Khóa luận Kế toán chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm

docx 92 trang thiennha21 25/04/2022 3580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxkhoa_luan_ke_toan_chi_phi_san_pham_va_tinh_gia_thanh_san_pha.docx

Nội dung text: Khóa luận Kế toán chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM Á CHÂU TÊN TÁC GIẢ NGÔ THỊ DIỆU LINH KHÓA HỌC: 2016 – 2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM Á CHÂU Tên tác giả: Ngô Thị Diệu Linh Tên giáo viên hướng dẫn: Lớp: K50A Kiểm toán Ths. Hoàng Thị Kim Thoa Niên khóa: 2016 – 2020 Huế, tháng 12 năm 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được khoá luận tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng, nổ lực của bản thân trong thời gian thực tập tốt nghiệp tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ thầy, cô giáo, các cô chú, anh chị ở đơn vị thực tập, gia đình và bạn bè. Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết hơn đến Ban giám hiệu nhà trường Đại học Kinh tế Huế cũng như quý thầy cô Khoa Kế toán - Kiểm toán đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt kiến thức cần thiết và bổ ích cho tôi trong suốt bốn năm học vừa qua. Đó là nền tảng vững chắc để tôi hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp này và sẽ là hành trang cho công việc của tôi sau này. Và tôi cũng xin chân thành cám ơn cô Hoàng Thị Kim Thoa đã nhiệt tình hướng dẫn cho tôi môt cách tận tình và chu đáo để hoàn thành với kết quả tốt nhất khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu, phòng Kế toán và đặc biệt là chị Kế toán trưởng Lê Thị Thủy Ngân đã giúp đỡ, tạo cho tôi nhiều cơ hội để học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức và hoàn thành đợt thực tập cuối khóa vừa qua. Trong thời gian tìm hiểu đơn vị, mặc dù đã cố gắng trong việc hoàn thiện bài báo cáo nhưng do kinh nghiệm tiếp xúc với thực tế chuyên môn cộng với vốn kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh những thiếu sót nhất định. Rất mong sự đóng góp ý kiến, nhận xét của các thầy cô để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng tôi xin gửi lời chúc sức khỏe đến thầy cô giáo. Chúc thầy cô giáo thành công hơn nữa trong sự nghiệp giảng dạy của mình. Chúc quý Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu ngày càng phát triển vững mạnh và khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  4. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội CCDC Sản xuất kinh doanh CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPSX Chi phí sản xuất ĐVT Đơn vị tính GVHB Giá vốn hàng bán KPCĐ Kinh phí công đoàn LĐ Lao động NVL Nguyên vật liệu TSCĐ Tài sản cố định SPDD Sản phẩm dỡ dang SVTH: Ngô Thị Diệu Linh i
  5. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2016- 2018 31 Bảng 2.2 Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty trong 3 năm 2016-2018 33 Bảng 2.3 Tình hình kết quả kinh doanh sản xuất của Công ty trong 3 năm 2016-2018 36 DANH MỤC SƠ ĐỒ Bảng 2.1 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2016- 2018 31 Bảng 2.2 Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty trong 3 năm 2016-2018 33 Bảng 2.3 Tình hình kết quả kinh doanh sản xuất của Công ty trong 3 năm 2016-2018 36 SVTH: Ngô Thị Diệu Linh ii
  6. Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu đề tài 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Kết cấu đề tài 2 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 4 1.1Tổng quan về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 4 1.1.1 Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp: 4 1.1.1.1 Khái niệm về ci phí sản xuất: 4 1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất: 4 1.1.2 Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp: 6 1.1.2.1 Khái niệm về giá thành sản phẩm: 7 1.1.2.2 Các loại giá thành sản phẩm: 7 1.1.2.3 Chức năng của giá thành sản phẩm: 7 1.1.2.4 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 8 1.2 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp 10 1.2.1 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp: 10 1.2.2 Nội dung và phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 10 1.2.2.1 Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 10 1.2.2.2 Xác định kỳ tính giá thành: 11 1.2.2.3 Phương pháp kế toán các chi phí sản xuất: 12 1.2.2.4 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: 19 1.2.2.5 Phương pháp tính giá thành sản phẩm sản xuất: 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 24 SVTH: Ngô Thị Diệu Linh iii
  7. Khóa luận tốt nghiệp 2.1 Tình hình cơ bản và tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu 25 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu: 25 2.1.2 Đặc điểm hoạt động và cơ cấu bộ máy: 26 2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu: 26 2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu: 27 2.1.3 Quy mô, nguồn lực kinh doanh: 31 2.1.4 Tình hình tổ chức công tác kế toán của Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu: 39 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán: 39 2.1.4.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán: 40 2.2 Thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu 41 2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: 41 2.2.2 Kỳ tính giá thành: 41 2.2.3 Phương pháp kế toán các chi phí sản xuất: 42 2.2.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 42 2.2.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: 48 2.2.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung: 56 2.2.3.5 Tổng hợp chi phí sản xuất: 72 2.2.4 Phương pháp đánh giá sản phẩm dỡ dang: 74 2.2.5 Phương pháp tính giá thành sản phẩm sản xuất: 74 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM Á CHÂU 76 3.1 Đánh giá chung về việc tổ chức công tác kế toán của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu 76 SVTH: Ngô Thị Diệu Linh iv
  8. Khóa luận tốt nghiệp 3.1.1 Những ưu điểm: 76 3.1.2 Những hạn chế: 76 3.2 Đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu 77 3.2.1 Những ưu điểm: 77 3.2.2 Những hạn chế: 77 3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán và công tác chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu 78 3.3.1 Đối với công tác kế toán: 78 3.3.2 Đối với công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 78 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80 1. Kết luận 80 2. Kiến nghị 81 DANH MỤC THAM KHẢO 83 SVTH: Ngô Thị Diệu Linh v
  9. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Quá trình sản xuất kinh doanh trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là một quá trình kết hợp và tiêu hao các yếu tố sản xuất để thu hút được sản phẩm. Tổng toàn bộ các hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo nên chỉ tiêu chi phí sản xuất. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp có đảm bảo tự bù đắp được chi phí mình đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và đảm bảo có lãi hay không. Vì vậy việc hạch toán đầy đủ chính xác chi phí sản cuất vào giá thành của sản phẩm là việc làm cấp thiết, khách quan và có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Mặt khác, xét trên góc độ vĩ mô, do các yếu tố sản xuất ở nước ta còn rất hạn chế nên tiết kiệm chi phí sản xuất là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những chỉ tiêu qua trọng đối với doanh nghiệp. Muốn cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề và đứng vững trên thị trường thì phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng là cho ra những sản phẩm chất lượng cao với giá thành hợp lý, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải lập kế hoạch, tính toán chính xác cũng như quản lý tốt các loại chi phí sản xuất như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Đây là các khoản mục ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm nên việc quản lý tốt các yếu tố này sẽ cho ra giá thành chính xác, hợp lý. Qua đó góp phần đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng vòng quay của vốn, giúp doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận và tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, thực hiện tốt kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm còn có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản trị, cung cấp thông tin tài chính hữu ích để họ đưa ra những quyết định tối ưu. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của vấn đề trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu, vận dụng những kiến thức đã được trang bị tại nhà trường, cùng với sự hướng dẫn của cô giáo, cũng SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 1
  10. Khóa luận tốt nghiệp như sự giúp đỡ của các chị trong phòng Kế toán tại Công ty, tôi đã đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Kế toán chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm”. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài • Tổng hợp những vấn đề lý luận cơ bản trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. • Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. • Đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. 3. Đối tượng nghiên cứu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu. 4. Phạm vi nghiên cứu • Về không gian: Phòng Kế toán của Công ty. • Về nội dung: + Đề tài nghiên cứu tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm 2016-2018 về tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh. + Do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức bản thân nên khóa luận tập trung nghiên cứu cách thức tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để tiến hành tính giá thành cho sản phẩm sữa chua của Công ty trong tháng 10/2019. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc, tìm hiểu từ nhiều nguồn như: Giáo trình kế toán chi phí, Thông tư Bộ tài chính, các báo cáo tài chính, chứng từ, hóa đơn, sổ sách từ Công ty, một số công trình nghiên cứu có liên quan, để nắm rõ nền tảng lý thuyết về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Phương pháp quan sát thực tiễn: Đến trực tiếp đơn vị để quan sát công tác tổ chức kế toán; quy trình luân chuyển chứng từ, cách thức hạch toán các nghiệp vụ, SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 2
  11. Khóa luận tốt nghiệp để hiểu rõ công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Phương pháp phỏng vấn: Đặt các câu hỏi để hiểu rõ vấn đề hơn, đặt câu hỏi với kế toán trưởng và từng nhân viên trong phòng kế toán để nắm rõ cách thức hạch toán, hình thức sổ kế toán, chính sách kế toán chủ yếu được áp dụng. Phương pháp phân tích, so sánh: Được sử dụng trong phân tích tình hình lao động; tình hình tài sản, nguồn vốn; tình hình kết quả kinh doanh sản xuất của Công ty trong 3 năm 2016 – 2018 để có thể thấy rõ những biến động trong tình hình lao động; tài sản nguồn vốn; kết quả hoạt động kinh doanh. 6. Kết cấu đề tài Khóa luận tốt nghiệp của tôi được chia làm ba phần: ❖ Phần I: Đặt vấn đề. ❖ Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu: - Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp. - Chương 2: Thực trạng công tác Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu. - Chương 3: Một số giải phải hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu. ❖ Phần III: Kết luận và kiến nghị. SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 3
  12. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1Tổng quan về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1.1 Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp: 1.1.1.1 Khái niệm về ci phí sản xuất: “Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm Vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”.(Chuẩn mực số 01 - Chuẩn mực chung). Chi phí là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế, được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa.( Thông tư 200- 2014- Điều 82. Nguyên tắc kế toán các khoản chi phí). Chi phí được định nghĩa là “ Một bộ phận của giá trị hàng hoá, là số tư bản đã hao phí để sản xuất ra hàng hoá ấy”.( Trong cuốn giáo trình “ Kinh tế chính trị Mác- Lênin” tập I của trường Đại học Kinh tế quốc dân). 1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất: ❖ Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu: Chi phí nhân công: Bao gồm tiền lương, phụ, phụ cấp theo lương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương như: KPCĐ, BHXH, BHYT của người lao động. Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm giá mua, chi phí mua của nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế, chi phí nguyên vật liệu khác được dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 4
  13. Khóa luận tốt nghiệp Chi phí công cụ dụng cụ: Bao gồm giá mua và chi phí mua của các công cụ dụng cụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm khấu hao của các tài sản cố định, tài sản dài hạn dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí dịch vụ thuê ngoài: Bao gồm giá dịch vụ mua từ bên ngoài cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như giá dịch vụ điện, nước; phí bảo hiểm tài sản; giá thuê nhà, cửa phương tiện, Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh bằng tiền tại doanh nghiệp. ❖ Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp trong từng hoạt động sản xuất sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất như KPCĐ, BHYT, BHXH của công nhân trực tiếp thực hiện từng hoạt động sản xuất. Chi phí sản xuất chung: Bao gồm tất cả các chi phí sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí trên. Chi phí bán hàng: hay gọi là chi phí lưu thông, là những chi phí đảm bảo cho việc thực hiện chính sách, chiến lược bán hàng của doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến công việc hành chính, quản trị ở phạm vi toàn doanh nghiệp. Chi phí khác: Bao gồm chi phí hoạt động tài chính, chi phí hoạt động bất thường và thường chiếm tỉ lệ nhỏ. SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 5
  14. Khóa luận tốt nghiệp ❖ Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả: Chi phí sản phẩm: Là những chi phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua vào trong kỳ. Đối với hoạt động sản xuất, chi phí sản phẩm là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh trong hoạt động sản xuất. Chi phí thời kỳ: Là những chi phí phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong một kỳ kế toán. Không phải là một phần của giá trị sản phẩm sản xuất hoặc hàng hóa mua vào mà chúng là những chi phí được khấu trừ vào kỳ tính lợi nhuận. ❖ Phân loại chi phí theo phương pháp quy nạp: Chi phí trực tiếp: Là những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí; có thể quy nạp vào từng đối tượng chịu chi phí như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí gián tiếp: Là những chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chi phí như nguyên vật liệu phụ, chi phí nhân công phụ, chi phí quảng cáo, ❖ Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động: Biến phí: Là những chi phí nếu xét về tổng thể thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động, mức độ hoạt động có thể là số lượng sản phẩm sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm tiêu thụ, số giờ máy vận hành; tỷ lệ thuận chỉ trong một phạm vi hoạt động. Định phí: Là những chi phí mà xét về tổng thể ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức độ hoạt động nhưng nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí bao gồm hỗn hợp cả định phí và biến phí. 1.1.2 Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp: SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 6
  15. Khóa luận tốt nghiệp 1.1.2.1 Khái niệm về giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm dịch vụ hoàn thành nhất định. (Giáo trình Kế toán chi phí- Ts. Huỳnh Lợi-Trường Đh Kinh tế TP.HCM). Giá thành sản phẩm là một thước đo giá trị và cũng là một đòn bẩy kinh tế. Giá thành sản phẩm thường mang tính khách quan và chủ quan, đồng thời nó là một đại lượng cá biệt mang tính giới hạn và là một chỉ tiêu, biện pháp quản lý chi phí. (Giáo trình Kế toán chi phí- Ts. Huỳnh Lợi-Trường Đh Kinh tế TP.HCM). 1.1.2.2 Các loại giá thành sản phẩm: Trong doanh nghiệp giá thành sản phẩm bao gồm: Giá thành định mức: Là giá thành định mức được xây dựng trên tiêu chuẩn của chi phí định mức; thường được lập cho từng loại sản phẩm trước khi sản xuất; là đơn vị cơ sở để xây dựng giá thành kế hoạch, giá thành dự toán, xác định chi phí tiêu chuẩn. Giá thành kế hoạch, giá thành dự toán: Là giá thành được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn chi phí định mức nhưng có điều chỉnh theo năng lực hoạt động theo kỳ kế hoạch hoặc dự toán. Giá thành thực tế: Là giá thành được tính toán dựa trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh, thường chỉ có được sau quá trình sản xuất. 1.1.2.3 Chức năng của giá thành sản phẩm: Giá thành sản xuất được sử dụng ghi sổ cho sản phẩm đã hoàn thành, nhập kho hoặc giao cho khách hàng. Giá thành sản xuất của sản phẩm cũng là căn cứ để tính toán giá trị hàng tồn kho, giá vốn hàng bán và lãi gộp ở doanh nghiệp sản xuất. Chức năng thước đo bù đắp chi phí: Giá thành sản phẩm biểu hiện những hao phí vật chất mà các doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Những hao phí vật chất này cần được bù đắp một cách đầy đủ, kịp thời để đảm bảo SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 7
  16. Khóa luận tốt nghiệp yêu cầu tái sản xuất và đây đã trở thành một vấn đề quan tâm đầu tiên của các doanh nghiệp bởi hiệu quả kinh tế được biểu hiện trước hết ở chỗ doanh nghiệp có khả năng bù lại những gì mình đã bỏ ra hay không. Đủ bù đắp là khởi điểm của hiệu quả và là yếu tố đầu tiên để xtôi xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chức năng lập giá: Giá cả SP được xây dựng trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, biểu hiện mặt giá trị SP. Khi xây dựng giá cả thì yêu cầu đầu tiên là giá cả có khả năng bù đắp hao phí vật chất để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm cho các doanh nghiệp trong điều kiện sản xuất bình thường có thể bù đắp được hao phí để thực hiện quá trình tái sản xuất. Để thực hiện được yêu cầu bù đắp hao phí vật chất thì khi xây dựng giá cả phải căn cứ vào giá thành SP. Việc đưa ra các định mức hao phí trong giá thành SP có ý nghĩa rất tích cực khi sử dụng giá thành làm căn cứ để lập giá. Chức năng đòn bẩy kinh tế: Doanh lợi của doanh nghiệp cao hay thấp phụ thuộc trực tiếp vào giá thành SP, hạ giá thành SP là biện pháp cơ bản để tăng cường doanh lợi tạo nên tích luỹ để tái sản xuất mở rộng. Phấn đấu hạ thấp giá thành bằng các phương pháp cải tiến tổ chức sản xuất và quản lý, hoàn thiện công nghệ sản xuất, tiết kiệm CPSX là hướng cơ bản để các doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong điêù kiện nền kinh tế có cạnh tranh. Cùng với phạm trù kinh tế khác như giá cả, lãi, chất lượng, giá thành SP thực tế đã trở thành đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường hiệu quả kinh doanh phù hợp với nguyên tắc hạch toán kinh doanh trong điều kiện cơ chế thị trường. Hơn nữa, trong sản xuất kinh doanh, giá thành là chỉ tiêu phản ánh giới hạn chi phí để tính toán, lựa chọn những phương án sản xuất tối ưu, do vậy trong hạch toán kinh tế cần tính đúng, tính đủ giá thành dựa trên cơ sở khách quan. Về lý luận cũng như trên thực tế, giá thành SP không chấp nhận tất cả các CPSX mà chỉ chấp nhận những chi phí cần thiết trong sản xuất. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng của giá thành mà khi tính toán, người làm công tác quản lý cần nắm rõ. 1.1.2.4 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 8
  17. Khóa luận tốt nghiệp Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thường có cùng bản chất kinh tế là hao phí lao động sống và lao động vật hóa hay phí tổn nguồn lực kinh tế khai thác trong hoạt động sản xuất nhưng khác nhau về thời kỳ, phạm vi và giới hạn. CPSX và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu có quan hệ mật thiết với nhau, thể hiện ở hai mặt: + Xét về mặt nội dung: Giá thành SP sản xuất được tính trên cơ sở CPSX đã tập hợp và số lượng SP hoàn thành trong kỳ báo cáo. Nội dung giá thành SP là CPSX được tính cho số lượng và cho loại SP. + Xét về mặt kế toán: Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành SP phân xưởng là hai bước công việc liên tiếp và gắn bó hữu cơ với nhau. Tuy nhiên, giữa CPSX và giá thành SP cũng có sự khác nhau rõ rệt. CPSX và giá thành SP đều là hao phí lao động sống và lao động vật hoá nhưng tính trong chỉ tiêu giá thành SP thì chỉ tính những hao phí cho SP hoàn thành trong kỳ. Nếu CPSX và giá thành SP giống nhau về chất thì chúng lại khác nhau về lượng. +Trên thực tế, tổng CPSX phát sinh trong kỳ và tổng giá thành thường không thống nhất với nhau là vì CPSXDD đầu, cuối kỳ trong một kỳ thường khác nhau. Có thể thấy mối quan hệ giữa CPSX và giá thành SP qua công thức sau: Tổng giá thành CPSXDD CPSX phát CPSXDD SP hoàn thành = đầu kỳ + sinh trong kỳ - cuối kỳ Khi giá trị SPDD( CPSXDD) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có SPDD thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng CPSX phát sinh trong kỳ. Tóm lại: CPSX và giá thành SP có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau, mối quan hệ này phản ánh tác động tích cực của công việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý vào sản xuất, nên muốn đạt được thành công trong quá SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 9
  18. Khóa luận tốt nghiệp trình quản lý sản xuất phải đưa ra những nguyên tắc kinh tế - kế toán vào công tác quản lý chi phí và tính giá thành SP. 1.2 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp 1.2.1 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp: Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm, vận dụng các phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí, tính giá thành sản phẩm, vận dụng các phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí, tính giá thành phù hợp với đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ của xí nghiệp. Tổ chức ghi chép, phản ảnh, tổng hợp chi phí sản xuất theo từng yêu cầu quản lý (như theo từng giai đoạn sản xuất, từng phân xưởng, theo yếu tố chi phí, khoản mục giá thành, theo sản phẩm và công việc). Tham gia vào việc xây dựng chỉ tiêu hạch toán nội bộ và việc giao chỉ tiêu đó cho phân xưởng và các bộ phận có liên quan. Xác định giá vị sản phẩm dở dang, tính giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành, tổng hợp kết quả qua hạch toán kinh tế của các phân xưởng, tổ sản xuất, kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm. Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận có liên quan, tính toán, phân loại các chi phí nhằm phục vụ việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành được nhanh chóng, khoa học. Lập các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, phát hiện mọi khả năng tiềm tàng để phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. 1.2.2 Nội dung và phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 1.2.2.1 Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 10
  19. Khóa luận tốt nghiệp Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất. Thực chất của xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định nơi phát sinh chi phí( phân xưởng, bộ phận, quy trình sản xuất, ) và nơi chịu chi phí( sản phẩm A, sản phẩm B, ). (Giáo trình Kế toán chi phí- Ts. Huỳnh Lợi- Trường Đh Kinh tế TP.HCM). Xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường dựa vào những căn cứ như địa bàn sản xuất, cơ cấu tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương diện của kế toán. Các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể được xác định là phân xưởng, đơn đặt hàng, quy trình công nghệ, sản phẩm, công trường thi công, Trong công tác kế toán, xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu về chi phí sản xuất, xây dựng hệ thống sổ sách chi tiết về chi phí sản xuất. Đối tượng tính giá thành sản phẩm: Là đại lượng kết quả hoàn thành nhất định cần tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Như vậy đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. (Giáo trình Kế toán chi phí- Ts. Huỳnh Lợi-Trường Đh Kinh tế TP.HCM). Xác định đối tượng tính giá thành thường căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, chủng loại và đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý,trình độ và phương tiện của kế toán. Đối tượng tính giá thành sản phẩm thường được chọn là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, chi tiết hoặc bộ phận của sản phẩm dịch vụ. Lựa chọn đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ là cơ sở xây dựng phiếu( thẻ) tính giá thành từ đó tổng hợp chi phí và tính giá thành phù hợp, chính xác. 1.2.2.2 Xác định kỳ tính giá thành: SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 11
  20. Khóa luận tốt nghiệp Kỳ tính giá thành sản phẩm: Là khoảng thời gian cần thiết để tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất và nhu cầu thông tin giá thành, kỳ tính giá thành có thể được xác định khác nhau, thông thường, trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo giá thành thực tế, kỳ tính giá thành được chọn trùng với kỳ báo cáo kế toán. Cụ thể, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thường chọn kỳ tính giá thành là hàng tháng, các doanh nghiệp nông nghiệp thường chọn kỳ tính giá thành theo từng thời vụ, quý, năm. (Giáo trình Kế toán chi phí- Ts. Huỳnh Lợi-Trường Đh Kinh tế TP.HCM). Xác định kỳ tính giá thành giúp cho kế toán xác định rõ ràng khoảng thời gian chi phí phát sinh, thời gian tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm để thu thập, cung cấp thông tin cho việc định giá, đánh giá hoạt động sản xuaatstheo yêu cầu nhà quản lý trong từng thời kỳ. 1.2.2.3 Phương pháp kế toán các chi phí sản xuất: a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp trong từng hoạt động sản xuất sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, (Giáo trình Kế toán chi phí- Ts. Huỳnh Lợi-Trường Đh Kinh tế TP.HCM). ❖ Bao gồm: - Nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất sản phẩm, là cơ sở vật chất cấu thành thực thể sản phẩm. - Vật liệu phụ, và các vật liệu khác trực tiếp sản xuất sản phẩm. ❖ Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu báo vật tư còn tồn tại cuối kỳ, hóa đơn, phiếu chi, giấy báo nợ, ❖ Tài khoản sử dụng: TK621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”: Phản ánh chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ trong kỳ. - Bên Nợ: NVL xuất dùng để sản xuất sản phẩm. SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 12
  21. Khóa luận tốt nghiệp - Bên Có: Kết chuyển chi phí NVL vào TK154. - Tài khoản không có số dư cuối kỳ. ❖ Một số nghiệp vụ liên quan đến TK621: TK 621- Chi phí NVL trực tiếp TK 152 TK 154 Xuất kho NVL dùng cho sản Cuối kỳ kết chuyển chi phí xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ NVL trực tiếp TK 111, 112, 331 TK 152 Mua NVL về dùng ngay NVL dùng không hết không qua kho nhập lại kho TK 133 TK 632 Thuế Kết chuyển chi phí vượt GTGT được khấu trừ định mức vào giá thành Sơ đồ 1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp b. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, tiền ăn giữa ca (nếu có) phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, các khoản trích bao hiểm, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định tính trên tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất. ❖ Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, ❖ Tài khoản sử dụng: TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 13
  22. Khóa luận tốt nghiệp - Bên Nợ: + Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương, tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ. - Bên Có: + Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" hoặc vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”. + Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632. - TK 622 không có số dư cuối kỳ. SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 14
  23. Khóa luận tốt nghiệp ❖ Một số nghiệp vụ liên quan đến TK 622: TK 622- Chi phí NCTT TK 334 TK 334 Tiền lương phải trả cho nhân công Cuối kỳ kết chuyển CP NCTT Trực tiếp sản xuất thực hiện dịch vụ TK335 Tiền lương nghỉ Trích trước tiền lương phép phải trả cho nghỉ phép của công công nhân nhân sản xuất TK 338 Tính BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ TK 632 Phần CP NCTT vượt trên mức cho công nhân sản xuất thực hiện dịch vụ bình thường TK 111, 112, 331 TK 138 Chi phí nhân công sử dụng chung cho Phân bổ chi phí nhân công sử dụng chung hợp đồng hợp tác kinh doanh cho hợp đồng hợp tác kinh doanh TK 133 TK 3331 Sơ đồ 1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp c. Kế toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí phát sinh ở các đội sản xuất, bao gồm lương nhân viên quản lí đội, các khoản trích theo lương( BHXH, BHYT, KPCĐ) theo tỳ lệ quy định, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. ❖ Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán lương của nhân viên quản lý phân xưởng, bảng thanh toán tiền ăn giữa ca, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, phiếu xuất kho, bảng phân bổ khấu hao, hóa đơn, phiếu chi, giấy báo nợ, ❖ Tài khoản sử dụng: Tài khoản phản ánh chi phí sản xuất chung là TK 627. SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 15
  24. Khóa luận tốt nghiệp - Bên nợ: Tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ. - Bên có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. - Tài khoản không có số dư cuối kỳ và có thể được phản ánh chi tiết theo các tài khoản cấp 2: + TK6271 (Chi phí nhân viên phân xưởng): tiền lương, tiền ăn giữa ca (nếu có), các khoản trích bảo hiểm, kinh phí công đoàn trên tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng. + TK6272 (Chi phí vật liệu): Sử dụng cho quản lý phân xưởng. + TK6273 (Chi phí dụng cụ sản xuất): công cụ sử dụng cho quản lý phân xưởng. + TK6274 (Chi phí khấu hao TSCĐ): dùng ở phân xưởng. + TK6277 (Chi phí dịch vụ mua ngoài): như điện, nước, điện thoại, thuê tài sản, thuê sửa chữa tài sản, + TK 6278 ( Chi phí bằng tiền khác): Chi phí khác phục vụ cho phân xưởng. SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 16
  25. Khóa luận tốt nghiệp ❖ Một số nghiệp vụ liên quan đến TK 627: TK 627- Chi phí sản xuất chung TK 334, 338 TK 154 Chi phí nhân viên phân xưởng Cuối kỳ kết chuyển CP SXC vào giá lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ thành sản phẩm, dịch vụ( CP SXC cố định phân bổ vào giá thành sản phẩm theo mức công suất bình thường TK 152, 153, 242 TK632 Chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ Khoản CPSXC cố định không phân bổ Vào giá thành sản xuất, được ghi nhận TK 111, 112, 331 vào GVHB Chi phí dịch vụ mua ngoài TK133 Thuế GTGT TK 111, 112,138 TK 111, 112 Các khoản thu giảm chi Chi phí bằng tiền khác TK 138 TK 111, 112, 335, 242 Chi phí đi vay phải trả Các khoản thu giảm chi ( nếu được vốn hóa) Sơ đồ 1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 17
  26. Khóa luận tốt nghiệp d. Tổng hợp chi phí sản xuất: ❖ Chứng từ sử sụng: Phiếu (thẻ) tính giá thành, sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh, ❖ Tài khoản sử sụng: TK154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. - Bên Nợ: Tập hợp các chi phí NVL trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. - Bên Có: Tập hợp các khoản giảm giá thành (TK111, 152, 155, ) và giá thành thành phẩm nhập kho/ gửi bán (TK155, 157, 632). - Số dư bên Nợ: : Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ. ❖ Một số nghiệp vụ liên quan đến TK 154: TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 621 TK 152, 111 Phân bổ kết chuyển chi phí Các khoản làm giảm giá thành nguyên liệu, vật liệu trực tiếp TK 622 TK 138, 334 Phân bổ kết chuyển CP NCTT Trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được, người thiệt hại phải bồi thường TK 627 TK 157 Phân bổ kết chuyển CP SXC Hàng gửi bán TK 155 TK 632 Nhập kho Xuất bán thành phẩm thành phẩm Bán không qua kho Sơ đô 1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 18
  27. Khóa luận tốt nghiệp 1.2.2.4 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: SPDD là những sản phẩm chưa kết thúc các giai đoạn công nghệ đã quy định trong quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và những sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa được kiểm nghiệm về mặt kỹ thuật, chưa nhập kho thành phẩm và đang nằm tạicác phân xưởng. Cuối kỳ kế toán hành kiểm kê SPDD và phải xác định mức độ hoàn thành của SPDD và đánh giá SPDD. Việc đánh giá SPDD cuối kỳ, kế toán phải áp dụng một trong các phương pháp sau: a. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính: Phương pháp này chỉ tính CPNVL chính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ các chi phí khác tính cho sản phẩm. Như vậy, CPSX dở dang cuối kỳ được tính như sau: CP NVL CP NVL chính chính dở + phát sinh trong CPSX Số lượng sản dang đầu kỳ kỳ x DDCK = phẩm dở dang Số lượng sản Số lượng sản cuối kỳ phẩm hoàn + phẩm dở dang thành trong kỳ cuối kỳ Với đặc điểm trên, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính chỉ áp dụng thích hợp cho những sản phẩm có chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí. b. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phương pháp này chỉ tính CPNVLTT cho SPDD cuối kỳ các chi phí khác tính cho thành phẩm. Như vậy, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính như sau: CP NVLTT CP NVLTT dở dang đầu + phát sinh trong Số lượng sản CPSX kỳ kỳ phẩm dở dang DDCK = x Số lượng sản Số lượng sản cuối kỳ phẩm hoàn + phẩm dở dang thành trong kỳ cuối kỳ SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 19
  28. Khóa luận tốt nghiệp Trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp không có cùng đặc điểm là phát sinh toàn bộ và từ đầu của quy trình sản xuất; cụ thể, chi phí nguyên vật liệu chính phát sinh toàn bộ từ đầu của quy trình sản xuất, chi phí nguyên vật liệu phụ phát sinh mức độ thực hiện quy trình sản xuất, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính chi tiết như sau: CP NVL CP NVL chính chính dở + phát sinh trong CP nguyên dang đầu kỳ kỳ Số lượng sản vật liệu chính = x phẩm dở dang dở dang cuối Số lượng sản Số lượng sản cuối kỳ + kỳ phẩm hoàn phẩm dở dang thành trong kỳ cuối kỳ CP NVL phụ CP NVL phụ dở dang đầu + phát sinh trong số CP nguyên vật kỳ kỳ lượng Tỷ lệ liệu chính dở = x ( x ) SPDD hoàn dang cuối kỳ Số lượng sản số thành phẩm hoàn + ( lượng x Tỷ lệ ) cuối thành trong kỳ SPDD hoàn kỳ cuối kỳ thành Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo CP NVLTT chỉ có thể áp dụng thích hợp cho những sản phẩm có NVLTT chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng CPSX. Đồng thời chi phí dở dang qua các kỳ ít biến động. c. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượn hoàn thành tương đương: Phương pháp này tính toàn bộ chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ thực hiện: Chi phí nhóm 1: Những chi phí sản xuất phát sinh toàn bộ từ đầu quy trình sản xuất, tham gia vào sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dỡ dang cuối kỳ cùng một mức độ như chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp, chi phí bán thành phẩm, được tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo công thức: SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 20
  29. Khóa luận tốt nghiệp Chi phí nhóm 1 + Chi phí nhóm 1 thực Chi phí dở dang đầu kỳ tế phát sinh trong kỳ nhóm 1 dở Số lượng sản = x dang cuối Số lượng sản Số lượng sản phẩm dở dang kỳ phẩm hoàn + phẩm dở dang cuối kỳ thành trong kỳ cuối kỳ Chi phí nhóm 2: Những chi phí sản xuất thường phát sinh theo mức độ sản xuất và tham gia vào sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dỡ dang theo tỷ lệ hoàn thành như CPNCTT, CPSXC, được tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo công thức: Chi phí nhóm 2 Chi phí nhóm 2 thực Chi phí + dở dang đầu kỳ tế phát sinh trong kỳ Số lượng Tỷ lệ nhóm 2 dở = x ( sản phẩm x hoàn ) dang cuối Số lượng sản Số lượng sản Tỷ lệ dở dang thành kỳ + ( x ) phẩm hoàn phẩm dở dang hoàn cuối kỳ thành trong kỳ cuối kỳ thành Chi phí nhóm 1 hay chi phí nhóm 2 tùy thuộc cụ thể vào đặc điểm chi phí ở từng quy trình sản xuất. Có quy trình sản xuất có cả chi phí nhóm 1 và chi phí nhóm 2 nhưng cũng có quy trình sản xuất chỉ có quy trình chi phí nhóm 2 như sản xuất đồ gỗ, xây lắp, Vì vậy khi đánh giá sản phẩm dỡ dang cần xác định đặc điểm cụ thể từng loại chi phí của từng quy trình sản xuất cụ thể. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượn hoàn thành tương đương tuy tính toán phức tạp nhưng đạt kết quả chính xác, có độ tin cậy cao và phù hợp với chuẩn mực hàng tồn kho. Vì vậy phương pháp này được áp dụng phổ biến để đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ở nhiều doanh nghiệp. d. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí kế hoạch( định mức): Với phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo ở các phần trên, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính trên cơ sở chi phí thực tế. Với những quy trình sản xuất ổn định hay doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 21
  30. Khóa luận tốt nghiệp CPSX chuẩn xác, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ có thể tính theo chi phí kế hoạch hay chi phí định mức. Như vậy, CPSXDD cuối kỳ được tính như sau: CPSX dở Số lượng sản phẩm Tỷ lệ hoàn Chi phí kế = x x dang cuối dở dang cuối kỳ thành hoạch mỗi sản kỳ phẩm 1.2.2.5 Phương pháp tính giá thành sản phẩm sản xuất: Tính giá thành, thực chất là tính tổng giá thành và giá thành đơn vị từng sản phẩm. Đây là bước cuối cùng của quy trình kế toán chi phí và tính giá thành và cũng là nội dung sau cùng của tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tính giá thành sản phẩm được thực hiện theo những phương pháp thích hợp và thể hiện trực tiếp trên phiếu tính giá thành tương ứng. Phương pháp tính giá thành là một hoặc hệ thống các phương pháp, kỹ thuật sử dụng để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất đã được xác định cho từng đối tượng tính giá thành. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý về giá thành, kế toán có thể lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp. Dưới đây là những phương pháp tính giá thành cơ bản áp dụng tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế theo truyền thống của kế toán ở Việt Nam. a. Phương pháp giản đơn( Phương pháp trực tiếp): Thường áp dụng cho những quy trình công nghệ giản đơn, đối tượng tập hợp chi phí được chọn trùng với đối tượng tính giá thành và tính giá thành được thực hiện như sau: Tổng giá CPSX CPSX CPSX Giá trị khoản = - thành thực dở dang + phát sinh dở dang - điều chỉnh giảm tế sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ giá thành b. Phương pháp hệ số: SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 22
  31. Khóa luận tốt nghiệp Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất sử dụng cùng một loại vật tư, lao công, máy móc, thiết bị sản xuất, nhưng kết quả tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau và các sản phẩm có kết cấu tương ứng tỷ lệ, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được chọn là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm của quy trình. Quy trình tính toán theo phương pháp này như sau: Tổng giá CPSX dở CPSX phát CPSX dở Giá trị khoản thành thực = dang đầu kỳ + sinh trong - dang cuối kỳ - điều chỉnh giảm tế nhóm sản của nhóm kỳ của nhóm của nhóm giá thành của phẩm sản phẩm sản phẩm sản phẩm nhóm sản phẩm c. Phương pháp tỷ lệ: Phương pháp này chỉ được áp dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất tạo ra nhiều nhóm sản phẩm cùng loại với những chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau hoặc trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm không có kết cấu chi phí tương ứng tỷ lệ. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm. Quy trình tính toán theo phương pháp này như sau: - Tính tổng giá thành thực tế của từng nhóm sản phẩm, chi tiết theo từng khoản mục chi phí sản xuất: Giá trị khoản Tổng giá CPSX phát CPSX dở CPSX dở điều chỉnh giảm thành thực sinh trong dang cuối kỳ dang đầu kỳ giá thành của tế nhóm sản = + kỳ của nhóm - của nhóm - của nhóm nhóm sản phẩm phẩm sản phẩm sản phẩm sản phẩm - Tính tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm, chi tiết theo từng khoản mục chi phí sản xuất: Tổng giá Số lượn sản Giá thành thành kế phẩm hoàn định mức hoạch nhóm = thành trong x sản xuất sản phẩm nhóm - Tính tỷ lệ giá thành nhóm sản phẩm: Tỷ lệ tính Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm SVTH: Ngôgiá thànhThị Diệu Linh 23 của nhóm sản phẩm
  32. Khóa luận tốt nghiệp = Tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm - Tính giá thành thực tế đơn vị sản phẩm: Giá thành Tỷ lệ tính Gía thành x thực tế đơn = giá thành định mức vị sản phẩm của nhóm sản phẩm sản phẩm Tổng giá Số lượn sản Giá thành thành thực = phẩm hoàn x thực tế đơn tế sản phẩm thành vị sản phẩm d. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ: Phương pháp này áp dụng đối với những quy trình công nghệ sản xuất kết quả sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính và sản phẩm phụ( hay sản phẩm song song). Đối tượng kế toán chi phí và đối tượng tính giá thành gắn liền với sản phẩm chính. Tính giá thành theo phương pháp loại trừ sản phẩm phụ được thực hiện như sau: - Ước tính giá vốn sản phẩm phụ. Giá vốn sản phẩm phụ ước tính có thể được ước tính như sau: Giá vốn sản phẩm phụ= Giá bán- Chi phí ngoài sản xuất- Lợi nhuận Giá vốn sản phẩm phụ= Chi phí sản xuất x Tỷ lệ giá vốn ước tính - Loại trừ khỏi chi phí sản xuất để tính tổng giá thành sản phẩm chính: Tổng giá CPSX CPSX CPSX Giá trị khoản Giá vốn ước thành thực dở dang phát sinh - dở dang điều chỉnh giảm tính sản + - - tế nhóm sản = đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ giá thành phẩm phụ phẩm Từ tổng giá thành sản phẩm chính tiếp tục phương pháp giản đơn, phương pháp hệ số hay phương pháp tỷ lệ để tính giá thành từng loại sản phẩm tùy thuộc vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất. SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 24
  33. Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 2.1 Tình hình cơ bản và tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu: Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu có tên giao dịch quốc tế là A Chau Food Technology Joint Stock Company. Tiền thân của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu là Nhà máy Bia Huế, một doanh nghiệp nhà nước được thành lập vào năm 1990 và sản xuất sản phẩm bia với thương hiệu Huda Beer. Đến năm 1994 Nhà máy Bia Huế đã liên doanh với đối tác nước ngoài là tập đoàn Bia Carlsberg của Đan Mạch và thành lập Công ty Bia Huế với tỷ lệ phần vốn góp của Nhà máy Bia Huế trong liên doanh Công Ty Bia Huế là 50%. Năm 2005, ngoài việc làm đối tác liên doanh, giữ 50% vốn góp trong Công ty Bia Huế, Nhà máy Bia Huế đã lần lượt đầu tư một số dây chuyền sản xuất các sản phẩm như Sữa Chua, Kem các loại, Trái Cây Sấy Khô, Thạch Rau Câu và đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất nắp chai phục vụ cho lĩnh vực nước uống đóng chai thủy tinh. Tất cả các dây chuyền sản xuất đều được đầu tư trên cơ sở chọn lựa công nghệ tối ưu và thiết bị hiện đại nên chúng tôi đã sản xuất được các sản phẩm đạt tiêu chuẩn, đáp ứng được yêu cầu của thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng. Năm 2009, Nhà máy Bia Huế chuyển phần vốn trong liên doanh Công ty Bia Huế cho Công ty TNHHNN MTV Xổ Số Kiến Thiết tỉnh Thừa Thiên Huế nắm giữ và thực hiện các bước cổ phần hoá phần vốn đang hoạt động sản xuất kinh SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 25
  34. Khóa luận tốt nghiệp doanh tại Nhà máy Bia Huế theo Quyết định số 160/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 20/01/2009 để chuyển thành công ty cổ phần. Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu được cấp giấy phép kinh doanh kể từ ngày 01/03/2011 , giấy phép kinh doanh số 3300101526 và chính thức kế thừa các hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Bia Huế. Từ đó đến nay, công ty không ngừng mở rộng thị trường và địa bàn hoạt động tăng doanh số bán ra, đồng thời nâng cao tay nghề của công nhân và hiện đại hóa công nghệ sản xuất bằng các máy móc công nghệ cao đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra. - Tên giao dịch: Công ty cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu. - Tên viết tắt: A CHAU FOOD TECH JSC. - Tên tiếng Anh: A CHAU FOOD TECHNOLOGY JOINT STOCK COMPANY. - Trụ sở: 61 Nguyễn Khoa Chiêm, P.An Cựu, TP.Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam. - Số điện thoại: ĐT: 054.3811619 - Fax: 054.3847183. - Website: www.achaufood.com.vn. - Tôiail: achaufoodtech@gmail.com - Giấy chứng nhận kinh doanh số: 3300101526 –01/03/2011. - Mã số thuế: 3300101526 - Slogan: “ Tạo dựng lòng tin qua từng sản phẩm”. 2.1.2 Đặc điểm hoạt động và cơ cấu bộ máy: 2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu: a. Chức năng, nhiệm vụ của công ty: Tổ chức xây dựng thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng ngành nghề đã đăng ký, sử dụng các nguồn lực của công ty một cách hiệu quả nhất, phát triển mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động cũng như các chế độ chính sách đối với người lao động như tiền lương, bảo hiểm, giờ làm, ăn trưa, Thực SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 26
  35. Khóa luận tốt nghiệp hiện tốt các nghĩa vụ pháp lý đối với nhà nước bên cạnh việc xây dựng quy trình công nghệ sản xuất gắn với bảo vệ môi trường ở địa phương. b. Ngành nghề kinh doanh: Công ty chuyên sản xuất và cung ứng các sản phẩm: Sữa chua; kem( kem que, Kem ly, Kem hộp, Kem Ốc quế); trái cây sấy khô( mít, chuối, khoai lang sấy khô); thạch rau câu; nắp chai( nắp ken) sử dụng để đóng chai cho bia, nước khoáng, nước ngọt. Với phương châm “Tạo dựng lòng tin qua từng sản phẩm”, công ty rất chú trọng đến yếu tố chất lượng sản phẩm và luôn đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Nhờ đó, các sản phẩm của công ty đã được khách hàng ủng hộ, thị trường ngày càng mở rộng và doanh số cũng tăng đều 15 - 20% năm trong những năm qua. 2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu: a. Cơ cấu tổ chức bộ máy: Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng và theo chế độ một thủ trưởng. Giám đốc là người đứng đầu điều hành cùng các phòng ban chức năng giúp việc. Quan hệ giữa các phòng ban, các quản đốc, các phân xưởng với giám đốc là quan hệ chỉ huy, chỉ đạo và phục tùng mệnh lệnh chỉ thị công tác và sản xuất. Riêng kế toán trưởng ngoài việc chấp hành mệnh lệnh còn một số quyền hạn, nhiệm vụ theo quy định hiện hành của nhà nuớc về những vấn đề liên quan khi có ý kiến trái ngược. GIÁM ĐỐC SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 27
  36. Khóa luận tốt nghiệp KHỐI SẢN KHỐI HÀNH XUẤT Phòng Phân Phân Phân Phân Tổ Phòng kế Phòng xưởng xưởng Phòng xưởng xưởng điện TCH hoạch kế sữa nắp vật tư kem chip cơ C thị toán chua ken trường (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy : Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ phối hợp b. Chức năng, nhiệm vụ quản lý của bộ máy: Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất trong công ty, có chức năng điều hành chung, trực tiếp chỉ đạo các bộ phận trong bộ máy kinh doanh của công ty. Và là người quyết định trong việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh và điều hành nhân sự, chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Khối sản xuất: trực tiếp phụ trách về sản xuất của các phân xưởng trong công ty để đạt hiệu quả cao. Khối hành chính: trực tiếp điều hành các phòng ban trong bộ máy quản lý của công ty. Phân xưởng sữa chua: có nhiệm vụ chuyên sản xuất sữa chua. Phân xưởng kem:có nhiệm vụ chuyên sản xuất kem. Phân xưởng chíp: có nhiệm vụ chuyên sản xuất các loại trái cây sấy khô như: mít, chuối, dứa, vải SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 28
  37. Khóa luận tốt nghiệp Phân xưởng nắp chai: có nhiệm vụ sản xuất nắp chai (nắp ken). Tổ cơ điện: chịu trách nhiệm sửa chửa phục hồi những trang thiết bị điện và dây chuyền sản xuất bị hư hỏng để tránh tình trạng gián đoạn trong khâu sản xuất và đảm bảo an toàn cho công nhân lao động trong khi làm việc và đảm bảo điện cho việc sản xuất được thuận lợi. Phòng vật tư: chuyên mua các loại vật tư nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của các phân xưởng. ❖ Phòng tổ chức hành chính: - Nghiên cứu ứng dụng và không ngừng hoàn thiện các mô hình tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý thích ứng với quy mô, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của tiến bộ khoa học kỹ thuật và yêu cầu thị trường; xây dựng và không ngừng hoàn thiện các nôi quy, quy chế quản lý cho phù hợp với sự đổi mới của cơ chế quản lý. - Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và bố trí lao động phù hợp với từng vị trí công việc của từng bộ phận trong công ty; xây dựng kế hoạch lao động, tiền lương và chuẩn bị cho Giám đốc ký thỏa ước lao động với công đoàn công ty; giao khoán lao động, tiền lương theo tiêu chuẩn, định mức đã được duyệt, đôn đốc kiểm tra và quyết toán việc thực hiện trên cơ sở sản phẩm giao nộp theo kế hoạch và hạn mức của công ty. - Thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ về lao động và tiền luơng đối với cán bộ công nhân viên đang làm việc, thôi việc và nghỉ hưu; bảo vệ an toàn mọi tài sản của nhà máy. ❖ Phòng kế hoạch thị trường: SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 29
  38. Khóa luận tốt nghiệp - Tổ chức điều tra, nghiên cứu đưa ra dự báo về nhu cầu thị trường để từ đó có lập kế hoạch sản xuất phù hợp đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. - Tổ chức thực hiện kế hoạch cung ứng và quản lý toàn bộ nguyên liệu, vật tư kỹ thuật, thiết bị phụ tùng đặt mua trong nước và nhập khẩu; quản lý việc sử dụng nguyên vật liệu, vật tư cho sản xuất, mua sắm cung ứng một số vật tư rẻ tiền mau hỏng theo sự phân cấp quản lý của công ty. - Tiêu thụ toàn bộ sản phẩm ở thị trường trong nước thông qua bán buôn và bán lẻ; định kỳ hàng tháng, phối hợp với các phòng ban liên quan tiến hành kiểm kê đối chiếu nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tài sản thành phẩm trong kho của nhà máy để kịp thời báo cáo với lãnh đạo có kế hoạch điều phối xử lý. ❖ Phòng kế toán: - Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với quy mô và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty; tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Kiểm tra giám sát các hoạt động, các nghiệp vụ kinh tế kinh tế phát sinh nhằm đảm bảo việc chấp hành đúng chế độ chính sách quản lý kinh tế của công ty; định kỳ phối hợp các phòng ban liên quan tiến hành kiểm kê tất cả các loại vật tư hàng hoá thành phận trong kho xuất dùng, đề xuất với lãnh đạo xử lý các loại vật tư hàng hoá hỏng không sử dụng. - Lập báo cáo quyết toán phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh gửi các cơ quan quản lý có liên quan; định kỳ tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo kết quả trước hội nghị lãnh đạo chủ chốt của nhà máy; cuối kỳ kế toán, xác định thuế phải nộp và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước. - Thực hiện công tác tính lương, xây dựng bản lương theo hệ số lương, theo ngày công lao động dựa trên bảng chấm công từ phân xưởng sản xuất, gửi bảng SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 30
  39. Khóa luận tốt nghiệp lương đã tính toán lên cho lãnh đạo công ty. Sau khi được xét duyệt, thông qua ngân hàng thanh toán lương cho nhân viên, công nhân trong công ty qua hệ thống thẻ ATM. 2.1.3 Quy mô, nguồn lực kinh doanh: a. Tình hình lao động của công ty: Số lượng lao động của công ty tang dần qua các năm, do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất và quy mô thị trường nên công ty đã có kế hoạch tuyển dụng cho phù hợp với nhu cầu thực tế. Để làm rõ tình hình biến động của lao động qua các năm, chúng ta xtôi xét bảng số liệu sau: Bảng 2.1 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2016- 2018 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu SL % SL % SL % (+/-) % (+/-) % Tổng số lao động 78 100 78 100 80 100 0 0 2 2,56 I. Phân theo giới tính 1. Nam 45 57,69 43 55,13 45 56,25 2 4,44 2 4,65 2. Nữ 33 42,31 35 44,87 35 43,75 2 6,06 0 0 II. Phân theo tính chất công việc 1.LĐ hành chính 26 33,33 26 33,33 26 32,50 0 0 0 0 2.LĐ trực tiếp 52 66,67 52 66,67 54 67,50 0 0 2 3,85 III. Phân theo trình độ 1. Đại học 17 21,79 17 21,79 17 21,25 0 0 0 0 2. Trung cấp 26 33,33 27 34,62 27 33,75 1 3,85 0 0 3.LĐ phổ thông 35 44,88 35 43,59 37 45 0 0 2 5,71 Nhìn chung, tình hình lao động của DN từ năm 2013 đến 2015 biến động không nhiều. Về giới tính lao động nam chiếm đa số, trình độ nguồn nhân lực phổ thông cao. SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 31
  40. Khóa luận tốt nghiệp ❖ Xét về trình độ chuyên môn của người lao động: Qua bảng số liệu trên cho thấy nhân viên có trình độ Đại học tập trung nhiều nhất ở khối hành chính, khối hành chính có số lượng nhân viên lớn thứ 2 trong Công ty và với chức năng nhiệm vụ như đã phân công ở trên thì số nhân viên có trình độ Đại học là 12 người là vừa đủ đáp ứng với nhu cầu công việc. Công ty sử dụng nguồn lao động chủ yếu có trình độ chuyên môn ở bậc trung cấp và lao động phổ thông. Người lao động với trình độ chuyên môn ở bậc trung cấp chủ yếu làm việc ở phòng thí nghiệm như: Kỹ sư hóa thực phẩm, kỹ sư bảo quản chế biến, .Tại phân xưởng sản xuất có lao động phổ thông chiếm tỷ trọng cao nhất, đa số họ được sắp xếp làm một số công việc giản đơn như bốc xếp, kiểm hàng, xếp hàng vào thùng, đóng gói Điều này thể hiện chính sách tuyển dụng của Công ty phù hợp với yêu cầu thực tế của công việc. ❖ Xét theo giới tính: Lao động nữ chiếm 43,75% tổng số lao động tập trung chủ yếu ở khối hành chính, khâu đếm và xếp Kem vào thùng trên dây chuyền sản xuất Kem và nhân viên vệ sinh. Tất cả các khâu còn lại đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn để vận hành hệ thống hoặc có sức khỏe để bốc vác chuyên chở. Một khía cạnh khác cần chú ý khi tuyển dụng lao động nữ đó là đối với lao động nữ sẽ gặp một số bất lợi khi điều động công tác xa và bố trí nhân sự thay thế khi có người nghỉ chế độ thai sản. b. Tình hình tài sản nguồn vốn: SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 32
  41. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.2 Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty trong 3 năm 2016-2018 ĐVT: VNĐ 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % TÀI SẢN 31.848.430.131 100 30.661.678.208 100 26.403.101.684 100 (1.186.751.923) (3.73) (4.258.576.524) (13.89) A. A. TSNH 23.764.694.520 74.62 23.133.653.132 75.45 14.757.400.724 55.89 (631.041.388) (2.66) (8.376.252.408) (36.21) 1. 1.Tiền 4.396.405.012 13.80 1.127.906.058 3.68 981.562.077 3.72 (3.268.498.954) (74.34) (146.343.981) (12.97) 2. 2. Các khoản 0 0.00 0 0.00 144.688.465 0.55 0 0.00 144.688.465 0.00 đầu tư tài chính ngắn hạn 3. 3. Khoản phải 6.919.324.002 21.73 10.406.922.005 33.94 2.871.853.232 10.88 3.487.598.003 50.40 (7.535.068.773) (72.40) thu 4. 4. HTK 11.930.122.501 37.46 11.499.123.035 37.50 10.667.991.439 40.40 (430.999.466) (3.61) (831.131.596) (7.23) 5. 5. TSNH khác 518.843.005 1.63 99.702.034 0.33 91.305.511 0.35 (419.140.971) (80.78) (8.396.523) (8.42) B. B. TSDH 8.083.735.611 25.38 7.528.025.076 24.55 11.645.700.960 44.11 (555.710.535) (6.87) 4.117.675.884 54.70 1. 1. TSCĐ 7.940.722.035 24.93 7.396.103.022 24.12 11.250.268.622 42.61 (544.619.013) (6.86) 3.854.165.600 52.11 2. 2. TSDH khác 143.013.576 0.45 131.922.054 0.43 395.432.338 1.5 (11.091.522) (7.76) 263.510.284 199.75 NGUỒN 31.848.430.131 100 30.661.678.218 100 26.403.101.684 100 (1.186.751.923) (3.73) (4.258.576.524) (189) VỐN C. C.Nơ phải trả 11.048.522.003 34.69 10.185.455.687 33.22 6.547.966.749 24.80 (863.066.316) (7.81) (3.637.488.938) (35.71) 1. Nợ ngắn hạn 11.047.522.003 34.69 10.184.455.687 323.22 6.546.966.749 24.80 (863.066.316) (7.81) (3.637.488.938) (35.71) 2. Nợ dài hạn 1.000.000 0.00 1.000.000 0.00 1.000.000 0.00 0 0.00 0 0.00 D. D.Nguồn vốn 20.799.908.138 65.31 20.476.222.531 66.78 19.855.134.935 75.20 (323.685.607) (1.56) (621.087.596) (3.03) CSH SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 33
  42. Khóa luận tốt nghiệp ❖ Nhận xét: Qua bảng phân tích ta thấy tình hình tài sản và nguồn vốn đã có sự thay đổi đáng kể qua 2 năm, cụ thể: Quy mô tài sản và nguồn vốn năm 2018 có vẻ thu hẹp hơn so với năm 2017, năm 2017 tổng tài sản là 30.661.678.208 đồng( giảm 4.258.576.524 đồng), năm 2016 tổng tài sản là 31.848.430.131 đồng( giảm 5.445.328.447 đồng). Phần tài sản: Nhìn chung tài sản của công ty chủ yếu là tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, cụ thể: - Năm 2016 TSNH của công ty là 23.764.694.520 đồng chiếm 74.62% tổng tài sản. - Năm 2017 không có nhiều thay đổi trong tổng tài sản nhưng lại có sự thay đổi lớn ở khoản mục tiền, cụ thể giảm 3.268.498.854 đồng so với năm 2016, nguyên nhân là Công ty nới lỏng chính sách bán chịu để thu hút khách hàng làm cho khoản phải thu tăng lên 3.487.598.003 đồng so với năm 2016. - Trong năm 2018 có sự thay đổi đáng kể trong tổng tài sản. Cụ thể là TSNH chỉ còn 14.757.400.724 đồng và chiếm 55.89% trong tổng tài sản, nguyên nhân là Công ty đã đầu tư mua sắm TSCĐ khiến TSCĐ tăng lên thành 11.645.700.960 đồng chiếm 44.11% tổng tài sản. Phần nguồn vốn: Đối với mỗi công ty vốn có tầm quan trọng trong sự hình thành và phát triển,với mỗi loại hình kinh doanh khác nhau sẽ có những chính sách để quản lý vốn hợp lý, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh tránh mất cân bằng trong cơ cấu vốn. Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn của công ty biến động không đồng đều qua các năm cụ thể như sau: Năm 2016 nguồn vốn Công ty là 31.848.430.131 đồng, năm 2017 là 30.661.678.218 đồng, năm 2018 là 26.403.101.684 đồng. Năm 2017 giảm SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 34
  43. Khóa luận tốt nghiệp 1.186.751.923 đồng so với năm 2016, năm 2018 giảm 4.258.576.524 đồng so với năm 2017. Nợ phải trả giảm dần qua từng năm. Cụ thể năm 2018 chỉ còn 6.547.966.749 đồng, giảm 3.637.488.938 đồng so với năm 2017 và 4.500.555.254 đồng so với năm 2016. Nguồn vốn chủ sở hữu: Thể hiện khả năng tự chủ về mặt tài chính của một doanh nghiệp, năm 2018 VCSH là 19.855.134.935 đồng, giảm 621.087.596 đồng so với năm 2017, giảm 944.773.203 đồng so với năm 2016. Cho thấy công ty có kế hoạch rút gọn vốn nhưng con số không đáng kể. Qua việc phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Á Châu chúng ta thấy: Công ty đã sử dụng tài sản và nguồn vốn tối ưu nhất, biết vận dụng những gì có thể để nâng cao lợi nhuận, giảm chi phí nhưng cũng đặt chất lượng hàng đầu. SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 35
  44. Khóa luận tốt nghiệp c. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh: Bảng 2.3 Tình hình kết quả kinh doanh sản xuất của Công ty trong 3 năm 2016-2018 ĐVT: VNĐ CHỈ TIÊU 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % 1. Doanh thu bán hàng 55.347.700.000 56.777.424.715 44.887.471.587 1.429.724.715 2.58 (11.889.953.128) (20.94) 2. Các khoảng giảm trừ doanh thu 1.571.000 722.862 (848.138) (53.99) (722.862) (100.00) 3. DT thuần về bán hàng 55.346.148.000 56.776.701.853 44.887.471.587 1430.553.853 2.58 (11.889.230.266) (20.94) 4. Giá vốn bán 48.104.013.000 49.263.527.118 38.629.860.099 1.159.514.118 3.16 (10.633.667.019) (22.15) 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng 7.242.135.000 7.513.174.735 6.257.611.488 271.039.735 3.74 (1.255.563.247) (16.71) 6. DT hoạt động tài chính 45.596.000 6.952.189 19.121.054 (38.643.811) (84.75) 12.168.865 175.04 7. Chi phí tài chính 189.204.000 1.005.254.787 383.699.319 816.050.787 431.31 (621.555.468) (61.83) Trong đó: Chi phí lãi vay 19.204.000 621.969.973 383.699.319 602.765.973 3138.75 (238.270.654) (38.31) 8. Chi phí bán hàng 2.122.880.000 2.628.979.495 2.441.237.569 506.099.495 23.84 (187.741.926) (7.14) 9. Chi phí quản lí doanh nghiệp 3.424.969.000 2.983.077.868 2.769.555.465 (441.891.132) (12.90) (213.522.403) (7.16) 10. LN từ doanh thuần HĐKD 1.550.679.000 902.814.774 682.240.189 (647.864.226) (41.78) (220.574.585) (24.43) 11. Thu nhập khác 64.840.000 1.978.573 2.443.995 (62.861.427) (96.95) 465.422 23.52 12. Chi phí khác 1.406.000 810.770 20.013.747 (595.230) (42.33) 19.202.977 2368.49 13. Lợi nhuận khác 63.434.000 1.167.803 17.569.752 (62.266.197) (98.16) 16.401.949 1404.51 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước 1.614.113.000 903.982.577 664.670.437 (710.130.423) (44.00) (239.312.140) (26.47) thuế 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 356.407.000 184.442.833 222.462.252 (171.964.167) (48.25) 38.019.419 20.61 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.257.706.000 719.539.744 442.208.185 (538.166.256) (42.79) (277.331.559) (38.54) 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 322 400 260 19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu 400 260 SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 36
  45. Khóa luận tốt nghiệp ❖ Nhận xét: - Qua phân tích bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ta thấy: mặc dù đang gặp nhiều khó khăn do tốc độ phát triển của thị trường, xu thế cạnh tranh gay gắt nhưng lãnh đạo nhà máy đã có những điều chỉnh về chính sách kinh doanh hợp lý, kịp thời nắm bắt những thuận lợi, đưa ra những quyết sách đúng đắn, nhạy bén trong quản lý, do vậy mặc dù tình hình thị trường có nhiều biến động lớn nhưng hoạt động của nhà máy vẫn duy trì và phát triển theo chiều hướng tích cực. Điều này đã được thể hiện qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh qua 3 năm. Có được kết quả này là do ảnh hưởng của các nhân tố sau: • Đẩy mạnh mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. • Tích cựu tiếp thị, quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia hội chợ, triển lãm sản phẩm hàng hóa. • Đưa ra những chính sách khuyến mãi đối với khách hàng, hoa hồng cho các đại lý nhằm kích thích tiêu thụ sản phẩm. • Có chế độ khen thưởng hợp lý nhằm khuyến khích động viên những sáng kiến khoa học của CBCNV ứng dụng thực tế vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. • Có chế độ khen thưởng hợp lý nhằm khuyến khích động viên những sáng kiến khoa học của CBCNV ứng dụng thực tế vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. - Từ những thực tiễn đó đã đtôi lại cho nhà máy những kết quả được phân tích như sau: • Tổng doanh thu năm 2017/2016 tăng lên gần 1400 triệu đồng tương ứng tăng lên 2.5%. Trong đó, doanh thu sản xuất kinh doanh tăng lên 1429 triệu đồng tương ứng tăng 2.58% điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có chuyển biến tốt. Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty còn có nguồn thu từ hoạt động tài chính, tuy nhiên, năm 2017 doanh thu từ hoạt động này lại giảm hơn 38 triệu đồng, tương ứng là 84.75% so với năm 2016, con số này không đáng kể đối với tiềm lực của công ty. SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 37
  46. Khóa luận tốt nghiệp • Tổng chi phí năm 2017/2016 tăng lên hơn 2600 triệu đồng. Trong đó, có nhiều khoản mục chi phí tăng là do tác động của doanh thu tăng như chi phí giá vốn hàng bán hay chi phí bán hàng. Cụ thể giá vốn hàng bán tăng lên với hơn 3%, mức độ tăng xấp xỉ với mức tăng của doanh thu. Tuy nhiên trong khi đó chi phí bán hàng lại có mức độ tăng lên nhiều hơn với 23.84% nhưng nếu xét về mặt giá trị thì khoản tăng lên này là chấp nhận được với mức tăng phần giá trị của doanh thu. Điều này giải thích cho việc các sản phẩm sản xuất ra có giá thành ít thay đổi, và Công ty đã xúc tiến hoạt động bán hàng nhằm tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ và tăng doanh thu. Một loại chi phí trong năm 2017 cũng tăng mạnh là chi phí tài chính và cụ thể là chi phí lãi vay cụ thể tăng hơn 621 triệu đồng so với năm 2016, điều này được giải thích bởi Công ty tiến hành vay để phục vụ sản xuất kinh doanh. • Tổng doanh thu năm 2018/2017 giảm mạnh gần 12000 triệu đồng tương ứng giảm 21%. Trong đó doanh thu của hoạt động kinh doanh giảm mạnh với giá trị gần 11890 triệu đồng tương ứng giảm 20.94%. Qua số liệu trên cho thấy công ty đang gặp phải tình hình kinh doanh khó khan do nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành đang gây áp lực lớn. Và điều này cũng thể hiện chính sách phát triển của ban lãnh đạo Công ty chưa mang lại hiệu quả. • Tổng chi phí năm 2018/2017 giảm mạnh hơn 11500 triệu đồng tương ứng giảm gần 21%. Mức giảm này là do doanh thu năm 2018/2017 giảm mạnh. Cụ thể, với chi phí giá vốn hàng bán giảm với tốc độ giảm tương ứng với doanh thu( xấp xỉ 21%), tuy nhiên chi phí bán hàng cũng giảm nhưng không đáng kể với tốc độ giảm của doanh thu. Điều này cho thấy việc sản xuất chưa đảm bảo đúng định mức và công tác kiểm soát chi phí chưa thực sự mang lại hiệu quả. SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 38
  47. Khóa luận tốt nghiệp 2.1.4 Tình hình tổ chức công tác kế toán của Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu: 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán: KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN KẾ TOÁN KẾ TOÁN THỦ QUỸ THANH TOÁN, TIỀN LƯƠNG, VẬT TƯ DOANH THU THUẾ Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu Kế toán trưởng: Do chị Lê Thị Thủy Ngân đảm nhiệm. Điều hành chung các hoạt động của phòng kế toán, kiểm tra giám sát công tác kế toán của các kế toán viên và chịu trách nhiệm về công tác kế toán của công ty; giúp Giám đốc các vấn đề liên quan đến tài chính, hoạch định chiến lược kinh doanh và phát triển đơn vị. Chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu kế toán, quản lí TSCĐ, tính khấu hao chung của toàn công ty, tổng hợp số liệu quyết toán lên các báo cáo tài chính, chuẩn bị hồ sơ quyết toán với cấp trên. Kế toán thanh toán, doanh thu: Do chị Phạm Thị Xuân Diệu đảm nhiệm. Có nhiệm vụ thu chi tiền mặt tại quỹ, thanh toán, quyết toán các khoản tạm ứng nội bộ cũng như khách hàng. Kế toán lương, thuế: Do chị Hồ Thị Hoài Phương đảm nhiệm. Hoạch toán và kê khai các loại thuế trong doanh nghiệp. Hàng tháng tính lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ và công nhan viên một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ. Kế toán vật tư: Do chị Nguyễn Thị Kim Phượng đảm nhiệm. Chịu trách nhiệm mở các sổ sách chi tiết theo dõi toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 39
  48. Khóa luận tốt nghiệp sự hình thành và hao phí vật liệu công ty. Tập hợp tất cả các chi phí có liên quan từ đó tính đúng, tính đủ giá thành cho từng đơn vị sản phẩm của công ty. Kiểm tra đối chiếu các số liệu về vật tư. Thủ quỹ: Lưu trữ tiền mặt, quản lí việc thu, chi tiền mặt của công ty khi có đầy đủ chứng từ và hóa đơn hợp lệ, kiểm kê tiền mặt thường xuyên. 2.1.4.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán: a. Kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng: - Kỳ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép sổ sách kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ). b. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam được ban hành kèm theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 Hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành. c. Hình thức sổ kế toán: Sổ kế toán: Chứng từ Sổ chi tiết, kế toán Phần mềm kế toán Sổ tổng hợp Bảng tổng hợp chứng Báo cáo tài từ kế toán chính, báo Máy vi tính cáo kế toán quản trị Ghi chú: Nhập số liệu hằng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy tính. Phầm mềm kế toán mà công ty đang sử dụng là Fast Accounting dựa trên hệ thống sổ của hình thức Nhật ký SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 40
  49. Khóa luận tốt nghiệp chứng từ. Hằng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán, sau khi xử lí nghiệp vụ sẽ tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán. Từ đó các thông tin được cập nhật tự động vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ chi tiết có liên quan. Cuối tháng, cuối năm đưa ra các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị mà nhà quản trị yêu cầu. d. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01 – DN); báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Mẫu số B 02 – DN); báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B 03 – DN); thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B 09 – DN). e. Các chính sách kế toán chủ yếu được áp dụng: - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng. - Phương pháp tính giá xuất kho: Phương pháp bình quân gia quyền. - Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ. - Hách toán thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ. - Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Phương pháp giản đơn. 2.2 Thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu 2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: a. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Từng mã sản phẩm cụ thể trong đề tài của tôi là sản phẩm sữa chua. b. Đối tượng tính giá thành sản phẩm: Từng mã sản phẩm cụ thể trong đề tài của tôi là sản phẩm sữa chua. 2.2.2 Kỳ tính giá thành: SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 41
  50. Khóa luận tốt nghiệp Công ty lựa chọn kỳ tính giá thành theo từng tháng trong nghiên cứu của mình tôi chọn là tháng 10 năm 2019. 2.2.3 Phương pháp kế toán các chi phí sản xuất: 2.2.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nội dung: Chi phí NVL trực tiếp tại Công ty bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu Các chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Đối với mã hàng “sữa chua” chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: - Nguyên liệu, vật liệu chính: Đường RS( sữa chua), sữa NXMP, Whey( U), Dầu bơ NZMP, . - Vật liệu phụ:Men FD, màng sữa chua, ❖ Chứng từ, sổ sách sử dụng: Hóa đơn GTGT, phiếu đề xuất vật tư, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho( nội bộ), bảng tổng hợp hàng nhập kho, sổ Nhật ký chung. ❖ Quy trình và phương pháp hạch toán: Để thuận tiện cho việc sản xuất các đơn hàng, Công ty tiến hành dự trữ nguyên vật liệu, vật tư tại kho hàng; nguyên vật liệu được mua từ các nhà cung cấp quen thuộc. Sau khi nhận hàng từ nhà cung cấp cùng với hóa đơn GTGT liên 2, hàng sẽ được nhập kho dưới sự giám sát của thủ kho và kế toán vật tư. Thành phẩm sữa chua được bảo quản trong kho lạnh. Tùy vào mùa mà hạn mức dự trữ sữa chua khác nhau, đối với mùa hè thì hạn mức dự trữ là 100 thùng, mùa đông là 20 thùng. Khi thành phẩm sữa chua trong kho thấp hơn hạn mức sẽ tiến hành sản xuất để không làm gián đoạn quá trình kinh doanh. Nắm được số lượng sản phẩm cần sản xuất, bộ phận phân xưởng sản xuất tính ra khối lượng vật tư cần sử dụng và tiến hành lập Phiếu đề xuất vật tư. Phiếu đề xuất vật tư gồm 2 liên: Liên 1 gửi lên cho kế toán vật tư, liên 2 giao cho người nhận hàng để kiểm đếm hàng khi nhận. Kế toán vật tư dựa trên phiếu đề xuất vật tư mà bộ phận phân xưởng sản xuất gửi lên tiến hành kiểm tra số lượng nguyên vật liệu cần còn lại trong kho sau đó lập phiếu SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 42
  51. Khóa luận tốt nghiệp xuất kho, phiếu xuất kho chỉ có 1 liên. Sau khi có sự xét duyệt của kế toán trưởng; phiếu xuất kho được chuyển cho thủ kho,. Người nhận hàng dựa trên phiếu đề xuất vật tư để kiểm đếm số hàng thực nhận đã đủ số lượng, đúng mẫu mã quy cách hay chưa. Thủ kho dựa trên phiếu xuất kho để xuất hàng, ghi vào thẻ kho. Sau khi xuất hàng, thủ kho sẽ ký xác nhận rồi chuyển phiếu xuất kho về cho kế toán vật tư ghi vào phần mềm, sổ kế toán liên quan và lưu lại bộ phận. Sau khi Phân xưởng sản xuất đã sản xuất xong đơn hàng( hoàn thành sản xuất trong ngày), kế toán vật tư sẽ tiến hành lập Phiếu Nhập kho( nội bộ) để chuyển thành phẩm từ phân xưởng vào kho hàng để bảo quản. Sau đó Kế toán vật tư sẽ ghi nhận vào Sổ nhật ký chung, không có số phát sinh Nợ và số phát sinh Có cho từng đợt nhập kho trong tháng của 1 mã thành phẩm. Cuối tháng Kế toán giá trị nhập kho của cả tháng cho từng mã thành phẩm. Đồng thời sẽ tiến hành kết chuyển CPNVLTT- TK 621 sang TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành. Ví dụ minh họa: Ngày 16/06/2019, xuất kho nguyên vật liệu cho phân xưởng sản xuất sữa chua để nấu 3000kg sữa chua. Bộ phận phân xưởng sản xuất tính ra khối lượng vật tư cần sử dụng và tiến hành lập Phiếu đề xuất vật tư gửi lên cho kế toán vật tư 2 liên. Mẫu Phiếu đề xuất vật tư minh họa: Biểu 2.1: Mẫu phiếu đề xuất vật tư PHIẾU ĐỀ XUẤT VẬT TƯ Họ vè tên: Nguyễn Trọng Hiệp BM-15-01 Phân xưởng sữa chua Ngày: 14/10/2019 Lý do: Nấu sữa chua Khổi lương: 3000 kg SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 43
  52. Khóa luận tốt nghiệp STT Tên Vật Tư ĐVT Số lượng Thực nhận Ghi chú 1 Đường RE kg 336,0 2 Sữa Gầy NZMP kg 270,0 3 Whey kg 30,0 4 Ổn Định kg 30,0 5 Dầu Bơ kg 90,0 6 Sữa Nấu Men kg 0,0 7 Men YC X11 500u Gói 1,0 8 Màng Nilon s. Sữa chua Cuộn 3,0 229,5 met vuông 9 Màng Nhựa Cuộn 4,0 180kg 10 Muỗng Nhựa Cái 36000,0 11 Bao Sốp kg 10,0 15 12 Băng Keo Cuộn 10,0 13 Thùng Sữa Cái 650,0 600 14 Giấy Vệ Sinh Cuộn 2,0 6 15 NAOH kg 25,0 16 Sort bate kg 1,3 17 Xà Phòng kg 2 Duyệt Quản đốc Người nhận Người lập ( Ký,họ tên) ( Ký,họ tên) ( Ký,họ tên) ( Ký,họ tên) Kế toán vật tư dựa trên Phiếu đề xuất vật tư bộ phận phân xưởng sản xuất gửi lên kiểm tra hàng trong kho, tiến hành lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho gồm 1 liên. Mẫu phiếu xuất kho minh họa: Biểu 2.2 Mẫu Phiếu xuất kho SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 44
  53. Khóa luận tốt nghiệp CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM Á CHÂU 71 Nguyễn Khoa Chiêm, Phường An Tây,Thành phố Huế PHIẾU XUẤT KHO Số 1SC/10 Ngày 14 tháng 10 năm 2019 Người nhận hàng: Hoàng Trọng Minh Đơn vị: NMB1000 – Công Ty CP Kỹ Nghệ Thực Phẩm Á Châu Địa chỉ: 71 Nguyễn Khoa Chiêm, Phường An Tây,Thành phố Huế Nội dung: Nấu 3000 kg sữa chua Stt Mã kho Mã vt Tên vật tư Tk Tk có Đvt Số lượng Giá Thành tiền nợ 1 KNVL DRS02 Đường RS(sữa chua) 621 1521 Kg 336,00 12 500 4 200 309 2 KNVL SUA01 Sữa NZMP 621 1521 Kg 270,00 70 522 19 041 089 3 KNVL WHE03 Whey (U) 621 1521 Kg 30,00 36 362 1 090864 4 KNVL OND02 Palsgard 5805 621 1521 Kg 30,00 261 594 7 847 825 5 KNVL DBO02 Dầu bơ NZMP 621 1521 Kg 90,00 164 266 14 784 024 6 KNVL MEN03 Men FD – DVS YC- X11 621 1521 Gói 1,00 1 522 861 1 522 862 (500U) 7 KNVL MGSC01 Màng sữa chua (NL) 621 1522 m2 229,50 16 518 3 790 918 8 KNVL MNH01 Màng nhựa sữa chua 621 1522 Kg 180,00 53 985 9 717 421 9 KNVL BCS01 Muỗng nhựa 621 1522 Cái 36 000,00 91 3 921 840 10 KNVL BKT01 Bao sốp sữa chua 621 1522 Kg 15,00 62 002 930 037 11 KNVL THSC01 Băng keo trong 621 1522 Cuộn 10,00 10 719 107 196 12 KNVL GVS01 Thùng carton sữa chua 90ml 621 1522 Cái 600,00 5 454 3 272 724 13 KNVL XUT01 Giấy vệ sinh 621 1522 Cuộn 6,00 3 326 19 960 14 KNVL XUT01 NaOH 621 1522 Kg 25,00 17 200 430 000 15 KNVL SOB01 Sorbate 621 1521 Kg 1,30 116 815 151 860 16 KNVL XP01 Xà phòng vi mô 621 1522 Kg 2,00 29 261 58 523 Tổng cộng 70 257 450 Bằng chữ: Bảy mươi triệu, hai trăm năm bảy nghìn, bốn trăm năm mươi Kèm theo: 0 chứng từ gốc. Ngày tháng năm . NGƯỜI LẬP PHIẾU NGƯỜI NHẬN HÀNG THỦ KHO KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau khi hàng được xuất, phiếu xuất kho liên 1 từ thủ kho sẽ được chuyển về lại cho kế toán vật tư. Kế toán vật tư hạch toán vào sổ Nhật ký chung theo định khoản: SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 45
  54. Khóa luận tốt nghiệp Nợ TK 621: 70.217.719 Có TK 152: 70.217.719 Biểu 2.3 Mẫu Phiếu nhập kho( nội bộ) CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM Á CHÂU 71 Nguyễn Khoa Chiêm, Phường An Tây,Thành phố Huế PHIẾU NHẬP KHO (NỘI BỘ) Số 29C/6 Ngày 16 tháng 10 năm 2019 Người nhận hàng: Lê Thị Bình Đơn vị: NMB1000 – Công Ty CP Kỹ Nghệ Thực Phẩm Á Châu Địa chỉ: 71 Nguyễn Khoa Chiêm, Phường An Tây,Thành phố Huế Nội dung: Nhập kho sữa chua sx ngày 17 Stt Mã kho Mã vt Tên vật tư Tk nợ Tk có Đvt Số lượng Giá Thành tiền 1 KTP SP10 Sữa chua 155 154 Thùng 633,00 Tổng cộng Bằng chữ: Không Kèm theo: 0 chứng từ gốc. Ngày tháng năm . NGƯỜI LẬP PHIẾU NGƯỜI NHẬN HÀNG THỦ KHO KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Trong tháng 10, phát sinh hai nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu để nấu 3000kg sữa chua. Cuối tháng, kế toán vật tư thực hiện bút toán để tổng hợp CPNVLTT: SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 46
  55. Khóa luận tốt nghiệp Nợ TK 621: 120.611.446 đồng Có TK 152: 120.611.446 đồng Biểu 2.4 Mẫu sổ chi tiết TK 621 trên phần mềm kế toán Ten_tk_du Ngay_ct La_ct So_ct Ma_kh Ten_kh Dien_giai Tk_du Ps_no Ps_co Ma_vv // Số dư dầu kì 140 956 662 // Tổng phát sinh trong kì 140 956 662 // Số dư cuối kì // Công ty cổ phần Kỹ Nghệ Thực Nguyên liệu vật lí 14/10/2019 PX 1SC/10 NMB1000 Nấu 300kg sữa chua 1521 48 638 833 SP 10 Phẩm Á Châu Công ty cổ phần Kỹ Nghệ Thực Vật liệu phụ 14/10/2019 PX 1SC/10 NMB1000 Nấu 300kg sữa chua 1522 21 618 617 SP 10 Phẩm Á Châu Công ty cổ phần Kỹ Nghệ Thực Vật liệu phụ 31/10/2019 PN 1TK/10 NMB1000 Nhập hàng trả kho 1522 20 345 214 SP 10 Phẩm Á Châu Công ty cổ phần Kỹ Nghệ Thực Vật liệu phụ 31/10/2019 PX 1TT/10 NMB1000 Xuất vật tư thay thế 1522 372 015 SP 10 Phẩm Á Châu Công ty cổ phần Kỹ Nghệ Thực Nguyên liệu vật lí 31/10/2019 PX 1SC/10 NMB1000 Nấu 300kg sữa chua 1521 48 638 833 SP 10 Phẩm Á Châu Công ty cổ phần Kỹ Nghệ Thực Vật liệu phụ 31/10/2019 PX 1SC/10 NMB1000 Nấu 300kg sữa chua 1522 21 688 364 SP 10 Phẩm Á Châu Kết chuyển chi phí nguyên vật Chi phí SXKD dở dang 31/10/2019 PKT 154 120 611 448 liệu SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 47
  56. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: ❖ Nội dung chi phí nhân công trực tiếp: - Tại Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất bao gồm tiền lương, các khoản trích theo lương, các khoản phụ cấp của công nhân trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng. - Với đặc thù là doanh nghiệp sản xuất, nhất là trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm nên chi phí nhân công trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của công ty. Vì vậy công tác kế toán chi phí nhân công trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. ❖ Hình thức trả lương: - Do đặc thù là ngành sản xuất thực phẩm có sản phẩm cụ thể, lượng công nhân lao động lớn nên hiện nay công ty áp dụng hai hình thức trả lương là trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian. - Chế độ trả lương theo sản phẩm: áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Cơ sở tính lương cho công nhân sản xuất là Bảng chấm công. Dựa trên số sản phẩm mà công nhân làm được trong ngày và đơn giá cho một sản phẩm làm ra mà cuối tháng sẽ hạch toán lương cho công nhân. Mỗi mã sản phẩm sẽ có một đơn giá khác nhau dựa trên định mức cho từng công đoạn phòng kỹ thuật sẽ có tính toán và điều chỉnh sao cho hợp lý. - Lương sản phẩm công nhân sản xuất tính theo công thức: Tổng LSP = ΣQi x Dgi Trong đó: • Tổng LSP: Tổng lương sản phẩm của công nhân •ΣQi : Số lượng sản phẩm làm ra • Dgi : Đơn giá tiền lương sản phẩm - Chế độ lương theo mức lương cơ bản và theo doanh thu: Áp dụng cho nhân viên hành chính. Ngoài khoản lương cơ bản mà Công ty đã trả cố định cho SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 48
  57. Khóa luận tốt nghiệp mỗi nhân viên theo hệ số lương thì lương của nhân viên hành chính còn được cộng thêm một khoản dựa theo doanh thu bán hàng của tháng. Tổng lương thực nhận = HSLx MLTTx Số ngày công + PSPxQ 26 Trong đó: • HSL: Hệ số lương • MLTT: Mức lương tối thiểu • PSP: Mức lương trả cho 1 sản phẩm bán ra • Q: Số lượng sản phẩm bán ra - Các khoản trích theo lương: Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất như BHYT, BHXH, BHTN được công ty trích lập theo chế độ hiện hành là 32%. Trong đó tính vào chi phí sản xuất là 21,5%, cụ thể như sau: BHXH 17,5%, BHYT 3%, BHTN 1%. Còn lại 10,5% trừ vào thu nhập người lao động. ❖ Tài khoản sử dụng: - Tài khoản 622 – “ Chi phí nhân công trực tiếp”: Dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí tiền công, tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất vào tài khoản tập hợp chi phí và tính giá thành. - Và một số tài khoản liên quan như: +TK 334 – “Phải trả người lao động” . +TK 338 – “Phải trả, phải nộp khác”. + TK 3383 – “Bảo hiểm xã hội”. + TK 3384 – “Bảo hiểm y tế”. + Tk 3386 – “Bảo hiểm thất nghiệp”. ❖ Chứng từ và sổ sách sử dụng: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương, phiếu chi, sổ sách kế toán, sổ cái tài khoản: 622, 334, 338,111, ,sổ chi tiết tài khoản 622. ❖ Hạch toán chi tiết: Hằng ngày, các tổ trưởng sản xuất của từng phân xưởng sẽ theo dõi kết quả làm việc của công nhân trên Bảng chấm công. Cuối tháng, căn cứ vào Bảng chấm SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 49
  58. Khóa luận tốt nghiệp công kế toán tiền lương tiến hành lập Bảng thanh toán tiền lương. Bảng thanh toán lương được lập cho từng tháng( thường vào cuối tháng) và được tính cho từng tổ sản xuất, trong đó không tách riêng giữa nhân viên quản lí và công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Bảng này thể hiện số tiền thực lĩnh của mỗi công nhân viên trong tháng. Kế toán nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán đã cài đặt, dữ liệu sẽ tự động cập nhật vào các sổ chi tiết TK 622, 334, 338, sổ cái TK 622. SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 50
  59. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.6 Mẫu bảng lương thàng 10 BẢNG LƯƠNG THÁNG 10 NĂM 2019 ĐVT: đồng Tổng số tiền và thu nhập nhận được Các khoảng phải nộp theo quy định Ngày N Phụ Trong đó Ch nghỉ Hệ Trong đó HS NK C cấp Đê Ăn STT Họ tên ức hưởng số Phụ Phụ Tổng Thực nhận Lương SP T chứ m ca Tiền PC Phụ Phụ BHY Tổng vụ lương ĐT Lươn cấp cấp thu BHXH BHTN TN G c vụ lương đê cấp ăn cấp T cộng 100% g SP công chức nhập 8% 1% CN TG m ca (10% LBQ) 1.5% việc vụ 2.0 19. 8,572,73 121,7 649,52 1 Hoàng Trọng Minh ĐQX 1.0 1.25 0.30 19 6,320,769 727,846 - 380,000 1,144,123 91,190 852,495 7,720,243 0 0 8 85 0 1.4 15. 4,705,71 77,83 415,12 2 Lê Thị Bình TK 5.0 1.00 16 3,848,008 - 320,000 537,708 51,891 544,856 4,160,860 7 5 6 7 8 PQ 1.8 18. 7,042,56 108,5 578,92 3 Phan Phúc 2.0 1.10 0.20 19 5,279,758 472,462 - 380,000 910,342 72,365 759,833 6,282,729 Đ 5 5 1 48 0 PQ 1.8 11. 5,378,56 108,5 578,92 4 Trần Quang Phong 4.5 4.0 16 2,007,962 2,207,503 - 320,000 843,102 73,365 759,833 4,618,734 Đ 5 5 7 48 0 PQ 1.7 16. 6,338,03 101,6 542,20 5 Đỗ Lộc 1.5 2.0 1.10 0.20 18 4,425,560 264,119 421,385 - 360,000 866,969 67,776 711,648 5,626,385 Đ 2 5 3 64 8 KC 1.5 10. 15. 1 5,550,46 83,13 443,36 6 Lê Thị Hồng Thanh 1.00 26 3,007,154 1,252,406 60,143 520,000 710,758 55,421 581,921 4,968,540 S 7 5 0 1 2 8 Trần Thị Hoài KC 1.4 10. 14. 1 5,074,39 75,71 403,83 7 1.00 25 2,647,700 1,213,883 54,780 500,000 658,030 50,479 530,030 4,544,364 Phương S 3 5 5 3 9 2 1.7 11. 550,000 4,066,87 90,54 482,90 8 Bùi Xuân Thắng NV 3.5 0.5 15 616,677 1,929,676 - 300,000 670,521 60,363 633,812 3,433,062 1 0 4 5 4 1.7 5,371,82 90,54 482,90 9 Trần Nhuận NV 8.0 15.0 8 3,275,308 1,303,165 - 160,000 633,348 60,363 633,812 4,738,009 1 1 5 4 1 Nguyễn Văn 1.4 13. 4,651,40 77,83 415,12 NV 9.0 22 1,305,0002,2331,425 440,000 674,977 51,891 544,856 4,106,547 0 Khanh 7 0 2 7 8 1 1.3 440,000 3,640,97 73,60 392,53 Nguyễn Bá Hoàn NV 6.5 4.5 5.0 11 1,494,962 880,858 - 220,000 605,151 515,204 3,125,767 1 9 1 1 6 49,076 1 1.2 17. 3,836,54 65,12 347,35 Văn Thị Linh NV 6.0 24 750,000 2,038,076 - 480,000 568,469 43,419 455,900 3,380,646 2 3 5 5 9 2 1 1.1 16. 3,376,22 63,01 336,05 Trần Thị Ba NV 3.5 1.0 20 598,454 1,816,346 - 400,000 570,423 42,007 441,074 2,935,149 3 9 0 3 1 6 1 1.1 385,000 3,381,64 60,89 324,76 Nguyễn Đình Hiếu NV 8.5 8.0 17 1,000,000 1,107,215 - 340,000 549,469 40,595 426,248 2,955,437 4 5 8 3 0 13 1,375,000 799,19 Cộng 115 36 256 36,568,31016,244,672 1,621,692114,923 5,120,000 9,943,390 70,987,987 1,198,788 6,393,536 8,391,516 62,596,471 8 2 Bằng chữ::Sáu mươi hai triệu, năm trăm chín mươi sáu ngàn, bốn trăm bảy mươi mốt đồng ./. Huế, ngày 04 tháng 11 năm 2019 DUYỆT KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI LẬP SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 51
  60. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.7 : Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương PHÒNG KẾ TOÁN BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG- BHXH- KPCĐ TK334- TK3383- TK3382 THÁNG 10/2019 ĐVT: VN Đồng STT DIỄN GIẢI TK 334 TK334 Tổng cộng TK 3382 TK 3383 TK 3384 TK 3386 TK6277 S.phẩm T/gian Tiền lương KPCĐ BHXH BHYT BHTN Ăn ca Dịch vụ mua P/trả ngoài I, CÔNG NHÂN SX 19.953.883 11.197.084 31.150.967 1.604.738 14.041.458 2.407.142 802.369 4.240.000 65.027.390 1 Sữa chua 4.987.211 2.798.564 7.785.775 401.083 3.509.478 601.633 200.542 1.059.732 16.252.741 2 Nút chai bia HUDA 1.095.044 614.482 1.709.526 88.066 770.578 601.633 44.033 232.686 3.568.622 3 Kem sữa 2000 7.149.449 4.011.900 11.161.349 574.975 5.031.035 132.101 287.448 1.519.186 23.299.225 4 Kem ốc quế nhỏ 1.400.124 785.677 2.185.801 112.601 985.261 862.478 56.301 297.512 4.562.841 5 Kem đá 1.422.262 798.100 2.220.362 114.382 1.000.839 168.904 57.191 302.216 4.634.987 6 Kem susu 2.054.025 1.152.612 3.206.636 165.189 1.445.408 171.575 82.595 436.460 6.693.828 7 Kem ốc quế hoa 834.417 468.231 1.302.648 67.106 587.175 247.788 33.533 177.305 2.719.268 8 Nha 194.576 109.186 303.762 15.648 136.922 100.660 7.824 41.345 634.100 9 Bánh ốc quế hoa 816.776 458.332 1.275.108 65.687 574.762 23.473 32.844 173.557 2.661.778 II, CB QL PHÂN 56.747.543 56.747.543 1.190.316 10.415.265 1.785.474 595.158 4.040.000 XƯỞNG 1 Sữa chua 14.183.302 14.183.302 297.504 2.603.159 446.256 148.752 1.009.745 2 Nút chai bia HUDA 3.114.234 3.114.234 65.323 571.577 97.985 32.662 221.710 3 Kem sữa 2000 20.332.567 20.332.567 426.489 3.731.775 639.733 213.244 1.447.526 4 Kem ốc quế nhỏ 3.981.861 3.981.861 83.522 730.818 125.283 41.761 283.479 5 Kem đá 4.044.821 4.044.821 84.843 742.374 127.264 42.421 287.961 6 Kem susu 5.841.512 5.841.512 122.529 1.072.133 183.794 61.265 451.872 7 Kem ốc quế hoa 2.373.021 2.373.027 49.776 435.538 74.644 24.888 168.942 8 Nha 553.361 553.361 11.607 101.562 17.411 5.804 39.395 9 Bánh ốc quế hoa 2.322.858 2.322.858 48.723 426.330 73.085 24.362 165.370 III, CÁN BỘ BÁN HÀNG 44.183.376 944.628 8.265.495 1.416.942 472.314 Cán bộ bán hàng 44.183.376 944.628 8.265.495 1.416.942 472.314 IV, CÁN BỘ QUẢN LÍ 85.114.186 858.496 7.511.840 1.287.744 429.248 Cán bộ quản lí 85.114.186 858.496 7.511.840 1.287.744 429.248 TỔNG CỘNG 19.953.883 83.520.111 232.771.556 4.598.178 40.234.058 6.897.302 2.299.089 Ngày 31 tháng 10 năm 2019 SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 52
  61. Khóa luận tốt nghiệp Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương được dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương, tiền công thực tế phải trả cho các đối tượng lao động, là căn cứ để ghi vào các sổ sách kế toán có liên quan đồng thời sử dụng để tập hợp chi phí và tính giá thành. ❖ Tổng hợp định khoản: Nợ TK 622: 7.785.775 đồng Có TK 334: 7.785.775 đồng Nợ TK 622: Có TK 3382: 401.083 đồng Có TK 3383: 3.509.478 đồng Có TK 3384: 601.633 đồng Có TK 3386: 200.542 đồng Có TK 3388: 1.059.732 đồng Các nghiệp vụ trong tháng, ngay khi kế toán tiến hành thao tác trên máy tính các số liệu sẽ tự động cập nhật vào Bảng kê, Sổ nhật ký, Sổ chi tiết 622, Sổ cái 622. Dưới đây là mẫu sổ chi tiết TK 622 và sổ cái TK 622: SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 53
  62. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.8 : Sổ chi tiết TK 622 CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM Á CHÂU SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Từ ngày: 01/10/2019 đến ngày 31/10/2019 Số dư đầu kỳ: 0 Chứng từ Khách hàng Diễn giải TK đối Số phát sinh Ngày Số ứng Nợ Có 04/10 UN 896 Công ty CP Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu – Chi phí ăn ca tháng 10/2019 11212 4.240.000 NMB1000 31/10 PKT 10/10 Công ty CP Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu – Chi phí tiền lương bộ phận trực tiếp tháng 10/2019 3341 11.687.662 NMB1000 31/10 PKT 10/10 Công ty CP Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu – Chi phí tiền lương bộ phận trực tiếp tháng 10/2019 3341 2.564.289 NMB1000 31/10 PKT 10/10 Công ty CP Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu – Chi phí tiền lương bộ phận trực tiếp tháng 10/2019 3341 16.742.024 NMB1000 31/10 PKT 10/10 Công ty CP Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu – Chi phí tiền lương bộ phận trực tiếp tháng 10/2019 3341 3.278.701 NMB1000 31/10 PKT 10/10 Công ty CP Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu – Chi phí tiền lương bộ phận trực tiếp tháng 10/2019 3341 4.809.955 NMB1000 31/10 PKT 16/10 Công ty CP Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu – Điều chỉnh bút toán phân bổ chi phí ăn ca 11212 4.240.000 NMB1000 Tổng phát sinh nợ: 74.062.158 Tổng phát sinh có: 4.240.000 Tổng dư nợ cuối kỳ: 69.822.158 Ngày Tháng Năm KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI GHI SỔ ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) Lê Thị Thủy Ngân SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 54
  63. Khóa luận tốt nghiệp CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM Á CHÂU MẪU S05-DN ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC Số dư đầu năm SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622 Nợ Có Tk đối ứng Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03 Tháng 04 Tháng 05 Tháng 06 Tháng 07 Tháng 08 Tháng 09 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tổng cộng 1111 450.000 11212 20.280.000 32.800.000 33.920.000 45.280.001 39.959.999 40.600.000 26.439.999 12.120.000 8.479.999 3341 95.711.860 224.640.540 351.559.658 318.098.261 239.373.175 276.429.789 136.506.236 81.824.920 46.726.450 3382 1.888.550 1.807.359 1.807.361 1.818.656 1.818.653 1.572.263 1.572.262 1.572.262 1.404.738 3383 16.64.813 15.814.399 15.814.401 26.374.933 25.002.740 20.899.043 13.757.294 13.757.294 14.041.458 3384 3.573.116 2.893.762 2.711.084 2.728.028 2.728.028 2.59.937 2.358.427 2.358.427 2.107.142 3386 944.276 903.681 903.680 909.329 909.327 786.131 786.131 786.132 802.371 Cộng ps nợ 81.162.460 138.922.615 278.859.741 406.716.184 309.791.922 342.879.163 112.419.035 74.062.158 2.321.892.835 Cộng ps có 81.162.460 138.922.615 278.859.741 406.716.184 309.791.922 342.879.163 112.419.035 4.240.000 2.252.070.677 Dư nợ cuối 69.822.158 69.822.158 69.822.158 209.466.474 Dư có cuối Ngày Tháng Năm KẾ TOÁN GHI SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG ( Ký, Họ tên) (Ký, Họ tên) Biểu 2.9 : Sổ cái tài khoản 622 SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 55
  64. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung ở Công ty được tính bao gồm các khoản chi phí khác nhau phát sinh tại phân xưởng mà không bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Các khoản chi phí đó là: Chi phí nhân công quản lý phân xưởng, chi phí nguyên nhiên liệu phục vụ tại phân xưởng, chi phí sửa chữa máy móc, chi phí khấu hao TSCĐ, điện, nước, chi phí dịch vụ mua ngoài khác, Các chi phí này không thể hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí bởi nó liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí nên phải tập hợp chung, cuối kỳ kết chuyển vào bên nợ TK 154 để tình giá thành sản phẩm. ❖ Tài khoản hạch toán: - TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”: Dùng đê phản ánh chi phí sản xuất phát sinh ở phân xưởng, bộ phận phục vụ sản xuất sản phẩm. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng phân xưởng. - TK 627 cuối kỳ không có số dư, được chia thành 6 tài khoản cấp 2: • TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng. • TK 6272: Chi phí vật liệu. • TK 6273: Chi phí CCDC. • TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ. • TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. • TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. - Và một số tài khoản liên quan như: TK 334: Phải trả người lao động. TK 338: Phải trả, phải nộp khác TK 338 được chia thành các tài khoản cấp 2 là: • TK 3382: KPCĐ • TK 3383: BHXH • TK 3384: BHYT SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 56
  65. Khóa luận tốt nghiệp • TK 3389: BHTN - TK 111: Tiền mặt - TK 112: Tiền gửi ngân hàng ❖ Chứng từ và sổ sách sử dụng: Bảng kê Phiếu xuất kho Nguyên vật liệu- CCDC, bảng tính khấu hao TSCĐ, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, sổ chi tiết 627, sổ cái 627. a, Chi phí nhân viên phân xưởng: - Nhân viên quản lí phân xưởng bao gồm: Tổ trưởng, tổ phó, thủ kho, Do không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nên chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương không được tập hợp vào TK 622 mà được tập hợp vào TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”. - Các cán bộ, công nhân viên thuộc các đơn vị, tổ bảo dưỡng và phục vụ sản xuất không hưởng lương theo sản phẩm mà hưởng lương thời gian. Cơ sở tính lương cũng là bảng chấm công thời gian làm việc thực tế của từng nhân viên. Ngoài mức lương cơ bản, tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng còn bao gồm các khoản phụ cấp được tính theo tỷ lệ nhất định là 10% lương bình quân. - Số ngày công chế độ: 26 ngày, nghỉ ngày Chủ nhật. - Lương thời gian được tính theo công thức: Lương thời gian = Lương cơ bản x Số ngày công x 1.1 22 - Công ty thực hiện trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo quy định như sau: • BHXH: Công ty chịu 17,5% tính vào chi phí, người lao động chịu 8% trừ vào lương. • BHYT: Công ty chịu 3% tính vào chi phí, người lao động chịu 1.5% trừ vào lương. SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 57
  66. Khóa luận tốt nghiệp • KPCĐ: Trích 2% tổng quỹ lương cơ bản tính vào chi phí Công ty. • BHTN: Công ty chịu 1% tính vào chi phí, người lao động chịu 1% trừ vào lương. - Ví dụ: Tính lương và các khoản trích theo lương cho chị Đặng Thị Viêng, chức vụ Thủ kho, biết số ngày công lao động trong tháng của chị theo bảng chấm công là 20 ngày, hệ số LCB của chị là 1.47. Lương cơ bản = 3.320.000 x 1.47= 4.880.400 Lương thời gian = 4.880.400 x 20 = 3.754.154 26 Phụ cấp ăn ca = 20.000 x 20 = 400.000 Phụ cấp 10% LBQ = 631.073 Tổng thu nhập chủa chị Viêng là: 4.785.227 Các khoản giảm trừ: 3.754.154 x 10,5% = 544.856 Số tiền thực lĩnh của chị Viêng là: 4.240.371 Từ cách tính trên, kế toán lương tính ra được chi phí nhân viên phân xưởng đồng thời thực hiện bút toán tổng hợp chi phí nhân viên phân xưởng: Nợ TK 6271: 9.455.535 đồng Có TK 334: 9.455.535 đồng Nợ TK 6271: Có TK 3382: 297.504 đồng Có TK 3383: 2.603.159 đồng Có TK 3384: 446.256 đồng Có TK 3386: 148.752 đồng Có TK 3388:1.009.745 đồng SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 58
  67. Khóa luận tốt nghiệp b, Chi phí vật liệu, CCDC: - Vật liệu xuất dung phục vụ cho sản xuất tại phân xưởng có rất nhiều loại, ví du: Dầu DO, Nhớt HD40, Muối CaCl2, Do vậy Công ty tiến hành hạch toán chi tiết ở cả mặt giá trị và hiện vật, tiến hành theo dõi cả ở kho và phòng kế toán. - CCDC dùng cho sản xuất chung bao gồm: Băng keo, thùng sữa, bao xốp, Những loại công cụ này có giá trị thấp, nên được phân bổ một lần vào chi phí sản xuất mà không cần sử dụng đến TK 142 “ Chi phí trả trước” hoặc TK 242 “ Chi phí trả trước dài hạn”. - Quy trình hạch toán: NVL, CCDC phục vụ cho hoạt động sản xuất chung được đề nghị xuất và xuất cùng lúc với NVLTT, từ số liệu đó sẽ được Kế toán NVL tổng hợp lên Bảng kê phiếu xuất kho NVL-CCDC và các sổ kế toán có liên quan( trình tự hạch toán tương tự như phần chi phí NVL TT với các thao tác kế toán máy tương tự). SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 59
  68. Khóa luận tốt nghiệp C.TY CP KỸ NGHỆ THỰC PHẨM Á CHÂU P. KẾ TOÁN BẢNG KÊ PHIẾU XUẤT KHO NGUYÊN VẬT LIỆU- CÔNG CỤ DỤNG CỤ PHỤC VỤ SẢN XUẤT THÁNG 10 NĂM 2019 STT Ctừ Tên, nhãn hiệu Đối tượng ĐVT SL ĐG Thành tiền Ghi sử dụng chú I VẬT LIỆU PHỤ 20.535.517 1 6/10 Dầu DO Chung 13.475.925 2 6/10 Nhớt HD40 Chung 851.394 3 7/10 Muối CaCl2 Chung 5.601.925 4 7/10 Xuất vật tư phục vụ sx Chung 606.273 II CÔNG CỤ DỤNG CỤ 32.712.466 1 2X/10 Xuất CCDC phục vụ sx Chung 2.240.000 2 3X/10 Xuất CCDC phục vụ sx Chung 2.300.000 3 5X/10 Xuất CCDC phục vụ sx Chung 4.331.696 4 6X/10 Xuất CCDC phục vụ sx Chung 858.262 5 7X/10 Xuất CCDC phục vụ sx Chung 4.663.333 6 8X/10 Xuất CCDC phục vụ sx Chung 6.986.667 7 9X/10 Xuất CCDC phục vụ sx Chung 11.332.488 Trong đó Nợ TK 6272( chung): 20.535.517 Có TK 1522: 20.535.517 Nợ TK 6273( chung): 32.712.446 Có TK 1531: 32.712.446 Ngày 10 tháng 11 năm 2019 Người lập Biểu 2.10: Bảng kê xuất kho nguyên vật liệu- công cụ dụng c SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 60
  69. Khóa luận tốt nghiệp CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM Á CHÂU P . KẾ TOÁN BẢNG PHÂN BỐ CHI PHÍ PHỤC VỤ SẢN XUẤT Tháng 10 năm 2019 STT Tên sản phẩm ĐVT S/lượng SX Cphí vật liệu Ghi chú I VẬT LIỆU PHỤ 48,805 20,535,517 1 Sữa chua kg 6,000 2,524,600 2 Kem đá các loại kg 3,000 1,262,300 3 Kém ốc quế nhỏ kg 2,000 841,533 4 Kem sữa trái cây (2000) kg 18,500 7,784,183 5 Kem ốc quế hoa kg 1,500 631,150 6 Susu kg 5,000 2,103,833 7 Nha kg 2,225 936,206 8 Bánh ốc quế hoa kg 10,580 4,451,711 II CÔNG DỤNG CỤ 48,805 32,712,446 1 Sữa chua kg 6,000 4,021,610 2 Kem đá các loại kg 3,000 2,010,805 3 Kém ốc quế nhỏ kg 2,000 1,340,537 4 Kem sữa trái cây (2000) kg 18,500 12,399,964 5 Kem ốc quế hoa kg 1,500 1,005,402 6 Susu kg 5,000 3,351,342 7 Nha kg 2,225 1,491,347 8 Bánh ốc quế hoa kg 10,580 7,091,439 SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 61
  70. Khóa luận tốt nghiệp Trong đó: Nợ TK 6272 20,535,517 Có TK 1522 20,535,517 Nợ TK 6273 32,712,446 Có TK 1531 32,712,446 Ngày 10 tháng 11 năm 2019 Người lập Biểu 2.11 Biểu phân bổ chi phí phục vụ sản xuất Kế toán thực hiện bút toán để tập hợp chi phí vật liệu, CCDC cho sản phẩm sữa chua: Nợ TK 6272: 2.524.600 đồng Có TK 1522: 2.524.600 đồng Nợ TK 6273: 13.707.653 đồng Có TK 1531: 13.707.653 đồng SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 62
  71. Khóa luận tốt nghiệp Ten_tk_du Ngay_ct La_ct So_ct Ma_kh Ten_kh Dien_giai Tk_du Ps_no Ps_co Ma_vv // Số dư dầu kì 13 707 653 13 707 653 // Tổng phát sinh trong kì // Số dư cuối kì // Công ty cổ phần Kỹ Nghệ Chi phí trả trước 31/10/2019 PKT 01/10 NMB1000 Phân bổ chi trả trước hạn 2422 858 013 SP 10 Thực Phẩm Á Châu Công ty cổ phần Kỹ Nghệ Chi phí trả trước 31/10/2019 PKT 02/10 NMB1000 Phân bổ chi trả trước hạn 2421 8 828 030 SP 10 Thực Phẩm Á Châu Công ty cổ phần Kỹ Nghệ Công cụ, dụng cụ 31/10/2019 PKT 05/10 NMB1000 Phân bổ chi trả trước hạn 1531 4 021 610 SP 10 Thực Phẩm Á Châu Chi phí SXKD dỡ 31/10/2019 PKT Kết chuyển chi phí chung 154 13 707 653 SP 10 dang Biểu 2.12 Mẫu Sổ chi tiết TK 6273 trên phần mềm kế toán Công ty SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 63
  72. Khóa luận tốt nghiệp c, Chi phí khấu hao TSCĐ: - TSCĐ của Công ty gồm nhiều loại, đa phần là máy móc thiết bị sản xuất. TSCĐ là tư liệu lao động có giá trị lớn , thời gian sử dụng dài và có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu trình sản xuất. Do đó, khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản sẽ bị hao mòn về mặt giá trị và hiện vật, phần giá trị hao mòn được chuyển dần vào giá trị sản phẩm. Hiện nay, Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng: Mức khấu hao hàng tháng = Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng x 12 tháng - Quy trình hạch toán: Khi nhận được bộ chứng từ bàn giao TSCĐ, kế toán dung làm căn cứ để ghi nhận TSCĐ. Nếu mua TSCĐ thì kế toán nhập số liệu như mua hàng hóa bình thường. ĐỊnh khoản ghi Nợ 211- Chi tiết máy móc thiết bị và ghi Có TK đối ứng. Ngược lại, khi tiến hành thanh lý hoặc nhượng bán TSCĐ, kế toán phải tiến hành khai báo giảm tài sản trên phần mềm kế toán. - Ví dụ: Ngày 01/10/2019, Công ty đưa Nhà kho với số thẻ là NK2019 vào sử dụng phục vụ cho quá tình sản xuất. Với nguyên giá là 361.630.000, số kỳ khấu hao là 84 tháng. Giá trị khấu hao trong kỳ = 361.630.000 x 3 = 12.915.357 84 Giá trị còn lại = 361.630.000 – 12.915.357 = 348.714.643 Căn cứ vào bảng tính khấu hao, máy tự động lên các sổ chi tiết từng tài khoản theo đối ứng tài khoản đặt sẵn. Đối với TSCĐ sử dụng ở phân xưởng sản xuất, số khấu hao sẽ được phản ánh theo định khoản: Nợ TK 6274: 12.915.357 Có TK 214: 12.915.357 Đến cuối kỳ, sau khi đã tập hợp được chi phí SXC trên TK 627 kế toán tiến hành các thao tác thực hiện các bút toán phân bổ, kết chuyển, số liệu sẽ tự động cập nhật vào các sổ sách có liên quan. SVTH: Ngô Thị Diệu Linh 64