Khóa luận Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế mô hình quế rừng trồng (Cinamumun cassia Blume) tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

pdf 65 trang thiennha21 19/04/2022 4650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế mô hình quế rừng trồng (Cinamumun cassia Blume) tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_sinh_truong_va_hieu_qua_kinh_te_mo_hinh_q.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế mô hình quế rừng trồng (Cinamumun cassia Blume) tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

  1. dĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  TRẦN NHẬT LINH ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH QUẾ RỪNG TRỒNG (Cinnamomun cassia Blume) TẠI XÃ ĐÀO THỊNH, HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015-2019 THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  TRẦN NHẬT LINH ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH QUẾ RỪNG TRỒNG (Cinnamomun cassia Blume) TẠI XÃ ĐÀO THỊNH, HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Lớp : 47 NLKH Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015-2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Công Quân THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của giảng viên TS. Trần Công Quân Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn chung thực, khách quan và chưa công bố trên các tài liệu. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm XÁC NHẬN CỦA GVHD Người viết cam đoan (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) TS. Trần Công Quân Trần Nhật Linh XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN (Ký và ghi rõ họ tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy cô giáo. Để củng cố lại những khiến thức đã học cũng như làm quen với công việc ngoài thực tế thì việc thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng, tạo điều kiện cho sinh viên cọ sát với thực tế nhằm củng cố lại kiến thức đã tích lũy được trong nhà trường đồng thời nâng cao tư duy hệ thống lý luận để nghiên cứu ứng dụng một cách có hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất. Trong thời gian nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS. Trần Công Quân và các thầy cô giáo trong khoa cùng với sự phối hợp giúp đỡ của các cán bộ, lãnh đạo các cơ quan ban ngành của UBND xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên và các hộ gia đình trong thôn đã tạo mọi điều kiện cho tôi thu thập thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là thầy giáo TS. Trần Công Quân người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế do vậy khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo ý kiến đóng góp của bạn bè để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng 05 năm 2019 Sinh viên Trần Nhật Linh
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH vii Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 3 Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 4 2.1.1. Cơ sở khoa học về sinh trưởng và dự đoán sản lượng rừng trồng 4 2.1.2. Cơ sở khoa học nghiên cứu về hiệu quả kinh tế 6 2.2. Tổng quan các nghiên cứu về cây Quế 9 2.2.1. Nghiên cứu chung về cây Quế 10 2.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm về hình thái và sinh thái của cây Quế 12 2.2.3. Kỹ thuật gieo ươm 13 2.2.4. Kỹ thuật trồng rừng 16 2.2.5. Chăm sóc rừng trồng 17 2.2.6.Thu hoạch rừng trồng và thị trường giá cả 18 2.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 20 2.3.1. Điều kiện tự nhiên của xã Đào Thịnh 20 2.3.2. Tình hình kinh tế - xã hội của xã Đào Thịnh 23
  6. iv Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 26 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 26 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 26 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 26 3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu 26 3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 26 3.4. Phương pháp nghiên cứu 27 3.4.1. Phương pháp chung 27 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu cụ thể 27 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 28 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31 4.1. Đánh giá thực trạng trồng Quế tại HTX Quế Hồi Việt Nam, tại xã Đào Thịnh - huyện Trấn Yên 31 4.1.1. Hiện trạng về diện tích trồng Quế của HTX Quế hồi Việt Nam 31 4.2. Sinh trưởng của mô hình quế rừng trồng tại HTX Quế Hồi Việt Nam, xã Đào Thịnh - huyện Trấn Yên 32 4.2.2 Sinh trưởng về chiều cao Hvn của mô hình trồng Quế thuần loài 34 4.2.3. Sinh trưởng về kính tán Dt của mô hình trồng Quế thuần loài 35 4.2.4 Đánh giá chất lượng rừng trồng Quế ở HTX Quế Hồi Việt Nam 37 4.2.5. Thành phần cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng Quế 38 4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình Quế rừng trồng tại HTX Quế Hồi Việt Nam 40 4.3.1. Các thông số sử dụng trong tính toán hiệu quả kinh tế 40 4.3.2 Xác định giá trị thu nhập của các mô hình cho 1ha rừng trồng Quế 41
  7. v 4.3.3. Hiệu quả kinh tế cho 01 ha rừng trồng Quế ở từng mô hình tại các mô hình nghiên cứu 42 4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững mô hình trồng Quế tại HTX Quế Hồi Việt Nam 43 4.4.1. Giải pháp về giống 43 4.4.2. Giải pháp về thị trường 43 4.4.3. Giải pháp về vốn đầu tư 44 4.4.4. Giải pháp về khoa học công nghệ 44 4.4.5. Giải pháp về khuyến nông lâm 44 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45 5.1. Kết luận 45 5.2. Kiến nghị 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BNN Bộ nông nghiệp Hdc Chiều cao dưới cành của cây Hvn Chiều cao vút ngọn của cây D1.3 Đường kính ngang ngực 1.3m Dt Đường kính tán của cây HTX Hợp tác xã OTC Ô tiêu chuẩn NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn UBND Uỷ ban nhân dân
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu khí hậu bình quân của tháng trong năm 21 Bảng 4.1. Hiện trạng diện tích trồng Quế tại HTX Quế Hồi Việt Nam, tại xã Đào Thịnh 31 Bảng 4.2. So sánh sinh trưởng về đường kính D1,3 ở các mô hình khác nhau 32 Bảng 4.3. So sánh sinh trưởng về chiều cao Hvn ở các mô hình khác nhau 34 Bảng 4.4. So sánh sinh trưởng về đường kính tán Dt ở các mô hình khác nhau 36 Bảng 4.5. Tổng hợp chất lượng cây Quế trên các mô hình khác nhau 37 Bảng 4.6. Thành phần cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng trồng Quế 39 Bảng 4.7. Tổng hợp chi phí và thu nhập của 1ha rừng trồng Quế trong một chu kỳ kinh doanh 41 Bảng 4.8. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của 1ha rừng trồng Quế trong một chu kỳ kinh doanh 15 năm 42 Hình 4.1. Hình ảnh tại rừng quế thuần loài 7 tuổi (mô hình 04) 34 Hình 4.2. Hình ảnh trồng quế thuần loài ở xã Đào Thịnh (mô hình 06) 38
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong các loài cây lâm nghiệp thì cây Quế (Cinnamomum cassia Blume) được biết đến như một loại cây đặc sản của vùng nhiệt đới. Quế không chỉ có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái mà sản phẩm của Quế được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, thực phẩm, y dược, sản xuất công nghiệp và cung cấp gỗ củi. Tinh dầu quế là một mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao hiện nay đang được ưa chuộng. Theo tính toán, cứ 120-150 kg lá quế thì chưng cất được 1 kg tinh dầu với giá hiện nay từ 650.000-700.000 đ/kg. Do bán được giá và thị trường tiêu thụ ổn định nên các cơ sở chế biến tinh dầu quế ở Yên Bái đang tận thu lá quế và đua nhau nâng giá thu mua. (Nguồn:Ủy ban nhân dân huyện Trấn Yên, năm 2018). Nếu trước đây các hộ chỉ bán lá quế ở những cây khai thác với giá 500-800 đ/kg, đến nay do giá thu mua khá hấp dẫn 1.500-2.500 đ/kg nên các hộ khai thác lá quế cả ở những cây đang phát triển. Yên Bái là tỉnh có diện tích quế lớn nhất khu vực miền Bắc Việt Nam, tập trung tại các huyện Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn, Yên Bình và Lục Yên. (Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, năm 2016). Hiện nay, cây quế đang trở thành một trong những cây trồng chủ lực, đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân Yên Bái. Theo đó, mục tiêu phấn đấu đến năm 2022 tỉnh trồng mới 19.500 ha quế, diện tích cây quế toàn tỉnh 76.000 ha với sản lượng vỏ đạt 20.000 tấn và 600 tấn tinh dầu. Năm 2017, giá bán quế ổn định ở mức cao, vỏ quế khô bán với giá trung bình từ 30-40 nghìn đồng/kg, lá quế 2-3 nghìn đồng/kg, thân quế từ 15 cm trở lên bán với giá 1,5-1,8 triệu đồng/m3, tinh dầu quế từ 500-600 nghìn đồng/kg.
  11. 2 Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái, toàn tỉnh có trên 60.000 ha quế, mỗi năm thu về hơn 800 tỷ đồng, tập trung nhiều nhất tại huyện Văn Yên với diện tích trên 40.000 ha. Ngày 22/7/2018, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 1481/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển cây Quế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020 - 2025, với mục tiêu: Hình thành vùng trồng Quế tập trung, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước; Định hướng đến năm 2025, tỉnh Yên Bái có 78.000 ha Quế, sản lượng vỏ Quế khô trên 20.000 tấn/năm, giá trị đạt 500 tỷ đồng/năm, tinh dầu Quế đạt 600 tấn/năm, giá trị đạt trên 400 tỷ đồng/năm. Bình quân mỗi năm toàn huyện trồng mới, trồng thay thế trên 2.500 ha rừng các loại với cơ cấu giống cây trồng chủ yếu là keo lai, keo tai tượng, quế, tre Bát Độ quế hơn 8.000ha. [11] Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều mô hình liên kết sản xuất, giữa các doanh nghiệp, HTX với nông dân trồng Quế. Trong đó, tiêu biểu là HTX Quế Hồi Việt Nam, địa chỉ tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên; HTX có 22 xã viên, tổng diện tích 500 ha quế. Các hộ xã viên được HTX bao tiêu đầu ra với giá cao hơn thị trường. Quế được thu mua, phân loại, sơ chế thành 12 loại sản phẩm và xuất khẩu đi Ấn Độ và các nước vùng Trung Đông. Trước đây, quế tươi chỉ bán với giá 15.000 đồng/kg, hiện nay giá quế bình quân đã lên 18.000 đồng/kg. HTX Quế hồi Việt Nam đang xây dựng mới 01 nhà máy chế biến sản phẩm quế hữu cơ trên địa bàn xã có tổng diện tích là 14.312 m2, công suất từ 80 - 100 tấn quế tươi/tháng, vốn đầu tư 80 tỷ đồng với dây chuyền máy móc hiện đại, dự kiến tháng 10 năm 2018 sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động. Đặc biệt, HTX sẽ xây dựng quy trình vùng sản xuất quế hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu sang các thị trường cao cấp với
  12. 3 giá trị kinh tế cao; Đồng thời cung cấp cây quế giống đảm bảo chất lượng và các dịch vụ cho thành viên, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người dân. Tuy nhiên, việc đánh giá sinh trưởng rừng trồng Quế và hiệu quả kinh tế mô hình Quế rừng trồng ở xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái chưa được nghiên cứu. Xuất phát từ thực tế và nhu cầu của HTX Quế Hồi Việt Nam, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế mô hình quế rừng trồng (Cinamumun cassia Blume) tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái”, là rất cần thiết. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá sinh trưởng rừng trồng Quế tại xã Đào Thịnh. - Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình Quế rừng trồng tại khu vực nghiên cứu. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững mô hình Quế rừng trồng tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Thông qua kết quả nghiên cứu đề tài góp phần cơ sở khoa học và lý luận về đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế mô hình trồng Quế. - Thông qua đánh giá sinh trưởng và hiểu quả kinh tế mô hình trồng Quế nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững các mô hình trồng Quế ở xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất - Kết quả nghiên cứu là dẫn liệu quan trọng đánh giá đúng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế mô hình trồng Quế cho HTX Quế hồi Việt Nam. - Đề tài là tài liệu tham khảo cho cán bộ, nhân dân có mô hình trồng Quế tại xã Đào Thịnh.
  13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Cơ sở khoa học về sinh trưởng và dự đoán sản lượng rừng trồng Sinh trưởng của cây rừng và lâm phần là trọng tâm nghiên cứu của sản lượng rừng và là vấn đề có tính chất nền tảng để nghiên cứu các phương pháp dự đoán sản lượng cũng như xác định hệ thống biện pháp tác động nhằm nâng cao năng xuất của rừng. Những nơi trồng rừng khác nhau thì cấp đất của nó lại khác nhau do đó khả năng sinh trưởng và phát triển của cây rừng ở đó cũng khác nhau. Vì vậy, chúng ta phải nghiên cứu mối quan hệ giữa loài cây và cấp đất để rừng trồng không những luôn luôn sinh trưởng phát triển tốt, đạt năng suất cao mà còn có chất lượng tốt thì chúng ta phải nghiên cứu điều kiện lập địa trước khi trồng. Đất là nhân tố quyết định sự phân bố sinh trưởng, phát triển, cấu trúc sản lượng và tính ổn định của rừng. Đá mẹ là cơ sở vật chất đầu tiên cấu tạo nên đất có ảnh hưởng trực tiếp đặc điểm lý học và hoá học của đất thông qua đó nó ảnh hưởng tới phân bố, sinh trưởng phát triển của cây rừng và sản lượng rừng. Tất cả các yếu tố khí hậu như: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, gió đều có tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành đất. Nó có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp thông qua thảm thực bì. Nước và nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất thông qua phá huỷ đá, hoà tan vật chất, xói mòn
  14. 5 rửa trôi, tổng hợp và phân giải chất hữu cơ trong đất. Khi lượng mưa ở các khu vực khác nhau làm cho hàm lượng sét, dung tích hấp thu và pH trong đất thay đổi. Khi lượng mưa tăng làm cho pH trong đất giảm điều nay giải thích tại sao đa số đất ở Việt Nam đa số lại chua vì lượng mưa lớn từ 1500 - 2000 mm/năm. Khi lượng mưa tăng làm cho quá trình khoáng hoá dẫn đến hàm lượng sét tăng lên kéo theo dung tích hấp thu lại tăng. Ngược lại khi mưa nhiều đã rửa trôi các cation kiềm và kiềm thổ dẫn đến hàm lượng mùn và độ chua tăng [6,7]. Chế độ nước, nhiệt độ trong đất và độ sâu tầng đất là nhóm nhân tố ảnh hưởng quyết định đến phân bố hình thái và sự phát triển của hệ rễ thông qua đó ảnh hưởng đến tính ổn định của quần thể rừng. Đá mẹ dưới tác dụng của các yếu tố ngoại cảnh tạo thành mẫu chất. Sinh vật đã hút chất dinh dưỡng từ mẫu chất do đá vỡ vụn ra để sinh sống và khi chết đi lại tạo ra một lượng chất hữu cơ. Cứ như vậy sinh vật ngày càng nhiều và lượng chất hữu cơ tạo ra ngày càng nhiều hơn nên mẫu chất chuyển thành đất ngày càng tăng. Ngoài ra, vi sinh vật làm nhiệm vụ tổng hợp và phân giải chất hữu cơ và cố định đạm từ khí trời. Trong quá trình phân giải vi sinh vật một mặt chuyển hoá các chất hữu cơ thành các chất khoáng đơn giản để nuôi sống cơ thể chúng, mặt khác nó lại tổng hợp nên một dạng chất hữu cơ đặc biệt trong đất. Đó là hợp chất mùn - thành phần cơ bản trong đất. Ngoài ra, động vật chúng chuyển hoá vật chất qua hoạt động sống, các vật chất khi qua cơ thể động vật trong đất đã chuyển hoá thành các chất dễ tiêu cho cây và có tác dụng xới xáo làm cho đất tơi xốp [7]. Nhìn chung độ phì của đất có ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống của cây rừng, đá mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến đặc điểm lý hoá học của đất thông qua đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây rừng và của rừng. Ngược lại, rừng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất các đặc tính lý hoá học của đất và vi sinh vật đất. Thực vật màu xanh có tác dụng
  15. 6 đến quá trình phong hoá đá tăng cường tích luỹ chất hữu cơ trong đất. Với chức năng tự quang hợp, thực vật màu xanh đã tạo nên một lượng sinh khối lớn và khi chết đi đã trả lại cho đất toàn bộ lượng vật chất khô đó. Thông thường 1ha cây xanh có thể trả lại cho đất bằng cành khô lá rụng cả nó khoảng20 - 25 tấn/năm. Chất hữu cơ từ xác thực vật đã làm tăng hàm lượng mùn trong đất, làm cho đất có kết cấu tốt hơn, chế độ nhiệt, nước thuận lợi hơn. Điều kiện khí hậu thuận lợi và thành phần vi sinh vật trong đất phong phú lại đóng góp tích cực vào quá trình phân giải thảm mục để biến thành mùn. Cây bụi thảm tươi là thành phần quan trọng trong quần xã rừng. Mối quan hệ giữa cây bụi thảm tươi và cây rừng vừa có lợi vừa có hại. Lợi ích của cây bụi thảm tươi tham gia vào quá trình hình thành đất, thông qua vật rơi rụng và sự hoạt động của hệ rễ. Nó đóng vai trò vào quá trình tuần hoàn nước, ngăn dòng chảy và tăng lượng nước thấm vào trong đất. Cây bụi thảm tươi tham gia vào quá trình hình thành nên tiểu khí hậu của rừng, làm phong phú thành phần động vật, vi sinh vật rừng. Về mặt kinh tế nhất là ở vùng nhiệt đới là các lâm sản có giá trị ví dụ là các loài cây dược liệu. Bên cạnh đó thực vật thảm tươi cũng ảnh hưởng không tốt đến cây rừng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến tái sinh rừng, lửa rừng vì vậy ta phải xử lý thực bì trước khi trồng, cạnh tranh nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng đối với cây rừng nhất là đối với cây mới trồng. Vì vậy, biện pháp chăm sóc ở rừng trồng chưa khép tán nên tập trung vào điều chỉnh mối quan hệ giữa rừng mới trồng với cây bụi thảm tươi. Cây bụi thảm tươi rất mẫn cảm với độ chua của đất và có tác dụng chỉ thị tốt cho điều kiện môi trường đánh giá khả năng chỉ thị phải căn cứ vào loài cây, tình hình sinh trưởng phát triển (số lượng và chất lượng), tính phổ biến của chúng và phải giữ được bộ mặt nguyên sinh chưa có tác động của con người.[6,7] 2.1.2. Cơ sở khoa học nghiên cứu về hiệu quả kinh tế
  16. 7 2.1.2.1. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế * Quan điểm 1: Hiệu quả kinh tế là kết quả đạt được trong các hoạt động kinh tế. Ví dụ: Năng suất cây trồng, trọng lượng xuất chuồng và gia súc Đây là quan điểm đã ra đời từ lâu, quan điểm này đánh giá đồng nhất giữa kết quả và hiệu quả mà không tính toán đến chi phí sản xuất. * Quan điểm 2: Quan điểm hiệu quả kinh tế xác định bằng nhịp độ tăng tổng sản phẩm xã hội (GNP, GDP). Tuy nhiên trong thực tế cũng có trường hợp GDP, GNP tăng nhưng nhịp độ tăng chi phí cũng cao. * Quan điểm 3: Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng một loại sản phẩm hàng hoá mà không cắt giảm một lượng sản phẩm hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả phải nằm trong giới hạn khả năng của nó. Quan điểm này được coi hiệu quả kinh tế là mức độ thoả mãn quy luật kinh tế cơ bản đảm bảo nhu cầu con người. Đối với nước ta hiệu quả không phải mục tiêu mà là phương tiện nâng cao mức sống của nhân dân, phải xác định bằng các lượng hoá, bằng các phương pháp đo lường trong kinh tế chứ không phải chỉ quan tâm đến vai trò và tác dụng của nó. * Quan điểm 4: Hiệu quả là mức độ hữu ích của sản phẩm được sản xuất mà hữu ích của sản phẩm được tạo ra chỉ phản ánh được một mặt nào đó của sản phẩm tạo ra. Quan điểm này chưa toàn diện. * Quan điểm 5: Một nền kinh tế được gọi là có hiệu quả là nền kinh tế nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó mà giới hạn khả năng sản xuất được đặc
  17. 8 trưng bởi chỉ tiêu sản phẩm quốc dân tiềm năng, có nghĩa là tổng sản phẩm cao nhất có thể đạt được ở mức nào đó tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. * Quan điểm 6: Hiệu quả là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ nhất định, nó góp phần làm tăng lợi nhuận xã hội của nền kinh tế quốc dân. Quan điểm này gắn liền chi phí với hiệu quả thu được, coi kết quả là nội dung phản ánh trình độ sản xuất. Bản chất của hiệu quả là sự vận hành của quy luật tiết kiệm thời gian [8]. 2.1.2.2. Khái niệm về hiệu quả kinh tế Được sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật, công nghệ được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và trong sản xuất nói chung. Hiệu quả phân phối: Là giá trị sản phẩm tăng thêm trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối, điều đó có nghĩa là hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất Như vậy hiệu quả kinh tế là mục tiêu xuyên suốt các hoạt động kinh tế. Nó không phải là mục tiêu duy nhất mà trong nền kinh tế xã hội người ta còn quan tâm đến cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường [6,8]. * Hiệu quả kinh tế Là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu quả và nó có vai trò quyết định đến tất cả các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế có khả năng lượng hoá bằng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế.
  18. 9 Trong việc sử dụng đất trước hết phải sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm càng nhiều hàng hoá với giá thành hạ, chất lượng của sản phẩm và năng suất lao động cao, tích luỹ tái sản xuất mở rộng không ngừng [8]. * Hiệu quả xã hội Có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và nó thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người. Nó phản ánh trên các khía cạnh như các vấn đề việc làm, thất nghiệp, tỷ lệ nghèo đói, trình độ dân trí Đời sống của nông thôn không ngừng được nâng cao, thực hiện dân chủ công bằng văn minh xã hội, xoá dần các tệ nạn xã hội, phát huy được những truyền thống tốt đẹp của cộng đồng. * Hiệu quả môi trường sinh thái Đây là chỉ tiêu hiệu quả được tất cả các nước cũng như nhiều người quan tâm. Làm thế nào để trong hoạt động sản xuất kinh doanh không làm tổn hại đến môi trường mà bảo vệ và cải thiện được môi trường sinh thái nông thôn. Sử dụng đất đai không chỉ tăng tổng giá trị sản phẩm, tăng tổng sản phẩm hàng hoá, đem lại nhiều lợi nhuận, nhưng nguồn tài nguyên không bị tàn phá, đất đai không bị xói mòn, rửa trôi, rừng không bị chặt phá, nguồn nước không bị ô nhiễm, thuỷ lợi, thuỷ văn không bị xấu đi. Phải đảm bảo cả ba mặt hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái thì việc sử dụng đất đai mới được bền vững lâu dài, nó phải bao trùm lên toàn bộ phương hướng và sử dụng đất đai theo kế hoạch và quy hoạch chung của sử dụng đất đai phù hợp với từng thời kỳ, từng vùng, từng nơi cụ thể. Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường sinh thái có liên quan chặt chẽ với nhau hỗ trợ cho nhau và không thể thay thế cho nhau. Không thể coi nhẹ một vấn đề nào, tuy nhiên từng vùng cụ thể, từng thời gian cụ thể mà xem xét giải quyết từng mặt hiệu quả có khác nhau [6,8]. 2.2. Tổng quan các nghiên cứu về cây Quế
  19. 10 2.2.1. Nghiên cứu chung về cây Quế Theo các nhà thực vật học, ở Việt Nam có nhiều loài quế, nhưng trong sản xuất có 3 loài quế phổ biến: Quế rừng (Cinnamomum obtusifolium Roxb) (Cinnamomum loureirii C. Nees), có trong rừng tự nhiên Trường sơn, Quế quan (Cinnamomum zeylanicum Blume) (Cinnamomum verum J. S. Presl.) ở Tây Ninh, Bà Rịa, Vũng Tàu, Bái Thượng (Thanh Hóa), Quì Châu (Nghệ An) và Quế đơn quế bì (Cinnamomum cassia Bl) được trồng ở Yên Bái, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Quảng Nam. Diện tích trồng quế và sản lượng quế tăng lên nhanh chóng từ khi Lâm nghiệp xã hội phát triển. Quế có thể được trồng tập trung và phân tán trong vườn hộ gia đình. Vì có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ nên cây quế được các dự án Lâm nghiệp xã hội chọn làm cây trồng chủ yếu, đặc biệt là các chương trình xoá đói giảm nghèo. Tình hình trồng Quế có thể thấy qua bảng thống kê dưới đây. Sự phát triển của việc trồng quế trong đất Lâm nghiệp cho các hộ gia đình và có sự kích thích của thị trường xuất khẩu.Trong thời gian trước 1990 diện tích trồng Quế trong một số vùng giảm vì mất thị trường Đông Âu, nhiều diện tích Quế bị phá. Sau đó, việc xuất khẩu lại được tiếp tục với chính sách, cơ chế xuất khẩu mang lại lợi ích cao hơn nên trồng Quế được nông dân phát triển mạnh. Vỏ Quế Thanh chiếm tới 80% tổng lượng vỏ quế sản xuất có thương hiệu quốc tế “Saigon cassia” “Royal cassia” được ưa chuộng trên thị trường từ lâu. Quế được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nhưng lượng quế dùng trong nước không nhiều, chủ yếu để làm gia vị và dược liệu. Ngày nay Quế được xuất khẩu đi Hồng kông, Singapore, Nhật, Pháp, Canada và Mỹ. Thị trường thế giới tiêu thụ khoảng 20.000-30.000 tấn vỏ quế/năm. Mỹ tiêu thụ Quế nhiều nhất, khoảng 7000 tấn/năm; Nhật, Mehico,
  20. 11 Đức, mỗi nước tiêu thụ khoảng 1000 tấn/năm; Anh, Hà lan, Pháp, mỗi nước 500 tấn/năm. Trên thị trường Quế của Indonesia chiếm thị phần 60%, còn lại là từ Trung quốc, Việt nam, Sri-lanca, Xây-xen, Madagascar cũng xuất khẩu Quế (nhưng là loài khác) với khối lượng khoảng 6000 tấn/năm.Giá quế ở châu Âu 1800 EU/tấn (1997) trên thị trường trong nước giá từ 10.000 VND đến 15.000 VND/kg. Xuất khẩu Quế không ổn định biến đổi hàng năm phụ thuộc tình hình cung cầu trên thị trường.Việt nam chỉ xuất khẩu được trung bình 3.000 tấn/năm vỏ Quế bì với giá trung bình trên 4000 USD/tấn. Đặc điểm của Quế bì Cây Quế bì cao 10-20m; cành non có phủ lông ngắn; lá mọc so le, hình bầu dục, dầy, gân chẽ ba, mặt trên của lá bóng, hơi nhám ở mặt dưới. Quả hình khối bầu dục, màu tím-nâu khi chín. Quế bì nguyên sản ở phía Bắc Việt Nam và Nam Trung Hoa, ngày nay được trồng ở nhiều vùng ở Việt Nam. Chất lượng của vỏ Quế biểu hiện ở chiều dầy, hàm lượng tinh dầu và thành phần của tinh dầu. Nhưng những chỉ số này còn phụ thuộc vào độ cao của lập địa trồng Quế. Kết quả nghiên cứu ở Trà My (Quảng Nam) cho thấy ở đai cao trên 700m, cây có đường kính 22-25 cm cho vỏ dầy 0,7-1,0 cm, hàm lượng tinh dầu 4-4,5% vào tháng 9, hàm lượng aldehyt cinnamic lên tới 88%, trong khi ở đai thấp 200-300 m, chỉ số đó còn 84% (Ngô Quế - Viện Khoa học Lâm nghiệp). Về tuổi khai thác vỏ, mỗi vùng có kinh nghiệm riêng, ở Miền Bắc (Thái Nguyên, Quảng Ninh ) người ta khai thác vỏ quế khi cây 10 tuổi; ở Trà Bồng (Quảng Nam) ở tuổi 6-7, nhưng ở Sơn Hà (Quảng Ngãi) cây 15-20 tuổi mới được bóc vỏ. - Khối lượng riêng: d15 = 1,045-1,052. - Độ quay cực: 1,602-1,608. - Độ hòa tan trong các dung môi: Ít tan trong nước, tan hoàn toàn trong ethylic, cloroform.
  21. 12 - Thành phần hoá học: Aldehyt cinnamic (65-80%); Các hợp chất Phenol (4-12%), nhiều nhất là Eugenol, phellandren, Safrol, Furfurol, Aldehyt orthometylcoumaric, Acetat cinnamyl. Kết quả phân tích của Phòng Hóa Lâm sản, thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp tiến hành với mẫu Quế lấy ở Hoành Bồ (Quảng Ninh) cho thấy thành phần hoá học của tinh dầu từ lá và cành khác từ vỏ chủ yếu về lượng của các cấu tử. Hàm lượng tinh dầu của vỏ cao hơn nhiều so với cành và lá.Vỏ của cành có hàm lượng tinh dầu chỉ bằng 50% so với vỏ của thân cây.Tuy vậy, vỏ của cành hàm lượng aldehyt cinnamic cũng tương đương với vỏ thân vì vậy vỏ cành cũng được coi là thương phẩm với tên là “Quế chi” (cành quế), giá thấp hơn so với vỏ Quế thân cây. Lá chứa rất ít tinh dầu với hàm lượng aldehyt cinnamic cũng thấp và đặc biệt hàm lượng Eugenol cao làm cho tinh dầu từ lá có mùi thơm khác với tinh dầu từ vỏ tinh dầu từ lá cũng là thương phẩm nhưng với giá thấp hơn nhiều so với tinh dầu vỏ. 2.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm về hình thái và sinh thái của cây Quế a) Đặc điểm hình thái Quế có tên khoa học Cinnamomum cassia Blume, thuộc họ Long não (Lauraceae). Là loài cây gỗ nhỡ, sống lâu năm, cây trưởng thành có thể cao trên 15m, đường kính ngang ngực (1,3m) có thể đạt đến 40cm. Lá đơn hình trứng ngược, mọc cách có 3-5 gân cùng gốc, mặt trên xanh bóng, mặt dưới xanh đậm. Thân cây tròn đều, vỏ ngoài màu xám, hơi nứt rạn theo chiều dọc. Rễ phát triển mạnh, cắm sâu vào lòng đất, rễ bàng lan rộng, đan chéo nhau. Vì thế quế có khả năng sống tốt trên các vùng đồi núi dốc. Cây 7- 8 năm tuổi bắt đầu có hoa, hoa nở vào tháng 4-5 và quả chín vào tháng 1,2 năm sau. Quả non có màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím than, quả mọng có một hạt. Một kg hạt có từ 2.500 - 3.000 hạt. b) Đặc điểm sinh thái
  22. 13 Quế là loài cây thích hợp khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, nắng nhiều, lượng mưa từ 2000 mm/năm trở lên, nhiệt độ bình quân hàng năm từ 210 - 230C, độ ẩm bình quân trên 80%. Quế sinh trưởng tốt trên vùng đất có độ dốc thoải, tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn, nhưng phải thoát nước, độ pH khoảng 5 - 6, phát triển tốt trên các loại đá mẹ phiến thạch, sa thạch, granít. Quế không thích hợp với các loại đất đã thoái hoá, tầng đất mỏng, khô, nghèo dinh dưỡng, đất đá ong hoá, đất chua phèn, đất ngập nước và đất đá vôi khô.Độ cao thích hợp từ 300 - 700m so với mặt nước biển.Theo kinh nghiệm của nhân dân vùng có quế cho biết ở vùng cao cây quế có xu hướng thấp lùn, chậm lớn nhưng vỏ dày và có nhiều dầu. Quế lúc còn nhỏ cần che bóng từ 20- 30%, khi 2-3 tuổi quế hoàn toàn ưa sáng. c) Công dụng của cây Quế Các bộ phận của cây quế như: Vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu, đặc biệt trong vỏ có hàm lượng tinh dầu cao nhất, có khi đạt đến 4-5%. Tinh dầu quế có màu vàng, vị thơm, cay, ngọt thành phần chủ yếu là Aldehyt Cinamic chiếm khoảng 70-90% dùng trong y dược, hoá mỹ phẩm và thực phẩm. 2.2.3. Kỹ thuật gieo ươm a) Chuẩn bị vườn ươm Phải là nơi đất tốt, thoát nước, không bị úng ngập, gần nguồn nước sạch, gần hiện trường trồng rừng và đường giao thông. Vườn ươm phải có giàn che, độ che phủ bên trên 70-80% và che tủ cả 4 bên, đặc biệt hướng Tây và Bắc cần che kín. * Vườn ươm tạo cây con trồng rễ trần Chọn đất tơi xốp, cuốc xới lượm sạch cỏ dại, gốc cây. Làm luống gieo ươm cao 20 cm, bề mặt luống rộng 1m. Gieo hạt theo rạch, rạch cách rạch 10cm, hạt cách hạt 2-3 cm, gieo xong lấp đất mịn phủ kín hạt ở độ sâu 1-1,5cm.
  23. 14 * Vườn ươm tạo cây con có bầu - Túi bầu: Là túi PE có kích thước 9x14 hoặc 10x16 (cm), được chặt bỏ 2 góc hay đục 4-8 lỗ ở phần dưới của bầu - Ruột bầu: Gồm 80-90% đất mùn tơi xốp + 20-10% phân chuồng hoai có ủ 1-2% supper lân. Đất dùng để làm hỗn hợp bầu cần qua sàng để lọc đá, rễ cây, tạp vật - Dồn bầu: Cho hỗn hợp vào 1/3 bầu, ém chặt đáy bầu cho thành thẳng đứng, tiếp tục cho đất vào bầu thổ nhẹ cho đến khi đầy bầu. - Xếp luống: Mỗi luống xếp từ 16-20 bầu theo chiều rộng, chiều dài khoảng 10-15m là vừa. Xếp bầu xong nên tém đất vào quanh chân luống để giữ cho bầu ổn định không bị lay ngã do va chạm. b) Xử lý hạt giống Hạt quế cần gieo ngay sau khi thu hoạch, nếu bảo quản tốt chỉ để được 7-10 ngày, nếu để lâu hạt sẽ giảm tỷ lệ nảy mầm. Trái thu hái về ủ 1-2 ngày cho chín đều, sau đó ngâm vào trong nước chà xát đãi bỏ vỏ và hạt lép. Hạt sau khi chế biến ngâm trong nước ấm 400C trong 12 giờ, vớt ra rửa sạch rồi ủ trong cát ẩm. Hàng ngày kiểm tra và tiếp ẩm đảm bảo đủ độ ẩm để hạt nẩy mầm. c) Cấy mầm hạt Sau ủ 5-7 ngày hạt nứt nanh, lựa hạt có mầm cấy vào bầu. Khi hạt đã nứt nanh cấy vào bầu, cấy 1 mầm/ bầu, ở độ sâu 1-1,5cm và phủ kín hạt bằng đất tơi mịn. Có thể cấy cây con lúc vừa nhú hình kim hay 4-5 cặp lá vào bầu. d) Chăm sóc cây ươm - Che tủ: Chú ý giàn che bên trên và xung quanh. Sau 6-7 tháng cây ổn định, cần dỡ bỏ bớt giàn che chỉ còn từ 30-50% và dỡ dần trước lúc trồng 1 tháng chỉ còn lại 20-30%. Giàn che có thể làm bằng lá, nứa đập giập hay lưới nilông sẫm màu.
  24. 15 - Tưới nước: 15 ngày đầu sau khi cấy mầm (gieo hạt), tưới nước bằng hoa sen lỗ nhỏ (2 lần/ ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát) luôn giữ ẩm cho luống cây. Về sau có thể tưới nước ngày 1 lần, đảm bảo đất trong bầu (luống) đủ ẩm để cây sinh trưởng. - Làm cỏ: Hàng ngày tưới nước kết hợp nhổ cỏ cho cây. Định kỳ 20-30 ngày làm cỏ, xới váng cho cây 1 lần. Nhất là sau những trận mưa dài ngày nên xới váng ngay để cây được thông thoáng. - Tưới phân thúc: Tưới phân: Cây sinh trưởng kém thì dùng phân NPK pha loãng 0,2- 0,3% (20-30g trong 10 lít nước), 1 lít dung dịch tưới cho 3-4 m2 đất * Chú ý: Tưới phân xong phải tưới lại bằng nước lã để rửa sạch và ngưng tưới phân trước khi trồng 1 tháng. - Phòng trừ sâu bệnh: Định kỳ 20-30 ngày phun thuốc phòng bệnh cho cây. Sau mỗi trận mưa lớn cần phun thuốc phòng bệnh cho cây. Nếu phát hiện có bệnh thì phun trừ theo từng loại: + Rầy nhớt: Theo dõi thấy xuất hiện rầy nhớt cần phun Actara, confidor + Bệnh lỡ cổ rễ: Thường xuất hiện vào giai đoạn cây con từ 2-3 tháng tuổi. Nếu độ ẩm cao, mưa nhiều có thể làm cho cây con chết hàng loạt. Loại thuốc thường dùng là: Boóc đô nồng độ 1%, Benlát C, Anvil các loại thuốc trừ bệnh có gốc đồng (Cu). + Bệnh nám lá, thán thư: Thường xuất hiện lúc cây con từ 5-6 tháng tuổi khi mà nhiệt độ cao, độ ẩm không đảm bảo, thì phun thuốc: Champion, Score các loại thuốc có gốc lưu huỳnh (S). + Bọ xít nâu: Thuốc trị Admire 50EC + Sâu đục cành: Dipterec
  25. 16 * Lưu ý: Liều lượng sử dụng theo chỉ dẫn ghi ở bao bì. Thời gian phun vào lúc sáng sớm sau khi ráo sương. Khoảng cách giữa 2 lần phun là 3-7 ngày và phun 2-3 lần liên tục cho đến khi hết bệnh. - Đảo bầu, phân loại cây: + Lần 1: Khi cây cao 8-10 cm + Lần 2: Khi cây cao 15 -20 cm. + Lần 3: Trước khi xuất trồng 1 tháng để cây cứng, khỏe. 2.2.4. Kỹ thuật trồng rừng a) Chọn đất trồng rừng - Đất đồi tương đối tốt, ẩm. - Trồng quế dưới tán rừng nghèo kiệt hoặc rừng mới phục hồi sau nương rẫy. - Trồng trong vườn, trồng xen theo hình thức nông lâm kết với với các loài cây ăn quả. b) Trồng rừng Quế * Thời vụ trồng Trồng vào mùa mưa từ tháng 9 - 12 hàng năm, tốt nhất là đầu vụ mưa để cây trồng đạt tỷ lệ sống cao. * Mật độ trồng Tuỳ theo mục đích kinh doanh và khả năng đầu tư mà xác định mật độ trồng cho phù hợp: - Nếu trồng thuần loài thì bố trí mật độ 3.300-5.000 cây/ ha. - Nếu trồng xen với các loài cây khác thì bố trí theo mật độ 800- 1.670cây/ ha. c) Chuẩn bị đất trồng rừng * Phát dọn thực bì
  26. 17 - Phát theo băng: Nếu trồng dưới tán rừng thì luống phát theo băng, băng phát 3,0 m, băng chừa 1,0 m. Phát thực bì cỏ dại có trong băng phát, chiều cao gốc chặt không quá 10 cm, thỉnh thoảng để lại những cây lớn để che phủ. - Phát theo hố: Có thể phát theo hố trồng rộng 1 m. - Nếu trồng theo hình thức nông lâm kết hợp thì phát trắng và dọn sạch thực bì. d) Làm đất - Đào hố: Trong băng phát đào 2 hàng hố, hàng cách hàng 2m, hố cách hố 1,0-1,5-2,0 (m). Hố đào có kích thước 30x30x30 (cm) hoặc 40x40x40 (cm). - Bón phân lót, lấp hố: Bón 0,2-0,5 kg phân lân vi sinh/ hố hoặc 0,02- 0,03 kg NPK/ hố, trộn đều phân vào đất và lấp đầy hố trước khi trồng ít nhất 5-7 ngày. e) Kỹ thuật trồng cây * Tiêu chuẩn cây giống: - Cây có bầu: Cao 20-30 cm có từ 4-5 cặp lá, có ngọn, cây khoẻ. - Cây rễ trần: Cao từ 25-35 cm có từ 4-5 cặp lá, cây khoẻ, không sâu bệnh, cụt ngọn. - Trồng cây có bầu: Dùng cuốc khoét 1 lỗ nhỏ, rạch bỏ túi bầu, đặt cây ngay ngắn giữa lỗ, tém đất vào gốc và ém chặt bầu từ ngoài vào trong và từ trên xuống dưới. - Trồng cây rễ trần: Cây sau khi nhổ xong phải hở rễ. Dùng cuốc cuốc 1 lỗ sâu hơn chiều dài rễ, đặt cây ngay ngắn giữa lỗ, kẹp thân cây giữa 2 ngón chân tém đất vào gốc và dện chặt lum dạng mu rùa. * Chú ý: Lựa cây theo cỡ chiều cao bố trí trồng trên khoảnh đất để có điều kiện chăm sóc giúp rừng cây sinh trưởng đều. 2.2.5. Chăm sóc rừng trồng
  27. 18 Chăm sóc liền 3-5 năm sau khi trồng, mỗi năm chăm sóc 2 lần, lần 1 vào tháng 2-3, lần 2 vào tháng 8-9. Nội dung chăm sóc gồm: Trồng dặm, dẫy cỏ tém gốc, bón phân, rong tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh và quản lý bảo vệ rừng trồng. Cần lưu ý điều chỉnh ánh sáng hợp lý để cây nhanh lớn và vỏ dày hơn. - Chú ý cây che bóng: Khi cây mới trồng đến tròn 1 năm tuổi cần có độ che bóng từ từ 30-40%, tránh ánh sáng. Khi quế được 2 năm tuổi phát bỏ cây che bóng. - Phát dọn thực bì, cỏ dại, gỡ dây leo quấn quanh thân cây. - Dẫy cỏ, xới xáo quanh gốc: Dẫy sạch cỏ dại quanh gốc cây và xới xáo xung quanh gốc sâu 10-15cm, rộng 0,6-0,8 m. - Bón phân: Bón phân NPK 16-16-8.13S, với liều lượng 0,05- 0,1kg/gốc/năm. - Phòng trừ sâu bệnh: + Sâu: Sâu ăn lá, sâu đo, sâu đục thân thì dùng Trebon, Lanat + Bệnh: Bệnh đốm lá, bệnh tua mực: cần vệ sinh rừng sạch sẽ thông thoáng đề phòng bệnh. Nếu có bệnh thì dùng Anvil, Bavistin * Chú ý: Liều lượng và cách dùng theo chỉ dẫn ghi ở bao bì. 2.2.6.Thu hoạch rừng trồng và thị trường giá cả a) Thu hoạch rừng trồng Tại Quảng Ngãi có 2 mùa thu hoạch đó là tháng 2-3 và 7-8. Có 2 phương thức thu hoạch. * Thu hoạch 1 lần (khai thác trắng): Khi rừng trồng đạt tiêu chuẩn sản phẩm (có đường kính từ 15 cm trở lên) có thể khai thác trắng 1 lần. Sau đó làm đất và trồng lại. * Thu hoạch chọn (khai thác chọn):
  28. 19 - Sau 4-5 năm chọn những cây cong queo, sâu bệnh, những cây sinh trưởng kém Khai thác và chừa lại những cây sinh trưởng tốt tiếp tục nuôi dưỡng. - Cũng có thể sau 4-5 năm, chọn những cây sinh trưởng tốt lớn hơn ở trong rừng để khai thác trước và khai thác dần cho đến hết (cách này chỉ sử dụng cho những ai thiếu vốn). Trên một cây quế có thể chặt ngã cây và khai thác tất cả vỏ một lần hoặc cũng có thể khai thác vỏ nhiều lần trong nhiều năm trên một cây. b) Chuẩn bị rừng khai thác Bóc thử một vài cây để xác định thời điểm khai thác. Ở Quảng Ngãi một năm có 2 mùa: tháng 2-3 và 7-8. - Dùng dụng cụ bóc vỏ để bóc một khoanh vỏ quanh thân sát gốc có chiều dài từ 40-60cm. - Chặt ngã cây. - Dùng dao bóc vỏ để bóc vỏ ra khỏi thân cây theo quy cách đã xác định. Trong khi bóc vỏ ra khỏi thân cây, cần chú ý để có nhiều khoanh vỏ đẹp, hợp quy cách các loại sản phẩm ngay từ lúc cắt khoanh, để các thanh vỏ quế thẳng, đều, không bị mắt chế, không bị thủng lỗ. Khi lột vỏ ra khỏi thân cây cần nhẹ nhàng, không để lòng thanh quế bị xây xát hai đầu thành không bị nứt rạn, cũng có thể lau sạch thanh quế, lau khô nước lòng thanh quế trước khi đem ủ để tránh mốc. c) Thông tin thị trường và giá cả * Thông tin Vào ngày 30 tháng 8 năm 2010 Quảng Ngãi đón nhận thương hiệu Quế Trà Bồng. Hàng năm Quảng Ngãi khai thác khoảng 500 tấn quế vỏ.
  29. 20 * Giá cả - Quế xô: - Quế thanh: + Quế tươi: 8.000 đ/ kg + Quế miền Bắc: 20.000 đ/ kg + Quế khô: 15.000đ/kg + Quế địa phương: 24.000đ/ kg + Quế miền Bắc: 14.000 đ/ kg + Quế địa phương: 18.000 đ/ kg * Chú ý: Cây càng lớn, vỏ càng dày, giá trị càng cao. 2.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 2.3.1. Điều kiện tự nhiên của xã Đào Thịnh 2.3.1.1. Vị trí địa lý Đào Thịnh là xã vùng cao miền núi của huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, cách trung tâm huyện 8km. Toàn xã có 7 thôn, dân số 2783 nhân khẩu với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.342,84 ha, xã Đào Thịnh có ranh giới hành chính như sau: - Phía Bắc giáp xã Tân Đồng - Phía Nam và Nam Tây Nam giáp xã Quy Mông - Phía Đông và Đông Bắc giáp xã Việt Thành - Phía Tây và Tây Bắc giáp xã Báo Đáp Xã Đào Thịnh có đường quốc lộ tỉnh chạy qua trung tâm xã, vị trí của xã liền kề với tỉnh lộ 163 rất thuận tiện cho việc phát triển kinh tế xã hội của xã là vùng đồi núi cao, độ cao trung bình là 200m so với mực nước biển. Các đỉnh cao nằm ở ranh giới phía Tây, phía Đông, phía Bắc của xã. Vì vậy địa thế của xã Đào Thịnh hình thành vùng núi cao, gồm nhiều khe suối đáng kể tập trung thành một nhánh chảy ra sông Hồng. 2.3.1.2. Địa hình địa thế
  30. 21 Đào Thịnh có địa hình bán sơn địa, cao ở phía Bắc và phía Tây, thấp dần về phía Nam, là vùng đồi núi thấp, độ cao trung bình từ 1500 - 2000m. Các đỉnh cao gần 2500m nằm ranh giới phía Bắc, phía Tây của xã. Vì vậy địa thế của xã Đào Thịnh hình thành một máng trũng thấp dần về phía Bắc, gồm nhiều khe suối đáng kể tập trung thành một nhánh chảy ra sông Hồng. + Phía Bắc và phía Tây không được bằng phẳng, hệ thống ruộng đa số là ruộng bậc thang nhưng có chênh lệch về độ cao giữa các ruộng không lớn, hệ thống kênh mương tại đây hàng năm được nạo vét tu bổ. + Phía Nam và phía Đông Nam địa hình tương đối bằng phẳng tạo nên vùng trồng lúa và các cây công nghiệp ngắn ngày, hệ thống ao hồ, kênh mương tại đây tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. 2.3.1.3. Khí hậu thuỷ văn Các chỉ tiêu khí hậu như nhiệt độ không khí, lượng mưa và độ ẩm không khí bình quân của các tháng (từ năm 2007 đến năm 2017) tại khu vực nghiên cứu được thể hiện trong bảng 2.1. Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu khí hậu bình quân của tháng trong năm Nhiệt độ không Lượng mưa TB Độ ẩm không khí Tháng khí TB (0C) (mm) TB (%) 1 14,5 33 77,5 2 15,6 38 80 3 20,1 68 71 4 25,5 117 77 5 27,8 203 81 6 28,6 263 83 7 28,3 311 85 8 28,0 346 89
  31. 22 9 25,9 253 88 10 25,0 167 84 11 21,8 54 81 12 17,6 23 76 TB = 23,23 ∑ = 1876 TB = 81,04 (Nguồn số liệu tại trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Yên Bái) Đào Thịnh mang đặc điểm khí hậu miền núi và trung du phía Bắc, khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,230C. Tổng lượng mưa trung bình/năm 1.876 mm. Độ ẩm không khí trung bình 8,04%. Mùa hè nóng bức mưa nhiều, tháng nóng nhất là tháng 6 nhiệt độ có ngày lên tới 39,6oC. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5đến tháng 9. Số ngày mưa trung bình 11 ngày. Mùa đông nhiệt độ xuống thấp có ngày rét đậm nhiệt độ khoảng 12-10oC, thời tiết khô hanh xuất hiện sương muối từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Đào Thịnh cũng chịu ảnh hưởng của bão và chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc. Hướng gió chính: Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió Đông Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 9. Nhìn chung khí hậu và thời tiết của xã Đào Thịnh tương đối thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Về thủy văn: Xã có hệ thống sông, suối chảy qua các thôn dài 8 km. Ngoài ra còn có một số ao hồ nhỏ. Nước suối là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất của nhân dân. Do hệ thống thủy lợi của xã hạn chế, hệ thống ao hồ ít chỉ có suối chảy qua nên nhân dân trong vùng thường thiếu nước để canh tác đặc biệt là mùa khô. 2.3.1.4. Địa chất và đất đai Địa bàn xã Đào Thịnh khá rộng 1.342,84 ha trong đó chủ yếu là đất đỏ Feralit đỏ vàng phát triển phiến thạch sét.
  32. 23 - Đất Feralit trên nền đá thạch sét. - Đất dốc tụ và đất Feralit biến đổi do trồng lúa. - Đất Feralit mùn trên núi thấp, phong hoá chậm. Nhìn chung đất có thành phần cơ giới trung bình, tầng đất dầy khoảng 50cm. Một số diện tích đất bằng ở thung lũng, khe núi đã trải qua một thời gian dài canh tác nên đất đai của xã Đào Thịnh bị xói mòn, thoái hóa mạnh ở một số khu vực. Đất đồi trên địa bàn nghèo dinh dưỡng, cằn khô chỉ trồng thông, hồi và bạch đàn là phù hợp. Xã Đào Thịnh có tổng diện tích tự nhiên là: 1342,84 ha, trong đó: Đất nông nghiệp là: 1.224,94 ha, chiếm 91,21% tổng diện tích tự nhiên (gồm: Đất sản xuất nông nghiệp: 147,60 ha; Đất lâm nghiệp: 826,97 ha); Đất phi nông nghiệp: 118,44 ha, chiếm 8,55% diện tích tự nhiên; Đất chưa sử dụng: 0 ha, chiếm 0% tổng diện tích tự nhiên; Như vậy, Đào Thịnh có diện tích đất lâm nghiệp là tương đối lớn, nhiều hộ dân có cuộc sống dựa vào rừng, tuy nhiên việc lập kế hoạch sử dụng đất như thế nào để phát triển được điều kiện kinh tế của các hộ dân nói riêng, kinh tế xã hội xã Đào Thịnh nói chung là điều cần thiết. 2.3.2. Tình hình kinh tế - xã hội của xã Đào Thịnh 2.3.2.1. Dân cư và phân bố dân cư Xã Đào Thịnh có 7 dân tộc anh em cùng chung sống, với phong tục tập quán của từng dân tộc khác nhau. Do đặc điểm tự nhiên và phong tục tập quán của từng dân tộc nên các khu dân cư của xã được phân bố ở khắp địa bàn tập trung thành 7 thôn. Theo số liệu điều tra năm 2018 toàn xã có 2783 nhân khẩu với 780 hộ gồm 1600 nam, 1183 nữ. Trong đó: Dân tộc Nùng có 8 hộ với 34 khẩu, dân tộc Tày có 64 hộ với 225 khẩu, dân tộc Kinh có 708 hộ với 2524 khẩu. Số
  33. 24 người trong độ tuổi lao động là 1387 người chiếm 49,29% tổng số dân toàn xã, trong đó lao động nông nghiệp 1145 người, lao động phi nông nghiệp 283 người. Tỷ lệ phát triển dân số là 2%. Mặc dù trên địa bàn xã có một số cơ quan nhà nước, và có tỉnh lộ 163 chạy qua xong kinh tế của xã vẫn mang tính thuần nông, lao động phi nông nghiệp chủ yếu là phụ nữ. Lao động nông nghiệp cho thu nhập thấp và theo mùa vụ vì vậy số người không có việc làm còn nhiều đặc biệt là lao động nông nhàn. 2.3.2.2. Nghiên cứu về cơ sở hạ tầng và văn hóa - xã hội a) Giao thông Hệ thống giao thông của xã nhìn chung chưa tốt. Mặc dù có quốc lộ Hà Nội - Lào Cai chạy qua thuận tiện lưu thông, các tuyến đường liên thôn đã được bê tông hóa. Tuy nhiên vẫn còn một số đoạn đường chưa được bê tông hóa nên việc đi lại vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Năm qua UBND xã đã tích cực huy động nhân dân sửa đường, đặt cống, đổ bê tông một số đoạn đường nội thôn theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. b) Điện, nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt Hệ thống điện của xã đã được xây dựng phủ khắp địa bàn phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã. Tuy nhiên hệ thống cột từ trung tâm để kéo điện về thôn vẫn chưa đảm bảo (chủ yếu là cột gỗ, dây điện nhỏ) làm cho điện yếu và giá điện còn quá cao. Hệ thống thủy lợi của xã: Đào Thịnh có hệ thống sông Hồng, có suối, hệ thống ao, hồ nhỏ để chứa nước hiện nay do nhân dân trong xã đã xây dựng được một số đập nhỏ dẫn nước suối vào ruộng. Tuy nhiên diện tích được tưới không nhiều, sản xuất nông nghiệp của xã chủ yếu dựa vào nước mưa, trong
  34. 25 giai đoạn quy hoạch cần đầu tư xây dựng thủy lợi nhỏ, giếng khoan để tưới tiêu cho diện tích đất canh tác tạo điều kiện phát triển nông nghiệp. c) Y tế, giáo dục, văn hoá Về y tế: Trong những năm qua công tác y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng được chú trọng. Hiện tại xã có 8 cán bộ y, bác sỹ với 4 giường bệnh. Đến hết 31/12/ 2018 ước tính khám chữa bệnh cho 450 lượt người. Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đạt 65%. Giáo dục: Toàn xã có 267 học sinh mẫu giáo, 385 học sinh tiểu học, 262 học sinh trung học cơ sở. Đào Thịnh đã xây dựng được trường trung học cơ sở khang trang với 15 phòng học kiên cố, trường tiểu học và hệ thống lớp học ở thôn chủ yếu là cấp một. Để đảm bảo phát triển giáo dục cần đầu tư cơ sở vật chất, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Văn hóa: Xã thường xuyên tuyên truyền các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước để nhân dân nhận thức đúng, hiểu pháp luật, chỉ đạo sản xuất góp phần xóa đói giảm nghèo, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng xây dựng gia đình văn hóa, bản làng văn hóa. Trong thời gian tới xã cần củng cố lại phong trào đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, lấy thanh niên làm nòng cốt phát triển phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao.
  35. 26 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Các mô hình quế rừng trồng (Cinanamomum cassia Blume) thuần loài tại HTX Quế Hồi Việt Nam, tại xã Đào Thịnh - huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái. - Đề tài tập trung nghiên cứu sinh trưởng và hiệu quả kinh tế các mô hình quế rừng trồng (Cinanamomum cassia Blume) thuần loài tại xã Đào Thịnh - huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Toàn bộ diện tích 500 ha trồng mô hình trồng Quế (Cinanamomum cassia Blume) thuần loài tại xã Đào Thịnh - huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái. - Thời gian nghiên cứu: Các thông tin, số liệu về cây Quế tại HTX Quế Hồi Việt Nam, tại xã xã Đào Thịnh - huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tại HTX Quế Hồi Việt Nam, tại xã Đào Thịnh - huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái. 3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi Đề tài có các nội dung thực hiện và các chỉ tiêu theo dõi như sau:
  36. 27 - Đánh giá thực trạng trồng Quế tại HTX Quế Hồi Việt Nam, tại xã Đào Thịnh - huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái. - Đánh giá sinh trưởng rừng trồng quế tại HTX Quế Hồi Việt Nam, tại xã Đào Thịnh - huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái. - Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình quế rừng trồng tại HTX Quế Hồi Việt Nam, tại xã Đào Thịnh - huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững mô hình quế rừng trồng tại HTX Quế Hồi Việt Nam, tại xã Đào Thịnh - huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp chung - Áp dụng phương pháp điều tra khảo sát, thu thập và phân tích số liệu. - Sử dụng thống kê toán học trong lâm nghiệp để xử lý số liệu và đánh giá kết quả nghiên cứu. 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu cụ thể 3.4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu về thực trạng trồng Quế tại HTX Quế Hồi Việt Nam, tại xã Đào Thịnh - huyện Trấn Yên - Thừa kế số liệu, thông tin về các mô hình trồng Quế tại HTX Quế Hồi Việt Nam, tại xã Đào Thịnh - huyện Trấn Yên. - Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo HTX Quế Hồi Việt Nam, tại xã Đào Thịnh - huyện Trấn Yên. 3.4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu về sinh trưởng của cây Quế Chuẩn bị dụng cụ, tiến hành lập 06 ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời. Diện tích mỗi ô tiêu chuẩn là 500 m2 (25 m x 20 m). Nội dung điều tra trong ô tiêu chuẩn như sau: - Điều tra tầng cây cao: Đường kính (D1.3): dùng thước kẹp kính để đo (cm). Chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc): Đo bằng thước
  37. 28 Blumley (m). Đường kính tán (Dt): Đo bằng thước dây (m). Dựa vào chiều cao (Hvn), đường kính ngang ngực (D1.3), độ thẳng thân cây để phân loại phẩm chất từng cây trong OTC, từ đó đánh giá chất lượng rừng. Độ tàn che rừng được xác định ở 100 điểm, theo phương pháp điều tra điểm. Đánh giá chất lượng cây rừng chia làm 3 loại: Tiêu chuẩn cây tốt: Là những cây phát triển cân đối về chiều cao và đường kính, không sâu bệnh, cây thẳng. Tiêu chuẩn cây trung bình: Là những cây có chiều cao thấp hơn so với cây tốt, không sâu bệnh, tán là phát triển cân đối. Tiêu chuẩn cây xấu: Là những cây cong queo, sâu bệnh, còi cọc, phát triển không cân đối. - Điều tra tầng cây bụi thảm tươi: Cây bụi thảm tươi được điều tra tại 5 ô dạng bản (tâm và 4 góc), diện tích mỗi ô dạng bản là 25 m2 (5m x 5m). Tiến hành điều tra các loài cây bụi thảm tươi chủ yếu, chiều cao bình quân và độ che phủ. 3.4.2.3. Phương pháp thu thập số liệu về hiệu quả kinh tế của rừng trồng Quế Phỏng vấn người dân ( 06 hộ) trồng rừng về tổng chi phí trồng 1ha Quế (Chi phí giống cây, công trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác; Sản lượng thu được (sản lượng kg/ha; Giá bán các sản phẩm Quế như vỏ, gỗ, cành, lá). 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 3.4.3.1. Xử lý số liệu về đánh giá sinh trưởng - Số liệu điều tra thu thập ngoại nghiệp được xử lý tính toán theo thống kê toán học, xử lý trên phần mềm Excel. - Tính các đặc trưng thống kê. - Kiểm tra tính thuần nhất về D1.3, Hvn, Dt của 6 OTC trong hai mô hình rừng trồng Quế thuần loài tại khu vực nghiên cứu. Kiểm tra thuần nhất bằng tiêu chuẩn U của phân bố chuẩn, với α=0,05.
  38. 29 - Xác định tương quan Hvn/D1.3, Dt/D1.3: Sử dụng phương trình hồi quy thường dùng trong lâm nghiệp. 2 - Kiểm tra chất lượng cây trồng bằng tiêu chuẩn Z n 3.4.3.2. Xử lý số liệu về hiệu quả kinh tế mô hình trồng Quế Sử dụng những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả kinh tế: NPV, BCR, IRR, cụ thể được tính bằng các công thức sau: Để xử lý đưa ra so sách chọn trung bình 06 mô hình /01 xã, trồng mô hình trồng Quế cho HTX Quế Hồi Việt Nam, tại xã Đào Thịnh - huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái. - Về chi phí: Tính toán đầy đủ theo giá hiện hành về các nội dung công việc từ khảo sát thiết kế - trồng - chăm sóc - bảo vệ và đến khi thu hoạch sản phẩm. Bao gồm tập hợp cả chi phí về thuế và lãi suất. - Về thu nhập: Tính giá trị sản phẩm thu được trong từng mô hình, bao gồm cả sản phẩm khai thác chính cuối chu kỳ và sản phẩm tỉa thưa nếu có. - Về giá cả: Sản phẩm được tập hợp theo giá trị tại thời điểm nghiên cứu, tuy nhiên có xem xét đến sự biến động của giá cả trong khoảng thời gian từ khi bố trí thí nghiệm đến hết thời điểm nghiên cứu luận án. - Khối lượng: Sản phẩm sẽ được dự tính trên cơ sở khả năng sinh trưởng cụ thể của từng mô hình bằng các phương pháp điều tra sinh trưởng và dự đoán sản lượng theo tuổi khai thác trong chu kỳ kinh doanh. Dựa trên cơ sở số liệu về chi phí và thu nhập cho mỗi đối tượng nghiên cứu, sử dụng các chỉ tiêu sau để phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế là: + Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng hay còn gọi là lợi nhuận ròng (NPV - Net Present Value).
  39. 30 n (Bt Ct ) NPV  t (2.9) t o (1 r) Trong đó: Bt: Thu nhập của rừng trồng ở năm t Ct: Chi phí của rừng trồng ở năm t, r: Mức lãi suất tính toán của vốn đầu tư, t: Chỉ số năm trong chu kỳ kinh doanh. + Chỉ tiêu tỉ suất thu hồi nội bộ (IRR - Internal Rate of Return). n (Bt Ct ) thì r = IRR (2.10) NPV  t 0 t 0 (1 r) + Chỉ tiêu tỉ suất thu nhập - chi phí (BCR - Benefit to Cost Ratio). n Bt  (1 r)t (2.11) BCR t 0 n Ct  t t 0 (1 r) + Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng trung bình một năm/ha (VAIN), công thức tính: NPV/7 = đồng/ha/năm - Xử lý số liệu trên máy tính: Các chỉ tiêu như: NPV, IRR, BCR và VAIN, tính bằng chương trình Excel 7.0 trên máy vi tính.
  40. 31 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá thực trạng trồng Quế tại HTX Quế Hồi Việt Nam, tại xã Đào Thịnh - huyện Trấn Yên 4.1.1. Hiện trạng về diện tích trồng Quế của HTX Quế hồi Việt Nam Hiện trạng về diện tích trồng quế ở HTX Quế hồi Việt Nam được tổng hợp vào bảng sau: Bảng 4.1. Hiện trạng diện tích trồng Quế tại HTX Quế Hồi Việt Nam, tại xã Đào Thịnh Năm trồng Quế STT Các chỉ tiêu Tổng 2016 2017 2018 1 Trồng rừng Quế tập trung (ha) 61 63 60 184 2 Diện tích trồng mới (ha) 61 63 60 184 3 Trồng Quế phân tán (1000 cây) 31 33 30 94 4 Diện tích khai thác (ha) 58 60 57 175 Số liệu bảng trên cho thấy: Tuy rằng HTX Quế Hồi Việt Nam mới thành lập từ tháng 4 năm 2017 nhưng người dân ở xã Đào Thịnh cũng đã trồng quế từ lâu. Trên 3 năm gần đây, trồng quế tập trung nhiều nhất ở năm 2017 là 63 ha, trồng ít nhất là năm 2018 với 60 ha. Thực ra tất cả diện tích trồng mới đều được trồng theo hình thức tập trung. Trồng phân tán là trồng nhỏ lẻ các vườn hộ, xen các cây nông nghiệp khác, cây công nghiệp khác. Năm trồng nhiều nhất vẫn là năm 2017, năm trồng ít nhất là năm 2018. Tuy diện tích không nhiều, diện tích khai thác xã Đào Thịnh qua 3 năm vừa qua,
  41. 32 năm 2017 diện tích khai thác nhiều nhất là 60 ha, diện tích khai thác ít nhất là năm 2018 với 57 ha. 4.2. Sinh trưởng của mô hình quế rừng trồng tại HTX Quế Hồi Việt Nam, xã Đào Thịnh - huyện Trấn Yên Sinh trưởng là từ khi nảy mầm cho đến khi trưởng thành và cây già cỗi chết hoặc đến khi khai thác. Thực tiễn cho thấy: Sinh trưởng là sự tăng lên của cây về đường kình, chiều cao vút ngọn Nhờ vào sự đồng hóa của cây. Để đánh giá sinh trưởng của cây Quế nói riêng, cây rừng nói chung người ta thường đánh giá các chỉ tiêu như: Đường kính ngang ngực (với cây thân gỗ), chiều cao vút ngọn và đường kính tán, cụ thể đề tài đánh giá rừng trồng quế sinh trưởng ở xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên như sau: Sinh trưởng về đường kính ngang ngực hay D1,3 (tại vị trí từ gốc lên 1,3 m) của cây Quế tại khu vực nghiên cứu được chúng tôi tổng hợp vào bảng sau: Bảng 4.2. So sánh sinh trưởng về đường kính D1,3 ở các mô hình khác nhau Mô hình N D1,3 S D1,3 OTC S% P% |Ut| trồng Quế (cây) (cm) (m) (cm/năm) Mô hình 1 I 115 8,12 0,64 7,88 0,73 1,16 86,61 Mô hình 2 II 120 7,50 0,55 7,33 0,67 1,07 Mô hình 3 III 110 7,94 0,20 2,52 0,02 1,13 180,50 Mô hình 4 IV 125 7,44 0,36 4,84 0,43 1,06 Mô hình 5 V 108 7,96 0,67 8,41 0,81 1,14 99,54 Mô hình 6 VI 118 8,34 0,23 2,76 0,95 1,19 Trung bình 116 7,88 1,125 Qua số liệu bảng 4.2 cho thấy: Với 06 mô hình được điều tra điển hình ở xã Đào Thịnh ở tuổi 7, cho thấy mật độ trung bình của OTC là 116 cây/OTC, quy ra mật độ trung bình
  42. 33 trên ha: 2.300 cây/ha. Ở tuổi 7 cây đã đạt được về đường kính là 7,88 cm, tốc độ tăng trưởng về đường kính bình quân là 1,125 cm/năm. Trong 06 mô hình điều tra mật độ ban đầu các chủ hộ đều trồng 3.000 cây/ha, đến thời điểm điều tra thì mô hình 4 có mật độ cao nhất 125 cây/OTC, đạt 2.500 cây/ha; Mô hình 05 mật độ chỉ còn 108 cây/OTC, đạt 2.100 cây/ha. Về sinh trưởng đường kính mô hình 06 cao nhất đạt 8,34 cm, mô hình 04 sinh trưởng đường kính thấp nhất chỉ đạt 7,44 cm, do mật độ còn dày (2.500 cây/ha). Nếu so sánh bằng tiêu chuẩn U cho thấy: - |Ut| = 86,61 > 1,96, điều đó chứng tỏ rằng sinh trưởng D1,3 của Quế 7 tuổi được trồng ở hai mô hình là tương đối giống nhau. Quế ở mô hình 01 có D1,3 đạt 8,12 cm, tương đương với lượng tăng trưởng bình quân chung đạt 1,16 (cm/năm) cao hơn quế ở mô hình 02 với đường kính D1,3 đạt 7,50 cm, lượng tăng trưởng bình quân chung đạt 1,07 (cm/năm). Hệ số biến động (S%) của mô hình 1 là 7,88% lớn hơn mô hình 2 là 7,33%. - |Ut| = 180,50 > 1,96, điều đó chứng tỏ rằng sinh trưởng D1,3 của Quế 7 tuổi được trồng ở hai mô hình là tương đối giống nhau. Quế ở mô hình 03 có D1,3 đạt 7,94 cm, tương đương với lượng tăng trưởng bình quân chung đạt 1,13 (cm/năm) cao hơn quế ở mô hình 04 với đường kính D1,3 đạt 7,44 cm, lượng tăng trưởng bình quân chung đạt 1,06 (cm/năm). Hệ số biến động(S%) của mô hình 3 là 2,52% nhỏ hơn mô hình 4 là 4,84%. - |Ut| = 99,54 > 1,96, điều đó chứng tỏ rằng sinh trưởng D1,3 của Quế 7 tuổi được trồng ở hai mô hình là tương đối giống nhau. Quế ở mô hình 05 có D1,3đạt 7,96 cm, tương đương với lượng tăng trưởng bình quân chung đạt 1,14 (cm/năm) nhỏ hơn quế ở mô hình 06 với đường kính D1,3 đạt 8,34 cm, lượng tăng trưởng bình quân chung đạt 1,19 (cm/năm). Hệ số biến động (S%) của mô hình 05 là 8,41% lớn hơn mô hình 06 là 2,76%.
  43. 34 Hình 4.1. Hình ảnh tại rừng quế thuần loài 7 tuổi (mô hình 04) 4.2.2 Sinh trưởng về chiều cao Hvn của mô hình trồng Quế thuần loài Sinh trưởng về chiều cao vút ngọn của cây Quế tại khu vực nghiên cứu được chúng tôi tổng hợp vào bảng sau: Bảng 4.3. So sánh sinh trưởng về chiều cao Hvn ở các mô hình khác nhau Mô hình N Hvn S Hvn OTC S% P% |Ut| trồng Quế (cây) (m) (m) (m/năm) Mô hình 1 I 115 5,76 0,33 5,73 0,53 0,83 110,52 Mô hình 2 II 120 6,02 0,37 6,15 0,56 0,86 Mô hình 3 III 110 6,08 0,44 7,24 0,69 0,87 100,42 Mô hình 4 IV 125 5,84 0,31 5,31 0,47 0,83 Mô hình 5 V 108 5,94 0,56 9,43 0,91 0,84 85,10 Mô hình 6 VI 118 5,74 0,27 4,70 0,42 0,82 Trung bình 116 5,89 0,84
  44. 35 Qua số liệu bảng 4.3 cho thấy: Trong 06 mô hình điều tra mật độ về sinh trưởng chiều cao mô hình 03 cao nhất đạt 6,08 m, mô hình 06 sinh trưởng chiều cao thấp nhất chỉ đạt 5,74 m. Nếu so sánh bằng tiêu chuẩn U cho thấy: - |Ut| = 110,52> 1,96, chứng tỏ rằng sinh trưởng về chiều cao Hvn của quế 7 tuổi ở mô hình 01 có Hvn đạt 5,76m, tương đương với lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm đạt 0,83(m/năm) thấp hơn quế ở mô hình 02 với chiều cao Hvn đạt 6,02m, lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm đạt 0,86(m/năm). Hệ số biến động (S%) của mô hình 01 là 5,73% nhỏ hơn mô hình 02 là 6,15%. - |Ut| = 100,42 > 1,96 chứng tỏ rằng sinh trưởng về chiều cao Hvn của Quế 7 tuổi ở mô hình 03 đạt 6,08m, tương đương với lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm đạt 0,87 (m/năm) lớn hơn quế ở mô hình 04 với chiều cao Hvn đạt 5,84m, lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm đạt 0,83 (m/năm). Hệ số biến động (S%) của mô hình 3 là 7,24 % lớn hơn mô hình 4 là 5,31%. - |Ut| = 85,10 > 1,96 chứng tỏ rằng sinh trưởng về chiều cao Hvn của Quế 7 tuổi ở mô hình 5 đạt 5,94m, tương đương với lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm đạt 0,84 (m/năm) lớn hơn quế ở mô hình 6 với chiều cao Hvn đạt 5,74m, lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm đạt 0,82 (m/năm). Hệ số biến động (S%) của mô hình 5 là 9,43% lớn hơn mô hình 6 là 4,70%. 4.2.3. Sinh trưởng về kính tán Dt của mô hình trồng Quế thuần loài Sinh trưởng về đường kinh tán của cây Quế tại khu vực nghiên cứu được chúng tôi tổng hợp vào bảng sau:
  45. 36 Bảng 4.4. So sánh sinh trưởng về đường kính tán Dt ở các mô hình khác nhau Mô hình N Dt S Dt OTC S% P% |Ut| trồng Quế (cây) (m) (m) (m/năm) Mô hình 1 I 115 2,75 0,32 11,63 1,08 0,39 68,37 Mô hình 2 II 120 2,82 0,19 6,73 0,61 0,40 Mô hình 3 III 110 2,53 0,31 12,25 1,16 0,36 50,11 Mô hình 4 IV 125 2,92 0,41 14,04 1,25 0,42 Mô hình 5 V 108 2,67 0,30 11,23 1,08 0,38 67,93 Mô hình 6 VI 118 2,83 0,21 7,42 0,68 0,41 Trung bình 116 2,75 0,39 Qua bảng số liệu 4.4 cho thấy: Trong 06 mô hình điều tra mật độ về sinh trưởng đường kính tán, mô hình 04 sinh trưởng đường kính tán cao nhất đạt 2,92 m, mô hình 03 sinh trưởng đường kính tán thấp nhất chỉ đạt 2,53 m. Nếu so sánh bằng tiêu chuẩn |Ut cho thấy: - |Ut| = 68,37>1,96 chứng tỏ rằng sinh trưởng về đường kính tán Dt của Quế 7 tuổi ở mô hình 01 đạt 2,75m, tương đương với lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm đạt 0,39 (m/năm) nhỏ hơn quế ở mô hình 02 với đường kính Dt đạt 2,82m, lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm đạt 0,40 (m/năm). Hệ số biến động (S%) của mô hình 01 là 11,63% lớn hơn mô hình 02 là 6,73%. - |Ut| = 50,11> 1,96 chứng tỏ rằng sinh trưởng về đường kính tán Dt của Quế 7 tuổi ở mô hình 03 đạt 2,53m, tương đương với lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm đạt 0,36 (m/năm) nhỏ hơn quế ở mô hình 04 với đường kính Dt đạt 2,92 m, lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm đạt 0,42 (m/năm). Hệ số biến động (S%) của mô hình 03 là 12,25% nhỏ hơn mô hình 04 là 14,04%.
  46. 37 - |Ut| = 67,93> 1,96 chứng tỏ rằng sinh trưởng về đường kính tán Dt của Quế 7 tuổi ở mô hình 05 đạt 2,67 m, tương đương với lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm đạt 0,38 (m/năm) nhỏ hơn quế ở mô hình 06 với đường kính Dt đạt 2,83 m, lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm đạt 0,41 (m/năm). Hệ số biến động (S%) của mô hình 05 là 11,23% lớn hơn mô hình 06 là 7,42%. 4.2.4 Đánh giá chất lượng rừng trồng Quế ở HTX Quế Hồi Việt Nam Về chất lượng cây Quế ở tuổi 07 được đánh giá theo thang điểm, tốt, trung bình và cây chất lượng xấu, cụ thể ở bảng sau: Bảng 4.5.Tổng hợp chất lượng cây Quế trên các mô hình khác nhau Cây tốt Cây trung bình Cây xấu Mô hình Số cây Tỷ lệ Số cây Tỷ lệ Số cây Tỷ lệ Tổng trồng Quế (cây) (%) (cây) (%) (cây) (%) Mô hình 1 78 67,82 25 21,74 12 10,43 115 Mô hình 2 77 64,16 36 30,00 7 5,84 120 Mô hình 3 69 62,73 25 22,73 16 14,54 110 Mô hình 4 85 68,00 28 22,40 12 9,60 125 Mô hình 5 69 63,89 31 28,71 8 7,40 108 Mô hình 6 75 63,56 29 24,58 14 11,86 118 Tổng 456 65,03 172 25,02 68 9,95 696 Từ bảng số liệu trên cho thấy: + Chất lượng về tỷ lệ cây tốt: Tại mô hình 4 có tỷ lệ cây tốt nhiều nhất với 85 cây chiếm 68%. Mô hình 3 có tỷ lệ cây tốt ít nhất với 69 cây chiếm 62,73%. Sự chênh lệch về tỷ lệ cây tốt trong 6 mô hình là không lớn. + Chất lượng về tỷ lệ cây trung bình: Tại mô hình 02 có tỷ lệ cây trung bình nhiều nhất với 36 cây chiếm 30%. Mô hình 01 có tỷ lệ cây trung bình ít
  47. 38 nhất với 25 cây chiếm 21,74%. Sự chênh lệch về tỷ lệ cây trung bình đa số là không lớn. + Chất lượng về tỷ lệ cây xấu: Tại mô hình 03 có tỷ lệ cây xấu nhiều nhất với 16 cây chiếm 14,54%. Mô hình 02 có tỷ lệ cây xấu ít nhất với 7 cây chiếm 5,84%. Sự chênh lệch về tỷ lệ cây xấu trong 06 mô hình là không lớn. Nhìn chung qua bảng số liệu cho thấy, tỷ lệ chênh lệch về cây tốt và cây trung bình trong 6 mô hình tương đối lớn. Tỷ lệ cây xấu chiếm rất ít. Lý do là cây quế thích hợp với điều kiện khí hậu ở nơi đây, ngoài ra khu vực trồng quế cách xa khu dân cư nên tránh được gia súc phá hoại, đất nhiều mùn, vẫn còn tính chất đất rừng, các biện pháp khoa học kỹ thuật, chăm sóc tốt. Hình 4.2. Hình ảnh trồng quế thuần loài ở xã Đào Thịnh (mô hình 06) 4.2.5. Thành phần cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng Quế Lớp cây bụi thảm tươi ở dưới tán rừng Quế đóng vai trò rất lớn trong việc phân tán nước mưa làm giảm động năng của nó, chi phối thế năng của giọt nước trước khi rơi xuống đất rừng. Mặt khác cây bụi thảm tươi còn tận dụng nguồn năng lượng mặt trời từ ánh sáng lọt qua tán của cây ở tầng trên để
  48. 39 tạo thêm sản phẩm sinh học cho rừng, đồng thời cây bụi thảm tươi là tấm áo giáp che chắn cho mặt đất rừng khỏi bị nóng trong mùa hè, nhờ đó làm giảm lượng nước bốc hơi bề mặt của đất và ấm áp về mùa đông. Có thể nói đây là loại cây nhỏ mà lợi ích phòng hộ lớn. Qua điều tra cho thấy dưới tán rừng Quế có 08 dạng sống về cây bụi thảm tươi, cụ thể được tổng hợp ở bảng sau: Bảng 4.6. Thành phần cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng trồng Quế Số loài Tỷ lệ Ghi STT Dạng sống (loài) (%) chú 1 Cây thân thảo (Hp) 9 30,00 2 Cây bụi (Na) 8 26,67 3 Cây dây leo (Lp) 5 16,66 4 Cây thân cau dừa (Mi) 2 6,67 5 Cây chồi sát đất (Ch) 2 6,67 6 Cây chồi ẩn (Cr) 2 6,67 7 Cây bì sinh (Fp) 1 3,33 8 Cây dây leo sống dựa (Hm) 1 3,33 Tổng 30 100 Từ số liệu bảng trên cho thấy: Các loài cây bụi thảm tươi điển hình như: Lá dong (Phrynium dispermum), Bòng bong lá nhỏ (Lygodium microphyllum), Sa nhân (Amomum lonhiligulare), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Râu hùm (Tacca chantrieri) Chiều cao trung bình từ 0,35 - 0,55 m, với độ che phủ từ 25 - 35% đã tạo nên lớp thảm sát mặt đất có khả năng chống xói mòn rất tốt. Có thể thấy rằng chất lượng sinh trưởng của cây bụi, thảm tươi tại khu vực điều tra, nghiên cứu ở mức trung bình nguyên nhân một phần là do ảnh hưởng của độ tàn che, độ tàn che khoảng (0,58 - 0,65) nên
  49. 40 cây bụi thảm tươi không có đủ ánh sáng để quang hợp, diễn thế tái sinh theo chiều hướng xấu đi dẫn đến sinh trưởng đạt mức trung bình. 4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình Quế rừng trồng tại HTX Quế Hồi Việt Nam 4.3.1. Các thông số sử dụng trong tính toán hiệu quả kinh tế - Chu kỳ 15 năm đối với Quế: Từ khi trồng đến khi cây ở giai đoạn 6 - 7 tuổi, có thể thu hoạch đợt đầu, kết hợp tỉa thưa. Với trường hợp này cần thu toàn bộ vỏ thân, vỏ cành, lá và ngọn để cất tinh dầu. Các đợt tỉa thưa tiếp theo cách nhau 3 - 4 năm và năng suất vỏ cành lá cũng tăng dần. Đến giai đoạn sau 15-16 năm tuổi chất lượng vỏ quế mới tốt. - Mật độ trồng ban đầu: 2.500 cây/ha. Rừng quế đến tuổi 15 thì tỉa thưa 2 lần. Cây quế lúc này có D1,3 >16 cm Hvn > 11 m. Mật độ còn lại > 1.200 cây/ha, khoảng cách 4m. - Chăm sóc liên tục trong 3 năm đầu. - Bảo vệ từ năm thứ nhất đến hết chu kỳ. - Tỷ lệ sản phẩm thương phẩm tùy theo chất lượng cây trồng. - Giá cả sản phẩm bình quân: Vỏ quế tươi với giá 20.000 đồng/kg, vỏ quế khô với giá 35.000 đồng/kg. Gỗ giá bán khoảng 2.500.000 - 3.000.000 đồng/m3, tùy thuộc vào độ tuổi cây và kích cỡ của thân gỗ, thân càng to thì thu lại càng nhiều. Cành nhỏ, lá với giá 2.000 đồng/kg. - Tỷ lệ lãi suất dự án đầu tư vay vốn có thời hạn trên một năm trồng rừng ở Yên Bái từ Ngân hàng NN&PTNT là 5,0%/năm. - Thuế sử dụng đất lâm nghiệp là 4% sản phẩm sau khi khai thác. Kinh doanh rừng trồng với cây Quế dùng làm nguyên liệu chiết suất tinh dầu phải mất thời gian nhanh nhất là 4 - 5 năm, nhưng giá trị các khoản chi phí và lợi nhuận xảy ra ở mốc thời gian khác nhau thì khác nhau. Để các giá trị tiền mặt bỏ ra ở các thời điểm khác nhau có thể so sánh được, cần phải
  50. 41 tính quy đổi (hoặc quy giá trị tiền tệ về hiện tại, hoặc quy về giá trị tương lai), đó chính là yếu tố động của đầu tư. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng rừng thâm canh quế tại khu vực nghiên cứu dựa trên việc phân tích tài chính động. Đây là phương pháp phân tích và so sánh giữa thu nhập (đầu ra) với các chi phí (đầu vào) có tính đến sự thay đổi giá trị của đồng tiền theo thời gian. 4.3.2 Xác định giá trị thu nhập của các mô hình cho 1ha rừng trồng Quế Bảng 4.7. Tổng hợp chi phí và thu nhập của 1ha rừng trồng Quế trong một chu kỳ kinh doanh Khu vực Chi phí Thu nhập Giá trị hiện Giá trị hiện Ghi nghiên thực tế thực tế tại của chi tại của thu chú cứu (đ/ha) (đ/ha) phí (đ/ha) nhập (đ/ha) Mô hình 1 27.950.000 218.500.000 23.384.842,34 186.986.909,95 Mô hình 2 39.340.000 336.300.000 33.205.902,25 233.884.200,50 Mô hình 3 33.625.000 266.900.000 26.102.516,05 206.255.406,30 Mô hình 4 26.212.500 189.200.000 22.552.779,24 145.322.303,72 Mô hình 5 27.975.000 191.652.000 23.396.814,47 156.298.468,04 Mô hình 6 34.975.000 198.500.000 26.749.011,12 179.024.721,40 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra bảng hỏi tại các hộ gia đình trồng Quế) Số liệu bảng trên cho thấy: Trong 6 mô hình điều tra, mô hình 02 là mô hình có tổng chi phí đấu tư vào là lớn nhất, với tổng chi phí 39.340.000 đồng/ha, chi phí đã qua chiết khấu là 33.205.902,25 đồng/ha. Tổng thu của mô hình là 336.300.000 đồng/ha, chiết khấu 5%/năm còn 208.884.200,50 đồng/ha/chu kỳ 15 năm. Mô hình có thu chi nhỏ nhất là mô hình 04, với tổng chi phí 26.212.500 đồng/ha, chi phí đã qua chiết khấu là 22.552.779,24 đồng/ha. Tổng thu của
  51. 42 mô hình là 189.200.000 đồng/ha, chiết khấu 5%/năm còn 145.322.303,72 đồng/ha/chu kỳ 15 năm 4.3.3. Hiệu quả kinh tế cho 01 ha rừng trồng Quế ở từng mô hình tại các mô hình nghiên cứu Bảng 4.8. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của 1ha rừng trồng Quế trong một chu kỳ kinh doanh 15 năm Khu vực Tăng NPV IRR BCR VAIN nghiên trưởng bq (đồng) (%) (lần) (đ/ha/năm) cứu m3/ha/năm Mô hình 1 17,2 163.602.067,61 52 7,99 10.906.805 Mô hình 2 19,1 200.678.298,25 55 7,04 13.378.553 Mô hình 3 16,7 180.152.890,25 46 7,90 12.010.193 Mô hình 4 16,9 122.769.524,48 41 6,44 8.184.635 Mô hình 5 17,2 132.901.653,57 44 6,68 8.860.110 Mô hình 6 16,8 152.275.710,28 47 6,69 10.151.714 Số liệu bảng cho thấy: Trong 06 mô hình được điều tra và dự tính hiệu quả kinh tế các mô hình trồng Quế đều mang lại hiệu quả kinh tế cao, thể hiện ở các chỉ tiêu NPV, IRR, BCR và VAIN đều rất cao, cụ thể: Mô hình có hiệu quả kinh tế đạt cao nhất là mô hình 02 với lợi nhuận ròng (NPV) đạt 200.678.298,25 đồng/ha/chu kỳ; Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR) đạt 55%, như vậy so với mức lại suất được Ngân hàng cho vay vốn 5% thì mô hình có lợi nhuận 50%. Tỷ lệ thu nhập trên chi phí đã qua chiết khấu là 7,04 lần, tức là khi mô hình bỏ ra 1.000 đồng vốn đầu tư vào trồng quế sau 15 năm khai thác tổng thu nhập đạt 7.040.000 đồng. Lợi nhuận trồng Quế trên ha trong 01 năm đạt 13.378.553 đồng/ha/năm.
  52. 43 Mô hình đạt được hiệu quả kinh tế thấp hơn so với các mô hình khác là mô hình 04, lợi nhuận ròng (NPV) đạt 122.769.524,48 đồng/ha/chu kỳ; Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR) đạt 41%, như vậy so với mức lại suất được Ngân hàng cho vay vốn 5% thì mô hình có lợi nhuận 37%. Tỷ lệ thu nhập trên chi phí đã qua chiết khấu là 6,44 lần, tức là khi mô hình bỏ ra 1.000 đồng vốn đầu tư vào trồng quế sau 15 năm khai thác tổng thu nhập đạt 6.440.000 đồng. Lợi nhuận trồng Quế trên ha trong 01 năm đạt 8.184.635 đồng/ha/năm. Nếu so sánh với hiệu quả trồng Keo lai, tham khảo nghiên cứu của Đoàn Hoài Nam (2004), [5], và nghiên cứu của Trần Công Quân, Đặng Kim Vui (2009) [6], cho thấy trồng Keo lai chu kỳ 7 năm (trồng 02 chu kỳ Keo lai bằng 01 chu kỳ trồng Quế), thì hiệu quả cũng không bằng trồng Quế; Với Keo lai NPV bình quân chỉ đạt 25-30 triệu đồng/chu kỳ (02 chu kỳ chỉ đạt 50 - 60 triệu/02 chu kỳ); IRR chỉ đạt 25 - 30%; BCR chỉ đạt 1,5 - 2,0 lần và lợi nhuận ròng trên năm (VAIN) chỉ đạt 2,5 - 3,0 triệu đồng/năm/ha. 4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững mô hình trồng Quế tại HTX Quế Hồi Việt Nam 4.4.1. Giải pháp về giống - Chọn hạt gống tốt, xử lý, lựa chọn phương pháp gieo hạt, giá thể và cách chăm sóc phù hợp với tiêu chuẩn trồng quế nhằm nâng cao chất lượng giống và tỷ lệ xuất vườn. 4.4.2. Giải pháp về thị trường - Thị trường chính cây quế hiện nay chỉ được tiêu thụ trong khu vực xã Đào Thịnh và các xã lân cận, người dân phải tự mang sản phẩm đến tận nới tiêu thụ nên việc vận chuyển khó khăn. Vì vậy tìm kiếm thị trường đầu ra sản phẩm là hết sức cần thiết và quan trọng.
  53. 44 +Mở rộng thị trường ra các huyện, tỉnh nhằm nâng cao chất lượng để xuất khẩu ra thị trường quốc tế. + Tổ chức thành lập các tổ thu mua sản phẩm ngay tại các vùng nguyên liệu. 4.4.3. Giải pháp về vốn đầu tư Vốn là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để các hộ nông dân phát triển sản xuất. Hiện nay nhiều hộ nông dân thiếu vốn, do vậy cần phải có chính sách vốn hợp lý như cho vay với lãi xuất thấp, thời hạn vay phù hợp với chu kỳ kinh doanh, huy động nhiều nguồn vốn. 4.4.4. Giải pháp về khoa học công nghệ - Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản hàng hóa, để đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho các mặt hàng chế biến và xuất khẩu. 4.4.5. Giải pháp về khuyến nông lâm - Cần đào tạo, mở lớp tập huấn kỹ thuật gây trồng cho người dân trồng quế và xây dựng mô hình điểm để người dân có thể học tập - Giới thiệu và đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất. - Các hộ gia đình nên trồng xen sắn vào đồi quế của mình trong giai đoạn kiến thiết, ngoài mục đích góp phần tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình mà còn làm hạn chế cỏ dại mọc trong đồi quế của mình, chống xói mòn những năm cây quế còn nhỏ. - Xây dựng các câu lạc bộ khuyến nông, hội những người trồng quế để người dân giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất. Đối với các hộ nông dân: Cần phải đề xuất về những vấn đề cần thiết trong sản xuất quế với chính quyền địa phương, thực hiện tốt quy trình thâm canh đã được cán bộ truyền đạt.
  54. 45 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Thực trạng trồng rừng Quế của HTX Quế Hồi Việt Nam Trên 3 năm gần đây, trồng quế tập trung nhiều nhất ở năm 2017 là 63 ha, trồng ít nhất là năm 2018 với 60 ha. Năm 2017 diện tích khai thác nhiều nhất là 60 ha, diện tích khai thác ít nhất là năm 2018 với 57 ha. 2. Sinh trưởng mô hình quế rừng trồng tại HTX Quế Hồi Việt Nam - Về sinh trưởng: Sinh trưởng đường kính mô hình 06 cao nhất đạt 8,34 cm, mô hình 04 sinh trưởng đường kính thấp nhất chỉ đạt 7,44 cm. Sinh trưởng chiều cao mô hình 03 cao nhất đạt 6,08 m, mô hình 06 sinh trưởng chiều cao thấp nhất chỉ đạt 5,74 m. Nếu so sánh bằng tiêu chuẩn |Ut| cho thấy: Trị số |Ut| tính đều cao hơn 1,96; Hệ số biến động CV% đều lớn, chứng tỏ ở các hộ trồng Quế khác nhau, do chế độ chăm sóc khác nhau nên sinh trưởng là khác nhau. - Về chất lượng rừng trồng Quế ở các hộ chủ yếu là số cây có chất lượng tốt và trung bình; Cụ thể: số cây chất lượng tốt đạt 65,03%, số cây sinh trưởng trung bình đạt 25,02% và số cây sinh trưởng xấu đạt 9,95%. - Về cây bụi thảm tươi: Các loài cây bụi thảm tươi điển hình như: Lá dong (Phrynium dispermum), Bòng bong lá nhỏ (Lygodium microphyllum), Sa nhân (Amomum lonhiligulare), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Râu hùm (Tacca chantrieri). 3. Hiệu quả kinh tế rừng trồng Quế tại HTX Quế hồi Việt Nam, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
  55. 46 Điều tra và tính toán ở 06 mô hình đều mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, thể hiện ở các chỉ tiêu NPV, IRR, BCR và VAIN; Cụ thể: Lợi nhuận ròng (NPV) đạt từ 120 triệu - 210 triệu đồng/chu kỳ; Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR) đạt từ 41-55%; Tỷ lệ thu nhập trên chi phí (BCR) đạt từ 6-8 lần và lợi nhuận ròng/năm (NPV/ha/năm) đạt từ 8-14 triệu đồng/ha/năm. Nếu so sánh với hiệu quả trồng Keo lai, tham khảo nghiên cứu của Đoàn Hoài Nam (2004), [5], và nghiên cứu của Trần Công Quân, Đặng Kim Vui (2009) [6], cho thấy trồng Keo lai chu kỳ 7 năm (trồng 02 chu kỳ Keo lai bằng 01 chu kỳ trồng Quế), thì hiệu quả cũng không bằng trồng Quế; Với Keo lai NPV bình quân chi đạt 25-30 triệu đồng/chu kỳ (02 chu kỳ chỉ đạt 50 - 60 triệu/02 chu kỳ); IRR chỉ đạt 25 - 30%; BCR chỉ đạt 1,5 - 2,0 lần và lợi nhuận ròng trên năm (VAIN) chỉ đạt 2,5 - 3,0 triệu đồng/năm/ha. 4. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững mô hình trồng Quế tại HTX Quế Hồi Việt Nam Khóa luận đã đề xuất được những giải pháp gắn liền với những kết quả mà đề tài đã nghiên cứu được, từ khâu giống, kỹ thuật gieo trồng, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng; Đến các giải pháp về thị trường; Vốn đầu tư, công nghệ bảo quản, chế biến; Giải pháp khuyến nông lâm Khóa luận là tài liệu tham khảo tốt cho các cấp các ngành của tỉnh Yên Bái nói chung và HTX Quế Hồi Việt Nam nói riêng. Khóa luận giúp cho bản thân vận dụng học hỏi được phần nào những kiến thức, kỹ năng, thái độ được học từ các thầy cô giáo Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên vào nghiên cứu thực tiễn. 5.2. Kiến nghị - Cần nghiên cứu ảnh hưởng của sinh trưởng, năng suất, thị trường lâm sản và hiệu quả của cây Quế trên các dạng lập địa khác nhau, các nhân tố tác động khác nhau và các biện pháp kỹ thuật áp dụng khác nhau.
  56. 47 - Cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý để chăm sóc rừng quế sinh trưởng và phát triển tốt vừa nâng cao hiệu quả xúc tiến sinh trưởng vừa rút ngắn thời gian và giảm bớt chi phí. - Cần nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm, theo dõi và đo đếm thì thông tin, số liệu thu thập đến hết 01 chu kỳ (từ khi trồng đến khi khái thác) thì nghiên cứu sẽ có độ chính xác cao.
  57. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt 1. Bộ Nông nghiệp (2005), Quyết định ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng số 38/2005/QĐ-BNN, HàNội. 2. Bộ Nông nghiệp (2006), Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và đối tác - Cẩm nang ngành lâm nghiệp - Chương lâm sản ngoài gỗ. 3. Trần Hợp (1991), “Cinnamon in North Vietnam”, Research documents on Forest invenrory and Plannong, Hanoi, Tr85-90. 4. Phạm Xuân Hoàn (2001), “Nghiên cứu sinh trưởng và sản lượng làm cơ sở đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong kinh doanh rừng Quế (Cinnamomum cassia Blume) tại tỉnh Yên Bái”, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội. 5. Hạt kiểm lâm Trấn Yên, Báo cáo thực trạng và đề xuất phát triển cây quế trên địa bàn huyện Trấn Yên giai đoạn 2016 - 2020. 6. Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng (2003), Giống cây rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội (Tr 21; 22). 7. Đoàn Hoài Nam (2004), “Đánh giá hiệu quả kinh tế- sinh thái của một số mô hình rừng trồng tại vùng Đông Bắc”, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT (3), tr 257-258. 8. Trần Công Quân, Đăng Kim Vui (2009), “Kết quả áp dụng tiến bộ kỹ thuật cho trồng rừng nguyên liệu ở vùng Đông Bắc - Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Chuyên đề Nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn, Tập 62, số 13, 2009, tr 3-6. 9. Trần Duy Rương (2013), Sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai ở Bình Định. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm
  58. 49 nghiệp Việt Nam, số 2, 2013, tr2793-2798. 10. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (1996), Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong Nông - Lâm nghiệp trên máy vi tính, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 11. UBND huyện Trấn Yên, Báo cáo tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm quế đến năm 2018; Định hướng phát triển quế giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn huyện Trấn Yên. 12. UBND huyện Trấn Yên (2009), Báo cáo tổng hợp dự án xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý Trấn Yên cho sản phẩm quế của huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. 13. UBND tỉnh Yên Bái (2016), Quyết định số: 1481/QĐ-UBND, Yên Bái ngày 22/7/2016 về: Phê duyệt đề án phát triển cây Quế tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016-2020. 14. UBND xã Đào Thịnh (2017), Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội năm 2018. 15. UBND xã Đào Thịnh (2018), Báo cáo kết quả duy trì củng cố các tiêu chí nông thôn mới xã Đào Thịnh. Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2018. 16. UBND xã Đào Thịnh, Báo cáo cuối năm Hội đồng nhân dân (2016, 2017 &2018). II. Tài liệu nước ngoài 17. Bolstad P. V. et al (1988), Heigh-growth gains 40 months after fertilization of young Pinus caribeae var. hondurensis in eastern Colombia, Turrialba 38, pp. 233-241. 18. Evans J. (1992), Plantation Forestry in the Tropics, Clarendon Press- Oxford. 19. FAO (2007), State of the world’s forest. FAO, Rome
  59. 50 20. Li Y. and Chen D. (1992), Fetility degradation and growth response in Chinese fir platations. Pro 2nd Intl Symp Forest soil Cuidad Vennezuela. 21. Pandey D. (1983), Growth and yiel of plantation species in the tropics. Forest Research Division, FAO, Rom-1983.
  60. PHỤ LỤC Phụ lục 01: Phỏng vấn hộ gia đình trồng Quế với các thông tin như sau: Phụ lục 1.1. Mô hình 01 - Hộ gia đình: Triệu Thị Minh Thúy; Tuổi: 46; Dân tộc: Kinh Địa chỉ: Xóm (thôn) 5, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái Số nhân khẩu: 4; Số lao động chính: 4; Số lao động phụ: 0 0 Diện tích trồng: 7 ha, đất thuộc loại (Fs, Fe .), độ dốc ≥ .- , Độ dày tầng đất 10-25cm, tổng hợp lập địa trồng rừng: (FsII2q; FsIIIq ) Mật độ ban đầu cây/ha, số cây còn lại: . cây/ha (tỷ lệ chết tự nhiên do gãy đổ, thời tiết, % từ khi trồng đến khi khai thác) Gia đình có làm đất, bón phân đúng kỹ thuật khi trồng và chăm sóc rừng - Bảng tính toán đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Quế tuổi. 3 Dbq = ; Hbq = Suy ra Vbq = . m ; 3 + M (Sản lượng gỗ) = Vbq x Số cây còn lại/ha = m . + Q (Sản lượng vỏ Quế) = Số cây x Sản lượng vỏ thân bq 01 cây = .kg + C (Sản lượng Quế cành) = Số cây x Sản lượng vỏ cành bq 01 cây = kg + L (Sản lượng lá Quế) = Số cây x Sản lượng lá/cây = .kg Thuế sử dụng đất lâm nghiệp thu hoạch một lần chịu mức thuế bằng 4% giá trị sản lượng khai thác, căn cứ vào mục 4 điều 9 trong Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp (Luật này đã đượcQuốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 10 tháng 7 năm 1993)
  61. Phụ bảng Hạch toán thu - chi cho 01 ha rừng trồng Quế Số Đơn giá Thành tiền TT Các khoản chi - thu ĐVT lượng (1000đ) (1000đ) I. Các khoản chi Trồng, chăm sóc năm 1 - Phân bón: . kg NPK/hố kg - Làm đất theo băng công - Xử lý thực bì công 1. - Cuốc hố công - Cây giống + trồng dặm cây - Công bón phân công - Công trồng công Chăm sóc năm 2 2. - Phân bón: kg NPK kg - Công chăm sóc, bón phân công Chăm sóc năm thứ 3 công 3. Bón phân ( .kg NPK/cây) kg 4 Chi phí bảo vệ (năm 1- khai thác) năm 5 Thuế sử dụng đất đ 6 Chi phí khai thác đ Tổng chi phí 1 chu kỳ: II. Các khoản thu: 1 Sản lượng gỗ m3 2 Sản lượng vỏ thân kg 3 Sản lượng vỏ cành kg 4 Sản lượng lá kg Tổng thu: Thu - chi
  62. Phụ bảng 01.2. Tổng hợp kết quả tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế Đơn vị tính: đồng Mô hình Chi qua Thu qua 01 Năm Chi phí Thu Thu-chi chiết khấu chiết khấu 1 2 3 4 5 6 7 n Tổng NPV= IRR BCR
  63. Phụ lục 02. Kết quả phân tích phương sai và tính toán tiêu chuẩn U cấp 3 năm tuổi 1. Chỉ tiêu về đường kính D1.3 * Phân tích phương sai Bảng sắp xếp kết quả nghiên cứu Các OTC điều tra Lần 1 Lần 2 Lần 3 OTC1 OTC2 . OTCn Kết quả phân tích phương sai 1 nhân tố thể hiện ở 2 bảng sau: SUMMARY Groups Count Sum Average Variance Row 1 Row 2 Row n ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups Within Groups Total
  64. * Tính toán tiêu chuẩn U X X 1 2  2  2 U= 1 2 n1 n2 Ta có: = X 1 = X2 = 2  1 2 =  2 n1 = . n2 = n2 = 103 * Ghi chú: Các tuổi 5, tuổi 7 và ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của Keo lai cũng xử lý và tính toán tương 2. Chiều cao Hvn * Tính phương sai Bảng sắp xếp kết quả nghiên cứu Hvn Các OTC điều tra Lần 1 Lần 2 Lần 3 OTC1 OTC2 . . . OTCn Kết quả phân tích phương sai 1 nhân tố thể hiện ở 2 bảng sau: SUMMARY Groups Count Sum Average Variance Row 1 Row 2 . Row n ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups Within Groups Total
  65. * Tính toán tiêu chuẩn U Ta có: X 1 = X X 1 2 10,4 9,23 2 2 X2 =  1  2 2 2 0,71 1,72 2 U = n 1 = n2 = 6,40  1 = 108 103 2  2 = n1 = n2 = n