Khóa luận Kế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu tại Công ty Cổ phần Lam Sơn

pdf 122 trang thiennha21 20/04/2022 4200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu tại Công ty Cổ phần Lam Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_von_bang_tien_va_no_phai_thu_tai_cong_ty_c.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu tại Công ty Cổ phần Lam Sơn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LAM SƠN Ngành : Kế Toán Chuyên ngành : Kế Toán - Tài Chính Giảng viên hƣớng dẫn : PGS. TS. Phan Đình Nguyên Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thùy Linh Lớp : 10DKTC02 MSSV : 1054030307 TP.Hồ Chí Minh, Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LAM SƠN Ngành : Kế Toán Chuyên ngành : Kế Toán - Tài Chính Giảng viên hƣớng dẫn : PGS. TS. Phan Đình Nguyên Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thùy Linh Lớp : 10DKTC02 MSSV : 1054030307 TP.Hồ Chí Minh, Năm 2014
  3. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM LỜI CAM ĐOAN . Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và số liệu trong báo cáo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại Công ty Cổ phần Lam Sơn, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 07 năm 2014. SINH VIÊN THỰC HIỆN NGUYỄN THỊ THÙY LINH GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên i SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  4. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM LỜI CẢM ƠN . Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Lam Sơn, em đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của Ban Giám đốc, các phòng ban, đặc biệt là phòng Kế toán đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài báo cáo thực tập này. Bên cạnh đó cũng giúp em phát huy vai trò trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong thời gian thực tập tại công ty. Với lòng biết ơn sâu sắc, em chân thành cám ơn Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Lam Sơn cùng toàn thể anh chị trong phòng Kế toán, đặc biệt là Kế toán trưởng – ông Nguyễn Đức Thiện và chị Hoàng Thị Thảo đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong thời gian thực tập. Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Phan Đình Nguyên đã hướng dẫn giúp cho bài khóa luận của em đạt kết quả tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc đến toàn thể thầy cô trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đã hướng dẫn em hoàn thành tốt bài báo cáo tốt nghiệp này. Chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 07 năm 2014 SINH VIÊN THỰC HIỆN NGUYỄN THỊ THÙY LINH GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên ii SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  5. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên iii SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  6. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN . Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Linh MSSV: 1054030307 Lớp: 10DKTC02 . TP. Hồ Chí Minh, Ngày tháng . năm 2014 GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên iv SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  7. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM MỤC LỤC . CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ NỢ PHẢI THU 4 1.1. Tổng quan về vốn bằng tiền: 4 1.1.1. Khái niệm: 4 1.1.2. Nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền: 4 1.1.3. Nguyên tắc hạch toán: 5 1.2. Kế toán vốn bằng tiền: 6 1.2.1. Kế toán tiền mặt tồn quỹ: 6 1.2.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng: 8 1.3. Kế toán các khoản nợ phải thu: 10 1.3.1. Kế toán khoản phải thu của khách hàng: 10 1.3.2. Kế toán phải thu nội bộ: 12 1.3.3. Kế toán tạm ứng: 13 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LAM SƠN. 15 2.1. Giới thiệu chung về công ty: 15 2.1.1. Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển công ty: 15 2.1.2. Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty: 17 2.1.3. Mối quan hệ liên kết của Công ty CP Lam Sơn: 20 2.1.4. Tình hình công ty những năm gần đây: 20 2.1.5. Chiến lược phát triển của công ty trong tương lai: 24 2.1.6. Tổ chức công tác kế toán tại công ty: 25 2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu tại Công ty Cổ phần Lam Sơn: 27 2.2.1. Công tác kế toán vốn bằng tiền: 27 GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên v SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  8. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM 2.2.2. Công tác kế toán nợ phải thu: 38 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY CP LAM SƠN. 51 3.1. Nhận xét chung: 51 3.1.1. Những mặt tích cực: 51 3.1.2. Một số tồn tại: 53 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu tại Công ty CP Lam Sơn: 54 KẾT LUẬN 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 PHỤ LỤC GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên vi SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  9. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT . CP Cổ phần BCTC Báo cáo tài chính BGĐ Ban Giám đốc BTC Bộ Tài chính CBCNV Cán bộ công nhân viên CCDC Công cụ dụng cụ CĐSPS Cân đối số phát sinh GĐ Giám đốc GTGT Giá trị gia tăng HĐ SXKD Hoạt động sản xuất kinh doanh HĐQT Hội đồng quản trị HM TSCĐ Hao mòn tài sản cố định MMTB Máy móc thiết bị NVL Nguyên vật liệu SPDD Sản phẩm dở dang SXKD Sản xuất kinh doanh TGNH Tiền gửi ngân hàng TK Tài khoản TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSLĐ Tài sản lưu động TSNH Tài sản ngắn hạn TP Thành phố XD Xây dựng GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên vii SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  10. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG . Bảng 2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn năm 2012 – 2013. 20 Bảng 2.2. Chênh lệch của tài sản và nguồn vốn năm 2012 – 2013 21 Bảng 2.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 – 2013. 22 Bảng 2.4. Chênh lệch về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012-2013. 23 GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên viii SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  11. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH . Sơ đồ 1.1. Kế toán tổng hợp thu chi tiền mặt 7 Sơ đồ 1.2. Kế toán tổng hợp tiền gửi ngân hàng 9 Sơ đồ 1.3. Kế toán tổng hợp phải thu khách hàng. 11 Sơ đồ 1.4. Kế toán tổng hợp phải thu nội bộ 13 Sơ đồ 1.5. Kế toán tổng hợp tạm ứng. 14 Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Lam Sơn. 18 Sơ đồ 2.2. Bộ máy kế toán tại Công ty CP Lam Sơn 25 Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ kế toán tiền mặt. 27 Sơ đồ 2.4. Trình tự ghi sổ kế toán tiền gửi ngân hàng. 33 Sơ đồ 2.5. Trình tự ghi sổ kế toán phải thu khách hàng. 39 Sơ đồ 2.6. Trình tự ghi sổ kế toán phải thu nội bộ. 43 Sơ đồ 2.7. Trình tự ghi sổ kế toán tạm ứng. 47 GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên ix SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  12. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM LỜI MỞ ĐẦU . 1. Lý do chọn đề tài: Vốn bằng tiền là cơ sở, là tiền đề đầu tiên cho một doanh nghiệp hình thành và tồn tại, là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp hoàn thành cũng như thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Do đó, quy mô cũng như kết cấu của vốn bằng tiền rất lớn và phức tạp, nên việc sử dụng và quản lý có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc tổ chức hạch toán vốn bằng tiền tại doanh nghiệp là nhằm đưa ra những thông tin chính xác nhất, đầy đủ nhất về thực trạng và cơ cấu vốn bằng tiền, về các nguồn thu và sự chi tiêu trong quá trình kinh doanh để nhà quản lý có thể nắm bắt được những thông tin kinh tế cần thiết, đưa ra những quyết định tối ưu về đầu tư, chi tiêu trong tương lai như thế nào, bên cạnh nhiệm vụ kiểm tra chứng từ sổ sách về tình hình lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp chúng ta biết được hiệu quả kinh tế của đơn vị mình. Thực tế ở nước ta trong thời gian qua cho thấy việc sử dụng vốn đầu tư nói chung và vốn bằng tiền nói riêng ở các doanh nghiệp còn rất thấp, chưa khai thác hết hiệu quả về tiềm năng sử dụng vốn trong nền kinh tế thị trường để phục vụ sản xuất kinh doanh, công tác hạch toán bị buông lỏng kéo dài. Vì vậy, kế toán vốn bằng tiền là một công việc rất quan trọng trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Trong đó, các khoản nợ phải thu là một điều kiện thiết yếu để tăng trưởng và tồn tại của một doanh nghiệp. Các đối tượng của nợ phải thu bao gồm khoản thu từ khách hàng, nội bộ, tạm ứng ; việc quản lý và hạch toán các khoản này nhằm xác định đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân cũng như mức độ ảnh hưởng của các đối tượng từ đó các nhà quản lý có biện pháp đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Lam Sơn là một công ty hoạt động lâu năm, có uy tín, chuyên xây dựng các công trình dân dụng – công nghiệp – giao thông – thủy lợi, đã từng bước khẳng định mình trên thị trường. Vì vậy, việc đẩy mạnh công tác kế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu là vấn đề có ý nghĩa rất thiết thực. Điều đó không những giúp cho nhà quản lý đưa ra những phương án kinh doanh hiệu quả, bảo toàn vốn, đẩy nhanh quay vòng vốn GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 1 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  13. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM đem đến cho công ty hiệu quả kinh tế cao nhất mà còn căn cứ vào đó để định hướng phát triển trong tương lai. Trong thời gian thực tập tại công ty, nhận thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu, em đã chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình là “Kế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu tại Công ty Cổ phần Lam Sơn”. 2. Mục đích nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài này có thể giúp chúng ta nắm rõ hơn về phương pháp hạch toán cũng như việc xác định hiệu quả sử dụng và tầm quan trọng của vốn bằng tiền và nợ phải thu, xem xét việc thực hiện hệ thống kế toán nói chung và kế toán vốn bằng tiền cũng như nợ phải thu nói riêng. So sánh giữa lý thuyết và thực tế kế toán tại doanh nghiệp, từ đó rút ra ưu – khuyết điểm của hệ thống kế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu tại công ty để đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty. 3. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần Lam Sơn (Gia Lai). - Về thời gian: đề tài được thực hiện từ 25/05/2014 đến 20/07/2014. - Việc phân tích được lấy số liệu năm 2012 và 2013. Do thời gian còn hạn chế và bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm nên khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những nhận xét và ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô cùng các cô chú, anh chị trong công ty để đề tài có giá trị thực tiễn cao hơn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Thu thập số liệu ở công ty. - Phân tích các số liệu trên sổ sách của công ty (Sổ chi tiết, Sổ cái, BCTC). - Tham khảo một số sách chuyên ngành kế toán. - Một số văn bản quy định chế độ tài chính hiện hành. GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 2 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  14. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM 5. Kết cấu đề tài: Nội dung của bài khóa luận gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu. Chƣơng 2: Thực trạng vốn bằng tiền và nợ phải thu tại Công ty CP Lam Sơn. Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu tại Công ty Cổ phần Lam Sơn. GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 3 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  15. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ NỢ PHẢI THU 1.1. Tổng quan về vốn bằng tiền: 1.1.1. Khái niệm: Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động bao gồm: Tiền mặt tại quỹ; Tiền gửi ở các Ngân hàng, công ty tài chính và tiền đang chuyển. Với tính lưu hoạt cao nhất – vốn bằng tiền được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, thực hiện việc mua sắm hoặc chi phí. Tài khoản Vốn bằng tiền – nhóm tài khoản 11, có ba tài khoản: Tài khoản 111 – Tiền mặt; Tài khoản 112 – Tiền gửi Ngân hàng; Tài khoản 113 – Tiền đang chuyển; 1.1.2. Nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền của doanh nghiệp là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thức tiền tệ bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi Ngân hàng và tiền đang chuyển. Trong quá trình SXKD, vốn bằng tiền vừa được sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ của DN hoặc mua sắm vật tư, hàng hóa để SXKD vừa là kết quả của việc mua bán hoặc thu hồi các khoản nợ. Chính vì vậy, quy mô vốn bằng tiền phản ánh khả năng thanh toán tức thời của DN và là một bộ phận của vốn lưu động. Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền: - Hàng ngày, phản ánh tình hình thu chi và tiền mặt tồn quỹ. Thường xuyên đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế với sổ sách, phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót trong việc quản lý và sử dụng tiền mặt. - Phản ánh tình hình tăng, giảm và số dư tiền gửi ngân hàng hàng ngày, giám sát việc chấp hành chế độ thanh toán không dùng tiền mặt. - Phản ánh các khoản tiền đang chuyển, kịp thời phát hiện nguyên nhân làm cho tiền đang chuyển bị ách tắc để DN có biện pháp thích hợp, giải phóng nhanh tiền đang chuyển kịp thời. GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 4 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  16. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM 1.1.3. Nguyên tắc hạch toán: - Phải sử dụng đơn vị thống nhất là Đồng Việt Nam. - Đối với ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt hoặc gửi vào Ngân hàng phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch (Tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh) để ghi sổ kế toán, đồng thời phải hạch toán chi tiết ngoại tệ theo nguyên tệ. Đối với các khoản công nợ có gốc là ngoại tệ khi thanh toán phải tính theo tỷ giá lúc nhận nợ. Khi tính tỷ giá thực tế của ngoại tệ xuất quỹ, áp dụng một trong các phương pháp: Bình quân gia quyền; Nhập trước – Xuất trước; Nhập sau – xuất trước. Nếu có chênh lệch tỷ giá hối đoái thì: Phản ánh số chênh lệch này trên các tài khoản doanh thu, chi phí tài chính (nếu phát sinh trong giai đoạn SXKD, kể cả DN SXKD có hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản); Phản ánh vào TK 413 (nếu phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản – giai đoạn trước hoạt động). Số dư cuối kỳ của các TK vốn bằng tiền có gốc ngoại tệ phải được đánh giá theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ở thời điểm lập báo cáo tài chính năm. Ngoại tệ được hạch toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên TK 007 “Ngoại tệ các loại”. - Đối với vàng bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở nhóm tài khoản vốn bằng tiền chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng bạc, kim khí quý, đá quý. Vàng bạc, kim khí quý, đá quý phải theo dõi số lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm chất và giá trị của từng loại. Khi xuất quỹ vàng bạc, kim khí quý, đá quý ngoài áp dụng ba phương pháp trên (phương pháp tính tỷ giá thực tế ngoại tệ xuất quỹ) còn áp dụng thêm phương pháp thực tế đích danh. GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 5 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  17. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM 1.2. Kế toán vốn bằng tiền: 1.2.1. Kế toán tiền mặt tồn quỹ: Tiền tại quỹ của DN bao gồm tiền Việt Nam (kể cả Ngân phiếu), ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý. Mọi nghiệp vụ thu, chi bằng tiền mặt và việc bảo quản tiền mặt tại quỹ do thủ quỹ của DN thực hiện. 1.2.1.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng:  Chứng từ sử dụng: - Phiếu thu, phiếu chi. - Biên lai thu tiền. - Báo cáo quỹ tiền mặt. - Bảng kê vàng bạc, đá quý.  Sổ kế toán chi tiết: - Sổ chi tiết tiền mặt. - Sổ cái  Tài khoản sử dụng: Kế toán tiền tại quỹ của DN được thực hiện trên TK 111 “Tiền mặt” để phản ánh số hiện có và tình hình thu chi tiền mặt tại quỹ. TK 111 có ba tài khoản cấp 2: TK 1111 – “Tiền Việt Nam”. TK 1112 – “Ngoại tệ”. TK 1113 - “Vàng bạc, kim khí quý, đá quý”. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 111 – Tiền mặt như sau: Nợ TK 111 Có - Các khoản tiền mặt, Ngân phiếu, - Các khoản tiền mặt, Ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ. xuất quỹ. - Số tiền mặt thừa ở quỹ tiền mặt - Số tiền mặt thiếu ở quỹ phát hiện phát hiện khi kiểm kê. khi kiểm kê. - Chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng khi - Chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm điều chỉnh tỷ giá. khi điều chỉnh tỷ giá. Số dư: Các khoản tiền mặt, Ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý hiện còn tồn quỹ tiền mặt. GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 6 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  18. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM 1.2.1.2. Sơ đồ hạch toán: Sơ đồ 1.1. Kế toán tổng hợp thu chi tiền mặt 112 111 151, 152, 153, 156, 611 Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ Mua vật tư, hàng hóa 511,512 112 Thu tiền bán hàng N ộp tiền mặt vào ngân hàng 515 331 Thu từ hoạt động tài chính Tr ả nợ hoặc ứng trước tiền cho người bán 711 Thu khác 133 Thanh toán thuế GTGT 131 khi mua vật tư, hàng hóa, Khách hàng trả nợ hoặc dịch vụ ứng trước 211, 213, 217, 241 411, 414 Mua TSCĐ, BĐS hoặc Nhận vốn chủ sở hữu thanh toán chi phí XDCB 121, 128 311, 315, 333, 334, 338, 341, 343 221, 222, 223, 228 Thu hồi vốn đầu tư Trả nợ vay, nợ Nhà nước, tài chính CNV và các khoản nợ khác 121, 128 3331 221, 222, 223, 228 Thu thuế GTGT cho Chi phí đầu tư tài chính Nhà nước khi bán hàng, cung cấp dịch vụ 411, 414 Trả vốn cho chủ sở hữu GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 7 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  19. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM 1.2.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng: Tiền của DN phần lớn được gửi ở ngân hàng, Kho bạc, công ty tài chính bao gồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc trên các tài khoản chính dùng cho hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Lãi từ khoản tiền gửi ngân hàng được hạch toán vào thu nhập tài chính của doanh nghiệp. 1.2.2.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng: Kế toán tiền gửi ngân hàng sử dụng TK 112 “Tiền gửi ngân hàng” để theo dõi số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của TGNH. TK 112 có ba tài khoản cấp 2: TK 1121 – “Tiền Việt Nam”. TK 1122 – “Ngoại tệ”. TK 1123 – “Vàng bạc, kim khí quý, đá quý”. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 112 – Tiền mặt như sau: Nợ TK 112 Có - Các khoản tiền gửi vào ngân hàng - Các khoản tiền rút ra từ ngân hàng. hoặc thu qua ngân hàng. - Chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng khi - Chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm điều chỉnh tỷ giá. khi điều chỉnh tỷ giá. Số dư: Số tiền hiện còn trong ngân hàng.  Chứng từ sử dụng: - Giấy báo có, báo nợ. - Ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu. - Séc chuyển khoản, séc bảo chi - Bảng sao kê của ngân hàng.  Sổ kế toán chi tiết: - Sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng. - Sổ chi tiết tài khoản. - Sổ cái GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 8 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  20. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM 1.2.2.2. Sơ đồ hạch toán: Sơ đồ 1.2. Kế toán tổng hợp tiền gửi ngân hàng 111 112 151, 152, 153, 156, 611 Nộp tiền mặt vào ngân hàng Mua vật tư, hàng hóa 511,512 111 Thu tiền bán hàng Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ 515 331 Thu từ hoạt động tài chính Tr ả nợ hoặc ứng trước tiền cho người bán 711 Thu khác 133 Thanh toán thuế GTGT 131 khi mua vật tư, hàng hóa, Khách hàng trả nợ hoặc dịch vụ ứng trước 211, 213, 217, 241 411, 414 Mua TSCĐ, BĐS hoặc Nhận vốn chủ sở hữu thanh toán chi phí XDCB 121, 128 311, 315, 333, 334, 338, 341, 343 221, 222, 223, 228 Thu hồi vốn đầu tư Trả nợ vay, nợ Nhà nước, tài chính CNV và các khoản nợ khác 121, 128 3331 221, 222, 223, 228 Thu thuế GTGT cho Chi phí đầu tư tài chính Nhà nước khi bán hàng, cung cấp dịch vụ 411, 414 Trả vốn cho chủ sở hữu GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 9 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  21. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM 1.3. Kế toán các khoản nợ phải thu: Nợ phải thu là một bộ phận quan trọng trong tài sản của DN, phát sinh trong quá trình hoạt động của DN khi thực hiện việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cũng như một số trường hợp khác liên quan đến một bộ phận vốn của DN bị chiếm dụng tạm thời như: cho mượn ngắn hạn, chi hộ cho đơn vị bạn hoặc cấp trên, giá trị tài sản thuế mà chưa xử lý Nợ phải thu liên quan đến các đối tượng bên trong lẫn bên ngoài DN, trong đó có các cơ quan chức năng của Nhà nước (chủ yếu là Cơ quan Thuế) đồng thời nội dung của nợ phải thu cũng có tính chất đa dạng gắn liền với sự đa dạng trong các giao dịch phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp. 1.3.1. Kế toán khoản phải thu của khách hàng: Phải thu của khách hàng là khoản thu tiền mà KH đã mua nợ DN do đã được cung cấp sản xuất hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa thu tiền. Đây là khoản nợ phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất, phát sinh thường xuyên và cũng gặp nhiều rủi ro nhất trong các khoản nợ phải thu phát sinh tại DN. Kế toán khoản phải thu của khách hàng phải theo dõi chi tiết theo từng KH, theo từng nội dung phải thu phát sinh để đáp ứng nhu cầu thông tin về đối tượng phải thu, nội dung phải thu, tình hình thanh toán và khả năng thu hồi nợ. 1.3.1.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng:  Chứng từ sử dụng: - Hợp đồng kinh tế mua bán, hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT. - Giấy đề nghị thanh toán, giấy thanh toán tạm ứng, phiếu thu/chi - Biên bản giao nhận tài sản.  Sổ kế toán chi tiết: - Sổ chi tiết nợ phải thu của khách hàng. - Sổ cái. GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 10 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  22. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM  Tài khoản sử dụng: Kế toán khoản phải thu của khách hàng sử dụng TK 131 - “Phải thu khách hàng”. Kết cấu của TK này như sau: Nợ TK 131 Có - Số tiền phải thu của KH. - Số tiền KH đã trả nợ. - Số tiền thừa trả lại KH. - Số tiền đã nhận trước, ứng trước, trả trước của KH. Số dư: Số tiền còn phải thu của KH. Số dư: Số tiền KH hiện đang đứng trước hoặc chênh lệch số tiền KH ứng trước lớn hơn số tiền còn phải thu. 1.3.1.2. Sơ đồ hạch toán: Sơ đồ 1.3. Kế toán tổng hợp phải thu khách hàng. 511 337 131 111, 112 Doanh thu bán Thanh toán theo KH trả tiền khối hàng và cung cấp tiến độ kế hoạch lượng công trình hoàn dịch vụ hợp đồng xây dựng thành hoặc ứng trước 3331 cho nhà thầu Thuế GTGT ph ải nộp Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ , khoản tiền thưởng từ KH trả phụ thêm, khoản bồi thường của KH hoặc bên khác bù đắp cho các chi phí không bao gồm trong hợp đồng 3331 Thuế GTGT phải nộp của doanh thu bán hàng, khoản tiền thường hoặc bồi thường GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 11 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  23. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM 1.3.2. Kế toán phải thu nội bộ: Phải thu nội bộ dùng để phản ánh các khoản nợ và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của DN với đơn vị cấp trên, giữa các đơn vị trực thuộc, hoặc các đơn vị phụ thuộc trong một DN độc lập, các DN độc lập trong Tổng công ty về các khoản vay mượn, chi hộ, trả hộ, thu hộ, hoặc các khoản mà DN cấp dưới có nghĩa vụ nộp lên đơn vị cấp trên hoặc cấp trên phải cấp cho cấp dưới. 1.3.2.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng:  Chứng từ sử dụng: - Hóa đơn thuế GTGT, hóa đơn vận chuyển kiêm phiếu xuất kho nội bộ. - Phiếu thu, phiếu chi. - Biên bản bù trừ công nợ nội bộ. - Sổ chi tiết theo dõi các khoản nợ nội bộ.  Tài khoản sử dụng: Tài khoản 136 – Phải thu nội bộ, phản ánh các khoản nợ và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu trong nội bộ. TK 136 có 2 tài khoản cấp hai: TK 1361 – “Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc” TK 1368 – “Phải thu nội bộ khác” TK 136 có kết cấu như sau: Nợ 136 Có - Số vốn kinh doanh đã giao cho đơn - Thu hồi vốn, quỹ ở đơn vị thành vị cấp dưới. viên. - Các khoản đã chi hộ, trả hộ đơn vị - Quyết toán với đơn vị thành viên cấp trên, cấp dưới. về kinh phí sự nghiệp đã cấp, đã sử - Số tiền đơn vị cấp trên phải thu về, dụng. các khoản đơn vị cấp dưới phải nộp. - Số tiền đã thu về nợ phải thu trong - Số tiền đơn vị cấp dưới phải thu về, nội bộ. các khoản cấp trên phải giao xuống. - Bù trừ phải thu với phải trả trong - Số tiền phải thu về bán sản phẩm, nội bộ của cùng một đối tượng. hàng hoá dịch vụ cho đơn vị cấp trên, cấp dưới, giữa các đơn vị nội bộ. Số dư: Số nợ còn phải thu ở các đơn vị nội bộ. GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 12 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  24. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM 1.3.2.2. Sơ đồ hạch toán: Sơ đồ 1.4. Kế toán tổng hợp phải thu nội bộ 111, 112 136 336 Nhận vốn từ cấp trên Các đơn vị nội bộ thanh Chi hộ trong nội bộ toán bù trừ cho nhau 411, 441 Nhận vốn trực tiếp từ ngân sách theo ủy quyền cấp trên 415, 421, 431, 451 Phải thu của cấp dưới để thành lập quỹ quản lý cấp trên, thu về lãi, các quỹ DN 1.3.3. Kế toán tạm ứng: Tạm ứng là khoản tiền ứng trước cho CBCNV của DN, có trách nhiệm chi tiêu cho những mục đích nhất định thuộc hoạt động SXKD hoặc hoạt động khác của DN, sau đó phải có trách nhiệm báo cáo thanh toán tạm ứng với DN. 1.3.3.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng:  Chứng từ sử dụng: - Giấy đề nghị tạm ứng. - Phiếu chi. - Báo cáo thanh toán tạm ứng. - Các chứng từ khác: Hóa đơn mua hàng, biên lai cước phí, vận chuyển GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 13 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  25. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM  Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 141 – “Tạm ứng” để theo dõi các khoản tạm ứng cho CBCNV của DN và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng đó. Kết cấu của TK 141 như sau: Nợ 141 Có - Số tiền đã tạm ứng cho CBCNV - Các khoản tạm ứng đã thanh toán của DN. theo số chi tiêu thực tế đã được kiểm duyệt. - Số tạm ứng chi không hết phải nhập lại quỹ hoặc bị khấu trừ lương. Số dư: Số tiền tạm ứng chưa thanh toán. 1.3.3.2. Sơ đồ hạch toán: Sơ đồ 1.5. Kế toán tổng hợp tạm ứng. 152, 153, 211, 111, 112 141 627, 641, 642 Chi tạm ứng bằng tiền Thanh toán tạm ứng đã được duyệt 133 152, 153 Thuế GTGT Tạm ứng bằng vật liệu, được khấu trừ dụng cụ 111, 112 Tạm ứng chi không hết nộp lại quỹ 334 Tạm ứng chi không hết trừ vào lương GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 14 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  26. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LAM SƠN. 2.1. Giới thiệu chung về công ty: 2.1.1. Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển công ty: 2.1.1.1. Lịch sử hình thành công ty: Lực lượng vũ trang Bộ Quốc phòng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ chính trị trọng điểm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngoài ra có thể thành lập các đơn vị sản xuất kinh doanh tham gia xây dựng kinh tế cho đất nước. Đứng trước tình hình chính sách kinh tế mở, ngày 27/10/1993 Bộ Quốc Phòng đã ký quyết định 689/QĐ-BQP về việc thành lập Công ty Lam Sơn – Bộ Quốc Phòng theo nghị định 338 của Thủ tướng Chính phủ. Công ty khi mới thành lập có trụ sở chính tại số 02 – Đường Nguyễn Huệ - TP. Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định. Trước tình hình nhiệm vụ chính trị của lực lượng vũ trang và tình hình khu vực trọng điểm Tây Nguyên cũng như sự phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty và sự phát triển của khu vực Tây Nguyên, tháng 12/1996 Bộ Quốc Phòng đã ký quyết định 2790/QĐ-BQP chuyển trụ sở chính của Công ty Lam Sơn từ số 02 – đường Nguyễn Huệ - TP. Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định về vị trí mới, số 185 đường Lê Duẩn – TP. Pleiku – Tỉnh Gia Lai. Công ty Cổ phần Lam Sơn được thành lập theo quyết định số 1194/QĐ-BQP ngày 14/06/2005 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trên cơ sở chuyển đổi từ Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Lam Sơn – Bộ Quốc phòng, được Sở Kế hoạch và Đầu tư tình Gia Lai cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 39 03 000068 ngày 03/08/2005. Một số thông tin cơ bản về Công ty: Tên đầy đủ của Công ty: Công ty Cổ phần Lam Sơn. Tên Công ty viết bằng tiếng nước ngoài: LASOIMET. Tài khoản số: 6201 000 000 0416. Tại: Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Gia Lai. Mã số thuế: 5900182136. GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 15 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  27. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM 2.1.1.2. Quá trình phát triển của công ty: Công ty CP Lam Sơn tiền thân là Công ty Lam Sơn thuộc Quân đoàn 3 – Bộ Quốc Phòng, được thành lập ngày 27/10/1993. Thực hiện chủ trương cổ phần hóa của Nhà nước, năm 2005 công ty chính thức hoạt động theo mô hình mới với ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng; các công trình giao thông thủy lợi vừa và nhỏ; khai thác cát, đá, sỏi; giám sát thi công các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng; trồng và kinh doanh cà phê. Kể từ khi thành lập đến nay, công ty không ngừng phát triển, khẳng định uy tín trên từng công trình, dự án. Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý được đào tạo bài bản trong các trường đại học chính quy trong và ngoài Quân đội, cùng hệ thống máy móc hiện đại đáp ứng các điều kiện thi công các công trình lớn. Trong những năm qua, công ty đã thi công nhiều công trình trên địa bàn các tỉnh như: Đăk Lăk, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên. Các công trình công ty thi công luôn đảm bảo chất lượng, tiến độ và thẩm mỹ, được các chủ đầu tư tin tưởng, đánh giá cao; quy mô các công trình dần được nâng cấp. Đứng chân trên địa bàn Tây Nguyên, với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, kinh tế xã hội chậm phát triển, luôn chịu sự cạnh tranh gay gắt về thị trường việc làm, giá các mặt hàng không ổn định, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp của tình trạng suy thoái kinh tế, lạm phát trong những năm gần đây đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động SXKD của công ty. Nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền địa phương, sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3, Bộ Quốc Phòng và bằng kinh nghiệm thực tế trên 20 năm hoạt động, cùng tinh thần vượt khó vươn lên của tập thể CBCNV, công ty CP Lam Sơn đã có những bước đi vững chắc, khẳng định được vị thế của mình trên thương trường. Doanh thu của công ty luôn ổn định và phát triển qua hàng năm. Công ty còn là đơn vị luôn thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước, nhiều năm liền được các ngân hàng đánh giá là khách hàng Tín Nhiệm; đời sống, thu nhập của CBCNV trong công ty ngày càng một nâng cao. GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 16 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  28. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM 2.1.2. Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty: 2.1.2.1. Chức năng: Công ty CP Lam Sơn có chức năng, ngành nghề kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 39 03 000068 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp ngày 03/08/2005 và thay đổi đăng ký kinh doanh lần 1 ngày 22/02/2006: San lấp mặt bằng, xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp. Xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng công nghiệp đô thị và phát triển nông thôn, công trình giao thông. Xây dựng công trình thủy lợi (đê, đập, kè, hồ chứa nước, hệ thống tưới tiêu, ống dẫn nước) và công trình thủy lợi thuộc công trình thủy điện. Khai thác đá, cát, sỏi và mua bán vật liệu xây dựng (bao gồm: cát, đá dăm các loại, sắt thép các loại và các vật liệu khác phục vụ trong ngành xây dựng cơ bản). Gia công, sản xuất và lắp đặt các kết cấu cơ khí trong công trình thủy lợi và thủy điện vừa và nhỏ. 2.1.2.2. Nhiệm vụ: Công ty CP Lam Sơn luôn chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước và hoàn thành tốt các chỉ tiêu trong kế hoạch đã được đặt ra. Công ty CP Lam Sơn khi thi công xây dựng công trình với quan điểm lấy chất lượng, hiệu quả, tăng năng suất lao động để gây dựng uy tín trên thương trường, từng bước phát triển và nâng cao đời sống cho CBCNV trong công ty, đồng thời hoàn thành các chỉ tiêu nộp ngân sách hằng năm với Nhà nước. GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 17 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  29. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM 2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy tại công ty:  Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty: Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Lam Sơn. Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Giám đốc Phó Giám đốc phụ trách Phó Giám đốc phụ trách Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh kỹ thuật – thi công nội bộ Phòng Kế Phòng Tổ Phòng Kỹ Phòng Kế hoạch chức Lao động thuật toán – Tiền lương Đội Đội Đội Đội Đội Đội Đội Cà XD XD XD XD XD XD phê 16/8 số 1 số 2 số 3 số 4 số 6 Ghi chú: Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng:  Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: Đại hội đồng cổ đông: bao gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và một số người đại diện cho toàn bộ cổ đông, có nhiệm vụ đánh giá kết quả hoạt động SXKD của kỳ trước và đề ra phương hướng, các chỉ tiêu kinh tế của kỳ kế hoạch SXKD tiếp theo, bầu HĐQT và Ban kiểm soát mới. GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 18 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  30. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM Hội đồng quản trị: là cơ quan cao nhất quyết định mọi hoạt động SXKD và các công việc khác của Công ty. HĐQT là cơ quan có đủ thẩm quyền nhân danh công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông, có nhiệm vụ giám sát Giám đốc và những người quản lý khác, quyết định kế hoạch phát triển SXKD cho công ty. Giám đốc: là người đứng đầu điều hành chung toàn bộ hoạt động của công ty về hành chính, tài chính và hoạt động SXKD thường nhật của công ty theo hệ thống quản lý tốt nhất của Nhà nước và của Bộ Quốc phòng quy định và chịu mọi trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật. Phó Giám đốc: có vai trò tham mưu giúp việc cho GĐ trên nhiều lĩnh vực, giúp GĐ phụ trách hoạt động SXKD của công ty và được GĐ ủy quyền ký các hợp đồng kinh tế và thay mặt GĐ lãnh đạo công ty trong những lúc GĐ đi vắng. Phòng Kế hoạch: chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, lập kế hoạch thu mua các vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường. Phòng Tổ chức Lao động – Tiền lương: giúp BGĐ công ty quản lý lao động, tuyển nhân viên, đào tạo kỹ thuật nâng cao tay nghề, giải quyết các chính sách tiền lương, thưởng và các khoản bảo hiểm, đảm bảo về mặt vật chất cũng như tinh thần cho người lao động, lựa chọn các hình thức hợp đồng lao động theo yêu cầu SXKD của đơn vị. Phòng Kỹ thuật: trực tiếp theo dõi các công trình thi công, kiểm tra giám sát chất lượng công trình, thẩm định dự án đầu tư của công ty, làm hồ sơ đấu thầu, hồ sơ hoàn công cùng với các hồ sơ liên quan đến kỹ thuật xây dựng. Phòng Kế toán: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính và theo dõi thu nhập toàn bộ hoạt động SXKD của công ty, tổ chức phân tích đánh giá qua việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD, báo cáo đầy đủ và chính xác kết quả hoạt động SXKD của công ty cho BGĐ và HĐQT. Các đội xây dựng: trực tiếp thi công các công trình mà công ty giao khoán chịu trách nhiệm về tiến độ thi công, chất lượng công trình. GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 19 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  31. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM 2.1.3. Mối quan hệ liên kết của Công ty CP Lam Sơn: Hoạt động SXKD chủ yếu của công ty CP Lam Sơn là xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng; các công trình giao thông, thủy lợi vừa và nhỏ; khai hoang xây dựng đồng ruộng; giám sát thi công các công trình xây dụng dân dụng, công nghiệp; trồng cây lâu năm. Với ngành nghề kinh doanh tương đối lớn và đa dạng nên công ty có nhiều mối quan hệ liên kết chính với một số đối tượng khách hàng như: - Mối quan hệ với các Chủ đầu tư, đây là mối quan hệ liên kết trong quá trình tìm kiếm dự án, tham gia đấu thầu, đàm phán ký kết hợp đồng, quyết toán vốn đầu tư và quyết toán hợp đồng. - Mối quan hệ với các Ngân hàng thương mại: các ngân hàng sẽ cung cấp thư bảo lãnh và cung cấp tín dụng cho việc thực hiện các hợp đồng. - Mối quan hệ với các doanh nghiệp khác về cung cấp máy móc thiết bị, vật tư phục vụ công tác thi công. 2.1.4. Tình hình công ty những năm gần đây: 2.1.4.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn: Bảng 2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn năm 2012 – 2013. Đơn vị tính: Đồng STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 1 Tài sản ngắn hạn 86.531.330.903 70.248.456.779 2 Tài sản dài hạn 3.493.743.866 2.561.173.016 3 Tổng Tài sản 90.025.074.769 72.809.629.795 4 Nợ phải trả 80.328.377.352 63.206.184.906 5 Vốn chủ sở hữu 9.696.697.417 9.603.444.889 6 Tổng Nguồn vốn 90.025.074.769 72.809.629.795 (Nguồn: Phòng kế toán) GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 20 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  32. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM Bảng 2.2. Chênh lệch của tài sản và nguồn vốn năm 2012 – 2013. Đơn vị tính: Đồng STT Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ 1 Tài sản ngắn hạn (16.282.874.124) (18,82) 2 Tài sản dài hạn (932.570.850) (26,69) 3 Tổng Tài sản (17.215.444.974) (19,12) 4 Nợ phải trả (17.122.192.446) (21,32) 5 Vốn chủ sở hữu (93.252.528) (0,96) 6 Tổng Nguồn vốn (17.215.444.974) (19,12) Qua bảng số liệu từ phòng Kế toán, ta thấy: Tổng Tài sản và nguồn vốn năm 2013 đều giảm 19,12%, tương ứng với 17.215.444.974đ. Trong đó, TSNH giảm 16.282.874.124đ, tức 18,82% và TSDH giảm 932.570.850đ tương ứng 26,69%; Nợ phải trả giảm 21,32% và Vốn chủ sở hữu cũng giảm 0,96%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tình hình kinh tế khó khăn cùng với việc công ty đang tái cơ cấu, sắp xếp lại và tinh giản đội ngũ công nhân viên. Vì vậy, công ty nên đề ra những phương hướng phát triển cụ thể để duy trì và sử dụng có hiệu quả tài sản – nguồn vốn của mình. GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 21 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  33. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM 2.1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty: Bảng 2.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 – 2013. Đơn vị tính: Đồng STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 1 DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 127.761.324.186 122.341.341.595 2 DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 127.761.324.186 122.341.341.595 3 Giá vốn hàng bán 122.712.805.126 117.629.895.650 LN gộp về bán hàng và cung cấp 4 5.048.519.060 4.711.445.945 dịch vụ 5 DT hoạt động tài chính 111.518.073 65.423.937 Chi phí tài chính 41.283.750 92.559.722 6 Trong đó: Lãi vay phải trả 41.283.750 92.559.722 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.916.485.024 2.674.330.043 8 LN thuần từ hoạt động kinh doanh 2.202.268.359 2.009.980.117 9 Thu nhập khác 15.534.636 213.583.582 10 Chi phí khác 223.004.869 11 Lợi nhuận khác 15.534.636 (9.421.287) 12 Tổng lợi nhuận trước thuế 2.217.802.995 2.000.558.830 13 Thuế TNDN phải nộp 388.114.999 500.139.683 14 Lợi nhuận sau thuế 1.829.687.996 1.500.419.147 (Nguồn: Phòng kế toán) GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 22 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  34. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM Bảng 2.4. Chênh lệch về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012-2013. Đơn vị tính: Đồng STT Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ (%) 1 DT bán hàng và cung cấp dịch vụ (5.419.982.591) (4,24) 2 DT bán hàng và cung cấp dịch vụ (5.419.982.591) (4,24) 3 Giá vốn hàng bán (5.082.909.476) (4,14) 4 LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (337.073.115) (6,68) 5 DT hoạt động tài chính (46.094.136) (41,33) Chi phí tài chính 51.275.972 124,2 6 Trong đó: Lãi vay phải trả 51.275.972 124,2 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp (242.154.981) (8,30) 8 LN thuần từ hoạt động kinh doanh (192.288.242) (8,73) 9 Thu nhập khác 198.048.946 1.274,89 10 Chi phí khác 223.004.869 11 Lợi nhuận khác (24.955.923) (160,65) 12 Tổng lợi nhuận trước thuế (217.244.165) (9,80) 13 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 112.024.684 28,86 14 Lợi nhuận sau thuế (329.268.849) (18,00) Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2013 đều giảm so với năm 2012. Doanh thu thuần năm 2013 đạt 127.761.324.186đ, giảm 4,24%; GVHB giảm 5.082.909.476đ tương ứng với 4,14% dẫn đến lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng giảm 6,68%. Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính giảm 41,33%, chi phí tài chính tăng 124,2%, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 8,3% và lợi nhuận sau thuế đạt 1.500.419.147đ, giảm 18%. Nguyên nhân giảm đến sự sụt giảm này là do nền kinh tế chưa phục hồi, cùng với việc công ty đang thực hiện tác cơ cấu, tinh giản đội ngũ công nhân viên. GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 23 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  35. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM 2.1.5. Chiến lƣợc phát triển của công ty trong tƣơng lai: Công ty CP Lam Sơn có nhiều thuận lợi cơ bản như: hơn 20 năm kinh nghiệm trên thương trường, có uy tín, thương hiệu tương đối lớn trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và vùng lân cận; đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý được đào tạo bài bản; đội ngũ ban lãnh đạo có đủ năng lực, năng động, đoàn kết và có đầy đủ MMTB thi công tương đối hiện đại. Bên cạnh thuận lợi, công ty cũng có nhiều khó khăn thách thức, đó là khu vực Tây Nguyên có khí hậu khắc nghiệt, kinh tế xã hội chậm phát triển so với nhiều khu vực khác, tình hình suy thoái kinh tế cộng với các chính sách thắt chặt tiền tệ, cắt giảm đầu tư công đã làm cho thị trường kinh doanh sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đứng trước những thuận lợi, khó khăn đó, công ty đề ra phương hướng phát triển công ty trong tương lai: tập trung vào lĩnh vực chủ lực là xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, khai hoang đồng ruộng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, từng bước thâm nhập vào địa bàn các tỉnh lân cận; đầu tư khai thác có hiệu quả vườn cà phê hiện có. Để tồn tại và phát triển bền vững, công ty đã đề ra một số chủ trương, biện pháp cụ thể như sau: - Tập trung tìm kiếm các dự án mới để duy trì ổn định và có bước tăng trưởng về doanh thu một cách hợp lý. - Tổ chức thi công các công trình đảm bảo chất lượng, thẩm mỹ, an toàn, tạo niềm tin, uy tín đối với các chủ đầu tư. - Duy trì mô hình tổ chức các đội xây dựng hiện có, tăng cường cán bộ kỹ thuật của công ty xuống các đội xây dựng để làm tốt công tác kỹ thuật thi công và lập hồ sơ nghiệm thu, thanh quyết toán kịp thời. - Bảo đảm vốn, vật tư kịp thời cho các đội thi công, hỗ trợ vốn cho đội cà phê cũng như tăng cường đầu tư ngoài định mức phân bón của công ty cấp để tăng năng suất và giữ ổn định chất lượng vườn cây. - Tăng cường công tác đề phòng rủi ro trong điều hành và quản trị công ty. - Hàng năm phải xây dựng được kế hoạch tiết kiệm chi phí gián tiếp, chi phí quản lý doanh nghiệp và tổ chức thực hiện có hiệu quả. - Từng bước kiện toàn cơ cấu lại bộ máy quản lý, các bộ phận chuyên môn theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả; bảo đảm thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống cho đội ngũ CBCNV. GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 24 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  36. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM 2.1.6. Tổ chức công tác kế toán tại công ty: 2.1.6.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức kế toán: Hiện nay, bộ máy kế toán của Công ty CP Lam Sơn được tổ chức theo hình thức tập trung, phù hợp với đặc điểm SXKD của đơn vị như: phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp, chi tiết, tính giá thành, lập BCTC đều làm tại phòng kế toán. Kế toán đội chỉ ghi chép ban đầu và chuyển chứng từ đưa về phòng kế toán. Với kiểu tổ chức này, phòng kế toán đảm nhận khối lượng công việc rất lớn, vì thế phòng kế toán đã phân công cụ thể rõ ràng cho từng bộ phận và hoàn thành công việc dược giao. Sơ đồ 2.2. Bộ máy kế toán tại Công ty CP Lam Sơn Kế toán trưởng Kế toán t ổng hợp Kế toán Kế toán vật tư, Kế toán Thủ công nợ tài sản tiền lương quỹ 2.1.6.2. Nhiệm vụ của phòng kế toán: Kế toán trưởng: có trách nhiệm tổ chức công tác kế toán tại công ty, tham mưu cho GĐ về tình hình, kế hoạch tài chính của công ty, xây dựng kế hoạch tài chính của công ty. Kế toán tổng hợp: có trách nhiệm tổng hợp các số liệu vào các sổ chi tiết, sổ cái và biểu mẫu kế toán. Kế toán công nợ: theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, tình hình thanh toán các khoản chi tạm ứng cho CBCNV, tạm ứng cho các công trình, các khoản trả cho CBCNV, các khoản phải trả khác; báo cáo kịp thời các khoản công nợ chậm trả, quá hạn, khó đòi để Ban lãnh đạo có hướng giải quyết. Kế toán tài sản, vật tư: hạch toán và thống kê tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ của công ty, theo dõi và lập báo cáo kiểm kê TSCĐ trình kế toán trưởng kiểm duyệt; kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản nhập – xuất vật tư, phát hiện và đưa ra các biện pháp vật tư thừa thiếu. GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 25 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  37. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ tính lương, hạch toán tiền lương phải trả và các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương, trợ cấp, bảo hiểm. Thủ quỹ: theo dõi tình hình thu chi tiền mặt tại công ty; chịu trách nhiệm thu chi và bảo đảm an toàn tuyệt đối tiền mặt; thu chi đúng nguyên tắc tài chính, ghi chép sổ quỹ kịp thời hằng ngày. Hằng ngày phải kiểm kê quỹ, đối chiếu với kế toán thanh toán, khi phát hiện chênh lệch phải tìm nguyên nhân, báo cáo cho lãnh đạo cấp trên và tìm hướng giải quyết. Cuối tháng phải lập báo cáo quỹ tiền mặt. 2.1.6.3. Phƣơng pháp kế toán và các chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán áp dụng: Hiện nay công ty vẫn áp dụng hệ thống tài khoản chung do Bộ Tài chính quy định “Hệ thống chế độ kế toán ban hành theo Quyết đinh 15/2006- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính”. Niên độ kế toán: Công ty tính theo năm tài chính 12 tháng (dương lịch), bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 năm tài chính. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam đồng. Phương pháp tính thuế GTGT: Áp dụng phương pháp khấu trừ. Phương pháp kế toán hàng tồn kho:  Nguyên tắc đánh giá: Thực tế nhập kho.  Phương pháp xác đinh hàng tồn kho: Phương pháp giá đích danh.  Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. Phương pháp kế toán TSCĐ:  Nguyên tắc đánh giá tài sản: Theo nguyên giá TSCĐ.  Phương pháp khấu hao áp dụng: Trích khấu hao theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính. GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 26 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  38. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM 2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu tại Công ty Cổ phần Lam Sơn: 2.2.1. Công tác kế toán vốn bằng tiền: 2.2.1.1. Kế toán tiền mặt tại quỹ: Quý 4 năm 2013, công ty CP Lam sơn đã hoàn thành một số hạng mục công trình, và còn một lượng công trình dở dang. Để phục vụ hoạt động kinh doanh, công ty đã thực hiện các nghiệp vụ thu – chi để làm tăng – giảm lượng tiền mặt trong quỹ quý 4 năm 2013.  Chứng từ sử dụng: - Phiếu thu Mẫu 02 – TT/BB. - Phiếu chi Mẫu 02 – TT/BB. - Giấy đề nghị tạm ứng Mẫu 03 – TT/BB. - Giấy thanh toán tiền tạm ứng Mẫu 04 – TT/BB.  Sổ kế toán: Báo cáo quỹ tiền mặt, Sổ chi tiết tiền mặt, Sổ cái.  Tài khoản sử dụng: TK 111 và các tài khoản liên quan: TK 112, 136,334  Trình tự ghi sổ: Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ kế toán tiền mặt. Phiếu thu, phiếu chi Cơ sở dữ liệu – Phần mềm kế toán Báo cáo Quỹ Sổ Chi tiết tiền mặt Tài khoản SỔ CÁI Bảng Cân đối BCTC Ghi chú: số phát sinh Ghi hàng ngày: Ghi cuối kỳ, cuối tháng: GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 27 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  39. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM Khi phát sinh nghiệp vụ thu – chi tiền mặt, kế toán kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ (phiếu thu, phiếu chi). Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi kế toán nhập số liệu vào phần mềm kế toán, phần mềm sẽ lập Báo cáo Quỹ tiền mặt, Sổ chi tiết Tài khoản (TK 1111) và Sổ cái. Đến cuối kỳ, kế toán viên sử dụng phần mềm để cộng số liệu trên sổ cái lập bảng Cân đối số phát sinh và lập BCTC.  Phƣơng pháp hạch toán: . Một số nghiệp vụ phát sinh làm tăng quỹ tiền mặt của công ty trong quý 4 năm 2013, căn cứ vào chứng từ gốc: Nghiệp vụ 1: Ngày 09/12/2013, chị Cúc rút tiền gửi ngân hàng bằng Séc số AA1556262 về nhập quỹ tiền mặt. NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI SÉC AA1556262 Yêu cầu trả cho: Công ty CP Lam Sơn Địa chỉ: 185 Lê Duẩn - Gia Lai Phần dành cho NH ghi Số hiệu TK: 0951100143008 TK Nợ: 111 Tại: NH TMCP Quân Đội CN. Gia Lai TK Có: 112 Số tiền bằng chữ: Ba trăm năm mươi triệu đồng Người phát hành: Công ty CP Lam Sơn Số tiền (bằng số) Địa chỉ : 185 Lê Duẩn - Gia Lai 350.000.000 đ Số hiệu TK: 0951100143008 Gia Lai, ngày 09 tháng 12 năm 2013 BẢO CHI Dấu Kế toán trưởng Người phát hành Ngày 09 tháng 12 năm 2013 (Ký tên, đóng dấu) GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 28 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  40. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM Căn cứ vào Séc rút tiền mặt số AA1556262 ngày 09/12/2013, kế toán lập phiếu thu: Đơn vị: Công ty Cổ phần Lam Sơn Mẫu số 02-TT Địa chỉ: 185 Lê Duẩn - TP. Pleiku Ban hành theo QĐ 186 TC/CĐKT Sổ đăng ký doanh nghiệp: Môn bài Ngày 14 tháng 03 năm 1995 Điện thoại: 059.375976 Bộ Tài chính PHIẾU THU TIỀN MẶT Ngày 09 tháng 12 năm 2013 Số phiếu: 00161 Ghi nợ TK: 1111 Ghi có TK: 11217 Họ và tên người nhận tiền: Thân Thị Huệ Cúc Địa chỉ (Bộ phận): Phòng Kế toán Lý do chi: Cúc rút TGNH về nhập quỹ TM, séc AA1556262 Số tiền (VNĐ): 350 000 000 đ Viết bằng chữ: Ba trăm năm mươi triệu đồng chẵn Kèm theo: làm chứng từ gốc Giám đốc Kế toán trưởng Người lập phiếu (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Ngày 09 tháng 12 năm 2013 Đã nhận đủ số tiền: Ba trăm năm mươi triệu đồng chẵn. Người nộp Thủ quỹ (Ký tên, ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên) Căn cứ phiếu thu số 161 ngày 09/12/2013, ta lập định khoản như sau: Nợ TK 1111: 350.000.000đ Có TK 11217: 350.000.000đ GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 29 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  41. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM . Một số nghiệp vụ phát sinh làm giảm quỹ tiền mặt của công ty trong quý 4 năm 2013, căn cứ vào chứng từ gốc: Nghiệp vụ 2: Ngày 19/11/2013, chị Cúc thanh toán tiền điện thoại văn phòng tháng 10/2013 với số tiền 2.589.550đ. Đơn vị: Công ty Cổ phần Lam Sơn Mẫu số 02-TT Địa chỉ: 185 Lê Duẩn - TP. Pleiku Ban hành theo QĐ 186 TC/CĐKT Sổ đăng ký doanh nghiệp: Môn bài Ngày 14 tháng 03 năm 1995 Điện thoại: 059.375976 Bộ Tài chính PHIẾU CHI TIỀN MẶT Ngày 19 tháng 11 năm 2013 Số phiếu: 00491 Ghi nợ TK 642,133 Ghi có TK 1111 Họ và tên người nhận tiền: Thân Thị Huệ Cúc Địa chỉ (Bộ phận): Phòng kế toán Lý do chi: Chi TM TT tiền điện thoại T10/2013 văn phòng công ty Số tiền (VNĐ): 2 589 550đ Viết bằng chữ: Hai triệu năm trăm tám mươi chín nghìn năm trăm năm mươi đồng chẵn Kèm theo: 09 HĐ + duyệt TT làm chứng từ gốc Giám đốc Kế toán trưởng Người lập phiếu (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Ngày 19 tháng 11 năm 2013 Đã nhận đủ số tiền: Tám mươi triệu đồng chẵn. Người nộp Thủ quỹ (Ký tên, ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên) Căn cứ phiếu chi số 491 ngày 19/11/2013, ta lập định khoản như sau: Nợ TK 642: 2.354.135đ Nợ TK 133: 235.415đ Có TK 1111: 2.589.550đ GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 30 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  42. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM Nghiệp vụ 3: Ngày 31/12/2013, công ty chi 99.603.642đ để thanh toán lương văn phòng tháng 12/2013. Đơn vị: Công ty Cổ phần Lam Sơn Mẫu số 02-TT Địa chỉ: 185 Lê Duẩn - TP. Pleiku Ban hành theo QĐ 186 TC/CĐKT Sổ đăng ký doanh nghiệp: Môn bài Ngày 14 tháng 03 năm 1995 Điện thoại: 059.375976 Bộ Tài chính PHIẾU THU TIỀN MẶT Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Số phiếu: 00554 Ghi nợ TK: 334 Ghi có TK: 1111 Họ và tên người nhận tiền: Thân Thị Huệ Cúc Địa chỉ (Bộ phận): Phòng kế toán Lý do chi: Cấp TM chi lương T12/2013 văn phòng công ty Số tiền (VNĐ): 99 603 642đ Viết bằng chữ: Chín mươi chín triệu sáu trăm linh ba nghìn sáu trăm bốn mươi hai đồng chẵn Kèm theo: 01 bảng lương làm chứng từ gốc Giám đốc Kế toán trưởng Người lập phiếu (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) . Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Đã nhận đủ số tiền: Tám mươi triệu đồng chẵn. Người nộp Thủ quỹ (Ký tên, ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên) Căn cứ phiếu thu số 554 ngày 31/12/2013, ta lập định khoản như sau: Nợ TK 334: 99.603.642đ Có TK 1111: 99.603.642đ GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 31 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  43. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM  Minh họa Báo cáo Quỹ tiền mặt: Đơn vị: Công ty Cổ phần Lam Sơn Mẫu số 02-TT Địa chỉ: 185 Lê Duẩn - Gia Lai Ban hành theo QĐ 186 TC/CĐKT Số đăng ký doanh nghiệp (Môn bài) Ngày 14 tháng 03 năm 1995 của Bộ Tài Chính Điện thoại: 059 375976 BÁO CÁO QUỸ TIỀN MẶT Quý 4 năm 2013 Tài khoản: 1111 Tiền mặt - Tiền Việt Chứng từ Số phát sinh trong kỳ Ngày Diễn giải TK đối ứng Số dƣ Thu Chi Nợ Có // SDĐK 369.307 Chi TM TT tiền điện thoại 19/11/2013 00491 642 2.354.135 141.554.893 T10/2013 VP công ty Cúc rút TGNH về nhập quỹ TM, 09/12/2013 00161 11217 350.000.000 918.435.784 séc AA1556262 Cấp TM chi lương T12/2013 VP 31/12/2013 00554 334 99.603.642 2.061.604.189 công ty 1111 Tiền mặt - Tiền Việt 11.173.599.578 9.910.263.122 1.263.705.763 Tổng cộng 11.173.599.578 9.910.263.122 1.263.705.763 GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 32 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  44. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM 2.2.1.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng: Tiền gửi ngân hàng là khoản tiền của DN phần lớn được gửi ở ngân hàng để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. Hiện nay công ty có quan hệ với các ngân hàng: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Gia Lai, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Gia Lai, Ngân hàng TMCP Quân Đội Gia Lai để giải quyết các khó khăn về vốn và để trả các khoản vay mà công ty vay từ các ngân hàng này.  Chứng từ sử dụng: Phiếu thu, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, Giấy rút tiền mặt, Giấy nộp tiền mặt, Lệnh chuyển có, Séc  Tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng và các tài khoản có liên quan TK111, TK152, TK131  Trình tự ghi sổ kế toán: Sơ đồ 2.4. Trình tự ghi sổ kế toán tiền gửi ngân hàng. Cơ sở dữ liệu Giấy báo nợ, Giấy báo có, – Phần mềm Giấy nộp tiền kế toán Sổ Chi tiết Sổ theo dõi Tài khoản TGNH SỔ CÁI Ghi chú: Bảng Cân đối BCTC Ghi hàng ngày: số phát sinh Ghi cuối kỳ, cuối tháng: Hằng ngày căn cứ vào Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có kế toán nhập số liệu vào phần mềm kế toán, phần mềm sẽ lập Sổ theo dõi TGNH, Sổ chi tiết tài khoản và Sổ cái. Hằng tháng sau khi công ty nhận được sổ phụ ngân hàng thì kế toán phải kiểm tra số liệu chứng từ giữa DN và ngân hàng. Nếu có chênh lệch thì báo ngay cho ngân hàng để hai bên có biện pháp xử lý. Đến cuối kỳ, kế toán sẽ căn cứ vào các sổ (đã đối chiếu với sổ phụ ngân hàng) để lập bảng cân đối phát sinh và lập BCTC. GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 33 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  45. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM  Phƣơng pháp hạch toán: . Một số nghiệp vụ phát sinh làm tăng TGNH của công ty trong quý 4 năm 2013, căn cứ vào chứng từ gốc: Nghiệp vụ 1: Ngày 19/11/2013, Bộ Tư lệnh Quân đoàn trả 2.205.570.000đ tiền thi công gói 3 kho kỹ thuật Z9. CHI NHÁNH GIA LAI Ngay : 02/12/2013 GIẤY BÁO CÓ NH TMCP ĐT&PT GIA LAI Thoi gian : 9:22:57 Seq : 108 Chi tiet giao dich TK ghi co : CTY CP LAM SON Ghi co tai khoan so : 620-10-00-000041-6 So tien ghi co : 2,205,570,000.00 (VND) Ghi chu : 620113111900112 DTLS-F/O: CONG TY CO : PHAN LAM SON B/O: MA SO CAC DU AN : DAU TU XAY DUNG CO BAN DAC BIET : THUOC BO QUOC PHONG TTKL CUC KT QD3 CHI NHANH GIAO DICH : 620 INWARD CHS - CA CR 011/19/2013 17:09:30 62099042 Teller Kiem soat vien GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 34 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  46. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM Đơn vị: Công ty Cổ phần Lam Sơn Mẫu số 02-TT Địa chỉ: 185 Lê Duẩn - TP. Pleiku Ban hành theo QĐ 186 TC/CĐKT Sổ đăng ký doanh nghiệp: Môn bài Ngày 14 tháng 03 năm 1995 Điện thoại: 059.375976 Bộ Tài chính PHIẾU THU TIỀN GỬI VÀO TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG Số phiếu: 00100 Ngày 19 tháng 11 năm 2013 Ghi nợ TK: 1121 Ghi có TK: 131 Họ và tên người nộp tiền: Bộ tư lệnh Quân đoàn 3 Địa chỉ: Gia Lai Lý do chi: CK trả tiền thi công gói 3 kho kỹ thuật Z9 Số tiền (VNĐ): 2.205.570.000đ Viết bằng chữ: Hai tỷ hai trăm lẻ năm triệu năm trăm bảy mươi ngàn đồng Kèm theo: 01 GBC làm chứng từ gốc Giám đốc Kế toán trưởng Người lập phiếu (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Căn cứ phiếu thu số 100 ngày 19/11/2013, ta lập định khoản như sau: Nợ TK 1121: 2.205.570.000đ Có TK 131: 2.205.570.000đ GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 35 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  47. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM Nghiệp vụ 2: Ngày 26/12/2013 Công ty chuyển khoản 6.692.500đ trả tiền mua văn phòng phẩm tháng 11, 12/2013. BIDV ỦY NHIỆM CHI Số: Ngày: 26/12/2013 Tên TK trích Nợ: Công ty CP Lam Sơn Ngƣời hƣởng: Thái Thị Thu Thảo Số TK trích Nợ: 62010000000416 Số CMND: Tại NH: TMCP Đầu tư và Nơi cấp: Phát triển Việt Nam Số TK: CN: Gia Lai Tại NH: Số tiền bằng số: 6.692.500 Số tiền bằng chữ: Sáu triệu sáu trăm chín mươi hai nghìn năm trăm đồng. Đề nghị NH quy đổi ra loại tiền: Tỷ giá: Phí NH: Nội dung: CK trả tiền VPP T11+12/2013. Phí trong: Phí ngoài: Phần dành cho NH: KHÁCH HÀNG NGÂN HÀNG Kế toán trưởng Chủ tài khoản Giao dịch viên Kiểm soát Đơn vị: Công ty Cổ phần Lam Sơn Mẫu số 02-TT Địa chỉ: 185 Lê Duẩn - TP. Pleiku Ban hành theo QĐ 186 TC/CĐKT Sổ đăng ký doanh nghiệp: Môn bài Ngày 14 tháng 03 năm 1995 Điện thoại: 059.375976 Bộ Tài chính PHIẾU CHI CHUYỂN KHOẢN Quyển số: 01 Ngày 26 tháng 12 năm 2013 Số phiếu: 00323 Nợ TK 642: Có TK 1121: Họ và tên người nộp tiền: Thái Thị Thu Thảo Địa chỉ: Gia Lai Lý do chi: CK trả tiền mua văn phòng phẩm T11+12/2013 Số tiền (VNĐ): 6.692.500đ Viết bằng chữ: Sáu triệu sáu trăm chín mươi hai nghìn năm trăm nghìn đồng. Kèm theo: 01 UNC làm chứng từ gốc Giám đốc Kế toán trưởng Người lập phiếu (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Căn cứ phiếu chi số 100 ngày 19/11/2013, ta lập định khoản như sau: Nợ TK 642: 6.692.500đ Có TK 1121: 6.692.500đ GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 36 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  48. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM  Minh họa Sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng: Đơn vị: Công ty Cổ phần Lam Sơn Mẫu số 02-TT Địa chỉ: 185 Lê Duẩn - Gia Lai Ban hành theo QĐ 186 TC/CĐKT Số đăng ký doanh nghiệp (Môn bài) Ngày 14 tháng 03 năm 1995 của Bộ Tài Chính Điện thoại: 059 375976 SỔ THEO DÕI TIỀN GỬI NGÂN HÀNG Quý 4 năm 2013 Tài khoản: 1121 Tiền gửi ngân hàng Chứng từ Số phát sinh trong kỳ Ngày Diễn giải TK đối ứng Số dƣ Thu Chi Nợ Có TK1121 - TGNH 0416 SDĐK 460.862.061 BTL QĐ trả tiền TC gói 3 kho 19/11/2013 00100 131 2.205.570.000 3.461.712.713 kỹ thuật Z9 CK trả tiền mua VPP 26/12/2013 00323 642 6.692.500 5.315.056.918 T11+12/2013 1121 - Tiền gửi ngân hàng 0416 26.681.451.781 26.105.466.833 1.036.847.009 Tổng cộng 26.681.451.781 26.105.466.833 1.036.847.009 GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 37 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  49. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM 2.2.2. Công tác kế toán nợ phải thu:  Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nợ phải thu của công ty: - Nợ phải thu được ghi chép phải có thật, phải ghi chép đầy đủ, phải chính xác và thống nhất với các sổ. - Trong bộ phận kế toán nợ phải thu, các chứng từ cần đóng dấu ngày nhận, các chứng từ phát sinh trong bộ phận này phải được đánh số liên tục để kiểm soát. Ở mỗi công đoạn kiểm tra, người thực hiện được ghi ngày và ký tên để xác nhận trách nhiệm. - Có sự tách rời giữa hai chức năng trong việc kiểm soát nợ phải thu. Việc xét duyệt chi quỹ thanh toán sẽ do bộ phận tài vụ thực hiện. Bộ phận kế toán sẽ đảm nhiệm việc chấp nhận thanh toán. Đây là biện pháp kiểm soát nhằm ngăn ngừa các sai phạm.  Đặc điểm của việc tổ chức kế toán nợ phải thu tại công ty: Nợ phải thu trong công ty ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến tình hình tài chính của công ty. Nợ phải thu của công ty thể hiện bằng tiền và tài sản. Nợ phải thu tăng tương ứng với việc công ty bị chiếm dụng vốn lớn. Nợ phải thu nợ được dùng để tái sản xuất. Đây là sách lược kinh doanh hữu hiệu của đơn vị kinh tế hoạt động trên thị trường mà vốn ít.  Yêu cầu quản lý: Vì công ty chủ yếu thu từ các công trình thi công, đấu thầu nên kế toán phải theo dõi chi tiết cho từng công trình. Hơn nữa, nó còn là một nguồn hình thành nên giá trị tài sản của công ty nên cần phải giám sát chặt chẽ các chế độ thanh toán, thu nộp ngân sách nhà nước, số vốn bị chiếm dụng. Để quản lý tốt việc theo dõi các khoản nợ, công ty nên theo dõi tuổi nợ của từng đối tượng qua bảng cân đối công nợ. 2.2.2.1. Kế toán phải thu của khách hàng: Nợ phải thu chủ yếu của công ty là các khoản nợ phải thu của khách hàng về tiền thi công công trình mà chưa thu tiền.  Chứng từ kế toán: Phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn GTGT, hợp đồng kinh tế  Tài khoản sử dụng: Kế toán phản ánh nợ phải thu khách hàng của công ty và tình hình thanh toán nợ phải thu đó trên tài khoản 131 – Phải thu khách hàng. GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 38 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  50. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM  Sổ kế toán sử dụng: Sổ chi tiết TK 131, Sổ cái.  Trình tự ghi sổ kế toán: Sơ đồ 2.5. Trình tự ghi sổ kế toán phải thu khách hàng. Cơ sở dữ liệu Chứng từ gốc – Phần mềm kế toán Sổ Chi tiết Bảng cân đối Tài khoản công nợ SỔ CÁI Bảng Cân đối BCTC số phát sinh Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối kỳ, cuối tháng: Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ, sau đó sẽ nhập số liệu vào phần mềm để phần mềm kế toán lập Sổ chi tiết tài khoản, Bảng cân đối công nợ và Sổ cái. Đến cuối kỳ, kế toán dùng số liệu từ Sổ cái làm căn cứ lập bảng Cân đối số phát sinh và lập BCTC.  Phƣơng pháp hạch toán: Một số nghiệp vụ phát sinh trong quý 4 năm 2013 dùng để minh họa cho Kế toán phải thu khách hàng: Nghiệp vụ 1: Ngày 01/11/2013, công ty 78 chuyển khoản 1 tỷ đồng vào tài khoản ngân hàng TMCP Quân đội để thanh toán tiền thi công gói 6 nhà máy chế biến cao su. GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 39 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  51. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM NH TMCP QUÂN ĐỘI MST KH Gia Lai MST NH PHIẾU BÁO CÓ Ngày: 01/11/2013 Nguyên tệ: VND Mã GD: FT13365051269203 GDV: 30145_GLRT1.7_OFS_BROWSERTC Tài khoản/ Khách hàng Số tiền Tài khoản có 0951100143008 CTY CP LAM SON Bằng chữ: Một tỷ VND chẵn Số tiền 1,000,000,000.00 Diễn giải: CTY 78 chuyen tien tam ung thi cong goi thau _so 06 Kế toán viên Kiểm soát Kế toán trưởng Đơn vị: Công ty Cổ phần Lam Sơn Mẫu số 02-TT Địa chỉ: 185 Lê Duẩn - TP. Pleiku Ban hành theo QĐ 186 TC/CĐKT Sổ đăng ký doanh nghiệp: Môn bài Ngày 14 tháng 03 năm 1995 Điện thoại: 059.375976 Bộ Tài chính PHIẾU THU CHUYỂN KHOẢN Quyển số: 01 Ngày 01 tháng 11 năm 2013 Số phiếu: 00013 Ghi nợ TK: 11217 Ghi có TK: 131 Họ và tên người nộp tiền: Tổng Công ty 15 Địa chỉ: Gia Lai Lý do chi: CK trả tiền thi công gói 6 hệ thống cấp nước nhà máy chế biến mủ cao su số 6 Công ty 78 Số tiền (VNĐ): 1.000.000.000đ Viết bằng chữ: Một tỷ đồng Kèm theo: 01 GBC làm chứng từ gốc Giám đốc Kế toán trưởng Người lập phiếu (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Căn cứ phiếu thu số 13 ngày 01/11/2013, ta lập định khoản như sau: Nợ TK 11217: 1.000.000.000đ Có TK 131: 1.000.000.000đ GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 40 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  52. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM Nghiệp vụ 2: Ngày 29/12/2013, Cục Quân khí chuyển khoản 201.600.000đ thanh toán tiền cải tạo nhà làm việc Ban quản lý kho K896. CHI NHÁNH GIA LAI Ngày : 06/01/2014 GIẤY BÁO CÓ NH TMCP ĐT&PT GIA LAI Thời gian : 10:13:39 Seq : 43 Chi tiết giao dịch TK ghi co : CTY CP LAM SON Ghi co tai khoan so : 620-10-00-000041-6 So tien ghi co : 201,600,000,00 (VND) Ghi chu : 620113111900112 DTLS-F/O: CTY CP LAM SON : B/O: BQL DU AN KHO K896 TT CHI NHANH GIAO DICH : 620 INWARD CHS - CA CR 29/12/2013 16:59:37 62099042 Teller Kiem soat vien Đơn vị: Công ty Cổ phần Lam Sơn Mẫu số 02-TT Địa chỉ: 185 Lê Duẩn - TP. Pleiku Ban hành theo QĐ 186 TC/CĐKT Sổ đăng ký doanh nghiệp: Môn bài Ngày 14 tháng 03 năm 1995 Điện thoại: 059.375976 Bộ Tài chính PHIẾU THU Quyển số: 01 TIỀN GỬI VÀO TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG Số phiếu: 00111 Ngày 19 tháng 11 năm 2013 Ghi nợ TK: 1121 Ghi có TK: 131 Họ và tên người nộp tiền: BQL kho K896/ Cục quân khí Địa chỉ: Gia Lai Lý do chi: CK trả tiền cải tạo nhà làm việc BQL kho K896 Số tiền (VNĐ): 201.600.000đ Viết bằng chữ: Hai trăm lẻ một triệu sáu trăm ngàn đổng Kèm theo: 01 GBC làm chứng từ gốc Giám đốc Kế toán trưởng Người lập phiếu (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Căn cứ phiếu thu số 111 ngày 29/12/2013, ta lập định khoản như sau: Nợ TK 1121: 201.600.000đ Có TK 131: 201.600.000đ GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 41 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  53. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM  Minh họa Sổ chi tiết tài khoản (TK131): Đơn vị: Công ty Cổ phần Lam Sơn Địa chỉ: 185 Lê Duẩn - Gia Lai MST: 5900182136 Điện thoại: 059 375976 SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Quý 4 năm 2013 Tài khoản: 131 - Phải thu khách hàng Số Số tiền Tài khoản Ngày Nội dung TK đối ứng CTừ Nợ Có 131 // SDĐK 121.905.674.742 Cục quân khí trả tiền cải tạo nhà làm 131 29/12/2013 00111 1121 201.600.000 kho K896 Cộng 1121 của 131 23.099.597.775 Cty 78 trả tiền thi công gói 6 nhà máy 131 01/11/2013 00013 11217 1.000.000.000 chế biến cao su Cộng 11217 của 131 1.900.000.000 Cộng phát sinh 131 127.521.066.379 27.871.155.921 Số dƣ cuối kỳ 11217 22.255.764.284 Số dƣ đầu kỳ 121.905.674.742 Tổng cộng PS trong kỳ 127.521.066.379 27.871.155.921 Số dƣ cuối kỳ 22.255.764.284 GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 42 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  54. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM 2.2.2.2. Kế toán phải thu nội bộ: Khoản phải thu nội bộ là các khoản nợ phải thu của công ty với cấp trên hoặc các đơn vị trực thuộc, phụ thuộc hoặc các đơn vị khác trong một DN độc lập, một tổng công ty về các khoản đã chi hộ, trả hộ, thu hộ, các khoản mà đơn vị cấp dưới có nghĩa vụ nộp lên cấp trên hoặc cấp trên phải cấp cho cấp dưới.  Chứng từ sử dụng: Phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm chi, phiếu xuất kho  Sổ kế toán sử dụng: Sổ chi tiết tài khoản (TK136) và Sổ cái.  Tài khoản sử dụng: Kế toán phản ánh nợ phải thu nội bộ của công ty và tình hình thanh toán nợ phải thu đó trên tài khoản 136 – Phải thu nội bộ.  Trình tự ghi sổ kế toán: Sơ đồ 2.6. Trình tự ghi sổ kế toán phải thu nội bộ. Cơ sở dữ liệu Chứng từ gốc – Phần mềm kế toán Sổ Chi tiết Bảng cân đối Tài khoản công nợ SỔ CÁI Ghi chú: Ghi hàng ngày: Bảng Cân đối BCTC Ghi cuối kỳ, cuối tháng: số phát sinh Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc như: phiếu thu, phiếu chi kế toán viên tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ gốc. Sau đó sẽ nhập liệu vào phần mềm, để phần mềm kế toán lập Sổ chi tiết tài khoản, Bảng cân đối công nợ và Sổ cái. Đến cuối kỳ, kế toán viên dùng số liệu từ Sổ cái làm căn cứ lập bảng Cân đối số phát sinh và lập BCTC. GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 43 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  55. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM  Phƣơng pháp hạch toán: Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Quý 4 năm 2013 của công ty minh họa cho khoản phải thu nội bộ: Nghiệp vụ 1: Ngày 14/10/2013, chuyển khoản 504.087.000đ tiền thi công gói 2 kho kỹ thuật Z9 cho DNTN Hào Quang. BIDV ỦY NHIỆM CHI Số: 0076 Ngày: 14/10/2013 Tên TK trích Nợ: Công ty CP Lam Sơn Ngƣời hƣởng: DNTN Hào Quang Số TK trích Nợ: 62010000000416 Số CMND: Tại NH: TMCP Đầu tư và Nơi cấp: Phát triển Việt Nam Số TK: 62010000076198 CN: Gia Lai Tại NH: TMCP ĐT&PT Gia Lai Số tiền bằng số: 504.087.000đ Số tiền bằng chữ: Năm trăm lẻ bốn triệu không trăm tám mươi bảy ngàn đồng. Đề nghị NH quy đổi ra loại tiền: Tỷ giá: Phí NH: Nội dung: CK trả tiền TC gói 02 kho Z9/QĐ3 Phí trong: Phí ngoài: Phần dành cho NH: KHÁCH HÀNG NGÂN HÀNG Kế toán trưởng Chủ tài khoản Giao dịch viên Kiểm soát Đơn vị: Công ty Cổ phần Lam Sơn Mẫu số 02-TT Địa chỉ: 185 Lê Duẩn - TP. Pleiku Ban hành theo QĐ 186 TC/CĐKT Sổ đăng ký doanh nghiệp: Môn bài Ngày 14 tháng 03 năm 1995 Điện thoại: 059.375976 Bộ Tài chính PHIẾU CHI CHUYỂN KHOẢN Quyển số: 01 Ngày 14 tháng 10 năm 2013 Số phiếu: 00277 TK ghi nợ: 136 TK ghi có: 1121 Họ và tên người nộp tiền: DNTN Hào Quang Địa chỉ: Gia Lai Lý do chi: CK trả tiền TC gói 2 kho kỹ thuật Z9 Số tiền (VNĐ): 504.087.000đ Viết bằng chữ: Năm trăm lẻ bốn triệu không trăm tám mươi bảy ngàn đồng. Kèm theo: 01 UNC làm chứng từ gốc Giám đốc Kế toán trưởng Người lập phiếu (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Căn cứ phiếu chi số 277 ngày 14/10/2013, ta lập định khoản như sau: Nợ TK 136: 504.087.000đ Có TK 1121: 504.087.000đ GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 44 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  56. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM Nghiệp vụ 2: Ngày 21/11/2013, chi 403.000.000đ tiền thi công gói 3 kho kỹ thuật Z9 cho ông Linh. Đơn vị: Công ty Cổ phần Lam Sơn Mẫu số 02-TT Địa chỉ: 185 Lê Duẩn - TP. Pleiku Ban hành theo QĐ 186 TC/CĐKT Sổ đăng ký doanh nghiệp: Môn bài Ngày 14 tháng 03 năm 1995 Điện thoại: 059.375976 Bộ Tài chính PHIẾU CHI TIỀN MẶT Ngày 21 tháng 11 năm 2013 Số phiếu: 00500 Ghi nợ TK: 136 Ghi có TK: 1111 Họ và tên người nhận tiền: Dương Đình Linh Địa chỉ (Bộ phận): Đội XD số 03 - Công ty CP Lam Sơn Lý do chi: Linh ứng TM TC gói 03 kho kỹ thuật Z9 Số tiền (VNĐ): 403 000 000đ Viết bằng chữ: Bốn trăm linh ba triệu đồng chẵn. Kèm theo: 01 VBĐN làm chứng từ gốc Giám đốc Kế toán trưởng Người lập phiếu (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Đã nhận đủ số tiền: Bốn trăm linh ba triệu đồng chẵn. Ngày 21 tháng 11 năm 2013 Thủ quỹ Người nhận tiền (Ký tên, ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên) Căn cứ phiếu chi số 500 ngày 21/11/2013, ta lập định khoản như sau: Nợ TK 136: 403.000.000đ Có TK 1111: 403.000.000đ GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 45 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  57. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM  Minh họa Sổ chi tiết tài khoản (TK 136): Đơn vị: Công ty Cổ phần Lam Sơn Địa chỉ: 185 Lê Duẩn - Gia Lai MST: 5900182136 Điện thoại: 059 375976 SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Quý 4 năm 2013 Tài khoản: 136 - Phải thu nội bộ Số tiền Tài khoản Ngày Số CTừ Nội dung TK đối ứng Nợ Có 136 // SDĐK 63.508.340.287 136 21/11/2013 00500 Linh ứng TM TC gói 3 kho kỹ thuật Z9/QĐ3 1111 403.000.000 Cộng 1111 của 136 2.596.679.867 961.204.545 136 14/10/2013 00277 CK trả tiền TC gói 2 kho kỹ thuật Z9 1121 504.087.000 Cộng 1121 của 136 11.788.763.625 1.372.227.913 Cộng phát sinh 136 16.007.659.412 41.358.809.870 Số dƣ cuối kỳ 1121 38.157.189.829 Số dƣ đầu kỳ 63.508.340.287 Tổng cộng PS trong kỳ 16.007.659.412 41.358.809.870 Số dƣ cuối kỳ 38.157.189.829 GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 46 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  58. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM 2.2.2.3. Kế toán tạm ứng: Khoản tạm ứng là một khoản tiền mặt hoặc vật tư do công ty ứng trước cho CBCNV để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh hoặc giải quyết một số công việc được phê duyệt. Tiền tạm ứng được sử dụng vào các mục đích: tiền lương, phí công tác, nộp các quỹ từ thiện hoặc tổ chức các giải thể thao  Một số quy định đối với khoản tạm ứng: - Người tạm ứng phải là CBCNV làm tại công ty. Đối với người tạm ứng thường xuyên phải được Giám đốc chỉ định văn bản duyệt ứng. - Người nhận tạm ứng chịu trách nhiệm với công ty về số tiền đã nhận tạm ứng và chỉ được dùng tạm ứng theo đúng nội dung công việc.  Chứng từ kế toán: Giấy đề nghị tạm ứng, Phiếu chi.  Sổ kế toán sử dụng: Sổ chi tiết tài khoản (TK 141) và Sổ cái.  Tài khoản sử dụng: Kế toán phản ánh các khoản tạm ứng của công ty cho CBCNV và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng đó trên tài khoản 141 – Tạm ứng.  Trình tự ghi sổ kế toán: Sơ đồ 2.7. Trình tự ghi sổ kế toán tạm ứng. Chứng từ gốc Cơ sở dữ liệu – Phần mềm kế toán Sổ Chi tiết Bảng cân đối Tài khoản công nợ SỔ CÁI Bảng Cân đối BCTC số phát sinh Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối kỳ, cuối tháng: GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 47 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  59. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc như: giấy đề nghị tạm ứng và phiếu chi, kế toán viên tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ gốc. Sau đó sẽ nhập liệu vào phần mềm, để phần mềm kế toán lập Sổ chi tiết tài khoản, Bảng cân đối công nợ và Sổ cái. Đến cuối kỳ, kế toán viên dùng số liệu từ Sổ cái làm căn cứ lập bảng Cân đối số phát sinh và lập BCTC.  Phƣơng pháp hạch toán: Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Quý 4 năm 2013 của công ty làm minh họa cho kế toán tạm ứng: Nghiệp vụ 1: Ngày 16/10/2013, anh Thạch đề nghị ứng tiền công tác Đông Trường Sơn 3.000.000đ Đơn vị: Công ty Cổ phần Lam Sơn Mẫu số 02-TT Địa chỉ: 185 Lê Duẩn - TP. Pleiku Ban hành theo QĐ 186 TC/CĐKT Sổ đăng ký doanh nghiệp: Môn bài Ngày 14 tháng 03 năm 1995 Điện thoại: 059.375976 Bộ Tài chính PHIẾU CHI TIỀN MẶT Ngày 16 tháng 10 năm 2013 Số phiếu: 00451 Ghi nợ TK: 141 Ghi có TK: 1111 Họ và tên người nhận tiền: Hoàng Ngọc Thạch Địa chỉ (Bộ phận): Phòng kỹ thuật Lý do chi: Thạch ứng tiền công tác Đông Trường Sơn Số tiền (VNĐ): 3 000 000đ Viết bằng chữ: Ba triệu đồng chẵn. Kèm theo: Duyệt ứng làm chứng từ gốc Giám đốc Kế toán trưởng Người lập phiếu (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Đã nhận đủ số tiền: Ba triệu đồng chẵn. Ngày 16 tháng 10 năm 2013 Thủ quỹ Người nhận tiền (Ký tên, ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên) Căn cứ phiếu chi số 451 ngày 16/10/2013, ta lập định khoản như sau: Nợ TK 141: 3.000.000đ Có TK 1111: 3.000.000đ GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 48 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  60. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM Nghiệp vụ 2: Ngày 31/12/2013, anh Huỳnh nộp 9.250.000 hoàn ứng tiền đầu tư cung cấp phân bón. Đơn vị: Công ty Cổ phần Lam Sơn Mẫu số 02-TT Địa chỉ: 185 Lê Duẩn - TP. Pleiku Ban hành theo QĐ 186 TC/CĐKT Sổ đăng ký doanh nghiệp: Môn bài Ngày 14 tháng 03 năm 1995 Điện thoại: 059.375976 Bộ Tài chính PHIẾU THU TIỀN MẶT Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Số phiếu: 00184 Ghi nợ TK: 1111 Ghi có TK: 141 Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Bá Huỳnh Địa chỉ (Bộ phận): Đội cà phê Lý do chi: Huỳnh nộp TM hoàn ứng tiền cấp ứng tiền đầu tư phân bón. Số tiền (VNĐ): 9 250 000đ Viết bằng chữ: Chín triệu hai trăm năm mươi nghìn đồng chẵn. Kèm theo: làm chứng từ gốc Giám đốc Kế toán trưởng Người lập phiếu (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Đã nhận đủ số tiền: Chín triệu hai trăm năm mươi nghìn đồng chẵn. Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Thủ quỹ Người nhận tiền (Ký tên, ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên) Căn cứ phiếu thu số 184 ngày 31/12/2013, ta lập định khoản như sau: Nợ TK 1111: 9.250.000đ Có TK 141: 9.250.000đ GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 49 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  61. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM  Minh họa Sổ chi tiết tài khoản (TK 141): Đơn vị: Công ty Cổ phần Lam Sơn Địa chỉ: 185 Lê Duẩn - Gia Lai MST: 5900182136 Điện thoại: 059 375976 SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Quý 4 năm 2013 Tài khoản: 141 - Tạm ứng Số tiền Tài khoản Ngày Số CTừ Nội dung TK đối ứng Nợ Có 141 // SDĐK 1.112.860.726 141 16/10/2013 00451 Thạch ứng tiền công tác Đông Trường Sơn 1111 3.000.000 141 31/12/2013 00184 Huỳnh nộp TM hoàn tiền cấp ứng tiền đầu tư 1111 9.250.000 Cộng 1111 của 141 654.692.930 1.219.128.889 Cộng phát sinh 141 705.395.408 1.490.940.932 Số dƣ cuối kỳ 1111 327.315.202 Số dƣ đầu kỳ 1.112.860.726 Tổng cộng PS trong kỳ 705.395.408 1.490.940.932 Số dƣ cuối kỳ 327.315.202 GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 50 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  62. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY CP LAM SƠN. 3.1. Nhận xét chung: Qua thời gian thực tập tại Công ty CP Lam Sơn, được tiếp xúc tìm hiểu về tình hình hoạt động của công ty, trong đó đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về công tác kế toán nói chung cũng như kế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu nói riêng, em có nhận xét về công ty như sau: Từ khi thành lập đến nay, Công ty CP Lam Sơn là một trong những DN luôn chấp hành tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, đứng trước sự biến động của nền kinh tế cùng với sự cạnh tranh gay gắt với các DN khác trên thị trường, nhưng công ty đã ra sức nỗ lực, phấn đấu để vượt qua khó khăn, trụ vững được trên thương trường và từng bước khẳng định được uy tín và thương hiệu trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên cũng như các tỉnh lân cận. Để vượt qua khó khăn và đạt được những kết quả như ngày nay là do nhiều nguyên nhân và nhiều yếu tố, nhưng theo em, yếu tố quan trọng nhất đó là yếu tố Con người, vì công ty có đội ngũ Ban lãnh đạo năng động, đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật được đào tạo bài bản, có nhiệt huyết. Một yếu tố hết sức quan trọng để công ty luôn ổn định, phát triển bền vững trong những năm qua cần nói đến, đó là: công ty đã quan tâm đến công tác tổ chức bộ máy kế toán một cách hợp lý, hiệu quả. 3.1.1. Những mặt tích cực:  Về công tác quản lý: Cơ cấu tổ chức của công ty rất rõ ràng, cụ thể từ Ban lãnh đạo đến các phòng ban. Các nhân viên được phân công công việc hợp lý, không trùng lắp, chồng chéo nên đã tạo ra một môi trường làm việc rất thoải mái, giúp CBCNV làm việc hiệu quả hơn. GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 51 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  63. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM Công ty luôn tăng cường quan hệ tốt đẹp với các ngân hàng như: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Gia Lai, Ngân hàng TMCP Ngoại thương, Ngân hàng TMCP Quân đội Công ty luôn tạo môi trường làm việc công bằng cũng như khuyến khích CBCNV làm việc hiệu quả thông qua các chính sách về lương, thưởng. Bên cạnh đó, công ty cũng thực hiện nhiều hoạt động nhằm giữ vững, ổn định tư tưởng chính trị và trật tự an toàn tại nơi làm việc. Các nhân viên trong công ty đều được trang bị đầy đủ các phương tiện máy móc làm việc như: máy tính, máy fax, máy photocopy Ngoài ra, những năm gần đây công ty có sự đầu tư thêm về máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối gọn nhẹ, hợp lý đảm bảo thực hiện tốt các thành phần kế toán, có sự phân chia trách nhiệm hợp lý, phù hợp với trình độ của từng nhân viên. Phòng kế toán luôn có sự hỗ trợ của các phòng ban khác giúp thục hiện tốt nhiệm vụ của mình, đang từng bước hoàn thiện công tác kế toán đúng chuẩn mực. Với nguồn vốn hạn hẹp, công ty đã có nhiều biện pháp nhằm đẩy nhanh vòng quay của đồng vốn, hạn chế đến mức thấp nhất vốn vay ngân hàng để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả SXKD.  Về công tác vốn bằng tiền và nợ phải thu: Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu tập trung, đảm bảo cho quá trình quản lý và chỉ đạo nhanh chóng, kịp thời chỉ thị của cấp trên. Với sự phân công công việc một cách khoa học, rõ ràng giữa các nhân viên trong bộ máy kế toán đảm bảo cho sự kiểm tra chính xác về số liệu cũng như ngăn chặn được phần nào những sai sót có thể xảy ra trong quá trình hoạt động. Công tác kế toán được vi tính hóa, trình tự ghi chép, hạch toán rất rõ ràng và có khoa học, công tác xét duyệt rất chặt chẽ nhờ vào thiết kế mạng của công ty. Bên cạnh đó, công ty còn trang bị phần mềm kế toán giúp tiết kiệm được nhân lực, thời gian lập, ghi chép, tổng hợp số liệu và chuyển sổ. GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 52 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  64. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM Chứng từ kế toán tại công ty áp dụng theo quy định của Nhà nước. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày sau khi được nhập liệu vào phần mềm kế toán sẽ được in ra chứng từ để lưu trữ. Khi đó, chứng từ sẽ được sắp xếp theo thứ tự từng tháng, từng quý đảm bảo phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công tác hạch toán kế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu, thuận lợi cho quá trình kiểm tra, đối chiếu. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được cập nhật hằng ngày nên thông tin mang tính liên tục, chính xác. Vì thế, tình trạng biến động vốn bằng tiền của công ty được nắm bắt kịp thời. Hệ thống tài khoản áp dụng để theo dõi sự biến động của vốn bằng tiền hoàn toàn tuân thủ theo quy định và đã được chi tiết tối đa cho từng loại tiền. Sự chi tiết đó cho phép Ban lãnh đạo nắm bắt được số liệu cụ thể và chi tiết của vốn bằng tiền, từ đó có thể ra các quyết định chính xác và hợp lý. Việc giữ gìn và bảo quản tiền mặt trong két sắt đảm bảo được tính an toàn. Bên cạnh đó, sổ sách kế toán được lập và ghi chép rõ ràng. Việc lưu trữ thông tin và sổ sách không những được thực hiện trên máy tính mà còn được in ra và lưu trữ tại phòng kế toán nhằm tạo thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu. 3.1.2. Một số tồn tại: Trước hết là nguồn vốn của công ty còn ít và thiếu, máy móc thiết bị đã quá cũ và lạc hậu, mặc dù đã cố gắng mua thêm nhưng tình trạng không có đủ kinh phí đầu tư để sửa chửa, mua sắm máy móc thiết bị hiện đại vẫn còn tồn tại. Bên cạnh đó, do địa bàn hoạt động quá rộng nên việc tập hợp số liệu, chứng từ sổ sách còn chậm chạp, dẫn đến việc lập báo cáo kế toán định kỳ thường không đúng thời hạn, gây chậm trễ trong việc ra quyết định đối với nhà quản lý. Hiện tại, công ty chưa có một mức tồn quỹ cụ thể, điều này dẫn đến tình trạng số tiền mặt có tại quỹ không ổn định. Điều này gây khó khăn cho công ty trong việc chi tiêu tiền mặt phục vụ nhu cầu SXKD hoặc gây ứ đọng quá nhiều tiền làm vòng quay vốn bị chậm lại. Mặt khác, công ty cũng không mở TK113 – “Tiền đang chuyển” nên việc theo dõi tiền giao dịch giữa ngân hàng mà công ty mở tài khoản với ngân hàng của các đối tác không phản ánh được kịp thời, chính xác. GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 53 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  65. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM Việc chi trả lương và tạm ứng được sử dụng nhiều bằng tiền mặt và xảy ra với số lượng lớn, điều này làm cho việc quản lý không chặt chẽ lắm và gây ảnh hưởng đến vốn kinh doanh. Vì lượng vật tư cho các công trình lớn mà thời gian nghiệm thu công trình dài, sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn và tốc độ luân chuyển chậm, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Nợ phải thu của công ty là tương đối lớn, liên quan đến nhiều đối tượng cả trong và ngoài công ty nhưng hiện nay công ty chưa mở TK139 và trích dự phòng phải thu khó đòi, điều này có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính nếu các khoản phải thu trở thành các khoản nợ xấu. Ngoài ra, công ty không mở TK 138 cũng sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động SXKD khi các khoản chi phí khác của công ty tăng lên. Cuối cùng, báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một BCTC phản ánh các khoản thu và chi tiền trong kỳ của công ty theo từng hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Thông qua nó, công ty có thể dự đoán được lượng tiền mang lại từ các loại hoạt động trong tương lai. Nhà quản lý cũng có thể thấy trước được khả năng thanh toán trong kỳ hoạt động mới. Nhưng cho đến nay, công ty vẫn chưa sử dụng hết vai trò và khả năng của báo cáo này. 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu tại Công ty CP Lam Sơn: Sau một khoảng thời gian thực tập, nghiên cứu về chuyên đề “Kế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu”, qua những mặt tồn tại được chỉ ra ở trên em xin đóng góp một số kiến nghị như sau: Với nguồn vốn kinh doanh eo hẹp so với nhu cầu hiện nay của công ty thì các biện pháp tăng vòng quay của đồng vốn cần phải tiếp tục được thực hiện tốt hơn nữa. Ví dụ như công ty có thể đi vay ngân hàng để đáp ứng đủ và kịp thời cho hoạt động SXKD nhưng cũng cần tính toán thật hợp lý để làm sao chi phí vốn vay là thấp nhất. Ngoài ra, công ty nên tăng cường đầu tư thêm máy móc thiết bị, xe cơ giới để việc thi công các công trình, dự án được thuận lợi hơn, thời gian thi công được rút ngắn. GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 54 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  66. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM Vì địa bàn hoạt động kinh doanh của công ty khá rộng nên việc tập hợp hợp chứng từ nhiều khi không được kịp thời, em nghĩ công ty nên đặt ra quy định cuối mỗi tuần, kế toán các đội phải tập hợp đầy đủ, chính xác các chứng từ về phòng kế toán của công ty để hạch toán một cách đầy đủ và kịp thời, từ đó việc lập các sổ kế toán cũng như báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ không bị chậm trễ, phản ánh chính xác tình hình hoạt động của công ty, giúp cho ban lãnh đạo đưa ra các phương hướng, chiến lược hiệu quả. Bên cạnh đó, công ty nên xây dựng một định mức tiền mặt tồn quỹ cụ thể trong kỳ hạch toán căn cứ vào kế hoạch thu chi tiền mặt trong kỳ. Định mức này có thể được xê dịch trong kỳ hạch toán, nhưng không được phép tăng quá cao hoặc quá thấp gây tình trạng bất ổn trong quỹ tiền mặt của công ty. Và công ty nên mở thêm TK113 – Tiền đang chuyển, để tiện theo dõi khoản tiền giao dịch giữa các ngân hàng, giúp cho công tác quản lý tài sản của công ty tốt hơn. Công ty nên thực hiện việc chi trả lương, các khoản tạm ứng và các khoản thanh quyết toán bằng chuyển khoản để giảm bớt chi phí quản lý, bảo quản tiền mặt cũng như hạn chế những rủi ro có thể xảy ra gây bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra, công ty cũng nên trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi – TK139 để tính trước vào chi phí SXKD trong kỳ, nhằm hạn chế những đột biến về KQKD trong kỳ. Và công ty cũng nên mở thêm TK138 – “Phải thu khác” để giúp cho việc phản ánh các khoản chi phí được chính xác hơn. Cuối cùng , công ty nên tiến hành lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng tháng nhằm giúp các nhà quản lý nắm rõ được dòng tiền thu vào và chi ra mỗi tháng một cách kịp thời để có biện pháp chấn chỉnh khi phát hiện cơ cấu bất hợp lý cũng như đưa ra các chiến lược kinh doanh trong tương lai tạo hiệu quả trong việc hoạt động sản xuất của công ty. GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 55 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  67. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM KẾT LUẬN . Có thể nói, đầu tư xây dựng là một hoạt động quan trọng có ảnh hưởng lớn đến nhịp độ phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội. Đây không phải là lĩnh vực đơn giản mà rất phức tạp, cần được quản lý một cách chặt chẽ dưới nhiều góc độ khác nhau nhằm đảm bảo ổn định chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ nhất định, huy động và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả cao nhất, đảm bảo chất lượng, thời gian thi công, kéo dài tuổi thọ công trình với chi phí hợp lý nhất. Vì vậy, với việc phân tích số liệu, kế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu là một phần hết sức quan trọng trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp nhằm đem lại lợi ích kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp. Trong thời gian vừa qua, công ty CP Lam Sơn cũng gặp không ít khó khăn về vốn, tình hình kinh doanh giảm sút, đội ngũ ban lãnh đạo thay đổi, nhưng công ty đã có những chủ trương và biện pháp để khắc phục những khó khăn còn tồn tại ở công ty, ví dụ như : tái cơ cấu công ty, mở rộng quy mô kinh doanh, quản lý chặt chẽ các dự án kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất, tạo khả năng phát huy hết công suất lao động cũng như máy móc thiết bị, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của công ty Tuy nhiên có thể nói việc hạch toán và xử lý vốn bằng tiền và các khoản phải thu của công ty vẫn còn nhiều hạn chế : chậm trễ trong việc thu thập chứng từ số liệu, không có các TK 138, 139 để tiệc theo dõi cho việc phát sinh đột biến chi phí, tính kết quả kinh doanh, phần lớn sử dụng tiền mặt trong việc chi trả lương, tạm ứng và thanh quyết toán Do đó, em đã đưa ra một số đề xuất để khắc phục những hạn chế trên như: đặt khung thời gian nộp chứng từ của các đội lên phòng kế toán; mở thêm TK 113, 138, 139 để quản lý tốt hơn tài sản cũng như giám sát được chặt chẽ việc chi phí có thể phát sinh ; đẩy mạnh việc thanh quyết toán tiền lương, tạm ứng bằng chuyển khoản để giảm bớt chi phí bảo quản, quản lý và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 56 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  68. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM TÀI LIỆU THAM KHẢO . 1. GS.TS. Đặng Thị Loan (Năm 2013) – Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp.NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 2. PGS.TS. Võ Văn Nhị (Quý I năm 2010) – Kế toán tài chính.NXB Tài Chính. 3. www.niceaccounting.com 4. www.webketoan.com GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên 57 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
  69. Khóa Luận Tốt Nghiệp ĐH Công Nghệ TPHCM PHỤ LỤC . Phiếu thu tiền mặt Phiếu chi tiền mặt Phiếu thu chuyển khoản Phiếu thu vào tiền gửi ngân hàng Phiếu chi chuyển khoản Thỏa thuận Giấy đề nghị tạm ứng Giấy đề nghị thanh toán Văn bản đề nghị xin ứng vốn Bảng thanh toán lương bộ phận văn phòng Giấy báo có Ủy nhiệm chi Hóa đơn bán hàng Báo cáo quỹ tiền mặt Sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng (TK 1121, TK 11215, TK 11217) Sổ chi tiết tài khoản (TK131, 136, 141) Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả kinh doanh Lưu chuyển tiền tệ GVHD: PGS. TS Phan Đình Nguyên SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh