Khóa luận Du lịch kết hợp trải nghiệm văn hóa bản địa với thăm quan di tích lịch sử khu vực ATK tỉnh Thái Nguyên

pdf 63 trang thiennha21 20/04/2022 4250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Du lịch kết hợp trải nghiệm văn hóa bản địa với thăm quan di tích lịch sử khu vực ATK tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_du_lich_ket_hop_trai_nghiem_van_hoa_ban_dia_voi_th.pdf

Nội dung text: Khóa luận Du lịch kết hợp trải nghiệm văn hóa bản địa với thăm quan di tích lịch sử khu vực ATK tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CAO THÙY LINH Tên đề tài: DU LỊCH KẾT HỢP TRẢI NGHIỆM VĂN HÓA BẢN ĐỊA VỚI THĂM QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ KHU VỰC ATK TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên thiên nhiên và du lịch sinh thái Khoa: Quản lý tài nguyên Khóa: 2016 – 2020 THÁI NGUYÊN - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CAO THÙY LINH Tên đề tài: DU LỊCH KẾT HỢP TRẢI NGHIỆM VĂN HÓA BẢN ĐỊA VỚI THĂM QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ KHU VỰC ATK TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên thiên nhiên và du lịch sinh thái Khoa: Quản lý tài nguyên Lớp: K48 – QLTNTN&DLST Khóa: 2016 – 2020 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thu Thùy THÁI NGUYÊN - 2020
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Qua đó sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô trong khoa Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Du lịch kết hợp trải nghiệm văn hóa bản địa với thăm quan di tích lịch sử khu vực ATK tỉnh Thái Nguyên”. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các thầy cô giáo trong Khoa Quản Lý Tài nguyên và đặc biệt là cô giáo TS. Nguyễn Thu Thùy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này Do trình độ có hạn mặc dù đã rất cố gắng song bản nghiên cứu đề tài khoa học của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để đề tài nghiên cứu khoa học của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Sinh viên Cao Thùy Linh
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC BẢNG iv DANH MỤC CÁC HÌNH v DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT vi Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 2.1. Tổng quan về du lịch 4 2.1.1. Khái niệm về du lịch 4 2.1.2. Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch 5 2.1.3. Các loại hình du lịch 6 2.1.4. Du lịch trải nghiệm 9 2.2. Khái quát về công nghệ GIS và bản đồ du lịch 10 2.2.1. Khái quát về công nghệ GIS 10 2.2.2. Giới thiệu về MapInfo 13 2.2.3. Khái quát về bản đồ du lịch 15 2.3. Hoạt động về du lịch văn hóa bản địa kết với với di tích lịch sử 17 2.3.1. Hoạt động về du lịch văn hóa bản địa kết với với di tích lịch sử trên thế giới. 17 2.3.2. Hoạt động về du lịch văn hóa bản địa kết với với di tích lịch sử ở Việt Nam 19 2.3.3. Hoạt động về du lịch văn hóa bản địa kết với với di tích lịch sử ở khu vực phía Bắc và tỉnh Thái Nguyên. 20 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 27 3.4. Phương pháp nghiên cứu 27 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 27
  5. iii 3.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa 27 3.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lí và biểu đạt thông tin 28 3.5. Phương pháp xây dựng bản đồ du lịch 28 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29 4.1. Giới thiệu khái quát về tiềm năng và thực trạng du lịch huyện Định Hóa 29 4.1.1.Giới thiệu khái quát về huyện Định Hóa 29 4.1.2. Thực trạng tài nguyên du lịch huyện Định Hóa 33 4.2. Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ du lịch huyện Định Hóa 43 4.2.1. Quy trình xây dựng bản đồ du lịch huyện Định Hóa trong GIS i 4.2.2. Xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu thuộc tính về khu di tích ATK 44 4.2.3. Xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu không gian về khu di tích ATK 48 4.2.4. Xây dựng bản đồ chuyên đề 48 4.3. Khó khăn, hạn chế và giải pháp phát triển bền vững loại hình du lịch này tại Định Hóa. 49 4.3.1. Khó khăn, hạn chế 49 4.3.2.Giải pháp phát triển bền vững 50 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52 5.1. Kết luận 52 5.2. Kiến nghị 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
  6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Bảng nội dung khảo sát thực địa tại Định Hóa 28 Bảng 4.1. Các loại hình dân ca dân vũ tiêu biểu của Định Hóa 36 Bảng 4.2. Doanh thu của trung tâm dich vụ, du lịch và bảo tồn di tích ATK qua các năm 41 Bảng 4.3: Lượng khách tới khu du lịch và bảo tồn ATK Định Hóa 43 Bảng 4.4: Bảng cơ sở dữ liệu thuộc tính khu di tích lịch sử ATK Định Hóa 44
  7. v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Các thành phần của GIS 11 Hình 2.2. Phần mềm Mapinfo 13 Hình 2.3.UBND tỉnh tổ chức khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2018 với chủ đề“Trải nghiệm du lịch bền vững văn hóa, lịch sử - sinh thái Thái Nguyên” 25 Hình 3.1. Bản đồ huyện Định Hóa trên Google Earth 28 Hình 4.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu 29 Hình 4.2. Lễ hội Lồng Tồng 34 Hình 4.3. Hát then giao lưu với khách tham quan 37 Hình 4.4. Cơm Lam 40 Hình 4.5. Lúa Bao thai 40 Hình 4.6. Bản đồ du lịch huyện Định Hóa được xây dựng 47 Hình 4.7. Bản đồ Định Hóa 48 Hình 4.8. Bản đồ khu du lịch ATK Định Hóa 49
  8. vi DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của cụm từ ATK : An Toàn Khu BQL: Ban quản lý GIS: (Geographic Information System) Hệ thống thông tin địa lý UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc UBND: Ủy ban nhân dân
  9. 1 Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay du lịch là nhu cầu thiết yếu với mọi người trong xã hội, những năm qua du lịch là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất trên toàn cầu và chiếm khoảng 65% tổng sản phẩm quốc dân của toàn thế .Ngành du lịch sẽ trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Đem lại nguồn ngoại tệ khổng lồ cho nước nhà từ các du khách nước ngoài đến Việt Nam Du lịch trải nghiệm là loại hình du lịch dành cho những du khách thích khám phá, trải nghiệm, và tìm hiểu phong tục, tập quán của nhiều nền văn hoá của mọi dân tộc khác nhau tại nơi họ đến. Trong chuyến đi của mình, khách du lịch thay vì ở khách sạn thì lưu trú ngay tại nhà dân .Trong qúa trình ở, du khách sẽ hiểu hơn về cuộc sống và con người ở vùng đất đó bởi họ được. Cùng ăn ở, cùng làm với gia đình chủ nhà trong không khí ấm cúng và thân thiện. Người Việt trẻ trước xu hướng thế giới: Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), du lịch văn hoá đóng góp 37% du lịch toàn cầu và dự báo có thể tăng khoảng 15% mỗi năm. Du khách ngày nay thích tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc, tham quan bảo tàng, triển lãm nghệ thuật, các lễ hội địa phương. Với họ, đó là cách để hiểu về một đất nước, một vùng đất theo cách sâu sắc và gần gũi nhất. Lý Thành Cơ, 25 tuổi, là một blogger du lịch đến từ Thành phố Hồ Chí Minh nổi tiếng với những chuyến đi châu Âu. Anh chia sẻ: “Du lịch không đơn giản là đến một nơi để ngắm cảnh đẹp, ăn đặc sản nổi tiếng, mà còn là dịp để bản thân mở rộng tầm mắt lẫn tâm hồn”. Thực tế cũng cho thấy, nhiều quốc gia thành công trong việc sử dụng bản sắc văn hoá để tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời, thu hút khách du lịch. Tại Brazil, mỗi mùa Carnival đều thu hút hàng triệu du khách đến thành phố Rio de Janerio để hòa mình vào những vũ điệu samba sôi động, đầy màu sắc. Trong khi đó, chương trình biểu diễn thực cảnh mang tên “Ấn tượng Lưu Tam Tỷ” nơi những câu chuyện lịch
  10. 2 sử, phong tục, tập quán đặc sắc và mới lạ của vùng đất Quế Lâm được “kể” lại đã thu hút lượng khách khổng lồ, khắc tên Quế Lâm lên bản đồ văn hóa thế giới. Năm 2017, Việt Nam đón hơn 13 triệu khách quốc tế, phục vụ 73,2 triệu lượt khách du lịch nội địa với tổng nguồn thu đạt 510.900 tỷ đồng. Các con số thống kê cho thấy du lịch Việt Nam đang ngày một tăng trưởng và đóng góp một tỷ trọng không nhỏ vào GDP hàng năm.[4] Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Ðịnh Hóa trên địa bàn các xã Phú Ðình, Ðiềm Mặc, Thanh Ðịnh, Ðịnh Biên, Bảo Linh, Ðồng Thịnh, Quy Kỳ, Kim Phượng, Bình Thành và thị trấn Chợ Chu, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên. ATK có diện tích trên 5.200km 2 , giáp ranh các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn. Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nơi đây Bác Hồ và Trung ương Đảng đã chọn đặt căn cứ chỉ huy cuộc kháng chiến từ năm 1946 đến 1954. ATK Định Hóa hôm nay trở thành điểm đến hấp dẫn ở tỉnh Thái Nguyên, hằng năm thu hút hàng triệu du khách đến tham quan và tưởng niệm một thời hào hùng của dân tộc. Huyện Định Hóa đang và sẽ phát triển về cả du lịch trải nghiệm với sự hình thành cả các homestay và các địa điểm mới kết hợp với tham quan du lịch văn hóa bản địa tại ATK, với sự phân công, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên,và sự hướng dẫn của cô giáo TS. Nguyễn Thu Thùy vì vậy em tiến hành nghiên cứu đề tài “Du lịch kết hợp trải nghiệm văn hóa bản địa với thăm quan di tích lịch sử khu vực ATK tỉnh Thái Nguyên” 1.2. Mục tiêu của đề tài Khái quát thực trạng tiềm năng du lịch tại huyên Định Hóa Xây dựng bản đồ du lịch tại huyện Định Hóa dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin. Từ những khó khăn, hạn chế về loại hình du lịch kết hợp trải nghiệm văn hóa bản địa với di tích lịch sử tại khu vực ATK, tỉnh Thái Nguyên đưa ra giải pháp phát triển bền vững loại hình du lịch này tại đây.
  11. 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài -Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học. Thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để hệ thống và củng cố lại kiến thức đã được học trong nhà trường và áp dụng vào thực tiễn. - Ý nghĩa trong thực tiễn. + Kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở dữ liệu phục vụ sử dụng cho việc quản lý và là nguồn dữ liệu tin cậy để xây dựng các dự án khác. + Cung cấp nguồn tư liệu tin cậy để phát triển lĩnh vực du lịch trải nghiệm tại Định Hóa, Thái Nguyên.
  12. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về du lịch 2.1.1. Khái niệm về du lịch Ngày nay du lịch đang là một ngành kinh tế được sự quan tâm của nhiều người, khái niệm du lịch theo nghĩa rộng là các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn trong đó du lịch tồn tại và phát triển, tuy nhiên cho đến nay nhiều quan điểm và nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa được thống nhất do mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi người có mỗi cách hiểu khác nhau về du lịch, và hiện nay có rất nhiều định nghĩa về du lịch, theo một số tổ chức quốc tế và các nhà nghiên cứu từ các góc độ khác nhau đã đưa ra nhiều định nghĩa về du lịch. Du lịch là những hoạt động của con người đi đến nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời gian rảnh để vui chơi, giải trí, vì công việc hay vì mục đích khác mà ngoài mục đích kiếm tiền ở nơi mà họ đến.[16] Ngoài ra theo từ điển Bách khoa toàn thư của Việt Nam (1966) thì du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: Nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. Du lịch còn là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về mặt kinh tế đồng thời còn nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc.[1] Sự tồn tại và phát triển của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế gắn liền với khả năng khai thác tài nguyên, chính vì vậy mà hoạt động du lịch liên quan một cách chặt chẽ với môi trường, du lịch không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho những nơi có những điểm đến hấp dẫn mà còn mang lại cho người tham quan những kiến thức bổ ích mà còn là nơi nghỉ ngơi, thư giản giúp con người thỏa mái sau những ngày dài lao động mệt mỏi. Hoạt động du lịch ở một chừng mực nhất định tạo nên một môi trường mới góp phần cải thiện môi trường, bên cạnh nếu việc khai thác, phát triển du lịch không hợp lý có thể là nguyên nhân môi trường bị ô
  13. 5 nhiểm, tài nguyên cạn kiệt, suy giảm hiệu quả của chính hoạt động du lịch. Do đó một loại hình du lịch mới đã xuất hiện và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của du lịch nhưng vẫn bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến cảnh quan thiên nhiên và đảm bảo phát triển du lịch lâu dài đó là du lịch sinh thái. 2.1.2. Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch Du lịch cũng như các ngành kinh tế, để phát triển cần thiết phải xuất hiện và tồn tại 2 yếu tố cơ bản là “Cung” và “Cầu”. Những điều kiện cơ bản để hình thành “Cung” du lịch bao gồm: - Tài nguyên du lịch: Du lịch là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt vì vậy “Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”. [16] - Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Đây là điều kiện quan trọng để có thể tiếp cận khai thác các tiềm năng tài nguyên du lịch và tổ chức các dịch vụ du lịch. [16] - Đội ngũ lao động: Là yếu tố quản lý, vận hành hoạt động du lịch. Chất lượng của đội ngũ lao động trong hoạt động nghiệp vụ còn quyết định chất lượng sản phẩm du lịch. [16] - Cơ chế, chính sách: Là môi trường pháp lý để tạo sự tăng trưởng của “Cung” trong hoạt động du lịch. Trong du lịch đây cũng được xem là yếu tố quan trọng để tạo điều kiện cho khách đến. [16] Những điều kiện cơ bản để hình thành “Cầu” du lịch bao gồm : - Thị trường khách du lịch : Du lịch không thể tồn tại và phát triển nếu không có khách du lịch. Chính vì vậy đây là điều kiện tiên quyết để hình thành “Cầu” du lịch và cũng có nghĩa là để hình thành hoạt động du lịch. [16] - Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch : được xem là yếu tố để tăng “Cầu”; yếu tố cầu nối giữa “Cung” và “Cầu” trong du lịch. [16] Bên cạnh những điều kiện cơ bản để có thể hình thành thị trường (mua – bán) và phát triển du lịch, hoạt động du lịch chỉ có thể phát triển tốt trong điều kiện - Có môi trường trong lành về tự nhiên, xă hội, và không có dịch bệnh. - Đảm bảo an ninh, không có khủng bố, xung đột vũ trang.
  14. 6 2.1.3. Các loại hình du lịch Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tùy thuộc tiêu chí đưa ra. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây: [10] - Phân loại theo môi trường – tài nguyên: + Du lịch giải trí: Loại hình này nảy sinh từ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người. Loại hình du lịch này thu hút những người mà lý do chủ yếu của họ đối với chuyến đi là sự hưởng thụ và tận hưởng kỳ nghỉ. Họ thường đến những bờ biển đẹp, tắm dưới ánh nắng mặt trời, tham gia vào các hoạt động như cắm trại, các trò chơi có tổ chức và học các kỹ năng mới. + Du lịch nghỉ dưỡng: hấp dẫn những người tìm kiếm cơ hội cải thiện điều kiện thể chất của mình. Các khu an dưỡng, nghỉ mát ở vùng núi cao hoặc ven biển, các điểm có suối nước nóng hoặc nước khoáng là những nơi điển hình tạo ra loại du lịch này. + Du lịch khám phá: là việc du khách tìm đến những nơi ít người biết đến hoặc những vùng thường chỉ dành cho người bản xứ. Loại hình khám phá có hơi chút mạo hiểm, phù hợp với hầu hết các đối tượng khách. + Du lịch thể thao: là loại hình du lịch thu hút những người ham mê thể thao để nâng cao thể chất, sức khỏe. + Du lịch lễ hội: là một loại hình sinh hoạt văn hóa, là sản phẩm tinh thần được hình thành và phát triển mạnh qua suốt nhiều thời kỳ lịch sử nhằm tưởng nhớ, bày tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần đối với cộng đồng, dân tộc. + Du lịch tôn giáo: là loại hình thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo đạo khác nhau, họ đến nơi có ý nghĩa tâm linh hay vị trí tôn giáo được tôn kính. + Du lịch nghiên cứu (học tập): một loại hình du lịch được thể hiện qua chương trình du lịch mang tính tổ chức và định hướng mục tiêu học tập, nghiên cứu cao trong lịch trình của chuyến đi. Mỗi du khách trong chương trình du lịch thường chủ động tìm hiểu những thông tin và trải nghiệm bản địa.
  15. 7 + Du lịch hội nghị: hoạt động du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, sự kiện, khen thưởng được các công ty tổ chức dành riêng cho nhân viên, khách hàng, đối tác. + Du lịch chữa bệnh:là một thuật ngữ thường được các hãng du lịch và phương tiện truyền thông dùng để nói về kỹ nghệ đưa khách đi du lịch đến một nước khác với mục đích chính là nhận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh. + Du lịch thăm thân nhân: là quá trình nhập cảnh nhằm mục đích du lịch và thăm người thân đang định cư, học tập hoặc đang làm việc tợi nơi nhập cảnh. + Du lịch công vụ: là du lịch kết hợp du lịch và công việc. - Phân loại theo lãnh thổ hoạt động. + Du lịch quốc tế: liên quan đến các chuyến đi vượt qua khỏi phạm vi lãnh thổ( biên giới) quốc gia của khách du lịch. Chính vì vậy, du khách thường gặp phải ba cản trở chính trong chuyến đi đó là: ngôn ngữ, tiền tệ, và thủ tục đi lại. Cùng với dòng du khách, hình thức du lịch này tạo ra dòng chảy ngoại tệ giữa các quốc gia và do đó ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc gia. Loại hình du lịch này được phân chia thành hai loại nhỏ: Du lịch quốc tế đến: là chuyến viếng thăm của những người từ các quốc gia khác. Du lịch ra nước ngoài: là chuyến đi của cư dân trong nước đến một nước khác. + Du lịch trong nước: là những chuyến đi của cư dân chỉ trong phạm vi quốc gia của họ. + Du lịch nội địa: bao gồm du lịch trong nước và du lịch quốc tế đến. + Du lịch quốc gia: bao gồm du lịch nội địa và du lịch ra nước ngoài. - Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch. + Du lịch miền biển : là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên trong các vùng có tiềm năng về biển, hướng tới thỏa mãn nhu cầu của con người về vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, tắm biển. + Du lịch núi : là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên trong các vùng có tiềm năng về núi hướng tới thỏa mãn nhu cầu của con người về vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng. + Du lịch đô thị : là các chuyến đi của khách du lịch tới các khu vực thành phố, đô thị với mục đích tham quan, trải nghiệm kết hợp với các hoạt động khác.
  16. 8 + Du lịch nông thôn : loại hình du lịch mà trong đó khách du lịch chủ yếu là những người sống ở thành phố tìm tới chốn yên tĩnh để nghỉ ngơi hoặc tìm về kí ức của tuổi thơ, thưởng thức hương vị của đồng quê với những món ẩm thực ngon lạ. - Phân loại theo phương tiện giao thông. + Du lịch bằng xe đạp. + Du lịch bằng ô tô. + Du lịch bằng tàu hoả. + Du lịch bằng tàu thuỷ. + Du lịch bằng máy bay. -Phân loại theo loại hình lưu trú. + Du lịch ở khách sạn. + Du lịch ở nhà trọ. + Du lịch ở lều trại. + Du lịch ở làng du lịch. - Phân loại theo lứa tuổi du lịch. + Du lịch thiếu niên. + Du lịch thanh niên. + Du lịch trung niên. + Du lịch người cao tuổi - Phân loại theo độ dài chuyến đi + Du lịch ngắn ngày. + Du lịch dài ngày. - Phân loại theo hình thức tổ chức. + Du lịch tập thể. + Du lịch cá nhân. + Du lịch gia đình - Phân loại theo phương thức hợp đồng. + Du lịch trọn gói. + Du lịch từng phần.
  17. 9 2.1.4. Du lịch trải nghiệm Du lịch trải nghiệm tạm dịch trong tiếng Anh là Experience Tourism. Du lịch trải nghiệm là hình thức du lịch giúp du khách có cơ hội trải nghiệm thực tế cuộc sống trong những môi trường mới. Tham gia du lịch trải nghiệm là hoạt động hòa mình vào thực tế cuộc sống tại các điểm đến du lịch của du khách thông qua việc tìm hiểu thông tin và tham gia vào các hoạt động cụ thể trong vai trò là những thành viên trực tiếp của môi trường và cộng đồng bản địa. Những hoạt động đó sẽ giúp du khách có thêm những trải nghiệm thú vị về cuộc sống trong những môi trường mới khác biệt với cuộc sống thường ngày. Ngoài ra, du khách cũng sẽ tích lũy thêm những tri thức và kinh nghiệm thực tế về thiên niên, văn hóa, xã hội nhờ việc tham gia vào các hoạt động cụ thể cùng với cộng đồng tại địa phương họ đến trải nghiệm du lịch. Du lịch trải nghiệm có thể là du lịch văn hóa, du lịch di sản, du lịch sinh thái hay du lịch mạo hiểm Nói cách khác, du lịch trải nghiệm có thể là bất kì loại hình du lịch nào mà có thêm yếu tố "trải nghiệm". Sự trải nghiệm được thể hiện qua việc du khách trực tiếp tham gia hoạt động, cảm nhận bằng các giác quan của mình, sau đó tự rút ra kinh nghiệm hay tạo kỉ niệm riêng biệt cho bản thân. Điểm khác biệt duy nhất và cũng là quan trọng nhất chính là du lịch trải nghiệm không đi theo lối mòn, không dựa trên bất kì tiêu chuẩn lựa chọn điểm thông thường hay các hoạt động nhàm chán, khác xa so với du lịch tham quan với mục đích hưởng thụ, nhìn ngắm phong cảnh, chụp ảnh lưu niệm là chính. Nó đòi hỏi du khách năng động hơn, chủ động hơn và phải tự mình làm tất cả. Hướng dẫn viên không còn là người thuyết trình xuyên suốt hay là hoạt náo viên thông thường mà lúc này, hướng dẫn viên đóng vai trò như một người khơi gợi, dẫn dắt du khách vào những hoạt động, quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.
  18. 10 2.2. Khái quát về công nghệ GIS và bản đồ du lịch 2.2.1. Khái quát về công nghệ GIS 2.2.1.1. Định nghĩa về GIS Xuất phát từ lĩnh vực địa lý, địa chất, môi trường, tài nguyên các nhà khoa học đã sử dụng GIS cho các công tác trình nghiên cứu của mình đã được định nghĩa: [10] - “Hệ thống thông tin địa lý là tập hợp đa dạng các công cụ dùng để thu thập, lưu trữ, truy cập, biến dổi và thể hiện dữ liệu không gian ghi nhận được từ thế giới thực tiễn” (Burroughs, 1986). - “Hệ thống thông tin địa lý là hệ thống có cức năng xử lý các thông tin địa lý nhằm phục vụ việc quy hoạch, trợ giúp quyết định một lĩnh vực chuyên môn nhất định” (Pavlidis, 1982). Từ những chức năng cần có cửa một hệ thống thông tin địa lý, một số nhà khoa học đã định nghĩa: - “Hệ thống thông tin địa lý là hộ thống quản trị cơ sở dữ liệu trên máy tính để thu thập, lưu trữ, truy cập, phân tích và thể hiện dữ liệu không gian” (NCGIA = National Center for Geographic Information and Analsis, 1988). - “Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống chứa hàng loạt chức năng phức tạp dựa khả năng của máy tính và các toán tử xử lý thông tin không gian” (Tomlinson and Boy, 1981; Dangemond, 1983). - Từ những định nghĩa trên cho thấy hệ thống thông tin địa lý có những khả năng của một hệ thống máy tính (phần cứng, phần mềm và các thiết bị ngoại vi) dùng để nhập, lưu trữ, truy vấn, xử lý, phân tích và hiển thị hoặc xuất dữ liệu. Trong đó, cơ sở dữ liệu của hệ thống là những dữ liệu về các đối tượng, các hoạt động, các sự kiện kinh tế, xã hội, nhân văn phân bổ theo không gian.
  19. 11 Hình 2.1. Các thành phần của GIS 2.2.1.2. Các thành phần của GIS Hệ thống GIS có 5 thành phần chính, bao gồm phần cứng (hardware), phần mềm (software), con người (people), dữ liệu (data) và phương pháp (method). Năm thành phần này phải cân bằng, hoàn chỉnh để GIS có thể hoạt động hiệu quả. [9] - Phần cứng Gồm máy vi tính, các thiết bị ngoại vi như bàn số hóa (DIGITIZER), máy quét (SCANER), máy in (PRINTER), máy vẽ (PLOTTER), địa CD. Ngày nay, phần mềm GIS chạy được trên nhiều chủng loại phần cứng khác nhau, từ các máy chủ trung tâm (computer servers) tới các máy tính (desktop) được sử dụng riêng lẻ hoặc nôi mạng. - Phần mềm Là tập hợp các câu lệnh, chỉ thị nhằm điểu khiển phần cứng của máy tính thực hiện một nhiện vụ xác định, phần mềm hệ thống thông tin địa lý có thể là một hoặc tổ hợp các phần mềm máy tính. Phần mềm được sử dụng trong kỹ thuật GIS phải bao gồm các tính năng cơ bản sau:
  20. 12 - Nhập và kiểm tra dữ liệu (Data input); - Lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu (Geographic database); - Xuất dữ liệu (Display and reporting); - Biến đổi dữ liệu (Data transformation); - Tương tác với người dùng (Query input). - Dữ liệu Dữ liệu được sử dụng trong GIS không chỉ là số liệu địa lý (geo-referenced data) riêng lẻ mà còn phải được thiết kế trong một cơ sở dữ liệu (database). Những thông tin địa lý có nghĩa là sẽ bao gồm các dữ kiện về (1) vị trí địa lý, (2) thuộc tính (attributes) của thông tin, (3) môi liên hệ không gian (spatial relationships) của các thông tin, và (4) thời gian. Có 2 dạng số liệu được sử dụng trong kỹ thuật GIS là: - Cơ sở dữ liệu bản đồ - Số liệu thuốc tính (Attribute) - Con người Con người là yếu tố quyết định sự thành công cho sự phát triển một dự án về GIS, họ là các chuyên viên tin học, các chuyên gia về lĩnh vực khác nhau, chuyên gia GIS, thao tác viên GIS, phát triển ứng dụng GIS. Người sử dụng hệ thống là những người sử dụng GIS để giải quyết các vấn đề không gian. Họ thường là những người được đào tạo tốt về lĩnh vực GIS hay GIS chuyên dụng. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là số hóa bản đồ, kiểm tra lỗi, soạn thảo, phân tích các dữ liệu thô và đầu ra các giải pháp cuối cùng để truy vấn dữ liệu địa lý. - Phương pháp Là việc phân tích dữ liệu không gian như tạo vùng đệm, phân tích vùng lân cận, phân tích thống kê không gian phân tích và ghi các dữ liệu thuộc tính về biến Ngoài ra, GIS còn sử dụng các phương pháp nội suy không gian dựa trên điểm, vùng Sử dụng phương pháp đô và tính toán, chuyển hệ tọa độ nhằm mục đích trả lời những câu hỏi được đặt ra hay bài toán cần giải quyết. 2.2.1.3. Tình hình nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS tại Việt Nam - Tại tỉnh Hà Giang đã tiến hành “ Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS xây dựng bản đồ trực tuyến quản lý không gian du lịch”,hiện đang được triển khai thực hiện. Đề tài đã nghiên cứu, đưa ra định hướng quy hoạch, giải pháp
  21. 13 phát triển du lịch trên cơ sở phân tích không gian du lịch. Trong đó, phân vùng quy hoạch không gian phát triển du lịch, chỉ giới địa lý, phân chia các khu vực bảo tồn nghiêm ngặt, khai thác hợp lý tiềm năng du lịch với sự tham gia của cộng đồng. Về giải pháp phát triển du lịch, sẽ xây dựng cơ cấu ngành nghề hợp lý, phát huy kiến thức bản địa, ưu tiên phát triển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, tuyên truyền, bồi dưỡng ý thức bảo tồn các di sản, đề xuất các chính sách phù hợp với văn hóa truyền thống Sau khi đề tài được thực hiện thành công, đã được triển khai đào tạo, chuyển giao công nghệ bản đồ du lịch trực tuyến cho cán bộ làm công tác quản lý du lịch về cách thức xây dựng, thành lập bản đồ trực tuyến, cách thức truy cập, cập nhật, triết xuất số liệu thống kê về thông tin du lịch theo yêu cầu thực tế địa phương. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho việc quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển du lịch nói riêng. Đề tài nghiên cứu là tài liệu quan trọng phục vụ cho công tác quản lý, khai thác du lịch của UBND tỉnh, Sở văn hóa thông tin và du lịch, BQL Công viên Địa chất Toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn. Đề tài nghiên cứu cũng là cơ sở, hỗ trợ trong việc đề cử ứng viên Di sản thiên nhiên thế giới. Kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại một số khoa của Đại học Thái Nguyên. [2] 2.2.2. Giới thiệu về MapInfo 2.2.2.1. Sơ lược về MapInfo Hình 2.2. Phần mềm Mapinfo
  22. 14 Phần mềm Mapinfo là một công cụ khá công hiệu để tạo ra và quản lý cơ sở dữ liệu địa lý vừa và nhỏ trên máy tính cá nhân. Sử dụng công cụ Mapinfo có thể thực hiện xây dựng một hệ thống thông tin địa lý, phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và sản xuất cho tất cả các tổ chức kinh tế xã hội của ngành và của địa phương. Ngoài ra Mapinfo là một phần mềm tương đối gọn nhẹ và dễ sử dụng, đặc biệt dùng cho mục đích giảng dạy về GIS rất hiệu quả. 2.2.2.2. Tổ chức thông tin bản đồ trong MapInfo Các thông tin trong Mapinfo được tổ chức theo từng bảng, mỗi bảng là một tập hợp các file về thông tin đồ hoạ chứa các bảng ghi dữ liệu mà hệ thống tạo ra. Chỉ có thể truy cập vào các chức năng của phần mềm Mapinfo, Table mà trong đó có chứa các tập tin sau đây: - Tập tin *.tab chứa các thông tin mô tả cấu trúc dữ liệu, đó là các file ở dạng văn bản mô tả khuôn dạng của file lưu trữ thông tin. - Tập tin *.dat chứa các thông tin nguyên thuỷ, phần mở rộng của thông tin này có thể là *wks, dbf, xls, nếu chúng ta làm việc với thông tin nguyên thuỷ là các số liệu từ Lotus 1 2 3, dbase/foxbase và excel. - Tập tin *.map bao gồm các thông tin mô tả các đối tượng địa lý. - Tập tin *.id bao gồm các thông tin về sự liên kết các đối tượng với nhau. - Tập tin *.ind chứa các thông tin về chỉ số đối tượng. Tập tin này chỉ có khi trong cấu trúc của Table đã có ít nhất một trường dữ liệu đã được chọn làm chỉ số khoá (index). Thông qua các thông tin của file này chúng ta có thể thực hiện tìm kiếm thông tin thông qua một chỉ tiêu cho trước bằng chức năng file của Mapinfo. 2.2.2.3. Tổ chức thông tin theo các lớp đối tượng Các thông tin bản đồ trong GIS thường được tổ chức quản lý theo từng lớp đối tượng. Mỗi Hệ thống thông tin địa lý. Mỗi một lớp thông tin chỉ thể hiện một khía cạnh của mảnh bản đồ tổng thể. Lớp thông tin là một tập hợp các đối tượng bản đồ thuần nhất, thể hiện và quản lý các đối địa lý trong không gian theo một chủ đề cụ thể, phục vụ một mục đích nhất định trong hệ thống. Với các tổ chức thông tin theo từng lớp đối tượng như vậy đã giúp cho phần mềm Mapinfo xây dựng thành các
  23. 15 khối thông tin độc lập cho các mảnh bản đồ máy tính điều đó giúp cho phần mềm Mapinfo xây dựng thành các khối thông tin độc lập cho các mảnh bản đồ máy tính điều đó giúp chúng ta thêm vào mảnh bản đồ đã có các lớp thông tin mới hoặc xoá đi các lớp đối tượng khi không cần thiết. Các đối tượng bản đồ chính mà trên cơ sở đó Mapinfo sẽ quản lý, trừu tượng hoá các đối tượng địa lý trong thế giới thực vật và thể hiện chúng thành các loại bản đồ khác nhau. - Đối tượng vùng: Thể hiện các đối tượng khép kín hình học và bao phủ một vùng diện tích nhất định. - Đối tượng điểm: Thể hiện vị trí cụ thể của đối tượng địa lý. - Đối tượng đường: Thể hiện các đối tượng không gian khép kín hình học và chạy dài theo một khoảng cách nhất định. - Đối tượng chữ: Thể hiện các đối tượng không gian không phải là địa lý của bản đồ. 2.2.2.4. Sự liên kết thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ Một đặc điểm khác biệt của các thông tin trong GIS so với các thông tin trong các hệ đồ hoạ trong các máy tính khác là sự liên kết chặt chẽ, không thể tách rời giữa các thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ. Trong cơ cấu tổ chức và quản lý của cơ sở dữ liệu Mapinfo sẽ được chia làm 2 phần cơ bản là cơ sở dữ liệu thuộc tính và cơ sở dữ liệu bản đồ. Các bảng ghi trong các cơ sở dữ liệu này được quản lý độc lập với nhau. 2.2.3. Khái quát về bản đồ du lịch 2.2.3.1. Đặc điểm của bản đồ du lịch - Bản đồ du lịch là một loại bản đồ thể hiện các thông tin liên quan đến du lịch, chủ yếu gồm: Địa điểm các thành phố lớn; các di tích lịch sử, văn hóa; các danh lam thắng cảnh; lễ hội; hệ thống giao thông như sân bay, đường bộ, đường sắt. - Bản đồ du lịch thể hiện nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, xã hội và nhân văn, thể hiện các cụm, tuyến, điểm du lịch; tổ chức lãnh thổ du lịch; đánh giá và định hướng khai thác tài nguyên du lịch. [9]
  24. 16 2.2.2.2. Phân loại bản đồ du lịch: - Nếu dựa theo mục đích các bản đồ du lịch có thể phân ra làm hai loại : [9] + Bản đồ du lịch phục vụ nghiên cứu bao gồm các bản đồ hiện trạng tài nguyên du lịch, các bản đồ đánh giá và định hướng khai thác các tiềm năng du lịch, các bản đồ qui hoạch du lịch, các bản đồ tổ chức lãnh thổ du lịch + Các bản đồ phục vụ khách du lịch bao gồm các bản đồ phản ánh các điều kiện du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch, các tuyến điểm du lịch, các loại hình du lịch (tham quan, nghỉ dưỡng, sinh thái, thể thao, vui chơi giải trí, du lịch cuối tuần ) - Nếu phân theo phạm vi lãnh thổ, các bản đồ du lịch được chia thành: [9] + Các bản đồ du lịch thế giới biểu hiện các địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới. + Các bản đồ du lịch các châu lục biểu hiện các danh thắng, kỳ quan của châu lục. + Các bản đồ du lịch quốc gia biểu hiện những danh thắng nổi tiếng của đất nước, các bản đồ quy hoạch phát triển du lịch quốc gia. + Các bản đồ du lịch vùng (như vùng du lịch Bắc Bộ, vùng du lịch Bắc Trung Bộ, vùng du lịch Nam Trung Bộ, vùng du lịch Nam Bộ ) biểu hiện các vùng văn hoá, văn minh, các trung tâm du lịch, các cảnh quan, các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch, các tuyến điểm du lịch + Các bản đồ du lịch tỉnh, thành phố (như bản đồ du lịch thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Nghệ An ) biểu hiện các cụm, các tuyến, điểm du lịch, hệ thống giao thông, các loại rừng quốc gia, các khu bảo tồn môi trường, các khu bảo tồn văn hoá lịch sử + Bản đồ du lịch tuyến trình bày các tuyến du lịch chính, các tuyến du lịch phụ trợ, các tuyến du lịch đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, các tuyến du lịch chuyên đề, các tuyến du lịch liên vùng, các tuyến du lịch quốc tế v.v và nội dung du lịch của các đỉểm trên tuyến. + Bản đồ hướng dẫn du lịch điểm biểu hiện nội dung du lịch của một điểm du lịch cụ thể.
  25. 17 2.3. Hoạt động về du lịch văn hóa bản địa kết với với di tích lịch sử 2.3.1. Hoạt động về du lịch văn hóa bản địa kết với với di tích lịch sử trên thế giới. Trên thế giới, du lịch văn hóa đã từ lâu và sẽ mãi mãi là trường phái hay dòng sản phẩm du lịch cơ bản. Đặc biệt đối với các quốc gia, vùng lãnh thổ có chiều sâu văn hóa đo bằng hệ thống di sản đậm đặc như nước ta thì du lịch di sản trở thành một trong những thế mạnh nổi trội. Ngày nay, du lịch di sản hướng thu hút khách tìm đến những giá trị về nguồn, tìm hiểu, tương tác, trải nghiệm để thẩm thấu những giá trị di sản văn hóa đậm đà bản sắc của các dân tộc, các tộc người. [14] Tổ chức Du lịch thế giới – UNWTO nhận định, đến năm 2030, khách du lịch đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe, tôn giáo sẽ chiếm 31% tổng lượng khách du lịch; với mục đích thăm quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; với mục đích công việc và nghề nghiệp chiếm 15%. Theo này dự báo trong thời gian tới, du lịch toàn cầu tiếp tục tăng trưởng theo các xu hướng chủ đạo như: Nhu cầu du lịch toàn cầu bùng bổ, đặc biệt trong giới trung lưu đang tăng lên tại Trung Quốc, tạo cơ hội kinh tế đáng kể cho các điểm đến khu vực Đông Nam Á. Đất nước tỷ dân trở thành thị trường nguồn lớn nhất thế giới và sẽ tác động mạnh đến chính sách phát triển du lịch của nhiều quốc gia. Trong giai đoạn 2018-2028, nhu cầu du lịch sẽ tăng 4% hàng năm, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương được dự báo đón 535 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2030, đứng đầu thế giới. Tuy mục đích của đa số thị trường khách vẫn là thăm quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, song nhiều nhu cầu mới sẽ hình thành. Du khách ngày càng quan tâm tới nhu cầu trải nghiệm hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính khác biệt, đặc sắc, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, độc đáo), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Đăc biệt, du lịch chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ngày càng phổ biến. Phát triển du lịch có trách nhiệm, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng vừa là xu hướng vừa là đòi hỏi tất yếu đối với ngành du lịch để thực hiện nguyên tắc và mục tiêu phát triển bền vững.
  26. 18 Với cảnh sắc thiên nhiên yên bình, nên thơ, pha lẫn nét trầm mặc, cổ kính của những mái chùa, đất nước Lào đã làm say lòng nhiều khách du lịch quốc tế. Những năm qua, "ngành công nghiệp không khói" của Lào phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia châu Á này. Tại Hội nghị tổng kết công tác thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch Lào năm 2018 diễn ra mới đây ở thủ đô Viêng Chăn, Bộ trưởng Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào Bosengkham Vongdara thông báo, Chính phủ Lào coi du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, góp phần tích cực phát triển nền kinh tế đất nước. Trong Năm Du lịch quốc gia 2018, Lào đã triển khai hàng loạt hoạt động xúc tiến du lịch phong phú, đa dạng tại tất cả các địa phương, nhằm thu hút du khách. Các hoạt động này đi sâu vào giới thiệu những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của Lào, nếp sinh hoạt của người dân từng địa phương, cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Nhiều hội chợ hàng hóa, du lịch với các gian hàng trưng bày sản phẩm thủ công, mỹ nghệ của Lào và các nước Ðông Nam - Á như Việt Nam, Thái-lan, Malaysia được tổ chức.Những năm gần đây, ngành công nghiệp "không khói" đã mang lại kết quả tích cực cho nền kinh tế của đất nước Triệu Voi, giúp thúc đẩy các ngành nghề liên quan, tạo việc làm cho người dân và kích thích phát triển kết cấu hạ tầng. Theo Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào, trong năm 2018 đã có hơn 4,1 triệu lượt du khách quốc tế đến Lào, tăng 8,2% so với năm 2017. Trong các năm qua, Thái Lan đã khẳng định vị trí tại khu vực và thế giới về phát triển du lịch. Năm 2013 Thái Lan đã nhận được giải thưởng “Điểm đến được ưa thích nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, do Travel Trade News trao tặng. Cũng năm 2013, độc giả báo Travel+ Leisure bình chọn Thái Lan ở hai giải thưởng là điểm đến được ưa thích nhất và địa điểm tổ chức đám cưới tốt nhất. Thủ đô Bangkok và thành phố Chiang Mai cũng được độc giả báo Condé Nast Traveller bầu chọn trong danh sách 25 thành phố du lịch tốt nhất, 8 khu nghỉ mát của Thái Lan lọt vào danh sách top 20 “Khu nghỉ mát tốt nhất” khu vực châu Á. Du lịch văn hóa là một trong những loại hình du lịch của Thái Lan hấp dẫn nhiều du khách. Sản phẩm du lịch văn hóa ở Thái Lan bao gồm việc thăm quan các đền chùa (đặc biệt là các chùa Phật giáo), bảo tàng, các di tích lịch sử Du khách không chỉ được tận
  27. 19 mắt chứng kiến sự độc đáo của văn hóa Thái Lan mà còn được tự mình thưởng thức và trải nghiệm nền văn hóa đó. Còn ở Nhật Bản, những công trình, quần thể kiến trúc có giá trị lịch sử - văn hóa đều được bảo hộ theo Luật Bảo tồn đền chùa cổ. Song thời gian gần đây đối tượng được bảo vệ đã mở rộng hơn bao gồm làng mạc lịch sử, kiến trúc nhà bình dân. Địa phương cũng áp dụng linh hoạt các chính sách để đề ra chế độ thẩm định kỹ thuật bảo tồn những công trình kiến trúc công cộng, nhà cửa gắn với phong tục, tập quán, hoạt động, lễ hội hằng năm của người dân. Những tài sản này được Cục Văn hóa và chính quyền địa phương tài trợ cho việc tu sửa, phòng cháy, hoạt động thể nghiệm, trong đó việc tu sửa được tiến hành định kỳ. Nhờ đó, người Nhật Bản không chỉ bảo tồn nguyên vẹn giá trị văn hóa mà còn giữ được đặc trưng vốn có của các công trình kiến trúc ở mỗi vùng miền. Song hành với công việc bảo tồn các công trình kiến trúc, người Nhật Bản còn biết phát huy những đặc trưng văn hóa truyền thống vào phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. Hằng năm, những địa điểm này thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, đưa lại nguồn thu lớn, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương. 2.3.2. Hoạt động về du lịch văn hóa bản địa kết với với di tích lịch sử ở Việt Nam Nước ta có tiềm năng lớn về nhiều mặt để phát triển du lịch, có điều kiện thiên nhiên phong phú, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có truyền thống văn hóa lâu đời với nhiều lễ hội, phong tục tập quán tốt đẹp và độc đáo, nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, giàu bản sắc nhân văn, nguồn lao động dồi dào thông minh, cần cù và giàu lòng nhân ái. Trong những năm gần đây, ngành Du lịch đã có những đổi mới, từng bước phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện bước đầu thu hút khách nước ngoài và kiều bào về thăm Tổ quốc, giới thiệu đất nước, con người và tinh hoa của dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế.[14] Bên cạnh đó, hệ thống di sản thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận liên tiếp gia tăng về số lượng là các trọng tâm trong thực tiễn xây dựng sản phẩm, thu hút khách du lịch. Các sản phẩm như tham quan cảnh quan vịnh Hạ Long, tham quan di sản văn hoá Huế, phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn; du lịch mạo hiểm khám phá hang động Phong Nha-Kẻ Bàng, du lịch nghỉ dưỡng biển Mũi Né, Phú Quốc,
  28. 20 du lịch sự kiện Nha Trang ngày càng thu hút được sự quan tâm lớn của khách du lịch trong và ngoài nước. Các lễ hội được tổ chức ở quy mô lớn đã trở thành những sản phẩm du lịch quan trọng, như: lễ hội Chùa Hương, lễ hội bà chúa Xứ, festival Huế, carnaval Hạ Long, lễ hội pháo hoa Đà Nẵng, festival hoa Đà Lạt Những sản phẩm và những giá trị nổi bật của điểm đến Việt Nam dần được hình thành và định vị tại các thị trường khách du lịch mục tiêu. Các khu, điểm du lịch quốc gia và các đô thị du lịch là những điểm nhấn quan trọng hình thành sản phẩm du lịch được định hướng phát triển tại Chiến lược phát triển ngành Du lịch. Tuy nhiên, hầu như chưa được chú trọng đầu tư đúng mức, đến nay mới chỉ có Hạ Long - Cát Bà, Hội An, Mỹ Sơn là phát huy được tiềm năng du lịch. Một số khu du lịch, công trình nhân tạo khác cũng có sức hút tạo sản phẩm như thủy điện Sơn La, chùa Bái Đính, hầm đèo Hải Vân, khu vui chơi tổng hợp Đại Nam [16] Theo đó, hướng vào mục tiêu thị trường khách du lịch quốc tế từ các nước khu vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga và các nước trong khối ASEAN, khách du lịch nội địa từ các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng núi phía Bắc, tỉnh sẽ tập trung phát triển các tour du lịch, khu, điểm du lịch trọng điểm như: Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải, Vĩnh Thịnh, đồng thời, kêu gọi đầu tư các khu, điểm du lịch theo hướng xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp và phát triển các loại hình du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa cộng đồng. Đặc biệt, sẽ khuyến khích, hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch nông thôn, nông nghiệp, làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái; tăng cường năng lực tham gia của động đồng. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ thuật; hỗ trợ trang thiết bị cơ bản cho cộng đồng, phát triển mô hình homestay. Tăng cường trách nhiệm kinh tế, chia sẻ lợi ích với cộng đồng; hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch cộng đồng; hỗ trợ chuyển đổi nghề sang làm du lịch ở các vùng nông thôn. 2.3.3. Hoạt động về du lịch văn hóa bản địa kết với với di tích lịch sử ở khu vực phía Bắc và tỉnh Thái Nguyên. 2.3.3.1. Khu vực phía Bắc Các tỉnh miền núi phía Bắc có địa hình khá hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đá vôi tạo nên những cung đường uốn lượn cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ. Ðây còn là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số với những
  29. 21 phong tục tập quán độc đáo và đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền, là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch, trong đó tiêu biểu là du lịch cộng đồng trải nghiệm văn hóa bản địa. Việc phát triển hình thức du lịch cộng đồng là loại hình du lịch xanh lý tưởng đối với những người yêu thích khám phá văn hóa bản địa. Hiện mô hình này đã được áp dụng phổ biến ở 3 tỉnh Hà Giang, Lào Cai và Ðiện Biên, thu hút nhiều du khách, đặc biệt là khách quốc tế.[15] Sau tám năm thực hiện Chương trình hợp tác phát triển du lịch tám tỉnh Tây Bắc mở rộng, du lịch của các tỉnh khu vực này có nhiều khởi sắc, góp phần bảo tồn văn hóa bản địa, tạo động lực cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, dịch vụ du lịch tại đây vẫn còn nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển mạnh hơn nữa, đưa du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng. Cùng với thu hút nguồn lực đầu tư, các địa phương phát triển nhiều loại hình du lịch, trên cơ sở khai thác, phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên, các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn. Trong số đó, du lịch cộng đồng đã trở thành thương hiệu của du lịch Tây Bắc. Tỉnh Hòa Bình là địa phương tiên phong thúc đẩy loại hình du lịch này, được nhiều tỉnh đến tham quan học tập. Tỉnh hiện có hơn 140 hộ làm du lịch cộng đồng, trong đó Khu du lịch bản Lác, Mai Hịch (Mai Châu) và khu du lịch Đá Bia của huyện Đà Bắc được trao giải “Những điểm du lịch cộng đồng có chất lượng và đạt tiêu chuẩn môi trường xanh” của ASEAN. Tại Lào Cai, với chương trình “biến di sản thành tài sản” và “mỗi cộng đồng, mỗi làng, bản có một sản phẩm đặc trưng giúp người dân xóa đói, giảm nghèo”, đến nay, tỉnh đã xây dựng được 13 điểm du lịch cộng đồng, tập trung chủ yếu ở các huyện Sa Pa và Bắc Hà, thu hút rất đông khách du lịch, đem lại nguồn thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Đến điểm du lịch cộng đồng ở xã Tả Van (huyện Sa Pa) vào một ngày hè, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy trẻ em người nước ngoài nô đùa với trẻ em người dân tộc thiểu số rất tự nhiên, vui vẻ và thân thiện. Từng tốp du khách nước ngoài tham quan khu sản xuất nông nghiệp ruộng bậc thang, thắng cảnh suối Mường Hoa, học cách dệt sợi lanh, nhuộm chàm, vẽ sáp ong trên thổ cẩm , theo lời giới thiệu của các “hướng dẫn viên” địa phương.
  30. 22 Chị Pô-lin In-lơ-dăm, người Pháp lưu trú tại homestay thôn Tả Van Giáy 2 chia sẻ: “Gia đình tôi chọn tua du lịch cộng đồng để được nghỉ tại nhà dân trong bản, tìm hiểu văn hóa và tập quán của họ”. Chủ tịch UBND xã Tả Van Lý Văn Hiển cho biết, cụm homestay Tả Van Giáy 1 là một trong năm cụm homestay của Việt Nam đoạt giải thưởng ASEAN. Hiện ở địa phương có hơn 40 hộ đăng ký làm mô hình du lịch cộng đồng, vào mùa cao điểm, mỗi ngày có từ 200 đến 300 khách lưu trú trong thôn. Bản Hủa Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) nằm ở độ cao gần 1.000 m, sát chân đèo Khau Phạ thuộc dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ mấy năm nay thu hút được nhiều khách du lịch, bởi không khí trong lành, mọi tập quán, sinh hoạt của người Mông vẫn được giữ nguyên bản sắc. Khang A Chua, chàng trai dân tộc Mông, 29 tuổi, quản lý khu du lịch sinh thái Mù Cang Chải Ecolodge cho biết: Lượng khách du lịch lưu trú chủ yếu là người Pháp, Anh, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, trong đó khách Pháp chiếm 70%. Bí thư Đảng ủy xã Nậm Khắt Trang Thế Sửu cho biết, làm du lịch cộng đồng giúp cuộc sống của người dân ngày một khấm khá, con em trong độ tuổi đều được đến trường. Cho đến nay, tỉnh Yên Bái có hơn 120 hộ dân làm du lịch cộng đồng tập trung tại thị xã Nghĩa Lộ, các huyện Mù Cang Chải, Yên Bình. Lai Châu phát triển loại hình du lịch này muộn hơn, nhưng đến nay có bản Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ), bản Sì Thâu Chải (xã Hồ Thầu), bản Lao Chải 1 (xã Khun Há), bản Thẳm (xã Bản Bo) đều thuộc huyện Tam Đường làm du lịch cộng đồng khá tốt. Tại các bản này, hoạt động sản xuất nông nghiệp đều gắn với dịch vụ du lịch. Các hộ dân trồng cây địa lan và một số cây ăn quả ôn đới, vừa tạo cảnh quan, vừa phục vụ nhu cầu thưởng lãm, trải nghiệm việc thu hái trái cây của du khách. Người dân trong bản tự góp đất xây dựng thành chợ phiên của bản họp vào thứ bảy, chủ nhật hằng tuần, làm nơi tiêu thụ nông sản địa phương, đồng thời cũng là nơi khách du lịch trải nghiệm, mua sắm nông sản, sản phẩm thủ công truyền thống. Theo Trưởng bản Vàng A Chỉnh, từ ngày mở cửa làm du lịch đến nay, đời sống của người dân được cải thiện, hầu như hộ nào cũng có thu nhập từ dịch vụ du lịch. Hộ ít thì vài chục triệu đồng/năm, hộ nhiều thì vài trăm triệu
  31. 23 đồng/năm. Nhiều hộ đang dự định mở dịch vụ homestay, trồng thêm một số cây ôn đới đặc thù tạo thêm không gian khám phá trải nghiệm cho khách du lịch khi đến với bản. Những năm gần đây các tỉnh Tây Bắc đều tập trung đầu tư, xây dựng các sản phẩm du lịch mới, phù hợp lợi thế của địa phương. Đơn cử các lễ hội gắn với sản phẩm nông nghiệp như lễ hội trà Mộc Châu, ngày hội xoài Yên Châu, các tua tham quan đồi chè, trang trại bò sữa, vườn hoa cải, hoa lan, dâu tây ở Mộc Châu, đã đưa Sơn La trở thành điểm đến hấp dẫn ở thị trường du lịch miền bắc. Năm 2018, lượng khách du lịch đến tỉnh này đạt hơn hai triệu lượt, không chỉ mang lại doanh thu lớn, mà còn thúc đẩy người dân chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp sinh thái. Tỉnh Yên Bái tập trung đầu tư sản phẩm du lịch mạo hiểm với việc tổ chức sự kiện “Bay trên mùa vàng” vào tháng 9 hằng năm. Năm 2013 - năm đầu tiên tổ chức, thu hút hơn 1.000 người tham dự, sau 5 năm tổ chức, con số này lên hơn 20 nghìn người. Từ năm 2017, huyện tổ chức thêm sự kiện “Bay trên mùa nước đổ” vào tháng 5. Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Thị Xuyến cho biết: Trước đây Mù Cang Chải là vùng đất nghèo khó, xa xôi, ít người biết đến. Nay hình ảnh những cánh dù bay lượn trên ruộng bậc thang Mù Cang Chải trong mùa nước đổ tháng 5, mùa vàng tháng 9, được báo chí ngợi ca, giúp cuộc sống người dân địa phương được nâng lên. Những năm gần đây, các tỉnh xây dựng được một số sản phẩm du lịch mới, đó là du lịch thể thao như: Giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà (Lào Cai); Giải ma-ra-tông leo núi quốc tế, Giải đua xe đạp quốc tế một vòng đua hai quốc gia Việt Nam - Trung Quốc, Giải đua xe đạp địa hình Xín Mần (Hà Giang) - Bắc Hà (Lào Cai). Các tua du lịch chinh phục đỉnh cao như đỉnh Ky Quan San, đỉnh Lảo Thẩn (Lào Cai), các đỉnh Pu Ta Leng, Tả Liên Sơn (Lai Châu) thu hút nhiều bạn trẻ tham gia trải nghiệm. Bên cạnh đó, các địa phương trong vùng cũng chú trọng liên kết du lịch, không chỉ liên kết giữa các tỉnh lân cận, mà còn liên kết giữa các tỉnh trong vùng với một số trung tâm du lịch lớn của cả nước. Tiêu biểu như các chương trình: “Du lịch về nguồn” liên kết giữa các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai; “Du lịch tâm linh lưu vực sông Hồng” giữa Yên Bái và Lào Cai , “Du lịch cung đường Tây Bắc” giữa
  32. 24 Lào Cai và Lai Châu Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai Nguyễn Đình Dũng, hoạt động liên kết du lịch góp phần đưa số lượng khách và doanh thu ngành du lịch của ba tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 16,7%/năm. Hai tỉnh Sơn La, Điện Biên những năm gần đây liên kết các hãng lữ hành của Hà Nội tổ chức tua du lịch từ Hà Nội đi Sơn La, Điện Biên. Điểm nhấn trên hành trình là cao nguyên Mộc Châu, đỉnh Pha Luông, Tà Xùa (Sơn La); di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, ngã ba biên giới A Pa Chải, hồ Pá Khoang, cửa khẩu Tây Trang (Điện Biên). Chương trình du lịch được thiết kế hài hòa giữa tham quan danh lam, thắng cảnh với thưởng thức vẻ đẹp văn hoá của các địa phương Đánh giá về kết quả quá trình thực hiện Chương trình hợp tác phát triển du lịch tám tỉnh Tây Bắc mở rộng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Văn Quý, kiêm Trưởng nhóm hợp tác cho biết: Hoạt động liên kết giúp các địa phương đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đánh thức các tiềm năng du lịch. Qua đó, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Những năm gần đây, khách du lịch đến với các tỉnh Tây Bắc tăng mạnh. Năm 2015, số khách du lịch đến Tây Bắc đạt 13 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế đạt 1,6 triệu lượt người; đến hết năm 2018, tổng số khách du lịch tăng lên 20,2 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế đạt 1,9 triệu lượt người, doanh thu từ du lịch đạt gần 23 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với kế hoạch. Những con số này là kết quả bước đầu rất đáng khích lệ, khẳng định hướng đi, cách làm đúng đắn của mô hình liên kết giữa tám tỉnh. 2.3.3.2. Tỉnh Thái Nguyên Từ lâu, Thái Nguyên đã được du khách biết đến bởi nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, với trên 780 di tích, danh lam thắng cảnh đã được kiểm kê, bảo vệ theo quy định của Luật Di sản văn hoá, trong đó có 01 di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt, 46 di tích xếp hạng quốc gia. Nhằm tuyên truyền, quảng bá những nét đặc trưng, sản phẩm du lịch của tỉnh, thu hút du khách trong nước, quốc tế đến với Thái Nguyên; phát huy tiềm năng, thế mạnh và tăng tỷ lệ đóng góp của du lịch vào GRDP, những năm qua Thái Nguyên đã
  33. 25 chủ động tham gia các chương trình, hoạt động hợp tác phát triển du lịch liên vùng như: Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” của 6 tỉnh Việt Bắc; Chương trình liên kết giữa các tỉnh có chung dãy núi Tam Đảo với Thành phố Hà Nội (Hà Nội - Thái Nguyên - Tuyên Quang - Vĩnh Phúc); Chương trình liên kết phát triển du lịch với các tỉnh trên trục Quốc lộ 37 (gồm: Thái Nguyên - Bắc Giang - Hải Dương và Quảng Ninh). Đồng thời ký kết văn bản hợp tác liên kết phát triển du lịch với thành phố Hồ Chí Minh; tham gia chương trình phát triển du lịch cụm Hiệp hội du lịch 16 tỉnh phía Bắc. Ngày 08/8/2018, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU “Về định hướng phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030”, trong đó xác định các loại hình du lịch có tiềm năng, thế mạnh để liên kết đầu tư phát triển; hình thành 3 sản phẩm du lịch chủ lực của tỉnh là: du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Hồ Núi Cốc; du lịch nông nghiệp, trải nghiệm vùng chè và văn hóa Trà; du lịch lịch sử về nguồn “Về thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” ATK Định Hóa liên kết với các khu, điểm du lịch vùng Việt Bắc và trên địa bàn tỉnh.[7] Hình 2.3.UBND tỉnh tổ chức khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2018 với chủ đề“Trải nghiệm du lịch bền vững văn hóa, lịch sử - sinh thái Thái Nguyên” (Nguồn ảnh: Báo Thái Nguyên)
  34. 26 Thực hiện Quyết định số 2014/QĐ-TTg ngày 24/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử ATK Định Hóa gắn với phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên đến 2030, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với các ngành, các địa phương triển khai nghiên cứu lập đồ án quy hoạch và đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua, trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định trình Chính phủ phê duyệt theo quy định. Trong đó tỉnh Thái Nguyên đã và đang phối hợp chặt chẽ với các tỉnh liên quan triển khai thực hiện công tác đầu tư, tôn tạo phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng ATK Đinh Hóa (Thái Nguyên) - Tân Trào (Tuyên Quang) và ATK Chợ Đồn ( tỉnh Bắc Kạn) gắn với phát triển du lịch trải nghiệm về nguồn “Thủ đô gió ngàn chiến khu Việt Bắc”, xây dựng tour du lịch về nguồn phục vụ du khách trong nước và quốc tế.[7]
  35. 27 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: là du lịch kết hợp trải nghiệm văn hóa bản địa với tham quan di tích lịch sử khu vực ATK tỉnh Thái Nguyên - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong khu vực ATK huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong 12 tháng, từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019. - Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên và hoàn thiện tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 3.3. Nội dung của nghiên cứu - Nội dung 1: Khái quát thực trạng, tiềm năng du lịch tại huyện Định Hóa. - Nội dung 2: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng bản đồ du lịch tại Định Hóa lịch tại Định Hóa. - Nội dung 3: Khó khăn, hạn chế và giải pháp phát triển bền vững loại hình du lịch tại huyện Định Hóa. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp - Thu thập thông tin thứ cấp từ: UBND huyện Định Hóa , người dân và du khách, ban quản lý khu Di tích lịch sử sinh thái ATK đây là nguồn tài liệu quan trọng nhằm xác định các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn hiện hữu, phục vụ cho quá trình tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch, xác định số lượng du khách đến tham quan, tạo cơ sở cho quá trình khảo sát tìm hiểu tình hình phát triển du lịch. - Thu thập thông tin liên quan tới đề tài từ các sách báo, tạp chí khoa học, mạng internet 3.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa Là phương pháp tiếp cận trực tiếp, rõ ràng và thực tế nhất giúp tôi biết được thực trạng và hướng đi của đề tài, công tác khảo sát được chia làm 2 đợt:
  36. 28 Bảng 3.1. Bảng nội dung khảo sát thực địa tại Định Hóa Thời gian Nội dung khảo sát - Khảo sát các điều kiện tự nhiên của huyện Định Hóa Đợt 1 - Tham quan khảo sát các điểm du lịch (1/2020) - Khảo sát lượng khách du lịch đến du lịch Định Hóa - Quan sát và thu thập các hình ảnh - Khảo sát về đời sống của người dân trên huyện Định Hóa Đợt 2 - Khảo sát lượng khách du lịch đến huyện Định Hóa (4/2020-6/2020) - Quan sát và thu thập các hình ảnh 3.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lí và biểu đạt thông tin - Thống kê các thông tin, tài liệu đã thu thập được về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội, tổng lượng du khách tới khu du lịch, những nhận định và đánh giá của người dân, chuyên gia và khách du lịch. - Biểu đạt thông tin đạt bằng câu văn viết, bảng số liệu, hình ảnh, bản đồ, đồ thị thông qua các phần mềm Microsoft office word 2010, Microsoft office excel 2010. - Ứng dụng phần mềm GIS để xử lý, biên tập, thành lập bản đồ du lịch . 3.5. Phương pháp xây dựng bản đồ du lịch - Ứng dụng GIS để xử lý, biên tập, thành lập bản đồ du lịch trải nghiệm Định Hóa. Hình 3.1. Bản đồ huyện Định Hóa trên Google Earth
  37. 29 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Giới thiệu khái quát về tiềm năng và thực trạng du lịch huyện Định Hóa 4.1.1.Giới thiệu khái quát về huyện Định Hóa * Điều kiện tự nhiên huyện Định Hóa - Vị trí địa lí Định Hoá là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong khoảng toạ độ 105o29” đến 105o43” kinh độ đông, 21o45”đến 22o30” vĩ độ bắc; Phía Tây - Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, Phía Bắc - Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Cạn, Phía Nam - Đông Nam giáp huyện Đại Từ, Phú Lương; huyện lỵ là thị trấn Chợ Chu, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía tây bắc. Hình 4.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu
  38. 30 - Khí hậu Định Hoá có khí hậu nhiệt đới, chia làm hai mùa. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Tháng nóng nhất là tháng 8, nhiệt độ trung bình lên tới 280C. Mùa lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình xuống tới 150C. Mùa nóng có những ngày nhiệt độ lên trên 41 0C, mùa lạnh có lúc nhiệt độ xuống tới 10C. Là huyện có độ ẩm khá cao, trừ tháng 1, các tháng còn lại độ ẩm đều trên 80%. Những tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 tháng 4 và tháng 8 - những tháng có mưa phùn, mưa ngâu, độ ẩm thường từ 85% trở lên. - Địa hình, địa chất Địa hình huyện Định Hoá khá phức tạp và tương đối hiểm trở, ở dạng núi thấp, đồi cao. Xen giữa các dãy núi đá vôi và đồi, núi đất là những cánh đồng hẹp. Hướng địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, phân làm hai vùng. Vùng núi bao gồm các xã ở phía bắc huyện. Ở phía đông thị trấn Chợ Chu và những thung lũng nhỏ hẹp. Nhiều hang động trong các dãy núi đá này có những nhũ đá hình thù kỳ thú, đẹp mắt. Thảm thực vật của Định Hoá rất phong phú, chứa đựng nhiều tiềm năng kinh tế, với các loại lâm sản quý như gỗ nghiến, lim, lát, sến và các loại tre, nứa, vầu, trám Đặc biệt, vùng đất các xã phía nam có nhiều cây cọ, lá để lợp nhà, cuộng để làm mành, thân làm kèo, xà nhà rất bền. Từ những năm giữa thế kỷ XX trở về trước động vật rừng Định Hoá rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, ngày nay rừng đã bị thu hẹp nhanh chóng, nguồn tài nguyên rừng bị kiệt quệ, các loại lâm sản quý còn không đáng kể, các động vật quý hiếm nhổ, báo, gấu hầu như không còn. - Hệ sinh thái Ẩm độ trung bình trong năm biến động từ 80 – 85 %, các tháng mưa có độ ẩm khá cao từ 83-87%. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái rừng và sinh vật. Nằm giữa trung tâm Việt Bắc, núi non liên hoàn hiểm trở, nên Định Hóa đặc trưng cho hệ sinh thái rừng vùng Đông Bắc với các kiểu chính đó là rừng nhiệt đới trên núi đá và núi đất. Độ che phủ 47% rừng có các loại lâm sản quý
  39. 31 như gỗ, nghiến, lim, lát, sến và các loại tre nứa, vầu, trám, cọ Đặc biệt rừng ở các xã phía nam có nhiều cây cọ, đây là một cây đặc trưng của huyện Định Hoá. Không những vậy rừng còn có nhiều cây thuốc quý phục vụ chữa bệnh cho nhân dân. Động thực vật trong rừng rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên ngày nay rừng đã bị thu hẹp nhanh chóng, nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, hệ sinh thái rừng và động thực vật có nguy cơ bị hủy hoại, nhiều loại đã biến mất như báo, gấu Do đặc điểm địa lí và tập quán tín ngưỡng của cư dân nơi đây nên cảnh quan đặc trưng của Định Hóa là sự phân chia thành các khu nhỏ, ứng với mỗi khu đó là bản làng lưng dựa vào đồi, phía trước là cánh đồng nhỏ hẹp nằm hai bên bờ suối. - Thủy văn Huyện Định Hoá có ba con sông chính: Con sông lớn nhất là sông Chu, có lưu vực rộng 437 km 2 ; lưu lượng nước bình quân trong năm 3,06 m 3 /giây. Sông Chu được hợp lưu bởi nhiều khe suối nhỏ bắt nguồn từ sườn núi các xã phía Tây, phía Bắc huyện, với ba nhánh chính là suối Chao, suối Múc, suối Tao. Đoạn chảy qua xã Tân Dương là đoạn lớn nhất; sau đó dòng sông chảy qua xã Yên Ninh (huyện Phú Lương) và hợp lưu với sông Cầu ở khu vực Chợ Mới. Sông Công trên địa bàn huyện (thượng nguồn) có lưu vực rộng 128 km2 ; lưu lượng nước bình quân trong năm là 3,06 m3 /giây. Dòng sông này có hai nhánh. Nhánh thứ nhất bắt nguồn từ xã Thanh Định, chảy qua các xã Bình Yên, Sơn Phú. Nhánh thứ hai bắt nguồn từ dãy núi Khuôn Tát (xã Phú Đình), hợp lưu với nhánh thứ nhất ở xã Bình Thành rồi chảy sang xã Minh Tiến (huyện Đại Từ). Sông Đu có tổng diện tích lưu vực 70 km2 Ngoài ba con sông chính, trên địa bàn huyện Định Hoá có nhiều khe suối nhỏ len lỏi qua các khu rừng, toả đi khắp các thôn bản. - Dân số: toàn huyện hiện có 26.206 hộ với 89.288 nhân khẩu, trong đó, nam giới 44.929 người (chiếm 50,31%); nữ giới 44.359 người (chiếm 49,69%). Số hộ ở thành thị 1.908 hộ (chiếm 7,28%); số hộ ở nông thôn 24.298 (chiếm 92,7%). So sánh với kết quả Tổng điều tra năm 2009, sau 10 năm số hộ gia đình trên địa bàn huyện đã tăng 2.221 hộ, số nhân khẩu tăng 3.205 khẩu. Về cơ cấu dân tộc, toàn
  40. 32 huyện có 17 dân tộc (tăng 3 dân tộc so với năm 2009), trong dó, dân tộc Tày chiếm đa số với 48.897 người, bằng 54,74%; tiếp đến là dân tộc Kinh với 23.589 người, chiếm 26,42% Người Tày có lịch sử cư trú lâu đời ở huyện Định Hóa, chiếm gần 50% dân số toàn huyện và là dân tộc đông nhất ở đây. Một số xã của Định Hóa có 90% dân số là người dân tộc Tày như Linh Thông, Bộc Nhiêu, Điềm Mặc, Bình Yên. Đây chính là cơ sở quan trọng để cộng đồng nơi đây hình thành và gìn giữ nét văn hóa truyền thống của mình. Người Tày Định Hóa có nền văn hóa riêng mang đậm bản sắc dân tộc. Bản là đơn vị tụ cư của nhiều dòng họ người Tày, lấy quan hệ láng giềng làm cơ sở, có thiết chế tự quản và những quy định riêng. Bản thường đặt tên theo người đến khai phá mở đất đầu tiên hoặc tên cầm thú có ở đó. Các bản đều có địa vực cư trú riêng bao gồm đất ở , đất canh tác, rừng rú, sông suối, bãi chăn thả gia súc. Ranh giới giữa các bản thường được xác định bằng đường phân thủy, eo núi, sông suối hoặc đường xá. Quy mô các bản vừa và nhỏ, mỗi bản thường chỉ có 30 đến 60 hộ gia đình, sống mật tập hay rải rác thành nhiều chòm xóm phân bố tương đối độc lập * Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Định Hóa - Kinh tế Kinh tế truyền thống của người dân Định Hóa là sản xuất nông nghiệp, trong đó nổi lên vai trò của việc canh tác lúa đặc sản – Bao Thai – và hoạt động sản xuất của các làng nghề truyền thống như: chuyên canh chè, dệt mành cọ, nuôi cá ruộng Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào nhân dân trong huyện, Huyện ủy đã chỉ đạo xây dựng và triển khai các đề án toàn khóa trong lĩnh vực này như xây dựng vùng lúa cao sản, lúa bao thai, khôi phục và củng cố các công trình thủy lợi, mở rộng và phát triển vùng chè được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Công nghiệp - thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ có bước phát triển tích cực, nhất là từ khi củng cố mạng lưới đường giao thông liên xã và mạng lưới điện nông thôn. Huyện đã quy hoạch được 4 khu công nghiệp truyền thống của địa phương như: đan mành cọ, cót, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản và phát triển nghề mây tre đan Hiện nay, trên địa bàn huyện có 2 nhà máy chè và 1 nhà máy giấy, gỗ đang hoạt động.
  41. 33 - Xã hội Trong những năm gần đây do kinh tế của huyện có nhiều thay đổi theo hướng CNH-HĐH nên tỷ lệ dân số thành thị cũng có thay đổi song phần lớn dân tập trung chủ yếu ở nông thôn sống bằng nghề nông lâm nghiệp. Được sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, huyện Định Hóa trong những năm gần đây đã thực hiện các chương trình, dự án của chính phủ đầu tư cho kinh tế xã hội miền núi, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Giáo dục và đào tạo có bước phát triển, công tác văn hóa thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh truyền hình có nhiều hoạt động thiết thực, bám sát nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ, tích cực tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và từng bước đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân. - Cơ sở hạ tầng Được hỗ trợ của Nhà nước, các tuyến đường giao thông thường xuyên được tu bổ, sửa chữa và nâng cấp. Trên địa bàn huyện hiện có đường liên tỉnh 254 dài 37km là đường rải nhựa. Đường liên xóm, đường trong khu dân cư dài 655 km, cũng đã bê tông hóa ở một số thôn. Kết quả năm 2013, chỉ với nguồn lực từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ 29,515 tỷ đồng, cùng với xã hội hóa nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng, các xã trong huyện đã xây dựng được 36,45 km đường bê-tông, trong đó có 32,13 km đường loại B, 4,32 km đường loại C. Trong những năm qua huyện đã huy động xã hội hóa để làm giao thông nông thôn, do đó đến nay các tuyến đường liên xã, liên huyện, liên thôn được nâng cấp, sửa chữa, việc đi lại vận chuyển hàng hóa trên địa bàn huyện được cải thiện, tạo điều kiện góp phần phát triển kinh tế xã hội nông nghiệp và nông thôn. Điều này đồng nghĩa với việc khách du lịch sẽ dễ dàng tiếp cận, đi lại thuận tiện đến các điểm du lịch của Định Hóa. 4.1.2. Thực trạng tài nguyên du lịch huyện Định Hóa - Di tích lịch sử Nhắc đến Định Hóa chúng ta không thể không nói đến hệ thống di tích lịch sử cách mạng dày đặc, trải dài ở 23/24 xã và 1 thị trấn (Chợ Chu). Bởi đây chính là An toàn khu Trung tâm, là “thủ đô kháng chiến” của dân tộc. Lịch sử đã ghi dấu son chói lọi trên 128 di tích (126 di tích lịch sử cách mạng, 02 điểm danh lam thắng
  42. 34 cảnh), trong đó có 13 điểm di tích được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia, 5 điểm xếp hạng di tích cấp tỉnh. Quần thể di tích này được chia làm các trung tâm: Chợ Chu – Quán Vuông, Phú Đình – Điềm Mặc, Định Biên – Bảo Linh, Thanh Định, Trung Lương, Bình Thành, Đồng Thịnh và các xã phía Nam – Đông Nam huyện Định Hóa (Phượng Tiến, Quy Kỳ, Linh Thông ). Đây chính là nguồn tài nguyên quan trọng để Định Hóa đẩy mạnh khai thác loại hình du lịch văn hóa, đặc biệt là hình thức du lịch gắn liền với loại hình di tích lịch sử - cách mạng.[5] - Lễ hội Hình 4.2. Lễ hội Lồng Tồng Theo số liệu thống kê của Phòng Văn hóa – Thông tin Định Hóa (năm 2010) thì hằng năm toàn huyện có tới gần 30 lễ hội, nhưng do điều kiện kinh tế xã hội phát triển nên đã có nhiều lễ hội bị lãng quên. Trong bức tranh lễ hội truyền thống đa dạng và phong phú ấy, có thể kể đến những lễ hội đặc sắc và nổi bật như: Lễ hội Lồng Tồng (mùng 10 giáng Giêng AL, tại xã Phú Đình), Lễ hội Nàng Hai (mời nàng Trăng) được tổ chức vào tháng 3 âm lịch, Lễ hội chùa Hang (diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng tại tại xóm Đồng Chùa, thị trấn Chợ Chu), Lễ hội rước Đất, rước Nước diễn ra vào ngày rằm tháng giêng hàng năm. [5]
  43. 35 Đặc sắc Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa Khởi nguồn của Lễ hội Lồng Tồng được hình thành từ phong cách sống làng bản, quần cư trong cộng đồng của người dân tộc được trao truyền, lưu giữ và bảo tồn. Đây được xem là một trong những nét văn hóa độc đáo của đồng bảo dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Chay tại vùng Việt Bắc. Năm nay, Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa được tổ chức trang trọng trong 2 ngày là mùng 9 và mùng 10 tháng Giêng, gồm hai phần, phần Lễ và phần Hội. Tham dự phần lễ, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều nghi lễ truyền thống có từ lâu đời như: Lễ cày Tịch Điền, Lễ cầu mùa của dân tộc Tày, dân tộc Sán Chay, Lễ cầu phúc của dân tộc Dao Tiếng nhạc lồng trong các bài cúng cầu mùa, cầu phúc để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn, cảm tạ trời đất, thần linh, tổ tiên đã ban phúc đức, bình an đến cho người dân. Phần hội diễn ra sôi nổi với các hoạt động cắm trại, thi ẩm thức và văn hóa nghệ thuật với các trò chơi dân gian đặc sắc như: Tung còn, múa lân, bịt mắt bắt dê, hội thi khéo cóc, thi cờ tướng, kéo co, tái hiện không gian trà Ngoài ra, du khách sẽ được thưởng thức những điệu then điệu hát ví mượt mà, màn Múa Rối Tày Thẩm Rộc – Bình Yên – Du Nghệ - Đồng Thịnh và tham gia trại văn hóa trà để thưởng trà giao lưu dân ca dân vũ đặc sắc. Đến nay, Lễ hội không chỉ là nét đặc sắc trong truyền thống văn hóa, giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc mà còn biểu trưng cho tinh thần đoàn kết và thể hiện ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Qua đây, hoạt động còn góp phần quảng bá các danh thắng, di tích lịch sử có giá trị nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch địa phương trong tương lai. - Dân ca dân vũ: Ngoài tính chất phong phú về lễ hội truyền thống thì sự cộng cư lâu đời của 9 dân tộc anh em trên mảnh đất Định Hóa cũng đã góp phần làm nên sự đặc sắc, và đa dạng của các điệu múa, lời ca dân gian. [5]
  44. 36 Bảng 4.1. Các loại hình dân ca dân vũ tiêu biểu của Định Hóa T Chủ thể Tên gọi Mô tả khái quát T sáng tạo 1 Soọng Dân tộc Sán Là phương tiện truyền tải những tâm tư, tình cảm và ước Cô Dìu muốn trong cuộc sống thường ngày 2 Hát Sli Dân tộc Dùng trong các ngày hội, ngày chợ, ngày cưới, ngày vào nhà (vả Sli) Nùng mới. Lượn Dân tộc Tày Phản ánh tập quán, tín ngưỡng, cuộc sống sinh hoạt, tâm tư 4 nguyện vọng con người, ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên của người Tày 5 Hát Dân tộc Tày, Là một thể loại ca nhạc tín ngưỡng của người Tày, Nùng. Then Nùng 6 Rối cạn Dân tộc Tày Là loại hình rối que thể hiện khá sinh động cuộc sống lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của người dân 7 Sình ca Dân tộc Sán Hát đối đáp nam – nữ giao duyên vào mùa xuân Chí 8 Páo Dân tộc Dao Là phương tiện chuyển tải những tâm tư, tình cảm và ước dung muốn của người Dao trong cuộc sống thường ngày. 9 Múa Dân tộc Cao Vũ điệu dân giã trong các dịp lễ hội, đặc biệt là trong lễ hội Tắc Lan Cầu mùa. xình 10 Múa Dân tộc Tày Là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Tày ở Việt nàng Bắc, có âm nhạc hay, vũ đạo đẹp, biểu hiện sự đoàn kết Then thân thiện gắn bó cộng đồng có tính tập thể và dân chủ Cao (Nguồn: BQL khu di tích lịch sử sinh thái ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên) Những làn điệu dân ca mượt mà, tha thiết cùng với những hình thức nghệ thuật dân gian truyền thống khác của cộng đồng các dân tộc Định Hóa là di sản văn hóa tộc có giá trị lớn không chỉ đối với phát triển du lịch văn hóa. Nhưng do nhiều
  45. 37 tác động, các loại hình nghệ thuật dân gian này đã ít nhiều bị mai một, hay không còn được sử dụng rộng khắp. Mới đây nhiều di sản được khôi phục, các lễ hội được phục dựng, được “đánh thức” và thực sự phát huy giá trị trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Đó là kết quả trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên khi địa phương này triển khai Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hoá các DTTS tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020”. Khoảng 3 năm trở lại đây, khi được Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hoá các DTTS tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020” hỗ trợ, CLB hát Soọng Cô mới thực sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Ngoài các hoạt động biểu diễn, giao lưu, CLB còn mở được nhiều lớp học hát Soọng Cô cho các em học sinh trong xã tham gia. Đến nay, CLB đã có khoảng 15 em từ 13 đến 15 tuổi thường xuyên tham gia sinh hoạt cùng thành viên trong CLB. Ngoài ra, CLB còn thường xuyên đi biểu diễn trong các chương trình giao lưu văn hóa, nghệ thuật của tỉnh, của huyện. Hiện nay, CLB đang có hai nghệ nhân đang chờ xét được công nhận danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. Không chỉ bảo tồn các làn điệu dân ca truyền thống, các lễ hội cũng được ngành Văn hóa tỉnh Thái Nguyên quan tâm. Qua đó, nhiều lễ hội được phục dựng, sống lại trong đời sống của người dân. Hình 4.3. Hát then giao lưu với khách tham quan
  46. 38 - Văn hóa ẩm thực và đặc sản địa phương: Bức tranh dân tộc đa sắc màu cũng mang lại cho Định Hóa nét văn hóa ẩm thực rất riêng biệt. Đó là những món ăn hết sức lạ và ngon miệng như Khẩu thuy của người Tày, món Khẩu nhục của người Nùng/Sán Dìu, bánh ngải của người Tày, bánh Cooc mò của người Tày, Nùng Đặc biệt là đặc sản Cơm Lam Ngoài ra, nhờ những đặc điểm về khí hậu và chất đất riêng nên Định Hóa rất phù hợp với giống lúa “Bao Thai lùn”, sản phẩm gạo Bao Thai Định Hóa đã trở thành một loại đặc sản mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vùng đất chiến khu xưa. Các sản phẩm được chế biến từ loại gạo này (như mì sợi, bánh đa, bánh phở, bánh cuốn ) cũng có những hương vị riêng rất đặc biệt. Định Hóa mảnh đất An toàn khu kháng chiến khi xưa, nơi ghi dấu một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Đến nơi đây du khách không chỉ được tìm về với sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, được đắm mình trong các lễ hội độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số mà còn được thưởng thức các sản vật của địa phương tuy giản dị nhưng cũng đủ để ấm lòng du khách gần xa. Cơm lam là một trong những món ẩm thực nổi tiếng của người dân nơi đây. Món ăn này có sự hấp dẫn đến lạ kỳ bởi sự giao thoa của nước, lửa và những ống tre, nứa non. Đây là món ăn rất giản dị, gắn với con suối nơi đầu nguồn, nương lúa bên sườn đồi và những vạt rừng tre nứa xanh ngút ngàn tầm mắt của đất rừng ATK bởi vậy nó sẽ khiến cho du khách khó quên nếu có dịp thưởng thức. Cơm lam có lẽ bắt đầu từ những chuyến đi rừng của đồng bào dân tộc thiểu số ở đây. Do mỗi lần đi xa phải vài bữa nửa tháng, tới các bản làng trên những khu vực núi cao heo hút hoặc ngược lại từ các bản xa xôi vùng cao lần về xuôi. Mỗi người chỉ có thể mang trên vai một gùi gạo, ít muối trắng, chút thịt khô để nhẹ nhàng không vướng víu. Do không có xoong nồi, dọc đường sẵn rừng tre, rừng nứa, tiện chặt vài ống, múc nước suối, đổ gạo và đánh đá lửa để nấu cơm; lấy thịt khô hay bắt con thú rừng nướng trên lửa để ăn cùng với cơm lam. Đến nay nếu đi rẫy hoặc chợ xa, bà con vẫn làm cơm lam. Muốn có món cơm lam ngon trước hết phải có gạo nếp ngon, ấy là thứ nếp cái hoa vàng trồng trên nương, hàng năm thu hoạch vào khoảng tháng 9, tháng 10. Thứ
  47. 39 nếp mười hạt như cả mười, tròn căng đem nhặt hết sạn, ngâm qua nước. Dung cụ nấu cơm lam cũng rất quan trọng: Phải chọn đồ đựng là một ống tre hoặc nứa thon dài không to không nhỏ và phải là cây còn non, tươi xanh để khi nấu cơm có vị ngọt và mùi hương tự nhiên. Thường thì người ta chỉ tìm những cây nứa ít lá cao chừng 2m. Sau khi chặt phần ngọn và gốc thì cho khoảng 3 khúc dài chừng 30cm để thổi cơm. Những cây nứa này khi lắc nghe có tiếng nước kêu lọc xọc bên trong, nước trắng trong, hơi ngọt và dịu thơm. Người ta thường gọi là nước của trời và lấy thứ nước này để nấu cơm. Người Định Hóa nấu cơm lam bằng cách: Gạo đem ngâm, vo sạch, rắc ít muối và nước gừng trộn đều, rồi đổ vào ống nứa có sẵn nước; không nén chặt mà để cách miệng ống 5cm, khi gạo chín nở sẽ tự bít đầy ống. Nếu ống ít nước, có thể thêm nước suối nguồn sâm sấp gạo. Sau đó, đem nút miệng ống lại bằng lá dong hay lá chuối khô. Đốt lên một đống lửa, chờ thật đượm, sau đó đặt lên trên một chiếc kiềng và xếp các ống nứa quanh kiềng. Có thể nướng ống cơm lam bằng than củi, than tre hoặc rơm khoảng một giờ, khi cơm sủi thỉnh thoảng nhấc ra dằn mạnh ống xuống để gạo dồn xuống phía dưới cho hạt cơm săn chắc. Nước cạn mới đặt ống nằm ngang và nướng xoay đều. Khi mùi thơm bốc lên là cơm đã chín. Kể từ khi nước cạn cho tới khi cơm chín, là khâu quan trọng nhất. Nó thể hiện rõ nhất tình cảm của người nơi đây với ống cơm lam. Người ta phải trở ống luôn tay, phải gạt hoặc nhen lửa quanh ống làm sao để vỏ nứa cháy đều, song hạt cơm bên trong không bị cháy, lại thật mềm, thật dẻo. Điều này đòi hỏi sự khéo léo của những người phụ nữ. Làm một món cơm lam như vậy chất chứa bao tình cảm. Khi cơm chín, mùi thơm quyến rũ tỏa ra ngào ngạt, nhấc khỏi lửa, bấy giờ để nguội, dùng dao bóc tách từng lớp vỏ bị cháy bên ngoài của ống cho tới khi gặp các lớp màng lụa mỏng màu trắng ngà của ống, sẽ thấy phần cơm dài thành khúc đứng bằng chiều dài ống nứa.Khi ăn cơm thì bẻ khúc cơm thành miếng, khoanh cơm mịn màng như khúc giò, mùi thơm mời gọi khách phương xa nếm thử. Hương thơm, vị bùi của cơm dẻo, vị cay của gừng, vị ngọt của ống nứa, vị thanh thanh của lá chuối, mùi của khói bếp
  48. 40 lửa thật khuyến rũ. Cơm lam ăn với muối vừng vừa dân dã vừa đậm đà khó quên. Cơm lam có thể ăn ngay hoặc để cả tuần mà vẫn mềm, ngon và không bị thiu mốc. Thời kháng chiến đồng bào thường lấy cơm lam tặng bộ đội ăn thay lương khô. Hình 4.4. Cơm Lam Hình 4.5. Lúa Bao thai - Làng nghề truyền thống[5] + Các làng nghề dệt mành cọ xã Đồng Thịnh (Làng Bầng, Co Quân, Ru Nghệ 1, Ru Nghệ 2): Sản phẩm mành cọ của Đồng Thịnh khá đặc biệt với nan mành dệt kín, phẳng, đều và có độ xanh bóng hơn sản phẩm của các nơi khác bởi người làm cẩn thận từ khâu chọn nguyên liệu và có kỹ thuật dệt điêu luyện + Nghề Mộc (xã Lam Vỹ): Nghề làm mộc ở xã Lam Vỹ đã có từ lâu đời, hiện nay trên toàn huyện có 10 xưởng làm mộc, nhưng do không được quan tâm thích đáng của cơ quan chính quyền nên hiện nay 10 xưởng này tuy vẫn còn hoạt động nhưng không lớn, các mặt hàng sản phẩm chủ yếu là đóng đồ gia dụng phục vụ trên địa bàn xã. + Làng nghề chè: xóm Quỳnh Hội xã Trung Hội, thôn Phú Hội 1 và 2 xã Sơn Phú, làng chè Điềm Mặc + Làng nghề nuôi cá ruộng: ở các xã Bảo Cường, Đồng Thịnh, Kim Phượng, Phượng Tiến, Đồng Thịnh Nổi bật nhất là Hội Lồng Tồng. Lễ hội Lồng Tồng (Hội xuống đồng) là lễ hội truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh Việt Bắc nói chung. Lễ hội Lồng tồng của người Tày là một nghi thức đặc trưng của văn hóa vùng, mang tính chất tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng cầu mưa, tín ngưỡng thờ mặt trời. Chứa đựng nhiều hoạt động tín
  49. 41 ngưỡng dân gian, và cũng chính là Lễ hội cầu mưa của người làm nghề nông là nghề truyền thống của dân tộc Tày, Nùng với các nội dung chào mừng mùa xuân mới, mừng vụ mùa trước cho mùa vụ sau bội thu, cho mọi người, mọi nhà khỏe mạnh ấm no, hạnh phúc, bản làng yên vui. Vốn dĩ là vùng đất nghèo của Thái Nguyên nhưng nhờ có chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước, Định Hóa ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên sự phát triển mau lẹ ấy không phá vỡ cảnh quan chung của hệ thống hàng trăm di tích lịch sử nằm rải khắp núi rừng nơi đây. Chính vì vậy, mỗi năm ATK đón tới hàng trăm nghìn lượt khách đến thăm quan và đang là điểm du lịch văn hóa, cội nguồn cách mạng thu hút đông du khách khi đến Việt Bắc. Tính từ ngày Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt cắt băng khai trương Nhà trưng bày ATK Định Hoá (19/5/1997) đến nay có gần 10 triệu lượt khách về với ATK Định Hoá. Trên cơ sở đó, Định Hóa phấn đấu đến năm 2020 sẽ vào khoảng 800.000 lượt khách. Bảng 4.2. Doanh thu của trung tâm dich vụ, du lịch và bảo tồn di tích ATK qua các năm Năm 2016 2017 2018 Doanh thu (đồng) 566.265.000đ 533.730.750đ 660.000.000đ (Nguồn:Báo các các năm 2016, 2017, 2018 của BQL khu di tích lịch sử sinh thái ATK Định Hóa, Thái Nguyên) Năm 2016, hoạt động du lịch, dịch vụ, ăn, nghỉ được quan tâm 6 nhà sàn công vụ Trung tâm Dịch vụ, Du lịch và Bảo tồn di tích ATK Định Hóa được sửa chữa, chất lượng 7 phục vụ ăn, nghỉ, hội nghị, hội thảo, lửa trại cho các đoàn khách và khách du lịch được từng bước nâng cao. Năm 2017, Với lợi thế là khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, hàng năm lượng khách đến tham quan khu di tích không ngừng tăng lên, Trung tâm Dịch vụ, Du lịch và Bảo tồn di tích ATK đón và phục vụ nhiều đoàn khách trong nước và nước ngoài như: Đoàn Đại sứ quán Hy Lạp; đoàn cán bộ cấp cao Hoàng gia Campuchia; đoàn Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước; đoàn Bộ Ngoại giao; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam Ngoài các hoạt động ăn nghỉ Ban
  50. 42 còn tổ chức các tour du lịch sinh thái, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giao lưu đốt lửa trại, hát then, đàn tính phục vụ du khách. Từ 2018, tổ chức các sự kiện, giao lưu văn hóa, văn nghệ, lửa trại, ẩm thực phục vụ nhiều đoàn khách: Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên; các sở, ban, ngành, đoàn thể; Cục Nhiếp ảnh và Điện ảnh Việt Nam; Bộ Nội vụ; Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam trường Sỹ quan chính trị Phối hợp với các công ty lữ hành trong và ngoài tỉnh tổ chức cho các đoàn khách đến dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm khu di tích. Tổ chức phục vụ ăn, nghỉ tại Nhà khách Trung tâm Dịch vụ, Du lịch và Bảo tồn di tích ATK, năm 2018 thu từ các hoạt động dịch vụ (ăn, nghỉ, cho thuê quầy hàng, mặt bằng) đạt doanh thu 660.000.000 (nộp ngân sách 66.000.000đ). Nhìn chung qua các năm có thể thấy doanh thu của trung tâm dich vụ, du lịch và bảo tồn di tích ATK ngày càng tăng.
  51. 43 Bảng 4.3: Lượng khách tới khu du lịch và bảo tồn ATK Định Hóa Năm 2016 2017 2018 9 tháng đầu 2019 Khách đoàn (đoàn khách) 2.980 3.628 3.754 2.191 Khách tự do (lượt khách) 667.000 628.000 672.730 516.649 (Nguồn: Báo các các năm 2016, 2017, 2018 của Ban quản lý khu di tích lịch sử sinh thái ATK Định Hóa, Thái Nguyên) Thường xuyên mở cửa đón du khách thập phương đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm nhà trưng bày bảo tàng ATK Định Hóa và các điểm di tích. Trọng tâm là dịp tết nguyên đán Kỷ Hợi, các ngày lễ lớn của đất nước (03/02; 30/4; 01/5; 19/5; 19/8; 2/9 ); phục vụ tổ chức lễ báo công dâng Bác, khen thưởng, kết nạp đảng viên theo nghi thức trang trọng tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Luôn duy trì tốt công tác đón tiếp, phục vụ tổ chức lễ dâng hương với nghi thức trang trọng, gắn với giới thiệu quảng bá hình ảnh Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa. Khách tham quan tới đây khá đa dạng . Lượng khách đoàn tăng qua các năm. Khách lẻ trong năm 2018 tăng hơn so với 2017( 44.730 khách) và có xu hướng tăng vào các năm tiếp theo. 4.2. Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ du lịch huyện Định Hóa 4.2.1. Quy trình xây dựng bản đồ du lịch huyện Định Hóa trong GIS Thu thập, tham khảo tài liệu Thu thập dữ liệu Xử lý và chuyển đổi dữ liệu Xây dựng bản đồ mới dựa trên bản đồ nguồn
  52. 44 4.2.2. Xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu thuộc tính về khu di tích ATK Bảng 4.4: Bảng cơ sở dữ liệu thuộc tính khu di tích lịch sử ATK Định Hóa Diem_DL Vitri_Khuvuc Dacdiem_Sukien Noidung_Lichsu Đồi Pụ Đồn Vị trí khu vực Đặc điệm sự kiện Nội dung lịch sử Tỉn Keo Vị trí khu vực Đặc điệm sự kiện Nội dung lịch sử Khuôn Tát Vị trí khu vực Đặc điệm sự kiện Nội dung lịch sử Địa điểm thành lập Hội Nhà báo Vị trí khu vực Đặc điệm sự kiện Nội dung lịch sử Việt Nam Đồi Khau Tý Vị trí khu vực Đặc điệm sự kiện Nội dung lịch sử Nhà Tù Chợ Chu Vị trí khu vực Đặc điệm sự kiện Nội dung lịch sử Nơi ở và làm việc của Bộ Tổng Tham mưu trong thời kỳ kháng Vị trí khu vực Đặc điệm sự kiện Nội dung lịch sử chiến chống thực dân Pháp (1949-1954) Thác Khuôn Tát Vị trí khu vực Đặc điệm sự kiện Nội dung lịch sử (Nguồn:Tổng hợp từ điều tra khảo sát) * Đồi Pụ Đồn: -Xóm Nà Lọm, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên -Đồi Phong Tướng -Ngày 28/5/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban Thường trực Quốc hội và Hội đồng Chính phủ làm lễ phong quân hàm Đại tướng cho đ/c Võ Nguyên Giáp, phong quân hàm Trung tướng cho đ/c Nguyễn Bình và 9 Thiếu tướng (Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình, Hoàng Sâm). Là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ các em thiếu nhi bị li tán gia đình do chiến tranh được Bác Hồ giao cho các đ/c bảo vệ giúp việc tìm về nuôi dạy học năm 1947.
  53. 45 *Tỉn Keo: Xóm Nà Lọm, xã Phú Đình,huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Nơi phát tích chiến dịch Điện Biên Phủ - Tại đây, ngày 6/12/1953 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị thông qua kế hoạch tác chiến chiến cuộc Đông Xuân (1953-1954) quyết định mở chiến dịch Điện Biên phủ. * Khuôn Tát( nơi ở và làm việc của bác hồ): - Xóm Khuôn Tát, xã Phú Đình,huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên -Nơi đây đ/c Võ Nguyên Giáp đã được giao nhiêm vụ toàn quyền chỉ huy trận đánh lịch sử Điện Biên Phủ và đã dành chiến thắng -Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc năm 1947-1948, cuối 1953, đầu 1954. Di tích lịch sử Khuôn Tát bao gồm: Đoạn suối, cây đa Khuôn Tát – ghi dấu nơi Bác cùng anh em bảo vệ tắm giặt, câu cá, chơi bóng chuyền và hầm, lán Khuôn Tát – nơi Bác giao nhiệm vụ cho Đại tướng – Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trước khi cầm quân ra mặt trận Điện Biên Phủ: “Tướng quân tại ngoại, giao cho chú toàn quyền quyết định, trận này rất quan trọng phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh ”. *Địa điểm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam: - Xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc - Nơi đã diễn ra Hội nghị quyết định việc đổi tên Hội Nhà báo Việt Nam thành Hội Những người viết báo Việt Nam (ngày 21/4/1950) - Ngày 21/4/1950 đã diễn ra Đại hội thành lập Hội những người viết báo Việt Nam, bầu ra BCH gồm 10 nhà báo, đ/c Xuân Thủy làm Hội trưởng, đ/c Nguyễn Thành Lê làm Tổng thư ký, đ/c Phạm Văn Hỏa làm phó Tổng thư ký, đ/c Đỗ Đức Dục (Báo Độc lập), đ/c Hoàng Tùng (Tạp chí sinh hoạt nội bộ) làm phó Hội trưởng. * Đồi Khau Tý: Xóm Nạ Tra, xã Điềm Mặc,huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Địa điểm đầu tiên Bác đặt chân về ATK để chỉ đạo kháng chiến kiến quốc - Ngày 19/11/1950, đã diễn ra Hội nghị thành lập Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam. CT HCM giao nhiệm vụ cho đ/c Xuân Thuỷ: Thường trực Tổng bộ Việt Minh – Tổng biên tập Báo Cứu quốc chủ trì Hội nghị.
  54. 46 * Nhà tù Chợ Chu: - Xóm Vườn Rau,Thị trấn Chợ Chu,huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Nơi giam giữ các chiến sỹ cách mạng của ta - Năm 1916, thực dân Pháp xây dựng nhà tù bằng tre, nứa, lá để giam thường phạm. Đến năm 1942, nhà tù được xây dựng lại kiên cố, có thể giam 200 người, để giam cầm các chiến sỹ cách mạng của ta. Tại đây các đ/c đảng viên đã bí mật thành lập Chi bộ, ngày 2/10/1944, Chi bộ tổ chức thành công vượt ngục cho 12 đ/c (Song Hào, Hà Kế Tấn, Trần Thế Môn, Tạ Xuân Thu, Nhị Quý ) bổ sung lực lượng cho phong trào cách mạng để sau này đón Bác Hồ từ Pắc Bó, Cao Bằng về Tân Trào lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945. * Thác Khuôn Tát: - Xóm Khuôn Tát, xã Phú Đình,huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Bác từng ngồi câu cá và cùng anh em bảo vệ, giúp việc tắm, giặt tại thác này - Thác 7 tầng, đá tạo 7 tầng thác như bậc thang nhà sàn, thu hút nhiều khách tham quan, du lịch vào mùa hè, nằm trong tuyến du lịch di tích lịch sử ATK Định Hóa – Tân Trào. * Nơi ở và làm việc của Bộ Tổng Tham mưu trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1949-1954): - Đồi Khảu Cuối (rừng Chuối), xóm Bảo Biên1, xã Bảo Linh,huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Đây là địa điểm mà nhiều kế hoạch quân sự quan trọng đã được xây dựng trình Thường vụ Trung ương Đảng và Bác Hồ phê duyệt Tại đây, cơ quan Bộ Tổng Tham mưu đã giúp cho Tổng Quân Ủy, Bộ Tổng Tư lệnh hoạch định và chỉ đạo thực hiện đường lối chủ trương, kế hoạch tác chiến và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1949 đến năm 1954. Cũng tại nơi đây, đồng chí Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái đã lên đường đi Chiến dịch Biên giới (16/9 – 14/10/1950).
  55. 47 Kết quả ta được: Hình 4.6. Bản đồ du lịch huyện Định Hóa được xây dựng Dựa vào bản đồ du lịch huyện Định Hóa, chúng ta có thể hiểu rõ về vị trí địa lý, văn hóa, và những địa điểm du lịch lý thú của nơi này. Đây có lẽ là mảnh đất mà không ít người muốn được đến để thăm thú, khám phá và được sống những ngày tuổi trẻ đầy nhiệt huyết. Hơn thế nữa du lịch sẽ từ đó mà phát triển lên đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện cũng như của cộng đồng dân cư địa phương.
  56. 48 4.2.3. Xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu không gian về khu di tích ATK * Chuyển đổi bản đồ Bản đồ vùng nghiên cứu được xây dựng và thành lập bằng phần mềm chuyên dùng là Microstation. Đây là phần mềm chuyên dùng được tổng cục địa chính để thành lập và quản lý bản đồ, hồ sơ địa chính. Những việc liên kết dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính tphần mềm này không hỗ trợ. Vì vậy, phải chuyển dữ liệu sang MapInfo để xử lý và liên kết dữ liệu hình học và phi hình học. Hình 4.7. Bản đồ Định Hóa Dữ liệu bản đồ sau khi phân theo vị trí chỉ ở dạng dữ liệu hình học chứ chưa bao gồm các thông tin về diện tích, đường, vị trí, (đây là các dữ liệu thuộc tính cho bản đồ). 4.2.4. Xây dựng bản đồ chuyên đề Xây dựng bản đồ chuyên đề nhằm thể hiện rõ ràng theo mục đích sử dụng khác xây dựng bản đồ chuyên đề nhau. Có nhiều cách để. Để xây dựng bản đồ khu di tích lịch sử ATK Định Hóa ta tiến hành như sau: Chọn menu Map\ Create
  57. 49 thematic Map sẽ xuất hiện hộp thoại Create thematic Map - Step 1 of 3, trong đó chọn Individual\ click vào Next\ xuất hiện cửa sổ Create thematic Map - Step 2 of 3 để chúng ta chọn tên lớp Table (ranh_gioi) và cột dữ liệu muốn xây dựng thành bản đồ. Tuỳ theo từng trường hợp khác nhau mà chúng ta phân cấp đối tượng cho phù hợp, việc phân cấp này được sắp xếp riêng trong một cột mang ý nghĩa mã số, bởi vậy số đối tượng phân cấp thường khác nhau. Hình 4.8. Bản đồ khu du lịch ATK Định Hóa 4.3. Khó khăn, hạn chế và giải pháp phát triển bền vững loại hình du lịch này tại Định Hóa. 4.3.1. Khó khăn, hạn chế - Ban quản lý khu di tích lịch sử là chưa có trụ sở, phải ở làm việc ghép với Trung tâm Dịch vụ Du lịch và Bảo tồn di tích ATK, cơ sở phục vụ khách du lịch còn thiếuthốn, cán bộ lãnh đạo chưa được kiện toàn, cán bộ, viên chức, người lao động, thiếu kinh nghiệm;
  58. 50 - Kinh phí đầu tư tôn tạo di tích còn nhỏ giọt; - Đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí tu bổ di tích cho công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị, phát triển du lịch, sinh thái nhỏ giọt chưa xứng tầm với Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; các công trình hạ tầng kỹ thuật xuống cấp, công trình hạ tầng cơ sở, phục vụ chưa được đầu tư kịp thời để duy tu, sửa chữa; - Việc tổ chức hoạt động du lịch, thương mại, ăn, nghỉ, tham quan chưa đa dạng, chưa giữ chân được khách du lịch ngủ qua đêm. Khai thác du lịch, dịch vụ còn hạn chế, chất lượng phục vụ du khách chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Chất lượng hướng dẫn, thuyết minh, về khu di tích có tiến bộ, nhưng chưa tương xứng với yêu cầu của khách; - Công tác vệ sinh, bảo tồn cảnh quan, sinh thái môi trường ở một số điểm di tích chưa tốt; - Chú trọng, đầu tư vào hoạt động dịch vụ du lịch, song chưa đem lại hiệu quả cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. 4.3.2.Giải pháp phát triển bền vững - Nêu cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu từ Trưởng, phó Ban đến các phòng, đơn vị trong thực hiện, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, thực hiện nhiệm vụ. - Bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ viên chức nhất là đội ngũ hướng dẫn viên, bảo vệ, khai thác du lịch, dịch vụ - Tăng cường tuyên truyền, quảng bá, thu hút khách. Chú trọng công tác nghiên cứu khoa học áp dụng thực tiễn Khu di tích, xây dựng Dự án tu bổ, duy tu, bảo tồn phát huy di tích bằng mọi nguồn lực. - Tăng cường phối hợp với các sở, ban, nghành, UBND huyện Định Hóa và UBND các xã, thị trấn và nhân dân địa phương bảo vệ, phát huy giá trị di tích, phát triển du lịch cộng đồng - Làm tốt công tác vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, cảnh quan khu di tích. - Duy trì tốt công tác đón tiếp, phục vụ lễ dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham quan quần thể di tích Quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Định Hóa.
  59. 51 - Xây dựng hệ thống homestay phù hợp , phát triển về cơ sở vật chất kỹ thuật, đầy đủ tiện nghi hơn - Nâng cao quảng bá về các món ăn đặc sản nơi đây: cơm lam, gạo bao thai, bánh đa , măng khô, măng tươi, xôi ngũ sắc.
  60. 52 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua thời gian nghiên cứu đề tài“Du lịch kết hợp trải nghiệm văn hóa bản địa với thăm quan di tích lịch sử khu vực ATK tỉnh Thái Nguyên” em xin đưa ra một số kết luận sau: - Số lượng khách lẻ đến với ATK Định Hóa trong năm 2018 tăng hơn so với 2017( 44.730 khách) và có xu hướng tăng vào các năm tiếp theo, tính đến tháng 9 năm 2019 đạt khoảng 2.191 đoàn khách và 516.649 khách lẻ. - Xây dựng được bản đồ du lịch ATK Định Hóa thông qua việc ứng dụng GIS, từ đó có thể dễ dàng thực hiện các thao tác như: truy vấn thông tin, thể hiện dữ liệu dưới dạng biểu đồ, chỉnh sửa thông tin dữ liệu. - Đã đưa ra được những giải pháp phát triển bền vững như là chính quyền địa phương cần phải đầu tư phát triển hệ thống giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và di chuyển của khách du lịch, phải đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, sản phẩm du lịch đa dạng, đội ngũ cán bộ quản lý làm việc phải có trách nhiệm, sáng tạo, luôn đưa ra các ý tưởng mới nhằm tạo nên sức hấp dẫn cho du lịch văn hóa tại Định Hóa, huyện phải có sự liên kết chặt chẽ các ban ngành, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư để cùng đưa ra chính sách, chiến lược lâu dài và hiệu quả nhất cho phát triển du lịch văn hóa của huyên 5.2. Kiến nghị - Các cấp chính quyền tại huyện Định Hóa cần quan tâm hơn đến việc nâng cao cơ sở vật chất, hạ tầng khu di tích ATK. - Nâng cao công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh văn hóa bản địa và khu du lịch ATK Định Hóa đối với du khách quốc tế cũng như du khách trong nước thông qua các phương tiện truyền thông, báo chí, mạng internet, - Có cán bộ thường xuyên kiểm tra công tác vệ sinh, cũng như tiến hành thu gom rác thải tại điểm du lịch.
  61. 53 - Cần tổ chức các lớp tập huấn làm du lịch cộng đồng cho người dân vì đa phần họ làm nông nghiệp, còn du lịch vẫn quá mới mẻ nên họ chýa có kỹ năng. - Cần áp dụng GIS vào quản lý du lịch để nâng cao hiệu quả, có cái nhìn tổng quát, quản lý được dữ liệu không gian và thuộc tính. - Đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên có kinh nghiệm, năng lực nhằm đáp ứng nhu cầu của loại hình du lịch như: trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, nắm vững các nguyên tắc về du lịch,
  62. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lương Tuấn Anh (2016), Ứng dụng GIS (Geographic Information System) xây dựng bản đồ du lịch huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, Đề tài sinh viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 2. Huy Ba (2015), Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng bản đồ trực tuyến quản lý không gian du lịch, Đề tài khoa học của Đại học Thái Nguyên. 3. Võ Văn Cần (2008), Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường ĐH kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 4. Cinet tổng hợp eid=11 04, truy cập ngày 03/08/2019 5. Thanh Hà, Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 6. Hoàng Hà, Du lịch cộng đồng - loại hình hấp dẫn tại vùng núi phía Bắc truy cập ngày 3/7/2020 loai-hinh-hap-dan-tai-vung-nui-phia-bac 7. Kiều Hoa, Du lịch Thái Nguyên tăng cường hoạt động liên kết, hợp tác,truy cập ngày 3/7/2020 cuoc-song/du-lich-thai-nguyen-tang-cuong-hoat-dong-lien-ket-hop-tac-94.html 8. Nguyễn Thị Thu Hương (2017), Thực trạng và giải pháp phát triển ngành Du lịch Việt Nam hiện nay nganh-du-lich-viet-nam-hien-nay-47881.htm 9. Trang Khương (2018), Bản đồ du lịch Việt Nam chi tiết, 10. Nhân Luân (2015), Thông tin chuyên ngành du lịch, truy cập ngày 11/06/2020
  63. 55 11. Hà Mai(2017), Du lịch Việt lập kỳ tích đón hơn 13 triệu lượt khách, 13-trieu-luot-khach-917942.html , truy cập ngày 09/06/2020 12. Nghiên cứu nhu cầu du lịch trải nghiệm của người dân thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Truờng̛ Đại học Cần Tho ̛ Tạp̂ 54, Số 7C (2018): 109-116) 13. Nhóm PVTT các tỉnh Tây Bắc, Hợp tác phát triển du lịch vùng Tây Bắc (Kỳ 1) bac-ky-1-364906/ 14. Hà Văn Siêu(Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch)(2018) , truy cập ngày 12/05/2020 15. Phạm Thị Thanh Mai(2019), Nghiên cứu phát triển du lịch tại huyện Định Hóa, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. 16. Nguyễn Thanh Vũ (2009), Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở các xã Cù Lao thuộc tỉnh Vĩnh Long, Luận văn thạc sĩ trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.