Khóa luận Đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế

pdf 96 trang thiennha21 8050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_viec_thuc_hien_trach_nhiem_xa_hoi_doanh_n.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP (CSR) TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH NAM THỪA THIÊN HUẾ LÊ THỊ NHƯ THẢO Trường Đại học Kinh tế Huế Khóa học: 2014-2018
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP (CSR) TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH NAM THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: LÊ THỊ NHƯ THẢO ThS. BÙI VĂN CHIÊM TrườngLớp: K48B- QTNL Đại học Kinh tế Huế Niên khóa: 2014 – 2018 Huế, tháng 04 năm 2018
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm Lời Cảm Ơn Lời đầu tiên, em xin gửi đến các thầy cô khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Kinh Tế Huế lời bày tỏ lòng biết ơn chân thành. Với sự quan tâm và chỉ bảo tận tình của thầy cô cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn trong suốt 4 năm học qua với những kiến thức bổ ích, chuyên sâu điều đó đã giúp em có một nền tảng kiến thức vững chắc để có thể tự tin với những công việc của em sau này. Đến nay em đã có thể hoàn thành bài khoá luận, với tên đề tài: “Đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Vietinbank Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế”. Để thực hiện thành công khóa luận tốt nghiệp này trước hết em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong ngân hàng TMCP Công Thương Vietinbank chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế cũng như đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình nghiên cứu, điều tra, phỏng vấn và thu thập số liệu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Chúc anh chị sức khỏe và làm việc thật tốt, luôn thành công trong công việc và cuộc sống. Đặc biệt, em xin cảm ơn Thầy giáo ThS. Bùi Văn Chiêm, Thầy đã tận tình giúp đỡ và giải đáp thắc mắc của em trong quá trình thực tập. Bên cạnh những kiến thức liên quan đến nội dung nghiên cứu, em còn học hỏi được từ Thầy thái độ và tinh thần làm việc nghiêm túc. Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thành nhưng cũng không tránh khỏi những sai sót và hạn chế khi thực hiện Luận văn này. Kính mong Qúy Thầy Cô đóng góp ý kiến để bài Khóa luận này ngày càng hoàn thiện hơn. MTrườngột lần nữa em xin chânĐại thành học cảm ơn! Kinh tế Huế Huế, tháng 04 năm 2018 Sinh viên Lê Thị Như Thảo SVTH: Lê Thị Như Thảo i
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1 Đối tượng nghiên cứu 2 3.2 Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu: 3 4.1Phương pháp thu thập số liệu 3 4.1.1 Nguồn dữ liệu thứ cấp 3 4.1.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp 3 4.2 Phương pháp điều tra 3 4.3 Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu 3 4.4 Quy trình nghiên cứu 5 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6 1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 6 1.1.1. Lý thuyết về ngân hàng thương mại 6 1.1.2. Vai trò của các ngân hàng thương mại 6 1.2 Lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 7 1.2.1 Các khía cạnh về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 7 1.2.1.1 Lịch sử phát triển của khái niệm về CSR 7 1.2.1.2 Khái niệm về CSR 9 1.2.2. LTrườngợi ích của việc thự c Đạihiện CSR học Kinh tế Huế 11 1.3 Thành phần cuả CSR 12 1.4 Mô hình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước đây 16 1.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu 18 1.6 Xây dựng các thang đo 20 1.6.1 Thang đo nhận thức về CSR 20 1.6.2 Thang đo về sự hài lòng trong công việc 22 SVTH: Lê Thị Như Thảo ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm 1.7 Cơ sở thực tiễn 22 1.7.1 Sự phát triển của CSR tại Việt Nam 22 1.7.2 Vấn đề thực hiện CSR tại các ngân hàng Việt Nam 24 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM 27 XÃ HỘI DOANH NGHIỆP (CSR) TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK 27 CHI NHÁNH NAM THỪA THIÊN HUẾ 27 2.1 Tổng quan về cơ sở nghiên cứu 27 2.1.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 27 2.1.2 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế 28 2.2 Hoạt động chính của ngân hàng 28 2.3 Sơ đồ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 29 2.3.1 Sơ đồ tổ chức 29 2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 29 2.3.3 Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh qua 3 năm 2015-2017 30 2.3.3.1 Tình hình lao động tại ngân hàng VietinBank_Nam Thừa Thiên Huế 30 2.3.3.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2015-2017 33 2.3.3.3 Tình hình kết quả kinh doanh tại ngân hàng VietinBank_Chi nhánh nam Thừa Thiên Huế: 34 2.4 Các hoạt động thực hiện CSR của Vietinbank CN Nam Thừa Thiên Huế 35 2.4.1 Thực hiện về trách nhiệm kinh tế 35 2.4.2 Thực hiên về trách nhiệm pháp lý 37 2.4.3 ThTrườngực hiện về trách nhi Đạiệm đạo đ ứhọcc Kinh tế Huế 39 2.4.4. Thực hiện về trách nhiệm thiện nguyện 40 2.5 Đánh giá của nhân viên về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) tại Ngân hàng TMCP Vietinbank chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế 42 2.5.1 Mô tả đặc điểm tổng thể nghiên cứu 42 2.5.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha 43 2.5.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 46 SVTH: Lê Thị Như Thảo iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm 2.5.3.1 Phân tích khám phá nhân tố với các biến độc lập 47 2.5.3.2. Phân tích khám phá nhân tố với các biến phụ thuộc (sự hài lòng) 48 2.5.3.3 Đặt tên và giải thích nhân tố 48 2.5.4 Mô hình nghiên cứu chính thức 50 2.5.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy 50 2.5.6 Đánh giá của nhân viên về thực hiện CSR 56 2.5.7 Sự khác biệt trong đánh giá của nhân viên theo giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác, thu nhập 60 2.5.7.1 Theo giới tính 60 2.5.7.2. Theo độ tuổi 60 2.5.7.3 Theo thu nhập hiện tại 61 2.5.7.4. Theo thâm niên công tác 62 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP (CSR) TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH NAM THỪA THIÊN HUẾ 63 3.1 Định hướng 63 3.1.1 Định hướng phát triển ngành ngân hàng tại Thừa Thiên Huế 63 3.2 Giải pháp thực hiện CSR tại ngân hàng 64 3.2.1 Nâng cao trách nhiệm pháp lý của ngân hàng 64 3.2.2 Nâng cao trách nhiệm đạo đức của ngân hàng 65 3.2.3 Nâng cao trách nhiệm kinh tế của ngân hàng 66 3.2.4 Nâng cao trách nhiệm thiện nguyện của ngân hàng 67 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68 1. Kết luTrườngận Đại học Kinh tế Huế 68 2. Kiến nghị 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 PHỤ LỤC 72 SVTH: Lê Thị Như Thảo iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt CN Chi nhánh CSR Corporate social responsibility Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp DN Doanh nghiệp EFA Explore Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá NH Ngân hàng TMCP Thương mại cổ phần TNXHDN Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp VN Việt Nam Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Như Thảo v
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tổng hợp mô hình CSR của các nhà nghiên cứu 16 Bảng 1.2: Mã hóa các biến thang đo nhận về CSR của công ty 21 Bảng 1.3: Mã hóa các biến của thang đo hài lòng trong công việc 22 Bảng 2.1: Tình hình sử dụng lao động tại Vietinbank CN Nam Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2015- 2017 30 Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2015-2017 33 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng VietinBank_Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2015- 2017 34 Bảng 2.4: Kinh phí thực hiện các hoạt động công tác xã hội trong giai đoạn 2016-2017 40 Bảng 2.5: Đặc điểm tổng thể nghiên cứu 42 Bảng 2.6 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha đối với các nhân tố thực hiện CSR của công ty. 45 Bảng 2.7: Kết quả kiểm định thang đo về sự hài lòng 46 Bảng 2.8: Ma trận tương quan giữa các biến 51 Bảng 2.9: Kết quả phân tích tương quan giữa Sự hài lòng với các biến độc lập 52 thực hiện CSR 52 Bảng 2.10: Kiểm định F về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể 52 Bảng 2.11: Kết quả phân tích hồi quy đa biến 53 Bảng 2.12: Đánh giá của nhân viên về thực hiện trách nhiệm xã hội 58 Bảng 2.13 : Sự khác biệt trong đánh giá giữa nhóm giảng viên phân theo độ tuổi 61 Bảng 2.14: Sự khác biệt trong đánh giá giữa nhóm giảng viên 61 Sự khác biệt trong đánh giá giữa nhóm nhân viên phân theo thu nhập hiện tại 61 Bảng 2.15:Trường Sự khác biệt trong Đại đánh giá học giữa nhóm Kinh giảng viên tế Huế 62 phân theo thâm niên công tác 62 SVTH: Lê Thị Như Thảo vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1: Quy trình nghiên cứu 5 Hình 2: Mô hình kim tự tháp CSR của Carroll 12 Hình 3: Mô hình nghiên cứu về việc thực hiện CSR 19 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Như Thảo vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong xu thế hội nhập kinh tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển mình, phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Vấn đề trách nhiệm xã hội nổi lên như một yêu cầu cấp thiết. Đối với các doanh nghiệp việc xây dựng trách nhiệm xã hội có giá trị rất lớn không chỉ đơn thuần là tạo ra hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp mà còn tạo lòng tin, sự tôn trọng cho cả khách hàng và người lao động. Thực tế đã chứng minh rằng đối với tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính nói chung và các ngân hàng nói riêng, trách nhiệm xã hội như là một chiến lược dài hạn cần phải thực hiện vì nó đóng một vai trò rất quan trọng. Đặc biệt khi thị trường tài chính phát triển và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì trách nhiệm xã hội là nhân tố mang tính quyết định trong việc lựa chọn ngân hàng để gắn bó đối với bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào trong nền kinh tế. Nếu thực hiện tốt trách nhiệm xã hội thì sẽ tạo ra được sự công bằng cho các cổ đông, khách hàng sẽ tin tưởng sản phẩm và quan trọng tạo ra sự hài lòng của các nhân viên trong doanh nghiệp. Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 8/07/1988. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Vietinbank nói chung và Vietinbank chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế nói riêng đã có những đóng góp quan trong cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế đất nước, bên cạnh đó tạo được niềm tin, uy tín tuyệt đối trong long mỗi khách hàng của họ. Để làm được điều đó, Vietinbank đã có những chiến lược hợp lý và đúng đắn, thực hiện tốt CSR để tạo được sự hài lòng đối với không chỉ riêng khách hàng, xã hội mà cả đối với đội ngũ Trườngnhân viên trong tổ chĐạiức. học Kinh tế Huế Như vậy, mỗi doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần phải quan tâm đến CSR để nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh và xây dựng một hình ảnh đẹp trong mắt cộng đồng. Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần có tạo ra sự hài lòng, biết cách giữ chân người lao động vì nhân viên là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Khi đặt những vấn đề này chung với nhau trong một mối tương quan thì CSR có thể ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên ở một mức độ nào đó. SVTH: Lê Thị Như Thảo 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thức được tầm quan trọng về CSR tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Vietinbank tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu + Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến CSR. + Phân tích, đánh giá việc thực hiên CSR mà Vietinbank chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế đã triển khai thực hiện qua các số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp từ khảo sát cán bộ nhân viên ngân hàng. + Đo lường ảnh hưởng mối quan hệ giữa nhận thức về CSR của nhân viên và sự hài lòng trong công việc. + Đề xuất những định hướng và giải pháp để hoàn thiện CSR cũng như tăng sự hài lòng của nhân viên với Vietinbank chi nhánh Nam -Thừa Thiên Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến việc thực hiện CSR tại Vietinbank chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian Nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế trú tại Phường Phú Bài, Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Phạm vi thời gian Dữ liệu thứ cấp: Để đảm bảo tính cập nhật của đề tài, các dữ liệu thứ cấp được thu thậpTrường trong phạm vi thờ iĐại gian từ năm học 2015 –Kinh2017 và các báotế cáo Huế có liên quan, tạp chí, Internet và các nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài. Dữ liệu sơ cấp: Thông qua khảo sát điều tra bảng hỏi trong vòng 2 tháng từ 25/1/2018 đến 25/3/2018. SVTH: Lê Thị Như Thảo 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1Phương pháp thu thập số liệu 4.1.1 Nguồn dữ liệu thứ cấp Trong giai đoạn này, tiến hành nghiên cứu thông qua dữ liệu có sẵn nhằm phân tích, đánh giá các nghiên cứu trước đó cũng như các tài liệu thứ cấp có liên quan để hình thành định hướng mô hình nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. Tài liệu thứ cấp được thu thập thông qua các nguồn: - Tham khảo các thông tin trên Internet. Ngoài ra thu thập dữ liệu, thông tin, tư liệu từ tài liệu khóa luận các sinh viên khóa trước. - Các thông tin và các dữ liệu liên quan đến đề tài được thu thập từ phòng Tổ chức- Hành chính và phòng kế toán của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế như: số liệu về tình hình kinh doanh của công ty, số liệu về nguồn nhân lực, các tài liệu liên quan đến việc thực hiện CSR của Vietinbank Nam Thừa Thiên Huế. 4.1.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp Trong đề tài này, thông tin sơ cấp được thu thập thông qua việc quan sát, tham khảo các ý kiến của cán bộ lãnh đạo và nhân viên của ngân hàng, tiến hành phỏng vấn 110 nhân viên trong ngân hàng thông qua phiếu khảo sát. 4.2 Phương pháp điều tra Nghiên cứu tiến hành điều tra toàn bộ nhân viên tại Vietinbank Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế, để đảm bảo tính đại diện vì ngân hàng có quy mô nguồn lao động khá nhỏ. 4.3 Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch và xử lý thông qua phần mềm SPSS 22.0.Trường Đại học Kinh tế Huế . Phân tích độ tin cậy Độ tin cậy của thang đo được kiểm định thông qua hệ số Cronbach’s Anpha. Cronbach’s Anpha > 0,8: Thang đo tốt. 0,8 > Cronbach’s Anpha > 0,7: Thang đo sử dụng được. 0,7 > Cronbach’s Anpha > 0,6: Thang đo chấp nhận được nếu đo lường khái niệm mới. SVTH: Lê Thị Như Thảo 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm . Phân tích nhân tố khám phá EFA Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) được sử dụng để rút gọn tập nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn những vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu theo Hair và các tác giả (1998). . Kiểm định tương quan Kiểm định tương quan giữa các nhân tố độc lập và các nhân tố phụ thuộc để xác định mối quan hệ giữa biến độc lập với biến phụ thuộc, phục vụ cho việc phân tích hồi quy đa biến. Biến độc lập nào không có mối quan hệ với biến phụ thuộc thì không được đưa vào mô hình hồi quy. . Phân tích hồi quy tuyến tính bội Phân tích hồi quy tuyến tính bội được sử dụng để xem xét mức độ tác động của nhân tố độc lập đến nhân tố phụ thuộc. Tương ứng với nội dung nghiên cứu của đề tài này, biến phụ thuộc là sự hài lòng của nhân viên, còn biến độc lập là các nhận thức về việc thực hiện CSR bao gồm: nhận thức về trách nhiệm kinh tế, nhận thức về trách nhiệm pháp lý, nhận thức về trách nhiệm đạo đức, nhận thức về trách nhiệm từ thiện. Để xác định xem trong việc thực hiện CSR thì yếu tố nào là quan trọng nhất tác động tới hiệu quả đến sự hài lòng của nhân viên trong công ty, mức độ tác động của từng nhóm yếu tố, và các nhóm yếu tố nào không tác động, từ đó loại các nhóm yếu tố đó. . Đánh giá sự hài lòng trong công việc của nhân viên bằng giá trị trung bình . Phân tích thống kê mô tả Phân tích thống kê mô tả để mô tả công ty được áp dụng cho nhân viên trong ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế ta sử dụng frequencies để thống kêTrường mô tả, sử dụng bảĐạing tần s ốhọcđể mô t ảKinhthực trạng v ềtếviệ c Huếthực hiện CSR tại công ty. SVTH: Lê Thị Như Thảo 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm 4.4 Quy trình nghiên cứu Xác định vấn đề nghiên cứu Xác định nội dung nghiên cứu và nguồn thông tin cần thu thập Thông tin thứ cấp Thông tin sơ cấp p d li u Thu thập dữ liệu Xác định phương pháp thu thậ ữ ệ và mô hình nghiên cứu Xử lý và phân tích Xác định mẫu, chọn mẫu và phân tích mẫu Thu thập dữ liệu Xử lý và phân tích Tổng hợp kết quả Trường Đại học Kinh tế Huế Đánh giá và đề xuất giải pháp Hình 1: Quy trình nghiên cứu SVTH: Lê Thị Như Thảo 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 1.1.1. Lý thuyết về ngân hàng thương mại Tại Mỹ, NHTM được định nghĩa là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Theo đạo luật ngân hàng của Pháp (1941), NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính. Tại Việt Nam, NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. 1.1.2. Vai trò của các ngân hàng thương mại - Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế: NHTM là chủ thể đứng ra huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đó và sử dụng nguồn vốn huy động được cấp vốn cho nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng. NHTM trở thành chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Nhờ có hoạt động ngân hàng và đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. - Ngân hàng thương mại là cầu nối doanh nghiệp với thị trường Những hoạt động mở rộng thị trường, mở rộng quy mô sản xuất này đòi hỏi phải có Trườngmột lượng vốn đầu Đạitư lớn, nhiều học khi vư ợtKinh quá khả năng tế của Huế doanh nghiệp. Do đó để giải quyết khó khăn này doanh nghiệp đến ngân hàng để xin vay vốn để thoả mãn nhu cầu đầu tư của mình thông qua hoạt động cấp tín dụng cho doanh nghiệp ngân hàng là cầu nối doanh nghiệp với thị trường. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng về mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của thị trường và từ đó SVTH: Lê Thị Như Thảo 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm tạo cho doanh nghiệp chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh. - Ngân hàng thương mại là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế: Cùng với các cơ quan ban ngành khác, ngân hàng luôn được sử dụng như một công cụ quan trọng để nhà nước điều chỉnh sự phát triển của nền kinh tế. Việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua hệ thống NHTM đạt hiệu quả trong thời gian ngắn nên thường được nhà nước sử dụng. - Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia và tài chính quốc tế: NHTM với các hoạt động của mình đã đóng góp vai trò vô cùng quan trọng như các nghiệp vụ thánh toán, nghiệp vụ hối đoái và các nghiệp vụ khác, NHTM tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển. Thông qua hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại hối, quan hệ tín dụng với các NHTM nước ngoài, NHTM đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế. 1.2 Lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 1.2.1 Các khía cạnh về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 1.2.1.1 Lịch sử phát triển của khái niệm về CSR Đối với một doanh nghiệp nào đó, ngay từ khi bắt đầu khởi nghiệp thì mục đích cốt lõi là lợi nhuận luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Nhưng để doanh nghiệp được phát triển bền vững, có uy tín và tạo được thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế thì doanh nghiệp cần phải chú trọng đến việc xây dựng hình ảnh, xây dựng thương hiệu. Một trong những giải pháp tốt nhất để xây dựng hình ảnh, xây dựng thương hiệu là việc thực hiện tốt CSR. Do đó, đi đôi với quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc thực hiện CSR. KháiTrường niệm CSR đã cóĐại một lịch họcsử lâu dài Kinhvà luôn thay đtếổi, đi Huế nhiều qua các thời kỳ. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, định nghĩa về CSR cũng thay đổi để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Theo Carroll (1999), sự tiến hóa của CSR được phân loại thành các bốn giai đoạn sau đây: khái niệm, bùng nổ, phát triển, và mở rộng. Khái niệm: đây là giai đoạn hình thành khái niệm CSR của doanh nghiệp. Bùng nổ SVTH: Lê Thị Như Thảo 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm Giai đoạn thứ hai cho thấy một sự tăng trưởng đáng chú ý trong việc hình thành nhận thức của CSR. Sự tăng trưởng của CSR dẫn đến một sự thay đổi xã hội tích cực: giá trị đạo đức và xã hội được ưu tiên hơn các giá trị kinh tế. Davis (1960) định nghĩa CSR là quyết định kinh doanh, phản ánh các mục tiêu dài hạn của một tổ chức và khách hàng tiềm năng có trách nhiệm với xã hội hơn là lợi ích kinh tế. Theo ông CSR là có liên quan với những kết quả đạo đức (Davis 1967). Quan điểm này mở rộng công việc trước đây và giới thiệu một sự kết hợp đáng kể của doanh nghiệp và xã hội. Ngoài ra, Frederick (1960) cho rằng " CSR trong phân tích cuối cùng hàm ý rằng việc bố trí các nguồn lực con người, kinh tế của xã hội được sử dụng cho các mục đích xã hội rông lớn không chỉ đơn giản cho các lợi ích nhỏ hẹp của cá nhân và các công ty” [1] (Frederick theo Carroll 1999, p. 271). Các công trình nghiên cứu cho thấy rằng CSR đã được nâng lên một mức độ cao hơn. Phát triển Trong giai đoạn này, tập trung của CSR nghiên cứu là ít hơn về định nghĩa nhưng nhiều hơn về tính bền vững xã hội. Giai đoạn này bắt đầu với một quan điểm thú vị trong năm 1980. Jones (1980) nói rõ rằng CSR là tự nguyện. Ông cũng lập luận rằng việc thực hiện CSR không phải là một kết quả, và là một quá trình. Carroll (1991) xem xét lại bốn phần trước định nghĩa về CSR của ông. Ông sau đó mô tả các danh mục theo thứ tự như một kim tự tháp. Bằng cách làm như vậy, CSR đã được giả định về các mức độ khác nhau của nó. Ngoài việc phát triển các kim tự tháp, Carroll tiếp tục đề nghị một sự phù hợp tự nhiên giữa các cổ đông CSR. Về cơ bản, lý thuyết cổ đông (Freeman 1984) cá nhân hoá CSR bởi nhóm cổ đông quy định cụ thể, những người cần được xem xét trong các hoạt động kinh doanh. Đây cũng là cách đểTrườngthay đổi quan điể mĐại CSR từ chọcấp độ tổ chKinhức cấp độ cá tế nhân. Huế Phát triển nổi bật của CSR là cuộc tranh luận toàn cầu về phát triển bền vững xuất hiện trong thập kỷ này. Định nghĩa ban đầu về phát triển bền vững này thường được trích dẫn trong các quan điểm về CSR: “Phát triển có nghĩa là chỉ tập trung thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không cam kết đảm bảo nguồn tài nguyên cho những thế hệ trong tương lai. Còn phát triển bền vững là không chỉ đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội đơn thuần mà còn cam kết, đảm bảo nhu cầu của những người nghèo và thừa nhận giới hạn SVTH: Lê Thị Như Thảo 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm về nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới”. (Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới, năm 1987). Mở rộng CSR đã trở thành một khái niệm quan trọng trong học viện và thế giới kinh doanh. Vào đầu của thế kỷ 21, CSR đã được tranh luận trong nền kinh tế toàn cầu với một tập trung vào các tập đoàn đa quốc gia. Do đó, một cái nhìn tích hợp của CSR trong kinh doanh là cần thiết để bao gồm kinh tế, môi trường, phúc lợi xã hội và công chúng. Trường hợp phá sản của Enron, Windsor (2001) cho rằng hoạt động tài chính không bao giờ cô lập với CSR trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh toàn cầu. McWilliams và Siegel (2001) cũng tin rằng CSR có thể đem lại lợi ích hiệu suất hoạt động tài chính và nhiều bên liên quan đồng thời họ quan niệm CSR là một nguồn tài nguyên chiến lược hơn là một mối đe dọa đến lợi nhuận. 1.2.1.2 Khái niệm về CSR Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CSR. Mỗi tổ chức, công ty, chính phủ nhìn nhận CSR duới những góc độ và quan điểm riêng, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ phát trển của mình. - H.R. Browen là người đầu tiên đưa ra khái niệm về CSR vào năm 1953 trong cuốn sách “CSR của các doanh nhân” của ông. Nhưng chủ yếu trong giai đoạn này CSR chỉ bao gồm hai khía cạnh đó là luật pháp và kinh tế. - Keith Davis (1973, trang 97) đưa ra một khái niệm khá rộng “CSR là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vuợt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, công nghệ”. - Theo Matten và Moon (2004, trang 137): “CSR là một khái niệm bao trùm gồm nhiTrườngều khái niệm khác Đạinhư đạo đhọcức kinh doanh, Kinh doanh nghitếệ p Huếlàm từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi truờng. - Trong khi đó, Carroll (1999) cho rằng CSR còn có phạm vi lớn hơn “là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức, và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong mỗi thời điểm nhất định.” Hội đồng kinh doanh thế giới vì sự phát triển bền vững (World Business Council for Sustanble Development) cũng đã đưa ra một định nghĩa về CSR. Định SVTH: Lê Thị Như Thảo 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm nghĩa này được sử dụng khá phổ biến, được coi là hoàn chỉnh và rõ ràng. Đó là: “CSR là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng, đảm bảo chất lượng sản phẩm, theo cách có lợi cho các doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội.” Ðó là một khái niệm động và luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù. Như vậy, bản chất của CSR là quan điểm về vai trò của doanh nghiệp trong mối tương quan với vai trò của nhà nuớc khiến khái niệm CSR luôn biến đổi, luôn mới tùy thuộc không những phạm vi không gian mà còn thời gian nơi cuộc tranh luận về CSR diễn ra. Như vậy, có thể nói cho dù định nghĩa CSR theo cách nào đi chăng nữa thì về cơ bản, nội hàm khái niệm CSR đều có những điểm chung là việc đảm bảo lợi ích riêng của từng doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật hiện hành luôn phải song hành với lợi ích phát triển chung của toàn xã hội. CSR được coi là 1 yếu tố quan trọng như những yếu tố truyền thống khác như chi phí, chất lượng và giao hàng trong kinh doanh. CSR được lồng ghép vào chiến lược của DN và trở thành điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp tồn tại và phát triển một cách bền vững. Tuy nhiên, khái niệm CSR còn mới với nhiều doanh nghiệp tại VN (Việt Nam) và năng lực quản lý, kiến thức chuyên môn trong thực hiện CSR ở doanh nghiệp còn gặp nhiều hạn chế, khó khăn. Vậy theo CSR, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là: TrườngGiữ gìn và phát tri Đạiển bản sắ chọc văn hóa côngKinh ty. tế Huế Bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Chống tham nhũng. Tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động. Thu hẹp khoảng cách nhân viên và lãnh đạo. Vì lợi ích cộng đồng. SVTH: Lê Thị Như Thảo 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm 1.2.2. Lợi ích của việc thực hiện CSR Những doanh nghiệp thực hiện CSR đã được những lợi ích đáng kể bao gồm giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận và mở rộng những thị trường tiềm năng. Nhận thức tốt hơn về CRS và đưa CSR vào hoạt động nhằm mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp, cho môi trường và cho xã hội. CSR giúp gia tăng danh tiếng công ty, tạo sự gắn bó, yêu thích công việc trong nhân viên, tạo niềm tin cho nhà đầu tư, đảm bảo nguồn cung ổn định cho sản xuất với giá cả hợp lí; từ đó, sản phẩm được phân phối tới người tiêu dùng kịp thời và đúng chất lượng cam kết và an toàn cho sử dụng. - Làm tăng hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp Việc thực hiện CSR không những khiến người lao động, người tiêu dùng và cả cộng đồng đều biết đến doanh nghiệp với sự đánh giá cao về hình ảnh cũng như đánh giá cao về thương hiệu của doanh nghiệp. - Giảm chi phí và tăng năng suất Doanh nghiệp có thể giảm chi phí bằng cách đó là có những chính sách lương thưởng hợp lý, môi tường làm việc sạch sẽ an toàn, các cơ hội được đào tạo và có các chế độ đãi ngộ tốt đối với người lao động để giảm bớt tình trạng bỏ, nghỉ việc. Giảm bớt những chi phí đầu vào và có các kế hoạch tăng lương thưởng cùng với chế độ đãi ngộ tốt cho nhân viên trong công ty để khuyến khích họ làm việc tốt hơn, góp phần tăng năng suất cho công ty. Giảm bớt chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. - Tăng doanh thu Việc thực hiện CSR sẽ góp phần làm tăng doanh thu. Chính vì vậy mà việc đầu tư phát triTrườngển địa phương có Đạithể tạo ra mhọcột nguồ n Kinhlao động có năngtế lựHuếc hơn, nguồn cung ứng rẻ hơn, đáng tin cậy hơn và nhờ đó làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Rất nhiều công ty sau khi có chứng chỉ về CSR thì doanh thu của công ty đó tăng lên đáng kể. - Thu hút được nhiều nhân tài. Lao động giỏi là yếu tố giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn. Ở các nước đang phát triển thì lao động được đào tạo với chất lượng cao thì lại không nhiều. Điều này khiến cho việc thu hút được nhiều nhân tài trở nên khó khăn hơn hết. Chính SVTH: Lê Thị Như Thảo 11
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm vì vậy, những chính sách đãi ngộ lao động một cách hợp lý, bảo hiểm y tế, trả lương đầy đủ cho nhân viên, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho họ, điều kiện làm việc tốt, không quá nhiều áp lực, có nhiều cơ hội đào tạo đồng thời có những chính sách khen thưởng hấp dẫn. Điều này sẽ giúp thu hút được nhiều lao động có năng lực tốt. - Sự trung thành của nhân viên và khách hàng Việc thực hiện tốt CSR sẽ tạo nên sự thành cho nhân viên và khách hàng hơn. Vì họ luôn cảm nhận được những điều gì tốt nhất đối với họ sẽ được đáp ứng. Với chính sách lương, thưởng hợp lý cùng với môi trường làm việc tốt, chính sách đãi ngộ hấp dẫn sẽ giúp cho việc nhân viên có động lực làm việc tốt hơn. Đây cũng là một trong những yếu tố tác động đến sự thành công của doanh nghiệp. 1.3 Thành phần cuả CSR Mô hình kim tự tháp CSR (Caroll, 1991) CSR đã trở nên phổ biến. Nhưng vẫn có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm, nội dung và phạm vi của CSR. Trong số đó, mô hình “kim tự tháp” của A. Carroll (1979, 1991) có tính toàn diện và được sử dụng rộng rãi nhất. Hình 2: Mô hình kim tự tháp CSR của Carroll (i)TrườngTrách nhiệm kinh Đạitế học Kinh tế Huế Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng, cơ hội phát triển chuyên môn, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc. Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp những hàng hóa và dịch vụ chất lượng, đảm bảo về giá cả, thông tin, phân phối, bán hàng và cạnh tranh. SVTH: Lê Thị Như Thảo 12
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm Tối đa hóa lợi nhuận, cạnh tranh, hiệu quả và tăng trưởng là điều kiện tiên quyết trong CSR bởi doanh nghiệp được thành lập trước hết từ động cơ tìm kiếm lợi nhuận của doanh nhân. Hơn thế, doanh nghiệp là các tế bào kinh tế căn bản của xã hội. Vì vậy, chức năng kinh doanh luôn phải đặt lên hàng đầu. Các trách nhiệm còn lại đều phải dựa trên ý thức và trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp. (ii) Trách nhiệm pháp lý Trách nhiệm pháp lý chính là một phần của bản “khế ước” giữa doanh nghiệp và xã hội, đạo đức và văn bản pháp luật, để doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu kinh tế trong khuôn khổ đó một cách công bằng và đáp ứng được các chuẩn mực và giá trị cơ bản mà xã hội mong đợi ở họ. Trách nhiệm kinh tế và pháp lý là hai bộ phận cơ bản, không thể thiếu của CSR. Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình. Trách nhiệm pháp lý bao gồm năm khía cạnh: _Điều tiết cạnh tranh. _ Bảo vệ người tiêu dùng. _ Bảo vệ môi trường. _ An toàn bình đẳng _ Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái. (iii) Trách nhiệm đạo đức Trách nhiệm đạo đức là những quy tắc, giá trị được xã hội chấp nhận nhưng chưa được “mã hóa” vào văn bản pháp luật. Thông thường, luật pháp chỉ có thể đi sau để phản ánh những thay đổi trong quy tắc ứng xử xã hội vốn luôn mới. Hơn nữa, trong đạo đứcTrường xã hội luôn tồn tại nhữngĐại khoảng học “xám”, Kinh đúng – sai khôngtế rõHuế ràng; mà khi các cuộc tranh luận trong xã hội chưa ngã ngũ, chúng chưa thể được cụ thể hóa vào luật. Cho nên, tuân thủ pháp luật chỉ được coi là sự đáp ứng những đòi hỏi, chuẩn mực tối thiểu mà xã hội đặt ra. Doanh nghiệp còn cần phải thực hiện cả các cam kết ngoài luật. Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm đạo đức bằng việc tránh gây thiệt hại, tổn thương cho xã hội, tôn trọng quyền con người, chỉ làm những điều đúng và công bằng. SVTH: Lê Thị Như Thảo 13
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm Trách nhiệm đạo đức là tự nguyện, nhưng lại chính là trung tâm của CSR. (iv) Trách nhiệm thiện nguyện Trách nhiệm thiện nguyện là những hành vi của doanh nghiệp vượt ra ngoài sự trông đợi của xã hội, như quyên góp ủng hộ cho người nghèo, tài trợ học bổng, đóng góp các dự án cộng đồng Điểm khác biệt giữa trách nhiệm thiện nguyện và đạo đức là doanh nghiệp hoàn toàn tự nguyện. Nếu họ không thực hiện CSR đến mức độ này, họ vẫn được coi là đáp ứng đủ các chuẩn mực mà xã hội trông đợi. Mô hình kim tự tháp của Carroll (1991, 1999) có tính toàn diện, là quan điểm được nhiều nhà nghiên cứu ứng dụng và học giả chấp nhận. Nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam đã cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo quy tắc và chuẩn mực quốc tế được thiết lập bởi mạng lưới hiệp ước toàn cầu (GCVN) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) mà trong đó các thành phần trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và thiện nguyện luôn được nhấn mạnh. Do đó, nghiên cứu này dựa trên phương pháp luận của mô hình kim tự tháp Carroll (1991, 1999) và được đặt trong bối cảnh ngân hàng thương mại cổ kim tự tháp” CSR của Carrooll năm 1991. Mô hình của Dahlsrud (2006) Kinh tế Doanh nghiệp phải thực hiện tốt các trách nhiệm về kinh tế rồi sau đó mới tiếp tục với các cấp độ khác cao hơn về CSR. Lợi nhuận về tài chính là bước đệm để họ có thể thực hiện các mục tiêu về môi trường và xã hội. Các bên hữu quan Bên cạnh việc theo đuổi các mục tiêu kinh tế, các chiến lược CSR của doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các nhóm hữu quan. PhTrườngạm vi xã hội Đại học Kinh tế Huế Các học giả kinh tế cho rằng thách thức của doanh nghiệp trong tương lai không phải là sự thay đổi công nghệ mà chính là sự giải quyết các vấn đề xã hội của doanh nghiệp. Chính vì vậy yếu tố về phạm vi xã hội đóng một vai trò quan trọng trong tương lai. SVTH: Lê Thị Như Thảo 14
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm Môi trường Môi trường sống của cộng đồng địa phương đang ngày càng bị đe dọa bởi các nhà máy thải các chất thải độc hại làm ô nhiễm nguồn không khí gây hại đến sức khỏe của những người dân sinh sống gần đó. Chính vì vậy, ở mức tối thiểu công ty cần phải cam kết rằng các sản phẩm mà công ty sản xuất ra phải là những sản phẩm an toàn và đền bù cho sự phá hoại môi trường sống của cộng đồng địa phương. Từ thiện Công ty đã thực hiện được phạm vi về môi trường thì xem như nó đã đáp ứng được CSR vì nó đã chấp hành các quy tắc và luật lệ của CSR không phải được đảm nhận một cách tự nguyện. Tuy nhiên đóng góp cho từ thiện (mang tính tự nguyện) nó sẽ mang lại danh tiếng cho công ty. Mô hình CSR của Polonsky và Speed (2001) Tài trợ: tài trợ có thể được coi như là đầu tư có chiến lược, qua tiền mặt hoặc thiết bị hay con người, nhằm khai thác các tiềm năng thương mại với việc tài sản sẽ được quay trở lại (theo Lachowetz et al, 2002; Gwinner and Bennett, 2008). Từ thiện: Từ thiện liên quan đến việc công ty tự nguyện đóng góp tiền bạc hay cách thức khác cho các vấn đề xã hội đáng quan tâm mà không có sự đòi hỏi lợi nhuận mang lại vì họ mong muốn được là công nhân tốt (Shaw và Post, 1993). Nghiên cứu chọn mô hình Caroll (1979, 1991). Mô hình có tính khả thi cao và phù hợp với ngành ngân hàng nên có thể làm khuôn khổ cho chính sách CSR. Khoảng cách giữa các tầng kim tự tháp là luôn có sự tác động và chồng chất lẫn nhau. Việc tuân thủ những quy định của pháp lý sẽ đưa đến những chi phí kinh tế cho doanh nghiệp tạo lòng tin nhiều hơn đối với khách hàng cũng như đối với những đối tác. ViệTrườngc đặt trách nhiệm Đại kinh tế làm học nền tả ngKinh không chỉ thtếỏa mãnHuế nhu cầu về lý thuyết “đại diện” trong quản trị công ty mà còn giải quyết các vấn đề được hoài nghi về tính trung thực trong CSR của doanh nghiệp. Quy tắc đạo đức xã hội ngoài luật luôn mở rộng, tạo áo lức lên hệ thống pháp luật, bắt buộc các nhà làm luật phải luôn bám sát thực tiễn xã hội. SVTH: Lê Thị Như Thảo 15
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm Bảng 1.1: Tổng hợp mô hình CSR của các nhà nghiên cứu Caroll Dash (2006) Polonsky, Speed (2001) Kinh tế Kinh tế Pháp luật Môi trường xã hội Tài trợ Đạo đức Các bên hữu quan Từ thiện Từ thiện Từ thiện 1.4 Mô hình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước đây Các nghiên cứu trước đây cũng được liên kết hoạt động xã hội của Công ty với sự hấp dẫn của công việc. Trọng tâm của những nghiên cứu này là phản ứng của các nhân viên tiềm năng với CSR. Theo Turban và Green (1997) có mối liên kết giữa CSR với hấp dẫn của tổ chức và với người tìm việc. Mối quan tâm chủ đạo của nghiên cứu là: các chương trình CSR có thể có tác động đến đánh giá về tổ chức của người tìm việc. Các phát hiện này cho thấy một mối quan hệ tích cực giữa CSR và hấp dẫn của tổ chức. Cụ thể, các nhân viên tiềm năng có thể nhận ra CSR xem hình ảnh công ty và danh tiếng. Các tổ chức tham gia vào CSR có thể xem nó như một lợi thế cạnh tranh để thu hút những người tìm việc với số lượng và chất lượng tốt hơn. Căn cứ vào nghiên cứu của Turban và Greenings (1997), Backhaus, Stone và Heiner (2002) mở rộng nghiên cứu bằng cách kiểm tra nhận thức của người tìm việc về CSR và những ảnh hưởng của kích thước CSR đến sức hấp dẫn của tổ chức. Các tác giả trong nghiên cứu khám phá các mối quan hệ một cách chi tiết hơn. Họ đi xa hơn để xem xét các thuộc tính khác nhau của người tìm việc, chẳng hạn như giới tính của người tìm việc, chủng tộc, và kiến thức của họ về CSR. Kết quả phù hợp với phát hiện của Turban và GreeningsTrường (1997): có m ộĐạit mối quan học hệ tích cKinhực giữa CSR tế và h ấHuếp dẫn của tổ chức. Các nghiên cứu tiếp theo Coldwell, Billsberry, van Meurs & Marsh năm 2008 cũng cung cấp bằng chứng mạnh mẽ cho các hiệu ứng tích cực của CSR đến sự hấp dẫn của tổ chức. Kết quả của những nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng hoạt động xã hội của doanh nghiệp sẽ tăng sức hấp dẫn của tổ chức cho những người tìm việc. SVTH: Lê Thị Như Thảo 16
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm Theo Lin và Wei (2006) đã thử nghiệm ảnh hưởng của đạo đức tổ chức đến thái độ làm việc và hành vi trong bối cảnh các vụ sáp nhập và mua lại. Họ đóng góp nghiên cứu (1) kiểm tra các mối quan hệ của các yếu tố đạo đức, cam kết tổ chức và hiệu suất công việc, và (2) bằng cách kiểm tra vai trò trung gian của cam kết tổ chức giữa đạo đức tổ chức và hiệu suất công việc. Kết quả cho thấy rằng đạo đức tổ chức trong vụ sáp nhập và mua có liên quan đáng kể với thái độ làm việc và hiệu suất. Trong khi đó, cam kết tổ chức của nhân viên từ công ty mua lại làm trung gian cho mối quan hệ giữa nhận thức đạo đức tổ chức và hiệu suất công việc. Ngoài ra, hiệu quả của CSR về thái độ làm việc và hành vi đã được điều tra mức độ cá nhân, cụ thể là nhân viên nhận thức hấp dẫn. Peterson (2004) xem xét hiệu quả của CSR cam kết tổ chức từ nhận thức của nhân viên. Ông đã áp dụng lý thuyết bản sắc xã hội để giải thích mối quan hệ giữa hai cấu trúc. Nhân viên có xu hướng để xác định và cư xử như là một phần của nhóm xã hội nhất định. Nếu tổ chức của họ có một danh tiếng tốt, người lao động sẽ muốn cam kết với tổ chức này và sẽ dẫn đến thái độ tích cực của họ đối với tổ chức của họ, chẳng hạn như sự hài lòng của công việc. Tác giả cũng xem xét các yếu tố khác trong các mối quan hệ: 1) Niềm tin CSR của người lao động. 2) Bốn biện pháp CSR. 3) Sự khác biệt giới tính. Các báo cáo thực nghiệm cho thấy rằng người lao động nhận thức của CSR không có ảnh hưởng về thái độ làm việc của họ. Các tài liệu cả lý thuyết và thực nghiệm trong phạm vi nghiên cứu về CSR cho thấy rằng sự quan tâm đến CSR ngày càng tăng, đặc biệt là mức độ hấp dẫn nhân viên. Một vài thực nghiệm đã được thực hiện trên một khuôn khổ toàn diện. Đó là, không có mô hìnhTrườngđề xuất để xem xét Đại tác động họcnhận thứ c KinhCSR của nhân tế viên Huế đang làm việc đến thái độ làm việc cụ thể sự hài lòng trong công việc. Do đó, cần có một mô hình tổng hợp về tác động của CSR đến thái độ của nhân viên. Hơn nữa, thái độ làm việc của nhân viên có thể bị ảnh hưởng bởi bối cảnh quốc gia. Các nghiên cứu trước đây đã chủ yếu tập trung vào Mỹ và các nước phương Tây khác, nghiên cứu này đóng góp một phần bằng cách điều tra tác động của nhận thức CSR của nhân viên về thái độ làm việc của người lao động tại Việt Nam. SVTH: Lê Thị Như Thảo 17
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm  Mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của CSR đến sự hài lòng của nhân viên trong công ty Hài lòng trong công việc là một khái niệm chưa được thống nhất của các nhà nghiên cứu xuất phát từ góc nhìn khác nhau, các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Seal và Knight (1988) khái niệm sự hài lòng từ một quan điểm tâm lý: sự thỏa mãn trong công việc có nghĩa là phản ứng cảm xúc hoặc đánh giá tổng thể của nhân viên đến công việc của mình. Kusku (2003, trang 103) cho rằng sự hài lòng trong công việc phản ánh nhu cầu và mong muốn cá nhân được đáp ứng và mức độ cảm nhận của các nhân viên về công việc của họ. Định nghĩa này xuất phát từ thuyết nhu cầu của Maslow (1943) cho rằng người lao động hài lòng khi đáp ứng các nhu cầu từ thấp đến cao. Wright and Kim (2004, trang 123) cũng cho rằng sự hài lòng trong công việc là sự phù hợp giữa những gì nhân viên mong muốn từ công việc và những gì họ cảm nhận được từ công việc. Một số nhà nghiên cứu khác cũng cho rằng sự hài lòng trong công việc là trạng thái cảm xúc tích cực của người lao động với công việc thể hiện qua hành vi, niềm tin của họ (Vroom, 1964; Locke, 1976; Quinn and Staines, 1979; Weiss et al, 1967). Từ những định nghĩa trên ta có thể rút ra được một khái niệm cơ bản nhất về sự hài lòng trong công việc. Hài lòng trong công việc là việc mà cá nhân một nhân viên cảm nhận được công việc của mình và diễn tả được mức độ hài lòng của cá nhân đối với công việc của mình. Đó là tổng hợp thái độ với công việc trên cơ sở đánh giá các khía cạnh khác nhau của công việc. 1.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu TrườngTham khảo ý ki ếnĐại học Kinh tế Huế Nghiên cứu lựa chọn mô hình Caroll (1979, 1991). Mô hình có tính khả thi cao và phù hợp với đặc điểm ngành ngân hàng nên có thể làm khuôn khổ cho chính sách CSR. Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu khám phá. Nghiên cứu các tài liệu thứ cấp và thảo luận với người lao động để khám phá, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát, xây dựng thang đo sơ bộ về việc thực hiện SVTH: Lê Thị Như Thảo 18
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm CSR của công ty. Phương pháp được thực hiện thông qua việc tiến hành tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn như Thầy giáo Th.S Bùi Văn Chiêm, các anh chị làm việc trong phòng Tổ chức- Hành chính. Qua nghiên cứu các tài liệu, các mô hình lý thuyết, tham khảo ý kiến của Thầy và dựa vào tình hình thực tiễn, tiến hành lựa chọn mô hình đo lường gồm 5 thành phần như sau:  Nhận thức về trách nhiệm kinh tế  Nhận thức về trách nhiệm pháp lý  Nhận thức về trách nhiệm đạo đức  Nhận thức về trách nhiệm từ thiện  Sự hài lòng trong công việc Nhận thức về trách nhiệm kinh tế Nhận thức về trách nhiệm pháp lý Sự hài lòng trong công việc của nhân Nhận thức về trách viên nhiệm đạo đức Nhận thức về trách nhiệm thiện nguyện Hình 3: Mô hình nghiên cứu về việc thực hiện CSR CácTrường giả thuyết được đĐạiặt ra như họcsau: Kinh tế Huế H1: Nhận thức trách nhiệm kinh tế có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên với công ty. H2: Nhận thức trách nhiệm pháp lý có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên với công ty. H3: Nhận thức trách nhiệm đạo đức có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên với công ty. SVTH: Lê Thị Như Thảo 19
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm H4: Nhận thức trách nhiệm thiện nguyện có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên với công ty. Thiết kế bảng hỏi Phần I: Các thông tin cá nhân của nhân viên nhằm phân loại những đối tượng phỏng vấn như giới tính, độ tuổi, thời gian làm việc tại công ty, thu nhập hiện tại. Phần II: Bảng hỏi được thực hiện trên thang đo đã được lựa chọn về việc thực hiện CSR. Nội dung và các biến quan sát trong các thành phần được hiệu chỉnh sao cho phù hợp. Thang đo Likert được dùng để sắp xếp từ nhỏ đến lớn với phát biểu (1: Rất không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Bình thường, 4: Đồng ý, 5: Rất đồng ý). 1.6 Xây dựng các thang đo 1.6.1 Thang đo nhận thức về CSR Mô hình nghiên cứu của Caroll (1979, 1991) là mô hình được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này. Nghiên cứu sẽ tập trung khảo sát toàn bộ nhân viên tại ngân hàng, sử dụng thang đo Likert từ 1 đến 5 điểm. Thang đo được chia làm bốn yếu tố thể hiện nhận thức về CSR của công ty qua việc đánh giá của nhân viên. - Nhận thức về trách nhiệm kinh tế gồm 4 biến, thể hiện các hoạt động liên quan đến kinh tế của công ty. - Nhận thức về trách nhiệm pháp lý: gồm 4 biến, thể hiện việc thực hiện các vấn đề pháp lý của công ty, tuân thủ các quy luật trong kinh doanh, trong quản lý nguồn nhân lực. - Nhận thức về trách nhiệm đạo đức: gồm 3 biến, thể hiện đạo đức trong kinh doanh của công ty. -TrườngNhận thức về thi ệnĐại nguyện: họcgồm 3 bi ếKinhn, thể hiện vi tếệc th ựHuếc hiện những hoạt động từ thiện, đóng góp với cộng đồng xã hội và môi trường. SVTH: Lê Thị Như Thảo 20
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm Bảng 1.2: Mã hóa các biến thang đo nhận về CSR của công ty Ký Biến hiệu Nhận thức về trách nhiệm kinh tế KT Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường. KT1 Ngân hàng có những cố gắng trong việc tiết kiệm chi phí hoạt động. KT2 Nổ lực trong việc nâng cao năng suất làm việc của nhân viên. KT3 Thiết lập một chiến lược dài hạn cho việc tăng trưởng. KT4 Nhận thức về trách nhiệm pháp lý PL Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên về các quy định, các chính PL1 sách liên quan đến nghiệp vụ NH. NH tuân thủ cơ chế tuyển dụng, tuyển mộ người lao động. PL2 Thực hiện nguyên tắc công bằng trong việc khen thưởng và thăng tiến của PL3 nhân viên. Sản phẩm dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn của pháp luật. PL4 Nhận thức về trách nhiệm đạo đức DD Huấn luyện nhân viên tuân thủ các tiêu chuẩn nghề nghiệp, đạo đức trong DD1 kinh doanh. Cung cấp thông tin trung thực, minh bạch cho khách hàng, người tiêu dùng DD2 và đối tác. Nhân viên được đảm bảo quyền riêng tư tại nơi làm việc, có trách nhiệm báo DD3 cáo các hành vi sai trái. Nhận thức về trách nhiệm từ thiện TT Trích mTrườngột nguồn kinh phí củĐạia mình cho học các ho ạtKinh động thiện nguy tếệ n.Huế TT1 Ý thức mạnh mẽ về việc thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng TT2 đồng. Nỗ lực đóng góp cho xã hội chứ không chỉ đơn thuần kinh doanh vì lợi TT3 nhuận. SVTH: Lê Thị Như Thảo 21
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm 1.6.2 Thang đo về sự hài lòng trong công việc Sự hài lòng trong công việc là việc mà người lao động cảm thấy hài lòng, yêu thích công việc mà mình làm hiện tại vì nó xứng đáng với những gì mà họ bỏ ra để có được đối với công việc của họ. Sự hài lòng trong công việc được đo bằng 2 biến quan sát. Bảng 1.3: Mã hóa các biến của thang đo hài lòng trong công việc Biến Ký hiệu Anh chị hài lòng với các công việc cũng như các chính sách mà công ty đưa ra HL1 Anh chị sẽ gắn bó với ngân hàng lâu dài và không có định rời bỏ tổ chức HL2 Các mục được đo bằng thang đo Likert với năm điểm khác nhau, từ 1 = Hoàn toàn không đồng ý đến 5 = Hoàn toàn đồng ý. 1.7 Cơ sở thực tiễn 1.7.1 Sự phát triển của CSR tại Việt Nam Đối với xã hội và nhiều doanh nghiệp đang hoạt động khác thì bài toán về CSR luôn là một bài toán khó giải đáp lại được đặt ra và cần được thảo luận một cách nghiêm túc về cả mặt lý luận chính sách và thực tiễn bởi vì nhiều doanh nghiệp còn mang nặng tư tưởng đó là những cuộc đầu tư không sinh ra lợi nhuận. Một công ty cần phải làm những gì để có thể đuợc xã hội đánh giá là một công ty tốt và phát triển bền vững. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nuớc ở mức nào và luật nên quy định trách nhiệm của doanh nghiệp đến mức độ nào thì phù hợp. Và phải chăng nguời tiêu dùng ở các nuớc đang phát triển như Việt Nam có quá ít quyền lực, dễ bị tổn thương, hoặc họ cũng không ý thức được đầy đủ và sử dụng hết các quyền và phươngTrườngtiện của mình để bảĐạio vệ nhữ nghọclợi ích chínhKinhđáng c ủtếa họ . TiHuếếp cận từ góc độ kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này với suy nghĩ rằng các nền kinh tế phát triển đều đã từng đối mặt với những vấn đề mà các DN gặp phải ngày hôm nay, do dó những cuộc tranh luận và giải pháp của các đơn vị đó rất đáng để tham khảo. Kể từ khi xuất hiện khái niệm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate social responsibility- CSR) lần đầu tiên vào năm 1953, chủ đề này đã gây ra cuộc tranh luận sôi nổi giữa hai truờng phái quản trị “đại diện” và “đa bên” trong quản trị công SVTH: Lê Thị Như Thảo 22
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm ty; trên bình diện lớn hơn, đây là sự tranh chấp giữa chủ nghĩa tư bản tự do (bảo thủ, cánh hữu) và chủ nghĩa tư bản xã hội (dân chủ, cánh tả). Nội dung chính của cuộc tranh luận xoay quanh hai vấn đề then chốt trong CSR là: bản chất của doanh nghiệp hiện đại, và mối quan hệ ba bên: doanh nghiệp- xã hội- nhà nuớc. CSR được giới thiệu vào nước ta thông qua hoạt động của các công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Các công ty này thường xây dựng các bộ quy tắc ứng xử và chuẩn mực văn hóa kinh doanh có tính phổ quát để có thể áp dụng trên nhiều địa bàn thị trường khác nhau. Do đó, các nội dung CSR được các công ty nước ngoài thực hiện có bài bản và đạt được hiệu quả cao. Có thể lấy một số ví dụ nổi bật như chương trình sơn trường học tại 6 tỉnh vùng sâu vùng xa, hỗ trợ 3000 sinh viên về quê ăn tết của Unilever, chương trình hỗ trợ dị tật tim bẩm sinh và chương trình ủng hộ nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ của Vinacapital, chương trình đào tạo tin học Topic 64 của Microsoft, Nhận thức cộng đồng và phương tiện thông tin đại chúng có những phát triển nhanh chóng và tích trong thời gian gần đây, một phần cũng xuất phát từ những bức xúc của dư luận qua những vụ việc gây ô nhiễm môi trường, nhiệm độc thực phẩm và gian lận thương mại nặng nề. Tại Việt Nam thì CSR được coi là một trong những vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự về phát triển bền vững. Các chương trình và dự án liên quan tới CSR tập trung vào một số nội dung quan trọng của CSR tùy thuộc vào mục tiêu của dự án, nguồn lực và kinh nghiệm sẵn có. Khái niệm CSR vẫn còn rất mới với nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam, trong khi đó các bên liên quan chưa có kế hoạch dài hạn cũng như những chiến lược khi triển khai chương trình CSR, năng lực quản lý còn rất nhiều những hạn chế. Chính vì việc không nhTrườngận thấy tầm quan Đạitrọng của họcCSR nên nhiKinhều doanh nghitếệ p Huếđã không làm tròn trách nhiệm của mình với xã hội như việc làm gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng cũng như với người lao động. Thực tiễn cho thấy việc không hiểu rõ cũng như không xem CSR là một phần quan trọng của các doanh nghiệp như việc quản lý còn lõng lẽo, văn bản pháp luật không sát với thực tế (số tiền phạt không hợp lý vẫn còn thấp) dẫn đến tình trạng chối bỏ trách nhiệm đạo đức kinh doanh như vụ việc công ty Vedan hủy hoại môi trường sông Thị Vải, vụ việc SVTH: Lê Thị Như Thảo 23
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm mua sữa tươi với giá thấp của Công ty sữa Việt Nam, vụ sử dụng nguyên liệu hết hạn sử dụng của công ty Tân Hiệp Phát, Vị đắng khoai tây của công ty Pepsico Việt Nam và mới đây nhất là vụ việc thu hồi sữa bị dị ứng của công ty Frieslandcampina. 1.7.2 Vấn đề thực hiện CSR tại các ngân hàng Việt Nam Trách nhiệm kinh tế: Ngành ngân hàng là một lĩnh vực quan trọng và chiếm vị thế mấu chốt trong nền kinh tế của một đất nước. Đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị của đồng tiền và tỉ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững. Đóng góp này được thể hiện qua công tác thẩm định dự án, quyết định cho vay vốn ngân hàng cho các dự án và thực hiện qua công tác thẩm định dự án, quyết định cho vay vốn ngân hàng cho các dự án và giám sát thực hiện một cách chặt chẽ sau khi cho vay, các tổ chức tín dụng luôn chú trọng yêu cầu các khách hàng đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay, luôn tuân thủ các cam kết quốc tế và các quy định về bảo vệ môi trường. Các dịch vụ, sản phẩm ngân hàng của Việt Nam gần như giống nhau, quá truyền thống và không tạo được sự khác biệt để thu hút khách hàng sự khác biệt giữa các đơn vị chưa được thể hiện rõ nét. Để đạt được sự thành công thì mỗi ngân hàng luôn phải tìm cho mình một sự khác biệt, một hướng đi để tạo nên một thương hiệu riêng, thể hiện qua các hoạt động CSR hướng đến khách hàng, người lao động, và cộng đồng. Để tăng trưởng lợi nhuận đồng nghĩa với việc phải gia tăng thị phần trong thị trường đTrườngầy biến động, khách Đạihàng ngày họccàng khó Kinhtính và sự ctếạnh tranhHuếgiữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt thì việc phát triển các sản phẩm mới, dịch vụ mới, đa dạng và đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật sẽ giúp cho các ngân hàng đứng vững và phát triển một cách bền vững. Trách nhiệm pháp lý Các ngân hàng luôn ý thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tuân thủ theo các quy định, luật lệ mà Nhà nước ban hành. SVTH: Lê Thị Như Thảo 24
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực mà các ngân hàng đã xây dựng trong thời gian qua, còn có những lỗ hỏng mang tính tiêu cực mang tên “vô trách nhiệm”. Việc các ngân hàng đổ lỗi cho cá nhân cán bộ sai phạm và thời ơ trước quyền lợi của người gửi tiền là những hành động có thể tạo nên nguy cơ rủi ro lớn trong hoạt động của cả hệ thống ngân hàng, quan trọng là đánh mất lòng tin của khách hàng gửi gắm vào ngân hàng. Trách nhiệm đạo đức Dù cả ngân hàng lẫn giới chuyên gia đều khuyến cáo khách hàng cẩn trọng khi giao dịch nhưng nhiều sự việc đáng buồn vẫn xảy ra. Rõ ràng, những mất mát nghìn tỷ tại các ngân hàng có nhiều nguyên nhân nhưng rủi ro nhất có sự liên quan trực tiếp đến đạo đức cán bộ ngân hàng. Bên cạnh đó là việc cán bộ ngân hàng cố ý làm sai quy định, lợi dụng chức vụ quyền hạn và giấy tờ giả, chữ ký giả, lập chứng từ khống, cấu kết với tổ chức/cá nhân chiếm đoạt tài sản ngân hàng, chiếm đoạt tiền của khách hàng trong huy động và rút tiền Hình thức rủi ro đạo đức gần như muôn hình vạn trạng như nhận hối lộ khách hàng để cấp tín dụng đảo nợ, cho vay dự án nhiều rủi ro; lợi dụng lòng tin khách hàng để vay ké, vay kèm; cố ý gây khó với khách hàng để nhận “bồi dưỡng”. Những hành vi đa dạng, thể hiện sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, nhân viên ngân hàng, khiến dư luận bức xúc. Trách nhiệm thiện nguyện Nhận thức được ý nghĩa của việc thiện nguyện, ngày nay các ngân hàng xem các hoạt động đó không hẳn là một khoản chi phí, mà là một khoản đầu tư. Thứ nhất, những hành động đó tác động tích cực đến cộng đồng, một phần giải quyết được cái vấn đề của xã hội khi mà Việt Nam còn là một nước đang phát triển thì các việc làm đó thật Trườngsự ý nghĩa. Thứ hai, Đạichính vì họcgây được ấnKinhtượng tốt đtếối v ớiHuếxã hôi, được xem như là một kênh truyền thông hiệu quả, khai thác được các đối tượng khách hàng tiềm năng. Trong thời gian qua có thể kể một số hoạt động của các ngân hàng như sau: - Nhằm giúp người dân vùng lũ ổn định cuộc sống sau thiên tai, Ngân hàng Quốc Dân đã tiến hành bàn giao nhà chống lũ cho các hộ gia đình khó khăn nằm tại vùng ngập lụt sâu nhất thuộc miền Trung. SVTH: Lê Thị Như Thảo 25
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm - Trong năm 2016, thực hiện tôn chỉ “Đồng hành cùng phát triển”, Sacombank tiếp tục triển khai nhiều chương trình hướng về cộng đồng ý nghĩa khác như: học bổng “Sacombank ươm mầm cho những ước mơ” dành cho hơn 3.000 học sinh, sinh viên vượt khó; chương trình “Thực tập viên tiềm năng Sacombank” tạo cơ hội việc làm cho hàng ngàn sinh viên năm cuối; giải việt dã “Cùng Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng” tại khắp các tỉnh thành trên cả nước. Bên cạnh đó, Sacombank còn đầu tư xây dựng nhà vệ sinh công cộng miễn phí, hệ thống ghế đá, ghế mỹ thuật tại các trung tâm văn hóa, công viên, trường học, bệnh viện, sân bay để phục vụ người dân; tổ chức hiến máu nhân đạo; cứu trợ đồng bào khi bị thiên tai hoạn nạn; xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương; đóng góp vào các Quỹ từ thiện, Quỹ mái ấm Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Như Thảo 26
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP (CSR) TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH NAM THỪA THIÊN HUẾ 2.1 Tổng quan về cơ sở nghiên cứu 2.1.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Tên tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam Tên tiếng Anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade Tên giao dịch/tên viết tắt: Vietinbank Vốn điều lệ: 37.234.045.560 đồng Vốn chủ sở hữu: 60.399.430.000.000 đồng Trụ sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam Điện thoại/fax: (84) 24 3942 1032 Website: www.vietinbank.vn Giâý phép thành lập: Số 142/GP-NHNN do ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp ngày 03/07/2009 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Số 0100111948 do Sở Kế Hoạch và đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 03/7/2009, đăng kí thay đổi lần thứ 10 ngày 29/4/2014. Ra đời năm 1988, trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Vietinbank đã vượt qua nhiều thách thức khó khăn, luôn tiên phong trong cơ chế thị trường, phục vụ và góp phần tích cực thực hiện đường lối chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước và Chính Phủ qua các thời kỳ. LàTrường một trong bốn cácĐại ngân hànghọc chủ lựKinhc được thành tế lập Huế theo Nghị đinh số 53/1988/NĐ-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 8/7/1988, sự ra đời của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Là NHTM lớn và giữ vị trí quan trọng, trụ cột của nghành ngân hàng Việt Nam. NHTMCP CT VN có hệ thống mạnh lưới trải rộng với 3 sở giao dịch, 141 Chi nhánh và trên 700 phòng giao dịch, có 4 Công ty hạch toán độc lập là công ty Cho thuê tài SVTH: Lê Thị Như Thảo 27
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm chính, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin và trung tâm Thẻ, Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 2.1.2 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế Địa chỉ: Số 45, đường Thuận Hóa, phường Phú Bài, Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 0234 3863 317 Theo quyết 67/QĐ-NH5 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam vào ngày 27/03/1993 tiến hành thành lập 77 chi nhánh Ngân hàng TMCP CT VN -Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Với chiến lược bao quát thị trường, Chi nhánh Vietinbank – Thừa Thiên Huế ra quyết định mở thêm phòng giao dịch Phú Bài tại thị trấn Phú Bài năm 2007. Ngân hàng TMCP CT VN-Chi nhánh TT Huế ra quyết định xây dựng thêm trụ sở giao dịch đặt tại 45 Thuận Hóa-phường Phú Bài-Thị xã Hương Thủy với tên gọi là NH TMCP CT VN- Chi nhánh Phú Bài, nay đổi tên là NH TMCP Công Thương VN-Chi nhánh nam TT Huế. Tuy mới thành lập trong thời gian gần đây nhưng ngân hàng TMCP CT VN-Chi nhánh nam TT Huế gặt hái được nhiều thành công. Hệ thống mạng lưới kinh doanh phát triển mở được các phòng giao dịch: PGD Phong Điền, PGD Bà Triệu, PGD Cầu Hai- Phú Lộc. 2.2 Hoạt động chính của ngân hàng + Huy động vốn - Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu +Trường Cho vay, đầu tư Đại học Kinh tế Huế - Cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ - Tài trợ xuất khẩu, nhập khẩu - Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn với những dự án lớn + Bảo lãnh - Bảo lãnh, tái bảo lãnh - Thanh toán và tài trợ thương mại - Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu SVTH: Lê Thị Như Thảo 28
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm - Nhờ thu xuất nhập khẩu - Chuyển tiền trong nước - Chi trả tiền kiều hối + Ngân quỹ -Mua bán ngoại tệ + Thẻ và ngân hàng điện tử - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng 2.3 Sơ đồ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 2.3.1 Sơ đồ tổ chức (Phụ lục 2) 2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban Ban giám đốc: Gồm một Giám đốc và 2 phó giám đốc. Giám đốc có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của CN, chịu trách nhiệm với NHTW và ngân hàng nhà nước. Phó giám đốc được giám đốc ủy quyền để quản lý, điều hành đơn vị trong phạm vi được ủy quyền. Phòng khách hàng: Từng cán bộ được giao phụ trách từng địa bàn, từng nghành hay từng cơ quan, có chức năng hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án trước khi quyết định vay, đôn đốc thu hồi nợ khi đến hạn. Phòng tổng hợp: Chịu trách nhiệm về quản lý và xử ký các khoản nợ có vấn đề bao gồm các khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn nợ, nợ quá hạn, nợ xấu. Quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo theo quy định của nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và tiền lãi vay. Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư bảo đảm tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng dự án đề nghị cấp tín dụng TrườngPhòng Kế toán giaoĐại dịch: hohọcạt động Kinhchủ yếu là k ếtếtoán Huếthanh toán, với vai trò quan trọng của kế toán là thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định của Ban giám đốc. Ngoài ra còn có nhiệm vụ giải ngân các hợp đồng tín dụng và giao dịch khách hàng. Phòng Tổ chức hành chính: Thuộc khối hổ trợ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc, với nhiệm vụ như tổ chức, bố trí cán bộ, luân chuyển cán bộ, thực hiện công tác hành chính liên quan đến cán bộ như tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương. Ngoài ra còn thực hiện chức năng hành chính của đơn vị. SVTH: Lê Thị Như Thảo 29
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm Tổ ngân quỹ: Thực hiện những hoạt động liên quan đến thu chi, lưu trữ và quản lý tiền mặt cho NH Tổ thông tin điện toán: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo dưỡng thiết bị công nghệ thông tin để bảo đảm thông suốt động của hệ thống mạng, may tính của chi nhánh. Phòng giao dịch Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Cầu Hai, Phong Điền là phòng giao dịch cấp 1, hoạt động chủ yếu là huy động vốn tiền gửi trong dân cư, tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng. 2.3.3 Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh qua 3 năm 2015- 2017 2.3.3.1 Tình hình lao động tại ngân hàng VietinBank_Nam Thừa Thiên Huế Bảng 2.1: Tình hình sử dụng lao động tại Vietinbank CN Nam Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2015- 2017 (Đơn vị tính: Lao động) So sánh Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2017/2016 2016/2015 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số lao động 94 100,00 98 100,00 110 100,00 12 12,24 4 4,25 1.Phân theo chuyên môn -Thạc sĩ 7 7,44 8 8,16 10 9,09 2 2,04 1 1,06 -Đại Học 65 69,14 68 69,38 76 69,09 8 8,16 3 3,19 -Cao đẳng 9 9,57 10 10,20 8 7,27 -2 -2,04 1 1,06 -Trung Cấp 6 6,38 4 4,08 6 5,45 2 2,04 -2 2,12 -Khác 7 7,44 8 8,16 10 9,09 2 2.04 1 1,06 2.Phân theoTrườnggiới tính Đại học Kinh tế Huế -Nam 46 48,93 48 48,97 56 50,90 8 8,16 2 2,12 -Nữ 48 51,06 50 51,02 54 49,10 4 4,08 2 2,12 3.Phân theo độ tuổi -Dưới 25 tuổi 16 17,02 18 18,36 19 17,27 1 1,02 2 2,12 -Từ 25-30 tuổi 30 31,91 30 30,61 34 30,91 4 4,08 0 0 -Từ 30-40 tuổi 35 37,23 36 36,73 41 37,27 5 5,10 1 1,06 -Trên 40 tuổi 13 13,82 14 14,28 16 14,54 2 2,04 1 1,06 SVTH: Lê Thị Như Thảo 30
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm (Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính) Lao động và chất lượng nguồn lao động chủ yếu là cực kỳ quan trọng giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững hơn. Trong những năm qua, NH TMCPCT VN-Chi nhánh Nam TT Huế luôn chí trọng đến phát triển nguồn lao động, không những phát triển về số lượng mà còn phát triển về chất lượng nguồn lao động. Qua bảng số liệu ta thấy tình hình lao động của CN có sự thay đổi đáng kể qua 3 năm. Số lượng cán bộ công nhân viên liên tục tăng qua 3 năm, năm 2015 tổng số lao động là 94 đến năm 2016 tổng số lao động là 98 người tương ứng tăng 4,25% và đến năm 2017 số lao động tăng thêm 12 người so với năm 2016 tương ứng 12,24%. Cụ thể như sau: +Về trình độ chuyên môn: Lao động có trình độ đại học tăng điều qua các năm và chiếm phần lớn trong tổng số lao động tăng lên của CN, năm 2016 số lao động có trình độ Đại học là 68 người đến năm 2017 số lao động là 76 người tăng 8 người tương ứng tăng 8,16%. Số lao động có trình độ Cao đẳng năm 2016 là 10 người đến năm 2017 số lao động giảm 2 người tương ứng giảm 2,04%. Còn lao động có trình độ Trung cấp năm 2016 giảm so với năm 2015 là 2 người tương ứng 2,12% năm 2017 số lao động có trình độ Trung cấp có sự thay đổi tăng thêm 2 người so với năm 2016. Qua đó ta thấy số lao động có trình độ đại học luôn chiếm tỷ trọng cao so với lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp. Sỡ dĩ có được điều đó là do trong những năm gần đây NH luôn chú trọng đến chất lượng nguồn lao động, tuyển chọn các nhân viên có trình độ và năng lực chuyên môn cao phù hợp với yêu cầu ngày càng cao trong các hoạt động của NH, bên cạnh đó NH còn tạo điều kiện cho các nhân viên của mình có cơ hội học tập để nâng cao kinh nghiệm và giỏi nghiệp vụ nâng cao khả năng cạnh tranh choTrường NH. Ngoài ra nh Đạiằm đáp ứ nghọc nhu cầ uKinh của công vi ệtếc ngày Huế càng cao đòi hỏi nhân viên phải nâng cao trình độ để đáp ứng công việc. +Về giới tính: Nhìn chung lao động nam nữ tăng điều qua các năm, đặc biệt là nữ giới làm cho tỷ lệ giới tính ngày càng cân bằng. Trong đó, năm 2016 so với năm 2015 thì số lao động nam tăng 2 người tương ứng 2,12%, còn số lao động nữ cũng tăng 2 người tương ứng tăng 2,12%. Đến năm 2017 số lao động nam và nữ có mức SVTH: Lê Thị Như Thảo 31
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm tăng chênh lệch, cụ thể số lao động nam năm 2017 tăng 8 so với năm 2016 tương ứng tăng 8,16% Ta thấy sự thay đổi nhân viên theo giới tính ở trên cho thấy NH ngày càng chú trọng hơn đến hoàn thiện cơ cấu nhân viên nam nữ, ví dụ như năm 2017 tỷ lệ nam nữ là 56/54 khá là đồng đều. Mặt khác, NH cũng nhận thấy được ưu điểm của nhân viên nữ trong hoạt động của NH, nữ giới có phần trội hơn trong việc quãng bá hình ảnh của NH, giao tiếp với KH tốt hơn với các lợi thế sẵn có như ngoại hình, phong cách giao tiếp nhẹ nhàng, lịch sự dể gây thiện cảm với KH khi đến giao dịch. Trong khi đó, nam giới thể hiện ưu điểm nhanh nhẹn, có đầu óc nhạy bén, giao tiếp tốt nên thường giao cho những bộ phận quan trọng. +Về độ tuổi: Rõ ràng chúng ta có thể nhận thấy số nhân viên nằm trong độ tuổi từ 30-40 của NH qua 3 năm không ngừng tăng lên, còn số nhân viên có độ tuổi trên 40 qua 3 năm vẫn giữ nguyên không có sự thay đổi. Cụ thế số nhân viên có độ tuổi từ 30- 40 năm 2015 là 35 người đến năm 2016 là 36 người tăng 1 người tương ứng 1,06% năm 2017 so với năm 2016 tăng 5 người tương ứng tăng 5,1%. Có sự thay đổi trên là do những người lớn tuổi về hưu và do chi nhánh ở đây có những phòng giao dịch mới mở nên đa số là những người trẻ có nhiều kinh nghiệm. Do giai đoạn này CN đã tuyển thêm các nhân viên mới nhằm bổ sung và đáp ứng kịp thời các công việc cần thiết của NH. Điều này cho thấy NH đang có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của NH. Có thể nói nguồn nhân lực chính là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của NH. Vì vậy trong những năm tới NH luôn chú trọng đến công tác quản trị nguồn nhân lực của mình trong từng thời kì đáp ứng tốt các yêu cầu mới trongTrường kinh doanh NH. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Như Thảo 32
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm 2.3.3.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2015-2017 Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2015-2017 (Đơn vị tính: Triệu đồng) 2016/2015 2017/2016 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tỷ lệ Tỷ lệ +/- +/- % % Tiền và các tài sản khả dụng 16.765 17.432 21.469 667 3,97 4.037 23,15 Cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân 1.995.645 2.006.481 2.593.201 10836 0,54 586.714 29,24 Lãi và thu phí phải thu 7.976 8.484 8.679 508 6,36 195 2,29 Chứng khoán sẵn sàng để bán 200.000 200.000 200.000 0 0 0 0 Lãi phải thu chứng khoán nợ 7.356 7.578 7.599 222 3,01 21 0,28 Các khoản phải thu 6.940 7.032 7.448 92 1,32 416 5,91 Công cụ, dụng cụ, vật liệu 356 398 636 42 11,79 238 59,79 Tài sản cố định 16.486 17.166 25.067 680 4,12 7.901 46,02 Hao mòn tài sản (23.457) (24.661) (18.634) -1204 5,13 6.027 -0,244 Tài sản có khác 723 754 645 31 4,28 -109 -0,14 TỔNG TÀI SẢN 2.228.790 2.289.986 2.846.110 61196 2,74 556.124 24,28 Nợ phải trả 2.215.679 2.264.811 2.792.981 49132 2,21 528.170 0,23 Thu nhập 234.487 260.210 404.093 25723 10,96 143.883 0,55 Tổng chi phí (221.376) (235.035) (350.964) -13659 6,17 -115.929 -0,49 TỔNG NGUỒN VỐN 2.228.790 2.289.986 2.846.110 61196 2,74 556.124 24,28 (Nguồn: Phòng Kế toán Giao dịch) Tài sản và nguồn vốn là 2 yếu tố quan trọng của NH góp phần bảo đảm cho hoạt động kinh doanh và đem lại lợi nhuận cho NH. TrườngVề Tài Sản: Qua Đạibảng 2.2 tahọc thấy tổ ngKinh tài sản năm tế 2015 Huếlà 2.228.790 triệu đồng năm 2016 là 2.289.986 triệu đồng tương ứng tăng 61.196 triệu đồng so với năm 2015. Năm 2017 tổng tài sản là 2.846.110 triệu đồng tương ứng tăng 24% so với năm 2016.Trong danh mục tổng tài sản thì cho vay các tổ chức, cá nhân qua 3 năm luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các danh mục còn lại. Bên cạnh đó, NH ngày càng hoàn thiện hơn về chính sách cho vay, thủ tục đơn giản thu hút thêm được nhiều khách hàng đến với NH. SVTH: Lê Thị Như Thảo 33
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm Về Nguồn Vốn: Tổng nguồn vốn của NH tăng điều qua các năm, năm 2015 số tổng nguồn vốn là 2.228.790 triệu đồng, tổng nguồn vốn năm 2016 là 2.255.657 triệu đồng, tăng 26.867 triệu đồng tương ứng 2,74%. Năm 2017 tổng nguồn vốn là 2.846.110 triệu đồng tăng 556.124 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng tăng 24,28%. Trong đó nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so các yếu tố còn lại. Sỡ dĩ để đạt được điều đó là do NH sử dụng các biện pháp nhằm thay đổi lãi suất một cách linh hoạt nhằm thu hút một lượng vốn nhàn rỗi trong cư dân, cũng như sử dụng nhiều chính sách khuyến mãi, gửi tiền trúng thưởng nhằm thu hút thêm KH đến gửi tại NH. Bên cạnh đó, NH đã xây dựng được lòng tin với NH thông qua các hoạt động CSR. 2.3.3.3 Tình hình kết quả kinh doanh tại ngân hàng VietinBank_Chi nhánh nam Thừa Thiên Huế: Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng VietinBank_Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2015- 2017 (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 GT % GT % GT % A. Tổng thu nhập 261.478 100 321.547 122,97 396.247 123,23 B. Chi phí 250.221 100 295.400 118,05 340.130 115,14 C. Lợi nhuận 11.257 100 26.147 232,27 56.117 214,62 (Nguồn: Phòng Kế toán Giao dịch) Những năm gần đây, sự tác động rõ rệt bởi bất ổn kinh tế, lạm phát tăng cao, chính sách tiềnTrường tệ thay đổi đã gâyĐạiảnh hư ởhọcng không Kinh nhỏ đến sự tăngtế trưHuếởng của các ngân hàng. Tuy nhiên, bằng sự nổ lực và niềm tin lạc quan, hoạt động kinh doanh của VietinBank_Nam Thừa Thiên Huế đã đạt những thành tựu đáng kể. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình kết quả hoạt động của chi nhánh đã có nhiếu biến động qua 3 năm cụ thể như sau: SVTH: Lê Thị Như Thảo 34
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm - Về doanh thu: Ta thấy thu nhập của CN tăng đều qua 3 năm từ năm 2015– 2017. Năm 2017, doanh thu đạt 396.247 triệu đồng, tăng 74.700 triệu đồng tương ứng với tăng 123,23% so với năm 2016. Năm 2016, thu nhập tiếp tục tăng lên 60.069 triệu đồng so với năm 2015 tương ứng tăng 122,97% so với năm 2011. Trong đó, thu từ lãi vay chiếm tỷ trọng cao nhất trên 90%. Thu từ hoạt động dịch vụ và thu khác chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng doanh thu của CN. Doanh thu tăng đồng nghĩa NH đã có những cải thiện để nâng cao chất lượng sản phẩm để người dân biết đến NH nhiều hơn, người dân ngày càng biết đến và sử dụng các sản phảm của NH ngày càng nhiều hơn làm doanh thu tăng lên. NH cũng cầ có những biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa để ngày càng thu hút nhiều KH đến với NH hơn làm doanh thu tăng hơn trong các năm tới. - Về chi phí: Ta thấy chi phí tăng điều qua 3 năm 2015-2017. Năm 2015 chi phí là 250.221 triệu đồng, năm 2016 là 295.400 triệu đồng. Năm 2017 chi phí tăng lên là 340.130 triệu đồng, tăng 115,14% so với năm 2016, chi phí ở đây tăng nhưng không làm giảm lợi nhuận của NH vì doanh thu tăng nên kéo theo chi phí cũng tăng để đáp ứng hoạt động của ngân hàng diễn ra thuận lợi, chi phí tăng là vì hoạt động ngân hàng tăng. - Về lợi nhuận: Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận cũng không ngừng tăng lên qua 3 năm 2015-2017. Năm 2015 lợi nhuận là 11.257 triệu đồng, năm 2016 tăng lên 26.147 triệu đồng, tăng 232,27% so với năm 2015. Năm 2017 lợi nhuận là 56.117 triệu đồng tăng 214,62 % so với năm 2016. Lợi nhuận tăng là do hoạt động ngân hàng ngày càng tăng lên chi phí thu được thấp hơn so với tiền đã bỏ ra nên lợi nhuận càng tăng lên qua 3 năm. Đồng thời do ngân hàng đã làm tốt được công tác quản lý, giám sát các hoạt độngTrường của ngân hàng nên Đại đã cắt gi họcảm được nhiKinhều chi phí làmtế lợ iHuế nhuận tăng. 2.4 Các hoạt động thực hiện CSR của Vietinbank CN Nam Thừa Thiên Huế 2.4.1 Thực hiện về trách nhiệm kinh tế Không những trong lĩnh vực ngân hàng, mà tất cả các ngành nghề kinh doanh, trách nhiệm đầu tiên của mỗi doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận, vì chỉ khi tạo ra được lợi nhuận thì mới phản ánh được tình hình kinh doanh hiệu quả, nhân viên được chi trả lương thưởng, hưởng những phúc lợi đáng phải có, có lợi nhuận mới có khả năng về SVTH: Lê Thị Như Thảo 35
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm tài chính để đóng góp cho cộng đồng, xã hội. Tất nhiên ở đây, không phải vì lợi nhuận mà bất chấp các hành vi trái phép với pháp luật. Tóm lại, một doanh nghiệp phát triển là tế bào sống của mỗi một đất nước. Trong thời gian vừa qua, chỉ tiêu lợi nhuận đã phản ánh được tình hình kinh doanh hiệu quả của NH, cụ thể năm 2015 là 11.257 triệu đồng, năm 2016 là 26.147 triệu đồng, năm 2017 con số lên tới 56.117 triệu đồng. Giải thích tại sao lại có sự tăng trưởng vượt bậc như vậy nó bắt nguồn từ hai lí do. Thứ nhất, môi trường bên trong là đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có tâm huyết với nghề, có ý chí vươn lên trong công việc. Thứ hai, do yếu tố vĩ mô, trong năm 2017 NH đã thu hồi được nợ xấu của các DN đã vay nợ trước đó. Trong năm 2017, Chi nhánh đã phát triển bứt phá dư nợ khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển mạnh mẽ dịch vụ tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp này, bán chéo các sản phẩm dịch vụ, do đó thu phí dịch vụ tài trợ thương mại tăng trưởng mạnh mẽ đưa tỷ lệ tăng trưởng. Tổng thu phí dịch vụ và thu phí bảo lãnh lên 56% so với năm 2016 (Thu phí dịch vụ tài trợ thương mại luôn chiếm tỷ lệ trên 50% tổng thu phí dịch vụ của Chi nhánh). Mặc dù chưa hoàn thành như kế hoạch đã đề ra nhưng tỷ lệ tăng trưởng 56% là tỷ lệ tăng trưởng cao và đáng được ghi nhận. Doanh thu phí dịch vụ năm 2017 chiếm tỷ trọng 27% so với lợi nhuận kinh doanh, gần hoàn thành chỉ tiêu đặt ra của BLĐ Chi nhánh là phấn đấu năm 2017 doanh thu phí dịch vụ chiếm ít nhất 30% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Trong năm 2017, Chi nhánh tiếp tục chú trọng và thực hiện các biện pháp bán chéo sản phẩm dịch vụ, chú trọng phát triển các chỉ tiêu doanh số, do đó phần lớn các chỉ tiêu Trườngdoanh số đều tăng trưĐạiởng so vhọcới năm 2016 Kinh và đều g ầtến hoàn Huế thành hoàn thành vượt kế hoạch. Riêng doanh số chi trả kiều hối đạt kết quả thấp, chưa đạt 50% kế hoạch năm, trong năm 2018 các phòng ban cần thúc đẩy hoạt động tiếp thị quảng bá đến các địa bàn có nhiều nguồn kiều hối, thực hiện các chương trình khuyến mãi, nâng cao chất lượng dịch vụ, nhằm thúc đầy phát triển doanh số chi trả kiều hối. VietinBank đã áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, giải pháp và đặc biệt là vận dụng hiệu quả nguyên lý tạo động lực lao động, điều kiệu kiên quyết để tăng năng suất SVTH: Lê Thị Như Thảo 36
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm lao động. Đến nay, VietinBank là ngân hàng có đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành cũng như cán bộ nghiệp vụ được đào tạo bài bản, có năng lực, trình độ, trẻ trung, tâm huyết, năng động, sáng tạo. Đặc biệt, VietinBank được đánh giá là nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên để có được thành quả như hiện tại, các nhân viên đã phải đối mặt với những áp lực mang tên “chỉ tiêu” vô cùng lớn. Từ giao dịch viên, chuyên viên dịch vụ khách hàng đến cán bộ tín dụng hay kể cả cán bộ kỹ thuật cũng bị áp chỉ tiêu về huy động thẻ. Thời gian làm việc căng thẳng cộng với áp đặt chỉ tiêu khiến các nhân viên ở đây rất khó có thể cân bằng được giữa công việc và cuộc sống. Nếu như tiếp tục tình trạng như hiện nay, thì rất dễ các cán bộ này sẽ rời bỏ tổ chức. 2.4.2 Thực hiên về trách nhiệm pháp lý Thập niên qua là thập niên của những tổn thất về tiền bạc của ngành ngân hàng. Thất thoát vật chất để lại những hậu quả đi đôi với trách nhiệm, mà giới hạn cao nhất là trách nhiệm hình sự. Khó có thể thống kê chính xác bao nhiêu cán bộ ngân hàng đã gánh chịu loại trách nhiệm này trong những năm đó. Những thông tin thì khi dồn dập, lúc thì rải rác về việc bắt cán bộ ngân hàng này, giam cầm, xét xử cán bộ ngân hàng kia trở nên quá phổ biến. Chính về thế Ban giám đốc Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế luôn đưa ra định hướng yêu câù tất cả nhân viên phải làm đúng luật pháp, các sản phẩm, gói dịch vụ cung cấp ra cho khách hàng cũng chắc chắn phải đảm bảo không vi phạm pháp luật, minh bạch. Bên cạnh đó thường xuyên quan tâm đến công tác chống tham nhũng. Triển khai, quán triệt thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; phối hợp với các đoàn thể, tổ chức quần chúng có trách nhiệm tổ chức học tập tư tưởng, tấm gương đạo đứcTrường Hồ Chí Minh về phòng,Đại chố nghọc tham nh Kinhũng đến từng tế cán bHuếộ, nhân viên thuộc phạm vi quản lý nhằm tăng cường hiểu biết pháp luật, nâng cao nhận thức trong thực hiện phòng, chống tham nhũng. Vietinbank CN Nam Thừa Thiên Huế áp dụng cơ chế lương thưởng, chính sách phúc lợi cạnh tranh và vượt trội. Các cơ chế, chính sách này được thực hiện công bằng, minh bạch, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của người lao động cả về vật chất và tinh thần. Vietinbank gắn chính sách tiền lương với chính sách quản lý lao động. Từ SVTH: Lê Thị Như Thảo 37
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm đó người lao động được hưởng theo hiệu quả công việc và mức độ đóng góp tại từng vị trí công việc. Bên cạnh đó, đánh giá cao và trân trọng sự đóng góp của những cá nhân tài năng tại các vị trí lãnh đạo có vai trò lớn đối với sự phát triển của ngân hàng. Tổ chức cam kết tạo môi trường làm việc tốt nhất, minh bạch và trách nhiệm, sự chuyên nghiệp và sáng tạo đó chính là nền tảng của quy tắc ứng xử và văn hóa kinh doanh của Vietinbank. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Như Thảo 38
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm NH cũng chú trọng và đưa ra các chính sách đãi ngộ đặc biệt cho người lao động có trình độ kĩ thuật công nghệ cao, thực hiện công tác thi đua, khen thưởng kịp thời để khích lệ cán bộ. Các hình thức phúc lợi đối với người lao động cũng được đa dạng hóa như: Chế độ tham quan nghỉ mát hằng năm, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao như: Hội thi nét đẹp Văn hóa Vietinbank toàn hệ thống, khám và chăm sóc sức khỏe định kì thường xuyên, hỗ trợ mua các gói bảo hiểm sức khỏe tại các bệnh viện uy tín của Việt Nam. VietinBank đã áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, giải pháp và đặc biệt là vận dụng hiệu quả nguyên lý tạo động lực lao động, điều kiệu kiên quyết để tăng năng suất lao động. Đến nay, VietinBank là ngân hàng có đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành cũng như cán bộ nghiệp vụ được đào tạo bài bản, có năng lực, trình độ, trẻ trung, tâm huyết, năng động, sáng tạo. Đặc biệt, VietinBank được đánh giá là nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam với cơ chế tuyển dụng luôn đảm bảo cơ hội bình đẳng, khách quan, minh bạch cho tất cả các ứng viên. Đây là ngân hàng Thương mại đầu tiên tổ chức tuyển dụng cho các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý, là ngân hàng đầu tiên đổi mới việc tuyển dụng theo hình thức trực tuyến. 2.4.3 Thực hiện về trách nhiệm đạo đức Theo đó, việc VietinBank đứng ở vị trí số 1 trong danh sách 10 ngân hàng được bình chọn tiếp tục thể hiện năng lực tài chính, kinh nghiệm kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng vượt bậc. Đồng thời, VietinBank được khách hàng đánh giá tích cực về chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt trong năm 2015 - 2016. Bên cạnh đó, VietinBank cũng chú trọng và đưa ra các chính sách đãi ngộ đặc biệt cho người lao động có trình độ kĩ thuật công nghệ cao, thực hiện công tác thi đua, khen thưTrườngởng kịp thời để khíchĐại lệ cán học bộ. Các Kinhhình thức phúc tế lợi Huế đối với người lao động cũng được đa dạng hóa như: - Chế độ tham quan nghỉ mát hằng năm ở Hàn Quốc, Thái Lan, Dubai cho những nhân viên xuất sắc. SVTH: Lê Thị Như Thảo 39
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm - Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao như: Hội thi nét đẹp Văn hóa Vietinbank toàn hệ thống, khám và chăm sóc sức khỏe định kì thường xuyên, hỗ trợ mua các gói bảo hiểm sức khỏe tại các bệnh viện uy tín như là Bệnh viện Quốc Tế - Huế Đọng lại trong những ghi nhận ấy chính là những giá trị văn hóa mang đậm bản sắc NH đã được bồi đắp, đúc kết qua nhiều thế hệ. - Là sự gắn bó, yêu nghề của đội ngũ lao động NH được thể hiện qua việc đội ngũ nhân viên hàng ngày tích cực làm việc, làm việc đúng năng suất, chất lượng sản phẩm tốt mặc dù làm việc trong môi trường khá căng thằng, phải chịu nhiều áp lực. - Là sự bản lĩnh vượt qua những khó khăn, chấp nhận những rủi ro để từ đó có thể đưa ra những giải pháp, hướng đi đúng cho ngân hàng nhằm phát triển một cách bền vững. - Là sự đoàn kết, tình cảm gắn bó của những con người trong ngân hàng, đó là việc đội ngũ cán bộ không ngần ngại những khó khăn trước mắt mà cùng nhau cố gắng để vượt qua hay việc đội ngũ nhân viên đoàn kết cùng nhau hoàn tất các hoạt động xã hội, đem lại những giá trị cho cộng đồng. 2.4.4. Thực hiện về trách nhiệm thiện nguyện  Đối với xã hội Bảng 2.4: Kinh phí thực hiện các hoạt động công tác xã hội trong giai đoạn 2016-2017 (Đơn vị tính: VN đồng) Các hoạt động công tác xã hội Năm 2016 Năm 2017 Tài trợ y tế 20.000.000 0 Tài trợ giáo dục 17.000.000 23.000.000 Tài trợ an sinh xã hội 25.000.000 34.000.000 TỔNG Trường Đại học Kinh62.000.000 tế Huế57.000.000 (Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính) Thực hiện phương châm doanh nghiệp đồng hành cùng xã hội, Chi nhánh luôn quan tâm chú trọng đến công tác an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, thường xuyên tổ chức các chuyến đi về nguồn, viếng các nghĩa trang liệt sĩ, . Trong năm 2017 Chi nhánh đã trao học bổng cho các học sinh nghèo vượt khó cho các trường học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nhận phụng dưỡng cho 02 bà mẹ Việt Nam anh hùng và SVTH: Lê Thị Như Thảo 40
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm thường xuyên ủng hộ các quỹ từ thiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhằm tri ân các gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, đại diện hai Đoàn Thanh niên đã trao 6 suất quà cho các trường hợp khó khăn ở xã Vinh Thanh. Các phần quà ngoài ý nghĩa về vật chất còn là niềm động viên lớn lao về mặt tinh thần cho những thế hệ đã cống hiến vì nền độc lập dân tộc. Bên cạnh đó, Lãnh đạo Phòng Bán lẻ, Phòng Giao dịch cùng các cán bộ quan hệ khách hàng của VietinBank Nam Thừa Thiên - Huế còn kết hợp tổ chức chương trình hành động “Roadshow Bán lẻ”. Trong đó, cán bộ Chi nhánh đã trực tiếp đến tận nhà để tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới các tiểu thương, hộ kinh doanh, bà con đang sinh sống trên địa bàn xã Vinh Thanh cùng với những suất quà nhỏ tặng cho các gia đình còn khó khăn, người già neo đơn. Đây là xã có tiềm năng to lớn về kinh tế, du lịch, tập trung lượng dân cư đông đúc, nhu cầu vay vốn, gửi tiền, dịch vụ kiều hối dồi dào trên địa bàn huyện Phú Vang nói riêng và tỉnh Thừa Thiên - Huế nói chung. Ngay trong ngày đầu triển khai, Chi nhánh đã có thêm 7 khách hàng mới cùng lượng khách hàng tiềm năng để khai thác tiếp theo. Trong tương lai gần, hoạt động sẽ được triển khai tại các khu vực có tiềm năng phát triển của tỉnh, góp phần thúc đẩy hoạt động bán lẻ của Chi nhánh lên một tầm cao mới theo đúng định hướng kinh doanh, phát triển cộng đồng của Ban Lãnh đạo VietinBank.  Đối với nhân viên Xác định chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Công đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như vận động đoàn viên công đoàn tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tổ chức cuộc thi viết tay tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp, giao tiếp khách hàng giỏi. Các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao thường Trườngxuyên được tổ chứ c Đạithông qua học các hội thi Kinh văn nghệ, th tếể thao Huếnhân dịp các ngày lễ lớn, ngày thành lập ngành, vừa để rèn luyện tinh thần, thể chất cho đoàn viên, đồng thời tạo được không khí vui tươi, sôi nổi trong đơn vị. Qua đó, cũng tuyển chọn được những hạt nhân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao của tỉnh cũng như của ngành. Ngân hàng cũngcó những chính sách, tổ chức các hoạt động chăm lo và quan tâm đến cuộc sống của nhân viên. Khi gia đình của nhân viên gặp phải vấn đề gì về sức khỏe hay khó khăn về mặt kinh tế thì Công đoàn sẽ trích một phần quỹ cộng với SVTH: Lê Thị Như Thảo 41
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm huy động sự giúp đỡ của toàn thể nhân viên của chi nhánh. 2.5 Đánh giá của nhân viên về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) tại Ngân hàng TMCP Vietinbank chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế 2.5.1 Mô tả đặc điểm tổng thể nghiên cứu Đối tượng khảo sát là nhân viên đang làm việc tại Ngân hàng TMCP Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế. Quy mô của mẫu: n= 110 Số phiếu phát ra: 110 phiếu Số phiếu thu về: 108 phiếu Số phiếu hợp lệ: 107 phiếu Bảng 2.5: Đặc điểm tổng thể nghiên cứu Tiêu chí Phân loại Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 55 51 Nữ 52 49 Độ tuổi Dưới 25 tuổi 19 18 Từ 25 đến 30 tuổi 33 31 Từ 30 đến 40 tuổi 40 37 Trên 40 tuổi 15 14 Thu nhập bình quânDưới 7 triệu 13 12 mỗi tháng Từ 7,1 đến 10 triệu 26 24 Từ 10,1 đến 20 triệu 31 29 Trên 20 triệu 37 35 Thời gian công tác Dưới 3 năm 20 19 Từ 3 đến 5 năm 35 33 Từ 5 đến 10 năm 37 34 Trên 10 năm 15 14 Trường Đại học(Ngu Kinhồn: Kết qu ảtếxử lý Huếsố liệu bằng SPSS) Theo giới tính: Thông qua kết quả phân tích ta thấy rằng trong tổng số 107 mẫu điều tra theo giới tính thì trong đó tỉ lệ nam giới chiếm 51% và nữ giới tương ứng 49%. Như vậy, số lượng nhân viên nữ và nam giới có sự cân đối, gần như tương đồng nhau, điều này phù hợp với cơ cấu nhân viên của ngân hàng Vietinbank và đặc điểm ngành ngân hàng với từng đặc thù công việc, với những bộ phận như giao dịch viên SVTH: Lê Thị Như Thảo 42
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm cần sự tỉ mỉ, nụ cười thân thiện, còn những bộ phận như quan hệ khách hàng, tín dụng thì cần đầu óc tỉnh táo, nhanh nhẹn của nam giới. Theo độ tuổi: Dựa vào bảng phân tích cho ta kết quả, cơ cấu mẫu điều tra theo độ tuổi có sự chênh lệch giữa các nhóm tuổi khác nhau, cụ thể như sau: nhóm tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là trên 40 tuổi với 14,0%, nhóm dưới 25 tuổi là 18,0%, tiếp theo là nhóm từ 25 đến 30 và 30 đến 40 chiếm tỷ lệ tương ứng là 31% và 37 %. Số lượng nhân viên điều tra có tuổi từ 30-40 chiếm tỷ lệ cao nhất điều này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu lao động của ngân hàng, cần những lao động có kinh nghiệm tuy nhiên vẫn thể hiện sự trẻ trung, năng động. Ngược lại, độ tuổi trên 40 tuổi khá ít, bởi lẽ tuân theo quy luật tự nhiên, những người lớn tuổi họ không còn khả năng làm việc tốt bằng những người trẻ, buộc phải đào thải họ ra khỏi tổ chức hoặc phải nghỉ hưu theo như Bộ luật Lao Động đã quy định. Theo thu nhập bình quân: Theo biểu đồ thu nhập bình quân mỗi tháng ta thấy số lượng thu nhập từ trên 20 triệu đồng là lớn nhất chiếm 35% tương ứng với 37 nhân viên, đây là một con số khá hợp lý khi mà với sự phục hồi kinh tế những năm gần đây, ngành ngân hàng đang trở lại thời kì hoàng kim và với mức lương này có thể cho nhân viên có một cuộc sống ổn định. Theo thâm niên công tác: Về thâm niên công tác, số lượng nhân viên có thời gian công tác từ 5 đến 10 năm chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 34%. Mặc dù thành lập cách đây gần 30 năm nhưng Vietinbank CN Nam Thừa Thiên Huế luôn có những chính sách phúc lợi tốt, lương thưởng cạnh tranh, môi trường làm việc năng động điều này đã thu hút các nhân tài cũng như tạo cho họ sự gắn kết với ngân hàng. 2.5.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha TrTrườngước tiên, nghiên cĐạiứu tiến hành họcđánh giáKinhđộ tin cậ ytếcủa thangHuếđo thông qua hệ số Cronbach Alpha. Cronbach Alpha phải được thực hiện trước để loại các biến rác (garbage items) trước khi thực hiện phân tích EFA. Quá trình này có thể giúp chúng ta tránh được các biến rác vì các biến rác này có thể tạo nên các nhân tố giả (artifical factors) khi phân tích EFA (Churchill 1979). (Nguyễn Đình Thọ, Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, tr.304). SVTH: Lê Thị Như Thảo 43
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm Ta sẽ thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha để kiểm tra xem biến quan sát nào có đóng góp vào việc đo lường sự hài lòng trong công việc của nhân viên và biến quan sát nào không. Điều này liên quan đến hai phép tính toán: tương quan giữa bản thân các câu hỏi (các biến quan sát) và tương quan của các điểm số của từng câu hỏi với điểm số toàn bộ các câu hỏi cho mỗi người trả lời. Các biến có hệ số tương quan biến – tổng (iem - total correction) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và khi Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Sau khi điều tra, ta tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo nhận thức về CSR và thang đo sự hài lòng bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Kết quả thu được như sau: Kiểm định độ tin cậy thang đo nhóm biến độc lập Theo mô hình nghiên cứu đề xuất, có 4 nhân tố được đưa vào nghiên cứu về Đánh giá của nhân viên về việc thực hiện CSR tại ngân hàng TMCP CN Nam Thừa Thiên Huế: “Trách nhiệm kinh tế”, “Trách nhiệm pháp luật”, Trách nhiệm đạo đức” và ”Trách nhiệm từ thiện”. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Như Thảo 44
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm Bảng 2.6 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha đối với các nhân tố thực hiện CSR của ngân hàng Tương Cronbach’s Biến quan Trung bình thang Phương sai thang quan biến Alpha nếu sát đo nếu loại biến đo nếu loại biến tổng loại biến Trách nhiệm kinh tế (KT) Cronbach’s Alpha = 0,767 KT1 11,093 5,859 0,578 0,705 KT2 11,177 5,959 0,529 0,731 KT3 11,243 5,752 0,567 0,712 KT4 11,289 5,868 0,594 0,697 Trách nhiệm pháp luật (PL) Cronbach’s Alpha = 0,837 PL1 11,401 7,111 0,683 0,788 PL2 11,439 7,626 0,681 0,787 PL3 11,317 7,672 0,685 0,786 PL4 11,289 8,113 0,627 0,811 Trách nhiệm đạo đức (DD) Cronbach’s Alpha = 0,851 DD1 7,308 3,140 0,729 0,785 DD2 7,280 3,430 0,739 0,775 DD3 7,205 3,486 0,697 0,813 Trách nhiệm từ thiện (TT) Cronbach’s Alpha = 0,847 TT1 7,411 2,867 0,736 0,767 TT2 7,401 2,941 0,733 0,770 TT3 Trường7,261 Đại 3,044học Kinh0,677 tế Huế0,823 (Nguồn Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS) * Thành phần “Trách nhiệm kinh tế” có 4 biến quan sát (KT1, KT2, KT3, KT4) Cả 4 biến quan sát này đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach alpha = 0,767 (lớn hơn 0.6). Vì vậy 4 biến quan sát này đều đạt yêu cầu và được đưa vào để tiến hành phân tích nhân tố tiếp theo. SVTH: Lê Thị Như Thảo 45
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm * Thành phần “Trách nhiệm pháp lý” có 4 biến quan sát (PL1, PL2, PL3, PL4). Trong 4 biến đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach alpha là 0,837 (lớn hơn 0.6).Vì vậy 4 biến quan sát này đều được đưa vào để phân tích nhân tố. * Thành phần “Trách nhiệm đạo đức” có 3 biến quan sát (DD1, DD2, DD3). Cả 3 biến quan sát này đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach alpha =0,851 (lớn hơn 0.6). Vì vậy 3 biến quan sát đạt yêu cầu và được đưa vào để tiến hành phân tích nhân tố. * Thành phần “Trách nhiệm từ thiện” có 3 biến quan sát (TT1, TT2, TT3). Cả 3 biến quan sát này đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach alpha =0,847 (lớn hơn 0.6). Vì vậy 3 biến quan sát đạt yêu cầu và được đưa vào để tiến hành phân tích nhân tố. Kiểm định độ tin cậy thang đo nhóm biến phụ thuộc Bảng 2.7: Kết quả kiểm định thang đo về sự hài lòng Trung bình Phương sai Cronbach’s Biến quan Tương quan thang đo nếu thang đo nếu Alpha nếu loại sát biến tổng loại biến loại biến biến Thành phần sự hài lòng (HL) Cronbach’s alpha=0,748 HL1 3,719 0,789 0,621 0,77 HL2 3,635 0,856 0,621 0,76 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS) * Thành phần “Sự hài lòng” có 2 biến quan sát (HL1 và HL2). Cả 2 biến quan sát này đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach alpha =0,748 (lớn hơn 0.6). Vì vậy 2 biến quan sát đạt yêu cầu và được đưa vào để tiến hành phân tích nhân tố. 2.5.3 PhânTrường tích nhân tố khám Đại phá EFAhọc Kinh tế Huế Phương pháp EFA được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu để đánh giá sơ bộ các thang đo lường. Khi phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chí sau: - Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): Là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0.5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích SVTH: Lê Thị Như Thảo 46
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.(Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). - Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): Dùng để xem xét ma trận tương quan có phải là ma trận đơn vị, là ma trận có các thành phần (hệ số tương quan giữa các biến) bằng không và đường chéo (hệ số tương quan với chính nó) bằng 1. Nếu kiểm định Bartlett có Sig 0.5. Nếu biến quan sát có hệ số tải nhân tố 1 đã có 4 nhân tố được tạo ra. + Tổng phương sai trích % = 70,33%> 50%, cho biết 4 nhân tố này sẽ giải thích được %Trường biến thiên của dữ liệĐạiu. học Kinh tế Huế + Trong ma trân xoay Rotated Componemt Matrix có tổng cộng là 4 nhân tố được trích, biến quan sát có hệ số tải thấp nhất là 0,737 > 0,5 nên không có biến nào phải loại ra khỏi mô hình. Vì vậy, không cần phải tiến hành phân tích nhân tố EFA lần 2 SVTH: Lê Thị Như Thảo 47
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Văn Chiêm 2.5.3.2. Phân tích khám phá nhân tố với các biến phụ thuộc (sự hài lòng) Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá đối với các chỉ tiêu đo lường sự hài lòng của nhân viên, nghiên cứu thu được kết quả: (Phụ lục 4.2) + Hệ số KMO = 0,52 > 0.5 nên chấp nhận được. + Kết quả kiểm định Bartlett’s Test of Sphericity có Sig = 0,000 1 đã có 1 nhân tố được tạo ra. + Tất cả các biến đều có hệ số tải nhân tố > 0,5 2.6.3.3 Đặt tên và giải thích nhân tố Căn cứ vào kết quả ma trận nhân tố sau khi xoay, ta có 5 nhân tố được tạo thành và đối với mỗi nhân tố đó thì giá trị bình quân của các nhân tố thành viên sẽ cho ta giá trị biến mới dùng để phân tích mô hình hồi quy sau này. Nhân tố 1: Nhân tố này có phần trăm biến động giải thích lớn nhất, nhóm này gồm có 4 biến quan sát và hệ số tải nhân tố đều trên 0,6 chứng tỏ thang đo đạt giá trị hội tụ và phân biệt trong nhân tố này. Các biến quan sát được viết tắt để tiện lợi cho quá trình xử lý số liệu. Bao gồm: Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên về các quy định, các chính sách liên quan đến nghiệp vụ. NH luôn tuân thủ luật quy định tuyển dụng, tuyển mộ và lợi ích của nhân viên. Thực hiện nguyên tắc công bằng trong việc khen thưởng và thăng tiến của nhân viên. Sản phẩm dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn của pháp luật. CácTrường biến này đều th ểĐạihiện trách học nhiệm th ựKinhc hiện và tuân tế thủ Huếcác quy định trong kinh doanh của mỗi một doanh nghiệp, do đó nhân tố này được đặt tên là “Trách nhiệm pháp lý”. Nhân tố 2: Với 4 biến quan sát với hệ số tải đều lớn hơn 0,6. Các biến này thể hiện những điều mà tổ chức cần làm để thúc đẩy sự phát triển, tạo ra được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhóm nhân tố này được gọi là: “Trách nhiệm kinh tế”. Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường. SVTH: Lê Thị Như Thảo 48