Khóa luận Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ANZ Việt Nam

pdf 95 trang thiennha21 20/04/2022 3690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ANZ Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_giai_phap_hoan_thien_hoat_dong_thanh_toan_quoc_te.pdf

Nội dung text: Khóa luận Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ANZ Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ANZ Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn : TS. Lê Quang Hùng Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Bích Ngọc MSSV: 1054011169 Lớp: 10DQTC07 TP. Hồ Chí Minh, 2014
  2. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi.Những kết quả và các số liệu trong khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại ngân hàng ANZ Việt Nam, không sao chép bất kì nguồn nào khác.Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 Tác giả Phạm Thị Bích Ngọc SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 I
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng LỜI CẢM ƠN X W Bốn năm học là sinh viên khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh thực sự là quãng thời gian đầy ý nghĩa đối với tôi.Đó là nơi tôi học tập, chia sẻ, là nơi tôi sống và trường thành.Đặc biệt những kiến thức và kĩ năng tôi tích lũy được từ trên giảng đường và trong quá trình rèn luyện là những hành trang quý báu để tôi tự tin bước vào đời. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS.Lê Quang Hùng – Giảng viên hướng dẫn khóa luận cho tôi.Trong quá trình làm khóa luận, thầy đã tạo mọi điều kiện tốt nhất, chỉ bảo, ủng hộ và cho tôi những góp ý hữu ích để tôi có thể thực hiện được đề tài của mình. Tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo, các anh chị đang làm việc tại ngân hàng ANZ đã chỉ dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Đây là lần đầu tiên tôi thực hiện một chuyên đề khóa luận tốt nghiệp, chính vì thế đề tài nghiên cứu của tôi không tránh khỏi nhiều thiếu sót.Tuy nhiên, quá trình thực hiên đề tài cũng đã giúp tôi có nhiều kinh nghiệm quý báu.Một lần nữa, tôi xin gừi lời cảm ơn chân thành nhất tới những người đã giúp đỡ, chia sẻ và đồng hành cùng tôi, để tôi có thể hoàn thành đề tài này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 Tác giả Phạm Thị Bích Ngọc SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 II
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHẬN XÉT THỰC TẬP Họ và tên sinh viên : MSSV : Khoá : 1. Thời gian thực tập 2. Bộ phận thực tập 3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật 4. Kết quả thực tập theo đề tài 5. Nhận xét chung Đơn vị thực tập SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 III
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 IV
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng MỤC LỤC X W Trang LỜI CAM ĐOAN I LỜI CẢM ƠN II MỤC LỤC III DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT IV DANH MỤC CÁC CHỮ TIẾNG ANH IV DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG V DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH VI PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 4 1.1 Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế 5 1.1.1 Khái niệm 5 1.1.2 Các điều kiện thanh toán quốc tế 5 1.1.2.1 Điều kiện tiền tệ 5 1.1.2.2 Điều kiện về địa điểm thanh toán 6 1.1.2.3 Điều kiện về thời gian thanh toán 6 1.1.2.4 Điều kiện về phương thức thanh toán 7 1.1.3 Vai trò hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại 7 1.1.3.1 Đối với hoạt động kinh tế đối ngoại 7 1.1.3.2 Đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại 8 1.1.4 Các phương thức thanh toán quốc tế 9 SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 V
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng 1.1.4.1 Phương thức chuyển tiền 9 a. Định nghĩa 9 b. Các bên tham gia 9 c. Quy trình thực hiện 9 d. Trường hợp áp dụng 10 e. Các yêu cầu về chuyển tiền 10 1.1.4.2 Phương thức nhờ thu 10 a. Định nghĩa 10 b. Các bên tham gia 10 c. Trường hợp áp dụng 11 d. Các hình thức của phương thức nhờ thu 11 (1) Nhờ thu phiếu trơn 11 (2) Nhờ thu kèm chứng từ 11 1.1.4.3 Thanh toán biên giới 11 a. Định nghĩa 11 b. Đặc điểm của thanh toán biên giới 11 c. Điều kiện của thanh toán biên giới 12 1.1.4.4 Tín dụng chứng từ (L/C) 12 1.2 Khái quát về phương thức tín dụng chứng từ 12 1.2.1 Khái niệm và các bên tham gia 12 1.2.1.1 Khái niệm 12 1.2.1.2 Các bên tham gia 13 1.2.2 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C 13 SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 VI
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng 1.2.3 Thư tín dụng 14 1.2.3.1 Khái niệm 14 1.2.3.2 Vai trò 15 1.2.3.3 Nội dung của thư tín dụng 15 1.2.3.4 Hình thức thư tín dụng (L/C) 16 a. L/C có thể hủy ngang 16 b. L/C không thể hủy ngang 16 (1) L/C không hủy ngang có giá trị trực tiếp 17 (2) L/C không hủy ngang, miễn truy đòi 17 (3) L/C không hủy ngang và có xác nhận 17 1.2.4 Một số ưu, nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ 17 1.2.4.1 Ưu điểm 17 1.2.4.2 Nhược điểm 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ANZ VIỆT NAM 20 2.1 Giới thiệu về ngân hàng ANZ Việt Nam 21 2.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng ANZ Việt Nam 21 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng ANZ Việt Nam 24 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng ANZ Việt Nam 24 2.1.2.2 Cơ cấu lao động của ngân hàng ANZ Việt Nam 26 2.1.3 Một số hoạt động nghiệp vụ chủ yếu tại ngân hàng ANZ Việt Nam 28 SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 VII
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng 2.1.3.1 Dịch vụ tài chính dành cho khối doanh nghiệp 28 2.1.3.2 Dịch vụ tài chính cá nhân 29 2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ANZ VIệt Nam 29 2.2.1 Thực trạng thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ANZ Việt Nam 29 2.2.1.1 Quy mô và số món L/C nhập khẩu 29 2.2.1.2 Các loại L/C nhập khẩu 32 2.2.1.3 Tình hình thị trường ANZ tham gia thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ 34 2.2.1.4 Về khách hàng thanh toán hàng nhập theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng 36 2.2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ANZ 37 2.2.2.1 Qui mô và số món thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C 37 2.2.2.2 Các loại L/C xuất khẩu 39 2.2.2.3 Về thị trường thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C 40 2.2.2.4 Về khách hàng thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng 43 2.3 Đánh giá ưu điểm, nhược điểm và các nguyên nhân trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ANZ Việt Nam 44 2.3.1 Ưu điểm 44 2.3.2 Nhược điểm và các nguyên nhân 46 2.3.2.1 Nhược điểm 46 2.3.2.2 Các nguyên nhân 47 SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 VIII
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng a. Nguyên nhân chủ quan 47 b. Nguyên nhân khách quan 48 2.4 Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ANZ Việt Nam 49 2.4.1 Tổng quan bài khảo sát 49 2.4.1.1 Đối tượng nghiên cứu 49 2.4.1.2 Mẫu nghiên cứu 49 2.4.1.3 Đối tượng khảo sát 49 2.4.1.4 Phương pháp thu thập dữ liệu 50 2.4.1.5 Thang đo áp dụng đánh giá kết quả khảo sát 50 2.4.2 Kết quả khảo sát 51 2.4.2.1 Mô tả mẫu 51 2.4.2.2 Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ANZ Việt Nam 52 2.4.3 Kết luận 57 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUÁT GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ANZ VIỆT NAM 58 3.1 Định hướng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng ANZ trong thời gian tới 59 3.2 Dự báo doanh số hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ANZ Việt Nam trong các năm tới 61 3.3 Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán L/C tại ANZ 62 3.3.1 Xây dựng giải pháp marketing thu hút khách hàng 62 3.3.2 Phát triển đội ngũ nhân sự 63 SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 IX
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng 3.3.3 Tư vấn nhằm khắc phục sai sót từ phía khách hàng 64 3.3.4 Đưa vào sử dụng công nghệ một cách phổ biến 66 3.3.5 Tăng cường huy động ngoại tệ 66 3.3.6 Đánh giá các giải pháp 67 3.4 Một số kiến nghị 68 3.4.1 Đối với cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước 68 3.4.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước. 69 3.4.3Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: 69 PHẦN KẾT LUẬN 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VII SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 X
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung 1 KTĐN Kinh tế đối ngoại 2 XNK Xuất nhập khẩu 3 TTQT Thanh toán quốc tế 4 NH Ngân hảng 5 TDCT Tín dụng chứng từ 6 KH Khách hàng 7 NHPH Ngân hàng phát hành 8 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 9 UNC Ủy nhiệm chi DANH MỤC CÁC CHỮ TIẾNG ANH STT Chữ Tiếng Anh Ý nghĩa 1 Remittance Chuyển tiền 2 Collection Nhờ thu 3 Letter of Credit (L/C) Tín dụng chứng từ 4 Account Currency Đồng tiền tính toán 5 Payment Currency Đồng tiền thanh toán 6 Remitter Người yêu cầu chuyển tiền 7 Beneficiary Người thụ hưởng 8 Paying Bank Ngân hàng trả tiền 9 Remitting Bank Ngân hàng nhận ủy nhiệm chuyển tiền 10 Advising Bank Ngân hàng thông báo 11 Confirming Bank Ngân hàng xác nhận 12 Nominated Bank Ngân hàng chỉ định 13 Reimbursing Bank Ngân hàng hoàn trả 14 Credit number Số hiệu L/C 15 Date of Issuance Ngày phát hành L/C 16 Credit ammount Số tiền L/C 17 Shipent Date Ngày giao hàng SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 XI
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG 1. Bảng 2.1: Tỉ trọng lao động của ngân hàng ANZ Việt Nam 27 2. Bảng 2.2: Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ANZ Việt Nam 30 3. Bảng 2.3: Tỉ trọng thanh toán L/C nhập khẩu tại ngân hàng ANZ Việt Nam qua các năm 31 4. Bảng 2.4: Doanh số và số lượng L/C nhập khẩu 33 5. Bảng 2.5: Doanh số thanh toán hàng nhập theo phương thức chứng từ tại ngân hàng ANZ Việt Nam theo thị trường 34 6. Bảng 2.6: Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ANZ Việt Nam 38 7. Bảng 2.7: Doanh số và số lượng L/C xuất khẩu theo 2 loại trả ngay và trả chậm tại ngân hàng ANZ Việt Nam 40 8. Bảng 2.8: Doanh số thanh toán hàng xuất theo phương thức chứng từ tại ngân hàng ANZ Việt Nam theo thị trường 41 9. Bảng 2.9: Thống kê mẫu theo giới tính 51 10. Bàng 2.10: Thống kê mẫu theo loại hình kinh doanh 51 SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 XII
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH 1. Sơ đồ 1.1: Quy trình phương thức L/C 13 2. Sơ đồ 2.1: Cấu trúc tổ chức của ngân hàng ANZ Việt Nam 25 3. Biểu đồ 2.1: Số lượng lao động của ngân hàng ANZ Việt qua các năm 28 4. Biểu đồ 2.2: Tỉ trọng thanh toán L/C nhập khẩu tại ngân hàng ANZ Việt Nam qua các năm 32 5. Biểu đồ 2.3: Tỉ trọng doanh số thanh toán hàng nhập theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng ANZ Việt Nam theo thị trường trong năm 2012 và 2013 35 6. Biểu đồ 2.4: Tỉ trọng doanh số thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng ANZ Việt Nam theo thị trường trong năm 2012 và 2013 41 7. Biểu đồ 2.5: Mức thu phí hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C tại ngân hàng ANZ Việt Nam 45 8. Biểu đồ 2.6: Kết quả khảo sát khách hàng có tài khoản tại ngân hàng ANZ Việt Nam 52 9. Biểu đồ 2.7: Kết quả khảo sát mức độ giao dịch của khách hàng tại ngân hàng ANZ Việt Nam 52 SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 XIII
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng PHẦN MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với xu thế mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại (KTĐN) nói riêng ngày càng mở rộng. Sự giao lưu buôn bán hàng hóa giữa các quốc gia khác nhau với khối lượng ngày một lớn đã đòi hỏi thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) phải nhanh chóng thuận tiện cho các bên. Để việc thanh toán quốc tế (TTQT) trở nên dễ dàng và đơn giản hơn các phương thức thanh toán xuyên quốc gia đã ra đời gắn liền với nó là các văn bản, các quy ước quốc tế. Cụ thể là một vài hình thức thanh toán được nhắc đến ở đây là: Chuyển tiền (Remittance), Nhờ thu (Collection) và Tín dụng chứng từ (L/C viết tắt của từ Letter of Credit). Mỗi phương thức đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Thực tế có thể thấy được ở thị trường Việt Nam có đến 80% các giao dịch mua bán thương mại quốc tế được thanh toán bằng phương thức L/C. Vì sao lại có điều này? Vì đặc tính của thị trường Việt Nam mới tham gia vào WTO hay do những ưu điểm mà phương thức này đem lại cho người mua cũng như người bán. Cùng với nó ngân hàng (NH) đóng vai trò như thế nào trong phương thức này?Các ngân hàngthương mại ở Việt Nam hiện nay đã thấy được sự cần thiết của việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của mình và qua đó họ muốn tạo ra lợi thế so với các ngân hàng khác.Ngân hàng ANZ Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Tuy đã có được sự đầu tư khá tốt nhưng hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh vẫn còn rất nhiều bất cập làm ảnh hưởng đến kết quả chung của chi nhánh và toàn hệ thống cần sớm được khắc phục. Vì vậy việc nghiên cứu về giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (TDCT) tại ngân hàng ANZ là thực sự cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng nên em đã chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ANZ Việt Nam”làm đề tài để nghiên cứu. II. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng của khóa luận tốt nghiệp là nghiên cứu thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tạingân hàng ANZ Việt Nam và đề xuất các SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 1
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này của ngân hàng. Do giới hạn về thời gian, kiến thức thực tế và khả năng hiện còn hạn chế, vì vậy chuyên đề này cụ thể sẽ đi vào việc giới thiệu tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế, về ngân hàng ANZ Việt Nam, về hoạt động thanh toán L/C của ngân hàng và cuối cùng xin được đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này trong thời gian tới. III. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 1. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp là giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C của ANZ Việt Nam. Khóa luận được thực hiện trong phạm vì hoạt động của ngân hàng ANZ Việt Nam, với một phương thức thanh toán là tín dụng chứng từ trong cả hai hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. 2. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng ANZ Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2010 - 2013. IV. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành tốt đề tài, trên cơ sờ dựa trên các kiến thức tiếp thu tại trường, khóa luận sử dụng phương pháp sau: 1. Phương pháp định tính: - Thu thập số liệu thực tế từ báo cáo hoạt động kinh doanh tại ngân hàng ANZ Việt Nam. - Phương pháp so sánh, đối chiếu số liệu qua các năm để tổng hợp, phân tích, đánh giá. - Tham khảo sách báo, tạp chí chuyên ngành, internet, đề tài khóa trước. 2. Phương pháp định lượng: - Quan sát hoạt động thanh toán quốc tế, tham khảo ý kiến nhân viên tại ngân hàng ANZ Việt Nam. - Khảo sát ý kiến khách hàng (KH). - Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý số liệu. SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 2
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng V. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp Khóa luận tốt nghiệp được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1:Tổng quan về thanh toán quốc tế và tín dụng chứng từ Chương 2:Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tếtheo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ANZ Việt Nam Chương 3:Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tếtheo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ANZ Việt Nam SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 3
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 4
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1.1 Khái niệm: Với sự phát triển của thương mại, nhu cầu trao đổi không chỉ dừng lại ở một số nước mà hoạt động mua bán đã lan rộng ra khắp các nước, các khu vực trên toàn thế giới. Vì vậy, một nghiệp vụ mới ra đời đáp ứng được đòi hỏi đó. Đó là: “Nghiệp vụ thanh toán quốc tế”. Như vậy,thanh toán quốc tế là việc chi trả các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh trong các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ chức kinh tế, giữa các hãng, các cá nhân của các quốc gia khác nhau. 1.1.2 Các điều kiện thanh toán quốc tế Trong quan hệ thanh toán giữa các nước, các vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ mà đôi bên phải đề ra để giải quyết và thực hiện được quy định lại thành những điều kiện gọi là: Điều kiện thanh toán quốc tế.Mặt khác, nghiệp vụ thanh toán quốc tế là sự vận dụng tổng hợp các điềukiện thanh toán quốc tế.Những điều kiện này được thể hiện ra trong các điềukhoản thanh toán của các hiệp định thương mại, các hiệp định trả tiền giữa cácnước, của các hợp đồng mua bán ngoại thương ký kết giữa người mua và ngườibán. Các điều kiện thanh toán quốc tế bao gồm: điều kiện tiền tệ, điều kiện về địa điểm, điều kiện về thời gian, điều kiện về phương thức thanh toán. 1.1.2.1 Điều kiện tiền tệ: Trong thanh toán quốc tế các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ nhất định của một nước nào đó. Vì vậy, trong các hiệp định và hợp đồng đều có quy định tiền tệ. Điều kiện này quy định việc sử dụng đồng tiền nào để thanh toán trong hợp đồng ngoại thương và hiệp định kí kết giữa các nước.Đồng thời điều kiện này cũng quy định cách xử lý khi giá trị đồng tiền đó biến động. Người ta có thể chia thành hai loại tiền sau: - Đồng tiền tính toán (Account Currency): là loại tiền dùng để thể hiện giá cả và tính toán tổng giá trị hợp đồng. SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 5
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng - Đồng tiền thanh toán (Payment Currency): là loại tiền dùng để chi trả nợ nần, hợp đồng mua bán ngoại thương. Đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền của nước nhập khẩu, của nước xuất khẩu hoặc có thể là đồng tiền quy định thanh toán của nước thứ ba. 1.1.2.2 Điều kiện về địa điểm thanh toán Địa điểm thanh toán được quy định rõ trong hợp đồng ký kết giữa các bên.Địa điểm thanh toán có thể là nước nhập khẩu hoặc nước người xuất khẩu hay có thể là một nước thứ ba. Tuy nhiên, trong thanh toán quốc tế giữa các nước, bên nào cũng muốn trả tiền tạinước mình, lấy nước mình làm địa điểm thanh toán.Sở dĩ như vậy vì thanh toán tạinước mình thì có nhiều điểm thuận lợi hơn.Ví dụ như có thể đến ngày mới phải chitiền, đỡ đọng vốn nếu là người nhập khẩu, hoặc có thể thu tiền về nhanh nên luânchuyển vốn nhanh nếu là người xuất khẩu, hay có thể tạo điều kiện nâng cao đượcđịa vị của thị trường tiền tệ nước mình trên thế giới Trong thực tế, việc xác định địa điểm thanh toán là sự so sánh lực lượnggiữa hai bên quyết định, đồng thời còn thấy rằng dùng đồng tiền của nước nào thìđịa điểm thanh toán là nước ấy. 1.1.2.3 Điều kiện về thời gian thanh toán Điều kiện thời gian thanh toán có quan hệ chặt chẽ với việc luân chuyểnvốn, lợi tức, khả năng có thể tránh được những biến động về tiền tệ thanh toán. Do đó, nó là vấn đề quan trọng và thường xảy ra tranh chấp giữa các bên trong đàmphán ký kết hợp đồng. Thông thường có ba cách quy định về thời gian thanh toán: - Trả tiền trước là việc bên nhập khẩu trả cho bên xuất khẩu toàn bộ hay một phần tiền hàng sau khi hai bên ký kết hợp đồng hoặc sau khi bên xuất khẩu chấp nhận đơn đặt hàng của bên nhập khẩu. - Trả tiền ngay là việc người nhập khẩu trả tiền sau khi người xuất khẩu hoàn hành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận tải tại nơi quy định hoặc sau khi người nhập khẩu nhận được hàng tại nơi quy định. - Trả tiền sau là việc người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu sau một khoảng thời gian nhất định kể từ khi giao hàng. SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 6
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng 1.1.2.4 Điều kiện về phương thức thanh toán Đây là điều kiện quan trọng nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế.Phương thức thanh toán là cách mà người mua trả tiền và người bán thu tiền vềnhư thế nào.Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau.Tuỳ từng điều kiện cụthể mà người mua và người bán có thể thoả thuận để xác định phương thức thanhtoán cho phù hợp. 1.1.3 Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại 1.1.3.1Đối với hoạt động kinh tế đối ngoại (KTĐN) Thanh toán quốc tế là khâu then chốt, cuối cùng để khép kín một chu trình mua bán hàng hoá hoặc trao đổi dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Thanh toán quốc tế là cầu nối trong mối quan hệ KTĐN, nếukhông có hoạt động thanh toán quốc tế thì không có hoạt động kinh tế đối ngoại.Thanh toán quốc tế thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển. Việc tổ chứcthanh toán quốc tế được tiến hành nhanh chóng, chính xác sẽ làm cho các nhà sảnxuất yên tâm và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của mình, nhờ đó thúc đẩy hoạt độngkinh tế đối ngoại phát triển, đặc biệt là hoạt động ngoại thương. Đồng thời, hoạt động thanh toán quốc tế góp phần hạn chế rủi ro trong quátrình thực hiện hợp đồng ngoại thương.Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, do vị tríđịa lý các đối tác xa nhau nên việc tìm hiểu các khả năng tài chính, khả năng thanhtoán của người mua gặp nhiều khó khăn.Nếu tổ chức tốt công tác thanh toán quốctế thì sẽ giúp cho các nhà kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu hạn chế được rủi ro trong quátrình thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại, nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đốingoại phát triển. Tóm lại, có thể nói rằng kinh tế đối ngoại có mở rộng được hay không một phần nhờ vào hoạt động thanh toán quốc tế có tốt hay không.Thanh toán quốc tế tốt sẽ đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, phát triển sản xuất trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lượng hàng hoá. SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 7
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng 1.1.3.2 Đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Đối với hoạt động của ngân hàng, việc hoàn thiện và phát triển hoạt độngthanh toán quốc tế mà nhất là hình thức tín dụng chứng từ có vị trí quan trọng.Nó không chỉ thuần tuý là dịch vụ mà còn được coi là một mặt hoạt động không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. - Trước hết, hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng thu hút thêm được khách hàng có nhu cầu giao dịch quốc tế. Trên cơ sở đó, ngân hàng phát triểnthêm quy mô, tăng thêm nguồn thu nhập, tăng khả năng cạnh tranh trong cơ chế thịtrường. - Thứ hai, thông qua hoạt động thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu cũng như tăng được nguồn vốn huy động tạm thời do quản lý được nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân có quan hệ thanh toán quốc tế qua ngân hàng. - Thứ ba, giúp ngân hàng thu được một nguồn ngoại tệ lớn từ đó ngânhàng có thể phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và nghiệp vụ ngânhàng quốc tế khác. - Thứ tư, hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng tăng tính thanhkhoản thông qua lượng tiền ký quỹ.Mức ký quỹ phụ thuộc vào độ tin cậy, an toàncủa từng khách hàng cụ thể. Song xét về tổng thể thì các khoản ký quỹ này phátsinh một cách thường xuyên và ổn định.Vì vậy trong thời gian chờ đợi thanh toán,ngân hàng có thể sử dụng các khoản này để hỗ trợ thanh khoản khi cần thiết, thậmchí có thể sử dụng để kinh doanh, đầu tư ngắn hạn để kiếm lời. - Hơn thế nữa, hoạt động thanh toán quốc tế còn giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên cơ sở nâng cao uy tín của ngân hàng. Có thể nói, trong xu thế ngày nay hoạt động thanh toán quốc tế có vai tròhết sức quan trọng trong hoạt động ngân hàng nói riêng và hoạt động kinh tế đối ngoại nóichung. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng để có biện pháp thực hiện nghiệp vụthanh toán quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm phục vụ tốt hơn cho côngcuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam. 1.1.4 Các phương thức thanh toán quốc tế SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 8
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng 1.1.4.1 Phương thức chuyển tiền a. Định nghĩa Phương thức chuyển tiền là phương thức trong đó khách hàng (Người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (Người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền cho khách hàng theo yêu cầu. b. Các bên tham gia - Người yêu cầu chuyển tiền (Remitter): là người yêu cầu ngân hàng thay mình thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài. Họ thường là người nhập khẩu, mắc nợ hoặc có nhu cầu chuyển vốn. - Người thụ hưởng (Beneficiary): là người được nhận số tiền chuyển tới thông qua ngân hàng. Họ thường là người xuất khẩu, chủ nợ hoặc nói chung là người yêu cầu chuyển tiền chỉ định. - Ngân hàng nhận ủy nhiệm chuyển tiền (Remitting bank): là ngân hàng phục vụ người chuyển tiền. - Ngân hàng trả tiền (Paying bank): là ngân hàng trực tiếp trả tiền cho người thụ hưởng. Thường là ngân hàng đại lý hay chi nhành ngân hàng chuyển tiền và ở nước người thụ hưởng. c. Quy trình thực hiện (1) Giao dịch thương mại (2) Người mua sau khi nhận hàng tiến hành viết đơn yêu cầu chuyển tiền (bằng thư hoặc bằng điện) cùng với ủy nhiệm chi (nếu có tài khoản mở tại ngân hàng) gửi đến ngân hàng phục vụ mình. (3) Ngân hàng chuyển tiền kiểm tra chứng từ nếu thấy hợp lệ thì tiến hành chuyển tiền qua ngân hàng đại lý. (4) Ngân hàng đại lý tiến hành chuyển tiền cho người hưởng lợi. d. Trường hợp áp dụng SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 9
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng - Phương thức chuyển tiền được áp dụng trong trường hợp trả tiền hàng hóa xuất khẩu nước ngoài, thường là khi nhận đầy đủ hàng hóa hoặc chứng từ gửi hàng. - Thanh toán hàng hóa trong lĩnh vực thương mại và các chi phí liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư và chi tiêu thương mại, chuyển kiều hối. e. Các yêu cầu về chuyển tiền - Muốn chuyển tiền phải có giấy phép của Bộ chủ quản hoặc Bộ Tài Chính, hợp đồng mua bán ngoại thương, giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, bộ chứng từ, ủy nhiệm chi (UNC) ngoại tệ và phí chuyển tiền. - Trong đơn chuyển tiền cần ghi đầy đủ tên, địa chỉ của người hưởng lợi, số tài khoản nếu người hưởng lợi yêu cầu, số ngoại tệ, loại ngoại tệ, lý do chuyển tiền và những yêu cầu khác, sau đó ký tên và đóng dấu. 1.1.4.2 Phương thức nhờ thu a. Định nghĩa Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng sẽ ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền từ người mua trên cơ sở chứng từ lập ra. Đây là phương thức thanh toán an toàn hơn so với phương thức chuyển tiền. Tuy nhiên phương thức này có thể mang lại rủi ro cho người bán trong trường hợp người mua có thể đơn phương hủy hợp đồng. Ngân hàng thu không chịu trách nhiệm trong trường hợp này. Họ chỉ việc chuyển chứng từ thông báo cho người bán trong trường hợp người mua không trả tiền.Chính vì vậy, phương thức thanh toán này không được sử dụng phổ biến, nó chỉ được áp dụng trong một số trường hợp cụ thề. b. Các bên tham gia: gồm 4 bên - Người nhờ thu là bên giao chỉ thị nhờ thu cho một ngân hàng, thông thường là người xuất khẩu, cung ứng dịch vụ. - Ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng mà người nhờ thu đã giao chỉ thị nhờ thu. SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 10
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng - Ngân hàng thu là bất kì một ngân hàng nào ngoài ngân hàng chuyển tiền thực hiện quá trình nhờ thu. - Người trả tiền là người mà chứng từ xuất trình đòi tiền anh ta, là người nhập khẩu, người sử dụng dịch vụ được cung ứng (người mua). c. Trường hợp áp dụng - Thứ nhất, người bán và người mua tin tưởng lẫn nhau hoặc có quan hệ liên quan vơí nhau, hoặc giữa công ty mẹ công ty con, hoặc giữa các chi nhánh của cùng một công ty với nhau. - Thứ hai, hàng mua bán lần đầu mamg tính chào hàng. - Thứ ba, hàng ứ đọng khó tiêu thụ. d. Các hình thức của phương thức nhờ thu (1) Nhờ thu phiếu trơn Đây là phương thức thanh toán trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ gửi hàng thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng. (2) Nhờ thu kèm chứng từ Đây là phương thức trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để nhận hàng. 1.1.4.3 Thanh toán biên giới a. Định nghĩa Thanh toán biên giới là hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện tại khu vực biên giới đường bộ các nước. b. Đặc điểm của thanh toán biên giới - Đồng tiền sử dụng trong thanh toán biên giới là đồng nội tệ, đồng tiền của nước có chung biên giới và đồng ngoại tệ mạnh. SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 11
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng - Phương thức giao dịch được xử lý trực tiếp giữa hai ngân hàng, không phài sử dụng thanh toán quốc tế qua mạng. - Ngân hàng được phép hoạt động thanh toán biên giới được trực tiếp giao dịch mờ tài khoản, thực hiện các nghiệp vụ liên quan với ngân hàng nước có chung biên giới. c. Điều kiện của thanh toán biên giới Ngân hàng được thực hiện thanh toán biên giới trên cơ sở các điều kiện sau: - Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép ngân hàng đó thanh toán biên giới với các nước bạn. - Đã có hiệp định hoặc văn bản pháp lý được ký kết chính thức giữa ngân hàng đó với ngân hàng nước bạn. - Ngân hàng đó có đủ cán bộ có trình độ cần thiết về chuyên môn, ngoại ngữ và các công cụ phương tiện làm việc giao dịch với ngân hàng bạn. 1.1.4.4 Tín dụng chứng từ (L/C) Đây là phương thức thanh toán quan trọng và chủ yếu tại ngân hàng thương mại hiện nay. Tín dụng chứng từ được gọi với nhiều tên khác nhau như: Letter of Credit, Document Credit. Ở Việt Nam ngoài tên là tín dụng chứng từ còn có cái tên khác như: L/C, thư tín dụng Trước đây, thư tín dụng còn được gọi là tín dụng thương mại nhưng nay từ này không còn được dùng nữa mà thông dụng nhất là “ tín dụng chứng từ” vì nó thể hiện đúng nhất ý nghĩa tín dụng kèm chứng từ. Vậy tín dụng chứng từ là gì? 1.2 KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1.2.1 Khái niệm và các bên tham gia 1.2.1.1 Khái niệm Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận trong đó một ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (Người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (Người hưởng lởi số tiền thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 12
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong L/C. 1.2.1.2Các bên tham gia Các bên tham gia vào quá trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ gồm 4 bên: - Thứ nhất là người yêu cầu mở L/C (Applicant): là người mua, người nhập khẩu hoặc là người mua uỷ thác cho một người khác. - Thứ hai là người hưởng lợi (Beneficiary): là người bán, người xuất khẩu. - Thứ ba là ngân hàng phát hành (Issuing Bank): là ngân hàng phát hành L/C, là ngân hàng phục vụ người mua. - Thứ tư là ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng ở nước người hưởng lợi. Ngoài ra, trong thực tế vận dụng phương thức tín dụng chứng từ, tuỳtheo từng điều kiện cụ thể còn có sự tham gia của một số ngân hàng khác như: ngân hàng xác nhận (Congiring Bank), ngân hàng chỉ định (Nominated Bank), ngân hàng hoàn trả (Reimbursing Bank) 1.2.2 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C Sơ đồ 1.1: Quy trình phương thức L/C SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 13
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng Trình tự thực hiện: (1): Trong quá trình thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu, người xuất khẩu và người nhập khẩu kí hợp đồng thương mại với nhau. Nếu người xuất khẩu yêu cầu thanh toán hàng hóa theo phương thức tín dụng chứng từ thì trong hợp đồng phải có điều khoản thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. (2): Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại lập đơn xin mở L/Ctại ngân hàng phục vụ của mình. (3): Ngân hàng phát hành sẽ kiểm tra xem đơn mở thư tín dụng đó đã hợp lệhay chưa. Nếu đáp ứng đủ yêu cầu ngân hàng sẽ mở L/C và thông báo quangân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu về việc mở L/C vàchuyển 1 bản gốc cho người xuất khẩu. (4): Khi nhận được thông báo về việc mở L/C và 1 bản gốc L/C, ngân hàng thông báo chuyển L/C cho người thụ hưởng. (5): Người xuất khẩu khi nhận được 1 bản gốc L/C, nếu chấp nhận nội dungL/C thì sẽ tiến hành giao hàng theo đúng quy định đã ký kết trong hợp đồng.Nếu không họ sẽ yêu cầu ngân hàng chỉnh sửa theo đúng yêu cầu của mìnhrồi mới tiến hành giao hàng. (6): Sau khi chuyển giao hàng hoá, người xuất khẩu tiến hành lập bộ chứng từthanh toán theo quy định của L/C và gửi đến ngân hàng phát hành thong qua ngân hàng thông báo để yêu cầu được thanh toán. Ngoài ra, người xuấtkhẩu cũng có thể xuất trình bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng được chỉđịnh thanh toán được xác định trong L/C. (7): Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán nếu thấy phù hợpvới quy định trong L/C thì tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.Nếu ngân hàng thấy không phù hợp thì sẽ từ chối thanh toán và trả hồsơcho người xuất khẩu. (8): Ngân hàng phát hành giao lại bộ chứng từ thanh toán cho người xuấtkhẩu và yêu cầu thanh toán. (9): Người phát hành kiểm tra lại bộ chứng từ và tiến hành hoàn trả tiền chongân hàng. 1.2.3 Thư tín dụng 1.2.3.1 Khái niệm Thư tín dụng là một phương tiện rất quan trọng của phương thức tín dụngchứng từ. Nếu không mở thư tín dụng thì phương thức thanh toán này không thể xác lập được và SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 14
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng ngườixuất khẩu sẽkhông giao hàng cho người nhập khẩu.Vậy thư tín dụng là gì?Thư tín dụng là một bức thư do ngân hàng lập ra trên cơ sở yêu cầu củakhách hàng, trong đó ngân hàng cam kết trả tiền cho người hưởng lợi nếu họ xuấttrình đầy đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung thư tín dụng. 1.2.3.2 Vai trò Thư tín dụng là một văn bản mang tính pháp lý nó là căn cứ pháp lý để ngânhàng quyết định việc trả tiền, chấp nhận hay chiết khấu hối phiếu, là cơ sở đểngười mua có trả tiền cho ngân hàng hay không. Ngoài ra thư tín dụng là một côngcụ hiệu quả trong việc cụ thể, chi tiết, hoàn thiện hoá những nội dung mà hợp đồngchưa bàn tới, khắc phục những sai sót, những điều khoản không có lợi trong hợpđồng nếu xét thấy việc huỷ hợp đồng là có lợi. Thư tín dụng có vai trò rất quan trọng như vậy vì tuy được thành lập trên cơsở hợp đồng mua bán nhưng sau khi được mở nó hoàn toàn độc lập với hợp đồngmua bán.Điều này có nghĩa là khi thanh toán, các ngân hàng chỉ căn cứ vào các bộchứng từ phù hợp mà thôi. Tính chất độc lập tương đối của thư tín dụng đã chiphối toàn bộ các khâu của quá trình thanh toán, quy định toàn bộ nghĩa vụ của cácbên tham gia.Bản thân phương thức tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt hơn so với nhữngphương thức khác, song nó không phải là phương thức đảm bảo tránh được rủi rocho các bên tham gia, trong đó có ngân hàng. 1.2.3.3 Nội dung của thư tín dụng Nội dung của thư tín dụng bao gồm: - Số hiệu L/C (Credit number) - Địa điểm phát hành L/C - Ngày phát hành L/C (Date of Issuance) - Tên, địa chỉ những người có liên quan đến L/C - Số tiền của L/C (Credit amount) - Thời hạn hiệu lực và địa điểm xuất trình L/C - Ngày giao hàng (Shipment Date) - Những nội dung liên quan đến hàng hóa - Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 15
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng - Chứng từ cần thiết nhà xuất khẩu phải xuất trình - Sự cam kết của ngân hàng phát hành Thư tín dụng có tính chất quan trọng vì tuy được hình thành trên cơ sở ngoại thương nhưng sau khi được thiết lập và pháp hành, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp dồng này. Một khi L/C đã được mở và được các bên chấp nhận thỉ cho dù nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan. Có nghĩa là khi thanh toán ngân hàng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ, khi nhà XK xuất trình bộ chứng từ phù hợp về mặt hình thức với những điều khoản quy định trong L/C thì NHPH L/C phải trả tiền vô điều kiện cho nhà XK. Chính những tính chất quan trọng của L/C khiến cho phương thức thanh toán tín dụng chứng từ mau chóng trở thành phương thức thanh toán hữu hiệu đặc biệt trong ngoại thương. 1.2.3.4 Hình thức thư tín dụng L/C Có rất nhiều cách phân loại thư tín dụng. Tuỳ theo từng tiêu thức khác nhau người ta có thể phân loại khác nhau. Theo loại hình người ta có thể chia làm hai loại là L/C có thể huỷ ngang và L/C không huỷ ngang. a. L/C có thể hủy ngang - Đây là loại L/C mà người yêu cầu mở có toàn quyền đề nghị ngân hàng phát hành sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nó mà không cần báo trước cho người hưởng lợi biết (đương nhiên việc hủy bỏ phải được thực hiện trước khi L/C thanh toán). - Như vậy, L/C có thể hủy ngang thuộc loại cam kết không bị ràng buộc trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên, loại thư tín dụng này không đảm bảo được quyền lợi của người bán vì người mua có thể đơn phương hủy bỏ L/C. Chính vì vậy ngày nay loại L/C này ít được sử dụng trong thương mại quốc tế. b. L/C không thể hủy ngang - Đây là loại L/C sau khi mở thì mọi việc liên quan đến sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nó ngân hàng phát hành chỉ có thể tiến hành trên cơ sở có sự thỏa thuận của các bên có liên quan. Vì thế quyền lợi của người bán được đảm bảo. Tuy nhiên, L/C không thể hủy ngang không có nghĩa không thể hủy bỏ. Trong trường hợp các bên đồng ý hủy bỏ SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 16
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng L/C thì nó được công nhận là không còn giá trị thực hiện. Đây là loại L/C được sử dụng nhiều nhất trong thương mại quốc tế ngày nay. - Theo phuơng thức sử dụng, người ta phân chia L/C không hủy ngang thành nhiều loại khác nhau: (1) L/C không hủy ngang có giá trị trực tiếp - Đây là loại L/C mà chứng từ được yêu cầu xuất trình trực tiếp để thanh toán tại ngân hàng phát hành. Do vậy, thời hạn hiệu lực sẽ kết thúc tại ngân hàng phát hành. - Trong thư tín dụng này sẽ không thể hiện điều khoản chiết khấu và chỉ định ngân hàng chiết khấu. Mặc dù thư tín dụng không có giá trị chiết khấu và cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành chỉ có giá trị duy nhất đối với người hưởng lợi, ngân hàng chuyển chứng từ cũng có thể ứng tiền cho khách hàng nếu chứng từ hoàn toàn hợp lệ. Sau khi nhận được chứng từ hoàn toàn hợp lệ, ngân hàng phát hành chuyển trả tiền cho người hưởng theo chỉ dẫn của ngân hàng chuyển chứng từ. Vai trò của ngân hàng chuyển chứng từ là bảo vệ quyền lợi của người hưởng và cũng là bảo vệ quyền lợi của chính mình nếu họ đã chiết khấu chứng từ. (2) L/C không hủy ngang, miễn truy đòi - Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang mà khi người hưởng thụ sẽ được hoàn tiền thì ngân hàng mở không có quyền đòi lại tiền trong bất kì tình huống nào. - Khi sử dụng loại thư tín dụng này, người xuất khẩu phải ghi trên hối phiếu “Miễn truy đòi người ký phát” đồng thời thư tín dụng cũng phải ghi như vậy. (3) L/C không hủy ngang và có xác nhận - Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang được một ngân hàng khác nhau đảm bảo trả tiền cho người thụ hưởng theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng đó. 1.2.4 Một số ưu, nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ 1.2.4.1 Ưu điểm - Đối với người mua: Phương thức thanh toán L/C giúp người mua có thể mở rộng nguồn cungcấp hàng hoá cho mình mà không phải tốn thời gian, công sức trong việc tìm đốitác uy tín và tin SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 17
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng cậy.Bởi lẽ, hầu hết các giấy tờ chứng từ đều được ngân hàng đốitác kiểm tra và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sai sót này.Người mua được đảmbảo về mặt tài chính rằng bên bán giao hàng thì mới phải trả tiền hàng. Ngoài ra,các khoản ký quỹ mở L/C cũng được hưởng lãi theo quy định. - Đối với người bán: Người bán hoàn toàn được đảm bảo thanh toán với bộ chứng từ hợp lệ.Việcthanh toán không phụ thuộc vào nhà nhập khẩu.Người bán sau khi giao hàng tiếnhành lập bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C sẽ được thanh toán bấtkể trường hợp người mua không có khả năng thanh toán. Do vậy, nhà xuất khẩu sẽthuhồi vốn nhanh chóng, không bị ứ đọng vốn trong thời gian thanh toán. - Đối với ngân hàng phát hành: Thực hiện nghĩa vụ thanh toán này, ngân hàng thu được các khoản phí thủtục. Ngoài ra, ngân hàng còn thu hút được một khoản tiền khá lớn (khi có ký quỹ).Khi thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng còn thực hiện được một số nghiệp vụkhác như cho vay xuất khẩu, bảo lãnh, xác nhận, mua bán ngoại tệ Hơn nữa,thông qua nghiệp vụ này uy tín và vai trò của ngân hàng trên thị trương tài chínhquốc tế được củng cố và mở rộng. 1.2.4.2 Nhược điểm Có thể nói, thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ là hình thức thanh toán an toàn và phổ biến nhất trong thương mại quốc tế hiện nay. Hình thức này có nhiều ưu việt hơn hẳn các hình thức thanh toán quốc tế khác.Tuy nhiên, nó cũng không tránh khỏi những nhược điểm. - Nhược điểm lớn nhất của hình thức thanh toán này là quy trình thanh toán rất tỉ mỉ, máy móc, các bên tiến hành đều rất thận trọng trong khâu lập và kiểm tra chứng từ. Chỉ cần có một sai sót nhỏ trong việc lập và kiểm tra chứng từ cũng là nguyên nhân để từ chối thanh toán. Đối với ngân hàng phát hành, sai sót trong việc kiểm tra chứng từ cũng dẫn đến hậu quả rất lớn. - Với các phương thức thanh toán quốc tế đề cập ở trên, việc lựa chọnphương thức nào trong hoạt động thanh toán quốc tế cũng là một vấn đề hết sứcquan trọng đối với các ngân hàng thương mại. Hiện nay, các ngân hàng thươngmại Việt Nam thực hiện hầu hết SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 18
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng các hình thức nêu trên. Tuy nhiên, xuất phát từthực tế khách quan cũng như ưu nhược điểm của từng phương thức mà phươngthức thanh toán theo tín dụng chứng từ hiện là phương thức thanh toán phổ biến tạicác ngân hàng thương mại Việt Nam. SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 19
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ANZ VIỆT NAM SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 20
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng 2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ANZ VIỆT NAM 2.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng ANZ Việt Nam Với hơn 170 năm hoạt động kinh doanh thành công trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Australia and New Zealand Banking Group (gọi tắt là Ngân hàng ANZ) là một trong những ngân hàng hàng đầu và lớn nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương với tổng giá trị lên tới 737.815 tỷ đô la Mỹ tính đến thời điểm 31/03/2014 và được xếp hạng AA về mức độ bền vững tín dụng (theo Standard & Poor’s) trong thời gian dài. ANZ là ngân hàng Úc hàng đầu tại Châu Á đã hoạt động và phục vụ cộng đồng tại khu vực này gần 40 năm qua.Tại Việt Nam, ngân hàng ANZ đã hoạt động hơn 20 năm.Ngân hàng ANZ bắt đầu hoạt động tại thị trường Việt Nam từ năm 1993 với trụ sở chính tại Hà Nội, chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh và văn phòng Đại diện tại Tp. Cần Thơ, Tp. Bình Dương. Từ đó, ngân hàng ANZ Việt Nam không ngừng phát triển hoạt động kinh doanh từ 28 lên tới hơn 4800 người hiện nay. Vào tháng 10 năm 2008, ngân hàng ANZ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài với tên gọi là Ngân hàng trách nhiện hữu hạn (TNHH) một thành viên ANZ Việt Nam. Kể từ khi Việt Nam ra nhập WTO vào năm 2007, Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên ANZ Việt Nam trở thành một trong số các ngân hàng nước ngoài đầu tiên được cấp giáy phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Đây là một sự kiện đánh dấu trong quá trình mở rộng hoạt động ở Việt Nam của ngân hàng ANZ. Vào tháng 06 năm 2009, ngân hàng ANZ Việt Nam đã khai trương thêm 5 phòng giao dịch mới tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh nâng tổng số các điểm giao dịch lên đến 9 điểm giao dịch tại hai thành phố lớn này. Ngày 07/12/2009, ngân hàng ANZ Việt Nam đã hoàn tất việc sáp nhập Ngân hàng Royal Bank of Scotland (RBS) tại thị trường Hồng Kông vào cuối tháng 03 năm 2010 và dự kiến tại những thị trường còn lại vào khoảng giữa năm 2010. Cùng thời gian này, ngân hàng ANZ Việt Nam đã khai trương phòng Giao dịch ANZ Quận 1 tại tầng trệt Cao Ốc Mê Linh số 2 Ngô Đức Kế. Đây là phòng giao dịch thứ 10 trong hệ thống các chi nhánh của ngân hàng ANZ trên toàn quốc. SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 21
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng Ngày 24/08/2012, ngân hàng ANZ Việt Nam chính thức thông báo về việc khai trương văn phòng Đại diện tại Cần Thơ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long và hướng tới mở rộng thị phần tại Việt Nam. Sau hơn một năm, vào ngày 19/09/2013, ngân hàng ANZ Việt Nam tiếp tục chính thức thông báo về việc khai trương văn phòng Đại diện thứ hai tại Bình Dương, sau khi nhận được phê duyệt cuối cùng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với nỗ lực mang đến cho khách hàng những dịch vụ và sản phẩm ngân hàng tốt nhất với mạng lưới phục vụ ngày càng rộng hơn. Từ ngày 28 tháng 05 năm 2014, Phòng Giao Dịch Tân Bình của ANZ chính thức đưa vào hoạt động tại số 113-115 Cộng Hòa, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Trong số các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, ngân hàng ANZ Việt Nam là ngân hàng cung cấp khá đa dạng các sản phẩm và dịch vụ. Ngân hàng ANZ cung cấp các sản phẩm và giải pháp tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế cho các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia cũng như các giải pháp quản lý tài chính và đầu tư cá nhân. Dịch vụ ngân hàng dành cho khối doanh nghiệp gồm thị trường vốn, tài trợ thương mại, quản lý tiền mặt và các dịch vụ hỗ trợ khác. Gần đây, ngân hàng ANZ Việt Nam đã phát triển thêm nhiều giải pháp và sản phẩm ngân hàng mới tại Việt nam, mở rộng mạng lưới ATM, nâng cao tiện ích của Trung Tâm Dịch Vụ Khách Hàng 24/7, dịch vụ ngân hàng điện tử và dịch vụ ngân hàng tận nơi. Thị trường của ANZ Việt Nam rộng và bao gồm đa dạng các khách hàng: cá nhân là người Việt Nam có thu nhập cao, cộng đồng người nước ngoài, các công ty Việt Nam có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với các nước trong mạng lưới hoạt động của ANZ, các tổ chức đa quốc gia và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, các Tổ chức phi chính phủ (NGO) và các Đại sứ quán, các ngân hàng Việt Nam, các Tổ chức đầu tư thương mại Quốc tế và khách du lịch. Các chi nhánh của ngân hàng ANZ Viêt Nam tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh cung cấp một hệ thống dịch vụ đa dạng. ANZ là ngân hàng nước ngoài đầu tiên cung cấp dịch vụ tài chính trung hạn cho các dự án ở Việt Nam, dịch vụ tạm ứng tiền mặt từ các loại thẻ thanh toán quốc tế và thực hiện chương trình thanh toán thẻ tín dụng. Máy SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 22
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng rút tiền tự động (ATM) đã được triển khai tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh từ năm 1996 cho phép thực hiện các giao dịch rút tiền mặt từ thẻ Visa, Visa Plus, MasterCard, Cirrus, JCB và Diners Club cũng như đáp ứng các nhu cầu giao dịch của các khách hàng có tài khoản cá nhân tại ANZ Việt Nam và Sacombank Việt Nam. ANZ cũng không ngừng giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cập nhật nhất như: Tài khoản Thông minh, Tài khoản Đắc lợi Trực tuyến cho các khách hàng Việt Nam. Phân khúc dịch vụ tự phục vụ như internet banking và ATMs được mở rộng. Bổ sung thêm máy ATM với nhiều chức năng hơn và chất lượng cao hơn của trung tâm chăm sóc khách hàng đã mở rộng quy mô của ngân hàng một cách đáng kể. Trong quá trình hoạt động của mình, ngân hàng ANZ Việt Nam đã đạt được các thành tựu đáng kể sau: - Năm 2013: • "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam" trong hạng mục Giải thưởng dành cho các Dịch vụ tài chính bán lẻ quốc tế xuất sắc năm 2013 của tạp chí Asian Banker. • "Dẫn đầu về kích hoạt thẻ" trong chuỗi giải thưởng The Visa Vietnam Bank Awards 2013. - Năm 2012 • "Vị trí số một trên thị trường thu nhập cố định Việt Nam": Tín dụng tốt nhất, Dịch vụ tín dụng tốt nhất, nghiên cứu và phân tích thị trường tốt nhất, kinh doanh tín dụng tốt nhất, tín dụng phái sinh tốt nhất, lãi suất tốt nhất, nghiên cứu lãi suất tốt nhất, sản phẩm lãi suất tốt nhất, lãi suất phái sinh tốt nhất trong khảo sát của Asiamoney năm 2012. • "Ngân hàng nước ngoài cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất tại Việt Nam" ở 3 hạng mục: dịch vụ và sản phẩm ngoại hối, dịch vụ ngoại hối tổng hợp, lĩnh vực nghiên cứu và phân tích thị trường theo kết quả khảo sát dành cho doanh nghiệp năm 2012 do tạp chí Asiamoney tổ chức. SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 23
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng • "Ngân hàng Thương mại Quốc tế tốt nhất tại Việt Nam" do tạp chí The Trade Finance trao tặng. - Năm 2011: • "Ngân hàng Thương mại Quốc tế tốt nhất tại Việt Nam" do tạp chí The Trade Finance trao tặng - Năm 2010: • Giải "Sản phẩm cho vay mua nhà tốt nhất khu vực Châu Á năm 2010" do The Asian Banker trao tặng. • "Giao dịch Tốt nhất của Năm tại Việt Nam" do The Asset Triple A Country Award trao tặng. • Giải "Dịch vụ thương mại hàng đầu năm 2009 & 2010" do Bộ Công Thương trao tặng. • "Ngân hàng định hướng khách hàng tốt nhất" của Thời báo Kinh tế Việt Nam trong 9 năm liên tiếp kể từ 2002 đến 2010. Ngân hàng ANZ Việt Nam được coi là đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam.Ngân hàng ANZ đã đóng vao trò lớn trong việc phát hành Trái phiếu của một số doanh nghiệp cũng như tham gia thị trường vốn của Việt Nam và tiếp tục cấp vốn cho các dự án trong thời điểm nhu cầu vốn là rất lớn. Ngân hàng ANZ cũng đề ra cá kế hoạch để đầu tư vào Việt Nam và mong muốn được hợp tác về phát triển tài nguyên khoáng sản, phát triển nguồn cung điện, phát triển cơ sở hạ tầng nói chung, những lĩnh vực mà ngân hàng ANZ có rất nhiều kinh nghiệm. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng ANZ Việt Nam 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng ANZ Việt Nam Ngân hàng ANZ hoạt động tại Việt Nam từ năm 1993 với tám chi nhánh và phòng giao dịch ở Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh và văn phòng đại diện tại Cần Thơ và Bình Dương. Đây là ngân hàng nước ngoài nói tiếng anh đầu tiên mở chi nhánh tại Hà Nội. Từ đó tới nay, ANZ Việt Nam không ngừng phát triển hoạt động kinh doanh. SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 24
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng Sơ đồ 2.1: Cấu trúc tổ chức của Ngân hàng ANZ Việt Nam SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 25
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng Mạng lưới hoạt động của ANZ tại Việt Nam: tám chi nhánh và phòng giao dịch, hai văn phòng đại diện, hệ thống 126 máy ATM trên toàn quốc và mạng lưới EFTPOS rộng lớn. o Trụ sở chính: Tầng 7, tòa nhà Suncity, 13 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, HN o Điện thoại:(84) 4 39386901 o Fax: (84) 4 39386930 o Email: www.anz.com/vietnam - Ban lãnh đạo của ngân hàng ANZ Việt Nam STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ Ông Tareq Waleed CEO, ANZ Việt Nam 1 Muhmood Ông Vũ Minh Phó tổng giám đốc, khối khách hàng Doanh nghiệp 2 Trường &Định chế tài chính Ông Kalidas Tổng Giám đốc, Dịch vụ tài chính cá nhân, ANZ Việt 3 Ghose Nam 2.1.2.2 Cơ cấu lao động của Ngân hàng ANZ Việt Nam Để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, kế hoạch cũng như sự phát triển bền vững của ngân hàng thì số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng đóng vai trò quyết định.Nó ảnh hưởng đến cung cách phục vụ, chất lượng dịch vụ mang đến cho khách hàng, ảnh hưởng đến hình ảnh của ngân hàng trong suy nghĩ của khách hàng và toàn xã hội. Khi mới thành lập, ANZ chỉ có 28 nhân viên.Tính đến 31/12/2013 tổng số nhân viên của ngân hàng lên đến 4.800 nhân viên, tăng gần 172 lần.Trong đó, số lượng nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 90%. Đồng thời, 99% đội ngũ của ANZ là người Việt nên tạo điều kiện thuận lợi về am hiệu thị trường nhằm phát triển dịch vụ phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 26
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng Sau đây là bảng số liệu thể hiện tỷ trọng lao động của ngân hàng ANZ Việt Nam qua các năm: Bảng 2.1 Tỉ trọng lao động của ngân hàng ANZ Việt Nam TT Tiêu chí Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Sau Đại học 1 Số lượng (Người) 43 53 83 Tỷ lệ (%) 2,1 2,0 1,74 Đại học 2 Số lượng (Người) 1812 2389 4304 Tỳ lệ (%) 89,5 89,9 89,67 Cao đẳng 3 Số lượng (Người) 95 122 237 Tỷ lệ (%) 4,7 4,6 4,93 Lao động phổ thông 4 Số lượng (Người) 75 93 176 Tỳ lệ (%) 3,7 3,5 3,66 5 Tổng cộng 2.025 2.657 4.800 (Nguồn: Phòng Nhân sự Ngân hàng ANZ Việt Nam 2013) SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 27
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng 4304 4500 4000 3500 3000 2389 2500 1812 2000 1500 1000 237 500 43 53 83 95 122 75 93 176 0 Sau Đại học Đại học Cao đẳng Lao động phổ thông Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Biểu đồ 2.1: Số lượng lao động của ngân hàng ANZ Việt Nam qua các năm Bảng số liệu cho thấy tỷ trọng lao động có trình độ cao tăng liền qua các năm, như vậy, ngân hàng đã và đang ngày càng thu hút lao động có trình độ cao và quan tâm đến việc nâng cao trình độ người lao động trong tổ chức. Nguồn nhân lực được đào tạo và tuyển chọn chuyên nghiệp. Bộ máy tổ chức có quy mô lớn, cán bộ quản lý của Ngân hàng chiếm 7,4% tổng số lao động, Trong đó: cán bộ quản lý cấp cao chiếm 18% cán bộ quản lý cấp cơ sở. 2.1.3 Một số hoạt động nghhiệp vụ chủ yếu tại NNgân hàng ANZ Việt Nam 2.1.3.1 Dịch vụ tài chính dành cho khối doanh nghiệp + Dịch vụ ngân hàng – dành cho khách hàng doanh nghiệp và định chế tài chính, dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập. + Sản phẩm/giải pháp thị trường tài chính và tín dụng - các giải pháp tài chính cấu trúc và giải pháp tài chính dành cho khách hàng doanh nghiệp và định chế tài chính, sản phẩm và giải pháp dành cho thị trường hàng hóa và thị trường nợ, phân phối sản phẩm đầu tư, cho vay hợp vốn, dịch vụ cho thuê tài chính cấu trúc, tài trợ dự án cấu trúc và dịch vụ tài trợ xuất khẩu cấu trúc. SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 28
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng + Dịch vụ tài trợ thương mại và quản lý dòng tiền – tài trợ thương mại và chuỗi cung ứng, quản lý thanh toán và quản lý dòng tiền cũng như các dịch vụ thanh toán bù trừ liên ngân hàng. + Dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế và bảo lãnh. 2.1.3.2 Dịch vụ tài chính dành cho khách hàng cá nhân + Dịch vụ ngân hàng – dich vụ ngân hàng dành cho khách hàng Ưu tiên + Các sản phẩm – Tài khoản giao dịch và tài khoản tiết kiệm, sản phẩm bảo hiểm liên kết với ngân hàng và tiền gửi có kỳ hạn. + Dịch vụ quản lý tài chính và đầu tư song tệ, ngoại hối, đầu tư cấu trúc, thẻ tín dụng. + Dịch vụ cho vay tín chấp và dịch vụ cho vay mua nhà/ thế chấp nhà. 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ANZ VIỆT NAM 2.2.1 Thực trạng thanh toán hàng nhập khẩutheo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ANZ Việt Nam Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ cho hàng hoá nhập khẩu tại ANZ Việt Nam đáp ứng cao nhu cầu của khách hàng, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà góp phần nâng cao uy tín của hệ thốngANZ tại thị trường Việt Nam và trên toàn thế giới 2.2.1.1 Quy mô và sốlượng L/C nhập khẩu Hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu trong tổng hoạt động thanh toán quốc tế luôn có một sự phát triển tương đối ổn định qua các năm.Hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh số thanh toán quốc tế, đem lại nguồn thu không nhỏ và tương đối ổn định cho ngân hàng ANZ. Chúng ta sẽ cùng xem xét tình hình thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng. SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 29
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng Bảng2.2: Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ANZ Việt Nam Năm Thanh toán nhập khẩu bằng L/C Doanh số (triệu USD) Số lượng +/- (%) doanh số 2009 383,07 1.340 - 2010 572 1.500 + 149,3 2011 1.014 2.891 + 177,3 2012 1.325,44 2.912 + 130 2013 1.853,18 3.435 + 140 ( Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng ANZ Việt Nam 2009-2013) Từ năm 2009 ta có thể thấy ngân hàng ANZ Việt Nam có thế mạnh riêng về hoạt động thanh toánhàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ. Doanh số L/C được mở tại ngân hàng ANZ là 1.340 số bộ hồ sơ với 383,07 triệu USD. Trong tình hình kinh tế xã hội không có nhiều biến động lớn, đến năm 2010, doanh số thanh toán hàng hóa nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tăng lên xấp xỉ 572 triệu USD với 1.500 món,bằng 149,3% so với năm 2009. Năm 2011 là năm đánh dấu sự phát triển tăng vọt trong hoạt động thanh toán L/C nói chung, và hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theophương thức này nói riêng. Doanh thu thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C năm 2011 tăng lên đến 1.014 triệu USD với 2891 số bộ hồ sơ, bằng 177,3% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự tăng đột biến trong doanh số này là do cuôc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2010. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng cường lựa chọn phương thức thanh toán ổn định, ít rủi ro để phòng tránh khả năng mất vốn.Chính vì thế các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước và nước ngoài chọn lựa nhiều hơn phương thức thanh toán L/C cho hoạt động kinh doanh của mình tại thời điểm này. Sở dĩ con số này tăng vọt tại ngân hàng ANZ là do ngân hàng được các doanh nghiệp tin tưởng giao phó, do nghiệp vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng ANZ đã được phát triển trên nhiều thị trường quốc tế trong một thời gian dài nên đem lại nhiều lợi ích, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, và đặc biệt là đảm bảo an toàn và hiệu quả cao. Sang đến năm 2012, tình SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 30
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng hình phát triển kinh tế bắt đầu bình ổn trở lại, phát triển kinh tế không còn quá nóng. Hoạt động thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C tăng trưởng với một con số bền vững và đáng khích lệ: tổng doanh số thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C năm 2012 đạt hơn1.325 triệu USD với 2912 số bộ hồ sơ, tăng trưởng 130% so với năm 2011. Mặc dù không có đượcmức tăng trưởng nhảy vọt như tại năm2011, con số tăng trưởng 130% vẫn chứng tỏ thế mạnh của dịch vụ thanh toán quốc tế hàng nhập theo phương thức L/C tại ngân hàng ANZ Việt Nam. Mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu đầu năm 2013 giảm, do vẫn còn dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng do gói kích cầu của chính phủ có tác dụng vào cuối năm, nên kim ngạch nhập nhẩu vẫn tăng. Trong điều kiện đó, hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức L/C tiếp tục tăng trưởng, nhưng chậm hơn một chút so với tốc độ tăng của năm 2012. Tổng doanh số thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C năm 2013 đạt 83,18 triệu USD với 3435 số bộ hồ sơ, bằng 140% so với năm 2012. Một tiêu thức nữa giúp chúng ta có thể nhận thức đầy đủ hơn về tình hình qui mô thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ANZ Việt Nam là xem xét tỉ trọng doanh số của hình thức này trên doanh số thanh toánquốc tế của ngân hàng. Bảng 2.3: Tỉ trọng thanh toán L/C nhập khẩu tại ngân hàng ANZ Việt Nam qua các năm (Đơn vị: triệu USD) 2009 2010 2011 2012 2013 Doanh số thanh toán hàng 383,1 572 1014 1325 1853 xuất theo L/C (triệu USD) Doanh số thanh toán quốc 678 970 1560 2201 2989 tế (triệu USD) Tỉ trọng thanh toán L/C 56,5 59 65 60,2 62 nhập khẩu (%) ( Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng ANZ năm 2009-2013) SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 31
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 2009 2010 2011 2012 2013 Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức L/C 383.07 572 1014 1325 1853 Doanh số thanh toán quốc tế 678 970 1560 2201 2989 Biểu đồ 2.2: Tỉ trọng thanh toán L/C nhập khẩu tại ngân hàng ANZ Việt Nam qua các năm Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy rằng hoạt động thanh toán hàng xuất theophương thức L/C luôn chiếm một tỉ trọng rất cao trong toàn bộ doanh số thanh toán quốc tế của ngân hàng ANZ Việt Nam theo các năm. Tỉ trọng này theo các năm lần lượt là: 2009: 56,5%; 2010: 59%; 2011: 65% ; 2012: 60,22%; 2013: 62%. Tỉ trọng hoạt động thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C luôn trên 50% tổng doanh số thanh toán quốc tế của ngân hàng. Điều này cho thấy việc cần thiết phải đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán hàng xuất theophương thức L/C. 2.2.1.2 Các loại L/C nhập khẩu Các loại thư tín dụng chứng từ mà ngân hàng ANZ cung cấp cho các khách hàng bao gồm: - L/C hủy ngang : L/C hủy ngang có thể bị điều chỉnh hoặc hủy ngang bất cứ lúc nào. Do tính rủi ro cao, hình thức này thường không được sử dụng. Do vậy doanh số từ hoạt động thanh toán L/C hủy ngang rất không đáng kể. -Đi đôi với L/C hủy ngang là L/C không hủy ngang với 2 loại là L/C không hủy ngang có xác nhận và L/C không hủy ngang không xác nhận. Tuy nhiên do tính rocao của L/C hủy SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 32
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng ngang, các loại L/C chính có thể được chia thành 2 loại theo phương thức thanh toán là L/C trả theo 2 loại trả ngay và trả chậm tại ngân hàng ANZ. Bảng 2.4: Doanh số và số lượng L/C nhậpkhẩu (đơn vị: triệu USD) 2009 2010 2011 2012 2013 Nội Số Doanh Số Doanh Số Doanh Số Doanh Số Doanh dung lượng số lượng số lượng số lượng số lượng số L/C nhập 1.340 383,1 1.500 572,0 2.891 1.014,0 2.912 1.325,4 3.435 1.853,2 khẩu 1.Trả 1.200 325 1.269 520,0 2.288 922 2.373 1240 3.123 1798,6 ngay 2.Trả 140 58,1 231 52,0 603 92,0 539 85,4 312 54,6 chậm ( Nguồn: báo cáo phòng thanh toán quốc tế ngân hàng ANZ năm 2009-2013 ) Theo bảng trên ta có thể nhận thấy số món L/C nhập khẩu theo hình thức trả ngay luôn chiếm ưu thế so với L/C nhập khẩu theo hình thức trả chậm (thường là dưới 1 năm). Phương thức này qui định việc thanh toán được thực hiện ngay khi chứng từ được chuyển tới ngân hàng phát hành L/C, đảm bảo lợi ích của người xuất khẩu. Bên cạnh đó cả 2 loại L/C đều cho thấy xu hướng tăng theo từng năm, cho thấy qui mô thanh toán theo phương thức L/C đang được mở rộng và là một tín hiệu tốt. Đồng thời, tốc độ tăng của doanh số và số lượng L/C theo hình thức trả chậm không nhanh bằng tốc độ tăng của doanh số và số món L/C theo hình thức trả ngay, cũng cho thấy một dấu hiệu tốt. Năm 2013 số món L/C nhập khẩu trả ngay gấp hơn 10 lần số món L/C nhập khẩu trả chậm, với doanh số 1798,6 triệu USD, chiếm 97% tổng doanh số thanh toán L/C nhập khẩu. Sở dĩ có được kết quả như vậy là do các khách hàng của ngân hàng ANZ Việt Nam phần lớn là các doanh nghiệp mạnh, có kết quả tài chính tốt, bên cạnh đó cũng phải kể đến mối quan hệ tốt mà ngân hàng đã xây dựng với các khách hàng này trong suốt một thời gian dài. SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 33
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng 2.2.1.3 Tình hình thị trường ngân hàng ANZ Việt Nam tham gia thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ Để phân tích rõ hơn hoạt động thanh toán hàng hóa nhập khẩu theo phương thức chứng từ tại ngân hàng ANZ Việt Nam, chúng ta sẽ cùng theo dõi các thị trường nước ngoài có quan hệ nhập khẩu vào Việt Nam được thanh toán theo L/C thông qua ANZ theo bảng dưới đây: Bảng 2.5: Doanh số thanh toán hàng nhậptheo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng ANZ Việt Nam theo thị trường (đơn vị: triệu USD) Năm 2012 Năm 2013 +/-% về +/- tỉ Thị trường Doanh Tỉ Doanh Tỉ doanh trọng số trọng số trọng số Trung Quốc 377,7 28,5% 505,9 27,3% 33,9% -1,2% Nhật Bản 210,7 15,3% 265 14,3% 26,2% -1% Singapore 171 12,9% 385,5 20,8% 125,4% 7,9% Hồng Kông 121,9 9,2% 185,3 10% 53% 0,8% Thị trường khác 451,9 34,1% 511,5 27,6% 13,3% -6,5% Tổng doanh số 1.325,4 100% 1.853,2 100% 39,8% 0% (Nguồn: báo cáo thanh toán nhập khẩu ngân hàng ANZ Việt Nam 2013) SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 34
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng 2012 2013 Trung Quốc Trung Quốc Nhật Bản Nhật Bản 34% 29% 28% 27% Singapore Singapore 21% Hồng Kông 10% 14% Hồng Kông 9% 15% 13% Thị trường Thị trường khác khác Biểu đồ 2.3: Tỉ trọng doanh số thanh toán hàng nhậptheo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng ANZ Việt Nam theo thị trường trong năm 2012 và 2013 Nhìn chung doanh số thanh toán L/C nhập khẩu từ năm 2012 đến năm 2013 từ các thị trường đều tăng. Trong đó phải kể đến doanh số thanh toán L/C nhập khẩu từ thị trường Singapore qua ngân hàng ANZ Việt Nam năm 2012 đạt 385,5 triệu USD, tăng 125,4% so với năm 2008, với các mặt hang nhập khẩu chủ yếu là xăng dầu, linh kiện điện tử, chất dẻo, sợi dệt, ôtô Trung Quốc vẫn dẫn đầu là thị trường nhập khẩu lớn nhất vào Việt Nam, và đây cũng là thị trường có doanh số L/C nhập khẩu mà ngân hàng ANZ thanh toán cao nhất. Năm 2012 con số này là 505,9 triệu USD chiếm 27,3% trong tổng doanh số thanh toán hàng nhập theo phương thức L/C trong cùng năm, và tăng 33,9% so với năm 2011. Mặt hàng nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc vào thị trường Việt Nam có thể quan sát được thông qua hoạt động thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C tại ANZ là: xăng dầu, vải, phân bón, sắt thép, hoá chất , linh kiện điện tử, ôtô Nhật Bản cũng là một thị trường nhập khẩu đáng chú ý trong hoạt động thanh toán hàng nhập theo phương thức L/C thông qua ANZ Việt Nam. Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu từ Nhật Bản năm 2012 là 265 triệu USD, tăng 14,3% so với năm 2011 với các SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 35
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng mặt hàng chủ yếu là sắt thép, điện tử, ôtô, vải, xe máy, giấy Càng ngày hàng hóa Nhật Bản do có chất lượng cao và người tiêu dùng chuyển thói quen mua hàng rẻ tiền sang mua và sử dụng hàng hóa có chất lượng nhiều hơn, nên Nhật Bản là thị trường hàng nhập khẩu gia tăng mạnh trong thời gian tới, kéo theo đó hoạt động thanh toán hàng nhập theo L/C từ thị trường này cũng hứa hẹn phát triển mạnh trong tương lai. Bên cạnh những thị trường chủ yếu mà ANZ tham gia vào hoạt động thanh toán hàng nhập theo L/C kể trên, thì một vài các thị trường quan trọng không kém khác trong hoạt động này có thể kể đến như Đức, Liên Bang Nga, Indonesia, Thụy Sỹ, Pháp 2.2.1.4 Về khách hàng thanh toán hàng nhập theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Có thể kể đến một vài doanh nghiệp tiêu biểu là khách hàng thường xuyên của ngân hàng ANZ Việt Nam trong hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức L/C trên hơn 1000 doanh nghiệp có quan hệ với ngân hàng như sau: + Công ty xuất nhập khẩu năng lượng và xây dựngViệt Nam. Doanh số thanh toán hàng nhập theo phương thức L/C thong qua ngân hàng ANZ Việt Nam năm 2013 của doanh nghiệp này đạt 24,7 triệu USD. + Công ty TNHH Sản Xuất – Thương Mại Thăng Long: là một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu các thiết bị gia công gỗ. Mặc dù trong năm 2013 doanh số thanh toán hàng nhập theo phương thức L/C thông qua ngân hàng ANZ Việt Nam chỉ đạt 3,5 triệu USD, nhưng đây là doanh nghiệp có quan hệ lâu dài với ngân hàng ANZ Việt Nam trong hoạt động thanh toán nhập khẩu bằng L/C, với doanh số thanh toán đạt cao nhất vào năm 2009 với 14 triệu USD. + Công ty đầu tư XNK Phương Tây POTA Việt Nam: là một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu các sản phẩm từ sắt thép, hóa chất công nghiệp. Doanh số thanh toán hàng nhập theo phương thức L/C thông qua ngân hàng ANZ năm 2013 của POTA Việt Nam đạt 10,3 triệu USD, hứa hẹn là một đối tác lâu dài của ngân hàng. + Công ty XNK Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật Technoimport. Trong năm 2013 doanh số thanh toán hàng nhập theo L/C tại ANZ của công ty đạt 7 triệu USD. SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 36
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng Ngoài ra, các doanh nghiệp mà Ngân hàng có quan hệ giao dịch trong thời gian lâu dài bao gồm: Tổng công ty thương mại Hà Nội HAPRO, công ty xuất nhập khẩu sách báo Việt XUNHASABA 2.2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ANZ Song song với hoạt động thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ, là việc mở rộng hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu theo PTTDCT của ngân hàng ANZ Việt Nam. Tuy nhiên, do khách hàng của ngân hàng chủyếu là kinh doanh hàng nhậpkhẩu nên hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ANZ còn ít hơn nhiều so với nhập khẩu. Đây được coi là một thị trường tiềm năng trong thời gian tới đểngân hàng tiếp tục có những giải pháp thu hút khách hàng là các doanh nghiệp xuất khẩu, phát triển dịch vụ thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ 2.2.2.1 Qui mô và số lượng thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C So với doanh số của hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ, thì doanh số của hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức này nhỏ hơn rất nhiều. Tình trạng này không chỉ diễn ra tại ngân hàng ANZ mà là hiện tượng chung với mọi ngân hàng hoạt động trên thị trường Việt Nam. Một nguyên nhân dễ thấy và trực tiếp nhất là tình trạng nhập siêu của cả nước. Lấy ví dụ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong năm 2011 đạt 111,2 tỷ USD, tăng 31,3% so với năm 2010. Trong đó xuất khẩu chiếm 48,56 tỷ USD, bằng 121,9% so với năm 2010; và nhập khẩu là 62,7 tỷ USD, tăng khoảng 50%, gấp 2 lần tốc độ tăng xuất khẩu. Chính vì thế mà nhập siêu bị đẩy lên một mức rất cao (14,12 tỷ USD), con số này gấp 2 lần tình trạng nhập siêu năm 2010 (5,06 tỷ USD). Năm 2012, nhập siêu ở mức khoảng 17 tỷ USD, tuy tốc độ tăng đã giảm đáng kể so với năm 2011, nhưng đây vẫn là một con số lớn. Mặc dù chiếm 1 tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số thanh toán quốc tế, và so với hoạt động thanh toán L/C nhập, doanh số xuất khẩu bằng phương thức L/C vẫn đạt được những kết quả đáng kể, thể hiện tiềm năng phát triển của hoạt động này trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới những năm tiếp theo. SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 37
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng Bảng2.6: Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ANZ Việt Nam Năm Thanh toán xuất khẩu bằng L/C Doanh số Tỉ trọng trên tổng doanh Số món +/- (%) (triệu USD) số TTQT (%) 2009 14,2 245 - 2,1 2010 16,8 232+ 117,8 1,73 2011 35,9 250+ 213,9 2,3 2012 44,0 344+ 122,7 2,0 2013 92,7 499+ 210,7 3,1 (Nguồn: Báo cáo phòng thanh toán quốc tế ngân hàng ANZ Việt Nam 2009-2013 ) Là một ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, ANZ đã và đang tiếp tục nỗ lực thiết lập quan hệ với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam như: Tổng công ty than, Tổng công ty lương thực, Tổng công ty chè Việt Nam, Tổng công ty Cà phê, Tổng công ty dầu khí để tích cực nâng cao số xuất khẩu bằng phương thức L/C trong hoạt động thanh toán quốc tế của mình. Năm 2009 doanh số thanh toán hàng xuất là 14,2 triệu USD; sang đến năm 2010, con số này là 16,8 triệu USD, tăng trưởng bằng 117,8% so với năm 2009. Mặc dù có doanh số xuất khẩu L/C không cao nhưng nhìn chung ngân hàng ANZ Việt Nam có thế mạnh riêng của mình như có tiềm lực về ngoại tệ và công nghệ. Bên cạnh đó, ngân hàng ANZ Việt Nam còn có hệ thống các ngân hàng đại lý trên khắp thế giới. Mối quan hệ này mang đến cho ngân hàng ANZ nhiều giao dich thanh toán hàng xuất khẩu như: thông báo, đại lý nhận tiền Năm 2011 là năm mà ngân hàng ANZ Việt Nam đạt được kết quả cao trong cả hai hoạt động thanh toán hàng xuất và nhập khẩu theo phương thức L/C. Trong năm này, ngân hàng ANZ Việt Nam tăng hạn mức xác nhận thư tín dụng và thiết lập thêm mã khó giao dịch trực tiếp với nhiều ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu giao dịch của khách hàng. Doanh số thanh toán hàng xuất năm 2011 là 35,9 triệu USD, bằng 213,9% tăng lên hơn gấp đôi so với năm 20010. Trong năm 2012, từ tháng 9 tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và uy thoái kinh tế toán cầu đã bắt đầu thể hiện trong hoạt động xuất khẩu của các doanh SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 38
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng nghiệp Việt Nam.Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đồng loạt giảm giá mạnh, đặc biệt ở mặt hàng dầu thô, nông sản, thủy sản Trong hai tháng cuối năm, lượng đơn hàng từ đối tác nước ngoài của nhiều ngành hàng bị hủy bỏ hoặc sụt giảm, tiêu biểu như dệt may giảm khoảng 20% - 30% về số đơn hàng và giá, thủy sản giảm khoảng 30% đơn hàng và giá Tuy nhiên, giá hàng hóa trên thị trường thế giới leo thang cũng là yếu tố thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu. Chính điều này làm cho doanh số thanh toán hàng xuất trong năm 2012 chỉ tăng 22,7% so với năm 2011, ở mức 44 triệu USD. ANZ khi tới Việt Nam đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ thanh toán thuận tiện với nhiều phương thức như: tạm ứng, tài khoản mở, ký thác, nhờ thu. Các dịch vụ hỗ trợ như quản lý rủi ro và tài trợ mậu dịch, dịch vụ ngân hàng điện tử cũng được ANZ phổ biến thực hiện để đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng. Tại ANZ, L/C được giao tận tay người xuất khẩu, khách hàng còn được hạ thấp phí dịch vụ, lãi suất cho vay chiết khấu và mức ký quỹ. Năm 2013, hoạt động thanh toán hàng xuất của ANZ tiếp tục trên đà phát triển ổn định với con số tăng trưởng hơn 2 lần – 210% so với năm 2012, với gần 100 triệu USD doanh số thanh toán. Tuy với kết quả tăng trưởng ấn tượng này, hoạt động thanh toán hàng xuất của phòng thanh toán quốc tế ngân hàng ANZ Việt Nam còn chiếm tỉ trọng rất khiêm tốn trong tổng doanh số thanh toán quốc tể của ngân hàng. Đây thực sự là một mảnh đất tiềm năng để ngân hàng khai thác trong tương lai. 2.2.2.2 Các loại L/C xuất khẩu Hình thức L/C trả ngay với các lý do ở trên vẫn chiếm ưu thế hơn trong hoạt động thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C tại ngân hàng ANZ. Do hình thức nàyqui định việc thanh toán được thực thingay khi chứng từ được chuyển tới ngân hàng phát hành L/C. Do tính đảm bảo an toàn cho người xuất khẩu nên các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam rất ưa chuộng sử dụng hình thức này. SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 39
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng Bảng 2.7: Doanh số và số lượng L/C xuất khẩu theo 2 loại trả ngay và trả chậm tại ngân hàng ANZ (đơn vị: triệu USD) 2009 2010 2011 2012 2013 Nội Số Doanh Số Doanh Số Doanh Số Doanh Số Doanh dung lượng số lượng số lượng số lượng số lượng số L/C xuất 245 14,2 232 16,8 250 35,9 344 44,0 499 92,7 khẩu 1.Trả 213 9,7 190 12,3 210 30 286 35.5 437 84,1 ngay 2.Trả 32 4,9 42 4,5 40 5,9 58 8.5 62 8,6 chậm (Nguồn: báo cáo phòng thanh toán quốc tế ngân hàng ANZ năm 2009-2013) Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu qua ANZ theo hình thức L/C trả ngay luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất theo L/C của ngân hàng. Năm 2013, con số này là 84,1 triệu USD, chiếm 90,7% tổng doanh số thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C của ANZ. Năm 2010 và 2011 do tình hình thế giới có nhiều biến động xấu, và cuộc khủng hoảng cuối năm 2011 cũng đã góp phần làm ảnh hưởng tới khả năng chi trả của các doanh nghiệp nước ngoài cho hàng nhập khẩu từ Việt Nam, số lượng và doanh số L/C xuất khẩu trả chậm tăng vọt, đặc biệt vào năm 2012 từ 5,9 triệu USD năm 2011 lên 8,5 triệu USD trong năm 2012, tăng 44%. Tuy nhiên, cho đến năm 2013 khi tình hình kinh tế thế giới ổn định hơn, doanh số L/C xuất khẩu trả chậm của năm này là 8,6 triệu USD, chỉ tăng 1,2% so với năm 2012. 2.2.2.3 Về thị trường thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C Chúng ta hãy cùng xem xét doanh số thanh toán hàng xuất của ANZ sang các thị trường nước ngoài chủ yếu trong hai năm gần đây nhất là năm 2012 và 2013. SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 40
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng Bảng 2.8: Doanh số thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ theo thị trường của ngân hàng ANZ Việt Nam (Đơn vị: triệu USD) Năm 2012 Năm 2013 +/-% về +/- tỉ Thị trường D.số Tỉ trọng D.số Tỉ trọng doanh số trọng EU 9,7 19,1% 19,8 23,3% 104% 4,2% Nhật 9,1 22,7% 18,2 18,6% 100% -4,1% ASEAN 6,6 16,5% 15,1 15,4% 188% -0.1% Bắc Mỹ 3,52 9,5% 7,2 9,8% 104,5% 0.3% Thị trường khác 15,1 32,2% 32,4 32,9% 114,6% 0,7% Tổng doanh số 44,0 100% 92,7 100% 110,7% 0% (Nguồn: báo cáo thanh toán xuất khẩungân hàng ANZ năm 2013) Năm 2012 Năm 2013 EU EU Nhật Nhật ASEAN ASEAN Bắc Mỹ Bắc Mỹ Thị trường Thị trường khác khác Biểu đồ 2.4: Doanh số thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ theo thị trường của ngân hàng ANNZ Việt Nam trong năm 2012 và 2013 Qua bảng trên ta có thể thấy rằng doanh số thanh toán quốc tế hàng xuất theo phương thức L/C của ANZ Việt Nam trên các thị trường chủ yếu đều tăng lên hầu hết gấp đôi trong năm 2013. EU là thị trường mà ngân hàng ANZ Việt tham gia thanh toán xuất khẩu bằng SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 41
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng phương thức L/C với doanh số cao nhất các năm gần đây, trong năm 2013 thanh toán xuất khẩu bằng L/C sang thị trường này đạt 19, 8 triệu US, tăng 104 % so với năm 2012. Các mặt hàng chủ yếu được xuất sang các nước EU là thực phẩm, đồ thủ công mỹ nghệ Đặc biệt phải kể đến thị trường ASEAN với doanh số xuất khẩu tăng 188 % trong năm 2013 với 15,1 triệu USD so với năm 2012 với 6,6 triệu USD. Các nước trong khối ASEAN mà ANZ Việt Nam tham gia thanh toán chủ yếu là Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia với các mặt hàng chủ yếu được xuất sang là thủy sản, ngũ cốc. Nhật Bản cũng là một trong các thị trường lớn mà ANZ Việt tham gia thanh toán xuất khẩu bằng L/C với doanh số lớn. Doanh số này sang thị trường Nhật Bản là 18,2 triệu USD tăng gấp đôi so với năm 2012 với các mặt hàng chủ yếu là thực phẩm, cà phê, chè, thủ công mỹ nghệ Mặc dù gần đây Nhật Bản áp dụng nhiều quy tắc kiểm định đối với mặt hàng thực phẩm của Việt Nam nhập khẩu vào nước này nên tổng doanh số xuất khẩu của cả nước vào thị trường này tăng không mạnh, nhưng do khách hàng của ANZ đều là các doanh nghiệp có uy tín trên thị trường nên tình hình thanh toán xuất khẩu bằng L/C vẫn đạt được kết quả như trên. Bên cạnh đó, một số thị trường khác đáng kể đến trong số các thị trường mà ANZ Việt Nam thamgia thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C gồm có: + Trung Quốc :là thị trường đầy tiềm năng, do đây là thị trường gần, có số dân đông nhất thế giới. Mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc là dầu thô, thuỷ sản , rau hoa quả Năm 2013, doanhsố mà ngân hàng ANZ tham gia thanh toán xuất khẩubằng phương thức L/C sang thị trường này đạt 2,1 triệu USD. + Úc: Doanh số ANZ tham gia thanh toán xuất khẩu bằng phương thức L/C sang thị trường Úc trong năm 2013 đạt 1,9 triệu USD với các mặt hàng chủ yếu là thuỷ sản, sản phẩm gỗ, dệt may, thủ công mỹ nghệ + Đức: Doanh số của ngân hàng ANZ tham gia thanh toán xuất khẩu bằng phương thức L/C sang thị trường Đức năm 2013 chỉ kém Úc 0,1 triệu USD với 1,8 triệu USD, là một trong những thị trường quan trọng tại Châu Âu trong hoạt động thanh toán hàng SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 42
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng xuất bằng L/C của ANZ. Mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang Đức bao gồm: dệt may, cà phê, xe đạp và phụ tùng, sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, thủy sản 2.2.2.4 Về khách hàng thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ANZ Việt Nam Ngân hàng ANZ Việt Nam hiện có mối quan hệ giao dịch với trên 1000 doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước.Trong số đó bao gồm các doanh nghiệp lớn đến vừa và nhỏ, và gồm cả các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước.Ngân hàng ANZ đã thiết lập được mối quan hệ trong hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu bằng L/C với cụ thể các doanh nghiệp sau: - Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Petrolimex : là một trong những doanh nghiệp Nhà nước trọng yếu, Petrolimex đã có quan hệ thanh toán quốc tế hàng xuất lâu dài với ngân hàng ANZ Việt Nam không chỉ trong lĩnh vực xăng dầu mà còn bao gồm các sản phẩm tổng hợp. Năm 2012, doanh số thanh toán xuất khẩu theo L/C của ngân hàng ANZ cho Petrolimex đạt con số đáng kể 13 triệu USD. - Tập đoàn Hòa Phát: là đối tượng khách hàng quen thuộc của ngân hàng ANZ Việt Nam, chuyên hợp tác với ngân hàng trong hoạt động thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C với các mặthàng chủ yếu như thép, ống thép, thiết bị phụ tùng và gần đẩy là các thiết bị nội thất. Trong năm 2013, doanh số thanh toán xuất theo phương thức L/C thông qua ngân hàng ANZ Việt Nam của riêng tập đoàn Hòa Phát đã đạt 11,2 triệu USD. - Công ty cổ phần dầu khí: là đối tác lâu năm của ANZ trong nghiệp vụ thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C với các mặt hàng chủ yếu là xăng dầu, khí đốt, nhiên liệu. Doanh số thanh toán xuất theo phương thức L/C thông qua ANZ năm 2012 của công ty cổ phần dầu khí đạt 4,5 triệu USD. - Côngty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế Coalimex: Trong năm 2013, doanh số thanh toán của ngân hàng ANZ Việt Nam cho Coalimex đạt 1 ,7 triệu USD. Các chi nhánh ANZ tại Hà Nội là nơi nhận được đa số các L/C của doanh nghiệp này. - Công ty Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm TP.HCM (TOCONTAP Ho Chi Minh City): chuyên xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản (gạo, chè, cà phê, tiêu, hạt điều ). Đây cũng là một đối tác của ngân hàng ANZ Việt Nam với doanh số thanh toán SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 43
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng xuất theo L/C năm 2013 là 1,3 triệu USD. - Bên cạnh đó, ngân hàng ANZ Việt Nam còn có những mối quan hệ với nhiều khách hàng là các doanh nghiệp đạt được doanh số thanh toán hàng xuất bằng L/C lớn thông qua ngân hàng như: Công ty Xuất nhập khẩu Intex, Công ty xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam, Công ty xuất nhập khẩu Việt Nam tổng hợp 2.3 ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ANZ 2.3.1 Ưu điểm Sau hơn 20 năm hoạt động trên thị trường Việt Nam, hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. - Lợi nhuận từ hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C chiếm tỉ trọng lớn trong hoạt động thanh toán hàng xuất nhập khẩu. Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng ANZ Việt Nam có một chỗ đứng cao và vững chắc trong thị trường thanh toán quốc tế Việt Nam. Do đây là ngân hàng nước ngoài có uy tín lớn trên trường quốc tế, với trên 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Chính vì vậy các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và các công ty xuất nhập khẩu luôn coi ngân hàng ANZ Việt Nam như một trong những địa chỉ lý tưởng để tiến hành các hoạt động thanh toán quốc tế của mình. - Hoạt động thanh toán L/C xuất nhập khẩu tại ngân hàng ANZ trong năm 2013 tăng 135,8% so với năm 2012, chứng tỏ sự phát triển rất tích cực của hoạt động này tại ngân hàng tuy trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng vẫn rất gay gắt. Nguyên nhân là do tiềm lực về vốn ngoại tệ, có trình độ quản lý chuyên môn cao và được áp dụng những công nghệ hiện đại trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng. Mức thu phí hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C của ngân hàng ANZ không ngừng tăng lên theo từng năm đóng góp một phần không nhỏ vào lợi nhuận của toàn ngân hàng. SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 44
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng Biểu đồ 2.5: Mức thu phí hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C tại Ngân hàng ANZ (đơn vị: tỉ đồng) 180 160 140 120 100 80 60 40 20 0 2008 2009 2010 2011 2012 Mức thu phí hoạt động 24 38 61 119 163 thanh toán quốc tế (Nguồn: Báo cáo TTQT ngân hàng ANZ Việt Nam 2013 ) - Theo đánh giá của một số chuyên gia ngân hàng thì ngân hàng ANZ Việt Nam là mô hình của một ngân hàng hiện đại và đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng. Với tác phong làm việc chuyên nghiệp, tiếng Anh thành thạo, đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên môn cao và sẵn sàng hướng dẫn khách hàng giải quyết mọi vướng mắc trong khâu dự thảo, ký hợp đồng hay tư vấn cho khách hàng về các điềukhoản trong tthư tín dụng sao cho có lợi cho khách hàng nhất, đồng thời đem lại lợi ích cho cả ngân hàng. Biểu hiện cụ thể của các thành tích này được thể hiện ở: + Ngân hàng đã đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm tới khách hàng + Công tác Marketing cũng được đầu tư hướng đến mọi đối tượng khách hàng. - Chưa từng xảy ra các tranh chấp, khiểu nại ngân hàng liên quan tới hạt động thanh toán quốc tế. Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C được chuẩn hóa cao từ kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này của ngân hàng trên nhiều thị trường khác nhau trên SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 45
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng toàn thế giới, chính vì vậy quy trình thanh toán được cải tiến và phù hợp, đảm bảo thông tin nhanh chóng kịp thời cho khách hàng, kiểm tra chính xác, kịp thời, nhanh chóng. - Quan hệ thanh toán rộng rãi, Ngân hàng ANZ Việt Nam có đại lý tại nhiều quốc gia rên thế giới, cũng như có quan hệ với nhiều ngân hàng có uy tín trên thế giới, do vậy quan hệ thanh toán mở rộng đáng kể so với các ngân hàng trong nước khác. Tuy nhiên sẽ rất thiếu sót nếu như không đề cập tới những hạn chế tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C của ngân hàng ANZ Việt Nam. Từ đó lĩnh vực này của ngân hàng sẽ được hoàn thiện hơn nữa, khẳng định đẳng cấp phục vụ của một trong những ngân hàng lớn trên thế giới trên thị trường Việt Nam. 2.3.2 Nhược điểm và nguyên nhân 2.3.2.1 Nhược điểm - Trong hoạt động ngân hàng còn nhiều vướng mắc, chưa được thông suốt do nhiều nguyên nhân dẫn tới sự sai lệch, chậm trễ đối với khách hàng. Mặc dù được hỗ trợ phần cứng và phần mềm thuộc loại hiện đại, nhưng tốc độ xử lý tự động các giao dịch vẫn phụ thuộc phần lớn vào con người, nhiều giao dịch phải mất vài ngày mới được hoàn tất do nhân viên nghỉ ốm hay nhầm lẫn. Đây cũng là một vấn đề của phòng thanh toán ngân hàng ANZ, tuy không xảy ra thường xuyên nhưng cũng rất cần thiết phải được khắc phục để khách hàng thực sự thỏa mãn với dịch vụ được cung cấp. - Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa nhân viên phòng thanh toán quốc tế và khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn gặp nhiều vướng mắc do khách hàng nhiều khi còn nhầm lẫn về nghiệp vụ, ngân hàng chưa cập nhật đầy đủ các thông tin mới để tư vấn sát sao cho khách hàng, dẫn tới nhiều sửa đổi về sau này trong quá trình giao dịch. - Số lượng khách hàng đến tham gia thanh toán tại ngân hàng chưa nhiều, đặc biệt số lượng khách hàng thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ còn ít. Các khách hàng đến sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế, đặc biệt theo phương thức L/C phần lớn đều là những khách hàng đã có quan hệ lâu dài với ngân hàng. ANZ cũng đang rất tích cực để mở rộng thị trường khách hàng thường xuyên trong mảng hoạt động này. - Doanh thu của hoạt động thanh toán quốc tế hàng xuất khẩu bẳng phương thức L/C còn rất thấp. Thực trạng cho thấy doanh số này của ngân hàng ANZ Việt Nam vẫn tăng SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 46
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng trưởng đều qua các năm, và với tốc độ khá cao, tuy nhiên doanh số từ hoạt động thanh toán quốc tế hàng xuất bằng L/C của ngân hàng ANZ Việt Nam chỉ đạt trong khoảng 1%- 3% trong tổng doanh số thanh toán quốc tế toàn ngân hàng. Thị phần nhỏ bé này của doanh thu thanh toán hàng xuất bằng L/C chưa xứng đáng với thế mạnh về hoạt động này của ngân hàng ANZ Việt Nam. Trong thời gian sắp tới, đây là một mảng thị rường rất tiềm năng để đẩy mạnh khai thác bằng các biện pháp phù hợp. - Nhược điểm trên dẫn tới một nhược điểm tiếp theo trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C là việc mất cân đối lớn giữa thanh toán hàng nhập khẩu và xuất khẩu. Tuy đã có nhiều biện pháp, chính sách giúp cải thiện thanh toán hàng xuất, những doanh số từ hoạt động này vẫn thấp hơn rất nhiều sovới hoạt độngnhập khẩu.Điều này dẫn tới tình trạng khan hiếm ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu của ngân hàng.Hàng năm, ANZ phải rất nỗ lực trong việc tìm nhiều biện pháp, dự với chi phí cao, để bù đắp thiếu hụt ngoại tệ trong thanh toán. 2.3.2.2 Nguyên nhân a. Nguyên nhân chủ quan: - Ngân hàng chưa đẩy mạnh hoạt động Marketing với đúng sức của mình. Mặc dù có những ưu thế về quan hệ với các ngân hàng trên nhiều quốc gia trên thế giới, bề dày kinh nghiệm của ngân hàng so với các ngân hàng trong nước nhưng do lượng khách hàng đến với dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng ANZ Việt Nam phần lớn là các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đã có quan hệ làm ăn lâu dài, trong hoạt động thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C thì các khách hàng chính là các tổng công ty xuất khẩu lớn nên chưa nhiều doanh nghiệp biết đến các ưu việt của ngân hàng trong hoạt động thanh toán theo L/C. Việc thu hút doanh nghiệp mới vào hoạt động này của ngân hàng ANZ là rất cần thiết, trên thực tế thực lực của ngân hàng là cao. - Trình độ chuyên môn của nhân viên phòng thanh toán quốc tế còn hạn chế; đội ngũ nhân viên còn mỏng. Mặc dù đội ngũ nhân viên thanh toán quốc tế của ngân hàng ANZ được đào tạo chuyên môn bài bản, ngoại ngữ thành thạo, trong hoạt động thực tế vẫn tồn tại những thiếu sót cần được sửa chữa. Có nhiều giao dịch với khách hàng còn thể hiện tính cứng nhắc, phối hợp không đồng đều giữa các bộ phận dẫn tới tình trạng thông báo SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 47
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng sửa chữa L/C cho khách hàng nhiều lần Chưa kể đến trong quá trình nghiệp vụ các sai sót nhỏ nhặt do bất cẩn, nhầm lẫn còn xảy ra, gây bất tiện cho khách hàng. - Mặc dù văn phòng của ngân hàng ANZ Việt Nam được trang bị máy móc đầy đủ nhưng cả phòng (bao gồm nhiều phòng khác nhau) chỉ có 1 máy fax, nhiều khi trục trặc tốn rất nhiều thời gian để chờ được sửa chữa dẫn đến bất tiện. - Tình trạng khan hiếm ngoại tệ trong thanh toán hàng nhập cũng làm cho ANZ mất đi một lượng khách hàng tiềm năng. b. Nguyên nhân khách quan - Môi trường pháp lý tại Việt Nam tạo ra nhiều khó khăn cho các ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C. Chính phủ và các bộ ngành có liên quan thường xuyên thay đổi về danh mục các mặt hàng được phép xuất nhập khẩu, biểu thuế làm cho doanh nghiệp bị động và cũng ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C của ngân hàng. Các thủ tục hành chính trong hoạt động XNK còn rườm rà. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia hiện có chính sách, luật lệ không rõ ràng. Ngoài ra, còn không ít nghiệp vụ mới đang gây tranh cãi giữa các quố cgia về thanh toán quốc tế cũng làm cho hoạt động thanh toán quốc tế nói chung vấp phải nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện. - Càng có nhiều ngân hàng nước ngoài ồ ạt tràn vào thị trường Việt Nam, vì thế nên cạnh tranh giữa các ngân hàng trong mọi hoạt động trở nên rất gay gắt. - Trình độ kinh nghiệm của khách hàng nhiều khi là nguyên nhân quan trọng trong việc chậm trễ hay sai sót trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C của ngân hàng ANZ Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam có nhược điểm là khi thanh toán quốc tế không xem kỹ L/C, không có kiến thức đầy đủ về các hợp đồng và điều khoản đi kèm; chưa hiểu rõ các thủ tục giao nhận hàng, nhận biết đơn hàng cũng như các biện pháp quản lý rủi ro về mặt chứng từ, lãi suất, tỷ giá Bên cạnh đó, sự không nắm bắt được tình hình các chính sách kinh tế chính trị thay đổi thường xuyên của những nước đối tác, doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam rất dễ bị rủi ro. SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 48
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng - Phòng thanh toán quốc tế còn đối mặt với nhiều rủi ro về các hành vi lừa đảo, từ đó dẫn tới rụt rè trong việc chọn lựa và tiếp nhận khách hàng. Các rủi ro mà ngân hàng thường gặp phải trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C là: + Rủi ro không đảm bảo khả năng thanh toán ngoại tệ của Ngân hàng: Ngân hàng không cân đối được nguồn vốn và sử dụng ngoại tệ dẫn đến không đủ số dư ngoại tệ trên tài khoản để thực hiện các chi trả cho nước ngoài đúng hạn, làm ảnh hưởng uy tín của Ngân hàng trên trường quốc tế. + Rủi ro trong thanh toán: Bao gồm những rủi ro như không đòi được tiền thanh toán tuy đã giao hàng, hoặc đã thanh toán nhưng chưa nhận được hàng hoặc hàng nhận được không chất lượng Loại rủi ro này là do rất nhiều nhân tố như rủi ro về hoạt động chính trị, rủi ro về mặt kinh tế như phía nước ngoài gặp khó khăn về tài chính hoặc tuyên bố phá sản, rủi ro đạo đức như đối tác nước ngoài hành vilà ảo. + Rủi ro về tỷ giá: là những thiệt hại gây ra do sự biến động của tỷ giá gâynên. 2.4 KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG ANZ VIỆT NAM 2.4.1 Tổng quan bài khảo sát 2.4.1.1 Đối tượng nghiên cứu Mức độ hài lòng của khách hàng về hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ANZ Việt Nam. 2.4.1.2 Mẫu nghiên cứu Bài nghiên cứu áp dụng phương pháp lấy mẫu có nghiên cứu trước về mẫu với kích thước mẫu là 100. 2.4.1.3 Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát là khách hàng ANZ đã và đang sử dụng sản phẩm hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ANZ Việt Nam. Với đối tượng sẽ cung cấp những thông tin và ý kiến đóng góp cần thiết cho kết quả khảo sát. SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 49
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng 2.4.1.4 Phương pháp thu thập dữ liệu Thông qua bảng câu hỏi gồm 22 câu (tham khảo phụ lục A) với các nội dung: - Thông tin chung về đối tượng khảo sát - Các câu hỏi tổng quát (câu 1-2) - Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng của ngân hàng (câu 3-6) - Khả năng chuyên môn, trình độ làm việc chuyên nghiệp (câu 7-9) - Sự quan tâm chăm sóc khách hàng, tìm hiểu nghiên cứu và tạo cảm giác yên tâm của khách hàng (câu 10-12) - Chính sách của ngân hàng được cập nhật kịp thời và phù hợp để nâng cao hiệu quả phục vụ (câu 13-17) - Uy tín của ngân hàng và sự thỏa mãn của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng (câu 18-22). Thông qua bảng câu hỏi gồm 22 câu với các nội dung như trên gửi trực tiếp đến khách hàng qua địa chỉ email và khảo sát trên google drive. Công cụ xử lý số liệu là phần mềm bảng tính thông dụng Microsoft Excel (tham khảo phụ lục B). 2.4.1.5 Thang đo áp dụng đánh giá kết quả khảo sát - Bảng câu hỏi gồm 22 câu được sắp xếp theo thang điểm từ 1 – 5 với các mức độ sau đây: 1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Bình thường 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý - Để đánh giá và nhận xét kết quả khảo sát, áp dụng thang đo Likert với số điểm trung bình từ 1 – 5 như sau: ™ 1 – 1,8: Hoàn toàn kém ™ 1,8 – 2,6: Kém ™ 2,6 – 3,4: Bình thường ™ 3,4 – 4,2: Tốt ™ 4,2 – 5: Rất tốt SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 50
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng 2.4.2 Kết quả khảo sát 2.4.2.1 Mô tả mẫu Giới tính Tỷ lệ Nam 56 0,56 Nữ 44 0,44 Tổng 100 Bảng 2.9: Thống kê mẫu theo giới tính Thực tế có 100 mẫu khảo sát được đưa vào xử lý. Trong đó gồm 56 đáp viên nam và 44 đáp viên nữ. Tỷ lệ nam nữ xấp xỉ nhau, điều này cho thấy hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng ANZ Việt Nam đều được cà 2 giới có sự hiểu biết về chuyên môn cũng ngư có sự quan tâm trong lĩnh vực này tại ngân hàng. Loại hình kinh doanh Tỷ lệ 1. Sản xuất kinh doanh 8 0,08 2. Thương mại – Dịch vụ 11 0,11 3. Xuất Nhập Khẩu 80 0,8 4. Khác 1 0,01 Tổng 100 Bảng 2.10: Thống kê mẫu theo loại hình kinh doanh Theo loại hình kinh doanh, đối tác của ngân hàng ANZ Việt Nam kinh doanh đa dạng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, có đến 80% số khảo sát hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu, và một tỷ lệ nhỏ là các ngành thương mai – dịch vụ, sản xuất – kinh doanh và các ngành khác. Điều này, giúp cho cà ngân hàng và các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian khi cà hai đều có sự am hiểu về chuyên môn và nghiệp vụ. 2.4.2.2 Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ANZ Việt Nam SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 51
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng Thông tin tổng quan Tài khoản tại ANZ Việt Nam 9% Có 91% Không Biểu đồ 2.6: Kết quả khảo sát khách hàng có tài khoản tại ngân hàng ANZ Việt Nam Theo kết quả khảo sáát từ 100 mẫu thì có 91% khách hàng có tài khoản tại ngân hàng ANZ Việt Nam, việc khách hàng có tài khoản tại ANZ Việt Nam sẽ thuận tiện hơn trong việc giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Đồng thời, đối với hoạt động thanh toán quốc tế nếu khách hàng có tài khoản tại ngân hàng thì việc cung cấp thông tin, những chính sách, điều chỉnh kịp thời đến cho khách hảng sẽ thuận tiện hơn. Mức độ giao dịch 9% Không giao dịch dưới 3 20% tháng 33% Thường xuyên Khá thường xuyên 38% Rất thường xuyên Biểu đồ 2.7: Kết quả khảo sát mức độ giao dịch của khách hàng tại ngân hàng ANZ SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 52
  67. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng Qua biểu đồ kết quả khảo sát mức độ giao dịch, phần lớn khách hàng đều có mối quan hệ và mức độ giao dịch với ngân hàng khá thường xuyên và thường xuyên chiếm đến hơn 70%. Còn chiếm đến 20% chủ yếu là khách hàng VIP của ngân hàng nên có mối quan hệ tốt nhất và thường xuyên giao dịch ở mức độ cao.Ngoài ra, còn một số ít chiếm tỷ lệ nhỏ 9% các khách hàng nhỏ và lẻ nên không có giao dịch nhiều với ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần ngày càng phát triển hơn các dịch vụ thanh toán quốc tế của mình, đồng thời có các hoạt động chăm sóc khách hàng, hướng tới khách hàng vào các dịp đặc biệt và quan trọng để tăng cường và giữ chặt thêm tình cảm, mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng kể cả khách hàng nhỏ và khách hàng VIP. ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG Đáp ứng nhu cầu của khách hàng Điểm TB 3. Ngân hàng ANZ Việt Nam thường xuyên tìm hiểu nhu cầu của KH 3,47 để cung cấp các sản phẩm – dịch vụ tốt nhất. 4. Ngân hàng thường xuyên liên lạc để hiểu biết nhu cầu của KH về dịch 3,43 vụ TTQT. 5. Ngân hàng ANZ Việt Nam đáp ứng tốt nhu cầu cần tư ấn, hỗ trợ về dịch 3,65 vụ TTQT của khách hàng. 6. Thường xuyên thực hiện nghiên cứu thị trường để kịp thời thu thập 3,56 thông tin nhằm phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp về dịch vụ TTQT Theo kết quả khảo sát khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng của ngân hàng ANZ Việt Nam thì ngân hàng đã tìm hiểu và liên lạc để biết về nhu cầu của khách hàng thông qua các hình thức chăm sóc khách hàng của ngân hàng rất thường xuyên khi điểm trung bình qua khảo sát 100 phiếu trả lời là 3,47 và 3,43. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có sự hiểu biết về các nghiệp vụ thanh toán quốc tế nên đã đáp ứng tốt nhu cầu cần tư vấn, hỗ trợ khi có thắc mắc của khách hàng. Đồng thời, hàng tháng ngân hàng cũng thực hiện nghiên cứu thị trường để kịp thời thu SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 53
  68. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Quang Hùng thập thông tin và được các khách hàng ủng hộ về các hoạt động này vối điểm trung bình là 3,56. CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ Chất lượng phục vụ Điểm TB 7. Ngân Hàng ANZ cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết đến KH 3,67 khi sử dụng dịch vụ tại ngân hàng. 8. Hồ sơ thanh toán quốc tế được xử lý nhanh chóng, chính xác. 3,61 9. Ngân hàng kịp thời cải thiện dịch vụ thanh toán quốc tế để phục vụ KH. 3,62 Với chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, các tiêu chí mà ngân hàng đặt ra đều đạt khá cao. Số điểm trung bình đạt từ 3,61 đến 3,67. Đại đa số khách hàng điền vào phiếu trả lời đều đồng ý là chất lượng tại ngân hàng là tốt.Qua nhiều năm hoạt động, ANZ đã ngày càng khẳng định mình là ngân hàng nước ngoài có chất lượng phục vụ tốt nhất tại Việt Nam.Với mục tiêu đem lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, điều mà ngân hàng hướng đến là đưa ra được giải pháp tổng thể thõa mãn tất cả nhu cầu của khách hàng.Vì vậy ý kiến của khách hàng đã phần nào nói lên ngân hàng ANZ Việt Nam là ngân hàng luôn chú trọng đến khách hàng. SỰ QUAN TÂM Sự quan tâm Điểm TB 10. Thường xuyên có những hoạt động chăm sóc KH, hướng tới KH vào 3,59 các dịp đặc biệt. 11. Phí dịch vụ tại ngân hàng ANZ Việt Nam cạnh tranh hơn các ngân 3,54 hàng khác. 12. Luôn có những chính sách cũng như ưu đãi đặc biệt dành cho KH thân 3,78 thiết, VIP. SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: 10DQTC07 Trang 54