Khóa luận Đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm bia của Công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam trên địa bàn Thành phố Huế

pdf 135 trang thiennha21 22/04/2022 2180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm bia của Công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam trên địa bàn Thành phố Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_day_manh_tieu_thu_cac_san_pham_bia_cua_cong_ty_tnh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm bia của Công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam trên địa bàn Thành phố Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HOC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM BIA CỦA CÔNG TY TNHH TM CARLSBERG VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ Trường Đại học Kinh tế Huế HỒ VĂN TÂN Khóa học: 2014-2018
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HOC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM BIA CỦA CÔNG TY TNHH TM CARLSBERG VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ SinhTrường viên thực hi ệĐạin học KinhGiáo viêntế hưHuếớng dẫn Hồ Văn Tân TS Phan Thanh Hoàn Lớp: K48 KDTM Niên khóa: 2014 - 2018 Huế, tháng 04/2018
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Lời Cảm Ơn Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn là TS. Thầy Phan Thanh Hoàn đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài nghiên cứu. Tôi cũng xin được bày tỏ lời cám ơn chân thành nhất tới Ban giám đốc, lãnh đạo công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam cùng các anh chị tại Phòng Sales của công ty, đặc biệt là người hướng dẫn trực tiếp – chị Nguyễn Hải Như Quỳnh (Sales Admin) đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình tiếp cận vấn đề nghiên cứu, cung cấp thông tin, số liệu phục vụ điều tra thực tế để tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này. Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến lãnh đạo phòng Đào tạo và Công tác sinh viên Trường Đại học Kinh tế Huế, cùng quý thầy, cô giáo của Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Huế đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình thực tập và tiến hành nghiên cứu đề tài khóa luận cuối khóa. Mặc dù đã rất cố gắng hoàn thành tốt đề tài nhưng điều kiện thời gian và năng lực còn nhiều hạn chế, vì thế đề tài chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Kính mong quý thầy cô cùng góp ý để giúp đề tài ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Trường Đại học KinhHuế, thángtế 05Huếnăm 2018 Sinh viên Hồ Văn Tân SVTH: Hồ Văn Tân ii
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC BẢNG viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH x DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT xi PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.Tính cấp thiết của đề tài: 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu: 2 5. Phương pháp nghiên cứu: 3 5.1. Phương pháp thu thập thông tin: 3 5.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp: 3 5.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp: 3 5.2. Phương pháp xử lý số liệu 4 6. Kết cấu đề tài 5 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7 CHƯƠNGTrường I. CƠ SỞ KHOA Đại HỌC ChọcỦA VẤ NKinh ĐỀ NGHIÊN tế CỨ UHuế 7 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 7 1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm 7 1.2. Vai trò của khâu tiêu thụ đối với doanh nghiệp 9 1.3. Nội dung của khâu tiêu thụ sản phẩm 9 SVTH: Hồ Văn Tân iii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn 1.4. Các hình thức tiêu thụ sản phẩm 11 1.4.1. Tiêu thụ trực tiếp 11 1.4.2. Tiêu thụ gián tiếp 11 1.5. Chính sách Marketing hỗ trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm 12 1.5.1. Chính sách về sản phẩm 12 1.5.2. Chính sách giá 12 1.5.3. Chính sách phân phối 13 1.5.4. Chính sách khuếch trương sản phẩm 13 1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm 14 1.6.1. Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh 14 1.6.2. Các nhân tố thuộc về nội tại của doanh nghiệp 17 1.7. Các chỉ tiêu nghiên cứu: 18 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 19 2.1. Thực tế ngành bia tại Việt Nam 19 CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM BIA CỦA CÔNG TY TNHH TM CARLSBERG VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ 22 2.1. Giới thiệu về công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam 22 2.1.1. QuáTrường trình hình thành vàĐại phát tri ểhọcn của công Kinh ty tế Huế 22 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty: 24 2.1.3. Tình hình nguồn lao động của công ty 27 2.1.4. Tình hình nguồn vốn của công ty 28 2.1.5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 30 SVTH: Hồ Văn Tân iv
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn 2.1.6. Các dòng sản phẩm kinh doanh của công ty 32 2.1.7. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm bia của công ty 34 2.2. Tình hình tiêu thụ các sản phẩm bia của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam giai đoạn 2015 - 2017 36 2.2.1. Môi trường kinh doanh của công ty 36 2.2.1.1. Môi trường vĩ mô 36 2.2.1.2. Môi trường vi mô 40 2.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 43 2.2.2.1. Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm bia của công ty từ năm 2015 – 2017 tại thị trường Huế 43 2.2.2.2. Tình hình biến động doanh thu theo từng chủng loại sản phẩm của công ty tại thị trường Huế 46 2.2.2.3. Sản lượng theo từng thị trường năm 2017 47 2.2.2.4. Doanh thu theo từng thị trường năm 2017 49 2.2.2.5. Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2017 về sản lượng tiêu thụ của công ty tại thị trường Thừa Thiên Huế 50 2.2.2.6. Phân tích cơ cấu chi phí tiêu thụ 52 2.2.2.7. TrườngTình hình tiêu thụ quaĐại các kênh học phân ph Kinhối chủ đạo tế Huế 53 2.2.2.8. Yếu tố nhân lực trong công tác bán hàng 56 2.2.2.9. Một số chính sách xúc tiến trong việc hỗ trợ tổ chức hoạt động tiêu thụ 57 2.2.3. Phân tích ý kiến đánh giá của trung gian phân phối về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam trên địa bàn thành phố Huế 61 2.2.3.1. Mô tả đặc điểm đối tượng nghiên cứu: 61 SVTH: Hồ Văn Tân v
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn 2.2.3.2. Lý do các đại lý, điểm bán chọn kinh doanh các sản phẩm bia của công ty TM Carlsberg Việt Nam 63 2.2.3.3. Đánh giá của các đại lý và điểm bán về đặc điểm sản phẩm các sản phẩm bia của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam 64 2.2.3.4. Đánh giá của các đại lý và điểm bán về chính sách giá, chiết khấu đi kèm của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam 68 2.2.3.5. Đánh giá của các đại lý và điểm bán về các hoạt động hỗ trợ bán hàng đi kèm của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam 72 2.2.3.6. Đánh giá của các đại lý và điểm bán về các chính sách xúc tiến đi kèm của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam 76 2.2.3.7. Đánh giá của các đại lý và điểm bán về hoạt động bán hàng của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam 80 2.3. Phân tích SWOT đối với Carlsberg Việt Nam 84 2.3.1. Điểm mạnh 85 2.3.2. Điểm yếu 86 2.3.3. Cơ hội 86 2.3.4. Thách thức 87 CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM BIA CỦA CÔNG TY TNHH TM CARLSBERG VIỆT NAM Trường Đại học Kinh tế Huế 89 3.1. Định hướng phát triển của Công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam trong thời gian sắp tới 89 3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm bia của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam trên địa bàn thành phố Huế 89 SVTH: Hồ Văn Tân vi
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn 3.2.1. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường 89 3.2.2. Hoàn thiện chính sách Marketing Mix 91 3.2.3. Chú trọng hơn đến công tác đào tạo 95 3.2.4. Các giải pháp khác 95 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97 1. Kết luận: 97 2. Kiến nghị 98 2.1. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế 98 2.2. Đối với Nhà Nước 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 PHỤ LỤC 101 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Văn Tân vii
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2015 – 2017 27 Bảng 2: Tình hình nguồn vốn công ty giai đoạn 2015 – 2017 29 Bảng 3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2015 – 2017 31 Bảng 4: Các dòng sản phẩm bia chính của công ty 33 Bảng 5: Đặc điểm các sản phẩm bia của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam 34 Bảng 6: Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2017 36 Bảng 7: Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm bia của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 45 Bảng 8: Doanh thu qua các sản phẩm bia của công ty giai đoạn 2015 – 2017 46 Bảng 9: Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2017 về sản lượng của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam tại thị trường Thừa Thiên Huế 50 Bảng 10: Cơ cấu chi phí trong tổng chi phí của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 52 Bảng 11: Số lượng cán bộ nhân viên thuộc bộ phận Sales tại thị trường TT Huế 57 Bảng 12: Bảng giá các sản phẩm bia của Công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam tại thị trường Thừa Thiên Huế 58 Bảng 13: Chi tiết trưng bày và giới thiệu hình ảnh 60 Bảng 14: Đặc điểm mẫu nghiên cứu 61 Bảng 15:Trường Đánh giá của các Đạiđại lý, đi ểmhọc bán về đKinhặc điểm các stếản ph Huếẩm bia của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam 65 Bảng 16: Kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá đối với đặc điểm các sản phẩm bia của công ty giữa các nhóm xét theo số năm kinh doanh 67 SVTH: Hồ Văn Tân viii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Bảng 17: Đánh giá của các đại lý, điểm bán về chính sách giá bán và chiết khấu của Công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam 69 Bảng 18: Kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá đối với chính sách giá của công ty giữa các nhóm giữa các nhóm xét theo số năm kinh doanh 71 Bảng 19: Đánh giá của các đại lý, điểm bán về các hoạt động hỗ trợ bán hàng đi kèm của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam 73 Bảng 20: Kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá đối với hoạt động hỗ trợ bán hàng của công ty giữa các nhóm giữa các nhóm xét theo số năm kinh doanh 75 Bảng 21: Đánh giá của các đại lý, điểm bán về các hoạt động xúc tiến của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam 77 Bảng 22: Kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá đối với hoạt động xúc tiến của công ty giữa các nhóm giữa các nhóm xét theo số năm kinh doanh 79 Bảng 23: Đánh giá của các đại lý, điểm bán về hoạt động bán hàng của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam 81 Bảng 24: Kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá đối với hoạt động bán hàng của công ty giữa các nhóm giữa các nhóm xét theo số năm kinh doanh 83 Bảng 25: Ma trận SWOT đối với Carlsberg Việt Nam tại thị trường Huế 87 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Văn Tân ix
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH Sơ đồ 1: Mô hình tiêu thụ sản phẩm 8 Sơ đồ 2: Tiêu thụ trực tiếp 11 Sơ đồ 3: Tiêu thụ gián tiếp 12 Sơ đồ 4: Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam 26 Sơ đồ 5: Mô tả chung về kênh phân phối của công ty 54 Biểu đồ 1 : Tỷ trọng sản lượng theo từng thị trường bán hàng năm 2017 của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam 47 Biểu đồ 2: Tỷ trọng doanh thu theo từng thị trường tiêu thụ năm 2017 của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam 49 Biểu đồ 3: Tỷ lệ về số lượng các đại lý điểm bán xét theo số năm kinh doanh các sản phẩm bia của Carlsberg Việt Nam 62 Biểu đồ 4: Lý do các đại lý, điểm bán chọn kinh doanh các sản phẩm bia của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam 63 Biểu đồ 5: So sánh trung bình đánh giá về yếu tố đặc điểm sản phẩm 66 Biểu đồ 6: So sánh trung bình đánh giá về yếu tố chính sách giá và chiết khấu 70 Biểu đồTrường7: So sánh trung bình Đạiđánh giá học về yếu tốKinhhỗ trợ bán hàng tế Huế 74 Biểu đồ 8: So sánh trung bình đánh giá về yếu tố chính sách xúc tiến 78 Biểu đồ 9: So sánh trung bình đánh giá về yếu tố hoạt động bán hàng 82 Hình 1: Thị trường tiêu thụ trong nước của công ty 35 SVTH: Hồ Văn Tân x
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên âm ANOVA (Analysis of Variance) Phương pháp phân tích phương sai HL (Hectoliter Hecto lít (Đơn vị tính sản lượng tiêu thụ bia) Sig (Significance level) Mức ý nghĩa SPSS (Statistical Package for the Social Phần mềm xử lý thống kê phân tích dữ liệu Sciences) TNHH Trách nhiệm hữu hạn Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Văn Tân xi
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tính cấp thiết của đề tài: Đối với bất cứ một doanh nghiệp sản xuất nào trên thị trường, khâu tiêu thụ sản phẩm là một khâu vô cùng quan trọng. Nó đóng vai trò kết thúc một kỳ sản xuất, thực hiện việc thu hồi vốn tiền tệ về cho doanh nghiệp để chuẩn bị cho một kỳ sản xuất kinh doanh mới với các mục tiêu cao hơn. Trong thế giới khi mà môi trường kinh doanh thay đổi từng ngày, thị trường tồn tại những cạnh tranh gay gắt và buộc mỗi doanh nghiệp luôn tìm cách vươn lên bằng những chỉ số về doanh thu đầy ấn tượng, thì công tác tiêu thụ cần phải được thực hiện một cách bài bản hơn nữa, có chiến lược tốt hơn nữa để có thể để đáp ứng đúng và đủ nhu cầu của khách hàng, cũng như đạt được các mục tiêu về doanh số, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy có thể nói khâu tiêu thụ là khâu mang tính quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế, giải quyết tốt bài toán về tiêu thụ chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với mỗi doanh nghiệp. Nó không hoàn toàn là vấn đề mới mẻ, nhưng chưa bao giờ là lỗi thời khi xét đến các khía cạnh mà mỗi một doanh nghiệp sản xuất cần quan tâm. Làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững trong những thách thức của thị trường, tự khẳng định sự tồn tại của mình để tiếp tục phát triển vươn lên. Ngược lại, nếu công tác tiêu thụ được thực hiện không tốt thì doanh nghiệp sẽ bị mất đi thị phần, dần tự loại mình ra khỏi cuộc chơi đầy cạnh tranh. Bởi vậy, tiêu thụ sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất. Được thành lập năm 1990, Công ty Bia Huế (tên gọi tiền thân của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam – sau này sẽ gọi tắt là CBVN) là một công ty có truyền thống khá lâu đời ở Thừa Thiên Huế, và sau 28 năm hoạt động với những tiến Trườngbộ vượt bậc của mình Đại trong ho họcạt động s ảKinhn xuất kinh doanh,tế luônHuế được đánh giá là đơn vị dẫn đầu trong ngành công nghiệp nhẹ của tỉnh và có đóng góp rất lớn vào ngân sách cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Để có được những điều này đòi hỏi rất nhiều nổ lực nội tại từ phía công ty, không những chỉ về khía cạnh phải có những dòng sản phẩm tốt mà còn phải tổ chức và thực hiện tốt ở rất nhiều khâu khác nữa như quảng cáo, phân phối, tiêu thụ Trong đó khâu tiêu thụ đóng vai trò rất quan trọng bởi vì nó là cầu nối giữa nhà phân phối và người tiêu SVTH: Hồ Văn Tân 1
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn dùng cuối, nó đánh giá kết quả của việc thực hiện tất cả các khâu còn lại. Trong bối cảnh ở thị trường Huế đã có mặt rất nhiều các thương hiệu bia lớn như SaiGon Special, Tiger, Larue, Heneiken tạo nên một cuộc đua cạnh tranh về thị phần giữa các hãng bia với nhau, thì việc đẩy mạnh công tác tiêu thụ càng là vấn đề mà mỗi hãng bia đều quan tâm. Nhận thức được vấn đề này khá thú vị và đáng để đi sâu nghiên cứu, nên trong quá trình thực tập tại công ty tôi đã quyết định chọn vấn đề: “Đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm bia của Công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam trên địa bàn Thành phố Huế”, làm đề tài nghiên cứu cho bài khóa luận của mình, nhằm đi sâu tìm hiểu, cũng như đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ các sản phẩm bia của công ty. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Qua phân tích đánh giá tình hình tiêu thụ các sản phẩm của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ tại công ty trên địa bàn thành phố Huế 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa lý luận, thực tiễn về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp - Phân tích thực trạng và đánh giá hoạt động tiêu thụ các sản phẩm bia của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam trên địa bàn thành phố Huế. - Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm bia cho công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam trên địa bàn thành phố Huế 3. Đối tượng nghiên cứu - TìnhTrường hình hoạt động tiêu Đại thụ các sảhọcn phẩm bia Kinh của Công TNHHtế HuếTM Carlsberg Việt Nam thông qua số liệu về doanh thu, sản lượng tiêu thụ, lợi nhuận của công ty - Trung gian phân phối: các đại lý, các cửa hàng bán sỉ, bán lẻ, nhà hàng, quán bar, quán nhậu có sử dụng các sản phẩm bia của Carlsberg Việt Nam trên địa bàn thành phố phố Huế. 4. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi thời gian SVTH: Hồ Văn Tân 2
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn . Tình hình tiêu thụ các sản phẩm bia của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam trong thời gian 3 năm từ năm 2015 – 2017 . Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ 02/01/2018 đến 30/04/2018 - Phạm vi không gian: . Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn thành phố Huế . Điều tra ý kiến của các trung gian phân phối của công ty - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các lý thuyết liên quan đến tình hình hoạt động tiêu thụ các sản phẩm bia của công ty và đi sâu tìm hiểu, đánh giá thực trạng, đồng thời tìm ra một số giải pháp để đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ các sản phẩm bia của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu: 5.1. Phương pháp thu thập thông tin: 5.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp: - Tìm kiếm các tài liệu trên sách báo, khóa luận tại thư viện trường Đại học Kinh tế Huế, nguồn thông tin điện tử từ một số website như: , , , - Thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam về một số vấn đề như cơ cấu tổ chức bộ máy công ty, các số liệu báo cáo về doanh thu, tình hình về người lao động, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, sản lượng tiêu thụ từ mỗi trung gian phân phối, qua các năm từ 2015 – 2017, từ các phòng Nhân sự, Kế toán, bộ phận Sales, bộ phận Marketing trong thời gian thực tập tTrườngại công ty Đại học Kinh tế Huế 5.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp: - Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện: do thực tế công việc của các nhân viên Sale Rep (đại diện thương mại) của công ty và lịch đi thị trường của sinh viên thực tập là rất hạn chế, chỉ gói gọn trong 1 tuần. Bên cạnh đó là các lý do về khả năng tiếp cận để gửi phiếu phỏng vấn cho các đại lý, điểm bán là khó khăn nếu như sinh SVTH: Hồ Văn Tân 3
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn viên thực tập không được đi cùng và không có sự giới thiệu từ các nhân viên Sale Rep, nên tác giả quyết định lựa chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, tức là mỗi lần đi thị trường cùng với các anh chị Sale Rep, sẽ gửi phiếu phỏng vấn và thu lại sau đó vài ngày trong lần đi thị trường tiếp theo, tại chính đại lý, điểm bán đó. - Số lượng mẫu điều tra: “Cỡ mẫu (số quan sát) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong bảng câu hỏi để kết quả điều tra là có ý nghĩa” (Theo Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, 2008). - Tính đến thời điểm thực hiện đề tài, trên địa bàn thành phố Huế có 31 Đại lý cấp 1, trong tổng số 42 đại lý cấp 1 trên toàn bộ tỉnh Thừa Thiên Huế. Trung bình mỗi đại lý phân phối sản phẩm cho khoảng 5 – 7 đại lý cấp 2, khoảng 20 - 30 điểm bán lẻ(outlet) - Tiến hành khảo sát 10 đại lý cấp 1, 40 đại lý cấp 2, và 70 điểm bán lớn nhỏ trên địa bàn thành phố Huế. - Với số lượng biến quan sát định lượng là 20 (tương ứng với 20 câu hỏi theo 5 mức độ từ “Hoàn toàn không đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng ý”), tác giả đã chọn khảo sát với 100 phiếu phỏng vấn để kết quả điều tra là có ý nghĩa theo như đã đề cập ở trên. Để dự phòng, tác giả đã tiến hành khảo sát dự phòng thêm 30 phiếu phỏng vấn, thực tế về được 127 phiếu, số phiếu phỏng vấn hợp lệ là 120. 5.2. Phương pháp xử lý số liệu - Số liệu sơ cấp sau khi được thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20 - Kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của tổng thể (One sample T- test) Cặp giả thuyết thống kê TrườngGiả thuyết H0: µ =Đại Giá trị kihọcểm định (TestKinh value). tế Huế Đối thuyết H1: µ ≠ Giá trị kiểm định (Test value). α: Mức ý nghĩa của kiểm định, thường chọn 1- α = 0.05 Nguyên tắc chấp nhận giả thuyết Căn cứ vào giá trị Sig (2-tailed) ở bảng kết quả One Sample T – test Sig. (2 – tailed) ≥ α/2: Chấp nhận giả thuyết H0 SVTH: Hồ Văn Tân 4
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Sig. (2 – tailed) < α/2: Bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1 - Phân tích phương sai một yếu tố (One – way ANOVA) Cặp giả thuyết thống kê Giả thuyết H0: Không có sự khác biệt trong đánh giá của các nhóm khách hàng khác nhau.(Test value). Đối thuyết H1: Có sự khác nhau trong đánh giá của các nhóm khách hàng khác nhau.(Test value). α: Mức ý nghĩa của kiểm định Nguyên tắc chấp nhận giả thuyết Sig Sig (2-tailed) Sig ≥ α: Chấp nhận giả thuyết H0 Sig ≥ α/2: Chấp nhận giả thuyết H0 Sig < α: Bác bỏ giả thuyết H0 Sig < α/2: Bác bỏ giả thuyết H0 Trường hợp sig Levene Statistic nhỏ hơn 0.05, giả thuyết phương sai đồng nhất giữa các nhóm giá trị biến định tính đã bị vi phạm. Nghĩa là phương sai giữa các nhóm bộ phận làm việc là không bằng nhau. Chúng ta không thể sử dụng bảng ANOVA mà sẽ đi vào kiểm định Welch cho trường hợp vi phạm giả định phương sai đồng nhất. Nếu Sig kiểm định Welch ở bảng Robust Tests < 0.05, chúng ta kết luận: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Nếu Sig kiểm định Welch ở bảng Robust Tests ≥ 0.05, chúng ta kết luận: TrườngKhông có sự khác Đại biệt có ý họcnghĩa thố ngKinh kê [1]. tế Huế - Phương pháp so sánh: so sánh số liệu giữa năm này so với năm liền kề trước đó để đánh giá hiệu quả của hoạt động. 6. Kết cấu đề tài Đề tài được thực hiện với kết cấu gồm 3 phần: Phần I - Đặt vấn đề SVTH: Hồ Văn Tân 5
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Phần II - Nội dung nghiên cứu Chương 1 – Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Chương 2 – Thực trạng tình hình tiêu thụ các sản phẩm bia của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam Chương 3 – giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm bia của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam Phần III – Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Văn Tân 6
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm Một số quan điểm cho rằng tiêu thụ thường đồng nghĩa với bán hàng. Nghĩ rộng hơn, tiêu thụ sản phẩm bao gồm mọi hoạt động liên quan đến việc bán hàng, là một trong sáu chức năng hoạt động cơ bản của doanh nghiệp: tiêu thụ – sản xuất – hậu cần kinh doanh – tài chính – thanh toán – quản trị doanh nghiêp. Quản trị kinh doanh truyền thống quan niệm tiêu thụ là hoạt động đi sau sản xuất, được thực hiện sau khi đã sản xuất được sản phẩm. Trong cơ chế thị trường, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều tùy thuộc vào khả năng tiêu thụ; nhịp độ tiêu thụ quy định nhịp độ sản xuất; thị hiếu của người tiêu dùng quy định chất lượng sản phẩm đòi hỏi sản xuất phải đáp ứng, Người sản xuất chỉ có thể và phải bán cái mà thị trường cần chứ không thể bán cái mà mình có [2]. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa. Đây là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó thuộc khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Do vậy, đây được xem là khâu quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi chỉ khi tiêu thụ được sản phẩm thì nhà sản xuất mới có thể thu hồi được vốn để thực hiện khâu tái sản xuất mở rộng. Quá trình tiêu thụ sản phẩm mang bản chất là việc thực hiện chuyển quyền sở hữu, chuyển nhượng giá trị sử dụng hàng hóa từ nhà sản xuất sang người tiêu dùng. Nên có thể nói rằng nó được xem như là hoạt động bán hàng, là quá trình người bán giao hàngTrường hóa còn người mua Đại thanh toánhọc tiền. Kinh tế Huế Tiêu thụ sản phẩm là các biện pháp về tổ chức kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện những công việc như nghiên cứu nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất, tiếp nhận sản phẩm, phân phối sản phẩm, tổ chức bán hàng, thực hiện các hoạt động xúc tiến hỗn hợp và các công tác dịch vụ sau khi bán hàng nhằm có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng với hiệu quả cao nhất. Với cách hiểu này thì tiêu thụ không chỉ nằm ở một khâu hay đơn thuần là một bộ phận mà nó là tổng hợp của nhiều công đoạn SVTH: Hồ Văn Tân 7
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi công đoạn thực hiện một chức năng khác nhau nhưng chung một mục tiêu là tối đa hóa hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh Nói tóm lại, tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của hàng hóa, quá trình chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa từ hàng sang tiền, sản phẩm được coi là tiêu thụ khi được khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá tình sản xuất kinh doanh, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm thực hiện mục đích của sản xuất hàng hóa là sản xuất để bán và thu lợi nhuận. Quá trình tiêu thụ sản phẩm có thể được minh họa một cách dễ hiểu thông qua sơ đồ dưới đây: Thị trường Lập các kế Thông hoạch tiêu thụ Nghiên cứu tin thị sản phẩm thị trường trường Quản lý hệ Thị trường thống phân phối Sản phẩm Quản lý dự trữ và hoàn thiện Phối hợp và Dịch vụ Hàng hóa sản phẩm tổ chức thực dịch vụ hiện các kế ho ch ạ Giá cả Quản lý lực lượng bán hàng Phân phối TrườngT ổĐạichức bán học Kinh tế Huếvà giao tiếp hàng Ngân quỹ Sơ đồ 1: Mô hình tiêu thụ sản phẩm (Nguồn: Thư viện Học liệu Mở Việt Nam – VOER[3]) SVTH: Hồ Văn Tân 8
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn 1.2. Vai trò của khâu tiêu thụ đối với doanh nghiệp Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò giải quyết đầu ra cho sản phẩm, tạo ra doanh thu để trang trải những khoản chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh và góp phần tích lũy cho việc tái sản xuất mở rộng quy mô doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp thực hiện mục đích kinh doanh của mình là lợi nhuận vốn là chỉ tiêu quan trọng nhất của toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là nguồn bổ sung vốn tự có trong kinh doanh và là nguồn hình thành các quỹ khác ở doanh nghiệp. Nó mang tính quyết định và chi phối các hoạt động khác của doanh nghiệp như: nghiên cứu thị trường, cung ứng, dự trữ . Tiêu thụ sản phẩm quyết định sự mở rộng hay thu hẹp sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sản lượng tiêu thụ chính là thước đo cho sự chấp nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Công tác tiêu thụ sản phẩm luôn có quan hệ mật thiết với khách hàng, ảnh hưởng đến niềm tin và sự quay trở lại tiêu dùng sản phẩm của khách hàng, nên nó chính là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường, là một rào cản lớn khi các doanh nghiệp mới muốn xâm nhập thị trường [4] Sản lượng tiêu thụ phản ánh kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá sự đúng đắn của mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh sự nổ lực của doanh nghiệp trên thị trường, từ đó làm căn cứ để đánh giá ưu nhược điểm của quá trình kinh doanh, khắc phục những thiếu sót đang gặp phải và phát huy những ưu điểm hiện có của doanh nghiệp. 1.3. Nội dung của khâu tiêu thụ sản phẩm Nghiên cứu thị trường NghiênTrường cứu thị trườ ngĐại là quá trìnhhọc thu th ậKinhp, xử lý và tổtếng h ợHuếp số liệu, thông tin về các yếu tố cấu thành nên thị trường, tìm hiểu các quy luật vận động, yếu tố ảnh hưởng đến thị trường. Đây là việc làm cần thiết và hàng đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Có 3 vấn đề cơ bản cần phải giải quyết đó là: nghiên cứu tổng cầu, nghiên cứu cạnh tranh, nghiên cứu người tiêu dùng. SVTH: Hồ Văn Tân 9
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Bước này được thực hiện nhằm đảm bảo cho quá trình tiêu thụ diễn ra một cách suôn sẻ, liên tục. Có 2 vấn đề cần được giải quyết, đó là: - Thiết lập các mục tiêu cần đạt: về doanh số, chi phí, cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm, - Xây dựng phương án tối ưu cho các công tác chuẩn bị sản phẩm xuất bán, lựa chọn hình thức tiêu thụ, xây dựng các chính sách marketting mix hỗ trợ, Hoàn chỉnh sản phẩm, đưa về kho thành phẩm để tiêu thụ. Các công việc trong giao đoạn này bao gồm: tiếp nhận, phân loại, đóng gói, kẻ ký mã liệu, và bảo quản hàng hóa trong quá trình chờ xuất bán. Lựa chọn hình thức tiêu thụ. - Tiêu thụ trực tiếp: Trong quá trình tiêu thụ chỉ có mặt hai đối tượng là nhà sản xuất và người tiêu dùng, không qua trung gian phân phối. - Tiêu thụ gián tiếp: Trong quá trình tiêu thụ có sự góp mặt của trung gian phân phối (đại lý, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, ) Xúc tiến bán hàng. Thu hút khách hàng là điều tối cần thiết để công tác tiêu thụ được diễn ra thuận lợi và đạt kết quả cao, vì vậy các doanh nghiệp thường dùng các công cụ hỗ trợ như: quảng cáo, khuyến mãi, hội chợ triển lãm, PR, Tổ chức hoạt động bán hàng: Hoạt động này cần sự góp mặt quan trọng của nhân viên bán hàng. Đào tạo, huấn luyTrườngện đội ngũ bán hàng Đại có chuyên họcmôn gi ỏKinhi là việc làm ctếần thi Huếết. Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm: Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp biết được hạn chế cần khắc phục hay những thành công cần phát huy. SVTH: Hồ Văn Tân 10
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Kết quả của việc phân tích, đánh giá quá trình tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để doanh nghiệp có các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng và hoàn thiện quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trên mọi phương diện [5]. 1.4. Các hình thức tiêu thụ sản phẩm 1.4.1. Tiêu thụ trực tiếp Tiêu thụ trực tiếp là hình thức tiêu thụ mà doanh nghiệp bán thẳng sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng mà không cần thông qua các trung gian khác. Ưu điểm: Giảm chi phí lưu thộng, sản phẩm tới tay người tiêu dùng nhanh hơn, công ty tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Nhược điếm: Doanh nghiệp tốn kém nhiều công sức và thời gian cho quá trình tiêu thụ, tốc độ chu chuyển do lượng hàng bán ra mỗi lần ít. Doanh nghiệp Người tiêu dùng cuối Sơ đồ 2: Tiêu thụ trực tiếp (Nguồn: Thư viện Học liệu Mở Việt Nam – VOER[3]) 1.4.2. Tiêu thụ gián tiếp Tiêu thụ gián tiếp là hình thức tiêu thụ trong đó doanh nghiệp xuất bán cho người tiêu dùng cuối, và có sự tham gia các trung gian phân phối. Ưu điểm:khối lượng tiêu thụ sản phẩm thường lớn trong thời gian ngắn nhất, khả năng thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm chi phí bảo quản hàng hóa nhờ các trung gian. Nhược dểm: Thời gian để lưu thông hàng hóa nhiều hơn, tăng chi phí cho phân phối vàTrường tiêu thụ đồng thờ iĐại doanh nghi họcệp khó Kinh kiểm soát đư tếợc các Huế khâu trung gian, khoảng cách trao đổi phản hồi thông tin giữa nha sản xuất và người tiêu dùng dài hơn do không tiếp xúc trực tiếp nhiều. SVTH: Hồ Văn Tân 11
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Môi giới Nhà bán Doanh nghiệp Nhà bán lẻ buôn Người tiêu dùng cuối Đại lý Sơ đồ 3: Tiêu thụ gián tiếp (Nguồn: Thư viện Học liệu Mở Việt Nam – VOER[3]) Mỗi hình thức tiêu thụ đều có ưu nhược, điểm riêng, tùy vào đặc điểm của sản phẩm, tình hình của doanh nghiệp để có lựa chọn hợp lý, hiệu quả nhất. Việc các doanh nghiệp áp dụng hình thức tiêu thụ phần lớn là do đặc điểm sản phẩm quyết định và có sự khác nhau trong các hình thức tiêu thụ sản phẩm sử dụng cho mục đích tiêu dùng sản xuất hay mục đích tiêu dùng cá nhân. 1.5. Chính sách Marketing hỗ trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm 1.5.1. Chính sách về sản phẩm Trong sản xuất kinh doanh, chính sách sản phẩm có vai trò rất quan trọng. Chính sách sản phẩm là nội dung cốt lõi của maketing mix vì thông qua đó doanh nghiệp mới có thể kết hợp hiệu quả các chính sách khác như chính sách giá, phân phối, quảng cáo, khuyếch trương, 1.5.2. ChínhTrường sách giá Đại học Kinh tế Huế Chính sách giá của doanh nghiệp là tập hợp cá cách thức quy định mức giá cơ sở và biên độ giao động giá cho phép trong điều kiện sản xuất kinh doanh trên thị trường. Việc quy định giá tùy vào tình hình thị trường để linh động điều chỉnh giá cho phù hợp. Vì vậy thăm dò thị trường, tìm hiểu mức giá của đối thủ cạnh tranh cũng như khả năng chi trả của khách hàng trước khi quyết định mức giá là vấn đề hết sức quan trọng. SVTH: Hồ Văn Tân 12
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Mục tiêu của chính sách giá cả là tối đa hóa lợi nhuận. Người tiêu dùng đặc biệt bị tác động của giá cả vì nó phụ thuộc vào khả năng thanh toán của họ. Nếu giá bán quá cao, lượng tiêu thụ sản phẩm được ít nên doanh thu đạt được thấp, ngược lại nếu giá bán thấp thì lượng tiêu thụ là rất lớn, doanh thu có thể rất lớn nhưng lợi nhuận thực sự lại thấp. Vì vậy việc định giá phải hài hòa giữa mục tiêu lợi nhuận và doanh số bán ra. 1.5.3. Chính sách phân phối Xây dựng chính sách phân phối là việc làm quan trọng để nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hóa trên thị trường. Sản phẩm tiêu thụ được coi là tốt khi vừa được khách hàng yêu thích và còn là sự hài lòng về chính sách phân phối. Tức là phải làm sao cho người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận được sản phẩm. Do đó doanh nghiệp phải tổ chức đội ngũ cung ứng hàng hóa đến người tiêu dùng một cách đầy đủ, kịp thời. Một chính sách phân phối gọi là hợp lý chỉ khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành phần trung gian. Trong chính sách phân phối, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến mức chiết khấu sao cho các trung gian cảm thấy là hợp lý. Vì vâỵ cần thiết kế số cấp trong kênh phân phối để đảm bảo cho giá thành khi đến tay người tiêu dùng không vượt quá mức mong muốn. 1.5.4. Chính sách khuếch trương sản phẩm Chính sách giao tiếp khuyếch trương là một chính sách tập trung vào việc giới thiệu thông tin về sản phẩm hàng hóa. Mục đích là mang những thông tin về lợi ích của nó tới người tiêu dùng, kích thích nhu cầu mua hàng của khách hàng. Các hình thức của khuyếch trương là quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng, cổ động trực tiếp và bán hàng cá nhân. Quảng cáo là hoạt động thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ, mang tính phi cá nhân. QuTrườngảng cáo trình bày mĐạiột thông họcđiệp có các Kinhchuẩn mực nhtếất địHuếnh trong cùng một lúc có thể tác động đến một lượng lớn những người nhận phân tán nhiều nơi thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, trong một phạm vi không gian thời gian nhất định, do cá nhân (tổ chức) nào đó muốn quảng cáo chi tiền để thực hiện. Khuyến mãi: là các khích lệ ngắn hạn để khuyến khích dùng thử hay mua một sản phẩm, dịch vụ. SVTH: Hồ Văn Tân 13
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Quan hệ công chúng: bao gồm nhiều chương trình khác nhau được thiết kế nhằm tạo dựng, đề cao, bảo vệ hình ảnh một doanh nghiệp hay những sản phẩm và dịch vụ nào đó trước công chúng. Bán hàng cá nhân: là hoạt động thông tin mang tính cá nhân, truyền đi một thông điệp mang tính thích nghi cao độ tới một đối tượng nhận tin có chọn lọc. Bán hàng cá nhân được thực hiện thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa người bán và người mua. 1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm Mỗi doanh nghiệp trên thị trường đều chịu ảnh hưởng tác động qua lại của các nhân tố xung quanh. Để hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp diễn ra thành công thì cần có sự kết hợp hài hoà các yếu tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Với các cách phân loại khác nhau mà ta có các yếu tố ảnh hưởng khác nhau, theo cách thông thường có thể chia thành các nhân tố bên ngoài và nhân tố thuộc về doanh nghiệp. 1.6.1. Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh  Môi trường văn hoá xã hội, dân số, xu hướng vận động dân số Yếu tố văn hoá xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh cũng như sự hình thành đặc điểm thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp. Thị trường luôn bao gồm con người thực với các ngân sách cá nhân ứng với khả năng chi trả. Các thông tin về môi trường văn hoá - xã hội cho phép doanh nghiệp biết ở những mức độ khác nhau về đối tượng phục vụ của mình. Qua đó, có thể đưa ra một cách chính xác sản phẩm và cách thức phục vụ khách hàng. Các tiêu thức được nghiên cứu khi phân tích môi trường văn hoá xã hội và ảnh hưởng của nó đến thị trường của doanh nghiệp bao gồm: Trường- Dân số và xu hưĐạiớng vận học động Kinh tế Huế - Hộ gia đình và xu hướng vận động - Sự di chuyển của dân cư - Thu nhập của dân cư và xu hướng vận động; phân bố thu nhập giữa các nhóm người và các vùng địa lý. - Việc làm và vấn đề phát triển việc làm SVTH: Hồ Văn Tân 14
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn - Dân tộc và các đặc điểm tâm sinh lí  Môi trường kinh tế và công nghệ Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế và công nghệ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn. Các yếu tố thuộc môi trường này quy định cách thức doanh nghiệp trong việc sử dụng tiềm lực của mình. Thị trường của doanh nghiệp phải có quy mô và cấu trúc phù hợp với môi trường kinh tế và công nghệ, nếu không nó sẽ là một sự bất hợp lý, tạo ra các lực cản làm giảm hiệu quả tiêu thụ và sự phát triển thị trường của doanh nghiệp. Các yếu tố quan trọng có thể tác động đến thị trường của doanh nghiệp gồm: - Tiềm năng tăng trưởng kinh tế. - Sự thay đổi về cơ cấu sản xuất và phân phối - Lạm phát thất nghiệp, sự phát triển ngoại thương. - Các chính sách tiền tệ tín dụng. - Tiến bộ kĩ thuật của nến kinh tế và khả năng ứng dụng kĩ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chiến lược phát triển kĩ thuật công nghệ.  Môi trường chính trị luật pháp Các yếu tố thuộc lĩnh vực chính trị luật pháp chi phối mạnh mẽ đến thị trường. Sự ổn định của môi trường luật pháp là một trong những cơ sở quan trọng cho sự hình thành và phát triển thị trường của doanh nghiệp. Những biến động trong chính trị, những sự thay đổi về pháp luật có thể hoặc tạo thuận lợi hoặc có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh. Mức độ hoàn thiện, sTrườngự thay đổi và thực Đạithi pháp luhọcật trong nKinhền kinh tế có tếtác đHuếộng lớn đến hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp. Các yếu tố gồm có: - Sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao. - Sự cân bằng các chính sách của nhà nước. - Vai trò và các chiến lược phát triển kinh tế của nhà nước SVTH: Hồ Văn Tân 15
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn - Sự điều tiết kinh tế của nhà nước. - Sự phát triển các quyết định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Hệ thống luật pháp, sự hoàn thiện và hiệu lực thi hành.  Môi trường cạnh tranh: Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với quy luật ai hoàn thiện hơn, thỏa mãn nhu cầu tốt hơn người đó sẽ chiến thắng. Gắn với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là sự tồn tại và phát triển của thị trường. Trong một thị trường chung, mỗi doanh nghiệp cố gắng dành lấy một phân khúc thị trường riêng cho mình. Sự thành công hay thất bại trong cạnh tranh quyết định sự hình thành thị trường của doanh nghiệp. Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì hoạt động kinh doanh trên thị trường càng gặp khó khăn và hiệu quả của công tác phát triển thị trường cũng bị ảnh hưởng. Mối quan hệ giữa môi trường cạnh tranh và phát triển thị truờng của doanh nghiệp phụ thuộc vào phương hướng và tiềm lực của doanh nghiệp, môi trường cạnh tranh có thể thúc đẩy doanh nghiệp tiến hành phát triển thị trường một cách tích cực hoặc triệt tiêu thị trường của doanh nghiệp .  Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng: Tham gia vào quá trình xác định cơ hội kinh doanh và khả năng khai thác, phát triển thị trường còn có các yếu tố thuộc tự nhiên địa lí, sinh thái. Trước hết, khi nói đến thị trường, người ta thường nói đến một vị trí địa lí nhất định, vị trí địa lí là một trong những tiêu thức quan trọng đầu tiên xác định thị trường của doanh nghiệp. Doanh nghiệp xác định địa điểm phù hợp để khai thác tức là có thể có một thị trường tốt để khai thác và ngược lại, địa điểm là một trong những tiêu thức đánh giá hiệu quả phát triển thị trường thông qua khoTrườngảng cách thị trư ờĐạing với nhóm học khách Kinhhàng, thị trư ờtếng v ớHuếi nguồn cung ứng hàng hoá lao động Các yếu tố của môi trường sinh thái như khí hậu, thời tiết, tính chất mùa vụ, cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến các chu kỳ sản xuất tiêu dùng trong khu vực, đến nhu cầu về các loại sản phẩm được tiêu dùng của khách hàng dẫn đến ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp. SVTH: Hồ Văn Tân 16
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Từ khi bắt đầu hoạt động và trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, doanh nghiệp cần quan tâm tới các yếu tố điều kiện tự nhiên có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Ví dụ, thời tiết xấu sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ, chẳng hạn như mưa gây khó khăn cho xe vận tải di chuyển. Thêm vào đó nó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, không đảm bảo yêu cầu của khách hàng, dẫn tới không thể tiêu thụ được [6] 1.6.2. Các nhân tố thuộc về nội tại của doanh nghiệp Thị trường và khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp luôn phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố thuộc tiềm lực của doanh nghiệp. Một thị trường có thể phù hợp để phát triển với doanh nghiệp này nhưng lại không thể áp dụng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp khác, tất cả đều phải xuất phát từ nội lực doanh nghiệp.  Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp Bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động, giá cổ phiếu trên thị trường, khả năng sinh lợi  Yếu tố con người Con người là nhân tố duy nhất thực hiện mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Con người có tri thức, khả năng thực hiện các công việc từ đơn giản đến phức tạp. Đánh giá và phát triển tiềm năng con người trở thành nhiệm vụ ưu tiên mang tính chiến lược trong kinh doanh. Trong quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp phải quan tâm đến các yếu tố quan trọng liên quan đến tiềm lực con người như lực lượng lao động có năng lực, có khả năng phân tích, sáng tạTrườngo và chiến lược con Đại người cùng học với vấ nKinh đề phát triển tếnguồ nHuế nhân lực.  Sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp Trên thương trường, uy tín của doanh nghiệp là một trong những điều kiện tiên phong giúp doanh nghiệp tồn tại. Các doanh nghiệp luôn cố gắng xây dựng tạo nên uy tín đối với khách hàng và bạn hàng. Với uy tín tốt đẹp về doanh nghiệp, về sản phẩm của doanh nghiệp thì người tiêu dùng sẽ dễ dàng đón nhận sản phẩm và góp phần tạo nên ưu thế nhất định cho doanh nghiệp. Vì sản phẩm là đối tượng được trực tiếp tiêu dùng, được đánh giá về chất lượng, SVTH: Hồ Văn Tân 17
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn mẫu mã nên nó là nhân tố quyết định khiến người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm. Ngày nay, người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng hàng hoá và một xu thế tất yếu là họ sẽ ưa chuộng những sản phẩm từ các doanh nghiệp có uy tín, nổi tiếng. 1.7. Các chỉ tiêu nghiên cứu:  Doanh số tiêu thụ (Q) Q = Qi x Pi Trong đó: Qi : Khối lượng sản phẩm i tiêu thụ Pi : Đơn giá sản phẩm i được tiêu thụ  Chỉ tiêu đánh giá tốc độ tiêu thụ sản phẩm (K) C t +1 K = x 100 % C t Trong đó: K : Tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Ct: Doanh thu tiêu thụ năm trước. Ct+ 1: Doanh thu tiêu thụ năm sau. K 100% tốc độ tiêu thụ năm nay lớn hơn năm trước, doanh thu có chiều hướng tăng trưởng. SVTH: Hồ Văn Tân 18
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn  Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ (T), xét về hiện vật: Qt1 T = Qt0 Qt1: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ từng loại kỳ thực hiện. Qt0: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ từng loại kỳ kế hoạch. [7] 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. Thực tế ngành bia tại Việt Nam Theo các số liệu từ báo cáo ngành bia 2017 của FPT Securities. So với bề dày lịch sử kéo dài từ cách đây 7000 năm của ngành bia thế giới, ngành bia tại Việt Nam bắt đầu muộn hơn. Vào cuối thế kỷ 19, hoạt động sản xuất bia được nguồn người Pháp đưa vào Việt Nam thông qua hai cơ sở sản xuất là Nhà máy Bia Hà Nội (thành lập năm 1890) và Nhà máy Bia Sài Gòn (thành lập năm 1875). Từ 1875 đến nay, ngành bia Việt Nam đã có rất nhiều đổi mới và phát triển,thu hút vốn đầu tư và mối quan tâm từ cả trong và ngoài nước. Năm 2003, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 74 và 75/2003/QĐ-BCN về việc thành lập Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước Giải Khát Sài Gòn (Sabeco), tiền thân là Nhà máy Bia Sài Gòn và Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước Giải Khát Hà Nội (Habeco), tiền thân là Nhà máy Bia Hà Nội và chuyển một số công ty bia trong khu vực miền Bắc và miền Nam thành các đơn vị thành viên của hai Tổng công ty này. Kể từ đó đến nay, ngành sản xuất bia nội địa phần lớn chịu sự chi phối của hai Tổng công ty với Sabeco hiện đang sở hữu 23 công ty con và 14 công ty liên kết; Habeco đang sở hữu 17 công ty con và 6 công ty liên kết hoạt động trong cả ba lĩnh vực sản xuất, thương Trườngmại và vận tải các sảĐạin phẩm bia,học rượu, nưKinhớc giải khát. tếNgoài Huế ra, trên thị trường còn có nhiều công ty bia hoạt động độc lập khác với quy mô nhỏ hơn như Công ty TNHH TM Huế thuộc sở hữu 100% của tập đoàn Carlsberg, Công ty Cổ phần Bia và NGK Hạ Long, Nhà máy Bia Masan Brewery Hậu Giang thuộc tập đoàn Masan, Công ty Cổ phần Bia Nada SVTH: Hồ Văn Tân 19
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Từ chỗ chỉ có 2 nhà máy bia Hà Nội và Sài Gòn, đến nay, ngành bia Việt Nam đã phát triển với 129 cơ sở sản xuất bia nằm trên 43 tỉnh, thành phố với sản lượng sản xuất trong năm 2015 đạt 4,6 tỷ lít. Sản lượng sản xuất bia tại Việt Nam tăng trưởng đều đặn qua các năm trong giai đoạn 1996-2015. Điều này là do thói quen tiêu thụ bia ngày càng phát triển và được ưa chuộng tại Việt Nam. Thêm vào đó, các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng tích cực đầu tư xây dựng thêm nhà máy, liên tục nâng công suất toàn ngành. Từ giai đoạn 2001-2015, chỉ số CAGR 5 năm đều ở mức 2 con số, với mức CAGR 5 năm gần nhất là 10,93%. Tính đến năm 2015, theo thống kê của Kirin Holdings, tổng sản lượng bia sản xuất tại Việt Nam là 4,6 tỷ lít, trở thành quốc gia sản xuất bia lớn thứ 8 thế giới và thứ 3 châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản. Về tiêu thụ đứng nhất Đông Nam Á, đứng thứ 3 Châu Á và thứ 9 toàn thế giới. Với tiềm năng lớn như vậy, việc các tập đoàn bia ngoại gia nhập vào thị trường bia Việt Nam là một điều tất yếu. Điển hình là tập đoàn bia Heineken đầu tư vào ngành bia Việt Nam từ năm 1991 với việc thành lập Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam. Theo sau đó là hàng loạt các tập đoàn lớn trên thế giới như Carlsberg (sở hữu 100% Công ty Bia Huế và 17% tại Habeco), Sapporo với nhà máy bia tại Long An đi vào hoạt động từ 2011 với công suất tối đa 150 triệu lít/năm hay AB-Inbev với nhà máy tại Bình Dương khánh thành năm 2015 với công suất 100 triệu lít/năm. Dựa trên các phân tích về sản lượng sản xuất, lượng tiêu thụ, tốc độ tăng trưởng và xu hướng ngành bia Việt Nam, các chuyên gia đã đưa ra một số nhận định như sau: - Các hoạt động đầu tư xây dựng nhà máy, nâng cao công suất và đổi mới máy móc thiết bị vẫn đang được tích cực xúc tiến trong những năm gần đây cho thấy sản lượng sản xuất của ngành bia Việt Nam vẫn còn có thể tiếp tục tăng trong tương lai. Bên cạnh đó, lượng tiêu thụ bia tuy vẫn được kỳ vọng tăng nhưng sẽ tăngTrường với tốc độ giả mĐại dần. Tăng học trưởng vKinhề lượng tiêu thtếụ trong Huế giai đoạn 2015- 2020 được dự báo dừng lại ở mức CAGR (Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm) là 6%, thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn tăng trưởng 2 chữ số trước đó. Điều này có thể được giải thích là do tác động từ chính sách hạn chế tiêu thụ bia rượu và chất kích tích của chính phủ cùng với mối lo ngại về sức khỏe của người dân ngày càng cao. SVTH: Hồ Văn Tân 20
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn - Mức độ tập trung của thị trường rất cao với 3 doanh nghiệp lớn là Sabeco, Habeco và Heineken nắm giữ đến hơn 80% thị phần của toàn ngành,. Phần còn lại hầu hết rơi vào tay các hãng bia nước ngoài khác. Cạnh tranh ngày càng gay gắt được thể hiện ở việc thị phần của các doanh nghiệp Việt Nam không tăng (Sabeco) và thậm chí có xu hướng giảm (Habeco) trong các năm gần đấy. Trong khi đó thị phần của các tập đoàn bia ngoại lại không ngừng tăng lên. - Phân khúc bia trung cấp và bình dân vẫn là các phân khúc được tiêu thụ nhiều nhất do cơ cấu dân số với tỷ trọng người trong độ tuổi lao động cao, nhưng phân khúc cao cấp sẽ là phân khúc có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất nhờ hưởng lợi từ xu hướng cao cấp hóa đang phủ sóng không chỉ trên ngành bia mà còn rộng khắp các ngành hàng tiêu dùng khác. Như vậy, có thể nói ngành bia Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đã bắt đầu có dấu hiệu chững lại do đã đạt đến quy mô lớn (thị trường tiêu thụ bia lớn thứ 9 thế giới trong năm 2017 với gần 4 tỷ lít) [8]. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Văn Tân 21
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM BIA CỦA CÔNG TY TNHH TM CARLSBERG VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ 2.1. Giới thiệu về công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam - Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam - Tên tiếng Anh: CARLSBERG VIETNAM BREWERIES LIMITED - Mã số thuế: 3300100586 - Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà BIDV, 41 Hùng Vương, Phường Phú Hội, Thành Phố Huế. - Người đại diện: STEFANO CLINI - Chức vụ: Tổng giám đốc. - Điện thoại: (+84) 234 3580166 - Fax: (+84) 234 3850171 - Website: - Ngành nghề kinh doanh : Bia, Rượu, Nước giải khát. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Ngày 20/10/1990, UBND Tình Thừa Thiên Huế ký quyết đinh số 402 QĐ/UB thành lập nhà máy Bia Huế. Nhà máy với công suất 3 triệu lít/năm ra đời theo hình thức xí nghiệp liên doanh có vốn góp từ các đơn vị quốc doanh trong tỉnh và vay vốn ngân hàng với số vốn đầu tư ban đầu 2,4 triệu USD, với mục tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu bia tại khu vực ĐTrườngến tháng 11 năm 1990Đại, sau hơnhọc 10 tháng Kinh xây dựng (tế02/1990 Huế– 11/1990), nhà máy Bia Huế đã có sản phẩm đầu tiên được sản xuất theo quy trình tiên tiến của hãng DANBREW CONSULT, Đan Mạch. Đến năm 1992, công suất của nhà máy được nâng lên mức 6 triệu lít bia/ năm. Vào năm 1994, nhà máy bia Huế tiến hành liên doanh với hãng bia Tuborg International (TIAS) và quỹ công nghiệp Đan Mạch dành cho các nước phát triển SVTH: Hồ Văn Tân 22
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn (IFU) với tỷ lệ vốn góp Việt Nam 50% và Đan Mạch 50%, thành lập công ty TNHH TM Huế. Đánh dấu một bước phát triển lớn của công ty. Đến năm 1998, năng lực sản xuất của Công ty đã được nâng lên 50 triệu lít/năm, đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong quá trình hình thành và phát triển của công ty. Năm 2008, nhà máy Bia Phú Bài được xây dựng và đi vào hoạt động đã đưa công suất của công ty lên 150 triệu lít/năm. Sau một năm hoạt động, nhà máy Bia Phú Bài chạy hết công suất và không đủ cung ứng cho nhu cầu thị trường trong mùa cao điểm. Vì vậy, đến tháng 11/2009, nhà máy Bia Phú Bài được khởi công mở rộng và hoàn thành vào tháng 5/2010 đã nâng tổng công suất của công ty lên 200 triệu lít/năm. Thị trường liên tục được mở rộng, sản phẩm đa dạng phong phú, thương hiệu ngày càng lớn mạnh,. Đến nay, Bia Huế đã trở thành một trong những công ty bia hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, để mở lối đi mới cho doanh nghiệp, vào tháng 12/2011, công ty Bia Huế chính thức thuộc quyền sở hữu 100% của Carlsberg khi tập đoàn này quyết định mua 50% phần vốn còn lại, việc chuyển nhượng này là một bước chuyển mình, hứa hẹn sẽ tạo ra bước phát triển đột phá trong giai đoạn trở về sau. Năm 2013, với việc là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam được thành lập, với 3 văn phòng và nhà máy tọa lạc tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. Là doanh nghiệp trực thuộc tập đoàn Carlsberg, Công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam liên tục có những bước phát triển mạnh mẽ trên thị trường bia Việt Nam. Trong những năm qua, Công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam luôn là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong việc đóng góp ngân sách cho địa phương. Trong năm tài chính 2015, ước tính đóng góp 1.310 tỉ đồng tiền thuế vào nguồn thu ngân sách địaTrường phương, chiếm kho Đạiảng 28% thọcổng thu ngân Kinh sách tỉnh Thtếừa ThiênHuế Huế Kể đến các sản phẩm bia của công ty hiện nay thì Carlsberg Việt Nam đang sở hữu những sản phẩm bia nội được tiêu thụ rộng rãi là Carlsberg, Huda, Huda Gold, Tuborg và Halida. Các sản phẩm bia này đều có chất lượng cáo và giá cả hợp lý, nhanh chóng được đón nhận trên thị trường. Không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước, từ năm 1994 sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận từ Việt Nam thì sản phẩm Bia Huda đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Cho đến nay, công ty đã mở rộng thị trường xuất SVTH: Hồ Văn Tân 23
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn khẩu sang nhiều nước trên thế giới như: Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Indonesia, Malaysia, Lào, Campuchia, Là một thương hiệu đã có mặt tại Việt Nam gần 30 năm, với mục tiêu phát triển bền vững, công ty luôn chú trọng đến công tác xã hội, cộng đồng trong quá trình phát triển của mình. Công ty đã tham gia nhiều hoạt động xã hội, nhân đạo như: Trao 3000 suất quà cho các gia đình và cá nhân có hoàn cảnh khó khăn trong Chương trình “Tết vì người nghèo” năm 2017 tại Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, Chương trình “Huda vui đón tết - gắn kết sẻ chia” và công bố dự án “Con đường ánh sáng” đã tặng 1600 suất quà cho Hội người mù, Hội người khuyết tật, Hội nạn nhân chất độc màu da cam/Dioxin, ; xây dựng nhà tình nghĩa, hỗ trợ công tác xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ Quỹ bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, hỗ trợ cho bệnh nhân nghèo. Đối với các sự kiện lớn của tỉnh nhà, công ty luôn là doanh nghiệp đi đầu trong hoạt động tài trợ. Tiêu biểu là nhà tài trợ chính nhiều năm liền qua các kỳ Festival diễn ra tại Huế, hay tài trợ cho đội bóng Huda - Huế hàng năm hàng tỷ đồng. Những điều trên thể hiện được trách nhiệm của công ty đối với xã hội, cộng đồng. Với nhiều kết quả đạt được, Công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam đã vinh dự nhận được những giải thưởng của thế giới như: giải thưởng Vàng do Viện Nghiên Cứu Chất Lượng Monde Selection, giải thưởng chất lượng vượt trội do Viện Nghiên Cứu Chất Lượng Quốc Tế ITQI, Huy hương Vàng cuộc thi Bia thế giới, huy chương Bạc vô địch Bia thế giới, 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty: Trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, cơ cấu của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam có sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức với việc xây dựng mô hình tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Với sự thay đổi này sẽ giúp cho công ty tổ chức nhanh nhTrườngạy linh hoạt với sựĐạithay đổ i họccủa môi trưKinhờng, chuyên tế môn Huếhóa các chức năng quản lý, tránh được sự chồng chéo trong quản lý. Thực tế cho thấy cơ cấu tổ chức công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam được đánh giá là một trong những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhất khu vực Đông Nam Á của tập đoàn Carlsberg. Bộ máy tổ chức bao gồm: SVTH: Hồ Văn Tân 24
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn - Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất, có nhiệm vụ là hoạch định những chính sách, chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn của công ty, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Tổng giám đốc là thành viên do hội đồng quản trị bầu ra. Có nhiệm vụ chỉ đạo toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết định tất cả những vấn đề thuộc thẩm quyền về quản lý hoạt động hằng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về kết quả hoạt động kinh doanh. - Giám đốc Chuỗi cung ứng: Tham mưu cho ban giám đốc trong công tác hoạch định kế hoạch mua hàng và cung ứng nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Xem xét, đề xuất và thực hiện các yêu cầu mua hàng hóa hay dịch vụ trên cơ sở ban giám đốc phê duyệt. - Giám đốc nhà máy Phú Bài: chịu trách nhiệm về các hoạt động nhà máy Bia Phú Bài, đảm bảo cho tất cả máy móc thiết bị của công ty được hoạt động tốt phục vụ cho sản xuất một cách hiệu quả, đảm bảo sản phẩm ổn định và đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Thực hiện tất cả các chức năng và nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất như: quản lý nấu, quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý kho bãi, Tổ chức sửa chữa, đề nghị mua mới hay thanh lý máy móc thiết bị, dây chuyền khi cần thiết. Giám đốc phụ trách kỹ thuật nhà máy phú bài gồm 5 bộ phận chính: phân xưởng chiết, công nghệ, thí nghiệm, cơ điện và kho. - Phòng Kế toán – Tài chính: chịu trách nhiệm về các quyết định tài chính của công ty, tổ chức hướng dẫn, thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ báo cáo kế toán - tài chính. - Phòng Hành chính: Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến hành chính. Phối hợp với các phòng ban và các công ty bên ngoài tổ chức sự kiện của công ty đồng thời đảmTrường bảo cho cá nhân, bĐạiộ phận trong học công tyKinh thực hiện đúng tế ch ứHuếc năng của mình. - Phòng Nhân sự: có nhiệm vụ tổ chức tuyển dụng và đào tạo nhân viên cho công ty; xây dựng các chính sách đãi ngộ, phúc lợi, y tế cho nhân viên toàn công ty; tiếp nhận hồ sơ và quản lý các nhân viên tiếp thị (BA), giám sát bộ máy hoạt động trong toàn công ty. - Phòng Sale: Vạch ra các kế hoạch chiến lược tiếp thị nhằm quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm của công ty. Tổ chức, quản lý lực SVTH: Hồ Văn Tân 25
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn lượng nhân viên Sale Rep, theo dõi quản lý mạng lưới phân phối, chăm sóc khách hàng, mở rộng quan hệ khách hàng. Để có cái nhìn tổng quan hơn về cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty, chúng ta có thể theo dõi qua sơ đồ được nêu dưới đây: Hội đồng Thành viên Tổng Giám đốc Phòng KT - Phòng Hành Giám đốc Phòng Phòng Sale TC chính Chuỗi Nhân sự cung ứng Giám đốc NM Phú Bài Bộ phận Phân xưởng Phân Phân xưởng Kho NVL, Phòng QA Công nghệ xưởng Cơ Chiết bia thành phẩm Thí Điện nghiệm Sơ đồ 4: Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty (Nguồn: Phòng Nhân sự công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Văn Tân 26
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn 2.1.3. Tình hình nguồn lao động của công ty Có thể nói, bất kì một doanh nghiệp, công ty hay tổ chức nào muốn thành công và đạt hiệu quả cao thì đằng sau đó chính là một đội ngũ lao động chuyên nghiệp, vì lẽ đó nên nguồn lao động đóng vai trò hết sức quan trọng. Do đó, việc tổ chức lao động hợp lý và khoa học là vô cùng quan trọng, nó trực tiếp quyết định đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu làm tốt công tác tổ chức lao động hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý, phát huy thế mạnh con người. Bảng 1: Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2015 – 2017 (Đơn tính: Người) 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số lao động 278 100 282 100 284 100 4 1.44 2 0.71 1. Phân theo giới tính Nam 211 75,90 212 75,18 213 75.00 1 0.47 1 0.47 Nữ 67 24,10 70 24,82 71 25.00 3 4.48 1 1.43 2. Phân theo trình độ học vấn Đại học và trên 128 46,04 132 46,81 134 47.18 4 3.13 2 1.52 Đại học Cao đẳng và 78 28,06 78 27,66 78 27.46 0 0.00 0 0.00 Trung cấp Lao động phổ 72 25,90 72 25,53 72 25.35 0 0.00 0 0.00 thông (Nguồn: Phòng Nhân sự, Công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam) Nhìn chung, số lượng lao động của công ty là khá ổn định, ít biến động qua các năm, điều này thể hiện những chính sách quy hoạch về nhân sự hợp lý, các chính sách đãi ngộ và phúc lợi đối với nhân viên một cách phù hợp, đây cũng chính là yếu tố giúp giữ chânTrường nhân viên gắn bó vĐạiới công ty học lâu hơn. Kinh tế Huế Năm 2015, công ty đã cho đóng cửa nhà máy bia tại địa chỉ cũ ở xã Phú Thượng, huyện Phú Vang để tập trung phát triển nhà máy tại Phú Bài. Trong năm 2015 công ty có 2 đợt tái cơ cấu, dẫn đến số lượng lao động có phần giảm đi (so với năm 2014). Năm 2016, số lượng lao động tăng thêm 4 người so với năm 2015, lý do bởi ngày 14/1/2016, Công ty Carlsberg Việt Nam chính thức khánh thành dây chuyền bia lon mới tại Nhà máy bia Huế, Khu công nghiệp Phú Bài. Do khối lượng công việc SVTH: Hồ Văn Tân 27
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn tăng thêm nên đồng nghĩa với nguồn nhân sự cũng tăng lên để đáp ứng đủ khối lượng công việc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Xét theo trình độ học vấn, năm 2015, đánh dấu một sự chuyển biến rõ rệt với việc công ty dỡ bỏ nhà máy ở Phú Thượng và tập trung tất cả công nhân về nhà máy bia Phú Bài, thêm vào đó việc áp dụng dây chuyền sản xuất mới đã có tác động đến số lượng nhân viên Xét theo giới tính, với đặc trưng công việc của công ty, lao động nam luôn chiếm tỷ trọng cao hơn đáng kể so với lao động nữ. Nhìn chung thì lao động nam luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động do đặc thù công việc cần nhiều công nhân kho, làm việc trong các phân xưởng, công nhân kỹ thuật lao động nữ chủ yếu làm các công việc bên khối hành chính như công tác quản lý, văn thư, kế toán và một số ít là lao động trực tiếp sản xuất Do đặc thù kinh doanh riêng của công ty phải sử dụng nhiều máy móc, hóa chất, bốc hàng, đòi hỏi số lượng nam nhiều với sức khỏe tốt, có thể chịu được áp lực công việc. Nhìn chung, với cơ cấu lao động như vậy là phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty và phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. 2.1.4. Tình hình nguồn vốn của công ty Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Văn Tân 28
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Bảng 2: Tình hình nguồn vốn công ty giai đoạn 2015 – 2017 (Đơn vị tính: Triệu đồng) 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 +/- % +/- % Tổng Tài Sản 963.151 1.061.588 799.237 98.437 10,22 -262.351 -24.71 A.Tài sản ngắn hạn 911.060 1.002.371 753.198 91.311 10,02 -249.173 -24.86 1.Tiền và các khoản tương đương tiền 879.975 977.734 736.729 97.759 11,11 -241.005 -24.64 2.Các khoản phải thu ngắn hạn 27.383 7.358 7.606 -20.025 -73,13 248 3.37 3.Hàng tốn kho 3.399 12.653 4.756 9.254 372,26 -7.897 -62.41 4.Tài sản ngắn hạn khác 303 4.626 4.107 4.323 1526,73 -519 -11.23 B.Tài sản dài hạn 52.091 59.217 46.039 7.126 13,68 -13.178 -22.25 1.Tài sản cố định 10.786 16.998 25.811 6.212 57,59 8.813 51.845 2.Tài sản dỡ dang dài hạn 358 20.109 - 9.751 5617,04 - - 3.Đầu tư tài chính dài hạn 17.953 18.901 18.902 948 5,28 1 0.005 4.Tài sản dài hạn khác 22.994 3.209 1.327 -19.785 -86,04 -1.882 -58.645 Tổng Nguồn Vốn 963.151 1.061.588 799.237 98.437 10,22 -262.351 -24.71 A. Nợ phải trả 1.114.092 1.364.426 1.062.981 250.334 22,47 -301.445 -22.09 B. Vốn chủ sở hữu 150.941 302.838 -262.743 151.898 100,63 -565.581 -186.76 Trường Đại(Nguồn: học Phòng Tài Kinh chính - Kế toántế công Huế ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam) SVTH: Hồ Văn Tân 29
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Để tổ chức tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và tạo sự vững mạnh trong suốt quá trình phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt các nguồn lực tài chính của công ty, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả và tạo sự an toàn thông suốt quá trình chuyển từ tiền sang hàng và ngược lại. Vì vậy nguồn vốn là một trong những nguồn lực hàng đầu của một doanh nghiệp. Dựa vào bảng phân tích trên, ta thấy giá trị tổng tài sản của công ty qua 3 năm biến động khá lớn, đặc biệt là việc giảm mạnh vào năm 2017, khi giá trị tổng tài sản chỉ còn 799,237 triệu đồng. Lý do cho sự thay đổi này, như đã nêu trước đó, chính là kết quả của việc cuối năm 2016, công ty đã giải quyết xong việc đóng cửa nhà máy ở địa chỉ cũ là Phú Thượng, Phú Vang. Số lượng cho thấy giá trị tổng tài sản năm 2016 tăng 10,22% so với 2015, tuy nhiên đến 2017 thì giảm đến 24,71% so với năm 2016. Về tài sản ngắn hạn, tỷ trọng tài sản ngắn hạn vẫn tăng giảm tuân theo sự tăng giảm của giá trị tổng tài sản, cụ thể như sau: Năm 2016 giá trị tài sản ngắn hạn tăng 10,025 so với năm 2015, tuy nhiên đến 2017 thì lại giảm đến 24,86%. Tuy nhiên ở giá trị hàng tồn kho, năm 2017 giảm đến 62% so với 2016, cho thấy đây là một năm có sự trở lại mạnh mẽ của thương hiệu bia Huế (nay là Carlsberg Việt Nam) trên thị trường. Về tài sản dài hạn, sự biến động về giá trị vẫn tuân theo sự biến động chung của giá trị tổng tài sản, cụ thể, năm 2016, tăng 13,68% so với 2015, nhưng đến 2017 lại giảm 22,25% so với năm trước đó. Tài sản dài hạn tăng mạnh trong năm 2016 được lý giải là do công ty tiến hành mở rộng công suất nhà máy bia Phú Bài giai đoạn 4, nên mua nhiều máy móc, đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất bia và đến năm 2017 sau khi giải quyết xong việc tháo dở và cho ngừng hoạt động nhà máy bia ở địa chỉ cũ thì tài sản dài hạn có phần giảm đi so với 2016. Về cơ cấu nguồn vốn, giai đoạn 2015 – 2017 là giai đoạn đầy biến động của công ty,Trường khi có nhiều bướ cĐại chuyển mìnhhọc theo Kinh hướng đi m ớtếi, từ đóHuế cơ cấu tỷ trọng trong nguồn vốn có nhiều thay đổi lớn. Nhìn chung, Nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. 2.1.5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty SVTH: Hồ Văn Tân 30
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Bảng 3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2015 – 2017 (Đơn vị tính: Triệu đồng) 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 +/- % +/- % 1. Doanh thu thuần 4.250.154 4.284.523 3.990.528 34.369 0,81 -293995 -6.86 2. Giá vốn hàng bán 3.851.661 4.050.088 3.771.142 198.426 5,15 -278946 -6.89 3. Lợi nhuận gộp 398.492 234.434 219.087 - 164.057 - 41,17 -15347 -6.55 1882.1 2.875 7.580 15.025 4.705 163,66 14267 4. Doanh thu hoạt động tài chính 9 5. Chi phí tài chính 9.854 7.317 14.380 - 2.537 - 25,74 -5879 -80.35 6. Chi phí bán hàng 297.270 307.728 169.491 10.458 3,52 -138237 -44.92 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 121.594 80.507 9.959 - 41.087 - 33,79 -70548 -87.63 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động - 27.351 - 153.539 40.281 - 126.188 - 461,36 193820 -126.24 sản xuất kinh doanh 9. Thu nhập khác - 1.585 14 - - -1571 -99.12 10. Chi phí khác 32 - 117.092 - - - - 11. Lợi nhuận khác - 1.585 103 - - -1482 -93.50 12. Lợi nhuận kế toán trước thuế - 27.351 - 151.953 40.178 - 124.602 - 455,56 192131 -126.44 13. Chi phí thuế TNDN hiện hành 18.148 - 56.896 82 - 75.044 - 413,51 56978 -100.14 14. Lợi nhuận sau thuế TNDN - 45.500 - 151.896 40.095 - 196.369 - 333,83 191991 -126.40 Trường Đại(Nguồn: Phònghọc Tài chínhKinh– Kế toán, tế Công Huế ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam) SVTH: Hồ Văn Tân 31
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu chi phí là mục tiêu hàng đầu và mang tính sống còn của bất kì một doanh nghiệp nào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam được thể hiện trong bảng 3 được nêu trên. Qua bảng số liệu trên, có thể thấy, doanh thu thuần ít có sự biến động, tăng giảm ở mức một con số. Cụ thể, năm 2016 chỉ tăng ở mức 0,81%, năm 2017 giảm ở mức 6,86%. Sở dĩ có mức giảm ở năm 2017 như vậy là vì đây chính là giai đoạn khó khăn của công ty, khi từng bước chuẩn hóa hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, một phần nữa chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt từ phía các đối thủ hiện tại cũng như đối thủ tiềm ẩn trên cùng thị trường. Mặt khác, việc mở rộng thị trường của công ty vẫn khá chậm, thị trường truyền thông vốn đã bảo hòa, đó là còn chưa kể những quy định siết chặt hơn trong quản lý bán hàng và sử dụng các sản phẩm đồ uống có cồn như rượu bia, Chi phí bán hàng năm 2017 được giảm đi đáng kể, cụ thể là giảm đi gần một nửa, ở mức 44,92% so với năm 2016. Điều này có được chính là nhờ công ty ngày càng chuẩn hóa được công tác bán hàng cũng như thiết lập lại tiêu chuẩn cho kênh phân phối của mình được hoạt động trơn tru hơn, nhằm tiết kiệm chi phí, khi mà số liệu về chi phí bán hàng 2 năm 2015 và 2016 vẫn rất cao ở mức 297,270 triệu đồng và 307,728 triệu đồng. 2.1.6. Các dòng sản phẩm kinh doanh của công ty Các sản phẩm của Công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam đều được sản xuất từ những nguyên liệu có chất lượng cao của các hãng cung cấp hàng đầu thế giới. Công nghệ sản xuất bia của công ty tiên tiến và quá trình sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng quy trình công nghệ cũng như các tiêu chuẩn của Việt Nam và thế giới. Để tạo nên hương vị đặc biệt cho sản phẩm của mình, Công ty TNHH TM Carlsberg Việt NamTrường lấy nước từ nhà Đạimáy nướ chọc Vạn Niên Kinh (thượng ngu tếồn sông Huế Hương). Nguồn nước được xử lý, đảm bảo các thông số kỹ thuật cho việc sản xuất bia. Vì vậy, chất lượng sản phẩm của công ty luôn thỏa mãn các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm và được các nhà nhập khẩu hàng đầu luôn hài lòng về chất lượng ổn định. Các sản phẩm của Công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam đạt tiêu chuẩn tốt nhất của tập đoàn Carlsberg Đan Mạch. Hiện nay, Công ty TNHH TM Carlsberg Vietnam có các dòng sản phẩm chính sau đây: SVTH: Hồ Văn Tân 32
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Bảng 4: Các dòng sản phẩm bia chính của công ty Bia Huda: Là một thương hiệu truyền thống, là dòng bia chính của công ty Carlsberg Việt Nam, chiếm thị phần tiêu thụ rất lớn tại các tỉnh miền Trung. Có 2 sự lựa chọn đó là két với 20 chai, và thùng với 24 lon. Bia Huda bạc 330ml: Là loại bia được phát triển dựa trên thương hiệu truyền thống Huda, tuy nhiên nó được khoát trên mình một diện mạo mới hoàn toàn so với sản phẩm bia Huda truyền thống. Bia Huda Gold Cũng là loại bia được phát triển dựa trên thương hiệu bia Huda truyền thống, tuy nhiên bia Huda Gold là một loại bia cao cấp của Carlsberg Việt Nam. Bia Carlsberg Bia Carlsberg là một dòng bia cao cấp của Carlsberg, ra đời vào năm 1847, là loại bia nổi tiếng và đặc biệt thành công tại Châu Âu, là thương hiệu bia đầu tiên được xuất khẩu trên thế giới, và đã có mặt tại Việt Nam từ nhiều năm trước đây Bia Turborg Ngày 8/4/2016, Carlsberg Việt Nam đã chính thức giới thiệu nhãn hiệu bia quốc tế Tuborg đến với thị trường Việt Nam. Tuborg tiên phong với sự mệnh mang đến cho người Việt những trải nghiệm khác biệt, kỳ thú với một lần giật nắp. Trường Đại học Kinh tế Huế Bia Halida Là dòng bia thuộc phân khúc bình dân, bia Halida đã xuất hiện trên thị trường từ năm 1993. Halida chính là loại bia cân bằng giữa chất lượng và mức giá hợp lý. (Nguồn: Website chính thức công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam – [9]) SVTH: Hồ Văn Tân 33
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Dưới đây là bảng mô tả đặc điểm các sản phẩm bia hiện có của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam: Bảng 5: Đặc điểm các sản phẩm bia của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam Quy Số lượng (Chai, lon/ két. STT Tên Sản phẩm Hình thức cách (lít) Thùng) 1 Huda Beer 450 Chai 0.45 20 2 Huda lon Lon 0.33 24 3 Carlsberg bia Chai 0.33 24 4 Carlsberg bia lon Lon 0.33 24 5 Huda bạc Chai 0.33 24 6 Huda Gold chai Chai 0.33 24 7 Huda Gold lon Lon 0.33 18 8 Turborg chai Chai 0.33 24 9 Turborg lon Lon 0.33 24 10 Halida 450 Chai 0.45 20 11 Halida lon Lon 0.33 24 12 Halida 355 Chai 0.355 24 13 Huda Ice Blast Chai 0.33 24 14 Turborg Draught Thùng 20 Thùng 20 lít Halida Draught 15 Thùng 20 Thùng 20 lít Master (Nguồn: Phòng Sales công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam) 2.1.7. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm bia của công ty Hiện tại các sản phẩm bia của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam được phân phối ở cả trong và ngoài nước, hình dưới đây là danh sách các tỉnh, thành phố (đối với thị trường trong nước) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Văn Tân 34
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Hình 1: Thị trường tiêu thụ trong nước của công ty Trường TNHHĐại TM họcCarlsberg Kinh Việt Nam tế Huế (Nguồn: Phòng Sales công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam) Bên cạnh đó, các sản phẩm bia của công ty còn được xuất khẩu ra nước ngoài với các thị trường các nước như sau: Lào, Anh, Pháp, Canada, Hoa Kỳ, Australia, Malaysia, Indonesia, Tây Ban Nha. SVTH: Hồ Văn Tân 35
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn 2.2. Tình hình tiêu thụ các sản phẩm bia của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam giai đoạn 2015 - 2017 2.2.1. Môi trường kinh doanh của công ty 2.2.1.1. Môi trường vĩ mô a. Môi trường kinh tế: Tăng trưởng kinh tế (thông qua chỉ số GDP) ảnh hưởng đến sự phát triển và áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp. Với mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, trong những năm qua, tăng trưởng kinh tế Thừa Thiên Huế đạt mức độ khá. Bảng 6: Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2017 Năm ĐVT 2015 2016 2017 Tốc độ tăng trưởng GDP % 9,03 6,98% 7,76% Thu nhập bình quân đầu người USD 2.000 2.020 2100 (Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế - [10], [11]) Nền kinh tế Thừa Thiên Huế đang chuyển dịch mạnh hướng vào các lĩnh vực tạo ra giá trị gia tăng cao hơn là điều chúng ta nhận biết rất rõ. Năm 2017, lĩnh vực công nghiệp tăng hơn 13,51%; lĩnh vực thương mại dịch vụ cũng có mức tăng trưởng khá. Như du lịch, tăng gần 16% so với cùng kỳ về lượng khách. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng hơn 9% Bất kỳ nền kinh tế nào muốn phát triển cũng đều dựa vào đường hướng này. Vì nó tạo ra giá trị lớn, tạo công ăn việc làm nhiều, giá trị gia tăng cao. Những yếu tố này sẽ tạo nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Xét ở mặt nào đó, chúng ta yên tâm với sự chuyTrườngển dịch của n ềnĐại kinh tế theohọc hai hư Kinhớng như nêu tếtrên. HuếTuy nhiên, để đưa nền kinh tế đi xa hơn, phát triển mạnh hơn, có lẽ còn nhiều việc phải tính. Điều đầu tiên nhận thấy là nền kinh tế của tỉnh hướng vào sản xuất vẫn chưa cao. Sản xuất mạnh nhất hiện nay là vật liệu xây dựng, điện, bia, và nhóm hàng gỗ, một ít mặt hàng thủy sản. Chưa nói đến giá trị gia tăng tạo ra cao hay thấp nhưng về thị trường, những mặt hàng này ngày càng bị cạnh tranh gay gắt. Và như vậy, nó rất dễ SVTH: Hồ Văn Tân 36
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn bị tổn thương. Một khi bị tổn thương thì ảnh hưởng đến sự bền vững của nguồn thu ngân sách. Và sẽ kéo theo những khó khăn trong mục tiêu đầu tư. Đối với mặt hàng bia, đây là mặt hàng đóng góp nhiều nhất vào ngân sách của tỉnh trong những năm qua và cả hiện nay, nhưng sản lượng thời gian gần đây giảm thấy rõ do sự cạnh tranh gay gắt của nhiều thương hiệu khác. Năm 2017 giảm 10%. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đóng góp vào ngân sách của tỉnh giảm. Bia là mặt hàng không thiết yếu. Ở các nước phát triển, đây là mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng và bị đánh thuế rất cao. Nước ta thì chưa áp dụng chính sách này, có lẽ vì do tỷ trọng đóng góp ngân sách cao của nó. Tuy nhiên, do những tác hại gây ra đối với xã hội nên xu hướng xây dựng chính sách của Nhà nước để ngày càng hạn chế tiêu dùng và thắt chặt là điều không sớm thì muộn cũng phải thực hiện. [12] Nhìn chung, với việc tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh nhà tăng qua các năm, cùng với đó là sự tăng lên của thu nhập bình quân đầu người và với đường hướng phát triển tập trung vào hướng có giá trị cao như đã nêu trên, ngành bia ở Huế nói chung, cụ thể là Công ty Bia Carlsberg Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển. Mặc dù vẫn còn tồn tại nhiều cạnh tranh, nhưng thiết nghĩ, đây là động lực để công ty ngày càng cải tiến về sản phẩm nhằm cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm bia chất lượng hơn nữa. b. Môi trường văn hóa – xã hội: Việt Nam là nước đông dân với dân số trên 90 triệu người,và đang trong thời kỳ dân số vàng về lao động. Với tính cần cù chịu khó, cùng với khả năng học hỏi nhanh, đây được xem như là một lợi thế, khi mà với những điều kiện đã nêu cộng với giá thuê nhân công được đánh giá ở mức là rẻ trong khu vực. Những điểm vừa nêu được xem là điểm thuận lợi cho công ty bia Huế nói riêng và tất cả các doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế cũngTrường như ở Việt Nam Đạinói chung học. Sự tăng trưKinhởng mạnh mtếẽ c ủHuếa nền kinh tế cùng với chính sách hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu của nước ta đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân dần dần được nâng cao. Sự đổ bộ của các doanh nghiệp nước ngoài, buộc các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới để cạnh tranh. Bia là thức uống đã khá phổ biến từ lâu ở Việt Nam, trở thành thức uống quan trọng trong đời sống văn hóa – xã hội của người dân Việt Nam. Nhu cầu uống bia của người dân Việt Nam hiện nay đã tăng lên một cách nhanh chóng, bằng chứng với SVTH: Hồ Văn Tân 37
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn những con số tiêu thụ về bia thuộc hàng khủng của thế giới. Báo cáo của Hiệp hội Bia - rượu - nước giải khát Việt Nam cho thấy năm 2017, lượng bia các loại tiêu thụ trên cả nước đạt hơn 4 tỉ lít, tăng 6% so với năm 2016 [13]. Việt Nam hiện là quốc gia có dân số trẻ với khoảng 33 triệu người trong độ tuổi 20 đến 40, độ tuổi có tỷ lệ tiêu thụ các sản phẩm bia cao nhất. Nhu cầu tiêu thụ bia tăng lên một cách chóng mặt và Việt Nam thuộc nhóm nước tiêu thụ bia nhiều nhất thế giới. Mỗi năm tốc độ này cứ luôn tăng và chưa thấy có dấu hiệu bão hòa, trước tình hình tiêu thụ như vậy các doanh nghiệp đã tranh nhau sản xuất kinh doanh mặt hàng bia rượu, nước giải khát. Có thể nói đây là ngành thu được lợi nhuận cao, nhiều tập đoàn tham gia thị trường này. Huế là một thành phố festival với nhiều hoạt động lễ hội thú vị, thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm. Bên cạnh đó là loạt danh lam thắng cảnh nổi tiếng nằm trong quần thể di tích Cố đô Huế, những nét văn hóa riêng và vô cùng đặc sắc luôn là điểm thu hút khách thập phương. Thông qua các hoạt động lễ hội không những quảng bá hình ảnh cố đô Huế xinh đẹp đến bạn bè gần xa mà còn là cơ hội cho các doanh nghiệp quảng bá hình ảnh thương hiệu các sản phẩm của chính doanh nghiệp mình. Các sản phẩm của CBVN như Huda Gold, Hue Beer được đánh giá là những sản phẩm mang đậm nét văn hóa Huế, ẩm thực Huế. Gần đây CBVN còn làm mới chính mình bằng việc mang dòng sản phẩm Turborg với thiên hướng phóng khoáng, nhắm vào giới trẻ với những cuộc vui đầy sắc màu, hứa hẹn là một nét độc đáo trong các dòng sản phẩm bia của công ty. Nó cũng góp phần nói lên tiếng nói của doanh nghiệp, luôn đồng hành cùng những đổi mới của tỉnh nhà. c. Môi trường chính trị pháp luật: Môi trường chính trị pháp luật tại Thừa Thiên Huế ổn định, đồng bộ, chặt chẽ là điều kiệTrườngn thuận lợi để các doanhĐại nghi họcệp hoạt đKinhộng có hiệu qutếả. Trong Huế nhiều năm hệ thống các luật được sửa đổi và hoàn thiện một cách hợp lý hơn, tiêu biểu như: luật cạnh tranh, luật doanh nghiệp, luật chống bán phá giá, luật cổ phần hoá v.v đặc biệt là các quy định dành riêng cho ngành Bia – Rượu – Nước giải khát, điều này thể hiện sự quan tâm định hướng cũng như quản lý chặt chẽ của nhà nước và pháp luật. Việc tổ chức phân phối dựa trên hợp đồng có tính pháp lý cao giữa công ty và các trung gian phân phối quyền lợi giữa các bên được đảm bảo. SVTH: Hồ Văn Tân 38
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Hệ thống pháp luật của nước ta như luật thương mại, luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đã tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc, một môi trường cạnh tranh bình đẳng, một môi trường đầu tư an toàn giúp cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước có một môi trường kinh doanh thuận lợi nhất. Tuy nhiên, an ninh chính trị thế giới có nhiều biến động đã ảnh hưởng đến giá cả thị trường trên toàn thế giới, do đó cũng ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của các công ty trên thị trường, và CBVN cũng không không nằm ngoài những biến động đó. Nguyên nhân là do thiết bị, máy móc thi công, nguyên liệu chế biến sử dụng trong sản xuất của Công ty phần lớn được nhập ngoại. Theo Phòng cung ứng, toàn bộ các mẫu mã chai của công ty đều nhập khẩu từ Mỹ. Bia Carlsberg được tinh chế từ 100% đại mạch nguyên chất với hương vị Aroma độc đáo của loại hoa bia đặc trưng chỉ có tại Đan Mạch. Bia Huda được tinh chế từ men bia danh tiếng hơn 160 năm của Châu Âu d. Môi trường công nghệ Khoa học - công nghệ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho Công ty nhập những công nghệ tiên tiến từ nước ngoài cũng như nguồn nguyên liệu tốt nhất nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Ngày nay khoa học kỹ thuật đã phát triển rất mạnh mẽ. Hàng nghìn phát minh về máy móc ra đời giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí lao động sống, cải thiện chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, máy móc kỹ thuật không tránh khỏi sự lạc hậu theo thời gian vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải thích ứng nhanh với sự biến động của công nghệ. Trình dộ công nghệ của Carlsberg Việt Nam so với khu vực và thế giới như sau: Trường- Các sản phẩm Đại của công họcty được s ảKinhn xuất trên dâ tếy chuy Huếền công nghệ hiện đại nhất của tập đoàn Đan Mạch. - Công ty sử dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm từ tập đoàn Carlsberg, Đan Mạch, và hệ thống quản lý chất lượng ISO - Thường xuyên cập nhật những cải tiến và đổi mới công nghệ từ tập đoàn Carlsberg, Đan Mạch. SVTH: Hồ Văn Tân 39
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn - Xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh, đảm bảo đúng tiêu chuẩn Việt Nam. e. Môi trường tự nhiên Bia là một sản phẩm đồ uống đặc thù có tính mùa vụ khá rõ rệt, mùa nóng thì lượng tiêu thụ bia rất lớn, mùa lạnh thì lượng tiêu thụ bia ít hơn. Tính mùa vụ đó được chi phối bởi điều kiện địa lý và khí hậu. Thừa Thiên Huế có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt. Do nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa nên Huế có lượng bức xạ hàng năm khá lớn, đạt 70 - 85 Kcal/cm². Những tháng đầu năm có nắng ấm. Thỉnh thoảng lụt vào tháng 5. Các tháng 6, 7, 8 có gió mạnh. Mưa lũ và có gió đông vào tháng 9, 10. Tháng 11 thường có lụt. Cuối năm mưa kéo dài. Nhưng hiện nay do chịu tác động của biến đổi khí hậu nên từ tháng 3 đến tháng 8 nắng nóng lên đến đỉnh điểm. Các tháng 9, 10, 11 thường xuyên có bão. Từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau là giai đoạn gió mùa đông bắc kéo về gây mưa to kèm theo đó lũ trên các sông tăng nhanh. Vì vậy nhu cầu về bia cũng có sự ảnh hưởng, cụ thể là vào những tháng nắng nóng thì nhu câu về bia rất cao đặc biệt là giai đoạn từ tháng 3 tới tháng 8, còn bắt đầu từ tháng 9 trở đi thì lượng bia được tiêu thụ sẽ ít dần vì vậy công ty nên nắm bắt tình hình để có những chiến lược sát với thực tế 2.2.1.2. Môi trường vi mô a. Lực lượng bên trong công ty Gồm những bộ phận như Tài chính- kế toán, Kỹ thuật - Quản trị sản xuất (phụ trách vận hành nhà máy), Nhân sự, Marketing, Nghiên cứu và phát triển (R&D), Quản lý cung ứng, bộ phận Sales. Với CBVN, có thể nói rằng, qua nhiều lần thay đổi cơ cấu tổ chứcTrường cũng như thay đ ổĐạii hình th ứhọcc sở hữu Kinh và thiết lập cáctế quyHuế chuẩn làm việc chuyên nghiệp hơn thì bộ máy nhân lực của công ty có thể nói đã đi vào hoạt động ổn định. Nguồn nhân lực của công ty hàng năm luôn được nâng cấp, hàng năm công ty luôn có chính sách đào tạo gồm: - Đào tạo nội bộ: Phân công các thành viên có tay nghề kỹ thuật cao vừa làm nghề vừa kèm cặp huấn luyện những người có trình độ tay nghề thấp hoặc mới tuyển dụng để dễ làm quen với công việc hoặc có thể đảm nhận các SVTH: Hồ Văn Tân 40
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn công việc có yêu cầu cao. Đào tạo theo hình thức này có ưu điểm là thuận lợi, dễ tiếp thu và có hiệu quả cao do vừa học vừa thực hành tại chỗ. - Đào tạo bên ngoài: Đào tạo bên ngoài được áp dụng cho các đối tượng cần nâng cao trình độ chuyên môn hoặc những chuyên môn kỹ thuật mà công ty chưa có để về vận dụng vào công việc và có điều kiện huấn luyện lại cho các thành viên liên quan. Do đào tạo từ bên ngoài thường tốn nhiều thời gian và chi phí nên việc cử chọn đối tượng được xem xét kỹ lưỡng, đảm bảo về tuổi đời, có đủ khả năng tiếp thu được những nội dung đào tạo, nâng cao được tay nghề để thực hiện công việc và truyền đạt lại cho những thành viên khác. Ngoài ra còn xem xét đến yếu tố trung thành và tâm huyết với nghề, với công ty. b. Lực lượng bên ngoài công ty  Khách hàng Khách hàng của Carlsbeg Việt Nam là người tiêu dùng ở mọi tầng lớp dân cư. Trong đó, sản phẩm tại phân khúc thị trường cao cấp là dòng sản phẩm bia Carlsberg, tại phân khúc thị trường trung cấp là Turborg, Huda ICE và tại phân khúc thị trường bình dân là Huda beer. Như vậy, đối tượng của khách hàng của Công ty rất đa dạng và phong phú  Nhà cung ứng Nhà cung cấp công nghệ sản xuất, máy móc và thiết bị là hãng Danbrew Consult, Đan Mạch. Các bộ phận và các phụ tùng phụ phục vụ cho quá trình sản xuất được nhập từ Đan Mạch. Những nguyên vật liệu chính như Malt và hoa Hublon có chất lượng cao đưTrườngợc nhập từ các hãng Đại cung chọcấp hàng đKinhầu thế giới. Ngutếồ n Huếnước sử dụng của CBVN được lấy từ Nhà máy nước Huế (Huewaco) Nhà cung cấp vốn là tập đoàn Carlsberg (Đan Mạch) với 100% vốn. Bên cạnh đó, nguồn lao động của Công ty là những người lao động có năng lực, trí tuệ và nhiệt huyết người Việt lẫn nước ngoài, đứng đầu là Tổng giám đốc Stefano Clini. SVTH: Hồ Văn Tân 41
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn  Đối thủ cạnh tranh trực tiếp Đối thủ cạnh tranh hiện tại và trực tiếp với các sản phẩm bia của CBVN tại thị trường Huế chủ yếu là các sản phẩm bia của Sabeco với thương hiệu SaiGon Special, bên cạnh đó còn là một số sản phẩm của các hãng lớn như Heneiken, Tiger. Thị trường chính của Sabeco là các tỉnh phía Nam. Sản phẩm của Sabeco cũng được tiêu thụ tốt tại các tỉnh miền Trung như Nghệ An - Hà Tĩnh – Quảng Ngãi - Phú Yên và các tỉnh miền Bắc như Hà Nội - Hà Nam. Bên cạnh đó, Công ty Sabeco cũng đang đẩy mạnh đầu tư tại Thừa Thiên Huế. Đối với sản phẩm của các hãng lớn như Heneiken, Tiger, tuy phân khúc giá cao hơn các sản phẩm bia của CBVN, tuy nhiên thị hiếu người tiêu dùng ngày càng thay đổi, thu nhập của người tiêu dùng ngày càng tăng lên, kéo theo đó là sự tiêu thụ mạnh các sản phẩm của những hãng này. Chính điều này tạo ra sự cạnh tranh gay gắt, và là đối thủ trực tiếp với các dòng sản phẩm của CBVN ngay tại thị trường Thừa Thiên Huế.  Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Bên cạnh đối thủ tiềm ẩn là những hãng bia mới có khả năng xâm nhập vào thị trường Huế trong tương lai, thị sự ra đời và phát triển của các sản phẩm thay thế bia cũng làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty. Sản phẩm thay thế cho sản phẩm bia của những hãng bia trong đó có CBVN là các loại rượu trong và ngoài nước với các loại sản phẩm như: rượu vang (như: vang Đà Lạt, vang Chilê, ), các loại rượu mạnh (như: Chivas, Rượu Johnnie Walker, ) rượu mạch nha và các loại rượu khác. Các loại rượu ngày càng được ưa chuộng và sử dụng nhiều trong các buổi liên hoan, các buổi tiệc sang trọng. Mặt khác, nếu xemTrường uống bia như mĐạiột sự giả i họckhát của kháchKinh hàng thì tế hàng Huế loạt các loại nước giải khát khác (không đường và có đường) có thể thay thế cho bia như: Pepsi, Coca, Revive, nước cam ép Twister, và một số các loại nước giải khát khác đang có trên thị trường. SVTH: Hồ Văn Tân 42
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn 2.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 2.2.2.1. Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm bia của công ty từ năm 2015 – 2017 tại thị trường Huế Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm bia của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam tại thị trường Huế, được tính bằng đơn vị tính là Hecto lít – ký hiệu: HL, với quy đổi, ứng với 2 quy cách đóng thùng phổ biến của các sản phẩm bia như sau: 1 thùng 24 lon x 330ml = 0.079 HL 1 két 20 chai x 450ml = 0.09 HL Qua bảng, ta nhận thấy, tại thị trường Huế, các dòng sản phẩm chủ đạo, mang lại sản lượng cao của công ty bao gồm Huda lon, Huda chai 450ml và Huda bạc chai 330 ml. Số liệu cho thấy sản lượng Huda lon qua 3 năm có xu hướng giảm, cụ thể năm 2016 giảm 13,274 HL ứng với giảm 3.51% so với năm 2015; năm 2017 giảm mạnh ở mức 109,575 HL, ứng với giảm 30.07% so với năm 2016. Điều này là dễ hiểu, bởi vì năm 2016, công ty đã cho ra mắt dòng sản phẩm bia Huda bạc chai 330ml, tăng sự lựa chọn cho khách hàng, bằng chứng cho việc này là năm 2016, sản lượng bia Huda bạc chai 330ml chỉ ở mức ra mắt với sản lượng 9,677 HL, nhưng đến 2017, sản lượng tiêu thụ lại tăng hơn gấp 4 lần ở mức 50,381 HL. Dòng sản phẩm bia Huda chai 450ml có xu hướng giảm qua các năm, ở mức 600,451 HL số liệu năm 2015, 538,528 HL năm 2016 và 443,154 HL năm 2017, ứng với các mức giảm 10.31% và 17.71%. Các dòng sản phẩm khác như Huda Gold chai có sự biến động rất lớn về sản lượng tiêuTrường thụ. Số liệu cho Đạithấy năm học2016, sản Kinhlượng tăng đ ếtến 7 lầHuến so với 2015, tuy nhiên đến năm 2017, sản lượng lại giảm mạnh đến 76.23% ở mức 433.22 HL năm 2017 so với 1,822 HL năm 2016. Dòng sản phẩm Huda Gold lon có sản lượng tiêu thụ giảm đều qua các năm với các mức 3,807.24 HL năm 2015, 718 HL năm 2016 và 118 HL năm 2017 ứng với các mức giảm 81% và 83% so với năm liền kề trước đó. SVTH: Hồ Văn Tân 43
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Năm 2016, bên cạnh dòng sản phẩm Huda bạc lon và chai, công ty cho ra mắt thêm dòng sản phẩm bia Turborg lon và chai. Sản lượng tiêu thụ Turborg chai giảm mạnh ở mức 4,501 HL ở năm 2016 về mức 2,015 HL ở năm 2017, ứng với mức giảm đến 55.22%. Tuy nhiên, với sản phẩm Turborg lon, lại có sự tăng mạnh về sản lượng tiêu thụ ở mức 148 HL năm 2016, tăng lên mức 215 HL năm 2017, ứng với mức tăng đến 45.44% Tại thị trường Huế, vẫn có số ít khách hàng ưa chuộng dòng sản phẩm Beer Lao được Carlsberg Việt Nam trực tiếp nhập khẩu và phân phối. Tuy nhiên sản lượng tiêu thụ đối với dòng sản phẩm này là rất thấp. Khi xét trong 3 năm, chỉ có duy nhất năm 2017 là có sự đóng góp của dòng sản phẩm Beer Lao trong tổng sản lượng, tuy nhiên ở mức không đáng kể với 170 HL, ứng với 0.02% tổng sản lượng. Tương tự với dòng sản phẩm bia Halida, các năm 2015 – 2016 công ty vẫn có phân phối dòng sản phẩm bia này tại thị trường Huế, tuy nhiên do nhận thấy nhu cầu về loại bia này rất thấp (chỉ ở mức 71 HL ở năm 2015 và vỏn vẹn chỉ 2 HL ở năm 2016), cùng với đó là sự ra mắt các dòng sản phẩm mới như Huda bạc, Turborg nên năm 2017, tại thị trường Huế công ty đã quyết định dừng phân phối dòng sản phẩm này. Nhìn chung tổng sản lượng tiêu thụ các sản phẩm bia của công ty tại thị trường Huế có xu hướng giảm qua 3 năm. Điều này bắt nguồn từ nguyên nhân sau vụ tin đồn về công ty sử dụng men bia Trung Quốc, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng của công ty và cũng như làm sụt giảm nghiêm trọng sản lượng tiêu thụ của công ty qua các năm 2015 – 2017. Bên cạnh đó, phải công nhận rằng đây là một thực tế khi ở thị trường Huế ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn với công ty, cùng với đó là các quy địnhTrường về hạn chế sử dụ ngĐại rượu bia họcnói riêng vàKinh các loại đồ tếuống cóHuế cồn nói chung đã ảnh hưởng lớn đến sản lượng tiêu thụ của công ty. SVTH: Hồ Văn Tân 44
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Bảng 7: Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm bia của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 (Đơn vị tính: Hectolite – HL) 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Sản phẩm Sản Sản Sản % % % +/- % +/- % lượng lượng lượng Huda lon 377,646 38.34 364,372 39.61 254,797 33.91 -13,274 -3.51 -109,576 -30.07 Huda b c chai ạ - - 9,677 1.05 50,381 6.71 - - 40,704 420.60 330 ml Huda chai 450ml 600,452 60.96 538,528 58.54 443,154 58.98 -61,924 -10.31 -95,374 -17.71 Huda Gold chai 225 0.02 1,823 0.20 433 0.06 1,597 709.22 -1,390 -76.23 330ml Huda Gold lon 3,807 0.39 719 0.08 118 0.02 -3,088 -81.12 -601 -83.54 Tuborg chai - - 4,502 0.49 2,016 0.27 - - -2,486 -55.22 330ml Tuborg lon - - 148 0.02 215 0.03 - - 67 45.44 Carlsberg 508 0.05 218 0.02 41 0.01 -291 -57.20 -177 -81.25 Bia Lao - - - - 170 0.02 - - - - Halida 71 0.01 2 0.00 - - -69 -97.39 - - Festival 2,216 0.22 0 0.00 - - -2,216 - - - Bia tươi Huda 90 0.01 0 0.00 - - -90 - - - Tổng 985,017 100 919,989 100 751,325 100 -65,028 -6.60 -168,664 -18.33 Trường Đại học(Ngu Kinhồn: Phòng Sales tế công Huế ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam) SVTH: Hồ Văn Tân 45
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn 2.2.2.2. Tình hình biến động doanh thu theo từng chủng loại sản phẩm của công ty tại thị trường Huế Bảng 8: Doanh thu qua các sản phẩm bia của công ty giai đoạn 2015 – 2017 (Đơn vị tính: Triệu Đồng) 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Sản phẩm Doanh thu % Doanh thu % Doanh thu % +/- % +/- % Huda lon 849,617 53.77 816,320 54.52 589,733 48.37 -33,297 -3.92 -226,586 -27.76 Huda b c chai ạ - - 14,408 0.96 81,183 6.66 - - 66,775 463.46 330 ml Huda chai 712,640 45.10 647,321 43.24 539,887 44.28 -65,319 -9.17 -107,433 -16.60 450ml Huda Gold chai 496 0.03 4,068 0.27 997 0.08 3,571 719.50 -3,070 -75.47 330ml Huda Gold lon 10,771 0.68 2,063 0.14 345 0.03 -8,708 -80.84 -1,717 -83.26 Tuborg chai - - 11,833 0.79 5,311 0.44 - - -6,521 -55.11 330ml Tuborg lon - - 453 0.03 655 0.05 - - 202 44.65 Carlsberg 1,638 0.10 681 0.05 126 0.01 -956 -58.37 -555 -81.46 Bia Lao - - 0 0.00 1,032 0.08 - - 1,032 - Halida 142 0.01 3 0.00 - - -138 -97.31 - - Festival 4,537 0.29 0 0.00 - - -4,537 - - - Bia tươi Huda 134 0.01 0 0.00 - - -134 - - - Tổng 1,579,979 100 1,497,153 100 1,219,273 100 -82,826 -5.24 -277,879 -18.56 Trường Đại học(Ngu Kinhồn: Phòng Sales tế công Huế ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam) SVTH: Hồ Văn Tân 46
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Nhìn chung, doanh thu tiêu thụ của công ty tại thị trường Huế đều giảm qua 3 năm. Cụ thể, tổng doanh thu năm 2016 giảm 82,826 triệu đồng ứng với 5.24% so với năm 2015, tổng doanh thu năm 2017 giảm 277,879 triệu đồng ứng với 18.56% so với năm 2016. Doanh thu chính của công ty tại thị trường Huế chủ yếu đến từ các dòng sản phẩm chính như đã nêu ở phần sản lượng tiêu thụ, bao gồm Huda lon, ứng với các mức cao 53.77% trong tổng doanh thu năm 2015, 54.52% trong tổng doanh thu năm 2017 và 48.37% trong tổng doanh thu năm 2017. Cùng với đóng, đóng góp lớn thứ 2 là dòng sản phẩm Huda chai 450ml, luôn ở các mức cao với 45.1% trong tổng doanh thu năm 2015, 43.24% trong tổng doanh thu năm 2016 và 44.28% trong tổng doanh thu năm 2017. Sự tăng giảm doanh thu có các đặc điểm hoàn toàn giống với sự tăng giảm sản lượng tiêu thụ như đã nêu ở phần trước. 2.2.2.3. Sản lượng theo từng thị trường năm 2017 Khác Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Trị Thừa Thiên Huế Đà Nẵng Trường Đại học Kinh tế Huế Biểu đồ 1 : Tỷ trọng sản lượng theo từng thị trường bán hàng năm 2017 của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam (Nguồn: Phòng Sale công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam) SVTH: Hồ Văn Tân 47
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Thị trường của công ty có thể được chia thành 3 khu vực: Khu vực đầu tiên đó là Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, chiếm đến 81% sản lượng đóng góp vào tổng sản lượng tiêu thụ chung toàn các thị trường. Trong đó, thị trường Huế chiếm đến 48.408% trong tổng sản lượng. Đây chính là thị trường chủ đạo của công ty, nằm trong khu vực chủ đạo. Ở thị trường này vẫn có một số đối thủ, tuy nhiên đây là thị trường truyền thống của công ty từ lâu, và với lợi thế về vị trí bản địa, cũng như các sản phẩm bia Huda (nay với thương hiệu Carlsberg Việt Nam) có chất lượng tốt cùng với giá bán hợp lý nên được khách hàng ưa chuộng và sử dụng nhiều. Khu vực thứ hai là thị trường miền Trung – Tây Nguyên với các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đắk Lắk. Đây chính là khu vực thị trường có đóng góp sản lượng đứng thứ 2, sau khu vực đầu tiên, chiếm 19.233 % trong tổng sản lượng toàn thị trường. Trong đó, đóng góp cao nhất chính là thị trường Đà Nẵng với 14.826%. Khu vực thị trường này chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều thương hiệu bia nổi tiếng như Sài Gòn (Sabeco), các hãng bia ngoại như Tiger, Heneiken, Larue, cùng với đó, ở các thị trường trong khu vực này, các chương trình của công ty vẫn được triển khai một cách nhỏ lẻ, chưa thực sự đồng bộ, điều này dẫn đến sản lượng tiêu thụ ở các thị trường trong khu vực này là rất thấp. Thị trường Đà Nẵng và Quảng Nam là hai thị trường có vị trí địa lý ở gần công ty, và xa đối thủ cạnh tranh là các hãng bia như đã kể trên, nên tỷ trọng trong tổng sản lượng vẫn ở mức chấp nhận. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, vì đây là thị trường cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng bia, cố gắng giành lấy thị phần của nhau, nên việc làm cần thiết là công ty cần phải chú trọng hơn trong hoàn thiện công tác bán hàng, có các chính sách đồng bộ để giữ thị phần của mình trước các đối thủ đang ngày càng mạnh hơn và thu hút khách hàng bằng nhiều chính sách hấp dẫn hơn. KhuTrường vực thứ ba là th ịĐạitrường phía học Nam. SKinhố liệu giai đo ạtến 2009 Huế– 2011 cho thấy, thị trường phía Nma có các tỉnh như Bình Định, Phú Yên, Đồng Nai, Ninh Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đến giai đoạn gần đây, số liệu 2017, thì khu vực thị trường này chỉ có duy nhất thị trường Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên đây là thị trường có đóng góp vào tổng sản lượng chung ở mức rất thấp, không đáng kể, ở mức 0.002%. Điều này là do đây chính là thị trường chủ đạo của Sabeco với thương hiệu bia Sài Gòn, cùng với đó là một loạt các thương hiệu bia ngoại khá nổi tiếng như Heneiken, Tiger và một số loại bia hạng sang như Budweiser, Corona, SVTH: Hồ Văn Tân 48
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Nhìn chung, qua tình hình sản lượng của các thị trường năm 2017, ta nhận thấy được các thị trường truyền thống và chủ đạo của công ty, thì công ty đã có các biện pháp nhằm giữ thị phần bằng sức mạnh về thương hiệu, bằng uy tín và các chính sách đặc thù cho khu vực này. Ngược lại các thị trường ở xa công ty, thì sản lượng tiêu thụ rất thấp với các lý do như đã trình bày ở trên, cùng với đó là khoảng cách về vị trí địa lý ở xa, nên làm tăng chi phí vận chuyển, khiến các sản phẩm bia của công ty cũng khó cạnh tranh được về giá bán so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh tại địa bàn sở tại. 2.2.2.4. Doanh thu theo từng thị trường năm 2017 Khác Nghệ An HàTĩnh Thừa Thiên Huế Quảng Trị Đà Nẵng Trường Đại học Kinh tế Huế Biểu đồ 2: Tỷ trọng doanh thu theo từng thị trường tiêu thụ năm 2017 của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam (Nguồn: Phòng Sale công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam) SVTH: Hồ Văn Tân 49
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn Về tình hình doanh thu cùa các thị trường năm 2017, vẫn tuân theo các mức sản lượng như đã được nêu ở phần trước. Thị trường Huế vẫn là thị trường có đóng góp lớn nhất vào tổng doanh thu chung toàn thị trường, chiếm đến 43.271%, ở mức hơn 1,219 tỷ đồng. Thị trường có doanh thu đứng thứ 2 với 17.782% là thị trường Đà Nẵng với mức doanh thu đóng góp hơn 501 tỷ đồng. 2.2.2.5. Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2017 về sản lượng tiêu thụ của công ty tại thị trường Thừa Thiên Huế Bảng 9: Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2017 về sản lượng của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam tại thị trường Thừa Thiên Huế (Đơn vị tính: Hecto lít) Chỉ tiêu So Sánh Thực Sản phẩm Kế hoạch Thực hiện hiện/Kế Sản lượng % Sản lượng % hoạch Huda lon 988,685 39.10 996,815 37.53 8,130 Huda bạc chai 330 ml 62,586 2.48 60,058 2.26 -2,528 Huda chai 450ml 1,458,332 57.68 1,582,134 59.56 123,802 Huda Gold chai 330ml 2,500 0.10 2,481 0.09 -19 Huda Gold lon 4,800 0.19 4,645 0.17 -155 Tuborg chai 330ml 7,000 0.28 6,518 0.25 -482 Tuborg lon 500 0.02 364 0.01 -136 Carlsberg 1,000 0.04 767 0.03 -233 Bia Lao 300 0.01 170 0.01 -130 Halida 200 0.01 73 0.00 -127 Festival 2,366 0.09 2,216 0.08 -150 Bia tươi Huda 150 0.01 90 0.00 -60 Tổng 2,528,419 100 2,656,331 100 127,912 Trường(Ngu Đạiồn: Phòng học Sale côngKinh ty TNHH tếTM Carlsberg Huế Việt Nam) Mỗi công ty đều có các kế hoạch về sản lượng tiêu thụ sản phẩm theo hằng năm. Ở công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam cũng không ngoại lệ. Kế hoạch về sản lượng tiêu thụ mỗi năm do phòng Sale của công ty chịu trách nhiệm lập và trình hội đồng quản trị phê duyệt. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được lập ra dựa trên căn cứ là kết quả tiêu thụ của năm báo cáo và các đơn đặt hàng đã ký kết với khách hàng, cùng với SVTH: Hồ Văn Tân 50
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Phan Thanh Hoàn đó là các hợp đồng với các đại lý, điểm bán thông qua việc mở rộng mạng lưới phân phối. Vì điều kiện về việc tiếp cận các số liệu tiêu thụ của công ty là hạn chế và phạm vi của nghiên cứu chỉ giới hạn tại địa bàn thị trường Thừa Thiên Huế, nên tác giả chỉ có được số liệu về sản lượng kế hoạch và sản lượng thực tế của công ty năm 2017 tại thị trường Thừa Thiên Huế, các số liệu được thể hiện ở bảng 9 với các danh mục như trên. Qua bảng 9, ta thấy tổng sản lượng thực hiện được của công ty năm 2017 vượt kế hoạch đề ra 5.06% ứng với mức tăng thêm về tổng sản lượng là 127,912 Hecto lít. Tổng sản lượng thực hiện được năm 2017 ở mức 2,656,331 Hecto lít. Đây là điều khá tích cực, bởi lẽ, năm 2017 là năm có nhiều biến động đối với công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam, đứng trước khá nhiều sự thay đổi về công ty, chứng kiến một sự vực dậy, lấy lại thương hiệu của chính mình qua một loạt các tin đồn về chất lượng sản phẩm giai đoạn 2015 – 2016, đây cũng là năm mà các danh mục sản phẩm của công ty đang dần được bổ sung đầy đủ hơn nữa, và hoàn thiện hơn nữa với các dòng sản phẩm bia mới ra đời như Turborg, Huda bạc. Để thấy rõ hơn về các mức so sánh giữa sản lượng kế hoạch và sản lượng thực hiện, ta đi bào phân tích việc thực hiện kế hoạch theo từng chủng loại sản phẩm: Về chủng loại sản phẩm của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam, thì sản phẩm bia Huda chai 450ml vẫn luôn là sản phẩm chủ đạo tại thị trường Huế, chiếm đến 59.56% tổng sản lượng thực hiện. Tiếp đến là dòng sản phẩm Huda lon với 37.53% tổng sản lượng thực hiện. Tuy nhiên, nếu xét về so sánh giữa sản lượng kế hoạch và sản lượng thực hiện, thì sản phẩm bia Huda chai 450ml có mức vượt đáng kể 8.49% so với mức kế hoạch đề ra ban đầu, còn sản lương Huda lon chỉ vượt ở mức rất thấp là 0.82%. Lý giải cho điều này, như đã đề cập ở trên, đây là năm có sự xuất hiện với 2 dòngTrường sản phẩm mới làĐại Huda b ạchọc và Turborg. Kinh Tuy nhiên, tế vớ i Huếcác mức sản lượng kế hoạch đề ra với 62,586 Hecto lít bia Huda bạc, và 7,000 Hecto lít Turborg chai 330ml thì các mức sản lượng thực hiện đã không như mong đợi, và chỉ dừng lại lần lượt ở các mức là 60,058 và 6,518 Hecto lít. SVTH: Hồ Văn Tân 51