Khóa luận Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - CN TP.HCM

pdf 85 trang thiennha21 23/04/2022 5400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - CN TP.HCM", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_giai_phap_nang_cao_kha_nang_huy_dong_von_tien_gui.pdf

Nội dung text: Khóa luận Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - CN TP.HCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP.HCM – CHI NHÁNH TP.HCM Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Hải Nam Sinh viên thực hiện: Phạm Mạnh Tiến MSSV: 1311190726 Lớp: 13DTDN03 TP.HCM, 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài khóa luận này là do tôi trực tiếp nghiên cứu và thực hiện. Những số liệu trong bài khóa luận này là hoàn toàn trung thực và khách quan. Mọi tham khảo trong khóa luận đều được trích dẫn tên tác giả, nguồn nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với những số liệu trong khóa luận này. TP.HCM, ngày 01 tháng 05 năm 2017 Sinh viên Phạm Mạnh Tiến i
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy – Thạc sỹ Phạm Hải Nam, người thầy đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm tôi học tập tại trường. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để tôi bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Tôi chân thành cảm ơn Trưởng đơn vị, các Anh Chị của Phòng Dịch vụ khách hàng và ngân quỹ - CN TP.HCM - Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đã cho phép, nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều thuận lợi để tôi được thực tập tại Ngân hàng, cọ xát với thực tế và đã cung cấp số liệu để tôi có thể hoàn thành tốt bài khóa luận của mình. Do còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên trong quá trình thực tập không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô, các Anh, Chị để tôi có thể hoàn thành tốt hơn bài Khóa luận này. Cuối cùng tôi kính chúc quý Thầy, Cô Trường Đại học Công nghệ TP.HCM dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng thời kính chúc các Anh, Chị trong Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – CN TP.HCM luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc. Sinh viên Phạm Mạnh Tiến ii
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN I LỜI CẢM ƠN II DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT XI DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG XII DANH SÁCH BIỂU ĐỐ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH XIV CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 1.5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: 5 CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3 2.1 NGUỒN VỐN TIỀN GỬI VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN TIỀN GỬI 3 2.1.1 Khái niệm nguồn vốn tiền gửi 3 2.1.2 Các loại hình tiền gửi 3 2.1.2.1 Tiền gửi thanh toán 3 2.1.2.2 Tiền gửi tiết kiệm 3 2.1.2.3 Tiền gửi khác 5 2.1.3 Vai trò của nguồn vốn tiền gửi 5 2.1.3.1 Đối với nền kinh tế 5 2.1.3.2 Đối với ngân hàng 5 2.1.3.3 Đối với người gửi tiền 6 2.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6 iii
  5. 2.2.1 Yếu tố chủ quan 6 2.2.1.1 Lãi suất 6 2.2.1.2 Chất lượng, tiện ích và mức độ đa dạng của sản phẩm, dịch vụ 7 2.2.1.3 Uy tín và năng lực tài chính của ngân hàng 7 2.2.1.4 Cơ sở vật chất và mạng lưới hoạt động 8 2.2.1.5 Đội ngũ nhân sự của ngân hàng 8 2.2.1.6 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng 8 2.2.2 Yếu tố khách quan 8 2.2.2.1 Thu nhập và thói quen sử dụng tiền mặt của người dân 8 2.2.2.2 Tính cạnh tranh của các ngân hàng 9 2.2.2.3 Môi trường pháp lý và chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương 9 2.2.2.4 Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội 10 2.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NHTM 10 2.3.1 Cơ cấu vốn tiền gửi 10 2.3.2 Chi phí huy động vốn tiền gửi 10 2.3.2.1 Chi phí lãi 10 2.3.2.2 Chi phí phi lãi 11 2.3.3 Tỷ lệ tăng trưởng vốn tiền gửi 11 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CN TP.HCM 12 3.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh 12 3.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển 12 3.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và định hướng phát triển 13 3.1.3 Ngành nghề kinh doanh 14 3.1.4 Thị phần và khả năng cạnh tranh 14 3.1.5 Mạng lưới kênh phân phối 15 3.1.6 Các giải thưởng tiêu biểu 15 3.1.7 Cơ cấu tổ chức 17 3.1.8 Tình hình hoạt động kinh doanh của HDBank giai đoạn 2014 – 2016 17 3.1.8.1 Kết quả huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư 17 3.1.8.2 Kết quả hoạt động tín dụng 19 3.1.8.3 Các chỉ số tài chính chủ yếu 21 iv
  6. 3.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – CN TP.HCM 21 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 21 3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ 22 3.2.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban 23 3.2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2013 – 2016 24 3.2.4.1 Tình hình huy động vốn 24 3.2.4.2 Tình hình cho vay 26 3.2.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 27 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CN TP.HCM 28 4.1 CÁC SẢN PHẨM HUY ĐỘNG TIỀN GỬI HIỆN NAY VÀ QUY TRÌNH HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CN TP.HCM . 28 4.1.1 Các sản phẩm huy động tiền gửi hiện nay 28 4.1.1.1 Tiền gửi không kỳ hạn 28 4.1.1.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 29 4.1.2 Quy trình huy động tiền gửi 32 4.1.2.1 Quy trình gửi tiết kiệm tại quầy giao dịch 32 4.1.2.2 Quy trình rút tiết kiệm tại quầy giao dịch 34 4.2 THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CN TP.HCM 35 4.2.1 Cơ cấu vốn tiền gửi 35 4.2.1.1 Cơ cấu vốn tiền gửi theo kỳ hạn 36 4.2.1.2 Cơ cấu vốn tiền gửi theo loại tiền gửi 40 4.2.1.3 Cơ cấu vốn tiền gửi theo đối tượng 44 4.2.1.4 Cơ cấu vốn tiền gửi theo loại tiền huy động 47 4.2.2 Chi phí huy động vốn tiền gửi 49 4.2.3 Tỷ lệ tăng trưởng vốn tiền gửi 51 4.2.3.1 Quy mô huy động vốn tiền gửi của HDBank CN TP.HCM giai đoạn 2013 - 2016 51 v
  7. 4.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CN TP.HCM 53 4.3.3 Yếu tố chủ quan 53 4.3.3.1 Lãi suất 53 4.3.3.2 Chất lượng, tiện ích và mức độ đa dạng của sản phẩm, dịch vụ 53 4.3.3.3 Đội ngũ nhân sự của ngân hàng 54 4.3.2 Yếu tố khách quan 54 4.3.2.1 Thu nhập và thói quen sử dụng tiền mặt của người dân 54 4.3.2.2 Tính cạnh tranh của các ngân hàng 55 4.4 ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CN TP.HCM 55 4.4.1 Kết quả đạt được 55 4.4.2 Hạn chế 56 4.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 58 4.4.3.1 Nguyên nhân chủ quan 58 4.4.3.2 Nguyên nhân khách quan 58 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CN TP.HCM . 59 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CN TP.HCM 59 5.1.1 Dự báo nhu cầu tiết kiệm và thanh toán của khách hàng trên địa bàn đến năm 2020 59 5.1.2 Chiến lược phát triển của HDBank CN TP.HCM 60 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CN TP.HCM 61 5.2.1 Đảm bảo vận hành ổn định của hệ thống phần cứng và phần mềm công nghệ thông tin 61 5.2.2 Phát triển sản phẩm 62 5.2.3 Phát triển thương hiệu HDBank 63 5.2.4 Các giải pháp hỗ trợ 64 5.2.4.1 Công tác nhân sự 64 vi
  8. 5.2.4.2 Xây dựng chiến lược marketing hiệu quả 65 5.2.4.3 Thực thi chính sách lãi suất linh hoạt, mềm dẻo 66 KẾT LUẬN 67 PHỤ LỤC 4.1 69 PHỤ LỤC 4.2 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 vii
  9. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU VIẾT TẮT DIỄN GIẢI 1 GDV Giao dịch viên 2 HDBANK Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển thành phố Hồ Chí Minh 3 KH Khách hàng 4 KHCN Khách hàng cá nhân 5 KHDN Khách hàng doanh nghiệp 6 NHNN Ngân hàng nhà nước 7 NHTM Ngân hàng thương mại 8 TGKKH Tiền gửi không kỳ hạn 9 TGTKCKH Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 10 TGTT Tiền gửi thanh toán 11 TMCP Thương mại cổ phần 12 TTK Thẻ tiết kiệm xi
  10. DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG STT TÊN BẢNG TRANG 18 Bảng 3.1 Quy mô nguồn vốn tiền gửi tại HDBank giai đoạn 2014 - 2016 20 Bảng 3.2 Dư nợ tín dụng của HDBank giai đoạn 2014 - 2016 21 Bảng 3.3 Các chỉ số tài chính giai đoạn 2015 - 2016 25 Bảng 3.4 Biến động tổng nguồn vốn huy động của HDBank CN TP.HCM từ năm 2013 - 2016 26 Bảng 3.5 Tình hình cho vay của HDBank CN TP.HCM năm 2013 - 2016 36 Bảng 4.1 Tình hình huy động vốn tiền gửi theo kỳ hạn đối với KHDN và KHCN của HDBank CN TP.HCM từ năm 2013 - 2016 37, 38 Bảng 4.2 Tình hình huy động vốn tiền gửi theo kỳ hạn của HDBank CN TP.HCM từ năm 2013 - 2016 43 Bảng 4.3 Tình hình huy động vốn tiền gửi theo loại tiền gửi của HDBank CN TP.HCM từ năm 2013 - 2016 44, 45 Bảng 4.4 Tỷ trọng các loại tiền gửi theo độ tuổi của HDBank CN TP.HCM từ năm 2013 - 2016 46 Bảng 4.5 Tình hình huy động vốn tiền gửi theo giới tính của HDBank CN TP.HCM từ năm 2013 - 2016 47 Bảng 4.6 Tỷ trọng các loại tiền gửi theo nghề nghiệp của HDBank CN TP.HCM từ năm 2013 – 2016 xi
  11. 48 Bảng 4.7 Tình hình huy động vốn tiền gửi theo loại tiền huy động của HDBank CN TP.HCM từ năm 2013 – 2016 50 Bảng 4.8 Tình hình chi phí huy động vốn tiền gửi của HDBank CN TP.HCM giai đoạn 2013 – 2016 51, 52 Bảng 4.9 Tình hình huy động vốn tiền gửi của HDBank CN TP.HCM từ năm 2013 – 2016 xi
  12. DANH SÁCH BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH 27 Biểu đồ 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của HDBank CN TP.HCM từ năm 2013 - 2016 39 Biểu đồ 4.1 Tỷ trọng huy động vốn tiền gửi theo kỳ hạn các năm 2013, 2014, 2015, 2016 của HDBank CN TP.HCM 42 Biểu đồ 4.2 Tình hình biến động vốn tiền gửi theo loại tiền gửi của HDBank CN TP.HCM từ năm 2013 – 2016 49 Biểu đồ 4.3 Tình hình biến động vốn tiền gửi theo loại tiền huy động của HDBank CN TP.HCM từ năm 2013 – 2016 17 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của HDBank 23 Sơ đồ 3.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – CN TP.HCM 32 Sơ đồ 4.1 Quy trình gửi tiết kiệm tại HDBank CN TP.HCM 34 Sơ đồ 4.2 Quy trình rút tiết kiệm tại HDBank CN TP.HCM xi
  13. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Vốn là một trong những yếu tố căn bản của mọi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Với ngành ngân hàng, vốn lại càng đóng một vai trò quan trọng do tính chất đặc biệt của ngân hàng là kinh doanh quyền sử dụng tiền tệ. Nguồn vốn huy động là cơ sở để ngân hàng tiến hành các hoạt động như cho vay, đầu tư, dự trữ .mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Vai trò của vốn đối với các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng là điều kiện tiền đề, đảm bảo sự tồn tại ổn định và phát triển. Vốn huy động của ngân hàng thương mại chủ yếu bao gồm: nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế, huy động từ tầng lớp dân cư và nguồn vốn đi vay. Để huy động được nguồn vốn đảm bảo chất lượng và số lượng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong quá trình hoạt động của các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, việc có quá nhiều ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính được quyền kinh doanh tiền tệ hoạt động thì việc huy động là một bài toán khó đối với ngân hàng. Bên cạnh đó, việc phát triển hàng loạt các kênh đầu tư hấp dẫn khác trong nước như bất động sản, vàng, chứng khoán, ngoại hối khiến nguồn vốn chảy vào ngân hàng giảm đi đáng kể. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các tổ chức tín dụng và các chủ thể khác trong nền kinh tế (các ngân hàng khác, các công ty bảo hiểm, ) đã làm cho Ngân hàng Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và CN TP.HCM nói riêng đứng trước những thách thức rất lớn, đòi hỏi cần thiết sự quan tâm đặc biệt đến công tác huy động để cải thiện tình trạng huy động vốn, trong đó huy động tiền gửi chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng. Nhận thức tầm quan trọng của công tác huy động vốn đối với nền kinh tế cũng như chính sự tồn tại của Ngân hàng, đề tài “Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – CN TP.HCM” được lựa chọn nghiên cứu. 1.2 Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung vào nghiên cứu và tìm ra giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh – CN TP.HCM. Cụ thể:  Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại. 1
  14.  Phân tích thực trạng huy động vốn tiền gửi tại HDBank CN TP.HCM giai đoạn 2013 – 2016.  Đánh giá về hoạt động huy động vốn tiền gửi tại HDBank CN TP.HCM.  Đưa ra giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tiền gửi tại HDBank CN TP.HCM. 1.3 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi HDBank CN TP.HCM 1.4 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích kinh tế, tổng hợp và so sánh số liệu. 1.5 Kết cấu của đề tài: 5 chương Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại Chương 3: Giới thiệu về ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM – CN TP.HCM Chương 4: Thực trạng huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM – CN TP.HCM Chương 5: Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM – CN TP.HCM 2
  15. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1 Nguồn vốn tiền gửi và vai trò của nguồn vốn tiền gửi 2.1.1 Khái niệm nguồn vốn tiền gửi Theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: Tiền gửi là tiền mà các doanh nghiệp và cá nhân gửi vào ngân hàng thương mại nhằm mục đích phục vụ các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tiết kiệm và một số mục đích khác; là giá trị tiền tệ mà NHTM nhận được từ khách hàng là cá nhân hoặc tổ chức kinh tế. Đặc điểm cơ bản của nguồn vốn này là không thuộc sở hữu của ngân hàng thương mại. Tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn và là cơ sở tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Để gia tăng vốn tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau. Tiền gửi đa dạng về loại hình, kỳ hạn và phân tán khắp nơi. Vốn huy động tiền gửi hình thành từ hai nguồn chính: Tiền gửi của các cá nhân và tiền gửi từ các tổ chức kinh tế. 2.1.2 Các loại hình tiền gửi 2.1.2.1 Tiền gửi thanh toán Tiền gửi thanh toán là loại hình tiền gửi không kỳ hạn được sử dụng với mục đích chủ yếu là thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán như: séc lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh nhất của khách hàng. Ngoài ra, đối với khách hàng là các tổ chức có thể sử dụng kèm dịch vụ thấu chi trên tài khoản tiền gửi thanh toán. Tổng số dư của các tài khoản tiền gửi thanh toán thường rất lớn nên ngân hàng có thể dùng để cho vay bằng cách sử dụng số dư của khách hàng này để bù đắp cho khách hàng khác. Như vậy, đặc điểm chính của loại tiền gửi này là: không giới hạn về thời gian, linh hoạt, mức độ biến động lớn, chi phí ngân hàng phải trả cho khách hàng rất thấp. 2.1.2.2 Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm là một hình thức huy động vốn truyền thống và phổ biến của các ngân hàng; là tiền tiết kiệm hoặc để dành của các tầng lớp dân cư, đem gửi vào ngân hàng để hưởng lãi. Theo đó, khác với tiền gửi thanh toán, đối tượng gửi tiền tiết kiệm phải là cá nhân và không thể sử dụng các dịch vụ thanh toán như tiền gửi thanh toán. 3
  16. Đây là nguồn vốn tiềm năng của ngân hàng, vì vậy để tăng nguồn vốn này, ngoài chính sách lãi suất thích hợp nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, các ngân hàng còn đưa ra rất nhiều chương trình khuyến mãi nhằm thu hút bộ phận gửi tiền tiết kiệm dân cư như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm đảm bảo bằng vàng Hình thức phổ biến của tiền gửi này là tiết kiệm sổ (ngân hàng cấp cho người gửi tiền một sổ dùng để gửi tiền vào và rút tiền ra, đồng thời cũng dùng để xác nhận số tiền đã gửi). Ngoài ra trên thị trường, một số ngân hàng đã áp dụng tiết kiệm điện tử vào hệ thống ngân hàng của mình để phục vụ khách hàng. Các ngân hàng có thể huy động tiền gửi tiết kiệm bằng cả VND và ngoại tệ. Tiền gửi tiết kiệm được chia làm hai loại: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. 2.1.2.2.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Là hình thức tiết kiệm mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào không cần báo trước cho ngân hàng. Đối tượng gửi chủ yếu là những người tiết kiệm, dành dụm nhưng không xác định trước thời điểm chi tiêu nên chỉ gửi không kỳ hạn. Do đó, tiền gửi này không gửi vì mục đích thanh toán mà hầu như là dùng để trang trải cho những chi tiêu cần thiết, đột xuất; gửi với mục đích an toàn; ngoài ra còn thu được một khoản lợi tức được tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, quyền sử dụng vốn vẫn được chuyển từ khách hàng sang cho ngân hàng nhưng ngân hàng phải chịu chi phí cao hơn để đảm bảo chi trả nhu cầu rút vốn đột xuất của khách hàng, ngân hàng ít có được sự chủ động trong việc cân đối giữa huy động và cho vay. 2.1.2.2.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Là một cam kết gửi tiền giữa khách hàng và ngân hàng trong một kỳ hạn nhất định. Mục đích của khách hàng khi đến với loại tiết kiệm này là kiếm lợi và an toàn. Với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, quyền sử dụng vốn được chuyển giao từ khách hàng sang ngân hàng; ngân hàng có thể chủ động cân đối đầu tư cho vay nên lãi suất thường cao hơn lãi suất của tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn, khách hàng thường chỉ được rút vốn khi đến hạn; nếu rút trước hạn phải được sự đồng ý của ngân hàng và chỉ được hưởng lãi suất của tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, đồng thời cũng không được rút trước hạn từng phần. 4
  17. Đến hết kỳ hạn gửi tiền, nếu khách hàng không rút tiền, ngân hàng sẽ nhập tiền lãi vào gốc và tái gửi tự động. Lãi của tiền gửi có thể được trả trước hay sau. Đặc biệt, tất cả các sổ tiết kiệm đều có thể được xem là tài sản cầm cố để vay vốn hay là chứng từ có giá để chiết khấu đối với một số ngân hàng. Để đa dạng hóa và tạo thêm tính tiện ích của loại hình tiền gửi này, nhằm thu hút khách hàng, giúp ngân hàng tăng thị phần huy động, các ngân hàng còn đưa ra một số loại hình tiết kiệm mới như: Tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm tích lũy tương lai, tiết kiệm tự động, tiết kiệm tiền lãi trao ngay, 2.1.2.3 Tiền gửi khác Ngoài các loại hình tiền gửi trên, các ngân hàng còn có một số loại hình tiền gửi khác nhằm đáp ứng những nhu cầu mục đích khác nhau của khách hàng. Điển hình như: Tiền gửi vốn chuyên dùng: Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ chuyên dùng vào một mục đích nhất định của khách hàng gửi tại ngân hàng như vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tiền gửi Ban quản lý công trình xây dựng cơ bản , được áp dụng đối với tổ chức kinh tế và tổ chức tài chính trong và ngoài nước. Tiền gửi ký quỹ: Là tiền gửi không thời hạn hoặc có kỳ hạn của tổ chức tại ngân hàng nhằm đảm bảo việc thực hiện một nghĩa vụ tài chính của tổ chức đó đối với ngân hàng hoặc các bên liên quan. Tiền gửi kinh doanh chứng khoán: Là tài khoản tiền gửi thanh toán phục vụ cho các nhà đầu tư chứng khoán mở tài khoản giao dịch tại công ty chứng khoán mà công ty chứng khoán đó chỉ định khách hàng thực hiện mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. 2.1.3 Vai trò của nguồn vốn tiền gửi 2.1.3.1 Đối với nền kinh tế Chức năng huy động nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và mở rộng quy mô sản xuất. Nhờ đó, ngân hàng đã biến vốn nhàn rỗi thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 2.1.3.2 Đối với ngân hàng Nguồn vốn tiền gửi là nguồn vốn chủ yếu để thực hiện các nghiệp vụ sinh lời của ngân hàng như cho vay, đầu tư, cung cấp các dịch vụ thanh toán, 5
  18. Quy mô nguồn vốn tiền gửi thể hiện năng lực tài chính và uy tín của ngân hàng. Nguồn vốn huy động càng lớn càng thể hiện năng lực tài chính mạnh mẽ và sự tin tưởng của khách hàng vào ngân hàng, góp phần củng cố vững chắc vị thế của ngân hàng trên thị trường. Vì là nguồn vốn chủ yếu, ngân hàng phải đảm bảo an toàn cho người gửi tiền, do đó: + Ngân hàng buộc phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. + Ngân hàng không được trực tiếp kinh doanh một số hoạt động có rủi ro cao như kinh doanh chứng khoán, bất động sản, từ tiền gửi khách hàng. + Ngân hàng có thể cho vay nhưng phải trong giới hạn rủi ro có thể quản lý được, hạn chế thất thoát tiền gửi của khách hàng. 2.1.3.3 Đối với người gửi tiền Khi gửi tiền vào ngân hàng, ngoài tính chất an toàn, khách hàng còn được hưởng các dịch vụ thanh toán an toàn, nhanh chóng, tiện lợi như thanh toán séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thanh toán qua hệ thống máy ATM, thanh toán thông qua Internet, Đối với tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn, khách hàng được hưởng lãi và có thể tích lũy tiền để thực hiện mục đích nào đó cho tương lai. Không những thế, trong những trường hợp khách hàng gặp khó khăn về mặt tài chính, ngân hàng có thể tài trợ cho khách hàng bằng các hình thức cầm cố, chiết khấu sổ tiết kiệm, cho vay, bảo lãnh, 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại 2.2.1 Yếu tố chủ quan 2.2.1.1 Lãi suất Lãi suất được coi là giá cả của các sản phẩm dịch vụ tài chính. Ngân hàng sử dụng hệ thống lãi suất tiền gửi như một công cụ quan trọng trong việc huy động tiền gửi và thay đổi quy mô nguồn vốn. Để duy trì và thu hút thêm nguồn vốn, ngân hàng cần ấn định mức lãi suất cạnh tranh, thực hiện những ưu đãi về giá cho những khách hàng lớn, gửi tiền thường xuyên. Hơn nữa hệ thống lãi suất cần linh hoạt, phù hợp với quy mô và cơ cấu nguồn vốn. Đối với những khách hàng gửi tiền nhằm mục đích hưởng lãi thì lãi suất luôn là mối quan tâm hàng đầu của họ. Nếu khách hàng cảm thấy hài lòng với mức lãi suất ngân hàng công bố, họ sẽ lựa chọn việc gửi tiền vào ngân hàng như một kênh đầu tư hợp lý. Ngược 6
  19. lại, nếu lãi suất thấp, họ sẽ dùng khoản tiền đó vào mục đích khác hay gửi tiền vào ngân hàng khác hoặc đầu tư vào lĩnh vực khác có lời hơn. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần phải chú ý rất nhiều đến lãi suất tiền vay để có thể có các hoạt động kinh doanh hợp lý, đem lại các khoản thu nhập cao nhất cho ngân hàng để bù đắp các khoản chi phí đã bỏ ra và vẫn mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó, ngân hàng phải xây dựng chính sách lãi suất hợp lý mang tính cạnh tranh, vừa đảm bảo huy động được nguồn vốn cần thiết, vừa đảm bảo kinh doanh có lời. 2.2.1.2 Chất lượng, tiện ích và mức độ đa dạng của sản phẩm, dịch vụ Chất lượng sản phẩm mang tính chất vô hình, được đánh giá thông qua rất nhiều tiêu chí như: tính hợp lý, hiệu quả và mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng cùng với những lợi ích về phía ngân hàng. Tiện ích là những lợi ích và sự thuận tiện khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Từ đó, ngân hàng sẽ thu hút được ngày càng nhiều nguồn vốn tiền gửi cũng như thu được nhiều lợi nhuận từ các sản phẩm dịch vụ khác. Bên cạnh đó, các tiện ích đi kèm cũng góp phần làm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng so với các ngân hàng khác. Sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ thể hiện thông qua sự đa dạng về kỳ hạn, về loại hình sản phẩm dịch vụ, về đối tượng gửi tiền. Danh mục sản phẩm dịch vụ càng đa dạng và phong phú, khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của mình. 2.2.1.3 Uy tín và năng lực tài chính của ngân hàng Uy tín của ngân hàng là một khái niệm mang tính định tính và không cố định, được đánh giá thông qua một quá trình hoạt động lâu dài của ngân hàng cùng với những thành quả mà ngân hàng nhận được. Bên cạnh đó, uy tín của ngân hàng không phải là yếu tố vững bền, rất cần sự nỗ lực không ngừng của ngân hàng để giữ gìn và phát huy uy tín của mình. Một ngân hàng có uy tín tốt sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đặt mối quan hệ bền vững với khách hàng và thu hút vốn từ khách hàng. Năng lực tài chính là một trong những thế mạnh của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Một ngân hàng có năng lực tài chính tốt sẽ có nguồn lực để phát triển hoạt động kinh doanh, tạo được sự tin tưởng từ khách hàng và nhà đầu tư đối với ngân hàng. Ngược lại, tình hình tài chính của một ngân 7
  20. hàng có vấn đề sẽ gây khó khăn cho việc phát triển hoạt động kinh doanh cũng như gây mất lòng tin đối với nhà đầu tư và khách hàng. 2.2.1.4 Cơ sở vật chất và mạng lưới hoạt động Việc phân bổ mạng lưới hoạt động của ngân hàng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Nếu ngân hàng chưa có mạng lưới hoạt động rộng khắp, chưa mở chi nhánh hoặc Chi nhánh ở những địa bàn vốn đã tồn tại hoạt động của các ngân hàng khác, ngân hàng sẽ bị giảm tính cạnh tranh đối với công tác huy động vốn ở các địa bàn này. Cơ sở vật chất của ngân hàng góp phần tạo dựng hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng. Một ngân hàng có cơ sở vật chất hiện đại sẽ giúp khách hàng yên tâm hơn khi gửi tiền vào ngân hàng. 2.2.1.5 Đội ngũ nhân sự của ngân hàng Nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp hay tổ chức nào cũng quan tâm. Một đội ngũ nhân sự giỏi sẽ giúp ngân hàng vận hành tốt hệ thống của mình nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Đối với công tác huy động vốn tiền gửi, một đội ngũ nhân viên giao dịch vững về nghiệp vụ, thao tác thành thạo, thái độ niềm nở, ân cần với khách hàng sẽ tạo ấn tượng và cảm giác tốt đối với khách hàng, thu hút ngày càng nhiều khách hàng giao dịch cũng như gửi tiền tại ngân hàng. 2.2.1.6 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng Chiến lược kinh doanh có thể nói là đường lối, phương hướng hoạt động của một ngân hàng. Mỗi ngân hàng có một chiến lược kinh doanh khác nhau. Điều này phụ thuộc vào từng điểm mạnh, điểm yếu, khả năng cũng như hạn chế của ngân hàng. Chiến lược kinh doanh xác định quy mô huy động có thể mở rộng hay thu hẹp, cơ cấu vốn có thể thay đổi về tỷ lệ các loại nguồn vốn, chi phí hoạt động có thể tăng hay giảm. Chiến lược kinh doanh liên quan đến huy động vốn tiền gửi bao gồm: Chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng và phí dịch vụ. Đây là các yếu tố quan trọng. Với việc lãi suất huy động thì thu hút được nguồn vốn đi vào ngân hàng rất lớn. Song, hiệu quả của việc huy động vốn giảm do chi phí huy động tăng. Do đó, quy mô nguồn vốn huy động được sẽ phụ thuộc chủ yếu vào chiến lược kinh doanh của ngân hàng. 2.2.2 Yếu tố khách quan 2.2.2.1 Thu nhập và thói quen sử dụng tiền mặt của người dân 8
  21. Thu nhập và năng lực tài chính của khách hàng càng cao, họ càng có điều kiện và nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng. Khi thu nhập tăng lên, khả năng tích lũy của khách hàng cũng sẽ cao hơn. Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân là yếu tố gây cản trở việc họ sử dụng các dịch vụ của ngân hàng cũng như việc gửi tiền vào ngân hàng. Tuyên truyền để thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của khách hàng là việc ngân hàng nên quan tâm. 2.2.2.2 Tính cạnh tranh của các ngân hàng Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, các ngân hàng cạnh tranh không chỉ với các định chế tài chính trong nước mà còn phải cạnh tranh với các định chế nước ngoài về mọi mặt như: năng lực tài chính, công nghệ ngân hàng, nguồn nhân lực, Nếu ngân hàng không có ưu thế cạnh tranh thì sẽ khó thành công trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. 2.2.2.3 Môi trường pháp lý và chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương – Môi trường pháp lý: NHTM là doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa đặc biệt, hàng hóa tiền tệ nên chịu tác động bởi nhiều chính sách, các quy định của Chính phủ và của NHNN. Sự thay đổi chính sách của Chính phủ và NHNN về tài chính, tiền tệ, tín dụng, lãi suất sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn cũng như chất lượng nguồn vốn của NHTM. Sự ổn định về chính trị hay về chính sách ngoại giao cũng tác động đến nguồn vốn của một NHTM với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. − Chính sách tiền tệ: tác động đến công tác huy động vốn tiền gửi của các NHTM thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ như: lãi suất, dự trữ bắt buộc Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là công cụ của chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu điều tiết, tăng giảm lượng tiền cung ứng cho lưu thông, đồng thời có tác dụng đảm bảo khả năng thanh toán nhất định cho các tổ chức tín dụng. Trong cùng một thời kỳ cụ thể, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được phân định ở mức độ cao thấp khác nhau tùy thuộc vào loại kỳ hạn của tiền gửi. + Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao đối với loại hình tiền gửi thì sẽ không khuyến khích NHTM mở rộng huy động loại tiền gửi này vì chi phí huy động cao. + Nếu quy định của ngân hàng về lãi suất hợp lý, phù hợp với diễn biến thị trường thì sẽ góp phần ổn định thị trường, tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn và cho vay của ngân hàng cạnh tranh một cách lành mạnh. 9
  22. 2.2.2.4 Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội Đây là yếu tố khách quan có tác động lên tất cả các ngành nghề kinh tế, bao gồm cả ngân hàng. Sự ổn định chính trị trong và ngoài nước có tác động rất rõ rệt lên hoặt động của hệ thống ngân hàng. Các cuộc bãi công, biểu tình, sụp đổ chính phủ luôn kéo theo tình trạng huy động vốn của ngân hàng suy giảm nặng nề bởi người dân không còn tin tưởng. Ngược lại, sự đồng tâm, nhất trí, ổn định trong bộ máy lãnh đạo sẽ giúp cho các NHTM huy động vốn một cách dễ dàng. Nền kinh tế ở trạng thái tăng trưởng hay suy thoái đều có tác động sâu sắc đến hoạt động ngân hàng. Trong trạng thái tăng trưởng của nền kinh tế, người dân có thu nhập cao, ngân hàng dễ dàng huy động được nguồn tiền nhàn rỗi này để đáp ứng cho các nhu cầu vay của doanh nghiệp để mở rộng quy mô sản xuất. Do vậy, hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng suy giảm. 2.3 Các chỉ tiêu đo lường mức độ huy động vốn tiền gửi của NHTM 2.3.1 Cơ cấu vốn tiền gửi Cơ cấu vốn tiền gửi là tỷ trọng mỗi loại tiền gửi trên tổng nguồn vốn tiền gửi huy động. Cơ cấu tiền gửi được xem là hợp lý nếu như giá trị và kỳ hạn của chúng phù hợp với giá trị và kỳ hạn của tài sản có của NHTM. Việc xác định cơ cấu vốn tiền gửi phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngân hàng định hướng đầu tư hoặc cho vay vào lĩnh vực nào, với quy mô tương ứng bao nhiêu thì cũng sẽ có kế hoạch xây dựng cơ cấu nguồn vốn tiền gửi tương ứng. Ngoài ra, cơ cấu vốn tiền gửi còn chịu tác động bởi mục đích gửi tiền của khách hàng, tình hình kinh tế, khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng, 2.3.2 Chi phí huy động vốn tiền gửi Chi phí huy động vốn tiền gửi là những khoản chi phí ngân hàng phải bỏ ra để thực hiện việc huy động vốn tiền gửi của ngân hàng. Chi phí huy động vốn tiền gửi bao gồm chi phí lãi và chi phí phi lãi. 2.3.2.1 Chi phí lãi Chi phí lãi là số tiền mà ngân hàng phải trả cho khách hàng dựa trên số tiền mà khách hàng ký gửi trên tài khoản tại ngân hàng. n Ai ∗ Ni ∗ Vi Chi phí lãi = ∑( ) 360 i=1 Chi phí trả lãi tiền gửi Tỷ suất chi phí lãi bình quân = x 100% Tổng tiền gửi huy động 10
  23. Trong đó: Ai: giá trị nguồn vốn thứ i Vi: lãi suất nguồn vốn thứ i (%/năm) Ni: số ngày thực tế duy trì của nguồn vốn thứ i Lãi suất (Vi) ngân hàng áp dụng căn cứ vào biểu lãi suất có giá trị tại thời điểm khoản tiền gửi được hình thành. Mỗi loại hình tiền gửi và kỳ hạn gửi có mức lãi suất khác nhau tùy thuộc vào mức độ ổn định và nhu cầu thực tế của ngân hàng, có đối chiếu với mặt bằng lãi suất chung. Việc xác định chi phí đối với nguồn vốn huy động sẽ giúp nhà quản trị ngân hàng có cơ sở để định giá các dịch vụ tài chính, bao gồm lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, các loại phí dịch vụ đi kèm, cũng như xây dựng các chiến lược kinh doanh, quản trị tài sản và nguồn vốn hiệu quả. 2.3.2.2 Chi phí phi lãi Chi phí phi lãi bao gồm rất nhiều loại như: chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí ở dạng các khoản dự trữ bắt buộc theo quy định, chi phí nhân viên, chi phí quản lý gián tiếp, chi phí trang thiết bị, chi phí quảng cáo, tiếp thị, Như vậy, tỷ suất sinh lời tối thiểu để bù đắp chi phí huy động vốn được tính như sau: Tỷ suất sinh lời Tổng chi phí lãi bình quân + Chi phí phi lãi tối thiểu = Tổng mức cho vay và đầu tư vào các tài sản sinh lời 2.3.3 Tỷ lệ tăng trưởng vốn tiền gửi Tỷ lệ Quy mô vốn tiền gửi Quy mô vốn tiền gửi – tăng trưởng năm N năm (N-1) vốn tiền gửi Quy mô vốn tiền gửi năm (N-1) x100% = Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng vốn huy động qua các năm để đánh giá khả năng huy động, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch huy động của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng ngày càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại thì ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch huy động vốn chưa hiệu quả. 11
  24. CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CN TP.HCM 3.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh Tên ngân hàng: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Tên giao dịch quốc tế: HO CHI MINH CITY DEVELOPMENT JOINT STOCK COMMERCIAL BANK Tên viết tắt: HDBANK. Logo: Slogan: Cam kết lợi ích cao nhất − Website: − Email: info@hdbank.com.vn − Vốn điều lệ: 8.100.000.000.000 đồng − Vốn tự có: 11.020.000.000 đồng − Trụ sở chính: 25 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. − Điện thoại: (08) 62 915 916 Fax: (08) 62 915 900 3.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển Ngày 04/01/1990 Ngân hàng TMCP Phát Triển TPHCM (HDBank) được thành lập. Là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của cả nước với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Hiện nay, HDBank đang là một trong 10 ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, với 26 năm kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam và đang vươn mình ra thế giới, HDBank đã mang lấy sứ mệnh “phát triển nhà ở và chỉnh trang đô thị, góp phần xây dựng TPHCM văn minh hiện đại”. Lấy sứ mệnh làm mục tiêu hoạt động và phát triển, HDBank có chức năng thực hiện kinh doanh tổng hợp, đa dạng trong lĩnh vực nhà ở, kinh doanh tiền tệ, tín dụng thông qua việc đầu tư vốn, cung ứng tín dụng và dịch vụ nhà, tập trung huy động vốn và quản lý tất cả các nguồn vốn để phục vụ chương trình phát triển nhà và chỉnh trang đô thị, tư vấn cho Uỷ ban nhân dân TPHCM về chương trình, kế hoạch phát triển nhà và chỉnh trang đô thị. 12
  25. Cho đến thời điểm tháng 01/2008, HDBank đã đạt vốn điều lệ là 1000 tỷ đồng, tăng 100% so với năm 2007. Năm 2013, với sức mạnh hội nhập từ DaiABank và HDFinance, HDBank trở thành một trong những ngân hàng lớn tại Việt Nam, có tổng tài sản gần 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 8.100 tỷ đồng, đội ngũ nhân viên hơn 6.000 người, mạng lưới hoạt động với hơn 220 điểm giao dịch ngân hàng, trên 3.000 điểm giao dịch tài chính trên khắp cả nước và đang xúc tiến mở các chi nhánh tại nước ngoài. Trên thị trường quốc tế, HDBank đã thiết lập quan hệ với hơn 300 ngân hàng, chi nhánh tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. HDBank đã hoàn thiện mô hình điểm giao dịch hiện đại, dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, thân thiện với thông điệp “Cam kết lợi ích cao nhất” cho khách hàng và cộng đồng xã hội. Với đà tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, HDBank đã đạt được những thành quả vượt bậc, hoàn thiện công tác tái cấu trúc tổ chức và tích lũy các nguồn lực về tài chính, sản phẩm dịch vụ, con người và công nghệ để bước vào một giai đoạn phát triển sôi động hơn đưa Ngân hàng vươn lên một tầm cao mới. Đến cuối năm 2015, HDBank có gần 220 điểm giao dịch trên toàn quốc, có mặt tại hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Cần Thơ, Cà Mau, Long An, Vũng Tàu, Đồng Nai, Nghệ An, Hà Tĩnh, An Giang, Hải Phòng, DakLak, Bắc Ninh, . 3.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và định hướng phát triển  Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi: − Sứ mệnh: Cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính hoàn hảo theo chuẩn mực quốc tế, đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách hàng. − Tầm nhìn: Trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu vứi cốt lõi là NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI thuộc TOP DẪN ĐẦU TẠI VIỆT NAM, có sản phẩm và dịch vụ khách hàng vượt trội, mạng lưới quốc tế, hoạt động hiệu quả và có thương hiệu được khách hàng tự hào tin dùng. − Giá trị cốt lõi: Khách hàng là trọng tâm, hoạt động an toàn, chú trọng hiệu quả, rõ ràng và minh bạch – Nhân sự xuất sắc và nỗ lực không ngừng – Tinh thần hợp tác cùng phát triển với đối tác trong và ngoài nước.  Định hướng phát triển 13
  26. Hoàn thiện chương trình tái cấu trúc. Xây dựng các hệ thống quản trị nội bộ với sự hỗ trợ của các ứng dụng CNTT, trên nguyên tắc an toàn, đúng pháp luật và tuân thủ các qui định hiện hành. Đẩy mạnh tiến độ mở rộng mạng lưới, nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới. Triển khai chiến lược ngân hàng bán lẻ. Xây dựng mô hình Ngân hàng đầu tư, trọng tâm là khối Nguồn vốn và Kinh doanh tiền tệ với công cụ là các công ty trực thuộc HDBank như công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ . Xây dựng các phương án đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác mang lại hiệu quả cao. Đa dạng hóa các mô hình đầu tư. Xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp, đồng bộ trên toàn hệ thống. Phát triển thương hiệu trở thành thương hiệu mạnh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. 3.1.3 Ngành nghề kinh doanh Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi. Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước. Vay vốn các tổ chức tín dụng khác. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá. Hùn vốn và liên doanh. Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế, huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Xuất nhập khẩu vàng miếng, vàng nguyên liệu. Phát hành và thanh toán thẻ ghi nợ nội địa. Dịch vụ đại lý bảo hiểm. 3.1.4 Thị phần và khả năng cạnh tranh Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống các tổ chức tín dụng ở Việt Nam có sự tăng trưởng rất lớn về số lượng. Đến cuối năm 2010, có 96 ngân hàng đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 1 ngân hàng chính 14
  27. sách, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh và 5 ngân hàng vốn 100% nước ngoài. Hiện nay, các ngân hàng trong nước vẫn chiếm ưu thế với gần 80% thị phần tín dụng. Các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh đang dần thể hiện ưu thế về tài chính, công nghệ và khả năng cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp cho khách hàng. Điều này đòi hỏi các ngân hàng trong nước phải nâng cao năng lực, đầu tư công nghệ và mở rộng nguồn vốn để giữ vững thế cạnh tranh của mình. Đứng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với các ngân hàng trong nước và nước ngoài, HDBank đã mạnh dạng quyết định phát triển theo định hướng ngân hàng bán lẻ đa năng thông qua sự đầu tư mạnh về công nghệ, mạng lưới chi nhánh, Chi nhánh, hoạt động đào tạo, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, hệ thống thẻ thanh toán . Với kế hoạch tăng vốn và các dự án phát triển kinh doanh trong thời gian tới, HDBank sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng Ngân hàng hiện đại theo chuẩn mực quốc tế với trọng tâm phát triển là các sản phẩm công nghệ hiện đại với chất lượng dịch vụ tốt nhất. Nhờ đó, HDBank sẽ ngày càng nâng cao được khả năng cạnh tranh trong điều kiện nền kinh tế hội nhập toàn cầu. 3.1.5 Mạng lưới kênh phân phối Mạng lưới hoạt động của HDBank đang được mở rộng về cả quy mô và vùng địa lý. Đến thời điểm 31/12/2011, ngoài Hội sở chính tại TP.HCM, HDBank có 24 Chi nhánh và 73 Chi nhánh, 17 Qũy tiết kiệm tại các tỉnh thành trên cả nước, tập trung tại các trung tâm kinh tế năng động và có nhiều tiềm năng về dịch vụ tài chính. Tất cả các Chi nhánh mới trong hệ thống của HDBank đều nhanh chóng ổn định tổ chức, phát triển cơ sở khách hàng, triển khai hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả và toàn diện, góp phần vào kết quả thành công chung của toàn Ngân hàng, trong đó đặc biệt là tăng trưởng huy động vốn và dư nợ với chất lượng tốt. 3.1.6 Các giải thưởng tiêu biểu Bằng khen Thủ tướng Chính phủ. Giải chất lượng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ trao tặng. Ngân hàng tiết kiệm tốt nhất Việt Nam 2011. Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam. Top 100 doanh nghệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Top 200 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất. 15
  28. Giải thưởng thanh toán quốc tế xuất sắc ( do Citibank trao tặng) Giải thưởng thương hiệu bền vững Cờ thi đua công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc Dịch vụ quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam ( do Tạp chí Asiamoney và Euromoney trao tặng .) Giải thưởng An ninh thông tin Đông Nam Á tiêu biểu 2012 – CSO ASEAN AWARDS ( Do IDG trao tặng) Giải vàng báo cáo thường niên Vision Awards 2012,2011 ( do Hiệp hội các Chuyên gia Truyền Thông Mỹ - LACP trao tặng) Top 50 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất V1000 ( do Vietnam Report trao tặng). 16
  29. 3.1.7 Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 3.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HDBANK ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ỦY BAN QUẢN LÝ RỦI RO TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ PHÒNG MARKETING ỦY BAN TÍN DỤNG TRUNG TÂM THẺ ỦY BAN NHÂN SỰ ỦY BAN CÔNG NGHỆ KHỐI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN HỘI ĐỒNG ĐẦU TƯ KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP HỘI ĐỒNG SẢN PHẨM KHỐI QUẢN TRỊ RỦI RO ALCO VĂN PHÒNG LÃNH ĐẠO (Nguồn: HDBank) 3.1.8 Tình hình hoạt động kinh doanh của HDBank giai đoạn 2014 – 2016 3.1.8.1 Kết quả huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư HDBank đã thực hiện chính sách thu hút khách hàng một cách linh hoạt và năng động nhằm duy trì và phát triển thị phần, cải thiện cơ cấu huy động theo kỳ hạn theo hướng tăng huy động kỳ hạn trung dài hạn. Theo đó, HDBank đã triển khai đồng bộ các chương 17
  30. trình, sản phẩm và chính sách huy động vốn nhằm thu hút nguồn vốn từ dân cư có tính ổn định cao, áp dụng các chính sách chăm sóc khách hàng năng động, đáp ứng tốt nhu cầu của các đối tượng khách hàng khác nhau như khách hàng nữ, khách hàng người cao tuổi, khách hàng VIP Bảng 3.1: QUY MÔ NGUỒN VỐN TIỀN GỬI TẠI HDBANK GIAI ĐOẠN 2014 – 2016 (ĐVT: Tỷ đồng) So sánh So sánh 2015/2014 2016/2015 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Mức Tốc độ Mức Tốc độ tăng tăng tăng tăng trưởng trưởng trưởng trưởng Huy động từ tổ chức 77.965 91.142 147.098 13.177 16,9% 55.956 61,4% kinh tế và dân cư (Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2016) Qua bảng số liệu trên, nguồn vốn huy động tiền gửi của ngân hàng HDBank có sự tăng trưởng qua các năm nhưng không đồng đều. Năm 2014, quy mô nguồn vốn tiền gửi huy động đạt được 77.965 tỷ đồng. Đến năm 2015, hoạt động huy động nguồn vốn tiền gửi của HDBank có sự tăng trưởng lên 91.142 tỷ đồng, tăng 13.177 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 16,9% so với năm 2014. Bước sang năm 2016, tình hình huy động nguồn vốn tiền gửi có nhiều khả quan, quy mô nguồn vốn tiền gửi vẫn tiếp tục tăng nhanh, cụ thể là tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 147.098 tỷ đồng, tăng 55.956 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 61,4% so với năm 2015. Tổ chức kinh tế và dân cư là đối tượng huy động vốn quan trọng của HDBank. Quy mô nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng trưởng qua các năm là vì HDBank đã luôn nỗ lực đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn theo hướng cung cấp các gói giải pháp tài chính cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Bên cạnh các sản phẩm hiện hữu như “Đầu tư linh hoạt”, “Tài khoản thanh toán đa lợi” thì HDBank đã triển khai thêm nhiều sản phẩm mới với nhiều tiện ích nổi bật, cụ thể như sản phẩm “Đầu tư kỳ hạn ngày” giúp khách hàng linh hoạt, chủ động lựa chọn kỳ hạn gửi tiền phù hợp 18
  31. với nguồn tiền nhàn rỗi, đảm bảo lợi tức cao nhất. Bên cạnh đó, sản phẩm “Tiền gửi đầu tư trực tuyến” của HDBank đã giúp khách hàng tiết kiệm thời gian gửi tiền, không làm phát sinh chi phí và an toàn, hiệu quả. Song song với các sản phẩm tiền gửi, dịch vụ nêu trên thì HDBank cũng thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi cũng như các chính sách nhằm tri ân đối với khách hàng đã gắn bó, tin tưởng vào HDBank trong thời gian qua. Nổi bật như chính sách chăm sóc khách hàng dành cho khách hàng thân thiết với những ưu đãi lãi suất tiền gửi cùng các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán khác. Đây là những nỗ lực đáng ghi nhận của tập thể cán bộ công nhân viên của toàn hệ thống ngân hàng HDBank trong công tác huy động nguồn vốn tiền gửi, giúp HDBank ổn định thanh khoản, nâng cao năng lực tài chính, thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu sau hợp nhất. 3.1.8.2 Kết quả hoạt động tín dụng Thực hiện chủ trương của Chính phủ, NHNN về việc tháo gỡ khó khăn và đồng hành cùng khách hàng trong giai đoạn hiện nay, HDBank đã triển khai nhiều sản phẩm, chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tiêu biểu như gói sản phẩm “Tài trợ xuất nhập khẩu – Ưu đãi doanh nghiệp” với sản phẩm vay VNĐ tài trợ xuất khẩu hoặc cho vay cầm cố lô hàng nhập khẩu và các sản phẩm có liên quan đến xuất nhập khẩu. Đến với các sản phẩm và chương trình hỗ trợ vốn của HDBank, khách hàng luôn nhận được sự tư vấn nhiệt tình, tận tâm của đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, được miễn giảm nhiều loại phí dịch vụ cũng như được trải nghiệm sự tiện lợi và đa năng của các gói sản phẩm kết hợp giữa tiền gửi, tín dụng và thanh toán quốc tế. Bên cạnh việc phát triển tính năng của các sản phẩm tín dụng, HDBank cũng không ngừng quan tâm, chăm sóc nhằm gia tăng thêm tiện ích và hỗ trợ khách hàng với các chính sách sản phẩm, chương trình ưu đãi. Đặc biệt, HDBank đã áp dụng chính sách giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt thời gian qua. Năm 2016, hầu hết dư nợ tín dụng của khách hàng là VNĐ, trong đó khách hàng doanh nghiệp chiếm 96% tổng dư nợ. Công ty cổ phần và công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp chiếm hầu hết trong danh mục cho vay của HDBank. Tỷ lệ cho vay vào lĩnh vực thương mại và dịch vụ chiếm phần lớn trong danh mục cho vay theo ngành nghề của HDBank. 19
  32. Bảng 3.2: DƯ NỢ TÍN DỤNG CỦA HDBANK GIAI ĐOẠN 2014 – 2016 (ĐVT: Tỷ đồng) So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Mức Tốc độ Mức Tốc độ Chỉ tiêu 2014 2015 2016 tăng tăng tăng tăng trưởng trưởng trưởng trưởng Dư nợ 66.070 88.155 89.004 22.085 33,4% 849 0,96% cho vay Tỷ lệ nợ xấu/ 7,25% 7,23% 1,63% - -0,02% - -5,6% Tổng dư nợ (Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2016) Qua bảng số liệu trên, tình hình dư nợ tín dụng của HDBank nhìn chung có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2014, dư nợ cho vay đạt 66.070 tỷ đồng. Đến năm 2015 đã có sự tăng trưởng tín dụng với mức tăng là 22.085 tỷ đồng, đạt 88.155 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 33,4%. Bước sang năm 2016, dư nợ tín dụng đạt 89.004 tỷ đồng, tăng 849 tỷ đồng so với cuối năm 2015, tương ứng tỷ lệ tăng là 0,96%. Danh mục tín dụng của HDBank cuối năm 2016 tương đối hợp lý và không có nhiều thay đổi so với cuối năm 2015. Tín dụng chỉ tăng nhẹ trong năm 2016 do HDBank tập trung xử lý nợ xấu bằng nhiều biện pháp khác nhau trong đó tập trung thực hiện mục tiêu tăng trưởng chất lượng tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ của HDBank năm 2015 là 7,23%, giảm 0,02% so với năm 2014 là 7,25%. Đến cuối năm 2016, nợ xấu chiếm 1,63% tổng dư nợ cho vay, giảm 5,6% so với cuối năm 2015. So với mục tiêu tái cơ cấu năm 2016 thì HDBank đã hoàn thành vượt kế hoạch khi đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3%. Như vậy, hoạt động tín dụng của HDBank đã cho thấy những nét tích cực khi tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh và HDBank đã kết hợp các giải pháp chủ động thu hồi nợ tạo điều kiện cho ngân hàng cải thiện các chỉ số tài chính, tạo đà cho phát triển kinh doanh trong thời gian tới. 20
  33. 3.1.8.3 Các chỉ số tài chính chủ yếu Bảng 3.3: CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2015 – 2016 (ĐVT: %) So sánh Chỉ tiêu 2015 2016 Tốc độ tăng trưởng ROA 0,04% 0,03% -0,01% ROE 0,56% 0,35% -0,21% Tỷ lệ an toàn vốn 10,35% 9,95% -0,4% tối thiểu – CAR (Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2016) Qua bảng số liệu trên, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của HDBank năm 2016 là 9,95%, giảm 0,4% so với năm 2015, tuy nhiên tỷ lệ này đã đạt mức kế hoạch của Đại hội đồng cổ đông HDBank năm 2015. Chỉ số ROA năm 2016 giảm nhẹ 0,01% chứng tỏ việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận của HDBank năm 2016 không hiệu quả bằng năm 2015. Chỉ số ROE năm 2016 là 0,35%, giảm 0,21% so với năm 2015 là 0,56%. Với một đồng vốn cổ đông bỏ ra thì năm 2015 tích lũy được 0,0056 đồng lời nhưng năm 2016 chỉ tích lũy được 0,0035 đồng lời, điều này thể hiện ngân hàng HDBank đã sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông chưa thật sự có hiệu quả. Tuy các chỉ số ROA và ROE năm 2016 có giảm và chưa thật sự cao, nhưng năm 2016 đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc của HDBank trong quá trình tái cơ cấu. Đây chính là nền tảng cho giai đoạn phát triển bền vững trong những năm tiếp theo, tạo điều kiện gia tăng lợi ích cho cổ đông. 3.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – CN TP.HCM 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Chi nhánh Hồ Chí Minh là một trong hơn 120 chi nhánh của Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM – Chi nhánh TP.HCM, tọa lạc tại số 159A-B Lê Đại Hành, phường 13, quận 11, TP.HCM. Đây là một trong những nơi đang phát triển mạnh mẽ của thành phố, với rất nhiều cửa hàng và quán xá phục vụ nhiều tầng lớp xã hội. Đó là điều kiện thuận lợi cho HDBank CN TP.HCM phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính - ngân hàng tiện ích và hiện đại như: dịch vụ tiền gửi, tiết kiệm, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay du học, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước phục vụ các tổ chức kinh doanh và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. 21
  34. Hoạt động trên sự quản lý của hội sở chính và hệ thống HUB, chi nhánh HDBank Hồ Chí Minh luôn đáp ứng các nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng và đảm bảo tuân thủ các quy định, quy chế cho vay của pháp luật và của Ngân hàng. Với doanh số cho vay và huy động ngày càng tăng thì Chi nhánh Hồ Chí Minh đã thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ của mình và cam kết sẽ tiếp tục mở rộng, hoàn thiện hoạt động về nghiệp vụ cũng như đội ngũ nhân viên của mình. Trong hơn 5 năm qua, CN luôn cố gắng để lọt vào top những nơi hoạt động hiệu quả nhất của HDBank trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung và trên cả nước nói riêng. 3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ Chức năng Kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng đối với các thành phần kinh tế. Hoạt động thường xuyên của Ngân hàng là nhận tiền gửi của khách hàng và sử dụng số tiền đó để cho vay đối với hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện và thành phố có quan hệ tín dụng với Chi nhánh, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu, bảo lãnh và các phương tiện thanh toán trong nước, quốc tế. Với phương châm “Cam kết lợi ích cao nhất”, HDBank CN TP.HCM đã tăng cường chú trọng việc tuân thủ các nguyên tắc quản trị rủi ro, hoàn thiện và triển khai các biện pháp kiểm soát rủi ro về tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, Ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin, gia tăng nhiều tiện ích cho khách hàng thông qua các sản phẩm dịch vụ công nghệ hiện đại như dịch vụ Internet Banking, SMS Banking, Mobile Banking, chuyển tiền liên ngân hàng qua thẻ Nhiệm vụ Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chú trọng việc kiểm tra bộ máy tổ chức của ngân hàng sau sáp nhập, xây dựng một hệ thống hoạt động đồng bộ, thống nhất. Nâng cao chất lượng tín dụng an toàn hiệu quả. Đẩy mạnh công tác tuân thủ, công tác quản trị rủi ro, công tác kiểm tra, giám sát và công tác xử lý nợ. Nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ để làm nền tảng phát triển khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa HDBank chuyên nghiệp, năng động hiệu quả và tiếp tục đẩy mạnh phát triển thương hiệu HDBank. 22
  35. 3.2.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 3.2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP.HCM – CN TP.HCM Phòng KHCN PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng KHDN KINH DOANH Hỗ trợ kinh GIÁM ĐỐC doanh Phòng kế toán, Giao dịch và GIÁM ĐỐC Kho quỹ DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG Phòng hành chính (Nguồn: HDBank CN TP.HCM) Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban Theo quyết định 504/2015 QĐ-TGD ngày 03/03/2015 của Tổng Giám Đốc quy định về việc “Mô tả chức danh và tiêu chuẩn đào tạo tại các đơn vị kinh doanh”. Các chức danh tại HDBank - Chi nhánh TP.HCM có trách nhiệm chính như sau : Ban Giám Đốc: Lập kế hoạch tại đơn vị kinh doanh. Quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, quản lý nhân sự: Giám Đốc, Phó Giám Đốc Kinh doanh, Giám Đốc Dịch vụ Khách hàng. Phòng QHKH Cá nhân Phó phòng QHKH Cá nhân: Lập kế hoạch kinh doanh tại phòng QHKH Cá nhân, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, quản lý nhân viên và đảm bảo tuân thủ hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của HDBank và NHNN. Chuyên viên QHKH Cá nhân: Thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể, tiếp thị và quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng, phân tích, thẩm định, đề xuất cấp tín dụng, thực hiện bán chéo sản phẩm, dịch vụ. 23
  36. Phòng QHKH Doanh nghiệp Phó phòng QHKH Doanh nghiệp: Lập kế hoạch kinh doanh tại phòng QHKH Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, quản lý nhân viên và đảm bảo tuân thủ hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của HDBank và NHNN. Chuyên viên QHKH Doanh nghiệp: Thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể, tiếp thị và quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng, phân tích, thẩm định, đề xuất cấp tín dụng, thực hiện bán chéo sản phẩm, dịch vụ. Phòng Kế toán, Giao dịch và Ngân Quỹ Kiểm soát viên: Kiểm soát việc tuân thủ các quy định về nghiệp vụ giao dịch của GDV và Thủ quỹ. Kiểm tra, kiểm soát và báo cáo số liệu định kỳ và phát sinh theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền. Thực hiện công tác đào tạo tại chỗ, quản lý nhân sự cấp dưới và đề xuất với giám đốc PGD về chính sách phát triển, cải tiến sản phẩm, dịch vụ NH, quy trình giao dịch, phương thức phục vụ khách hàng Kế toán nội bộ: Thực hiện nghiệp vụ kế toán trong nội bộ ngân hàng Giao dịch viên: Thực hiện nghiệp vụ giao dịch và cung cấp dịch vụ. Bán hàng và báo cáo và lưu trữ chứng từ. Thủ quỹ: Thực hiện việc xuất – nhập tiền mặt, tài sản, giấy tờ có giá chính xác, đầy đủ theo lệnh của cấp có thẩm quyền, hợp lệ, hợp pháp. Cung cấp dịch vụ cho KH. Chịu trách nhiệm quản lý và kê khai tiền mặt, tài sản, giấy tờ có giá trong kho tiền của ĐVKD. Trợ giúp trong quá trình tiếp quỹ ATM. Thực hiện công tác an toàn kho tiền và tổ chức quản lý về việc ghi chép. Kiểm ngân: Kiểm đếm, chọn lọc, đóng gói, sắp xếp, vận chuyển tiền mặt (khi được yêu cầu) và chịu trách nhiệm tài sản đối với tiền mặt trong phạm vi được giao kiểm đếm, chọn lọc đóng gói và vận chuyển. Quản lý chìa khóa máy ATM, chìa khóa két sắt. Phòng Hành chính Nhân viên hành chính: thực hiện các công tác văn thư, hành chính văn phòng. 3.2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2013 – 2016 3.2.4.1 Tình hình huy động vốn 24
  37. Trong những năm gần đây, nền kinh tế quốc tế và nền kinh tế Việt Nam đã phải trải qua rất nhiều biến động cùng với đó là sự cạnh tranh ngày một khốc liệt giữa các ngân hàng nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. HDBank CN TP.HCM cũng không nằm ngoài những tác động đó. Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng Ngân hàng vẫn đạt được những kết quả tốt trong công tác huy động vốn. Bảng 3.4: BIẾN ĐỘNG TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA HDBANK CN TP.HCM GIAI ĐOẠN 2013 - 2016 ĐVT: Tỷ đồng Chênh lệch Chênh lệch Chênh lệch Chỉ 2014/2013 2015/2014 2016/2015 2013 2014 2015 2016 tiêu Số Số Số % % % tiền tiền tiền Nguồ n vốn 428,05 495,31 580,38 15,7 17,1 113,48 19,5 693,868 67,26 85,068 huy 6 6 4 1 7 4 5 động (Nguồn: HDBank CN TP.HCM) Số liệu của Bảng 3.4 cho thấy nguồn vốn huy động qua các năm đều có sự tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể nếu như tổng nguồn vốn huy động năm 2013 là 428,056 tỷ đồng thì tới năm 2014 đã là 495,316 tỷ đồng, tăng 15,71%. Đây là một con số đáng mừng cho thấy HDBank CN TP.HCM đã vượt qua được thời kỳ khó khăn do mới thành lập và giữ được tăng trưởng nguồn vốn huy động ở hai con số. Sang năm 2015, đơn vị vẫn giữ vững được tốc độ tăng trưởng huy động nguồn vốn đạt 580,384 tỷ đồng, tăng 17,17% so với năm 2014. Tới năm 2016, con số này đã tăng lên tới 693,868 tỷ đồng, tăng tới 113,484 tỷ đồng, tương đương 19,55%. Có thể thấy rằng, từ khi thành lập cho đến nay, Ngân hàng đã không ngừng nâng cao công tác huy động vốn tiền gửi và công tác huy động đã khá hiệu quả khi tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn không ngừng tăng qua các năm. 25
  38. 3.2.4.2 Tình hình cho vay Bên cạnh công tác huy động vốn, hoạt động cho vay cũng chiếm một phần quan trọng tại HDBank CN TP.HCM. Các đối tượng vay chiếm đa số là cá nhân, hộ gia đình vay để cải thiện cuộc sống. Bảng 3.5: TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA HDBANK CN TP.HCM NĂM 2013 – 2016 ĐVT: Tỷ đồng Chênh lệch Chênh lệch Chênh lệch Chỉ 2014/2013 2015/2014 2016/2015 2013 2014 2015 2016 tiêu Số Số Số % % % tiền tiền tiền Ngắn 132,68 153,24 175,28 200,2 20,56 15,5 22,04 14,38 24,92 14,22 hạn Trung, 337,64 420,6 493,76 550,28 82,96 24,58 73,16 17,39 56,52 11,44 dài hạn (Nguồn: Phòng KHCN&KHDN HDBank CN TP.HCM) Số liệu của Bảng 3.5 cho thấy tất cả khoản cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng qua các năm, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là cho vay trung, dài hạn. Mặc dù đều là công tác hoạt động chính của Ngân hàng, qua hai bảng 3.4 và 3.5, ta thấy được hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động sinh lợi chủ yếu, mang lại lợi nhuận lớn cho Ngân hàng, bằng chứng là trong Kết quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận năm 2016 đã tăng lên 19,2 tỷ đồng, cao hơn hẳn so với ba năm 2013, 2014, 2015. 26
  39. 3.2.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh ĐVT: Tỷ đồng 120.00 400,16 384,16 380,96 372,64 100.00 332,8 319,36 80.00 Doanh thu 60.00 Chi phí 168,16 154,88 Lợi nhuận 40.00 20.00 13,28 11,52 14,4 19,2 - 2013 2014 2015 2016 Năm Biểu đồ 3.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HDBANK CN TP.HCM TỪ NĂM 2013 – 2016 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của HDBank CN TP.HCM) Từ biểu đồ 3.1, ta thấy năm 2013 tuy còn ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế lạm phát tăng cao nhưng HDBank CN TP.HCM vẫn đạt được mức lợi nhuận trước thuế đáng khích lệ là 13,28 tỷ đồng. Tuy nhiên, qua năm 2014 lợi nhuận trước thuế giảm xuống còn 11,52 tỷ đồng (giảm 15,27% so với năm 2013). Sau đó, năm 2015 lợi nhuận có vẻ khả quan hơn, tăng lên 14,4 tỷ đồng (tương ứng mức tăng 25,0% so với năm 2014). Không dừng lại ở đó, lợi nhuận năm 2016 tăng lên tới 19,2 tỷ đồng, cao nhất kể từ năm 2012 đến nay, tăng 33,33% so với năm 2015, điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng được cải thiện và phát triển vượt bậc. 27
  40. CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CN TP.HCM 4.1 Các sản phẩm huy động tiền gửi hiện nay và quy trình huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – CN TP.HCM 4.1.1 Các sản phẩm huy động tiền gửi hiện nay Hiện tại HDBank CN TP.HCM đã và đang cung cấp cho khách hàng những sản phẩm huy động đa dạng, phong phú từ các loại tiền gửi không kỳ hạn đến các loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, linh hoạt trong phương thức trả lãi và gia tăng các tiện ích cộng thêm khác. 4.1.1.1 Tiền gửi không kỳ hạn 4.1.1.1.1 Tiết kiệm không kỳ hạn - Đối tượng: + Cá nhân là công dân Việt Nam. + Cá nhân là công dân nước ngoài. + Đối với người chưa thành niên (từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi), người mất năng lực hành vi dân sự/ hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, mọi thủ tục mở và sử dụng tài khoản tiền gửi phải được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật/ người giám hộ. - Loại tiền: VND, USD - Lãi suất: Theo biểu lãi suất không kỳ hạn được ban hành từng thời kỳ tính trên cơ sở 360 ngày. (Phụ lục 4.1 đính kèm) - Số dư tối thiểu: 50.000 VND hoặc 5 đơn vị ngoại tệ. 4.1.1.1.2 Tiền gửi thanh toán - Đối tượng: + Cá nhân: Người đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Người đủ 15 đến dưới 18 tuổi không bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong việc mở tài khoản thanh toán. + Tổ chức: Được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm: tổ chức là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể; các 28
  41. tổ chức khác được mở tài khoản theo quy định của pháp luật đối với từng loại tổ chức đó. - Loại tiền gửi: VND, USD, AUD, EUR, JPY, SGD - Hồ sơ đăng ký: + Giấy đăng ký thông tin mở tài khoản (Phụ lục 4.2 đính kèm) + CMND còn hiệu lực (không được quá 15 năm) - Lãi suất: Số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán được hưởng theo lãi suất không kỳ hạn theo biểu lãi suất ban hành từng thời kỳ. (Phụ lục 4.1 đính kèm) - Số dư tối thiểu: + Tài khoản cá nhân: 50.000 VND hoặc 5 đơn vị ngoại tệ. + Tài khoản tổ chức: 1.000.000 VND hoặc 100 đơn vị ngoại tệ. 4.1.1.1.3 Tiền gửi lãi suất lũy tiến - Đối tượng: + Khách hàng là Cá nhân, Doanh nghiệp tư nhân trong nước hoặc nước ngoài. + Khách hàng có thể mở mới tài khoản tiền gửi thanh toán tại HDBank hoặc chuyển từ tài khoản tiền gửi thanh toán thông thường hiện có sang tài khoản lãi suất lũy tiến. - Loại tiền: VND - Số dư tối thiểu: 1.000.000 VND - Lãi suất: Theo lãi suất bậc thang lũy tiến từng phần tương ứng với từng định mức tiền gửi do HDBank ban hành từng thời kỳ. - Cách tính lãi: lãi được tính trên số dư cuối ngày của tài khoản theo lãi suất bậc thang lũy tiến từng phần và theo số ngày thực tế trong tháng (Phụ lục 4.1 đính kèm). 4.1.1.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 4.1.1.2.1 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thông thường (Hình mẫu Phụ lục 4.2) - Đối tượng: Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài. Đối với người chưa thành niên (từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi), người mất năng lực hành vi dân sự/ hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, mọi thủ tục mở và sử dụng tài khoản tiền gửi phải được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật/ người giám hộ. Gửi tiết kiệm ngoại tệ: cá nhân người cư trú là người Việt Nam, người nước ngoài. - Loại tiền: VND, USD, EUR, AUD, GBP - Kỳ hạn: từ 01 ngày đến 36 tháng - Số dư tối thiểu: 29
  42. + Trả lãi cuối kỳ, trả lãi hàng tháng, hàng quý, hàng năm: 500.000 VND hoặc 50 đơn vị tiền tệ ngoại tệ. + Trả lãi trước: 5.000.000 VND - Lãi suất: theo biểu lãi suất được ban hành từng thời kỳ trên cơ sở 360 ngày (Phụ lục 4.2 đính kèm) - Ngày trả lãi: được chia thành các hình thức khác nhau (Phụ lục 4.1 đính kèm) 4.1.1.2.2 Tiền gửi tiết kiệm tích lũy tương lai - Đối tượng: Khách hàng cá nhân có tài khoản tiền gửi thanh toán tại HDBank - Loại tiền: VND - Kỳ hạn gửi: Tính theo năm, từ 01 năm đến 10 năm - Định kỳ gửi tiền: + Hàng tháng, hàng quý tùy theo lựa chọn của khách hàng. + Định kỳ gửi tiền được khách hàng đăng ký vào ngày đầu tiên tham gia sản phẩm và được cố định trong suốt kỳ hạn huy động của tài khoản tiền gửi tích lũy tương lai. - Số tiền tích lũy tối thiểu/ định kỳ: 100.000 VND/ tháng hoặc 300.000 VND/ quý. Số tiền tích lũy định kỳ được đăng ký tại thời điểm khách hàng mở tài khoản tiền gửi tích lũy tương lai và được cố định trong suốt kỳ hạn. - Lãi suất: Theo quy định trong từng thời kỳ và được thay đổi theo từng kỳ gửi tiền (tháng/quý) + Kỳ gửi đầu tiên: Áp dụng mức lãi suất của sản phẩm tiền gửi tích lũy tương lai do Tổng Giám đốc quy định tại thời điểm mở mới tài khoản tiền gửi và được quy định tại hợp đồng tiền gửi. + Các kỳ tiền gửi tiếp theo: Lãi suất được áp dụng theo lãi suất của sản phẩm tiền gửi tích lũy tương lai tại ngày gửi tiền của kỳ gửi tiền đó. - Cách tính lãi: lãi được tính trên số dư thực có của tài khoản tiền gửi tích lũy tương lai, lãi suất của từng kỳ gửi tiền và số ngày thực gửi tại HDBank (Phụ lục 4.1 đính kèm). 4.1.1.2.3 Tiền gửi tiết kiệm linh hoạt - Đối tượng: Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài. Đối với người chưa thành niên (từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi), người mất năng lực hành vi dân sự/ hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, mọi thủ tục mở và sử dụng 30
  43. tài khoản tiền gửi phải được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật/ người giám hộ. - Kỳ hạn gửi: Kỳ lĩnh lãi Kỳ hạn Lĩnh lãi hàng tháng 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12, 13, 15, 18, 24, 36 tháng Lĩnh lãi hàng quý 06, 09, 12, 15, 18, 24, 36 tháng Lĩnh lãi hàng 06 tháng 12, 18, 24, 36 tháng - Loại tiền: VND - Số dư tối thiểu: 500.000 VND - Lãi suất: + Lãi suất được thay đổi theo từng kỳ lĩnh lãi. + Lãi suất kỳ lĩnh lãi đầu tiên là lãi suất theo biểu lãi suất do Tổng Giám đốc quy định tại thời điểm mở TTK. + Lãi suất từ kỳ thứ 02 trở đi được điều chỉnh theo lãi suất quy định đối với sản phẩm tiết kiệm linh hoạt tại thời điểm bắt đầu kỳ lĩnh lãi. - Ngày trả lãi: trả lãi theo kỳ hạn: Hàng tháng, hàng quý, hàng 06 tháng. 31
  44. 4.1.2 Quy trình huy động tiền gửi 4.1.2.1 Quy trình gửi tiết kiệm tại quầy giao dịch Bộ phận Thời Bước Công việc thực hiện thực hiện gian - GDV Tiếp nhận và xử lý yêu cầu 06 1 - Thủ quỹ/ kiểm phút ngân Kiểm soát 02 2 KQ /KSV phút - Trưởng đơn vị/ Phê duyệt người được 01 3 Trưởng đơn vị phút ủy quyền Trả Thẻ tiết kiệm 01 4 - GDV phút Lưu hồ sơ, báo cáo 02 5 - GDV phút Sơ đồ 4.1: QUY TRÌNH GỬI TIẾT KIỆM TẠI HDBANK CN TP.HCM (Nguồn: HDBank CN TP.HCM) Bước 1: Tiếp nhận và xử lý yêu cầu - Khi KH đến giao dịch, GDV sẽ tiếp nhận thông tin KH tại quầy trong vòng 02 phút (Nếu KH chưa có thông tin, hướng dẫn KH đăng ký vào mẫu KT-09). - Sau đó GDV yêu cầu KH xuất trình các giấy tờ tùy thân để kiểm tra thông tin KH. Trường hợp KH chưa có TK TGTT, GDV giới thiệu, giải thích và khuyến khích KH mở TK TGTT để những giao dịch tiết kiệm của KH sẽ được thực hiện thông qua TK TGTT. 32
  45. Bước 2: Kiểm soát - Trong quá trình GDV thực hiện giao dịch, KQ /KSV kiểm tra thông tin giao dịch thu vượt hạn mức của GDV, kiểm tra số tiền, số ấn chỉ quan trọng, thông tin khách hàng; duyệt trên hệ thống và chuyển lên Bước 01 để GDV thực hiện tiếp giao dịch (thực hiện tại bàn trong 02 phút). Hạn mức phê duyệt của từng cấp kiểm soát theo quy định hiện hành từng thời kỳ. - Sau khi GDV hoàn thành giao dịch, KQ /KSV kiểm tra tất cả thông tin trên chứng từ mà GDV chuyển sang, đối chiếu Bảng kê thu với số tiền trên TTK, ký kiểm soát và chuyển trả toàn bộ chứng từ cho GDV khi các chứng từ khớp đúng để GDV thực hiện tiếp Bước 3. Bước 3: Phê duyệt - Sau khi KQ /KSV ký kiểm soát, GDV thực hiện trình ký TTK trong 01 phút. - Trưởng đơn vị hoặc người được Trưởng đơn vị ủy quyền ký TTK khi thông tin khớp đúng. Bước 4: Trả sổ tiết kiệm cho KH và lưu chứng từ - GDV kiểm tra lại lần cuối toàn bộ chứng từ đã lập (trong 01 phút). - Trả TTK cho KH. Nếu chủ TTK không thể nhận TTK, có thể ủy quyền cho người khác nhận thay TTK, thủ tục ủy quyền theo quy định của pháp luật. Bước 5: Lưu hồ sơ, lập báo cáo - Sau khi KH ra về, GDV lưu chứng từ theo quy định trong vòng 02 phút. - Cuối ngày kiểm tra lại số phôi trắng TTK đã xuất đầu ngày, sử dụng trong ngày và tồn cuối ngày, GDV thực hiện báo cáo theo quy định về giao nhận và quản lý ấn chỉ quan trọng hiện hành. 33
  46. 4.1.2.2 Quy trình rút tiết kiệm tại quầy giao dịch Bộ phận thực Thời Bước Công việc thực hiện hiện gian Tiếp nhận 04 1 GDV yêu cầu phút - KQ /KSV 03 2 - Trưởng đơn vị Kiểm soát hoặc người phút được ủy quyền 03 3 - GDV/KQ Chi trả tiền cho KH phút 02 4 - GDV Lưu hồ sơ, báo cáo phút Sơ đồ 4.2: QUY TRÌNH RÚT TIẾT KIỆM TẠI HDBANK CN TP.HCM (Nguồn: HDBank CN TP.HCM) Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu - Khi KH đến giao dịch, GDV sẽ tiếp nhận thông tin KH tại quầy trong vòng 02 phút. - Sau đó GDV yêu cầu KH xuất trình các giấy tờ tùy thân để kiểm tra thông tin KH. Trường hợp KH chưa có TK TGTT, GDV giới thiệu, giải thích và khuyến khích KH mở TK TGTT để những giao dịch tiết kiệm của KH sẽ được thực hiện thông qua TK TGTT. - Tiếp đó, GDV kiểm tra giấy tờ tùy thân và chữ ký mẫu của KH trước khi thực hiện giao dịch theo yêu cầu của KH (Trường hợp không phải chủ sở hữu TTK thì phải có Giấy ủy quyền hợp pháp). Sau đó thông báo số tiền cho quỹ chính để sẵn sàng chi cho khách hàng. Bước 2: Kiểm soát (Áp dụng trường hợp giao dịch vượt hạn mức của GDV. Nếu giao dịch trong hạn mức của GDV thì không qua bước này) 34
  47. - Trong khi GDV thực hiện giao dịch, KQ/ KSV/ Trưởng ĐV kiểm tra thông tin giao dịch chi vượt hạn mức của GDV tại quầy. Kiểm tra số tiền, số tài khoản tiết kiệm, số TTK, thông tin khách hàng, thông tin lãi, vốn. Duyệt trên hệ thống và chuyển lên Bước 01 để GDV thực hiện tiếp giao dịch. Hạn mức phê duyệt của từng cấp kiểm soát theo quy định hiện hành từng thời kỳ. - Sau khi GDV hoàn thành giao dịch, KQ/ KSV/ Trưởng ĐV kiểm tra tất cả thông tin. Khi các chứng từ khớp đúng thì ký duyệt trên hệ thống và chuyển lại cho GDV để thực hiện tiếp Bước 3. Bước 3: Chi tiền cho KH - GDV hướng dẫn KH ký trên mẫu F.02- P.HD/CSKT.23/KT-02 và kiểm tra lại chứng từ đã lập trước khi chi tiền cho KH. - GDV tiến hành chi tiền, sau đó trả lại CMND cho KH. - KSV theo dõi việc chi tiền từ quỹ chính cho KH. Bước 4: Lưu hồ sơ, lập báo cáo - GDV lưu chứng từ theo qui định trong 02 phút. 4.2 Thực trạng mức độ huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh – CN TP.HCM 4.2.1 Cơ cấu vốn tiền gửi Nguồn vốn tiền gửi được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Căn cứ theo đối tượng khách hàng, ta có tiền gửi theo độ tuổi, theo giới tính và theo nghề nghiệp. Căn cứ theo kỳ hạn gửi tiền có thể phân thành 3 loại chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi ngắn hạn và tiền gửi trung và dài hạn. Nếu phân loại theo loại tiền huy động, ta có tiền gửi VND và tiền gửi bằng ngoại tệ. Tùy vào mỗi ngân hàng sẽ có những loại sản phẩm tiền gửi khác nhau, đối với HDBank CN TP.HCM, ta có các loại tiền gửi như tiền gửi thanh toán, tiền gửi lãi suất lũy tiến, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thông thường, tiền gửi tiết kiệm tích lũy tương lai, 35
  48. 4.2.1.1 Cơ cấu vốn tiền gửi theo kỳ hạn Bảng 4.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI THEO KỲ HẠN ĐỐI VỚI KHDN & KHCN CỦA HDBANK CN TP.HCM TỪ 2013 - 2016. ĐVT: Tỷ đồng 2013 2014 2015 2016 Mức Mức Mức tăng tăng tăng Năm giảm giảm giảm 2014/ 2015/ 2016/ Khoản mục 2013 2014 2015 1. KHDN 7,24 15,92 19 22,88 8,68 3,08 3,48 Tiền gửi không 3,24 5,4 7,12 8,92 2,16 1,72 1,8 kỳ hạn Tiền gửi tiết 4 10,16 11,88 13,96 6,16 1,72 2,08 kiệm có kỳ hạn a. Ngắn hạn 4 10,16 11,88 13,96 6,16 1,72 2,08 b.Trung dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 2. KHCN 109,60 420,816 479,396 561,384 670,988 58,58 81,988 4 Tiền gửi không 189 201,48 244,28 312,416 12,48 42,8 68,136 kỳ hạn Tiền gửi tiết 231,816 278,996 317,104 358,572 46.1 39,188 41,468 kiệm có kỳ hạn a. Ngắn hạn 162,616 197,612 200,084 240,168 34.996 2,472 40,084 b. Trung dài hạn 69,2 80,304 117,02 118,404 11,104 36,716 1,384 (Nguồn: Báo cáo tình hình huy động theo kỳ hạn của HDBank CN TP.HCM) Nhìn chung, tình hình huy động vốn từ KHDN năm 2014 tăng 8,68 tỷ đồng so với năm 2013, tương ứng tỷ lệ tăng là 119,89%. Năm 2015 tăng 3,08 tỷ đồng tương ứng mức tăng là 19,35%. Có thể nói số dư huy động năm 2014 tăng đột biến so với năm 2013 (tiền 36
  49. gửi có kỳ hạn tăng 154%, tiền gửi không kỳ hạn tăng 66,67%). Năm 2015, tình hình huy động tăng 19,35% nhưng chậm hơn so với năm 2014 (tiền gửi có kỳ hạn chỉ tăng 43%, tiền gửi không kỳ hạn tăng 31.85%). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng đột biến về số dư huy động KHDN năm 2014 có thể kể đến do thay đổi cơ cấu tổ chức và mở rộng quy mô hoạt động của CN. Đến năm 2016, mặc dù công tác huy động vẫn được đẩy mạnh, mức độ tăng trưởng tăng 0,87 tỷ đồng nhưng tỷ lệ tăng trưởng vẫn chậm và giảm, chỉ tăng 18,32% so với năm 2015. Qua số liệu của Bảng 4.1 ta thấy tình hình huy động vốn của KHCN năm 2014 khá tốt, so với năm 2013 thì năm 2014 tăng 58,58 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 13,92 %), trong đó tỷ lệ tăng huy động cho nguồn tiền gửi không kỳ hạn là 6,6 %, tiền gửi có kỳ hạn tăng 19,89%. Năm 2015, mức tăng trưởng là 81,988 tỷ đồng so với năm 2014, trong đó tăng chủ yếu từ nguồn tiền gửi không kỳ hạn với tỷ lệ 21,24% và nguồn tiền gửi trung dài hạn tăng 45,72%. Qua năm 2016, mức tăng trưởng có sự đột biến lên tới 109,604 tỷ đồng, tương ứng tăng 19,52% so với năm 2105. Có thể nói, mức tăng này khá đồng đều qua các năm, cụ thể là năm 2014 tỷ lệ tăng cho tiền gửi không kỳ hạn là 6,6%, qua năm 2015 tăng đột biến với tỷ lệ 21,24%, sau đó lại tăng lên 27,89% vào năm 2016. Đồng thời có sự chuyển dịch kỳ hạn từ trung dài hạn qua các kỳ hạn ngắn hơn, cụ thể so với năm 2013 thì năm 2014 tỷ lệ tiền gửi trung dài hạn tăng 16,05%, đến năm 2015 tỷ lệ này lại tiếp tục tăng lên 45,72%, tuy nhiên đến năm 2016 tỷ lệ này lại giảm đột ngột xuống còn 1,18% và thấp hơn nhiều so với kỳ hạn ngắn. Sự chuyển dịch kỳ hạn theo tỷ lệ này nói lên sự chưa ổn định cho ngân ngân hàng, tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu đơn vị chủ quan trong công việc cân đối nguồn vốn huy động với các khoản vay trung dài hạn. Bảng 4.2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI THEO KỲ HẠN CỦA HDBANK CN TP.HCM TỪ 2013 - 2016. ĐVT: Tỷ đồng Mức tăng giảm Năm 2013 2014 2015 2016 2014/ 2015/ 2016/ Khoản mục 2013 2014 2015 1.Tiền gửi không kỳ 152,908 160,492 182,86 212,188 7,584 22,368 29,328 hạn 2.Tiền gửi tiết kiệm 275,152 334,828 397,528 481,68 59,676 62,7 84,156 có kỳ hạn 37
  50. a.Đến 12 tháng 206,62 197,588 235,096 289,328 (9,032) 37,508 54,236 b.Trên 12-24 tháng 54,676 93,164 105,948 130,364 38,488 12,784 24,24 c.Trên 24 tháng 13,854 44,076 56,488 61,988 30,222 12,412 5,504 Tổng cộng 428,06 495,32 580,388 693,868 388,306 85,068 113,48 (Nguồn: HDBank CN TP.HCM) Sự chênh lệch giữa TGKKH và TGTKCKH được hiển thị qua các năm có sự đồng đều khá tương đối. Nguồn TGTKCKH được xem là ổn định hơn so với TGKKH. Điều này sẽ một phần nào đó tạo được sự ổn định, chủ động, và giảm bớt rửi ro tín dụng cho ngân hàng. Đối với TGKKH, năm 2014 tăng nhẹ 7,587 tỷ đồng tương ứng với 4,96% so với năm 2013, đến năm 2015 và năm 2016 thì con số này tăng mạnh lần lượt là 22,368 tỷ đồng và 29,328 tỷ đồng, tương ứng tăng 13,94% so với năm 2014 và tăng 16,04% so với năm 2015. Nguyên nhân đầu tiên ta có thể nhận thấy rằng thuộc tính của loại tiền gửi này là dùng để thanh toán trong quá trình hoạt động của cá nhân thông qua ngân hàng nen sự gia tăng này được coi là sự gia tăng hợp lý thông quá như cầu thanh toán của người dân. Trước tình hình nền kinh tế trong giai đoạn 5 năm gần đây có dấu hiệu hồi phục, giá xăn dầu trong nước bắt đầu giảm vào những tháng gần cuối năm 2014 đã dẫn đến giá các mặt hàng đều biến động không ngừng nghỉ, các cá nhân đã gia tăng việc sử dụng tiền trong thánh toán và sinh hoạt như mua sắm các nhu yếu phẩm nên lượng tiền gửi cho hoạt động thanh toán đến nay cũng theo đó tăng lên. Theo số liệu Bảng 4.2, TGTKCKH cũng tăng qua các năm, đây có thể được xem là một sự nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo cũng như các nhân viên của HDBank CN TP.HCM. Năm 2014 số tiền gửi này tăng 59,676 tỷ đồng, tương ứng 21,69% so với năm 2013, đến năm 2015 thì con số này tăng tới 62,7 tỷ đồng, tương ứng tăng 18,73% so với năm 2014. Vào năm 2016, mặc dù đều có sự tăng đột biến ở cả TGKKH và TGTKCKH nhưng mức độ tăng của TGTKCKH vẫn chiếm ưu thế. Đây là một mức tăng khá đáng kể so với TGKKH và tổng số huy động từ vốn tiền gửi. TGTKCKH là loại tiền gửi có sự ổn định cao hơn tiền gửi thanh toán nên sự gia tăng của loại tiền gửi này trong những năm gần đây sẽ giảm bớt rủi ro cho ngân hàng. Khoản tiên gửi này tạo cho ngân hàng tính chủ động về các hoạt động đầu tư và cho vay. Mặt khác, người dân cảm thấy TGTKCKH đạt lợi nhuận và sự tiện ích cao hơn TGKKH dẫn đến lượng tiền gửi này qua 4 năm cũng tăng lên mạnh mẽ về số lượng. Dẫn 38
  51. chứng là năm 2013, TGTKCKH đạt 275,152 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 64,28%, đến năm 2014 thì đạt 334,828 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 67,6%, năm 2015 đạt 397,528 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 68,49% và năm 2016 loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng 69,42% với 481,68 tỷ đồng. 3.24% 8.9% 12.77 % 35.72 32.4% % 18.81% 48.27 % 39.89% Năm 2013 Năm 2014 9.73% 8.93 % 31.51 18.25 % 30.58% % 18.79% 41.7 % 40.51 % Năm 2015 Năm 2016 Ghi chú: Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 24 tháng Biểu đồ 4.1: TỶ TRỌNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI THEO KỲ HẠN CÁC NĂM 2013, 2014, 2015, 2016 CỦA HDBANK CN TP.HCM (Nguồn: HDBank CN TP.HCM) Ngoài ra, ta thấy TGTKCKH dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, trung bình bằng 42,59% tổng lượng tiền huy động. Xếp thứ 2 là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 12- 24 tháng, chiếm tỷ trọng trung bình 17,16% tổng lượng tiền gửi. Việc TGTKCKH dưới 39
  52. 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng khá cao khi tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dài chỉ chiếm trung bình 24,86% đã gây ra khó khăn cho Ngân hàng trong việc tìm kiếm nguồn vốn lâu dài cho đầu tư. Vì vậy trong những năm tới, Ngân hàng cần phải chú trọng huy động TGTKCKH dài nhằm tìm kiếm nguồn vốn lâu dài và ổn định cho hoạt động của Ngân hàng. 4.2.1.2 Cơ cấu vốn tiền gửi theo loại tiền gửi Nhìn một cách tổng thể trong tổng vốn tiền gửi mà Ngân hàng huy động được thì nguồn tiền gửi của tiền gửi tiết kiệm online, tiền gửi lãi suất lũy tiến và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thông thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn tiền gửi huy động, phần còn lại là của các loại tiền gửi khác. Có thể nói, đây là ba loại tiền gửi chủ lực của HDBank CN TP.HCM. Đặc biệt là nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thông thường, trong những năm vừa qua Ngân hàng luôn xây dựng chính sách thu hút nguồn vốn rất hợp lý: Điều chỉnh lãi suất tiền gửi phù hợp với tình hình thị trường, cải tiến phương thức giao dịch Vì thế, nguồn vốn tiền gửi này không ngừng tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động tiền gửi. Năm 2014 tăng 50,6 tỷ đồng, tương đương tăng 34,54% so với năm 2013; năm 2015 tăng 36,64 tỷ đồng, tương ứng tăng 18,60% so với năm 2014 và đến năm 2016, mức tăng cho loại tiền gửi này là 134,76 tỷ đồng, tương ứng tăng 20,33% so với năm 2015. Tỷ trọng của loại tiền này chiếm lần lượt là 34,22% năm 2013; 39,79% năm 2014; 40,27% năm 2015 và năm 2016 là 40,53%. Tiếp theo đó là tiền gửi lãi suất lũy tiến chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng các loại tiền gửi, tuy nhiên vào năm 2014 tỷ trọng của loại tiền gửi này lại có dấu hiệu giảm nhẹ từ 20,88% năm 2013 xuống còn 19,60%. Năm 2015, tỷ trọng này đã tăng trở lại, chiếm 20,19% tỷ trọng tiền gửi huy động, sau đó lại tiếp tục giảm nhẹ xuống còn 19,97% vào năm 2016, tuy nhiên mức giảm này nhìn chung là không đáng kể. Viêc̣ tỷ trong̣ tiền gử i lãi suất lũy tiến từ dân cư có phần giảm sút vào năm 2014, có le ̃ do chính sách niêm yết lãi suất lũy tiến trong thời điểm đó kém hiệu quả nếu so với lãi suất của tiền gửi tiết kiệm theo lãi suất thông thường, ngoài ra cùng với sự xuất hiện của nhiều loại tiền gửi khác đã khiến cho người dân có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc gửi tiền tiết kiệm. Nhìn chung, số lượng tiền huy động vẫn tăng qua các năm, mặc dù có xu hướng giảm tỷ trọng vào cuối năm 2014 và năm 2016. Năm 2013, tiền gửi huy động là 89,36 tỷ đồng thì năm 2014 lại huy động được 97,08 tỷ đồng, tăng 8,64% so với năm 2013. Trong khi đó năm 2015 là 40
  53. 117,16 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2014 là 20,66%. Qua năm 2016, mặc dù lượng tiền huy động vẫn tăng nhưng mức tăng này lại giảm nhẹ còn 18,29% so với năm 2015. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và những lợi ích mà Internet Banking đã đem lại cho khách hàng, sản phẩm tiền gửi tiết kiệm online ngày càng khẳng định vị thế của mình bằng những tính năng vượt trội như giao dịch online 24/7 mọi lúc mọi nơi, chủ động lựa chọn kỳ hạn gửi, linh hoạt rút vốn trước hạn, bảo mật và an toàn tuyệt đối. Năm 2014 tăng 4,116 tỷ đồng, tương đương 5,06% so với năm 2013, năm 2015 tăng 6,512 tỷ đồng, tương đương 7,62% so với năm 2014 và năm 2016 tăng 18,24 tỷ đồng, tương ứng tăng 8,27% so với năm 2015. Tuy nhiên, nếu tính trên tổng nguồn tiền gửi huy động được thì tỷ trọng của loại tiền gửi này đang có xu hướng giảm nhẹ qua các năm và chuyển dịch sang những loại tiền gửi khác. Điển hình như năm 2013 chiếm tỷ trọng 18,99%, năm 2014 còn 17,25% và tới năm 2015, năm 2016 thì đã giảm xuống lần lượt là 15,84% và 14,35%. Điều này chứng tỏ, các loại tiền gửi truyền thống vẫn có một sức hút nhất định, do đó cần gia tăng thêm và khai thác những tiện ích vốn có của loại tiền gửi này, cũng như đầu tư cho công tác truyền thông để mọi người có thể dễ dàng tiếp cận được với sản phẩm độc đáo này. 41
  54. ĐVT: Tỷ đồng 300.00 Tiền gửi thanh toán 250.00 Tiền gửi lãi suất lũy tiến 200.00 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thông thường 150.00 Tiền gửi tiết kiệm tích lũy tương lai 100.00 Tiền gửi tiết kiệm Bảo ngân tương lai 50.00 Tiền gửi tiết kiệm online 0.00 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tiền gửi tiết kiệm linh hoạt Biểu đồ 4.2: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI THEO LOẠI TIỀN GỬI CỦA HDABNK CN TP.HCM TỪ NĂM 2013 - 2016. (Nguồn: HDBank CN TP.HCM) 42
  55. Bảng 4.3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI THEO LOẠI TIỀN GỬI CỦA HDBANK CN TP.HCM TỪ NĂM 2013 - 2016 ĐVT: Tỷ đồng Mức tăng giảm 2013 2014 2015 2016 2014/ 2015/ 2016/ Khoản mục 2013 2014 2015 1.Tiền gửi thanh 63,528 63,392 65,704 68,304 (0,136) 2,312 4,772 toán 2. Tiền gửi lãi suất 89.36 97.08 117.16 138.6 7,72 20,06 49,208 lũy tiến 3. Tiền gửi tiết 146,476 197,06 233,72 281,236 50,58 36,652 134,76 kiệm có kỳ hạn thông thường 4. Tiền gửi tiết 21,06 22,812 33,712 49,984 1,756 10,9 28,928 kiệm tích lũy tương lai 5. Tiền gửi tiết 11,304 9,952 19,076 35,868 (1,352) 9,124 24,568 kiệm Bảo ngân tương lai 6. Tiền gửi tiết 81,308 85,424 91,936 99,536 4,116 6,512 18,228 kiệm online 7. Tiền gửi tiết 15,008 19,58 19,092 20,348 4,572 (0,484) 5,334 kiệm linh hoạt Tổng cộng 428,056 495,316 580,388 693,868 67,26 85,068 265,812 (Nguồn: HDBank CN TP.HCM) Ngoài ra các nguồn tiền gửi huy đông̣ từ các loaị tiền gử i khác cũng có xu hướng tăng nhưng chỉ chiếm môṭ phần nhỏ trong tổng nguồn tiền huy đông̣ của HDBank CN TP.HCM. Ở đây có phần tăng đôṭ biến của tiền gửi tiết kiệm tích lũy tương lai vào năm 2015, từ 22,812 tỷ đồng năm 2014 lên đến 33,712 tỷ đồng, tăng 47,77% so với năm 2014 và đến năm 2016 tăng 48,28% so với năm 2015. Trong khi đó tiền gửi tiết kiệm linh hoạt lại tăng mạnh từ 15,008 tỷ đồng năm 2013 lên 19,58 tỷ đồng năm 2014, tương đương 43
  56. tăng 30,48%, qua năm 2015 loại tiền gửi này giảm nhẹ 2,48% và lại tăng 6,58% vào năm 2016. 4.2.1.3 Cơ cấu vốn tiền gửi theo đối tượng 4.2.1.3.1 Độ tuổi Theo Bảng 4.4, ta nhận thấy rằng độ tuổi gửi tiền chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số nguồn tiền gửi huy động là từ 26 - 60 tuổi. Đây là độ tuổi thuộc nhóm người lao động và lập gia đình nên họ sẽ có nhiều nhu cầu đối với các sản phẩm tiền gửi của Ngân hàng như nhu cầu thanh toán hằng ngày cho việc mua sắm, mua bán hàng hóa hay những sản phẩm gửi tiết kiệm thông qua tiền lương, các khoản tiền nhàn rỗi khác của họ nhằm mục đích an toàn và sinh lời. Tuy nhiên, tỷ trọng này lại đang có xu hướng giảm mạnh vào năm 2014, mặc dù năm 2015 và năm 2016 có tăng trở lại nhưng vẫn chưa được như trước. Cụ thể, năm 2013 chiếm tỷ trọng 39,88%, đến năm 2014 đã giảm mạnh còn 33,90% và năm 2015, năm 2016 có sự tăng nhẹ lần lượt là 34,79% và 35,36%. Nguyên nhân của việc sụt giảm này có lẽ là do dấu hiệu của sự hồi phục của thị trường bất động sản, cũng như các kênh đầu tư khác ngoài gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng, đã khiến cho một số khách hàng rút tiền và chuyển sang đầu tư vào các kênh này. Nắm bắt được xu thế đó, HDBank CN TP.HCM đã tung ra nhiều gói sản phẩm tiền gửi mới, nhiều tiện ích hấp dẫn hơn, do đó đã góp phần không nhỏ trong việc thu hút các cá nhân này quay trở lại và tiếp tục gửi tại Ngân hàng. Năm 2014 giảm 2,764 tỷ đồng, tương đương giảm 1,62% so với năm 2013, nhờ vào những nỗ lực trên mà năm 2015 đã tăng đột biến 34,012 tỷ đồng, tương đương tăng 20,25% so với năm 2014, năm 2016 tăng 43,42 tỷ đồng, tương ứng tăng 21,5% so với năm 2015. Bảng 4.4: TỶ TRỌNG CÁC LOẠI TIỀN GỬI THEO ĐỘ TUỔI CỦA HDBANK CN TP.HCM TỪ NĂM 2013 - 2016. ĐVT: Tỷ đồng Tỷ trọng (%) Năm 2013 2014 2015 2016 Khoản mục 2013 2014 2015 2016 1.Dưới 18 tuổi 0 0 0 0 0 0 0 0 2.Từ 18-25 tuổi 154,552 216,104 256,892 312,644 36,1 43,62 44,26 45,06 3.Từ 26-60 tuổi 170,692 167,928 201,94 245,36 39,88 33,9 34,8 35,36 44
  57. 4. Trên 60 tuổi 102,812 111,284 121,556 135,864 24,02 22,47 20,94 19,58 Tổng cộng 428,056 495,316 580,388 693,868 100 100 100 100 (Nguồn: HDBank CN TP.HCM) Tình hình tiết kiệm ở tất cả các độ tuổi có xu hướng tăng dần qua các năm cho thấy ý thức tiết kiệm của người dân ngày càng tăng lên.Tuy nhiên nhóm tuổi từ 26 - 60 tuổi lại giảm từ 39,88% năm 2013 xuống còn 35,36% năm 2016. Nguyên nhân là do các khách hàng cá nhân bắt đầu ngày càng quan tâm đến việc gửi tiền tiết kiệm cho con cái họ để có thể trang trải cho việc học tập đại học hay du học, ngay khi kết thúc bậc học phổ thông. Nhóm khách hàng trên 60 tuổi không có biến động nhiều, tăng tương đối đều đặn qua các năm. Năm 2014 tăng 8,472 tỷ đồng, tương đương 13,48% so với năm 2013, năm 2015 tăng 10,272 tỷ đồng, tương đương tăng 14,41% so với năm 2014 và năm 2016 tăng 14,308 tỷ đồng, tương ứng tăng 17,54% so với năm 2015. 4.2.1.3.2 Giới tính Cả hai nhóm giới tính Nam và Nữ đều có xu hướng tăng dần số lượng tiền gửi qua 4 năm. Ở nhóm Nữ, năm 2014 tăng mạnh đến 14,235 tỷ đồng, tương đương 27,76% so với năm 2013, nhưng sang năm 2015 số lượng tăng có phần ít hơn, chỉ 7,867 tỷ đồng, tương ứng với 12,01% so với năm 2014. Tới năm 2016, tiền gửi nhóm này có dấu hiệu tăng trở lại với mức tăng 10,981 tỷ đồng, tương đương tăng 14,96% so với năm 2015. 45
  58. Bảng 4.5: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI THEO GIỚI TÍNH CỦA HDBANK CN TP.HCM TỪ NĂM 2013 - 2016 ĐVT: Tỷ đồng Mức tăng giảm Năm 2013 2014 2015 2016 2014/ 2015/ 2016/ Khoản mục 2013 2014 2015 1.Nam 222,936 233,26 286,88 356,42 10,324 53,604 69,56 2.Nữ 205,12 262,06 293,524 337,448 56,94 55,069 43,924 Tổng cộng 428,056 495,316 580,4 693,868 67,26 85,072 113,48 (Nguồn: HDBank CN TP.HCM) Trong khi đó, nhóm Nam lại tăng đột biến ở năm 2015 và năm 2016, từ 233,26 tỷ đồng năm 2014 lên đến 286,88 tỷ đồng năm 2015, tiếp đó lại tăng lên 356,42 tỷ đồng vào năm 2016. Số lượng tiền gửi của cả hai nhóm ngày càng rút ngắn khoảng cách, chứng tỏ trong giai đoạn này, cả hai giới đều đã có xu hướng quan tâm đến tiền gửi tiết kiệm và ngày càng sử dụng các phương thức thanh toán thông qua ngân hàng không cần dùng tiền mặt nhiều hơn trước. 4.2.1.3.3 Nghề nghiệp Nhóm Lao động tay chân và Nhân viên văn phòng là hai nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn tiền gửi huy động được. Tỷ trọng của nhóm Lao động tay chân đang có xu hướng tăng mạnh từ 44,56% năm 2013 lên 50,53% năm 2016. Mặc khác nhóm Nhân viên văn phòng lại giảm mạnh từ 55,08% xuống còn 48,64% năm 2016. Nguyên nhân là do đối với thời điểm này, nhóm Nhân viên văn phòng đã có thêm nhiều nguồn đầu tư khác cho họ lựa chọn hơn như vàng, chứng khoán hay bất động sản, trong khi đối với nhóm Lao động chân tay thì gửi tiết kiệm vẫn là kênh truyền thống được ưa chuộng nhất. Cụ thể, đối với nhóm Lao động chân tay, năm 2014 tăng 13,148 tỷ đồng, tương ứng với 27,57% so với năm 2013, năm 2015 tăng 11,5 tỷ đồng, ứng với 19,04% so với năm 2014 và năm 2016 tăng 15,309 tỷ đồng, tương đương tăng 21,03% so với năm 2015. Nhóm Nhân viên văn phòng lại có mức tăng ít hơn, năm 2014 chỉ tăng 3,53 tỷ đồng, tương đương 5,99% so với năm 2013, năm 2015 khả quan hơn với mức tăng 9,021 tỷ đồng, 46
  59. tương ứng với 14,44% so với năm 2014 và năm 2016 tăng 12,875 tỷ, ứng với 18% so với năm 2015. Bảng 4.6: TỶ TRỌNG CÁC LOẠI TIỀN GỬI THEO NGHỀ NGHIỆP CỦA HDBANK CN TP.HCM TỪ NĂM 2013 - 2016 ĐVT: Tỷ đồng Tỷ trọng (%) Năm 2013 2014 2015 2016 2013 2014 2015 2016 Khoản mục 1.Lao động 289,34 190,756 243,348 350,584 44,56 49,13 49,88 50,53 chân tay 8 2.Học sinh, 1,524 2,072 4,732 5,8 0,36 0,42 0,82 0,84 sinh viên 3.Nhân viên 285,98 235,78 249,9 337,484 55,08 50,45 49,30 48,64 văn phòng 4 Tổng cộng 428,056 495,316 580,4 693,868 100 100 100 100 (Nguồn: HDBank CN TP.HCM) Nhóm Học sinh, sinh viên tuy chiếm tỷ trọng thấp so với hai nhóm kia nhưng ngày càng có xu hướng tăng dần tỷ trọng, từ 0,36% năm 2013 lên 0,84% năm 2016. Đặc biệt trong năm 2015, nhóm này đã đạt mức tăng rất khả quan, tăng 2,66 tỷ đồng, tương đương tăng 128,60% so với năm 2014. Trong khi năm 2014 chỉ tăng 0,548 tỷ đồng, tương đương 36,01% so với năm 2013. 4.2.1.4 Cơ cấu vốn tiền gửi theo loại tiền huy động Nguồn nội tệ mà Ngân hàng huy động được tương đối ổn định và tăng khá đều qua các năm. Năm 2014 tăng 11,47 tỷ đồng so với năm 2013, năm 2015 tăng 9,81 tỷ đồng so với năm 2014 và năm 2016 tăng mạnh 16,50 tỷ đồng so với năm 2015. Do đó có thể nói rằng nội tệ là nguồn huy động chính của Ngân hàng. Nguyên nhân chính là do lãi suất tiền gửi của nội tệ luôn cao hơn so với ngoại tệ nên người dân có xu hướng gửi tiết kiệm bằng đồng nội tệ để sinh lãi nhiều hơn, ngoài ra cùng với chính sách hạn chế sử dụng đồng ngoại tệ trong thanh toán của NHNN nên đa số các cá nhân chỉ có nhu cầu ngoại tệ khi gửi tiền cho con cái du học, đi du lịch hoặc gửi tiền cho người thân ở nước ngoài. 47
  60. Bảng 4.7: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI THEO LOẠI TIỀN HUY ĐỘNG CỦA HDBANK CN TP.HCM GIAI ĐOẠN 2013 - 2016 ĐVT: Tỷ đồng Mức tăng giảm Năm 2013 2014 2015 2016 2014/ 2015/ 2016/ Khoản mục 2013 2014 2015 1.Nội tệ 330,22 376,084 415,316 481,316 45,88 39,24 66 2.Ngoại tệ 97,836 119,232 165,072 212,004 21,4 45,84 46,92 Tổng cộng 428,056 495,316 580,4 693,868 67,28 85,08 112,92 (Nguồn: HDBank CN TP.HCM) Tuy tiền gử i bằng ngoaị tê ̣chỉ chiếm môṭ phần nhỏ nhưng cũng đa ̃ có những xu hướng trái chiều vào năm 2016. Lương̣ tiền gử i bằng ngoaị tê ̣ tăng mạnh từ 119,232 tỷ đồng năm 2014 lên đến 212,004 tỷ đồng vào cuối năm 2016, chứ ng tỏ trong thời gian này tình trạng khá ổn định của đồng USD và EUR cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu gửi ngoại tệ của khách hàng nhằm chờ thời điểm giá ngoại tệ tăng để bán sinh lời. Năm 2013, nguồn nội tệ chiếm 77,14%, năm 2014 là 75,93%, năm 2015 là 71,56% và năm 2016 chiếm 69,45% trong tổng vốn huy động. Điều này cho thấy, nguồn nội tệ đang có xu hướng giảm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động, chứng tỏ qua 4 năm gần đây công tác huy động nội tệ của Ngân hàng chưa được tốt, do đó cần xem xét lại chính sách huy động nguồn nội tệ và có thêm nhiều dịch vụ đa dạng để thu hút được sự quan tâm và tạo được niềm tin cho khách hàng đến giao dịch và gửi tiền. 48
  61. ĐVT: Tỷ đồng 140 481,316 120 415,316 100 376,084 330,22 80 60 212,004 165,072 40 119,232 97,836 20 0 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Nội tệ Ngoại tệ Biểu đồ 4.3: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI THEO LOẠI TIỀN HUY ĐỘNG CỦA HDBANK CN TP.HCM GIAI ĐOẠN 2013 - 2016 (Nguồn: HDBank CN TP.HCM) Bên cạnh đó, nguồn huy động bằng ngoại tệ cũng rất quan trọng, Ngân hàng đã luôn quan tâm và có những biện pháp thực tế để tăng nguồn huy động này như điều chỉnh khung lãi suất hợp lý, hoàn thiện và nâng cao các dịch vụ thu hút đồng ngoại tệ Do đó Ngân hàng đã đạt được những kết quả tương đối khả quan, cụ thể: năm 2013, nguồn ngoại tệ huy động được là 97,836 tỷ đồng, chiếm 22,86% trong tổng số vốn huy động, năm 2014 là 119,232 tỷ đồng, chiếm 24,07%, năm 2015 là 165,072 tỷ đồng, chiếm 28,44% và năm 2016 là 212 tỷ đồng, tăng 46,932 tỷ đồng, tương đương 28,43% so với năm 2015. 4.2.2 Chi phí huy động vốn tiền gửi Chi phí huy động bao gồm chi phí lãi và chi phí phi lãi như: Chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí nhân viên, chi phí trang thiết bị, chi phí quảng cáo, tiếp thị. Trong đó, chi phí lãi chiếm tỉ trọng cao nhất ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, khi tổng hợp chi phí huy động tiền gửi, ngân hàng tổng hợp riêng chi phí lãi, các chi phí phi lãi có liên quan ngân hàng đưa vào khoản mục chi phí khác. 49
  62. Bảng 4.8: TÌNH HÌNH CHI PHÍ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA HDBANK CN TP.HCM GIAI ĐOẠN 2013 - 2016 ĐVT: Tỷ đồng Mức tăng giảm Năm 2013 2014 2015 2016 2014/ 2015/ 2016/ Khoản mục 2013 2014 2015 1.Tiền gửi của các tổ 428,056 495,316 580,388 693,868 67,26 85,072 113,48 chức kinh tế và cá nhân 2.Chi phí huy động 19,812 23,252 63,548 61,364 3,44 40,296 (2,184) vốn a.Chi phí tiền lãi 2,324 3,016 9,232 12,384 0,173 6,216 3,152 b.Chi phí trả lãi tiền 17,492 20,24 54,316 48,98 2,748 34,076 (5,336) gửi Tỷ suất chi phí lãi 4,09% 4,09% 9,36% 7,06% bình quân (Nguồn: HDBank CN TP.HCM) Năm 2013, chi phí trả lãi tiền gửi là 17,492 tỷ đồng trên tổng nguồn tiền gửi huy động là 428,056 tỷ đồng. Ta có tỷ suất chi phí lãi bình quân là 4,09%, tỷ suất này cho thấy, để huy động được một đồng tiền gửi, HDBank CN TP.HCM phải chi bình quân 0,0409 đồng chi phí trả lãi. Năm 2014, tổng nguồn tiền huy động và chi phí trả lãi tiền gửi đều gia tăng với cùng tốc độ tăng trưởng là 15,71%. Chi phí trả lãi tiền gửi là 20,24 tỷ đồng và tổng nguồn tiền gửi huy động đạt 495,316 tỷ đồng. Vì vậy, tỷ suất chi phí lãi không đổi so với năm 2013, vẫn là 4,09%. Năm 2015, chi phí trả lãi tiền gửi tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng 168,38% so với năm 2014, tương đương 34,076 tỷ đồng. Bên cạnh đó, quy mô tiền gửi huy động cũng tăng lên với mức tăng trưởng 17,17% so với năm 2014, đạt 580,388 tỷ đồng. Điều này dẫn đến tỷ suất chi phí lãi bình quân tăng lên 9,36%. Tỷ suất này cho thấy Ngân hàng 50
  63. phải bỏ ra 0,0936 đồng tiền lãi để huy động thêm 1 đồng vốn tiền gửi. Việc chi phí trả lãi năm 2015 tăng đột biến có thể lý giải là do chính sách tăng lãi suất của HDBank CN TP.HCM nhằm thu hút nhiều hơn lượng tiền gửi của khách hàng, lãi suất tăng cao cùng với sự gia tăng nguồn vốn tiền gửi huy động đã làm tăng chi phí lãi của Ngân hàng. Qua năm 2016, tình hình huy động vốn vẫn khá khả quan, tuy lãi suất giảm xuống làm giảm chi phí trả lãi nhưng quy mô nguồn vốn tiền gửi vẫn tiếp tục tăng nhanh. Tiền gửi từ tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 693,868 tỷ đồng, tăng 19,55% so với năm 2015, trong khi đó chi phí trả lãi tiền gửi lại giảm 9,82%, tương đương giảm 5,336 tỷ đồng. Vì thế, tỷ suất chi phí lãi bình quân giảm xuống còn 7,06%. Điều này có nghĩa là để huy động thêm 1 đồng vốn tiền gửi, HDBank CN TP.HCM phải chi thêm 0,0706 đồng chi phí lãi. Việc tỷ suất chi phí lãi bình quân giảm là một điều đáng mừng cho Ngân hàng trong công tác huy động vốn tiền gửi nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung. Chi phí giảm đồng nghĩa với sự gia tăng lợi nhuận, cái đích mà các ngân hàng đều nhắm đến. Chi phí phi lãi tăng qua bốn năm bởi vì Ngân hàng đã tăng cường hoạt động quảng cáo tiếp thị, đặc biệt là việc giới thiệu các chương trình khuyến mãi đánh đúng vào tâm lý khách hàng, điều này đã góp phần nhằm gia tăng nguồn vốn tiền gửi. Việc gia tăng chi phí trả lãi trong khi tổng nguồn vốn huy động cũng gia tăng là việc có thể chấp nhận, nhất là trong môi trường các ngân hàng cạnh tranh nhau về lãi suất. Bởi lãi suất huy động về phía ngân hàng là chi phí nhưng đối với khách hàng lại là lợi ích kinh tế trực tiếp, là yếu tố quan trọng quyết định hành vi gửi tiền của khách hàng. 4.2.3 Tỷ lệ tăng trưởng vốn tiền gửi 4.2.3.1 Quy mô huy động vốn tiền gửi của HDBank CN TP.HCM giai đoạn 2013 - 2016 Bảng 4.9: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA HDBANK CN TP.HCM TỪ NĂM 2013 - 2016 ĐVT: Tỷ đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2014/ 2015/ 2016/ 2013 2014 2015 Tiền gửi của 428,056 495,316 580,388 693,868 67,26 85,072 113,48 51
  64. TCKT và cá nhân (Nguồn: HDBank CN TP.HCM) Dựa vào số liệu Bảng 2.14, ta thấy quy mô nguồn vốn tiền gửi của HDBank CN TP.HCM có xu hướng tăng với tỷ lệ tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2014, tiền gửi huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 495,316 tỷ đồng, tăng 15,71% so với năm 2013, tương đương 67,26 tỷ đồng, để đạt được kết quả này, Ngân hàng đã đưa ra nhiều chiến lược kinh doanh linh hoạt. Tuy nhiên năm 2014 là năm được đánh dấu bởi nhiều khó khăn và thử thách cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại: cạnh tranh lãi suất huy động giữa các ngân hàng, giá vàng và ngoại tệ biến động. Bước sang năm 2015, huy động vốn từ tổ chức kinh tế và cá nhân có nhiều thuận lợi hơn do nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, mức tăng trưởng đạt 17,17%, tương đương 85,072 tỷ đồng. Để đạt được mức tăng trưởng như vậy, HDBank CN TP.HCM đã nâng cao chất lượng dịch vụ, không ngừng cải tiến sản phẩm, đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Đối với khách hàng cá nhân khi gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng có thể sử dụng sản phẩm “Cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm là thẻ tiết kiệm” như một tiện ích gia tăng. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn có các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như “Tiết kiệm hè – Quà thỏa thích”, “Gửi tiết kiệm – Nhận an tâm”, “Cơ may tỷ phú – Vui thú Bali” và gần đây nhất để chào đón Xuân Đinh Dậu, Ngân hàng đã triển khai chương trình “Khai xuân Đinh Dậu – Rước lộc vàng ký”. Đặc biệt dành cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm bằng VND hoặc USD, Ngân hàng có chương trình “Phát lộc mỗi ngày – Cơ may tỷ phú” với hàng ngàn quà tặng hấp dẫn. Một nguyên nhân khác góp phần đáng kể vào việc gia tăng nguồn vốn huy động là sự đóng góp của tập thể nhân viên HDBank CN TP.HCM, với sự nhiệt tình và thân thiện luôn hết lòng vì khách hàng. Tiếp bước năm 2015, tình hình huy động vốn năm 2016 vẫn tiếp tục được đẩy mạnh, kết quả là mức tăng trưởng đạt 19,55%, tương ứng 113,48 tỷ đồng. Nhìn chung qua các năm, với những nỗ lực không ngừng trong công tác huy động vốn, HDBank CN TP.HCM đã gia tăng quy mô huy động vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế và cá nhân với tỷ lệ tăng trưởng đều đặn, từ 428,056 tỷ đồng năm 2013 lên 693,868 tỷ đồng năm 2016. Với sự thành công trong công tác huy động vốn nói riêng cùng với những thành công khác, Ngân hàng ngày càng tạo được niềm tin và sự quan tâm từ các tổ chức kinh tế và cá nhân. 52
  65. 4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh – CN TP.HCM 4.3.3 Yếu tố chủ quan 4.3.3.1 Lãi suất – Lãi suất được coi là yếu tố chủ yếu và quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tiền gửi của hầu hết ngân hàng. Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế hoàn toàn có cơ sở khi cho rằng: Lãi suất là giá của việc huy động vốn mà các ngân hàng khi huy động vốn phải trả cho các cá nhân, doanh nghiệp mà ngân hàng có quan hệ tín dụng. – Ngân hàng nào có chính sách lãi suất tốt sẽ thu hút được lượng vốn lớn không chỉ trong tầng lớp dân cư mà trong tất cả các thành phần của nền kinh tế. – Ngân hàng có chính sách lãi suất hợp lý, có tính cạnh tranh cũng như có sự đa dạng trong các hình thức huy động sẽ tạo được niềm tin của khách hàng trong hoạt động tín dụng với ngân hàng.Lãi suất quyết định khả năng huy động vốn, lãi suất thể hiện sức mạnh của ngân hàng cũng như là sự phát triển của ngân hàng đó. Một ngân hàng có hệ thống công cụ lãi suất đa dạng chứng tỏ sự đa dạng trong hình thức huy động của ngân hàng đó. Vào năm 2014, do sự điều chỉnh lãi suất thấp hơn năm 2013 sao cho phù hợp với mức lãi suất cơ bản của Nhà nước, nguồn vốn huy động theo kỳ hạn ngắn bị giảm so với năm 2013. Điều đó cho thấy mức lãi suất tiền gửi đã ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn của Ngân hàng trong năm 2014. Vì vậy, Ngân hàng cần luôn được điều chỉnh lãi suất sao cho phù hợp với tình hình chung và mang tính cạnh tranh, việc điều chỉnh đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Với nhận thức huy động vốn là yếu tố hàng đầu thì việc điều chỉnh lãi suất là cần thiết. 4.3.3.2 Chất lượng, tiện ích và mức độ đa dạng của sản phẩm, dịch vụ Một yếu tố ảnh hưởng đến quy mô và chất lượng nguồn vốn huy động là sản phẩm và các dịch vụ cung cấp có liên quan như giao dịch tại nhà, rút tiền tự động, tư vấn kinh doanh, dịch vụ thu tiền hộ Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như thời gian và thủ tục giao dịch. Do nhu cầu của khách hàng khi đến ngân hàng là khác nhau nên việc thoả mãn được những nhu cầu đa dạng của khách hàng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn. Một ngân hàng có các sản phẩm với kỳ hạn huy động vốn phong phú, linh 53