Khóa luận Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Số 1 Thừa Thiên Huế

pdf 121 trang thiennha21 4721
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Số 1 Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_cong_no_va_phan_tich_tinh_hinh_cong_no_tai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Số 1 Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SỐ I THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện Giảng viên hướng dẫn Trương Thị Thanh Thảo ThS. Đào Nguyên Phi Lớp: K48C Kế toán Niên khóa: 2014 – 2018 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 05 năm 2018
  2. Lời Cảm Ơn Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban Giám hiệu nhà – trường cùng toàn thể quý thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế nói chung và quý thầy, cô giáo Khoa Kế toán Kiểm toán nói riêng, những người đã cho tôi những kiến thức chuyên môn bổ ích từ lý thuyết đến thực tế đối với ngành nghề mà tôi đã lựa chọn. Đồng thời, tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ – phần Tư vấn Xây dựng Số 1 Thừa Thiên Huế và đặc biệt là các cán bộ nhân viên Phòng Kế toán Tài chính đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi tìm hiểu thực tế về phần hành tôi đang nghiên cứu và thu thập được những thông tin cũng như số liệu phục vụ cho – bài khóa luận này. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.S Đào Nguyên Phi là người hướng dẫn trực tiếp, đã quan tâm, giúp đỡ và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm bài báo cáo thực tập này. Trong quá trình thực tập tại Công ty cũng như làm bài khóa luận, do bị giới hạn về thời gian cũng như kiến thức nên bài báo cáo không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, kính mong nhận được sự đóngTrường góp và chỉ dĐạiẫn của họcquý thầ y,Kinh cô để tôi tếcó th Huếể hoàn thiện bài làm cũng như củng cố thêm kiến thức cho công việc sau này. Tôi xin chân thành cám ơn. Huế, tháng 05 năm 2018 Sinh viên thực hiện Trương Thị Thanh Thảo
  3. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SXKD Sản xuất kinh doanh DN Doanh nghiệp CTCP Công ty Cổ phần TS Tài sản NV Nguồn vốn NPT Nợ phải trả VCSH Vốn chủ sở hữu TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài hạn TSCĐ Tài sản cố định BĐSĐT Bất động sản đầu tư XDCB Xây dựng cơ bản HHDV Hàng hóa dịch vụ BCTC Báo cáo tài chính HĐ Hóa đơn GTGT Giá trị gia tăng TK Tài khoản ĐVTTrườngĐơn v ịĐạitính học Kinh tế Huế VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam TNDN Thu nhập doanh nghiệp SVTH: Trương Thị Thanh Thảo
  4. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG, BIỂU  BẢNG Bảng 2.1 - Cơ cấu và biến động Tài sản – Nguồn vốn của Công ty năm 2015-2017 42 Bảng 2.2 – Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2015-2017 49 Bảng 2.3 – Tình hình Lao động của Công ty qua 3 năm 2015-2017 51 Bảng 2.4 - Phân tích tình hình công nợ của Công ty qua 3 năm 2015-2017 97 Bảng 2.5 - Phân tích khả năng thanh toán của Công ty qua 3 năm 2015-2017 99  BIỂU MẪU Biểu mẫu 2.1 - Hóa đơn giá trị gia tăng 55 Biểu mẫu 2.2 - Sổ chi tiết tài khoản phải thu khách hàng theo đối tượng 56 Biểu mẫu 2.3 - Giấy Báo Có 59 Biểu mẫu 2.4 - Giấy đề nghị tạm ứng 63 Biểu mẫu 2.5 - Phiếu chi 64 Biểu mẫu 2.6 - Sổ chi tiết tài khoản tạm ứng theo đối tượng 65 Biểu mẫu 2.7 – Phiếu tạm ứng lương công tác 68 Biểu mẫu 2.8 - Phiếu thu 69 Biểu mẫu 2.9 - Sổ chi tiết tài khoản tạm ứng theo đối tượng 70 Biểu mẫu 2.10 - Phiếu chi 74 Biểu mẫu 2.11 - Phiếu thu 77 Biểu mẫu 2.12 - Sổ chi tiết tài khoản theo đối tượng 78 Biểu mẫu 2.13 - Hóa đơn giá trị gia tăng 82 Biểu mẫTrườngu 2.14 - Hóa đơn giá Đại trị gia tăng học Kinh tế Huế 83 Biểu mẫu 2.15 - Giấy đề nghị thanh toán 84 Biểu mẫu 2.16 - Hóa đơn giá trị gia tăng 88 Biểu mẫu 2.17 - Sổ chi tiết tài khoản Thuế và các Khoản phải nộp Nhà nước 89 Biểu mẫu 2.18 - Tờ khai thuế GTGT 92 Biểu mẫu 2.19 - Sổ chi tiết các tài khoản 96 SVTH: Trương Thị Thanh Thảo
  5. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 - Sơ đồ kế toán khoản phải thu khách hàng 10 Sơ đồ 1.2 - Sơ đồ kế toán khoản phải thu tạm ứng 12 Sơ đồ 1.3 - Sơ đồ kế tán khoản phải trả người bán 14 Sơ đồ 1.4 - Sơ đồ kế toán Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 16 Sơ đồ 1.5 - Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức trên máy vi tính 17 Sơ đồ 2.1 - Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý CTCP Tư vấn Xây dựng Số 1 TT Huế 26 Sơ đồ 2.2 - Sơ đồ bộ máy kế toán tại CTCP Tư vấn Xây dựng Số 1 TT Huế 28 Sơ đồ 2.3 - Hệ thống kế toán trên máy tính của Công ty 29 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Thanh Thảo
  6. Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP 6 1.1. Một số lý luận về công nợ 6 1.1.1. Khái niệm công nợ 6 1.1.1.1. Khái niệm các khoản phải thu 6 1.1.1.2. Khái niệm nợ phải trả 7 1.1.1.3. Quan hệ thanh toán 8 1.1.2. Hạch toán kế toán công nợ 8 1.2. Nội dung kế toán nợ phải thu và nợ phải trả trong doanh nghiệp 9 1.2.1. Kế toán nợ phải thu 9 1.2.1.1. Kế toán các khoản phải thu khách hàng 9 1.2.1.2. Kế toán nợ phải thu tạm ứng 11 1.2.2.2. Kế toán thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 15 1.3. Hình thức sổ kế toán trong doanh nghiệp 17 1.4. Lý luận về phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp 18 1.4.1. Khái niệm phân tích công nợ 18 1.4.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 18 1.4.2.1. Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả 18 1.4.2.2. Hệ số vòng quay các khoản phải thu 19 1.4.2.3. Kỳ thu tiền bình quân 19 1.4.2.4.Trường Hệ số vòng quay Đạicác khoản phhọcải trả Kinh tế Huế 19 1.4.2.5. Thời gian quay vòng các khoản phải trả 20 1.4.2.6. Hệ số nợ 20 1.4.2.7. Hệ số tự tài trợ 20 1.4.2.8. Hệ số thanh toán hiện hành (Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn) 21 1.4.2.9. Hệ số thanh toán nhanh (Hnhanh) 21 SVTH: Trương Thị Thanh Thảo
  7. Khóa luận tốt nghiệp 1.4.2.10. Hệ số khả năng thanh toán tức thời 22 1.4.3. Phương pháp phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 22 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Số 1 Thừa Thiên Huế 23 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty 23 2.1.2. Quá trình hình thành phát triển của CTCP Tư vấn Xây dựng Số 1 TT Huế 23 2.1.3. Ngành nghề kinh doanh chính 24 2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 24 2.1.5. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 25 2.1.5.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 25 2.1.5.2 Tổ chức công tác kế toán 28 2.1.6. .Nguồn lực và tình hình SXKD của Công ty qua 3 năm 2015-2017 30 2.1.6.1. Tình hình Tài sản, Nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2015-2017 30 2.1.6.2. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2015-2017 47 2.1.6.3. Tình hình Lao động của Công ty qua 3 năm 2015-2017 50 2.2. Thực trạng công tác kế toán công nợ tại CTCP Tư vấn Xây dựng Số 1 TT Huế .52 2.2.1. Kế toán các khoản nợ phải thu 52 2.2.1.1. Kế toán các khoản phải thu khách hàng 52 2.2.1.2. Kế toán nợ phải thu tạm ứng 60 2.2.2. Kế toán nợ phải trả 71 2.2.2.1. Kế toán nợ phải trả cho người bán 71 2.2.2.2. Kế toán thuế Giá trị gia tăng 79 2.3. Phân tích tình hình công nợ của Công ty trong 3 năm 2015-2017 97 2.3.1. Phân tích tình hình công nợ của Công ty qua 3 năm 2015-2017 97 2.3.2.Trường Phân tích tình hình Đại thanh toán học của Công Kinh ty qua 3 năm tế 2015 Huế-2017 99 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ TÌNH HÌNH THANH TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SỐ 1 THỪA THIÊN HUẾ 101 3.1. Đánh giá chung tình hình Công ty 101 3.2. Đánh giá việc tổ chức công tác kế toán công nợ tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Số 1 Thừa Thiên Huế 101 SVTH: Trương Thị Thanh Thảo
  8. Khóa luận tốt nghiệp 3.3. Ưu điểm, nhược điểm về kế toán công nợ và tình hình công nợ tại Công ty 102 3.3.1. Đánh giá công tác kế toán công nợ tại Công ty 102 3.3.2. Đánh giá tình hình công nợ Công ty 104 3.4. Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ và tình hình thanh toán công nợ tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Số 1 Thừa Thiên Huế 105 3.4.1. Đối với công tác kế toán công nợ tại Công ty 105 3.4.2. Đối với tình hình công nợ Công ty 106 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 107 1. Kết luận 107 2. Hạn chế của đề tài 107 3. Đề xuất hướng nghiên cứu đề tài 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Thanh Thảo
  9. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Thanh toán sau, trả chậm, nợ là những vấn đề mà mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt trong quá trình sản xuất kinh doanh dù muốn hay không. Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn, lạm phát, lãi suất cao như hiện nay, doanh nghiệp nào cũng mong muốn sớm thu hồi được các khoản công nợ. Trên thực tế sử dụng nợ không những đáp ứng cho nhu cầu hoạt động kinh doanh mà đối với quản trị tài chính doanh nghiệp thì đây còn là một vấn đề mang tính “nghệ thuật” trong việc hoạch định cấu trúc vốn nhằm đạt mục tiêu tối đa hoá giá trị DN. Doanh nghiệp cần nắm được tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả để từ đó có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu tài chính hợp lý cũng như đưa ra các biện pháp hiệu quả nhất nhằm quản lý công nợ; nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Do đó, cần phải đánh giá công nợ tại DN một cách toàn diện, chặt chẽ và nghiêm túc để có biện pháp tái cấu trúc tài sản-nguồn vốn, đưa doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng kiệt quệ tài chính, tránh được khả năng phá sản có thể xảy ra. Để dễ dàng đánh giá tình hình công nợ, doanh nghiệp cần có một phần hành kế toán chuyên phụ trách việc theo dõi, kiểm tra tình hình các khoản phải thu và các khoản phải trả, đó chính là phần hành kế toán công nợ. Kế toán công nợ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp, góp phần phản ánh được chất lượng tài chính của doanh nghiệp và có ảnh hưởng rất lớn tới việc đưa ra quyết định của các nhà quản lý. Khi nền kinh tế thị trường càng phát triển, yêu cầu quản lý càng nâng cao đòi hỏi công tác kế toán phải ngày một hoàn thiện hơn, do đó việc tổ chức công tác kế toán côngTrường nợ tốt là điều ki ệĐạin để phát huyhọc đầy đ ủKinhcác chức năng tế nghi Huếệp vụ của kế toán và kiểm soát chi phí một cách hiệu quả. Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Số 1 Thừa Thiên Huế là một công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ Tư vấn xây dựng, giá trị sản phẩm tạo ra lớn và thường kéo dài qua nhiều niên độ kế toán nên khả năng bị khách hàng chiếm dụng vốn là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, chưa SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 1
  10. Khóa luận tốt nghiệp từng có ai thực hiện việc nghiên cứu về đề tài liên quan đến vấn đề công nợ và khả năng thanh toán tại Công ty. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Số 1 Thừa Thiên Huế” làm đề tài khóa luận nhằm đưa ra một bức tranh tổng thể về công tác kế toán công nợ và tình hình công nợ tại công ty. Với đề tài này, tôi muốn tìm hiểu khoản Phải thu khách hàng, khoản Tạm ứng; khoản Phải trả người bán và khoản Thuế Giá trị gia tăng phải nộp, từ đó đưa ra các đánh giá về công tác kế toán công nợ và tình hình công nợ, đề xuất một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại Công ty nhằm giúp Ban lãnh đạo có được những quyết định đúng đắn hơn khi đưa ra các quyết định quản lý. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu gồm các mục tiêu sau: - Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp. - Thứ hai, tìm hiểu thực trạng kế toán công nợ trong đó đi sâu tìm hiểu kế toán các khoản Phải thu khách hàng, khoản Tạm ứng, khoản Phải trả người bán, khoản Thuế giá trị gia tăng phải nộp Nhà nước và phân tích tình hình công nợ tại CTCP Tư vấn Xây dựng Số 1 Thừa Thiên Huế. - Thứ ba, trên cơ sở so sánh, đối chiếu giữa cơ sở lý luận và thực trạng công nợ tại Công ty, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm về phần hành kế toán công nợ và tình hình công nợ. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán công nợ và tình hình công nợ tại Công ty. 3. Đối tượng nghiên cứu ĐốTrườngi tượng nghiên cứ uĐại của đề tài học là tìm hi ểKinhu và đánh giá tế nội dung,Huế phương pháp, đặc điểm và quy trình kế toán các khoản Phải thu khách hàng, khoản Tạm ứng, khoản Phải trả người bán và khoản Thuế giá trị gia tăng phải nộp Nhà nước tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Số 1 Thừa Thiên Huế; tính toán và phân tích một số chỉ tiêu tài chính để có cái nhìn tổng quan tình hình công nợ và khả năng thanh toán hiện tại của Công ty. 4. Phạm vi nghiên cứu SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 2
  11. Khóa luận tốt nghiệp - Về mặt nội dung: Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về những khoản Phải thu khách hàng, phải thu Tạm ứng; Phải trả người bán, Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước cụ thể là thuế Giá trị gia tăng tại Công ty. - Về mặt không gian: Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập tại phòng Kế toán - Tài chính của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Số 1 Thừa Thiên Huế. - Về mặt thời gian: Thời gian thực tập: Từ ngày 02/01/2018 đến ngày 23/04/2018. Thời gian thu thập số liệu: Tôi sử dụng số liệu thu thập được qua 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017 để đánh giá tình hình tài chính và tình hình công nợ của công ty. Để minh họa thực trạng của công ty trong đó đi sâu nghiên cứu phần hành kế toán công nợ, tôi sử dụng số liệu chủ yếu là ở quý 4 năm 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành khóa luận, tôi đã sử dụng những phương pháp sau đây:  Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, nghiên cứu các thông tin liên quan đến đề tài như: Luật Kế toán 2015, Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Thông tư 200 hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp, các giáo trình Kế toán tài chính, các BCTC của công ty, chứng từ sổ sách liên quan, các bài khóa luận tốt nghiệp đề tài về kế toán công nợ, nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp. - Phương pháp quan sát: Quan sát và ghi chép lại trình tự công việc mà nhân viên kế toán công nợ thực hiện từ việc tiếp nhận chứng từ, kiểm tra thông tin, hạch toán trên phần mềm máy tính và lưu trữ chứng từ, - TrườngPhương pháp phỏ ngĐại vấn: Ti ếnhọc hành hỏ iKinh trực tiếp các tếcán bộHuếphòng kế toán về những vấn đề liên quan đến đề tài, trao đổi về những thắc mắc liên quan tới phần hành kế toán công nợ và tình hình công nợ của DN thông qua những câu hỏi nhỏ.  Phương pháp xử lý số liệu - Phương pháp so sánh:  So sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối theo tỷ lệ phần trăm: dùng khi tính sự biến động của tài sản-nguồn vốn, tình hình kết quả sản xuất kinh doanh và tình SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 3
  12. Khóa luận tốt nghiệp hình lao động của công ty qua các năm.  So sánh số tương đối cơ cấu: dùng khi tính cơ cấu của mỗi chỉ tiêu trong tổng TS, NV và khi tính cơ cấu lao động theo mỗi tiêu chí qua từng năm. - Phương pháp tổng hợp: Hệ thống hóa lại số liệu thu thập được để có những nhận định ban đầu về công tác kế toán công nợ và tình hình công nợ tại Công ty. - Phương pháp phân tích số liệu: Từ kết quả đã được so sánh cùng với kiến thức đã được học, tiến hành đánh giá các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính, tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty. - Phương pháp mô tả, sơ đồ: Qua quan sát, thể hiện lại cách hạch toán, luân chuyển chứng từ, phương pháp đối ứng tài khoản, phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán về các nghiệp vụ phát sinh thông qua mô tả hoặc trình bày sơ đồ minh họa. 6. Tình hình nghiên cứu Trong phạm vi tài liệu mà tôi nghiên cứu được, các đề tài liên quan đến công nợ có thể kể đến như: “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại Công ty Cổ phần Xây dựng - Giao thông Thừa Thiên Huế” của tác giả Võ Thị Thương (2016). Cũng bàn về đề tài kế toán công nợ, có đề tài “Thực trạng công tác kế toán công nợ tại Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài” của tác giả Trần Nguyễn Hạnh Nhi (2016) nhưng các đề này chủ yếu vẫn còn thiên về mô tả công tác kế toán. Ngoài ra, cũng có một số đề tài đi sâu vào tìm hiểu và phân tích tình hình công nợ cũng như khả năng thanh toán của công ty thông qua các chỉ tiêu cụ thể như đề tài “Kế toán công nợ và phân tích tình hình, khả năng thanh toán tại Công ty Cổ phần Sinh Quyền Asia” của tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng (2012) hay đề tài ”Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd”Trường của tác giả Nguy Đạiễn Trần Lâmhọc Anh (2017).Kinh Các đ ềtếtài nàyHuế đã phần nào chỉ ra được mối liên hệ mật thiết giữa công tác kế toán công nợ với tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra một số giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện công tác kế toán công nợ và nâng cao khả năng thanh toán tại DN. Nhìn chung, những vấn đề về kế toán công nợ đã có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu trong các đề tài khóa luận tốt nghiệp cũng như trong các nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên do thời gian ngắn, phạm vi đề tài rộng nên các tác giả chỉ mới tập trung SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 4
  13. Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu một số khía cạnh của đề tài, chưa làm rõ mối quan hệ giữa kế toán công nợ với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Với đề tài này, tôi sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề mà các tác giả trước đây chưa đề cập đồng thời kế thừa những gì mà các tác giả ấy đã đạt được để từ đó nêu bật được tầm quan trọng của công tác kế toán công nợ đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp và đề xuất những giải pháp cụ thể, thiết thực hơn nữa dựa trên hoạt động thực tiễn của chính doanh nghiệp. 7. Kết cấu của khóa luận Đề tài thiết kế gồm có 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Số 1 Thừa Thiên Huế Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ và tình hình thanh toán công nợ tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Số 1 Thừa Thiên Huế Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 5
  14. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Một số lý luận về công nợ 1.1.1. Khái niệm công nợ Hoạt động SXKD của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng luôn diễn ra trong mối quan hệ phổ biến với hoạt động của các doanh nghiệp khác và các cơ quan quản lý của Nhà nước, mối quan hệ này tồn tại một cách khách quan trong tất cả các hoạt động kinh tế tài chính của DN từ quá trình mua sắm các loại vật tư, công cụ dụng cụ, TSCĐ đến quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hay cung cấp dịch vụ, Từ đó có thể nói hoạt động SXKD của doanh nghiệp luôn gắn liền với các nghiệp vụ thanh toán với người bán, người mua, thanh toán với cơ quan quản lý Nhà nước, thanh toán với công nhân viên, Các khoản thanh toán của doanh nghiệp chia thành 2 loại: khoản phải thu và khoản phải trả. Như vậy, công nợ là một thuật ngữ kinh tế nói đến nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp đối với các khoản nợ đang chiếm dụng và bị chiếm dụng bởi các đối tượng bên trong, bên ngoài doanh nghiệp (Võ Văn Nhị, 2008. “Hướng dẫn thực hành kế toán tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, TP. Hồ Chí Minh). 1.1.1.1. Khái niệm các khoản phải thu Theo Ngô Thế Chi và Trương Thị Thủy (2008). Giáo trình kế toán tài chính, Nhà xuất bảnTrường Tài chính. “Các kho Đạiản phải thuhọc là kho ảKinhn nợ của các cátế nhân, Huế các tổ chức, đơn vị bên trong và bên ngoài doanh nghiệp về số tiền mua sản phẩm, hàng hóa, vật tư và các khoản dịch vụ khác chưa thanh toán cho doanh nghiệp”. Theo Võ Văn Nhị (2009). Kế toán tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính. “Nợ phải thu là một bộ phận quan trọng trong tài sản của doanh nghiệp, phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp khi thực hiện việc cung cấp sản SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 6
  15. Khóa luận tốt nghiệp phẩm, hàng hóa, dịch vụ cũng như một số trường hợp khác khiến cho một bộ phận tài sản của doanh nghiệp bị chiếm dụng tạm thời”. Trong doanh nghiệp, các khoản phải thu bao gồm: phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác, tạm ứng, trả trước, Trong đó, khoản phải thu khách hàng và khoản tạm ứng là các khoản thường xảy ra và chiếm tỷ trọng khá cao.  Khoản phải thu khách hàng Một trong những bộ phận cấu thành nên các khoản phải thu là khoản phải thu khách hàng. Theo Võ Văn Nhị (2010). Kế toán tài chính, Nhà xuất bản Tài chính. “Nợ phải thu khách hàng là khoản tiền mà khách hàng đã mua nợ doanh nghiệp do đã được cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa thanh toán tiền. Đây là khoản nợ phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất, phát sinh thường xuyên và cũng gặp nhiều rủi ro nhất trong các khoản nợ phải thu phát sinh trong doanh nghiệp”.  Tạm ứng Theo Võ Văn Nhị (2010). Kế toán tài chính. “Tạm ứng là khoản tiền ứng trước cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp có trách nhiệm chi tiêu cho những mục đích nhất định thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động khác của doanh nghiệp, sau đó phải có trách nhiệm báo cáo thanh toán tạm ứng với doanh nghiệp”. 1.1.1.2. Khái niệm nợ phải trả Theo Võ Văn Nhị (2006). Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp. “Nợ phải trả là các khoản nợ phải trả phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm các khoản nợ tiền vay, các khoản nợ phải trả cho ngươi bán, cho Nhà nước, cho công nhân viên và các khoản phTrườngải trả khác”. Đại học Kinh tế Huế Theo Đoạn 18, VAS 01. “Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua như mua hàng hóa chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hóa, cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác mà doanh nghiệp phải thanh toán từ nguồn lực của mình”. Các khoản phải trả trong doanh nghiệp bao gồm: phải trả người bán, phải trả nội SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 7
  16. Khóa luận tốt nghiệp bộ, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả người lao động, phải trả khác, Trong đó, khoản Phải trả người bán cùng với Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước thường được các doanh nghiệp quan tâm nhất.  Phải trả người bán Theo Điều 50, Thông tư số 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. “Phải trả người bán gồm các khoản phải trả mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản và người bán là đơn vị độc lập với người mua (gồm cả các khoản phải trả giữa công ty mẹ và công ty con, công ty liên doanh, liên kết). Khoản phải trả này gồm cả các khoản phải trả khi nhập khẩu thông qua người nhận ủy thác (trong giao dịch nhập khẩu ủy thác)”.  Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước là các khoản mà doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thực hiện theo quy định có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, phản ánh nghĩa vụ và tình hình thực hiện nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp với nhà nước trong kỳ kế toán. Theo Philip E.Taylor (1963). “Thuế là sự đóng góp cưỡng bách của mỗi người cho Chính phủ để trang trải các khoản chi phí và quyền lợi chung, mà ít căn cứ vào các lợi ích riêng được hưởng”. 1.1.1.3. Quan hệ thanh toán Thanh toán là quan hệ kinh doanh xảy ra khi doanh nghiệp phát sinh các khoản phải thu, phải trả, các khoản vay với đối tác của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh cTrườngủa doanh nghiệp. Đại học Kinh tế Huế Quan hệ thanh toán có rất nhiều loại nhưng chung quy có hai hình thức thanh toán là: thanh toán trực tiếp và thanh toán qua trung gian. 1.1.2. Hạch toán kế toán công nợ - Kế toán theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng. - Kiểm tra, đối chiếu theo định kỳ hoặc cuối mỗi niên độ từng khoản phải thu, SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 8
  17. Khóa luận tốt nghiệp phải trả, đặc biệt đối với các đối tượng có quan hệ giao dịch, mua bán thường xuyên, có số dư phải thu, phải trả lớn. - Phân loại các khoản nợ phải thu, phải trả theo thời gian thanh toán cũng như theo từng đối tượng để có biện pháp thu hồi hay thanh toán. - Căn cứ vào số dư chi tiết bên Nợ hay bên Có của các tài khoản phải thu, phải trả để lấy số liệu ghi vào các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán mà tuyệt đối không được bù trừ số dư giữa hai bên Nợ, Có với nhau. 1.2. Nội dung kế toán nợ phải thu và nợ phải trả trong doanh nghiệp 1.2.1. Kế toán nợ phải thu 1.2.1.1. Kế toán các khoản phải thu khách hàng a. Chứng từ sử dụng - Hoá đơn GTGT - Phiếu xuất kho - Biên bản thừa thiếu hàng, Biên bản giảm giá hàng bán, Biên bản hàng bán bị trả lại - Phiếu thu/Giấy báo Có - Hợp đồng kinh tế (Hợp đồng bán hàng) - Biên bản giao nhận hàng/Biên bản nghiệm thu - thanh lý hợp đồng - Biên bản bù trừ công nợ/Biên bản xóa nợ b. Tài khoản kế toán Kế toán sử dụng TK trung tâm là TK 131 để theo dõi nợ phải thu khách hàng. Ngoài ra, do kế toán Việt Nam áp dụng phương pháp kế toán kép nên bên cạnh tài khoảTrườngn trung tâm là TK 131,Đại kế toán học còn sử dKinhụng thêm các tếtài kho Huếản liên quan khác như: TK 511, TK 711, TK 111, TK 112, TK 331, c. Hạch toán - Kế toán phản ánh các khoản nợ phải thu của khách hàng cho từng đối tượng, từng nội dung và được theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi, ghi chép theo từng lần thanh toán. - Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ thu tiền ngay. SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 9
  18. Khóa luận tốt nghiệp - Phân loại các khoản nợ: nợ có thể trả đúng hạn, nợ khó đòi hoặc nợ không có khả năng thu hồi để có biện pháp xử lý. Đối với các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán thì doanh nghiệp cần phải thực hiện lập dự phòng phải thu khó đòi cho các khoản nợ này một cách thích hợp. Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.1 - Sơ đồ kế toán khoản phải thu khách hàng SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 10
  19. Khóa luận tốt nghiệp d. Sổ sách kế toán sử dụng - Sổ cái TK 131 - Sổ chi tiết bán hàng - Sổ chi tiết các tài khoản - Sổ chi tiết thanh toán người mua e. Trình bày trên BCTC Chỉ tiêu Phải thu khách hàng nằm ở mục Phải thu ngắn hạn của khách hàng (Mã số 131) trên Bảng cân đối kế toán và được lấy số liệu từ: - Số dư Nợ trên Sổ cái TK 131 - Hoặc Số dư Nợ cuối kỳ TK 131 trên Bảng cân đối số phát sinh - Hoặc Số phải thu của khách hàng trên Sổ theo dõi công nợ phải thu 1.2.1.2. Kế toán nợ phải thu tạm ứng a. Chứng từ sử dụng - Giấy đề nghị tạm ứng - Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng - Phiếu thu - Phiếu chi/Ủy nhiệm chi - Phiếu xuất kho - Bảng thanh toán tạm ứng - Các chứng từ gốc: Hóa đơn mua hàng, Biên lai thu cước phí, vận chuyển, b. TrườngTài khoản kế toán Đại học Kinh tế Huế Để phản ánh khoản tạm ứng cho người lao động trong doanh nghiệp và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng đó, kế toán sử dụng tài khoản trung tâm là TK 141 - Tạm ứng. Bên cạnh TK trung tâm là TK 141, kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan để phù hợp với phương pháp kế toán kép như: TK 111, TK 112, TK 152, TK 334, TK 642, SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 11
  20. Khóa luận tốt nghiệp c. Hạch toán - Người nhận tạm ứng phải chịu trách nhiệm với DN về số đã nhận tạm ứng và chỉ được sử dụng tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được phê duyệt, không được chuyển số tiền tạm ứng cho người khác sử dụng. - Khi hoàn thành, kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng (kèm theo chứng từ gốc) để thanh toán toàn bộ số tạm ứng đã nhận. Khoản tạm ứng sử dụng không hết nếu không nộp lại quỹ thì phải tính trừ vào lương của người nhận tạm ứng. Trường hợp chi quá số nhận tạm ứng thì DN sẽ chi bổ sung số còn thiếu. - Phải thanh toán dứt điểm khoản tạm ứng kỳ trước mới được nhận tạm ứng kỳ sau. Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi cho từng người nhận tạm ứng và ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng. 141 T m ng – ạ ứ 152, 153, 241, 331, 152, 153 621, 623, 627, 642 Tạm ứng bằng vật liệu, dụng cụ Thanh toán tạm ứng 111, 112 111 Tạm ứng bằng tiền Khoản tạm ứng chi không hết 334 111 Trường Đại học KinhKhoản tạm ứng tế chi Huế Nếu số tạm ứng không đủ phải không hết trừ vào lương chi thêm Sơ đồ 1.2 - Sơ đồ kế toán khoản phải thu tạm ứng d. Sổ sách kế toán sử dụng - Sổ cái TK 141 SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 12
  21. Khóa luận tốt nghiệp - Sổ chi tiết các tài khoản - Sổ chi tiết tài khoản theo đối tượng e. Trình bày trên BCTC Chỉ tiêu Tạm ứng nằm ở mục Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 136) trên Bảng cân đối kế toán và được lấy số liệu từ : - Số dư Nợ trên Sổ cái TK 141 - Hoặc Số dư Nợ cuối kỳ TK 141 trên Bảng cân đối số phát sinh 1.2.2. Kế toán nợ phải trả 1.2.2.1. Kế toán nợ phải trả cho người bán a. Chứng từ sử dụng - Đơn đặt hàng - Hợp đồng kinh tế (Hợp đồng mua hàng) - Hóa đơn mua hàng/Bảng kê mua hàng - Phiếu nhập kho/Biên bản kiểm nhận hàng hoá - Hoá đơn giá trị gia tăng (do bên bán lập) - Hoá đơn đặc thù: Hoá đơn tiền điện, Hoá đơn tiền nước, vé cước vận tải, - Phiếu chi/Ủy nhiệm chi/Giấy báo Nợ - Biên bản xác nhận công nợ b. Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK trung tâm là TK 331 - Phải trả cho người bán để theo dõi các khoản nợ phải trả cho người bán. Bên cạnh TK trung tâm là TK 331, kế toán còn sử dụng các TK liên quan khác để phù hợp với cách hạch toán theo phương pháp kế toán kép như: TK 111, TK 112, TK 511,Trường TK 711, TK 131, Đại học Kinh tế Huế c. Hạch toán - Kế toán hạch toán khoản nợ phải trả người bán chi tiết cho từng đối tượng phải trả kể cả số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm, HHDV, khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao. - Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ mua trả tiền ngay. - Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 13
  22. Khóa luận tốt nghiệp mạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán của người bán, người cung cấp nếu chưa được phản ánh trong hóa đơn mua hàng. 331 – Phải trả cho người bán 111, 112, 341 152, 153, Ứng trước tiền cho người bán 156, 211, 611 Thanh toán các khoản phải trả Mua vật tư, hàng hóa nhập kho 515 133 Chiết khấu thanh toán Thuế GTGT 211, 213 152, 153, Đưa TSCĐ vào sử dụng 156, 211, 611 Giảm giá, hàng mua trả lại, chiết 152, 153, 157, 211, 213 khấu thương mại Giá trị của hàng nhập khẩu 133 333 Thuế NK Thuế GTGT (nếu có) 133 711 Trường hợp khoản nợ phải trả cho 156, 241, 242, 623, người bán không tìm ra chủ nợ 627, 641, 642, 635, 811 511 Nhận dịch vụ cung cấp Hoa hồng đại lý được hưởng 3331 111, 112, 131 Khi nhận hàng bán đại lý đúng Thuế GTGT (nếu có) giá hưởng hoa hồng 111, 112 151, 152, 156, 211 Trả trước tiền ủy thác mua hàng Phí ủy thác nhập khẩu phải cho đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu trả đơn vị nhận ủy thác Trả tiền hàng nhập khẩu và các chi 133 phí liên quan đến hàng nhập khẩu Thuế GTGT (nếu có) cho đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu Nhà thầu xác định khối lượng xây 632 413 lắp phải trả cho nhà thầu phụ TrườngChênh l ch t giá gi mĐại khi cu i k học Kinh tế Huế ệ ỷ ả ố ỳ đánh giá 413 các khoản phải trả người bán bằng ngoại tệ Chênh lệch tỷ giá tăng khi cuối kỳ đánh giá các khoản phải trả người bán bằng ngoại tệ Sơ đồ 1.3 - Sơ đồ kế tán khoản phải trả người bán d. Sổ sách kế toán sử dụng - Sổ cái TK 331 - Sổ chi tiết các tài khoản SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 14
  23. Khóa luận tốt nghiệp - Sổ chi tiết thanh toán người bán e. Trình bày trên BCTC Chỉ tiêu Phải trả người bán nằm ở mục Phải trả người bán ngắn hạn (Mã số 311) trên Bảng cân đối kế toán và được lấy số liệu từ: - Số dư Có trên Sổ cái TK 331 - Hoặc Số dư Có TK 331 trên Bảng cân đối số phát sinh 1.2.2.2. Kế toán thuế và các khoản phải nộp Nhà nước a. Chứng từ sử dụng - Hóa đơn mua vào/bán ra hàng hóa dịch vụ: Hóa đơn GTGT, Hóa đơn tự in, - Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào - Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra - Tờ khai thuế giá trị gia tăng - Phiếu thu/Giấy báo Có - Phiếu chi/Giấy báo Nợ b. Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 333 là tài khoản trung tâm để theo dõi khoản Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Thuế GTGT là một trong những loại thuế quan trọng và phổ biến nhất trong DN đồng thời do bị giới hạn về thời gian và kiến thức nên tài này chỉ đi sâu tìm hiểu vào Tài khoản 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp. Ngoài TK 333, kế toán còn sử dụng các TK liên quan khác để phù hợp với phương pháp kế toán kép như: TK 133, TK 711, TK 111, TK 112, TK 641, c. Hạch toán - Doanh nghiệp chủ động tính và xác định số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp choTrường Nhà nước theo luậ tĐại định và kịhọcp thời ph ảKinhn ánh vào sổ ktếế toán Huế số thuế phải nộp, đã nộp, được khấu trừ, được hoàn, - Các khoản thuế gián thu như thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế gián thu khác được loại trừ ra khỏi số liệu về doanh thu gộp trên BCTC hoặc các báo cáo khác. - Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp và còn phải nộp. SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 15
  24. Khóa luận tốt nghiệp 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 111, 112, 131 133 Thuế Khi phát sinh doanh thu Thuế GTGT đầu GTGT và thu nhập khác vào được khấu trừ đầu ra Tổng giá thanh 111, 112 511, 515, 711 toán Khi nộp thuế và các 511, 515, 711 khoản khác vào NSNN Thuế XK, Thuế TTĐB, Thuế BVMT, 711 (t/hợp không tách được thuế XK, TTĐB, BVMT152, 153, 156, 211 Số thuế được giảm Thuế NK, thuế TTĐB, thuế BVMT của hàng nhập khẩu phải nộp NSNN 627 Thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp phải nộp NSNN 642 Thuế môn bài, thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp NSNN 8211 Chi phí thuế TNDN hiện hành 334, 627, 641, 642 Thuế thu nhập cá nhân phải nộp Trường Đại học Kinh tế Huế 211 Lệ phí trước bạ tính trên tài sản mua về Sơ đồ 1.4 - Sơ đồ kế toán Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước d. Sổ sách kế toán sử dụng - Sổ cái TK 333 - Sổ chi tiết các tài khoản SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 16
  25. Khóa luận tốt nghiệp - Sổ chi tiết theo dõi thuế GTGT - Sổ chi tiết theo dõi thuế GTGT được hoàn lại/miễn giảm e. Trình bày trên BCTC Chỉ tiêu Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước nằm ở mục Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 313) trên Bảng cân đối kế toán và được lấy số liệu từ Số dư Có chi tiết của Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”. 1.3. Hình thức sổ kế toán trong doanh nghiệp Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Số 1 Thừa Thiên Huế, công ty thực hiện hình thức kế toán trên máy vi tính. Do đó, cơ sở lý luận dưới đây sẽ đi sâu vào tìm hiểu hình thức kế toán này. Hình thức kế toán trên máy vi tính - Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính Công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. - Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.5 - Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức trên máy vi tính  Hàng ngày Kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 17
  26. Khóa luận tốt nghiệp trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.  Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào) Kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với BCTC sau khi đã in ra giấy. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định. 1.4. Lý luận về phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp 1.4.1. Khái niệm phân tích công nợ Phân tích công nợ là phân tích mối quan hệ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả, cung cấp thông tin hữu ích về tình hình công nợ giữa doanh nghiệp với các chủ nợ và giữa doanh nghiệp với khách hàng. Trên cơ sở kết quả phân tích này sẽ giúp cho nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề công nợ của đơn vị một cách hợp lý và hiệu quả, góp phần làm lành mạnh tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện tại cũng như trong thời gian tới. 1.4.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán  Phân tích tình hình công nợ 1.4.2.1. Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả Tỷ lệ các khoản phải thu so Tổng các khoản phải thu x 100 (%) với các khoản phải trả Tổng các khoản phải trả ChTrườngỉ tiêu này phản ánh Đại phần v ốhọcn của doanh Kinh nghiệp b ị tếchiế mHuế dụng so với phần vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng, được tính trên cơ sở so sánh tổng các khoản phải thu và tổng các khoản phải trả tại thời điểm báo cáo (đơn vị tính: %). Chỉ tiêu này lớn hơn 100% chứng tỏ các khoản phải thu nhiều hơn các khoản phải trả, tình hình tài chính của DN ổn định và khả quan, ít phải chiếm dụng vốn của các cá nhân, tổ chức khác, DN chủ động trong kinh doanh và uy tín được nâng cao và ngược lại. SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 18
  27. Khóa luận tốt nghiệp 1.4.2.2. Hệ số vòng quay các khoản phải thu Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu Các khoản phải thu bình quân Hệ số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền của doanh nghiệp, tức là cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng (đơn vị tính: lần). Các khoản phải thu đầu kỳ + cuối kỳ Các khoản phải thu bình quân = 2 Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản phải thu sang tiền cao, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong SXKD. Ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của DN bị chiếm dụng ngày càng nhiều, làm giảm sự chủ động của DN trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong SXKD. 1.4.2.3. Kỳ thu tiền bình quân Số ngày trong năm (360 ngày) Kỳ thu tiền bình quân Số vòng quay các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày bình quân của một chu kỳ nợ, từ khi bán hàng cho đến khi thu tiền. Chỉ tiêu này có ý nghĩa hơn nếu biết kỳ hạn bán chịu của DN. Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian của một vòng quay càng dài chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng của doanh nghiệp càng chậm, số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều. 1.4.2.4. HTrườngệ số vòng quay các khoĐạiản phả i họctrả Kinh tế Huế Vòng quay các Giá vốn hàng bán + Tăng (giảm) Hàng tồn kho khoản phải trả Các khoản phải trả bình quân Hệ số vòng quay các khoản phải trả cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải trả người bán quay được bao nhiêu vòng, tức là phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp (đơn vị tính: lần). SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 19
  28. Khóa luận tốt nghiệp Các khoản phải trả đầu kỳ + cuối kỳ Các khoản phải trả bình quân = 2 Hệ số này quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này quá cao có thể do DN thừa tiền luôn thanh toán trước hạn, có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. 1.4.2.5. Thời gian quay vòng các khoản phải trả Thời gian quay vòng Số ngày trong năm (360 ngày) các khoản phải trả Số vòng quay các khoản phải trả Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ khả năng thanh toán tiền càng nhanh, doanh nghiệp ít khi đi chiếm dụng vốn của các đối tác. Ngược lại, thời gian quay vòng các khoản phải trả càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán chậm, số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu trên thương trường. 1.4.2.6. Hệ số nợ Nợ phải trả Hệ số nợ Tổng tài sản Hệ số nợ phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các khoản nợ, được dùng để đánh giá mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp vào các chủ nợ (đơn vị tính: lần). Hệ số nợ càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, khả năng huy động tiếp nhận các khoản nợ vay càng khó khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán kịp thời các khoản nợ và hiệu quả hoạt động kém. 1.4.2.7. Hệ số tự tài trợ Trường Đại họcNguồn vKinhốn chủ sở hữ utế Huế Hệ số tự tài trợ Tổng tài sản Cùng với chỉ tiêu hệ số nợ, chỉ tiêu này cũng dùng để đánh giá mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp (đơn vị tính: lần). Hệ số này càng cao chứng tỏ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp càng lớn, DN có tính độc lập cao về tài chính, ít bị sức ép của các chủ nợ và có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngoài và ngược lại. SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 20
  29. Khóa luận tốt nghiệp  Phân tích khả năng thanh toán 1.4.2.8. Hệ số thanh toán hiện hành (Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn) Tổng Tài sản ngắn hạn Hhh Tổng Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán hiện hành là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp với số tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp hiện có (đơn vị tính: lần). Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Nếu Hhh > 1: DN có khả năng thanh toán các khoản nợ vay, tình hình tài chính được đánh giá là tốt. Nếu Hhh < 1: Khả năng thanh toán của DN là không tốt, tài sản ngắn hạn của DN không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ đến hạn phải trả. Tuy nhiên cần so sánh thêm hệ số này với các hệ số trong quá khứ và hệ số của các doanh nghiệp cùng ngành để có đánh giá chính xác. Trong những điều kiện thông thường, Hhh=1 được coi là một con số tối ưu. 1.4.2.9. Hệ số thanh toán nhanh (Hnhanh) Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Hnhanh Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán nhanh của các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn (đơn vị tính: lần). Hệ số Hnhanh thông thường biến động từ 0.5 đến 1, lúc đó khả năng thanh toán của DN đượTrườngc đánh giá là khả quan. Đại Tuy nhiênhọc để k ếtKinh luận được h ệtếsố này Huế là tốt hay xấu thì cần phải xem xét đến bản chất và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nếu Hnhanh < 0,5 thì DN đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ và để trả nợ thì doanh nghiệp có thể bán gấp hàng hóa, tài sản để trả nợ. Ngoài ra, nếu hệ số này nhỏ hơn hẳn so với hệ số thanh toán hiện hành thì có nghĩa là TSNH của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho. SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 21
  30. Khóa luận tốt nghiệp 1.4.2.10. Hệ số khả năng thanh toán tức thời H s kh Tiền và các khoản tương đương tiền ệ ố ả năng = thanh toán tức thời Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán tức thời cho biết một DN có thể trả được các khoản nợ của mình nhanh đến đâu (đơn vị tính: lần) vì tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ khả năng chuyển đổi thành tiền lớn, dẫn đến tình hình thanh toán dồi dào. Chỉ tiêu này nhỏ DN không đủ khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn, sẽ gây áp lực tài chính trong quá trình đi tìm kiếm nguồn thanh toán. 1.4.3. Phương pháp phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán  Phương pháp So sánh So sánh số tuyệt đối: so sánh sự biến động về giá trị của từng chỉ tiêu tài chính như hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số nợ, vòng quay các khoản phải thu,  Phương pháp Phân chia (chi tiết) Thông qua việc phân tích xu hướng biến động của các chỉ tiêu bộ phận cấu thành, ta đánh giá được bản chất, xu hướng, sự biến động và nguyên nhân sự biến động của chỉ tiêu cần phân tích. Ví dụ: đánh giá xu hướng và nguyên nhân gây ra sự biến động của hệ số thanh toán hiện hành thông qua việc đánh giá sự biến động của TSNH và NNH.  Phương pháp Tỷ số Sử dụng các tỷ số như tỷ trọng khoản phải thu so với khoản phải trả để phân tích. Các tỷ số này được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác. Đồng thời có một ngưỡng tỷ số tham chiếu để so sánh tỷ số của doanh nghiệp với tỷ số tham chiếu đó từ đó có những đánh giá chính xác hơn. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 22
  31. Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SỐ 1 THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Số 1 Thừa Thiên Huế 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty - Tên Công ty: Công ty Cổ Phần Tư vấn Xây dựng số 1 Thừa Thiên Huế - Tên tiếng Anh: Thua Thien Hue No.1 Construction Consultants Joint Stock Company - Tên giao dịch viết tắt: CCC.1 - Địa chỉ: Lô 45 Khu quy hoạch Vỹ Dạ 7 - Phường Vỹ Dạ - Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam - Điện thoại: 0543848467 Fax: 0543830266 - Email: tvxds1@yahoo.com.vn - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3300385324 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 19/12/2005. - Vốn Điều lệ: 1.113.500.000 đồng, tương ứng với 111.350 cổ phần - Đại diện theo pháp luật: ông Bùi Đăng Lào - Giám đốc Công ty - Ngày hoạt động: 01/01/2006 (Đã hoạt động 13 năm) 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Số 1 Thừa Thiên Huế Thực hiện quyết định số 423/QĐ - UB ngày 20/02/2004 của UBND tỉnh Thừa Thiên HuTrườngế về việc xác nh ậĐạip xí nghi họcệp tư vấ n Kinh khảo sát thi ếtết kế thuHuếộc công ty kinh doanh nhà Thừa Thiên Huế và xí nghiệp khảo sát thiết kế số 1 Thừa Thiên Huế - là công ty con của công ty xây lắp Thừa Thiên Huế hoạt động theo mô hình "công ty mẹ - công ty con". Công ty TNHH tư vấn khảo sát thiết kế số 1 Thừa Thiên Huế được thành lập từ quyết định số 31/QĐ - CTXL ngày 15/03/2004 của công ty xây lắp Thừa Thiên Huế SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 23
  32. Khóa luận tốt nghiệp (theo quyết định số 423/QĐ - UB ngày 27/02/2004 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc xác nhập công ty kinh doanh nhà Thừa Thiên Huế vào công ty xây lắp Thừa Thiên Huế). Căn cứ quyết định số 3919/QĐ - UB ngày 15/11/2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc chuyển công ty TNHH tư vấn khảo sát thiết kế số 1 Thừa Thiên Huế thành công ty cổ phần tư vấn xây dựng số 1 Thiên Thiên Huế. Mục đích ban hành quy chế tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn xây dựng số 1 Thừa Thiên Huế (gọi tắt là công ty) là: - Đảm bảo cho công ty hoạt động theo mô hình pháp lý: Công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp, các văn bản luật có liên quan và điều lệ của công ty đã được Đại Hội Đồng cổ đông thông qua. - Công ty có quyền tự chủ quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường nhằm đạt hiệu quả cao, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng trong phạm vi điều tiết của Luật Doanh Nghiệp và các văn bản đang có hiệu lực. 2.1.3. Ngành nghề kinh doanh chính Lĩnh vực kinh doanh: Tư vấn xây dựng Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan - Khảo sát địa chất công trình, địa hình trong phạm vi dự án dầu tư xây dựng công trình - Lập dự án đầu tư các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật và công trình trùng tu bảo tồn di tích - Tư vấn đầu tư xây dựng đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 35KV trở xuống - GiámTrường sát thi công xâyĐại dựng cáchọc loại công Kinh trình dân dtếụng vHuếà công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, công trình thủy lợi, công trình giao thông - Thẩm định dự án đầu tư xây dựng; thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các công trình xây dựng 2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty  Chức năng - Tư vấn thiết kế các công trình giao thông, xây dựng, thủy lợi SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 24
  33. Khóa luận tốt nghiệp - Thiết kế quy hoạch, khảo sát đo đạc - Tư vấn lập dự án, giám sát, đấu thầu - Thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán công trình xây dựng  Nhiệm vụ - Sản xuất và kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký và mục đích thành lập của Công ty - Thực hiện tốt phương pháp lao động, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong Công ty - Bảo vệ doanh nghiệp sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh quốc phòng, chính trị và an toàn xã hội 2.1.5. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động theo luật doanh nghiệp và theo ngành nghề đã được đăng ký kinh doanh, là công ty cổ phần hoạt động theo mô hình “công ty mẹ - công ty con”, trong đó công ty mẹ là công ty xây lắp Thừa Thiên Huế đã được Đại Hội Cổ Đông sáng lập thông qua và đã đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Pháp Việt Nam. 2.1.5.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Công ty được quản lý theo nguyên tắc các phòng ban chức năng làm nhiệm vụ thừa hành phục vụ cho Giám đốc. Giải quyết công việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ cá nhân chịu trách nhiệm. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 25
  34. Khóa luận tốt nghiệp HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH BAN KIỂM SOÁT P. GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC QUẢN LÝ KIẾN TRÚC QUẢN LÝ KỸ THUẬT P. KẾ TOÁN TÀI CHÍNH P. KẾ HOẠCH – TỔNG HỢP + Kế toán trưởng + Trưởng phòng + Nhân viên + Nhân viên CÁC XƯỞNG THIÊT KẾ BỘ PHẬN KHẢO SÁT + Xưởng trưởng TƯ VẤN GIÁM SÁT + TrưởngTrường bộ phận Đại+ Chủ họctrì kiến trúc Kinh tế+ Trưởng Huế bộ phận + Cán bộ khảo sát + Chủ trì kết cấu + Cán bộ giám sát + Cán bộ thiết kế Sơ đồ 2.1 - Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý CTCP Tư vấn Xây dựng Số 1 TT Huế (Nguồn: Quy chế Tổ chức và hoạt động SXKD của CTCP Tư vấn Xây dựng Số 1 TT Huế) SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 26
  35. Khóa luận tốt nghiệp  Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban  Giám đốc điều hành: Là người đại diện theo pháp luật, quản lý và điều hành toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.  Phó giám đốc phụ trách kiến trúc: là thành viên tham mưu trực tiếp cho Giám đốc về các lĩnh vực như: tham gia công tác tiếp thị, kế hoạch; điều hành công tác quản lý kiến trúc của công ty và giám sát chất lượng hồ sơ thiết kế kiến trúc;  Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: là thành viên tham mưu trực tiếp cho Giám đốc về các lĩnh vực như: phụ trách công tác quản lý kỹ thuật; theo dõi các trang thiết bị, phần mềm phục vụ thiết kế mới;  Ban kiểm soát: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập BCTC. Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, BCTC theo định kỳ, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.  Phòng Kế toán - Tài chính: Tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty về chế độ kế toán và công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp, bao gồm: - Thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo quy định của Nhà nước và điều lệ hoạt động của Công ty. - Quản lý công tác tài chính theo Luật Kế toán, Luật Doanh nghiệp; Điều lệ, Quy chế tài chính Công ty; Nghị quyết Đại hội cổ đông của Công ty và các văn bản pháp luật có liên quan. Bảo tồn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.  Phòng Kế hoạch - Tổng hợp: Lập kế hoạch sản xuất từng thời kỳ của các xưởng, Trườngcác bộ phận; Quản Đạilý hồ sơ laohọc động và Kinh xây dựng k ếtếhoạ chHuế nhân sự theo yêu cầu kế hoạch sản xuất kinh doanh,  Bộ phận Khảo sát: Các kỹ sư khảo sát thu thập các yếu tố về địa hình, địa vật, thể hiện lên bản vẽ theo tỉ lệ với độ chi tiết cần thiết.  Các xưởng thiết kế: Tùy theo yêu cầu của khách hàng hay nhà đầu tư, quy mô, tính chất của công trình xây dựng mà các kỹ sư thiết kế xây dựng thiết kế các bản vẽ cho phù hợp. SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 27
  36. Khóa luận tốt nghiệp  Tư vấn giám sát: Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo tiêu chuẩn và bảo đảm chất lượng; yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng; đề xuất với chủ đầu tư công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi. 2.1.5.2 Tổ chức công tác kế toán Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Số 1 Thừa Thiên Huế khá đơn giản và được tổ chức theo hình thức tập trung. Mọi công tác kế toán đều được thực hiện tại phòng Kế toán - Tài chính của Công ty từ việc thu thập, kiểm tra chứng từ, ghi sổ đến việc lập các Báo cáo kế toán. Mô hình bộ máy kế toán của công ty như sau: Kế toán trưởng Kế toán máy Thủ quỹ Kiêm Kế toán công nợ Kiêm Kế toán lương Kiêm Kế toán thuế Kiêm Kế toán thu - chi Quan hệ chỉ đạo Quan hệ tác nghiệp nghiệp vụ Sơ đồ 2.2 - Sơ đồ bộ máy kế toán tại CTCP Tư vấn Xây dựng Số 1 TT Huế  Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận - TrườngKế toán trưởng: T hamĐại mưu chohọc Giám đốKinhc tổ chức ch ỉtếđạo thHuếực hiện công tác kế toán, trực tiếp điều hành toàn bộ công tác kế toán, thông tin kinh tế và hạch toán tài chính tại công ty theo quy định của điều lệ Công ty Cổ phần và Pháp luật Nhà nước. - Kế toán máy: Từ các chứng từ thu thập được, kế toán phụ trách nhập liệu vào phần mềm kế toán và theo dõi tình hình phát sinh các nghiệp vụ liên quan o Kế toán công nợ: Theo dõi các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tình hình công nợ của công ty, theo dõi công nợ, lập báo cáo công nợ, SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 28
  37. Khóa luận tốt nghiệp o Kế toán thuế: Cập nhật, theo dõi, xử lí và lưu trữ các hóa đơn GTGT đầu vào/đầu ra, kê khai thuế và nộp tờ khai cho cơ quan thuế, - Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt tại quỹ của công ty, giữ tiền và rút tiền tại ngân hàng, kho bạc về nhập quỹ, chịu trách nhiệm về thu, chi khi có lệnh thực hiện thu-chi. o Kế toán lương: Theo dõi, phản ánh kịp thời số lượng lao động, thời gian lao động, tính tiền lương, các khoản trích theo lương theo đúng quy định; giám sát tình hình sử dụng quỹ lương, cung cấp tài liệu cho các phòng quản lý. o Kế toán thu chi: Quản lý khoản thu-chi, theo dõi việc quản lý quỹ tiền mặt.  Hình thức kế toán áp dụng Công ty áp dụng hình thức Kế toán trên máy vi tính thông qua phần mềm Misa 2015. Sơ đồ 2.3 - Hệ thống kế toán trên máy tính của Công ty TrườngCác chính sách k ếĐạitoán áp dhọcụng Kinh tế Huế - Chế độ kế toán áp dụng: Hiện nay, Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. - Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 năm dương lịch. - Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ). SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 29
  38. Khóa luận tốt nghiệp - Phương pháp tính thuế GTGT: Khấu trừ - Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân cuối kỳ 2.1.6. .Nguồn lực và tình hình SXKD của Công ty qua 3 năm 2015-2017 2.1.6.1. Tình hình Tài sản, Nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2015-2017 a. Tình hình Tài sản  Về cơ cấu của Tài sản Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017, cơ cấu tài sản của Công ty thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng TSNH và giảm tỷ trọng TSDH, cụ thể là TSNH luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng TS (trên 60%) và đang có xu hướng tăng liên tục trong khi đó tỷ trọng của TSDH ngày càng giảm, chiếm thấp hơn 30% trong tổng Tài sản của Công ty.  Tài sản ngắn hạn: Năm 2015, TSNH của Công ty ở mức trên 5 tỷ đồng (chiếm 61,43% tổng tài sản). Bước sang năm 2016, TSNH chiếm 69,70% và tiếp tục tăng vào năm 2017 khi chiếm 72,22% tổng tài sản. Điều này cũng dễ hiểu vì TSNH nhanh đáp ứng được nhu cầu sử dụng vào đầu tư của công ty và có khả năng thu hồi nhanh hơn. Khi xem xét từng khoản mục trong TSNH thì Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2015, khoản mục này chiếm 54,27% tổng tài sản, năm 2016 tăng lên 58,52% và đến năm 2017 thì chiếm tỷ trọng 61,65% trong tổng tài sản. Tỷ trọng các khoản phải thu cao như vậy bước đầu là không tốt bởi vì khi doanh nghiệp chưa thu được các khoản này thì không thể bổ sung vốn cho quá trình SXKD, điều này làm cho doanh nghiệp hoạt động thiếu hiệu quả và tự tin. Tuy nhiên, khoản phải thuTrường cao cũng chưa th ểĐạikhẳng đ ịhọcnh là xấu Kinhvì còn phụ thutếộc vàoHuế chính sách bán hàng hay đặc điểm SXKD của doanh nghiệp, cụ thể như đối công ty tư vấn xây dựng, các khoản doanh thu thường tập trung vào giai đoạn cuối năm nên chưa kịp giải ngân từ đó sẽ làm tăng các khoản nợ phải thu khách hàng. SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 30
  39. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.1 - Cơ cấu và biến động Tài sản – Nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2015-2017 ĐVT: đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Chênh lệch % Chênh lệch % A. Tài sản ngắn hạn 5.014.754.186 61,43 7.535.512.638 69,70 8.115.409.876 72,22 2.520.758.452 50,27 579.897.238 7,70 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 324.914.022 3,98 397.152.008 3,67 518.886.410 4,62 72.237.986 22,23 121.734.402 30,65 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 4.430.361.768 54,27 6.326.979.102 58,52 6.927.358.395 61,65 1.896.617.334 42,81 600.379.293 9,49 1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 3.846.898.973 47,13 6.112.860.842 56,54 6.717.898.605 59,79 2.265.961.869 58,90 605.037.763 9,90 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 211.000.000 2,58 16.000.000 0,15 15.000.000 0,13 (195.000.000) (92,42) (1.000.000) (6,25) 3. Phải thu ngắn hạn khác 372.462.795 4,56 403.683.260 3,73 482.024.790 4,29 31.220.465 8,38 78.341.530 19,41 4. Dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi 0 0,00 (205.565.000) (1,90) (287.565.000) (2,56) (205.565.000) - (82.000.000) 39,89 IV. Hàng tồn kho 182.440.143 2,23 762.462.609 7,05 647.308.096 5,76 580.022.466 317,92 (115.154.513) (15,10) V. Tài sản ngắn hạn khác 77.038.253 0,94 48.918.919 0,45 21.856.975 0,19 (28.119.334) (36,50) (27.061.944) (55,32) 1. Chi phi trả trước ngắn hạn 43.566.720 0,53 48.918.919 0,45 21.856.975 0,19 5.352.199 12,29 (27.061.944) (55,32) 2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 33.471.533 0,41 0 0,00 0 0,00 (33.471.533) (100,00) 0 - B. Tài sản dài hạn 3.148.132.678 38,57 3.276.462.254 30,30 3.120.932.870 27,78 128.329.576 4,08 (155.529.384) (4,75) II. Tài sản cố định 3.129.582.678Trường38,34 3.276.462.254Đại học30,30 Kinh3.120.932.870 tế27,78 Huế146.879.576 4,69 (155.529.384) (4,75) SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 42
  40. Khóa luận tốt nghiệp IV. Tài sản dở dang dài hạn 18.550.000 0,23 0 0,00 0 0,00 (18.550.000) (100,00) 0 - Tổng cộng tài sản 8.162.886.864 100,00 10.811.974.892 100,00 11.236.342.746 100,00 2.649.088.028 32,45 424.367.854 3,92 C. Nợ Phải trả 4.658.345.119 57,07 7.149.042.055 66,12 7.649.562.288 68,08 2.490.696.936 53,47 500.520.233 7,00 I. Nợ ngắn hạn 4.658.345.119 57,07 7.149.042.055 66,12 7.649.562.288 68,08 2.490.696.936 53,47 500.520.233 7,00 1. Phải trả người bán ngắn hạn 200.000.000 2,45 36.380.000 0,34 0 0,00 (163.620.000) (81,81) (36.380.000) (100,00) 2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 268.170.416 3,29 746.661.179 6,91 712.518.333 6,34 478.490.763 178,43 (34.142.846) (4,57) 3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 436.358.905 5,35 639.111.980 5,91 667.398.754 5,94 202.753.075 46,46 28.286.774 4,43 4. Phải trả người lao động 2.545.742.909 31,19 5.005.327.909 46,29 5.014.338.909 44,63 2.459.585.000 96,62 9.011.000 0,18 5. Phải trả ngắn hạn khác 716.652.909 8,78 704.555.292 6,52 842.094.597 7,49 (12.097.617) (1,69) 137.539.305 19,52 6. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 460.000.000 5,64 0 0,00 400.000.000 3,56 (460.000.000) (100,00) 400.000.000 - 7. Quỹ khen thưởng. phúc lợi 31.419.980 0,38 17.005.695 0,16 13.211.695 0,12 (14.414.285) (45,88) (3.794.000) (22,31) D. Vốn chủ sở hữu 3.504.541.745 42,93 3.662.932.837 33,88 3.586.780.458 31,92 158.391.092 4,52 (76.152.379) (2,08) 1. Vốn góp của chủ sở hữu 1.113.500.000 13,64 1.113.500.000 10,30 1.113.500.000 9,91 0 0,00 0 0,00 2. Quỹ đầu tư phát triển 2.061.346.076 25,25 2.139.517.505 19,79 2.217.677.505 19,74 78.171.429 3,79 78.160.000 3,65 3. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 2.767.097 0,03 2.767.097 0,03 2.767.097 0,02 0 0,00 0 0,00 4. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 326.928.572 4,01 407.148.235 3,77 252.835.856 2,25 80.219.663 24,54 (154.312.379) (37,90) Tổng cộng nguồn vốn 8.162.886.864 100,00 10.811.974.892 100,00 11.236.342.746 100,00 2.649.088.028 32,45 424.367.854 3,92 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 43
  41. Khóa luận tốt nghiệp  Tài sản dài hạn Tài sản dài hạn của công ty có tỷ trọng giảm dần qua các năm, năm 2015 TSDH chiếm 38,57% tổng tài sản, năm 2016 giảm còn 30,30% đến năm 2017 thì chỉ chiếm 27,78% trong tổng tài sản. Tài sản dài hạn giảm là do sự giảm của Tài sản cố định cụ thể là TSCĐ hữu hình. Năm 2015, nếu TSDH chiếm 38,57% trong tổng tài sản thì TSCĐ hữu hình đã chiếm đến 38,34%. Năm 2016 và năm 2017, TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng 30,30% và 27,78% tổng tài sản và cũng chính là tỷ trọng của TSDH trong Tổng TS vào hai năm này. Cho thấy được tài sản cố định hữu hình đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong TSDH.  Về biến động tài sản Nhìn chung, Tổng giá trị tài sản của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Số 1 Thừa Thiên Huế có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2016, tổng TS của công ty đạt 10,81 tỷ đồng, tăng 2,65 tỷ đồng so với năm 2015 tương ứng tăng 32,45%. Sang năm 2017, giá trị này tiếp tục tăng thêm 424 triệu đồng tương ứng tăng 3,92% so với năm 2016. Tổng tài sản tăng lên bước đầu thể hiện việc công ty bắt đầu có sự mở rộng quy mô hoạt động.  Tài sản ngắn hạn: Từ Bảng 2.1, TSNH của công ty có sự biến động rõ rệt và tăng liên tục qua 3 năm, cụ thể là: Năm 2016, TSNH tăng 2,52 tỷ đồng so với năm 2015 tương ứng tăng 50,27%, một sự tăng lên rất mạnh. Qua năm 2017, TSNH lại tiếp tục tăng nhẹ khi đạt giá trị trên 8 tỷ đồng, tăng 580 triệu đồng tương ứng tăng 7,70% so với năm 2016. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của TSNH này là: CácTrường khoản phải thu ngĐạiắn hạn họccũng có sựKinhbiến động dotế sự thayHuế đổi của các chỉ tiêu như Phải thu ngắn hạn của khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu ngắn hạn khác và dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn. Trong đó, đáng chú ý nhất có thể kể đến khoản Dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn. Năm 2015, công ty không tiến hành lập dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn. Năm 2016, công ty lập dự phòng với giá trị -206 triệu đồng. Năm 2017, công ty tiếp tục trích thêm 82 triệu đồng để tăng lên khoản lập dự phòng, tương ứng tăng 39,89% so với năm 2016. Qua đó cho thấy công SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 44
  42. Khóa luận tốt nghiệp ty đã quan tâm hơn đến vấn đề lập dự phòng nhằm mục đính giảm thiểu những rủi ro về tài chính của doanh nghiệp khi thiệt hại thực tế xảy ra. Xem xét Các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng, ta thấy năm 2016, khoản phải thu khách hàng tăng 2,27 tỷ đồng tương ứng tăng 58,90% so với năm 2015. Bước sang năm 2017, khoản mục này tiếp tục tăng lên đạt giá trị là 6,72 tỷ đồng tức là tăng 605 triệu đồng tương ứng tăng 9,90% so với năm 2016. Năm 2017, phía khách hàng vẫn chưa thực hiện thanh toán các công trình hay sản phẩm hoàn thành đã nghiệm thu cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn nhiều, tình hình sử dụng vốn của DN chưa được tốt, các nhà quản lý cần tìm biện pháp để hạn chế tình trạng này.  Tài sản dài hạn: Qua 3 năm, giá trị của tài sản dài hạn có nhiều sự biến động. Năm 2016, tổng TSDH tăng 128 triệu đồng tương ứng tăng 4,08% so với năm 2015. Nhưng năm 2017, TSDH lại có xu hướng giảm xuống, đạt giá trị 3,12 tỷ đồng tức là giảm 156 triệu đồng tương ứng giảm 4,75% so với năm 2016. Sự thay đổi của TSDH là do sự biến động của các chỉ tiêu sau: Năm 2017, sự thay đổi của TSDH hoàn toàn chịu sự ảnh hưởng của Tài sản cố định hay chính là TSCĐHH, cụ thể TSCĐ giảm 156 triệu đồng tương ứng với giảm 4,75% so với năm 2016. Nguyên nhân là do năm 2017, công ty không đầu tư thêm vào TSCĐ (nguyên giá TSCĐ không đổi) nhưng vẫn phải tiếp tục trích khấu hao cho các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hiện có làm tăng giá trị hao mòn lũy kế, vì vậy mà giá trị của TSCĐ giảm. b. Tình hình Nguồn vốn TrườngVề cơ cấu nguồn vĐạiốn học Kinh tế Huế Nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với Vốn chủ sở hữu và tăng liên tục qua 3 năm 2015-2017. Nợ phải trả luôn đạt tỷ trọng trên 50%, cụ thể NPT chiếm 57,07%; 66,12% và 68,08% trong tổng nguồn vốn lần lượt qua các năm 2015, 2016 và năm 2017.  Nợ phải trả Vì công ty không có các khoản nợ dài hạn nên khi xét cơ cấu NPT trong tổng SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 45
  43. Khóa luận tốt nghiệp nguồn vốn cũng chính là cơ cấu của Nợ ngắn hạn trong tổng nguồn vốn. Tỷ trọng của nợ ngắn hạn qua 3 năm lần lượt là 57,07%; 66,12% và 68,08% cho thấy nhu cầu thanh toán của các khoản nợ ngắn hạn ngày càng cao. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của công ty trong ngắn hạn. Trong NNH thì khoản Phải trả cho người lao động chiếm tỷ trọng rất lớn, chiếm đến 31,19% tổng nguồn vốn vào năm 2015 và có sự biến động qua các năm tiếp theo. Cụ thể, năm 2016 chiếm 46,29% đến năm 2017 thì giảm nhẹ còn 44,63% trong tổng nguồn vốn. Điều này cũng có thể hiểu trong một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, khảo sát, các công trình khi mà doanh thu tập trung vào cuối năm, khi thời gian nghiệm thu thanh lý sản phẩm hoàn thành kéo dài, khách hàng chưa thanh toán tiền hàng cho công ty thì các khoản phải trả người lao động sẽ tăng lên.  Vốn chủ sở hữu Dựa vào bảng số liệu phân tích, ta thấy vốn chủ sở hữu chiếm chỉ trọng khá lớn nhưng lại có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2015, VCSH chiếm 42,93% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2016, tỷ trọng này giảm mạnh còn 33,88% và chỉ còn chiếm 31,92% tổng nguồn vốn vào năm 2017. Vốn góp của chủ sở hữu không thay đổi qua các năm nhưng tỷ trọng lại giảm dần từ năm 2015-2017, năm 2015 chiếm 13,64%, năm 2016 là 10,30% và đến năm 2017 chỉ còn lại 9,91% trong tổng nguốn vốn. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu khác như Quỹ đầu tư phát triển, Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, đều giảm tỷ trọng. Ta thấy vốn chủ sở hữu giảm chứng tỏ công ty đang phụ thuộc vào các khoản nợ, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn để duy trì hoạt động kinh doanh, khi đến hạn mà chu kỳ sản xuất kinh doanh chưa kết thúc sẽ phát sinh các loại chi phí liên quan ảnh hưởng đến tình hìnhTrường sản xuất của công Đạity. Công tyhọc cần có chiKinhến lược làm tếtăng vHuếốn chủ sở hữu của công ty một cách ổn định để việc kinh doanh được tốt hơn.  Về biến động Nguồn vốn Nhìn chung, tổng nguồn vốn của Công ty có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2016, tổng nguồn vốn tăng 2,65 tỷ đồng tương ứng tăng 32,45% so với năm 2015. Đến năm 2017, nguồn vốn lại tiếp tục tăng khi đạt giá trị 11,24 tỷ đồng, tức là tăng 424 triệu đồng tương ứng tăng 3,92% so với năm 2016. SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 46
  44. Khóa luận tốt nghiệp  Nợ phải trả Nợ phải trả có xu hướng tăng liên tục qua 3 năm. Cụ thể: năm 2016, NPT tăng gần 2,5 tỷ đồng tương ứng tăng 53,47% so với năm 2015. Năm 2017, NPT tiếp tục tăng đạt giá trị trên 7,5 tỷ đồng tức tăng 501 triệu đồng, tương ứng tăng 7,00% so với năm 2016. Nợ phải trả tăng lên là do sự biến động của khoản Phải trả người lao động là chủ yếu, cụ thể là: Năm 2016, Phải trả người lao động tăng rất mạnh 2,46 tỷ đồng so với năm 2015 tương ứng tăng 96,62%. Năm 2017, phải trả người lao động đạt giá trị trong khoảng 5 tỷ đồng, tăng 9 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng tăng 0,18%. Phải trả người lao động tăng là do sự ảnh hưởng của các khoản phải thu khách hàng, công trình chưa nghiệm thu, khách hàng chưa thanh toán hợp đồng thì công ty chưa thể trả lương đúng hạn cho người lao động do đó làm tăng các khoản phải trả người lao động.  Vốn chủ sở hữu VCSH của công ty cũng có nhiều sự biến động trong 3 năm. Năm 2016, VCSH tăng 158 triệu đồng so với năm 2015 tương ứng tăng 4,52%. Tuy nhiên, vào năm 2017, VCSH lại có xu hướng giảm xuống đạt giá trị gần 3,6 tỷ đồng tức giảm 76 triệu đồng tương ứng giảm 2,08% so với năm 2016. 2.1.6.2. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2015-2017 Qua Bảng 2.2, ta thấy rằng năm 2017 hầu như tất cả các chỉ tiêu thể hiện tình hình và kết quả kinh doanh của Công ty đều giảm khá nhiều so với năm 2016. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có sự biến động tương đối mạnh. Năm 2016, lợi nhuận gộp tăng 617 triệu đồng tương ứng tăng 37,82% so với năm 2015. Nhưng qua năm 2017, lợi nhận gộp lại giảm chỉ còn 1,53 tỷ đồng tức là giảm 722 triệu đồng tương ứng giảm 32,11% so với năm 2016. Lợi nhuận gộp giảm cho thấyTrường doanh nghiệp hiệ n Đạiđang hoạ thọc động chưa Kinh thực thực hi ệtếu qu ảHuế. Nguyên nhân là do sự thay đổi của Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, cụ thể: Năm 2016, doanh thu thuần tăng trên 4 tỷ đồng tương ứng tăng 36,34% so với năm 2015. Qua năm 2017, doanh thu thuần chỉ còn đạt 11,22 tỷ đồng tức là giảm gần 4 tỷ đồng tương ứng giảm 25,82% so với năm 2016. Đồng thời, Giá vốn hàng bán cũng có sự biến động cùng chiều với doanh thu thể hiện ở năm 2016, GVHB tăng 36,08% so với năm 2015 nhưng sang năm 2017, GVHB lại giảm gần 3,2 SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 47
  45. Khóa luận tốt nghiệp tỷ đồng tương ứng giảm 24,72% so với năm 2016. Bên cạnh đó, các khoản chi phí cũng có nhiều sự biến động: Năm 2016, các khoản mục chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng lên lần lượt là 2,21%; 500% và 37,96% nhưng qua năm 2017 tất cả các khoản mục chi phí lại giảm làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của DN. Sự biến động của Tổng lợi nhuận kế toán trước và chi phí thuế TNDN làm cho chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Cụ thể, năm 2016 thì Lợi nhuận sau thuế TNDN tăng gần 64 triệu đồng tương ứng tăng 19,54% thì đến năm 2017 chỉ tiêu này lại chỉ đạt giá trị là 189 triệu, tức giảm 202 triệu đồng tương ứng giảm 51,75% so với năm 2016. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 48
  46. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.2 – Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2015-2017 ĐVT: đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016 Giá trị Giá trị Giá trị Chênh lệch % Chênh lệch % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 11.127.820.177 15.159.193.581 11.248.913.531 4.031.373.404 36,23 (3.910.280.050) (25,79) 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 36.024.543 36.719.544 31.101.817 695.001 1,93 (5.617.727) (15,30) 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 11.091.795.634 15.122.474.037 11.217.811.714 4.030.678.403 36,34 (3.904.662.323) (25,82) 4. Giá vốn hàng bán 9.460.594.229 12.874.366.765 9.691.655.373 3.413.772.536 36,08 (3.182.711.392) (24,72) 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.631.201.405 2.248.107.272 1.526.156.341 616.905.867 37,82 (721.950.931) (32,11) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 2.443.180 2.078.416 1.064.862 (364.764) (14,93) (1.013.554) (48,77) 7. Chi phí tài chính 26.777.712 27.368.999 18.410.958 591.287 2,21 (8.958.041) (32,73) 8. Chi phí bán hàng 3.000.000 18.000.000 - 15.000.000 500,00 (18.000.000) (100,00) 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.189.389.940 1.640.918.345 1.258.018.485 451.528.405 37,96 (382.899.860) (23,33) 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 414.476.933 563.898.344 250.791.760 149.421.411 36,05 (313.106.584) (55,53) 11. Chi phí khác - 65.580.323 6.476.387 65.580.323 - (59.103.936) (90,12) 12. Lợi nhuận khác - (65.580.323) (6.476.387) (65.580.323) - 59.103.936 (90,12) 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 414.476.933 498.318.021 244.315.373 83.841.088 20,23 (254.002.648) (50,97) 14. Chi phí thuế TNDN hiện hành 87.548.361 107.516.214 55.742.752 19.967.853 22,81 (51.773.462) (48,15) 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 326.928.572 390.801.807 188.572.621 63.873.235 19,54 (202.229.186) (51,75) Trường Đại học(Ngu Kinhồn: Báo cáo tếtài chính Huế của Công ty và tính toán của tác giả) SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 49
  47. Khóa luận tốt nghiệp 2.1.6.3. Tình hình Lao động của Công ty qua 3 năm 2015-2017 Bảng Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2015-2017 cho biết quy mô lao động của công ty có sự giảm sút theo thời gian. Năm 2016, tổng số lao động giảm 1 người tương ứng giảm 1,82% so với năm 2015. Nhưng qua năm 2017, tổng số lao động chỉ còn 40 người, giảm đến 14 người so với năm 2016 tương ứng với giảm 25,93%. - Xét theo trình độ chuyên môn: Phần lớn lao động trong công ty có trình độ Đại học và trên Đại học, trong đó lao động có trình độ Đại học chiếm tỷ trọng lớn nhất (luôn lớn hơn 85% trong tổng lao động), tuy có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2017, Công ty đã có sự thay đổi đáng kể trong tổng số lao động khi xét về trình độ chuyên môn, cụ thể: lao động có trình độ Đại học giảm 12 người so với năm 2016 tương ứng giảm 26,09%, lao động có trình độ Cao đẳng và Công nhân được cắt giảm toàn bộ, lao động có trình độ Trung cấp tăng lên 1 người tương ứng tăng 50%. Qua đó, chứng tỏ rằng công ty đang có xu hướng tăng dần chất lượng và trình độ của lao động hơn để chọn những người có chuyên môn nhất và phù hợp nhất tạo nền móng cho sự phát triển của Công ty. - Xét theo thâm niên: Số lao động gắn bó lâu dài với công ty trên 15 năm vẫn tiếp tục làm việc, không có sự thay đổi trong nhân sự. Lao động làm việc trên 10 năm có sự thay đổi đáng kể: năm 2017 số lao động này giảm 7 người tương ứng giảm 33,33% so với năm 2016. Lao động làm việc trên 5 năm cũng có xu hướng giảm, năm 2016 giảm 2 người tương ứng giảm 9,52% đến năm 2017 thì giảm thêm 6 người tương ứng giảm 31,58%. Còn lại số lao động làm việc dưới 5 năm có sự thay đổi nhưng không đáng kể. Qua đó ta thấy rằng, cùng với sự ra đi của cácTrường lao động làm vi ệcĐại lâu năm họcở công ty,Kinh việc tuyể ntế thêm Huế lao động mới là điều không thể tránh khỏi nhưng công ty đã chọn lọc kỹ càng để chọn được những người phù hợp cho vị trí đó. Còn lại những người đã gắn bó rất lâu năm với công ty thì vẫn tiếp tục đồng hành cùng công ty. SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 50
  48. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.3 – Tình hình Lao động của Công ty qua 3 năm 2015-2017 So sánh Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (Người) (%) (Người) (%) (Người) (%) (Người) (%) (Người) (%) Tổng số lao động 55 100,00 54 100,00 40 100,00 -1 (1,82) -14 (25,93) 1. Theo trình độ chuyên môn Trình độ trên Đại học 3 5,45 3 5,56 3 7,50 0 0,00 0 0,00 Trình độ Đại học 47 85,45 46 85,19 34 85,00 -1 (2,13) -12 (26,09) Trình độ Cao đẳng 2 3,64 2 3,70 0 0,00 0 0,00 -2 (100,00) Trình độ Trung cấp 2 3,64 2 3,70 3 7,50 0 0,00 1 50,00 Công nhân 1 1,82 1 1,85 0 0,00 0 0,00 -1 (100,00) 2. Theo thâm niên 5 năm 21 38,18 19 35,19 13 32,50 -2 (9,52) -6 (31,58) > 10 năm 21 38,18 21 38,89 14 35,00 0 0,00 -7 (33,33) > 15 năm 9 16,36 9 16,67 9 22,50 0 0,00 0 0,00 Trường Đại học(Nguồn: H ồKinhsơ năng lực nhântế viên Huế của Công ty và tính toán của tác giả) SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 51
  49. Khóa luận tốt nghiệp 2.2. Thực trạng công tác kế toán công nợ tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Số 1 Thừa Thiên Huế 2.2.1. Kế toán các khoản nợ phải thu 2.2.1.1. Kế toán các khoản phải thu khách hàng a. Tài khoản sử dụng Khoản nợ phải thu khách hàng ở Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Số 1 Thừa Thiên Huế được phản ánh trên TK 131 là tài khoản trung tâm. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, có các tài khoản liên quan để phù hợp với phương pháp kế toán kép bao gồm TK 111, TK112, TK 511, TK 333, Chi tiết TK 131 của Công ty: TK 1311 - Phải thu khách hàng bằng tiền Việt Nam b. Chứng từ sử dụng - Biên bản thương thảo hợp đồng - Hóa đơn GTGT - Hồ sơ nghiệm thu thanh toán khối lượng hoàn thành, thanh lý hợp đồng - Giấy báo Có/Phiếu thu - Tổng hợp công nợ phải thu theo nhóm khách hàng - Biên bản đối chiếu và xác nhận công nợ c. Sổ kế toán sử dụng - Sổ chi tiết tài khoản theo đối tượng (khách hàng) - Sổ chi tiết các tài khoản - Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) d. Trình tự hạch toán Kế toán ghi tăng khoản phải thu khách hàng KhiTrường nhận được cuộc gĐạiọi đặt hàng, họcPhòng KinhKế toán sẽ tiếtến hành Huếsoạn Hợp đồng. Sau khi ký kết, Hợp đồng được lập thành 8 bản: Bên A (khách hàng) 5 bản và Bên B (Công ty) 3 bản. Lúc này, các bộ phận trực tiếp liên quan (Phòng thiết kế, Phòng khảo sát, ) sẽ tiến hành thực hiện theo nội dung trong Hợp đồng. Khi sản phẩm hoàn thành, bộ phận Kế toán lập Biên bản nghiệm thu sản phẩm. Khách hàng sẽ duyệt sản phẩm. Sau khi duyệt xong, Phòng Kế toán tiến hành lập Hồ sơ nghiệm thu, thanh toán sản phẩm gồm có 8 bản: 6 bản gửi đối tác và 2 bản lưu tại Công ty trong đó 1 bản gửi SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 52
  50. Khóa luận tốt nghiệp cho Kế toán công nợ để nhập liệu, 1 bản lưu theo số thứ tự. Kế toán công nợ khi nhận được Hồ sơ nghiệm thu thanh toán sản phẩm sẽ tiến hành xuất Hóa đơn GTGT gồm có 3 liên: liên 1 lưu tại cuốn, liên 2 gửi cho khách hàng và liên 3 lưu nội bộ. Kế toán căn cứ vào liên 3 Hóa đơn Giá trị gia tăng và Hồ sơ nghiệm thu, thanh toán sản phẩm để hạch toán doanh thu, thuế GTGT và công nợ khách hàng. Bộ chứng từ được lưu lại theo số thứ tự. Sau khi lưu nghiệp vụ, dữ liệu sẽ tự động cập nhật lên Sổ chi tiết tài khoản 131, Sổ chi tiết tài khoản theo từng đối tượng khách hàng và bảng Tổng hợp công nợ phải thu theo nhóm khách hàng. Ví dụ: Ngày 22/12/2017, Công ty Giám sát kỹ thuật thi công xây dựng. Công trình: Hệ thống nối mạng cấp nước sạch các xã Vinh Hưng, Vinh Mỹ. Hạng mục: Tuyến ống HDPE chiều dài L=3.970m cho CTCP Cấp nước Thừa Thiên Huế với tổng giá trị là 94.906.000 đồng. - Chứng từ mà kế toán công ty sử dụng làm căn cứ ghi sổ: Hóa đơn GTGT Liên 3: lưu nội bộ số 0000510 (xem trang 55) Hồ sơ nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành (đợt 2) giám sát thi công xây dựng (thuộc Hợp đồng số: 19-2014/HĐ-TVGS ngày 26/6/2014) (xem Phụ lục 01) - Tài khoản kế toán công ty sử dụng: TK 131, TK 5113, TK 33311 - Phương pháp định khoản: Kế toán công ty căn cứ vào Hóa đơn GTGT Liên 3: lưu nội bộ số 0000510; Hồ sơ nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành và dùng các TK 131, TK 5113, TK 33311 để tiến hành hạch toán như sau: Nợ TK 131 (CTCP Cấp nước TT Huế) 94.906.000đ Có TK 5113 86.278.181đ TrườngCó TK 33311 Đại học Kinh8.627.819đ tế Huế - Sau khi hạch toán, kế toán nhập liệu trên phần mềm kế toán Misa 2015 như sau: Vào phân hệ Bán hàng\Tab Bán hàng, chọn chức năng Thêm SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 53
  51. Khóa luận tốt nghiệp Tại mục Chứng từ, kế toán điền các thông tin liên quan nghiệp vụ: Ngày hạch toán là ngày ghi sổ nghiệp vụ 22/12/2017 (thường trùng với ngày chứng từ), Số chứng từ là số Hóa đơn GTGT 0000510 Diễn giải: Bán hàng CTCP Cấp nước TT Huế theo hóa đơn 0000510, GSKT thi công XD<CT: Hệ thống nối mạng cấp nước sạch các xã Vinh Hưng, Vinh Mỹ. Hạng mục: Tuyến ống HDPE chiều dài L=3.970m Ở Tab “Hàng tiền” tiền hành nhập thông tin: Trường Đại học Kinh tế Huế Ở Tab “Thuế”, số thuế sẽ cập nhật theo mức thuế suất 10% là 8.627.819 đồng Nhấn “Cất” để lưu nghiệp vụ Sau khi lưu nghiệp vụ, dữ liệu sẽ tự động cập nhật lên các Sổ chi tiết các tài khoản của tài khoản 131, Sổ chi tiết theo dõi công nợ khách hàng, Sổ chi tiết tài khoản 131 của CTCP Cấp nước TT Huế và bảng Tổng hợp công nợ phải thu theo nhóm khách hàng. SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 54
  52. Khóa luận tốt nghiệp Biểu mẫu 2.1 - Hóa đơn giá trị gia tăng HÓA ĐƠN Mẫu số: 01GTKT3/002 GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: AA/15P Liên 3: Nội bộ Số: 0000510 Ngày 22 tháng 12 năm 2017 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SỐ 1 THỪA THIÊN HUẾ Mã số thuế: 3300385324 Địa chỉ: Lô 45, Khu quy hoạch Vỹ Dạ 7, Phường Vỹ Dạ, TP Huế, Tỉnh TT Huế, Việt Nam Điện thoại: 054.3848467* Fax: 054.3830266 Số tài khoản: 0161000103971 tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - CN Huế Xuất tại kho: Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế Mã số thuế: 3300101491 Địa chỉ: 103 Bùi Thị Xuân, phường Phường Đúc, thành phố Huế, tỉnh TT Huế, Việt Nam Hình thức thanh toán: CK Số tài khoản STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6=5x4 Giám sát kỹ thuật thi công xây dựng. Công Trình: Hệ thống nối mạng cấp nước sạch 86.278.181 các xã Vinh Hưng, Vinh Mỹ. Hạng mục: Tuyến ống HDPE chiều dài L=3.970m Cộng tiền hàng: 86.278.181 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 8.627.819 Tổng cộng tiền thanh toán: 94.906.000 Số tiTrườngền viết bằng chữ: chín Đại mươi bố n họctriệu chín trămKinh lẻ sáu nghìn tếđồ ngHuế chẵn. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 55
  53. Khóa luận tốt nghiệp Biểu mẫu 2.2 - Sổ chi tiết tài khoản phải thu khách hàng theo đối tượng SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN THEO ĐỐI TƯỢNG Tài khoản: 131; Loại đối tượng: >; Đối tượng: Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế; Quý 4 năm 2017 Số TK Số phát sinh Số dư Ngày hạch Ngày chứng Diễn giải đối toán chứng từ Nợ Có Nợ Có từ ứng Tên đối tượng: Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế TK công nợ: 131 Số dư đầu kỳ 27.851.000 GSKT thi công XD<CT: Hệ thống nối mạng 22/12//2017 22/12/2017 0000510 cấp nước mạng các xã Vinh Hưng, Vinh Mỹ; 5113 86.278.181 86.292.181 HM: Tuyến ống HDPE chiều dài L=3.970m Thuế GTGT - GSKT thi công XD<CT: Hệ thống nối mạng cấp nước mạng các xã Vinh 22/12//2017 22/12/2017 0000510 33311 8.627.819 94.920.000 Hưng, Vinh Mỹ; HM: Tuyến ống HDPE chiều dài L=3.970m Cộng nhóm: 131 959.546.000 149.655.000 837.742.000 Cộng nhóm: Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế 959.546.000 149.655.000 837.742.000 Tổng cộng 959.546.000 149.655.000 837.742.000 - Sổ này có 3 trang, đánh số từ trang 01 đến trang 03 - Ngày mở sổ: Ngày tháng năm Người lập báo cáo Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) TrườngTr ầĐạin Thị Lý Nhhọcư Kinh tế HuếBùi Đăng Lào SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 56
  54. Khóa luận tốt nghiệp Kế toán ghi giảm khoản phải thu khách hàng Khi khách hàng thanh toán tiền, kế toán truy cập vào công nợ của khách hàng để kiểm tra sự phù hợp và hợp lý, kế toán căn cứ vào Giấy báo Có hoặc Phiếu thu để ghi giảm nợ phải thu khách hàng. Các chứng từ sau khi nhập liệu được lưu theo số thứ tự. Sau đó, dữ liệu được chuyển vào Sổ chi tiết TK 131 theo đối tượng khách hàng, Sổ chi tiết tài khoản 131, bảng Tổng hợp công nợ phải thu theo nhóm khách hàng. Ví dụ: Ngày 29/12/2017 Công ty nhận được Giáo báo Có với nội dung CTCP Cấp nước Thừa Thiên Huế thanh toán bằng chuyển khoản tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Huế cho Công ty Tư vấn Xây dựng Số 1 Thừa Thiên Huế về việc Giám sát kỹ thuật thi công xây dựng. Công Trình: Hệ thống nối mạng cấp nước sạch các xã Vinh Hưng. Hạng mục: Tuyến ống HDPE chiều dài L=3.970m với số tiền 94.906.000 VNĐ - Chứng từ mà kế toán công ty sử dụng làm căn cứ ghi sổ: Hóa đơn GTGT Liên 3: lưu nội bộ số 0000510 (xem trang 55) Giấy báo Có 0000479 (xem trang 59) - Tài khoản kế toán công ty sử dụng: TK 131, TK 1121 - Phương pháp định khoản: kế toán công ty căn cứ vào Hóa đơn GTGT Liên 3: lưu nội bộ số 0000510; Giấy báo Có 0000479 và dùng các TK 131, TK 1121 để tiến hành hạch toán như sau: Nợ TK 1121 94.906.000đ Có TK 131 (CTCP Cấp nước TT Huế) 94.906.000đ - Sau khi hạch toán, công ty tiến hành nhập liệu trên phần mềm kế toán Misa 2015 như sau: VàoTrường phân hệ Ngân Đại hàng\Tab họcThu, chi Kinh tiền, chọn chức tế năng HuếThêm\Thu tiền khách hàng SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 57
  55. Khóa luận tốt nghiệp Chọn khách hàng cần thu tiền nợ: 3300101491 (Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế), Nhấn Thu tiền => phần mềm tự động sinh ra chứng từ Thu tiền gửi ĐiTrườngền thông tin ngày ChĐạiứng từ: học29/12/2017 Kinh tức là ngày Thutế tiềnHuế gửi. Nhấn “Cất” để lưu. Sau khi Cất nghiệp vụ, dữ liệu được phần mềm chuyển vào Sổ chi tiết tài khoản 131, Sổ chi tiết tài khoản 131 của Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế, bảng Tổng hợp công nợ phải thu theo nhóm khách hàng. SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 58
  56. Khóa luận tốt nghiệp Biểu mẫu 2.3 - Giấy Báo Có Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế Lô 45, Khu quy hoạch Vỹ Dạ 7, TP Huế GIẤY BÁO CÓ Người nộp tiền: Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế Số: GBC0000479 Địa chỉ: 103 Bùi Thị Xuân, TP Huế Ngày: 29/12/2017 Lý do: GSKT thi công XD<CT: H th ng n i m ng c c s ch ệ ố ố ạ ấp nướ ạ Tài khoản: 1121 các xã Vinh Hưng, Vinh Mỹ. HM: Tuyến ống HDPE chiều dài L=3.970m (19/2014) Tài khoản đơn vị thụ hưởng: 0161000103971 Tại ngân hàng: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Huế Số tiền: 94.906.000 Loại tiền: VND Số tiền bằng chữ: Chín mươi bốn triệu chín trăm linh sáu nghìn đồng chẵn. Số tiền nguyên tệ Số iền Diễn giải Ghi Nợ Ghi Có (VND) (VND) GSKT thi công XD<CT: Hệ thống nối mạng c c s ch các xã Vinh H . ấp nướ ạ ưng, Vinh Mỹ 94.906.000 94.906.000 1121 131 HM: Tuyến ống HDPE chiều dài L=3.970m (19/2014) Giám đốc Kế toán trưởng Người lập phiếu Người nộp tiền Thủ quỹ (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Bùi Đăng LàoTrườngTrần Thị LýĐại Như học Kinh tế HuếNguyễn Ngọc Quỳnh Chi SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 59
  57. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.1.2. Kế toán nợ phải thu tạm ứng a. Tài khoản sử dụng Khoản tạm ứng tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Số 1 Thừa Thiên Huế được phản ánh trên TK 141 và được mở chi tiết cho từng đối tượng nhân viên làm việc tại công ty. Ngoài ra còn có các TK liên quan gồm: TK 111, TK 112, TK 642, TK 627, để phù hợp với phương pháp kế toán kép mà DN áp dụng. b. Chứng từ sử dụng - Giấy đề nghị tạm ứng - Giấy thanh toán tạm ứng - Phiếu chi/Ủy nhiệm chi - Phiếu thu - Tổng hợp công nợ nhân viên - Các chứng từ gốc liên quan c. Sổ kế toán - Sổ chi tiết tài khoản theo đối tượng - Sổ chi tiết các tài khoản d. Trình tự hạch toán Kế toán ghi tăng khoản phải thu tạm ứng Các cán bộ công nhân viên trong Công ty khi có nhu cầu tạm ứng tiền để thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động trong công ty hay tạm ứng lương thì họ sẽ tiến hành lập một Giấy đề nghị tạm ứng có xác nhận của trưởng bộ phận. Căn cứ vào Giấy đề nghị tạm ứng, kế toán công nợ lập Phiếu chi gồm 2 liên và chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt. ThTrườngủ quỹ căn cứ vào PhiĐạiếu chi đ ãhọcđược duyệt Kinhđể thực hiện tế xuất Huế quỹ tiền mặt. Sau khi chi tiền, 2 liên Phiếu chi được lưu cùng Giấy đề nghị tạm ứng theo số thứ tự. Sau khi lưu nghiệp vụ, số liệu sẽ được cập nhật lên Sổ chi tiết tài khoản 141 theo đối tượng từng nhân viên, Sổ chi tiết tài khoản 141 và bảng Tổng hợp công nợ nhân viên. Ví dụ: Ngày 03/07/2017, nhân viên Tống Viết Nhật Hoàng (Phòng Khảo sát) đứng ra tạm ứng lương công tác Công trình Đường giao thông phường Thủy Dương SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 60
  58. Khóa luận tốt nghiệp với số tiền là 4.000.000 đồng trong đó Tống Viết Nhật Hoàng 1.000.000 đồng, Hà Xuân Phương 1.300.000 đồng và Trần Văn Nguyên 1.700.000 đồng. - Chứng từ mà kế toán công ty sử dụng làm căn cứ ghi sổ: Giấy đề nghị tạm ứng (xem trang 63) - Tài khoản kế toán công ty sử dụng: TK 141, TK 1111 - Phương pháp định khoản: Kế toán công ty căn cứ vào Giấy đề nghị tạm ứng đồng thời dùng TK 141 và TK 1111 tiến hành hạch toán như sau: Nợ TK 141 (HOANGTVN) 1.000.000đ Nợ TK 141 (PHUONGHX) 1.300.000đ Nợ TK 141 (NGUYENTV) 1.700.000đ Có TK 1111 4.000.000đ - Sau khi hạch toán, công ty tiến hành nhập liệu trên phần mềm kế toán Misa 2015 như sau: Vào phân hệ Quỹ\Tab Thu, chi tiền, chọn chức năng Thêm\Chi tiền. Trường Đại học Kinh tế Huế Màn hình hiển thị chứng từ Phiếu chi SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 61
  59. Khóa luận tốt nghiệp Mục Chứng từ: chọn ngày hạch toán và ngày chứng từ là 03/07/2017 tức là ngày chi tiền tạm ứng Chọn đối tượng: HOANGTVN Người nhận: Tống Viết Nhật Hoàng Địa chỉ: Phòng Khảo sát Chọn lý do chi là Chi khác (Tạm ứng Đường giao thông phường Thủy Dương) Ở Tab “Hạch toán” tiến hành điền thông tin cần định khoản theo từng đối tượng nhân viên với số tiền tương ứng Nhấn “Cất” để lưu nghiệp vụ Sau khi Cất, dữ liệu thông tin sẽ được cập nhật lên Sổ chi tiết tài khoản 141 của nhân viên Tống Viết Nhật Hoàng, Hà Xuân Phương và Trần Văn Nguyên; Sổ chi tiết tài khoảTrườngn 141 và bảng Tổng Đại hợp công họcnợ nhân viên.Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 62
  60. Khóa luận tốt nghiệp Biểu mẫu 2.4 - Giấy đề nghị tạm ứng Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế Mẫu số 03 – TT Lô 45, Khu quy hoạch Vỹ Dạ 7, TP Huế (Ban hành kèm theo QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài Chính) GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG Ngày 1 tháng 7 năm 2017 Kính gửi: Ban giám đốc Tôi tên là: Tống Viết Nhật Hoàng Địa chỉ: Phòng khảo sát Đề nghị cho tạm ứng số tiền 4.000.000 đ Viết bằng chữ: bốn triệu đồng Lý do tạm ứng: Đường giao thông phường Thủy Dương Thời hạn thanh toán: Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách bộ phận Người đề nghị tạm ứng (Đã ký) (Đã ký) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 63
  61. Khóa luận tốt nghiệp Biểu mẫu 2.5 - Phiếu chi Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế Mẫu số 02 – TT Lô 45, Khu quy hoạch Vỹ Dạ 7, TP Huế (Ban hành theo Thông tư số: 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính) Quyển số: Số: PC00000322 PHIẾU CHI Nợ: 141 Có: 1111 Ngày 03 tháng 7 năm 2017 Họ và tên người nhận tiền: Tống Viết Nhật Hoàng Địa chỉ: Phòng khảo sát Lý do chi: Tạm ứng đường giao thông phường Thủy Dương Số tiền: 4.000.000 VND Viết bằng chữ: bốn triệu đồng chẵn Kèm theo: Chứng từ gốc: Ngày tháng năm Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) Đã nhậnTrường đủ số tiền (viết bằng Đại chữ): bốn học triệu đồng Kinh chẵn. tế Huế SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 64
  62. Khóa luận tốt nghiệp Biểu mẫu 2.6 - Sổ chi tiết tài khoản tạm ứng theo đối tượng SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN THEO ĐỐI TƯỢNG Từ ngày 01/7/2017 đến ngày 31/12/2017; TK công nợ: 141; Loại đối tượng: Nhân viên; Nhân viên: Tống Viết Nhật Hoàng TK Số phát sinh Số dư Ngày hạch Ngày Số chứng từ Diễn giải đối toán chứng từ Nợ Có Nợ Có ứng Tên đối tượng: Tống Viết Nhật Hoàng TK công nợ: 141 Số dư đầu kỳ 20.118.000 Tạm ứng đường giao 03/07/2017 03/07/2017 PC00000322 1111 1.000.000 21.118.000 thông phường Thủy Dương Cộng nhóm: 141 42.900.000 3.000.000 60.018.000 Cộng nhóm: Tống Viết Nhật Hoàng 42.900.000 3.000.000 60.018.000 Tổng cộng 42.900.000 3.000.000 60.018.000 Người lậTrườngp báo cáo ĐạiKế toán trư họcởng Kinh tế HuếGiám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Trần Thị Lý Như Bùi Đăng Lào SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 65
  63. Khóa luận tốt nghiệp Kế toán ghi giảm khoản phải thu về tạm ứng Khi nhân viên đến hoàn ứng, kế toán công nợ căn cứ vào Phiếu chi hoặc Giấy đề nghị tạm ứng để kiểm tra tính hợp lý của các khoản chi và tính số tiền tạm ứng thừa hay thiếu. Nếu số chi tạm ứng thiếu, kế toán sẽ lập Phiếu chi để hoàn trả số tiền chi quá khoản tạm ứng. Nếu số chi tạm ứng thừa, kế toán sẽ lập Phiếu thu để thu lại tiền hoặc trừ vào lương của đối tượng tạm ứng. Phiếu thu/Phiếu chi đã có chữ ký của người tạm ứng được chuyển cho Giám đốc và Kế toán trưởng ký duyệt. Sau khi được duyệt thì chuyển lại cho Thủ quỹ để tiến hành thu, chi tiền tương ứng. Chứng từ sau đó được lưu theo số thứ tự. Sau khi lưu nghiệp vụ, thông tin được cập nhật lên Sổ chi tiết tài khoản 141 theo đối tượng, Sổ chi tiết tài khoản 141 và bảng Tổng hợp công nợ nhân viên. Ví dụ: Ngày 31/12/2017, Tống Viết Nhật Hoàng hoàn ứng lương công tác Công trình Đường giao thông phường Thủy Dương (Đập mụ diệm), tiểu đoàn Hương Thọ với số tiền 1.000.000 đồng. - Chứng từ mà kế toán công ty sử dụng làm căn cứ ghi sổ: Giấy đề nghị tạm ứng (xem trang 63) Phiếu tạm ứng lương công tác (xem trang 68) - Tài khoản kế toán công ty sử dụng: TK 141, TK 1111 - Phương pháp định khoản: Kế toán công ty căn cứ vào Giấy đề nghị tạm ứng, Phiếu tạm ứng lương công tác, TK 141 và TK 1111 để hạch toán như sau: TrườngNợ TK 1111 Đại học1.000.000đ Kinh tế Huế Có TK 141 (HOANGTVN) 1.000.000đ - Sau khi hạch toán, công ty tiến hành nhập liệu trên phần mềm kế toán Misa 2015 như sau: Vào phân hệ Quỹ\Tab Thu, chi tiền, chọn chức năng Thêm\Thu tiền. SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 66
  64. Khóa luận tốt nghiệp Màn hình hiển thị chứng từ Phiếu thu Mục Chứng từ: chọn ngày hạch toán và ngày chứng từ là 31/12/2017 tức là ngày thu tiền hoàn ứng Chọn đối tượng: HOANGTVN Người nhận: Tống Viết Nhật Hoàng Địa chỉ: Phòng Khảo sát Chọn lý do chi là Thu khác (Hoàn ứng công trình đường giao thông phường Thủy DTrườngương, (Đập mụ diệ m)Đại, tiểu đoàn học Hương ThKinhọ) tế Huế Ở Tab “Hạch toán” tiến hành điền thông tin cần định khoản theo đối tượng nhân viên với số tiền tương ứng Nhấn “Cất” để lưu nghiệp vụ Sau khi lưu nghiệp vụ, dữ liệu thông tin sẽ được cập nhật lên Sổ chi tiết tài khoản 141 của nhân viên Tống Viết Nhật Hoàng, Sổ chi tiết các tài khoản của tài khoản 141 và bảng Tổng hợp công nợ nhân viên. SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 67
  65. Khóa luận tốt nghiệp Biểu mẫu 2.7 – Phiếu tạm ứng lương công tác TẠM ỨNG LƯƠNG CÔNG TÁC Đường giao thông Phường Thủy Dương STT Họ và tên Thành tiền Ký nhận 1 Tống Viết nhật Hoàng 1.000.000 2 Hà Xuân Phương 1.300.000 4 Trần Văn Nguyên 1.700.000 Tổng Cộng 4.000.000 Huế. ngày 15 tháng 8 năm 2017 Người lập Tống Viết nhật Hoàng Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 68
  66. Khóa luận tốt nghiệp Biểu mẫu 2.8 - Phiếu thu Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế Mẫu số 02 – TT Lô 45, Khu quy hoạch Vỹ Dạ 7, TP Huế (Ban hành theo Thông tư số: 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính) Quyển số: Số: PT00000123 PHIẾU THU Nợ: 1111 Có: 141 Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Họ và tên người nhận tiền: Tống Viết Nhật Hoàng Địa chỉ: Phòng khảo sát Lý do chi: Hoàn ứng đường giao thông phường Thủy Dương (Đập mụ diệm), tiểu đoàn Hương Thọ Số tiền: 1.000.000 VND Viết bằng chữ: Một triệu đồng chẵn Kèm theo: Chứng từ gốc: Ngày tháng năm Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Một triệu đồng chẵn Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 69
  67. Khóa luận tốt nghiệp Biểu mẫu 2.9 - Sổ chi tiết tài khoản tạm ứng theo đối tượng SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN THEO ĐỐI TƯỢNG Từ ngày 01/7/2017 đến ngày 31/12/2017; TK công nợ: 141; Loại đối tượng: Nhân viên; Nhân viên: Tống Viết Nhật Hoàng TK Số phát sinh Số dư Ngày hạch Ngày Số chứng từ Diễn giải đối toán chứng từ Nợ Có Nợ Có ứng Tên đối tượng: Tống Viết Nhật Hoàng TK công nợ: 141 Số dư đầu kỳ 20.118.000 Hoàn ứng công trình giao thông Phường 31/12/2017 31/12/2017 PT00000123 Thủy Dương 1111 1.000.000 60.018.000 (Đập mụ diệm), tiểu đoàn Hương Thọ Cộng nhóm: 141 42.900.000 3.000.000 60.018.000 Cộng nhóm:Trường Tống Viết Nhật Hoàng Đại học Kinh42.900.000 tế3.000.000 Huế60.018.000 Tổng cộng 42.900.000 3.000.000 60.018.000 Người lập báo cáo Kế toán trưởng Giám đốc Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Trần Thị Lý Như Bùi Đăng Lào SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 70
  68. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.2. Kế toán nợ phải trả 2.2.2.1. Kế toán nợ phải trả cho người bán a. Tài khoản sử dụng Do đặc điểm hoạt động sản xuất của doanh nghiệp nên các khoản phải trả đưa vào tài khoản 331 rất ít phát sinh, chỉ có một vài nghiệp vụ liên quan đến việc tạm ứng hay hoàn ứng của các cộng tác viên ngoài công ty khi thực hiện các hạng mục, công trình diễn ra trong kỳ kế toán. Khoản công nợ đối với các cộng tác viên này tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Số 1 Thừa Thiên Huế được phản ánh trên TK 331. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng cộng tác viên. Ngoài ra, còn có các TK liên quan đi kèm cho phù hợp với phương pháp kế toán kép gồm có TK 1111, TK1121, b. Chứng từ sử dụng - Tổng hợp công nợ phải trả - Hợp đồng với cộng tác viên - Phiếu chi - Phiếu thu c. Sổ kế toán - Sổ chi tiết tài khoản theo đối tượng - Sổ chi tiết các tài khoản d. Trình tự hạch toán Trước khi thực hiện một nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán sẽ lập Hợp đồng cộng tác viên được ký kết giữa Giám đốc và Cộng tác viên đó, hợp đồng say này sẽ làm cơ sở để tính lương cho cộng tác viên. Sau khi ký hợp đồng, cộng tác viên sẽ ứng trước một khoản tiTrườngền với công ty nhằ mĐại phục vụ chohọc việc th ựKinhc hiện công trình,tế hHuếạng mục phát sinh. Kế toán tiến hành lập Phiếu chi, sau khi có chữ ký của cộng tác viên tạm ứng thì trình lên cho Giám đốc và Kế toán trưởng xét duyệt. Phiếu chi sau khi được duyệt sẽ được gửi qua Thủ quỹ để tiến hành chi tiền và sau đó được lưu lại theo số thứ tự. Ví dụ: Ngày 30/6/2016, Công ty tiến hành tạm ứng cho Cộng tác viên Võ Quang Nguyên Tú thực hiện Giám sát Công trình: Đường chứa nhựa đường 3.600 m3 tại Cảng Chân Mây với số tiền 5.000.000 đồng. SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 71
  69. Khóa luận tốt nghiệp - Tài khoản kế toán công ty sử dụng: TK 331 và TK 1111 - Phương pháp định khoản: kế toán công ty dùng các TK 331, TK 1111 tiến hành hạch toán như sau: Nợ TK 331 (Võ Quang Nguyên Tú) 5.000.000đ Có TK 1111 5.000.000đ - Sau khi hạch toán, công ty tiến hành nhập liệu trên phần mềm kế toán Misa 2015 như sau: Vào phân hệ Quỹ\Tab Thu, chi tiền, chọn chức năng Thêm\Chi tiền. Màn hình hiển thị chứng từ Phiếu chi Trường Đại học Kinh tế Huế Mục Chứng từ: chọn ngày hạch toán và ngày chứng từ là 30/06/2016 tức là ngày chi tiền tạm ứng Chọn đối tượng: 8089907576 Võ Quang Nguyên Tú Người nhận: Võ Quang Nguyên Tú SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 72
  70. Khóa luận tốt nghiệp Địa chỉ: 4/33 Nguyễn Trường Tộ, TP Huế Chọn lý do chi là Chi khác (Tạm ứng Giám sát Công trình: Đường chứa nhựa đường 3.600m3 tại Cảng Chân Mây) Ở Tab “Hạch toán” tiến hành điền thông tin cần định khoản với số tiền tương ứng Nhấn “Cất” để lưu nghiệp vụ Sau khi Cất, dữ liệu thông tin sẽ được cập nhật lên Sổ chi tiết tài khoản 331 của cộng tác viên Võ Quang Nguyên Tú, Sổ chi tiết tài khoản 331 và bảng Tổng hợp công nợ phải trả. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 73
  71. Khóa luận tốt nghiệp Biểu mẫu 2.10 - Phiếu chi Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế Mẫu số 02 – TT Lô 45, Khu quy hoạch Vỹ Dạ 7, TP Huế (Ban hành theo Thông tư số: 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính) Quyển số: Số: PC0000386 PHIẾU CHI Nợ: 331 Ngày 30 tháng 6 năm 2016 Có: 1111 Họ và tên người nhận tiền: Võ Quang Nguyên Tú Địa chỉ: 4/33 Nguyễn Trường Tộ, TP Huế Lý do chi: Tạm ứng Giám sát CT Đường chưa nhựa đường 3.600m3 tại Cảng Chân Mây Số tiền: 5.000.000 VND Viết bằng chữ: Năm triệu đồng chẵn Kèm theo: Chứng từ gốc: Ngày tháng năm Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Năm triệu đồng chẵn. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 74
  72. Khóa luận tốt nghiệp Đối với khoản tạm ứng, cộng tác viên có thể hoàn ứng trước cho công ty hoặc sau khi nhận được tiền lương (có bảng tổng hợp thanh toán và bảng chia lương) từ việc nghiệm thu thanh lý hợp đồng. Ví dụ: Ngày 16/09/2016, ông Võ Quang Nguyên Tú hoàn tạm ứng Giám sát Công trình: Đường chứa nhựa đường 3.600 m3 tại Cảng Chân Mây với số tiền 15.000.000 đồng. - Tài khoản kế toán công ty sử dụng: TK 331 và TK 1111 - Phương pháp định khoản: kế toán công ty dùng các TK 331, TK 1111 tiến hành hạch toán như sau: Nợ TK 11111 15.000.000đ Có TK 331 (Võ Quang Nguyên Tú) 15.000.000đ - Sau khi hạch toán, công ty tiến hành nhập liệu trên phần mềm kế toán Misa 2015 như sau: Vào phân hệ Quỹ\Tab Thu, chi tiền, chọn chức năng Thêm\Thu tiền. Màn hình hiển thị chứng từ Phiếu thu Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Thanh Thảo 75