Khóa luận Đánh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng NTM tại xã Quảng Khê - Huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018

pdf 81 trang thiennha21 8320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng NTM tại xã Quảng Khê - Huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_ket_qua_cong_tac_thuc_hien_chuong_trinh_x.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng NTM tại xã Quảng Khê - Huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRIỆU THỊ HỒNG Tên đề tài : “ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ QUẢNG KHÊ HUYỆN BA BỂ - TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2016 - 2018” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRIỆU THỊ HỒNG Tên đề tài : “ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ QUẢNG KHÊ HUYỆN BA BỂ - TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2016 - 2018” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Khoa : Quản lý tài nguyên Lớp : K47 - ĐCMT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Hà Đình Nghiêm Thái Nguyên, 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này trước hết em xin gửi đến quý thầy, cô giáo trong khoa Quản Lý Tài Nguyên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên lời cảm ơn chân thành. Đặc biệt, em xin gửi đến thầy giáo Th.s. Hà Đình Nghiêm, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất. Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của UBND xã Quảng Khê đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại cơ quan . Cuối cùng em xin cảm ơn các anh chị văn phòng địa chính xây dựng, môi trường, đất đai của UBND Xã Quảng Khê đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Đồng thời nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được thực tập nơi mà em yêu thích, cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích trong công việc để giúp ích cho công việc sau này của bản thân. Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên đề này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô cũng như quý cơ quan. Em xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày 04 tháng 06 năm 2019 Sinh viên Triệu Thị Hồng
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Những tiêu chí thực hiện chương trình nông thôn mới theo bộ tiêu chí NTM của Quốc gia. 11 Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Quảng Khê năm 2018 31 Bảng 4.2 Kết quả SX một số cây trồng chính tại xã Quảng Khê giai đoạn 2016 - 2018 34 Bảng 4.3. Tình hình chăn nuôi của xã Quảng Khê giai đoạn từ năm 2016– 2018 35 Bảng 4.4. Hiện trạng dân số xã Quảng Khê năm 2018 37 Bảng 4.5. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch so với bộ tiêu chí của xã Quảng Khê giai đoạn 2016-2018 39 Bảng 4.6: Hạ tầng kinh tế - xã hội so với bộ tiêu chí của xã Quảng Khê giai đoạn 2016 – 2018 40 Bảng 4.7. Kết quả kinh tế và tổ chức sản xuất so với tiêu chí của xã Quảng Khê giai đoạn 2016 – 2018 45 Bảng 4.8: Kết quả Văn hóa – Xã hội – Môi trường so với bộ tiêu chí của xã Quảng Khê giai đoạn 2016 – 2018 47 Bảng 4.9: Kết quả thực hiện hệ thống chính trị của xã Quảng Khê giai đoạn 2016 - 2018 51 Bảng 4.10: Bảng kết quả thực hiện nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2018 của xã Quảng Khê 53 Bảng 4.11. Kết quả điều tra thực tế người dân về sự tham gia của người dân với chương trình xây dựng NTM tại xã Quảng Khê bằng phiếu điều tra nông hộ 57 Bảng 4.12. Kết quả điều tra thực tế người dân về sự thay đổi thôn sau ba năm xây dựng NTM tại xã Quảng Khê bằng phiếu điều tra nông hộ 58
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Hình ảnh vùng nông thôn ở Thái Lan trước khi thực hiện chương trình NTM 17 Hình 2.2. Hình ảnh vùng nông thôn ở Thái Lan trong khi thực hiện chương trình NTM. 18 Hình 2.3. Hình ảnh vùng nông thôn ở Thái Lan sau khi thực hiện chương trình NTM. 19 Hình 2.4.Hình ảnh Đ/c Nguyễn Văn Du - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị 24 Hình 4.1. Bản đồ xã Quảng Khê – Huyện Ba Bể - Tỉnh Bắc Kạn 29 Hình 4.2. Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất xã Quảng Khê 32
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ Viết tắt Giải nghĩa ANTQ An ninh tổ quốc BQL Ban quản lý BHYT Bảo hiểm y tế BQ Bình quân CBXD Chuẩn bị xây dựng CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Đ/C Đồng chí GTVT Giao thông vận tải HTX Hợp tác xã KHKT Khoa học - kỹ thuật NSNN Ngân sách nhà nước NTM Nông thôn mới PTNT Phát triển nông thôn QĐ Quyết định QĐ-BTTTT Quyết định của bộ thông tin và truyền thông SX-KD Sản xuất – Kinh doanh TTg Thủ tướng Chính Phủ TBKT Tiến bộ kỹ thuật VH-TT-DL Văn hóa thể thao và du lịch
  7. v MỤC LỤC PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2.Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của nghiên cứu 2 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu 2 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4 2.1.1. Khái niệm nông thôn 4 2.1.2. Khái niệm về mô hình nông thôn mới 5 2.1.3. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta 5 2.1.4. Vai trò của mô hình nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội 8 2.1.5. Nội dung xây dựng nông thôn mới 9 2.1.6. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới 10 2.2. Cơ sở thực tiễn 14 2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng mô hình nông thôn mới trên thế giới 14 2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển nông thôn mới ở Việt Nam 20 2.2.3. Lịch sử hình thành và phát triển nông thôn mới ở tỉnh Bắc Kạn. 22 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 26 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 26 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 26 3.2.2. Thời gian nghiên cứu 26 3.3. Nội dung nghiên cứu 26
  8. vi 3.3.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của xã Quảng Khê, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 26 3.3.2. Kết quả thực hiện chương trình nông thôn mới của xã Quảng Khê giai đoạn 2016 - 2018 so với bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới 26 3.3.3. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về xây dựng nông thôn mới xã Quảng Khê 27 3.3.4. Đề xuất giải pháp xây dựng NTM xã Quảng Khê đến năm 2020 27 3.4. Phương pháp nghiên cứu 27 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu 27 3.4.2. Phương pháp đối chiếu so sánh 28 3.4.3. Phương pháp tổng hợp thông tin, phân tích và đánh giá 28 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Quảng Khê 29 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 29 4.1.2. Điều kiện về kinh tế- văn hóa xã hội 33 4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của xã Quảng Khê 37 4.2. Kết quả thực hiện chương trình nông thôn mới ở xã Quảng Khê giai đoạn 2016-2018 so với bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới 38 4.2.1. Nhóm tiêu chí : Quy hoạch 38 4.2.2.Nhóm tiêu chí : Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của xã 40 4.2.3.Nhóm tiêu chí: Kinh tế và tổ chức sản xuất của xã 44 4.2.4. Nhóm tiêu chí: Văn hóa – Xã hội – Môi trường của xã 46 4.2.5. Nhóm tiêu chí: Hệ thống chính trị của xã 50 4.3. Kết quả đánh giá sự hiểu biết của người dân về xây dựng NTM xã Quảng Khê 57 4.4. Đề xuất giải pháp xây dựng NTM xã Quảng Khê đến năm 2020 59 4.4.1. Tuyên truyền, vận động, giáo dục để tất cả các cấp các ngành và người dân tham gia xây dựng nông thôn mới. 59
  9. vii 4.4.2. Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới 60 4.4.3. Phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn 60 4.4.4. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho người dân 61 4.4.5. Củng cố nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, vai trò của chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở để thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới 62 4.4.6. Về cơ chế huy động nguồn vốn đầu tư 62 4.4.7. Phải có sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong xây dựng mô hình NTM 63 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 66 5.1. KẾT LUẬN 66 5.2. ĐỀ NGHỊ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Với mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hiện nay ngành nông nghiệp ít được quan tâm hơn, đặc biệt là ở khu vực nông thôn có quy mô nhỏ, lợi ích người dân đang bị xem nhẹ. Tốc độ phát triển kinh tế cao bên cạnh những lợi ích mang lại, cũng có không ít những khó khăn cần giải quyết, vấn đề khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các khu vực trong cả nước, nhất là giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Phần lớn các hộ nông dân trên khắp cả nước đều sử dụng phương tiện thô sơ, kỹ thuật lạc hậu trong sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả thấp về kinh tế. Hàng loạt các vấn đề cần giải quyết tại các địa phương để nâng cao mức sống cho người dân như giải quyết việc làm, cải thiện giáo dục, y tế, cơ sơ hạ tầng, kĩ thuật sản xuất nuôi trồng, công tác quản lý tại các địa phương. Trước tình hình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế toàn cầu cần có những chính sách cụ thể mang tính đột phá nhằm giải quyết toàn bộ các vấn đề của nền kinh tế. Đáp ứng yêu cầu này Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông thôn đi vào cuộc sống, đẩy nhanh tốc độ CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn việc cần làm trong giai đoạn hiện nay là xây dựng cho được các mô hình nông thôn mới đủ đáp ứng yêu cầu phát huy nội lực của nông dân, nông nghiệp và nông thôn, đủ điều kiện hội nhập với nền kinh tế thế giới. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, Thủ tướng chính phủ đã ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới” (Quyết định số 1980 /QĐ.TTg ngày 17/10/2016) và “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” tại quyết định số 800/QĐ – TTg ngày 06/04/2010 nhằm chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mới trên cả nước. Cùng với quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển nông thôn xã Quảng Khê đã tiến hành xây dựng mô hình nông thôn mới xây dựng làng, xã có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường trong sạch. Từ năm
  11. 2 2010, xã Quảng Khê đã triển khai áp dụng hoạt động nông thôn mới của chính phủ và đạt được một số thành tựu đáng kể trong phát triển nông nghiệp ở địa phương, nếp sống, mức sống, thu nhập tăng cao so với những thời kỳ trước. Người dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi. Đời sống của người dân đã được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần, bộ mặt làng xã đã thay đổi rõ rệt, cảnh quan môi trường được đảm bảo hơn. Mặc dù đã có nghị quyết hướng dẫn thi hành, nhưng vẫn còn nhiều bất cập ở cấp xã cần được giải quyết. Do đó được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài Nguyên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.s Hà Đình Nghiêm, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng NTM tại xã Quảng Khê – huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018”. 1.2.Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Quảng Khê - huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn. - Đánh giá sự hiểu biết của người dân về xây dựng nông thôn mới. - Nghiên cứu về các giải pháp thực hiện nông thôn mới của xã. 1.3. Ý nghĩa của nghiên cứu 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu - Giúp bản thân có thể vận dụng được những kiến thức đã học để viết khóa luận tốt nghiệp phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học. - Củng cố kiến thức về nông thôn mới cho sinh viên. - Giúp sinh viên tiếp xúc với thực tế, nâng cao năng lực, rèn luyện kĩ năng và trang bị kiến thức thực tế cho quá trình công tác sau này.
  12. 3 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các địa phương khác có thể nhìn nhận, khai thác và áp dụng, phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu của địa phương mình. - Đề xuất những giải pháp khả thi để khắc phục những khó khăn nhằm thực hiện tốt hơn chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm cải thiện đời sống người dân nông thôn.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1. Khái niệm nông thôn Nông thôn là những vùng dân cư sinh sống bằng nghề nông nghiệp, dựa vào tiềm năng của môi trường tự nhiên để sinh sống và tạo ra của cải mới trong môi trường tự nhiên đó. Nông thôn được coi như là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác về nông thôn và còn có nhiều quan điểm khác nhau. Có những quan điểm cho rằng: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã. Theo Mai Thanh Cúc (2005), vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính của cư dân nông thôn trong vùng là từ sản xuất nông nghiệp. Những ý kiến này chỉ đúng trong từng khía cạnh cụ thể và từng quốc gia nhất định, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụng cho từng nền kinh tế.[6] Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, nó có thể thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay chúng ta có thể hiểu: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”. Xây dựng nông thôn mới là một chính sách về một mô hình phát triển cả về nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các
  14. 5 mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc hoặc duy ý chí. 2.1.2. Khái niệm về mô hình nông thôn mới Nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn, không phải là thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể khái quát gọn theo năm nội dung cơ bản sau: làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại, sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa, đời sống về vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao; bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển, xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ. Khái niệm mô hình nông thôn mới mang đặc trưng của mỗi vùng nông thôn khác nhau. Nhìn chung, mô hình nông thôn mới là mô hình cấp xã, thôn được phát triển toàn diện theo đinh hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và văn minh hóa. Mục tiêu chính của mô hình nông thôn mới là làm sao để nhân dân là chủ, Đảng lãnh đạo, chính quyền hỗ trợ. Vì vậy, địa phương cần phát huy nội lực của người dân, tạo ra mô hình kinh tế mới, sáng tạo trong sản xuất. Bên cạnh đó, cần phải tuyên truyền tập trung hơn nữa về nội dung đăng ký thực hiện hộ, tổ, nông thôn mới để người dân giúp đỡ lẫn nhau, góp phần phát triển toàn diện. 2.1.3. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta Có thể nói, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước ta đã có những thay đổi căn bản. Những nội dung trong chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn như xem nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, chú trọng các chương trình lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế trang trại, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đã bắt đầu tạo ra những yếu tố mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, Nhà nước đã phối hợp với các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội trong
  15. 6 nước để xoá đói giảm nghèo, cải thiện môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội ở nông thôn. Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước ta đã và đang đưa nền nông nghiệp tự túc tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hoá. Những thành tựu đạt được trong phát triển nông nghiệp, nông thôn thời kỳ đổi mới là rất to lớn, tuy nhiên, nông nghiệp và nông thôn nước ta vẫn tiềm ẩn những mâu thuẫn, thách thức và bộc lộ những hạn chế không nhỏ như: Thứ nhất: Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch và tự phát + Hiện nay nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, tự phát, có khoảng 23% xã có quy hoạch nhưng thiếu đồng bộ, tầm nhìn ngắn chất lượng chưa cao. + Cơ chế quản lý phát triển theo quy hoạch còn yếu. + Xây dựng tự phát, kiến trúc cảnh quan làng quê bị pha tạp, lộn xộn, nhiều nét đẹp văn hoá truyền thống dần bị mai một. Thứ hai: Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội còn lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu phát triển lâu dài. Thủy lợi chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa mới đạt 25%. Giao thông chất lượng thấp, không có quy chuẩn, chủ yếu phục vụ dân sinh, nhiều vùng giao thông chưa phục vụ tốt sản xuất, lưu thông hàng hóa, phần lớn chưa đạt chuẩn quy định. Hệ thống lưới điện hạ thế ở tình trạng chắp vá, chất lượng thấp, quản lý lưới điện ở nông thôn còn yếu, tổn hao điện năng cao (22-25%), nông dân phải chịu giá điện cao hơn giá trần Nhà nước quy định. Hệ thống các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở nông thôn có tỷ lệ đạt chuẩn về cơ sở vật chất thấp (32,7%), còn 11,7% số xã chưa có nhà trẻ, mẫu giáo; Mức đạt chuẩn của nhà văn hóa và khu thể thao xã mới đạt 29,6%, hầu hết các thôn không có khu thể thao theo quy định. Tỷ lệ chợ nông thôn đạt chuẩn thấp, có 77,6% số xã có điểm bưu điện văn hóa theo tiêu chuẩn, 22,5% số thôn có điểm truy cập Intenet. Cả nước hiện còn hơn 400 nghìn nhà ở tạm bợ (tranh, tre, nứa lá), hầu hết nhà ở nông thôn được xây không có quy hoạch, quy chuẩn.
  16. 7 Thứ ba: Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, đời sống người dân còn ở mức thấp Kinh tế hộ phổ biến quy mô nhỏ (36% số hộ có dưới 0,2 ha đất). kinh tế trang trại chỉ chiếm hơn 1% tổng số hộ nông – lâm – ngư nghiệp trong cả nước. Kinh tế tập thể phát triển chậm, hầu hết các xã đã có hợp tác xã hoặc tổ hợp tác nhưng hoạt động còn hình thức, có trên 54% số hợp tác xã ở mức trung bình và yếu. Đời sống cư dân nông thôn tuy được cải thiện nhưng còn ở mức thấp, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng ngày càng cao, thu nhập bình quân đạt 16 triệu đồng/hộ (năm 2008) nhưng chênh lệch thu nhập giữa 10% nhóm người giàu và 10% nhóm người nghèo nhất là 13,5 lần). Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn cao (16,2%). Thứ tư: Các vấn đề về văn hóa – môi trường – giáo dục – y tế Giáo dục mầm non: Còn 11,7% số xã chưa có nhà trẻ, mẫu giáo. Tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp (khoảng 12,8%). Mức hưởng thụ về văn hóa của người dân thấp, những vấn đề xã hội ở nông thôn vẫn phát sinh nhiều vấn đề bức xúc, bản sắc văn hóa dân tộc ngày bị mai một, tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng. Hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển. Môi trường sống ô nhiễm. Số trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia thấp, vai trò y tế dự phòng của trạm y tế còn hạn chế. Thứ năm: Hệ thống chính trị còn yếu (nhất là trình độ và năng lực điều hành) Trong hơn 81 nghìn công chức xã: 0.1% chưa biết chữ, 2.4% tiểu học, 21,5 trung học cơ sở, 75,5% trung học phổ thông. Về trình độ chuyên môn: Chỉ có 9% có trình độ đại học, cao đẳng, 32,4% trung cấp, 9,8% sơ cấp, 48,7% chưa qua đào tạo. Về trình độ quản lý nhà nước: Chưa qua đào tạo là 44%, chưa qua đào tạo tin học là 87%.
  17. 8 Góp phần khắc phục một cách cơ bản tình trạng trên, đưa Nghị quyết của Đảng về nông thôn đi vào cuộc sống, một trong những việc cần làm trong giai đoạn này là xây dựng mô hình nông thôn mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế thế giới. Xây dựng nông thôn mới là chính sách về một mô hình phát triển cả nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí. [10] 2.1.4. Vai trò của mô hình nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội  Về kinh tế Nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, hướng đến thị trường và giao lưu, hội nhập. Để đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nông thôn phải hiện đại, tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán. Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Hình thức sở hữu đa dạng, trong đó chú ý xây dựng mới các hợp tác xã theo mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ các hợp tác xã ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với các phương án sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn. Sản xuất hàng hóa có chất lượng cao,mang nét độc đáo, đặc sắc của từng vùng, địa phương. Tập trung đầu tư vào những trang thiết bị, công nghệ sản xuất, chế biến bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch.  Về chính trị Phát huy dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp luật, gắn lệ làng, hương ước với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, tôn trọng kỉ cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã.
  18. 9 Phát huy tối đa quy chế dân chủ ở cơ sở, tôn trọng hoạt động của các đoàn thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nhằm huy động tổng lực vào xây dựng nông thôn mới.  Về văn hóa – xã hội Xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Xây dựng khu dân cư đoàn kết, phát triển cộng đồng, tinh thân bền vững từ các dòng họ phát triển lâu dài.  Về con người Xây dựng hình mẫu người nông dân sản xuất hàng hóa khá giả, giàu có, kết tinh các tư cách: Công dân, dân của làng, con người của các dòng họ, gia đình.  Về môi trường Xây dựng và củng cố, bảo vệ môi trường, sinh thái. Bảo vệ rừng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường không khí vè chất thải từ các khu công nghiệp để nông thôn phát triển bền vững. Các nội dung trên trong cấu trúc mô hình nông thôn mới có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá trình hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kĩ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, động viên tinh thần. Nhân dân tự nguyện tham gia, chủ động trong thực thi chính sách. Trên tinh thần đó, các chính sách kinh tế- xã hội sẽ tạo hiệu ứng tổng thể nhằm xây dựng mô hình nông thôn mới.[18] 2.1.5. Nội dung xây dựng nông thôn mới Theo nghị quyết số 26 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (2008) giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực, tự cường của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hòa thuận, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc văn
  19. 10 hóa dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân. Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng thôn về tiềm năng, lợi thế, năng lực của cán bộ, khả năng đóng góp của nhân dân, hướng dẫn để người dân bàn bạc đề xuất các nhu cầu và nội dung hoạt động của đề án. Xét trên khía cạnh tổng thể, những nội dung sau đây cần được xem xét trong xây dựng mô hình nông thôn mới. Thứ nhất: Đào tạo nâng cao phát triển năng lực cộng đồng Thứ hai: Tăng cường và nâng cao mức sống cho người dân Thứ ba: Hỗ trợ người dân phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ nâng cao thu nhập Thứ tư: Xây dựng nông thôn gắn với phát triển ngành nghề nông thôn tạo việc làm phi nông nghiệp Thứ năm: Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ sản xuất. Thứ sáu: Xây dựng nông thôn gắn với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ở nông thôn Thứ bảy: Phát triển cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở nông thôn. Những nội dung trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong quá trình thực hiện cần phải giải quyết đồng bộ và toàn diện nhằm khơi dậy và phát huy tốt vai trò người nông dân trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở nước ta ngày càng văn minh, hiện đại. [7] 2.1.6. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.[13] Căn cứ Quyết định số 734/QĐ-UBND ngày 29/05/2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017 – 2020. [9]
  20. 11 Căn cứ Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. [2] Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng chính phủ về sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.[15] Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.[14]  Các nhóm tiêu chí Bảng 2.1. Những tiêu chí thực hiện chương trình nông thôn mới theo bộ tiêu chí NTM của Quốc gia. Tên tiêu TT Nội dung tiêu chí Chỉ tiêu chí I Quy hoạch 1.1. Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, dịch ĐẠT vụ Quy hoạch 1.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã ĐẠT 1 và thực hiện hội - môi trường theo chuẩn mới. quy hoạch 1.3. Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo ĐẠT hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp. II Hạ tầng kinh tế - xã hội 2.1. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp 100% kỹ thuật của Bộ GTVT. 2.2. Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ 50% GTVT. 2 Giao thông 2.3. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không 50% lầy lội vào mùa mưa. 2.4. Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được 50% cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện. 3.1. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu ĐẠT 80% sản xuất và dân sinh. 3 Thủy lợi 3.2. Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được ĐẠT kiên cố hóa. 4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật ĐẠT của ngành điện 4 Điện 4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an 95% toàn từ các nguồn.
  21. 12 Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, 5 Trường học tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn >= 70% quốc gia. 6.1. Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn ĐẠT Cơ sở vật của Bộ VH - TT – DL. 6 chất văn hóa 6.2. Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao 100% thôn đạt chuẩn của Bộ VH – TT- DL. ĐẠT Cơ sở hạ Chợ đạt chuẩn của Bộ xây dựng. tầng 7 ĐẠT thương mại nông thôn Thông tin 8.1. Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông. ĐẠT 8 và truyền 8.2. Có Internet đến thôn. ĐẠT thông 9.1. Nhà tạm, dột nát. KHÔNG Nhà ở dân CÓ 9 cư 9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây ≥ 75% dựng. III Kinh tế và tổ chức sản xuất Thu nhập bình quân đầu người/năm so với 10 Thu nhập mức bình quân chung của tỉnh.(triệu ≥ 36 đồng/người) 11 Hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo. ≤12% Lao động có Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong 12 90% việc làm lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Tổ chức sản Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có 13 CÓ xuất hiệu quả. IV Văn hóa – xã hội – môi trường 14.1. Phổ cập giáo dục trung học. ĐẠT 14.2. Tỷ lệ học sinh tố nghiệp THCS được Giáo dục 14 tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học ≥ 70% và đào tạo nghề). 14.3. Tỷ lệ lao động qua đào tạo. ≥ 25% 15.1. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức ≥ 85% 15 Y tế bảo hiểm y tế. 15.2. Y tế xã đạt chuẩn quốc gia. ĐẠT Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu 16 Văn hóa chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ VH- ≥ 70% ĐẠT TT- DL. 17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ ≥ 90% sinh theo quy chuẩn Quốc gia. (≥50% nước sạch) Môi trường 17.2. Các cơ sở SX – KD đạt tiêu chuẩn về 17 và an toàn ĐẠT môi trường. thực phẩm 17.3. Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi ĐẠT trường xanh, sạch, đẹp.
  22. 13 17.4. Nghĩa trang được xây dựng theo quy ĐẠT hoạch. 17.5. Chất thải, nước thải được thu gom và xử ĐẠT lý theo quy định. 17.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa ≥ 70% nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch 17.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn ≥ 60% nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường 17.8. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về 100% đảm bảo an toàn thực phẩm. V Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật 18.1. Cán bộ xã đạt chuẩn. ĐẠT 18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính Hệ thống tổ ĐẠT trị cơ sở theo quy định. chức chính 18 18.3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn trị xã hội ĐẠT “trong sạch, vững mạnh”. vững mạnh 18.4. Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã ĐẠT đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên. An ninh, trật tự xã hội được giữ vững. An ninh 19 trật tự xã ĐẠT hội (Nguồn: Đề án xây dựng nông thôn mới xã Quảng Khê giai đoạn 2016 - 2018 theo bộ tiêu chí NTM của Quốc gia và bộ tiêu chí của UBND tỉnh Bắc Kạn)
  23. 14 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng mô hình nông thôn mới trên thế giới Hiện nay các nước trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau hơn, việc trao đổi thông tin kinh nghiệm ngày càng trở nên dễ dàng hơn giữa các quốc gia. Với tinh thần hội nhập cùng nhau phát triển thì việc tham khảo học tập kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, nông thôn của các nước trên thế giới là một yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển kinh tế nước ta hiện nay.[6] 2.2.1.1. Xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc Hàn Quốc là nước có bình quân ruộng đất thấp (530m2 ), Hàn Quốc tiến hành công nghiệp hóa từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Năm 2000, dân số Hàn Quốc làm nông nghiệp chiếm 8,7%. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp mới. Từ năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc thực hiện mô hình Làng mới. Đây là phong trào được khởi xướng bởi Tổng thống Park Chung Hy. Ban đầu, phong trào đổi mới nông thôn Hàn Quốc đưa ra 10 nội dung sau: mở rộng, làm mới đường vào thôn xóm; mở rộng, làm mới đường trong thôn; làm vệ sinh thôn xóm; xây dựng khu giặt giũ chung; đào giếng nước chung; cải tạo mái nhà từ lợp rạ thành mái ngói, xi măng; cải tạo hàng rào quanh nhà từ tường đất thành tường xây gạch, xi măng; sửa cầu; sửa hệ thống đập sông ngòi và xây dựng điểm gom phân bắc. Các nội dung để xây dựng dự án rất thiết thực, tương đối đơn giản, dễ triển khai, có kết quả nhanh. Điều này rất quan trọng để khích lệ tinh thần người dân tin vào hiệu quả công việc, tin vào phong trào, tạo đà để làm những dự án dài hơi hơn. Phong trào được thực hiện trên tinh thần cần cù, nỗ lực, hợp tác. Những năm sau, phong trào Làng mới với mục tiêu là công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn. Mô hình này thực hiện 16 dự án mà mục tiêu chính là cải thiện môi trường sống cho người dân nông thôn: mở rộng đường giao thông, hoàn thiện hệ thống nước thải sinh hoạt, xây dựng nhà sinh hoạt
  24. 15 cộng đồng, trồng thêm cây xanh và xây dựng sân chơi cho trẻ em, Cải thiện môi trường sống cho người dân nông thôn được coi là nền tảng để bắt đầu cho quá trình phát triển nông thôn. Trong năm đầu tiên phát động phong trào, chính phủ cấp miễn phí đồng loạt cho 33.000 làng (mỗi làng có 150 - 200 hộ), mỗi làng 355 bao xi măng (loại 40 kg), giao cho người đứng đầu của làng bàn với dân tự quyết định phương án sử dụng, việc nào cần thiết sẽ ưu tiên làm trước. Người dân đóng góp ngày công, hiến đất làm đường để mở rộng, nâng cấp đường giao thông làng, xã. Kết quả sau một năm, hơn một nửa tổng số làng có sự cải thiện đời sống, nên năm 1972, chính phủ chọn ra 16.600 xã có thành tích tốt được tôn vinh khen thưởng, tiếp tục được chính phủ hỗ trợ 500 bao xi măng và 1 tấn thép cho mỗi xã làm tốt để đầu tư, theo phương châm hỗ trợ những làng biết vượt lên khó khăn, cán bộ tâm huyết, nhân dân hưởng ứng tốt. Đến năm 1973, các dự án làng mới đã lan ra khắp cả nước với 34.665 làng tham gia, trung bình mỗi làng/xã được cấp miễn phí 355 bao xi măng. Toàn bộ kế hoạch đều do chính ủy ban làng/xã đó quản lý. Kế hoạch triển khai trên quy mô toàn quốc, phần lớn dựa vào quỹ của xã và lực lượng lao động sẵn có. Phong trào Làng mới là một cuộc cải tổ vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho cả cộng đồng, chứ không chỉ đối với từng cá nhân đơn lẻ. Sự thịnh vượng ở đây không chỉ bó hẹp ở ý nghĩa vật chất, nó còn bao hàm cả ý nghĩa tinh thần, không chỉ cho thế hệ hôm nay mà còn cho cả con cháu mai sau. Mục tiêu của phong trào Làng mới là xây dựng nền tảng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mỗi gia đình, làng xã góp phần vào sự tiến bộ chung của cả quốc gia. Phong trào Làng mới áp dụng biện pháp tiếp cận từ trên xuống dưới, đứng đầu bởi chính phủ. Tuy nhiên, đây cũng là biện pháp tiếp cận từ cấp cơ sở lên khi dự án được đưa vào thực hiện. Phong trào Làng mới đã thể hiện sự dân chủ bằng sự tham gia tự nguyện của người dân nông thôn ở cấp làng. Người dân trong làng đóng góp một phần lớn nguồn vốn và sức lao động để đạt được mục đích của phong trào Làng mới. Trong khi đó, chính phủ chỉ cung cấp một số nguyên vật liệu như xi măng, sắt thép cần thiết để xây dựng hạ tầng cơ sở
  25. 16 nông thôn. Tất cả các làng nông thôn trên toàn đất nước đều tham gia vào phong trào làng mới, nó đã trở thành chương trình quốc gia thông qua các hoạt động như nâng cao thu nhập, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và nâng cao tinh thần người dân. Đến đầu những năm 1980, bộ mặt của nông thôn Hàn Quốc đã thay đổi to lớn và toàn diện. Quá trình hiện đại hoá nông thôn đã được hoàn thành. Chính phủ điều chỉnh chiến lược phát triển sang một giai đoạn mới. [12] 2.2.1.2. Xây dựng nông thôn mới ở Mỹ Mỹ là nước có điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Vùng Trung Tây của nước này có đất đai màu mỡ nhất thế giới. Lượng mưa vừa đủ cho hầu hết các vùng của đất nước; nước sông và nước ngầm cho phép tưới rộng khắp cho những nơi thiếu mưa. Ngành nông nghiệp Mỹ đã phát triển thành một ngành “kinh doanh nông nghiệp”, một khái niệm được đặt ra để phản ánh bản chất tập đoàn lớn của nhiều doanh nghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế Mỹ hiện đại. Kinh doanh nông nghiệp bao gồm rất nhiều doanh nghiệp nông nghiệp và các cơ cấu trang trại đa dạng, từ các doanh nghiệp nhỏ một hộ gia đình cho đến các tổ hợp rất lớn hoặc các công ty đa quốc gia sở hữu những vùng đất đai lớn hoặc sản xuất hàng hóa và nguyên vật liệu cho nông dân sử dụng. Cũng giống như một doanh nghiệp công nghiệp tìm cách nâng cao lợi nhuận bằng việc tạo ra quy mô lớn hơn và hiệu quả hơn, nhiều nông trại Mỹ cũng ngày càng có quy mô lớn hơn và củng cố hoạt động của mình sao cho linh hoạt hơn. Sự ra đời ngành kinh doanh nông nghiệp vào cuối thế kỷ XX đã tạo ra ít trang trại hơn, nhưng quy mô các trang trại thì lớn hơn nhiều. Đôi khi được sở hữu bởi những cổ đông vắng mặt, các trang trại mang tính tập đoàn này sử dụng nhiều máy móc hơn và ít bàn tay của nông dân hơn. Vào năm 1940, Mỹ có 6 triệu trang trại và trung bình mỗi trang trại có diện tích khoảng 67 ha, đến cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, số trang trại chỉ còn 2,2 triệu nhưng trung bình mỗi trang trại có diện tích 190 ha. Cũng chính trong khoảng giai đoạn này, số lao động nông nghiệp giảm rất mạnh từ 12,5 triệu người năm
  26. 17 1930 xuống còn 1,2 triệu người vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước dù cho dân số của Mỹ tăng hơn gấp đôi và gần 60% trong số nông dân còn lại đó đến cuối thế kỷ này chỉ làm việc một phần thời gian trên trang trại; thời gian còn lại họ làm những việc khác không thuộc trang trại để bù đắp thêm thu nhập cho mình. Hiện nay, trong cuộc sống hiện đại ồn ào, đầy sức ép, người Mỹ ở vùng đô thị hay ven đô hướng về những ngôi nhà thô sơ, ngăn nắp và những cánh đồng, phong cảnh miền quê truyền thống, yên tĩnh. Tuy nhiên, để duy trì “trang trại gia đình” và phong cảnh làng quê đó thực sự là một thách thức. [4] 2.2.1.3. Phát triển nông nghiệp ở Thái Lan Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp, giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân. Hình 2.1. Hình ảnh vùng nông thôn ở Thái Lan trước khi thực hiện chương trình NTM
  27. 18 Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh với các hình thức như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp thị, phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái, giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước, Hình 2.2. Hình ảnh vùng nông thôn ở Thái Lan trong khi thực hiện chương trình NTM.
  28. 19 Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển. Hình 2.3. Hình ảnh vùng nông thôn ở Thái Lan sau khi thực hiện chương trình NTM. Kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn Thái Lan cho thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của nhà nước trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để phát triển khu vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nông nghiệp tạo nền tảng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.[17]
  29. 20 2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển nông thôn mới ở Việt Nam Việt Nam là một nước nông nghiệp truyền thống với trên 70% dân số làm nông nghiệp, đất trồng trọt và đất rừng chiếm 60% tổng diện tích lãnh thổ, tổng giá trị nông nghiệp chiếm 20% GDP, nông nghiệp – nông thôn – nông dân chiếm địa vị quan trọng trong nền kinh tế xã hội Việt Nam. Từ khi đổi mới mở cửa đến nay, Việt Nam đã không ngừng đổi mới chính sách đất đai, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, khiến nông nghiệp nông thôn phát triển mạnh và đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với toàn bộ quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Quá trình đổi mới chính sách đất đai ở nông thôn Việt Nam lấy sở hữu toàn dân về đất đai làm tiền đề, lấy chế độ khoán sản phẩm đến từng hộ gia đình ở nông thôn làm khâu đột phá. Thông qua giao quyền sử dụng đất cho nông dân, xác nhận bằng hình thức luật pháp quyền sử dụng đất lâu dài và địa vị kinh tế chủ thể của nông dân, Việt Nam đã từng bước thương mại hóa đất đai và quy mô hóa việc kinh doanh đất đai. Quá trình này nhìn chung trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn I: Chuyển từ chế độ tập thể hoá nông nghiệp sang chế độ khoán sản phẩm đến từng hộ gia đình trong những năm 80 thế kỷ XX. Tháng 4/1988, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết số 10 về “Đổi mới quản lý nông nghiệp”, quyết định thực hiện chế độ khoán sản phẩm đến từng hộ gia đình trong cả nước, cho phép nông dân tự kinh doanh, quyền sử dụng đất từ 2 năm trước đây kéo dài đến 15 năm. Giai đoạn II: Bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX, từng bước xây dựng chế độ về quyền sở hữu đất đai lấy “5 quyền” làm trung tâm. Tháng 6/1993, Hội nghị toàn thể trung ương 5 khóa 7 Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ phải để nông dân có “5 quyền” là: quyền trao đổi, quyền chuyển nhượng, quyền cho thuê,quyền thừa kế, quyền thế chấp đất đai. Tháng 7/1993, Quốc hội Việt Nam công bố bộ “Luật đất đai” thứ hai, xác nhận bằng hình thức pháp luật quyền sử dụng đất lâu dài và địa vị chủ thể kinh tế của nông dân, quy định rõ thời hạn sử dụng đất lâu dài và địa vị chủ
  30. 21 thể kinh tế của nông dân, quy định rõ thời hạn sử dụng đất canh tác nông nghiệp dùng để trồng cây nông nghiệp ngắn ngày và đất nuôi trồng thủy sản là 20 năm, thời hạn sử dụng dùng trong kinh doanh cây nông nghiệp dài ngày là 50 năm, nông dân sử dụng đất theo pháp luật, sau khi hết hạn có thể được gia hạn thêm; quyền sử dụng đất có thể được kế thừa, cũng có thể trao đổi hoặc dùng làm thế chấp, trong một số tình huống nào đó còn có thể cho thuê và chuyển nhượng, thời gian cho thuê và chuyển nhượng nhiều nhất là 3 năm. Sau đó, Việt Nam lần lượt sửa đổi, bổ sung “Luật đất đai” vào năm 1998 và năm 2001 và ban hành luật đất đai năm 2003, Đến nay nhà nước ta đang áp dụng “Luật đất đai” năm 2013, thời hạn sử dụng đất kéo dài nhất tới 70 năm, xác định rõ nghĩa vụ của nhà nước và người sử dụng đất, có những quy định tỉ mỉ đối với việc phê duyệt, cho thuê, chuyển nhượng, đấu giá quyền sử dụng đất. Giai đoạn III: Thúc đẩy thêm một bước thương mại hóa quyền sử dụng đất và quy mô hóa kinh doanh đất đai trên cơ sở xây dựng chế độ về quyền sở hữu đất đai hoàn chỉnh. Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2001 đề xuất xây dựng và phát triển thị trường bất động sản bao gồm cả buôn bán giao dịch quyền sử dụng đất. Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2006 lại tiến thêm một bước nêu rõ muốn đảm bảo chuyển hóa thuận lợi quyền sử dụng đất thành hàng hóa, làm cho đất đai thật sự trở thành vốn phát triển, yêu cầu phải sớm giải quyết hiện trạng đất canh tác của các hộ nông dân nhỏ lẻ phân tán, khuyến khích trao đổi đất canh tác tập trung, dùng cho thuê hoặc góp cổ phần bằng đất đai. Hội nghị toàn thể trung ương 7 khóa 10 Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 7/2008 thông nghị quyết riêng về vấn đề “tam nông”, Các gia đình và cá nhân được sở hữu đất ổn định lâu dài, nới lỏng kỳ hạn sử dụng đất, xây dựng cơ chế vận hành của thị trường về quyền sử dụng đất công khai, minh bạch, thúc đẩy công tác dịch chuyển và tập trung đất đai để người sở hữu đất có thể đầu tư vào các công ty và doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất như là tài sản.
  31. 22 Chính sách phân phối đất đai cho nông dân sử dụng lâu dài đã giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, phát huy mạnh mẽ tính tích cực của nông dân, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Từ một nước nhập khẩu lương thực trước khi đổi mới, Việt Nam đã nhanh chóng trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo chủ yếu trên thế giới, địa vị cơ sở của nông nghiệp được củng cố, trình độ phát triển kinh tế ở nông thôn được nâng lên nhiều, đời sống khó khăn của người nông dân bấy lâu được cải thiện rõ rệt, điều này đã có ý nghĩa quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh xã hội, củng cố vững chắc cơ sở chính quyền, nâng cao khả năng phòng tránh rủi ro của cả nền kinh tế quốc dân. Đất đai có được trong quá trình đổi mới chính sách đã trở thành vốn ban đầu để người nông dân thoát nghèo đi lên giàu có, ngoài chuyên tâm trồng cấy để có thu hoạch, nông dân còn có thể tăng thêm thu nhập vào tài sản bằng các phương thức cho thuê, chuyển nhượng, kế thừa và thế chấp đất. Địa vị kinh tế xã hội, phương thức sản xuất, sinh hoạt, thậm chí cả cách tư duy của nông dân Việt Nam từ đó đã có những thay đổi to lớn.[8] 2.2.3. Lịch sử hình thành và phát triển nông thôn mới ở tỉnh Bắc Kạn Sau 5 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới từ năm 2011 – 2015, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn tỉnh Bắc Kạn đã được nâng lên, an ninh nông thôn được đảm bảo, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc. Nhận thức của cán bộ, nhân dân về xây dựng nông thôn mới có đổi thay rõ nét. Trong 5 năm, người dân trong toàn tỉnh đã hiến trên 130.000m2 đất, đóng góp trên 400.000 ngày công và 1.426 triệu đồng để thực hiện chương trình. Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của Trung ương, tỉnh được triển khai kịp thời, sâu rộng qua các đề án, chương trình, kế hoạch cụ thể. Các xã đã thực hiện được 53 mô hình chăn nuôi, trồng cam quýt, hồng không hạt, chè, các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả được nhân rộng, một số xã đã bước đầu quan tâm chỉ đạo hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp gắn với sản xuất hàng hóa. Đến nay, tỉnh có 22 xã/110 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, số xã còn lại đạt dưới 10 tiêu chí. Tỷ lệ hộ
  32. 23 nghèo năm 2014 giảm còn 14,24%. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã bước đầu có hiệu quả, trong 5 năm toàn tỉnh giải quyết việc làm cho trên 23.700 lao động. Tuy nhiên do đặc điểm là tỉnh miền núi có gần 90% đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống khó khăn, địa bàn rộng, chia cắt, người dân cư trú phân tán và nguồn lực đầu tư còn hạn chế nên đến nay, tỉnh chưa có xã nào đạt chuẩn nông thôn mới. Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng nông thôn mới còn ít, trong 5 năm qua toàn tỉnh được phân bổ trên 210 tỷ đồng trong đó chủ yếu là nguồn ngân sách trung ương. Hầu hết các xã chưa xác định được sản phẩm hàng hóa chủ lực, một số huyện do chia nhỏ số vốn đầu tư nông thôn mới nên chưa phát huy được hiệu quả. Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Bắc Kạn đặt ra một số mục tiêu cụ thể: Phấn đấu có 22 xã đạt chuẩn nông thôn mới, thu nhập bình quân khu vực dân cư nông thôn đạt từ 25 - 30 triệu đồng/người/năm, cải thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn, 98% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về những vướng mắc và giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Một số địa phương điển hình như Cường Lợi (Na Rì), Rã Bản (Chợ Đồn), Quân Bình (Bạch Thông), Nông Hạ (Chợ Mới), đã chia sẻ những kinh nghiệm hay trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Các ngành Giao thông vận tải, văn hóa - thể thao và du lịch, tài nguyên và môi trường, đã giải đáp một số thắc mắc, hướng dẫn các địa phương thực hiện các tiêu chí.
  33. 24 Hình 2.4.Hình ảnh Đ/c Nguyễn Văn Du - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Du - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã biểu dương và ghi nhận những kết quả mà tỉnh đạt được sau 5 năm xây dựng nông thôn mới. Trong đó, các cấp, ngành đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, bước đầu nâng cao nhận thức của đại bộ phận người dân, của cán bộ, đảng viên. Tuy vậy, một số cấp ủy vẫn chưa nhận thức đúng vai trò, chưa thực sự vào cuộc sâu sát. Việc lựa chọn tiêu chí để ưu tiên thực hiện chưa thực sự phù hợp. Công tác giải ngân, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho cơ sở còn chậm, Đồng chí đề nghị, thời gian tới các địa phương cần tập trung rà soát, điều chỉnh lại đề án quy hoạch cho phù hợp, sát với tình hình thực tế, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư. Ban chỉ đạo các cấp phải rà soát, hướng dẫn ngay về các nội dung tiêu chí có điều chỉnh để các xã thuận lợi khi thực hiện, chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phát hiện và khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân điển hình.
  34. 25 Kết luận hội nghị, đồng chí Lý Thái Hải - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh yêu cầu các cấp ngành, địa phương nỗ lực vượt khó để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhằm triển khai hiệu quả nội dung “giảm nghèo nhanh gắn với xây dựng nông thôn mới”; tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho các xã điểm. Đồng chí cũng đề nghị các huyện kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, điều chỉnh lại đề án quy hoạch cho phù hợp với điều kiện nguồn lực; chú trọng phát triển các mô hình hợp tác xã kiểu mới, nâng cao đời sống cho nhân dân; huy động xã hội hóa các nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới.[5]
  35. 26 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Các hoạt động xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. - Kết quả xây dựng nông thôn mới của xã. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Tại xã Quảng Khê, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 – 2018. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu UBND xã Quảng Khê huyện Ba Bể- tỉnh Bắc Kạn 3.2.2. Thời gian nghiên cứu Thời gian thực hiện đề tài: Từ 01/07/2018 đến 30/11/2018 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của xã Quảng Khê, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 3.3.2. Kết quả thực hiện chương trình nông thôn mới của xã Quảng Khê giai đoạn 2016 - 2018 so với bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới - Nhóm tiêu chí về Quy hoạch gồm 1 tiêu chí : Quy hoạch và thực hiện quy hoạch - Nhóm tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội. Gồm 8 tiêu chí: Giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư - Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất. Gồm 4 tiêu chí: Thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất - Nhóm tiêu chí văn hóa – xã hội – môi trường. Gồm 4 tiêu chí: Giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường và an toàn thực phẩm - Nhóm tiêu chí hệ thống chính trị. Gồm 2 tiêu chí: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, an ninh trật tự xã hội
  36. 27 3.3.3. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về xây dựng nông thôn mới xã Quảng Khê 3.3.4. Đề xuất giải pháp xây dựng NTM xã Quảng Khê đến năm 2020 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu 3.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp Thu thập các số liệu đã được công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại UBND xã. - Báo cáo sơ kết 3 năm về XDNTM của của BCĐ xây dựng nông thôn mới xã Quảng Khê giai đoạn 2016- 2018. - Số liệu thống kê của UBND xã năm 2018 - Báo cáo chi tiết quy hoạch sử dụng đất năm 2018 - Đề án xây dựng nông thôn mới xã Quảng Khê giai đoạn năm 2010 – 2015 định hướng đến năm 2020 3.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp - Phương pháp quan sát trực tiếp: Khảo sát thực địa để nắm được tình hình, địa thế, cơ sở hạ tầng trên địa bàn nghiên cứu. Quan sát trực tiếp bao gồm cả việc đo đếm, đo lường, khảo sát các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn như: Đường giao thông, nhà ở, - Phương pháp điều tra, khảo sát: Khảo sát người dân bằng bộ câu hỏi đã được lập sẵn (phụ lục I), để khảo sát mức độ hiểu biết của người dân về chương trình nông thôn mới và sự tham gia của người dân trong thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. Áp dụng phương pháp chọn mẫu điển hình suy rộng để chọn đối tượng khảo sát cụ thể: Cách chọn thôn: Xã có tổng số 11 thôn em tiến hành lựa chọn 3 thôn theo khu vực địa lý: - Một là, khu vực phía Nam gồm thôn Bản Pyàn, Chợ lèng và thôn Nà Chom trong đó em lựa chọn thôn Chợ Lèng nằm giữa trung tâm làm đại diện để nghiên cứu.
  37. 28 - Hai là, khu vực phía Tây có thôn Bản Pyạc, Lủng Quang, Lẻo Keo, Pù Lùng, Tổng Chảo trong đó em lựa chọn thôn Lủng Quang làm đại diện nghiên cứu. - Ba là, khu vực phía Đông gồm các thôn Nà Lẻ, Nà Hai, Nà Vài trong đó em lựa chọn thôn Nà Vài để tiến hành nghiên cứu. Cách chọn hộ: Với 3 thôn đã lựa chọn em đã sử dụng phương pháp ngẫu nhiên chọn ra 120 hộ để tiến hành phỏng vấn (40 hộ/thôn), đối tượng phỏng vấn bao gồm hộ giàu (60 phiếu = 50%), hộ nghèo (40 phiếu = 33,3%, hộ trung bình (20 phiếu = 16,7%). 3.4.2. Phương pháp đối chiếu so sánh Đây là phương pháp chủ yếu dựa vào Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới của Quốc gia theo quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 và tiêu chí NTM của tỉnh Bắc Kạn theo quyết định số 734/QĐ-UBND ngày 29/05/2017 để đối chiếu với tình hình thực tế thực hiện tại địa phương xã để đánh giá xem kết quả thực tế đạt được đến đâu. Kết quả thu được phản ánh mức độ đạt được của các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại xã. 3.4.3. Phương pháp tổng hợp thông tin, phân tích và đánh giá - Từ số liệu điều tra thu thập được thông tin về địa bàn nghiên cứu tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu. Biểu diễn trên bảng biểu, biểu đồ. - Phương pháp xử lý số liệu chủ yếu là các phương pháp của thống kê. - Công cụ xử lý và tính toán chủ yếu sử dụng phần mềm Excel để xử lý các số liệu đã thu thập được. - Số liệu thu thập được tổng hợp, phân tích và được trình bày trên word - Phân tích những thuận lợi khó khăn trong đường lối chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước về thực hiện chương trình nông thôn mới. - Đánh giá sự đồng thuận về nhận thức của người dân trong xã mang tính đại diện và khách quan, tiến hành điều tra hộ gia đình.
  38. 29 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Quảng Khê 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Quảng Khê là xã nằm ở phía Tây Nam của huyện Ba Bể, cách trung tâm huyện 28 km, có tổng diện tích theo địa giới hành chính là 5.450,94 ha. + Phía Đông giáp xã Yến Dương + Phía Tây giáp xã Nam Mẫu và giáp xã Nam Cường huyện Chợ Đồn + Phía Nam giáp xã Hoàng Trĩ, Đồng Phúc + Phía Bắc giáp xã Khang Ninh, Thượng Giáo và xã Địa Linh huyện Ba Bể. Hình 4.1. Bản đồ xã Quảng Khê – Huyện Ba Bể - Tỉnh Bắc Kạn
  39. 30 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo - Địa hình bị chia cắt mạnh bởi nhiều đồi núi, sông suối. Địa thế dốc trên 10% đất chủ yếu là đất cát nên điều kiện canh tác gặp nhiều khó khăn như: Bị rửa trôi, và gây sạt lở đất vào mùa mưa và mùa khô thiếu nước tưới tiêu cho các loại cây trồng nên dẫn đến năng suất và sản lượng thu nhập thấp. 4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết Quảng Khê nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: có hai mùa rõ rệt trong năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 200C. Chênh lệch nhiệt độ các tháng trong năm tương đối cao. Lượng mưa trung bình năm 800 mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Độ ẩm không khí khá cao 75% và không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm. Nhìn chung khí hậu thời tiết của xã tương đối thuận lợi cho cuộc sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên là xã vùng cao nên vào mùa đông có sương mù, mưa phùn thời tiết hanh khô có khi phải chịu hạn hán, vào mùa mưa do địa hình cao, độ dốc lớn, có mưa nhiều dễ gây ra lũ cuốn, lũ quét làm xói mòn, lở đất của các dãy đồi, núi. 4.1.1.4. Thủy văn Kênh mương được kiên cố hoá, trung bình mỗi thôn có 2 kênh mương được kiên cố. Hiện tại, tiếp tục đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi trên các thôn. Những cụm dân cư xa nguồn nước được xây dựng công trình nước sạch đảm bảo nước sạch cho sinh hoạt hàng ngày. Từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ vật liệu cho nhân dân tự xây mới và tu sửa công trình thuỷ lợi theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
  40. 31 4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Quảng Khê năm 2018 Loại Đất Diện Tích (ha) Cơ Cấu % Tổng diện tích 5.450.94 100 I. Đất nông – lâm nghiệp 5.130,29 94 1. Đất sản xuất nông nghiệp 659,28 12 1.1.Đất trồng cây hàng năm 183,18 3,36 1.2.Đất trồng lúa 300,67 5,5 1.3. Đất trồng cây hàng năm khác 80,36 1,5 1.3. Đất trồng cây lâu năm 90,54 1,7 1.4. Đất nuôi trồng thuỷ sản 4,53 0,1 2. Đất lâm nghiệp 4.471,01 82 2.1: Đất rừng sản xuất 2310,06 42,38 2.2: Đất rừng phòng hộ 1395.86 25,61 2.3 Đất rừng đặc dụng 765,09 14,04 III. Đất phi nông nghiệp 214,96 4 3.1. Đất ở 30,17 0,6 3.2. Đất chuyên dùng 100,31 1,84 3.3. Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 0,84 0,02 3.4. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 83,64 1,53 IV. Đất chưa sử dụng 105,69 2 4.1: Đất bằng chưa sử dụng 94,53 1,8 5.2: Đất đồi núi chưa sử dụng 11,16 0,2 (Nguồn: UBND xã Quảng Khê năm 2018). Qua bảng 4.1 Báo cáo hiện trạng sử dụng đất xã Quảng Khê năm 2018 ta có biểu đồ hiện trạng sử dụng đất của xã được thể hiện qua biểu đồ sau:
  41. 32 Hình 4.2. Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất xã Quảng Khê Qua bảng 4.1 và hình 4.2 cho thấy: Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2018 diện tích đất tự nhiên của xã Quảng Khê có 5.450,94 ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp 659,28 ha, đất lâm nghiệp 4.471,01 ha, đất phi nông nghiệp 214,96 ha và đất chưa sử dụng 105,69 ha. Nhìn chung đất tự nhiên của xã Quảng Khê có trữ lượng ít, chủ yếu là đất cát pha dễ thoát nước, nghèo chất dinh dưỡng. Ngoài ra còn một phần nhỏ đất được hình thành từ tích tụ mùn thảm thực vật có màu nâu đen giàu chất dinh dưỡng thuận lợi cho canh tác các loại cây trồng. b) Tài nguyên nước + Nước mặt: Có hệ thống sông, suối, ao phân bố tương đối đồng điều trên địa bàn các thôn bản là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của Nhân dân. Nhưng do các con suối nhỏ, hẹp, độ dốc lớn, chênh lệch lưu lượng nước theo mùa, nhất là mùa khô thường gây hạn hán kéo dài dẫn đến ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và đời sống của Nhân dân.
  42. 33 + Nước ngầm: Xã chưa có điều tra khảo sát đánh giá đầy đủ về trữ lượng và chất lượng nước ngầm, nhưng qua khảo sát các giếng đào cho thấy trữ lượng nước ngầm ở độ sâu từ 15 m. Nhìn chung, nguồn nước cung cấp chủ yếu hiện nay của xã là nước mặt, nhưng do tập quán sinh hoạt và sản xuất gây ô nhiễm nguồn nước cần phải có biện pháp tích cực để bảo vệ nguồn nước, như: Tuyên truyền người dân không thải rác và nước thải ra sông, suối, cần trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn. c) Tài nguyên rừng Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2018 diện tích đất rừng của xã Quảng Khê có 4.471,01ha, trong đó: Đất rừng sản xuất: 2.310,06 ha, đất rừng phòng hộ: 1.395,86 ha và đất rừng đặc dụng 765,09 ha. Nhìn chung rừng Quảng Khê có trữ lượng gỗ ít, động thực vật quý hiếm hầu như không còn. Tuy nhiên với trữ lượng rừng hiện nay cùng với rừng trồng theo dự án đang phát triển, được quản lý bảo vệ tốt, lâm nghiệp sẽ là ngành kinh tế quan trọng của xã trong những năm tới. d, Tài nguyên khoáng sản Trên địa bàn xã Quảng Khê chỉ có các nguồn tài nguyên khoáng sản thông thường, như: Cát, đá vôi, sỏi được Nhân dân địa phương khai thác làm vật liệu xây dựng và nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương. 4.1.2. Điều kiện về kinh tế- văn hóa xã hội 4.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a) Ngành nông – lâm nghiệp  Về trồng trọt Trồng trọt là một nghành mũi nhọn của địa phương được thể hiện qua bảng 4.2
  43. 34 Bảng 4.2 Kết quả SX một số cây trồng chính tại xã Quảng Khê giai đoạn 2016 - 2018 STT Loại cây Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm trồng 2016 2017 2018 1 Lúa xuân Diện tích Ha 168,72 160 160,1 Năng suất Tạ/ha 54,42 59,31 58,74 Sản lượng Tấn 918,17 948,96 940,45 2 Lúa mùa Diện tích Ha 259 253,76 252,42 Năng suất Tạ/ha 45,70 40,1 83,3 Sản lượng Tấn 1073,26 1017,57 1085 3 Ngô xuân Diện tích Ha 136,15 33,65 52,3 Năng suất Tạ/ha 46,21 44,78 46,1 Sản lượng Tấn 167,04 150,68 239,72 4 Ngô Mùa Diện tích Ha 112,5 79,10 83,3 Năng suất Tạ/ha 37,96 37,96 40 Sản lượng Tấn 427,05 277,08 333,2 5 Đậu tương Diện tích Ha 12,6 13,5 6,8 Năng suất Tạ/ha 17 17 17 Sản lượng Tấn 20,4 20,4 16 6 Rau các Diện tích Ha 6,9 8 3,58 loại Năng suất Tạ/ha 100 45 50 Sản lượng Tấn 110 90 68 7 Sắn Diện tích Ha 27,2 39,6 7,4 Năng suất Tạ/ha 100 100 42 Sản lượng Tấn 200 210 100 8 Lạc Diện tích Ha 9,5 7,8 5,17 Năng suất Tạ/ha 8 9 17 Sản lượng Tấn 1,18 7,02 1,2 9 Dưa hấu Diện tích Ha 29,92 40 41,38 Năng suất Tạ/ha 1800 139 150 Sản lượng Tấn 538,56 556 900 (Nguồn: UBND xã Quảng Khê năm 2018) Nhìn vào bảng 4.2 ta có thể thấy: Tổng diện tích gieo trồng qua các năm có sự thay đổi không đáng kể. Chiếm phần lớn cho hoạt động sản xuất là trồng lúa, Ngô, sắn. Năng suất tăng đều nhưng không đáng kể từ các năm 2016, 2017, 2018.
  44. 35 Lúa là cây trồng chính của người dân địa phương theo hình thức là một năm trồng hai vụ, vụ xuân và vụ mùa diện tích lúa qua các năm cũng thay đổi (vì chính sách khai hoang và cải tạo đất), Lúa chủ yếu 100% đều là trồng lúa nước tại các khu ruộng. Năng suất và diện tích có xu hướng tăng trong 3 năm. Ngoài trồng Lúa, Ngô Nhân dân còn tập trung trồng thêm: Lạc, đậu tương, Dưa hấu, sắn, Rau các loại phục vụ chăn nuôi cũng như đời sống của Nhân dân  Chăn nuôi Ngoài trồng trọt, nhờ vào điều kiện đất tự nhiên lớn và kết hợp với các sản phẩm trồng trọt làm thức ăn cho gia súc, gia cầm đã góp phần cho ngành chăn nuôi của xã phát triển. Bảng 4.3. Tình hình chăn nuôi của xã Quảng Khê giai đoạn từ năm 2016– 2018 STT Vật nuôi Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 tính 1 Trâu Con 929 873 574 2 Bò Con 397 454 341 3 Ngựa Con 15 18 27 4 Dê Con 410 600 850 5 Lợn Con 2475 4978 2280 6 Gia cầm Con 16243 20875 10160 (Nguồn:UBND xã Quảng Khê Năm 2018). Qua bảng số liệu 4.3 trên ta thấy: Tổng đàn trâu, bò, lợn và gia cầm qua các năm có xu hướng giảm mạnh do hiện nay do không có chỗ chăn thả, giá cả thị trường chăn nuôi không ổn định và hơn nữa hiện nay đã có nhiều loại máy móc thay cho sức kéo của trâu bò nên bà con không còn mặn mà với việc chăn nuôi nhiều trâu bò. Đối với đàn ngựa, chỉ có một số hộ nuôi tận dụng ngựa làm phương tiện thồ nên vật liệu và các loại hàng hóa ở những nơi chưa có đường giao thông.
  45. 36 Đối với đàn dê qua số liệu các năm có xu hướng tăng. Điều này, cho thấy người dân đã biết tận dụng tiềm năng đất đai, thức ăn, sức lao động, thời gian nông nhàn để nâng cao thu nhập, đàn lợn thì có xu hướng tăng giảm không đồng đều vì dịch bệnh và giá bán. Tuy nhiên, trên địa bàn chưa hình thành các điểm chăn nuôi tập trung nhiều, chăn nuôi dê với quy mô dải rác, Nhiều hộ chủ yếu nuôi theo hướng tự cung, tự cấp và nhiều hộ chăn nuôi còn để chuồng trại gia súc, gia cầm quá gần nhà ở hoặc gầm sàn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và vệ sinh môi trường trong khu dân cư.  Lâm nghiệp Thực trạng rừng thuộc Dự án 661, Nhân dân đã trồng được 15,82 ha trong năm 2016, trong năm 2017 trồng được 22,85 ha. Ngoài ra Nhân dân còn tự trồng phân tán được 50 ha rừng phân tán, như: Cây xoan, cây mỡ, cây lát,  Thủy sản Diện tích nuôi thủy sản của toàn xã hiện nay chỉ có 4.53 ha của các hộ gia đình, thủy sản ở xã chủ yếu là thả cá chép ruộng vào vụ lúa mùa. Hiện nay xã đang chủ trương khuyến khích các hộ mở thêm diện tích ao cá. b) Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn và thương mại dịch vụ Trên địa bàn xã, hiện nay có các hộ sản xuất phi nông nghiệp như: xây dựng, xay sát, thêu dệt thổ cẩm truyền thống, làm mộc và một số hộ hoạt động dịch vụ buôn bán nhỏ lẻ, ước mỗi năm thu được trên một tỷ đồng, cụ thể: có 35 hộ làm máy xay sát tập trung, có 50 hộ buôn bán hàng tạp hóa.
  46. 37 4.1.2.2. Dân số Bảng 4.4. Hiện trạng dân số xã Quảng Khê năm 2018 Tên đơn vị hành Số nhân khẩu STT Số hộ chính (người) 1 Thôn Lủng Quang 51 204 2 Thôn Lẻo Keo 29 128 3 Thôn Bản Pyạc 65 279 4 Thôn Bản Pyàn 66 299 5 Thôn Chợ Lèng 155 615 6 Thôn Nà Chom 110 493 7 Thôn Nà Lẻ 92 402 8 Thôn Tổng Chảo 59 275 9 Thôn Pù Lùng 60 256 10 Thôn Nà Hai 97 416 11 Thôn Nà Vài 63 299 Tổng cộng 11 847 3.666 (Nguồn:UBND xã Quảng Khê năm 2018) 4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của xã Quảng Khê Thuận lợi + Là xã có diện tích tự nhiên lớn, nhất là diện tích rừng tự nhiên (82%), các nguồn tài nguyên rất phong phú, điều kiện khí hậu thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của nhiều loài cây trồng, vật nuôi; nguồn nhân lực lao động dồi dào, người dân nơi đây có tính cần cù luôn phấn đấu vì sự ấm no, hạnh phúc. Bên cạnh đó, luôn nhận được sự quan tâm sát sao của các cấp, các ngành đã và đang có nhiều nguồn chính sách hỗ trợ tích cực đưa nền kinh tế của xã chuyển dịch cơ cấu đúng hướng. + Hệ thống cơ sở hạ tầng: Giao thông, thủy lợi, điện lưới quốc gia và trường, trạm được đầu tư tương đối đáp ứng Bộ tiêu chí, từ đó góp phần làm tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội.
  47. 38 + Đội ngũ cán bộ, công chức xã trẻ, khỏe, năng động sáng tạo trong công việc, tận tụy với Nhân dân, đổi mới tác phong lề lối làm việc, tìm tòi học tập kinh nghiệm đáp ứng tốt các yêu cầu nhiệm vụ của địa phương. Khó khăn + Là một xã miền núi, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Bắc Kạn. Điều kiện địa hình hiểm trở, bị chia cắt bởi độ dốc lớn và các con sông, suối. Giao thông đi lại còn khó khăn, nằm cách xa trung khu trung tâm. + Lũ ống, lũ quét, sạt lở đất còn diễn biến phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của Nhân dân. + Trình độ dân trí còn chưa đồng đều nên còn khá khó khăn trong công tác tuyên truyền, vận động đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta vào cuộc sống của Nhân dân. + Điểm xuất phát nền kinh tế còn thấp, Công nghiệp và dịch vụ còn ít, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, sản phẩm làm ra tự cung, tự cấp là chủ yếu. Kinh tế chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người trong năm chưa cao, cơ sở hạ tầng được đầu tư nhưng chưa đầy đủ. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn là kinh tế truyền thống, sản xuất chưa thực sự trở thành hàng hóa, chưa tận dụng khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của xã nên đời sống, sản xuất của Nhân dân vẫn còn nằm trong “vòng luẩn quẩn nghèo”, đây là một bài toán mà đề tài phải tìm ra lời giải và đáp án. 4.2. Kết quả thực hiện chương trình nông thôn mới ở xã Quảng Khê giai đoạn 2016-2018 so với bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới 4.2.1. Nhóm tiêu chí : Quy hoạch Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực trạng quy hoạch của xã Kết quả thực hiện quy hoạch của xã được thể hiện qua bảng 4.5:
  48. 39 Bảng 4.5. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch so với bộ tiêu chí của xã Quảng Khê giai đoạn 2016-2018 Tên Tiêu Kết quả đạt được So sánh TT tiêu Nội dung tiêu chí chí với tiêu chí NTM 2016 2017 2018 chí NTM 1.1. Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng ĐẠT thiết yếu cho phát ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT triển sản xuất nông nghiệp, dịch vụ 1.2. Quy hoạch phát Quy triển hạ tầng kinh tế hoạch ĐẠT - xã hội - môi ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT và trường theo chuẩn 1 thực mới. hiện 1.3. Quy hoạch phát quy triển các khu dân cư hoạch mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp. (Nguồn: UBND xã Quảng Khê 2018) Nhận xét: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ là xác định nhu cầu sử dụng đất cho bố trí vùng sản xuất và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ sản xuất hàng hoá nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; bố trí hệ thống thuỷ lợi, thuỷ lợi kết hợp giao thông, Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn đuợc bản sắc văn hoá tốt đẹp. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới, bao gồm: bố trí mạng lưới giao thông, điện, trường học các cấp, trạm xá, trung tâm văn hoá, thể thao xã, nhà văn hoá và khu thể thao thôn, bưu điện và
  49. 40 hệ thống thông tin liên lạc, chợ, nghĩa trang, bãi xử lý rác, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước thải, công viên cây xanh, hồ nước sinh thái Hiện tại xã đã có quy hoạch sử dụng đất. 4.2.2.Nhóm tiêu chí : Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của xã Cơ sở hạ tầng của xã. Thực trạng hạ tầng kinh tế - xã hội của xã được thể hiện qua bảng 4.6 như sau: Bảng 4.6: Hạ tầng kinh tế - xã hội so với bộ tiêu chí của xã Quảng Khê giai đoạn 2016 – 2018 Kết quả đạt được (%) So sánh Tiêu chí với tiêu T Tên Nội dung tiêu chí NTM chí NTM T tiêu chí (%) 2016 2017 2018 2.1. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt 100 60 100 100 ĐẠT chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT. 2.2. Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa CHƯA 50 30 32,40 34,50 Giao đạt chuẩn theo cấp kỹ ĐẠT 2 thông thuật của Bộ GTVT. 2.3. Tỷ lệ km đường ngõ, CHƯA xóm sạch và không lầy lội 50 20 30 35 ĐẠT vào mùa mưa. 2.4. Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng CHƯA 50 2 5 10 hóa, xe cơ giới đi lại thuận ĐẠT tiện. 3.1. Hệ thống thủy lợi cơ Thủy ĐẠT 3 bản đáp ứng yêu cầu sản 70 80 85 ĐẠT lợi 80 xuất và dân sinh. 4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT ngành điện. 4 Điện 4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ ≥ 98 98 98 98 ĐẠT các nguồn. Tỷ lệ trường học các cấp: Trường mầm non, mẫu giáo, tiểu CHƯA 5 70 30 33 50 học học, THCS có cơ sở vật ĐẠT chất đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở 6.1. Nhà văn hóa và khu CHƯA CHƯA CHƯA CHƯA 6 vật chất thể thao xã đạt chuẩn của ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT văn hóa Bộ VH - TT – DL.
  50. 41 6.2. Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt chuẩn của Bộ VH – TT- DL. Cơ sở hạ tầng thương Chợ đạt chuẩn của Bộ xây CHƯA CHƯA CHƯA CHƯA 7 ĐẠT mại dựng. ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT nông thôn Thông 8.1. Có điểm phục vụ bưu ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT tin và chính viễn thông. 8 truyền 8.2. Có Internet đến thôn. ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT thông CHƯA 9.1. Nhà tạm, dột nát. CÓ/KHÔNG KHÔNG KHÔNG ĐẠT Nhà ở ĐẠT 9 9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt dân cư 75 40 63 80 ĐẠT chuẩn Bộ Xây dựng. (Nguồn: UBND Xã Quảng Khê năm 2018) Qua bảng 4.6 cho thấy: * Tiêu chí 2 về giao thông: So sánh với Bộ tiêu chí quốc gia và của tỉnh thì chỉ tiêu này chưa đạt. Cụ thể: - Đường trục xã: Giao thông chiếm vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, phục vụ nhu cầu đi lại cho nhân dân. Đường trục xã đã được cứng hóa do vậy tiêu chí này xã đạt. - Đường trục xóm: Tỷ lệ đường trục thôn, bản hầu như chưa được cứng hóa theo tiêu chuẩn. Với tiêu chí này xã vẫn chưa đạt. - Đường ngõ xóm: Đường ngõ, xóm đa số còn đường đất và thường lầy lội vào mùa mưa. Do vậy, xét theo tiêu chí thì tiêu chí này thì xã chưa đạt. - Đường giao thông nội đồng: xã chưa đạt tiêu chí này. * Tiêu chí 3 về thủy lợi: Hiện nay hệ thống kênh mương tưới tiêu phục vụ sản xuất trên địa bàn xã có tổng chiều dài 35,80 km với 30 tuyến kênh mương. Trong đó có 18 km kênh mương đã được cứng hóa đạt 53,07%. Như vậy thuỷ lợi trên địa bàn xã Quảng Khê cơ bản Đạt được tiêu chí nông thôn mới, tuy nhiên trong giai đoạn quy hoạch này cần đầu tư xây dựng một số tuyến mương có nhu cầu cấp thiết.
  51. 42 * Tiêu chí 4 về điện: Toàn xã có 23 km đường dây hạ thế đáp ứng nhu cầu dùng điện của nhân dân, đảm bảo kéo điện tới từng hộ dân. Hiện tại 831/847 số hộ dân có điện sử dụng , chiếm 98%, còn lại 16 hộ dân chưa có điện sử dụng, chiếm 2%. Như vậy tiêu chí về điện Đạt tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. * Tiêu chí 5 về trường học: Theo tiêu chí NTM thì trường mầm non phải có diện tích đất 12-18 m2 /trẻ; Bán kính phục vụ ≤ 2km và theo nhu cầu thực tế của xã, diện tích xây dựng công trình ≤ 40%; diện tích cây xanh sân vườn ≤ 40%; Diện tích đường giao thông nội bộ ≥ 20%. - Trường tiểu học diện tích ≥10 m2 – 18 m2/học sinh, bán kính phục vụ 2 km và theo nhu cầu thực tế của xã, diện tích xây dựng công trình ≤30%; diện tích cây xanh sân vườn ≤ 40%; diện tích sân chơi bãi tập ≤ 30%. - Trường THCS diện tích ≥ 10 m2 - 18 m2 /học sinh, bán kính phục vụ 4km và theo nhu cầu thực tế của xã, diện tích xây dựng công trình ≤ 40%; diện tích cây xanh sân vườn ≤ 30%, diện tích sân chơi bãi tập ≤ 30%. Các xã có quy mô dân số ≥ 20.000 phải quy hoạch trường THPT. - Theo bộ tiêu chí Quốc gia: 70%, tiêu chí của tỉnh Bắc Kạn là 70% tỷ lệ trường học các cấp có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia. Hiện nay xã Quảng Khê chưa có trường đạt chất lượng quốc gia. + Trường Mầm Non: Toàn trường có 14 giáo viên 8 giáo viên đạt chuẩn, vượt chuẩn và 189 trẻ. Diện tích của trường là 4.434 m2 bao gồm cả sân chơi bãi tập và phòng học. Trường mầm non có 01 trường chính tại Nà Chom với diện tích 3.627 m2 có 8 phòng học, 1 bếp ăn và 8 phòng chức năng (nhà 02 tầng). Cơ sở vật chất trường chính đảm bảo cho yêu cầu sử dụng. 01 phân trường tại Nà Vài với diện tích 807 m2 với 03 phòng học cấp IV. Trường mầm non chưa đạt chuẩn quốc gia. + Trường tiểu học: Trường tiểu học có 1 điểm trường chính. Toàn trường có 28 giáo viên (cả 28 giáo viên đều đạt chuẩn, vượt chuẩn) và 288
  52. 43 học sinh, số phòng học 16 phòng học. Điểm trường chính tại thôn Chợ Lèng có 14 phòng học cấp IV đã xuống cấp và 288 học sinh. Phân trường Quảng Sơn: có 4 phòng học đã xuống cấp. Trường tiểu học chưa đạt chuẩn quốc gia. + Trường THCS và THPT: Cả THCS và THPT học chung tại một điểm trường chính tại thôn Nà Chom với diện tích 26.000 m2 trong đó diện tích xây dựng là 1.200 m2 , với 26 giáo viên (đã đạt chuẩn và vượt chuẩn), 400 học sinh THCS và 16 giáo viên (đã đạt chuẩn và vượt chuẩn), 250 học sinh THPT: có 15 phòng học, 4 phòng chức năng, 1 nhà hiệu bộ có nhà ở bán trú phục vụ các em học sinh ở xa đến học. Hiện nay cơ sở vật chất trường sử dụng tốt. Trường THPT chưa đạt chuẩn quốc gia. Như vậy trên địa bàn xã chưa có trường học đạt chuẩn quốc gia nên tiêu NTM về giáo dục chưa đạt. Vì vậy trong giai đoạn tới cần đầu tư xây mới, nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường để công tác xây dựng NTM xã Quảng Khê sớm đạt kết quả cao nhất. * Tiêu chí 6 về cơ sở vật chất văn hóa Theo tiêu chí nông thôn mới, xác định nhà văn hóa xã: diện tích đất 1.500 - 3.000 m2, diện tích xây dựng ≤ 45%, sân tập ngoài trời ≤ 20%, diện tích sân vườn ≤ 20%, diện tích giao thông nội bộ ≤ 15% có sức chứa ≥ 150 chỗ. Hiện nay xã Quảng Khê có 9/11 thôn có nhà văn hóa, nhưng chưa có khu thể thao thôn đạt quy định. so với tiêu chí. So sánh với Bộ tiêu chí thì tiêu chí này xã chưa đạt. * Tiêu chí 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn - Theo tiêu chí NTM chợ nông thôn phải có diện tích đất từ 1.500 - 3.000 m2/chợ/xã và theo nhu cầu thực tế của địa phương, chỉ tiêu diện tích đất xây dựng ≥16 m2 /điểm kinh doanh; diện tích sử dụng ≥ 3 m2 /điểm kinh doanh. - Hiện tại xã có 01 chợ trung tâm có tổng diện tích là 1.200 m2, cơ sở chưa đảm bảo,. So với tiêu chí này thì xã chưa đạt * Tiêu chí 8 về Thông tin và truyền thông
  53. 44 - Xã đạt tiêu chí bưu điện khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu: + Thứ nhất, Có ít nhất 01 (một) điểm cung cấp được 02 dịch vụ bưu chính và viễn thông đạt tiêu chuẩn ngành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tại Quyết định số 463/QĐ-BTTTT ngày 22/3/2012 về việc ban hành hướng dẫn thựchiện tiêu chí ngành thông tin và truyền thông về xây dựng nông thôn mới. Đối với các xã đảo có từ 200 người dân trở lên phải có điểm cung cấp dịch vụ bưu chính và viễn thông công cộng; + Thứ hai, Có phủ sóng hoặc mạng để truy cập internet. - Theo tiêu chí NTM, bưu điện phải có diện tích đất ≥150 m2 /điểm, và có dịch vụ internet đến thôn, bản. - Hiện tại xã có một điểm bưu điện văn hoá xã nhà xây 1 tầng với tổng diện tích 400 m2 có thùng thư công cộng và có dịch vụ bưu chính viễn thông cơ sở vật chất trang thiết bị chưa đảm bảo, có kết nối được Internet. So với tiêu chí này xã đạt. * Tiêu chí 9 về nhà ở dân cư - Xã đã được công nhận đạt tiêu chí nhà ở dân cư. Trên địa bàn xã không còn hộ gia đình nào ở trong nhà tạm, nhà dột nát. Nhận xét: Tiêu chí 9: Đạt 4.2.3.Nhóm tiêu chí: Kinh tế và tổ chức sản xuất của xã Kết quả kinh tế và tổ chức sản xuất của xã Quảng Khê được biểu hiện qua bảng số 4.7
  54. 45 Bảng 4.7. Kết quả kinh tế và tổ chức sản xuất so với tiêu chí của xã Quảng Khê giai đoạn 2016 – 2018 Tiêu chí Kết quả đạt được So Sánh Tên Nội dung tiêu TT NTM (%) với tiêu tiêu chí chí (%) 2016 2017 2018 chí NTM Thu nhập bình quân đầu người Thu 36 Triệu CHƯA 10 khu vực nông 13,5 15 17 nhập đồng/ Năm ĐẠT thôn (triệu đồng/năm) Hộ 11 Tỷ lệ hộ nghèo ≤12 CHƯA nghèo 33,73 34,52 29,52 ĐẠT Lao Tỷ lệ lao động động có 12 có việc làm Đ/K K K K K việc thường xuyên làm Có tổ hợp tác Tổ chức hoặc hợp tác xã 13 Đ/K K Đ Đ ĐẠT sản xuất hoạt động có hiệu quả (Nguồn: UBND Xã Quảng Khê năm 2018)
  55. 46 Qua bảng 4.7 cho ta thấy: * Tiêu chí 10: Về thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn/năm của xã: Năm 2016 là 13,5 triệu đồng đến năm 2017 là 15 triệu, năm 2018 là 17 triệu đồng / năm. Trong khi đó mức thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn cần đạt là 36 triệu đồng / năm. Vậy so với tiêu chí NTM thì thu nhập bình quân đầu người xã chưa đạt. Nhận xét: Chưa Đạt tiêu chí NTM. *Tiêu chí 11: Tỷ lệ hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo của xã năm 2016 là 280/830 hộ chiếm 33,73%, năm 2017 là 290/840 hộ chiếm 34,52 %, đến năm 2018 là 250/847 hộ chiếm 29,52% Tuy nhiên tiêu chí quốc gia về nông thôn mới về chuẩn nghèo là ≤ 12%, nên xã chưa đạt chuẩn NTM về hộ nghèo.  Nhận xét: So với tiêu chí NTM tiêu chí 11 CHƯA ĐẠT. *Tiếu chí 12: Tỷ lệ lao động Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong lao động có khả năng tham gia lao động năm 2016 đạt 80 %, năm 2017 đạt 83% đến năm 2018 đạt 87% tiêu chí NTM đưa ra ≥ 90 % nên xã chưa đạt chuẩn NTM về tỷ lệ lao động. Nhận xét: So với tiêu chí NTM tiêu chí 12 CHƯA ĐẠT. *Tiêu chí số 13: Tổ chức sản xuất Năm 2016 và năm 2017 xã Quảng Khê chưa có hình thức tổ chức sản xuất đến năm năm 2018 xã đã có các hình thức tổ chức sản xuất dần dần phát triển Nhận xét: So với bộ tiêu chí NTM thì đến nay xã đã đạt tiêu chí 13. 4.2.4. Nhóm tiêu chí: Văn hóa – Xã hội – Môi trường của xã Thực trạng văn hóa, xã hội, môi trường của xã được thể hiện qua bảng 4.8
  56. 47 Bảng 4.8. Kết quả Văn hóa – Xã hội – Môi trường so với bộ tiêu chí của xã Quảng Khê giai đoạn 2016 – 2018 Tiêu chí Kết quả đạt được (%) So sánh Tên NTM với tiêu T Nội dung tiêu chí tiêu chí (%) chí T 2016 2017 2018 NTM 14.1. Phổ cập giáo ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT dục trung học. 14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS Giáo được tiếp tục học 70 100 100 100 ĐẠT 14 dục trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề). 14.3. Tỷ lệ lao động CHƯA ≥25 13 14 18 qua đào tạo. ĐẠT 15.1. Tỷ lệ người dân tham gia các 85 100 100 100 ĐẠT hình thức bảo hiểm 15 Y tế y tế. 15.2.Y tế xã đạt ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT chuẩn quốc gia. Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt Văn tiêu chuẩn làng văn 16 ≥70 60 67 81 ĐẠT hóa hóa theo quy định của Bộ VH- TT- DL. 17.1.Tỷ lệ hộ được 90 sử dụng nước sạch (≥ 50 80 83 100 ĐẠT hợp vệ sinh theo nước quy chuẩn Quốc gia. sạch) 17.2.Các cơ sở SX – CHƯA CHƯA CHƯA CHƯA KD đạt tiêu chuẩn ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT về môi trường. 17.3.Không có các Môi hoạt động gây suy trường giảm môi trường và và an 17 có các hoạt động ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT toàn phát triển môi thực trường xanh, sạch, phẩm đẹp. 17.4.Nghĩa trang được CHƯA CHƯA CHƯA CHƯA xây dựng theo quy ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT hoạch. 17.5.Chất thải, nước thải được thu gom ĐẠT CHƯA 50 55 85 và xử lý theo quy 100% ĐẠT định.
  57. 48 17.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể CHƯA chứa nước sinh hoạt ≥ 70 30 37,47 40 ĐẠT hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch. 17.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại CHƯA ≥ 60 20 23,8 30 chăn nuôi đảm bảo ĐẠT vệ sinh môi trường. 17.8. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh CHƯA thực phẩm tuân thủ 100 12 17 20 các quy định về đảm ĐẠT bảo an toàn thực phẩm. (Nguồn:UBND Xã Quảng Khê năm 2018) Qua bảng 4.8 cho ta thấy : *Tiêu chí 14. Về giáo dục và đào tạo Theo Quyết định 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi 5 điều trong QĐ 1980 ngày 17/10/2016, phổ cập giáo dục trung học cơ sở được căn cứ theo tiêu chuẩn sau: - Tiêu chuẩn 1: Đạt và duy trì được chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ. Huy động trẻ 6 tuổi học lớp 1 đạt 90% trở lên; ít nhất 80% số trẻ nhóm tuổi 11-14 tốt nghiệp tiểu học, huy động 95% trở lên học sinh tốt nghiệp tiểu học hàng năm vào học lớp 6 trung học cơ sở phổ thông, bổ túc. - Tiêu chuẩn 2: Tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm từ 90% trở lên và tiếp tục học trung học; tỷ lệ thanh, thiếu niên từ 15 đến hết 18 tuổi có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở cả hai hệ từ 80% trở lên; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề). Căn cứ theo Quyết Định số 734/QĐ-UBND tỉnh Bắc Kạn về tiêu chí này tỉnh bổ sung thêm một nội dung: Xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non. Tỷ lệ lao động qua đào tạo là số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động đã được tham gia các khóa bồi dưỡng dạy nghề ngắn hạn hoặc đào tạo
  58. 49 dài hạn, được cấp các chứng chỉ học nghề, bằng trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, Cao đẳng và Đại học. Qua điều tra cho thấy hệ thống giáo dục cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Phổ cập trung học đã đạt so với tiêu chí. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt 100%. Đạt tiêu chí này. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 13% năm 2016, chiếm 14% năm 2017 và năm 2018 chiếm 18% tổng số lao động toàn xã. chưa đạt so với tiêu chí. Nhận xét: So với tiêu chí NTM tiêu chí 14 CHƯA ĐẠT *Tiêu chí 15. Về y tế Xã được công nhận đạt tiêu chí y tế khi đáp ứng yêu cầu: Trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc gia, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt từ 85% trở lên. Trạm xá xã đạt chuẩn Quốc gia khi đạt các chỉ tiêu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011 về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia vềy tế xã giai đoạn 2011- 2020 và được Sở Y tế xác nhận. Thực trạng: Trạm y tế xã đã xây dựng 3 nhà cấp 4 12 phòng, 1 nhà cấp 4 làm lưu trú cho cán bộ y tế, 1 nhà bếp, Xây dựng từ năm 2008 đến nay chưa được tu sửa sâu, đầu tư hiện nay đã bị xuống cấp. Có diện tích sân bê tông 457 m2, có 1 vườn thuốc nam và đã có hệ thống tường bao. Người dân tham gia bảo hiểm y tế 3666/3666 người chiếm 100% tổng dân số toàn xã. Y tế thôn bản có 11/11 thôn có nhân viên y tế thôn. Công tác khám chữa bệnh cơ bản đảm bảo phục vụ cho nhân dân. So với tiêu chí này thì xã đạt. Trạm y tế được công đạt chuẩn Quốc gia vào tháng 9 năm 2015. Nhận xét: So với tiêu chí NTM tiêu chí 15 ĐẠT * Tiêu chí 16 về văn hóa Theo thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT xã được công nhận đạt tiêu chí văn hóa khi có từ 70% thôn trở lên được công nhận và giữ vững danh hiệu “Thôn văn hóa” liên tục từ 05 năm trở lên.
  59. 50 Tỉnh Bắc Kạn có bổ sung thêm trong tiêu chí này đó là: 100% tập tục tảo hôn không còn ở các thôn bản. Thực trạng: Hiện tại trên địa bàn xã có 9/11 làng văn hóa, chiếm 81,82% tổng số thôn toàn xã trong đó: 02 thôn đạt làng văn hóa cấp huyện, 7 thôn đạt làng văn hóa cấp xã. Nhận xét: So với tiêu chí NTM đến năm 2018 thì xã đã đạt tiêu chí 16. *Tiêu chí 17 về môi trường và an toàn thực phẩm Nước sạch theo Quy chuẩn Quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN: 02: 2009/BYT) về chất lượng nước sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009. Nước hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thoả mãn yêu cầu chất lượng: Không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi; Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn nhân dân trên địa bàn chủ yếu là sử dụng nước đầu nguồn .Căn cứ về địa hình thực tế thì tiêu chí này xã đạt. Hiện nay trên địa bàn xã 11/11 thôn đều chưa có nghĩa trang xây dựng theo quy hoạch; chất thải, nước thải chưa được thu gom và xử lý; số hộ gia đình có nhà vệ sinh đảm bảo hợp vệ sinh đạt 30% chưa đạt so với tiêu chí NTM. Nhận xét: So với tiêu chí NTM tiêu chí 17 CHƯA ĐẠT 4.2.5. Nhóm tiêu chí: Hệ thống chính trị của xã Thực trạng hệ thống chính trị của xã được thể hiện qua bảng 4.9
  60. 51 Bảng 4.9. Kết quả thực hiện hệ thống chính trị của xã Quảng Khê giai đoạn 2016 - 2018 Nội dung tiêu chí Tiêu so sánh Tên chí Kết quả đạt được (%) với tiêu TT tiêu NTM chí NTM chí (%) 2016 2017 2018 18.1.Cán bộ xã đạt chuẩn. ĐẠT CHƯA CHƯA CHƯA CHƯA Hệ ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT thống 18.2. Có đủ các tổ chức tổ trong hệ thống chính trị chức ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT cơ sở theo quy định. 18 chính 18.3.Đảng bộ, chính trị xã quyền xã đạt tiêu chuẩn hội ĐẠT CHƯA CHƯA CHƯA CHƯA “trong sạch, vững vững ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT mạnh”. mạnh 18.4. Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến 100 100 100 100 ĐẠT trở lên. An An ninh, trật tự xã hội được ninh giữ vững. 19 trật tự Đ/K ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT xã hội (Nguồn: UBND Xã Quảng Khê năm 2018) Qua bảng 4.9 ta thấy: *Tiêu chí 18. Về hệ thống tổ chức chính trị xã hội Tổng số cán bộ làm việc tại các ban ngành cấp xã là 27 cán bộ, trong đó số cán bộ, công chức có trình độ đạt chuẩn năm 2016 là 20/27 cán bộ đạt
  61. 52 74,1%, năm 2017 -2018 là 25/27 cán bộ đạt 92,6 % , số công chức có trình độ chuyên môn khác so với ngành công tác nhưng đã được qua đào tạo các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ là 20 đồng chí. Xã có đầy đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo đúng quy định. Nhận xét: So với bộ tiêu chí NTM thì tiêu chí 18 CHƯA ĐẠT. *Tiêu chí 19. Về an ninh, trật tự xã hội Trong những năm qua tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, trên địa bàn không xảy ra trọng án và các vụ việc lớn. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy. Nhận xét: so với tiêu chí của bộ tiêu chí NTM thì tiêu chí 19 về an ninh, trật tự xã hội của xã Quảng Khê đã ĐẠT Kết quả thực hiện nông thôn mới giai đoạn 2016 -2018 của xã Quảng Khê được thể hiện qua bảng 4.10 Đánh giá chung Xã Quảng Khê đã triển khai thực hiện và đạt được: Tổng số 9 tiêu chí bao gồm: Tiêu chí quy hoạch và thực hiện quy hoạch, tiêu chí thủy lợi, tiêu chí điện, tiêu chí thông tin truyền thông, tiêu chí nhà ở dân cư, tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất ,tiêu chí y tế, tiêu chí văn hóa, tiêu chí an ninh trật tự xã hội. Thể hiện trong bảng 4.10 Các tiêu chí chưa đạt bao gồm 10 /19 tiêu chí: Tiêu chí giao thông , tiêu chí trường học, tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn ,tiêu chí về thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn , tiêu chí tỷ lệ lao động, tiêu chí hộ nghèo, tiêu chí về giáo dục , tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm, tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị xã hội. Thể hiện trong bảng 4.10
  62. 53 Bảng 4.10. Bảng kết quả thực hiện nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2018 của xã Quảng Khê Kết quả đạt được (%) so sánh Tiêu chí Tên tiêu với TT Nội dung tiêu chí NTM chí tiêu (%) 2016 2017 2018 chí NTM 1 Quy 1.1. Có quy hoạch chung xây ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT hoạch dựng xã được phê duyệt và và thực được công bố công khai hiện quy đúng thời hạn hoạch 1.2. Ban hành quy định quản ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch 1.3. Quy hoạch phát triển các ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp. 2.1. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc ĐẠT bê tông hóa đạt chuẩn theo 100 60 100 100 cấp kỹ thuật của Bộ GTVT. 2.2. Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt 50 30 32,4 34,5 chuẩn theo cấp kỹ thuật của CHƯA Giao ĐẠT 2 Bộ GTVT. thông 2.3. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội 50 20 30 35 CHƯA vào mùa mưa. ĐẠT 2.4. Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng 50 2 5 10 CHƯA hóa, xe cơ giới đi lại thuận ĐẠT tiện. 3.1. Hệ thống thủy lợi cơ bản 70 ĐẠT 80 85 đáp ứng yêu cầu sản xuất và CHƯA ĐẠT 80 ĐẠT ĐẠT dân sinh. ĐẠT 3 Thủy lợi 3.2. Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố ĐẠT CHƯA ĐẠT ĐẠT ĐẠT hóa. ĐẠT 4.1. Hệ thống điện đảm bảo ĐẠT 4 Điện yêu cầu kỹ thuật của ngành ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT điện.
  63. 54 4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các 98 98 98 98 ĐẠT nguồn. Tỷ lệ trường học các cấp: Trường mầm non, mẫu giáo, tiểu 5 ≥70 30 33 50 học học, THCS có cơ sở vật chất CHƯA ĐẠT đạt chuẩn quốc gia. 6.1. Nhà văn hóa và khu thể CHƯA CHƯA ĐẠT CHƯA CHƯA thao xã đạt chuẩn của Bộ ĐẠT ĐẠT Cơ sở VH - TT – DL. ĐẠT ĐẠT 6 vật chất văn hóa 6.2. Tỷ lệ thôn có nhà văn 100% CHƯA CHƯA CHƯA hóa và khu thể thao thôn đạt ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT CHƯA chuẩn của Bộ VH – TT- DL. ĐẠT Cơ sở hạ tầng CHƯA ĐẠT thương Chợ đạt chuẩn của Bộ xây CHƯA CHƯA CHƯA 7 ĐẠT mại dựng. ĐẠT ĐẠT ĐẠT nông thôn Thông tin và 8.1. Có điểm phục vụ bưu ĐẠT 8 ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT truyền chính viễn thông. thông 8.2. Có Internet đến thôn. ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT 9.1. Nhà tạm, dột nát. ĐẠT KHÔNG KHÔNG KHÔNG ĐẠT Nhà ở 9 CÓ/KHÔNG dân cư 9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt ≥75 40 63 80 chuẩn Bộ Xây dựng. ĐẠT 10 Thu Thu nhập bình quân đầu 36 triệu 13,5 15 17 CHƯA nhập người khu vực nông thôn đồng/năm ĐẠT 11 Hộ Tỷ lệ hộ nghèo. ≤ 12 33,73 34,52 29,5 CHƯA nghèo ĐẠT 12 Lao Tỷ lệ người có việc làm trên ≥90 12,3 13,6 14,5 CHƯA động có dân số trong độ tuổi lao động ĐẠT việc làm có khả năng tham gia lao động 13 13.1. Xã có hợp tác xã hoạt Tổ chức động theo đúng quy định của CÓ KHÔNG CÓ CÓ ĐẠT ĐẠT CÓ ĐẠT ĐẠT sản xuất Luật Hợp tác xã năm 2012 CHƯA ĐẠT
  64. 55 13.2. Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ CÓ KHÔNG CÓ CÓ ĐẠT ĐẠT CÓ ĐẠT ĐẠT nông sản chủ lực đảm bảo CHƯA bền vững ĐẠT 14.1. Phổ cập giáo dục trung ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT học. ĐẠT 14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục ≥70 100 100 100 Giáo học trung học (phổ thông, bổ ĐẠT 14 dục và túc, học nghề). đào tạo 14.3. Tỷ lệ lao động qua đào ≥ 25 13 14 18 CHƯA tạo. ĐẠT 15 Y tế 15.1. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y ≥85 100 100 100 ĐẠT tế. 15.2. Y tế xã đạt chuẩn quốc ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT gia. Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng ≥70 60 67 81 văn hóa theo quy định của ĐẠT 16 Văn hóa Bộ VH- TT- DL. 17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng 90 nước sạch hợp vệ sinh theo (≥ 50 nước 80 83 100 ĐẠT quy chuẩn Quốc gia. sạch) 17.2. Các cơ sở SX – KD đạt ĐẠT KHÔNG KHÔNG KHÔNG CHƯA tiêu chuẩn về môi trường. CÓ/KHÔNG CÓ CÓ CÓ ĐẠT 17.3. Không có các hoạt động gây suy giảm môi ĐẠT trường và có các hoạt động ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT phát triển môi trường xanh, Môi sạch, đẹp. trường CHƯA CHƯA CHƯA CHƯA 17.4. Nghĩa trang được xây ĐẠT và an 17 dựng theo quy hoạch. ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT toàn 17.5. Chất thải, nước thải thực ĐẠT CHƯA được thu gom và xử lý theo 50 55 85 phẩm 100 ĐẠT quy định. 17.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, ≥ 70 30 37,47 40 CHƯA nhà tắm, bể chứa nước sinh ĐẠT hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch. 17.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có ≥ 60 20 23,8 30 CHƯA chuồng trại chăn nuôi đảm ĐẠT
  65. 56 bảo vệ sinh môi trường 17.8. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ 100% 12 17 20 CHƯA sở sản xuất, kinh doanh thực ĐẠT phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm 18.1. Cán bộ xã đạt chuẩn. ĐẠT CHƯA CHƯA CHƯA CHƯA Hệ ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT thống tổ 18.2. Có đủ các tổ chức chức trong hệ thống chính trị cơ ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT 18 chính trị sở theo quy định. xã hội 18.3. Đảng bộ, chính quyền vững CHƯA CHƯA CHƯA CHƯA xã đạt tiêu chuẩn “trong ĐẠT ĐẠT ĐẠT mạnh sạch, vững mạnh”. ĐẠT ĐẠT 18.4. Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh 100 100 100 100 ĐẠT hiệu tiên tiến trở lên. An ninh, trật tự xã hội được Đ/K ĐẠT ĐẠT giữ vững. ĐẠT ĐẠT 18.6 đảm bảo bình đẳng giới ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT An ninh và phòng chống bạo lực gia 19 trật tự đình , bảo vệ và hỗ trợ xã hội những người bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội 19 Quốc 19.1 xây dựng lực lượng dân ĐẠT 100 100 100 ĐẠT phòng quân “vững mạnh rộng và an khắp” và hoàn thành các chỉ ninh tiêu quốc phòng 19.2 xã đạt chuẩn an toàn về ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT ĐẠT an ninh trật tự xã hội và đảm bảo bình yên không có khiếu kiện đông người kéo dài ,không để sảy ra trọng án ,tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy , trộm cắp cờ bạc,nghiện hút)được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm trước (Nguồn: UBND xã Quảng Khê năm 2018)
  66. 57 4.3. Kết quả đánh giá sự hiểu biết của người dân về xây dựng NTM xã Quảng Khê Bảng 4.11. Kết quả điều tra thực tế người dân về sự tham gia của người dân với chương trình xây dựng NTM tại xã Quảng Khê bằng phiếu điều tra nông hộ STT NỘI DUNG ĐIỀU TRA KẾT QUẢ I SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VỚI CHƯƠNG TRÌNH NTM 1 Thái độ của người dân đối Ủng hộ: 120/120 phiếu = 100% với Chương trình mục tiêu Không ủng hộ: 0/120 phiếu = 0% Quốc gia về xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước ta? 2 Việc thực hiện chương trình Có : 120/120 phiếu = 100% nông thôn mới có suất phát từ Không : 0/120 phiếu = 0% nhu cầu của người dân không? 3 Do dân tự làm: 0/120 phiếu = 0% Theo ông (bà) để thực hiện Nhà nước làm: 0/120 phiếu = 0% tốt chương trình nông thôn Kết hợp người dân với chính quyền địa mới cần làm gì? phương: 20 /120 phiếu = 16%. Kết hợp người dân, chính quyền địa phương và tổ chức : 100/120 phiếu = 83.3%. 4 Ông (bà) đã tham gia vào Đã tham gia.110/120 phiếu = 91.7% việc lập kế hoạch phát triển Chưa tham gia 10/120 phiếu = 8.3% NTM ở thôn mình lần nào chưa? 5 Tỷ lệ tham gia các cuộc họp Trung bình tỷ lệ tham gia các cuộc họp thôn về NTM là bao nhiêu thôn về NTM là 90% %? 6 Nguồn đóng góp của hộ cho Nguyên liệu có sẵn: 0/120 phiếu = 0% chương trình NTM ở thôn Công lao động gia đình: 120/120 phiếu được từ đâu? = 100% Thu nhập gia đình: 0/120 phiếu = 0% Khác: 0/120 phiếu = 0% 7 Gia đình tham gia đóng góp Theo nhân khẩu: 80/120 phiếu = 66.7% nội lực của thôn theo phương Theo hộ gia đình: 30/120 phiếu = 25 % thức nào? Theo lao động: 10/120 phiếu = 8.3% Theo nghề nghiệp: 0/120 phiếu = 0% (Nguồn: Kết quả thống kê từ phiếu điều tra nông hộ)
  67. 58 Qua bảng 4.11 cho thấy, kết quả điều tra phỏng vấn người dân hoàn toàn phù hợp với kết quả xã đã thực hiện và đạt được. Việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đã đem lại kết quả tốt, đáp ứng được nhu cầu mong muốn của người dân, 100% người dân trên địa bàn xã đều có thái độ ủng hộ về chương trình xây dựng NTM và cho rằng việc thực hiện chương trình này là xuất phát từ nhu cầu của người dân. Tất cả người dân trong xã đã tích cực đóng góp ủng hộ chương trình xây dựng NTM bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó 100% các hộ đã đóng góp bằng ngày công lao động, 66.7% các hộ tham gia đóng góp nội lực của thôn theo nhân khẩu. Từ đó thúc đẩy mạnh mẽ việc thực hiện có hiệu quả các tiêu chí về NTM, góp phần khắc phục những khó khăn còn tồn tại nhanh chóng đưa xã trở thành xã đạt chuẩn NTM Bảng 4.12. Kết quả điều tra thực tế người dân về sự thay đổi thôn sau ba năm xây dựng NTM tại xã Quảng Khê bằng phiếu điều tra nông hộ STT NỘI DUNG ĐIỀU TRA KẾT QUẢ II SỰ THAY ĐỔI SAU BA NĂM XÂY DỰNG NTM Đường thôn, xã đã thay đổi Tốt hơn: 50/120 phiếu = 41.7% 1 thế nào so với 3 năm trước? Bình thường: 70/120 phiếu = 58.3 % Kém đi: 0/120 phiếu = 0% Thôn đã có nhà văn hóa, khu Có : 80/120 phiếu = 66.7% 2 thể thao chưa? Chưa: 40/120 phiếu = 33.3%. Cơ sở vật chất của trường Đã đáp ứng : 120/120 phiếu = 100 % 3 học đáp ứng nhu cầu của Chưa đáp ứng: 0/120 phiếu = 0% học sinh trong xã chưa? Chủ động : 40/120 phiếu = 33.3% Thủy lợi đã đáp ứng nhu cầu Bán chủ động : 65/ 120 phiếu = 54.2% 4 tưới tiêu cho sản xuất nông Phụ thuộc vào thời tiết: 15/120 phiếu = nghiệp như thế nào? 12.5%. Chất lượng chăm sóc sức Tốt: 0/120 phiếu = 0% 5 khỏe cho người dân tại trạm Bình thường : 95/120 phiếu = 79.2% y tế xã thế nào? Kém : 25/120 phiếu = 20.8% Tình trạng môi trường trong Sạch: 35/120 phiếu = 29.2% thôn thế nào? Tương đối sạch: 75/120 phiếu = 6 62.5% Ô nhiễm : 10/120 phiếu = 8.3% Thu nhập bình quân/năm ≈ 17 Triệu/năm (năm 2018). 7 của ông (bà) là bao nhiêu? (Nguồn: Kết quả thống kê từ phiếu điều tra nông hộ)
  68. 59 Qua bảng 4.12 cho thấy, kết quả điều tra phỏng vấn người dân hoàn toàn phù hợp với kết quả xã đã thực hiện và đạt được. Việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đã đem lại một diện mạo mới cho toàn xã giao thông, thủy lợi đã dần được kiên cố hóa đáp ứng được nhu cầu mong muốn của người dân, 33.3% các hộ có nước chủ động tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, 54.2% bán chủ động và còn một số ít các hộ ở miền núi cao còn phụ thuộc vào thời tiết. Tình trạng môi trường của các thôn đã dần được cải thiện mỗi thôn đều được xây dựng các lò đốt rác vì vậy tình trạng xả rác bừa bãi đã dần được chấm dứt. Từ đó đời sống của người dân ngày càng được nâng cao hơn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng phát triển mạnh và đáp ứng đầy đủ các nhu của mọi người dân. 4.4. Đề xuất giải pháp xây dựng NTM xã Quảng Khê đến năm 2020 4.4.1. Tuyên truyền, vận động, giáo dục để tất cả các cấp các ngành và người dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Để dân hiểu, dân làm phải tổ chức tuyên truyền, vận động và giáo dục người dân biết tầm quan trọng và ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới. Các cấp, các ngành được nâng cao nhận thức cùng tham gia, thực hiện xây dựng nông thôn mới. Các tổ chức chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội triển khai nâng cao nhận thức và thực hiện xây dựng nông thôn mới. Các cơ quan tuyên truyền thực hiện nhiều phương pháp và nâng cao tần xuất tuyên truyền, vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình xây dựng nông thôn mới để người dân tham gia. Tuyên truyền về nội dung xây dựng nông thôn mới; các mục tiêu cần đạt được về xây dựng nông thôn mới; mức độ và hình thức tham gia của nhà nước, ngừời dân, các tổ chức, doanh nghiệp. Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền trực tiếp (tuyên truyền miệng) qua cán bộ các cấp, các tổ chức chính trị, đoàn thể đến với ngừời dân. Tuyên truyền gián tiếp cũng cần phải tăng cường thông qua các phương tiên thông
  69. 60 tin đại chúng như: Đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí, đài phát thanh của xã của thôn, thông qua các tài liệu, tờ rơi, tranh ảnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân. Phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới trong toàn xã Khen thưởng, động viên kịp thời đối với tập thể, hộ gia đình, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Vận động nhằm mục đích tuyên truyền về các chủ trương, nội dung xây dựng nông thôn mới. Vận động từng người dân; hộ gia đình; nhóm người có chung mục đích, sở thích và có những quy tắc riêng; vân động thông qua các buổi họp chung có nhiều người tham gia. 4.4.2. Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới Tập trung đào tạo cho cán bộ xây dựng nông thôn mới ở xã, các thành viên ban phát triển thôn những kiến thức về xây dựng nông thôn mới; về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị cho các đối tượng để nâng cao trình độ cán bộ đạt chuẩn theo quy định. Đào tạo nghề cho cho nông dân trong độ tuổi lao động để đạt chuẩn theo quy định. Tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Đối với xã Quảng Khê cần đào tạo cho nông dân áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi lợn tạo thành mô hình khép kín áp dụng công trình khí sinh học phục vụ đời sống: như ở các thôn Nà Hai, thôn Chợ Lèng. Xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình khuyến nông khuyến lâm khuyến ngư, mô hình sản xuất chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch để người dân tham quan học tập kinh nghiệm. 4.4.3. Phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn Thực trạng cơ sở hạ tầng nông thôn ở các xã Quảng Khê hiện nay ở mức rất thấp, xét theo các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới hầu hết chưa đạt và còn ở khoảng cách xa. Vì vậy phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là công việc cấp bách. Trong đó đặc biệt là phát triển giao thông trước hết mở
  70. 61 rộng mặt đường và hành lang lề đường, các tuyến được liên xã, liên thôn: “Theo ý kiến của đ/c Chủ tịch xã Triệu Duy Chinh thì đây là một việc làm rất khó vì cần phải có sự hỗ trợ của Thành Phố và Tỉnh và các doanh nghiệp trong việc giải phóng mặt bằng và đền bù cho dân ”. Mặc dù hiện nay mặt đường các tuyên liên xã, liên thôn, đã được bê tông hóa và tiến tới cứng hóa các trục đường ngõ xóm, từng bước cứng hóa các đường nội đồng. Xây dựng nhà văn hóa, thể thao xã, trang bị cơ sở vật chất cho nhà văn hóa thôn. Phát triển hệ thống bưu chính viễn thông, mạng internet; hoàn thiện hệ thống điện. Phát triển xây dựng các cơ sở giáo dục, y tế đạt chuẩn, xây dựng và hoàn thiện các chợ nông thôn phù hợp để đạt chuẩn theo các tiêu chí. 4.4.4. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho người dân Đẩy mạnh việc ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học vào sản xuất; xây dựng một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi, đảm bảo an toàn cho sản xuất. Chú trọng đầu tư cho công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công để chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho nông dân, đầu tư các giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, cán bộ HTX, các chủ kinh tế trang trại và các hộ nông dân, đa dạng hoá các hình thức dạy nghề để tăng nhanh tỷ lệ lao động được đào tạo ở nông thôn.