Khóa luận Hiện trạng môi trường đất trồng rau xà lách tại 170-1,Azusuyama, Kawakami-mura, Minamisaku-gun, Tỉnh nagano, Nhật Bản

pdf 43 trang thiennha21 22/04/2022 1710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hiện trạng môi trường đất trồng rau xà lách tại 170-1,Azusuyama, Kawakami-mura, Minamisaku-gun, Tỉnh nagano, Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hien_trang_moi_truong_dat_trong_rau_xa_lach_tai_17.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hiện trạng môi trường đất trồng rau xà lách tại 170-1,Azusuyama, Kawakami-mura, Minamisaku-gun, Tỉnh nagano, Nhật Bản

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯỜNG VĂN LÂM ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH SẢN XUẤT RAU AN TOÀN VÀ CẢI TẠO ĐẤT TRONG CANH TÁC XÀ LÁCH, TẠI 170-1,AZUSUYAMA,KAWAKAMI-MURA, MINAMISAKU-GUN,TỈNH NAGANO,NHẬT BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hệ đại học : Chính quy Chuyên ngành : Môi trường Khoa : Môi Trường Khóa : 2013 – 2017 Thái Nguyên, năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯỜNG VĂN LÂM ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH SẢN XUẤT RAU AN TOÀN VÀ CẢI TẠO ĐẤT TRONG CANH TÁC XÀ LÁCH, TẠI 170-1,AZUSUYAMA,KAWAKAMI-MURA, MINAMISAKU-GUN,TỈNH NAGANO,NHẬT BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hệ đại học : Chính quy Chuyên ngành : Môi trường Lớp : K45-KHMT Khoa : Môi Trường Khóa : 2013 – 2017 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Đỗ Thị Lan Thái Nguyên, năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là nội dung rất quan trọng đối với mỗi sinh viên trước lúc ra trường. Giai đoạn này vừa giúp cho sinh viên kiểm tra, hệ thống lại những kiến thức lý thuyết và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn sản xuất. Thật may mắn khi tôi được tham gia khóa thực tập nông nghiệp tại nhật bản. Nó không chỉ giúp tôi có thêm những kiến thức bổ ích mà nó còn giúp cho tôi có thêm những trải nghiệm những khám phá về một nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại. Đây không chỉ là một khóa thực tập mà nó còn là cả một cơ hội mới giúp cho tôi có được những hướng phát phát triển sau khi tốt nghiệp. Để hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các chủ hộ gia đình làng Kawakami, các thầy cô giáo tại trung tâm phát triển quốc tế ITC, các thầy cô giáo trong và ngoài khoa Môi Trường, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn: PGS.TS. Đỗ Thị Lan đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong khoa Môi Trường, gia đình, bạn bè đặc biệt là cô giáo PGS.TS. Đỗ Thị Lan. đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành tốt bản khóa luận, nhưng vì do thời gian và kiến thức bản thân còn hạn chế. Vì vậy bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý chân thành của các thầy cô giáo và toàn thể các bạn bè để khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  4. ii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Máy cày xới đất chuyên dụng 15 Hình 4.2. Thực hành trực tiếp trong phòng thì nghiệm 16 Hình 4.3: Bón vôi cho đất 18 Hình 4.4: Phủ bạt maruchi 20 Hình 4.5. Gieo hạt và khay 21 Hình 4.6. Máy điều chỉnh nhiệt độ 22 Hình 4.7. Hình nhà kính 22 Hinh 4.8. Trồng rau xà lách 23 Hình 4.9. Tưới nước 24 Hình 4.10. Phòng chống dịch bệnh 25 Hình 4.11. Rau xà lách được thu hoạch vào lúc 3h sáng 29 Hình 4.12. Nhanh chóng thu hoạch rau xà lách lúc nắng đã lên 29 Hình 4.13. Kho bảo quản tập trung 30 Hình 4.14. Thu dọn bạt maruchi . 31
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT HTX : ( Hợp tác xã ) JA : Hiệp Hội Nông Nghiệp Nhật Bản
  6. iv MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu 2 1.2.1. Mục tiêu 2 1.2.2 Yêu cầu 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Các khái niệm 3 2.2. Thông tin về sản xuất rau 4 2.3. Tổng quan tài liệu 7 2.3.1 Kỹ thuật trồng rau sạch 7 2.4. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 8 2.4.1. Điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất của nơi thực tập 8 2.4.2. Kỹ thuật trồng rau xà lách theo công nghệ nhật bản 11 2.4.3. Mật độ, khoảng cách: Hàng x hàng: 45cm. Cây x cây: 25cm 12 2.4.4. Xử lý hạt giống và cách trồng: 12 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 13 3.1.Đối tượng và phạm vi, thời gian nghiên cứu 13 3.1.1. Thời gian thực hiện 13 3.2. Nội dung thực hiện 13 3.3. Phương pháp thực hiện theo quy trình hướng dẫn của nhật 13 PHẦN 4. KẾT QUẢ THỰC TẬP 14 4.1. Cải tạo đất trước vụ gieo trồng mới ( tháng 4 – tháng 5 ) 14 4.1.1. Làm đất, cày xới 14 4.1.2. Phân tích đất 15 4.1.3. Phương án cải tạo và bón phân cho đất 16 4.2. Tạo luống đất và phủ bạt nilong ( Tháng 5 ) 17 4.2.1. Chuẩn bị bạt nilong 18
  7. v 4.2.2. Tiến hành phủ bạt nilong 18 4.3. Ươm hạt giống ( Tháng 4 – Trung tuần tháng 8 ) 19 4.3.1. Hạt giống 19 4.3.2. Làm đất cho vào khay gieo hạt 20 4.3.3. Tiến hành gieo hạt 20 4.4. Chuyển cây giống từ vườn ươm ra trồng ở ruộng ( Tháng 4 – Trung tuần tháng 8 ) 22 4.4.1. Tiến hành đưa rau ra ruộng 22 4.4.2. Tiến hành trồng 22 4.5. Chăm sóc rau giai đoạn sinh trưởng ( Tháng 6 – Trung tuần tháng 9 ) 23 4.5.1. Quản lý cây trồng 23 4.6 Thu hoạch ( Trung tuần tháng 7 – trung tuần tháng 10 ) 25 4.6.1. Quá trình thu hoạch 26 4.6.2. Quá trình vận chuyển 27 4.6.3. Đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm trong quá trình vận chuyển 28 4.7. Thu dọn sau mùa vụ ( Tháng 10 – trung tuần tháng 11 ) 30 PHẦN 5. KẾT LUẬN 34 5.1. Để áp dụng vào Việt Nam 34 5.2. Đề xuất giải pháp sản xuất rau an toàn tại Việt Nam 35
  8. 1 PHẦN 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Chương trình thực tập nghề tại Nhật Bản là một chương trình có sự hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên với Trung tâm Đào Tạo và Phát Triển Quốc Tế về nhiều lĩnh vực giáo dục đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ. Trong đó lĩnh vực về hợp tác phát triển nông nghiệp đang được chú trọng quan tâm vì đặc thù của Việt Nam vẫn đang là một nước nông nghiệp dựa vào nông nghiệp là chính. Nhật Bản là một nước dù chịu nhiều thiên tai điều kiệm thời tiết khắc nghiệt nhưng nền nông nghiệp phát triển một cách thần kỳ và là một trong những nước có nên nông nghiệp công nghệ cao tiên tiến, hiện đại hàng đầu thế giới. Đối với chương trình thực tập lần này không chỉ học về kiến thức nông nghiệp mà còn được trải nghiệm văn hóa, cuộc sống thường nhật của người bản địa. Nông nghiệp là một ngành sản xuất tổng hợp cùng tồn tại với thiên nhiên. Ở đó sẽ có những trải nghiệm thực tế và những bài học mà chắc hẳn trong sách vở sẽ không đề cập đến. Ví dụ, mầm cây từ khi gieo trồng đến lúc ra ruộng phải qua rất nhiều công đoạn. Sản xuất rau không chỉ cần công nghệ, kỹ thuật mà còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên , sâu bệnh, nhiệt độ, lượng mưa .mưa đá, bão, ảnh hưởng sau bão, cũng như những ảnh hưởng của gió bão khi vận chuyển cây trồng tất cả những ảnh hưởng từ tự nhiên cũng cần được xem xét một cách kỹ lưỡng. Thông qua những trải nghiệm thực tế để khám phá thêm những kiến thức mới biến nó thành kinh nghiệm cho bản thân. Ở Việt Nam hiện hằng ngày những tin thời sự, báo chí đưa tin rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm. Điều đó cho thấy nhu cầu về nông nghiệp sạch ở Việt Nam thực sự đang rất cần thiết. Để có được mô hình trồng rau sạch từ những
  9. 2 nước phát triển về nông nghiệp như nhật bản nên tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “ Hiện trạng môi trường đất trồng rau xà lách tại 170-1,Azusuyama, Kawakami-mura, Minamisaku-gun, Tỉnh nagano, Nhật Bản ”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu 1.2.1. Mục tiêu - Học tập kinh nghiệm sản xuất rau công nghệ cao và an toàn của Nhật bản. như: Công nghệ làm đất, gieo hạt, chăm sóc cây con, quá trình phòng ngừa sâu bệnh hại, thu hoạch cũng như kỹ thuật bảo quản rau. Nghiên cứu sâu về Quy trình sản xuất rau sạch và sự sinh trưởng phát triển của cây rau theo khoa học - kỹ thuật và công nghệ tiên tiến hiện đại của Nhật Bản Từ đó đề xuất giải pháp sản xuất rau an toàn tại Việt Nam - Cần thống nhất quy trình tổ chức sản xuất rau an toàn trên phạm vi cả nước. Có thống nhất được tổ chức thì mới có thể sản xuất được đồng bộ. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vât theo nguyên tắc 4 đúng : đúng chủng loại, đúng điều lượng , đúng cách, đúng thời gian, hướng tới sử dụng các sản phẩm sinh học, hữu cơ . Nghiên cứu để đưa vào sản xuất những giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện địa lý và khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam. Áp dụng khoa học- kỹ thuật và công nghệ tiến tiến vào sản xuất. Sản xuất rau an toàn theo hướng GAP ( Good agricultural Practices ). 1.2.2 Yêu cầu - Nắm được quy trình sản xuất rau công nghệ cao và an toàn vừa đảm bảo chất lượng môi trường xung quanh tại cở sở sản xuất của Nhật Bản. - Hiểu được như thế nào là sản xuất rau công nghệ cao và an toàn vừa đảm bảo đến chất lượng môi trường tại cơ sở sản xuất.
  10. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Các khái niệm Ngày nay khi mà đời sống ngày càng cao, việc ứng dụng và tận dụng các công nghệ vào sản xuất nuôi trồng ngày càng nhiều thì nhu cầu về sử dụng những sản phẩm tự nhiên, an toàn, sạch sẽ được đặt lên hàng đầu. Nhất là nhu cầu về ăn uống, ngày càng có nhiều bài báo, thông tin trên các kênh truyền thông đại chúng về ngộ độc thức ăn, trong thức ăn có các chất gây ung thư, thực phẩm bẩn không đảm bảo an toàn làm tâm lý của người tiêu dùng rất hoang mang. Khi mà những thực phẩm được mua ngoài chợ, các siêu thị, các cửa hàng bày bán chính người tiêu dùng cũng không biết được rau có sạch hay không. Vậy rau sạch là như thế nào. - Rau Sạch: Rau sạch là không chứa chất “bẩn”. Chất bẩn là những gì có thể và có nguy cơ gây hại cho sức khỏe của con người như: chất hóa học độc hại từ thuốc trừ sâu, các ion kim loại nặng, các nguồn ô nhiễm cơ học như phân hay nước bẩn, các vi sinh vật hay đơn giản là bụi bẩn từ môi trường nhiễm vào rau trong toàn bộ chuỗi sản xuất và cung ứng rau. Rau sạch là cụm từ dùng chung cho những loại đạt một trong những yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng. Hiện nay Việt Nam có 3 loại tiêu chuẩn được công nhận là: + Tiêu chuẩn VietGAP + Tiêu chuẩn GlobalGap + Tiêu chuẩn hữu cơ - Nông Nghiệp Hữu Cơ : Là sản phẩm sản xuất theo nguyên lý nông nghiệp hữu cơ, được sản xuất và chế biến theo quy trình của sản phẩm hữu cơ, được cơ quan có thẩm quyền của tổ chức nông nghiệp hữu cơ xác nhận và cấp chứng chỉ.
  11. 4 Tư liệu sản xuất và nguyên liệu sản xuất sản phẩm hữu cơ bắt buộc phải là sản phẩm tự nhiên của hệ thống sản xuất (vì vậy, sản phẩm có chuyển gien không phải là sản phẩm hữu cơ). Nghiêm cấm sử dụng các chất tổng hợp hóa học là một đặc trưng quan trọng của nông nghiệp hữu cơ. Nông nghiệp hữu cơ phải xây dựng một hệ thống quản lý sản xuất tổng thể nhằm cải thiện và tăng cường sức sống của hệ sinh thái nông nghiệp. Vùng được lựa chọn để sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phải bảo đảm trong ba năm liền trước đó không sử dụng bất cứ loại chất hóa học nào, đồng thời sản xuất tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ. 2.2. Thông tin về sản xuất rau Ở nước ta, gần đây việc sản xuất sản phẩm nông nghiệp nói chung hay rau sạch nói riêng theo tiêu chuẩn GlobalGAP hay VietGAP đã được thực hiện ở nhiều nơi. GlobalGAP (trước đây là EUREPGAP) là một tổ chức tư nhân mà thiết lập các tiêu chuẩn một cách tự nguyện. Thông qua đó, các sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn có thể được cấp chứng chỉ trên khắp thế giới. Mục tiêu GlobalGAP là thiết lập một bộ tiêu chuẩn đánh giá về Thực hành Nông nghiệp Tốt (Good Agricultural Practices (GAP)), áp dụng cho các sản phẩm khác nhau trong nông nghiệp khắp mọi nơi. Đối với người tiêu thụ và nhà phân phối, chứng chỉ GlobalGAP là sự bảo đảm rằng thực phẩm nào đó đã được tuân thủ với chất lượng quy định và các tiêu chuẩn an toàn. Được sản xuất theo các tiêu chuẩn bền vững, tôn trọng các yêu cầu về an toàn, vệ sinh và sức khỏe của công nhân, môi trường và động vật. GlobalGAP là tiêu chuẩn hoạt động bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất của sản phẩm được cấp chứng chỉ, từ thời điểm đầu tiên (ví dụ, các chỉ tiêu kiểm tra về hạt giống hoặc nương mạ cây trồng) và tất cả các hoạt động nông trại theo sau đó cho đến khi sản phẩm rời khỏi nơi sản xuất.
  12. 5 Tại Việt Nam đã áp dụng quy trình VietGAP thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn. Quy trình này áp dụng để sản xuất rau, quả nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm rau, quả, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội của người lao động trong sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. VietGAP áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận sản phẩm rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam, nhằm các mục đích: 1. Tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong sản xuất và quản lý an toàn thực phẩm. 2. Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất và được chứng nhận VietGAP. 3. Đảm bảo tính minh bạch, truy nguyên được nguồn gốc của sản phẩm. 4. Nâng cao chất lượng và hiệu quả cho sản xuất rau, quả tại Việt Nam. Sản xuất rau sạch, rau an toàn theo VietGAP đã tiến hành nhiều nơi từ Bắc chí Nam thu được nhiều kết quả tốt. Lượng rau xanh sạch và an toàn cung cấp ra thị trường ngày một nhiều. Tuy nhiên, hiện nay nước ta chưa có nhãn mác dùng chung cho sản phẩm rau sạch như của Mỹ hay của Châu Âu. Việc tiêu thụ sản phẩm rau sạch còn nhiều khó khăn và giá bán chưa hấp dẫn người sản xuất vì đầu tư cao mà giá ngang bằng giá sản phẩm tự do trên thị trường. Việc này theo Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Bền vững (2010), cho rằng rau sạch ở thành phố Hồ Chí Minh từng được xem là loại cây trồng trọng điểm với nhiều sự hỗ trợ từ các ban ngành và được phát động rầm rộ như một phong trào, nay cứ ngày một teo tóp lại. Nhiều HTX rau sạch hiện nay chỉ sản xuất cầm chừng hoặc giải thể do giá cả quá “bèo”, không đủ tái đầu tư sản xuất. Điển hình như, HTX Ngã Ba Giồng, Xuân Thới Thượng (huyện Hóc
  13. 6 Môn) sản xuất từ 15-20 tấn/ngày nhưng lượng hàng có hợp đồng đưa vào các siêu thị chưa tới 1 tấn. Khu vực ấp Đình, xã Tân Phú Trung và xã Nhuận Đức (huyện Củ Chi) sản xuất 20-25 tấn rau/ngày, nhưng cũng chỉ giao hàng, có hợp đồng 2-3 tấn. HTX rau sạch Tân Phú Trung (huyện Củ Chi) là mô hình trồng rau sạch trọng điểm của thành phố trong chủ trương phát triển rau sạch được lập ra cách nay 3 năm, nhưng đến nay chỉ lay lắt hoạt động, chờ ngày giải tán. Cùng với khó khăn đó, đề án phát triển vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn của thành phố Hà Nội có kinh phí thực hiện lên tới gần 1.000 tỷ đồng với mục tiêu đến năm 2015, toàn thành phố có 5.000 ha rau an toàn. Tuy nhiên, sau 6 năm triển khai, việc thực hiện vẫn ì ạch, nhiều vùng sản xuất rau an toàn của Hà Nội gần như bị xóa bỏ dù đã nằm trong quy hoạch phát triển của nhiều quận, huyện. Lý do chính là người trồng rau không tìm được đầu ra cho sản phẩm trong khi vai trò của Hợp tác xã rau sạch hầu như quá mờ nhạt trong vai trò là bà đỡ cho xã viên. Vì vậy, để tăng cường việc tiêu thụ sản phẩm rau sạch, theo kinh nghiệm của HTX rau sạch Thỏ Việt cho rằng để rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP tiêu thụ được dễ dàng đòi hỏi việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm mạnh hơn, áp dụng nhiều phương pháp tiếp thị linh hoạt hơn. - Trong khi người dân nước mình loay hoay chưa biết trồng cây gì, nuôi con gì thì ngay tại cao nguyên Đà Lạt, các doanh nghiệp Nhật Bản đã bỏ vốn đầu tư thành công với các mô hình rau sạch công nghệ cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thế giới. Người Nhật không chỉ đem máy móc, ốc vít sang đầu tư, hiện nay họ còn đem giống, phân bón, công nghệ và tiêu chuẩn trồng rau sạch, an toàn sang Việt Nam để xuất khẩu. Chỉ trong thời gian ngắn, những thành công lớn của họ đã mở ra nhiều cơ hội và nhiều những dự định táo bạo biến Việt Nam trở thành 1 “vựa rau an toàn Châu Á”.
  14. 7 Mặc dù theo thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nông nghiệp Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2014 có giảm tuy nhiên, điểm tích cực là nông nghiệp đang là sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư (NĐT) đến từ Nhật. Người Nhật không đổ quá nhiều vốn đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam mà họ từng bước thử nghiệm ở các dự án trồng rau sạch và chỉ trong thời gian ngắn đã thành công. Rau sạch có thể ăn ngay tại ruộng tại Lạc Dương (Lâm Đồng) chỉ sau 8 tháng thử nghiệm từ tháng 2/2014, “Làng Thần Kỳ” rau xà lách Mỹ sản xuất theo công nghệ Nhật Bản đã xuất hiện. Người có công biến mảnh đất cằn ấy thành vựa rau sạch nổi tiếng Lâm Đồng là 1 người Nhật Bản, ông Hironosi Tsuchiya – Giám đốc đại diện Quỹ Đầu tư HT Capital tại Việt Nam, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH An Phú Lacue. Hiện, lượng rau mà Công ty này hiện đang trồng, chăm sóc và thu hoạch đã được bán tại nhiều cửa hàng, siêu thị và quán ăn Nhật tại Việt Nam và cả xuất khẩu trở lại Nhật nữa. Chính nhờ tuân thủ quy trình kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm và giống đã giúp ranh xanh công nghệ trồng Nhật Bản sản xuất tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của phía Nhật Bản đưa ra. Nhắc đến câu chuyện ông Hironosi Tsuchiya đưa rau xà lách vào trồng tại Lạc Dương lại là chuyện thật kỳ công. Cách đây chưa lâu, khu vườn xà lách này của Cty chỉ là một vùng đất bạc màu với lởm chởm sỏi đá, cỏ bụi rậm rạp. Sau khi thuê được đất của bà con nông dân, ông Hironosi Tsuchiya đã quyết tâm biến vùng đất khó này thành “Làng Thần Kỳ” Nhật Bản tại Việt Nam. 2.3. Tổng quan tài liệu 2.3.1 Kỹ thuật trồng rau sạch - Chọn đất: Đất phải thích hợp cho yêu cầu của từng loại rau: Đất pha cát, phù sa ven sông, đất thịt hay đất sét pha. Khi trồng rau phải gần nguồn nước, nguồn phân. Khu trồng rau phải thuận tiện cho giao thôn gphân phối.
  15. 8 - Cày, bừa, phơi đất: Cày sâu để tăng chiều dầy tầng canh tác, phá vỡ lớp đất để cày.Phơi ải thường được áp dụng trước khi sửa soạn đất để diệt cỏ dại, mầm bệnh trong đất, làm đất khô ráo, thoáng khí, dễ làm đất hơn. - Lên liếp: Sau khi cày bừa, làm cỏ, cần tiến hành lên liếp tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt, đất được thoát nước và khâu chăm sóc được dễ dàng. Để rau có điều kiện hứng đủ ánh sáng cần chú ý hướng liếp. Hướng Đông Tây cho cây đủ ánh sáng nhất. - Đậy liếp bằng màng phủ nông nghiệp: Màng phủ nông nghiệp còn gọi là "màng bạt" hay "thảm", là một loại nhựa dẻo, mỏng chuyên dùng để phủ liếp trồng rau. Mục đích: Hạn chế côn trùng gây hại, hạn chế bệnh hại, ngăn ngừa cỏ dại, điều hòa độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất, giữ phân bón, tăng nhiệt độ đất, hạn chế độ phèn, mặn, tăng giá trị trái. Trồng rau sử dụng màng phủ nông nghiệp có thể khắc phục được một phần yếu tố bất lợi của môi trường, cải thiện phương pháp canh tác cổ truyền theo hướng công nghiệp hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. 2.4. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.4.1. Điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất của nơi thực tập - Kawakami Mura, huyện Minamisaku, tỉnh Nagano là một ngôi làng nằm ở phía tây của thủ đô Tokyo, Nhật bản, nơi đây được người dân Nhật gọi với cái tên ngôi làng Nông nghiệp “Thần Kỳ” Diện tích: 209,6 Km. Kinh độ 138 độ 34 phút 54 giây, Vĩ độ : 35 độ 58 phút 19 giây Độ cao TB : 1185m Cao nhất :2595m Thấp nhất : 1110m Tổng diện tích : 209621ha
  16. 9 Cao nguyên 328ha + Đất bằng :1882ha ( Ruộng) = 9% + Đất rừng :11862ha ( 56,6 % ) + Đất ở : 155ha ( 0,7 % ) + Khác : 6732ha ( 32,1 % ) Khí hậu : Nhiệt độ TB năm 8,1 độ : + nhiệt độ TB thấp nhất -3,7 độ + nhiệt độ TB cao nhất 20,6 độ Nhiệt độ cao nhất vào tháng 8 là : ( 30 độ ) Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 2 là : ( -18 độ ) Lượng mưa TB trong năm : 83,4 mm mưa nhiều nhất nhất vào các tháng trong năm tháng 9, 10, 11. - Từng là vùng đất đai cằn cỗi nằm sâu trong vách núi hẻo lánh với dân số chưa tới 4.000 người, là một trong những ngôi làng nghèo nhất nước Nhật vào những năm đầu thập niên 60-70 của thế kỷ 20. Thế nhưng nhờ việc trồng rau xà lách mà ngày nay Kawakami Mura trở thành một trong những ngôi làng giàu có nhất nhờ việc kinh doanh và phát triển nông nghiệp. - Hiện tại, làng Kawakami là một trong những biểu tượng cho tiềm năng nông nghiệp Nhật Bản. vậy điều gì đã tạo nên sự khác biệt của Kawakami? - Hiện tại Kawakami là ngôi làng giàu có nhất. Thu nhập bình quân hàng năm của các hộ dân ở đây là 25 triệu yên ( khoảng 5 tỉ đồng ) chỉ nhờ vào việc trồng rau xà lách. - Người dân ngôi trong ngôi làng này có sức khỏe và độ tuổi trung bình cao nhất Nhật Bản. - Hầu hết thế hệ trẻ lớn lên đều chọn theo con đường phát triển nông nghiệp của ngôi làng này. Vươn lên từ những điều bình dị nhất
  17. 10 - Vào những năm 1980, nhu cầu về rau nói chung và rau xà lách nói riêng của người dân Nhật quá cao, mà lúc đó điều người nông dân nghĩ rằng khó có thể phát triển và làm giàu từ nông nghiệp, thế nên họ cũng không mấy quan tâm đến việc này. Khi đó vị trưởng làng của vùng này đã đứng lên kêu gọi người dân canh tác, sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn chung của làng, một trong số những yêu cầu hàng đầu bắt buộc phải tuân theo đó là “ rau phải ăn được ngay tại vườn mà không cần rửa “, nếu hộ nào làm sai hoặc không tuân thủ sẽ bị loại trừ và cấm sản xuất. - Một thời gian sau khi quy trình sản xuất bắt đầu thành công người dân lập kênh truyền hình riêng, chuyên thông tin về quy trình trồng rau, kỹ thuật canh tác, để hướng dẫn và cung cấp thông tin đến mọi người trên cả nước thông qua kênh này. - Ngoài việc áp dụng nghiêm ngặt những kỹ thuật cao vào canh tác, nếu có dịp đến thăm kawakami bạn sẽ không khỏi bất ngờ với tầng lớp lao động nơi đây, vì tất cả những người cao tuổi ( 70-80 tuổi ) đều là lao động bên ngoài những cánh đồng rau rộng lớn và bạt ngàn một màu xanh tươi, theo thống kê, khoảng 63% người dân lao động ở làng Kawakami là trên 65 tuổi. - Các công việc của nông dân làng Kawakami bao gồm: trồng, thu hoạch, vẫn chuyển, thường diễn ra trong 6 tháng, từ tháng 4 đến tháng 10, thời gian còn lại do nhiệt độ nơi đây xuống quá thấp không thể canh tác được. - Dù thời gian canh tác chỉ ½ thời gian trong năm, nhưng năng suất cũng như nguồn lợi nhuận mang lại của loại rau này rất cao nên hầu hết cuộc sống của mọi người nơi đây rất thoải mái. Riêng năm 2014, theo thống kê thì Kawakami đã cung cấp ra thị trường trong nước đạt 60.000 tấn rau xà lách, thu về 16 tỉ yên ( khoảng 3.200 tỉ đồng ), một con số không thua kém bất kỳ một ngành công nghiệp nào. - Vào những khoảng thời gian trong năm không canh tác được do thời tiết, thì người dân nơi đây thường chọn cách hưởng thụ bằng việc đi du lịch,
  18. 11 nghỉ dưỡng ở những đất nước khác trên thế giới. Đến mùa sản xuất thì họ lại quay về tiếp tục bắt tay vào các công việc sản xuất rau của mình. - Với những kỹ thuật đã đúc rút được, Nhật Bản muốn chuyển giao sang các nước khác, trong đó có Việt Nam. Thời gian qua làng Kawakami đã tích cực tìm kiếm cơ hội hợp tác với Việt nam. Hiện nay làng đang tiếp nhận hơn 240 thực tập sinh nông nghiệp từ Việt Nam trên tổng số gần 1.000 thực tập sinh nước ngoài đang làm việc trên làng. - Qua tìm hiểu và khảo sát thực tế, Ninh Bình có điều kiện tự nhiên khá giống với Kawakami và có tiềm năng phát triển nông nghiệp rất lớn. Đồng thời định hướng phát triển về nông nghiệp ở Ninh Bình cũng giống như ở làng Kawakami . Với những điểm tương đồng, làng Kawakami mong muốn tăng cường giao lưu với tỉnh Ninh Bình, nhất là xây dựng mô hình điểm và chuyển giao kỹ thuật công nghệ sản xuất rau an toàn. Kết Luận: - Tính cấp thiết của việc đi thực tập: Rau sạch là thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của con người. Sản xuất rau hiện nay gặp nhiều khó khăn cùng với ô nhiễm môi trường làm cho chất lượng rau không đảm bảo, nhưng nhu cầu sử dụng rau xanh ngày càng tăng. Để có thể sản xuất rau sạch, rau an toàn thì cần có những quy trình đánh giá rau. Chính vì vậy tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường đất trồng rau xà lách tại 170- 1,Azusuyama, Kawakami–mura, Minamisaku-gun, tỉnh Nagano, Nhật Bản”. 2.4.2. Kỹ thuật trồng rau xà lách theo công nghệ nhật bản - Yêu cầu sinh thái của xà lách Khí hậu:nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển từ 18 –25ºC, độ ẩm khoảng 80 –90%. Thích hợp với quang chu kỳ ngày dài. Thổ nhưỡng: Xà lách có thể phát triển tốt ở nhiều loại đất khác nhau như: Sét nhẹ, bazan, feralit vàng đỏ pH tối thích 5.5 – 6.5. Từ lúc gieo hạt cho đến lúc cho thu hoạch trong khoảng từ 60 – 65 ngày. - Thời vụ: Xà lách có thể trồng được quanh năm.
  19. 12 - Làm đất: Rau xà lách có thể trồng trên nhiều loại đất,nhưngthích hợp nhất vẫn là đất thịt nhẹ, nhiều mùn,bằng phẳng (làm đất gieo xà lách cần phải băm nhỏ kỹ), đất dễ thoát nước, đất được cày, phơi ải từ 5-7 ngày trước khi lên luống mới. Đất được cày xới và dọn sạch tàn dư thựcvật, bón vôi (để nâng pH lên 5.5 – 6.6) cày trộn đều trong đất phơi ải 1 – 2 tuần (có thể dùng các hóa chất, chế phẩm xử lý đất như: Nokap, Mocap, Sincosin, ) sau đó lên luống rộng 1 m, chiều cao chuẩn 20cm, rãnh luống rộng 30 cm, chiều dài luống tuỳ theo kích thước thửa ruộng. Bón phân lót, xới và trộn đều phân. - Chuẩn bị đất kỹ tươi xốp, nhặt sạch cỏ dại,đá trên mặt ruộng còn tồn dư lại từ mùa vụ trước. 2.4.3. Mật độ, khoảng cách: Hàng x hàng: 45cm. Cây x cây: 25cm - Đặt cây vào giữa hố, lấp đất, nén nhẹ. Tránh trồng quá sâu hoặc quá cạn. - Sau khi trồng nên chú ý độ ẩm trong vòng 10 ngày để giúp cây bén rễ tốt. 2.4.4. Xử lý hạt giống và cách trồng: - Xử lý hạt giống trước khi trồng bằng Metalaxyl, Iprodion. - Gieo qua luống ươm rồi mới nhổ cẩy con đem trồng từ 20 – 23 ngày. Hoặc gieo thưa trực tiếp trên luống thông qua luống ươm. Sau khi gieo xong phủ qua một lớp rơm mỏng giữ ẩm cho đất.
  20. 13 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1.Đối tượng và phạm vi, thời gian nghiên cứu 3.1.1. Thời gian thực hiện Thời gian thực hiện từ ngày 19 tháng 04 năm 2017 đến 26 tháng 10 năm 2017 3.1.2. Phạm vi thực hiện - Đề tài phạm vi thực hiện đánh giá Quy trình sản xuất rau xà lách -an toàn. - Khu vực nghiên cứu tại 170-1,Azusuyama, Kawakami, Minamisaku – gun, Nagano, Nhật Bản. 3.2. Nội dung thực hiện - Cải tạo đất trước vụ gieo trồng mới. - Tạo luống đất và phủ bạt nilong cho đồng ruộng. - Ươm hạt giống. - Chuyển cây giống từ nhà kính sang trồng ở đồng ruộng. - Chăm sóc rau trong quá trình phát triển. - Thu hoạch. 3.3. Phương pháp thực hiện theo quy trình hướng dẫn của nhật - Đầu tiên phải tiến hành cải tạo đất: + Đánh giá thành phần dinh dưỡng trong đất và biện pháp bón phân cải tạo đất. - Tiến hành gieo ươm cây con trong nhà kính. - Đem cây con từ trong nhà kính ra ruộng trồng. - Chăm sóc rau trong thời kỳ rau sinh trưởng, phát triển: + Phun thuốc theo đúng lịch trình + Tưới nước + Nhổ cỏ cả trong và ngoài luống rau - Thu hoạch
  21. 14 PHẦN 4 KẾT QUẢ THỰC TẬP 4.1. Cải tạo đất trước vụ gieo trồng mới ( tháng 4 – tháng 5 ) - Vào tháng 4, Thời điểm có nhiều ngày nắng nhẹ thích hợp chuẩn bị cho vụ mùa mới. Là lúc người dân HTX kawakami bắt đầu chuẩn bị cây giống, sửa chữa lại nông cụ, thực hiện công tác kiểm tra ban đầu. Vào thời gian này việc thực tập sinh nước ngoài đến cùng hỗ trợ người dân thực hiện vụ mùa là hết sức cần thiết. Ban đầu đất trồng cần được sử lý. Đất sẽ được cày xới bằng các loại máy móc cỡ lớn, sau đó bón phân, tạo chất dinh dưỡng cho đất sau một mùa đông khắc nghiệt và sẵn sàng cho một vụ mùa bội thu sắp tới. 4.1.1. Làm đất, cày xới - Làm đất là khâu đầu tiên tôi được thực hiện. Đất được cày xới bằng những chiếc máy móc cỡ lớn. Chúng có thể cày sâu tới cả mét, tới cả những tầng đất cứng thậm chí là đá. Hình 4.1. Máy cày xới đất chuyên dụng
  22. 15 - Đá trên các ruộng cũng được nhặt và đem bỏ đi 1 nơi khác, nếu như ruộng quá nhiều đá thì chỉ phải nhặt những viên to. Không chỉ là đá mà những mảnh nilong còn sót lại từ mùa vụ trước, những chiếc túi bóng hay những cành cây khô cũng được nhặt và đem bỏ đi 1 nơi khác. Tuy chỉ là những hành động nhỏ nhưng tôi đã cảm nhận được cái sự tỉ mỉ từng chút từng chút một của người dân nơi đây. 4.1.2. Phân tích đất - Để giảm giá thành sản xuất cũng như cung cấp những sản phẩm rau ngon, sạch, an toàn, phải tiến hành phân tích đất từ đó cân bằng lượng dinh dưỡng cần thiết tối thiểu cho đất trồng trọt. - Phân tích đất được tiến hành trên 2 chiếc máy. Một chiếc máy là phân tích độ PH có giá trị 300man ( 600 triệu đồng ), chiếc còn lại là phân tích thành phần dinh dưỡng trong đất có giá 700man (1tỉ 400 triệu đồng ). Hình 4.2. Thực hành trực tiếp trong phòng thì nghiệm
  23. 16 - Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra P2O5, CaO, Mgo và K2O.Thí nghiệm này là để đánh giá EC ( Nếu EC nằm trong khoảng từ 0.2-0.4 ) là tốt nhất cho cây xà lách. - Nếu pH nằm trong khoảng từ 6.0-6.5 là tốt nhất để trồng cây xà lách. - Dựa vào kết quả phân tích tính toán sự thừa thiếu của các thành phần trong đất từ đó đưa ra các phương pháp xử lý để tạo sự cân bằng các thành phần phù hợp cho sự phát triển cây trồng. - Tiến hành tạo rãnh thoát nước cho đất sau khi san. Đây là những bước đầu tiên, nó thực sự quan trọng cho sau này. Nó sẽ quyết định đến thành phần dinh dưỡng để bón cho đồng ruộng. Nhờ có bước này nên người nông dân có thể hiểu được trên cánh đồng đó phù hợp với loại cây nào để từ đó có những phương án gieo trồng phù hợp nhất. 4.1.3. Phương án cải tạo và bón phân cho đất - Sau khi đã tiến hành phân tích người ta sẽ thấy được mức độ dinh dưỡng của đồng ruộng, thấy được ruộng đó thiếu những chất gì, đã có những chất gì và cần phải bón thêm những loại phân gì. Từ đó người dân sẽ có phương án cải tạo đất phù hợp nhất với loại rau họ sẽ trồng. - Người dân sẽ dự tính, tính toán được họ cần bón những loại phân gì, bón như thế nào và bón bao nhiêu. Sau đó họ sẽ đặt nhà máy sản xuất phân bón. + Ở đây mỗi hộ nông dân sẽ trực tiếp đặt phân bón tại các nhà máy sản xuất bón, người dân sẽ nêu rõ số lượng và những chất đã có và còn thiếu cho nhà máy sản xuất phân bón, nêu loại rau mà hộ nông dân đó dự định sản xuất. Nhà máy sản xuất phân bón sẽ có nhiệm vụ tính toán thành phần và sản xuất phân bón phù hợp nhất với từng hộ nông dân như vậy. Mỗi hộ nông dân sẽ có từng loại phân và cách bón khác nhau trên những đồng ruộng khác nhau. - Phân sẽ được bón bằng những chiếc máy chuyên dụng rất to. Phân được bón ngay sau khi đất được cày lên khoảng 1 tuần, sau khi bón xong đất sẽ được cày và xới đều bằng những chiếc máy với năng suất cao làm cho đất tơi và và rất xốp, rất rễ ràng cho việc trồng sau này.
  24. 17 Những chiếc máy thật sự khổng lồ, nó thực sự có năng suất làm việc rất cao, nếu ở Việt Nam cũng có những chiếc máy như vậy thì người nông dân Việt Nam sẽ bớt đi được những khổ cực. Hình 4.3: Bón vôi cho đất 4.2. Tạo luống đất và phủ bạt nilong ( Tháng 5 ) Đây là thời gian hoa đào, hoa mận nở rộ, ( HTX kawakami cao hơn so với mặt nước biển từ 900 m tới 1500 m, đây là điều kiện để hoa nở đồng loạt ). Mùa đông qua đi, thời tiết ấm lên, những ngày xuân dần tới, tràn ngập trong không khí ấy, những lễ hội truyền thống như lễ hội cải thảo. Khắp nơi, người dân tất bật chuẩn bị các loại phân bón cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Tiếp theo là làm đất bằng cách sử dụng máy làm đất maruchi. Nhờ công nghệ hiện đại của maruchi việc phủ bạt nilong giúp bạn hạn chế được việc sử dụng thuốc diệt cỏ và giảm đáng kể lượng phân bón hóa học, tạo ra quy trình sản xuất rau an toàn khép kín. Ngoài ra, bạt nilong cũng có tác dụng giữ nhiệt cho đất. Dần dần những luống đất phủ nilong giống như những sườn núi nhỏ hình thành.
  25. 18 Đây là một bước khá quan trọng, người dân yêu cầu rất tỉ mỉ. Những người dân yêu cầu luống được phủ bạt cần phải thẳng nhất có thể. Nếu có những chỗ bị lún xuống do có đá thì họ yêu cầu phải dùng tay để lấp đất cho bạt chạm tới. Thật sự rất cẩn thận ở bước này. 4.2.1. Chuẩn bị bạt nilong - Tùy thuộc vào tình hình thời tiết mà sử dụng các tấm nilong với màu đen, bạc, trắng kẻ sọc tương ứng. Phương pháp sử dụng các tấm bạt nilong này sẽ giúp cho việc giữ nhiệt, ngăn cỏ dại, giảm nhẹ bệnh, tăng năng suất cây trồng, mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, do hiện tượng trái đất ấm lên mà các tấm bạt màu trắng thường được sử dụng nhiều hơn, chúng giúp nhiệt độ đất không tăng quá nhiều, cũng như giúp phản xạ ánh sáng tốt hơn. - Ban lãnh đạo HTX Kawakami đã hướng dẫn người dân sử dụng bạt phủ cho đất, nên việc phủ bạt có thể tiến hành đồng loạt bằng máy Maruchi. Mỗi luống có chiều rộng 45cm, chiều cao chuẩn 20cm, bạt nilong được phủ lên trên luống đất với chiều rộng khoảng từ 130cm đến 135cm. 4.2.2. Tiến hành phủ bạt nilong - Tiến hành phủ bạt nilong cần 3 người. ( 1 người lái máy phủ bạt, 2 người còn lại mỗi người một đầu ruộng ). - Chiếc máy phủ bạt chạy từ đầu này sang đầu kia, máy tiến hành lên luống và phủ bạt luôn. - Nhiệm vụ của người đầu bên này là tạo rãnh, lên luống ban đầu để tạo điểm cho những chiếc rãnh của máy cày sâu xuống. - Người bên kia có nhiệm vụ cắt bạt sau khi máy đi hết 1 luống. - Mỗi lần chạy như vậy máy sẽ tạo được 2 luống, kích thước giống nhau và rất thẳng.
  26. 19 Hình 4.4: Phủ bạt maruchi 4.3. Ươm hạt giống ( Tháng 4 – Trung tuần tháng 8 ) 4.3.1. Hạt giống - Đối với rau Xà lách, thời gian là từ giữa tháng ba tới giữa tháng tám. Rau sẽ được thu hoạch và xuất đi vào giữa tháng sáu đến đầu tháng mười. - Tùy vào năng suất lao động, số lượng xuất hàng dự tính trong một ngày của từng hộ nông dân mà số lượng khay gieo và khoảng cách gieo hạt được điều chỉnh. - Hạt giống được tuyển chọn kỹ càng, có thể là nhập từ mỹ và cả trong nước cũng đáp ứng được. Giá mỗi lọ hạt giống rau xà lách rơi vào 5000 yên ( 1- 1,5 triệu đồng ).
  27. 20 4.3.2. Làm đất cho vào khay gieo hạt - Đất gieo hạt là loại đất chuyên dụng, được người dân mua về từ các nhà máy sản xuất. - Đất được cho vào máy trộn cùng với vôi, phân bón, mùn và nước theo một tỉ lệ nhất định. - Sau khi máy trộn đều đất ( khoảng 5-10 phút ) ta bắt đầu tiến hành cho đất vào khay. - Mỗi khay ( số lượng lỗ trắng đen bằng nhau xếp theo hàng 128 lỗ, 200 lỗ, 208 lỗ trong đó có 406 lỗ bằng giấy ). - Cho đất vào khay phải đảm bảo cho đất có độ chặt vừa phải, không được chặt quá cũng không lỏng quá, đảm bảo tạo được lỗ nhỏ trên khay để dễ dàng cho việc gieo hạt. 4.3.3. Tiến hành gieo hạt - Sử dụng thiết bị gieo hạt chuyên dụng pottoru với khay ở đáy có những lỗ nhỏ để cho hạt giống vào. Hình 4.5 Gieo hạt và khay - Sau khi cho hạt vào ta tiến hành phủ một lớp mùn trấu ở phía trên tạo lớp che phủ và giữ ẩm cho hạt. - Sau đó ta tiến hành cho khay đó vào ngâm trong dung dung dịch nước cho pha với phân để tạo độ ẩm và kích thích độ nảy mầm của hạt giống ( khoảng 1 phút ).
  28. 21 - Sau đó ta đem khay đã gieo hạt để vào một chiếc máy giữ nhiệt. Hình 4.6. Máy điều chỉnh nhiệt độ Nhiệt độ nảy mầm thích hợp: - Các loại rau xà lách từ 18 đến 20 độ. Sau khi nảy mầm, các cây con được xếp cẩn thận thành từng hàng trong nhà kính có trang bị hệ thống tưới nước cùng hệ thống thông gió Thời gian tưới nước: - Trong ngày nếu độ ẩm của đất không đủ sẽ tiến hành tưới nước tiếp. Quá trình này được thực hiện trước và sau 20 ngày. Ngoài ra, hệ thống thông gió cũng được quản lý ở khoảng 20 độ, mở vào buổi sáng và đóng lại vào buổi tối. Thêm nữa cần chú ý nhiệt độ của nhà kính vào ban đêm . Hình 4.7. Hình nhà kính
  29. 22 - Để tránh sâu bệnh việc lựa chọn các loại hạt giống rau cũng rất quan trọng. Gieo hạt họ yêu cầu tiến hành rất nhanh, ở hộ nông dân tôi làm thì chỉ tầm 15-20 phút. Họ có tính toán số lượng rất chi tiết để thực hiện xem mỗi ngày hay mỗi tuần gieo bao nhiêu khay. 4.4. Chuyển cây giống từ vườn ươm ra trồng ở ruộng ( Tháng 4 – Trung tuần tháng 8 ) 4.4.1. Tiến hành đưa rau ra ruộng - Sau khi gieo hạt từ 15 – 20 ngày ta có thể đem cây ra ruộng trồng. Trong giai đoạn này cần chú ý đến sự phát triển của cây mầm. - Cây con được đưa ra ruộng bằng xe ô tô. Cần chú ý không làm cây con bị gãy, để khay rau cẩn thận và không xếp trồng lên nhau. - Dựa vào kế hoạch đã có để tiến hành trình tự, thời gian trồng và lượng khay rau trồng mỗi ngày. 4.4.2. Tiến hành trồng - Khoảng cách giữa các lỗ gieo hạt trên luống rau Xà lách là 25cm, tại các vị trí đã được định sẵn, tạo các lỗ nhỏ và gieo hạt trên đó. - Tại mỗi thửa ruộng 10a có 8800 cây rau Xà lách các loại ( 45cm X 25cm ) được trồng. Hinh 4.8 Trồng rau xà lách
  30. 23 - Để giảm chi phí sử dụng phương pháp thâm canh tăng vụ trên một luống đất trồng. - Khi trồng rau xà lách cần chú ý. + Cần nhẹ nhàng tránh làm cây con bị tổn thương. + Đối với bầu có 2 cây cần ngắt bỏ chỉ để lại 1 cây. + Khi trồng phải để mặt trên của bầu cây bằng với tấm bạt ( nếu thấp thì cây con sẽ bị úng nước ). + Nếu khi trồng mà có đá ở trong những lỗ đã đục cần loại bỏ ra ngoài. + Khi trồng cây con phải thẳng, chống siêu vẹo. - Máy tính hóa quản lý lịch sử gieo trồng: + Các hộ nông dân ghi chép lại quá trình gieo trồng vào bảng theo dõi lịch sử gieo trồng. Các bảng theo dõi lịch sử gieo trồng này hiện nay đều được quản lý trên hệ thống máy tính. Cơ quan JA tại HTX Kawakami đã thiết lập thể chế xác nhận trách nhiệm quản lý gieo trồng đến từng vùng sản xuất. 4.5. Chăm sóc rau giai đoạn sinh trưởng ( Tháng 6 – Trung tuần tháng 9 ) 4.5.1. Quản lý cây trồng - Trong thời gian hanh khô, lượng mưa ít, cần chú ý công tác tưới tiêu. Nguồn nước tưới được lấy từ các trạm bơm trung tâm của làng,đường ống dẫn nước được nối từ trạm bớm đến từng đồng ruộng của mỗi hộ gia đình. Nguồn nước được kiểm định và đảm bảo cho phục vụ tưới tiêu. Hình 4.9 Tưới nước
  31. 24 Lúc này là thời điểm tưới nước cần đặc biệt chú ý. - Cần chú ý diệt cỏ bên trong cũng như xung quanh các luống rau. - Để giảm thiểu tối đa thiệt hại do sâu, bệnh cần thường xuyên quan sát tình trạng rau trồng, khi có biểu hiện của bệnh chú ý lựa chọn sử dụng các loại thuốc thích hợp. Sâu dịch bệnh thường dễ phát triển vào những ngày mưa kéo dài hoặc khô hạn . Hình 4.10 Phòng chống dịch bệnh - Công tác phòng chống dịch bệnh trước và sau mùa mưa là rất quan trọng. Ngoài ra cần lựa chọn các loại hạt giống có khả năng chống dịch bệnh cao. - Các loại thuốc trừ sâu cần được kiểm soát một cách chặt chẽ. Tuân thủ các quy định về cách sử dụng, số lượng sử dụng, ngày phun thuốc và phải nghi chép lại cụ thể. Nghiêm cấm việc phun thuốc trừ sâu trước ngày thu hoạch. Trước khi thu hoạch 3 ngày, phải nộp lại bản ghi chú thời gian phun thuốc trừ sâu cho hợp tác xã nông nghiệp. - Trong trường hợp thâm canh tăng vụ, để giảm thiểu công việc bón phân cho đất thì sẽ được phân ure, phân được bón trước khi san đất và phủ bạt nilon cho đến lúc thâm canh vụ thứ 2.
  32. 25 - Đảm bảo an toàn – an tâm: + Quản lý ghi chú hằng ngày về phòng chống dịch bệnh trong trồng trọt. Những ghi chú hằng ngày của các chủ hộ nông dân về phòng chống dịch bệnh được nhập vào kho dữ liệu chung. Căn cứ trên thông tin kho dữ liệu này thiết lập phương pháp trồng trọt an toàn. + Kiểm tra lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật thông qua cơ sở kiểm tra bên ngoài. Để đảm bảo tính an toàn của thực phẩm, luật an toàn thực phẩm đã được ra đời. Việc kiểm tra lượng tồn dư của các loại thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản đã được tích cực thực hiện định kỳ thông qua các cơ quan kiểm tra bên ngoài. - Ghi chép hàng ngày về phòng chống dịch bệnh. Thiết lập các tiêu chuẩn về việc theo dõi phòng chống dịch bệnh hàng ngày. Phổ biến , hướng dẫn đến các hộ nông dân các tiêu chuẩn này. Các hộ nông dân sẽ căn cứ trên các tiêu chuẩn, hàng ngày theo dõi, ghi chú vào sổ phòng chống dịch bệnh. Sổ phòng chống dịch bệnh này sẽ được kiểm tra bởi JA. 4.6 Thu hoạch ( Trung tuần tháng 7 – trung tuần tháng 10 ) - Thu hoạch rau xà lách kéo dài trong tầm 3 tháng là chính ( tháng 7, tháng 8, tháng 9 ). - Đầu tháng 7 vẫn còn chịu ảnh hưởng của mùa mưa. Tuy nhiên, sau những ngày mưa, là những ngày hè nắng gay gắt. Đây là giai đoạn bắt đầu áp dụng các phương pháp chống ảnh hưởng tia cực tím. Tại các ruộng rau, việc gieo trồng và xuất kho được tiến hành song song. Sau khi kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tình trạng sâu bệnh, từng cây rau được bọc trong túi xếp cẩn thận vào các hộp các tông và được chuyển đến các khu vực tập trung đóng gói. Tại các khu vực tập trung đóng gói, tất cả các nông sản sẽ được kiểm tra lại bởi các kiểm tra viên. Sản phẩm đạt chuẩn sẽ được cho vào máy làm lạnh chân không và được vận chuyển tới nơi tiêu thụ bằng xe bảo quản chuyên dụng. Sản phẩm không đạt tiêu chuẩn người nông dân có thể bán
  33. 26 với giá thấp hơn hoặc mang về thì sẽ không được nhận doanh thu cho các sản phẩm này. - Sang tháng 8, những ngàu hè oi bức vẫn tiếp diễn. Tại HTX Kawakami, để đảm bảo độ tươi ngon của nông sản, việc thu hoạch sẽ được hành vào sáng sớm và vẫn chuyển luôn đến các nơi tiêu thụ khi nắng chưa gay gắt. Thời gian này, người dân HTX trừ các trường hợp khẩn cấp, thường tránh việc ra ngoài, điện thoại cũng như duy trì thói quen đi ngủ vào lúc 8 giờ tối. Trong thời gian thu hoạch, các phương tiện như xe tải, máy kéo thường xuyên lưu thông nên khi tham gia giao thông cần cần chú ý giữ an toàn. Tháng 8 là tháng có nhiều lễ hội, như Lễ hội Obon, lễ hội pháo hoa đây là cơ hội tốt để các bạn trải nghiệm và giao lưu với người dân. - Vào tháng 9, ban ngày nhiệt độ thường cao, nhưng vào buổi sáng và chiều tối, trời thưởng trở lạnh. Đi kèm với những cơn mưa mùa thu là mùa bão về. Đối với nhà nông, đây là thời điểm cần phải tập trung cao độ nhất. Tại các ruộng rau, việc thu hoạch cũng như quản lý cây trồng vẫn tiến hành song song. Các loại rau Xà lách lá mềm có khả năng chống chịu bệnh kém vào nhưng ngày mưa. Vì vậy việc phòng bệnh là hết sức cần thiết. tùy từng loại cây sẽ sử dụng các loại thuốc trừ sâu tương ứng. Liều lượng thuốc trừ sâu cũng như thời gian phun trước khi thu hoạch bao nhiêu ngày được quy định rất rõ ràng, vì vậy phải nghiêm ngặt tuân thủ theo đúng quy định đã được đề ra. Trong trường hợp, phát hiện liều lượng thuốc trừ sâu vượt mức an toàn cho phép, việc xuất kho ngay lập tức sẽ bị đình chỉ. Do đó để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phải nghiêm túc chấp hành theo các quy định hướng dẫn tiêu chuẩn đã được đề ra. 4.6.1. Quá trình thu hoạch - Tùy từng loại rau, mà có quy định xuất kho khác nhau, căn cứ vào số lượng, độ dài, độ rộng, độ cuốn cảu lá để phân loại thành các sản phẩm cao cấp, thấp cấp, sản phẩm loại L là loại chất lượng cao, giá bán tốt nhất, đây cũng là mục đích của những người nông dân.
  34. 27 - Để có thể thu hoạch đúng thời điểm thích hợp, cần hết sức chú ý tới công tác giám sát tình trạng các loại rau trồng. - Đối với các loại rau xà lách, tại các vết cắt cần rửa lại cẩn thận bằng nước sạch đạt chuẩn ( như nước máy , vv ) - Tùy thuộc kích cỡ to nhỏ, cũng như tình trạng của lá bên ngoài để làm căn cứ phân loại chất lượng của các loại rau. Chất lượng khác nhau sẽ được để riêng biệt. Rau củ sẽ được xếp vào hộp cẩn thận theo số lượng đã được quy định. - Các cây rau bị sâu bệnh hoặc hư hại do ảnh hưởng của thời tiết đều bị loại bỏ. - Trên mỗi thùng các tông, cần được dán nhãn để phân biệt các loại hàng loại L, loại LA, loại S, loại B. - Tại thời điểm thu hoạch đầu tiên, chú ý cẩn thận không dẫm lên các bạt nilong, vì sẽ làm cho đất cứng lại, gây ảnh hướng đến mùa vụ canh tác thứ 2. Thu hoạch là bước rất quan trọng, vì nếu cắt rau không tốt sẽ ảnh hưởng đến giá bán cũng như chất lượng rau nên tôi được người dân nhắc rất kỹ mỗi lần ra thu hoạch. Những vết cắt phải là 1 mặt phẳng và chỉ cắt 1 vết duy nhất. Những điều này thật sự ở Việt Nam không có. 4.6.2. Quá trình vận chuyển - Nông sản được vận chuyển bằng xe tải, xe kéo đến nơi tập trung đóng gói. Khi dỡ nông sản cần cẩn thận bằng việc sử dụng các hộp để hàng chuyên dụng. - Trước khi vận chuyển rau vào kho tập trung, nếu ủng bị bẩn phải rửa sạch bằng nước máy. - Trong trường hợp các hộp các tông bị dính bùn, dùng khăn sạch thấm nước lau các vết bẩn. - Các loại thùng dùng để đóng gói nông sản: thùng các tông, container ( có rất nhiều loại ) - Sau khi viết hóa đơn xuất kho, nông sản sẽ được chuyển qua bước kiểm tra.
  35. 28 Hình 4.11. Rau xà lách được thu hoạch vào lúc 3h sáng Hình 4.12: Nhanh chóng thu hoạch rau xà lách lúc nắng đã lên 4.6.3. Đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm trong quá trình vận chuyển - Với vị trí địa lý thuận lợi nằm ở trung tâm của nước nhật, rau thu hoạch vào sáng sớm được vận chuyển ngay trong ngày đến các khu vực tiêu thụ lớn như: Tokyo, Osaka, Nagoya mà giữ nguyên độ tươi ngon. Ngay cả các vùng
  36. 29 xa xôi như Kyushu, HTX Kawakami cũng luôn cố gắng đưa các sản phẩm rau tươi ngon đến với người tiêu dùng nhanh nhất có thể. - Để hạn chế tối đa việc giảm chất lượng cũng như độ tươi ngon của rau trong quá trình vận chuyển, việc kiểm tra chất lượng sau khi vận chuyển được tiến hành định kỳ, và luôn nỗ lực hết sức vì bữa sáng tươi ngon của người tiêu dùng. - Để rau giữ được độ tươi ngon khi đến tay người tiêu dùng: rau sau thu hoạch sẽ được vận chuyển bằng các xe bảo quản lạnh chuyên dụng để tránh làm giảm chất lượng rau do nhiệt độ cao bên ngoài. Chúng tôi luôn tìm ra những phương pháp tối ưu nhất để cung cấp đến người tiêu dùng những sản phẩm tươi ngon nhất. - Tại các nơi tập trung rau, rau được bảo quản bằng thiết bị hút lạnh chân không. + Làm lạnh trong chân không nói tắt là giảm khí áp để giảm nhiệt độ điểm sôi. Nước ở áp suất thường sôi ở 100 độ C sẽ bốc hơi. Tuy nhiên, nếu ta giảm khí áp xuống thì nhiệt độ sôi của nước cũng giảm xuống dưới 100 độ C. Tóm lại: Giảm áp xuất thì ta sẽ đạt được nhiệt độ điểm sôi mong muốn. Từ nhiệt độ điểm sôi ta sẽ được nhiệt độ bảo quản rau mong muốn. Đồng thời khi ấy rau sẽ bốc hơi 1 lượng nước sấp xỉ 2% nên nhiệt độ rau sẽ giảm giảm. Và sẽ bảo quản được chất lượng rau một cách tốt nhất Hình 4.13 Kho bảo quản tập trung
  37. 30 4.7. Thu dọn sau mùa vụ ( Tháng 10 – trung tuần tháng 11 ) - Tiết trời sang thu, từng ngọn núi như được khoác lên mình chiếc áo vàng. Trời bắt đầu trở lạnh. Tiết thu, thời tiết dễ chịu. tuy nhiên vào sáng sớm và chiều tối, các bạn sẽ cảm nhận được cái lạnh của mùa đông đang dần tới nên chú ý giữ ấm. Trong HTX, người lớn cũng như trẻ em đều háo thức tham gia các ngày hội thể thao với những trò chơi vận động truyền thống. Nếu có thời gian, các bạn thực tập sinh cũng hòa mình cùng không khí lễ hội của làng. Tại các ruộng rau, công việc thu hoạch sẽ kéo dài đến giữa tháng và hạn chế dần việc thu hoạch rau vào sáng sớm. Đến cuối tháng, các tấm bạt nilong sẽ được gỡ bỏ. Công việc dọn dẹp sau mùa vụ bắt đầu. Tiếp đó là những chiếc máy kéo sẽ san phẳng đất. Quá trình làm đất kết thúc, những chiếc máy này sẽ được đem đi bảo trì, một mùa vụ kết thúc. - Những tấm bạt nilong được gỡ bỏ. Các ống túi nước gắn trên bạt nilong được gỡ ra, phơi khô, cho vào các túi chuyển dụng cắt đi để sử dụng cho các mùa vụ tiếp theo. Bạt nilong sẽ được tái sử dụng làm chất đốt cho các nhà máy ( nhà máy thép ) hoặc tái chế thành các khay nhựa. Hình 4.14 Thu dọn bạt maruchi
  38. 31 - Để chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo, máy kéo sẽ được sử dụng để bón phân hữu cơ cho đất. Cứ 10 hecta thì bón 2 tấn phân hữu cơ. - Để tránh đất bị bạc màu, các loại phân hữu cơ từ nguồn gốc từ lúa mạch, cây bột mì sẽ được sử dụng để bón cho đất. - Tùy vào tình trạng của đất canh tác mà các loại máy cày máy ủi được sử dụng để làm đất. Trước khi mùa đông tới, mọi công việc dọn dẹp, phục hồi đất sẽ được hoàn tất. Bài học kinh nghiệm: Qua những công việc tôi được làm cùng người dân nơi đây, tôi được dạy rất nhiều về sự tỉ mỉ, chau truốt đến từng li từng tí. Từ đó tôi nhận ra được cái tâm của người dân nơi đây, luôn đặt chất lượng rau lên hàng đầu, luôn coi rau mình đem bán như rau mình ăn. Luôn luôn làm khách hàng hài lòng dù là những người khó tính nhất. Không chỉ có vậy, tôi còn nhận ra rằng yếu tố về công nghệ là rất cần thiết, nó giúp giảm đi công sức của con người đi gấp hàng chục thậm chí hàng trăm lần. Nhưng yếu tố về con người luôn là quan trọng. Qua những ngày tháng bên Nhật Bản tôi nhận ra rằng chăm chỉ, cần cù luôn cần thiết. Chỉ có chăm chỉ mới giúp người dân ở ngôi làng Kawakami trở nên thần kỳ như vậy chứ không có phép màu nào biến ngồi làng thần 1 ngôi làng được gọi với cái tên “ Làng Thần Kỳ” như vậy. 4.8 Đề xuất giải pháp cải tạo Môi Trường đất ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho bản thân. Ô nhiễm đất hay ô nhiễm môi trường nói chung gây ra các hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Một khi đất đã bị ô nhiễm thì vấn đề xử lý nó cực kỳ khó khăn và tốn kém. Phải kết hợp nhiều biện pháp đồng thời thì mới dần trả lại sự cân bằng trong đất. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, vấn đề ô nhiễm đất đang là vấn đề báo động. Thực trạng này đang đặt ra vấn đề cho con người những bài toán nan giải liên quan đến vấn đề cải tạo đất, trả lại sự cân bằng cho đất.
  39. 32 Qua quá trình thực hiện đề tài đã rút ra được một số biện pháp. Các biện pháp đó như sau: Biện pháp phòng. Các biện pháp này được tiến hành thường xuyên nhằm mục đích phát hiện sự ô nhiễm.  Đưa luật môi trường vào cuộc sống Thường xuyên giáo dục mọi người thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như: phân loại rác thải: hữu cơ, vô cơ. Không vứt rác bừa bãi, không sử dụng thuốc trừ sâu không có trong danh mục được phép sử dụng, Bổ sung thường xuyên các luật mới về môi trường. Đưa ra biện pháp nâng cao ý thức của mọi người nhằm bảo vệ môi trường nói chung và đất nói riêng.  Phân tích đất Biện pháp này thực chất là tiến hành các thí nghiệm, lấy mẫu đất để đo đạc các thông số, tính chất hoá lý của đất để từ đó đưa ra được mức độ ô nhiễm của đất. Căn cứ vào các thông số thu được, lập các bài toán chuyên môn để có giải pháp. 3.Cách ly nguồn ô nhiễm - Vận hành khép kín các khu công nghiệp. Có hệ thống xử lý nước thải, Hóa chất độc hại trước khi thải ra môi trường. Khống chế các chất thải rắn, lỏng, khí. Mở rộng và phát triển công nghệ tuần hoàn kín hoặc xử lý chất thải để giẩmhợc loại bỏ hoàn toàn các chất gây ô nhiễm. - Xây dựng các khu công ngiệp cách xa nơi dân cư, nơi trồng trọt, chăn nuôi, nơi gần nguồn nước sinh hoạt. - Thường xuyên rà soát để loại bỏ các loại thực phẩm, các loại hóa chất, thuốc trừ sâu độc hại ảnh hưởng đến đất, đến con người. Có biện pháp nắm được lượng nông dược hoá học, hạn chế sử dụng thuốc bảo về thực vật có độ độc cao.
  40. 33 4. Áp dụng các biện pháp sinh học - Sử dụng các giống cây có tính kháng bệnh tốt - Sử dụng các loại thuốc gốc sinh học, thảo mộc ít ảnh hưởng tới đất, thiên địch. Biện pháp khắc phục Trong trường hợp phát hiện đất bị ô nhiễm rồi thì tiến hành các biện pháp sau: - Sử dụng các chất kiềm như CaCO3, CaO, Ca(OH)2 và các muối photphat kiềm để khử chua đất - Bón chủ yếu phân hữu cơ vào đất nhằm tăng cường lượng vi sinh vật trong đất, có tác dụng làm tăng độ phì của đất, giúp đất giàu dinh dưỡng trở lại. -Luân canh cây trồng trong một mùa vụ trên một diện tích đất trồng trọt - Cày thật sâu để thay đổi lớp đất trên mặt -Xen canh: thay đổi cây trồng trên cùng một chân đất. - Sử dụng nguồn nước đạt qui chuẩn về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu. - Xử lý ô nhiễm bằng các phương pháp sinh học. Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra các quy trình sinh học khép kín dựa trên sự phân huỷ của thực vật, vi sinh vật. Các biện pháp này sau khi được áp dụng sẽ trả lại cho đất sự cân bằng vốn có, giúp làm sạch đất, cân bằng ion, các bằng các yếu tố sinh hoá trong đất.  Bài học kinh nghiệm cho bản thân: Hiểu biết về đất, về vấn đề nhiễm đất giúp chúng ta ý thức hơn về vấn đề này. Một khi chúng ta ý thức được ảnh hưởng của ô nhiễm đất đối với con người, chúng ta sẽ có biện pháp bảo vệ nó. Và một khi số người nhận thức càng đông thì môi trường nói chung và đất nói riêng sẽ được bảo vệ.
  41. 34 PHẦN 5 KẾT LUẬN - Qua 7 tháng thực tập tại ngôi làng Kawakami, và được trải nghiệm tất cả những công việc mà người dân nơi đây đã làm tôi cảm thấy thực sự khâm phục họ, không chỉ về sự chăm chỉ, về tính kỷ luật mà còn vì coi chất lượng rau mình đem bán như trồng cho chính bản thân mình ăn. Người dân nơi đây luôn coi trọng chất lượng rau là hàng đầu, uy tín chất lượng và mức độ tin tưởng vào độ an toàn cũng được đặt lên trên hết. - Để mà nói đến công nghệ thì nơi đây có một nền nông nghiệp thực sự tiên tiến, những chiếc máy cày máy bừa thực sự khổng lồ, những công việc đơn giản như gieo hạt hay đóng hộp cũng được cơ giới máy móc. Nó không hề rẻ một chút nào nhưng tôi thấy mỗi hộ gia đình cũng phải sở hữu vài chiếc. - Nói về những công việc của nông nghiệp nơi đây thì tôi thấy nó thực sự không phải là cái gì đó quá to tát, những công việc đơn giản mà ở Việt Nam tôi cũng đã từng làm rồi như gieo hạt rau, trồng rau hay tưới nước chăm sóc rau nó cũng diễn ra như vậy, nhưng ở đây nó tuân thủ những nguyên tắc chặt chẽ đến từng li từng tí. Họ yêu cầu chất lượng rau nên mỗi công việc thu hoạch là vất vả nhất, dậy rất sớm để cắt rau thì ở việt nam không có. 5.1. Để áp dụng vào Việt Nam - Theo tôi để áp dụng mô hình rau sạch theo công nghệ Nhật Bản vào Việt Nam thì hoàn toàn có thể áp dụng được. - Đầu tiên tôi thấy khí hậu tuy không phải là quá giống với bên Nhật nhưng hoàn toàn có thể trồng được ở một số vùng như Đà Lạt. - Về công nghệ thì ta không thể đầu tư một chi phí lớn như bên nhật vào áp dụng công nghệ được nhưng ta hoàn toàn có thể sử dụng những trang thiết bị sẵn có ở Việt Nam với chi phí nhỏ hơn gấp nhiều lần. - Về vấn đề sản xuất thì ta không áp dụng hoàn toàn những gì ta học được bên nhật ta áp dụng vào Việt Nam mà ta cần cải tiến cho nó phù hợp nhất với chi phí cũng như điều kiện của nước ta.
  42. 35 5.2. Đề xuất giải pháp sản xuất rau an toàn tại Việt Nam - Để có thể áp dụng công nghệ sản xuất rau xà lách từ Nhật Bản cần có thêm thời gian nghiên cứu cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu cũng như là cái gì nên áp dụng và không nên áp dụng vào Việt Nam. - Cần có những mô hình nhỏ để thử nghiệm các loại giống từ Nhật Bản để chọn ra được những loại cây giống phù hợp nhất.
  43. 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Kỹ thuật trồng rau sạch: PGS.TS. Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng. 2. Cẩm nang trồng rau ăn lá an toàn: Sở Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn TP. Hồ Chí Minh – Trung tâm khuyến nông. II. Tài liệu trích dẫn từ INTERNET  Làng nông nghiệp ở Nhật Bản: [ngày truy cập 5/7/2018]  Thông tin làng kawakami-mura. III. Từng làng kawakami. Hiệp hội nông nghiệp quốc tế kawakami-mura. Hiệp hội hỗ trợ du học sinh CHIKYUJIN.