Khóa luận Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD - TM Cao Minh

pdf 117 trang thiennha21 20/04/2022 4200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD - TM Cao Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_nguyen_vat_lieu_cong_cu_dung_cu_tai_cong_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD - TM Cao Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH XD-TM CAO MINH Ngành : KẾ TOÁN Chuyên ngành : KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Giảng viên hƣớng dẫn : TS. PHAN MỸ HẠNH Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ THANH HẰNG Mã số sinh viên : 1054030173 Lớp: 10DKTC05 TP. Hồ Chí Minh, 2014
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục tiêu nghiên cứu 1 III. Phạm vi của đề tài 2 IV. Phƣơng pháp nghiên cứu 2 V. Bố cục của đề tài 2 CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN (LÝ THUYẾT CHUNG) NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP 3 1.1 Tổng quan về kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ trong hoạt động xây lắp của doanh nghiệp 3 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý NVL 3 1.1.1.1 Khái niệm 3 1.1.1.2 Đặc điểm 3 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý CCDC 3 1.1.2.1 Khái niệm 3 1.1.2.2 Đặc điểm 4 1.1.3 Yêu cầu quản lý NVL – CCDC 4 1.1.4 Nhiệm vụ kế toán NVL – CCDC 4 1.2 Phân loại và đánh giá NVL – CCDC 5 1.2.1 Phân loại NVL – CCDC 5 1.2.1.1 Phân loại NVL 5 1.2.1.2 Phân loại CCDC 6 1.2.2 Đánh giá NVL – CCDC 6 1.2.2.1 Đánh giá NVL nhập kho 6 1.2.2.2 Đánh giá NVL xuất kho 8 1.3 Vị trí, vai trò của NVL – CCDC trong sản xuất kinh doanh 10 1.4 Các chứng từ và sổ sách liên quan 11 1.4.1 Chứng từ 11 1.4.2 Sổ sách 11 1.5 Phƣơng pháp kế toán chi tiết NVL – CCDC 11 1.5.1 Phƣơng pháp thẻ song song 11 1.5.2 Phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển 12 v
  3. 1.5.3 Phƣơng pháp số dƣ 13 1.6 Kế toán tổng hợp nhập - xuất NVL – CCDC 14 1.6.1 Phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên 14 1.6.1.1 Đặc điểm 14 1.6.1.2 Tài khoản sử dụng 14 1.6.1.3 Phƣơng pháp hạch toán 15 1.6.2 Phƣơng pháp kiểm kê định kỳ 22 1.6.2.1 Đặc điểm 22 1.6.2.2 Tài khoản sử dụng 22 1.6.2.3 Phƣơng pháp hạch toán 23 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƢƠNG MẠI CAO MINH 25 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Xây Dựng Thƣơng Mại CAO MINH. 25 2.1.1 Lịch sử hình thành 25 2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công Ty 25 2.1.1.2 Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, đặc điểm kinh doanh 26 2.1.1.3 Cơ cấu vốn 26 2.1.2 Bộ máy tổ chức tại công ty 27 2.1.3 Tình hình nhân sự 29 2.1.3.1 Cơ cấu nhân sự của công ty 29 2.1.3.1.1 Cơ cấu nhân sự theo trình độ học vấn 29 2.1.3.1.2 Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi 30 2.1.4 Doanh thu hoạt động qua các năm 31 2.1.5 Giới thiệu phòng kế toán tài chính 31 2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán 31 2.1.5.1.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán 31 2.1.5.1.2 Chức năng, nghĩa vụ, quyền hạn của từng thành viên trong bộ máy . 32 2.1.6 Hệ thống thông tin kế toán trong công ty 34 2.1.6.1 Phần mềm kế toán tại công ty TNHH XD – TM Cao Minh 34 2.1.6.2 Phần mềm kế toán tại công ty TNHH XD – TM Cao Minh 36 2.1.7 Tổ chức công tác kế toán 37 vi
  4. 2.1.7.1 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 37 2.1.7.2 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 37 2.1.7.4 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 38 2.1.8 Kết luận về công tác kế toán tại công ty 39 2.1.8.1 Thuận lợi 39 2.1.8.2 Khó khăn 39 2.2 Thực trạng kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty TNHH XD – TM Cao Minh 40 2.2.1 Nguồn NVL – CCDC của công ty TNHH XD – TM Cao Minh 40 2.2.1.1 Phân loại NVL – CCDC 40 2.2.1.2 Nhiệm vụ kế toán NVL - CCDC tại công ty 40 2.2.1.3 Nguồn cung cấp NVL - CCDC 41 2.2.2 Tổ chức công tác kế toán NVL - CCDC tại công ty 41 2.2.2.1 Thủ tục nhập kho 41 2.2.2.2 Thủ tục xuất kho 42 2.2.3 Phƣơng pháp tính giá NVL – CCDC 42 2.2.3.1 Tính giá NVL – CCDC nhập kho 42 2.2.4 Hạch toán chi tiết NVL – CCDC tại công ty 45 2.2.4.1 Chứng từ sử dụng 45 2.2.4.2 Sổ kế toán chi tiết NVL – CCDC 45 2.2.4.3 Phƣơng pháp hạch toán chi tiết NVL – CCDC 45 2.2.5 Kế toán tổng hợp nhập – Xuất NVL -CCDC tại công ty 58 2.2.5.1 Phƣơng pháp kế toán sử dụng 58 2.2.5.2 Tài khoản sử dụng cho hạch toán kế toán NVL – CCDC 58 2.2.5.3 Kế toán tổng hợp nhập – xuất NVL 58 2.2.5.4 Kế toán tổng hợp nhập – xuất CCDC 68 CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƢƠNG MẠI CAO MINH 75 3.1 Nhận xét và đánh giá chung về công tác kế toán NVL – CCDC tại công ty TNHH Xây Dựng Thƣơng Mại Cao Minh 75 3.1.1 Nhận xét chung 75 vii
  5. 3.1.2 Ƣu điểm 75 3.1.3 Hạn chế 77 3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL – CCDC tại công ty TNHH Xây Dựng Thƣơng Mại Cao Minh 78 KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 viii
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TNHH Trách nhiệm hữu hạn XD-TM Xây Dựng – Thƣơng Mại NVL Nguyên vật liệu CCDC Công cụ dụng cụ TSCĐ Tài sản cố định DN Doanh nghiệp GTGT Giá trị gia tăng TK Tài khoản SXKD Sản xuất kinh doanh XDCB Xây dựng cơ bản ĐKKD Đăng kí kinh doanh BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp KPCĐ Kinh phí công đoàn BP Bộ Phận VT Vật Tƣ ĐH Đặt hàng QĐ-BTC Quyết định-Bộ Tài Chính TSCĐ Tài sản cố định TK Tài khoản HĐ Hóa đơn CSDL Cơ sở dữ liệu DN Doanh nghiệp PN Phiếu nhập PC Phiếu chi KVLAI Khách hàng vãng lai PX Phiếu xuất Cty Công ty DNTN Doanh nghiệp tƣ nhân CP TM & DV Cồ phần Thƣơng Mại và Dịch Vụ MS Mã số ĐVT Đơn vị tính QC Quy cách P.KHVT Phòng kế hoạch vật tƣ PX Phân xƣởng ix
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự theo trình độ của Công ty TNHH XD – TM Cao Minh 29 Bảng 2.2: Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi của Công ty TNHH XD – TMCao Minh 30 Bảng 2.3: Doanh thu qua các năm của Công ty TNHH XD – TM Cao Minh 31 x
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Sơ đồ 1.1: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phƣơng pháp thẻ song song 12 Sơ đồ 1.2: Kế toán chi tiết theo phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển 13 Sơ đồ 1.3: Kế toán chi tiết theo phƣơng pháp sổ số dƣ 14 Sơ đồ 1.4: Hạch toán tổng hợp NVL,CCDC theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên 21 Sơ đồ 1.5: Hạch toán tổng hợp NVL,CCDC theo phƣơng pháp kiểm kê kỳ 24 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty TNHH TM-XD Cao Minh 27 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 32 Sơ đồ 2.3: Phần mềm kế toán tại công ty TNHH XD-TM Cao Minh 35 Hình ảnh 2.1: Giao diện Phần mềm Kế toán Misa Công ty TNHH XD – TM Cao Minh 36 Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật Ký Chung. 38 Sơ đồ 2.5: Sơ đồ phƣơng pháp thẻ song song tại công ty TNHH Cao Minh 45 Sơ đồ 2.6: Sơ đồ hạch toán tổng hợp Nhập – Xuất nguyên vật liệu 62 Sơ đồ 2.7: Sơ đồ hạch toán tổng hợp Nhập – Xuất Công cụ dụng cụ 72 xi
  9. LỜI MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Bƣớc vào thời kỳ đổi mới, làm quen với môi trƣờng cạnh tranh mới, cũng nhƣ các doanh nghiệp trong nƣớc khác, công ty đã gặp phải không ít khó khăn. Song, công ty đã nhanh chóng khắc phục những khó khăn và vƣơn lên mạnh mẽ. Tuy nhiên, để đứng vững trên thị trƣờng có sức cạnh tranh cao nhƣ hiện nay đòi hỏi công ty phải chú trọng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Trong thời gian ngắn nghiên cứu và tìm hiểu về thực tế quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty TNHH XD – TM Cao Minh, với một khối lƣợng NVL lớn khác nhau nên ít nhiều công ty sẽ phải gặp những khó khăn trong quá trình theo dõi và quản lý trong công tác kế toán tại công ty nhƣ: + Việc sử dụng hệ thống tài khoản NVL – CCDC. + Về công tác kế toán NVL – CCDC. + Các báo cáo kế toán liên quan đến NVL – CCDC. + Trình độ nhân viên kế toán. Chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí Nguyên vật liệu – Công cụ dụng cụ cũng làm ảnh hƣởng đáng kể đến giá thành và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, quá trình thu mua, bảo quản dự trữ, hạch toán và sử dụng Nguyên vật liệu – Công cụ dụng cụ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm chi phí, giảm giá thành và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đứng trƣớc yêu cầu đó thì kế toán có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức hạch toán chi phí Nguyên vật liệu – Công cụ dụng cụ. Đây cũng là một vấn đề đáng đƣợc các doanh nghiệp quan tâm trong điều kiện hiện nay. Nhận thức đƣợc điều này, sau thời gian ngắn tìm hiểu thực tập về công tác kế toán ở Công ty TNHH XD – TM Cao Minh nên em chọn đề tài: “Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh”. II. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu thực tế và hạch toán kế toán tại Công ty TNHH XD-TM Cao Minh và đặc biệt là kế toán Nguyên vật liệu – Công cụ dụng cụ. - So sánh giữa lý luận và thực tiễn tại công ty. - Học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tế, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. 1
  10. III. Phạm vi của đề tài - Giới hạn về không gian: Công ty TNHH XD-TM Cao Minh. - Giới hạn về thời gian: Số liệu sử dụng trong đề tài là năm 2012. - Giới hạn về nội dung: Kế toán Nguyên vật liệu – Công cụ dụng cụ. IV. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp thu thập số liệu:  Phỏng vấn, quan sát, thu thập tài liệu từ công ty tại phòng kế toán.  Thu thập thêm thông tin từ báo chí và Internet. - Phƣơng pháp quan sát. - Phƣơng pháp đánh giá. - Phƣơng pháp so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn. V. Bố cục của đề tài Nội dung đề tài gồm có ba chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận (lý thuyết chung) nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp. Chƣơng 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty TNHH Xây Dựng Thƣơng Mại Cao Minh. Chƣơng 3: Nhận xét và kiến nghị công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty TNHH Xây Dựng Thƣơng Mại Cao Minh. 2
  11. CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ trong hoạt động xây lắp của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý NVL 1.1.1.1 Khái niệm Nguyên vật liệu trong hoạt động xây lắp của doanh nghiệp là những đối tƣợng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng chủ yếu cho quá trình chế tạo sản phẩm. Thông thƣờng giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản phẩm. Do đó, việc quản lý và sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả góp phần hạ giá thành và nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. 1.1.1.2 Đặc điểm Sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng là các công trình, hạng mục công trình có kết cấu phức tạp, thời gian thi công dài, giá trị công trình lớn. Do vậy, NVL dùng trong doanh nghiệp xây lắp rất đa dạng, phong phú về chủng loại, phức tạp về kỹ thuật. Trong mỗi quá trình sản xuất, NVL không ngừng chuyển hóa về mặt hình thái và giá trị nhƣ sau: - Về mặt hình thái: + Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ thi công công trình. - Về mặt giá trị: + Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo thành hình thái sản xuất vật chất của sản phẩm. + Nguyên vật liệu thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong trong toàn bộ chi phí sản xuất cũng nhƣ trong giá thành sản phẩm. Do vậy tăng cƣờng công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu tốt sẽ đảm bảo sử dụng có hiệu quả tiết kiệm nguyên vật liệu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý CCDC 1.1.2.1 Khái niệm - Công cụ dụng cụ là tƣ liệu lao động không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ (theo quy định hiện hành giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 10 triệu đồng, thời gian sử dụng từ một năm trở xuống). Những tƣ liệu lao động sau đây không phân biệt giá trị và thời gian sử dụng vẫn đƣợc coi là CCDC: 3
  12. . Các loại giàn giáo ván khuôn chuyên dùng cho hoạt động xây lắp . Các dụng cụ đồ nghề bằng thuỷ tinh sành sứ . Quần áo, dày giép chuyên dùng để làm việc . Các loại bao bì 1.1.2.2 Đặc điểm - Về mặt hình thái: + CCDC tham gia vào nhiều chu kì hoạt động sản xuất kinh doanh, trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất, vẫn giữ nguyên cho đến lúc bị hỏng. - Về mặt giá trị: + Trong quá trình sử dụng, giá trị công cụ dụng cụ chuyển dịch vào từng phần, vào chi phí sản xuất kinh doanh + Một số CCDC có giá trị thấp, thời gian sử dụng ngắn, cần thiết phải dự trữ cho quá trình sản xuất kinh doanh. 1.1.3 Yêu cầu quản lý NVL – CCDC - Tập trung quản lý chặt chẽ, có hiệu quả vật liệu trong quá trình thu mua dự trữ bảo quản và sử dụng. - Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán nguyên vật liệu chặt chẽ và khoa học là công cụ quan trọng để quản lý tình hình thu mua nhập, xuất, bảo quản sử dụng vật liệu. - Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm kê định kỳ nhằm ngăn chặn các hiện tƣợng tiêu cực. 1.1.4 Nhiệm vụ kế toán NVL – CCDC - Lựa chọn phƣơng pháp kế toán chi tiết, phƣơng pháp kế toán tổng hợp và phƣơng pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho phù hợp với đặc điểm, tình hình của doanh nghiệp nhằm một mặt nâng cao hiệu quả của quá trình quản lý, mặt khác tiết kiệm nhân công và giảm áp lực lên công việc của phòng kế toán. - Vận dụng đúng đắn các phƣơng pháp hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ. Hƣớng dẫn kiểm tra các bộ phận, đơn vị thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình dự trữ và tiêu hao vật liệu, công cụ dụng cụ. Phát hiện và xử lý kịp thời vật liệu, công cụ dụng cụ thừa, thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất, ngăn ngừa việc sử dụng lãng phí. 4
  13. - Tham gia kiểm kê đánh giá lại vật liệu, công cụ dụng cụ theo chế độ quy định của nhà nƣớc, lập báo cáo kế toán về vật liệu, dụng cụ phục vụ cho công tác lãnh đạo và quản lý, điều hành phân tích kinh tế. 1.2 Phân loại và đánh giá NVL – CCDC 1.2.1 Phân loại NVL – CCDC 1.2.1.1 Phân loại NVL Có rất nhiều tiêu thức phân loại NVL, nhƣng thông thƣờng kế toán chỉ sử dụng một số tiêu thức cơ bản để phân loại NVL.  Căn cứ vào tính năng sử dụng của NVL mà kế toán có thể phân thành các nhóm sau: - NVL chính: Là loại nguyên vật liệu không thể thiếu trong quá trình thi công xây lắp NVL chúng thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong thông số nguyên vật liệu của doanh nghiệp sau quá trình thi công, hình thái của nguyên vật liệu chính thay đổi hoàn toàn để hình thành công trình. - NVL phụ: là những loại NVL có tác dụng phụ trong quá trình thi công xây lắp, đƣợc sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu để hoàn thiện và nâng cao tính năng chất lƣợng của sản phẩm hoặc đƣợc dùng để đảm bảo cho công cụ lao động hoạt động bình thƣờng hoặc để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý nhƣ dầu mỡ bôi trơn, dầu nhờn. - Nhiên liệu: là một loại vật liệu phụ có tác dụng cung cấp nhiệt lƣợng cho quá trình sản xuất. Ví dụ: Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng (xăng, dầu.v.v.), thể khí (ga, khí đốt.v.v), và ở thể rắn (các loại than.v.v). - Phụ tùng thay thế: là những loại vật tƣ, sản phẩm phụ tùng dùng để thay thế, sửa chữa các loại máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải. Ví dụ: Các loại ốc, đinh vít, bu loong để thay thế sửa chữa các máy móc thiết bị; các loại vỏ, ruột xe khác nhau để thay thế các phƣơng tiện vận tải. - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là những loại vật liệu, thiết bị dùng trong xây dựng cơ bản (gạch, đá, xi măng, sắt thép). Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả các thiết bị, phƣơng tiện cần lắp, không cần lắp, CCDC và vật kết cấu dùng vào các công trình XDCB nhƣ các loại thiết bị điện, các loại thiết bị vệ sinh. - Phế liệu: là những phần vật chất mà doanh nghiệp có thể thu hồi đƣợc trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 5
  14.  Căn cứ vào nguồn cung cấp, kế toán có thể phân loại NVL thành các nhóm sau:  NVL mua ngoài: là loại NVL do doanh nghiệp mua ngoài mà có, thông thƣờng là mua của các nhà cung cấp.  NVL tự chế biến: do doanh nghiệp tự sản xuất ra để sản xuất sản phẩm.  NVL thuê ngoài gia công: là loại NVL không phải do DN SX, mà cũng không phải mua ngoài, mà do DN thuê ở các cơ sở gia công.  NVL nhận vốn góp liên doanh: là loại NVL do các bên liên doanh góp vốn theo thỏa thuận trên hợp đồng.  NVL đƣợc cấp, thƣởng: là loại NVL do đơn vị cấp trên cấp theo quy định. 1.2.1.2 Phân loại CCDC Tƣơng tự NVL thì CCDC cũng đƣợc phân chia thành từng nhóm chi tiết tùy theo yêu cầu quản lý và công tác kế toán của từng DN. Để phục vụ cho công tác kế toán quản lý đƣợc thuận lợi thì toàn bộ CCDC đƣợc chia thành 3 loại: - Công cụ dụng cụ lao động: dụng cụ gỡ lắp, dụng cụ đồ nghề, dụng cụ quản lý, dụng cụ áo bảo vệ lao động, khuôn mẫu, lán trai. - Bao bì luân chuyển. - Đồ nghề cho thuê 1.2.2 Đánh giá NVL – CCDC 1.2.2.1 Đánh giá NVL nhập kho Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cấu thành nên hàng tồn kho, do đó kế toán nguyên, vật liệu phải tuân thủ theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho. Hàng tồn kho đƣợc tính theo giá gốc, trƣờng hợp giá trị thuần có thể đƣợc thực hiện thấp hơn giá trị gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc. Giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc là giá bán ƣớc tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thƣờng trừ đi chi phí ƣớc tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ƣớc tính cần thiết cho việc tiêu thụ đúng. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có đƣợc hàng tồn kho ở thời điểm và trạng thái hiện tại. Để có thể theo dõi sự biến động của nguyên, vật liệu và tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế có liên quan đến nguyên, vật liệu, doanh nghiệp cần thực hiện việc tính giá nguyên, vật liệu. Tính giá nguyên vật liệu là phƣơng pháp kế toán dùng thƣớc đo tiền tệ để thể hiện trị giá của nguyên, vật liệu nhập - xuất và tồn kho trong kỳ. 6
  15. Nguyên vật liệu của doanh nghiệp có thể đƣợc tính giá theo giá thực tế hoặc giá hạch toán. Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho đƣợc xác định tùy theo từng nguồn nhập, từng lần nhập cụ thể sau: - Nguyên vật liệu mua ngoài: Trị giá thực Giá mua trên hóa Chi phí thu mua Các khoản tế của NL, VL = đơn (Cả thuế NK + (kể cả hao mòn - giảm trừ phát ngoại nhập nếu có) trong định mức) sinh khi mua + Trƣờng hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế (GTGT) theo phƣơng pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tƣợng chịu thuế GTGT, hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi dự án thì giá trị nguyên vật liệu mua vào đƣợc phản ánh theo tổng giá trị thanh toán bao gồm cả thuế GTGT đầu vào không đƣợc khấu trừ (nếu có). + Trƣờng hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phƣơng pháp khấu trừ thì giá trị của nguyên vật liệu mua vào đƣợc phản ánh theo giá mua chƣa có thuế. Thuế GTGT đầu vào khi mua nguyên vật liệu và thuế GTGT đầu vào của dịch vụ vận chuyển, bốc xếp, bảo quản đƣợc khấu trừ và hạch toán vào tài khoản 133. + Đối với nguyên vật liệu mua ngoài bằng ngoại tệ thì phải đƣợc quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch. Thuế không Chi phí mua Các khoản Giá gốc = Giá mua + hoàn lại + hàng (nếu có) - giảm trừ (nếu có) (nếu có) - Vật liệu do tự chế biến: Trị giá thực tế vật liệu do tự chế biến nhập lại kho bao gồm trị giá thực tế của vật liệu xuất ra để chế biến và chi phí chế biến. Giá thực tế = Giá thực tế vật liệu + Chi phí nhập kho xuất chế biến chế biến - Vật liệu thuê ngoài gia công: Trị giá thực tế vật liệu thuê ngoài gia công nhập lại kho bao gồm trị giá thực tế của vật liệu xuất ra để thuê ngoài gia công, chi phí gia công và chi phí vận chuyển từ kho của doanh nghiệp đối với gia công và từ nơi gia công về lại kho của doanh nghiệp. Giá thực tế = Giá thực tế + Chi phí + Chi phí nhập kho thuê ngoài gia công gia công vận chuyển 7
  16. - Nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh Trị giá thực tế nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần là giá thực tế các bên tham gia góp vốn chấp nhận. Giá thực tế = Giá thỏa thuận giữa các + Chi phí liên quan nhập kho bên tham gia góp vốn (nếu có) 1.2.2.2 Đánh giá NVL xuất kho Vì nguyên vật liệu đƣợc nhập kho ở thời điểm khác nhau theo những nguồn nhập khác nhau và theo giá thực tế nhập kho khác nhau, nên doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phƣơng pháp tính giá sau: - Phƣơng pháp tính theo giá thực tế đích danh Phƣơng pháp tính theo giá thực tế đích danh là xác định giá xuất kho từng loại nguyên, vật liệu theo giá thực tế của từng lần nhập, từng nguồn nhập cụ thể. Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng, các mặt hàng có giá trị lớn hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện đƣợc. Giá trị hàng = Số lượng hàng xuất x Đơn giá xuất xuất trong kỳ trong kỳ tương ứng Ưu điểm: Xác định đƣợc chính xác giá vật tƣ xuất làm cho chi phí hiện tại phù hợp với doanh thu hiện tại. Nhược điểm: Trong trƣờng hợp đơn vị có nhiều mặt hàng, nhập xuất thƣờng xuyên thì khó theo dõi và công việc của kế toán chi tiết vật liệu sẽ rất phức tạp. - Phƣơng pháp nhập trƣớc – xuất trƣớc (FIFO) Theo phƣơng pháp này, giả thiết rằng số vật liệu vào nhập trƣớc thì xuất trƣớc, xuất hết số nhập trƣớc mới đến số nhập sau theo giá thực tế của lô hàng xuất. Theo phƣơng pháp này thì giá trị hàng xuất kho đƣợc tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho đƣợc tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kì hoặc gần cuối kỳ. Ưu điểm + Phản ánh tƣơng đối chính xác giá trị nguyên vật liệu xuất dùng và tồn cuối kỳ. + Khi giá nguyên vật liệu có xu hƣớng tăng, áp dụng phƣơng pháp này sẽ có lãi nhiều hơn khi áp dụng phƣơng pháp khác vì giá vốn bán hiện tại đƣợc tạo ra từ giá trị nguyên vật liệu nhập kho từ trƣớc với giá thấp hơn hiện tại. 8
  17. Nhược điểm + Phải theo dõi chặt chẽ chi tiết từng nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu. + Doanh thu hiện tại không phù hợp với chi phí hiện tại vì doanh thu hiện tại đƣợc tạo ra từ các chi phí trong quá khứ. - Phƣơng pháp nhập sau - Xuất trƣớc (LIFO) Phƣơng pháp nhập sau - xuất trƣớc áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho đƣợc mua sau hay sản xuất sau thì đƣợc xuất trƣớc và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho đƣợc mua hoặc sản xuất trƣớc đó. Theo phƣơng pháp này thì giá trị hàng xuất kho đƣợc tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho đƣợc tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho. Ưu điểm: Đảm bảo nguyên tắc doanh thu hiện tại phù hợp với chi phí hiện tại. Chi phí của doanh nghiệp phản ứng kịp thời với giá cả thị trƣờng của nguyên vật liệu. Làm cho thông tin về thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trở nên chính xác hơn. Tính theo phƣơng pháp này doanh nghiệp thƣờng có lợi về thuế nếu giá cả vật tƣ có xu hƣớng tăng, khi đó giá xuất sẽ lớn, chi phí lớn dẫn đến lợi nhuận nhỏ và tránh đƣợc thuế. Nhược điểm: Phƣơng pháp này làm cho thu nhập thuần của doanh nghiệp giảm trong thời kỳ lạm phát và giá trị vật liệu có thể bị đánh giá giảm trên bảng cân đối kế toán so với giá trị thực của nó. - Phƣơng pháp bình quân gia quyền Theo phƣơng pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng xuất kho đƣợc tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tƣơng tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho đƣợc mua hoặc sản xuất trong kỳ: Giá thực tế NL-VL = Số lượng vật liệu công x Đơn giá công cụ xuất dùng trong kỳ cụ xuất dùng bình quân Trị giá thực tế NL-VL + Trị giá thực tế NL-VL, Đơn giá CCDC tồn kho đầu kỳ CCDC nhập kho trong kỳ bình quân = Số lượng NL-VL, CCDC + Số lượng NL-VL, CCDC tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ Ưu điểm: Phƣơng pháp này cho giá VL xuất kho chính xác nhất, phản ánh kịp thời sự biến động giá cả, công việc tính giá đƣợc tiến hành đều đặn. 9
  18. Nhược điểm: Công việc tính toán nhiều và phức tạp, chỉ thích hợp với những doanh nghiệp sử dụng kế toán máy. Giá trị trung bình có thể đƣợc tính theo thời kỳ hoặc là thời điểm phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền tự lựa chọn cho mình phƣơng pháp tính giá thực tế xuất kho của nguyên vật liệu sao cho phù hợp với doanh nghiệp. 1.3 Vị trí, vai trò của NVL – CCDC trong sản xuất kinh doanh Nguyên vật liệu là một bộ phận trọng yếu của tƣ liệu sản xuất, là đối tƣợng lao động đã qua sự tác động của con ngƣời. NVL đƣợc phân chia thành NVL chính và NVL phụ, việc phân chia này không phải dựa vào đặc tính vật lý, hóa học hoặc khối lƣợng tiêu hao mà dựa vào sự tham gia của chúng vào việc cấu thành nên sản phẩm mới. - Khác với NVL, CCDC cũng là tƣ liệu lao động nhƣng không có đủ những tiêu chuẩn quy định về giá trị và thời gian sử dụng của TSCĐ. Trong quá trình thi công xây dựng, chi phí sản xuất cho ngành xây dựng gắn liền với việc sử dụng nguyên-nhiên vật liệu, máy móc và các thiết bị thi công xây dựng. Trong quá trình đó, CCDC cũng là 1 trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm mới và cấu thành nên sản phẩm. - Trong doanh nghiệp xây dựng, chi phí về NVL-CCDC thƣờng chiếm tỷ trọng rất lớn ( khoảng 60-70% trong tổng giá trị công trình). Do vậy, NVL-CCDC có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu thiếu NVL-CCDC thì không thể tiến hành đƣợc các hoạt động sản xuất vật chất nói chung và quá trình thi công xây dựng nói riêng. Thông qua quá trình thi công xây dựng, kế toán NVL-CCDC có thể đánh giá những khoản chi phí chƣa hợp lý, lãng phí hay tiết kiệm. Bởi vậy, doanh nghiệp cần tổ chức công tác kế toán quản lý chặt chẽ NVL-CCDC ở tất cả các khâu từ quá trình thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng NVL-CCDC nhằm hạ thấp chi phí sản xuất xuống một mức nhất định nào đó, giảm mức tiêu hao NVL-CCDC trong sản xuất còn là cơ sở để tăng sản phẩm mới. Qua đó, ta có thể nói rằng NVL-CCDC có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng và không thể thiếu đƣợc trong quá trình sản xuất kinh doanh nói chung và quá trình thi công xây dựng nói riêng. 10
  19. 1.4 Các chứng từ và sổ sách liên quan 1.4.1 Chứng từ - Chứng từ nhập + Hóa đơn bán hàng thông thƣờng hoặc hóa đơn giá trị gia tăng + Phiếu nhập kho + Biên bản kiểm nghiệm - Chứng từ xuất + Phiếu xuất kho + Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ + Phiếu xuất vật tƣ theo hạn mức - Chứng từ theo dõi quản lý + Thẻ kho + Phiếu báo vật tƣ còn lại cuối kỳ + Biên bản kiểm kê hàng tồn kho 1.4.2 Sổ sách - Thẻ kho (Sổ kho) - Sổ chi tiết vật tƣ, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa. - Bảng tổng họp chi tiết vật tƣ, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa 1.5 Phƣơng pháp kế toán chi tiết NVL – CCDC 1.5.1 Phƣơng pháp thẻ song song Đặc điểm của phƣơng pháp thẻ song song là sử dụng các sổ chi tiết để theo dõi thƣờng xuyên, liên tục sự biến động của từng mặt hàng tồn kho cả về số lƣợng và giá trị. Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi nhập chứng từ tại kho, kế toán tiến hành việc kiểm tra, ghi giá và phản ánh vào sổ chi tiết cả về mặt số lƣợng và giá trị. Cuối tháng, kế toán đối chiếu số liệu tồn kho theo chi tiết từng loại trên các sổ chi tiết với số liệu tồn kho trên thẻ kho và số liệu kiểm kê thực tế, nếu có chênh lệch phải xử lý kịp thời. Sau khi đối chiếu và đảm bảo số liệu đã khớp đúng, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi tiết Nhập - xuất - tồn kho nguyên vật liệu. Số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết Nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu đƣợc dùng để đối chiếu với số liệu trên tài khoản 152 “Nguyên, vật liệu” trên sổ cái. Phƣơng pháp thẻ song song đơn giản, dễ dàng ghi chép và đối chiếu nhƣng cũng có nhƣợc điểm là sự trùng lặp trong công việc. Nhƣng phƣơng pháp này rất tiện lợi khi doanh nghiệp xử lý công việc bằng máy tính. 11
  20. Sơ đồ 1.1: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phƣơng pháp thẻ song song Thẻ kho Chứng từ nhập Chứng từ xuất Sổ kế toán chi tiết Bảng kê tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu 1.5.2 Phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển Là sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để theo dõi sự biến động của từng mặt hàng tồn kho cả về số lƣợng và trị giá. Việc ghi sổ chỉ thực hiện một lần vào cuối tháng và mỗi danh điểm vật liệu đƣợc ghi một dòng trên sổ đối chiếu luân chuyển. Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi nhận chứng từ tại kho, kế toán cần kiểm tra, ghi giá và phản ánh vào các bảng kê nhập, xuất cả về số lƣợng và giá trị theo từng loại vật liệu. Cuối tháng, kế toán cần tổng hợp số lƣợng và giá trị từng loại nguyên vật liệu đã nhập, xuất trong tháng và tiến hành vào sổ đối chiếu luân chuyển. Kế toán cần đối chiếu số liệu tồn kho theo chi tiết từng loại trên sổ đối chiếu luân chuyển với số liệu tồn kho trên thẻ kho và số liệu kiểm kê thực tế, nếu có chênh lệch phải đƣợc xử lý kịp thời. Sau khi đối chiếu và đảm bảo số liệu đã khớp đúng, kế toán tiến hành tính tổng trị giá nguyên vật liệu nhập - xuất trong kỳ và tồn kho cuối kỳ, số liệu này dùng để đối chiếu trên TK 152 trong sổ cái. Phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển đơn giản, dễ dàng ghi chép và đối chiếu, nhƣng vẫn có nhƣợc điểm là tập trung công việc vào cuối tháng nhiều, ảnh hƣởng đến tính kịp thời, đầy đủ và cung cấp thông tin cho các đối tƣợng có nhu cầu sử dụng khác nhau. 12
  21. Sơ đồ 1.2: Kế toán chi tiết theo phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển Phiếu nhập Bảng kê nhập Thẻ kho Sổ đối chiếu Bảng tổng hợp luân chuyển Nhập- Xuất-Tồn Phiếu xuất Bảng kê xuất Kế toán tổng hợp Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu 1.5.3 Phƣơng pháp số dƣ Đặc điểm của phƣơng pháp sổ số dƣ là sử dụng sổ số dƣ để theo dõi sự biến động của từng mặt hàng tồn kho chỉ về mặt trị giá theo giá hạch toán, do đó phƣơng pháp này thƣờng đƣợc dùng cho các doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán vật liệu để ghi sổ kế toán trong kỳ. Định kỳ, sau khi nhận chứng từ tại kho, kế toán cần kiểm tra việc ghi chép của thủ kho và ký vào phiếu giao nhận chứng từ và cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ. Căn cứ vào các phiếu giao nhận chứng từ nhập (xuất), kế toán phản ánh số liệu vào bảng lũy kế nhập - xuất - tồn kho từng loại vật liệu. Cuối tháng, kế toán cần tổng hợp số liệu nhập, xuất trong tháng và xác định số dƣ cuối tháng của từng loại vật liệu trên bảng lũy kế số lƣợng tồn kho trên sổ số dƣ phải khớp với trị giá tồn kho trên bảng lũy kế, số liệu tổng cộng trên bảng lũy kế dùng để đối chiếu với số liệu trên TK 152 trong sổ cái. Phƣơng pháp sổ số dƣ thích hợp với các doanh nghiệp thực hiện công việc kế toán thủ công, hạn chế sự trùng lặp trong công việc giữa thủ kho và nhân viên kế toán. 13
  22. Sơ đồ 1.3: Kế toán chi tiết theo phƣơng pháp sổ số dƣ Phiếu Phiếu giao nhận Bảng lũy kế nhập chứng từ nhập nhập Thẻ Bảng tổng hợp Sổ số dƣ kho N – X- T Phiếu Phiếu giao nhận Bảng lũy kế xuất chứng từ xuất xuất Ghi chú: Ghi hàng ngày, định kì Ghi cuối kì Đối chiếu số liệu 1.6 Kế toán tổng hợp nhập - xuất NVL – CCDC 1.6.1 Phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên 1.6.1.1 Đặc điểm Là phƣơng pháp theo dõi và phản ánh thƣờng xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập - xuất - tồn vật tƣ, hàng hóa trên sổ kế toán. Giá trị vật tƣ, hàng hóa tồn kho trên sổ kế toán có thể đƣợc xác định tại bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán theo công thức: Trị giá hàng tồn = Trị giá hàng + Trị giá hàng nhập - Trị giá hàng xuất kho cuối kỳ tồn kho đầu kỳ kho trong kỳ kho trong kỳ Cuối kỳ kế toán so sánh giữa số liệu kiểm kê thực tế vật tƣ, hàng hóa tồn kho và số liệu vật tƣ, hàng hóa tồn kho trên sổ kế toán nếu có sai sót chênh lệch thì phải xử lý kịp thời. Phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên áp dụng các đơn vị sản xuất và các đơn vị thƣơng nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn, hàng có kỹ thuật, chất lƣợng cao. 1.6.1.2 Tài khoản sử dụng  Tài khoản TK151 “Hàng mua đang đi đƣờng”  Tài khoản TK152 “Nguyên vật liệu”  Tài khoản TK153 “ Công cụ dụng cụ” 14
  23. Nội dung và kết cấu của tài khoản TK151 “Hàng mua đang đi đƣờng” : Nợ TK151 - Hàng mua đang đi đƣờng Có Số dư nợ: Giá trị hàng tồn kho mua đang đi đƣờng Phát sinh: Phát sinh: + Giá trị hàng tồn kho mua đang đi + Giá trị hàng tồn kho đang đi đƣờng đã đƣờng trong kỳ. về nhập kho hoặc chuyển bán thẳng. Nội dung và kết cấu của tài khoản Tài khoản TK152 “Nguyên vật liệu” Nợ TK152 - Nguyên vật liệu Có Số dư nợ: Giá trị nguyên vật liệu tồn kho Phát sinh: Phát sinh: + Giá trị NVL nhập kho trong kỳ. + Giá trị NVL xuất kho trong kỳ. + Trị giá NVL thừa khi kiểm kê. + Chiết khấu thƣơng mại khi mua NVL đƣợc hƣởng. + Trị giá NVL thiếu khi kiểm kê. Nội dung và kết cấu của tài khoản TK153 “ Công cụ dụng cụ” Nợ TK153 - Công cụ dụng cụ Có Số dư nợ: Trị giá CCDC tồn kho Phát sinh: Phát sinh: + Giá trị CCDC nhập kho trong kỳ + Giá trị CCDC xuất kho trong kỳ. + Trị giá CCDC thừa khi kiểm kê. + Chiết khấu thƣơng mại khi mua CCDC đƣợc hƣởng. + Trị giá CCDC thừa khi kiểm kê. 1.6.1.3 Phương pháp hạch toán  Kế toán nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ + Trường hợp mua trong nước - Mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ về nhập kho đủ theo chứng từ, phƣơng pháp thuế GTGT khấu trừ, ghi: 15
  24. Nợ TK152,153 – Theo giá thực tế ( không tính thuế GTGT) Nợ TK1331 – Thuế GTGT đƣợc khấu trừ Có TK111,112,141,331 – Tổng thanh toán - Trƣờng hợp doanh nghiệp đã nhận đƣợc hóa đơn nhƣng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chƣa về nhập kho: lƣu hóa đơn vào tập hồ sơ riêng “Hàng mua đang đi đƣờng”. Trong kỳ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ về vẫn ghi nhƣ thƣờng. Cuối kỳ, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chƣa về kế toán ghi: Nợ TK151 – Trị giá NVL, CCDC theo chứng từ Nợ TK133 – Thuế GTGT (nếu có) Có TK111,112,141,331 - Tổng thanh toán Sang kỳ sau, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ về nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK152,153 – Trị giá NVL, CCDC nhập kho Có TK 151 – Trị giá NVL, CCDC nhập kho - Trƣờng hợp, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đã về nhập kho nhƣng doanh nghiệp chƣa nhận đƣợc hóa đơn: nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và lƣu phiếu nhập kho vào tập hồ sơ “ Hàng chƣa có hóa đơn”. Nếu trong kỳ hóa đơn về thì kế toán ghi nhƣ trƣờng hợp hàng và hóa đơn cùng về. Cuối kỳ, nếu hóa đơn chƣa về, theo giá tạm tính, kế toán ghi: Nợ TK152,153 – Trị giá NVL, CCDC nhập kho (giá tạm tính) Có TK111,112,141,331 – Tổng thanh toán Sang kỳ, khi hóa đơn về, căn cứ giá thực tế trên hóa đơn, kế toán điều chỉnh, nếu giá ghi trên hóa đơn cao hơn giá tạm tính thì ghi bổ sung: Nợ TK152,153 – Trị giá NVL, CCDC nhập kho (phần chênh lệch) Nợ TK133 – Thuế GTGT (nếu có) Có TK 111,112,141,331 – Số tiền chênh lệch thanh toán Nếu giá ghi trên hóa đơn thấp hơn giá tạm tính, ghi giảm giá trị hàng hóa nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK111,112,141,331 – Số tiền nhận lại (Phần chênh lệch) Nợ TK133 – Thuế GTGT (nếu có) Có TK152,153 – Trị giá NVL, CCDC nhập kho (phần chênh lệch) - Các chi phí phát sinh nhƣ chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, bảo hiểm đƣợc tính vào giá nhập kho kế toán ghi: 16
  25. Nợ TK152,153 – Các chi phí thực tế phát sinh Nợ TK 133 – Thuế GTGT (nếu có) Có TK111,112,141,331 – Tổng thanh toán - Nếu bên bán cho doanh nghiệp hƣởng chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hoặc trả lại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho bên bán thì ghi giảm giá hàng nhập kho: Nợ TK111,112,141,331 – Số tiền đƣợc giảm giá hoặc trả lại Có TK152,153 – Trị giá NVL,CCDC giảm giá hoặc trả lại Có TK133 – Thuế GTGT (nếu có) - Khi thanh toán trƣớc kỳ hạn cho ngƣời bán, doanh nghiệp sẽ đƣợc hƣởng chiết khấu thanh toán, phản ánh vào thu nhập hoạt động tài chính, kế toán ghi: Nợ TK111,112,141,331 – Số tiền chiết khấu đƣợc hƣởng Có TK515 – Số tiền chiết khấu đƣợc hƣởng - Trƣờng hợp, mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thiếu so với chứng từ, phát hiện khi kiểm kê: * Nếu chƣa xác định đƣợc nguyên nhân, kế toán ghi: Nợ TK152,153 – Trị giá thực tế NVL,CCDC nhập kho Nợ TK133 – Thuế GTGT (nếu có) Nợ TK1381 – Trị giá NVL,CCDC thiếu Có TK112,141,331 – Tổng thanh toán * Nếu xác định đƣợc nguyên nhân liên quan đến nhà cung cấp, nếu nhà cung cấp giao hết số hàng, kế toán ghi: Nợ TK152,153 – Trị giá thực tế NVL,CCDC thiếu Có TK1381 – Trị giá NVL,CCDC thiếu Nếu nhà cung cấp không giao thêm nữa, kế toán ghi: Nợ TK111,112,331 – Số tiền nhà cung cấp trả lại Có TK1381 – Trị giá NVL,CCDC thiếu Có TK133 – Thuế GTGT (nếu có) liên quan đến NVL,CCDC thiếu - Trƣờng hợp, mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thừa so với chứng từ, phát hiện khi kiểm kê: * Nếu chỉ giữ hộ, gia công kế toán ghi: Nợ TK002 – NVL, CCDC nhận giữ hộ 17
  26. Khi trả ngƣời bán số hàng thừa, kế toán ghi: Có TK002 – NVL, CCDC nhận giữ hộ * Nếu chƣa xác định đƣợc nguyên nhân, kế toán ghi: Nợ TK152,153 – Trị giá thực tế NVL,CCDC nhập kho Nợ TK133 – Thuế GTGT ( Hóa đơn mua hàng) Có TK112,141,331 – Tổng thanh toán ( Hóa đơn mua hàng) Có TK 3381 – Tài sản thừa chờ xử lý (Giá trị thực tế thừa – Giá chƣa thuế) * Nếu xác định đƣợc nguyên nhân thừa do bên bán xuất, doanh nghiệp mua luôn số hàng thừa: Nợ TK 3381 – Tài sản thừa chờ xử lý Nợ TK133 – Thuế GTGT liên quan đến hàng thừa Có TK111,112,331 – Thanh toán bổ sung - Nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ do doanh nghiệp tự chế, kế toán ghi: Nợ TK152,153 – Trị giá NVL, CCDC nhập kho Có TK154 – Chi phí SXKD dở dang - Nhập nguyên vật liệu do doanh nghiệp nhận vốn góp liên doanh từ đơn vị khác, kế toán ghi: Nợ TK152,153 – Trị giá NVL, CCDC nhập kho Có TK411 – Nguồn vốn kinh doanh - Nhập nguyên vật liệu lại từ bộ phận sản xuất do không dùng hết, kế toán ghi: Nợ TK152 – Trị giá NVL nhập kho Có TK621 – Chi phí NVL trực tiếp + Trƣờng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập khẩu: - Đối với hàng nhập khẩu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ: Nợ TK152,153 – Trị giá NVL, CCDC Có TK331 – Phải trả ngƣời bán Có TK3333 – Thuế nhập khẩu phải nộp Có TK3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp Đồng thời phản ánh thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp đƣợc khấu trừ: Nợ TK133 – Thuế GTGT của hảng nhập khẩu đƣợc khấu trừ Có TK33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu 18
  27.  Kế toán xuất kho Nguyên vật liệu - Xuất NVL dùng cho sản xuất kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK621, 627, 641, 642 – Chi phí SXKD Có TK152 – Giá trị NVL xuất kho - Xuất NVL đi góp vốn liên doanh với đơn vị khác, kế toán ghi: Nợ TK222 – Giá thỏa thuận giữa các bên tham gia liên doanh Có TK152 – Giá trị NVL xuất kho - Xuất NVL đi gia công chế biến tại doanh nghiệp, kế toán ghi: Nợ TK154 – Chi phí SXKD dở dang Có TK152 – Giá trị NVL xuất kho - Xuất NVL bán ra ngoài, kế toán ghi: Nợ TK632 – Giá vốn hàng bán Có TK152 – Giá trị NVL xuất kho - Xuất NVL cho vay mƣợn nội bộ, kế toán ghi: Nợ TK 1368 – Phải thu nội bộ khác Có TK 152 – Giá trị NVL xuất kho - Xuất NVL đi góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, kế toán ghi: Nợ TK222 – Góp vốn liên doanh (Theo giá đánh giá lại) Nợ TK811 – Chi phí khác (Số chênh lệch giá trị ghi sổ lớn hơn giá đánh giá lại) Có TK152 – Giá trị NVL xuất kho Có TK711 – Thu nhập khác (Giá đánh giá lại vật tƣ, hàng hóa nhỏ hơn giá trị ghi sổ nhỏ hơn giá đánh giá lại) Nếu NVL đánh giá lại có chênh lệch lớn hơn giá ghi sổ, kế toán ghi: Nợ TK711 – Thu nhập khác ( Phần thu nhập tƣơng ứng với lợi ích của bên góp vốn liên doanh) Có TK 3887 – Doanh thu chƣa thực hiện (Chi tiết chênh lệch do đánh giá lại vật tƣ đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát) Khi cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bán số NVL cho bên thứ ba độc lập, kế toán ghi: Nợ TK3387 – Doanh thu chƣa thực hiện Có TK711 – Thu nhập khác 19
  28.  Kế toán xuất kho Công cụ dụng cụ - Xuất CCDC dùng cho sản xuất kinh doanh, kế toán ghi: * CCDC có giá trị nhỏ, phân bổ 1 lần, kế toán ghi: Nợ TK621, 627, 641, 642 – Chi phí SXKD Có TK153 – Giá trị CCDC xuất kho * CCDC có giá trị lớn, phân bổ nhiều lần, kế toán ghi: Nợ TK142,242 – Chi phí trả trƣớc Có TK153 – Công cụ dụng cụ Lần đầu phân bổ, kế toán ghi: Nợ TK241,627,641,642 – Trị giá phân bổ lần đầu Có TK142,242 – Chi phí trả trƣớc Các kỳ kế tiếp, theo giá trị phân bổ từng kỳ, kế toán ghi: Nợ TK241,627,641,642 – Trị giá phân bổ kỳ tiếp theo Có TK142,242 – Chi phí trả trƣớc - Xuất CCDC cho thuê, kế toán ghi: Nợ TK142,242 – Chi phí trả trƣớc Có TK153 – Công cụ dụng cụ Xác định giá trị hao mòn công cụ dụng cụ cho thuê: Nợ TK 627 – Chi phí SXC (Chuyên cho thuê tài sản) Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Không chuyên cho thuê tài sản) Có TK142,242 – Chi phí trả trƣớc Ghi nhận số tiền thu đƣợc từ cho thuê CCDC, ghi: Nợ TK111,112,131 – Tổng số tiền thu đƣợc Có TK511 – Doanh thu dịch vụ (Doanh nghiệp chuyên cho thuê tài sản) Có TK515 – Doanh thu hoạt động tài chính (DN không chuyên cho thuê tài sản) Nhận lại CCDC cho thuê, kế toán ghi: Nợ TK 153 – Trị giá CCDC nhập kho Có TK 142,242 – Giá trị còn lại của công cụ cho thuê 20
  29. Sơ đồ 1.4: Hạch toán tổng hợp NVL,CCDC theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên TK111,112,141,331 TK152,153 TK621,627,641,642 TK133 Xuất dùng NVL,CCDC cho Nhập kho NVL,CCDC mua ngoài SXKD và XDCB TK154 TK154 Thuê ngoài gia công Xuất VL thuê ngoài Hoàn thành gia công TK3333 TK133 TK331,111,112 Thuế nhập khẩu NVL,CCDC Giảm giá hàng mua phải nộp Trả lại cho người bán TK33312 TK632 Thuế GTGT hàng nhập khẩu Xuất bán NVL,CCDC TK3332 TK142 Thuế tiêu thụ đặc biệt Xuất NVL dùng cho SXKD Phải nộp TK411 TK138 Nhận vốn góp liên doanh NVL, CCDC thiếu TK138 TK222 NVL,CCDC thừa chờ xử lý Xuất NVL đầu tư liên kết Góp vốn liên doanh TK621,627,641,642 NVL dùng cho SXKD Không hết nhập lại kho 21
  30. 1.6.2 Phƣơng pháp kiểm kê định kỳ 1.6.2.1 Đặc điểm Là phƣơng pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của vật tƣ hàng hóa trên sổ kế toán, từ đó xác định giá trị vật tƣ, hàng hóa đã xuất trong kỳ theo công thức: Trị giá hàng xuất = Trị giá hàng + Trị giá hàng nhập - Trị giá hàng tồn kho trong kỳ tồn kho đầu kỳ kho trong kỳ kho cuối kỳ Phƣơng pháp kiểm kê định kỳ thì mọi biến động tăng, giảm của vật tƣ, hàng hóa không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho mà đƣợc theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng, tài khoản 611 “Mua hàng”. Phƣơng pháp kiểm kê định kỳ áp dụng tại các doanh nghiệp có nhiều loại vật tƣ, hàng hóa với quy cách, mẫu mã đa dạng, giá trị thấp, đƣợc xuất dùng hay bán thƣờng xuyên. 1.6.2.2 Tài khoản sử dụng  Tài khoản TK611 “Mua hàng”  Tài khoản TK152,153 “Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ” Nội dung và kết cấu của tài khoản TK152,153 “Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ” Nợ TK152,153 “Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ” Có Phát sinh: Phát sinh: + Kết chuyển giá trị thực tế NVL, + Kết chuyển giá trị thực tế của NVL, CCDC tồn kho cuối kỳ. CCDC tồn kho đầu kỳ Nội dung và kết cấu của tài khoản Tài khoản TK611 “Mua hàng” Nợ TK611 - Mua hàng Có Phát sinh: Phát sinh: + Kết chuyển giá trị NVL, CCDC, hàng + Kết chuyển giá trị NVL, CCDC, hàng hóa tồn kho đầu kỳ. hóa tồn kho cuối kỳ. + Giá trị NVL, CCDC, hàng hóa nhập + Trị giá NVL,CCDC, hàng hóa xuất kho trong kỳ. kho trong kỳ. + Trị giá NVL, CCDC, hàng hóa trả lại cho ngƣời bán. 22
  31. 1.6.2.3 Phương pháp hạch toán - Đầu kỳ, kết chuyển trị giá NVL, CCDC và hàng mua đang đi đƣờng, ghi: Nợ TK611 – Mua hàng Có TK151,152,153 – Hàng đi đƣờng, NVL,CCDC - Trong kỳ, căn cứ vào chứng từ mua hàng và thực tế kiểm nhận đủ, nhập kho NVL, CCDC kế toán ghi: Theo phƣơng pháp thuế GTGT khấu trừ ghi: Nợ TK 611 – Mua hàng Nợ TK 1331 – Thuế GTGT đƣợc khấu trừ Có TK 111,112,141,331 – Tổng thanh toán Theo phƣơng pháp thuế GTGT trực tiếp ghi: Nợ TK 611 – Mua hàng Có TK 111,112,141,331 – Tổng thanh toán - Chiết khấu khi thanh toán tiền mua NVL, CCDC đƣợc hƣởng ghi: Nợ TK111,112,331 Có TK 515 – Doanh thu hoạt đông tài chính - Nếu bên bán cho doanh nghiệp hƣởng chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hoặc trả lại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho bên bán thì ghi giảm giá hàng nhập kho: Nợ TK111,112, 331 – Số tiền thực nhận Có TK611 – Trị giá NVL,CCDC giảm giá hoặc trả lại Có TK133 – Thuế GTGT (nếu có) - Khi nhập kho NVL, CCDC đã mua kỳ trƣớc đang đi đƣờng nay về nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK611 – Trị giá thực tế NVL, CCDC nhập kho Có TK111 – Hàng mua đang đi đƣờng - Căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, NVL,CCDC tồn kho vào cuối kỳ, phản ánh kết quả kiểm kê, kế toán ghi: Nợ TK151,152,153 – Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ Có TK 611 – Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ Phân bổ vào các tài khoản có liên quan, kế toán ghi: Nợ TK621,627,641,642 - Trị giá NVL, CCDC sử dụng trong SXKD Có TK611 – Trị giá NVL, CCDC xuất kho trong kỳ 23
  32. Riêng đối với CCDC xuất dùng căn cứ vào giá trị phân bổ cho các đối tƣợng: Nợ TK621,627,642 – Loại phân bổ 100% Nợ TK142, 242 – Loại phân bổ nhiều lần Có TK611 - Mua hàng Sơ đồ 1.5: Hạch toán tổng hợp NVL,CCDC theo phƣơng pháp kiểm kê kỳ TK111,112,141,331 TK 611 TK621,627,641,642,241 TK133 Xuất NVL, CCDC dùng trong SXKD NVL,CCDC mua vào trong kỳ TK151,152,153 TK 111,112,331 Kết chuyển NVL,CCDC tồn kho Xuất NVL,CCDC trả lại hoặc Và đang đi trên đường đầu kỳ Giảm giá cho người bán TK151,152,153 K/c NVL,CCDC đang đi đường cuối kỳ 24
  33. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƢƠNG MẠI CAO MINH 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Xây Dựng Thƣơng Mại CAO MINH. 2.1.1 Lịch sử hình thành 2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công Ty  Loại hình doanh nghiệp : Công ty TNHH Có Ba Thành Viên trở lên Tên Công ty : Công ty TNHH Xây Dựng Thƣơng Mại Cao Minh Tên giao dịch : Cao Minh Trading Contruction Co.,Ltd Tên viết tắt : Cao Minh Co.,Ltd Địa chỉ trụ sở chính : 192 Nguyễn Thái Sơn, P4, Q. Gò Vấp, TP. HCM Mã số thuế : 0301590338 Địa chỉ Email : caominhmeo@hcm.vnn.vn  Công Ty TNHH Xây Dựng Thƣơng Mại Cao Minh do 3 thành viên sáng lập: + Ông Lê Phƣơng Vũ + Bà Nguyễn Thị Minh Hiếu + Bà Võ Trƣơng Nhị Lam Năm 1999 hiện trạng công nghệ kỹ thuật chƣa phát triển nhiều, ở Việt Nam những yêu cầu phải đáp ứng của một xã hội phát triển ngày càng cao, dẫn đến nhiều doanh nghiệp trong ngành ra đời trong sự cạnh tranh gay gắt. Ông Lê Phƣơng Vũ trƣớc đây là sinh viên trƣờng Đại Học Kiến Trúc, Ông có ý định và sáng kiến thành lập một công ty chuyên ngành về xây dựng và trang trí nội thất. Từ đó, Ông đã mời hai ngƣời bạn của Ông cùng nhau góp vốn để kinh doanh. Sau khi hoàn thành các thủ tục cần thiết Công ty đã đƣợc cấp giấy phép chính thức vào ngày 22/01/1999, theo Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh do Sở Kế Hoạch và Đầu tƣ cấp ngày 22/01/1999 số ĐKKD: 070740. Diện tích mặt bằng 600m2 trong đó 100m2 làm văn phòng giao dịch và phòng làm việc, 500m2 còn lại làm kho vật tƣ và xƣởng cơ khí. 25
  34. Các giai đoạn phát triển của công ty: Từ năm 1999 đến 2000 Công ty nghiên cứu về mảng thiết kế và sản xuất các mặt hàng nội điện tử em bé và xích đu. Do nắm bắt đƣợc tình hình biến động của thị trƣờng trong ngành xây dựng, Công ty đã chọn hƣớng xây dựng làm thế mạnh, Ban Giám Đốc đã xác định ngành xây dựng làm mũi nhọn, là thế mạnh chủ lực sống còn của Công Ty. Từ năm 2001 đến năm 2004 Công Ty đã tham gia xây dựng cho khu chế xuất Tân Thuận, khu công nghiệp Bến Lức Long An, Nhà máy khí Rajchienr, Nhà máy thép Vina Tafong, Nhà máy chế biến thức ăn gia súc Chinfon, Công ty còn sản xuất và kinh doanh xích đu, nôi, giƣờng trẻ em và một số đồ dùng cho nhà trẻ. Sản phẩm đƣợc sản xuất bằng ống thép liền, sơn tĩnh điện có thể tháo lắp để vận chuyển. 2.1.1.2 Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, đặc điểm kinh doanh - Ngành nghề kinh doanh theo giấy phép hoạt động kinh doanh:  Xây dựng dân dụng, công nghiệp; San lắp mặt bằng; Sửa chữa nhà ở và trang trí nội thất; Sản xuất các sản phẩm cơ khí; Đại lý ký gởi hàng hóa.  Tƣ vấn đầu tƣ và xây dựng công trình: thăm dò, thí nghiệm, lập và thẩm định dự án đầu tƣ xây dựng, thiết kế; Lập tổng dự toán và thẩm định thiết kế, tổng dự toán; Quản lý và thực hiện dự án; Kiểm định chất lƣợng công trình; Tƣ vấn đấu thầu và hợp đồng kinh tế về thiết kế, cung cấp vật tƣ thiết bị, xây lắp công trình.  Giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp. 2.1.1.3 Cơ cấu vốn Số TT Tên thành viên Vốn Điều Lệ ( đồng) 1 LÊ PHƢƠNG VŨ 750.000.000 2 NGUYỄN THỊ MINH HIẾU 600.000.000 3 VÕ TRƢƠNG NHỊ LAM 150.000.000 26
  35. 2.1.2 Bộ máy tổ chức tại công ty Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty TNHH TM-XD Cao Minh Ban Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Kế Hoạch Phòng Tài Chính Phòng Phòng Vật Tƣ Kế Toán Thi Công Nhân sự Xƣởng Sản Xuất Đội Thi Công Công nhân Sản Xuất Đội Lắp D ựng Đội Tổ Hợp Dàn Chức năng của từng bộ phận + Ban Giám đốc - Là ngƣời đại diện và chịu trách nhiệm cao nhất của công ty trƣớc pháp luật, các đối tác là khách hàng, nhà cung cấp về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Tổng điều hành mọi hoạt động hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh cũng nhƣ tình hình tài chính của công ty. - Ra các quyết định về cơ cấu tổ chức điều hành, cơ cấu lƣơng và chi thƣởng đối với nhân viên của công ty. Bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ chủ chốt, báo cáo tài chính định kỳ hằng năm. + Phó giám đốc - Là ngƣời trợ giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực của Công ty theo sự phân công của giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc Công ty và pháp luật về những công việc đƣợc giao. Phó giám đốc Công ty do tổng giám đốc Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng và kỷ luật. + Phòng kế hoạch vật tư - Tham mƣu cho giám đốc, quản lý vật tƣ và máy móc thiết bị. Nghiên cứu theo dõi vật tƣ và máy móc thiết bị, theo dõi và lập kế hoạch cung ứng sử dụng vật tƣ, tổ chức quản lý kho vật tƣ. 27
  36. + Phòng Tài chính - Kế toán - Tham mƣu cho chủ nhiệm công trình về kế hoạch thu chi tài chính, cập nhật chứng từ, theo dõi sổ sách thu chi của ban chỉ huy công trình, phục vụ kỹ sƣ tƣ vấn, các khoản cấp phát, cho vay và khối lƣợng hàng tháng với các đội sau khi đƣợc chủ công trình duyệt. Thực hiện tất cả các chính sách của nhà nƣớc về tài chính, thuế, tiền lƣơng cho văn phòng và các đội. Báo cáo định kỳ tháng, quyết toán công trình. + Xưởng sản xuất - Phục vụ quá trình xây dựng và hoàn thiện công trình nhƣ lắp ráp cửa, điện, hệ thống cấp thoát nƣớc cho công trình xây dựng. + Phòng nhân sự - Có nhiệm vụ quản lý nhân sự, tính lƣơng, khen thƣởng, thực hiện chế độ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, bảo hộ lao động cho các cán bộ công nhân viên, quản lý hành chánh, quản lý các dụng cụ, phƣơng tiện, chăm lo đời sống các cán bộ nhân viên và công tác phúc lợi. + Phòng thi công - Thực hiện nhiệm vụ do chủ nhiệm công trình giao và chịu trách nhiệm về kỹ thuật, chất lƣợng, tiến độ công trình. Lãnh đạo đội có nhiệm vụ lo nơi ăn chỗ ở, làm việc, kho xƣởng, bến bãi, phƣơng tiện, thiết bị nhân lực phù hợp với tiến độ, công nghệ thi công. Kiểm tra đôn đốc hàng ngày về quy trình thi công đúng thiết kế, đảm bảo chất lƣợng. Các phòng nghiệp vụ cùng các đội là một thể thống nhất có trách nhiệm giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ đƣợc chủ nhiệm công trình giao. Nhận xét  Cách bố trí mỗi phòng ban riêng biệt tạo nên tính độc lập giữa các phòng ban hạn chế sự tác động gây cản trở công việc do mỗi phòng đều có chức năng, nhiệm vụ riêng biệt công việc của từng ngƣời độc lập với nhau.  Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty thể hiện sự tƣơng quan, tƣơng trợ lẫn nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Qua đó thể hiện đƣợc tính logic, khoa học trong công tác quản lý về mọi mặt nhằm đƣa công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. 28
  37. 2.1.3 Tình hình nhân sự 2.1.3.1 Cơ cấu nhân sự của công ty Hầu hết các cán bộ nhân viên của công ty đƣợc đào tạo và đƣợc bố trí công việc đúng chuyên môn và nghiệp vụ. Đặc biệt là các cán bộ kỹ thuật đƣợc đào tạo chính quy, có trình độ cao, có năng lực và kinh nghiệm trong quản lý điều hành thi công, xây lắp thƣờng xuyên đƣợc đào tạo, bổ sung và nâng cao trình độ ở trong và ngoài nƣớc thông qua chƣơng trình đào tạo. Cơ cấu nhân sự đƣợc phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau. Tùy vào yêu cầu quản lý, yêu cầu đánh giá nhân sự mà công ty lựa chọn cho mình những cách phân loại khác nhau. 2.1.3.1.1 Cơ cấu nhân sự theo trình độ học vấn Theo trình độ học vấn, lao động trong Công ty đƣợc phân chia theo trình độ, bằng cấp chuyên môn mà ngƣời lao động đã đạt đƣợc. Dựa vào tiêu thức này, chúng ta có thể đánh giá đƣợc trình độ chuyên môn, cũng nhƣ khả năng đào tạo, phát triển và bố trí công việc cho lao động. Công ty đánh giá trình độ học vấn của lao động theo các mức: Trên đại học, Đại học - Cao đẳng, Trung học, Công nhân kỹ thuật, Lao động phổ thông. Cụ thể nhƣ sau: Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự theo trình độ của Công ty TNHH XD – TM Cao Minh Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Trình độ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ (Ngƣời) (%) (Ngƣời) (%) (Ngƣời) (%) Trên Đại học 1 3,03 1 2,94 1 2,94 Đại học – Cao 12 36,36 13 38,24 13 38,24 đẳng Trung học 3 9,09 3 8,82 3 8,82 Phổ thông 3 9,09 2 5,88 2 5,88 Công nhân kỹ 14 42,43 15 44,12 15 44,12 thuật Tổng cộng 33 100 34 100 34 100 (Nguồn: Phòng Nhân sự - Công ty TNHH XD – TM Cao Minh) Số lao động đƣợc tính đến tháng 12 của mỗi năm. 29
  38. Nhận xét Nhìn chung, đa phần lao động của Công ty chủ yếu là ở trình độ Công nhân kỹ thuật và Đại học – Cao đẳng (chiếm trên 30%). Điều này là do yêu cầu lao động cần cho quá trình quản lý là chủ yếu, đồng thời cũng cho ta thấy trƣớc đƣợc tỷ lệ lao động của Công ty là tƣơng đối cao. Tỷ lệ lao động phổ thông là ít ( 5,88% trong năm 2013). Nhƣ vậy, số lao động đã qua đào tạo của Công ty (từ trình độ Công nhân kỹ thuật trở lên) chiếm tỷ lệ khá cao. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy Công ty vẫn quan tâm đến việc tuyển chọn lao động đầu vào và việc đào tạo cho lao động. 2.1.3.1.2 Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi Theo độ tuổi, lao động trong Công ty đƣợc phân thành các nhóm tuổi khác nhau. Dựa vào cách phân loại này, ta có thể xem xét trƣớc tình hình về hƣu của lao động, lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo hay đánh giá chất lƣợng lao động chung của Công ty. Sau đây là số liệu lao động theo độ tuổi qua các 3 năm gần đây: Bảng 2.2: Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi của Công ty TNHH XD – TMCao Minh Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Độ tuổi Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ (Tuổi) (Ngƣời) (%) (Ngƣời) (%) (Ngƣời) (%) Từ 30 trở 10 30,30 10 29,41 10 29,41 xuống Từ 31 đến 45 22 66,66 21 61,76 21 61,76 Từ 46 đến 55 1 3,03 3 8,83 2 5,88 Từ 56 trở lên 0 0 0 0 1 2,95 Tổng cộng 33 100 34 100 34 100 (Nguồn: Phòng Nhân sự - Công ty TNHH XD – TM Cao Minh) Số lao động đƣợc tính đến tháng 12 của mỗi năm. Nhận xét Đa số tuổi đời lao động của công ty từ 31 đến 45 tuổi (chiếm khoảng trên 60% tổng số lao động), tiếp theo là độ tuổi từ 30 trở xuống (chiếm khoảng 30% tổng số lao động) cho thấy công ty có đội ngũ lao động tƣơng đối trẻ. Điều này phù hợp với tính chất công việc của công ty, mặt khác còn thuận lợi cho việc đào tạo, bồi dƣỡng lao động để nâng cao tay nghề, trình độ, đặc biệt là phục vụ cho chiến lƣợc phát triển trung và dài hạn của Công ty đang tiến hành. 30
  39. 2.1.4 Doanh thu hoạt động qua các năm Bảng 2.3: Doanh thu qua các năm của Công ty TNHH XD – TM Cao Minh Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Doanh thu 17.671.866.137 27.914.847.187 9.691.539.102 Giá vốn 16.581.309.721 26.327.029.968 8.582.262.404 Chi phí 945.936.252 1.360.112.621 1.133.972.035 Lợi nhuận trƣớc thuế 217.154.376 101.850.787 (88.003.153) Lợi nhuận sau thuế 162.865.782 101.850.787 (88.003.153) (Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán Công ty TNHH XD – TM Cao Minh) Nhận xét Doanh thu trong 3 năm gần đây tăng giảm không đều: từ năm 2011 doanh thu tăng lên 57,96% so với năm 2010 nhƣng đến năm 2012 thì doanh thu giảm mạnh nguyên nhân là do trong năm 2012 tình hình kinh tế trong nƣớc có nhiều chuyển biến xấu nên cũng ảnh hƣởng rất nhiều đến doanh thu của các công trình. Tóm lại, theo bảng phân tích trên cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đƣợc đánh giá là khả quan. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của công ty rất có hiệu quả, có thể là nhờ vào bộ phận quản lý và điều hành của công ty rất chặt chẽ, có khoa học, biết phân bổ nhân công cũng nhƣ quản lý nghiêm ngặt công trình và nhất là về chất lƣợng. 2.1.5 Giới thiệu phòng kế toán tài chính 2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.5.1.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung: Là mô hình tổ chức có đặc điểm toàn bộ công việc xử lý thông tin trong toàn doanh nghiệp đƣợc thực hiện tập trung ở phòng kế toán, còn ở các bộ phận và đơn vị trực thuộc chỉ thực hiện việc thu thập, phân loại và chuyển chứng từ cùng các báo cáo nghiệp vụ về phòng kế toán xử lý và tổng hợp thông tin. - Bộ máy kế toán gồm 3 thành viên đƣợc phân công, phân nhiệm rõ ràng: 1 kế toán trƣởng, 1 Kế toán Thống kê (kiêm Thủ Quỹ), 1 Kế toán Vật tƣ. 31
  40. Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế Toán Trƣởng Kế Toán Thống Kê (kiêm Thủ Quỹ) Kế Toán Vật Tƣ 2.1.5.1.2 Chức năng, nghĩa vụ, quyền hạn của từng thành viên trong bộ máy Kế toán trƣởng  Chức năng - Kế toán trƣởng là một chức danh nghề nghiệp có những chuyên gia kế toán, là ngƣời đứng đầu bộ máy kế toán, thành viên lãnh đạo đơn vị, giúp thủ trƣởng đơn vị tổ chức, chỉ đạo và hƣớng dẫn toàn bộ công tác thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kế toán ở đơn vị.  Nghĩa vụ - Tổ chức công tác kế toán thống kê và bộ máy kế toán cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh tại đơn vị. - Tổ chức việc tính toán, ghi chép và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị theo đúng chế độ, thể lệ kế toán theo quy định. - Lập chính xác, đầy đủ và gởi đúng hạn báo cáo kế toán thống kê của đơn vị theo chế độ quy định. - Tổ chức hƣớng dẫn và thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính kế toán của Nhà Nƣớc và các quy định của cấp trên về thống kê, thông tin kinh tế cho các bộ phận, cá nhân có liên quan trong đơn vị. - Tổ chức bảo quản, lƣu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật tài liệu và số liệu kế toán theo chế độ của Nhà Nƣớc. - Nghiên cứu và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ cán bộ kế toán trong đơn vị mình. 32
  41.  Quyền hạn: - Kế toán trƣởng có quyền yêu cầu tất cả các bộ phận trong đơn vị cung cấp chuyển đầy đủ, kịp thời cho kế toán trƣởng tất cả các tài liệu cần thiết cho công việc kế toán và kiểm tra của kế toán trƣởng, các bộ phận trong đơn vị phải coi đây là nghĩa vụ không đƣợc từ chối. - Các báo cáo thống kê, các hợp đồng thế ƣớc, các chứng từ tín dụng, các tài liệu có liên quan đến việc thanh toán trả lƣơng, đều phải có chữ ký của kế toán trƣởng mới có giá trị thực hiện. - Kế toán trƣởng có quyền từ chối không ký vào các báo cáo kế toán thống kê hợp đồng kinh tế, các chứng từ, khi xét thấy không đúng với thực tế, không phù hợp với luật lệ của Nhà Nƣớc. Kế toán Thống kê (kiêm thủ quỹ)  Chức năng: - Kế toán thống kê là ngƣời hỗ trợ đắc lực cho kế toán trƣởng trong công tác kế toán cũng nhƣ trong việc quản lý hoạt động của các kế toán viên cấp dƣới. Kế toán thống kê cũng cần có một trình độ chuyên môn vững vàng để hỗ trợ kế toán trƣởng trong việc tập hợp chứng từ, hạch toán kế toán và kiểm tra công việc của các kế toán viên.  Nghĩa vụ - Tổ chức công tác tập hợp chứng từ, hạch toán và các sổ tổng hợp có liên quan.Đồng thời quản lý việc thu, chi của hoạt động Công Ty. - Tổ chức việc tính toán, ghi chép và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị theo đúng chế độ, thể lệ kế toán theo quy định. - Tổ chức bảo quản, lƣu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật tài liệu và số liệu kế toán theo chế độ của Nhà Nƣớc. - Hỗ trợ kế toán trƣởng thực hiện các chức năng lập báo cáo kế toán, báo cáo thống kê cho các cơ quan Nhà Nƣớc.  Quyền hạn - Quản lý công việc của kế toán viên, đôn đốc, nhắc nhở các kế toán viên cung cấp thông tin chi tiết, kịp thời, chính xác để kế toán tổng hợp lập các báo cáo tổng hợp. 33
  42. Kế toán Vật tƣ  Chức năng - Kế toán vật tƣ là chức danh của nhân viên kế toán bình thƣờng, tại doanh nghiệp xây lắp kế toán vật tƣ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp đầy đủ vật tƣ theo bảng dự toán vật tƣ đã đƣợc duyệt cho công trình. - Chức năng theo dõi, chọn lựa để tìm đƣợc nguồn cung cấp nguyên liệu đảm bảo chất lƣợng và có giá cả phù hợp là yêu cầu quan trọng nhằm tiết kiệm chi phí nguyên liệu nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc chất lƣợng công trình.  Nghĩa vụ - Tìm hiểu các nguồn cung cấp nguyên liệu (vật tƣ) cho công trình đáp ứng các tiêu chí trên, giúp Ban Giám Đốc cũng nhƣ phòng vật tƣ tìm đƣợc nguồn nguyên liệu và nhà cung cấp tốt nhất. - Sau khi đƣợc duyệt nhà cung cấp, tiến hành đặt hàng mua nguyên vật liệu theo đúng khối lƣợng và chất lƣợng đƣợc duyệt. - Lập các kế hoạch giao nhận hàng tại Công ty và vận chuyển đến công trình ngay khi nhận đƣợc nguyên vật liệu (vật liệu xây dựng). - Kiểm tra thƣờng xuyên nguyên vật liệu (vật tƣ) tồn kho, nhập kho, xuất kho. - Tổ chức bảo quản, lƣu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật tài liệu và số liệu kế toán theo chế độ của Nhà Nƣớc.  Quyền hạn - Có quyền đƣa ra nhiều nhà cung cấp khác nhau để Ban Giám Đốc lựa chọn. - Thông qua kế toán trƣởng, có quyền yêu cầu các bộ phận liên quan cung cấp tất cả tài liệu đến việc theo dõi vật tƣ phục vụ cho công tác, đối chiếu, hạch toán kế toán. - Có quyền từ chối không nhận nguyên vật liệu nếu nhƣ nguyên vật liệu đó không đáp ứng các yêu cầu về chất lƣợng. - Đề xuất các ý kiến, sáng kiến về chuyên môn có lợi cho công tác quản lý 2.1.6 Hệ thống thông tin kế toán trong công ty 2.1.6.1 Phần mềm kế toán tại công ty TNHH XD – TM Cao Minh - Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin thì tất cả các phần hành kế toán ở Công ty hầu hết đã đƣợc tin học hóa, hiện tại phòng kế toán có ba máy tính và một máy in. - Bên cạnh đó, nhu cầu tin học hóa trong công tác kế toán đòi hỏi phải có một 34
  43. phần mềm chính xác, đáp ứng đƣợc nhu cầu của công ty để tƣ vấn cho các chuyên gia lập trình chuyển đổi ngôn ngữ kế toán của mình vào ngôn ngữ kế toán máy. - Kế toán máy là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thông tin kế toán, nhằm biến đổi dữ liệu kế toán thành thông tin kế toán. Nhờ sử dụng kế toán máy nên không cần phải làm thủ công các công việc nhƣ: ghi sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, tổng hợp số liệu, lập báo cáo kế toán, mà chỉ phân loại, bổ sung thông tin chi tiết trên các sổ. Báo cáo có thể đƣa ra một cách nhanh nhất, phù hợp với quyết định kinh doanh và quản lý. Sơ đồ 2.3: Phần mềm kế toán tại công ty TNHH XD-TM Cao Minh  Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán máy nhƣ sau: - Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã đƣợc kiểm tra, đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu đƣợc thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. - Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin đƣợc tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái ) và các sổ, thẻ kế toán liên quan. - Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết đƣợc thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã đƣợc nhập trong kỳ. Ngƣời làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. - Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. - Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết đƣợc in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. 35
  44. 2.1.6.2 Phần mềm kế toán tại công ty TNHH XD – TM Cao Minh - Công ty sử dụng phần mềm kế toán Misa. Phần mềm kế toán Misa là phần mềm bao gồm nhiều tính năng và quy trình nghiệp vụ cao cấp, đƣợc xây dựng và phát triển trên nền công nghệ hiện đại. Hình ảnh 2.1: Giao diện Phần mềm Kế toán Misa Công ty TNHH XD – TM Cao Minh  Ƣu điểm - Giao diện thân thiện dễ sử dụng, cho phép cập nhật dữ liệu linh hoạt (nhiều hóa đơn cùng 01 Phiếu chi). Bám sát chế độ kế toán, các mẫu biểu chứng từ, sổ sách kế toán luôn tuân thủ chế độ kế toán. Hệ thống báo cáo đa dạng đáp ứng nhiều nhu cầu quản lý của đơn vị. - Đặc biệt, phần mềm cho phép tạo nhiều cơ sở dữ liệu, nghĩa là mỗi đơn vị đƣợc thao tác trên 01 cơ sở dữ liệu độc lập. - Điểm đặc biệt nữa ở Misa mà chƣa có phần mềm nào có đƣợc đó là thao tác Lƣu và Ghi sổ dữ liệu. - Tính chính xác: số liệu tính toán trong Misa rất chính xác, ít xảy ra các sai sót bất thƣờng, điều này giúp kế toán yên tâm hơn. - Tính bảo mật: Vì Misa chạy trên công nghệ SQL nên khả năng bảo mật rất cao. Cho đến hiện nay thì các phần mềm chạy trên CSDL SQL;.NET; hầu nhƣ giữa nguyên bản quyền (trong khi một số phần mềm viết trên CSDL Visual fox lại bị đánh cắp bản quyền rất dễ). 36
  45.  Nhƣợc điểm - Vì có SQL nên Misa đòi hỏi cấu hình máy tƣơng đối cao, nếu máy yếu thì chƣơng trình chạy rất chậm chạp. - Tốc độ xử lý dữ liệu chậm, đặc biệt là khi cập nhật giá xuất hoặc bảo trì dữ liệu. - Phân hệ tính giá thành chƣa đƣợc nhà sản xuất chú ý phát triển. - Các báo cáo khi kết xuất ra excell sắp xếp không theo thứ tự, điều này rất tốn công cho ngƣời dùng khi chỉnh sửa lại báo cáo. 2.1.7 Tổ chức công tác kế toán 2.1.7.1 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán Hệ thống chứng từ tại đơn vị đảm bảo cung cấp số liệu chính xác, kịp thời phục vụ cho việc xử lý, tính toán số liệu cũng nhƣ phục vụ cho yêu cầu kiểm tra, thanh tra khi cần thiết. Chứng từ đƣợc lập tại Công ty đảm bảo các yêu cầu: - Chứng từ đƣợc lập đúng theo quy định trong chứng từ kế toán và đƣợc ghi chép đầy đủ, đúng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Ghi chép kịp thời chính xác khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chứng từ có đầy đủ các chữ ký theo quy định. - Chứng từ đƣợc luân chuyển và bảo quản cẩn thận, không xảy ra tình trạng hƣ hỏng hay mất mát. 2.1.7.2 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán - Doanh nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản theo đúng chế độ tài khoản kế toán do Bộ Tài Chính ban hành (hiện nay là Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, ban hành ngày 20/03/2006. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày công bố). - Doanh nghiệp sử dụng và hạch toán tài khoản theo đúng số hiệu tài khoản, tên gọi và nghiệp vụ kinh tế liên quan. Tại doanh nghiệp không mở các tài khoản khác ngoài các tài khoản trong hệ thống tài khoản quy định. 2.1.7.3 Tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống Báo Cáo Kế Toán - Báo cáo kế toán là kết quả của công tác kế toán trong doanh nghiệp, là nguồn thông tin quan trọng cho các nhà quản trị của doanh nghiệp cũng nhƣ các đối tƣợng khác bên ngoài doanh nghiệp trong đó có các cơ quan chức năng của nhà nƣớc. - Báo cáo kế toán bao gồm báo cáo tài chính vả báo cáo quản trị - Báo cáo tài chính bao gồm: 37
  46. + Bảng cân đối kế toán + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh + Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ + Thuyết minh báo cáo tài chính và các báo cáo nội bộ. 2.1.7.4 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty - Năm tài chính: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ trong ghi chép kế toán là: Đồng Việt Nam. - Chế độ kế toán áp dụng: 15/2006/QĐ-BTC - Phƣơng pháp kế toán TSCĐ + Nguyên giá TSCĐ hữu hình và vô hình: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có đƣợc TSCĐ hữu hình và vô hình tính đến thời điểm đƣa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. + Phƣơng pháp khấu hao TSCĐ: Phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng, số khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. - Hình thức kế toán áp dụng: công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung để ghi chép. Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật Ký Chung. Chứng t ừ gốc Sổ quỹ Nhật Ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp Bảng cân đối số phát sinh Ghi Chú Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi hàng cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu 38
  47. - Phƣơng pháp kế toán hàng tồn kho + Phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho: Phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên, phản ánh giá trị thành phẩm hiện có và tình hình biến động của các loại thành phẩm trong doanh nghiệp. + Phƣơng pháp tính giá vật liệu nhập kho, xuất kho Giá nhập = Giá mua ghi + Chi phí mua - Khoản giảm giá được hưởng kho trên HĐ trên hóa đơn + Giá xuất kho: theo phƣơng pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. - Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: đƣợc ghi nhận vào chi phí khi phát sinh 2.1.8 Kết luận về công tác kế toán tại công ty 2.1.8.1 Thuận lợi - Đa số công nhân viên công ty tuổi đời còn trẻ, luôn có sự năng nổ và lòng nhiệt huyết vì sự phát triển công ty, biết nắm bắt kịp thời các công nghệ mới và đƣa ra những ý tƣởng mới. - Công ty đã mạnh dạn đầu tƣ các máy thi công hiện đại, đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật công trình, đủ sức cạnh tranh với các công ty bạn. - Ngành xây dựng đang đƣợc chính phủ khuyến khích phát triển bằng cách lên kế hoạch cải cách thủ tục hành chính đối với đầu tƣ cũng nhƣ tiêu thụ sản phẩm xây dựng để hƣớng tới mục tiêu đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp hoá. 2.1.8.2 Khó khăn - Nền kinh tế luôn phát triển đa dạng, phức tạp, biến động theo chiều hƣớng khác nhau cùng với sự cạnh tranh quyết liệt về ngành nghề, sản phẩm kinh doanh đã ảnh hƣởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. - Hiện nay các thiết bị máy móc của công ty chƣa đủ hiện đại hóa và đầy đủ để phục vụ quá trình sản xuất, cơ sở vật chất, mặt bằng còn hạn hẹp cũng ảnh hƣởng đến tiến độ sản xuất và kế hoạch đề ra của công ty. - Nguồn nguyên liệu cung cấp cho công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh không phải khi nào cũng ổn định do sự biến động về giá cả, tình hình thu mua nguyên vật liệu cũng gặp nhiều khó khăn. 39
  48. 2.2 Thực trạng kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty TNHH XD – TM Cao Minh 2.2.1 Nguồn NVL – CCDC của công ty TNHH XD – TM Cao Minh 2.2.1.1 Phân loại NVL – CCDC  Đối với Nguyên vật liệu Nguyên, vật liệu chính: + Xi măng, công ty chỉ dùng 5 loại xi măng là: Xi măng Fico PCB40, Xi măng Thăng Long, Xi măng Holcim đa dụng, Xi măng Holcim PCB40, Xi măng Hà Tiên PCB40 + Thép hộp, thép không rỉ, thép lá mạ kẽm + Cát xây, cát tô, cát đại (dùng để đổ bê tông + Đá 1x2, đá 2x4 + Sắt 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20, sắt ống 34x1.4x6m, 42x2.0x6m,42x2.3x6m,49x2.5x6m,60x2.5x6m,60x3.0x6m,76x2.5x6m,76x3.0x6m,90x3. 5, - Nguyên vật liệu phụ:Thép ống nhựa, bao tải, bột trét trong, bột trét ngoài, Đinh 5, đinh 1x2, Cột tre (làm kê chắn). - Nhiên liệu: Là loại vật liệu khi sử dụng có dụng cung cấp nhiệt lƣợng cho các loại máy móc nhƣ: Dầu diezen, Xăng - Phụ tùng thay thế : là các chi tiết phụ tùng của các loại máy móc thiết bị mà công ty sử dụng bao gồm phụ tùng thay thế các loại máy móc, máy cẩu, máy trộn bê tông và phụ tùng thay thế của xe ô tô nhƣ: săm lốp ô tô, bạc đạn, mâm xe, - Phế liệu thu hồi: Bao gồm các đoạn thừa của thép, sắt, tre, gỗ không dùng đƣợc nữa, vỏ bao xi măng.  Đối với Công cụ dụng cụ - Công cụ dụng cụ: dàn giáo, mác, cuốc, xẻng - Bao bì luân chuyển: vỏ bao xi măng - Đồ dùng cho thuê: các loại máy móc phục vụ thi công 2.2.1.2 Nhiệm vụ kế toán NVL - CCDC tại công ty Xuất phát từ yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất cũng nhƣ vai trò, vị trí của kế toán trong quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp, kế toán nguyên vật liệu cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: 40
  49. - Tổ chức ghi chép phản ánh kịp thời, chính xác số lƣợng, chất lƣợng và giá trị thực tế của từng loại, từng thứ nguyên vật liệu tiêu hao sử dụng cho sản xuất, nguyên vật liệu nhập xuất tồn kho - Vận dụng đúng đắn các phƣơng pháp hạch toán nguyên vật liệu hƣớng dẫn kinh doanh kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc thủ kho nhập xuất, thực hiện dúng các chế độ thanh toán ban đầu về nguyên vật liệu (lập chứng từ, luân chuyển chứng từ ) mở các sổ sách, thuế chi tiết về nguyên vật liệu đúng phƣơng pháp quy định, giúp cho việc lãnh đạo và chỉ đạo công tác kế toán trong phạm vi ngành và toàn bộ nền kinh tế. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch mua, tình hình dự trữ và tiêu hao nguyên vật liệu, phát hiện và xử lý kịp thời nguyên vật liệu thừa, thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất, ngăn nguyên, vật liệu thừa việc sử dụng nguyên vật liệu phi pháp, lãng phí. - Tham gia kiểm kê đánh giá lại nguyên vật liệu theo chế độ quy định của Nhà nƣớc, lập báo cáo kế toán về vật liệu phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý và điều hành phân tích kinh tế. 2.2.1.3 Nguồn cung cấp NVL - CCDC DNTN Hoàng Phong Phú, công ty CP TM & DV Đức Toàn, công ty TNHH Thƣơng Mại Từ Tƣờng, DNTN Vĩnh Ký, công ty CP TM & DV Phúc Lâm, 2.2.2 Tổ chức công tác kế toán NVL - CCDC tại công ty 2.2.2.1 Thủ tục nhập kho Tại công ty TNHH TM & XD Cao Minh việc mua vật tƣ do phòng kế hoạch vật tƣ đảm nhận, mua theo kế hoạch cung cấp vật tƣ hoặc theo yêu cầu sản xuất thi công. Khi vật tƣ đƣợc mua về, ngƣời đi mua hàng sẽ mang hóa đơn: Hóa đơn mua hàng, hóa đơn GTGT của đơn vị bán, hóa đơn cƣớc phí vận chuyển lên phòng kế toán. Khi mua NVL – CCDC về đến công ty hoặc kho, nếu xuất thẳng không qua kho thì thủ kho xác nhận vào mặt sau của tờ hóa đơn đã nhận hàng. Nếu nhập kho ngƣời đi mua hàng gởi hóa đơn cho phòng vật tƣ để lập phiếu nhập kho. Khi nhập kho, thủ kho kiểm tra số lƣợng, chất lƣợng vật tƣ ghi trên hóa đơn của NVL – CCDC xong thủ kho ghi ngày tháng năm nhập kho và cùng ngƣời giao hàng ký xác nhận. Trƣờng hợp vật liệu mua về có khối lƣợng lớn, giá trị cao thì công ty sẽ có ban kiểm nghiệm vật tƣ lập "Biên bản kiểm nghiệm vật tƣ". Sau khi đã có ý kiến của ban kiểm nghiệm vật tƣ về số hàng mua về đúng quy cách, mẫu mã, chất lƣợng theo hoá đơn thì thủ kho mới tiến hành cho nhập kho. Hàng ngày thủ kho chuyển chứng từ lên phòng kế toán làm căn cứ để ghi vào sổ. 41
  50. Phiếu nhập kho đƣợc chia làm 3 liên: + Liên 1: Lƣu làm chứng từ gốc tại phòng kế hoạch vật tƣ + Liên 2: Do thủ kho lƣu giữ rồi gửi lên phòng kế toán + Liên 3: Cán bộ mua kèm theo với hóa đơn GTGT 2.2.2.2 Thủ tục xuất kho Khi có nhu cầu sử dụng NVL – CCDC bộ phận có nhu cầu viết “ Giấy đề nghị cung ứng vật tƣ”. Chuyển cho phòng vật tƣ, phòng vật tƣ căn cứ vào giấy đề nghị để lập phiếu xuất kho. Sau khi lập phiếu xong, ngƣời lập phiếu chuyển kế toán trƣởng ký rồi chuyển cho Giám Đốc hoặc ngƣời ủy quyền duyệt rồi giao cho ngƣời nhận cầm phiếu xuống kho đề nhận hàng. Sau khi đối chiếu khối lƣợng nguyên vật liệu trên phiếu xuất kho tại cột số lƣợng yêu cầu đối với khối lƣợng nguyên vật liệu thực tế có trong kho, thủ kho sẽ ghi vào phiếu xuất kho ở cột số lƣợng thực xuất và ký xác nhận. Phiếu xuất kho đƣợc chia làm 3 liên: + Liên 1: Lƣu làm chứng từ gốc tại phòng kế hoạch vật tƣ + Liên 2: Thủ kho nhận rồi chuyển lên phòng kế toán + Liên 3: Do đội vật tƣ giữ Ngoài số lƣợng vật tƣ dùng cho thi công, cho quản lý phục vụ quá trình thi công thì NVL – CCDC ( các phế liệu thu hồi từ công ty) hoặc cho các đơn vị khác vay tạm thời hoặc xuất cho các đội gia công. Trƣờng hợp xuất bán thì lập hóa đơn bán hàng đồng thời cũng là phiếu xuất hàng. Hóa đơn bán hàng đƣợc lập thành 3 liên: + Liên 1: Lƣu làm chứng từ gốc tại phòng kế hoạch vật tƣ + Liên 2: Khách hàng giữ + Liên 3: Nội bộ 2.2.3 Phƣơng pháp tính giá NVL – CCDC 2.2.3.1 Tính giá NVL – CCDC nhập kho  Nhập kho mua ngoài:(Có hợp đồng mua bán giữa hai bên) Vật liệu đƣợc thu mua từ nhiều nguồn khác nhau và vào các thời điểm khác nhau nên giá thu mua và chi phí thu mua sẽ khác nhau dẫn đến giá trị nhập cũng khác nhau. Do vậy, chúng đòi hỏi phải đƣợc đánh giá theo giá thực tế trên thị trƣờng là giá mua ghi trên hóa đơn và chi phí thu mua gồm có chi phí vận chuyển. 42
  51. Giá thực tế nguyên Giá mua trên Chi phí vận = + vật liệu nhập kho hóa đơn chuyển bốc dỡ Cụ thể: + Trường hợp bên bán vận chuyển vật tư cho công ty thì giá thực tế nhập kho chính là giá ghi trên hóa đơn. Nghiệp vụ 1:Căn cứ HĐ số 0000590 ký hiệu PP/11P ngày 14/12/2012 công ty nhập 941 Kg thép ống tròn, giá chƣa thuế là 18.500 đ/Kg của DNTN Hoàng Phong Phú trả bằng tiền mặt với số tiền : 17.408.500 đồng, thuế GTGT 10%. Vậy giá thực tế nhập là 17.408.500 đồng (giá ghi trên hóa đơn chưa thuế). + Trường hợp bên bán không vận chuyển vật tư cho công ty thì giá thực tế nhập kho là giá ghi trên hóa đơn cộng chi phí vận chuyển. Nghiệp vụ 2: Căn cứ HĐ số 0037323 ký hiệu DT/11P ngày 17/12/2012 công ty nhập 12,5tấn Xi măng Holcim đa dụng của công ty CP TM & DV Đức Toàn với giá 1.390.909,12đ/tấn chƣa trả tiền: 17.386.364 đồng, (thuế GTGT 10%). Chi phí vận chuyển 12,5 tấn Xi măng là 1.000.000 đồng chƣa bao gồm thuế, (thuế GTGT 10%): Vậy giá thực tế nhập xi măng: 17.386.364 + 1.000.000 = 18.386.364 đồng  Nhập kho thuê ngoài gia công chế biến + Trường hợp nguyên vật liệu nhập kho thuê ngoài gia công chế biến Nghiệp vụ 3: Căn cứ vào hóa đơn xƣởng nhập gia công hoàn thành ngày 28/12/2012 vì kèo bằng tôn dày 5mm, hàn kết cấu thành phẩm kích thƣớc 200mm x 105mm x100mm đơn giá chi tiết 14.500 x 200 cái = 2.900.000 và gia công chi tiết đầu nối cọc 150mm x 150mm, đơn giá 6.000 đồng x 1500 cái = 9.000.000 đồng, tổng cộng là 11.900.000đồng, cùng với số lƣợng thép công ty mua về xuất gia công trị giá là 18.900.000 đồng. Vậy giá thực tế nhập kho vì kèo, đầu nối cọc: 11.900.000 + 18.900.000 = 30.800.000 đồng  Nhập kho khi thu hồi từ các công trình Do tính chất đặc thù của ngành xây dựng nên các công trình, hạn học công trình sau khi hoàn thành thì các phế liệu thu hồi, một số vật liệu chƣa sử dụng sẽ tiến hành nhập kho . Nghiệp vụ 4: Ngày 24/12/2012 công ty tái nhập Xi măng Vicem Hà Tiên đa dụng thừa kế toán xác định giá trị thừa 13.500.000 đồng. Vậy giá thực tế nhập kho : 13.500.000 đồng 43
  52. + Trường hợp khác Nghiệp vụ 5: Căn cứ HĐ số 0000059 ký hiệu VK/12P ngày 30/12/2012 công ty nhập Thép láp tròn các loại của DNTN Vĩnh Ký trả bằng chuyển khoản với số tiền 18.697.140 đồng (thuế GTGT 10%). Giá mua thép: 14.200 đồng/Kg. Số lƣợng ghi trên hóa đơn là 1.197 Kg, số lƣợng thực nhập: 2.100 Kg. Vậy giá thực tế nhập kho: Giá ghi trên hóa đơn 2.2.3.2 Tính giá NVL – CCDC xuất kho Giá thực tế vật liệu xuất dùng cho thi công: tính theo giá bình quân gia quyền. Cụ thể công ty có các nghiệp vụ phát sinh trong tháng nhƣ sau: Nghiệp vụ 1: Căn cứ vào giấy đề nghị lĩnh vật tƣ yêu cầu số lƣợng xuất là 850 Kg thép ống tròn cho công trình Metro Rạch Giá. Theo phiếu nhập kho số 258/PN ngày 14/12/2012 thép đƣợc nhập 941Kg với giá 18.500 đ/Kg có số lƣợng tồn đầu kỳ 634Kg giá 17.800đ/Kg. Giá thực tế xuất kho của 1kg thép: 634 x 17.800 + 941 x 18.500 634 + 941 = 18.218 đồng/ Kg Trị giá xuất kho: 18.218 x 850 = 15.485.300 đồng Nghiệp vụ 2: Cũng căn cứ vào giấy đề nghị lĩnh vật tƣ yêu cầu số lƣợng xuất là 12,5 tấn Xi măng Holcim đa dụng cho công trình Nhà Nguyễn Huy Tƣởng. Theo phiếu nhập kho số 262/PN ngày 17/12/2012 với trị giá 18.386.364 đồng, không có số lƣợng tồn đầu kỳ. Vậy giá thực tế xuất kho của 1 tấn xi măng : 18.386.364 : 12.5 = 1.470.909,12 đồng Nghiệp vụ 3: Ngày 31/12/2012 công ty xuất hết Xi măng Vicem Hà Tiên đa dụng thừa cho công trình nhà Nguyễn Huy Tƣởng với trị giá 13.500.000đồng. Theo Phiếu nhập số 277/PN ngày 30/12/2012 thì giá thực tế xuất kho: 13.500.000đồng. 44
  53. 2.2.4 Hạch toán chi tiết NVL – CCDC tại công ty 2.2.4.1 Chứng từ sử dụng + Hóa đơn giá trị gia tăng + Phiếu nhập kho + Giấy đề nghị xuất kho + Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 2.2.4.2 Sổ kế toán chi tiết NVL – CCDC + Thẻ kho + Sổ kế toán chi tiết vật tƣ, bảng theo dõi xuất nguyên vật liệu + Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu. + Sổ Nhật Ký Chung + Sổ Cái TK152,153 2.2.4.3 Phương pháp hạch toán chi tiết NVL – CCDC Công ty TNHH TM&XD Cao Minh hạch toán chi tiết vật liệu theo phƣơng pháp thẻ song song. Sơ đồ 2.5: Sơ đồ phƣơng pháp thẻ song song tại công ty TNHH Cao Minh Thẻ kho Giấy đề Hóa đơn, Phiếu nhập Phiếu xuất nghị xuất chứng từ NVL-CCDC Sổ kế toán chi tiết Bảng kê tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn Sổ kế toán tổng hợp Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu 45
  54. Trình tự hạch toán + Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng thứ NVL – CCDC trong kho theo chỉ tiêu, số lƣợng. Hằng ngày, khi nhận đƣợc chứng từ nhập, xuất NVL – CCDC thủ kho tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi ghi sổ thực nhập, thực xuất vào thẻ kho. Cuối ngày, thủ kho có trách nhiệm chuyển toàn bộ các chứng từ đó lên bộ phận kế toán. Cuối tháng thủ kho tính ra tổng số lƣợng nhập, xuất và tồn cuối kỳ của NVL – CCDC theo từng loại trên thẻ kho và đối chiếu số liệu với kế toán chi tiết vật tƣ. + Tại phòng kế toán Kế toán mở sổ hoặc thẻ chi tiết vật liệu ghi chép sự biến động nhập, xuất, tồn của từng loại vật liệu cả về hiện vật và giá trị. Hằng ngày hoặc định kỳ, sau khi nhận đƣợc chứng từ nhập, xuất kho NVL – CCDC do thủ kho nộp, kế toán kiểm tra ghi đơn giá, tính thành tiền, phân loại chứng từ rồi nhập dữ liệu vào máy Cuối kỳ, kế toán tiến hành cộng sổ và tính ra số tồn kho cho từng loại NVL – CCDC đồng thời tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết vật liệu với thẻ kho tƣơng ứng. Căn cứ vào các sổ chi tiết vật liệu, kế toán lấy số liệu để ghi vào bảng tổng hợp nhâp – xuất – tồn vật liệu. Sau đây là một nghiệp vụ cụ thể phát sinh tại công ty: Căn cứ HĐ số 0000590 ký hiệu PP/11P ngày 14/12/2012 công ty nhập thép ống tròn trả bằng tiền mặt của DNTN Hoàng Phong Phú với số tiền : 19.149.350 đồng (thuế GTGT 10%): 46
  55. (Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán Công ty TNHH XD – TM Cao Minh) 47
  56. Khi có hóa đơn giá trị gia tăng và hàng mua đã về đến kho. Công ty lập một hội đồng để kiểm tra lại số hàng đó. Nếu chủng loại đúng quy cách và không có sai sót thì cho tiến hành nhập kho hàng vừa mua về. Công ty TNHH XD-TM Cao Minh Mẫu số: VT -DN 192 – Nguyễn Thái Sơn – Quận Gò Vấp ( Ban hành theo QĐ số 15/2006 /QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƢ Ngày 14 tháng 12 năm 2012 Số: 08/01 Căn cứ HĐ số 0000590 ký hiệu PP/11P ngày 14/12/2012 công ty nhập thép ống tròn trả bằng tiền mặt của DNTN Hoàng Phong Phú Ban kiểm nghiệm gồm: + Ông (Bà): Nguyễn Thành Danh Trƣởng ban + Ông (Bà): Trần Quốc Đạt .Cán bộ kỹ thuật + Ông (Bà): Lê Thị Nga Thủ kho + Ông (Bà): Nguyễn Thanh Thanh Cán bộ vật tƣ Đã kiểm nghiệm các loại: Số lƣợng STT Tên quy cách MS PTKN ĐVT Chứng Đúng Không vật tƣ từ QC đúng QC 01 Thép ống (tròn Kg 941 941 0 2.0) Ý kiến của ban kiểm nghiệm: Cho nhập kho số hàng đúng quy cách. Đại diện kỹ thuật Thủ kho Trƣởng ban (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán Công ty TNHH XD – TM Cao Minh) 48
  57. Căn cứ vào hóa đơn kế toán viết phiếu nhập kho. CÔNG TY TNHH XD CAO MINH 192- NGUYỄN THÁI SƠN – QUẬN GÒ VẤP PHIẾU NHẬP KHO Số: 232/PN Ngày 14 tháng 12 năm 2013 Ngƣời nhập: NGỌC ÁNH Đơn vị: Khách hàng vãng lai Nội dung: Nhập CCDC cho công trình Kho: Kho vật tƣ (VT) Mã Thuế nhập Stt Mặt hàng Đvt Số lƣợng Đơn giá Tiền hàng Thành tiền hàng khẩu 1 THEP Thép ống Kg 941.00 18.500 17.408.500 17.408.500 (tròn 2.0) Tổng cộng 17.408.500 17.408.500 Thuế GTGT Tổng tiền 17.408.500 (Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán Công ty TNHH XD – TM Cao Minh) 49
  58. Phiếu nhập kho do bộ phận thu mua nguyên vật liệu lập thành hai liên (đối với vật tƣ mua ngoài). Ngƣời lập ghi rõ họ tên, mang phiếu đến kho để nhập vật tƣ. Thủ kho giữ liên 2 để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho phòng kế toán, liên 1 lƣu ở nơi lập phiếu. Khi đó có nhu cầu cung ứng vật tƣ thì cán bộ quản lý công trình viết giấy đề nghị xuất kho vật tƣ và chuyển vào phòng vật tƣ, sau khi đã có ký duyệt của chỉ huy công trình. Căn cứ vào giấy đề nghị đó, viết (giấy) phiếu xuất kho vật tƣ. Công ty TNHH XD-TM Cao Minh 192 – Nguyễn Thái Sơn – Quận Gò Vấp GIẤY ĐỀ NGHỊ CUNG ỨNG VẬT TƢ Ngày 14 tháng 12 năm 2012 Số: 02/13 Họ và tên: Trần Văn Nam Lý do xuất: Xuất cho công trình Metro Rạch Gía STT Tên nhãn hiệu, quy cách vật tƣ Đơn vị tính Số lƣợng 1 Thép ống Kg 850 Giám đốc P.KHVT Quản đốc PX Ngƣời xin lĩnh (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán Công ty TNHH XD – TM Cao Minh) 50
  59. Chuyển cho phòng vật tƣ, phòng vật tƣ căn cứ vào giấy đề nghị để lập phiếu xuất kho. CÔNG TY TNHH XD - TM CAO MINH 192- NGUYỄN THÁI SƠN – QUẬN GÒ VẤP PHIẾU XUẤT KHO Số: 260/X Ngày 14 tháng 12 năm 2012 Ngƣời lĩnh: ANH LAM Đơn vị: Công trình Nhà Nguyễn Huy Tƣởng (CT- NHT) Nội dung: Xuất vật tƣ cho công trình Kho: Kho vật tƣ (VT) Mã Số Thuế nhập Thành Stt Mặt hàng Đvt Đơn giá Tiền hàng hàng lƣợng khẩu tiền 1 THEP Thép ống Kg 850.00 18.218 15.485.300 15.485.300 Tổng cộng 15.485.300 15.485.300 Thuế GTGT 15.485.300 Tổng tiền (Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán Công ty TNHH XD – TM Cao Minh) 51
  60. Từ phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thủ kho sẽ lập thẻ kho. Công ty TNHH XD-TM Cao Minh Mẫu số: VT -DN 192 – Nguyễn Thái Sơn – Quận Gò Vấp ( Ban hành theo QĐ số 15/2006 /QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) THẺ KHO (SỔ KHO) Ngày lập thẻ: Ngày 14 tháng 12 năm 2012 Tờ số: 36 - Tên ,nhãn hiệu, quy cách vật tƣ: Thép ống - Đơn vị tính: Kg - Mã vật tƣ: THEP Số hiệu Ngày chứng từ Số lƣợng Số TT ghi sổ Diễn giải Nhập Xuất Nhập Xuất Tồn A B C D E 1 2 3 Tồn đầu kì 634 1 14/12 PN262 Nhập kho Thép ống (tròn 941 1575 2.0) 2 14/12 PX260 Xuất kho công trình 850 725 Metro Gạch Giá Cộng cuối kỳ 725 (Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán Công ty TNHH XD – TM Cao Minh) Từ phiếu xuất kho vật tƣ, kế toán vật tƣ lập bảng theo dõi xuất nguyên vật liệu để theo dõi chi tiết tình hình xuất nguyên vật liệu rồi nộp lên cho kế toán trƣởng xem xét lại tình hình xuất nguyên vật liệu có hợp lý hay không. 52
  61. Công ty TNHH XD-TM Cao Minh Mẫu số: S22-DN 192 – Nguyễn Thái Sơn –Quận Gò Vấp ( Ban hành theo QĐ số 15/2006 /QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) BẢNG THEO DÕI XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU Từ ngày 01/01/2012 đến 31/12/2012 Đặc tính, Đơn vị Số Tên vật liệu Đơn giá Thành tiền chủng loại tính lƣợng I. Vật liệu chính 1 Xi măng Hà Tiên Tấn 95 1.357.009 128.915.908 2 Xi măng Holcim Tấn 260 1.322.779 343.922.726 3 Sắt phi 20 20 Kg 1.662 16.020 26.625.240 4 Phôi thép tròn Kg 13.305 12.758 169.750.300 5 Thép ống Kg 75.603 14.800 1.118.957.439 6 Đá 1x2 1x2 Tấn 21 195.238 4.100.000 II. Vật liệu phụ 1 Đinh Kg 330 17.447 5.757.600 2 Đinh đĩa Cái 48 1.402 67.296 3 Bulon M12x30 M12x30 Bộ 3.000 1.900 5.700.000 III. Nhiên liệu 1 Dầu Diezen Lít 718 4.700 3.374.600 2 Nhựa đƣờng Thô Thùng 5 18.900 94.500 Tổng cộng 368.839 6.849.311.295 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán Công ty TNHH XD – TM Cao Minh) 53
  62. Sau khi nhận đƣợc các chứng từ nhập xuất NVL – CCDC kế toán chi tiết kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ rồi ghi vào sổ chi tiết NVL – CCDC theo cả 2 chỉ tiêu số lƣợng và giá trị. Chỉ tiêu giá trị của NVL – CCDC nhập trong tháng ở sổ chi tiết của từng loại NVL – CCDC đƣợc tính bằng giá mua cộng chi phí vận chuyển bốc dỡ. Chỉ tiêu giá trị của vật liệu xuất trong tháng ở sổ chi tiết vật tƣ đƣơc xác định theo đơn giá bình quân gia quyền. Cuối tháng, kế toán tính ra giá trị tồn kho NVL – CCDC cả 2 chỉ tiêu số lƣợng và giá trị. Sổ chi tiết vật tƣ đƣợc mở cho từng loại vật liệu. Công ty TNHH XD-TM Cao Minh Mẫu số: S10 -DN 192 – Nguyễn Thái Sơn – Quận Gò Vấp ( Ban hành theo QĐ số 15/2006 /QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU Năm 2012 Tài khoản: 152 Đơn vị tính: Tấn Tên quy cách: Thép Chứng từ Nhập Xuất Tồn Diễn giải TK Đơn giá Số Ngày Số Thành Số Thành Số Thành tiền ĐƢ lƣợng tiền lƣợng tiền lƣợng Tồn đầu 634 11.285.200 kỳ 262/PN 14/12 Mua nhập 111 18.500 941 17.408.500 1575 28.693.700 kho 264/PX 14/12 Xuất 621 18.218 850 15.485.300 725 13.208.400 dùng cho công trình Số dƣ x x x cuối kỳ (Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán Công ty TNHH XD – TM Cao Minh) 54
  63. Công ty TNHH XD-TM Cao Minh Mẫu số: S38 -DN 192 – Nguyễn Thái Sơn – Quận Gò Vấp ( Ban hành theo QĐ số 48/2006 /QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CHI TIẾT CÔNG CỤ DỤNG CỤ Năm 2012 Tài khoản: 153 Đơn vị tính: Cái Tên quy cách: Máy đầm Chứng từ Nhập Xuất Tồn Diễn giải TK Đơn giá Số Ngày SL Thành tiền SL Thành tiền SL Thành tiền ĐƢ . 201 25/11 Mua nhập 1111 28.000.000 1 28.000.000 2 56.000.000 kho 205 25/11 Xuất dùng 142 28.000.000 1 28.000.000 1 28.000.000 cho công trình . Số dƣ cuối 1 28.000.000 kỳ Tồn kho 1 28.000.000 cuối năm (Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán Công ty TNHH XD – TM Cao Minh) Cuối kỳ, sau khi ghi chép toàn bộ nghiệp vụ nhập xuất vào sổ kế toán tiến hành tính tổng số nhập, xuất và tồn kho của từng loại vật tƣ. Sau đó kế toán và thủ kho đối chiếu số liệu trên thẻ kho với sổ chi tiết vật tƣ, nếu thấy số liệu chính xác thì kế toán ký xác nhận vào thẻ kho. Công việc tiếp theo là kế toán căn cứ vào sổ kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn. Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn đƣợc lập cho tất cả các loại vật tƣ, mỗi loại vật tƣ đƣợc ghi trên một dòng của bảng này. Từ sổ kế toán chi tiết vật tƣ, kế toán tính ra tổng nhập, tổng xuất và số tồn cuối kỳ của mỗi loại vật tƣ để đƣa lên một dòng của bảng nhập, xuất, tồn. Nhìn vào bảng này ta có thể thấy tình hình biến động của tát cả các loại vật liệu trong tháng của công ty một cách rõ ràng, đầy đủ. 55
  64. Công ty TNHH XD-TM Cao Minh Mẫu số: S38 -DN 192 – Nguyễn Thái Sơn – Quận Gò Vấp ( Ban hành theo QĐ số 48/2006 /QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trƣởng BTC) BẢNG TỔNG HỢP NHẬP – XUẤT – TỒN VẬT TƢ Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Mã VT Tên vật tƣ ĐVT Số Giá trị Số lƣợng Giá trị Số lƣợng Giá trị Số Giá trị lƣợng lƣợng I. Vật liệu chính XIMANGH Xi măng Hà Tiên Tấn 95 128.915.908 95 128.915.908 XIMANGHO Xi măng Holcim Tấn 260 343.922.726 260 343.922.726 SAT Sắt phi 20 Kg 1.662 26.625.240 1.662 26.625.240 PHOIT Phôi thép tròn Kg 13.305 169.750.300 13.305 169.750.300 THEP Thép ống Kg 75.603 1.118.957.439 75.603 1.118.957.439 DA Đá 1x2 Tấn 21 4.100.000 21 4.100.000 56
  65. II. Vật liệu phụ DINH Đinh Kg 330 5.757.600 330 5.757.600 DINHD Đinh đĩa Cái 48 67.296 48 67.296 NEP Nẹp PE 5x6 Kg 34 684.000 34 684.000 BULON Bulon M12x30 Bộ 3.000 5.700.000 3.000 5.700.000 III. Nhiên liệu DAU Dầu Diezen Lít 718 3.374.600 718 3.374.600 NHUA Nhựa đƣờng Thùng 5 94.500 5 94.500 Tổng cộng 2.345 87.290.0 368.942 6.864.827.965 368.839 6.849.311.295 2.448 102.806.670 00 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán Công ty TNHH XD – TM Cao Minh) 57
  66. Công tác hạch toán chi tiết NVL – CCDC là rất quan trọng, nó giúp cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết từng loại NVL – CCDC kể cả chỉ tiêu hiện vật lẫn chỉ tiêu giá trị, không chỉ từng kho mà chi tiết từng loại, quy cách, chất lƣợng tùy theo yêu cầu quản lý của công ty và thực tế cho thấy công tác kế toán chi tiết NVL – CCDC tại công ty cũng rất đầy đủ và khoa học. 2.2.5 Kế toán tổng hợp nhập – Xuất NVL -CCDC tại công ty 2.2.5.1 Phương pháp kế toán sử dụng Công ty TNHH XD – TM Cao Minh áp dụng phƣơng pháp tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. Do vậy tình hình nhập – xuất – tồn kho NVL – CCDC đƣợc phản ánh thƣờng xuyên, liên tục 2.2.5.2 Tài khoản sử dụng cho hạch toán kế toán NVL – CCDC Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006 QĐ/BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính. Để phù hợp với quá trình hạch toán tại công ty, công tác kế toán NVL – CCDC sử dụng những tài khoản tổng hợp sau: TK152, TK153, TK111, TK112, TK133, TK331, TK621,TK627, TK641, TK642. 2.2.5.3 Kế toán tổng hợp nhập – xuất NVL  Nhập kho Nguyên vật liệu Căn cứ vào các chứng từ gốc nhập nguyên vật liệu ở phần kế toán chi tiết và các chứng từ gốc trong tháng 12 năm 2012 kế toán tiến hành định khoản một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh trong quá trình nhập kho nguyên vật liệu. Công ty thƣờng mua nguyên vật liệu dƣới hai hình thức + Trả tiền ngay: Hình thức này áp dụng đối với các khách hàng có giao dịch không thƣờng xuyên với công ty. Nghiệp vụ 1: Căn cứ HĐ số 0000590 ký hiệu PP/11P ngày 14/12/2012 công ty nhập thép ống tròn trả bằng tiền mặt của DNTN Hoàng Phong Phú với số tiền : 19.149.350 đồng (thuế GTGT 10%). Theo phiếu nhập số 258/PN ngày 14/12/2012 với trị giá 17.408.500 đồng (giá chƣa thuế). Kế toán định khoản nhƣ sau: ( Phụ lục 1,2) Nợ TK 152 : 17.408.500 đồng Nợ TK 133 : 1.740.850 đồng Có TK 1111 : 19.149.350 đồng 58
  67. + Trƣờng hợp doanh nghiệp mua trả chậm ngƣời bán : Phần lớn doanh nghiệp sử dụng hình thức này trong thanh toán mua nguyên vật liệu của công ty đại lý có quan hệ thƣờng xuyên với công ty. Nghiệp vụ 2: Căn cứ HĐ số 0037323 ký hiệu DT/11P ngày 17/12/2012 công ty nhập Xi măng Holcim đa dụng của công ty CP TM & DV Đức Toàn chƣa trả ngƣời bán với số tiền 19.125.000 đồng (thuế GTGT 10%). Chi phí vận chuyển 12,5 tấn Xi măng là 1.000.000 đồng chƣa bao gồm thuế,trả bằng tiền mặt, (thuế GTGT 10%).Theo Phiếu nhập số 262/PN ngày 17/12/2012 với trị giá 18.386.364 đồng (giá chƣa thuế). Kế toán định khoản nhƣ sau: Nợ TK 152 : 17.386.364 đồng Nợ TK 133 : 1.738.636 đồng Có TK 331 : 19.125.000 đồng Nợ TK 152 : 1.000.000 đồng Nợ TK 133 : 100.000 đồng Có TK 331 : 1.100.000 đồng Nghiệp vụ 3: Căn cứ vào hóa đơn xƣởng nhập gia công hoàn thành ngày 28/12/2012 vì kèo bằng tôn dày 5mm, hàn kết cấu thành phẩm kích thƣớc 200mm x 105mm x100mm đơn giá chi tiết 14.500 x 200 cái = 2.900.000 và gia công chi tiết đầu nối cọc 150mm x 150mm, đơn giá 6.000 đồng x 1500 cái = 9.000.000 đồng, tổng cộng là 11.900.000đồng, cùng với số lƣợng thép công ty mua về xuất gia công trị giá là 18.900.000 đồng. Kèm theo phiếu nhập kho của đơn vị nhận gia công để bộ phận vật tƣ viết phiếu nhập kho số 260/ PN ngày 28/12/2012, Kế toán định khoản nhƣ sau: Nợ TK 152 : 30.800.000 đồng Có TK 154 : 30.800.000 đồng Nghiệp vụ 4: Ngày 24/12/2012 công ty tái nhập Xi măng Vicem Hà Tiên đa dụng thừa.Theo Phiếu nhập số 265/PN ngày 24/12/2012 kế toán xác định giá trị thừa 13.500.000 đồng. Kế toán định khoản nhƣ sau: Nợ TK 152 : 13.500.000 đồng Có TK 621 : 13.500.000 đồng Nghiệp vụ 5: Căn cứ HĐ số 0000059 ký hiệu VK/12P ngày 30/12/2012 công ty nhập Thép láp tròn các loại của DNTN Vĩnh Ký trả bằng chuyển khoản với số tiền 59
  68. 18.697.140 đồng (thuế GTGT 10%). Giá mua thép: 14.200 đồng/Kg. Số lƣợng ghi trên hóa đơn là 1.197 Kg, số lƣợng thực nhập: 2.100 Kg. Theo Phiếu nhập số 277/PN ngày 30/12/2012 với trị giá 16.997.400 đồng (giá chƣa thuế). Kế toán định khoản nhƣ sau: Nợ TK 152 : 16.997.400 đồng Nợ TK 133 : 1.699.740 đồng Có TK 112 : 18.697.140 đồng Nhập kho nguyên vật liệu thừa: Nợ TK 152 : 12.822.600 đồng Có TK 3381 : 12.822.600 đồng  Ngoài ra trong năm 2012, công ty TNHH XD-TM Cao Minh còn phát sinh một số nghiệp vụ mua nguyên vật liệu với tổng số tiền: 6.864.827.965 đồng. Kế toán hạch toán nhƣ sau: Nợ TK 1521 : 6.864.827.965 đồng Có TK 1111 : 6.864.827.965 đồng  Xuất kho Nguyên vật liệu Khi có nhu cầu cung ứng vật tƣ thì cán bộ quản lý công trình viết giấy đề nghị xuất kho vật tƣ và chuyển giấy này vào phòng vật tƣ, sau khi đã có ký duyệt của chỉ huy công trình. Căn cứ vào giấy đề nghị đó, kế toán vật tƣ viết phiếu xuất kho (mẫu đã trình bày ở phần hạch toán chi tiết nguyên vật liệu). Nghiệp vụ 1: Căn cứ vào phiếu xuất kho số 260/X ngày 14/12/2012 xuất 850 kg trị giá 15.485.300 đồng (đã trình bày cách tính giá chi tiết ở phần trên) thép ống cho công trình Metro Rạch Giá, kế toán định khoản nhƣ sau: Nợ TK 621 : 15.485.300 đồng Có TK152 : 15.485.300 đồng Nghiệp vụ 2: Căn cứ vào phiếu xuất kho số 264/X ngày 17/12/2012 xuất 12,5 tấn Xi măng Holcim đa dụng cho công trình Nhà Nguyễn Huy Tƣởng, kế toán định khoản nhƣ sau: Nợ TK 621 : 18.386.364 đồng Có TK152 : 18.386.364 đồng 60
  69. Nghiệp vụ 3: Ngày 24/12/2012 công ty xuất hết Xi măng Vicem Hà Tiên đa dụng thừa.Theo Phiếu xuất số 274/X ngày 24/12/2012 kế toán xác định giá trị thừa 13.500.000 đồng. Kế toán định khoản nhƣ sau: Nợ TK 621 : 13.500.000 đồng Có TK152 : 13.500.000 đồng .  Ngoài ra trong năm 2012, doanh nghiệp công ty còn phát sinh một số nghiệp vụ xuất Nguyên vật liệu với tổng số tiền: 6.849.311.295 đồng. Kế toán định khoản nhƣ sau: Nợ TK 621 : 6.849.311.295 đồng Có TK1521 : 6.849.311.295 đồng Sau khi dữ liệu hạch toán, kế toán theo dõi sổ kế toán trên máy, hàng tháng in sổ để thuận tiện cho công tác quản lý chứng từ và sổ sách. Vì công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung cho nên kế toán NVL – CCDC đƣợc kế toán thực hiện sử dụng các sổ: sổ cái TK liên quan, sổ chi tiết thanh toán ngƣời bán để thuận tiện cho công tác quản lý chứng từ và sổ sách đồng thời hàng tháng in sổ, theo dõi sổ kế toán trên máy. 61
  70. Sơ đồ 2.6: Sơ đồ hạch toán tổng hợp Nhập – Xuất nguyên vật liệu TK111 TK152 TK621 19.149.350 TK133 1.740.850 17.408.500 15.485.300 15.485.300 TK112 18.697.140 TK133 1.699.740 16.997.400 TK331 20.225.000 TK133 1.838.636 18.386.364 18.386.364 18.386.364 TK 154 18.900.000 18.900.000 TK 621 13.500.000 13.500.000 13.500.000 13.500.000 TK TK Cộng PS: 6.864.827.965 6.849.311.295 62
  71. Công ty TNHH XD-TM Cao Minh Mẫu số: S36-VT 192 – Nguyễn Thái Sơn – Quận Gò Vấp ( Ban hành theo QĐ số 15/2006 /QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 152 Năm 2012 Tên TK: Nguyên Vật liệu Số hiệu: 152 Ngày Chứng từ TK Số tiền ghi Số Ngày Diễn giải đối Nợ Có sổ ứng I. Số dƣ đầu kỳ 171.800.779 14/12 258/PN 14/12 Nhập kho thép ông tròn 111 17.408.500 260/X 14/12 Xuất thép ống tròn cho 621 15.485.300 công trình Metro Rạch Giá 17/12 262/PN 17/12 Nhập kho 12,5 tấn Xi 331 17.386.364 măng Holcim đa dụng 264/X 17/12 Xuất kho 13,5 tấn Xi 621 17.386.364 măng Holcim cho công trình nhà Nguyễn Huy Tƣởng 24/12 265/PN 24/12 Nhập vì kèo gia công 154 18.900.000 hoàn thành 24/12 277/PN 24/12 Nhập Xi măng Vicem Hà 621 13.500.000 Tiên đa dụng thừa 274/X 24/12 Xuất Xi măng Vicem Hà 621 13.500.000 Tiên đa dụng thừa cho công trình nhà Nguyễn Huy Tƣởng 31/12 277/PN 30/12 Nhập kho thép láp tròn 112 16.997.400 63
  72. 278/X 30/12 Nhập thép thừa 338 12.822.600 II. Cộng phát sinh 6.864.827.965 6.849.311.295 III. Số dƣ cuối kỳ 187.316.949 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán Công ty TNHH XD – TM Cao Minh) 64
  73. Từ phiếu xuất kho nguyên vật liệu, kế toán vật tƣ lập bảng theo dõi xuất nguyên vật liệu để theo dõi chi tiết tình hình xuất nguyên vật liệu rồi nộp lên cho kế toán trƣởng xem xét lại tình hình xuất nguyên vật liệu có hợp lý hay không. Công ty TNHH XD-TM Cao Minh Mẫu số: S22-DN 192 – Nguyễn Thái Sơn –Quận Gò Vấp ( Ban hành theo QĐ số 15/2006 /QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) BẢNG THEO DÕI XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU Từ ngày 01/01/2012 đến 31/12/2012 Đặc tính, Đơn vị Số Tên vật liệu Đơn giá Thành tiền chủng loại tính lƣợng I. Vật liệu chính 1 Xi măng Hà Tiên Tấn 95 1.357.009 128.915.908 2 Xi măng Holcim Tấn 260 1.322.779 343.922.726 3 Sắt phi 20 20 Kg 1.662 16.020 26.625.240 4 Phôi thép tròn Kg 13.305 12.758 169.750.300 5 Thép ống Kg 75.603 14.800 1.118.957.439 6 Đá 1x2 1x2 Tấn 21 195.238 4.100.000 II. Vật liệu phụ 1 Đinh Kg 330 17.447 5.757.600 2 Đinh đĩa Cái 48 1.402 67.296 3 Bulon M12x30 M12x30 Bộ 3.000 1.900 5.700.000 III. Nhiên liệu 1 Dầu Diezen Lít 718 4.700 3.374.600 2 Nhựa đƣờng Thô Thùng 5 18.900 94.500 Tổng cộng 368.839 6.849.311.295 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán Công ty TNHH XD – TM Cao Minh) 65
  74. Công ty TNHH XD-TM Cao Minh Mẫu số: 38-DN 192 – Nguyễn Thái Sơn – Quận Gò Vấp ( Ban hành theo QĐ số 15/2006 /QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ NHẬT KÝ CHUNG (Trích) Tháng 12 năm 2012 Đơn vị: đồng NT Chứng từ Đã ghi TK Số PS Ngày Số Diễn giải sổ Cái ĐƢ Nợ Có 14/12 258/PN 14/12 Nhập kho thép ông 111 17.408.500 tròn 260/X 14/12 Xuất thép ống tròn 621 17.408.500 cho công trình Metro Rạch Giá 17/12 262/PN 17/12 Nhập kho 12,5 tấn 111 17.386.364 Xi măng Holcim đa dụng 264/X 17/12 Xuất kho 12,5 tấn Xi 621 17.386.364 măng Holcim cho công trình nhà Nguyễn Huy Tƣởng 20/12 263/PN 20/12 Nhập Sơn nƣớc 111 17.818.182 ngoài BJ8-5L 265/X 20/12 Xuất Sơn nƣớc 621 17.818.182 ngoài BJ8-5L cho công trình nhà Nguyễn Huy Tƣởng 24/12 265/PN 24/12 Nhập phôi thép tròn 1111 16.997.400 các loại 264/X 24/12 Xuất phôi thép tròn 621 16.997.400 cho công trình Rạch Giá 66
  75. 27/12 270/PN 27/12 Nhập kho 10,5 tấn 1111 14.700.000 Xi măng Holcim đa dụng 271/X 27/12 Xuất 10,5 tấn Xi 621 14.700.000 măng Holcim cho công trình nhà Nguyễn Huy Tƣởng 31/12 277/PN 31/12 Nhập kho Xi măng 1111 13.500.000 Hà Tiên đa dụng 278/X 31/12 Xuất xi măng Hà 621 13.500.000 tiên cho công trình nhà Nguyễn Huy Tƣởng II. Cộng phát sinh 233.237.172 233.237.172 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán Công ty TNHH XD – TM Cao Minh) 67