Khóa luận Kê khai công tác , đăng ký cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đợt một tại một số thôn trên dịa bàn xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kê khai công tác , đăng ký cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đợt một tại một số thôn trên dịa bàn xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_ke_khai_cong_tac_dang_ky_cap_doi_cap_moi_giay_chun.pdf
Nội dung text: Khóa luận Kê khai công tác , đăng ký cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đợt một tại một số thôn trên dịa bàn xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÝ NGỌC HUỆ Tên đề tài: KÊ KHAI CÔNG TÁC, ĐĂNG KÝ CẤP ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỢT MỘT TẠI MỘT SỐ THÔN, TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CẨM LĨNH, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lí đất đai Khoa : Quản lí Tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 . Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÝ NGỌC HUỆ Tên đề tài: KÊ KHAI CÔNG TÁC, ĐĂNG KÝ CẤP ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỢT MỘT TẠI MỘT SỐ THÔN, TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CẨM LĨNH, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lí đất đai Lớp : K47 – QLĐĐ – N01 Khoa : Quản lí Tài nguyên Khóa học : 2015- 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thùy Linh Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Qua quá trình học tập và rèn luyện Tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự giảng dậy của các thầy cô, trong trường nói chung, và các thầy cô trong khoa quản lý nói riêng, em đã được trang bị những kiến thức cơ bản về chuyên môn cũng như lối sống, tạo cho mình hành tranh vững chắc cho công tác sau này. Để hoàn thành tốt đợt thực tập trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới ban giám hiệu nhà trường, các thầy , cô giáo Trong Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên nói chung, các thầy cô giáo trong khoa quản lý và bộ môn quản lí đất đai nói riêng đã tận tình giảng dạy dỗ cho em trong thời gian qua, Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến cô Th.S. Nguyễn Thùy Linh, cô đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trong thời gian làm việc với cô, em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả, đây là nền tảng cho tương lai của em. Với thời gian và khả năng còn hạn chế, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp chỉ bảo của các thầy cô cùng các bạn sinh viên để em có thể vững bước trong chuyên môn sau này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tới cô giáo Th.S Nguyễn Thùy Linh, cùng các thầy cô trong khoa quản lí tài nguyên, chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, đặt được nhiều thành công trong cuộc sống. Thái Nguyên , ngày tháng năm 2019 Sinh Viên Lý Ngọc Huệ
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Tên bảng Trang Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 Xã Cẩm Lĩnh 46 Bảng 4.2. Tổng hợp kết quả kê khai đăng ký cấp GCNQSDĐ đợt một 51 Bảng 4.3. Kết quả hồ sơ đăng ký, kê khai cấp đổi GCNQSD theo loại đất 52 Tên hình Hình 2.1. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 38
- iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi Trường CP : Chính Phủ ĐKĐĐ : Đăng ký Đất đai GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất NĐ : Nghị định QH : Quốc hội QLĐĐ : Quản lý đất đai QSDĐ : Quyền sử dụng đất TT : Thông tư UBND : Ủy ban nhân dân UBTV : Ủy ban thường vụ quốc hội VPĐKQSDĐ : Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
- iv MỤC LỤC Trang TRANG BÌA PHỤ LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv PHẦN 1. MỞ ĐẦU 7 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 7 1.2. Mục tiêu của đề tài 8 1.3. Ý nghĩa của đề tài 8 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 10 2.1. Cơ sở lý luận 10 2.1.1. Những vấn đề về đất đai 10 2.1.2. Đăng kí đất đai 11 2.1.3. Quyền sử dụng đất 13 2.1.4. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 13 2.1.5. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 14 2.1.6. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 15 2.1.7. Chức năng nhiệm vụ của công tác cấp giấy chứng nhận 16 2.2. Căn cứ pháp lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 16 2.3. Cơ sở thực tiễn 19 2.3.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận tại Việt Nam 19
- v 2.3.2. Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Huyện Ba Vì 20 2.4. Những quy định chung về giấy chứng nhận 27 2.4.1. Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 27 2.4.2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 28 2.4.3. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 29 2.4.4. Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 30 2.4.5. Các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 34 2.4.6. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 34 2.4.7. Mẫu GCN 37 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 39 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 39 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 39 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 39 3.3. Nội dung nghiên cứu 39 3.4. Phương pháp thực hiện 39 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 39 3.4.2. Phương pháp thống kê 40 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 40
- vi PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41 4.1. Khái Quát Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 41 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 41 4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 42 4.1.3. Kinh tế xã hội 44 4.1.4. Dân số và lao động 45 4.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã Cẩm Lĩnh 45 4.3. Kết quả kê khai công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại 5 thôn thuộc xã Cẩm Lĩnh 47 4.3.1 Vài nét về tổng quan dự án 47 4.3.2. Kết quả kê khai công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 51 4.4. Đánh giá thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp 53 4.4.1. Thuận lợi 53 4.4.2. Khó khăn 54 4.4.3. Giải pháp 54 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56 5.1. Kết luận 56 5.2. Kiến nghị 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
- 7 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn gốc của mọi quá trình sống và là nguồn gốc của mọi sản phẩm hàng hoá xã hội, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển, giá trị của đất đai càng được thể hiện rõ nét.ở việt nam, đất đai do thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện quản lý, một trong những công cụ hết sức quan trọng của nhà nước về đất đai là đăng kí và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Trong giai đọan hiện nay tình hình sử dụng đất đai rất phức tạp, nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng, đất đai trở nên khan hiếm có giá trị hơn, bên cạnh đó hàng loạt các vụ tranh chấp về đất đai diễn ra, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh, tế xã hội ở các địa phương.do đó việc nâng cao quản lí về đất đai là hết sức cần thiết, đặc biệt là công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có vị trí hết sức đặc biệt trong quá trình quản lý đất đai của nhà nước, xác lập mối quan hệ pháp lý về quyền sử dụng đất đai giữa nhà nước với người sử dụng đất, không những đảm bảo sự thống nhất về quản lý mà còn đảm bảo về quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng, giúp người sử dụng đất yên tâm đầu tư, sản xuất, kinh doanh và cũng là cơ sở pháp trong việc thu tiền sử dụng đất, trong nguồn ngân sách của nhà nước Cẩm Lĩnh là một xã thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Xã Cẩm Lĩnh Nằm ở phía tây của Huyện Ba Vì, cách trung tâm huyện khoảng 15km. Cẩm Lĩnh là xã thuộc vùng đồi gò, phía đông giáp thôn An Thịnh Xã Vật Lại, phía tây giáp Thôn Tòng Thái Xã Tòng Bạt và Thôn Bằng Y Xã Sơn Đà, Phía nam giáp Thôn Phú MỹB Xã Phú Sơn. toàn xã có 11 thôn. đặc biệt trong
- 8 giai đoạn trên địa bàn xã đã tiến hành công tác đo đạc lại địa giới hành chính, thành lập bản đồ địa chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác quản lí nhà nước về đất đai nói chung và công tác cấp giấy cấp giấy chứng nhận QSDĐ nói riêng. Xuất phát từ thực tế đó, dưới sự hướng dẫn của Ths.Nguyễn Thùy Linh, em tiến hành nghiên cứu đề tài:” Kê khai công tác , đăng ký cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đợt một tại một số thôn trên dịa bàn xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá được điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của Xã Cẩm Lĩnh - Tìm hiểu hiện trạng sử dụng đất của xã có liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Đánh giá được kết quả công tác kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên 5 thôn, Bằng Tạ, Phú Phong, Tân Thành,Vô Khuy, An Thái - Đánh giá được thuận lợi, khó khăn và giải pháp. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu trong khoa học Bổ sung được nhiều kiến thức đã được học trong nhà trường cho bản thân. Đồng thời tiếp cận và thấy được việc thực hiện công tác cấp giấy CNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở tài sản khác gắn liền với đất trong thực tế.nắm vững những quy định của luật đất đai năm 2013 và các văn bản dưới luật về đất đai về cấp giấy chứng nhận QSDĐ.
- 9 1.3.2. Ý Nghĩa trong thực tiễn Qua quá trình nghiên cứu cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ sẽ thấy được những việc đã làm và chưa làm được trong quá trình thực hiện, từ đó rút ra kinh nghiệm và tìm ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm thúc đẩy công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ nói riêng và công tác quản lí đất đai tốt hơn nói chung.
- 10 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Những vấn đề về đất đai * Khái niệm về đất đai: - Theo VV.Docutraiep (1846 - 1903): Đất trên bề mặt lục địa là một vật thể thiên nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp cực kỳ phức tạp của 5 yếu tố: Sinh vật, đá mẹ, địa hình, khí hậu và tuổi thọ địa phương. [13] - Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt nó như: Khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bè mặt, cùng với khoáng sản và nước ngầm trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người và các kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại. [13] * Phân loại đất đai: Theo Điều 10, Luật đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau: Thứ nhất là nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau: Đất trồng cây hằng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh. [6] Thứ hai là nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau: Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; Đất xây dựng trụ sở cơ quan; Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; Đất xây dựng công trình sự nghiệp
- 11 gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác; Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông; thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải; Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở. [6] Thứ ba là nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. [6] 2.1.2. Đăng kí đất đai * Khái niệm đăng kí đất đai: Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước (với tư cách là đại diện chủ sở hữu) và người sử dụng đất được Nhà nước giao quyền sử dụng, nhằm thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ để quản lý thống nhất đối với đất đai theo pháp luật, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những chủ sử dụng đất có đủ điều kiện, để xác lập địa vị pháp lý của họ trong việc sử dụng đất đối với Nhà nước và xã hội. [5]
- 12 * Khái niệm đăng ký quyền sở hữu nhà ở: Đăng ký quyền sở hữu nhà ở là việc cá nhân, tổ chức sau khi hoàn thành, tạo lập nhà ở hợp pháp thì đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. [5] * Khái niệm đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất: Thuật ngữ đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thực chất là việc ghi vào hồ sơ địa chính về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với một thửa đất xác định và cấp giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với thửa đất đó nhằm chính thức xác lập quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. [5] * Vai trò của công tác đăng ký đất đai: Đăng ký đất đai là công cụ của Nhà nước đảm bảo lợi ích Nhà nước, cộng đồng công dân như quản lý nguồn thuế, Nhà nước với vai trò trung gian tiến hành cân bằng lợi ích giữa các chủ thể, bố trí cho mục đích sử dụng tốt nhất. Nhà nước biết được cách để quản lý chung qua việc dùng công cụ đăng ký đất đai để quản lý. Lợi ích của công dân có thể thấy được như Nhà nước bảo vệ quyền và bảo vệ người công dân khi có các tranh chấp, khuyến khích dầu tư cá nhân, hỗ trợ các giao dịch về đất đai, giảm khả năng tranh chấp đất đai. [5] * Hình thức đăng ký đất đai: Có hai hình thức đăng ký là đăng ký tự nguyện và đăng ký bắt buộc. Theo quy mô và mức độ phức tạp của công việc về đăng ký trong từng thời kỳ đăng ký đất đai được chia thành 2 giai đoạn: [5] - Giai đoạn 1: đăng ký đất ban đầu được tổ chức thực hiện lần đầu trên phạm vi cả nước để thiết lập hồ sơ địa chính ban đầu cho toàn bộ đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả các chủ sử dụng đủ điều kiện.
- 13 - Giai đoạn 2: đăng ký biến động đất đai thực hiện ở những địa phương đã hoàn thành đăng ký ban đầu cho mọi trường hợp có nhu cầu thay đổi nội dung của hồ sơ địa chính đã thiết lập. 2.1.3. Quyền sử dụng đất Quyền sử dụng đất là toàn bộ các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành trong đó quy định việc bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất sử dụng. "Quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác được xác lập do Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất" (theo Điều 688 Bộ Luật Dân sự). Đất đai có thể đem lại sự giàu có, sự phồn thịnh cho chủ sở hữu đất, và việc sở hữu đất đai như thế nào cho hợp lý để đảm bảo cho sự phát triển ổn định hoà bình, công bằng xã hội lại là vấn đề hết sức hóc búa đối với mỗi quốc gia cũng như toàn thể nhân loại. Chế độ quản lý và sử dụng đất đai hiện hành của nước ta là sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước thống nhất quản lý, nhân dân được trực tiếp sử dụng và có quyền của người sử dụng đất. Để quy định, bảo vệ và thực thi chế độ này Nhà nước ta đã đưa ra các văn bản pháp luật, pháp lý quy định cụ thể. Đó là Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 (Điều 19), Hiến pháp 1992 (Điều 17,18, 84), Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998, năm 2001 quy định về quyền sở hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai, chế độ quản lý đất đai thống nhất của Nhà nước cũng như quy định rõ quyền hạn trách nhiệm, các công tác quản lý đất và quyền hạn trách nhiệm của người sử dụng đất. 2.1.4. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Nhà ở là tài sản luôn gắn liền với đất đai, hơn thế nữa nhà ở đặc biệt quan trọng, quý giá đối với mỗi con người, mỗi gia đình cũng như toàn xã hội.
- 14 Nhà ở lại là tài sản có giá trị lớn do con người tạo lập nhằm thoả mãn cho nhu cầu của mình, vì vậy nảy sinh và tồn tại quyền sở hữu về nhà ở. Theo Điều 181 Luật dân sự Việt nam nhà ở là một bất động sản không thể di dời và quyền sở hữu nhà ở cũng như quyền sở hữu các tài sản khác bao gồm quyền chiếm đoạt (quản lý nhà ở), quyền sử dụng (lợi dụng các tính năng của nhà ở để phục vụ mục đích kinh tế - đời sống), và quyền định đoạt (quyết định số phận pháp lý của nhà ở như bán, cho thuê, cho mượn, để thừa kế, phá đi, ). Chủ sở hữu nhà ở là người có đầy đủ các quyền đó. Tuy nhiên quyền sở hữu nhà ở cũng có thể tách rời như đối với đất, nghĩa là chủ sở hữu có thể chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng nhà ở và quyền chiếm hữu nhà ở của mình cho người khác trong một khoảng thời gian và không gian xác định, đó là khi chủ sở hữu cho thuê nhà, cho mượn nhà. Việc quy định phân chia quyền hạn giữa chủ sở hữu nhà và người sử dụng nhà không tuân theo một quy tắc cứng nhắc mà tuân theo sự thoả thuận giữa hai bên. 2.1.5. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất * Khái niệm. Theo quy định tại Khoản 16, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013:“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. [6] * Mục đích của việc cấp Giấy chứng nhận. - Đối với Nhà nước: Giúp thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ, chi tiết đến từng thửa đất trong phạm vi từng xã, phường, thị trấn trong cả nước. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng, nó vừa là phương thức, vừa là công cụ để Nhà nước nắm chắc tình hình sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt việc sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo cho
- 15 quỹ đất được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất. Cấp GCN là điều kiện để Nhà nước thực hiện các biện pháp, các hoạt động về quản lý nhằm lập lại trật tự trong sử dụng đất hiện nay. [6] - Đối với người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất: Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản được Nhà nước bảo vệ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp đối với các thửa đất, tài sản đã được đăng ký, cấp GCN. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản yên tâm chủ động khai thác tốt mọi tiềm năng của khu đất được giao, hiểu và chấp hành tốt pháp luật về đất đai. [6] - Việc cấp GCN là công việc hết sức quan trọng, nó phải được tiến hành lần lượt từng bước vững chắc, phải chủ động tạo điều kiện để mọi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đều được cấp GCN. 2.1.6. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Đăng ký đất đai là một yêu cầu bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu” trong các trường hợp như: thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng; thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký; thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký; nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký; thay đổi mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc thay đổi những nội dung quyền sử dụng đã đăng ký. Chúng ta phải thực hiện việc đăng ký và cấp GCN bởi vì: [6] - GCN là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thực chất là bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, đồng thời giám sát họ thực hiện các nghĩa vụ khi sử dụng đất đúng theo pháp luật nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các lợi ích trong việc sử dụng đất. Thông qua việc đăng ký và cấp GCN, cho phép xác lập một sự ràng buộc về
- 16 trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan Nhà nước và những người sử dụng đất đai trong việc chấp hành luật đất đai. Đồng thời, việc đăng ký và cấp GCN sẽ cung cấp thông tin đây đủ nhất và làm cơ sở pháp lý để Nhà nước xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được Nhà nước bảo vệ khi xảy ra tranh chấp, xâm phạm đất đai. [6] - GCN là điền kiện bảo đảm Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ. Đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất. [6] 2.1.7. Chức năng nhiệm vụ của công tác cấp giấy chứng nhận Việc cấp giấy chứng nhận quyền sư dụng đất là dấu hiệu kết thúc của quá trình đăng ký quyền sử dụng đất hợp pháp nhằm đồng thời đạt hai mục tiêu cơ bản: + Xây dựng hệ thống hồ sơ đầy đủ về các mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội của đất đai là cơ sở để Nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, hiệu quả, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sử dụng đất và nắm chắc nguồn tài nguyên đất đai và bảo tồn phát triển một cách có hiệu quả, bề vững. + Đảm bảo quyền lợi cho chủ sử dụng đất được hợp pháp, đồng thời người sử dụng phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với sủ dụng đất theo quy định của pháp luật. 2.2. Căn cứ pháp lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Công tác cấp GCN là một công tác không thể thiếu trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Do đó việc ban hành các văn bản pháp lý phục vụ công tác cấp GCN là điều cần thiết: * Thời kỳ từ luật đất đai 2003 đến trước khi luật đất đai 2013 ra đời: Luật đất đai 2003 thông qua ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XI, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004.
- 17 Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 29/02/2004 của Thủ tướng chính phủ về việc các địa phương phải hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm 2005. Quyết định 24/2004/BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên môi trường ban hành quy định về GCN. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003. Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất, trong đó có quy định cụ thể hóa Luật đất đai về việc thu tiền sử dụng đất khi cấp GCN. Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Thủ tướng chính phủ về việc hướng dẫn, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Thông tư 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ tài chính hướng dẫn các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ. Thông tư 09/2006/TT-BTNMT ngày 25/09/2006 hướng dẫn việc chuyển hợp đồng thuê đất và cấp GCN khi chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần hóa; trong đó hướng dẫn cấp GCN cho công ty đã cổ phần hóa. Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 hướng dẫn về việc thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ tài nguyên môi trường về hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCN, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- 18 Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ tài nguyên môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. * Từ khi luật đất đai 2013 ra đời đến nay: - Luật Đất đai năm 2013 ngày 29/11/2013 có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2014 của Quốc hội ban hành. - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. - Nghị định số 44/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất. - Nghị định số 45/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất. - Nghị định số 46/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất. thuê mặt nước. - Nghị định số 47/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Giấy chứng nhận, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Hồ sơ địa chính. - Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Bản đồ địa chính. - Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 Quy định về Thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. - Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ tài chính Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất; - Quyết định số 405/QĐ-UBND ngày 14/7/2017 của UBND tỉnh Bắc
- 19 Giang về việc ban hành bộ đơn giá đo đạc bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và số hóa chuyển hệ bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; 2.3. Cơ sở thực tiễn 2.3.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận tại Việt Nam Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận là hết sức quan trọng. Nó chỉ thực hiện đạt kết quả khi tiến hành trong những điều kiện nhất định. Khi người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận sẽ tạo điều kiện cho Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt quỹ đất trong cả nước. [3] Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để công khai công tác quản lý nhà nước về đất đai. Các văn bản luật luôn thay đổi để phù hợp với tình hình của đất nước. Cùng với những quy định của Luật đất đai 2013 các văn bản luật chi tiết hướng dẫn luật đất đai có những bước cải cách quan trọng để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận. Đồng thời việc cấp gíấy chứng nhận là một trong nhiệm vụ mà các địa phương sẽ nỗ lực thực hiện và hoàn thành. Xã hội càng phát triển thì vai trò của đất đai càng to lớn, đất đai càng phát huy giá trị của nó. Nó thực sự là động lực cho phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng tốt đất đai là nhiệm vụ không chỉ của riêng ai mà là của tất cả chúng ta. [3] Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Quản lý đất đai về tiến độ cấp giấy chứng nhận thì công tác đăng ký đất đai, cấp GCN đất trong phạm vi cả nước đã đạt kết quả như sau: [3] Cả nước đã cấp được 42,3 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8% diện tích các loại đất đang sử dụng phải cấp giấy chứng nhận (diện tích cần cấp); trong đó 5 loại đất chính (đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất chuyên dùng, đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp) của cả nước đã cấp được 40,7 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,3 triệu ha, đạt 94,6% diện tích sử dụng cần cấp và đạt 96,7% tổng số trường hợp sử dụng đất để đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. Tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai phục vụ đa mục tiêu, trong đó đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
- 20 tại 447/7.907 xã, phường, thị trấn; hoàn thành và tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện 231 xã, phường, thị trấn, đạt 51,7%; một số tỉnh, huyện đã cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả tích cực cho quản lý đất đai, điển hình là tỉnh Đồng Nai (toàn tỉnh), Vĩnh Long (70 xã), Long An (38 xã), An Giang (32 xã), Thừa Thiên Huế (27 xã). [3] Một số địa phương đã hoàn thành cơ bản việc cấp GCN lần đầu nhưng xét riêng từng loại đất vẫn còn một số loại đạt thấp dưới 85% như: Đất chuyên dùng còn 29 địa phương; đất ở đô thị còn 15 địa phương; đất sản xuất nông nghiệp còn 11 địa phương; các loại đất ở nông thôn và đất lâm nghiệp còn 12 địa phương; một số địa phương có loại đất chính đạt kết quả cấp GCN lần đầu thấp dưới 70% gồm: Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định, Kon Tum, TP.Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Ninh Thuận và Hải Dương. [3] 2.3.2. Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Huyện Ba Vì Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thường xuyên được quan tâm, giải quyết kịp thời. Đồng thời, tăng cường giám sát các địa phương trong quá trình thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kịp thời giải quyết các vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận cho các địa phương và các đơn vị sử dụng đất. Sở đã tiếp nhận 192 hồ sơ của các Tổ chức, đã giải quyết 156 hồ sơ. Hoạt động của Văn phòng đăng ký và các chi nhánh từ khi tiếp nhận đến nay đã cơ bản đi vào hoạt động ổn định, đã tiếp nhận, thẩm định thực hiện tốt các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền được giao theo quy định. Trong 8 tháng (01/4-31/12/2016) đã tiếp nhận và giải quyết cho 31.465 hồ sơ. Trong đó: Cấp đổi 6565 hồ sơ, giải quyết 6565 hồ sơ: Cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bị mất 162 hồ sơ, đã giải quyết 91 hồ sơ; Đăng ký biến động 16908 hồ sơ; đã giải quyết 14908 hồ sơ.
- 21 Tính đến hết năm 2016, trên địa bàn toàn tỉnh đã cấp giấy chứng nhận được 283652.4 ha đạt 96.69% diện tích cần cấp, trong đó: tổ chức 92070.63 ha đạt 92.88% diện tích cần cấp, hộ gia đình, cá nhân: 197988.79 ha đạt 97.68% so với diện tích cần cấp Giấy * Quy trình cấp GCNQSDĐ Bước 1: Công tác chuẩn bị. a. Đơn vị tư vấn - Chuẩn bị hồ sơ tài liệu đăng ký cấp lần đầu, cấp đổi sau đo đạc bao gồm: + Bản đồ địa chính; + Sổ mục kê; + Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất; + Phiếu kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất; + Toàn bộ hồ sơ đăng ký cấp lần đầu, cấp đổi của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn. - Chuẩn bị nhân lực, trang thiết bị phục vụ cho việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận và trong quá trình xét duyệt. - Thống nhất với địa phương (cấp huyện và xã) về các vấn đề sau: Kế hoạch tổ chức thẩm định và xét duyệt hồ sơ (Thời gian, địa điểm, thẩm định và xét duyệt của Tổ tư vấn, UBND xã và của Văn phòng Đăng ký QSDĐ; trách nhiệm của từng đơn vị). - Phối hợp với cán bộ địa chính xã, trưởng thôn, khu phố thông báo cho người sử dụng đất nếu trong quá trình đo đạc xác định ranh giới, mốc giới thửa đất chưa giao nộp (hoặc nộp thiếu) bản photo copy các loại giấy tờ phục vụ công tác đăng ký đất đai, xét cấp mới, cấp đổi GCN thì trong quá trình kê khai đăng ký phải nộp (hoặc bổ sung) các loại giấy tờ cần thiết như: Giấy CMND, sổ Hộ khẩu, các giấy tờ liên quan đến QSD (Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số
- 22 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất), GCN đã được cấp (nếu có) b. UBND xã - Tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể nhân dân đề người dân nắm được các chủ trương, chính sách về công tác lập hồ sơ địa chính cấp GCNQSDĐ để người dân chấp hành thực hiện; - Thành lập tổ đăng ký kê khai, thành phần gồm: Cán bộ địa chính – Tổ trưởng, thành viên là các trưởng thôn, khu phố và đơn vị tư vấn; - Chỉ đạo các cơ quan liên quan, các thôn, phố phối hợp với đơn vị tư vấn trong công tác lập hồ sơ đăng ký đất đai cấp mới, cấp đổi GCNQSDĐ; cung cấp các tài liệu, hồ sơ (Quy hoạch, hành lang bảo vệ các công trình, các hồ sơ liên quan đến thửa đất đã cấp GCN, các hồ sơ địa chính lưu tại xã ) cho đơn vị tư vấn; - Phối hợp với đơn vị tư vấn, Văn phòng Đăng ký đất đai, Phòng TN&MT cấp huyện để lập kế hoạch tổ chức kê khai đăng ký của xã. Lập lịch kê khai đăng ký cho từng thôn, phố; - Trên cơ sở kế hoạch xét duyệt, chuẩn bị địa điểm và các điều kiện phục vụ cho công tác thẩm định, xét duyệt hồ sơ. Bước 2: Công tác đăng ký và xét duyệt a. Công tác đăng ký - Đối với khu vực đất khu dân cư + Thực hiện cấp đổi GCN đối với các thửa đất đã được cấp GCN. + Thực hiện cấp mới GCN đối với các thửa đất đủ điều kiện nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận. + Chỉnh sửa bản đồ theo kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Đối với khu vực đất nông nghiệp + Thực hiện cấp đổi theo bản đồ địa chính đối với các thửa đất đã được cấp GCN. + Cấp mới GCN đối với các thửa đất chưa được cấp GCN.
- 23 Người sử dụng đất - Kê khai đúng theo hướng dẫn trong đơn đề nghị cấp mới, cấp đổi GCN (Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu quy định tại Thông tư 24/2014/TT-BTNMT); - Người chịu trách nhiệm kê khai đăng ký là chủ sử dụng đất (cá nhân); chủ hộ gia đình (vợ hoặc chồng) đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân; người đứng đầu của tổ chức sử dụng đất. Trường hợp ủy quyền thì phải có văn bản ủy quyền có chứng thực của UBND xã hoặc chứng nhận của công chứng Nhà nước. - Người kê khai đăng ký phải nộp bản sao giấy tờ, đã có chứng nhận hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực, gồm: + CMND, sổ hộ khẩu; văn bản ủy quyền (nếu có); + GCNQSDĐ bản sao (đối với trường hợp cấp đổi); giấy tờ về chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng, cho cùng với GCNQSDĐ (đối với các trường hợp biến động); các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai (đối với trường hợp cấp lần đầu). - Người kê khai đăng ký phải nộp bản gốc GCN bị ố, nhòe, rách, hư hỏng để làm thủ tục cấp lại GCN. Tổ đăng ký - Hướng dẫn người sử dụng đất kê khai đăng ký cấp mới, cấp đổi GCNQSDĐ theo quy định. Đối với các trường hợp chuyển đổi, dồn điền đổi thửa mà không xác định được tên chủ sử dụng đất, diện tích, số tờ, số thửa cũ thì hướng dẫn người đang sử dụng đất kê khai và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai. - Tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký; kiểm tra tính đầy đủ, rõ ràng, thống nhất của nội dung hồ sơ để phát hiện kịp thời những thiếu sót, hướng dẫn người sử dụng đất hoàn thiện hồ sơ; kiểm tra đối chiếu nội dung hồ sơ về thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản với giấy tờ pháp nhân (hoặc
- 24 nhân thân), kiểm tra giấy tờ liên quan nguồn gốc đất, tài sản gắn liền với đất (nếu nộp bản sao). - Giải quyết những vướng mắc trong quá trình kê khai đăng ký (nếu có). - Hướng dẫn người sử dụng đất nhận biết vị trí thửa đất trên bản đồ, nhận diện tích, mục đích sử dụng . - Sau khi kê khai xong, tiến hành phân loại hồ sơ: + Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận lần đầu (cấp mới); + Hồ sơ đề nghị cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận; + Hồ sơ phải chỉnh lý thêm, hồ sơ chưa đủ giấy tờ thủ tục. - Lập danh sách các thửa đất đã kê khai đăng ký, chưa kê khai đăng ký. - Lập danh sách các thửa đất đề nghị cấp GCN lần đầu (cấp mới). - Lập danh sách các thửa đất đề nghị cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận kèm theo nguyên nhân xin cấp lại, cấp đổi. - Lập danh sách các thửa đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận. - Lập lại bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất đối với thửa đất ở có thay đổi (theo yêu cầu của Thiết kế kỹ thuật - dự toán). - Chuyển hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường để thẩm định cấp mới, cấp đổi hoặc chỉnh lý GCNQSDĐ (đối với tổ chức); Giao hồ sơ và các danh sách cấp GCNQSDĐ lần đầu cho Tổ tư vấn; chuyển hồ sơ cấp đổi gửi UBND xã để chuyển đếnVăn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện thẩm định (đối với hộ gia đình, cá nhân) b. Công tác xét duyệt Tổ tư vấn - Tiếp nhận hồ sơ đăng ký đất đai từ tổ đăng ký chuyển sang (đối với các trường hợp cấp lần đầu) - Xây dựng kế hoạch xét duyệt hồ sơ theo đơn vị thôn, xóm. - Căn cứ hồ sơ đăng ký do Tổ đăng ký chuyển đến, Tổ tư vấn thực hiện các nhiệm vụ sau: + Tổ chức hội nghị xác định nguồn gốc sử dụng đất, loại đất, thời điểm
- 25 bắt đầu sử dụng đất, thời gian tạo lập tài sản gắn liền với đất, tình trạng tranh chấp đất đai, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, hành lang bảo vệ các công trình (Lập biên bản ghi ý kiến của từng trường hợp). + Niêm yết công khai (15 ngày) tại các điểm sinh hoạt tập chung của thôn, khu dân cư, UBND xã kết quả xét cấp GCNQSDĐ. + Giải quyết những thắc mắc, khiếu nại về kết quả xét duyệt, tổng hợp ý kiến phải hồi của người dân; lập biên bản kết thúc công khai hồ sơ; lập danh sách các trường hợp phải hoàn thiện, chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ để chuyển cho Tổ đăng ký và đơn vị tư vấn hoàn thiện (nếu có). + Lập danh sách và chuyển hồ sơ đăng ký đối với những trường hợp đủ điều kiện cho UBND xã để xác nhận vào đơn và lập thủ tục trình cấp GCNQSDĐ theo quy định. UBND xã - Trường hợp cấp lần đầu: Căn cứ kết quả xét duyệt của Tổ tư vấn, tiến hành kiểm tra, ký xác nhận vào đơn đề nghị cấp GCNQSDĐ đối với các trường hợp đủ điều kiện và lập tờ trình trình UBND huyện cấp GCNQSDĐ. - Trường hợp cấp đổi GCNQSDĐ: Căn cứ kết quả lập hồ sơ cấp đổi GCNQSDĐ do tổ công tác lập và chuyển đến trình Văn phòng Đăng ký đất đai thẩm định theo quy định. Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) - Văn phòng đăng ký đất đai (thực hiện đối với đất của các tổ chức): + Tiếp nhận hồ sơ đăng ký cấp mới, cấp đổi, chỉnh lý do đơn vị tư vấn chuyển đến, tổ chức thẩm định, in GCNQSDĐ (nếu đủ điều kiện) và chuyển cho Chi cục Quản lý đất đai trình Lãnh đạo Sở ký giấy chứng nhận theo quy định (đối với trường hợp công nhận phải trình UBND tỉnh ban hành Quyết định công nhận quyền sử dụng đất trước khi in, ký giấy chứng nhận); lập thủ
- 26 tục thu hồi GCNQSDĐ cũ đối với trường hợp cấp đổi GCNQSDĐ; thực hiện chỉnh lý biến động đối với trường hợp không phải cấp đổi. + Thực hiện trao GCNQSDĐ theo quy định. - Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai: + Kiểm tra toàn bộ hồ sơ đăng ký của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư do UBND xã chuyển đến về mức độ đầy đủ của tài liệu, sự thống nhất nội dung giữa các tài liệu của hồ sơ; nội dung xác nhận của Ủy ban nhân dân xã; + Xác nhận chính thức vào đơn đăng ký đối với từng trường hợp được cấp lần đầu hoặc cấp đổi giấy chứng nhận, theo đúng quy định của pháp luật đất đai; + Trường hợp cấp đổi giấy chứng nhận mà người sử dụng đất đang thế chấp, tín chấp giấy chứng nhận tại tổ chức tín dụng thì thẩm tra, xác nhận giấy chứng nhận đang thế chấp, tín chấp vào đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận, đồng thời sao bản lưu giấy chứng nhận đã cấp (nếu có) hoặc trích sao sổ địa chính để bổ sung hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận thay cho việc nộp bản chính giấy chứng nhận đã cấp; đồng thời gửi thông báo cho tổ chức tín dụng nhận thế chấp, tín chấp (đang giữ giấy chứng nhận) biết về các trường hợp đang làm thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận; + Chuyển thông tin nghĩa vụ tài chính đến cơ quan thuế đối với các trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính; xác định trường hợp được ghi nợ tiền sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính (nếu có); chuyển hồ sơ đủ điều kiện cho cho đơn vị tư vấn để in giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Kiểm tra Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do đơn vị tư vấn in trước khi chuyển hồ sơ dăng ký và GCNQSDĐ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để trình UBND huyện ký cấp GCNQSDĐ.
- 27 Phòng Tài nguyên Môi trường - Tiếp nhận hồ sơ cấp GCNQSDĐ, cấp đổi GCNQSDĐ do Văn phòng Đăng ký đất đai chuyển đến thực hiện các công việc. - Đối với các trường hợp cấp mới: Trình UBND huyện ký GCNQSDĐ. - Đối với trường hợp cấp đổi: Trình UBND huyện thu hồi GCNQSDĐ đã cấp và ký GCNQSDĐ cấp đổi. - Chuyển GCNQSD đã ký và hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho Văn phòng Đăng ký đất đai để lưu trữ và chuyển về xã để trả cho người sử dụng đất. - Gửi thông báo về việc cấp GCN cho VPĐKQSDĐ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để lập hoặc chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc. Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ sau khi cấp GCNQSDĐ a. Đơn vị tư vấn - Căn cứ kết quả cấp GCNQSDĐ thực hiện chỉnh sửa bản đồ địa chính theo kết quả cấp GCNQSDĐ. - In các loại sổ địa chính, sổ mục kê và sổ cấp Giấy chứng nhận để chuyển cho UBND xã. - Chỉnh sửa bản đồ theo kết quả cấp GCN, In bản đồ địa chính và các tài liệu khác có liên quan (số lượng như trong TKKT-DT ngày), trình các cơ quan có thẩm quyền xác nhận, giao nộp sản phẩm. b.UBND xã - Tổ chức thông báo cho người sử dụng đất đến nhận GCNQSDĐ và ký nhận vào sổ địa chính, số cấp GCNQSDĐ; thu hồi GCNQSDĐ cũ trước khi phát GCNQSDĐ mới (đối với trường hợp cấp đổi). - Thu phí, lệ phí địa chính theo uỷ quyền của VPĐKQSDĐ. 2.4. Những quy định chung về giấy chứng nhận 2.4.1. Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Theo quy định tại khoản 16, điều 3, Luật đất đai 2013: " Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất là
- 28 chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. [6] Quá trình tổ chức việc cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất là quá trính xác lập căn cứ pháp lý đầy đủ nhất để giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến quan hệ đất đai (giữa Nhà nước là chủ sở hữu với người sử dụng đất và giữa những người sử dụng đất với nhau) theo đúng pháp luật hiện hành. Cấp giấy chứng nhận nhằm xác lập mối quan hệ giữa người sử dụng đất với quyền sở hữu Nhà nước về đất đai; giúp nhà nước quản lý đất đai chặt chẽ hơn, biết được chính xác thửa đất, diện tích, họ tên, địa chỉ chủ sử dụng đất, loại đất, mục đích sử dụng đất. GCN cấp theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành. 2.4.2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện theo quy định tại Điều 105 của Luật đất đai 2013 và Điều 37 của Nghị định thi hành Luật đất đai 2013. Theo điều 105 Luật đất đai 2013, quy định như sau: [6] - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân,
- 29 cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. 2.4.3. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Nguyên tắc cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định tại Điều 98 Luật đất đai 2013 như sau: [6] - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó. - Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. - Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. - Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.
- 30 - Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người. - Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đôi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu. 2.4.4. Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 2.5.4.1. Chứng nhận quyền sử dụng đất Điều 99 Luật đất đai năm 2013 quy định về trường hợp người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận như sau: [6] 1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây: a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này; b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành; c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
- 31 d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành; đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất; e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có; k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất. [6] 2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. 2.5.4.2. Chứng nhận quyền sở hữu nhà ở Căn cứ Điều 32 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai về việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở như sau: [4] 1. Hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư phải có một trong các loại giấy tờ sau: [4] a) Giấy phép xây dựng công trình đối với trường hợp phải xin phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; Trường hợp công trình đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không
- 32 ảnh hưởng đến an toàn công trình và này phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; b) Giấy tờ về sở hữu công trình xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ, trừ trường hợp Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng; c) Giấy tờ mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế công trình xây dựng theo quy định của pháp luật đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định; d) Giấy tờ của Tòa án nhân dân hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu công trình xây dựng đã có hiệu lực pháp luật; đ) Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng có một trong những giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 có chữ ký của các bên có liên quan và được Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên xác nhận; trường hợp mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng đó. e) Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận công trình đã hoàn thành xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và công trình được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng. [4] 2. Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy tờ theo quy định sau: [4]
- 33 a) Trường hợp tạo lập công trình xây dựng thông qua đầu tư xây dựng mới theo quy định của pháp luật thì phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp và giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc hợp đồng thuê đất với người sử dụng đất có mục đích sử dụng đất phù hợp với mục đích xây dựng công trình; b) Trường hợp tạo lập công trình xây dựng bằng một trong các hình thức mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định của pháp luật; c) Trường hợp không có một trong những giấy tờ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này thì phải được cơ quan quản lý về xây dựng cấp tỉnh xác nhận công trình xây dựng tồn tại trước khi có quy hoạch xây dựng mà nay vẫn phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; d) Trường hợp công trình đã xây dựng không phù hợp với giấy tờ quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này thì phần diện tích công trình không phù hợp với giấy tờ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng kiểm tra, xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy tờ không ảnh hưởng đến an toàn công trình và phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 3. Trường hợp chủ sở hữu công trình xây dựng không đồng thời là người sử dụng đất thì ngoài giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu công trình theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, phải có văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng công trình đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. [4]
- 34 2.4.5. Các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Căn cứ theo điều 19, nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ, các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm: [4] - Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai 2013. - Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn. - Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. - Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng. - Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh. 2.4.6. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Trình tự thủ tục cấp GCN được quy định rõ tại Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai như sau: [4]
- 35 1. Người sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký. 2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau: a) Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dụng kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch. b) Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có). c) Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai. 3. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau: a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định tại Khoản 2 Điều 70-NĐ 43/2014/NĐ-CP này. b) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có). c) Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người
- 36 Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ. d) Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký. đ) Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý Nhà nước đối với loại tài sản đó. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý Nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký đất đai. e) Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có). g) Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật. 4. Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau: a) Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trường hợp thuê đất thì trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký quyết định cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
- 37 b) Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai. 5. Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật mà nay có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc quy định tại Điểm g Khoản 3 và Khoản 4 Điều 70- NĐ 43/2014/NĐ- CP. 2.4.7. Mẫu GCN Theo điều 3, thông tư 23/2014/TT - BTNMT quy định giấy chứng nhận là một tờ có bốn trang, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, có nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen, gồm các nội dung sau đây: - Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" in màu đỏ; mục "I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và số phát hành Giấy chứng nhận gồm 2 chữ cái tiếng Việt và 6 chữ số, bắt đầu từ BA 012345, được in màu đen; dấu nổi của Bộ TNMT; [1] - Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất", trong đó, có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận; [1] - Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận";[1] - Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; những vấn đề cần lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch; đất theo một mẫu thống nhất trong cả
- 38 nước đối với tất cả các loại, cấp theo từng thửa đất và do Bộ TNMT phát hành và trên giấy chứng nhận có gắn liền quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. [1] Hình 2.1. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- 39 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Kết quả công tác kê khai, đăng kí cấp đổi trên địa bàn xã Cẩm Lĩnh, Huyện Ba Vì, theo kết quả đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài thực hiện trên kê khai công tác cấp đổi GCNQSDĐ địa bàn xã Cẩm Lĩnh, Huyện Ba Vì cụ thể là trên thôn Bằng Tạ, thôn Tân Thành, thôn An Thái, thôn Vô Khuy, thôn Đông Phượng năm 2018 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Công ty cổ phần phát triển sông đà và xã Cẩm Lĩnh, Huyện Ba Vì, Thành Phố Hà Nội. - Thời gian: từ ngày 28/05/2018 đến ngày 15/09/2018. 3.3. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế -xã hội tại xã Cẩm Lĩnh Nội dung 2 : Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã Cẩm Lĩnh Nội dung 3 : Kết quả kê khai công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn 5 thôn thuộc xã Cẩm Lĩnh Nội dung 4: Đánh giá thuận lợi khó khăn và những giải pháp 3.4. Phương pháp thực hiện 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu * Thu thập số liệu thứ cấp - Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, về đời sống văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, về hiện trạng sử dụng đất đai của xã Cẩm Lĩnh.
- 40 - Thu thập các tài liệu, số liệu về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của xã Cẩm Lĩnh. * Thu thập số liệu sơ cấp Thực hiện công tác tổ chức kê khai tại Bằng Tạ trên địa bàn xã bao gồm các nội dung sau: - Tổ chức kê khai đăng ký đất đai: công tác tổ chức và hướng dẫn người dân kê khai đăng ký theo đúng quy định của pháp luật. - Tổng hợp phân loại đơn đăng ký kê khai, tiến hành rà soát, đối chiếu các thông tin kê khai của người dân so với kết quả đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính kết quả phân loại theo các trường hợp sau: + Đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ: cấp lần đầu và cấp đổi GCNQSDĐ. + Chưa đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ: mục đích đưa ra giải pháp hoàn thiện giấy tờ để bổ xung vào hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ. + Không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ: trường hợp do lấn chiếm, tranh chấp, kê khai không đúng mục đích. 3.4.2. Phương pháp thống kê - Tiến hành thống kê các số liệu, tài liệu địa chính, các tài liệu liên quan về diện tích, vị trí, mục đích sử dụng đã được thu thập thông qua quá trình điều tra. - Tiến hành kiểm tra, đối soát thông tin thửa đất trên hồ sơ đã thu thập được với thông tin của thửa đất trên bản đồ địa chính đã được thành lập, có bảng thống kê, tổng hợp. 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu - Thống kê các số liệu đã thu thập được như diện tích, các trường hợp cấp GCNQSDĐ, v.v - Xử lý, tính toán số liệu thu thập được bằng phần mềm Excel
- 41 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái Quát Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 4.1.1 Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Xã Cẩm Lĩnh là một xã thuộc vùng đồi gò, nằm ở phía Tây huyện Ba Vì, có diện tích 26, 62 km2, dân số trên 12.000 dân, số hộ 3.152 hộ cư trú tại 11 thôn trong xã (Ngọc Nhị, Tân Thành, Đông Phượng, Bằng Tạ, Vô Khuy, An Thái, Tân An, Cẩm An, Cẩm Thủy, Phú Phong, Cẩm Tân )có: Từ 21º17’ 25’’ đến 21º10’21’’ vĩ độ Bắc. Từ 105º21’20’’ đến 105º35’56’’ kinh độ Đông. • Địa giới hành chính xã Cẩm Lĩnh: - Phía Đông giáp xã Thụy An và xã Tản Lĩnh. - Phía Tây và Tây Bắc giáp xã Tòng Bạt. - Phía Nam giáp xã Ba Trại. - Phía Bắc giáp xã Vật Lại. b. Đặc điểm địa hình Cẩm Lĩnh là xã trung du, tiếp giáp với phía tây điểm cuối núi dãy hoàng liên sơn, cẩm Lĩnh có địa hình đồi gò thấp, bị chia cắt liên tục , phân chia thành 2 vùng: vùng đồi cao nằm về phía tây nam (vùng tiếp giáp với xã Ba Trại) có độ cao trung bình là từ 30m đến 80m, địa hình gồ ghề nhiều đồi núi đan xen nhau, diện tích là 168ha, chiếm 26, 8% diện tích toàn vùng, vùng gò và đồng ruộng thấp nằm ở phía đông bắc , diện tích là 202ha chiếm 72, 3% diện tích toàn xã, phần lớn là các cánh đồng bằng phẳng xen lẫn các đồi gò, một đặc trưng của vùng đất xứ Đoài.bên cạnh đó có hệ thống sông kênh rạch trên địa bàn phân bố tương đối đồng đều với các con sông nhỏ như; sông Tích , Hồ Cẩm Qùy, Hồ suối Hai, Hồ Ngọc Nhị, Hồ Cẩm An, Đầm Long
- 42 c Khí hậu 350˚c đến 370˚c riêng vùng núi tản viên, từ độ cao 400m trở lên mùa hè có không khí mát mẻ, trên 700m trở lên nhiệt độ trung bình về mùa hè là 180˚c. - Lượng mưa: Lượng mưa trung bình đạt 1628mm/năm, chia thành 2 mùa rõ rệt.mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, với tổng lượng mua là 1.478mm, chiếm khoảng 91% lượng mưa cả năm, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 °C. Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất trong năm, trung bình 27 - 29 °C, ngược lại tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, trung bình 15, 5 - 16, 5 °C. Với điều kiện thời tiết khí hậu như vậy thuận lợi cho việc phát triển Nông - Lâm nghiệp. d Thủy văn Hệ thống sông hồ kênh rạch trên địa bàn xã phân bố tương đối đồng đều với các sông nhỏ sông Tích, , Hồ Cẩm Quỳ, Hồ Suối Hai, Hồ Ngọc Nhị, Hồ Cẩm An, Đầm Long. Hồ Suối Hai' là hồ nước ngọt nhân tạo nằm dưới chân núi Ba Vì, thuộc địa bàn xã Cẩm Lĩnh, Ba Trại, Thụy An, Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Công trình được xây dựng vào thập niên 50 của thế kỷ 20 (năm 1958 hoàn thành). Hồ Suối Hai có diện tích mặt nước khoảng 10 km², có lượng nước khoảng 50 triệu m3 được xây dựng với đa mục tiêu: Thủy lợi (giải quyết vấn đề hạn hán tại vùng Ba Vì và khống chế dòng sông Tích), Cải thiện môi trường, du lịch. 4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên a Đất đai - Với tổng diện tích là 2662ha đất tự nhiên , diện tích đất chủ yếu là feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ , tầng đất dày nhưng lại xuất hiện nhiều cuội sỏi trong tầng phẫu diện, đất tơi xốp.loại đất này thích hợp cho trồng lúa màu và cây công nghiệp hàng năm. Diện tích đất tự nhiên là 2662ha
- 43 * Đất nông nghiệp: 1807.58 ha, chiếm 67.90 %, gồm: - Đất sản xuất nông nghiệp 1226.ha - Đất trồng cây hàng năm: 647.93 ha - Đất trồng lúa , lúa màu 544.93ha - Đất trồng cây hàng năm khác: 103.00ha - Đất trồng cây lâu năm 511.72ha -Đất lâm nghiệp 492.78ha * Đất phi nông nghiệp: 799.05ha chiếm 30.02 %. - Đất ở: 71.63ha - Đất ở nông thôn: 71.63ha - Đất chuyên dùng 361.53ha - Đất xây dựng trụ sở cơ quan 3.76ha - Đất quốc phòng 111.34ha - Đất sử dụng vào mục đích công cộng 179.57ha - Đất tôn giáo , tín ngưỡng 1.37ha + Đất nghĩa trang , nghĩa địa 11.49ha + Đất sông ngồi, kênh , rạch, suối 58.36ha * Đất chưa sử dụng: 52.00 ha, chiếm 2.08% gồm: - Đất bằng chưa sử dụng: 35.74ha - Đất đồi núi chưa sử dụng: 16.26ha b Tài nguyên rừng Diện tích rừng của xã Cẩm Lĩnh là 475.28ha trên địa bàn chủ yếu là đất lâm nghiệp (toàn bộ là đất rừng sản xuất).hiện nay, diện tích đất rừng sản xuất đã được giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng và quản lý. c. Tài nguyên nước. - Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu tập trung tại các ao, hồ với trữ lượng khoảng hơn 50 triệu m³, chủ yếu được cung cấp bởi nước mưa.đây là diện tích đất mặt nước không chỉ có vai trò trong nuôi trồng thủy sản mà còn rất quan trọng trong việc điều hòa sinh thái cho các khu dân cư.
- 44 - Nguồn nước ngầm:Mặc dù chưa có điều tra, khảo sát và đánh giá đầy đủ trữ lượng và chất lượng nước ngầm , song qua hệ thống giếng, khoan của một số hộ gia đình trong xã, cho thấy trữ lượng nước ngầm khá dồi dào nhưng chất lượng chủ yếu bị nhiễm phèn nên ảnh hưởng đến việc khai thác và sử dụng.hiện nay nguồn nước ngầm người dân không sử dụng trong sinh hoạt ăn uống mà chỉ sử dụng trong việc tưới cây và những việc khác 4.1.3. Kinh tế xã hội * Kinh tế - Thu nhập bình quân đầu người của xã là 36, 2 triệu đồng/người/năm. - Người dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp: trong đó chăn nuôi chiếm 77% thu nhập, số lượng đàn gia súc, gia cầm của xã luôn đúng top đầu của huyện: lợn 22.000 con, gia cầm 88.000 con, cao điểm đàn lợn 30.000 con, gia cầm 1, 4 triệu con. - Ngành trồng trọt: Chủ yếu là trồng lúa: Diện tích lúa của xã 450 ha, những năm gần đây diện tích lúa bị thu hẹp do thi công dự án sông Tích và nhân dân tự chuyển đổi sang trồng trọt, chăn nuôi. Ngoài ra do thi công dự án Sông Tích gây chia cắt hệ thống thủy lợi gây ngập úng, thiếu nước ở nhiều diện tích lúa. Vụ xuân 2019 36ha bị ngập úng không cấy được hoặc cấy đã bị ngập. - Hoa màu: Chủ yếu trồng các loại rau, sắn (gần 30ha), lạc (20ha). - Ngành trồng cây ăn quả: Đây là lợi thế của xã khi thổ nhưỡng, khí hậu cho các loại quả ngon hơn thị trường như bưởi, ổi Diện tích cây ăn quả của xã gần 200 ha, trong đó bưởi 40 ha, ổi 15 ha, ngoài ra còn có mít, táo, dứa - Địa phương còn giữ được diện tích cây dâu tằm cho thu quả (khoảng 7 ha) tuy nhiên đang bị thu hẹp diện tích do giá trị thấp. - Ngành trồng chè: Diện tích chè của xã 36 ha, diện tích có xu hướng giảm do giá cả bếp bênh, cần nhiều lao động. - Xã có tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.
- 45 - Các ngành sản xuất kinh doanh: Trong xã không có khu công nghiệp, không có làng nghề, các ngành sản xuất theo quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ. Toàn xã có gần 800 cơ sở sản xuất kinh doanh (Điều tra kinh tế 2017). 4.1.4. Dân số và lao động a. Dân số - Xã Cẩm Lĩnh có 3.152 hộ được phân bố tại 11 Thôn trên địa bàn. Tổng số nhân khẩu: 10342 nghìn nhân khẩu , trong đó nữ: 2.960người; chiếm 63 %. Nam 2.822 người chiếm 37 %. - Số hộ làm nông nghiệp là 1.140 hộ, chiếm 76.6% so với tổng số hộ trong toàn xã; số hộ công nghiệp- thương mại, dịch vụ, hộ khác: 349 hộ, chiếm 23, 4%. Mật độ dân số: 700 người/km2; quy mô hộ bình quân 4 - 5 người/hộ. - Tỷ lệ dân số tăng tự nhiên 1, 4%. - Thành phần dân tộc: Dân tộc Kinh: 8696 người chiếm 95, 7 % dân số. Dân tộc khác: 217 người chiếm 5, 3 % dân số. b. Lao động Tổng số lao động trong độ tuổi là 6406 người, chiếm 44, 55 % so với tổng dân số trong toàn xã, trong đó lao động nữ: 2960 người. - Số lao động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thủy sản 4.289 người chiếm 66, 95 % so với tổng số lao động trong độ tuổi của toàn xã, số lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 821 người 12, 82 %, lao động thương mại, dịch vụ 1296 người chiếm 20, 23 %. - Số lao động qua đào tạo: 4744 người chiếm 74, 1% so với tổng số lao động của toàn xã. 4.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã Cẩm Lĩnh Hiện trạng sử dụng đất của xã cẩm lĩnh - Thành Phố Hà Nội được thể hiện tổng quát ở bảng 4.2 cụ thể sau:
- 46 Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 Xã Cẩm Lĩnh TT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ Cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 2662 100 1 Nhóm đất nông nghiệp 1807,58 67,90 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1226,96 46,09 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 647,93 24,34 1.1.2 Đất trồng lúa, lúa màu 544,93 20,47 1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 103,00 3,87 1.1.4 Đất trồng cây lâu năm 511,72 19,22 2 Nhóm đất phi nông nghiệp 799,05 30,02 2.1 Đất ở 71,63 2,69 2.1.1 Đất ở nông thôn 71,63 2,69 2.2 Đất chuyên dùng 361,53 13,59 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 3,76 0,15 2.2.2 Đất quốc phòng 111,34 4,18 2.2.3 Đất sử dụng vào mục đích công cộng 179,57 6,76 2.2.4 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 1,37 0,05 2.2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 11,49 0,75 2.3 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 58,36 2,32 3 Nhóm đất chưa sử dụng 52,00 2,08 3.1 Đất bằng chưa sự dụng 35,74 1,34 3.2 Đất đồi núi chưa sự dụng 16,26 0,74 (Nguồn: Số liệu thống kê đất đai của UBND xã Cẩm Lĩnh năm 2018
- 47 Đất nông nghiệp; Diện tích là 1807.58 ha, chiếm 67, 90% tổng diện tích tự nhiên của Xã. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích 1226.96 ha chiếm 46.09, % (đất trồng cây hằng năm 647.93 ha chiếm 24.34%, đất trồng cây lâu năm 511.72ha chiếm 19.22%) đất trồng lúa, lúa màu:diện tích là 544.93 ha chiếm 20.47%, đất trồng cây hàng năm khác diện tích là 103.00 chiếm 3.87% Đất phi nông nghiệp; diện tích là 799.05 ha chiếm 30.02 Bao gồm: Đất ở diện tích là 71.63 ha, chiếm 2.69% tổng diện tích tự nhiên của xã; Đất chuyên dùng: Diện tích 361.53, ha, chiếm 13.59% tổng diện tích tự nhiên của xã; Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng chiếm 1.37ha chiếm 00.5% tổng diện tích tự nhiên; đất ở nông thôn diện tích là 71.63 ha chiếm 2.69% tổng diện tích tự nhiên; Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: Diện tích 11.49 ha, chiếm 0.75% tổng diện tích tự nhiên; Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: Diện tích 58.36 ha, chiếm 2.32%, đất sử dụng vào mục đích công cộng , diện tích là 179.58 ha chiếm 6.76%, đất quốc phòng diện tích lad 111.34 ha chiếm 4.18% Đất chưa sử dụng: Diện tích 52.00ha, chiếm 2.08% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất bằng chưa sử dụng là 35.74 ha, chiếm 1.34%, đất đồi núi chưa sử dụng: diện tích 16.26 ha chiếm 0.74% 4.3. Kết quả kê khai công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại 5 thôn thuộc xã Cẩm Lĩnh 4.3.1 Vài nét về tổng quan dự án 4.3.1.1 Cơ sở pháp lý Thiết kế kỹ thuật - Dự toán: Điều chỉnh, bổ sung đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, đăng ký cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Ba Vì, được phê duyệt theo Quyết định số 1835/QĐ-UBND ngày 27/7/2015 của UBND Thành Phố Hà Nội. Hợp đồng đặt hàng số: 10/HĐĐH ngày 20 tháng 4 năm 2015 và phụ lục hợp đồng đặt hàng số: 10B/HĐĐH ngày 30 tháng 7 năm 2015 và phụ lục hợp đồng đặt hàng số: 10C/HĐĐH ngày 30 tháng 11 năm 2016 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường Thành Phố Hà Nội với Công ty cổ phần Phát Triển
- 48 Sông Đà về việc: Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Cẩm Lĩnh. 4.3.1.2 Kết quả thực hiện dự án Các hạng mục công việc kê khai, đăng ký, xét duyệt, kiểm tra thẩm định công bố danh sách đủ điều kiện, không đủ điều kiện cấp giấy CN xã Cẩm Lĩnh đã được công ty cổ phần Phát Triển Sông Đà hoàn thành đầy đủ khối lượng sản phẩm theo Thiết kế kỹ thuật - Dự toán đã được phê duyệt và hợp đồng đã ký với Sở Tài nguyên và Môi trường Thành Phố Hà Nội. Cụ thể khối lượng sản phẩm hồ sơ địa chính xã Cẩm Lĩnh được công ty đã thực hiện khối lượng công việc như sau: 4.3.1.3 Các phương pháp và những giải pháp kỹ thuật đã được áp dụng khi thi công a. Công tác chuẩn bị Liên hệ triển khai công tác cấp GCNQSD đất tới UBND xã, phối hợp cùng địa phương tuyên truyền phổ biến kế hoạch cấp mới, cấp lại GCN của nhà nước nhằm giúp cho người sử dụng đất thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình, tạo cơ sở pháp lý cho họ yên tâm quản lý và sử dụng đất. Tiến hành thu thập hồ sơ pháp lý và các giấy tờ liên quan phục vụ cho công tác kê khai. Chuẩn bị các tài liệu như bảng thống kê diện tích, bản đồ địa chính, bản đồ cấp giấy b. Công tác kê khai đăng ký cấp giấy CNQSDĐ Tiến hành lập bảng so sánh giữa bản đồ cấp giấy trước đây với bản đồ địa chính. Sau đó tiến hành phân loại hồ sơ cấp mới, cấp đổi và thực hiện công tác hướng dẫn kê khai xuống từng thôn xóm trên phạm vi toàn xã. Trong quá trình thực hiện hướng dẫn kê khai, đơn vị thi công luôn kết hợp với các cấp chính quyền địa phương. Trước khi thực hiện công tác hướng dẫn kê khai đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất ở mỗi thôn xóm, việc liên hệ triển khai với cán bộ địa phương và với người sử dụng đất luôn được trú
- 49 trọng. Toàn bộ các thửa đất được các chủ sử dụng tự nhận và xác định một cách chính xác trước sự chứng kiến của cán bộ thôn xóm. Sau khi các chủ sử dụng nhận được hết các thửa đất của mình hiện đang sử dụng. Thì đơn vị thi công mới kết hợp với tài liệu đó đối chiếu theo bản đồ cấp giấy và tiến hành hướng dẫn lập hồ sơ chi tiết đến từng chủ sử dụng Đối với từng loại hồ sơ cấp mới, cấp lại, cấp đổi đều được phân loại và hướng dẫn kê khai đầy đủ đúng trình tự theo quy trình cấp giấy. Giải pháp về kê khai đăng ký cấp GCNQSD đất * Cấp đổi GCN Áp dụng nguyên tắc cấp giấy CN quy định tại điều 3 nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ là cấp giấy CN cho từng thửa đất, như vậy đối với giấy CN đó cấp trước đây một thửa một giấy CN thì nay cấp đổi lại giấy CN theo mẫu quy định mới; đối với giấy CN đó cấp trước đây cấp chung một giấy cho nhiều thửa đất thì nay cấp đổi mỗi thửa một giấy CN theo mẫu mới. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản tại cùng một xã đã được cấp giấy CN mà có yêu cầu thì được cấp đổi thành một giấy CN chung cho các thửa đất đó hoặc theo mục đích sử dụng từng nhóm đất mà cấp đổi chung giấy. + Giải pháp về thực hiện xét duyệt đơn - Việc xét duyệt đơn đăng ký quyền sử dụng đất ở cấp xã do Hội đồng đăng ký đất đai xã tổ chức xét duyệt. - Việc kiểm tra, thẩm định hồ sơ đăng ký đất đai tại cấp thành phố do Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ, Phòng Tài nguyên Môi trường TP .Hà Nội thực hiện. Công đoạn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. - Công tác chuẩn bị (bước 1): Bao gồm Lập kế hoạch thực hiện, Chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc.
- 50 - Thu thập tài liệu, phân tích, đánh giá, lựa chọn tài liệu sử dụng (bước 2): + Bản đồ địa chính hoặc các loại tài liệu đo đạc khác (nơi không có bản đồ địa chính) đã sử dụng để cấp Giấy chứng nhận (bản đồ giải thửa, bản đồ quy hoạch xây dựng chi tiết, sơ đồ, trích đo địa chính) + Bản đồ quy hoạch sử dụng đất + Bản lưu Giấy chứng nhận, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp Giấy chứng nhận, sổ đăng ký biến động đã lập + Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần đầu, cấp đổi + Hồ sơ đăng ký biến động đất đai và tài liệu giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất được lập sau khi hoàn thành cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính + Ưu tiên lựa chọn loại tài liệu có thời gian lập gần nhất, có đầy đủ thông tin nhất, có giá trị pháp lý cao nhất + Tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian địa chính là bản đồ địa chính + Tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính ưu tiên sử dụng sổ địa chính và bản lưu Giấy chứng nhận. Trường hợp bản lưu giấy chứng nhận không có đầy đủ thì phải lựa chọn hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần đầu, cấp đổi Giấy chứng nhận đối với trường hợp còn thiếu để cập nhật; + Các tài liệu để cập nhật hoặc chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính bao gồm: Hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài liệu giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất (lập sau khi hoàn thành cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính) + Các loại bản đồ khác, sơ đồ, bản trích đo địa chính đã sử dụng để cấp Giấy chứng nhận trước đây thì được xem xét lựa chọn để bổ sung vào kho hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số - Phân loại thửa đất và hoàn thiện hồ sơ địa chính hiện có (bước 3): + Đối soát thửa đất trên bản đồ địa chính hoặc tài liệu đo đạc khác (nơi không có bản đồ địa chính) sử dụng để xây dựng dữ liệu không gian địa chính so với hồ sơ đăng ký, bản lưu Giấy chứng nhận
- 51 4.3.2. Kết quả kê khai công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Bảng 4.2. Tổng hợp kết quả kê khai đăng ký cấp GCNQSDĐ đợt một Tình hình kê khai Tỉ lệ (%) Tổng số chủ STT Tên thôn sử dụng đất Đã kê khai Chưa kê khai Đã kê Chưa khai kê khai 1 Thôn Bằng Tạ 330 310 20 33, 0 2, 2 2 Thôn Phú Phong 175 172 3 18, 0 0, 3 3 Thôn Tân Thành 110 103 7 11, 0 0, 7 4 Thôn Vô Khuy 112 111 1 12, 0 0, 1 5 An Thái 213 212 1 22, 6 0, 1 Tổng 940 908 32 99, 6 3, 4 (Nguồn:Điều tra thu thập được từ tổ công tác kê khai) Qua sự vận động, tuyên truyền, phổ biến pháp luật của tổ công tác kê khai với người dân trong địa bàn thôn của xã đã thu được những kết quả như sau: - Trong đợt một có 940 chủ sử dụng đất trong đó đã có 908 chủ sử dụng đất đã đến nhà văn hóa kê khai đăng ký đạt được 96, 6% trên tổng số chủ sử dụng đất. Số chủ sử dụng đất chưa đến đăng ký là 32 chiếm tỷ lệ là 3, 4% so với tổng số chủ sử dụng của toàn xã. Qua kết quả trên cho thấy kết quả đăng ký khá tốt và để đạt được những kết quả đáng ghi nhận như vậy đó là sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể các ban ngành lãnh đạo và nhân dân trên xã. Công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của việc đăng ký đất đai đến được với người dân và người dân cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc cấp GCNQSDĐ. - Về số hồ sơ mà chủ sử dụng đất đã đến kê khai đăng ký là 6565 bộ hồ sơ cấp đổi
- 52 Công tác hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân, kê khai đăng ký cấp GCNQSDĐ được diễn ra một cách nghiêm túc, đạt hiệu quả cao. Không xảy ra tình trạng người dân chen lấn, gây mất trật tự ảnh hưởng đến quá trình kê khai đăng ký. Sau khi hoàn thành khâu kê khai đăng ký sau đó hoàn thiện hồ sơ cấp đổi cho hộ gia đình, cá nhân tổ công tác tiến hành trình hồ sơ lênUBND xã Cẩm Lĩnh và đề nghị cấp đổi theo quy định Bảng 4.3. Kết quả hồ sơ đăng ký, kê khai cấp đổi GCNQSD theo loại đất Diện tích Tỷ lệ STT Loại đất Tổng số thửa (m²) (%) 1 ONT 84 25.823, 60 2, 2 2 ONT+BHK 39 35.049, 70 3, 0 3 ONT+CLN 205 225.051, 90 19, 0 4 CLN 65 67.894, 20 5, 7 5 LUC 889 38.722, 00 32, 7 6 LUK 1004 324.496, 70 27, 3 7 BHK 355 108.001, 90 9, 1 8 NTS 15 9349, 50 0, 8 9 RSX 8 2418.30 0, 2 2599 1.185.407, 80 100 (Nguồn:Điều tra thu thập được từ tổ công tác kê khai) Trong những năm vừa qua diện tích của xã có sự thay đổi về địa giới hành chính cùng với mục đích sử dụng đất cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nên nhu cầu cấp đổi GCNQSDĐ của xã Cẩm Lĩnh ngày càng tăng. Xã đã thực hiện cấp đổi GCNQSDĐ cho các hộ gia đình trên địa bàn 5 thôn với tổng diện tích là 1185407, 8m2. Trong đó loại đất chiếm tỉ lệ cấp đổi lớn nhất
- 53 là đất LUC ( đất chuyên trồng lúa nước ) với 889 thửa đất chiếm 32, 7 % có diện tích lớn nhất 38722, 0 m2, thứ hai là đất LUK( đất trồng luá nước còn lại) với 1004 thửa đất chiếm 27, 3% có diện tích 324496, 7 m2, thứ ba là đất ONT+CLN( đất ở tại nông thôn và đất bằng trồng cây hàng năm khác) với 205 thửa đất chiếm 26, 3 % có diện tích 225051, 9 m2 Còn các loại đất còn lại chiếm tỉ lệ không đáng kể. 4.4. Đánh giá thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp 4.4.1. Thuận lợi Trong những năm trở lại đây trình độ dân trí của người dân càng ngày được nâng cao, vì vậy người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc cấp GCNQSDĐ. Đây là điều kiện quan trọng nhất, giúp công tác này đạt kết quả cao. Luật Đất đai năm 2013 ra đời và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đã cụ thể hơn và tăng tính pháp lý của trình tự, thủ tục hành chính đã phần nào khắc phục tình trạng quy định thủ tục hành chính ít gây phiền hà cho đối tượng sử dụng đất xin cấp GCNQSDĐ. Trong quá trình kê khai, các trưởng thôn phối hợp cùng cán bộ địa chính xã, hướng dẫn, vận động người dân đăng ký cấp GCNQSDĐ.Vì vậy mà việc kê khai diễn ra một cách rất nghiêm túc và đạt hiệu quả cao. Hệ thống hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác cấp giấy đầy đủ, rõ ràng và được chỉnh lý thường xuyên. Xã đã có đủ bản đồ địa chính, từ đó công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ được dễ dàng hơn. Luôn được sự chỉ đạo quan tâm của cấp ủy, chính quyền huyện, người dân được tuyên truyền về tầm quan trọng và lợi ích của việc cấp GCNQSDĐ. Cán bộ địa chính của xã đã được tập huấn về nghiệp vụ, chuyên môn, nhiệt tình, năng nổ trong quá trình giúp dân kê khai vào đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- 54 4.4.2. Khó khăn Công tác quản lý Nhà nước về đất đai thường gặp những khó khăn do việc quản lý trước để lại, sự quản lý lỏng lẻo trước đây dẫn đến tình trạng lấn chiếm, tranh chấp làm cho công tác cấp GCN gặp không ít khó khăn. Một số hộ gia đình, cá nhân còn chưa đủ điều kiện để cấp GCNQSD đất. Kinh phí để thực hiện công tác cấp giấy còn hạn hẹp nên chưa đáp ứng được yêu cầu công tác, bên cạnh đó ý thức của người dân về công tác này chưa cao. Điều kiện được cấp GCNQSD đất là phải phù hợp với quy hoạch mà trên thực tế nhiều khu vực chưa có quy hoạch chi tiết nên đã gây trở ngại cho công tác cấp giấy. Do người dân trước đây mua bán, chuyển nhượng chỉ bằng lời nói không thông báo với cơ quan nhà nước nên nhiều trường hợp không đủ điều kiện được cấp GCNQSD đất. Ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ, các hộ khi kê khai cấp GCNQSD đất phần lớn không có giấy tờ, nguồn gốc sử dụng do họ tự khai phá. Do vậy, trong quá trình lập hồ sơ gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã. Một số hộ gia đình chưa tích cực thực hiện sự chỉ đạo của xã, không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, nhiều hộ gia đình còn có tranh chấp, khiếu kiện, lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích làm cho quá trình cấp GCNQSD đất trên xã chậm tiến độ. 4.4.3. Giải pháp Để công tác cấp đổi GCNQSD đất sớm hoàn thành thì trong thời gian tới cần đưa ra những giải pháp tích cực nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai tạo điều kiện để người dân ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình trong việc sử dụng đất.
- 55 Tiếp tục rà soát nắm bắt đến từng Thôn, hộ gia đình chưa được cấp GCNQSD đất. Cần có những quy định hợp lý để những hộ gia đình sử dụng đất không có giấy tờ hợp pháp xong sử dụng đất ổn định trước 15/10/1993. Tiếp tục giải quyết dứt điểm các trường hợp tranh chấp đất đai theo đúng quy định của pháp luật. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm đất đai, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất khi chưa có sự cho phép của cấp có thẩm quyền theo đúng quy định của phápluật. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân tầm quan trọng của cấp GCNQSD đất. Cần đầu tư trang thiết bị cho công tác quản lý đất đai để tiến tới quản lý và lưu trữ bản đồ, hồ sơ địa chính. Cần có sự phân công trách nhiệm cụ thể tới các ban ngành đặc biệt là cán bộ địa chính xã để thực hiện và tốt công tác quản lý và sử dụng đất
- 56 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 1. Xã Cẩm Lĩnh là một xã thuộc vùng đồi gò, nằm ở phía Tây huyện Ba Vì, có diện tích 26, 62 km2, dân số trên 12.000 dân, số hộ 3.152 hộ cư trú tại 11 thôn trong xã (Ngọc Nhị, Tân Thành, Đông Phượng, Bằng Tạ, Vô Khuy, An Thái, Tân An, Cẩm An, Cẩm Thủy, Phú Phong, Cẩm Tân) 2. Tình hình sử dụng đất và quản lý đất đai của xã Cẩm Lĩnh ổn định với tổng diện tích là 2662ha đất tự nhiên , diện tích đất chủ yếu là feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ , tầng đất dày nhưng lại xuất hiện nhiều cuội sỏi trong tầng phẫu diện, đất tơi xốp.loại đất này thích hợp cho trồng lúa màu và cây công nghiệp hàng năm.Đất nông nghiệp1807.58 ha, chiếm 67.90 % 3. Trong đợt một có 940 chủ sử dụng đất trong đó đã có 908 chủ sử dụng đất đã đến nhà văn hóa kê khai đăng ký đạt được 96, 6% trên tổng số chủ sử dụng đất. Số chủ sử dụng đất chưa đến đăng ký là 32 chiếm tỷ lệ là 3, 4% so với tổng số chủ sử dụng của toàn xã. Qua kết quả trên cho thấy kết quả đăng ký khá tốt và để đạt được những kết quả đáng ghi nhận như vậy đó là sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể các ban ngành lãnh đạo và nhân dân trên xã. Công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của việc đăng ký đất đai đến được với người dân và người dân cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc cấp GCNQSDĐ. - Về số hồ sơ mà chủ sử dụng đất đã đến kê khai đăng ký là 6565 bộ hồ sơ cấp đổi 5.2. Kiến nghị Qua quá trình tìm hiểu về công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ trên địa bàn Thôn trong thời gian Đối với những trường hợp chưa kê khai đăng ký: trong đó trường hợp cố tình không kê khai, đăng ký đất đai thì cần có biện pháp tuyên truyền, vận động, đồng thời răn đe bắt buộc phải đăng ký
- 57 cấp giấy. Còn đối với những hộ còn thiếu sót thì tiến hành rà soát lại để cấp giấy chứng nhận cho hộ đó. - Đối với những hộ không được cấp giấy do đất đó có tranh chấp, lấn chiếm thì tiến hành thẩm định lại diện tích, xác định phần diện tích lấn chiếm và tiến hành phạt tiền đối với diện tích đó. - Phải tăng cường công tác quản lý, giám sát việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm đảm bảo việc sử dụng đất đúng mục đích, đúng định hướng chủ trương của đảng và Nhà nước về quản lý và sử dụng đất. - Cần tăng cường đầu tư nguồn vốn kinh phí hơn nữa cho việc cấp GCNQSD đất và hỗ trợ kinh phí, đầu tư trang thiết bị cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ địa chính cơ sở.
- 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tài liệu ấn hành. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơ địa chính. Tài liệu ấn hành. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016) Báo cáo của Tổng cục quản lý đất đai năm 2016 về lĩnh vực đất đai ( giao/nam-20165-ca-nuoc-da-cap-42-3-trieu-giay-chung-nhan-quyen-su- dung-dat-365129.html). Ngày 12/06/2016. 4. Chính phủ (2014) Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai. 5. Nguyễn Thị Lợi (2007), Bài giảng đăng ký thống kê đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 6. Quốc Hội (2013), Nước CHXHCNVN, Luật đất đai 2013 NXB chính trị gia, Hà Nội. Tài liệu ấn hành. 7. UBND xã Cẩm Lĩnh (2018) Tình hình Kinh tế - Xã hội xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì,thành phố Hà Nội 2018 II. Tài liệu từ website 8. Cổng thông tin điện tử huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.(https:/bavi.hanoi.gov.vn/sitemap) 9. -se-hoan-thanh-do-dac- ban-do-dia-chinh-cho-100-so-xa-n20181024151203607.htm 10. Trang thông tin điện tử của tổng cục đất đai.(htpp://www.gdla.gov.vn/) 11. Trang thông tin điện tử của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.( 12.