Khóa luận Đánh giá trách nhiệm xã hội đối với công nhân tại Công ty Cổ phần dệt may Huế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá trách nhiệm xã hội đối với công nhân tại Công ty Cổ phần dệt may Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_danh_gia_trach_nhiem_xa_hoi_doi_voi_cong_nhan_tai.pdf
Nội dung text: Khóa luận Đánh giá trách nhiệm xã hội đối với công nhân tại Công ty Cổ phần dệt may Huế
- Đại học Kinh tế Huế ĐẠI HỌC HUẾ ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Đại học kinh tế Huế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ Sinh Viên: NGUYỄN THỊ MỸ KHÓA HỌC: 2014 - 2018
- Đại học Kinh tế Huế ĐẠI HỌC HUẾ ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Đại học kinh tế Huế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ Sinh Viên: Giáo Viên Hƣớng Dẫn: Nguyễn Thị Mỹ ThS. Lê Văn Phúc Lớp: K48 QTKD MSV : 14K4021357 Huế 4/2018
- Đại học Kinh tế Huế Trong quá trình thực tập và hoàn thành bân khóa luận tốt nghiệp Đäi học chuyên ngànhĐại QTKD học Tổng kinhHợp, tôi xintế gửi Huếlời câm ơn đến: Các thæy, cô giáo Khoa Quân trị kinh doanh Trường Đäi học Kinh tế Huế đã tận tình giâng däy, truyền thụ cho tôi những kiến thức bổ ích. Kiến thức mà tôi học được không chî là nền tâng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu trong quá trình công tác. Tôi xin bày tô lòng biết ơn såu sắc đến ThS. Lê Văn Phúc, người đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp dẫn dắt tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn chînh khóa luận này. Tôi cũng xin chån thành câm ơn đội ngũ cán bộ nhån viên công ty Cổ phæn Dệt May Huế đã giúp đỡ tận tình và täo điều kiện cho tôi tiến hành điều tra và thu thập số liệu. Do thời gian và kiến thức còn hän chế nên trong quá trình hoàn thành khóa luận không thể tránh khôi những sai sót, kính mong sự góp ý xåy dựng của quý thæy, cô giáo và các bän sinh viên để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chån thành câm ơn! i
- Đại học Kinh tế Huế TÓM LƢỢC LUẬN VĂN Trong đề tài nghiên cứu “ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ” tác giả đã hệ thống hóa các lí luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm các khái niệm, bản chất của nó và vai trò của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói chung và đối với công nhân nói riêng. Để phục vụ cho nghiên cứu, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu với 6 nhân tố quan sát bao gĐạiồm: học kinh tế Huế - Giờ làm việc - Ttiền lương và phúc lợi - Quản lí trực tiếp - Tự do đoàn thể và thương lượng tập thể - Sức khỏe và an toàn - Lao động bắt buộc. Từ mô hình này tác giả đã thiết kế bảng hỏi với các biến quan sát để thu thập mức độ cảm nhận của công nhân về công tác thực hiện trách nhiệm xã hội đối với họ tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế. Qua đánh giá với các giá trị trung bình của các biến quan sát đều trên 3.5 nhận thấy rằng tuy có một vài ý kiến chưa hài lòng nhưng nhìn chung công ty đã thực hiện khá tốt trách nhiệm xã hội đối với công nhân của mình. Cũng từ kết quả khảo sát cùng với sự quan sát của mình, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để giúp công ty hoàn thiện hơn nữa trách nhiệm xã hội đối với công nhân. ii
- Đại học Kinh tế Huế DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CSR : Corporate Social Responsibility EC : European Community WB : World Bank CEO : Chief Executive Officer GDP : Gross Domestic Product CPTPP Đại: Comprehensive học andkinh Progressive tế Agreement Huế for Trans-Pacific Partnership FTA : Free trade agreement ASEAN : Association of South East Asian Nations AEC : ASEAN Economic Community EU : European Union FOB : Free On Board ODM : Original design manufacturer CTM : Cut – Make -Trim VITIC : Vietnam Industry and Trade Information Center CAGR : Compounded Annual Growth rate ISO : International Organization for Standardization PE : Polyethylen PECO : Polyethylen Cotton KV : Kilovolt NICs : Newly Industrialized Country – các nước công nghiệp mới. iii
- Đại học Kinh tế Huế MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu của đề tài 5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐĐạiI VỚI CÔNG học NHÂN kinh tế Huế 6 1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 6 1.1.1 Khái niệm và bản chất trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 6 1.1.2 Sự ra đời và phát triển của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 11 1.1.3. Các loại hành vi của doanh nghiệp trong thực hiện CSR 12 1.1.4. Vai trò của CSR 13 1.1.5. Lợi ích của việc thực hiện CSR đối với doanh nghiệp 17 1.2. Công nhân của doanh nghiệp 20 1.3. Doanh nghiệp dệt may 21 1.3.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 22 1.3.2. Vai trò của các doanh nghiệp dệt may 26 1.4. Các nghiên cứu có liên quan và mô hình nghiên cứu đề xuất 26 1.4.1. Các nghiên cứu có liên quan 26 1.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất. 28 1.5. Kinh nghiệm thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Dệt May ở Việt Nam. 30 CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ. 34 2.1. Tổng quan về công ty Cổ phần Dệt May Huế 34 iv
- Đại học Kinh tế Huế 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 34 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty. 35 2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty. 35 2.1.4. Tình hình lao động của công ty từ năm 2015 – 2017 36 2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2015 đến 2017 37 2.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty Công ty Cổ phần Dệt May Huế 40 2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với công nhân tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế thông qua kết quả khảo sát. 55 2.3.1. ĐặcĐại điểm mẫ uhọc điều tra kinh tế Huế 55 2.3.2. Đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với công nhân tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế thông qua kết quả khảo sát 60 2.3.2.1. Đánh giá về giờ làm việc 60 2.3.2.2. Tiền lương và phúc lợi 62 2.3.2.3. Lao động bắt buộc 64 2.3.3.4. Sức khỏe và an toàn 66 2.3.2.5. Tự do đoàn thể và quyền thương lượng tập thể 69 2.3.2.6. Quản lí trực tiếp 71 2.3.2.7. Đánh giá chung của công nhân về các chính sách trách nhiệm xã hội tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế 73 2.4. Đánh giá chung về tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội đối với công nhân của Công ty Cổ phần Dệt May Huế thông qua kết quả khảo sát 74 2.4.1. Kết quả đạt được 74 2.4.2. Hạn chế 75 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 77 3.1. Cơ sở của việc đưa ra các giải pháp 77 v
- Đại học Kinh tế Huế 3.2. Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội đối với công nhân tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế 77 3.2.1. Giải pháp về tiền lương và phúc lợi 78 3.2.2. Giải pháp về quản lí trực tiếp 80 3.2.3. Giải pháp về tự do đoàn thể và thương lượng tập thể 80 3.2.4 Giải pháp về sức khỏe và an toàn trong lao động 80 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82 1. Kết luận 82 2. Kiến nghị 83 2.1. Đối vĐạiới cơ quan học quản lí kinh tế Huế 83 2.2. Đối với công ty 83 3. Hạn chế của đề tài. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC vi
- Đại học Kinh tế Huế DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Sự phát triển của các cách tiếp cận CSR 11 Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty từ năm 2015 – 2017 36 Bảng 2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2015 – 2017 38 Bảng 2.3: Tổng quan về đối tượng điều tra 55 Bảng 2.4: Kết quả thống kê mô tả theo nhân tố “Giờ làm việc” 61 Bảng 2.5: Kết quả thống kê mô tả theo nhân tố “Tiền lương và phúc lợi” 63 Bảng 2.6: Kết quả thống kê mô tả theo nhân tố “Lao động bắt buộc” 65 Bảng 2.7: Kết Đạiquả thống họckê mô tả theokinh nhân tố tế“Sức khHuếỏe và an toàn” 67 Bảng 2.8: Kết quả thống kê mô tả theo nhân tố “Tự do đoàn thể và quyền thương lượng tập thể” 70 Bảng 2.9: Kết quả thống kê mô tả theo nhân tố “Quản lí trực tiếp” 72 Bảng 2.10: Kết quả thống kê mô tả đánh giá chung về các chính sách trách nhiệm xã hội tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế 73 vii
- Đại học Kinh tế Huế DANH MỤC HÌNH Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu của đề tài 29 Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty. 35 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Biểu đồ tỉ lệ người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm tiền cho sản phẩm hoặc dịch vụ của cácĐại công ty làhọc có cam kkinhết hoạt động tế xã h ộHuếi và bảo vệ môi trường. 16 Biểu đồ 1.2: Biểu đồ tỉ lệ người tiêu dùng kiểm tra bao bì sản phẩm để đảm bảo thương hiệu có thực hiện cam kết vì cộng đồng và môi trường của mình. 17 Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt May Huế 39 từ 2015 – 2017 39 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu đối tượng điều tra theo giới tính 56 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu đối tượng điều tra theo độ tuổi 56 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu đối tượng điều tra theo kinh nghiệm làm việc 57 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu đối tượng điều tra theo thu nhập hàng tháng 58 Biểu đồ 2.6: Hình thức biết đến trách nhiệm xã hội đối với người lao động 59 của công ty 59 Biểu đồ 2.7: Đánh giá của công nhân về “Giờ làm việc” 60 Biểu đồ 2.8: Đánh giá của nhân viên về “Tiền lương và phúc lợi” 62 Biểu đồ 2.9: Đánh giá của công nhân về “Lao động bắt buộc” 64 Biểu đồ 2.10: Đánh giá của công nhân về “Sức khỏe và an toàn” 66 Biểu đồ 2.11: Đánh giá của công nhân về “Tự do đoàn thể và quyền 69 thương lượng tập thể” 69 Biểu đồ 2.12: Đánh giá của công nhân về “Quản lí trực tiếp” 71 viii
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với công nhân là một vấn đề tuy không mới nhưng vẫn là chủ đề nóng hiện nay. Từ năm 1986 khi nước ta đổi mới từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường và công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế đã chuyển biến nhất định. Sự ra đời của các doanh nghiệp sản xuất, các khu công nghiệp đã góp phần làm tăng trưởng kinh tế đáng kể và hơn hết đó là giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp trên cả nước. Tuy vậy hiện nay đời sống người lao động đặc biệt là các công nhân hầuĐại hết còn nhihọcều khó khăn.kinh Một phtếần là Huế do các doanh nghiệp trong nước phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khả năng chi trả lương cho công nhân không được cao. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều doanh nghiệp chỉ để ý lợi ích của mình, vì lợi ích riêng mà họ lợi dụng sự thiếu thông tin và hiểu biết của công nhân không chú trọng hoặc nghiêm trọng hơn đó là xâm hại đến lợi ích chính đáng của công nhân. Điển hình nhiều doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội dài hạn gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của công nhân. Theo thống kê của Bảo hiểm Xã Hội Việt Nam, năm 2017 có 50 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội đáp ứng cả hai tiêu chí “quá dài” và “quá nhiều” tuyển dụng nhưng không kí hợp đồng lao động với tổng số tiền nợ ước tính đến hết ngày 30/04/2017 là 14.019 tỷ đồng bao gồm cả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Các vụ đình công, bãi công tập thể hàng năm cao đến từ công nhân cũng phần nào phản ánh sự vô trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với công nhân. Theo thống kê từ Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, chỉ trong 10 ngày đầu tiên của tháng 1 năm 2018 cả nước đã có 5 cuộc đình công xảy ra. Trong năm 2017, cả nước đã có 314 cuộc đình công và ngừng việc tập thể, tăng 28 cuộc so với năm 2016. Hay vào đầu tháng 2/2018 lãnh đạo công ty Texwell vina đã bỏ về nước bỏ lại hàng ngàn công nhân viên với tổng số lương bị nợ lên đến 13,7 tỷ đồng, nợ Bảo hiểm Xã hội trên 17,5 tỷ đồng. Trong lúc đó nhiều doanh nghiệp được vinh danh là doanh nghiệp vì người lao động, hay đã đạt được các chứng chỉ về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là các doanh nghiệp được vinh danh, được chứng nhận đó có thật sự làm Khóa luận tốt nghiệp 1
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc tốt công tác thực hiện trách nhiệm xã hội của mình không? Họ đã làm tốt đến đâu? Làm sao để đánh giá được là họ làm tốt đến mức độ nào? Làm sao để doanh nghiệp có thể thực hiện tốt hơn nữa trách nhiệm xã hội đối với công nhân? Với mong muốn tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi đó tác giả đã chọn hướng nghiên cứu về vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với công nhân. Qua tìm hiểu được biết Công ty Cổ Phần Dệt May Huế là công ty đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế với số lượng công nhân lớn. Công ty đã đạt được nhiều chứng nhận về trách nhiệm xã hội như chứng nhận Trách nhiệm tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội trong sản xuất hàng may mặc SA 8000 hay chứng nhận Sản xuất được công nhận toànĐại cầu WRAP học trong kinhsản xuất hàng tế may Huế mặc. Công ty cũng nhiều năm được phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam vinh danh danh hiệu doanh nghiệp vì người lao động. Do đó tác giả quyết định chọn đề tài: “ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ” để làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp của mình nhằm tìm hiểu, đánh giá về công tác thực hiện trách nhiệm xã hội đối với công nhân của công ty, tìm ra những mặt hiệu quả và hạn chế của công tác này và có những phương án giúp công ty nâng cao hơn công tác thực hiện trách nhiệm xã hội đối với công nhân của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Trên cơ sở hệ thống hóa các lí luận liên quan đến trách nhiệm xã hội, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với công nhân, đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với công nhân tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giúp công ty thực hiện tốt hơn công tác này. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với công nhân. - Đánh giá công tác thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty Cổ phần Dệt May Huế đối với công nhân. Khóa luận tốt nghiệp 2
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc - Đề xuất các giải pháp thúc đẩy công tác thực hiện trách nhiệm xã hội và nâng cao hiệu quả của các công tác này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Trách nhiệm xã hội đối với công nhân tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Công ty Cổ phần Dệt May Huế. - Về thời gian: + Thời gian nghiên cứu số liệu: số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2015 đến năm 2017. Đại học kinh tế Huế + Thời gian khảo sát số liệu sơ cấp: từ tháng 1/2018 đến tháng 4/2018. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu Về dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn như bài báo khoa học, sách, các tiêu chuẩn, tài liệu của công ty, về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói chung và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với công nhân, từ đó so sánh, phân tích dữ liệu để làm cơ sở cho nghiên cứu. Về dữ liệu sơ cấp - Phương pháp quan sát trực tiếp + Mục đích Bằng cách quan sát trực tiếp sẽ cho nhà nghiên cứu cái nhìn trực quan về môi trường làm việc trong công ty cũng như quan sát nhận thức và thái độ của công nhân, mối quan hệ đồng nghiệp, cấp trên – cấp dưới, so sánh với những dữ liệu thu được từ khảo sát bảng hỏi để có kết quả chính xác hơn. + Cách thức thực hiện Quan sát cơ sở vật chất, điều kiện làm việc tại các xưởng sản xuất; tham quan các phòng ban như phòng y tế, bếp ăn; quan sát thái độ, mối quan hệ giữa các cấp quản lí với Khóa luận tốt nghiệp 3
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc công nhân; từ đó có những cái nhìn tổng quan về công tác thực hiện trách nhiệm xã hội đối với công nhân của công ty Cổ phần Dệt May Huế và đưa ra ý kiến khách quan. - Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi Để xác định các yếu tố trong công tác thực hiện trách nhiệm xã hội đối với công nhân tại công ty cổ phần dệt may huế, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia đó là tham khảo ý kiến lãnh đạo công ty. Từ đó xây dựng nên mô hình nghiên cứu cho đề tài. Dựa trên mô hình nghiên cứu tác giả tiến hành xây dựng phiếu khảo sát. Phiếu khảo sát được xây dựng dựa trên thang đo likert là chủ yếu với 19 biến quan sát được sử dụng. Để xácĐại định m ẫhọcu khảo sát, kinh tác giả sử dtếụng côngHuế thức sau: n = Trong đó: n: cỡ mẫu z: giá trị phân phối tương ứng độ tin cậy lựa chọn p: ước tính tỷ lệ % của tổng thể q = 1 – p: e: sai số cho phép Theo đó, với: z = 1,96 p = q = 0,5 e = 10% Cỡ mẫu khảo sát là n = = 96 Để tăng độ tin cậy tác giả tiến hành khảo sát với 150 phiếu khảo sát được phát ra. Sau khi khảo sát số phiếu hợp lệ thu được là 138 phiếu được sử dụng để nghiên cứu đề tài Khóa luận tốt nghiệp 4
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc Mẫu được chọn dựa trên phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đây là phương pháp chọn mẫu dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng phỏng vấn, ở những nơi mà người điều tra có thể gặp được đối tượng. Nếu người được phỏng vấn không đồng ý, thì người phỏng vấn có thể chuyển sang đối tượng điều tra khác. 4.2. Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý số liệu Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả về mẫu khảo sát: giới tính; tuổi; thời gian làm việc; thu nhập; biết đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như thế nào và mức độ hài lòng chung của công nhân về các chính sách thực hiện trách nhiệm xã hội đối với họ của Công ty Cổ phần Dệt May Huế. 5. Kết cấu củaĐại đề tài học kinh tế Huế Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và kiến nghị, nội dung của luận văn gồm 3 nội dung chính: - Chương 1: Cơ sở lí luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với công nhân - Chương 2: Đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty Cổ phần Dệt May Huế Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện công tác trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với công nhân tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế Khóa luận tốt nghiệp 5
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN 1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm và bản chất trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tiếng anh là Coporate Social Responsibility (CSR) bao hàm của ba khái niệm: trách nhiệm, xã hội, doanh nghiệp. Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp manh nha xuất hiện từ những năm đầu của thế kỉ 20. ĐạiTrong đó họcđáng chú ýkinh là Bowen vtếới cu Huếốn sách “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” (1950) được coi là tiên phong trong cách tiếp cận trách nhiệm xã hội. Bowen đã định nghĩa CSR là “Nghĩa vụ của doanh nhân để theo đuổi các chính sách, ra các quyết định hoặc thực hiện chuỗi các hoạt động được xã hội mong đợi và nhận xét về mục tiêu và giá trị”. Năm 1973, Keith Davis đã đưa ra một khái niệm khá rộng đó là: “CSR là sự quan tâm, phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lí, kinh tế, công nghệ”. Archie Carroll (1979) còn đưa ra một khái niệm rộng hơn: “CSR bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại thời điểm nhất định”. Theo quan niệm của Cộng đồng Châu Âu, CSR là việc doanh nghiệp cân nhắc các yếu tố môi trường và xã hội trong các hoạt động kinh doanh của mình và trong quan hệ qua lại với các bên hữu quan dựa trên tinh thần tự nguyện (EC, 2003). Đến năm 2004, Matten và Moon lại cho ra một khái niệm mới về CSR, họ cho rằng “CSR là một khái niệm chùm, bao gồm nhiều khái niệm khác nhau như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp là từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bề vững và trách nhiệm môi trường. Đó là một khái niệm động và luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù” Khóa luận tốt nghiệp 6
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc Một khái niệm nữa về trách nhiệm xã hội đến từ Hội động Doanh nghiệp thế giới về sự phát triển bền vững thì CSR là sự cam kết trong việc ứng xử hợp đạo lí và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ, cũng như cộng đồng địa phương và của toàn xã hội nói chung. Theo Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới (WB), “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”. Nhìn chungĐại có th họcể thấy dù kinhcách diễn đạtết và phHuếạm vi ảnh hưởng của các khác định nghĩa có khác nhau, tuy nhiên nội hàm phản ánh của CSR về cơ bản đều có điểm chung là bên cạnh những lợi ích riêng của doanh nghiệp phù hợp với pháp luật thì đều phải gắn với lợi ích phát triển chung của cộng đồng xã hội. Trong lời phát biểu tại Hội nghị doanh nhân tiêu biểu toàn quốc năm 2008 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhất trí với định nghĩa về CSR của Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới, đó cũng là cơ sở cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Xét về bản chất, CSR có thể bao hàm chuẩn mực mà các bên liên quan bên trong và bên ngoài coi là đúng đắn và công bằng, hưởng ứng lại sự mong đợi của xã hội về quyền công dân hoặc bao gồm các chương trình đang hoạt động nhằm thúc đẩy phúc lợi và thiện chí con người. Để hiểu rõ về bản chất của trách nhiệm xã hội thì cần tìm hiểu những từ ngữ cấu thành nên thuật ngữ này bao gồm trách nhiệm, xã hội, doanh nghiệp. Về trách nhiệm. Trong tiếng Anh có hai thuật ngữ cùng được hiểu là “trách nhiệm”: responsibility” và “accountability”. Hai thuật ngữ này thường được dùng thay thế cho nhau nhưng có một sự khác biệt cơ bản giữa hai thuật ngữ này. Với “responsibility”, trách nhiệm thường được hiểu là việc phải làm, là bổn phận, nghĩa vụ. Với “accountability”, thuật ngữ này rộng hơn “responsibility”. Theo đó, trách nhiệm không chỉ có nghĩa là những Khóa luận tốt nghiệp 7
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc việc phải làm mà còn bao gồm việc đứng ra nhận và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện những việc đó. “Accountability” có thể hiểu là tổng hợp của Trách nhiệm (responsibility), khả năng biện minh và nghĩa vụ pháp lí. Trách nhiệm theo nghĩa là accountability thể hiện khả năng của một cá nhân hay tổ chức thừa nhận về những gì mình đã làm khi thực hiện một công việc nào đó, đồng thời nó còn bao hàm cả nghĩa vụ giải thích, báo cáo, thông tin, biện giải về những việc đó và những hệ quả cũng như việc sẵn sàng chịu sự đánh giá, phán xét hay thậm chí là trừng phạt cả về mặt pháp lí và đạo đức về những hệ quả đó. Theo quan điểm của Mác, trách nhiệm là phẩm chất xã hội của con người, được hình thành trongĐại quan h ệhọc giữa con kinhngười với contế ngư Huếời mà cụ thể hơn là mối quan hệ về lợi ích. Lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp giúp con người hoạt động, làm việc. Tuy nhiên trong cuộc sống, lợi ích của người này có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của một hoặc nhiều người khác, hoặc của xã hội. Do đó, để đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của xã hội thì các phương thức điều chỉnh lợi ích được hình thành và phát triển. Một trong những phương thức đó chính là trách nhiệm. Đạo đức và pháp luật có thể coi là hai phương thức căn bản nhất điều chỉnh lợi ích của con người. Đặc trưng của phương thức điều chỉnh bằng đạo đức đó là tính tự nguyện, còn pháp luật lại có tính bắt buộc, cưỡng bức ở trong đó. Mặc dù có sự khác biệt nhưng dù là tự nguyện hay bắt buộc thì sự điều chỉnh lợi ích giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội đều dựa trên các yêu cầu của xã hội đối với con người. Các yêu cầu của xã hội được thể hiện tập trung dưới hình thức các chuẩn mực đạo đức hoặc các điều luật của pháp luật. Và do chính sự thực hiện các yêu cầu của xã hội mà trách nhiệm xã hội của con người được sinh ra. Tương ứng với các yêu cầu đạo đức mà xã hội đòi hỏi ở con người đó là trách nhiệm đạo đức, tương ứng với các yêu cầu pháp luật là trách nhiệm pháp lí. Mặc dù khác biệt song không có sự đối lập tuyệt đối giữa trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí bởi vì không có sự đối lập tuyệt đối giữa các yêu cầu đạo đức và yêu cầu pháp luật. Pháp luật hình thành trên nền tảng của đạo đức, là sự yêu cầu tối thiểu của xã hội đòi hỏi ở con người. Còn các yêu cầu đạo đức thì có biên độ rộng hơn, bao gồm yêu cầu tối thiểu và tối đa của xã hội. Các yêu cầu đạo đức và pháp luật trong điều kiện giới hạn có thể chuyển hóa cho nhau. Do vậy, trách nhiệm đạo đức có thể chuyển Khóa luận tốt nghiệp 8
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc hóa thành trách nhiệm pháp lý và ngược lại.Giáo dục có thể giúp con người thực hiện một cách tự nguyện các trách nhiệm pháp lí để chuyển trá ch nhiệm pháp lý thành trách nhiệm đạo đức. Ngược lại, các trách nhiệm đạo đức có thể được làm thành các điều luật để chuyển thành trách nhiệm pháp lí. Từ những phân tích trên có thể thấy trách nhiệm không chỉ là bổn phận, nghĩa vụ mang tính pháp lí mà nó còn bao gồm cả trách nhiệm về sự giải thích, đạo đức ở trong đó. Do đó, mặc dù hiện nay tên gốc tiếng anh của trách nhiệm là “responsibility” nhưng theo sự phát triển của thời đại, trách nhiệm của doanh nghiệp sẽ không chỉ dừng lại ở góc độ pháp lí. Trên thực tế đã có nhiều doanh nghiệp được đánh giá thực hiện tốt trách nhiệm xãĐại hội của mìnhhọc với cáckinh chính sách tế vư ợHuết xa yêu cầu của pháp luật và kì vọng của xã hội. Về xã hội Cũng theo C.Mác, xã hội là một hình thái vận động cao nhất của thế giới vật chất. Hình thái vận động này lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người để làm nền tảng. Mác nói: “Xã hội – cho dù nó có hình thức gì đi nữa – là cái gì? Là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa con người”. Con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên, bằng hoạt động của mình con người làm nên lịch sử, làm nên xã hội. Vì vậy, xã hội chính là bộ phận đặc thù được tách ra một cách hợp quy luật của tự nhiên. Xã hội là hình thái cao nhất của vật chất trong quá trình tiến hóa lâu dài và phức tạp. Xã hội là bộ phận đặc thù của giới tự nhiên. Tính đặc thù của xã hội được thể hiện đó là khác với phần còn lại của tự nhiên chỉ có những nhân tố vô thức tác động lẫn nhau thì xã hội có nhân tố hoạt động chính là con người có ý thức. Hành động của họ có suy nghĩ và theo đuổi những mục đích nhất định. Hoạt động của con người không chỉ tái sản xuất ra chính bản thân mình mà còn tái sản xuất ra giới tự nhiên. Về doanh nghiệp Ngày nay có khá nhiều định nghĩa thế nào là một doanh nghiệp với mỗi nội dung và giá trị nhất định trong đó. Điều này phụ thuộc vào góc độ khác nhau của mỗi bên khi tiếp cận và phát biểu về doanh nghiệp. Khóa luận tốt nghiệp 9
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc Theo mục 7 điều 4 của bộ Luật Doanh nghiệp 2005 của Việt Nam thì: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Theo quan điểm phát triển, doanh nghiệp là một cộng đồng người sản xuất ra những của cải. Nó sinh ra, phát triển, có những thất bại, có những thành công, có lúc vượt qua thời lì nguy kịch và ngược lại, có lúc phải ngừng sản xuất, đôi khi tiêu vong do gặp phải những khó khăn do không vượt qua được. (D.Larua.A Caillat, 1992) Ngoài ra còn hàng loạt những định nghĩa khác về doanh nghiệp khi đứng dưới những góc nhìn khác nhau để xem xét nó. Từ “Corporate”Đại trong học tiếng Anh kinh – Mỹ có tế nghĩa Huế là doanh nghiệp nhưng thường được dùng để ám chỉ những doanh nghiệp có quy mô lớn. Nếu hiểu theo nghĩa như vậy thì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ không bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và đây sẽ là điều thiếu sót khi chúng ta quan niệm “doanh nghiệp” theo nghĩa đó. Những cuộc tranh luận về trách nhiệm xã hội cũng được đặt ra đối với những loại tổ chức khác nhau như các tổ chức hành chính công, các hiệp hội. Dù xét theo quan điểm nào đi nữa thì doanh nghiệp cũng là một thành phần không thể thiếu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội hiện nay. Như vậy, nếu xem xã hội như là một thực thể thì các doanh nghiệp chính là tế bào của thực thể ấy và đóng vai trò cốt yếu trong sự phát triển của xã hội. Bởi vậy hoạt động của các doanh nghiệp có tác động qua lại đối với các thành phần khác trong xã hội. Các doanh nghiệp hoạt động tốt cũng giống như các tế bào khỏe mạnh, ngược lại hoạt động của các doanh nghiệp gây ảnh hưởng đến môi trường, xã hội cũng giống như những tế bào ung thư dần dần hủy hoại cơ thể dẫn đến sự hủy diệt. Do đó, trong phạm vi hoạt động của mình, doanh nghiệp cần có trách nhiệm bảo vệ môi trường cũng như xã hội để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh và vững bền cho tương lai. Trách nhiệm ở đây như đã phân tích ở trên bao gồm cả trách nhiệm về mặt pháp lí – là những yêu cầu tối thiểu của xã hội đối với doanh nghiệp và trách nhiệm đạo đức. Xã hội là một phần của tụ nhiên, doanh nghiệp là một phần của xã hội và do đó, sự phát triển Khóa luận tốt nghiệp 10
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc bền vững của tự nhiên và xã hội và lợi ích về lâu dài của doanh nghiệp luôn có mối quan hệ thuận chiều với nhau. 1.1.2 Sự ra đời và phát triển của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Theo Trần Nguyên Việt (2009) thì trách nhiệm xã hội được hình thành trong quá trình lâu dài và do nhiều yếu tố hợp thành. Thật vậy, mặc dù không được đề cập chính thức nhưng trách nhiệm xã hội cũng đã hiện hữu từ thời xa xưa như trong bộ luật Hammourabi yêu cầu phải bảo vệ những người nô lệ, cho đến việc quản lý các khu rừng thể hiện trong đạo luật Colbert với tầm nhìn rất dài hạn, hay mối bận tâm làm sao tạo ra được sự cân bằng giữa nông nghiệp, lâm nghiệp và ngành chăn nuôi gia súc trong các đại điĐạiền trang chọcủa những kinhdòng tu thờ itế Trung Huế cổ, người ta luôn bắt gặp mối lo âu thường trực về việc tái sản xuất và lưu giữ các nguồn tài nguyên mà dựa vào đó các hoạt động kinh tế được thực hiện cho dù nền tảng của mối lo âu ấy đã thay đổi một cách sâu xa qua nhiều thế kỷ (Marinet và Reynaud, 2004). Xu hướng nghiên cứu về CSR cũng có sự dịch chuyển manh mẽ thành các nhóm khác nhau. Nếu như trước đây, trách nhiệm xã hội được gắn liền với tính đạo đức thì nay đã là chủ đề nghiên cứu gắn liền với doanh nghiệp và cơ chế quản trị. Bảng 1.1: Sự phát triển của các cách tiếp cận CSR Góc độ tiếp Đạo đức Kinh doanh Quản trị công ty cận CSR Vấn đề nghiên cứu Giá trị và quy tắc Giá trị Tác động Mục tiêu và cách Hợp pháp Lợi thế cạnh tranh Lợi thế phối kết tiếp cận Đạo đức kinh Kinh tế quản trị hợp doanh Quản trị chiến lược Khoa học chính trị Triết lí đạo đức Khoa học phức hợp Kiểm soát đạo đức Đổi mới hệ thống Câu hỏi nghiên cứu Cái gì?/ tại sao? Tại sao?/ như thế Câu hỏi “tiếp đến là nào? gì?” (Nguồn: Nigel Roome trích trong MacGregor và Font rodona (2011) Khóa luận tốt nghiệp 11
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc Ngày nay CSR đã trở thành một triết lí về hành vi và quản trị của các doanh nghiệp, được nhiều doanh nghiệp trên thế giới lựa chọn áp dụng và con số này đang không ngừng tăng lên (Caroll & Shabana, 2010). Lựa chọn này có thể không phải do doanh nghiệp tự nguyện mà chỉ để tuân theo pháp luật (ví dụ như trong lĩnh vực môi trường), hoặc doanh nghiệp tự nguyện đóng góp một số nguồn lực ( con người, thời gian , kiến thức, kỹ năng, tiền bạc, ) cho lợi ích cộng đồng, hoặc đóng góp vào việc cải thiện một số điều kiện thường nằm ngoài phạm vi công ty (Moon & DeLeon, 2007). Theo Carroll (2010), CSR có thể bao hàm chuẩn mực mà các bên liên quan bên trong va bên ngoài coi là đúng đắn và công bằng, hưởng ứng lại sự mong đợi của xã hội về quyền côngĐại dân, hohọcặc bao gồkinhm các chương tế trình Huế đang hoạt động nhằm thúc đẩy phúc lợi và thiện chí của con người. Có thể thấy quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đây chủ yếu sử dụng định nghĩa này theo quan điểm phi chiến lược và dựa trên lí thuyết các bên hữu quan. Hiện nay đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ theo cách tiếp cận CSR theo quan điểm chiến lược thay vì đạo đức kinh doanh như trước đây. Theo đó, CSR là: “những hành động nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh và uy tín của một công ty” (Hill, 2008). Như vậy, doanh nghiệp sử dụng CSR như là công cụ chiến lược để đáp ứng sức ép từ thị trường, khách hàng và xã hội với các hành động vượt hơn quy định của pháp luật về môi trường, xã hội (Carroll & Shabana, 2010). 1.1.3. Các loại hành vi của doanh nghiệp trong thực hiện CSR Theo Porter và Kramer, việc thực hiện CSR của doanh nghiệp là sự phát triển theo giai đoạn trong đó bao gồm hai giai đoạn chính. Tuy được phân thành hai giai đoạn chính nhưng sự phát triển CSR lại mang tính liên tục chứ không bị ngắt quãng. Theo đó các doanh nghiệp sẽ chuyển giai đoạn từ “phản ứng” sang “chiến lược” nhằm đáp ứng nhu cầu đa phương của các bên hữu quan. Porter và Kramer cho rằng trên thực tế các hoạt động CSR thường đi theo kiểu quan hệ cơ cấu các bên hữu quan. Điều đó có nghĩa là bao gồm cả hoạt động CSR chiến lược và “phản ứng” liên quan đến nghĩa vụ cộng đồng và xây dựng quan hệ hoặc là giảm bớt những tác động tiêu cực do vận hành của doanh nghiệp gây nên. Tuy vậy Khóa luận tốt nghiệp 12
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc Porter và Kramer vẫn khẳng định CSR theo quan điểm chiến lược được coi là định vị duy nhất để cải thiện vị thế cạnh tranh. Cũng theo quan điểm về chiến lược này, các hoạt động CSR “phản ứng” có thể coi như là CSR mang mang tính chiến lược nếu chúng là kết quả của một quá trình lập kế hoạch chiến lược đem lại những lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp để đảm bảo cho sự phát triển trong dài hạn. Ở mức độ CSR thụ động, mang tính ứng phó thì doanh nghiệp chính là công dân tốt khi tuân thủ các quy định và luật lệ của pháp luật và xã hội. Bên cạnh đó doanh nghiệp nỗ lực giảm các tác động tiêu cực đến xã hội bằng cách kiểm soát chuỗi giá trị của mình. Ở mức độĐại cao hơn, họcCSR đòi hkinhỏi doanh nghi tếệp nhHuếận diện các cơ hội từ khía cạnh xã hội của môi trường cạnh tranh và sử dụng nó như là đòn bẩy để tạo định vị giá trị cho sản phẩm và dịch vụ . Thêm vào đó doanh nghiệp sẽ chuyển dạng chuỗi giá trị để bổ sung thêm tính chất xã hội vào lợi thế cạnh tranh. Sự dịch chuyển từ CSR thụ động sang chiến lược CSR đòi hỏi doanh nghiệp phải có những thay đổi căn bản đó là chia sẻ tầm nhìn, chia sẻ giá trị và sau đó là chuyển dạng chuỗi giá trị kết hợp với lực đòn bẩy của yếu tố xã hội trong môi trường kinh doanh. 1.1.4. Vai trò của CSR Đối với doanh nghiệp Nhìn lại lịch sử, CSR được khởi xướng ở Bắc Mỹ và Tây Âu gắn liền với doanh nghiệp quy mô lớn hoạt động toàn cầu như các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia nhằm hướng đến sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Thực tiễn cho thấy áp dụng CSR như một chiến lược có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp trên nhiều phương diện. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy CSR giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh. Thực tiễn ở các nước cho thấy CSR tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp theo nhiều cách: cải thiện quy trình sản xuất và cải tiến sản phẩm, sự thỏa mãn và lòng trung thành của khách hàng cao hơn, động lực và sự gắn bó của người lao động cao hơn, tiết kiệm chi phí và tăng tỉ suất lợi nhuận do sử dụng hiệu quả Khóa luận tốt nghiệp 13
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc nguồn lực. Ở một góc độ khác khi xem xét chuỗi giá trị toàn cầu, CSR giúp doanh nghiệp có sức cạnh tranh bền vững trong chuỗi. Udayasnakar (2008) cho rằng CSR giúp doanh nghiệp tạo nên lợi thế dựa trên khác biệt hóa và tăng lợi thế tiếp cận nguồn lực. Vyakaranam và cộng sự (1997) cho rằng doanh nghiệp thực hiện CSR nhằm cải thiện uy tín, hình ảnh và tăng sự tự tin cũng như sự trung thành. Điều này có thể duy trì sự ổn định lực lượng lao động và các mối quan hệ với các tổ chức tài chính (Murillo & Lozano, 2006). Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, CSR có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Đầu tiên, các tiêu chuẩn CSR đang trở thành một trong những điều kiệĐạin trong thươnghọc mạ i.kinh Bằng chứng tế là hi Huếện nay có khá nhiều các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến CSR như SA8000, ISO 14001, OHS AS 18001, BSCL, WRAP được biết đến nhiều ở Việt Nam và các yêu cầu từ phía các nhà mua hàng từ thị trường Mỹ, châu Âu (thường được gọi là Bộ quy tắc ứng xử) và những yêu cầu kĩ thuật như REACH, RoHs, GS. Hay mới đây nhất tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã chính thức cho ra mắt tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội ISO 26000, đây là một mắc xích quan trọng giúp các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm ra phương pháp tiếp cận với CSR. Đối với các doanh nghiệp CSR là luật chơi mới bắt buộc các doanh nghiệp phải triển khái áp dụng nếu muốn đi xa hơn. Trong những ngành có đặc trưng bởi chuỗi cung ứng toàn cầu do khách hàng dẫn dắt như ngành may thì CSR càng có ý nghĩa quan trọng. Các doanh nghiệp cần có CSR để tìm và duy trì chỗ đứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, hay nói cách khác, CSR là “giấy thông hành” đi vào thị trường thế giới của các doanh nghiệp nói chung và ngành may nói riêng. Nói tóm lại, CSR thể hiện vai trò ngày càng quan trọng và không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Theo đó, ảnh hưởng của doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp được cộng đồng xã hội quan tâm thì sức ép với các doanh nghiệp về CSR cũng tăng theo. Đối với xã hội CSR góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và xã hội. Phát triển bền vững được hiểu là việc sử dụng một cách hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sao cho thế hệ hôm nay vẫn phát triển được mà không làm ảnh Khóa luận tốt nghiệp 14
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc hưởng đến thế hệ mai sau. Thực chất của sự phát triển bền vững là giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên, đảm bảo cho sự công bằng giữa các thế hệ trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên ở Việt Nam, khái niệm phát triển bền vững còn được bổ sung thêm nhiều nội dung mới phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Nội dung cơ bản của chiến lược phát triển bên vững gồm: - Thứ nhất, phát triển nhanh phải đi đôi với bền vững. Điều đó phải được kết hợp cả ở tầng vĩ mô và vi mô, ở cả tầm ngắn hạn lẫn dài hạn. - Thứ hai, tăng trưởng về số lượng phải đi đôi với chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nĐạiền kinh t ế.học kinh tế Huế - Thứ ba, trong khi khai thác các yếu tố phát triển theo chiều rộng phải đặc biệt coi trọng các yếu tố phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế trí thức. - Thứ tư, phải gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo. - Thứ năm, phải coi trọng và bảo vệ môi trường ngay trong từng bước phát triển. - Thứ sáu, phát triển kinh tế phải đi đôi với việc ổn định chính trị - xã hội, coi đây là tiền đề, điều kiện để phát triển nhanh và bền vững. Với mục tiêu phát triển bền vững như trên, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp góp một phần quan trọng vào chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam và rộng hơn nữa là sự phát triển bền vững của nhân loại. Đối với các doanh nghiệp, mặc dù lợi ích luôn là mối quan tâm hàng đầu nhưng trên tất cả, việc có thể hoạt động lâu dài và bền vững được hay không mới là vấn đề sống còn của họ. Ngày nay, một doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại lâu dài được nếu chỉ chăm chăm đến lợi ích của họ khi mà người tiêu dùng nói riêng và cả xã hội nói chung đang dành sự quan tâm ngày một lớn đến trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các hậu quả hoạt động kinh doanh của họ. Khóa luận tốt nghiệp 15
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc Một cuộc khảo sát toàn cầu của Nielsen – một công ty chuyên phân tích và đo lường hành vi người tiêu dùng về trách nhiệm cộng đồng của doanh nghiệp phỏng vấn hơn 30.000 người tiêu dùng tại 60 quốc gia để tìm hiểu về mức độ quan tâm của người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm đối với cam kết của doanh nghiệp; nhóm khách hàng nào quan tâm đến môi trường và xã hội nhất; và những vấn đề xã hội nào đang được quan tâm nhất. Kết quả của khảo sát cho thấy gần ba phần tư người được hỏi tại Việt Nam (73%) sẵn sàng trả thêm tiền cho sản phẩm và dịch vụ đến từ các công ty có cam kết phát triển cộng đồng và môi trường, đứng thứ ba thế giới. Tỉ lệ này tại Philippines là 79%, cao nhất thế giới còn Thái Lan là 71%, Indonesia là 65%, Malaysia là 57% và Singapore là 48%,Đại so v ớhọci 55% trung kinh bình toàn tế cầu. Huế Giải thích cho kết quả này, ông Vishal Bali - Giám đốc Khối đo lường người tiêu dùng châu Á - Thái Bình Dương cho rằng xu hướng lựa chọn các thương hiệu có cam kết hoạt động xã hội hoặc bảo vệ môi trường khá phổ biến tại nhiều nước Đông Nam Á vì người tiêu dùng nơi đây thường xuyên phải vật lộn với thiên tai và chứng kiến sự nghèo khổ. 100% 90% 80% Philippines 70% 79% Viet Nam 73% 71% 60% 65% Thailands 50% 57% 55% Indonesia 40% 48% Malaysia 30% Singapore 20% Global 10% 0% Biểu đồ 1.1: Biểu đồ tỉ lệ ngƣời tiêu dùng sẵn sàng trả thêm tiền cho sản phẩm hoặc dịch vụ của các công ty là có cam kết hoạt động xã hội và bảo vệ môi trƣờng. (Nguồn: Neilsen Việt Nam) Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng 82% người tiêu dùng tại khu vực Đông Nam Á có kiểm tra cam kết của các doanh nghiệp trên bao bì sản phẩm. Trước khi quyết định lựa chọn một thương hiệu, hơn 8 trên 10 người Philippines (82%) kiểm tra bao bì sản Khóa luận tốt nghiệp 16
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc phẩm để đảm bảo thương hiệu có thực hiện cam kết vì cộng đồng và môi trường của mình, cao nhất thế giới. Tương tự 73% người được hỏi ở Việt Nam cũng kiểm tra bao bì trước khi mua, nhiều thứ 3 toàn cầu, sau đó là 69% ở Thái Lan, 63% ở Indonesia, 56% ở Malaysia và 48% ở Singapore so với 52% trung bình toàn cầu. 100% 90% 80% Philippines 82% 70% Viet Nam 73% 60% 69% Thailands 63% 50% 56% Indonesia 52% 40% Đại học kinh tế48% Huế Malaysia 30% Singapore 20% Global 10% 0% Biểu đồ 1.2: Biểu đồ tỉ lệ ngƣời tiêu dùng kiểm tra bao bì sản phẩm để đảm bảo thƣơng hiệu có thực hiện cam kết vì cộng đồng và môi trƣờng của mình. (Nguồn: Neilsen Việt Nam) Đây là minh chứng cho thấy người tiêu dùng trên thế giới đang dành sự quan tâm rất lớn đối với những cam kết của doanh nghiệp cho xã hội và sự quan tâm này sẽ ngày một tăng lên theo sự tăng lên của trình độ dân trí và sự phát triển kinh tế. Vì đó, để phát triển bền vững, có thương hiệu và uy tín trên thị trường thì các doanh nghiệp cần phải xây dựng hình ảnh của mình. Một trong những biện pháp hữu hiệu đó là thực hiện CSR. 1.1.5. Lợi ích của việc thực hiện CSR đối với doanh nghiệp Doanh nghiệp thực hiện và có được các chứng chỉ về CSR sẽ đạt được rất nhiều lợi ích cả về ngắn hạn lẫn dài hạn. Giảm chi phí và tăng năng suất Thông qua thực hiện CSR doanh nghiệp có thể giảm chi phí nhờ việc đầu tư công nghệ, trang thiết bị hiện đại hơn. Ví dụ như một công ty ở Ba Lan vè sản xuất bao bì đã tiết kiệm được 12 triệu đô la Mỹ trong vòng 5 năm nhờ việc lắp đặt thiết bị mới nhờ Khóa luận tốt nghiệp 17
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc đó làm giảm 7% lượng nước sử dụng, 70% lượng chất thải nước và 87% lượng chất thải khí. Hệ thống quản lí nhân sự cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí sản xuất và năng suất lao động, nó giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tăng năng suất lao động đáng kể. Cụ thể, chế độ lương thưởng phù hợp, môi trường làm việc an toàn, sạch sẽ, hệ thống y tế tốt, đều góp phần giảm tỉ lệ nhân viên nghỉ việc, nâng cao tinh thần của người lao động. Trong khi đó theo ước tính chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới tốn gấp 5 lần chi phí để doanh nghiệp duy trì nhân viên cũ. Tăng doanhĐại thu học kinh tế Huế Hindustan Lever là một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại Ấn Độ. Vào những năm 70 khi mới vào thị trường Ấn Độ công ty chỉ hoạt động với 50% công suất do thiếu nguồn cung ứng sữa bò tại địa phương nên đã bị lỗ rất nghiêm trọng. Để giải quyết vấn đề này công ty đã thiết lập một chương trình tổng thể giúp nông dân tăng sản lượng sữa bò. Nhờ đó số lượng làng cung cấp sữa bò đã tăng từ 6 lên 400 làng giúp công ty hoạt động hết công suất và trở thành 1 trong 3 chi nhánh kinh doanh lãi nhất của tập đoàn. Tại Việt Nam, cũng là câu chuyện về sữa bò, trước đây do quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ và chưa có quy trình chặt chẽ nên sữa bò tươi tại Việt Nam được đánh giá là khá thấp. Điều này dẫn tới việc các công ty sữa phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài về với chi phí cao và chưa chủ động được nguyên liệu gây khó khăn trong sản xuất. Để giải quyết vấn đề này các công ty về sữa mà tiêu biểu là VINAMILK đã đầu tư vào cuộc “cách mạng trắng” với việc hỗ trợ nông dân con giống, thú y, kỹ thuật chăn nuôi, thiết bị bảo quản sửa và không ngần ngại giảm doanh thu để khuyến khích phát triển đàn bò sữa trong nước. Với mô hình liên kết với người nông dân mở rộng vùng chăn nuôi, đồng thời tự mình hình thành nên các trang trại bò sữa nâng tổng đàn từ 3000 con (năm 1991) lên tới 113.000 con (năm 2015), cho sản lượng sữa từ 200.000 tấn/năm, chủ động được 50% nguồn nguyên liệu sản xuất, quyền lợi người nuôi bò cũng được mở rộng. Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín công ty Thực hiện CSR góp phần nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Khóa luận tốt nghiệp 18
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc Trên thế giới đã có rất nhiều doanh nghiệp nân cao giá trị thương hiệu của mình bằng việc thực hiện CSR. Hay theo khảo sát của Buzz Metric đối với ngành hàng máy lọc nước, Karofi nổi bật với sự tin cậy của khách hàng chỉ sau 5 năm tham gia vào thị trường này. Và nguyên nhân của điều này được cho là nhờ chương trình CSR nhắm đến cộng đồng được tổ chức gắn liền với sản phẩm của họ. 7/2015, Karofi khỏi động chương trình “Tận Tâm Vì Tương Lai Việt” mang nguồn nước sạch đến với các làng “Ung thư” trên cả nước. Sự lan rộng của chương trình này đã giúp Karofi có tên tuổi trên thị trường bằng chính sự tin cậy của người dân khu vực nông thôn. Đến năm 2017, Karofi mở rộng chương trìnhĐại “Tận họcTâm Vì Tương kinh Lai Vi ệtết” đ ếnHuế nhóm các bệnh nhân ở các bệnh viện lớn các cây nước nóng lạnh vì “bệnh nhân cần nước nóng hơn cả nước lạnh để phục vụ pha sữa, uống nước ấm khi điều trị”. Karofi còn thể hiện trách nhiệm xã hội thực sự khi cam kết chế độ bảo hành, bảo trì thay thế miễn phí trong vòng 5 năm cho toàn bộ sản phẩm trao tặng. Và, có lẽ nhờ cách làm này đã chạm đến người tiêu dùng, Karofi đã chiếm ngôi vị đứng đầu thị phần về máy lọc nước bán ra trên toàn quốc. Bên cạnh những doanh nghiệp nâng tầm giá trị nhờ CSR cũng có không ít doanh nghiệp lao đao vì những bê bối. Điển hình như vụ việc của Nike trước thềm Olympic 1990. Cụ thể, Nike đã bị kêu gọi tẩy chay vì những bê bối liên quan đến bóc lột sức lao động của công nhân. Vì ham tham giá nhân công rẻ, các công xưởng của hãng đã không ngần ngại sử dụng trẻ em dưới độ tuổi lao động và bỏ qua các lợi ích, quyền lợi của công nhân. Vụ việc trên đã làm ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu của Nike và trở thành một bài học để đời đối với các thương hiệu lớn trong quá trình sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Thu hút nguồn lao động chất lượng cao Lao động luôn là yếu tố then chốt quyết định đến năng suất và chất lượng của doanh nghiệp. Trước đây để thu hút được nguồn lao động giỏi các doanh nghiệp thường đưa ra các mức lương hấp dẫn là chính. Tuy nhiên cách này đã có phần lỗi thời khi mà ngày nay đối với những người lao động có năng lực thực sự thì tiền lương không còn là mối quan tâm hàng đầu của họ nữa mặc dù nó cũng rất quan trọng. Khóa luận tốt nghiệp 19
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc Ở Google, mỗi năm nhân viên ở đây có thu nhập trung bình khoảng 140.000 USD/năm bao gồm cả tiền thưởng và cả lãi cổ phiếu. Nhưng không dừng lại ở đó, Google thường thưởng cho nhân viên những kỳ nghỉ vui chơi xả láng; một diễn đàn được tổ chức với sự tham dự của các nhà lãnh đạo cấp cao như CEO hay chủ tịch của Alphabet để giải đáp các câu hỏi về công ty của nhân viên; khu công viên, phòng tập thể dục, tất cả đã tạo nên một thiên đường làm việc mà nhiều người mong muốn mà minh chứng là Google nhận được 1 triệu đơn xin việc mỗi năm. Một con số rất ấn tượng và là minh chứng cho sức mạnh của việc đãi ngộ tốt sẽ thu hút được nhiều nhân tài. 1.2. Công nhân của doanh nghiệp Hiện nay nưĐạiớc ta đang học bước vàokinh thời kì công tế nghi Huếệp hóa – hiện đại hóa cùng với đó là sự ra đời của các nhà máy, các khu công nghiệp ngày càng nhiều Định nghĩa và phân loại Công nhân hay lao động trực tiếp của doanh nghiệp là những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm, tiếp xúc với các loại máy móc tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp. (Bùi Văn Chiêm, 2008) Theo đó, dựa vào nội dung công việc mà người công nhân thực hiện mà chia thành: - Công nhân sản xuất kinh doanh chính. - Công nhân sản xuất kinh doanh phụ trợ. - Công nhân của các hoạt động khác. Dựa vào năng lực và trình độ chuyên môn công nhân được chia thành các loại sau: Công nhân có tay nghề cao: bao gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong công việc thực tế có khả năng đảm nhận các công việc phức tạp. Công nhân có tay nghề bậc trung: là những người đã qua đào tạo chuyên môn nhưng thời gian làm việc chưa lâu, chưa có khả năng đảm nhiệm các công việc phức tạp. Đặc điểm công nhân doanh nghiệp Mang tính chất trực tiếp ra sản phẩm. Khóa luận tốt nghiệp 20
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc Đóng vai trò là người tác động vào máy móc tạo ra sản phẩm, không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng sử dụng sản phẩm. Đa số công nhân không nhất thiết phải có trình độ học vấn cũng như kỹ năng cao. Công việc của công nhân phụ thuộc vào yêu cầu của cấc nhà quản trị. Vai trò của công nhân trong doanh nghiệp Công nhân trong doanh nghiệp sử dụng sức lao động của mình để tạo ra sản phẩm, hàng hóa thông qua máy móc, nhà xưởng và nguyên liệu sản xuất từ đó mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Để tạo ra được sản phẩm thì các công nhân phải được trải qua quá trình đào tạo ngắn hạn các bước, các khâu để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Mặc dù côngĐại nhân khônghọc ph ảikinh là người tr ựtếc tiế pHuế tiếp xúc với khách hàng, không đóng vai trò giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến tận tay khách hàng nhưng chất lượng những sản phẩm họ làm ra là yếu tố then chốt quyết định đến lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên số lượng công nhân nước ta còn ít, trình độ văn hóa, tay nghề, khoa học kỹ thuật còn thấp, cách thức làm việc có nơi, có chỗ còn tỏ ra tùy tiện, manh mún. 1.3. Doanh nghiệp dệt may Dệt may không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người mà còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Dệt may là ngành có năng lực cạnh tranh cao trong quá trình hội nhập thương mại quốc tế, là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam những năm qua. Hiện nay Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu dệt may đứng đầu thế giới. Trong khoảng 5 năm trở lại đây ngành dệt may liên tục có kim ngạch xuất khảu lớn thứ 2 cả nước với giá trị xuất khẩu đóng góp 15% trong GDP. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đạt 26,7 tỷ USD. Dự báo trong ngắn hạn và trung hạn ngành dệt may nước ta sẽ tiếp tục có tốc độ triển mạnh mẽ. Nguyên nhân là do các dự án đầu tư trong và ngoài nước khá lớn đầu tư vào các khâu như kéo sợi, dệt vải, dệt kim, nhuộm, và may thành phẩm. Các dự án này được triển khai để nắm bắt cơ hội do các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia như Hiệp định đối tác toàn diện Khóa luận tốt nghiệp 21
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mạ tự do (FTA), Cộng đồng kinh tế ASEAN (ACE) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc. 1.3.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam Đặc điểm về số lượng và quy mô doanh nghiệp Tính đến năm 2015, số lượng doanh nghiệp dệt may đang hoạt động là 8.770 doanh nghiệp chiếm khoảng 2% tổng các doanh nghiệp cả nước. Trong đó có khoảng 30 doanh nghiệp với quy mô lớn hơn 5000 người. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp có quy mô dưới 50 người chiếm hơn 78,6%, quy mô từ 50 người đến dưới 300 người chiếm 15,1%, quy môĐại từ 300 đhọcến dưới 1000kinh người chitếếm Huế4,6%, quy mô từ 1000 người trở lên chiếm 1,7%. (Nguồn: Tổng Cục thống kê 2015). Đặc điểm về vốn – công nghệ kỹ thuật Vốn đầu tư vào sản xuất hàng dệt may thấp hơn so với vốn đàu tư vào các ngành công nghiệp khác. Nhà xưởng sản xuất không yêu cầu kỹ thuật cao, máy móc thiết bị không đòi hỏi chi phí lớn. Đặc biệt với ngành may, suất đầu tư tương đối thấp, chỉ khoảng 0,6 – 0,65 triệu USD trên 1 triệu sản phẩm. Bên cạnh đó vốn đầu tư ngành may mặc có thể quay vòng nhanh do chu kỳ sản xuất ngắn, có thể đạt 4 -5 vòng một năm. Nếu chỉ thuần túy gia công thì vốn đầu tư còn thấp hơn nữa và vốn quay vòng cũng khá nhanh. Các doanh nghiệp dệt may nước ta có nguồn vốn cả nhà nước, tư nhân và cả vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Trong đó vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong sự phát triển của cả ngành. Tính đến năm 2012 đã có gần 1.390 dự án FDI đầu tư vào dệt may Việt Nam với số vốn đăng ký 6,12 tỷ USD. Từ năm 2013 đến 2017 có tổng số 228 dự án đầu tư vào ngành dệt may trong đó có 5 dự án liên doanh với tổng số vốn đăng kí là 192 triệu USD, và 223 dự án có vốn đầu tư 100% nước ngoài với số vốn đăng kí là 4, 789 tỷ USD. Đặc điểm về lao động Cũng theo Tổng Cục Thống kê thì năm 2015, có khoảng 1,6 triệu lao động làm việc trong ngành dệt may, chiếm hơn 12% lao động khu vực công nghiệp và gần 5% Khóa luận tốt nghiệp 22
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc tổng lực lượng lao động cả nước. Thu nhập của người lao động trong ngành chưa cao khi mà thu nhập trung bình của lao động trong lĩnh vực dệt là 5,6 triệu đồng/người/tháng, lĩnh vực may là 5,0 triệu đồng/người/tháng, thấp hơn mức trung bình của các ngành kinh tế là 6,3 triệu đồng/người/tháng. Lao động ngành dệt may hiện nay tập trung chủ yếu trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, sau đó là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hai loại hình doanh nghiệp này hiện đang thu hút đến 97% lao động toàn ngành dệt may. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là khu vực thu hút được nhiều lao động nhất với số doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 7,9% trong tổng số doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam nhưng lại chiếm 41,54%Đại tổng sốhọc lao động kinh trong ngành tế này. HuếTrong khi đó doanh nghiệp ngoài nhà nước có số lượng áp đảo với 91,7% tổng số doanh nghiệp nhưng chỉ thu hút được 55,54% tổng số lao động. Đây là điều có thể lí giải được khi mà các doanh nghiệp ngoài nhà nước hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nguồn vốn dồi dào nên quy mô sẽ lớn hơn thu hút được nhiều lao động hơn. Do đặc điểm ngành sản xuất nên lao động trong các doanh nghiệp dệt may phần lớn là lao động nữ với khoảng 80%, trình độ văn hóa của người lao động chủ yếu là đã tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông. Đa số tuổi đời các lao động trực tiếp còn trẻ, tỷ lệ chưa có gia đình cao là lợi thế cho việc đào tạo và nâng cao năng suất lao động. Hiện nay công nhân làm việc trong các doanh nghiệp dệt may, nhất là các doanh nghiệp nhỏ lẻ, các cơ sở tư nhân phải làm việc trong thời gian dài, tăng ca, tăng giờ làm thường xuyên, phải làm việc đến tối muộn dẫn đến suy kiệt sức khỏe và không có thời gian mở rộng các mối quan hệ. Nguồn lao động của ngành dệt may hiện nay chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, vì vậy doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian cho công tác đào tạo. Để phát triển nguồn lao động có tay nghề thì nhiều cơ sở đào tạo đã được mở ra nhưng vẫn chưa thể đáp ứng kịp nhu cầu đào tạo. Trong khi đó các doanh nghiệp dệt may đang có xu hướng chỉ tuyển chọn người lao động đã có tay nghề. Về năng suất lao động, lao động của Việt Nam được đánh giá là có năng suất thấp hơn so với khu vực. Cùng một ca làm việc, năng suất lao động bình quân của một lao Khóa luận tốt nghiệp 23
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc động Việt Nam đạt 12 áo sơ mi ngắn tay hoặc 10 quần cụt, lao động Hồng Kông là 30 áo hoặc 15 – 20 quần cụt. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh Dệt may là ngành sản xuất khá đặc thù và thường kéo dài trên nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại có quy trình sản xuất riêng, phức tạp và có nhiều quy trình sản xuất con. Do đó các doanh nghiệp hoạt động trong ngành đa phần chỉ tập trung sản xuất trên một hoặc một vài công đoạn là chủ yếu. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu theo hình thức gia công Sản phẩm của các công ty dệt may có yêu cầu rất phong phú, đa dạng tùy thuộc vào từng đối tưĐạiợng tiêu họcdùng. Do kinhdó để tiêu thtếụ t ốtHuế sản phẩm các doanh nghiệp dệt may cần nắm vững nhu cầu của từng nhóm người tiêu dùng tùy theo văn hóa, tôn giáo, tuổi tác, giới tính, phong tục tập quán, khu vực địa lí, khí hậu, Sản phẩm dệt may mang tính thời trang cao, cần thường xuyên thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp ứng nhu cầu thích đổi mới, độc đáo và gây ấn tượng của người tiêu dùng. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành dệt may phải linh hoạt, nhạy bén và am hiểu các xu hướng thời trang để bắt kịp xu hướng, không bị lạc hậu. Dệt may là ngành mang tính mùa vụ. Từ tháng 4 các doanh nghiệp Dệt May bắt đầu vào vụ cao điểm sản xuất. Các hợp đồng sản xuất hàng hóa được chia theo hai mùa rõ rệt: đơn hàng mùa đông sản xuất từ tháng 4 đến tháng 9, và đơn hàng hè thu từ tháng 11 đến tháng 1. Ngoài thời gian này, các doanh nghiệp dệt may khá nhàn rỗi với khối lượng công việc chỉ bằng 60% các tháng còn lại. Một đặc thù khác của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là nguyên phụ liệu phụ thuộc phần lớn vào nguyên liệu nhập khẩu, công nghệ được nâng cao nhưng còn lạc hậu so với thế giới, lợi nhuận thu được thấp, xuất khẩu qua trung gian dưới hình thức gia công chứ chưa tiếp cận được đến người dùng cuối, các giao dịch phụ thuộc nhiều vào ý kiến của khách hàng. Đặc điểm về thị trường - Thị trường và phương thức xuất khẩu chính Khóa luận tốt nghiệp 24
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc Các thị trường xuất khẩu chính của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và chủ yếu là hàng may mặc. Đây là những thị trường cao cấp và khó tính với nhiều yêu cầu khắt khe cả về chất lượng sản phẩm cũng như điều kiện lao động, Ngoài ra, các doanh nghiệp còn mở thêm được các thị trường xuất khẩu mới như Angola, Thái Lan, Nga với mức tăng trưởng 30 – 60%/năm. Đặc biệt phải kể đến đó là hàng dệt may Việt Nam đã xuất khẩu được vào thị trường khủng lồ Trung Quốc, Ấn Độ, Brazin. Đây là một thành quả rất đáng ghi nhận của các doanh nghiệp Việt khi mà kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc đạt tới 260 tỷ USD/năm. Theo số liĐạiệu thống kêhọc năm 2015, kinh các doanh tế nghi Huếệp dệt may Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở công đoạn sản xuất chủ yếu theo phương thức gia công xuất khẩu chiếm 65 – 70%, FOB chiếm 30% và ODM chiếm 5%. Đối với phương thức gia công xuất khẩu, các doanh nghiệp chỉ thực hiện việc cắt may, dựng và hoàn tất với nguyên vật liệu và thu mua hàng hóa sau sản xuất do bên đặt hàng thực hiện nên giá trị gia tăng thấp. Thông thường đơn giá gia công CTM là 25% giá trị xuất khẩu và lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp gia công chỉ đạt 1 – 3% đơn giá gia công. Với đơn hàng FOB, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm nhập khẩu nguyên vật liệu và sản xuất đơn hàng, doanh nghiệp được hưởng khoảng 30% giá trị xuất khẩu và lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 3 – 5%. Đối với đơn hàng ODM, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm cả khâu thiết kế, lợi nhuận sau thuế đạt 5 – 7%. Như vậy với kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, xét về quy mô xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may là rất lớn nhưng thực chát các doanh nghiệp Việt Nam chỉ được hưởng lợi rất thấp. Nếu các doanh nghiệp trong ngành có thể thay đổi phương thức sản xuất theo hướng nâng cao tỉ lệ giá trị gia tăng và được hỗ trợ tích cực hơn từ phía nhà nước, ngành dệt may Việt Nam sẽ có thể bức phá và trở thành cường quốc trong lĩnh vực này. (Bùi Văn Tốt, 2017) - Thị trường nhập khẩu chính Mặc dù tăng trưởng vượt bậc về xuất khẩu với vị trí thứ 4 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may nhưng theo trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại Bộ Công Thương (VITIC), ngành dệt may của nước ta chỉ chủ động được khoảng 50% nguyên phụ liệu trong nước, phần còn lại phải nhập khẩu, trong đó nhập từ Trung Quốc chiếm Khóa luận tốt nghiệp 25
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc tới 48%. Đặc biệt nhiều doanh nghiệp ngành dệt may phải nhập toàn bộ nguồn nguyên phụ liệu từ Trung Quốc. Cụ thể, năm 2015 Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc với 232.83 triệu USD, chiếm 35,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu; tiếp theo là Hàn Quốc với 104,07 triệu USD chiếm 15,8%; Đài Loan với 64,27 triệu USD chiếm 9,8%; Mỹ với 40,83 triệu USD chiếm 6,2% và một số thị trường khác. 1.3.2. Vai trò của các doanh nghiệp dệt may Các doanh nghiệp dệt may thường ra đời gắn với giai đoạn phát triển ban đầu của nền kinh tế và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình công nghiệp hóa ở nhiều nước. Ở Việt Nam, dệt may được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Doanh nghiệp ngành Đạidệt may có học khả năng kinh tạo nhiều vi tếệc làm Huế cho người lao động, tăng thu lợi nhuận để tích lũy làm tiền đề phát triển cho các ngành công nghiệp khác, góp phần nâng cao mức sống và ổn định xã hội. Sự phát triển của các doanh nghiệp dệt may có liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Khi trở thành ngành công nghiệp hàng đầu của nền kinh tế, các doanh nghiệp dệt may cần một khối lượng lớn các nguyên liệu là sản phẩm của các lĩnh vực khác và vì vậy tạo điều kiện đầu tư và phát triển các ngành kinh tế này. Trong điều kiện buôn bán quốc tế, doanh nghiệp dệt may có vai trò đặc biệt to lớn. Xuất khẩu dệt may thu được nguồn ngoại tệ lớn để mua máy móc thiết bị hiện đại hóa sản xuất, làm cơ sở cho nền kinh tế cất cánh. Điều này thể hiện rõ trong lịch sử phát triển kinh tế của các nước như Anh, Nhật, NICs, Trung Quốc, Nam Á và Đông Nam Á. Ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, dệt may đang góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn thông qua tăng trưởng sản xuất bông, đay, tơ tằm và là phương tiện để dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. 1.4. Các nghiên cứu có liên quan và mô hình nghiên cứu đề xuất 1.4.1. Các nghiên cứu có liên quan Trách nhiệm xã hội của doanh nhân (Howard R. Bowen (1953)) Cuốn sách được xem là cuộc thảo luận toàn diện về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nhiều nhà kinh doanh và nhà nghiên cứu xem là nền Khóa luận tốt nghiệp 26
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc tảng để xem xét trong việc đưa ra các kế hoạch chiến lược và ra quyết định quản lí. Trong cuốn sách này, Bowen đã đưa ra câu hỏi dẫn dắt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hơn nữa thế kỷ qua: Những trách nhiệm xã hội nào được các nhà kinh doanh cho là hợp lý? Các ƣu tiên cho trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Khảo sát Doanh nghiệp và các bên liên quan (Richard Welford, Clifford Chan, và Michelle Man) Bài báo đã phát phiếu điều tra tới 491 tổ chức ở Hồng Kong với bảng hỏi và các thang điểm đánh giá để so sánh. Sau khi xử lý số liệu, các tác giả này đã tìm ra các nhóm nhân tố của CSR mà các doanh nghiệp Hồng Kong cho là quan trọng và đặt ưu tiên lên hàng đĐạiầu. Tuy nhiênhọc sự đánh kinh giá này là tế khác Huếnhau dưới các góc nhìn của chính phủ, nhà đầu tư, cổ đông, ban giám đốc và nhân viên trong công ty. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: vai trò chính của quản lý nguồn nhân lực (Supan Sarma, Joity Sarma, Arti Devi (2009)) Các tác giả đã chỉ ra mối quan hệ hai chiều giữa trách nhiệm xã hội và hoạt động quản trị nhân sự trong công ty. trách nhiệm xã hội có thể làm nền tảng cho hoạt động quản trị nhân sự được hiệu quả, và quản trị nhân sự được cho là mang ý nghĩa quan trọng nhất trong việc thúc đẩy các hoạt động trách nhiệm xã hội ở mọi cấp độ trong công ty. Ảnh hƣởng của trách nhiệm xã hội đối với động lực của nhân viên: Nghiên cứu xuyên quốc gia (Kim Chung Hee và cộng sự (2013)). Bài báo này xem xét tầm quan trọng của các chính sách về trách nhiệm xã hội của nhân viên trong việc tìm hiểu hiệu quả CSR đối với động lực làm việc của nhân viên. Nhóm tác giả cho rằng ngoài mối liên hệ của CSR với các yếu tố bên ngoài được thảo luận chủ yếu trong lý thuyết và thực tiễn của hoạt động kinh doanh hiện đại, chúng ta cũng nên xem xét CSR làm trung tâm vì nhân viên để tìm kiếm nhận dạng về CSR trong kinh doanh quốc tế. Bằng cách sử dụng các yếu tố động lực dựa trên ý tưởng của McClelland (1961) về ba động cơ của các cá nhân - nhu cầu đạt được, sự liên kết và quyền lực - bài viết này nhấn mạnh tác động của CSR lên động cơ của nhân viên. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu định lượng sâu với dữ liệu rộng lớn của Anh và Hàn Quốc được sử dụng để giải thích sự khác biệt của hiện tượng này giữa các cơ chế khác Khóa luận tốt nghiệp 27
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc nhau. Kết quả cho thấy mặc dù doanh nghiệp hiếm khi bắt đầu CSR chủ yếu nhằm mục đích tạo điều kiện cho nhân viên rà soát, nhưng khi kinh doanh đánh giá kết quả, vấn đề động cơ cá nhân nổi lên như một trong những lợi ích chính cho CSR. Quan trọng hơn, phân tích thực nghiệm của các tác giả cho thấy tầm quan trọng của các yếu tố văn hóa, thể chế và chính trị phức tạp ảnh hưởng đến mối liên kết và động cơ giữa các quốc gia. Nhận thức của nhân viên về các hoạt động CSR: Tiền thân và hậu quả của nó. (Lee Eun Mi, Park Seong Yeon Và Lee Hyun Jung (2013)). Nghiên cứu này xem xét sự phù hợp văn hóa và năng lực CSR có ảnh hưởng đến sự gắn kết và thĐạiực thi c ủhọca nhân viên kinh thông qua tếcác bi Huếến số trung gian nhận thức của họ về các hoạt động CSR. Các kết quả thực nghiệm cho thấy văn hóa và năng lực phù hợp có ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức CSR, cùng với đó là sự gắn kết và hoạt động của nhân viên. Các kết quả đưa ra có ý nghĩa quan trọng cho lí thuyết tiếp thị và thực hành. 1.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất. Mô hình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu được đề xuất dựa trên tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 ban hành năm 2001 của Tổ chức Trách nhiệm Xã hôi Quốc tế ( Social Acountability International – SAI) và Chính sách Trách nhiệm Xã hội mà Công ty Cổ phần Dệt May Huế ban hành ngày 28 tháng 5 năm 2009. Mô hình nghiên cứu được giải thích như sau: Hình tròn ở giữa thể hiện biến phụ thuộc là biến sự hài lòng của công nhân đối với công tác CSR tại Công ty. Sáu hình chữ nhật xung quanh thể hiện các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc đó là: + Giờ làm việc. + Lao động bắt buộc . + Quản lí trực tiếp. + Sức khỏe và an toàn lao động. + Tiền lương và phúc lợi. Khóa luận tốt nghiệp 28
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc + Tự do đoàn thể và quyền thương lượng tập thể. Lao động bắt buộc Sức khỏe và an toàn Giờ làm việc Sự hài lòng của công nhân đối với chính sách CSR của Tự do đoàn thĐạiể và học kinhCông ty tế Huế Tiền lương và phúc lợi quy ền thương lượng tập thể Quản lí trực tiếp Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu của đề tài Trong đó: + Giờ làm việc là độ dài thời gian mà công nhân phải tiến hành lao động theo quy định của pháp luật, theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo hợp đồng lao động. + Lao động bắt buộc là lao động được khai thác và phải làm việc dưới sự đe dọa về hình phạt, không tự nguyện hoặc đòi hỏi như một hình thức để trả nợ. Lao động như vậy là không công bằng và không hợp pháp. + Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật. An toàn trong lao động là chỉ việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động. Khóa luận tốt nghiệp 29
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc + Tự do đoàn thể và quyền thương lượng tập thể có nghĩa là người lao động có toàn quyền tự do tham gia hoặc không tham gia các tổ chức công đoàn trong suốt thời gian làm việc tại công ty. + Quản lí trực tiếp là người chịu trách nhiệm về quyền lợi của nhân viên, thảo luận về tiền lương, đánh giá thành tích và sắp xếp công việc khi có sự thay đổi. + Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thỏa thuận lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hayĐại sẽ ph ảhọci thực hi ệkinhn. Phúc lợ i tế là lợ iHuế ích mà mọi người có thể được hưởng không phải trả tiền hoặc chỉ phải trả một phần. 1.5. Kinh nghiệm thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Dệt May ở Việt Nam. Công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ Công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ đặc biệt quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động và là doanh nghiệp đi đầu trong công tác xã hội. Tại tất cả các đơn vị của Hòa Thọ, môi trường làm việc của người lao động luôn được quan tâm chăm lo, nơi làm việc khang trang và thoáng mát, công tác chăm sóc sức khỏe tại chỗ được chú trọng đảm bảo, nhà ăn khang trang sạch đẹp, bữa cơm giữa ca và bữa ăn buổi sáng được phục vụ miễn phí. Ngoài ra, tổng công ty còn mở siêu thị giá rẻ tại chỗ để phục vụ công nhân, tổ chức tặng quà nhân ngày sinh nhật, nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn và tặng quà cho các cháu thiếu nhi nhân ngày 1/6, Tết Trung thu, con cán bộ công nhân viên đạt học sinh giỏi Ngoài số tiền bảo hiểm y tế trích lại để chăm lo sức khỏe ban đầu, tổng công ty còn luôn thực hiện tốt việc khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên theo quy định, chi thêm bình quân 2.000 đồng/người/tháng để mua thuốc chữa bệnh và xây dựng Quỹ Ái hữu hơn 300 triệu đồng nhằm trợ cấp và giúp đỡ những trường hợp cán bộ công nhân viên có hoàn cảnh giải quyết khó khăn đột xuất. Hàng năm tổng công ty đều có tiền lương tháng 13 và tiền bù lương sau nghỉ Tết, hỗ trợ tàu xe đối với người lao động ở xa về quê ăn Tết. Khóa luận tốt nghiệp 30
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc Công ty Cổ phần May Hƣng Yên – HUGACO Tổng Công ty đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, kịp thời cho hơn 2.000 lao động thuộc diện tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc nên mọi chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất của người lao động đều được cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết chi trả kịp thời, đầy đủ. Ngoài ra, Tổng Công ty mua bảo hiểm thân thể 24/24 giờ cho 100% người lao động; tổ chức khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm nhằm kịp thời phát hiện và điều trị bệnh. Để tiết kiệm thời gian, đảm bảo sức khỏe, tái tạo sức lao động, hiện nay, HUGACO duy trì bữa ăn trưa cho người lao động với mức 12.000 đồng/suất. Làm việc ở những dây chuyền đặc thù, công nhân được uống sữa, nước ngọt và thuốc bổ bồi dưỡng tại chỗ. Công ty xâyĐại khu chung học cư cho kinh người lao tếđộng Huếvới hơn 200 lao động được bố trí chỗ ở tại khu chung cư An Phú Hưng và được hỗ trợ các khoản tiền nhà, tiền điện, tiền nước Năm 2015, Tổng Công ty đã chi 540 triệu đồng để đào tạo nghề tại chỗ và cấp tiền ăn cho 200 lao động đào tạo tại chỗ. Sau khi được nhận vào làm việc, những công nhân mới này tiếp tục được Tổng Công ty chia sẻ khó khăn thông qua việc miễn phí tiền thuê nhà trọ trong 3 tháng; cấp tiền xăng xe cho người lao động 130.000 đồng/tháng. Hằng năm, Công đoàn tổ chức cho người lao động đi tham quan, nghỉ mát; chúc mừng, tặng hoa, tặng quà trong mỗi dịp sinh nhật Công đoàn công ty đã chủ động tham mưu cho tổ chức Đảng và chính quyền đầu tư xây dựng trường mầm non và nhà trẻ với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt và nuôi dạy chăm sóc trẻ phù hợp với tiêu chuẩn của ngành học mầm non. Hiện nay, Nhà trường thu nhận nuôi dạy 410 trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên. Mỗi cháu gửi tại trường được Tổng Công ty hỗ trợ 400.000 đồng/tháng. Còn các cháu không gửi tại trường cũng được hỗ trợ 100.000 đồng/tháng. Năm học 2014- 2015, nhà trường đạt danh hiệu Tiên tiến xuất sắc. “Tiếng lành đồn xa” nên một số gia đình trên địa bàn cũng tin tưởng xin cho con em mình được theo học tại trường. Không những vậy, Tổng Công ty còn quan tâm động viên khen thưởng kịp thời cho các học sinh – sinh viên là con của người lao động tại công ty đạt thành tích cao trong học tập. Năm học 2014- 2015, đã có 787 con của người lao động được thưởng với tổng giá trị quà tặng trên 83 triệu đồng. Các em được tổ chức vui Tết Trung thu, ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 Khóa luận tốt nghiệp 31
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc Chính sự quan tâm, chu đáo đó là nguồn động viên để bố mẹ các cháu yên tâm gắn bó với công việc, tự hào và ngày càng cống hiến nhiều hơn nữa cho sự phát triển của Tổng Công ty. Công ty 4 năm liền được xếp hạng “Doanh nghiệp vì người lao động”. giải thưởng doanh nghiệp vì người lao động năm 2016, 2017. Công ty Cổ phần dệt may 29/3 Công ty thực hiện nghiêm túc các chế độ về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, lương tối thiểu vùng, thưởng chuyên cần cho người lao động. Đời sống của công nhân viên cũng được chú trọng từ bữa cơm đến ngày nghỉ. Với phương châm “Công nhân luôn là trụ cột của doanh nghiệp” vì vậy, việc chăm lo bữa ăn cho công nhân là điều thiết yếu và luôn được công ty đặt lên hàng đầu. Công ty nhiều năm duyĐại trì mứ c học ăn ca hơn kinh 15.000 đ ồtếng/ngư Huếời. Công ty đã quyết định tiền thưởng lương tháng 13 bình quân mỗi người khoảng 10 triệu đồng, người thấp nhất không dưới 8 triệu đồng. Với đặc thù hơn 2/3 công nhân là nữ nên công ty luôn đặc biệt quan tâm đến chế độ thai sản. Theo đó, công nhân nữ mang thai từ tháng thứ 7 được giảm giờ làm xuống còn 7 tiếng. Các công nhân bình thường thì làm từ 8 đến 9 tiếng/ngày kể cả tăng ca và có thỏa thuận tăng ca. Các tổ công đoàn thường xuyên nhắc nhở đi khám thai định kỳ, nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi được hỗ trợ định kì hàng tháng. Về công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy, công ty trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động (khẩu trang lọc bụi/độc, ủng cao su, nút tai chống ồn, ) khi làm việc hoặc tiếp xúc với môi trường hóa chất; trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy, hàng năm diễn tập về phòng cháy chữa cháy. Công ty nghiêm cấm sử dụng chất nổ, chất dễ cháy, ma túy tại công ty, không sử dụng lửa, không hút thuốc trong công ty. Công ty cũng thể hiện tinh thần tương thân tương ái với những người lao động mắc bệnh hiểm nghèo bằng cách phát động sự đóng góp của toàn công ty. Công nhân nằm viện 3 ngày công ty sẽ trích kinh phí công đoàn và đóng góp của công đoàn tổ để tổ chức đi thăm. Công ty Cổ phần may Nam Hà Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với sự phát triển của công ty nên trong những năm gần đây công ty cổ phần may Nam Hà đã tập trung đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất và các thiết bị hiện đại theo hướng chuyên Khóa luận tốt nghiệp 32
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc sâu, thực hành tốt các công cụ quản lí: TPM (bảo trì năng suất toàn diện), Lean (sản xuất tiết kiệm), 5S, ISO 9001:2008, Hệ thống quản lí doanh nghiệp Pass 99 là hệ thống quản trị doanh nghiệp tích hợp các tiêu chuẩn: chất lượng – môi trường và trách nhiệm xã hội. Công ty thường xuyên nâng cao tay nghề cho người lao động, cải thiện điều kiện làm việc, có chế độ khen thưởng kịp thời để giữ chân người lao động giỏi, khích lệ nâng cao năng suất. Cùng với đó công ty liên kết với các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh để tổ chức các lớp đào tạo cán bộ kỹ thuật và nâng cao tay nghề cho công nhân. Ngoài ra công ty còn thực hiện đào tạo theo phương thức cầm tay chỉ việc và thực hành ngay trong thực tế sản xuất. Cùng với việc thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật công ty còn cho xây dựng cơ chế thưĐạiởng khuy họcến khích kinhhợp lí như: tếtặng hoaHuế và quà nhân dịp sinh nhật; trợ cấp nuôi con nhỏ (ngoài các khoản thu nhập chính như lương, thưởng) 400 nghìn đồng/người/tháng đối với công nhân có con dưới 12 tháng tuổi, 100 nghìn đồng/người/tháng đối với công nhân viên có con từ 1 – 6 tuổi; thưởng chuyên cần, thưởng năng suất hàng tháng cho công nhân. Nhờ đó người lao động luôn gắn bó với công ty và có nhiều ý tưởng, sáng kiến mới nhằm hợp lí hóa sản xuất, nâng cao hiệu quả công tác quản lí. Xí nghiệp may Bỉm Sơn. Tại xí nghiệp may Bỉm Sơn, công tác thực hiện các quyền lợi của người lao động luôn là mối quan tâm hàng đầu của ban lãnh đạo. Bên cạnh đó Xí nghiệp may Bỉm Sơn đã làm tốt công tác từ thiện, nhân đạo, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho công nhân. 100% Công nhân ký Hợp đồng lao động được đóng BHXH, BHYtế, BH thất nghiệp, đảm bảo các chế độ ốm đau, thai sản cho lao động nữ. Ngoài ra Xí nghiệp còn trợ cấp cho nữ công nhân nuôi con dưới 60 tháng tuổi; lao động thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách được Xí nghiệp quan tâm giúp đỡ, bổ túc tay nghề miễn phí. Xí nghiệp còn tổ chức nhiều sự kiện như: tổ chức lễ vu lan báo hiếu, mở lớp phổ cập tiếng anh, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, tặng quà cho con em công nhân ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, với những thành tích đạt được và sự tận tâm quan tâm đến người lao động năm 2017 xí nghiệp may Bỉm Sơn đã lọt top 50 đơn vị xuất sắc nhất trong bảng xếp hạng “doanh nghiệp vì người lao động’ của Bộ lao động thương binh và xã hội, bằng khen của Thủ tướng chính phủ. Khóa luận tốt nghiệp 33
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ. 2.1. Tổng quan về công ty Cổ phần Dệt May Huế. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. Công ty Cổ phần Dệt May Huế (viết tắt là HUEGATEX) được thành lập từ việc cổ phần hóa công ty Dệt May Huế, thành viên của tập đoàn Dệt May Việt Nam. - Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ - Tên giao dịch quốc tế: HUE TEXTILE GARMENT JOINT STOCK COMPANY - Địa chỉ: Đại122 Dương học Thiệu Tư kinhớc – Phườ ngtế Th ủHuếy Dương – Thị xã Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Điện thoại: (84).234.3864337 – (84).234.3864957 - Fax: (84). 234.3864.338 - Website: Huegatex.com.vn Ngày 16/01/1988, Bộ Công nghiệp nhẹ ra quyết định thành lập nhà máy sợi Huế. Ngày 26/3/1988, nhà máy sợi chính thức đi vào hoạt động Ngày 19/02/1994, thành lập Công ty Dệt May Huế thuộc tổng công ty Dệt May Việt Nam theo quy định 140/CNN Bộ Công nghiệp, do nhà máy sợi tiếp nhận thêm nhà máy Dệt Huế. Ngày 26/03/1997, xây dựng thêm nhà máy Dệt Nhuộm và chính thức đi vào sản xuất. Cuối năm 1998, mở rộng thêm một phân xưởng may nên nhà máy Dệt Nhuộm được tách thành hai nhà máy: nhà máy Dệt Nhuộm và nhà máy May. Năm 2002, công ty lắp thêm 8000 cọc sợi cho nhà máy May, đầu tư thêm nhà máy sợi tại khu công nghiệp Phú Bài với 50.000 cọc sợi. Ngày 17/11/2005, căn cứ Quyết định số 169/2004/QĐ-BCN ngày 09/12/2004 và quyế định số 2722/2005/QĐ-BCN ngày 25/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ( nay là Bộ công thương) chuyển Công ty Dệt May Huế thành Công ty Cổ phần Dệt May Huế, hoạt động theo giấy phép đăng kí số 3103000140 ngày 17/11/2005 và thay Khóa luận tốt nghiệp 34
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc đổi là thứ nhất số 3300100628 ngày 21/5/2012 do phòng Đăng kí Kinh doanh Doanh nghiệp – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp. Cổ phiếu của Công ty được đăng kí giao dịch trên sàn Upcom ngày 29/12/2009. Ngày giao dịch chính thức 21/1/2010 theo Thông báo số 15/TB-SGDCKHN ngày 11/1/2010 của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Năm 2018, thành lập nhà máy May chi nhánh Quảng Bình. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty. Hiện nay sản phẩm của công ty đang được xuất khẩu qua các nước Mỹ, Nhật, EU, Đài Loan, Hàn Quốc ( đối với hàng may mặc); Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Bồ Đào Nha ( đối với sản phẩm sĐạiợi) và đư ợhọcc bán rộ ngkinh rãi ở thị trư tếờng trongHuế nước. Sản phẩm của công ty nhiều năm được bình chọn là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, giải Sao Vàng Đất Việt và nhiều giải thưởng khác. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty. Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty. (Nguồn: trang web chính thức Công ty Cổ phần Dệt May Huế) Khóa luận tốt nghiệp 35
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc 2.1.4. Tình hình lao động của công ty từ năm 2015 – 2017 Để doanh nghiệp có thể hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả thì lao động luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Trong nghiên cứu này, tác giả xem xét sự biến động lao động của công ty từ năm 2015 đến 2017. Tình hình biến động lao động của công ty được thể hiện qua bảng 2.1: Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty từ năm 2015 – 2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu SL TL SL TL SL TL Tổng số lao độĐạing học3950 kinh100 tế3960 Huế 100 3936 100 Phân loại theo giới tính Nam 1241 31,42 1233 31,14 1184 30,08 Nữ 2709 68,58 2727 68,86 2752 69,92 Phân loại theo tính chất công việc Trực tiếp 3570 90,38 3573 90.23 3535 89,81 Gián tiếp 380 9,62 387 9,77 401 10,19 Phân loại theo trình độ chuyên môn Đại học 195 4,94 202 5,1 207 5,26 Cao đẳng, trung cấp 402 10,18 416 10,51 410 10,42 Phổ thông 3353 84,88 3342 84,39 3319 84,32 (Nguồn: tổng hợp từ số liệu phòng nhân sự) Qua bảng số liệu trên có thể thấy tình hình lao động từ năm 2015 – 2017 của công ty ít biến động cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khá ổn định. So với năm 2015, số lượng lao động tăng thêm vào năm 2016 là 10 người tương đương với 0,25%. Năm 2017 có sự giảm nhẹ về lao động với số nhân công giảm là 24 người tương đương với 0,6%, trong đó lao động trực tiếp giảm 38 người (1,06%), lao động gián tiếp tăng 14 người (3,62%). - Xét theo giới tính: tỉ lệ lao động nam – nữ của công ty không có nhiều sự thay đổi, trong đó số lượng lao động nữ luôn chiếm ưu thế hơn cả với tỉ lệ lần lượt qua các Khóa luận tốt nghiệp 36
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc năm là 65,58%, 68,86%, 69,96%. Đây là điều dễ hiểu vì đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty là dệt may thì đòi hỏi lao động có sự tỉ mỉ, khéo tay, cẩn thận. Về tỉ lệ lao động nam chiếm khoảng 30% qua các năm thì mặc dù là công ty dệt may tuy nhiên để đáp ứng công tác phục vụ cho sản xuất kinh doanh, công ty thành lập một xí nghiệp cơ điện với nhiệm vụ vận hành hệ thống điện, nước an toàn; đảm bảo chất lượng, tiến độ các công trình và công tác vệ sinh môi trường. Những công việc này phù hợp với nam giới hơn. - Xét theo tính chất công việc: Xét theo tính chất này thì tỉ lệ lao động trực tiếp chiếm ưu thế nhưng cũng có xu hướng giảm dần với tỉ lệ qua 3 năm là 99,44% ( 2015), 90,23% ( 2016),Đại 89,81% học (2017). Cùngkinh với đó làtế tỉ l ệ Huếlao động gián tiếp rất thấp nhưng cũng có xu hướng tăng dần qua các năm với tỉ lệ từng năm là 0,56% (2015), 9,77% (2016), 10,19% (2017). Mặc dù so với năm 2015 tỉ lệ lao động gián tiếp của công ty tăng đến 9,15%, tuy nhiên khi nhìn vào số liệu thực tế thì chỉ tăng thêm 7 người. Như vậy có thể thấy không có biến động gì lớn trong hoạt động quản lí hay sản xuất. - Xét theo trình độ chuyên môn: Xét theo tiêu chí này, lao động phổ thông chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn lao động trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp. Tỉ lệ lao động phổ thông qua các năm 2015, 2016, 2017 lần lượt là 84,88%, 84,39%, 84,32% - một tỉ lệ rất cao. Trong khi đó tỉ lệ lao động trung cấp, cao đẳng chỉ dao động ở mức 10,18% – 10,51%, và con số này cho lao động trình độ đại học là 4,94% (2015), 5,1% (2016), 5,26% (2017). Giải thích cho sự chênh lệch lớn về trình độ chuyên môn của công nhân tại công ty đó là do đặc tính ngành kinh doanh sản xuất đòi hỏi công nhân có tay nghề không cần bằng cấp quá cao nên tỉ lệ công nhân trình đọ chuyên môn chiếm đa số. Đa phần công nhân có trình độ phổ thông thường làm việc trong các nhà máy của công ty. Đối với những công nhân có trình độ cao hơn thì thường tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất và thường làm việc tại các phòng ban quản lí, điều hành hoạt động của công ty. 2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2015 đến 2017 Khi bàn về doanh nghiệp thì không thể không nói đến kết quả hoạt động kinh doanh. Kết quả hoạt động kinh doanh là một trong những yếu tố phản ánh mặt chất Khóa luận tốt nghiệp 37
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc lượng các hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh trình độ doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu. Việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh cũng phản ánh phần nào trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bởi theo Carroll (1979) thì đây là trách nhiệm cơ bản nhất trong tháp trách nhiệm xã hội. Nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì sẽ đảm bảo tuân thủ các quy định về lương, thưởng, các chế độ phúc lợi của công nhân. Bên cạnh đó khi kinh doanh có hiệu quả thì các lợi ích về vật chất và tinh thần của công nhân có thể tăng thêm như tăng lương, thưởng, Những điều này góp phần làm cho đời sống công nhân trong doanh nghiệp ngày càng được cải thiện. Tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế, do đặc thù ngành có lực lượng lao động lớn nên việc thực hiện trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp càng phải đặc biệt chú trọng. Kết quảĐại sản xuấ t họckinh doanh kinh của công tếty trong Huế 3 năm gần đây nhất được thể hiện trong bảng: “Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2015 – 2017”. Bảng 2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2015 – 2017 Đơn vị: tỷ đồng So sánh So sánh Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016 2015 2016 2017 (+/-) (%) (+/-) (%) Doanh thu 1.494,065 1.494,100 1.667,426 0,035 0,002 173,226 11,6 Chi phí 1.334,267 1.337,077 1.506,292 2.81 0,21 169,215 12,66 Lợi nhuận 159,798 157,023 161,134 -2.775 -1,74 4,111 2,62 trước thuế (Nguồn: Tổng hợp theo số liệu của phòng kế toán) Nhằm giúp người xem có cái nhìn tổng quát hơn, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt May Huế được thể hiện trong biểu đồ 2.1 dưới đây. Khóa luận tốt nghiệp 38
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc 1.800,00 1.667,43 1.600,00 1.494,07 1.494,10 1.506,29 1.334,27 1.400,00 1.337,08 1.200,00 Doanh thu 1.000,00 Chi phí 800,00 Lợi nhuận trước thuế 600,00 400,00 159,798 157,023 161,134 200,00 0,00 Đại học kinh tế Huế 2015 2016 2017 Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt May Huế từ 2015 – 2017 (Nguồn: số liệu từ phòng kế toán) Qua những số liệu được thể hiện trên bảng và biểu đồ ta thấy doanh thu công ty liên tục tăng qua các năm từ 2015 đến 2017. Nhìn chung doanh thu trong của công ty trong ba năm qua khá ổn định và có lúc tăng nhẹ. Từ năm 2015 đến 2016 về tình hình chung thì hoạt động kinh doanh của công ty duy trì ổn định khi mà doanh thu của công ty chỉ tăng 0,035 tỷ đồng tương đương 0,002%, có thể thấy từ năm 2015 qua đến 2016 công ty gần như dậm chân tại chỗ về mặt doanh thu. Điều này cũng có thể hiểu khi mà toàn ngành dệt may Việt Nam năm 2016 cũng không mấy khởi sắc so với năm 2015 với kim ngạch xuất khẩu dệt may cả năm 2016 chỉ ước đạt 23,8 tỷ USD, chỉ tăng 4,5% so với năm 2015. Về chi phí, mặc dù doanh thu năm 2016 chỉ tăng 0,002% nhưng chi phí lại tăng đến 0,21% so với năm 2015. Điều này giải thích lí do vì sao lợi nhuận trước thuế tăng trưởng âm -1,74% ( 2,775 tỷ đồng). Sang năm 2017, đây là một năm khá thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam nói chung khi mà kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt kỉ lục 31 tỉ USD. Theo đó tình hình kinh doanh của công ty đã có bước tiến mới với doanh thu đạt 1.667,426 tỷ đồng, tăng Khóa luận tốt nghiệp 39
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc 11,6% so với năm 2016. Mặc dù có kết quả kinh doanh tốt hơn nhiều so với năm 2016 nhưng lợi nhuận trước thuế năm 2017 của công ty chỉ đạt 161,134 tỷ đồng tức là chỉ tăng 4,111 tỷ đồng (2,62%) so với năm 2016. Giải thích cho điều này đó là do chi phí hoạt động năm 2017 là 1.506,292 tỷ đồng, tăng 12,66% so với 2016. Tuy tình hình thị trường dệt may ba năm vừa qua có nhiều biến động song công ty luôn duy trì mức lợi nhuận trước thuế vẫn khá ổn định ở mức khoảng 10% so với doanh thu. Đây là một mức lợi nhuận khá ổn cho một doanh nghiệp gia công xuất khẩu hàng dệt may. Điều này cho thấy năng lực lãnh đạo của ban giám đốc công ty trước sự biến đổi của thị trường. 2.2. Thực trạngĐại thực hiện học trách nhiệmkinh xã hội tế của côngHuế ty Công ty Cổ phần Dệt May Huế 2.2.1. Lao động bắt buộc Lao động bắt buộc hay lao động cưỡng bức là lao động được khai thác và phải làm việc dưới sự đe dọa về hình phạt, không tự nguyện hoặc đòi hỏi như một hình thức để trả nợ. Với phương châm phản đối mọi hành vi cưỡng bức lao động, công ty Cổ phần Dệt May Huế đã ban hành chính sách chống cưỡng bức để làm cơ sở kiểm tra việc sử dụng lao động tại các nhà máy của Công ty. Tất cả công nhân khi được tuyển vào làm tại công ty đều được kí hợp đồng lao động với các điều khoản rõ ràng, đúng quy định của pháp luật. 2.2.2. Tự do đoàn thể và quyền thƣơng lƣợng tập thể Tại công ty Cổ phần Dệt May Huế, người lao động luôn được khuyến khích tham gia Công đoàn. Trong thực tế, khi kí kết hợp đồng với công ty đồng nghĩa với việc người lao động đã tham gia công đoàn. Tuy nhiên nếu muốn người lao động vẫn có thể xin ra khỏi Công đoàn sau khi đã làm việc tại công ty. Để thực hiện quyền thương lượng tập thể của người lao động thì cứ 3 tháng một lần Công đoàn công ty tổ chức lấy ý kiến người lao động. Từ những lần tổ chức lấy ý kiến này mà Công đoàn biết được các nguyện vọng chính đáng của người lao động từ đó làm việc với công ty để có những chính sách tốt hơn cho họ. Hàng năm Công đoàn công ty sẽ tổ chức đại hội Khóa luận tốt nghiệp 40
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc công đoàn nhằm tổng kết lại một năm hoạt động với những kết quả đạt được và nhìn nhận những hạn chế còn tồn tại để khắc phục, rút kinh nghiệm cho các năm sau. 2.2.3. Giờ làm việc Công ty tuân thủ chế độ làm việc 8h/ngày cho tất cả các công nhân làm việc tại các nhà máy. Về thời gian làm tăng ca, do đặc thù ngành sản xuất nên bắt buộc công ty phải huy động nhân viên làm thêm giờ. Tuy nhiên, thấu hiểu được các công nhân đặc biệt là công nhân nữ ngoài thời gian sản xuất còn phải chăm lo cho bản thân và gia đình, công ty đã áp dụng phương pháp làm thêm 1h/ngày. Lượng giờ làm thêm như vậy giúp dàn trải thời gian làm việc tại công ty cho các công nhân, giúp cân bằng giữa hoạt động sản Đạixuất của cônghọc ty vớ i kinhthời gian riêng tế c ủaHuế mỗi công nhân. 2.2.4. Quản lí trực tiếp Có hơn 200 ca trưởng, chuyền trưởng tại các nhà máy của công ty nhằm hướng dẫn, giám sát công nhân tại các nhà má giúp cho các công nhân có tay nghề vững hơn, phát hiện kịp thời các sai sót để có biện pháp xử lí kịp thời không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các ca trưởng, chuyền trưởng còn có nhiệm vụ quan tâm đến các vấn đề, giải đáp thắc mắc của công nhân dưới quyền của mình, giải quyết các vấn đề cần thiết cho công nhân từ đó tạo tâm lí thoải mái cho công nhân làm việc, công ty cũng có thể thu thập được các vấn đề của công nhân để có hướng giải quyết phù hợp. 2.2.5. Sức khỏe – an toàn Để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho công nhân khi làm việc tại các nhà máy, công ty luôn trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cần thiết cho công nhân như khẩu trang, nút bịt tai, giày, mũ, phù hợp với từng công việc mà công nhân làm tại các nhà máy May, nhà máy Sợi, nhà máy Dệt Nhuộm. Ban an toàn vệ sinh với các an toàn vệ sinh viên được thành lập với nhiệm vụ kiểm tra đánh giá về thực hiện vệ sinh lao động trong nhà máy. Để khuyến khích công nhân thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động các nhà máy có chế độ khuyến khích người lao động và được tính theo ngày. Với vấn đề chăm sóc sức khỏe cho công nhân, phòng y tế với đội ngũ nhân viên chuyên trách và trang thiết bị, thuốc các loại giúp cho việc chăm sóc sức khỏe cho cán Khóa luận tốt nghiệp 41
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc bộ công nhân viên luôn kịp thời. Hàng năm công ty đều tổ chức khám sức khỏe định 2 lần/năm cho toàn thể cán bộ công nhân viên để theo dõi sức khỏe, phát hiện kịp thời các vấn đề liên quan đến sức khỏe của công nhân và nhân viên để có biện pháp hỗ trợ, xử lí kịp thời tránh để lâu dài gây biến chứng nguy hiểm. Theo đó, đối với các công nhân có sức khỏe yếu, ngoài việc hưởng các chế độ theo chính sách của nhà nước, công ty còn mua thuốc bổ cấp phát cho họ để cải thiện sức khỏe. Các tủ thuốc cũng được bố trí tại nhiều địa điểm để thực hiện sơ cứu tại chỗ kịp thời khi có sự cố xảy ra. Số lượng các tủ thuốc tại các nhà máy tương ứng như sau: + Nhà máy sợi: 6 +Nhà máyĐại may 1: 9 học kinh tế Huế + Nhà máy may 2: 9 + Nhà máy may 3: 9 + Nhà máy dệt nhuộm: 7. Tại trụ sở công ty có 02 nhà ăn tập thể phục vụ cơm miễn phí cho cán bộ công nhân viên với sức chứa khoảng 1300 – 1400 người. Đội ngũ công nhân nấu ăn của 2 nhà ăn tổng cộng là 52 người đảm bảo cho việc nấu ăn được tiến hành thuận lợi. Bếp của công ty sử dụng hệ thống nồi nấu bằng hơi giúp nấu được với khối lượng lớn, thời gian nấu nhanh, không cần nhiều nhân công và tiết kiệm nhiên liệu, không gian nấu sạch sẽ. không gian thoáng sạch, suất ăn ngon, giàu dinh dưỡng và có kèm tráng miệng. Với mỗi suất ăn mà công ty cung cấp có đơn giá là 18000 VNĐ/suất thì có thể thấy được sự chăm chút cho sức khỏe công nhân viên qua các bữa ăn. Bên cạnh đó, vì có nhiều nhân viên của công ty là phật tử nên vào các ngày mồng 1 và 15 hàng tháng, nhà ăn sẽ nấu cơm chay cho toàn thể cán bộ công nhân viên. Điều này càng thể hiện rõ nét hơn Mặc dù đã thực hiện nghiêm ngặt các quy định hiện hành về phòng cháy chữa cháy, tuy nhiên để phòng ngừa và phản ứng kịp thời trong trường hợp đột ngột thì hàng năm công ty đều tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy cho cán bộ công nhân viên và đặc biệt là công nhân tại các nhà máy – nơi có nguy cơ cháy nổ cao. Khóa luận tốt nghiệp 42
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc 2.2.6. Tiền lƣơng và phúc lợi Tiền lương là một vấn đề mang tính nhạy cảm cao, do đó nhằm đảm bào lợi ích của công nhân thì công ty luôn tuân thủ quy định của pháp luật về trả lương cho công nhân. Để đảm bảo việc trả lương phù hợp với tính chất công việc của từng nhà máy thì từng nhà máy thuộc công ty có quy chế trả lương riêng. + Đối với nhà máy Sợi: Tại đây, nhà máy trả lương theo thời gian cho các đối tượng trong nhà máy trên cơ sở xác định hệ số thu nhập cho từng chức danh, từng nhóm công việc. Hệ số phân phối thu nhập thường xuyên được xem xét thay đổi để phù hợp với mặt bằng tiền lương chung của nhà máy. Quỹ lương hàng tháng của nhà máy dựa trên sĐạiản phẩm nhhọcập kho, kinhđơn giá tiề n tếlương Huế của Công ty ban hành. Trong đó tổng tiền lương cứng chiếm từ 80% đến 90% tổng tiền lương đã chi trong tháng bao gồm tiền lương tính theo hệ số thu nhập, lương thâm niên (áp dụng cho số công nhân công nghệ, tổ vệ sinh, một số nhân viên tổ thí nghiệm), tiền lương khuyến khích sử dụng bảo hộ lao động và các khoản lương khác như lương phụ cấp ca 3, lương làm thêm giờ, lắp máy, hội họp, Bên canh lương cứng, nhà máy có chi trả phần lương mềm với tổng số tiền lương chiếm từ 10% đến 20% tổng tiền lương đã chi thanh toán trong tháng và được gắn với việc phân loại lao động trong tháng cho từng cá nhân bao gồm tiền thưởng hoàn thành kế hoạch, Tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp lương của công nhân tại nhà máy được tính theo công thức sau: TTN = TCd + THTKH + TTG (nếu có) + TBH (nếu có) + TAT (nếu có) + TK (nếu có) Trong đó: - TTN: tổng tiền lương trong tháng. - TCd: tiền lương tính theo hệ số thu nhập chức danh Hệ số chức danh x Lương tối thiểu vùng TCd = x Công thực tế. Công chuẩn của tháng - THTKH: Tiền thưởng hoàn thành kế hoạch, được tính theo công thức sau: THTKH = TCd x % thưởng HTKH n/m x % HTKH cá nhân. Khóa luận tốt nghiệp 43
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc - TBH: Tiền lương thâm niên, được tính theo công thức: Lương cơ bản Tỷ lệ % BHXH người x công thực tế x x 25% TBH = lao động phải đóng Công chuẩn của tháng - TAT: Tiền khuyến khích người lao động sử dụng BHLĐ: TAT = 10.000 đồng x (ngày công đi làm thực tế- ngày không hưởng BHLĐ). - TTG: Tiền lương làm thêm giờ - TK: cácĐại khoản lươnghọc khác kinh như phụ c ấtếp ca 3;Huế lương lắp máy; lương hội họp, việc riêng có lương; lễ; ngừng việc; Hàng tháng căn cứ mức độ hoàn thành nhiệm vụ, ngày công, việc thực hiện nội quy lao động, quy trình, quy phạm, công nhân nhà máy được xem xét và xếp vào 1 trong 5 loại: A – B1 – B2 – C1 – C2 để trả lương theo quy chế phân phối tiền lương của nhà máy. o Loại A: Người lao động được xếp loại A khi không vi phạm nội quy, kỷ luật lao động; có số ngày nghỉ ốm, nghỉ không lương không quá 6 công/tháng; có số điểm bị trừ do vi phạm quy trình không vượt quá 6 điểm. Công nhân đạt loại A sẽ được hưởng 100% tiền lương cứng và được thưởng hoàn thành kế hoạch từ 10% đến 100% tùy mức độ đóng góp của từng cá nhân trong tháng. - Tiêu chuẩn xếp loại: Đối với ngày công: (áp dụng cho các ngày nghỉ ốm hoặc nghỉ không lương) + Không có ngày nghỉ hưởng 100% tiền thưởng hoàn thành kế hoạch. + 1 ngày nghỉ hưởng 80% tiền thưởng hoàn thành kế hoạch. + 2 ngày nghỉ hưởng 65% tiền thưởng hoàn thành kế hoạch. Khóa luận tốt nghiệp 44
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc + 3 ngày nghỉ hưởng 50% tiền thưởng hoàn thành kế hoạch. + 4 ngày nghỉ hưởng 35% tiền thưởng hoàn thành kế hoạch. + 5 ngày nghỉ hưởng 25% tiền thưởng hoàn thành kế hoạch. - 6 ngày nghỉ hưởng 10% tiền thưởng hoàn thành kế hoạch. Đối với việc thực hiện quy trình: + Không trừ điểm: Thưởng 100% tiền thưởng hoàn thành kế hoạch. + Trừ 1 điểm: Thưởng 90% tiền thưởng hoàn thành kế hoạch. + Trừ 2Đại điểm: Thư họcởng 80% kinhtiền thưởng tếhoàn thànhHuế kế hoạch. + Trừ 3 điểm: Thưởng 70% tiền thưởng hoàn thành kế hoạch. + Trừ 4 điểm: Thưởng 60% tiền thưởng hoàn thành kế hoạch. + Trừ 5 điểm: Thưởng 50% tiền thưởng hoàn thành kế hoạch. + Trừ 6 điểm: Thưởng 40% tiền thưởng hoàn thành kế hoạch. o Loại B1: Công nhân được xếp loại B1 khi: Vi phạm nội quy, kỷ luật lao động; có số ngày nghỉ ốm hoặc nghỉ không lương trong tháng là 7 ngày; có số điểm bị trừ trong tháng do vi phạm quy trình từ 6,5 đến 7 điểm. Mức lương được hưởng của công nhân xếp loại B1 bao gồm 100% tiền lương cứng và không có tiền thưởng hoàn thành kế hoạch. o Loại B2: Công nhân được xếp loại B2 khi: Vi phạm nội quy, kỷ luật lao động; có số ngày nghỉ ốm hoặc nghỉ không lương trong tháng là 8 ngày trở lên; có số điểm bị trừ trong tháng do vi phạm quy trình từ 7,5 đến 8 điểm. Khóa luận tốt nghiệp 45
- Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ GVHD: ThS. Lê Văn Phúc Mức lương được hưởng bao gồm 100% tiền lương cứng và không có tiền thưởng hoàn thành kế hoạch. o Loại C1: Công nhân được xếp loại C1 khi: Vi phạm nội quy, kỷ luật lao động; có số điểm bị trừ trong tháng do vi phạm quy trình từ 8,5 đến 9 điểm. Mức lương được hưởng bao gồm hưởng 100% tiền lương cứng và không có tiền thưởng hoàn thành kế hoạch. o Loại C2:Đại học kinh tế Huế Công nhân được xếp loại C2 khi: Vi phạm nội quy, kỷ luật lao động đến mức độ bị xử lý hình thức kỷ luật; nghỉ vô lý do 1 công trở lên; có số điểm bị trừ trong tháng do vi phạm quy trình trên 9 điểm. Mức lương được hưởng bao gồm hưởng 100% tiền lương cứng và không có tiền thưởng hoàn thành kế hoạch. Bên cạnh đó nhà máy Sợi còn có chế độ khuyến khích người lao động sử dụng bảo hộ lao động. Đối với công nhân thì được hưởng 100% chế độ khi sử dụng đầy đủ bảo hộ lao động được cấp phát (mũ, áo, giày, khẩu trang, nút chống ồn) trong suốt ca làm việc. Nếu không sử dụng đầy đủ thì công nhân không được hưởng chế độ của ngày hôm đó. + Đối với nhà máy Dệt Nhuộm: Nhà máy áp dụng hình thức trả lương theo thời gian và các khoản khác theo quy định của pháp luật lao động. o Công thức tính lương: T= Lcbcv + Lhq + L k + PC + Lt Trong đó: - T: Tổng tiền lương tháng. Lcbcv= L ttv x Hcbcv x N tt : N ch - Lttv : Mức lương tối thiểu vùng hiện hành do chính phủ quy định. Khóa luận tốt nghiệp 46