Khóa luận Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ nhóm sản phẩm phân bón NPK Bông lúa của Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

pdf 135 trang thiennha21 22/04/2022 3100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ nhóm sản phẩm phân bón NPK Bông lúa của Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_giai_phap_day_manh_hoat_dong_tieu_thu_nhom_san_pha.pdf

Nội dung text: Khóa luận Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ nhóm sản phẩm phân bón NPK Bông lúa của Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ NHÓM SẢN PHẨM PHÂN BÓN NPK BÔNG LÚA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ TẠI ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Trường Đại học Kinh tế Huế HỒ THỊ KIM OANH Niên khóa: 2015 - 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ NHÓM SẢN PHẨM PHÂN BÓN NPK BÔNG LÚA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ TẠI ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG HÀO HỒ THỊ KIM OANH Trường Đại học KinhLớp: K49D –tếKDTM Huế MSSV: 15K4041104 Niên khóa: 2015 - 2019 Huế, tháng 1/2019
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, bên cạnh những nỗ lực của bản thân, thì tôi còn nhận được rất nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ từ nhiều phía: Trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Đăng Hào, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế Huế, cùng toàn thể các thầy cô giáo bộ môn trong khoa Quản trị kinh doanh đã tận tình dạy dỗ, dìu dắt, cung cấp cho tôi nhiều kiến thức bổ ích trong thời gian học tập tại trường. Ban lãnh đạo, các phòng ban chức năng trong Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế, chú Trần Nhật Thảo cùng với các anh chị khác trong phòng Kế hoạch – Kinh doanh đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những kinh nghiệm và kiến thức quý báu, những tài liệu cần thiết để phục vụ cho Khóa luận tốt nghiệp này. Cán bộ quản lí HTXNN, các Đại lý và cửa hàng bán lẻ, cùng với quý cô bác nông dân ở thị xã Hương Trà, huyện Quảng Điền, thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang nơi tôi thu thập dữ liệu, đã giúp tôi thu thập mẫu nghiên cứu và hoàn thành tốt bài nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng tôi biết rằng với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế của mình, chắc chắn tôi sẽ không tránh khỏi những sai sót trong quá trình nghiên cứu, rất mong Quý Thầy Cô giáo và các bạn đọc quan tâm đến đề tài rộng lượng bỏ qua nhữngTrường sai sót mà tôi g ặpĐại phải. học Kinh tế Huế Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 1 năm 2019 Sinh viên Hồ Thị Kim Oanh i
  4. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix DANH MỤC HÌNH ẢNH x DANH MỤC SƠ ĐỒ x PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1.1. Mục tiêu chung 2 2.1.2. Mục tiêu cụ thể 2 2.2. Câu hỏi nghiên cứu 3 3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu 4 4.2. Đối tượng điều tra 4 4.3. Phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 5 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 5 5.2. Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp 5 5.2.1. Phương pháp xác định cỡ mẫu và chọn mẫu 6 5.2.2. PhươngTrường pháp xử lý, phânĐại tích s ốhọcliệu Kinh tế Huế 7 5.3. Phương pháp so sánh 7 6. Kết cấu đề tài 8 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9 1.1. Cơ sở lí luận 9 SVTH: Hồ Thị Kim Oanh i
  5. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào 1.1.1. Tiêu thụ sản phẩm, vai trò và ý nghĩa của nó đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 9 1.1.2. Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp 12 1.1.2.1. Nghiên cứu thị trường 12 1.1.2.2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 13 1.1.2.3. Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán 13 1.1.2.4. Lựa chọn hình thức tiêu thụ sản phẩm 14 1.1.2.5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến yểm trợ cho công tác bán hàng 14 1.1.2.6. Tổ chức hoạt động bán hàng 15 1.1.2.7. Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm 15 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 16 1.1.3.1. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 16 1.1.3.2. Yếu tố bên trong doanh nghiệp 20 1.1.3.3. Các yếu tố liên quan đến sản phẩm 21 1.2. Khái quát về phân bón NPK 22 1.3. Cơ sở thực tiễn về hoạt động tiêu thụ phân bón 23 1.3.1. Thực tiễn hoạt động tiêu thụ phân bón ở Việt Nam 23 1.3.2. Thực tiễn hoạt động tiêu thụ phân bón ở tỉnh Thừa Thiên Huế 24 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ NHÓM SẢN PHẨM PHÂN BÓN NPK BÔNG LÚA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ 25 2.1. Tổng quan về công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế 25 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 25 2.1.2. ChTrườngức năng và nhiệm vĐạiụ và ngành học nghề kinh Kinh doanh của côngtế tyHuế 26 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 28 2.1.4. Tình hình nguồn lực của công ty giai đoạn 2015-2017 30 2.1.5. Tình hình nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2015-2017 33 2.1.6. Tình hình đầu tư và sử dụng khoa học công nghệ 35 2.1.7. Kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 39 SVTH: Hồ Thị Kim Oanh ii
  6. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào 2.1.8. Tình hình tiêu thụ phân bón của Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế 42 2.1.8.1. Tình hình tiêu thụ trên từng loại phân bón cụ thể của công ty qua 3 năm 2015- 2017 42 2.1.8.2. Tình hình tiêu thụ phân bón theo thị trường qua 3 năm 2015 – 2017 45 2.2. Phân tích hoạt động tiêu thụ nhóm sản phẩm phân bón NPK Bông lúa của Công ty CP Vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 47 2.2.1. Kết quả điều tra thực tế về hoạt động tiêu thụ nhóm sản phẩm phân bón NPK Bông lúa của Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế và các thương hiệu NPK khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 47 A. Hợp tác xã nông nghiệp 47 B. Đại lý/Cửa hàng bán lẻ 49 1. Đặc điểm mẫu điều tra 49 1.1. Kết cấu trình độ học vấn của đối tượng điều tra 49 1.2. Số năm hành nghề kinh doanh của đối tượng điều tra 50 1.3. Quy mô kinh doanh phân bón của đối tượng điều tra 50 2. Một số hành vi về phân phối phân bón của mẫu điều tra 51 2.1. Các thương hiệu phân bón NPK chủ yếu đang được phân phối 51 2.2. Thương hiệu phân bón NPK bán chạy nhất 52 2.5. Các chương trình ưu đãi mà Đại lý/Cửa hàng bán lẻ được nhận 54 2.6. Mức độ đáp ứng đơn hàng của các công ty phân bón 54 2.7. Các yếu tố quan trọng quyết định đến việc lựa chọn phân phối sản phẩm phân bón NPK của đối tượng điều tra 55 C. Hộ nôngTrường dân Đại học Kinh tế Huế 56 1. Đặc điểm mẫu điều tra 56 1.1. Kết cấu địa phương của đối tượng điều tra 56 1.2. Kết cấu độ tuổi, giới tính của đối tượng điều tra 56 1.3. Kết cấu trình độ học vấn của đối tượng điều tra 57 1.4. Kết cấu số năm làm nghề nông của đối tượng điều tra 58 1.5. Kết cấu tổng diện tích đất trồng nông nghiệp của đối tượng điều tra 58 SVTH: Hồ Thị Kim Oanh iii
  7. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào 1.6. Các loại cây trồng chủ yếu của hộ điều tra 59 2. Một số đặc điểm hành vi mua, sử dụng phân bón NPK và NPK Bông lúa của hộ sản xuất 60 2.1. Hành vi sử dụng phân bón NPK của các hộ sản xuất trong mẫu điều tra 60 2.1.1. Tình hình sử dụng các thương hiệu phân bón NPK của hộ sản xuất nông nghiệp 60 2.1.2. Địa điểm khách hàng thường mua phân bón NPK 61 2.1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mua phân bón NPK của hộ sản xuất nông nghiệp 62 2.1.4. Phương tiện tiếp cận thông tin về phân bón NPK của hộ sản xuất 63 2.2. Hành vi sử dụng phân bón của các đối tượng đã từng sử dụng phân bón NPK Bông lúa 64 2.2.2. Phân tích tình hình tổ chức hoạt động tiêu thụ phân bón NPK Bông lúa của công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và so sánh với đối thủ cạnh tranh 66 2.2.2.1. Nghiên cứu thị trường 66 2.2.2.2. Lập kế hoạch tiêu thụ 68 2.2.2.3. Lựa chọn kênh tiêu thụ sản phẩm của của công ty 68 2.2.2.4. Xây dựng các chính sách tiêu thụ 70 2.2.2.5. Tổ chức bán hàng 74 2.2.2.6. Tổ chức hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 77 2.3. Đánh giá chung về hoạt động tiêu thụ phân bón NPK Bông lúa của Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 79 2.3.1. NhTrườngững thành tựu về tiêuĐại thụ phân học bón NPK Kinh Bông lúa c ủtếa công Huế ty 79 2.3.2. Những mặt còn tồn tại trong công tác tiêu thụ phân bón NPK Bông lúa 80 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ NHÓM SẢN PHẨM PHÂN BÓN NPK BÔNG LÚA CỦA CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ TẠI ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 82 3.1. Phân tích ma trận SWOT 82 SVTH: Hồ Thị Kim Oanh iv
  8. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào 3.1.1. Điểm mạnh 82 3.1.2. Điểm yếu 82 3.1.3. Cơ hội 82 3.1.4. Thách thức 83 3.2. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian sắp tới 83 3.3. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ nhóm sản phẩm phân bón NPK Bông lúa của công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 85 3.3.1. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường và dự báo thị trường 85 3.3.2. Xây dựng các chiến lược về sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm 87 3.3.3. Giải pháp về chính sách giá 88 3.3.4. Giải pháp về tổ chức kênh phân phối 89 3.3.5. Giải pháp về đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: bán hàng, xúc tiến, truyền thông 91 3.3.6. Giải pháp về nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc và công tác quản lý 93 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96 1. Kết luận 96 2. Kiến nghị 97 2.1. Đối với cơ quan nhà nước 97 2.2. Đối với Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế 98 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Oanh v
  9. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào DANH MỤC VIẾT TẮT CP: Cổ phần VTNN: Vật tư Nông nghiệp HTX: Hợp tác xã HTX NN: Hợp tác xã nông nghiệp BVTV: Bảo vệ thực vật PTNN: Phát triển nông nghiệp UBND: Ủy ban nhân dân KH – KD: Kế hoạch – Kinh doanh NPK: Phân bón hỗn hợp URE: Phân Đạm N: Phân Lân K: Phân Kali VCSH: Vốn chủ sở hữu PLHCSH: Phân lân hữu cơ sinh học Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Oanh vi
  10. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Diện tích đất trồng trọt nông nghiệp của các thị xã/huyện 7 Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2015-2017 31 Bảng 2.2: Tình hình vốn của công ty qua 3 năm 2015-2017 33 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015-2017 41 Bảng 2.4: Khối lượng tiêu thụ các sản phẩm phân bón của công ty qua 3 năm 2015 - 2017 42 Bảng 2.5: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm phân bón của công ty qua 3 năm 2015-2017.44 Bảng 2.6: Tình hình tiêu thụ phân bón theo thị trường giai đoạn 2015-2017 46 Bảng 2.7: Bảng thống kê mô tả các thương hiệu phân bón NPK được phân phối chủ yếu 51 Bảng 2.8: Bảng thống kê mô tả các thương hiệu NPK bán chạy 52 Bảng 2.9: Bảng thống kê mô tả Phương thức tiếp cận với công ty phân bón của đối tượng điều tra 53 Bảng 2.10: Bảng thống kê mô tả Các chương trình ưu đãi mà các đại lý, cửa hàng bán lẻ nhận được 54 Bảng 2.11: Bảng thống kê mô tả Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phân phối phân bón NPK 55 Bảng 2.12: Bảng thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo trình độ học vấn 57 Bảng 2.13:Trường Bảng thống kê môĐại tả Tổng học diện tích đKinhất trồng trọ t nôngtế nghiHuếệp của đối tượng điều tra 58 Bảng 2.14: Bảng thống kê mô tả Các loại cây trồng chú yếu của hộ điều tra 59 Bảng 2.15: Tình hình sử dụng phân bón NPK Bông lúa và NPK Đầu trâu theo loại cây trồng của hộ sản xuất 60 SVTH: Hồ Thị Kim Oanh vii
  11. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Bảng 2.16: Bảng thống kê mô tả tình hình sử dụng phân bón NPK bông lúa và NPK Đầu trâu theo thời gian 61 Bảng 2.17 Bảng thống kê mô tả địa điểm mua phân bón NPK của mẫu nghiên cứu 61 Bảng 2.18: Bảng thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua phân bón NPK của mẫu nghiên cứu 62 Bảng 2.19: Bảng thống kê mô tả các phương tiện tiếp cận thông tin về phân bón NPK của mẫu nghiên cứu 63 Bảng 2.20: Hành vi sử dụng phân bón của các đối tượng điều tra đã từng sử dụng phân bón NPK Bông lúa 64 Bảng 2.21: Bảng so sánh Kênh tiêu thụ phân bón NPK Bông lúa và NPK Đầu trâu 70 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Oanh viii
  12. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Cơ cấu trình độ học vấn của đối tượng điều tra 49 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu số năm hành nghề kinh doanh của đối tượng điều tra 50 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu quy mô kinh doanh của đối tượng điều tra 50 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu mức chênh lệch về giá giữa các loại phân bón NPK bán chạy (đơn vị: %) 52 Biểu đồ 2.5: Kết cấu địa phương của đối tượng điều tra (đơn vị: %) 56 Biểu đồ 2.6: Kết cấu độ tuổi của đối tượng điều tra (đơn vị: %) 56 Biểu đồ 2.7: Kết cấu giới tính của đối tượng điều tra (đơn vị: %) 57 Biểu đồ 2.8: Kết cấu số năm làm nghề của đối tượng điều tra (đơn vị: %) 58 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Oanh ix
  13. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất phân NPK 37 Hình 2.2: Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 38 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế 28 Sơ đồ 2.2: Kênh cấp 0 của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế 69 Sơ đồ 2.3: Kênh cấp 1 của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế 69 Sơ đồ 2.4: Kênh cấp 2 của Công ty VTNN Thừa Thiên Huế 70 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Oanh x
  14. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Ngành nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta vì vậy nhu cầu phân bón rất lớn và ổn định tạo điều kiện cho ngành phân bón phát triển. Theo bộ công thương Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ phân bón trong nước hiện vào khoảng 11 triệu tấn trong đó, phân vô cơ chiếm khoảng 90%, nhu cầu tiêu thụ phân hữu cơ và một số chủng loại khác chỉ vào khoảng 10%. Tuy nhiên sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón ở Việt Nam đang gặp nhiều thách thức. Chỉ tính từ đầu năm 2018 đến nay, lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện và thu giữ hàng nghìn vụ buôn bán và vận chuyển phân bón giả, phân bón kém chất lượng, phân bón không rõ nguồn gốc xuất xứ. Các sản phẩm này vừa có nguồn gốc ở một số cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trong nước, vừa xuất hiện ở mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đưa về. Ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của các doanh nghiệp trong ngành phân bón, bên cạnh đó các sản phẩm phân bón giả, chất lượng kém lại có giá thành thấp được người nông dân ưa chuộng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành. Làm sao để hoạt động kinh doanh phân bón được hiệu quả hơn, làm sao để tiêu thụ sản phẩm tốt hơn, đây là vấn đề mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón luôn quan tâm đến. Thị trường Huế là nơi tiêu thụ chính sản phẩm phân bón của công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế, với lợi thế về vị trí địa lý, là công ty của tỉnh, có khả năng tiếp cận sớm và thường xuyên với hộ nông dân. Nhưng thời gian gần đây khi sản phẩm phân bón của các đối thủ cạnh tranh như công ty cổ phần phân bón Bình Điền, công ty Trườngcổ phần Công nghi ệĐạip hóa ch ấhọct Đà Nẵng, Kinhgia nhập thtếị trư ờHuếng Huế ngày càng nhiều và phân phối rộng rãi, được các hộ nông dân đón nhận. Điều này cho thấy thị phần đang dần bị chia sẻ nhiều hơn, điều tất yếu mà Công ty cần làm là hoàn thiện lại chính sách tiêu thụ để nâng cao khả năng tiêu thụ phân bón của mình. Bên cạnh đó nhóm sản phẩm phân bón NPK là sản phẩm chính được sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất của công ty cũng như ở thị trường Huế. Xuất phát từ những lý do đó, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ nhóm sản phẩm SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 1
  15. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào phân bón NPK Bông lúa của Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Với mong muốn đề tài nghiên cứu này sẽ có ý nghĩa và góp một phần sức lực của mình giúp công ty có thể tìm ra được các vấn đề đang gặp phải trong hoạt động tiêu thụ phân bón NPK Bông lúa và đưa ra được những giải pháp tốt để nâng cao khả năng tiêu thụ, góp phần giúp hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu nhằm phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm phân bón nói chung và nhóm sản phẩm phân bón NPK Bông lúa nói riêng của công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó đề xuất một số giải pháp giúp doanh nghiệp hoàn thiện chính sách tiêu thụ, đẩy mạnh tiêu thụ phân bón của công ty CP Nông nghiệp Thừa Thiên Huế nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Đánh giá tổng quan thực trạng hoạt động tiêu thụ phân bón của Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế trong 3 năm từ 2015 – 2017. - Phân tích hoạt động tiêu thụ phân bón NPK Bông lúa của Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và so sánh với phân bón NPKTrường Đầu trâu của Công Đại ty Cổ phhọcần phân bónKinh Bình Điề ntế– Qu Huếảng Trị. Nhận biết được cách thức mà các công ty đối thủ đang hoạt động ở thị trường Thừa Thiên Huế để tìm ra giải pháp chiếm ưu thế tại thị trường Huế. - Tìm ra những vấn đề bất cập trong hoạt động tiêu thụ phân bón của Công ty. Từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ phân bón NPK Bông lúa của công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 2
  16. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào 2.2. Câu hỏi nghiên cứu - Những cơ sở lý luận nào giúp giải thích vấn đề nghiên cứu? - Tình hình tiêu thụ phân bón nói chung và phân bón NPK Bông lúa nói riêng của Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế là như thế nào? Cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động tiêu thụ phân bón của Công ty? - Tình hình tổ chức thực hiện hoạt động tiêu thụ phân bón NPK Bông lúa tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là như thế nào? - Điểm giống và khác nhau gì giữa hoạt động tiêu thụ phân bón NPK Bông lúa của Công ty CP Vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế với phân bón NPK Đầu trâu của Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế? - Những vấn đề gặp phải trong hoạt động tiêu thụ phân bón NPK Bông lúa của công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế? Từ việc nghiên cứu đề tài đưa ra được những giải pháp gì để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ phân bón NPK Bông lúa của công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Thông qua việc thực hiện đề tài sẽ thấy rõ mức tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, đó là vấn đề được tất cả các doanh nghiệp quan tâm rất nhiều. Đề tài quan tâm nghiên cứu đến công tác tổ chức thực hiện hoạt động tiêu thụ và thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh phân bón NPK Bông lúa của công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế. Từ đó có đánh giá ưu nhược điểm của chính sách tiêuTrường thụ mà công ty đangĐại áp dụ nghọc cũng nh Kinhư đối với đ ốitế thủ cHuếạnh tranh và đề ra được giải pháp hợp lý nhằm hoàn thiện chính sách tiêu thụ và đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ phân bón NPK Bông lúa cho công ty. . SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 3
  17. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Các vấn đề liên quan đến hoạt động tiêu thụ phân bón nói chung và nhóm sản phẩm phân bón NPK Bông lúa nói riêng của Công ty cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế. 4.2. Đối tượng điều tra - Nhân viên trong công ty: thuộc phòng Kế hoạch – Kinh doanh, Tổ chức – Hành chính. - Các hộ nông dân có kinh nghiệm đã và đang sử dụng phân bón NPK Bông lúa/ NPK Đầu trâu. - Hợp tác xã nông nghiệp đang hợp tác với Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế. - Đại lý và cửa hàng bán lẻ đã và đang phân phối phân bón NPK Bông lúa. 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài nghiên cứu hoạt động tiêu thụ phân bón của Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế đặc biệt là nhóm sản phẩm phân bón NPK Bông lúa, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tiêu thụ và nâng cao khả năng tiêu thụ phân bón NPK Bông lúa của Công ty. - Về mặt không gian: + Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề của Phòng Kế hoạch Kinh doanh tại CôngTrường ty CP Vật tư Nông Đại nghiệp Th họcừa Thiên HuKinhế. tế Huế + Điều tra khảo sát sẽ thực hiện chủ yếu ở các vùng nông thôn trên địa bàn Thừa Thiên Huế, cụ thể là 4 khu vực: thị xã Hương Trà, huyện Quảng Điền, thị xã Hương Thủy, huyện Phú Vang. - Về mặt thời gian: Tập trung nghiên cứu hoạt động tiêu thụ phân bón của từ năm 2015-2017. Số liệu thu thập từ các tài liệu do Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 4
  18. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Thiên Huế cung cấp và trong giai đoạn 2015 - 2017. Số liệu sơ cấp được điều tra từ ngày 29/11/2018 đến ngày 14/12/2018. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp - Các chuẩn mực, chế độ, thông tư, tạp chí, báo, internet, các giáo trình phân tích kinh tế, giáo trình kế toán tài chính, giáo trình tài chính doanh nghiệp của các trường đại học Tài chính, Kinh tế - Các luận văn khóa trước nghiên cứu về tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả kinh doanh: doanh thu, lợi nhuận, phân tích doanh thu, phân tích lợi nhuận, phân phối, chính sách sản phẩm, xúc tiến bán hàng. - Các báo cáo kết quả kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của công ty từ năm 2015 đến năm 2017, các số liệu tổng hợp về doanh thu, lợi nhuận, phân tích doanh thu lợi nhuận, cơ cấu tổ chức, nguồn vốn, tổng tài sản, 5.2. Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp - Để khám phá, điều chỉnh, bổ sung vào các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu sẽ áp dụng: Phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia về lĩnh vực kinh doanh phân bón mà cụ thể ở đây là các nhân viên thuộc phòng Kế hoạch – Kinh doanh tại công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu sơ bộ là cơ sở cho việc hoàn thành đề tài nguyên cứu về mặt hình thức và nội dung. - Nghiên cứu định lượng: phương pháp khảo sát khách hàng bằng bảng hỏi điều tra trực tiếp. Hệ thống câu hỏi gồm có 3 bảng hỏi dành riêng cho 3 đối tượng điều tra khác nhau,Trường bao gồm: Hợp tácĐại xã nông học nghiệp, cácKinh đại lý/cửa hàngtế bánHuế lẻ, hộ nông dân có kinh nghiệm. Hình thức đặt câu hỏi theo bảng hỏi và người điều tra trực tiếp ghi lại câu trả lời, bên cạnh đó vì lí do địa lý một số khu vực khá xa thì điều tra bằng hình thức gọi điện thoại để có thêm nhiều thông tin, góp phần tìm hiểu được rộng hơn về địa bàn Thừa Thiên Huế. Từ đó thu thập những thông tin liên quan đến chính sách tiêu thụ phân bón NPK Bông lúa của công ty ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và chính sách tiêu thụ phân bón NPK của các công ty đối thủ cạnh tranh trên cùng địa bàn. Kết quả SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 5
  19. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào điều tra là cơ sở để tìm ra được các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động tiêu thụ nhóm sản phẩm phân bón NPK Bông lúa của công ty, tìm ra những trở ngại mà công ty đang gặp phải ở thị trường Thừa Thiên Huế. Là cơ sở để hoàn thành nội dung bài nghiên cứu một cách phù hợp và có ý nghĩa. 5.2.1. Phương pháp xác định cỡ mẫu và chọn mẫu Với mục đích nghiên cứu các Hợp tác xã nông nghiệp, Đại lý/Cửa hàng bán lẻ và hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để biết được hành vi phân phối phân bón và hành vi tiêu dùng của hộ nông dân. Tuy nhiên hạn chế về mặt thời gian tiến hành nghiên cứu, cũng như vị trí địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế khá rộng, đối tượng khách thể điều tra không tập trung nên tôi lựa phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Hình thức cụ thể: - Xác định quy mô mẫu: đối với mẫu phi xác suất thường dựa vào kinh nghiệm và sự am hiểu về vấn đề nghiên cứu để chọn cỡ mẫu. Tham khảo ý kiến từ các nhân viên trong công ty, tiếp nhận ý kiến từ thầy cô và các anh chị khóa trước đã có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu. Cỡ mẫu của các đối tượng điều tra như sau: + Hợp tác xã nông nghiệp: 3. Lựa chọn các HTXNN đang hợp tác phân phối phân bón NPK Bông lúa của Công ty Vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế. Và chọn mẫu thuận tiện để việc tiếp cận điều tra được thuận tiện hơn. + Đại lý/Cửa hàng bán lẻ: 10. Lựa chọn các Đại lý/Cửa hàng bán lẻ có phân phối phân bón NPK bông lúa. Vì đối tượng điều tra phân bố khá rộng và không đồng đều cũng như chính sách phân phối của công ty áp dụng chung cho cả thị trường Huế, cho nên lựa chọn mẫu thuận tiện để việc tiếp cận điều tra thuận lợi hơn mà vẫn mang lại kết quTrườngả chính xác. Đại học Kinh tế Huế + Hộ nông dân: 100 hộ, để đảm bảo được tính đại diện và cỡ mẫu đủ lớn. Sử dụng kết hợp chọn mẫu theo lớp (quota) và chọn mẫu thuận tiện, cụ thể là: Chia thị trường Huế thành 4 khu vực: các vùng nông thôn thuộc thị xã Hương Trà, huyện Quảng Điền, thị xã Hương Thủy, huyện Phú Vang. Lựa chọn các khu vực này vì đây là những nơi có diện tích đất trồng trọt nông nghiệp lớn ở tỉnh Thừa Thiên Huế và thuận tiện cho việc đi đến tận nơi điều tra. SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 6
  20. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Để chọn mẫu và số lượng mẫu tương ứng ở mỗi khu vực, đầu tiên xác định tỷ lệ mẫu dựa vào thuộc tính cơ cấu % diện tích đất trồng trọt nông nghiệp của mỗi vùng trên cơ cấu % tổng diện tích đất trồng trọt nông nghiệp của cả 4 khu vực trên. Bảng 1.1: Diện tích đất trồng trọt nông nghiệp của các thị xã/huyện STT Đơn vị Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Huyện Quảng Điền 10213 26,7 2 Thị xã Hương Trà 10457,9 27,3 3 Huyện Phú Vang 10366,20 27,1 4 Thị xã Hương Thuỷ 7228,49 18,9 Tổng: 38265,59 100 (Nguồn: Nghiên cứu của tác giả) Từ cơ cấu % diện tích đất trồng trọt nông nghiệp của các khu vực, với tổng số mẫu điều tra là 100, có thể chọn mẫu điều tra ở mỗi thị xã/huyện như sau: Huyện Quảng Điền: 27 hộ nông dân Thị xã Hương Trà: 27 hộ nông dân Huyện Phú Vang: 27 hộ nông dân Thị xã Hương Thủy: 19 hộ nông dân Tiếp cận đối tượng điều tra theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. 5.2.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu Kỹ thuật phân tích của nghiên cứu là sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0. Thống kê mô tả kết quả điều tra được, số liệu thu thập được chuyển về dạng bảng hoặc biểu đồ, kết hợp thêm nguồn thông tin từ các câu hỏi mở trong bảng hỏi. Từ đó tiến hành phân tích, đánh giá một cách tổng quát, nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, xác định các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động tiêu thụ nhóm sản phẩm phân bón NPK BôngTrườnglúa của Công ty Đạitrên địa bànhọc tỉnh Th Kinhừa Thiên Hu ếtế. Là cơHuế sở để đưa ra các giải pháp giúp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ. 5.3. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh được áp dụng để so sánh tình hình tiêu thụ phân bón, doanh thu, kết quả kinh doanh của Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế qua các năm 2015 – 2017. SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 7
  21. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Phương pháp so sánh để làm rõ điểm giống và khác nhau về chính sách tiêu thụ phân bón NPK Bông lúa của công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế và các công ty đối thủ cạnh tranh, cụ thể là phân bón NPK Đầu trâu của công ty CP phân bón Bình Điền. 6. Kết cấu đề tài PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Phân tích hoạt động tiêu thụ nhóm sản phẩm phân bón NPK Bông lúa của Công ty CP Vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế Chương 3: Định hướng và Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ nhóm sản phẩm phân bón NPK Bông lúa của Công ty CP Vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 8
  22. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Tiêu thụ sản phẩm, vai trò và ý nghĩa của nó đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm Triết lý kinh doanh của sản xuất hoàng hóa là sản phẩm được sản xuất ra để bán nhằm thu lợi nhuận. Do đó tiêu thụ sản phẩm là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp để thực hiện triết lý đó. Theo nghĩa hẹp, quá trình tiêu thụ sản phẩm gắn liền với sự thanh toán giữa người mua và người bán và sự chuyển quyền sở hữu hàng hóa. (Đặng Đình Đào, 2002). Trong nền kinh tế hoạch hóa tập trung, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được thực hiện theo kế hoạch giao nộp sản phẩm với giá cả và địa chỉ do nhà nước quy định. Còn trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định cả ba vấn đề cơ bản của sản xuất kinh doanh: Sản xuất cái gì, bằng cách nào và cho ai. Do vậy, tiêu thụ sản phẩm trở thành vấn đề sống còn của mọi doanh nghiệp. (Đặng Đình Đào, 2002). Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của hàng hóa, quá trình chuyển hóa hình thái của hàng hóa, quá tình chuyển hình thái giá trị của hàng hóa từ hàng sang tiền, sản phẩm được coi là tiêu thụ khi được khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng. Tiêu thụ sản phẩm là giai đọan cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tốTrườngquyết định sự tồn tĐạiại và phát họctriển của doanhKinh nghiệp. tếTiêu thHuếụ sản phẩm nhằm mục địch của sản xuất hàng hóa là sản phẩm sản xuất để bán và thu lợi nhuận. (Đặng Đình Đào, 2002). Vậy tiêu thụ hàng hóa được thực hiện thông qua hoạt động bán hàng của doanh nghiệp nhờ đó hàng hoá được chuyển thành tiền thực hiện vòng chu chuyển vốn trong doanh nghiệp và chu chuyển tiền tệ trong xã hội, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu xã hội. SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 9
  23. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 1.1.1.2. Vai trò của việc tiêu thụ sản phẩm Trong Giáo trình Kinh tế các ngànnh Thương mại – Dịch vụ (Đặng Đình Đào, 2002) vai trò của tiêu thụ sản phẩm như sau: a. Đối với doanh nghiệp Tiêu thụ sản phầm là khâu quan trọng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp, quyết định sự mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất của doanh nghiệp và là cơ sở để xác định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, tiêu thụ giúp cho người tiêu dùng có được giá trị sử dụng mà mình mong muốn và người sản xuất đạt được mục đích của mình trong kinh doanh. Nhà sản xuất, thông qua tiêu thụ có thể nắm bắt được thị hiếu, xu hướng kinh doanh, tạo ra những sản phẩm mới, tìm kiếm khả năng và biện pháp thu hút khách hàng. Doanh nghiệp có điều kiện sử dụng tốt hơn mọi nguồn lực của mình, tạo dựng một bộ máy kinh doanh hợp lý và có hiệu quả. Tóm lại, hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm không những thực hiện giá trị sản phẩm mà còn tạo ra uy tín cho doanh nghiệp, tạo cơ sở vững chắc để phát triển thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. b. Đối với xã hội - Về phương diện xã hội thì tiêu thụ sản phẩm hàng hóa có vai trò trong việc cân đối giữa cung và cầu, vì nền kinh tế là một thể thống nhất với những cân bằng, những tương quanTrường tỷ lệ nhất định. Đại Sản phẩ mhọc hàng hóa Kinh được tiêu th tếụ tạo Huếđiều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường trôi chảy tránh được sự mất cân đối, giữ được bình ổn trong xã hội. - Thông qua tiêu thụ sản phẩm có thể dự toán được nhu cầu tiêu dùng của xã hội nói chung và từng khu vực nói riêng đối với từng loại sản phẩm. SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 10
  24. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào 1.1.1.3. Ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm “Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất - thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng nhằm thực hiện giá trị hàng hoá của một doanh nghiệp” (Đặng Đình Đào, NXB Thống kê năm 2002) Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm cung ứng ra thị trường nhằm thực hiện các mục tiêu hiệu quả mà doanh nghiệp đã định trước, đó là: - Thứ nhất: Mục tiêu lợi nhuận Lợi nhuận là mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh, của mọi doanh nghiệp hoạch toán kinh doanh. Nó là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. ∑ Lợi nhuận = ∑doanh thu - ∑ chi phí Một doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm tốt thì đem lại nhiều lợi nhuận và ngược lại nếu sản phẩm không tiêu thụ được hay tiêu thụ ít thì sẽ đem lại lợi nhuận thấp, hoà vốn hay thậm chí là lỗ. - Thứ hai: Mục tiêu vị thế của doanh nghiệp Vị thế của doanh nghiệp thể hiện ở phần trăm doanh số hoặc số lượng hàng hoá được bán ra so với toàn bộ thị trường. Tiêu thụ hàng hoá sản phẩm mạnh thì sẽ làm tăng vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và ngược lại, nếu tiêu thụ sản phẩm thấp thì sẽ làm vị thế của doanh nghiệp giảm hoặc có thể phá sản nếu như tiêu thụ sản phẩm quá thấp không đủ để bù đắp được chi phí bỏ ra. - Thứ ba: Mục tiêu tái sản xuất liên tục Mục tiêu tái sản xuất liên tục bao gồm bốn khâu: sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng.Trường Tiêu thụ sản ph Đạiẩm được nhọcằm trong Kinhkhâu phân ph ốtếi – trao Huế đổi và nó là một bộ phận hữu cơ của quá trình tái sản xuất, do đó thị trường có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quá trình tái sản xuất được diễn ra liên tục, trôi chảy. - Thứ 4: Mục tiêu an toàn Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, sản phẩm được sản xuất ra để bán và lưu thông trên thị trường, rồi thu hồi vốn để tái sản xuất. Đây là một quá trình được SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 11
  25. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào diễn ra liên tục và lặp đi lặp lại tuần hoàn và có hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp. 1.1.2. Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp Theo quan điểm kinh doanh hiện đại (Đặng Đình Đào, 2002) thì quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm thường bao gồm những nội dung yếu sau đây : 1.1.2.1. Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu thị trường nhằm trả lời câu hỏi sản xuất sản phẩm gì ? Sản xuất như thế nào? Sản phẩm bán cho ai ? Mục đích của nghiên cứu thị trường là xác định khả năng tiêu thụ những loại hàng hóa (hoặc nhóm hàng) trên một địa bàn nhất định trong mội khoảng thời gian nhất định. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng cung cấp để thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng, giá bán, mạng lưới và hiệu quả của công tác tiêu thụ. Nghiên cứu thị trường còn giúp doanh nghiệp biết được xu hướng, sự biến đổi nhu cầu của khách hàng. Sự phản ứng của họ đối với sản phẩm của doanh nghiệp, thấy được các biến động của thu nhập, giá cả từ đó các biện pháp điều chỉnh cho sự phù hợp. Đây là công tác đòi hỏi nhiều công sức và chi phí. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có cán bộ chuyên nghiên cứu thị trường, thì cán bộ kinh doanh thường là đảm nhiệm công việc này. Khi nghiên cứu thị trường sản phẩm, doanh nghiệp phải giải đáp được các vấn đề sau : - Đâu là thị trường có triển vọng đối với sản phẩm của doanh nghiệp? - Khả năng tiêu thụ của sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường đó ra sao? -TrườngDoanh nghiệp có thĐạiể sử dụ nghọc những biKinhện pháp nào tế để tăngHuế khối lượng lớn phù hợp với năng lực và đặc điểm sản xuất doanh nghiệp? - Với mức giá nào thì khả năng chấp nhận của thị trường là lớn nhất trong từng thời kỳ. - Yêu cầu chủ yếu của thị trường về mẫu mã, bao gói, phương thức thanh toán, phương thức phục vụ - Tổ chức mạng lưới tiêu thụ và phương thức phân phối sản phẩm. SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 12
  26. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Trên cơ sở điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường, doanh nghiệp tiến hành lựa chọn sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường. Đây là nội dung quan trọng quyết định hiệu quả của hoạt động tiêu thụ, vì trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải sản xuất kinh doanh dựa trên cái mà thị trường cần được hiểu theo nghĩa thích ứng cả số lượng, chất lượng, giá cả và thời gian mà thị trường đòi hỏi. 1.1.2.2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Xây dựng kế hoạch tiêu thụ là cơ sở quan trọng đảm bảo cho quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành nhịp nhàng, liên tục theo kế hoạch đã định. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để xây dựng kế hoạch hậu cần vật tư và các bộ phận khác của kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chính doanh nghiệp Bằng hệ thống các chỉ tiêu, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phản ánh được các nội dung cơ bản như: Khối lượng tiêu thụ sản phẩm về hiện vật giá trị theo hình thức tiêu thụ cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường tiêu thụ và cả tiêu thụ. Các chỉ tiêu kế hoạch tiêu thụ có thể tính theo hiện vật giá trị, chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối. Khi xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp như phương pháp cân đối, phương pháp tỷ lệ cố định Trong số những phương pháp trên, các phương pháp cân đối được coi là phương pháp chủ yếu. 1.1.2.3. Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán Chuẩn bị hàng hóa để xuấn bán cho khách hàng là hoạt động tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh trong khâu lưu thông. Muốn cho quá trình lưu thông hàng hóa được liên tục, không bị gián đoạn thì các doanh nghiệp phải chú trọng đến các nghiệp vụ sản xuTrườngất ở kho như: Tiế pĐại nhận, phân học loại, lên Kinhnhãn hiệu s ảntế phẩ m,Huế bao gói, sắp xếp hàng hóa ở kho, bảo quản và ghép đồng bộ để xuất bán cho khách hàng. Tiếp nhận hàng hóa từ các nguồn nhập kho (từ các phân xưởng, tổ đội sản xuất của doanh nghiệp) phải đầy đủ về số lượng và chất lượng theo đúng mặt hàng quy cách, chủng loại hàng hóa. Thông thường, kho hàng hóa của doanh nghiệp đặt gần nơi sản xuất sản phẩm. Nếu kho hàng đặt xa nơi sản xuất (có thể gần nơi tiêu thụ) thì doanh nghiệp phải tổ chức tốt việc tiếp nhận hàng hóa bảo đảm kịp thời, nhanh chóng, góp phần giải SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 13
  27. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào phóng nhanh phương tiện vận tải, bốc xếp, an toàn sản phẩm, tiết kiệm chinh phí lưu thông. 1.1.2.4. Lựa chọn hình thức tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm được thực hiền bằng nhiều hình thức (kênh) khác nhau, theo đó sản phẩm vận động từ các doanh nghiệp sản xuất đến tay người dùng cuối cùng. Để hoạt động tiêu thụ một cách hợp lý trên cơ sở tính đến các yếu tố như đặc điểm sản phẩm, các điều kiện vận chuyển, bảo quản, sử dụng Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng thì tiêu thụ sản phẩm có thể được thực hiện qua kênh trực tiếp hoặc kênh gián tiếp. Kênh tiêu thụ trực tiếp là hình thức doanh nghiệp sản xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng không qua một khâu trung gian nào. Hình thức tiêu thụ này có ưu điểm là giảm được chi phí lưu thông, thời gian của sản phẩm tới tay người tiêu dùng nhanh hơn, các doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng song nó cũng có nhược điểm là doanh nghiệp phải tiếp xúc với nhiều bạn hàng, phải dành nhiều công sức, thời gian vào quá trình tiêu thụ, nhiều khi làm tốc độ chu chuyển của vốn lưu động chậm hơn Kênh tiêu thụ gián tiếp là hình thức mà doanh nghiệp xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng có qua khâu trung gian. Sự tham gia nhiều hay ít của người trung gian trong quá trình tiêu thụ sẽ làm cho cho kênh tiêu thụ gián tiếp dài, ngắn khác nhau. Với hình thức tiêu thụ này các doanh nghiệp có thể tiêu thụ được khối lượng lớn hàng hóa trong thời gian ngắn nhất, từ đó thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm chi phí bảo quản, giảm hao hụt Tuy nhiên, hình thức tiêu thụ này làm cho thời gian lưu thông hàng hóa trở nên dài hơn, tăng chi phí tiêu thụ và doanh nghiệp khó có thể kiểm soátTrường được các khâu trung Đại gian học Kinh tế Huế Như vậy, mỗi hình thức tiêu thụ sản phẩm đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định, nhiệm vụ của Phòng kinh doanh là phải lựa chọn hợp lý các hình thức tiêu thụ sản phẩm sao cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. 1.1.2.5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến yểm trợ cho công tác bán hàng Xúc tiến, yểm trợ tiêu thụ: Là hoạt động rất quan trọng có tác dụng góp phần hỗ trợ và thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bởi vì nó sẽ giúp cho các SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 14
  28. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào khách hàng của doanh nghiệp cũng như khách hàng tiềm năng có những thông tin cần thiết về các sản phẩm của doanh nghiệp cũng như về bản thân doanh nghiệp, để từ đó họ có điều kiện so sánh sản phẩm của doanh nghiệp với các sản phẩm tương tự của doanh nghiệp khác, từ đó giúp cho doanh nghiệp tăng được uy tín và tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Qua xúc tiến, yểm trợ người tiêu dùng từ không biết sẽ biết đến sản phẩm, từ chưa có ý định mua sẽ đi đến quyết định mua. Tốc độ tiêu thụ sản phẩm sẽ tăng mạnh nhờ tác động của hoạt động này. Việc xúc tiến cho công tác tiêu thụ được thực hiện qua các hoạt động: quảng cáo, chào hàng, chiêu hàng, thành lập các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, tham gia hội chợ, triển lãm 1.1.2.6. Tổ chức hoạt động bán hàng Bán hàng là một trong những khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Hoạt động bán hàng là hoạt động mang tính nghệ thuật, tác động đến tâm lý người mua nhằm đặt mục tiêu bán được hàng. Người bán phải đặc biệt quan tâm đến quá trình tác động vào tâm lý của khách hàng vì những bước tiến về tinh thần, tâm lý, tính chủ quan và khách quan diễn ra rất nhanh chóng trong khách hàng. Sự diễn biến tâm lý của khách hàng thường trãi qua bốn gian đoạn: Sự chú ý quan tâm, hứng thú nguyện vọng mua quyết định mua. Vì vậy, sự tác động của người bán đối với người mua cũng phải theo trình tự có tính quy luật đó. Nghệ thuật của người bán là làm chủ quá trình bán hàng về tâm lý, để điều khiển có ý thức quá trình bán hàng. Để bán được nhiều hàng các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu của khách hàng như: Chất lượng, mẫu mã, giá cả và phải biết lựa chọn các hình thức bán hàng phù hợp.Trường Thực tế hoạt động Đại bán hàng học có rất nhi Kinhều hình thức tếbán hàngHuế như: Bán hàng trực tiếp, bán thông qua mạng lưới đại lý, bán hàng theo hợp đồng, bán thanh toán ngay, bán trả góp và bán chịu, bán buôn, bán lẻ, bán qua hệ thống thương mại điện tử 1.1.2.7. Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu thụ, SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 15
  29. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ nhằm kịp thời có biện pháp thích hợp để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm. Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ có thể xem xét trên các khía cạnh như: Tình hình tiêu thụ và giá cả các mặt hàng tiêu thụ. Kết quả của việc phân tích, đánh giá quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ là căn cứ để doanh nghiệp có các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ và hoàn thiện mọi phương diện. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt công tác tiêu thụ, đồng thời làm rõ được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện kế hoạch tiêu thụ. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Dựa theo những bài phân tích về các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên các Website tài liệu học tập uy tín (tailieu.vn, doc.edu.vn, voer.edu.vn) và kết hợp từ các giáo trình kinh tế về môi trường kinh doanh bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Tác giả đưa ra các nhân tố đó là: 1.1.3.1. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp A. Môi trường vĩ mô a. Môi trường kinh tế Gồm thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, chính sách tiền tệ, lãi suất ngân hàng Nó ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng, chủng loại và cơ cấu nhu cầu thị trường. Doanh nghiệp cần phải dựa trên đặc thù lĩnh vực kinh doanh của mình để lựa chọn các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm hiện tại và tương lai. Ví dụ: nếu sản phẩm của doanh nghiệp là loại cao cấp Trườngthì phải quan tâm đĐạiến thị trư ờhọcng mục tiêu Kinh mà ở đó khách tế hàng Huế là những người có mức độ thu nhập cao hoặc khá cao; đồng thời theo dõi các dự báo về tăng trưởng kinh tế, lạm phát để có sự định hình về tương lai phát triển của doanh nghiệp khi thu nhập tăng, giảm. SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 16
  30. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào b. Môi trường chính trị, pháp luật Nhân tố này thể hiện tác động của nhà nước đến môi trường kinh doanh, hoạt động của công ty có thể bị ảnh hưởng và ràng buộc bởi pháp luật, có thể được tạo điều kiện thuận lợi Các vấn đề chính trị, ngoại giao có quan hệ đến quan hệ ngoại thương, chính sách mở cửa, hành vi kinh doanh của một số ngành, Sự ảnh hưởng của pháp luật tới hoạt động tiêu thụ thông qua các quy định của nhà nước về xuất nhập khẩu hàng hoá, các mức giá trần, giá sàn, các quy định về cung ứng hàng hoá trong các thời kỳ thiên tai, dịch hoạ, các loại thuế được áp dụng c. Môi trường văn hóa, xã hội Ảnh hưởng của môi trường này thể hiện thông qua các yếu tố như: cơ cấu dân cư, mật độ dân cư, trình độ dân trí, sự thay đổi cấu trúc gia đình trong xã hội, phong tục tập quán Dân số càng lớn thì nhu cầu về hàng hoá càng lớn. Trình độ dân trí càng cao thì những đòi hỏi về chất lượng, mẫu mã, chủng loại càng được để ý đến hơn bao giờ hết. Do vậy, để nâng cao hoạt đông hiệu quả tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng nhóm này để có đối sách phù hợp, việc thay đổi các yếu tố trong nhóm là rất khó khăn và đòi hỏi phải có thời gian. d. Môi trường khoa học và công nghệ Các nhân tố này có vai trò ngày càng quan trọng, quyết định. Nó ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến 2 yếu tố tạo nên khả năng tiêu thụ của các sản phẩm và dịch vụ trên thị trường đó là: chất lượng và giá bán. Nó giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận siêu ngạch và có thể nhanh chóng đưa ra những sản phẩm thay thế ảnh hưởng đến hoạt động tiêuTrường thụ sản phẩm. Đại học Kinh tế Huế Khoa học công nghệ càng hiện đại, kỹ thuật càng tiên tiến thì khả năng sản xuất của doanh nghiệp càng được nâng cao kể cả về chất lượng, số lượng lẫn mẫu mã, chủng loại do đó làm cho sản phẩm có thể đáp ứng được cả những yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng. Hơn nữa cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì ngày càng xuất hiện nhiều hình thức bán hàng tiên tiến, thuận tiện đối với cả người mua và người bán như các loại máy bán hàng tự động, bán hàng qua mạng Internet. SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 17
  31. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào e. Môi trường tự nhiên + Vị trí địa lý: liên quan đến nhiều lĩnh vực quan trọng như sản xuất, giao thông, vận chuyển. Mỗi công việc đều tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh thông qua các chi phí tương ứng. + Thời tiết, khí hậu, mùa vụ: ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy vào điều kiện thời tiết, khí hậu của từng vùng mà có các chính sách hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực do biến đổi khí hậu gây ra để đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh. + Tài nguyên thiên nhiên: nếu nằm trong vùng có nguồn tài nguyên thiên nhiên thuận lợi thì việc khai thác và sử dụng tài nguyên của công ty đều có lợi. B. Môi trường vi mô - Yếu tố Khách hàng: Khách hàng là tổ chức hay cá nhân mua sản phẩm của doanh nghiệp đang kinh doanh. Bất cứ một doanh nghiệp nào khách hàng luôn là yếu tố quan trọng nhất, vì vậy khách hàng quyết định tới sự sống còn của một doanh nghiệp. Quyết định của khách hàng đối với doanh nghiệp thể hiện trên các mặt sau: Khách hàng lựa chọn quyết định sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp sẽ phải bán theo giá nào. Thực tế, doanh nghiệp chỉ có thể bán với giá mà đại bộ phận người tiêu dùng chấp nhận, tức giá cạnh tranh trên thị trường. Khách hàng quyết định doanh nghiệp nên bán sản phẩm loại nào, chất lượng ra sao. Phương thức bán hàng và phương thức phục vụ khách hàng là do khách hàng lựa chọn, vì trong nền kinh tế thị trường, người mua sẽ lựa chọn theo ý thích của mình và đồng thời giúp doanh nghiệp điều chỉnh phương thức phục vụ. TínhTrường chất quyết định Đạicủa khách học hàng làm Kinh chuyển biế n tếthị trư Huếờng từ thị trường người bán sang thị trường người mua, khách hàng đương nhiên được coi như “thượng đế”. - Đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh bao gồm các doanh nghiệp đang có mặt trong nghành và các đối thủ tiềm ẩn có khả năng tham gia vào nghành trong tương lai. Đối thủ cạnh tranh luôn là mối quan tâm lo lắng hàng đầu của doanh nghiệp, nhất là đối thủ cạnh SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 18
  32. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào tranh có qui mô lớn và sức mạnh thị trường. Vì thế doanh nghiệp phải hiểu biết về đối thủ của mình. Quan điểm marketing xem xét cạnh tranh trên 4 mức độ:  Cạnh tranh mong muốn tức là cùng với một lượng thu nhập, người ta có thể dùng vào các mục đích khác nhau. Cơ cấu chi tiêu đó có thể phản ánh một xu hướng tiêu dùng và do đó tạo ra cơ hội hay đe doạ hoạt động marketing của doanh nghiệp.  Cạnh tranh giữa các loại sản phẩm khác nhau để cùng thoả mãn một mong muốn.  Cạnh tranh trong cùng một loại sản phẩm.  Cạnh tranh giữa các nhãn hiệu. Trong 4 loại mức độ trên, mức độ gay gắt sẽ tăng dần từ 1 đến 4. Hiểu biết về đối thủ còn phải hiểu cả điểm manh, điểm yếu, những thành công và những thất bại của đối thủ để từ đó có chiến lược thích ứng. - Các đơn vị cung ứng: Lựa chọn nguồn cung ứng nguyên liệu, dịch vụ đối với doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó bảo đảm cho hoạt động ổn định theo kế hoạch đã xây dựng. Trên thực tế nhà cung cấp thường được phân thành ba loại chủ yếu: Loại cung cấp thiết bị công nghệ, nguyên vật liệu sản xuất; cung cấp nhân sự hoạt động; loại cung cấp tài chính và các dịch vụ từ ngân hàng, công ty cung cấp bảo hiểm. Mỗi doanh nghiệp cùng một thời điểm có quan hệ tới nhiều nguồn cung cấp thuộc cả ba loại trên. Vấn đề đặt ra là yêu cầu của việc cung cấp phải ổn định và kịp thời, đảm bảo về chất lượng. Nếu sai lệch sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của bản thân doanh nghiệp. Điều này lưu ý với các nhà quản trị là phải biết tìm cách đến được các nhà cung cấp có nguồn lực tin cậy, ổn định và giá cả hợp lý và cao hơn là có tính nhânTrường đạo. Đại học Kinh tế Huế Sức ép của các nhà cung ứng sẽ gia tăng trong những trường hợp sau:  Một số công ty độc quyền cung cấp  Không có sản phẩm thay thế  Nguồn cung ứng trở nên khó khăn Nhà cung cấp đảm bảo yếu tố đầu vào quan trọng nhất cho doanh nghiệp. SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 19
  33. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào - Ngoài ra, trong môi trường nghành còn có nhân tố khác như sự phát triển của hoạt động môi giới, hoạt động tư vấn kinh doanh; sức ép của các sản phẩm thay thế cũng ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 1.1.3.2. Yếu tố bên trong doanh nghiệp a. Yếu tố về con người Khả năng về con người: Thể hiện ở trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân viên trong doanh nghiệp. b. Yếu tố về tài chính Khả năng về vốn của doanh nghiệp có một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp có khối lượng vốn kinh doanh lớn có thể sử dụng tốt chính sách cạnh tranh bằng giá cả để tăng tiêu thụ, có khả năng đầu tư một cách tốt nhất về cơ sở vật chất kỹ thuật và dây chuyền công nghệ để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, dễ dàng được khách hàng chấp nhận, cũng như doanh nghiệp có thể đứng vững được trước những cuộc khủng hoảng về tài chính, những biến động về chính trị – xã hội. c. Tiềm lực vô hình Nhãn hiệu sản phẩm và mối quan hệ của doanh nghiệp: Sự nổi tiếng của nhãn hiệu sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn tới khối lượng tiêu thụ của doanh nghiệp. Nhãn hiệu càng nổi tiếng thì khả năng gây sự chú ý của khách hàng đến sản phẩm càng cao, doanh nghiệp càng có khả năng bán được nhiều sản phẩm. Bên cạnh đó, các mối quan hệ của doanh nghiệp như các mối quan hệ với khách hàng, các ngân hàng, các cơ quan tài chính, các tổ chức chính trị, các cơ quan nhà nước sẽ tạo ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội bán hàng, khả năng huy động vốn d. Trình độ trang thiết bị công nghệ ĐâyTrường là nhân tố hữu hình Đại quan trhọcọng phục vKinhụ mọi hoạt đtếộng sảHuến xuất kinh doanh của công ty, đem lại sức mạnh kinh doanh cho công ty trên cơ sở mức sinh lợi của tài sản. Nó thể hiện bộ mặt của công ty, đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh. Ngày nay, với xu thế ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người càng cao tạo điều kiện thuận lợi cho công ty không ngừng nâng cao năng suất, cải tiến chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm, từ đó tăng lợi nhuận. SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 20
  34. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào e. Trình độ tổ chức, quản lý của công ty Thể hiện ở khả năng sắp xếp và tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng bố trí đúng người, đúng việc của những người lãnh đạo doanh nghiệp. Thể hiện trình độ tổ chức sản xuất, đảm bảo tính tối ưu trong tổ chức dây chuyền sản xuất, cho phép công ty khai thác tới mức tối đa các yếu tố công nghệ sản xuất. Cụ thể, nó thể hiện trình độ phối hợp của các bộ phận trong công ty trên cơ sở hỗ trợ lẫn nhau làm cho việc sử dụng đầu vào tối ưu nhất. Nhân tố này giúp công ty sử dụng tiết kiệm và hợp lý các yếu tố vật chất và giúp các nhà lãnh đạo đưa ra các chính sách kịp thời và chính xác. f. Hệ thống mạng lưới phân phối của doanh nghiệp Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp được tổ chức, quản lý và điều hành một cách hợp lý thì nó sẽ là một phương tiện có hiệu quả để tiếp cận khách hàng. Doanh nghiệp thu hút khách hàng bằng cách chinh phục (hình thức mua bán, thanh toán, vận chuyển) hợp lý nhất. 1.1.3.3. Các yếu tố liên quan đến sản phẩm  Giá cả: Khi thực hiện hành vi mua hàng, điều mà khách hàng chú ý đến đầu tiên bên cạnh độ thoả dụng đó là giá cả sản phẩm. Chính vì vậy, giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Khách hàng sẽ dễ dàng chấp nhận mua một sản phẩm có chất lượng cao và giá cả phải chăng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng biết rằng giá cả là thông số ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cung - cầu trên thị trường. Quy luật cầu cho chúng ta biết rằng: nhu cầu về một loại hàng hoá sẽ tăng khi giá của loại hàng hoá giảm và sẽ giảm khi giá hàng hoá đó tăng. VìTrường vậy, việc xác định Đại giá đúng họcđắn là đi ềuKinh kiện rất quan tế trọ ngHuế để doanh nghiệp đẩy mạnh mức tiêu thụ, nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như tạo được một chỗ đứng vững chắc cho sản phẩm của mình.  Chất lượng sản phẩm: “Chất lượng sản phẩm là hệ thống những đặc tính nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được phù hợp với những điều kiện kỹ thuật hiện tại và thoả mãn được những nhu cầu nhất định của xã hội’’. SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 21
  35. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Trong thời buổi kinh tế thị trường, với sự có mặt của một khối lượng hàng hoá khổng lồ, phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, thì chất lượng sản phẩm đã trở thành một vấn đề cạnh tranh, nó được đặt lên hàng đầu và gắn liền với công tác tiêu thụ. Sản phẩm có chất lượng càng cao thì uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng càng lớn, có khả năng cạnh tranh hơn đối với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận và cuối cùng là doanh nghiệp sẽ bán được nhiều hàng, từ đó đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong hoạt động kinh doanh: “Vấn đề chính là chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp phải luôn đạt tới mức cao so với sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác và chất lượng đó luôn được giữ hoặc nâng cao hơn”.  Sự đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã: Xây dựng được một cơ cấu sản phẩm hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đáp ứng được một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất các loại nhu cầu trên thị trường về chủng loại sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh từ đó có thể giảm bớt chi phí, tăng doanh số và đạt được mục tiêu cuối cùng đó là hiệu quả kinh doanh và thu được lợi nhuận cao nhất. 1.2. Khái quát về phân bón NPK Tại sao NPK được coi là tiến bộ kỹ thuật? Nước ta thuộc loại "đất chật người đông" nhất thế giới. Năm 2018, dân số lên đến hơn 95 triệu người, bình quân 313 người/km2, cao hơn 2 lần mật độ dân số châu Á và cao gấp 5 lần mật số của thế giới. Theo Ipsard, bình quân đất nông nghiệp lại càng thấp, chỉ khoảng 0,07 ha/người, con số này chỉ bằng ¼ so với Thái Lan. Trong khi đó, diện tíchTrường đất nông nghiệp bình Đại quân đầhọcu người cKinhủa thế giới đ ãtếđạt g ầHuến 0,2ha. Vì đất ít như vậy nên bất cứ cây trồng gì ở nước ta hiện nay cũng đều phải thâm canh, tăng vụ để tăng năng suất, sản lượng. Lúa trước đây chỉ làm 1 vụ, rồi 2 vụ, 3 vụ, thậm chí 7 vụ/2 năm, năng suất cũng tăng từ 4 tấn/ha lên 5,4 tấn/ha/vụ. Các cây trồng khác như cà phê, cao su, chè cũng đều phải thâm canh, sử dụng giống mới, ngắn ngày, năng suất cao. Tất cả đồng nghĩa với việc gia tăng sử dụng phân bón hóa học và SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 22
  36. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào hệ quả đi kèm là nguy cơ đất bị khai thác nghèo kiệt, thay đổi lý hóa tính và ô nhiễm môi trường. Muốn hạn chế được tác hại, nâng cao hiệu quả sử dụng, giảm giá thành nông sản thì việc sử dụng phân bón vửa đủ, cân đối là giải pháp số 1 và phân bón NPK là sự lựa chọn không thể khác, bởi NPK không những chỉ cung cấp dinh dưỡng đa lượng đạm, lân, kali mà cả những nguyên tố trung và vi lượng khác. Không chỉ với nước ta mà các nước khác cũng đều nhìn nhận mặt ưu việt của NPK và coi nó là một tiến bộ kỹ thuật. CÁC LOẠI PHÂN NPK: NPK là loại phân bón hỗn hợp ít nhất có 2 thành phần dinh dưỡng trong 3 thành phần N, P, K trở lên. Có 2 loại, phân trộn và phân phức hợp. Phân trộn là việc trộn lẫn cơ học các nguyên liệu ban đầu N, P, K , còn phân phức hợp lại được điều chế dưới tác dụng hóa học của những nguyên liệu ban đầu. Phân NPK 3 màu: Được sản xuất đơn giản chỉ là việc trộn theo tỷ lệ 3 loại phân đạm, kân, kali với nhau. Phân NPK 1 hạt: Các nguyên liệu ban đầu như SA, ure, DAP (MAP), kali được nghiền mịn ra trộn theo tỷ lệ nhất định (tùy công thức) Phân NPK phức hợp: DAP, MAP. Với nhu cầu thâm canh, hạ giá thành nông sản, cải tạo đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã được các nhà sản xuất NPK đáp ứng bằng cách ngoài thành phần dinh dưỡng thiết yếu NPK, còn đưa thêm nhiều nguyên tố trung vi lượng vào sản phẩm. (Theo Quang Ngọc – Báo Nông nghiệp Việt Nam, 2018) 1.3. Cơ sở thực tiễn về hoạt động tiêu thụ phân bón 1.3.1. Thực tiễn hoạt động tiêu thụ phân bón ở Việt Nam a.TrườngNhu cầu tiêu thụ Đạiphân bón học Kinh tế Huế Theo bộ công thương Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ phân bón trong nước hiện vào khoảng 11 triệu tấn trong đó, phân vô cơ chiếm khoảng 90%, nhu cầu tiêu thụ phân hữu cơ và một số chủng loại khác chỉ vào khoảng 10%. Theo các năm, nhu cầu tiêu thụ cũng có sự dao động đáng kể ở mức 1,4 triệu tấn lân, 2,3 triệu tấn urê, gần 4 triệu tấn NPK. Các loại phân còn lại như DAP, kali, SA dao động ở mức 850-950 tấn. SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 23
  37. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào b. Tình hình sản xuất trong nước Những năm gần đây, ngành sản xuất phân bón của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Từ chỗ phải nhập gần 60%, Việt Nam đã chủ động được nguồn cung urê, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, phát triển được những loại phân bón mới như DAP, kali. Các doanh nghiệp Việt đã đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao hàm lượng dinh dưỡng, chất lượng sản phẩm phân lân và phân NPK. Các nhà máy sản xuất phân bón trong nước hiện có thể đáp ứng đủ nhu cầu phân urê, phân lân, phân NPK và hướng tới xuất khẩu một số sản phẩm. Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn phải nhập khẩu hoàn toàn phân SA, kali và một phần phân DAP. (Theo Bộ công thương Việt Nam, 2018) 1.3.2. Thực tiễn hoạt động tiêu thụ phân bón ở tỉnh Thừa Thiên Huế Tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón ở Thừa Thiên Huế Do sự tác động lớn từ thị trường phân bón thế giới cũng như thị trường phân bón trong nước cho nên thị trường phân bón tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian này cũng gặp nhiều khó khăn và có nhiều biến động. Việc giá nguyên liệu tăng và nguồn quặng dùng cho sản xuất phân bón ngày càng khan hiếm đã tác động rất lớn đến việc cung ứng. Đa số người dân sống ở tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn sống chủ yếu dựa vào nghề nông, vì vậy họ cũng bị ảnh hưởng lớn từ những khó khăn đó. Hiện nay ở Thừa Thiên Huế có rất ít nhà máy sản xuất phân bón, cộng thêm việc các công ty lớn đang dần tìm cách giảm lượng hàng nhập khẩu đã tác động mạnh mẽ đến các công ty cung ứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, làm cho lượng cầu vượt quá cung. Đa số các công ty ở Thừa Thiên Huế đều hoạt động dựa trên vốn vay ngân hàng, điều đó làm cho các doanh nghiệp không chủ động trong việc dự trữ các nguồn hàng, chính điTrườngều đó nhiều lúc làm Đại cho lượ nghọc cầu vượ tKinh quá cung. Th tếị trư ờHuếng phân bón Thừa Thiên Huế với những biến động như vậy đã làm xuất hiện nhiều nguồn phân bón giả, kém chất lượng. Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương phải triển khai những chính sách hợp lý để kiểm soát thị trường. Chính quyền cần kết hợp với doanh nghiệp để tìm ra biện pháp tối ưu giúp cho người nông dân yên tâm sản xuất. (Theo Sở nông nghiệp phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế, 2018) SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 24
  38. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ NHÓM SẢN PHẨM PHÂN BÓN NPK BÔNG LÚA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tổng quan về công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế Tên viết tắt: TAMACO Trụ sở chính: Số 22 đường Tản Đà – Xã Hương Sơ – TP Huế Điện thoại: 0543846715 Tài khoản số: 330011243244 Email: vtnntthue@dng.vnn.vn Website: 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Từ khi Bình Trị Thiên được chia cắt thành ba tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Công ty VTNN Bình Trị Thiên được chia thành ba công ty: Công ty VTNN Quảng Bình, công ty VTNN Quảng Trị và công ty VTNN Thừa Thiên Huế. Công ty VTNN Thừa Thiên Huế chính thức được lập theo quyết định số 71/QĐ-UB (17/07/1989) của UBNN tỉnh Thừa Thiên Huế, đến ngày 29/01/1993 theo quyết định số 126/QĐ-UBNN của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế thì công ty được công nhận là doanh nghiệp Nhà nước thực hiện các hoạt động theo cơ chế độc lập, cung ứng và trao đổi vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng như ngoài tỉnh. Theo quyết định số 1069/QĐ-UB ngày 05/04/2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định chuyển công ty VTNN thành công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế. Đến nghị định 4408/QĐ-UBND ngày 29/12/2005 của UBND Thừa Thiên Huế đã chính thức phê duyệt phương án xây dựng cổ phần hóa. Như vậy, kể từ tháng 1/2006, để phù hợp với nền kinh tế thị trường trong xu hướng mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế nhà nướTrườngc ta đã mạnh dạn cĐạiắt giảm cáchọc doanh nghiKinhệp nhà nư tếớc s ửHuếdụng vốn chủ yếu của ngân sách nhà nước để trở thành công ty cổ phần, với vốn cổ phần sẽ giúp cho công ty trở nên chủ động, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh của mình. Theo thông báo số 377 TB/UB ngày 23/07/1990 công ty được giao chức năng nhiệm vụ cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu trực tiếp đến các hợp tác xã và từng hộ nông dân, địa bàn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của công ty chủ yếu là trong tỉnh. Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ đó, công ty tổ chức 4 điểm giao dịch bán hàng phục vụ cho 8 huyện và thành phố Huế là: Trạm Phú Đa, trạm Truồi, trạm An Lỗ và SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 25
  39. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào trạm A Lưới. Trong những năm qua với sự nỗ lực và cố gắng của cán bộ công nhân viên của công ty, công ty đã vượt qua những khó khăn và đang phát triển bền vững khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty  Chức năng của công ty: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty luôn xác định những chức năng hoạt động là: - Cung ứng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trực tiếp đến các hợp tác xã và từng hộ nông dân trên địa bàn nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. - Sản xuất các loại phân bón hữu cơ sinh học Sông Hương, các loại phân hỗn hợp NPK bông lúa và các loại phân bón. - Cung cấp các dịch vụ lưu trú nhà hàng, khách sạn. - Thu mua chế biến nông sản. - Sản xuất kinh doanh các loại cây trồng, thức ăn gia súc. - Xuất nhập khẩu và kinh doanh phân bón, các mặt hàng cơ khí và vật liệu xây dựng, xăng dầu. - Kinh doanh các loại thức ăn gia súc - Nhận làm đại lý cung cấp hàng hóa cho các doanh nghiệp trên toàn quốc.  Nhiệm vụ của công ty: Với những chức năng trên, Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế được giao nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn cụ thể là:  Đảm bảo cung ứng kịp thời phân bón, thuốc trừ sâu.  Thực hiện các chủ trương cung ứng các mặt hàng thuộc chính sách, chủ trương miTrườngền núi theo chương Đại trình tr ợhọcgiá, trợ cưKinhớc của Nhà tếnước vàHuế tiêu thụ các mặt hàng nông sản cho khu vực miền núi trên toàn tỉnh.  Thực hiện nhiệm vụ thu nộp ngân sách theo đúng chủ trương trong chế độ Nhà nước. Với những chức năng và nhiệm vụ trên đã cho thấy những năm trở lại đây, công ty đã tổ chức được bộ phận quản lý khá hoàn chỉnh và ổn định, hoạt động kinh doanh trong cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu đã đạt kết quả khả quan. SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 26
  40. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào  Ngành nghề kinh doanh: - Trồng cây cao su - Nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp - Trồng rừng và chăm sóc rừng - Khai thác gỗ - Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản - Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng - Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện - Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ - Sản xuất sản phẩm khác từ cao su - Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại - Sửa chữa máy móc, thiết bị - Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác - Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác - Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác - Đại lý, môi giới, đấu giá - Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa); và động vật sống - Bán buôn thực phẩm - Bán buôn đồ uống - Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp - Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan - Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng - Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu - Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàngTrường chuyên doanh Đại học Kinh tế Huế - Dịch vụ lưu trú ngắn ngày - Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động - Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 27
  41. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức cơ bản của công ty HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ HOẠCH- PHÒNG TỔ CHỨC PHÒNG KẾ TOÁN – KINH DOANH HÀNH CHÍNH TÀI VỤ Nhà máy Tr m A Tr m Tr m Tr m ạ ạ ạ ạ PLHCSH Lưới Truồi Phú Đa An Lỗ Sông Hương C a C a Cửa Nhà C a ử ử Cửa Nhà ử i i hàng i i hàng Đạ hàng Đạ Đạ hàng Đạ máy máy hàng bán lý bán lý bán lý lý vi xăng bán lẻ NPK lẻ lẻ lẻ sinh dầu Trường Đại học Kinh(Nguồn: Phòng tế T ổHuếchức Hành chính) Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban Kể từ năm 2006, khi Công ty VTNN đã được cổ phần hóa trở thành công ty cổ phần VTNN thì cơ cấu của công ty có một số thay đổi. Để phù hợp với tiến trình cổ phần hóa thì công ty xây dựng lại bộ máy quản lý theo quan hệ trực tuyến và chức năng. SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 28
  42. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Hội đồng quản trị: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra để điều hành công ty. Hội đồng quản trị là 5 thành viên đại diện cổ đông để giải quyết các vấn đề sản xuất kinh doanh của công ty. Hội đồng cổ đông đề ra quy chế hình thức hoạt động và giao nhiệm vụ cho Giám đốc thực hiện. Kiểm soát viên: gồm 3 người do Hội đồng quản trị bổ nhiệm có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng quản trị và Giám đốc công ty trong việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của Công ty, thẩm định các báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, trình báo cáo thẩm định đến chủ sở hữu công ty. Kiến nghị các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty và thực hiện nhiệm vụ khác theo yêu cầu, quyết định của công ty. Giám đốc: là người đứng ra chịu trách nhiệm và thực hiện các chỉ đạo của Hội đồng quản trị. Là đại diện pháp nhân của đơn vị trực tiếp điều hành tổ chức nhân sự, có trách nhiệm lãnh đạo các phòng ban cấp dưới thực hiện mục tiêu đề ra. Phó giám đốc: là người chịu trách nhiệm trong khâu mua bán hàng hóa, có nhiệm vụ tìm kiếm nguồn hàng về ký hợp đồng với các tổ chức kinh doanh để mua hàng cho công ty. Ngoài ra phó giám đốc còn tổ chức việc bán ra, chỉ đạo nhân viên thực hiện tốt việc tiêu thụ hàng hóa. Giữa Giám đốc và Phó giám đốc của công ty có mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau trong tiêu thụ sản phẩm nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của công ty. Phòng kế hoạch - kinh doanh: Có nhiệm vụ báo cáo thông tin chính xác, kịp thời về tình hình tiêu thụ hàng hóa hiện tại của Công ty, tình hình tiêu thụ và khả năng cung cấTrườngp hàng hóa phía đ ốĐạii tác, nhu họccầu thị trư Kinhờng để từ đó tế tham Huế mưu kịp thời cho Ban lãnh đạo công ty, đề ra phương hướng nhiệm vụ mang tính khả thi nhất, đồng thời phân phối bố trí hàng hóa cho các trạm phụ thuộc. Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ giải quyết công việc hành chính như văn thư bảo mật, bảo vệ cơ quan, tiếp khách, tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ nhân sự, chính sách hưu trí, thôi việc, SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 29
  43. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Phòng Kế toán - Tài vụ: Có nhiệm vụ hoạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, cung cấp kịp thời các báo cáo định kỳ chính xác tình hình tài chính của công ty cho Ban lãnh đạo, ghi chép vào sổ sách các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu cho quá trình kinh doanh, theo dõi tình hình kinh doanh và kết quả kinh doanh của công ty. Dưới các phòng ban chức năng có các chi nhánh phụ thuộc: chi nhánh A Lưới, chi nhánh Truồi, chi nhánh Phú Đa, chi nhánh An Lỗ, nhà máy PLHCSH Sông Hương. Hàng tháng, các chi nhánh tiến hành tập hợp số liệu về tình hình kinh doanh hàng hóa của đơn vị mình và gửi báo cáo lên Ban lãnh đạo công ty. Mỗi chi nhánh đều có kho chứa hàng và các đại lý bán lẻ. Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu vừa chức năng vừa trực tuyến. Về quan hệ trực tuyến biểu hiện dưới các chỉ thị hướng dẫn, chỉ đạo của hội đồng quản trị, giám đốc và các phòng ban chức năng cũng như chi nhánh phụ thuộc. Mối quan hệ giữa các phòng ban rất chặt chẽ với nhau đảm bảo cho hoạt động công ty đạt hiệu quả cao. 2.1.4. Tình hình nguồn lực của công ty giai đoạn 2015-2017 Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng vài trò quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Dù ngày nay, máy móc hiện đại đã thay thế lao động chân tay trong nhiều lĩnh vực và làm tăng năng suất lao động của con người lên rất nhiều, song nó không thể thay thế hoàn toàn con người được. Có thể nói, lao động là yếu tố đầu vào then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản suất kinh doanh nói chung cũng như Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế nói riêng thì lao động chính là một trong các yếu tố quan trọng quyTrườngết định đến kết quĐạiả và hiệ uhọc quả hoạ t Kinhđộng sản xu ấtết kinh Huế doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy việc sử dụng lao động một cách hợp lý và có hiệu quả, phù hợp với trình độ và năng lực của mỗi người là điều mà các doanh nghiệp đang hướng đến. Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế đã luôn chú trọng và không ngừng cải thiện chất lượng lao động, luôn quan tâm đến vấn đề tuyển dụng, đào tạo cán bộ công nhân viên trong công ty. Tình hình lao động của công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau: SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 30
  44. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2015-2017 (ĐVT: Người) Chênh lệch Chênh lệch Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ 2016/2015 2017/2016 Stt tiêu Số Số Số % % % +/- % +/- % lượng lượng lượng Tổng số 186 100 218 100 237 100 32 117,2 19 108,71 lao động 1. Phân theo giới tính Nam 128 68,82 156 71,56 169 71,31 28 121,88 13 108,33 Nữ 58 31,18 62 28,44 68 28,69 4 106,90 6 109,68 2. Phân theo tính chất lao động Lao động 124 66,67 147 67,43 158 66,67 23 118,55 11 107,48 trực tiếp Lao động 62 33,33 71 32,57 79 33,33 9 114,52 8 111,27 gián tiếp 3. Phân theo trình độ Đại học 17 9,14 22 7,80 27 11,39 5 129,41 5 122,73 Cao đẳng 24 12,90 31 11,01 42 17,72 8 129,17 11 135,48 Trung 31 16,67 45 14,22 51 21,52 14 145,16 6 113,33 cấp Khác 114 61,29 120 52,29 117 49,37 6 105,26 -3 97,50 (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính) QuaTrường bảng số liệu 2.1 taĐại thấy, từ nămhọc 2015 -2017Kinh tình hình tế lao đHuếộng của công ty có sự thay đổi rõ rệt qua từng năm. Trong 3 năm tổng số lao động công ty có xu hướng tăng lên, cụ thể năm 2016 tăng 32 người tương đương với mức tăng là 17,2% so với năm 2015. Năm 2017 tăng 19 người tương ứng với tăng 8,71% so với năm 2016. Theo giới tính: do tính chất công việc nên số lượng nhân viên nam có sự chênh lệch nhiều hơn nhân viên nữ, tuy nhiên nhân viên nam và nữ đều tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2016 nhân viên nam tăng 28 người tương ứng tăng 21,88%, nhân viên nữ SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 31
  45. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào tăng 4 người tương ứng tăng 6,9% so với năm 2015. Đến năm 2017 thì nhân viên nam tăng thêm 13 người tương ứng tăng 8,33%, nhân viên nữ tăng 6 người tương ứng tăng 9,68% so với năm 2016. Theo tính chất lao động: thành phần chủ yếu của công ty là lao động trực tiếp và có xu hướng tăng qua các năm, đối với lao động trực tiếp thì năm 2016 tăng 23 người tương ứng tăng 18,55% so với 2015, vào năm 2017 tăng 11 người tương ứng tăng 7,48% so với năm 2016. Lao động gián tiếp có sự tăng qua các năm nhưng mức độ tăng không đáng kể. Sở dĩ có kết quả như vậy là vì Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chủ yếu về phân bón có thị trường tương đối rộng nên lực lượng sản xuất trực tiếp tham gia quá trình sản xuất chiếm số lượng lớn hơn lao động gián tiếp. Theo trình độ học vấn: bất kì công ty nào khi kinh doanh cũng rất chú trọng về trình độ lao động, trình độ tay nghề lao động bởi vì nó là vấn đề cốt lõi ảnh hướng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nên số lượng lao động có xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể: Lao động có trình độ đại học tăng đều qua các năm nhưng chiếm tỉ trọng thấp nhất trong tổng số lao động, năm 2016 tăng 5 người tương ứng tăng 29,41% so với năm 2015, năm 2017 tiếp tục tăng 5 người tương ứng tăng 22,73% so với năm 2016. Đối với lao động có trình độ cao đẳng, năm 2016 tăng 29,17% so với năm 2015, sang năm 2017 thì tăng 35.48% so với năm 2016. Điều này chứng tỏ công ty đã chú trọng đến công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, để đáp ứng được đòi hỏi của công tác quản lý ngày càng cao, nhằm phù hợp với quy mô và tốc độ phát triển của công ty. Lao động khác có xu hướng tăng giảm không đều, năm 2016 tăng 6 người tương ứng tăng 5,26% so với năm 2015, nhưng qua năm 2017 thì giảmTrường 3 người tương ứng Đạigiảm 2,50% họcso với nămKinh 2016. tế Huế Tóm lại, qua 3 năm 2015 -2017 tình hình lao động có nhiều thay đổi cả về số lượng cũng như chất lượng tuy nhiên sự biến đổi không lớn, sự thay đổi này là do công ty mở rộng hoạt động kinh doanh nên cần thêm lao động để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên với quy mô kinh doanh ngày càng lớn thì với số lượng nhân viên như vậy là chưa đủ để có thể phát huy hết hoạt động sản xuất trong thời gian sắp tới vì vậy công ty cần tuyển dụng thêm lao động và chú trọng đến công tác bồi dưỡng nâng cao trình SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 32
  46. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBCNV nhiều hơn nữa, chuyển đổi cơ cấu lao động để có thể phù hợp với nhu cầu và tình hình kinh doanh của công ty hiện nay. 2.1.5. Tình hình nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2015-2017 Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, thì nguốn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ. Một doanh nghiệp nếu không đủ vốn thì rất có thể phải đóng cửa vì không đáp ứng được những nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy nguồn vốn chính là yếu tố giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Bảng 2.2: Tình hình vốn của công ty qua 3 năm 2015-2017 (ĐVT: triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch Ch ỉ Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % Tổng 145.250 100 183.479 100 240.743 100 38.229 126,32 57.264 131,21 vốn sản xuất kinh doanh 1. Phân theo đặc điểm nguồn vốn Vốn 39.103 26,92 45.973 25,06 78.249 32,50 6.870 117,57 32.276 170,21 cố định Vốn 106.147 73,08 137.506 74,94 162.494 67,50 31.359 129,54 24.988 118,17 lưu động 2. Phân theo nguồn hình thành Nợ 57.116 39,32 85.386 46,54 110.402 45,86 28.270 149,50 25.016 129,30 phải trả Nguồn 88.134 60,68 98.093 53,46 130.341 54,14 9.959 111,30 32.248 132,87 VCSH Trường Đại học Kinh tế Huế (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ) Nhìn vào bảng cơ cấu vốn của công ty qua 3 năm 2015-2017 thì ta thấy tổng nguồn vốn của công ty có sự biến động và không ngừng tăng lên qua các năm, cụ thể: năm 2016 tăng 38.229 triệu đồng tương ứng tăng 26,32% so với năm 2015, đến năm 2017 tăng 57.264 triệu đồng tương ứng tăng 31,21% so với năm 2016. Sở dĩ tỷ lệ tăng tổng nguồn vốn năm 2017/2016 lớn hơn tỷ lệ tăng tổng nguồn vốn 2016/2015 là vì SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 33
  47. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào năm 2017 công ty mở rộng thị trường, việc hoạt động sản xuất kinh doanh ở các thị trường mới cần nhiều vốn hơn. Xét theo nguồn hình thành: vốn của công ty chủ yếu được hình thành từ 2 nguồn là vốn chủ sở hữu và vốn vay, 2 nguồn vốn này của công ty đều tăng qua các năm và vốn vay chiếm tỷ lệ thấp hơn vốn chủ sở hữu trong tổng số nguồn vốn. Năm 2016, vốn chủ sở hữu tăng 9.959 triệu đồng tương ứng tăng 11,30% so với năm 2015, đến năm 2017 tăng 32.248 triệu đồng tương ứng tăng 32,87% so với năm 2016. Năm 2016 nguồn vốn vay tăng 28.270 triệu đồng tương ứng tăng 49,50% so với năm 2015, năm 2017 tăng lên 25.016 triệu đồng tương ứng tăng 29,30 % so với năm 2016. Đây là một dấu hiện tốt cho thấy khả năng tự chủ tài chính của công ty, bên cạnh đó việc tăng vốn vay cho thấy công ty đã rất linh hoạt trong việc tận dụng nguồn vốn vay bên ngoài để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như tăng thêm lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên công ty cần tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn nữa để có nguồn lực tài chính mạnh hơn, đem lại lợi nhuận cao hơn vì không phải trả chi phí từ lãi vay, từ đó có thể đương đầu và giải quyết với những khó khăn của công ty hay những biến động từ thị trường. Xét theo đặc điểm vốn: trong 3 năm vừa qua thì nguồn vốn cố định và vốn lưu động đều tăng và tỷ lệ vốn lưu động chiếm tỷ lệ cao hơn trong tổng nguồn vốn, cụ thể: vốn cố định năm 2016 tăng 6.870 triệu đồng tương ứng tăng 17,57% so với năm 2015, năm 2017 tăng 32.276 triệu đồng tương ứng tăng 70,21% so với năm 2016. Bên cạnh đó nguồn vốn lưu động cũng tăng lên đáng kể, cụ thể: năm 2016 tăng 31.359 triệu đồng tương ứng tăng 29,54% so với năm 2015, đến 2017 tăng 24.988 triệu đồng tương ứng tăng 18,17% so với năm 2016. Qua đó, vốn lưu động của công ty chiếm tỷ lệ cao hơn là kháTrường hợp lý vì ngành Đạinghề kinh học doanh c ủaKinh công ty đa dtếạng nênHuế việc đầu tư vào vốn lưu động là điều cần thiết để có thể quay vòng vốn nhằm tạo hiệu quả hoạt động kinh doanh. Với tình hình nguồn vốn như vậy công ty đã sử dụng nguồn vốn khá hợp lý và có hiệu quả vào hoạt động kinh doanh, vốn của công ty tăng lên qua các năm giúp công ty có thể đầu tư vào nâng cấp trang máy móc thiết bị, mở rộng kho bãi, mở rộng thị trường và địa điểm bán hàng, Nhờ đó giúp công ty đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 34
  48. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào của mình, mang lại doanh thu và lợi nhuận cao để mở rộng sản xuất kinh doanh trong tương lai. 2.1.6. Tình hình đầu tư và sử dụng khoa học công nghệ Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay thì khoa học công nghệ chiếm vị trí cực kỳ quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các nhân tố về khoa học công nghệ càng thuận lợi thì sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và giúp doanh nghiệp cải thiện tốt về chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả tiêu thụ tốt hơn để từ đó có thể mở rộng thị trường ở trong nước và trên thế giới. Đối với Công ty CP VTNN thì máy móc thiết bị là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất sản phẩm của công ty. Việc đáp ứng đầy đủ và kịp thời các yêu cầu của người tiêu dùng về mẫu mã, chủng loại và chất lượng mặt hàng phân bón hay không cũng phụ thuộc vào trang thiết bị máy móc. Năm 2009, công ty có nhà máy sản xuất chính liên quan đến máy móc, quy trình công nghệ đó là Nhà Máy Phân Lân Hữu Cơ Vi Sinh Sông Hương tại xã Phong Chương, huyện Phong Điền với chi phí đầu tư lên đến 20 tỷ đồng xây dựng nhà máy với diện tích 1000 m². Đây là một vùng đất nằm gần mỏ nguyên liệu than bùn, đất rộng không dân cư, phù hợp cho sự phát triển mở rộng sau này. Công nghệ được chọn cho nhà máy này là một công nghệ hiện đại – công nghệ vo viên bằng thùng quay hơi nước của Việt Nhật. Đặc biệt là tập trung đầu tư dây chuyền sản xuất sản phẩm phân bón NPK “Bông lúa” với công suất 80 nghìn tấn/năm và phân hữu cơ vi sinh “sông Hương” theo công nghệ mới và đã đưa vào hoạt động đầu quý IV năm 2009. Tính đến thời điểm hiện nay, nhà máy đã và đang hoạt động rất mạnh mẽ và phân thành hai nhà máy nhỏ sản xuất các sản phẩm chính của công ty đó là Nhà máy NPK và Nhà máy Vi sinh qua đó đã đẩy mạnh được hoạt động tiêu thụTrườngvà nâng cao hiệu quĐạiả sản xu ấhọct kinh doanh Kinh của công ty.tế Máy Huế móc thiết bị của hai phân xưởng đều rất hiện đại và hoạt động rất có hiệu quả, gồm có: băng chuyền, máy ép viên, máy trộn, dây chuyền sấy mùn cưa, máy nghiền phản kích, máy nghiền bi, máy sàn quay, máy sàng phân loại, máy nghiền mịn, máy tạo hạt dạng chảo, băng chuyền tải, máy sấy dạng thùng quay, dây chuyền tạo hạt NPK bằng hơi nước, dây chuyền định lượng trộn tự động NPK. Gồm có 2 quy trình công nghệ: SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 35
  49. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào  Công nghệ sản xuất phân NPK gồm nhiều công đoạn, chủ yếu bao gồm cả công đoạn về viên tạo hạt (kiểu đĩa hoặc thùng quay). Các công đoạn chính được chia thành 7 công đoạn: Nghiền nguyên liệu, Phối trộn nguyên liệu, Vê viên tạo hạt, Sấy, Sàng, Làm nguội và Đóng bao gói sản phẩm. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 36
  50. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Trường Đại học Kinh tế Huế Hình 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất phân NPK SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 37
  51. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào  Công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh: Nguyên liệu hữu cơ (1) Nghiền, sàng (2) Khử chua, ủ (3) Chế phẩm VSV (4) Hoạt hóa (5) Đảo trộn, ủ (6) Cơ chất hữu cơ (7) Dinh dưỡng Phụ gia và vi sinh vật (9) Phối trộn đóng gói (10) khoáng đa, trung, vi lượng (8) Phân hữu cơ vi sinh ( 12) Hình 2.2: Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh MTrườngới đây, năm 2018 công Đại ty đã đhọcầu tư dây chuyKinhền công nghtếệ hơnHuế 23 tỷ đồng giúp cho công suất tăng lên rất nhiều lần. Nếu như trước đây 1 dây chuyền sản xuất với 1 ca sản xuất ra được 200 tấn phân bón thì sau khi đầu tư dây chuyền công nghệ con số mới lên đến 400 tấn. Bên cạnh đó nhân công cần dùng cho 1 ca sản xuất giảm đi rất nhiều, ban đầu là 30 người thì bây giờ chỉ cần sử dụng 6 người. Qua đó ta thấy được việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho doanh nghiệp, cho nên mỗi công ty cần chú trọng đến việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 38
  52. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào vào hoạt động sản xuất kinh doanh để có thể cạnh tranh được với các đối thủ cùng ngành. 2.1.7. Kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 Tiến hành phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta sẽ biết hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có hiệu quả hay không? Doanh nghiệp đó kinh doanh có lãi hay lỗ? Đối với Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế thì doanh thu thuần của công ty cũng chính là doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, chủ yếu thu từ lĩnh vực sản xuất kinh doanh phân bón và khu vực thương mại dịch vụ. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, doanh thu thuần không ngừng tăng qua các năm, cụ thể: năm 2016 doanh thu thuần tăng 93.803 triệu đồng tương ứng tăng 23,51% so với năm 2015, năm 2017 tăng 79.601 triệu đồng tương ứng tăng 16,15% so với năm 2016. Nguyên nhân của sự tăng doanh thu thuần từ năm 2015-2017 là do công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn và sản lượng tiêu thụ ngày càng tăng qua từng năm. Doanh thu tăng nên giá vốn hàng bán cũng tăng, cụ thể: năm 2016 giá vốn hàng bán tăng 82.919 triệu đồng tương ứng tăng 22,58% so với năm 2015, năm 2017 giá vốn hàng bán tăng 69.821 triệu đồng tương ứng tăng 15,51% so với năm 2016. Tỷ lệ % tăng doanh thu thuần cao hơn tỷ lệ % tăng giá vốn hàng bán trong 3 năm vừa qua, điều này cho thấy công ty đã sử dụng hiệu quả về chi phí, tăng sản lượng tiêu thụ. Sự biến động của doanh thu và giá vốn hàng bán làm cho lợi nhuận gộp cũng biến động theo, lợi nhuận gộp có xu hướng tăng lên qua các năm, cụ thể: năm 2016 lợi nhuận gộp tăng 10.884 triệu đồng tương ứng tăng 34,27% so với năm 2015, năm 2017 tăng 9.780 triệu đồng tương ứng tăng 22,94 % so với năm 2016. Tỷ lệ % tăng lên của lợi nhuận gộp nămTrường 2017/2016 thấp hơn Đại tỷ lệ % họctăng lên cKinhủa lợi nhuận gtếộp 2016/2015 Huế là vì năm 2017 công ty phải đối mặt với nền kinh tế có nhiều biến động nên có phần nào làm cho tỷ lệ tăng chậm hơn năm trước. Bên cạnh đó, lợi nhuận trước thuế cũng tăng theo, cụ thể: năm 2016, lợi nhuận trước thuế tăng 10.640 triệu đồng tương ứng tăng 47,13% so với năm 2015, sang năm 2017 tăng 10.560 triệu đồng tương ứng tăng 31,79% so với năm 2016. SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 39
  53. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Về chi phí: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và các khoản chi phí khác có sự biến động qua các năm, nếu như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp không ngừng tăng lên thì chi phí tài chính lại có sự giảm dần trong 3 năm 2015-2017, cụ thể: năm 2016 Chi phí bán hàng tăng 799 triệu đồng tương ứng tăng 12,37% so với năm 2015, năm 2017 tăng 769 triệu đồng tương ứng tăng 10,60% so với năm 2016. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2016 tăng 911 triệu đồng tương ứng tăng 19,26% so với năm 2015, đến năm 2017 tăng 219 triệu đồng tương ứng tăng 3,88% so với năm 2016. Trong khi đó chi phí tài chính năm 2016 giảm 451 triệu đồng tương ứng giảm 7,73% so với năm 2015, đến năm 2017 lại tiếp tục giảm 339 triệu đồng tương ứng giảm 6,30% so với năm 2016. Điều này chứng tỏ rằng, công ty đang tập trung vào việc đầu tư nâng cao hình ảnh sản phẩm, mở rộng thị trường cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý và làm cho lợi nhuận công ty tăng lên do chi phí tài chính giảm. Từ kết quả phân tích trên cho thấy trong 3 năm qua thì công ty đã kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận không ngừng tăng lên qua các năm. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2016 tăng 7.980 triệu đồng tương ứng tăng 47,13% so với năm 2015, sang năm 2017 lại tiếp tục tăng 7.920 triệu đồng tương ứng tăng 31,79% so với năm 2016. Ta thấy tỷ lệ % tăng lên của lợi nhuận sau thuế cao hơn tỷ lệ % tăng lên của doanh thu chứng tỏ công ty đã quản lý chi phí và giá thành khá hiệu quả. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 40
  54. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015-2017 (ĐVT: triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Giá Giá Giá +/- % +/- % trị trị trị 398.96 492.76 572.36 93.80 79.6 1. Doanh thu thuần 123,51 116,15 0 3 4 3 01 367.20 450.12 519.94 82.91 69.8 2. Giá vốn hàng bán 122,58 115,51 3 2 3 9 21 10.88 9.78 3. Lợi nhuận gộp 31.757 42.641 52.421 134,27 122,94 4 0 4. Doanh thu hoạt động tài 1.36 7.631 8.592 9.957 961 112,59 115,89 chính 5 5. Chi phí tài chính 5.832 5.381 5.042 -451 92,27 -339 93,70 6. Chi phí bán hàng 6.458 7.257 8.026 799 112,37 769 110,60 7. Chi phí quản lý doanh 4.731 5.642 5.861 911 119,26 219 103,88 nghiệp 8.Lợi nhuận từ hoạt động 10.58 10.4 22.367 32.953 43.449 147,33 131,85 kinh doanh 6 96 9. Thu nhập khác 280 357 460 77 127,50 103 128,85 10. Chi phí khác 73 96 135 23 131,51 39 140,63 11. Lợi nhuận khác 207 261 325 54 126,09 64 124,52 12. Tổng lợi nhuận trước 10.64 10.5 22.574 33.214 43.774 147,13 131,79 thuế 0 60 13. Thuế thu nhập doanh 5.643, 8.303, 10.943 2.64 2.660 147,13 131,79 nghiệp phải đóng 50 50 ,50 0 Trường Đại16.930 24.910học 32.830Kinh tế Huế7.92 14. Lợi nhuận sau thuế 7.980 147,13 131,79 ,50 ,50 ,50 0 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 41
  55. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào 2.1.8. Tình hình tiêu thụ phân bón của Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế 2.1.8.1. Tình hình tiêu thụ trên từng loại phân bón cụ thể của công ty qua 3 năm 2015-2017 -Tình hình sản lượng tiêu thụ trên từng loại sản phẩm qua các năm: Bảng 2.4: Khối lượng tiêu thụ các sản phẩm phân bón của công ty qua 3 năm 2015 - 2017 (ĐVT: Tấn) Chênh lệch Chênh lệch Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 STT Sản phẩm 2016/2015 2017/2016 Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % +/- % +/- % 1 Đạm 5.750,65 12,59 6.962,89 13,01 8.609,37 14,75 1.212,24 121,08 1.646,48 123,65 2 Lân 6.499,98 14,23 7.793,57 14,56 7.889,46 13,52 1.293,59 119,90 95.89 101,23 3 NPK 20.908,53 45,78 23.542,34 43,97 25.917,98 44,42 2.633,81 112,60 2.375,64 110,09 4 Vi sinh 9.070,15 19,86 11.645,91 21,75 12.634,75 21,65 2.575,76 128,40 988,84 108,49 5 Kali 3.445,63 7,54 3.591,65 6,71 3.301,67 5,66 146,02 104,24 -289,98 91,93 Tổng 45.674,94 100 53.536,36 100 58.353,23 100 7.861,42 117,21 4.816,87 109 (Nguồn: phòng Kế hoạch - Kinh doanh) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 42
  56. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Qua bảng 2.4 ta thấy tổng sản lượng tiêu thụ phân bón qua các năm đều tăng lên. Trong đó phân bón NPK Bông lúa là mặt hàng chủ lực của công ty nên có sản lượng lớn và chiếm tỷ lệ cao hơn các sản phẩm khác trong tổng sản lượng của công ty. Cụ thể: Phân NPK Bông lúa có khối lượng tiêu thụ lớn nhất và tăng dần qua các năm, năm 2015 có khối lượng tiêu thụ là 20.908,53 tấn chiếm 45,78%, năm 2016 là 23.542,34 tấn chiếm 43,97% tăng 12,60% so với năm 2015. Năm 2017 có khối lượng tiêu thụ là 25.917,98 tấn chiếm 44,42%, tăng 10,09% so với năm 2016 Tỷ lệ % tăng lên của sản lượng tiêu thụ năm 2016/2015 của các loại phân bón hầu như cao hơn tỷ lệ % tăng lên của năm 2017/2016 là ngoài ảnh hưởng bởi tình hình biến động của thị trường trong nước và thế giới, thì còn ảnh hưởng bởi sự biến đổi khí hậu trong những năm gần đây và nhu cầu của người tiêu thay đổi theo thời gian nên làm cho lượng tiêu thụ có sự biến động. Nhìn chung thì hoạt động tiêu thụ phân bón của công ty có hiệu quả khi mà sản lượng tiêu thụ không ngừng tăng lên qua các năm. Đó là một dấu hiệu tốt chứng tỏ sự vững mạnh của công ty khi trên các đối thủ khác trên thị trường có xu hướng giảm sản lượng và doanh thu tiêu thụ trước những biến động phức tạp của tình thế giới và trong nước. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 43
  57. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào - Tình hình doanh thu trên từng loại sản phẩm phân bón qua các năm: Bảng 2.5: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm phân bón của công ty qua 3 năm 2015-2017 Doanh thu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch Chênh lệch 2016/2015 2017/2016 Sản Giá phẩm bán Giá bán Doanh thu Sản Giá bán BQ Doanh thu Sản lượng BQ Doanh thu Sản lượng BQ (triệu lượng (triệu (triệu ( tấn) (triệu (triệu đồng) (tấn) (triệuđồng/ đồng) ( tấn) đồng/tấn) đồng) +/- % +/- % đồng/t tấn) ấn) Đạm 5.750,65 8,2 47.155,33 6,962,89 9 62.666,01 8.609,37 9,4 80.928,08 15.510,68 132,89 18.262,07 129.14 Lân 6.499,98 3,1 20.149,94 7.793,57 3,4 26.498,14 7.889,46 3,6 28.402,06 6.348,20 131,50 1.903,92 107,19 NPK 20.908,53 8,5 177.722,51 23.542,34 8,46 199.168,20 25.917,98 8,6 222.894,63 21.445,69 112,07 23.726,43 111,91 Vi sinh 9.070,15 1,8 16.326,27 11.645,91 1,83 21.312,02 12.634,75 1,84 23.247,94 4.985,75 130,54 1.935,92 109,08 Kali 3.445,63 9 31.010,67 3.591,65 8,6 30.888,19 3.301,67 10 33.016,70 -122,48 99,61 2.128,51 106,89 Tổng số 45.674,94 292.364,71 53.536,36 340.532,55 58.353,23 388.489,40 48.167,84 116,48 47.956,85 114,08 Trường Đại học Kinh(Ngu tếồ n:Huế phòng Kế hoạch – Kinh doanh) SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 44
  58. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Doanh thu chính của công ty là doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp các dịch vụ, chủ yếu thu từ lĩnh vực sản xuất kinh doanh phân bón. Do đó thông qua doanh thu tiêu thụ phân bón ta sẽ biết được hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty như thế nào. Kết quả doanh thu tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty được thể hiện ở bảng 2.5. Nhìn vào bảng số liệu 2.5 ta thấy, tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm đều tăng qua các năm, cụ thể: năm 2016 tăng 48.167,84 triệu đồng tương ứng tăng 16,48% so với năm 2015. Năm 2017 tăng 47.956,85 triệu đồng tương ứng tăng 14,08% so với năm 2016. Điều này chứng tỏ trong những năm gần đây công ty làm ăn khá thuận lợi. Dễ nhìn thấy rằng phân bón NPK Bông lúa là mặt hàng chủ lực đem lại doanh thu cao nhất cho công ty khi mà năm năm 2016 doanh thu tăng 21.445,69 triệu đồng tương ứng tăng 12,07% so với năm 2015. Năm 2017 tăng 23.726,43 triệu đồng tương ứng tăng 11,91% so với năm 2016. Đây là dấu hiệu tốt khi mà sản phẩm do công ty trực tiếp sản xuất đem lại doanh thu cao. 2.1.8.2. Tình hình tiêu thụ phân bón theo thị trường qua 3 năm 2015 – 2017 Bất kỳ một công ty nào cũng đều coi trọng thị trường tiêu thụ sản phẩm, vì chỉ khi tiêu thụ được sản phẩm thì công ty mới có thể quay vòng vốn để tái đầu tư. Tuy nhiên, ở mỗi thị trường sẽ có những đặc điểm và nhu cầu về sản phẩm khác nhau. Đối với sản phẩm phân bón do phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, đất đai và cơ cấu cây trồng nên nhu cầu về từng loại phân bón khác nhau. Do vậy, công ty cần nghiên cứu kỹ về thị trường trước khi đưa sản phẩm vào tiêu thụ. Dựa vào bảng 2.6 ta thấy, thị trường ở Thừa Thiên Huế chiếm tỷ trọng cao nhất, vì nhà máy chế biến của công ty đặt tại đây. Khối lượng tiêu thụ ở Huế tăng mạnh qua các năm, năm 2016 tăng 1783 tấn tương ứng với tỷ lệ tăng 9,73% so với năm 2015 và năm 2017 tăng 2909Trườngtấn tương ứng vĐạiới tỷ lệ tăng học 14,47% Kinhso với năm 2016. tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 45
  59. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Bảng 2.6: Tình hình tiêu thụ phân bón theo thị trường giai đoạn 2015-2017 (ĐVT: Tấn) Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Thị trường Số lượng % Số lượng % Số lượng % +/- % +/- % Thừa Thiên 18.318,44 40,11 2.0101,51 37,55 23.010,9 39,43 1783 109,73 2909 114,47 Huế Qu ảng 2.991,7 6,55 3.740,06 6,99 3.908,29 6,70 748,4 125,01 168,2 104,50 Bình Qu ảng 7.169,2 15,70 8.067,33 15,07 8.979,15 15,39 898,1 112,53 911,8 111,30 Trị Qu ảng 2.572,71 5,63 3.047,06 5,69 3.540,22 6,07 474,4 118,44 493,2 116,18 Nam Qu ảng 1.868,7 4,09 2.202,04 4,11 2.525,11 4,33 333,3 117,84 323,1 114,67 Ngãi Gia Lai 1.845,98 4,04 1.996,04 3,73 1.995,57 3,42 150,1 108,13 -0,47 99,98 Đắk 1.982,01 4,34 2.102,04 3,93 2.308,39 3,96 120 106,06 206,4 109,82 Lắk Lâm 1.051,02 2,30 1.051,02 1,96 1.376,72 2,36 0 100,00 325,7 130,99 Đồng Đà Lạt 1.579.45 3,46 2.011,39 3,76 2.142,44 3,67 431,9 127,35 131,1 106,52 Lào 6.295,73 13,78Trường9.217,87 17,22 Đại8.566,44 học 14,68Kinh2922 tế Huế146,41 -651 92,93 Tổng 45.674,94 100 53536.36 100 58353.23 100 7861 117.21 4817 109 (Nguồn: phòng Kế hoạch – Kinh doanh) SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 46
  60. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào 2.2. Phân tích hoạt động tiêu thụ nhóm sản phẩm phân bón NPK Bông lúa của Công ty CP Vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2.1. Kết quả điều tra thực tế về hoạt động tiêu thụ nhóm sản phẩm phân bón NPK Bông lúa của Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế và các thương hiệu NPK khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Kết quả thu được từ 3 đối tượng điều tra như sau: A. Hợp tác xã nông nghiệp Theo kết quả điều tra được từ cả 3 mẫu nghiên cứu, thông tin thu về được khá đồng nhất, cụ thể là: - HTX NN chỉ hợp tác phân phối sản phẩm phân bón của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế. - Lý do hợp tác: Vì đây là công ty của tỉnh, được đánh giá có sản phẩm chất lượng và uy tín. Phân bón được người dân ưa chuộng và tin dùng. Bên cạnh đó có mối quan hệ hợp tác tiêu thụ qua lại. Từ đó ta thấy rằng Công ty được đánh giá khá tích cực từ phía HTX, ngoài ra việc là công ty của tỉnh là một lợi thế mạnh giúp công ty có được lòng tin và sự tín nhiệm, giúp cho mối quan hệ thiết lập tốt hơn. Công ty nên biết tận dụng vì HTX là nơi mà công ty có thể tiếp cận gần nhất với người nông dân, người tiêu thụ trực tiếp sản phẩm và đây cũng là nơi người dân tin tưởng khi mua phân bón. - Loại phân bón được tiêu thụ nhiều nhất là: NPK Bông lúa. Loại phân bón này được cho rằng phù hợp với đất và cây trồng ở địa phương, có hiệu quả kinh tế. - Các hỗ trợ và ưu đãi: Điều đặc biệt cần kể đến đó là mô hình hợp tác tiêu thụ, người Trườngdân tiêu thụ phân bón,Đại phía cônghọc ty sẽ camKinh kết tiêu thtếụ đ ầuHuế ra cho người dân với điều kiện sản phẩm sản xuất ra đạt chuẩn theo quy định đề ra ban đầu. Mô hình này đã được thực hiện rất hiệu quả trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật, tổ chức các buổi tập huấn về chuyên đề trồng trọt, giải đáp các thắc mắc cho người dân. Mỗi cá nhân tham gia sẽ được tặng quà bằng sản phẩm vật tư như là 5kg phân bón hay là áo thun hoặc có thể là tiền mặt. Đây là cách mà doanh SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 47
  61. Khóa Luận Tốt Nghiệp PGS.TS Nguyễn Đăng Hào nghiệp có thể tiếp cận gần nhất với người dân, là cơ hội để giới thiệu sản phầm phân bón của mình. Hợp tác xây dựng mô hình thử nghiệm cánh đồng mẫu: phía công ty sẽ hỗ trợ kỹ thuật, giống và một phần vật tư. Vừa kiểm tra năng suất của giống mới, vừa kiểm nghiệm được chất lượng của phân bón. Hộ nông dân có thể nhìn vào năng suất thu lại để biết được chất lượng mà phân bón của công ty mang lại. Nhờ thông qua mô hình này mà người dân đã ngày càng biết đến và sử dụng nhiều hơn phân bón NPK bông lúa của công ty, tin tưởng rằng phân bón thật sự chất lượng. Đối với các thị trường khác ngoài Huế thì đây cũng có thể xem là một giải pháp để công ty có thể xâm nhập vào và có được lòng tin từ các hộ nông dân. - Cách thức mua hàng khá đơn giản: khi hết hàng chỉ cần gọi điện thì phía công ty sẽ chở về. Phí vận chuyển công ty sẽ chi trả, HTX tự bốc vác hàng. - Phương thức thanh toán: Có hợp đồng mua bán rõ ràng, thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, chậm nhất là 1 tháng. Nếu nợ lâu sẽ bị tính lãi nên phía HTX thường trả đúng thời hạn. - Thời điểm nhập hàng nhiều nhất thường là tháng 12, khi chuẩn bị vào vụ Đông Xuân. Đây là yếu tố để phía công ty tổ chức thời gian sản xuất hợp lý, đáp ứng kịp thời. - Khác với các Đại lý/Cửa hàng bán lẻ, HTX nông nghiệp thường bán hàng nguyên bao, nông dân đăng ký trước, khi nhận phân sẽ thanh toán. Nếu trả chậm sẽ tính thêm lãi, thường có 2 mức đó lá chậm 1 tháng và chậm đến thời điểm thu hoạch nên để càng lâu thì mức lãi sẽ càng cao. - Tình hình tiêu thụ ở các HTX NN gần đây có xu hướng giảm, khi mà các Đại lý và cTrườngửa hàng bán lẻ ngày Đại càng đư ợhọcc mở ra nhiKinhều hơn, ngư tếời dân Huế chọn mua ở đó vì tính thuận tiện như gần nhà, có thể mua lẻ, mua nợ và mua lúc nào cũng được. Những hộ dân thường trồng trọt nhiều khoảng trên 2 mẫu đất thường có xu hướng mua ở HTX NN, hiện nay có dịch vụ xe giao hàng tận nhà nên khá là thuận tiện cho người dân, không phải mất công chở cồng kềnh.  Qua kết quả thu được, nhận thấy các vấn đề như sau: HTXNN là trung gian giúp công ty có thể tiếp cận gần hơn với hộ nông dân, thông qua các lớp tập huấn kỹ SVTH: Hồ Thị Kim Oanh 48