Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ quy trình cho vay tín chấp tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Thừa Thiên Huế

pdf 98 trang thiennha21 3440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ quy trình cho vay tín chấp tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_kiem_soat_noi_bo_quy_trinh_cho.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ quy trình cho vay tín chấp tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Thừa Thiên Huế

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH CHO VAY TÍN CHẤP TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN- CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ” Trường Đại học Kinh tế Huế LÊ TRẦN YẾN MINH Huế, tháng 4 năm 2018 1
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH CHO VAY TÍN CHẤP TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN- CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ” Họ và tên sinh viên: Giáo viên hướng dẫn: TrườngLê Trần Yến ĐạiMinh học KinhPGS.TS. tếTrị nhHuế Văn Sơn Lớp: K48A Kiểm toán MSSV: 14K4131068 Huế, tháng 4 năm 2018
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận này là công trình nghiên cứu của bản thân, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trịnh Văn Sơn. Các dấu hiệu trích dẫn tham khảo một số tài liệu đã được thể hiện cụ thể và đầy đủ trong Khóa luận. Đây là công trình chưa từng được công bố ở bất kỳ đâu theo sự hiểu biết của bản thân tôi. Thừa Thiên Huế, tháng 04 năm 2018 Sinh viên Lê Trần Yến Minh Trường Đại học Kinh tế Huế Lê Trần Yến Minh i
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành Khóa luận, em xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới PGS.TS. Trịnh Văn Sơn - người trực tiếp hướng dẫn đã quan tâm, đưa ra những chỉ bảo quý báu và giúp đỡ về mọi mặt để em hoàn thành bài khóa luận này. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn các Thầy, Cô giáo của Trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình dạy dỗ và tạo điều kiện giúp em hoàn thành chương trình đại học. Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các phòng ban, bộ phận tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ hết sức nhiệt tình trong quá trình thực tập, cung cấp số liệu và giải đáp mọi thắc mắc của em. Xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên, tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! Thừa Thiên Huế, tháng 04 năm 2018 Sinh viên Lê Trần Yến Minh Trường Đại học Kinh tế Huế Lê Trần Yến Minh ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn CT-NHNN : Chỉ thị - Ngân hàng Nhà nước HĐTD : Hợp đồng tín dụng KSNB : Kiểm soát nội bộ KHCN : Khách hàng cá nhân KHDN : Khách hàng doanh nghiệp NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại QĐ-NHNN : Quyết định-Ngân hàng Nhà nước QTTD : Quản trị tín dụng HĐTD : Hợp đồng tín dụng CBTD : Cán bộ tín dụng CBTD – KHCN : Cán bộ tín dụng – khách hàng cá nhân TDCN : Tín dụng cá nhân TDNH : Tín dụng ngân hàng BCTC : Báo cáo tài chính TTH : Thừa Thiên Huế TT-NHNN : Thông tư-Ngân hàng Nhà nước USD : Đô-la Mỹ VNDTrường Đại: Việt Namhọc đồng Kinh tế Huế Lê Trần Yến Minh iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các bộ phận hợp thành hệ thống KSNB 29 Bảng 2.1. Thị phần vốn huy động của chi nhánh Agribank TT Huế 36 Bảng 2.2. Tình hình dư nợ của Chi nhánh Agribank TT Huế 38 Bảng 2.3. Tình hình dư nợ cho vay tín chấp tiêu dùng khách hàng cá nhân phân theo thời gian và nhóm nợ Agribank – chi nhánh Thừa Thiên Huế 40 trong giai đoạn 2015 – 2017 40 Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ xấu cho vay tín chấp tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Chi nhánh giai đoạn 2015 - 2017 41 Bảng 2.5. Doanh số cho vay và doanh số cho vay thế chấp tiêu dùng Agribank – TT Huế, giai đoạn 2015 – 2017 43 Bảng 2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank TT Huế 43 giai đoạn 2015 – 2017 43 Bảng 2.7. Quy định và hướng dẫn kiểm tra năng lực tài chính 63 Bảng 2.8. Trình tự thu nợ 72 Trường Đại học Kinh tế Huế Lê Trần Yến Minh iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Thành phần huy động vốn 37 SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Các bộ phận hợp thành KSNB 10 Sơ đồ 1.2: Đánh giá rủi ro 21 Sơ đồ 1.3: Các hoạt động kiểm soát 23 Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức của Agribank TT Huế 35 Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm soát hoạt động cho vay 55 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ luân chuyển, kiểm soát chứng từ cho vay 56 Sơ đồ 2.4: Sơ đồ quy trình kiểm soát xét duyệt cho vay tại Agribank TT Huế 57 Sơ đồ 2.5: Quy trình cho vay tín chấp tiêu dùng tại Agribank TT Huế 58 Sơ đồ 3.1: Hệ thống kiểm soát nội bộ 74 Trường Đại học Kinh tế Huế Lê Trần Yến Minh v
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài: 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Những đóng góp của đề tài: 4 7. Kết cấu khóa luận: 4 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC 6 KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH CHO VAY TÍN CHẤP TIÊU DÙNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6 1.1. Nội dung cơ bản hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại 6 1.1.1. Khái niệm và mục tiêu kiểm soát nội bộ 6 1.1.1.1 Khái niệm 6 1.1.1.2. Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ 6 1.1.2. Nhiệm vụ của hệ thống kiểm soát nội bộ 7 1.1.3. Yêu cầu và nguyên tắc hoạt động 8 1.1.4. Các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ 10 1.2. Các vấn đề liên quan đến kiểm soát nội bộ cho vay tín chấp tiêu dùng trong các ngân hàng 11 1.2.1. Đặc điểm cơ bản của hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 11 Trường1.2.1.1 Khái niệm Đại tín dụng ngânhọc hàng Kinh tế Huế 11 1.2.1.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng 12 1.2.1.3. Rủi ro tín dụng 14 1.2.2. Những vấn đề chung cho vay tín chấp tiêu dùng trong ngân hàng thương mại 15 1.2.2.1.Các khái niệm và đặc điểm 15 1.2.2.2. Yêu cầu đối với kiểm soát hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng 16 1.2.3. Nội dung kiếm soát nội bộ cho vay tín chấp tiêu dùng 17 Lê Trần Yến Minh vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 1.2.3.1. Về môi trường kiểm soát (Control environment)[8] 17 1.2.3.2. Hệ thống kế toán (Accounting system) 20 1.2.3.3. Đánh giá rủi ro 21 1.2.3.4 Hoạt động kiểm soát (Control procedures) 23 1.2.3.5. Thông tin & truyền thông 25 1.2.3.6. Giám sát 27 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng 30 1.2.4.1. Những yếu tố từ phía khách hàng 30 1.2.4.2. Những yếu tố từ ngân hàng 30 1.2.5. Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ 31 CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỪA THIÊN HUẾ 33 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Thừa Thiên Thừa Thiên Huế 33 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (Agribank TTHuế) 33 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế 34 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2012 – 2017 36 2.2. Thực trạng công tác kiểm soát nội bộ quy trình cho vay tín chấp tiêu dùng tại Agribank TT Huế 45 2.2.1.Trường Các yêu cầu và Đại Quy trình học kiểm soát Kinh hoạt động ho tếạt độ ngHuế cho vay tín chấp tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế 45 2.2.1.1. Những yêu cầu 45 2.2.1.2 Qui trình kiểm soát hoạt động cho vay tín chấp tại Chi nhánh Agribank TT Huế 48 2.2.2. Đánh giá thực hiện kiểm soát nội bộ quy trình cho vay tín chấp tiêu dùng tại Agribank TT Huế 57 Lê Trần Yến Minh vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 2.2.2.1. Thủ tục kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tín chấp tiêu dùng tại Agribank TT Huế 57 2.2.2.2. Đánh giá hoạt động kiểm soát nội bộ theo các bước qui trình cho vay tín chấp tại Agribank TT Huế 59 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHO VAY TÍN CHẤP TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK THỪA THIÊN HUẾ 74 3.1. Đánh giá hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank Thừa Thiên Huế 74 3.1.1. Những kết quả đạt được 74 3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân 76 3.1.2.1. Những tồn tại 76 3.1.2.2. Nguyên nhân 77 3.2. Một số giải pháp đề xuất 78 3.2.1. Biện pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát 78 3.2.1.1. Biện pháp về nhân sự 78 3.2.1.2 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng 81 3.2.1.3. Củng cố hệ thống thông tin tín dụng 82 3.2.2. Biện pháp hoàn thiện chính sách khách hàng 83 3.2.3. Biện pháp hoàn thiện thủ tục kiểm soát 83 3.2.3.1. Thiết kế các thủ tục kiểm soát hợp lý 83 3.2.3.2. Tăng cường giám sát sau khi cho vay 84 3.2.3.3. Tích cực xử lý nợ quá hạn và nợ khó đòi 84 PHẦNTrường III: KẾT LUẬN VÀ Đại KIẾN NGH họcỊ Kinh tế Huế 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 Lê Trần Yến Minh viii
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại (NHTM) cùng với sự xuất hiện thêm nhiều ngân hàng nước ngoài góp phần tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Để tồn tại và phát triển, các ngân hàng phải tìm cho mình hướng đi hiệu quả nhất, phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Lợi nhuận là vấn đề luôn được đặt lên hàng đầu trong hoạt động của các NHTM. Với đặc điểm dân số Việt Nam còn khá trẻ, thu nhập chưa cao và chủ yếu ở độ tuổi có nhu cầu mua sắm cho tiêu dùng thì cho vay tiêu dùng được các ngân hàng đánh giá là sản phẩm chủ đạo của mình. Có thể nói, cho vay tiêu dùng là một trong những giải pháp tốt giúp kích cầu tiêu dùng nội địa, nhu cầu cuộc sống ngày càng được nâng cao thì cuộc cạnh tranh cho vay tiêu dùng giữa các ngân hàng và các công ty tài chính sẽ nóng lên. Với mức thu nhập hiện nay, phần lớn người tiêu dùng không thể chi trả cho tất cả các nhu cầu mua sắm cùng lúc, đặc biệt là những vật dụng đắt tiền. Khác với hình thức vay vốn kinh doanh cần chứng minh năng lực chi trả của cá nhân người vay cũng như tính khả thi của dự án kinh doanh, thì vay vốn tiêu dùng lại không cần quá nhiều chứng minh, do vậy tín chấp cho vay tiêu dùng dần trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các khách hàng cá nhân. Về phía các NHTM, vấn đề nợ xấu và mối lo thanh khoản khi lạm phát trở lại là những nguyên nhân hàng đầu khiến các ngân hàng thận trọng hơn với các khoản cho vay. Doanh số cho vay tăng thì không hẳn lợi nhuận cũng tăng theo cho nên cácTrường ngân hàng cần phĐạiải cho vay học có hiệu quKinhả. Các ngân tế hàng Huếnhận định cho vay tín chấp tiêu dùng là loại hình cho vay rủi ro cao. Do đó, để giảm thiểu và ngăn ngừa rủi ro của loại hình này, các ngân hàng cần phải thiết lập một hệ thống kiểm soát chặt chẽ từ giai đoạn đầu của quy trình cho vay là tìm hiểu khách hàng đến giai đoạn cuối cùng là thanh lý hợp đồng. Trong hoạt động kiểm soát nội bộ (KSNB) tín chấp tiêu dùng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn -Chi nhánh Thừa Thiên Huế (Agribank TT Huế) vẫn còn tồn tại nhiều yếu điểm cần được nghiên cứu và có giải pháp khắc Lê Trần Yến Minh 1
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn phục phù hợp. Với mục tiêu trở thành NHTM lớn mạnh cả về khả năng tài chính, hoạt động kinh doanh và quản lý chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Agribank TT Huế luôn đề cao công tác kiểm soát nội bộ đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, việc xây dựng và hoàn thiện một qui trình kiểm soát nội bộ (KSNB) trong cho vay nói chung và vay tín chấp tiêu dùng nói riêng là một nội dung hết sức quan trọng, sẽ giúp ngân hàng góp phần hạn chế những rủi ro trong kinh doanh, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững. Nhận thức được sự cần thiết và vai trò của kiểm soát nội bộ (KSNB) đối với hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và hoạt động tín chấp tiêu dùng nói riêng, cùng với kiến thức đã được trang thiết bị trong quá trình 4 năm học tại nhà trường, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ quy trình cho vay tín chấp tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Thừa Thiên Huế” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung: Từ đánh giá thực trạng công tác KSNB cho vay tín chấp tiêu dùng, khóa luận nhằm đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ cho vay tín chấp tiêu dùng của khách hàng tại Ngân hàng NN&PTNT Thừa Thiên Huế. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống một số nội dung cơ bản lý luận về kiểm soát nội bộ cho vay tín chấp tiêu dùng trong các Ngân hàng thương mại. - Nghiên cứu thực trạng công tác kiểm soát nội bộ cho vay tín chấp tiêu dùng tại Ngân hàng NN&PTNT Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2015-2017 Trường- Đề xuất một s ốĐạigiải pháp học góp phầ nKinh hoàn thiện côngtế tác Huế kiểm soát nội bộ cho vay tín chấp tiêu dùng tại Ngân hàng NN&PTNT Thừa Thiên Huế đến năm 2022 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng về công tác Kiểm soát nội bộ cho vay tín chấp tiêu dùng tại Ngân hàng NN&PTNT Thừa Thiên Huế. 4. Phạm vi nghiên cứu Lê Trần Yến Minh 2
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng bao gồm cho vay và các hoạt động khác Tuy nhiên, trong quá trình thực tập do bị giới hạn bởi nguồn lực, thời gian và nguồn thông tin, đồng thời hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân là một hoạt động chủ yếu của Agribank TT Huế. Vì vậy, khóa luận này chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân và thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay của Agribank TT Huế Về thời gian: Đề tài nghiên cứu trên cơ sở các thông tin số liệu tại Agribank TT Huế trong 3 năm 2014 – 2017. Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi Agribank TT Huế. Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung tìm hiểu thực trạng công tác KSNB cho vay tín chấp tiêu dùng chủ yếu nhằm hạn chế tối đa các rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay tín chấp tiêu dùng tại chi nhánh. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu - Thu thập số liệu từ phòng tín dụng: Báo cáo kết quả tín dụng các năm 2015, 2016 và 2017 của NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh TTH. - Thu thập số liệu từ phòng kiểm soát nội bộ - Thu thập thông tin từ một số website:1 - Thu thập thông tin từ một số sách báo, khóa luận, tài liệu khoa học, Phương pháp này giúp em có được những thông tin cần thiết về hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng cũng như KSNB về cho vay tín chấp tiêu dùng. 5.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu Trường Tổng hợp và xửĐạilý: Tổng học hợp, chọ nKinh lọc và tiến hànhtế phânHuế loại các số liệu đã thu thập được, sau đó sử dụng các công cụ hỗ trợ như Excel để xử lý.  Phương pháp phân tích: Đây là giai đoạn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm: Phương pháp So sánh, phương pháp thông kê, phương pháp phân tích kinh tế; 1 Được trình bày cụ thể tại phần nguồn tài liệu tham khảo. Lê Trần Yến Minh 3
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn  Sử dụng phương pháp đồ thị thống kê: Trình bày và phân tích số liệu thông qua các loại đồ thị như: Biểu đồ hình cột, biểu đồ hình tròn, Việc lựa chọn đồ thị phù hợp phụ thuộc vào tính chất của dãy các trị số được biểu diễn;  Sử dụng phương pháp dãy số biến động qua thời gian: kết quả hoạt động tín dụng cho vay tiêu dùng và hoạt động kiểm soát nội bộ quy trình cho vay tín chấp tiêu dung từ năm 2014 – 2017, ) 5.3. Phương pháp chuyên gia: Lắng nghe, tham khảo ý kiến của một số cán bộ hiện đang công tác tại NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh TTH. 5.4. Phương pháp phỏng vấn, quan sát: đây là phương pháp giúp em thấy rõ những hoạt động công việc hàng ngày của các nhân viên trong NH cũng như nhân viên bộ phận tín dụng - cho vay. Kết hợp với phương pháp quan sát em đã sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp giúp em biết được thực trạng hệ thống KSNB đối với hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng, từ đó có thể đề ra giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn hệ thống KSNB. 6. Những đóng góp của đề tài:  Về mặt khoa học, đề tài này đã vận dụng được những nguyên lý cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong quy trình cho vay tại một đơn vị ngân hàng cụ thể, đề tài này có thể sẽ là nguồn tư liệu hữu ích cho những nghiên cứu tiếp theo về hoạt động KSNB cho vay tín chấp tiêu dùng kế thừa và phát triển.  Về mặt thực tiễn, khi nghiên cứu đề tài này đã giúp em có kiến thức và nhận thức sâu hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ. Qua đó sẽ giúp ích cho tác giả rất nhiều trong công việc mà sau này tác giả được phân công. Đề tài này còn là một nguồn tư liệu hữu hiệu giúp các nhà quản lý, quản trị ngân hàng NN&PTNT hoàn thiệnTrường hơn về hệ thống ki ểĐạim soát n ộhọci bộ trong Kinhquy trình cho tế vay, tHuếừ đó giúp cho việc hoạch định và ra quyết định cho vay tại đơn vị được chặt chẽ và hữu hiệu hơn. 7. Kết cấu khóa luận: Tên đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ quy trình cho vay tín chấp tiêu dùng tại Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn- Chi nhánh Thừa Thiên Huế” gồm 3 phần: Lê Trần Yến Minh 4
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Phần I- Phần mở đầu Đặt vấn đề: Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và kết cấu đề tài. 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Bố cục đề tài Phần II: Nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận chung về công tác kiểm soát nội bộ cho vay tín chấp tiêu dùng trong các ngân hàng thương mại Chương 2: Công tác kiểm soát nội bộ cho vay tín chấp tiêu dùng tại NHNo & PTNT Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2017 Chương 3: Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ cho vay tín chấp tiêu dùng tại Ngân hàng NN&PTNT Thừa Thiên Huế đến năm 2022 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. Kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế Lê Trần Yến Minh 5
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH CHO VAY TÍN CHẤP TIÊU DÙNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Nội dung cơ bản hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm và mục tiêu kiểm soát nội bộ 1.1.1.1 Khái niệm Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam [1] số 400- đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ: "Hệ thống kiểm soát nội bộ là các quy định và các thủ tục kiểm soát do ngân hàng được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho ngân hàng tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập BCTC trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản của ngân hàng. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm toán". Kiểm soát nội bộ, theo định nghĩa của COSO: “Kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chi phối bởi Ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên khác của một tổ chức, được thiết kế để cung cấp một sự bảo đảm hợp lý trong việc thực hiện các mục tiêu sau: -Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động -Tính chất đáng tin cậy của BCTC. -Sự tuân thủ các luật lệ và quy định hiện hành”. Từ hai khái niệm trên ta thấy rằng hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm nhiều hoạt Trườngđộng, biện pháp, kế Đại hoạch, nội học quy, quan Kinh điểm được tếnhà quHuếản lý thiết lập để điều hành nhân viên và thực hiện những hoạt động trong tổ chức. kiểm soát nội bộ không chỉ giới hạn trong chức năng tài chính và kế toán mà còn phải kiểm soát mọi chức năng khác như về hành chính, quản lý sản xuất 1.1.1.2. Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ Hệ thống kiểm soát nội bộ có 4 mục tiêu cơ bản sau: Lê Trần Yến Minh 6
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn  Bảo vệ tài sản của ngân hàng: Bảo vệ tài sản là không để xảy ra các rủi ro trong quá trình sử dụng và quản lý tài sản. Tài sản trong ngân hàng gồm cả tài sản hữu hình và vô hình. Tùy từng loại tài sản phải thiết kế hệ thống quản lý phù hợp.  Bảo đảm độ tin cậy của thông tin: Hoạt động của ngân hàng là liên tục, do đó hàng ngày, hàng giờ có rất nhiều luồng thông tin vào ra. Nhà quản lý cần có những thông tin phục vụ cho việc ra quyết định. Vì vậy, các thông tin cung cấp phải đảm bảo tính kịp thời, tin cậy, đầy đủ và phản ánh khách quan thực trạng hoạt động của ngân hàng.  Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý: Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế sao cho các quyết định và chế độ pháp lý có liên quan đến hoạt động của ngân hàng phải được tuân thủ đúng mức. Theo đó, hệ thống kiểm soát nội bộ phải đạt các yêu cầu sau: Duy trì và kiểm tra việc tuân thủ các chính sách có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Ngăn chặn, phát hiện kịp thời và xử lý các sai sót, gian lận trong mọi hoạt động của ngân hàng. Đảm bảo việc ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác, trung thực và khách quan.  Bảo đảm hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý: Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế nhằm ngăn chặn sự trùng lặp, tránh gây lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lực của ngân hàng. Tuy nằm trong một thể thống nhất song bốn mục tiêu trên đôi khi cũng có mâu thuẫn với nhau như giữa tính hiệu quả của hoạt động với mục đích bảo vệ tài sản, sổ sách hoặc cung cấp thông tin đầy đủ và tin cậy. Nhiệm vụ của các nhà quản lý là xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và kết hợp hài hòa bốn mục tiêu trên.Trường Đại học Kinh tế Huế 1.1.2. Nhiệm vụ của hệ thống kiểm soát nội bộ  Ngăn ngừa thiếu sót trong hệ thống xử lý nghiệp vụ Các thủ tục kiểm soát phải được thiết kế sao cho có thể hướng các nghiệp vụ kinh tế được thực hiện đúng nguyên tắc quy định, nhằm ngăn chặn kịp thời các sai sót, nhầm lẫn vô tình hay cố ý có thể gây thất thoát tiền bạc hoặc tài sản của ngân hàng, gây ra thiệt hại trong kinh doanh. Ví dụ như để ngăn chặn thất thoát tiền bạc, Lê Trần Yến Minh 7
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn ngân hàng quy định mọi khoản thu chi trước khi thủ quỹ thực hiện đều phải qua xét duyệt của kế toán, kiểm soát viên, kế toán trưởng  Bảo vệ ngân hàng trước những thất thoát tài sản có thể tránh Đối với hoạt động ngân hàng, ngân hàng phải giữ gìn một lượng tiền mặt lớn, đủ loại bao gồm tiền mặt và các phương tiện chuyển nhượng, tiền phải được bảo quản về mặt vật chất cả trong khâu lưu trữ cũng như khi chuyển tiền. Vì lí do này mà ngân hàng cần phải thiết lập các quy trình hoạt động, xác định rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân và lập ra một hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ đối với tài sản. Ngoài đặc trưng trên, hầu hết các tài sản còn lại của ngân hàng đều không thể kiểm đếm được bao gồm một giá trị lớn các khoản phải thu (tiền vay phải thu, tiền lãi phải thu, khoản dự phòng nợ khó đòi) các tài sản ngoại bảng (cam kết bảo lãnh, cam kết cho vay ) đòi hỏi ngân hàng càng phải đặc biệt chú trọng đến việc thiết lập một quy trình chặt chẽ đảm bảo kiểm soát được đầy đủ các tài sản nợ và có.  Đảm bảo việc chấp hành chính sách kinh doanh Cơ cấu kiểm soát nội bộ cần được thiết lập bao gồm những thủ tục để đảm bảo chấp hành chính sách kinh doanh của ngân hàng. Chẳng hạn cần phải thiết kế các biện pháp kiểm tra để đảm bảo rằng, cán bộ tín dụng sẽ thực hiện các khoản cho vay theo đúng quy định của ngân hàng, các kế toán giao dịch thực hiện đúng theo các quy trình ngân hàng đã quy định về mở tài khoản, chuyển tiền 1.1.3. Yêu cầu và nguyên tắc hoạt động Mọi rủi ro có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt động của tổ chức đơn vị đều phải được nhận dạng, đo lường, đánh giá một cách thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và có biện pháp quản lý rủi ro thích hợp. Mỗi khi có sự thay đổi về các mục tiêu kinh doanh, các sản phẩm, dịch vụ và các hoTrườngạt động kinh doa nhĐại mới, đ ơnhọc vị phải rKinhà soát, nhận dạngtế cácHuế rủi ro liên quan để xây dựng, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, quy trình, quy định kiểm tra, kiểm soát nội bộ phù hợp. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ là một phần không tách rời của các hoạt động hàng ngày của đơn vị. Cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ được thiết kế, cài đặt, tổ chức thực hiện ngay trong mọi quy trình nghiệp vụ, tại tất cả các đơn vị, bộ phận của tổ chức dưới nhiều hình thức như: Lê Trần Yến Minh 8
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Cơ chế phân cấp ủy quyền rõ ràng, minh bạch; đảm bảo tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, các bộ phận trong đơn vị Quy định về hạn mức rủi ro cụ thể đối với từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện các giao dịch. Quy trình và cơ chế thẩm định, kiểm tra, chấp thuận và duyệt cho phép thực hiện các công việc; đảm bảo một quy trình nghiệp vụ phải có ít nhất 2 cán bộ tham gia, không có cá nhân nào có thể một mình tiến hành thực hiện và quyết định một quy trình nghiệp vụ, một giao dịch cụ thể, ngoại trừ những giao dịch trong hạn mức được tổ chức tín dụng cho phép phù hợp với quy định của pháp luật. Cơ chế phân cấp ủy quyền phải được thiết lập, thực hiện một cách hợp lý, cụ thể, rõ ràng, tránh các xung đột lợi ích; đảm bảo một cán bộ không đảm nhiệm cùng một lúc những cương vị, nhiệm vụ có mục đích, quyền lợi mâu thuẫn hoặc chồng chéo với nhau; đảm bảo mọi cán bộ trong đơn vị không có điều kiện để thao túng hoạt động, bưng bít thông tin phục vụ các mục đích cá nhân hoặc che dấu các hành vi vi phạm quy định của pháp luật và quy định nội bộ trong đơn vị. Đảm bảo chấp hành chế độ hạch toán, kế toán theo quy định và phải có hệ thống thông tin nội bộ về tài chính, về hoạt động, về tình hình tuân thủ và tình hình kinh tế, thị trường bên ngoài hợp lý, tin cậy, kịp thời nhằm phục vụ cho công tác quản trị, điều hành có hiệu quả. Hệ thống thông tin, tin học của đơn vị phải được giám sát, bảo vệ một cách hợp lý, an toàn và phải có cơ chế quản lý dự phòng độc lập, nhằm xử lý kịp thời những tình huống bất ngờ như thiên tai, cháy, nổ để đảm bảo hoạt động kinh doanh thường xuyên, liên tục của đơn vị. Đảm bảo mọi cán bộ, nhân viên đều phải quán triệt được tầm quan trọng của hoạt Trườngđộng kiểm tra, kiểm Đại soát nội bộ;học vai trò Kinhcủa từng cá nhântế trongHuế quá trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của bản thân họ và phải tham gia thực hiện một cách đầy đủ và có hiệu quả các quy định, quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ liên quan. Người điều hành các bộ phận, đơn vị nghiệp vụ, các cá nhân có liên quan phải thường xuyên xem xét, đánh giá về tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ; mọi khiếm khuyết của hệ thống này phải được báo cáo Lê Trần Yến Minh 9
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn kịp thời với cấp quản lý trực tiếp; những khiếm khuyết lớn có thể gây tổn thất hoặc nguy cơ rủi ro phải báo cáo cho Tổng giám đốc (Giám đốc), Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát. Tất cả các cá nhân, các bộ phận ở mọi cấp phải thường xuyên, liên tục kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy trình nội bộ có liên quan và phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện hoạt động nghiệp vụ của mình. Lãnh đạo tại các đơn vị, bộ phận trong đơn vị phải báo cáo, đánh giá về kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại đơn vị mình; đề xuất biện pháp xử lý đối với những tồn tại, bất cập (nếu có) gửi lãnh đạo cấp quản lý trực tiếp theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo cấp quản lý trực tiếp. 1.1.4. Các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ Do có sự khác nhau về tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh mà mỗi loại hình doanh nghiệp có những hệ thống kiểm soát nội bộ khác nhau. Nhưng nhìn chung thì có 5 yếu tố chính cấu thành hệ thống KSNB như sau: Môi trường kiểm soát Đánh giá các rủi ro HỆ THỐNG Hoạt động kiểm soát KIỂM SOÁT NỘI BỘ Thông tin & truyền thông Trường Đại học Kinh tế Huế Giám sát Sơ đồ 1.1: Các bộ phận hợp thành KSNB (Nguồn: Hoàng Đình Thắng (08/2000), Hoàn thiện hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng VN, Đề tài nghiên cứu khoa học –Mã số KNH 99.17,Viện khoa học ngân hàng, Hà Nội. [2]) Lê Trần Yến Minh 10
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 1.2. Các vấn đề liên quan đến kiểm soát nội bộ cho vay tín chấp tiêu dùng trong các ngân hàng 1.2.1. Đặc điểm cơ bản của hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 1.2.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng Quan hệ tín dụng ra đời để giải quyết hiện tượng dư thừa, thiếu hụt vốn diễn ra thường xuyên giữa các chủ thể trong nền kinh tế và tồn tại qua nhiều phương thức sản xuất khác nhau. Tín dụng xuất phát từ chữ Latinh là Creditium có nghĩa là sự tin tưởng, sự tín nhiệm[19]. Ở bất kỳ phương thức sản xuất nào, tín dụng cũng biểu hiện ra bên ngoài như một sự vay mượn, sử dụng vốn lẫn nhau giữa các chủ thể trong nền kinh tế trên nguyên tắc có hoàn trả dựa trên cơ sở lòng tin. Có nhiều định nghĩa khác nhau về tín dụng ngân hàng, như: Theo Hồ Diệu (2003) [3]: “Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, DN và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.” Theo Nguyễn Minh Kiều (2007) [4, tr177]: “Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định.” Tín dụng ngân hàng chứa đựng 3 nội dung: - Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng; Trường- Sự chuyển như ợĐạing này có họcthời hạn hayKinh mang tính ttếạm th Huếời; - Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí. Theo khoản 14, điều 4 Luật các tổ chức tín dụng (2010): “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Tuy nhiên, trong nghiệp vụ tín dụng thì cho vay là hoạt động quan trọng Lê Trần Yến Minh 11
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất nên thuật ngữ tín dụng và cho vay có thể được dùng để thay thế cho nhau. Nguyên tắc vay vốn: - Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng (HĐTD); - Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng [4, tr.200-201]. Điều kiện vay vốn: - Khách hàng phải có đủ tư cách pháp lý; - Vốn vay phải được sử dụng hợp pháp; - Khách hàng phải có năng lực tài chính lành mạnh, đảm bảo hoàn trả tiền vay đúng hạn đã cam kết; -Khách hàng phải có dự án sản xuất kinh doanh khả thi và hiệu quả -Khách hàng thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định [4, tr.201]. 1.2.1.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo những tiêu thức phân loại khách nhau.[17]  Theo mục đích: Tín dụng ngân hàng có thể chia thành các loại sau: - Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ; - Cho vay tiêu dùng cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng, đầu tư cơ sở hạ tầng để phục vụ sinh hoạt trong một khu vực dân cư; Trường- Cho vay mua bán Đại bất động học sản: là lo Kinhại cho vay liên tế quan Huế đến việc mua sắm và xây dựng nhà ở, đất đai trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ; - Cho vay sản xuất nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, - Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu; - Cho vay cá nhân; - Cho vay các tổ chức tài chính; Lê Trần Yến Minh 12
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn - Tài trợ thuê mua và các loại hình cho vay khác. Theo thời hạn: Tín dụng ngân hàng có thể chia thành các loại sau: - Tín dụng ngắn hạn: là các khoản cho vay có thời hạn dưới 12 tháng, được sử dụng để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động của doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân với các hình thức sau: Chiết khấu, bao thanh toán, cho vay từng lần, Với loại tín dụng này, ít có rủi ro cho ngân hàng vì ít có biến động xảy ra trong thời gian ngắn và nếu có xảy ra thì ngân hàng có thể dự tính được. - Tín dụng trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm, nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất và xây dựng các công trình nhỏ, có thời hạn thu hồi vốn nhanh. Loại tín dụng này có mức độ rủi ro không cao vì ngân hàng có khả năng dự đoán được những biến động có thể xảy ra. - Tín dụng dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 5 năm trở lên, thường nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư, xây dựng nhà ở. Loại tín dụng này có mức độ rủi ro rất lớn vì trong thời gian dài thì có những biến động xảy ra không lường trước được. Các hình thức tín dụng trung dài hạn là: cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn, tín dụng tuần hoàn và cho thuê tài chính. Dựa vào phương thức cho vay, tín dụng ngân hàng có thể chia thành các loại sau: - Cho vay theo món vay (cho vay từng lần): là quá trình cấp tín dụng trên cơ sở nhu cầu tín dụng của từng đối tượng vay cụ thể. Trường- Cho vay theo hĐạiạn mức tínhọc dụng (cho Kinh vay luân chuytế ển):Huế là cam kết cho khách hàng sử dụng một số dư tối đa trong một khoảng thời gian xác định. - Cho vay theo hạn mức thấu chi: là phương thức tài trợ ngắn hạn trong đó ngân hàng cho phép khách hàng được rút tiền vượt quá số dư trên tài khoản vãng lai trong phạm vi số tiền và thời hạn nhất định. Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng, tín dụng ngân hàng có thể chia thành các loại sau: Lê Trần Yến Minh 13
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn - Cho vay có bảo đảm (hay còn gọi là thế chấp): là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của người thứ ba. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thu nợ thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất. Mặc dù là có tài sản bảo đảm (TSBĐ) nhưng hình thức tín dụng này vẫn có độ rủi ro cao vì tài sản có thể bị mất giá hay người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình. - Cho vay không có bảo đảm(hay còn gọi là tín chấp): Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. Đây là một loại tín dụng ít rủi ro cho ngân hàng vì khách hàng có uy tín rất lớn và khả năng trả nợ rất cao thì mới được cấp tín dụng mà không cần bảo đảm.  Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay, tín dụng ngân hàng có thể chia thành các loại sau: - Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn: khách hàng sẽ trả nợ gốc một lần khi đáo hạn cho ngân hàng, hình thức này thường áp dụng cho tín dụng ngắn hạn. - Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp: khách hàng sẽ trả nợ gốc cho ngân hàng theo định kỳ trả hàng tháng, 3 tháng/lần, 6 tháng/lần , hình thức này thường áp dụng cho tín dụng trung và dài hạn. Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn trả nợ cụ thể mà tùy khả năng tài chính của khách hàng [4, tr.177-179]. 1.2.1.3. Rủi ro tín dụng - Rủi ro lớn nhất trong hoạt động tín dụng là rủi ro tín dụng: là khả năng xảy raTrường những tổn thất mĐạià ngân hàng học phải gánhKinh chịu khi tếngười Huế vay không trả nợ đúng hạn, không trả hoặc trả không đầy đủ gốc và lãi. Đối với ngân hàng, rủi ro tín dụng vừa mang tính chất khách quan vừa mang tính chất chủ quan. Sự khách quan trong rủi ro tín dụng làm cho nó trở nên không thể loại trừ. Mặt khác, bởi lợi nhuận phần nào cũng là một phần thưởng của rủi ro nên người ta chỉ tìm cách hạn chế rủi ro tới mức có thể chấp nhận được mà thôi. Do đó cần phải có biện pháp giải quyết và phương án dự phòng hữu hiệu, như: xây dựng các chính sách tín dụng, xây dựng quy trình phân tích và thu thập thông tin tín dụng, hệ thống phân loại xếp hạng Lê Trần Yến Minh 14
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn khách hàng, đào tạo và luân chuyển cán bộ tín dụng, gọi chung là xây dựng một hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ hiệu quả. 1.2.2. Những vấn đề chung cho vay tín chấp tiêu dùng trong ngân hàng thương mại 1.2.2.1.Các khái niệm và đặc điểm a. Khái niệm Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thức và thống nhất về loại hình cho vay tín chấp tiêu dùng. Theo một số cách định nghĩa từ các tài liệu nước ngoài thì cho vay tín chấp tiêu dùng có thể hiểu như sau: Cho vay tín chấp tiêu dùng thường được sử dụng bởi các khách hàng cá nhân cho các nhu cầu mua sắm nhỏ, chẳng hạn như mua máy tính, sửa sang nhà cửa, du lịch hoặc phí tổn phát sinh ngoài dự kiến. Cho vay tín chấp tiêu dùng có nghĩa là người cho vay tin tưởng vào cam kết của người đi vay trong việc hoàn trả lại khoản tiền cho vay. Họ sẽ chịu rủi ro lớn hơn so với các khoản vay có tài sản đảm bảo, vì thế tỷ lệ lãi suất cho vay sẽ cao hơn. Cho vay tín chấp tiêu dùng thường tốn kém và ít linh động hơn cho vay thế chấp, nhưng phù hợp nếu chỉ vay trong một thời gian ngắn (từ 1 đến 5 năm) nên cho vay tín chấp là sản phẩm được rất nhiều khách hàng quan tâm đến. TheoWise Geek: “Một khoản cho vay tín chấp tiêu dùng là tiền vay từ một bên khác mà không cần bất kỳ tài sản thế chấp để đảm bảo trả nợ trước hạn. Trong hầu hết các trường hợp, các khoản cho vay này có nguy cơ cao hơn, vì người cho vay thường không có cách nào để buộc người vay phải tuân thủ các điều khoản hoặc thanh toán vào thời gian ngắn. Vì lý do này, hầu hết các khoản vay không có bảo đảm thực hiện lãi suất tương đối cao và thường chỉ dành cho những đối tượng khách hàng có lịch sử tín dụng tốt”. TrườngNói tóm lại, cho vayĐại tín chấp học tiêu dùng Kinhlà sự kết hợp tế của choHuế vay tín chấp và cho vay tiêu dùng. Và ta có thể định nghĩa như sau: Cho vay tín chấp tiêu dùng là hình thức tổ chức tín dụng cho cá nhân vay vốn mà không cần tài sản đảm bảo để mua sắm tư liệu sinh hoạt hoặc đáp ứng nhu cầu khác phục vụ đời sống. b. Đặc điểm Cho vay tín chấp tiêu dùng có những đặc điểm sau: Lê Trần Yến Minh 15
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn - Tài trợ cho mục đích tiêu dùng của từng cá nhân nên quy mô vốn của từng món vay thường là nhỏ so với những món vay với mục đích kinh doanh hoặc đầu tư của các tổ chức kinh tế. - Là hình thức tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro nhưng đem lại thu nhập lớn cho ngân hàng. - Nhu cầu vay tiêu dùng phụ thuộc vào chu kì kinh tế, đây là món vay rất nhạy cảm với tình trạng “sức khỏe” của nền kinh tế. - Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thường không cao. - Nguồn trả nợ chủ yếu của người đi vay có thể biến động lớn, phụ thuộc vào quá trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm đối với công việc và tình hình hoạt động của tổ chức mà họ đang công tác. 1.2.2.2. Yêu cầu đối với kiểm soát hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng Xuất phát từ các đặc điểm của cho vay tín chấp tiêu dùng, một số điểm cần lưu ý trong việc kiểm soát rủi ro cho vay tín chấp tiêu dùng được đặt ra như sau: Lượng khách hàng của hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng là rất lớn và với nhiều mục đích tiêu dùng khác nhau nên ngân hàng phải lưu ý sắp xếp, phân công công việc hợp lý cho các cán bộ trong ngân hàng để giải quyết được lượng khách hàng đến để vay, trả nợ hàng tháng và tránh các sai sót trong quá trình tác nghiệp. Đây là hình thức tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro, không phải chỉ là rủi ro từ phía người đi vay mà còn chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của các yếu tố khách quan như rủi ro về mất việc làm, bệnh tật, tai nạn, chết, các sự cố xảy ra trong gia đình vì vậy các ngân hàng phải lưu ý đến các giải pháp giảm thiểu rủi ro như làm bảo hiểm, kiểm tra kĩ hồ sơ vay của khách hàng Nguồn trả nợ chủ yếu của khách hàng vay tín chấp tiêu dùng là từ các khoản thu nhTrườngập định kì. Do v ậy,Đại cán bộ họcngân hàng Kinh phải lưu ý đtếến v iệcHuếtheo dõi thường xuyên các khoản thu nhập của khách hàng cũng như tình hình hoạt động của tổ chức mà họ đang công tác để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường và có biện pháp xử lý. Lãi suất cho vay là lãi suất thỏa thuận và có sự thay đổi định kì, do vậy lãnh đạo phòng tín dụng khách hàng phải lưu ý đến việc điều chỉnh lãi suất của các hợp đồng có đúng với các quy định của ngân hàng hay không. Lê Trần Yến Minh 16
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 1.2.3. Nội dung kiếm soát nội bộ cho vay tín chấp tiêu dùng 1.2.3.1. Về môi trường kiểm soát (Control environment)[8] Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ những nhân tố có ảnh hưởng đến quá trình thiết kế, sự vận hành và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ, trong đó nhân tố chủ yếu là nhận thức và hành động của nhà quản lý. Sự đánh giá của kiểm toán viên về môi trường kiềm soát sẽ giải đáp thái độ và hành động của bộ phận quản lý cao nhất đối với hệ thống kiểm soát sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với tính hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp. Có thể khẳng định rằng không có sự chỉ dẫn chung và sự giám sát liên tục của bộ phận quản lý, sẽ không có một sự đảm bảo nào về các bước kiểm soát của các nhân viên được tiến hành một cách thích hợp và có hiệu quả. Môi trường kiểm soát mạnh không đảm bảo tính hiệu quả của những kỹ thuật kiểm soát cụ thể. Tuy nhiên, nếu thiếu vắng môi trường kiểm soát chung sẽ làm giảm tính hiệu quả tổng quát của kiểm soát cũng như độ tin cậy cuối cùng của số liệu được tạo ra bởi các hệ thống kiểm toán và thông tin. Như vậy, có thể nói rằng, môi trường kiểm soát chung bao gồm toàn bộ các nhân tố có tính chất môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và sự hữu hiệu của các chính sách, thủ tục kiểm soát của đơn vị, các nhân tố này chủ yếu liên quan đến thái độ,nhân thức và hành động của người quản lý đơn vị. Hơn nữa nó còn là nền tảng cho sự hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ và có ảnh hưởng tới các yếu tố còn lại trong hệ thống kiểm soát nội bộ. Các nhân tố chính thuộc về môi trường kiểm soát gồm:  Triết lý và phong cách điều hành của nhà quản lý Là muốn nói đến các quan điểm khác nhau của người quản lý đơn vị đối với tình trTrườngạng báo cáo tài chính Đại cũng nhhọcư đối với Kinh rủi ro kinh doanh.tế HuếĐối với hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng, lãnh đạo các phòng Kế toán KHCN, phòng tín dụng khách hàng cá nhân (TDKHCN) là những người trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn các cán bộ cấp dưới thực hiện công việc của mình.Vì thế, quan điểm, đường lối quản trị, cũng như tư cách của họ là vấn đề trung tâm trong môi trường kiểm soát. Nếu nhà lãnh đạo tuân thủ những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, luôn thận trọng trong công việc thì sẽ tạo ra một môi trường kiểm soát lành mạnh buộc mọi nhân viên phải thực hiện theo. Lê Trần Yến Minh 17
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn  Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng cần đảm bảo được sự độc lập tương đối giữa các phòng ban với nhau. Để thiết lập một cơ cấu tổ chức thích hợp và có hiệu quả phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Thiết lập được sự điều hành và kiểm soát trên toàn bộ hoạt động của đơn vị, không bỏ sót lĩnh vực nào đồng thời không có sự chồng chéo giữa các bộ phận Thực hiện sự phân chia 3 chức năng: xử lý nghiệp vụ, ghi chép sổ và bảo quản tài sản Bảo đảm sự độc lập tương đối giữa các bộ phận Cơ cấu hợp lý giúp cho quá trình thực hiện sự phân công phân nhiệm, sự ủy quyền, quá trình xử lý nghiệp vụ và ghi chép sổ sách được kiểm soát nhằm ngăn ngừa được các sai phạm.  Nhân sự Nhân sự là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển của mọi tổ chức. Ngân hàng nào có được một đội ngũ cán bộ, nhân viên có năng lực cao, phẩm chất tốt thì quá trình kiểm soát sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Ngược lại nếu lực lượng này của ngân hàng yếu kém về năng lực, tinh thần làm việc và đạo đức, thì dù cho ngân hàng ngân hàng có thiết kế và duy trì một hệ thống kiểm soát nội bộ đúng đắn và chặt chẽ cũng sẽ không phát huy được hiệu quả. Đối với hoạt động tín dụng nói chung và cho vay nói riêng, yêu cầu đặt ra với các nhân viên là phải nắm vững các quy trình làm việc, tuân thủ tuyệt đối các văn bản quy định trong nội bộ ngân hàng và có tư cách đạo đức nghề nghiệp. Nhân viên chịu sự chi phối của các chính sách nhân sự trong công ty như chính sách tuyển dụng, chính sách đào tạo, chính sách khen thưởng, kỉ luật nên nếu chính sách nhân Trườngsự được thực hiện Đạitốt sẽ tạo họccơ hội cho Kinh ngân hàng cótế m ộtHuế môi trường kiểm soát thuận lợi.  Công tác kế hoạch Khi thực hiện bất kỳ công việc nào cũng cần có một kế hoạch cụ thể nhất định.Kế hoạch vừa định hướng cho các hoạt động trong tương lai, vừa là công cụ để kiểm soát quá trình thực hiện đó.Vì thế các nhà quản lý cần phải xây dựng một hệ thống các kế hoạch sao cho phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của ngân Lê Trần Yến Minh 18
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn hàng. Cụ thể với hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng, các nhà lãnh đạo sẽ lên kế hoạch về các chỉ tiêu như tỷ lệ cho vay tín chấp tiêu dùng/ Tổng dư nợ tín dụng bán lẻ, tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ tín dụng bán lẻ, tỷ lệ nợ xấu để làm căn cứ đánh giá tình hình cho vay và có những chỉ đạo kịp thời khi các chỉ tiêu kế hoạch bị vượt mức  Ủy ban kiểm toán Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị nhưng không tham gia vào việc điều hành hoạt động của tổ chức. Ủy ban có nhiệm vụ và quyền hạn như: giám sát sự chấp hành pháp luật, kiểm tra giám sát công việc của các kiểm toán viên nội bộ, giám sát tiến trình lập BCTC Sự độc lập và hữu hiệu trong hoạt động của ủy ban Kiểm toán là nhân tố quan trọng quyết định một môi trường kiểm soát lành mạnh. Thông thường thì chỉ hội sở chính mới có ủy ban kiểm toán, còn tại các chi nhánh ngân hàng, chức năng này thuộc về phòng kiểm toán nội bộ (KTNB)và lãnh đạo của chi nhánh đó.  Bộ phận Kiểm toán nội bộ Thông qua kiểm toán hoạt động, bộ phận KTNB chịu trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra, giám sát và đánh giá thường xuyên về hoạt động của ngân hàng nói chung, hoạt động cho vay nói riêng, qua đó phát hiện những sai phạm làm thất thoát tài sản. KTNB thực hiện nhiệm vụ đánh giá tính hiệu lực và hiệu năng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng: đánh giá một cách trung thực, khách quan về tính tuân thủ, tính chính xác đối với báo cáo tài chính (BCTC) và sự thực hiện các chính sách, chiến lược mà nhà quản lý đã ban hành. Qua đó, KTNB đề xuất những biện pháp nhằm cải tiến, nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Về tổ chức: Bộ phận kiểm toán nội bộ phải trực thuộc một cấp cao đủ để khôngTrường giới hạn phạm viĐại hoạt động học của nó. Kinh Đồng thời phải tế đ ượcHuế giao quyền hạn tương đối rộng rãi và hoạt động tương đối độc lập với bộ phân được kiểm tra. Về nhân sự: Bộ phận kiểm toán nội bộ phải có các nhân viên có khả năng đủ để thực hiện nhiệm vụ  Các nhân tố bên ngoài Môi trường kiểm soát chung ở một đơn vị nào cũng còn bao gồm nhân tố bên ngoài. Các nhân tố này nằm ngoài sự kiểm soát của các nhà quản lý nhưng có ảnh Lê Trần Yến Minh 19
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn hưởng tương đối lớn đến thái độ, cung cách của nhà quản lý và các quy chế, các thủ tục kiểm soát cụ thể. Thuộc các nhân tố này là:ảnh hưởng của các cơ quan chức trách nhà nước, các nhà đầu tư và pháp lý 1.2.3.2. Hệ thống kế toán (Accounting system) Thông qua việc ghi nhận, tính toán, phân loại, kết chuyển vào sổ cái, tổng hợp và lập báo cáo, hệ thống kế toán không chỉ cung cấp các thông tin cần thiết cho quá trình quản lý, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các mặt hoạt động của ngân hàng, nên nó là một bộ phận quan trọng trong kiểm soát nội bộ. Hệ thống kế toán bao gồm:  Hệ thống chứng từ ban đầu Đây là giai đoạn đầu tiên trong việc thu thập số liệu và chính là khâu chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Vì vậy, quá trình lập và luân chuyển chứng từ có vai trò quan trọng trong công tác kiểm soát nội bộ. Đối với hoạt động cho vay thì các chứng từ liên quan như phiếu thu, phiếu chi, phiếu chuyển tiền là các chứng từ mà hệ thống kế toán quan tâm.  Hệ thống sổ sách kế toán Hệ thống sổ sách kế toán dùng để lưu lại các số liệu nhằm đối chiếu, kiểm tra sự đầy đủ, chính xác trong việc ghi chép đối với các tài khoản liên quan. Hiện nay, tại các ngân hàng, hoạt động kế toán được thực hiện chủ yếu trên hệ thống máy tính nên điều cần quan tâm là quá trình nhập liệu và sự vân hành của hệ thống kế toán máy có đáng tin cậy hay không. Bên cạnh việc sử dụng các phần mềm kế toán chuyên dụng thì các nhân viên kế toán nên thường xuyên đối chiếu với các chứng từ gốc, kiểm tra định kì, tránh phụ thuộc nhiều máy tính, tránh trường hợp nó sẽ mang lại những rủi ro lớn không chỉ cho ngân hàng mà cho toàn hệ thống. Trường Báo cáo tài chính Đại học Kinh tế Huế BCTC là sản phẩm cuối cùng của quá trình xử lý, nhằm tổng hợp các số liệu trên sổ sách thành các chỉ tiêu trên báo cáo. Các thông tin được thể hiện trên BCTC không đơn thuần là sự sao chép số liệu từ sổ sách kế toán, mà nó phải phản ánh những thông tin một cách chính xác và trung thực. Lê Trần Yến Minh 20
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 1.2.3.3. Đánh giá rủi ro Xác định mục tiêu đơn vị Nhận Kiểm Đánh giá dạng soát rủi ro rủi ro rủi ro Phân tích và đánh giá rủi ro Sơ đồ 1.2: Đánh giá rủi ro [2] (Nguồn: Hoàng Đình Thắng (08/2000), Hoàn thiện hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng VN, Đề tài nghiên cứu khoa học –Mã số KNH 99.17,Viện khoa học ngân hàng, Hà Nội Vì rủi ro rất khó định lượng nên đây là một công việc khá phức tạp và có nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, một quy trình phân tích và đánh giá rủi ro thường bao gồm những bước sau đây: ước lượng tầm cỡ của rủi ro qua ảnh hưởng có thể có của nó đến mục tiêu của đơn vị, xem xét khả năng xảy ra rủi ro và những biện pháp có thể sử dụng để đối phó với rủi ro. Trong lĩnh vực kế toán, có thể kể những rủi ro đe dọa sự trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính như ghi nhận các tài sản không có thực hoặc là không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, đánh giá tài sản và các khoản nợ phải trả không phù hợp với chuẩnTrường mực, chế độ kếĐại toán, khai học báo không Kinh đầy đủ về thutế nhập Huế và chi phí, trình bày những thông tin tài chính không phù hợp với yêu cầu của chuẩn mực và chế độ kế toán Đánh giá rủi ro nghĩa là nhận dạng rủi ro, phân tích khả năng xảy ra.  Việc đánh giá rủi ro có hiệu quả khi: - Xác định được mục tiêu của đơn vị: Xác định được mục tiêu của đơn vị là một điều kiện quan trong trong việc đánh giá rủi ro.Để từ đó đơn vị đề các phương Lê Trần Yến Minh 21
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn pháp kế hoạch quy trình, nhằm giảm thiếu tồi đa các rủi ro. - Nhận dạng rủi ro: Rủi ro có rất nhiều dạng như:khi đổi mới khoa học kỹ thuật, sự cải tiến sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, sự thay đổi chính sách pháp luật của nhà nước,sự quản lý thiếu minh bạch, trình độ, trách nhiệm của cán bộ thấp. Những dạng rủi ro đó có thể ảnh hưởng tới một bộ phân hay toàn hoạt động của đơn vị. Để nhận dạng rủi ro có thể sử dụng các phương pháp như là dự báo, phân tích các dữ liệu quá khứ hay là việc rà soát thường xuyên các hoạt động.  Có các loại rủi ro chính: - Rủi ro tiềm tàng: Là khả năng trong báo cáo tài chính có những sai sót nghiêm trọng hay những điều kiện không bình thường trước khi xem xét tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ. - Rủi ro kiểm soát: Là các khả năng mà hệ thống kiểm soát nội bộ đơn vị không phát hiện và ngăn chặn các gian lận và sai sót. Kiểm toán viên phải tìm hiểu đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị để đánh giá mức độ rủi ro và có phương pháp phù hợp.  Phân tích và đánh giá rủi ro: Sau khi nhận dạng được rủi ro, cần phải phân tích và đánh giá mức đô của rủi ro, xem xét mức độ xảy ra thừơng xuyên của rủi ro. Nó ảnh hưởng sao tới mục tiêu của đơn vị, của toàn hoạt động trong đơn vị. Từ đó đưa ra các biện pháp ngăn ngừa kịp thời Khi phân tích và đánh giá rủi ro cần chú ý tới bản chất kinh doanh của đơn vị,các nhân tố ảnh hưởng tới ngành nghề của đơn vị, bản chất của từng bộ phận. Và các nhânTrường tố từ bên ngoài Đạinhư môi trưhọcờng hoạt Kinh động, các chín tếh sách Huế mới  Kiểm soát rủi ro: Sau khi đã xác định mục tiêu của đơn vị, nhận dạng rủi ro, phân tích đánh giá rủi ro, thì cần có các biện pháp giảm thiếu rủi ro để tránh thiệt hại cho đơn vị. Để cụ thể hóa, chúng tôi có thể phân chia thủ tục kiểm soát thành năm quy tắc sau: Lê Trần Yến Minh 22
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 1.2.3.4 Hoạt động kiểm soát (Control procedures) Thủ tục kiểm soát do nhà quản lý quy định để thực hiện các mục tiêu kiểm soát. Thủ tục kiểm soát trong hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập dựa trên ba nguyên tắc cơ bản là: nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn. Phân chia trách nhiệm đầy đủ Các thủ tục phê chuẩn Các hoạt Chứng từ và sổ sách đầy động kiểm Kiểm soát vật chất soát là: Kiểm soát độc lập Phấn tích rà soát Sơ đồ 1.3: Các hoạt động kiểm soát [4]  Phân chia trách nhiệm theo nguyên tắc phân công phân nhiệm và nguyên tắc bất kiêm nhiệm Trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng, ngân hàng Trườngphải phân chia nhiệm Đại vụ cụ thểhọc cho từng Kinh bộ phận tham tế gia. Huế Mỗi bộ phận có nhiệm vụ riêng nhằm tránh tình trạng một cá nhân hay bộ phận nào có thể kiểm soát toàn bộ hoạt động. Phân chia trách nhiệm sẽ giúp giảm bớt rủi ro xảy ra các sai sót nhầm lẫn cũng như các hành vi gian lận đồng thời hạn chế trường hợp nhân viên làm sai quy định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Bộ phận nhân sự không được bố trí kiêm nhiệm giữa các nhiệm vụ phê chuẩn-thực hiện nghiệp vụ-kế toán- bảo quản tài sản (đối với cho vay tín chấp tiêu dùng thì không cần bảo quản tài sản) vì khi kiêm nhiệm sẽ dẫn đến hành vi lạm Lê Trần Yến Minh 23
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn dụng quyền hạn. Chẳng hạn không thể có sự kiêm nhiệm chức năng thực hiện và chức năng kiểm soát bởi vì người thực hiện không thể lại tự kiểm soát những việc mình làm, giữa chức năng thẩm định và chức năng cho vay không được kiêm nhiệm Ngân hàng thực hiện theo đúng nguyên tắc này thì hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ chặt chẽ và hiệu quả hơn. Cụ thể là không được kiêm nhiệm các chức năng sau cùng lúc:  Bảo quản tài sản với chức năng kế toán: nhằm ngăn chặn các hành vi tham ô tài sản, hoặc rủi ro xảy ra khi nhân viên tự tiện sử dụng tài sản phục vụ cho lợi ích cá nhân và điều chỉnh số sách để che dấu sai phạm.  Phê chuẩn nghiệp vụ với chức năng kế toán: hạn chế khả năng lạm dụng tài sản.Ví dụ như người phê chẩn tuyển dụng nhân viên đồng thời là người phát lương có thể xảy ra thâm lạm khi người đó cố tình khai khống nhân viên để chiếm đoạt tiền lương.  Thực hiện nghiệp vụ với chức năng kế toán: nhằm đảm bảo tính chính xác, vì khi nhân viên kiêm nhiệm cùng lúc hai chức năng này sẽ xảy ra rủi ro khi họ báo cáo kết quả thiếu chính xác để tăng thành tích của bản thân hoặc bộ phận mà họ đang thực hiện. Phải ủy nhiệm cho người có thẩm quyền phê chuẩn các nghiệp vụ một cách thích hợp. Ngân hàng là một tổ chức tài chính lớn, ban lãnh đạo không thể trực tiếp giải quyết mọi vấn đề. Do đó, sự phân quyền cho các cấp và xác định thẩm quyền phê chuẩn của từng người là một điều hoàn toàn cần thiết. Nó giúp cho mỗi cá nhân biết tự chịu trách nhiệm với những quyết định trong công việc của mình, giúp cho các mặt hoạt động kinh doanh của ngân hàng tiến triển tốt đẹp. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo vẫn có thể kiểm soát và hạn chế được sự tùy tiện khi giải quyết công việc của nhân Trườngviên cấp dưới. Đại học Kinh tế Huế  Chứng từ và sổ sách phải đầy đủ Chứng từ là một trong những công cụ quan trọng giúp chuyển giao thông tin trong và ngoài ngân hàng. Nếu chứng từ được lập nghiêm túc, phản ánh trung thực và đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế thì sẽ giúp hoạt động kiểm soát dễ dàng hơn. Lê Trần Yến Minh 24
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Kiểm soát chứng từ Kiểm soát sổ sách Biểu mẫu chứng từ đầy đủ, rõ ràng Thiết kế sổ sách Đánh số trước liên tục Ghi chép kịp thời, chính xác Lập kịp thời Bảo quản và lưu trữ Lưu chuyển chứng từ khoa học Bảo quản và lưu trữ chứng từ Đối với hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng, bên cạnh các chứng từ kế toán yêu cầu, hồ sơ vay vốn của khách hàng phải có đầy đủ thông tin, giấy tờ hợp lệ, chữ kí của các bên liên quan theo quy định của ngân hàng.  Kiểm soát vật chất đối với tài sản và sổ sách Biện pháp quan trọng để bảo vệ tài sản, tài liệu kế toán và các thông tin khác là áp dụng những thể thức kiểm soát vật chất. Ví dụ như xây kho lưu trữ, nhà kho, hầm tiền, trang bị két sắt, hệ thống báo động  Cần có sự hạn chế tiếp cận trực tiếp với tài sản, sổ sách của ngân hàng khi không được sự cho phép của cấp có thẩm quyền.  Thủ tục kiểm soát độc lập Là việc kiểm tra thường xuyên và liên tục của những kiểm soát viên độc lập với đối tượng bị kiểm tra, nhằm xem xét về việc thực hiện bốn loại thủ tục kiểm soát nêu trên.Sự kiểm soát này xuất phát từ những hạn chế của kiểm soát nội bộ.  Phân tích rà soát Hoạt động này chính là sự xem xét lại việc đã thực hiện bằng cách so sánh số liệu thực tế với số liệu trong kế hoạch và dự toán, kỳ trước và các dữ liệu có liên quan. TrườngNhờ việc rà soát lĐạiại mà nhà học quản lý sẽKinh phát hiện nhữngtế Huếvấn đề bất thường không nằm trong kế hoạch hoặc dự toán. Hoặc đánh giá những bộ phận làm được và chưa được theo mục tiêu đề ra để có điều chỉnh kịp thời về nhiệm vụ. 1.2.3.5. Thông tin & truyền thông Thông tin và truyền thông là huyết mạch cho sự vận hành của toàn bộ hoạt động trong tổ chức Thông tin và truyền thông chính là điều kiện không thể thiếu cho việc thiết lập, duy trì và nâng cao năng lực kiểm soát trong đơn vị thông qua việc hình thành Lê Trần Yến Minh 25
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn các báo cáo để cung cấp thông tin về hoạt động tài chính và sự tuân thủ.Vai trò chính là hệ thống kế toán của đơn vị. Thông tin cần thiết cho mọi cấp của một tổ chức vì giúp cho việc trao đổi thông tin, mệnh lệnh chuyển giao kết quả trong đơn vị & đạt được các mục tiêu kiểm soát khác nhau. Thông tin & truyền thông được liên kết với nhau & được cung cấp thông qua hệ thống thông tin. Hệ thống thông tin của một doanh nghiệp có thể được xử lý trên máy tính, qua hệ thống thủ công hoặc kết hợp cả hai, miễn là bảo đảm các yêu cầu chất lượng của thông tin là thích hợp, kịp thời, cập nhật, chính xác và truy cập thuận tiện. Truyền thông là một phần của hệ thống thông tin nhưng được nêu ra để nhấn mạnh vai trò của việc truyền đạt thông tin. Liên quan đến vấn đề này cần chú ý các khía cạnh sau: - Mọi thành viên của đơn vị phải hiểu rõ công việc của mình, tiếp nhận đầy đủ và chính xác các chỉ thị của cấp trên, hiểu rõ mối quan hệ với các thành viên khác và sử dụng được những phương tiện truyền thông trong doanh nghiệp. Điều này sẽ được thực hiện nhờ việc tổ chức các kênh thông tin hữu hiệu trong nội bộ. - Các thông tin từ bên ngoài (khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng,báo đài) cũng phải được tiếp nhận và ghi nhận một cách trung thực và đầy đủ, nhờ đó doanh nghiệp mới có thể có những phản ứng kịp thời. Các thông tin cho bên ngoài (Nhà nước, cổ đông ) cũng cần được truyền đạt kịp thời, đảm bảo độ tin cậy và phù hợp với yêu cầu của pháp luật. Trong hệ thống thông tin, hệ thống thông tin kế toán là một phân hệ quan trọng. Đầu vào của hệ thống là các sự kiện kinh tế được biểu hiện dưới dạng các nghiệp vụ kế toán. Quá trình vận hành của hệ thống là quá trình ghi nhận, phân loại, tính toán,Trường xử lý và tổng hợp.Đại học Kinh tế Huế Hệ thống thông tin kế toán thường bao gồm 2 phần có liên quan chặt chẽ với nhau là hệ thống thông tin kế toán và hệ thống thông tin kế toán quản trị. Hai bộ phận này thường sử dụng chung về phần lớn dữ liệu đầu vào, thế nhưng quá trình xử lý và sản phẩm đầu ra lại có nhiều khác biệt để hình thành và cung cấp thông tin nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau khi kiểm toán báo cáo tài chính. Các kiểm toán viên thường quan tâm đến hệ thống thông tin kế toán tài chính. Lê Trần Yến Minh 26
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Ngoài những yêu cầu thông thường của bất kỳ hệ thống thông tin nào (tính kịp thời, hiệu quả ), các mục tiêu chủ yếu mà hệ thống thông tin cần đạt được như sau: - Xác định và ghi chép tất cả các nghiệp vụ có thật - Nghiệp vụ chỉ có thể chính xác khi có sự phê chuẩn đúng đắn - Diễn giải nghiệp vụ một cách chi tiết, đầy đủ để cho phép phân loại đúng đắn các nghiệp vụ. - Đo lường giá trị của các nghiệp vụ để ghi chép đúng giá trị - Xác định đúng thời gian của các nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra để ghi chép đúng kỳ - Trình bày đúng đắn và công bố đầy đủ thông tin cần thiết trên báo cáo tài chính Việc ghi nhận thông tin có thể thực hiện theo nhiều cách như thông tin bằng văn bản, điện thoại, Email, hộp thư. Bên cạnh đó đơn vị sẽ có biện pháp bảo mật thông tin, lắp đặt hệ thống bảo vệ, kiểm tra giám sát để đảm bảo rằng thông tin quan trong của đơn vị không bị lọt ra ngoài, cũng như ngăn cản sự tiếp cận của những người không có thẩm quyền, trách nhiệm. Ngoài chứng từ, sổ sách và phương pháp ghi chép vào sổ sách, để hệ thống thông tin kế toán vận hành tốt còn cần có sơ đồ hạch toán và sổ tay hướng dẫn về các chính sách và thủ tục kế toán, vì thế chúng còn được xem như là phương tiện truyền thông về chính sách Việc truyền thông đúng đắn cũng đem đến cho các nhân viên sự hiểu biết về vai trò và trách nhiệm của họ có liên quan đến quá trình lập báo cáo tài chính. Các nhân viên xử lý thông tin sẽ hiểu rằng công việc của họ có liên quan như thế nào đến người khác và yêu cầu phải báo các những tình huống bất thường cho cấp trên. TrườngTóm lại là hệ thống Đại thông tinhọc và truy ềnKinh thông cần đtếược tổHuế chức để bảo đảm chính xác, kịp thời, đầy đủ, tin cậy, dễ nắm bắt và đúng người có thẩm quyền. 1.2.3.6. Giám sát Đây là quá trình theo dõi và đánh giá chất lượng thực hiện việc kiểm soát nội bộ để đảm bảo nó được triển khai, được điều chỉnh khi môi trường thay đổi, được cải thiện khi có khiếm khuyết. Ví dụ thường xuyên rà soát, kiểm tra và báo cáo về chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá và theo dõi Lê Trần Yến Minh 27
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn việc ban lãnh đạo cũng như tất cả nhân viên có tuân thủ các chuẩn mực ứng xử của tổ chức sau khi ký cam kết hay không. Trong giám sát thì có giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ: - Giám sát thường xuyên: Thông qua việc tiếp nhận các ý kiến đống góp của khách hàng, hoặc xem xét các báo cáo hoạt động và phát hiện các biến động bất thường. - Giám sát định kỳ: Thông qua các cuộc kiểm toán định kỳ do kiểm toán viên nội bộ hoặc kiểm toán viên độc lập thực hiện. Nói tóm lại việc đưa ra một cấu trúc kiểm soát nội bộ bao gồm các bộ phận chính như trên nhằm giúp cho đơn vị có thể nhận thức được toàn diện những yêu cầu phải đạt được của một hệ thống KSNB hữu hiệu. Cụ thể có thể mô tả tóm tắt các bộ phận hợp thành KSNB trong bảng sau: Như vậy, kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng phải bảo đảm các yêu cầu sau:  Quy trình xét duyệt cho vay được thực hiện đầy đủ các bước, kịp thời và có hiệu quả.  Rủi ro cho vay tín chấp tiêu dùng được quản lý chặt chẽ theo các quy định của ngân hàng nhằm ngăn ngừa thất thoát tài sản.  Hồ sơ vay vốn và các chứng từ liên quan được thu thập, chuyển giao và xử lý một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ giúp cho việc kiểm soát và ra các quyết định cho vay.  Đảm bảo an toàn trong việc lưu giữ hồ sơ liên quan đến hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng. Trường Đại học Kinh tế Huế Lê Trần Yến Minh 28
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Bảng 1.1. Các bộ phận hợp thành hệ thống KSNB[8] Bộ phận Nội dung chủ yếu Các nhân tố Tạo ra một sắc thái chung của -Đặc thù về quản lý Môi một tổ chức; chi phối ý thức kiểm soát của mọi người trong tổ -Cơ cấu tổ chức trường chức; là nền tảng của bộ phân khác của KSNB -Chính sách nhân sự kiểm -Công tác kế hoạch soát -Các nhân tố bên ngoài Đánh Đơn vị phải nhận biết và đối phó -Xác định mục tiêu đơn vị giá rủi với rủi ro bắng cách thiết lập các ro mục tiêu tổ chức và hình thành -Nhận dạng rủi ro cơ chế nhận dạng, phân tích và đánh giá các rủi ro liên quan -Phân tích và đánh gái rủi ro Các chính sách và thủ tục để -Phân chia trách nhiệm Hoạt đảm bảo rằng các chỉ thị của nhà -Kiểm soát quá trình xử lý quản lý được thực hiện và có các thông tin động hành động đối với rủi ro nhằm kiểm đạt được các mục tiêu -Kiểm soát vật chất soát Phân tích rà soát việc thực hiên Trường MĐạiọi thành viênhọc trong Kinhđơn vị có -Đtếảm bảoHuế chất lượng thông tin Thông tin & khả năng nắm bắt và trao đổi - Truyền thông truyền thông thông tin cần thiết cho việc điều hành và kiểm soát hoạt động Toàn bộ quy trình phải được -Giám sát thường xuyên và Giám giám sát và điều chỉnh khi cần định kỳ Sát thiết Lê Trần Yến Minh 29
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng 1.2.4.1. Những yếu tố từ phía khách hàng  Sự hợp tác của khách hàng: Mặc dù việc tạo điều kiện cho ngân hàng kiểm tra, kiểm soát khoản vay là một trong những nghĩa vụ của khách hàng, tuy nhiên, trên thực tế, không phải khách hàng nào cũng nhận thức đầy đủ nghĩa vụ này. Do đó, hoạt động kiểm soát chỉ có thể đạt chất lượng cao khi khách hàng có thiện chí hợp tác với ngân hàng trong việc cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin.  Quy mô, sự phức tạp của khách hàng:Tình hình tài chính, lịch sử tín dụng, thu nhập và quan hệ gia đình, ngành nghề hoạt động, bản chất của ngành nghề hoạt động của khách hàng Khách hàng càng lớn, hoạt động càng phức tạp thì số tiền vay sẽ càng lớn, hệ thống sổ sách kế toán nhiều, phức tạp, khách hàng có thể vay ở nhiều ngân hàng Do đó mức độ kiểm soát càng khó khăn hơn. Khối lượng thông tin cần thu thập càng lớn nên chi phí, thời gian thu thập thông tin càng nhiều.  Thời gian quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng: Nếu khách hàng đã có quan hệ lâu dài với ngân hàng thì ngân hàng đã có sẵn thông tin và phương thức kiểm soát trước đó. Vì thế sẽ giảm được chi phí kiểm soát.  Độ rủi ro của khoản vay: Những khoản tín dụng có độ rủi ro cao thì đòi hỏi NH phải kiểm soát chặt chẽ hơn những khoản tín dụng có độ rủi ro thấp. 1.2.4.2. Những yếu tố từ ngân hàng  Năng lực của cán bộ tín dụng Ngoài khả năng chuyên môn trong việc dự báo, phân tích ngành, phân tích tài chính, kiến thức pháp luật, hoạt động kiểm soát tín dụng đòi hỏi cán bộ tín dụng có một số kĩ năng sau: Trường Kỹ năng thu thập Đại thông tin:học Thông Kinhtin là quan trtếọng, cHuếàng thu thập được nhiều thông tin và thông tin càng có độ tin cậy cao càng tốt.  Kỹ năng và khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề: Kiểm soát tín dụng bao gồm việc kiểm soát nhiều yếu tố nhưng cần biết cách tổng hợp các yếu tố với nhau để có thể đưa ra những nhận định có ý nghĩa. Cần nhận biết được vấn đề nào mang tính tạm thời, vấn đề nào mang tính dài hạn để tìm cách khắc phục. Lê Trần Yến Minh 30
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn  Nhạy bén trong việc phát hiện các dấu hiệu cảnh báo cũng như phải tỉnh táo trước bất kỳ cơ hội kinh doanh nào.  Kỹ năng thương lượng với khách hàng, tính chủ động trong cho vay và sau khi cho vay.  Kỹ năng xử lý nợ xấu, mối quan hệ và hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền (chính quyền địa phương, toà án )  Hệ thống xếp hạng tín nhiệm Hệ thống xếp hạng tín nhiệm là một công cụ đắc lực hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc lượng hoá mức độ rủi ro của từng khoản vay của cả danh mục tín dụng.Tuy nhiên, các hệ thống xếp hạng tín dụng không phải là hoàn hảo và chứa đựng những yếu tố khách quan và chủ quan. Các yếu tố chủ quan làm cho kết quả của việc đánh giá không tránh khỏi việc thiếu thống nhất. Hệ thống xếp hạng tín nhiệm chỉ hoạt động tốt khi các thông tin đầu vào là chính xác, trung thực và phương pháp đánh giá, xếp loại các các chỉ tiêu trong hệ thống phải khoa học, được thừa nhận trong khu vực và quốc tế, và phù hợp với từng hoàn cảnh. Điều này phụ thuộc rất lớn vào năng lực của cán bộ tín dụng. Tuy nhiên, hệ thống xếp hạng này chỉ là biện pháp hỗ trợ, chứ không thể thay thế cho công tác thẩm định của cán bộ tín dụng.  Công nghệ trong ngân hàng Công nghệ ngân hàng và trang thiết bị kỹ thuật cũng là một trong những nhân tố tác động đến hoạt động kiểm soát tín dụng của các ngân hàng nhất là trong thời đại khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão hiện nay.Một ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại, được trang bị các phương tiện kỹ thuật cao sẽ tạo điều kiện đơn giản hoá các thủ tục, rút ngắn thời gian thẩm định đối với từng khách hàng và từTrường đó, tiết kiệm được Đạirất nhiều họcthời gian dKinhành cho công tế tác kiHuếểm soát tín dụng. Sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại còn giúp cho việc thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, làm tiền đề cho hoạt động kiểm soát đạt hiệu quả cao hơn. 1.2.5. Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ Bên cạnh những ưu điểm, hệ thống kiểm soát nội bộ vẫn còn tồn tại một số nhược điểm, đặc biệt là hệ thống kiểm soát nội bộ thường khó có thể ngăn ngừa hết các gian lận, là những hành vi cố ý của con người. Lê Trần Yến Minh 31
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn  Về chủ quan: Khả năng vượt tầm kiểm soát của hệ thống kiểm soát nội bộ do có sự thông đồng của một số người trong ban giám đốc hay một số nhân viên với người khác ở trong hay ngoài ngân hàng; những người chịu trách nhiệm thực hiện kiểm soát nội bộ lạm dụng đặc quyền cho mình.  Về khách quan: Phần lớn công tác kiểm tra nội bộ thường tác động đến những nghiệp vụ lặp đi lặp lại mà không tác động đến những nghiệp vụ bất thường; sai sót bởi con người thiếu chú ý, không thận trọng, sai sót về xét đoán hoặc do không hiểu rõ yêu cầu công việc, không hiểu rõ yêu cầu cấp trên; do có sự biến động tình hình, các thủ tục kiểm soát bị lạc hậu, không còn phù hợp hoặc bị vi phạm. Trường Đại học Kinh tế Huế Lê Trần Yến Minh 32
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (Agribank TTHuế) Đường lối đổi mới nền kinh tế chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa đã được đề ra tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (tháng 12/1986). Lúc này, đổi mới hệ thống ngân hàng là khâu then chốt của công cuộc đổi mới, vì ngân hàng được xem như là huyết mạch, có những đóng góp tích cực cho quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế Việt Nam. Ngày 26/03/1988, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) – hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Cho đến nay, Agribank Việt Nam trở thành NHTM lớn nhất Việt Nam về tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/7/2015, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện: - Tổng tài sản: 797.959 tỷ đồng. - Tổng nguồn vốn: 742.473 tỷ đồng. - Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng. Trường- Tổng dư nợ: trên Đại607.242 tỷhọc đồng. Kinh tế Huế - Mạng lưới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, chi nhánh Campuchia. - Nhân sự: gần 40.000 cán bộ, nhân viên. - Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 1.000 ngân hàng đại lý tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Lê Trần Yến Minh 33
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay, Agribank đang có hàng triệu khách hàng là hộ sản xuất, hàng chục ngàn khách hàng là doanh nghiệp. Agribank TT Huế được thành lập theo Quyết định số 198/1998/QĐ-NHNN ngày 02/06/1998, của Thống đốc NHNN Việt Nam, có trụ sở chính tại số 10 đường Hoàng Hoa Thám, phường Vĩnh Ninh, thành phố Thừa Thiên Huế. Kể từ khi thành lập, Agribank TT Huế đã góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngay từ khi mới ra đời, Chi nhánh đã đề ra các nhiệm vụ chính trong từng thời kỳ kinh doanh đó là: - Triển khai hoạt động kinh doanh với phương châm hành động: “Vì sự thành đạt của khách hàng” - Cung cấp các dịch vụ nhằm tăng tính tiện ích cho khách hàng. - Tăng cường công tác Marketing thu hút khách hàng. - Xây dựng các nội quy, quy chế điều hành khoa học, hiệu quả cao, Từ khi thành lập cho đến nay, Agribank TT Huế đã không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động, với 1 Hội sở tỉnh, 10 chi nhánh loại 3 và 16 phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch lên đến 27, đưa Agribank TT Huế ngày càng đến gần với khách hàng hơn. 2.1.2Trường. Cơ cấu tổ chức quĐạiản lý tạ ihọc Ngân hàng Kinh Nông nghi tếệp vàHuế Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế. Cơ cấu tổ chức của Agribank TT Huế được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, thực hiện các nghiệp vụ theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng. Với cơ cấu tổ chức quản lý này phù hợp với yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng, thuận lợi trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo thông tin phản hồi từ cấp dưới Lê Trần Yến Minh 34
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Giám Đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Dịch Điện Kiểm Tín Tổ chức Nguồn Kinh Hành Kế Vụ & Toán tra dụng cán bộ, vốn kế doanh chính Toán Marke Kiểm đào tạo hoạch ngoại Ngân ting soát hối & quỹ nội bộ TTQT Chi nhánh loại 3 Quan hệ trực tuyến Phòng giao dịch Quan hệ chức năng Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức của Agribank TT Huế Mô hình tổ chức của chi nhánh bao gồm: Giám đốc, các Phó giám đốc cùng các phòngTrường chức năng và Đại các chi nhánh,học các Kinhphòng giao dtếịch tr ựHuếc thuộc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của chi nhánh, góp phần tăng trưởng về nguồn vốn, dư nợ và quỹ thu nhập của toàn chi nhánh. Lê Trần Yến Minh 35
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2012 – 2017 Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng Việt Nam Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Thừa Thiên Thừa Thiên Huế cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong những năm gần đây. a. Về nguồn vốn Hoạt động trên nguyên tắc “Đi vay để cho vay” nên huy động vốn là mảng không thể thiếu trong hoạt động của các NHTM nói chung và Agribank TTHuế cũng không phải là ngoại lệ. Huy động vốn tốt sẽ mang lại một nguồn vốn dồi dào, ổn định, phù hợp với mục đích sử dụng vốn và gián tiếp tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Thực trạng nghiệp vụ huy động vốn của chi nhánh được thể hiện như sau: Bảng 2.1. Thị phần vốn huy động của chi nhánh Agribank TT Huế Đơn vị tính: tỷ đồng 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 +/- % +/- % Tổng vốn huy động của chi 1.424 1.349 1406 -75 -5,27 57 4,22 nhánh Thừa Thiên Huế Tổng vốn huy động trên địa 5.475 6.274 7.254 799 14,59 980 15,62 bàn tỉnh TTH Thị phần của chi nhánhTrường trên Đại học Kinh tế Huế 26,01 21,50 19,38 -4,51 -17,34 -2,12 -10,9 địa bàn tỉnh TTH (%) Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (2015, 2016, 2017), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh từ năm 2015 đến năm 2017,TT Huế. Lê Trần Yến Minh 36
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Từ năm 2015 đến năm 2017, thị phần mà chi nhánh chiếm được không ổn định, giảm mạnh 6,63% từ 26,01% còn 19,38%. Tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn này nhiều biến động, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, ảnh hưởng của suy giảm kinh tế khiến nguồn vốn mà ngân hàng huy động được tuy có xu hướng tăng song không tăng kịp so với tốc độ tăng của tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn. Tuy nhiên với việc luôn chiếm thị phần trên 19% là một kết quả tốt, thể hiện sự nỗ lực rất lớn của ngân hàng. Trong giai đoạn này, tổng nguồn vốn chi nhánh huy động được tăng lên từng năm và đạt 1.406 tỷ đồng vào cuối năm 2017 với tốc độ tăng trưởng không ổn định, tốc độ tăng trưởng giảm 5% trong năm 2016 so với năm 2015 và tăng trưởng nhẹ 4,22% trong năm 2017. Việc điều chỉnh linh hoạt lãi suất huy động, triển khai nhiều chương trình huy động vốn, chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng, phát động các đợt thi đua huy động và không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động, đã mang lại kết quả khả quan cho ngân hàng trong những năm này. Nguồn vốn huy động dược là chủ yếu từ tiền gửi tiết kiệm của Tiền gừi không kì Khác (4%) Mệnh giá tiền hạn (8%) gửi NH (3%) người dân. Nó chiếm tới 85% trong tổn thể nguồn vốn huy động. Tiền gửi Tiển gửi Tiết Kiệm không kì hạn chiếm 8%, (85%) mệnh giá chứng chỉ tiền Biểu đồ 2.1: Thành phần huy gửi ngắn hạn chiếm 3%, động vốn còn lại là mệnh giá khác. b. VềTrườngdư nợ Đại học Kinh tế Huế Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt của Ngân hàng để tạo ra lợi nhuận. Chỉ có lãi suất thu được từ cho vay mới bù nổi chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí quản lý kinh doanh và chi phí vốn trôi nổi, chi phí Thừa Thiên Huế các loại và các chi phí rủi ro đầu tư. Tuy nhiên, cho vay của ngân hàng là một lĩnh vực phức tạp và thường xuyên cập nhật theo những biến chuyển của môi trường kinh tế. Vì thế, Lê Trần Yến Minh 37
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn việc theo dõi, quản lý, phân tích sô liệu tài chính- kế toán có liên quan đến nghiệp vụ cho vay góp phần quan trọng cho chính sách tín dụng của ngân hàng. Trong giai đoạn 2015 – 2017, thị phần tín dụng Agribank – chi nhánh TT Huế khá ổn định, luôn giữ mức cao nhất trong các ngân hàng hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Thị phần dư nợ của chi nhánh đạt giá trị lớn nhất – hơn 1.017,169 tỷ đồng vào năm 2017, tăng 3% so với năm 2016 và gấp 10 lần số dư nợ tín dụng năm 2015. Bảng 2.2. Tình hình dư nợ của Chi nhánh Agribank TT Huế[9] Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ 2016/2015 2017/2016 tiêu/Năm 2015 2016 2017 +/- % +/- % Dư nợ 921,806 980,498 1,017,169 58,692 6,37 36,671 3,74 - Cá nhân 138,271 166,685 203,434 28,414 20,55 28,414 22,05 - Doanh nghiệp 783,535 813,813 813,735 30,278 3,86 -78 -0,01 Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (2015, 2016, 2017), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh từ năm 2015 đến năm 2017,TT Huế. Trong đó, dư nợ cá nhân của Chi nhánh tăng mạnh từ 138,217 tỷ đồng vào năm 2015, tăng trưởng đều qua các năm đạt 203,434 tỷ đồng vào năm 2017. Mức dư nợ doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao, gần 85% trong tổng thị phần dư nợ của AgribankTrườngThừa Thiên HuĐạiế. Cùng học với xu hư Kinhớng đó, chỉ tiêutế dư Huế nợ doanh nghiệp năm 2017 tăng 4% so với 2015. Bắt đầu từ cuối năm 2015 đến cuối 2017, Agribank tiến hành kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng, tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, cho vay tam nông, nông - ngư nghiệp nông thôn và vùng đồng bằng, gò đồi để phát triển cây lâm nghiệp, đầm phá ven biển, cho vay phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản xa bờ với dư nợ trên từ 920 tỷ Lê Trần Yến Minh 38
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn đồng năm 2015 lên 1018 tỷ đồng năm 2017, chiếm gần 80% tổng mức đầu tư, hạn chế cho vay bất động sản, vay tiêu dùng. Dừng cho vay chứng khoán dưới sự chỉ đạo của Chính phủ - Thống đốc Ngân hàng nhà nước và Agribank Việt Nam theo các Nghị định Chính Phủ (NĐ 55; NĐ 67; NĐ 68, ). Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, quy mô tín dụng phải mở rộng sao cho phù hợp với quy mô vốn huy động, tránh tình trạng mất cân đối giữa hai nguồn vốn này. Doanh số cho vay phản ánh kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạt động cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Nếu như các nhân tố khác cố định thì doanh số cho vay càng cao phản ánh việc mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng càng tốt. Theo quy định NHNo&PTNT nhà nước, Agribank TT Huế luôn đảm bảo hoạt động cho vay luôn an toàn. Trong hoạt động cho vay của chi nhánh Thừa Thiên Huế lãi suất cho vay được áp dụng một cách linh hoạt đối với khách hàng, áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho khách hàng đặc biệt là nông dân muốn vay vốn. Chính điều đó làm cho số lượng khách hàng ngày càng tăng thấy và cho thấy sự lớn mạnh và phát triển của chi nhánh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, bên cạnh hai lĩnh vực chính là huy động vốn và cho vay thì chi nhánh Thừa Thiên Huế cũng phát triển dịch vụ như là nhận chuyển tiến, dịch vụ chuyển tiền quốc tế, nhận thu tiền điện nước, phí dịch vụ mạng, internet banking để hổ trợ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Và thu nhập từ hoạt động dịch vụ chiếm 3% trong tổng thu nhập, thu nhập chính là từ lãi chiếm 83%, 0,5% còn lại chủ yếu từ nợ đã xử lý rủi ro và thu nhập bất thường. c) Dư nợ cho vay tín chấp tiêu dùng Trường Đại học Kinh tế Huế Lê Trần Yến Minh 39
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Bảng 2.3. Tình hình dư nợ cho vay tín chấp tiêu dùng khách hàng cá nhân phân theo thời gian và nhóm nợ Agribank – chi nhánh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tiền Tỷ Tiền Tỷ Tiền Tỷ trọng% trọng% trọng% 1.Dư nợ cho vay 80,324 100 105,405 100 120,710 100 tín chấp tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân - Theo thời gian + Ngắn hạn 8,557 10.7 15,972 15.2 22,967 19.0 + Trung hạn 71,785 89.3 89,433 84.8 97,743 81.0 - Theo nhóm nợ + Nợ nhóm 1 98.58 99.85 98.59 + Nợ nhóm 2 1.04 0.1 1.36 + Nợ nhóm 3 0.01 0.02 + Nợ nhóm 4 0.01 + Nợ nhóm 5 0.07 0.02 0.02 2. Dư nợ cho vay 57,929 61,280 82,724 phục vụ SX-KD, cho vay khác 3. DưTrường nợ cho vay 138,271 Đại học166,685 Kinh tế 203,434Huế đối với khách hàng cá nhân=(1)+(2) Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (2015, 2016, 2017), Báo cáo tài chính - Phòng tín dụng tại chi nhánh từ năm 2015 đến năm 2017,TT Huế. Lê Trần Yến Minh 40
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Trong giai đoạn 2015 – 2017, dư nợ cho vay tín chấp tiêu dùng khách hàng cá nhân biến động cùng chiều với tổng dư nợ cho vay khi không ngừng tăng theo từng năm, với tốc độ tăng trưởng cao nhất là 32% vào năm 2016 so với 2015. Dư nợ ngắn hạn xu hướng tăng từ 10.7% năm 2015 lên 15.2% năm 2016 và đạt đỉnh 19% năm 2017. Dư nợ trung hạn có xu hướng giảm từ năm 2015 đến năm 2017, giảm gần 7.7%. Hầu như các chỉ số dư nợ cho vay tín chấp tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân theo nhóm nợ tăng trưởng khá ổn định. Trong đó, dư nợ cho vay tín chấp tiêu dùng theo nhóm 1, nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng chủ yếu. Trong đó, nợ nhóm 1 gần như chiếm tỷ trọng tuyệt đối, khoảng 98-99%; nợ nhóm 2,3,4,5 chỉ chiếm 1-2% còn lại. Nhìn chung từ năm 2015 đến năm 2017, dư nợ tín chấp khách hàng cá nhân có xu hướng tăng, đạt trên 31% vào năm 2017, chứng tỏ vai trò quan trọng của thành phần này với hoạt động của ngân hàng, phản ánh kết quả phát triển, nâng cao hoạt động của dịch vụ này, phù hợp với xu thế phát triển ngân hàng bán lẻ của Việt Nam khi nhu cầu tài chính và dịch vụ cá nhân ngày càng tăng cao. Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ xấu cho vay tín chấp tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Chi nhánh giai đoạn 2015 - 2017 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 +/- +/- Tỷ lệ nợ quá 0,3 0,23 0,21 -0,07 -0,02 hạn(%) Tỷ lệ nợ 0,16 0,09 0,08 -0,07 -0,01 xấu(%) Tỷ lệTrườngnợ Đại học Kinh tế Huế xấu trên 51,70 36,98 36,17 -14,72 -0,81 nợ quá hạn(%) Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (2015, 2016, 2017), Báo cáo tài chính - Phòng tín dụng tại chi nhánh từ năm 2015 đến năm 2017,TT Huế. Lê Trần Yến Minh 41
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Từ số liệu ở Bảng 2.4, ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của Agribank TT Huế qua ba năm 2015, 2016 và 2017 thấp hơn 1%. Nếu so sánh với tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5% trong tổng dư nợ mà Ủy ban Basel về giám sát hoạt động NH khuyến cáo thì tỷ lệ nợ quá hạn của Agribank TT Huế qua ba năm nằm trong ngưỡng cho phép. Cụ thể, tỷ lệ nợ quá hạn của Agribank TT Huế chiếm 0,3% tổng dư nợ tín dụng ở năm 2015, giảm xuống còn 0,23% trong năm 2016 và 0,21% cuối năm 2017. Đây là một biểu hiện rất tốt và Agribank TT Huế luôn phải kiểm soát tốt để tránh tình trạng tỷ lệ nợ quá hạn gia tăng trong tương lai. Nguyên nhân chủ yếu do vấn đề khách quan từ môi trường kinh doanh là hầu hết các DN thực hiện vay trung - dài hạn để mở rộng SXKD làm giảm lạm phát và tạo điều kiện cho các DN có thể thanh toán các khoản nợ trung - dài hạn. Nếu Agribank TT Huế không kiểm soát tốt thì trong những năm tiếp theo, với thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước ngày một cạnh tranh, lạm phát dễ tăng trưởng và có thể dẫn đến suy thoái kinh tế, từ đó các DN không thể thanh toán được các khoản nợ trung - dài hạn đến hạn cho chi nhánh, điều này sẽ khiến cho dư nợ quá hạn tăng lên. Ngoài ra, ta thấy tỷ lệ nợ xấu của Agribank TT Huế giảm vào năm 2015 cụ thể tỷ lệ nợ xấu chiếm gần 0,16% trên tổng dư nợ tín dụng, năm 2016 tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,09%, năm 2017 tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,08% tổng dư nợ tín dụng, giảm so với năm 2015. Đây là một biểu hiện tốt trong công tác thu hồi nợ của Agribank TT Huế. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nợ xấu đang đe dọa sự phát triển an toàn, bền vững của tổ chức tín dụng, thì tại Agribank TT Huế công tác này luôn được đặc biêt quan tâm hàng đầu, trong giai đoạn từ 2015 -2017 tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm mạnh gần 50% chỉ còn 153/64.336 vụ vào năm 2017. Với sự quan tâm và chỉ đạo hết sức quyết liệt của Agribank Việt Nam, mọi hoạt Trườngđộng, chỉ tiêu kinh doanhĐại đề rahọc luôn đư ợcKinh chi nhanh triểntế khai Huế kịp thời và luon phấn đấu với tinh thần nổ lực cao, trong đó công tác tăng trưởng nguồn vốn, tăng trưởng dư nợ và kiểm soát nợ xấu, phát triển dịch vụ ngân hàng, mở rộng sản phẩm hiện đại để gia tăng thị phần khách hàng mới và kết quả tài chính được coi là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình triển khai kinh doanh. Lê Trần Yến Minh 42
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn d. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank – chi nhánh tỉnh TT Huế giai đoạn 2015 – 2017 Bảng 2.5. Doanh số cho vay và doanh số cho vay thế chấp tiêu dùng Agribank – TT Huế, giai đoạn 2015 – 2017[9] ĐVT: Triệu đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Tiền Tỷ Tiền Tỷ Tiền Tỷ trọng trọng trọng +/- % +/- % % % % Doanh số cho vay tín 91.952 6,96 106.352 7,88 114.178 9,52 22.226 15,66 7.826 24,17 chấp tiêu dùng Doanh số 1.319.825 100 1.348.255 100 1.513.966 100 28.430 2,15 165.711 12,29 cho vay Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (2015, 2016, 2017), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh từ năm 2010 đến năm 2017,TT Huế. Từ năm 2015 đến năm 2017: Tốc độ tăng trưởng của tín dụng có xu hướng ổn định, trong năm 2016 các chỉ tiêu về cho vay tín chấp tiêu dùng so với tổng doanh số cho vay, đạt mức 6,96% tiếp tục tăng nhẹ 0,92% vào năm 2016 trước khi tăng đến đỉnh đạt 9,52% vào năm 2017. Bảng 2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank TT Huế giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: triệu đồng STTTrườngChỉ ti êuĐại học201 Kinh5 201 tế6 Huế2017 I Tổng thu 629.353 691.869 703.395 1 Từ hoạt động tín dụng 528.214 583.328 590.870 2 Từ dịch vụ 16.048 20.325 23.350 3 Từ kinh doanh ngoại hối 835 835 830 4 Từ kinh doanh khác 1.263 2.347 3.597 5 Thu khác 72.993 85.034 84.748 Lê Trần Yến Minh 43
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn II Tổng chi 579.746 564.030 558.740 1 Chi hoạt động tín dụng 322.320 290.679 270.144 2 Chi hoạt động dịch vụ 3.056 3.143 3.334 Chi hoạt động kinh doanh 3 82 114 110 ngoại hối Chi nộp Thừa Thiên Huế và 4 922 459 540 các khoản phí, lệ phí 5 Chi kinh doanh khác 877 6.173 7.810 6 Chi nhân viên 88.510 71.425 70.025 7 Chi hoạt động quản lý 20.162 20.835 20.152 8 Chi tài sản 17.957 14.362 15.150 9 Chi dự phòng 14.789 46.542 45.120 10 Chi bất thường 111.071 110.298 116.355 III Lợi nhuận 49.607 127.839 144.655 Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (2015, 2016, 2017), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh từ năm 2015 đến năm 2017,TT Huế. Lợi nhuận của ngân hàng Agribank TT Huế giai đoạn 2015 – 2017 tăng trưởng ổn định hàng năm, năm 2016 tăng gần 60% so với 2015 và đạt 144.655 triệu đồng trong năm 2017. Thu từ hoạt động tín dụng tăng mạnh trong năm 2016 (tốc độ tăng trưởng so với năm 2015 đạt 15%) là một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận tăng mạnh trong năm này. Năm 2016, lạm phát tăng mạnh buộc NHNN phải thắt chặt tín dụng khiến lãi suất tăng vọt. Dù khó khăn trong huy động vốn và bị giới hTrườngạn bởi trần tăng trư Đạiởng tín d ụhọcng – mứ c Kinhtín dụng cao tếnhất doHuế NHNN quy định cho các NHTM nhưng lợi nhuận của ngân hàng vẫn tăng mạnh do chênh lệch lãi suất cho vay và huy động lớn. Sang năm 2017, tổng thu nói chung và thu từ hoạt động tín dụng giảm mạnh (mặt bằng lãi suất giảm mạnh so với năm 2016), tổng chi lại tăng khiến lợi nhuận giảm mạnh. Trong giai đoạn 2014 – 2015, tổng thu của ngân hàng tăng và tổng chi giảm khiến lợi nhuận của ngân hàng tăng. Trong đó, tuy chi phí dự phòng tăng mạnh nhưng do ngân hàng tích cực giảm các nguồn chi khác, Lê Trần Yến Minh 44
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn tránh tình trạng chi lãng phí, không hiệu quả nên đạt được lợi nhuận khá cao so với giai đoạn 2015 – 2016. 2.2. Thực trạng công tác kiểm soát nội bộ quy trình cho vay tín chấp tiêu dùng tại Agribank TT Huế 2.2.1. Các yêu cầu và Quy trình kiểm soát hoạt động hoạt động cho vay tín chấp tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.2.1.1. Những yêu cầu a) Hệ thống các quy định liên quan đến hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng Theo quy định tại điều 127 Luật số 47/2014/QH12 thì các hạn chế để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng được quy định như sau: Những trường hợp không được cho vay: Phòng tín dụng không được cho vay đối với những người sau đây: - Thành viên hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng. - Người thẩm định, xét duyệt cho vay. - Bố, mẹ, vợ, chồng, con của Thành viên hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng. Những trường hợp hạn chế cho vay: tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng không có đảm bảo, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây: - Tổ chức Kiểm toán, Kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng; Kế toán trưởng, thanh tra viên. - Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng. TrườngThực tế, các quy đĐạiịnh này áphọc dụng cho Kinh các khoản vaytế lớ nHuế và mang tính chất nghiêm trọng. Trong khi đó, cho vay tín chấp tiêu dùng thường là những khoản vay nhỏ, dựa trên thông tin tài chính và nghề nghiệp của khách hàng. Tại Agribank TT Huế, cũng như các ngân hàng khác, các cán bộ được cho vay tín chấp tiêu dùng khá dễ dàng. Vì Agribank TT Huế chính là ngân hàng trực tiếp chi trả lương cho nhân viên nên việc cho vay này hầu như không có rủi ro. Tuy nhiên, đối với các đối Lê Trần Yến Minh 45
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn tượng khách hàng khác thì Agribank TT Huế phải kiểm soát một cách chặt chẽ dựa trên các quy định của ngân hàng và NHNN. b) Yêu cầu của quy trình kiểm soát Kiểm soát nội bộ trong quy trình nghiệp vụ tín dụng được thực hiện bởi các cán bộ trực tiếp tham gia trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng - là một khâu không thể thiếu trong quy trình nghiệp vụ tín dụng. Việc kiểm soát được thực hiện trên cơ sở các kiểm soát viên phê duyệt giao dịch theo các cấp độ trong quy trình tín dụng, kiểm soát viên thường là trưởng phó phòng tín dụng. Kiểm soát viên được quyền phê duyệt theo sự ủy quyền của giám đốc, thực hiện kiểm soát thông qua việc kiểm tra trên hồ sơ chứng từ, đối chiếu giữa hồ sơ giấy với hồ sơ khai báo trên máy tính, thực hiện phê duyệt trên hồ sơ giấy và đặt lệnh phê duyệt trên hệ thống máy tính. Và mục tiêu chính của quy trình kiểm soát hoạt động cho vay cũng không nằm ngoài mục tiêu chung của quy trình kiểm soát là: Xây dựng một môi trường kiểm soát tốt; Bảo vệ, quản lý, sử dụng tài sản an toàn có hiệu quả; Bảo đảm Hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời; Đảm bảo hiệu quả hoạt động. Cụ thể các Yêu cầu chính của quy trình kiểm soát hoạt động cho vay là: Nhằm phát hiện và đánh giá những rủi ro tiềm ẩn hiện tại và tương lai qua cơ cấu cho vay, đảm bảo tuân thủ các chiến lược tín dụng, các chính sách kế hoạch của ngân hàng Tránh những thất thoát trong nghiệp vụ cho vay, nợ vay, tiền lãi, phí phải được hạch toán đầy đủ, tránh những thiệt hại trong các khoản vay lớn có thể đe dọa tới sự tồn tại của ngân hàng. Kiểm soát hoạt động cho vay trong những ngành kém phát triển, trong các lĩnh vựcTrường hoàn toàn mới Đạihoặc các ngànhhọc rất nhạyKinh cảm với tế rủi roHuế để từ đó lập một khoản dự phòng rủi ro thích đáng. Bảo vệ tài sản và thông tin không bị lạm dụng và sử dụng sai mục đích. c) Đánh giá các rủi ro trong hoạt động cho vay tín chấp ngân hàng Kiểm soát quy trình cho vay tại ngân hàng ngoài việc vận dụng những nguyên lý chung của quy trình kiểm soát nội bộ còn chú ý tới những nét đặc thù riêng, đó là luôn kiểm soát theo định hướng rủi ro: Lê Trần Yến Minh 46
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn  Rủi ro thất thoát theo nhóm đối tượng: Là những thất thoát có thể phát sinh khi đối tác giao dịch không thực hiện thanh toán. Khi đối tác không thực hiện thanh toán có thể do xảy ra các rủi ro do thay đổi bộ máy quản lý bất thường, chủ hộ vay mất, hoặc có những trục trặc lớn trong quan hệ gia đình Liên quan đến các vụ kiện tụng, thiếu nợ, tiền bảo hiểm, tiền công gây nên không có khản năng trả nợ. Gặp những rủi ro bất khả kháng như là thiên tại, cháy nổ, dịch bệnh Do đối tác sử dụng vốn sai mục đich, làm mất, giảm nguồn thu, không có khả năng sinh lợi nhuận và không có tiền thanh toán khoản vay.  Rủi ro giá cả thị trường: Là khả năng thiệt hại có thể phát sinh do có sự thay đổi về giá cả của chứng chỉ gốc. Rủi ro loại này bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro về tỷ giá, rủi ro về giá Chẳng hạn như là khi có biến động của giá cả thị trường ảnh hưởng đến đầu vào, đầu ra của sản phẩm; Giá trị tài sản đảm bảo, gây ra những rủi ro cho khả năng thu hồi nợ.  Rủi ro về vốn khả dụng: Là khả năng thiệt hại có thể phát sinh do thiếu nguồn tiền để thực hiện trách nhiệm thanh toán khi đến kì hạn thanh toán hoặc để kí kết các hoạt động giao dịch khác. Loại rủi ro này có thể do chính sách của Nhà nước có liên quan tăng dữ trữ bắt buộc làm, giảm nguồn tiền cho vay.  Rủi ro pháp lý: TrườngLà rủi ro ngân h àngĐại chịu thiết học do đối tácKinh không công tế nhận Huế thỏa thuận trong hợp đồng, do các thỏa thuận trong hợp đồng không phù hợp với các thể chế pháp lý khác, do hiểu sai các thỏa thuận trong hợp đồng. Do bộ hồ sơ không đầy đủ, đúng quy định. Những thông tin tư liệu, số liệu trong các báo cáo tài chính, hợp đống đảm bảo thiếu độ tin cậy. Lê Trần Yến Minh 47
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay không phù hợp và không tuân thủ các quy định trong quá trình định giá, đánh giá lại, bảo quản tài sản đảm bảo.  Rủi ro trong hoạt động: Ngân hàng phải gánh chịu thiệt hại hoặc chi phí bổ sung do những hành động hoặc biện pháp xuất phát tờ các điểm yếu trong tổ chức cơ cấu hoặc tồ chức quy trình gây ra. Ví dụ như có các hành vi gian lận, rủi ro do thanh toán chậm trễ và bị phạt. Có những việc làm không tuân thủ đúng quy trình cho vay, quy định về đảm bảo tiền vay. Thiếu sự kiểm tra, kiểm soát của những cán bộ, bộ phận có trách nhiệm.  Rủi ro uy tín: Do bị giảm uy tín, dẫn đến mất khách hàng. Điều này thường xảy ra khi trình độ nghiệp vụ của cán bộ yếu kém, sự không trung thực hoặc thiếu ý thức trách nhiệm trong thẩm định, kiểm tra báo cáo của cán bộ nghiệp vụ, làm mất lòng tin ở khách hàng.  Rủi ro đạo đức. Thường thì rủi ro này hay xảy ra khi cho vay KHCN. Khả năng hoàn trả vốn vay đối với các khoản cho vay tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập của người đi vay. Tuy nhiên, đối với những KHCN có thể do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan mà họ không thể thực hiện trả nợ hoặc trì hoãn trả nợ, từ đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. Nhân tố chủ quan có thể là tình trạng sức khoẻ tài chính của người đi vay, công việc làm ăn không tốt, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tài chính của khách hàng, từ đó giảm khả năng thực hiện trả nợ của khách hàng. Các nhân tố khách quan như hạn hán, mất mùa, sự suy thoái của nền kinh tế dẫn đến khả năng mất việc cao cũng là những nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của kháchTrường hàng. Bên cạnh đó,Đại chất lư ợnghọc thông Kinhtin tài chính dotế khách Huế hàng cung cấp thường không cao [18]. 2.2.1.2 Qui trình kiểm soát hoạt động cho vay tín chấp tại Chi nhánh Agribank TT Huế a) Thiếp lập các thủ tục kiểm soát Để thực hiện các mục tiêu kiểm soát,, các nhà quản lý còn phải quy định các thủ tục kiểm soát: Lê Trần Yến Minh 48
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn - Xây dựng một môi trường kiểm soát tốt Môi trường kiểm soát là nền tảng của cách thức hoạt động và quản lý của hệ thống kiểm soát nội bộ. Trong năm 2017 khi mà tình hình kinh tế còn tồn tại nhiều khó khăn, từ đầu năm phòng tín dụng đã điều chỉnh chính sách tín dụng theo hướng nâng cao công tác giám sát mức tín dụng. Phòng tín dụng tập trung quản lý rủi ro tín dụng, xử lý nợ xấu và điều chỉnh hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để nâng cao sự tin cậy và tính hiệu quả, đưa nợ xấu về dưới mức 1,25%. Nhằm phục vụ cho công tác xét duyệt tín dụng và phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/3/2013, có hiệu lực từ ngày 1/6/2014. Bên cạnh đó, phòng tín dụng cũng tăng cường các chương trình hành động quản lý rủi ro vận hành liên quan đến công nghệ thông tin, rủi ro gian lận và rủi ro pháp lý. Từ định hướng chỉ đạo đó, ban lãnh đạo Agribank TT Huế luôn xác định quản lý rủi ro là một nghiệp vụ quan trọng gắn liền với mọi hoạt động của ngân hàng. Quản lý rủi ro tín dụng có tính chất phòng ngừa, ngăn ngừa và làm giảm những nguyên nhân gây tổn thất cho ngân hàng, đảm bảo các khoản cho vay được hoàn trả đầy đủ, đúng hạn. Môi trường kiểm soát tại ngân hàng Agribank TT Huế được cụ thể qua những đặc điểm sau: - Quan điểm, phong cách điều hành của người quản lý: Các nhà quản lý là người quyết định và điều hành mọi hoạt động của đơn vị vì thế quan điểm và đường lối quản trị cũng là vấn đề trung tâm của môi trường kiểm soát. Giám đốc chi nhánh tổ chức chỉ đạo thực hiện, phân công cán bộ giám sát việc thTrườngực hiện, tuân thủ trongĐại quy trìnhhọc nghi ệpKinh vụ cho vay tế Huế Chịu tránh nhiệm trước hội đồng quản trị, tổng giám đốc và trước pháp luật khi để xảy ra các sai sót liên quan đến việc không thực hiện đúng các nội dung trong quy trình kiểm soát. Là người báo các đến trụ sở chính các sai sót làm thay đổi số liệu kế toán (tổng tài sản, kết quản hoạt động kinh doanh) hay là các vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. - Cơ cấu tổ chức kiểm tra quản lý hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng Lê Trần Yến Minh 49