Khóa luận Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Nguyễn Huệ, Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Nguyễn Huệ, Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_danh_gia_muc_do_o_nhiem_dat_do_ton_du_hoa_chat_bao.pdf
Nội dung text: Khóa luận Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Nguyễn Huệ, Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM ĐẤT DO TỒN DƯ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI XÃ NGUYỄN HUỆ, THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế tài nguyên thiên nhiên Khoa : Môi Trường Khóa : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THANH TÙNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM ĐẤT DO TỒN DƯ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI XÃ NGUYỄN HUỆ, THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế tài nguyên thiên nhiên Lớp : K47-KTTNTN Khoa : Môi Trường Khóa : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : Ts. Trần Thị Phả Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Kết thúc bốn năm học tập, nghiên cứu và rèn luyện trong mái trường đại học, bản thân em đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích về chuyên môn và khoa học. Trong đợt thực tập tốt nghiệp này em đã tiến hành nghiên cứu và viết đề tài với tiêu đề “Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Nguyễn Huệ, Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.”. Trong thời gian thực tập và làm báo cáo tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ts.Trần Thị Phả đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn các cán bộ Viện Kỹ Thuật và Công Nghệ Môi Trường đã tạo điều kiện cho em được đi thực tập và nghiên cứu đề tài. Nhân dịp này em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em, đó chính là những nền tảng cơ bản, những hành trang vô cùng quý giá cho sự nghiệp tương lai của em sau này. Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, vì chưa có kinh nghiệm thực tế và thời gian hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía các thầy, cô và các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Trần Thanh Tùng
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Phân loại công dụng theo tổ chức y tế thế giới ( tổng cục môi trường 2015 ) 9 Bảng 2.2. Phân loại nhóm độc theo tổ chức y tế thế giới 11 ( tổng cục môi trường 2015 ) 11 Bảng 2.3. Phân loại thuốc bvtv theo thời gian phân hủy 12 Bảng 2.4. Lượng thuốc DDT nhập khẩu được sử dụng để trừ muỗi từ năm 1957 đến 1990 17 Bảng 2.5. Thời gian tồn lưu của hóa chất BVTV trong đất 19 Bảng 3.1.Vị trí các điểm lấy mẫu đất ( ngày 15/02/2019) 25 Bảng3.2.Vị trí các điểm lấy mẫu nước ( ngày 17/02/2019) 26 Bảng4.1.Kết quả phân tích mẫu đất tại phòng thí nghiệm 34 Bảng4.2.Kết quả phân tích mẫu nước tại phòng thí nghiệm 39 Bảng 4.4.Một số dự án đã và đang triển khai 44
- iii DANH MỤC CÁC HÌNH HÌNH 2.1.CHU TRÌNH PHÁT TÁN HÓA CHẤT BVTV TRONG HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP 18 HÌNH 2.2.TÁC HẠI CỦA HÓA CHẤT BVTV ĐỐI VỚI CON NGƯỜI 21 HÌNH 4.1. Biểu đồ thể hiện nồng độ DDT so với QCVN54:2013/BTNMT 34 HÌNH 4.2. Biểu đồ thể hiện nồng độ Lindan so với QCVN54:2013/BTNMT 35 HÌNH 4.3. Biểu đồ thể hiện nồng độ Vofatox 46 HÌNH 4.4.SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ĐẤT Ô NHIỄM 45
- iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Từ, cụm từ viết tắt Từ, cụm từ đầy đù BVTV Bảo vệ thực vật BTN Bột thấm nước DP Thuốc phun bột EC Thuốc sữa H Thuốc dạng hạt
- v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần I Mở Đầu 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục đích của đề tài 2 1.3 Yêu cầu của đề tài 2 1.4 Ý nghĩa của đề tài 3 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường 4 2.1.2 Khái niệm về hóa chất BVTV 6 2.1.3.Phân loại hóa chất BVTV 7 2.1.4 Phân loại theo công dụng 8 2.1.5 Phân loại theo nhóm độc 9 2.1.6 Phân loại theo thời gian hủy 12 2.2. Cơ sở pháp lý 12 2.3 Cơ sở thực tiễn 14 2.3.1 Nghiên cứu hóa chất BVTV trên thế giới và Việt Nam 14 2.3.2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường 18 PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu: 22
- vi 3.3. Nội dung nghiên cứu 23 3.4.Phương pháp nghiên cứu 23 3.4.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu 23 3.4.2. Phương pháp quan trắc, khảo sát thực địa 23 3.4.3. Phương pháp lấy mẫu đất 24 3.4.3 Phương pháp lấy mẫu nước 26 3.4.4 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 27 3.4.4 Phương pháp tổng hợp, so sánh: 27 Phần IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28 4.1 Kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã của xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 28 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 28 4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 30 4.2 Kết quả đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất BVTV 34 4.2.1 Kết quả đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường đất 34 4.3 Kết quả đánh giá phạm vi ô nhiễm môi trường đất 39 4.3.1 Phân vùng ô nhiễm Error! Bookmark not defined. 4.3.2 Khối lượng đất ô nhiễm cần xử lý Error! Bookmark not defined. 4.4 Đề xuất biện pháp xử lý 41 4.4.1 Sử dụng phương pháp hóa học ( Fenton) 41 4.4.2 Đã áp dụng thực tiễn 43 4.4.3 Cải tạo và phục hồi môi trường đất sau xử lý 45 4.4.4 Quy trình xử lý ô nhiễm 46 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 51 5.1 Kết luận 51 5.2 Đề nghị 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
- 1 Phần I Mở Đầu 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia phát triển đi lên từ nông nghiệp. Trong suốt chiều dài phát triển của dân tộc, nông nghiệp luôn là ngành có đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hoá chất BVTV đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp đối với nước ta, hóa chất BVTV được sử dụng trong việc phòng trừ dịch hại bảo vệ cây trồng, phòng chống sốt rét và quân đội Trong những năm của thập kỷ 60 - 90 do sự hiểu biết về hóa chất BVTV còn hạn chế, chỉ coi trọng về mặt tích cực của nó là phòng và diệt dịch hại và xem nhẹ công tác môi trường, công tác quản lý còn lỏng lẻo nên để lại nhiều kho, nền kho, địa điểm lưu giữ hóa chất BVTV. Do lâu ngày không được chú ý đề phòng các bao bì đựng hoá chất BVTV bị vỡ hóa chất BVTV ngấm vào nền kho, ngấm vào đất hoặc do điều kiện mưa, lụt đã làm phát tán ra môi trường các loại hóa chất BVTV gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, khi một số loại hóa chất BVTV bị cấm sử dụng vào đầu những năm 90, một số nơi đã chôn các loại hóa chất này xuống đất gây ô nhiễm đất, ảnh hưởng đến nguồn nước và môi trường xung quanh. Trong những năm gần đây đã có nhiều đơn thư của người dân và các địa phương về vấn đề ô nhiễm môi trường tại các khu vực này. Các loại hóa chất tồn lưu này chủ yếu là các loại hoá chất độc hại thuộc nhóm chất hữu cơ khó phân huỷ trong môi trường, hay còn gọi là các chất POP theo Công ước Stockholm về các chất hữu cơ khó phân hủy như: DDT, Lindan, Endrin, Dieldrin Theo kết quả điều tra, thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường và báo cáo của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về các điểm tồn lưu do hóa chất BVTV tính đến tháng 6 năm 2015 trên địa bàn toàn
- 2 quốc có 1.562 điểm tồn lưu do hóa chất BVTV tại 46 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ theo QCVN 54:2013/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về ngưỡng xử lý hóa chất BVTV hữu cơ theo mục đích sử dụng đất thì hiện có hàng trăm điểm ô nhiễm tồn lưu do hóa chất BVTV có mức độ rủi ro cao gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Nguồn: “Dự án xây dựng năng lựng nhằm loại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật Pop tồn lưu tại Việt Nam – Tổng cục Môi Trường 2015” Để đánh giá đầy đủ hơn về mức độ ô nhiễm do hóa chất BVTV, em đã thành lập đề tài “ Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Nguyễn Huệ, Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh” 1.2 Mục đích của đề tài Thông qua nghiên cứu đề tài đánh giá được hiện trạng môi trường đất của khu đất thuộc quyền sở hữu của thôn 8, xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh và xác định mức độ ô nhiễm và phạm vi ô nhiễm của khu đất. Đồng thời tìm hiểu các phương pháp, quy trình xử lý đất bị ô nhiễm do tồn dư thuốc BVTV từ đó đề xuất biện pháp xử lý phù hợp. 1.3 Yêu cầu của đề tài - Đánh giá được hiện trạng môi trường đất tại xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh - Đảm bảo tài liệu, số liệu đầy đủ, trung thực, khách quan. - Đảm bảo kết quả phân tích các thông số về hàm lượng thuốc BVTV chính xác - Đảm bảo những kiến nghị, đề nghị đưa ra có tính khả thi, phù hợp với điều kiện địa phương. - Các mẫu nghiên cứu và phân tích phải đảm bảo tính khoa học và đại diện cho khu vực nghiên cứu
- 3 1.4 Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: + Giúp bản thân em có cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, giúp em vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế - Ý nghĩa trong thực tiễn: + Cảnh báo nguy cơ về tác hại của việc lạm dụng thuốc BVTV quá nhiều + Đề xuất các phương pháp xử lý thích hợp để xử lý ô nhiễm môi trường đất do tồn dư hóa chất BVTV
- 4 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường - Khái niệm môi trường Theo khoản 1 điều 3 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014, môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. (Luật bảo vệ môi trường Việt Nam, 2014). - Khái niệm ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới con người, sinh vật. (Luật bảo vệ môi trường Việt Nam, 2014). - Ô nhiễm môi trường đất: Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm". Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu theo nguồn gốc phát sinh có: + Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt. + Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp. + Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp Đất canh tác là nơi tập trung nhiều dư lượng hóa chất BVTV. Hóa chất BVTV đi vào trong đất do các nguồn: phun xử lý đất, các hạt thuốc BVTV rơi vào đất, theo mưa lũ, theo xác sinh vật vào đất. Theo kết quả nghiên cứu thì phun thuốc cho cây trồng có tới 50% số thuốc rơi xuống đất, ngoài ra còn có một số thuốc rải trực tiếp vào đất. Khi vào trong đất một phần thuốc trong đất
- 5 được cây hấp thụ, phần còn lại thuốc được keo đất giữ lại. Thuốc tồn tại trong đất dần dần được phân giải qua hoạt động sinh học của đất và qua các tác động của các yếu tố lý, hóa. Tuy nhiên tốc độ phân giải chậm nếu thuốc tồn tại trong môi trường đất với lượng lớn, nhất là trong đất có hoạt tính sinh học kém. Những khu vực chôn lấp hóa chất BVTV thì tốc độ phân giải còn chậm hơn nhiều. Thời gian tồn tại của thuốc trong đất dài hay ngắn tùy thuộc vào nhiều yếu tố môi trường. Tuy nhiên, một chỉ tiêu thường dùng để đánh giá khả năng tồn tại trong đất của thuốc là “thời gian bán phân hủy”, tính từ khi thuốc được đưa vào đất cho tới khi một nửa lượng thuốc bị phân và được biều thị bằng DT50, người ta còn dùng các trị số DT75, DT90 là thời gian để 75% và 90% lượng thuốc bị phân hủy trong đất. Lượng thuốc BVTV, đặc biệt là nhóm Clo tồn tại quá lớn trong đất mà lại khó phân hủy nên chúng có thể tồn tại trong đất gây hại cho thực vật trong nhiều năm. Sau một khoảng thời gian nó sinh ra một hợp chất mới, thường có tính độc cao hơn bản thân nó. Ví dụ: sản phẩm tồn lưu của DDT trong đất là DDE cũng có tác dụng như thuốc trừ sâu nhưng tác hại đối với sự phát triển của phôi bào trứng chim độc hơn DDT từ 2-3 lần. Loại thuốc Aldrin cũng đồng thời với DDT, có khả năng tồn lưu trong môi trường sinh thái đất và cũng tạo thành sản phẩm “Dieldrin” mà độc tính của nó cao hơn Aldrin nhiều lần. Thuốc diệt cỏ 2.4-D tồn lưu trong môi trường sinh thái đất và cũng có khả năng tích lũy trong quả hạt cây trồng. Các thuốc trừ sâu dẫn xuất từ EDBC (acid etylen bis dithoacarbamic) như maned, propioned không có tính độc cao đối với động vật máu nóng và không tồn tại lâu trong môi trường nhưng dư lượng của chúng trên nông sản như khoai tây, cà rốt, dưới tác dụng của nhiệt độ có thể tạo thành ETV (etylenthioure), mà ETV, qua ngiên cứu cho chuột ăn gây ung thư và đẻ ra chuột con quái thai. Đánh giá khả năng tồn động hóa chất BVTV trong đất hay trong nước.
- 6 2.1.2 Khái niệm về hóa chất BVTV Hóa chất BVTV hay còn gọi là thuốc BVTV là những loại hóa chất bảo vệ cây trồng hoặc những sản phẩm bảo vệ mùa màng, là những chất được tạo ra để chống lại và tiêu diệt loài gây hại hoặc các vật mang mầm bệnh. Chúng cũng gồm các chất để đấu tranh với các loại sống cạnh tranh với cây trồng cũng như nấm bệnh cây. Ngoài ra, các loại thuốc kích thích sinh trưởng, giúp cây trồng đạt năng suất cao cũng là một dạng của hóa chất BVTV. Hóa chất BVTV là những hóa chất độc, có khả năng phá hủy tế bào, tác động đến cơ chế sinh trưởng, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại và cả cây trồng, vì thế khi các hợp chất này đi vào môi trường, chúng cũng có những tác động nguy hiểm đến môi trường, đến những đối tượng tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp. Và đây cũng là lý do mà thuốc BVTV nằm trong số những hóa chất đầu tiên được kiểm tra triệt để về bản chất, về tác dụng cũng như tác hại. Về cơ bản thuốc BVTV được sản xuất dưới các dạng sau: - Thuốc sữa: viết tắt là EC hay ND: gồm các hoạt chất, dung môi, chất hóa sữa và một số chất phù trị khác. Thuốc ở thể lỏng, trong suốt, tan trong nước thành dung dịch nhũ tương tương đối đồng đều, không lắng cặn hay phân lớp. - Thuốc bột thấm nước: còn gọi là bột hòa nước, viết tắt là WP, BTN: gồm hoạt chất, chất độn, chất thấm ướt và một số chất phù trợ khác. Thuốc ở dạng bột mịn, phân tán trong nước thành dung dịch huyền phù, pha với nước để sử dụng. - Thuốc phun bột: viết tắt là DP, chứa các thành phần hoạt chất thấp (dưới 10%), nhưng chứa tỉ lệ chất độn cao, thường là đất sét hoặc bột cao lanh. Ngoài ra, thuốc còn chứa các chất chống ẩm, chống dính. Ở dạng bột mịn, thuốc không tan trong nước. - Thuốc dạng hạt: viết tắt là G hoặc H, gồm hoạt chất, chất độn, chất bao viên, và một số chất phù trợ khác.
- 7 Ngoài ra còn một số dạng tồn tại khác: - Thuốc dung dịch; - Thuốc bột tan trong nước ; - Thuốc phun mùa nóng; - Thuốc phun mùa lạnh. 2.1.3.Phân loại hóa chất BVTV - Phân loại theo các gốc hóa học: Căn cứ vào bản chất hóa học của các loại hóa chất BVTV, chúng được phân chia thành các nhóm khác nhau. Dưới đây mô tả sơ bộ hóa chất BVTV thuộc các nhóm clo hữu cơ, lân hữu và carbamat: - Hóa chất BVTV thuộc nhóm hợp chất Clo hữu cơ: Hóa chất BVTV thuộc nhóm hợp chất Clo hữu cơ thuộc nhóm hóa chất BVTV tổng hợp, điển hình của nhóm này là DDT, Lindan, Endosulfan. Hầu hết các loại hóa chất BVTV thuộc nhóm này đã bị cấm sử dụng vì chúng là các chất hữu cơ khó phân huỷ, tồn lưu lâu trong môi trường. Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cũng quy định về việc giảm thiểu và loại bỏ các loại hóa chất bảo vệ thực vật, đa phần thuộc nhóm clo hữu cơ này. Hóa chất BVTV nhóm cơ clo thường có độ độc ở mức độ I hoặc II. Các hợp chất trong nhóm này gồm: Aldrin, BHC, Chlordan, DDE, DDT, Dieldrin, Endrin, Endosulphan, Heptachlor, Keltan, Lindane, Methoxyclor, Rothan, Per- than, TDE, Toxaphen v.v. là những hợp chất mà trong cấu trúc phân tử của chúng có chứa một hoặc nhiều nguyên tử Clo liên kết trực tiếp với nguyên tử Cacbon. Trong các hợp chất trên DDT và Lindane là những loại hóa chất BVTV được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam từ trước những năm 1960-1993.
- 8 - Hóa chất BVTV thuộc nhóm Lân hữu cơ: Là các este của axit phosphoric. Đây là nhóm hóa chất rất độc với người và động vật máu nóng, điển hình của nhóm này là Methyl Parathion, Ethyl Par- athion, Mehtamidophos, Malathion Hầu hết các loại hóa chất BVTV trong nhóm này cũng đã bị cấm do độc tính của chúng cao. Theo y văn dấu hiệu và triệu chứng nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật gốc photpho hữu cơ và cacbamat bao gồm: nhức đầu, choáng váng, cảm giác nặng đầu, nhức thái dương, giảm trí nhớ, dễ mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, ăn kém ngon, chóng mặt. Ở một số trường hợp, có rối loạn tinh thần và trí tuệ, giật nhãn cầu, run tay và một số triệu chứng rối loạn thần kinh khác. - Hóa chất BVTV thuộc nhóm Carbamat: Là các este của axit Carbamic có phổ phòng trừ rộng, thời gian cách ly ngắn, điển hình của nhóm này là Bassa, Carbosulfan, Lannate Cũng như nhóm lân hữu cơ, các triệu chứng nhiễm độc thuốc BVTV nhóm này là rất khó khăn, phần lớn các dấu hiệu lâm sàng mang tính chủ quan. Các triệu chứng nhiễm độc gồm nhức đầu, choáng váng, dễ mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, ăn kém ngon, chóng mặt. 2.1.4 Phân loại theo công dụng Trên thị trường đã có hàng trăm hoạt chất với hàng nghìn tên thương mại khác nhau về hóa chất BVTV. Tuy nhiên, ta có thể phân thành 5 loại chính dựa vào công dụng của thuốc
- 9 TT Công dụng Thành phần chính - Hợp chất hữu cơ clo (hydrocloruacacbon); -Hợp chất hữu cơ phospho (este axit phos-phoric); Thuốc trừ sâu 1 - Muối carbamic; bệnh -Pyrethroids tự nhiên và nhân tạo; - Dinitro phenol;- Thực vật. -Nitro anilin; - Muối carbamic và thiocarbamic; 2 Thuốc diệt cỏ - Hợp chất nitơ dị vòng (triazine); - Dinitrophenol và dẫn xuất phenol - Thuốc diệt nấm vô cơ (trên căn bản sulfur đồng và thủy ngân); 3 Thuốc diệt nấm - Thuốc diệt nấm hữu cơ (dithiocarbamat); - Thuốc diệt nấm qua rễ (benzimidazoles); - Kháng sinh (sản phẩm từ vi sinh vật). Thuốc diệt - Chất chống đông máu (Hydroxy coumarins); 4 chuột - Các loại khác (Arsennicals, thioureas). - Ức chế sinh trưởng (hợp chất quatermary); Thuốc kích 5 - Kích thích đâm chồi (Carbamates); thích - Kích thích rụng quả (cyclohexmide). Bảng 2.1 Phân loại công dụng theo Tổ Chức Y tế thế giới ( Tổng Cục Môi Trường 2015 ) 2.1.5 Phân loại theo nhóm độc Qua nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc lên cơ thể chuột, các chuyên gia về độc học đã đưa ra 5 nhóm độc theo tác động của độc tố qua đường miệng và qua da. Tất cả các loại hóa chất BVTV đều độc với người và động vật máu
- 10 nóng, tuy nhiên mức độ gây độc đối với mỗi loại khác nhau và tùy theo cách xâm nhập vào cơ thể. Các loại hóa chất BVTV thường bền vững ở nhiệt độ thường nhưng dễ bị kiềm thủy phân. Chúng không bị phân hủy sinh học, tích tụ trong các mô mỡ và khuếch đại sinh học trong chuỗi thức ăn sinh học từ phiêu sinh vật đến các loài chim nồng độ tăng lên trên hàng triệu lần. *Độc tính cấp tính Độc tính của thuốc BVTV được thể hiện bằng LD50 (Lethal dose 50) là liều lượng cần thiết gây chết 50% cá thể thí nghiệm và tính bằng đơn vị mg/kg trọng thể. Độ độc cấp tính của thuốc BVTV dạng hơi được biểu thị bằng nồng độ gây chết trung bình LC50 (Lethal concentration 50), tính theo mg hoạt chất/m3 không khí. LD50 hay LC50 càng nhỏ thì độ độc càng cao. *Độc tính mãn tính Mỗi loại hóa chất trước khi được công nhận là thuốc BVTV phải được kiểm tra về độ độc mãn tính, bao gồm: khả năng gây tích lũy trong cơ thể người và động vật máu nóng, khả năng kích thích tế bào khối u ác tính, ảnh hưởng của hóa chất đến bào thai và khả năng gây dị dạng đối với thế hệ sau. Thường xuyên làm việc và tiếp xúc với thuốc BVTV cũng có thể nhiễm độc mãn tính. Biểu hiện nhiễm độc mãn tính cũng có thể giống với các bệnh lý thường khác như: da xanh, mất ngủ, nhức đầu, mỏi cơ, suy gan, rối loạn tuần hoàn,
- 11 Bảng 2.2. Phân loại nhóm độc theo Tổ chức Y tế thế giới ( Tổng Cục Môi Trường 2015 ) Qua miệng Qua da Phân nhóm Màu sắc quy TT Thể Thể đọc ước Thể rắn Thể lỏng rắn lỏng 1 I.a.Độc mạnh Đỏ 5 20 10 40 2 I.b.Độc Vàng 5-50 20-200 10-100 40-400 II.Độc trung 100- 400- 3 bình Xanh da trời 50-500 200 200 100 400 500- 2000- 4 III. Độc ít Xanh lá cây 1000 4000 2000 3000 IV. Độc rất 5 >2000 >3000 nhé
- 12 2.1.6 Phân loại theo thời gian hủy Mỗi loại hóa chất BVTV có thời gian phân hủy rất khác nhau. Nhiều chất có thể tồn lưu trong đất, nước, không khí và trong cơ thể động, thực vật nhưng cũng có những chất dễ bị phân hủy trong môi trường. Dựa vào thời gian phân hủy của chúng có thể chia hóa chất BVTV thành các nhóm sau: Bảng 2.3. Phân loại thuốc BVTV theo thời gian phân hủy ( Tổng Cục Môi Trường 2015 ) Thời gian TT Phân nhóm Ví dụ phân hủy Các hợp chất hữu cơ chứa kim loại: Nhóm hầu như 1 - Thủy ngân, Asen Loại này đã bị cấm không phân hủy sử dụng Nhóm khó phân 2 2 – 5 năm DDT, 666 (HCH), đã bị cấm sử dụng hủy hay POP Nhóm phân hủy 1 - 18 Thuốc loại hợp chất hữu cơ có chứa clo 3 trung bình tháng (2,4 – D) Nhóm dễ phân 1 – 12 4 Hợp chất phốt pho hữu cơ, cacbanat hủy tuần 2.2. Cơ sở pháp lý a) Căn cứ pháp lý - Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014 - Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 18/6/2014; - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành 1 số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- 13 - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; - Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng; - Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; - Thông tư số 26/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung vể Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; - Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định về quản lý chất thải nguy hại; - Thông tư số 02/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường; - Quyết định số 1752/QĐ-UBND ngày 21/5/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Danh mục nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường ngân sách cấp Tỉnh năm 2018 b) Căn cứ kỹ thuật - Sổ tay hướng dẫn xử lý và phân tích số liệu quan trắc môi trường do Trung tâm quan trắc môi trường – Tổng cục môi trường xuất bản năm 2015; - TCVN 7538 – 2: 2005 – Chất lượng đất – Lấy mẫu – Phần 2: Hướng dẫn kĩ thuật lấy mẫu; - TCVN 6000:1995 – Chất lượng nước – Lấy mẫu: Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm; - QCVN 54:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng xử lý hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy tồn lưu theo mục đích sử dụng đất
- 14 - Thông tư 30/2011/TT-BTNMT – Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước dưới đất; - QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất; - Thông tư 30/2011/TT-BTNMT – Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước dưới đất; - Thông tư 33/2011/TT-BTNMT – Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường đất. 2.3 Cơ sở thực tiễn 2.3.1 Nghiên cứu hóa chất BVTV trên thế giới và Việt Nam 2.3.1.1 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới Những năm gần đây theo ý kiến và nghiên cứu của nhiều tổ chức khoa học, chuyên gia về nông nghiệp, bảo vệ thực vật, sinh thái quá trình sử dụng thuốc BVTV ở thế giới trải qua 3 giai đoạn là: 1 - Cân bằng sử dụng (Balance use): yêu cầu cao, sử dụng có hiệu quả. 2 - Dư thừa sử dụng (Excessise use): bắt đầu sử dụng quá mức, lạm dụng thuốc BVTV, ảnh hưởng đến môi trường, giảm hiệu quả. 3 - Khủng hoảng sử dụng (Pesticide Crisis): quá lạm dụng thuốc BVTV, tạo nguy cơ tác hại đến cây trồng, môi trường, sức khỏe cộng đồng, giảm hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn dư thừa sử dụng từ những năm 80 - 90 và giai đoạn khủng hoảng từ những năm đầu thế kỷ 21. Với những nước đang phát triển, sử dụng thuốc BVTV chậm hơn (trong đó có Việt Nam) thì các giai đoạn trên lùi lại khoảng 10 - 15 năm. Việc sử dụng thuốc BVTV ở thế giới luôn luôn tăng, đặc biệt ở những thập kỷ 70 - 80 - 90. Theo Gifap, giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới năm 1992 là 22,4 tỷ USD, năm 2000 là 29,2 tỷ USD và năm 2010 khoảng 30 tỷ
- 15 USD, trong 10 năm gần đây ở 6 nước châu Á trồng lúa, nông dân sử dụng thuốc BVTV tăng 200 - 300% mà năng suất không tăng. Hiện danh mục các hoạt chất BVTV trên thế giới đã là hàng ngàn loại, ở các nước thường từ 400 - 700 loại. (Trung Quốc 630, Thái Lan 600 loại). Tăng trưởng thuốc BVTV những năm gần đây từ 2 - 3%. Trung Quốc tiêu thụ hằng năm 1,5 - 1,7 triệu tấn thuốc BVTV (2010). 2.3.1.2.Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam Do chưa có khả năng sản xuất được các hoạt chất thuốc BVTV và công nghệ tạo dạng thuốc còn lạc hậu nên phần lớn các hoạt chất và sản phẩm thương mại ở nước ta đều được nhập từ nước ngoài. Trước năm 1990, phần lớn thuốc BVTV được nhà nước nhập từ Liên Xô và các nước Đông Âu cũ với lượng từ 13-15 ngàn tấn/năm. Từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý, nguồn nhập khẩu thuốc BVTV trở nên đa dạng hơn, thuốc có thể được nhập khẩu từ Đức, Mỹ, Ấn Độ, Singapo đặc biệt do lợi thế về giá cả nguồn nhập từ Trung Quốc đang tăng lên một cách nhanh chóng. Lượng thuốc được nhập tăng lên khoảng trên 30.000 tấn/năm, cá biệt như năm 1999 có thể nhập tới 42.000 tấn. Số lượng các đơn vị nhập khẩu cũng tăng lên, trong giai đoạn 1990-1993. Theo kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường về các điểm ô nhiễm do hoá chất BVTV tồn lưu gây ra trên phạm vị toàn quốc từ năm 2007 đến 2009 cho thấy trên địa bàn toàn quốc có trên 1.099 điểm tồn lưu hoá chất 21 BVTV phân bố tại 37 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, có 868 khu vực ô nhiễm đất thuộc 16 tỉnh, thành phố và 231 kho chứa hoá chất BVTV tồn lưu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc 37 tỉnh, thành phố. Theo kết quả đánh giá, trong tổng số 868 khu vực đất bị ô nhiễm do hoá chất BVTV có 169 khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, 76 khu vực bị ô nhiễm và 623 khu vực chưa đánh giá mức độ ô nhiễm. Đối với 231 kho chứa hoá chất BVTV tồn lưu có 53 kho gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, 78 kho gây ô
- 16 nhiễm môi trường và 100 kho chưa đánh giá được mức độ ô nhiễm môi trường. Hiện tại, trong 231 kho hoá chất BVTV tồn lưu đang lưu giữ 216.924,82kg và 36.975,87 lít hoá chất BVTV, 29.146,31 kg bao bì [2][8]. Các điểm ô nhiễm môi trường do hoá chất BVTV tồn lưu gây ảnh hưởng lớn đến cộng đồng và môi trường tại khu vực ô nhiễm. Các kho chứa hoá chất BVTV tồn lưu hầu hết được xây dựng từ những năm 1980 trở về trước, khi xây dựng chưa quan tâm đến việc xử lý kết cấu, nền móng để ngăn ngừa khả năng ô nhiễm. Hơn nữa, từ trước đến nay các kho không được quan tâm tu sửa, gia cố hàng năm, nên đều đã và đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, nền và tường kho phần lớn bị rạn nứt, mái lợp đã thoái hoá, dột nát, nhiều kho không có cửa sổ, cửa ra vào được buộc dây tạm bợ, hệ thống thoát nước gần như không có nên khi mưa lớn tạo thành dòng nước mặt, gây ô nhiễm nước ngầm, nước mặt và ô nhiễm đất xung quanh khu vực tồn lưu hoá chất BVTV, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống người dân. Trước nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do các loại thuốc BVTV quá hạn sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam gây ra, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 29/1998/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV và hóa chất độc hại gây ô nhiễm, khó phân hủy; Quyết định số 64/2003/QĐ-TT ngày 22/4/2003 về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”. Qua đó, lượng thuốc BVTV này cần sớm được tiêu hủy, phòng tránh ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện nay việc áp dụng công nghệ xử lý các loại thuốc BVTV đặc biệt là xử lý các khu đất bị ô nhiễm thuốc BVTV đang gặp nhiều khó khăn không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với cả nhiều quốc gia 22 khác trên thế giới. Tình hình ô nhiễm môi trường do hoá chất BVTV ở Việt Nam đang thực sự là vấn đề cần quan tâm vì tính chất nguy hiểm trực tiếp của nó. Tổng lượng hoá chất BVTV sử dụng ở Việt Nam không phải quá lớn song lại tập trung vào một số vùng, đồng thời phương pháp sử dụng, bảo quản và lưu hành rất lộn
- 17 xộn. Thậm chí ở nhiều nơi hoá chất BVTV bị chôn vùi dưới đất và trên đó đã trở thành nhà ở, vườn rau. Những hoá chất này không bị phân huỷ mà theo nước mưa ngấm sâu vào nguồn nước ngầm dưới đất. Trong thời kỳ bao cấp (trước 1985), các thuốc trừ sâu chủ yếu được nhập từ Liên Xô cũ. Hầu hết các thuốc nhập khẩu này đều có độ độc rất cao và tồn tại bền vững trong môi trường như DDT, BHC, Lindan, Chlordan, Dieldrin, Aldrin, Heptachor, Parathion - methyl, Parathion - ethyl, 2,4D và một số thuốc trừ nấm có chứa thuỷ ngân [13][14]. Hầu hết các thuốc trừ sâu hữu cơ gây ô nhiễm bền vững này có khả năng hấp thụ trong cơ thể con người. Hiện chưa có số liệu chính xác về lượng thuốc trừ sâu thuộc nhóm POPs được sử dụng trước 1992. Lượng thuốc DDT đã nhập khẩu chủ yếu được sử dụng để trừ muỗi từ 1957 đến 1990 được thống kê trong bảng sau:. Bảng 2.4: Lượng thuốc DDT nhập khẩu được sử dụng để trừ muỗi từ năm 1957 đến 1990 Năm Lượng dùng Dạng Nguồn nhập khẩu (tấn) DDT 1957 - 14,847 DDT Liên Xô cũ 1979 30% 1976 - 1,800 DDT Tổ chức sức khoẻ thế 1980 75% giới 1977 - 4,000 DDT Hà Lan 1983 75% 1981 - 600 DDT Liên Xô cũ 1985 75% 1984 - 1,733 DDT Hà Lan 1985 75% 1986 262 DDT Tổ chức sức khoẻ thế 75% giới 1986 - 800 DDT Liên Xô cũ 1990 75% TỔNG 24,042 Nguồn: Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - 1998
- 18 2.3.2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường Hóa chất BVTV khi được phun hay rải trên đối tượng một phần sẽ được đưa vào cơ thể động, thực vật. Qua quá trình hấp thu, sinh trưởng, phát triển hay qua chuỗi thức ăn, hóa chất BVTV sẽ được tích tụ trong nông phẩm hay tích lũy, khuếch đại sinh học. Một phần khác sẽ rơi vãi ngoài đối tượng, sẽ bay hơi vào môi trường hay bị cuốn trôi theo nước mưa, đi vào môi trường đất, nước, không khí gây ô nhiễm môi trường.Môi trường thành phần như đất, nước, không khí là một hệ thống hoàn chỉnh có sự tương tác và tương hỗ lẫn nhau. Sự ô nhiễm của môi trường này sẽ tác động đến môi trường xung quanh và ngược lại. Hình 2.1. Chu trình phát tán hóa chất BVTV trong hệ sinh thái nông nghiệp (Nguồn: Tổng Cục Môi Trường 2015 )
- 19 - Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường đất Đất canh tác là nơi tập trung nhiều dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật. Hóa chất bảo vệ thực vật đi vào trong đất do các nguồn: phun xử lý đất, các hạt thuốc bảo vệ thực vật rơi vào đất, theo mưa lũ, theo xác sinh vật vào đất. Khi vào trong đất một phần thuốc trong đất được cây hấp thụ, phần còn lại thuốc được keo đất giữ lại. Thuốc tồn tại trong đất dần dần được phân giải qua hoạt động sinh học của đất và qua các tác động của các yếu tố lý, hóa. Tuy nhiên tốc độ phân giải chậm nếu thuốc tồn tại trong môi trường đất với lượng lớn, nhất là trong đất có hoạt tính sinh học kém. Những khu vực chôn lấp hóa chất bảo vệ thực vật thì tốc độ phân giải còn chậm hơn nhiều. Bảng 2.5 Thời gian tồn lưu của hóa chất BVTV trong đất Thời Hóa chất BVTV gian tồn lưu Thuốc diệt côn trùng Chlorinalted(Vd: DDT, 2-5 năm chlordane, dieldrin) Thuốc diệt cỏ Triazin (Vd: Amiben, simazine) 1-2 năm Thuốc diệt cỏ Benzoic (Amiben, dicamba) 2-12 tháng Thuốc diệt cỏ Urea (Vd: Monuron, diuron) 2-10 tháng Thuốc diệt cỏ phenoxy (2,4-D;2,4,5-T) 1-5 tháng Thuốc diệt côn trùng Organophosphate (Vd: Mala- 1-12 tháng thion, diazion) Thuốc diệt côn trùng Carbamate 1-8 tuần Thuốc diệt cỏ Carbamate (Vd: barban, CIPC) 2-8 tuần (Nguồn: Tổng Cục Môi Trường 2015 )
- 20 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường nước Theo chu trình tuần hoàn, hóa chất BVTV tồn tại trong môi trường đất sẽ rò rỉ ra sông ngồi theo các mạch nước ngầm hay do quá trình rửa trôi, xói mòn khiến hóa chất BVTV phát tán ra các thành phần môi trường nước. Mặt khác, khi sử dụng thuốc BVTV, nước có thể bị nhiễm thuốc trừ sâu nặng nề do người sử dụng đổ hóa chất dư thừa, chai lọ chứa hóa chất, nước súc rửa xuống thủy vực, điều này có ý nghĩa đặc biệt nghiêm trọng khi các nông trường vườn tược lớn nằm kề sông bị xịt thuốc xuống ao hồ. Hóa chất BVTV vào trong nước bằng nhiều cách: cuốn trôi từ những cánh đồng có phun thuốc xuống ao, hồ, sông, hoặc do đổ hóa chất BVTV thừa sau khi đã sử dụng, phun thuốc trực tiếp xuống những ruộng lúa nước để trừ cỏ, trừ sâu, trừ bệnh. Ô nhiễm nguồn nước do hóa chất BVTV cũng có nhiều hình thức khác nhau, từ rửa trôi thuốc từ các cánh đồng có chứa hóa chất BVTV, người sử dụng đổ hóa chất BVTV thừa, rửa dụng cụ ở các kênh mương hoặc do nuớc mưa chảy tràn từ các kho hóa chất BVTV tồn lưu. Thuốc trừ sâu trong đất, dưới tác dụng của mưa và rửa trôi sẽ tích lũy và lắng đọng trong lớp bùn đáy ở sông, ao, hồ, sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Thuốc trừ sâu có thể phát hiện trong các giếng, ao, hồ, sông, suối cách nơi sử dụng thuốc trừ sâu vài km. Mặc dù độ hoà tan của hoá chất BVTV tương đối thấp, song chúng cũng bị rửa trôi vào nước tưới tiêu, gây ô nhiễm nước bề mặt, nước ngầm và nước vùng cửa sông ven biển nơi nước tưới tiêu đổ vào. - Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến con người và động vật Ngoài tác dụng diệt dịch bệnh, các loại cỏ và sâu bệnh phá hoại mùa màng, dư lượng hóa chất BVTV cũng đã gây nên các vụ ngộ độc cấp tính và mãn tính cho người tiếp xúc và sử dụng chúng, và cũng là nguyên nhân sâu xa dấn đến những căn bệnh hiểm nghèo. Các độc tố trong hóa chất BVTV xâm nhập vào rau quả, cây lương thực, thức ăn gia súc và động vật sống trong nước
- 21 rồi xâm nhập vào các loại thực phẩm, thức uống như: thịt cá, sữa, trứng, Một số loại hóa chất BVTV và hợp chất của chúng qua xét nghiệm cho thấy có thể gây quái thai và bệnh ung thư cho con người và gia súc. Con đường lây nhiễm độc chủ yếu là qua ăn, uống (tiêu hóa) 97,3%, qua da và hô hấp chỉ chiếm 1,9% và 1,8%. Thuốc gây độc chủ yếu là Wolfatox (77,3%), sau đó là 666 (14,7%) và DDT (8%). Hình 2.2. Tác hại của hóa chất BVTV đối với con người (Nguồn: Tổng Cục Môi Trường 2015 )
- 22 PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Mức độ ô nhiễm đất tại trung tâm và quang khu đất kho chứa hóa chất BVTV - Phạm vi nghiên cứu: Kho hóa chất BVTV tồn lưu của kho hợp tác xã nông nghiệp Nguyễn Huệ tại thôn 8, xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh - Năm 1975 kho hóa chất BVTV của kho hợp tác xã nông nghiệp Nguyễn Huệ được xây dựng. Kho được xây dựng nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của hợp tác xã lúc bấy giờ. Năm 1986 kho hợp tác xã đóng cửa và không được sử dụng cho tới hiện tại. Hiện nhà kho đã bị phá hủy hết, khi tới gần khu diện tích đất của kho, mùi hóa chất BVTV rất nồng khi thời tiết nắng mưa thất thường. 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu: - Địa điểm: Tại xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh - Thời gian tiến hành: từ 11/02/2019 đến 13/4/2019 3.2.1. Vị trí kho hóa chất Kho hóa chất BVTV của kho hợp tác xã nông nghiệp Nguyễn Huệ nằm tại cánh đồng của thôn 8, xã Nguyễn Huệ, có tọa độ địa lý là: X:0599975, Y:2334023, diện tích đã sử dụng làm kho chứa khoảng 14 m2. Vị trí tiếp giáp kho: Phạm vi khu vực thực hiện dự án nằm trên cánh đồng của thôn 8, xã Nguyễn Huệ, cách đến hộ dân gần nhất khoảng 120m, xung quanh các phía của khu đất là các ruộng lúa của người dân.
- 23 Khu đất đã được chính quyền địa phương lập hàng rào quây xung quanh để cách lý khu vực đất ô nhiệm, tuy nhiên vẫn có 01 hộ dân trông rau và đậu đũa lên trên nhưng sản lượng rất ít, chất lượng kém không đáng kể và cũng đang có dấu hiệu để hoang. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh - Đánh giá giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất BVTV - Đánh giá phạm vi ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất BVTV - Đề xuất biện pháp xử lý 3.4.Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu - Thu thập, nghiên cứu tất cả các tài liệu liên quan đến đề tài, các quy định, các tiêu chuẩn môi trường cho các mục đích khác nhau. - Hệ thống các tài liệu, số liệu rời rạc sẵn có về đặc điểm khu vực nghiên cứuPhân tích, đánh giá các số liệu sẵn có: Với những số liệu về ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV, việc phân tích, đánh giá kèm theo sánh với tiêu chuẩn môi trường tương ứng. Từ đó khoanh vùng, đánh giá phạm vi ô nhiễm, mức độ ô nhiễm tại các điểm đã phát hiện 3.4.2. Phương pháp quan trắc, khảo sát thực địa - Phương pháp quan trắc: Đây là phương pháp quan trọng nhất nhằm định vị rõ vị trí và mức độ ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật theo từng loại. Trong phương pháp này một mạng lưới quan trắc sẽ được xây dựng để thực hiện thu thập các mẫu đất tại khu vực nghi vấn và đánh giá mức độ phân tán của hóa chất BVTV. Quá trình thực hiện quan trắc sự hỗ trợ của cơ sở dữ liệu bản đồ và thiết bị định vị vệ tinh là rất cần thiết
- 24 - Phương pháp khảo sát thực địa: Phương pháp khảo sát thực địa là rất cần thiết giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng quát và sơ bộ về đối tượng nghiên cứu đồng thời kiểm tra lại tính chính xác của những tài liệu, số liệu đã thu thập từ đó xử lý tốt hơn trong bước tổng hợp và phân tích. Từ khảo sát thực tế đó đưa ra nhận xét chung cho tình trạng ô nhiễm của toàn vùng và những ảnh hưởng của môi trường khác nhau. 3.4.3. Phương pháp lấy mẫu đất Mẫu đất được lấy và phân tích theo QCVN 54:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng xử lý hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy tồn lưu theo mục đích sử dụng đất.
- 25 Bảng 3.1 Vị trí các điểm lấy mẫu đất ( ngày 15/02/2019) Vị trí Ký hiệu STT Ghi chú mẫu 11 NH-01-50 22 NH -01-100 33 NH -01-200 Tại trung tâm nền MD -01 kho hóa chất 44 NH -01-300 55 NH -01-400 66 NH -02-50 77 NH -02-100 Cách trung tâm MD -02 88 NH -02-200 nền kho 2m về phía Đông 99 NH -02-300 110 NH -03-50 111 NH -03-100 Cách trung tâm MD -03 112 NH -03-200 nền kho 2m về phía Tây 113 NH -03-300 114 NH -04-50 115 NH -04-100 Cách trung tâm MD -04 116 NH -04-200 nền kho 2m về phía Nam 117 NH -04-300
- 26 Vị trí Ký hiệu STT Ghi chú mẫu 118 NH -05-50 119 NH -05-100 Cách trung tâm MD -05 220 NH -05-200 nền kho 2m về phía Bắc 221 NH -05-300 * Các thông số giám sát - Nhóm Clo: DDT, Lindane (666) - Nhóm Photpho: Wofatox 3.4.3 Phương pháp lấy mẫu nước Mẫu nước được lấy và phân tích theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất Bảng3.2 Vị trí các điểm lấy mẫu nước ( ngày 17/02/2019) T Ký hiệu Tên mẫu T 1 NM01 Nước mặt Nguyễn Huệ mẫu số 1 (nước ao) 2 NM02 Nước mặt Nguyễn Huệ mẫu số 2 (nước ao) NM03 Nước mặt Nguyễn Huệ mẫu số 3 (nước ao) 3 NM04 Nước mặt Nguyễn Huệ mẫu số 4 (nước ao) 4 * Các thông số giám sát
- 27 - Nhóm Clo: DDT, Lindane (666) - Nhóm Photpho: Parathion – methyl (Wofatox) 3.4.4 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm A. Đối với chỉ tiêu DDT - Áp dụng theo TCVN 6124:1996 để xác định dư lượng DDT trong đất - Áp dụng theo TCVN 7876:2008 – Nước: Xác định hàm lượng thuốc trừ sâu clo hữu cơ B. Đối với chỉ tiêu Lindan - Áp dụng theo TCVN 6132:1996 để xác định hàm lượng Lindan trong đất - Áp dụng theo TCVN 7876:2008 – Nước: Xác định hàm lượng thuốc trừ sâu clo hữu cơ Lindan - Áp dụng theo TCVN 7876:2008 – Nước: Xác định hàm lượng thuốc trừ sâu clo hữu cơ 3.4.4 Phương pháp tổng hợp, so sánh: Tổng hợp các số liệu thu thập được, phân tích được so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam, trên cơ sở phương pháp luận sẵn có để đưa ra các đánh giá về hiện trạng chất lượng môi trường đất khu vực nghiên cứu và đưa ra kết luận cuối cùng.
- 28 Phần IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã của xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 4.1.1 Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý: Thị xã Đông Triều nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh, tọa độ địa lý từ 21029’04” đến 21044’55” vĩ độ Bắc; từ 106033’ đến 106044’57” kinh độ Đông. Phía bắc giáp huyện Sơn Động và huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang, phía nam giáp huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng và huyện Kinh Môn (tỉnh Hải Dương), phía đông giáp thành phố Uông Bí, phía tây giáp thị xã Chí Linh (tỉnh Hải Dương). Thị xã Đông Triều nằm trên Quốc lộ 18A (Hà Nội - Quảng Ninh), là cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). - Địa chất: Địa chất thị xã Đông Triều bao gồm 4 thành hệ địa chất, với các các loại đá chính là các đá cát bột kết chứa than, các đá phun trào, các thành tạo carbonat
- 29 và các thành tạo Đệ Tứ có tuổi từ Ordovic đến đệ Tứ: - Trầm tích Đệ Tứ: gồm 4 hệ tầng - Hệ tầng Thái Bình; Hệ tầng Hải Hưng; Hệ tầng Vĩnh Phúc; Hệ tầng Hà Nội; Hệ Tầng Hòn Gai. Trầm tích Trias: gồm 3 hệ tầng: Hòn Gai và Bình Liêu và Nà Khuất; Đá vôi tuổi Cacbon - Pecmi: hệ tầng Bắc Sơn; Trầm tích Ocdovic – Silua. - Địa mạo: Thị xã Đông Triều có địa hình thấp dần từ bắc xuống nam, gồm 4 dạng: núi, đồi, đồng bằng và thung lũng: * Địa hình núi: Phân bố chủ yếu ở các xã An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương và một phần của phường Mạo Khê, Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây, Hoàng Quế. * Địa hình đồi: Chủ yếu là các đồi thấp xen kẽ nhau, thích hợp phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, công nghiệp, Địa hình đồi dọc thung lũng kiến tạo: Dải đồi kéo dài liên tục kéo dài từ xã An Sinh (Đông Triều) sang Nam Mẫu - Uông Thượng (Uông Bí). Địa hình đồi rìa đồng bằng: được hình thành theo phương thức kết hợp giữa bóc mòn và mài mòn, phân bố ở phía nam dải núi Đá Trắng - núi Bình Hương, có phương kéo dài á vĩ tuyến, cấu tạo bởi các đá trầm tích chứa than hệ tầng Hòn Gai. * Địa hình thung lũng: Được hình thành chủ yếu do quá trình xâm thực - tích tụ vật chất tạo nên dải trũng kéo dài từ An Sinh sang xã Tràng Lương. * Địa hình đồng bằng: tập trung ở phía nam, Tây nam của thị xã, giáp sông Kinh Thầy, Đá Bạc, kéo dài từ xã Bình Dương đến xã Hồng Thái Đông. - Đặc điểm khí hậu:
- 30 Khí hậu mang nét đặc trưng của miền Bắc, nóng và ẩm vào mùa hè (tháng V - đầu tháng X), khô và lạnh vào mùa đông (từ tháng XI - tháng IV). Khí hậu thị xã Đông Triều có những đặc trưng sau (Theo trung tâm dự báo khí tượng, thuỷ văn Quảng Ninh). Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 23,80C, dao động từ 16,60C - 29,40C. Lượng mưa: Lượng mưa trung bình chỉ đạt 1.444 mm/năm, giảm dần về phía tây, có thể phân thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa nhiều từ tháng V - X, chiếm 80 - 90% tổng lượng mưa năm. Mùa ít mưa kéo dài từ tháng XI - IV năm sau, chỉ chiếm 10 - 15% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí: trung bình năm đạt 82% và có sự phân hóa theo mùa, mùa mưa độ ẩm không khí cao hơn mùa ít mưa. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng III đạt 91% Bão: Mỗi năm thị xã ảnh hưởng trực tiếp của 3-5 cơn bão với sức gió từ cấp 8 đến cấp 10, thường gây nên mưa lớn 100 - 200 mm, có nơi lên đến 500 mm. Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm là 1.289 mm, chỉ số khô hạn trung bình năm là 0,9. Như vậy, đây là khu vực tương đối khô. 4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội - Ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng: 11.345,7 ha, đạt 99,2% kế hoạch so với cùng kỳ (11.384,1ha) đạt 99,7%; diện tích lúa: 8.985,9ha đạt 98,6% kế hoạch, đạt 98,8% so với cùng kỳ, trong đó, diện tích lúa chất lượng cao là 8.324,7 ha đạt 101% kế hoạch, đạt 92,64% so với diện tích lúa; diện tích cây màu: 2.359,8 ha đạt 102% kế hoạch, đạt 103% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực ước đạt 51.904,7 tấn, đạt 99% kế hoạch, đạt 98,5% so với cùng kỳ;
- 31 Trong đó: Sản lượng lúa đạt 51.319,7 tấn, bằng 97% so với cùng kỳ; sản lượng ngô: 585 tấn. Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc 80.496 con, đạt 84% kế hoạch năm và bằng 84,1% so với cùng kỳ (giảm 16.407 con, trong đó đàn lợn giảm 11.194 con); đàn gia cầm 663.170 con, đạt 89,3% kế hoạch và giảm so với cùng kỳ (giảm 78.000 con); Đã chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, thống kê đàn gia súc, gia cầm, tiêu độc khử trùng Kết quả tiêm phòng đợt 1 năm 2017 cơ bản đạt kế hoạch và tăng so với cùng kỳ, đang tích cực chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ công tác tiêm phòng đợt 2 năm 2017; tình hình dịch bệnh ổn định, thu hút đầu tư dự án giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại xã Hồng Thái Tây tổng diện tích đất 15.281,7 m2 với tổng mức đầu tư gần 15 tỷ đồng. Lâm nghiệp: Toàn thị xã đã trồng được toàn thị xã đã trồng được 253,9ha rừng đạt 101% kế hoạch; tỷ lệ che phủ rừng đạt 53,7%. Công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý khai thác, kinh doanh lâm sản được tăng cường kiểm tra; xảy ra 01 vụ cháy rừng tại xã Thủy An với diện tích 3,5ha và xảy ra 13 vụ cháy nhỏ, cháy lướt không ảnh hưởng đến cây rừng. Thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã là 1.500ha. Diện tích chuyên dùng nuôi cá là 990ha, trong đó nuôi thâm canh và bán thâm canh là 962,18ha. Tổng sản lượng đạt 7.296 tấn, đạt 99,9% kế hoạch năm và bằng 103,3% so với cùng kỳ. Trong đó: tổng sản lượng nuôi đạt 6.400 tấn, đạt 100% kế hoạch năm và bằng 103,2% so với cùng kỳ; tổng sản lượng khai thác ước đạt 896 tấn, đạt 99,6% kế hoạch năm và bằng 104,2% so với cùng kỳ. Chỉ đạo các địa phương thực hiện rà soát, thống kê số lượng các hộ nuôi tôm và số lượng giếng khoan phục vụ nuôi tôm, đồng thời chỉ đạo ký cam kết không nuôi tôm nước lợ trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản cá nước ngọt, đặt biệt
- 32 tại các xã, phường: Hoàng Quế, Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây, Yên Đức, Kim Sơn. Thủy lợi: Chỉ đạo rà soát, kiểm tra công trình thủy lợi để kịp thời có phương án khắc phục, sửa chữa, đảm bảo an toàn hồ đập và nước tưới phục vụ sản xuất và phòng chống mưa, bão. Rà soát, đánh giá, phân loại, phân cấp lại cho các tuyến đê trên địa bàn theo tiêu chí hướng dẫn tại Thông tư số 54/2013/TT-BNNPTNT ngày 17/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 24/3/2017 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2017. Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án di dân ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt nguy hiểm và quy hoạch bố trí dân cư phòng tránh thiên tai; thị xã đã bố trí tái định cư cho 11 hộ dân thuộc xã Tràng Lương, phường Hưng Đạo và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ của 30 hộ gia đình thuộc phường Mạo Khê với tổng số tiền trên 27 tỷ đồng. - Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Năm 2017, tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.787 tỷ đồng, với một số sản phẩm chính như: sản xuất gạch, đá xây dựng; cát xây dựng, khai thác than, khai thác đất sét Hiện tại, thị xã Đông Triều đã hình thành một số cụm công nghiệp, làng nghề, cụm bến bãi thuỷ nội địa với diện tích trên 250 ha thuộc các xã: Bình Dương, Hồng Phong, Đức Chính, Nguyễn Huệ, Xuân Sơn, Mạo Khê, Yên Thọ, Hoàng Quế - Thương mại dịch vụ Thương mại nội địa: Thị trường bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiếp tục tăng, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ; ước thực hiện cả năm 2017 là 4.118 tỷ đồng, đạt 100,7% kế hoạch và tăng 19,9% so với cùng kỳ. Thị trường giá cả tương đối ổn định, không có sự tăng
- 33 giá, giảm giá đột biến, số lượng các mặt hàng đáp ứng đủ phục vụ nhu cầu nhân dân. Hoạt động quản lý nhà nước về thương mại, xăng dầu, khí đốt đi vào nề nếp; Dịch vụ bưu chính viễn thông, giao thông vận tải phát triển ổn định; các tổ chức, cá nhân cơ bản tuân thủ nghiêm các quy định của Nhà nước về kinh doanh các mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Du lịch: Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch, công khai đường dây nóng phục vụ khách du lịch. Phối hợp với phòng Nghiệp vụ Quản lý cơ sở lưu trú và Dịch vụ Du lịch tỉnh kiểm tra, thẩm định đề nghị xếp hạng khách sạn 1 sao, 2 sao cho 2 đơn vị trên địa bàn. Tính đến nay, trên địa bàn thị xã có 75/82 cơ sở lưu trú được Sở Du lịch tỉnh ra Quyết định xếp hạng. (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2017 của UBND thị xã Đông Triều)
- 34 4.2 Kết quả đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất BVTV Để đánh giá mức độ và phạm vi ô nhiễm do hóa chất BVTV đối với môi trường đất, cần tiến hành quan trắc chất lượng môi trường đất tại khu vực nền kho hóa chất và vùng ô nhiễm ln tỏa xung quanh. 4.2.1 Kết quả đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường đất Bảng4.1 kết quả phân tích mẫu đất tại phòng thí nghiệm Kết quả STT Tên mẫu /Ký hiệu Đơn vị DDT Lindane Vofatox 1 NH – 01 – 50 mg/kg 9,256 6,352 3,008 2 NH – 01 – 100 mg/kg 7,483 5,582 2,660 3 NH – 01 – 200 mg/kg 4,811 2,032 2,110 4 NH – 01 – 300 mg/kg 1,008 0,250 1,206 5 NH – 01 – 400 mg/kg 0,378 0,154 0,314 6 NH – 02 – 50 mg/kg 8,144 5,251 3,801 7 NH – 02 – 100 mg/kg 6,123 3,451 3,001 8 NH – 02 – 200 mg/kg 3,121 1,122 2,015 9 NH – 02 – 300 mg/kg 0,915 0,118 1,011 10 NH – 03 – 50 mg/kg 6,254 5,214 3,012 11 NH – 03 – 100 mg/kg 4,005 3,987 2,803 12 NH – 03 – 200 mg/kg 2,031 1,258 2,050 13 NH – 03 – 300 mg/kg 1,002 0,187 1,030 14 NH – 04 – 50 mg/kg 8,025 4,895 3,013 15 NH – 04 – 100 mg/kg 6,258 3,256 2,006 16 NH – 04 – 200 mg/kg 2,589 1,045 2,012 17 NH – 04 – 300 mg/kg 0,887 0,254 1,009 18 NH – 05 – 50 mg/kg 5,154 4,914 3,001 19 NH – 05 – 100 mg/kg 4,678 4,356 2,055 20 NH – 05 – 200 mg/kg 2,059 1,289 1,547 21 NH – 05 – 300 mg/kg 1,004 0,219 1,021 QCVN54:2013/BTNMT mg/kg 1,10 0,33 KC (Nhóm 1)
- 35 DDT 10,000 9,000 8,000 7,000 6,000 5,000 4,000 3,000 2,000 1,000 0 DDT Hình4.1 Biểu đồ thể hiện nồng độ DDT so với QCVN54:2013/BTNMT Nhận xét: Đối với chỉ tiêu DDT. Kết quả phân tích được cho ta thấy về tất cả 21 mẫu phân tích đều phát hiện hàm lượng DDT trong đất. Trong đó có 15 mẫu trên tổng 21 mẫu phân tích cho thấy kết quả vượt giới hạn cho phép của QCVN54:2013/BTNMT. 66% số mẫu đem đi phân tích cho thấy nồng độ DDT trong đất tại xã Nguyễn Huệ, Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh vượt giới hạn QCVN54:2013/BTNMT. Nguyên nhân hàm lượng DDT trong đất cao như vậy bởi vì khu đất này trước đây là kho thuốc BVTV, là nơi chứa đựng các loại thuốc BVTV. Theo thời gian các hóa chất này tích tụ và ngấm vào trong lòng đất khiến cho đất bị ô nhiễm. Các mẫu được lấy ở các vị trí khác nhau và đều phát hiện có nồng độ DDT trong đất cho thấy đất tại khu vực này có dấu hiệu ô nhiễm rộng và đang có xu hướng lan tỏa ra các hướng xung quanh. Xét theo QCVN54:2013/BTNMT ( nhóm 1) với giới hạn cho phép của DDT là 1,1 mg/kg thì trong số 21 mẫu phân tích, nồng độ DDT cao nhất phân tích được đạt 9,256 mg/kg vượt 8,4 lần nồng độ mà quy chuẩn cho phép. Cho thấy tình trạng
- 36 ô nhiễm đất tại đây đang ở mức độ rất nguy hiểm. Khu vực đất bị ô nhiễm không thể trồng trọt, canh tác được gây thiết hại tới kinh tế và ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân trong khu vực. Lindane 7,000 6,000 5,000 4,000 3,000 2,000 1,000 0 Lindane Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện nồng độ Lindan so với QCVN54:2013/BTNMT Nhận Xét: Đối với chỉ tiêu Lindan. Tương tự như DDT, cả 21 mẫu phân tích đều phát hiện có hàm lượng Lindan ở trong đất. Trong đó có 15 mẫu trên tổng 21 mẫu cho thấy kết quả vượt giới hạn cho phép của QCVN54:2013/BTNMT. 71% số mẫu đem đi phân tích cho kết quả nồng độ Lindan trong đất đã vượt quá giới hạn cho phép của QCVN54:2013/BTNMT. Kết quả phân tích các mẫu cho thấy nồng độ Lindan trong đất rất cao, xét theo QCVN54:2013/BTNMT ( nhóm 3) với giới hạn cho phép của Lindan là 0,33 mg/kg. Trong số 21 mẫu phân tích, nồng độ Lindan cao nhất đạt 6,352, vượt 20 lần quy chuẩn cho phép. Qua kết quả phân tích ta thấy được nồng độ Lindan trong đất cao hơn DDT
- 37 Vofatox 4,000 3,500 3,000 2,500 2,000 1,500 1,000 500 0 Vofatox Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện nồng độ Vofatox Nhận Xét: Đối với chỉ tiêu Vofatox. Hiện chưa có quy chuẩn để so sánh. Các mẫu khi đem phân tích có phát hiện sự xuất hiện của Vofatox. Chỉ tiêu Vofatox cao nhất đạt 3,801 mg/kg So với hai chỉ tiêu DDT và Lindan thì nồng độ Vofatox có trong đất ít hơn. Qua các mẫu phân tích ta có thể thấy khu đất tại xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh có dấu hiệu ô nhiễm nồng độ hóa chất thuốc BVTV trong đất cao và nồng độ chất ô nhiễm giảm dần theo độ sâu:
- 38 - Ở tầng đất 0,5m: Mẫu NH-01-50 có nồng độ DDT trong đất cao nhất được 9,256 mg/kg, vượt 8,4 lần và nồng độ Lindan trong đất cao nhất được 6,352 mg/kg. vượt 20 lần so với QCVN54:2013/BTNMT. - Ở tầng đất 1m: Mẫu NH-01-100 có nồng độ DDT trong đất cao nhất được 7,483 mg/kg vượt 6,8 lần và nồng độ Lindan đạt 5,582 mg/kg vượt 16 lần so với QCVN54:2013/BTNMT. - Ở tầng đất 2m: Mẫu NH-01-200 có nồng độ DDT trong đất cao nhất được 4,811 mg/kg vượt 4,3 lần và nồng độ Lindan đạt 2,032 mg/kg vượt 6,7 lần lần so với QCVN54:2013/BTNMT. - Ở tầng đất 3m: Mẫu NH-01-300 có nồng độ DDT trong đất cao nhất được 1,008 mg/kg và nồng độ Lindan đạt 0,250 mg/kg. Nằm trong giới hạn cho phép của QCVN54:2013/BTNMT. Ở các tầng đất tại các vị trí khác nhau Mẫu DC-01 có nồng độ các hóa chất thuốc BVTV cao nhất bởi vị đây là vị trí trung tâm nền kho hóa chất. Trước đây là nơi lưu trữ thuốc BVTV của kho. Ta có thể thấy nơi đây là nguyên nhân gây ra ô nhiễm đất do sự tích tụ của thuốc BVTV trong quá trình vận chuyển,
- 39 lữu trữ đã bị rơi vãi, rò rỉ ra môi trường. Và qua thời gian nó dần lan tỏa ra các khu vực xung quanh. 4.2.2 Kết quả đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường Nước Bảng4.2 kết quả phân tích mẫu nước tại phòng thí nghiệm TT Kí hiệu mẫu Đơn vị DDT Lindane Vofatox 1 MN 1 µg/l KPHT 0,025 KPHT 2 MN 2 µg/l KPHT KPHT 0,036 3 MN 3 µg/l 0,014 KPHT 0,014 4 MN 4 µg/l 0,021 0,0032 KPHT QCVN 08-MT:2015/BTNMT µg/l 1 - - Nhận xét: Qua kết quả phân tích ở bảng 4.2 ta có thể thấy: Các mẫu nước sau khi đem phân tích cho thấy nồng độ thuốc BVTV trong nước rất thấp đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09-MT:2015/BTNMT. Cho thấy nguồn nước ngầm tại đây chưa bị ảnh hưởng bởi thuốc BVTV tồn dư trong đất 4.3 Kết quả đánh giá phạm vi ô nhiễm môi trường đất Theo kết quả khảo sát thực địa, kết quả phân tích chất lượng đất khu vực nền kho chứa hóa chất và xung quanh khu vực nền kho cho thấy, toàn bộ khu vực nền kho cũ và diện tích đất xung quanh nền kho đều bị ô nhiễm hóa chất thuốc BVTV. Toàn bộ diện tích đất bị ô nhiễm khu vực này: 290m2 bao gồm diện tích đất nền kho và xung quanh khu vực nền kho. Theo nồng độ ô nhiễm hóa chất thuốc BVTV phân tích được trong các tầng đất và các vị trí đã lấy
- 40 mẫu thì toàn bộ diện tích này được chia thành 3 khu vực ô nhiễm với mức độ ô nhiễm khác nhau: a. Khu vực ô nhiễm nặng: 88 m2 với nồng độ ô nhiễm DDT trong đất cao nhất phân tích được: 9,256 mg/kg. Khu vực nền kho bị ảnh hưởng lan tỏa với diện tích 88 m2 là khu vực ô nhiễm nặng, nồng độ DDT trong đất phân tích cao nhất có nồng độ 9,256 mg/kg, nồng độ pp-DDT trong đất tại độ sâu 2m là 4,811 mg/kg. Ở độ sâu 3m nồng độ hóa DDT trong đất hóa chất BVTV đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 54:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng xử lý hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy tồn lưu theo mục đích sử dụng đất. Do vậy tiến hành đào sâu 2,5 m để xử lý đất ô nhiễm. Khối lượng đất cần xử lý: 220 m3 b. Khu vực ô nhiễm trung bình: 150 m2 với nồng độ ô nhiễm DDT trong đất cao nhất phân tích được: 5,895 mg/kg. Diện tích đất ô nhiễm cần xử lý khu vực này: 150 m2 Theo kết quả phân tích và khoanh vùng ô nhiễm cho thấy, nồng độ ô nhiễm pp-DDT trong đất cao nhất 5,895 mg/kg. Tại độ sâu 2m nồng độ hóa chất BVTV đều nằn trong giới hạn cho phép theo QCVN 54:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng xử lý hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy tồn lưu theo mục đích sử dụng đất. Do vậy sẽ tiến hành đào sâu 1,7 m để xử lý đất. Như vậy, khối lượng đất cần xử lý cho khu vực này như sau: Khối lượng đất cần xử lý: 255 m3 c. Khu vực ô nhiễm nhẹ: 52 m2 với nồng độ ô nhiễm DDT trong đất cao nhất phân tích được: 3,522 mg/kg.
- 41 Diện tích đất cần xử lý khu vực này là 52 m2. Kết quả phân tích mẫu cho thấy nồng độ pp-DDT ở độ sâu 0,5m cao nhất trong khu vực là 3,522 mg/kg, tại độ sâu 2,0m nồng độ DDT phân tích được đều thấp hơn giới hạn cho phép theo QCVN 54:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng xử lý hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy tồn lưu theo mục đích sử dụng đất, do vậy sẽ tiến hành đào sâu 0,7m để xử lý. Khối lượng đất ô nhiễm cần xử lý: Khối lượng đất cần xử lý: 41,6 m3 4.4 Đề xuất biện pháp xử lý Căn cứ vào mức độ ô nhiễm hóa chất BVTV trong đất, hiện trạng của kho thuốc cũng như các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật khác.Ta lựa chọn phương án: Xử lý đất ô nhiễm hóa chất BVTV bằng phương pháp hóa học (Fenton). Lý do lựa chọn phương pháp: Bảng 4.3 Bảng so sánh các phương pháp xử lý thuốc BVTV TT Phương pháp Hiệu quả Kinh Hoàn trả mặt Thực phí bằng hiện 1 Chôn lấp, cô lập Không triệt Thấp Ngắn Đơn để giản 2 Đốt có xúc tác Triệt để Rất cao Ngắn Đơn giản 3 Phân hủy bằng Không triệt Cao Ngắn Phức tạp kiềm nóng để 4 Hóa học Triệt để Cao Ngắn Phức tạp 5 Sinh học Triệt để Trung Dài Đơn bình giản
- 42 Theo các tiêu chí tổng quang việc lựa chọn phương pháp hóa học phổ biến (phương pháp Fenton) là: phương pháp đạt tiêu chí hiệu quả cao, kinh phí phù hợp, thời gian hoàn trả mặt bằn ngắn, đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật, môi trường tốt hơn so với các phương pháp khác. 4.4.1 Sử dụng phương pháp hóa học ( Fenton) - Phương pháp hóa học: Phương pháp áp dụng cho mục tiêu xử lý triệt để những khu vực có nồng độ ô nhiễm trung bình Bản chất của phương pháp là sử dụng các hóa chất có tính oxy hóa mạnh để phân hủy thuốc BVTV thành các chất có khối lượng phân tử thấp hơn, các chất không độc hoặc kém độc hơn như: CO2, H2O . Tuy nhiên do các thuốc trừ sâu chứa clo là những chất rất bền nên chỉ oxy hóa được trong những điều kiện nghiêm ngặt. Phương pháp hóa học được chấp nhận rộng rãi trên thế giới là dùng chất 2+ oxy hóa H2O2 kết hợp với hợp chất Fe hay còn gọi là phản ứng Fenton. Ưu điểm: Tác nhân Fenton và các chất khác sử dụng trong phương pháp này tương đối sẵn và giá cả không cao trên thị trường, vì thế giá thành xử lý có thể chấp nhận được. - Đạt được hiệu quả cao, đất nhiễm hóa chất TBVTV được xử lý hầu như triệt để (trong điều kiện thực hiện đúng quy trình xử lý và đảm bảo nghiêm ngặt các yếu tố khác như liều lượng và điều kiện xử lý). - Thời gian hoàn trả mặt bằng nhanh. Nhược điểm: - Phương pháp này tiến hành phức tạp đòi hỏi phải có chuyên môn và kinh nghiệm.
- 43 - Phản ứng xảy ra đòi hỏi phải trong điều kiện nghiêm ngặt. - Tiêu tốn lượng lớn hóa chất để phân hủy chất độc nằm lẫn trong đất. Đòi hỏi phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường chặt chẽ nhằm tránh tạo ra nguồn ô nhiễm thứ cấp. Ứng dụng: Phương pháp này đã được áp dụng hiệu quả ở nhiều điểm tồn lưu hóa chất BVTV như: kho thuốc BVTV Thôn Bèo tại huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa; kho thuốc BVTV tại thị trấn Dùng, Thanh Chương, Nghệ An; 4.4.2 Đã áp dụng thực tiễn Trên thực tế phương pháp xử lý thuốc BVTV trong đất bằng phương pháp hóa học (Fenton) đã được áp dụng tại nhiều địa phương trên toàn quốc như sau:
- 44 Bảng 4.4 một số dự án đã và đang triển khai TT Tên dự án Chủ đầu tư Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do tồn dư thuốc Sở Tài nguyên và 1 bảo vệ thực vật tại kho Dùng, thị trấn Dùng, huyện Môi trường tỉnh Thanh Chương, Nghệ An. Nghệ An Xử lý ô nhiễm môi trường do tồn dư hóa chất Sở Tài nguyên và 2 bảo vệ thực vật tại xóm 10, xã Quỳnh Hậu, Môi trường tỉnh huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Nghệ An Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do tồn dư thuốc Sở Tài nguyên và 3 bảo vệ thực vật tại thôn Bèo, xã Vĩnh Long, huyện Môi trường tỉnh Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do tồn dư thuốc Sở Tài nguyên và 4 bảo vệ thực vật tại thôn Thái Lai, xã Thiệu Tâm, Môi trường tỉnh huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa Xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường điểm ô nhiễm Sở Tài nguyên và 5 do hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại xã Long Môi trường tỉnh Đống, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn Lạng Sơn Xử lý kho thuốc BVTV tồn lưu tại Thôn 8, xã UBND huyện Hải 6 Quảng Long, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh Hà Xử lý kho thuốc BVTV tồn lưu tại xã Kim Sơn – UBND thị xã 7 Đông Triều – Quảng Ninh Đông Triều Xử lý kho hóa chất BVTV tồn lưu tại kho HTX UBND huyện 8 nông nghiệp Sơn Dương 3, thôn Hà Lùng, xã Sơn Hoành Bồ Dương, huyện Hoành Bồ,Quảng Ninh Xử lý kho hóa chất BVTV tồn lưu tại kho 1 của UBND thị xã 9 Công ty cổ phần giống vật nuôi 206 tại thôn Bắc Đông Triều Sơn, xã Bình Khê, Đông Triều, Quảng Ninh
- 45 Sau khi xử lý đất nhiễm hóa chất BVTV, tiến hành quan trắc định kỳ kiểm tra hiện trạng môi trường tại khu vực kho thuốc theo các thông số đều cho kết quả khả quan nằm trong ngưỡng cho phép quy chuẩn. Đây là phương pháp được nhiều địa phương lựa chọn với các ưu điểm: Là phương pháp đảm bảo yêu cầu về kinh tế phù hợp địa phương, đảm bảo tính hiệu quả xử lý, tính kỹ thuật: Thời gian thi công ngắn, an toàn môi trường trong quá trình thi công, hoàn trả mặt bằng đất nhanh nhằm ổn định đời sống nhân dân, nhân dân có thể canh tác đất ngay sau khi hoàn trả mặt bằng. 4.4.3 Cải tạo và phục hồi môi trường đất sau xử lý Căn cứ điều kiện hiện trạng của kho hóa chất thuốc, đất ô nhiễm hóa chất BVTV được xử lý bằng phương pháp hóa học (Fenton), sau khi các phản ứng hóa học đã xảy ra, đất có tính axit và không còn tơi xốp và mất chất dinh dưỡng. Do đó, cần bổ sung các chất đảm bảo cho đất có độ pH hợp lý, cần bổ sung các chất dinh dưỡng phục vụ công tác hoàn trả mặt bằng để đất không bị không nghòe dinh dưỡng, có thể sử dụng để sản xuất, trồng trọt. Lựa chọn phương án bổ sung cải tạo và phục hồi môi trường đất: - Bổ sung lượng vôi nhằm cân bằng lượng pH trong đất. - Bổ sung thêm lượng phân vi sinh để tăng hàm lượng chất dinh dưỡng và vi sinh vật cải tạo đất. Trong thời gian vôi và phân vi sinh cải tạo, phục hồi môi trường đất, theo tính toán thiết kế cần bổ sung lượng đất màu dày 20cm phủ phía trên diện tích bề mặt đất đã xử lý. Thêm vào đó lượng đất bổ sung nay có tác dụng quan trọng vừa cải tạo lớp đất bên dưới, vừa tận dụng thời gian hoàn trả mặt bằng.
- 46 4.4.4 Quy trình xử lý ô nhiễm Đất ô nhiễm Đào đất, tập kết đất vào bãi trước khi xử lý Loại bỏ tạp chất trong đất Phơi và làm tơi đất theo tiêu chuẩn Kiểm tra độ pH của đất Điều chỉnh độ pH của đất Trộn FeSO4.7H2O vào đất Trộn H2O2 vào hỗn hợp đất Trộn vôi bột vào đất Trộn phân vi sinh vào đất Trải, hàn màng HDPE trên khu vực đã đào Vận chuyển đất sau xử lý vào khu vực đã trải Bổ sung đất màu, hoàn trả mặt bằng khu vực đã Hình 4.1.Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý đất ô nhiễm
- 47 *Thuyết minh quy trình công nghệ: a) Giai đoạn chuẩn bị Bước 1: Đào xới đất: 1. Dựa vào mức độ ô nhiễm hóa chất và điều kiện mặt bằng thi công của khu vực dự án. Tiến hành phân chia các khu vực để xử lý ô nhiễm; 2. Đất ô nhiễm được đào xới lên theo từng lớp trong mỗi khu vực ô nhiễm; sau đó tập kết tại bãi xử lý; 3. Loại bỏ tạp chất trong đất; Bước 2: Phơi và làm tơi đất: Để làm tăng diện tích tiếp xúc của các phần tử đất ô nhiễm với hóa chất dùng để xử lý, qua đó làm tăng hiệu quả của việc xử lý ô nhiễm, tiến hành bước 2: 1. Tiến hành xử lý sơ bộ (Làm tơi thô, loại bỏ tạp chất, ) 2. Phơi đất đạt độ ẩm thích hợp từ 70 – 80%, thời gian từ 3-4 ngày nắng; 3. Nghiền nhỏ đất và làm tơi đất; Bước 3: Điều chỉnh độ pH của đất: 1. Trước khi đem đất đi xử lý ô nhiễm cần tiến hành kiểm tra, xác định độ pH trong đất. Cứ khoảng 100m3 đất, tiến hành lấy một mẫu để kiểm tra. 2. Điều chỉnh độ pH trong đất phù hợp cho phản ứng: - Với loại đất có pH> 5: Điều chỉnh độ pH bằng axit: pH là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ và hiệu quả của phản ứng Fenton. Khoảng pH phù hợp nhất từ 3 - 5, do đó, nếu độ pH đất >5 thì cần làm giảm pH của đất ban đầu bằng axit H2SO4. Kiểm tra độ pH bằng thiết bị đo chuyên dụng. - Với loại đất có pH< 3: Điều chỉnh độ pH bằng vôi: Đối với loại đất mà độ pH< 3 thì cần nâng pH của đất đó lên bằng cách bổ sung thêm vôi bột. Kiểm tra độ pH bằng thiết bị đo chuyên dụng.
- 48 Độ pH trong đất sẽ được điều chỉnh bằng cách pha với vật liệu điều chỉnh pH theo tỷ lệ: 1m3 đất: 0,333 kg axit/bazơ). - Với loại đất có độ pH nằm trong khoảng 3-5: Với loại đất này, tiến hành sang giai đoạn xử lý bằng hóa chất mà không cần phải điều chỉnh độ pH. b) Giai đoạn xử lý bằng hóa chất: Bước 4: Trộn FeSO4.7H2O vào đất nhiễm bằng máy trộn bê tông: Khi độ pH trong đất đạt ngưỡng từ 3-5 theo yêu cầu của phản ứng Fenton, tiến hành công tác trộn FeSO4.7H2O với đất bằng máy trộn. Cho lượng FeSO4.7H2O theo tỷ lệ đã tính toán với các tầng ô nhiễm vào đất và đảo kỹ. Trình tự thực hiện công tác trộn FeSO4.7H2O như sau: - Vệ sinh bãi tập kết, tạo mặt bằng cho công tác đảo trộn; - Chuẩn bị máy trộn có dung tích thích hợp; - Vận chuyển FeSO4.7H2O từ nhà kho tới bãi tập kết, phạm vi 25m; - Định lượng khối lượng đất và cho vào máy trộn; - Định lượng FeSO4.7H2O theo đúng tỷ lệ rồi cho vào máy trộn; - Tiến hành đảo trộn đều hỗn hợp đất ô nhiễm và FeSO4.7H2O bằng máy trộn; Bước 5: Trộn H2O2 vào hỗn hợp đất nhiễm Sau khi đã đảo trộn đất nhiễm với FeSO4.7H2O, tiến hành cho H2O2 theo tỷ lệ đã tính toán cho các tầng đất ô nhiễm vào hỗn hợp đất. Do H2O2 tồn tại ở dạng dung dịch nên phải tiến hành trộn bằng thủ công. Trình tự thực hiện công tác trộn H2O2 như sau: - Vệ sinh bãi tập kết, tạo mặt bằng cho công tác đảo trộn; - Cân, đong lượng dung dịch H2O2 và hỗn hợp đất ô nhiễm theo đúng tỷ lệ; - Vận chuyển vật liệu H2O2 từ nhà kho tới bãi tập kết, phạm vi 25m; - Tưới dung dịch H2O2 lên hỗn hợp đất và tiến hành đảo trộn đều bằng thủ công hết khối lượng ô nhiễm.
- 49 c) Giai đoạn cải tạo, hoàn trả mặt bằng: Bước 6. Trộn vôi bột vào đất: Sau thời gian ủ đủ để hóa chất tác dụng hết với hóa chất BVTV, tiến hành bổ sung vôi bột vào lớp đất xử lý để trung hòa pH của đất về trung tính, đưa độ pH trong đất về khoảng 6-8. Trình tự thực hiện công tác trộn vôi bột với hỗn hợp đất như sau: - Vệ sinh bãi tập kết, tạo mặt bằng cho công tác đảo trộn; - Vận chuyển vôi bột từ nhà kho tới bãi tập kết, phạm vi 25m; - Định lượng khối lượng hỗn hợp đất xúc ra bãi trộn; - Định lượng vôi bột theo đúng tỷ lệ rồi cho vào với hỗn hợp đất; - Tiến hành đảo trộn đều hỗn hợp đất ô nhiễm với vôi bột bằng thủ công; Bước 7. Trộn phân vi sinh vào đất: Sau đó, sử dụng phân vi sinh để thúc đẩy quá trình hoạt động của các vi sinh vật trong đất, quá trình này có tác dụng phục hồi môi trường đất, làm đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu cho đất. Trình tự thực hiện công tác trộn phân vi sinh vào đất tương tự như công tác trộn vôi bột vào đất; Bước 8. Hoàn trả đất về mặt bằng: Toàn bộ lượng đất đã qua xử lý được hoàn trả về vị trí ban đầu, nơi đã được lót lớp màng HDPE từ trước để ngăn cách với lớp đất bên ngoài. Do hình thức xử lý là cuốn chiếu, nghĩa là tiến hành xử lý từng khu vực rồi mới chuyển sang khu vực khác, đất sau khi xử lý sẽ được hoàn trả ngay tại chỗ. Để tránh trường hợp xấu nhất là điều kiện thời tiết mưa gió sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm trở lại một phần đất đã xử lý, đất sau khi xử lý sẽ được hoàn trả tại chỗ và cần được cách ly với khu vực đất chưa được xử lý. Việc ngăn chia này sẽ được thực hiện nhờ các lớp màng HDPE và rãnh thoát nước ngăn chia giữa khu vực đã xử lý và chưa xử lý.
- 50 Bước 9. Phủ đất màu để phục vụ các mục đích sản xuất: Sau khi trải đất đã xử lý về vì vị trí cũ, phủ lớp đất màu dày 20cm lên toàn bộ diện tích đất xử lý tạo điều kiện cho nhân dân có thể sử dụng ngay canh tác sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống, làm tăng khả năng phục hồi của môi trường đất.
- 51 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận Qua quá trình thực hiện đề tài “Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh” em rút ra một số kết luận sau: 1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội: - Thị xã Đông Triều là cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng Ninh nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Hệ thống giao thông vận tải thuận lợi cả về đường bộ, đường thủy và đường sắt đã mang lại những lợi thế quan trọng trong việc giao lưu kinh tế với các khu vực trong và ngoài tỉnh, tạo điều kiện tiền đề cho phát triển KT-XH. - Các ngành như nông – lâm – ngư nghiệp khá phát triển và mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho thị xã Đông Triều - Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp cũng góp phần mang giá trị kinh tế lớn. Năm 2017 tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.787 tỷ đồng, với một số sản phẩm chính như: sản xuất gạch, đá xây dựng; cát xây dựng, khai thác than, khai thác đất sét - Hiện tại, thị xã Đông Triều đã hình thành một số cụm công nghiệp, làng nghề, cụm bến bãi thuỷ nội địa với diện tích trên 250 ha thuộc các xã: Bình Dương, Hồng Phong, Đức Chính, Xuân Sơn, Mạo Khê, Yên Thọ, Hoàng Quế
- 52 2. Về mức độ ô nhiễm: - Kết quả phân tích mẫu đất cho ta thấy hầu hết mẫu đất đem phân tích phát hiện có hàm lượng hóa chất thuốc BVTV vượt so với QCVN 54:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng xử lý hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy tồn lưu theo mục đích sử dụng đất nhiều lần, đặc biệt khu vực trung tâm kho có nồng độ DDT rất cao. - Nồng độ ô nhiễm lan tỏa theo 2 chiều hướng chính: Theo chiều thẳng đứng (hướng chính): Nồng độ chất ô nhiễm giảm dần theo độ sâu: tại tầng đất mặt nồng độ pp-DDT rất cao nhưng giảm theo độ sâu của tầng đất. Theo hướng dốc của địa hình: Mức độ ô nhiễm lan tỏa ra khu vực xung quanh, trong đó lan tỏa lớn hơn cả là hướng có độ dốc lớn hướng Tây. 3. Phạm vi ô nhiễm: - Theo kết quả khảo sát thực địa, kết quả phân tích chất lượng đất khu vực kho thuốc BVTV tại kho hợp tác xã nông nghiệp thôn 1 xã Nguyễn Huệ, Thị xã Đông Triều cho thấy đất tại khu vực nền kho và vùng xung quanh nền kho đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Toàn bộ diện tích đất bị ô nhiễm khu vực này là: 290m2 bao gồm diện tích đất nền kho và xung quanh khu vực nền kho. Theo nồng độ ô nhiễm hóa chất thuốc BVTV phân tích được trong các tầng đất và các vị trí đã lấy mẫu thì toàn bộ diện tích này được chia thành 3 khu vực ô nhiễm với mức độ ô nhiễm khác nhau: ô nhiễm nặng, ô nhiễm trung bình và ô nhiễm nhẹ 4. Phương pháp xử lý: Khu vực đất ô nhiễm đề xuất xử lý bằng phương pháp Fenton kết hợp với phương pháp xử lý bằng vi sinh để cải tạo, phục hồi đất sau khi xử lý với tổng khối lượng đất cần xử lý là 516,6 m3 . Phương án xử lý này có thời gian
- 53 xử lý ngắn, thời gian cải tạo, phục hồi và hoàn trả đất nhanh, đảm bảo xử lý triệt để đất ô bị ô nhiễm tại khu vực kho thuốc và mang tính khả thi cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 5.2 Đề nghị Với những kết luận trên, tôi đề xuất một số ý kiến nhằm mục đích giúp sớm xử lý được khu đất bị ô nhiễm do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật. Đối với chủ sở hữu khu đất: + Cần liên hệ tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền để sớm tiến hành các biện pháp xử lý khu đất bị ô nhiễm do tồn dư của thuốc BVTV để tránh cho môi trường đất, nước ngày càng ô nhiễm thêm; Gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của cộng đồng dân cư trong khu vực và các vùng lân cận. - Đối với người dân : +Cần nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cho người dân, hạn chế việc lạm dụng thuốc BVTV + Người dân cần mạnh dạn kiến nghị với các cơ quan quản lý khi phát hiện ra các khu vực có dấu hiệu bị ô nhiễm
- 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Hòe (2005) Báo cáo chuyên đề “ Một số nghiên cứu về biện phám giảm thiểu rủi ro do thuốc BVTV với người sử dụng và môi trường sinh thái”. Viện BVTV 2. TS. Lê Trường ( 2005) Từ điển sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam 3. Nguyễn Trần Oánh 2007, Giáo trình “ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật” 4. Lưu Đức Hải (2009), Giáo trình Cơ sở khoa học môi trường, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 5. Lê Văn Khoa (2010) Ô Nhiễm Môi Trường Đất Và Biện Pháp Xử Lý, Nxb Giáo Dục 6. Nguyễn Mạnh Trinh ( 2011) Thuốc bảo vệ thực vật sinh học, Nxb Nông Nghiệp 7. Nguyễn Văn Thiệu (2013) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả, C.TY CP bảo vệ thực vật 8. Phòng Quản lý công nghệ - Sở KH&CN Thanh Hóa (2014) - Công nghệ xử lý ô nhiễm đất do hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư tại các kho vật tư nông nghiệp 9. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XIII, Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 55/2014/QH13, ban hành ngày 01/07/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 10. Tổng Cục Môi Trường 2015, Hiện trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu thuộc nhóm chất hữu cơ khó phân hủy tại việt nam 11. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội (2017) của UBND thị xã Đông Triều 12. Dương Văn Đang (2018) Báo cáo kinh tế kỹ thuật kho thuốc Đông Triều – Nguyễn Huệ 13. TCVN 6132:1995 – Chất lượng đất - xác định dư lượng lindan trong đất
- 55 14. TCVN 6124:1996 – Chất lượng đất – xác định dư lượng ddt trong đất 15. TCVN 7876 : 2008 – Nước: Xác định hàm lượng thuốc trừ sâu clo hữu cơ 16. QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại 17. QCVN 15:2018/BTNMT – Quy chuẩn ký thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất Website: I. Tài liệu từ internet 1. “Ô nhiễm đất” Ô_nhiễm_đất 2. “Xử lý ô nhiễm đất do thuốc bảo vệ thực vật” thuoc-bao-ve-thuc-vat.html 3. “Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả” hieu-qua-nguyen-van-thieu 1359876.html 4. “Hiện trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu” content/uploads/2016/01/POP_bao-caohien-trang_final_print-1.pdf 5. “ Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp ở Việt Nam” KH-CN/Thuc-trang-su-dung-thuoc-bao-ve-thuc-vat-trong-nong- nghiep-o-Viet-Nam-47911.html
- 56 6. “Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe con người” khoe-nhu-the-nao 1264324.html 7. “Xử lý ô nhiễm môi trường do thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu” nhiem-moi-truong-do-thuoc-bao-ve-thuc-vat-ton-luu 8. “Khắc phục tình trạng ô nhiễm do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật” tinh-trang-o-nhiem-do-ton-luu-hoa-chat-bao-ve-thuc-vat.html
- 57 Văn Bản Quy Phạm Pháp Luận Tham Khảo 1. Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước HXHCN Việt Nam thông qua ngày 18/06/2014 2. Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành 1 số điều của Luật bảo vệ môi trường 3. Thông tư số 12/211/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định về quản lý chất thải nguy h ại 4. Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc Bảo vệ thực vật. 5. Thông tư 03/2016/TT-BNNPTNT ban hành Danh mục thuốc BVTV và công bố mã HS đối với thuốc BVTV được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam 6. Thông tư 33/2011/TT-BTNMT – Quy định quy trình kỹ t huật quan trắc môi trường đất 7. Thông tư số 29/2011/TTBTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Quy định quy trình kỹ t huật quan trắc môi trường nước mặt lục địa 8. QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại 9. QCVN 15:2018/BTNMT – Quy chuẩn ký thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất 10. TCVN 6124:1996 – Chất lượng đất – xác định dư lượng ddt trong đất 11. TCVN 6132:1995 – Chất lượng đất xác định dư lượng lindan trong đất 12. TCVN 7876 : 2008 – Nước: Xác định hàm lượng thuốc trừ sâu clo hữu cơ