Khóa luận Giá trị bản thân của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

pdf 140 trang thiennha21 16/04/2022 7341
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giá trị bản thân của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_gia_tri_ban_than_cua_sinh_vien_truong_dai_hoc_su_p.pdf

Nội dung text: Khóa luận Giá trị bản thân của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN MINH QUÂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIÁ TRỊ BẢN THÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tâm lí học Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN MINH QUÂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIÁ TRỊ BẢN THÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tâm lí học Người hướng dẫn khoa học: TS. Kiều Thị Thanh Trà Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu và kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào. Tác giả khóa luận Nguyễn Minh Quân
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2 4. Giả thuyết nghiên cứu 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 6. Giới hạn nghiên cứu 3 7. Phương pháp nghiên cứu 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ BẢN THÂN CỦA SINH VIÊN 5 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về giá trị bản thân của sinh viên 5 1.2. Một số khái niệm cơ bản 20 1.3. Đặc điểm tâm lí của thanh niên sinh viên 30 1.4. Giá trị bản thân của sinh viên 44 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 57 CHƯƠNG 2 58 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG GIÁ TRỊ BẢN THÂN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 58 2.1. Thể thức nghiên cứu 58 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng giá trị bản thân của sinh viên Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh 61 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 102 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103 1. Kết luận 103 2. Kiến nghị 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT 114 PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ KẾT QUẢ THỐNG KÊ 121
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt 1 ĐLC Độ lệch chuẩn 2 ĐTB Điểm trung bình
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Phân bố mẫu nghiên cứu 58 Bảng 2.2. Phân chia mức độ dựa trên giá trị trung bình 61 Bảng 2.3. Hệ số tin cậy thang đo giá trị bản thân 61 Bảng 2.4. Những lĩnh vực xác định giá trị bản thân 61 Bảng 2.5. Mức độ giá trị bản thân tổng quát của sinh viên Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh 63 Bảng 2.6. Mức độ giá trị bản thân tổng quát trong học tập 65 Bảng 2.7. Một số biểu hiện nổi bật trong học tập 65 Bảng 2.8. Mức độ giá trị bản thân tổng quát trong hoạt động kinh tế - văn hóa – xã hội 66 Bảng 2.9. Một số biểu hiện nổi bật trong hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội 67 Bảng 2.10. Mức độ giá trị bản thân tổng quát trong giao tiếp 68 Bảng 2.11. Một số biểu hiện nổi bật trong giao tiếp 68 Bảng 2.12. Mức độ giá trị bản thân tạm thời của sinh viên Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh 70 Bảng 2.13. Mức độ giá trị bản thân tạm thời trong học tập 71 Bảng 2.14. Một số biểu hiện nổi bật trong học tập 72 Bảng 2.15. Mức độ giá trị bản thân tạm thời trong hoạt động kinh tế - văn hóa – xã hội 73 Bảng 2.16. Một số biểu hiện nổi bật trong hoạt động kinh tế - văn hóa – xã hội 73 Bảng 2.17. Mức độ giá trị bản thân tạm thời trong giao tiếp 74 Bảng 2.18. Một số biểu hiện nổi bật trong giao tiếp 75 Bảng 2.19. Kiểm định tương quan Pearson giữa giá trị bản thân tổng quát và giá trị bản thân tạm thời 76 Bảng 2.20. Kiểm định tương quan Pearson giữa giá trị bản thân tổng quát và giá trị bản thân tạm thời trong từng lĩnh vực 77 Bảng 2.21. Kiểm định Chi- Square giữa các mức độ giá trị bản thân tổng quát và giá trị bản thân tạm thời 78
  7. Bảng 2.22. Mức độ lòng tự trọng của sinh viên Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh 79 Bảng 2.23. Kiểm định tương quan Pearson giữa lòng tự trọng với giá trị bản thân tổng quát và giá trị bản thân tạm thời 79 Bảng 2.24. Kiểm định Chi-Square về mức độ lòng tự trọng giữa các mức độ giá trị bản thân tổng quát 80 Bảng 2.25. Kiểm định Chi-Square về mức độ lòng tự trọng giữa các mức độ giá trị bản thân tạm thời 81 Bảng 2.26. Kiểm định T – Test về lĩnh vực xác định giá trị bản thân giữa các khối ngành 82 Bảng 2.27. Kiểm định T – Test về giá trị bản thân giữa các khối ngành 83 Bảng 2.28. Kiểm định T – Test về lĩnh vực xác định giá trị bản thân giữa các giới tính 84 Bảng 2.29. Kiểm định T – Test về giá trị bản thân giữa các giới tính 85 Bảng 2.30. Kiểm định ANOVA về lĩnh vực xác định giá trị bản thân giữa các năm học 86 Bảng 2.31. Kiểm định ANOVA về giá trị bản thân giữa các năm học 88 Bảng 2.32. Kiểm định ANOVA về lĩnh vực xác định giá trị bản thân giữa các học lực 89 Bảng 2.33. Kiểm định ANOVA về giá trị bản thân giữa các học lực 89 Bảng 2.34. Kiểm định ANOVA về lĩnh vực xác định giá trị bản thân giữa các kết quả rèn luyện 91 Bảng 2.35. Kiểm định ANOVA về giá trị bản thân giữa các kết quả rèn luyện 92 Bảng 2.36. Kiểm định T-Test về lĩnh vực xác định giá trị bản thân giữa các thành tích đạt được 94 Bảng 2.37. Kiểm định T-Test về giá trị bản thân giữa các thành tích đạt được 95 Bảng 2.38. Kiểm định ANOVA về lĩnh vực xác định giá trị bản thân giữa các điều kiện kinh tế 96 Bảng 2.39. Kiểm định ANOVA về giá trị bản thân giữa các điều kiện kinh tế 97
  8. Bảng 2.40. Kiểm định ANOVA về lĩnh vực xác định giá trị bản thân giữa các vị trí trong gia đình 98 Bảng 2.41. Kiểm định ANOVA về giá trị bản thân giữa các vị trí trong gia đình 99 Bảng 2.42. Kiểm định T-Test về lĩnh vực xác định giá trị bản thân giữa các nhóm có hoặc không có tôn giáo 100 Bảng 2.43. Kiểm định T-Test về giá trị bản thân giữa các nhóm có hoặc không có tôn giáo 101
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Phân bố tổng điểm giá trị bản thân tổng quát 64 Biểu đồ 2.2. Phân bố tổng điểm giá trị bản thân tạm thời 71
  10. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Những biến động trong tình hình văn hóa - xã hội hiện nay đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của con người, trong đó xuất hiện nhiều vấn đề liên quan đến nhân cách cá nhân. Một số hiện tượng đang dần trở nên phổ biến như hành vi thể hiện bản thân trên mạng xã hội, thay đổi phong cách sống theo thần tượng, lạm dụng chất kích thích, bạo lực học đường, quan hệ tình dục không kiểm soát, Những hành vi này được các đối tượng trong độ tuổi vị thành niên và thanh niên nhìn nhận với mục đích khẳng định giá trị bản thân. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu sự nhìn nhận này có phù hợp hay không? Là một thành tố của lòng tự trọng, giá trị bản thân là cách cá nhân xác định giá trị của mình tương ứng với một mức độ nhất định và thể hiện điều đó thông qua việc lựa chọn xây dựng những chiến lược hành động. Giá trị bản thân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lí con người. Việc xác định một giá trị bản thân phù hợp với năng lực và phẩm chất có thể giúp cá nhân định hướng mục đích hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã cho thấy việc giá trị bản thân được hình thành dựa vào các yếu tố “bên trong” như những phẩm chất đạo đức hay niềm tin vào tình yêu thương từ một tôn giáo nhất định không chỉ giúp cá nhân cảm nhận tốt hơn về bản thân mà còn hạn chế những nguy cơ gây tổn hại đến sinh lí hay tâm lí cá nhân (Crocker, 2002). Với vai trò quan trọng của mình, giá trị bản thân đang được quan tâm nghiên cứu trên thế giới. Những nghiên cứu liên quan được xem xét trong các mối quan hệ giữa cá nhân với gia đình (phong cách cha mẹ và ảnh hưởng thứ tự sinh đến giá trị bản thân), nhà trường (năng lực nhận thức, bạo lực học đường và tác động của giá trị bản thân) và xã hội (động cơ kết nối xã hội và thể hiện bản thân qua hình ảnh trực tuyến). Bên cạnh đó, giá trị bản thân còn được nghiên cứu trong những vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần (rối loạn phát triển phối hợp, biến dạng hình ảnh cơ thể, trầm cảm) và sức khỏe thể chất (những trở ngại thể chất như bại não, chấn thương tủy sống, thừa cân với ảnh hưởng từ giá trị bản thân). Đặc biệt, đối với cấu trúc giá 1
  11. trị bản thân của lứa tuổi thanh niên sinh viên, các công trình nghiên cứu của Jennifer Crocker và cộng sự đã xác định những lĩnh vực là cơ sở để sinh viên theo đó đánh giá giá trị của mình, từ đó xây dựng và phát triển thang đo CWS. Thang đo CSW được kiểm định ở nhiều quốc gia như Nhật Bản, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, (Maricuțoiu và cộng sự, 2012) và trở thành một trong những công cụ nghiên cứu quan trọng về giá trị bản thân của sinh viên. Hiện nay, đề tài về giá trị bản thân tại Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu sót. Các công trình nghiên cứu trong nước khi xem xét đề tài này thường hướng đến khái niệm về định hướng giá trị cá nhân, theo đó nhấn mạnh việc cá nhân lựa chọn và sắp xếp những giá trị có sẵn và dựa vào đó định hình đời sống của mình. Cách nhìn nhận này đã dẫn đến việc nhiều công trình nghiên cứu dựa vào những giá trị phù hợp với một mục tiêu nào đó để đánh giá giá trị bản thân của một cá nhân mà không xem xét nó trong mối quan hệ với chủ thể. Để có cái nhìn khoa học, cụ thể hơn về giá trị bản thân của thanh niên Việt Nam nói chung, sinh viên nói riêng, đề tài “Giá trị bản thân của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh” được xác lập. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng giá trị bản thân của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu a. Khách thể nghiên cứu Sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. b. Đối tượng nghiên cứu Giá trị bản thân của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết nghiên cứu - Sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu xác định giá trị bản thân dựa trên “Sự công nhận từ người khác” theo thang đo CWS. - Giá trị bản thân của đa số sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh ở mức khá. 2
  12. - Có sự khác biệt ý nghĩa khi so sánh giá trị bản thân của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh dựa trên các tham số nghiên cứu, bao gồm giới tính, năm học, ngành học, học lực và kết quả rèn luyện. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu được xác định như trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống hóa cơ sở lí luận liên quan đến đề tài bao gồm: giá trị bản thân, lòng tự trọng, đặc điểm tâm lí của thanh niên sinh viên. - Khảo sát thực trạng giá trị bản thân của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 6. Giới hạn nghiên cứu a. Về nội dung Đề tài tiếp cận khái niệm giá trị bản thân (self - worth) dưới góc độ là một thành tố của lòng tự trọng (self - esteem). b. Về phạm vi Đề tài tiến hành khảo sát trên 300 sinh viên từ năm 1 đến năm 4. 7. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp nghiên cứu lí luận Với mục đích xây dựng cơ sở lí luận về giá trị bản thân của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, phương pháp nghiên cứu lí luận được tiến hành bằng cách tập hợp tài liệu liên quan, phân tích thành từng đơn vị kiến thức và khái quát thành một hệ thống lí thuyết riêng phù hợp cho đề tài. b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn *Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phương pháp được tiến hành bằng việc xây dựng bảng hỏi dựa trên cơ sở lí luận của đề tài và phát bảng hỏi đến các sinh viên nhằm khảo sát về mức độ và cách thể hiện giá trị bản thân của sinh viên cũng như sự khác biệt giá trị cá nhân giữa các sinh viên. 3
  13. *Phương pháp thống kê toán học Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lý và phân tích các số liệu thu thập được từ bảng hỏi thông qua chương trình SPSS. 4
  14. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ BẢN THÂN CỦA SINH VIÊN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về giá trị bản thân của sinh viên 1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1.1. Nghiên cứu về giá trị bản thân nói chung Khái niệm về cái tôi và những khía cạnh của nó đã được các nhà tâm lí học quan tâm từ rất sớm. William James là người đặt nền móng đầu tiên cho việc phân biệt những tiêu chí quan trọng mà cá nhân dựa vào để xác định giá trị bản thân với tác phẩm “Những nguyên lí của tâm lí học” (The principles of psychology). Từ đó, giá trị bản thân tiếp tục được các nhà tâm lí học trên thế giới nghiên cứu như là một thành tố của lòng tự trọng. Năm 1999, Shirley McGuire và cộng sự trong “Năng lực nhận thức và giá trị bản thân trong giai đoạn thanh thiếu niên: Một nghiên cứu theo chiều dọc về hành vi di truyền” (Perceived competence and self-worth during adolescence: A longitudinal behavioral genetic study) đã tiến hành nghiên cứu theo chiều dọc về khái niệm cái tôi ở lứa tuổi vị thành niên. Nghiên cứu được thực hiện trên 248 cặp anh, chị em trong 3 năm nhằm xác định mối quan hệ giữa yếu tố di truyền và môi trường với nhận thức của trẻ em về năng lực và giá trị bản thân. Nghiên cứu đã cho thấy sự tác động của yếu tố môi trường cùng chia sẻ không đáng kể, trong khi yếu tố di truyền có tác động đến trình độ học vấn, thành tích thể thao, hình dáng cơ thể và giá trị bản thân (McGuire và cộng sự, 1999). Năm 2002, Jennifer Crocker cùng cộng sự trong nghiên cứu “Những sự quan hệ của các lĩnh vực xác định giá trị bản thân với sự tự điều chỉnh bản thân và những tổn thương tâm lí” (Contingencies of self-worth implications for self- regulation and psychological vulnerability) và nghiên cứu “Những lĩnh vực xác định giá trị bản thân” (Contingencies of self-worth) năm 2005 đã khẳng định sự thành công hay thất bại đối với những lĩnh vực xác định giá trị bản thân dẫn tới sự gia tăng hoặc giảm đi lòng tự trọng. Những lĩnh vực này đóng vai trò quan trọng trong việc tự điều chỉnh của cá nhân. Trong các lĩnh vực này, con người theo đuổi 5
  15. lòng tự trọng bằng cách cố gắng xác nhận khả năng và chất lượng của họ. Những lĩnh vực bên ngoài của giá trị bản thân không phải là nguồn động lực hiệu quả, mặc dù sự thúc đẩy lòng tự trọng tốt có thể kích thích sự thành công mãi mãi để tránh đi cảm giác thất bại hoặc là vô giá trị. Sự theo đuổi lòng tự trọng phải trả giá bằng con đường học tập, những mối quan hệ, sức khỏe tinh thần và thể chất. Tác giả đề xuất việc ngừng theo đuổi mù quáng những giá trị được xác định bởi lĩnh vực bên ngoài và phát triển “lòng tự trọng chân chính”, sự tự chủ và những hành động có hiệu quả trong hoàn cảnh xác thực (Crocker, 2002; Crocker & Knight, 2005). Tiếp tục theo đuổi nghiên cứu về giá trị bản thân, Jennifer Crocker cùng cộng sự đã thực hiện đề tài “Những lĩnh vực xác định giá trị bản thân của sinh viên Đại học: Lí thuyết và cách đo lường” (Contingencies of self-worth in college students: Theory and measurement) nhằm đánh giá 7 lĩnh vực mà sinh viên dựa vào để xác định giá trị bản thân bao gồm: năng lực học tập, ngoại hình, sự công nhận từ người khác, sự cạnh tranh, sự hỗ trợ từ gia đình, niềm tin tôn giáo và phẩm chất đạo đức. Nghiên cứu được thực hiện trên 1418 sinh viên và mô hình 7 yếu tố này đã được chứng nhận phù hợp hơn so với các mô hình trước. Các tác giả đã nhận định rằng, những lĩnh vực mà cá nhân dựa vào để xác định giá trị bản thân quan trọng hơn việc giá trị bản thân của họ dựa vào yếu tố bên ngoài hay bên trong, bởi những lĩnh vực này là riêng biệt. Thang đo được sử dụng có sự liên kết, độ tin cậy cao, phân biệt rõ ràng so với các thang đo khác về nhân cách và có một cấu trúc bao gồm các mảng liên tục từ lĩnh vực bên ngoài đến nguồn lực bên trong (Crocker, Luhtanen, Cooper, & Bouvrette, 2003). Bên cạnh các lĩnh vực được sử dụng để xác định giá trị bản thân của cá nhân trong thang đo CSW ở trên, hai nghiên cứu “Những người quan trọng và những lĩnh vực xác định giá trị bản thân: Hiệu lực và những hệ quả của việc sử dụng mối quan hệ đặc biệt để xác định giá trị bản thân” (Significant others and contingencies of self-worth: Activation and consequences of relationship-specific contingencies of self-worth) và “Những phản ứng không thích hợp với việc đổ vỡ 6
  16. mối quan hệ: Vai trò của lĩnh vực mối quan hệ trong giá trị bản thân” (Maladaptive responses to relationship dissolution: The role of relationship contingent self-worth) khảo sát giá trị bản thân dựa trên những mối quan hệ đặc biệt. Nghiên cứu đã đưa đến kết luận về việc khi khởi động sự biểu hiện tinh thần ở những người quan trọng mà cá nhân muốn gần gũi, cá nhân sẽ đánh giá lòng tự trọng của họ ở những lĩnh vực mà người quan trọng muốn cá nhân đó nổi trội. Điều này được thể hiện qua việc cá nhân tự nhận xét về giá trị của bản thân, việc nhận được phản hồi trước một kết quả liên quan đến một tình huống cụ thể về mối quan hệ cũng như việc cảm nhận về việc giá trị bản thân bị giảm đi sau khi suy nghĩ về thất bại. Việc xác định giá trị bản thân có thể phụ thuộc vào tình huống xã hội và sự thể hiện trong mối quan hệ đặc biệt có thể ảnh hưởng đến nhận thức của họ về mối quan hệ (Horberg & Chen, 2010). Việc xác định giá trị của bản thân dựa vào tình trạng mối quan hệ tình cảm có thể trở thành yếu tố gây tổn thương và làm trầm trọng thêm những phản ứng tình cảm khi mối liên hệ bị phá vỡ. Những cá nhân đặt mối quan hệ lên hàng đầu sẽ bị căng thẳng tinh thần nhiều hơn như ám ảnh về người yêu cũ, nguy cơ tổn thương đến bản thân và có những cách thức giải quyết không phù hợp (Park, Sanchez, & Brynildsen, 2011). 1.1.1.2. Nghiên cứu giá trị bản thân trong các mối quan hệ Đề tài về giá trị bản thân của cá nhân và những tác động qua lại với yếu tố môi trường sinh sống đã được nghiên cứu trên nhiều đối tượng khác nhau. a. Gia đình Trong mối quan hệ với gia đình, giá trị bản thân được tìm hiểu qua những nghiên cứu như “Những mối quan hệ khác biệt của sự hỗ trợ và kiểm soát từ cha và mẹ đến năng lực xã hội, giá trị bản thân và tính cảm thông của thanh thiếu niên” (The differential relations of maternal and paternal support and control to adolescent social competence, self-worth, and sympathy) của tác giả Deborah J. Laible và Gustavo Carlo, “Những mối liên hệ lẫn nhau giữa các kiểu phong cách cha mẹ, nhận thức về sự thiên vị và giá trị bản thân: Một nghiên cứu 3 mặt theo chiều dọc” (Reciprocal links among differential parenting, perceived partiality, 7
  17. and self-worth: A three-wave longitudinal study) của Barbara Shebloski và cộng sự, “Phong cách cha mẹ và sự trì hoãn: khác biệt giới trong mối quan hệ giữa sự trì hoãn, phong cách cha mẹ và giá trị bản thân của thiếu niên” (Parenting and procrastination: gender differences in the relations between procrastination, parenting style and self-worth in early adolescence) của Timothy A. Pychyl và cộng sự. Qua những nghiên cứu, có thể thấy được ảnh hưởng khác nhau của giá trị bản thân kết hợp với các đặc điểm nhân cách đến các yếu tố như sự hỗ trợ, phong cách làm cha mẹ hay sự bất công trong cách cư xử với con cái. Đặc biệt, ở giai đoạn lứa tuổi vị thành niên, ảnh hưởng từ gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển đặc điểm nhân cách cá nhân. Lòng tự trọng được xem như một yếu tố dự báo chất lượng của mối quan hệ với cha mẹ của trẻ vị thành niên. Phong cách của cha mẹ có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của con cái, đặc biệt ở nữ giới (Pychyl, Coplan, & Reid, 2002). Mặc dù có vai trò khác nhau, sự ảnh hưởng này còn phụ thuộc vào nhận thức của con cái về sự hỗ trợ của cha mẹ. Nhìn chung, thanh thiếu niên quan tâm nhiều hơn đến sự hỗ trợ và kiểm soát của người mẹ. Sự hỗ trợ được đánh giá có liên quan đến sự thông cảm và giá trị bản thân mức độ cao, ngược lại sự kiểm soát quá chặt chẽ lại liên quan đến giá trị bản thân và sự nhận thức về năng lực xã hội thấp (Laible & Carlo, 2004). Ngoài ra, thứ tự con cái trong gia đình và cách đứa trẻ nhận thức về sự khác biệt trong cách đối xử của cha mẹ có tương quan với giá trị bản thân trẻ. Những trẻ là con đầu thể hiện giá trị bản thân mạnh mẽ, khác biệt so với những người em. Trong khi đó, những cá nhân nhận thức được sự thiên vị của cha mẹ đối với anh chị của mình sẽ ảnh hưởng đến tự đánh giá bản thân, dẫn đến sự sụt giảm mức độ giá trị bản thân. Tuy nhiên, theo thời gian, cá nhân sẽ tìm ra cách tự đánh giá bản thân dựa trên những mối quan hệ chủ động khác ngoài gia đình (Shebloski, Conger, & Widaman, 2005). 8
  18. b. Nhà trường Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong môi trường gia đình, giá trị bản thân còn ảnh hưởng đến hoạt động và giao tiếp của cá nhân trong bối cảnh học đường. Các nghiên cứu từ năm 1997 đến 2010 không chỉ giới hạn tại các nước phương Tây mà còn được thực hiện tại một nước Châu Á như Trung Quốc đã giúp cho việc so sánh các quan điểm về giá trị bản thân và ảnh hưởng của nó được thuận tiện hơn. Nghiên cứu “Ngữ dụng học tâm lí ở trẻ vị thành niên: sự hiểu biết xã hội, giá trị bản thân và hành vi tại trường học” (Psychological pragmatics in preadolescents: Sociomoral understanding, self-worth, and school behavior) thực hiện trên 239 thiếu niên của Sandra Leanne Bosacki đã chỉ ra sự liên hệ giữa những chiều kích đa dạng của cái tôi với sự đánh giá của giáo viên về năng lực học tập, tính hiếu chiến cá nhân trong nhóm bạn, những hành vi phù hợp với yêu cầu xã hội và năng lực ngôn ngữ (Bosacki, 2003). Đi sâu vào tìm hiểu mối quan hệ nhận thức về giá trị bản thân, năng lực xã hội với thành tích học tập, nghiên cứu “Tự nhận thức về năng lực xã hội và giá trị bản thân ở trẻ em Trung Quốc: Những mối quan hệ với thành tích xã hội và học tập” (Self-perceptions of social competence and self-worth in Chinese children: Relations with social and school performance) đã chỉ ra sự tự nhận thức tích cực về năng lực xã hội sẽ tăng cường sự tự tin của trẻ cũng như giúp trẻ thích nghi trong các mối quan hệ, nhất là trong việc hòa nhập với nhóm bạn từ đó phát triển các cảm nhận về giá trị bản thân (Xinyin, Yunfeng, & Dan, 2004). Hai nghiên cứu “Sự tự đề cao trong chấp thuận từ nhóm bạn: Những ý nghĩa đối với giá trị bản thân và hoạt động liên cá nhân ở trẻ em” (Self-enhancement of peer acceptance: Implications for children’s self-worth and interpersonal functioning) và “Mối quan hệ giữa áp lực học đường đến hoạt động tại trường học và giá trị bản thân của thiếu niên thành thị người Mĩ gốc Phi” (The relationship of school strain to school functioning and self-worth among urban African American early adolescents) nhấn mạnh vai trò của giá trị bản thân trong giao tiếp 9
  19. tại trường học. Những học sinh gặp nhiều khó khăn trong mối quan hệ bạn bè hay trong việc đáp ứng yêu cầu của nhà trường có nhận thức về giá trị bản thân thấp hơn so với các học sinh khác. Theo thời gian, học sinh có thể tự điều chỉnh cách đánh giá của bản thân về vai trò của sự thành công trong trường học để không ảnh hưởng đến nhận thức về giá trị bản thân của họ. Những phản hồi tích cực từ bạn bè đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị bản thân của thiếu niên (Fenzel, Magaletta, & Peyrot, 1997). Những hành vi điều chỉnh bản thân trên tất cả phương diện để hòa nhập trong nhóm bạn bè có liên quan đến các kết quả tích cực, trong khi sự điều chỉnh chỉ ở một vài khía cạnh nhất định lại không đem đến sự thay đổi (Kistner, David, & Repper, 2007). Nhằm đưa ra một công cụ hỗ trợ các trung tâm giáo dục để có hướng giải quyết phù hợp với bạo lực học đường, nghiên cứu “Mô hình LISREL cho một phân tích xác định: mối quan hệ giữa mức độ giá trị bản thân thấp và nạn nhân của sự bắt nạt” (LISREL model for a confermatory analysis: Relationship between low self-worth level and victim of bullying) của Ceccatelli và cộng sự đã sử dụng mô hình LISREL để xác định mối quan hệ giữa nạn nhân bị bắt nạt và giá trị bản thân với khách thể là học sinh tiểu học, trong đó, lòng tự trọng thấp làm tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của việc bắt nạt (Ceccatelli, Marianacci, & Tateo, 2010). c. Xã hội Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa giá trị bản thân với môi trường xã hội đã kiểm chứng vai trò khác nhau của các lĩnh vực mà cá nhân dựa vào để xác định giá trị bản thân. Với những người có lòng tự trọng cao và dựa vào ngoại hình để xác định giá trị bản thân, khi phản ứng với những nguy cơ gây tổn hại đến lòng tự trọng, họ sẽ tìm cách kết nối với những người giống như họ để thỏa mãn nhu cầu tự trọng và nhu cầu thuộc về. Trong khi đó, những cá nhân có lòng tự trọng thấp về ngoại hình mong muốn trốn tránh những liên hệ xã hội và thay vào đó tham gia vào những hoạt động cải thiện ngoại hình như là cách thức an toàn để theo đuổi lòng tự trọng và sự chấp thuận từ xã hội. Tuy nhiên, những phản ứng của họ có thể làm kéo dài 10
  20. cảm nhận bị chối bỏ nếu không thể tạo ra liên hệ có ý nghĩa với người khác. Động cơ bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ từ những cuộc gặp gỡ trong xã hội có thể áp đảo mong muốn kết nối với người khác (Park & Maner, 2009). Đây là kết quả rút ra từ nghiên cứu “Sự tự đe dọa có thúc đẩy kết nối xã hội? Vai trò của lòng tự trọng và những lĩnh vực xác định giá trị bản thân” (Does self-threat promote social connection? The role of self-esteem and contingencies of self-worth) của Lora E.Park và Jon K.Maner. Cũng trong năm 2009, nghiên cứu “Khi nào thì lòng tự trọng có liên quan đến hành vi lệch chuẩn? Vai trò của những lĩnh vực xác định giá trị bản thân” (When does self-esteem relate to deviant behavior? The role of contingencies of self-worth) của D. Lance Ferris và cộng sự đã tìm hiểu mối quan hệ giữa mức độ và kiểu loại lòng tự trọng với hành vi lệch chuẩn. Những cá nhân xác định lòng tự trọng của mình dựa vào năng lực tại nơi làm việc có thể theo đuổi những hành vi không phù hợp và dẫn đến việc gây nguy cơ đến lòng tự trọng của họ. Những cá nhân không dựa vào lĩnh vực năng lực tại nơi làm việc sẽ có cơ hội thoát khỏi những cách cư xử bảo thủ và những phản ứng tiêu cực với tác nhân gây áp lực (Ferris, Brown, Lian, & Keeping, 2009). Nghiên cứu “Lĩnh vực xác định giá trị bản thân và hành vi trên mạng xã hội” (Contingencies of self-worth and social-networking-site behavior) của Michael A. Stefanone và cộng sự vào năm 2011 một lần nữa đã chỉ ra vai trò của những lĩnh vực xác định giá trị bản thân trong việc giải thích hành vi của cá nhân, ở đây là hành vi chia sẻ hình ảnh trực tuyến. Khía cạnh ngoại hình có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, trong khi những lĩnh vực bên trong như phẩm chất đạo đức biểu lộ thời gian sử dụng mạng xã hội của cá nhân rất hạn chế (Stefanone, Lackaff, & Rosen, 2011). 11
  21. 1.1.1.3. Nghiên cứu mối liên hệ giữa giá trị bản thân với một số yếu tố khác 1.1.1.3.1. Nghiên cứu mối liên hệ giữa giá trị bản thân với sức khỏe a. Giá trị bản thân với sức khỏe thể chất Giá trị bản thân đã được tìm hiểu trong mối quan hệ với những vấn đề về sức khỏe thể chất như bại não trong “Giá trị bản thân, năng lực nhận thức và những vấn đề về hành vi ở trẻ bại não” (Self-worth, perceived competence, and behaviour problems in children with cerebral palsy), chấn thương tủy sống trong “Mối quan hệ của việc ứng phó, giá trị bản thân và hạnh phúc cá nhân: Một mô hình cấu trúc cân bằng” với khách thể có chấn thương tủy sống (The relationship of coping, self- worth, and subjective well-being: A structural equation model) và thừa cân trong “Vai trò của cảm nhận về giá trị bản thân trong điều trị giảm cân” (Role for a sense of self-worth in weight-loss treatments). Kết quả nghiên cứu đã nhận định rằng, mặc dù có những trở ngại về thể chất, cá nhân vẫn duy trì giá trị bản thân thông qua những cách thức khác nhau. Trẻ bại liệt não bật lên việc chống lại những thử thách từ khuyết tật cơ thể gây ra với giá trị bản thân. Trẻ bị bại liệt não xác định mức độ giá trị bản thân tương tự như trẻ không bị bại liệt não, chỉ có sự tự đánh giá về hoạt động thể chất là thấp hơn (Schuengel và cộng sự, 2006). Trong khi đó, đối tượng bị chấn thương tủy sống nếu có cách ứng phó tập trung vào những ảnh hưởng từ khuyết tật sẽ dễ bị gục ngã trước bệnh tật và giảm đi giá trị cuộc sống của họ. Nghiên cứu này tiếp tục ủng hộ quan điểm về mối quan hệ giữa lòng tự trọng, giá trị bản thân với hạnh phúc của cá nhân. Cảm nhận tốt về một giá trị bản thân tích cực sẽ có mối liên hệ tốt với hạnh phúc. Bên cạnh đó, một cá nhân có lòng tự trọng cao sẽ có những cách ứng phó phù hợp, dẫn đến kết quả về một sức khỏe tốt (Smedema, Catalano, & Ebener, 2010). Với người thừa cân, việc gia tăng cảm nhận về giá trị bản thân và sự tự tin có thể giúp họ đưa ra những quyết định phù hợp với sức khỏe. Việc giảm cân sẽ thành công đối với những người chấp nhận sự hỗ trợ, hướng dẫn nhằm tăng cường giá trị bản thân từ các bác sĩ gia đình của họ (Cochrane, 2008). 12
  22. Các nghiên cứu trên đã góp phần vào việc thiết lập những chiến lược ứng phó phù hợp nhằm điều chỉnh tâm lí của người khuyết tật cũng như chất lượng cuộc sống của họ. Một chiến lược ứng phó tăng cường cảm nhận tốt về giá trị bản thân sẽ ảnh hưởng tích cực đến hạnh phúc của cá nhân đó. b. Giá trị bản thân với sức khỏe tinh thần Giá trị bản thân đã được tìm hiểu trong mối quan hệ với những vấn đề về sức khỏe tinh thần như rối loạn ăn uống trong “Sự lo âu, lĩnh vực ngoại hình của giá trị bản thân và sự xuất hiện trong những cuộc giao tiếp với bạn bè trong mối quan hệ với rối loạn ăn uống: Xem xét các mô hình điều tiết” (Anxiety, appearance contingent self-worth, and appearance conversations with friends in relation to disordered eating: Examining moderator models), biến dạng hình ảnh cơ thể trong “Khác biệt giới trong sự ảnh hưởng từ bạn bè và cha mẹ: biến dạng hình ảnh cơ thể, giá trị bản thân và những hoạt động chức năng tâm lí ở thiếu niên” (Gender differences in peer and parental influences: Body image disturbance, self-worth, and psychological functioning in preadolescent children), rối loạn phát triển phối hợp trong “Các yếu tố quyết định giá trị bản thân của trẻ có và không có rối loạn phát triển phối hợp” (Determinants of self-worth in children with and without developmental coordination disorder), trầm cảm trong “Sự gắn bó với cha mẹ, giá trị bản thân và triệu chứng trầm cảm ở thanh niên” (Parental attachment, self- worth, and depressive symptoms among emerging adults) và “Giá trị bản thân và sự khác biệt giới trong trầm cảm thanh thiếu niên: Một bài bình luận” (Contingent self-worth and gender differences in adolescent depression: A commentary). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa lòng tự trọng, giá trị bản thân và các vấn đề sức khỏe tinh thần cùng các yếu tố liên quan như sự ảnh hưởng từ gia đình, bạn bè. Những cá nhân có sự kết hợp giữa mức độ lo lắng cao và giá trị bản thân dựa vào ngoại hình thể hiện mức độ cao nhất của những bệnh lí khác nhau về ăn uống. Sự kết hợp này tạo nên động lực ăn kiêng như là hành vi an toàn để giảm đi mức độ lo lắng. Mặt khác, một cá nhân đặt ngoại hình lên vị trí quan trọng nhất định và 13
  23. luôn nhắc nhở về sự thiếu sót ngoại hình của bản thân khi xuất hiện trong các buổi giao tiếp bạn bè, sự lo lắng có thể trầm trọng hơn, dẫn đến việc xuất hiện hành vi ăn uống không kiểm soát ở mức độ cao nhất như là một chiến thuật trốn tránh nhằm giải thoát họ khỏi sự tự nhận thức sai lệch và những ảnh hưởng tiêu cực (Bardone-Cone, Brownstone, Higgins, Fitzsimmons-Craft, & Harney, 2013). Mối quan hệ giữa sự quan tâm về hình ảnh cơ thể với lòng tự trọng ở trẻ đã được kiểm chứng. Những cá nhân có biểu hiện rối loạn hình ảnh cơ thể ở mức độ cao hơn hoặc có sự không hài lòng về cơ thể, sự đánh giá tiêu cực từ phía cha mẹ về hình ảnh bản thân và sự ám ảnh về ngoại hình sẽ thể hiện giá trị bản thân ở mức độ thấp hơn (Phares, Steinberg, & Thompson, 2004). Với hội chứng trầm cảm, nhận thức của người trưởng thành trẻ tuổi về sự gắn bó với cha mẹ liên quan tích cực với nhận thức về giá trị bản thân và tiêu cực với mức độ của các triệu chứng trầm cảm. Trong đó, nhận thức về mối quan hệ gắn bó, sự tin tưởng gia đình và quá trình trưởng thành có vai trò quan trọng trong giá trị bản thân cá nhân (Kenny & Sirin, 2006). Bên cạnh đó, so với mức độ và nội dung của giá trị bản thân, quá trình duy trì giá trị bản thân của cá nhân là nguy cơ gây trầm cảm cao hơn, đặc biệt là ở phụ nữ (Burwell & Shirk, 2009). Với khách thể có rối loạn phát triển, sự chênh lệch giữa năng lực và mức độ kì vọng của cá nhân có thể dự báo giá trị bản thân. Nhóm khách thể này tự đánh giá có năng lực vận động thấp bên cạnh việc đề cao vai trò của năng lực học tập và ngoại hình. Cá nhân có cơ hội được thể hiện trong lớp học sẽ hạn chế những ảnh hưởng từ thành tích không tốt đến giá trị bản thân. Tuy nhiên, trẻ thể hiện kém trong cả việc học và vận động sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị bản thân (P.Piek, Dworcan, Barrett, & Coleman, 2010). 1.1.1.3.2. Nghiên cứu mối liên hệ giữa giá trị bản thân với vấn đề động cơ Với việc xác định cho mình một giá trị nhất định, cá nhân sẽ hạn chế những thất bại và tăng cường sự thành công nhằm duy trì cảm nhận của họ về giá trị bản thân. Việc bảo vệ giá trị bản thân có thể trở thành động cơ thúc đẩy hoặc ngăn cản 14
  24. hành vi. Những nghiên cứu về động cơ xác định giá trị bản thân như là kết quả đạt được sau khi thực hiện hành động hay là động lực của hành động đó. Nghiên cứu “Giới, lĩnh vực xác định giá trị bản thân và những mục tiêu thành công trong vai trò dự đoán hành vi gian lận ở môi trường thực nghiệm có kiểm soát” (Gender, contingencies of self-worth, and achievement goals as predictors of academic cheating in a controlled laboratory setting) của Yu Niiya và cộng sự đã kiểm tra hành vi gian lận của 70 sinh viên trong môi trường có sự kiểm soát. Sự khác biệt về hành vi gian lận giữa nam và nữ bắt nguồn từ động cơ gian lận của họ. Với nam giới, tần suất gian lận cao hơn và hành vi gian lận được dự báo bởi việc xác định giá trị bản thân dựa trên sự cạnh tranh và mục tiêu thành công. Mặt khác, lĩnh vực đạo đức mà nam sinh viên dựa vào để xác định giá trị của họ sẽ dự báo ít khả năng gian lận hơn (Niiya, Ballantyne, North, & Crocker, 2008). Nghiên cứu “Sự tiếp cận theo hướng xác định và theo hướng chấp nhận với động cơ chấp nhận trốn tránh ở trường học và trong thể thao: Lợi ích có giới hạn của nỗ lực theo đuổi giá trị bản thân” (Identified versus introjected approach and introjected avoidance motivations in school and in sports: the limited benefits of self-worth strivings) của Avi Assor và cộng sự về hai kiểu động cơ: kiểu trốn tránh để tránh một giá trị bản thân thấp và kiểu tiếp cận để đạt được một giá trị bản thân mức độ cao trong mối quan hệ với việc xác định động cơ cá nhân. Tập trung vào hai lĩnh vực là học vấn và thể thao, trẻ em và thanh thiếu niên có sự khác nhau về động cơ (Assor, Vansteenkiste, & Kaplan, 2009). Năm 2010, nghiên cứu “Mối quan tâm thành tích, lĩnh vực xác định giá trị bản thân và những phản ứng với sự thất bại lặp lại ở học sinh lớp 2” (Performance concern, contingent self-worth, and responses to repeated achievement failure in second graders) của Smiley và cộng sự đánh giá mức độ quan tâm về hiệu suất thực hiện và giá trị bản thân với thành tích trong và sau khi thất bại trên đối tượng là học sinh lớp 2. Trong khi sự quan tâm về thành tích liên quan đến những chiến lược sử dụng trong và sau khi thất bại thì một giá trị bản thân dựa trên thành tích lại liên quan đến kết quả đạt được (Smiley, Coulson, Greene, & Bono, 2010). 15
  25. 1.1.1.4. Nghiên cứu về giá trị bản thân của sinh viên Với đối tượng là giá trị bản thân của sinh viên, các nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa giá trị bản thân với những vấn đề thường gặp của sinh viên bao gồm thành tích học tập, chiến lược theo đuổi mục tiêu học tập, khả năng tài chính và những vấn đề xã hội khác có liên quan. Nghiên cứu “Mức độ của lòng tự trọng và những lĩnh vực xác định giá trị bản thân: những ảnh hưởng khác biệt trong các vấn đề học tập, xã hội và kinh tế của sinh viên Đại học” (Level of self-esteem and contingencies of self-worth: Unique effects on academic, social, and financial problems in college students) được thực hiện trên 642 sinh viên nhằm đánh giá ảnh hưởng của mức độ tự trọng và giá trị bản thân của sinh viên đến các vấn đề học vấn, xã hội và tài chính mà sinh viên trải qua trong năm đầu tiên trên giảng đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong khi mức độ tự trọng ít có khả năng dự đoán và đóng góp vào những khó khăn liên quan đến xã hội của cá nhân thì những lĩnh vực xác định giá trị bản thân có quan hệ đến việc hình thành những khó khăn về học tập và tài chính. Mối liên hệ giữa kiểu giá trị bản thân và những dạng vấn đề sinh viên gặp phải không thực sự rõ ràng (Crocker & K. Luhtanen, 2003). Nghiên cứu “Những lĩnh vực xác định giá trị bản thân, thất bại trong học tập và mục tiêu theo đuổi” (Contingencies of self-worth, academic failure, and goal pursuit) của Lora E. Park và cộng sự về ảnh hưởng của sự thất bại đến lòng tự trọng, mục tiêu thể hiện bản thân. Nghiên cứu chỉ ra sau thất bại, đối với những cá nhân xác định giá trị bản thân thông qua việc học, những người có lòng tự trọng thấp sẽ ít mong muốn được nhìn nhận đó như là năng lực của họ và có thể từ bỏ việc theo đuổi những mục tiêu thể hiện bản thân. Mặt khác, người có lòng tự trọng cao thể hiện tính kiên cường sau thất bại, xem đó như một sự thúc đẩy nhẹ với lòng tự trọng (Park, Crocker, & Kiefer, 2007). Nghiên cứu “Sự thích nghi và công nhận thang đo những lĩnh vực xác định giá trị bản thân trên một mẫu sinh viên người Rumani” (Adaptation and validation of the contingencies of self-worth scale on a Romanian student sample) trên 543 16
  26. sinh viên người Rumani nhằm kiểm tra tính thích hợp của thang đo CSW thông qua việc phân tích mối liên hệ với mô hình nhân cách năm yếu tố và những hành vi có liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phù hợp của thang đo CSW đối với mẫu sinh viên người Rumani và có sự khác biệt ý nghĩa về giới tính (Maricuțoiu, Macsinga, Rusu, Vîrgă, & Sava, 2012). Qua các công trình nghiên cứu trên thế giới, có thể thấy rằng giá trị bản thân là một đề tài đang được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Không chỉ tìm hiểu về cấu trúc của giá trị bản thân, các tác giả đã kiểm chứng mối quan hệ giữa các yếu tố khác nhau đến giá trị bản thân cũng như ảnh hưởng từ mức độ giá trị bản thân đến các yếu tố như môi trường, sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, động cơ, đặc điểm nhân cách 1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu tại Việt Nam Cái tôi là một trong những đề tài được các nhà tâm lí học Việt Nam quan tâm tìm hiểu từ sớm. Đề tài nghiên cứu “Tính cộng đồng - tính cá nhân và "cái tôi" của người Việt Nam hiện nay” của các tác giả thuộc Viện Tâm lí học-Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn thực hiện và xuất bản năm 2002 là một công trình lớn với chất lượng học thuật cao về chủ đề cái tôi trong mối quan hệ giữa tính cộng đồng và tính cá nhân trong xu thế phát triển của Việt Nam. Cái tôi cá nhân được khám phá dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Bên cạnh quan điểm về “cái tôi", cấu trúc “cái tôi’ cũng như sự hình thành và phát triển của nó đã được các tác giả trình bày. Qua nghiên cứu, các tác giả khẳng định những hệ thống giá trị phân biệt hai nền văn hoá phương Đông và phương Tây đã tạo ra những khuôn mẫu khác nhau về khái niệm “cái tôi”. Xoay quanh những vấn đề về “cái tôi”, hình ảnh về bản thân và tính cá nhân được thanh niên Việt Nam đánh giá đa dạng với nhiều mức độ khác nhau, trong đó đặc điểm về tính cá nhân, tính cộng đồng có sự khác biệt giữa các giới tính. Tính cá nhân và tính cộng đồng có thể cùng tồn tại trong mỗi cá nhân phụ thuộc vào hoàn cảnh và giá trị mà người đó theo đuổi. Khi được tự do liên tưởng và lựa chọn, thanh niên Việt Nam nhìn chung mô tả bản thân mình như 17
  27. một cá nhân độc lập, có cá tính, sở thích và quan điểm riêng. Từ kết quả nghiên cứu, các tác giả đề xuất những phương hướng mới trong nghiên cứu "cái tôi" nhằm xác định đúng đắn sự kết hợp hài hoà giữa tính cộng đồng và tính cá nhân trong nhân cách (Đỗ Long và Phan Thị Mai Hương, 2002). Đi sâu vào cấu trúc cái tôi và những yếu tố xung quanh, các nghiên cứu tại Việt Nam đã tìm hiểu về những khía cạnh khác nhau như lòng tự trọng hay sự tự đánh giá bản thân trên những nhóm khách thể khác nhau. Trong “Báo cáo chuyên đề Sức khỏe tâm thần của Vị thành niên và thanh niên Việt Nam” thuộc Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và thanh niên, tác giả Nguyễn Thanh Hương đã đánh giá mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ vị thành niên và thanh niên Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã khảo sát mối quan hệ giữa lòng tự trọng với các đặc điểm về dân số - kinh tế - xã hội; trạng thái tâm lí, hành vi cá nhân, môi trường gia đình, quan hệ bạn bè, môi trường xung quanh. Kết quả điều tra cho thấy, điểm trung bình đánh giá lòng tự trọng thấp hơn đáng kể so với mức điểm trung bình của cuộc điều tra trước. Tỉ lệ vị thành niên và thanh niên Việt Nam có lòng tự trọng cao tăng dần theo độ tuổi và trình độ học vấn cũng như có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ của lòng tự trọng giữa các khu vực sinh sống và dân tộc. Những yếu tố nguy cơ đến lòng tự trọng cá nhân được xác định bao gồm cảm giác buồn chán, sử dụng mạng hay hút thuốc lá. Trong khi đó, việc tập thể dục thường xuyên, tự đánh giá có sức khỏe tốt, gắn kết mạnh với gia đình, có mối quan hệ tốt với người cha và là thành viên của tổ chức xã hội là các yếu tố bảo vệ lòng tự trọng cá nhân. Kết quả này khẳng định vai trò quan trọng của gia đình và nhà trường trong việc hỗ trợ vị thành niên khẳng định giá trị của bản thân (Nguyễn Thanh Hương, 2010). Với các công trình nghiên cứu “Tự đánh giá của học sinh trung học cơ sở ở Hà Nội” của Đỗ Ngọc Khanh, “Khả năng tự đánh giá các phẩm chất ý chí của học sinh trung học phổ thông” của Bùi Thị Hồng Thắm và nghiên cứu “Khảo sát việc tự đánh giá của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh” của Ngô Thị Đẹp và Dư 18
  28. Thống Nhất, yếu tố tự đánh giá được các tác giả tìm hiểu qua đối tượng thuộc các giai đoạn lứa tuổi khác nhau: học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông và sinh viên Đại học. Các nghiên cứu đã tìm hiểu, so sánh các quan niệm về tự đánh giá trên thế giới, xây dựng thang đo phù hợp với người Việt Nam từ đó đánh giá mức độ khả năng tự đánh giá. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, tự đánh giá của các đối tượng khác nhau có sự khác biệt. Ở học sinh trung học cơ sở, khả năng tự đánh giá của các em nhìn chung đạt mức độ trung bình và có sự khác biệt trong các lĩnh vực khác nhau bao gồm học tập, đạo đức, xã hội sức khỏe và cảm xúc (Đỗ Ngọc Khanh, 2005). Đối với học sinh trung học phổ thông, mối tương quan giữa tự đánh giá phẩm chất ý chí với nhận thức và đánh giá của các bên thứ hai đạt mức thấp, mặc dù học sinh đã biết xếp mức độ biểu hiện các phẩm chất ý chí của bản thân theo một thang đo nhất định, trong đó kết quả học tập là một trong những căn cứ quan trọng, cũng như xác định mức độ biểu hiện của từng phẩm chất ý chí qua các tình huống khác nhau trong hoạt động học tập và giao tiếp. Như vậy, tùy theo giới tính, khối lớp hay kết quả học tập, khả năng tự đánh giá các phẩm chất ý chí của học sinh trung học phổ thông còn thấp và có sự phân hóa ở tính khách quan, mức độ, tính phân biệt. Tự đánh giá của những người xung quanh, nhận thức của học sinh về hiện tượng được đánh giá, mức độ hài lòng về bản thân, là những yếu tố có ảnh hưởng nhất định đến tự đánh giá của học sinh (Bùi Thị Hồng Thắm, 2010). Đối với nhóm khách thể là sinh viên, sự tự đánh giá bản thân đạt mức độ cao trong yếu tố về tính cách đạo đức, kế đến là sự nỗ lực trong học tập và cuối cùng là khả năng chia sẻ (Ngô Thị Đẹp và Dư Thống Nhất, 2014). Qua các nghiên cứu đã thực hiện tại Việt Nam, có thể thấy đề tài cái tôi đã được các nhà tâm lí học quan tâm. Nhiều khía cạnh được các tác giả lần lượt tìm hiểu như cấu trúc cái tôi, lòng tự trọng, hay sự tự đánh giá bản thân. Tuy nhiên, đề tài giá trị bản thân vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam khi hầu như các công trình nghiên cứu chưa đề cập đến. Điều này đã khẳng định tầm quan trọng của việc 19
  29. nghiên cứu giá trị bản thân của con người Việt Nam hiện nay nói chung, của sinh viên nói riêng. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Lòng tự trọng (self – esteem) Khái niệm và đặc điểm của lòng tự trọng đã được quan tâm tìm hiểu từ lâu trên thế giới. Trên thực tế có nhiều định nghĩa khác nhau về lòng tự trọng. Theo Jonathon D.Brown và Margaret A. Marshall (2006), thuật ngữ “lòng tự trọng” (self - esteem) đã được nghiên cứu và sử dụng ít nhất theo ba cách khác nhau bao gồm: lòng tự trọng tổng quát (global self – esteem hay trait self - esteem), lòng tự trọng tạm thời (state self – esteem) và tự đánh giá bản thân (domain specific self - esteem). Lòng tự trọng tổng quát (global self-esteem) hay còn gọi là lòng tự trọng thuộc tính (trait self - esteem) là một đặc điểm nhân cách đại diện cho cách cá nhân thường cảm nhận về bản thân, tương đối bền vững theo thời gian và tình huống. Theo cách tiếp cận nhận thức, một số nhà nghiên cứu như Stanley Coopersmith, Jennifer Crocker xem xét lòng tự trọng tổng quát như một nhận định của cá nhân về giá trị của họ. Trong khi đó, Jonathon D.Brown lại nhấn mạnh các quá trình cảm xúc và xác định lòng tự trọng tổng quát như là cảm nhận yêu thương bản thân mà không xét đến tính hợp lý và tính phán xét (Kernis, 2006). Lòng tự trọng cũng được sử dụng để đề cập đến hành vi tự đánh giá đối với các sự kiện, những trải nghiệm có giá trị. Theo William James, những phản ứng cảm xúc tự đánh giá này như những cảm nhận về giá trị bản thân như cảm thấy tự hào, hài lòng hoặc nhục nhã, xấu hổ về bản thân Nhiều nhà nghiên cứu sử dụng thuật ngữ về lòng tự trọng tạm thời (state - esteem) để chỉ những cảm xúc mà chúng ta gọi là những cảm nhận về giá trị bản thân và lòng tự trọng thuộc tính (trait- esteem) để nói về cách mà mọi người thường cảm thấy về mình. Sự khác biệt cơ bản là lòng tự trọng tổng quát vẫn tồn tại trong khi những cảm nhận về giá trị bản thân chỉ mang tính tạm thời (Kernis, 2006). 20
  30. Với vai trò tự đánh giá, lòng tự trọng thể hiện cách cá nhân xem xét các thuộc tính, khả năng và các đặc điểm nhân cách khác nhau của bản thân. Các thuật ngữ về sự tự tin và tính hiệu quả cá nhân cũng đã được sử dụng để chỉ những niềm tin này, và nhiều người đồng nhất sự tự tin với lòng tự trọng. Mức độ lòng tự trọng sẽ khác nhau ở các lĩnh vực khác nhau (Kernis, 2006). Các tác giả Việt Nam như Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị (2008) cũng sử dụng thuật ngữ lòng tự trọng theo cách này khi nhận định: “Lòng tự trọng dựa trên cơ sở của sự tự đánh giá và biểu hiện ở đó, còn mỗi một thành phần riêng lẻ của tự đánh giá ảnh hưởng đến chính mức độ về lòng tự trọng của nhân cách, tự đánh giá chung của nhân cách đó để có thể được phân ra các đánh giá từng phần như tự đánh giá về các phẩm chất trí tuệ, giao tiếp và xúc cảm.” Dựa trên các nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau, Jonathon D.Brown và Margaret A. Marshall (2006) đã thống kê hai mô hình thể hiện mối liên hệ giữa các thuật ngữ về lòng tự trọng bao gồm mô hình từ dưới lên và mô hình từ trên xuống. Mô hình từ dưới lên giữ những phản hồi mang tính đánh giá trong những lĩnh vực có tầm quan trọng đến cá nhân, ảnh hưởng đến việc tự đánh giá, từ đó xác định cảm nhận về giá trị bản thân và lòng tự trọng tổng quát. Mô hình này giả định rằng lòng tự trọng chủ yếu dựa trên niềm tin cơ bản về phẩm chất đặc biệt của một người. Trong khi đó, mô hình từ trên xuống chỉ ra sự phát triển sớm và mức độ ảnh hưởng của lòng tự trọng đến tự đánh giá và cảm nhận về giá trị bản thân. Lòng tự trọng tổng quát và những phản hồi mang tính đánh giá kết hợp lại gây ảnh hưởng đến sự tự đánh giá và cảm nhận về giá trị bản thân (Kernis, 2006). 1.2.1.1. Hướng tiếp cận lòng tự trọng như một năng lực (competence) Năm 1890, khi nói về lòng tự trọng, William James đã mô tả: “Sự tự cảm nhận của chúng ta trong thế giới này hoàn toàn phụ thuộc vào những gì chúng ta có được và làm được. Nó được xác định bằng tỉ lệ của những khả năng thực tế của chúng ta với mẫu số là những kỳ vọng của chúng ta và tử số là những thành công của chúng ta.” (Lâm Lai Hưng, 2013). 21
  31. Với cách tiếp cận định hướng hành vi, lòng tự trọng ở đây được xác định dựa trên năng lực thực tế trong những lĩnh vực quan trọng đối với một cá nhân. Vì không ổn định, lòng tự trọng cần được duy trì thông qua mức độ thành công trong những lĩnh vực quan trọng đối với mỗi cá nhân, đặc biệt là trong những giai đoạn mà lòng tự trọng cá nhân bị đe dọa. Cách tiếp cận này nhấn mạnh lòng tự trọng như một loại hành động có hiệu quả nhất định hơn là một thái độ hay niềm tin. Bên cạnh ưu điểm thuận tiện trong đo lường lòng tự trọng cá nhân, hướng tiếp cận này có những hạn chế nhất định. Trong đời sống, con người có thể có năng lực ở nhiều loại hành động mâu thuẫn với mong muốn về một lòng tự trọng chân chính. Bên cạnh đó, nhiều người có lòng tự trọng thấp nhưng thể hiện năng lực ở nhiều lĩnh vực khác nhau và cũng có những người không cảm thấy đủ xứng đáng tận hưởng thành công của họ. 1.2.1.2. Hướng tiếp cận lòng tự trọng như là sự xứng đáng (worthiness) Theo cách xác định lòng tự trọng như sự xứng đáng, Morris Rosenberg định nghĩa: "Lòng tự trọng, như đã nói là một thái độ tích cực hoặc tiêu cực đối với một đối tượng cụ thể, cụ thể là cái tôi. Lòng tự trọng cao, được phản ánh trong các mục đo lường của chúng ta, thể hiện cảm xúc rằng cá nhân đó "đủ tốt". Cá nhân đơn giản chỉ cảm thấy mình là một người có giá trị; anh ta tôn trọng bản thân mình, nhưng anh ta không quá kính nể bản thân và cũng không mong chờ người khác phải kính nể anh ấy. Anh ta không cần phải tự coi mình vượt trội hơn người khác.” (Mruk, 2006, trang 16) Đối với các tác giả Baumeister, Smart và Boden, lòng tự trọng có nghĩa như sau: “Với lòng tự trọng, chúng tôi theo đuổi nghĩa đơn giản là một sự đánh giá tổng quát thuận lợi của chính cá nhân. Thuật ngữ lòng tự trọng đã đạt các ý nghĩa tích cực cao, nhưng nó có những từ đồng nghĩa mà ý nghĩa của chúng đã được trộn lẫn bao gồm niềm tự hào, lòng tự trọng, kiêu ngạo, danh dự, tự phụ, tự yêu mình và cảm giác về tính ưu việt, tất cả cùng chia sẻ ý nghĩa cơ bản của sự tự đánh 22
  32. giá bản thân một cách thuận lợi.” (Mruk, 2006, trang 17). Đây được xem là định nghĩa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Một số nhà tâm lí học Việt Nam đã tiếp cận lòng tự trọng theo hướng này, điển hình là khái niệm tính tự trọng của Dương Thị Diệu Hoa và cộng sự: “Tính tự trọng là sự tin tưởng, tôn trọng và chấp nhận chính bản thân, nhân cách của mình, trên cơ sở tự đánh giá đúng đắn, khái quát về bản thân. Tính tự trọng là thái độ tích cực, lạc quan của cá nhân, thể hiện sự đánh giá khách quan, nghiêm túc, yêu cầu cao đối với bản thân mình. Người có tính tự trọng thường không chấp nhận sự đánh giá không đúng về mình; không chấp nhận sự xúc phạm đến các giá trị sống và hạ thấp nhân cách của mình.” (2015, trang 202) Với cách tiếp cận này, lòng tự trọng còn được xem như là một hiện tượng bên trong, một loại hình cụ thể của niềm tin, thái độ, hoặc sự ảnh hưởng. Tuy nhiên, cách tiếp cận này có thể dẫn đến những chương trình được thiết kế với mục đích tăng cường lòng tự trọng mà chỉ tập trung nâng cao cảm nhận về bản thân trong khi không kết nối với thực tại thông qua các hình thức hành vi tương ứng. 1.2.1.3. Hướng tiếp cận lòng tự trọng thể hiện mối quan hệ giữa năng lực và sự xứng đáng. Trong “Tâm lí học về Lòng tự trọng” (The Psycology of self-esteem), Nathaniel Branden đã định nghĩa: "Lòng tự trọng có hai khía cạnh liên quan với nhau: nó đòi hỏi một cảm nhận về hiệu quả cá nhân và cảm nhận về giá trị cá nhân. Đó là kết hợp của sự tự tin và sự tự tôn. Đó là niềm tin rằng một người có khả năng sống và xứng đáng được sống.” (2001, trang 110) Hay định nghĩa của Christopher J. Mruk trong “Nghiên cứu về lòng tự trọng, lí thuyết và thực hành” (Self-esteem research, theory, and practice): “Lòng tự trọng là tình trạng linh hoạt của năng lực cá nhân trong việc giải quyết những thách thức của việc sống theo một cách xứng đáng qua thời gian.” (2006, trang 28) 23
  33. Mary H. Guindon và cộng sự trong “Lòng tự trọng trong suốt cuộc đời: những vấn đề và sự can thiệp” (Self-esteem across the lifespan: issues and interventions) nhận định về vấn đề này như sau: “Lòng tự trọng là thành phần mang tính thái độ và đánh giá của cái tôi, những phán đoán cảm tính được đặt trong tự nhận thức bản thân bao gồm những cảm nhận về giá trị và sự chấp nhận được phát triển và duy trì như là một hệ quả của sự nhận thức về năng lực và thông tin phản hồi từ thế giới bên ngoài.” (2010, trang 207) Với cách tiếp cận này, lòng tự trọng bị ràng buộc và phản ánh một loại hành vi cụ thể mang tính hiệu quả trong mối liên hệ với cảm nhận về sự xứng đáng được tôn trọng về bản thân. Các tác giả nhìn nhận lòng tự trọng như một hiện tượng tích cực có liên quan đến suy nghĩ, cảm giác và hành vi được kết nối với nhau như một hình thức thống nhất của kinh nghiệm và nhận thức. Lòng tự trọng bao gồm hai thành tố chính là năng lực và sự xứng đáng. Theo Mruk (2006), năng lực là tập hợp cụ thể đặc điểm về thể chất, nhận thức và kĩ năng trong khi sự xứng đáng thường được gắn với giá trị, chất lượng hành động và liên quan đến ý nghĩa hành động của cá nhân. Mối quan hệ tương tác giữa hai thành tố này chính là điều kiện để hình thành và phát triển lòng tự trọng. Con người giúp bản thân xứng đáng được sống bằng cách phát triển những năng lực, nhận thức phân biệt điều đúng lẽ sai và điều chỉnh hành động của mình cho phù hợp. Sự tự tin giúp cá nhân nhận thức được năng lực của bản thân được hình thành dựa trên mối quan hệ với thực tế trong quá trình thu thập kiến thức và kĩ năng. Trong khi đó để tìm kiếm giá trị thông qua hành động, cá nhân cần phải tự cho rằng mình xứng đáng hưởng thụ chúng, thể hiện vai trò nổi bật của việc tôn trọng bản thân. Vì có vai trò quan trọng như nhau, mối quan hệ giữa các thành tố này được dựa trên sự cân bằng. Đây là nền tảng của một lòng tự trọng đúng đắn. Ngay trong cách tiếp cận này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra cấu trúc lòng tự trọng. Trong khi Mary H. Guindon (2010) xác định theo hệ thống hai thành phần bao gồm lòng tự trọng tổng thể và lòng tự trọng chọn lọc dựa theo tính chất tồn tại, 24
  34. Mruk (2006) đề xuất vai trò của yếu tố thời gian và trạng thái trong việc hình thành và phát triển lòng tự trọng, bên cạnh năng lực, sự xứng đáng và mối quan hệ giữa chúng. Bên cạnh yếu tố trạng thái thể hiện xu hướng sống ở một mức độ ổn định, hợp lý khi vẫn mang tính mở cho những thay đổi trong những điều kiện nhất định, yếu tố thời gian bộc lộ việc lòng tự trọng là kết quả của một quá trình phát triển. Như vậy, có khá nhiều cách tiếp cận nhằm định nghĩa lòng tự trọng, dẫn đến việc sử dụng thuật ngữ này có sự khác biệt. Mỗi hướng tiếp cận đều có lịch sử phát triển lâu dài trong nghiên cứu và ứng dụng với những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Các nhà nghiên cứu hiện nay khuyến khích phát triển định nghĩa lòng tự trọng theo quan điểm đa chiều. Đây cũng là xu hướng phát triển của những nghiên cứu về lòng tự trọng nói chung. 1.2.2. Giá trị bản thân (self - worth) Tương tự khái niệm lòng tự trọng, hiện nay khá nhiều định nghĩa về giá trị bản thân đang tồn tại. Các tác giả xem xét theo nhiều khía cạnh và hướng tiếp cận khác nhau, dẫn đến việc chưa có một khái niệm thống nhất về lĩnh vực này. Xem xét theo một số từ điển thông dụng hiện nay có thể thấy rõ sự khác biệt. Dựa theo từ điển của nhà xuất bản HarperCollins, giá trị bản thân có nghĩa là “sự tôn trọng hoặc có sự nhận xét tốt về bản thân” (Collins English Dictionary) hoặc “cảm nhận bạn có những phẩm chất tốt và đạt được những điều tốt đẹp” (Collins COBUILD Advanced English Dictionary). Trong khi từ điển Merriam-Webster định nghĩa giá trị bản thân như “một cảm nhận rằng bạn là một người tốt xứng đáng được đối xử bằng sự tôn trọng”, từ điển Webster’s New World College Dictionary lại nhận định đó là “giá trị của một người như là con người, được nhận thức bởi chính bản thân.” Bên cạnh đó, nếu từ điển Cambridge Advanced Learner’s Dictionary & Thesaurus có cách định nghĩa giá trị bản thân là “giá trị bạn dành cho cuộc sống và những thành tích của mình.”, thì trong từ điển Macmillan Dictionary, đó là “một cảm nhận rằng bạn cũng quan trọng như người khác và bạn xứng đáng được nhận sự tôn trọng và đối xử tốt.” 25
  35. Đặc biệt theo từ điển APA Dictionary of Psychology của Hiệp hội tâm lí học Hoa Kì, giá trị bản thân có nghĩa là “sự đánh giá cá nhân về bản thân anh ấy hoặc cô ấy như là một con người có giá trị, năng lực xứng đáng được nhận sự tôn trọng và kính nể. Những cảm nhận tích cực về giá trị bản thân có khuynh hướng gắn liền với một mức độ cao của sự tự chấp nhận và lòng tự trọng.” (VandenBos, G. R. và cộng sự, 2007). Có thể thấy, giá trị bản thân chưa có một định nghĩa thống nhất. Điểm chung của các khái niệm trên là sự kết hợp giữa nghĩa của từ “giá trị” và “tự thân”, xem xét giá trị của bản thân trong cách nhìn nhận của chính mình. Để có một cái nhìn tổng quát về giá trị bản thân, cần quan tâm đến một số nhận định của các nhà nghiên cứu liên quan đến khái niệm và những vấn đề xoay quanh nó. Trong việc phân biệt với lòng tự trọng, giá trị bản thân được nhìn nhận như là một thành tố của lòng tự trọng cần được quan tâm xem xét với những đặc điểm riêng của nó như trong nhận định của Victor Gecas: “Tuy nhiên, ngày càng nhiều khía cạnh của lòng tự trọng đã được phân biệt - ví dụ: ý thức về quyền lực và ý thức về giá trị (Gecas, 1971); lòng từ trọng bên trong và lòng tự trọng bên ngoài (Franks & Marolla, 1976); sự đánh giá và tình yêu thương (Wells & Marwell, 1976); ý thức về năng lực và giá trị bản thân (Smith, 1978); tự đánh giá và giá trị bản thân (Brissett, 1972); và năng lực và đạo đức (Rokeach, 1973, Vallacher, 1980, Hales, 1980). Các lĩnh vực này nhìn chung là sự phân biệt giữa (a) lòng tự trọng dựa trên cảm nhận về năng lực, quyền lực hoặc tính hiệu quả, và (b) lòng tự trọng dựa trên cảm nhận về đạo đức hay giá trị đạo đức. (Gecas, 1982, trang 5)” (Mruk, 2006, trang 20). Mặt khác, một số nhà nghiên cứu đã xem xét hai thuật ngữ này có thể hoán đổi với nhau. Trong “Giá trị bản thân tương quan: Những khác biệt trong giá trị được nhận thức như là một con người qua các bối cảnh liên cá nhân của thanh thiếu niên” (Relational self-worth: Differences in perceived worth as a person across interpersonal contexts among adolescents), Susan Harter (1998) cho rằng: 26
  36. “Trong nghiên cứu này, chúng ta bắt đầu từ khái niệm này về giá trị bản thân như là một cấu trúc duy nhất, tổng quát đại diện cho đỉnh cao trong các mô hình phân cấp của cái tôi. Hơn nữa, chúng tôi giả thuyết rằng ngoài việc đánh giá toàn bộ giá trị của một cá nhân như một con người, cảm nhận về giá trị của cá nhân có thể thay đổi theo chức năng của bối cảnh quan hệ. Nghĩa là, một người có thể thích cái tôi như một con người trong một số mối quan hệ nhiều hơn người khác. Một khuôn khổ như vậy phù hợp với những thay đổi gần đây hướng tới sự nhấn mạnh vào tính đa dạng, cụ thể là cái tôi khác biệt như thế nào thông qua các tình huống liên nhân cách.” Hai đặc điểm quan trọng nhất có thể rút ra từ nghiên cứu của Harter bao gồm giá trị bản thân là một cấu trúc đỉnh cao của cái tôi và cảm nhận về nó sẽ thay đổi theo hoàn cảnh. Bên cạnh đó, mặc dù nhấn mạnh vào yếu tố giá trị, Harter cho rằng một người xác định giá trị bản thân dựa vào năng lực cá nhân và sự công nhận từ người khác. Một quan điểm khác có liên quan đến nhận định của Harter là lí thuyết xem giá trị bản thân như một động cơ của sự thành công. Martin V. Convington cho rằng khuynh hướng của xã hội hiện nay đang đánh giá giá trị của con người dựa trên thành tựu của họ và xem xét “việc tìm kiếm sự tự chấp thuận là ưu tiên hàng đầu của con người và khi áp dụng trong môi trường trường học, giá trị của một người phụ thuộc vào khả năng để thành công bằng sự cạnh tranh.” (1998, trang 78). Cũng theo tác giả, mô hình giá trị bản thân bao gồm bốn yếu tố chính là khả năng (sự tự nhận thức về khả năng của một người), sự nỗ lực, hiệu suất và giá trị bản thân. Các yếu tố này được sắp xếp theo cấu trúc nhân quả và có liên quan lẫn nhau (Convington, 1984). Những quan điểm trên vấp phải một số ý kiến trái chiều, điển hình như lý thuyết của Epstein và Morling về hai hệ thống đánh giá và điều chỉnh giúp con người đối mặt với những vấn đề của cuộc sống: “Nếu người ta có hai hệ thống khái niệm để thích ứng với thế giới, với một cái dựa trên sơ đồ thu được chủ yếu từ những trải nghiệm cảm xúc quan trọng và 27
  37. cái kia dựa nhiều vào các niềm tin trừu tượng từ lời nói, theo đó con người có thể đánh giá khác nhau về giá trị bản thân mình trong hai hệ thống. Chúng bao gồm một sự đánh giá rõ ràng, trực tiếp nhận biết thông qua báo cáo bằng lời nói, và một sự tự đánh giá ngầm mà chỉ có thể suy luận được. Chúng ta sẽ đề cập đến hai loại lòng tự trọng là lòng tự trọng rõ ràng và lòng tự trọng ngầm.” (Mruk, 2006, trang 117) Từ nhận định trên, có thể thấy có hai phương thức khác nhau mà một cá nhân dựa vào để xác định giá trị bản thân. Một phương thức được cá nhân đánh giá và nhận biết dễ dàng thông qua những trải nghiệm trong thực tế đời sống và một hệ thống giá trị bản thân được cá nhân ngầm ấn định cho chính mình khó nhận biết hơn. Với quan điểm này, giá trị bản thân không chỉ bị ràng buộc bởi những sự đánh giá từ người khác mà còn thông qua cách tự nhìn nhận về bản thân một người. Tiếp nối quan điểm trên, đi sâu vào cấu trúc của giá trị bản thân, có những lĩnh vực mà tại đó cá nhân sẽ xác định cho mình một giá trị nhất định. Jennifer Crocker (2002) cho rằng sự thành công hay thất bại tại những lĩnh vực của giá trị bản thân sẽ dẫn tới sự gia tăng hoặc giảm đi lòng tự trọng. Vì con người luôn tìm cách bảo vệ lòng tự trọng cá nhân, những lĩnh vực của giá trị bản thân đóng vai trò quan trọng trong việc tự điều chỉnh giúp con người tìm ra tình huống và theo đuổi những hoạt động có thể tăng cơ hội thành công và tránh thất bại trong những lĩnh vực mà họ dựa vào để xác định bản thân. “Lòng tự trọng thuộc tính (trait self-esteem) thường ổn định theo thời gian, là một phần chức năng của mức độ thành công trung bình của một người khi thỏa mãn những lĩnh vực xác định giá trị bản thân. Lòng tự trọng tạm thời (state self- esteem) dao động xung quanh mức độ lòng tự trọng trên như là một chức năng của những thành công và thất bại được nhận thức, thất bại và những thành tựu đạt được trong các lĩnh vực mà lòng tự trọng đang phụ thuộc. Do đó, cả lòng tự trọng thuộc tính và lòng tự trọng tạm thời đều là một chức năng của những lĩnh vực mà một người xác định giá trị bản thân, trong cách mà một người làm việc trong các lĩnh vực.” (Crocker, 2002) 28
  38. Việc đặt giá trị bản thân vào những lĩnh vực cụ thể trong khi không thể duy trì được cảm giác về giá trị bản thân bởi những thất bại trong các lĩnh vực này là một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn đề về sức khỏe tinh thần như trầm cảm, rối loạn ăn uống, biến dạng hình ảnh cơ thể, .Bên cạnh đó, những lĩnh vực mà giá trị bản thân được xác định là một trong những động cơ thúc đẩy hành động của con người. Từ đó, ta thấy được vai trò quan trọng của việc xác định đúng đắn một lĩnh vực để đặt giá trị bản thân. Những công trình nghiên cứu khác đã nhận định việc đặt giá trị bản thân vào những yếu tố bên trong sẽ mang lại nhiều lợi ích so với những lĩnh vực bên ngoài. Như vậy, giá trị bản thân được sử dụng và tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau. Ở một vài khái niệm, giá trị bản thân bị đồng nhất với định nghĩa của lòng tự trọng. Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng, mặc dù là thành tố của lòng tự trọng, giá trị bản thân vẫn có những đặc điểm riêng cần xem xét. Trong phạm vi nghiên cứu này, giá trị bản thân được xác định là cảm nhận của một người về bản thân họ như một con người có đầy đủ giá trị, bao gồm những phẩm chất đẹp và những thành tích tốt, xứng đáng được đối xử tôn trọng bởi người khác. Từ khái niệm nêu trên, cần lưu ý giá trị bản thân bao gồm giá trị bản thân tổng quát và giá trị bản thân tạm thời. Trong khi giá trị bản thân tổng quát mang tính chất bền vững, bộc lộ nhu cầu được tôn trọng của cá nhân ở mức độ tổng hợp và hạn chế về ảnh hưởng đến hành vi do tính chất ổn định của nó thì giá trị bản thân tạm thời là những phản ứng cảm xúc tự đánh giá trong những hoàn cảnh nhất định, dao động, mang tính chất tạm thời và có tác động mạnh mẽ đến hành vi. Bên cạnh đó, với vai trò là một thành tố của lòng tự trọng, giá trị bản thân thể hiện cho khuynh hướng giá trị hay sự xứng đáng. Tuy nhiên, một người có thể dựa vào năng lực thông qua thành tích và sự công nhận từ bên ngoài để đánh giá về giá trị bản thân. Điều này thể hiện việc cá nhân có thể dựa vào một số lĩnh vực quan trọng với bản thân để xác định giá trị bản thân mình trên đó. Theo đó, cảm nhận về giá trị bản thân của một người có sự khác biệt qua những hoàn cảnh liên quan. 29
  39. Nội dung những lĩnh vực mà cá nhân xác định giá trị bản thân có thể khác nhau thường được liệt kê như lĩnh vực bên trong và lĩnh vực bên ngoài. Việc nhận thức sự thành công hay thất bại trong những lĩnh vực này sẽ điều chỉnh mức độ cảm nhận về giá trị bản thân của một người, làm gia tăng hay suy giảm lòng tự trọng, từ đó điều chỉnh hành vi của con người nhằm thích ứng với thực tế cuộc sống. 1.3. Đặc điểm tâm lí của thanh niên sinh viên 1.3.1. Khái niệm thanh niên sinh viên Theo các tác giả Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị (2008), “thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc từ tiếng Latin “student” có nghĩa là người làm việc, học tập nhiệt tình, người tìm kiếm, khai thác tri thức. Nó dùng nghĩa tương đương với student trong tiếng Anh, etudiant trong tiếng Pháp và trong tiếng Nga để chỉ những người theo học ở bậc đại học và được phân biệt với trẻ em đang học trường phổ thông là các học sinh learner.” Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn và cộng sự (2012), “thanh niên sinh viên là những người trưởng thành còn đang theo học ở các trường Đại học và Cao đẳng [ ] Họ là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt gồm những người đang trong quá trình chuẩn bị tri thức để trở thành chuyên gia ở một lĩnh vực nhất định của xã hội, là những người trẻ tích cực, năng động, nhạy cảm với những thay đổi của xã hội và dễ thích nghi với sự thay đổi đó.” Theo tác giả Dương Thị Diệu Hoa và cộng sự (2015), “sinh viên là những người đang chuẩn bị cho một hoạt động mang lại lợi ích vật chất hay tinh thần của xã hội. Các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, sản xuất hay hoạt động xã hội của họ đều phục vụ cho việc chuẩn bị tốt nhất cho hoạt động mang tính nghề nghiệp của mình sau khi kết thúc quá trình học trong các trường nghề.” Có thể thấy, các khái niệm nói trên tập trung vào chức năng và vai trò xã hội của sinh viên, cụ thể là hoạt động học tập nhằm chuẩn bị cho quá trình hoạt động nghề nghiệp sau này. Theo các tác giả, đa phần sinh viên thuộc độ tuổi từ 18 đến 25, trùng với giai đoạn thứ hai của lứa tuổi thanh niên nên nhóm đối tượng này còn được gọi là thanh niên sinh viên. Một số tác giả khác cho rằng, giai đoạn thanh 30
  40. niên sinh viên được bắt đầu từ sau tuổi học sinh trung học phổ thông và việc chấm dứt giai đoạn phát triển của sinh viên vào năm tuổi nào sẽ phụ thuộc vào thời gian đào tạo của các trường Cao đẳng, Đại học. Sau sự phát triển đầy biến động của tuổi dậy thì, thể chất của thanh niên sinh viên đã hoàn thiện về phương diện cấu tạo và chức năng. Với sự thay đổi của môi trường sống cùng hoạt động chủ đạo, sinh viên phát triển các đặc điểm tâm lí và dần xác lập cho mình một vị thế xã hội riêng biệt. Đây cũng là giai đoạn con người hình thành rõ nét về thế giới quan các giá trị, các tiêu chuẩn về ý thức nghề nghiệp và bắt đầu bước vào phạm vi hoạt động lao động. Thời kì này đánh dấu sự hạn chế những can thiệp từ người lớn. Họ tự quyết định nhiều vấn đề trong cuộc sống bản thân, thiết lập dần cuộc sống độc lập và xác lập địa vị người trưởng thành. So với nhóm thanh niên cùng độ tuổi đã tham gia vào hoạt động lao động sản xuất, tính chất trưởng thành về mặt xã hội của thanh niên sinh viên có những nét đặc trưng riêng. Thanh niên sinh viên trưởng thành về mặt nhận thức, thái độ và hành vi trong các lĩnh vực nghề nghiệp, gia đình và xã hội. Xã hội nhìn nhận sinh viên với tư cách một công dân thực thụ của đất nước với đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ trước pháp luật. Bên cạnh đó, sinh viên là một tầng lớp xã hội quan trọng có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị cho một đội ngũ tri thức có trình độ tương đối cao theo các nghề nghiệp khác nhau trong cấu trúc của tầng lớp trí thức xã hội. Như vậy, thanh niên sinh viên là những người trưởng thành đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng nhằm chuẩn bị trở thành những chuyên gia trong các lĩnh vực mang lại lợi ích vật chất hay tinh thần cho xã hội. 1.3.2. Một số hoạt động của thanh niên sinh viên Hoạt động chủ yếu của thanh niên sinh viên là hoạt động học tập chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. Khoảng thời gian sinh viên lĩnh hội tri thức trong môi trường Đại học, Cao đẳng là thời điểm và cơ hội để họ định hình phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. Bên cạnh đó, các dạng hoạt động cơ bản khác của họ cũng có những đặc trưng rất riêng. 31
  41. 1.3.2.1. Hoạt động học tập Trong số các hoạt động chủ yếu của sinh viên như hoạt động học tập, hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động học tập giữ vai trò chủ đạo. Hoạt động này có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sự phát triển các quá trình và các thuộc tính tâm lí của sinh viên, đến sự lĩnh hội tri thức khoa học, các thông tin, các kĩ năng và kĩ xảo nghề nghiệp quan trọng của họ. So sánh với việc học của thanh niên học sinh, học tập của sinh viên có sự khác biệt về chức năng, tính chất và động cơ học. Hoạt động học tập ở Đại học là một loại hoạt động tâm lí của sinh viên được tổ chức một cách độc đáo nhằm mục đích chuẩn bị trở thành người lao động có trình độ nghiệp vụ cao. Chính trong quá trình hoạt động đó mà các mục đích cơ bản của việc đào tạo người chuyên gia được thực hiện. Việc học của sinh viên không đơn thuần chỉ lĩnh hội các tri thức khoa học phổ thông mà là quá trình học tập nghề nghiệp với đối tượng học là kĩ năng và nhân cách nghề. Nét đặc trưng của hoạt động này là sự căng thẳng mạnh mẽ về trí tuệ thông qua các hoạt động khác nhau trong mối quan hệ với nhân cách sinh viên. Hoạt động học tập của thanh niên sinh viên có tính chất độc đáo về mục đích và kết quả hoạt động. Khác với hoạt động lao động, hoạt động học tập không làm biến đổi đối tượng mà làm thay đổi chính chủ thể của hoạt động. Sinh viên học tập để tiếp thu các tri thức khoa học, hình thành những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, phát triển những phẩm chất nhân cách người chuyên gia tương lai. Đối tượng học tập chủ yếu của sinh viên là hệ thống tri thức, kĩ năng đa dạng có tính hệ thống và khoa học thuộc một lĩnh vực khoa học công nghệ nhất định nhằm phát triển những phẩm chất và năng lực của người làm việc chuyên nghiệp ở tương lai. Thêm vào đó, những kinh nghiệm thực tiễn, những kiến thức liên ngành và xuyên ngành là những yếu tố cần thiết trong việc phát triển nghề nghiệp theo xu thế xã hội hiện nay. Hoạt động học tập diễn ra trong điều kiện có kế hoạch vì nó phụ thuộc vào nội dung, chương trình, mục tiêu, phương thức và thời hạn đào tạo. Việc học của sinh viên có nhiền mức độ: cảm tính (tri giác, quan sát ), lí tính (có sự suy nghĩ 32
  42. tìm tòi, độc lập, sáng tạo ) (Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị, 2008) cũng như các hình thức khác nhau như hoạt động trên lớp (theo thời gian biểu nhất định) và hoạt động ngoài lớp (sinh viên tự do lựa chọn thời gian hoạt động mà không có sự kiểm soát chặt chẽ của giảng viên). Việc học của thanh niên sinh viên chủ yếu mang tính tự nghiên cứu, tìm tòi trong các tài liệu khoa học, các phương tiện thông tin, kĩ thuật, trên thư viện, phòng thực hành, thực nghiệm với các thiết bị bộ môn Họ được quyết định việc học của mình theo yêu cầu của giảng viên. Trong điều kiện tính độc lập, tự do cao thì sự tự ý thức và tính kỉ luật tự giác là nhân tố quyết định sự thành công của việc học. Điều này thể hiện ở việc sinh viên hiểu rằng mình là chủ thể của hoạt động nên bản thân phải là người tổ chức, định hướng, cụ thể hoá quá trình học tập bao gồm giải quyết các nhiệm vụ học tập tự đề ra, hoàn thiện các hành động học tập, tự kiểm tra và đánh giá kết quả (Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị, 2008). Tính tích cực học tập của sinh viên có thể được phát triển thông qua những phương pháp giảng dạy lấy hoạt động làm phương tiện và sinh viên làm trung tâm, các vấn đề kích thích tư duy và chủ động tham gia làm việc nhóm Có thể nói, hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập trí tuệ cao. Việc học tập của thanh niên còn bị ảnh hưởng bởi hệ thống động cơ học tập cá nhân. Động cơ học tập là những lí do khiến sinh viên tham gia vào các hoạt động học, là nội dung tâm lí của hoạt động học tập. Ở sinh viên, động cơ học tập có thể bị chi phối bởi các yếu tố bao gồm các yếu tố xuất phát từ chủ thể (hứng thú, niềm tin, lý tưởng, ), ngoài chủ thể (danh vọng, mong muốn của gia đình, xã hội ) và các yếu tố xuất phát trong hoàn cảnh học tập (nội dung, phương pháp dạy học, nhân cách của giảng viên, các thiết bị dạy học ). Động cơ học tập của sinh viên rất phong phú và thường bộc lộ rõ tính hệ thống bao gồm: động cơ nhận thức, động cơ nghề nghiệp, động cơ xã hội, động cơ tự khẳng định và động cơ cá nhân. Thứ bậc của các động cơ này có sự biến đổi trong quá trình học tập và khác biệt giữa các sinh viên (Vũ Thị Nho, 2008; Huỳnh Văn Sơn và cộng sự, 2012). 33
  43. Hoạt động học tập của sinh viên là loại lao động trí óc căng thẳng. Do tính đặc thù của hoạt động học tập trong môi trường Đại học, Cao đẳng, sinh viên phát triển mạnh về mặt nhận thức và trí tuệ để đáp ứng được yêu cầu khác nhau. Cường độ hoạt động phụ thuộc vào nội dung và tính chất phức tạp của các nhiệm vụ, vào trình độ tri thức, vào các kĩ năng và kĩ xảo trí óc, vào động cơ và tâm thế chung của nhân cách người sinh viên (Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị, 2008). Sinh viên học tập với nhịp độ căng thẳng mạnh mẽ về trí tuệ thể hiện rất rõ qua các kì thi, đợt bảo vệ khoá luận. Những đặc điểm trên cho thấy hoạt động học tập của sinh viên là sự chuẩn bị trực tiếp các yếu tố tâm lí cần thiết để bước vào môi trường lao động nghề nghiệp căng thẳng của tuổi trưởng thành. 1.3.2.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học là một hình thức giáo dục ở Đại học. Hoạt động này được hình thành từ các lứa tuổi trước đây nhưng chưa thật sự được chú trọng. Đến giai đoạn thanh niên sinh viên, nghiên cứu khoa học chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động học tập. Hoạt động này phát huy những tố chất của một người trí thức lao động chuyên nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Với bản chất là hoạt động nhận thức tạo ra những giá trị mới thông qua phương pháp tìm tòi, phát hiện, nghiên cứu khoa học trang bị cho sinh viên hệ thống quan điểm, phương pháp luận và những phẩm chất - năng lực của một con người làm việc có phương pháp và đam mê sáng tạo (Huỳnh Văn Sơn và cộng sự, 2012). Thông qua hoạt động nghiên cứu, sinh viên sẽ nắm vững phương pháp luận khoa học cũng như các phương pháp nhận thức hiện tượng mới, có khả năng thích ứng nhanh chóng khi giải quyết các vấn đề khoa học, có tư duy sâu sắc, sáng tạo trong việc tiếp nhận thành tựu mới nhất của khoa học kĩ thuật và ứng dụng vào các vấn đề khoa học. Động cơ tham gia nghiên cứu khoa học của thanh niên sinh viên rất đa dạng, trong đó nhận thức khoa học là động cơ chủ yếu. Sinh viên mong muốn mở rộng nhãn quan khoa học, hoàn thiện tri thức và đóng góp sức lực của mình trong việc 34
  44. giải quyết các vấn đề. Động cơ này được hình thành từ năm nhất Đại học dưới sự tác động của giảng viên làm nảy sinh nhu cầu tìm tòi những thông tin mới (Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị, 2008). Bên cạnh đó, những động cơ cá nhân như chuẩn bị cho tương lai nghề nghiệp hoặc tự khẳng định cuộc sống của bản thân cũng góp phần thúc đẩy sinh viên tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học. Hoạt động khoa học của sinh viên thường được bắt đầu từ hoạt động tái tạo và trải qua hàng loạt giai đoạn khác nhau. Mức độ cao của tính tích cực sáng tạo ở sinh viên được biểu hiện ở chỗ họ đặt vấn đề một cách độc lập, tự tìm cách giải quyết và lựa chọn được phương án tối ưu trong số các phương án có thể có (Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị, 2008). Dưới sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên bắt đầu từ các phương pháp cơ bản nhất như quan sát hoạt động của sinh viên năm cuối, tham gia các hội nghị khoa học sinh viên, tìm tòi và tham khảo những tài liệu cần thiết theo vấn đề sinh viên quan tâm. Để hoạt động nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả, thanh niên sinh viên cần xây dựng cho mình những kĩ năng cần thiết bao gồm kĩ năng tìm kiếm và đánh giá ý nghĩa của tài liệu, kĩ năng so sánh phân tích, kĩ năng vận dụng các phương pháp nhận thức khoa học, kĩ năng tích lũy, phân tích và trình bày các tri thức, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng khái quát, kết luận công trình, Chất lượng nghiên cứu khoa học không chỉ phụ thuộc vào các kĩ năng của sinh viên mà còn dựa vào một số yếu tố như trình độ hoạt động nghiên cứu khoa học và công tác giảng dạy của giảng viên, việc tổ chức khoa học và trang bị các phương tiện khoa học kĩ thuật cho quá trình học tập của sinh viên, sự phù hợp với những thành tựu mới nhất của kĩ thuật, Như vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học làm tăng tính tích cực trí tuệ của thanh niên sinh viên, giúp họ nắm vững tài liệu một cách sáng tạo, phát triển tư duy khoa học, rèn luyện những phẩm chất nhân cách, góp phần hình thành tính độc lập về nghề nghiệp và năng lực giải quyết nhiệm vụ thực tiễn. 35
  45. 1.3.2.3. Hoạt động chính trị xã hội Một trong những hoạt động đặc trưng ở giai đoạn thanh niên sinh viên là hoạt động chính trị-xã hội. Hoạt động này biểu hiện sự trưởng thành về mặt xã hội của sinh viên. Là một tổ chức xã hội quan trọng của đất nước, sinh viên có nhu cầu, nguyện vọng tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội với sự say mê và cống hiến của tuổi trẻ. Sinh viên nhạy cảm đối với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước và là tầng lớp có tính tích cực xã hội cao (Vũ Thị Nho, 2008). Hoạt động chính trị - xã hội ở thanh niên sinh viên được tổ chức với hình thức đa dạng và phong phú. Hầu hết sinh viên hứng thú và nhiệt tình tham gia từ các hoạt động của tập thể trường lớp như tổ chức phong trào thi đua trong sinh viên, tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên đến các hoạt động có tính chính trị – xã hội rộng lớn tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội. Sinh viên tham gia các hoạt động này với nhiều động cơ khác nhau bao gồm động cơ hoàn thiện nhân cách, động cơ khẳng định bản thân, động cơ giao tiếp, mở rộng mối quan hệ hay động cơ đóng góp cho xã hội. Việc tham gia của thanh niên sinh viên vào các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển nhân cách cá nhân. Thông qua các hoạt động xã hội, sinh viên có cơ hội nâng cao tri thức lí luận đã tiếp thu từ giảng đường, hoàn thiện kĩ năng, đem kiến thức vận dụng vào thực tiễn xã hội. Từ đó, sinh viên hình thành, phát triển các phẩm chất cần thiết của người lao động tương lai và xây dựng lý tưởng cuộc sống, góp phần vào sự phát triển xã hội. 1.3.2.4. Hoạt động văn thể mỹ Bên cạnh các hoạt động chính trị – xã hội, sinh viên còn rất tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, du lịch. Các câu lạc bộ văn, thơ, hội họa, âm nhạc, thể hình, thể hiện sự năng động tuổi trẻ có sức hấp dẫn với đối tượng sinh viên. Tham gia các hoạt động này, sinh viên có điều kiện học tập, điều chỉnh và khẳng định bản thân, là cơ hội để mở rộng giao tiếp nhằm thoả mãn các nhu cầu tinh thần như tình bạn, tình yêu, 36
  46. 1.3.2.5. Hoạt động giao tiếp Hoạt động giao tiếp của thanh niên sinh viên đa dạng với nhiều mối quan hệ đan xen. Những mối quan hệ này mang tính phức hợp giữa cá nhân sinh viên với bạn bè, giảng viên, với các tổ chức, nhóm xã hội, Trong những mối quan hệ khác nhau, họ trở thành thành viên của các nhóm xã hội khác nhau. Hoạt động giao tiếp chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển đời sống tâm lí của sinh viên, là môi trường giúp sinh viên phát triển các phẩm chất, hình thành những kĩ năng hỗ trợ cho nghề nghiệp và cuộc sống. 1.3.2.6. Hoạt động kinh tế Hoạt động kinh tế là loại hoạt động đặc biệt ngày càng thu hút nhiều thanh niên sinh viên tham gia. Sinh viên tham gia vào hoạt động kinh tế được thúc đẩy bởi nhiều loại động cơ khác nhau như động cơ thu nhập kinh tế, động cơ thực tập chuyên ngành hay động cơ nâng cao hiểu biết xã hội. Việc tham gia hoạt động kinh tế mang lại lợi ích nhất định cho sinh viên, đồng thời cũng dẫn đến những hạn chế trong quá trình học tập của họ. Như vậy, các dạng hoạt động của thanh niên sinh viên có những nét đặc trưng và đòi hỏi khác về chất so với các lứa tuổi trước đó. Để hoạt động có kết quả, sinh viên phải thích nghi dần với sự thay đổi hoàn cảnh sống. Quá trình thích nghi này tập trung chủ yếu ở nội dung, phương pháp học tập mới, môi trường sinh hoạt mở rộng và các mối quan hệ xã hội mới xuất hiện. Sự thích nghi này ở sinh viên cần có một thời gian nhất định và có sự khác biệt giữa các sinh viên, tùy thuộc vào những đặc điểm tâm lí cá nhân và môi trường sống cụ thể của họ. Sau một thời gian học tập ở môi trường mới, đa số sinh viên thích ứng khá nhanh chóng với sự xuất hiện các mối quan hệ mới như bạn bè, giảng viên, các tổ chức xã hội Tuy nhiên, một số sinh viên vẫn cảm thấy khó khăn trong việc thích nghi với chương trình đào tạo ở bậc Đại học. Nhiều khó khăn nảy sinh ở giai đoạn này như mâu thuẫn giữa ước mơ với khả năng thực hiện, mâu thuẫn giữa khối lượng thông tin đồ sộ với sự hạn chế khả năng và thời gian Sinh viên phải biết giải quyết các mâu thuẫn này một cách hợp lý thông qua việc tích cực hoạt động, 37
  47. sắp xếp cùng với việc nhận sự hỗ trợ từ các trường Đại học. Trong quá trình giải quyết các mâu thuẫn, các đặc điểm tâm lí của thanh niên sinh viên được phát triển. Các hoạt động của sinh viên có mối quan hệ lẫn nhau. Với mục đích chung là hình thành những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp, các hoạt động này thúc đẩy sinh viên tham gia với hệ thống động cơ đa dạng nhằm lĩnh hội và vận dụng những thông tin phù hợp trong giải quyết các nhiệm vụ. Sinh viên biểu hiện các phẩm chất, tri thức, kĩ năng, kĩ xảo với mức độ khác nhau ở mỗi loại hoạt động, đóng góp vào quá trình hình thành nhân cách, chuẩn bị đội ngũ lao động tương lai. 1.3.3. Một số đặc điểm tâm lí của thanh niên sinh viên 1.3.3.1. Đặc điểm nhận thức của thanh niên sinh viên Sự phát triển nhận thức của thanh niên sinh viên được giải thích bằng quá trình chuyển từ nhận thức dựa trên kinh nghiệm độc đoán đến việc chấp nhận những chân lí. Hoạt động nhận thức của thanh niên sinh viên vừa kế thừa vừa cập nhật những thành tựu của khoa học. Bên cạnh đó, những thay đổi của hoạt động nhận thức còn biểu hiện qua việc sinh viên tập trung vào những hướng đi cụ thể, xem xét viễn cảnh khác nhau của mọi người ở các lứa tuổi và khám phá cách giải quyết những cuộc tranh luận, xung đột thông qua sự thương lượng hoặc điều chỉnh mục đích. Theo Jean Piaget, lứa tuổi thanh thiếu niên đã hình thành tư duy thao tác hình thức. Đến giai đoạn thanh niên sinh viên, tư suy sau hình thức được hình thành nhằm đáp ứng các yêu cầu mới từ cuộc sống. Một số nhà nghiên cứu cho rằng tư duy sau hình thức thực chất là sự tổ chức lại về tư duy. Trong giai đoạn này, tư duy trừu tượng và tư duy logic đã phát triển ở trình độ cao với sự phối hợp của nhiều thao tác tư duy. Mặt khác, tư duy của sinh viên thường linh hoạt cho phép lĩnh hội nhanh nhạy, sắc bén mọi vấn đề. Điều này dẫn đến khả năng tìm tòi và nghiên cứu của sinh viên khá phát triển. Thêm vào đó, sinh viên phát triển nhu cầu khám phá tri thức, hướng đến cái mới dẫn đến sự thôi thúc khả năng phản biện của họ. Sinh viên còn phát triển khả năng tưởng tượng đến đỉnh cao thông qua hoạt động sáng tác nghệ thuật (Huỳnh Văn Sơn và cộng sự, 2012). 38
  48. Hoạt động nhận thức của sinh viên vừa gắn kết chặt chẽ với nghiên cứu khoa học, vừa không tách rời hoạt động nghề nghiệp của người chuyên gia. Điều này cho thấy phạm vi hoạt động nhận thức của sinh viên rất đa dạng. Trong mối quan hệ với hoạt động học tập, sinh viên phát triển những kĩ năng phân tích, tổng hợp vấn đề, năng lực đánh giá tình huống, giải quyết vấn đề cùng với việc tích cực cập nhật và ứng dụng tri thức mới nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động học tập trong môi trường Đại học. Như vậy, hoạt động nhận thức của sinh viên thực sự là hoạt động trí tuệ đích thực, căng thẳng, cường độ cao và có tính lựa chọn rõ rệt mà trong đó các thao tác trí tuệ đã phát triển ở trình độ cao và có sự phối hợp linh hoạt tùy theo từng hoàn cảnh. 1.3.3.2. Đời sống xúc cảm - tình cảm của thanh niên sinh viên Tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất của những loại tình cảm cao cấp như: tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, tình yêu nam nữ. Những tình cảm này chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của sinh viên với biểu hiện rất phong phú. Tính hệ thống và bền vững là những đặc điểm của đời sống tình cảm giai đoạn thanh niên sinh viên (Vũ Thị Nho, 2008). Trong hoạt động học tập, sinh viên cảm nhận được vẻ đẹp của sự đa dạng, sự mới lạ của các lĩnh vực khoa học mà họ có dịp tiếp cận, khơi gợi nhu cầu khám phá và say mê học hỏi. Sinh viên biểu hiện sự say mê của mình đối với chuyên ngành và nghề nghiệp đã chọn bằng cách đào sâu, mở rộng kiến thức ở giảng đường, thư viện, các buổi báo cáo chuyên đề, hội thảo khoa học, tham gia nghiên cứu khoa học, Tình cảm trí tuệ giúp sinh viên tích lũy lượng kiến thức phong phú và chất lượng. Thanh niên sinh viên là người yêu vẻ đẹp thể hiện ở hành vi, phong thái đạo đức, cũng như vẻ đẹp thẩm mỹ ở các sự vật hiện tượng. Bằng việc tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động văn hóa nghệ thuật, sinh viên cảm nhận được vẻ đẹp của con người, sức sống của tuổi trẻ, ý nghĩa của các hoạt động tình nguyện, Tình 39
  49. cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ ở sinh viên có chiều sâu và phát triển theo hướng ổn định qua việc phân tích, xây dựng quan điểm về cái đẹp. Tình bạn ở sinh viên tiếp tục phát triển theo chiều sâu và làm phong phú thêm đời sống tinh thần của sinh viên. Bạn bè thời trung học vẫn chiếm vị trí quan trọng đối với sinh viên dù không nhiều cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc. Bên cạnh đó, trong những năm tháng học tập ở giảng đường Đại học, sinh viên lại có thêm những tình bạn mới không kém phần bền vững sâu sắc. Đặc biệt và nổi trội nhất trong giai đoạn thanh niên sinh viên là sự phát triển mạnh mẽ mang tính định hướng và khá sâu sắc về tình yêu nam nữ. Do sự thay đổi vị thế xã hội, trình độ học lực và tuổi đời, tình yêu ở sinh viên có những nét đặc trưng so với các giai đoạn lứa tuổi trước. Tình cảm này chiếm một vị trí quan trọng trong việc ảnh hưởng đến các hoạt động của sinh viên. Tình yêu sinh viên đạt đến sự chuẩn mực, có tác dụng tích cực trong việc giúp sinh viên thỏa mãn được nhu cầu tinh thần như giúp đỡ nhau học tập, cùng nhau gắn bó vượt qua những khó khăn Tuy nhiên, trong tình yêu sinh viên cũng gặp phải những vấn đề như mâu thuẫn giữa việc cân bằng thời gian học tập và giải trí; giữa việc mong muốn tiến xa hơn trong mối quan hệ và điều kiện chưa phù hợp Trong tình yêu nam nữ, sinh viên thể hiện những bản sắc riêng của mình. Điều này tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể, vào quan niệm và kế hoạch đường đời của mỗi người (Vũ Thị Nho, 2008; Huỳnh Văn Sơn và cộng sự, 2012). 1.3.3.3. Một số đặc điểm nhân cách thanh niên sinh viên Nhân cách sinh viên là nhân cách con người trẻ đang được chuẩn bị để thực hiện chức năng người chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao trong một lĩnh vực hoạt động nào đó của xã hội. Trong thời kì này, ở sinh viên có sự biến đổi mạnh mẽ về động cơ, về thang giá trị xã hội có liên quan đến nghề nghiệp (Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị, 2008). Sinh viên xây dựng cho mình kịch bản riêng về đường đời thể hiện kì vọng về một cuộc sống mơ ước từ đó vạch ra kế hoạch đạt được kì vọng đó. Trong quá trình xây dựng kịch bản đường đời, sinh viên thường xuyên đặt cho mình hoặc trao 40
  50. đổi với người thân thiết viễn cảnh cuộc sống tương lai nhằm làm sáng tỏ hơn bản kế hoạch của mình. Đa số sinh viên sử dụng kịch bản như một bản kế hoạch để tổ chức các hành động của mình trong quá trình học tập. Trong quá trình thực hiện theo kịch bản, nhiều sinh viên cố gắng vượt qua khó khăn xuất hiện. Những kì vọng này có thể được điều chỉnh cho phù hợp sau mỗi kết quả hoạt động. Từ việc thực hiện kịch bản đường đời, sinh viên tham gia vào các hoạt động khác nhau nhằm đạt mục đích đề ra, qua đó phát triển các thuộc tính nhân cách (Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị, 2008; Dương Thị Diệu Hoa và cộng sự, 2015). Đời sống nội tâm sinh viên phức tạp và nhiều mâu thuẫn. Sự phát triển nhân cách của sinh viên là một quá trình đi từ nảy sinh đến giải quyết các mâu thuẫn, là quá trình chuyển từ các yêu cầu bên ngoài thành yêu cầu của bản thân sinh viên và là quá trình hoạt động tích cực của chính bản thân họ. Sự phát triển nhân cách sinh viên diễn ra theo các hướng cơ bản bao gồm sự trưởng thành về mặt xã hội, tinh thần và đạo đức thể hiện qua sự nâng cao tính độc lập, tình cảm nghĩa vụ và tinh thần trách nhiệm; niềm tin, xu hướng nghề nghiệp và các năng lực, phẩm chất nghề nghiệp cần thiết được củng cố và phát triển; nhu cầu thể hiện bản thân bộc lộ rõ rệt; khả năng tự ý thức, tự đánh giá, tự giáo dục được nâng cao. Bên cạnh đó, kiểu nhân cách thanh niên sinh viên được phân loại dựa trên nhiều tiêu chuẩn khác nhau như thái độ đối với học tập, tính tích cực chính trị, xã hội, khoa học, trình độ văn hoá chung, tinh thần tập thể của sinh viên, a. Sự phát triển về nhu cầu Sự phát triển về nhu cầu của thanh niên sinh viên ở đây được dựa trên thang bậc nhu cầu của Abraham Maslow. Trong đó, nhu cầu xã hội ở sinh viên phát triển về chất rất đặc biệt mà nếu thiếu đi cơ hội giao tiếp sẽ ảnh hưởng quan trọng đến kĩ năng sống và nhân cách cá nhân cũng như dẫn đến những triệu chứng rối nhiễu tinh thần. Trong khi nhu cầu được tôn trọng tiếp tục phát triển sâu hơn trên bình diện các mối quan hệ khác nhau và có sự chuyển biến theo hướng bình đẳng thực thụ, nhu cầu tự thể hiện được phát triển mạnh vào lứa tuổi thanh niên sinh viên đã thôi 41
  51. thúc họ thể hiện bản thân trong những hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống (Huỳnh Văn Sơn và cộng sự, 2012). b. Sự phát triển tự ý thức, tự đánh giá Một trong những đặc điểm tâm lí quan trọng của thanh niên sinh viên là sự phát triển tự ý thức. Tự ý thức là một trình độ phát triển cao của ý thức giúp sinh viên hiểu biết về thái độ, hành vi, cử chỉ của mình nhằm hướng hoạt động bản thân theo những yêu cầu của xã hội. Tự ý thức bao gồm tự quan sát, tự phân tích, tự trọng, tự đánh giá, tự kiểm tra Qua quá trình tự ý thức, cá nhân điều chỉnh hành vi, cử chỉ của mình. Tự ý thức của sinh viên được hình thành trong quá trình xã hội hoá và liên quan chặt chẽ với tính tích cực nhận thức của sinh viên. Theo tác giả Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị (2008), mức độ tích cực tự ý thức của sinh viên phụ thuộc vào thời hạn đạt tới mục đích được vạch ra và cho thấy việc chuyển sang dự kiến lâu dài của cuộc sống sẽ làm tăng cường tính tích cực bên trong thuộc phạm vi nhận thức và làm giảm quá trình giao tiếp của nhân cách. Sinh viên có kế hoạch lâu dài trong cuộc sống biểu hiện tích cực tự nhận thức trong hoạt động nhận thức. Sự hình thành mối liên hệ đồng nhất theo một hướng của sự định hướng tự giác bên trong của cái tôi và của các hoạt động cơ bản sẽ góp phần nâng cao kết quả học tập. Một trong các thành tố có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển tự ý thức của sinh viên là tự đánh giá. Tự đánh giá là một trong những phẩm chất quan trọng, một trình độ phát triển cao của nhân cách. Cá nhân hình thành sự tự đánh giá trong các giai đoạn lứa tuổi trước và đến giai đoạn thanh niên sinh viên, tự đánh giá phát triển mạnh mẽ, mang tính toàn diện và tính phê phán với những biểu hiện phong phú và sâu sắc. Sinh viên đánh giá hình ảnh bản thân mình không chỉ qua hình thức mà còn qua các năng lực và phẩm chất nhân cách. Tự đánh giá thể hiện ở thái độ đối với bản thân và kết quả sự biểu hiện các thuộc tính nhân cách và năng lực trong hoạt động, giao tiếp và tự giáo dục. Sự tự đánh giá của sinh viên còn được thể hiện thông qua sự so sánh, học hỏi từ người khác để từ đó nhận ra khiếm khuyết 42
  52. bản thân và điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Với ý nghĩa định hướng, điều chỉnh hành động của chủ thể nhằm đạt mục đích một cách tự giác, tự đánh giá đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành lòng tự trọng của sinh viên. Dựa trên một số công trình nghiên cứu, mức độ tự đánh giá các lĩnh vực của sinh viên có sự khác biệt. Trong khi đánh giá sự ổn định xúc cảm của bản thân ở mức thấp, sinh viên tự đánh giá trí nhớ, tốc độ phản ứng, lòng tự tin và kĩ năng định hướng vào người khác của mình ở mức độ trung bình. Mức độ tự đánh giá cao nhất ở sinh viên bao gồm năng lực tự nhận thức, tự hiểu biết (Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị, 2008). Bên cạnh đó, tự đánh giá về mức độ trí tuệ là thành phần quan trọng trong cấu trúc tự nhận thức của sinh viên. Thanh niên sinh viên đánh giá mình quá thấp về mặt này thường gây khó khăn cho họ trong quá trình học tập. Khi phát triển tinh thần trách nhiệm cao đối với học tập, việc tự đánh giá các khả năng trí tuệ sẽ hình thành nên thái độ tốt đối với bản thân sinh viên. Từ đó, lòng tự tin, tính tự trọng được phát triển tạo điều kiện cho sự vươn lên trong học tập và rèn luyện nhân cách. Tự đánh giá quá cao dẫn tới nhận thức không phù hợp về trình độ phát triển bản thân, nâng cao quá mức khả năng đi sâu vào thế giới nội tâm của mình. Sinh viên đánh giá bản thân vượt mức thường bị động trong học tập, nhu cầu giao tiếp mạnh hơn nhu cầu nhận thức. Trong khi đó, tự đánh giá quá thấp sẽ khiến sinh viên bi quan trước kết quả hoạt động, hạn chế khả năng phân tích, điều khiển bản thân. Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn và cộng sự (2012), những sinh viên có thành tích học tập tốt thường chủ động và tích cực trong việc nhìn nhận, đánh giá về thái độ, hành vi của mình. Khi đánh giá bản thân khá chính xác, sinh viên sẽ hướng tới việc lập kế hoạch học tập, rèn luyện bản thân và nghiên cứu hiệu quả. Tự ý thức, tự đánh giá là cơ sở của tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân theo mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai. Sự phát triển mạnh mẽ các phẩm chất nhân cách này ở sinh viên đã tạo điều kiện đáp ứng các yêu cầu khác nhau từ môi trường sống, góp phần hoàn thiện nhân cách. 43
  53. 1.4. Giá trị bản thân của sinh viên 1.4.1. Khái niệm về giá trị bản thân của sinh viên Dựa trên khái niệm và những đặc điểm về giá trị bản thân đã xác lập, nghiên cứu đề xuất một định nghĩa về giá trị bản thân của sinh viên như sau: “Giá trị bản thân của sinh viên là cảm nhận của sinh viên về chính bản thân như một con người có đầy đủ giá trị, bao gồm những phẩm chất đẹp và những thành tích tốt, xứng đáng được đối xử tôn trọng bởi người khác, có tác động thúc đẩy sinh viên hành động nhằm thỏa mãn những yêu cầu duy trì cảm nhận về giá trị bản thân.” 1.4.2. Cơ sở xác định giá trị bản thân của sinh viên Trong sự phát triển của giai đoạn thanh niên sinh viên, những đặc điểm sinh lí và tâm lí có những thay đổi quan trọng, tuy không đồng đều giữa các sinh viên khác nhau. Lứa tuổi thanh niên sinh viên đã hoàn thiện các mặt giải phẫu và chức năng sinh lí đảm bảo một khả năng sống. Trong lĩnh vực nhận thức và nhân cách, những nét tâm lí như tự ý thức, tự đánh giá được hình thành từ các giai đoạn trước nay phát triển mạnh mẽ đánh dấu sự chuyển biến tầm quan trọng của tự nhận thức bản thân về những mặt năng lực, phẩm chất cá nhân sinh viên. Đời sống tình cảm của sinh viên có sự thay đổi theo chiều sâu với sự nâng cao chất lượng của các dạng tình cảm cấp cao. Sự thay đổi điều kiện sống mà trong đó vai trò của thanh niên sinh viên với các mối quan hệ, những nhu cầu như khẳng định bản thân được nâng cao cùng việc xây dựng kế hoạch đường đời cho bản thân thể hiện rõ nét sự xuất hiện cảm nhận mình là một con người với đầy đủ khả năng và xứng đáng được tôn trọng. Thanh niên sinh viên có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau như hoạt động kinh tế, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động giao tiếp nhưng hoạt động xác lập nên những nét cấu tạo tâm lí mới của sinh viên là hoạt động học tập với mục tiêu đào tạo thành người chuyên gia với đầy đủ năng lực và phẩm chất trong tương lai, góp phần xây dựng đất nước. Sự quan tâm chủ yếu của sinh viên xoay quanh hoạt động học tập bao gồm động cơ, phương pháp và hình thức học tập, thành tích đạt được, 44
  54. mối quan hệ với nhà trường, bạn bè, thầy cô Sự khác biệt giữa sinh viên các ngành học, năm học, giữa nam và nữ sinh viên hay sự khác biệt về kết quả học tập và rèn luyện đều thể hiện sự phát triển không đồng đều và mang dấu ấn cá nhân của sinh viên. Cùng với sự phát triển những đặc điểm trên, sinh viên xác định những lĩnh vực quan trọng nhằm khẳng định giá trị bản thân. Có 7 lĩnh vực mà sinh viên dựa vào để xác định giá trị bản thân bao gồm năng lực học tập, ngoại hình, sự công nhận từ người khác, sự cạnh tranh, sự hỗ trợ từ gia đình, niềm tin tôn giáo và phẩm chất đạo đức (Crocker, Luhtanen, Cooper, & Bouvrette, 2003). Trong việc xác định lĩnh vực thể hiện giá trị bản thân, có sự khác biệt về mặt giới tính, tôn giáo, dân tộc, Những lĩnh vực này có liên quan đến việc cá nhân tự điều chỉnh mình. Vì cảm nhận về giá trị của sinh viên có liên quan đến mức độ họ nghĩ về bản thân là tốt hay xấu, ở sinh viên xuất hiện động cơ thành công, tránh thất bại trong những lĩnh vực thể hiện giá trị bản thân. Tuy nhiên, việc dựa vào những lĩnh vực này để tiên đoán hành vi sẽ dẫn đến sự không chính xác. Bởi vì, giá trị bản thân chỉ là một trong số những động cơ thực hiện hành vi và cũng có rất nhiều cách thức khác nhau để đáp ứng những lĩnh vực của giá trị bản thân. Các lĩnh vực của giá trị bản thân có một cấu trúc đơn giản trải theo một chuỗi liên tục từ lĩnh vực bên ngoài đến bên trong với sự ảnh hưởng khác nhau. Trong khi những lĩnh vực bên trong liên quan tích cực đến hạnh phúc, những lĩnh vực bên ngoài mà giá trị bản thân dựa vào hành vi hoặc đánh giá từ người khác có liên quan nhiều hơn đến một tâm lí bất ổn, lòng tự trọng thấp, bệnh ái kỉ hoặc một số sự kết hợp của những đặc tính không tốt dẫn đến việc thiếu hạnh phúc. Mặc dù vậy, rất ít sinh viên xác định giá trị của mình dựa theo các yếu tố bên trong, thể hiện sự khác biệt cá nhân trong sinh viên (Crocker, Luhtanen, Cooper, & Bouvrette, 2003). 1.4.2.1. Năng lực học tập Trong các hoạt động cơ bản của sinh viên, hoạt động học tập với mục tiêu đào tạo người chuyên gia trong tương lai đóng vai trò quan trọng nhất. Sinh viên 45
  55. sử dụng phần lớn thời gian cá nhân để tham gia vào hoạt động này. Vì thế, có thể nói, việc sinh viên xác định bản thân mình dựa trên năng lực học tập là phổ biến, đặc biệt trong môi trường có truyền thống văn hóa lâu đời như ở Việt Nam. Mặc dù sinh viên có thể đặt giá trị bản thân dựa vào nhiều năng lực khác nhau tùy vào tình huống cụ thể nhưng năng lực học tập vẫn có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá trị bản thân. Ngay từ cấp độ tiểu học, năng lực học tập đã thể hiện sự ảnh hưởng này. Nhiều hình thức khác nhau để đánh giá năng lực học tập của cá nhân như điểm số, nhận xét của giáo viên, sự thành công hay thất bại trong các bài kiểm tra dù ở quy mô nào đều có liên quan đến giá trị bản thân (Crocker, Luhtanen, Cooper, & Bouvrette, 2003). Học sinh thường đồng nhất năng lực với giá trị. Trước nguy cơ thất bại, thành tích học tập có thể giúp cá nhân duy trì một sự tự nhìn nhận bản thân tích cực về năng lực của cá nhân đó. Hai yếu tố năng lực và thành tích có một vị trí quan trọng trong suy nghĩ của học sinh và có thể ảnh hưởng đến ngay cả người trưởng thành (Covington, 1998). Trong quá trình học tập, sinh viên phải đối diện với nhiều vấn đề khác nhau. Hoạt động học tập của sinh viên chịu sự chi phối bởi nhiều loại động cơ, trong đó nếu sinh viên dựa hoàn toàn giá trị bản thân vào năng lực học tập, họ sẽ có xu hướng đặt mục tiêu vượt trội hơn người khác và phủ nhận sự thất bại mặc cho kết quả thực tế để đáp ứng động cơ bảo vệ giá trị bản thân. Họ chỉ tập trung vào thành tích mà không đặt đủ sự chú ý vào quá trình học tập. Những sinh viên này phải chịu những áp lực to lớn đến từ những vấn đề như áp lực thời gian để hoàn thành khối lượng bài tập khổng lồ, những trở ngại từ giảng viên, sự giảm thiểu hứng thú bên trong, và thành tích học tập không được công nhận, trong khi không có sự cải thiện về mặt thành tích học tập so với bạn bè. Giá trị bản thân lúc này chỉ mang tính chất tạm thời, được thúc đẩy khi nhận điểm tốt nhưng sinh viên sẽ tự xem mình là kẻ vô giá trị khi thành tích học tập không như mong đợi. Sau thất bại, sinh viên sẽ đánh giá thấp đi tầm quan trọng của sự cạnh tranh với người khác và liên hệ bản thân với sự thất bại. Tuy nhiên, hệ quả này có sự khác biệt ở các sinh viên 46