Khóa luận Đánh giá thực trạng môi trường tại chi nhánh Nhà máy xi măng Núi Voi, Công ty Cổ phần cơ điện luyện kim Thái Nguyên

doc 83 trang yendo 4270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá thực trạng môi trường tại chi nhánh Nhà máy xi măng Núi Voi, Công ty Cổ phần cơ điện luyện kim Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoa_luan_danh_gia_thuc_trang_moi_truong_tai_chi_nhanh_nha_m.doc

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá thực trạng môi trường tại chi nhánh Nhà máy xi măng Núi Voi, Công ty Cổ phần cơ điện luyện kim Thái Nguyên

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHOA TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG LƯƠNG NGỌC DUNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CHI NHÁNH NHÀ MÁY XI MĂNG NÚI VOI, CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LUYỆN KIM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Tài nguyên & Môi trường Khóa học : 2008 - 2012 Thái Nguyên, 2012
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHOA TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG LƯƠNG NGỌC DUNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CHI NHÁNH NHÀ MÁY XI MĂNG NÚI VOI, CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LUYỆN KIM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Tài nguyên & Môi trường Khóa học : 2008 - 2012 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hải Thái Nguyên, 2012
  3. Lời cảm ơn Để hoàn thành đề tài này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thanh Hải, người thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu đề tài mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Em chân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân huyện Đồng Hỷ, các cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ, các cán bộ và công nhân nhà máy xi măng Núi Voi, các hộ gia đình sống xung quanh khu vực nhà máy xi măng Núi. Em xin gửi lời cảm ơn đến chị Dương Thị Thủy, cán bộ phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu. Đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên của em, lần đầu tiên làm quen với công việc nghiên cứu nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô chỉ bảo và giúp đỡ để em tiến bộ hoàn thiện hơn trong việc học tập, nghiên cứu đề tài. Em xin chân thành cảm Sinh viên Lương Ngọc Dung
  4. DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN Bảng 4.1. Nhiệt độ trung bình tháng trong năm 2011 của thị trấn Chùa Hang 21 Bảng 4.2. Độ ẩm không khí trung bình tháng trong năm 2011 của thị trấn Chùa Hang 22 Bảng 4.3. Tình hình lao động của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi năm 2011 25 Bảng 4.4. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất xi măng 27 Bảng 4.5. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất vôi 29 Bảng 4.6. Nguồn phát sinh khí thải, tiếng ồn, độ rung do quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy 30 Bảng 4.7. Nguồn phát sinh và khối lượng nước thải của nhà máy 32 Bảng 4.8. Nguồn phát sinh và khối lượng chất thải rắn của nhà máy 33 Bảng 4.9. Chất lượng nước thải của khu sản xuất xi măng 35 Bảng 4.10. Chất lượng nước ngầm của khu sản xuất xi măng 36 Bảng 4.11. Số liệu đo nhanh môi trường vi khí hậu 37 Bảng 4.12. Kết quả phân tích chất lượng không khí trong khu sản xuất xi măng 38 Bảng 4.13. Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh khu sản xuất xi măng 39 Bảng 4.14. Chất lượng nước thải của khu sản xuất vôi 40 Bảng 4.15. Số liệu đo nhanh môi trường vi khí hậu 42 Bảng 4.16. Kết quả phân tích chất lượng không khí trong khu sản xuất vôi 42 Bảng 4.17. Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh khu sản xuất vôi 43
  5. Kết quả điều tra về chất lượng không khí đối với người dân sống xung quanh Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi được thể hiện qua bảng 4.18 44 Bảng 4.18. Kết quả điều tra về chất lượng môi trường không khí đối với người dân sống xung quanh Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 44 Kết quả điều tra về tiếng ồn ảnh hưởng đối với người dân sống xung quanh Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi được thể hiện qua bảng 4.19 45 Bảng 4.19. Kết quả điều tra về ảnh hưởng của tiếng ồn đối với người dân sống xung quanh Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 45
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Sơ đồ vị trí các bên tiếp giáp của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 18 Hình 4.2. Sơ đồ vị trí của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 19 Hình 4.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 24 Hình 4.4. Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng 26 Hình 4.5. Sơ đồ công nghệ sản xuất vôi kèm dòng thải 28 Hình 4.6. Cấu tạo bể tự hoại 50
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TS : Tiến sĩ NĐ - CP : Nghị định - Chính phủ NQ - CP : Nghị quyết - Chính phủ TT - BTNMT : Thông tư - Bộ Tài nguyên và Môi trường QĐ - BTNMT : Quyết định - Bộ Tài nguyên và Môi trường QĐ - BYT : Quyết định - Bộ Y tế QĐ - UB : Quyết định - Uỷ ban QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam BOD : Nhu cầu oxi sinh hóa COD : Nhu cầu oxi hóa học TSS : Chất rắn lơ lửng TDS : Tổng chất rắn hoà tan
  8. MỤC LỤC Lời cảm ơn DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích của đề tài 2 1.3. Mục tiêu của đề tài 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 2 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.2. Cơ sở pháp lý 4 2.3. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tại nhà máy tới môi trường và sức khỏe con người 6 2.3.1. Ảnh hưởng của bụi, khí thải và tiếng ồn tới môi trường và sức khỏe con người 6 2.3.1.1. Tác động hóa học của bụi tới sức khỏe con người 6 2.3.1.3. Tác động của tiếng ồn 9 2.3.1.4. Tác động do ô nhiễm nhiệt 10 2.3.2. Nước thải của khu sản xuất và ảnh hưởng của chúng tới môi trường10 2.3.3. Chất thải rắn của khu sản xuất và ảnh hưởng của chúng tới môi trường11 2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên 11
  9. 2.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng ở Việt Nam 11 2.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng của tỉnh Thái Nguyên 13 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 15 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 15 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 15 3.3. Nội dung nghiên cứu 15 3.3.1. Tìm hiểu về Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 15 3.3.2. Đánh giá thực trạng môi trường (môi trường nước, môi trường không khí và tình hình thu gom chất thải rắn) tại Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 15 3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của quá trình sản xuất tới môi trường không khí xung quanh nhà máy thông qua phiếu điều tra 16 3.3.4. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của nhà máy đã thực hiện 16 3.3.5. Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện môi trường của nhà máy 16 3.4. Phương pháp nghiên cứu 16 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 16 3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn 16 3.4.3. Phương pháp tổng hợp và so sánh 16 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17 4.1. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 17 4.1.1. Vị trí địa lý, địa hình 17 4.1.2. Điều kiện về khí tượng, thuỷ văn 20 4.1.3. Cơ cấu tổ chức và lao động của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 23 4.1.4. Khái quát về sơ đồ công nghệ sản xuất của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 25 4.1.4.1. Khu sản xuất xi măng 25
  10. 4.1.4.2. Khu sản xuất vôi 27 4.1.4.3. Tìm hiểu nguồn gây ô nhiễm chính của nhà máy 29 4.2. Đánh giá thực trạng môi trường (môi trường nước, môi trường không khí và tình hình thu gom chất thải rắn) tại Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 34 4.2.1. Đánh giá thực trạng môi trường khu sản xuất xi măng thuộc Chi nhánh Nhà máy xi măng Núi Voi 34 4.2.1.1. Thực trạng môi trường nước 34 4.2.1.2. Thực trạng môi trường không khí 37 4.2.2. Đánh giá thực trạng môi trường khu sản xuất vôi thuộc Chinh nhánh Nhà máy xi măng Núi Voi 40 4.2.2.1. Thực trạng môi trường nước 40 4.2.2.2. Thực trạng môi trường không khí 41 4.3. Đánh giá ảnh hưởng của quá trình sản xuất tới môi trường không khí xung quanh nhà máy thông qua phiếu điều tra 44 4.3.1. Khu vực điều tra 44 4.3.2. Mức độ ảnh hưởng quá trình sản xuất tới môi trường không khí xung quanh nhà máy thông qua phiếu điều tra 44 4.4. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của nhà máy đã thực hiện 46 4.4.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí 46 4.4.1.1. Đối với bụi 46 4.4.1.2. Đối với tiếng ồn và các yếu tố vi khí hậu 47 4.4.2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 49 4.4.3. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn 50 4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường của nhà máy 51 4.5.1. Giảm bụi và ồn từ các nguồn phân tán 51 4.5.2. Cải thiện điều kiện làm việc 51 4.5.3. Đào tạo và giáo dục về môi trường 52
  11. PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53 5.1. Kết luận 53 5.2. Đề nghị 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 PHỤ LỤC 57
  12. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Bước vào thế kỷ XXI, cùng với những cơ hội phát triển mạnh mẽ, loài người cũng đứng trước những thách thức lớn như vấn đề gia tăng dân số, năng lượng, lương thực, đặc biệt là vấn đề môi trường, một vấn đề đang được cả nhân loại hết sức quan tâm, đe dọa nghiêm trọng sự ổn định và phát triển của tất cả các nước trên thế giới. Nhân loại đã và đang ý thức được rằng, nếu các vấn đề môi trường không được xem xét đầy đủ và kỹ lưỡng trong chính sách phát triển thì tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hoá với tốc độ nhanh nhất định sẽ đi kèm với việc huỷ hoại môi trường. Nguy cơ môi trường đang ở tình trạng báo động ở những quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Việt Nam trong những năm gần đây không ngừng đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, những lợi ích mà công nghiệp hóa - hiện đại hóa mang lại được thể hiện rất rõ qua tình hình tăng trưởng kinh tế, giáo dục, xã hội. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với môi trường trong vùng lãnh thổ. Môi trường ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn, trong đó ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi là một trong những đơn vị sản xuất chính, đa dạng sản phẩm của Công ty Cổ phần Cơ điện luyện kim Thái Nguyên. Sản phẩm của nhà máy là xi măng với công suất trung bình 50.000 tấn/năm. Ngoài sản xuất xi măng, nhà máy còn sản xuất vôi sống với công suất khoảng 20.000 tấn/năm đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển, lớn mạnh của Công ty Cổ phần Cơ điện luyện kim Thái Nguyên nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên nói chung. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt, một mặt đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, của đất nước, song mặt khác sự tác động của nó tới môi trường là điều không tránh khỏi.
  13. 2 Chất lượng môi trường bao gồm môi trường không khí, môi trường đất và môi trường nước đang bị ảnh hưởng bởi một trong những nguyên nhân là do hoạt động sản xuất của các khu sản xuất đó. Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường, ban Chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Thanh Hải em tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá thực trạng môi trường tại Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi, Công ty cổ phần cơ điện luyện kim Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích của đề tài - Nắm được hiện trạng môi trường tại Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi, Công ty cổ phần cơ điện luyện kim Thái Nguyên. - Đánh giá được sự ảnh hưởng của các loại chất thải trong quá trình hoạt động của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi tới môi trường xung quanh. - Đề xuất biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi. 1.3. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá đầy đủ, chính xác hiện trạng sản xuất và ảnh hưởng của các loại chất thải tới môi trường của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi. - Các mẫu nước, không khí phải được lấy trong khu vực chịu tác động của hoạt động sản xuất của nhà máy. - Các biện pháp được đề xuất phải mang tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Áp dụng kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tế. - Nâng cao kiến thức và tích lũy kinh nghiệm từ thực tế cho công việc sau khi ra trường. - Bổ sung tư liệu cho học tập.
  14. 3 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đưa ra các tác động của hoạt động khai thác tới môi trường để từ đó giúp cho đơn vị tổ chức khai thác có các biện pháp quản lý, ngăn ngừa các tác động xấu tới môi trường, cảnh quan và con người. - Làm cơ sở cho công tác quy hoạch, lập kế hoạch xây dựng chính sách bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  15. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài Trong lịch sử phát triển của loài người trên Trái đất, con người luôn phải đối đầu với sự khủng hoảng sinh thái. Chúng ta ngày càng thấy rõ sự ô nhiễm môi trường do công nghiệp phát triển, do sự bùng nổ dân số ở các nước chậm tiến và đang phát triển, do con người chưa tuân thủ luật lệ về môi trường đã phá vỡ quy luật tự nhiên về phát triển sinh thái, đã và đang dẫn đến những thiệt hại to lớn về vật chất đối với nền kinh tế quốc dân. Hoạt động công nghiệp tăng cao sẽ kéo theo việc tăng chất thải vào môi trường. Tất cả các chất phát thải ra môi trường đều được đưa vào một thành phần môi trường cụ thể nào đó: nước, không khí hay đất, các thành phần này có sự liên quan rất chặt chẽ với nhau. Khi các chất thải với số lượng và chất lượng nhất định được thải vào một thành phần của môi trường, thì quá trình lý, hóa, sinh, khí động học, của hệ thống tự nhiên sẽ có những điều chỉnh làm cho chúng có ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng ở vùng xung quanh. Những sự thay đổi của thành phần môi trường sẽ dẫn đến biến đổi của các hệ sinh thái và những biến đổi khác, thường những sự biến đổi đó gây ra những tổn thất mà con người phải gánh chịu. Ô nhiễm môi trường có tác động xấu đối với sức khỏe con người, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng nhà kính, mưa axit và suy giảm tầng ôzôn), Công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóa càng phát triển thì nguồn thải vào môi trường càng nhiều. Các chất thải này nếu không kiểm soát, xử lý trước khi thải vào môi trường thì nó sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 2.2. Cơ sở pháp lý - Luật bảo vệ môi trường năm 2005. - Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ban hành ngày 13 tháng 12 năm 2009 về xử lí vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
  16. 5 - Nghị định số 113/2010/NĐ-CP ban hành ngày 03/12/2010 quy định về xác định thiệt hại với môi trường. - Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ban hành ngày 18/4/2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 về bắt buộc áp dụng TCVN về môi trường. - Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ban hành ngày 07/10/2009 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Ban hành kèm thông tư này có: + QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. + QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. - Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ban hành ngày 16/11/2009 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Ban hành kèm thông tư này có: + QCVN 23:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng. - Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ban hành ngày 16/12/2010 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, rung. Ban hành kèm thông tư này có: + QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. + QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung. - Thông tư số 40/2011/TT-BTNMT ban hành ngày 28/12/2011 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Ban hành kèm thông tư này có: + QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
  17. 6 - QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. - TCVN 7365:2003 - Không khí vùng làm việc. Giới hạn nồng độ bụi và chất ô nhiễm không khí tại các cơ sở sản xuất xi măng. - 3733:2002/QĐ-BYT - Quy định của Bộ Y Tế về Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, chất lượng không khí vùng làm việc. 2.3. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tại nhà máy tới môi trường và sức khỏe con người 2.3.1. Ảnh hưởng của bụi, khí thải và tiếng ồn tới môi trường và sức khỏe con người Ô nhiễm môi trường chính trong sản xuất vôi và xi măng chính là phát thải bụi,tiếp đó là các chất ô nhiễm dạng khí như SO 2, NOx, CO2. Ngoài ra, còn có những thành phần ô nhiễm được cho là nguy hiểm nhưng không đóng vai trò lớn như kim loại nặng, CO, hydro cacbon, các chất hữu cơ 2.3.1.1. Tác động hóa học của bụi tới sức khỏe con người - Bụi xi măng không gây bụi phổi nhưng nếu trong bụi xi măng có 2% là silic tự do thì có thể phát sinh bệnh bụi phổi silic sau nhiều năm tiếp xúc. - Bụi tạo thành do khí đốt than: bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hóa phổi gây nên những bệnh hô hấp, bụi than tạo thành do quá trình đốt nhiên liệu có thành phần chủ yếu là hydro cacbon đa vòng là chất có tính độc cao có khả năng gây ung thư. - Các hạt bụi có kích thước nhỏ tới 1 µm (micrômét) có thể lọt vào tận các phế nang phổi và tồn tại vĩnh viễn tại đó. Lâu dần đối với những người thường xuyên hít phải loại bụi này sẽ mắc các chứng nhiễm độc kim loại nặng do bụi tồn lưu trong phổi. - Đau mắt do các hạt bụi cứng có cạnh sắc bám vào giác mạc. - Bên cạnh đó nếu bụi phát thải với nồng độ cao và thời gian dài sẽ bám lên bề mặt các lá cây hạn chế sự quang hợp, hạn chế hô hấp, hạn chế sự phát triển của mầm, hoa và quả non. - Bụi lơ lửng trong không trung sẽ theo mưa rơi xuống đất góp phần làm nhiễm nước mưa và suy giảm chất lượng nước mặt khu vực.
  18. 7 - Sự tồn tại của bụi trong không khí là tâm ngưng tụ những giọt nước trong mùa lạnh, tạo nên những vùng sương mù dày đặc trên đường giao thông gây cản trở tầm nhìn dễ gia tăng khả năng tai nạn giao thông. - Sự phát sinh bụi thường xuyên gây tác động xấu về cảnh quan môi trường đô thị của khu vực. 2.3.1.2. Tác động hóa học của các khí đối với con người Nitơ oxit (NOx): * Sự hình thành khí NOx NOx sinh ra do sự oxi hoá nitơ có trong nhiên liệu và không khí. Khối lượng NOx sẽ tăng rõ rệt khi nhiệt độ cháy cao hơn 1400 độ C. Nitơ oxit sinh ra trong quá trình đốt cháy bột than chủ yếu là NO và NO2 gọi chung là NOx, ngoài ra còn một lượng nhỏ N2O. * Tác hại của các khí NOx Khí NO là khí không màu, cũng có ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ con người nhưng không đáng kể so với ảnh hưởng của khí NO 2. Với nồng độ thường có trong không khí, NO không gây kích thích và không ảnh hưởng gì tới sức khoẻ con người. Trong khí quyển và trong các thiết bị công nghiệp, NO phản ứng O2 với tạo thành NO2, là một chất khí có màu nâu, rất kích thích với cơ quan hô hấp. Tiếp xúc với khí NO 2 ở nồng độ khoảng 5 ppm sau vài phút có thể ảnh hưởng xấu đến bộ máy hô hấp, ở nồng độ 15 - 50 ppm một vài giờ có thể nguy hiểm cho phổi, tim và gan, ở nồng độ 100ppm có thể gây tử vong sau một vài phút. Tiếp xúc lâu với khí NO 2 khoảng 0,06 ppm sẽ gây trầm trọng thêm các bệnh về phổi. Cacbon dioxit (CO2): * Sự hình thành khí CO2 Cacbon dioxit CO2 xuất hiện trong ngọn lửa khi hỗn hợp nhiên liệu không khí chưa hoàn thiện (không đều), hoặc thiếu không khí, hoặc do nhiệt độ thấp. Khi trong sản phẩm cháy chứa các thành phần còn cháy được (chủ yếu là CO2 và H2) thì quá trình cháy được gọi là cháy không hoàn toàn. Nguyên nhân gây ra hoàn toàn có thể là: không khí không đủ hoặc phân bố không khí không đều.
  19. 8 Cacbon dioxit phát thải trong không khí là do nhiên liệu cháy không hết, phương trình cháy không hoàn toàn của cacbon như sau: C + O2 = CO2 * Tác hại của CO2 với sức khoẻ con người Khí này khi tác dụng với hơi ẩm tạo thành H 2CO3 có thể ăn mòn da. Nồng độ CO 2 trong không khí sạch chiếm khoảng 0,003 - 0,006%. Nồng độ tối đa cho phép là 0,1%. Lưu huỳnh đioxit (SO2) * Sự hình thành khí SO2 Lưu huỳnh ở trong than dưới dạng hữu cơ hoặc vô cơ. Lưu huỳnh hữu cơ kém bền hơn lưu huỳnh vô cơ nên phần lớn lưu huỳnh hữu cơ giải phóng theo chất bốc hơi dưới dạng H2S trong giai đoạn thoát khí. Trong quá trình cháy than, toàn bộ lưu huỳnh có thể cháy được trong than dưới tác dụng của nhiệt độ sẽ phân huỷ và chuyển thành khí SO 2, sau đó trong môi trường nhiệt độ cao của buồng lửa, một bộ phận của chúng sẽ kết hợp với oxi tạo thành khí SO2 cùng với sự xúc tác của bề mặt đốt. Chất xúc tác có thể là vanadium, silizium, oxit sắt, v.v Hiệu quả cuối cùng của sự oxi hoá lưu huỳnh trong than là hơn 95% SO 2 được hình thành, SO3 chiếm một tỉ lệ nhỏ. Vì vậy khi nói về phát tán của oxit lưu huỳnh chủ yếu là nói về SO2, còn nói về sự ăn mòn nhiệt độ thấp của khói thì SO 3 đóng vai trò quyết định. Thông thường trong tổng lượng khí SO 3 sinh ra, chỉ có khoảng 0,5% đến 2% khí SO2 phát tán ra môi trường dưới dạng SO3, số còn lại thoát ra dưới dạng khí H2SO4. Trong quá trình làm lạnh khói, khí axit có thể ngưng kết thành nước axit lên trên mặt kim loại trao đổi nhiệt, gây nên hiện tượng ăn mòn nghiêm trọng. Khí SO2 thải ra môi trường dưới tác dụng xúc tác của các bụi kim loại trong khí quyển sẽ oxi hoá thành khí SO3. Khí SO3 gặp nước trong không khí sẽ tạo thành sương axit, bụi axit, hoặc mưa axit không những gây ô nhiễm cho bầu khí quyển mà còn gây nên hiện tượng ăn mòn các thiết bị. * Tác hại của khí SO2
  20. 9 Khí sunfurơ (SO2) là sản phẩm chính của sự đốt cháy hợp chất lưu huỳnh và nó là một mối lo đáng kể đến môi trường. Khí SO 2 kích thích niêm mạc của mắt và tuyến hô hấp trên, làm sưng tấy và tiết nước nhầy, gây ho. Không khí có nồng độ SO2 cao gây khản giọng, viêm phế quản nặng, làm thay đổi thành phần của máu. Nồng độ SO 2 của ở mức 1,6 ppm gây co thắt cuống phổi trong vài phút. Thời gian tiếp xúc kéo dài với không khí thì thậm chí có nồng độ SO 2 thấp gây bệnh viêm phế quản, thanh quản mãn tính, gây giãn phổi và các bệnh khác. Cacbon monoxit (CO) CO khi xâm nhập vào phổi sẽ thay thế O2 trong hợp chất với hemoglobin, gây thiếu O2 trong máu, quá trình hô hấp của mô bị phá huỷ. Biểu hiện đầu tiên khi bị ngộ độc CO xảy ra ở các cơ quan của hệ thần kinh cao cấp bắt đầu rối Ion. Khi ngộ độc CO trầm trọng sẽ có hiện tượng ù tai, đau đầu tăng lên kèm theo chóng mặt, mạch đập ở thái dương, nôn mửa và bất tỉnh, co giật dẫn đến tử vong. Đối với phụ nữ mang thai, ngộ độc CO có thể dẫn đến đẻ non, sẩy thai và làm biến dạng trẻ sơ sinh khi còn ở trong bào thai. Trong các nguồn phát thải từ nhà máy xi măng, khí thải từ các nguồn thải có chiều cao sẽ phát tán đi xa gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, đến các nhà dân ở khu vực lân cận còn các nguồn thải thấp sẽ gây ô nhiễm cục bộ. 2.3.1.3. Tác động của tiếng ồn Tác động của tiếng ồn là nguyên nhân làm giảm thính lực của con người, làm tăng các bệnh thần kinh và cao huyết áp đối với những người lớn tuổi. Tác dụng liên tục của tiếng ồn có thể gây ra bệnh loét dạ dày. Khi có tác động của tiếng ồn có thể dẫn tới giảm khả năng tập trung tư tưởng, giảm độ minh mẫn và giảm khả năng làm việc. Khi tiếng ồn đạt tới 50dB về ban đêm, giấc ngủ bị đứt quãng, giấc ngủ sâu bị tổn thất 60%, khi tiếng ồn ban ngày từ 70 - 80 dB sẽ gây mệt mỏi, 90 - 110 dB bắt đầu gây nguy hiểm và 120 - 140 dB có khả năng gây chấn thương. Làm việc lâu dài ở khu vực có cường độ tiếng ồn cao có thể mắc bệnh điếc nghề nghiệp.
  21. 10 2.3.1.4. Tác động do ô nhiễm nhiệt Công đoạn sản xuất xi măng có sử dụng nhiệt cho quá trình nghiền nhiên liệu, nghiền than, nghiền xi măng. Nhiệt độ khí thải khoảng 80 - 90 0C. Các nhiệt lượng này thải vào nhà xưởng rất lớn làm nhiệt độ bên trong nhà xưởng tăng cao, ảnh hưởng tới môi trường lao động trong nhà xưởng và khu vực, ảnh hưởng tới hô hấp của con người và năng suất lao động. * Tác hại của ô nhiễm nhiệt Nếu nhiệt độ cao sẽ gây nên những biến đổi về sinh lý con người như mất nhiều mồ hôi kèm theo đó là mất một lượng muối khoáng, nhiệt độ cao làm cho cơ tim hoạt động nhiều hơn, các chức năng của thận, của hệ thần kinh trung ương cũng bị ảnh hưởng. 2.3.2. Nước thải của khu sản xuất và ảnh hưởng của chúng tới môi trường Nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn qua khu vực sản xuất sẽ cuốn theo đất, cát, dầu mỡ, kim loại nặng và hoà tan một số khí ô nhiễm khác như SO x, NOx, CO2, Đặc điểm của loại hình sản xuất xi măng phát sinh nhiều bụi phát tán ra môi trường, vào các ngày mưa lượng bụi này sẽ hoà vào nước mưa chảy tràn làm cho nước có tính kiềm cao, khi chảy vào hệ thống thoát nước và chảy vào nguồn tiếp nhận gây tác động không nhỏ tới đời sống thuỷ sinh, và gây ô nhiễm nguồn nước, tăng khả năng bồi lắng. Ngoài ra do sự hoà tan các chất khí có tính axit nên nước mưa có thể làm hư hại các vật liệu kết cấu và công trình xây dựng. Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc tại khu sản xuất là nước thải sinh hoạt thông thường chủ yếu chứa các chất lơ lửng (TSS), các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật. Nước thải sản xuất Trong nước thải sản xuất có chứa bột xi măng, đất, cát nên dễ làm tắc các đường ống dẫn nước thải sản xuất cũng như đường ống dẫn chung của nhà máy. Đồng thời trong nước thải sản xuất còn chứa dầu mỡ, cặn lơ lửng và các chất khác. Nguồn tiếp nhận của nước thải này là cánh đồng phía Nam nhà
  22. 11 máy thuộc thị trấn Chùa Hang nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả sẽ gây ra những tác động tới môi trường nước tiếp nhận cũng như đất sẽ bị chai, tăng độ pH của nước, gây tác động xấu tới môi trường thủy sinh vật. 2.3.3. Chất thải rắn của khu sản xuất và ảnh hưởng của chúng tới môi trường Chất thải rắn sinh hoạt Thành phần chất thải rắn sinh hoạt là các thành phần thông thường không nguy hại, bao gồm: Chất thải hữu cơ dễ phân huỷ. Ngoài ra còn có một số thành phần khó phân huỷ như: túi nilon, đồ nhựa văn phòng phẩm, quần áo và trang bị bảo hộ lao động hỏng Chất thải rắn sinh hoạt là loại chất ít có khả năng gây ra các sự cố về môi trường. Tuy nhiên nếu không được thu gom và để đúng nơi quy định thì đây là môi trường thuận lợi cho các loại côn trùng sinh sôi và phát triển, tạo điều kiện cho việc phát tán lây lan dịch bệnh gây hại cho con người. Chất thải rắn sản xuất Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất của khu sản xuất chủ yếu là: + Nguyên vật liệu xi măng rơi vãi, các loại bao bì rách, hộp nhựa đựng dầu mỡ, túi nilon. + Sét, đất đá, than bẩn không đưa vào sản xuất. + Xỉ đá vôi. Chất thải nguy hại Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của khu sản xuất bao gồm: Giẻ lau dính dầu mỡ, thùng phi đựng dầu mỡ, dầu thải từ thiết bị, máy móc. Một số thiết bị điện hư hỏng như bóng đèn, cầu chì, công tắc điện, các bóng đèn chiếu sáng nơi làm việc. 2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên 2.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng ở Việt Nam Trữ lượng đá vôi ở Việt Nam Đá vôi là nguyên liệu chủ yếu được sử dụng để sản xuất xi măng phục vụ ngành xây dựng. Ngành công nghiệp sản xuất xi măng đã và đang trở
  23. 12 thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Đá vôi trầm tích có khoáng vật chủ yếu là calcit. Thành phần hóa học chủ yếu của đá vôi là CaCO 3, ngoài ra còn có một số tạp chất khác như MgCO3, SiO2, Fe2O3, Al2O3 Ở nước ta, 125 tụ khoáng đá vôi đã được tìm kiếm và thăm dò, trữ lượng ước đạt 13 tỷ tấn, tài nguyên dự báo khoảng 120 tỷ tấn. Đá vôi Việt Nam phân bố tập trung ở các tỉnh phía Bắc và cực Nam. Đá vôi ở Bắc Sơn và Đồng Giao phân bố rộng và có tiềm năng lớn hơn cả. Tại Hải Dương, đá vôi được phân bố chủ yếu trong phạm vi giữa 2 con sông Bạch Đằng và sông Kinh Thầy. Những núi có quy mô lớn như núi Han, núi Áng Dâu, núi Nham Dương đã được thăm dò tỉ mỉ. Tại Hải Phòng, đá vôi tập trung chủ yếu ở Trại Sơn và Tràng Kênh thuộc huyện Thuỷ Nguyên. Ngoài ra còn có những mỏ đá vôi phân bố rải rác ở Dương Xuân - Pháp Cổ, Phi Liệt, Thiếm Khê, Mai Động và Nam Quan. Đá vôi đôlômit tập trung ở dãy núi Han, dãy núi Hoàng Thạch - Hải Dương với trữ lượng lên tới 150 triệu tấn. Trữ lượng địa chất đá vôi của khu vực Hải Phòng là 782.240 nghìn tấn. Hiện nay, ở nước ta có trên 5000 mỏ và điểm khai thác đá vôi, đá granit, đá cẩm thạch, đôlômit, cát, sỏi, đất sét, đất chịu lửa và các sản phẩm mỏ khác dùng làm vật liệu xây dựng hoặc nguyên liệu để chế biến vật liệu xây dựng, 100% các mỏ này dùng phương pháp khai thác lộ thiên. Tình hình tiêu thụ xi măng ở Việt Nam Theo quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự báo nhu cầu trong nước đến năm 2020 khoảng 95 triệu tấn. Trong khi đó, dự kiến đến năm 2020 tổng công suất trong cả nước đạt 130 triệu tấn. Trong 5 tháng đầu năm 2012, những khó khăn của nền kinh tế đã tác động nghiêm trọng đến mọi hoạt động của ngành công nghiệp xi măng. 5 tháng đầu năm 2012 sản xuất xi măng đạt khoảng 19 triệu tấn, giảm 16,8% so với năm 2011 (22,2 triệu tấn), tiêu thụ xi măng đạt khoảng 19 triệu tấn giảm 7,8% (20,5 triệu tấn) so với năm 2011. Sản xuất và tiêu thụ giảm, nhưng ngược lại, năng lực sản xuất của toàn ngành (công suất thiết kế, sản lượng) lại
  24. 13 tăng khoảng 10% so với năm 2011, do cao trào đầu tư xi măng đã khởi động từ những năm gần đây chưa hãm lại được. Từ đầu năm 2012, toàn ngành xi măng có công suất thiết kế khoảng 70 triệu tấn, sản lượng dự kiến đạt từ 60 - 62 triệu tấn, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ nội địa năm 2012 dự kiến khoảng 47 - 48 triệu tấn, phấn đấu xuất khẩu 7 - 8 triệu tấn, dẫn tới dư thừa khoảng 6 triệu tấn. Những nguyên nhân gây nên tình trạng sản xuất và tiêu thụ suy giảm gồm: - Do thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát, thắt chặt tiền tệ, giảm đầu tư công v.v do thị trường bất động sản đóng băng, do sức mua của nền kinh tế giảm nên sức tiêu thụ xi măng cũng giảm theo. - Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, suy giảm, nhưng ngành xi măng những năm gần đây lại đầu tư quá mạnh và ồ ạt nên công suất thiết kế và năng lực sản xuất tăng vượt cả nhu cầu, dẫn đến tình trạng dư thừa xi măng. Từ năm 2011 đến nay, ngành xi măng đã đẩy mạnh xuất khẩu clinke, xi măng, coi như một giải pháp tình thế để giải quyết một phần tình trạng dư thừa xi măng. 2.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng của tỉnh Thái Nguyên Trữ lượng đá vôi của tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên có nhiều khoáng sản vật liệu xây dựng trong đó đáng chú ý là đất sét xi măng ở 2 mỏ Cúc Đường và Khe Mo, trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn. Đá Cacbônat bao gồm đá vôi xây dựng, đá vôi xi măng, Đôlômit tìm thấy ở nhiều nơi. Riêng đá vôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m 3, trong đó 3 mỏ Núi Voi, La Hiên, La Giang có trữ lượng 222 triệu tấn, ngoài ra gần đây mới phát hiện mỏ sét cao lanh tại xã Phú Lạc, Đại Từ có chất lượng tốt, 3 hàm lượng AL 2CO3 cao, trữ lượng dự kiến 20 triệu m . Đó là vùng nguyên liệu dồi dào cho sự phát triển ngành vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng và đá ốp lát. Tình hình tiêu thụ xi măng tại Thái Nguyên Trong quý I năm 2012, sản xuất công nghiệp nói chung và sản xuất xi măng nói riêng vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Theo thống kê, năm 2012 cả
  25. 14 nước có thêm 4 nhà máy xi măng đi vào hoạt động, nâng dây chuyền lò quay công nghệ khô lên con số 60, bên cạnh 38 dây chuyền lò đứng công nghệ bán khô. Trong khi đó, nhu cầu được dự báo là không tăng mạnh, do đó dẫn tới cung vượt cầu và việc cạnh tranh để bán sản phẩm giữa các doanh nghiệp sản xuất xi măng ngày càng khốc liệt. Mặc dù vậy, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, các doanh nghiệp sản xuất xi măng vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định với đa số các dây truyền đều chạy hết công suất. Ví dụ: Trong quý I năm 2012, Công ty TNHH một thành viên xi măng Quang Sơn tiêu thụ 70.000 tấn xi măng trong tháng 3/2012. Riêng tại thị trường Thái Nguyên công ty đã tiêu thụ trên 15.000 tấn, tăng 150% so với cùng kỳ năm trước. Công ty cổ phần xi măng Quán Triều tiêu thụ 1.350 tấn trong quý I. Công ty cổ phần xi măng La Hiên cũng đã tiêu thụ được 180.000 tấn.
  26. 15 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu ảnh hưởng của các loại chất thải bao gồm nước thải, khí thải và chất thải rắn trong quá trình sản xuất của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi tới môi trường. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi - Phạm vi đánh giá của đề tài bao gồm: + Chất lượng nước + Chất lượng không khí + Chất thải rắn. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm thực hiện: Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi Thái Nguyên. - Thời gian thực hiện: Từ tháng 02 năm 2012 đến tháng 05 năm 2012. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Tìm hiểu về Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi - Vị trí địa lí, địa hình - Điều kiện về khí tượng, thủy văn - Cơ cấu tổ chức và lao động của nhà máy - Khái quát về sơ đồ công nghệ sản xuất của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 3.3.2. Đánh giá thực trạng môi trường (môi trường nước, môi trường không khí và tình hình thu gom chất thải rắn) tại Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi
  27. 16 3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của quá trình sản xuất tới môi trường không khí xung quanh nhà máy thông qua phiếu điều tra 3.3.4. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của nhà máy đã thực hiện 3.3.5. Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện môi trường của nhà máy 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp - Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, sơ đồ quy trình sản xuất, tình hình sản xuất của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi. - Số liệu phân tích chất lượng nước, không khí xung quanh, tình hình thu gom chất thải rắn của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi. 3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn - Đối tượng phỏng vấn: Người dân sống tại địa bàn nghiên cứu. - Hình thức phỏng vấn: + Phát phiếu điều tra. + Phỏng vấn trực tiếp. + Lựa chọn ngẫu nhiên các hộ trên địa bàn nghiên cứu để phỏng vấn. - Nội dung phiếu điều tra gồm: + Thông tin cá nhân của người được hỏi: Họ tên, tuổi, địa chỉ + Ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nước, ô nhiễm bụi, mức độ ô nhiễm. + Ảnh hưởng đến sức khỏe, các bệnh phát sinh do môi trường 3.4.3. Phương pháp tổng hợp và so sánh - Tổng hợp các tài liệu, số liệu thu thập, điều tra, phân tích được để lựa chọn ra những số liệu phục vụ cho đề tài. - So sánh những số liệu phân tích được với các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn chất lượng môi trường Việt Nam.
  28. 17 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 4.1.1. Vị trí địa lý, địa hình Vị trí địa lý Khu sản xuất thuộc Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi, công ty Cổ phần Cơ điện Luyện kim Thái Nguyên nằm trên địa bàn thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Khu sản xuất gồm 2 bộ phận: khu sản xuất xi măng và khu sản xuất vôi. * Khu sản xuất xi măng Nhà máy xi măng Núi Voi thuộc địa phận Thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, cách thành phố Thái Nguyên 4km về phía Bắc, giáp ranh với hai xã Cao Ngạn và Hóa Thượng. Theo quyết định số 207/QĐ-UB ngày 31 tháng 01 năm 1997 của Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ, nhà máy xi măng Núi Voi được cấp 4,09322 ha đất thời hạn thuê là 50 năm, trong đó: + Phía Đông giáp Quân khu I + Phía Tây giáp xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên + Phía Nam giáp Thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ + Phía Bắc giáp xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ Khoảng cách đến khu dân cư gần nhất là 100 m theo hướng Tây Nam. * Khu sản xuất vôi Khu sản xuất nằm trong khu vực khai thác của mỏ đá Núi Voi thuộc thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ có diện tích 14.089 m2, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 10km về hướng Đông Bắc. Có toạ độ: 105°49’470’’ Kinh độ Đông và 21°38’144’’ Vĩ độ Bắc + Phía Bắc giáp trạm nghiền đá của mỏ đá Núi Voi + Phía Tây giáp khu dân cư tổ 27, thị trấn Chùa Hang + Phía Nam giáp khu dân cư tổ 25, thị trấn Chùa Hang + Phía Đông giáp Núi Còi Khoảng cách đến khu dân cư gần nhất là 50m theo hướng Tây.
  29. 18 B Khu nghiền sàng Khu vực khai thác đá Khu Khu lò vôi Núi dân cư Con tổ 27 Voi Núi Còi Khu điện cơ Đi Chùa Khu sản Hang xuất xi măng Hình 4.1. Sơ đồ vị trí các bên tiếp giáp của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi
  30. 19 NHÀ MÁY XI MĂNG VÀ KHU SẢN XUẤT VÔI Hình 4.2. Sơ đồ vị trí của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi
  31. 20 Địa hình * Khu sản xuất xi măng Khu sản xuất xi măng Núi Voi nằm giữa địa hình đồi núi tương đối cao chịu ảnh hưởng che chắn của các sơn mạch phía Bắc và phía Tây thị trấn Chùa Hang. Điều kiện thế núi và địa hình đồi núi chỗ cao chỗ thấp xen giữa có các thung lũng đã làm cho sự khuyếch tán ô nhiễm trong không khí, sự lắng đọng bụi, chất độc hại lan truyền và tích tụ lại lâu. * Khu sản xuất vôi + Địa hình nhân tạo: Phía trong hàng rào của khu sản xuất Vôi chiếm diện tích gần 1,4 ha được hình thành do địa chất tự nhiên đã bị san phẳng để xây dựng khu sản xuất Vôi, đất bị xáo trộn thay đổi hoàn toàn cấu trúc tự nhiên. + Địa hình tự nhiên: Phía ngoài hàng rào của khu sản xuất Vôi bao gồm các gò đồi thấp xen kẽ với các núi đá vôi đang được khai thác. 4.1.2. Điều kiện về khí tượng, thuỷ văn Điều kiện khí tượng Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thuỷ văn Thái Nguyên qua một số năm gần đây thì khu vực thị trấn Chùa Hang có đặc trưng khí hậu của vùng trung du bán sơn địa, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên đặc điểm khí hậu chia làm 4 mùa, song chủ yếu chỉ có hai mùa chính rõ rệt: mùa nóng (hay còn gọi là mùa mưa) mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, hướng gió chủ đạo là hướng Đông Nam; mùa lạnh (hay còn gọi là mùa khô) mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, hướng gió chủ đạo là hướng Đông Bắc. Quá trình lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu tại khu vực. Nhiệt độ không khí Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm trong không khí. Nhiệt độ không khí có liên quan đến quá trình bay hơi của các chất hữu cơ. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường lao động là những yếu tố gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ con người và hệ sinh thái động thực vật. Điều đó cũng giải thích tại sao yếu tố
  32. 21 nhiệt độ không khí được dùng để tính toán mức độ ô nhiễm môi trường không khí và trong thiết kế kiểm soát ô nhiễm môi trường. Nhiệt độ không khí càng cao thì tác động của các độc tố càng mạnh, có nghĩa là tốc độ lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm trong môi trường càng lớn. Tại khu vực sản xuất vôi có: - Nhiệt độ trung bình năm: 220C - Nhiệt độ cao nhất trung bình của tháng nóng nhất: 28,50C (tháng 7) - Nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng lạnh nhất: 15,60C (tháng 1) Bảng 4.1. Nhiệt độ trung bình tháng trong năm 2011 của thị trấn Chùa Hang Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ trung 17,5 17 20,3 24,1 27,3 28,9 27,9 28,2 25,5 25,6 22,8 18,6 bình (0C) Độ ẩm không khí Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố cần thiết khi đánh giá mức độ tác động tới môi trường không khí của khu sản xuất. Đây là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm. Trong điều kiện độ ẩm lớn, các hạt bụi trong không khí có thể liên kết với nhau tạo thành các hạt to hơn và rơi nhanh xuống đất. Từ mặt đất các vi sinh vật phát tán vào môi trường không khí, độ ẩm lớn tạo điều kiện vi sinh vật phát triển nhanh chóng và bám vào các hạt bụi ẩm lơ lửng trong không khí bay đi xa, gây truyền nhiễm bệnh. Độ ẩm còn có tác dụng với các chất khí như: SO 2, NOx, hoá hợp với hơi nước trong không khí tạo thành các axit. Tại khu vực có: - Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí: 82%. - Độ ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất (tháng 3, tháng 7): 94%. - Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất (tháng 2, tháng 11): 73%.
  33. 22 Bảng 4.2. Độ ẩm không khí trung bình tháng trong năm 2011 của thị trấn Chùa Hang Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Độ ẩm không khí trung 79 73 94 86 81 81 94 86 85 83 73 78 bình (%) Lượng mưa Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất thải lỏng. Các hạt mưa kéo theo các hạt bụi và hoà tan một số chất độc hại trong không khí rồi rơi xuống đất, có khả năng gây ô nhiễm đất và ô nhiễm nước. Mưa làm sạch bụi ở các lá cây do đó làm tăng khả năng hút bụi của các dải cây xanh cách ly bảo vệ khu dân cư. Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bố theo 2 mùa: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa đạt tới cực đại vào tháng 7, tháng 8 (tháng nhiều bão nhất trong vùng), mùa khô (ít mưa) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. - Lượng mưa trung bình hàng năm: Từ 2000 - 2500 mm. - Số ngày mưa trong năm: 150 đến 160 ngày. - Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất: 489 mm (tháng 8). - Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất: 22 mm (tháng 12). - Số ngày mưa trung bình lớn hơn 50 mm: 12 ngày. - Số ngày mưa trung bình lớn hơn 100 mm: 2 - 3 ngày. - Lượng mưa ngày lớn nhất: 353 mm. Tốc độ gió và hướng gió Gió là yếu tố khí tượng cơ bản có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô nhiễm trong khí quyển và xáo trộn các chất ô nhiễm trong nước. Tốc độ gió càng cao thì chất ô nhiễm không khí càng lan toả xa nguồn ô nhiễm và nồng độ chất ô nhiễm càng được pha loãng bởi không khí sạch. Ngược lại khi tốc độ gió càng nhỏ hoặc không có gió thì chất ô nhiễm sẽ bao trùm xuống mặt đất tại chân các nguồn thải làm cho nồng độ chất gây ô nhiễm trong không khí
  34. 23 xung quanh nguồn thải sẽ đạt giá trị lớn nhất. Hướng gió thay đổi làm cho mức độ ô nhiễm và khu vực ô nhiễm cũng bị thay đổi. Tại khu vực nghiên cứu, trong năm có 2 mùa chính, mùa Đông gió có hướng Bắc và Đông Bắc, mùa Hè gió có hướng Nam và Đông Nam. - Tốc độ gió trung bình trong năm: 1,9 m/s. - Tốc độ gió lớn nhất: 24 m/s. Nắng và bức xạ - Số giờ nắng trung bình trong năm: 1588 giờ. - Số giờ nắng trung bình lớn nhất trong tháng: 187 giờ. - Số giờ nắng trung bình nhỏ nhất trong tháng: 46 giờ. - Bức xạ trung bình năm: 108 kcal/cm2/năm. Độ bền vững khí quyển Độ bền vững khí quyển xác định theo tốc độ gió và bức xạ mặt trời vào ban ngày và độ che phủ mây vào ban đêm. Khu vực huyện Đồng Hỷ có lượng mây trung bình năm vào khoảng 7,5/10 bầu trời. Thời kì nhiều mây nhất là vào cuối mùa Đông mà tháng cực đại là tháng 3, lượng mây trung bình là 9/10, ít mây nhất là 4 tháng cuối năm, tháng đạt cực tiểu là tháng 10 và tháng 11, lượng mây trung bình chỉ 6/10 bầu trời. Chế độ thuỷ văn Mực nước ngầm khu vực lò vôi thường xuất hiện ở độ sâu 23 - 25 m, mực nước lên xuống tuỳ thuộc vào mùa mưa và mùa khô, thường mực nước cao nhất vào tháng 7 và thấp nhất vào tháng 12, tháng 1 năm sau. Nước mặt chịu sự chi phối bởi nguồn nước sông Cầu, về mùa mưa thường hay ngập lụt. 4.1.3. Cơ cấu tổ chức và lao động của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi Nhà máy xi măng Núi Voi là đơn vị trực thuộc chuyên sản xuất và cung cấp đá vôi cho Công ty Gang thép Thái Nguyên. Từ ngày 01/7/2001, nhà máy chính thức trở thành chi nhánh thành viên của Công ty Cổ phần Cơ điện Luyện kim Thái Nguyên với nhiệm vụ sản xuất xi măng và sản xuất vôi với giấy phép kinh doanh số 1713000118 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 18/10/2005. Tổ chức bộ máy được tổ chức như sau:
  35. VẬN TẢI Tổ lái xe 1 XƯỞNG PHÂN MỎ Tổ lái xe 2 Tổ sửa chữa SẢN XUẤT XƯỞNG PHÂN VÔI Tổ sửa chữa Chi nhánh nhàmáyximăngNúiVoi Hình 4.3.Sơđồbộmáy tổ chứcChinhánh Tổ lò vôi 1 TỔ CHỨC – HÀNH PHÒNG Tổ lò vôi 2 CHÍNH Tổ phân loại 1 Tổ phân loại 2 BAN GIÁMĐỐC SẢN XUẤT PHÒNG Tổ nghiền 1 24 Tổ nghiền 2 Tổ bảo vệ KINH TẾ- TỔ CHỨC PHÒNG Tổ GT - VT Tổ nghiền 3 BẢO VỆ Tổ nghiền 4 PHÒNG Tổ đóng bao1 Tổ đóng bao 2 SẢN XUẤT XI MĂNG XƯỞNG Tổ cân PHÂN Tổ bảo vệ
  36. 25 Bảng 4.3. Tình hình lao động của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi năm 2011 Số lượng (người) STT Đơn vị Công nhân trực tiếp Cán bộ quản lý sản xuất 1 Khu hành chính 15 - 2 Khu sản xuất xi măng 7 63 3 Khu sản xuất vôi 5 92 Tổng cộng 27 155 Chi nhánh nhà máy xi măng được chia làm 3 khu: khu hành chính, khu sản xuất xi măng và khu sản xuất vôi. Khu hành chính gồm 15 người thuộc các phòng ban sau: Ban Giám đốc, phòng Tổ chức - Hành chính, phòng Sản xuất, phòng Kinh tế - tổ chức, phòng Văn thư và phòng Bảo vệ. Khu sản xuất xi măng bao gồm phân xưởng vận tải mỏ và phân xưởng sản xuất xi măng với cơ cấu gồm: 7 cán bộ quản lý và 63 công nhân trực tiếp sản xuất. Khu sản xuất vôi bao gồm phân xưởng sản xuất vôi với cơ cấu gồm: 5 cán bộ quản lý và 93 công nhân trực tiếp sản xuất. 4.1.4. Khái quát về sơ đồ công nghệ sản xuất của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 4.1.4.1. Khu sản xuất xi măng Công nghệ sản xuất xi măng Công nghệ sản xuất xi măng của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi được trình bày ở hình 4.4.
  37. 26 Thạch cao Phụ gia Clanke ra lò Đập hàm Đập nhỏ Đập nhỏ Boongke Bãi chứa clanke 114 Boongke 4 Boongke 1 Boongke Boongke thạch cao phụ gia 2 3 Định lượng Định lượng Định lượng Định lượng Máy nghiền Phân ly + lọc bụi Boong ke 110 Xi măng sau đồng nhất Đóng bao Xếp kho Hình 4.4. Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng
  38. 27 Thuyết minh công nghệ Clanke, thạch cao và các chất phụ gia như đá vôi, đất sét, quặng sắt, cát non, than, bazit được vận chuyển về nhà máy bằng phương tiện ôtô. Sau đó được đập tới kích cỡ hạt thích hợp bằng các máy đập rồi thu vào các phễu thu và chứa trong các két chứa. Từ các két chứa thạch cao, phụ gia và clanke các nguyên liệu được rút vào máy nghiền xi măng, sau đó xi măng được đưa vào các xilô chứa. Nhờ hệ thống băng tải, gầu nâng xi măng được vận chuyển tới các máy đóng bao. Dây chuyền được thiết kế nâng cấp trang bị tự động hoá khâu kiểm tra, đo lường, xử lý thông tin, điều chỉnh và điều khiển toàn bộ dây chuyền. Nguyên liệu, nhiên liệu sản xuất xi măng Bảng 4.4. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất xi măng STT Nguyên, nhiên liệu Đơn vị Khối lượng 1 Điện KWh/năm 2.100.000 2 Nước m3/năm 10.800 3 Thạch cao tấn/năm 1.000 4 Phụ gia tấn/năm 15.000 5 Clanke tấn/năm 34.000 Sản phẩm chính: Xi măng với khối lượng 50.000 tấn/năm. 4.1.4.2. Khu sản xuất vôi Công nghệ sản xuất vôi: Lò thủ công liên hoàn. Công nghệ sản xuất vôi của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi được trình bày ở hình 4.5.
  39. 28 Than ẩm Lò vôi (1400- 1600oC) Đá vôi Khí (CO2, SO2, CO, bụi, ) Cửa ra của lò Máy nghiền CM 6 (220 x450) Xỉ lò Xilo chứa vôi thành phẩm Bụi, Bãi thải tiếng ồn Xe vận chuyển : Đường dẫn công nghệ : Đường dẫn dòng thải Hình 4.5. Sơ đồ công nghệ sản xuất vôi kèm dòng thải
  40. 29 Thuyết minh công nghệ - Nguyên liệu đầu vào: Đá vôi sau khi được khai thác từ mỏ đá Núi Voi được tập kết về bãi chứa đá của Khu sản xuất. Than được mua của các mỏ than trong khu vực (Khánh Hòa, Bá Sơn) được đưa về bãi chứa than của khu sản xuất. - Quy trình sản xuất: Than được làm ẩm 2 - 4%, sau đó hệ thống cẩu (0,5 đến 5 tấn) đưa than và đá vôi vào miệng lò. Tại đây, than và đá vôi được trải xen kẽ nhau, cứ sau 1 lớp than lại trải 1 lớp đá vôi lên trên. Vôi được sản xuất theo công nghệ liên hoàn nên đá vôi và than được cho liên tục như trình tự bên trên và được nung suốt ngày đêm với nhiệt độ 1400 - 1600°C đảm bảo cho vôi được ra lò liên tục. Vôi được ra lò tại cửa ra bên dưới lò, tại đây có công nhân phân loại thành xỉ lò và vôi thành phẩm. Xỉ lò được hệ thống băng tải đưa ra bãi chứa chất thải. Vôi thành phẩm được công nhân vận chuyển đến xe cấp phối đưa lên xilo chứa 1/3 số lượng, số còn lại được đưa vào máy nghiền để đập đến độ hạt +25 rồi đưa lên xilo, từ đây vôi sẽ được bán đến các cơ sở tiêu thụ. Nguyên liệu, nhiên liệu sản xuất vôi Bảng 4.5. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất vôi STT Nguyên, nhiên liệu Đơn vị Khối lượng 1 Đá vôi m3/năm 28.000 2 Than cám tấn/năm 7.000 3 Điện KWh/năm 50.000 4 Nước m3/năm 2.880 Sản phẩm chính: Vôi sống với công suất 20.000 tấn/năm. 4.1.4.3. Tìm hiểu nguồn gây ô nhiễm chính của nhà máy Các công đoạn trong quá trình sản xuất của Nhà máy đều là nguồn phát sinh gây ô nhiễm môi trường. Trong đó tác động tới môi trường không khí là chủ yếu.
  41. 30 Bảng 4.6. Nguồn phát sinh khí thải, tiếng ồn, độ rung do quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy STT Chỉ tiêu theo dõi Nguồn phát sinh - Chế biến, nghiền sàng đá vôi -Bốc xếp nguyên liệu - Chuyển đổi băng tải và rót nguyên liệu vào két định lượng Khí thải (CO , SO , 1 2 2 - Miệng lò vôi CO, bụi ) -Cửa ra lò vôi - Xilô xuất vôi - Bãi thải -Vận chuyển - Nghiền liệu - Nghiền than 2 Nhiệt - Nghiền xi măng - Miệng lò -Cửa ra lò vôi - Máy nghiền - Máy đập 3 Ồn, độ rung - Máy trộn - Xilô xuất vôi -Vận chuyển Khí thải Các thành phần ô nhiễm có trong khí thải gồm chủ yếu là: khí sufua dioxit, khí cacbon oxit, các khí nitơ oxit, các chất hữu cơ dễ bay hơi, khí cacbon dioxit, bụi cơ học các loại, tro, muội, khói, Việc phát sinh, phát tán các khí thải độc hại sẽ góp phần làm gia tăng mức độ ô nhiễm không khí chung cho toàn khu vực và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tác dụng bệnh lý của một số hợp chất khí độc hại đối với
  42. 31 sức khỏe con người được thể hiện như CO2, SO2, NOx với nồng độ cao trong không khí cũng gây những tác động tới sức khỏe con người, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của các hệ sinh thái trên cạn khu vực gần nhà máy. Các khí này cũng là nguyên nhân góp phần phá hủy cơ sở hạ tầng, gây ra các thảm họa thiên tai như mưa axit, phá hủy tầng ôzôn, hiệu ứng nhà kính, Khí thải trong quá trình sản xuất xi măng có chứa bụi xi măng chủ yếu từ khâu nung clanke bằng than, khí CO2, SO2, NOx, hơi hydro cacbon, khói đen phát sinh từ lò nung clanke, khói thải của phương tiện vận chuyển, từ các máy móc thiết bị khác như máy nghiền, máy sấy, máy đóng bao, khí được thoát ra theo ống khói cao 40m qua tháp hấp thụ ra môi trường. Khí thải trong quá trình sản xuất vôi được phát sinh từ miệng lò vôi. Qua quá trình nung vôi và than liên tục với nhiệt độ 1400 - 1600 0C sẽ phát sinh khí thải ra môi trường. Bụi Bụi phát sinh qua các công đoạn như sau: - Công đoạn khai thác đập nhỏ và vận chuyển đá về nhà máy. - Công đoạn đập và chuyển đá vôi về sân tập kết. - Đối với nguyên liệu khác như quặng sắt, than, cát: Bụi phát sinh trong quá trình tiếp nhận và vận chuyển trong dây chuyền không qua công đoạn đập do đó bụi phát sinh từ công đoạn xúc và hệ thống băng tải cao su vận chuyển. - Đối với thạch cao và phụ gia: Nguồn bụi phát sinh trong quá trình bốc nguyên liệu, cấp liệu cho máy nghiền để xử lý cỡ hạt. - Tại các kho chứa đồng nhất nguyên liệu: Nguồn bụi phát sinh từ các vị trí chuyển đổi băng tải và rót nguyên liệu vào két định lượng. - Công đoạn nghiền. - Công đoạn đồng nhất bột liệu và cấp liệu lò nung: Bụi phát sinh trong quá trình đảo trộn ẩm, vê viên, rải liệu. - Công đoạn nung clanke. - Công đoạn tồn trữ, ủ. - Công đoạn nghiền xi măng.
  43. 32 - Công đoạn chứa và đóng bao xi măng. - Phát sinh trong quá trình vận chuyển đi tiêu thụ. Nhiệt Công đoạn sản xuất xi măng có sử dụng nhiệt cho quá trình nghiền liệu, nghiền than, nghiền xi măng, nhiệt độ khí thải khoảng 89 - 900C. Trong quá trình sản xuất vôi, vôi được sản xuất theo công nghệ liên hoàn nên đá vôi và than được cho liên tục và được nung suốt ngày đêm với nhiệt độ 1400 - 16000C đảm bảo cho vôi được ra lò liên tục. Tổng các nhiệt lượng thải vào nhà xưởng rất lớn làm nhiệt độ bên trong nhà xưởng tăng cao, ảnh hưởng tới môi trường vi khí hậu trong môi trường lao động của nhà xưởng và khu vực, ảnh hưởng tới hô hấp của con người và năng suất lao động. Tiếng ồn Tiếng ồn phát sinh từ các máy móc thiết bị trong dây chuyền công nghệ trong quá trình sản xuất: từ các máy nghiền, máy đập, máy trộn, từ các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên nhiên liệu, sản phẩm ra vào nhà máy. Cường độ tiếng ồn từ các máy móc lên tới 100 dB, từ các phương tiện giao thông lên tới 90 dB. Nước thải Bảng 4.7. Nguồn phát sinh và khối lượng nước thải của nhà máy Loại nước thải Nguồn phát sinh Khối lượng Nước thải sinh Phát sinh chủ yếu từ quá trình sinh 1 - 2 m3/ngày đêm hoạt hoạt của cán bộ, công nhân viên Nước thải sản Phát sinh từ quá trình làm mát máy xuất nghiền bi (sản xuất xi măng). Quá 20 - 40 m3/ngày trình sản xuất vôi không phát sinh đêm nước thải
  44. 33 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm: - Nước mưa chảy tràn: vào mùa mưa nước chảy qua khu vực nhà máy vùng tập kết nguyên liệu, sân bãi cuốn theo các chất rắn và bụi xi măng. - Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên nhà máy. Ước tính khoảng 1 - 2 m3/ngày đêm. - Nước thải sản xuất: phát sinh từ các công đoạn làm mát thiết bị với khối lượng 20 - 40 m3/ngày đêm. Chất thải rắn Bảng 4.8. Nguồn phát sinh và khối lượng chất thải rắn của nhà máy Khối Loại chất thải Nguồn phát sinh Đơn vị lượng - Phát sinh chủ yếu từ quá trình sinh hoạt của cán bộ Chất thải rắn sinh hoạt công nhân viên như thức ăn kg/tháng 20 thừa, bao bì nilon, vỏ trái cây - Chất thải rắn sản xuất chủ yếu là đá xỉ thải, nguyên vật Không liệu xi măng rơi vãi, các loại Chất thải rắn sản xuất m3/ngày thống kê bao bì rách, hộp nhựa đựng được dầu mỡ, sét, đất đá, than bẩn không đưa vào sản xuất - Giẻ lau dính dầu mỡ, thùng phi đựng dầu mỡ, dầu thải từ thiết bị, máy móc. Một số Chất thải nguy hại thiết bị điện hư hỏng như kg/tháng 5 bóng điện, cầu chì, công tắc điện, các bóng đèn chiếu sáng nơi làm việc.
  45. 34 - Chất thải rắn sinh hoạt: chất thải rắn do quá trình sinh hoạt của công nhân thải ra như thức ăn thừa, bao bì nilon, vỏ trái cây Thành phần chủ yếu của loại chất thải này là các chất hữu cơ dễ phân hủy. Lượng rác thải này không lớn nhưng đây cũng là nguyên nhân tạo ra mầm bệnh phát triển, gây ra mùi hôi, tạo điều kiện cho các côn trùng gây bệnh phát triển gây ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân làm việc tại đây. - Chất thải rắn sản xuất: Chất thải rắn sản xuất chủ yếu là đá xỉ thải, nguyên vật liệu xi măng rơi vãi, các loại bao bì rách, hộp nhựa đựng dầu mỡ, sét, đất đá, than bẩn không đưa vào sản xuất Các loại chất thải được đổ vào bãi thải có diện tích 100 m 2 được đặt ở cuối khu sản xuất. Sau đó được phân loại, đá xỉ thải được bán cho các hộ dân để san lấp đường giao thông. - Chất thải nguy hại: Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình họat động của khu sản xuất bao gồm: giẻ lau dính dầu mỡ, thùng phi đựng dầu mỡ, dầu thải từ thiết bị, máy móc. Một số thiết bị điện hư hỏng như bóng điện, cầu chì, công tắc điện, các bóng đèn chiếu sang nơi làm việc. Lượng chất thải nguy hại này phát sinh thường xuyên ước tính khoảng 5 kg/tháng. 4.2. Đánh giá thực trạng môi trường (môi trường nước, môi trường không khí và tình hình thu gom chất thải rắn) tại Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 4.2.1. Đánh giá thực trạng môi trường khu sản xuất xi măng thuộc Chi nhánh Nhà máy xi măng Núi Voi 4.2.1.1. Thực trạng môi trường nước * Chất lượng nước thải: Chất lượng nước thải được đánh giá trên cơ sở so sánh các số liệu phân tích, đo đạc về các thành phần ô nhiễm với QCVN 40:2011/BTNMT, được thể hiện qua bảng 4.9.
  46. 35 Bảng 4.9. Chất lượng nước thải của khu sản xuất xi măng Kết quả QCVN STT Tên chỉ tiêu Đơn vị phân tích 40:2011/BTNMT 1 pH - 7,49 5,5 - 9 2 BOD5 mg/l 9,6 50 3 COD mg/l 20,8 150 4 TSS mg/l 5,3 100 5 As mg/l <0,005 0,1 6 Cd mg/l <0,0005 0,1 7 Pb mg/l <0,005 0,5 8 Zn mg/l <0,05 3 9 Mn mg/l <0,01 1 10 Fe mg/l <0,3 5 11 Coliform MPN/100ml 2000 5000 Chú thích: - Giá trị sau dấu “<” thể hiện giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích. Vị trí lấy mẫu: tại cửa xả cống nước thải làm mát, gần cổng ra vào của phân xưởng nghiền xi măng. Thời gian lấy mẫu, phân tích - Ngày lấy mẫu: ngày 31/10/2011. - Ngày phân tích: Từ ngày 31/10/2011 đến ngày 07/11/2011. Tiêu chuẩn so sánh - QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Qua số liệu phân tích ở bảng 4.9 cho thấy tất cả các chỉ tiêu đo và phân tích các mẫu nước thải của xưởng sản xuất xi măng đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT.
  47. 36 * Chất lượng nước ngầm: Chất lượng nước ngầm của khu sản xuất xi măng được đánh giá trên cơ sở so sánh các số liệu phân tích, đo đạc về các thành phần ô nhiễm với QCVN 09:2008/BTNMT, được thể hiện qua bảng 4.10. Bảng 4.10. Chất lượng nước ngầm của khu sản xuất xi măng Kết quả QCVN STT Tên chỉ tiêu Đơn vị phân tích 09:2008/BTNMT 1 pH - 7 5,5 - 8,5 2 Độ cứng mg/l 235 500 3 As mg/l <0,005 0,05 4 Cd mg/l 0,0051 0,005 5 Pb mg/l <0,005 0,01 6 Fe mg/l <0,3 5 7 S2- mg/l <0,04 - 8 NH3-N mg/l <0,006 0,1 3- 9 PO4 -P mg/l <0,1 - 10 Coliform MPN/100ml Không phát hiện 3 Chú thích: Vị trí lấy mẫu: tại giếng khoan số 1 của nhà máy, đối diện văn phòng nhà máy. Thời gian lấy mẫu, phân tích - Ngày lấy mẫu: ngày 31/10/2011. - Ngày phân tích: Từ ngày 31/10/2011 đến ngày 07/11/2011. Tiêu chuẩn so sánh - QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
  48. 37 Theo bảng 4.10 cho thấy tất cả các chỉ tiêu đo và phân tích của mẫu nước ngầm tại giếng khoan số 1 của nhà máy đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09:2008/BTNMT. Riêng chỉ tiêu Cd là 0,0051 mg/l, vượt giới hạn cho phép của QCVN 09:2008/BTNMT là 1,02 lần, tuy nhiên mức độ không đáng kể. 4.2.1.2. Thực trạng môi trường không khí Chất lượng môi trường không khí được đặc trưng bởi các chỉ tiêu nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường không khí. Trong không khí càng ít các chất ô nhiễm và nồng độ các chất ô nhiễm đó càng nhỏ thì chất lượng môi trường đó càng tốt. Môi trường không khí tại khu vực sản xuất xi măng gồm môi trường không khí bên trong và môi trường không khí xung quanh khu sản xuất. Bảng 4.11. Số liệu đo nhanh môi trường vi khí hậu Nhiệt độ Tốc độ gió Độ ẩm STT Vị trí quan trắc (độ C) (m/s) (%) 1 KK-1 31,3 0,2 55,7 2 KK-2 31,1 0,4 55,8 3 KK-3 30,9 0,3 55,7 4 KK-4 31,0 0,4 55,6 5 KK-5 31,0 0,3 55,6 6 KK-6 30,9 0,4 55,7 Chú thích: KK-1: Tại khu vực xưởng nghiền clanke. KK-2: Tại khu vực cổng chính xưởng nghiền clanke. KK-3: Tại khu vực trạm cân của xưởng. KK-4: Tại nhà ông Đặng Văn Đạm, tổ 25 - TT.Chùa Hang (cách xưởng 50m về phía Tây Bắc). KK-5: Tại khu vực văn phòng phân xưởng nghiền xi.
  49. 38 KK-6: Tại khu vực văn phòng nhà máy. Thời gian lấy mẫu, phân tích - Ngày lấy mẫu: ngày 31/10/2011. - Ngày phân tích: Từ ngày 31/10/2011 đến ngày 07/11/2011. * Chất lượng không khí trong khu sản xuất xi măng: Kết quả tổng hợp kết quả phân tích chất lượng không khí trong khu sản xuất xi măng được thể hiện ở bảng 4.12. Bảng 4.12. Kết quả phân tích chất lượng không khí trong khu sản xuất xi măng Ồn Bụi Chỉ tiêu (dBA) (mg/m3) KK-1 90,1 8,48 KK-2 76,3 2,35 KK-3 70,3 3,52 TCVN 7365:2003 85 12 3733:2002/QĐ-BYT Chú thích: Thời gian lấy mẫu, phân tích - Ngày lấy mẫu: ngày 31/10/2011. - Ngày phân tích: Từ ngày 31/10/2011 đến ngày 07/11/2011. Tiêu chuẩn so sánh - TCVN 7365:2003: Không khí vùng làm việc. Giới hạn nồng độ bụi và chất ô nhiễm không khí tại các cơ sở sản xuất xi măng. - 3733:2002/QĐ-BYT: Quy định của Bộ Y Tế về Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, chất lượng không khí vùng làm việc. Từ kết quả đo, phân tích chất lượng không khí trong khu sản xuất xi măng cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích bụi, ồn trong khu vực sản xuất xi măng đều nằm trong giới hạn cho phép theo TCVN 7365:2003 và quy định 3733:2002/QĐ-BYT.
  50. 39 Riêng cường độ ồn tại khu vực xưởng nghiền clanke (mẫu KK-1) là 90,1 dBA, vượt giới hạn cho phép theo 3733:2002/QĐ-BYT là 1,06 lần. Nguyên nhân cường độ ồn vượt mức cho phép là do phát sinh từ khu vực xưởng nghiền. Hàm lượng bụi tại khu vực xưởng nghiền clanke là 8,48mg/m3 tuy chưa vượt giới hạn cho phép theo TCVN 7365:2003 nhưng hàm lượng bụi tại khu vực xưởng nghiền lại gấp 3,06 lần tại khu vực cổng chính (mẫu KK-2) và gấp 2,4 lần tại khu vực trạm cân của xưởng (KK-3). Vì vậy nhà máy cần đề ra giải pháp để giảm hàm lượng bụi tại khu vực xưởng nghiền. * Chất lượng không khí xung quanh khu sản xuất xi măng: Kết quả tổng hợp kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh khu sản xuất xi măng được thể hiện ở bảng 4.13. Bảng 4.13. Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh khu sản xuất xi măng Ồn Bụi Chỉ tiêu (dBA) (mg/m3) KK-4 64,7 <0,1 KK-5 70 0,28 KK-6 65 0,31 QCVN 05:2009/BTNMT 70 0,3 QCVN 26:2010/BTNMT Chú thích: Thời gian lấy mẫu, phân tích - Ngày lấy mẫu: ngày 31/10/2011. - Ngày phân tích: Từ ngày 31/10/2011 đến ngày 07/11/2011. Tiêu chuẩn so sánh - QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. - QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
  51. 40 Qua bảng 4.13 về kết quả đo, phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh khu sản xuất xi măng cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT. Riêng nồng độ bụi tại khu vực văn phòng nhà máy (mẫu KK-6) là 0,31 mg/m3, vượt giới hạn cho phép theo QCVN 05:2009/BTNMT là 1,03 lần. Nguyên nhân là do tại thời điểm lấy mẫu có phương tiện vận tải chạy qua khu vực văn phòng nhà máy, cuốn theo cát bụi. Tại khu vực văn phòng phân xưởng nghiền xi (mẫu KK-5), cường độ ồn là 70dBA, bằng QCVN 26:2010/BTNM. Mặt khác, hàm lượng bụi tại khu vực này là 0,28 mg/m3, gần bằng giới hạn cho phép theo QCVN 05:2009/BTNMT. Vì vậy nhà máy nên cần chú ý không để vượt quá quy chuẩn cho phép trong quá trình sản xuất. 4.2.2. Đánh giá thực trạng môi trường khu sản xuất vôi thuộc Chinh nhánh Nhà máy xi măng Núi Voi 4.2.2.1. Thực trạng môi trường nước Kết quả tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước thải trong khu sản xuất vôi được thể hiện ở bảng 4.14. Bảng 4.14. Chất lượng nước thải của khu sản xuất vôi Kết quả QCVN STT Tên chỉ tiêu Đơn vị phân tích 24:2009/BTNMT 1 pH - 10,7 5 - 9 2 BOD5 mg/l 38,2 50 3 TSS mg/l 62,4 100 4 TDS mg/l 780 - 5 S2- mg/l <0,04 0,5 6 NO3-N mg/l 4,29 - 7 NH4 -N mg/l 1,87 10 8 PO4 3-P mg/l <0,1 - 9 Dầu mỡ mg/l 0,29 5 10 Coliform MPN/100ml 5500 5000
  52. 41 Chú thích: Vị trí lấy mẫu: Tại bể thu gom nước thải của xưởng sản xuất vôi. Thời gian lấy mẫu, phân tích - Ngày lấy mẫu: ngày 12/12/2011. - Ngày phân tích: Từ ngày 12/12/2011 đến ngày 18/12/2011. Tiêu chuẩn so sánh - QCVN 24:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Kết quả đo, phân tích nước thải lấy tại bể thu gom nước thải của xưởng sản xuất vôi cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 24:2009/BTNMT. Tuy nhiên độ pH = 10,7 của mẫu nước thải đã nằm ngoài giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 24:2009/BTNMT (5 - 9), lượng coliform là 5500 MPN/100 ml vượt giới hạn cho phép 1,1 lần. Nguyên nhân: - pH cao: do đặc thù của sản xuất vôi trong môi trường kiềm, trong quá trình sản xuất vôi phát sinh nhiều bụi phát tán ra ngoài môi trường trong đó có môi trường nước, đặc biệt là nước mưa chảy tràn. Mặt khác nước thải của nhà máy có lẫn nước mưa chảy tràn của khu vực xung quanh xưởng sản xuất vôi, vì vậy khi lấy mẫu nước thải sinh hoạt sau khi xử lý ra ngoài môi trường có độ pH cao. - Coliform cao: có thể nhận định do bể chứa nước thải không được kín nên đã bị xâm nhập bởi các nguồn ô nhiễm xung quanh. 4.2.2.2. Thực trạng môi trường không khí Môi trường không khí tại khu vực sản xuất vôi gồm môi trường không khí bên trong và môi trường không khí xung quanh khu sản xuất.
  53. 42 Bảng 4.15. Số liệu đo nhanh môi trường vi khí hậu Nhiệt độ Tốc độ gió Độ ẩm STT Vị trí quan trắc (độ C) (m/s) (%) 1 KK 1-1 16,7 0,7 71,3 2 KK 1-2 16,8 0,6 71,2 3 KK 1-3 16,9 0,5 71,0 4 KK 1-4 17,5 0,4 67,5 5 KK 1-5 18,2 0,5 60,3 Chú thích: KK 1-1: Tại khu vực văn phòng của xưởng sản xuất vôi. KK 1-2: Tại khu vực nhà chờ công nhân. KK 1-3: Tại khu vực lò nung vôi. KK 1-4: Tại khu vực vôi ra lò. KK 1-5: Tại khu vực kho tập kết sản phẩm. Thời gian lấy mẫu, phân tích - Ngày lấy mẫu: ngày 12/12/2011. - Ngày phân tích: Từ ngày 12/12/2011 đến ngày 18/12/2011. * Chất lượng không khí trong khu sản xuất vôi: Kết quả tổng hợp kết quả phân tích chất lượng không khí trong khu sản xuất vôi được thể hiện ở bảng 4.16. Bảng 4.16. Kết quả phân tích chất lượng không khí trong khu sản xuất vôi Chỉ tiêu Ồn Bụi Đơn vị dBA mg/m3 KK 1-3 77 1,84 KK 1-4 79,1 1,58 KK 1-5 70,5 0,18 3733:2002/QĐ-BYT 85 4
  54. 43 Chú thích: Thời gian lấy mẫu, phân tích - Ngày lấy mẫu: ngày 12/12/2011. - Ngày phân tích: Từ ngày 12/12/2011 đến ngày 18/12/2011. Tiêu chuẩn so sánh - Quy định 3733:2002/QĐ-BYT: Quy định của Bộ Y Tế về Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, chất lượng không khí vùng làm việc. Từ bảng 4.14 cho thấy tất cả các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn của quy định 3733:2002/QĐ-BYT. Tuy nhiên cường độ ồn tại khu vực lò nung vôi (mẫu KK 1-3) là 77 dBA và khu vực vôi ra lò (mẫu KK 1-4) là 79,1 dBA vẫn còn khá cao, vì vậy nhà máy cần có các biện pháp để giảm cường độ ồn tại 2 khu vực này. * Chất lượng không khí xung quanh khu sản xuất vôi: Kết quả tổng hợp kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh khu sản xuất vôi được thể hiện ở bảng 4.17. Bảng 4.17. Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh khu sản xuất vôi Chỉ tiêu Ồn Bụi Đơn vị dBA mg/m3 KK 1-1 63,2 0,16 KK 1-2 67,8 0,58 QCVN 05:2009/BTNMT 70 0,3 QCVN 26:2010/BTNMT Chú thích: * Thời gian lấy mẫu, phân tích - Ngày lấy mẫu: ngày 12/12/2011. - Ngày phân tích: Từ ngày 12/12/2011 đến ngày 18/12/2011. * Tiêu chuẩn so sánh - QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
  55. 44 - QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. Từ kết quả phân tích ở bảng 4.17 cho thấy tất cả các chỉ tiêu phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực xung quanh đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT. Riêng chỉ tiêu bụi tại khu nhà chờ của công nhân (mẫu KK 1-2) là 0,58 mg/m3, vượt giới hạn cho phép theo QCVN 26:2010/BTNMT khoảng 1,93 lần. Nguyên nhân là do tại thời điểm lấy mẫu có phương tiện vận tải đi qua khu nhà chờ của công nhân, một phần do gió cuốn theo lượng bụi phát sinh từ hệ nghiền sàng đá cạnh khu vực sản xuất tới. Mặt khác, cường độ ồn tại khu vực nhà chờ của công nhân là 67,8 dBA, gần bằng QCVN 26:2010/BTNMT là 70 dBA. Nhà máy cần lưu ý để không vượt quá quy chuẩn cho phép. 4.3. Đánh giá ảnh hưởng của quá trình sản xuất tới môi trường không khí xung quanh nhà máy thông qua phiếu điều tra 4.3.1. Khu vực điều tra Khu vực điều tra là khu dân cư thuộc tổ 25 và tổ 27, thị trấn Chùa Hang. Với tổng số phiếu được điều tra là 40 phiếu, trong đó tổ 25 điều tra 15 phiếu, tổ 27 điều tra 25 phiếu. 4.3.2. Mức độ ảnh hưởng quá trình sản xuất tới môi trường không khí xung quanh nhà máy thông qua phiếu điều tra Kết quả điều tra về chất lượng không khí đối với người dân sống xung quanh Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi được thể hiện qua bảng 4.18. Bảng 4.18. Kết quả điều tra về chất lượng môi trường không khí đối với người dân sống xung quanh Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi Không ảnh Rất bụi Bụi Tổng Khu hưởng số vực Số Số Số Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ phiếu phiếu phiếu phiếu Tổ 25 9 60% 4 26,7% 2 13,3% 15 Tổ 27 18 72% 7 28% 0 0% 25
  56. 45 Qua bảng 4.18 cho thấy hầu hết người dân cảm thấy môi trường không khí bị ô nhiễm. Số người cho rằng môi trường không khí tại đây rất bụi chiếm một tỉ lệ lớn, tại tổ 25 chiếm tới 60% và tổ 27 chiếm tới 72%. Tỉ lệ số người cho rằng không khí tại đây bụi tại tổ 25 là 26,7% và tổ 27 là 28%. Chỉ một số ít người tại tổ 25 cho rằng không khí tại đây không ảnh hưởng là do khu vực nơi họ sống cách xa khu sản xuất và không theo hướng gió nên không bị ảnh hưởng bởi khói bụi và hoạt động vận chuyển nguyên liệu của nhà máy. Riêng tại tổ 27, môi trường không khí bị ảnh hưởng do hoạt động khai thác đá và vận chuyển đá tại đây. Kết quả điều tra về tiếng ồn ảnh hưởng đối với người dân sống xung quanh Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi được thể hiện qua bảng 4.19. Bảng 4.19. Kết quả điều tra về ảnh hưởng của tiếng ồn đối với người dân sống xung quanh Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi Không ảnh Rất ồn Ồn Tổng Khu hưởng số vực Số Số Số Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ phiếu phiếu phiếu phiếu Tổ 25 2 13,3% 8 53,4% 5 33,3% 15 Tổ 27 15 60% 6 24% 4 16% 25 Qua bảng 4.19 cho thấy ảnh hưởng của tiếng ồn tùy thuộc vào khoảng cách nhà dân đối với khu sản xuất của nhà máy. Đối với những hộ gia đình càng gần khu sản xuất thì cường độ tiếng ồn càng lớn nhất là trong khoảng từ 0 - 200m, cường độ ồn giảm dần khi khoảng cách càng xa. Kết quả tổng hợp cho thấy đã có sự chênh lệch giữa các hộ gia đình. Khu vực tổ 25 gần khu vực sản xuất xi măng nên bị ảnh hưởng của tiếng ồn trong quá trình nghiền xi và hoạt động vận chuyển nguyên liệu của nhà máy. Tỉ lệ số người cho rằng khu sản xuất xi măng rất ồn chiếm 13,3%, ồn chiếm 53,4% và không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn chiếm 33,3%. Khu vực tổ 27 gần khu vực sản xuất vôi nên bị ảnh hưởng của tiếng ồn trong quá trình sản xuất vôi và hoạt động vận chuyển nguyên liệu của nhà
  57. 46 máy. Mặt khác, khu vực tổ 27 là nơi tập trung của các dãy núi đá vôi nên khu vực này cũng chịu ảnh hưởng của tiếng ồn trong quá trình khai thác đá. Tỉ lệ số người cho rằng khu vực này rất ồn chiếm 60%, ồn chiếm 24% và không bị ảnh hưởng chiếm 16%. Tuy nhiên, số người được phỏng vấn cho rằng tiếng ồn tại khu vực này chủ yếu là do hoạt động nổ mìn phá đá và khai thác đá tại các mỏ đá nơi đây. 4.4. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của nhà máy đã thực hiện 4.4.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí 4.4.1.1. Đối với bụi Theo kết quả tính toán đánh giá ở phần trên cho thấy nhân tố ô nhiễm chính trong khí thải là bụi. Nguồn ô nhiễm bụi sinh ra ở tất cả các công đoạn sản xuất và rất đa dạng, chủ yếu là phát sinh trong quá trình vận chuyển, dự trữ nghiền, nung, đóng bao do vậy các phương án kiểm soát ô nhiễm chủ yếu tập trung khống chế lượng bụi. - Ở công đoạn sản xuất vôi: Khu vực miệng lò và cửa ra vào lò vôi được bố trí với công suất lớn nhằm giảm tác động của nhiệt và bụi cục bộ tới môi trường làm việc của công nhân. - Ở công đoạn nghiền đá: Trên phễu chứa đá để nghiền có đục những ống nhỏ phun nước vào trong phễu nghiền đá với tác dụng làm đá ướt để hạn chế lượng bụi bay lên. - Tất cả các cân băng, dây chuyền sản xuất đều được để thấp xuống dưới gần mặt đất để làm giảm mức độ bụi phát tán ra môi trường xung quanh. Hiện nay nhà máy thiết kế duy trì hai hệ thống lọc bụi túi vải tại vị trí cụm nghiền clanke và hệ thống cụm đóng bao. Bụi phát sinh được khống chế bằng cách sử dụng băng tải được bao kín kết hợp với hệ thống hút và các thiết bị lọc bụi túi có hiệu suất lọc bụi đạt trên 99%. Nồng độ bụi phát tán ra môi trường không khí xung quanh đảm bảo dưới tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937:2005 và trong khu sản xuất nhỏ hơn TCVN 7365:2003. - Các công đoạn vận chuyển, tồn chữ nguyên liệu thô: Các băng tải vận chuyển nguyên liệu thô sau khi đập hoặc được ô tô vận chuyển về đều có bao che kín và trong các kho xưởng kín.
  58. 47 Ngoài các biện pháp trên nhà máy thực hiện giảm phát tán bụi bằng cách cho phun nước giảm bụi 4 lần/ngày. Duy trì chăm sóc hệ thống cây xanh hạn chế phần nào sự phát tán của bụi. Giáo dục ý thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường bằng cách truyền thông, lập các bảng quy định nội qui quy định, biển báo trong nhà máy. 4.4.1.2. Đối với tiếng ồn và các yếu tố vi khí hậu Khống chế tiến ồn và độ rung động - Lựa chọn các thiết bị có tiếng ồn thấp và đặt trong vật cấu trúc như quạt gió, bơm nước có tiếng ồn thấp. - Kiểm tra sự cân bằng của các máy móc thiết bị khi lắp đặt. Kiểm tra độ mòn chi tiết và cho dầu bôi trơn thường kỳ. - Trang bị phương tiện bảo hộ lao động chống ồn cho công nhân làm việc ở khu vực clanke, - Tại các khu vực phát sinh tiếng ồn và độ rung động đều có lắp các thiết bị chống rung, chống ồn. Lắp đặt đệm cao su và lò xo chống rung đối với các quạt gió, máy đập, máy nghiền, - Móng thiết bị có tải trọng tĩnh và tải trọng động tương đối lớn yêu cầu độ ổn định cao. Hầu hết các móng thiết bị đều được đặt trên một hệ thống sàn bê tông cốt thép chịu lực ở độ cao từ 3 - 5m, vật liệu móng là bê tông cốt thép mác cao, đảm bảo chiều sâu móng và xung quanh có rãnh đổ cát khô để tránh rung theo mặt nền. Sử dụng đệm chống ồn được lắp tại chân các thiết bị và quạt gió. - Khu vực nhà xưởng nơi phát sinh tiếng ồn lớn và nhiệt độ cao có xây tường cách âm, cách nhiệt đảm bảo đúng qui trình, qui phạm. Cải thiện yếu tố vi khí hậu Yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của cán bộ, công nhân bên trong nhà máy, để giảm nhẹ các chất ô nhiễm gây ra cho con người và môi trường nhà máy nên áp dụng một số biện pháp như: - Nhà xưởng xây dựng đảm bảo thông thoáng và chống nóng, có thông gió quạt để đảm bảo yếu tố vi khí hậu trong môi trường lao động.
  59. 48 - Vệ sinh công nghiệp nhà xưởng kho bãi sẽ được tăng cường và duy trì thường xuyên. - Các thiết bị làm việc nhiệt độ cao đều phải có thiết kế bảo ôn cách nhiệt. - Phun nước hàng ngày trên các tuyến đường, sân xung quanh nhà máy, đặc biệt là vào mùa nắng và mùa khô hanh để chống bốc bụi từ mặt đường, tạo vi khí hậu. - Trồng cây xanh xung quanh nhà máy để che nắng, giảm lượng bức xạ mặt trời, tiếng ồn nơi khí độc và bụi phát tán bên ngoài nhà máy. - Diện tích trồng cây xanh trong hàng rào nhà máy khoảng 15% trên tổng khu đất của nhà máy. ở tại khu vực nhà máy phía tây mật độ cây xanh tương đối nhiều, phần nào cũng góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Phòng chống các sự cố ô nhiễm Phòng chống cháy nổ: Trong các nhà máy cháy nổ có thể xảy ra do sử dụng nhiên liệu dầu và than cho lò, các lò đốt phụ và lò nung, mạng lưới cung cấp và truyền dẫn điện hệ thống dẫn dầu về mùa mưa có thể xảy ra cháy nổ do sét đánh. Để đảm bảo an toàn dự án sẽ thực hiện các biện pháp như: - Các khu vực quan trọng có nguy cơ cháy nổ cao cần phòng cháy nghiêm ngặt đó là: nghiền than, phòng vận hành trung tâm, các trạm điện, phòng nén khí, phòng máy phát đều lắp đặt hệ thống báo cháy báo tín hiệu về tủ báo cháy ở phòng điều khiển trung tâm để giám sát toàn bộ hệ thống sử lý kịp thời. - Xây dựng phương án phòng chống cháy, nổ. Hiện tại nhà máy đã bố trí các bình cứu hoả đảm bảo cho việc xử lý sự cố. - Các thiết bị phòng chống cháy tại chỗ như: bình bọt, bình CO 2 đảm bảo đủ số lượng và chủng loại thường xuyên duy trì đảm bảo chất lượng sử lý cao. Các công đoạn nghiền than, lọc bụi nghiền than, két than mịn được trang bị hệ thống giám sát bằng khí CO2. - Đảm bảo nội quy phòng cháy chữa cháy, đào tạo công nhân vận hành, làm việc ở những nơi dễ cháy tuân theo nội quy an toàn phòng cháy, chữa cháy của bộ công an. Công nhân nắm được phương pháp xử lý sự cố.
  60. 49 - Phòng chống sự cố khu vực phòng thí nghiệm, phòng điều khiển, xây dựng nội quy an toàn, phòng thí nghiệm, phòng điều khiển và phổ biến cho cán bộ công nhân viên làm việc tại đó. Phòng thí nghiệm được thông gió chung và thông gió cục bộ tại các điểm phát sinh độc hại. 4.4.2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước Đối với nước mưa chảy tràn: Loại nước này có đặc tính lưu lượng rất lớn, đặc trưng ô nhiễm phụ thuộc rất lớn vào địa hình do đó việc xử lý nước mưa chảy tràn trước khi xả là rất tốn kém và không khả thi. Vì vậy nhà máy tập trung thực hiện các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm từ nguồn. Cụ thể như sau: - Thu gom triệt để rác thải rắn, tận dụng tối đa các loại nguyên vật liệu rơi vãi trên bề mặt để hạn chế tới mức thấp nhất sự xâm nhập của các tác nhân ô nhiễm vào nước mưa. - Để giảm thiểu sự ô nhiễm qua nước mưa, các khu vực chứa nguyên vật liệu cần phải là các công trình có mái che và nền bêtông kiên cố. Hiện tại vấn đề này vẫn được nhà máy xi măng Núi Voi thực hiện tương đối tốt và nhà máy nên có những biện pháp bảo dưỡng các khu vực này để luôn đảm bảo chúng trong tình trạng tốt nhất. - Các rãnh thoát nước quanh khu vực nhà máy, trên mặt bằng nhà máy sẽ được thường xuyên bảo dưỡng nạo vét để đảm bảo thu triệt để lượng nước trên bề mặt. Yêu cầu cán bộ công nhân viên của nhà máy thực hiện tiết kiệm, nâng cao ý thức giữ gìn môi trường trong sạch. Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý bằng bể tự hoại trước khi xả ra môi trường. Bể tự hoại là công trình làm đồng thời hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Bể xử lý được thiết kế với cấu tạo như hình bên dưới, bao gồm 3 ngăn: ngăn xử lý yếm khí, ngăn lắng ngang và ngăn xử lý hiếu khí tùy tiện. Cặn lắng được giữ lại trong bể từ 6 - 8 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kị khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí, một
  61. 50 phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Nước thải với thời gian lưu từ 2 - 4 ngày, dưới tác dụng của các vi sinh vật kị khí, các tác nhân ô nhiễm được phân hủy rất cao, nước thải sinh hoạt sau khi xử lý được thải ra hệ thống thoát nước của khu vực. Hình 4.6. Cấu tạo bể tự hoại Bể tự hoại có thể tích 10 m 3 (2,5x2,5x1,6m) với thể tích như vậy đảm bảo xử lý BOD, COD nước thải giảm tới 30 - 40 %. Nước thải sản xuất: Nước làm mát được xử lý qua bể lắng, sau đó đổ ra hệ thống mương rãnh rồi xả ra môi trường. 4.4.3. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt với thành phần là giấy, nilon, chất hữu cơ Lượng chất thải này được nhà máy thuê Công ty cổ phần dịch vụ môi trường Đồng Hỷ chuyên chở đến bãi chứa rác chờ xử lý tại xã Hóa Trung. Chất thải rắn sản xuất: Chất thải rắn sản xuất bao gồm xỉ vôi, xi măng bị đóng cứng, xi măng nghiền sót bụi thu gom từ các hệ thống lọc bụi, phế thải, nguyên vật liệu rơi vãi trong quá trình vận chuyển, được thu gom và phân loại tái sử dụng trở lại hoặc bán cho nhân dân sử dụng vào mục đích khác.
  62. 51 Bùn thải từ hệ thống xử lí: Sau khi được xử lí rồi chuyên chở đi san lấp mặt bằng. 4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường của nhà máy 4.5.1. Giảm bụi và ồn từ các nguồn phân tán Nhà máy cần thực hiện các biện pháp sau đây nhằm giảm thiểu bụi từ các nguồn phân tán: - Sản xuất ở độ ẩm ướt cao những công đoạn cho phép (ví dụ xúc, ủi, đập sơ bộ, phân loại đá, chuyên chở bằng xe tải ), phun nước giữ ẩm liên tục tại các đầu rót của băng tải vận chuyển. - Tăng cường xe hút bụi thu gom bột phối liệu, clanke, xi măng rơi vãi trong khu vực sản xuất. - Vệ sinh công nghiệp sẽ được duy trì thường xuyên bao gồm vệ sinh trong nhà xưởng và khu vực kho chứa và xuất xi măng bao nhằm thu gom toàn bộ nguyên liệu, sản phẩm rơi vãi trong phạm vi nhà máy. - Mua xe quét đường để tăng cường khả năng làm vệ sinh đường nội bộ, bến, bãi Thường xuyên phun nước làm ẩm đường nội bộ nhất là trong mùa khô nóng, hạn chế bụi phát tán theo gió. - Các máy móc thiết bị gây ồn lớn phải được đặt trong nhà xưởng có che chắn để giảm tiếng ồn ảnh hưởng đến khu vực lân cận. Bên cạnh đó cũng lắp thêm đệm chống ồn cho các máy có công suất lớn. - Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng máy móc thiết bị, tra dầu bôi trơn máy, phát hiện kịp thời âm thanh khác thường phát ra từ máy đang hoạt động và có biện pháp sửa chữa, thay thế phụ tùng để giảm thiểu tiếng ồn cũng như tăng tuổi thọ của thiết bị. Cũng cần phải thay thế thiết bị có độ ồn cao bằng thiết bị có độ ồn thấp, thiết bị giảm thanh và vật liệu cách âm tại những nơi cần thiết. - Trồng cây xanh xung quanh nhà máy để cải thiện môi trường, giảm tiếng ồn và bụi phát tán ra ngoài. Sửa sang đường nội bộ để thuận tiện khi làm vệ sinh thu gom bụi bằng xe quét đường và giảm bụi bốc lên do xe chạy trên đường. 4.5.2. Cải thiện điều kiện làm việc
  63. 52 Điều kiện làm việc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cán bộ, công nhân viên làm việc trong nhà máy. Để giảm thiểu những ảnh hưởng này, nhà máy cần đảm bảo: - Để chống nóng tại nơi làm việc, các khu vực lao động phải được làm mát tự nhiên bằng các hệ thống thông thoáng khí cục bộ hoặc toàn bộ. - Cung cấp đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân cho công nhân. Trang bị thiết bị bịt tai chống ồn cho công nhân làm việc ở nơi có tiếng ồn cao, khẩu trang, mũ bảo hộ - Cơ giới hóa sản xuất, tránh lao động gắng sức, phải hít thở nhiều làm lượng bụi xâm nhập vào phổi tăng lên. 4.5.3. Đào tạo và giáo dục về môi trường - Đối với các cán bộ quản lý của nhà máy: cần được huấn luyện về an toàn bao gồm sử dụng, bảo quản hóa chất, dầu nhiên liệu và các thiết bị lao động. Huấn luyện về hoạt động trong trường hợp khẩn cấp và trình tự ghi nhận số liệu, báo cáo về các vấn đề môi trường có liên quan. - Đối với công nhân làm việc trong nhà máy: tuyên truyền về các chính sách và quy định bảo vệ môi trường.
  64. 53 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Quá trình hoạt động sản xuất của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi đã tạo ra những lợi ích xã hội lớn, giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động trong khu vực, cung cấp nguồn nguyên vật liệu xây dựng cho nhu cầu tiêu dùng, đóng góp một phần vào ngân sách nhà nước, Tuy nhiên bên cạnh đó, quá trình sản xuất của nhà máy không thể tránh khỏi những tác động tới môi trường: môi trường không khí, môi trường nước, chất thải rắn, đã ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống của nhân dân quanh vùng Cụ thể như sau: - Về các loại khí thải của nhà máy: Các loại khí thải chủ yếu của nhà máy là SO2, NOx, CO và bụi, tuy nhiên đăc trưng ô nhiễm của nhà máy là ô nhiễm bụi. Bụi phát sinh nhiều nhất trong công đoạn đập, nghiền đá vôi, công đoạn chứa và đóng bao. - Về tác động môi trường không khí: Theo kết quả phân tích mẫu và đánh giá của người dân sống quanh khu vực nhà máy cho thấy ô nhiễm do hoạt động của nhà máy gây ra chủ yếu là bụi và tiếng ồn. Cụ thể là: + Tại phân xưởng sản xuất xi măng: Trong tổng số 6 mẫu được lấy cuối năm 2011 thì có 1 mẫu chỉ tiêu ồn tại khu vực xưởng nghiền vượt tiêu chuẩn cho phép là 1,06 lần và 1 mẫu chỉ tiêu bụi tại khu vực văn phòng nhà máy là vượt tiêu chuẩn cho phép là 1,03 lần. Các mẫu còn lại được lấy tại khu vực khác thì đều đạt tiêu chuẩn cho phép. + Tại phân xưởng sản xuất vôi: Trong tổng số 5 mẫu được lấy thì có 1 mẫu chỉ tiêu bụi tại khu vực nhà chờ công nhân vượt tiêu chuẩn cho phép là 1,93 lần. - Về tác động môi trường nước: + Đối với nước thải: Hầu hết tất cả chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 2009. Duy chỉ có mẫu nước thải tại bể thu gom nước thải của xưởng sản xuất vôi có pH nằm ngoài giới hạn cho phép và chỉ tiêu
  65. 54 coliform cao gấp 1,1 lần so với QCVN. + Đối với nước ngầm: Được lấy tại giếng khoan số 1 của nhà máy, đối diện văn phòng nhà máy. Các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép, riêng chỉ tiêu Cd vượt giới hạn cho phép 1,02 lần, tuy nhiên mức độ không đáng kể. 5.2. Đề nghị - Qua điều tra nghiên cứu trên thì đề nghị nhà máy và các cấp chính quyền liên quan có hình thức cũng như trách nhiệm trong việc cải tạo và xử lý lại đoạn đường đi qua nhà máy để hạn chế việc phát sinh bụi từ đây. - Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (nhà xưởng, khu sản xuất ) kiên cố, vững chắc thuận tiện cho công nhân lao động, làm việc có hiệu quả. - Cải tạo lại dây truyền sản xuất, và hệ thống lọc bụi nhằm giảm thiểu phần nào mức độ ô nhiễm, cải thiện môi trường làm việc cho công nhân, giảm chi phí nhiên liệu, tăng năng suất sản phẩm. - Cần định kỳ thực hiện chế độ quan trắc môi trường nhằm mục đích xác định được các thông số ô nhiễm, trên cơ sở đó lập các kế hoạch xử lý kịp thời. - Nâng cao năng suất nhằm mang lại lợi ích kinh tế đồng thời góp phần vào việc đầu tư cho công nghệ xử lí ô nhiễm mới có hiệu quả cao, giảm thất thoát về nguyên liệu. - Trồng thêm nhiều hệ thống cây xanh trong các khu vực sản xuất, ở các diện tích không dùng đến của nhà máy để giảm nhiệt độ không khí, ngăn chặn bụi, giảm cường độ ồn, làm sạch không khí và làm đẹp cảnh quan của nhà máy.
  66. 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO I - TIẾNG VIỆT 1. Bộ Y tế, 2002. Quyết định số 3733:2002/QĐ-BYT - Quy định của Bộ Y Tế về Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, chất lượng không khí vùng làm việc. 2. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2003. TCVN 7365:2003 - Không khí vùng làm việc. Giới hạn nồng độ bụi và chất ô nhiễm không khí tại các cơ sở sản xuất xi măng. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008. QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009. QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009. QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. 6. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009. QCVN 23:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng. 7. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010. QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. 8. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010. QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung. 9. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011. QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. 10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2009. Nghị định số 117/2009/NĐ-CP về xử lí vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2010. Nghị định số 113/2010/NĐ-CP quy định về xác định thiệt hại với môi trường. 12. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2011. Nghị định số 29/2011/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
  67. 56 13. Trần Tuấn Nhạc, 2004. Không khí vùng làm việc - Tiêu chuẩn nồng độ tối đa cho phép bụi và chất gây ô nhiễm không khí tại các cơ sở sản xuất xi măng. 14. Phòng Thống kê tổng hợp huyện Đồng Hỷ, 2011. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội năm 2011 của huyện Đồng Hỷ. 15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005. Luật bảo vệ môi trường năm 2005. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Đinh Xuân Thắng, 2007. Giáo trình ô nhiễm không khí, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 17. Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường Thái Nguyên, 2011. Báo cáo kết quả quan trắc giám sát định kì đợt 3, đợt 4 năm 2011 của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi. 18. Website: phap-nham-han-che-o-nhiem-moi-truong.html mang-khi-thai-.487919.html 10 CONTEXT=/web+content/sites/home/ct_gttn/ct_gt_dktn/gtc0001 &catId=CT_GT_DKTN&comment=GTC0001 &sid=12697 II- TIẾNG ANH 19. Jorge G. Ibanez, Margarita Hernandez-Esparza, Carmen Doria-Serano, Arturo Fregoso Infante and Mono Mohan Singh, Environmental chemistry, Publisher Springer, 2007 edition.
  68. 57 PHỤ LỤC Phụ lục 1 Phiếu điều tra môi trường xung quanh khu vực Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi Họ và tên chủ hộ: Tuổi: Nghề nghiệp: . Địa chỉ: .SĐT: . Câu 1: Gia đình bác (cô, chú, anh, chị) đã sống ở đây từ khi? Chưa có nhà máy Bắt đầu có nhà máy Sau khi nhà máy đã đi và hoạt động Câu 2: Bác (cô, chú, anh, chị) nhận thấy môi trường không khí ở đây? a) Khi chưa có nhà máy Bụi Rất bụi Không ảnh hưởng gì b) Khi nhà máy đã đi vào hoạt động Bụi Rất bụi Không ảnh hưởng gì Câu 3: Gia đình bác có ai làm việc tại Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi không? Có Không Câu 4: Trong gia đình ông/bà có người mắc một trong các bệnh nêu dưới đây không? Bệnh đường hô hấp Bệnh ung thư Bệnh ngoài da Bệnh về đường tiêu hóa Bệnh về mắt Bệnh thần kinh Câu 5: Người mắc bệnh trong gia đình ông/bà nằm trong tình trạng nào sau đây? Cấp tính Mãn tính Câu 6: Theo bác (cô, chú, anh, chị) bụi của nhà máy xi măng Núi Voi có ảnh hưởng đến? Nguồn nước Rau ăn hàng ngày Không khí Câu 7: Bụi có ảnh hưởng gì đến cây trồng ở đây? Phát triển kém Bình thường
  69. 58 Câu 8: Tiếng ồn của nhà máy có ảnh hưởng hưởng đến cuộc sống gia đình bác (cô, chú, anh, chị)? ảnh hưởng nhiều Có ảnh hưởng Không ảnh hưởng Câu 9: Cảm nhận của bác (cô, chú, anh, chị) về môi trường không khí ở đây so với các khu vực lân cận? Tương tự Tốt hơn Xấu hơn Câu 10: Bác (cô, chú, anh, chị) có nhận thấy nhà máy có biện pháp gì nhằm giảm thiểu ô nhiễm bụi? Có các dự án trồng cây Cho xe phun nước Biện pháp khác Phần dành cho công nhân làm việc tại nhà máy Câu 11: Vấn đề gì ảnh hưởng đến sức khoẻ của bác (cô, chú, anh, chị) nhất? Bụi Tiếng ồn Nhiệt Câu 12: Nhà máy có trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho bác (cô, chú, anh, chị) không? Có Không Câu 13: Nhà máy có chế độ trợ cấp độc hại gì không? Có Không Nếu có thì có chế độ gì?: Câu 14: Nhà máy có chính sách gì cho công nhân không? Thường xuyên khám sức khỏe Trợ cấp lương Bảo hiểm Câu 15: Nhà máy có phát bảo hiểm đầy đủ cho các bác (cô, chú, anh, chị) không? Có Không Câu 16: Sức khoẻ của bác (cô, chú, anh, chị) từ khi vào nhà máy? Bình thường Tốt Kém
  70. 59 Phụ lục 2 QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh Đơn vị: Microgam trên mét khối (μg/m3) Trung Trung Trung Trung TT Thông số bình 1 giờ bình 3 giờ bình 24 giờ bình năm 1 SO2 350 - 125 50 2 CO 30000 10000 5000 - 3 NOx 200 - 100 40 4 O3 180 120 80 - 5 Bụi lơ lửng (TSP) 300 - 200 140 6 Bụi ≤ 10 μm - - 150 50 (PM10) 7 Pb - - 1,5 0,5 Ghi chú: Dấu (-) là không quy định
  71. 60 Phụ lục 3 QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh Đơn vị: Microgam trên mét khối (μg/m3) TT Thông số Công thức Thời gian Nồng độ hóa học trung bình cho phép Các chất vô cơ 1 Asen (hợp chất, tính As 1 giờ 0,03 theo As) Năm 0,005 2 Asen hydrua (Asin) AsH3 1 giờ 0,3 Năm 0,05 3 Axit clohydric HCl 24 giờ 60 4 Axit nitric HNO3 1 giờ 400 24 giờ 150 5 Axit sunfuric H2SO4 1 giờ 300 24 giờ 50 Năm 3 6 Bụi có chứa ôxít silic 1 giờ 150 > 50% 24 giờ - 50 3 7 Bụi chứa amiăng Mg3Si2O3(OH) - 1 sợi/m Chrysotil 8 Cadimi (khói gồm Cd 1 giờ 0,4 ôxit và kim loại – 8 giờ 0,2 theo Cd) Năm 0,005 9 Clo Cl2 1 giờ 100 24 giờ 30 10 Crom VI (hợp chất, Cr+6 1 giờ 0,007
  72. 61 tính theo Cr) 24 giờ 0,003 Năm 0,002 11 Hydroflorua HF 1 giờ 20 24 giờ 5 Năm 1 12 Hydrocyanua HCN 1 giờ 10 13 Mangan và hợp chất Mn/MnO2 1 giờ 10 (tính theo MnO2) 24 giờ 8 Năm 0,15 14 Niken (kim loại và Ni 24 giờ 1 hợp chất, tính theo Ni) 15 Thủy ngân (kim loại Hg 24 giờ 0,3 và hợp chất, tính theo Hg) Các chất hữu cơ 16 Acrolein CH2=CHCHO 1 giờ 50 17 Acrylonitril CH2=CHCN 24 giờ 45 Năm 22,5 18 Anilin C6H5NH2 1 giờ 50 24 giờ 30 19 Axit acrylic C2H3COOH Năm 54 20 Benzen C6H6 1 giờ 22 Năm 10 21 Benzidin NH2C6H4C6H4NH2 1 giờ KPHT 22 Cloroform CHCl3 24 giờ 16 Năm 0,04 23 Hydrocabon CnHm 1 giờ 5000 24 giờ 1500 24 Fomaldehyt HCHO 1 giờ 20
  73. 62 25 Naphtalen C10H8 8 giờ 500 24 giờ 120 26 Phenol C6H5OH 1 giờ 10 27 Tetracloetylen C2Cl4 24 giờ 100 28 Vinyl clorua CICH=CH2 24 giờ 26 Các chất gây mùi khó chịu 29 Amoniac NH3 1 giờ 200 30 Acetaldehyt CH3CHO 1 giờ 45 Năm 30 31 Axit propionic CH3CH2COOH 8 giờ 300 32 Hydrosunfua H2S 1 giờ 42 33 Methyl mecarptan CH3SH 1 giờ 50 24 giờ 20 34 Styren C6H5CH=CH2 24 giờ 260 Năm 190 35 Toluen C6H5CH3 Một lần tối 1000 đa 1 giờ 500 Năm 190 36 Xylen C6H4(CH3)2 1 giờ 1000 Chú thích: KPHT: không phát hiện thấy
  74. 63 Phụ lục 4 QCVN 23:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng Nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng Nồng độ C (mg/Nm3) STT Thông số A B1 B2 1 Bụi tổng 400 200 100 2 Cacbon oxit, CO 1000 1000 500 3 Nitơ oxit, NOx (tính theo NO2) 1000 1000 1000 4 Lưu huỳnh đioxit, SO2 1.500 500 500 Chú thích: - Đối với các lò nung xi măng có kết hợp đốt chất thải nguy sẽ có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường riêng. - Đối với xưởng nghiền nguyên liệu/clinke không quy định các nồng độ CO, NOx, SO2. Hệ số công suất Kp Tổng công suất theo thiết kế Hệ số Kp (triệu tấn/năm) P≤ 0,6 1,2 0,6 1,5 0,8 Hệ số vùng, khu vực Kv Phân vùng, khu vực Hệ số Kv Nội thành đô thị loại đặc biệt (1) và đô thị loại I (1); Loại 1 rừng đặc dụng (2); di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, 0,6 văn hóa được xếp hạng (3); nhà máy, cơ sở sản xuất xi
  75. 64 măng có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 05 km. Nội thành, nội thị đô thị loại II, III, IV (1); vùng ngoại thành đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I có khoảng cách Loại 2 đến ranh giới nội thành lớn hơn hoặc bằng 05 km; 0,8 nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 05 km. Khu công nghiệp; đô thị loại V (1); vùng ngoại thành, ngoại thị đô thị loại II, III, IV có khoảng cách đến Loại 3 ranh giới nội thành, nội thị lớn hơn hoặc bằng 05 km; 1,0 nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 05 km (4) . Loại 4 Nông thôn 1,2 Loại 5 Nông thôn miền núi 1,4 Chú thích: (1) Đô thị được xác định theo quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị; (2) Rừng đặc dụng xác định theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004 gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; (3) Di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO, Thủ tướng Chính phủ hoặc bộ chủ quản ra quyết định thành lập và xếp hạng; (4) Trường hợp nguồn phát thải có khoảng cách đến 02 vùng trở lên nhỏ hơn 02 km thì áp dụng hệ số vùng, khu vực Kv đối với vùng có hệ số nhỏ nhất; (5) Khoảng cách quy định tại bảng 3 được tính từ nguồn phát thải.
  76. 65 Phụ lục 5 QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn (theo mức âm tương đương), dBA TT Khu vực Từ 6 giờ đến 21 Từ 21 giờ đến 6 giờ giờ 1 Khu vực đặc biệt 55 45 2 Khu vực thông thường 70 55
  77. 66 Phụ lục 6 QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung Giá trị tối đa cho phép về mức gia tốc rung đối với hoạt động xây dựng TT Khu vực Thời gian áp Mức gia tốc rung dụng trong ngày cho phép, dB 1 Khu vực đặc biệt 6 giờ - 18 giờ 75 18 giờ - 6 giờ Mức nền 2 Khu vực thông thường 6 giờ - 21 giờ 75 21 giờ - 6 giờ Mức nền Giá trị tối đa cho phép về mức gia tốc rung đối với hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ TT Khu vực Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép, dB 6 giờ - 21 giờ 21 giờ - 6 giờ 1 Khu vực đặc biệt 60 55 2 Khu vực thông thường 70 60
  78. 67 Phụ lục 7 QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp TT Thông số Đơn vị Giá trị C A B 1 Nhiệt độ 0C 40 40 2 Màu Pt/Co 50 150 3 pH - 6 đến 9 5,5 đến 9 0 4 BOD5 (20 C) mg/l 30 50 5 COD mg/l 75 150 6 Chất rắn lơ lửng mg/l 50 100 7 Asen mg/l 0,05 0,1 8 Thuỷ ngân mg/l 0,005 0,01 9 Chì mg/l 0,1 0,5 10 Cadimi mg/l 0,05 0,1 11 Crom (VI) mg/l 0,05 0,1 12 Crom (III) mg/l 0,2 1 13 Đồng mg/l 2 2 14 Kẽm mg/l 3 3 15 Niken mg/l 0,2 0,5 16 Mangan mg/l 0,5 1 17 Sắt mg/l 1 5 18 Tổng xianua mg/l 0,07 0,1 19 Tổng phenol mg/l 0,1 0,5 20 Tổng dầu mỡ khoán g mg/l 5 10 21 Sunfua mg/l 0,2 0,5 22 Florua mg/l 5 10
  79. 68 23 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10 24 Tổng nitơ mg/l 20 40 25 Tổng phốt pho (tính mg/l 4 6 theo P ) 26 Clorua mg/l 500 1000 (không áp dụng khi xả vào nguồn nước mặn, nước lợ) 27 Clo dư mg/l 1 2 28 Tổng hoá chất bảo vệ mg/l 0,05 0,1 thực vật clo hữu cơ 29 Tổng hoá chất bảo vệ mg/l 0,3 1 thực vật phốt pho hữu cơ 30 Tổng PCB mg/l 0,003 0,01 31 Coliform vi 3000 5000 khuẩn/100ml 32 Tổng hoạt độ phóng xạ Bq/l 0,1 0,1 α 33 Tổng hoạt độ phóng xạ Bq/l 1,0 1,0 β Cột A Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; Cột B Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; Mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác định tại khu vực tiếp nhận nước thải.
  80. 69 Phụ lục 8 QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước ngầm TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn 1 pH - 5,5 - 8,5 2 Độ cứng (tính theo CaCO3) mg/l 500 3 Chất rắn tổng số mg/l 1500 4 COD (KMnO4) mg/l 4 5 Amôni (tính theo N) mg/l 0,1 6 Clorua (Cl-) mg/l 250 7 Florua (F-) mg/l 1,0 - 8 Nitrit (NO 2) (tính theo N) mg/l 1,0 - 9 Nitrat (NO 3) (tính theo N) mg/l 15 2- 10 Sulfat (SO4 ) mg/l 400 11 Xianua (CN-) mg/l 0,01 12 Phenol mg/l 0,001
  81. 70 13 Asen (As) mg/l 0,05 14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 15 Chì (Pb) mg/l 0,01 16 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,05 17 Đồng (Cu) mg/l 1,0 18 Kẽm (Zn) mg/l 3,0 19 Mangan (Mn) mg/l 0,5 20 Thuỷ ngân (Hg) mg/l 0,001 21 Sắt (Fe) mg/l 5 22 Selen (Se) mg/l 0,01 23 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 24 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 25 E - Coli MPN/100ml Không phát hiện thấy 26 Coliform MPN/100ml 3
  82. 71 Phụ lục 9 TCVN 7365:2003 – Không khí vùng làm việc. Giới hạn nồng độ bụi và chất ô nhiễm không khí tại các cơ sở sản xuất xi măng Nồng độ tối đa cho phép của bụi và chất gây ô nhiễm không khí Tên chỉ tiêu Mức 1. Bụi: - Bụi toàn phần, mg/m3, không lớn hơn + Trung bình theo ca 6 + Đo từng lần tối đa 12 - Bụi hô hấp, mg/m3, không lớn hơn + Trung bình theo ca 3 + Đo từng lần tối đa 6 2. Chất gây ô nhiễm không khí: - Đo từng lần tối đa + Cacbomonoxit (CO), mg/m3, không lớn hơn 40 3 + Sufua đioxit (SO2), mg/m , không lớn hơn 10 3 + Nitơ đioxit (NO2), mg/m , không lớn hơn 10 Trung bình theo ca + Cacbomonoxit (CO), mg/m3, không lớn hơn 20 3 + Sufua đioxit (SO2), mg/m , không lớn hơn 5 3 + Nitơ đioxit (NO2), mg/m , không lớn hơn 5
  83. 72 Phụ lục 10 3733:2002:QĐ-BYT – Quy định của Bộ Y Tế về Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, chất lượng không khí vùng làm việc Giá trị nồng độ tối đa cho phép bụi không chứa silic Nồng độ bụi Nồng độ Loại Tên chất toàn phần bụi hô hấp (mg/m3) Than hoạt tính, nhôm, bentonit, 1 2 1 diatomit, graphit, cao lanh, pyrit. Bakelit, than, oxit sắt, oxit kẽm, dioxit titan, silicat, apatit, photphatit, đá vôi, 2 4 2 đá trân trâu, đá cẩm thạch, xi măng portland Bụi thảo mộc: chè, thuốc lá, bụi gỗ, bụi 3 6 3 ngũ cốc 4 Bụi hữu cơ không thuộc loại 1, 2 8 4 Tiêu chuẩn tiếng ồn * Mức cho phép - Mức âm liên tục hoặc mức tương đương Leq dBA tại nơi làm việc không quá 85dBA trong 8 giờ. - Nếu thời gian tiếp xúc với tiếng ồn giảm ½, mức ồn cho phép tăng thêm 5dB. + Tiếp xúc 4 giờ tăng thêm 5dB, mức cho phép là 90 dBA 2 giờ 95 dBA 1 giờ 100 dBA 30 phút 105 dBA 15 phút 110 dBA < 15 phút 115 dBA Mức cực đại không quá 115 dBA. + Thời gian lao động còn lại trong ngày làm việc chỉ được tiếp xúc với tiếng ồn dưới 80 dBA.