định nguyên nhân tồn tại của việc mở rộng tín dụng qua đó có thể nêu giải pháp ở Chƣơng 3. Nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá, tác giả phân tích cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của Agribank Chi nhánh 8 trong việc mở rộng tín dụng. CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH 8 Chƣơng 3 tìm hiểu chủ trƣơng định hƣớng của Agribank Chi nhánh 8 trong vấn đề mở rộng tín dụng. Từ các chỉ tiêu mở rộng tín dụng và nguyên nhân của các hạn chế làm tiền đề đƣa ra các giải pháp nhằm mở rộng tín dụng. Ngoài ra, tác giả cũng đƣa ra một số đề xuất đối với Ngân hàng Nhà nƣớc, Agribank và Agribank Chi nhánh 8. 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn về mở rộng tín dụng giúp công tác tín dụng của Agribank Chi nhánh 8 tăng trƣờng hợp lý, an toàn và hiệu quả. Đồng thời đề tài góp phần đóng góp các lý thuyết cơ sở lý luận về mở rộng tín dụng và hỗ trợ tham khảo cho các đề tà nghiên cứu có liên quan. 8. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Lê Thanh Sang (2013), Mở rộng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cửa Đại, tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đà Nẵng, Tp. Đà Nẵng. Luận văn trình bày tổng quan về tín dụng Ngân hàng, các tiêu chí mở rộng tín dụng. Việc mở rộng tín dụng dựa trên mở rộng quy mô cho vay, đối tƣợng cho vay, dịch vụ cho vay và phƣơng thức cho vay từ đó nêu lên giải pháp. Tác giả trình bày môi trƣờng bên trong và môi trƣờng bên ngoài ảnh hƣởng đến việc mở rộng tín dụng từ đó nêu lên nguyên nhân của những hạn chế. Trƣơng Thị Hồng Hạnh (2015), Mở rộng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bình Phước, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Tp. Đà Nẵng. Luận văn trình bày cơ sở lý luận về
  22. 5 tín dụng Ngân hàng và mở rộng Ngân hàng. Tác giả trình bày một số chỉ tiêu đánh giá mở rộng tín dụng và nêu lên các nhân tố ảnh hƣởng đến mở rộng tín dụng. Ngoài nguồn số liệu thu thập đƣợc từ Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Phƣớc, tác giả thực hiện khảo sát các khách hàng đã vay vốn và chƣa vay vốn tại Chi nhánh để đánh giá nguyên nhân hạn chế. Các đề tài nghiên cứu trên phân tích các ảnh hƣởng của các yếu tố đến việc mở rộng tín dụng từ đó nêu lên nguyên nhân, giải pháp cho vấn đề nghiên cứu. Nền kinh tế phát triển, ngƣời dân có nhu cầu vay vốn nhiều hơn để mua sắm nhà cửa, vật dụng tiêu dùng, sửa chữa nhà , doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng phát triển kinh doanh nên vấn đề mở rộng tín dụng vẫn còn đƣợc quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy đề tài “Mở rộng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh 8” là đề tài cần thiết để đƣa ra các đề xuất góp phần đƣa công tác tín dụng của Agribank Chi nhánh 8 tăng trƣởng hợp lý, an toàn và hiệu quả. Tác giả nhận thấy rằng các đề tài nghiên cứu trên phân tích việc mở rộng tín dụng trên địa bàn Chi nhánh Ngân hàng và thời gian phân tích khác nhau. Mỗi Chi nhánh có sự khác biệt trong công tác tín dụng và theo thời gian các quy định, quy chế tín dụng có sự thay đổi, cập nhật. Luận văn của tác giả phân tích hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh 8 và cụ thể là hoạt động tín dụng đối với KHCN, KHDN. Đồng thời, tại Agribank Chi nhánh 8 đề tài này đƣợc nghiên cứu đầu tiên. Vì vậy, đề tài của tác giả có sự khác biệt so với các đề tài khác. 9. BỐ CỤC Gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về tín dụng Ngân hàng Chƣơng 2: Thực trạng mở rộng tín dụng tại Agribank Chi nhánh 8 Chƣơng 3: Giải pháp mở rộng tín dụng tại Agribank Chi nhánh 8
  23. 6 GIỚI THIỆU CHƢƠNG 1 Chƣơng 1 luận văn nêu rõ khái niệm, phân loại và vai trò tín dụng Ngân hàng đồng thời hệ thống lại khái niệm mở rộng tín dụng. Qua đó, nhận thấy đƣợc tầm quan trọng trong hoạt động cho vay đối với NHTM nói chung và Agribank Chi nhánh 8 nói riêng. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động mở rộng tín dụng cũng đƣợc phân tích trong chƣơng này, nêu đƣợc khái niệm và cách tính của các chỉ tiêu. Chỉ tiêu là tiền đề để phân tích hoạt động kinh doanh, hoạt động cho vay tại các NHTM. Tác giả đƣa ra một số bài học kinh nghiệm của các NHTM nƣớc ngoài tại Việt Nam, một số NHTM Việt Nam và Chi nhánh Agribank trong cùng hệ thống từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho NHTMVN.
  24. 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG 1.1 Tổng quan về tín dụng 1.1.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng Theo Bùi Diệu Anh (2016, trang 1), “tín dụng là một quan hệ ra đời gắn liền với sản xuất và lƣu thông hàng hóa trong nền kinh tế, Tín dụng bắt nguồn từ chữ Credit - Creditum - hay đơn giản là “quan hệ sử dụng tín nhiệm”.” Quan hệ này dựa trên sự tin tƣởng lẫn nhau, không có sự đảm bảo nên cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Để giảm thiểu rủi ro cho tín dụng, xã hội bắt đầu hình thành hệ thống NHTM và xuất hiện tín dụng Ngân hàng. NHTM cung cấp các dịch vụ tài chính mang lại lợi ích cho khách hàng và Ngân hàng nhƣ: Nhận tiền gửi, tiết kiệm, thanh toán qua tài khoản tiền gửi và cấp tín dụng. Tín dụng Ngân hàng là chức năng cơ bản của hệ thống NHTM và là động lực quan trọng giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tài sản giao dịch của tín dụng Ngân hàng dƣới dạng tiền tệ, tài sản thực hoặc bằng chữ ký và chủ yếu nhất là hình thái tiền tệ. Tín dụng phản ánh quan hệ sử dụng vốn giữa hai bên: Bên cấp tín dụng và bên nhận tín dụng; hai bên ràng buộc nhau bởi pháp luật. Đồng thời, tín dụng mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho hệ thống NHTM bằng sự chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Giao dịch tín dụng dựa trên cơ sở lòng tin nên cũng có những rủi ro nhất định. Trong Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 điều 4, khoản 14 quy định “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Tín dụng Ngân hàng là hình thức giao dịch giữa bên cho vay với bên đi vay một loại tài sản. Trong đó, các tổ chức tài chính, NHTM vừa là bên cho vay vừa là bên đi vay. Ngân hàng đi vay vốn từ NHNN, giữa các NHTM với nhau và cho các tổ chức kinh tế, cá nhân hoặc chủ thể khác vay. Ngân hàng tái cung cấp nguồn vốn từ tài khoản vãng lai và tiền gửi đƣợc huy động qua hoạt động cấp tín dụng. Ngân hàng và các tổ chức kinh tế, cá nhân cùng thỏa thuận,
  25. 8 cam kết thống nhất các điều kiện trong hợp đồng. Ngân hàng chuyển giao tạm thời quyền sử dụng tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định đã đƣợc thỏa thuận. Khi đến thời hạn, bên đi vay có trách nhiệm, nghĩa vụ hoàn trả cả gốc và lãi cho bên cho vay vô điều kiện. 1.1.2 Phân loại tín dụng Ngân hàng 1.1.2.1 Căn cứ vào thời gian cấp tín dụng - Tín dụng ngắn hạn: Thời gian khách hàng nhận nợ khoản tiền vay đầu tiên đến khi trả hết nợ trong khoảng thời gian 12 tháng trở xuống. Tín dụng ngắn hạn đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng ngắn hạn của cá nhân và sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lƣu động của các doanh nghiệp. - Tín dụng trung hạn: Thời gian sử dụng tín dụng từ trên 12 tháng đến 60 tháng (1 năm đến tối đa 5 năm). Tín dụng trung hạn dùng để đầu tƣ tài sản lƣu động thƣờng xuyên của doanh nghiệp mới thành lập. Tín dụng trung hạn đƣợc sử dụng để cải tiến, đổi mới thiết bị công nghệ và mua sắm tài sản cố định. Ngoài ra, cho vay trung hạn vốn vay đƣợc sử dụng cho nhiều chu kỳ kinh doanh khác nhau của khách hàng. - Tín dụng dài hạn: Thời gian sử dụng tín dụng từ trên 60 tháng (trên 5 năm). Loại tín dụng này đáp ứng nhu cầu dài hạn nhƣ: Xây dựng, sửa chữa nhà ở, xây dựng xí nghiệp mới. Những dự án của doanh nghiệp có quy mô lớn, khoản vay mua nhà cửa của cá nhân thƣờng sử dụng loại tín dụng này. 1.1.2.2 Căn cứ vào biện pháp bảo đảm của ngƣời vay - Tín dụng có bảo đảm: Các biện pháp bảo đảm thƣờng đƣợc áp dụng là bảo lãnh, cầm cố, thế chấp. Để đảm bảo các khoản vay đƣợc hoàn trả, Ngân hàng thƣờng áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng tài sản. Bảo đảm bằng tài sản giúp khoản vay đƣợc hoàn trả nếu khách hàng không có khả năng hoàn trả khoản vay. Bảo đảm bằng tài sản giúp khách hàng có trách nhiệm về khoản vay và động lực hoàn trả nợ. Nếu khách hàng không trả đƣợc nợ, Ngân hàng sẽ phát mại tài sản của khách hàng để lấy tiền trả nợ Ngân hàng. Tài sản đem đi cầm cố, thế chấp có thể là của ngƣời vay hoặc của ngƣời thứ ba.
  26. 9 - Tín dụng không có bảo đảm: Trong tổng dƣ nợ cho vay của các NHTM, loại tín dụng này chiếm tỷ lệ nhỏ. Loại hình tín dụng không cần các biện pháp bảo đảm bằng tiền vay mà dựa vào uy tín của ngƣời vay, khả năng trả nợ từ phƣơng án vay. Cho vay tín chấp là loại cho vay không có bảo đảm bằng tài sản phổ biến nhất. NHTM thƣờng chọn những khách hàng tín nhiệm, có thu nhập cao, có quan hệ lâu dài với Ngân hàng và phƣơng án vay hiệu quả, dòng tiền trả nợ rõ ràng. Nhiều Ngân hàng lựa chọn loại tín dụng này vì những dự án cho vay theo chỉ định của Chính phủ, các mục tiêu xã hội. Đối với tín dụng không có bảo đảm do chủ yếu dựa vào lòng tin, chứa đựng nhiều rủi ro nên nhiều Ngân hàng không thực hiện nghiệp vụ này. 1.1.2.3 Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn - Tín dụng tiêu dùng: Khách hàng thƣờng là cá nhân, hộ gia đình nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng. Nguồn trả nợ cho vay tiêu dùng có thể từ thu nhập lƣơng, kinh doanh của khách hàng, nguồn thu từ bán các tài sản khác của ngƣời vay Khách hàng thƣờng dùng loại cho vay này để mua sắm nhà cửa, xe cộ, các thiết bị gia đình, sinh hoạt cá nhân/hộ gia đình Tín dụng tiêu dùng thƣờng dành cho những ngƣời thu nhập không cao nhƣng có công việc ổn định và loại tín dụng này giúp họ nâng cao đời sống. - Tín dụng sản xuất kinh doanh: Khách hàng thƣờng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh tế sử dụng tiền vay vào mục đích sản xuất kinh doanh. Tín dụng sản xuất kinh doanh chủ yếu gồm bổ sung vốn lƣu động, mua máy móc thiết bị, xây dựng nhà xƣởng Tín dụng sản xuất kinh doanh có thể là vay ngắn, trung hạn và dài hạn. 1.1.2.4 Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng - Cho vay: Trong Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 điều 4 khoản 16 quy định “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.
  27. 10 - Bão lãnh Ngân hàng: Bên bảo lãnh (Ngân hàng, tổ chức tín dụng) cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho bên đƣợc bảo lãnh (khách hàng). Khi khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết, bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên đƣợc bảo lãnh. Sau đó, khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả thay cho Ngân hàng theo thỏa thuận. - Bao thanh toán: Hình thức cấp tín dụng mà các tổ chức tín dụng là đơn vị bao thanh toán hỗ trợ các doanh nghiệp là bên bán thông qua việc mua lại các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả có bảo lƣu quyền truy đòi, phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã đƣợc thỏa thuận theo hợp đồng mua bán. - Chiết khấu: Là hình thức cấp tín dụng mà các tổ chức tín dụng mua lại từ khách hàng các loại giấy tờ có giá chƣa đến hạn thanh toán với mức giá bằng mệnh giá của giấy tờ có giá trừ đi phần thu nhập của Ngân hàng và phí hoa hồng (nếu có). - Cho thuê tài chính: Là hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn. Bên cho thuê và bên đi thuê cùng thực hiện hợp đồng cho thuê tài sản, bên cho thuê chuyển giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên đi thuê sử dụng. Bên đi thuê có trách nhiệm hoàn trả tiền thuê (gốc và phí) trong suốt thời gian thuê. Khi hợp đồng kết thúc, bên thuê có thể tiếp tục thuê hoặc trả lại tài sản hoặc mua tài sản cho thuê với mức giá thấp hơn giá trị thực tế. Tuy nhiên hiện nay theo quy định của NHNN Việt Nam, NHTM không đƣợc phép hoạt động hình thức cấp tín dụng này mà phải thành lập pháp nhân riêng để thực hiện. 1.1.3 Vai trò của tín dụng Ngân hàng Trong xu thế hội nhập quốc tế, hoạt động tín dụng của Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Thứ nhất, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội. Trong thị trƣờng luôn tồn tại những ngƣời thiếu hụt vốn (nhu cầu vƣợt mức thu nhập) và thừa vốn (chi tiêu ít hơn thu nhập). Ngân hàng đóng vai trò trung gian tài chính, giúp điều tiết, đẩy nhanh quá trình lƣu thông dòng vốn vì thế nguồn vốn giữa ngƣời thiếu hụt và thặng dƣ vốn có thể gặp nhau. Thông qua Ngân hàng, những ngƣời thừa vốn chƣa xác định nhu cầu sử dụng có thể chuyển đến những
  28. 11 ngƣời thiếu vốn đang cần kinh doanh, đầu tƣ dự án. Nhờ có Ngân hàng huy động nguồn vốn nhàn rỗi không có khả năng sinh lợi nên nguồn vốn này đã trở nên có ích và mang lại lợi nhuận. Những ngƣời thừa vốn cho vay để hƣởng lãi và những ngƣời thiếu hụt vốn nhƣ cá nhân có thể vay tiêu dùng giúp nâng cao đời sống hoặc doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, nhờ nguồn vốn vay mà doanh nghiệp có thể vƣợt qua đƣợc khó khăn và phát triển. Hoạt động tín dụng giúp các chủ thể kinh tế đều thỏa mãn nhu cầu và đều có lợi. Đồng thời, tín dụng góp phần quản lý nguồn vốn của các đơn vị kinh tế. Khách hàng muốn sử dụng khoản vay cần trình bày rõ mục đích sử dụng và phƣơng án trả nợ. Ngân hàng thẩm định, kiểm tra thông tin chính xác từ đó đƣa ra quyết định vay vốn. Ngân hàng có thể đồng ý cho vay hoặc từ chối nếu cảm thấy khách hàng không đủ điều kiện cho vay, mục đích sử dụng không hợp lý và khả năng trả nợ thấp. Trong trƣờng hợp khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích hoặc không hiệu quả sẽ dừng cho vay và tìm cách thu hồi vốn. Nguồn vốn của các đơn vị kinh tế đƣợc quản lý, mục đích sử dụng rõ ràng từ đó tín dụng Ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng lƣợng vốn đầu tƣ cho nền kinh tế. Thứ hai, góp phần ổn định tiền tệ. Tín dụng tập trung vốn giữa ngƣời thiếu hụt và thừa vốn góp phần tăng khả năng lƣu thông trong nền kinh tế. Hoạt động tín dụng thực hiện chủ yếu dƣới dạng bút tệ nên giảm đƣợc lƣợng tiền mặt sử dụng trong dân cƣ và hình thành thói quen sử dụng các dịch vụ Ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt từ đó góp phần tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Tín dụng hỗ trợ sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ cung ứng ra thị trƣờng càng ngày càng có nhiều nhu cầu từ đó ổn định giá cả hàng hóa. Thứ ba, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, việc cấp tín dụng giữa các nƣớc trở thành nhu cầu cần thiết với tình hình phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay. Việc vay nợ nƣớc ngoài trở nên dễ dàng hơn nhờ hoạt động tín dụng thu hút vốn nƣớc ngoài, tài trợ xuất nhập khẩu. Hỗ trợ vốn cho các nƣớc nghèo, các nƣớc gặp khó
  29. 12 khăn tình hình tài chính trong những trƣờng hợp đặc biệt nhƣ thiên tai lũ lụt, góp phần tạo lòng tin, tạo mối quan hệ phát triển lâu dài với các nƣớc. Tín dụng góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng giao lƣu quốc tế, tạo điều kiện hợp tác với các nƣớc trong và ngoài khu vực từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thứ tư, góp phần tạo việc làm và ổn định xã hội. Tín dụng Ngân hàng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp. Khi gặp khó khăn trong kinh doanh, nhờ nguồn vốn vay mà doanh nghiệp đƣợc đáp ứng nhu cầu vốn, ổn định kinh doanh và phát triển mở rộng doanh nghiệp hơn. Sau khi doanh nghiệp ổn định, thực hiện các dự án mới và tiếp tục vay vốn giúp Ngân hàng có lƣợng khách hàng ổn định. Tín dụng Ngân hàng vừa giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, vừa góp phần đẩy nhanh tốc độ tích lũy vốn cho nền kinh tế. Tín dụng hỗ trợ vay vốn cho doanh nghiệp cũng là cách giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo việc làm cho cá nhân. Tín dụng Ngân hàng phục vụ cho các tầng lớp dân cƣ, hỗ trợ ngƣời dân nâng cao đời sống, phát triển kinh tế gia đình bằng việc cho vay mua sắm nhà cửa, vật dụng tiêu dùng, mua xe, sửa chữa nhà Bên cạnh đó, Ngân hàng cung cấp một số sản phẩm dịch vụ tín dụng hỗ trợ vấn đề học vấn, du học giúp nâng cao trình độ dân trí. Các đối tƣợng vay vốn cũng có trách nhiệm hơn để hoàn trả tín dụng (gốc và lãi) nên họ cần nỗ lực, cố gắng lao động, làm việc để hoàn trả vốn vay từ đó phát triển bản thân, nâng cao hiệu quả lao động sản xuất. Đồng thời, tín dụng Ngân hàng giúp giảm đi vấn đề cho vay nặng lãi đã tồn tại một thời gian trong xã hội. Cho vay nặng lãi làm cho xã hội suy yếu vì có lãi suất cao, chỉ sử dụng vào mục đích cấp bách và không có sự đảm bảo cho khách hàng. Khi khách hàng không có khả năng trả nợ sẽ xảy ra nhiều vấn nạn. Tín dụng cải thiện đời sống nhân dân, tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp thông qua đó góp phần ổn định trật tự xã hội. 1.2 Mở rộng tín dụng 1.2.1 Khái niệm mở rộng tín dụng Mở rộng tín dụng là quá trình Ngân hàng tăng quy mô cấp tín dụng, tăng khả năng cho vay, mở rộng đối tƣợng cho vay, đa dạng hóa danh mục dịch vụ sản phẩm
  30. 13 tín dụng và thỏa mãn tối đa nhu cầu vay vốn hợp lý của khách hàng. Đồng thời, mở rộng phạm vi, thời gian hoạt động, gia tăng doanh số, dƣ nợ và số lƣợng khách hàng qua đó tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng. Mục tiêu cuối cùng là tăng lợi nhuận nên Ngân hàng cần chú trọng chất lƣợng, hiệu quả nguồn vốn huy động, hiệu quả cho vay và kiểm soát rủi ro hợp lý để tránh những rủi ro không lƣờng trƣớc, đảm bảo Ngân hàng phát triển bền vững. Mở rộng tín dụng cần đảm bảo mức độ sinh lời phù hợp với mục tiêu và chiến lƣợng kinh doanh của Ngân hàng trong từng thời kỳ. Để hoạt động mở rộng tín dụng ngân hàng hiệu quả, Ngân hàng thƣờng kết hợp linh hoạt các yếu tố môi trƣờng, kinh tế xã hội. Ngân hàng mở rộng đối tƣợng khách hàng, đối tƣợng vay vốn các ngành nghề khác nhau đồng thời nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Việc kết hợp các yếu tố giúp tạo sự tƣơng tác tích cực giữa khách hàng và ngân hàng từ đó tạo nên mối quan hệ lâu dài với ngân hàng. Nói chung, mở rộng tín dụng tập trung chủ yếu mở rộng quy mô cho vay, mở rộng phạm vi cho vay, mở rộng dịch vụ cho vay và mở rộng phƣơng thức cho vay. - Mở rộng quy mô: Là tăng số lƣợng khách hàng đến vay vốn, cho vay đa dạng ngành nghề tạo sự đa dạng cho ngân hàng và tăng dƣ nợ cho vay đồng thời kiểm soát rủi ro khi mở rộng cho vay. - Mở rộng phạm vi cho vay: Ngân hàng không chỉ cho vay ngay trong khu vực địa bàn mà cần mở rộng ra các phạm vi ngoài khu vực. - Mở rộng dịch vụ cho vay: Là cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ cho vay đáp ứng nhu cầu của từng đối tƣợng khách hàng, từng nhu cầu khác nhau. Các dịch vụ cho vay chất lƣợng cao, đa dạng mang lại sự thỏa mãn tối ƣu cho khách hàng. - Mở rộng phƣơng thức cho vay: Ngoài phƣơng thức cho vay cơ bản thì Ngân hàng đa dạng hóa các phƣơng thức cho vay nhƣ cho vay hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tƣ, cho vay hợp vốn, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Tùy theo nhu cầu khách hàng mà Ngân hàng và khách hàng cùng thỏa thuận phƣơng thức cho vay phù hợp và mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng.
  31. 14 1.2.2 Sự cần thiết mở rộng tín dụng Ngân hàng Mở rộng tín dụng rất cần thiết cho hoạt động tín dụng hiện nay tại các NHTM. Thứ nhất, Ngân hàng vẫn chƣa thực sự đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn của cá nhân và doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Trong một số giai đoạn nhƣ các dịp lễ Tết, cá nhân cần nguồn vốn để mua sắm tiêu dùng và doanh nghiệp cần nguồn vốn để kinh doanh sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng. Điều này dẫn đến lƣợng khách hàng đến vay vốn tại Ngân hàng tăng mạnh, Ngân hàng không phục vụ kịp thời nhu cầu khách hàng. Một số giai đoạn Ngân hàng dƣ thừa nguồn vốn huy động nhƣng khách hàng lại không có nhu cầu sử dụng vốn. Dòng vốn tín dụng cần đƣa vào đúng nơi cần vốn, đúng thời điểm, những phƣơng án vay vốn khả thi, dự án có tiềm năng phát triển. Mở rộng tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn vay ngày càng tăng của xã hội vào sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Ngân hàng cung cấp đa dạng loại hình sản phẩm dịch vụ tín dụng hỗ trợ các nhu cầu xã hội, thúc đẩy nền kinh tế ổn định và phát triển. Đồng thời, góp phần xóa bỏ các hình thức cho vay nặng lãi. Thứ hai, mở rộng tín dụng là yêu cầu khách quan của nền kinh tế đồng thời cũng là yêu cầu trong hoạt động kinh tế. Nền kinh tế ngày càng phát triển, sự cạnh tranh của các Ngân hàng ngày càng khốc liệt vì thế nếu Ngân hàng không mở rộng cho vay sẽ dẫn đến lạc hậu, kém phát triển. Ngân hàng cần thay đổi để phù hợp, nắm bắt kịp thời với sự phát triển nền kinh tế. Đồng thời, tín dụng là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động Ngân hàng và là nguồn thu mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Ngân hàng. Mở rộng tín dụng giúp tăng thu nhập của Ngân hàng và tăng cƣờng khả năng tài trợ vốn cho nền kinh tế. Thứ ba, giúp Ngân hàng làm tốt chức năng trung tâm tài chính, cầu nối giữa các chủ thể kinh tế và điều hòa vốn trong nền kinh tế. Mở rộng tín dụng tạo điều kiện cho Ngân hàng phát triển, tăng hiệu quả kinh doanh, chiếm lĩnh thị trƣờng trong nền kinh tế đầy cạnh tranh. Việc Ngân hàng đa dạng hóa đối tƣợng cho vay giúp Ngân hàng có thể phân tán rủi ro, giảm thiểu rủi ro. Đồng thời, đảm bảo Ngân hàng phát triển bền vững và lâu dài. Mở rộng tín dụng góp phần tạo điều kiện cho
  32. 15 Ngân hàng có cơ hội phát triển các dịch vụ kèm theo nhƣ mở thẻ, tƣ vấn, thanh toán ; tăng doanh thu từ lãi vay và thu phí dịch vụ. 1.2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá mở rộng tín dụng 1.2.3.1 Chỉ tiêu doanh số cho vay DSCV năm nay - DSCV năm trƣớc Tỷ lệ tăng trƣởng DSCV (%) x 100% DSCV năm trƣớc Doanh số cho vay là số tiền Ngân hàng giải ngân cho khách hàng trong một thời kỳ (năm). Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản vay trong năm tài chính, bao gồm toàn bộ nợ vay trong năm và dƣ nợ trong năm đã thu hồi. Doanh số cho vay phản ánh kết quả mở rộng hoạt động cho vay, kết quả phát triển và tốc độ tăng trƣởng tín dụng của Ngân hàng. Nếu nhƣ các nhân tố khác cố định thì doanh số cho vay càng thấp phản ánh việc mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng càng có xu hƣớng không tốt, đang gặp khó khăn và thực hiện kế hoạch tín dụng chƣa hiệu quả. Ngƣợc lại, doanh số cho vay của Ngân hàng càng cao thì việc mở rộng hoạt động cho vay càng tốt trong khi các yếu tố khác không đổi. Chỉ tiêu cũng thể hiện mức độ hoạt động của Ngân hàng ổn định, có hiệu quả, khả năng thu hút khách hàng và khả năng luân chuyển vốn tốt. Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trƣởng tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay và tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của Ngân hàng. Qua đó, có thể xem xét việc mở rộng tín dụng là hợp lý hay không. 1.2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh dƣ nợ tín dụng Dƣ nợ kỳ sau - dƣ nợ kỳ trƣớc Tốc độ tăng dƣ nợ cho vay (%) Dƣ nợ kỳ trƣớc Dƣ nợ tín dụng là số nợ Ngân hàng cho vay và chƣa thu đƣợc trong thời điểm nhất định. Dƣ nợ tín dụng phản ánh lƣợng tín dụng xét tại 1 thời điểm (ví dụ cuối năm). Chỉ tiêu dùng để so sánh sự tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của Ngân hàng. Chỉ tiêu là số tiền khách hàng chƣa thanh toán cho Ngân hàng tại một thời điểm nhất định so với dƣ nợ kỳ trƣớc. Chỉ tiêu thể hiện lƣợng tiền mà Ngân hàng chƣa
  33. 16 thu hồi đƣợc. Kết quả chỉ tiêu càng cao khi các yếu tố khác không đổi, thể hiện mức độ hoạt động của Ngân hàng ổn định và có hiệu quả. Ngƣợc lại, Ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng, việc thực hiện kế hoạch tín dụng chƣa hiệu quả. 1.2.3.3 Chỉ tiêu đánh giá nợ quá hạn, nợ xấu, hệ số thu nợ Tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn (%) x 100% Tổng dƣ nợ Nợ quá hạn là một phần hoặc toàn bộ khoản vay của khách hàng đã quá hạn mà vẫn chƣa trả đƣợc. Chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lƣợng tín dụng cũng nhƣ rủi ro tín dụng tại Ngân hàng. Chỉ tiêu cho thấy tình hình nợ quá hạn và khả năng không thu hồi đƣợc vốn tại Ngân hàng là bao nhiêu trong tổng số vốn Ngân hàng đang cho vay. Đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của Ngân hàng trong quá trình cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của Ngân hàng đối với các khoản vay. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ an toàn cho vay của Ngân hàng càng thấp vì thế chất lƣợng cho vay cũng thấp. Nợ quá hạn phát sinh khi khách hàng không hoàn trả đƣợc toàn bộ hay một phần tiền gốc hoặc lãi vay khi khoản vay đến hạn. Nợ quá hạn thể hiện khả năng tài chính yếu kém của khách hàng và là dấu hiệu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu (%) Tổng dƣ nợ Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, còn có chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích tình hình chất lƣợng tín dụng, chất lƣợng cho vay tại Ngân hàng. Nợ xấu cho biết khả năng mất vốn của Ngân hàng là bao nhiêu trong tổng số vốn Ngân hàng đang cho vay. Nếu chỉ tiêu càng cao thì khả năng mất vốn của Ngân hàng càng lớn vì thế chất lƣợng cho vay của Ngân hàng càng thấp và ngƣợc lại. Các khoản nợ của Ngân hàng sẽ chuyển thành nợ xấu nếu khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng vẫn chƣa trả nợ khiến nợ chuyển nhóm 3. Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5. Rủi ro
  34. 17 trong kinh doanh là điều không thể tránh khỏi nên ngân hàng chấp nhận tỷ lệ nợ xấu ở mức dƣới 3% là mức an toàn cho phép theo quy định của NHNN. Theo Phụ lục về xác định nợ xấu của Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 quy định về nợ xấu gồm 3 nhóm: - Nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn): Bao gồm nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; nợ gia hạn nợ lần đầu; nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất. - Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): Bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhƣng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chƣa thu hồi đƣợc. Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao. - Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): Bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhƣng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chƣa thu hồi đƣợc. Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Hệ số thu nợ Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ Doanh số cho vay
  35. 18 Thu nợ là việc Ngân hàng thu hồi các khoản nợ của khách hàng khi đến hạn hoặc quá hạn. Hệ số thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Chỉ tiêu thể hiện hiệu quả công tác quản lý, thu hồi nợ và phản ánh khả năng trả nợ, thiện chí trả nợ của khách hàng. Việc không thu hồi nợ tốt làm tăng mức rủi ro mất vốn, từ đó giảm độ an toàn, tín nhiệm của khách hàng. Thu hồi nợ tốt thể hiện công tác quản lí tín dụng của Ngân hàng có hiệu quả, khả năng thu hồi tốt. 1.2.3.4 Số lƣợng khách hàng vay vốn Số lƣợng khách hàng vay vốn = Số lƣợng khách hàng vay vốn năm sau - Số lƣợng khách hàng vay vốn năm trƣớc. (1.6) Chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi số lƣợng khách hàng giữa năm nay và năm trƣớc. Khi các yếu tố khác không đổi, số lƣợng khách hàng năm sau cao hơn năm trƣớc cho thấy quy mô tín dụng tăng về mặt số lƣợng khách hàng và ngƣợc lại. Chỉ tiêu thể hiện số lƣợng khách hàng tăng/giảm theo thời gian. Khách hàng của Ngân hàng có sự trung thành kém, có xu hƣớng tiếp cận các NHTM thỏa mãn nhiều mong muốn của họ. Tình hình cho vay của Ngân hàng có tính cạnh tranh cao về lãi suất, đa dạng dịch vụ, sản phẩm vay và tiện ích. Chỉ tiêu này cũng thể hiện khả năng mở rộng cho vay qua các năm có hiệu quả nhƣ thế nào. 1.3 Bài học kinh nghiệm 1.3.1 Kinh nghiệm từ các Ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài tại Việt Nam NHTM nƣớc ngoài khi gia nhập vào Việt Nam gặp những khó khăn nhất định khi tiếp cận với khách hàng nhƣ sự khác biệt văn hóa, khả năng tiếp cận khách hàng, thói quen sử dụng dịch vụ Ngân hàng, sự cạnh tranh từ các NHTM trong nƣớc, Tuy gặp những khó khăn nhƣ vậy nhƣng các NHTM nƣớc ngoài tại Việt Nam không những đã vƣợt qua đƣợc những khó khăn mà còn phát triển khá mạnh mẽ. Sự phát triển này sẽ đem đến bài học kinh nghiệm cho các NHTM tại Việt Nam.
  36. 19 - Citibank: Citibank tập trung phục vụ 2 nhóm khách hàng chính: khối ngân hàng bán lẻ và khối ngân hàng dành cho doanh nghiệp. Ngân hàng đƣa ra các sản phẩm dịch vụ tài chính phù hợp phục vụ nhu cầu của từng nhóm khách hàng. Với mục tiêu mở rộng mạng luới của mình, khách hàng của Citibank có thể sử dụng giao dịch từ xa, thực hiện trực tuyến. Citibank nắm rõ nhu cầu của khách hàng nên luôn tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ đa dạng, sáng tạo. Ngoài ra, Citibank cũng luôn đề cao vấn đề bảo mật cho khách hàng. Citibank cung cấp cho khách hàng các dịch vụ nhƣ thế chấp tài chính cá nhân, vay cá nhân, thẻ tín dụng, tài khoản tiền gửi, dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và quỹ quản lý. Các dịch vụ quản lý đầu tƣ, vay vốn đầu tƣ, sản phẩm xây dựng và tổ chức cho vay. Các dịch vụ đáp ứng đƣợc nhu cầu tài chính toàn diện của khách hàng doanh nghiệp, định chế tài chính và các tổ chức của chính phủ. Citibank luôn đảm bảo an toàn, bí mật thông tin khách hàng trong quá trình thực hiện giao dịch. Citibank có các phƣơng thức cho vay liên quan đến nhà cửa, du lịch giúp hỗ trợ tiêu dùng khách hàng một cách tối đa. Ngân hàng có các loại hình cho vay phù hợp với từng nhu cầu khác nhau của từng khách hàng nhƣ vay trả góp linh hoạt, thẻ tín dụng linh hoạt Để thu hút đa dạng khách hàng, Citibank hợp tác với đối tác thƣơng mại nhƣ Vietnam Airlines, Grab, Lazada cung cấp thẻ tín dụng liên kết với các đối tác. - HSBC: HSBC cung cấp cho khách hàng một loạt các dịch vụ liên kết giữa các dịch vụ ngân hàng mình và sản phẩm của các đối tác nhƣ các dịch vụ bảo hiểm. HSBC đƣa ra các gói dịch vụ cho vay bao gồm một nhóm các dịch vụ, tiện ích ngân hàng có tính chất bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Một mặt vừa khuyến khích khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng một lúc, một mặt thỏa mãn tối đa khách hàng bằng cách tăng thêm các tiện ích, ƣu đãi cho khách hàng. Vì là NHTM nƣớc ngoài tại Việt Nam nên trƣớc khi ra mắt sản phẩm dịch vụ cho vay mới, HSBC luôn thăm dò
  37. 20 ý kiến, nghiên cứu thị trƣờng và văn hóa Việt Nam để đƣa ra các sản phẩm thích hợp. 1.3.2 Kinh nghiệm từ các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam - Agribank Chi nhánh Chợ Lớn: Cùng chung hệ thống Agribank, Agribank Chi nhánh Chợ Lớn có quy mô hoạt động tín dụng lớn hơn Agribank Chi nhánh 8. Năm 2017, tín dụng tăng trƣởng 19,33% so với năm 2016. Để đạt đƣợc điều đó Agribank Chi nhánh Chợ Lớn có định hƣớng rõ ràng, đƣa ra các chính sách hợp lý phù hợp với quy mô Chi nhánh. Chi nhánh tiếp cận với lƣợng khách hàng đến vay vốn khá lớn do thực hiện nhiều chƣơng trình tiếp thị, chƣơng trình ƣu đãi hấp dẫn thu hút khách hàng. Đội ngũ CBTD dày dặn kinh nghiệm trong việc thẩm định tài sản, giải quyết hồ sơ và có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực hỗ trợ thẩm định dự án đầu tƣ. Tổ chức quản lý có hiệu quả, phân công nhiệm vụ từng CBTD hợp lý, hạn chế một CBTD thực hiện nhiều công đoạn cho vay và bố trí công tác căn cứ vào thế mạnh, khả năng của từng cán bộ. Để tăng trƣởng tín dụng ngay từ đầu năm Chi nhánh căn cứ kế hoạch tăng trƣởng tín dụng do Agribank giao và tình hình thực hiện năm tƣớc để giao kế hoạch cho các PGD, từng Phòng/ Ban tại Hội sở và từng cán bộ nhân viên. Trên cơ sở thực hiện kế hoạch tăng trƣởng tín dụng làm cơ sở để phân phối tiền lƣơng và tiền thƣởng cho từng đơn vị và ngƣời lao động. Chính vì có những biện pháp trên nên công tác tín dụng tại Agribank Chi nhánh Chợ Lớn ngày càng đƣợc mở rộng và tăng trƣởng. - BIDV: Trong giai đoạn 2015 - 2017, các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ cuối kì của BIDV có sự tăng trƣởng đều đặn. Tỷ lệ nợ xấu giảm dần từ 1,61% xuống còn 1,46%. Để thực hiện tốt công tác tín dụng, BIDV đã tuân thủ theo quy định của NHNN, đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát, mở rộng cho vay và tăng khả năng thẩm định và triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu. BIDV hỗ trợ các KHDN tiếp cận nguồn vốn tín dụng Ngân hàng trong các lĩnh vực nhƣ tích cực tƣ vấn hỗ trợ, đơn giản hóa quy trình cấp tín dụng, cung cấp các gói tín dụng ƣu đãi
  38. 21 với quy mô hỗ trợ vốn lớn, lãi suất ƣu đãi Đồng thời, BIDV thƣờng xuyên hỗ trợ lãi suất vay ƣu đãi cho nhóm ngành nghề ƣu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ: nhóm sản xuất nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp nhóm công nghiệp hỗ trợ BIDV tích cực tham gia các chƣơng trình, kêu gọi sự hợp tác từ các tổ chức quốc tế, ƣu đãi cho các nhóm ngành nghề mà BIDV thu hút các nhóm khách hàng đến vay vốn, cấp tín dụng hiệu quả. - Vietcombank: Các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ của Vietcombank có xu hƣớng tăng trong giai đoạn 2015 - 2017. Vietcombank định hƣớng triển khai mở rộng tín dụng, tăng trƣởng tín dụng tại các Chi nhánh, các PGD. Để mở rộng tín dụng hiệu quả, điều cần thiết của Vietcombank là thu hồi từng khoản nợ có vấn đề, đẩy mạnh hoạt động xử lý thu hồi nợ xấu và rút ngắn thời gian thu hồi nợ. Đồng thời, Vietcombank dần hoàn thiện mô hình hoạt động tín dụng, chuyên môn hóa giữa kinh doanh và quản trị rủi ro. Quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động giúp Vietcombank phát hiện kịp thời các rủi ro, tăng hiệu quả giám sát. 1.3.3 Bài học kinh nghiệm của Việt Nam Các kinh nghiệm hoạt động tín dụng của các NHTM nƣớc ngoài tại Việt Nam, các NHTM trong nƣớc và Ngân hàng trong cùng hệ thống Agribank hoạt động hiệu quả làm cơ sở đƣa ra bài học kinh nghiệm cho các NHTMVN nói chung và Agribank Chi nhánh 8 nói riêng trong việc mở rộng cho vay tín dụng. Thứ nhất, hai nhóm khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp là hai nhóm khách hàng có tính chất khác nhau, quy mô hoạt động khác nhau nên có sự phân tách hoạt động rõ ràng để đƣa ra từng loại sản phẩm dịch vụ tài chính phù hợp với từng nhóm khách hàng. Ngân hàng cần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tín dụng, liên kết với các đối tác thƣơng mại, công ty bảo hiểm nhằm đa dạng tiện ích Ngân hàng. Ngoài ra, thực hiện các chƣơng trình tiếp thị, các chƣơng trình ƣu đãi nhằm thu hút đa dạng khách hàng. Thứ hai, các NHTM nƣớc ngoài gia nhập vào Việt Nam mà vẫn có thể mở rộng phát triển nhờ sự tìm hiểu văn hóa Việt Nam, thói quen sử dụng dịch vụ Ngân
  39. 22 hàng của ngƣời dân và nghiên cứu phƣơng pháp hoạt động tín dụng có hiệu quả tại khu vực. NHTM trong nƣớc có ƣu thế về sự am hiểu văn hóa Việt Nam nên cần phát huy lợi thế này đem lại hoạt động cho vay hiệu quả. Ngoài ra, Ngân hàng cũng nên nghiên cứu, tìm hiểu các sản phẩm dịch vụ tín dụng mới, đa dạng và phù hợp với đặc điểm, nhu cầu ngƣời tiêu dùng Việt Nam. Thứ ba, mỗi Ngân hàng có những ƣu và nhƣợc điểm riêng biệt nên Ngân hàng cần biết rõ đâu là ƣu nhƣợc điểm của mình. Từ đó, Ngân hàng phát huy các ƣu điểm và cải thiện, sửa chữa các nhƣợc điểm để đem lại hệ thống NHTM tốt nhất. Dựa vào tình hình hoạt động của Ngân hàng mà đƣa ra chiến lƣợc mở rộng cho vay hợp lý, không nên chạy theo thị trƣờng mà bỏ quên mục đích hoạt động của Ngân hàng. Đồng thời, Ngân hàng đƣa ra những định hƣớng, mục tiêu cần đạt đƣợc và cách thức thực hiện thông qua các chính sách tín dụng hợp lý, linh hoạt. Công tác quản lý, tổ chức tín dụng cũng đƣợc xem là yếu tố quan trọng trong công tác tín dụng. Thứ tư, mở rộng cho vay tín dụng đem lại những lợi ích nhƣng cũng tồn tại một số rủi ro. Ngân hàng bên cạnh việc mở rộng cho vay cũng cần có biện pháp hạn chế rủi ro, kiểm soát rủi ro. Ngân hàng nên thẩm định TSBĐ kĩ lƣỡng, quản lý chặt chẽ phƣơng án vay vốn, thu nhập của khách hàng, Mở rộng cho vay cũng nên xem xét chất lƣợng cho vay chứ không cho vay ồ ạt, làm mất uy tín Ngân hàng. Ngân hàng cần đảm bảo khách hàng có khả năng hoàn trả khoản vay, tránh gia tăng nợ quá hạn, nợ xấu. Thứ năm, hội nhập kinh tế đem đến nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức đối với các NHTMVN. Các Ngân hàng cần xem đây là cơ hội nhằm thực hiện mở rộng tín dụng hiệu quả, kêu gọi các tổ chức quốc tế hợp tác các chƣơng trình cho vay. Đây là cơ hội để Ngân hàng phát triển hơn về tín dụng cũng nhƣ quy mô Ngân hàng và đem lại danh tiếng cho Ngân hàng, thu hút nhiều đối tƣợng khách hàng.
  40. 23 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Tín dụng Ngân hàng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho NHTM. Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, các NHTM nƣớc ngoài gia nhập vào Việt Nam và sự cạnh tranh giữa các NHTM, các TCTD, các Chi nhánh trong hệ thống thì việc mở rộng tín dụng là việc làm cần thiết giúp phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Mở rộng tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nguồn vốn đƣợc đƣa đến nơi cần vốn vào đúng thời điểm và giúp Ngân hàng hoàn thiện hệ thống tín dụng. Công tác tín dụng của mỗi NHTM đều có sự khác nhau trong quy trình cấp tín dụng, hoạt động cho vay, công tác thu nợ và xử lý nợ quá hạn, nợ xấu. Để đánh giá chi tiết hoạt động mở rộng tín dụng, tác giả phân tích công tác tín dụng của Agribank Chi nhánh 8 làm cơ sở phân tích.
  41. 24 GIỚI THIỆU CHƢƠNG 2 Chƣơng 2 giới thiệu sơ lƣợc về Agribank Chi nhánh 8 cũng nhƣ cơ cấu tổ chức hoạt động. Trong chƣơng này nêu lên kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh 8 trong giai đoạn 2015 – 2017 từ đó thể hiện kết quả hoạt động tín dụng theo hoạt động huy động vốn, dƣ nợ cho vay, nợ quá hạn và nợ xấu. Chƣơng 2 trình bày thực trạng mở rộng tín dụng tại Agribank Chi nhánh 8 thông qua các chỉ tiêu từ đó làm cơ sở đánh giá hoạt động mở rộng tín dụng. Để đánh giá chi tiết mở rộng tín dụng, tác giả nêu lên cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân.
  42. 25 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH 8 2.1 Giới thiệu khái quát về Agribank Chi nhánh 8 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 8 đƣợc thành lập theo quyết định số 244/QĐ/HĐQT ngày 05/07/2004 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Trụ sở Chi nhánh 8 tại 925 (A, B, C, D) Tạ Quang Bửu Phƣờng 5, Quận 8 TP.HCM. Ngân hàng đƣợc thành lập nhằm thực hiện các giao dịch Ngân hàng bao gồm: Huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung và dài hạn từ các tổ chức cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng, thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thƣơng mại quốc tế, chiết khấu thƣơng phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, các dịch vụ ngân hàng khác đƣợc NHNN cho phép. Trƣớc năm 2004, Agribank Chi nhánh 8 là Chi nhánh cấp 2 trực thuộc Agribank TP.HCM. Kể từ ngày 05/07/2004 Agribank Chi nhánh 8 nâng cấp thành Chi nhánh cấp 1 trực thuộc Agribank. Mạng lƣới Agribank Chi nhánh 8 gồm: 1 Chi nhánh và 3 Phòng Giao dịch: PGD Dƣơng Bá Trạc, PGD Chánh Hƣng và PGD Âu Cơ. Do PGD Âu Cơ thuộc địa bàn quận Tân Bình, để tiện trong công tác quản lý và điều hành, theo quyết định của Agribank, PGD Âu Cơ chuyển về trực thuộc Agribank Chi nhánh Tân Bình. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động. Đội ngũ cán bộ nhân viên là một nguồn lực quan trọng, giữ vai trò trung tâm và quyết định sự thành công của Agribank Chi nhánh 8. Trong suốt thời gian hoạt động vừa qua, đội ngũ này đã đồng hành, đoàn kết và hợp tác để điều hành hoạt động kinh doanh hiệu quả, tạo sự phát triển vững chắc cho chi nhánh. Sau những năm đổi mới, Agribank Chi nhánh 8 đã có những bƣớc phát triển mạnh về hoạt
  43. 26 động kinh doanh cũng nhƣ bộ máy tổ chức. Một khi tổ chức bộ máy tốt sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Tổng Hợp Phòng Kế toán PGD PGD Phòng Phòng ngân quỹ Chánh Dƣơng Dịch vụ Tín dụng Hƣng Bá Trạc Marketing Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ Phòng Kế hoạch nguồn vốn Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn – Agribank Chi nhánh 8 Sơ đồ 2. 1 Sơ đồ tổ chức Agribank Chi nhánh 8
  44. 27 Bảng 2. 1 Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Chi nhánh 8 giai đoạn 2015 - 2017 Đơn vị: Tỷ đồng NĂM CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU 2016/2015 2017/2016 2015 2016 2017 +, - % +, - % Nguồn vốn 3.580 4.019 3.487 439 12,26% -532 -13,24% Dƣ nợ 1.795 2.268 2.505 473 26,35% 237 10,45% Nợ xấu 3,692 17,594 19,205 13,902 376,54% 1,611 9,16% Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,21% 0,78% 0,77% 0,57% 277,16% -0,01% -1,17% Thu dịch vụ 10,1 12,35 15,192 2,25 22,28% 2,842 23,01% Thu nợ đã XLRR 7 13,8 20,9 6,8 97,14% 7,1 51,45% Chênh lệch khoán tài chính (Thu - Chi 73,7 81,55 95,2 7,85 10,65% 13,65 16,74% chƣa có lƣơng) Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn - Agribank Chi nhánh 8 Bảng 2.1 cho thấy: - Về nguồn vốn tăng trƣởng không đồng đều qua các năm. Cụ thể: Năm 2016 tăng 439 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 12,26% so với năm 2015; năm 2017 giảm -532 tỷ đồng, tỷ lệ giảm là -13,24% so với năm 2016. Nguyên nhân: Một số khách hàng rút vốn khỏi Ngân hàng để thanh toán các dự án của doanh nghiệp. Tỷ lệ sử dụng vốn: Năm 2015 là 50,1%, năm 2016 là 56,4% và năm 2017 là 71,8%. Nguồn vốn của Chi nhánh đủ để cho vay.
  45. 28 - Về dƣ nợ: Năm 2016 tăng 473 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 26,35% so với năm 2015; năm 2017 tăng 237 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 10,45% so với năm 2016. - Nợ xấu: Năm 2015 nợ xấu là 3,7 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu là 0,21%/tổng dƣ nợ; Năm 2016 nợ xấu là 17,6 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu là 0,78%/tổng dƣ nợ; Năm 2017 nợ xấu là 19,2 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu là 0,77%/tổng dƣ nợ. Tuy nợ xấu có tăng qua các năm nhƣng tỷ lệ dƣới 1%/tổng dƣ nợ (mục tiêu của Agribank khống chế tỷ lệ nợ xấu dƣới 3%/ tổng dƣ nợ). Điều đó chứng tỏ hoạt động tín dụng của Chi nhánh có chất lƣợng, an toàn và hiệu quả. - Kinh tế tăng trƣởng cũng kéo theo khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ của Ngân hàng nhƣ: Tiền gửi, dịch vụ thanh toán Agribank Chi nhánh 8 triển khai nhiều dịch vụ hấp dẫn, thu hút khách hàng, quảng bá dịch vụ E-banking và tập trung phát triển dịch vụ công nghệ hiện đại. Nhờ triển khai nhiều dịch vụ, thu dịch vụ của Chi nhánh đã tăng trƣởng rất tốt và có xu hƣớng tăng qua các năm. Thu dịch vụ năm 2016 đạt 12,4 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng là 22,3% và năm 2017 đạt 15,2 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng là 23,01%. - Thu nợ đã XLRR: Tăng qua các năm, thể hiện Chi nhánh đã tích cực và có những biện pháp hiệu quả trong việc thu hồi các khoản nợ đã XLRR. Năm 2016 thu 13,8 tỷ đồng, tăng so với năm 2015 là 97,14% và năm 2017 thu 20,9 tỷ đồng, tăng so với năm 2016 là 51,45%. - Chênh lệch khoán tài chính (Thu - Chi chƣa có lƣơng) hoặc lợi nhuận là thƣớc đo kết quả hoạt động kinh doanh năm tài chính. Năm 2015, Agirbank Chi nhánh 8 đạt lợi nhuận 73,7 tỷ đồng và vƣợt 147,4% so với kế hoạch đề ra; năm 2016 đạt 81,6 tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm 2015; năm 2017 đạt 95,2 tỷ đồng, tăng 16,7% so với năm 2016. So với tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận trƣớc thuế bình quân của Agribank năm 2016 là 11,2% và năm 2017 là 10,6%, đặc biệt một số Chi nhánh của Agribank trên địa bàn thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh không có lợi nhuận hoặc không đủ lƣơng cho cán bộ, đã chứng tỏ giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2017 Agribank Chi nhánh 8 đã vƣợt qua khó khăn, kinh doanh có hiệu quả và phát triển ổn định.
  46. 29 2.2 Thực trạng mở rộng tín dụng tại Agribank Chi nhánh 8 2.2.1 Kết quả hoạt động tín dụng 2.2.1.1 Huy động vốn Huy động vốn là hoạt động quan trọng tại NHTM nói chung và Agribank Chi nhánh 8 nói riêng. Nguồn vốn chủ yếu của Agribank Chi nhánh 8 là huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi của các thành phần kinh tế, tầng lớp dân cƣ. Agribank Chi nhánh 8 thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hút nguồn vốn huy động. Bảng 2. 2 Mức tăng trƣởng huy động vốn theo thành phần kinh tế và theo thời gian Agribank Chi nhánh 8 giai đoạn 2015 - 2017 Đơn vị: Tỷ đồng NĂM CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU 2016/2015 2017/2016 2015 2016 2017 +, - % +, - % Tổng huy động vốn 3.580 4.019 3.487 439 12,26% -532 -13,24% Theo thành phần kinh tế + KHCN 1.109 1.165 1.310 56 5,05% 145 12,45% + KHDN 2.471 2.854 2.177 383 15,50% -677 -23,72% Theo thời gian + Ngắn hạn 784 1.160 1.130 376 47,96% -30 -2,59% + Trung hạn 139 196 143 57 41,01% -53 -27,04% + Dài hạn 2.657 2.663 2.214 6 0,23% -449 -16,86% Nguồn: Phòng Kế hoạch nguồn vốn - Agribank Chi nhánh 8
  47. 30 Bảng 2.2 cho thấy Chi nhánh thực hiện huy động vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tiền gửi dân cƣ Nguồn vốn của Chi nhánh tăng trƣởng không đồng đều qua các năm (nhƣ đã phân tích ở phần trên). Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh theo thành phần kinh tế: - Nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân: Năm 2015 là 1.109 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31%/nguồn vốn; năm 2016 là 1.165 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30%/nguồn vốn, tăng 5,05% so với năm 2015; năm 2017 là 1.310 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,6%/nguồn vốn, tăng 12,45% so với năm 2016 - Nguồn vốn huy động từ khách hàng doanh nghiệp: Năm 2015 là 2.471 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 69%/nguồn vốn; năm 2016 là 2.854 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 70%/nguồn vốn, tăng 15,5% so với năm 2015; năm 2017 là 2.177 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 62,4%/nguồn vốn, giảm -23,7% so với năm 2016. Nhƣ vậy, nguồn vốn huy động từ khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng từ 62,4% đến 70%/nguồn vốn, huy động từ khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng từ 30% đến 37,6%/nguồn vốn. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân tại Chi nhánh tăng qua các năm và ổn định đã góp phần vào hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Nguồn vốn huy động từ khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhƣng không ổn định sẽ ảnh hƣởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh (năm 2016 tăng 15,5% nhƣng năm 2017 lại giảm -23,7%) Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh theo thời gian: - Ngắn hạn: Năm 2015 là 784 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,89%/nguồn vốn; năm 2016 là 1.160 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28,86%/nguồn vốn, tăng 47,96% so với năm 2015; năm 2017 là 1.130 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32,4%/nguồn vốn, giảm - 2,59% so với năm 2016. - Trung hạn: Năm 2015 là 139 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,88%/nguồn vốn; năm 2016 là 196 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,87%/nguồn vốn, tăng 41,1% so với năm 2015; năm 2017 là 143 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,1%/nguồn vốn, giảm -27,04% so với năm 2016.
  48. 31 - Dài hạn: Năm 2015 là 2.657 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 71,21%/nguồn vốn; năm 2016 là 2.663 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 66,26%/nguồn vốn, tăng 0,23% so với năm 2015; năm 2017 là 2.214 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 63,49%/nguồn vốn, giảm - 16,86% so với năm 2016. Nhƣ vậy, nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là vốn ngắn hạn và dài hạn, nguồn vốn trung hạn chiếm tỷ trọng thấp. Nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng từ 28% đến 47% nguồn vốn. Đây là điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh vì Nguồn vốn ngắn hạn thƣờng lãi suất thấp, nhất là tiền gửi không kỳ hạn (lãi suất hiện hành là 0,2%/năm), tuy nhiên nguồn vốn ngắn hạn là một trong những nguồn vốn biến động nhiều nhất vì khách hàng có thể rút tiền bất kỳ lúc nào và Ngân hàng khó có thể dự báo quy mô tiền gửi không kỳ hạn có thể huy động. Tại Agribank Chi nhánh 8 phần lớn nguồn vốn ngắn hạn là tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế nhằm phục vụ cho việc thanh toán. Nguồn vốn dài hạn chiếm từ 63% đến 71,2%/nguồn vốn, chủ yếu từ tiền gửi dân cƣ, nguồn vốn này tuy lãi suất cao nhƣng ổn định. Năm 2017 nguồn vốn của Chi nhánh giảm chủ yếu từ khách hàng doanh nghiệp và nguồn vốn dài hạn (giảm 449 tỷ đồng và tỷ lệ giảm là -16,86% so với năm 2016). 2.2.1.2 Dƣ nợ cho vay Dƣ nợ cho vay Dƣ nợ tín dụng thể hiện số tiền khách hàng chƣa thanh toán cho Ngân hàng, lƣợng tiền Ngân hàng chƣa thu hồi đƣợc. Phân tích dƣ nợ tín dụng theo thành phần kinh tế và theo thời gian.
  49. 32 Bảng 2. 3 Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo thành phần kinh tế và theo thời gian Agribank Chi nhánh 8 giai đoạn 2015 -2017 Đơn vị: Tỷ đồng NĂM CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU 2016/2015 2017/2016 2015 2016 2017 +, - % +, - % Tổng dƣ nợ 1.795 2.268 2.505 473 26,35% 237 10,45% Theo thành phần kinh tế + KHCN 439 760 850 321 73,12% 90 11,84% + KHDN 1.356 1.508 1.655 152 11,21% 147 9,75% Theo thời gian + Ngắn hạn 1.130 1.399 1.631 269 23,81% 232 16,58% + Trung hạn 210 189 209 -21 -10,00% 20 10,58% + Dài hạn 455 680 665 225 49,45% -15 -2,21% Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn - Agribank Chi nhánh 8 Qua số liệu bảng 2.3 cho thấy: Dƣ nợ năm 2015 của Chi nhánh đạt 1.795 tỷ đồng, năm 2016 đạt 2.268 tỷ đồng, tăng 473 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 26,35% so với năm 2015; năm 2017 đạt 2.505 tỷ đồng, tăng 237 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 10,45% so với năm 2016. Cơ cấu dƣ nợ theo thành phần kinh tế: - Khách hàng cá nhân: Năm 2015 là 439 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24,45%/dƣ nợ; năm 2016 là 760 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33,50%/dƣ nợ, tăng 73,12% so với năm 2015; năm 2017 là 850 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33,93%/dƣ nợ, tăng 11,84% so với năm 2016.
  50. 33 - Khách hàng doanh nghiệp: Năm 2015 là 1.356 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 75,54%/dƣ nợ; năm 2016 là 2.268 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 66,49%/dƣ nợ, tăng 11,21% so với năm 2015; năm 2017 là 2.505 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 66,06%/dƣ nợ, giảm 9,75% so với năm 2016. Nhƣ vậy, dƣ nợ khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng từ 66% đến 75%/dƣ nợ, dƣ nợ khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng từ 25% đến 34%/dƣ nợ. Dƣ nợ khách hàng cá nhân tăng mạnh nhất vào năm 2016 (tỷ lệ tăng 73,12% so với năm 2015), đối tƣợng cho vay tập trung vào lĩnh vực tiêu dùng là chính và có chiều hƣớng tăng thời gian tới. Đối tƣợng cho vay khách hàng doanh nghiệp tập trung vào các lĩnh vực NNNT và DNNVV. Cơ cấu dƣ nợ theo thời gian: - Dƣ nợ ngắn hạn: Năm 2015 là 1.130 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 62,95%/dƣ nợ; năm 2016 là 1.399 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 61,68%/dƣ nợ, tăng 23,81% so với năm 2015; năm 2017 là 1.631 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 65,1%/dƣ nợ, tăng 16,58% so với năm 2016. - Trung hạn: Năm 2015 là 210 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11,69%/dƣ nợ; năm 2016 là 189 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8,33%/dƣ nợ, giảm -10% so với năm 2015; năm 2017 là 209 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8,34%/dƣ nợ, tăng 10,58% so với năm 2016. - Dài hạn: Năm 2015 là 455 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25,34%/dƣ nợ; năm 2016 là 680 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,98%/dƣ nợ, tăng 49,45% so với năm 2015; năm 2017 là 665 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26,54%/dƣ nợ, giảm -2,21% so với năm 2016. Phân tích trên cho thấy: Dƣ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn (từ 62% đến 65%/dƣ nợ); năm 2015, dƣ nợ trung, dài hạn chiếm 38%/dƣ nợ; năm 2016, dƣ nợ trung, dài hạn chiếm 33,9%/dƣ nợ; năm 2017, dƣ nợ trung, dài hạn chiếm 35%/dƣ nợ. (Nguồn báo cáo tổng kết Agribank Chi nhánh 8 năm 2015 - 2017). Trong khi đó các Chi nhánh của Agribank tỷ lệ cho vay trung, dài hạn luôn chiếm tỷ trọng từ 60% đến 65%/dƣ nợ. Chi nhánh tập trung cho vay ngắn hạn đối với các KHDN để
  51. 34 bù đắp tài chính, bổ sung vốn lƣu động do doanh nghiệp có khả năng quay vòng vốn nhanh hơn vì hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và kết quả hoạt động kinh doanh thƣờng đƣợc đánh giá khi kết thúc năm tài chính. KHCN thƣờng vay trung, dài hạn do KHCN có khả năng thanh toán chậm phụ thuộc vào thu nhập hằng tháng, dàn trải khoản vay nên thời hạn trả nợ lâu hơn. Đơn vị: Tỷ đồng 559 2015 854 382 725 + Tiêu dùng 2016 1.130 + DNVVN 413 + NNNT 1.182 2017 968 355 0 200 400 600 800 1000 1200 Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn – Agribank Chi nhánh 8 Biểu đồ 2. 1 Dƣ nợ cho vay đối tƣợng NNNT, DNNVV và tiêu dùng Agribank Chi nhánh 8 giai đoạn 2015 - 2017 Biểu đồ 2.1 thể hiện Agribank Chi nhánh 8 có sự phân chia dƣ nợ cho vay đối với lĩnh vực NNNT, DNNVV và tiêu dùng nhƣ sau: - Dƣ nợ lĩnh vực NNNT: Năm 2015 đạt 382 tỷ đồng, chiếm 21,28%/tổng dƣ nợ; năm 2016 đạt 413 tỷ đồng, chiếm 23,0%/tổng dƣ nợ, tăng 8,11% so với năm 2015; năm 2017 đạt 355 tỷ đồng, chiếm 19,77%/tổng dƣ nợ, giảm -14,05% so với năm 2016. - Dƣ nợ lĩnh vực tiêu dùng: Năm 2015 đạt 559 tỷ đồng, chiếm 24,64%/tổng dƣ nợ; năm 2016 đạt 725 tỷ đồng, chiếm 31,96%/tổng dƣ nợ, tăng 29,96% so với
  52. 35 năm 2015; năm 2017 đạt 1.182 tỷ đồng, chiếm 47,18%/tổng dƣ nợ, tăng 63.03% so với năm 2016. - Dƣ nợ DNNVV: Năm 2015 đạt 854 tỷ đồng, chiếm 47,57%/tổng dƣ nợ; năm 2016 đạt 1.130 tỷ đồng, chiếm 49,82%/tổng dƣ nợ, tăng 32,31% so với năm 2015; năm 2017 đạt 968 tỷ đồng, chiếm 38,64%/tổng dƣ nợ, giảm -14,34% so với năm 2016. Do địa bàn hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh 8 tại trung tâm thành phố nên việc cho vay đối với lĩnh vực NNNT gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên những năm qua Chi nhánh đã duy trì đƣợc tỷ trọng từ 19% đến 21% dƣ nợ lĩnh vực NNNT cũng đã là nỗ lực rất lớn. Trong năm 2016, Chi nhánh đã đƣa ra nhiều chƣơng trình, sản phẩm ƣu tiên, hỗ trợ cho các khách hàng DNNVV, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này nên dƣ nợ DNNVV tăng cao, chiếm đến 49,82%/tổng dƣ nợ của Chi nhánh, tuy nhiên năm 2017 dƣ nợ DNNVV lại giảm -14,34%. Cho vay tiêu dùng là hoạt động cung cấp các khoản vay cho cá nhân để mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho các mục đích tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình không hƣớng đến mục đích sản xuất, kinh doanh. Mục đích vay tiền cũng rất linh động ở nhiều hạng mục nhƣ: Mua sắm tiêu dùng, xây dựng - sửa chữa - mua mới nhà cửa, học tập, xuất khẩu lao động
  53. 36 Doanh số cho vay Bảng 2. 4 Mức tăng trƣởng doanh số cho vay Agribank Chi nhánh 8 giai đoạn 2015 - 2017 Đơn vị: Tỷ đồng NĂM CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU 2016/2015 2017/2016 2015 2016 2017 +, - % +, - % Doanh số cho vay 2.375 3.771 3.231 1.396 58,78% -540 -14,32% + Doanh số cho vay KHCN 853 1.350 1.250 497 58,26% -100 -7,41% + Doanh số cho vay KHDN 1.522 2.421 1.981 899 59,07% -440 -18,17% Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn - Agribank Chi nhánh 8 Bảng 2.4 thể hiện DSCV KHCN và KHDN của Agribank Chi nhánh 8 có sự tăng trƣởng không đồng đều (năm 2016 tăng mạnh sau đó năm 2017 có sự sụt giảm). Năm 2016 tăng 1.396 tỷ đồng so với năm 2015, năm 2017 giảm -540 tỷ đồng so với năm 2016. DSCV KHCN và KHDN đều tăng vào năm 2016, sau đó giảm vào năm 2017. DSCV KHCN tăng 497 tỷ đồng vào năm 2016, mức tăng trƣởng 58,26%, sau đó giảm -100 tỷ đồng vào năm 2017, tỷ lệ giảm -7,41% so với năm 2016. DSCV KHDN tăng 899 tỷ đồng vào năm 2016, mức tăng trƣởng 59,07%, sau đó giảm -440 tỷ đồng vào năm 2017, tỷ lệ giảm -18,17%. Năm 2016, mặc dù nền kinh tế có nhiều khó khăn, nhƣng DSCV KHDN vẫn tăng mạnh 59,07% góp phần vào sự tăng trƣởng DSCV của cả Chi nhánh. Điều này cho thấy các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ sản xuất, kinh doanh và các doanh nghiệp mới đƣợc thành lập nhiều hơn. DSCV năm 2016 tăng mạnh thể hiện hoạt động mở rộng cho vay của Chi nhánh có hiệu quả. Tuy nhiên năm 2017, DSCV của Agribank Chi nhánh 8 có xu hƣớng giảm dần. Điều này có nghĩa là hoạt động mở rộng cho vay vào năm 2017 có xu hƣớng giảm.
  54. 37 Bảng 2. 5 Cơ cấu tỷ trọng cho vay Agribank Chi nhánh 8 giai đoạn 2015 - 2017 Đơn vị: % NĂM CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 Tỷ trọng cho vay KHCN 35,92 35,80 38,69 Tỷ trọng cho vay KHDN 64,08 64,20 61,31 Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn - Agribank Chi nhánh 8 Bảng 2.5 thể hiện cơ cấu tỷ trọng giữa cho vay KHCN và KHDN của Agribank Chi nhánh 8 giai đoạn 2015 - 2017 tƣơng đối ổn định. Tỷ trọng cho vay KHDN chiếm từ 61,31% đến 64,2%/tổng dƣ nợ; tỷ trọng cho vay KHCN chiếm từ 35,8% đến 38,69%/tổng dƣ nợ. Dƣ nợ cho vay KHCN chiểm tỷ trọng không cao nhƣng đã góp phần vào việc ổn định hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. KHDN là đối tƣợng có nhu cầu lớn về vốn, mang lại nguồn lợi nhuận cao nên Agribank Chi nhánh 8 có chủ trƣơng giữ tỷ trọng cho vay KHDN luôn ở mức cao. Tăng trƣởng cho vay KHDN ảnh hƣởng lớn đến tăng trƣởng hoạt động cho vay của toàn Chi nhánh. Với tiềm năng hiện có cùng với những điều kiện thuận lợi khác, Agribank Chi nhánh 8 nên chú trọng trong việc phát triển hơn về hoạt động cho vay đối tƣợng KHDN. Tuy nhiên, cho vay KHDN cũng tồn tại nhiều rủi ro vì vậy Ngân hàng cũng nên tăng cƣờng kiểm tra các doanh nghiệp yếu kém, thiếu tính minh bạch về tài chính, hoạt động kinh doanh nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng gây thất thoát nguồn vốn cho Ngân hàng. Hoạt động cho vay KHDN đang đƣợc đánh giá là có tiềm năng lớn tại Agribank Chi nhánh 8.
  55. 38 Số lƣợng khách hàng vay vốn Bảng 2. 6 Số lƣợng khách hàng vay vốn Agribank Chi nhánh 8 giai đoạn 2015 - 2017 Đơn vị: khách hàng NĂM CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU 2016/2015 2017/2016 2015 2016 2017 +, - % +, - % Số lƣợng khách hàng 649 730 832 81 12,48% 102 13,97% vay vốn + KHCN 560 635 725 75 13,39% 90 14,17% + KHDN 89 95 107 6 6,74% 12 12,63% Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn - Agribank Chi nhánh 8 Bảng 2.8 cho thấy số lƣợng khách hàng đến Agribank Chi nhánh 8 vay vốn tăng đều đặn trong giai đoạn 2015 - 2017. Lƣợng KHCN chiếm chủ yếu trong tổng số lƣợng khách hàng vay vốn. Số lƣợng KHCN vay vốn tăng đều qua các năm. Năm 2016, số lƣợng KHCN tăng 75 khách hàng, tăng trƣởng 13,39% và năm 2017 tăng 90 khách hàng, tăng trƣởng 14,17%. Số lƣợng KHDN của Agribank Chi nhánh 8 không nhiều nhƣng các KHDN đều vay vốn lớn để thực hiện nhiều dự án. Số lƣợng KHDN đến vay vốn tăng nhẹ qua các năm. Năm 2016, KHDN vay vốn tăng 6 khách hàng, tăng 6,74% và năm 2017 tăng 12 khách hàng, tăng trƣởng 12,63%. Qua phân tích cho thấy khả năng thu hút khách hàng, chính sách khách hàng của Chi nhánh trong thời gian qua là tốt (lƣợng khách hàng tăng đều qua các năm nhƣ đã phân tích ở trên).
  56. 39 Thu nợ tín dụng Bảng 2. 7 Hệ số thu nợ tín dụng Agribank Chi nhánh 8 giai đoạn 2015 - 2017 Đơn vị: Tỷ đồng NĂM CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU 2016/2015 2017/2016 2015 2016 2017 +, - % +, - % Doanh số thu nợ 1.808 3.265 3.016 1.457 80,59% -249 -7,63% Doanh số cho vay 2.375 3.771 3.231 1.396 58,78% -540 -14,32% Hệ số thu nợ (%) 76,13 86,58 93,35 10,46 13,73% 6,76 7,81% Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn - Agribank Chi nhánh 8 Bảng 2.7 thể hiện hệ số thu nợ tín dụng của Agirbank Chi nhánh 8 tăng trƣởng ổn định và hiệu quả trong việc thu nợ tín dụng. Doanh số thu nợ và doanh số cho vay ảnh hƣởng đến hệ số thu nợ, doanh số thu nợ càng cao thì hệ số thu nợ càng cao và ngƣợc lại. Hệ số thu nợ tăng dần giai đoạn 2015 - 2017. Năm 2016 hệ số thu nợ tăng 10,46%, mức độ tăng trƣởng năm 2016 là 13,73% và năm 2017 hệ số thu nợ tăng 6,76%, mức độ tăng trƣởng là 7,81%. Mức độ tăng trƣởng hệ số thu nợ năm 2017 có xu hƣớng giảm so với năm 2016.
  57. 40 Đơn vị: Tỷ đồng Tƣơng quan giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ Doanh số cho vay Doanh số thu nợ 3.771 3.265 3.231 3.016 2.375 1.808 2015 2016 2017 Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn – Agribank Chi nhánh 8 Biểu đồ 2. 2 Sự tƣơng quan giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ Agribank Chi nhánh 8 giai đoạn 2015 - 2017 Biểu đồ 2.2 cho thấy: - DSCV: Năm 2016 đạt 3.771 tỷ đồng, tăng 58,77% so với năm 2015, năm 2017 đạt 3.231 tỷ đồng, giảm -11,94 % so với năm 2016. Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trƣởng tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của Ngân hàng. Năm 2016 doanh số cho vay tăng cao (57,77%) chứng tỏ Chi nhánh hoạt động ổn định và có hiệu quả. - Doanh số thu nợ: Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả của công tác tín dụng trong việc thu nợ, phản ánh chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng, đánh giá khả năng thu hồi nợ của các khoản tín dụng đã cho vay, đồng thời đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch tín dụng của Ngân hàng, kế hoạch cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của Ngân hàng. Năm 2015 đạt 1.808 tỷ đồng, bằng 76,12% doanh số cho vay, năm 2016 đạt 3.265 tỷ đồng, tăng 80,58% so với năm 2015, bằng 86,58% doanh số cho vay và
  58. 41 năm 2017 đạt 3.016 tỷ đồng, giảm -7,63% so với năm 2016, bằng 93,34% doanh số cho vay. Qua phân tích số liệu về danh số cho vay và doanh số thu nợ cho thấy công tác tín dụng của Chi nhánh ổn định và hiệu quả. Doanh số thu nợ luôn đạt trên 76% so với doanh số cho vay. Doanh số cho vay tăng và doanh số thu nợ tăng thể hiện khả năng cho vay và thu hồi vốn vay có hiệu quả. Năm 2017, cả hai chỉ số này đều giảm nhƣng không ảnh hƣởng đến việc cho vay và thu hồi nợ của Chi nhánh. 2.2.1.3 Nợ quá hạn và nợ xấu. Nợ quá hạn Bảng 2. 8 Cơ cấu nợ quá hạn Agribank Chi nhánh 8 giai đoạn 2015 - 2017 Đơn vị: Tỷ đồng NĂM CHỈ TIÊU 31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017 Tổng dƣ nợ 1.795 2.268 2.505 Nợ quá hạn 35,9 62,864 72,1 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 2,00% 2,77% 2,88% Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn – Agribank Chi nhánh 8 Bảng 2.8 thể hiện: Về số tuyệt đối nợ quá hạn Agribank Chi nhánh 8 tăng đều qua các năm. Năm 2016 nợ quá hạn tăng khá mạnh 26,964 tỷ đồng và năm 2017 tăng ít hơn so với năm 2016 là 9,236 tỷ đồng. Điều này thể hiện chất lƣợng tín dụng của Agribank Chi nhánh 8 giảm và rủi ro tín dụng tăng. Về số tƣơng đối, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dƣ nợ, qua đó thấy đƣợc Chi nhánh hoạt động tín dụng khá tốt, Ban lãnh đạo có sự điều hành và quản lý chặt chẽ đối với tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh. Chi nhánh cần tránh kiểm soát nợ quá hạn để không ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng, vốn Ngân hàng bị chiếm dụng dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động cho vay.
  59. 42 Qua phân tích chỉ tiêu này cho thấy khả năng quản lý tín dụng của Chi nhánh trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ đối với các khoản vay tƣơng đối tốt, chất lƣợng tín dụng đƣợc bảo đảm, rủi ro tín dụng thấp. Nợ xấu Bảng 2. 9 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu Agribank Chi nhánh 8 giai đoạn 2015 - 2017 Đơn vị: Tỷ đồng NĂM CHỈ TIÊU 31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017 Nợ xấu 3,692 17,594 19,205 + Nhóm 3 0,6 2,68 3 + Nhóm 4 0,9 8,8 10 + Nhóm 5 2,2 6,114 6,2 Dƣ nợ 1.795 2.268 2.505 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,21% 0,78% 0,77% Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn - Agribank Chi nhánh 8 Bảng 2.9 cho thấy nợ xấu của Agribank Chi nhánh 8 tăng qua các năm và tăng nhiều nhất vào năm 2016, đến năm 2017 vẫn còn tăng nhƣng đã có sự kiềm chế và kiểm soát. Từ năm 2015 đến 2016 nợ xấu tăng từ 3,692 tỷ đồng đến 17,594 tỷ đồng, do dƣ âm năm 2015 để lại không xử lý đƣợc đồng thời năm 2016 tăng trƣởng cho vay nhiều đã phát sinh nợ xấu. Năm 2017 tăng 1,611 tỷ đồng so với năm 2016 do Agribank Chi nhánh 8 đã có sự kiểm soát tình hình nợ xấu. Nợ nhóm 3 năm 2016 tăng 2,08 tỷ và năm 2017 tăng 0,32 tỷ đồng. Nợ nhóm 4 năm 2016 tăng 7,9 tỷ đồng và năm 2017 tăng 1,2 tỷ đồng. Nhóm 5 năm 2016 tăng khá mạnh 3,914 tỷ đồng và năm 2017 tăng 0,086 tỷ đồng. Nợ xấu tăng lên khá cao vào năm 2016 tại cả 3 nhóm, đến năm 2017 nợ xấu tăng ít đi. Đặc biệt, nợ nhóm 5 tăng khá cao vào
  60. 43 năm 2016. Tuy giai đoạn 2015 - 2017 nợ xấu tăng khá nhanh nhƣng tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức an toàn chỉ ở khoảng 0,78%. Qua phân tích chỉ tiêu này cho thấy: Thực chất tình hình chất lƣợng tín dụng tại Chi nhánh đƣợc đảm bảo (mặc dù có tăng về số tuyệt đối nhƣng tỷ lệ nợ xấu cao nhất cũng ở 0,78%), khả năng quản lý tín dụng của Chi nhánh tốt từ khâu cho vay đến việc đôn đốc thu hồi nợ của Chi nhánh đối với các khoản vay. 2.2.2 Thực trạng mở rộng tín dụng căn cứ trên các chỉ tiêu Bảng 2.10 Một số chỉ tiêu đánh giá mở rộng tín dụng Agribank Chi nhánh 8 giai đoạn 2015 - 2017 Đơn vị: %, khách hàng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tỷ lệ tăng trƣởng doanh số cho vay 43,77% 58,78% -14,32% Tốc độ tăng dƣ nợ cho vay 48,96% 26,35% 10,45% Tỷ lệ nợ quá hạn 2,00% 2,77% 2,88% Tỷ lệ nợ xấu 0,21% 0,78% 0,77% Hệ số thu nợ 76,13% 86,58% 93,35% Số lƣợng khách hàng vay vốn 70 81 102 Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn - Agribank Chi nhánh 8 Các chỉ tiêu thể hiện trong bảng 2.10 là cơ sở quan trọng đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng tại Agribank Chi nhánh 8 giai đoạn 2015 – 2017. 2.2.2.1 Chỉ tiêu doanh số cho vay Bảng 2.10 thể hiện chỉ tiêu tỷ lệ tăng trƣởng DSCV Agribank Chi nhánh 8 giai đoạn 2015 – 2017, chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trƣởng tín dụng qua các năm nhằm đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của Chi nhánh và phản ánh kết quả mở rộng hoạt động cho vay, kết quả phát triển và tốc dộ tăng trƣởng tín dụng của Chi nhánh. Năm 2015
  61. 44 tăng trƣởng 43,77%, năm 2016 tăng 58,78%, tuy nhiên năm 2017 lại giảm -14,32%. Tỷ lệ doanh số cho vay tăng năm 2016 thể hiện Agribank Chi nhánh 8 cho vay có hiệu quả, khả năng mở rộng cho vay là hợp lý. Năm 2017 tỷ lệ này giảm thể hiện Chi nhánh có khó khăn trong việc cho vay nên vệc cho vay chƣa mở rộng. 2.2.2.2 Chỉ tiêu dƣ nợ tín dụng Bảng 2.10 cho thấy: Chi nhánh tăng trƣởng dƣ nợ cho vay qua các năm, tuy nhiên, năm sau tăng chậm hơn năm trƣớc. Năm 2015 tăng là 48,96% năm 2016 giảm còn 26,35% và năm 2017 giảm còn 10,45%. Năm 2015, Agribank Chi nhánh 8 thực hiện gia tăng hoạt động cho vay dẫn đến dƣ nợ năm 2016 tăng mạnh nên tốc độ tăng dƣ nợ cho vay cũng từ đó tăng theo. Năm 2017, Chi nhánh vẫn tiếp tục thực hiện kế hoạch cho vay nên dƣ nợ vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên, tốc độ tăng dƣ nợ cho vay tăng chậm hơn năm 2016. Chỉ tiêu tăng dƣ nợ tín dụng thể hiện mức độ hoạt động tín dụng của Agribank Chi nhánh 8 đƣợc mở rộng và ổn định. 2.2.2.3 Chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu và hệ số thu nợ Tỷ lệ nợ quá hạn Nhƣ đƣợc trình bày trong bảng 2.10, tỷ lệ nợ quá hạn của Agribank Chi nhánh 8 tăng qua các năm. Năm 2015, tỷ lệ nợ quá hạn là 2,00%, năm 2016 tỷ lệ tăng 0,77% và năm 2017 tỷ lệ là 2,88%. Chỉ tiêu nợ quá hạn tăng thể hiện mức độ an toàn và chất lƣợng hoạt động tín dụng, chất lƣợng công tác cho vay, khoản vay của Ngân hàng bị rủi ro. Nợ quá hạn tại Chi nhánh 8 có tăng nhƣng tăng thấp qua các năm (năm 2016 tăng 0,77% so với năm 2015 và năm 2017 tăng 0,11% so với năm 2016) và vẫn trong tầm kiểm soát và dƣới mức cho phép của Agribank. Tuy nhiên, Chi nhánh cũng cần tìm các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn nhằm giảm thiểu rủi ro cũng đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay. Tỷ lệ nợ xấu Bảng 2.10 miêu tả chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu của Agribank Chi nhánh 8 hầu nhƣ tăng trong giai đoạn 2015 – 2017. Tỷ lệ nợ xấu năm 2015 là 0,21%, năm 2016 tỷ lệ này là 0,78% và năm 2017 là 0,77%. Năm 2016, tỷ lệ nợ xấu tăng 0,57% so với
  62. 45 năm 2015, nhƣng năm 2017 giảm -0,11% so với năm 2016. Tỷ lệ nợ có tăng nhƣng vẫn nằm ở mức dƣới 1% là mức nợ xấu an toàn và thấp hơn so với các NHTM khác, nói lên công tác tín dụng tại Chi nhánh chất lƣợng và an toàn. Tuy nhiên, cũng nhƣ nợ quá hạn Chi nhánh cũng cần tìm các nguyên nhân phát sinh nợ xấu, đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ xấu nhằm giảm thiểu rủi ro cũng đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay. Hệ số thu nợ Bảng 2.10 cho thấy chỉ tiêu hệ số thu nợ của Agribank Chi nhánh 8 tăng qua các năm. Năm 2015, hệ số thu nợ là 76,13%, năm 2016 chỉ tiêu này là 86,58% và năm 2017 là 93,35%. Hệ số thu nợ cao thể hiện công tác quản lý, thu hồi nợ của Chi nhánh có hiệu quả, khách hàng có thiện chí trả nợ tốt. Năm 2016, Ngân hàng mở rộng cho vay đồng thời quản lý chặt chẽ công tác kiểm tra giám sát khoản vay, thu hồi nợ vay, có những chính sách hợp lý khiến cho DSCV tăng kéo theo hệ số thu nợ tăng. Năm 2017 công tác cho vay của Agribank Chi nhánh 8 gặp khó khăn hơn và khả năng thu nợ cũng giảm. Hệ số thu nợ tín dụng tăng nhƣng tăng ít thể hiện Ngân hàng gặp khó khăn hơn khi thu hồi nợ so với năm 2016. Tƣơng quan với chỉ tiêu nợ xấu, năm 2017 nợ xấu tăng cũng dẫn đến khó khăn thu hồi nợ. Hệ số thu nợ của Agribank Chi nhánh 8 đƣợc đánh giá khá tốt, tuy nhiên vẫn cần xem xét quá trình tăng DSCV và cần có các biện pháp thu nợ nhằm đảm bảo lợi ích của Chi nhánh. Chi nhánh cần theo dõi nợ đến hạn của khách hàng để chủ động nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. CBTD cần theo dõi chủ thể đi vay, sớm phát hiện và xử lý kịp thời những khoản vay có vấn đề để hạn chế thấp nhất nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh. 2.2.2.4 Số lƣợng khách hàng vay vốn Bảng 2.10 cho thấy xu hƣớng số lƣợng khách hàng đến Agribank Chi nhánh 8 vay vốn tăng đều trong giai đoạn 2015 – 2017. Số lƣợng khách hàng năm 2015 cao hơn năm trƣớc 70 khách hàng, số lƣợng khách hàng năm 2016 tăng 81 khách hàng so với năm 2017 và năm 2017 tăng 102 khách hàng so với năm 2016. Tỷ lệ tăng trƣởng số lƣợng khách hàng năm 2016 tăng 12,48% và tỷ lệ năm 2017 tăng
  63. 46 13,97%. Số lƣợng khách hàng năm sau đến vay vốn đều lớn hơn năm trƣớc thể hiện Chi nhánh tăng quy mô số lƣợng khách hàng. Số lƣợng khách hàng tăng không nhiều nhƣng vẫn có xu hƣớng tăng, dấu hiệu tích cực đối với Agribank Chi nhánh 8. Chỉ tiêu này càng tăng qua các năm thể hiện theo thời gian tín dụng tăng về mặt số lƣợng khách hàng. Dù các Ngân hàng có sự cạnh tranh cao về dịch vụ, lãi suất nhƣng Chi nhánh 8 vẫn có sự tăng trƣởng lƣợng khách hàng. Chi nhánh 8 thực hiện hoạt động cho vay có hiệu quả, tạo đƣợc sự tin tƣởng của khách hàng dẫn đến thu hút nhiều khách hàng. 2.3 Đánh giá chung về mở rộng tín dụng của Agribank Chi nhánh 8 2.3.1 Cơ hội Kinh tế vĩ mô ổn định Nền kinh tế của Việt Nam phát triển một cách ổn định, Quốc hội đã xác định mục tiêu trong năm 2018 là kiểm soát lạm phát bình quân ở mức khoảng 4%, tăng trƣởng kinh tế khoản 6,5 - 6,7%. Đây là nhiệm vụ không dễ thực hiện trong bối cảnh kinh tế thể giới dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, gây áp lực đến thị trƣờng tiền tệ, ngoại hối. Tuy nhiên, với những chủ trƣơng và định hƣớng từ Chính phủ, NHNN vẫn sẽ quyết tâm, nỗ lực để hiện thực hóa các mục tiêu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Toàn hệ thống Ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp về tín dụng, lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; tập trung tín dụng vào lĩnh vực ƣu tiên theo chủ trƣơng của Chính phủ. Phối hợp các Bộ, ngành, địa phƣơng tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắt trong quá trình triển khai các chƣơng trình tín dụng ngành, lĩnh vực, đặc biệt là đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ; tăng cƣờng phối hợp với địa phƣơng đẩy mạnh hoạt động kết nối ngân hàng – doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn. Đồng thời, kiểm soát tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro nhƣ đầu tƣ kinh doanh bất động sản, chứng khoán, tín dụng tiêu dùng của các Công ty tài chính Với các chính sách kinh tế vĩ mô trên Chi nhánh 8 sẽ có những thuận lợi về
  64. 47 chính sách mở rộng tín dụng, đƣa ra nhiều sản phẩm để phục vụ khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm cũng nhƣ đa dạng hóa khách hàng trong thời gian tới. Khu vực địa lý thuận lợi Agribank Chi nhánh 8 nằm ngay khu vực hành chính của quận 8 có nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, nơi tập trung các trung tâm thƣơng mại, chợ, trƣờng học, nơi đông đúc của các tầng lớp dân cƣ là khu vực có tiềm năng về phát triển dịch vụ Ngân hàng, nơi có nhu cầu về vốn lớn, nơi dễ dàng tiếp cận khách hàng đang có nhu cầu vay vốn. Chi nhánh nằm gần khu vực Chợ Lớn, Chợ Kim Biên, Chợ Bình Điền là những khu vực đầu mối hàng hóa cho toàn thành phố và các tỉnh lân cận. Đây cũng là khu vực cầu nối giữa quận 5, quận 10, quận 11 nên việc mở rộng cho vay sang các khu vực khác là rất khả thi. Bên cạnh đó, khu vực này cũng khá đông đúc và có mật độ dân số cao điều đó tạo lợi thế rất lớn cho Agribank Chi nhánh 8 cho vay vốn đối với KHCN và cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống. 2.3.2 Thách thức Sự cạnh tranh của các NHTM khác trong khu vực Vị trí quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung của các NHTM nhƣ: Vietcombank, Sacombank, Techcombank, Viettinbank, nên việc cạnh tranh với nhau là điều không thể tránh khỏi. Ngoài việc cạnh tranh về các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, các NHTMCP cạnh tranh về công tác tín dụng. Ví dụ Agribank cho vay 75% giá trị TSBĐ, thời gian thẩm định và phê duyệt khoản vay tối đa 5 ngày làm việc đối với vay ngắn hạn, tối đa 10 ngày làm việc với vay trung hạn và tối đa 15 ngày với vay dài hạn. Trong khi đó, một số NHTM khác mức cho vay TSBĐ linh hoạt tùy theo mục đích vay, thủ tục vay vốn thƣờng nhanh chóng, khách hàng dƣờng nhƣ có thể tiếp cận nguồn vốn ngay lập tức. Các NHTMCP hiện nay cạnh tranh nhau thời gian cho vay giúp khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay nhanh hơn đồng thời có những chiến lƣợc lâu dài trong việc mở rộng tín dụng, tiếp thị dịch vụ thu hút khách hàng. Điều này khá bất lợi về mặt thu hút khách hàng đối với Agribank. Trong tƣơng lai, Agribank Chi nhánh 8 có thể đối mặt các đối thủ cạnh
  65. 48 tranh với công nghệ hiện đại, năng lực tài chính lớn mạnh, trình độ chuyên nghiệp từ các ngân hàng trong và ngoài nƣớc tham gia vào thị trƣờng trong nƣớc. Xu hƣớng sử dụng sản phẩm thay thế Tín dụng Ngân hàng bên cạnh những mặt tích cực cho Ngân hàng nhƣng cũng tồn tại rủi ro rất lớn. Các Ngân hàng hiện nay có xu hƣớng gia tăng các sản phẩm dịch vụ khác nhằm hƣớng đến nguồn thu ít rủi ro hơn. Các Ngân hàng có khuynh hƣớng tập trung phát triển dịch vụ, đem đến khách hàng trải nghiệm tốt khi sử dụng dịch vụ Ngân hàng. Việc gia tăng các dịch vụ phi tín dụng làm ảnh hƣởng đến mở rộng tín dụng. Rủi ro hệ thống bảo mật Nền kinh tế phát triển đi đôi với sự phát triển công nghệ, Ngân hàng lƣu trữ thông tin khách hàng trên các phƣơng tiện điện tử. Ngân hàng cho ra mắt các sản phẩm dịch vụ ứng dụng công nghệ, các phƣơng tiện thanh toán trực tuyến tạo thuận lợi cho khách hàng nhƣng cũng tồn tại rủi ro về bảo mật. Khách hàng cung cấp cho Ngân hàng các thông tin cá nhân, tin tƣởng dùng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng nên khách hàng đòi hỏi sự bảo mật cao tƣơng xứng với sự tin tƣởng đối với Ngân hàng. Tuy nhiên, hệ thống bảo mật vẫn còn kém, dễ bị mất thông tin và dễ xảy ra nhiều rủi ro nhƣ hiện nay cũng ảnh hƣởng nhiều đến việc mở rộng các sản phẩm Ngân hàng. 2.3.3 Điểm mạnh Hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu lớn nhất cho NHTM đồng thời cũng tồn tại nhiều rủi ro không thể loại trừ. Agribank Chi nhánh 8 đã có những nỗ lực không ngừng để hạn chế đƣợc rủi ro nhất có thể. Chi nhánh đã đạt đƣợc những kết quả: Tỷ lệ nợ xấu an toàn Agribank Chi nhánh 8 luôn giữ cho tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn dƣới 1%. Tỷ lệ này thấp hơn so với nhiều NHTM khác. Do Agribank kiểm soát các khoản vay
  66. 49 hiệu quả, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn và không để nợ nhảy nhóm làm ảnh hƣởng đến Ngân hàng cũng nhƣ khách hàng. Lãi suất ổn định Agribank luôn kiểm soát lãi suất theo quy định của NHNN. Lãi suất của Agribank luôn ổn định trong 8- 10%/năm và thấp hơn so với một số NHTM khác. Agribank hỗ trợ cho vay đối với các DNNVV với lãi suất từ 7% - 8%/ năm, lãi suất cố định. Đối với các khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng, thế chấp bằng sổ tiết kiệm do Agribank phát hành, Chi nhánh áp dụng lãi suất + tối đa 2%/ năm so với lãi suất gửi tiết kiệm. Chi nhánh linh hoạt áp dụng chính sách lãi suất hợp lý, cạnh tranh để thu hút khách hàng. Đây là lợi thế của Agribank nói chung và Agribank Chi nhánh 8 nói riêng vì lãi suất thấp và ổn định luôn đƣợc sự quan tâm, tin tƣởng của khách hàng. Số lƣợng khách hàng trung thành Số lƣợng khách hàng đến vay vốn thƣờng là khách hàng truyền thống đã sử dụng dịch vụ tại Agribank Chi nhánh 8 nhiều năm và đạt đƣợc sự thỏa mãn, hài lòng. Số lƣợng khách hàng đến vay vốn của Chi nhánh tuy không nhiều nhƣng vẫn tăng số lƣợng nhất định qua các năm. Khách hàng sau khi vay vốn và hoàn trả khoản vay đều quay trở lại Ngân hàng để tiếp tục đƣợc vay vốn thực hiện dự án. Chi nhánh đã tạo đƣợc niềm tin, sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp không TSBĐ Dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng mà Agribank Chi nhánh 8 đƣa các hình thức bảo đảm đối với cấp tín dụng ngắn hạn cho từng khách hàng cụ thể. Agribank Chi nhánh 8 khuyến khích, hỗ trợ DNNVV vay vốn, bên cạnh việc ƣu đãi lãi suất thì Chi nhánh còn hỗ trợ KHDN cho vay không TSBĐ đối với khách hàng uy tín. Việc quy định đối với cho vay không TSBĐ đối với KHDN đƣợc xếp hạng tín nhiệm cao đƣợc quy định cụ thể, rõ ràng. Theo Quyết định về một số chính sách tín dụng số 32/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 15/01/2014 của Hội đồng thành viên Agribank quy định Chi nhánh xem xét, quyết định cấp tín dụng không có TSBĐ cho khách hàng không có nợ xấu tại Agribank hay các TCTD khác trong 2 năm gần nhất
  67. 50 đến thời điểm cấp tín dụng; đƣợc xếp hạng từ A trở lên theo kết quả chấm điểm nội bộ; khách hàng là doanh nghiệp phải có báo cáo tài chính năm trƣớc liền kề đƣợc kiểm toán. Đồng thời, Agribank Chi nhánh 8 xem xét, quyết định cấp tín dụng ngắn hạn không có TSBĐ tối đa 50% trên tổng dƣ nợ vay ngắn hạn cho khách hàng không có nợ xấu tại Agribank và các TCTD khác tại thời điểm cấp tín dụng; đƣợc xếp hạng từ BBB trở lên theo xếp hạng nội bộ. Một mặt vừa hỗ trợ đƣợc các doanh nghiệp đang có nhu cầu về vốn, phƣơng án kinh doanh tốt nhƣng không có đủ TSBĐ. Một mặt vừa gia tăng lƣợng khách hàng nhƣng vẫn hạn chế rủi ro. Song song với sự quan trọng của công tác thẩm định giá trị TSBĐ thì sự quản lý TSBĐ đƣợc chú trọng không kém. Khi khách hàng thế chấp tài sản, CBTD thẩm định định giá tài sản, các tài sản thế chấp đều đƣợc đăng ký giao dịch đảm bảo tránh rủi ro khi một tài sản đƣợc cầm cố, thế chấp nhiều nơi gây bất lợi cho ngân hàng. Agribank Chi nhánh 8 tiến hành các đợt đánh giá lại TSBĐ nhằm đảm bảo quyền lợi cho Ngân hàng trƣờng hợp TSBĐ bị hƣ hỏng, tổn thất giảm giá trị do yếu tố môi trƣờng. 2.3.4 Điểm yếu và nguyên nhân Chƣa đa dạng sản phẩm dịch vụ Điểm yếu: Agribank Chi nhánh 8 chỉ có một số dịch vụ cho vay cơ bản, chƣa thực hiện các dịch vụ cho vay mới nhƣ cho vay bao thanh toán, cho vay tín chấp và chƣa có sự đa dạng các sản phẩm dịch vụ cho vay. Các sản phẩm dịch vụ cho vay hiện tại cung cấp cho khách hàng chƣa có sự cải tiến, cập nhật với xu thế hiện đại, tiện ích chƣa cao và chƣa thật sự thu hút khách hàng. Khách hàng tìm đến Chi nhánh với nhiều hoàn cảnh, đối tƣợng khác nhau nhƣng vì các hoạt động cho vay chƣa đa dạng nên Chi nhánh không thể phục vụ khách hàng dẫn đến từ chối cho vay. Trong khi đó, một số NHTMCP có các sản phẩm dịch vụ cho vay phù hợp với mục đích, đối tƣợng khách hàng nhƣ: Cho vay tín chấp, cho vay 3 bên Điều này đồng nghĩa Agribank Chi nhánh 8 đã đƣa lƣợng khách hàng đáng kể qua các Ngân hàng khác dẫn đến ảnh hƣởng số lƣợng khách hàng của Chi nhánh, mất đi lƣợng khách hàng tiềm năng.