Khóa luận Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

pdf 71 trang thiennha21 20/04/2022 3781
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_de_xuat_giai_phap_chuyen_tu_san_xuat_che_thong_thu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN MINH THẮNG Tên đề tài: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHUYỂN TỪ SẢN XUẤT CHÈ THÔNG THƯỜNG SANG SẢN XUẤT CHÈ HỮU CƠ TẠI XÃ TRÀNG XÁ, HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Khuyến nông Lớp : K48 KN Khoa : Kinh tế &PTNT Khóa học : 2016 - 2020 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Mạnh Thắng Thái Nguyên, năm 2020
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi.Các số liệu, kết quả trong khóa luận này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luân văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng năm 2020 Sinh viên Nguyễn Minh Thắng
  3. ii LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của quý thầy cô khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sau gần ba tháng thực tập em đã hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp “Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”. Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với thầy giáo Th.s Nguyễn Mạnh Thắng người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Uỷ ban Nhân dân huyện Võ Nhai, Ủy ban Nhân dân xã Tràng Xá, các phòng ban chức năng và những người đã cung cấp số liệu, tư liệu khách quan, chính xác giúp đỡ em đưa ra những phân tích đúng đắn. Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên,thángnăm 2020 Sinh viên Nguyễn Minh Thắng
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC BẢNG vi 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Ý nghĩa nghiên nghiên cứu đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 1.4. Ý nghĩa đối với sinh viên 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4 2.1.1. Vai trò của sản xuất chè 4 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè 5 2.1.3. Một số khái niệm liên quan. 6 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 10 2.2.1. Tiềm năng phát triển ngành chè Việt Nam 10 2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới 12 2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam 15 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 20 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 20 3.3. Nội dung nghiên cứu 20
  5. iv 3.4. Phương pháp nghiên cứu 21 3.4.1. Phương pháp xác định mẫu 21 3.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 21 3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 22 3.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 23 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24 4.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của xã Tràng Xá 24 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 24 4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 26 4.1.3. Một số nét cơ bản về sản xuất chè trên địa bàn xã 29 4.2. Đánh giá chung về tình hình sản xuất chè của các hộ được điều tra 30 4.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng điều tra 30 4.2.2. Cơ cấu giống chè của các hộ được điều tra 31 4.2.3. Chi phí sản xuất chè của nông hộ 33 4.2.4. Năng suất chè của các hộ được điều tra 35 4.2.5. Giá bán chè bình quân của các hộ điều tra 36 4.2.6. Hình thức tiêu thụ của nông hộ 38 4.3. Nhận thức, nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ tham gia 41 4.3.1. Sự tham gia trong tập huấn, hội thảo về sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra 41 4.3.2. Nhận thức về sản xuất chè hữu cơ của nông hộ 42 4.3.3. Nhận thức về tầm quan trọng của sản xuất chè hữu cơ 43 4.3.4. Nhận thức về sự ảnh hưởng của các cơ quan, tổ chức đến quá trình chuyển đổi từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ của nông hộ 44 4.3.5. Nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra 45 4.4. Phân tích SWOT đối với sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra 48 4.4.1. Thuận lợi khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của hộ được điều tra 48 4.4.2. Khó khăn ưu tiên khắc phục khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra 49
  6. v 4.4.3. Phân tích SWOT 51 4.5. Giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ 54 4.5.1. Giải pháp về vốn 55 4.5.2. Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, đảm bảo chất lượng 56 4.5.3. Đào tạo nguồn nhân lực sản xuất chè hữu cơ 56 4.5.4. Đảm bảo đầu vào về giống, phân bón và các chế phẩm hữu cơ 57 4.5.5. Mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu chè hữu cơ Tràng Xá 57 4.5.6. Đầu tư khoa học, công nghệ cao cho sản xuất và chế biến chè hữu cơ 58 4.5.7. Giải pháp về cơ chế, chính sách 58 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60 5.1. Kết luận 60 5.2. Kiến nghị 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
  7. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.2.1: Đặc điểm chung của các hộ được điều tra 30 Bảng 4.2.2: Cơ cấu giống chè của các hộ được điều tra 32 Bảng 4.2.3.1: Bình quân số lần bón phân và sử dụng thuốc BVTV mỗi lứa của các hộ được điều tra 33 Bảng 4.2.3.2: Bình quân chi phí sản xuất mỗi vụ của nông hộ 34 Bảng 4.2.4: Năng suất chè của các hộ được điều tra 35 Bảng 4.2.5: Giá bán chè búp khô của hộ sản xuất chè truyền thống so với hộ sản xuất chè an toàn 37 Bảng 4.2.6.1: Hình thức tiêu thụ chè của các hộ được điều tra 38 Bảng 4.2.6.2: Bình quân phần trăm tiêu thụ sản phẩm chè của các hộ được điều tra 39 Bảng 4.3.1: Sự tham gia tập huấn sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra 41 Bảng 4.3.2: Nhận thức về chè hữu cơ của các hộ điều tra 42 Bảng 4.3.3: Nhận thức tầm quan trọng về sản xuất chè hữu cơ của các hộ điều tra 43 Bảng 4.3.4: Nhận thức về sự ảnh hưởng của các cơ quan, tổ chức đến quá trình chuyển đổi từ sản xuất chè thường sang sản xuất chè hữu cơ của nông hộ 44 Bảng 4.3.5.1: Nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra 45 Bảng 4.3.5.2: Yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia sản xuất chè hữu cơ của hộ đã được điều tra 46 Bảng 4.3.5.3: Nguyên nhân không tham gia sản xuất chè hữu cơ của hộ đã được điều tra 47 Bảng 4.4.1: Thuận lợi khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra 48 Bảng 4.4.2: Khó khăn ưu tiên khắc phục khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra 50 Bảng 4.4.3: Phân tích SWOT khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra 51
  8. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây chè, một loại cây công nghiêp lâu năm đem lại giá trị kinh tế cao được trồng phổ biến và rộng rãi ở nước ta.Lịch sử cây chè ở nước ta đã có từ 4000 năm trước, tuy nhiên nó mới chỉ được khác thác và phát triển mạnh trong khoảng 50 năm gần đây. Cây chè có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ cấu cây trồng vùng trung du và miền núi phía Bắc. Cây chè đem lại nguồn thu nhập tương đối ổn định cho người trồng chè, mỗi năm cho thu hoạch từ 8 - 9 lứa, cây chè giúp chống xói mòn, phủ xanh đất chống đồi trọc, tạo việc làm cho người lao động nông thôn. Phát triển sản xuất chè là biện pháp tích cực giải quyết việc làm, tạo ra nguồn thu nhập chắc chắn, ổn định cho người dân, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của cả nước nói chung và vùng trung du miền núi phía Bắc nói riêng. Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có khí hu nhiệt đới gió mùa, chỉ có một mùa đông ngắn, thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó có cây chè. Là một trong những vùng sản xuất chè lớn của cả nước, với diện tích gần 22 nghìn ha, cây chè đã trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn của tỉnh góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống người dân. Với thổ nhưỡng phù hợp, khí hậu đặc thù, người dân giàu kinh nghiệm trồng và chế biến đã tạo nên thương hiệu chè Thái Nguyên không chỉ trên thị trường trong nước mà còn trên cả thị trường quốc tế. Tỉnh có vùng trồng chè tập trung, chế biến, đóng gói, tiêu thụ mang tính chất chuyên nghiệp tại các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương và TP Thái Nguyên. (1)
  9. 2 Huyện Võ Nhai, một trong chín vùng chè ngon của tỉnh Thái Nguyên. Vùng chè Võ Nhai hiện nay có diện tích khoảng 1.250 ha, tập chung chủ yếu tại xã Tràng Xá, Liên Minh và Phú Thượng. Xã Tràng Xá, với hơn 300 ha chè, trong đó khoảng 500 ha chè trung du, còn lại là chè cành với các giống chủ yếu: LDP1, TRI777, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên. Là một trong những xã có diện tích chè lớn nhất của huyện Võ Nhai.Từ lâu đời, cây chè luôn giữ vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế của người dân nơi đây.(2) Mặc dù là cây trồng chủ lực đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân nhưng chủ yếu sản xuất tự phát, nhỏ lẻ, sản xuất theo tư duy truyền thống, người sản xuất chè đã và đang sử dụng thái quá phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật do đó hiệu quả sản xuất không cao, chất lượng chè thấp, các chất hóa học tồn dư trong đất và nước, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, thị trường chè trong nước và quốc tế ngày càng yêu cầu sản phẩm chè với chất lượng ngày một cao hơn.Bởi chất lượng thấp nên giá bán chè tại đây rất thấp, chênh lệch từ 20 – 40 ngàn đồng/ kg so với các sản phẩm chè cùng loại của vùng chè khác trong tỉnh, thậm chí cả trăm ngàn đồng/kg (so với vùng chè đặc sản Tân Cương). Nhằm tăng thu nhập cho nông dân, tận dụng tối đa thế mạnh của địa phương, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và tạo ra sản phẩm an toàn chất lượng cao đối với cây chè tại Tràng Xá, cần thiết tiến hành đề tài “Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Tìm hiểu thực trạng sản xuất chè.Đánh giá nhận thức, nhu cầu về sản xuất chè hữu cơ của các hộ trồng chè trên địa bàn xã Tràng Xá. Từ đó đề xuất
  10. 3 giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. - Tìm hiểu thực trạng sản xuất chè của các hộ trồng chè trên địa bàn xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá nhận thức và nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ điều tra. - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc chuyển từ sản xuất chè thường sang sản xuất chè hữu cơ tại Tràng Xá. - Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa nghiên nghiên cứu đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học Cung cấp những thông tin về thực trạng sản xuất chè năm 2019 và hiểu biết về chè hữu cơ của các hộ trồng chè trên địa bàn xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Nhu cầu và những khó khăn cản trở tham gia sản xuất chè hữu cơ của họ. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ trồng chè đồng thời tận dụng tối đa thể mạnh về tự nhiên và xã hội của địa phương để phát triển sản xuất. 1.4. Ý nghĩa đối với sinh viên Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có cơ hội tiếp cận thực tế, có cơ hội vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn.Đồng thời giúp sinh viên củng cố kiến thức và học tập thêm những kiến thức kỹ năng mới.
  11. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1. Vai trò của sản xuất chè Chè là thứ nước uống có nhiều công dụng, vừa giải khát, vừa chữa bệnh. Người ta tìm thấy trong chè có tới 20 yếu tố vi lượng có lợi cho sức khoẻ, ví dụ cafein kích thích hệ thần kinh trung ương, tamin trị các bệnh đường ruột và một số axit amin cần thiết co cơ thể. Chè là cây công nghiệp dài ngày, trồng một lần cho thu hoạch nhiều năm. Tuổi thọ của chè kéo dài 50 - 70 năm, cá biệt nếu chăm sóc tốt có thể tới hàng trăm năm.Chè là loại cây có giá trị kinh doanh tương đối cao. Một ha chè thu được 5 - 6 tấn chè búp tươi có giá trị ngang với một ha lúa ở đồng bằng và gấp 3 - 4 lần một ha lúa nương. Vì vậy có thể nói cây chè là cây "xoá đói giảm nghèo, điều hoà lao động từ đồng bằng lên các vùng xa xôi hẻo lánh, góp phần phát triển kinh tế miền núi bảo vệ an ninh biên giới. Sản xuất và xuất khẩu chè thu hút một lượng lao động khá lớn (hơn 22 nghìn lao động chính kể cả lao động chính, kể cả lao động phụ và lao động dịch vụ là gần 300 nghìn người với mức thu nhập ổn định và không ngừng tăng (thu nhập bình quần quân toàn ngành năm 1996 đạt 250 nghìn đồng/người/tháng, năm 1999 tăng lên 350 nghìn người/tháng).[3] Trồng chè cũng chính là "phủ xanh đất trồng đồi trọc", cải thiện môi trường sinh thái.Với phương châm trồng chè kết hợp nông lâm, đào dãy hào giữa các hàng chè để giữ mùn giữ nước, sử dụng phân bón hợp lý ngành chè đã gắn kết được phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Chè là một sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao: Một ha chè thâm canh thu hoạch được 10 tấn búp tươi chế biến được hơn 2 tấn chè khô, đem xuất khẩu sẽ
  12. 5 thu được một lượng ngoại tệ tương đương với khi xuất khẩu 200 tấn than và đủ để nhập khẩu 46 tấn phân hoá học. Sản xuất chè thúc đẩy các ngành công nghiệp, dịch vụ khác phát triển: phát triển cây chè gắn liền với phát triển ngành công nghiệp chế biến. Chè là nguyên liệu cho các nhà máy chế biến các sản phẩm liên quan đến cây chè.Ngoài ra chè còn thúc đẩy du lịch, du lịch sinh thái phát triển. 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè Điều kiện tự nhiên: Nhân tố điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất chè. Các yếu tố như lượng mưa, khí hậu, nhiệt độ, đất đai, là các yếu tố quan trọng có tác động đến chất lượng chè. Nguồn vốn: Để phát triển sản xuất chè, việc huy động vốn đầu tư là rất quan trọng. Hiện nay có rất nhiều nguồn vốn có thể huy động, nhưng nguồn vốn quan trọng nhất là Nhà nước đã giao quyền sử dụng đất lâu dài cho người trồng chè.Ở các nông trường công nghiệp cũng được giao khoán vườn chè và giao đất để trồng chè mới. Kỹ thuật - công nghệ: Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng của cây chè. Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật tốt sẽ tạo điều kiện tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm chè. Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ có liên quan tới trình độ tay nghề, những hiểu biết của người làm chè về những kỹ thuật trong trồng, chế biến chè. Lao động: Nhân tố con người có vai trò quyết định trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nói chung và cũng là nhân tố quan trọng trong phát triển sản xuất chè. Lao động trong sản xuất chè bao gồm lao động trong trồng chè, lao động chế biến và tiêu thụ. Để đạt được năng suất, chất lượng cao trong sản xuất chè thì ngoài công nghệ chế biến hiện đại, yếu tố quan trọng hơn cả là người lao động phải có trình độ tay nghề. Trong cả ba khâu: trồng, chế biến, tiêu thụ đều đỏi hỏi người lao động phải có kỹ năng lao động. Hiện nay ở nước ta trình
  13. 6 độ của người lao động ngày càng được nâng cao, tuy nhiên số lượng lao động này lại phân bố không đều. Vì vậy ngành chè cần phải có biện pháp phân bố lại lao động sao cho hợp lý và đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho lao động ở các vùng trồng chè vùng sâu, vùng xa. Cơ sở hạ tầng: Kết cấu hạ tầng cơ sở là toàn bộ các công trình và trang thiết bị của quá trình tái sản xuất xã hội, được tổ chức cân đối và liên kết với nhau trong không gian. Chúng phục vụ cho những nhu cầu cung cấp và dịch vụ của nhân dân, của bộ máy hành chính và các cơ sở sản xuất.Đối với ngành chè, mạng lưới cơ sở hạ tầng là điều kiện phát triển sản xuất và tiêu thụ cho người, cơ sở và doanh nghiệp. Chính sách nhà nước: Để phát triển sản xuất chè cần phải có một hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy của nhà nước. Ví dụ: Thuế, vay vốn, 2.1.3. Một số khái niệm liên quan. 2.1.3.1. Khái niệm nông nghiệp hữu cơ Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống quản lý sản xuất toàn diện nhằm đẩy mạnh tăng cường sức khỏe của hệ thống sinh thái nông nghiệp bao gồm cả đa dạng sinh học và năng suất sinh học. Nông nghiệp hữu cơ nhấn mạnh việc quản lý các hoạt động canh tác, giảm thiểu việc dùng vật tư, nguyên liệu đầu vào từ bên ngoài cơ sở và có tính đến các điều kiện từng vùng, từng địa phương. Nông nghiệp hữu cơ phải đáp ứng các mục tiêu sau đây: Áp dụng sản xuất hữu cơ lâu dài, bền vững, theo hướng sinh thái và có hệ thống; Đảm bảo độ phì nhiêu của đất lâu dài và dựa trên đặc tính sinh học của đất; Giảm thiểu (và tránh dùng nếu có thể) vật tư, nguyên liệu đầu vào là chất tổng hợp trong mọi hoạt động của chuỗi sản xuất hữu cơ cũng như sự phơi nhiễm của con người và môi trường đối với các hóa chất bền hoặc có nguy cơ gây hại;
  14. 7 Giảm thiểu việc gây ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất đến môi trường xung quanh; Không sử dụng các công nghệ không có nguồn gốc tự nhiên (ví dụ: các sản phẩm từ kỹ thuật biến đổi gen, công nghệ chiếu xạ ); Tránh bị ô nhiễm từ môi trường xung quanh; Duy trì tính chất hữu cơ trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản và vận chuyển.[4] 2.1.3.2. Khái niệm thực phẩm hữu cơ. Thực phẩm hữu cơ là những loại thực phẩm được sản xuất bằng phương thức và tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ.Tiêu chuẩn về thực phẩm hữu cơ là khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên nông nghiệp hữu cơ nói chung luôn hướng đến nuôi trồng thúc đẩy cân bằng sinh thái, đa dạng và bảo tồn đa dạng sinh học. Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ có thể hạn chế sử dụng một số loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón tổng hợp.Thực phẩm hữu cơ cũng không được phép xử lý bằng chiếu xạ, dung môi công nghiệp hoặc các chất phụ gia thực phẩm tổng hợp. Động vật dùng để lấy sữa, trứng, thịt được gọi là hữu cơ khi: Được nuôi thả ngoài trời, được ăn thức ăn hữu cơ không có kháng sinh hoặc chất kích thích tăng trưởng. Tiêu chuẩn đế dán nhãn thực phẩm hữu cơ thay đổi theo tường tổ chức cấp phép. Tổ chức y tế thế giới -WHO, tổ chức lương thực và nông nghiệp Mỹ, cơ quan bảo vệ môi trường mỹ (EPA) đưa ra những tiêu chuẩn để các loại thực phẩm được dãn nhãn hữu cơ như sau: có 3 cấp độ. - 100% hữu cơ (100 percent organic) : khi tất cả các thành phần của sản phẩm được chứng minh là nuôi hoặc trồng hoàn toàn hữu cơ. - Hữu cơ ( organic) : Phải gồm ít nhất 95% các thành phần là hữu cơ (không gồm nước và muối), 5% còn lại có thể không được sẳn xuất kiểu hữu cơ nhưng phải nằm trong thành phần được cho phép trong danh sách quốc gia của bộ nông nghiệp Mỹ (USDA).
  15. 8 - Được làm từ các thành phần hữu cơ (made with organic ingredients): Các sản phẩm này chứa ít nhất 70% thành phần hữu cơ (không gồm muối và nước) và có thể liệt kê ba thành phần hữu cơ trong bảng thành phần, nhưng không ghi là sản phẩm hữu cơ ở mặt trước bao bì.[5] 2.1.3.3. Khái niệm chè hữu cơ, sự khác nhau giữa chè hữu cơ và chè sản xuất thông thường Chè hữu cơ là loại chè đã được canh tác theo quy trình nông nghiệp hữu cơ. Quy trình này không sử dụng các chất hóa học như phân hóa học, thuốc trừ sâu hay thuốc trừ cỏ. Nông dân sử dụng các chất thải tự nhiên ví dụ như phân ủ để tạo chất màu cho đất và dùng các phương pháp tự nhiên để kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại. Chè được coi là một sản phẩm hữu cơ khi được xác nhận hoạt động trồng, chăm sóc, chế biến phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 11041 – 6:2018 Nông nghiệp hữu cơ. Quy trình chứng nhận chè hữu cơ: Hình 2.1: Quy trình chứng nhận chè hữu cơ
  16. 9 Ý nghĩa của sản xuất chè hữu cơ: Có lợi cho sức khỏe: Vì không sử dụng hóa chất trong sản xuất nên người sản xuất không bị tác hại của hóa chất mà lại được tận hưởng một môi trường trong sạch và thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe. Tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn cho người sử dụng: Canh tác hữu cơ được chọn lựa kỹ càng nên sản phẩm tạo ra an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Tốt cho môi trường: Vì sản xuất mang tính thuận theo thiên nhiên nên đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Các phế phẩm nông nghiệp được ủ để làm phân hữu cơ trả lại vào đất nên sẽ tạo cân bằng cho hệ sinh thái. Ngoài ra, phân hữu cơ góp phần cải tạo đất tăng độ màu mỡ cho đất và tránh các hiện tượng xói mòn. Mang lại thu nhập cao: Theo đúng chuỗi giá trị thì sản phẩm hữu cơ sẽ mang lại cho người sản xuất thu nhập cao. Hiện nay đa số sản phẩm hữu cơ của Việt Nam được xuất khẩu mang lại khoản lợi nhuận lớn cho các công ty.Tuy nhiên thị trường trong nước chưa sôi động và chỉ có một phần nhỏ khách hàng biết đến và mặn mà với dòng sản phẩm này. Tốt cho đất và cây trồng: Phương pháp canh tác hưu cơ sẽ tăng chất lượng của đất. So sánh với canh tác hóa học, canh tác hữu cơ tăng các chất dinh dưỡng hữu cơ cho đất. Tăng khả năng giữ carbon, chuyển hóa dinh dưỡng trong đất và giữ nước. Đất tốt ngăn ngừa các bệnh cho cây trồng. Chất lượng đất nâng cao giúp cây trồng tăng sức đề kháng với sâu bệnh. Một loại nấm có ở trong đất có thể tác động đến 100 loại cây trồng.Mức độ ảnh hưởng của loại nấm này đối với cây trồng canh tác hữu cơ thấp hơn 3 - 5 lần so với canh tác hóa học. Sự khác nhau giữa chè hữu cơ và chè sản xuất thông thường Người trồng chè hữu cơ không sử dụng bất kỳ một loại phân hóa học hay thuốc trừ sâu nào cả. Thay vào đó họ dựa vào phân ủ và các loại phân hữu cơ
  17. 10 khác nhằm tăng độ phì nhiêu cho đất vườn chè. Để kiểm soát sâu bệnh, họ dùng các chất chiết xuất từ cây xanh hoặc dùng tay để bắt sâu hay cắt tỉa những cành có sâu hại ăn. Ngược lại, người trồng chè thông thường sử dụng rất nhiều phân hóa học ví dụ như phân đạm và các loại thuốc kích thích.Họ có thể phun thuốc trừ sâu 10-15 lần/năm.Nếu nương chè hữu cơ giáp với nương chè trồng thường thì người trồng chè hữu cơ phải tiến hành các biện pháp để ngăn không cho các chất hóa học dính bám vào nương chè của họ.Ngoài ra, nương chè hữu cơ phải trải qua quy trình kiểm định và chứng nhận hữu cơ của một tổ chức cấp giấy chứng nhận độc lập. Chè chỉ được chứng nhận là chè hữu cơ sau khi đã trồng theo quy trình hữu cơ ít nhất là 18 tháng. 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.2.1. Tiềm năng phát triển ngành chè Việt Nam Cây chè xuất hiện ở Việt Nam từ hàng ngàn năm, hiện trên các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái vẫn lưu giữ những quần thể chè cổ hàng mấy trăm năm. Diện tích sản xuất chè của Việt Nam tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền núi, trung du phía bắc.Ở phía nam, diện tích sản xuất chè chủ yếu trên cao nguyên Lâm Đồng. Hiện Lâm Đồng có diện tích chè 24.000 ha, chiếm 20% diện tích chè toàn quốc và chiếm 90% toàn vùng phía nam. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa hàng năm lớn (1500 – 2000 mm) thuận lợi cho phát triển cây chè.Các giống chè ở Việt Nam rất đa dạng phong phú cung cấp nguồn nguyên liệu đa dạng để sản xuất nhiều loại sản phẩm về chè. Hơn nữa nhu cầu tiêu thụ chè trên thế giới và cả trong nước ngày càng tăng thúc đẩy mở rộng sản xuất chè giúp ngành chè Việt Nam có thể vươn xa trên thị trường chè thế giới. Trong những năm gần đây.sản xuất chè cả nước không nhưng tăng cả về diện tích, năng suất , sản lượng mà còn chuyển biến tích cực về giống, kỹ thuật canh tác và tổ chức sản xuất. Sản lượng và xuất khẩu chè Việt Nam đứng thứ 5
  18. 11 thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanka, Kenya.Sản lượng chè xanh của Việt Nam đang đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Ngành chè Việt Nam đang có xu hướng tăng tỷ lệ chế biến chè xanh, chè Ô Long và giảm chế biến chè đen trong tổng cơ cấu sản phẩm chè của Việt Nam để tăng cao giá trị xuất khẩu. Hiện nay, Việt Nam đang quy hoạch diện tích trồng chè cả nước là 140 nghìn ha, cho nên còn cơ hội mở rộng thêm diện tích tại một số tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, thực trạng trồng và chế biến chè Việt Nam cho thấy đa phần là năng suất lao động thấp, diện tích manh mún nhỏ lẻ, năng suất thu hoạch thấp khiến thu nhập của người trồng chè chưa đảm bảo cuộc sống và khó có cơ hội tái đầu tư. Mặt khác cũng cần nhìn nhận là việc tranh mua tranh bán (cả nước có trên 455 cơ sở chế biến chè) mặc dù chỉ là giá thấp vẫn xảy ra nên còn hiện tượng nhiều vùng sản xuất chè phơi, chè chất lượng thấp, không tuân thủ quy trình quy định đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, làm ảnh hưởng tới uy tín xuất khẩu. Trên thực tế, cây chè được coi là cây có hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác, đóng vai trò xoá đói giảm nghèo và góp phần quan trọng để làm giàu cho địa phương song hiện tại cây chè Việt chưa khẳng định đúng vị thế so với cây chè các nước có điều kiện kinh tế - xã hội tương tự như: Kenya, Srilanca, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Giá chè xuất khẩu của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với sản phẩm cùng loại của các nước trên thế giới, chỉ bằng 55- 70% so với giá xuất của nhiều nước bình quân chỉ đạt 1-1,2 USD/kg chè so với mức chung của thế giới 1,4- 2,2 USD/kg.(Viện khoa học Kỹ Thuật Việt Nam – IASVN).Hiện ở Việt Nam cũng có nhiều cơ sở chế biến lớn nhưng nếu xét theo toàn ngành thì rất phân tán, đa số nhà máy quy mô nhỏ, số nhà máy có quy mô lớn không nhiều. Bên cạnh đó, hệ thống tổ chức còn yếu kém và chế độ chế tài về sản xuất, chế biến,
  19. 12 thương mại còn quá lỏng lẻo, thương mại chè bị phụ thuộc và ép giá bởi khách hàng trung gian nước ngoài. Do có quá nhiều công ty tham gia xuất khẩu chè, trong đó nhiều công ty xuất khẩu tổng hợp không chuyên về chè nên không gắn với cây chè mà chỉ kinh doanh thuần tuý có lãi thì sẵn sàng chào bán các loại chè chất lượng thấp. Đây là một trong những nguyên nhân để các cơ sở sản xuất chè tiếp tục sản xuất chè chất lượng thấp, giá rẻ, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành chè nước ta. [6] 2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới Trên thế giới chỉ có khoảng hơn 30 nước là có điều kiện tự nhiên thích hợp để trồng chè trong khi đó hầu hết các quốc gia trên thế giới đều dùng chè với mức độ khác nhau. Các nước trồng chè đã tận dụng ưu thế đó để phát triển sản xuất, có những nước xem chè là cây trồng chính của đất nước như Kenya, Ấn Độ Trong năm 2010, lượng chè sản xuất trên toàn thế giới đã vượt qua con số 4 triệu tấn để đạt mức 4.126.527 tấn. Trong đó Việt Nam là một trong những nước có sản lượng chè sản xuất đứng thứ 5. Qua thống kê sản phẩm chè của các nước trên thế giới thì thị phần Châu Á chiếm 83% sản lượng chè thế giới, tiếp theo là Châu phi chiếm 15% và Nam Mỹ chiếm 2,4%. Về thị trường tiêu thụ trong giai đoạn gần đây, nhập khẩu chè đen thế giới ước tính khoảng 1,15 triệu tấn, mức tăng trung bình khoảng 0,6%/năm. Các nước nhập khẩu chính như Anh, Nga, Pakistan, Mỹ, Nhật Bản sẽ chiếm khoảng 60% tổng lượng nhập khẩu chè toàn thế giới. Những thị trường tiêu thụ lớn nhất đối với sản phẩm chè xanh và chè đen là: Thị trường Nga (đã nhập khẩu trên 174.000 tấn, Pakistan nhập khẩu 126.170 tấn, Hy Lạp nhập khẩu 81.700 tấn, Iran nhập khẩu 62.000 tấn, và Morocco nhập khẩu 58.000 tấn).
  20. 13 Ngoài ra còn có các chi nhánh bán lẻ ở thị trường Mỹ và Canada với tổng số lượng chè nhập khẩu lên tới 144.000 tấn, Vương quốc Anh là 126.000 tấn, và EU với tổng số lượng chè nhập khẩu là 128.000 tấn. Kinh nghiệm sản xuất chè hữu cơ của một số nước trên thế giới: Chè hữu cơ lần đầu tiên được sản xuất năm 1986 ở Sri Lanka.Từ đó trở đi, chè hữu cơ phổ biến rộng khắp Ấn Độ và Sri Lanka.Một số các nước đang sản xuất chè hữu cơ gồm có Trung Quốc, Nhật Bản, Seychelles, Tanzania, Kenya, Malawi và Ác-hen-ti-na. Trung Quốc Trung Quốc là nước có diện tích chè lớn nhất thế giới.Diện tích và sản lượng chè của Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đặc biệt là diện tích.Tính đến cuối năm 2018, diện tích trồng ở 18 tỉnh có ngành chè phát triển ở Trung Quốc là 2,9 triệu ha, tăng 1,8 triệu ha so với năm 2000, tỷ lệ là 175%. Trong khi đó, sản lượng chè cũng tăng trưởng ổn định hàng năm từ 680 ngàn tấn năm 2000 lên tới 2,6 triệu tấn năm 2018. Trong bối cảnh diện tích trồng và sản lượng tăng, Trung Quốc cũng quan tâm đến mô hình sản xuất xanh để bảo vệ môi trường.Cụ thể, các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật được hạn chế, thay vào đó là các loại phân hữu cơ, phân công thức tạo ra những vườn chè sinh thái tiêu chuẩn cao. Sau năm 2000, diện tích trồng chè để sản xuất chè hữu cơ đạt 6.700 ha, chủ yếu ở Tứ Xuyên, Quảng Đông, Phúc Kiến Tổng sản lượng chè hữu cơ đạt khoảng 4.000 tấn, tổng trị giá sản xuất đạt khoảng 150 triệu Tệ. Trong đó, khoảng 3000 – 3500 tấn chè xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Mỹ, và châu Âu, nội tiêu khoảng 500 tấn Nhằm khuyến khích sản suất, xuất khẩu chè, Trung Quốc đã ban hành pháp lệnh về tiêu chuẩn chè đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có các chính sách hỗ trợ như cho vay vốn, bù giá trong những năm
  21. 14 đầu, giảm thuế v.v. Trong hiện tại và tương lai sản xuất chè đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là hướng ưu tiên lớn của ngành chè Trung Quốc.[7] Nhật Bản Nhật Bản là một quốc gia nổi tiếng với nền nông nghiệp sạch vì vậy quốc gia này cũng rất chú trọng đến sản xuất chè hữu cơ. Tại Nhật Bản sản phẩm chè từ một trang trại hoặc một doanh nghiệp sản xuất được gọi là chè hữu cơ khi được chứng nhận hữu cơ bởi một tổ chức chứng nhận hữu cơ theo quy định của JAS, Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản. Một trang trại chè tại Nhật Bản được chứng nhận hữu cơ trước tiên phải đảm bảo vùng đất sản xuất không có hóa chất như thuốc trừ sâu và phân bón nhân tạo ít nhất ba năm trước khi được chứng nhận. Sau đó, trồng trọt phải được thực hiện theo các yêu cầu của chứng nhận hữu cơ. Các yêu cầu chính là: Cấm sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp và phân bón bùn thải của con người. Không có các sinh vật biến đổi gen. Đảm bảo không gây ô nhiễm thuốc trừ sâu hoặc phân bón tổng hợp từ các trang trại lân cận. Lưu giữ hồ sơ chi tiết về hoạt động của trang trại để kiểm toán và kiểm tra hàng năm. Được giám sát nghiêm ngặt hàng năm bởi cơ quan chứng nhận hữu cơ cho các hoạt động nông nghiệp. Một doanh nghiệp chế biến trà tại Nhật Bản được chứng nhận hữu cơ chế biến và đóng gói các loại trà hữu cơ theo quy định hữu cơ do JAS (Tiêu chuẩn Nông nghiệp Nhật Bản) đặt ra, tại các cơ sở được chứng nhận hữu cơ được kiểm tra hàng năm. Các quy định hữu cơ yêu cầu hồ sơ tài liệu nghiêm ngặt cho từng quy trình chế biến để đảm bảo rằng tất cả các yêu cầu cho chế
  22. 15 biến chè hữu cơ đều được đáp ứng và có thể truy nguyên được. Một số yêu cầu là: Bảo quản các loại trà thô hữu cơ và trà chế biến trong không gian không có bất kỳ loại trà hoặc nguyên liệu không hữu cơ nào; Chế biến và đóng gói các loại trà hữu cơ trong các cơ sở riêng biệt với các loại trà không hữu cơ; Ghi lại tất cả các quy trình chế biến kể từ khi nhập nguyên liệu hữu cơ đến thời điểm trà hữu cơ được chế biến rời khỏi cơ sở.[8] 2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam 2.2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Việt Nam là có diện tích chè dao động khoảng126.000 – 133.000 ha và thu hút khoảng 2 triệu lao động. Trong năm 2011 cả nước có diện tích trồng chè là 133.000 ha, sản lượng (thô) đạt 888.600 tấn, sản lượng (đã chế biến) đạt 165.000 tấn, xuất khẩu lầ 132.600 tấn. Việt Nam là nước xuất khẩu và sản xuất chè lớn thứ 5 thế giới, với kế hoạch sản xuất đạt 1,2 triệu tấn chè thô và xuất khẩu 200.000 tấn chè chế biến vào năm 2015. Cả nước có khoảng 300 cơ sở chế biến chè có công suất 900 nghìn tấn búp tươi/năm, trong đó có khoảng 31 nhà máy có quy mô sản xuất lớn 30 tấn búp tươi/ngày chiếm 47% công suất chế biến; 103 nhà máy có quy mô vừa công suất chế biến 10 đến 28 tấn búp tươi/ ngày chiếm 43%; còn lại là cơ sở chế biến nhỏ công suất từ 3 đến 5 hoặc 6 tấn búp tươi/ngày và các hộ chế biến nhỏ lẻ chiếm khoảng 10% tổng công suất chế biến. Kết thúc năm 2012, xuất khẩu chè của cả nước đạt 146.708 tấn, trị giá 224.589.666 USD, tăng 9,6% về lượng và tăng 10,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước với thị trường xuất khẩu mở rộng tới gần 100 quốc gia. Trong đó Pakistan là thị trường Việt Nam xuất khẩu nhiều chè nhất, với lượng 24.045 tấn, trị giá 45.304.840 USD, tăng 38% về lượng và tăng 39% về trị giá năm 2012, chiếm 20,1% tổng trị giá xuất khẩu chè của Việt Nam. Tiếp
  23. 16 đến là Đài Loan, lượng chè xuất khẩu sang thị trường này đạt 22.453 tấn, trị giá 29.589.578 USD, tăng 10,4% về lượng và tăng 13% về trị giá; đứng thứ ba là Nga rồi Trung Quốc, Inđônêxia, Mỹ, [9] 2.2.3.2. Kinh nghiệm sản xuất chè hữu cơ của một số địa phương a. Kinh nghiệm trồng chè hữu cơ tại Hợp tác xã chè Khe Cốc (xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) Phú Lương là một trong hai huyện có diện tích sản xuất chè lớn nhất tỉnh Thái Nguyên với diện tích hơn 4.000 ha. Để nâng cao giá trị cây chè, trong những năm qua việc cải tạo, trồng thay thế giống chè cũ bằng các giống chè mới, chất lượng cao như: LDP1, TRI777, cải tạo chè trung du áp dụng khoa học công nghệ sản xuất theo quy trình VietGAP, chè an toàn theo hướng hữu cơ Điều này góp phần cải tạo môi trường, an toàn cho người trồng trọt, sản phẩm sạch, đem lại giá trị thu nhập cho mỗi héc ta đất trồng chè đặc sản khoảng 200 triệu đồng/năm. Nằm tại vùng đất được mệnh danh là tứ địa danh chè của tỉnh Thái Nguyên, Hợp tác xã chè Khe Cốc, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương hiện đang canh tác hơn 60 ha chè VietGAP và chè hữu cơ. Với điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, khí hậu mát mẻ, cây chè lại được chăm bón từ phân chuồng hoai mục, phân gà nhập khẩu từ Nhật Bản, phun chế phẩm sinh học xua đuổi côn trùng, sâu bệnh để cho ra sản phẩm chè sạch, thơm, ngon, an toàn, chất lượng cao được thị trường ưa chuộng với giá thành từ 500.000 đồng tới 10 triệu đồng/kg. Doanh thu năm 2019 của Hợp tác xã đạt trên 3 tỷ đồng. Hiện nay hợp tác xã đang thực hiện dự án 35 ha chè an toàn, hữu cơ và đã được Nhà nước hỗ trợ từ 25- 35 triệu đồng/ha/năm kéo dài từ 3 - 5 năm. Đây là sự hỗ trợ kịp thời cho bà con nhân dân chuyển đổi từ chè VietGAP, chè sản xuất thông thường sang sản xuất an toàn, hữu cơ Organic. Bà Tống Thị Xuyến thành viên Hợp tác xã cho biết, sản xuất chè an toàn theo quy trình VietGap, an toàn hữu cơ, bà con thấy rất an tâm từ khâu chăm
  24. 17 bón, thu hái, môi trường được trong lành hơn, giá trị búp chè thành phẩm cũng được nâng lên, giá trị các sản phẩm trà tăng lên từ 15% - 20%. Sản xuất theo quy trình hữu cơ người dân thấy an toàn cho sức khỏe, sản phẩm được thị trường đón nhận, đây lại là xu hướng chung của nền nông nghiệp Do vậy, đến nay tất cả các hộ dân trong xóm và vùng nguyên liệu của Hợp tác xã, bà con đã ký cam kết sản xuất trà an toàn, chuyển đổi dần từ chè VietGAP, chè thông thường sang chè hữu cơ.[10] b. Kinh nghiệm trồng chè hữu cơ tại hợp tác xã chè Sơn Trà (thôn Đồng Đài, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) Đồng Đài là địa phương có thế mạnh và truyền thống phát triển cây chè. Toàn thôn hiện có 60 hộ với hơn 80% số hộ sản xuất chè, cây chè đã được người dân trồng từ hơn 20 năm trước nên có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh.Để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường, đảm bảo lợi ích kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các hộ trồng chè trên địa bàn thôn Đồng Đài (xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) đang đẩy mạnh phát triển theo hướng hữu cơ. Đầu năm 2018, thực hiện thành công chương trình mỗi xã một sản phẩm đặc trưng (OCOP), Đồng Đài được cấp giấy chứng nhận làng nghề chè. Trong quá trình phát triển, bên cạnh đẩy mạnh cải tạo đất đai, đưa các giống chè mới năng suất, chất lượng cao vào canh tác, các hộ trồng chè cũng tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới, đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất, nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm. Ông Trần Công Thông (thôn Đồng Đài), chia sẻ: “Sản xuất hữu cơ khiến sản lượng giảm 15 - 20% nhưng chất lượng đảm bảo, giá trị tăng 30 - 50%, đặc biệt, giúp giảm lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, qua đó giảm thiểu phát thải gây ô nhiễm môi trường. Sang năm 2020, gia đình tôi sẽ chuyển đổi toàn bộ diện tích chè sang sản xuất hữu cơ”.
  25. 18 Để đảm bảo hiệu quả bền vững cho mô hình, huyện đã chủ động tổ chức cho các hộ dân được tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp hữu cơ, kiến thức về bảo vệ môi trường, an toàn lao động; hỗ trợ phân vi sinh, chế phẩm sinh học, cấp cây giống để trồng mới 3 ha và đầu tư máy đóng gói hút chân không. Bên cạnh đó, huyện hỗ trợ HTX dịch vụ, sản xuất, chế biến chè Sơn Trà xây dựng tem, nhãn mác, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè, giúp HTX nâng tầm ảnh hưởng, phát huy vai trò kết nối sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao giá bán cho sản phẩm. Về phía người dân, áp dụng các phương pháp sản xuất hữu cơ, các hộ trồng chè thôn Đồng Đài đã tự pha chế thuốc trừ sâu sinh học từ nguyên liệu là ớt cay, tỏi, gừng, thuốc lào Chế phẩm này không những hạn chế được sâu bệnh hại chè, mà còn an toàn cho người sử dụng, thân thiện với môi trường. Sản xuất chè hữu cơ ở thôn Đồng Đài đang có những thành tựu đầu tiên, sự đồng hành và hỗ trợ của cơ quan chuyên môn huyện Sơn Dương là động lực thúc đẩy người dân mạnh dạn áp dụng phương pháp sản xuất chè hữu cơ đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, từ đó mở ra hướng đi bền vững cho cây chè. (11) c. Kinh nghiệm trồng chè hữu cơ tại hợp tác xã chè an toàn Núi Cốc (xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) Hợp tác xã chè Núi Cốc nằm tại xã Phúc Trìu, Thành phố Thái Nguyên. Với vị trí địa lý phía nam nằm giáp ranh với xã Tân Cương của thành phố Thái Nguyên, phía bắc giáp với hồ Núi Cốc huyền thoại, có sông Công chảy qua dẫn nước từ hồ Núi Cốc cung cấp cho quá trình trồng và chăm sóc chè nên sản phẩm chè nơi đây có hương vị thơm ngon đặc biệt của tự nhiên. Trước đây, những đồi chè của xã thường không được tưới vì thế mỗi năm chỉ cho thu hái bảy, tám lứa/ năm; công đoạn sao, vò, sấy chè chủ yếu dùng củi, tay với những công cụ thô sơ khiến chất lượng chè chưa được cao. Những năm
  26. 19 gần đây, một số hộ gia đình trong xóm chè tham gia vào HTX chè Núi Cốc, được đầu tư hệ thống tưới xoay chiều, đủ độ ẩm, cho thu hái 10 đến 11 lứa/năm. Công cụ tự động hóa sử dụng ga, điện trong các khâu chế biến, đóng gói, giảm đến mức thấp nhất sức lao động, mẫu mã, chất lượng chè được nâng lên.Hợp tác xã chè Núi Cốc đã xây dựng được vùng nguyên liệu khoảng 16 ha, trong đó có hơn6 ha sản xuất theo hướng hữu cơ, còn lại sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Tham gia vào HTX, các xã viên sản xuất chè theo hướng hữu cơ đều xây bể hoặc đào hố rải bạt để ủ phân chuồng, ủ các phế phụ phẩm nông nghiệp và sử dụng phân hữu cơ vi sinh để bón cho chè. Đồng thời, tăng cường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học trong sản xuất. Từ đó, tạo ra các sản phẩm chè chất lượng cao, an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng, chinh phục thị trường trong nước và quốc tế. Nhờ áp dụng quy trình sản xuất và chế biến an toàn nên giá trị sản phẩm chè của các thành viên HTX Chè an toàn Núi Cốc được nâng lên đáng kể, sản phẩm chè của HTX đưa vào thị trường từ bình dân tới quà biếu, với mức giá dao động từ 300.000 đồng một kg đến 3,5 triệu / kg đem lại lợi nhuận bình quân đạt tới hơn 100 triệu đồng/ha/năm. Trong công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, HTX tích cực tham gia các kỳ lễ hội chè của tỉnh, các hội chợ thương mại trên cả nước.Nhờ hoạt động xúc tiến thương mại có hiệu quả cao, các sản phẩm chè của HTX không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong tỉnh, mà còn có mặt tại thị trường Hà Nội và nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Không chỉ dừng lại tại thị trường trong nước, sản phẩm của HTX đang hướng tới xuất khẩu.(12) PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
  27. 20 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Cây chè, các hộ trồng chè và các hoạt động liên quan đến sản xuất chè trên địa bàn xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài khảo sát tình hình sản xuất chè và nhu cầu sản xuất chè hữu cơ của các hộ trồng chè trên địa bàn xã Tràng Xá. Từ đó đưa ra một số giải pháp chuyển từ sản xuất chè thường sang sản xuất chè hữu cơ. - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Tràng xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập trong năm 2020. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm nghiên cứu: Xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ ngày 10/01/2020 đến ngày 10/05/2020. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. - Tình hình sản xuất chè của các hộ được điều tra. - Nhận thức về chè hữu cơ và nhu cầu chuyển đổi từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ của các trồng chè trên địa bàn xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. - Thuận lợi, khó khăn khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ điều tra.
  28. 21 - Các giải pháp đề xuất để thực hiện chuyển đổi từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ cho các trồng chè trên địa bàn xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp xác định mẫu Trong nghiên cứu khoa học, việc chọn mẫu đủ lớn và mang tính đại diện là rất quan trọng. Để có được số mẫu có cơ sở thống kê và tránh những sai sót trong quá trình chọn mẫu trong đề tài nghiên cứu tôi áp dụng công thức chọn mẫu Slovin (1960), độ tin cậy 90%, sai số 10%: N n = 1+ N (e)2 Trong đó: n là cỡ mẫu. N là số lượng tổng thể. e là sai số tiêu chuẩn. Toàn bộ xã có 2094 hộ, theo công thức tính ta tìm được n= 100.Chọn 4 xóm trên địa bàn xã để tiến hành lấy mẫu nghiên cứu.Xóm Đồng Ruộng, xóm có diện tích chè lớn nhất xã với hơn 50ha chè các loại.Xóm Tân Thành và Thành Tiến với 100% hộ gia đình sản xuất chè.Xóm Đồng Ẻn với hơn 80% hộ gia đình sản xuất chè. Tại 4 xóm đã chọn, chọn ngẫu nhiên các hộ gia đình để tiến hành điều tra,dân số của mỗi xóm là khác nhau, áp dụng công thức ở trên tôi thu được số mẫu tại mỗi xóm cụ thể như sau: Xóm Tân Thành: 29 hộ. Xóm Đồng Ẻn: 21 hộ. Xóm Thành Tiến: 23 hộ. Xóm Đồng Ruộng: 27 hộ. 3.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
  29. 22 Là phương pháp thu thập thông tin từ các tài liệu đã được công bố của các cơ quan, các trường đại học, các tạp chí và báo chí chuyên ngành, những báo cáo khoa học, nghiên cứu trong và ngoài nước, . Trong đề tài này, tôi đã thực hiện nghiên cứu và thu thập các thông tin thứ cấp liên quan đến tình hình sản xuất chè, sản xuất nông nghiệp hữu cơ thông qua sách báo, các hội thảo nông nghiệp, hay qua phương tiện thông tin đại chúng(Trang Web, bài báo), 3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Là phương pháp thu thập thông tin, số liệu chưa được công bố ở bất cứ tài liệu nào mà người thu thập có được thông qua việc sử dụng các phương pháp khác nhau như: phỏng vấn trực tiếp, quan sát thực tế, Với đề tài nghiên cứu “Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” tôisử dụng phương pháp quan sát, khảo sát thông qua phiếu điều tra và phỏng vấn với những câu hỏi mở. - Quan sát trực tiếp: Đây là một trong những phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin sơ cấp thông qua tri giác. Trực tiếp, nghe, nhìn, sử dụng phương tiện ghi âm, ghi hình.Các thông tin quan sát sẽ được ghi chép lại, vừa để thu thập thêm thông tin vừa có thể kiểm chứng về tính xác thực của các nguồn thông tin thu thập được bằng các phương pháp khác. Tôi đã quan sát thái độ, hành động của người lao động trong các hoạt động sản xuất, trong những buổi tập huấn, hội thảo về chè để đánh giá mức độ quan tâm của họ đối với nhu cầu thay đổi phương thức sản xuất. - Khảo sát thông qua phiếu điều tra: Để có số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tôi tiến hành thu thập thông tin của các hộ nông dân. Các hộ nông dân được điều tra bằng phiếu điều tra với những câu hỏi đóng và câu hỏi mở,
  30. 23 nhằm thu thập những thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất chè, nhu cầu của hộ đối với sản xuất chè theo hướng hữu cơ. - Phỏng vấn với câu hỏi mở: Cùng với việc quan sát phỏng vấn bằng những câu hỏi mở vừa giúp có thêm thông tin vừa góp phần kiểm chứng tính xác thực của những thông tin mà hộ được phỏng vấn đã cung cấp trong phiếu điều tra. 3.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Số liệu trong nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm Excel 2010.Sử dụng một số hàm như: hàm tính trung bình (AVERAGE), hàm đếm dữ liệu (COUNT), hàm tính tổng (SUM), để xử lý số liệu đã được điều tra.
  31. 24 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của xã Tràng Xá 4.1.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Xã Tràng Xá nằm ở phía Nam huyện Võ Nhai, là cái nôi của Cách mạng Việt Nam những năm kháng chiến chống pháp, xóm Đồng Ruộng (Tràng Xá) nơi thành lập Trung đội Cứu quốc quân II (tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam). Tràng Xá là địa bàn chiến lược kinh tế - Quốc phòng của huyện Võ Nhai.Tổng diện tích xã là 47,80 km², với dân số 7.057 người, mật độ dân số đạt 148 người/km². Phía Đông giáp xã Dân Tiến và Phương Giao, phía Tây giáp Xã Liên Minh, phía Nam giáp xã Dân Tiến, phía Bắc giáp thị Trấn Đình Cả, xã Lâu Thượng và xã Phú Thượng với danh lam thắng cảnh Hang Phượng Hoàng, một địa danh du lịch nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên. Khí hậu và Tài nguyên thiên nhiên Tràng Xá mang những nét chung của khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa biến tính, chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 4, kết thúc vào đầu tháng 10 hàng năm.Trong thời gian này gió mùa đông nam chiếm ưu thế tuyệt đối, nóng ẩm mưa nhiều, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 41,50C, nhiệt độ trung bình 28,50C. Mùa khô bắt đầu từ gần cuối tháng 11 năm trước đến gần cuối tháng 3 năm sau, gió mùa đông bắc chiếm ưu thế tuyệt đối, trong thời gian này, lượng mưa ít, thời tiết hanh khô, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình 15,50C, nhiệt độ thấp tuyệt đối xuống đến 30C. Độ ẩm không khí trên địa bàn xã khá cao. Mùa mưa độ ẩm dao động từ 78% đến 86%, mùa khô từ 65% đến 70%.
  32. 25 Xã Tràng xá nằm trong vùng có lượng mưa lớn, lượng mưa trung bình hàng năm 2.025,3 mm, phân bố theo mùa, và có sự chênh lệch lớn giữa 2 mùa. Mùa mưa, lượng mưa chiếm tới 80% lượng mưa cả năm.Số ngày mưa trên 100mm trong một năm khá lớn.Mùa khô thời tiết lạnh và hanh khô.Tổng lượng mưa mùa khô chỉ chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm (300 mm).Trong đó đầu mùa khô thời tiết hanh khô có khi cả tháng không có mưa, gây nên tình trạng hạn hán. Cuối mùa khô không khí lạnh và ẩm do có mưa phùn. Xã Tràng Xá có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú: - Tài nguyên đất: Tràng Xá có nhiều loại đất khác nhau như đất phù sa tập trung ở một số xóm Đồng Ẻn, Cầu Nhọ; đất đen ở hầu hết các xóm trên địa bàn xã và đất xám bạc màu chiếm trên 70% phân bố ở thung lũng, đồi thấp. Nhìn chung xã Tràng Xá có nhiều loại đất canh tác phù hợp với nhiệu loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng, song chủ yếu là đất đồi núi. - Tài nguyên rừng: Rừng ở Tràng Xá chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây Bưởi, Cam, Nhãn Cây lương thực chủ yếu là cây Lúa nước, Ngô, Đậu - Nguồn nước: Trên địa bàn xã có sông Dong (một nhánh của sông Thương) chảy qua và nhiều khe suối nhỏ do đó nguồn nước mặt tương đối phong phú nhưng phân bố chưa đều. - Du lịch sinh thái: Với địa hình có dãy núi đá vôi xen lẫn núi đất trung điệp tạo nên những thắng cảnh đẹp tự nhiên của núi rừng. Hang Huyện và rừng Khuôn Mánh là nhân chứng lịch sử cho cuộc chiến chống giặc ngoại xâm hào hùng của ông cha ta.
  33. 26 4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Trong những năm vừa qua xã đã đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, mạnh dạn đưa ra các giống cây trồng mới có năng suất cao vào sản xuất, hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn mở rộng quy mô sản xuất tạo ra những chuyển biến rõ rệt, đời sống vật chất tinh thần của người dân trong địa bàn xã ngày càng được nâng cao. Về nông nghiệp Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2019 của toàn xã đạt 8.489,53 tấn. Cây ăn quả được xác định là cây mũi nhọn của địa phương, nhân dân tích cực chăm sóc, hiện nay diện tích cây ăn quả các loại khoảng 260ha trong đó diện tích bưởi là 185ha (diện tích cây bưởi đã cho sản phẩm là 103ha); Thu nhập từ cây bưởi diễn khoảng hơn 400 triệu đồng/ha. Các xóm có diện tích cây ăn quả nhiều: Thắng Lợi, Mỏ Đinh, Lò Gạch, Hợp Nhất. Trong năm 2019, UBND xã đã phối hợp cùng Trường Đại học KT&QTKD Thái Nguyên triển khai trồng mới 20ha na dai; trên địa bàn xã trong năm 2019 có 50ha bưởi diễn được công nhận sản xuất theo quy trình VietGAP. Đàn lợn duy trì ở mức 3.000 - 4.000 con/năm; đàn gia cầm duy trì ở mức 37.000- 40.000 con; đàn trâu, bò năm 2015 là 1.080 con, năm 2019 là 1.155 con; thuỷ sản duy trì 80 tấn. Tổng sản lượng thịt lợn hơi hàng năm bình quân 320 tấn. Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn đã và đang phát triển tốt góp phần đẩy mạnh xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng, thay đổi bộ mặt nông thôn mới góp phần tăng tỷ trọng của tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn toàn xã, giải quyết tốt nguồn lao động tại địa phương. Sản xuất ngói xi măng bình quân 7,5 vạn viên/năm.
  34. 27 Tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp- dịch vụ đóng góp 30% thu nhập bình quân toàn xã. Thương mại - dịch vụ Trong năm 2017 xã Tràng Xá đã đầu xây dựng nâng cấp Chợ Tràng Xá, đảm bảo cho các hoạt động giao thương buôn, bán diễn ra thuận tiện, thị trường hàng hóa lưu thông phong phú, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, đồng thời góp phần quan trọng vào việc tăng tỷ trọng thương mại và dịch dịch vụ trên địa bàn, giải quyết lao động tại chỗ, đóng góp vào tổng thu ngân sách xã. Cơ sở hạ tầng Đường tỉnh 265 chạy dọc theo địa bàn xã nối xã với Quốc lộ 1B tuyến đường huyết mạch Thái Nguyên - Lạng Sơn và xã Quyết Thắng (Hữu Lũng – Lạng Sơn) thuận lợi cho giao thương buôn bán. Hiện nay xã đang triển khai dự án xây dựng tuyến đường Tràng Xá - Phương Giao - Bắc Sơn (Lạng Sơn) dài 28,35km với kinh phí 156,5 tỷ đồng. Các tuyến đường liên xóm, trục xóm và đường ngõ xóm, đường nội đồng ở 18/18 xóm trên địa bàn xã và đường vào nghĩa địa được đầu tư theo chương trình nông thôn mới từ năm 2015-2019 và đối ứng của nhân dân làm mới được là 44,42 km. Y tế Xã có 1 trạm y tế, 07 cơ sở có giấy phép hành nghề dược bán thuốc trên địa bàn. Năm 2019 tổng số thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Trạm y tế xã là 7.091 thẻ; số bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại trạm là 4.026 lượt. Giáo dục và đào tạo Chất lượng giảng dạy của các trường trên địa bàn xã ngày càng được nâng cao. Cụ thể:
  35. 28 Trường mầm non: Trên địa bàn xã có 02 trường mầm non, trong đó có 58 cán bộ, giáo viên; có 519 học sinh, số học sinh 5 tuổi hoàn thành chương trình mẫu giáo đủ điều kiện vào lớp 1 là 173/173 học sinh đạt 100%. Trường tiểu học: Trên địa bàn xã có 02 trường tiểu học, trong đó: Có 63 cán bộ, giáo viên; có 799 học sinh, số học sinh hoàn thành chương trình học đạt 100%. Trường THCS: Trên địa bàn xã có 02 trường THCS, trong đó: Có 44 cán bộ, giáo viên; có 560 học sinh; học sinh xét tốt nghiệp là 129/129 học sinh đạt 100%. Tình hình dân số và lao động Xã Tràng xá có 18 đơn vị hành chính (xóm) với dân số 7.057 người. Về trình độ lạo động nhìn chung tương đối thấp. Số người được bồi dưỡng về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây là 42,5%/ tổng số hộ. Số lao động có văn hoá bậc tiểu học chiếm 74,32%, trình độ bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông chiếm 25%. Số còn lại có trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học rất ít. Tuy nhiên với kinh nghiệm trồng và sản xuất lâu đời lao động tại đây tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng tốt như: Chè, Bưởi, Nhãn, (13) An ninh - Quốc phòng Công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tiếp tục được đẩy mạnh, có bước phát triển mới với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, hiệu quả, khơi dậy tinh thần cảnh giác cách mạng, góp phần làm thất bại âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và trật tự an toàn giao thông luôn được Cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo sát sao, tình hình an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tai nạn giao thông từng bước được kiềm chế. Quần chúng nhân dân đã tích cực tham gia vào công tác giữ gìn an ninh chính trị và phòng ngừa, tấn công trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc
  36. 29 gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phục vụ tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (14) 4.1.3. Một số nét cơ bản về sản xuất chè trên địa bàn xã Cây chè là cây trồng mũi nhọn góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân xã Tràng Xá. Những năm gần đây Tràng Xá đã chú trọng vào đầu tư phát triển sản xuất chè và đạt được một số kết quả nhất định: Hiện nay, xã có hơn 300 ha chè, trong đó có 7ha chè theo tiêu chuẩn VietGap tập trung ở xóm Thành Tiến, trong năm 2020 triển khai dự án xây dựng HTX sản xuất chè sạch theo tiêu chuẩn VietGab tại xóm Tân Thành. Xã cũng thực hiện một số chương trình hỗ trợ giống chè, phân bón, máy móc, hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật, cách chăm sóc cho bà con. Diện tích chè trồng mới ngày càng tăng trong năm 2019 diện tích chè trồng mới trên toàn xã đạt 6ha. Diện tích chè lớn tuy nhiên giống chè được trồng chủ yếu là giống chè hạt (chè trung du) nên năng suất cũng như chất lượng chè tại đây chưa được cao, giá bán chè thấp hơn rất nhiều so với các vùng chè khác của tỉnh Thái Nguyên. Giá bán 1 kg chè búp khô chè hạt chỉ đạt 50 đến 80 nghìn đồng, chè cành vào khoảng 80 đến 150 nghìn đồng, thấp hơn rất nhiều so với giá các vùng chè khác như La Bằng (Đại Từ), Trại Cài (Đồng Hỷ) các vùng chè này có giá bán trung bình khoảng 300 nghìn đồng 1 kg chè búp khô. Giá bán chè thấp cũng bởi thị trường tiêu thụ chè của xã Tràng Xá rất hạn chế, do người sản xuất chè tại đây chưa tự mang sản phẩm của mình đến tận tay người tiêu dùng chủ yếu các hộ sản xuất chè tại đây đóng chè thành các bao tải to đem ra ngoài chợ bán cho các thương lái, hoặc một số ít có thương lái đến tận nhà thu mua, những thương lái chủ yếu từ nơi khác đến nên thường bị ép giá. Điều quan trọng hơn là chè tại đây chưa có thương hiệu vì vậy giá bán cũng không thể nào cạnh tranh với các loại chè đã có chỗ đứng trên thị trường.(15)
  37. 30 4.2. Đánh giá chung về tình hình sản xuất chè của các hộ được điều tra 4.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng điều tra Qua quá trình điều tra về tình hình sản xuất chè của xã Tràng Xá tôi thu được kết quả sau (được trình bày trong bảng 4.2.1): Tổng số hộ điều tra là 100. Cây chè là cây trồng chính và mang lại thu nhập chính cho các hộ. Điều này chứng tỏ cây chè đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân nơi đây. Tuổi trung bình của các hộ điều tra, ở nhóm hộ làm chè truyền thống là 47, nhóm làm chè an toàn là 45. Hầu hết ở lứa tuổi này, các hộ điều tra đã ổn định về cơ sở vật chất.Chủ hộ có vốn sống và số năm kinh nghiệm nhất định. Các chủ hộ có am hiểu trong lĩnh vực trồng chè. Do vậy đây là thuận lợi đáng kể, góp phần kích thích phát triển sản xuất kinh doanh cây chè trong mỗi hộ. Về trình độ văn hoá của chủ hộ: Trình độ văn hoá của chủ hộ nhìn chung còn tương đối thấp. Bình quân trình độ văn hóa của hộ sản xuất chè truyển thống là 7/12 còn đối với hộ sản xuất chè an toàn trình độ văn hóa cao hơn so với hộ sản xuất chè truyền thống, trình độ văn hóa đạt 9/12. Bảng 4.2.1: Đặc điểm chung của các hộ được điều tra Phương thức sản xuất Đơn vị Chỉ tiêu An tính Truyền thống toàn Tổng số hộ điều tra Hộ 90 10 Tuổi trung bình Tuổi 47 45 Bình quân trình độ văn hóa Lớp 7 9 Bình quân nhân khẩu/ hộ Người 3.9 4.4 Bình quân lao động trong độ tuổi/ hộ Người 2.7 2.9 Bình quân lao động ngoài độ tuổi/ hộ Người 1.1 1.5 Bình quân diện tích đất nông nghiệp/ hộ Sào 42 60 Bình quân diện tích đất trồng chè/ hộ Sào 8 19 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020)
  38. 31 Trình độ văn hoá sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định sản xuất, chịu trách nhiệm sản xuất và lựa chọn phương thức sản xuất trong mỗi gia đình. Do đó, việc nâng cao trình độ văn hoá của các chủ hộ trong thời gian tới đang trở thành nhiệm vụ hàng đầu. Bình quân số nhân khẩu của nhóm hộ làm chè an toàn 4,5 người/hộ cao hơn so với 3,9 người/hộ của nhóm làm chè truyền thống. Trong đó, bình quân nhân khẩu trong độ tuổi lao động/hộ ở hộ làm chè truyền thống 2,7 lao động, hộ làm chè an toàn là 2,9 lao động. Về bình quân nhân khẩu ngoài độ tuổi lao động của nhóm hộ sản xuất truyền thống là 1,1 người/hộ, còn hộ sản xuất an toàn là 1,5 người/hộ. Như vậy, ta thấy nguồn nhân lực trong sản xuất của các hộ điều tra ở 2 phương thức canh tác về cơ bản là tương đương nhau. Diện tích đất cũng là yếu tố rất quan trọng. Bình quân diện tích đất nông nghiệp của hộ sản xuất chè an toàn là 60 sào, gấp 1,5 lần diện tích đất nông nghiệp của hộ sản xuất chè truyền thống là 42 sào. Diện tích đất nông nghiệp trồng chè của nhóm hộ sản xuất chè an toàn cũng cao hơn, gấp 2 lần, cụ thể bình quân đạt 19 sào/hộ so với 8 sào/hộ của nhóm sản xuất chè truyền thống.Qua đó ta thấy được diện tích đất nông nghiệp và diện tích đất trồng chè có ảnh hưởng rất lớn đến lựa chọn hướng sản xuất của hộ trồng chè. 4.2.2. Cơ cấu giống chè của các hộ được điều tra Thực tế cho thấy chất lượng chè thành phẩm phụ thuộc vào chất lượng chè nguyên liệu.Chất lượng chè nguyên liệu lại chịu ảnh hưởng của đặc điểm sinh lý, sinh hoá của giống. Do vậy việc chọn được giống chè tốt và cơ cấu giống hợp lý là hết sức cần thiết để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng chè. Điều tra nghiên cứu về cơ cấu giống chè của các hộ tôi thu được kết quả nghiên cứu như sau:
  39. 32 Bảng 4.2.2: Cơ cấu giống chè của các hộ được điều tra Hộ sản xuất truyền thống Hộ sản xuất an toàn Chỉ tiêu Số lượng (sào) Cơ cấu (%) Số lượng (sào) Cơ cấu (%) Diện tích trồng chè 715 100% 188 100% Chè hạt 389 54% 81 43% Chè TRI 777 0 0% 0 0% Chè cành lai LDP1 109 16% 82 44% Chè cành lai LDP2 0 0% 0 0% CHè cành lai F1 213 30% 35 13% Chè khúc vân tiên 0 0% 0 0% Chè kim tuyên 0 0% 0 0% Chè keo am tích 0 0% 0 0% Khác 0 0% 0 0% (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020) Từ bảng 4.2.2 ta thấy, các nông hộ chủ yếu trồng giống chè hạt (chè trung du), các giống chè TRI 777, chè cành lai LDP2, chè Khúc Vân Tiên, chè Kim Tuyên, chè Keo Am Tích mặc dù phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương nhưng là các giống chè mới hiện nay đang nằm trong dự án trồng mới 2019 - 2020. Ở nhóm hộ sản xuất chè truyền thống, giống chè hạt chiếm 43% so với tổng diện tích, giống chè cành lai F1 có diện tích 213 sào chiếm 30% gấp đôi so với giống chè cành lai DLDP1 là 109 sào, chiếm 16%. Nhóm sản xuất chè an toàn giống chè cành lai LDP1 chiếm diện tích lớn nhất, chiếm 44% với 82 sào, tiếp đến là giống chè hạt chiếm 43% với diện tích 81 sào, chè cành lai F1 chỉ có 35 sào chiếm 13%. Điều này cho thấy diện tích trồng các loại chè giống mới có năng suất cao và chất lượng tốt ở các hộ sản xuất chè truyền thống còn thấp. Vì vậy trong thời gian tới, xã Tràng Xátriển khai nhanh các chương trình dự án trồng mới, trồng thay thế, đưa dần các giống chè có năng suất, chất lượng
  40. 33 tốt vào thay thế cho những nương chè đã già và cằn cỗi, để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất chè. 4.2.3. Chi phí sản xuất chè của nông hộ 4.2.3.1. Bình quân số lần bón phân và sử dụng thuốc BVTV mỗi lứacủa các hộ được điều tra Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chè đạt được.Tuy nhiên ở mỗi hướng sản xuất khác nhau tỷ lệ sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật là khác nhau. Điều đó được thể hiện ở bảng 4.2.3.1dưới đây: Bảng 4.2.3.1: Bình quân số lần bón phân và sử dụng thuốc BVTV mỗi lứa của các hộ được điều tra Phương thức sản xuất Chỉ tiêu Đơn vị tính Truyền thống An toàn Bón phân Lần 1 1 Sử dụng thuốc BVTV Lần 2 1 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020) Nhằm nâng cao năng suất, cả 2 phương thức đều bón phân 1 lần/1 vụ. Tuy nhiên chè an toàn yêu cầu hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong quá trình sản xuất vậy nên bình quân số lần phun thuốc bảo vệ thực vật của phương thức sản xuất chè an toàn chỉ là 1, còn đối với sản xuất chè truyền thống là 2 lần. Mỗi lứa chè cho thu hoạch từ 25 - 30 ngày việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để cải thiện năng suất, chất lượng chè là cần thiết nhưng đối với sản xuất chè truyền thống sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học quá nhiều trong thời gian ngắn như vậy không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như gây ô nhiễm môi trường, trong thời gian tới các hộ được điều tra cần phải điều chỉnh, hạn chế sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực
  41. 34 vật có nguồn gốc hóa học để chất lượng chè tại đây được tốt hơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cải thiện môi trường xanh, sạch đẹp. 4.2.3.2. Bình quân chi phí sản xuất mỗi vụ của nông hộ Để thấy được chi phí cho sản xuất cho 1 sào chè mỗi vụ một cách đầy đủ và chính xác. Tôi tiến hành điều tra 2 nhóm hộ nông dân sản xuất chè truyền thống và chè an toàn. Chi phí trong sản xuất sẽ được tính cho từng nhóm hộ. Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 4.2.3.2: Bảng 4.2.3.2:Bình quân chi phí sản xuất mỗi vụ của nông hộ Phương thức sản xuất Các chi phí Đơn vị tính Truyền thống An toàn Thuốc BVTV Nghìn đồng 37.133 24.000 Bón phân Nghìn đồng 100.111 160.000 Tưới nước Nghìn đồng 0 0 Chăm sóc Nghìn đồng 0 0 Thu hoạch Nghìn đồng 148.000 150.000 Chế biến Nghìn đồng 20.455 27.000 Khác Nghìn đồng 0 0 Tổng Nghìn đồng 223.022 301.000 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020) Qua bảng ta thấy chi phí đầu tư để sản xuất 1 sào chè mỗi vụ của hộ sản xuất chè an toàn cao hơn so với sản xuất chè truyền thống, cụ thể tổng chi phí cho sản xuất 1 sào chè/ 1 vụ của hộ an toàn là 301.000 đồng cao hơn hộ sản xuất chè truyền thống 77.978 đồng so với tổng chi phí là 223.022 đồng, duy nhất chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật của nhóm hộ sản xuất chè an toàn thấp hơn sản xuất chè truyền thống bởi số lần sử dụng ít hơn, cụ thể ít hơn 1 lần tương ứng với 13.133 đồng/sào/vụ. Sản xuất chè an toàn yêu cầu hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ có nguồn gốc hóa học, tăng cường sử dụng các loại phân vi
  42. 35 sinh. Do đó chi phí dành cho phân bón của nhóm hộ sản xuất chè an toàn cao hơn, sở dĩ như vậy bởi giá thành trên thị trường của các loại phân vi sinh thường cao hơn những loại phân bón hóa học thông thường. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa lượng mưa hàng năm lớn, vào mùa khô khí hậu lạnh chè chậm phát triển nên những hộ điều tra chỉ tập trung sản xuất từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm.Khoảng thời gian này mưa nhiều, độ ẩm lớn nên họ không tiến hành tưới nước cho nương chè. Nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó, giàu kinh nghiệm sản xuất, tuy nhiên họ quen với tư duy sản xuất lấy công làm lãi, rất ít hoặc không bao giờ hoạch toán kinh tế trong sản xuất. Những hộ điều tra cũng vậy, do đó những chi phí như chăm sóc hay những chi phí khác họ không bao giờ hoạch toán. Chế biến là bước quyết định đến chất lượng thành phẩm của chè, đòi hỏi tay nghề của người chế biến cao. Cây chè đã có mặt tại Tràng Xá từ hơn 30 năm trước vậy nên người dân tại đây rất giàu kinh nghiệm trong cả sản xuất và chế biến.Qua quá trình điều tra, tôi thấy được tất cả các hộ chế biến chè ngay tại nhà, chi phí cho chế biến là tiền củi và tiền điện do đó chi phí chế biến không cao, đối với sản xuất chè thông thường là 20.455 đồng và chè an toàn là 27.000 đồng. 4.2.4. Năng suất chè của các hộ được điều tra Qua quá trình điều tra tôi thấy, mức độ đầu tư thâm canh, hướng sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến năng suất chè. Năng suất của 2 nhóm hộ sản xuất chè truyền thống và sản xuất chè an toàn được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 4.2.4: Năng suất chè của các hộ được điều tra Số lứa/ năm (lứa) Năng suất/ lứa (kg) Loại chè Truyền thống An toàn Truyền thống An toàn Chè hạt 8 8 65 56 Chè cành LDP1 8 8 68 59 Chè cành F1 8 8 61 58 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020)
  43. 36 Diện tích đất nông nghiệp lớn, chủ yếu là đất feralit, đất thịt phù sa, cùng với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho cây chè phát triển, thời gian sản xuất trong một năm kéo dài. Bình quân cả 2 hướng sản xuất đều đạt 8 lứa chè/năm. Nhìn chung năng suất chè búp tươi bình quân mỗi lứa/sào khá cao và có sự chênh lệch giữa 2 hướng sản xuất cụ thể: Nhóm hộ sản xuất chè truyền thống có năng suất chè búp tươi mỗi lứa giống chè hạt đạt 65kg/lứa/sào, chè cành LDP1 đạt 68kg/lứa/sào, chè cành F1 đạt 61kg/lứa/sào. Nhóm hộ sản xuất chè an toàn năng suất chè búp tươi bình quân mỗi lứa/ sàothấp hơn so với nhóm hộ sản xuất chè truyền thống, cụ thể: Giống chè hạt đạt 56kg, giống chè cành LDP1 đạt 59kg, giống chè cành F1 đạt 58kg. Năng suất của giống chè hạt và chè cành LDP1 có sự chênh lệch rõ ràng nhất, trung bình mỗi sào chè 2 loại giống này của hộ sản xuất chè truyền thống cao hơn 9kg/sào so với nhóm hộ sản xuất chè an toàn, giống chè cành F1 chỉ chênh lệch 3kg/sào. Sự chênh lệch đó là do sản xuất chè an toàn hạn chế sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc hóa học có tác dụng nhanh thay vào đó đẩy mạnh sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc vi sinh, sử dụng các biện pháp sinh học trong quá trình sản xuất đảm bảo không còn tồn dư chất hóa học trong sản phẩm từ đó kéo theo năng suất bị sụt giảm nhưng tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn, bẩo vệ sức khỏe cho cả người sử dụng và người sản xuất. 4.2.5. Giá bán chè bình quân của các hộ điều tra Cây chè đã và đang trở thành cây trồng chủ lực ở Tràng Xá, góp phần giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và từng bước vươn lên làm giàu.Tuy nhiên, việc trồng và chế biến chè tại đây vẫn mang tính tự phát, giá bán sản phẩm không ổn định và còn thấp hơn rất nhiều so với các vùng chè khác của Thái Nguyên.
  44. 37 Bảng 4.2.5: Giá bán chè búp khô của hộ sản xuất chè truyền thống so với hộ sản xuất chè an toàn Giá bán (nghìn đồng) Loại chè Mùa Giá bán Giá bán hộ truyền thống hộ an toàn Xuân 50.000 75.000 Hạ 45.385 75.000 Chè hạt Thu 50.000 75.000 Đông 50.000 89.000 Cả năm 48.000 79.000 Xuân 92.000 135.000 Hạ 89.000 135.000 Chè cành Thu 92.000 135.000 LDP1 Đông 92.000 145.000 Cả năm 89.000 137.000 Xuân 83.000 126.000 Hạ 76.000 126.000 Chè cành lai Thu 82.000 126.000 F1 Đông 82.000 132.000 Cả năm 81.000 127.000 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020) Từ bảng trên ta thấy được giá chè búp khô của hai hướng sản xuất có sự chênh lệch rõ rệt, giá chè của nhóm hộ sản xuất chè an toàn cao và ổn định hơn so với giá chè của nhóm hộ sản xuất chè thông thường. Giá bán của cả 2 nhóm đều có xu hướng tăng vào mùa đông, thời điểm giáp tết Nguyên Đán nhu cầu của thị trường tăng và mùa đông thời tiết khô, lạnh cây chè chậm phát triển chủ yếu là chè từ mùa thu. Giá bán bình quân cả năm cả 3 giống chè của hộ sản xuất chè an toàn đều cao hơn nhóm hộ sản xuất chè truyền thống, cụ thể: Chè hạt 79.000đ/kg cao hơn 31.000đ so với 48.000đ/kg của hộ sản xuất chè truyền
  45. 38 thống, chè cành LDP1 đạt 137.000đ/kg so với 89.000đ, cao hơn 48.000đvà chè cành F1 đạt 127.000đ/kg trong khi đó giá của nhóm hộ sản xuất truyền thống chỉ đạt 81.000đ/kg cao hơn 46.000đ/kg. Hiệu quả của sản xuất chè an toàn cao hơn sản xuất truyền thống rất nhiều tuy nhiên giá bán chè của xã Tràng Xá lại thấp hơn rất nhiều so với các vùng chè khác của Thái Nguyên, đặc biệt là các vùng chè sản xuất theo hướng Hữu cơ như La Bằng (Đại Từ), Hóa Thượng (Đồng Hỷ), 4.2.6. Hình thức tiêu thụ của nông hộ 4.2.6.1. Hình thức tiêu thụ chè của các hộ được điều tra Diện tích sản xuất chè của xã Tràng Xá rất lớn tuy nhiên chè tại đây chủ yếu sản xuất theo hộ gia đình, sản xuất manh mún nhỏ lẻ, chất lượng chè không đồng đều, chưa có hợp đồng liên kết tiêu thụ với các tổ chức, doanh nghiệp vậy nên chè tại đây được tiêu thụ chủ yếu là bán lẻ. Qua điều tra tôi thu được kết quả về tình hình tiêu thụ chè của các hộ điều tra trong bảng 4.2.6.1: Bảng 4.2.6.1: Hình thức tiêu thụ chè của các hộ được điều tra Hộ sản xuất Hộ sản xuất truyền thống an toàn Hình thức Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu (hộ) (%) (hộ) (%) Hộ sản xuất chè 90 100% 10 100% Gia đình sử dụng 55 61% 10 100% Bán lẻ tại chơ 30 33% 0 0% Bán cho thương lái 66 73% 10 100% Bán cho doanh nghiệp, 0% 0 0% công ty 0 Cửa hàng gia đình 0 0% 0 0% Khác 0 0% 0 0% (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020) Qua bảng trên ta thấy có 30 hộ chiếm 33% trong tổng số 90 hộ sản xuất chè truyền thống tiêu thụ chè qua hình thức bán lẻ sản phẩm của mình tại chợ,chợ
  46. 39 Tràng Xá là chợ lớn nhất của 5 xã phía nam huyện Võ Nhai, là trung tâm trao đổi mua bán của địa phương nên lượng người trao trao đổi mua bán hàng hóa tập trung rất đông tạo điều kiện thuận lợi cho các gia đình bán sản phẩm về chè của gia đình. Người xưa quan niệm rằng “miếng Trầu là đầu câu chuyện” còn ngày nay thì chén trà là đầu câu chuyện, bởi trong cuộc sống của chúng ta, trà không thể thiếu. Chè là thức uống gắn liền với đời sống thường nhật của người Việt Nam, nhâm nhi chén nước chè xanh ngắt là khởi đầu cho những cuộc gặp gỡ hàn huyên hay các cuộc gặp bất chợt, bởi vậy rất nhiều hộ gia đình được điều tra giữ lại chè do chính mình sản xuất để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Có 55 hộ chiếm 61% hộ sản xuất chè truyền thống và 100% hộ sản xuất chè an toàn giữ lại sản phẩm chè của mình để sử dụng. Còn lại 66 hộ chiếm 73% số hộ sản xuất chè truyền thống và 100% các hộ gia đình sản xuất chè an toàn tiêu thụ sản phẩm chè theo hình thức bán cho thương lái. Cả 2 hướng sản xuất chè an toàn và chè truyền thống không có hộ gia đình nào tiêu thụ theo hình thức bán cho doanh nghiệp, công ty hoặc bán tại cửa hàng gia đình. 4.2.6.2. Bình quân phần trăm tiêu thụ sản phẩm chè của các hộ được điều tra Để tìm hiểu rõ về lượng chè bán ra thị trường và lượng chè sử dụng của các hộ gia đình tôi tiến hành điều tra và thu được kết quả ở bảng 4.2.6.2 dưới đây: Bảng 4.2.6.2: Bình quân phần trăm tiêu thụ sản phẩm chè của các hộ được điều tra Bình quân phần trăm tiêu thụ (%) Hình thức tiêu thụ Truyền thống An toàn Gia đình sử dụng 2,7% 1,3% Bán lẻ tại chơ 84% 0% Bán cho thương lái 96% 98,7% Bán cho doanh nghiệp, công ty 0% 0% Cửa hàng gia đình 0% 0% Khác 0% 0% (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020)
  47. 40 Từ bảng trên ta thấy được các hộ sản xuất chè truyền thống giữ lại sản phẩm chè của mình sản xuất ra cao hơn so với nhóm hộ gia đình sản xuất chè an toàn, cụ thể hộ sản xuất chè truyền thống giữ lại 2,7% sản phẩm cao hơn 1,4% so với hộ gia đình sản xuất chè an toàn với 1,3% lượng sản phẩm giữ lại. Tuy có tỷ lệ phần trăm cao hơn nhưng thực tế lượng sản phẩm được giữ lại của nhóm hộ sản xuất chè truyền thống vẫn thấp hơn nhóm hộ sản xuất chè an toàn vì bình quân diện tích sản xuất chè của nhóm hộ sản xuất chè an toàn cao hơn rất nhiều so với nhóm hộ sản xuất chè truyền thống (19 sào so với 8 sào, cao hơn gấp 2 lần) do đó lượng sản phẩm sản xuất ra của hộ sản xuất chè an toàn lớn hơn rất nhiều so với hộ sản xuất chè truyền thống.Một số hộ sản xuất chè truyền thống tiêu thụ sản phẩm chè của mình qua 3 hình thức tiêu thụ khác nhau nên hình thức sản xuất này lượng sản phẩm bán ra thị trường phân tán qua 2 hình thức tiêu thụ là bán lẻ tại chợ với 84% và cao nhất là hình thức bán qua thương lái với 96% lượng sản phẩm. Nhóm hộ sản xuất chè an toàn họ chỉ tiêu thụ chè của mình qua 2 hình thức chính vì vậy lượng sản phẩm bán ra thị trường không bị phân tán với 98,7% lượng sản phẩm được bán cho thương lái. Có thể thấy ở cả 2 hình thức sản xuất không có lượng sản phẩm nào được bán cho doanh nghiệp, công ty hoặc bán qua của hàng gia đình hay các hình thức tiêu thụ khác. Các thương lái thu mua chè tại Tràng Xá chủ yếu từ nơi khác đến, bởi các sản phẩm chè của xã Tràng Xá chưa có thương hiệu, chất lượng chè cũng thấp hơn các vùng chè khác của tỉnh Thái Nguyên nên thường bị ép giá. Sản xuất chè tại đây vẫn mang tính tự phát, sản xuất theo phương thức truyền thống, sản xuất chè an toàn ở Tràng Xá mới chỉ diễn ra trong thời gian ngắn chưa có hợp đồng đảm bảo tiêu thụ vậy nên người dân tại đây vẫn quen với hình thức tiêu thụ truyền thống, không có sự liên kết trong cả khâu sản xuất lẫn tiêu thụ. Với mục tiêu đảm bảo ổn định đầu ra cho sản phẩm chè tại đây các cơ quan,
  48. 41 ban ngành sở tại cần thay đổi nhận thức của người dân trong sản xuất, tìm đầu ra, liên kết tiêu thụ các sản phẩm chè cho các hộ sản xuất, như vậy mới thúc đẩy ngành chè tại đây phát triển hơn nữa. 4.3. Nhận thức, nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ tham gia 4.3.1. Sự tham gia trong tập huấn, hội thảo về sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra Nhằm nâng cao chất lượng chè, thay đổi nhận thức của người dân về phương thức sản xuất các cơ quan, ban ngành tại Tràng Xá đã xây dựng các chương trình tập huấn, hội thảo về sản xuất chè hữu cơ. Tỉ lệ tham gia vào các khóa tập huấn, hội thảo của các hộ điều tra được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.3.1: Sự tham gia tập huấn sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra Truyền thống An toàn Chỉ tiêu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu 90 100% 10 100% Đã tham gia 76 84% 10 10% Chưa tham gia 14 16% 0 0% (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020) Kết quả ở bảng trên cho ta thấy tỉ lệ tham gia vào các chương trình tập huấn, hội thảo của nông hộ được điều tra tương đối cao, 76 hộ sản xuất chè truyền thống đã tham gia ít nhất một chương trình hội thảo hay tập huấn về chè hữu cơ, chiếm 84% trên tổng số 90 hộ. Còn đối với hộ sản xuất chè an toàn, 100% các hộ sản xuất chè an toàn đã đều tham gia. Có thể thấy rằng các hộ sản xuất chè được điều tra rất quân tâm đến các kiến thức về chè hữu cơ mà các chương trình tập huấn, hội thảo mang lại.
  49. 42 4.3.2. Nhận thức về sản xuất chè hữu cơ của nông hộ Với tỷ lệ tham gia các chương trình tập huấn, hội thảo về chè hữu cơ tương đối cao, các hộ gia đình được điều tra đã có kiến thức nhất định về sản xuất chè hữu cơ, điều đó được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 4.3.2: Nhận thức về chè hữu cơ của các hộ điều tra Truyền thống An toàn Số Cơ Số Cơ Nhận thức lượng cấu lượng cấu 90 100% 10 100% Là hạn chế sử dụng phân bón, thuốc 6 7% 0 0% BVTV hóa học Là đảm bảo thời gian đủ an toàn sau khi 27 30% 0 0% sử dụng thuốc BVTV hóa học Là theo quy trình kỹ thuật hoàn toàn tự 57 63% 10 10% nhiên Khác 0 0% 0 0% (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020) Qua bảng trên ta thấy, có 57 hộ chiếm 63% trên tổng số 90 hộ sản xuất chè truyền thống và 100% hộ sản xuất chè an toàn cho rằng sản xuất chè hữu cơ “là sản xuất theo quy trình kỹ thuật chăm bón hoàn toàn tự nhiên, sử dụng khoáng chất và chất dinh dưỡng tự nhiên, không dùng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật cùng nguồn đất và nước sạch theo tiêu chuẩn quốc tế.” Tiếp đến là 27 hộ chiếm 30% trên tổng số 90 hộ sản xuất chè truyền thống cho rằng sản xuất chè hữu cơ “là sản xuất chè có sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học tuy nhiên từ lúc sử dụng đến lúc thu hoạch có thời gian đủ lâu đảm bảo chất lượng an toàn.” Cuối cùng chỉ có 7% tương ứng với 6 hộ trong 90 hộ sản xuất chè truyền thống nhận định sản xuất chè hữu cơ “là sản xuất chè hạn chế sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học.”Từ kết quả đã điều tra ở bảng trên ta có thể kết luận đa số các hộ được điều tra đã có nhận thức đúng về định nghĩa sản xuất chè hữu cơ.
  50. 43 4.3.3. Nhận thức về tầm quan trọng của sản xuất chè hữu cơ Để thấy được nhận thức của hộ gia đình được điều tra về tầm quan trọng của sản xuất chè hữu cơ, tôi đã tiến hành điều tra và kết quả được thể hiện qua bảng 4.3.3 dưới đây: Bảng 4.3.3:Nhận thức tầm quan trọng về sản xuất chè hữu cơ của các hộ điều tra Truyền thống An toàn Nhận thức Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu 90 90% 10 10% Không cần thiết 25 28% 0 0% Cần thiết 21 23% 0 0% Rất cần thiết 42 47% 10 100% (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020 Kết quả ở bảng trên cho ta thấy rất quan trọng là nhận thức chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhận thức về tầm quan trọng của sản xuất chè hữu cơ với100% hộ sản xuất chè an toàn và 42 hộ chiếm 23% trong tổng số 90 hộ sản xuất chè truyền. Tiếp đến là 25 hộ chiếm 28% trong tổng số 90 hộ sản xuất chè truyền thống cho rằng sản xuất chè hữu cơ là không cần thiết, còn lại 21 hộ chiếm 23% trong tổng số 90 hộ sản xuất chè truyền thống cho rằng sản xuất chè hữu cơ là cần thiết. Có thể nói rằng đa số các hộ đều thấy được tầm quan trọng của sản xuất chè hữu cơ đặc điệt là đối với những họ đang sản xuất chè an toàn. Nhận thức về tầm quan trọng này là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra.
  51. 44 4.3.4. Nhận thức về sự ảnh hưởng của các cơ quan, tổ chức đến quá trình chuyển đổi từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ của nông hộ Nhân tố là cơ sở hàng đầu để thực hiện hiệu quả một hoạt động nào đó, trong chuyển đổi sản xuất chè cũng vậy cần xác định đúng và làm rõ cơ sở để thực hiện quá trình chuyển đổi sang sản xuất chè hữu cơ. Dưới đây là nhận thức về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến quá trình chuyển đổi sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ của nông hộ được điều tra. Bảng 4.3.4: Nhận thức về sự ảnh hưởng của các cơ quan, tổ chức đến quá trình chuyển đổi từ sản xuất chè thường sang sản xuất chè hữu cơ của nông hộ Truyền thống An toàn Các nhân tố Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu 90 100% 10 100% Bộ, ngành trung ương 52 58% 0 0% Cơ quan, tổ chức KN địa phương 16 18% 10 100% Các đơn vị, doanh nghiệp 6 7% 0 0% Cá nhân và hộ gia đình 16 18% 0 0% (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020) Kết quả từ bảng cho thấy, có 100% số hộ sản xuất chè an toàn và 18% số hộ sản xuất chè truyền thống cho rằng cơ quan, tổ chức Khuyến Nông địa phương với kiến thức, kinh nghiệm sâu rộng về địa phương mình đang quản lý giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình chuyển đổi từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ. Có tới 53 hộ chiếm 58% trên tổng số hộ sản xuất chè truyền thống cho rằng Bộ, Ngành Trung Ương với các chương trình, chính sách là nhân tố giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình này. Các cá nhân và hộ gia đình sản xuất chè là nhân tố được đánh giá quan trọng thứ 3 bởi
  52. 45 các hộ gia đình sản xuất chè truyền thống với số lượng là 16 hộ, chiếm 18%.Các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ chè được đánh giá là nhân tố có ảnh hưởng thấp nhất đến quá trình chuyển đổi. Kết quả trên cũng cho thấy rằng các hộ gia đình có sự tin tưởng, kỳ vọng vào các cơ quan, tổ chức khuyến nông địa phương rất lớn do vậy các cơ quan tổ chức khuyến nông địa phương cần thực hiện tốt và phát huy tối đa vai trò của mình trong quá trình chuyển đổi từ sản xuất chè thông thường sang chè hữu cơ, các nhân tố Bộ, Ngành Trung Ương; các đơn vị sản xuất và tiêu thụ chè cần tham gia tích cực hơn nữa để tạo ảnh hưởng, niềm tin đối với các hộ sản xuất chè. Ngoài ra, các cá nhân và hộ gia đình sản xuất chè cần phải tự mình ý thức, tham gia có trách nghiệm đối với quá trình chuyển đổi từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ. 4.3.5. Nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra 4.3.5.1. Nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra Để đánh giá được nhu cầu và là cơ sở để đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tôi đã tiến hành điều tra nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của nông hộ, kết quả được thể hiện qua bảng 4.3.5.1: Bảng 4.3.5.1: Nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra Truyền thống An toàn Nhu cầu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu 90 100% 10 100% Có nhu cầu 57 63% 10 10% Không có nhu cầu 33 37% 0 0% (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020)
  53. 46 Số liệu từ bảng cho thấy đa số các hộ được điều tra có nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ với 100% số hộ sản xuất chè an toàn và 57 hộ chiếm 63% số hộ sản xuất chè truyền thống, chỉ có 33 hộ chiếm 37% số hộ sản xuất chè truyền thống không có nhu cầu tham gia. 4.3.5.2. Yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia sản xuất chè hữu cơ của hộ đã được điều tra Để tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu tôi đã tiến hành điều tra những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sản xuất chè hữu cơcủa các hộ được điều tra vàthu được kết quả ở bảng dưới đây: Bảng 4.3.5.2: Yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia sản xuất chè hữu cơ của hộ đã được điều tra Truyền thống An toàn Lý do tham gia Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu 57 100% 10 100% Tăng năng suất 5 9% 0 0% Tiết kiệm chi phí và công LĐ 5 9% 0 0% Đầu ra ổn định 48 84% 5 50% Lợi nhuận cao 34 60% 6 60% Bảo vệ sức khỏe và môi trường 38 67% 9 90% Khác 1 2% 0 0% (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020) Kết quả ở bảng trên ta thấy được đối với sản xuất chè truyền thống với 57 hộ có nhu cầu tham gia yếu tốđầu ra ổn định là yếu tốảnh hưởng lớn nhất đến nhu cầu muốn tham gia với 48 hộ tương ứng 84%, tiếp đến là yếu tố bảo vệ sức khỏe và môi trường có 38 hộ tương ứng với 67%, yếu tố có ảnh hưởng lớn thứ 3 là yếu tố lợi nhuận cao có 34 hộ tương ứng 60%, yếu tố năng suất và tiết kiệm chi phí và công lao chỉ có 5 hộ ứng với 9% và tham gia để trải nghiệm chỉ có 1 hộ chiếm 2%. Đối với sản xuất chè an toàn có đến 90% nông hộ có
  54. 47 nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ bởi yếu tố bảo vệ sức khỏe và môi trường, xếp thứ 2 là yếu tố lợi nhuận cao với 60% tương ứng với 6 hộ, xếp thứ 3 là yếu tố đầu ra ổn định với tỷ lệ 50%, không có hộ gia đình nào muốn tham gia sản xuất chè hữu cơ bởi yếu tố tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, công lao động và các yếu tố khác. Như vậy ta có thể thấy rằng ở 2 hướng sản xuất khác nhau, các đối tượng có nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ bởi các mục đích khác nhau. 4.3.5.3. Nguyên nhân không tham gia sản xuất chè hữu cơ của hộ đã được điều tra Để làm rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ tôi đã tiến hành điều tra và thu được kết quả ở bảng 4.3.5.3dưới đây: Bảng 4.3.5.3: Nguyên nhân không tham gia sản xuất chè hữu cơ của hộ đã được điều tra Số lượng Cơ cấu Nguyên nhân không giam gia 33 100% Thiếu vốn 2 6% Không có kiến thức 1 3% Chi phí cao 0 0% Năng suất thấp hơn 0 0% Đầu vào khan hiếm 1 3% Đầu ra không đảm bảo 1 3% Quen với phương pháp truyền thống 20 61% Diện tích nhỏ 20 61% Quy trình khắt khe 10 30% Thiếu nhân công 3 9% Khác 0 0% (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020) Các nông hộ không có nhu cầu tham gia 100% nằm ở các hộ sản xuất chè truyền thống. Diện tích nhỏ và quen với phương pháp truyền thống là 2 nguyên nhân lớn nhất dẫn đến không muốn tham gia sản xuất chè hữu cơ của nông hộ chiếm 61% tương ứng với 21 hộ. Nguyên nhân lớn thứ 2 là do quy
  55. 48 trình khắt khe của sản xuất chè hữu cơ với 10 hộ chiếm 30%, xếp thứ 3 là 3 hộ chiếm 9% do thiếu nhân công lao động nên không muốn tham gia sản xuất chè hữu cơ. Không có kiến thức, đầu vào khan hiếm, đầu ra không ổn định là những nguyên nhân xếp thứ 4 chiếm 3% tương ứng với 1 hộ, không có hộ nào không tham gia sản xuất chè hữu cơ bởi chi phí cao, năng suất thấp hơn và các nguyên nhân khác. Qua đó ta thấy rằng cần phải thay đổi tư duy sản xuất của người sản xuất và giải quyết vấn đề về diện tích nhằm tăng số lượng các hộ gia đình có nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ. 4.4. Phân tích SWOT đối với sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra 4.4.1. Thuận lợi khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của hộ được điều tra Nằm ở vùng thổ nhưỡng phù hợp, khí hậu thuận hòa các hộ gia đình có những thuận lợi nhất định khi sản xuất chè nói chung và tham gia sản xuất chè hữu cơ nói riêng. Những thuận lợi đó được thể hiện qua kết quả ở bảng sau: Bảng 4.4.1: Thuận lợi khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra Truyền thống An toàn Thuận lợi khigiam gia Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu 90 100% 10 100% Vốn 6 7% 3 30% Kiến thức 5 6% 1 10% Diện tích 49 54% 10 100% Nhân công lao động 9 10% 3 30% Giống, phân bón, 1 1% 0 0% Cơ sở hạ tầng 0 0% 0 0% Thị trường tiêu thụ 4 4% 1 10% Chính sách nhà nước 0 0% 0 0% Khác 0 0% 0 0% (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020)
  56. 49 Đối với các hộ sản xuất chè truyền thống diện tích là yếu tố thuận lợi lớn nhất của họ khi tham gia vào sản xuất chè hữu cơ với diện tích đất nông nghiệp trung bình 42 sào/hộ họ có thể sẵn sàng mở rộng diện tích sản xuất, có 49 hộ chiếm 54% coi đây là thuận lợi lớn nhất của mình khi tham gia vào sản xuất chè hữu cơ. Tiếp đến là 9 hộ chiếm 10% cho rằng nhân công lao động là thuận lợi của họ khi tham gia vào sản xuất chè hữu cơ. Có 6 hộ chiếm 7% số hộ sản xuất chè truyền thống tự tin vào nguồn vốn của mình đủ khả năng để tham gia vào hoạt động sản xuất chè hữu cơ. Kiến thức, thị trường tiêu thụ lần lượt chiếm 6% và 4% được nông hộ coi là thế mạnh của họ khi tham gia vào sản xuất chè hữu cơ. Giống, phân bón, chế phẩm hữu cơ là thuận lợi đối với chỉ có 1% số hộ sản xuất chè truyền thống.Cơ sở hạ tầng, chính sách nhà nước và các yếu tố khác không phải là thuận lợi đối với các hộ sản xuất chè truyền thống khi tham gia sản xuất chè hữu cơ. Tương tự như các hộ sản xuất chè truyền thống, diện tích là thuận lợi xếp đầu tiên đối với hộ sản xuất chè an toàn, tuy nhiên có tới 100% số hộ sản xuất chè an toàn cho rằng nếu họ tham gia vào sản xuất chè hữu cơ đây sẽ là thuận lợi lớn nhất của họ. Có 30% số hộ sản xuất chè an toàn tự tin vào khả năng vốn và nguồn lao động của mình. Kiến thức và thị trường tiêu thụ là thuận lợi lớn nhất đối với 10% số hộ trong nhóm sản xuất chè an toàn. Giống, phân bón, chế phẩm hữu cơ; Cơ sở hạ tầng, chính sách nhà nước không phải là thuận lợi của bất kỳ hộ sản xuất chè an toàn nào. Những thuận lợi khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ gia đình điều tra tương đối lớn vì vậy khi chuyển đổi cần tận dụng triệt để những thuận lợi này để đạt hiệu quả cao trong sản xuất chè hữu cơ. 4.4.2. Khó khăn ưu tiên khắc phục khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra Mặc dù các hộ gia đình được điều tra có những thuận lợi nhất định khi tham gia sản xuất chè hữu cơ, tuy nhiên họ cũng gặp phải không ít khó khăn, những khó khăn đó cần được giải quyết để đảm bảo sự thành công của hoạt
  57. 50 động sản xuất chè hữu cơ, bảng 4.4.2 dưới đây sẽ cho chúng ta thấy được những khó khăn cần giải quyết của các hộ được điều tra: Bảng 4.4.2: Khó khăn ưu tiên khắc phục khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra Truyền thống An toàn Khó khăn ưu tiên Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu khắc phục 90 100% 10 100% Vốn 77 86% 7 70% Kiến thức 77 86% 3 30% Diện tích 8 9% 0 0% Nhân công lao động 16 18% 4 40% Giống, phân bón, 32 36% 2 20% Cơ sở hạ tầng 0 0% 2 20% Thị trường tiêu thụ 36 40% 6 60% Chính sách nhà nước 3 3% 3 30% Khác 0 0% 0 0% (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020) Vốn và kiến thức là 2 yếu tố gây khó khăn, cản trởđược ưu tiên giải quyết nhiều nhất nếu tham gia sản xuất chè hữu cơ đối với nhóm hộ sản xuất chè truyền thống chiếm 86% số hộ sản xuất chè truyền thống ưu tiên giải quyết 2 khó khăn này. Tiếp đến là khó khăn cản trở về thị trường tiêu thụ, chiếm đến 40% số hộ trong nhóm này.Giống, phân bón, chế phẩm hữu cơ cũng là khó khăn cản trở lớn khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của nhóm hộ sản xuất chè truyền thống với 36% số hộ. Quy trình sản xuất chè hữu cơ nghiêm ngặt, khắt khe, tốn nhiều công lao động đòi hỏi sự tham gia tỉ mỉ của người lao động và đây cũng là khó khăn cản trở đối với họ khi có 18% gặp phải vấn đề này. Diện tích và chính sách nhà nước là những khó khăn cản trở cần được giải quyết của lần lượt 9% và 3% số hộ sản xuất chè hữu cơ. Không có một hộ nào gặp phải cản trở do cơ sở hạ tầng hay những khó khăn nào khác. Nhóm hộ sản xuất chè an toàn khó khăn cần được ưu tiên giải quyết nhiều nhất đối với họ cũng là vốn với 70% số hộ gặp khó khăn này, thị trường
  58. 51 tiêu thụ với 60% số hộ là khó khăn xếp thứ 2, khó khăn cần được giải quyết là nhân công lao động khi có 40% số hộ sản xuất chè an toàn gặp phải xếp thứ 3. Có 30% hộ ưu tiên giải quyết khó khăn về kiến thức và chính sách nhà nước. Cuối cùng khó khăn trở ngại mà nhóm hộ sản xuất chè an toàn gặp phải là giống phân bón, chế phẩm hữu cơ và cơ sở hạ tầng với 20% hộ muốn giải quyết những trở ngại này đầu tiên. Không có hộ sản xuất chè an toàn nào gặp khó khăn về diện tích hay những khó khăn khác. Những khó khăn được ưu tiên giải quyết này là cơ sở để xây dựng các giải pháp chuyển đổi từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ. 4.4.3. Phân tích SWOT Dựa vào kết quả đã điều tra về thuận lợi và khó khăn của các hộ sản xuất chè ta có thể rút ra được kết quả sau: Bảng 4.4.3: Phân tích SWOT khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra Điểm Mạnh (S) Điểm yếu (W) - Diện tích đất nông nghiệp lớn - Sản xuất chè nhỏ lẻ, manh mún - Lực lượng lao động dồi dào, chi phí - Đầu vào chưa đủ cung ứng nhân công rẻ - Lao động thiếu kiến thức chuyên sâu - Người dân có kinh nghiệm trồng chè về chè hữu cơ - Sản phẩm chè có thương hiệu - Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm Cơ Hội (O) Thách Thức (T) - Nhu cầu sử dụng sản phẩm chất lượng - Khó khăn trong xây dựng vùng sản của người tiêu dùng lớn xuất tập trung - Các chính sách hỗ trợ thúc đẩy của nhà - Chất lượng đầu vào không đảm bảo nước - Thị trường còn ít sản phẩm hữu cơ. - Sự chênh lệch về trình độ phát triển - Nông nghiệp hữu cơ ngày càng thu hút - Cạnh tranh gay gắt sự chú ý Điểm mạnh - Diện tích đất nông nghiệp lớn: Nằm ở phía Nam huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, địa hình chủ yếu là đồi đất và thung lũng tương đối bằng phẳng
  59. 52 nên diện tích đất nông nghiệp có thể canh tác chè của xã Tràng Xá rất lớn. Sông Dong chảy qua địa bàn xã cung cấp nguồn nước tưới tiêu dồi dào phục vụ cho sản xuất. Ngoài ra tại đây còn có chế độ mưa và chế độ nhiệt thích hợp phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là cây chè. - Lực lượng lao động dồi dào, chi phí nhân công rẻ: Trong cơ cấu kinh tế của xã Tràng Xá thì nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng cao. Lực lượng lao động tham gia sản xuất nông nghiệp dồi dào. Thêm vào đó, tiền công lao động trong lĩnh vực nông nghiệp rẻ nên sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất cây chè nói riêng ở đây đang có lợi thế về lao động dồi dào, nhân công giá rẻ. Điểm yếu - Sản xuất chè nhỏ lẻ, manh mún: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp cũng như diện tích sản xuất chè tại xã Tràng Xá là rất lớn (hơn 50ha chè) tuy nhiên sản xuất chè tại đây vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, manh mún theo hộ gia đình là chủ yếu tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không gắn với mở rộng tiêu thụ sản phẩm, tăng cường công tác quản lý chất lượng và giữ vững thương hiệu. - Đầu vào chưa đủ cung ứng: Hiện nay trên địa bàn xã chưa có một cá nhân, doanh nghiệp nào cung ứng giống, phân bón, thiết bị máy móc và các tư liệu cần thiết khác phục vụ cho sản xuất chè hữu cơ vì vậy việc tiếp cận sử dụng các tư liệu sản xuất trong sản xuất chè hữu cơ của các hộ sản xuất chè tại địa phương vô cùng khó khăn. - Lao động thiếu kiến thức chuyên sâu về chè hữu cơ: Cây chè đã có mặt tại Tràng Xá khoảng 30 năm trước, người dân tại đây rất giàu kinh nghiệm trong canh tác cây chè, tuy nhiên đó là những kinh nghiệm sản xuất truyền thống, khái niệm chè hữu cơ còn khá mới đối với các hộ sản xuất chè họ chỉ được tiếp cận qua các buổi tập huấn hội thảo giới thiệu hoặc qua các phương
  60. 53 tiện truyền thông đại chúng chưa thực sự được đào tạo qua bất kì khóa học chuyên môn nào về chè hữu cơ. - Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm:Thị trường đầu ra cho sản phẩm không ổn định, bởi tất cả các khâu từ sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ nông sản đều thiếu sự quy hoạch, thiếu tính chiến lược, thiếu sự đồng bộ và thiếu sự đầu tư thỏa đáng gây ra những bất ổn và rủi ro đối với việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cơ hội - Nhu cầu sử dụng sản phẩm chất lượng của người tiêu dùng lớn: Chè là thức uống không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của rất nhiều người dân Việt Nam hay trên cả thế giới. Với mỗi đối tượng khách hàng tiêu thụ chè khác nhau họ có những yêu cầu về cả chất lượng và giá cả khác nhau, các đối tượng khách hàng có thu nhập vừa và thấp họ sẽ chọn những loại chè bình dân nhưng đối với những đối tượng có thu nhập cao yêu cầu của họ sẽ không còn là giá cả mà chính là chất lượng. Chè mang lại rất nhiều lợi ích đặc biệt về sức khỏe, bởi vậy việc sử dụng chè như một loại quà tặng thể hiện sự tinh tế, sang trọng và ý nghĩa. Đây chính là cơ hội cho các hộ gia đình sản xuất chè nâng cao chất lượng sản phẩm chè của mình thay vì việc sản xuất đại trà nhưng lại kém chất lượng như trước đây. Thách thức: - Khó khăn trong xây dựng vùng sản xuất tập trung: Các hộ gia đình tại địa phương quen với phương thức sản xuất truyền thống, nhỏ lẻ, manh mún từ lâu đời cho nên việc thay đổi tư duy của họ trong sản xuất là tương đối khó khăn, hơn nữa sự thất bại của phương thức canh tác tập trung trong những năm trước đổi mới khiến họ e ngại tham gia các hợp tác xã hay các mô hình sản xuất tập trung khác.
  61. 54 - Cạnh tranh gay gắt: Thị trường tiêu thụ chè trong nước và quốc tế có sự cạnh tranh rất gay gắt. Chè tại Tràng Xá không chỉ phải cạnh tranh với chính những vùng chè khác trong tỉnh Thái Nguyên mà còn phải cạnh tranh với các vùng chè nổi tiếng khác trong nước như Mộc Châu (Sơn La), Bảo Lộc (Lâm Đồng) và để vươn xa hơn nữa trên thị trường quốc tế chè Tràng Xá còn phải cạnh tranh với các sản phẩm chè của các quốc gia khác trên thế giới. Để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu và tranh thủ thời cơ để khẳng định vị thế của cây chè Tràng Xá trên thị trường trong và ngoài nước cần có những giải pháp phù hợp, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ sản xuất chè truyền thống thông thường sang sản xuất chè hàng hóa, theo hướng hữu cơ nâng cao chất lượng và giá trị cây chè của địa phương. 4.5. Giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ Sản xuất chè chè hữu cơ mới chỉ bắt đầu ở Việt Nam.Hiện tại chưa có một mô hình chè hữu cơ đủ lớn, tiêu biểu trong các vùng chè. Hơn nữa với mỗi địa phương, sản xuất chè hữu cơ có những thuận lợi và gặp phải những khó khăn khác nhau, do đó việc học hỏi và làm theo hoàn toàn một mô hình hay địa phương sản xuất chè hữu cơ nào đó sẽ gặp phải rủi ro lớn ảnh hưởng đến hiệu quả mà hướng sản xuất này đem lại. Dựa vào kinh nghiệm của một số mô hình sản xuất chè hữu cơ, dựa vào kết quả đã điều tra về thuận lợi và khó khăn của các nhóm hộ, tôi đề xuất một số giải pháp cơ bản sau: Thứ hai: Cần xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, đảm bảo chất lượng, phải thiết lập được một hệ thống tổ chức, quản lý phù hợp. Sản xuất tập trung, xây dựng hệ thống quản lý nhằm giúp cho người làm chè giám sát và thực hiện tốt nhất các giải pháp đầu vào, hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật. Phải kiểm soát một cách chặt chẽ các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất, đẩy mạnh quá trình hữu cơ hoá phân bón,
  62. 55 sinh học hoá thuốc trừ sâu bệnh. Các kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch chè phải thuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt, đồng thời bảo vệ và cải tạo hệ môi trường sinh thái vùng chè sạch và bền vững. Thứ ba: Xây dựng thương hiệu và phương án tiêu thụ. Tạo ra sản phẩm chè chất lượng là rất cần thiết đồng thời cần đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, tạo chỗ đứng trên thị trường tiêu thụ chè, liên kết hợp tác với các tổ chức doanh nghiệp đảm bảo an toàn đầu vào, thuận lợi đầu ra. 4.5.1. Giải pháp về vốn Vốn đầu tư đóng vai trò hết sức quan trọng cho quá trình sản xuất. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, hầu hết các hộ nông dân trồng chè tại xã Tràng Xá đều thiếu vốn đầu tư. Bởi vì đa số các hộ được điều tra có nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp, hiện nay thu nhập đem lại từ nông nghiệp chưa được cao, hơn nữa những người trồng chè hữu cơ cần ít nhất là 2 năm để chuyển đổi từ sản xuất chè thường sang sản xuất chè hữu cơ mới được công nhận là chè hữu cơ. Hiện tại diện tích chè của Tràng Xá chủ yếu là giống chè hạt (chè trung du) có năng suất và chất lượng thấp, cần phải tiến hành đưa các giống mới năng suất chất lượng cao vào trồng mới, trồng thay thế. Vậy những năm chuyển đổi này họ sẽ bán sản phẩm cho ai, trong khi năng suất cũng như chất lượng chè hữu cơ thì không cao, nếu bán trên thị trường thì giá chè hữu cơ cũng rất thấp, không bù lại chi phí để đầu tư cho sản xuất chè hữu cơ. Chúng ta cũng có thể khẳng định rằng, người nông dân không có nhiều vốn để đầu tư để chịu lỗ trong vài năm. Để giải quyết vấn đề này các cá nhân, tổ chức cần thực hiện một số hoạt động như sau: - Các hộ trồng chè cần tham gia vào các nhóm sản xuất, hợp tác xã để tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn cũng như thành lập quỹ ngay trong nhóm sản xuất hay hợp tác xã để hỗ trợ những hội viên còn gặp khó khăn về vốn.
  63. 56 - Hội Nông dân địa phương thông qua các chương trình phối hợp để tín chấp, giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng. - Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Võ Nhai cần liên kết, mời thầu các gói đầu tư chuyển đổi, phát triển sản xuất chè hữu cơ. - Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ kịp thời về vốn như: Cho người nông dân sản xuất chè hữu cơ vay vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi, có thể hỗ trợ họ những năm đầu khi tiến hành sản xuất như: Ưu đãi về phân bón và có thể bao tiêu sản phẩm cho họ trong những năm đầu. 4.5.2. Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, đảm bảo chất lượng Diện tích chè tại Tràng Xá tương đối lớn nhưng sản xuất chè tại đây chủ yếu là sản xuất theo hộ gia đình nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất theo hướng truyền thống sử dụng bừa bãi các loại phân bón, thuốc bảo vệ hóa học.Vì vậy cần phải xây dựng vùng chè hữu cơ nguyên liệu tập chung,việc làm này sẽ giúp cho chúng ta dễ quản lý được tình hình sản xuất của các hộ gia đình tham gia, rút ngắn được thời gian thu gom, bảo quản, giảm các chi phí trung gian, quan trọng hơn nữa đó là cách ly được với các phương thức sản xuất khác, giảm thiểu sâu bệnh. Các hộ gia đình cần thay đổi tư duy sản xuất, tiến hành dồn điền đổi thửa hoặc tham gia vào các nhóm sản xuất, hợp tác xã tạo thành vùng sản xuất chè tập trung. 4.5.3. Đào tạo nguồn nhân lực sản xuất chè hữu cơ Hiện nay, lực lượng cán bộ kỹ thuật ngành chè nói chung còn thiếu kinh nghiệm, yếu về trình độ, điều này càng thể hiện rõ hơn trong lĩnh vực sản xuất chè hữu cơ. Thực trạng ở tỉnh Thái Nguyên cho thấy, trong tỉnh có rất ít cán bộ kỹ thuật am hiểu về sản xuất chè hữu cơ. Do vậy, việc đào tạo đội ngũ cán bộ am hiểu về phương thức sản xuất này ở đây là rất cần thiết. Hình thức đào tạo có thể là: Mở các khoá học ngắn hạn bồi dưỡng trình độ, cử các
  64. 57 cán bộ tham gia khoá đào tạo dài hạn, tiến hành các cuộc hội thảo hướng dẫn trồng chè hữu cơ, cử cán bộ đi học hỏi các địa phương sản xuất chè hữu cơ tiêu biểu, Các cơ quan, ban ngành địa phương phải đa dạng hóa phương thức tuyên truyền, thực hiện kiên trì, bền bỉ.Thông qua các hình thức toạ đàm, hội nghị, phóng sự trên truyền hình, tờ rơi, áp phích, để nông dân, người sản xuất có cái nhìn trực quan và hiểu được mục đích và ý nghĩa của việc đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức và tư duy trong sản xuất chè hữu cơ cho nông dân. 4.5.4. Đảm bảo đầu vào về giống, phân bón và các chế phẩm hữu cơ Thực trạng hiện nay cho thấy trên địa bàn huyện Võ Nhai nói chung và xã Tràng Xá nói riêng chưa có một cơ sở sản xuất hay cung ứng sản phẩm, dịch vụ nào chuyên sản xuất hay cung ứng các sản phẩm phục vụ cho sản xuất hữu cơ. Nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng cần quản lý chặt các yếu tố đầu vào để đảm bảo không để lại dư lượng các độc tố đáp ứng các yêu cầu của thị trường sản phẩm chè hữu cơ, đồng thời bảo vệ và cải tạo hệ môi trường sinh thái vùng chè sạch và bền vững. 4.5.5. Mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu chè hữu cơ Tràng Xá Sự thành công của bất kỳ phương thức sản xuất nào trước hết là ở hiệu quả kinh tế, sau đó mới tính đến các yếu tố khác. Phương thức sản xuất chè hữu cơ muốn phát triển thì phải làm cho người dân thấy được hiệu quả về mặt kinh tế mà nó đem lại. Mở rộng thị trường tiêu thụ là giải pháp đặc biệt quan trọng bởi vì có thị trường thì sản phẩm mới tiêu thụ được, sản phẩm tiêu thụ được mới đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Trong những năm tới cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau: - Các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực nông nghiệp địa phương cần tích cực nghiên cứu, tìm hiểu thị trường chè hữu cơ trong và ngoài nước.Từ đó đưa