Khóa luận Giá trị nội dung và nghệ thuật nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc

pdf 56 trang thiennha21 23592
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giá trị nội dung và nghệ thuật nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_gia_tri_noi_dung_va_nghe_thuat_nhat_ky_mai_mai_tuo.pdf

Nội dung text: Khóa luận Giá trị nội dung và nghệ thuật nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ THANH GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT NHẬT KÝ MÃI MÃI TUỔI HAI MƢƠI CỦA NGUYỄN VĂN THẠC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI – 2018
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ THANH GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT NHẬT KÝ MÃI MÃI TUỔI HAI MƢƠI CỦA NGUYỄN VĂN THẠC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN PHƢƠNG HÀ HÀ NỘI, 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho phép tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên, ThS. Nguyễn Phương Hà đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam, khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ tôi và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Thanh
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, khóa luận với đề tài Giá trị nội dung và nghệ thuật nhật ký Mãi mãi tuổi hai mƣơi của Nguyễn Văn Thạc được hoàn thành dưới sự cố gắng của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của ThS. Nguyễn Phương Hà cũng như các thầy cô trong Tổ Văn học Việt Nam. Khóa luận của tôi không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả nào đã từng công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Thanh
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3- Mục đích nghiên cứu 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 5- Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu. 7 6- Phƣơng pháp nghiên cứu 7 7- Cấu trúc khóa luận 7 NỘI DUNG 8 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 8 1.1. Khái niệm thể ký và thể loại nhật ký 8 1.1.1. Khái niệm thể ký 8 1.1.2. Khái niệm nhật ký 10 1.2. Đặc điểm của nhật ký 11 1.3. Tác giả Nguyễn Văn Thạc và nhật ký Mãi mãi tuổi hai mƣơi 13 1.3.1. Tác giả Nguyễn Văn Thạc 13 1.3.2. Giới thiệu cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi 14 1.3.3. Giá trị và ý nghĩa của nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại 16 CHƢƠNG 2. MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG THỂ HIỆN TRONG NHẬT KÝ MÃI MÃI TUỔI HAI MƢƠI 18 2.1. Hiện thực chiến tranh 18 2.1.1. Chiến tranh khốc liệt 18 2.1.2. Chiến tranh với những mất mát đau thương 21 2.2. Hiện thực con ngƣời 23 2.2.1. Cái tôi khao khát thực hiện lí tưởng 23 2.2.2. Cái tôi gắn liền với đồng chí, đồng đội 28 2.2.3. Cái tôi gắn bó với tình cảm quê hương, đất nước 29
  6. 2.2.4. Cái tôi trong quan hệ tình yêu lứa đôi 32 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN 37 TRONG NHẬT KÝ MÃI MÃI TUỔI HAI MƢƠI 37 3.1. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm 37 3.2. Không gian nghệ thuật 39 3.3. Thời gian nghệ thuật 42 KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Ký là một trong những thể loại đặc biệt của văn học Việt Nam, một loại hình văn học trung gian giữa đời sống và văn học. Đây là thể loại có nhiều biến thể với hình thức và nội dung đa dạng, phong phú. Đặc biệt, nó còn là thể loại mở đầu, đưa đến sự phát triển rực rỡ của chủ nghĩa hiện thực trong nền văn học nghệ thuật. Sau năm 1945 văn học Việt Nam có hẳn cả một nền văn học ký. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và hiện thực hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ký đã in đậm dấu ấn nghệ thuật trong nhiều tác phẩm. 1.2. Năm 2005 được coi là năm đánh dấu bước phát triển của thể loại ký. Một phát hiện mới được mở ra cho lịch sử phát triển của văn học Việt Nam nói chung, thể ký nói riêng, cụ thể đó là nhật ký. Sự bùng nổ trong thể loại nhật ký được biết đến qua cơn sốt “Nhật ký chiến tranh” với cuốn nhật ký mang tên Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc. Tác phẩm Mãi mãi tuổi hai mươi ra đời đã đánh dấu một dấu mốc quan trọng không chỉ đối với thể ký nói riêng, trong văn học nói chung mà còn cả trong tư tưởng, suy nghĩ lối sống của thế hệ trẻ thanh niên Việt Nam. Với cách viết chân thật, tỉ mỉ ghi lại những gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1971-1972, tình cảm, suy nghĩ chân thực của người chiến sĩ khi phải xa gia đình, xa quê hương đã thức tỉnh thế hệ trẻ cần phải sống có mục đích, có lí tưởng và sống có ích cho đời, cho xã hội. 1.3. Mãi mãi tuổi hai mươi chính là tác phẩm mở màn cho hiện tượng văn học chiến tranh. Nó không chỉ gây sốt cho cộng đồng, bạn đọc, nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học mà còn là nguồn cảm hứng để rất nhiều cuốn nhật ký cùng thể loại ra đời. Sau Mãi mãi tuổi hai mươi bạn đọc lại được đón nhận một loạt các tác phẩm nhật ký chiến tranh như Nhật ký Đặng Thùy 1
  8. Trâm, Nhật ký Chu Cẩm Phong, Nhật ký Dương Thị Xuân Quý, Nhật ký chiến tranh của Nguyễn Văn Vũ. Nhật ký chiến tranh chính thức giành một chỗ đứng trong văn học Việt Nam. Với mong muốn hiểu rõ hơn những giá trị cụ thể về nội dung và nghệ thuật của cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi và sự ảnh hưởng của thể ký trong văn học hiện đại, chúng tôi lựa chọn đề tài này nhằm giúp người đọc hiểu sâu hơn những nét đặc sắc của thể loại nhật ký cũng như giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Mãi mãi tuổi hai mươi. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ký ra đời muộn hơn so với các loại hình văn học khác và quá trình phát triển của nó gắn liền với quá trình phát triển của văn học bác học. Lịch sử phát triển của ký bắt đầu từ Châu Âu. Vào thế kỉ thứ XVIII, người ta thấy xuất hiện ký văn học trên một số tạp chí trào phúng. Bước sang thế kỉ thứ XIX khi chủ nghĩa hiện thực trở thành một phong trào sáng tác rầm rộ thì ký văn học phát triển rực rỡ. Ở Trung Quốc, ký xuất hiện từ trước đời Hán. Đến triều đại Đường, Tống, Minh, Thanh loại hình này càng phát triển và ý thức được về thể loại. Ở Việt Nam, ký xuất hiện từ thời Lí, Trần. Đến đời Lê, Nguyễn, ký văn học có sự phá cách, sự sáng tạo phong phú và đạt được nhiều thành tựu. Sự kiện nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi ra đời đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ và được bạn đọc cả nước đón nhận nồng nhiệt. Tác phẩm trở thành tâm điểm của nhiều tạp chí, báo chí, các chương trình phát thanh và truyền hình vì vậy tác phẩm nhanh chóng được công chúng quan tâm và đón nhận. Mặc dù gây được tiếng vang lớn nhưng cho đến nay việc nghiên cứu về tác phẩm Mãi mãi tuổi hai mươi dường như chưa có một công trình riêng, mang tính chuyên sâu. Ở những mức độ khác nhau, chúng tôi điểm qua một số công trình nghiên cứu về cuốn nhật ký và khái quát các bài viết có liên quan tới nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi. 2
  9. Đánh giá về ảnh hưởng của cuốn nhật ký với thế hệ thanh niên Việt Nam, báo An ninh Thế giới ra ngày 30-4-2005 cho rằng: “Âm hưởng chung của tập nhật ký là tinh thần lạc quan, sẵn sàng ra trận, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc của một thanh niên trí thức Hà Nội.” Bàn về nội dung của cuốn nhật ký, báo Lao động ra ngày 6-5-2005 khẳng định: “Điều quan trọng là người viết không quá lên gân và không quá sa đà vào chuyện riêng tư, vụn vặt. Một cuốn nhật ký đáng đọc.” [25] Khẳng định giá trị tập nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi, báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh ra ngày 21-5-2005 chia sẻ: “Bạn sẽ đọc vào trang sách và bạn sẽ thấy mình đang đọc một trái tim, một tâm hồn Một tình yêu lí tưởng tiêu biểu của thanh niên thời chiến tranh ấy. Chàng trai ra trận, cô gái đi học xa, tình yêu vượt không gian và thời gian chín lên trong tình cảm nhớ thương mong ngóng đợi chờ hi vọng của hai người ” Trên báo Vietnam.Net, tác giả Bùi Dũng đã dùng những tình cảm chân thành nhất để nói về những trang nhật ký của Nguyễn Văn Thạc: “Nguyễn Văn Thạc gấp lại những trang sách đời khi vừa chớm tuổi hai mươi, khi câu trả lời hạnh phúc còn để ngỏ. Ba mươi năm đã qua sau ngày hẹn 30/4/1975.” [3] Điểm qua các trang báo, chúng ta có thể thấy được sức lan tỏa rộng rãi rõ rệt của cuốn nhật ký đến bạn đọc. Nó không chỉ mang đến cho người đọc một thể loại mới mà hơn hết là ý nghĩa sâu xa ẩn chứa bên trong: một con người, một trái tim khao khát lí tưởng, khao khát tình yêu, tự do. Nguyễn Văn Thạc không chỉ nói về lí tưởng, tâm tư tình cảm của mình mà những dòng nhật ký của anh là đại diện cho cả một thế hệ trẻ lúc bấy giờ, hăng hái tham gia chiến đấu, cống hiến sức trẻ cho sự nghiệp chung của dân tộc. Cuốn nhật ký chính là ngọn lửa bùng cháy giữa thời đại văn học hiện đại, nó đã truyền nhiệt sống đến hàng triệu trái tim con người Việt Nam. Bên cạnh những nét nổi bật về 3
  10. nội dung của cuốn nhật ký thì những nét mới về nghệ thuật trong thể loại này cũng đóng vai trò quan trọng trong cuốn nhật ký. Tính chân thật chính là điều thu hút bạn đọc và là cơ sở để người đọc muốn khám phá. Dư âm của cuốn nhật ký sẽ luôn còn mãi theo thời gian, gắn liền với chặng đường của dân tộc. Không chỉ tạo được tiếng vang trên báo chí về loại hình nhật ký chiến tranh mà ngay cả giới văn học rất nhiều nhà thơ, nhà văn cũng thu hút bởi sức hấp dẫn của cuốn nhật ký. Sau khi đọc cuốn nhật ký, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã không kìm được nỗi lòng mà viết nên những dòng tâm sự gửi đến thế hệ bạn đọc: “Tôi muốn các bạn trẻ bây giờ đọc và nhớ tên anh. Tôi muốn các cây bút trẻ bây giờ đọc và nhớ tên anh. Có được điều đó trái tim của tuổi trẻ bây giờ sẽ đằm thắm hơn, tha thiết hơn và cương nghị hơn trước cuộc sống mà Nguyễn Văn Thạc và đồng đội đã đánh đổi tính mạng mình để giành lấy cho đời nay và mai sau”. Nhà thơ Thanh Thảo đã giành những vần thơ để ca ngợi về cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi “Ngày các chị các anh nằm xuống vừa tuổi hai mươi thôi cũng đành coi như một chuyến đi về một thế giới khác ” Bình về bài thơ của Thanh Thảo nhà văn Lê Hoài Lương đã so sánh với tác phẩm Những người chết trẻ của nữ nhà văn Đông Đức nổi tiếng: Anna Seghers. Ông khẳng định: “Bài thơ nói trên của nhà thơ Thanh Thảo cũng viết về những người lính ngã xuống tuổi đôi mươi nhưng nó không phải một kiểu phản biện với Anna Seghers, nó có ý nghĩa buồn hơn rất nhiều.” Quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy xoay quanh cuốn nhật ký không dừng lại là các bài báo, các ý kiến của các nhà văn, nhà thơ mà tác phẩm này 4
  11. còn có các công trình khóa luận, các nghiên cứu tìm hiểu về nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi. Tìm hiểu về giá trị của cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi nhóm tác giả Lê Phương Ly và Bùi Thảo Mai của trường Đại học Tây Bắc đã triển khai đề tài: “Đặc sắc trong nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc”. Với đề tài này, tác giả đã chỉ ra những nét đặc sắc trong nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi cả về nội dung và nghệ thuật. Về nội dung, tác giả đã chỉ ra những nét đặc sắc về bối cảnh xã hội, cụ thể là hiện thực chiến tranh và con người trong bức tranh ấy hiện lên qua những dòng suy tư của Nguyễn Văn Thạc. Về mặt nghệ thuật, tác giả đi sâu vào nghệ thuật trần thuật qua điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật và ngôn ngữ trau truốt ước lệ. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ khai thác được yếu tố nội dung của tác phẩm chưa khai thác được đặc trưng của thể loại với tác phẩm. Liên quan đến nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi phải kể đến luận văn của tác giả Trần Thị Thu với tên gọi Nhật ký chiến tranh qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm, Chu Cẩm Phong. Ở đề tài này, tác giả miêu tả bức tranh về hiện thực chiến trường và tâm trạng của những người trong cuộc. Trong phần nghệ thuật tác giả khai thác những nét riêng biệt của thể loại nhật ký chiến tranh như ngôn ngữ quy ước ẩn dụ, lối ghi chép linh hoạt sáng tạo, giọng điệu trăn trối, di chúc. Ngoài ra còn một số đề tài khác lại nghiên cứu đi sâu về nghệ thuật nổi bật của cuốn nhật ký, tiêu biểu là công trình nghiên cứu Kết cấu văn học khảo sát qua ba cuốn nhật ký là Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật ký Đặng Thùy Trâm và nhật ký chiến trường của tác giả Vũ Thị Hoài Thu. Đặc biệt nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi là một trong những tác phẩm có giá trị xuất sắc khi được chuyển thể thành phim với nhan đề Mùi cỏ cháy, do Hoàng Nhuận Cầm 5
  12. chuyển thể kịch bản. Bộ phim đã gây được ấn tượng sâu sắc đến người xem và đoạt giải Cánh diều vàng năm 2012. Nhìn chung mỗi ý kiến, mỗi nhận định đều tập trung đi sâu vào những khía cạnh nhỏ, cụ thể của tập nhật ký, các công trình nghiên cứu cũng đã chạm đến những vấn đề cơ bản nhưng vẫn chưa khai thác nhiều giá trị mà cuốn nhật ký truyền tải. Từ những công trình nghiên cứu lẻ tẻ, mang tính chất gợi mở, chúng tôi quyết định tìm hiểu đề tài Giá trị nội dung và nghệ thuật nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi, với mong muốn có hướng tiếp cận mới những giá trị nội dung và nghệ thuật mà cuốn nhật ký mang lại. 3- Mục đích nghiên cứu Thể loại nhật ký đã góp phần hoàn thiện bức tranh hiện thực đời sống của con người. Phản ánh cuộc sống thực tại trên nhiều phương diện giúp cho người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về con người và xã hội. Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc đã mở ra thế giới tâm hồn đầy cảm xúc và giàu suy tư tình cảm của người chiến sĩ viết về hiện thực chiến tranh. Thực hiện đề tài Giá trị nội dung và nghệ thuật nhật ký Mãi mãi tuổi hai mƣơi của Nguyễn Văn Thạc, chúng tôi muốn làm rõ hơn về thể ký và nhật ký văn học. Qua đó khẳng định những đóng góp mới về mặt thể loại của nhật ký trong nền văn học Việt Nam và giá trị tập nhật ký với thế hệ trẻ Việt Nam hiện tại và mai sau. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện khóa luận này chúng tôi hướng tới nhiệm vụ sau: 1. Đưa ra khái niệm ký và phân biệt các tiểu loại của thể ký như nhật ký, bút ký, tùy bút 2. Tìm hiểu một số phương diện nội dung của cuốn nhật ký: Hiện thực chiến tranh, hiện thực con người. 3. Tìm hiểu một số phương diện nghệ thuật của cuốn nhật ký: Ngôn ngữ độc thoại nội tâm, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật. 6
  13. 5- Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu. 5.1. Đối tƣợng Trong khóa luận này, chúng tôi hướng đến nghiên cứu: Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật nhật ký Mãi mãi tuổi hai mƣơi của Nguyễn Văn Thạc. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu khóa luận: Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc do Đặng Vương Hưng sưu tầm và giới thiệu, nhà xuất bản Thanh niên, 2005. 6- Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện khóa luận này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp thống kê, phân loại 2. Phương pháp liên ngành 3. Phương pháp phân tích, bình giảng 7- Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của khóa luận gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Một số phương diện nội dung trong nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật trong nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi 7
  14. NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Khái niệm thể ký và thể loại nhật ký 1.1.1. Khái niệm thể ký Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng: “Ký là một loại hình văn học nằm trung gian giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, ký sự, nhật ký, tùy bút Ký có đặc trưng riêng do nội dung và quan điểm thể loại của ký quy định. Ký không nhằm vào việc miêu tả quá trình hình thành tính cách của cá nhân trong tương quan với hoàn cảnh. Những câu chuyện đời tư khi chưa nổi lên thành các vấn đề xã hội cũng không phải là đối tượng quan tâm của ký. Đối tượng nhận thức thẩm mỹ của ký thường là một trạng thái đạo đức - phong hóa xã hội thể hiện qua những cá nhân riêng lẻ, một trạng thái tồn tại của con người hoặc những vấn đề xã hội nóng bỏng. Vì thế nhiều tác phẩm ký rất gần với truyện ngắn. Ký có quan điểm là tôn trọng sự thật khách quan của đời sống, không hư cấu. Nhà văn viết ký luôn chú ý đảm bảo cho tính xác thực của hiện thực đời sống được phản ánh trong các tác phẩm. Ký thường không có cốt truyện có tính hư cấu. Sự việc và con người trong ký phải xác thực hoàn toàn, có địa chỉ hẳn hoi. Đó là vì ký dựng lại những sự thật đời sống cá biệt một cách sinh động, chứ không xây dựng các hình tượng mang tính khái quát. Tính khái quát do tác giả ký thể hiện bằng suy tưởng.” [7, 162] Theo cuốn Bách khoa toàn thƣ Xô Viết Matcova: “Ký là một thể văn thuộc loại văn học tự sự bao gồm các lĩnh vực nghệ thuật, khoa học, báo chí. 8
  15. Cơ sở của ký là việc tái tạo lại những sự kiện, những con người có thật mà tác giả đã tận mắt nhìn thấy trong cuộc sống. Ký nghệ thuật là một thể loại văn học trong đó tác giả thông qua việc miêu tả những sự kiện có thật của cuộc sống, điển hình hoá chúng để đạt đến những khái quát nghệ thuật.” [4] Nhận định về khái niệm ký trong Từ điển văn học (tập 1): “Ký là một loại hình văn học bên cạnh thơ, tiểu thuyết và kịch, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi như: bút ký, hồi ký, du ký, nhật ký, phóng sự, ký sự, tuỳ bút, tự truyện, tạp văn, bút ký chính luận Ký phản ánh sự việc và con người có thật trong cuộc sống. Tính chính xác tối đa là đặc trưng cơ bản của ký. Do đó, sức hấp dẫn, sức thuyết phục của ký một phần lớn do chính sự việc được phản ánh trong tác phẩm.” [26] Ký được chia thành các tiểu loại: *Bút ký: Thể loại thuộc loại hình ký thường có quy mô tương ứng với truyện ngắn. Bút ký ghi lại những con người thực và sự việc mà nhà văn tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó. Giá trị hàng đầu của bút ký là giá trị nhận thức. Bút ký có thể thuộc về văn học, cũng có thể thuộc về báo chí tùy theo mức độ biểu hiện cái riêng của tác giả và mức độ sử dụng các biện pháp nghệ thuật cùng tính chất tác động của nó đối với công chúng. Bút ký cũng có thể thiên về khái quát các hiện tượng của đời sống có vấn đề, hoặc thiên về chính luận. *Du ký: Một loại hình văn học thuộc loại hình ký mà cơ sở là sự ghi chép của bản thân người đi du lịch, ngoạn cảnh về những điều mắt thấy tai nghe của chính mình, tại những xứ sở xa lạ hay những nơi ít người có dịp đến. Hình thức của du ký rất đa dạng, có thể là ghi chép, ký sự, nhật ký, thư tín, hồi tưởng miễn là mang lại những thông tin, tri thức và cảm xúc mới lạ về phong cảnh, phong tục, dân tình của xứ sở ít người biết đến. 9
  16. *Hồi ký: Một thể loại thuộc loại hình ký, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến. *Ký sự: Một thể loại thuộc loại hình ký nhằm ghi chép lại một câu chuyện, một sự kiện tương đối hoàn chỉnh. Ký có những đặc điểm chung với bút ký như viết về người thật, việc thật mà tác giả trực tiếp chứng kiến, cốt truyện không chặt chẽ như trong truyện, sử dụng nhiều biện pháp và phương tiện biểu đạt nghệ thuật Song ở ký sự, phần bộc lộ cảm nghĩ của tác giả và những yếu tố liên tưởng, nghị luận thường ít hơn ở bút ký và tùy bút *Tùy bút: Một thể loại thuộc loại hình ký, rất gần với bút ký, ký sự. Nét nổi bật ở tùy bút là qua việc ghi chép những con người và sự kiện cụ thể có thực, tác giả đặc biệt chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống hiện tại. Ngoài những thể ký phổ biến nói trên, trong thực tế còn có nhiều thể ký khác, và trong mỗi thể nói trên cũng có thể bao gồm nhiều tiểu thể loại. Ranh giới giữa các thể loại ký nói trên cũng không tuyệt đối, luôn có tình trạng chuyển hóa, thâm nhập lẫn nhau. 1.1.2. Khái niệm nhật ký Qua khảo sát chúng tôi khái quát về khái niệm nhật ký như sau: Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi định nghĩa: “Nhật ký là hình thức tự sự ở ngôi thứ nhất được thể hiện dưới dạng những ghi chép hàng ngày theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện của đời sống mà tác giả hay nhân vật chính là người trực tiếp tham gia hay chứng kiến, nó ghi lại những cảm nghĩ “vừa mới xảy ra” chưa lâu” [7, 237]. Tìm hiểu khái niệm nhật kí trong Giáo trình Lý luận văn học (tập 2), GS. Trần Đình Sử cho rằng: “Nhật ký là thể loại mang tính chất riêng tư, đời thường nhiều nhất Nhưng tính chất riêng tư mâu thuẫn với mục đích giao 10
  17. tiếp của văn bản, cho nên khó tránh việc có người làm giả nhật ký, hoặc mượn nhật ký làm hình thức để viết tiểu thuyết. Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc là trường hợp tiêu biểu.” [22, 379] Như vậy, có thể nói rằng, nhật ký chính là những ghi chép của cá nhân về những sự kiện, những cảm xúc, suy nghĩ trước những sự kiện xảy ra trong ngày hay trong thời điểm gần. 1.2. Đặc điểm của nhật ký Là một tiểu loại của ký nên nhật ký vừa mang những nét đặc điểm chung nhất của thể loại ký vừa mang nét riêng biệt từ đó tạo ra cái riêng của thể loại. Nhật ký có 4 đặc điểm sau: *Thứ nhất: Ký là sự can thiệp trực tiếp của nghệ thuật vào đời sống xã hội và nhật ký cũng giống như vậy. Nhật ký là ghi chép lại các sự kiện, cảm xúc của cá nhân trong một thời gian nhất định vì thế yếu tố đời sống chính là nguồn tư liệu làm nên giá trị của nhật kí. Nhật ký là một loại hình nghệ thuật, một hình thức hoạt động thực tiễn- tinh thần có tham vọng can dự vào mọi lĩnh vực của đời sống. Chính vì thế nhật ký ghi được rất rõ những dấu ấn của một sự kiện, của một thời kì, của một lớp người, của một vùng miền. *Thứ 2: Tính xác thực của nhật ký Xuất phát từ việc ghi chép lại các mốc thời gian, sự kiện trong ngày nên nhật ký luôn có tính chân thực, chính xác. Nó phản ánh đúng hiện thực của con người và nhờ tính chính xác chân thực mà giá trị của nhật ký luôn được đề cao, thu hút người đọc. Đọc Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc chúng ta thấy cuốn nhật ký đã ghi chép chân thực những ngày tháng gian khổ mà đầy ý 11
  18. nghĩa trong ngày kháng chiến hay những vất vả gian khổ, sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần của người chiến sĩ. Nếu không chân thực và không mang tính bao quát được hoàn cảnh cũng như tư tưởng của thời đại thì tác phẩm chắc chắn sẽ không nhận được chào đón nồng nhiệt như vậy. *Thứ 3: Nhật ký mang tính chất riêng tư đời thường Trong cuốn Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc đã quan niệm về việc ghi nhật ký như sau: “Nếu như người viết nhật ký là viết cho mình, cho riêng mình thì đọc cuốn nhật ký đó sẽ chân thực nhất, sẽ bề bộn và sầm uất nhất. Người ta sẽ mạnh dạn ghi cả vào đấy những suy nghĩ tồi tệ nhất mà thực sự họ có. Nhưng nếu nhật ký mà có thể có người xem nữa thì nó sẽ khác, khác nhiều. Họ không dám nói thật, nói đúng bản chất sự kiện xảy ra trong ngày, không dám nói hết và đúng những suy nghĩ nảy nở và thai nghén trong lòng họ. Mà đó chính là điều tối kị khi viết nhật ký. Nó sẽ dạy cho người viết tự lừa dối ngòi bút của mình, tự lừa dối lương tâm của mình” [3, 225] *Thứ 4: Ngôn ngữ của nhật ký là ngôn ngữ trần thuật, lời văn ngắn gọn. Nhật ký ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc theo ngày tháng ở thì hiện tại, có thể liên tục cũng có thể ngắt quãng tùy vào người ghi nên các sự việc thường được kể lại theo lối trần thuật. Ngoài ra chúng ta còn thấy nhật ký là thể loại độc thoại, tự mình nói với mình, vì thế chúng ta luôn thấy tác giả hay nhân vật của cuốn nhật ký ở ngôi thứ nhất. Đặc điểm lời văn của nhật ký là sự ngắn gọn, tự nhiên bởi nó là lời nói bên trong, là tiếng nói nội tâm về những sự việc riêng tư, những tâm sự thầm kín. Vì thế lời văn thường kết hợp linh hoạt giữa tự sự và trữ tình, giữa đời thường và giọng văn trữ tình mượt mà. Như vậy có thể nói nhật ký vừa mang những nét đặc trưng chung của thể loại ký vừa mang những nét riêng biệt của nhật ký. 12
  19. 1.3. Tác giả Nguyễn Văn Thạc và nhật ký Mãi mãi tuổi hai mƣơi 1.3.1. Tác giả Nguyễn Văn Thạc Nguyễn Văn Thạc sinh năm 1952 tại làng Bưởi, Hà Nội, là con thứ 10 trong gia đình thợ thủ công. Cha mẹ có xưởng dệt nhỏ, khi chiến tranh gây phá hoại miền Bắc, gia đình anh sơ tán về xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm. Nhà nghèo nên Thạc vừa đi học, vừa phải làm thêm phụ giúp bố mẹ nuôi sống gia đình. Anh học rất giỏi, suốt mười năm học phổ thông anh đều đạt loại giỏi toàn diện. Năm lớp 7, Thạc đạt giải Nhì học sinh giỏi Văn cấp thành phố Hà Nội. Về Cổ Nhuế, Nguyễn Văn Thạc học trường cấp III Yên Hòa B. Hàng ngày anh phải đi bộ sáu kilomet đến trường học, ngày nghỉ thì đi bộ hơn chục cây số đến tận Thư viện Hà Nội để đọc sách. Tuy vất vả nhưng Thạc đều học giỏi các môn, đặc biệt là môn Văn. Trong những năm học phổ thông anh đã có nhiều tác phẩm văn, thơ được đăng trên báo, được tuyển chọn in thành sách cùng các tác phẩm của các tác giả thanh thiếu nhi khác như Trần Đăng Khoa, Hoàng Nhuận Cầm Năm lớp 10, anh đạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi Văn toàn miền Bắc, năm học 1969-1970. Với thành tích đó anh được xếp vào diện cử đi học đào tạo tại Liên Xô. Nhưng theo chủ trương chung, phần lớn những học sinh xuất sắc năm đó đều phải ở lại để tham gia quân đội. Trong khi chờ nhập ngũ, Thạc đã xin thi đỗ vào khoa Toán- Cơ của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Vừa học năm nhất, anh tự học thêm để hoàn thành chương trình năm thứ 2 và được nhà trường đồng ý cho lên học thẳng năm thứ 3. Đây cũng là giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào thời kì mới. Chiến trường miền Nam ngày càng gay go và ác liệt. Hàng ngàn sinh viên các trường đại học phải tạm ngừng việc học tập để bổ sung lực lượng chiến đấu cho quân đội. Nguyễn Văn Thạc đã xung phong vào bộ đội, anh nhập ngũ 13
  20. ngày 6 tháng 9 năm 1971. Sau 6 tháng huấn luyện, tháng 4 năm 1972 anh bắt đầu hành quân vào chiến trường. Trong thời gian đó anh viết cuốn nhật ký "Chuyện đời" từ ngày 2 tháng 10 năm 1971 đến ngày 3 tháng 6 năm 1972. Trước khi hành quân vào chiến trường Quảng Trị, Nguyễn Văn Thạc đã gửi cuốn nhật ký cùng nhiều lá thư về cho anh trai từ ngã ba Đồng Lộc. Hai tháng sau, ngày 30 tháng 7 năm 1972, Nguyễn Văn Thạc đã hi sinh tại chiến trường Quảng Trị khi 20 tuổi. 1.3.2. Giới thiệu cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mƣơi Trải qua bao nhiêu khó khăn, gian khổ, biết bao mất mát và hi sinh nhân loại thế giới mới được hưởng một nền hòa bình độc lập như ngày hôm nay. Trước cuộc sống hòa bình ấm no hạnh phúc đó, giới trẻ đang mải miết chạy theo cuộc sống mới của xã hội hiện đại thì không ít các nhà văn, nhà thơ những con người của thế hệ trước lại tìm về với quá khứ xa xưa mà vĩ đại để ghi dấu một thời đại vàng son trong lịch sử dân tộc. Không chỉ ở Việt Nam mà điều này còn xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới, tiêu biểu là Mỹ. Một trong nhưng nhà văn gây được tiếng vang lớn, cũng là người khởi đầu trong công cuộc này là Andrew Carroll, tác giả của cuốn sách War Letters, From American Wars (Những bức thƣ từ những cuộc chiến tranh của Mỹ), một trong những ấn phẩm bán chạy nhất của The New York Times vừa đến Việt Nam, trong chặng đường “vòng quanh thế giới”. Thời điểm đó ở Việt Nam đại tá, nhà văn Đặng Vương Hưng cũng phát động một cuộc sưu tầm và xuất bản bộ sách Những lá thư và nhật ký thời chiến Việt Nam. Ý tưởng này của ông được rất nhiều người ủng hộ. Chỉ sau một tháng, ông đã nhận rất nhiều bức thư và cuốn sổ tay nhật ký từ khắp mọi miền đất nước gửi về, trong đó có cuốn nhật ký kể về chàng trai Hà Nội hi sinh ở chiến trường Quảng Trị khi mới bước vào tuổi 20. Hành trình nghiên cứu cuốn nhật ký ấy đã được nhà văn Đặng Vương Hưng tiến hành để cho ra mắt bạn đọc 14
  21. cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi chính thức. Dưới đây là những lời kể vô cùng chân thật mà nhà văn chia sẻ để cuốn nhật ký được ra đời. “Như một sự “hữu duyên”, đầu năm 2005 tôi đã phát hiện ra bản thảo nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Đó là bản phô tô cuốn sổ dày 240 trang viết tay, mang tên Chuyện đời. Với kinh nghiệm của một người đã nhiều năm làm báo và làm thơ, tôi đã nhận ra đó là những trang tuyệt bút của một anh lính binh nhì, trước khi ra trận và hi sinh. Bản thảo này hội tụ quá nhiều thông tin và chi tiết mang tính điển hình mà báo chí và các phương tiện tuyên truyền hồi đó đang cần. Đó là chưa kể đến số phận bi tráng của tác giả, với những trang viết đầy chất nhân văn, lí tưởng cao đẹp, tình đời và tình người đại diện cho cả một thế hệ lính sinh viên trong kháng chiến chống Mỹ. Đó quả thực là một bản thảo có giá trị nhưng để hấp dẫn người đọc cũng như phản ánh đúng giá trị của nó thì cần có môt cái tên. Buổi tối hôm ấy, đi uống cà phê với mấy người bạn trở về, tôi đã thức trắng đêm. Tên cuốn sách Mãi mãi tuổi hai mươi đã chợt đến, ra đời như thế. Đó là một cái tên sách khá “đắc địa”, sau này đã trở thành phong trào “Tiếp lửa truyền thống” của tuổi trẻ cả nước. Tìm được cái tên sách ưng ý, khiến tôi tự hài lòng và cảm giác thật sung sướng. Tôi đọc kỹ lại bản thảo một lần nữa, rồi bắt đầu thức đêm để viết lời giới thiệu Mãi mãi tuổi hai mươi hay là cuộc đời bi tráng của chàng trai giỏi văn nhất miền Bắc một thời”. Bài viết này, tôi dành nhiều tâm huyết, nên viết khá nhanh. Chưa an tâm, để tác phẩm có “sức nặng” hơn, tôi còn thuyết phục được nhà thơ Phạm Tiến Duật (1941-2007) viết “lời bạt” cho cuốn sách và chuyển bản thảo đến NXB Thanh niên cho biên tập viên Nguyễn Thanh Bình biên soạn. 15
  22. Ngày 2/5/2005, một buổi họp báo trang trọng và cảm động đã diễn ra tại phòng họp của Trụ sở Trung ương Đoàn (60 Bà Triệu, Hà Nội). Đã lâu lắm, NXB Thanh niên mới có một buổi họp báo giới thiệu sách mà các phóng viên đã tham dự từ đầu tới cuối chương trình. Tất cả các ý phát biểu đều cảm động và rưng rưng nước mắt. Ngay hôm sau, 3/5/2005, trong chương trình thời sự Chào buổi sáng, VTV1 đã dành trọn thời lượng của chuyên mục Mỗi ngày một cuốn sách để giới thiệu Mãi mãi tuổi hai mươi.” Nhà báo Hữu Thọ chia sẻ: “Cuốn sách rất hay, rất cảm động và rất có ý nghĩa với thế hệ trẻ. Đề nghị Đoàn thanh niên vào cuộc ngay, các báo nên ủng hộ hoạt động này”. Có lẽ nhờ vậy, mà ngay trong tháng 5/2005, hầu hết các báo đều lần lượt có bài giới thiệu Mãi mãi tuổi hai mươi và cuộc đời của tác giả Nguyễn Văn Thạc. Trải qua biết bao khó khăn cuối cùng Mãi mãi tuổi hai mươi cũng được ra đời và đến tay bạn đọc. Hành trình ra đời cuốn sách không chỉ khẳng định giá trị bên trong của nó mà còn thấy được những cố gắng, nỗ lực của một thế hệ đã qua khao khát tìm lại dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc. Cuốn nhật ký chính là ngọn lửa tiếp nối truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và ngày mai, giá trị của nó sẽ còn được lưu truyền mãi về sau. 1.3.3. Giá trị và ý nghĩa của nhật ký Mãi mãi tuổi hai mƣơi trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi ra đời đã đánh dấu một bước tiến mới của thể loại nhật ký trong dòng chảy văn học Việt Nam, nó không chỉ khẳng định tên tuổi của thể loại này mà còn thúc đẩy quá trình phát triển làm cho thể loại này ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Sức lan tỏa của nhật ký đã bùng lên “cơn sốt nhật ký chiến tranh”, gây được sức hút lớn và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến giới trẻ bạn đọc. Cuốn sách nhanh chóng trở thành tâm 16
  23. điểm của dư luận, hàng loạt bài báo được viết ra để ca ngợi giá trị, tầm ảnh hưởng mà nó mang lại. Lần đầu tiên trong lịch sử xuất bản sách ở Việt Nam, số lượng xuất bản sách lại tăng đến mức đáng kinh ngạc với khoảng 300.000 cuốn sách đã được tiêu thụ, đó là một con số kỉ lục trong nghành xuất bản. Trong một cuộc khảo sát của VN Express, cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi trở thành sách best seller người ta thống kê trong đó tính chân thật của tư liệu đạt 24,4%, nói lên ý tưởng sống của thanh niên Việt Nam thời chiến 45,1%, giàu chất văn học 4,1%, dạng kiểu nhật kí 16,8%. Như vậy, có thể thấy thành công của cuốn nhật ký bao gồm nhiều yếu tố từ mặt thế loại đến cách viết và nội dung đều góp phần làm nên giá trị của nó. Song cần khẳng định tính thời sự mà cuốn nhật ký đem lại chính là cái quan trọng nhất góp phần làm cho Mãi mãi tuổi hai mươi thành công vang dội bởi bối cảnh xã hội hiện nay có rất nhiều thanh niên chưa xác định cho mình được lối sống đúng đắn và sống có trách nhiệm. Cuốn nhật ký sau khi ra đời đã có sức lan tỏa đến thế hệ thanh niên thôi thúc họ sống có ích và cống hiến sức mình cho xã hội. Có thể thấy giá trị mà nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi mang lại chúng ta, cuốn nhật ký đã làm rung động hàng triệu con tim của bạn đọc bởi vẻ đẹp tâm hồn thuần khiết, tình yêu quê hương đất nước nồng nàn thể hiện qua những cảm nhận bình dị của tác giả trong suốt những chặng đường hành quân. Đó cũng chính là cuộc sống, con người trong một giai đoạn chiến tranh lịch sử, giúp chúng ta hiểu thêm về cuộc kháng chiến chống Mỹ từ góc nhìn của những thanh niên sinh viên thời ấy. Cuốn nhật ký còn có tác dụng truyền lửa, tiếp thêm sức mạnh cho hàng loạt thê hệ thanh niên Việt Nam, luôn tin tưởng vào thế hệ cha anh đi trước và cố gắng phấn đấu cho sự nghiệp phát triển nước nhà mai sau. 17
  24. CHƢƠNG 2 MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG THỂ HIỆN TRONG NHẬT KÝ MÃI MÃI TUỔI HAI MƢƠI 2.1. Hiện thực chiến tranh 2.1.1. Chiến tranh khốc liệt Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống, lấy chất liệu từ đời sống để phản ánh đời sống đồng thời quay trở lại phục vụ cho đời sống. Từ lâu, chiến tranh luôn là nỗi ám ảnh của nhân loại, nhiều nhà, thơ nhà văn đã in dấu tên tuổi và tác phẩm của mình với mảng đề tài này. Có thể kể đến Chiến tranh và hòa bình (Lep-ton-xtoi); Sông đông êm đềm (Mikhail Aleksandrovich Solokhov); Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung). Đây đều là những tác phẩm in đậm dấu ấn chiến tranh, phản ánh quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Việt Nam với tư cách là một bộ phận của văn học thế giới đã kế thừa và tiếp thu có chọn lọc mảng đề tài chiến tranh, biến nó trở thành một đề tài lớn trong văn học Việt Nam. Cùng với xu thế thời đại, lịch sử dân tộc Việt Nam từng trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh xâm lược nên đây là một trong những điều kiện vô cùng thuận lợi để các nhà văn, nhà thơ phản ánh hiện thực vào văn học. Từ văn học trung đại đến văn học hiện đại đề tài chiến tranh gắn liền với lòng yêu nước, ý thức dân tộc, tự chủ tự cường luôn được đề cao và khẳng định. Nếu ở thời kì văn học trung đại với sự góp mặt của các tác giả: Lí Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ thì đến văn học hiện đại xuất hiện càng nhiều cây bút tài ba hơn nữa như Nguyễn Minh Châu, Phạm Tiến Duật, Tố Hữu, Bảo Ninh, Chu Lai. Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho đề tài chiến tranh trong bối cảnh đất nước đang 18
  25. bước vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cả dân tộc đang bước vào cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đặt dân tộc ta trước thử thách vô cùng ác liệt, gay gắt, đòi hỏi huy động triệt để mọi tinh thần và lực lượng cả dân tộc. Với tư cách là một người chiến sĩ đang trực tiếp chiến đấu trên chiến trường, Nguyễn Văn Thạc đã ghi lại hiện thực chiến tranh một cách chân thực và sinh động, rõ nét. Hiện thực chiến tranh dưới con mắt của anh hiện lên vô cùng khốc liệt. Đó là hiện thực cuộc sống với những thiếu thốn, khó khăn vô cùng. Đời sống nhân dân vốn khó khăn thì nay trong cảnh chiến tranh càng trở nên khổ cực, gia đình phải li tán, mẹ xa con, vợ xa chồng, con xa cha, thế hệ thanh niên, người chồng, người cha lên đường ra mặt trận. Gánh nặng dồn nén lên vai người phụ nữ khi họ phải vừa làm mẹ vừa làm cha gánh vác công việc trách nhiệm gia đình. Trẻ thơ chịu nhiều thiệt thòi, không được cắp sách đến trường khi mà cuộc chiến đấu còn gian khổ trường kì, cuộc sống nhân dân thiếu thốn, vất vả trăm bề. “Tội nghiệp dân ở đây cũng khổ. Nheo nhóc đến thế thì cũng hiếm. Nhà nào nhà nấy vách hở tung. Tụi trẻ bẩn thỉu và mãi tối mịt mới ăn cơm chiều. Cuộc sống của đất nước còn nhiều lam lũ. Đầu tắt mặt tối mà nào có đủ miếng ăn. Rồi mất cắp. Rồi đánh chửi nhau. Rồi thiên tai, địch họa. Cơm độn ngô rồi còn độn sắn.” [23, 110] Chiến tranh không chỉ làm cho đời sống nhân dân lam lũ khổ cực mà những người lính nơi chiến trường mới chính là những người chịu nhiều thiếu thốn, khổ cực. Cuộc sống nay đây mai đó khiến họ phải thích nghi, phải học cách chấp nhận. Những chàng trai như Thạc đang ngồi trên giảng đường đại học khi bước vào cuộc sống người lính vô cùng bỡ ngỡ và xa lạ nhưng họ cũng nhanh chóng hòa nhập trong môi trường tập thể, mặc dù điều đó là 19
  26. không hề dễ dàng. Xuyên suốt quá trình hành quân ra trận, cuộc sống thiếu thốn được tác giả ghi lại: “Còn nước thì mới kinh khủng chứ. Ở đây không có suối, không có giếng. Vào nhà dân thì xa quá.Vậy là rửa mặt, rửa tay chân, tắm giặt, nước ăn, tất cả đều ở trên một cái ao nhỏ xíu, cỏ đầy trên mặt nước. Nước cứ mờ mờ xanh, và chỉ khẽ khua lên là lầm đục. Đứng trên bờ thấy lợm giọng vì mùi tanh. Ôi chao, kinh sợ quá đi mất. Hôm đầu đi với Tâm, nhìn mấy đứa đang tắm, khắp người ghẻ kềnh càng thấy gai cả người. Giá ở nhà mình chẳng dám xuống rửa chân nữa, thế mà ở đây, lại múc nước lên để đánh răng, rửa mặt và múc cả nước về lán đun lên uống nữa. Eo ơi đừng ai nhổ nước bọt đấy. Cuộc sống bộ đội rồi còn ác liệt hơn thế nhiều, gian khổ và vất vả hơn thế nhiều.” [23, 156] Không chỉ trong sinh hoạt, những đêm hành quân gian khổ được Nguyễn Văn Thạc ghi lại đầy ám ảnh. “Nửa đêm, trời nổi gió- mưa lớn anh Tuyến phải dậy che lại lán, gió giật đùng đùng. Lạnh quá, mình và Quang lấy võng bạt ra đắp. Được một lát thấy lành lạnh, tỉnh giấc thấy vách lán bị bật, gió mưa tha hồ tốc vào. Màn và võng ướt hết. Che đậy xong, nằm ngủ thì có còi, lại dậy. Lúc ấy là 2 giờ sáng. [23, 182] Chiến tranh không chỉ thiếu thốn mà nó còn khốc liệt bởi nơi chiến trường đầy rẫy nguy hiểm, hi sinh mất mát. Đó là những điều không ai có thể biết trước được nhưng những người lính vẫn kiên cường dũng cảm, bám trụ, các anh ra đi không chỉ vì nghĩa vụ của Tổ quốc mà còn vì trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước dân tộc, muốn cống hiến sức mình cho Cách mạng. Vì thế dù là hiểm nguy luôn rình rập, cái chết cận kề đến đâu, họ vẫn sẵn sàng chiến đấu cho độc lập, tự do. “Chiều nay, máy bay địch ra rất nhiều. Từ bên Lào và cả từ ngoài biển. Lúc ăn cơm xong, thấy ầm ầm trên đầu, mình chạy vội ra sân thì thấy 5 cặp 20
  27. máy bay rất chậm từ phía Quảng Bình ra. Nó bay như đi dạo vậy- phía núi thì ba cặp. Rồi sau đó, rất nhiều, rất nhiều cặp bay vào, dọc theo con sông nhỏ, nó phì khói đen ở đuôi, nghiêng cánh và bay rất thấp. Bọn mình đứng ở dưới mà tức lộn ruột. Đất nước của mình mà nó bay vào tự nhiên và láo xược như thế.” [23, 203] Những dòng tâm sự của Nguyễn Văn Thạc khiến chúng ta càng tự hào hơn về thế hệ anh bộ đội cụ Hồ, những anh hùng của thời đại. Họ luôn mang trong mình phẩm chất quý báu kiên cường, dũng cảm trong mọi hoàn cảnh. Chính nhờ tinh thần đó mà dân tộc Việt Nam đã chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Tác phẩm Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc tái hiện cho người đọc bức tranh hiện thực chiến tranh khốc liệt, nó không chỉ tàn phá cuộc sống của con người mà còn gây ra biết bao đau thương mất mát. Đọc từng câu chữ chúng ta mới cảm nhận thấm thía được sức tàn phá mà chiến tranh mang đến cho con người, cảm nhận được sự căm thù những kẻ xâm lược, kẻ đã cướp đi hòa bình của đất nước Việt Nam trong suốt ba mươi năm và tinh thần chiến đấu quả cảm, ý chí của những người lính: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Trong Trường ca những người đi tới biển của Thanh Thảo, ông viết: “Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?” 2.1.2. Chiến tranh với những mất mát đau thƣơng Chiến tranh chưa bao giờ là hạnh phúc với loài người. Ở đó chỉ có máu, nước mắt, những tổn thất đau thương. Cái giá của hòa bình, độc lập hôm nay đã phải trả bằng biết bao tính mạng, bao con người đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường xa quê hương. Hiện thực đó nếu không được tận mắt chứng kiến 21
  28. chắc chúng ta không thể nào hình dung và cảm nhận được. Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc đã tái hiện chiến trường khốc liệt, những cái chết thương tâm, sự hi sinh cao cả vì tự do Tổ quốc. “Đêm ấy, thật đau lòng. Hồi chiều, bị ném 40 quả bom. Điện bị đứt lung tung. Làng xóm chìm trong tang tóc và bóng đêm. Ở ngay trước ngõ là một bát hương hiu hiu khói. Anh Phúc bị bom tiện đứt cả chân tay, nằm trong chiếc quan tài đỏ, ngọn đuốc nứa thổi phừng phừng, cái xe bò lăn lộc cộc Sao giống “chiếc quan tài” như thế.” Không suốt đời ta không quên em bé miền Nam đập tay lên vũng máu. Dưới tay em lẽ ra là chậu nước trong mát- cái biển mênh mông của tuổi thơ hồn nhiên nhí nhảnh. Ta ngồi đây, thanh bình như thế. Nhưng cuối trời Tổ quốc, bao nhiêu con người ưu tú của dân tộc đang đổ máu đang giập gãy từng khúc xương, đang bị kẻ thù đày đoạ và các đồng chí của ta, anh Giải phóng quân kiên cường đang nín thở đợi chờ xung trận, đang đói rét và đau nhói vết thương, trên một cánh rừng già.” [23, 52] Chiến tranh được Nguyễn Văn Thạc ghi lại trong trận chiến khác: “Nghĩ điều vớ vẩn ấy làm gì khi ở nhà vừa xảy ra một việc, 8h sáng ngày 4/5, máy bay địch đã bắn đúng khu nhà của B thông tin và D bộ. Vì về gần nhà bọn mình mới biết, 4 quả bom đã phá sạch, phá tan tành và xơ xác ngôi trường cấp 1 bên cạnh. Ngôi trường đẹp và thoáng mát. Cô giáo mặc áo trắng, khoác khăn ngụy trang xanh và những em bé hiền lành, hay nghịch ngợm. Hôm nào mình còn nghe các em ca múa chuẩn bị cho ngày kết thúc năm học- Hôm nay các em ở đâu- Và có em nào chết? Bộ đội dùng lại trước ngôi trường hôm qua tan tác vì bom đạn địch. Hố bom đen kịt, gỗ ngổng ngang, đất đá tơi bời- Có mùi tanh và khét lẹt. Hầm sập- 5 em nhỏ đã bị chết và một số bị thương” [23, 244] Những trang viết chân thật mà nghẹn ngào, chiến tranh tàn khốc đã cướp 22
  29. đi sinh mạng của bao thế hệ lớn nhỏ, biết bao người cha, người chồng không thể trở về sum họp gia đình, bao chàng thanh niên vĩnh viễn nằm lại chiến trường. Sự hi sinh của họ đã vùi lấp những hố bom, mảnh đạn để ngày mai đất nước này lại tươi sáng, hòa bình được lặp lại. Nguyễn Văn Thạc đã tái hiện lại bối cảnh chiến tranh với những tình cảm gần gũi và chân thật, đầy đau đớn và xót xa. Đó là bức tranh về chiến trường khốc liệt, bom đạn luôn rình rập, cái chết cận kề. Nhiều thế hệ thanh niên đã phải chôn mình dưới hố bom, lấy thân mình làm lá chắn cho bom đạn, họ ra đi mãi mãi ở lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời, lứa tuổi còn đang tràn đầy nhựa sống, khát vọng tuổi trẻ. Bên cạnh những cái chết thương tâm ấy là hiện thực cuộc sống con người trong bối cảnh chiến tranh, họ không trực tiếp tham gia chiến đấu nhưng tinh thần của họ luôn hướng về chiến trường, cuộc sống của họ cũng theo nhịp đập của chiến tranh chung cảnh nghèo khổ, thiếu thốn. Ngòi bút của Nguyễn Văn Thạc đã giúp chúng ta hiểu hơn về bối cảnh xã hội những năm tháng chiến tranh và thấy được những mất mát đau thương mà chiến tranh gây ra cho con người Việt Nam. 2.2. Hiện thực con ngƣời Đặc trưng của nhật ký chính là viết cho chính mình, nên cái tôi trong nhật ký hiện lên chân thực, rõ nét. Trong nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi, bức chân dung tác giả thể hiện trên nhiều phương diện: Đó là cái tôi cá nhân, cá thể với những suy tư trăn trở, cái tôi trong mối quan hệ với tình cảm quê hương đất nước, đồng chí, đồng đội, tình yêu lứa đôi. 2.2.1. Cái tôi khao khát thực hiện lí tƣởng Trang nhật ký đầu tiên của Nguyễn Văn Thạc bắt đầu từ ngày 2.10.1971 ghi lại cuộc hành trình huấn luyện, những đêm gác đầu tiên của người lính trẻ những cảm xúc xốn xang, một ý chí đầy nghị lực. Đọc những câu văn sau ta tưởng chừng như mình đang lạc vào một bài thơ, một bản tình ca cho cuộc chiến đấu vĩ đại của ông cha ta. Dáng đứng tầm vóc của anh bộ đội cụ Hồ 23
  30. hiện lên sừng sững. “Em đừng cười vì bộ quân phục thùng thình. Mẹ ta nghèo, rau cháo nuôi ta, đau khổ bốn nghìn năm, chắt chiu từng hạt gạo để nuôi ta. Để bây giờ ta lớn. Phải lớn lên phải to ra cho kịp tầm cao của lịch sử. Cánh tay này sẽ bóp nghẹt cổ quân thù.” [23, 34] Đó không còn chỉ là những lời tâm sự mà ẩn sâu bên trong đó là một ý chí chiến đấu, khát vọng độc lập, tự do cho Tổ quốc. Nó làm ta liên tưởng đến những vần thơ ca ngợi đất nước, ca ngợi con người của nhà thơ Thanh Hải trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”: “Đất nước bốn ngàn năm vất vả và gian lao Đất nước như vì sao vững vàng lên phía trước” Khao khát chiến đấu, xả thân vì đất nước được Nguyễn Văn Thạc tiếp tục tái hiện bằng ngòi bút chân thực. 15.11.1971 “Thằng Mỹ nó thế nào? Trời ơi, sao lâu quá. Bây giờ cái khao khát nhất của ta – cái day dứt trong ta là khi nào được vào miền Nam, vào Huế, vào Sài Gòn – xọc lê vào thỏi tim đen đủi của quân thù.” Câu văn đầy dứt khoát, đầy mạnh mẽ nó chính là khao khát chiến đấu, khao khát độc lập của anh lính binh nhì khi chứng kiến cảnh xóm làng tan tóc, chứng kiến cảnh chết chóc, đau thương. Những em bé kia- tuổi thơ của chúng hồn nhiên, nhính nhảnh, biết bao nụ cười và ước mơ chưa kịp lóe sáng đã bị cướp đi bởi chiến tranh. Chàng trai ấy không thể làm gì, anh khao khát được vào chiến trường kia để chiến đấu. Hình ảnh “xọc lê vào thỏi tim đen” là một hình ảnh đầy ý nghĩa, nó cho thấy sự căm hờn đã chuyển vào đôi mắt của anh, những tên lính Mỹ giống như những kẻ không có trái tim, trái tim đó không còn màu đỏ của sự sống nữa mà nó là màu đen màu của chết chóc, của tăm tối. “Anh hãy nghĩ: Kia đúng là thằng Mỹ, là kẻ thù và ghìm súng vào ngực nó. Đừng lo bắn vào quả tim người, chúng nó chẳng có tim đâu.” [23, 62] 24
  31. Khi đồng đội người được phân công nhận nhiệm vụ, cả trung đoàn vẻn vẹn chỉ có mấy người nhưng Thạc vẫn luôn tự động viên chính mình, tự nhủ bản thân phải cố gắng, kiên cường hơn nữa. Lời nói của anh không chỉ là lời tự thú, tự nhủ với lòng mình mà đó còn là lời dạy bảo của anh đến các thế hệ mai sau, những người nối tiếp anh. Nó như sức mạnh, niềm tin để anh tồn tại. “Không ai muốn cuộc đời mình phải buồn bã cả, nhưng rất ít người trên đời này đạt được điều mình mong muốn. Mất mát nhiều, nhưng cố gắng làm sao cho mình khỏi thất vọng, khỏi mất nghị lực luôn hun cháy trong lòng mình. Đó mới là điều quan trọng.” [23, 90] “Đi bộ đội với mình không chỉ là đánh giặc. Được sống những ngày oanh liệt và vẻ vang nhất của đất nước, khi mà dân tộc ta đang thắng lớn và bước nhanh đến ngày thắng lợi hoàn toàn, mình phải viết. Phải viết với tất cả năng lực của mình có được. Phải viết với sự say mê, cố gắng hết sức của bản thân. Viết với bao nhiêu gửi gắm và tin tưởng của bạn bè đối với mình.” [23, 210] Anh luôn tự động viên và tự mình lấy lại tinh thần cho chính mình. Người chiến sĩ ấy khiến chúng ta cảm phục. Những lời nói trong nhật ký của Nguyễn Văn Thạc cũng chính là những gì anh gửi gắm lại cho thế hệ mai sau: sống là phải hi vọng và luôn hi vọng. Nếu cuộc sống chỉ mới vấp ngã mà ta đã sợ hãi chùn bước thì con đường ta đi không thể nào đến đích được. Người chiến sĩ ấy muốn ghi lại tất thảy khó khăn, những năm tháng hào hùng của lịch sử dân tộc bằng sự cống hiến của bản thân mình. Đó không chỉ là cho cá nhân anh mà nó còn góp phần cổ vũ sức mạnh, ý chí chiến đấu, tiếp tục kiên trì của đồng đội đối với cuộc kháng chiến cam go, khốc liệt, lâu dài. Cũng chính nhờ những trang nhật ký ấy, những dòng suy nghĩ ấy mà ngày hôm nay Nguyễn Văn Thạc được bạn đọc biết đến, một chàng trai tuổi hai mươi đầy hoài bão và lí tưởng đang đứng trong hàng ngũ của cách mạng, sống và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng những năm tháng gian khổ nhất của dân tộc. 25
  32. Mặc dù người chiến sĩ ấy luôn mạnh mẽ, luôn cố gắng vượt qua khó khăn để lấy lại tinh thần, ý chí nhưng cũng có những lúc bản thân anh cảm thấy bất lực và có chút băn khoăn, do dự. “Mình đã và sẽ làm gì? Cho mãi tới bây giờ vẫn chưa ra hồn vía gì cả. Các bạn bè của mình, phút này ở đâu, đang nghĩ và đang làm gì? Cuộc đời họ thật thẳng bằng và dễ dàng đạt tới mục đích. Riêng mình thì sao lắm khó khăn thế! Chẳng thể nào hết được nỗi buồn.” [23, 109] “Mình thèm khát được sống như thế. Sống trọn vẹn cuộc đời mình cho Đảng, cho giai cấp. Sống vững vàng trước những cơn bão táp của cách mạng và của cuộc đời riêng. Hôm nay lần đầu tiên trong đời, mình cảm thấy hổ thẹn với mọi người, hổ thẹn với Paven, Pavolusa thân yêu- Mình chưa là một Đảng viên! Còn lý lịch nữa. Lý lịch phải trong sạch, mình không biết có sao không- Dù sao, đó chỉ là điểm rất nhỏ- Cái cơ bản là mình có thật sự sống và làm việc như một Đảng viên chân chính hay không? Sao trước kia, mình không hề lúc nào nghĩ đến điều đó cả? Có phải vì mình thấy Đảng quá cao siêu và mình không thể nào với tới? Có phải vì mình kém nghị lực chiến đấu; kém tinh thần vươn lên và cam chịu sống cuộc đời riêng biệt, tẻ nhạt với những rung động êm đềm? Có phải vì mình thấy trước được những trở ngại không thể nào vượt qua được mà cảm thấy phiền lòng? Cảm thấy nhụt dần hứng thú hoạt động tập thể mà tuổi nhỏ rất nhiệt tình tham gia.” [23, 118] Cả một dòng suy nghĩ, dòng tâm trạng được anh trải lòng mình lên trang giấy. Anh tự vấn mình, tự hỏi mình sao trước giờ chưa nghĩ đến Đảng, chưa phấn đấu vào Đảng. Có lẽ trong cuộc hành trình bước vào lính thì đây là điều khiến anh băn khoăn và day dứt nhất. Anh thất vọng và hổ thẹn với chính mình, với những nhân vật mà anh ngưỡng mộ rằng tại sao anh không thể sống 26
  33. như Paven nhân vật trong tác phẩm “Thép đã tôi thế ấy”. Có lẽ lúc này đây chính là lúc anh khao khát cống hiến nhất, khao khát tìm đến chân lí của Đảng, của cách mạng. Sở dĩ anh băn khoăn, hổ thẹn vì trong lòng anh những cái ý thức cách mạng chưa thấm sâu nên khi bị hỏi có giấy cảm tình Đảng chưa anh băn khoăn với chính mình. Anh đặt ra các lí do, nguyên nhân rằng sao mình chưa thấy gần gũi với Đảng và rồi sau cùng anh trách chính bản thân mình: “Mình có lỗi gì đó, cái lỗi rất lớn mà bấy lâu mình không biết.”,“Mình còn cá nhân lắm, nhỏ nhen và ti tiện. So bì thiệt hơn, đòi hỏi bao nhiêu thứ. Cuộc sống của mình không bằng 1% Paven.”. Đọc đến đây ta nghẹn ngào suy ngẫm về một con người luôn sống có kỉ luật, có trách nhiệm, anh tự ý thức được những hạn chế của bản thân mình và có lẽ điều đó sẽ còn day dứt mãi trong lòng anh. Người lính ấy luôn mang trong mình sự băn khoăn, trăn trở với Đảng, cách mạng bởi khi anh nhận ra mình xa vời Đảng, chưa gần gũi Đảng. Sự băn khoăn đó đã được anh trả lời trước khi anh bước vào chiến trường ác liệt và gửi cuốn nhật ký về gia đình. “Thực tình, đã có dấu hiệu gì chứng tỏ mình“bị loại ra khỏi hàng ngũ” đâu! Nhưng linh tính cứ cho mình biết rằng: Mình không thể trở thành một Đảng viên được. Mơ hồ thấy rằng, khó khăn đến với mình sẽ nhiều đây. Không sao hết! Miễn rằng anh sống như một Đảng viên, thế đã tạm đủ rồi- Vào Đảng để làm gì nhỉ? Khi người ta sống và làm việc như một Đảng viên rồi! Không nên suy nghĩ gì về chuyện ấy hết- Đảng khắc sáng suốt và dìu dắt mình. Điều cơ bản nhất, gia đình mình là gia đình lao động, cha mẹ mình là người lao động và hoàn toàn giác ngộ. Mình luôn tin là thế.”[23, 118] Đọc những dòng chữ ấy ta tự hào lắm về người chiến sĩ Việt Nam, anh sống không phải chỉ để chạy theo những thành tích bề ngoài mà vì lí tưởng, vì cách mạng chân chính. Những nỗ lực của anh sẽ được Đảng soi đường và dẫn 27
  34. lối, sẽ được Đảng công nhận. Ngày nay khi mọi người đọc cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi tất cả đều có thể tự hào về Nguyễn Văn Thạc một người chiến sĩ cách mạng luôn sống đúng theo lí tưởng của Đảng. 2.2.2. Cái tôi gắn liền với đồng chí, đồng đội Trên chặng đường hành quân kề vai sát cánh bên cạnh Nguyễn Văn Thạc chính là những người đồng đội, những người mà anh tha thiết mến yêu và dành cho họ những tình cảm đặc biệt. Trong 240 trang nhật kí thì có tới hơn một nửa số đó, Nguyễn Văn Thạc viết về những người đồng đội của mình với tình cảm đặc biệt. Tình cảm thật bình dị nhưng lại gợi cho ta bao cảm xúc về một con người luôn biết hi sinh, biết sống và cống hiến vì tập thể. Đọc những dòng chia sẻ của nhân vật, chúng ta mới cảm nhận được tình cảm thiêng liêng, gần gũi của những người lính, anh bộ đội cụ Hồ. Từng chi tiết, từng hành động nhỏ thôi nhưng ấm áp vô cùng, giúp ta hiểu về tinh thần tập thể, ý thức trách nhiệm của những người lính biết san sẻ khó khăn trong chiến đấu. Họ coi nhau như anh em một nhà gắn bó, chia sẻ với nhau từng chút nước trong bi đông, đeo hộ nhau một phần nặng nhọc hay thậm chí nhường nhau cả chỗ nghỉ. Tình cảm đó thật đáng quý và trân trọng “chỉ trong hàng ngũ quân đội mới có những điều tốt đẹp đó”. Đọc đoạn nhật ký mà Nguyễn Văn Thạc viết về người bạn, chúng ta càng cảm nhận về tình bạn, tình đồng chí sâu sắc hơn. “Tạm biệt anh Châu, người bạn thân thiết của mình những ngày đầu cuộc đời bộ đội: hai đứa dắt tay nhau lên đồi rất cao và nhìn ra bốn phía. Gió mạnh đẩy người nghiêng ngả, mình và anh Châu nằm bên sườn nam, im gió. Dưới chân đồi là bãi bạch đàn thì thào không ngớt. Không ai muốn nói câu nào Mai chúng mình xa nhau, và có lẽ chẳng biết bao giờ được gặp lại ” [23, 86] “Những lúc hành quân nặng nhọc nhất chính là lúc người ta hay gắt gỏng với nhau nhất và cũng chính là lúc người ta thương nhau nhất. Người ta 28
  35. thương nhau và san sẻ cho nhau chút nước trong bi đông, đeo hộ nhau một phần nặng nhọc. Không thể nào nói hết được, vì cái gì cũng rất tế nhị và mới đáng yêu làm sao. Dành cho đồng đội một chỗ nghỉ tốt, một mảnh chăn, một tấm tăng lành. Dành cho bạn một chiếc hầm đào dở, dành cho bạn một khoảng thoáng khi đến chỗ tạm dừng chân- Trời ơi, tất cả những điều đó, trong khung cảnh đó, mới đáng yêu, đáng quý làm sao- Nhất là nỗi lo lắng, dáng tất tưởi khi có người rớt lại phía sau, cần phải đi tìm chỉ có trong hàng ngũ quân đội mới có những điều tốt đẹp đó chăng?” [23, 227] Nguyễn Văn Thạc không chỉ dành tình cảm đặc biệt cho đồng chí, đồng đội mà ngay cả những người bạn của mình anh cũng quý mến và trân trọng. Anh thường viết về nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm một người bạn yêu thích thơ văn cùng anh tham gia vào chiến trường năm đó bằng sự trân trọng, khâm phục. Sau này, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm chia sẻ: “Đọc những dòng chữ anh viết tôi cứ mãi hình dung ra nụ cười tươi tắn của anh những ngày còn bên nhau. Chúng tôi nhập ngũ cùng ngày, ngày 6-9-1971, cùng đơn vị; chỉ tiếc là không được hi sinh cùng ngày. Tôi tự thấy mình cần phải sống sao cho xứng đáng với những người như Nguyễn Văn Thạc- những người đã hi sinh tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc, cho đất nước” [23, 311]. Thật đáng quý và tự hào về anh người chiến sĩ luôn sống mãi trong lòng đồng đội và dân tộc Việt Nam. Tuổi hai mươi của anh thật hào hùng và vĩ đại. 2.2.3. Cái tôi gắn bó với tình cảm quê hƣơng, đất nƣớc Hàng ngày phải hành quân hàng trăm cây số, khoác trên vài chiếc ba lô nặng trĩu tưởng chừng như muốn níu chân người lùi lại nhưng đêm đến những kỉ niệm dấu yêu về quê hương, về Hà Nội phồn hoa tấp nập vẫn luôn trong tâm trí Nguyễn Văn Thạc. Anh nhớ về Hà Nội với những điều bình dị quen thuộc nhất, Hà Nội trong tâm trí anh như một bản đồ thu nhỏ, dù ngồi ở bất kì đâu 29
  36. anh cũng có thể kể cho người ta nghe với từng chi tiết nhỏ. Mỗi góc nhỏ Hà Nội là mỗi kỉ niệm đẹp về tuổi ấu thơ, về những ngày cắp sách đến trường “Mình không nhớ Hà Nội chung chung như thế. Hà Nội, với mình là cái nhà nhỏ bên cái ao nhỏ, dạo này chắc là nhiều muỗi lắm. Là phố Nguyễn Du với đường cây ven hồ, ở đó có ngôi nhà 72 vừa gần gũi, vừa xa lạ, xa vời. Là đường Bà Triệu, thư viện, đường Nguyễn Ái Quốc, hồ Tây Là những kỉ niệm thấm mát tâm hồn.” [23, 96] Cảm xúc của Nguyễn Văn Thạc không chỉ là của riêng anh mà nó cũng là tiếng lòng của những người lính xa nhà, xa Hà Nội yêu dấu. Với anh, quê hương in hằn trong tâm trí qua từng chi tiết ngay cả những góc phố nhỏ hẹp và mỗi khi nhớ nhà anh lại nhớ về những con đường, những góc phố ấy. Không chỉ dành tình cảm đặc biệt cho quê hương cho xóm làng nơi anh sinh ra, nơi có cha mẹ đang ngóng chờ con hay đàn em thơ ngóng anh về. Với Thạc mỗi nơi anh đặt chân đến đều là quê hương, đều là những kỉ niệm không thể quên, nơi đó có những người mẹ già đã nuôi bao người con ra trận, còn có cả những đồi bạch đàn theo dấu chân người lính mỗi đêm hành quân. Nơi anh đặt chân đến, anh đều cảm nhận được mùi vị, hơi đất của chốn này để cảm nhận và yêu thương nó như chính nơi mình sinh ra. Cảm nhận của anh không chỉ từ cái nhìn, âm thanh tiếng động mà nó là cả tâm hồn và trái tim hòa quyện với nhau. Hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm chăm sóc các anh mỗi chén nước, giấc ngủ đều in hằn trong trí nhớ của anh và đó cũng là hành trang đẹp nhất trong đời bộ đội. “Ta muốn mãi ngồi trên đồi mặt trời để sớm sương giăng, mặt trời tròn đỏ ôm lấy ta mà bay lên Muốn mãi ngồi trong bếp của bà, nghe bà kể chuyện. Cháu đun nước cho bà, bà khen cháu ngoan đi Nhớ lắm nơi này, những con người nơi đây Ta cúi chào tất cả. Từ biệt Tân Yên, núi đồi và bạch đàn ” [23, 63] 30
  37. “Dẫu rằng đất này vừa bị lụt, đồng còn nâu bạc, cỏ cũng úa vàng và người làm đồng thì thưa thớt, rơm rạ còn mắc đầy trên dây điện và bốn bề có mùi cá tanh tanh Nhưng vùng quê vẫn đậm đà phong vị dân tộc ở tà áo, nét cười, dáng tất tưởi; ở bầu trời xanh màu Tổ quốc và dãy xoan lốm đốm chùm hoa đỏ, nhất là lũy tre le te, lúc lắc, rì rào, tâm hồn của nông thôn Việt Nam ” [23, 72] Những câu từ vừa mộc mạc lại giản dị, gợi cho ta nhớ đến bất kì vùng nông thôn nào trên đất nước Việt Nam. Phải quan sát tập trung và tinh tế lắm anh mới có thể ghi lại được những vẻ đẹp đơn thuần mà gần gũi ấy. Với Thạc, đi bộ đội không chỉ là vào chiến trường chiến đấu mà đi bộ đội với anh là một chuyến đi trải nghiệm những vùng đất mới bởi ở đâu anh cũng có kỉ niệm, cũng in dấu lại trên trang viết của mình: Yên Sở, Yên Thế, Hải Dương nơi đâu cũng có cảnh đẹp làm anh say đắm thiết tha. Cảnh với tình hòa chung một nhịp khiến trái tim anh rạo rực, cái tên “đồng chí, chú bộ đội, anh bộ đội” đã tiếp thêm lửa chiến đấu cho anh, anh thấy mình cần phải làm tròn trách nhiệm của người chiến sĩ cách mạng. “Yên Sở ơi, ta yêu Yên Sở như làng quê ta vậy. Nơi trú quân đầu tiên của đời ta. Nơi ta gọi bạn của mình là đồng chí. Nơi con thơ gọi ta là chú bộ đội, và các cô gái gọi ta: chào các anh bộ đội.” [23, 34] “Hải Dương – Người hãy tự hào vì dâng cho đất nước thiên nhiên xinh đẹp và những tài năng quý giá. Đến Sao Đỏ chỉ còn cách Đông Triều 15km, mình mới hiểu vì sao Khoa có thể đi bộ đến mỏ than để thăm anh Minh, mới hiểu “mang màu than trong nòng súng chúng tôi đi”. Hiểu nhiều, hiểu tất cả. Cả ngôi nhà Nhuần dưới chân núi của Lý Biên Cương trong “Mùa lũ” Chao ôi, cảm ơn tình trung du, đẹp quá đi thôi ” [23, 154] “Ngoảnh nhìn ra cửa là thấy núi như – Núi Hà Tĩnh mát ngọt như một dòng sông- Cây lên xanh và tháng 4, hoa sim, hoa mua nở tím đất trời – Chỗ 31
  38. nào cũng thấy cỏ, cỏ gai và cỏ gà và cả cỏ mật thơm lừng – Bước chân lên cỏ dầy, cứ ao ước ở đây lập một nông trường chăn nuôi bò sữa - Rồi đất nước mình sẽ đẹp biết bao!” [23, 236] Những dòng chữ ngắn gọn nhưng mộc mạc đã cho ta biết đến bao cảnh đẹp của non nước Việt Nam, đâu đâu cũng cỏ hoa, cây cối, sông nước mê đắm lòng người. Cảnh đẹp không chỉ bởi sự vật mà nó còn có hồn người gửi vào, cảnh vật nên thơ và hữu tình là trong tâm hồn Nguyễn Văn Thạc tình yêu thiên nhiên, đất nước luôn tồn tại. Chính vì thế thiên nhiên trong mắt anh là ánh hào quang của cuộc sống, nhìn đâu cũng thấy cảnh đẹp. Bởi vậy những trang viết của Nguyễn Văn Thạc luôn gợi cho ta thấy sự gần gũi, quen thuộc, một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, gắn bó mật thiết với quê hương đất nước. 2.2.4. Cái tôi trong quan hệ tình yêu lứa đôi Tình yêu luôn tồn tại trong mỗi con người, nhất là lứa tuổi đôi mươi ai cũng mang trong mình những tình cảm tha thiết, rạo rực. Nguyễn Văn Thạc bước vào chiến trường với một niềm tin, ý chí cống hiến khát khao lí tưởng cách mạng nhưng anh không thể nào quên mối tình mới chớm nở của mình. Trong chặng đường hành quân, nỗi nhớ về tình yêu với cô bạn gái được anh gửi gắm trong từng trang viết. Như Anh là tên cô bạn gái, cái tên có thể nói là xuất hiện nhiều nhất trong cuốn nhật ký chính là cái cớ khiến anh viết nên những trang nhật ký này. Trong qua trình tìm hiểu tác phẩm Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi chúng tôi thống kê được trong số 240 trang nhật ký của anh có tới 360 lần cái tên Như Anh xuất hiện trên trang giấy và rất nhiều lần anh viết kí hiệu P(cách gọi theo họ của Như Anh). Nguyễn Văn Thạc viết cuốn nhật ký sau 93 lần cầm bút, tức 93 ngày anh viết nhật ký thì có tới 44 ngày anh viết về Như Anh. Có thể nói đây là nhân vật đặc biệt khiến anh luôn quan tâm nhớ 32
  39. thương và gửi gắm tâm sự, cảm xúc của mình với bạn gái qua những trang nhật ký. Mối tình của Như Anh và Nguyễn Văn Thạc là mối tình đẹp của thời sinh viên, một mối tình mới chớm nở nhưng cả hai đã phải xa cách khi anh xung phong đi bộ đội. Biết bao thương nhớ, tâm sự chưa được chia sẻ khiến anh càng nhớ nhung da diết hơn. Mỗi lần nhớ Như Anh, Thạc thường viết thư và nó nhiều đến nỗi anh không nhớ nổi. Mặc dù chỉ là những lá thư hỏi thăm sức khỏe, chuyện học hành của Như Anh thôi nhưng cũng đủ cho ta sự ngưỡng mộ về một tình yêu giản dị, trong sáng, chân thành của họ. Trên những trang nhật ký của mình Thạc trải lòng kể về những kỉ niệm vui buồn ngày còn bên cạnh Như Anh cho đến những nỗi nhớ, những giấc mơ về cô khi anh ở chiến trường. Cảm xúc chung thể hiện tình yêu, sự nhớ nhung, lo lắng và chia sẻ với cô những tháng ngày hành quân, chiến đấu của mình. “Nghĩ về Hà Nội là nghĩ về Như Anh, nghĩ đến những ngày đi bên nhau đi trong đêm mùa hè, của đêm mùa thu Ta gặp nhau làm gì nhỉ? Ta nắm tay nhau làm gì nhỉ? Ta siết chặt nhau trong nỗi xúc động làm gì Như Anh bé nhỏ yêu dấu đêm nay ở đâu Thương Như Anh thật nhiều mà không biết nói sao, không biết làm sao cả. Phải chi đừng gặp Như Anh, thì bây giờ đỡ hối hận biết bao. Dẫu có phải mất đi những tháng năm đẹp đẽ ấy cho Như Anh bình yên và hạnh phúc.” [23, 96] Tình yêu của anh không chỉ có nỗi nhớ mà còn có cả sự dằn vặt, suy tư trắc trở. Phải thật tinh tế chúng ta mới thấy được Thạc đang trải lòng, nỗi lòng nặng trĩu về một tình yêu dang dở??? Tại sao anh yêu Như Anh thương người con gái ấy tha thiết nhưng dường như anh không thể đi quá xa, không thể bày tỏ vì còn chút ngập ngừng. 33
  40. “Như Anh, sao Như Anh bạo thế? Sao Như Anh dám yêu một người con trai kém Như Anh về mọi mặt- Một người con trai nghèo nàn và ngu dốt. Người con trai ấy đi chiến trường và rất dễ chẳng bao giờ quay trở lại- Sao Như Anh dám chớ? Không nghĩ đến những đòi hỏi của mình ư? Mình sẽ làm gì đây? Làm gì để xứng đáng với Như Anh? Không thể than thở mãi, không thể cứ ao ước và mong mỏi một cái gì may mắn đến làm thay đổi cuộc sống hiện nay. Mới đó, mà đã sắp 1 năm, sắp 1 năm tuổi quân rồi- Có cái gì đến với mình không, và mình đã làm được gì cho Như Anh? Đừng để Như Anh phải đau khổ vì mình, vì đã yêu nhầm một người không đáng để Như Anh phải quan tâm tới- Đừng để sự ngu dốt ngăn cản TA, T. Nhé.” Không ít lần anh dành những lời chúc cho cô, mong Như Anh được vui vẻ, hạnh phúc và sớm tìm được người bạn đời của mình và anh chỉ dám coi tình cảm giữa hai người là một tình bạn đẹp. Phải chăng giữa Thạc và Như Anh có sự ngăn cách nào khiến anh không thể hi vọng. Đây là những lời tâm sự da diết về cô: “Như Anh ơi, Như Anh Như Anh đang đâu rồi nhỉ. Như Anh nghe Thạc nói chuyện không? Buồn lắm Như Anh ạ- Tình bạn của chúng ta rồi sẽ đi đến đâu? Và nhất là có đẹp đẽ như những ngày qua, như những ngày hôm nay hay không? Phải đấy là tình bạn duy nhất mà mình còn giữ được” [23, 244] “Ta là đôi bạn tri thân nhất của cuộc đời riêng- Đôi bạn tin, quý và thương nhau nhất- Hiểu nhau nhất trong từng nẻo khuất của lòng. Đôi bạn nhớ nhau nhiều nhất- Nhưng vĩnh viễn nó chỉ như thế thôi- Như Anh sẽ có một gia đình riêng nho nhỏ, với người bạn đời nào đấy, chắc là người đó sẽ rất tốt, người đó sẽ cao thượng và đừng ghen tuông vì một tình bạn đẹp đẽ của mình.” [23, 255] 34
  41. Từng câu từng chữ anh viết ra nghẹn ngào, chua xót giống như trái tim anh đang quặn đau vì không thể ở bên người con gái ấy. Có lẽ Nguyễn Văn Thạc linh cảm được số phận của mình, anh không thể trở về gặp lại Như Anh nên anh không muốn để người con gái ấy phải đau khổ mòn mỏi đợi chờ mình. Một lí do nữa cũng khiến anh dè dặn không dám bày tỏ và hi vọng về tình yêu này là do hoàn cảnh gia đình hai người khác nhau, Như Anh xuất thân trong một gia đình khá giả cha mẹ đều là những người có địa vị trong xã hội, liệu họ có thể chấp nhận anh một anh lính nghèo nàn nơi chiến trường, gia cảnh lại khốn khó bấp bênh. Mặc dù người đọc không chắc chắn cho một lí do nào vì đó là bí mật mà chỉ anh mới biết nhưng chúng ta đều thấy xót xa cho anh, xót xa cho tình yêu của anh, một tình yêu dang dở còn bỏ ngỏ. Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc đã tái hiện lại những năm tháng hào hùng mà bi thương nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam, bức tranh về hiện thực chiến tranh hiện lên vừa chân thực lại xót xa. Đời sống nhân dân vốn đói khổ, nghèo túng trong cảnh chiến tranh lại càng khổ cực hơn. Đặc biệt là cuộc sống của những người lính nơi chiến trường, họ vô cùng thiếu thốn về vật chất, khó khăn lại chồng chất khó khăn. Không chỉ khó khăn, khổ cực mà trong bức tranh về hiện thực chiến tranh ấy cái chết luôn cận kề, bom đạn luôn rình rập nhưng những người lính của ta luôn có một tinh thần thép “anh dũng, kiên cường” trong mọi hoàn cảnh. Nguyễn Văn Thạc chính là một chiến sĩ tiêu biểu cho tinh thần Cách mạng, tinh thần dân tộc trong kháng chiến. Bên cạnh bức tranh về hiện thực chiến trường, cái tôi cá nhân của anh cũng được bộc lộ trên nhiều phương diện khác nhau và ở khía cạnh nào ta cũng thấy hình ảnh người lính đó thật đẹp. Anh luôn có những rung cảm sâu lắng, cảm nhận tinh tế về cuộc sống và tình cảm. Nguyễn Văn Thạc khi đứng trong hàng ngũ luôn cố gắng phấn đấu hết mình vì lí tưởng của Đảng, Cách mạng. Chặng đường cách mạng của anh gắn liền với các địa danh của quê 35
  42. hương đất nước, với tình yêu thiên nhiên tha thiết bất kể nơi đâu chỉ cần đặt chân đến anh đều khắc dấu kỉ niệm trên trang viết của mình. Cái tôi của Nguyễn Văn Thạc không chỉ dành cho cái chung của Đảng, Cách mạng, quê hương đất nước mà cái tôi của anh còn dành cho tình yêu lứa đôi. Ở đâu, nơi nào, lúc nào hình ảnh người con gái Như Anh cũng luôn hiện hữu trong trái tim anh, một tình yêu chân thành, thủy chung. Nguyễn Văn Thạc người anh hùng tiêu biểu cho anh bộ đội cụ Hồ. 36
  43. CHƢƠNG 3 MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TRONG NHẬT KÝ MÃI MÃI TUỔI HAI MƢƠI 3.1. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm Theo Từ điển 150 thuật ngữ văn học, tác giả Lại Nguyên Ân định nghĩa: “Độc thoại là một mình nói một mình nghe, không có và không cần ai lắng nghe hay trả lời.” Độc thoại chiết tự có nghĩa là “nói một mình”. Đó là hình thức giao tiếp trong đó chỉ có một bên nói còn một bên kia tiếp nhận. Không có phản ứng của một người thứ hai không bị tác động và bị chi phối bởi các nhân tố của một cuộc thoại. Xét về phương diện ngôn ngữ, GS. Đỗ Hữu Châu cho rằng: Độc thoại là một quá trình giao tiếp ở đó “người nhận bị trìu tượng hoá, xem như không có mặt nhưng không có ảnh hưởng gì tới việc nói và viết ra” [2] Nhật ký là loại hình văn học khác với các thể loại khác nên nó có những biểu hiện riêng: Nhật ký có sức hấp dẫn riêng bởi nó có tính riêng tư, chính vì thế nên trong ngôn ngữ của nhật ký thường có những lời đối thoại với chính bản thân hay lời độc thoại. Khảo sát cuốn nhật ký ta thấy một phần lớn số lượng câu văn của tác giả là lời độc thoại tự bộc bạch với lòng mình về những suy nghĩ những câu hỏi chưa có lời giải đáp hay đơn thuần là lời giãi bày tâm sự để quên đi hình bóng nào đó. Như chúng ta đã biết cuốn nhật ký sau khi được gửi về gia đình thì ông Nguyễn Văn Thục (tức anh trai của Nguyễn Văn Thạc) nói phải giao cuốn nhật ký này cho Như Anh (người yêu cũ của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc), chỉ có bà mới xứng đáng giữ cuốn nhật ký này. Có thể thấy nhân vật Như Anh đóng vai trò quan trọng với cuốn nhật ký này. Đọc toàn bộ nội dung của cuốn nhật 37
  44. ký, chúng tôi thống kê có hơn 50 đoạn độc thoại nội tâm mà tác giả tự nói ra, tự hỏi mình. Một điều đặc biệt là có tới 90% những lời độc thoại ấy xuất phát, liên quan đến cô Như Anh. Phải chăng nhân vật này chính là cơ sở, cái cớ để tác giả viết nên những dòng nhật ký. Mỗi lần nhớ người yêu tác giả lại tự hỏi mình “ Như Anh đang làm gì”, “Như Anh bé nhỏ yêu dấu đêm nay ở đâu”, “Như Anh học hành ra sao, có giỏi không hay chỉ nhàng nhàng” . Bên cạnh những dòng chữ đầy nhớ thương ấy là nỗi niềm băn khoăn của tác giả về lí tưởng sống, những trăn trở suy tư,về chiến tranh về lí tưởng của Đảng. Người thanh niên trẻ tuổi ấy luôn khao khát được xông pha vào mặt trận cầm súng chiến đấu cống hiến hết mình cho Cách mạng. Anh cảm nhận được sự thiêng liêng, cao cả về sứ mệnh dân tộc đặt trên vai mình, sẵn sàng hi sinh không ngại gian khó coi cái chết “chỉ như một viên đạn lạc hay một hơi bom”. “Khó gì đâu- cái chết- chỉ như một viên đạn lạc hay một hơi bom.- Sự thật bi đát đó không trừ một ai cả”. “Bây giờ cái khao khát nhất của ta- cái day dứt trong ta là khi nào được vào miền Nam, vào Huế, Sài Gòn- xọc lê vào thỏi tim đen đủi của quân thù” [23, 53] “Mình đã và sẽ làm gì? Cho mãi tới bây giờ chưa ra hồn vía gì cả” [23, 109] Ngay trong chính bản thân mình, Nguyễn Văn Thạc luôn có sự giằng xé, dằn vặt thậm chí trách móc bản thân mình bởi tại sao bấy lâu nay chưa phấn đấu để đứng trong hàng ngũ của Đảng. Dường như đó là những đau đớn đến xé lòng, khiến anh phải thốt lên hai chữ “hổ thẹn”. Anh không chỉ hổ thẹn với bản thân mình, với mọi người mà anh còn thấy “hổ thẹn” với cả những nhân vật văn học như Paven hay Palơlusa. Đó là những suy nghĩ thầm kín nhất mà anh không thể chia sẻ với ai khác ngoài cuốn nhật ký của mình, bao tâm sự 38
  45. anh đều gửi gắm vào đó. Quả thực chỉ khi đặt những nét bút trên trang giấy những tâm sự của anh mới thực sự được giãi bày, bộc lộ một cách chân thực nhất. “Hôm nay, lần đầu tiên trong đời,mình thấy hổ thẹn với mọi người, hổ thẹn với Paven, Pavơlusa thân yêu- Mình chưa phải là một Đảng viên!” [23, 118] “Sao trước kia, mình không hề lúc nào nghĩ đến điều đó cả? Có phải vì mình thấy Đảng quá cao siêu và mình không thể nào với tới? Có phải vì mình kém nghị lực chiến đấu; kém tinh thần vươn lên và cam chịu sống cuộc đời riêng biệt, tẻ nhạt với những rung động êm đềm? Có phải mình thấy trước được những trở ngại không thể nào vượt qua được mà cảm thấy phiền lòng? Cảm thấy nhụt dần hứng thú hoạt động tập thể mà tuổi nhỏ rất nhiệt tình tham gia” [23, 119] Độc thoại nội tâm trong nhật ký đã khai thác những khía cạnh của cuộc sống về lí tưởng sống, tình yêu đôi lứa, cuộc sống đời thường, những nỗi đau mất mát của chiến tranh từ những cái nhỏ bé đến cái lớn lao làm cho nội dung cũng như ngôn ngữ biểu hiện hết sức phong phú và đa dạng. Các đoạn độc thoại nội tâm ấy là những diễn biến tâm lí, tâm trạng, suy nghĩ không hề đơn giản của con người trước những diễn biến của chiến tranh, của cuộc sống. Những đoạn độc thoaị nội tâm dù dài hay ngắn đều được tách biệt hay xen kẽ với lời dẫn truyện từ đó tạo nên những giá trị biểu hiện riêng biệt trong việc khẳng định phong cách tác giả. Việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm đã tạo ra giá trị biểu hiện cao cho mỗi chủ đề, đề tài mà tác giả đã đi sâu vào khai thác. 3.2. Không gian nghệ thuật Trong cuốn Từ điển Tiếng việt, GS. Hoàng Phê định nghĩa không gian như sau: “Không gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả sự vật hiện tượng xung quanh của đời sống con người.” [20] 39
  46. Bàn về không gian nghệ thuật, Gs.Trần Đình Sử cho rằng: “Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại cùng thế giới nghệ thuật và không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống. Không gian nghệ thuật được tác giả xây dựng dựa vào không gian có thật và những quan niệm về không gian sinh hoạt trong cuộc sống. Mỗi nhà văn sẽ thể hiện không gian khác nhau và thông qua ngôn từ để thể hiện được cái nhìn của họ.” [13] Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc xây dựng nhiều bối cảnh không gian khác nhau, trong đó nổi bật là không gian chiến trường và không gian tâm tưởng. Nhờ có sự kết hợp của hai bối cảnh không gian này mà cuốn nhật ký giúp người đọc lưu giữ được nhiều dấu ấn trong không gian khác nhau cảm nhận sâu sắc hơn. Không gian chiến trường chính là bối cảnh thực nơi chiến trường mà anh và đồng đội cùng hành quân tham gia chiến đấu. Nơi đó là những vùng đất xa lạ trong cảm thức của người lính khi lần đầu đặt chân đến có chút lạ lẫm, có chút hoang sơ bí hiểm bởi họ đều là những sinh viên Hà thành đã quen với cuộc sống chốn đô thị phồn hoa, tấp nập. “Đêm Hà Bắc thật thanh bình. Thèm quá, nghe một tiếng thì thào của cánh gió trên đồi bạch đàn Mình đã sống trên 20 ngày bên hồ cá Yên Duyên, Yên Sở. Ở đó có những đường cây đẹp tuyệt. Mình đã chụp tấm ảnh bộ đội đầu tiên dưới một gốc dừa, sau lưng là hồ cá. Hoàng hôn thong thả thay màu nước. Và ngôi sao Hôm trầm tư, kiêu hãnh đã mọc trên trời. Cuộc đời bộ đội đâu dễ dàng như thế”. [23, 31] Không gian chiến trường còn được tái hiện ở những cuộc chiến tranh ác liệt và đẫm máu cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh. Rất nhiều hình ảnh trong không gian ấy trở thành nỗi ám ảnh cho người đọc, nó khiến người đọc như đang ở trong chiến trường ấy, chứng kiến cảnh chiến tranh đầy bom đạn 40
  47. và chết chóc. Không chỉ thấy được hiện thực chiến tranh mà không gian ấy còn gợi sự xót xa, thương cảm đối với đồng bào ta những năm kháng chiến, cảm thông và biết ơn tinh thân chiến đấu dũng cảm của họ. “Đêm ấy, thật đau lòng. Hồi chiều bị ném 40 quả bom. Điện bị đứt lung tung. Làng xóm chìm trong tang tóc và bóng đêm. Ở ngay trước ngõ là một bát hương hiu hiu khói. Anh Phúc bị bom tiện đứt cả chân tay, nằm trong chiếc quan tài đỏ, ngọn đuốc nứa thổi phừng phừng, cái xe bò lăn lộc cộc Sao giống “chiếc quan tài” như thế. Không, suốt đời ta không quên, ta không quên cảnh em bé miền Nam đập tay lên vũng máu. Dưới tay em lẽ ra là chậu nước trong mát- cái biển mênh mông của tuổi thơ hồn nhiên, nhí nhảnh ” “Bộ đội dừng lại trước ngôi trường hôm qua tan tác vì bom đạn địch. Hố bom đen kịt, gỗ ngổng ngang, đất đá tơi bời- Có mùi tanh và khét lẹt. Hầm sập- 5 em nhỏ đã bị chết và một số bị thương” [23, 244] Bên cạnh việc khắc họa không gian chiến trường trong nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc còn xây dựng không gian tâm tưởng. Không gian tâm tưởng được thể hiện chủ yếu qua những đoạn hồi tưởng và những đoạn độc thoại nội tâm của Thạc. Chúng thường gợi lại những không gian của quá khứ trên giảng đường đại học hay cụ thể và xuất hiện nhiều nhất chính là hình ảnh cô bạn gái Như Anh. Đó là những lần họ gặp nhau cùng nhau trò chuyện, cùng đi bên nhau, không gian đó làm cho anh thấy ấm áp hơn dường như luôn có một hình bóng người con gái anh yêu thương đi bên cạnh nhưng đôi lúc hình ảnh đó cũng làm anh buồn đến nao lòng vì không có ai để chia sẻ tâm sự. “Nghĩ về Hà Nội là nghĩ về N. Anh, nghĩ đến những ngày bên nhau đi trong hương đêm mùa hè, của đêm mùa thu Ta gặp nhau làm gì nhỉ? Ta nắm tay nhau làm gì nhỉ? Ta siết chặt trong nỗi xúc động làm gì N. Anh bé nhỏ yêu dấu đêm nay ở đâu Thương N. Anh thật nhiều mà không biết nói 41
  48. sao, không biết làm sao cả.” [23, 244] Đây chính là không gian của riêng anh, không gian ấy chỉ có anh và hình bóng người con gái anh yêu, cũng chỉ có anh mới biết và hình dung được Như Anh như thế nào, Như Anh đang làm gì. Việc xây dựng không gian tâm tưởng trong tâm trí khiến người đọc vô cùng tò mò và háo hức muốn biết sự thật về người con gái anh ngày đêm mong ngóng mơ tưởng, người con gái ấy đẹp không có đáng yêu như những gì anh vẫn nghĩ không. Qua việc xây dựng không gian chiến trường và không gian tâm tưởng Nguyễn Văn Thạc đã cho người đọc đến nhiều cung bậc cảm xúc, từ những đau thương mất mát của chiến tranh, cái đói nghèo khổ cực của chiến trường đến cả những tâm sự nhỏ bé, thầm kín nhất trong tình yêu. 3.3. Thời gian nghệ thuật Thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phương thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái nhìn trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật. Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quay về quá khứ, có thể vươn tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát hoặc có thể kéo dài một khoảng thời gian ra đến vô tận. Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức: sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay, giao mùa tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Như vậy, thời 42
  49. gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người qua từng thời kỳ lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thời gian. Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiêu đề được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả. Gắn với phương thức, phương tiện thể hiện, mỗi loại văn học có kiểu thời gian nghệ thuật riêng”. [13] Do đặc trưng của thể loại nhật ký thường viết theo trình tự thời gian nên thời gian trong nhật ký là thời gian tuyến tính, các sự việc diễn ra trong nhật ký thường tuân theo trình tự diễn tiến của thời gian. Với cách viết này chúng ta có thể hình dung được từng giai đoạn, thời kì gắn với các chặng đường đi trong cuộc đời của tác giả. Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc bắt đầu từ ngày 2.10.1971. Sau hai tám ngày nhập ngũ, khoác trên mình bộ quân phục màu xanh, chàng trai sinh viên Hà thành đã đặt bút viết những trang nhật ký đầu tiên để ghi dấu lại chặng đường mới trong cuộc đời: “Nhiều lúc mình cũng không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự, nhiên quá, bình thản quá, và cũng đợt ngột quá”. Cuốn nhật ký kết thúc vào ngày 24.5.1972. Đó là thời gian trước hai tháng Nguyễn Văn Thạc bước vào trận chiến đấu cuối của đời mình. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, tác giả đã để lại 240 trang nhật ký ghi chép lại tất cả những suy nghĩ, cảm xúc của chính mình trong bảy tháng vừa huấn luyện, vừa hành quân trên mặt trận. Đặc biệt đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm, người đọc sẽ thấy cuốn nhật ký được chia thành hai thời kì khác nhau, đó là từ khi vào bộ đội đến hết năm 1971 và từ đầu năm 1972 đến khi tác giả ngừng viết. Mặc dù cách phân chia 43
  50. này không có sự rõ ràng nhưng qua cách viết của tác giả chúng ta có thể thấy lối suy nghĩ có ảnh hưởng rất nhiều đến lối viết. Nếu giai đoạn đầu tác giả chỉ chú ý viết về những cảm nhận về cuộc sống thực tại của con người, cuộc chiến tranh khốc liệt thì đến giai đoạn sau trong tư tưởng của tác giả đã có sự chuyển biến, nó không chỉ là cảm nhận của thế giới bên ngoài mà tác giả còn bộc lộ những cảm xúc bên trong lí tưởng cách mạng dần hình thành và tư tưởng sống cống hiến cho sự nghiệp cách mạng được bộc lộ rõ hơn. Ở phần đầu cuốn nhật ký, Nguyễn Văn Thạc viết về những ngày đóng quân, hành quân ở các địa điểm Hà Bắc, Tân Yên, Việt Yên. Nơi đó chính là mảnh đất đầu tiên anh đặt chân đến, được gặp những con người, gặp đồng đội mới. Ở nơi lạ lẫm này cảm xúc của anh vẫn là lưu luyến nhớ về Hà Nội yêu dấu, nhớ về giảng đường đại học nơi có những người bạn và cả người con gái anh thầm yêu quý, trân trọng. Cảm xúc đơn giản và đời thường biết bao nhưng ta chợt nhận ra trong thế giới ấy là một tâm hồn chứa chan tâm sự, nỗi lòng. “Đêm Hà Bắc thật thanh bình. Thèm quá, nghe một tiếng thì thào của cánh gió trên đồi bạch đàn Mình đã sống trên 20 ngày bên hồ cá Yên Duyên, Yên Sở. Ở đó có những đường cây đẹp tuyệt.” [23, 31] “Mình không nhớ Hà Nội chung chung như thế. Hà Nội với mình là ngôi nhà nhỏ bên cái ao nhỏ, dạo này chắc nhiều muỗi lắm. Là phố Nguyễn Du với đường cây ven hồ, ở đó có ngôi nhà 72 vừa gần gũi, vừa xa lạ, xa vời. Là đường Bà Triệu, thư viện, đường Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tây Là những kỉ niệm thấm mát tâm hồn. Nghĩ về Hà Nội là nghĩ về Như Anh, nghĩ đến những ngày bên nhau đi trong hương đêm mùa hè, của đêm mùa thu Ta gặp nhau làm gì nhỉ? Ta nắm tay nhau làm gì nhỉ? Ta siết chặt trong nỗi xúc động làm gì Như Anh 44
  51. bé nhỏ yêu dấu đêm nay ở đâu Thương Như Anh thật nhiều mà không biết nói sao, không biết làm sao cả.” [23, 96] Phần còn lại của cuốn nhật ký là đoạn đường hành quân từ căn cứ cũ tiến vào các địa điểm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị ở chiến trường miền Nam. Anh không còn viết nhiều về cảm xúc nhớ thương đời thường nhiều như trước nữa, mà đi sâu hơn vào việc chất vấn và khám phá bản thân. Anh tự hỏi mình tại sao và phải làm gì để sống có lí tưởng, có trách nhiệm hơn nữa đối với sự nghiệp cách mạng này. 10.4.72. Nghi Lộc- Nghệ An. “Ta đi theo tiếng gọi của miền Nam, và cả sự thôi thúc của miền Bắc đang khôi phục- Một nhà ga Ninh Bình vừa dựng bên núi đá, một dòng sông Đáy xanh lững lờ trôi vào bài thơ trữ tình ngọt lịm của Tố Hữu, một chùa non nước còn âm vang chiến công của tổ ba người Giáp Văn Khương Tất cả đang giục giã anh chiến sĩ, hay đi đi, hãy đi – và chiến thắng” [23, 189] Tương ứng với hai phần của cuốn nhật ký là quá trình tham gia hoạt động cách mạng của Nguyễn Văn Thạc. Tất cả được ghi lại một cách tỉ mỉ và chân thật. Thông qua trình tự thời gian của cuốn nhật ký và các sự kiện diễn ra chúng ta phần nào hiểu được những biến cố trong cuộc đời của tác giả, qua đó cũng thấy được sự trưởng thành trong con người anh. Với đặc trưng của thể loại nhật ký Nguyễn Văn Thạc đã ghi chép lại một cách chân thực những tâm trạng, cảm xúc bằng lối nói độc thoại nội tâm góp phần tạo nên tính riêng tư của nhân vật. Độc thoại nội tâm nhân vật là một trong những kiểu ngôn ngữ tiêu biểu cho thể loại nhật ký giúp người đọc bộc lộ những tình cảm chân thành, sâu kín nhất, khai thác tối đa cảm xúc riêng tư đời thường. Nhờ ngôn ngữ độc thoại Nguyễn Văn Thạc đã bày tỏ được những cảm xúc riêng của mình về những day dứt, băn khoăn khi bước vào chiến trường, khoác trên vai trách nhiệm của Tổ quốc. Những tình cảm đời thường, 45
  52. bình dị nhất cũng được anh gửi gắm vào qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm như: nhớ bạn bè, trường lớp, nhớ quê hương xóm làng và cả nỗi nhớ về Như Anh cô bạn gái của anh. Nguyễn Văn Thạc đã khắc họa bối cảnh chiến tranh qua những không gian khác nhau, từ đó người đọc có thể hiểu hơn về hiện thực cuộc sống, hiện thực chiến trường cũng như tâm trạng của anh khi hồi tưởng về quá khứ xa xưa. Với không gian chiến trường, chiến tranh hiện lên vô cùng khốc liệt, luôn có tiếng súng đạn, tiếng bom và cái chết luôn cận kề; còn với không gian tâm tưởng một thế giới bình dị phẳng lặng sau những dữ dội của bom đạn lại cho thấy một tâm hồn tha thiết, giàu tình cảm. Cùng với ngôn ngữ độc thoại nội tâm và không gian nghệ thuật thì thời gian nghệ thuật cũng là yếu tố quan trọng góp phần phản ánh đúng đặc trưng thể loại nhật ký, ghi lại chính xác các mốc thời gian sự kiện, đồng thời khẳng định tính chân thật của nhật ký qua thời gian cụ thể, xác định. 46
  53. KẾT LUẬN 1. Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi ra đời đã đánh dấu tên tuổi của thể loại Nhật ký góp phần hoàn thiện và phát triển về thể loại này trong văn học Việt Nam. Từ đây bạn đọc biết đến một thể loại mới của thể ký đó chính là nhật ký chiến tranh, biết được số phận của một chàng trai đã hi sinh anh dũng để lại nhiều tiếc nuối và cả sự ngưỡng mộ khi mới ở tuổi hai mươi. Sự thành công của cuốn nhật ký đã khẳng định được tài năng của Nguyễn Văn Thạc, đồng thời còn khẳng định nét đặc trưng tiêu biểu của thể loại nhật ký qua tính chân thật. 2. Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi Nguyễn Văn Thạc đã tái hiện được hiện thực chiến tranh vô cùng khốc liệt, cuộc sống khó khăn nghèo nàn của những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt. Đồng thời qua đó người đọc thấy được những mất mát, đau thương. Bên cạnh việc tái hiện lại hiện thực chiến tranh Nguyễn Văn Thạc cũng thể hiện cái tôi của mình trên nhiều phương diện khác nhau như cái tôi gắn với lí tưởng luôn khao khát sống cống hiến hết mình cho cách mạng, cái tôi gắn bó với đồng chí đồng đội, cái tôi với tình cảm quê hương đất nước và cái tôi trong quan hệ tình yêu lứa đôi. Trên phương diện nào Nguyễn Văn Thạc cũng in đậm dấu ấn của mình nhưng cái rõ nhất và được anh nhắc đến nhiều nhất chính là lí tưởng sống với cách mạng và tình yêu lứa đôi. Cuốn nhật ký đã giúp ta hiểu hơn về chàng thanh niên luôn khao khát sống, cống hiến cho Đảng, cách mạng biết hi sinh vì đồng chí đồng đội luôn lạc quan yêu đời và đặc biệt rất thủy chung trong tình yêu. 3. Nghệ thuật cũng là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần làm nên thành công của cuốn nhật ký. Với nghệ thuật độc thoại nội tâm nhân vật đã làm nổi bật lên đặc trưng, tính riêng tư của nhật ký giúp người đọc hiểu rõ hơn về thể loại nhật ký. Ngoài ra trong cuốn nhật ký còn có yếu tố không gian và thời 47
  54. gian nghệ thuật, đây chính là yếu tố quan trọng giúp người đọc hiểu rõ hơn về bối cảnh chiến tranh, tính cụ thể và chân thật của nhật ký. Với đề tài khóa luận này, chúng tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu những nét chính cơ bản về nội dung và nghệ thuật của cuốn nhật ký nhằm góp phần làm rõ đặc trưng của thể loại và cung cấp cho bạn đọc những cái nhìn cơ bản nhất khi tìm hiểu cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi. 48
  55. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Mãi_mãi_tuổi_hai_mươi 2. Đỗ Hữu Châu (2012), Đại cương ngôn ngữ học (tập 2), Nxb Giáo dục. 3. Bùi Dũng (2005), “Nguyễn Văn Thạc- Tình yêu và hạnh phúc”, 4. Đại bách khoa toàn thư Xô viết Matxcơva (1955). 5. Phong Điệp (2005), “Sức sống thần kì của một cuốn nhật ký” , Báo Văn nghệ Trẻ. 6. Trần Ngọc Hà (2005), “Sống lại sau 30 năm hi sinh ”, Báo Pháp luật Việt Nam. 7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2001), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Hà Nội. 8. Nguyễn Minh Hiền (2016), Bước đầu tìm hiểu nhật ký Nguyễn Huy Tưởng, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm Hà Nội 2. 9. Đặng Vương Hưng (2005), Những lá thư thời chiến, Nxb Hội nhà văn. 10. Đặng Vương Hưng (2016), “Sự kiện Mãi mãi tuổi hai mươi ra đời như thế nào?”, 20-ra-doi-nhu-the-nao-404606/ 11. Tôn Phương Lan, “Nguồn tư liệu đáng quý qua nhật kí chiến tranh” tranh/ 12. Phong Lê (2010), Sống mãi những trang nhật ký sau khoảng lặng 30 năm - in trong cuốn Cảm thức tân xuân, Nxb Hà Nội 13. Nguyễn Thị Linh (2016), Thế giới nghệ thuật trong Tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
  56. 14. Nguyễn Văn Long, Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lịch sử VHVN giai đoạn từ sau 1975, Nxb Sư phạm. 15. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn, VHVN sau 1975- Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục. 16. Phương Lựu (2004), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục Hà Nội. 17. Lê Lan Ly, Bùi Thảo Mai, 2017, Đặc sắc trong Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc, Nghiên cứu khoa học, Đại học Tây Bắc. 18. Nhiều tác giả, “Cơn sốt nhật kí chiến tranh””, http // chungta. Com/ Desktop. aspx/ PT-KyNang-SuNghiep/Van-hoa-Trithuc/Con_sot_nhat_ ky_chien_tranh/. 19. Phạm Xuân Nguyên (2005), “Trang sách cuộc đời anh”, Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh. 20. Hoàng Phê (2018), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Hồng Đức. 21. Đào Duy Quát (2006), Viết tiếp tuổi 20, Nxb Thanh niên. 22. Trần Đình Sử (1988), Lý luận văn học (tập 2), Nxb Đại học Sư phạm. 23. Nguyễn Văn Thạc (2006), Mãi mãi tuổi hai mươi, Đặng Vương Hưng sưu tầm, Nxb Thanh niên. 24. Trần Thị Thu (2012), Nhật ký chiến tranh qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu: Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm, Chu Cẩm Phong, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. 25. Y Trang (2005), Một cuốn nhật kí đáng đọc, Báo Lao động. 26. Từ điển văn học tập 1 (1983), Nxb KHXH. 27. Hồng Vân (2005), “Viết tiếp những dòng vui tươi ”, Báo Hà Nội mới.