Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Phát Thịnh

pdf 96 trang thiennha21 22/04/2022 3500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Phát Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh_tai_con.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Phát Thịnh

  1. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, cho tôi gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Nhà trường và tất cả các thầy cô, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Kế toán – Kiểm toán đã tận tình chỉ dạy cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quãng thời gian học ở trường, đó cũng chính là những hành trang cho tôi sau khi tốt nghiệp. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến cô Phan Thị Hải Hà người đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành bài khóa luận này. Ngoài ra, tôi cũng xin chân thành cám ơn những anh chị ở Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Phát Thịnh đã tận tình giúp đỡ tôi, hỗ trợ tôi trong việc lấy số liệu để hoàn thành bài khóa luận. Mặc dù vậy, nhưng do thời gian hạn hẹp và kiến thức hạn chế của mình nên không tránh khỏi việc có nhiều sai sót cũng như những thiếu sót trong bài. Vì vậy, kính mong nhận được những góp ý của quý thầy cô để tôi có thể hoàn thiện bài khóa luận của mình hơn. Xin chân thành cám ơn! Huế, tháng 4 năm 2019 Sinh viên Hà Thị Thanh Lan Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hà Thị Thanh Lan
  2. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 2 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Kết cấu của đề tài 4 7. Tính mới của đề tài 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 6 1.1. Tổng quan về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 6 1.1.1.Chi phí sản xuất 6 1.1.1.1. Khái niệm 6 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất. 6 1.1.2.Giá thành sản phẩm 9 1.1.2.1. Khái niệm 9 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 10 1.1.3.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 11 1.1.4.Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 12 1.2. Nội dung công tác, trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. 13 1.2.1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 13 1.2.2.Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 14 1.2.3.Kế toán các chi phí sản xuất 15 1.2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 15 1.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 16 Trường1.2.3.3. Kế toán chiĐại phí sản xu ấhọct chung Kinh tế Huế17 1.2.3.4. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 19 1.2.4.Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 21 1.2.5.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 21 SVTH: Hà Thị Thanh Lan
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 1.2.6.Kế toán các khoản điều chỉnh giảm giá thành 23 1.2.6.1. Kế toán thiệt hại về sản phẩm hỏng 23 1.2.6.2. Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất 24 1.2.7.Kế toán tính giá thành sản phẩm 24 1.2.7.1. Đối tượng tính giá thành 24 1.2.7.2. Kỳ tính giá thành sản phẩm 25 1.2.7.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÂU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THIÊN PHÁT THỊNH 29 2.1. Tổng quan về Công ty CP ĐTXD và TM Thiên Phát Thịnh. 29 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty 29 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 29 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động 30 2.1.3.1. Chức năng 30 2.1.3.2. Nhiệm vụ 30 2.1.3.3. Lĩnh vực hoạt động 31 2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý 31 2.2.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý 31 2.2.3.2. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban 32 2.2.4. Tình hình lao động, hoạt động kinh doanh, tài sản, nguồn vốn của Công ty trong năm 2016 – 2017 34 2.2.4.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn 35 2.2.4.3. Tình hình kinh doanh của công ty 36 2.2.5. Tổ chức công tác kế toán 37 2.2.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán 37 2.5.2.2. Tổ chức chế độ kế toán 38 2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Phát Thịnh 42 Trường2.2.1. Đặc điểm và Đạiphân loại chi họcphí sản xuất tạKinhi công ty tế Huế 42 2.2.1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 42 2.2.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp 43 2.2.1.3. Chi phí sử dụng máy thi công 44 SVTH: Hà Thị Thanh Lan
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 2.2.1.4. Chi phí sản xuất chung 44 2.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 45 2.2.3. Kế toán các chi phí sản xuất 45 2.2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty 45 2.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 51 2.2.3.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 59 2.2.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 61 2.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất của công ty 70 2.2.5. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang 72 2.2.6. Đánh giá, điều chỉnh các khoản giảm giá thành 72 2.2.7. Tính giá thành sản phẩm 72 2.2.7.1. Đối tượng tính giá thành 72 2.2.7.2. Kỳ tính giá thành 72 2.2.7.3. Phương pháp tính giá thành 72 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÂU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THIÊN PHÁT THỊNH 77 3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí tính giá thành 77 3.1.1. Ưu điểm 77 3.1.2. Nhược điểm 79 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty. 81 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83 I. Kết luận. 83 II. Kiến nghị. 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC 86 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hà Thị Thanh Lan
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TSCĐ: Tài sản cố định NVL: Nguyên vật liệu NCTT: Nhân công trực tiếp SXC: Sản xuất chung SXKD: Sản xuất kinh doanh CCDC: Công cụ dụng cụ CPSX: Chi phí sản xuất GTSP: Giá thành sản phẩm SXDDDK: Sản xuất dở dang đầu kỳ SXPSTK: Sản xuất phát sinh trong kỳ SXDDCK: Sản xuất dở dang cuối kỳ NVLTT: Nguyên vật liệu trực tiếp BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp KPCĐ: Kinh phí công đoàn CN TTSX: Công nhân trực tiếp sản xuất KTTL: Khoản trích theo lương GTGT: Giá trị gia tăng DN: Doanh nghiệp CP: Chi phí KPT: Khoản phải trả SP: Sản phẩm HTK: Hàng tồn kho Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hà Thị Thanh Lan
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1. Tình hình biến động lao động của công ty trong 2 năm 2016 – 2017 34 Bảng 2.2. Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của công ty trong 2 năm 2016 – 2017 35 Bảng 2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2016 – 2017 36 Biểu số 2.1. Phiếu xuất NVL 46 Biểu số 2.2. Phiếu hạch toán NVL 47 Biểu số 2.3. Sổ chi tiết TK 621 48 Biểu số 2.4. Sổ cái Tài khoản 621 50 Biểu số 2.5. Bảng chấm công 52 Biểu số 2.6. Bảng thanh toán lương CN 54 Biểu số 2.7. Phiếu hạch toán 56 Biểu số 2.8. Sổ chi tiết TK 622 57 Biểu số 2.9. Sổ cái TK 622 58 Biểu số 2.10. Phiếu xuất nhiên liệu sử dụng cho máy thi công 59 Biểu số 2.11. Sổ chi tiết TK 623 60 Biểu số 2.12. Sổ cái TK 623 61 Biểu số 2.13. Bảng chấm công 63 Biểu số 2.14. Bảng thanh toán lương 64 Biểu số 2.15. Hóa đơn GTGT 65 Biểu số 2.16. Phiếu chi thanh toán tiền tiếp khách 66 Biểu số 2.17. Hóa đơn GTGT 67 Biểu số 2.18. Phiếu chi thanh toán tiền mạ kẽm 68 Biểu số 2.19. Phiếu hạch toán 68 Biểu số 2.20. Sổ chi tiết TK 627 69 Biểu số 2.21. Sổ cái TK 627 70 Biểu số 2.22. Sổ cái Tài khoản 154 71 TrườngBiểu số 2.23. Bảng tính Đại giá thành s ảnhọc phẩm Kinh tế Huế.74 SVTH: Hà Thị Thanh Lan
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổng hợp quá trình tập hợp chi phí NVLTT 16 Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổng hợp quá trình tập hợp chi phí NCTT 17 Sơ đồ 1.3 Sơ đồ tổng hợp quá trình tập hợp chi phí sản xuất chung 19 Sơ đồ 1.4 Sơ đồ tổng hợp quá trình tập hợp chi phí sử dụng máy thi công 20 Sơ đồ 1.5 Sơ đồ tổng hợp quá trình tập hợp chi phí sản xuất 21 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty (Nguồn: Từ phòng Hành chính của công ty) 32 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty (Nguồn: Từ Phòng Kế toán của Công ty) 37 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức vận dụng hình thức sổ kế toán 41 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hà Thị Thanh Lan
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Bước vào nền kinh tế thị trường, thì việc các DN có nhiều đối thủ cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi, do đó để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những chính sách và hướng kinh doanh cho riêng mình. Để theo kịp sự phát triển, đổi mới của nền kinh tế, ngoài sự điều hành sản xuất kinh doanh và đưa ra chiến lược kinh doanh theo đúng định hướng, chính sách phát triển của đất nước, chính sách thuế của một quốc gia thì chế độ kế toán của doanh nghiệp cũng cần phải được hoàn thiện hơn. Các doanh nghiệp hiện nay đều quan tâm đến việc là làm sao tạo được uy tín với khách hàng từ đó có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực xây dựng ngày càng xuất hiện nhiều. Điều này làm cho tính cạnh tranh trong thị trường về lĩnh vực này ngày càng gia tăng, hầu hết các dự án xây dựng đều phải thông qua đấu thầu giữa các công ty, do đó bộ phận kế toán phải tính toán, ước lượng được chi phí sản xuất từ đó tập hợp và tính giá thành đối với dự án mỗi dự án. Từ đó có thể thấy việc tính giá thành trở nên rất quan trọng, nhất là làm sao để có thể vừa tiết kiệm được chi phí mà vẫn nâng cao được lợi nhuận, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chính sách quản lý chi phí hợp lý. Do đó công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành là một trong những yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Phát Thịnh là một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, trong những năm hoạt động công ty đã thực hiện rất nhiều các dự án như xây dựng nhà ở, trường học, Để hoàn thành được các công trình trên đòi hỏi phải tính toán được giá thành của từng công trình, Trườngchính vì vậy công tác củĐạia kế toán tín hhọc giá thành là vôKinh cùng quan trọ ngtế và cầ nHuế thiết. Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn nghiên cứu về đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Phát Thịnh” làm luận văn tốt nghiệp. SVTH: Hà Thị Thanh Lan 1
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Thứ nhất, hệ thống hóa lại kiến thức về kế toán chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. Thứ hai, tìm hiểu thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Phát Thịnh. Thứ ba, thông qua việc phân tích các ưu, nhược điểm có thể đề xuất được một số giải pháp góp phần hoàn thiện hơn về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của công ty. 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán chi phí và tính giá thành công trình xây dựng Trường Tiểu học Tây Lộc tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Phát Thịnh, bao gồm: Nội dung và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất của toàn bộ công trình xây dựng tại Công ty Thiên Phát Thịnh. Nội dung và phương pháp tính giá thành công trình xây dựng tại Công ty Thiên Phát Thịnh. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Về không gian: Do ở công ty có nhiều công trình xây dựng khác nhau, do đó với thời gian hạn chế của quá trình thực tập nên tôi chỉ giới hạn nghiên cứu đề tài của mình trong phạm vi tìm hiểu công tác kế toán chi phí và tính giá thành công trình xây dựng Trường Tiểu học Tây Lộc. Về thời gian: Nghiên cứu tình hình tổng quan của công ty trong phạm vi năm 2016 – 2017 và nghiên cứu công tác kế toán chi phí và tính giá thành công trình Trường Tiểu Trườnghọc Tây Lộc trong giai Đạiđoạn từ tháng học 1/ 2017 đến thángKinh 6/2017. tế Huế 5. Phương pháp nghiên cứu SVTH: Hà Thị Thanh Lan 2
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp này được sử dụng để thu thập các chứng từ, sổ sách liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí sản xuất và tính giá thành công trình của công ty, bao gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài như tham khảo các luận văn có cùng đề tài, các văn bản, thông tư theo quy định của Bộ tài chính, sách Từ đó đưa ra được cơ sở lý luận của đề tài. Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này dùng để thu thập thông tin về tình hình của công ty, về công tác kế toán chi phí và tính giá thành cũng như để giải đáp những thắc mắc trong quá trình thực tập để nghiên cứu về đề tài. Phương pháp này được sử dụng thường xuyên trong quá trình thực tập. Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp so sánh: Phương pháp này được dùng để so sánh, đánh giá tình hình lao động, tài sản, nguồn vốn của công ty qua các năm. Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để thống kê, sắp xếp thông tin, dữ liệu thu thập được nhằm phản ánh khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Phương pháp chứng từ kế toán: Phương pháp này được sử dụng để thu thập các chứng từ kế toán chứng minh cho các nghiệp vụ thực tế có phát sinh tại công ty, từ đó đối chiếu số liệu ở sổ sách kế toán xem có khớp đúng hay không. Phương pháp tính giá: là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự hình thành và phát sinh chi phí có liên quan đến từng loại vật tư, sản phẩm của công ty. Sử dụng thước đo giá trị để biểu hiện các loại tài sản khác nhau của công ty nhằm phản ánh, cung cấp các thông tin tổng hợp cần thiết và xác định giá trị tiền tệ để thực hiện các phương pháp phản ánh của kế toán. Trường Phương pháp tổng hĐạiợp cân đối: làhọc phương pháp Kinhđược sử dụng đểtếtổng hHuếợp số liệu từ các tài khoản kế toán dựa trên tính cân đối vốn có của các đối tượng kế toán để lên các chỉ tiêu trong báo cáo kế toán phục vụ cho công tác kế toán và công tác SVTH: Hà Thị Thanh Lan 3
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà quản lý. Kế toán sử dụng phương pháp tổng hợp cân đối nhằm tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán để lên được các chỉ tiêu trong báo cáo. 6. Kết cấu của đề tài Kết cấu của đề tài gồm có 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề. Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Phát Thịnh. Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Phát Thịnh. Phần III: Kết luận và kiến nghị. 7. Tính mới của đề tài.  Tổng hợp các đề tài liên quan: Qua việc tham khảo hai đề tài nghiên cứu cùng lĩnh vực như sau: Đề tài 1: “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Mai Sơn” của tác giả Nguyễn Thu Huyền – Trường Đại học Thăng Long (2014). Đề tài xác định những điểm chưa hoàn thiện và đưa ra các giải pháp thiết thực và phù hợp với Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Mai Sơn về việc kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, đề tài chưa đưa ra đầy đủ phần Đặt vấn đề của đề tài, chưa có phần giới thiệu điểm mới của đề tài, Đề tài 2: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TrườngCP Thiết bị và Vậ t Đạiliệu xây dựng học Hanconrp” củKinha tác giả Nguyễ n tếQuỳnh HuếPhương – Trường Đại học Lao động – Xã hội (2016). Đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, từ đó SVTH: Hà Thị Thanh Lan 4
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà đưa ra nội dung, giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí tại Công ty. Tuy nhiên, đề tài chưa có bố cục rõ ràng, cách trình bày làm cho người đọc khó xem xét.  Tính mới của đề tài: Mặc dù đã có nhiều khóa luận tốt nghiệp đại học và các đề tài nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhưng phần lớn các đề tài đều được thực hiện ở các doanh nghiệp sản xuất, đây là lần đầu tiên đề tài này được thực hiện tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Phát Thịnh. Bên cạnh đó, qua việc tham khảo các đề tài nghiên cứu trước cũng như việc chế độ kế toán doanh nghiệp có nhiều sự thay đổi ảnh hưởng đến công tác kế tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hiện nay, cụ thể là tính giá thành cho một công trình xây dựng. Kế thừa và rút kinh nghiệm từ các đề tài nghiên cứu trước, tôi muốn tìm hiểu hơn về phần hành kế toán này và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí – giá thành tại công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hà Thị Thanh Lan 5
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1. Tổng quan về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1.1. Chi phí sản xuất 1.1.1.1. Khái niệm Chi phí là khoản hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được kết quả nào đó. Hao phí này bao gồm hao phí lao động vật hóa (như nguyên vật liệu, năng lượng, hao mòn TSCĐ) và hao phí lao động sống (như tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp). (Trịnh Văn Sơn – Hồ Phan Minh Đức, 2016) Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, qúy, năm). (Huỳnh Lợi, 2009) 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất. Chi phí có nhiều ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh và mục đích sử dụng. Thông tin chi phí được ghi nhận và phân loại theo cách phù hợp với mục đích sử dụng này có thể không phù hợp với mục đích sử dụng khác. Do đó, việc am hiểu tường tận các khái niệm chi phí và phương pháp phân loại chi phí đóng vai trò hết sức quan trọng, điều này có thể cung cấp các thông tin phù hợp cho các quyết định của doanh nghiệp. Theo Trịnh Văn Sơn – Hồ Phan Minh Đức (2016), chi phí được phân loại theo các tiêu thức sau:  Phân loại theo mối quan hệ với mức hoạt động của tổ chức - Chi phí biến đổi: là chi phí thay đổi trên tổng số theo sự thay đổi của mức hoạt động của tổ chức (ví dụ như sản lượng, số giờ lao động, số giờ máy ). Các chi Trườngphí NVL, chi phíĐại NCTT, chi họcphí năng lư ợngKinh phục vụ sản xu tếất, chi phíHuế bao bì đóng gói, hoa hồng bán hàng là những chi phí biến đổi. SVTH: Hà Thị Thanh Lan 6
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà - Chi phí cố định: là chi phí không thay đổi trên tổng số bất chấp sự thay đổi của mức hoạt động. Các chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lương cho cán bộ quản lý, chi phí quảng cáo khuyến mãi, chi phí bảo hiểm là những chi phí cố định.  Phân loại theo phương pháp phân phối chi phí cho một đối tượng chịu chi phí - Chi phí trực tiếp: là loại chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu chi phí và có thể tính trực tiếp cho đối tượng đó một cách hiệu quả, ít tốn kém. - Chi phí gián tiếp: là loại chi phí liên quan đến đối tượng chịu chi phí, nhưng không thể tính trực tiếp cho đối tượng chịu chi phí đó một cách hiệu quả.  Phân loại dựa trên khả năng kiểm soát chi phí - Chi phí kiểm soát được: là chi phí mà nhà quản lý có thể kiểm soát hoặc quyết định được. - Chi phí không kiểm soát được: là chi phí mà nhà quản lý không có khả năng kiểm soát hoặc gây ảnh hưởng lên nó.  Phân loại theo lĩnh vực chức năng của tổ chức - Chi phí sản xuất: là những chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí SXC. - Chi phí ngoài sản xuất: là những chi phí ngoài khâu sản xuất, bao gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.  Phân loại theo thời điểm ghi nhận chi phí - Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hay hàng hóa được mua vào. Chi phí sản phẩm được ghi nhận là chi phí tại thời điểm sản phẩm/ hàng hóa được tiêu thụ mà không được tính ở thời kỳ mà nó phát sinh. - Chi phí thời kỳ: là tất cả các chi phí không phải là chi phi sản phẩm. Chi phí thời kỳ phát sinh ở kỳ nào thì tính là chi phí trong kỳ đó, chi phí này làm giảm lợi tức trong kỳ chúng phát sinh. TrườngPhân loại chi phí sản xuĐạiất là công vihọcệc quan trọng Kinh cần phải thực hi ệtến để ph Huếục vụ cho việc tổ chức, theo dõi và tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm, đồng thời để dễ dàng kiểm soát các loại chi phí phát sinh. Theo Huỳnh Lợi (2009), chi phí sản xuất được phân loại theo các tiêu thức sau: SVTH: Hà Thị Thanh Lan 7
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà  Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế ban đầu Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo các yếu tố. Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí. Bao gồm các yếu tố sau: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu bao gồm giá mua, chi phí mua nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Yếu tố này bao gồm những thành phần sau: chi phí NVL chính, chi phí NVL phụ, chi phí nhiên liệu, phụ tùng thay thế và chi phí vật liệu khác sử dụng vào sản xuất. - Chi phí nhân công bao gồm: các khoản tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp theo lương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động. - Chi phí công cụ dụng cụ: yếu tố này bao gồm giá mua và chi phí mua của các công cụ được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng chi phí công cụ dụng cụ là tiền đề để nhà quản lý hoạch định luân chuyển qua kho, định mức dự trữ, nhu cầu thu mua công cụ dụng cụ hợp lý. - Chi phi khấu hao TSCĐ: yếu tố này bao gồm khâu hao của tất cả các TSCĐ, tài sản dài hạn dùng vào hoạt động SXKD. - Chi phí dịch vụ thuê ngoài bao gồm: chi phí mua ngoài phục vụ cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp như tiền điện, tiền nước, điện thoại, chi phí quảng cáo, chi phí sửa chữa - Chi phí khác bằng tiền là các khoản chi phí SXKD bằng tiền phát sinh trong quá trình SXKD của doanh nghiệp.  Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế TrườngCăn cứ vào ý nghĩa của Đại chi phí trong họcgiá thành sản Kinh phẩm và để thuận tế tiện cho Huế việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Giá thành toàn bộ của sản phẩm bao gồm các khoản mục chi phí sau: SVTH: Hà Thị Thanh Lan 8
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà - Chí phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vât liệu sử dụng trực tiếp trong từng hoạt động sản xuất sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, tiền thưởng và tiền phụ cấp khác. - Chi phí sản xuất chung bao gồm tất cả các chi phí sản xuất ngoài 2 khoản mục chi phí trên. Như vậy chi phí sản xuất chung thường bao gồm: chi phí lao động gián tiếp, chi phí NVL dùng trong máy móc thiết bị, chi phí CCDC dùng trong sản xuất, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tài sản cố định khác dùng trong hoạt động sản xuất, chi phí thuê ngoài, - Chi phí bán hàng còn được gọi là chi phí lưu thông, là những chi phí đảm bảo cho việc thực hiện chính sách, chiến lược bán hàng của doanh nghiệp. Khoản mục chi phí bán hàng bao gồm: chi phí lương và các khoản trích theo lương, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng trong hoạt động bán hàng, - Chi phí quản lý bao gồm tất cả chi phí liên quan đến công việc hành chính, quản trị ở phạm vi toàn doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn bao gồm tất cả những chi phí mà không thể ghi nhận vào các khoản mục nói trên. - Chi phí khác: ngoài những khoản chi phí liên quan đến hoạt động SXKD, trong chi phí của doanh nghiệp còn tồn tại chi phí khác. Về cơ bản chi phí khác thường bao gồm chi phí hoạt động tài chính, chi phí hoạt động bất thường. Chi phí này thường chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong một doanh nghiệp nhỏ, chi phí này có thể bằng không. 1.1.2. Giá thành sản phẩm 1.1.2.1. Khái niệm Trường“Giá thành sản phẩm làĐại chi phí sản xuhọcất tính cho mKinhột khối lượng sả ntế phẩm hoànHuế thành nhất định. Giá thành đơn vị sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một đơn vị thành phẩm”. (Huỳnh Lợi - Nguyễn Khắc Tâm, 2002) SVTH: Hà Thị Thanh Lan 9
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Hay nói cách khác, giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí NVL, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung tính cho từng công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây lắp đến giai đoạn hoàn thành, nghiệm thu bàn giao được chấp nhận thanh toán. Giá thành sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế mà doanh nghiệp sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm Có nhiều loại giá thành khác nhau, tuỳ theo yêu cầu quản lý cũng như các tiêu thức phân loại khác nhau mà giá thành được chia thành các loại tương ứng. Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành: Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành, giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại: - Giá thành dự toán: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất và sản lượng dự toán.Việc tính toán xác định giá thành dự toán được tiến hành trước khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và do bộ phận kế hoạch thực hiện. Đối với hoạt động xây lắp thì giá thành dự toán là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình, hạng mục công trình. Do đặc điểm của hoạt động sản xuất xây lắp là thời gian sản xuất thi công dài và mang tính chất riêng lẻ nên đối với từng công trình, hạng mục công trình đều phải lập dự toán trước khi thi công. - Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở định mức các chi phí sản xuất hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, xây lắp. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, được xem là thước đo chính Trườngxác để đánh giá kết Đại quả sử dụng họctài sản, vật tư,Kinh tiền vốn, lao động tế trong Huế sản xuất, giúp cho đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. SVTH: Hà Thị Thanh Lan 10
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà - Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính dựa trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh, tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ. Giá thành khối lượng xây lắp được tính vào giá thành thực tế khi những công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành đảm bảo đúng yêu cầu và được chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán. Chỉ tiêu này cho phép đánh giá chính xác toàn diện, hiệu quả sản xuất thi công một công trình, hạng mục công trình. 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Theo PGS. TS. Võ Văn Nhị (2002): “Chi phí sản xuất và giá thành sản xuất là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất, có mối quan hệ chặt chẽ biện chứng với nhau, vừa là tiền đề, vừa là nguyên nhân, kết quả của nhau. Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất gồm 2 mặt: hao phí sản xuất và kết quả hao phí sản xuất được phản ánh thông qua giá thành.” - Xét về mặt bản chất: chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm tương đương nhau, chúng đều thể hiện hao phí lao động sống và các chi tiêu khác của doanh nghiệp. - Xét về mặt nội dung: giữa CPSX và GTSP lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Giá thành tính trên cơ sở chi phí đã tập hợp và số lượng sản phẩm được hoàn thành từ chi phí. Nội dung giá thành sản phẩm chính là các khoản mục chi phí đã tập hợp và tính cho số lượng chủng loại sản phẩm. - Xét về mặt phạm vi: Chi phí sản xuất được giới hạn trong một kỳ nhất định mà không cần biết nó chi cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa. Còn giá thành sản phẩm là giới hạn của một khối lượng về một loại sản phẩm nhất định đã hoàn thành. TrườngTuy có mối quan hệ chĐạiặc chẽ với nhau học nhưng chi Kinhphí sản xuất và giátế thành Huếsản phẩm cũng có những điểm khác nhau: - Chi phí sản xuất được xác định theo một thời kỳ nhất mà không tính đến chi phí có liên quan đến số sản phẩm đã hoàn thành hay chưa. Ngược lại, giá thành sản phẩm SVTH: Hà Thị Thanh Lan 11
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà bao gồm những chi phí sản xuất có liên quan đến khối lượng sản phẩm, dich vụ hoàn thành trong kỳ mà không cần xét đến nó phát sinh vào thời điểm nào. Trong giá thành sản phẩm sản xuất ra trong kỳ có thể bao gồm cả những chi phí chi ra trong kỳ trước, đồng thời chi phí sản xuất chi ra trong kỳ này có thể nằm trong giá thành sản phẩm của kỳ sau. - Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. Tổng giá = Chi phí + Chi phí - Chi phí - Điều chỉnh thành sản SXDDĐK SXPSTK SXDDCK giảm giá phẩm thành Chi phí sản xuất và GTSP là những chỉ tiêu kinh tế vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó yêu cầu quản lý đặt ra là phải tổ chức hạch toán đầy đủ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất liên quan đến việc sản xuất sản phẩm, phải hạch toán chi tiết và quản lý chi tiết đối với từng loại chi phí trong hoạt động kinh doanh, phải luôn kiểm tra, đánh giá hiệu quả các giải pháp quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Việc tập hợp chi phí và tính giá thành đúng trước hết liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp. Thực hiện tốt công tác này giúp cho doanh nghiệp xác định đúng kết quả hoạt động kinh doanh, đồng thời đề ra các biện pháp thích hợp, kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Do đó, trong giáo trình kế toán chi phí, TS. Huỳnh lợi (2009) đã đưa ra một số nhiệm vụ cơ bản của kế toán chi phí như sau: - Cung cấp thông tin chi phí, giá thành để phục vụ cho việc định giá thành phẩm tồn kho, giá vốn, giá bán, lợi nhuận của các quyết định quản trị sản xuất, định hướng kinh doanh, thương lượng với khách hàng, điều chỉnh tình hình sản xuất theo thị Trườngtrường. Đại học Kinh tế Huế - Cung cấp thông tin chi phí và giá thành sản phẩm để phục vụ tốt hơn quá trình kiểm soát chi phí, đảm bảo tính tiết kiệm, hiệu quả và gia tăng năng lực cạnh tranh. SVTH: Hà Thị Thanh Lan 12
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà - Cung cấp thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phục vụ tốt hơn cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống định mức chi phí. Bên cạnh đó, do đặc thù của ngành xây dựng là sản phẩm xây lắp nên việc quản lý về đầu tư và xây dựng là một công việc khó khăn, đòi hỏi kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp phải thực hiện công việc của mình theo một trình tự logic, chính xác, đầy đủ, kiểm tra các khâu hạch toán và xác định số liệu cần thiết. Một số công việc mà kế toán cần chú ý như: - Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời các chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ kế toán. - Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức vật tư lao động, chi phí sử dụng máy thi công và các dự toán chi phí khác để nếu có sai sót thì có thể xử lý kịp thời. - Tính toán chính xác và kịp thời giá thành sản phẩm xây lắp. - Xác định đúng đắng và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xây dựng đã hoàn thành. 1.2. Nội dung công tác, trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. 1.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất “Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chính là phạm vi giới hạn để tập hợp các chi phí sản xuất, có thể là nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận) hoặc có thể là đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng)”. ( Huỳnh Lợi – Nguyễn Khắc Tâm, 2002) Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí phát sinh và đối tượng chịu chi phí. TrườngCăn cứ để xác định đố i Đạitượng tập h ợphọc chi phí sản xuKinhất: tế Huế - Đặc điểm, công dụng của chi phí trong sản xuất - Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm SVTH: Hà Thị Thanh Lan 13
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà - Khả năng, trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp, của cán bộ, nhân viên kế toán - Yêu cầu quản lý chi phí, yêu cầu tính giá thành của doanh nghiệp Tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể của doanh nghiệp mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp có thể là: - Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng - Từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, từng giai đoạn công nghệ sản xuất - Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp Xác định đối tượng tập hợp chi phí là một khâu rất quan trọng và là khâu đầu tiên cần thiết của công tác tập hợp chi phí sản xuất, phù hợp với yêu cầu quản lý doanh nghiệp, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến việc tập hợp số liệu ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết. Các chi phí phát sinh, sau khi đã được tập hợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sẽ là cơ sở để tính giá thành. 1.2.2. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất Theo TS. Huỳnh Lợi (2009), để tiến hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán cần phải nhận diện được từng loại chi phí, tập hợp chi phí bằng phương pháp thích hợp với từng loại chi phí. Tập hợp chi phí sản xuất là giai đoạn đầu của quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế. Quy trình này được tiến hành như sau: - Những chi phí sản xuất phát sinh liên quan trực tiếp đến trừng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được tập hợp trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí sản xuất như nguyên vật liệu chính, chi phí nhân công trực tiếp - Những chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Trườngthường tập hợp thànhĐại từng nhóm học và chọn tiêuKinh thức phân bổ chotế từng Huếđối tượng chịu chi phí. Hệ số phân bổ chi phí = Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ / Tổng tiêu thức phân bổ SVTH: Hà Thị Thanh Lan 14
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Mức phân bổ chi phí cho đối tượng i = Hệ số phân bổ chi phí × Tiêu thức phân bố của đối tượng i 1.2.3. Kế toán các chi phí sản xuất 1.2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Theo PGS.TS Võ Văn Nhị (2016): “Chi phí NVLTT là chi phí về NVL chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu để sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp trong các ngành nông, lâm, ngư, bưu chính, viễn thông, ”. Trong kỳ, việc thực hiện ghi chép, tập hợp chi phí NVL phát sinh theo từng đối tượng sử dụng trực tiếp các nguyên vật liệu này hoặc tập hợp chung cho quá trình sản xuất. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển hoặc phân bổ vào chỉ tiêu giá thành sản phẩm, doanh nghiệp sử dụng các tiêu thức phân bổ thích hợp. Đối với những nguyên vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì tính và hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Đối với những nguyên vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng chi phí, không thể hạch toán riêng lẻ thì áp dụng phương pháp phân bổ để phân bổ các đối tượng liên quan.  Chứng từ sử dụng: Phiếu yêu cầu vật tư Phiếu xuất kho Phiếu nhập kho Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ Hóa đơn, phiếu chi, giấy báo nợ, Trường Tài khoản sử d ụng:Đại TK 621 “Chihọc phí nguyên Kinhvật liệu trực tiế p”tế phản ánhHuế chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm /dịch vụ trong kỳ. Không có số dư cuối kỳ. SVTH: Hà Thị Thanh Lan 15
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Một số tài khoản đối ứng như TK 152, 154, 111, 112, 331, 632  Phương pháp hạch toán: TK 621 (Chi phí NVLTT) TK 152 TK 154 Xuất kho NVL dùng cho sản xuất sản Cuối kỳ kết chuyển chi phẩm, thực hiện dịch vụ phí NVL TK 111, 112, 331 TK 632 Mua NVL dùng ngay vào sản Phần chi phí NVL trực xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ tiếp vượt mức TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổng hợp quá trình tập hợp chi phí NVLTT 1.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp “Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương theo quy định, tiền ăn ca phải trả cho công nhân sản xuất, phụ cấp theo quy định của công ty.” (Võ Văn Nhị, 2002) Chí phí phải mở chi tiết theo đối tượng tập hợp CPSX. Phần vượt chi phí trên mức bình thường không được tính vào giá thành mà phải được kết chuyển sang giá vốn hàng bán. Mức đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp mới nhất được thực hiện theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là Về mức đóng BHXH, phía doanh nghiệp chỉ còn đóng 17% vào quỹ TrườngBảo hiểm xã hội. Đại học Kinh tế Huế  Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công Bảng thanh toán tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất SVTH: Hà Thị Thanh Lan 16
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Giấy tạm ứng Bảng lương Bảng tính trích các khoản theo lương  Tài khoản sử dụng: TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài khoản này cũng tập hợp cho từng đối tượng và không có số dư cuối kỳ. Một số tài khoản đối ứng liên quan khác như tài khoản 334, 338, 111, 112, 154  Phương pháp hạch toán: TK 622 (Chi phí NCTT) TK 334 TK 154 Tiền lương phải trả CN TTSX Cuối kỳ kết chuyển chi TK 335 phí NCTT Tiền lương nghỉ Trích trước tiền TK 632 Phép phải trả lương nghỉ phép Phần chi phí NCTT TK 338 vượt mức Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ TK 111, 141 Các khoản chi trực tiếp bằng tiền Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổng hợp quá trình tập hợp chi phí NCTT 1.2.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung “Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh nhằm phục vụ cho việc quản lý Trườnghoạt động ở các phân xưĐạiởng sản xu ất.học Kế toán chi phíKinh SXC được hạ chtế toán chiHuế tiết cho từng phân xưởng, bộ phận, tổ hay đội sản xuất. Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng một khoảng thời gian mà chi phí SXC của mỗi loại sản phẩm không được phản ánh một cách tách biệt thì chi phí SXC được phân bổ cho các SVTH: Hà Thị Thanh Lan 17
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán.” (Võ Văn Nhị, 2002)  Chứng từ sử dụng: Hóa đơn giá trị gia tăng Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua ngoài Phiếu chi, phiếu xuất kho Hóa đơn cước phí vận chuyển Bảng tính khấu hao TSCĐ Bảng tính lương, bảng thanh toán lương nhân viên quản lý phân xưởng  Tài khoản sử dụng: TK 627 “Chi phí sản xuất chung” phản ánh những chi phí quản lý phục vụ cho quá trình sản xuất trong phạm vi phân xưởng hoặc tổ, đội sản xuất. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Một số tài khoản đối ứng liên quan khác như tài khoản 111, 112, 152, 153, 154, 214, 334, 338, 242 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hà Thị Thanh Lan 18
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà  Phương pháp hạch toán: TK 627 TK 334,338 (Chi phí sản xuất chung) TK 154 Chi phí nhân viên quản lý phân Cuối kỳ kết chuyển chi phí SXC xưởng (lương và các KTTL) vào GTSP, dịch vụ TK 152, 153, 242 TK 632 Chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất Chi phí SXC vượt mức TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 111, 112, 331 TK 111, 112, 138 Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 133 Các khoản giảm chi Thuế GTGT TK 111, 112 Chi phí bằng tiền khác TK 335, 242 Chi phí đi vay phải trả Sơ đồ 1.3 Sơ đồ tổng hợp quá trình tập hợp chi phí sản xuất chung 1.2.3.4. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công “Chi phí sử dụng máy thi công là những chi phí liên quan đến hoạt động của máy thi công (chi phí vật liệu cho máy hoạt động, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của công nhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa Trườngxe, máy thi công ). ChiĐại phí vật li ệhọcu, chi phí d ịchKinh vụ khác phục vụtếcho xe,Huế máy thi công.” (Theo TT 200/2014/TT- BTC)  Chứng từ sử dụng: Hóa đơn giá trị gia tăng SVTH: Hà Thị Thanh Lan 19
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua ngoài Bảng tính khấu hao xe, máy thi công Bảng tính lương, bảng thanh toán lương nhân viên trực tiếp sử dụng máy thi công  Tài khoản sử dụng: TK 623 “Chi phí sử dụng máy thi công” dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình trong trường hợp DN thực hiện xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy. Một số tài khoản đối ứng liên quan khác như 154, 511, 334, 152, 153  Phương pháp hạch toán: TK 623 (Chi phí sử dụng máy thi công) TK 154 TK 154 Cung cấp dịch vụ xe, máy lẫn nhau Cuối kỳ kết chuyển CP sử giữa các bộ phận dụng xe, máy thi công TK 334 TK 632 Tính tiền lương, tiền công và các KPT cho Phần chi phí vượt trên mức Công nhân điều khiển xe, máy thi công bình thường TK 152, 153 Xuất kho vật liệu, CCDC sử dụng cho hoạt động của xe, máy thi công TK 214 Trích khấu hao xe, máy thi công TK 111, 112, 331 Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh TK 133 TrườngSơ đồ 1.4 Sơ đồ tổĐạing hợp quá trìnhhọc tập hợ pKinh chi phí sử dụng máytế thi Huếcông SVTH: Hà Thị Thanh Lan 20
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 1.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất là sự phân tích chi phí đã được tập hợp ở từng đối tượng tập hợp CPSX để kết chuyển hoặc phân bổ CPSX vào giá thành sản phẩm, trên cơ sở đó để tiến hành tính giá thành sản phẩm. (TS. Võ Văn Nhị, 2010) Các CPSX sẽ được tập hợp vào bên nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại lao vụ, dịch vụ và các bộ phận SXKD chính, phụ (kể cả vật tư, hàng hóa và sản phẩm thuê ngoài gia công, chế biến). Phương pháp hạch toán: TK 154 (Chi phí SXKD dở dang) TK 621 TK 152 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Giá trị SP hỏng bắt bồi thường, giá trị phế liệu thu hồi TK 622 TK 155 Kết chuyển chi phí NCTT Giá thành thực tế SP nhập kho TK 627 TK 157 Kết chuyển chi phí SXC Giá thành thực tế của sản phẩm gửi bán không qua kho TK 632 Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành bán Sơ đồ 1.5 Sơ đồ tổng hợp quá trình tập hợp chi phí sản xuất Trường1.2.5. Đánh giá sản phĐạiẩm dở dang cuhọcối kỳ Kinh tế Huế “Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa hoàn thành, là sản phẩm còn đang dang dở trên dây chuyền sản xuất hay ở các phân xưởng sản xuất, đánh giá giá trị sản phẩm dở dang là sử dụng các công cụ kế toán (được thực hiện bằng các phương pháp như SVTH: Hà Thị Thanh Lan 21
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà phương pháp ước lượng tương đương hoặc phương pháp chi phí trực tiếp, ) để xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ tương ứng với số lượng sản phẩm dở dang.” (Phan Đức Dũng, 2006) Sản phẩm dở dang trong xây lắp là các công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành hoặc hoàn thành nhưng chưa bàn giao thanh toán. Để xác định sản phẩm dở dang cần tiến hành kiểm kê thực tế, xác định chi phí phát sinh trong kỳ của sản phẩm chưa hoàn thành. Việc đánh giá SPDD cuối kỳ, kế toán phải áp dụng một trong các phương pháp sau: - Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp chi phí NVL trực tiếp: Phương pháp này áp dụng thích hợp cho các doanh nghiệp có chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí SX, sản lượng sản phẩm dở dang giữa các kỳ kế toán ít biến động. Kế toán áp dụng phương pháp này trong trường hợp DN có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, chi phí NVL trực tiếp được bỏ vào ngay từ đầu của quy trình công nghệ sản xuất. Trường hợp chi phí NVL phụ trực tiếp bỏ dần vào trong quá trình sản xuất thì trị giá sản phẩm làm dở chỉ tính theo chi phí NVL chính trực tiếp bỏ vào từ đầu quá trình sản xuất. - Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp uớc lượng sản phẩm hoàn thành tương đương: Phương pháp này thích hợp với những sản phẩm có chi phí chế biến chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí sản xuất và sản lượng SPDD biến động nhiều giữa các kỳ kế toán. - Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp định mức chi phí: Trong các doanh nghiệp sản xuất đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí SX hợp lý và ổn định thì có thể đánh giá SPDD theo phương pháp chi phí SX định Trườngmức. Đại học Kinh tế Huế Trước hết, kế toán phải căn cứ vào sản lượng SPDD đã kiểm kê và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn, sau đó tổng hợp lại theo từng loại sản phẩm. SVTH: Hà Thị Thanh Lan 22
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Trong phương pháp này các khoản mục chi phí tính cho sản lượng SPDD còn phụ thuộc mức độ chế biến hoàn thành của chúng. Chi phí SX dở dang cuối kỳ = CP định mức x Số lượng SPDD cuối kỳ x Tỉ lệ hoàn thành của SPDD cuối kỳ 1.2.6. Kế toán các khoản điều chỉnh giảm giá thành 1.2.6.1. Kế toán thiệt hại về sản phẩm hỏng Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp. (TS. Huỳnh Lợi, 2009) - Theo mức độ hư hỏng: gồm sản phẩm hỏng có thể sửa chữa và không thể sửa chữa. Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được là sản phẩm có thể sửa chữa được về mặt kỹ thuật và chi phí sữa chữa phải nhỏ hơn chi phí sản xuất mới. Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là sản phẩm không thể sửa chữa được về mặt kỹ thuật hoặc chi phí sửa chữa lớn hơn chi phí sản xuất mới. - Về mặt quản lý: gồm sản phẩm hỏng trong định mức và ngoài định mức. Sản phẩm hỏng trong định mức là sản phẩm hỏng nằm trong dự kiến của doanh nghiệp và không thể tránh khỏi. Phần thiệt hại này (chi phí sửa chữa, giá trị sản phẩm hỏng không thể sửa chửa được) được tính vào giá trị sản phẩm trong kỳ. Sản phẩm hỏng ngoài định mức là sản phẩm hỏng nằm ngoài dự kiến của quá trình sản xuất do các nguyên nhân bất thường xảy ra như mất điện, hỏng máy, thiếu nguyên vật liệu, thiếu tinh thần trách nhiệm gây nên Phần thiệt hại này DN phải xử lý. Phương pháp kế toán: Tùy sản phẩm hỏng nằm trong định mức hoặc ngoài định mức mà chi phí sửa chữa được hạch toán vào những khoản mục chi phí sản xuất phù hợp với nội dung từng Trườngkhoản chi phí sửa chĐạiữa để cuố i khọcỳ kết chuy ểnKinh vào giá thành củtếa sản phHuếẩm hoàn thành trong kỳ. SVTH: Hà Thị Thanh Lan 23
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Trong quan hệ với công tác kế hoạch sản xuất thì loại sản phẩm hỏng trên lại được chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức (doanh nghiệp dự kiến sẽ xảy ra trong sản xuất) và sản phẩm hỏng ngoài định mức (sản phẩm hỏng ngoài dự kiến của nhà sản xuất). 1.2.6.2. Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan (thiên tai dịch hoạ, thiếu nguyên vật liệu ) các DN vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng đó được coi là những thiệt hại khi ngừng sản xuất. Những thiệt hại ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến và ngừng sản xuất bất thường. Trường hợp ngừng sản xuất theo kế hoạch có tính chất tạm thời (do tính thời vụ, do bảo dưỡng, sửa chữa máy móc) và DN có lập dự toán chi phí của thời gian ngừng sản xuất thì kế toán căn cứ vào dự toán để trích trước chi phí sản xuất kinh doanh. 1.2.7. Kế toán tính giá thành sản phẩm 1.2.7.1. Đối tượng tính giá thành “Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm dịch vụ hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm”. (Phan Đức Dũng, 2006) Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên để từ đó kế toán tổ chức các Bảng (Thẻ) tính giá thành và lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp để tiến hành tính giá thành sản phẩm. Để xác định được đối tượng tính giá thành đúng đắn, bộ phận kế toán giá thành cũng phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm, đặc điểm sử dụng sản phẩm, nửa thành phẩm, các yêu cầu và Trườngtrình độ quản lý, yêu Đại cầu cung cấp học thông tin choKinh việc ra quyết địnhtếtrong Huế doanh nghiệp, khả năng và trình độ quản lý, hạch toán, trình độ ứng dụng máy vi tính trong công tác kế toán của doanh nghiệp. SVTH: Hà Thị Thanh Lan 24
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà  Xét về mặt tổ chức sản xuất : - Nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc (như doanh nghiệp đóng tàu, công ty xây dựng cơ bản ) thì từng sản phẩm, từng công việc là đối tượng tính giá thành. - Nếu tổ chức sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng thì đối tượng tính giá thành là từng loạt sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng. - Nếu tổ chức sản xuất nhiều loại sản phẩm, khối lượng sản xuất lớn (như dệt vải, sản xuất bánh kẹo ) thì mỗi loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành.  Xét về mặt quy trình công nghệ sản xuất : - Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất. - Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành hoặc có thể là nửa thành phẩm tự chế biến. - Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh. 1.2.7.2. Kỳ tính giá thành sản phẩm “Kỳ tính giá thành sản phẩm là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị đại lượng, kết quả hoàn thành”. (Phan Đức Dũng, 2006) Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất của mỗi đối tượng tính giá thành để tính giá thành cho phù hợp: - Nếu tổ chức sản xuất nhiều, chu kì sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành là vào cuối mỗi tháng. Trường- Nếu sản xuất đơn Đại chiếc hay hànghọc loạt, chu Kinhkỳ sản xuất dài, sảtến phẩ mHuế chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất của sản phẩm thì kỳ tính giá thành là thời điểm kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm (thời điểm mà sản phẩm hoàn thành). SVTH: Hà Thị Thanh Lan 25
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 1.2.7.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Theo TT 200/BTC – 2014, có các phương pháp tính giá thành sau:  Phương pháp giản đơn (trực tiếp) Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kì sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ ). Đối tượng kế toán chi phí là từng loại sàn phẩm, dịch vụ. Đối tượng kế toán chi phí trùng với đối tượng hạch toán giá thành. Ngoài ra phương pháp này còn được áp dụng cho những doanh nghiệp tuy có quy trình sản xuất phức tạp nhưng sản xuất khối lượng lớn và ít loại sản phẩm, mỗi loại sản phẩm được sản xuất trong những phân xưởng riêng biệt, hoặc để tính giá thành của những công việc kết quả trong từng giai đoạn sản xuất nhất định.  Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ Áp dụng trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của người mua. Đặc điểm phương pháp này là tính giá theo từng đơn đặt hàng, nên việc tổ chức kế toán chi phí phải chi tiết hóa theo từng đơn đặt hàng. Theo phương pháp này thì đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng cũng là đối tượng tính giá thành. Giá thành cho từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành, hay giao hàng cho khách hàng. Những đơn đặt hàng chưa hoàn thành vào thời điểm cuối kỳ thì toàn bộ các chi phí sản xuất đã tập hợp theo đơn dặt hàng đó được coi là giá trị của những sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau. Đối với những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ, để tính giá trị sản phẩm chính kế toán Trườngphải loại trừ giá tr ị sĐạiản phẩm ph ụ họcra khỏi tổng chiKinhphí sản xuất s ảntếphẩm. Huế Giá trị sản phẩm phụ có thể xác định theo giá có thể sử dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu SVTH: Hà Thị Thanh Lan 26
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà  Phương pháp hệ số Áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Do vậy, để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm chính cần phải quy đổi các sản phẩm chính khác nhau về một loại sản phẩm duy nhất, gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi được xây dựng sẵn. Sản phẩm có hệ số 1 được chọn làm sản phẩm tiêu chuẩn. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại doanh nghiệp là phân xưởng hay quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính hoàn thành. Nếu trong quá trình sản xuất có sản phẩm dở dang thì cũng cần quy đổi về sản phẩm tiêu chuẩn để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.  Phương pháp tỷ lệ (định mức) Thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giày, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng), Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại. Đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm cùng loại, đối tượng tập hợp giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm. Trường Phương pháp phân Đại bước học Kinh tế Huế Áp dụng trong doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, quy trình sản xuất bao gồm nhiều công đoạn nối tiếp nhau theo trình tự, mỗi công đoạn chế biến một loại bán thành phẩm. SVTH: Hà Thị Thanh Lan 27
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Bán thành phẩm của công đoạn trước là đối tượng của công đoạn sau. Đặc điểm của loại hình sản xuất này là luôn có sản phẩm dở dang và sản phẩm dở dang có thể ở tất cả các công đoạn. Đối tượng tập hợp chi phí là các giai đoạn chế biến của quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành bán thành phẩm của từng công đoạn trung gian và thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hà Thị Thanh Lan 28
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÂU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THIÊN PHÁT THỊNH 2.1. Tổng quan về Công ty CP ĐTXD và TM Thiên Phát Thịnh. 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Phát Thịnh. Địa chỉ đăng kí kinh doanh: 53 Ngự Bình, Phường An Cựu, Thành phố Huế, Việt Nam. Điện thoại: 0234 3939398 Fax: 02343939398 Email: thienphatthinhxd@gmail.com Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng. Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng. Tổng số cổ phần: 1.000.000 cổ phần. Người đại diện theo pháp luật của Công ty: Bà Nguyễn Thị Bé. Chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc. 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Năm thành lập của Công ty: 2011 Mã số thuế: 3301348893. Đăng kí lần đầu ngày: 01 tháng 09 năm 2011, đăng kí thay đổi lần 1: ngày 16 tháng 01 Trườngnăm 2014, đăng kí thay Đại đổi lần 2: ngày học 15 tháng 05Kinh năm 2015, đăng tế kí thay Huếđổi lần 3: ngày 04 tháng 07 năm 2016, đăng kí thay đổi lần 4: ngày 24 tháng 05 năm 2017. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Điều lệ Công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan. SVTH: Hà Thị Thanh Lan 29
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Thông qua việc đầu tư, liên doanh, liên kết, kinh doanh bất động sản, công ty đã từng bước thực hiện đa sở hữu vốn, hòa nhập vào các thị tường xây dựng, đào tạo được đội ngũ kĩ sư và cán bộ thông thạo nghiệp vụ, có kinh nghiệm quản lý, điều hành sản xuất theo các quy trình công nghệ tiên tiến. Công ty đã và đang triển khai các dự án xây dựng Trường học, đường xá Ngoài việc đảm nhận thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, hạ tầng với vai trò là nhà thầu, công ty còn tham gia làm chủ đầu tư khu nhà ở, đô thị mới. Dù thi công các công trình với vai trò là nhà thầu hay chủ đầu tư về xây dựng, khu đô thị thì với nguồn nhân lực dồi dào và thiết bị thi công hiện đại, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Phát Thịnh luôn duy trì một truyền thống kĩ thuật tuyệt vời, sáng tạo và là một sự cam kết vững vàng về chất lượng. Với 7 năm xây dựng phát triển, công ty đã trở thành một doanh nghiệp sản xuất đa ngành nghề, đa sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản, 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động 2.1.3.1. Chức năng Xây dựng các công trình dân dụng như nhà ở, trường học trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, công ty còn xây dựng các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, giao thông thủy lợi 2.1.3.2. Nhiệm vụ Là một đơn vị xây dựng có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, công ty có những nhiệm vụ sau đây: Trường- Bảo toàn và phát tri ểĐạin nguồn vố n họcđược giao từ cácKinh cổ đông cũng nhtếư nhà Huếđầu tư. - Thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước như kê khai, nộp thuế đủ và đúng hạn. - Chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của nhà nước trong quá trình xây dựng và kinh doanh trong ngành nghề cho phép. SVTH: Hà Thị Thanh Lan 30
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà - Góp phần tạo việc làm cho người lao động, đồng thời thực hiện đầy đủ chế độ bảo hiểm bao gồm BHXH, BHYT cho người lao động; cải thiện đời sống cho người lao động. 2.1.3.3. Lĩnh vực hoạt động Xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông thủy lợi. 2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý 2.2.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Phát Thịnh được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, trong đó Giám đốc là người đứng đầu và chịu trách nhiệm cao nhất. Giám đốc là người chỉ đạo trực tiếp các hoạt động của Công ty và được sự giúp đỡ của Trưởng bộ phận trong việc quản lý cấp dưới. Giữa các bộ phận sẽ liên kết và hỗ trợ nhau trong công việc góp phần thúc đẩy quá trình hoàn thành công việc nhanh hơn. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hà Thị Thanh Lan 31
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN BỘ BỘ BỘ PHẬN KẾ PHẬN PHẬN TÀI HOẠCH KĨ HÀNH CHÍNH – VẬT TƯ – THUẬT CHÍNH KẾ TOÁN THIẾT BỊ ĐỘI ĐỘI ĐỘI ĐỘI ĐỘI ĐỘI THI ĐỘI THI THI THI THI THI THI CÔNG CÔNG CÔNG CÔNG CÔNG CÔNG CÁC CÔNG SẮT, ĐIỆN, SƠN NỀ, CỐP CÔNG ĐẤT CƠ C HOÀN BÊ NƯỚ TÁC PHA KHÍ THI N TÔNG Ệ KHÁC Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty (Nguồn: Từ phòng Hành chính của công ty) 2.2.3.2. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban - Giám đốc: là người đứng đầu, chỉ huy cao nhất của công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Bộ phận kỹ thuật: có nhiệm vụ lập, quản lý, theo dõi kế hoạch xây dựng các công trình của công ty. Thiết kế công trình, đưa ra các bản vẽ phù hợp. Quản lý, kiểm tra kỹ thuật, thi công nhằm đảm bảo tiến độ, an toàn, chất lượng, khối lượng và hiệu Trườngquả trong công việ cĐại. Điều hành vàhọc đôn đốc các Kinhtổ làm việc theo đúngtếtiế n Huếđộ. - Bộ phận hành chính: SVTH: Hà Thị Thanh Lan 32
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Tổ chức lao động, tiền lương: Phụ trách về công tác nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, bố trí điều động, khen thường, kỷ luật đối với cán bộ nhân viên; sắp xếp bộ máy công ty, tổ chức thực hiện phân cấp quản lý cán bộ trong bộ máy điều hành. Tổ chức hành chính: Nhận và lưu trữ công văn đến và đi, phát hành các loại tài liệu; quản lý, sử dụng con dấu đảm bảo đúng nguyên tắc do nhà nước quy định, quản lý hệ thống thông tin liên lạc, dụng cụ hành chính thiết bị văn phòng; thực hiện lập và thực hiện kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng thiết bị định kỳ. - Bộ phận tài chính – kế toán: Tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức quản lý về công tác tài chính, kế toán theo sự phân cấp của Giám đốc; tổ chức hạch toán sổ sách, chứng từ theo đúng Luật kế toán, các Thông tư, Nghị định và Chuẩn mực kế toán; lập báo cáo tài chính; theo dõi công nợ của khách hàng, nhà cung cấp; lập dự phòng, - Bộ phận kế hoạch vật tư – thiết bị: Phụ trách trong việc đề ra kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị. Theo dõi, quản lý và kiểm kê vật tư, trang thiết bị, cung cấp vật tư, trang thiết bị cho bộ phận thi công - Các đội thi công: Tùy vào công việc mình phụ trách sẽ tiến hành thực thi công trình theo thứ tự góp phần hoàn thiện công trình một cách nhanh chóng và đúng tiến độ. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hà Thị Thanh Lan 33
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 2.2.4. Tình hình lao động, hoạt động kinh doanh, tài sản, nguồn vốn của Công ty trong năm 2016 – 2017 2.2.4.1. Tình hình lao động Bảng 2.1. Tình hình biến động lao động của công ty trong 2 năm 2016 – 2017 ĐVT: Người 2016 2017 2017/2016 Chỉ tiêu SL % SL % SL % Lao động 218 100 185 100 -33 -15,14 Phân theo tính chất công việc Lao động trực tiếp 192 88,07 159 85,95 -33 -17,19 Lao động gián tiếp 26 11,93 26 14,05 0 0 Phân theo giới tính Nam 155 71,10 137 74,05 -18 -11,61 Nữ 63 28,90 48 25,95 -15 -23,81 Phân theo trình độ Đại học 15 6,88 15 8,11 0 0 Cao đẳng 7 3,21 7 3,78 0 0 Trung cấp 3 1,38 2 1,08 -1 -33,33 Còn lại 193 88,53 161 87,03 -32 -16,58 (Nguồn: Từ Phòng Kế toán của Công ty) Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy tình hình lao động của công ty trong năm 2017 giảm 33 lao động so với năm 2016, tương ứng giảm 15.14%. Vì lao động công ty chủ yếu là lao động thuê ngoài nên tùy vào khối lượng công việc của mỗi công trình sẽ có số lượng công nhân khác nhau. Do đặc thù công việc chủ yếu của công ty là xây dựng nên số lượng lao động trực tiếp chiếm số lượng lớn hơn. Cụ thể, trong năm 2016 số lượng lao động trực tiếp chiếm 88.07% và năm 2017 chiếm 85.95%. Về tính chất công việc thì khá nặng nhọc nên việc số lượng lao động nam sẽ nhiều hơn lao động nữ, năm 2016 số lao động nam chiếm 71,1%; năm 2017 chiếm 74,05%. Về trình độ thì đối với cán bộ Trườngcông nhân viên văn ph òngĐại mới yêu cầhọcu trình độ cao Kinh đẳng, đại học tr ởtếlên, lao Huế động của công ty chủ yếu là công nhân nên số lượng lao động từ trình độ trung cấp trở xuống chiếm tỷ trọng lớn hơn, cụ thể năm 2016 chiếm 88,53% và năm 2017 chiếm 87,03%. SVTH: Hà Thị Thanh Lan 34
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Việc số lượng lao động năm 2017 giảm so với năm 2016 cho thấy công ty đã cắt giảm lao động do số lượng công trình trong năm 2017 ít hơn 2016 hoặc do công ty muốn tiết kiệm chi phí thông qua việc giảm bớt lao động 2.2.4.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn Bảng 2.2. Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của công ty trong 2 năm 2016 – 2017 ĐVT: VNĐ 2017/2016 Chỉ tiêu 2016 % 2017 % ± % A. TÀI S ẢN NGẮN 8.020.324.478 54,06 10.364.019.699 60,78 2.343.695.221 29,22 HẠN B. TÀI SẢN DÀI HẠN 6.815.230.487 45,94 6.688.134.664 39,22 -127.095.823 -1,86 T ÀI ỔNG CỘNG T 14.835.554.965 100,00 17.052.154.363 100,00 2.216.599.398 14,94 SẢN C. NỢ PHẢI TRẢ 4.856.093.935 32,73 7.202.155.715 42,24 2.346.061.780 48,31 D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 9.979.461.030 67,27 9.849.998.648 57,76 -129.462.382 -1,30 T ỔNG CỘNG NGUỒN 14.835.554.965 100,00 17.052.154.363 100,00 2.216.599.398 14,94 VỐN (Nguồn: Từ Bảng cân đối kế toán của Công ty) Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty: Năm 2017, tài sản ngắn hạn của công ty là hơn 10 tỷ, tăng hơn 2 tỷ so với năm 2016, tương ứng tăng 29,22%. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn tăng. Tài sản dài hạn thì có xu hướng giảm so với năm 2016, tuy nhiên giảm không đáng kể khoảng hơn 100 triệu, tức giảm 1,86%. Nguyên nhân là do các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, tài sản dài hạn khác giảm. So với tốc độ giảm của tài sản dài hạn thì tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn tăng nhanh hơn làm cho tổng tài sản của công ty tăng lên 2 tỷ so với năm 2016, tương ứng tăng 14,94%. Nguồn vốn của công ty năm 2017 cũng tăng lên 2 tỷ so với năm 2016, nguyên nhân Trườngchủ yếu là do nợ phả i trĐạiả tăng (tăn g học2 tỷ so với 2016,Kinh tương ứng tăng tế 48,31%) Huế, trong khi đó vốn chủ sở hữu giảm (trên 100 triệu, tương ứng giảm 1,3% so với 2016). Tuy nhiên, tốc độ tăng của nợ phải trả lớn hơn làm cho tổng nguồn vốn tăng lên. SVTH: Hà Thị Thanh Lan 35
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Nhìn chung, ta thấy công ty đã quản lý được các khoản thu ngắn hạn, có thể thu hồi lại được vốn để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên trong năm 2017 việc vốn chủ sở hữu giảm đi trong khi nợ ngắn hạn lại tăng với tốc độ khá nhanh, điều này cho thấy năm 2017 công ty sử dụng vốn từ các nguồn đi vay lớn hơn, việc vay các khoản nợ ngắn hạn như vậy tuy không tốn nhiều chi phí sử dụng vốn nhưng ngược lại thời gian để công ty hoàn trả các khoản nợ này là ngắn. Việc này có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Mặc dù vốn chủ sở hữu giảm đi nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng nguồn vốn của công ty. Qua đó, ta thấy tình hình tài chính của công ty vẫn ở mức ổn định và có khả năng chi trả cho các khoản nợ khi đến hạn thanh toán. Điều này cho thấy công ty có thể tự chủ về mặt tài chính. 2.2.4.3. Tình hình kinh doanh của công ty Bảng 2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2016 – 2017 ĐVT: VNĐ 2017/2016 Chỉ tiêu 2016 2017 ± % 1. Doanh thu 10.472.988.181 -2.236.433.213 -17,60 2. Giá vốn hàng bán 11.342.315.204 9.331.242.086 -2.011.073.118 -17,73 3. Lợi nhuận gộp 1.367.106.190 1.141.746.095 -225.360.095 -16,48 4. Doanh thu hoạt động tài chính 587.835 150.919 -436.916 -74,33 5. Chi phí tài chính 125.699.335 0 -125.699.335 -100,00 - Trong đó: Chi phí lãi vay 125.699.335 0 -125.699.335 -100,00 6. Chi phí quản lý DN 1.179.453.445 1.089.900.233 -89.553.212 -7,59 7. LN thu ần từ hoạt động kinh 62.541.245 51.996.781 -10.544.464 -16,86 doanh 8. T ổng lợi nhuận kế toán trước 62.541.245 51.996.781 -10.544.464 -16,86 thuế 9. Chi phí thuế TNDN hiện hành 12.508.249 10.399.356 -2.108.893 -16,86 10. LN sau thuế TNDN 50.032.996 41.597.425 -8.435.571 -16,86 Trường(Nguồn: Từ BáoĐại cáo kết quhọcả hoạt động Kinhkinh doanh của Côngtế ty) Huế Doanh thu và giá vốn của công ty năm 2017 có xu hướng giảm so với năm 2016, giảm hơn 2 tỷ so với năm 2016, tương ứng giảm gần 18%. Do đó, lợi nhuận của công ty năm 2017 cũng giảm hơn 8 triệu so với 2016, tương ứng giảm 16,86%. Việc doanh thu SVTH: Hà Thị Thanh Lan 36
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà của công ty giảm xuống là do hoạt động kinh doanh của công ty giảm, bên cạnh đó ta thấy doanh thu của công ty trong năm là không quá cao, trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty lại chiếm khá lớn, dẫn đến lợi nhuận của công ty không cao. Chi phí của công ty qua 2 năm vừa rồi là quá lớn cho thấy công ty chưa quản lý được chi phí, dẫn đến chi phí phát sinh quá lớn làm lợi nhuận của công ty giảm khá lớn, do đó công ty cần có những biện pháp để quản lý và tiết kiệm chi phí hơn, đưa ra các biện pháp sử dụng NVL hợp lý, tránh tình trạng lãng phí. 2.2.5. Tổ chức công tác kế toán 2.2.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán Do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Phát Thịnh là một công ty có quy mô nhỏ nên bộ máy kế toán của công ty khá đơn giản. Bộ máy kế toán chỉ bao gồm 1 Kế toán trưởng và Thủ quỹ, ở đây mỗi người có thể kiêm nhiệm nhiều chức năng. KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ QUỸ Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty (Nguồn: Từ Phòng Kế toán của Công ty) Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận: - Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp và tất cả các phần hành kế toán liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty): Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng, Trường Kiểm tra việc thĐạiực hiện kế ho họcạch giá thành, Kinh hạng mục công trìnhtế từ ngHuế loại sản phẩm, đề xuất khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả. SVTH: Hà Thị Thanh Lan 37
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Xác định đúng đắng và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xây dựng đã hoàn thành. Định kỳ kiểm kê và đánh giá khối lượng thi công dở dang theo nguyên tắc quy định. Lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành công trình xây lắp, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của Giám đốc. Theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến tiền vay, thực hiện các giao dịch về tín dụng. Theo dõi những biến động về tài sản cố định của Công ty và thực hiện trích khấu hao trong kỳ. Theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu, phải trả của Công ty, có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc việc thu hồi nợ kịp thời, tránh trường hợp chiếm dụng vốn, giải quyết dứt điểm khoản nợ không có khả năng thanh toán. Theo dõi và chấm công hàng ngày cho cán bộ công nhân viên, tính và trả lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên, hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Làm báo cáo tài chính và báo cáo nội bộ phục vụ cho việc quản trị. Sắp xếp, lưu trữ, quản lý hồ sơ, chứng từ kế toán một cách khoa học. Làm các công việc khác do cán bộ lãnh đạo phân công. - Thủ quỹ: Theo dõi tình hình thu chi của đơn vị cuối kỳ tính giá thành, xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Là người trực tiếp thu, chi tiền mặt với khách hàng và với cán bộ công nhân viên trong công ty. Quản lý sổ sách có liên quan đến thu chi tiền mặt, cuối kỳ lập báo cáo quỹ để tổng hợp việc thu, chi tiền mặt. 2.5.2.2. Tổ chức chế độ kế toán TrườngCông ty áp dụng chế độĐại chính sách kếhọc toán theo ThôngKinh tư số 200/2014/TT tế -BTCHuếngày 22/12/1014 của Bộ tài chính. Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định về sửa đổi, bổ sung có liên quan do Bộ tài chính ban hành. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm. Báo cáo SVTH: Hà Thị Thanh Lan 38
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà tài chính và các nghiệp vụ kế toán được lập và ghi sổ bằng Đồng Việt Nam.  Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ Chế độ chứng từ của công ty bao gồm các chỉ tiêu sau: Lao động, tiền lương Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng kê trích nộp các khoản theo lương, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Tài sản cố định Hóa đơn, chứng từ hình thành tài sản, Quyết định đưa vào sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, Biên bản giao nhận tài sản cho bộ phận sử dụng, quản lý, Thẻ TSCĐ. Tiền tệ Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu thanh toán tạm ứng. Hàng tồn kho Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Bảng danh mục các NVL, Biên bản kiểm kê HTK. Trường Bán hàng Đại học Kinh tế Huế Hợp đồng nhận thầu, Biên bản nghiệm thu, SVTH: Hà Thị Thanh Lan 39
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Hóa đơn GTGT.  Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản. Hệ thống tài khoản của công ty được xây dựng dựa trên Thông tư 200/2014/TT- BTC, các văn bản hướng dẫn, sửa đổi bổ sung và các quyết định ban hành Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành có hiệu lực tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán. Danh mục hệ thống tài khoản công ty sử dụng: TK Diễn giải TK Diễn giải 111 Tiền mặt 334 Phải trả người lao động Phải trả, phải nộp khác (BHXH, BHYT, 112 Tiền gửi ngân hàng 338 BHTN, KPCĐ) 131 Phải thu khách hàng 411 Vốn chủ sở hữu 133 Thuế GTGT được khấu trừ 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 138 Phải thu khác 621 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 141 Tạm ứng 622 Chi phí nhân công trực tiếp 152 Nguyên liệu, vật liệu 623 Chi phí sử dụng máy thi công 153 Công cụ, dụng cụ 627 Chi phí sản xuất chung 211 TSCĐ hữu hình 632 Giá vốn hàng bán 214 Hao mòn TSCĐ 642 Chi phí quản lý DN 242 Chi phí trả trước 821 Chi phí thuế TNDN 331 Phải trả người bán 911 Xác định kết quả kinh doanh Thu à các kho 333 ế v ản phải nộp cho nhà nước  Tổ chức vận dụng hình thức sổ kế toán. Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán: chứng từ ghi sổ Các loại sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ bao gồm các loại như sau: - Sổ cái. - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Bảng cân đối số phát sinh. Trường- Các sổ và thẻ k ếĐạitoán chi tiế t. học Kinh tế Huế SVTH: Hà Thị Thanh Lan 40
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà CHỨNG TỪ KẾ PHẦN MỀM SỔ KẾ TOÁN: TOÁN KẾ TOÁN - Sổ NKC UNESCO - Sổ cái BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI MÁY TÍNH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức vận dụng hình thức sổ kế toán - Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán trên máy tính theo các bảng, biểu của các tài khoản được thiết kế sẵn trên phần mềm. Sau đó, các thông tin được tự động nhập vào Sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. - Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Trường Tổ chức vận dụng hĐạiệ thống báo cáohọc kế toán. Kinh tế Huế Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: - Bảng cân đối kế toán. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. SVTH: Hà Thị Thanh Lan 41
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Thuyết minh báo cáo tài chính.  Các chính sách kế toán chủ yếu khác được áp dụng. Nguyên tắc hạch toán đa tiền tệ: theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Khấu hao theo đường thẳng. Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Trả lãi định kỳ. Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Theo hóa đơn mua và chứng từ hợp lý. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: Xuất hóa đơn thuế GTGT và giao hàng. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: - Nguyên tắc ghi nhận HTK: Kiểm kê thực tế. - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Nhập trước xuất trước. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. Phương pháp tính thuế: Công ty tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ Chế độ trả lương của Công ty là trả lương khoán theo tháng cho cán bộ công nhân viên và trả lương theo khối lượng công việc hoàn thành cho lao động thuê ngoài. 2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Phát Thịnh. 2.2.1. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất tại công ty Chi phí sản xuất tại công ty được phân loại theo các khoản mục chi phí bao gồm: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC, chi phí sử dụng máy thi công. 2.2.1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí NVLTT là những chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng của công ty. Bao gồm NVL chính, NVL phụ và các vật liệu khác tham gia vào quá trình hình thành nên Trườngsản phẩm xây lắp (không Đại kể vật liệ uhọc phục vụ cho Kinhmáy thi công, phương tế ti ệnHuế thi công và những vật liệu tính trong chi phí sản xuất chung). Giá trị NVL được hạch toán vào SVTH: Hà Thị Thanh Lan 42
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà khoản mục này ngoài giá trị thực tế còn có cả chi phí thu mua, vận chuyển từ nơi mua về nơi nhập kho hoặc xuất thẳng đến công trình. Nguyên vật liệu sử dụng cho xây dựng hạng mục công trình nào thì được tính trực tiếp cho hạng mục công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá xuất kho thực tế. Các chi phí về NVLTT dùng cho việc thi công công trình bao gồm: Vật liệu xây dựng: cát, đá, sỏi, sắt, thép, ximăng Vật liệu khác: bột màu, dao, đinh, dây Nhiên liệu than củi dùng để nấu nhựa rải đường, oxy để hàn Vật kết cấu: bê tông đúc sẵn 2.2.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí NCTT bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp tham gia công tác thi công xây dựng và lắp đặt công trình, cụ thể như sau: Tiền lương chính của công nhân trực tiếp thi công công trình kể cả công nhân phụ; công nhân chính như công nhân mộc, công nhân nề, công nhân xây, công nhân uốn sắt, công nhân trộn bê tông, ; công nhân phụ như: công nhân khuân vác máy móc thi công, tháo dỡ ván khuôn dàn giáo, lau chùi thiết bị trước khi lắp đặt, cạo rỉ sắt thép, nhúng gạch Các khoản phụ cấp theo lương như phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, chức vụ, phụ cấp công trường, phụ cấp khu vực, phụ cấp nóng độc hại Tiền lương phụ của công nhân trực tiếp thi công xây lắp. Ngoài các khoản tiền lương và phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia công tác thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị thuộc biên chế quản lý của công ty còn bao gồm Trườngkhoản phải trả cho Đạilao động thu êhọc ngoài theo từngKinh loại công việc. tế Khoản Huế mục chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm tiền lương của công nhân khi vận chuyển vật liệu ngoài công trường, lương nhân viên thu mua bảo quản bốc dỡ vật liệu trước khi đến kho công trường, lương công nhân tát nước vét bùn khi thi công gặp SVTH: Hà Thị Thanh Lan 43
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà trời mưa hay mạch nước ngầm và tiền lương của các bộ phận khác (sản xuất phụ, xây lắp phụ, nhân viên bảo vệ, quản lý ). 2.2.1.3. Chi phí sử dụng máy thi công Máy móc thi công bao gồm các loại máy phục vụ trực tiếp cho sản xuất xây lắp như máy trộn bê tông, cần trục, cần cẩu thấp, máy ủi, máy xúc, Chi phí sử dụng máy thi công là những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc sử dụng xe và máy thi công, bao gồm các loại nguyên, vật liệu xuất dùng cho máy thi công, tiền lương phải trả cho công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công, khấu hao máy thi công, tiền thuê máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài cho sử dụng máy thi công Do đặc điểm của hoạt động xây lắp và sản phẩm xây lắp, một máy thi công có thể sử dụng cho nhiều công trình trong kỳ hạch toán. Vì vậy, chi phí máy thi công được phân bổ cho từng công trình. Công thức phân bổ như sau: 2.2.1.4. Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là các chi phí trực tiếp khác (ngoài chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng máy thi công) và các chi phí về tổ chức, quản lý phục vụ sản xuất xây lắp, các chi phí có tính chất chung cho hoạt động xây lắp gắn liền với từng đơn vị thi công như tổ, đội, công trường thi công. Chi phí SXC bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương, Trườngphụ cấp lưu động phĐạiải trả cho nhân học viên quản lýKinh đội xây dựng, tiềntế ăn giữaHuế ca của nhân viên quản lý đội xây dựng và của công nhân xây lắp; khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của cán bộ công nhân viên của công ty không tham gia trực tiếp vào hoạt động xây lắp. SVTH: Hà Thị Thanh Lan 44
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Chi phí vật liệu gồm chi phí vật liệu cho đội xây dựng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ dụng cụ thuộc đội xây dựng quản lý và sử dụng. Chi phí dụng cụ sản xuất gồm các chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho thi công như cuốc, xẻng, dụng cụ cầm tay, xe đẩy, dàn giáo, ván khuôn và các loại công cụ dụng cụ khác dùng cho sản xuất và quản lý của đội xây dựng 2.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Phát Thịnh là tập hợp theo từng hạng mục công trình. 2.2.3. Kế toán các chi phí sản xuất 2.2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty TK sử dụng: kế toán sử dụng tài khoản 621: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, các tài khoản đối ứng như TK111, TK112, TK331, TK152, để theo dõi chi phí NVLTT tại công ty. Công ty sử dụng tài khoản chi tiết là TK 6211 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để theo dõi từng công trình. Chứng từ sử dụng: Phiếu chi, Phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT. Sổ sách kế toán sử dụng: sổ chi tiết, sổ cái TK 621. Quy trình luân chuyển chứng từ: Sau khi nhận thầu công trình, bộ phận Kế hoạch – Vật tư – Thiết bị sẽ xem xét, lên kế hoạch sử dụng loại NVL nào, sau đó sẽ gửi bản kế hoạch NVL cho kế toán. Sau khi nhận được, kế toán sẽ xem xét và gửi cho Giám đốc để phê duyệt, sau đó dựa vào bản kế hoạch NVL đã được phê duyệt, kế toán sẽ tiến hành lập đơn đặt hàng và liên hệ với nhà cung cấp để mua NVL về nhập kho, sau đó đơn đặt hàng cùng với bản kế hoạch TrườngNVL sẽ được kế toán ghiĐại sổ hạch toán học và lưu lại tạiKinh bộ phận. tế Huế Căn cứ vào các chứng từ kế toán, kế toán sẽ tiến hành nhập liệu vào phần mềm kế toán theo số phát sinh sợ và phát sinh có của từng tài khoản, sau đó xuất phiếu nhập NVL để lưu lại tại bộ phận. SVTH: Hà Thị Thanh Lan 45
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Khi có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu (đối với những NVL sử dụng với số lượng lớn) thì bộ phận Kế hoạch - Vật tư - Thiết bị sẽ lập Phiếu yêu cầu NVL và gửi cho thủ kho, thủ kho sau khi xem xét sẽ gửi cho kế toán và giám đốc để phê duyệt, sau khi được phê duyệt thủ kho sẽ lập phiếu xuất kho gồm có 2 liên, có chữ ký của thủ kho rồi chuyển cho Kế toán trưởng, liên 1 sẽ được lưu tại bộ phận kế toán đồng thời kế toán tiến hành ghi sổ, liên 2 sẽ gửi về cho thủ kho để lưu tại bộ phận kho, đồng thời tiến hành ghi vào thẻ kho và xuất kho. Còn đối với những NVL phụ sử dụng với số lượng nhỏ thì đều được chuyển thẳng đến công trình mà không cần qua kho. Biểu số 2.1. Phiếu xuất NVL PHIẾU XUẤT 15/01/2017 Nợ: 6211 Số: 1596XT Có: 1521 Tên người nhận hàng: Lê Văn Cháu Địa chỉ: Cty Thiên Phát Thịnh Lý do xuất kho: 6.CT Trường TH Tây Lộc Số lượng Tên sản phẩm hàng Thành STT Mã số GgĐ.v.t Theo Thực Đơn giá hóa tiền CT xuất 1 Xi măng Đồng Lâm 000020 Tấn 15,00 15,00 1.118.181,80 16.772.727 Cộng 16.772.727 Tổng giá trị: 16.772.727 Cộng thành tiền: Mười sáu triệu bảy trăm bảy mươi hai nghìn bảy trăm hai mươi bảy đồng Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hà Thị Thanh Lan 46
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Biểu số 2.2. Phiếu hạch toán NVL Số CT: 1596XT Ngày CT: 15/01/2017 Ngày GS: 15/01/2017 Diễn giải: Xuất, xi măng Tài khoản Phát sinh nợ Phát sinh có 1521 - Nguyên vật liệu 16.772.727 6211 - Chi phí nguyên vật liệu 16.772.727 Ngày Tháng Năm Người lập biểu Kế toán trưởng Tương tự phiếu nhập, thì phiếu xuất cũng sẽ căn cứ vào các chứng từ kế toán để nhập liệu vào phần mềm, sau đó xuất phiếu xuất NVL và lưu lại tại bộ phận. Dưới đây là giao diện khi nhập phiếu xuất kho. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hà Thị Thanh Lan 47
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Biểu số 2.3. Sổ chi tiết TK 621 SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ VÀ DOANH THU THEO CÔNG TRÌNH Năm 2017 0004 - CT Trường TH Tây Lộc Đối Số CT Ngày CT Diễn giải 621 622 623 627 ứng 1449XT 15/01/2017 Xuất, xi măng 152 16.772.727 1448XT 01/02/2017 Xuất, xi măng 152 11.636.364 139XT 20/02/2017 Gia công LD đá granite 152 13.057.455 333XPXT 24/02/2017 Xuất, thép ống 152 2.782.110 982TLXT 28/02/2017 Xuất, cát 152 9.454.555 1596XT 02/03/2017 Xuất, xi măng 152 14.522.727 6619XT 02/03/2017 Xuất, ống nước 152 8.916.441 929XT 02/03/2017 Xuất, khung ngoại và cửa gỗ 152 213.663.636 1576XT 04/03/2017 Xuất, xi măng 152 17.250.000 6639XT 06/03/2017 Xuất, ống kẽm 152 6.698.327 0004XT 08/03/2017 Xuất, thép V 152 3.067.385 303XT 11/03/2017 Xuất, gạch 152 35.343.182 1485XT 15/03/2017 Xuất, gạch 152 111.136.363 005TLXT 31/03/2017 Xuất, cát, đá 152 5.454.550 57251XT 01/04/2017 Xuất, xi măng 152 6.300.000 57255XT 02/04/2017 Xuất, xi măng 152 4.987.500 57575XT 03/04/2017 Xuất, xi măng 152 5.250.000 013XT 05/04/2017 Xuất Flinkote 152 3.927.273 43714TLXT 09/04/2017 Xuất, gạch 152 927.273 57462XT 09/04/2017 Xuất, gạch 152 1.636.364 Xuất, Block gạch đặc 57470XT 09/04/2017 (90*300*290) 152 1.832.727 1426XT 12/04/2017 Xuất, thiết bị điện 152 16.216.359 57550XT 12/04/2017 Xuất, gạch 152 1.772.727 57559XT 12/04/2017 Xuất, gạch 152 1.063.636 93027XT 14/04/2017 Xuất, vật liệu 152 2.220.000 43714NAXT 26/04/2017 Xuất, gạch 152 300.000 049XT 03/05/2017 Xuất, thép hộp và thép ống 152 14.999.933 58210XT 04/05/2017 Xuất, gạch 152 1.772.727 67XT 27/05/2017 Xuất, thép V, xà gồ, thép hộp 152 121.077.320 624XT 29/05/2017 Xuất, sơn 152 18.076.811 629XT 30/05/2017 Xuất, sơn 152 17.997.138 0637XT 31/05/2017 Xuất, sơn 152 16.963.808 Trường52TLXT 31/05/2017 ĐạiXuất, bờ lô, đá, sạn họcngang Kinh152 10.913.635 tế Huế 1025XT 01/06/2017 Xuất, vật liệu thiết bị điện 152 16.825.091 01226XT 02/06/2017 Xuất, vật liệu thiết bị điện 152 17.838.546 073XT 03/06/2017 Xuất, thép vuông, lập là 152 5.181.988 1255XT 03/06/2017 Xuất, thiết bị điện 152 17.454.545 1286XT 05/06/2017 Xuất, thiết bị điện 152 17.563.636 SVTH: Hà Thị Thanh Lan 48
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 1377XT 08/06/2017 Xuất, thiết bị điện 152 16.704.545 1388XT 09/06/2017 Xuất, thiết bị điện 152 17.017.812 185XT 15/06/2017 Xuất, đá granite 152 61.601.364 1885XT 17/06/2017 Xuất ống Inox 304 152 9.776.000 1223XT 20/06/2017 Xuất, ngói 152 18.000.000 1225XT 22/06/2017 Xuất, ngói 152 18.000.000 1226XT 23/06/2017 Xuất, ngói 152 18.000.000 1229XT 24/06/2017 Xuất, ngói 152 17.945.455 00009TLXT 30/06/2017 Xuất, đá 10*20 152 3.380.000 947XT 30/06/2017 Xuất, vật liệu nước 152 1.789.180 982XT 30/06/2017 Xuất, khuôn tọa, trụ tay vịn 152 17.763.634 Tổng phát sinh 992.832.849 Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Người lập biểu Kế toán trưởng Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hà Thị Thanh Lan 49
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Biểu số 2.4. Sổ cái Tài khoản 621 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Năm 2017 Đối Ngày CT Ngày GS Diễn giải Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư ứng 13/01/2017 13/01/2017 Xuất, tôn 152 8.461.427 8.461.427 15/01/2017 15/01/2017 Xuất, xi măng 152 16.772.727 25.234.154 16/01/2017 16/01/2017 Xuất, tôn, thép hộp 152 11.181.590 36.415.744 21/01/2017 21/01/2017 Xuất, tôn, xà gồ 152 14.251.214 50.666.958 01/02/2017 01/02/2017 Xuất, xi măng 152 11.636.364 62.303.322 07/02/2017 07/02/2017 Xuất, gạch 152 2.127.273 64.430.595 20/02/2017 20/02/2017 Gia công LD đá 152 13.057.455 77.488.050 granite H 23/02/2017 23/02/2017 ồng, thanh toán 1111 1.066.000 78.554.050 mạ kẽm 100.842.79 24/02/2017 24/02/2017 152 22.288.741 Gia công đá granite 1 118.297.33 24/02/2017 24/02/2017 Xu 152 17.454.545 ất, tôn 6 121.079.44 24/02/2017 24/02/2017 Xu 152 2.782.110 ất, thép ống 6 130.534.00 28/02/2017 28/02/2017 Xu 152 9.454.555 ất, cát 1 Xu 130.979.45 01/03/2017 01/03/2017 ất, Greeneall 152 445.455 Polydek 6 144.927.01 01/03/2017 01/03/2017 Xu 152 13.947.556 ất, vl điện 2 159.449.73 02/03/2017 02/03/2017 Xu 152 14.522.727 ất, xi măng 9 . . Mang 4.488.177.982 sang K 621 31/12/2017 31/12/2017 ết chuyển TK 154 4.468.859.380 19.318.602 sang Tk 154 Kết chuyển chi phí s òng 53 31/12/2017 31/12/2017 ửa văn ph 242 19.318.602 Ngự Bình sang TK 242 Tổng phát sinh: 4.488.177.982 4.488.177.982 Phát sinh lũy kế: 4.488.177.982 4.488.177.982 Trường Đại học KinhSố dư cu ốitế kỳ: Huế Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc SVTH: Hà Thị Thanh Lan 50
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 2.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp TK sử dụng: kế toán sử dụng TK 622 (chi phí NCTT) để hạch toán chi phí NCTT và các tài khoản liên quan như TK 334, TK 338, Công ty sử dụng tài khoản chi tiết là TK 6221 – Chi phí nhân công trực tiếp để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp của từng công trình. Chứng từ sử dụng: bảng tính lương bộ phận trực tiếp xây lắp công trình, bảng thanh toán lương. Ở công ty, có hai dạng lao động, một là lao động có hợp đồng lao động với công ty và dưới sự quản lý của công ty, hai là lao động thời vụ do công ty thuê ngoài. Lương của công nhân trực tiếp xây lắp được tính theo đơn giá tiền lương theo ngày mà công nhân đó được hưởng. Tiền lương = đơn giá tiền công số ngày công Hàng ngày ở mỗi công trình sẽ× có người theo dõi và chấm công cho từng công nhân. Sau đó, vào cuối mỗi tháng người phụ trách sẽ gửi lên cho kế toán để tiến hành tính lương cho công nhân. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hà Thị Thanh Lan 51
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Biểu số 2.5. Bảng chấm công CTY CP ĐTXD & TM THIÊN PHÁT THỊNH BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 1 năm 2017 Quy ra Ngày trong tháng công Ngạch bậc lương Số STT Họ và Tên hoặc cấp công 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 3 3 bậc chức 1 2 3 4 5 6 7 8 9 15 22 29 hưởng vụ 0 1 2 3 4 6 7 8 9 0 1 3 4 5 6 7 8 0 1 lương thời gian Công C C C C C 1 L L L L L L L L 18 Lê Văn Tự nhân N + + + + + N + + + + + + N + + + + + + N + N Nguy Công C C C C C 2 ễn Văn L L L L L L L L 18 Thân nhân N + + + + + N + + + + + + N + + + + + + N + N Công C C C C C 3 Tr ê T L L L L L L L L 18 ần L ịnh nhân N + + + + + N + + + + + + N + + + + + + N + N Công C C C C C 4 Ph ão L L L L L L L L 18 ạm Văn X nhân N + + + + + N + + + + + + N + + + + + + N + N Công C C C C C 5 L L L L L L L L 17 Lê Văn Cường nhân N + + + + + N + + + + + + N + + + + + + N N Nguy Công C C C C C 6 ễn Văn L L L L L L L L 18 Thành nhân N + + + + + N + + + + + + N + + + + + + N + N Tổng cộng Ngày 3 tháng 01 năm 2017 Phê duyệt Phụ trách bộ phận Người chấm công SVTH: Hà Thị ThanhTrường Lan Đại học Kinh tế Huế 52
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Ký hiệu chấm công - Lương khoán khối lượng K - Thai sản TS - Nghỉ bù NB - Lương SP SP - Tai nạn T - Ngừng việc N - Lương thời gian + - Nghỉ phép P - Lao động nghĩa vụ Đ - Ốm, điều dưỡng Ô - Hội nghị, học tập H - Kết hôn KH - Con ốm Cô - Nghĩ lễ L - Nghỉ việc riêng được hưởng lương R SVTH: Hà Thị ThanhTrường Lan Đại học Kinh tế Huế 53
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Sau khi nhận được bảng chấm công, kế toán sẽ tính lương dựa vào số ngày công và đơn giá tiền công của từng công nhân để tính lương. Phần chi phí tiền lương cho công nhân làm công trình nào sẽ được tính vào chi phí nhân công trực tiếp cho công trình đó. Ở công ty, công nhân trực tiếp sản xuất không có các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ Sau khi tính lương xong, kế toán sẽ ghi vào sổ chi tiết TK 622 và lưu lại tại bộ phận, sau đó kế toán sẽ gửi bảng tính lương đã được phê duyệt sang cho thủ quỹ để tiến hành thanh toán lương cho công nhân. Dưới đây là Bảng thanh toán tiền lương của công nhân. Ví dụ như lương của Anh Lê Văn Tự thì được tính như sau: Số ngày công làm việc: 18 Đơn giá tiền công/ ngày: 210.000đ Tổng tiền lương/ tháng = 18 210.000 = 3.780.000đ Biểu số× 2.6. Bảng thanh toán lương CN CTY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THIÊN PHÁT THỊNH ĐC: Lô M25 KĐTM Đông Nam Thủy An, Huế BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG CÔNG NHÂN Công trình: Trường Tiểu học Tây Lộc (giai đoạn 1) Tháng 1 năm 2017 S ày ố ng Thành Ký Ghi STT H à Tên Ch công/ ọ v ức vụ Đơn giá ti nh chú tháng ền ận 1 Lê Văn Tự Công nhân 18 210.000 3.780.000 2 Nguyễn Văn Thân Công nhân 18 220.000 3.960.000 3 Trần Lê Tịnh Công nhân 18 180.000 3.240.000 4 Phạm Văn Xão Công nhân 18 220.000 3.960.000 5 Lê Văn Cường Công nhân 17 210.000 3.570.000 Nguy 6 ễn Văn Công nhân 18 220.000 3.960.000 Thành TrườngTổng cộng Đại học107 Kinh22.470.000 tế Huế Huế, ngày 31 tháng 01 năm 2017 Giám đốc Kế toán SVTH: Hà Thị Thanh Lan 54
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Dựa vào bảng chấm công và các chứng từ kế toán liên quan, kế toán tiến hành nhập liệu số phát sinh nợ và phát sinh có vào các tài khoản liên quan. Sau đó, sẽ xuất phiếu chi thanh toán lương và lưu lại tại bộ phận. Dưới đây là giao diện khi hạch toán nghiệp vụ tính lương cho công nhân và phiếu chi thanh toán lương. Nợ TK 622: 22.470.000đ Có TK 3341: 22.470.000đ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hà Thị Thanh Lan 55
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Biểu số 2.7. Phiếu hạch toán PHIẾU HẠCH TOÁN Số CT LCNTL1 Ngày CT 23/01/2017 Ngày GS 23/01/2017 Diễn giải Tính lương CN CT Trường TH Tây Lộc tháng 1 Tài khoản Phát sinh nợ Phát sinh có 3341 - Lương 22.470.000 6221 - Chi phí nhân viên trực tiếp 22.470.000 Ngày Tháng Năm Người lập biểu Kế toán trưởng Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hà Thị Thanh Lan 56
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Biểu số 2.8. Sổ chi tiết TK 622 SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ VÀ DOANH THU THEO CÔNG TRÌNH Năm 2017 0004 - CT Trường TH Tây Lộc Đối Doanh Số CT Ngày CT Diễn giải 621 622 623 627 ứng thu LCNTL1 23/01/2017 Tính lương CN CT Trường TH Tây Lộc tháng 3341 22.470.000 1 LCNTL2 23/01/2017 Tính lương CN CT Trường TH Tây Lộc tháng 3341 31.330.000 1 LCNTL3 23/01/2017 Tính lương CN CT Trường TH Tây Lộc tháng 3341 21.390.000 1 LCNTL4 28/02/2017 Tính lương CN CT Trường TH Tây Lộc tháng 3341 28.580.000 2 LCNTL5 28/02/2017 Tính lương CN CT Trường TH Tây Lộc tháng 3341 59.690.000 2 LCNTL6 28/02/2017 Tính lương CN CT Trường TH Tây Lộc tháng 3341 27.190.000 2 LCNTL7 31/03/2017 Tính lương CN CT Trường TH Tây Lộc tháng 3341 33.400.000 3 LCNTL9 31/03/2017 Tính lương CN CT Trường TH Tây Lộc tháng 3341 32.110.000 3 LNCTL10 29/04/2017 Tính lương CN CT Trường TH Tây Lộc tháng 3341 56.050.000 4 LCNTL11 29/04/2017 Tính lương CN CT Trường TH Tây Lộc tháng 3341 33.350.000 4 LCNTL12 29/04/2017 Tính lương CN CT Trường TH Tây Lộc tháng 3341 17.220.000 4 LCNTL13 29/04/2017 Tính lương CN CT Trường TH Tây Lộc tháng 3341 28.830.000 4 LCNTL14 29/04/2017 Tính lương CN CT Trường TH Tây Lộc tháng 3341 30.840.000 4 LCNTL15 31/05/2017 Tính lương CN CT Trường TH Tây Lộc tháng 3341 61.010.000 5 LCNTL16 31/05/2017 Tính lương CN CT Trường TH Tây Lộc tháng 3341 24.840.000 5 LCNTL17 31/05/2017 Tính lương CN CT Trường TH Tây Lộc tháng 3341 29.860.000 5 LCNTL18 30/06/2017 Tính lương CN CT Trường TH Tây Lộc tháng 3341 50.030.000 6 LCNTL19 30/06/2017 Tính lương CN CT Trường TH Tây Lộc tháng 3341 25.420.000 6 LCNTL10 30/06/2017 Tính lương CN CT Trường TH Tây Lộc tháng 3341 54.180.000 6 LCNTL21 30/06/2017 Tính lương CN CT Trường TH Tây Lộc tháng 3341 25.020.000 6 Tổng phát sinh 692.810.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Người lập biểu Kế toán trưởng Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hà Thị Thanh Lan 57
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Biểu số 2.9. Sổ cái TK 622 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Năm 2017 Đối Ngày CT Ngày GS Diễn giải Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư ứng Tính lương CN CT c 23/01/2017 23/01/2017 ải tạo nhà ăn BCH 3341 43.540.000 43.540.000 quân sự thành phố Huế tháng 1 Tính lương CN CT 23/01/2017 23/01/2017 Trường TH Tây Lộc 3341 22.470.000 66.010.000 tháng 1 Tính lương CN CT 23/01/2017 23/01/2017 Trường TH Tây Lộc 3341 31.330.000 97.340.000 tháng 1 Tính lương CN CT 23/01/2017 23/01/2017 Trường TH Tây Lộc 3341 21.390.000 118.730.000 tháng 1 Tính lương CN CT c 28/02/2017 28/02/2017 ải tạo nhà ăn BCH 3341 56.060.000 174.790.000 quân sự thành phố Huế tháng 2 Tính lương CN CT 28/02/2017 28/02/2017 Trường TH Tây Lộc 3341 28.580.000 203.370.000 tháng 2 Tính lương CN CT 28/02/2017 28/02/2017 Trường TH Tây Lộc 3341 59.690.000 263.060.000 tháng 2 Tính lương CN CT 28/02/2017 28/02/2017 Trường TH Tây Lộc 3341 27.190.000 290.250.000 tháng 2 K 31/12/2017 31/12/2017 ết chuyển TK 622 154 2.354.550.909 15.090.000 sang TK 154 Kết chuyển chi phí s òng 31/12/2017 31/12/2017 ửa chữa văn ph 242 15.090.000 53 Ngự Bình sang TK 242 Tổng phát sinh: 2.369.640.909 2.369.640.909 Phát sinh lũy kế: 2.369.640.909 2.369.640.909 Số dư cuối kỳ: TrườngNgười lập biểu Đại Kếhọc toán trưởng Kinh Giám tế đốc Huế SVTH: Hà Thị Thanh Lan 58
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 2.2.3.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công TK sử dụng: kế toán sử dụng TK 623 để theo dõi chi phí sử dụng máy thi công. Các tài khoản đối ứng như 111, 334, 152 Công ty sử dụng tài khoản chi tiết là TK 6234 – Chi phí khấu hao máy thi công để theo dõi chi phí sử máy thi công cho từng công trình. Chứng từ sử dụng: Phiếu chi, Phiếu xuất kho, Bảng chấm công công nhân sử dụng máy thi công Sổ sách kế toán sử dụng: Sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 623. Quy trình luân chuyển chứng từ: Khi có nhu cầu sử dụng nhiên liệu cho máy thi công thì Bộ phận Kế hoạch – Vật tư sẽ lập Phiếu yêu cầu nhiên liệu và gửi cho Thủ kho, thủ kho sẽ xem xét và lập phiếu xuất kho sau đó kèm với Phiếu yêu cầu nhiên liệu gửi cho Bộ phận kế toán, kế toán sẽ xem sét và gửi cho Giám đốc để phê duyệt. Sau khi phê duyệt, kế toán sẽ gửi lại cho thủ kho để tiến hành xuất kho, đồng thời kế toán sẽ nhập liệu vào máy và xuất các chứng từ rồi lưu lại tại bộ phận. Biểu số 2.10. Phiếu xuất nhiên liệu sử dụng cho máy thi công PHIẾU XUẤT 09/02/2017 Nợ: 6234 Số: 265658XT Có: 1521 Tên người nhận hàng: Lê Văn Cháu Địa chỉ (bộ phận): Cty Thiên Phát Thịnh Lý do xuất kho: Xuất, xăng Nhập tại kho: 6.CT Trường TH Tây Lộc Mã số KH: Tên KH: Tên sản phẩm Số lượng Thành STT Mã số Đ.v.t Đơn giá hàng hóa Theo CT Thực xuất tiền 1 Xăng không chì 000040 Lít 200,00 200,00 16.127,28 3.225.455 Cộng 3.225.455 TrườngTổng giá trị: 3.255.455 Đại học Kinh tế Huế Cộng thành tiền: Ba triệu hai trăm năm mươi lăm ngàn bốn trăm năm mươi lăm đồng Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho SVTH: Hà Thị Thanh Lan 59
  67. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Căn cứ vào các chứng từ kế toán liên quan đến chi phí sử dụng máy thi công, kế toán sẽ nhập liệu vào phần mềm các phát sinh nợ và phát sinh có vào các tài khoản liên quan. Sau đó sẽ xuất phiếu xuất và lưu lại tại bộ phận. Nợ TK 6234: 3.255.455đ Có TK 1521: 3.255.455đ Biểu số 2.11. Sổ chi tiết TK 623 SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ VÀ DOANH THU THEO CÔNG TRÌNH Năm 2017 0004 - CT Trường TH Tây Lộc Đối Doanh Số CT Ngày CT Diễn giải 621 622 623 627 ứng thu Hồng, thanh toán tiền xăng cho 6496 12/01/2017 CBCNV từ tháng 1 đến tháng 3 1111 3.096.435 năm 2017 và xăng CT 265658XT 09/02/2017 Xuất, xăng 152 3.225.455 265673XT 10/02/2017 Xuất, xăng 152 4.838.182 265686XT 12/02/2017 Xuất, xăng 152 4.838.182 265845XT 27/02/2017 Xuất, xăng 152 909.091 982XP 28/02/2017 Nhập, cát, đá và vận chuyển dãy hạ 3311 1.909.096 52TL 31/05/2017 Nhập, bờ lô, đá, sạn ngang 3311 2.318.182 Tổng phát sinh 21.134.623 Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Người lập biểu Kế toán trưởng Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hà Thị Thanh Lan 60
  68. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Biểu số 2.12. Sổ cái TK 623 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 623 – Chi phí sử dụng máy thi công Năm 2017 Đối Phát sinh Ngày CT Ngày GS Diễn giải Phát sinh nợ Số dư ứng có Hồng, thanh toán tiền xăng cho 12/01/2017 12/01/2017 CBCNV từ tháng 1 đến tháng 3 1111 3.096.435 3.096.435 năm 2017 và xăng CT 01/02/2017 01/02/2017 Xuất, xăng 152 3.225.455 6.321.890 05/02/2017 05/02/2017 Xuất, xăng 152 3.225.455 9.547.345 09/02/2017 09/02/2017 Xuất, xăng 152 3.225.455 12.772.800 10/02/2017 10/02/2017 Xuất, xăng 152 4.838.182 17.610.982 12/02/2017 12/02/2017 Xuất, xăng 152 4.838.182 22.499.164 K 31/12/2017 31/12/2017 ết chuyển TK 242 sang TK 242 118.378.387 213.690.569 6234 31/12/2017 31/12/2017 Kết chuyển TK 623 sang TK 154 154 213.690.569 Tổng phát sinh: 213.690.569 213.690.569 Phát sinh lũy kế: 213.690.569 213.690.569 Số dư cuối kỳ: Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc 2.2.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung TK sử dụng: để hạch toán chi phí SXC, kế toán sử dụng TK 627: Chi phí SXC và các tài khoản liên quan : TK 111, TK 331, TK 214, Công ty sử dụng tài khoản chi tiết là TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng và TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác để theo dõi các chi phí sản xuất chung phát sinh cho từng công trình. Chứng từ sử dụng: Phiếu chi, bảng tổng hợp lương của bộ phận điều hành, bảng thanh toán lương, TrườngSổ sách kế toán: sổ chi Đạitiết và sổ cái TKhọc 627 Kinh tế Huế Quy trình luân chuyển chứng từ: - Đối với lương của bộ phận quản lý công trình thì tương tự như lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Để tính lương cho bộ phận quản lý công trình, kế toán cũng SVTH: Hà Thị Thanh Lan 61