Khóa luận Kế toán NVL tại Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán NVL tại Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_ke_toan_nvl_tai_cong_ty_co_phan_quan_ly_duong_bo_v.pdf
Nội dung text: Khóa luận Kế toán NVL tại Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỪA THIÊN HUẾ SV thực hiện: TRẦN THỊ THÙY LINH Giáo viên hướng dẫn: Lớp: K49A_Kế toán Ths. Hoàng Thị Kim Thoa Niên khóa: 2015-2019 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 5 năm 2019
- Lời Cảm Ơn Trong quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế Huế cũng như quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế, em đặc biệt chú ý đến hoạt động kế toán nguyên vật liệu của Công ty nên em chọn đề tài “Kế toán nguyên vật liệu của Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế” làm đề tài khóa luận của mình. Để hoàn thành khóa luận thực tập này trước hết em xin gửi đến quý thầy,cô giáo trong khoa Kế toán-Kiểm toán trường Đại học Kinh tế Huế lời cảm ơn chân thành. Đặc biệt, em xin gửi đến cô Hoàng Thị Kim Thoa, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất. Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của Công ty Cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại Công ty. Đồng thời nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được thực tập nơi mà em yêu thích, cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích trong công việc kế toán, giúp ích cho công việc sau này của bản thân. Cuối cùng em xin cảm ơn các anh chị Phòng kế toán của Công ty đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế để em hoàn thành tốt khóa luận thực tập tốt nghiệp này. Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện khóa luận này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô cũng như quý Công ty. Huế, tháng 5 năm 2019 Sinh viên Trường Đại học KinhTrần Thị Thtếùy Linh Huế
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 BTC Bộ Tài chính 2 BCTC Báo cáo tài chính 3 BHXH Bảo hiểm xã hội 4 BHYT Bảo hiểm y tế 5 KPCĐ Kinh phí công đoàn 6 KKTX Kê khai thường xuên 7 KKĐK Kiểm kê định kỳ 8 HĐQT Hội đồng quản trị 9 HTK Hàng tồn kho 10 GTGT Giá trị gia tăng 11 NPT Nợ phải trả 12 NVL Nguyên vật liệu 13 VCSH Vốn chủ sở hữu 14 SXKD Sản xuất kinh doanh 15 XN Xí nghiệp 16 XNK Xuất nhập khẩu 17 TSDH Tài sản dài hạn 18 TSNH Tài sản ngắn hạn 19 TSCĐ Tài sản cố định 20 TK Tài khoản Trường Đại học Kinh tế Huế ii
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tình hình lao động tại Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế 33 Bảng 1.2: Bảng đánh giá tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế 38 Bảng 1.3: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Quản lí đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2016 – 2018) 39 Trường Đại học Kinh tế Huế iii
- DANH MỤC BIỂU Biểu 2.1: Giấy đề nghị cấp vật tư từ công trình chuyển lên 52 Biểu 2.2: Thông báo giá của Công ty cổ phần BACHCHAMBARD Đà Nẵng 54 Biểu 2.3: Mẫu Kết quả thí nghiệm nhựa lỏng (MC70) của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng CTES 55 Biểu 2.4: Giấy đề nghị cấp vật tư khi Nhựa MC70 đã về nhập kho 56 Biểu 2.5: Hóa đơn GTGT của Công ty cổ phần Bachchambard Đà Nẵng khi mua 6.750kg Nhựa lỏng MC70 57 Biểu 2.6: Mẫu Biên bản nghiệm thu khối lượng và bàn giao hàng hóa khi 2.500kg Nhựa lỏng MC 70 đưa đến kho vào ngày 20/12/2018 58 Biểu 2.7: Biên bản nghiệm thu khối lượng và bàn giao hàng hóa khi 2.500kg Nhựa lỏng MC 70 đưa đến kho vào ngày 21/12/2018 59 Biểu 2.8: Biên bản nghiệm thu khối lượng và bàn giao hàng hóa khi 2.500kg Nhựa lỏng MC 70 đưa đến kho vào ngày 23/12/2018 60 Biểu 2.9: Phiếu nhập kho của Công ty sử dụng khi nhập 6 750 kg nhựa MC 70 vào ngày 23/12/2018 62 Biểu 2.10: Phiếu xuất kho của Công ty sử dụng khi xuất 6 750 kg nhựa đường MC 63 Biểu 2.11: Mẫu giấy đề nghị cấp vật tư của Xí nghiệp Quản lý đường bộ 3 xin cấp 25 trụ phân làn Plastic phản quang 64 Biểu 2.12: Hóa đơn GTGT của Công ty TNHH Xây dựng thương mại và Dịch vụ Thuận Đức khi mua Trụ phân làn Plastic phản quang. 65 Biểu 2.13: Phiếu nhập kho khi mua 25 trụ phân làn Plastic phản quan của Công ty TNHH Xây dựng Thương mại và Dịch vụ Thuận Đức 66 Biểu 2.14: Phiếu xuất kho xuất 25 trụ phân làn Plastic phản quan của Công ty TNHH Xây dựng Thương mại và Dịch vụ Thuận Đức 67 Biểu 2.15: Mẫu Thẻ kho của NVL Nhựa MC 70 71 Biểu 2.16: Sổ chi tiết vật tư của Nhựa MC 70 72 TrườngBiểu 2.18: Mẫu Thẻ kho Đại của NVL Trhọcụ Plastic ph ảnKinh quang tế Huế 74 Biểu 2.19: Sổ chi tiết của Trụ Plastic phản quang 75 Biểu 2.20: Báo cáo chi tiết tài khoản 1522 của NVL Trụ phân làn Plastic phản quang 76 iv
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện phương pháp ghi thẻ song song 13 Sơ đồ 1.2: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 14 Sơ đồ 1.3: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp số dư 15 Sơ đồ 1.4: Kế toán tổng hợp về nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên 19 Sơ đồ 1.5: Kế toán tổng hợp về nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ 22 Sơ đồ 1.6: Sơ đồ kế toán NVL thừa, thiếu khi kiểm tra 23 Sơ đồ 1.7: Quy trình kế toán nghiệp vụ liên quan đến kiểm kê và đánh giá lại vật liệu theo phương pháp KKĐK 24 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty cổ phần quản lý đường bộ và xây dựng công trình Thừa Thiên Huế 31 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 42 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán 45 Sơ đồ 2.5: Phương pháp hạch toán tổng hợp NVL Công ty cổ phần quản lý đường bộ và xây dựng công trình Thừa Thiên Huế 68 Sơ đồ 2.4: Hạch toán NVL theo phương pháp thẻ song song của Công ty cổ phần quản lý đường bộ và xây dựng công trình Thừa Thiên Huế 70 Trường Đại học Kinh tế Huế v
- MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 1 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Kết cấu chuyên đề 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 4 1.1 Một số vấn đề lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất 4 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý nguyên vật liệu 4 1.1.1.1 Khái niệm về nguyên vật liệu 4 1.1.1.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu 4 1.1.1.3. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu 4 1.1.2 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu 6 1.1.3. Phân loại nguyên vật liệu 7 1.1.4. Đánh giá nguyên vật liệu 8 1.1.4.1. Nguyên tắc đánh giá 8 1.1.4.2. Tính giá vật liệu nhập kho 9 1.1.4.3. Tính giá vật liệu xuất kho 10 1.2. Nội dung và phương pháp hạch toán nguyên vật liệu 12 1.2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 12 1.2.1.1 Phương pháp ghi thẻ song song 12 Trường1.2.1.2 Phương pháp đốĐạii chiếu luân chuyhọcển Kinh tế Huế 14 1.2.1.3 Phương pháp số dư 15 1.2.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 16 vi
- 1.2.2.1. Kế toán tổng hợp về nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên 16 1.2.2.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ 20 1.2.3. Kế toán các nghiệp vụ khác 22 1.2.3.1. Kế toán kiểm kê và đánh giá lại nguyên vật liệu 22 1.2.3.2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỪA THIÊN HUẾ 29 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế. 29 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế 29 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế 30 2.1.2.1 Chức năng 30 2.1.2.2 Nhiệm vụ 30 2.1.3. Quy mô và nguồn lực của Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế 30 2.1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý 30 2.1.3.2. Quy mô và nguồn lực kinh doanh 33 a) Tình hình lao động 33 b) Tình hình về tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh 35 2.1.4. Khái quát về tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế 42 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng Trườngcông trình Thừa Thiên HuĐạiế học Kinh tế Huế42 2.1.4.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán 43 2.2. Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế 46 vii
- 2.2.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế 46 2.2.2. Phân loại nguyên vật liệu 47 2.2.3. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế 48 2.2.4. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế 48 2.2.5. Tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế 49 2.2.5.1. Tổ chức chế độ chứng từ 49 2.2.5.2. Tổ chức hệ thống tài khoản 50 2.2.5.3. Tổ chức hình thức sổ kế toán 50 2.2.6. Phương pháp kế toán nguyên vật liệu 50 2.2.6.1. Trình tự luân chuyên chứng từ 50 2.2.6.2. Kế toán tổng hợp NVL 68 2.2.6.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 70 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỪA THIÊN HUẾ 77 3.1. Đánh giá chung về việc tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế 77 3.1.1. Những ưu điểm 77 3.1.2. Những hạn chế 78 3.2. Đánh giá về công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần quản lý đường bộ và xây dựng công trình Thừa Thiên Huế 78 3.2.1. Những ưu điểm 78 Trường3.2.2. Những hạn chế Đại học Kinh tế Huế 79 3.3. Một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức công tác kế toán, kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần quản lý đường bộ và xây dựng công trình Thừa Thiên Huế 81 viii
- 3.3.1. Đối với tổ chức công tác kế toán 81 3.3.2. Đối với công tác kế toán nguyên vật liệu 81 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83 1. Kết luận 83 2. Kiến nghị 83 DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO: 85 Trường Đại học Kinh tế Huế ix
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, dù có quy mô nhỏ, vừa hay lớn, quy trình công nghệ đơn giản hay phức tạp, các nhà quản lý luôn tìm kiếm những biện pháp tối ưu để giảm giá thành sản xuất mà không ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong đó, chi phí NVL là một trong ba yếu tố cấu thành nên thực thể sản xuất và thường chiếm tỉ trọng trong toàn bộ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do đó, biết tìm kiếm thông tin, quản lý chặt chẽ NVL trong quá trình thu mua dự trữ, bảo quản và sử dụng cho ý nghĩa lớn trong tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm vốn từ đó các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận càng cao. Do vậy, công tác quản lý sử dụng hợp lý và sử dụng hợp lý tiết kiệm NVL trong sản xuất kinh doanh là vấn đề mà các nhà quản lý cần quan tâm. Hay nó cách khác, tổ chức công tác kế toán NVL hợp lý, chặt chẽ và khoa học là một việc quan trọng, nó không những tiết kiệm được NVL mà còn tạo điều kiện cung cấp kịp thời và đồng bộ những NVL cần thiết cho sản xuất và nâng cao hiệu quả sử dụng NVL cũng như hiệu quả sản xuất trong kinh doanh. Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế là một đơn vị hoạt động kinh doanh chủ yếu xây dựng các công trình giao thông, quản lý duy tu bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cầu đường bộ, tư vấn khảo sát thiết kế các công trình giao thông. Với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh như vậy nên NVL ở đây là một phần không thể thiếu. Việc quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả NVL là vấn đề mà Công ty thực sự quan tâm. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên nên trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế Tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Kế toán NVL tại Công ty cổ Trườngphần Quản lý đường bĐạiộ và Xây dự nghọc công trình ThKinhừa Thiên Huế ”.tế Huế 2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài Đề tài này được thực hiện nhằm những mục tiêu sau: SVTH: Trần Thị Thùy Linh 1
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa - Tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề chung liên quan đến kế toán NVL. - Tìm hiểu, đánh giá thực trạng công tác kế toán NVL tại Công ty Cổ phần quản lý đường bộ và xây dựng công trình Thừa Thiên Huế. - Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán NVL và nâng cao hiệu quả sử dụng NVL tại Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế. 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu công tác kế toán NVL tại Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế. 4. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu công tác kế toán tại Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế. - Phân tích tình hình sử dụng NVL tại Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế thông qua các báo cáo kế toán của Công ty trong quý IV năm 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát: Quan sát quy trình làm việc của các anh chị trong Phòng kế toán để tìm hiểu quy trình luân chuyển chứng từ, cách thức nhập xuất các dữ liệu kế toán. - Phỏng vấn: + Phỏng vấn chị Hằng, kế toán vật tư của Công ty, tìm hiểu quy trình luân chuyển các hóa đơn chứng từ liên quan đến nhập xuất NVL để hoàn thiện phần thực trạng Trườngcông tác NVL của Công Đại ty. học Kinh tế Huế + Phỏng vấn kế toán tổng hợp của Công ty để biết cách thức nhập xuất Sổ Cái, báo cáo tổng hợp, BCTC. SVTH: Trần Thị Thùy Linh 2
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa + Phỏng vấn chú Hồng, Trưởng phòng Hành chính để tìm hiểu tình hình lao động cũng như lịch sử hình thành của Công ty, góp phần hoàn thành chương 1 của Phần II trong bài báo cáo. - Phương pháp kế toán: thu thập, phân tích các chứng từ, sổ sách kế toán, các tài khoản có liên quan đến NVL, phương pháp tài khoản, phương pháp tính giá, phương pháp tổng hợp cân đối kế toán để hoàn thành phần thực trạng công tác NVL tại Công ty. - Phương pháp so sánh: được sử dụng nhằm so sánh tình hình kinh doanh cũng như các biến động tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty qua các năm. 6. Kết cấu chuyên đề Khóa luận gồm 3 phần Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cở sở lý luận chung về kế toán NVL trong doanh nghiệp sản xuất Chương 2: Thực trạng công tác kế toán NVL tại Công ty Cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế Chương 3: Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Thùy Linh 3
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 Một số vấn đề lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý nguyên vật liệu 1.1.1.1 Khái niệm về nguyên vật liệu Theo giáo trình Kế toán tài chính 1 của Phan Đình Ngân Nhà xuất bản Đại học Huế: “NVL của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp”. 1.1.1.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu Trong các doanh nghiệp sản xuất NVL được coi là đối tượng lao động chủ yếu được tiến hành gia công chế biến ra sản phẩm. NVL có các đặc điểm chủ yếu sau: - Tham gia vào từng chu kỳ sản xuất để chế tạo ra sản phẩm mới thường không giữ lại hình thái vật chất ban đầu. - Các nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh (một chu kỳ sản xuất kinh doanh). - Toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu được chuyển trực tiếp vào sản phẩm, là căn cứ cơ sở để tính giá thành. Trường1.1.1.3. Yêu cầu quản Đạilý nguyên v ậthọc liệu Kinh tế Huế NVL là một yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất - kinh doanh ở các doanh nghiệp. Giá trị NVL thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất- kinh doanh, vì vậy, quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sử dụng vật liệu là điều kiện để SVTH: Trần Thị Thùy Linh 4
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa bảo đảm chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhiệm vụ chủ yếu ở từng khâu như sau: - Khâu thu mua: Cần lập kế hoạch thu mua để bảo đảm doanh nghiệp luôn có nguồn cung cấp NVL với số lượng lớn, chất lượng tốt và giá cả ổn định hợp lý. Quản lý tốt quá trình vận chuyển NVL, chống thất thoát, hao hụt, giảm chất lượng trong quá trình vận chuyển. Đồng thời quan tâm đến chi phí thu mua nhằm hạ thấp chi phí NVL một cách tối đa. - Khâu bảo quản: Điều kiện cần thiết giúp cho việc bảo quản tốt NVL ở doanh nghiệp là phải có hệ thống kho hàng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, nhân viên thủ kho có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn tốt. Ngoài ra, việc bảo quản đảm bảo đúng chế độ quy định phù hợp với tính chất lý hoá của mỗi loại. - Khâu dự trữ: Các doanh nghiệp cần xây dựng định mức dự trữ hợp lí cho từng danh điểm NVL. Định mức tồn kho là cơ sở để xây dựng kế hoạch thu mua và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. Dự trữ hợp lí, cân đối các loại NVL trong doanh nghiệp sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất – kinh doanh được liên tục, tránh được tồn đọng vốn trong kinh doanh. - Khâu sử dụng: Yêu cầu sử dụng phải hợp lí, tiết kiệm và theo đúng các định mức kinh tế kỹ thuật đặt ra cho từng sản phẩm. Đây là một trong những khâu có tính quyết định đến việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành để tăng tính cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. Như vậy để tiến hành tốt tổ chức công tác quản lý NVL thì doanh nghiệp phải đảm bảo được các yêu cầu sau: - Có đủ trang thiết bị vật chất đảm bảo cho việc bảo quản, cất giữ NVL từ khâu thu mua đến khi đưa vào sử dụng. Trường- Có sự phối hợp Đạiđồng bộ giữa học các bộ phận Kinh trong Công ty trongtế quá Huế trình thu mua, dự trữ, sử dụng. Các bộ phận này bao gồm: Bộ phận cung ứng, bộ phận hạch toán, bộ phận kỹ thuật, bộ phận sử dụng Giữa các bộ phận này phải đảm bảo có sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả. SVTH: Trần Thị Thùy Linh 5
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa Để tránh nhầm lẫn trong công tác quản lý và hạch toán NVL trước hết các doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống danh điểm và đánh số danh điểm cho NVL. Hệ thống danh điểm và số danh điểm phải rõ ràng, chính xác tương ứng với quy cách của NVL đó. Để quá trình kinh doanh liên tục và sử dụng vốn tiết kiệm thì doanh nghiệp phải dự trữ NVL ở một mức độ hợp lý. Do vậy doanh nghiệp phải xây dựng định mức tồn kho tối đa và tối thiểu cho từng danh điểm NVL, tránh việc dự trữ quá nhiều hoặc quá ít một loại NVL nào đó. Định mức tồn kho của NVL còn là cơ sở để xây dựng kế hoạch thu mua NVL và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. Để bảo quản tốt NVL dự trữ, giảm thiểu hư hao, mất mát, các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống kho hàng, bến bãi đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, bố trí thủ kho có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn để quản lý NVL tồn kho và thực hiện các nghiệp vụ nhập, xuất kho, tránh việc kiêm nhiệm chức năng thủ kho với tiếp liệu và kế toán vật tư. 1.1.2 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu Để có thông tin cho công tác quản lý NVL, lãnh đạo doanh nghiệp có nhiều nguồn tin khác nhau để khai thác như thông tin về giá thị trường, thông tin từ nhà phân phối Tuy nhiên thông tin do kế toán vật tư cung cấp là thông tin quan trọng nhất. Thông tin đó được thể hiện ở các mặt sau: - Cung cấp thông tin cần thiết để quản trị mua hàng, quản trị hàng tồn kho, công nợ với người bán. Kế toán vật tư cung cấp thông tin về số lượng, giá trị của NVL nhập, xuất kho của từng kho, từng đơn vị, cung cấp thông tin về trả khoản phải trả - Cung cấp thông tin cần thiết để ghi các chỉ tiêu lên các báo cáo tài chính liên quan đến hàng tồn kho, các khoản phải trả TrườngĐể cung cấp đầy đủ,Đại kịp thời v à học chính xác thôngKinh tin cho công tế tác qu ảnHuế lý NVL trong các doanh nghiệp, kế toán NVL phải thực hiện được các nhiệm vụ chủ yếu sau: SVTH: Trần Thị Thùy Linh 6
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa - Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời số lượng, chất lượng và giá thành thực tế của NVL nhập kho. - Tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng và giá trị NVL xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao của từng loại. - Phân bổ hợp lý giá trị NVL sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất – kinh doanh. - Tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá trị NVL tồn kho, phát hiện kịp thời NVL thiếu thừa, ứ đọng, kém phẩm chất để doanh nghiệp có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế đến mức tối đa thiệt hại có thể xảy ra. - Tổ chức chứng từ, tài khoản về kế toán, sổ sách kế toán phù hợp với tình hình biến động tăng, giảm của vật tư trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm cung cấp thông tin để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và phù hợp với các chuẩn mực, chế độ kế toán quy định. 1.1.3. Phân loại nguyên vật liệu Theo thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 22/12/2014, NVL được phân loại như sau: - Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. Vì vậy khái niệm nguyên liệu, vật liệu chính gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể. Trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ không đặt ra khái niệm vật liệu chính, vật liệu phụ. Nguyên liệu, vật liệu chính cũng bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo ra thành phẩm. - Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không Trườngcấu thành thực thể chính Đại của sản ph họcẩm nhưng có Kinh thể kết hợp với vtếật liệu chínhHuế làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục SVTH: Trần Thị Thùy Linh 7
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói; phục vụ cho quá trình lao động. - Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí. - Vật tư thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản. 1.1.4. Đánh giá nguyên vật liệu 1.1.4.1. Nguyên tắc đánh giá Đánh giá nguyên vật liệu là thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của NVL theo những nguyên tắc nhất định đảm bảo yêu cầu trung thực khách quan. Theo chuẩn mực 02, kế toán nhập - xuất - tồn kho NVL phải phản ánh theo giá gốc (giá thực tế), có nghĩa là khi nhập kho phải tính toán và phản ánh theo giá thực tế, khi xuất kho cũng phải xác định giá thực tế xuất kho theo phương pháp quy định. Song do đặc điểm của NVL có nhiều loại, nhiều thứ thường xuyên biến động trong quá trình sản xuất kinh doanh và yêu cầu của công tác quản trị NVL phục vụ kịp thời cho việc cung cấp hàng ngày, tình hình biến động và số hiện có của NVL nên trong công tác kế toán quản trị nguyên vật liệu còn có thể đánh giá theo giá hạch toán tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp. Song dù đánh giá theo giá hạch toán, kế toán vẫn Trườngphải đảm bảo việc phản Đại ánh tình hình học nhập - xu ấtKinhNVL trên các tài tếkhoản, sổHuế kế toán tổng hợp theo giá thực tế. SVTH: Trần Thị Thùy Linh 8
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa 1.1.4.2. Tính giá vật liệu nhập kho Theo giáo trình Kế toán chi phí của Th.s Huỳnh Lợi, giảng viên Khoa Kế toán – Kiểm toán của Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh: “Giá thực tế NVL nhập kho là toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong quá trình thu mua đến khi nhập kho để có số NVL đó”. - Đối với NVL mua ngoài dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hoặc theo phương pháp trực tiếp: Trị giá vật liệu mua ngoài = Giá mua + Các loại thuế không được hoàn lại + Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình thu mua + Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc thu mua – Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua do hàng không đúng quy cách, phẩm chất. - Đối với vật liệu do doanh nghiệp tự gia công chế biến: Giá thực tế Giá thực tế Chi phí gia Chi phí vận NVL tự gia = NVL tự gia + công chế + chuyển bốc công chế biến công chế biến biến dở - Đối với NVL do doanh nghiệp thuê ngoài gia công chế biến: Giá thực tế Trị giá thực tế Chi phí Chi phí thuê NVL thuê gia NVL xuất thuê thuê gia = + gia công chế + công chế biến gia công chế công chế biến trong kì biến biến - Đối với NVL nhận vốn góp liên doanh, cổ phần thì theo giá chấp thuận của các bên. - Đối với NVL nhận cấp biếu tặng thì giá trị NVL nhập kho là giá ghi trong biên bản của đơn vị cấp, hoặc xác định nó dựa vào giá trị của thị trường NVL tương đương. Trường- Đối với NVL nh Đạiập kho từ ph ếhọcliệu thu hồ i thìKinh giá trị của nó đưtếợc đánh Huế giá theo giá trị thực tế của nó do đơn vị ước tính. SVTH: Trần Thị Thùy Linh 9
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa 1.1.4.3. Tính giá vật liệu xuất kho Trước khi xuất kho NVL sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán phải xác định tính toán giá trị thực tế của NVL xuất dùng để biết được tình hình sử dụng NVL cho quá trình sản xuất, qua đó có biện pháp quản lý và tạo thuận lợi cho công tác tính giá thành sản phẩm. Việc tính giá trị thực tế NVL xuất kho doanh nghiệp có thể áp dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp bình quân gia quyền: Đây là phương pháp mà giá trị thực tế NVL xuất kho được tính dựa trên đơn giá bình quân của NVL: Giá thực tế của Số lượng NVL Đơn giá thực tế = * NVL i xuất kho i xuất kho bình quân NVL Đơn giá bình quân NVL doanh nghiệp có thể tính toán theo đơn giá bình quân khác nhau tùy theo từng thời điểm tính toán. Thông thường doanh nghiệp sử dụng một trong các các đơn giá sau: Đơn giá bình quân cuối kỳ (cả kỳ dự trữ): Tr giá th c t NVL Đơn giá Trị giá thực tế NVL ị ự ế th c t + i nh p kho trong k ự ế tồn kho đầu kỳ ậ ỳ bình quân = NVL i c ả Số lượng NVL i Số lượng NVL i k d tr + ỳ ự ữ tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ Cách tính theo đơn giá tính bình quân cuối kỳ được xác định khi kết thúc kỳ hạch toán, nó chỉ phản ánh số lượng thực tế NVL xuất dùng trong kỳ mà không phản ánh giá trị của nó, điều đó làm cho thông tin cung cấp cho nhà quản trị chậm trễ. Song cách này có ưu điểm là đơn giản, giảm bớt được công việc phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ, có số lượng NVL ít, số lần nhập xuất ít. Đơn giá bình quân cuối kỳ trước: Phương pháp này được sử dụng bằng cách lấy Trườngtheo đơn giá bình quân Đại cuối kỳ trư ớchọc làm cơ sở đểKinhtính số NVL xu ấttế kho trong Huế kỳ. Vì thế phương pháp này có những hạn chế lớn đó là không tính đến sự biến động của giá NVL ở trong kỳ nên giá trị khi tính toán được phản ánh không thật sự chính xác, nhưng nó lại có ưu điểm là cách tính đơn giản phản ánh kịp thời nhanh chóng. SVTH: Trần Thị Thùy Linh 10
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa Đơn giá bình quân liên hoàn: Trị giá Đơn giá Số lượng tồn kho * đơn giá bình quân bình quân thực tế = + liên hoàn NVL Số lượng tồn kho nhập kho Trong quá trình nhập kho cứ mỗi lần nhập kho NVL, nhân viên kế toán xác định đơn giá bình quân cho từng loại NVL theo công thức trên. Khi có nghiệp vụ xuất dùng NVL, nhân viên kế toán sử dụng đơn giá bình quân lần nhập cuối cùng trước khi có nghiệp vụ xuất kho để làm đơn giá tính trị giá thực tế NVL xuất kho. Cách tính này có nhiều ưu điểm là nó phản ánh được tình hình biến động của NVL trong kỳ, vừa đảm bảo kịp thời số liệu cho bộ phận sử dụng, bên cạnh đó nó cũng có những hạn chế là công việc kế toán nhiều lần vì sau mỗi lần nhập đều phải xác định đơn giá bình quân của NVL. - Phương pháp nhập trước-xuất trước: Phương pháp này được giả định là NVL nhập kho trước sẽ được xuất kho trước và vật liệu còn tồn cuối kỳ là vật liệu nhập kho ở thời điểm cuối kỳ do đó giá của NVL xuất kho được lấy theo giá thứ tự của quá trình nhập kho. Nó thể hiện qua công thức sau: Số lượng NVL Đơn giá thực Trị giá NVL = trực tiếp xuất * tế của lô NVL xuất kho kho nhập trước Khi nào xuất hết số lượng của lô hàng nhập trước thì mới đến đơn giá của lô hàng tiếp theo. Cách tính này không phản ánh được một cách chính xác về tình hình tăng giảm giá NVL vì giá xuất kho lại được tính toán theo giá nhập kho của lần nhập sớm nhất. Vì thế khi xuất kho tình hình giá của NVL có thể tăng giảm, mất ưu thế của Trườngdoanh nghiệp khi quản Đạilý giá. học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Thùy Linh 11
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa - Phương pháp đích danh Phương pháp này đòi hỏi nhân viên kế toán phải quản lý, xác định được chính xác từng lô hàng nhập vào, và lô hàng xuất ra là một. Do đó trị giá của NVL và tồn kho được xác định một cách tuyệt đối, phản ánh đúng thực tế phát sinh. Vì thế việc quản lý tồn kho là rất phức tạp đặc biệt là khi doanh nghiệp có số lượng nhập kho nhiều, có nhiều loại NVL, chi phí quản lý hàng tồn kho rất tốn kém vì thế chỉ áp dụng phương pháp này đối với những loại hàng hóa có giá trị cao. 1.2. Nội dung và phương pháp hạch toán nguyên vật liệu 1.2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 1.2.1.1 Phương pháp ghi thẻ song song a) Quy trình thực hiện Theo phương pháp này thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất NVL để ghi “Thẻ kho” (mở theo từng danh điểm trong từng kho). Kế toán NVL nhập, xuất NVL để ghi số lượng và tính giá tiền nguyên vật liệu nhập, xuất vào “Sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu” (tương ứng với mở thẻ kho). Cuối kỳ, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên “Sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu” với “Thẻ kho” tương ứng do thủ kho mang đến, cùng lúc đó từ “Sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu”, kế toán lấy số liệu ghi vào “Bảng tổng hợp xuất – nhập tồn vật liệu” theo từng danh điểm, từng loại nguyên vật liệu để so sánh với số liệu kế toán tổng hợp nhập, xuất vật liệu. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Thùy Linh 12
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa Thẻ kho Sổ KT chi tiết vật liệu Chứng từ xuất Chứng từ nhập Bảng tổng hợp N-X-T vật liệu Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện phương pháp ghi thẻ song song b) Ưu điểm Phương pháp này rất đơn giản trong khâu ghi chép, đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót, đồng thời cung cấp chính xác, đầy đủ thông tin nhập, xuất và tồn kho của từng danh điểm nguyên vật liệu một cách nhanh chóng. c) Nhược điểm Phương pháp này chỉ sử dụng được khi doanh nghiệp có ít danh điểm nguyên vật liệu. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Thùy Linh 13
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa 1.2.1.2 Phương pháp đối chiếu luân chuyển a) Quy trình thực hiện Chứng từ nhập Bảng kê nhập VL S i chi u luân Thẻ kho ổ đố ế Kế toán tổng hợp chuyển Chứng từ xuất Bảng kê xuất VL Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 1.2: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Theo phương pháp này, kế toán chỉ mở “Sổ đối chiếu luân chuyển nguyên vật liệu” theo từng kho, đến cuối kỳ dựa trên cơ sở phân loại chứng từ nhập, xuất theo từng danh điểm nguyên vật liệu và theo từng kho, kế toán lập “Bảng kê nhập vật liệu”, “Bảng kê nhập vật liệu” và dựa vào các bảng kê đã lập để ghi vào “Sổ luân chuyển nguyên vật liệu”. Khi nhận được thẻ kho, kế toán tiến hành đối chiếu tổng lượng nhập, xuất của từng thẻ kho với “Sổ luân chuyển nguyên vật liệu”, đồng thời từ “Sổ luân chuyển nguyên vật liệu” để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp vật liệu. Trườngb) Ư u điểm Đại học Kinh tế Huế - Phương pháp này làm giảm nhẹ khối lượng công việc ghi chép của kế toán. - Áp dụng đối với những doanh nghiệp có nhiều danh điểm nguyên vật liệu và số lượng chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu. SVTH: Trần Thị Thùy Linh 14
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa c) Nhược điểm Vì dồn công việc ghi sổ, kiểm tra đối chiếu vào cuối kỳ, nên trong trường hợp số lượng chứng từ nhập, xuất của từng danh điểm nguyên vật liệu khá nhiều thì công việc kiểm tra, đối chiếu sẽ gặp nhiều khó khăn và hơn nữa là ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các khâu kế toán. 1.2.1.3 Phương pháp số dư Phiếu giao Chứng từ nhập nhận chứng từ nhập Bảng lũy kế N- Bảng tổng hợp Th kho S s ẻ ổ ố dư X-T kho vật N-X-T kho vật liệu liệu Phiếu giao Kế toán tổng GhiCh cuứngối thángtừ xuất nhận chứng từ hợp xuất Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 1.3: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp số dư a) Quy trình thực hiện - Theo phương pháp này, thủ kho ngoài việc ghi “Thẻ kho” như các phương pháp trên thì cuối kỳ còn phải ghi số lượng nguyên vật liệu tồn kho từ “Thẻ kho” vào “Sổ số Trườngdư” Đại học Kinh tế Huế - Kế toán dựa vào số lượng nhập, xuất của từng danh điểm nguyên vật liệu đã được tổng hợp từ các chứng từ nhập, xuất mà kế toán nhận được khi kiểm tra các kho theo định kỳ kiểm tra 3, 5 hoặc 10 ngày một lần (kèm theo “Phiếu giao nhận chứng SVTH: Trần Thị Thùy Linh 15
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa từ”) và giá hạch toán để trị giá thành tiền nguyên vật liệu nhập xuất theo từng danh điểm, từ đó ghi vào “Bảng lũy kê nhập, xuất, tồn” (bảng này được mở theo từng kho). Cuối kỳ tiến hành tính tiền trên “Sổ số dư” do thủ kho chuyển đến và đối chiếu tồn kho từng danh điểm nguyên vật liệu được ghi tên “Sổ số dư” với tồn kho trên “Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn”. Từ “Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn” kế toán lập bảng tổng hợp nhâp, xuất tồn vật liệu để đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp về vật liệu. b) Ưu điểm - Phương pháp này tránh được việc ghi chép trùng lặp và dàn đều công việc ghi sổ trong kỳ, nên không bị dồn việc vào cuối kỳ. - Áp dụng cho những doanh nghiệp có nhiều danh điểm nguyên vật liệu và đồng thời số lượng chứng từ nhập xuất của mỗi loại khá nhiều. c) Nhược điểm Tuy nhiên, việc kiểm tra, đối chiếu và phát hiện sai sót gặp nhiều khó khăn vì vậy đòi hỏi nhân viên kế toán và thủ kho phải có trình độ chuyên môn cao. 1.2.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 1.2.2.1. Kế toán tổng hợp về nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên Hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi thường xuyên, liên tục biến động nhập, xuất, tồn vật liệu trên sổ kế toán. Sử dụng phương pháp này có thể tính được giá trị vật tư nhập, xuất, tồn tại bất kỳ thời điểm nào trên sổ tổng hợp. Trong phương pháp này, tài khoản NVL được phản ánh theo đúng nội dung tài khoản tài sản. Trườnga) Tài khoản kế toán sửĐại dụng học Kinh tế Huế TK 151: “Hàng mua đang đi đường” phản ánh trị giá của các loại hàng hóa, vật tư (nguyên liệu, vật liệu; công cụ, dụng cụ; hàng hóa) mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu SVTH: Trần Thị Thùy Linh 16
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa của doanh nghiệp còn đang trên đường vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi, kho ngoại quan hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho. Kết cấu TK 151 như sau: Bên Nợ: - Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường; - Kết chuyển trị giá thực tế của hàng vật tư mua đang đi đường cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Bên Có: - Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường đã về nhập kho hoặc đã chuyển giao thẳng cho khách hàng; - Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Số dư bên Nợ: Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua nhưng còn đang đi đường (chưa về nhập kho doanh nghiệp). TK 152: “Nguyên vật liệu” phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại NVL trong kho của doanh nghiệp. Kết cấu của TK 152 như sau: Bên Nợ: - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn khác; - Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê; - Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ (trường hợp Trườngdoanh nghiệp kế toán hĐạiàng tồn kho theohọc phương phápKinh kiểm kê định kỳ).tế Huế Bên Có: - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến, hoặc đưa đi góp vốn; SVTH: Trần Thị Thùy Linh 17
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa - Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua; - Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng; - Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê; - Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ. Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà tài khoản 152 có thể chi tiết thêm các tài khoản nhỏ để có thể quản lý NVL chặt chẽ và chi tiết. TK 152 Nguyên vật liệu TK 1521 Nguyên vật liệu chính TK 1522 Nguyên vật liệu phụ TK 1523 Nhiên liệu TK 1524 Phụ tùng thay thế TK 1525 Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản TK 1526 Vật liệu khác Ngoài ra còn các tài khoản liên quan khác như TK 331, TK 621, TK 627, TK 642, TK 111, TK 112, TK 133 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Thùy Linh 18
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa b) Phương pháp kế toán Trình tự kế toán được phản ánh qua sơ đồ sau: 111,112,141, 152 621,623,627,641, 331,151 642,241 Nhập kho Xuất dùng cho SXKD, XDCB 133 Nếu được khấu trừ thuế 221, 222 GTGT Xuất góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết bằng NVL 154 811 NVL gia công, ch bi n ế ế Chênh lệch giá đánh xong nh p kho ậ 711 giá lai nhỏ hơn giá trị Chênh l 3333 ệch giá đánh ghi sổ của NVL giá lại lớn hơn giá trị Thuế nhập khẩu hàng nhập ghi sổ NVL khẩu phải nộp 154 3332 Xuất NVL thuê ngoài gia công, chế biến Thuế TTĐB NVL nhập (nếu có) 3338 111,112,331 Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua, Thuế bảo vệ môi trường trả lại hàng mua NVL sản xuất hoặc nhập khẩu (nếu có) 133 441 Thuế GTGT Nhận góp vốn bằng NVL 632 NVL xuất bán, NVL dùng để mua lại phần 621,627,641,642, vốn góp 241 NVL đã xuất sử dụng không Giá trị NVL ứ đọng, không cần dung khi hết nhập lại kho thanh lý, nhượng bán 154 NVL hao hụt trong định mức Phế liệu nhập kho 338 (3381) 138 (1381) NVL phát hiện thừa khi Trườngkiểm kê chờ xử lýĐại họcNVL phát hiện thiKinhếu khi kiểm kê chờ xử lýtế Huế Sơ đồ 1.4: Kế toán tổng hợp về nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên SVTH: Trần Thị Thùy Linh 19
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa 1.2.2.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ Phương pháp KKĐK là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên về tình hình nhập, xuất, tồn của các loại vật liệu trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế. Từ đó, xác định lượng xuất dùng cho sản xuất kinh doanh và cho các mục đích khác trong kỳ theo công thức. a) Tài khoản sử dụng * TK 611 “ mua hàng” ( tiểu khoản 6111 “ Mua nguyên liệu, vật liệu”). Dùng để phản ánh tình hình thu mua, tăng giảm nguyên vật liệu, công cụ theo giá thực tế (giá mua và chi phí thu mua). * Kết cấu TK 611. Bên Nợ: - Trị giá vốn thức tế của hàng mua, hàng bán bị trả lại nhập kho. - Kết chuyển trị giá vốn của hàng tồn đầu kỳ ( theo kết quả kiểm kê) từ TK 152 sang. Bên Có: - Trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho, hàng mua trả lại và giảm giá hàng mua. - Kết chuyển trị giá vốn của hàng tồn kho cuối kỳ ( theo kết quả kiểm kê) sang TK 152, TK 611 không có số dư. TK 611 có 2 tài khoản cấp 2. TK 6111: Mua nguyên liệu, vật liệu. TK 6112: Mua hàng hoá. Trường* TK 152: “ Nguyên liĐạiệu, vật liệu” dhọcùng để phản Kinhánh giá trị thực tếtế nguy ênHuế liệu, vật liệu tồn kho chi tiết theo từng loại. Khác với phương pháp kê khai thường xuyên đối với doanh nghiệp áp dụng kế toán theo phương pháp KKĐK thì hai tài khoản 151, 152 không để theo dõi tình hình nhập SVTH: Trần Thị Thùy Linh 20
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa xuất trong kỳ mà chỉ dùng để kết chuyển giá trị thực tế vật liệu và hàng mua đang đi đường vào lúc đầu kỳ, cuối kỳ vào TK 611 “ mua hàng”. Kết cấu TK 152: Bên Nợ: Giá trị NVL thực tế tồn kho cuối kỳ. Bên Có: Kết chuyển giá trị thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ sang TK 611. Dự Nợ: Giá trị thực tế vật liệu tồn kho. * TK 151: “ Hàng mua đang đi đường” dùng để phản ánh trị giá số hàng mua ( thuộc sở hữu của đơn vị) nhưng đang đi đường hay đang gửi tại kho người bán, chi tiết theo từng loại hàng, từng người bán. Kết cấu TK 151. Bên Nợ: Giá trị thực hàng đang đi đường cuối kỳ. Bên Có: Kết chuyển giá trị thực tế hàng đang đi đường đầu kỳ. Dư Nợ: Giá trị thực tế hàng đang đi đường. * Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như: 133, 331, 111, 112 các tài khoản này có nội dung và kết cấu giống như phương pháp KKTX. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Thùy Linh 21
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa b) Phương pháp hạch toán 152 611- Mua hàng 152 K/chuyển NVL tồn kho đầu kỳ K/chuyển NVL tồn kho cuối kỳ 621,623,627, 111, 112, 331 641,642 Nhập vật liệu hàng mua NVL đã sử dụng cho SXKD 133 Thuế GTGT (n u có) 333 ế 632 Thuế XNK Trị giá hàng hóa tiêu thụ, nếu NVL i, bi u t ng nhập khẩu trao đổ ế ặ nhập kho 627, 641,642,241 Trị giá của NVL xuất dùng trong kỳ Sơ đồ 1.5: Kế toán tổng hợp về nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ 1.2.3. Kế toán các nghiệp vụ khác 1.2.3.1. Kế toán kiểm kê và đánh giá lại nguyên vật liệu a. Khái niệm Theo giáo trình Kế toán tài chính của PGS.TS Nghiêm Văn Lợi: - Kiểm kê vật liệu là một biện pháp nhằm bổ sung và kiểm tra hiện trạng vật liệu mà các phương pháp kế toán chưa phản ánh được. Thông qua kiểm kê doanh nghiệp nắm được thực trạng của vật liệu cả về số lượng và chất lượng ngăn ngừa hiện tượng tham ô lãng phí có biện pháp kịp thời xử lý những hiện tượng tiêu cực nhằm quản lý Trườngtốt vật liệu. Đại học Kinh tế Huế - Đánh giá lại vật liệu thường được thực hiện trong trường hợp đem vật liệu đi góp vốn liên doanh và trong trường hợp nhà nước quy định nhằm bảo toàn vốn kinh doanh khi có sự biến động lớn về giá cả. SVTH: Trần Thị Thùy Linh 22
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa Tuỳ theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp kiểm kê có thể được thực hiện theo phạm vi toàn doanh nghiệp hay từng bộ phận, đơn vị, kiểm kê định kỳ hay kiểm kê bất thường. Khi kiểm kê, doanh nghiệp phải thành lập hội đồng hoặc ban kiểm kê, Hội đồng một ban kiểm kê phải có thành phần đại diện lãnh đạo, những người chịu trách nhiệm vật chất về bảo vệ vật liệu, phòng kế toán và đại diện nhân viên của doanh nghiệp. Khi kiểm kê phải thực hiện cân đo, đóng, đếm và phải lập biên bản kiểm kê ( mẫu 08- VT) xác định số chênh lệch giữa số liệu thực kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, trình bày ý kiến xử lý chênh lệch. b. Kế toán các nghiệp vụ liên quan đến kiểm kê và đánh giá lại vật liệu theo phương pháp KKTX Các trường hợp được phản ánh theo sơ đồ sau: TK 3381 TK152 TK 621, 627, 641 TK 632, 642 (1) (3) (9) TK 642 (4) 002 TK 111, 112, 1388 (2) (5) TK 1381 TK 111, 334 (6) (7) TK 632 (8) TrườngSơ đồ 1.6Đại: Sơ đồ kế toánhọcNVL th ừa,Kinh thiếu khi kiểm tratế Huế SVTH: Trần Thị Thùy Linh 23
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa Ghi chú: (1). Nguyên vật liệu thừa chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý. (2). Nguyên vật liệu thừa là của đơn vị khác ( ghi đơn). (3). Nguyên vật liệu thiếu do cân, đo, đong, đếm sai. (4). Nguyên vật liệu thiếu trong định mức. (5). Nguyên vật liệu thiếu do người phạm lỗi bồi thường. (6). Nguyên vật liệu thiếu chưa rõ nguyên nhân. (7). Khoản mất mát đã tìm được nguyên nhân cá nhân hoặc tổ chức phải bồi thường. (8). Các khoản hao hụt, mất mát sau khi trừ đi phần bồi thường của tổ chức, cá nhân gây ra. (9). Xử lý nguyên vât liệu thừa khi kiểm kê. c. Kế toán nghiệp vụ liên quan đến kiểm kê và đánh giá lại vật liệu theo phương pháp KKĐK. TK 611 TK 152 K/c giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ TK 412 TK 611 Đánh giá tăng Đánh giá giảm TrườngSơ đồ 1.7: Quy trình Đạikế toán nghi ệhọcp vụ liên quan Kinh đến kiểm kê và đánhtế giáHuế lại vật liệu theo phương pháp KKĐK SVTH: Trần Thị Thùy Linh 24
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa d. Phương pháp kế toán xử lý kết quả kiểm kê và đánh giá lại vật tư hàng hoá. Việc xử lý kết quả kiểm kê và các trường hợp làm thừa thiếu vât liệu được thực hiện bởi hội đồng xử lý tài sản. Doanh nghiệp lập Hội đồng hoặc Ban xử lý tài sản đảm bảo đầy đủ thành phần cần thiết để giải quyết các trường hợp thừa thiếu trong kiểm kê và các nguyên nhân khác. Hội đồng xử lý tài sản có trách nhiệm phân tích, đánh giá các nguyên nhân cụ thể để đi đến kết luận khách quan. Căn cứ vào quyết định của hội đồng xử lý tài sản để ghi sổ kế toán. - Trị giá vật liệu thừa được Hội đồng ghi tăng thu nhập. Nợ TK 338 Có TK 711 - Trị giá vật liêụ thiếu đuợc hội đồng quyết định người chịu trách nhiệm vật chất phải bôi thường, kế toán ghi: Nợ TK 138 Nợ TK 334 Có TK 138 * Nếu vật liệu hao hụt mất mát. - Căn cứ vào biên bản hao hụt mất mất hàng tồn kho, kế toán phản ánh trị giá hàng tồn kho mất mát, hao hụt. Nợ TK 138 Có TK 152 - Căn cứ vào biên bản xử lý về hàng tồn kho hao hụt mất mát, kế toán ghi: TrườngNợ TK 111, 334 Đại học Kinh tế Huế Nợ TK 632 Có TK 138 SVTH: Trần Thị Thùy Linh 25
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa 1.2.3.2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Với nền kinh tế thị trường như hiện nay việc lập dự phòng là rất cần thiết để hạn chế rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giảm giá vật tư thành phẩm, hàng hóa tồn kho trong năm kế hoạch. Theo thông tư 200/2014/TT-BTC của BTC quy định nguyên tắc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau: - Việc trích lập dự phòng và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được thực hiện vào thời điểm khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm. - Khoản dự phòng được nói trên được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn bù đắp khoản tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư hàng hóa không cao hơn giá cả trên thị trường hoặc giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính. - Căn cứ vào biến động thực tế về giá hàng tồn kho doanh nghiệp chủ động xác định mực dự phòng cho phù hợp, sử dụng từng khoản dự phòng đúng mục đích. - Đối tượng lập dự phòng là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho sản xuất, vật tư, thành phẩm, hàng hóa mà giá trên thị trường thấp hơn giá đang hạch toán trên số kế toán. a) Phương pháp lập dự phòng: Doanh nghiệp xác định mức dự phòng theo công thức: Mức dự Lượng vật tư Giá thực tế trên phòng giảm hàng tồn kho Giá hạch thị trường tai thời Trườnggiá vật tư = Đạigiảm giá tạhọci * toán Kinh trên sổ - tế Huế điểm lập BCTC hàng hóa cho thời điểm lập kế toán năm năm kế hoạch BCTC năm SVTH: Trần Thị Thùy Linh 26
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa Việc lập dự phòng phải tiến hành riêng cho từng hàng hóa vật tư bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp vào bản kê chi tiết. Từ bảng kê là căn cứ để hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp. b) Xử lý các khoản dự phòng: Đến cuối năm, nếu doanh nghiệp có tồn kho bị giảm giá trị ghi trên sổ kế toán, thì phải trích lập dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa tồn kho như sau: - Nếu dự phòng trích lập cho năm kế hoạch bằng số dư tài khoản dự phòng năm trước đã trích, thì doanh nghiệp không phải trích lập dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa tồn kho vào chi phí quản lý doanh nghiệp. - Nếu dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư dự phòng giảm giá vật tư đã trích năm trước thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh. - Nếu dự phòng giảm giá phải trích lập thấp hơn số dư dự phòng giảm giá vật tư đã trích năm trước thì doanh nghiệp phải hoàn nhập vào thu nhập khác phần chênh lệch giữa số dư khoản dự phòng đã trích lập năm trước, với số dư dự phòng cho năm kế hoạch. - Thời điểm hoàn nhập dự phòng, và lập dự phòng mới được tiến hành tại thời điểm khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính. c) Tài khoản kế toán sử dụng: TK 159 – “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” tài khoản này được sử dụng để trích lập, và hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho của doanh nghiệp. TrườngKết cấu tài khoản 159 Đại học Kinh tế Huế Bên Nợ: Giá dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập ghi âm giảm giá vốn hàng bán. SVTH: Trần Thị Thùy Linh 27
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa Bên Có: Giá dự phòng giám giá hàng tồn kho đã lập đã trích lập bổ sung tính vào giá vốn hàng bán. Số dư bên Có: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối kỳ hạch toán. d) Phương pháp kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Trường hợp cuối niên độ kế toán, nếu giá thị trường của hàng tồn kho thấp hơn giá ghi sổ, đang có chiều hướng sụt giảm, phải lập dự phòng về mức giảm giá hàng tồn kho cho từng đối tượng: Nợ TK 632 – Mức trích lập Có TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Nếu cuối niên độ tiếp theo, nếu giá thị trường của hàng tồn kho vẫn tiếp tục thấp hơn giá ghi sổ, có chiều hướng sụt giảm thêm, phải lập dự phòng bổ sung về mức giảm giá hàng tồn kho cho từng đối tượng: Nợ TK 632 – Mức trích thêm. Có TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (lập bổ sung). Nếu cuối niên độ tiếp theo, nếu giá thị trường của hàng tồn kho không thấp hơn giá ghi sổ hoặc không cao như mức dự phòng năm trước đã lập, kế toán phải hoàn nhập lại dự phòng đã lập về mức giảm giá hàng tồn kho cho từng đối tượng theo mức chênh lệch giữa số dư đã lập với số phải lập: Nợ TK 159 – phân chênh lệch Có TK 632. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Thùy Linh 28
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế. Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế tiền thân là Công ty xe máy- Trực thuộc xí nghiệp liên hiệp các công trình giao thông Bình Trị Thiên. Năm 1989 sau khi tách tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, Công ty xe máy trở thành Công ty trực thuộc Công ty cầu đường Thừa Thiên Huế. Tháng 1/1991 Xưởng sửa chữa xe máy sáp nhập với Xí nghiệp giao thông thủy lợi Hương Thủy hình thành Xí nghiệp Quản lý và Sửa chữa đường bộ II Thừa Thiên Huế. Ngày 14/12/1992 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ra Quyết định số 847/QĐ-UB chuyển Xí nghiệp Quản lý và Sửa chữa đường bộ II thành Đoạn Quản lý đường bộ Thừa Thiên Huế. Ngày 13/1/1999 Quyết định số 55/QĐ-UB của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc chuyển Đoạn quản lý đường bộ II Thừa Thiên- Huế thành Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ II Thừa Thiên- Huế. Sau khi có quyết định số 3509/QĐ-UB của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 11/10/2005 về việc chuyển Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ II Thừa Thiên Huế thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Quản lý đường bộ và TrườngXây dựng công trình ThĐạiừa Thiên Hu ếhọc. Kinh tế Huế Ngày 19/06/2009, Quyết định số 1229/QĐ-UB của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc chuyển Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước Một thành viên Quản lý đường bộ SVTH: Trần Thị Thùy Linh 29
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế thành Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế. Công ty được tổ chức theo hình thức cổ phần, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân và trụ sở đặt tại A135 Phạm Văn Đồng, thành phố Huế. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế 2.1.2.1 Chức năng Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế là một doanh nghiệp Nhà Nước hoạt động với các chức năng sau: - Quản lý, sửa chữa các công trình cầu, đường bộ. - Tư vấn khảo sát và xây dựng các công trình giao thông thủy lợi, dân dụng công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật. - Lập, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị. - Khai thác, chế biến đá xây dựng, sản xuất, kinh doanh các loại vật tư vật liệu xây dựng, vật tư thiết bị chuyên ngành giao thông. 2.1.2.2 Nhiệm vụ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao: quản lý, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cầu đường đảm bảo giao thông thông suốt. 2.1.3. Quy mô và nguồn lực của Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế 2.1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Thùy Linh 30
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa Chủ tịch HĐQT Chú thích: Giám đốc Quan hệ trực tuyến Các phó giám đốc Quan hệ chức năng Phòng Kế hoạch- Phòng Kế Phòng Quản lý giao Phòng Tổ chức- kỹ thuật toán tài vụ thông Hành chính XN XN XN XN XN XN XN trực trực trực trực trực trực trực thuộc thuộc thuộc thuộc thuộc thuộc thuộc 1 2 3 4 5 6 7 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty cổ phần quản lý đường bộ và xây dựng công trình Thừa Thiên Huế Cơ cấu bộ máy của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng. Theo mô hình này các quyết định của lãnh đạo được truyền trực tiếp xuống các phòng chức năng và các Xí nghiệp. Các phòng chức năng trên cơ sở nhiệm vụ của mình sẽ phối hợp với nhau để giúp Ban Giám đốc chỉ đạo các đơn vị thực hiện các quyết định về sản xuất và quản lý. TrườngBộ máy quản lý bao gồm: Đại học Kinh tế Huế - Chủ tịch HĐQT: Là người lãnh đạo trực tiếp quản lý Công ty, là đại diện pháp nhân của Công ty. Là người quyết định những công việc quan trọng và có quyền phê duyệt những quyết định trọng yếu. SVTH: Trần Thị Thùy Linh 31
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa - Ban giám đốc: Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty; Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty; Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty; Giám đốc còn chỉ đạo trực tiếp thông qua các trưởng phòng và các tổ đội sản xuất trong Công ty. Các phòng ban khác tuỳ thuộc vào yêu cầu sản xuất kinh doanh, đứng đầu là trưởng phòng chịu trách nhiệm và dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc. Có vai trò trợ giúp Giám đốc chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng như sau: Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: chịu trách nhiệm tham mưu cho Ban giám đốc về kỹ thuật xây dựng, các văn bản pháp lý thộc lĩnh vực xây dựng; Thẩm tra hồ sơ thiết kế, dự toán các công trình, hạng mục công trình, báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự án đầu tư xây dựng của Công ty; Thẩm tra hồ sơ quyết toán các công trình, hạng mục công trình; Tư vấn giám sát các công trình Phòng Kế toán tài vụ: Tham mưu cho Ban Giám đốc công ty xây dựng các phương án cộng tác quản lý kinh tế, lập các kế hoạch tài chính, mua sắm vật tư máy móc thiết bị; Quản lý và khai thác có hiệu quả các nguồn vốn và bảo toàn phát triển nguồn vốn đó; Thực hiện đẩy đủ chế độ kế toán thống kê đảm bảo đúng chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước ban hành, theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh, cung cấp kịp thời, chính xác các số liệu kế hoạch thu chi để Ban Giám đốc nắm bắt kịp thời, chỉ đạo sản xuất, lập báo cáo tài chính với cấp trên đúng thời hạn, thanh toán và giao nộp các khoản thuế, phí, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo chế độ quy định. Phòng Quản lý giao thông: Tham mưu cho Ban giám đốc về việc điều chỉnh hệ thống đường; Đề xuất biện pháp sửa chữa, bảo trì đường bộ; Chủ trì bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ Trườngthuật. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Thùy Linh 32
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa Phòng Tổ chức hành chính: + Xây dựng kế hoạch về công tác tổ chức lao động, định mức lao động, đơn giá tiền lương, BHXH, bổ sung lao động và các chế độ liên quan đến người lao động, xây dựng các quy chế của Công ty. + Quản lý công tác đào tạo, theo dõi ký kết hợp đồng lao động: Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, giải quyết thủ tục tuyển dụng, thôi việc, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật và công tác xã hội + Thực hiện công tác đối nội, đối ngoại, giao dịch hàng ngày, phục vụ hội họp của Công ty, đảm bảo an ninh trật tự trong Công ty, thực hiện các chính sách, quy định của các Cơ quan chính quyền điạ phương trên địa bàn Công ty đóng. - Các đơn vị trực thuộc: gồm 7 Xí nghiệp trực thuộc chịu trách nhiện thi công sửa chữa các công trình do Công ty đề xuất. 2.1.3.2. Quy mô và nguồn lực kinh doanh a) Tình hình lao động Tình hình lao động của Công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.1: Tình hình lao động tại Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế Năm 2017 Năm 2018 Chỉ tiêu S S ± % ố lượng % ố lượng % (người) (người) Tổng số lao động 149 100,00 153 100,00 4,00 2,68 1. Phân theo giới tính Nam 113 75,84 116 75,82 3,00 2,65 Nữ 36 24,16 37 24,18 1,00 2,78 2. Phân theo trình độ Trên Đại học 3 2,01 3 1,96 0,00 0,00 Cao đẳng, Đại học 52 34,90 59 38,56 7,00 13,46 Trung cấp 30 20,13 33 21,57 3,00 10,00 Lao động phổ thông 64 42,95 58 37,91 (6,00) (9,38) Trường Đại học( Ngu Kinhồn: Phòng Tổ chtếức - Hành Huế chính ) Qua bảng số liệu trên, có thể thấy tổng số lượng lao động của Công ty tăng qua các năm, cụ thể năm 2017, tổng số lao động của Công ty là 149 người, đến năm 2018, con SVTH: Trần Thị Thùy Linh 33
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa số này đã tăng lên 153 người., tức là tăng 2,68% so với năm trước. Đây là dấu hiệu khá tốt vì điều này chứng tỏ rằng Công ty đã có sự phát triển về quy mô. Xét theo giới tính thì lao động của Công ty chủ yếu là nam giới, cụ thể năm 2018, số lao động là nam giới của Công ty lên đến 116 người, chiếm 75,82%% tổng lao động, tức đã tăng 3 người, tương ứng tăng 2.65% so với năm 2017. Điều này là hợp lý vì đặc thù của Công ty là Công ty xây dựng, công việc nặng nên nam giới đảm nhiệm nhiều công việc hơn trên các công trình còn nữ giới chủ yếu làm việc tại văn phòng và làm các công việc sổ sách liên quan. Xét về trình độ, lao động phổ thông chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng lao động của Công ty, điều này là hợp lý với một Công ty xây dựng, năm 2017 số lao động phổ thông là 60 người, chiếm tỉ trong 42,95% tổng lao động, năm 2018, số lao động phổ thông của Công ty có sự giảm nhẹ, còn 58 lao động, chiếm 37,91% tổng số lao động của Công ty, tức giảm 9,38%. Số lượng lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng có xu hướng tăng dần qua các năm, chiếm tỷ trọng khá đáng kể trong tổng số lao động của Công ty. Năm 2017, số lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng là 52 người, đến năm 2018, con số này có xu hướng tăng, cụ thể số lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng trong năm 2018 là 59 người, tương ứng tăng 13.46% so với năm 2017. Giống như lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng, lao động trình độ Trung cấp cũng biến động tăng dần trong 2 năm qua, cụ thể số lao động trình độ Trung cấp của Công ty năm 2018 là 33 người, đã tăng 3 người so với năm 2017, tương ứng tăng 10%. Lao động có trình độ trên Đại học không có biến động trong 2 năm qua. Tài nguyên nhân sự là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của Công ty. Hiểu được tầm quan trọng của nó nên Công ty đã hết sức chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên. Trong những năm qua Công ty đã xây dựng được cho mình một đội ngũ cán bộ công nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn, có tư duy Trườngđộc lập, có tư cách đ ạoĐại đức tốt và luônhọc hoàn thành Kinh nhiệm vụ được giao,tế đ ờHuếi sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên cũng ngày càng được nâng cao. SVTH: Trần Thị Thùy Linh 34
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa b) Tình hình về tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh Tình hình về tài sản và nguồn vốn của Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế năm 2016-2018 - Tài sản: Từ bảng 1.2 có thể thấy TSNH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, luôn trên 65% qua các năm. Năm 2017, giá trị TSNH là 72.305 triệu đồng, giảm 1.51% so với năm 2016 nhưng qua năm 2018, con số này là 82.444 triệu đồng, tức là tăng 31,44% so với năm 2017. TSDH của Công ty cũng biến đổi không ổn định trong 3 năm qua: Năm 2016 tỷ trọng TSDH của Công ty là 31,98% xong tăng lên 33,72% vào năm 2017 và giảm còn 23,59% vào vào 2018. Tổng tài sản của Công ty biến động tăng nhẹ qua các năm từ 2016-2018 cụ thể là năm 2016 tổng tài sản của Công ty là 71.543 triệu đồng sang năm 2017, con số này là 72.305 triệu đồng tức là tăng 760 triệu đồng so với năm trước đó. Năm 2018 tổng tài sản của Công ty là 82.444 triệu đồng, tăng 14,02% so với năm 2017. Sự biến động của tổng tài sản nguyên nhân chính xuất phát từ sự biến động của TSNH và TSDH. Sự biến động của TSNH là do: + Tiền và các khoản tương đương tiền: Đây là bộ phận tài sản có nhiều biến động. Năm 2017, nó khoảng 2.385 triệu đồng chiếm 3,3% trong tổng tài sản tức là giảm 927 triệu đồng so với năm 2016. Đến năm 2016, khoản mục này tăng lên thành 7.382 triệu đồng, tức tăng đến 209,52%. Sự gia tăng này là do sự tăng mạnh của khoản mục tiền trong Công ty. Tiền có tính thanh khoản cao nhất, linh hoạt nhất, có thể đáp ứng các nhu cầu về sản xuất kinh doanh, thể hiện tính chủ động và đảm bảo khả năng thanh toán của Công ty. Tuy nhiên, điều đó còn thể hiện doanh nghệp đang bị ứ dọng vốn, khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp không hiệu quả. Trường+ Các khoản phả iĐạithu ngắn hạ n:học khoản mụ c Kinhnày cũng biến đ ộngtế không Huếổn định trong 3 năm từ 2016-2018. Năm 2016 là 31.756 triệu đồng sau đó tăng lên 32.425 triệu đồng vào năm 2017 rồi giảm còn 30.281 vào năm 2018. Các khoản mục này tăng lên do: Một là do doanh số bán chịu cho khách hàng của Công ty tăng lên. Mặt khác cũng SVTH: Trần Thị Thùy Linh 35
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa có thể do Công ty đang gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn, bị chiếm dụng vốn trong ngắn hạn. + Hàng tồn kho: Khoản mục này có xu hướng tăng trong 3 năm qua. Cụ thể năm 2017, khoản mục này là 12.806 triệu đồng chiếm 17,71% trong tổng tài sản tức tăng 913 triệu đồng so với năm 2016. Đến năm 2018, con số này tăng đến 21.237 triệu đồng tức tăng đến 65,84% so với năm 2017. Hàng tồn kho của Công ty là loại tài sản lưu động, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tài sản Công ty. Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty được diễn ra một cách liên tục, ổn định và không bị trì hoảng, Công ty phải xác định được lượng dự trữ hàng tồn kho thích hợp. + Tài sản ngắn hạn khác: Đây là khoản mục có sự biến động nhiều nhất. Năm 2017, khoản mục này giảm còn 310 triệu đồng, tức giảm 81,85 so với năm 2016. Qua 2018, nó tăng tới 1.220,97% so với năm 2017. Sự biến động của TSDH chủ yếu là do: + Các khoản phải thu dài hạn: Khoản mục này chiếm tỷ trọng nhỏ (dưới 0,5% tổng tài sản). Khoản mục các khoản phải thu dài hạn tuy có tăng nhẹ váo năm 2018, nhưng tốc độ tăng chậm, không ảnh hưởng nhiều đến sự biến động của tài sản sản dài hạn. + Tài sản cố định: TSCĐ chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản (hơn 1/5 tổng tài sản) của Công ty. Tỷ trọng TSCĐ trong tài sản có sự giảm nhẹ qua các năm. Năm 2016 khoản mục này là 19.911 triệu đồng, sang 2017 giảm bớt 5,19% tức còn 18.878 triệu đồng, qua năm 2018 nó là 18.045 triệu đồng, giảm 833 triệu đồng so với năm 2017. Sự giảm của khoản mục này là do sự gia tăng của giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ hữu hình. + Tài sản dài hạn khác: Năm 2017 khoản mục này là 4.169 triệu đồng tăng 154,52% so với năm 2016. Năm 2018 khoản mục này không tồn tại. - Nguồn vốn: Nguồn vốn của Công ty có xu hướng tăng trong 3 năm qua. Tổng Trườngnguồn vốn của Công tyĐại gồm 2 phần lhọcà NPT và VCSH. Kinh Trên thực tế, tếNPT của HuếCông ty luôn chiếm tỷ trọng lớn (khoảng trên 70%) trong tổng nguồn vốn, còn VCSH chiếm tỷ trọng thấp dưới 30% tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy Công ty hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp, nguồn vốn bên trong khá ít. SVTH: Trần Thị Thùy Linh 36
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa NPT có dấu hiệu tăng, năm 2017, khoản mục này là 52.053 triệu đồng tăng 1.251 triệu so với năm 2016. Đến năm 2018, khoản mục này tăng đến 20,61% so với năm 2017 thành 82.444 triệu đồng. NPT tăng chủ yếu là do sự gia tăng của khoản mục Nợ ngắn hạn trong 3 năm qua VCSH có sự giảm nhẹ trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy Công ty đang tận dụng nguồn vốn bên ngoài cho hoạt động kinh doanh của mình. Xong, Công ty cũng nên điều chỉnh duy trì ở mức ổn định VCSH để đảm bảo uy tín, nâng cao năng lực tự chủ của Công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Thùy Linh 37
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa Bảng 1.2: Bảng đánh giá tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế (đơn vị: triệu đồng) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % ± % ± % A. TÀI SẢN 71.543 100,00 72.305 100,00 82.444 100,00 762 1,07 10.139 14,02 I. Tài sản ngắn hạn 48.663 68,02 47.927 66,28 62.996 76,41 (736) (1,51) 15.069 31,44 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 3.312 4,63 2.385 3,30 7.382 8,95 (927) (27,99) 4.997 209,52 2. Các khoản phải thu ngắn hạn 31.756 44,39 32.425 44,84 30.281 36,73 669 2,11 (2.144) (6,61) 3. Hàng tồn kho 11.893 16,62 12.806 17,71 21.237 25,76 913 7,68 8.431 65,84 4. Tài sản ngắn hạn khác 1.703 2,38 310 0,43 4.095 4,97 (1.393) (81,80) 3.785 1.220,97 II. Tài sản dài hạn 22.880 31,98 24.378 33,72 19.448 23,59 1.498 6,55 (4.930) (20,22) 1. Các khoản phải thu dài hạn 311 0,43 311 0,43 383 0,46 0 0,00 72 23,15 2. Tài sản cố định 19.911 27,83 18.878 26,11 18.045 21,89 (1.033) (5,19) (833) (4,41) 3. Đầu tư tài chính dài hạn 1.020 1,43 1.020 1,41 1.020 1,24 0 0,00 0 0,00 4. Tài sản dài hạn khác 1.638 2,29 4.169 5,77 0 0,00 2.531 154,52 (4.169) (100,00) B. NGUỒN VỐN 71.543 100,00 72.305 100,00 82.444 100,00 762 1,07 10.139 14,02 I. Nợ phải trả 50.802 71,01 52.053 71,99 62.779 76,15 1.251 2,46 10.726 20,61 1. Nợ ngắn hạn 47.974 67,06 50.623 70,01 62.291 75,56 2.649 5,52 11.668 23,05 2. Nợ dài hạn 2.829 3,95 1.430 1,98 489 0,59 (1.399) (49,45) (941) (65,80) II. Vốn chủ sở hữu 20.741 28,99 20.252 28,01 19.664 23,85 (489) (2,36) (588) (2,90) 1. Vốn chủ sở hữu 20.741 28,99 20.252 28,01 19.664 23,85 (489) (2,36) (588) (2,90) (nguồn: Phòng Kế toán-Tài vụ) SVTH: Trần Thị ThùyTrường Linh Đại học Kinh tế Huế 38
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Quản lí đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế Bảng 1.3: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Quản lí đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2016 – 2018) (đơn vị: triệu đồng) 2017/2016 2018/2017 CHỈ TIÊU Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 ± % ± % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 76.247 63.837 75.714 (12.410) (16,28) 11.877 18,61 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 236 12 70 (224) (94,92) 58 483,33 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 76.012 63.825 75.644 (12.187) (16,03) 11.819 18,52 4. Giá vốn hàng bán 67.774 57.896 67.738 (9.878) (14,57) 9.842 17,00 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 8.238 5.929 7.906 (2.309) (28,03) 1.977 33,34 6. Doanh thu hoạt động tài chính 68 111 97 43 63,24 (14) (12,61) 7. Chi phí tài chính 1.498 1.563 1.524 65 4,34 (39) (2,50) Trong đó: Chi phí lãi vay 1.498 1.563 1.524 65 4,34 (39) (2,50) 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.832 4.742 4.884 (90) (1,86) 142 2,99 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.976 (265) 1.594 (2.241) (113,41) 1.859 (701,51) 10. Thu nhập khác 6 1.734 34 1.728 28800,00 (1.700) (98,04) 11. Chi phí khác 5 94 243 89 1780,00 149 158,51 12. Lợi nhuận khác 1 1.639 (209) 1.638 163800,00 (1.848) (112,75) 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.977 1.374 1.385 (603) (30,50) 11 0,80 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 459 376 313 (83) (18,08) (63) (16,76) 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 1.518 998 1.071 (520) (34,26) 73 7,31 (nguồn: Phòng Kế toán-Tài vụ) SVTH: Trần Thị ThùyTrường Linh Đại học Kinh tế Huế 39
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa Từ bảng 1.3 có thể thấy Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế qua 3 năm đều làm ăn có lãi. Để hiểu thêm tình hình kinh doanh của Công ty, ta tiến hành tìm hiểu các khoản mục sau: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Qua 3 năm Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty biến động không ổn định. Cụ thể là từ năm 2017 khoản mục này giảm 16,28%% tương ứng giảm còn khoảng 63.837 triệu đồng, sang năm 2018 khoản mục tăng 18,61% tương ứng một lượng là 11.877 triệu đồng. Nguyên nhân của sự biến động này là do sự tăng giảm không ổn định của Các khoản giảm trừ doanh thu và Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. - Giá vốn hàng bán: Khoản mục này tăng giảm không đều, năm 2016 nó là 67.774 triệu đồng, đến 2017 giảm còn 57.896 triệu đồng sau đó lại tăng lên 67.738 triệu đồng vào năm 2018. Sự biến động của khoản mục này chủ yếu là do sự tăng giảm khối lượng công trình mà Công ty nhận qua trong các năm. - Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Khoản mục này biến động tăng giảm không ổn định trong 3 năm qua. Năm 2017 khoản mục này giảm 2.309 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng với tốc độ giảm 28,03%, sang năm 2018 khoản mục này lại tăng 33,34% tương ứng giảm một lượng là 1.977 triệu đồng. Sự biến động giảm của khoản mục này trong năm 2018 là do biến động giảm của khoản mục Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ lớn hơn sự biến động của Giá vốn hàng bán. - Doanh thu hoạt động tài chính: Khoản mục này có nhiều sự biến động trong 3 năm qua. Năm 2017, doanh thu hoạt động tài chính là 111 triệu đồng tăng 63,24% tương ứng tăng 43 triệu đồng so với năm 2016. Sang năm 2018, khoản mục này lại giảm với tốc độ là 12,61% tức là giảm một lượng 14 triệu đồng so với năm 2017. Sự Trườngbiến động này chủ yếu Đạilà do sự biến họcđộng của cổ tứcKinh lại nhuận được tếchia v à Huếcác khoản lãi từ tiền gửi, cho vay, bán ngoại tệ - Chi phí lãi vay: Năm 2017, khoản mục này tăng với tốc độ 4.34% tương ứng tăng một lượng là 65 triệu đồng, sang năm 2018 khoản mục này lại giảm 39 triệu đồng SVTH: Trần Thị Thùy Linh 40
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa tương ứng giảm 2,5% so với năm 2017. Sự biến động giảm của khoản mục này là chủ yếu do Công ty đã giảm được bớt các khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá và bán ngoại tệ - Chi phí quản lý doanh nghiệp: khoản mục này không có nhiều biến động trong 3 năm qua. - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Qua 3 năm khoản mục này có nhiều biến động tăng giảm thất thường. Năm 2017, nó giảm mạnh đến 113,41%, tương ứng giảm 2.241 triệu đồng so với năm 2016. Qua năm 2018, nó lại tăng đến 701,51%, tức là tăng thêm 1.859 triệu đồng so với năm 2017. - Lợi nhuận khác: Lợi nhuận khác phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Khoản mục này của Công ty biến động không ổn định qua 3 năm. Năm 2017 khoản mục này tăng 1.639 triệu đồng so với năm 2016, sang năm 2018, khoản mục này giảm đến 112,75%. Sự giảm mạnh của khoản mục này là khoản mục doanh thu khác có xu hướng biến động giảm mạnh (giảm 98,04%) trong khi khoản mục chi phí khác lại có xu hướng biến động tăng (tăng 158,51%) trong năm 2018. - Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: Biến động tăng giảm không đều trogn 3 năm qua. Nguyên nhân là do sự biến động của cac khoản mục lợi nhuận thuần từ hoạt đọng kinh doanh và lợi nhuận khác. - Lợi nhuận sau thuế Thu nhập doanh nghiệp của Công ty cũng có nhiều biến động tăng giảm không ổn định. Năm 2016, khoản mục này là 1.518 triệu đồng, đến năm 2017 giảm còn 998 triệu đồng sang 2018, khoản mục này lại tăng lên 1.071 triệu đồng. Sự biến động của khoản mục này là do sự biến động của lợi nhuận kế toán trước thuế và Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Thùy Linh 41
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa 2.1.4. Khái quát về tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế Công ty đã lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung: Kế toán trưởng Kế toán Tổng Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán thanh Thủ hợp và Giá Vật tư- Ngân công nợ toán tiền lương- quỹ thành Tài sản hàng Bảo hiểm Kế toán các Xí nghiệp trực thuộc Công ty Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Trong đó: - Kế toán trưởng: Ở Công ty, kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty, đảm bảo tổ chức bộ máy gọn, nhẹ, hoạt động có hiệu quả. Kế toán trưởng có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các công việc do nhân viên kế toán thực hiện đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc và Nhà nước về thông tin kế toán cung cấp. - Kế toán Tổng hợp và giá thành: Tập hợp các số liệu từ kế toán chi tiết, tính giá Trườngthành các công trình; tiĐạiến hành hạch họctoán tổng h ợp,Kinh lập các báo cáo ktếế toán, Huế thống kê, tổng hợp theo qui định của nhà nước và Công ty. Cung cấp các số liệu kế toán, thống kê cho Kế toán trưởng và Ban Giám Đốc khi được yêu cầu. Thực hiện công tác lưu trữ số liệu, sổ sách, báo cáo liên quan đến phần hành phụ trách đảm bảo an toàn, bảo mật. SVTH: Trần Thị Thùy Linh 42
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa - Kế toán Vật tư-Tài sản: Chịu trách nhiệm về việc kiểm kê, đối chiếu và xác nhận hàng hóa, vật tư, thiết bị, tài sản tại các kho công trình và công ty; Tiến hành làm các thủ tục nhập xuất NVL, ghi vào các sổ chi tiết; cung cấp các báo cáo liên quan khi có yêu cầu. - Kế toán ngân hàng: Có nhiệm vụ theo dõi tiền gửi tại ngân hàng, kiểm tra làm thủ tục theo chế độ tài chính và quy định của các ngân hàng, giao dịch với các ngân hàng (kể cả vay ngắn hạn) theo dõi khế ước vay và thời gian trả nợ, lưu giữ quản lý chứng từ gốc, cập nhật thông tin về tiền gửi vào sổ sách liên quan. - Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, phân tích các khoản công nợ phải thu, phải trả của khách hàng. Lập danh sách khoản nợ của các công ty, đơn vị khách hàng để sắp xếp lịch thu, chi trả đúng hạn, đúng hợp đồng, đúng thời hạn, đôn đốc, theo dõi và đòi các khoản nợ chưa thanh toán. - Kế toán tiền lương-bảo hiểm: Ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời về chất lượng và số lượng, kết quả lao động; Tính toán các khoản tiền lương, tiền thưởng và trợ cấp phải trả cho người lao động; Thanh toán, phân bổ các khoản chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương, BHXH; mở sổ, thẻ kế toán ghi chép, hạch toán các khoản lương và BHXH. - Kế toán các xí nghiệp trực thuộc Công ty: Có nhiệm vụ tổ chức công tác hạch toán ban đầu tại đơn vị như ghi chép ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu, theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng chính sách, chế độ. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu kế toán, báo cáo quyết toán định kỳ (các Tờ kê chi tiết và các Chứng từ ghi sổ, kèm theo chứng từ gốc) theo quy định của Công ty. 2.1.4.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán Hiện nay, Công ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp mới theo Thông tư 200/2014/TT-BTC do bộ Tài chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014. TrườngKỳ kế toán: Bắt đ ầuĐại từ ngày 01/01/20 học18, kết thúcKinh vào ngày 31/12/20 tế18 Huếtheo năm dương lịch SVTH: Trần Thị Thùy Linh 43
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa a) Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ Công ty sử dụng hệ thống chứng từ ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính. Trong phần hành kế toán NVL có các chứng từ chủ yếu sau: Chỉ tiêu nguyên vật liệu: Phiếu yêu cầu vật tư, Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho, Hoá đơn GTGT Chỉ tiêu lao động tiền lương: Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương, Bảng phân bổ tiền lương, Danh sách nộp BHXH, BHYT, KPCĐ Chỉ tiêu TSCĐ: Hợp đồng giao khoán nội bộ, Biên bản xin sửa chữa lớn, Biên bản đánh giá lại TSCĐ, Biên bản bàn giao TSCĐ Chỉ tiêu tiền tệ: Phiếu thu, Giấy đề nghị thanh toán, Phiếu chi, Giấy thanh toán tạm ứng b) Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản Hệ thống tài khoản được ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC do bộ Tài chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014. Ngoài ra để phù hợp với công tác hạch toán thì công ty còn sử dụng thêm các tiểu khoản để công việc hạch toán được rõ ràng và chính xác hơn. c) Tổ chức vận dụng hình thức sổ kế toán Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và quy mô hoạt động, Công ty đã lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán tại đơn vị theo hình thức Chứng từ ghi sổ với sự trợ giúp của phần mềm máy tính Microsoft Excel. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Thùy Linh 44
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa Chứng từ kế toán Sổ, Thẻ kế Sổ quỹ Tờ kê chi tiết toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp Sổ cái chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Chú thích: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán Theo hình thức này, trình tự ghi sổ kế toán được tiến hành như sau: Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán, Kế toán tiến hành phân loại chứng từ và lên các Tờ kê chi tiết, sau đó lên các Chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ được lập và chuyển lên cho Kế toán trưởng ký duyệt. Sau đó, Kế toán tổng hợp tiếp nhận để vào Sổ cái, mọi chứng từ đều được đánh số thứ tự và liên tục từ tháng đầu tiên cho đến tháng cuối cùng trong năm kế toán. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. TrườngCuối tháng, khóa s ổ Đạitính ra tổng sốhọctiền của các Kinhnghiệp vụ kinh t ế tếphát sinh Huế trên các Sổ chi tiết, cộng dồn lũy kế. Cuối quý, quyết toán tính Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ cái. Căn cứ vào Sổ cái để lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng SVTH: Trần Thị Thùy Linh 45
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. d) Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo Thông tư 200/2014/TT-BTC do bộ Tài chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014, bao gồm các báo cáo: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài ra để phục vụ công tác quản trị, Công ty còn lập các báo cáo chi tiết như: Báo cáo chi tiết giá thành các công trình, các báo cáo định mức, e) Các chính sách kế toán chủ yếu được áp dụng Phương pháp hạch toán HTK: Theo phương pháp kê khai thường xuyên Nguyên tắc ghi nhận HTK: Đánh giá theo nguyên tắc giá thực tế được quy định cụ thể cho từng loại vật tư hàng hoá Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Đánh giá theo nguyên giá Phương pháp khấu hao: Phương pháp khấu hao đường thẳng Phương pháp tính thuế VAT: Phương pháp khấu trừ 2.2. Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế 2.2.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế là Công ty xây lắp nên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất của Công ty có những đặc thù riêng. Để xây dựng các công trình, đoạn đường lớn Công ty cần sử dụng một Trườngkhối lượng lớn NVL, phongĐại phú và đahọc dạng về ch ủKinhng loại và quy cách, tế ví d ụHuếnhư nhựa đường, xi măng, cát sạn, thép, gạch SVTH: Trần Thị Thùy Linh 46
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa Hầu hết các NVL đều sử dụng trực tiếp cấu thành nên công trình. Chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí xây dựng công trình. Qua đó thấy được vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và sản xuất của Công ty. Ngoài việc thu mua, vận chuyển, bảo quản các loại vật liệu có đặc điểm khác nhau. Có loại vật mua ngay tại cửa hàng, đại lý vật liệu xây dựng trong địa bàn nên việc vận chuyển thuận lợi nhanh chóng. Có những loại vật liệu phải đến nơi khai thác để mua nên việc vận chuyển và bảo quản khá khó khăn gây hao hụt, mất mát và ảnh hưởng đến giá thành. 2.2.2. Phân loại nguyên vật liệu Tại Công ty, NVL được phân loại như sau: - NVL chính: Nhựa đường. Xi măng, cát, sỏi, sắt thép Gạch, vửa. - NVL phụ: Vôi, sơn, trụ phân làn - Nhiên liệu: Cung cấp nhiệt năng cho quá trình, phục do cho các máy móc hoạt động như: xăng, dầu, khí đốt - Phụ tùng thay thế: Các chi tiết dùng để sửa chữa, thay thế may móc, phương tiện vận tải như xăm, lốp - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Gồm các thiết bị cần lắp, công cụ, khí cụ và các vật liệu kết cấu để lắp công trình xây dựng cơ bản. - Phế liệu: Sắt thép vụn, phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý. TrườngViệc phân chia NVL giúpĐại kế toán dễhọcdàng quản lýKinh và tổ chức tài kho tếản tổ ngHuế hợp, chi tiết để phản ánh tình hình NVL hiện có của Công ty. SVTH: Trần Thị Thùy Linh 47
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa 2.2.3. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế Tại Công ty vật liệu được quản lý nghiêm ngặt từ khâu thu mua, sản xuất đến xuất dùng để tránh bị ứ đọng hoặc thâm hụt, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng NVL. Tất cả các NVL trước khi nhập kho điều được kiểm nghiệm đầy đủ, khi xuất kho phải đúng mục đích sử dụng. - Hệ thống kho bãi: Do đặc thù là Công ty xây lắp nên vật tư xây lắp của Công ty được bảo quản tại kho ngay tại công trình xây dựng. Tương ứng với mỗi kho sẽ có một thủ kho chịu trách nhiệm kiểm kê, thu nhận, cấp phát, bảo quản vật tư, theo dõi, ghi chép tình hình sử dụng hằng ngày. - Định mức tồn kho NVL: Công ty không xây dựng định mức tối đa, tối thiểu của NVL mà chỉ căn cứ vào thực tế yêu cầu phát sinh sẽ mua về theo Hợp đồng hoặc theo Giấy đề nghị cấp vật tư. 2.2.4. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế - Đối với NVL nhập kho: Phần lớn ở Công ty NVL chủ yếu là mua ngoài hoặc do bên giao thầu cung cấp. Vì vậy, giá NVL được tính như sau: + Đối với NVL mua ngoài: NVL của Công ty chủ yếu đặt mua ngoài là chính. Bên cạnh đó, Công ty thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ nên khi nhập kho giá trị thực tế NVL là giá chưa có thuế GTGT. NVL nhập kho đều do Công ty tự vận chuyển nên chi phí thu mua không tính vào giá thực tế nhập kho mà tính thẳng vào giá trị công trình. Giá nhập kho NVL được tính theo giá thực tế theo công thức: Giá thực Các khoản Các khoản thuế Giá mua ghi Trườngtế NVL = Đại học- gi ảKinhm trừ + không tế đư ợHuếc trên hóa đơn nhập kho (nếu có) giảm trừ + Đối với NVL do bên giao thầu cung cấp: Giá NVL do Hội đồng đánh giá xác định (bao gồm đại diện bên Công ty và đại diện bên giao thầu). SVTH: Trần Thị Thùy Linh 48
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa - Đối với NVL xuất kho: Được tính theo phương pháp thực tế đích danh. Ưu điểm của phương pháp này là tuân thủ nguyên tắc phù hợp doanh thu và chi phí, giá trị tồn kho phản ánh đúng giá trị của nó, phù hợp với đặc điểm của một Công ty xây lắp. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi các điều kiện khắc khe, nếu có quá nhiều loại NVL thì việc áp dụng phương pháp này rất khó. Ví dụ: Ngày 22/12/2018 Công ty mua 24.990kg nhựa đường đặc nóng 60/70 của Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu vật tư giao thông với đơn giá 11.400 đồng theo Hóa đơn số 0003861. Sau đó nhập xuất thẳng – Xí nghiệp Phú Lộc để phục vụ chương trình khắc phục hậu quả lũ lụt đường tỉnh 2 (đợt 2) theo Phiếu xuất kho số 152. Giá NVL thực tế nhập cũng như xuất kho sẽ chính bằng giá ghi trên Hóa đơn mà Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu vật tư giao thông chuyển sang. Giá NVL thực tế nhập = 24.990*11.400 = 284.886.000 đồng Giá NVL xuất kho = 284.866.000 đồng 2.2.5. Tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế 2.2.5.1. Tổ chức chế độ chứng từ Công ty sử dụng hệ thống chứng từ ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính. Về NVL bao gồm: - Phiếu nhập kho (Mẫu 01-VT) - Phiếu nhập kho (Mẫu 02-VT) - Hóa đơn GTGT - Phiếu yêu cầu vật tư Trường- Biên bản giao nhĐạiận hàng hóa học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Thùy Linh 49
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa 2.2.5.2. Tổ chức hệ thống tài khoản Hệ thống tài khoản được ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC do bộ Tài chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014. Bao gồm: TK 152 Nguyên vật liệu TK 1521 Nguyên vật liệu chính TK 1522 Nguyên vật liệu phụ TK 1523 Nhiên liệu TK 1524 Phụ tùng thay thế TK 1525 Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản TK 1526 Vật liệu khác 2.2.5.3. Tổ chức hình thức sổ kế toán Để hạch toán NVL, Công ty sử dụng một số loại sổ sách sau: - Sổ Cái - Sổ chi tiết vật tư TK152 - Thẻ kho - Báo cáo nhập- xuất- tồn 2.2.6. Phương pháp kế toán nguyên vật liệu 2.2.6.1. Trình tự luân chuyên chứng từ Với đặc điểm là một Công ty xây lắp nên: - Quy trình luân chuyển chứng từ NVL mua ngoài: TrườngDo NVL của Công tyĐại chủ yếu là họcmua ngoài đ ểKinhđáp ứng cho nhu tếcầu thi Huếcông, nên đa số NVL của Công ty đều Xuất nhập thẳng đến kho công trình tại các Xí nghiệp trực thuộc chứ không qua kho Công ty. Căn cứ vào tiến độ thi công công trình, thủ kho của công trình sẽ tiến hành kiểm kê số lượng hàng tồn, lên kế hoạch mua NVL gửi cho bộ SVTH: Trần Thị Thùy Linh 50
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa phận Kỹ thuật công trình. Bộ phận kỹ thuật lập Giấy đề nghị cấp vật tư với các thông tin về loại vật liệu, khối lượng rồi gửi cho phòng Kế toán. Tại đây, Kế toán vật tư tiến hành gọi điện Nhà cung cấp trong danh mục Nhà cung cấp của Công ty để tham khảo giá. Sau khi nhận được Bản báo giá (và Bản kết quả thí nghiệm NVL với cái loại NVL đặc biệt như nhựa đường ), kế toán gửi Bản kết quả thí nghiệm NVL cho Phòng kỹ thuật xem xét (nếu có) và gửi bản Thông báo giá cho Giám đốc ký duyệt, tiến hành gọi điện cho Nhà cung cấp đặt mua số lượng NVL theo Giấy đề nghị cấp vật tư. Sau khi nhận được yêu cầu từ kế toán Công ty, nhà cung cấp sẽ tiến hành giao hàng đến tại kho công trình. Đối với NVL chính: Khi NVL về đến kho công trình, thủ kho cùng với nhân viên kỹ thuật công trình tiến hành nhận hàng, kiểm kê số NVL nhận được. Sau khi tiến hành kiểm tra, đối chiếu với Biên bản giao nhận hàng, thủ kho cùng với đại diện bên giao hàng sẽ tiến hành ký xác nhận. Bên Nhà cung cấp sau khi giao hàng sẽ giao sẽ gửi hóa đơn GTGT cùng với Biên bản giao nhận hàng đến Phòng kế toán của Công ty. Kế toán sau khi nhận được hóa đơn GTGT và Biên bản giao nhận hàng hóa sẽ căn cứ vào đó thực hiện các thủ tục lập Phiếu nhập kho và Phiếu xuất kho cho lô NVL trên gồm 1 liên rồi photo gửi phiếu này xuống cho kế toán Xí nghiệp để làm căn cứ lập Phiếu nhập kho tại Xí nghiệp. Phiếu nhập kho được ký xác nhận của Người phụ trách lập, Người giao hàng, Kế toán trưởng và Giám đốc. Phiếu xuất kho cũng tương tự nhưng thay vì người giao hàng thì Người nhận hàng ký xác nhận. Đối với NVL phụ Khi hàng về kho tại chân công trình, thủ kho cùng đại diện công trình tiến hành Trườngkiểm tra, đối chiếu Hóa Đại đơn GTGT kèmhọc theo của NhàKinh cung cấp, sau tếđó tiến hànhHuế nhập kho tại công trình. Sau đó, hóa đơn này được chuyển lên Công ty để tiến hành các thủ tục lập Phiếu xuất kho, Nhập kho tương tự với NVL chính. SVTH: Trần Thị Thùy Linh 51
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa Ví dụ: Quy trình luân chuyển chứng từ của nghiệp vụ mua NVL chính của Công ty (nguồn: Phòng Kế toán-Tài vụ) Ngày 15/12/2018, đại diện công trình tại kho Phú Lộc – Xí nghiệp Phú Lộc gửi Giấy đề nghị cấp vật tư lên Công ty mang đến Phòng Quản lý giao thông, yêu cầu cấp nhựa đường đợt 2 để tu sửa đường khắc phục hậu quả lũ lụt đường tỉnh 2. Phòng Quản lý giao thông sẽ phê duyệt, ký xác nhận đơn này rồi chuyển lên Phòng kế toán. Biểu 2.1: Giấy đề nghị cấp vật tư từ công trình chuyển lên Cty CP QLĐB & XDCT TTH GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP VẬT TƯ Người yêu cầu: Nguyễn Thành Nhân Hiện công tác tại: Xí nghiệp SXBTN & XDCT Phú Lộc Phục vụ công trình: Khắc phục hậu quả lũ lụt đường tỉnh 2 Yêu cầu cấp một số vật tư sau: TT Tên vật tư Đơn vị Dự toán toàn Xin cấp Xin cấp Xin cấp tính công trình đợt 1 đợt 2 đợt cuối 1 Nhựa MC Kg 11.560 3.800 7.760 2 Nhựa đường kg 68.389 22.350 46.039 Huế ngày 15 tháng 12 năm 2018 Duyệt Phòng QLGT Đơn vị yêu cầu (đã ký) (đã ký) (đã ký) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Thùy Linh 52
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa Sau khi nhận được Giấy yêu cầu cấp vật tư, Kế toán vật tư sẽ tiến hành gọi điện cho các Nhà cung cấp cung cấp các NVL trên trong danh sách Nhà cung cấp đã ký hợp đồng cung cấp NVL với Công ty, tham khảo giá. Khi nhận được Giấy báo giá, Kế toán mang sang Phòng giám đốc để được ký duyệt. Bản kết quả thí nghiệm của các NVL Nhựa MC70 Nhà cung cấp chuyển đến sẽ được Phòng kỹ thuật xác nhận lại. Sau khi đã được xét duyệt tất cả, Kế toán sẽ gọi điện cho nhà cung cấp để đặt mua các NVL trên. Ở ví dụ này, nhà cung cấp là Công ty cổ phần Bachchambard Đà Nẵng. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Thùy Linh 53
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa Biểu 2.2: Thông báo giá của Công ty cổ phần BACHCHAMBARD Đà Nẵng CÔNG TY CỔ PHẦN BACHCHAMBARD ĐÀ NẴNG Đ/c: đường số 9- Khu CN Hòa Khánh- Q.Liên Chiểu – Đà Nẵng Tel/Fax: 0511 3 72 38 48 – 0511 3 73 01 43 Email: bachchambard.dng@gmail.com Website: bachchambard.vn Số: 191/2018/BG-NT Đà Nẵng, ngày 03 tháng 10 năm 2018 THÔNG BÁO GIÁ Kính gửi: CÔNG TY CP QLĐB & XDGT THỪA THIÊN HUẾ Công ty CP Bachchambard Đà Nẵng xin chân thành cám ơn sự quan tâm của quý Công ty đối với sản phẩm của Bach’Chambard. Do giá Nhựa đường và giá Dầu tăng nên có sự điều chỉnh về giá bán, chúng tôi xin báo giá sản phẩm chi tiết như sau: Stt Loại sản phẩm Đvt SL Đơn Địa điểm giá(đ) giao hàng 1 Nhũ tương nhựa đường CSS-1; CRS-1 Kg 01 9.400 T.T.Huế 2 Nhựa lỏng MC70; RC70 kg 01 15.900 Ghi chú: - Đơn giá trên chưa bao gồm thuế VAT 10% -Bên bán phục vụ phun tưới miễn phí 1. Chất lượng sản phẩm: Các loại sản phẩm của BACHCHAMBARD được sản xuất trên dây chuyền và công nghệ của Cộng hòa Pháp đạt tiêu chuẩn Châu Âu và TCVN 8817:2011; TCVN 8818:2011 2. Thời gian giao hàng: Công ty Bachchambard cam kết giao hàng 24/24h trong ngày kể cả ngày lễ, chủ nhật mà không tính thêm bất kỳ phụ phí nào. 3. Điều kiện thanh toán: Thanh toán theo hợp đồng 4. Hiệu lực báo giá: Có hiệu lực từ ngày 06/10/2018 cho đến khi có báo giá mới. Chân thành cám ơn sự quan tâm của Qúy Công ty. Trân trọng./ TrườngNơi nhận: Đại học KinhKT. TỔNG GIÁM tếĐ ỐHuếC - Như trên P. TỔNG GIÁM ĐỐC (đã ký) - Lưu: VPNM Xác nhận của khách hàng: SVTH: Trần Thị Thùy Linh 54
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa Biểu 2.3: Mẫu Kết quả thí nghiệm nhựa lỏng (MC70) của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng CTES CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CTES PHÒNG THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG Trụ sở chính: 37 Yên Thế - P. Hòa An Q. Cẩm Lệ -TP Đà Nẵng Điện thoại: 02363.741825 -Fax: 02363.741825 Email: inbox@CTES.com.vn – Website: www.ctes.com.vn Số 13/2018/LAS-XD1336 Đà Nẵng, ngày 03 tháng 10 năm 2018 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM NHỰA LỎNG Đơn vị yêu cầu: Công ty Cổ phần Bachchambard Đà Nẵng Nguồn gốc mẫu: Mẫu lấy tại nhà máy Bachchambard Đà Nẵng/Thí nghiệm định kì Ngày lấy mẫu: 01-10-18 Ngày thí nghiệm: 01-10-18 Người thí nghiệm: Mai Quốc Thìn – Võ Thành Lộc Số HĐ/Phiếu YCTN: 2602/2016/HĐTN-CTES Thiết bị thí nghiệm: Máy đo độ nhớt, độ chưng cất, máy kim lún, dãn dài YÊU CẦU KỸ STT CH ÊU THÍ NGHI TIÊU CHU ĐƠN K THU Ỉ TI ỆM ẨN TN V ẾT QUẢ ẬT TCVN Ị 8818-1:2011 I Thử nghiệm trên mẫu nhựa lỏng 1 độ nhớt Saybolt Furol ở 50°C TCVN 8817-2:2011 giây 105.5 60÷120 2 Nhiệt độ bắt lửa TCVN 8818-2:2011 °C 45.5 ≥38 3 Hàm lượng nước TCVN 8818-3:2011 % 0.078 ≤0.2 4 Thí nghiệm chưng cất TCVN 8818-4:2011 Hàm lượng chất lỏng thu được sau khi chưng cất ở 360°C 4.1 Chưng cất ở 225°C % 19.59 ≤20 Chưng cất ở 260°C % 58.32 20÷60 Chưng cất ở 316°C % 87.10 65÷90 Hàm lượng nhựa thu được sau khi 4.2 % 70.63 ≥55 chưng cất ở 360°C II Thử nghiệm trên mẫu nhựa thu được sau chưng cất 1 Độ kim lún ở 25°C TCVN 7495:2005 0.1mm 146 120÷150 2 Độ dãn dài ở 25°C, 5cm/phút TCVN 7496:2005 cm >100 ≥100 3 Độ hòa tan trong Tricloetylen TCVN 7500:2005 % 99.03 ≥99 TrườngThí nghiệm Đại Phòng học thí nghiệm Kinh Giám đtếốc Huế (đã ký) (đã ký) (đã ký) SVTH: Trần Thị Thùy Linh 55
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa Nhựa đường MC70 sẽ được Công ty cung cấp chia làm 3 đợt vận chuyển đến kho Phú Lộc với tổng khối lượng là 6.750kg, thủ kho cùng với bộ phận kỹ thuật công trình tại Kho Phú Lộc tiến hành kiểm tra quy cách phẩm chất, số lượng của NVL mang đến, rồi ký xác nhận vào Biên bản nghiệm thu và giao nhận hàng hóa, có ký xác nhận của Đơn vị giao hàng. Sau đó, Công ty cung cấp sẽ gửi Hóa đơn GTGT số 001469 Biên bản nghiệm thu khối lượng và giao nhận hàng đến Phòng kế toán tại Công ty. Thủ kho dưới công trình cũng sẽ căn cứ vào số hàng nhận được, lập lại Giấy yêu cầu cấp vật tư gửi lại cho Phòng kế toán tại Công ty. Biểu 2.4: Giấy đề nghị cấp vật tư khi Nhựa MC70 đã về nhập kho CÔNG TY C PH N Ổ Ầ GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP VẬT TƯ QLĐB & XDCT TT HUẾ Người yêu cầu: Nguyễn Thành Nhân Hiện công tác: Xí Nghiệp SX BTN & XDCT Phú Lộc Phục vụ công trình: Khắc phục lũ lụt đường tỉnh 2 (Đợt 2) Yêu cầu một số vật tư sau: Stt Tên vật tư ĐVT Khối lượng Số lần nhận Lũy kế khối lượng đã nhận (kg) 1 Nhựa MC kg 6750 3 7782 Huế, ngày 23 tháng 12 năm 2018 Kế toán vật tư Người yêu cầu Trường(đã ký) Đại học Kinh (đã ký)tế Huế SVTH: Trần Thị Thùy Linh 56
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa Biểu 2.5: Hóa đơn GTGT của Công ty cổ phần Bachchambard Đà Nẵng khi mua 6.750kg Nhựa lỏng MC70 HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01GTKT3/002 Liên 2: Giao cho người mua Ký hiệu: NT/17P Ngày 23 tháng 12 năm 2018 Số: 0001469 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN BACHCHAMBARD ĐÀ NẴNG Mã số thuế: 0401695782 Địa chỉ: Đường số 9 KCN Hòa Khánh Bắc, Q. Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam Điện thoại: 0236.3723.848 – Fax: 0236.3730.143 Số tài khoản: 119000157276 tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Đà Nẵng 56010000180922 tại Ngân hàng TMCP Đầy tư và Phát triển Việt Nam – CN Hải Vân Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị: Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế Địa chỉ: A135 Phạm văn Đồng, Phường Vỹ Dạ, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam Số tài khoản: Hình thức thanh toán: CK Mã số thuế: 3300100385 STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6=4x5 1 Nhựa lỏng (MC70) Kg 6.750 15.900 107.325.000 Cộng tiền hàng: 107.325.000 Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 10.732.500 Tổng cộng tiền thanh toán: 118.057.500 Số tiền bằng chữ: Một trăm mười tám triệu không trăm năm mươi bảy ngàn năm trăm đồng chẵn. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (đã ký) (đã ký) (đã ký) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Thùy Linh 57
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa Biểu 2.6: Mẫu Biên bản nghiệm thu khối lượng và bàn giao hàng hóa khi 2.500kg Nhựa lỏng MC 70 đưa đến kho vào ngày 20/12/2018 CÔNG TY CỔ PHẦN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BACHCHAMBARD ĐÀ NẴNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 2532 /BBGN-DN BIÊN BẢN NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG VÀ BÀN GIAO NHẬN HÀNG HÓA Hôm nay, ngày 20 tháng 12 năm 2018 Tại công trường tỉnh lộ Phú Mậu, Phú Vang, TT-Huế I. ĐẠI DIỆN BÊN GIAO: CÔNG TY CỔ PHẦN BACHCHAMBARD ĐÀ NẴNG 1. Ông: Võ Văn Lượng Chức vụ: Tổng Giám Đốc 2. Ông: Võ Vĩnh Hà Chức vụ: Lái xe II. ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN: Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng giao thông TT-Huế (XNBT: Phú Lộc) 1. Ông: Lê Bá Hiếu Chức vụ: Kỹ thuật 2. Ông: Chức vụ: Hai bên tiến hành nghiệm thu khối lượng và giao nhận hàng hóa như sau: A) Nhựa MC70 1. Kết quả kiểm tra niêm phong kẹp chì: 2. Khối lượng xe hàng đến nhập hàng (Số đo đầu): 3. Khối lượng xe hàng khi đã giao xong (Số đo cuối): 4. Khối lượng hàng thực giao: 2.550kg Bằng chữ: Hai ngàn năm trăm năm mươi kilogam B) Khối lượng phun tưới nhựa: Đây là cơ sở để hai bên chủ thể Hợp đồng thanh toán khối lượng với nhau sau này. Biên bản được lập thành 2 bản mỗi bên giữ 1 bản có giá trị như nhau. ĐẠI DIỆN BÊN GIAO ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN TrườngĐơn vị bán Ngư ờĐạii giao hàng học Đơn vKinhị mua Ngư tếời nhậ n Huếhàng (đã ký) (đã ký) (đã ký) (đã ký) SVTH: Trần Thị Thùy Linh 58
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa Biểu 2.7: Biên bản nghiệm thu khối lượng và bàn giao hàng hóa khi 2.500kg Nhựa lỏng MC 70 đưa đến kho vào ngày 21/12/2018 BIÊN BẢN NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG VÀ BÀN GIAO NHẬN HÀNG HÓA Hôm nay, ngày 21 tháng 12 năm 2018 Tại công trường tỉnh lộ 2 Phú Mậu, Phú Vang, TT-Huế III. ĐẠI DIỆN BÊN GIAO: CÔNG TY CỔ PHẦN BACHCHAMBARD ĐÀ NẴNG 3. Ông: Võ Văn Lượng Chức vụ: Tổng Giám Đốc 4. Ông: Nguyễn Văn Chinh Chức vụ: Lái xe IV. ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN: Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng giao thông TT-Huế (XNBT: Phú Lộc) 3. Ông: Lê Bá Hiếu Chức vụ: Kỹ thuật 4. Ông: Chức vụ: Hai bên tiến hành nghiệm thu khối lượng và giao nhận hàng hóa như sau: C) Nhựa MC70 5. Kết quả kiểm tra niêm phong kẹp chì: 6. Khối lượng xe hàng đến nhập hàng (Số đo đầu): 7. Khối lượng xe hàng khi đã giao xong (Số đo cuối): 8. Khối lượng hàng thực giao: 2.500kg Bằng chữ: Hai ngàn năm trăm kilogam D) Khối lượng phun tưới nhựa: Đây là cơ sở để hai bên chủ thể Hợp đồng thanh toán khối lượng với nhau sau này. Biên bản được lập thành 2 bản mỗi bên giữ 1 bản có giá trị như nhau. ĐẠI DIỆN BÊN GIAO ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN Đơn vị bán Người giao hàng Đơn vị mua Người nhận hàng (đã ký) (đã ký) (đã ký) (đã ký) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Thùy Linh 59
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Thị Kim Thoa Biểu 2.8: Biên bản nghiệm thu khối lượng và bàn giao hàng hóa khi 2.500kg Nhựa lỏng MC 70 đưa đến kho vào ngày 23/12/2018 BIÊN BẢN NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG VÀ BÀN GIAO NHẬN HÀNG HÓA Hôm nay, ngày 23 tháng 12 năm 2018 Tại công trường tỉnh lộ 2 Phú Mậu, Phú Vang, TT-Huế V.ĐẠI DIỆN BÊN GIAO: CÔNG TY CỔ PHẦN BACHCHAMBARD ĐÀ NẴNG 5. Ông: Võ Văn Lượng Chức vụ: Tổng Giám Đốc 6. Ông: Võ Vĩnh Hà Chức vụ: Lái xe VI. ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN: Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng giao thông TT-Huế (XNBT: Phú Lộc) 5. Ông: Lê Bá Hiếu Chức vụ: Kỹ thuật 6. Ông: Chức vụ: Hai bên tiến hành nghiệm thu khối lượng và giao nhận hàng hóa như sau: E) Nhựa MC70 9. Kết quả kiểm tra niêm phong kẹp chì: 10. Khối lượng xe hàng đến nhập hàng (Số đo đầu): 11. Khối lượng xe hàng khi đã giao xong (Số đo cuối): 12. Khối lượng hàng thực giao: 1700kg Bằng chữ: Một nghìn bảy trăm kilogam F) Khối lượng phun tưới nhựa: Đây là cơ sở để hai bên chủ thể Hợp đồng thanh toán khối lượng với nhau sau này. Biên bản được lập thành 2 bản mỗi bên giữ 1 bản có giá trị như nhau. ĐẠI DIỆN BÊN GIAO ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN Đơn vị bán Người giao hàng Đơn vị mua Người nhận hàng (đã ký) (đã ký) (đã ký) (đã ký) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Thùy Linh 60