Khóa luận Hoàn thiện Kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt - May Huế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện Kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt - May Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_hoan_thien_ke_toan_nguyen_vat_lieu_tai_cong_ty_co.pdf
Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện Kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt - May Huế
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Lời Cảm Ơn Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế, trong suốt 4 năm qua đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và cần thiết liên quan đến chuyên ngành. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Cô giáo Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn cô Kế toán trưởng cùng các anh chị trong phòng Tài chính - Kế toán và các phòng ban khác của Công ty Cổ phần Dệt - May Huế đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, phỏng vấn và thu thập số liệu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến đến gia đình, bạn bè đã đóng góp ý kiến, cổ vũ, động viên tinh thần cho tôi trong suốt thời gian qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song trong quá trình thực hiện, khóa luận vẫTrườngn không thể tránh Đại khỏi nhhọcững thi Kinhếu sót và hantế chHuếế. Kính mong Quý thầy cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để khóa luận ngày càng hoàn thiện hơn. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn. Sinh viên Đoàn Thị Thanh Bình SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình i
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG BIỂU vii DANH MỤC SƠ ĐỒ viii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Đối tượng nghiên cứu 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Kết cấu đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 5 1.1. Đặc điểm chung về kế toán nguyên vật liệu 5 1.1.1. Khái quát chung về nguyên vật liệu 5 1.1.1.1. Khái niệm 5 1.1.1.2. Đặc điểm, phân loại nguyên vật liệu 5 1.1.1.3.Trường Vai trò của nguyên Đại vật lihọcệu Kinh tế Huế 6 1.1.2. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của công tác kế toán nguyên vật liệu 7 1.1.2.1. Sự cần thiết phải quản lý và hạch toán nguyên vật liệu 7 1.1.2.2. Yêu cầu quản lí nguyên vật liệu 7 1.1.2.3. Nhiệm vụ của công tác kế toán nguyên vật liệu 9 1.2. Nội dung quản lý nguyên vật liệu theo Chuẩn mực kế toán số 02 10 SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình ii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 1.2.1. Nguyên tắc tính giá trị nguyên vật liệu 10 1.2.2. Phương pháp tính giá trị nguyên vật liệu 11 1.2.2.1. Tính giá trị nguyên vật liệu nhập kho 11 1.2.2.2. Tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho 12 1.2.3. Ghi nhận chi phí 14 1.2.4. Trình bày báo cáo tài chính 15 1.3. Kế toán nguyên vật liệu trong Doanh nghiệp sản xuất 16 1.3.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 16 1.3.1.1. Chứng từ, sổ sách sử dụng trong kế toán chi tiết nguyên vật liệu 16 1.3.1.2. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu 17 1.3.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 19 1.3.2.1. Phương pháp hạch toán tổng hợp 19 1.3.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng 20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT – MAY HUẾ 23 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Dệt - May Huế 23 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 23 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Dệt – May Huế 24 2.1.2.1. Chức năng 24 2.1.2.2. Nhiệm vụ 25 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lí, bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Dệt – May Huế Trường Đại học Kinh tế Huế 25 2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lí tại công ty 25 2.1.3.2. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 30 2.1.4. Tình hình hoạt động của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 34 2.1.4.1. Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 34 2.1.4.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 37 SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình iii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 2.1.4.3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 46 2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế 50 2.2.1. Đặc điểm, phân loại nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt – May Huế 50 2.2.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty 50 2.2.1.2. Phân loại nguyên vật liệu tại công ty 51 2.2.2. Công tác quản lí nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt – May Huế 51 2.2.2.1. Hệ thống kho nguyên liệu, vật liệu tại công ty 51 2.2.2.2. Công tác quản lí nguyên liệu, vật liệu tại công ty 52 2.2.3. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt – May Huế . 54 2.2.3.1. Tính giá nhập kho 54 2.2.3.2. Tính giá xuất kho 63 2.2.4. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt – May Huế 68 2.2.4.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu nhập kho 68 2.2.4.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu xuất kho 71 2.2.5. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt – May Huế 77 2.2.5.1. Kế toán tổng hợp tăng nguyên vật liệu 77 2.2.5.2. Kế toán tổng hợp giảm nguyên vật liệu 79 2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức vận dụng Chuẩn mực kế toán số 02 vào công tác kế toán Nguyên vật liệu tại CTCP Dệt – May Huế 81 2.3.1.Trường Thuận lợi Đại học Kinh tế Huế 81 2.3.2. Khó khăn 82 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT – MAY HUẾ84 3.1. Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt – May Huế 84 3.1.1. Đánh giá chung về tổ chức công tác kế toán tại công ty 84 SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình iv
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 3.1.1.1. Ưu điểm 84 3.1.1.2. Hạn chế 85 3.1.2. Đánh giá thực trạng tổ chức Kế toán nguyên vật liệu tại công ty 86 3.1.2.1. Ưu điểm 86 3.1.2.2. Hạn chế 88 3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác Kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt – May Huế 88 3.2.1. Đối với tổ chức công tác kế toán 88 3.2.2. Đối với công tác kế toán nguyên vật liệu 89 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91 1. Kết luận 91 2. Kiến nghị 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình v
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTCP Công ty Cổ phần NVL Nguyên vật liệu GTGT Giá trị gia tăng HTK Hàng tồn kho TGĐ Tổng giám đốc GĐ Giám đốc TP Trưởng phòng XNK Xuất nhập khẩu DTBH Doanh thu bán hàng PTKH Phải thu khách hàng TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp XDCB Xây dựng cơ bản PTNB Phải trả người bán Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình vi
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tình hình lao động tại công ty qua 3 năm 2015 – 2017 35 Bảng 2.2. Tình hình biến động của tài sản qua 3 năm 2015 – 2017 41 Bảng 2.3. Tình hình biến động của nguồn vốn qua 3 năm 2015 – 2017 45 Bảng 2.4. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2015 – 2017 49 Bảng 2.5. Hệ thống kho nguyên vật liệu tại công ty 52 Biểu số 2.1. Hóa đơn GTGT số 0000846 56 Biểu số 2.2. Hóa đơn GTGT số 0006659 57 Biểu số 2.3. Hóa đơn GTGT số 0000848 58 Biểu số 2.4. Hóa đơn GTGT số 0000073 59 Biểu số 2.5. Hóa đơn GTGT số 0000074 60 Biểu số 2.6. Biên bản nghiệm thu chất lượng số 03/12 61 Biểu số 2.7. Phiếu nhập kho số 109KB 62 Biểu số 2.8. Phiếu yêu cầu vật tư 64 Biểu số 2.9. Phiếu xuất kho số 293KB 67 Biểu số 2.10. Sổ chi tiết nguyên liệu Xơ TAIRILIN 1.4D*38mm 74 Biểu số 2.11. Bảng tổng hợp nhập – xuất- tồn 76 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình vii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song 18 Sơ đồ 1.2. Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên 22 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí tại CTCP Dệt – May Huế 26 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại CTCP Dệt – May Huế 30 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán 33 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình viii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, hàng hóa và dịch vụ ngày càng trở nên gay gắt. Cùng với sự hội nhập mạnh mẽ và sâu rộng trong khu vực và trên thế giới, hệ quả của các hiệp định thương mại đã đặt ra nhiều cơ hội và thách thức lớn cho các doanh nghiệp. Do đó cạnh tranh để tồn tại và phát triển là quy luật sống còn của nền kinh tế thị trường. Nếu không cải thiện năng lực cạnh tranh của sản phẩm, nguy cơ thất bại của mỗi doanh nghiệp là rất cao. Để tồn tại được các doanh nghiệp buộc phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng cách: nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến công nghệ, khoa học kĩ thuật trong đó quan trọng hơn hết là phấn đấu giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh về giá cả. Giá thành sản phẩm là một trong những chỉ tiêu kinh tế quan trọng rất được các doanh nghiệp sản xuất quan tâm. Để phấn đấu hạ giá thành sản phẩm thì có rất nhiều yếu tố liên quan trong đó phải kể đến yếu tố cơ bản và chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đó là chi phí nguyên vật liệu. Làm thế nào để cùng với một lượng chi phí nguyên vật liệu có thể làm ra được nhiều sản phẩm hơn, tức là làm cho giá thành sản phẩm giảm đi mà chất lượng không đổi, từ đó giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là một bài toán khó đối với các nhà quản lý. Công ty Cổ phần Dệt - May Huế là một doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn nên yếu tố nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng hàng đầu, chỉ cần một biến động nhỏ trong chi phí nguyên vật liệu cũng có thể ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và từ đó ảnh Trườnghưởng đến lợi nhu ậĐạin của doanh học nghiệp. Kinh Nhận thức đưtếợc t ầHuếm quan trọng và ý nghĩa của công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Hoàn thiện Kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt – May Huế” để thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình với mong muốn được thực tế tìm hiểu, quan sát, học hỏi vị trí Kế toán nguyên vật liệu, đồng thời tích lũy những bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân làm hành trang cho công việc kế toán trong tương lai. SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 1
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt – May Huế. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm 3 mục tiêu: Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là những quy định trong Chuẩn mực kế toán số 02. Thứ hai: Tìm hiểu và phân tích thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt – May Huế; đánh giá thực trạng vận dụng Chuẩn mực số 02 “Hàng tồn kho” vào công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty. Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty. 4. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác Kế toán Nguyên vật liệu tại CTCP Dệt – May Huế. Tuy nhiên do giới hạn về thời gian nên trong đề tài này sẽ chỉ nghiên cứu về các nguyên vật liệu được mua trong nước. Số liệu sử dụng cho đề tài nghiên cứu được thu thập tại Phòng Tài chính – Kế toán của công ty. Về thời gian: - Số liệu chung để phân tích và đánh giá tình hình nguồn lực và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty là số liệu tổng hợp của 3 năm 2015-2017. Trường- Số liệu thu thĐạiập để nghiên học cứu vKinhề Kế toán Nguyên tế Huếvật liệu tại công ty từ 01/12/2017 đến 31/12/2017. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tìm hiểu kiến thức lí luận trong các tài liệu, văn bản mang tính luật pháp như Chuẩn mực kế toán, Thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp, sách báo, internet, thông qua đó góp phần định hướng SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 2
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền về mặt nội dung là phần những kiến thức lí luận cho đề tài cũng như có cơ sở để thu thập các tài liệu cần thiết liên quan theo hướng đi của đề tài đang nghiên cứu. Phương pháp quan sát, phỏng vấn: Quan sát quy trình, cách thức tiến hành công việc của cán bộ kế toán nguyên vật liệu. Trên cơ sở đó, xác minh những thông tin quan sát được thông qua phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp (thông qua bảng câu hỏi). Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tìm hiểu thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu thực tế đang diễn ra như thế nào, đồng thời tìm thấy được thuận lợi và phát hiện những khó khăn trong quá trình làm việc. Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp này được thể hiện trong việc sử dụng số liệu từ các báo cáo tài chính, các chứng từ, báo cáo, sổ sách tại phòng kế toán để tổng hợp, phân loại và xử lí nhằm đánh giá tình hình tài chính của công ty, tình hình sử dụng nguyên vật liệu vào sản xuất thực tế, Phương pháp thống kê mô tả: Từ các số liệu thô ban đầu, kết hợp với kiến thức về tài chính để lập các bảng biểu làm rõ các biến động về tình hình tài sản, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, tại công ty. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Thông qua số liệu ban đầu từ các báo cáo tài chính của công ty, lập các bảng phân tích tình hình biến động cả về giá trị tuyệt đối và tương đối rồi tiến hành so sánh, đối chiếu giá trị của các chỉ tiêu ở năm nay và năm trước, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá sự biến động tăng hay giảm đó là tốt hay xấu đồng thời chỉ ra nguyên nhân, ưu nhược điểm cùng giải pháp khắc phục trong ngắn hạn và dài hạn nếu biến động về mặt giá trị của chỉ tiêu đó cho thấy là xấu. Phương pháp kế toán: Nghiên cứu hệ thống phương pháp kế toán bao gồm phươngTrường pháp chứng từ kế toán,Đại phương học pháp đ ốKinhi ứng tài kho ảtến, phương Huế pháp tính giá và phương pháp tổng hợp cân đối kế toán. Từ đó, tiến hành tìm hiểu các cách thức và thủ tục cụ thể để thực hiện các nội dung trong công tác Kế toán Nguyên vật liệu. 6. Kết cấu đề tài Nội dung của đề tài nghiên cứu gồm có 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 3
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Trong đó gồm có 3 chương: - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Kế toán Nguyên vật liệu trong Doanh nghiệp sản xuất. - Chương 2: Thực trạng Kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt – May Huế. - Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác Kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt – May Huế. Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 4
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Đặc điểm chung về kế toán nguyên vật liệu 1.1.1. Khái quát chung về nguyên vật liệu 1.1.1.1. Khái niệm Theo Võ Văn Nhị (2001) “Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm được sản xuất”. 1.1.1.2. Đặc điểm, phân loại nguyên vật liệu a. Đặc điểm nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng cơ bản của quá trình sản xuất để cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Vậy nên khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, đặc điểm nổi bật của nguyên vật liệu là: Chỉ tham gia vào một chu kì kinh doanh. Khi tham gia quá trình sản xuất kinh doanh để cấu tạo nên sản phẩm thì nguyên vật liệu bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo thành hình thái sản xuất vật chất của sản phẩm. Nguyên vật liệu thuộc tài sản lưu động, giá trị nguyên vật liệu thuộc nguồn vốn lưu động dự trữ và thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất cũng như trong giáTrường thành sản phẩm. Đại học Kinh tế Huế b. Phân loại nguyên vật liệu Nguyên liệu, vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp có nhiều loại và mỗi loại có vai trò và công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong một doanh nghiệp sản xuất, NVL thường được phân loại căn cứ vào chức năng và nội dung kinh tế của nó như sau: SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 5
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu, vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. Nguyên liệu, vật liệu chính cũng bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo ra thành phẩm. Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói; phục vụ cho quá trình lao động. Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí. Vật tư thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản. 1.1.1.3. Vai trò của nguyên vật liệu Quá trình sản xuất là sự kết hợp của 3 yếu tố: Sức lao động, tư liệu lao động và đối tượngTrường lao động. Đối tư ợĐạing lao đ ộnghọc trong đóKinh chủ yếu là nguyêntế Huế vật liệu đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất, là cơ sở vật chất để hình thành nên sản phẩm. NVL liên quan trực tiếp tới kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc cung cấp nguyên vật liệu có đầy đủ kịp thời hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Sản xuất sẽ không thể tiến hành được nếu như không có nguyên vật liệu. Nhưng khi đã có nguyên vật liệu rồi thì sản xuất có thuận lợi hay không lại phụ thuộc SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 6
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền rất lớn vào chất lượng của nguyên vật liệu được sử dụng. NVL được đảm bảo đầy đủ về số lương, chất lượng và chủng loại sẽ tác động đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy đảm bảo chất lượng NVL trong sản xuất còn là một biện pháp giúp nâng cao chất lượng sản phẩm. Xét về mặt hiện vật lẫn giá trị, NVL là một trong những yếu tố không thể thiếu trong bất kì quá trình sản xuất nào, là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động. Chính vì vậy, quản lí NVL cũng chính là quản lí vốn sản xuất kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp. 1.1.2. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của công tác kế toán nguyên vật liệu 1.1.2.1. Sự cần thiết phải quản lý và hạch toán nguyên vật liệu Bất kì một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động cũng phải đầu tư nhiều loại chi phí khác nhau, đặc biệt với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thì nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành. Sự biến động về số lượng sử dụng, dự trữ, quy cách chủng loại, chất lượng của nguyên vật liệu sẽ góp phần tác động đến chất lượng của sản phẩm và sau đó là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, công tác quản lí và hạch toán nguyên vật liệu là công việc rất cần thiết đối với bất kì doanh nghiệp sản xuất nào trong việc quản lí chi phí sản xuất, đồng thời tiết kiệm chi phí NVL, góp phần giúp giá thành được hạ thấp mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của của doanh nghiệp. Đồng thời, NVL là tài sản thường xuyên biến động, nó đảm bảo cho dây chuyền sản xuất diễn ra liên tục, chính vì vậy tăng cường công tác quản lí và hạch toán NVL sẽ giúp doanh nghiệp quản lí triệt để sự hao hụt hay dư thừa NVL cũng như đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu NVL đảm bảo cho quá trình sảnTrường xuất được thuận l ợĐạii. học Kinh tế Huế 1.1.2.2. Yêu cầu quản lí nguyên vật liệu Như chúng ta đã biết, NVL là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong việc cấu thành nên thực thể sản phẩm của một doanh nghiệp sản xuất. Việc sử dụng hợp lí và tiết kiệm NVL đã trở thành một vấn đề mang tính tất yếu, khách quan và cần thiết cho mọi phương thức sản xuất kinh doanh. Làm sao để cùng một khối lượng NVL có thể SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 7
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền sản xuất ra nhiều sản phẩm nhất, có giá thành hạ nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, công tác quản lí nguyên vật liệu ra đời nhằm giúp các nhà quản trị giải quyết những khó khăn trên. Theo đó để giúp các doanh nghiệp không bị thất thoát và giảm được chi phí trong sản xuất, đồng thời sử dụng tiết kiệm và hợp lí NVL để sản xuất liên tục không bị gián đoạn thì mỗi doanh nghiệp cần thực hiện tốt từ khâu lập kế hoạch, đến khâu thực hiện và kiểm tra, giám sát. Quản lí NVL càng khoa học thì cơ hội đạt hiệu quả kinh tế càng cao. Do đó yêu cầu quản lí NVL cần phải chặt chẽ trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Để quản lí tốt NVL thì trong từng khâu của quá trình sản xuất phải đảm bảo được những yêu cầu nhất định: Khâu lập kế hoạch: Trong quá trình sản xuất, NVL giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh. Vì thế, để có thể chủ động vè nguồn NVL nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra được trôi chảy, doanh nghiệp cần phải xây dựng tốt kế hoạch NVL, bao gồm kế hoạch thu mua, sử dụng, dự trữ cả về số lượng và giá trị của từng tháng, quý và cả năm. Cần nghiên cứu kĩ mục tiêu phát triển cho kỳ tới, cân đối và khả năng có thể thực hiện được của doanh nghiệp để kế hoạch lập ra không quá chênh lệch với thực tế sử dụng dẫn đến tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt quá lớn trong quá trình sản xuất. Khâu thu mua: NVL là tài sản dự trữ sản xuất thường xuyên biến động. Các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành thu mua NVL để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và các nhu cầu khác trong doanh nghiệp. Ở khâu này, đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ về khối lượng, chất lượng và quy cách chủng loại, giá mua, chiTrường phí mua cũng như Đại việc thự chọc hiện kế hoKinhạch theo đúng tế ti ếHuến độ thời gian phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khâu bảo quản, dự trữ: Xác định và phân tích chính xác số lượng và giá trị vật liệu tồn kho, kiểm tra việc chấp hành các định mức dự trữ vật liệu, phát hiện kịp thời nguyên nhân thừa thiếu, ứ đọng, hư hỏng, mất phẩm chất của vật liệu, bảo quản nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn và ứ đọng vốn. SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 8
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Khâu sử dụng: Tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác số lượng, giá trị vật tư khi xuất kho, vật liệu thực tế tiêu hao trong sản xuất, phân bổ cho các đối tượng sử dụng, góp phần kiểm tra tình hình thực hiện các định mức tiêu hao sử dụng vật liệu, sao cho sử dụng hợp lý và tiết kiệm nhất. Khâu thu hồi phế liệu: Bất cứ một doanh nghiệp hay một đơn vị sản xuất nào cũng có phế liệu, phế phẩm có thể chia thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại có thể đưa vào sử dụng hay tái sản xuất, hoặc có thể thanh lý hay bán cho các đơn vị có thế tái sản xuất, chế biến thành sản phẩm khác. Do vậy, việc tổ chức thu hồi phế liệu, phế phẩm cần được tổ chức tốt và chặt chẽ nhằm tiết kiệm được chi phí NVL đồng thời có thể giảm giá thành. 1.1.2.3. Nhiệm vụ của công tác kế toán nguyên vật liệu Xuất phát từ yêu cầu quản lý NVL trong doanh nghiệp sản xuất cũng như vai trò và vị trí của kế toán trong quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp, kế toán NVL cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyển của NVL về giá cả và hiện vật. Tính toán đúng đắn trị giá vốn (hoặc giá thành) thực tế của NVL nhập kho, xuất kho nhằm cung cấp thông tin kịp thời chính xác phục vụ cho yêu cầu lập báo cáo tài chính và quản lý doanh nghiệp. Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, phương pháp kỹ thuật về hạch toán NVL. Đồng thời hướng dẫn các bộ phận, các đơn vị trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các chế độ hạch toán ban đầu về NVL, phải hạch toán đúng chế độ, đúng phương pháp quy định để đảm bảo sự thống nhất trong công tác kế toán NVL. Trường Kiểm tra việc chấ pĐại hành ch ế họcđộ bảo qu Kinhản, dự trữ và tếsử d ụngHuế NVL từ đó phát hiện, ngăn ngừa và đề xuất những biện pháp xử lí NVL dư thừa, ứ đọng, kém hoặc mất phẩm chất, giúp cho việc hạch toán xác định chính xác số lượng và giá trị NVL thực tế đưa vào sản xuất sản phẩm. Phân bổ chính xác NVL đã tiêu hao vào đối tượng sử dụng để từ đó giúp cho việc tính giá thành được chính xác. Tổ chức kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho, cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh. SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 9
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản, đánh giá phân loại tình hình nhập xuất và quản lý NVL. Từ đó, đáp ứng được nhu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước cũng như yêu cầu quản lý của Doanh nghiệp trong việc tính giá thành thực tế của NVL đã thu mua và nhập kho đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu mua vật tư về số lượng, chủng loại, giá cả, thời hạn cung cấp NVL một cách đầy đủ, kịp thời. Tóm lại: Nếu hạch toán kế toán nói chung là công cụ đắc lực để quản lý tài chính thì hạch toán kế toán NVL nói riêng là công cụ đắc lực của công tác vật liệu. Kế toán NVL có chính xác kịp thời hay không nó ảnh hưởng đến tình hình hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Vì vậy để tăng cường công tác quản lý vật liệu phải không ngừng cải tiến và hoàn thiện công tác kế toán NVL. Hạch toán kế toán NVL giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt được tình hình thu mua, nhập xuất, dữ trữ vật liệu một cách chính xác để từ đó có biện pháp chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời. Tổ chức công tác kế toán NVL chặt chẽ sẽ góp phần cung ứng kịp thời và đồng bộ NVL cho sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng NVL. Mặt khác do chi phí NVL chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành do đó chất lượng của công tác kế toán NVL có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tập hợp chi phí giá thành sản phẩm. 1.2. Nội dung quản lý nguyên vật liệu theo Chuẩn mực kế toán số 02 1.2.1. Nguyên tắc tính giá trị nguyên vật liệu Theo Chuẩn mực kế toán số 02, kế toán nhập- xuất- tồn kho NVL phải phản ánh theo giá gốc (giá thực tế), có nghĩa là khi nhập kho phải tính toán và phản ánh theo giá thực tế. Giá gốc của NVL bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quanTrường trực tiếp khác phát Đại sinh để cóhọc được NVL Kinh ở địa điểm tếvà tr ạHuếng thái hiện tại. Chi phí mua Chi phí mua của NVL bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua NVL. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua. SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 10
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Chi phí không tính vào giá gốc NVL Chi phí không được tính vào giá gốc NVL bao gồm: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường. - Chi phí bảo quản nguyên liệu, vật liệu trừ các khoản chi phí bảo quản NVL cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản theo quy định ở trên. - Chi phí bán hàng. - Chí phí quản lý doanh nghiệp. Kế toán chi tiết NVL phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm và từng thứ NVL. 1.2.2. Phương pháp tính giá trị nguyên vật liệu Đánh giá NVL là thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của nó theo những nguyên tắc nhất định đảm bảo yêu cầu trung thực khách quan. Theo quy định hiện hành kế toán nhập xuất tồn NVL phải phản ánh theo giá trị thực tế, khi xuất kho phải xác định giá trị thực tế xuất kho theo đúng phương pháp quy định. 1.2.2.1. Tính giá trị nguyên vật liệu nhập kho Giá thực tế của NVL nhập kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có đươc NVL ở thời điểm và trạng thái hiện tại. Giá thực tế của NVL nhập kho phụ thuộc vào các yếu tố: nguồn cung cấp, cách tính thuế GTGT. Đối với NVL mua ngoài Giá thựcTrường tế = Giá mua ghi Đại trên + Cáchọc khoản thuKinhế tính + Chi tế phí Huế - Các khoản NVL hóa đơn vào giá mua hàng giảm trừ Các chi phí có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho (chi phí bao bì, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, chi phí thuê kho, thuê bãi, ). Đối với NVL tự chế biến nhập kho SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 11
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Giá thực tế NVL = Giá thực tế NVL + Chi phí chế biến nhập kho xuất chế biến Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm: những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản xuất sản phẩm như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định, chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chế biến NVL. Đối với NVL thuê ngoài gia công chế biến nhập kho Giá thực tế NVL = Giá thực tế NVL xuất kho + Chi phí thuê ngoài gia công nhập kho thuê ngoài chế biến chế biến Đối với NVL nhận biến tặng Giá thực tế NVL = Giá NVL + Các chi phí có liên quan trực tiếp khác đến việc nhập kho trên thị trường tiếp nhận NVL Đối với NVL được cấp, nhận góp vốn liên doanh hay góp vốn cổ phần Giá thực tế NVL = Giá do hội đồng định giá + Chi phí liên quan trực tiếp khác nhập kho xác nhận Đối với các đơn vị thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, giá thực tế của NVL nhập kho không bao gồm thuế GTGT. Đối với những đơn vị thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, giá thực tế NVL bao gồm cả thuế GTGT. 1.2.2.2. Tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho NVL trong doanh nghiệp được thu mua nhập kho thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau. Giá thực tế của từng lần, từng đợt nhập kho cũng khác nhau. Vì thế khi xuất kho,Trường kế toán phải tính Đạichính xác học được giá Kinhtrị thực tế xu ấtết kho Huế cho các đối tượng sử dụng theo một phương pháp tính giá thực tế xuất kho đã đăng kí áp dụng cho cả niên độ kế toán. Các phương pháp tính giá NVL xuất kho theo Chuẩn mực số 02- Hàng tồn kho (đã được cập nhật mới theo Thông tư 200/2014/TT- BTC về hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành ngày 22/12/2014) bao gồm: Phương pháp tính theo giá đích danh SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 12
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Phương pháp bình quân gia quyền Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO) Ghi chú: Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO) hiện nay đã được loại bỏ theo quy định của Thông tư 200. Phương pháp tính theo giá đích danh Cách tính: Xuất kho lô nào thì tính theo giá thực tế nhập kho đích danh của lô đó (không phân biệt thời gian nhập, xuất NVL). Ưu điểm: Phương pháp này tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán, chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị NVL tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó. Nhược điểm: Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, NVL tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại NVL có thể nhận diện được thì mới áp dụng được phương pháp này. Đối với những doanh nghiệp có nhiều loại NVL thì không thể áp dụng được phương pháp này. Phương pháp bình quân gia quyền Theo phương pháp này, giá xuất kho NVL được tính theo đơn giá bình quân bao gồm bình quân cả kì dự trữ, bình quân sau mỗi lần nhập xuất. Giá thực tế NVL xuất dùng = Số lượng xuất dùng × Giá đơn vị bình quân +Trường Phương pháp bình Đại quân c ả họckì dự trữ Kinh tế Huế Cách tính: Các nghiệp vụ xuất kho phát sinh trong kì, kế toán tạm thời không tính đến giá, phiếu xuất kho chỉ ghi bằng hiện vật, cuối tháng khi kết thúc nghiệp vụ nhập, xuất kho kế toán mới tính giá thành bình quân của cả kì. Giá thực tế tồn đầu kì+Giá thực tế nhập trong kì Đơn giá bình quân = Số lượng tồn đầu kì+Số lượng nhập trong kì Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kì. SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 13
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Nhược điểm: Độ chính xác không cao, công việc kế toán bị dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác, phương pháp này chưa đáp ứng được yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. + Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập Giá thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập = Lượng thực tế tồn đầu kho sau mỗi lần nhập Ưu điểm: Phương pháp này khắc phục được những hạn chế của phương pháp bình quân cả kì dự trữ. Nhược điểm: Việc tính toán phức tạp và tốn nhiều thời gian. Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO) Cách tính: Theo phương pháp này, NVL được tính giá thực tế xuất kho trên cở sở giả định là NVL nào được mua trước thì sẽ được xuất trước, vì vậy lượng NVL xuất kho thuộc lần nhập nào thì tính theo giá thực tế của lần nhập đó. Và NVL còn lại cuối kì là NVL được mua gần thời điểm cuối kì. Ưu điểm: Phương pháp này giúp tính được ngay trị giá vốn NVL xuất kho theo từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của NVL sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Do đó chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn. Nhược điểm: Làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hóa đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng, chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũngTrường như khối lượng côngĐại việc sẽhọc tăng lên rKinhất nhiều. tế Huế 1.2.3. Ghi nhận chi phí Tại một doanh nghiệp sản xuất, khi tiến hành xuất kho NVL cần căn cứ vào mục đích xuất kho thực tế để ghi nhận vào những loại chi phí phù hợp. Trường hợp xuất kho NVL để tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 14
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Về mặt giá trị, khi tham gia vào quá trình sản xuất, NVL chuyển dịch một lần toàn bộ giá trị của chúng vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì và hình thành nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Khi tính chi phí NVL vào chi phí sản xuất trong kì cần chú ý là chỉ được tính giá trị của NVL đã thực tế sử dụng vào sản xuất. Vì vậy nếu trong kì sản xuất, có những NVL đã xuất dùng nhưng chưa được sử dụng hết vào sản xuất thì phải loại trừ ra khỏi chi phí sản xuất trong kì bằng các bút toán điều chỉnh thích hợp. Trường hợp xuất kho NVL do NVL bị ứ đọng hay không cần sử dụng Theo quy định tại Thông tư 200, trường hợp NVL tại doanh nghiệp bị ứ đọng hay không được sử dụng thì doanh nghiệp có thể thanh lý, nhượng bán NVL. Lúc này, giá trị NVL đem thanh lý, nhượng bán phải được ghi nhận vào giá vốn hàng bán; đồng thời phản ánh vào doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc ghi nhận giá trị NVL tồn kho đã bán vào chi phí trong kì phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu. 1.2.4. Trình bày báo cáo tài chính Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày: - Các chính sách kế toán áp dụng trong việc đánh giá NVL, gồm cả phương pháp tính giá trị NVL tồn kho. - Giá gốc của tổng số NVL tồn kho và giá gốc của từng loại NVL tồn kho được phân loại phù hợp với doanh nghiệp. - Giá trị ghi sổ của NVL tồn kho đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ phải trả. -Trường Trình bày chi phí NVLĐại trên báohọc cáo k ếKinht quả sản xu ấtết, kinh Huế doanh được phân loại theo chức năng. Phân loại chi phí theo chức năng là NVL được trình bày trong khoản mục “Giá vốn hàng bán” trong báo cáo kết quả kinh doanh, gồm giá gốc của NVL đã bán, các khoản hao hụt mất mát của NVL sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, chi phí sản xuất chung không được phân bổ. SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 15
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 1.3. Kế toán nguyên vật liệu trong Doanh nghiệp sản xuất 1.3.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 1.3.1.1. Chứng từ, sổ sách sử dụng trong kế toán chi tiết nguyên vật liệu a. Chứng từ kế toán Căn cứ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC được ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính thì hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán về hàng tồn kho trong đó có NVL bao gồm: Phiếu nhập kho (Mẫu số 01 - VT) Phiếu xuất kho (Mẫu số 02 - VT) Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu số 03 - VT) Phiếu báo vật tư còn lại cuối kì (Mẫu số 04 - VT) Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu số 05 - VT) Bảng kê mua hàng (Mẫu số 06 - VT) Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (Mẫu số 07 - VT) Doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lí của mình. Mọi chứng từ kế toán về nguyên vật liệu phải được tổ chức luân chuyển theo trình tự và thời gian hợp lý, do kế toán trưởng quy định để phục vụ cho việc phản ánh, ghi chép và tổng hợp số liệu kịp thời của các bộ phận, cá nhân có liên quan. b. Sổ sách kế toán STrườngố lượng, kết cấu các Đại sổ, thẻ khọcế toán chi Kinh tiết không quytế đị nhHuế bắt buộc. Doanh nghiệp căn cứ vào các quy định mang tính hướng dẫn của Nhà nước về sổ, thẻ kế toán chi tiết và yêu cầu quản lí của doanh nghiệp để mở các sổ, thẻ kế toán chi tiết cần thiết, phù hợp. SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 16
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Để tương ứng với hình thức kế toán tại Doanh nghiệp thực tế đề tài đang nghiên cứu là hình thức Nhật kí chứng từ, các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết phục vụ yêu cầu quản lí NVL căn cứ theo hướng dẫn của Thông tư 200/2014/TT-BTC bao gồm: Sổ chi tiết nguyên vật liệu (mẫu S10- DN) Bảng tổng hợp chi tiêt nguyên vật liệu (mẫu S11- DN) Thẻ kho (Sổ kho) (mẫu S12- DN) 1.3.1.2. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu Hạch toán chi tiết NVL là việc theo dõi, ghi chép thường xuyên, liên tục sự biến động nhập, xuất, tồn kho của từng loại vật liệu sử dụng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp về số lượng và giá trị. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà kế toán có thể áp dụng một trong những phương pháp sau: Phương pháp ghi thẻ song song Phương pháp sổ số dư Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Để bám sát với phương pháp kế toán chi tiết NVL được sử dụng tại doanh nghiệp thực tế mà đề tài đang nghiên cứu, trong bài khóa luận này xin phép chỉ trình bày phương pháp ghi thẻ song song để phù hợp với công tác kế toán chi tiết NVL tại công ty. Nội dung phương pháp ghi thẻ song song: Phương pháp ghi thẻ song song nghĩa là tiến hành theo dõi chi tiết NVL song song cả Trườngở kho và phòng kế Đạitoán theo thọcừng thứ NVLKinh và cách ghitế chép Huế gần như là giống nhau chỉ khác ở chỗ thủ kho chỉ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho NVL theo chỉ tiêu số lượng, còn kế toán theo dõi cả chỉ tiêu giá trị trên sổ chi tiết NVL. Tại kho: Hằng ngày khi có chứng từ nhập, xuất thủ kho phải kiểm tra tính hợp lí, hợp pháp của chứng từ rồi căn cứ vào số lượng thực nhập, thực xuất trên chứng từ để ghi vào thẻ kho liên quan. Sau mỗi nghiệp vụ nhập, xuất hoặc cuối ngày tính ra số tồn kho trên thẻ kho. Cuối tháng, thủ kho phải tiến hành tổng cộng số nhập, xuất, tính SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 17
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền ra số tồn kho về mặt lượng theo từng danh điểm vật tư. Thủ kho phải thường xuyên đối chiếu số tồn kho ghi trên thẻ kho với số liệu thực tế còn lại ở kho để đảm bảo sổ sách luôn khớp nhau. Tại phòng kế toán: Kế toán NVL sử dụng sổ chi tiết NVL để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho hằng ngày. Sổ chi tiết được theo dõi cả về mặt số lượng và giá trị. Hằng ngày hoặc định kì, kế toán NVL phải kiểm tra chứng từ nhập, xuất kho với chứng từ liên quan. Cuối tháng, tiến hành cộng sổ chỉ tiết NVL và đối chiếu với thẻ kho. Ngoài ra để đối chiếu kiểm tra số liệu với kế toán tổng hợp cần phải tổng hợp số liệu kế toán chi tiết vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho NVL theo từng nhóm NVL tại doanh nghiệp. Tóm lại, trình tự kế toán chi tiết NVL theo phương pháp ghi thẻ song song được thể hiện qua sơ đồ sau: Thẻ kho Chứng từ Chứng từ xuất nhập Sổ kế toán chi tiết Ghi chú Bảng tổng hợp Trường Ghi hằng ngày Đại nhhọcập xuất tồKinhn tế Huế Ghi cuối tháng Sổ kế toán Đối chiếu tổng hợp Sơ đồ 1.1. Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 18
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 1.3.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 1.3.2.1. Phương pháp hạch toán tổng hợp Hạch toán tổng hợp NVL là việc ghi chép sự biến động về mặt giá trị của NVL trên các sổ kế toán tổng hợp. Trong hệ thống kế toán hiện hành, NVL thuộc nhóm hàng tồn kho nên hạch toán tổng hợp NVL có thể tiến hành theo một trong hai phương pháp sau: Phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kì. Phương pháp kiểm kê định kì Đặc điểm: Kiểm kê định kì là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị NVL tồn kho cuối kì trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của NVL đã xuất trong kì theo công thức: Trị giá NVL = Trị giá NVL + Tổng trị giá NVL - Trị giá NVL xuất kho trong kì tồn kho đầu kì nhập kho trong kì tồn kho cuối kì Công tác kiểm kê NVL được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xác định trị giá NVL xuất kho trong kì (tiêu dùng cho sản xuất hay xuất bán) làm căn cứ ghi sổ kế toán trên một tài khoản kế toán riêng là Tài khoản 611 “Mua hàng”. Như vậy khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kì, các tài khoản kế toán NVL tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kì kế toán (để kết chuyển số dư đầu kì) và cuối kì kế toán (để phản ánh giá trị thực tế NVL tồn kho cuối kì). Phương pháp kiểm kê định kì thường áp dụng ở các doanh nghiệp có nhiều chủng loại NVL với quy cách, mẫu mã khác nhau, giá trị thấp, NVL xuất dùng hay xuất bán thường xuyên. ƯuTrường điểm: Đơn giản, giĐạiảm nhẹ khhọcối lượng Kinhcông viêc hạ chtế toán. Huế Nhược điểm: Độ chính xác không cao do bị ảnh hưởng bởi chất lượng công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi. Phương pháp kê khai thường xuyên Đặc điểm: Kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán . Trong trường hợp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, các tài khoản kế toán SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 19
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hóa. Vì vậy, giá trị NVL tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kì thời điểm nào trong kỳ kế toán. Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất (công nghiệp, xây lắp ) và các doanh nghiệp thương nghiệp kinh doanh các NVL có giá trị lớn, có kỹ thuật và chất lượng cao Ưu điểm: Phương pháp kê khai thường xuyên được sử dụng phổ biến vì có độ chính xác cao và cung cấp thông tin về NVL tồn kho một cách kịp thời, cập nhật. Tại bất kì thời điểm nào cũng có thể xác định được lượng nhập, xuất, tồn NVL. Nhược điểm: Phương pháp này không nên áp dụng đối với doanh nghiệp có giá trị đơn vị NVL tồn kho nhỏ, thường xuyên xuất dùng, xuất bán. Trong đề tài này sẽ tập trung làm rõ Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên để phù hợp với thực trạng công tác kế toán NVL tại doanh nghiệp thực tế mà đề tài nghiên cứu. 1.3.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng Để đáp ứng công tác quản lý hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên trong doanh nghiệp, kế toán sử dụng Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”. Tài khoản 152 dùng để theo dõi giá trị hiện có, biến động tăng giảm của các loại NVL theo giá thực tế. Kết cấu Tài khoản 152 + Bên NTrườngợ: Đại học Kinh tế Huế - Giá thực tế của NVL nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn liên doanh, được cấp hoặc nhập từ nguồn khác. - Trị giá NVL thừa phát hiện khi kiểm kê. + Bên Có: SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 20
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Giá thực tế NVL xuất kho dùng cho sản xuất, xuất bán, thuê ngoài gia công chế biến hoặc góp vốn liên doanh. - Trị giá NVL được giảm giá, chiết khấu thương mại hoặc trả lại người bán. - Trị giá NVL thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê. + Số dư Nợ: Giá thực tế NVL tồn kho. Ngoài ra để hạch toán NVL, kế toán còn sử dụng Tài khoản 151 “Hàng mua đi đường”. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các loại NVL mà doanh nghiệp đã mua, đã chấp nhận thanh toán với người bán nhưng cuối kì chưa về nhập kho. Kết cấu TK 151: + Bên Nợ: Giá trị NVL đang đi đường. + Bên Có: Giá trị NVL đi đường đã về nhập kho hoặc chuyển giao cho các đối tượng sử dụng. + Số dư Nợ: Giá trị NVL đi đường chưa về nhập kho. Bên cạnh đó việc hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như tài khoản 111, 112, 133, 141, 331, 621, Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 21
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền TK 152 Nguyên liệu, vật liệu TK 111, 112, 151, 331 TK 621, 627, 641, 642, 241 Nhập kho NVL mua về Xuất NVL dùng cho SXKD, XDCB TK 133 Thuế GTGT TK 221, 222, 228 (nếu được khấu trừ) Xuất NVL góp vốn vào công ty liên doanh, liên kết khác TK 154 NVL gia công chế biến TK 711 TK 811 xong nhập lại kho Chênh lệch Chênh lệch Giá đánh giá Giá đánh giá lại TK 3333 lại > giá trị ghi < giá trị ghi sổ Thuế nhập khẩu phải sổ TK 154 nộp khi nhập khẩu Xuất NVL thuê ngoài gia công chế biến TK 3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt khi TK 111, 112, 331 nhập khẩu (nếu có) Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua, trả lại hàng mua TK 3338 Thuế bảo vệ mội trường của TK 133 NVL sản xuất hoặc nhập khẩu Thuế GTGT TK 411 TK 632 Nhận vốn góp bằng NVL NVL xuất bán dùng để mua lại phần vốn góp TK 621, 627, 641, 642 NVL ứ đọng không cần dùng khi thanh lí, nhượng bán NVL sử dụng không hết nhập lại kho NVL hao hụt ngoài định mức TKTrường 338 Đại học Kinh tế HuếTK 138 (1381) NVL phát hiện thừa khi kiểm kê chờ xử lí NVL phát hiện thiếu khi kiểm kê chờ xử lí Sơ đồ 1.2. Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 22
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT – MAY HUẾ 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Dệt - May Huế 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển + CTCP Dệt- May Huế được thành lập ngày 26/3/1988, là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. + Căn cứ theo quyết định số 169/2004/QĐ-BCN ngày 09/12/2004 và quyết định số 2722/2005/QĐ-BCN ngày 25/08/2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) chuyển Công ty Dệt may Huế thành CTCP Dệt- May Huế, hoạt động theo giấy phép đăng ký số 3103000140 ngày 17/11/2005 và thay đổi lần thứ nhất số 3300100628 ngày 21/05/2012 do phòng Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp - Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp. + Cổ phiếu của công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán UPCOM vào ngày 29/12/2009. Ngày giao dịch chính thức 21/1/2010 theo Thông báo số 15/TB- SGDCKHN ngày 11/01/2010 của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. + Công ty sở hữu 3 nhà máy và 1 xí nghiệp cơ điện cụ thể là: - Nhà máy Sợi: Được trang bị đồng bộ 3 dây chuyền thiết bị nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Nhật Bản với hơn 72.000 Cọc Sợi, sản lượng hàng năm trên 13.500 tấn Sợi, trong đó chủ yếu là các loại Sợi PE, Sợi PECO, Sợi Cotton Chải Thô và Chải Kỹ chi số từ Ne 16 đến Ne 60. - Nhà máy Dệt - Nhuộm: Được trang bị đồng bộ các thiết bị Dệt Kim, Nhuộm, Hoàn tất nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Đài Loan với sản lượng vải dệt kim hàng năm là 1500 tấn.Trường Đại học Kinh tế Huế - Nhà máy May: Với 50 Chuyền may, được trang thiết bị các máy may hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan, với sản phẩm chính là áo T- Shirt, Polo- Shirt, áo Jacket, quần Short, quần áo trẻ em và các loại hàng may mặc khác làm từ vải dệt kim và dệt thoi. Sản lượng hàng năm của nhà máy đạt gần 16 triệu sản phẩm/năm. - Xí nghiệp cơ điện: Chuyên vận hành chuyển tải trạm 110/6 KV, gia công cơ khí, sửa chữa và xây dựng các công trình phụ cho các nhà máy thành viên. SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 23
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền + Sản phẩm của công ty hiện nay được xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác như Mỹ, Nhật Bản, EU, Đài Loan, Hàn Quốc (đối với hàng may mặc), Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Bồ Đào Nha (đối với sản phẩm Sợi) và được bán rộng rãi trên thị trường nội địa. Sản phẩm của công ty nhiều năm được bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao, Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt và các giải thưởng khác. Một số thông tin cơ bản khác: Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT- MAY HUẾ Tên giao dịch quốc tế: HUE TEXTILE GARMENT JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: HUEGATEX Logo: Địa chỉ: 122 Dương Thiệu Tước - Phường Thủy Dương – Thị xã Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên Huế. Điện thoại: (84).234.3864337 - (84).234.3864957 Fax: (84).0234.3864.338 Website: huegatex.com.vn Mã số thuế: 3300100628 2.1.2. ChTrườngức năng và nhiệm vĐạiụ của Công học ty Cổ phKinhần Dệt – May tế Hu ế Huế 2.1.2.1. Chức năng CTCP Dệt - May Huế hoạt động với các chức năng chính như sau: - Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm sợi, vải, may mặc. - Nguyên liệu, thiết bị ngành dệt may. - Kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng. SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 24
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Kinh doanh địa ốc. - Kinh doanh khách sạn. 2.1.2.2. Nhiệm vụ - Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mở rộng thị trường, bảo toàn nguồn vốn và tăng lợi tức cho các cổ đông, xây dựng công ty phát triển bền vững. - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, chính sách kinh tế và pháp luật của nhà nước. - Thực hiện phân phối lao động trên cơ sở sản xuất kinh doanh hiệu quả, đảm bảo việc làm, chăm lo cải thiện đời sống tinh thần cho các cán bộ công nhân viên. - Đối với các đối tác trong và ngoài nước, CTCP Dệt - May Huế luôn nêu cao tinh thần hành xử trung thực, minh bạch và công bằng trong mọi hoạt động và giao dịch, chú trọng xây dựng mối quan hệ hợp tác uy tín, lâu dài nhằm đưa sản phẩm của công ty đến mọi miền đất nước và trên toàn thế giới. - Với phương châm hoạt động “Mong muốn quan hệ hợp tác lâu dài với tất cả khách hàng” cam kết mang đến những sản phẩm có mẫu mã phong phú, chất lượng cao, thương hiệu uy tín nhằm đáp ứng một cách tốt nhất mọi yêu cầu của thị trường. 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lí, bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Dệt – May Huế 2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lí tại công ty Hiện nay, cơ cấu tổ chức quản lí của CTCP Dệt – May Huế theo mô hình trực tuyến – chức năng. Theo cơ cấu này, người lãnh đạo doanh nghiệp là TGĐ có quyền ra chỉ thị, mệnh lệnh trực tiếp cho các Phó TGĐ, giám đốc và các phòng trực thuộc ban lãnh đạo.Trường Các Phó TGĐ s ẽĐại ra quyết đhọcịnh cho cácKinh phòng ban tế cấp dưHuếới trong phạm vi quản lí của mình theo chỉ thị mà TGĐ ủy quyền. a. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 25
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Tổng Giám Đốc Phó TGĐ Phó TGĐ Phó TGĐ Giám đốc Khối May Dệt Nhuộm Nội Chính điều hành GĐ. TP. TP. GĐ. GĐ. GĐ. GĐ. TP. Ban TP. TP. GĐ. TP. Trạm Ban Ban GĐ. TP. NM Kế Điều NM NM NM NM Quản lí Kiểm Tài Kinh NM Nhân Y tế đời bảo Xí Kĩ Dệt May May May May Sợi nghiệp ho ạch- hành chất soát chính- doanh sự sống vệ thuật Nhuộm cơ XNK May 3 lượng nội Kế - Đầu 1 2 4 điện May bộ toán tư Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng TrườngSơ đồ 2.1. Sơ đồ tổĐại chức bộ họcmáy quả nKinh lí tại CTCP tếDệt – HuếMay Huế SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 26
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền b. Mối quan hệ trong cơ cấu tổ chức quản lí, chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận. Mối quan hệ trực tuyến + Mối quan hệ trong ban lãnh đạo doanh nghiệp Tổng Giám đốc: Là người quyết định cao nhất tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày tại công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giúp việc trực tiếp cho TGĐ là các Phó TGĐ, giám đốc, Ban Kiểm soát nội bộ, Kế toán trưởng, trưởng phòng Kinh doanh phụ trách các hoạt động khác nhau và chịu trách nhiệm trước TGĐ về các nhiệm vụ được phân công thực hiện. - Phó TGĐ Dệt Nhuộm: chịu trách nhiệm quản lí lĩnh vực hoạt động Dệt Nhuộm tại công ty, dưới Phó TGĐ Dệt Nhuộm là Giám đốc nhà máy Dệt Nhuộm. - Phó TGĐ Khối May: chịu trách nhiệm quản lí sản xuất các sản phẩm là hàng dệt may bao gồm quản lí các nhà máy may và các phòng ban chức năng liên quan. - Ban kiểm soát nội bộ: Do Ban Giám đốc bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lí, hợp pháp trong hoạt động kinh doanh và BCTC của công ty. - Trưởng Phòng Tài chính kế toán: Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo công tác kế toán theo quy định của nhà nước, quản lí chung toàn bộ tình hình tài chính của công ty. Đồng thời, tham mưu cho Ban Giám đốc quản lí chỉ đạo, điều hành các công tác tuyển dụng, bảo tồn, phát triển vốn và tài sản của công ty đạt hiệu quả và đúng pháp luật. - Trưởng Phòng kinh doanh: Đây là phòng ban chịu trách nhiệm đầu tiên cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Công ty, có nhiệm vụ tham mưu phương án kinh doanhTrường tiêu thụ hàng nĐạiội địa, phát học triển th ị Kinhtrường nội địtếa theo Huế đúng định hướng của công ty. - Giám đốc Nhà máy Sợi: Chịu trách nhiệm tham mưu phương án hoạt động sản xuất Sợi, điều hành nhà máy Sợi thông báo tình hình và kết quả sản xuất cho TGĐ. - Phó TGĐ Nội chính chịu trách nhiệm quản lí tình hình nội bộ công ty. - Giám đốc điều hành quản lí các vấn đề về vận hành trang thiết bị, máy móc. SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 27
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Tóm lại, mối quan hệ trong ban lãnh đạo làm việc theo nguyên tắc một thủ trưởng, các Phó TGĐ và phòng ban trực thuộc ban lãnh đạo là những người giúp TGĐ chỉ đạo thực hiện các công tác cụ thể do TGĐ phân công hoặc ủy quyền. + Mối quan hệ giữa Phó TGĐ và cấp dưới. Các Phó TGĐ có quyền ra quyết định cho các cấp dưới trong phạm vi quản lí của mình dựa các các chỉ thị, mệnh lệnh mà TGĐ giao phó. - Phó TGĐ Dệt Nhuộm quản lí và ra chỉ thị cho Giám đốc NM Dệt Nhuộm. - Phó TGĐ Khối May quản lí và ra chỉ thị cho các phòng ban, giám đốc nhà máy sau: Phòng kế hoạch- Xuất nhập khẩu: Đứng đầu là Trưởng phòng, nhiệm vụ của phòng ban này là khai thác thị trường, lựa chọn khách hàng. Xây dựng kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm trên cơ sở năng lực hiện có. Tổ chức tiếp nhận vật tư, tổ chức sản xuất và theo dõi thực hiện hợp đồng. Phòng Điều hành May: Đứng đầu là Trưởng phòng phụ trách tổ chức quản lí, quyết định đưa các loại NVL vào hoạt động may, điều hành hoạt động may phục vụ cho sản xuất. 4 Nhà máy may phục vụ sản xuất: Đứng đầu mỗi nhà máy là Giám đốc chịu trách nhiệm quản lí, điều hành chính để thực hiện nhiệm vụ kế hoạch được cấp trên giao phó. Phòng quản lí chất lượng: Đứng đầu là trưởng phòng, có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc công ty về các giải pháp để thực hiện tốt công tác kĩ thuật, quản lí định mức tiêu hao nguyên phụ liệu, xây dựng mục tiêu chiến lược chất lượng chung cho toàn công ty. -Trường Phó TGĐ Nội chính Đại quản lí vàhọc ra chỉ th ịKinh cho các phòng tế ban Huếsau: Phòng nhân sự: Đứng đầu là Trưởng phòng tham mưu về công tác tuyển dụng, quản lí lao động, an toàn lao động, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty. Trạm Y tế: Chăm sóc sức khỏe cán bộ, công nhân viên trong công ty. Ban đời sống: Phụ trách về công tác phục vụ khẩu phần ăn (bữa ăn trưa) cho công nhân viên trong công ty. SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 28
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Ban bảo vệ: Kiểm tra, giám sát, ghi chép chi tiết khách hàng và hàng hóa ra vào công ty. Bảo vệ tài sản, kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy. - Giám đốc điều hành quản lí và ra chỉ thị cho các phòng ban sau: Xí nghiệp cơ điện: đứng đầu là Giám đốc, tổ chức điều hành các hoạt động vận hành máy móc phục vụ sản xuất, đồng thời sửa chữa, quản lí, kiểm soát lượng điện tiêu thụ, bảo vệ sự an toàn cho người lao động. Phòng Kĩ thuật đầu tư: Có chức năng xây dựng, triển khai chiến lược đầu tư tổng thể và lâu dài như mua sắm, sửa chữa thiết bị phụ tùng, lắp đặt thiết bị mới. Theo dõi thực hiện rà soát, hiệu chỉnh ban hành định mức mới. Mối quan hệ chức năng + Mối quan hệ giữa Phó TGĐ và các phòng ban liên quan Bằng các chức năng của mình, các Phòng ban trong phạm vi lĩnh vực hoạt động sẽ tư vấn, tham mưu cho các Phó TGĐ ban hành các quyết định và có chiều sâu. + Mối quan hệ giữa các Phòng ban với nhau trong công ty Các phòng ban luôn hỗ trợ và bổ sung cho nhau để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, cung cấp các số liệu và thông tin cho nhau để phối hợp ăn ý với nhau hoàn thành nhiệm vụ chung. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 29
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 2.1.3.2. Tổ chức công tác kế toán tại công ty a. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng (Trưởng phòng TC – KT) Phó Phòng TC - KT KT Doanh KT Tài KT Tiền mặt, KT chi KT tổng KT đầu Kế toán KT thu BH, sản cố Công nợ tạm phí, hợp, Thuế tư Công nợ Công KT Công Nợ định, ứng, Lương và giá TNDN và XDCB, PTNB nợ mua Nguyên PTKH, TP, Công các khoản thành Công nợ Công nước hàng vật liệu thuế GTGT cụ trích theo và thủ phải thu nợ ngoài và trong và các thuế dụng lương và thuế quỹ phải trả TGNH nước XDCB khác cụ TNCN khác (Nguồn Phòng Tài chính – Kế toán CTCP Dệt – May Huế) Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại CTCP Dệt – May Huế Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 30
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền b. Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận Kế toán trưởng (Trưởng phòng TC – KT): Tham mưu cho Tổng Giám đốc, xây dựng hệ thống quản lí tài chính phù hợp, thiết lập, kiểm soát và điều hành hoạt động kế toán tại công ty. Phó phòng TC- KT: Giúp việc và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng các công việc như: tham gia quản lí hoạt động, điều hành bộ máy, hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên. Kế toán doanh thu bán hàng, công nợ phải thu khách hàng: Kiểm tra các hóa đơn bán hàng, chứng từ liên quan để ghi nhận doanh thu, theo dõi, hạch toán thuế GTGT đầu ra, theo dõi công nợ KH, . + Kế toán thành phẩm: Phản ánh và kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm về số lượng, chất lượng, chủng loại, tình hình nhập, xuất, tồn kho + Kế toán thuế GTGT và các loại thuế khác (thuế môn bài, thuế nhà đất, ): Trực tiếp làm việc cơ quan thuế khi có phát sinh, kiểm tra đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra, lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT, Đồng thời theo dõi, hạch toán các loại thuế môn bài, thuế nhà đất, của công ty. Kế toán TSCĐ, CCDC: Theo dõi, quản lí mọi công tác liên quan đến mua mới, thanh lí TSCĐ, sử dụng TSCĐ và CCDC. Tập hợp chi phí XDCB, sửa chữa, kiểm kê TSCĐ, Kế toán Tiền mặt: Tập hợp và kiểm tra nhu cầu thu chi hằng ngày, lập phiếu thu, chi tiền mặt, theo dõi thực chi với sổ sách, báo cáo thu chi hằng ngày, + Kế toán công nợ tạm ứng: xây dựng, quản lí, theo dõi hạn thanh toán tạm ứng và nhắcTrường thanh toán khi đến hĐạiạn chi ti ếthọc theo từng Kinh đối tượng, b ộtế phậ nHuế, + Kế toán lương và các khoản trích theo lương và thuế TNCN: Theo dõi, tập hợp chấm công hằng ngày cho cán bộ, công nhân viên. Tính, hạch toán lương và các khoản trích theo lương và thuế TNCN có liên quan chi tiết cho từng đối tượng. Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm lưu trữ chứng từ thu tiền, đảm bảo số dư tồn quỹ hợp lí phục vụ kinh doanh và thanh toán lương cho cán bộ, công nhân. SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 31
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền + Kế toán chi phí, giá thành: Tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Kế toán tổng hợp: theo dõi, giám sát số liệu kế toán báo cáo định kì hàng tháng, quý, năm. Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp. Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết, Đồng thời quản lí, theo dõi hạch toán thuế TNDN của công ty. + Kế toán công nợ phải thu, phải trả khác: Quản lí, theo dõi, xử lí các khoản phải thu, phải khác khác ngoài phạm vi phải thu, phải trả khách hàng và nội bộ. Kế toán đầu tư XDCB, công nợ XDCB: ghi chép, phản ảnh tổng hợp số liệu về tình hình vay, cấp phát, sử dụng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng, Kế toán công nợ phải trả người bán nước ngoài: Quản lí và theo dõi các khoản phải trả, lên kế hoạch thanh toán, hạch toán và kiểm soát tất cả các giao dịch của nhà cung cấp nước ngoài + Kế toán TGNH: Kiểm tra tính đúng đắn các nội dung ghi trên séc và viết phiếu thu séc với những séc hợp lệ, lập bảng kê nộp séc, trình ký, đóng dấu nộp ngân hàng. Kế toán nguyên vật liệu: kiểm tra, ghi chép tình hình nhập-xuất kho NVL phục vụ cho các công trình. Kiểm soát, tính toán, tổng hợp số lượng, giá cả các loại NVL của Công ty. Kế toán công nợ mua hàng trong nước: Chịu trách nhiệm kiểm soát, quản lí, theo dõi và hạch toán các khoản phải trả nhà cung cấp nội địa đối với các nguyên liệu, phụ tùng,Trường sản phẩm, đượ cĐại mua về từhọc các công Kinh ty trong nướ c.tế Huế c. Hình thức kế toán CTCP Dệt - May Huế là công ty sản xuất và kinh doanh với quy mô lớn, hằng ngày có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh nên để giảm bớt khối lượng ghi sổ kế toán cũng như việc kiểm tra đối chiếu được thuận lợi và kịp thời, nhanh chóng, hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Bravo 7 dựa trên hình thức “Nhật kí chứng từ” để thực hiện quy trình hạch toán. Đây là phần mềm mở, linh động điều chỉnh để SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 32
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền phù hợp với nhu cầu nghiệp vụ, giúp quản lý tốt các nguồn lực, tiết kiệm cho doanh nghiệp trong việc quản lý thời gian lẫn chi phí.Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính như sau: Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái, sổ chi tiết, ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kì. Nhân viên kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán và báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Cuối tháng, cuối năm, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lí theo quy định. Chứ ng từ kế toán SỔ KẾ TOÁN PHẦN MỀM KẾ + Sổ tổng hợp TOÁN BRAVO 7 + Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ kế toán + Báo cáo tài chính cùng loại MÁY VI TÍNH + Báo cáo kế toán quản trị Sơ đồ 2.3. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán Ghi chúTrường Đại học Kinh tế Huế Nhập số liệu hằng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 33
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền d. Chế độ, chính sách kế toán áp dụng Tổ chức vận dụng chế độ kế toán: Công ty hiện nay đang áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Các chính sách kế toán: - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc ngày 31/12/N. - Đơn vị tiền tệ sử dụng là Đồng Việt Nam. - Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính giá xuất kho là phương pháp bình quân gia quyền cuối kì. - Phương pháp kê khai và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ - Phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng. - Hình thức kế toán: Căn cứ vào đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lí, công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật kí chứng từ cho phù hợp với tình hình thực tế. 2.1.4. Tình hình hoạt động của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 2.1.4.1. Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 Lao động là một nguồn lực rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là yếu tố không thể thiếu để thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh. Vì vậy công tác tuyển dụng, quản lý, đào tạo nguồn lao động là hết sức cần thiết và quan trọTrườngng. Để thấy được tìnhĐại hình laohọc động c ủKinha công ty qua tế 3 năm Huế 2015 – 2017, ta xem xét bảng số liệu 2.1. SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 34
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Bảng 2.1. Tình hình lao động tại công ty qua 3 năm 2015 – 2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số LĐ 3.950 100 3.960 100 3.936 100 10 0,25 -24 -0,61 Theo tính chất sản xuất LĐ gián tiếp 380 9,62 387 9,77 401 10,19 7 1,84 14 3,62 LĐ trực tiếp 3.570 90,38 3.573 90,23 3.535 89,81 3 0,08 -38 -1,06 Theo giới tính Nam 1.241 31,42 1.233 31,14 1.184 30,08 -8 -0,64 -49 -3,97 Nữ 2.709 68,58 2.727 68,86 2.752 69,92 18 0,66 25 0,92 Theo trình độ Đại học 195 4,94 202 5,10 207 5,26 7 3,59 5 2,48 Cao đẳng 402 10,18 416 10,51 410 10,42 14 3,48 -6 -1,44 Phổ thông 3.353 84,89 3.342 84,39 3.319 84,32 -11 -0,33 -23 -0,69 (Nguồn Phòng Nhân sự CTCP Dệt – May Huế) Nhìn chung từ năm 2015 – 2017, tổng số lao động của CTCP Dệt – May Huế có xu hướng biến động không ổn định qua mỗi năm. Cụ thể là năm 2015, công ty có 3.950 lao động. Đến năm 2016, con số này tăng lên thêm 10 người và đạt 3.960 lao động , tương ứng với tốc độ tăng là 0,25% so với năm 2015. Năm 2017, tổng số lao động của công ty giảm đi 24 người, tương ứng giảm 0,61% so với năm 2016 và đạt 3.936 lao động. Chúng ta tiếp tục đi vào xem xét sự phân loại lao động của CTCP Dệt – May Huế đã diễn biến như thế nào trong 3 năm 2015 – 2017. - Xét theo tính chất sản xuất: Từ năm 2015- 2017, số lượng lao động gián tiếp của công ty có xu hướng tăng, trong khi đó số lao động trực tiếp lại có xu hướng biến động không ổn định. Cụ thể Năm 2015, lao động gián tiếp hay còn được gọi là những nhân viên trong công ty đạt mức 380 lao động. Đến năm 2016, số lượng lao động gián tiếp tăngTrường thêm 07 người, tương Đại ứng tănghọc 1,84 %Kinh so với năm 2015tế . HuếNăm 2017, con số lao động gián tiếp tiếp tục tăng thêm 14 người, tương ứng tăng 3,62% so với năm 2016 và đạt mức 401 lao động. CTCP Dệt - May Huế thuộc loại doanh nghiệp sản xuất với quy mô khá lớn thế nên lao động chủ yếu trong công ty là lao động trực tiếp. Đây là bộ phận chủ yếu làm ra khối lượng sản phẩm nên chiếm tỷ trọng cao trên 80%, thậm chí có năm chiếm trên 90% trong tổng số lao động của công ty và hằng năm công ty vẫn SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 35
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền luôn chú trọng đến lực lượng này. Cụ thể, năm 2015, số lượng lao động trực tiếp của công ty là 3.570 lao động, chiếm 90,38% tổng số lao động công ty. Đến năm 2016, lực lượng lao động này tăng thêm 03 người, tương ứng với tốc độ tăng là 0,08% so với năm 2015. Tuy nhiên, năm 2017, số lao động trực tiếp giảm đi đến 38 người, tương ứng giảm 1,06% so với năm 2016 và đạt 3.535 lao động, chiếm 89,81% tổng số lao động công ty. - Xét theo giới tính: Từ năm 2015 – 2017, số lượng lao động nam và lao động nữ của CTCP Dệt – May Huế có xu hướng biến động trái ngược nhau, nếu như lao động nam có sự giảm dần qua mỗi năm thì lao động nữ lại có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Cụ thể, năm 2015, số lao động nam của công ty là 1.241 lao động. Đến năm 2016, con số này giảm xuống 08 người, tương ứng giảm 0,64% so với năm 2015. Năm 2017, lao động nam của công ty có sự giảm mạnh với mức 49 người, tương ứng giảm 3,97% so với năm 2016. Có thể nói so với lao động nam thì công ty vẫn chú trọng và ưu tiên lao động nữ hơn khi tỷ trọng lao động nữ trong công ty luôn chiếm trên 60% tổng số lao động của công ty qua 3 năm 2015 – 2017. Điều này có thể được giải thích là do đặc thù hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty là sản xuất hàng dệt may và nhận may gia công nên đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo, chịu thương chịu khó nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm mà khách hàng yêu cầu hay để xuất khẩu. Nhìn vào bảng số liệu 2.1, ta thấy lao động nữ có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Cụ thể năm 2015, số lao động nữ của công ty là 2.709 lao động. Đến năm 2016 con số này tăng lên thêm 18 người, tương ứng tăng 0,66% so với năm 2015 và năm 2017 lao động nữ của công ty tiếp tục tăng thêm 25 người, tương ứng tăng 0,92% so với năm 2016 và đạt 2.752 lao động. -Trường Xét theo trình độ : ĐạiSố lao độ nghọc có trình Kinh độ phổ thông tế chính Huế là bộ phận công nhân chiếm tỷ trọng cao trên 80% tổng số lao động của công ty phù hợp với yêu cầu sản xuất với quy mô lớn. Tuy nhiên từ năm 2015- 2017, số lao động phổ thông có xu hướng giảm dần qua mỗi năm. Cụ thể, năm 2016, số lao động công nhân giảm từ 3.353 người xuống 3.342 người, tức là giảm đi 11 lao động, tương ứng giảm 0,33% so với năm 2015. Đến năm 2017, số công nhân tiếp tục giảm xuống với mức 23 người, SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 36
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền tương ứng giảm 0,69% so với năm 2016. Lực lượng lao động có trình độ đại học tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng tăng nhẹ từ năm 2015 – 2017. Bên cạnh đó lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp có xu hướng tăng vào năm 2016 và giảm nhẹ ở năm 2017. Điều này cho thấy công ty luôn chú trọng công tác tuyển dụng lao động có trình độ phù hợp với đặc thù công việc nhằm tạo sự thuận lợi và hợp lí trong công tác quản lí cũng như việc thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra trôi chảy. Như vậy: Lực lượng lao động qua 3 năm của CTCP Dệt – May Huế nhìn chung không có sự biến động lớn, công ty vẫn luôn quan tâm phát triển cả về số lượng và chất lượng vừa tạo điều kiện việc làm cho người lao động vừa hướng đến mục tiêu phát triển đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, phù hợp với công việc. 2.1.4.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 a. Về tài sản Toàn bộ thông tin số liệu về tài sản của CTCP Dệt – May Huế được thể hiện thông qua Bảng 2.2. Tình hình biến động của tài sản qua 3 năm 2015-2017. Qua đó, ta có nhận xét như sau: Nhìn chung, từ năm 2015 – 2017, tổng tài sản của CTCP Dệt – May Huế có xu hướng biến động không ổn định, tăng vào năm 2016 và giảm vào năm 2017. Cụ thể, năm 2015, tổng tài sản của công ty là 606.215.644 nghìn đồng. Năm 2016, con số này tăng lên với mức 72.969.498 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 12,04% so với năm 2015 và đạt 679.185.142 nghìn đồng. Năm 2017, tổng tài sản có xu hướng giảm xuống với mức 30.948.667 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 4,56% so với năm 2016 và đạt 648.236.475 nghìn đồng. Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự biến động khôngTrường ổn định của tổ ngĐại tài sản thọcại công ty ,Kinh chúng ta sẽ đitế vào Huếphân tích cụ thể về sự biến động của cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tài sản ngắn hạn: Từ năm 2015 – 2017, tài sản ngắn hạn tại CTCP Dệt – May Huế có sự xu hướng giảm dần, cụ thể: Năm 2016, tài sản ngắn hạn giảm với mức 896.913 nghìn đồng, tương ứng giảm 0,23% so với năm 2015. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm xuống của tài sản ngắn SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 37
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền hạn đó là do vào năm 2016 tất cả các khoản mục cấu thành nên nó bao gồm các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác đều tăng ngoại trừ Tiền và tương đương tiền của công ty lại giảm đi so với năm 2015. Nhìn vào bảng số liệu 2.2, ta thấy trong năm 2016, Tiền và tương đương tiền giảm đáng kể với mức là 11.877.309 nghìn đồng, tương ứng giảm 21,97% so với năm 2015. Điều này là do cả Tiền và Các khoản tương đương tiền của công ty đều giảm vào năm 2016 trong đó giảm mạnh nhất là khoản mục Tiền với mức giảm là 6.298.156 nghìn đồng, tương ứng giảm 31,86% so với năm trước. Bên cạnh đó các khoản tương đương tiền giảm với mức là 5.579.153 nghìn đồng ở năm 2016 so với năm 2015, tương ứng giảm 16,27%. Điều này có thể được lí giải là vào năm 2016, công ty có sự đầu tư, trang bị thêm một số tài sản cố định phục vụ cho công tác sản xuất và quản lí nhằm mục đích mở rộng quy mô đã khiến cho tiền trong doanh nghiệp có sự suy giảm so với năm 2015. Đến năm 2017, tài sản ngắn hạn tại công ty tiếp tục giảm nhẹ với mức 101.662 nghìn đồng, tương ứng giảm 0,03% so với năm 2016 và đạt 396.286.319 nghìn đồng. Nguyên nhân dẫn đến điều này đó là do vào 2017 cả Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu và tài sản ngắn hạn khác của công ty đều giảm so với năm trước. Trong đó Tiền và tương đương tiền giảm mạnh nhất với mức 19.222.853 nghìn đồng, tương ứng giảm 45,56% so với năm 2016. Được biết năm 2017, công ty đang trong quá trình xây dựng các nhà máy nên khoản mục tiền có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, các khoản phải thu giảm với mức là 22.081.154 nghìn đồng ở năm 2017 so với năm 2016, tương ứng giảm 12,19%. Trong đó, giảm đáng kể là khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng với tỷ lệ 13,12% và phải thu ngắn hạn khác với tỷ lệ giảm là 22,93%. Ngoài ra, năm 2017 tài sản ngắn hạn khác của công ty cũng có xu hướng giảm vớTrườngi tỷ lệ 36,73% so Đại với năm 2016,học chủ Kinhyếu là do thu tếế GTGT Huế được khấu trừ giảm. Có thể nói năm 2017 là một năm đầy khó khăn đối với toàn ngành dệt may nói chung và Dệt may Huế nói riêng khi tổng cầu dệt may thế giới tăng trưởng chậm, thêm vào đó nhưng thay đổi ảnh hưởng đáng kể trong xu thế chính trị và kinh tế trên thế giới đã đặt ra cho ngành dệt may vô vàn những thách thức. Cùng với sự cạnh tranh đến từ các quốc gia xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới, dự kiến nếu không có chính sách đột phá thì rất khó để vượt qua khó khăn. SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 38
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Tài sản dài hạn: Từ năm 2015 - 2017, tài sản dài hạn của công ty có chiều hướng biến động không ổn định, tăng vào năm 2016 và giảm vào năm 2017. Cụ thể: Năm 2016, tài sản dài hạn tăng với mức là 73.866.411 nghìn đồng, tương ứng tăng 35,35% so với năm 2015. Nhìn vào bảng phân tích số liệu 2.2, ta thấy năm 2016 tất cả các khoản mục cấu thành nên tài sản dài hạn của công ty đều giảm so với năm trước duy nhất chỉ có tài sản cố định tăng lên với mức là 87.458.245 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 47,29% so với năm 2015. Điều này có thể được giải thích là do tài sản cố định chiếm tỷ trọng chính yếu trong cơ cấu tài sản dài hạn của công ty nên sự biến động của tài sản cố định sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi của tài sản dài hạn. Trong năm 2016, nhằm mục đích mở rộng quy mô sản xuất, công ty có đầu tư thêm mới máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và thiết bị quản lí nhằm phục vụ cho công tác phát triển sản xuất mang lại năng suất cao và hiệu quả quản lí tốt dẫn đến giá trị tài sản cố định của công ty tăng vào năm 2016. Tuy nhiên vào năm 2017, giá trị tài sản dài hạn giảm xuống với mức là 30.847.005 nghìn đồng so với năm 2016, tương ứng giảm 10,91%. Nguyên nhân là do tài sản cố định hữu hình của công ty vào năm 2017 giảm với mức là 56.019.678 nghìn đồng so với năm trước, tức là giảm đi 20,56% và đạt giá trị là 216.395.501 nghìn đồng. Khác với năm 2016, trong năm 2017, việc đầu tư mới tài sản cố định của công ty khá ít, thêm vào đó do giá trị khấu hao của tài sản cố định tại doanh nghiệp tăng lên 14,91% cùng với việc tiếp tục sử dụng tài sản cố định đã khấu hao hết đã khiến cho giá trị của loại tài sản này giảm đi so với năm trước. Ngoài ra giá trị tài sản dài hạn khác mà cụ thể là chi phí trả trước dài hạn của công ty giảm với mức 1.392.299 nghìn đồng, tức là giảm 24,28% ở năm 2017 so với năm 2016 do việc thực hiện sửa chữa TSCĐ và phân bổTrường giá trị công cụ dụ ngĐại cụ cũng họcgóp phần Kinhlàm giá trị tài tế sản dàiHuế hạn của công ty giảm vào năm 2017. Tóm lại: Từ năm 2015 – 2017, tình hình tài sản tại CTCP Dệt – May Huế có xu hướng biến động không ổn định qua mỗi năm, cụ thể là tổng tài sản của công ty tăng vào năm 2016 nhưng lại giảm ở năm 2017. Có thể nói rằng năm 2017 là một năm khá khó khăn với doanh nghiệp nhưng đây cũng là thời điểm cho thấy công ty luôn cố SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 39
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền gắng hết sức mình nhằm tạo sự cân bằng và hợp lí trong cơ cấu tài sản cũng như sử dụng tài sản có hiệu quả đồng thời tiếp tục nỗ lực phát triển nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp trong những năm tiếp theo. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 40
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Bảng 2.2. Tình hình biến động của tài sản qua 3 năm 2015 – 2017 Đơn vị tính: Nghìn đồng 2016/2015 2017/2016 CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 Giá trị % Giá trị % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 397.284.894 396.387.981 396.286.319 -896.913 -0,23 -101.662 -0,03 I. Tiền và khoản tương đương tiền 54.068.852 42.191.543 22.968.690 -11.877.309 -21,97 -19.222.853 -45,56 1. Tiền 19.768.852 13.470.696 10.489.164 -6.298.156 -31,86 -2.981.532 -22,13 2. Các khoản tương đương tiền 34.300.000 28.720.847 12.479.526 -5.579.153 -16,27 -16.241.321 -56,55 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - 43.222.993 43.222.993 - 1. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 43.222.993 43.222.993 - III. Các khoản phải thu 171.289.835 181.126.261 159.045.107 9.836.426 5,74 -22.081.154 -12,19 1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 165.415.138 171.694.912 149.169.793 6.279.774 3,80 -22.525.119 -13,12 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 9.559.529 11.641.218 12.925.362 2.081.689 21,78 1.284.144 11,03 4. Các khoản phải thu ngắn hạn khác 2.965.662 3.963.869 3.054.938 998.207 33,66 -908.931 -22,93 5. Dự phòng phải thu khó đòi (6.650.494) (6.173.738) (6.104.986) 476.756 -7,17 68.752 -1,11 IV. Hàng tồn kho 162.627.217 163.081.312 164.729.567 454.095 0,28 1.648.255 1,01 1. Hàng tồn kho 163.367.632 163.529.383 164.936.929 161.751 0,10 1.407.546 0,86 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (740.415) (448.071) (207.362) 292.344 -39,48 240.709 -53,72 V. Tài sản ngắn hạn khác 9.298.990 9.988.865 6.319.962 689.875 7,42 -3.668.903 -36,73 1. Chi phí trả trước ngắn hạn Trường- Đại học- Kinh107.264 tế Huế 107.264 - SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 41
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 2. Thuế GTGT được khấu trừ 9.298.990 9.988.865 6.212.698 689.875 7,42 -3.776.167 -37,80 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 208.930.750 282.797.161 251.950.156 73.866.411 35,35 -30.847.005 -10,91 I. Tài sản cố định 184.956.934 272.415.179 216.492.215 87.458.245 47,29 -55.922.964 -20,53 1. TSCĐ hữu hình 184.956.934 272.415.179 216.395.501 87.458.245 47,29 -56.019.678 -20,56 - Nguyên giá 626.455.181 752.677.857 768.275.771 126.222.676 20,15 15.597.914 2,07 - Giá trị hao mòn lũy kế (441.498.247) (480.262.678) (551.880.270) -38.764.431 8,78 -71.617.592 14,91 2. TSCĐ vô hình - - 96.714,00 0 0,00 96.714 - - Nguyên giá 861.754 861.754 995.998 0 0,00 134.244 15,58 - Giá trị hao mòn lũy kế (861.754) (861.754) (899.284) 0 0,00 -37.530 4,36 II. Tài sản dở dang dài hạn 3.373.623 195.512 26.014.577 -3.178.111 -94,20 25.819.065 13205,87 1. Xây dựng cơ bản dở dang 3.373.623 195.512 26.014.577 -3.178.111 -94,20 25.819.065 13205,87 III. Đầu tư tài chính dài hạn 11.763.136 4.451.612 5.100.805 -7.311.524 -62,16 649.193 14,58 1. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 12.783.000 6.783.000 6.873.970 -6.000.000 -46,94 90.970 1,34 2. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn (1.019.864) (2.331.388) (1.773.165) -1.311.524 128,60 558.223 -23,94 IV. Tài sản dài hạn khác 8.837.057 5.734.858 4.342.559 -3.102.199 -35,10 -1.392.299 -24,28 1. Chi phí trả trước dài hạn 8.837.057 5.734.858 4.342.559 -3.102.199 -35,10 -1.392.299 -24,28 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 606.215.644 679.185.142 648.236.475 72.969.498 12,04 -30.948.667 -4,56 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán CTCP Dệt – May Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 42
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền b. Về nguồn vốn Toàn bộ thông tin số liệu về nguồn vốn của CTCP Dệt – May Huế được thể hiện qua Bảng 2.3. Tình hình biến động của nguồn vốn qua 3 năm 2015-2017. Qua đó, ta có nhận xét như sau: Nợ phải trả: Chỉ tiêu này có sự thay đổi không ổn định qua 3 năm. Năm 2016 nợ phải trả tăng 6.319.109 nghìn đồng, tương ứng tăng 1,35% so với năm 2015. Tuy nhiên đến năm 2017, con số nợ phải trả đã giảm xuống với mức là 43.050.567 nghìn đồng, tương ứng giảm 9,10% so với năm 2016 và đạt 430.266.540 nghìn đồng. Ta sẽ xem xét 2 khoản mục nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của công ty đã ảnh hưởng như thế nào đến sự biến động của nợ phải trả trong 3 năm 2015 – 2017. + Nợ ngắn hạn: Từ năm 2015 – 2017, nợ ngắn hạn của công ty có xu hướng giảm dần. Cụ thể, năm 2016, nợ ngắn hạn giảm với mức 60.857.940 nghìn đồng, tương ứng giảm 16,29% so với năm 2015. Nguyên nhân là do các khoản nợ như phải trả người bán, người mua trả tiền trước, phải trả người lao động và vay ngắn hạn giảm. Đến năm 2017, nợ ngắn hạn giảm với mức 26.515.797 nghìn đồng, tương ứng giảm 8,48% so với năm 2016. Đây là nỗ lực của doanh nghiệp khi đã có những giải pháp tích cực trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. + Nợ dài hạn: Năm 2016, nợ dài hạn tăng mạnh với mức 67.177.049 nghìn đồng, tương ứng tăng 71,84% so với năm 2015. Đến năm 2017, con số nợ dài hạn giảm xuống với mức là 16.534.770 nghìn đồng, tương ứng giảm 10,29% so với năm 2016 mà cụ thể là do giảm các khoản vay dài hạn. Có thể nói vào năm 2016, nợ dài hạn của công ty tăng lên là điều dễ hiểu vì công ty đang tập trung vào mở rộng quy mô sản xuấtTrường kinh doanh nên vi ệĐạic tăng các học khoản vay Kinh dài hạn nhằ mtế mụ cHuế đích đầu tư các dự án công trình nhà máy với công suất lớn. Đến năm 2017 thì vay dài hạn giảm nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cũng như duy trì một cơ cấu nợ hợp lí trong tình hình kinh tế đang gặp khó khăn. Vốn chủ sở hữu: Qua 3 năm vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng tăng dần. Năm 2016, vốn chủ sở hữu tăng thêm 66.650.389 nghìn đồng, tương ứng với tốc SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 43
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền độ tăng là 47,87% so với năm 2015. Nguyên nhân là do năm 2016, vốn chủ sở hữu của công ty có sự tăng lên về giá trị ở vốn cổ phần và quỹ đầu tư phát triển, trong đó vốn cổ phần đã tăng từ 49.995.570 nghìn đồng ở năm 2015 lên 100.000.000 nghìn đồng vào năm 2016, tức là tăng 50.004.430 nghìn đồng, tương ứng tăng 100,02% so với năm trước. Đến năm 2017, vốn chủ sở hữu tăng với mức 12.101.900 nghìn đồng, tương ứng tăng 5,88% so với năm 2016. Nguyên nhân là do sự tăng lên về giá trị của quỹ đầu tư phát triển với mức tăng 13.828.490 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 21,99% ở năm 2017 so với năm 2016. Qua đó, ta thấy nguồn vốn của CTCP Dệt – May Huế được tài trợ chủ yếu từ vốn chủ sở hữu. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư lớn, đồng thời không phải trả lãi vay nhằm giảm được chi phí kinh doanh. Đây là một nhân tố quan trọng quyết định mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất, góp phần tăng năng suất và giảm giá thành chi phí của doanh nghiệp. Đồng thời, vốn chủ sở hữu tăng còn thể hiện nguồn lực quan trọng để phát huy tài năng của ban lãnh đạo doanh nghiệp, là một điều kiện để thực hiện các chiến lược, sách lược kinh doanh, nó cũng là “dầu nhớt” bôi trơn cho cỗ máy kinh tế vận động. Tóm lại thông qua việc phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn tại công ty qua 3 năm 2015 – 2017, ta có thể nhận thấy rằng CTCP Dệt – May Huế là một doanh nghiệp có năng lực tài chính vững vàng, tuy vào năm 2017 phải đối mặt với khó khăn trong ngành dệt may thế nhưng đây sẽ chỉ là thách thức mà công ty phải vượt qua để tiếp tục cố gắng trong những năm tới. Điều này chứng tỏ công ty là một đối thủ có tiềm lựcTrường sức mạnh về vốn trên Đại thị trườ nghọc cạnh tranh Kinh đang ngày tếcàng khHuếốc liệt hiện nay. SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 44
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Bảng 2.3. Tình hình biến động của nguồn vốn qua 3 năm 2015 – 2017 Đơn vị tính: Nghìn đồng 2016/2015 2017/2016 CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 Giá trị % Giá trị % A. NỢ PHẢI TRẢ 466.997.998 473.317.107 430.266.540 6.319.109 1,35 -43.050.567 -9,10 I. Nợ ngắn hạn 373.490.824 312.632.884 286.117.087 -60.857.940 -16,29 -26.515.797 -8,48 1. Phải trả người bán ngắn hạn 66.680.398 55.869.920 53.413.723 -10.810.478 -16,21 -2.456.197 -4,40 2. Người mua trả tiền trước 814.789 236.715 1.980.859 -578.074 -70,95 1.744.144 736,81 3. Thuế và các khoản phải nộp NN 2.701.830 3.864.625 3.295.000 1.162.795 43,04 -569.625 -14,74 4. Phải trả người lao động 102.799.520 52.731.322 50.627.500 -50.068.198 -48,70 -2.103.822 -3,99 5. Chi phí phải trả ngắn hạn 1.860.130 2.438.383 1.110.844 578.253 31,09 -1.327.539 -54,44 6. Phải trả ngắn hạn khác 23.224.018 26.350.132 28.097.399 3.126.114 13,46 1.747.267 6,63 7. Vay ngắn hạn 159.449.764 154.143.215 129.780.669 -5.306.549 -3,33 -24.362.546 -15,81 8. Quỹ khen thưởng phúc lợi 15.960.375 16.998.572 17.811.093 1.038.197 6,50 812.521 4,78 II. Nợ dài hạn 93.507.174 160.684.223 144.149.453 67.177.049 71,84 -16.534.770 -10,29 1. Vay dài hạn 93.507.174 160.684.223 144.149.453 67.177.049 71,84 -16.534.770 -10,29 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 139.217.646 205.868.035 217.969.935 66.650.389 47,87 12.101.900 5,88 1. Vốn cổ phần 49.995.570 100.000.000 100.000.000 50.004.430 100,02 - - - CPPT có quyền biểu quyết 49.995.570 100.000.000 100.000.000 50.004.430 100,02 - - 2. Thặng dự vốn cổ phần - (133.800) (133.800) -133.800 0,00 - - 3. Quỹ đầu tư phát triển 43.465.949 62.875.275 76.703.765 19.409.326 44,65 13.828.490 21,99 4. LNST chưa phân phối 45.756.127 43.126.560 41.399.970 -2.629.567 -5,75 -1.726.590 -4,00 - LNST chưa phân phối lũy kế đến 1.692.479 348.795 798.069 -1.343.684 -79,39 449.274 128,81 cuối năm trước - LNST chưa phân phối năm này 44.063.648 42.777.765 40.601.901 -1.285.883 -2,92 -2.175.864 -5,09 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 606.215.644 679.185.142 648.236.475 72.969.498 12,04 -30.948.667 -4,56 Trường Đại học Kinh(Ngu tếồn:B ảHuếng cân đối kế toán CTCP Dệt – May Huế) SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 45
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 2.1.4.3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 Toàn bộ thông tin số liệu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện thông qua Bảng 2.4. Qua đó, ta có nhận xét như sau: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Nhìn vào bảng phân tích số liệu 2.4, ta thấy từ năm 2015 – 2017, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của CTCP Dệt – May Huế có sự biến động không ổn định, giảm vào năm 2016 và tăng vào năm 2017. Cụ thể, năm 2015, khoản mục này có giá trị là 1.480.821.947 nghìn đồng. Đến năm 2016, giá trị doanh thu thuần giảm xuống với mức 2.508.714 nghìn đồng, tương ứng giảm 0,17% so với năm 2015. Nguyên nhân là do trong năm 2016 doanh thu bán thành phẩm, phế liệu và doanh thu cung cấp dịch vụ khác giảm cùng với sự phát sinh của các khoản giảm trừ doanh thu gồm giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại đã khiến cho doanh thu thuần của công ty giảm đi so với năm 2015. Đến năm 2017, giá trị doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng lên với mức 175.550.053 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 11,88% so với năm 2016. Điều này có thể được lí giải là vào năm 2017, công ty tăng doanh thu bán thành phẩm, phế liệu, doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, đồng thời việc không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu cho thấy đây là sự nỗ lực vượt bậc trong việc chú trọng các chỉ tiêu chất lượng một cách nghiêm ngặt trong quy trình sản xuất góp phần làm tăng doanh thu cho công ty. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Nhìn chung, chỉ tiêu này có xu hướng biến động tương tự như chỉ tiêu doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ khi giảm 19,80% vào năm 2016 và tăng 6,15% ở năm 2017. Nguyên nhân khiến lợTrườngi nhuận gộp giảm vàoĐại năm 2016 học đó là do Kinh doanh thu thu tếần giHuếảm (0,17%) nhưng giá vốn hàng bán lại tăng 2,39% so với năm 2015. Tuy nhiên đến năm 2017 thì do tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán so với năm 2016 nên lợi nhuận gộp của công ty năm 2017 tăng. Chi phí bán hàng: Qua 3 năm ta thấy chi phí bán hàng của công ty có xu hướng tăng dần. Năm 2016, chi phí bán hàng tăng nhẹ với mức 653.741 nghìn đồng, ứng với tốc độ tăng là 1,27% so với năm 2015. Đến năm 2017 chi phí bán hàng tăng với mức SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 46
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền là 3.175.419 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 6,08% so với năm 2016. Nguyên nhân là do tăng chi phí bán hàng khác vào năm 2016 và tăng chi phí vận chuyển, hoa hồng môi giới, phí giám sát đơn hàng ở năm 2017. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Khác với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng biến động không ổn định từ năm 2015 – 2017. Cụ thể năm 2015 chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 53.208.869 nghìn đồng. Đến năm 2016, chi phí này giảm khá mạnh với mức là 26.358.091 nghìn đồng, tức là giảm 49,54% so với năm 2015. Đây là tín hiệu tốt cho thấy vào năm 2016 công ty nỗ lực kiểm soát, tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm tập trung vào các chi phí phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên khoản mục chi phí này có dấu hiệu tăng trở lại vào năm 2017 với mức tăng là 12.972.125 nghìn đồng, tương ứng tăng 48,31% so với năm 2016 mà nguyên nhân chủ yếu là do tăng chi phí nhân công. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Nhìn chung, chỉ tiêu này của CTCP Dệt – May Huế có xu hướng giảm dần. Cụ thể, năm 2015, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty đạt 56.311.167 nghìn đồng. Đến năm 2016, con số này giảm xuống với mức 6.839.625 nghìn đồng, tương ứng giảm 12,15% so với năm 2015. Nguyên nhân do doanh thu thuần và doanh thu từ hoạt động tài chính tạo ra không đủ để bù đắp các chi phí nên dẫn đến lợi nhuận thuần của công ty giảm vào năm 2016. Đến năm 2017, lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tiếp tục giảm với mức là 2.978.748 nghìn đồng, tương ứng giảm 6,02% so với năm 2016. Điều này có thể được lí giải là do tốc độ tăng của doanh thu thuần nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp đã khiến cho lợi nhuận thuần của công ty Trườnggiảm vào năm 2017 Đại. học Kinh tế Huế Lợi nhuận sau thuế: Năm 2015, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 44.063.648 nghìn đồng. Năm 2016, chỉ tiêu này giảm với mức là 1.285.883 nghìn đồng, tương ứng giảm 2,92% so với năm 2015 và đến năm 2017 thì tiếp tục giảm đi 2.175.864 nghìn đồng, tương ứng giảm 5,09% so với năm 2016. Điều này có thể được lí giải là vào năm 2016, sự tăng lên của doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác không đủ để bù đắp chi phí nên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm so với năm 2015. Đến SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 47
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền năm 2017 thì do tốc độ tăng của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ cùng với thu nhập khác nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí khiến cho lợi nhuận sau thuế của công ty giảm so với năm 2016. Tóm lại, thông qua việc phân tích tình hình kinh doanh của CTCP Dệt – May Huế từ năm 2015 – 2017, ta thấy kết quả kinh doanh của công ty không khả quan khi mà lợi nhuận sau thuế có xu hướng giảm dần qua mỗi năm. Vào năm 2016, lợi nhuận sau thuế thu được của công ty có sự giảm nhẹ so với năm 2015 đó là do công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tác xuất khẩu với 3 dự án đầu tư quy mô lớn gồm xây dựng nhà máy may, đầu tư thiết bị sản xuất sợi hiện đại, thiết bị dệt nhuộm đồng thời xây dựng hệ thống xử lí nước thải nhằm hoàn thiện bộ máy từ sản xuất đến xử lí nước thải trong khuôn viên đơn vị. Đến năm 2017 thì do những tác động ảnh hưởng khách quan trong khu vực và trên thế giới nên tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty chưa có sự biến chuyển tốt hơn. Tuy nhiên đây sẽ là thách thức mà công ty cần vượt qua để tiếp tục phát triển và hoàn thiện hơn trong tương lai cả về quy mô, chất lượng và năng lực cạnh tranh. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 48
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Bảng 2.4. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2015 – 2017 Đơn vị tính: Nghìn đồng 2016/2015 2017/2016 CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 Giá trị % Giá trị % 1. Doanh thu bán hàng và CCDV 1.480.821.947 1.478.606.138 1.653.863.286 -2.215.809 -0,15 175.257.148 11,85 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - 292.905 - 292.905 0,00 -292.905 -100,00 3. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 1.480.821.947 1.478.313.233 1.653.863.286 -2.508.714 -0,17 175.550.053 11,88 4. Giá vốn hàng bán 1.309.806.567 1.341.164.869 1.508.275.712 31.358.302 2,39 167.110.843 12,46 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 171.015.380 137.148.364 145.587.574 -33.867.016 -19,80 8.439.210 6,15 6. Doanh thu hoạt động tài chính 10.101.340 10.405.316 10.275.431 303.976 3,01 -129.885 -1,25 7. Chi phí tài chính 20.052.057 19.032.992 14.173.521 -1.019.065 -5,08 -4.859.471 -25,53 - Trong đó: Chi phí lãi vay 15.311.585 13.008.239 13.130.697 -2.303.346 -15,04 122.458 0,94 8. Chi phí bán hàng 51.544.627 52.198.368 55.373.787 653.741 1,27 3.175.419 6,08 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 53.208.869 26.850.778 39.822.903 -26.358.091 -49,54 12.972.125 48,31 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 56.311.167 49.471.542 46.492.794 -6.839.625 -12,15 -2.978.748 -6,02 11. Thu nhập khác 3.142.579 5.381.432 7.268.588 2.238.853 71,24 1.887.156 35,07 12. Chi phí khác 2.745.038 2.226.689 3.374.441 -518.349 -18,88 1.147.752 51,55 13. Lợi nhuận khác 397.541 3.154.743 3.894.147 2.757.202 693,56 739.404 23,44 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 56.708.708 52.626.285 50.386.941 -4.082.423 -7,20 -2.239.344 -4,26 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 12.645.060 9.848.520 9.785.040 -2.796.540 -22,12 -63.480 -0,64 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN 44.063.648 42.777.765 40.601.901 -1.285.883 -2,92 -2.175.864 -5,09 Trường Đại học Kinh(Nguồn: Báo tế cáo Huếkết quả kinh doanh CTCP Dệt – May Huế) SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 49
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế 2.2.1. Đặc điểm, phân loại nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt – May Huế 2.2.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty Là một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực sản xuất mặt hàng Sợi và hàng may mặc, do đó nguyên vật liệu của công ty rất đa dạng và phong phú, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như: sợi, chỉ, thuốc nhuộm, kim may, than, xăng dầu, bao bì, Mỗi loại NVL đều có đặc điểm riêng. Một số loại NVL không có khả năng bảo quản trong thời gian dài, chịu sự ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu. Sự đa dạng của NVL kéo theo nhu cầu bảo quản và tàng trữ chúng rất phức tạp. Tính phức tạp của công việc bảo quản NVL tại công ty không chỉ do số lượng lớn của từng loại NVL mà còn do tính chất lý hóa của chúng. Trước hết, phải kể đến NVL chính của công ty đó là Bông Xơ. Về mặt chi phí, chúng chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và trong giá thành sản phẩm. Bông thường được đóng thành kiện trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Công việc bảo quản bông xơ tại kho NVL này có đặc điểm dễ hút ẩm khi để ở ngoài không khí nên trọng lượng của chúng thay đổi phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và bảo quản. Do đòi hỏi của yêu cầu kỹ thuật nên Bông được nhập ngoại là chủ yếu (90% nhập từ Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, ). Vì vậy, vấn đề vận chuyển và bảo quản không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thông số kỹ thuật cho quá trình sản xuất sản phẩm. Với đặc điểm này, NVL đã được tính toán một cách chính xác kịp thời để phản ánh đúng giá trị thực nhập và thanh toán kết hợp với việc xây dựng kho thông thoáng, khô ráo.Trường Đại học Kinh tế Huế Để giúp cho quá trình sản xuất được hoàn thiện phải kể đến các vật liệu gián tiếp bao gồm: hóa chất, phụ liệu dệt kim, vật tư bao gói xăng dầu, vật liệu xây dựng, Mỗi loại vật liệu đều có đặc điểm riêng, quyết định đến mức dự trữ và bảo quản. Ví dụ như hóa chất được mua dự trữ trong một khoảng thời gian xác định để tránh hư hao, mất mát, giảm phẩm chất, SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 50
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Nắm bắt được đặc điểm của NVL sẽ giúp công ty có kế hoạch thu mua và bảo quản hợp lí vừa bảo đảm cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục vừa giúp cho NVL giữ được chất lượng tốt nhất khi đưa vào sản xuất. 2.2.1.2. Phân loại nguyên vật liệu tại công ty Dựa vào công dụng và tình hình sử dụng, NVL tại CTCP Dệt – May Huế được phân loại như sau: - Nguyên vật liệu chính: Bông, xơ - Nguyên vật liệu phụ: Thuốc tẩy, thuốc nhuộm, hồ, - Phụ tùng thay thế: cọc sợi, dây săng, dây thừng sợi, - Hóa chất - Phế liệu - Vật liệu khác (Tạp hóa, tạp phẩm) 2.2.2. Công tác quản lí nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt – May Huế 2.2.2.1. Hệ thống kho nguyên liệu, vật liệu tại công ty Mỗi loại NVL có đặc điểm, tính chất lý hóa khác nhau, do đó yêu cầu bảo quản cũng khác nhau. Hệ thống nhà kho được xây dựng để dự trữ các loại nguyên liệu, vật liệu, .phù hợp với đặc điểm tính chất của mỗi loại. Để thuận lợi cho công tác quản lý, hiện nay tất cả các NVL đang được sử dụng cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty được chia thành 12 kho và mỗi kho được xây dựng một mã số (Mã kho) tương ứng theo thứ tự, mang tính gợi nhớ với tên NVLTrường được dự trữ trong Đại kho đó. học Kinh tế Huế Dưới đây là hệ thống 12 kho nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt – May Huế. SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 51
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Bảng 2.5. Hệ thống kho nguyên vật liệu tại công ty STT Mã kho Tên kho 1 01BONG Bông, Xơ, phế liệu 2 02SOIMUA Sợi mua 3 03NL Nguyên liệu 4 04HOACHAT Hóa chất 5 05PHUTUNG Phụ tùng 6 06VATTU Vật tư 7 07PLQB Phụ liệu may 8 08NM Kho nhà máy 9 09VTUMAY Vật tư may 10 10THUHOI Thu hồi Vải- Phụ liệu 11 11THUOC Thuốc Y tế 12 12THUCPHAM Thực phẩm 2.2.2.2. Công tác quản lí nguyên liệu, vật liệu tại công ty Do thời gian hạn chế nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nguyên liệu chính Bông, Xơ tại Kho Bông, Xơ, phế liệu (01BONG) tại công ty. Theo đó cách thức doanh nghiệp xây dựng mã số quản lí nguyên liệu tại Kho này như sau: Mã trình tự nguyên liệu, phế liệu (theo đơn vị tính) + Nhóm nguyên liệu Bông, Xơ tính theo Kg: 11 + Nhóm phế liệu (Bông, Xơ) tính theo Kg: 12 + Nhóm Bông, Xơ, phế liệu tính theo Kiện: 13 Mã trình tự tên chung của những nguyên liệu cùng loại. + Bông: 01 + Xơ: 02Trường Đại học Kinh tế Huế Mã khối: được xây dựng dựa trên toàn bộ nguyên liệu, vật liệu tại công ty để chi tiết từng mã số cho mỗi loại nguyên liệu, vật liệu cụ thể. Mã đặc điểm loại phế liệu + Phế Sợi: 1 + Phế Dệt nhuộm: 2 SVTH: Đoàn Thị Thanh Bình 52