Khóa luận Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần thương mại Hiền Lương
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần thương mại Hiền Lương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_ke_toan_doanh_thu_va_xac_dinh_ket_qua_kinh_doanh_t.pdf
Nội dung text: Khóa luận Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần thương mại Hiền Lương
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HIỀN LƯƠNG Trường ĐạiLÊ THhọcỊ VÂN ANHKinh tế Huế KHÓA HỌC: 2016 – 2020
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HIỀN LƯƠNG Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Vân Anh PGS.TS Trịnh Văn Sơn Lớp: K50D Kế toán TrườngNiên khóa: Đại 2016 - 2020 học Kinh tế Huế Huế, tháng 12 năm 2019
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồ Minh Trang Thực tập cuối khóa là một trong những cột mốc quan trọng nhằm tổng kết lại những kiến thức căn bản mà sinh viên đã học được trên ghế nhà trường, đồng thời giúp chúng ta trang bị các kiến thức thực tế, bước đầu hình dung ra được các công việc mà một kế toán phải làm. Để hoàn thành bài Khóa luận tốt nghiệp này, đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực tập tại công ty. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị trong bộ phận kế toán đã giúp đỡ, cung cấp cho tôi những thông tin cần thiết cũng như chia sẻ các kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình tôi tìm hiểu thực tế tại công ty. Quan trọng hơn, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và quý thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, đặc biệt là quý thầy cô trong khoa Kế toán – Kiểm toán đã tận tình dạy bảo, truyền đạt nhiều kiến thức quan trọng giúp tôi có thể hiểu hơn về ngành nghề và công việc phải làm của một người kế toán. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Giảng viên hướng dẫn PGS.TS Trịnh Văn Sơn, người đã tận tình giúp đỡ, lắng nghe và chỉ dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đợt thực tập cuối khóa này. Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, kính mong quý thầy, cô giáo góp ý nhằm bổ sung những những kiển thức còn thiếu sót để hoàn thiện và phục vụ tốt cho công tác sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trường Đại họcSinh Kinh viên thực hiện tế Huế Lê Thị Vân Anh SVTH: Phan Thị Yến Linh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC : Báo cáo tài chính BKS : Ban kiểm soát CCDC : Công cụ dụng cụ CĐKT : Chế độ kế toán CK : Chuyển khoản CP : Cổ phần DN : Doanh nghiệp DVNN : Dịch vụ nông nghiệp GTGT : Giá trị gia tăng GVHB : Giá vốn hàng bán HĐQT : Hội đồng quản trị HTK : Hàng tồn kho HTX : Hợp tác xã KC : Kết chuyển KQKD : Kết quả kinh doanh NXB : Nhà xuất bản QLDN : Quản lý doanh nghiệp SXKD : Sản xuất kinh doanh TK : Tài khoản TM : Tiền mặt TMCP : Thương mại cổ phần TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ : Tài sản cố định TrườngUBND Đại: Uỷ banhọc nhân dân Kinh tế Huế VND : Việt Nam đồng XĐKQKD : Xác định kết quả kinh doanh ii SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC BIỂU MẪU viii DANH MỤC SƠ ĐỒ x DANH MỤC HÌNH ẢNH xi PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Cấu trúc đề tài 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 5 1.1. Tổng quan về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 5 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 5 1.1.2. Vai trò và nhiệm vụ của công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh .7 1.1.2.1. Vai trò 7 1.1.2.2. Nhiệm vụ 7 1.1.3. Các phương thức tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp thương mại 8 1.1.4. Các phương thức thanh toán 11 1.1.4.1. Căn cứ vào loại tiền thanh toán 11 Trường1.1.4.2. Căn cứ vào thờ i điĐạiểm thanh toán học Kinh tế Huế11 1.1.5. Các phương pháp tính giá xuất kho 12 1.2. Nội dung kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 12 1.2.1. Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu 12 iii SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 1.2.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 12 1.2.1.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 15 1.2.2. Kế toán giá vốn hàng bán 16 1.2.3. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 17 1.2.4. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 19 1.2.5. Kế toán chi phí tài chính 21 1.2.6. Kế toán thu nhập khác 22 1.2.7. Kế toán chi phí khác 24 1.2.8. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 25 1.2.9. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 26 1.3. Các nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến đề tài 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HIỀN LƯƠNG 30 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương 30 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 30 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương 32 2.1.2.1. Chức năng của Công ty 32 2.1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty 32 2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý tại Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương 33 2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 33 2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 33 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương 35 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán 35 2.1.4.2. Chế độ kế toán và một số chính sách kế toán áp dụng tại công ty 35 2.1.4.3. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán và hình thức kế toán 36 Trường2.1.4.4 Tổ chức hệ thố ngĐại chứng từ, tài khohọcản kế toán, Kinhbáo cáo tài chính tế Huế37 2.1.5. Đánh giá tình hình, năng lực kinh doanh của công ty qua ba năm 2016 - 2018 40 2.1.5.1. Tình hình lao động qua ba năm 2016 – 2018 40 2.1.5.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2016 -2018 41 iv SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 2.1.5.3. Tình hình kết quả kinh doanh qua 3 năm 2010-2012 45 2.2.Thực trạng tổ chức công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương 47 2.2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương 47 2.2.1.1. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh 47 2.2.1.2. Đặc điểm tổ chức mạng lưới kinh doanh 47 2.2.1.3. Đặc điểm thị trường tiêu thụ 47 2.2.1.4. Các phương thức bán hàng tại công ty 48 2.2.1.5. Chính sách giá cả 49 2.2.1.6. Phương thức thanh toán 49 2.2.1.7. Phương pháp tính giá xuất kho 50 2.2.2. Công tác kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu tại Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương 50 2.2.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 50 2.2.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 78 2.2.3. Kế toán giá vốn hàng bán 85 2.2.4. Kế toán doanh thu tài chính 94 2.2.5. Chi phí tài chính 98 2.2.6. Kế toán chi phí bán hàng 101 2.2.7. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 105 2.2.8. Kế toán thu nhập khác 114 2.2.9. Chi phí khác 116 2.2.10. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 117 2.2.11. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 122 2.2.12. Phương án phân phối lợi nhuận 127 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TrườngDOANH THU VÀ XÁCĐại ĐỊNH KẾhọcT QUẢ KINH Kinh DOANH TẠ Itế CÔNG Huế TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HIỀN LƯƠNG 131 3.1. Đánh giá công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương 131 v SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 3.1.1. Ưu điểm 131 3.1.2. Nhược điểm 134 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, thu nhập và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương 135 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 138 1. Kết luận 138 2. Kiến nghị 140 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 141 PHỤ LỤC 142 Trường Đại học Kinh tế Huế vi SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm (2016 – 2018) 40 Bảng 2.2: Tình hình Tài sản - Nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2016 – 2018) 42 Bảng 2.3: Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2016 - 2018) 45 Trường Đại học Kinh tế Huế vii SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn DANH MỤC BIỂU MẪU Biểu mẫu 2.1: Hóa đơn GTGT mẫu số 01GTKT3/001 ngày 31/12/2018 54 Biểu mẫu 2.2: Giấy báo Có ngày 02/04/2018 58 Biểu mẫu 2.3: Phiếu xuất kho mẫu số 01 – VT, ngày 13/12/2018 60 Biểu mẫu 2.4: Phiếu xuất kho mẫu số 01 – VT, ngày 21/12/2018 61 Biểu mẫu 2.5: Phiếu xuất kho mẫu số 01 – VT, ngày 25/12/2018 62 Biểu mẫu 2.6: Phiếu xuất kho mẫu số 01 – VT, ngày 27/12/2018 63 Biểu mẫu 2.7: Hóa đơn GTGT mẫu số 01GTKT3/001, ngày 28/12/2018 64 Biểu mẫu 2.8: Phiếu thu mẫu số 01 – TT ngày 31/12/2018 68 Biểu mẫu 2.9: Hóa đơn GTGT mẫu số 01GTKT3/001 ngày 6/12/2018 71 Biểu mẫu 2.10: Phiếu thu mẫu số 01 –TT ngày 31/12/2018 72 Biểu mẫu 2.11: Bảng kê hàng hóa, dịch vụ 74 Biểu mẫu 2.12: Sổ chi tiết TK 511 tháng 12/2018 76 Biểu mẫu 2.13: Báo cáo kho hàng hóa tháng 12/2018 77 Biểu mẫu 2.14: Sổ cái tài khoản 511 tháng 12/2018 78 Biểu mẫu 2.15: Chứng từ trả lại hàng ngày 20/3/2018 81 Biểu mẫu 2.16: Sổ chi tiết tài khoản 521 năm 2018 84 Biểu mẫu 2.17: Sổ chi tiết tài khoản 632 tháng 12/2018 91 Biểu mẫu 2.18: Sổ cái tài khoản 632 tháng 12/2018 93 Biễu mẫu 2.19: Sổ chi tiết tài khoản 515 tháng 12/2018 96 Biểu mẫu 2.20: Sổ cái tài khoản 515 tháng 12/2018 97 Biểu mẫu 2.21: Phiếu chi mẫu số 01 – TT ngày 31/12/2018 99 Biểu mẫu 2.22: Sổ chi tiết tài khoản 635 tháng 12/2018 100 Biểu mẫu 2.23: Sổ cái tài khoản 635 tháng 12/2018 101 TrườngBiểu mẫu 2.24: Sổ chi tiếĐạit tài khoản 641 học tháng 12/2018 Kinh tế Huế104 Biểu mẫu 2.25: Sổ cái tài khoản 641 tháng 12/2018 105 Biểu mẫu 2.26 : Phiếu chi mẫu số 02 – TT ngày 31/12/2018 107 Biểu mẫu 2.27 : Phiếu chi mẫu số 02 – TT ngày 31/12/2018 108 viii SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Biểu mẫu 2.28: Sổ chi tiết tài khoản 642 tháng 12/2018 109 Biểu mẫu 2.29 : Hóa đơn GTGT mẫu số 01/GTKT3/001 ngày 3/12/2018 110 Biểu mẫu 2.30 : Hóa đơn GTGT mẫu số 01/GTKT3/001 ngày 6/12/2018 111 Biểu mẫu 2.31 : Phiếu chi mẫu số 02 – TT ngày 31/12/2018 112 Biểu mẫu 2.32: Sổ chi tiết tài khoản 641 tháng 12/2018 112 Biễu mẫu 2.33: Sổ chi tiết tài khoản 642 tháng 12/2018 113 Biểu mẫu 2.34: Sổ cái tài khoản 642 tháng 12/2018 113 Biểu mẫu 2.35: Sổ chi tiết tài khoản 711 tháng 12/2018 115 Biểu mẫu 2.36: Sổ cái tài khoản 711 tháng 12/2018 116 Biểu mẫu 2.37: Sổ chi tiết tài khoản 821 tháng 12/2018 122 Biểu mẫu 2.38 : Sổ chi tiết tài khoản 911 tháng 12/2018 125 Biểu mẫu 2.39: Sổ cái tài khoản 911 tháng 12/2018 126 Biểu mẫu 2.40 : Phiếu chi mẫu số C31-BB ngày 06/01/2017 129 Trường Đại học Kinh tế Huế ix SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 15 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 16 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán 17 Sơ đồ 1.4. Sơ đồ kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 19 Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán doanh thu hoạt động tài chính 20 Sơ đồ 1.6: Sơ đồ kế toán chi phí tài chính 22 Sơ đồ 1.7: Sơ đồ kế toán thu nhập khác 23 Sơ đồ 1.8: Sơ đồ kế toán chi phí khác 24 Sơ đồ 1.9: Sơ đồ kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 26 Sơ đồ 1.10: Sơ đồ kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 26 Sơ đồ 1.11: Sơ đồ kế toán xác định kết quả kinh doanh 27 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương 33 Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương 35 Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ tại Công ty. 37 Trường Đại học Kinh tế Huế x SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 01: Nhập liệu Chứng từ bán hàng (phiếu xuất kho) lên phần mềm MISA 56 Hình 02: Nhập liệu Chứng từ bán hàng (Hóa đơn GTGT) lên phần mềm MISA 56 Hình 03: Nhập liệu Chứng từ bán hàng (Chứng từ ghi nợ) lên phần mềm MISA 57 Hình 04: Xem Chi tiết công nợ phải thu khách hàng trên phần mềm MISA 57 Hình 05: Nhập liệu Chứng từ bán hàng (phiếu xuất kho) lên phần mềm MISA 65 Hình 06: Nhập liệu Chứng từ bán hàng (Hóa đơn GTGT) lên phần mềm MISA 66 Hình 07: Nhập liệu Chứng từ bán hàng (Chứng từ ghi nợ) lên phần mềm MISA 66 Hình 08: Báo cáo chi tiết công nợ phải thu của HTX Cổ Mỹ 67 Hình 09: Nhập liệu chứng từ bán hàng (phiếu xuất) trên MISA 73 Hình 10 : Nhập liệu chứng từ bán hàng (hóa đơn) trên MISA 73 Hình 11: Nhập liệu chứng từ bán hàng (chứng từ ghi nợ) trên MISA 74 Hình 12: Báo cáo chi tiết công nợ phải thu tháng 12 năm 2018 75 Hình 13: Bảng kê nộp tiền bán hàng tháng 12 năm 2018 75 Hình 14: Nhập Chứng từ hàng bán bị trả lại (Phiếu nhập) trên phần mềm MISA 82 Hình 15: Nhập Chứng từ hàng bán bị trả lại (Hóa đơn GTGT) trên phần mềm MISA 82 Hình 16 : Nhập Chứng từ hàng bán bị trả lại (Giảm trừ công nợ) trên phần mềm MISA 83 Hình 17: Phiếu xuất kho mẫu số 02 – VT 87 Hình 18: Phiếu xuất kho mẫu số 02 – VT được xuất ra từ phần mềm kế toán MISA sau khi đã tính giá xuất kho hàng hóa 89 Hình 19: Phiếu xuất kho mẫu số 02 – VT 90 Hình 20: Nhập liệu chứng từ nghiệp vụ khác trên phần mềm MISA 95 Hình 21: Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương tháng 12 năm 2018 103 Hình 22: Nhập liệu chứng từ nghiệp vụ khác ngày 31/12/2018 trên phần mềm MISA 115 Hình 23: Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp mẫu số 03/TNDN trên phần mềm TrườngMISA (trang 1) Đại học Kinh tế Huế119 Hình 24: Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp mẫu số 03/TNDN trên phần mềm MISA (trang 2) 120 xi SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Hình 25: Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp mẫu số 03/TNDN trên phần mềm MISA (trang 3) 120 Hình 26: Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp mẫu số 03/TNDN trên phần mềm MISA (trang 4) 121 Hình 27: Kết chuyển lãi, lỗ đến ngày 31/12/2018 125 Hình 28: Danh sách ứng cổ tức năm 2016 – 2017 (trang 1) 128 Hình 29: Danh sách ứng cổ tức năm 2016 – 2017 (trang 2) 128 Trường Đại học Kinh tế Huế xii SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế hiện nay, doanh nghiệp thương mại giữ vai trò quan trọng trong việc phân phối lưu thông hàng hóa, thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội. Hoạt động của doanh nghiệp thương mại bao gồm hai giai đoạn là mua hàng và bán hàng. Như vậy, trong kinh doanh thương mại, bán hàng là nghiệp vụ kinh doanh cơ bản, nó giữ vai trò chi phối các nghiệp vụ khác, các chu kỳ kinh doanh có thể diễn ra liên tục nhịp nhàng khi khâu bán hàng được tổ chức tốt nhằm quay vòng vốn nhanh, tăng hiệu suất sinh lợi. Việc bán hàng trong doanh nghiệp thương mại là chiếc cầu nối và là khâu trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng, từ đó sẽ ra các quyết sách định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và là nguồn thu để trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh, là nguồn để các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường, điều kiện không thể thiếu đó là hoạt động kinh doanh có lãi, nghĩa là mức doanh thu tạo ra phải đủ bù đắp chi phí và đồng thời tạo ra một khoản lợi nhuận mong muốn. Do đó, các nhà quản lý phải nắm bắt và thu thập các thông tin về doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để kịp thời đưa ra những quyết định đúng đắn trong chỉ đạo sản xuất cũng như kinh doanh, hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đặt ra. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trở thành một công cụ quan trọng. Chúng ta có thể thấy, kinh doanh xăng dầu và vật tư nông nghiệp là những ngành trọng yếu của nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, trong lĩnh vực kinh doanh này của nước ta xuất hiện thêm nhiều nguồn cung ứng xăng dầu và vật tư nông nghiệp, đã tạo ra sự sôi động trong thị trường và tạo tính cạnh tranh khá gay gắt. Vì thế hoạt động tiêu thụ xăng Trườngdầu và vật tư nông nghi Đạiệp, cũng như cônghọc tác hạch Kinhtoán kết quả kinh doanhtế đãHuếtrở thành vấn đề quan trọng trong mỗi đơn vị kinh doanh xăng dầu và vật tư nông nghiệp. Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương là doanh nghiệp trực thuộc Sở thương mại và Du lịch tỉnh Quảng Trị, với chức năng kinh doanh xăng dầu và vật tư nông nghiệp. Trong những 1 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn năm gần đây, việc kinh doanh cũng gặp rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành trên địa bàn, thêm vào đó thị trường xăng dầu thế giới luôn biến động về giá cả cũng như sản lượng đã có những ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, công ty đã tiến hành các biện pháp củng cố hoạt động, ổn định tổ chức, cải tiến phương thức kinh doanh, mở rộng mạng lưới cửa hàng nhằm mở rộng thị trường và khai thác nguồn hàng. Tổ chức huy động vốn tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật tạo ra những thuận lợi cơ bản để công ty đứng vững và phát triển theo mục tiêu kế hoạch trên cả quy mô, chất lượng uy tín trên thị trường. Để thực hiện tốt chức năng điều hành và xác định được kết quả kinh doanh, Công ty đã luôn coi trọng công tác kế toán nói chung và kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh như là một công cụ hữu hiệu trong quản lý. Do đó, công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh là một bộ phận quan trọng trong việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua quá trình thực tập ở Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương với sự giúp đỡ của các cán bộ kế toán trong phòng Kế toán đồng thời được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Trịnh Văn Sơn, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HIỀN LƯƠNG” làm đề tài thực tập cuối khóa của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty. Mục tiêu cụ thể: - Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kế toán doanh thu và xác định Trườngkết quả kinh doanh trong Đại doanh nghi ệhọcp. Kinh tế Huế - Thứ hai, tìm hiểu về thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương. - Thứ ba, đánh giá thực trạng kế toán tại đơn vị để đưa ra giải pháp, kiến nghị 2 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn nhằm hoàn thiện công tác kế toán nói chung cũng như công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh nói riêng tại Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài nghiên cứu được tiến hành tại Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương. - Về thời gian: Nguồn số liệu được lấy từ năm 2016 - 2018 tại Phòng Kế toán của công ty và các hóa đơn, chứng từ, sổ sách tập trung chủ yếu vào tháng 12 năm 2018. Bên cạnh đó, còn đi sâu tìm hiểu về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương trong năm 2018. - Về nội dung: Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương. Cụ thể là, thực trạng công tác kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, kế toán giá vốn hàng bán, kế toán doanh thu hoạt động tài chính, chi phí tài chính, thu nhập khác, chi phí khác, chi phí thuế TNDN và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu - Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp nhà quản lý, kế toán trưởng, nhân viên kế toán và những người có kinh nghiệm để tìm hiểu rõ hơn về công tác kế toán của đơn vị. - Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu: Trường+ Tham khảo các Đạikiến thức, thông học tin liên quan Kinh đến đề tài qua sáchtế báo, Huế Internet, giáo trình, chuẩn mực, thông tư, nghị định, từ một số bài khóa luận, luận văn, nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài. + Thu thập số liệu từ phòng Kế toán bằng cách in, chụp ảnh, photo, các hóa 3 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn đơn, chứng từ, bảng biểu, sổ sách làm số liệu thô và các số liệu lấy từ báo cáo tài chính của công ty. - Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình làm việc của bộ phận Kế toán bao gồm: Các thao tác về ghi chép, luân chuyển, xử lý và hạch toán chứng từ; quá trình cập nhập các số liệu liên quan đến quá trình tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty, từ đó xem xét sự khác nhau giữa lý thuyết và thực tế. Phương pháp phân tích dữ liệu - Phương pháp hạch toán kế toán: Hạch toán các nghiệp vụ xảy ra trong kỳ kế toán có nội dung liên quan đến kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty. - Phương pháp so sánh: Đối chiếu những chỉ tiêu có cùng bản chất, hiện tượng để xác định xu hướng, biến động của chỉ tiêu đó. - Phương pháp phân tích tài chính: Tiến hành phân tích tình hình hoạt động của công ty qua 3 năm 2016, 2017 và 2018 thông qua báo cáo tài chính của Công ty. - Phương pháp thống kê: Dựa vào các con số đã được thống kê để tiến hành phân tích, xử lý số liệu, từ đó lấy kết quả phân tích để điều tra nguyên nhân và tìm hướng khắc phục cho công ty nói chung và bộ phận kế toán nói riêng. 5. Cấu trúc đề tài Đề tài được thực hiện gồm ba phần: PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương TrườngChương 3: Một sốĐại giải pháp nh họcằm hoàn thi ệnKinh công tác kế toán tếdoanh thuHuế và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản Doanh thu Theo Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác, ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, khái niệm về doanh thu được định nghĩa như sau: “Doanh thu là tổng giá trị lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.” Doanh thu gồm ba loại sau: - Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được từ việc hoàn thành cung cấp sản phẩm, hàng hóa dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra hay bán hàng hóa mua vào nhằm bù đắp chi phí và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Doanh thu tài chính: Là thu nhập từ hoạt động tài chính như thu nhập từ đầu tư cổ phiếu, trái phiếu; tiền lãi từ hoạt động cho vay các cá nhân, tổ chức; cổ tức và lợi nhuận được chia từ việc nắm giữ cổ phiếu hoặc góp vốn - Thu nhập khác: Là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, bao gồm: thu tiền phạt do vi phạm hợp đồng, nợ khó đòi đã xử lý; doanh thu bán phế liệu, phế phẩm; khoản thu từ thanh lý, nhượng Trườngbán TSCĐ, vật tư thiế t Đạibị học Kinh tế Huế Các khoản giảm trừ doanh thu Cũng theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 – Doanh thu và thu nhập khác, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại được hiểu như sau: 5 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn - “Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. - Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa bán ra kém, mất phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. - Hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán do các nguyên nhân: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.” Kết quả kinh doanh “Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng về tiêu thụ sản phẩm, là số lãi hoặc lỗ do các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mang lại trong một kỳ kế toán. Cuối mỗi kỳ, kế toán xác định kết quả kinh doanh trong kỳ từ việc tổng hợp kết quả kinh doanh cơ bản và kết quả kinh doanh của hoạt động khác.” (Theo PGS. TS Bùi Văn Dương & Th.S Nguyễn Thị Kim Cúc (2008), Giáo trình Kế Toán Tài Chính, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Trường Đại học Kinh Tế TP. HCM) Theo Đoạn 1 Điều 96 Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính: “Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác: - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. - Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài Trườngchính và chi phí tài chính. Đại học Kinh tế Huế - Kết quả hoạt động khác là chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác với chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.’’ 6 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Nếu tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí thì doanh nghiệp có lời, ngược lại nếu tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí thì lỗ. 1.1.2. Vai trò và nhiệm vụ của công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 1.1.2.1. Vai trò Kế toán xác định kết quả kinh doanh là điều kiện cần thiết để đánh giá kết quả sản xuất của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định và quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Ngoài ra, kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh còn giúp doanh nghiệp lựa chọn được phương án đầu tư và kinh doanh có hiệu quả nhất, mang lại nguồn thu lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Từ các số liệu trên báo cáo tài chính mà kế toán xác định kết quả kinh doanh cung cấp, nhà nước nắm được tình hình kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp, qua đó thực hiện chức năng quản lý kiểm soát vĩ mô nền kinh tế, đồng thời kiểm tra việc chấp hành về kinh tế tài chính và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước. 1.1.2.2. Nhiệm vụ Nhiệm vụ quan trọng và bao trùm nhất của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp là cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác về lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp cho nhà quản lý và các bên quan tâm. Nhà quản trị dựa vào đó để đưa ra những phương án hoạt động tối ưu cho sự phát triển của doanh nghiệp và các bên có liên quan dựa vào đó để ra các quyết định liên quan đến đầu tư, rút vốn. Nhiệm vụ cụ thể của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh bao gồm: - Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ, cả về giá trị và số lượng hàng bán trên tổng số và trên từng mặt hàng, từng địa điểm bán hàng và từng phương thức bán hàng. Trường- Tính toán và ph Đạiản ánh chính xáchọc tổng giá thanhKinh toán của hàng tế bán ra,Huế bao gồm cả doanh thu bán hàng, thuế GTGT đầu ra của từng nhóm mặt hàng, từng hóa đơn, từng khách hàng, từng đơn vị trực thuộc, 7 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn - Kiểm tra, đôn đốc tình hình thu hồi và quản lý tiền hàng, quản lý khách nợ, theo dõi chi tiết theo từng khách hàng, lô hàng, số tiền khách hàng nợ, thời hạn và tình hình trả nợ. - Tập hợp đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản chi phí bán hàng thực tế phát sinh và kết chuyển (hay phân bổ) chi phí bán hàng cho hàng đã tiêu thụ, làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh. - Cung cấp các thông tin cần thiết về tình hình bán hàng phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.3. Các phương thức tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp thương mại Việc bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại nội địa có thể thực hiện theo hai phương thức: Phương thức bán buôn Bán buôn được hiểu là hình thức bán hàng cho người mua trung gian để họ tiếp tục chuyển bán hoặc bán cho các nhà sản xuất. Theo phương thức này, doanh nghiệp bán trực tiếp cho người mua, do bên mua trực tiếp đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp hoặc tại địa điểm mà doanh nghiệp đã quy định. Bán buôn gồm hai hình thức: Bán buôn qua kho: Bán buôn hàng hoá qua kho là phương thức bán buôn hàng hoá mà trong đó, hàng bán phải được xuất từ kho doanh nghiệp. Bán buôn hàng hoá qua kho có thể thực hiện dưới hai hình thức: - Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: là hình thức mà mua cử đại diện đến kho của doanh nghiệp thương mại để nhận hàng. Doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hoá giao trực tiếp cho đại diện bên mua. Sau khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác Trườngđịnh là tiêu thụ. Đại học Kinh tế Huế - Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức chuyển hàng là hình thức theo đó căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hoá, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài, 8 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn chuyển hàng đến kho của bên mua hoặc một địa điểm nào đó bên mua quy định trong hợp đồng. Hàng hoá vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại cho đến khi bên mua kiểm nhận, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàng chuyển giao mới được coi là tiêu thụ. Chi phí vận chuyển do doanh nghiệp thương mại chịu hay bên mua chịu là do sự thoả thuận từ trước giữa hai bên. Nếu doanh nghiệp thương mại chịu chi phí vận chuyển, sẽ được ghi vào chi phí bán hàng. Nếu bên mua chịu chi phí vận chuyển, sẽ phải thu tiền của bên mua. Bán buôn vận chuyển thẳng: Phương thức bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng là hình thức doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua, không đưa về nhập kho mà chuyển bán thẳng cho bên mua. Phương thức này có thể thực hiện theo hai hình thức: - Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp hay còn gọi là hình thức giao tay ba là hình thức mà doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại kho người bán. Sau khi đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, bên mua đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác nhận là tiêu thụ. - Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng là hình thức mà doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài vận chuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được thoả thuận. Hàng hoá chuyển bán trong trường hợp này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại. Khi nhận được tiền của bên mua thanh toán hoặc giấy báo của bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì hàng hoá chuyển đi mới được xác định là tiêu thụ. TrườngPhương thức bán Đạilẻ học Kinh tế Huế Bán lẻ hàng hoá là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ. Bán hàng theo phương thức này có đặc điểm là hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông 9 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn và đi vào lĩnh vực tiêu dùng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đã được thực hiện. Bán lẻ thường bán đơn chiếc hoặc bán với số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định. Bán lẻ có thể thực hiện dưới các hình thức sau: - Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: Bán lẻ thu tiền tập trung là hình thức bán hàng mà trong đó tách rời nghiệp vụ thu tiền của người mua và nghiệp vụ giao hàng cho người mua. Mỗi quầy hàng có một nhân viên thu tiền làm nhiệm vụ thu tiền của khách, viết hoá đơn hoặc tích kê cho khách để khách đến nhận hàng ở quầy hàng do nhân viên bán hàng giao. Hết ca (hoặc hết ngày) bán hàng, nhân viên bán hàng căn cứ vào hoá đơn và tích kê giao hàng cho khách hoặc kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ngày, trong ca và lập báo cáo bán hàng. Nhân viên thu tiền làm giấy nộp tiền và nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ. - Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này, nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền của khách và giao hàng cho khách. Hết ca, hết ngày bán hàng, nhân viên bán hàng làm giấy nộp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ. Đồng thời, kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ca, trong ngày và lập báo cáo bán hàng. - Hình thức bán lẻ tự phục vụ (tự chọn): Theo hình thức này, khách hàng tự chọn lấy hàng hoá, mang đến bán tình tiền để tính tiền và thanh toán tiền hàng. Nhân viên thu tiền kiểm hàng, tính tiền, lập hoá đơn bán hàng và thu tiền của khách hàng. Nhân viên bán hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng và bảo quản hàng hoá ở quầy (kệ) do mình phụ trách. Hình thức này được áp dụng phổ biến ở các siêu thị. - Hình thức bán trả góp: Theo hình thức này, người mua được trả tiền mua hàng thành nhiều lần. Người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua. Số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kì tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. Thường số tiền trả ở các kì tiếp theo bằng nhau, trong đó bao gồm gốc và lãi trả chậm. Đối với hình thức này, về thực chất, người bán chỉ mất quyền sở hữu khi người Trườngmua thanh toán hết tiền Đại hàng. Tuy nhiên,vhọcề mặt hạchKinh toán, khi giao tế hàng choHuế người mua, hàng hoá bán trả góp được coi là tiêu thụ, bên bán ghi nhận doanh thu. - Hình thức bán hàng tự động: Bán hàng tự động là hình thức bán lẻ hàng hoá mà trong đó, các doanh nghiệp thương mại sử dụng các máy bán hàng tự động chuyên 10 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn dùng cho một hoặc một vài loại hàng hoá nào đó đặt ở các nơi công cộng. Khách hàng sau khi bỏ tiền vào máy, máy sẽ tự động đẩy hàng ra cho người mua. - Hình thức gửi đại lý bán hay ký gửi hàng hoá: Gửi đại lý bán hay ký gửi hàng hoá là hình thức bán hàng mà trong đó doanh nghiệp thương mại giao hàng cho cơ sở đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng. Bên nhận làm đại lý, ký gửi sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa hồng đại lý hoặc chênh lệch giá. Số hàng chyển giao cho các cơ sở đại lý, ký gửi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại cho đến khi doanh nghiệp thương mại được cơ sở đại lý, ký gửi thanh toán tiền hay chấp nhận thanh toán hoặc thông báo về số hàng đã bán được, doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu về số hàng này. Thuế GTGT được tính như sau: - Nếu bên đại lí bán hàng theo đúng giá bên giao đại lí quy định và phần hoa hồng được hưởng tính theo tỷ lệ thỏa thuận trên phần doanh thu chưa có thuế GTGT thì toàn bộ thuế GTGT sẽ do chủ hàng chịu, bên đại lí phải nộp phần thuế GTGT trền phần hoa hồng được hưởng. - Nếu bên đại lý hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ thỏa thuận trên tổng giá thanh toán (gồm cả thuế GTGT) bên đại lí hưởng khoảng chênh lệch giá thì phải chịu thuế GTGT trên phần GTGT này, bên chủ hàng chịu thuế GTGT trong phạm vi của mình. 1.1.4. Các phương thức thanh toán 1.1.4.1. Căn cứ vào loại tiền thanh toán Thanh toán bằng tiền mặt: việc chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng và việc thu tiền được thực hiện đồng thời và người bán sẽ nhận được ngay số tiền mặt tương ứng với số hàng hoá mà mình đã bán. Thanh toán không dùng tiền mặt: người mua có thể thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng, séc, ngân phiếu 1.1.4.2. Căn cứ vào thời điểm thanh toán Trường Thanh toán trự cĐại tiếp: Khách hànghọc trả tiền choKinh doanh nghiệp ngaytế sau Huế khi nhận được hàng mua. Thanh toán chậm trả: Bên mua đã nhận hàng nhưng chưa thanh toán tiền cho 11 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn người bán. 1.1.5. Các phương pháp tính giá xuất kho Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, có bốn phương pháp xác định giá trị hàng xuất kho như sau: - Phương pháp tính theo giá đích danh: Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hóa mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. - Phương pháp bình quân gia quyền: giá trị của từng hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua và sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp. - Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO): áp dụng dựa trên giả định rằng giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. - Phương pháp giá bán lẻ: thường được dùng trong một số đơn vị đặc thù như siêu thị để tính giá trị của hàng tồn kho với số lượng lớn, các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi nhuận biên tương tự mà không thể sử dụng các phương pháp tính giá gốc khác. 1.2. Nội dung kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp Trường1.2.1. Kế toán doanh Đại thu và các khohọcản giảm trừ doanhKinh thu tế Huế 1.2.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ a) Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 12 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng Theo quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC, doanh thu bán hàng chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau: - Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua. - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hoặc quyền kiểm soát hàng hóa. - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. - Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. - Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ Theo quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC, doanh thu cung cấp dịch vụ chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau: - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. - Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó. - Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào thời điểm báo cáo; - Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. b) Chứng từ và sổ sách kế toán Chứng từ sử dụng: - Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng, Phiếu xuất kho, Biên bản giao nhận hàng hóa. - Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gởi, các Trườngchứng từ thanh toán (Phi Đạiếu thu, Giấ yhọc báo Có, ) Kinh tế Huế - Các chứng từ khác có liên quan. Sổ sách kế toán: Sổ nhật kí bán hàng, Sổ chi tiết bán hàng, Sổ quỹ tiền mặt, Sổ tiền gửi ngân hàng, Sổ cái TK 511, Sổ chi tiết TK 511 13 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn c) Tài khoản sử dụng Để hạch toán doanh thu bán hàng, kế toán sử dụng tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh từ các giao dịch và các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ. TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có 6 tài khoản cấp 2: Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hoá Tài khoản 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm Tài khoản 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ Tài khoản 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư Tài khoản 5118 - Doanh thu khác TK511 không có số dư cuối kỳ. Trường Đại học Kinh tế Huế 14 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn d) Phương pháp hạch toán 511 111,112,131 521 Doanh thu chịu thuế Số tiền trả cho người bán về hàng 911 XK, TTĐB,BVMT bán bị trả lại, GGHB, CKTM Kết chuyển doanh thu thuần 333 333 Thuế XK, TTĐB, BMVT Thu phải nộp ế XK, TTĐB, BVMT của hàng bán bị trả lại, GGHB, CKTM Kết chuyển doanh thu hàng bán trả lại, GGHB, CKTM Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.2.1.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu a) Chứng từ và sổ sách kế toán Chứng từ sử dụng: - Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng, Biên bản giao nhận hàng hóa, - Đối với hàng hóa bị trả lại, phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý do trả lại hàng, số lượng hàng trả lại, đính kèm hóa đơn hoặc bản sao hóa đơn và đính kèm chứng từ nhập tại kho của doanh nghiệp số hàng bị trả lại. - Các chứng từ khác có liên quan Sổ sách kế toán: Sổ cái, Sổ chi tiết, Sổ tổng hợp b)Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 521 – “Các khoản giảm trừ doanh thu” TrườngTK 521 – Các khoĐạiản giảm trừ học doanh thu, cóKinh 3 tài khoản cấp 2:tế Huế TK 5211 - Chiết khấu thương mại TK 5212 - Hàng bán bị trả lại TK 5213 - Giảm giá hàng bán 15 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn c) Phương pháp hạch toán 521 111,112,131 511 Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát sinh Kết chuyển CKTM, GGHB, hàng bán bị trả lại 333 Giảm các khoản thuế phải nộp Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 1.2.2. Kế toán giá vốn hàng bán a) Khái niệm Giá vốn hàng bán là trị giá thực tế xuất kho của số sản phẩm, hàng hóa được xuất bán trong kỳ hoặc là giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành đã được xác định là tiêu thụ và các khoản chi phí khác đã được phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ. b) Chứng từ và sổ sách kế toán Chứng từ sử dụng: - Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Bảng kê chi tiết hàng xuất nhập tồn, Bảng phân bổ giá - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý. - Các chứng từ khác có liên quan. Sổ sách kế toán: Sổ chi tiết vật tư, Sổ chi tiết TK 632, Sổ cái TK 632, Sổ kho, c) Tài khoản sử dụng TrườngTK 632 – Giá vốn Đại hàng bán học Kinh tế Huế 16 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn d) Phương pháp hạch toán 154,155,156,157 632 155,156 7 Giá vốn thành phẩm, hàng hóa Hàng hóa bị trả lại nhập kho được xác định là tiêu thụ 154 Chi phí NVL trực tiếp, nhân công 2294 tr c ti p trên m c bình th ng ự ế ứ ườ Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 152,153,155,156 Phần hao hụt, mất mát hàng 911 tồn kho Cuối kỳ kết chuyển Được tính vào giá vốn hàng bán giá vốn hàng bán 2294 Trích dự phòng giảm giá HTK Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán 1.2.3. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp a) Khái niệm “Chi phí bán hàng là những chi phí thực tế phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, vận chuyển Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung toàn doanh nghiệp, không thể tách riêng ra được bất cứ hoạt động nào.” (PGS. TS Bùi Văn Dương & Th.S Nguyễn Thị Kim Cúc (2008), Giáo trình Kế Toán Tài Chính, NXB Giao thông vận tải, Trường Đại học Kinh Tế TP. HCM.) b) Chứng từ và sổ sách kế toán Trường Chứng từ sửĐạidụng: học Kinh tế Huế - Bảng chấm công, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - Hóa đơn GTGT, Hóa đơn mua dịch vụ, Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy báo Nợ, Giấy báo Có, Bảng kê thanh toán tạm ứng 17 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn - Các chứng từ khác có liên quan Sổ sách kế toán: Sổ cái TK 641, 642, Sổ chi tiết TK 641, 642 c) Tài khoản sử dụng Chi phí bán hàng Kế toán sử dụng TK641 “ Chi phí bán hàng” Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng có 7 tài khoản cấp 2: TK 6411 - Chi phí nhân viên TK 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì TK 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng TK 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6415 - Chi phí bảo hành TK 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6418 - Chi phí khác Chi phí quản lý doanh nghiệp Kế toán sử dụng TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp có 8 tài khoản cấp 2: TK 6421 - Chi phí nhân viên quản lý TK 6422 - Chi phí vật liệu quản lý TK 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng TK 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6425 - Thuế, phí và lệ phí TK 6426 - Chi phí dự phòng TrườngTK 6427 Đại- Chi phí dịch học vụ mua ngo àiKinh tế Huế TK 6428 - Chi phí bằng tiền khác d) Phương pháp hạch toán 18 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 152,153,111,112 641,642 111,112 Chi phí vật liệu, công cụ, Các khoản thu, giảm chi dụng cụ 1331 phí kinh doanh Thuế GTGT được khấu trừ 334,338 Tiền lương và các khoản trích theo lương 214 Chi phí khấu hao TSCĐ 911 242,335 Chi phí trả trước phân bổ dần, chi phí phải trả Cuối kỳ kết chuyển chi phí 155,156 Thành phẩm, hàng hóa sử dụng trong bán hàng và QLDN Sơ đồ 1.4. Sơ đồ kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 1.2.4. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính a) Khái niệm “Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản doanh thu do hoạt động tài chính mang lại như: tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác.” (PGS. TS. Võ Văn Nhị (2009), 261 Sơ đồ Kế toán Doanh Nghiệp, NXB Lao Động.) b) Điều kiện ghi nhận doanh thu Doanh thu hoạt động tài chính được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời cả 2 điều Trườngkiện sau: Đại học Kinh tế Huế Một là, có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó. Hai là, doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. 19 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn c) Chứng từ và sổ sách kế toán Chứng từ sử dụng: - Giấy báo có, Phiếu thu, Bảng kê tiền lãi, Chứng từ chia cổ tức, - Các chứng từ khác có liên quan. Sổ sách kế toán: Sổ cái TK 515, Sổ chi tiết TK 515 d) Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 515 “ Doanh thu hoạt động tài chính” Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ. e) Phương pháp hạch toán 911 515 111,112,138 Lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, lãi Cuối kỳ kết chuyển trái phiếu, cổ tức được chia doanh thu tài chính 1112,1122 1112,1122 Tỷ giá Bán ngoại tệ ghi sổ Lãi bán ngoại tê 1112,1122 152,156,211,642 Mua vật tư hàng hóa,TSCĐ dịch vụ bằng ngoại tệ tỷ giá thực tế Lãi tỷ giá 421 Dùng cổ tức, lợi nhuận được chia bổ sung góp vốn 331 Chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng 413 Trường ĐạiKết chuyhọcển lãi tỷ giá hKinhối đoái do đánh giá lạtếi Huế số dư cuối kỳ của hoạt động SXKD Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán doanh thu hoạt động tài chính 20 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 1.2.5. Kế toán chi phí tài chính a) Khái niệm Chi phí tài chính là các khoản chi phí đầu tư tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm những khoản chi phí liên quan đến hoạt động về vốn và các hoạt động về đầu tư tài chính như lỗ do chuyển nhượng chứng khoán, lỗ do góp vốn liên doanh, các chi phí cho vay và đi vay vốn b)Chứng từ và sổ sách kế toán Chứng từ sử dụng: - Bảng tính lãi vay, Giấy báo Nợ, Phiếu chi, Bảng sao kê TGNH - Các chứng từ khác có liên quan. Sổ sách kế toán: Sổ chi tiết đầu tư chứng khoán, Sổ chi tiết cổ phiếu quỹ, Sổ cái TK 635, Sổ chi tiết TK 635 c) Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 635 “Chi phí tài chính” Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ. Trường Đại học Kinh tế Huế 21 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn d)Phương pháp hạch toán 413 635 229 Xử lý lỗ do đánh giá lại các khoản Hoàn nhập số chênh lệch mục tiền tệ gốc ngoại tệ cuối kỳ vào d phòng gi ng chi phí tài chính ự ảm giá đầu tư chứ khoán 229 Lập dự phòng giảm giá chứng khoán và dự phòng tổn thất đầu tư 121,228,221,222 Lỗ về bán các khoản đầu tư 111,112 Thu tiền bán Chi phí hoạt động 911 các khoản đầu tư liên doanh, liên kết Cuối kỳ kết chuyển 111,112,131 Chiết khấu thanh toán chi phí tài chính cho người mua 111,112,335,242 Lãi tiền vay, phân bổ mua hàng trả chậm, trả góp Sơ đồ 1.6: Sơ đồ kế toán chi phí tài chính 1.2.6. Kế toán thu nhập khác a) Khái niệm “Thu nhập khác là những khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc là những khoản thu bất thường, không mang tính thường xuyên.” (Theo TS. Trần Đình Phụng & TS. Phạm Ngọc Toàn & ThS. Nguyễn Trọng TrườngNguyên & ThS. Châu ĐạiThanh An & họcNguyễn Thị PhKinhương Thúy (2011), tếNguyên Huế lý kế toán, NXB Phương Đông.) b) Tài khoản sử dụng 22 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Kế toán sử dụng TK 711 “Thu nhập khác” Tài khoản 711 không có tài khoản cấp 2 Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ. c) Chứng từ và sổ sách kế toán Chứng từ sử dụng: - Phiếu thu, Giấy báo Có, Hợp đồng kinh tế, Hóa đơn GTGT/ Hóa đơn bán hàng, Biên bản thanh lý TSCĐ, CCDC - Các chứng từ khác có liên quan. Sổ sách kế toán: Sổ cái TK 711, Sổ chi tiết TK 711, d) Phương pháp hạch toán 911 711 111,112 Thu phạt tiền vi phạm HĐKT, thu khoản Kết chuyển thu nhập nợ phải thu khó đòi đã xóa sổ Khác xác định KQKD 338,344 Tiền phạt tính trừ vào khoản nhật ký cược, ký quỹ ngắn hạn, dài hạn 152,156,211 Nhận tài trợ, biếu tặng vật tư hàng hóa tài sản cố định 352 Hoàn nhập số dự phòng chi phí bảo hành Xây lắp không sử dụng hoặc chi bảo hành thực tế nhỏ hơn số đã trích 3387 Trường Đại họcnh k phân b Kinhc th c tế Huế Đị ỳ ổ DT chưa đượ ự hiện nếu được tính vào thu nhập khác Sơ đồ 1.7: Sơ đồ kế toán thu nhập khác 23 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 1.2.7. Kế toán chi phí khác a) Khái niệm “Chi phí khác là những khoản chi phí phát sinh không nằm trong kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.” (TS. Trần Đình Phụng & TS. Phạm Ngọc Toàn & ThS. Nguyễn Trọng Nguyên & ThS. Châu Thanh An & Nguyễn Thị Phương Thúy (2011), Nguyên lý kế toán, NXB Phương Đông.) b) Chứng từ và sổ sách kế toán Chứng từ sử dụng: - Biên bản thanh lý TSCĐ, CCDC, Hợp đồng kinh tế, Phiếu chi, Giấy báo Nợ, Hóa đơn GTGT/ Hóa đơn bán hàng, Biên bản vi phạm hợp đồng, Biên bản nộp thuế, nộp phạt - Các chứng từ khác có liên quan. Sổ sách kế toán: Sổ cái TK 811, Sổ chi tiết TK 811 c)Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 811 “ Chi phí khác” d) Phương pháp hạch toán 811 111,112 911 Chi phí khác bằng tiền Cuối kỳ kết chuyển chi phí (Chi phí hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ khác sang XĐKQKD .) 111,112,338 Khi nộp phạt Khoản phạt do vi phạm Hợp đồng, vi phạm hành chính 211 214 Nguyên giá Giá trị Khấu hao TSCĐ TSCĐ vốn góp liên hao mòn ngừng sử dụng Trườngdoanh, liên kết Đại họccho SXKD Kinh tế Huế Chênh lệch giữa đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ Sơ đồ 1.8: Sơ đồ kế toán chi phí khác 24 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 1.2.8. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp a) Khái niệm “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng chi phí thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại khi xác định được lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.” (Chuẩn mực số 17- Thuế thu nhập doanh nghiệp, ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) Thuế thu nhập hiện hành: Là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành. b) Chứng từ và sổ sách kế toán Chứng từ sử dụng: - Hóa đơn GTGT/Hóa đơn bán hàng, Tờ khai thuế TNDN, Tờ khai quyết toán thuế TNDN hàng năm, Biên lai nộp thuế, Báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng kê mua hàng hóa dịch vụ của tổ chức cá nhân không có hóa đơn, chứng từ theo quy định - Các chứng từ về thuế khác. Sổ sách kế toán: Sổ theo dõi chi tiết thuế TNDN, Sổ cái TK 821, c) Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 821 “ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” Tài khoản 821 có 2 tài khoản cấp 2: TrườngTK 8211 - Chi phí Đại thuế thu nhập học doanh nghiệp Kinh hiện hành. tế Huế TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. 25 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn d) Phương pháp hạch toán 333(3334) 8211 911 S thu TNDN hi n hành ph i n p ố ế ệ ả ộ Kết chuyển chi phí thuế trong kỳ(doanh nghiệp tự xác định) TNDN hiện hành Số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số phải nộp Sơ đồ 1.9: Sơ đồ kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 347 8212 347 Chênh lệch giữa số thuế TNDN hoãn lại Chênh lệch giữa số thuế TNDN hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN hoãn lại phải hơn số thuế TNDN hoãn lại phải trả trả được hoàn nhập trong năm được hoàn nhập trong năm o 243 243 Chênh lệch giữa số tài sản thuế TNDN Chênh lệch giữa số tài sản thuế TNDN hoãn lại phát sinh nhỏ hơn hoãn lại phát sinh lớn hơn tài sản thuế TNDN hoãn lại được hoàn tài sản thuế TNDN hoãn lại được hoàn nhập trong năm nhập trong năm 911 911 Kết chuyển chênh lệch số phát sinh Kết chuyển chênh lệch số phát sinh có lớn hơn số phát sinh Nợ TK 8212 Có lớn hơn số phát sinh Nợ TK 8212 Sơ đồ 1.10: Sơ đồ kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 1.2.9. Kế toán xác định kết quả kinh doanh a) Chứng từ và sổ sách kế toán TrườngChứng từ sử d ụng:Đại học Kinh tế Huế - Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy báo Nợ, Giấy báo Có, Hóa đơn GTGT, Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, Tờ khai quyết toán thuế TNDN 26 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn - Các chứng từ khác có liên quan. Sổ sách kế toán: Sổ chi tiết TK 911, Sổ cái TK 911, Sổ cái TK 8211, Sổ cái TK 421 b) Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” d) Phương pháp hạch toán 911 632 511 Kết chuyển giá vốn hàng bán KC doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 635 KC chi phí hoạt động TC 515 KC doanh thu HĐTC 641,642 KC chi phí bán hàng và chi phí QLDN 711 811 Kết chuyển thu nhập khác Kết chuyển chi phí khác 421 421 Kết chuyển lãi Kết chuyển lỗ Sơ đồ 1.11: Sơ đồ kế toán xác định kết quả kinh doanh 1.3. Các nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến đề tài TrườngCông tác kế toán doanhĐại thu và xáchọc định kết quảKinh kinh doanh chiếm tế một vịHuế trí quan trọng trong việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế đề tài kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh đã được rất nhiều người nghiên cứu nhằm đóng góp một số ý kiến để hoàn thiện công tác kế toán cho các doanh nghiệp. 27 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Trong luận văn Thạc sỹ “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD tại Công ty Cổ phần Công nghệ điều khiển và Tự động Hóa”, tác giả đã nhận thức được tầm quan trong của việc hạch toán về kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD trong doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp thương mại. Luận văn đạt được các mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD trong doanh nghiệp thương mại; tìm hiểu thực trạng công tác kế toán đặc biệt là kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD tại công ty cổ phần Công Nghệ Điều Khiển và Tự Động Hóa; đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD tại đơn vị. Những biện pháp mà tác giả đề xuất cũng đã giải quyết phần nào những hạn chế mà doanh nghiệp đang gặp phải. Ở đề tài “Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang”, tác giả đã thể hiện khái quát những cơ sở lý luận về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp dựa trên Thông tư số 200/2014/TT- BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp. Đề tài cũng trình bày được những đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD. Tác giả chú trọng đến việc nghiên cứu thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh, cụ thể như tìm hiểu về các chứng từ, tài khoản sử dụng, các loại sổ kế toán và phương pháp hạch toán của từng loại doanh thu và chi phí cũng như việc xác định kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang năm 2015. Bên cạnh đó, tác giả còn nêu lên một số đánh giá về những ưu điểm và tồn tại của bộ máy tổ chức kế toán cũng như công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn bộ máy tổ chức kế toán cũng như công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. Tuy nhiên luận văn của tác giả đi quá sâu vào phần phân tích hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp, các BCTC. Ngoài ra các chứng từ, sổ thẻ chi tiết, sổ tổng hợp tác giả vẫn trình bày chưa đúng hết biểu mẫu theo quy định của Bộ tài Trườngchính, sơ đồ trình bày cĐạiẩu thả. học Kinh tế Huế Riêng đối với Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương, trong những năm qua, đề tài kế toán doanh thu và xác định KQKD cho đến thời điểm này mới có một sinh 28 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn viên nghiên cứu để làm chuyên đề tốt nghiệp của họ. Đó là bài báo cáo chuyên đề của sinh viên Hoàng Quang Lâm với đề tài “Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương” vào năm 2013. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ nghiên cứu mức độ chung, chưa đi sâu nghiên cứu công tác kế toán cụ thể đối với từng lĩnh vực mà công ty đang hoạt động cũng như từng phương thức tiêu thụ. Số liệu phân tích năm 2012 đã cũ nên các thông tin không mang tính chính xác cao. Các sổ thẻ chi tiết, sổ cái, chứng từ kế toán quá ít để minh họa cho bài biết. Nhìn chung các nghiên cứu trước đã hệ thống hóa được các lý luận cơ bản về công tác kế toán doanh thu và xác định KQKD, nêu lên được thực trạng công tác kế toán này tại đơn vị, bộ phận mình thực hiện. Đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giá về công tác kế toán và từ đó góp đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn việc hạch toán kế toán cho doanh nghiệp sao cho chính xác, hợp lí và hiệu quả hơn. Tuy nhiên mỗi bài sẽ có hững điểm khác biệt, mới lạ mang bản sắc riêng của từng cá nhân làm bài và của chính công ty mà sinh viên thực tập. Các loại hình công ty sẽ khác nhau thì việc phản ánh doanh thu và KQKD cũng sẽ khác nhau. Bài khóa luận của tôi cũng là một ví dụ. Tôi đã lựa chọn đề tài kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh này và tiến hành thu thập số liệu và thực tập tại Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương. Trong khóa luận của mình, từ lý luận về kế toán doanh thu và XĐKQKD tôi đã đi tìm hiểu cách hạch toán đối với từng nghiệp vụ của doanh nghiệp, đi sâu tìm hiểu về quy trình luân chuyển chứng từ của từng hoạt động. Hơn nữa đề tài nghiên cứu của tôi nghiên cứu công tác kế toán của công ty dựa trên hình thức kế toán máy, tôi đã mô tả một cách chi tiết các bước nhập liệu các nghiệp vụ phát sinh trên phần mềm kế toán đang sử dụng tại công ty đó là phần mềm MISA. Số liệu đưa ra phân tích năm 2018 mang tính cập nhập hơn 2012 nên sẽ phản ánh rõ hơn về tình hình kinh doanh hiện tại Trườngcủa doanh nghiệp. Hơn Đại nữa, tôi đ ã họctiến hành thu Kinhthập và phân tích tế phương Huế án phân phối lợi nhuận sau thuế cho các cổ đông của công ty. 29 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HIỀN LƯƠNG 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HIỀN LƯƠNG Tên giao dịch: CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI HIỀN LƯƠNG Mã số thuế: 3200163310 Nơi đăng ký quản lý: Chi cục Thuế khu vực Vĩnh Linh - Gio Linh Địa chỉ: Đường Lê Duẩn, Thị trấn Hồ Xá, Huyện Vĩnh Linh, Tỉnh Quảng Trị Điện thoại: 053.3820378 Fax: 0233 3820378 Đại diện pháp luật: Trần Mạnh Trường Giám đốc: Trần Văn Phán Ngày cấp giấy phép: 21/11/2002 Ngày bắt đầu hoạt động: 01/09/2002 Ngày nhận TK: 21/11/2002 Lĩnh vực kinh doanh: Thương mại tổng hợp Hình thức sở hữu vốn: Các cổ đông mua cổ phần 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương trước đây là một doanh nghiệp Nhà nước, thành lập theo Nghị định số 338 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ ngày 20/11/1992 về việc ban hành quy chế lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước. Theo quy định số 740 ngày 20/11/1192 của UBND tỉnh Quảng trị về việc tổ Trườngchức, sắp xếp lại doanh Đại nghiệp Nhà học nước ngành Kinhthương mại và du tế lịch trên Huế địa bàn tỉnh Quảng Trị. Căn cứ vào nhu cầu người tiêu dùng và điều kiện hoạt động của ngành thương mại tổng hợp ở Huyện Vĩnh Linh . 30 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Theo quy định số 25 ngày 09/1/1993 sát nhập 2 Công ty là Công ty Thương nghiệp Vĩnh Linh và Công ty vật tư tổng hợp Vĩnh Linh trực thuộc tỉnh Quảng Trị . Khi mới thành lập gọi là Công ty Thương mại tổng hợp Vĩnh Linh sau đó căn cứ vào Quyết định số 354 ngày 24/4/1995 của UBND tỉnh Quảng Trị đổi tên thành Công ty Thương mại tổng hợp Hiền Lương . Để phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay, theo đề nghị của Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị, QĐ số 1856/QĐ-UB ngày 28/8/2002 của UBND tỉnh Quảng Trị. Về việc phê duyệt phương án cổ phần hoá Công ty thương mại tổng hợp Hiền Lương thành Công ty cổ phần với tên gọi và giao dịch là: Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương Trụ sở giao dịch : Quốc lộ 1A - Thị trấn Hồ xá -Vĩnh Linh - Quảng Trị . Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương có cơ quan chủ quản là UBND tỉnh Quảng Trị trực thuộc Sở thương mại và Du lịch, về hành chính: Riêng vốn và tài sản trực thuộc Cục quản lý vốn và tài sản . Công ty ra đời trong điều kiện hết sức khó khăn, đứng trước bài toán nan giải đó tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Với số vốn ban đầu được cấp là 701 tiệu đồng, trong đó vốn cố định là 311 triệu đồng. Đây quả là số vốn quá ít ỏi, trong khi đó lực lượng lao động của Công ty khá đông với 124 người trong đó lao động gián tiếp chiếm một tỷ lệ khá cao do đó việc bố trí lao động trong một doanh nghiệp cấp huyện mới thành lập hết sức khó khăn . Để phát huy lợi thế của mình và đảm bảo được kế hoạch đặt ra, Công ty đã tổ chức khoán gọn để người lao động có thể phát huy hết khả năng của mình. Hoạt động của Công ty trong những ngày đầu hết sức khó khăn và gặp nhiều trở ngại, có lúc tưởng chừng như không thể đứng vững trong cơ chế mới, khi mà trang thiết bị phục vụ Trườngcho kinh doanh hầu nhưĐại không có, học đội ngũ công Kinh nhân đông nhưng tế lại cònHuế bở ngỡ trứơc phương thức kinh doanh còn mới mẻ này. Trong điều kiện đó được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các ban ngành tại địa phương như: UBND huyện Vĩnh Linh, Sở thương mại và Du lịch Quảng Trị và sự hổ 31 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn trợ thiết thực của Công ty vật tư tổng hợp Quảng Trị. Công ty đã tiến hành các biện pháp củng cố hoạt động, ổn định tổ chức, cải tiến phương thức kinh doanh, mở rộng mạng lưới cửa hàng nhằm mở rộng thị trường và khai thác nguồn hàng. Tổ chức huy động vốn tăng cường cơ sở vật chất kỷ thuật tạo ra những thuận lợi cơ bản để doanh nghiệp đứng vững và phát triển theo mục tiêu kế hoạch trên cả quy mô, chất lượng uy tín trên thị trường. Kể từ ngày thành lập cho đến nay Công ty đã có những nổ lực trong việc tăng doanh thu, bổ sung vốn, tạo công ăn việc làm cho người lao động và là một trong những đơn vị có đóng góp đáng kể tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Công ty được Bộ cấp một bằng khen, UBND tỉnh cấp 09 bằng khen. Về cá nhân được Bộ cấp 01 bằng khen, UBND Tỉnh cấp 01 bằng khen. Do đòi hỏi của cơ chế thị trường hiện nay, để hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao. Công ty đã tiến hành cổ phần hoá với số vốn điều lệ khoảng 2,5 tỷ đồng. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương 2.1.2.1. Chức năng của Công ty Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương là đơn vị kinh doanh các mặt hàng vật tư phân bón nông nghiệp các loại như: Đạm Ure Phú Mỹ, Kaly, lân lâm thao, lân nung chảy Ninh Bình, NPK 10-12-5 Ninh Bình Và xăng dầu các loại như: Xăng Ron 95- III, xăng A92, dầu diezen, mỡ, dầu nhờn 2.1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty - Bảo quản và phát triển nguồn vốn đã hoạch định, tổ chức và lãnh đạo kiểm soát các hoạt động kinh doanh nhằm mang lại lợi nhuận cho công ty. - Hoàn thành và nghiêm chỉnh chấp hành các chính sách của nhà nước quy định như bảo hộ lao động,chế độ tiền lương,chế độ bảo hiểm . Trường- Phát triển đời s ốĐạing xã hội cũng học như năng lưc Kinh của nhân viên. tế Huế 32 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý tại Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương 2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Hội đồng quản trị Giám đốc Phòng Kế toán – Phòng hành chính Bộ phận bán hàng Tài chính Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính của công ty) 2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là người đứng đầu công ty,đại diện cho toàn thể cổ đông ,thay mặt cổ đông giám sát hoạt động của công ty chịu trách nhiệm trước cổ đông về quyền lợi của cổ đông Giám đốc: Giám đốc do hội đồng thành viên bầu ra và là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Giám đốc còn phải chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trường Phòng kế toán –Đạitài chính: học Kinh tế Huế Theo dõi toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, công nợ, các khoản đầu tư và phản ánh kết quả kinh doanh của công ty thông qua việc ghi chép bằng sổ sách, bằng các phần mềm chuyên dụng, những con số về tài sản, hàng hóa, các nghiệp vụ kinh 33 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn doanh. Các thông tin từ phòng kế toán – tài chính giúp giám đốc nắm được tình hình kinh doanh của công ty trong từng giai đoạn và báo cáo lên hội đồng thành viên để từ đó có kế hoạch quản lý vốn, đảm bảo nhu cầu về vốn cho các hoạt động kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Phòng kế toán – tài chính phải hạch toán được cụ thể từng mặt hàng, từng loại sản phẩm, trên cơ sở đó giúp giám đốc phân tích hoạt động kinh tế nên làm cái gì? Làm cho ai? Và làm như thế nào? Phòng kế toán – tài chính luôn luôn là người giải thích rõ các câu hỏi trong nền kinh tế thị trường hiện nay là hình thức thanh toán nào là thuận tiện nhất. Phòng hành chính: Giúp cho giám đốc về công tác hành chính, xây dựng các phương án bố trí, sắp xếp nhân viên của công ty. Bên cạnh đó, phòng hành chính còn làm công tác quản lý hồ sơ nhân viên, làm các thủ tục về tiếp nhận nghỉ hưu, thôi việc, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật nhân viên. Thiết lập ban bảo vệ đảm bảo công tác an ninh trật tự toàn cơ quan, đảm bảo các yêu cầu về vật chất cho công tác điều hành hàng ngày. Tổ chức chăm lo đời sống, tinh thần, sức khỏe cho nhân viên, chịu trách nhiệm tiếp khách và hội nghị của công ty. Bộ phận bán hàng: Có nhiệm vụ lên kế hoạch phân phối tiêu thụ các sản phẩm. Ngoài ra, bộ phận này còn phải thực hiện việc bán hàng. Bên cạnh đó, còn có chức năng quản lý hệ thống kho hàng, thường xuyên nắm được hàng tồn kho giúp giám đốc điều chỉnh các kế hoạch mua và bán. Bộ phận này cũng rất quan trọng vì bộ phận này có làm tốt nhiệm vụ của mình thì công ty mới có thể tăng doanh thu của mình. Cửa hàng trưởng là người phải chịu trách nhiệm về tình hình bán hàng cũng như phải thể hiện được qua doanh số bán hàng tăng dần qua các tháng. Trường Đại học Kinh tế Huế 34 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán viên Thủ quỹ Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính của công ty) Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên trong phòng: - Kế toán trưởng - Trưởng phòng: Làm chức năng kế toán trưởng phụ trách công việc chung của phòng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Trưởng phòng bao quát công việc chung của phòng và kỹ thuật tính toán thanh toán. - Kế toán viên: Có nhiệm vụ ghi chép các nghiệp vụ phát sinh trong ngày, theo dõi tình hình công nợ, tình hình thanh toán với ngân hàng (căn cứ vào các ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản, các sổ chi tiết của ngân hàng, ) đồng thời chịu trách nhiệm tính giá đối với từng loại hàng hóa, - Thủ quỹ: Làm nhiệm vụ thu, chi tiền mặt khi có phiếu thu, phiếu chi hợp lệ. Ngoài ra, còn có nhiệm vụ đi ngân hàng nộp tiền, rút tiền, Thủ quỹ quản lý trực tiếp số tiền có trong quỹ, két của công ty, phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm các loại quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vốn bằng tiền khác. 2.1.4.2. Chế độ kế toán và một số chính sách kế toán áp dụng tại công ty Chế độ kế toán áp dụng: TrườngKể từ ngày 01 thángĐại01 năm 2015,học Công tyKinh áp dụng chế độ tếkế toán Huếmới theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 thay thế cho Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/03/2006 mà công ty đã áp dụng trước đó. 35 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Các chính sách kế toán áp dụng: - Kỳ kế toán năm: Được xác định theo năm dương lịch bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong trong kỳ kế toán: Đồng Việt Nam (VND); - Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: + Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá gốc trên hóa đơn + Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho đầu kỳ: Bình quân + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kiểm kê định kỳ - Phương pháp tính giá xuất kho: Bình quân gia quyền cuối kỳ - Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: Phương pháp đường thẳng; - Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ. 2.1.4.3.Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán và hình thức kế toán Hệ thống sổ sách kế toán: Theo quy định tại thông tư 200/2014/TT-BTC, các doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ, sổ sách kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình nhưng vẫn phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán. Căn cứ vào quy mô kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ ngiệp vụ kế toán thì hình thức ghi sổ kế toán tại Công ty là hình thức Chứng từ ghi sổ căn cứ vào hình thức kế toán mà công ty đang áp dụng thì sổ sách đang dùng trong công ty gồm các loại sau: Sổ Cái các loại, Sổ quỹ tiền mặt, Sổ chi tiết tiền mặt, Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng, Sổ chi tiết tạm ứng, Sổ chi tiết phải thu của người mua, Sổ chi tiết phải trả người bán, Sổ chi tiết doanh thu bán hàng, Sổ chi tiết chi phí bán hàng, Sổ chi tiết chi phí Trườngquản lý doanh nghiệp, SổĐại tổng hợp nhậphọc xuất hàng Kinh hóa, Sổ theo dõi thutếế GTGT Huế Hình thức kế toán áp dụng: Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ. 36 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn - Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra , được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. - Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối tài khoản. - Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối tài khoản phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Có của các tài khoản trên bảng cân đối tài khoản phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối tài khoản phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết. Dưới đây là trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: Chứng từ kế toán Sổ quỹ tiền mặt Sổ, Thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp hàng hóa Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Chú thích: Ghi hàng ngày TrườngGhi cuối tháng Đại học Kinh tế Huế Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ tại Công ty 37 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 2.1.4.4.Tổ chức hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán, báo cáo tài chính Hệ thống chứng từ kế toán Về cơ bản, hệ thống chứng từ của Công ty tuân thủ theo CĐKT hiện hành. Hệ thống chứng từ bao gồm loại chứng từ tuân thủ theo mẫu bắt buộc của Bộ Tài chính như hóa đơn tài chính, phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho Hầu hết các loại chứng từ áp dụng tại Công ty đều được thiết kế mẫu trên phần mềm kế toán MISA. Ngoài việc lưu trữ chứng từ trên máy vi tính, chứng từ còn được quy định in ấn, bảo quản và lưu trữ theo quy định. Chứng từ cụ thể gồm: - Hóa đơn GTGT - Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho - Giấy thanh toán tạm ứng - Phiếu thu, chi tiền mặt - Hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế Từ các chứng từ trên đây, kế toán viên của công ty có thể sử dụng và theo dõi tình hình công nợ, tình hình thanh toán và tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty. Ngoài ra, có thể theo dõi số thuế GTGT phải nộp cũng như thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ. Hệ thống tài khoản kế toán Kế toán áp dụng hệ thống tài khoản tương ứng với đối tượng theo dõi, tuân thủ chế độ kế toán ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. Xăng dầu là mặt hàng được cung cấp cho đời sống dân cư thông qua các cửa Trườnghàng bán lẻ, cung cấp Đạicho sản xuất họccông nghiệp vKinhà xuất khẩu nên nhómtế TKHuế nợ phải thu được quy định chi tiết đồng thời theo đối tượng khách hàng. 38 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Các khoản phải thu, phải trả nội bộ về hàng hóa, vốn kinh doanh, vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng được tổ chức theo phạm vi phát sinh như nội bộ Công ty, giữa Công ty và các đơn vị trực thuộc. Hệ thống báo cáo Hệ thống báo cáo của Công ty được xây dựng khá hoàn chỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh bao gồm ba hệ thống báo cáo chính là: hệ thống báo cáo tài chính, hệ thống báo cáo quản trị và hệ thống báo cáo kiểm kê. Hệ thống báo cáo tài chính Để thuận tiện cho việc theo dõi và báo cáo cho c ơ quan quản lý Nhà nước cũng như quản trị trong nội bộ Công ty, kế toán trong Công ty lập báo cáo theo quý và theo năm. Hệ thống BCTC của Công ty được xây dựng phù hợp với CĐKT hiện hành, bao gồm: - Bảng cân đối kế toán (mẫu biểu B-01/DN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu biểu B 02-DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu biểu B 03-DN) - Bản thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu biểu B09-DN) Hệ thống báo cáo quản trị Hệ thống báo cáo quản trị được xây dựng theo mục đích quản trị, gồm 3 nhóm: Thứ nhất, nhóm báo cáo kết quả kinh doanh nhằm thuyết minh chi tiết kết quả kinh doanh và cung cấp các thông tin phục vụ cho yêu cầu quản trị theo các loại hình và mặt hàng kinh doanh, trong đó: Thứ hai, nhóm báo cáo hàng hóa gồm các báo cáo về tiêu thụ, cân đối nhập - xuất - tồn kho hàng hóa và các phụ biểu nhập, xuất đi kèm. Nhóm báo cáo này cung cấp các thông tin về tình hình tiêu thụ hàng hóa dịch vụ theo các phương thức, thuyết minh chi tiết biến động kho hàng hóa về: tình hình nhập hàng theo nguồn hình thành, tình hình xuất hàng hóa cho các mục đích và tình hình tồn kho. TrườngThứ ba, nhóm báo Đại cáo thông tinhọc bổ sung gồm Kinh các báo cáo để cuntếg cấp Huếcác thông tin bổ sung cho các yêu cầu quản trị và phục vụ cho lập báo cáo tài tổng hợp như báo cáo công nợ; báo cáo điều động tài sản, nguồn vốn, quỹ; báo cáo tăng giảm nguồn vốn khấu hao; báo cáo đầu tư tài chính 39 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Hệ thống báo cáo kiểm kê Hệ thống báo cáo kiểm kê được xây dựng nhằm kiểm kê định kỳ hay đột xuất về tình hình tài sản, nguồn vốn của đơn vị kế toán hiện đang quản lý và sử dụng như tiền vốn, TSCĐ, HTK, hàng dự trữ quốc gia . Trong đó, báo cáo kiểm kê hàng hóa tồn kho được xây dựng chi tiết theo từng mặt hàng kinh doanh kèm theo các phụ biểu về xử lý kết quả kiểm kê, hàng hóa ứ đọng kém mất phẩm chất 2.1.5. Đánh giá tình hình, năng lực kinh doanh của công ty qua ba năm 2016 - 2018 2.1.5.1. Tình hình lao động qua ba năm 2016 – 2018 Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hướng tới mục tiêu giảm chi phí, tăng lợi nhuận, đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Muốn làm được điều này thì doanh nghiệp phải phấn đấu bằng việc sử dụng tốt nguồn lao động. Trong thành quả chung ba năm qua của Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương đã đạt đựơc phải nói rằng công tác tổ chức cán bộ đã đóng góp một phần quan trọng. Xây dựng cơ cấu bộ máy trưởng thành về cả số lượng và chất lượng, bám sát nhiệm vụ kinh tế chính trị trong từng thời kỳ, sắp xếp cán bộ đúng người đúng việc phù hợp với năng lực trình độ từng người, đào tạo đúng quy hoạch nhiệm vụ được phân công. Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm (2016 – 2018) Đơn vị tính: Người Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số lao động 14 100 12 100 11 100 (2) (14,29) (1) (8,33) 1. Phân theo giới tính Nam 9 64,29 7 58,33 6 54,55 (2) (22,22) (1) (14,28) Nữ 5 35,71 5 41,67 5 45,45 0 0 0 0 2. Phân theo tính chất công việc TrườngLao động trực tiếp Đại14 100 học12 100 Kinh11 100 (2) (14,29) tế(1) Huế(8,33) Lao động gián tiếp 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3. Phân theo trình độ chuyên môn Đại học và trên đại học 4 28,58 4 33,33 4 36,36 0 0 0 0 Cao đẳng và trung cấp 7 50,00 6 50 6 54,55 (1) (14,29) 0 0 40 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Khác 3 21,43 2 16,67 1 9,09 (1) (33,33) (1) (50,00) (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính và tính toán của tác giả) - Qua bảng số liệu 2.1, ta thấy rằng tổng số lao động của Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương liên tục giảm từ năm 2016 đến 2018. Năm 2017, tổng số lao động của công ty giảm 2 người, tương ứng giảm 14,29% so với năm 2016 và con số này tiếp tục giảm đi 1 (8,33%) thành 11 người vào năm 2018. Nguyên nhân chủ yếu của việc số lao động giảm liên tục qua các năm là do số lao động này tự nghỉ việc và cũng một phần là do công ty muốn cắt giảm đi một phần chi phí vì doanh thu có xu hướng giảm qua các năm. - Xét theo giới tính: Số lao động nam của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn lao động nữ (trên 50%) từ năm 2016 đến 2018. Nếu như lao động nam năm 2017 giảm đi 2 người (tương ứng với mức giảm 22,22%) thì đến năm 2018 số lao động nam lại giảm đi 1 người so với năm 2017. Trong khi đó số lao động nữ vẫn duy trì ổn định ở mức 5 người qua 3 năm. - Xét theo tính chất công việc, toàn bộ lao động của công ty đều là lao động trực tiếp, trong 3 năm 2016, 2017, 2018, công ty không tuyển lao động gián tiếp nào. - Xét theo trình độ chuyên môn của lao động, phần lớn trong tổng số lao động của công ty vẫn là những lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp (chiếm 50% vào năm 2016 và 2017, năm 2018 tăng nhẹ lên thành 54,55%). Còn lao động có trình độ từ đại học trở lên vẫn duy trì ổn định trong 3 năm (4 người). Số lao động có trình độ chuyên môn khác liên tục giảm qua 3 năm với tỷ lệ lần lượt là 21,43%, 16,67%, 9,09%. 2.1.5.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2016 -2018 Trường Đại học Kinh tế Huế 41 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Bảng 2.2: Tình hình Tài sản - Nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2016 – 2018) Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 6,094,687,258 71.95 6,245,818,382 73.29 7,437,174,067 77.21 151,131,124 2.48 1,191,355,685 19.07 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1,023,007,977 12.08 493,289,506 5.79 340,496,971 3.53 (529,718,471) (51.78) (152,792,535) (30.97) II. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - - - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 3,883,728,455 45.85 4,125,956,396 48.42 5,082,767,879 52.76 242,227,941 6.24 956,811,483 23.19 IV. Hàng tồn kho 1,113,022,808 13.14 1,537,685,029 18.04 1,868,542,161 19.40 424,662,221 38.15 330,857,132 21.52 V. Tài sản ngắn hạn khác 74,928,018 0.88 88,887,451 1.04 145,367,056 1.51 13,959,433 18.63 56,479,605 63.54 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 2,376,362,713 28.05 2,275,827,385 26.71 2,195,728,571 22.79 (100,535,328) (4.23) (80,098,814) (3.52) I. Các khoản phải thu dài hạn - - - - - - - - - II. Tài sản cố định 2,376,362,713 28.05 2,275,827,385 26.71 2,195,728,571 22.79 (100,535,328) (4.23) (80,098,814) (3.52) III. Bất động sản đầu tư - - - - - - - - - IV. Tài sản dở dang dài hạn - - - - - - - - - - V. Đầu tư tài chính dài hạn - - - - - - - - - - IV. Tài sản dài hạn khác - - - - - - - - - TỔNG TÀI SẢN 8,471,049,971 100.00 8,521,645,767 100.00 9,632,902,638 100.00 50,595,796 0.60 1,111,256,871 13.04 C. NỢ PHẢI TRẢ 4,696,338,054 55.44 5,270,582,433 61.85 6,504,887,304 67.53 574,244,379 12.23 1,234,304,871 23.42 I. Nợ ngắn hạn 4,562,743,779 53.86 5,270,582,433 61.85 6,504,887,304 67.53 707,838,654 15.51 1,234,304,871 23.42 II. Nợ dài hạn 133,594,275 1.58 - - - (133,594,275) (100.00) - - D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 3,774,711,917 44.56 3,251,063,334 38.15 3,128,015,334 32.47 (523,648,583) (13.87) (123,048,000) (3.78) I. Vốn chủ sở hữu 3,774,711,917 44.56 3,251,063,334 38.15 3,128,015,334 32.47 (523,648,583) (13.87) (123,048,000) (3.78) II. Nguồn kinh phí và quỹ khác - - - - - - - - TỔNG NGUỒN VỐN 8,471,049,971 100.00 8,521,645,767 100.00 9,632,902,638 100.00 50,595,796 0.60 1,111,256,871 13.04 (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính của công ty và tính toán của tác giả) 42 SVTH: Lê Thị VânTrường Anh Đại học Kinh tế Huế
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Cũng như lao động, vốn là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Duy trì được cơ cấu vốn hợp lý đảm bảo cho công ty phản ứng nhanh nhạy được các biến động thị trường về mặt tài chính và giá cả. Đây là yếu tố rất quan trọng giúp doanh nghiệp tồn tại, đứng vững trong sự cạnh tranh khốc liệt của kinh tế thị trường. Qua bảng 2.2, cho thấy tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương có sự biến động rõ rệt đó là tăng dần qua 3 năm 2016 -2018. Cụ thể như sau: Năm 2017, tổng tài sản của công ty là hơn 8,52 tỷ đồng, tăng hơn 0,05 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 0,60%. Đặc biệt là năm 2018, tổng tài sản tiếp tục tăng hơn 1,1 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng với mức tăng 13,04%. Về tài sản: Trong cơ cấu Tổng tài sản của công ty, Tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn Tài sản dài hạn và ngày càng có sự cách biệt rõ rệt. Qua 3 năm, tỷ trọng của Tài sản ngắn hạn trong Tổng tài sản có xu hướng tăng từ 71,95% (2016) lên đến 77,21% (2018). Ngược lại, tỷ trọng của Tài sản dài hạn trong Tổng tài sản giảm từ 28,05% (2016) xuống còn 22,79% (2018). Tài sản ngắn hạn của công ty năm 2017 so với 2016 tăng hơn 0,15 tỷ đồng (2,48%), chủ yếu là từ các khoản phải thu ngắn hạn. Sang năm 2018, Tài sản ngắn hạn tiếp tục tăng hơn 1,1 tỷ đồng (19,07%). Khoản phải thu ngắn hạn vẫn là nguyên nhân chính (tăng gần 1 tỷ đồng) mặc cho biến động giảm của Tiền và các khoản tương đương tiền. Điều này cho thấy tiềm lực tài chính của công ty khá lớn nhưng đang bị chiếm dụng, vì vậy Công ty cần có những biện pháp thiết thực trong việc thu hồi nợ. Chiếm tỷ trọng cao sau khoản mục nợ phải thu trong Tổng Tài sản ngắn hạn là Hàng tồn kho. Lượng tồn kho liên tục tăng qua 3 năm. Năm 2017, lượng Hàng tồn kho tăng 38,15% so với năm 2016, năm 2018 tiếp tục tăng 21,52% so với năm 2017. Sự tăng về Trườngsố lượng HTK cho th ấyĐại công ty ng àyhọc càng mở rộngKinh kho dự trữ hàngtế hóa Huếnhằm sẵn sàng cung ứng cho khách hàng nhanh nhất có thể. Cơ bản Công ty đã duy trì được tỷ trọng tồn kho bình quân hợp lý để đảm bảo kinh doanh trong điều kiện giá cả thế giới 43 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn luôn biến động làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh xăng dầu, phân bón Tài sản dài hạn năm 2017 so với năm 2016 giảm 4,23%, đến năm 2018 lại tiếp tục giảm 3,52% so với năm 2017. Sự giảm xuống này chủ yếu xuất phát từ khoản mục TSCĐ, có tỷ trọng giảm dần trong Tổng tài sản khi từ 28,05% (2016) giảm xuống còn 26,71% vào năm 2017 và còn 22,79% vào năm 2018. Về nguồn vốn: Trong cơ cấu nguồn vốn, khoản mục Nợ phải trả luôn chiếm tỉ trọng cao hơn so với Vốn chủ sở hữu, chứng tỏ công ty đang hoạt động dựa vào phần lớn nguồn tài chính đi vay từ bên ngoài. Tỷ trọng các khoản Nợ phải trả (đặc biệt là nợ ngắn hạn) có xu hướng tăng trong 3 năm qua. Tốc độ tăng của nợ phải trả tăng khá nhanh, từ năm 2016 đến năm 2017 là 12,23% và từ năm 2017 đến năm 2018 là 23,42%. Trong Nợ phải trả, khoản mục chiếm tỉ trọng chủ yếu là Nợ ngắn hạn, thậm chí năm 2017, 2018 còn không tồn tại khoản mục nợ dài hạn. Từ đó cho thấy việc đi chiếm dụng vốn của công ty ngày càng tăng điều đó đồng nghĩa với việc công ty tận dụng được ưu thế của lá chắn thuế. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ phải trả vẫn ở mức cao, điều này cũng tồn tại sức ép lớn buộc công ty phải làm ăn có hiệu quả mới có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn. Từ năm 2016 -2018, vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng giảm xuống, năm 2017 giảm từ hơn 3,7 tỷ đồng xuống còn hơn 3,2 tỷ đồng, tương ứng giảm 13,87% so với 2016. Năm 2018 lại tiếp tục giảm 3,87% hay giảm 0,12 tỷ đồng so với 2017. Trường Đại học Kinh tế Huế 44 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 2.1.5.3. Tình hình kết quả kinh doanh qua 3 năm 2010-2012 Bảng 2.3: Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2016 - 2018) Đơn vị tính: Đồng 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 +/_ % +/_ % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 16,440,458,995 14,142,433,264 12,911,227,941 (2,298,025,731) (13.98) (1,231,205,323) (8.71) 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - 22,476,500 - - 22,476,500 - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 16,440,458,995 14,142,433,264 12,888,751,441 (2,298,025,731) (13.98) (1,253,681,823) (8.86) 4. Giá vốn hàng bán 15,358,101,680 13,008,867,283 11,942,739,085 (2,349,234,397) (15.30) (1,066,128,198) (8.20) 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,082,357,315 1,133,565,981 946,012,356 51,208,666 4.73 (187,553,625) (16.55) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 141,853,212 91,217,974 180,162,096 (50,635,238) (35.70) 88,944,122 97.51 7. Chi phí tài chính 140,538,776 146,697,432 271,563,113 6,158,656 4.38 124,865,681 85.12 8. Chi phí bán hàng 717,290,234 406,642,213 236,206,208 (310,648,021) (43.31) (170,436,005) (41.91) 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1,207,194,103 701,172,934 689,793,881 (506,021,169) (41.92) (11,379,053) (1.62) 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (840,812,586) (29,728,624) (71,388,750) 811,083,962 (96.46) (41,660,126) 140.13 11. Thu nhập khác 1,959,597,907 70,440,880 80,460,000 (1,889,157,027) (96.41) 10,019,120 14.22 12. Chi phí khác 406,387,771 - - (406,387,771) (100.00) - - 13. Lợi nhuận khác 1,553,210,136 70,440,880 80,460,000 (1,482,769,256) (95.46) 10,019,120 14.22 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 712,397,550 40,712,256 9,071,250 (671,685,294) (94.29) (31,641,006) (77.72) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 142,479,510 8,142,451 1,814,250 (134,337,059) (94.29) (6,328,201) (77.72) 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - - - - - 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 569,918,040 32,569,805 7,257,000 (537,348,235) (94.29) (25,312,805) (77.72) 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu - - - - - - - 19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu - - - - - - - (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính của công ty và tính toán của tác giả) 45 SVTH: Lê Thị VânTrường Anh Đại học Kinh tế Huế
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được thể hiện qua bù trừ giữa các khoản thu và chi. Doanh nghiệp có lãi khi khoản thu lớn hơn chi, nếu mức tăng thu lớn hơn mức tăng chi thì lãi càng lớn. Qua bảng số liệu 2.3, ta thấy có sự biến động lớn về kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2016 - 2018. Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có xu hướng giảm qua 3 năm, cụ thể: giảm từ hơn 16,4 tỷ đồng ở năm 2016 xuống hơn 14,1 tỷ đồng vào năm 2017, sau đó vào năm 2018 lại giảm đi 8,71% so với 2017. Đáng chú ý trong năm 2018, Công ty xuất hiện khoản mục Giảm trừ doanh thu là hơn 0,02 tỷ đồng trong khi 2 năm trước đó lại không có. Điều này cho thấy trong năm 2018 Công ty đã gặp những vấn đề về chất lượng sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh. So với 2016, giá vốn hàng bán năm 2017 đã giảm hơn 2,3 tỷ đồng tương ứng giảm 15,3%, sau đó qua năm 2018 cũng giảm 8,2% so với 2017 do công ty thu hẹp quy mô, tiêu thụ ít sản phẩm hơn nên kéo theo giá vốn giảm. Từ năm 2016 đến 2018, doanh thu hoạt động tài chính của công ty có sự biến động rõ rệt, năm 2017 doanh thu tài chính giảm hơn 0,05 tỷ đồng, tương ứng giảm 35,7% so với 2016, nhưng đến năm 2018 lại tăng gần 0,09 tỷ đồng, tương ứng tăng 97,51% so với 2017, bên cạnh đó chi phí tài chính lại tăng từ năm 2016 - 2018, làm cho Công ty không thu được lợi nhuận hơn từ hoạt động tài chính, mà ngược lại còn chịu lỗ. Năm 2016, công ty có mức lợi nhuận khác khá cao so với các năm sau đó, đạt giá trị hơn 1,5 tỷ đồng, nhưng năm 2017 và 2018 thì lợi nhuận khác của công ty rất thấp, chỉ đạt lần lượt là hơn 0,07 và 0,08 tỷ đồng . Điều này là do các khoản thu nhập khác phát sinh trong năm 2016 có giá trị lớn, phải kể đến như thu nhập từ cho thuê tài sản TrườngNăm 2016 công tyĐại phải trả một học mức thuế TNDN Kinh khá cao là hơntế0,142 Huế tỷ đồng, đến năm 2017 chỉ là hơn 0.008 tỷ đồng, giảm 94,29% so với 2016, và 2018 giảm 77,72% so với năm 2017, vì mức lợi nhuận trước thuế của năm 2016 cao hơn nhiều so với 2017 và 2018. 46 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ở năm 2017 sụt giảm rất mạnh, cụ thể là đã giảm hơn 0,54 tỷ đồng, tương ứng giảm 94,29% so với 2016, và lại giảm đi 77,72% trong năm 2018. Doanh nghiệp cần có biện pháp khắc phục các hạn chế, giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất qua đó đẩy mạnh các công tác cần thiết để có được lợi nhuận cao. 2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương 2.2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương 2.2.1.1. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh Đặc điểm mặt hàng kinh doanh của công ty là kinh doanh bán buôn, bán lẻ các sản phẩm phân bón, xăng dầu, Đây là những sản phẩm có tính chất phức tạp, dễ cháy nổ, dễ bay hơi, gây ô nhiễm môi trường Vì vậy lao động nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu phải được đào tạo cơ bản, vừa có khả năng thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh, vừa thực hiện tốt các nhiệm vụ liên quan đến an toàn, xử lý sự cố cháy nổ 2.2.1.2. Đặc điểm tổ chức mạng lưới kinh doanh Công ty nằm ở vị trí trung tâm, dọc theo tuyến Quốc lộ 1A, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cạnh tranh và giữ thị phần. Công ty có 1 cửa hàng xăng dầu được bố trí rộng rãi, cơ sở vật chất kỹ thuật của cửa hàng cơ bản đáp ứng được nhu cầu kinh doanh. Các thiết bị phục vụ kinh doanh tương đối hiện đại. 2.2.1.3. Đặc điểm thị trường tiêu thụ Công ty hoạt động chủ yếu trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, cửa hàng phân bố tập trung ở thị trấn Hồ Xá và dọc tuyến quốc lộ 1A, điều kiện làm việc của người lao động khá thuận lợi. Nguồn hàng Công ty bán là phân bón và xăng dầu các loại. Công ty chủ động quyết định giá bán (không vượt quá giá trần Chính phủ quy định) đảm bảo chênh lệch Trườnggiá đủ bù đắp chi phí vĐạià có lãi. Ho ặchọc công ty mua Kinhhàng của các công tế ty chuy Huếên doanh của Tập đoàn Xăng dầu. Tất cả các mặt hàng khác do Công ty tự khai thác theo khả năng và nguồn lực của mình với mọi đối tượng ở mọi địa bàn trong và ngoài nước. 47 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 2.2.1.4. Các phương thức bán hàng tại công ty Bán hàng là một trong những hoạt động chính có vai trò quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh tại công ty. Bởi vậy, công ty luôn chú trọng tới việc tổ chức bán hàng giúp hạn chế ứ đọng vốn và đem lại lợi nhuận cao. Dựa vào quy mô hoạt động của công ty, đặc điểm tổ chức quản lý cũng như đặc tính sản phẩm, công ty đã lựa chọn các hình thức tiêu thụ chủ yếu sau: Phương thức bán buôn Bán buôn cho các đối tượng ký hợp đồng Bán buôn qua kho: Khách hàng đến tại phòng Kế toán Công ty ký kết hợp đồng và làm thủ tục nhận hàng tại các kho hàng của Công ty theo yêu cầu của khách. Đã là hình thức bán buôn thì tổng giá trị thanh toán thường lớn, để tránh những sai sót có thể xảy ra, công ty thường yêu cầu trong hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng phải ghi rõ những điều khoản sau: Tên đơn vị mua hàng, mã số thuế đơn vị mua, số lượng, đơn giá, quy cách phẩm chất của hàng hóa, thời gian, địa điểm giao nhận hàng, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, các chế độ ưu đãi (nếu có). Nếu có tranh chấp xảy ra thì được giải quyết ở trọng tài kinh tế nào? Tòa án kinh tế nào? Bán buôn hàng hóa không qua kho: Sau khi khách hàng ký kết hợp đồng với Công ty, Công ty cho phương tiện vận chuyển thẳng tới kho của khách hàng. Với phương thức này Công ty giảm được chi phí hao hụt. Bán đại lý, hợp tác xã Các đại lý, hợp tác xã là các trung gian phân phối, hoạt động độc lập với hoạt động của Công ty, tiến hành mua phân bón, xăng dầu theo giá buôn rồi bán lẻ cho người tiêu dùng thông qua hệ thống bán lẻ. Theo phương thức bán buôn qua kho của công ty dưới hình thức xuất bán trực tiếp cho các đại lý, hợp tác xã thì khách hàng là đại lý, hợp tác xã có thể được giảm giá ngay trong hóa đơn hoặc ngoài hóa đơn tùy theo yêu cầu của họ. Khi đó đại lý, cửa hàng có toàn quyền sở hữu số hàng và sẽ tiến Trườnghành thanh toán cho Công Đại ty. Công tyhọc sẽ cho xe v ậnKinh chuyển đến kho tếcủa các Huếđại lý. Đối với các phương thức tiêu thụ thông qua bán buôn thì việc thanh toán chậm chiếm một tỷ lệ lớn ở Công ty. Thường thì thời hạn thanh toán là từ 7-12 ngày sau khi 48 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn nhận hoá đơn, nếu quá hạn sẽ tính lãi suất theo lãi suất của Ngân hàng. Phương thức bán lẻ Bán lẻ thu tiền trực tiếp: Bán lẻ trực tiếp cho khách hàng mua với số lượng nhỏ tại cửa hàng xăng dầu trung tâm của công ty. Giá bán lẻ hàng hóa là giá bán trên thị trường theo quy định của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, biến động theo giá cả thị trường xăng dầu thế giới. Nhân viên bán hàng vừa là người thu tiền, đến cuối ca, cuối ngày nhân viên bán hàng nộp tiền cho kế toán. Đồng thời cân đối giữa lượng tiền và hàng xuất bán trong ca, trong ngày. 2.2.1.5. Chính sách giá cả - Bán buôn: bán theo giá bán thỏa thuận giữa hai bên lúc ký hợp đồng. Đối với trường hợp bán buôn vận chuyển hàng thẳng đến kho của khách thì trong giá bán buôn có thêm chi phí vận chuyển. Giá bán cho mỗi khách hàng là khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng hàng mua, thời gian hợp tác giữa hai bên Đối với trường hợp bán cho đại lý, hợp tác xã để khuyến khích việc bán hàng tại đây, công ty có tặng kèm quà khuyến mãi khi các đại lý, hợp tác xã mua hàng với số lượng lớn. - Bán lẻ: giá bán lẻ tại công ty là giá bán lẻ trên thị trường cả nước, do Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam quy định, biến động theo giá xăng dầu trên thế giới. 2.2.1.6. Phương thức thanh toán Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương thực hiện phương thức thanh toán rất đa dạng, phụ thuộc vào các hợp đồng kinh tế đã được ký kết, khách hàng có thể trả chậm từ 7 đến 12 ngày hoặc có thể thanh toán ngay, có thể bằng tiền mặt, ngân phiếu, séc chuyển khoản, séc bảo chi, ủy nhiệm chi Việc thanh toán có thể thanh toán ngay hoặc thanh toán sau một khoảng thời gian nhất định sau khi nhận được hàng. Công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi cho khách Trườnghàng thanh toán, đồng Đạithời đảm bảo họckhông gây thiệtKinh hại kinh tế cho tế bản thân Huế công ty mình. Phương thức thanh toán trả chậm hiện nay đang được áp dụng phổ biến đối với hình thức bán buôn. Do đó để quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, nếu thanh toán vượt quá thời hạn thanh toán ghi trên hợp đồng thì công ty tính lãi suất theo lãi suất 49 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn của ngân hàng trên tổng giá trị chưa thanh toán. Vì vậy, trong các năm gần đây ít khi có hiện tượng khách hàng không đủ khả năng thanh toán hay bị chiếm dụng vốn trong thời gian dài. Đồng thời, việc thanh toán trả chậm chỉ được thực hiện đối với khách hàng có quan hệ lâu dài với công ty, hoặc khách hàng có tài sản thế chấp được ngân hàng bảo lãnh. 2.2.1.7. Phương pháp tính giá xuất kho Tại Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương, giá xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. 2.2.2. Công tác kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu tại Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương 2.2.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ a) Chứng từ sử dụng - Hợp đồng kinh tế, Đơn đặt hàng - Phiếu xuất kho - Hóa đơn GTGT - mẫu số 01GTKT3/001 - Các chứng từ thanh toán như Phiếu thu, giấy báo Có - Bảng kê công nợ theo khách hàng, Bảng kê bán hàng hằng ngày - Các chứng từ khác có liên quan đến nghiệp vụ phát sinh. b) Tài khoản sử dụng Công ty hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vào TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”. TK 511 gồm tài khoản cấp hai là: TK5111 – “Doanh thu bán hàng hóa” Trườngc) Phương pháp hạchĐại toán học Kinh tế Huế Trường hợp bán hàng theo phương thức bán buôn Công ty cổ phần Thương mại Hiền Lương chỉ tổ chức bán hàng trong nước, không xuất khẩu ra nước ngoài nên công tác tổ chức bán hàng tại công ty không quá 50 SVTH: Lê Thị Vân Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn phức tạp. Khi khách hàng có nhu cầu giao dịch mua bán với Công ty thì sẽ liên hệ trực tiếp hoặc gọi điện thoại cho phòng kế toán để đặt hàng nhằm thỏa thuận về đơn giá và số lượng, thời điểm giao hàng, nhân viên kế toán tiến hành lập đơn đặt hàng, giám đốc sẽ xét duyệt đơn đặt hàng của khách, nếu thấy đủ khả năng cung ứng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế (nếu cần). Hợp đồng kinh tế thỏa thuận chủng loại, số lượng, phương thức giao nhận, thanh toán, thời hạn hợp đồng và quy định về xử lý các vấn đề phát sinh, tranh chấp. Hợp đồng kinh tế được phòng kế toán lập trên cơ sở những điều đã được thỏa thuận hoặc có thể do khách hàng tự lập và phòng kế toán kiểm tra trước khi ký. Hợp đồng kinh tế được lập thành 3 liên: 2 liên giao cho khách hàng, 1 liên lưu lại phòng kế toán theo ngày. Căn cứ đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế, kế toán lập phiếu xuất kho gồm 3 liên: Liên 1 lưu tại phòng kế toán – tài chính để làm căn cứ hạch toán, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 làm căn cứ để xuất hàng. Phiếu xuất kho bao gồm các thông tin về khách hàng, lượng hàng và đơn giá đã thỏa thuận. Sau đó, phiếu xuất kho được chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt. Kế toán chỉ lập phiếu xuất kho đối với mặt hàng phân bón các loại, còn xăng dầu thì không cần lập phiếu xuất kho. Tuy nhiên, khi khách hàng có yêu cầu thì kế toán vẫn lập phiếu xuất kho và giao cho khách hàng. Bộ phận kho, căn cứ vào phiếu xuất kho thì tiến hành mang hàng giao cho người mua theo như thỏa thuận trong hợp đồng. Khi đó, chi phí vận chuyển được cộng vào giá bán. Hoặc là người mua đến trực tiếp kho của công ty để nhận hàng và lúc này công ty có thể thanh toán chi phí vận chuyển cho khách hàng như đã thỏa thuận. Sau đó kế toán bán hàng dựa trên căn cứ là phiếu xuất kho đã lập, lập hóa đơn GTGT gồm 3 liên: Liên 1 (màu tím) lưu tại quyển hóa đơn (nội bộ); liên 2 (màu đỏ) giao cho khách hàng; liên 3 (màu xanh) lưu tại phòng kế toán (dùng trong nội bộ công ty để ghi sổ). Căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán nhập liệu vào phần mềm MISA để ghi nhận doanh thu bán hàng và một khoản thuế GTGT đầu ra phải nộp (chỉ mặt hàng Trườngxăng dầu các loại chịu thĐạiuế suất thuế họcGTGT là 10%, Kinh còn hàng hóa là tếphân bónHuế các loại không chịu thuế GTGT đầu ra). Việc thanh toán tiền hàng có thể bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. 51 SVTH: Lê Thị Vân Anh